a vĂn phÒng chÍnh phỦ cỤc kiỂm soÁt thỦ tỤc hÀnh...

31
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 24 tháng 4 năm 2017

Upload: others

Post on 11-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 24 tháng 4 năm 2017

Page 2: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

Bộ, ngành

1. Công khai, minh bạch trong quản lý thuế

2. Biển số như thế nào sẽ được bán đấu giá?

3. Doanh nghiệp muôn nẻo gian truân

4. Được khám BHYT ở mọi bệnh viện tuyến huyện

5. Tiếp nhận hồ sơ tại bưu điện để phục vụ người dân tốt hơn

6. Sửa Thông tư 38: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

7. Những rủi ro cần biết trước khi đặt bút ký hợp đồng mua nhà đất

8. Đừng gắn dịch vụ công, chính sách xã hội với hộ khẩu

Địa phương

9. Chấn chỉnh những "con sâu làm rầu nồi canh"

10. Cải cách để phục vụ dân: Bệnh viện không giấy

11. Người nước ngoài vẫn bị ách chuyện mua nhà

Page 3: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

1. Công khai, minh bạch trong quản lý thuế

Theo thống kê chưa đầy đủ, nước ta hiện có khoảng năm triệu hộ

kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ,

đóng góp một phần đáng kể vào khu vực kinh tế cá thể đang chiếm

tới gần một phần ba GDP hằng năm. Một bộ phận hộ kinh doanh có

quy mô không hề thua kém doanh nghiệp (DN) với doanh thu mỗi

năm lên đến hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng, nhưng lại không

muốn chuyển đổi sang hình thức DN. Một trong những lý do cơ bản

là quản lý thuế đối với hộ kinh doanh “dễ thở” hơn nhiều so với

quản lý thuế đối với DN.

Chính vì vậy, để đạt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất một triệu

DN hoạt động, một mặt, cần tạo điều kiện để hộ kinh doanh cá thể

chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật DN; mặt khác, phải cải cách

quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình

đẳng, công bằng và chống thất thoát, tăng số thu cho ngân sách nhà

nước. Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cần cải cách theo những định

hướng sau: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục tài chính - kế

toán, trong đó có thủ tục hành chính thuế và kế toán thuế đối với DN nói

chung, DN nhỏ và vừa nói riêng để hộ kinh doanh có điều kiện giảm chi

phí khi chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh sang mô hình DN. Theo

khảo sát, chi phí tăng lên khi chuyển sang DN là rào cản lớn nhất khiến

không ít hộ gia đình kinh doanh e ngại. Bên cạnh đó, cần siết chặt các

quy định về hóa đơn chứng từ trong sản xuất kinh doanh nhằm khắc

phục các kẽ hở thường được các hộ kinh doanh lợi dụng để trốn, lậu

thuế. Tình trạng mua bán không hóa đơn chứng từ đi đôi với thanh toán

bằng tiền mặt không chỉ khiến cho việc quản lý thuế đối với hộ kinh

doanh khó khăn mà còn vi phạm lợi ích của khách hàng, nhất là khi có

các khiếu nại và tranh chấp liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thu hẹp khoảng cách giữa quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và quản lý

thuế đối với DN theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn

nữa cho DN, đồng thời siết chặt hơn quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.

Trước hết cần khắc phục tình trạng có tới 70% số hộ kinh doanh thường

có thỏa thuận về mức thuế khoán với cơ quan thuế do quy định về mức

thuế khoán cố định. Mặc dù cơ quan thuế đã có một số biện pháp nhằm

hạn chế tình trạng này như ấn định doanh thu để tính mức thuế khoán

hằng năm được thực hiện theo sự khảo sát của cơ quan thuế, tham vấn

Page 4: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

ý kiến của hội đồng tư vấn thuế cấp xã, được lấy ý kiến người dân và

công bố công khai để các hộ kinh doanh tự giám sát lẫn nhau, nhưng do

phần lớn hộ kinh doanh thường không có hóa đơn chứng từ mua bán,

được tự kê khai đóng thuế cho nên thất thu thuế là khó tránh khỏi. Rõ

ràng, ngành thuế cần hoàn thiện quy trình quản lý thuế khoán đối với hộ

kinh doanh nhằm xây dựng mức thuế khoán sát với thực tế hơn nữa,

chống thất thu ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường chế tài xử lý

những trường hợp thỏa thuận giữa hộ kinh doanh với cán bộ thuế nhằm

trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Thực tế, việc công khai, minh bạch trong quản lý thuế đối với hộ kinh

doanh còn rất hạn chế. Đó chính là môi trường dung dưỡng cho sự

thông đồng phi pháp giữa hộ kinh doanh với cán bộ thuế thoái hóa biến

chất, đồng thời làm giảm hiệu quả của sự giám sát lẫn nhau giữa các hộ

kinh doanh và giám sát của xã hội. Đẩy mạnh cải cách quản lý thuế đối

với hộ kinh doanh cần thực hiện song song với triển khai Luật Hỗ trợ DN

nhỏ và vừa, xây dựng tổ chức bảo vệ quyền lợi của các hộ kinh doanh,

phát triển mô hình đại lý thuế dành cho DN siêu nhỏ với mức chi phí hợp

lý để sẵn sàng cung cấp dịch vụ kế toán, khai thuế cho hộ kinh doanh

khi chuyển đổi thành DN...

Theo nhandan.com.vn

2. Biển số như thế nào sẽ được bán đấu giá?

Bộ Công an hiện đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan để hoàn thiện

đề án đấu giá biển số xe ôtô. Vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là

biển số như thế nào sẽ được đưa ra đấu giá, các biển số không

được mua đấu giá thì sẽ được cấp thế nào?

Theo quan niệm của một số người dân, biển số đẹp sẽ mang lại may

mắn và để khẳng định vị thế trong xã hội nên nhiều người có tâm lí

muốn được biển số “đẹp”, biển số “dễ nhớ” hoặc biển số theo ý thích.

Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối

hợp với Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp xem xét, xây dựng cơ chế về việc

đấu giá biển số xe ôtô.

Bộ Công an hiện đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan để hoàn thiện đề

án đấu giá biển số xe ôtô. Vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là biển số

Page 5: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

như thế nào sẽ được đưa ra đấu giá, các biển số không được mua đấu

giá thì sẽ được cấp thế nào?

Theo các cán bộ phụ trách công tác đăng ký phương tiện thì nhu cầu

của người dân về biển số xe ưa thích không có quy luật cố định và phụ

thuộc từng vùng, miền, địa phương. Cũng là số có 5 chữ số giống nhau

(dư luận gọi là ngũ quý hay ngũ linh) nhưng có số được nhiều người ưa

thích như 555.55, 666.66, 888.88, 999.99, còn các số như 111.11,

777.77 lại không phải là lựa chọn của số đông.

Đặc biệt, người miền Bắc và người miền Nam cũng có xu thế lựa chọn

số dễ nhớ khác nhau. Ngoài ra, người dân có sở thích chọn các số kép,

số gánh, số có 2 số cuối là 39, 79, 68... Trước đây, năm 2007 ở Nghệ

An đã bán đấu giá thành công 1 biển số ôtô 900 triệu, 1 biển số được

700 triệu đồng.

Biển số đẹp được nhiều người ưa thích.

Hiện tại, cơ quan chức năng đang nghiên cứu sẽ đưa ra 2-3 phương án

để trình Chính phủ quyết định. Cụ thể, mỗi sê-ri biển số sẽ lựa chọn biển

số có 5 chữ số giống nhau (ngũ quý) để đưa ra đấu giá công khai. Việc

đấu giá được thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm

2016. Căn cứ kết quả đấu giá, cơ quan Công an sẽ làm thủ tục đăng ký,

cấp biển số đó cho người trúng đấu giá.

Page 6: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

Cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định cụ thể các số để đưa ra

đấu giá mà nên đưa ra tập hợp các số sẽ được cấp trong một quãng

thời gian nhất định (ví dụ trong 1 tháng) để người dân lựa chọn, đấu giá.

Số nào không được đăng ký mua thì sẽ được cho vào kho số bốc thăm

ngẫu nhiên để cấp theo quy định hiện nay. Ý kiến này nhận được nhiều

ủng hộ bởi nếu chỉ đấu giá biển số có các chữ số giống nhau thì chỉ có

những tổ chức, cá nhân có điều kiện kinh tế mới có khả năng đưa số

tiền lớn mua đấu giá để quảng bá cho công việc, kinh doanh hoặc bản

thân mình.

Trên thực tế, đa phần người dân, tổ chức chỉ có kinh tế ở mức vừa phải

hoặc không có nhu cầu bỏ ra số tiền lớn để mua những biển số ngũ quý

trên, họ chỉ có nhu cầu được lựa chọn biển số theo ngày sinh, năm sinh,

ngày kỷ niệm hoặc số tiến, số có đuôi 68... Chính vì vậy, phương án đưa

tất cả các số sẽ được cấp trong tháng ra đấu giá sẽ khả thi hơn, mang

lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho Nhà nước và đa số người dân được đáp

ứng nhu cầu.

Về điều kiện tham gia đấu giá, theo dự thảo của Bộ Công an thì người

tham gia đấu giá phải là tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi cư trú ở địa

phương nào thì được tham gia đấu giá biển số xe của địa phương đó.

Chỉ tổ chức đấu giá biển số trắng (biển số cấp cho xe ôtô của cá nhân,

doanh nghiệp, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước).

Hiện nay, công tác đăng ký xe đang thực hiện theo nguyên tắc mỗi biển

số gắn với 1 xe, khi chuyển nhượng xe thì biển số được cơ quan Công

an làm thủ tục cùng với xe đó (ví dụ, xe bán cho người ở cùng địa

phương thì xe và biển số xe được chuyển cho người mua). Chính vì vậy,

theo quan điểm của Bộ Công an là trường hợp biển số trúng đấu giá

cũng phải thực hiện theo quy định trên.

Anh Nguyễn Hoàng Thanh, ở quận Đống Đa, Hà Nội cho rằng, nên coi

biển số xe là tài sản, tức là người trúng đấu giá sẽ có quyền sở hữu tài

sản (gồm đủ 3 quyền: sử dụng, chiếm hữu, định đoạt –PV). Biển số đó

sẽ thành tài sản cá nhân, người sở hữu có thể cho, tặng, bán biển số đó.

Về điều này, lãnh đạo Cục CSGT cho rằng, nếu coi biển số xe là tài sản

thì biển số đó sẽ thành tài sản cá nhân, không còn là tài liệu, giấy tờ của

cơ quan Nhà nước, khi nhà nước cần thu hồi hoặc đổi biển số sẽ không

thực hiện được vì người đó có quyền chiếm hữu. Điều đó làm thay đổi

Page 7: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

nguyên tắc quản lí phương tiện hiện hành. Biển số này gắn với chủ, biển

số khác gắn theo xe, không thống nhất.

Nếu để thống nhất thực hiện nguyên tắc quản lý biển số gắn với chủ xe,

đảm bảo mỗi biển số gắn với 1 người sẽ phải tiến hành đổi toàn bộ 3,3

triệu xe ôtô và 51,6 triệu xe môtô đang được quản lý theo nguyên tắc

biển số gắn với xe hiện nay. Mặt khác, các tổ chức hoặc cá nhân sở hữu

nhiều xe sẽ phải cấp một hệ thống biển riêng để quản lí.

Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách

hành chính, tư pháp, Bộ Công an cho rằng, nên coi biển số xe là tài sản

nhưng chủ xe chỉ có quyền sử dụng, không có quyền định đoạt (cho,

tặng, bán biển số xe đó do người khác) do quy định của khoản 22, Điều

8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, quy định các hành vi nghiêm

cấm bao gồm “... mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng”,

không có quyền chiếm hữu.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì xe cơ giới phải đăng ký

và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Việc đăng ký,

cấp biển số xe là thực hiện chức năng quản lí Nhà nước của ngành

Công an đối với xe cơ giới, phục vụ cho công tác quản lí và nghiệp vụ,

giúp tìm ra được chủ xe, truy tìm xe vi phạm, theo dõi các đối tượng nghi

vấn.

Mặt khác, Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe là để xác nhận

quyền sở hữu xe của chủ phương tiện. Do vậy, việc đăng ký, cấp biển

số xe phải thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.

Theo cand.com.vn

3. Doanh nghiệp muôn nẻo gian truân

Với số lượng doanh nghiệp mới thành lập đạt kỷ lục trong hơn một

năm qua, phong trào khởi nghiệp có vẻ đang nở rộ ở nhiều nơi.

Song, không phải tất cả đều đi trên thảm đỏ...

Từ Hà Nội, An Giang, tới Hòa Bình...

Bà Nguyễn Minh Thu, phụ trách kinh doanh Công ty cổ phần Sông

Potomac ở Hà Nội, đang ngồi trên lửa. Bà không biết làm thế nào với

con tàu Potomac, nơi từng là nhà hàng nổi trên hồ Tây, khi chính quyền

Thủ đô không cho kinh doanh nữa. Trong một nỗ lực làm sạch cảnh

quan hồ Tây, nhất là sau vụ cá chết kỷ lục năm ngoái, lãnh đạo Hà Nội

Page 8: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

yêu cầu Potomac và hơn chục doanh nghiệp khác đang kinh doanh trên

mặt nước hồ Tây phải “chấm dứt hoàn toàn hoạt động”. Các văn bản đã

ban hành, việc cưỡng chế đã diễn ra. Nhưng đó mới chỉ là một mặt của

vấn đề. Bà Thu nói: “Chúng tôi đã đầu tư vốn liếng vào con tàu, mà nay

không được kinh doanh nữa, thì chắc chỉ còn nước phá sản”. Hầu hết

trong hơn chục doanh nghiệp liên quan cũng đang ở tình trạng như

Potomac.

Thời gian gần đây có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông

nghiệp công nhệ cao. Tuy nhiên những chính sách này khó đi vào thực

tiễn do thủ tục quá rầy rà. Ảnh: TUẤN LINH

Những doanh nghiệp trên lo lắng, quyền tài sản của họ không được đảm

bảo, và chính sách không tiên liệu được làm họ gặp rủi ro trong kinh

doanh, dù thừa nhận Hà Nội có thể đúng khi muốn khôi phục lại cảnh

quan hồ Tây.

Không như câu chuyện ở Hà Nội, các doanh nghiệp ở tỉnh An Giang lại

gặp một vấn đề khác với quy định từ trung ương. Phó chủ tịch UBND

tỉnh An Giang ông Lê Văn Nưng kể có gần chục doanh nghiệp ở tỉnh

muốn được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao trong nông

nghiệp. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không thể cấp giấy chứng

nhận cho họ do đây là thẩm quyền của các bộ, ngành. Sau một thời gian

Page 9: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

ra Hà Nội, các doanh nghiệp đó thôi không xin đăng ký nữa do tốn thời

gian quá nhiều và thủ tục quá phức tạp. Theo ông Nưng, một doanh

nghiệp khác ở tỉnh muốn nâng công suất nhà máy xi măng cũng phải ra

Hà Nội xin phép Bộ Xây dựng. Vị phó chủ tịch có đôi lần kiến nghị các

bộ, ngành cần phân cấp mạnh hơn cho địa phương nhưng không được.

Ông kể trong một hội nghị do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam (VCCI) và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức cuối tuần

trước, rằng “các bộ đều nói không sửa được, khó lắm”, rồi bình luận “cái

mình tạo ra thì mình sửa được, sửa để tạo động lực cho các tỉnh phát

triển sao không sửa?”.

Ông Nưng cho biết thêm, từ nay đến năm 2020, An Giang “được giao”

phải có 10.000 doanh nghiệp, cao hơn nhiều so với mức 6.000 doanh

nghiệp mà địa phương này dự tính có được. Những chính sách như

trên, ông Nưng nói, đang “trói buộc” sự tự chủ của chính quyền địa

phương, và làm rầy rà cho doanh nghiệp. Ông nói: “Địa phương chúng

tôi phấn đấu, nhưng trung ương cũng phải phấn đấu chứ”.

Câu chuyện ở An Giang cho thấy, những chính sách ưu đãi doanh

nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp còn lâu mới đi vào thực tế, nếu

các bộ, ngành còn ôm đồm quyền như thế nào. Chính sách có nhưng

không thể đi vào thực tiễn do thủ tục quá rầy rà.

Những quy định trói buộc

Những khó khăn của doanh nghiệp như trên là muôn hình vạn trạng.

Nhận thức được thực tế này, Chính phủ đã cam kết trở thành Chính phủ

kiến tạo, thúc đẩy khởi nghiệp bằng việc liên tục ban hành các nghị

quyết 19 và 35 nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Trong một cuộc

họp về Nghị quyết 19 gần đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đã

có hai bộ đưa ra một vài thay đổi nhỏ nhằm hưởng ứng nghị quyết quan

trọng này của Chính phủ. Ví dụ, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 23

ngày 12-10-2016 bãi bỏ Thông tư 37 về kiểm tra hàm lượng

“Vấn đề mà cộng đồng kinh doanh lo lắng nhất là an toàn, sự bất

ổn của môi trường kinh doanh. Thiết chế pháp lý để bảo vệ quyền

và lợi ích của doanh nghiệp là rất thấp để họ yên tâm bỏ vốn đầu

tư”.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam (VCCI)

Page 10: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

formaldehyte trên sản phẩm dệt may, giúp “tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng

và hàng vạn ngày công” cho các doanh nghiệp dệt may. Bộ này cũng bãi

bỏ thủ tục xác nhận khai báo hóa chất, giúp doanh nghiệp không còn

phải khai tới 55.000 tờ khai mỗi năm, nhờ đó họ tiết kiệm được “hàng

trăm tỉ đồng”. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã miễn kiểm tra nhà nước về an

toàn thực phẩm, công bố hợp quy và công bố sự phù hợp quy định an

toàn thực phẩm; miễn ghi nhãn tiếng Việt đối với thực phẩm, nguyên

liệu, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu vào Việt

Nam chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. “Đó là những thay

đổi nhỏ, nhưng đem lại hiệu quả xã hội lớn”, Phó thủ tướng khích lệ.

Nhưng cần biết rằng những thay đổi đơn giản đó đã mất tới trung bình

năm năm sau nhiều kiến nghị mòn mỏi của doanh nghiệp.

Và, những thay đổi đó là quá nhỏ trong danh sách dài những bức xúc

mà doanh nghiệp trải qua hàng ngày. Ông Đào Huy Giám, đại diện Diễn

đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, phản ánh với rất nhiều nhóm thủ tục khác

ở lĩnh vực xuất nhập khẩu, quản lý và kiểm tra chuyên ngành, tiếp cận

đất đai, tiếp cận tín dụng, đầu tư tư nhân trong các lĩnh vực nông nghiệp

công nghệ cao, năng lượng sạch... doanh nghiệp vẫn mòn mỏi kiến nghị

được đáp ứng hay phúc đáp, chờ cải cách. Trước đòi hỏi cải cách tạo

thuận lợi cho doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh, một số bộ rất tích

cực, nhưng đa số bộ thiếu chủ động, phối hợp kém hiệu quả. Ông Giám

cho rằng, thực tế đó dẫn đến đẩy kiến nghị lên Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ hoặc khi vấn đề không bị công luận phản ánh mạnh mẽ thì

không được ghi nhận, điều chỉnh kịp thời.

Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy có nhiều ví

dụ để chứng minh cho nhận định này. Ông Thúy kể, Thông tư 35 của Bộ

Công Thương về quy trình và hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón

đẩy thương nhân nhập khẩu vào tình thế phải làm trái luật vì những quy

định rất “tùy tiện” và chỉ mang tính quyền lực của cơ quan nhà nước.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam (VCCI), môi trường kinh doanh phải đáp ứng ba yếu tố then chốt là

thuận lợi, an toàn, và chi phí thấp để doanh nghiệp yên tâm phát triển.

Ông nói: “Đó là tam giác tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển”. Tuy

nhiên, xét về từng yếu tố, thì đâu cũng có vấn đề. Chẳng hạn, yếu tố an

toàn đang là... đại vấn đề. “Vấn đề mà cộng đồng kinh doanh lo lắng

nhất là an toàn, sự bất ổn của môi trường kinh doanh. Thiết chế pháp lý

để bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp là rất thấp để họ yên tâm

bỏ vốn đầu tư”, ông nói.

Theo thesaigontimes.vn

Page 11: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

4. Được khám BHYT ở mọi bệnh viện tuyến huyện

Cử tri tỉnh An Giang phản ánh, người dân mua BHYT chỉ được

khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện, nhưng bệnh viện tuyến

huyện cũng quá tải, khám bệnh phải chờ quá lâu. Cử tri đề nghị

xem xét tạo điều kiện cho người dân khi mua BHYT được khám ở

nhiều nơi trong cùng một địa phương.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 sửa đổi bổ sung Luật BHYT: Từ ngày

1/1/2016 mở thông tuyến khám chữa bệnh BHYT trong cùng địa bàn

tỉnh, theo đó người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban

đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện

tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế

tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong

cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo đúng quy định của Luật mà không

bị coi là trái tuyến.

Như vậy việc thông tuyến huyện được hiểu là người có thẻ BHYT được

khám chữa bệnh tại bất kỳ bệnh viện tuyến huyện nào trong toàn quốc,

người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y

tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện

được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc

phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn

tỉnh; Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, theo quy định của Luật BHYT thì

thực hiện thông tuyến từ 1/1/2021.

Theo baochinhphu.vn

5. Tiếp nhận hồ sơ tại bưu điện để phục vụ người dân tốt hơn

Theo ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền

thông, bưu điện Việt Nam cần chủ động hơn trong việc phối hợp

với các Sở, ban, ngành để triển khai phần việc tiếp nhận hồ sơ

ngay tại các điểm bưu điện giao dịch nhằm phục vụ người dân tốt

hơn, trọn vẹn hơn.

Phát biểu tại chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ bưu

chính - hành chính công, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết, dịch

Page 12: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ

bưu chính công ích là một chu trình khép kín.

Tuy nhiên hiện nay các đơn vị mới chủ yếu thực hiện công đoạn trả kết

quả giải quyết thủ tục hành chính tới người dân. Để thực hiện thủ tục

hành chính, người dân vẫn phải mất thời gian đi lại trực tiếp lên tỉnh,

huyện để nộp hồ sơ.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng tại buổi ký kết

Trên tinh thần tận dụng tối đa mạng lưới rộng khắp tới các xã của Bưu

điện, Bưu điện Việt Nam cần chủ động hơn trong việc phối hợp với các

Sở, ban, ngành để triển khai phần việc tiếp nhận hồ sơ ngay tại các

điểm bưu điện giao dịch trên địa bàn để phục vụ người dân tốt hơn, trọn

vẹn hơn.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết,

việc ký thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ bưu chính - hành chính

công không chỉ góp phần đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

dịch vụ cải cách hành chính theo chủ trương của Chính phủ mà còn giúp

người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian trong thực hiện

các thủ tục hành chính.

Page 13: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa hai bên còn phát huy hiệu quả và tận

dụng tối đa mạng lưới bưu chính công ích sẵn có trên địa bàn tỉnh trong

việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Theo thỏa thuận, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ phối hợp với

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ

bưu chính trong các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp và người dân

để lập kế hoạch đầu tư nâng cấp hạ tầng mạng lưới bưu chính tại tỉnh

Thừa Thiên Huế bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Không chỉ dừng lại ở mức trả kết quả thủ tục hành chính đến tay người

nhận như hiện nay, Bưu điện Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ khép kín từ

việc tiếp nhận hồ sơ của người dân, chuyển đến các cơ quan giải quyết

thủ tục hành chính đến trả kết quả đó về tận địa chỉ doanh nghiệp, tổ

chức và người dân Thừa Thiên Huế yêu cầu.

Sau 3 tháng Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả

kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích có

hiệu lực, Bưu điện Việt Nam đã xây dựng quy trình cung cấp các dịch vụ

hành chính công, đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng dịch vụ Bưu chính công ích.

Hiện tại đã có một địa phương công bố danh mục thủ tục hành chính

thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích như: Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc

Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Kon Tum, Phú Yên, Quảng Nam, Thái

Bình…

Theo vietnamnet.vn

6. Sửa Thông tư 38: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Ngày 21/4, Tổng cục Hải quan tổ chức hội thảo lấy ý kiến cộng

đồng doanh nghiệp (DN) đối với những nội dung tiếp thu, chỉnh lý

dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC (Thông tư 38)

quy định, hướng dẫn hoạt động xuất nhập khẩu (XNK)...

Đơn giản thủ tục khai báo

Ông Âu Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan-

Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 3 và đầu tháng 4/2017, Tổng

cục Hải quan đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến các bộ, ngành,

Page 14: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

cộng đồng DN; đối thoại trực tuyến với DN về các nội dung liên quan

đến Thông tư 38.

Phó Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị.

Đến nay, Tổng cục Hải quan tiếp thu, chỉnh lý 15 điều khoản liên quan

đến nhóm vấn đề thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; 11 điều

khoản liên quan đến nhóm vấn đề thuế; 2 điều khoản liên quan đến kiểm

tra sau thông quan.

Tại hội nghị, đại diện các DN đánh giá cao nhiều điều khoản tại dự thảo

Thông tư 38 đã được cơ quan hải quan tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tạo

thuận lợi cho DN trong quá trình làm thủ tục.

Đại điện Công ty XNK Thanh Minh cho biết, Thông tư 38 hiện hành cho

phép DN lựa chọn nộp hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử và chỉ phải nộp

sau khi có kết quả phân luồng đối với luồng vàng (phải kiểm tra hồ sơ),

luồng đỏ (phải kiểm tra thực tế hàng hóa). Tuy nhiên trên thực tế một số

cơ quan hải quan địa phương vẫn yêu cầu DN phải nộp hồ sơ giấy, cho

dù DN đã gửi hồ sơ điện tử.

Tiếp thu ý kiến của DN, đồng thời thực hiện cải cách thủ tục hành chính

theo tinh thần Nghị quyết 19, dự thảo sửa đổi Thông tư 38 quy định việc

nộp hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử và cho phép DN nộp hồ sơ điện

tử cùng thời điểm đăng ký tờ khai. Theo đó, DN khai hải quan có thể gửi

hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử ngay khi đăng ký tờ khai, công chức

Page 15: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

hải quan phải sử dụng hồ sơ điện tử để kiểm tra, không được yêu cầu

DN xuất trình nộp hồ sơ giấy…

Ông Âu Anh Tuấn cho biết thêm, nhiều ý kiến của DN về dự thảo Thông

tư 38 đóng góp tại hội thảo tháng 3/2017 đã được cơ quan hải quan ghi

nhận, có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tiết giảm công đoạn,

thủ tục hành chính…

Theo đó, dự thảo sửa đổi Thông tư 38 quy định, việc nộp hồ sơ hải quan

dưới dạng điện tử và cho phép DN nộp hồ sơ điện tử cùng thời điểm

đăng ký tờ khai.

“Cách làm này giúp cho DN không phải thực hiện 2 lần thao tác như

hiện nay (lần 1 đăng ký tờ khai để nhận phân luồng hàng hóa, lần 2 thao

tác gửi hồ sơ điện tử). Theo đó, DN khai hải quan gửi các chứng từ cho

cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Các chứng

từ gửi kèm có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được

chuyển đổi sang chứng từ điện tử khi DN đăng ký tờ khai hải quan…”,

ông Âu Anh Tuấn cho hay.

Còn nhiều điểm cần làm rõ

Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EURO

CHAM) đánh giá cao sự tiếp thu của cơ quan hải quan. Để tạo thuận lợi

cho DN XNK, dự thảo Thông tư 38 đã được tiếp thu, chỉnh lý, cho phép

thực hiện phân luồng ngay khi DN nộp tờ khai hải quan đối với DN tuân

thủ tốt pháp luật XNK.

“Cơ quan hải quan cần làm rõ nội dung, tiêu chí như thế nào là DN tuân

thủ tốt và thực hiện theo đúng quy định pháp luật XNK để DN nắm được

và thực hiện…”, đại diện EURO CHAM nói.

Đại diện Công ty Samsung cũng nêu ý kiến, liên quan đến điều 74 dự

thảo TT 38 về DN chế xuất, mong muốn có quy định rõ thủ tục hải quan

khi DN chế xuất thực hiện các giao dịch mua bán, sản xuất kinh doanh,

giao dịch gia công, cho mượn, cho tặng với DN nội địa. Trường hợp nào

phải thực hiện khai báo tính thuế, trường hợp nào chỉ là giao dịch phục

vụ sản xuất, xuất khẩu…

Bên cạnh đó, đại diện nhóm DN sản xuất, chế xuất hàng điện tử cũng đề

nghị cơ quan hải quan xem xét giảm bớt một số thủ tục khai báo hải

quan. Điển hình như Công ty Samsung thuộc diện DN ưu tiên về hải

quan, có lượng hàng XNK lớn, hồ sơ hải quan lên đến 1.000-4.000 tờ

Page 16: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

khai/tháng. Trong khi đó việc truyền thông tin lên hệ thống VNACCS với

dung lượng lớn, nhưng đôi khi đường truyền hay lỗi mạng, ảnh hưởng

đến hoạt động của DN.

“Cơ quan hải quan có thể cho phép DN chế xuất điện tử không phải đính

kèm tài liệu vào hồ sơ hải quan khi truyền lên hệ thống VNACCS. DN sẽ

lưu giữ tài liệu tại trụ sở DN, khi cơ quan hải quan yêu cầu DN sẽ xuất

trình đẩy đủ. Như vậy sẽ giảm được rất nhiều thời gian chi phí cho DN

đã được Tổng cục Hải quan công nhận là DN ưu tiên về thủ tục hải

quan", đại diện nhóm DN sản xuất, chế xuất hàng điện tử phát biểu.

Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung

Thông tư 38 là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật năm 2017 của ngành.

“Vì vậy, những ý kiến của cộng đồng DN sẽ tiếp tục được cơ quan hải

quan tiếp thu ghi nhận, nhanh chóng hoàn thiện Thông tư 38 nhằm đáp

ứng 3 mục tiêu cốt lõi: đồng bộ các quy định về thủ tục hải quan; đơn

giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi, phát triển DN theo tinh thần

Nghị quyết 19 và 35/NQ-CP; cụ thể hóa cam kết quốc tế tại các hiệp

định thương mại tự do…”, ông Vũ Ngọc Anh phát biểu./.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

7. Những rủi ro cần biết trước khi đặt bút ký hợp đồng mua nhà đất

Kiểm tra kỹ tính pháp lý của dự án, rà soát từng điều khoản trước

khi đặt bút ký hợp đồng, cam kết chất lượng bàn giao nhà của chủ

đầu tư, giá các dịch vụ khi đưa vào sử dụng… là những điều khách

hàng mua nhà dự án cần quan tâm.

Tại Hội thảo “Xu hướng chọn mua BĐS năm 2017” diễn ra mới đây tại

TP.HCM, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng – Giám đốc hãng Luật Giải Phóng

đã chia sẻ những vấn đề pháp lý mà người mua nhà dự án có thể gặp

phải. Luật sư Hưng cho hay, thực tế cho thấy tranh chấp giữa khách

hàng và chủ đầu tư là câu chuyện muôn thuở. Do vậy, người mua nhà

cần tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý dự án cũng như cam kết rõ ràng với

chủ đầu tư để tránh gặp phải những rủi ro về sau.

Theo Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, những rủi ro pháp lý mà người mua

nhà dự án có thể gặp phải có thể gói gọn những nội dung sau:

Page 17: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

Không kiểm tra kỹ tính pháp lý của dự án

Thực tế khi mua nhà dự án hiện nay khách hàng chủ yếu nắm bắt thông

tin về dự án từ đơn vị môi giới hoặc bộ phận kinh doanh của chủ đầu tư.

Phần lớn đó là những thông tin có lợi cho dự án, thậm chí còn được

“thổi phồng”. Người mua dễ bị sa vào những thông tin phần nổi này mà

xem nhẹ tính pháp lý của dự án.

Nhiều khách hàng mua nhà chỉ quan tâm giá bán, vị trí và tiện ích của

dự án mà không lưu ý đến quyền sử dụng đất, các giấy phép của chủ

đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư và Luật kinh doanh BĐS, chủ đầu

tư phải có nghĩa vụ hoàn tất các vấn đề pháp lý về quyền sử dụng đất

dự án đầu tư, nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư trước khi bán ra thị

trường.

Người mua nhà có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp toàn bộ thông tin

về dự án một cách chính xác và đầy đủ. Do vậy, trước khi quyết định

mua, khách hàng cần cẩn trọng rà soát tính pháp lý của dự án bên cạnh

các yếu tố giá cả, vị trí, tiện ích, dịch vụ…

Những “kẽ hở” trong hợp đồng

Thông thường chủ đầu tư dự án là bên soạn thảo hợp đồng mua bán,

những kẽ hở trong hợp đồng là “thủ phạm” gây ra những tranh chấp về

sau, không loại trừ chuyện chủ đầu tư cố tình tạo ra các kẽ hở để giảm

rủi ro cho mình. Nhiều hợp đồng soạn thảo không đúng các quy định về

hình thức hoặc nội dung theo Bộ luật dân sự hiện hành, theo Luật kinh

doanh bất động sản, theo các văn bản hướng dẫn khác có liên quan…

Với chủ đầu tư, nên soạn thảo các hợp đồng theo hướng cân bằng về

lợi ích giữa người mua nhà và chủ đầu tư. Có nghĩa vụ giải thích hợp

đồng hoặc liên hệ với bên thứ ba độc lập về pháp lý để giải thích hợp

đồng cặn kẽ đến người mua. Đảm bảo việc đọc, hiểu hợp đồng phải

được thực hiện trước khi ký kết.

Còn với người mua nhà, cần có sự tìm hiểu những kiến thức pháp luật

cần thiết liên quan đến mua nhà dự án. Có thể tự thực hiện theo các

kênh thông tin truyền thông hoặc liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ

tư vấn pháp lý để kiểm tra, xem xét về hợp đồng, thỏa thuận mua bán

trước khi đặt bút ký kết.

Trong trường hợp người mua không thương lượng được về hợp đồng

để chỉnh sửa phù hợp thì nên có sự cân nhắc nên tiếp tục ký hợp đồng

Page 18: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

hay không chứ không thể nhún nhường trước chủ đầu tư một cách dễ

dàng. Để thực hiện yêu cầu đó, người mua nhà có thể đưa ra các yêu

cầu độc lập và nhà đầu có có nghĩa vụ xem xét và đáp ứng các yêu cầu

minh bạch thông tin nêu trên.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng chia sẻ những rủi ro, tranh chấp pháp lý mà

người mua nhà có thể gặp phải.

Cam kết “mập mờ” của chủ đầu tư

Theo Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, một trong những cam kết “mập mờ”

của chủ đầu tư có thể gây ra rủi ro cho khách hàng đó là thời hạn bàn

giao nhà không rõ ràng.

Thực tế có rất ít dự án bàn giao nhà đúng thời hạn, đúng thoả thuận ban

đầu cho người mua. Về góc độ pháp lý, trách nhiệm bàn giao nhà theo

đúng thời hạn là một quy định được thể hiện trong Luật kinh doanh BĐS

và tiến độ đầu tư, thực hiện các dự án theo phê duyệt thì cần được tuân

thủ như một nghĩa vụ của chủ đầu tư trong Luật đầu tư 2014.

Thường chủ đầu tư giải thích cho việc chậm bàn giao nhà, chậm thực

hiện các thủ tục pháp lý khác như cấp Giấy Chứng nhận quyền sở hữu

nhà… là do yếu tố khách quan để giảm nhẹ trách nhiệm. Trong các hợp

Page 19: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

đồng mua bán, chủ đầu tư dự án luôn đưa vào các điều khoản loại trừ

trách nhiệm vì lý do khách quan hoặc bất khả kháng.

Khi chậm bàn giao nhà, một số chủ đầu tư đưa ra các khoản gọi là hỗ

trợ thay vì bồi thường để đảm bảo tránh kiện tụng hoặc tranh chấp về

vấn đề liên quan đến thời hạn. Như vậy phần lớn người bị thiệt hại vẫn

là người mua. Do vậy, người mua cần đọc kỹ hợp đồng, quy định về

trách nhiệm một cách cụ thể và chi tiết. Riêng chủ đầu tư phải có nghĩa

vụ tích cực trong việc thương lượng, bồi thường khi chậm bàn giao chứ

không để tình trạng chờ khiếu kiện từ người mua rồi mới tìm cách đối

phó và khắc phục.

Giá dịch vụ còn chung chung

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng cho rằng quy định về giá dịch vụ, tiện ích

khác ở dự án như sân chơi, công viên, hầm giữ xe... của người mua

trong hợp đồng hiện nay là chưa rõ ràng. Dù luật đã có nhưng không ít

chủ đầu tư vẫn tím cách “móc túi” người mua nhà từ việc khai thác các

khoản phí này. Rủi ro này thường gây nhiều tranh cãi do hợp đồng quy

định không cụ thể về quyền nghĩa vụ của các bên, nhất là khi người mua

thiếu hiểu biết pháp lý, chưa xem xét tới yếu tố giá cả dịch vụ quản lý,

vận hành nhà chung cư.

Chủ đầu tư thường lợi dụng vấn đề pháp luật không chi tiết về vấn đề

này để đặt ra các rào cản liên quan đến áp đặt giá dịch vụ một cách bất

hợp lý đối với cư dân ngay tại hợp đồng mà người mua không thể nắm

được vào thời điểm ký kết.

Do vậy, khi các tranh chấp xảy ra, cơ quan nhà nước phải có những

động thái tư vấn, định hướng và điều chỉnh hành vi của các bên một

cách phù hợp. Phải thực hiện nguyên tắc minh bạch, công khai trong thủ

tục hành chính. Các khoản phí, chi phí khác ngoài tiền mua nhà phải

được ghi và thỏa thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục một cách chi tiết

ngay từ thời điểm ban đầu.

Dự án chưa có ngân hàng bảo lãnh

Theo Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh

BĐS 2014 có quy định “Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán,

cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng

thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của

chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo

đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”.

Page 20: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

Nhiều rủi ro xảy ra do người mua không biết rõ về tính pháp lý của dự

án, chưa được ngân hàng bảo lãnh hoặc năng lực của nhà thầu yếu

kém dẫn đến chậm trễ, vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh. Căn cứ theo quy định

hiện hành, những hợp đồng khi chưa đủ điều kiện tiến hành giao dịch thì

sau này sẽ là hợp đồng vô hiệu. Khi chủ đầu tư không thể hoàn thiện

được dự án thì người mua nhà sẽ rất khó đòi lại tiền.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng cho hay, theo quy định tại Khoản 2 Điều 56

Luật Kinh doanh BĐS 2014, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp

đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua,

thuê mua. Từ đó, khách hàng có thể yêu cầu chủ đầu tư thông báo về

việc bảo lãnh được thực hiện như thế nào? các vấn đề pháp lý về dự án

hiện tại ra sao?

Theo infonet.vn

8. Đừng gắn dịch vụ công, chính sách xã hội với hộ khẩu

Hộ khẩu ở nước ta bắt đầu được triển khai từ những năm 1950 và được

áp dụng chính thức từ năm 1964 (Nghị định 104/CP). Hộ khẩu ra đời

nhằm phục vụ cho việc giữ gìn trật tự trị an xã hội, giúp thống kê nguồn

lực dân số để Nhà nước xây dựng, thực hiện các chính sách, kế hoạch

trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở thời kỳ bấy giờ.

Trước đây, nhiều nước coi hộ khẩu là công cụ hữu hiệu để kiểm soát di

cư, đặc biệt di cư đến các đô thị lớn. Đến nay, hình thức hộ khẩu này đã

không còn nữa, chỉ một số nước còn hộ khẩu như Việt Nam, Trung

Quốc… nhưng tính chất của hộ khẩu ngày nay cũng không giống như

ngày xưa.

Vì trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố thị trường đóng vai trò quan

trọng nhất trong điều phối các dòng di dân, chứ không phải là chính sách

Nhà nước. Hộ khẩu nhằm quản lý, phân bố nguồn lực dân số và kiểm

soát di cư theo kế hoạch như mục đích ra đời trong nền kinh tế bao cấp

đã không phù hợp trong thời buổi kinh tế thị trường. Trên thực tế, hộ

khẩu mà các địa phương đang quản lý, cơ quan quản lý có quản lý được

hay không; hay hộ khẩu một nơi còn người một nẻo? Trong khi, hộ khẩu

đơn thuần theo mục đích cũ không phù hợp với thực tiễn từ sau đổi mới,

vô tình hay cố ý, “quyền lực” của hộ khẩu được tăng thêm bởi bao nhiêu

Page 21: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

dịch vụ, chính sách “ăn theo” hộ khẩu, phân bổ theo hộ khẩu. Thậm chí,

nhiều chính sách không quy định cần có hộ khẩu nhưng điều kiện hộ

khẩu vẫn mặc nhiên được các cơ quan, tổ chức áp dụng, đòi hỏi như

một quán tính, một biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ thực hiện

chính sách. Tại sao đăng ký xe máy phải có hộ khẩu, có thể bỏ đi được

không? Tại sao tuyển người cứ phải có hộ khẩu ở nơi tuyển? Tại sao trẻ

em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí mà cứ cần phải có hộ

khẩu, tạm trú để mua thẻ BHYT; sao không mặc định các em dưới 6

tuổi, đến bệnh viện là được khám chữa bệnh?

TPHCM, một trong số địa phương có chính sách cởi mở, thông thoáng

nhất trong cả nước với người tạm trú dài hạn, nhiều chính sách ở

Page 22: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

TPHCM cũng đã có mở rộng ra tới đối tượng này. Thay vì loại họ ra khỏi

lưới an sinh xã hội, TPHCM đã tiên phong tính đến những người có tạm

trú dài hạn khi thực hiện các chính sách giảm nghèo. Sự tiến bộ là có,

song rõ ràng cũng mới chỉ tính được một phần, chưa tính hết được số

người tạm trú. Và trên thực tế, vẫn còn tình trạng những người không có

hộ khẩu (do di cư đến TPHCM, hay di cư về lại TPHCM) bị thiệt thòi: ở

TPHCM họ không được thụ hưởng nhiều chính sách; ở quê gốc, hay nơi

ở trước đó, họ cũng không được tính đến khi thực hiện chính sách. Họ

không nằm trong, mà nằm ở giữa khoảng trống trong việc thực hiện

chính sách xã hội. Họ không được tính đến trong diện nghèo, ít tham gia

các hội đoàn thể, không được hưởng lợi từ các hoạt động cho vay vốn

ưu đãi… Trẻ em không có hộ khẩu vẫn thiệt thòi hơn, vẫn phải đóng tiền

học nhiều hơn... Giá điện, giá nước vẫn là chính sách 2 giá, cho người

có và không có thường trú. Tại sao tạm trú lại phải xài giá điện, giá nước

cao hơn người thường trú, trong khi họ vẫn làm lụng, vẫn đóng góp cho

sự phát triển của nơi họ đến ở?!

Đã đến lúc cần loại bỏ, không gắn các dịch vụ, chính sách với hộ khẩu.

Hộ khẩu cần được trả lại như nguyên bản mục đích của nó: hộ khẩu chỉ

như là một hình thức để có được thông tin và quản lý thông tin về con

người, công dân của mình. Nên xem người lao động và gia đình họ đến

tỉnh, thành nào ở là bộ phận cấu thành hữu cơ của tỉnh, thành đó, nơi họ

sống, mang lại lợi ích cho nơi ở đó và được quyền thụ hưởng chính

sách.

Từng bước tách thụ thưởng dịch vụ công và các chính sách xã hội ra

khỏi rào cản hộ khẩu, trả hộ khẩu về ý nghĩa ban đầu, cũng góp phần

tích cực trong việc tiến tới bỏ đăng ký hộ khẩu, thay hộ khẩu bằng thẻ

căn cước công dân. Làm được như vậy, hộ khẩu theo nghĩa hiện nay sẽ

tự nó mất đi, vì nó hết vai trò rồi.

Vấn đề này không khó, chỉ khó do nhận thức thôi.

Theo sggp.org.vn

Page 23: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

9. Chấn chỉnh những "con sâu làm rầu nồi canh"

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Biên Hòa Nguyễn Văn Khang chia

sẻ, phần lớn cán bộ, công chức đã nhận thức được vị trí quan trọng

của công tác dân vận chính quyền, nhưng trong thực tế việc thực

hiện công tác dân vận của chính quyền chưa tốt.

Công chức tiếp nhận hồ sơ và giải quyết công việc cho dân ở trụ sở

UBND phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa.

Hệ thống dân vận, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội có ra sức

tuyên truyền, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân bao nhiêu đi nữa

nhưng chỉ cần một cán bộ, công chức chính quyền xử lý công việc liên

quan đến đời sống nhân dân có thái độ không tốt, hạch sách, nhũng

nhiễu dân thì coi như mọi công lao đổ sông, đổ biển.

* Còn tắc trách trong công việc

Theo đồng chí Nguyễn Văn Khang, công tác dân vận chính quyền trên

địa bàn TP.Biên Hòa đã đạt những kết quả nhất định.

Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách có liên quan trực

tiếp đến người dân được kịp thời, đầy đủ.

Page 24: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

Công tác cải cách thủ tục hành chính được tiến hành đồng bộ, tạo điều

kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp giải quyết công việc được

nhanh chóng.

Chính quyền đã chủ động phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị -

xã hội nắm bắt giải quyết

những kiến nghị của đoàn

viên, hội viên, quần chúng

nhân dân nhằm ngày càng tạo

đồng thuận cao trong nhân

dân trên tinh thần Nhà nước

và nhân dân cùng làm.

Tuy nhiên, qua kiểm tra ở một

số phường, xã, người dân

phản ánh vẫn còn có cán bộ,

công chức Nhà nước thiếu

tinh thần trách nhiệm trong

thực thi công vụ.

Đồng chí Khang kể, có một

doanh nghiệp đến phường để

giải quyết công việc, khi hỏi

công chức ở bộ phận tiếp dân

và một cửa về các vấn đề liên

quan thì công chức ở bộ phận

này không chịu tiếp dân, mặc

cho người của doanh nghiệp

cứ hỏi nhưng công chức

không thèm trả lời.

Một chuyện khác, có cụ bà đi

lại khó khăn nên cùng con đến

UBND phường để làm giấy ủy

quyền cho con nhận chế độ thay mẹ. Cán bộ tư pháp phường làm xong

thủ tục, chỉ trình ký lãnh đạo phường là xong. Nhưng khi trình ký, một

phó chủ tịch UBND phường đã từ chối ký với lý do không phụ trách lĩnh

vực mà bà cụ xin xác nhận.

Đồng chí Khang đặt câu hỏi: “Tất cả những chuyện này, chủ tịch UBND

phường có biết không?”.

Qua 312 phiếu khảo sát nhân dân về

công tác dân vận chính quyền trên địa

bàn TP.Biên Hòa, có 33,01%, người

dân được hỏi cho biết đã bị cán bộ

công chức xã, phường từ chối tiếp

nhận hồ sơ với các lý do: sắp hết giờ

làm việc; lãnh đạo bận họp, đi vắng

không có người ký giấy tờ...

Công tác cải cách hành chính đã có

nhiều nỗ lực và có chuyển biến,

nhưng chưa thực sự đáp ứng được

mong đợi của người dân và doanh

nghiệp. Nhiều nơi đã thực hiện công

khai thủ tục hành chính nhưng tính

minh bạch của thủ tục hành chính lại

chưa được chú trọng thực hiện

nghiêm, tổ chức, cá nhân vẫn phải đi

lại nhiều lần để bổ sung các loại giấy

tờ ngoài quy định. Việc giải quyết hồ

sơ còn phức tạp, kéo dài thời gian,

gây khó khăn cho người dân, nhất là ở

các lĩnh vực đầu tư, đất đai, thuế,

hành chính tư pháp...

Page 25: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

* Phải tôn trọng dân

Đồng chí Lê Văn Công, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.Biên Hòa cũng

nhìn nhận, nhiều việc chính quyền giải quyết chưa khéo, còn tréo ngoe

nhiều cái. Đơn cử, ở một phường khi người dân phát hiện có hộ chăn

nuôi heo thải phân trực tiếp ra suối đã báo với chính quyền. Đáng lẽ

nhận được thông tin, chính quyền phải cử người xuống nắm tình hình,

đằng này UBND phường không có động thái giải quyết gì.

Vài ngày sau, dân lại phản ánh. Lần này, chính quyền đã “giải quyết”,

theo kiểu mời người tố cáo đến trụ sở phường làm việc chứ không phải

mời người bị tố cáo. Khi đến phường, người tố cáo phải viết tường trình

quá trình phát hiện xả phân heo ra suối.

Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.Biên Hòa Lê Văn Công nhận xét: “Thái

độ phục vụ nhân dân như vậy chưa được, cán bộ, công chức quá thiếu

tinh thần trách nhiệm trong công việc. Cấp ủy, chính quyền phải biết biểu

dương những người có ý thức xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Nếu giải quyết theo kiểu phường kia thì liệu còn phát huy được tinh thần,

ý thức, trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính

quyền?”.

Ở cơ sở hiện nay còn có tình trạng cử tri nào hay phát biểu thì lần sau

không được mời dự tiếp xúc cử tri nữa. Chính quyền phường, xã hiện

nay dường như sợ dân nói nhiều. Nhiều cán bộ, công chức còn tự mình

làm mất uy tín với dân. Có trường hợp xây nhà trên đất quy hoạch

nhưng chính quyền không nhắc nhở, không phạt.

Ngược lại, người dân chỉ xây cái nhà vệ sinh (nhà ở phải có nhà vệ sinh

đúng quy định là một trong những tiêu chí trong cuộc vận động “Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trước đây) thì

phải làm đơn, xin phép đủ kiểu, nếu không sẽ bị phạt. Những kiểu giải

quyết công việc như trên của chính quyền là nguyên nhân để dân có cớ

tạo ra dấu hỏi, chỗ này, chỗ kia có tham nhũng không.

Đồng chí Lê Văn Công còn cho biết vừa qua một vài cán bộ vi phạm kỷ

luật nhưng chỉ bị điều chuyển từ nơi này sang nơi khác, làm như vậy dễ

mất lòng tin của dân. Để củng cố lòng tin của nhân dân, phải công khai

vi phạm của cán bộ trên báo chí để người dân biết và theo dõi. Chính

quyền phải luôn có thái độ cầu thị, lắng nghe dân, tôn trọng dân.

Theo baodongnai.vn

Page 26: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

10. Cải cách để phục vụ dân: Bệnh viện không giấy

Cải cách hành chính là một trong 7 chương trình đột phá của TP

HCM nhiệm kỳ 2015-2020. Bằng cách làm mới, lấy phục vụ dân làm

trung tâm, nhiều cơ quan, đơn vị đã tạo ra được những điểm sáng

cho chương trình lớn này.

Đó là Bệnh viện quận Thủ Đức, một điểm sáng y tế ở cửa ngõ TP HCM.

Mô hình bệnh viện không giấy ở đây đang được ngành y tế nhân rộng

Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức đảm trách tuyến y tế cửa ngõ TP HCM,

cụm Đông - Bắc. Những đổi thay trong cải cách hành chính, ứng dụng

kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh của BV này đã kéo được một lượng

lớn người bệnh về đây, góp phần giảm quá tải cho các BV tuyến trên.

Số hóa khám chữa bệnh

Bị bệnh thoái hóa khớp gối nên tuần nào ông Nguyễn Phú Vượng (ngụ

quận 9, TP HCM) cũng đến BV quận Thủ Đức điều trị. Được nhân viên y

tế của BV hướng dẫn tận tình, thủ tục nhanh chóng nên ông Vượng rất

yên tâm mỗi khi đến đây khám chữa bệnh. “Hồ sơ của tôi có trên máy,

chỉ cần quẹt thẻ là xong thủ tục, rất nhanh chóng và tiện lợi” - ông khoe.

Ông Nguyễn Phú Vượng kiểm tra hồ sơ và tìm thông tin phòng khám

bệnh trên máy tại Bệnh viện quận Thủ Đức

Page 27: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

Quả đúng như lời ông Vượng, khi ông bước đến chiếc máy đút thẻ vào,

lập tức trên màn hình hiển thị các phòng khám. Ông bấm phòng khám

đông y, máy cho ngay số thứ tự, tên bác sĩ khám. Công đoạn đăng ký tái

khám của ông Vượng diễn ra trong tích tắc. Sau vài phút chờ đợi, ông

được bác sĩ mời vào khám, nhận thuốc.

Người đến Bệnh viện quận Thủ Đức khám bệnh lần đầu khai thông tin

để đưa vào hệ thống theo dõi của bệnh viện

“Từ khi khám bệnh đến lúc nhận thuốc chỉ mất khoảng 20 phút. Người

bệnh đến đây được chăm sóc, hướng dẫn, giải thích rõ ràng, cặn kẽ;

nhân viên y tế rất thân thiện” - ông Vượng khẳng định.

Nhiều bệnh nhân đến BV quận Thủ Đức cũng rất hài lòng với quy trình

khám bệnh không giấy như thế. Chị Nguyễn Thị Tươi (ngụ quận Thủ

Đức) kể lần đầu đến khám, chị phải khai thông tin tại quầy. Hồ sơ của

chị được lưu vào hệ thống khám bệnh điện tử của BV và liền sau đó, số

thứ tự, phòng bệnh, bác sĩ khám hiển thị trên màn hình. “Tôi chỉ việc lấy

số và đến phòng khám. Không ngờ thủ tục khám chữa bệnh ở đây

nhanh chóng đến thế!” - chị nhận xét.

Theo chị Tươi, không chỉ thủ tục đơn giản, nhanh gọn mà thái độ phục

vụ của nhân viên y tế tại đây cũng rất tốt. “Tôi không nghĩ mình đến

khám BHYT mà được tiếp đón niềm nở, nhiệt tình đến thế” - chị Tươi

ngỡ ngàng.

Page 28: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

Có một điều khác biệt là ở BV quận Thủ Đức, mọi tiếp xúc, giao dịch,

thăm khám của bác sĩ đều được tự động hóa. Tại các khoa điều trị, thay

vì cầm sổ ghi chép, các bác sĩ mang theo máy tính bảng. Tình hình sức

khỏe của người bệnh được bác sĩ nhập máy để lưu vào hệ thống. “Việc

thao tác trên máy tính giúp chúng tôi theo dõi sát và chuẩn xác hơn

thông tin bệnh nhân” - bác sĩ Hoàng Ngọc Quỳnh Anh, khoa nội tổng

quát, cho biết.

Với công việc duyệt giấy tờ chỉ cần điện thoại hoặc máy tính nối mạng,

dù ngồi bất cứ nơi đâu, bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV quận

Thủ Đức, cũng có thể giải quyết ngay khi nhân viên chuyển đến. Bác sĩ

Quân khẳng định: “Duyệt văn bản trên mạng rất tiện ích, giảm việc nhân

viên trình ký. Tôi có thể theo dõi, điều hành BV qua mạng”.

Lấy người bệnh làm trung tâm

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Quân, mục tiêu cải cách hành chính của BV

quận Thủ Đức dựa trên nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm. Việc

số hóa, cải tiến quy trình khám chữa bệnh theo mô hình BV không giấy

giúp BV quận Thủ Đức nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm hài

lòng bệnh nhân.

Nói thêm về quy trình của BV không giấy, bác sĩ Quân cho biết việc ứng

dụng công nghệ đăng ký khám bệnh tự động còn cho phép người bệnh

đăng ký khám bệnh qua tổng đài 08.1080 - cổng thông tin điện tử của

BV quận Thủ Đức. Người bệnh cũng có thể đăng ký khám bệnh online

qua website của BV (bvtd.com.vn).

Sau khi đăng ký khám bệnh từ xa, người bệnh tới khám theo số thứ tự.

Trong phòng khám, các phiếu chỉ định xét nghiệm hoặc toa thuốc của

bác sĩ cũng tự động hiện số thứ tự cho các khu vực cận lâm sàng hoặc

lấy thuốc, người bệnh không phải chờ lấy số thứ tự nhiều lần. Mã vạch

của thẻ BHYT được in trực tiếp trên toa thuốc, giúp tiết kiệm thời gian

làm thủ tục cho người bệnh. Sau khi làm xét nghiệm, người bệnh được

nhận một phiếu hẹn lấy kết quả tại phòng khám. Việc trả kết quả xét

nghiệm tại phòng khám giúp tiết kiệm thời gian, người bệnh không phải

chờ tập trung. Tại mỗi khoa lâm sàng, danh sách người bệnh điều trị

bệnh nội trú cũng được hiện rõ trên màn hình tivi, thân nhân có thể dễ

dàng tìm kiếm...

Bác sĩ Quân cho biết việc BV ứng dụng hệ thống PACs (lưu trữ và

truyền hình ảnh trong y khoa) giúp bác sĩ có thể xem kết quả, hình ảnh

Page 29: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

siêu âm, X-quang ở bất cứ nơi đâu. Hội chẩn hệ thống PACs cũng được

thực hiện trực tuyến giữa các đơn vị khác nhau. “Việc ứng dụng công

nghệ thông tin giúp chúng tôi cải thiện năng lực quản trị, giảm đáng kể

tầng nấc thủ tục trong khám chữa bệnh, tránh được phiền hà cho người

bệnh” - bác sĩ Quân nhấn mạnh.

Theo xếp hạng của ngành y tế, những nỗ lực trên đã giúp BV quận Thủ

Đức trở thành một trong 10 BV có chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất

TP HCM trong năm 2016.

Theo nld.com.vn

12. Người nước ngoài vẫn bị ách chuyện mua nhà

Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng công bố khu vực nào

trên địa bàn TP.HCM cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được

sở hữu nhà để họ được làm giấy tờ nhà.

Ông Kim Daw Woo, quốc tịch Hàn Quốc, vừa gửi thư kiến nghị việc

không được đăng bộ khi mua căn hộ chung cư tại quận Thủ Đức

(TP.HCM) do phải chờ các cơ quan chức năng công bố thông tin dự án

có được bán cho người nước ngoài không.

Không biết chờ đến khi nào

Ông Kim cho hay ngày 3-1-2016, ông nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng

nhận cho căn hộ 15.07 lô B chung cư 4S, khu phố 3, phường Hiệp Bình

Chánh, quận Thủ Đức sau khi mua lại của chủ cũ. Ông được Chi nhánh

Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) quận Thủ Đức hẹn trả vào ngày

29-2-2016.

Sau đó, ông được biết hồ sơ phải chuyển cho VPĐKĐĐ TP.HCM giải

quyết. Sau hơn bảy tháng chờ đợi, đến tháng 8-2016, ông nhận được

công văn của nơi này trả lời hiện nay chưa thể giải quyết hồ sơ đăng ký

biến động cho người nước ngoài mua nhà.

VPĐKĐĐ TP cho biết lý do là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chưa có văn

bản xác định khu vực nào trên địa bàn TP.HCM cho phép tổ chức, cá

nhân nước ngoài được sở hữu nhà theo quy định tại Nghị định 99/2015.

Theo ông Kim, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn tất các

quy định để không gây khó khăn cho những trường hợp như ông.

Page 30: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

Chung cư 4S, quận Thủ Đức (TP.HCM)nơi ông Kim Daw Woo mua căn

hộ và mỏi mòn chờ cấp giấy. Ảnh: CT

Vẫn chưa có hướng dẫn

Tại văn bản trả lời ông Kim Daw Woo, một phó giám đốc VPĐKĐĐ TP

cho biết theo khoản 1 Điều 75 Nghị định 99/2015, tổ chức, cá nhân nước

ngoài được sở hữu nhà (căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án

đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trừ khu vực bảo đảm an ninh quốc

phòng theo quy định của pháp luật.

Tiếp đó, khoản 1 Điều 76 nghị định này cũng quy định căn cứ vào thông

báo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, Sở

Xây dựng công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở danh mục các dự

án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn nằm trong khu vực cá nhân, tổ

chức nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở. Cạnh đó cũng công

bố số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại

mỗi dự án thuộc diện được phép mua.

Page 31: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1187/DB24...1. Công khai, minh bạch trong quản lý

VPĐKĐĐ TP cho biết trước khi cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá

nhân nước ngoài thì cơ quan này phải “kiểm tra thông tin do Sở Xây

dựng quản lý” theo Nghị định 99. Tuy nhiên, hiện nay Sở Xây dựng vẫn

chưa công bố các nội dung trên. Do đó, VPĐKĐĐ TP chưa có cơ sở để

giải quyết cho ông Kim.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết hiệp hội từng có văn bản báo cáo vướng mắc của Nghị định 99 liên quan đến việc này nhưng chưa nhận được câu trả lời rõ ràng nên hiệp hội đang tiếp tục kiến nghị.Sở Xây dựng tiếp tục yêu cầu gỡ rối

Cho đến nay, Sở Xây dựng chưa nhận được thông báo nào của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về danh sách các chung cư không được bán cho người nước ngoài. Do đó, Sở không có thông tin để công bố trên cổng thông tin điện tử để cơ quan cấp giấy giải quyết cho người nước ngoài mua nhà được đăng bộ, cấp giấy.

Tuy nhiên, tôi thấy thủ tục này là không cần thiết bởi dự án nhà ở là đã được duyệt sau khi căn cứ vào quy hoạch nên tất nhiên không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Do đó, không cần các bộ trên phải thông báo danh sách dự án cấm bán mà chỉ cần quy định số lượng tối đa người nước ngoài được mua.

Để giải quyết vướng mắc này, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cần có một văn bản khẳng định nội dung trên để làm cơ sở cho các tỉnh, thành thực hiện. Trước khó khăn của những người nước ngoài mua nhà mà không được đăng bộ cấp giấy, trong cuộc họp giao ban Ban giám đốc Sở sắp tới, tôi sẽ kiến nghị gửi công văn hỏi các bộ này lần nữa (trước đó, tháng 3-2016, Sở Xây dựng đã có văn bản kiến nghị các bộ nói trên - PV) và đề xuất cách xử lý như đã nêu.

Ông ĐỖ Phi Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM

Không nên hạn chế việc bán lại

Ngoài vướng mắc về việc cấp giấy tờ nhà cho người nước ngoài, còn có vướng mắc trong quy định người nước ngoài sau khi mua nhà muốn bán thì chỉ được phép bán lại cho chủ đầu tư dự án. Trong trường hợp chủ đầu tư không còn thì không lẽ cứ giam căn nhà mãi mãi? Đã cho người nước ngoài mua nhà thì cũng cần cho họ được quyền bán lại nhà đó mà không lệ thuộc vào việc bán lại cho chủ đầu tư.

Ông LÊ HOÀNG CHÂU,

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM

Theo plo.vn