a vĂn phÒng chÍnh phỦ cỤc kiỂm soÁt thỦ tỤc hÀnh...

33
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 3 năm 2017

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 23 tháng 3 năm 2017

Page 2: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Bộ, ngành

1. VCCI và EVN hợp tác đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ điện

2. Từ 1.4 , nêu tên địa phương chậm giải quyết sai phạm đất đai: Kỳ vọng “hạ nhiệt” các điểm nóng về khiếu kiện đất đai

3. Hướng dẫn thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển 4. Sửa ngay Nghị định liên quan Uber, taxi, xe tải 5. Tháo gỡ các văn bản pháp luật "làm khó" doanh nghiệp

6. Huy động sự tham gia của xã hội trong hậu kiểm doanh nghiệp

7. Chính phủ điện tử: Bộ Tài chính, Đà Nẵng dẫn đầu về mức độ sẵn sàng 8. Ngành lạ lùng: Kinh doanh lỗ nhưng luôn đòi mở rộng quy mô

Địa phương

9. Chấn chỉnh hoạt động hành nghề y tư nhân: Cần "thuốc đặc trị" - Quá nhiều bất cập trong quản lý

10. Hiến kế xây dựng nhà ở xã hội, giá rẻ thương mại tại TP.HCM

11. Quyết toán thuế: Doanh nghiệp đã thôi chờ “nước đến chân mới nhảy”

12. TP.HCM đề xuất chưa thành lập Trung tâm hành chính một cửa

13. Nghịch lý không kinh doanh vận tải vẫn phải đăng ký kinh doanh

Page 3: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

1. VCCI và EVN hợp tác đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ điện

Hai bên sẽ phối hợp tổ chức đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ

điện, tình hình triển khai thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng tại Việt

Nam.

Sáng 22/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tập đoàn Điện

lực Việt Nam (EVN).

Theo nội dung thỏa thuận hợp tác, EVN sẽ cung cấp các thông tin theo

yêu cầu của VCCI về tình hình cung ứng điện tại Việt Nam cũng như tại

các địa phương, VCCI sẽ cung cấp thông tin về các ý kiến phản ánh của

cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ điện của

EVN và các đơn vị thành viên.

Đại diện VCCI và EVN tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác.

Hai bên sẽ phối hợp tổ chức đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ điện,

tình hình triển khai thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng tại Việt Nam.

Ngoài ra hai bên còn có các hợp tác về đào tạo nâng cao năng lực quản

lý và vấn đề hỗ trợ giải quyết bất đồng tranh chấp giữa các doanh

nghiệp là thành viên của VCCI và EVN.

Tại lễ ký, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam (VCCI) cho biết, điều tra doanh nghiệp của VCCI trong thời

gian qua cho thấy ngành điện đã liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng

Page 4: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

công tác dịch vụ khách hàng, nhiều thủ tục liên quan tới tiếp cận điện đã

được rút ngắn.

Theo điều tra hơn 10.000 doanh nghiệp của VCCI trong năm 2016, có

69% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng dịch vụ cung cấp điện của cơ

quan điện lực, đứng thứ 2 trong nhóm các dịch vụ công, chỉ sau lĩnh vực

viễn thông.

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, mặc dù đã có những cải thiện được Ngân

hàng Thế giới ghi nhận trong chỉ số số tiếp cận điện năng Doing

Business 2017 (tăng 5 bậc và 3,65 điểm so với đánh giá của Doing

Business 2016), nhưng lĩnh vực này vẫn ở vị trí 96/190 nền kinh tế trên

thế giới.

Điều này cho thấy dư địa cho cải cách của ngành điện còn rất lớn, và

việc cải cách các thủ tục tiếp cận điện năng, nâng cao sự hài lòng của

khách hàng cần được tiếp tục thực hiện.

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VCCI và

EVN về khảo sát và công bố cảm nhận của khách hàng, đánh giá mức

độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với chất lượng cung ứng dịch vụ

của ngành điện lực là một sáng kiến có tính chất tiên phong của Tập

đoàn Điện lực Việt Nam.

“Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tập đoàn Nhà nước đầu tiên ký kí thỏa

thuận với VCCI, qua đó để lắng nghe phản ánh của cộng đồng doanh

nghiệp đánh giá về sự hài lòng của mình. Với cách tiếp cận như vậy,

VCCI hi vọng, nếu như ngành tài chính là đơn vị dẫn đầu trong cải cách

thủ tục hành chính theo yêu cầu của Nghị quyết 19 thì Tập đoàn Điện

lực Việt Nam sẽ là đơn vị tiên phong, dẫn đầu trong các đơn vị cung cấp

dịch vụ công ở nước ta”, ông Vũ Tiến Lộc nói./.

Theo vov.vn

2. Từ 1.4 , nêu tên địa phương chậm giải quyết sai phạm đất đai: Kỳ vọng “hạ nhiệt” các điểm nóng về khiếu kiện đất đai

Từ ngày 1.4, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi

trường (TNMT) sẽ đăng tải công khai những địa phương chậm báo

cáo tình hình, kết quả giải quyết thông tin phản ánh về vi phạm

trong quản lý, sử dụng đất đai. Trong khi đó theo đánh giá của Bộ

TNMT, hiện việc giải quyết vi phạm đất đai tại các địa phương còn

chậm; số lượng đơn thư của công dân tố cáo cán bộ, tổ chức, cá

nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai ngày càng tăng.

Page 5: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 20.3, Thứ trưởng Bộ TNMT Chu

Phạm Ngọc Hiển khẳng định, việc công khai này sẽ tạo chuyển biến, tuy

nhiên việc chuyển biến có như mong đợi hay không phải chờ vào thực tế

tại các địa phương.

Công dân tố cáo cán bộ vi phạm về đất đai ngày càng tăng

Theo Bộ TNMT, trong 2 năm qua, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TNMT)

đã tiếp nhận 2.556 trường hợp phản ánh qua đường dây nóng, đơn thư,

email và qua báo chí. Trong đó, có 682 trường hợp phản ánh rõ nội

dung sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai được Tổng cục Quản lý

đất đai xử lý chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền của địa phương

giải quyết theo quy định và báo cáo kết quả về Tổng cục Quản lý đất đai.

Tuy vậy, việc kiểm tra, giải quyết và báo cáo kết quả giải quyết các

trường hợp trên đây của nhiều địa phương còn chậm. Mặc dù trong năm

2016, Tổng cục Quản lý đất đai cũng đã có văn bản đôn đốc giải quyết

và báo cáo kết quả, đồng thời nhiều UBND tỉnh, thành phố trực thuộc

T.Ư cũng đã có văn bản đôn đốc giải quyết, nhưng đến hết năm 2016

vẫn còn 423 trường hợp chưa có báo cáo tình hình, kết quả giải quyết.

Trong khi đó, tại báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong

lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2012 - 2016, từ năm 2012

đến nay trung bình mỗi năm nhận được 4.000 lượt đơn. Trong đó, số

đơn khiếu nại hành chính về đất đai chiếm tỉ lệ rất lớn (khoảng 70%

trong tổng số đơn khiếu nại), trong đó tập trung nhiều đến khiếu nại việc

thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (thường chiếm từ

Page 6: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

30 - 40% số vụ việc). Thống kê tại Bộ TNMT cho thấy, số lượng đơn thư

của công dân tố cáo cán bộ, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp

luật về đất đai ngày càng tăng theo từng năm, cụ thể năm 2012 chiếm

4,43%, năm 2013 chiếm 7,90%, năm 2014 chiếm 9,44%, năm 2015

chiếm 18,26% và 6 tháng đầu năm 2016 chiếm 15,97%.

Vẫn chưa xử lý triệt để được như chế tài

Cũng tại báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực

quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2012 - 2016, Bộ TNMT cho rằng, một

số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố

cáo thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc thiếu quan tâm đến quyền và lợi

ích chính đáng của người khiếu nại, hoặc có động cơ không trong sáng

nên giải quyết vụ việc chưa khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa

đảm bảo vụ việc được giải quyết hợp lý, hợp tình nên công dân không

nhất trí, tiếp tục khiếu nại.

Để khắc phục tình trạng các địa phương chậm xử lý các vi phạm về

quản lý đất đai, bảo đảm mọi trường hợp phản ánh của các tổ chức, cá

nhân về vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai đều phải được

xem xét giải quyết theo đúng quy định, Bộ TNMT đề nghị UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc T.Ư theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo UBND các huyện,

quận, thị xã, thành phố trực thuộc và các cơ quan, đơn vị liên quan đến

các trường hợp phản ánh có trách nhiệm khẩn trương kiểm tra, thanh

tra, xem xét giải quyết các trường hợp phản ánh và báo cáo kết quả về

Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 31.3.2017 để theo dõi, tổng hợp

báo cáo. Bộ TNMT cũng cho biết, từ ngày 1.4.2017, bộ sẽ thực hiện

công khai các trường hợp chậm báo cáo tình hình, kết quả giải quyết

thông tin phản ánh về vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai

trên Cổng thông tin điện tử của bộ và của Tổng cục Quản lý đất đai.

Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Thứ trưởng Bộ TNMT (phụ trách thanh tra) -

nhận định, về khiếu nại, tố cáo đất đai trong vài năm trở lại đây đã giảm

đáng kể. Hiện tại chỉ còn những vụ tồn đọng hàng chục năm. Ông Hiển

cũng thông tin thêm, với những vụ việc này, Thủ tướng và Phó Thủ

tướng đã chỉ đạo xử lý, không phải 1 lần mà 2-3 lần nhưng người dân

vẫn khiếu nại. Nội dung khiếu nại tập trung về chính sách đất đai liên

quan tới quyền lợi người dân.

Khi được hỏi về việc gia tăng vi phạm xử lý đất đai của cán bộ, Thứ

trưởng Hiển khẳng định: Hiện đã có đủ chế tài để xử lý như xử lý vi

phạm hành chính cán bộ nếu sai phạm, Luật Khiếu nại tố cáo cũng đã

quy định. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ TNMT cũng thừa nhận, có chế tài

Page 7: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

nhưng việc thực hiện chưa triệt để. Nhận định về việc nêu tên các địa

phương chậm giải quyết về xử lý vi phạm đất đai từ ngày 1.4 tới đây,

Thứ trưởng Bộ TNMT cho rằng, sẽ tạo chuyển biến, nhưng chuyển biến

tới mức độ nào thì phải có thời gian mới đánh giá được.

Theo laodong.com.vn

3. Hướng dẫn thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển

Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 49/2017/TT-BQP hướng

dẫn thực hiện Quyết định số 10/2016/QĐ-TTg ngày 03/3/2016 của

Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng

biển, có hiệu lực thi hành từ ngày 21/4/2017.

Theo đó, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục biên phòng điện tử truy cập

Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển tại địa

chỉ http://thutucbienphong.gov.vn.

Từ ngày 1/7/2017, khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho

tàu thuyền, người làm thủ tục đã đăng ký sử dụng chữ ký điện tử trên

Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển hoặc Cổng thông tin

một cửa quốc gia không phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng các

loại giấy tờ gồm: a- Bản khai chung; b- Danh sách thuyền viên; c- Danh

sách hành khách (nếu có); d- Bản khai hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật

liệu nổ (nếu có); đ- Bản khai người trốn trên tàu (nếu có).

Ảnh minh họa - Internet

Page 8: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển được kết nối với

Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện thủ tục biên phòng điện tử

đối với tàu thuyền Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh; tàu thuyền, thuyền

viên nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; tàu biển

hoạt động tuyến nội địa tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng

dầu khí ngoài khơi theo quy định của Cơ chế một cửa quốc gia.

Quy trình thực hiện thủ tục như sau: Người làm thủ tục khai báo hồ sơ

điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cổng thông tin một cửa

quốc gia tiếp nhận hồ sơ điện tử và chuyển tiếp đến Cổng thông tin thủ

tục biên phòng điện tử cảng biển. Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện

tử cảng biển tiếp nhận, xử lý thông tin trong hồ sơ điện tử và trả kết quả

xử lý đến Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cổng thông tin một cửa quốc

gia trả kết quả xử lý hồ sơ điện tử của Biên phòng cửa khẩu cảng đến

người làm thủ tục.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định các trường hợp thực hiện thủ tục biên

phòng điện tử qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển

như sau: 1- Cổng thông tin một cửa quốc gia có sự cố; 2- Thực hiện thủ

tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng đối với: a) Tàu thuyền

nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu thuyền

vận chuyển chất phóng xạ; b) Tàu thuyền nước ngoài đến cảng thực

hiện các hoạt động về nghiên cứu khoa học, nghề cá, cứu hộ, trục vớt

tài sản chìm đắm, lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển, văn hóa, thể

thao, xây dựng công trình biển, khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên

và các hoạt động khác về môi trường trong vùng biển Việt Nam; c) Tàu

thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền có định biên thuyền bộ

theo quy định của pháp luật về hàng hải.

Trong thời gian xây dựng, triển khai dự án thực hiện thủ tục biên phòng

điện tử đối với Biên phòng cửa khẩu cảng trên toàn quốc, tại các cửa

khẩu cảng biển chưa được lắp đặt trang thiết bị, đường truyền để triển

khai thủ tục biên phòng điện tử, người làm thủ tục và Biên phòng cửa

khẩu cảng thực hiện thủ tục biên phòng theo quy định tại Nghị định số

50/2008/NĐ-CP.

Theo baochinhphu.vn

Page 9: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

4. Sửa ngay Nghị định liên quan Uber, taxi, xe tải

Việc sửa đổi Nghị định 86 về kinh doanh vận tải sẽ tập trung vào 4

vấn đề được phản ánh là đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, liên

quan tới Grab, Uber, kinh doanh taxi, phù hiệu xe tải, xe hợp đồng.

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa yêu cầu tập trung sửa đổi ngay

Nghị định 86. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thông tin được cho biết khi Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra tại Bộ

Giao thông vận tải về tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ,

Thủ tướng giao.

Liên quan tới hàng loạt vấn đề như xây dựng thể chế, chống ùn tắc giao

thông và xử lý nạn xe dù bến cóc, xe quá tải trọng, ông Trần Bảo Ngọc,

Vụ trưởng Vụ Vận tải nêu nhiều giải pháp, nhưng vấn đề nổi lên là sửa

đổi Nghị định 86 về kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt vấn đề, gần đây xuất hiện tình trạng xe

hợp đồng trá hình khi Nghị định 86 cho phép các xe hợp đồng dưới 10

chỗ không phải đăng ký danh sách hành khách và điểm đón trả khách.

“Vậy thì đây có phải là lỗ hổng chính sách không?”, Bộ trưởng đặt câu

hỏi và nhắc lại tinh thần là đi cụ thể vào từng vướng mắc để tháo gỡ.

Page 10: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Ông Trần Bảo Ngọc thừa nhận đây là lỗ hổng và cho biết sẽ bổ sung nội

dung này khi sửa đổi Nghị định 86. Ông cũng bổ sung thêm nhiều quy

định chưa chặt chẽ cần hoàn thiện như như điều kiện xe hợp đồng,

đồng thời với các giải pháp như áp dụng phần mềm quản lý xe hợp

đồng, xây dựng các bến xe, các điểm đón trả khách thuận lợi cho người

dân…

Nhận định đây là vấn đề cấp bách, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị

chậm nhất là ngày 20/4, Bộ trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định

86, tập trung vào 4 vấn đề mà doanh nghiệp phản ánh là gây khó khăn.

Cụ thể là vấn đề quản lý được Uber và Grab; vấn đề quản lý được xe

hợp đồng dưới 10 chỗ; quy định kinh doanh taxi phải có số lượng xe tối

thiểu; và cách nào để những xe kinh doanh vận tải không thu tiền trực

tiếp có thể thủ tục đăng ký cấp giấy phép nhanh hơn…

Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ Tư pháp tập trung thẩm định dự thảo này

trong thời gian ngắn nhất có thể. Còn Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa

yêu cầu Vụ Vận tải bắt tay triển khai nhiệm vụ này ngay từ hôm nay,

không đợi thông báo chính thức.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông

quốc gia, lẽ ra việc xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 86 có thể tiến

hành nhanh hơn nếu tập trung vào 4 nội dung nói trên. Thời gian vừa

qua, việc xây dựng dự thảo “hơi cầu toàn”, muốn sửa nhiều vấn đề

khác, như ý kiến của Bộ Tư pháp là sửa tới khoảng 60% nội dung Nghị

định 86.

Nói thêm về việc quản lý Uber và Grab, ông Trần Bảo Ngọc cho biết vừa

qua đề án của Grab đã được phê duyệt, nhưng đề án của Uber chưa

được thông qua. Vì nhiều Bộ, ngành cho rằng đề án của Uber quá sơ

sài, chỉ dài khoảng 5 trang giấy, lại chưa làm rõ được nhiều vấn đề đặt

ra như trách nhiệm giữa các bên khi xảy ra tai nạn. Hơn nữa, hợp đồng

điện tử để thay thế hợp đồng giấy cũng chưa đầy đủ thông tin…

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và các chuyên

gia cũng phản ánh rằng điều kiện kinh doanh vận tải còn rất nhiều bất

cập, như yêu cầu số lương xe tối thiểu để hoạt động taxi là không phù

hợp, hạn chế cạnh tranh.

Một vấn đề khác liên quan tới Nghị định 86, là theo quy định, ôtô kinh

doanh vận tải có trọng tải từ 3,5 đến dưới 7 tấn phải gắn phù hiệu lưu

hành, nếu không sẽ bị phạt. Nhưng theo hướng dẫn tại Thông tư 63 của

Bộ GTVT, muốn được cấp phù hiệu, doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung

kinh doanh ngành vận tải hàng hóa bằng ôtô.

Page 11: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Như vậy, những doanh nghiệp có xe tải để chở hàng của mình nhưng

không phải là kinh doanh vận tải vẫn phải bổ sung ngành nghề kinh

doanh vận tải mới được cấp phù hiệu. Điều này rõ ràng không hợp lý,

hơn nữa thủ tục cấp phù hiệu cũng rất rườm rà, phức tạp.

Theo baochinhphu.vn

5. Tháo gỡ các văn bản pháp luật "làm khó" doanh nghiệp

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng hai vừa qua, Thủ

tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương

phải tập trung tháo gỡ mọi rào cản về thể chế để tạo điều kiện

thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Theo phản ảnh của doanh

nghiệp, đang có không ít văn bản quy phạm pháp luật được ban

hành chậm, thậm chí làm khó doanh nghiệp.

Nhiều văn bản pháp luật chất lượng yếu

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có nhiều sửa

đổi quan trọng, góp phần làm cho chất lượng văn bản ban hành được

cải thiện theo hướng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Theo đó, một văn

bản quy phạm pháp luật đạt chuẩn cần bảo đảm tính hợp hiến, hợp

pháp, đồng bộ và tính khả thi.

Ảnh minh họa. Nguồn: qdnd.vn

Page 12: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Tuy nhiên, bà Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học

pháp lý, Bộ Tư pháp cho rằng, các luật được ban hành hiện nay còn ủy

quyền lập pháp rất lớn. Có rất nhiều vấn đề về chính sách thuộc thẩm

quyền của Quốc hội nhưng đang giao cho Chính phủ quy định. Qua

thống kê của Bộ Tư pháp, trong thời gian từ tháng 7-2011 đến tháng 11-

2015, 100% các luật không có đầy đủ văn bản quy định chi tiết có hiệu

lực cùng với luật theo đúng thời gian quy định. Trong số này thì các

thông tư, đặc biệt là các thông tư liên tịch có tỷ lệ nợ, chậm đến vài năm

rất cao.

Cuối tháng hai vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI) đã công bố cuộc bình chọn quy định pháp luật về kinh doanh

năm 2016. Cuộc bình chọn hướng tới việc lựa chọn các quy định pháp

luật về kinh doanh tốt nhất và kém nhất theo đánh giá của doanh nghiệp,

hiệp hội và hội đồng chuyên gia và từ đó gợi ý các giải pháp cải thiện,

điều chỉnh cho các cơ quan soạn thảo. Bên cạnh đó, thông qua việc bình

chọn sẽ khuyến cáo các cơ quan, bộ, ngành thận trọng hơn trong việc

thiết kế, xây dựng các quy định pháp luật. Các quy định pháp luật được

đánh giá là các quy định tại các văn bản pháp luật cấp Trung ương và

được ban hành trong giai đoạn 2011-2015, không bao gồm các văn bản

pháp luật đã hết hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực. Trong tổng số 237 quy

định pháp luật được đề cử, khi phân loại cho thấy sự chênh lệch rõ rệt

giữa các cấp: Luật, nghị định, thông tư. Sau khi sàng lọc, Hội đồng

chuyên gia đã xếp loại 114 quy định pháp luật được đánh giá là quy định

tốt (chiếm 48%) và 123 quy định được đánh giá là kém, chiếm 52%.

Có 43% quy định được đánh giá tốt nằm ở các luật; các quy định có nội

dung kém nằm trong luật là 24%. Ngược lại, ở cấp nghị định và thông tư

có tỷ lệ quy định được đề cử kém cao hơn, lên đến 70%. Điều này cho

thấy, chất lượng văn bản pháp luật ở cấp nghị định, thông tư có xu

hướng kém hơn so với các luật. Có 41 quy định về thủ tục hành chính và

24 quy định về điều kiện kinh doanh được cộng đồng doanh nghiệp, hiệp

hội, chuyên gia đánh giá là yếu kém, gây nhiều khó khăn cho doanh

nghiệp.

Việc đánh giá các quy định pháp luật về kinh doanh tốt hay chưa tốt dựa

trên 10 tiêu chí do VCCI và Hội đồng chuyên gia xây dựng trên cơ sở

tham khảo tiêu chuẩn của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

năm 2015, tham khảo thêm các tiêu chuẩn của quốc tế... Các chuyên gia

cho rằng, những quy định chưa tốt đã được chỉ ra là những quy định

không có mục tiêu chính sách rõ ràng, quy định vượt quá phạm vi thẩm

Page 13: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

quyền được giao, trao quyền quá lớn cho cán bộ thực thi hoặc thiếu

minh bạch... Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI lấy ví

dụ, Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn quy định về điều kiện của cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ

thực vật. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2014 không cho phép văn bản cấp

thông tư được đặt ra điều kiện kinh doanh. Như vậy, thông tư này đã trái

với luật, vượt quá phạm vi thẩm quyền được giao.

Minh bạch trong quá trình xây dựng văn bản

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

Tuyên Quang đánh giá, khi ban hành luật, nghị định hay thông tư, các

cơ quan soạn thảo chưa chú trọng đến việc lấy ý kiến của các đối tượng

chịu sự tác động. Mặt khác, chính bản thân doanh nghiệp, hiệp hội chưa

“mặn mà” khi đóng góp ý kiến. Do vậy mà khó khăn chồng chéo; người

có thẩm quyền gây khó khăn cho doanh nghiệp do những quy định

hướng dẫn thi hành khó hiểu, phức tạp. Trong khi đó, hiện nay chưa có

quy định cơ quan nhà nước phải bồi thường vì ban hành văn bản pháp

luật sai, chậm gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp. Bản thân

doanh nghiệp cũng cần chủ động phản biện khi được lấy ý kiến xây

dựng pháp luật; chủ động phản ảnh “hơi thở” của thực tiễn sản xuất kinh

doanh đến các nhà quản lý.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, quy trình xây dựng các văn bản quy

phạm pháp luật hiện nay phải thúc đẩy được sự sáng tạo, hợp lý, gần

gũi với thực tế; phản ánh được xã hội đang có sự thay đổi rất nhanh

nhưng đồng thời cũng có không ít những vấn đề bức xúc đang kìm hãm

sự phát triển. Quy trình soạn thảo phải minh bạch, dân chủ hơn, lắng

nghe tiếng nói của người dân, đề xuất của người dân để đưa vào luật.

Cần phải có quy định xử phạt người đã đưa ra quy định pháp luật sai,

làm phương hại đến xã hội và doanh nghiệp. Lâu nay, hệ thống pháp

luật của nước ta chưa chú trọng đến trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm

giải trình đang rất thiếu vắng vì quá trình xây dựng văn bản quy phạm

pháp luật là sản phẩm của tập thể nên không có ai chịu trách nhiệm. Vì

không nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình trong quá trình xây dựng

pháp luật nên mới có chuyện “tham nhũng chính sách” hoặc lợi ích

nhóm được thể hiện ngay trong các điều luật.

Để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, các chuyên gia

cho rằng, cần phải tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình

soạn thảo luật và các văn bản dưới luật; trong quá trình triển khai xây

dựng các văn bản hướng dẫn cần tăng cường tham vấn ý kiến của

Page 14: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

người dân và doanh nghiệp... Mặt khác, các văn bản pháp luật cần hạn

chế tối đa xây dựng theo luật ống, luật khung; không trao quá nhiều

quyền cho các cơ quan quản lý và cần quy định cụ thể quyền hạn, trách

nhiệm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngay từ những phát biểu đầu

tiên trên cương vị thủ tướng đã thể hiện quyết tâm rất cao trong việc xây

dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ. Tại Diễn đàn Kinh

tế thế giới vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính

phủ Việt Nam tập trung mọi nguồn lực, khả năng để xử lý các vấn đề thể

chế theo thông lệ quốc tế và theo kinh tế thị trường trong tất cả các lĩnh

vực”. Môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta thuận lợi hay không phụ

thuộc rất nhiều vào chất lượng các quy định pháp luật. Chính vì vậy, việc

hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của doanh

nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà Chính phủ

đang tập trung thực hiện. Với những nỗ lực của Chính phủ và chính

quyền các cấp trong việc tăng cường đối thoại, tương tác với cộng đồng

doanh nghiệp, các hiệp hội, kỳ vọng những hạn chế trong quá trình xây

dựng pháp luật sẽ sớm được giải quyết.

Theo qdnd.vn

6. Huy động sự tham gia của xã hội trong hậu kiểm doanh nghiệp

Bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh

doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, để công tác hậu kiểm

doanh nghiệp đạt hiệu quả thì cần huy động sự tham gia của xã hội

trong quản lý, giám sát doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

Đánh giá của bà về hiệu quả của việc chuyển từ cơ chế tiền kiểm

sang hậu kiểm theo định hướng của Luật Doanh nghiệp 2014?

Chủ trương đẩy mạnh công tác “hậu kiểm” đã được thực hiện ngay từ

những năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp 1999 đi vào thực tế. Khi đó,

việc đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bắt nguồn từ thay

đổi cơ bản trong nhận thức về mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh

nghiệp, đó là: thay đổi cơ bản phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang

“hậu kiểm”; chuyển từ quan hệ giám sát, quản lý sang quan hệ đối tác,

hỗ trợ phát triển là chủ yếu; chuyển từ can thiệp hành chính, trực tiếp

vào các doanh nghiệp sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp

luật, kế hoạch, cơ chế chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô.

Page 15: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Tiếp tục thực hiện chủ trương trên, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn

bản hướng dẫn thi hành đã đề cao quyền tự do kinh doanh của doanh

nghiệp, đặt ra yêu cầu cao hơn về trách nhiệm thực hiện công tác “hậu

kiểm” của các cơ quan quản lý nhà nước.

Để triển khai việc hậu kiểm, liên bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài

chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-

BNV ngày 28/5/2015 về ban hành Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ

quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Với

những nỗ lực trên, công tác “hậu kiểm” đang dần được chuẩn hóa với

quy trình cụ thể, minh bạch để vừa đảm bảo các yêu cầu quản lý của

Nhà nước, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển

trong khuôn khổ của pháp luật, góp phần tăng cường việc tuân thủ pháp

luật và ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của doanh

nghiệp.

Đây cũng là những mục tiêu quan trọng mà công tác “hậu kiểm” đang

hướng tới để thực sự đóng góp cho sự phát triển của môi trường kinh

doanh.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Page 16: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Có ý kiến cho rằng, việc đăng ký kinh doanh quá dễ dàng, trong khi

cơ chế đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký

còn hạn chế đã kéo theo hiện tượng nhiều cá nhân lợi dụng kẽ hở

của pháp luật để trục lợi. Quan điểm của bà về vấn đề này thế nào?

Nhận định như trên là chưa thực sự hiểu rạch ròi về bản chất công tác

đăng ký kinh doanh và công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Thứ nhất, việc đăng ký doanh nghiệp hoàn toàn khác với việc cấp phép,

tức là cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền “cho”. Trên cơ sở

tôn trọng quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp quy định, cơ quan

đăng ký kinh doanh chỉ ghi nhận ý chí, nguyện vọng tham gia vào thị

trường của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là hợp lệ,

cơ quan đăng ký kinh doanh phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh

nghiệp, gần giống như mọi đứa trẻ đều có quyền được khai sinh.

Thứ hai, doanh nghiệp là chủ thể gây hành vi vi phạm thì phải chịu trách

nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Có thể so sánh như thế này,

không thể vì con phạm tội mà buộc tội bố, mẹ đã sinh ra người con đó.

Nguyên tắc này đã trở thành nguyên tắc cốt lõi trong đăng ký doanh

nghiệp được cụ thể hóa từ Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010

về đăng ký doanh nghiệp và tiếp tục được quy định tại Nghị định

78/2015/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp là nhằm

tạo điều kiện cho số đông các doanh nghiệp có nhu cầu làm ăn, kinh

doanh chân chính, muốn tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng

cho người lao động. Việc các doanh nghiệp lợi dụng cơ chế, sự thuận

lợi để vi phạm pháp luật chỉ là số nhỏ và sẽ luôn đặt ra những yêu cầu,

thách thức để cơ quan quản lý phải hoàn thiện hơn công tác “hậu kiểm”,

nâng cao chất lượng, hiệu quả của nhiệm vụ này.

Những khó khăn trong triển khai công tác “hậu kiểm” hiện nay là gì,

thưa bà?

Công tác “hậu kiểm” có nhiều thách thức lớn.

Thứ nhất, sự phối hợp triển khai và tính sẵn sàng của các cơ quan quản

lý trong thực hiện nhiệm vụ “hậu kiểm”. Nhiều cơ quan quản lý nhà nước

chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước đối

với doanh nghiệp, chưa chủ động xây dựng kế hoạch, phương án thực

hiện nhiệm vụ này và chưa có sự phối hợp hiệu quả cùng nhau để triển

khai.

Thứ hai, ý thức tuân thủ và chấp hành quy định pháp luật của một bộ

phận doanh nghiệp tham gia vào thị trường còn kém.

Page 17: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Thứ ba, sự tăng trưởng nhanh về số lượng doanh nghiệp qua các năm.

Cùng với việc gia tăng về số lượng, các hành vi vi phạm pháp luật của

doanh nghiệp cũng tăng mạnh, cả về số lượng và mức độ vi phạm,

khiến cơ quan quản lý nhà nước rất vất vả.

Theo bà, giải pháp nào để đảm bảo công tác hậu kiểm thời gian tới

có hiệu quả?

Để làm tốt nhiệm vụ này, các cơ quan quản lý nhà nước cần nhận thức

rõ trách nhiệm trong công tác hậu kiểm của mình, phối hợp tốt với các

cơ quan khác như: cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế, công an… Theo

đó, các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành chức năng có nhiệm vụ

hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện quy định pháp luật trong lĩnh vực đó;

xây dựng quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình

để doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; kiểm

tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp thuộc lĩnh

vực mình quản lý.

Tại địa phương, cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước ở

trung ương trong việc xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, pháp luật

về hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý nhà nước về doanh nghiệp. Báo cáo Chính phủ, Bộ, cơ quan

ngang bộ những vấn đề phát sinh trong thực tế triển khai công tác quản

lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở địa phương để kịp thời ban hành

chính sách, biện pháp khắc phục.

Một biện pháp hết sức quan trọng là huy động sự tham gia của xã hội và

của các chủ thể khác trong quản lý, giám sát doanh nghiệp sau đăng ký

thành lập. Vai trò giám sát của bên thứ ba bao gồm: các chủ nợ và bạn

hàng, hiệp hội người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, hội nghề nghiệp và

công luận...

Theo baodautu.vn

7. Chính phủ điện tử: Bộ Tài chính, Đà Nẵng dẫn đầu về mức độ sẵn sàng

Chiều 22/3, Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông

phối hợp với Hội Tin học Việt Nam tổ chức công bố Báo cáo chỉ số

sẵn sàng cho phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền

thông Việt Nam 2016 (Vietnam ICT Index 2016).

Page 18: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Toàn cảnh lễ công bố. Ảnh: DĐDN

Ở nhóm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ

công, hai vị trí dẫn đầu tiếp tục thuộc về Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền

thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ cùng Ủy

ban Dân tộc là 5 đơn vị tăng hạng trong năm 2016. Bộ Công Thương và

Bộ Tư pháp là hai đơn vị tụt hạng trong bảng xếp hạng năm nay.

Trong số 63 địa phương, Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng. Thành phố

ven biển này cũng có khoảng cách khá xa so với hai thành phố xếp các

vị trí thứ hai (Hà Nội) và thứ ba (Thành phố Hồ Chí Minh).

Đối với nhóm ngân hàng thương mại, 10 ngân hàng thương mại dẫn đầu

năm 2015 không có đơn vị nào tụt hạng trong năm 2016. Trong đó, năm

vị trí dẫn đầu lần lượt là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt

Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội và Ngân hàng TMCP Nam Á.

Trong nhóm tập đoàn kinh tế, tổng công ty, 3 vị trí đầu bảng xếp hạng

lần lượt thuộc về Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Tổng

Công ty Thép Việt Nam và hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.

Trong nhóm năm cơ quan thuộc Chính phủ không có dịch vụ công, Đài

Truyền hình Việt Nam đứng vị trí thứ nhất, Thông tấn xã Việt Nam đứng

Page 19: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

vị trí thứ 2. Đài Tiếng nói Việt Nam do không có số liệu nên không tham

gia xếp hạng.

So với các năm trước, báo cáo Vietnam ICT Index 2016 có sự thay đổi,

cải tiến về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp, phù hợp với thông lệ và

chuẩn mực quốc tế về đánh giá, xếp hạng Chính phủ điện tử.

Chỉ số sẵn sàng cho phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền

thông Việt Nam 2016 được kết cấu theo hệ thống chỉ tiêu của Liên Hợp

Quốc gồm 3 chỉ số thành phần chính: Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực

và ứng dụng công nghệ thông tin. Báo cáo được đưa ra dựa trên quá

trình thu thập và xử lý số liệu từ báo cáo của tất cả 63 tỉnh, thành phố

trên cả nước; 24 bộ, cơ quan ngang bộ, 29 ngân hàng, 21 tập đoàn kinh

tế, tổng công ty đã gửi báo cáo.

Tại Nghị quyết 19 mới đây, Chính phủ yêu cầu cải cách toàn diện cả 3

nhóm chỉ số về Chính phủ điện tử theo cách tiếp cận của Liên Hợp

Quốc, phấn đấu đến hết năm 2017 xếp hạng thứ 80, đến năm 2020 đạt

trung bình ASEAN 5 về điểm số và thứ hạng tối thiểu thứ 70 trên thế giới.

Đây là năm thứ 11, Vietnam ICT Index 2016 được công bố tại Việt Nam.

Theo baochinhphu.vn

8. Ngành lạ lùng: Kinh doanh lỗ nhưng luôn đòi mở rộng quy mô

Doanh nghiệp khoáng sản có kết quả kinh doanh thường là không

tốt, phải nộp nhiều loại thuế phí phức tạp cùng chi phí không chính

thức cao hơn lĩnh vực khác nhưng lại luôn có dự định mở rộng sản

xuất kinh doanh…

Theo “Báo cáo về mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về minh bạch

trong lĩnh vực khoáng sản” được Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam (VCCI) công bố tại Hội thảo “Minh bạch trong lĩnh vực khoáng

sản: Đo lường khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn” sáng 21/3 thì

chi phí không chính thức của các doanh nghiệp khoáng sản luôn cao

hơn từ 2% trở lên so với các doanh nghiệp khác ngành.

Cụ thể, qua phát phiếu thăm dò, lấy ý kiến từ các doanh nghiệp cho

thấy, tỷ lệ doanh nghiệp khoáng sản phải chi trả trên 2% tổng thu nhập

cho chi phí không chính thức là 53%, trong khi tỷ lệ này ở các doanh

nghiệp khác chỉ là 41%. Kết quả điều tra cũng cho thấy, ngành khoáng

sản cũng bị thanh tra môi trường cao hơn, với tỷ lệ hơn 61% so với các

ngành khác.

Page 20: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Theo VCCI, chi phí không chính thức của các doanh nghiệp khoáng sản

luôn cao hơn các doanh nghiệp khác ngành

“Mặc dù các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế

biến khoáng sản bị cho là gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, song kết

quả khảo sát thăm dò ý kiến cũng cho thấy, doanh nghiệp khoáng sản

cũng bị tổn hại, ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường. Nếu chia theo lĩnh

vực kinh tế thì mức độ chịu thiệt hại của ngành khoáng sản đứng thứ

hai, ở mức 46%, chỉ kém chút ít so với lĩnh vực nông nghiệp là 47%”,

Luật sư Nguyễn Minh Đức chia sẻ.

Song, ông Đức cũng cảm thấy khó hiểu khi doanh nghiệp khoáng sản có

kết quả kinh doanh thường là không tốt, phải nộp nhiều loại thuế phí

phức tạp cùng chi phí không chính thức cao hơn lĩnh vực khác nhưng lại

luôn có dự định mở rộng sản xuất kinh doanh.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên ngoài

dầu khí, trong giai đoạn 2011-2013 chỉ đóng góp vào Ngân sách 0,9 –

1,1% tổng thu.

Nhiều địa phương phản ánh rằng, số thu thuế tài nguyên thậm chí không

đủ cho chi phí quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản.

Trong khi đó, khai khoáng là một trong những ngành công nghiệp có

nhiều tiềm năng đóng góp lớn cho ngân sách và GDP.

Page 21: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Năm 2013, Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên đã đánh giá Việt Nam

chỉ đứng thứ 41/58 quốc gia, xếp hạng yếu trong các đánh giá về mức

độ minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng.

Đặc biệt, Việt Nam còn được đánh giá là “thất bại” trong các khía cạnh

liên quan đến “báo cáo và thực thi pháp luật” với 20 chỉ số liên quan về

minh bạch, công bố thông tin về báo cáo hiện trạng hoạt động, bên cạnh

các khía cạnh khác về thể chế, pháp luật, các biện pháp bảo đảm an

toàn xã hội, kiểm soát chất lượng và bảo vệ môi trường.

Mặc dù Luật khoáng sản đã được ban hành từ năm 2010 với nhiều quy

định nhằm tăng cường tính minh bạch, song thực tế triển khai còn chưa

được như kỳ vọng của nhà làm luật. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên

và Môi trường năm 2013, mức độ thực thi nhiều quy định của pháp luật

về khoáng sản còn thấp. Ví dụ, quy định về cấp phép hoạt động khoáng

sản có mức độ sai phạm khá cao: 1086 sai phạm trên 957 giấy phép

(tức là trung bình mỗi giấy phép có 1,13 sai phạm).

Sau 6 năm thi hành Luật khoáng sản 2010, Bộ Tài nguyên và Môi

trường đang khẩn trương đánh giá kết quả thực hiện các văn bản trên.

Thời điểm này, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính cũng

đang có kế hoạch sẽ sửa đổi nhiều quy định về tài chính trong lĩnh vực

khoáng sản nhằm đáp ứng tốt hơn với điều kiện mới.

Theo infonet.vn

9. Chấn chỉnh hoạt động hành nghề y tư nhân: Cần "thuốc đặc trị" - Quá nhiều bất cập trong quản lý Với hơn 3.200 cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, nhưng toàn

ngành Y tế Thủ đô chỉ có 3 thanh tra về lĩnh vực này. Trung bình

một thanh tra phải kiểm tra, giám sát khoảng 1.000 phòng khám

(PK) tư. Ngay cả việc lên danh sách để thẩm định cũng “mệt”, chưa

nói đến công tác thanh tra, kiểm tra. Hơn nữa, khi phát hiện sai

phạm, cơ quan chức năng cũng chỉ biết "phạt cho tồn tại".

Kiểm tra là... ra sai phạm

Sau khi thai phụ Trần Thị Thu Tr. (29 tuổi ở Quảng Ninh) khám phụ khoa

tại PK Đa khoa 168 Hà Nội bị tử vong, chỉ trong 1 tuần (từ ngày 11 đến

17-3), qua rà soát, kiểm tra, Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện rất nhiều sai

phạm ở các PK ngoài công lập và buộc phải đình chỉ 3 PK có yếu tố bác

sĩ Trung Quốc, Hàn Quốc.

Page 22: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Sáng 17-3, kiểm tra đột xuất hoạt động của PK chuyên khoa răng - hàm

- mặt BIOTIS (tại địa chỉ B002, tầng 1 The Manor Mỹ Đình 1, quận Nam

Từ Liêm) do bác sĩ Yang Chang Jun (Hàn Quốc) chịu trách nhiệm về

chuyên môn, kỹ thuật, Sở Y tế Hà Nội phát hiện tại đây có 2 dịch vụ kỹ

thuật (X-quang và Implant) không được cấp phép. PK cũng không xây

dựng quy trình chuyên môn, kỹ thuật, không có phác đồ chống sốc, cấp

cứu. Thậm chí, hộp chống sốc có 12 loại thuốc, tủ thuốc có 3 ống thuốc

gây tê đều hết hạn sử dụng. Theo giấy phép đăng ký, PK này chỉ được

khám chữa bệnh cho người Hàn Quốc, nhưng đã tổ chức khám bệnh

cho cả người Việt Nam.

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội kiểm tra Phòng khám Đa khoa

Nhân Ái (quận Hoàng Mai). Ảnh: Văn Nguyễn

Qua kiểm tra PK Đa khoa Nhân Ái Hà Nội (số 709, đường Giải Phóng,

quận Hoàng Mai), Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết,

PK thực hiện một số kỹ thuật không nằm trong danh mục được phê duyệt.

Trong giấy phép đăng ký hoạt động có 3 bác sĩ mang quốc tịch Trung

Quốc, 2 bác sĩ đã về nước trước Tết Nguyên đán, nhưng chưa bị rút giấy

phép hoạt động; bác sĩ còn lại không có mặt ở PK. Ngoài ra, PK đăng ký

hoạt động 6 chuyên khoa, nhưng khi kiểm tra chỉ có 2 bác sĩ chuyên khoa

nội và chuyên khoa ngoại có mặt, không đủ điều kiện hoạt động.

Tương tự, PK Đa khoa Thái Hà (số 11 Thái Hà, quận Đống Đa), khi kiểm

tra, Sở Y tế phát hiện thiếu 7 bác sĩ (so với số lượng 12 bác sĩ theo quy

định với 4 chuyên khoa cơ bản đối với 1 PK Đa khoa), bác sĩ Vương

Page 23: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Sùng Anh (người Trung Quốc) hành nghề quá phạm vi chuyên môn cho

phép. Ngoài việc đình chỉ PK, Sở Y tế còn xử phạt cơ sở 91 triệu đồng và

tước chứng chỉ hành nghề của bác sĩ Vương Sùng Anh trong 12 tháng.

Từ đầu năm 2016 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và cơ quan

chức năng đã kiểm tra gần 20 PK có yếu tố nước ngoài, trong đó

phát hiện 14 cơ sở có sai phạm, xử lý vi phạm hành chính 12 cơ

sở; đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của 4 cơ sở; tước chứng

chỉ hành nghề của 3 bác sĩ...

Khó đóng cửa vĩnh viễn

Trước sự phát triển nở rộ của hệ thống cơ sở y tế tư nhân, công tác

quản lý của cơ quan chức năng lại bộc lộ nhiều bất cập. Những PK dù bị

đình chỉ, nhưng sau một thời gian khắc phục vi phạm, đã có thể trở lại

hoạt động.

Ngay cả PK Đa khoa 168 Hà Nội, nơi để xảy ra vụ thai phụ Tr. tử vong,

cũng vốn là “điểm đen” về vi phạm. Từ khi thành lập (năm 2013) đến nay,

PK này đã 6 lần bị cơ quan chức năng xử phạt với số tiền gần 200 triệu

đồng. Với hàng loạt sai phạm nhưng PK này vẫn ngang nhiên tồn tại...

Theo Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, việc xử lý vi phạm của các PK tư nhân

được áp dụng theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của

Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Từng

lỗi vi phạm sẽ bị xử phạt các mức khác nhau và không có hình phạt bổ

sung là yêu cầu đóng cửa PK. Giấy phép hoạt động của PK chỉ bị thu hồi

khi việc cấp phép không đúng thẩm quyền, hay sau 12 tháng, kể từ ngày

được cấp giấy phép hoạt động, mà PK không hoạt động. Vì vậy, việc thu

hồi giấy phép hoạt động không thể áp dụng trong trường hợp PK vi phạm,

tái phạm liên quan đến công tác chuyên môn. “Chúng tôi đề nghị nên bổ

sung thêm: PK vi phạm quy định về hành nghề trong 3 lần liên tiếp là có

thể đóng cửa” - đại diện Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đề xuất.

TS. Bác sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát

triển cộng đồng (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho

rằng, chúng ta mới nặng về vấn đề kiểm tra mang tính hành chính, thủ

tục, trong khi vấn đề quan trọng đối với nghề y là chất lượng chuyên

môn và đạo đức hành nghề. Sự biến tướng trong hành nghề y dược như

cho thuê bằng chuyên môn, “thay tên, đổi họ” khi bị sai phạm, vi phạm

Page 24: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

quy chế chuyên môn, người nước ngoài hành nghề “chui”… đang đặt ra

những thách thức cho cơ quan quản lý.

Từ thực tế trên cho thấy, nếu cơ quan chức năng không quản chặt, xử lý

nghiêm những sai phạm, thì người dân sẽ tiếp tục “tiền mất, tật mang”

khi "đặt cược" sức khỏe, tính mạng của mình vào các PK tư nhân.

Theo hanoimoi.com.vn

10. Hiến kế xây dựng nhà ở xã hội, giá rẻ thương mại tại TP.HCM

Bình Dương đã rất thành công với các dự án nhà ở xã hội (NOXH)

có giá từ 100 triệu, TP.HCM cũng muốn theo mô hình này, tuy

nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất và bàn luận.

Trong khuôn khổ Hội thảo “Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại

giá rẻ” được tổ chức tại TP.HCM vừa qua, nhiều ý kiến đóng góp cho

TP.HCM có thể làm được nhà giá 5 triệu đồng/m2.

Bức tranh nhà ở xã hội tại TP.HCM

Hiện nay, ngoài một số dự án NOXH của thành phố do Tổng Cty địa ốc

Sài Gòn làm chủ đầu tư bán cho cán bộ công chức hưởng lương ngân

sách thành phố thì chỉ có hơn 4.000 căn của một vài dự án nhà ở xã hội

mới bàn giao của Công ty địa ốc Hoàng Quân, Tổng Cty Xây dựng số 1

(CC1), Công ty xây dựng Thiên Phát, Cty CP thương mại Hóc Môn…

đáp ứng được rất ít nhu cầu của người dân.

Dự án Nhà ở xã hội Jovita của Công ty Xây dựng số 1 - CC1.

Trong khi dân số của TP.HCM lên đến gần 13 triệu người, trong đó, có

gần 3 triệu người nhập cư, chiếm khoảng 23% dân số, hàng năm, có

Page 25: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

thêm hơn 50.000 cặp kết hôn mới. Qua khảo sát của Sở Xây dựng và

Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, hiện nay có khoảng 500.000 hộ dân

chưa có nhà, trong đó, khoảng 81.000 hộ dân cần nhà ở xã hội trong

giai đoạn 2016-2020. Riêng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà

nước chiếm khoảng 139.000 người chưa có nhà ở, cần khoảng 80.000

căn hộ. Trong tổng số hơn 402.000 công nhân, lao động đang làm việc

trong các khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố thì có đến

284.000 người (chiếm 70,6% ) đang phải thuê phòng trọ, nhà trọ.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho

rằng: “Để giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ,

trước hết là phải có nhiều căn hộ cho thuê giá rẻ, có đủ các tiện ích cơ

bản và an toàn hơn cần phải được coi là nhiệm vụ chính trị của thành

phố, có tính nhân văn và có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc. Dự báo nhu cầu

nhà ở vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho

thuê giá rẻ trên địa bàn thành phố trong 10 năm tới có thể lên đến

khoảng 1 triệu căn”.

Giải pháp phát triển nhanh NOXH

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Đất Lành, thành phố

có thể làm nhà 5 triệu đồng/m2 cho dự án 5 tầng nếu chính quyền giao

đất sạch và đầu tư toàn bộ hạ tầng kỹ thuật bằng vốn ngân sách, 8 triệu

đồng/m2 cho chung cư cao tầng. Nếu doanh nghiệp tự đầu tư toàn bộ

hạ tầng thì giá bán căn hộ 5 tầng là 8 triệu đồng/m2 và chung cư cao

tầng là 12 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Xây dựng Lê Thành

cho rằng đối với căn hộ nhỏ nên cho thuê và quản lý thật tốt sau 50 năm

có thể xây dựng lại. “Thành phố quỹ đất khan hiếm không nên xây chung

cư 5 tầng sẽ có lỗi với con cháu sau này”, ông Nghĩa chia sẻ.

Được biết, cho đến nay, mô hình cho thuê nhà 49 năm của Công ty xây

dựng Lê Thành đang rất thành công, Công ty đã xây được 2 dự án giải

quyết được nhu cầu của người dân.

Tại Hội thảo này, có nhiều ý kiến cho rằng chính công nghệ sẽ là bài

toán để giải quyết vấn đề giá thành trong đầu tư, xây dựng các dự án

nhà ở loại này. Công nghệ thông minh cần ít nhân công, thi công nhanh,

tiết kiệm được diện tích trong căn hộ được ông Trần Phước Đông, Giám

đốc Công ty TNHH bê tông đúc sẵn Australia chứng minh: Những tấm

panel chịu lực là một giải pháp tổng thể từ kiến trúc, kết cấu, sản xuất,

lắp dựng và thi công của Australia sẽ giúp thi công nhanh và giảm giá

thành đến 15%.

Page 26: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Sau khi nghe các ý kiến tham luận, ông Lê Hoàng Châu cho rằng thành

phố muốn thực hiện thành công NOXH cần có cơ chế phối hợp “chuỗi

05 nhà” bao gồm: nhà đầu tư phát triển dự án; nhà thầu thi công; nhà

cung ứng vật tư, trang thiết bị; nhà băng - ngân hàng và Nhà nước. Tất

cả phải cùng nhau hợp tác và phối hợp sẽ tạo được sức mạnh, hiệu quả

để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch, bền vững.

Trong đó, các cơ quan Nhà nước thực hiện cải cách thủ tục hành chính,

cơ chế một cửa, điện tử, liên thông, rút ngắn thời gian hành chính, xây

dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường bất động sản.

Nhằm minh bạch hóa cho giá VLXD khi cung cấp vào chương trình này,

ông Nguyễn Quang Trung, Tổng Giám đốc Tổng Cty vật liệu xây dựng

số 1 (Fico) cho rằng: để liên kết chuỗi 5 nhà này thì cần có một ban quản

lý NOXH để điều tiết và quản lý chặt chẽ doanh nghiệp cung cấp VLXD

cho NOXH cần có một cơ chế cụ thể như vậy mới không gây phá giá thị

trường.

Theo baoxaydung.com.vn

11. Quyết toán thuế: Doanh nghiệp đã thôi chờ “nước đến chân mới nhảy” Thay vì “đủng đỉnh” chờ đến những ngày cuối của thời hạn, năm

nay, các DN trên địa bàn Hà Nội đã chủ động hơn trong kê khai và

thực hiện các thủ tục quyết toán thuế.

Tính đến giữa tháng 3/2017, lượng hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá

nhân (TNCN) mà cơ quan thuế Hà Nội nhận được đã tăng gần gấp 2 lần

so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền đã

phát huy hiệu quả tốt.

Tuyên truyền chuyên nghiệp, doanh nghiệp “được việc”

Dù còn gần nửa tháng nữa mới đến hạn cuối nhưng chị Phạm Thị Ngọc

- Kế toán công ty TNHH MTV Duyên Hải đã thực hiện quyết toán thuế

qua mạng cho hơn 80 cán bộ, nhân viên công ty. Ngày 15/3, chị đến bộ

phận một cửa của Cục Thuế TP Hà Nội để nộp nốt hồ sơ đăng ký mã số

thuế cho người lao động. Ngoài ra, chị cũng thắc mắc về việc một số

phần khai thuế bị trả về do trùng khoảng thời gian giảm trừ đăng ký

người phụ thuộc của hai vợ chồng cùng cơ quan. “Công ty tôi có một

trường hợp bị trùng mã số thuế do trùng số chứng minh thư cấp ở hai

địa phương khác nhau (Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh). Thông thường,

theo quy định phải sau 5 ngày làm việc, người lao động mới nhận được

Page 27: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

mã số thuế mới. Nhưng tại Cục Thuế Hà Nội, chỉ sau 3 ngày làm việc,

chúng tôi đã hoàn thành xong việc thay đổi mã số thuế cho người lao

động”- chị Ngọc nói.

Đánh giá về công tác hỗ trợ người nộp thuế trong tháng cao điểm quyết

toán thuế này, chị Phạm Thị Ngọc cho rằng, mấy năm gần đây, công tác

hỗ trợ ngày càng chuyên nghiệp hơn. DN được tiếp cận đầy đủ các

thông tin, tháo gỡ khó khăn vướng mắc từ rất sớm. Vì thế, DN đã chủ

động hơn.

Cán bộ Chi cục Thuế quận Đống Đa giải thích các thắc mắc của khách

hàng trong công tác quyết toán thuế. Ảnh: Nha Trang

Công ty Duyên Hải chỉ là một trong số rất nhiều DN đã chủ động thực

hiện sớm thủ tục mùa quyết toán thuế 2017. Tính đến hết ngày 16/3/17,

cơ quan thuế Hà Nội đã nhận được 15.421 hồ sơ quyết toán thuế

TNCN, tăng gần gấp 2 so với con số 9.944 hồ sơ so cùng kỳ 2016. Điều

này cho thấy công tác tuyên truyền đã phát huy hiệu quả, người nộp

thuế đã chủ động nộp hồ sơ sớm dẫn đến số lượng hồ sơ nộp tăng so

với cùng kỳ. “Chúng tôi khuyến cáo người nộp thuế nên thực hiện quyết

toán sớm để tránh quá tải đường truyền vào những ngày cuối, mất thêm

thời gian của DN, cá nhân” - đại diện Cục Thuế Hà Nội chia sẻ.

Thêm điểm tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế

Ngoài các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng người nộp thuế như tuyên

truyền qua điện thoại, website, trên các phương tiện truyền thông đại

chúng, tổ chức các lớp tập huấn…, cơ quan thuế còn cử cán bộ trực tiếp

đến tại trụ sở DN hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán.

Page 28: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Ngày 21/3, tại Trụ sở ViettinBank (108 Trần Hưng Đạo), các cán bộ thuế

đã trực tiếp đến nhận hồ sơ của từng cá nhân, phòng ban của Ngân

hàng Công Thương phải quyết toán trực tiếp. Chị Nguyễn Chiều Thu -

Phòng Chính sách và Kế hoạch - Khối Nhân sự VietinBank cho hay, việc

cán bộ thuế đến trực tiếp trụ sở DN hỗ trợ là sáng kiến hay, tạo thuận lợi

cho người nộp thuế. Theo chị Thu, 4 - 5 năm về trước, chị phải đến trực

tiếp cơ quan thuế để thực hiện quyết toán, rất mất thời gian. Năm nay,

VietinBank có khoảng 1.200 hồ sơ phải quyết toán thuế trực tiếp. Ngoài

ra, từ ngày 23/3 đến hết ngày 1/4, Cục Thuế Hà Nội tổ chức thêm một

điểm tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2016 tại Hội trường A1

Khách sạn La Thành.

Cục Thuế tăng cường thêm các lực lượng hỗ trợ và tiếp nhận hồ sơ

quyết toán thuế TNCN gồm các bộ phận chức năng: TNCN, Kê khai và

Kế toán thuế, Tin học, Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế và sự vào

cuộc của lực lượng đoàn viên thanh niên… Cục cũng bố trí máy tính,

trang thiết bị, đường truyền đảm bảo công tác hỗ trợ, tiếp nhận hồ sơ

nhanh, hiệu quả. Ngay cả những chi tiết nhỏ như việc trông giữ xe miễn

phí cho người nộp thuế cũng được Cục Thuế chuẩn bị chu đáo. Riêng 2

ngày thứ Bảy (25/3 và 1/4) Cục Thuế vẫn tổ chức tiếp nhận hồ sơ quyết

toán thuế TNCN của người nộp thuế tại hội trường A1 khách sạn La

Thành. Đối với các thủ tục hành chính về thuế khác, Cục Thuế Hà Nội

thực hiện tại bộ phận một cửa như thường lệ.

Thời gian tới, cơ quan thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phối

hợp với các đại lý thuế, hội, hiệp hội để ngày càng phát triển và nâng

cao chất lượng của các tổ chức này trên địa bàn nhằm hỗ trợ tối đa cho

người nộp thuế khi thực thi chính sách pháp luật thuế.

Chi cục Thuế Đống Đa

Chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ người quyết toán thuế

Là địa bàn có số lượng cá nhân và DN thực hiện quyết toán thuế lớn,

Chi cục Thuế Đống Đa đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ

DN. Nhờ sự chủ động này, đến nay lượng hồ sơ quyết toán thuế tại

đây đã tăng gấp nhiều lần so cùng kỳ năm trước.

Ông Lê Quang Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Đống Đa cho biết,

trung tuần đầu tháng 3, số lượng người nộp thuế thực hiện quyết toán

thuế tăng so với cùng kỳ năm 2016 là 126%. “Điều này cho thấy công

tác tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế đã phát huy hiệu quả tốt,

vì thế tránh được việc ùn tắc vào những ngày cuối cùng của kỳ quyết

toán thuế”- ông Hùng đánh giá.

Page 29: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Từ ngày 27/2 đến nay, tại bộ phận một cửa, Chi cục Thuế Đống Đa đã

bố trí 5 cửa tiếp nhận tiếp nhận các thủ tục hành chính thuế, các hồ sơ

quyết toán thuế TNCN, TNDN năm 2016. Bên cạnh đó, Chi cục bố trí

thêm 3 bàn hỗ trợ trực tiếp người nộp thuế về chính sách thuế hiện

hành, hướng dẫn sử dụng ứng dụng kê khai quyết toán thuế qua hệ

thống phần mềm hỗ trợ kê khai, ứng dụng quyết toán thuế, hướng dẫn

thực hiện quyết toán thuế năm 2016... Về công tác tuyên truyền, Chi

cục đã gửi email cho 13.500 DN hướng dẫn về chính sách thuế mới

và hướng dẫn quyết toán thuế, cử các cán bộ chuyên nghiệp trực trả

lời đường dây nóng hỗ trợ chính sách thuế.

Mới đây, Chi cục này đã tổ chức gặp mặt đối thoại và tuyên dương

khen thưởng 150 DN và 5 hộ kinh doanh thực hiện tốt các chính sách

thuế. Đây là việc thiết thực góp phần tháo gỡ khó khăn vướng mắc

cho người nộp thuế, đồng thời động viên khen thưởng kịp thời người

thực hiện tốt chính sách thuế.

Danh sách các đại lý thuế tham gia hỗ trợ DN tại các bàn tiếp

nhận hồ sơ và các bàn hướng dẫn người nộp thuế:

- Tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ của Văn phòng Cục Thuế TP Hà Nội

(Hội trường A1 Khách sạn La Thành – 248 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

hoặc 226 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) có các Đại lý thuế: Công ty

TNHH Dịch vụ thuê ngoài Việt Nam, Công ty Kiểm toán và tư vấn đầu

tư tài chính Châu Á, Công ty TNHH Kiểm toán HSK Việt Nam.

- Tại Chi cục Thuế Đống Đa (Số 185 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà

Nội) có các Đại lý thuế: Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ

A&T Toàn Cầu, Công ty TNHH Kiểm toán HSK Việt Nam.

- Tại Chi cục Thuế Hai Bà Trưng (Số 161 Triệu Việt Vương, Hai Bà

Trưng, Hà Nội) có Đại lý thuế : Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và đại lý

thuế TAC.

- Tại Chi cục Thuế Ba Đình (Số 9 Nguyên Hồng, Ba Đình, Hà Nội) có

Đại lý thuế : Công ty TNHH Tư vấn tài chính và kế toán FAC.

- Tại Chi cục Thuế Hoàn Kiếm (Số 885 đường Hồng Hà, Hoàn Kiếm,

Hà Nội) có các Đại lý thuế: Công ty TNHH Tư vấn tài chính và kế toán

FAC.

Theo kinhtedothi.vn

Page 30: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

12. TP.HCM đề xuất chưa thành lập Trung tâm hành chính một cửa

Ngày 22-3, tin từ Sở Nội vụ TP.HCM cho hay sở này vừa có văn bản

gửi UBND TP.HCM báo cáo về việc thành lập trung tâm hành chính

công tại một số quận huyện và đề án Trung tâm hành chính một

cửa của TP.

Theo đó, Sở Nội vụ TP đề xuất tạm thời chưa thành lập Trung tâm hành

chính công tại một số quận huyện và Trung tâm hành chính một cửa của

TP tại thời điểm hiện nay.

Đồng thời cho tiếp tục triển khai thực hiện bộ phận tiếp nhận và trả kết

quả tại các sở, ngành, UBND quận, huyện như hiện nay.

Việc xây dựng trung tâm hành chính tập trung của TP.HCM trong thời

điểm hiện nay dễ tạo ra dư luận gây lãng phí.

Lý do vì cần phải có quỹ đất rất lớn, có nguồn ngân sách để xây dựng.

Mặt khác tập trung về một nơi không đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài

ra còn phải tính đến phương án đảm bảo an ninh, phòng cháy chữa

cháy.

Qua thực tiễn khảo sát cho thấy việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành

chính TP.HCM tập hợp các sở, ngành là rất khó khăn.

Do tổng số hồ sơ hành chính của các sở, ngành phải giải quyết rất lớn.

Nếu như số hồ sơ tiếp nhận năm 2015 tại các sở, ngành của tỉnh Quảng

Ninh là gần 49.000 hồ sơ, TP Đà Nẵng hơn 148.000 hồ sơ thì con số

này ở TP.HCM là gần 9,2 triệu hồ sơ.

Để vận hành Trung tâm hành chính công có khả năng đón tiếp khoảng

30.000 lượt người/ ngày đến làm thủ tục hành chính thì TP.HCM cần

diện tích khoảng 10.000m2 chỉ riêng cho bộ phận tiếp nhận và trả kết

quả.

Ngoài ra, còn phải có nơi làm việc tập trung rộng trên 48.000m2 cho

khoảng 6000 công chức (theo định mức 8m2/ công chức), chưa tính các

công trình phụ trợ.

Bên cạnh đó, việc tập trung một lượng người lớn tại một địa điểm có thể

gây ra tình trạng kẹt xe, tắc đường thường xuyên khi hệ thống hạ tầng

còn chưa bảo đảm.

Theo tuoitre.vn

Page 31: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

13. Nghịch lý không kinh doanh vận tải vẫn phải đăng ký kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM lo lắng khi quy định tất cả xe tải từ

3,5 đến dưới 7 tấn dù không kinh doanh vận tải vẫn phải đăng ký

kinh doanh lại để được cấp phù hiệu, nếu không sẽ bị phạt.

Theo Nghị định số 86 năm 2014 của Chính phủ, đặc biệt là Thông tư 63

của Bộ GTVT, ôtô kinh doanh vận tải có trọng tải từ 3,5 đến dưới 7 tấn

phải gắn phù hiệu lưu hành, nếu không sẽ bị phạt.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp chỉ chở hàng sản xuất đến

nơi bán mà phải đăng ký kinh doanh vận tải là không hợp lý

Tại TP.HCM, muốn được cấp phù hiệu, doanh nghiệp phải đăng ký bổ

sung kinh doanh ngành vận tải hàng hóa bằng ôtô. Thế là bỗng dưng

doanh nghiệp có thêm ngành kinh doanh mới!

Phải bổ sung ngành nghề mới

Ông Nguyễn Hải Triều, Giám đốc Công ty thủy hải sản Gió Mới, cho biết

từ đầu năm đến nay chiếc xe tải 4,6 tấn duy nhất của doanh nghiệp phải

tạm xếp xó, không thể chạy được vì quy định từ ngày 1/1/2017 xe tải

trên 3,5 tấn phải gắn phù hiệu lưu hành mới được phép lưu thông.

Page 32: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

“Chiếc xe tải này trước giờ tôi vẫn dùng chở hàng của chính doanh

nghiệp mình đến các nhà hàng, vậy mà nay tôi phải thuê một xe khác

chở hàng cho mình vì thủ tục gắn phù hiệu cho xe tải này chưa xong” –

ông Triều nói.

Theo ông Triều, dù hiểu rằng quy định trên nhằm gắn hộp đen cho xe tải để

tiện quản lý, nhưng thủ tục để được gắn phù hiệu cho xe tải khá phức tạp.

Theo đó, ông phải bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải ôtô tại Sở

KH&ĐT TP.HCM, sau đó lên Sở GTVT làm giải trình mục đích sử dụng,

rồi đi đăng kiểm, khai báo lại… mới được gắn phù hiệu, hộp đen cho xe.

“Tôi chỉ có mỗi một chiếc xe tải, cũng không có nhu cầu cho thuê xe nên

thấy rắc rối quá. Tôi đã nhờ dịch vụ làm thủ tục, chấp nhận tốn kém

nhưng đến nay vẫn chưa xong” – ông Triều nói.

Cũng trong tình cảnh như trên, ông Nguyễn Đặng Hiến – Giám đốc

Công ty Tân Quang Minh chuyên sản xuất nước giải khát cho biết doanh

nghiệp có 4 xe tải để chở hàng hóa của công ty đến nhà phân phối,

không chạy thuê.

Nhưng từ đầu năm 2017, theo hướng dẫn của Sở GTVT TP.HCM,

doanh nghiệp phải bổ sung ngành nghề vào giấy đăng ký kinh doanh.

“Chúng tôi không kinh doanh vận tải, nên muốn được cấp phù hiệu cho 4

xe mà không phải bổ sung ngành nghề kinh doanh mới” – đại diện Công

ty Tân Quang Minh đề xuất.

Nên có hướng dẫn sát thực tế hơn

Trong văn bản trả lời một doanh nghiệp có thắc mắc về vấn đề trên, Sở

GTVT TP.HCM cho rằng theo hướng dẫn thực hiện Nghị định 86 của

Chính phủ, khái niệm kinh doanh vận tải bằng ôtô là việc sử dụng ôtô

vận tải hàng hóa, hành khách nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm cả kinh

doanh thu tiền trực tiếp và không thu tiền trực tiếp.

Trong đó, hoạt động kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động

kinh doanh mà đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa

thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình sản xuất đến tiêu thụ…

Do đó, theo Sở GTVT TP.HCM, trường hợp hoạt động của một số doanh

nghiệp có thắc mắc là… kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Trong khi đó, Sở GTVT nêu Thông tư của Bộ GTVT đã hướng dẫn rõ bộ

hồ sơ để được cấp phù hiệu là doanh nghiệp có kinh doanh taxi hay ôtô

kinh doanh vận tải… phải có giấy phép kinh doanh vận tải.

Page 33: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1166/DB23.3.2017.pdfđộ hài lòng của các doanh

Dù Sở GTVT đã trả lời nhưng theo ông Nguyễn Đặng Hiến, công ty ông

chuyên sản xuất nước giải khát, sử dụng xe tải chỉ để chở hàng hóa cho

khách hàng của mình, doanh nghiệp không kinh doanh vận tải, do vậy

quy định phải bổ sung ngành nghề vận tải là không hợp lý.

Ông Hải Triều cũng chia sẻ doanh nghiệp ủng hộ chủ trương gắn phù

hiệu xe tải, nhưng cách làm hiện nay là “đẻ ra” nhiều giấy phép con.

Chưa kể có xe chưa hết hạn nhưng phải đi đăng kiểm lại, tốn kém chi

phí không cần thiết.

Theo luật sư Võ Đan Mạch – Đoàn luật sư TP.HCM, theo Nghị định 86

và thông tư 63/2014 của Bộ GTVT thì doanh nghiệp có xe tải từ 3,5 tấn

phải xin giấy phép kinh doanh ngành nghề vận tải, rồi mới làm hồ sơ xin

phù hiệu.

Vấn đề là thực tế có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng ôtô tải chỉ để vận

chuyển hàng nội bộ, không hạch toán riêng, nên không thể quy vào diện

“doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ôtô không thu tiền trực tiếp”.

Ông Mạch cho rằng đang có cách hiểu vận dụng và quy định chưa sát

thực tế. Vì vậy cơ quan quản lý cần điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp.

“Phải xác định lại thế nào là doanh nghiệp kinh doanh vận tải, chứ không

thể ép bổ sung ngành nghề như vậy. Căn cứ thực tiễn, cơ quan chức

năng cần có văn bản hướng dẫn để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện” –

ông Mạch đề nghị.

Ông Nguyễn Văn Bé – chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN-KCX

TP.HCM, cho rằng với quy trình trên, cách quản lý chẳng khác gì phát

sinh thêm “giấy phép cháu, giấy phép chắt” khi buộc doanh nghiệp sở

hữu xe vận tải nhưng không có nhu cầu kinh doanh ngành vận tải phải

đăng ký kinh doanh lại.

Cũng theo ông Bé, doanh nghiệp đồng ý cần gắn phù hiệu lưu hành cho

xe tải, gắn hộp đen, nhưng với quy trình như hiện nay là không hợp

lý. “Các doanh nghiệp này không thu cước phí của bất cứ đơn vị nào và

đã tự động lắp hộp đen về quản lý từ lâu. Giờ đây phải làm thêm các thủ

tục hành chính trong kinh doanh vận tải là thật sự rườm rà và không cần

thiết” – ông Bé nói.

Theo enternews.vn