rối loạn giấc ngủ

45
BS CK II Nguyễn Thị Phương Nga Bộ môn Lão khoa

Upload: som

Post on 15-Apr-2017

95 views

Category:

Health & Medicine


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Rối loạn giấc ngủ

BS CK II Nguyễn Thị Phương Nga

Bộ môn Lão khoa

Page 2: Rối loạn giấc ngủ

Mục tiêu

Sinh lý học giấc ngủ

Đặc điểm giấc ngủ ở người cao tuổi

Các yếu tố góp phần gây rối loạn giấc ngủ ở

người cao tuổi

Các rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người cao

tuổi.

Page 3: Rối loạn giấc ngủ

Ngủ là gì?

Ngủ là một trạng thái có tính hành vi có thể đảo ngược

được đặc trưng bởi:

Không ghi nhận kích thích từ môi trường (thông qua các

giác quan).

Gia tăng ngưỡng đáp ứng đối với kích thích từ môi

trường.

Page 4: Rối loạn giấc ngủ
Page 5: Rối loạn giấc ngủ

Sinh lý học giấc ngủ

Chu kỳ thức – ngủ (sleep – wake cycle).

Các giai đoạn của giấc ngủ.

Page 6: Rối loạn giấc ngủ

Hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh trung ương

Vỏ não

Gian não

Thân não

Vỏ não

Đồi thị

Thân

não

Hạ đồi

Trạng thái thức tỉnh do hạ đồi sau

Page 7: Rối loạn giấc ngủ

HỆ LƯỚI

HOẠT HOÁ

VÙNG HẠ ĐỒI SAU

VỎ NÃO

HỆ THỐNG THỨC

Page 8: Rối loạn giấc ngủ

Chu kỳ thức-ngủ (sleep-wake cycle)

2 cơ chế sinh lý tương tác và

cân bằng với nhau:

Nhịp thức-ngủ (circadian

rhythm): các quá trình bên

trong não và cơ thể theo chu

kỳ 24 giờ, đáp ứng với sáng

tối của môi trường, được quy

định bởi đồng hồ sinh học.

Quá trình nội môi (sleep-

wake homeostasis): quá trình

sản xuất và tích luỹ các chất

gây ngủ trong não

(melatonin).

Page 9: Rối loạn giấc ngủ

Nhịp thức-ngủ (circadian rhythm)

Nhân trên

giao thị

Page 10: Rối loạn giấc ngủ

• Quá trình nội môi gây ngủ tăng dần trong ngày và giảm dần sau

khi ngủ.

• Quá trình nhịp ngày-đêm gây tăng thức tỉnh trong ngày và giảm

vào cuối ngày

Page 11: Rối loạn giấc ngủ

• Hoạt động của nhân trên giao thị (SCN) tăng trong ngày → sản xuất

melatonin rất thấp.

• Hoạt động của SCN giảm vào cuối ngày → sản xuất melatonin tăng và

nhanh chóng đạt tối đa → hoạt hoá ML1 → tắt hoạt động của SCN → ngủ.

ML1

Page 12: Rối loạn giấc ngủ

Quá trình nội môi (sleep-wake homeostasis)

Page 13: Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn nhịp thức-ngủ

Là một nhóm rối loạn giấc ngủ.

Khi nhịp thức-ngủ không đồng bộ với thời điểm thức-ngủ mong muốn của từng người.

Gồm:

Thay đổi múi giờ (jet-lag).

Shift Work Sleep Disorder

Non-24-Hour Sleep-Wake Syndrome

Irregular sleep-wake pattern

Delayed sleep-wake syndrome

Advanced sleep-wake syndrome

Page 14: Rối loạn giấc ngủ

Nhịp thức-ngủ đến sớm (advanced circadian

rhythm)

Page 15: Rối loạn giấc ngủ

Các giai đoạn của giấc ngủ

Giấc ngủ bình thường gồm 4 đến 5 chu kỳ.

Mỗi chu kỳ từ 90 đến 120 phút bao gồm 2 giai đoạn

ngủ chính:

Giấc ngủ không cử động mắt nhanh (non-REM).

Giấc ngủ cử động mắt nhanh REM (rapid-eye-

movement).

Page 16: Rối loạn giấc ngủ

Các giai đoạn của giấc ngủ

• Giấc ngủ non-REM gồm 4 giai đoạn 1, 2, 3, 4

• Giấc ngủ REM.

Hypnogram

Page 17: Rối loạn giấc ngủ
Page 18: Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ không cử động mắt nhanh (non-REM)

• Thức: nhịp alpha, beta.

• Giai đoạn 1, giai đoạn 2:

ngủ nông.

• Giai đoạn 3, 4: ngủ sâu,

các dấu hiện sinh tồn

đều giảm

Page 19: Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ cử động mắt nhanh REM

Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở,

huyết áp đều tăng.

Trương lực cơ mất.

Cử động mắt nhanh qua lại

và giấc mơ.

Điện não nhịp α giống như

giai đoạn thức nhưng ngủ

rất sâu.

Page 20: Rối loạn giấc ngủ
Page 21: Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ ngon và chất lượng

Số lượng: 7 đến 8 giờ.

Chất lượng: cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái, không có

cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, năng suất làm việc cao

và không có những cơn ác mộng trong khi ngủ.

Page 22: Rối loạn giấc ngủ

Các giai đoạn của giấc ngủ ở người cao

tuổi

Kéo dài thời gian giai đoạn 1 và 2 (ngủ nông).

Giảm thời gian giai đoạn 3 và 4 (ngủ sâu).

Sự ổn định của giấc ngủ REM.

Tăng số lần thức giấc (wake) trong đêm.

Espiritu JR. Clin Geriatr Med 2008;24:1-14

Page 23: Rối loạn giấc ngủ
Page 24: Rối loạn giấc ngủ

Đặc điểm giấc ngủ ở người cao tuổi

Nhịp thức-ngủ đến sớm (advanced circadian rhythm)

hơn người trẻ 1 – 2 giờ → đi ngủ sớm.

Thời gian tiềm giấc ngủ tăng.

Thời gian ngủ toàn bộ giảm nhẹ.

Thức giấc tăng.

Hiệu quả giấc ngủ giảm.

Espiritu JR. Clin Geriatr Med 2008;24:1-14

Page 25: Rối loạn giấc ngủ

Đặc điểm giấc ngủ ở người cao tuổi

Page 26: Rối loạn giấc ngủ

Dịch tể học

50% người cao tuổi có mất ngủ (insomnia).

Ở Mỹ, 1,7% dân số dùng thuốc ngủ mỗi ngày; 0,8%

dùng thuốc hổ trợ giấc ngủ không kê toa.

Phụ nữ cao tuổi thường bị mất ngủ hơn nam.

Kamel NS et al. Am J Med. Jun 2006;119(6):463-9 Byles JE et al. Sleep. Aug 2005;1:28(8):972-9

Page 27: Rối loạn giấc ngủ

Các yếu tố góp phần gây rối loạn giấc ngủ

Bệnh lý nội khoa: đau mạn tính, tim mạch, hô hấp,

tiêu hoá, tiền liệt tuyến …

Bệnh lý tâm thần kinh: sa sút trí tuệ, trầm cảm, rối

loạn liên quan stress…

Thuốc.

Môi trường, xã hội: nghề nghiệp, môi trường,

stress, vệ sinh giấc ngủ kém, nghỉ hưu, mất người

thân.

Page 28: Rối loạn giấc ngủ

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ

Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Buồn ngủ ban ngày, ngủ ngày quá mức.

Tăng huyết áp, rối loạn nhịp và đột tử.

Tăng nguy cơ suy giảm nhận thức.

Tăng tỷ lệ tử vong.

Page 29: Rối loạn giấc ngủ
Page 30: Rối loạn giấc ngủ

Bệnh sử

Có rối loạn giấc ngủ ?

Hay biến đổi giấc ngủ do tuổi tác?

Nhận định sai lầm về giấc ngủ?

Bản chất của rối loạn giấc ngủ.

Ảnh hưởng cuộc sống và hoạt động hàng ngày.

Các yếu tố góp phần gây rối loạn giấc ngủ.

Xem xét nhật ký giấc ngủ và hỏi người thân, người

chăm sóc.

Page 31: Rối loạn giấc ngủ

Đa ký giấc ngủ

Xác định các giai đoạn của giấc ngủ.

Giúp chẩn đoán các rối loạn giấc ngủ.

Page 32: Rối loạn giấc ngủ

Đa ký giấc ngủ

Page 33: Rối loạn giấc ngủ

Các thông số giấc ngủ

Thời kỳ ngủ toàn bộ (Total sleep period).

Thời gian ngủ toàn bộ (Total sleep time): giai đoạn ngủ

toàn bộ trừ thời gian thức giấc.

Thời gian tiềm giấc ngủ (Sleep latency).

Thức giấc sau khi ngủ (Wake after sleep onset).

Hiệu quả giấc ngủ (Sleep efficiency): tỷ số thời gian ngủ

toàn bộ chia cho thời gian nằm ngủ ban đêm.

Các bất thường trong khi ngủ

Page 34: Rối loạn giấc ngủ
Page 35: Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ Trưởng thành Cao tuổi

Mất ngủ 10 – 20% 40 – 50%

Ngưng thở khi ngủ 1 – 25% 24 – 40%

Cử động chi chu kỳ 2 – 5% 30 – 45%

Hội chứng chân không yên 2 – 15% 12 – 30%

Rối loạn hành vi giấc ngủ

REM

0,5% 0,5 – 2%

Young T, et al., Ancoli-Israel S, et al., Sleep 2001; Mant E, et al., Age and Ageing 1992; Ancoli-Israel S, et al. Sleep 1993; Phillips BA, et al., Sleep 1994; Hoch CC, et al., Sleep 1994; O’Keefe ST, et al., Age and Ageing 1994; Phillips B, et al., Arch Int Med 2000; Allen R, et al. Arch Int Med 2005

Page 36: Rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ (insomnia)

40 – 50% người cao tuổi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Thời gian tiềm giấc ngủ > 30 phút.

Hiệu quả giấc ngủ < 85%.

Khó bắt đầu giấc ngủ.

Khó duy trì giấc ngủ: thức giấc

nhiều lần và khó khôi phục giấc

ngủ.

Thức dậy sớm vào buổi sáng.

Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Page 37: Rối loạn giấc ngủ

Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (Obstructive

Sleep Apnea)

Là rối loạn nhịp thở liên quan

giấc ngủ.

Những giai đoạn tắc nghẽn

đường thở trên, gây giảm độ

bão hoà oxy và thức giấc.

Yếu tố nguy cơ:

Nam

Vòng cổ lớn (> 40cm).

Béo phì.

Bệnh tai mũi họng: lưỡi to, phì đại

amiđan.

Page 38: Rối loạn giấc ngủ

Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA)

Chẩn đoán bằng đa ký giấc ngủ.

Page 39: Rối loạn giấc ngủ
Page 40: Rối loạn giấc ngủ

Giải thích về những thay đổi của giấc ngủ do tuổi

tác.

Phát hiện và kiểm soát các yếu tố góp phần gây rối

loạn giấc ngủ.

Điều trị triệu chứng.

Mục tiêu: cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ

và chức năng ban ngày.

Page 41: Rối loạn giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ (Sleep hygene)

Đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

Giảm hoặc không ngủ ngày.

Tập thể dục hàng ngày.

Chỉ dùng giường ngủ để ngủ.

Tránh ăn nhiều trước khi đi ngủ.

Hạn chế dùng rượu, caffeine, và thuốc lá trước khi đi

ngủ.

Môi trường ngủ thích hợp về nhiệt độ, yên tĩnh, và tối.

Mặc quần áo rộng rãi thoải mái khi ngủ.

Page 42: Rối loạn giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ (tt)

Nếu không ngủ được thì rời giường và thực hiện

những hoạt động thư giãn như nghe nhạc êm

dịu, đọc sách, nhưng tránh ánh sáng quá sáng.

Tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày.

Người thừa cân và ngáy to: giảm cân, không

uống rượu và thuốc an thần trước khi ngủ, tránh

nằm ngửa (vd: đặt một trái banh tennis dưới ra

giường sau lưng).

Page 43: Rối loạn giấc ngủ

Kết luận

Sleep disorders are common in elderly.

There are some precipitating factors of sleep

disorders.

Sleep disorders cause negative effects on quality

of life and increase morbidity and mortality risk.

Common sleep disorders in elderly are insomnia,

sleep apnea, periodic limbs movements, restless

leg syndrome, REM sleep behavior disorders.

Page 44: Rối loạn giấc ngủ

Tài liệu tham khảo

1. Remmes A.H (2007). Sleep disorders. Current diagnosis and treatment in Neurology. Lange. P 485-493.

2. Vũ Anh Nhị (2001). Rối loạn giấc ngủ. Thần kinh học lâm sàng và điều trị. Tr 495-510.

3. American Academy of Sleep Medicine (2005). International classification of sleep disorders: Diagnostic and coding manual. 2nd ed. Westchester, IL: American Academy of Sleep Medicine.

4. Adam D. R, Victor M. et al (1997). Sleep and its abnormalities. Principle of Neurology, 6th Edition. pp. 380-401.

5. Moore C. A, Williams R. L et al (2000). Sleep disorder. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. Benjamin J. Sadock (Editor), Virginia A. Sadock. Lippincott Williams & Wilkins Publishers; 7th edition. p 3461-3499.

6. Schutte-Rodin S., Broch L. et al (2008). Clinical guideline for the evaluation and management of chronic insomnia in adults. J Clin Sleep Med;4(5):487-504.

7. Truong D. D (2004). Rối loạn giấc ngủ. Thần kinh học lâm sàng. Nhà xuất bản y học. Tr 698-708.

Page 45: Rối loạn giấc ngủ