a vĂn phÒng chÍnh phỦ cỤc kiỂm soÁt thỦ tỤc hÀnh...

29
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 07 tháng 3 năm 2017

Upload: others

Post on 28-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 07 tháng 3 năm 2017

Bộ, ngành

1. Tỷ lệ DN hài lòng với cải cách hành chính thuế ngày

càng tăng

2. Thêm công cụ đo độ hài lòng của doanh nghiệp với

chính quyền

3. Không thể coi “Giấy vàng - Giấy trắng” tạo gánh nặng thủ tục

4. Thủ tướng sẽ nghe từ “hai tai”, từ cả phía chính quyền

và doanh nghiệp

5. 30 quy định pháp luật tốt và chưa tốt: Tạo sức ép thay

đổi

6. 'Tôi thấy văn hóa công vụ có chút đặc điểm của xin-cho'

Địa phương

7. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung: Không được phép làm khó, gây phiền hà cho doanh nghiệp

8. Kênh phản ánh tin cậy của người dân

1. Tỷ lệ DN hài lòng với cải cách hành chính thuế ngày càng tăng

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

cho thấy, mức độ hài lòng của doanh nghiệp về cải cách thủ tục

hành chính thuế trong năm 2016 ngày càng tăng, có 75% DN được

khảo sát hài lòng với cải cách hành chính thuế.

Chính sách thuế ngày càng đơn giản, dễ hiểu

Việc khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN) được

thực hiện trên 5 khía cạnh là: Tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật và

thủ tục hành chính thuế; thực hiện các thủ tục hành chính thuế; thanh,

kiểm tra và giải quyết khiếu nại thuế; sự phục vụ của công chức thuế;

kết quả giải quyết công việc.

Việc khảo sát này được thực hiện theo phương pháp gửi qua thư. Đối

tượng tham gia khảo sát là các DN đang hoạt động ở 63 tỉnh, thành phố,

được lựa chọn ngẫu nhiên, phân tầng theo các tiêu chí là loại hình DN,

thời gian thành lập DN và lĩnh vực hoạt động...

Để đảm bảo tính đại diện của cộng đồng DN ở mỗi địa phương, có

10.028 DN được gửi phiếu khảo sát, có 3.453 DN đã trả lời, đạt tỷ lệ

phản hồi là 34% (năm 2014 là 27%).

Trên cơ sở các tiêu chí trên, kết quả khảo sát cho thấy, qua những cải

cách hành chính thuế năm 2016, các DN chấm điểm đạt 7,51

điểm, tương đương tỷ lệ là 75%. So với cuộc khảo sát năm 2014, tất các

các chỉ số thành phần đều tăng.

Giao dịch nộp lệ phí trước bạ tại Chi cục Thuế quận Đống Đa, Hà Nội

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng

Tổng cục Thuế cho biết, kết quả này cho thấy, việc tiếp cận thông tin về

quy định thuế và thủ tục hành chính thuế đã được cộng đồng DN ghi

nhận tương đối thuận lợi. “Phần lớn DN hài lòng với những chính

sách thuế và thủ tục hành chính thuế mà họ đã tiếp cận”, ông Nam nói.

So sánh với kết quả cuộc khảo sát năm 2014, có thể thấy cơ quan Thuế

đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc công khai, minh bạch thông tin về

chính sách, quy trình, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, dễ

dàng hơn cho DN. Cụ thể: Thông tin về thủ tục hành chính thuế sẵn có,

dễ tìm (năm 2014 kết quả khảo sát là 79%, năm 2016 đã tăng lên là

87,3%); thủ tục hành chính thuế đơn giản, dễ hiểu (kết quả năm 2014 là

58%, năm 2016 tăng lên 69,8%).

Số DN gặp vướng mắc khi tìm hiểu thông tin, chính sách và thực hiện

các thủ tục hành chính thuế cũng giảm đi đáng kể. Cụ thể là có 55,4%

DN gặp vướng mắc khi tìm hiểu thông tin về thủ tục hành chính thuế

(năm 2014 là 70%). Điểm số chung về chỉ số tiếp cận thông tin năm

2016 là 7,73 điểm, tăng so với năm 2014 là 7,45 điểm.

Khảo sát về thủ tục hành chính thuế năm 2016 đã đề nghị DN cung cấp

thông tin về việc thực hiện 7 nhóm thủ tục hành chính thuế thông

thường, từ đăng ký thuế, đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế, khai

thuế, nộp thuế, hoàn thuế; mua, báo cáo sử dụng hóa đơn, báo cáo sử

dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Kết quả cho thấy, DN cho rằng các

thủ tục hành chính thuế ngày càng đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Doanh nghiệp cảm nhận tích cực về thái độ phục vụ của cán bộ

thuế

Báo cáo đánh giá sự hài lòng của DN đối với cơ quan Thuế được thực

hiện 2 năm một lần. Việc khảo sát nhằm đo lường cảm nhận của DN về

mức độ hài lòng đối với quá trình cải cách hành chính của cơ quan

Thuế.

Trước đó, Tổng cục Thuế đã phối hợp cùng VCCI tổ chức khảo sát đánh

giá sự hài lòng của DN lần 1 vào năm 2014. Kết quả được công bố vào

tháng 8/2015.

Đáng chu ý, đây là nguồn thông tin độc lập, khách quan, giúp cho cơ

quan Thuế có thông tin đầu vào để tiếp tục thực hiện các chương trình

cải cách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, DN của cơ quan

Thuế.

Ngoài đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong năm qua ngành Thuế đã

rất nỗ lực trong việc triển khai dịch vụ khai thuế, nộp thuế điện tử. Điều

này đã đem lại lợi ích thiết thực cho DN, được cộng đồng DN đánh giá

khá cao.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 84,47% DN cho rằng cơ quan Thuế đã

thường xuyên phối hợp để khắc phục sự cố kịp thời. Với đánh giá này,

điểm số chung về chỉ số thực hiện thủ tục hành chính thuế năm 2016 là

7,9 điểm (năm 2014 là 7,73 điểm).

Đánh giá về công tác thanh, kiểm tra thuế, DN đã có nhìn nhận tương

đối tích cực trên một số phương diện so với khảo sát năm 2014. Cụ thể,

DN cho rằng thái độ cán bộ thuế đúng mực khi làm việc với DN được

đánh giá 80% vào năm 2014; năm 2016 là 90%. Điểm số chung về chỉ

số thanh tra kiểm tra thuế năm 2016 là 7,73 điểm (năm 2014 là 7,49

điểm).

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, kết quả khải sát năm 2016 cho thấy,

DN đã có những cảm nhận tích cực hơn đối với tác phong làm việc, trình

độ chuyên môn cũng như tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ công

chức thuế so với năm 2014. Có 53% DN đánh giá tốt, hoặc rất tốt việc

cán bộ thuế hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu và tuân thủ đúng quy trình giải

quyết công việc (tăng 9% so với 2014).

Tỷ lệ cán bộ thuế am hiểu chuyên môn nghiệp vụ cũng được DN đánh

giá cao ở các bộ phận như: Kê khai kế toán thuế 67%; thanh tra, kiểm

tra thuế 65%; tuyên truyền hỗ trợ là 61%; quản lý nợ và cưỡng chế cũng

đạt tỷ lệ là 60%. Điểm số chung về chỉ số phục vụ của cán bộ thuế năm

2016 là 6,36 điểm (năm 2014 là 5,36 điểm)./.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

2. Thêm công cụ đo độ hài lòng của doanh nghiệp với chính quyền

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án Chỉ số phát triển doanh nghiệp của chính quyền nhằm đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN) với chính quền thông qua bộ chỉ số đánh giá.

Theo nguồn tin của Báo Đấu thầu, cách thức đánh giá của bộ chỉ số phát triển DN của chính quyền có nhiều điểm tương tự như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang thực hiện để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

Đề án được xây dựng nhằm đẩy mạnh triển khai nội dung của Nghị quyết số 35/NQ-CP hỗ trợ phát triển DN giai đoạn 2016 - 2020.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, bộ chỉ số PCI chưa phản ánh được hết tình hình “sức khỏe” của DN tại địa phương. Do đó, việc xây dựng Chỉ số phát triển của DN là rất cần thiết. Và tác dụng lớn nhất của bộ chỉ số này là giúp DN có thể phản ánh được những vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Căn cứ vào kết quả đánh giá của DN, chính quyền có thể có những đường hướng cụ thể nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của DN.

Phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển DN của chính quyền được dựa trên các chỉ số đầu vào cho DN (vốn, lao động, môi trường…) và chỉ số đầu ra của DN (lợi nhuận, số việc làm tạo ra hay tổng thuế phải nộp…) theo mô hình toán hồi quy. Kết quả của phương pháp tính này là một bộ trọng số đánh giá rất sát kết quả hoạt động của DN, cũng như phản ánh rõ nhất tại địa phương đó DN đang có vấn đề gì mà chính quyền địa phương cần phải quan tâm điều chỉnh.

Nguồn tin cũng cho biết, khi Đề án Chỉ số phát triển DN được thực hiện, chắc chắn sẽ đón nhận được sự quan tâm và tham gia của DN, nhất là sẵn sàng cung cấp thông tin khảo sát để nói lên tiếng nói của mình, cho biết mình đang cần gì ở chính quyền… Bộ chỉ số này cũng được nhiều nước có nền kinh tế phát triển đẩy mạnh triển khai như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore…

Tuy nhiên, một số DN bày tỏ băn khoăn, khi bộ chỉ số phát triển DN của chính quyền được ban hành, DN phải trả lời khảo sát - đây có phải là một thủ tục hành chính hay không? Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định, đây không phải là một thủ tục hành chính phiền hà, mà gần như là một khảo sát đánh giá về mức độ hài lòng của DN với chính quyền trên nền tảng thông tin có sẵn. Thông qua việc trả lời câu hỏi một cách đơn giản, DN nói được tiếng nói của mình với chính quyền, chính quyền nhìn nhận lại mình để thay đổi nhằm thiết lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN.

Một chuyên gia pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhìn nhận, Chỉ số phát triển DN của chính quyền khảo sát dùng trên thông tin có sẵn nên không tạo thêm thủ tục cho DN. Kết quả đánh giá từ bộ chỉ số này sẽ cho cơ quan quản lý, người dân biết được, trong một năm ở địa phương đó có bao nhiêu DN được thành lập, bao nhiêu DN rời khỏi thị trường, hoạt động kinh doanh lỗ lãi như thế nào… “Đây là một phương pháp tốt để đo độ hài lòng của người dân, DN với chính quyền trong công tác hỗ trợ DN và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh”, chuyên gia này khẳng định.

Theo baodauthau.vn

3. Không thể coi “Giấy vàng - Giấy trắng” tạo gánh nặng thủ tục Ông Bùi Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh

doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, sự có mặt của quy định

về “Giấy vàng - Giấy trắng” trong danh sách quy định chưa tốt là do

chưa hiểu đúng bản chất của vấn đề này.

Thưa ông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa

công bố kết quả bình chọn quy định pháp luật tốt và chưa tốt năm

2016, trong số những quy định chưa thuận lợi cho hoạt động sản

xuất - kinh doanh, có quy định về “Giấy vàng - Giấy trắng” trong

đăng ký doanh nghiệp (DN)...

Trước hết, về cuộc bình chọn trên, có thể coi đây là một nỗ lực bước

đầu của VCCI trong việc ghi nhận phản hồi của cá nhân, tổ chức, DN về

các quy định pháp luật những năm gần đây. Từ 237 quy định được đề

cử, Hội đồng gồm 16 người do VCCI mời đã chọn ra các quy định tốt và

kém dựa trên 10 tiêu chí đánh giá.

Dù vậy, có thể là năm đầu thực hiện, nên còn tồn tại những điểm cần

khắc phục. Ví dụ, chưa có đối thoại trực tiếp giữa nhóm đánh giá với cơ

quan soạn thảo; chưa làm rõ tỷ lệ phản hồi của DN trong hơn 1.700 cá

nhân, tổ chức được hỏi để thấy rõ sự quan tâm của DN đối với cuộc

bình chọn này…

Riêng đối với quy định về “Giấy vàng - Giấy trắng” trong đăng ký DN, tôi

đã đọc lý giải khi xếp quy định này vào danh sách những quy định cần

chỉnh sửa, đó là “tạo ra gánh nặng về thủ tục hành chính và đi ngược lại

với tinh thần cải cách của Luật Doanh nghiệp”. Thực ra, cần có cách

hiểu đúng hơn về bản chất vấn đề và tìm hiểu kỹ hơn mục đích của quy

định này đối với cộng đồng DN.

Xin ông làm rõ thêm?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, Giấy chứng nhận đăng

ký DN bao gồm nhiều nội dung như tên DN, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ,

ngành, nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập...

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật Doanh nghiệp 2014, đã có ý

kiến trái chiều về việc nên hay không nên giới hạn các nội dung ghi trên

Giấy chứng nhận đăng ký DN. Một bộ phận DN ủng hộ quan điểm cải

cách, đề cao quyền tự do kinh doanh của DN và cho rằng, không cần có

những thông tin như ngành, nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng

lập trên Giấy chứng nhận đăng ký DN. Ngược lại, một bộ phận khác vẫn

mong muốn Giấy chứng nhận đăng ký DN thể hiện được những thông

Ông Bùi Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

tin này để thuận tiện cho DN trong giao dịch, trao đổi với đối tác, cơ

quan quản lý nhà nước khác. Nhằm cụ thể hóa quan điểm cải cách và đề cao quyền tự do kinh doanh của DN, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định theo hướng thu hẹp các nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký DN so với Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó, nội dung được ghi chỉ bao gồm tên DN, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ..., mà không bao gồm ngành, nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập. “Giấy vàng - Giấy trắng” thực chất là quy định liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký DN (Giấy vàng - theo cách gọi trong báo cáo của VCCI) và Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (Giấy trắng) tại khoản 2, Điều 49 và các điều 50, 51, 52, 53, 54 của Nghị định số 78/2005/NĐ-CP về đăng ký DN. Theo quy định này, khi DN thông báo thay đổi nội dung đăng ký DN, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký DN, đồng thời công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN và DN coi như đã hoàn tất thủ tục hành chính. Vậy tại sao lại xuất hiện Giấy trắng, thưa ông? Trong quá trình nghiên cứu xây dựng, Dự thảo Nghị định về đăng ký DN đã được thiết kế để xin ý kiến theo hướng, trường hợp thay đổi các nội dung không nằm trên Giấy chứng nhận đăng ký DN, thì DN truy cập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN để biết kết quả của thủ tục mà không cần đến Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không in bất cứ loại giấy xác nhận nào cho DN. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, đối với trường hợp nêu trên, cần phải cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký DN (Giấy trắng - PV) để tiện cho DN khi giao dịch, trao đổi với các đối tác hoặc cơ quan quản lý nhà nước khác. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu, mong muốn của các đối tượng khác nhau, nâng cao sự chủ động, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký DN và tạo thuận lợi cho DN khi thực hiện giao dịch với bên thứ ba, Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã quy định theo hướng trao quyền lựa chọn kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho DN, tức là ngoài phương án truy cập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN để biết kết quả giải quyết thủ tục hành chính, DN có thêm lựa chọn là yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh in Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký DN. Tôi muốn nhấn mạnh, đây không phải là quy định bắt buộc, DN có thể lựa chọn nhận hoặc không nhận Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký DN, nên không thể coi đó là quy định tạo ra gánh nặng thủ tục hành chính được.

Hiện nay, thay vì phải đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả như trước đây, DN hoàn toàn có thể truy cập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN để biết kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Theo baodautu.vn

4. Thủ tướng sẽ nghe từ “hai tai”, từ cả phía chính quyền và doanh nghiệp

Sắp tới Chính phủ sẽ tổ chức sơ kết công tác thực hiện Nghị quyết

35, theo đó, Thủ tướng Chính Phủ sẽ nghe báo cáo từ các Bộ,

ngành, cơ quan liên quan. Trong những báo cáo này, Thủ tướng sẽ

nghe từ hai tai, từ cả phía chính quyền và phía doanh nghiệp.

Toàn cảnh Hội nghị diễn ra sáng nay (6/3) tại Hà Nội.

Thông tin trên đã được TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội

đồng TƯ các HHDN Việt Nam, Phó Chủ tịch hội đồng tư vấn cải cách

TTHC của Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị “Kết quả một năm

thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp –

Phương hướng và giải pháp trong thời gian tới” diễn ra sáng nay (6/3)

tại Hà Nội.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, trong thời gian vừa qua, Chính phủ có 2 Nghị

quyết đặc biệt quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp, đó là Nghị

quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh

tranh quốc gia và Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp.

“Nói theo nghĩa bao dung, bản thân Nghị quyết 19 nằm trong Nghị quyết

35, Nghị quyết 19 có thể coi như là một nội dung của Nghị quyết 35. Bởi

Nghị quyết 19 đề cập tới vấn đề cải cách môi trường còn Nghị quyết 35

triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết” – TS Vũ Tiến Lộc nhận định.

TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng TƯ các HHDN Việt Nam, Phó

Chủ tịch hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ: Sắp tới Chính

phủ sẽ tổ chức sơ kết công tác thực hiện Nghị quyết 35, theo đó, Thủ tướng Chính

Phủ sẽ nghe báo cáo từ các Bộ, ngành, cơ quan liên quan. Trong những báo cáo

này, Thủ tướng sẽ nghe từ hai tai, từ cả phía chính quyền và phía doanh nghiệp.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, hai Nghị quyết quan trọng này nhằm mục tiêu

tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp trong 5 năm, tiến tới năm 2020 có

tổi thiểu 1 triệu doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã

có những quyết sách quan trọng đó là: Chính Phủ kiến tạo – Chính Phủ

phục vụ – Chính phủ hành động vì người dân và vì doanh nghiệp, để

đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi nhất cho doanh

nghiệp.

Cụ thể, Nghị quyết 35 được thực hiện đã giúp chuyển biến mạnh các thủ

tục với doanh nghiệp, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm tới mức

tối đa các điều kinh doanh, giảm chế độ xin cho và công tác thanh kiểm

tra doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, có một yêu cầu quan trọng là một công việc chỉ có một cơ

quan của Chính phủ chịu trách nhiệm và trong mỗi cơ quan chỉ có một

người đảm nhiệm, chịu trách nhiệm. Người dân muốn giải quyết công

việc đó chỉ cần gặp một người, tránh tình trạng doanh nghiệp phải bổ

sung hồ sơ liên tục từ các cơ quan khác nhau. Đặc biệt, Nghị quyết cũng

yêu cầu xây dựng môi trường kinh doanh phải an toàn nhất, thuận lợi.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, Nghị quyết 35 cũng yêu cầu doanh

nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả, xây dựng văn hóa doanh nhân và

có trách nhiệm xã hội.

TS Vũ Tiến Lộc cho biết thêm, qua một năm đi vào cuộc sống, Chính

phủ đã rất quyết liệt, tuy nhiên vẫn còn một số Bộ, ngành địa phương

còn chưa thực sự lan tỏa tinh thần của Nghị quyết. Do đó, sắp tới Chính

phủ sẽ tổ chức sơ kết công tác thực hiện Nghị quyết 35, theo đó, Thủ

tướng Chính Phủ sẽ nghe báo cáo từ các Bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Trong những báo cáo này, Thủ tướng sẽ nghe từ hai tai, từ cả phía

chính quyền và phía doanh nghiệp

“VCCI sẽ tổ chức hội nghị tại cả ba miền để lắng nghe và tổng hợp ý

kiến của doanh nghiệp báo cáo tới Thủ tướng Chính Phủ” – Người đứng

đầu cộng đồng doanh nghiệp khẳng định.

Tại Hội nghị, đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp tại khu

vực phía Bắc cùng thảo luận các nội dung quan trọng, định hướng triển

khai thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP. Đồng thời thảo luận các nhận định

đánh giá, ý kiến và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.

Cụ thể, ông Mai Đình Mạnh – Tổng Thư ký Hiệp Hội cơ điện Việt

Nam đã kiến nghị một số vấn đề về ưu tiên giải quyết vốn sản xuất cho

doanh nghiệp, hiện những doanh nghiệp lớn có sự tiếp cận vốn dễ hơn,

trong khi đó nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề

này. Ông Mạnh cũng kiến nghị cần tăng cường việc người Việt Nam

dùng hàng Việt Nam. “Với vấn đề ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt

Nam, chúng ta đã hô hào nhiều nhưng việc thực hiện chưa thực sự hiệu

quả” – ông Mạnh cho biết.

Đại diện Hiệp Hội cơ điện Việt Nam cũng kiến nghị cần có hàng rào kỹ

thuật để tránh đưa hàng hóa kém chất lượng vào các công trình. Hay

vấn đề đấu thầu quốc tế cho dự án hiện đang có xung đột lợi ích.

Đặc biệt, theo ông Mạnh, nợ đọng kéo dài trong những dự án vốn Nhà

nước đang là điếm vướng cho doanh nghiệp. Nhiều doanh

nghiệp thuộc hiệp hội cho biết có những dự án từ những năm 2011,

2015 nhưng đến nay doanh nghiệp hiện mới thu hồi được 50%. Ông

Mạnh nhận định: “Với nhiều doanh nghiệp nhỏ, việc nợ đọng này sẽ làm

doanh nghiệp “chết””.

“Đấy là một số vấn đề từ phía Hiệp hội cơ điện, nếu chúng ta cứ chỉ họp

và kiến nghị với nhau thôi mà không đến được với Thủ tướng và các cơ

quan nhà nước thì vấn đề của doanh nghiệp sẽ mãi không được giải

quyết” – ông Mạnh nhấn mạnh. Tiếp nhận ý kiến của Hiệp hội cơ điện Việt Nam, TS Vũ Tiến Lộc cho biết, năm 2016, VCCI nhận được trên 400 kiến nghị, đã có 320 kiến nghị được trả lời. Còn khoảng hơn 60 kiến nghị còn lại đang được các bộ ngành nghiên cứu và giải quyết. Bởi có những kiến nghị “vướng” ở tầm pháp luật, phải giải quyết ở chức năng văn bản, cần kiến nghị với Quốc hội xem xét sửa luật, chứ không phải kiến nghị nào cũng thuộc thẩm quyền giải quyết ngay lập tức được. Tất cả các kiến nghị của doanh nghiệp đều được tập hợp báo cáo tới các bộ ngành và Thủ tướng hàng tháng.

Ông Mai Đình Mạnh – Tổng TK Hiệp Hội Cơ điện Việt Nam nhấn mạnh: Nếu các kiến

nghị của doanh nghiệp không đến được với Thủ tướng và các cơ quan nhà nước thì

vấn đề của doanh nghiệp sẽ mãi không được giải quyết.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Văn Đệ – Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho rằng, vai trò của VCCI đóng góp rất nhiều vào việc tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp, đối với Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa, VCCI đã hỗ trợ giải quyết được 11 kiến nghị liên quan đến 11 vấn đề khác nhau, có những kiến nghị cần đến cả điều chỉnh luật. Theo ông Đệ, DNNVV chậm phát triển là bởi vấn đề cơ chế và chính sách, mà trọng tâm là ở những con người thực thi chính sách. “Chính phủ đã đồng hành và tháo gỡ cho chúng ta nhiều việc, có nhiều đột phá trong Nghị quyết 35, cùng kết hợp với Nghị quyết 04 của TƯ

Đảng hỗ trợ hết sức cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chuyển biến còn quá chậm do ảnh hưởng từ nhận thức bao cấp từ bao đời nay không chịu thay đổi, một số đông trì trệ dẫn đến một số lãnh đạo địa phương còn “chưa có ý thức” phối hợp và hỗ trợ. Một số địa phương ký kết với VCCI về thực hiện Nghị quyết 35 chỉ “cho có”, thực chất thì lại thiếu hành động, có thái độ thờ ơ và thiếu trách nhiệm xã hội, gây cản trở sự phát triển của doah nghiệp” – ông Nguyễn Văn Đệ chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Đệ, đại diện Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa: Đối với Hiệp

hội Doanh nghiệp Thanh Hóa, VCCI đã hỗ trợ giải quyết được 11 kiến nghị liên quan

đến 11 vấn đề khác nhau, có những kiến nghị cần đến cả điều chỉnh luật.

Theo đại diện Hiệp Hội Doanh nghiệp Thanh Hóa, vấn đề là ở con người, mà quan trọng và đi đầu là những người lãnh đạo. Bởi chính sách không có ý thức sẽ lôi xã hội tụt lùi. Do đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa kiến nghị Chính phủ tiếp tục phát huy Nghị quyết 35 cùng Nghị quyết 04. “Lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải có điện thoại nóng để tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp. Làm lãnh đạo mà thiếu thông tin là không thể hỗ trợ cho doanh nghiệp được. Lãnh đạo TƯ cần quán triệt được đội quân “giúp việc” để tiếng nói của doanh nghiệp đến được với lãnh đạo thì Nghị quyết mới thực hiện tốt được.Nếu các lãnh đạo làm được như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mặc thường phục bất ngờ tham dự hội nghị của tỉnh, địa phương để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được nhờ” – ông Đệ bày tỏ.

Bên cạnh đó, ông Đệ cũng đề cập tới vấn đề thanh kiểm tra trong doanh

nghiệp còn rất nặng. Nhiều văn bản thông tư đã cũ vẫn đang được viện

dẫn, khiến nhiều doanh nghiệp bị thanh kiểm tra hàng chục lần/năm. Do

đó ông đề nghị Nghị quyết 35 và Nghị quyết 04 phải đi vào cuộc sống,

làm thế nào để năm 2017, cộng đồng doanh nghiệp thực sự được tạo

điều kiện phát triển.

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hiệp hội

Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may cho

biết, trong năm 2016 có 100.000 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới

nhưng lại có 13.000 doanh nghiệp giải thể. Bên cạnh đó, xuất siêu 2016

đạt 2,86 tỷ USD nhưng riêng tháng 2/2017 lại nhập siêu 1,3 tỷ USD. Do

đó, “liều thuốc” Chính phủ còn chưa đủ, chưa đúng điểm.

Cũng theo ông Dương, những vấn đề Chính phủ quan tâm là đúng

nhưng phải kéo dài mới có thể thành công được vì đụng chạm cơ chế.

TƯ rất quyết liệt, ở tỉnh Hưng Yên cũng rất quyết liệt nhưng mạng lưới

phía dưới đang còn phải chờ sự chuyển biến trong hành động.

“Chúng ta tin rằng đó là đúng hướng nhưng doanh nghiệp vẫn phải chờ.

Tôi nghĩ 5 năm chưa chắc đã làm được nhiều. Chúng ta cần làm thế nào

để nuôi sống các doanh nghiệp đang tồn tại, từ đó làm động lực cho các

doanh nghiệp khác mở rộng” Chủ tịch Hiệp hội DN Hưng Yên nhận định.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội DN Hưng Yên, Phó Chủ tịch HH Dệt

may: Chúng ta cần làm thế nào để nuôi sống các doanh nghiệp đang tồn tại.

Cụ thể, theo ông Dương, doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay cạnh tranh

rất quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó là vấn đề tỷ

giá. Tại sao hướng đến xuất khẩu mà không điều chỉnh tỷ giá? Điều đó

có nên không?

Do đó, Chủ tịch Hiệp hội DN Hưng Yên đề nghị hãy tạm gác lại cái lâu

dài mà tập trung kiến nghị để giúp doanh nghiệp hồi sinh và phát triển

được trong thời đại hiện nay.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề nội tại trong doanh nghiệp, ông Nguyễn

Mạnh Thản – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ cho rằng,

cản trở lớn nhất của lực lượng sản xuất là đạo đức và năng lực còn hạn

chế. Một số doanh nghiệp văn hóa doanh nghiệp còn yếu kém, không

hợp tác, không tái cấu trúc trong thời điểm này, không tự làm mới mình.

Dẫn đến tình trạng “Con sâu làm rầu nồi canh”, làm chậm sự phát triển

chung của cộng đồng doanh nghiệp. Đây là điều Nhà nước cần quan

tâm chú trọng.

Ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch Hiệp hội Phú Thọ cho rằng, cản trở lớn nhất của

lực lượng sản xuất là đạo đức và năng lực còn hạn chế

Ông Thản cũng đề cập, qua một năm triển khai Nghị quyết 35, quan

điểm giải quyết của công chức làm lãnh đạo còn chưa thống nhất, không

có tiêu chí chung nào, Bộ máy cấp dưới vẫn còn nhiều bất cập. Do đó

cần tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ công chức và lãnh đạo.

“Chính phủ phải có bộ máy gồm những con người tâm sáng, có năng lực

tiếp thu những vấn đề bất cập và cản trở trong sản xuất của doanh

nghiệp để từ đó giải quyết và tạo điều kiện gỡ khó cho doanh nghiệp” –

Chủ tịch Hiệp hội Phú Thọ bày tỏ.

Vị này cũng kiến nghị VCCI nên đưa ra những chương trình đào tạo

ngắn hạn nâng cao nhận thức doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh

nghiệp doanh nhân để doanh nghiệp không đi lệch hướng. Bên cạnh đó

cần đào tạo những cán bộ công chức làm việc liên quan đến chính sách

chế độ.

Trong khi đó, ông Trần Hùng- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp

hội quảng cáo Việt Nam cho biết: Nói về Nghị quyết 35 và Nghị

quyết 19, chúng tôi rất phấn khởi chào đón, nhưng từ đó đến nay, với

ngành quảng cáo chúng tôi chỉ có đi xuống, không có chuyển biến như

các ngành khác. Tất cả vấn đề chúng tôi kiến nghị từ năm 2015, chỉ có

1-2 đơn vị trả lời tới Hiệp hội, còn lại hầu như không có phản hồi. Năm

2016, Hiệp hội cũng có những văn bản gửi VCCI tổng hợp nhưng chưa

nhận được giải quyết.

Theo ông Hùng, ngành quảng cáo chỉ có đi xuống, không có chuyển biến tích cực

nào từ việc hỗ trợ doanh nghiệp của Nghị quyết 35.

Theo ông Hùng, trong ngành quảng cáo, nhiều doanh nghiệp đóng cửa bởi nghị định và thông tư chồng chéo nhau. Nhiều hướng dẫn theo Luật Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Công Thương vẫn tồn tại và gây khó khăn cho DN quảng cáo. Ví dụ, một quảng cáo ngoài trời mấy chục m lại yêu cầu phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, điều này là không thể. Các nhà quảng

cáo về thuốc và bao bì được cả 3-4 bộ cùng xét duyệt hay cùng nội dung nhưng Bộ Công Thương đồng ý còn Bộ Y tế lại không đồng ý. Tại hai thành phố sôi động nhất về hoạt động quảng cáo là Hà Nội và TP HCM, đây cũng đồng thời là 2 thành phố gây cản trở nhất về quảng cáo. Đặc biệt, cũng không có quy hoạch về quảng cáo, trong khi đó lại vẫn được xếp hạng và yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo trên địa bàn dừng không được quy hoạch, dẫn tới một số doanh nghiệp phải “đi chui” để tồn tại và hoạt động. Do đó đại diện Hiệp hội quảng cáo kiến nghị cải cách thủ tục hành chính phải theo hướng tập trung và nhất quán, có sự điều chỉnh phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp ngành quảng cáo. Ông Nguyễn Xuân Thành, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình nhận định, Nghị quyết 35 là “luồng gió mới”, tạo niềm tin cho nhân dân vào Chính phủ, là đúng, là trúng lòng dân và doanh nghiệp. Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng các Bộ ngành tăng cường kiểm tra thực hiện việc Nghị quyết 35 để phát hiện ưu, nhược, tăng cường hội thảo, tập huấn chuyên đề để nâng cao trình độ cán bộ công chức, coi đây là khâu cốt lõi. Bên cạnh đó, ông Thành cho rằng việc ban hành cơ chế chính sách đồng bộ với pháp luật, đặc biệt cần có chính sách vay vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI, tinh thần chung của các ý kiến từ các Hiệp hội doanh nghiệp đều cho thấy NQ 35 là bước đột phá về chính sách, nếu thực hiện được đúng như NQ thì sẽ là sự hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả còn chưa thực sự được mong muốn bởi ở một số nơi, một số bộ ngành còn trì trệ, không muốn bắt tay vào thực hiện và giải quyết với nhiều lý do. Do đó, Chủ tịch VCCI cho biết, chủ đề cuộc gặp gỡ Thủ tướng sắp tới sẽ là khẩu hiệu từ thông điệp đến hành động, nhấn mạnh vai trò của hành động, nếu Chính phủ hành động và làm tốt những điều đã cam kết, đó sẽ là điểm mở tốt choDN phát triển. Trong cuộc gặp của Thủ tướng với DN, sẽ không chỉ có những báo cáo của các bộ ngành, mà các Hiệp hội DN đều có kiến nghị của mình. Trước cuộc gặp đó, Thủ tướngsẽ đọc những kiến nghị tổng hợp từ những kiến nghị chung đến những kiến nghị cụ thể, con số cụ thể. Vì vậy, Chủ tịch VCCI cũng rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến và kiến nghị từ các Hiệp hội và DN.

Theo enternews.vn

5. 30 quy định pháp luật tốt và chưa tốt: Tạo sức ép thay đổi

Cuộc bình chọn 30 quy định pháp luật tốt nhất, kém nhất sẽ góp

phần cổ vũ những quy định tốt, đồng thời tạo sức ép sửa đổi

những quy định bất hợp lý.

Sáng 28/2, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố 30 quy định pháp luật tốt nhất và 30 quy định pháp luật kém nhất theo bình chọn của các bộ ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc ví von rằng cuộc bình chọn có thể được coi như giải Oscar cho các quy định pháp luật tốt và chưa tốt tại Việt Nam.

Báo Đầu tư: Chờ tác động từ 30 quy định tốt nhất – kém nhất Những quy định có tên trong danh sách 30 quy định tốt nhất không có nhiều bất ngờ, vì khi được ban hành, những phản ứng tích cực từ cộng đồng kinh doanh đã rất rõ. Ví dụ như việc bãi bỏ tội kinh doanh trái phép; Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện; bãi bỏ quy định về mức trần 15% cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hỗ trợ... Tương tự, trong danh sách 30 quy định kém nhất, có những quy định bị dư luận phản ứng rất mạnh vì sự vô lý, không khả thi, Ví dụ như: Nước thải của chuồng lợn sau xử lý phải đảm bảo có thể uống được; quy định về bình chữa cháy trên ô tô; quy định đóng tài chính cho công đoàn

bằng 2% quỹ lương hay quy định thời gian làm thêm không quá 200 giờ/năm… Tờ Tuổi trẻ: Công bố 30 quy định pháp luật kém Hay như quy định về việc cấm đặt tên doanh nghiệp trùng với tên danh nhân, nhằm tránh những trường hợp khi doanh nghiệp có vấn đề, sẽ thành: "Công ty Nguyễn Trãi phá sản", "Doanh nghiệp Nguyễn Du trốn thuế" hay "Công ty Lê Lợi lừa đảo"… được đánh giá là quy định "cường điệu hóa", lo quá đà của người xây dựng chính sách. Các doanh nghiệp phản ứng tích cực thế nào với cuộc bình chọn này. Thậm chí, có ý kiến cho rằng: chỉ nên thực hiện bình chọn quy định tồi nhất, còn quy định tốt thì không cần thiết, vì người làm chính sách là phải xây dựng những quy định tốt. Báo Đại Đoàn Kết: Nỗ lực minh bạch môi trường kinh doanh Có người cho rằng: Cuộc bình chọn là một cú "tấn công" vào thành trì các quy định pháp luật nhiều rối rắm, phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hiện nay của Việt Nam. Nhìn lại những quy định được giới kinh doanh đánh giá là tồi nhất này, mới thấm thía câu nói, chẳng ai làm khổ chúng ta bằng chính chúng ta làm khổ chúng ta.

Tờ Tiền Phong: Bình chọn những quy định tốt và tồi nhất: Có thể kiện cơ quan xây dựng văn bản sai

Một lãnh đạo DN khi nói về hàng loạt những quy định được nằm trong

danh mục "quy định tồi" đã thẳng thắn đưa ra nhận định rằng: Chúng tôi

thấy có cảm giác, công chức gác chân gầm bàn xây dựng văn bản luật,

và xuất hiện cả lợi ích nhóm trong đó, từ đó dẫn đến các quy định chồng

chéo, chi phí không chính thức của DN bị đội lên".

Và vị này cũng đề nghị các nhà làm chính sách cần thâm nhập vào thực

tế, đặt mình vào DN để biết, để hiểu và đồng cảm với DN, để từ đó đưa

ra những chính sách nhằm hỗ trợ DN chứ không phải là những mệnh

lệnh "hành là chính".

Từ phía cơ quan tổ chức bình chọn, Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam ghi nhận những phản hồi tích cực: Trong danh sách 30 quy

định chưa tốt được công bố lần này, đã có 5 quy định được sửa đổi sau

khi danh sách ngắn được gửi tới các cơ quan có liên quan; 13 quy định

đã có tên trong kế hoạch sửa đổi của các bộ, ngành.

Tờ Tuổi trẻ: Bộ ngành muốn giữ 10 quy định bị đánh giá "kém"

Tuy nhiên, vẫn còn 10 quy định không được các bộ ngành nhắc đến

hoặc chưa có kế hoạch sửa vì cho rằng: kết quả bình chọn này còn phụ

thuộc nhiều vào tính khách quan, chủ quan của bộ câu hỏi và các tiêu

chí đánh giá.

Những phản hồi của các bộ, ngành về cuộc bình chọn các quy định

pháp luật năm 2016 cho thấy, sự đồng thuận trong việc nhìn nhận các

quy định kém là không dễ vì cơ quan quản lý và người chịu tác động có

góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu để hướng

tới mục tiêu là Chính phủ kiến tạo, hành động phục vụ doanh nghiệp, lấy

khách hàng, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là mục tiêu thì bắt

buộc phải lắng nghe, xem đối tượng chịu ảnh hưởng đánh giá ra sao về

chất lượng phục vụ.

Tờ Diễn đàn Doanh nghiệp

Tờ Diễn đàn Doanh nghiệp bình luận, việc lần đầu tiên cuộc bình chọn

này được tổ chức đã thể hiện thông điệp về Chính phủ phục vụ lấy

doanh nghiệp và người dân làm đối tác. Nếu cơ quan nào gây thiệt hại

cho doanh nghiệp và người dân vì những văn bản mà họ ban hành thì

có thể phải chịu bồi thường.

Tờ Sài Gòn giải phóng: Tạo sức ép thay đổi

Tờ SGGP cho rằng cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt, kém sẽ

góp phần cổ vũ những quy định tốt, đồng thời tạo sức ép sửa đổi những

quy định bất hợp lý, cũng như "phanh" lại những chính sách không phù

hợp, có thể có trong tương lai.

Theo vtv.vn

6. 'Tôi thấy văn hóa công vụ có chút đặc điểm của xin-cho' Chính sách dù có đúng đến đâu nhưng công chức không tuân thủ thì cũng không thể thúc đẩy phát triển văn hóa công vụ.

Bộ Nội vụ vừa trình Thủ tướng đề án văn hóa công vụ (VHCV). Đề án này có tham vọng xây dựng, nâng cao VHCV, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Thu Linh, nguyên giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia, nói: VHCV theo tôi là sự tự giác, tự nguyện thực thi các quy định luật pháp của công chức trong thi hành công vụ. Có chút mùi vị “xin-cho” . Phóng viên: Việt Nam đã từng có nền VHCV chưa? VHCV của Việt Nam hiện nay, theo bà có những đặc điểm gì? + PGS-TS Nguyễn Thu Linh: Nếu hiểu văn hóa là câu trả lời của cộng đồng người trước các thách đố của cuộc sống thì chắc chắn Việt Nam cũng có VHCV. Khi hoàn cảnh thay đổi, tất nhiên câu trả lời cũng sẽ thay đổi. Ví dụ, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, VHCV là vì nước quên thân, vì dân quên mình. Có thể thấy rõ đặc điểm này vì đã có độ lùi về thời gian. Còn khi nhìn nhận về VHCV hiện nay, Bộ Nội vụ cần lấy ý kiến đánh giá của các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân. Khi xây dựng đề án VHCV, Bộ Nội vụ hình như đã bỏ qua yêu cầu này. Cá nhân tôi thấy VHCV hiện nay có chút đặc điểm của “xin-cho”. Và Chính phủ đang muốn đào thải thói xấu này. . Thưa bà, vì sao vấn đề VHCV lại được đặt ra trong thời điểm này. phải chăng đó là một giải pháp để xóa bỏ chút đặc điểm “xin-cho” ấy? + Văn hóa là khái niệm rất rộng, được kết tinh, hun đúc bởi từ rất nhiều hoạt động: Chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, lối sống… Vậy muốn đào thải “xin-cho” trong VHCV sẽ không thể bằng một đề án trực tiếp can thiệp vào cái được hình thành từ nhiều mặt hoạt động trong công vụ như lễ nghi, giao tiếp, kiến trúc, trong quản lý công chức, hiệu quả công vụ… . Tức là đề án VHCV mà Bộ Nội vụ vừa trình Thủ tướng Chính phủ không phải là giải pháp cơ bản cho vấn đề này? + Đề án đó muốn “điều chỉnh ở tầm vĩ mô, có tính chất định hướng, ổn định, lâu dài về VHCV”. Song dự thảo không đủ tầm khái quát nên có những nội dung còn khá mơ hồ, chung chung.

Hơn nữa, qua các ví dụ về xây dựng VHCV của các nước trong đề án, chúng ta cũng thấy rằng cách thức mà chính phủ các nước muốn hình thành diện mạo của VHCV là thực thi các quy định cụ thể về các hoạt động của công vụ để cụ thể hóa, để xác định, bảo vệ giá trị VHCV mà Chính phủ mong muốn.

Thái độ lịch sự, tôn trọng với người dân là một trong những điểm thể hiện văn hóa

công vụ. Ảnh: HTD

Chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể, mang tầm vĩ mô hơn. Chẳng hạn, ai cũng thấy xu hướng các địa phương khi xây dựng công sở trong nhiều năm nay thiên về thể hiện quyền uy với nhiều bậc thang vươn lên, công trình đồ sộ nhưng công năng kém… Nếu thể hiện triết lý: Công dân là khách hàng của nền hành chính thì kiến trúc phải thể hiện sự thân thiện, tiện dụng. Tại sao không có “Người Việt Nam xấu xí”? . Tôi cho rằng VHCV có mối liên hệ chặt chẽ với nền văn hóa Việt Nam nói chung. Vậy theo bà, phải xuất phát gì từ văn hóa để nền công vụ Việt Nam thực sự… có văn hóa? + Mối liên hệ tất yếu giữa VHCV với văn hóa dân tộc đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm như Bộ VH-TT&DL, Ban Tuyên giáo Trung ương… chủ trì đánh giá lại văn hóa Việt Nam về điểm mạnh, điểm yếu. Đánh giá xem cần kế thừa và phát triển những giá trị nào trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong khi Trung Quốc dám khởi xướng sự đánh giá này sâu rộng trong xã hội thông qua cuốn sách Người Trung Quốc xấu xí của Bá Dương thì Việt Nam cũng chưa có được một công trình nào tương tự như thế. Trong khi nếu đọc cuốn sách trên, ta cũng thấy những thói xấu trong đó là của người Việt Nam.

. Nếu nói như bà thì Bộ Nội vụ cần phải làm nhiều việc cụ thể hơn là việc xây dựng đề án? + Trước mắt Bộ Nội vụ nên tập trung năng lực giám sát quy trình quản lý công chức của các cơ quan công quyền trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, đánh giá công chức. Đặc biệt cần xử lý minh bạch, nghiêm túc các sai phạm và quy trách nhiệm rõ ràng với người đứng đầu các tổ chức. Hành chính công là hệ thống thứ bậc, tầng nấc nên yêu cầu về quy trách nhiệm và xử lý sai phạm của người đứng đầu rất quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Bởi trách nhiệm thực thi của công chức hiện còn yếu kém, kỷ luật công vụ còn lỏng lẻo. Nếu hiểu VHCV là nói đi đôi với làm, là xử lý nghiêm minh các vi phạm, là đãi ngộ dựa trên kết quả công vụ thì khắc sẽ có VHCV xứng tầm với lòng dân. Gỡ nút thắt của việc phát triển văn hóa công vụ . Thủ tướng gần đây cũng có nhiều phát biểu, hành động nhằm chấn chỉnh VHCV. Bà nhận xét thế nào về những động thái này? + Sự sắc sảo và sát sao, ngay thẳng trong chỉ đạo của Thủ tướng cho thấy Thủ tướng nhìn ra vấn đề là thực lòng mong muốn thay đổi. Song bộ máy có hành động theo Thủ tướng hay không là một vấn đề đáng bàn. Có nhiều ý kiến đã cho hay hiện có thực trạng trên thì nóng dưới thì lạnh. Chính sách dù có đúng đến đâu nhưng đội ngũ công chức thừa hành không tuân thủ thì cũng không có tác dụng thúc đẩy phát triển VHCV. Nút thắt hiện nay đang nằm ở đây. Kinh nghiệm ấy cho thấy: Nếu chúng ta nghiêm chỉnh giám sát việc tuân thủ các quy định cụ thể đã có đối với công chức để họ tự giác, tự nguyện chấp hành, Việt Nam tự khắc sẽ có VHCV. . Xin cám ơn bà.

Không ngắt điện thoại đột ngột

Cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng với người dân, lãnh đạo và đồng nghiệp; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà khi thi hành công vụ. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc. Khi nói chuyện điện thoại cần điều chỉnh âm vực giọng nói của mình vừa đủ nghe, tránh nói to ảnh hưởng đến công việc của người xung quanh; không ngắt điện thoại đột ngột. Nghiêm cấm các hành vi đánh bạc; sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc lá trong phòng làm việc; hành vi quấy rối tình dục; mê tín dị đoan. (Trích nội dung dự thảo đề án Văn hóa công vụ)

Theo plo.vn

7. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung: Không được phép làm khó, gây phiền hà cho doanh nghiệp

Sáng 6-3, chủ trì hội nghị giao ban với các sở ngành, dẫn chứng có

dự án thi công chỉ mất 3,5 tháng mà 6 tháng làm thủ tục không

xong là không thể chấp nhận được, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức

Chung yêu cầu rút ngắn các thủ tục và xử lý nghiêm việc gây khó,

phiền hà cho doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu rút ngắn các thủ tục và xử lý nghiêm

các hành vi gây khó dễ cho doanh nghiệp

Theo Sở KH&ĐT, sau kỳ nghỉ Tết, các doanh nghiệp bắt đầu sản xuất

ngay theo kế hoạch. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2017 tăng

2,7% so với tháng 1 và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2016. Thu ngân

sách trên địa bàn ước thực hiện tháng 2 là 31.948 tỷ đồng, đạt 15,6% dự

toán. Cũng trong tháng 2, toàn thành phố đã thu hút đầu tư được 536,9

triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2016; có 2.880 doanh nghiệp

thành lập mới, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2016...

Tham mưu còn vòng vo...

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

đánh giá, toàn bộ các sở ngành đã thực hiện nghiêm kỷ cương hành

chính ngay từ đầu năm. Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ vửa qua,

Thủ tướng cũng biểu dương Hà Nội về vấn đề này.

Thẳng thắn chỉ ra công tác tham mưu của một số sở ngành có lúc, có

nơi còn vòng vo, Chủ tịch UBND TP yêu cầu xem xét kỹ lại quy trình,

quy chế; cải cách hành chính nội bộ trước để làm sao các thủ tục vừa

chính xác vừa ngắn gọn nhất. Công tác tham mưu cũng cần rõ ràng,

khoa học hơn...

Lấy dẫn chứng về việc doanh nghiệp cam kết một dự án nước sạch chỉ

thi công mất 3,5 tháng nhưng thủ tục mất đến 6 tháng là không thể chấp

nhận được, Chủ tịch UBND TP yêu cầu 7 đơn vị là: Sở QH-KT, Sở KH-

ĐT, Sở Văn hoá Thể thao, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở TN-

MT phải kết nối với nhau để rà soát quy trình, quy chế phối hợp; tránh

tình trạng sở nào cũng phải xin ý kiến... “Doanh nghệp phản ánh vẫn

phải đi lại nhiều, văn bản chồng chéo. Chúng ta phải tiếp thu để giảm tối

đa thủ tục nếu không sẽ không thu hút được đầu tư”, Chủ tịch UBND TP

lưu ý.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu rà soát chất lượng các dự án

Xử lý nghiêm việc gây khó cho doanh nghiệp

Đối với việc triển khai nhà vệ sinh công cộng đang được dư luận quan

tâm, Chủ tịch UBND TP khẳng định, đây là chủ trương đúng, được

người dân ủng hộ. Lý do của việc chậm tiến độ là do vướng mắc lợi ích

cục bộ. “Các nhà vệ sinh này là để phục vụ người dân nhưng có nơi,

chính quyền cơ sở lại phản đối. Thành phố sẽ xử lý nghiêm những việc

gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.”, Chủ tịch UBND TP nói rõ.

Với một số vấn đề dân sinh bức xúc, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các sở,

ngành cần xử lý nghiêm các biển quảng cáo sai phép. Sở Văn hóa và

Thể thao cần tiếp tục đôn đốc tháo dỡ biển quảng cáo trái phép; rà soát

các cửa hàng có quảng cáo chiếm hết mặt tiền vẫn tồn tại ở một số

tuyến phố.

Liên quan đến dịch cúm gia cầm H7N9 đang diễn biến phức tạp tại

Trung Quốc, ngoài việc chủ động phòng chống dịch, Chủ tịch UBND TP

Hà Nội yêu cầu Sở Y tế Hà Nội cần có những hướng dẫn cho người dân

về cách phòng tránh cụ thể; có những cảnh bảo cho người dân.

Về việc triển khai lập sổ khám chữa bệnh cho người dân, Chủ tịch

UBND TP chỉ đạo Sở Y tế cần sớm xin ý kiến Bộ Y tế về danh mục

những việc phải làm, xét nghiệm cần có những gì... để từ đó các

phường đang triển khai thí điểm có thể rút kinh nghiệm trước khi nhân

rộng sang các phường khác trên toàn thành phố.

Với việc triển khai thí điểm tầm soát ưng thư đường tiêu hoá cho người

dân Thủ đô, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, cần phân tích nguyên nhân,

tư vấn người dân cách phòng tránh bởi đây mới là mục tiêu quan trọng

nhất của chương trình này...

Theo anninhthudo.vn

8. Kênh phản ánh tin cậy của người dân Rất nhiều bức xúc của người dân được phản ánh qua "đường dây

nóng" đã được chính quyền TP Hồ Chí Minh tiếp nhận chỉ đạo, xử

lý rốt ráo làm người dân hài lòng. "Ðường dây nóng" của UBND

thành phố đang dần trở thành một kênh phản ánh thông tin đáng

tin cậy của người dân…

Bộ phận trực đường dây nóng của Văn phòng UBND thành phố

Giải quyết ngay bức xúc của người dân

Ðó là trường hợp của anh LLT (ngụ phường 12, quận 10) khi gọi đến

"đường dây nóng" của Văn phòng UBND thành phố phản ánh về tình

trạng mỗi khi đến UBND phường 12 làm giấy tờ mà lãnh đạo đi vắng,

hoặc bận họp thì anh luôn phải chờ đợi hoặc được hẹn hôm khác. Ngay

khi tiếp nhận phản ánh nêu trên của người dân, Văn phòng UBND thành

phố đã liên lạc với tổ xử lý thông tin "đường dây nóng" của UBND quận

10 để chỉ đạo giải quyết. Chỉ năm phút sau, anh T đã nhận được kết quả

giải quyết thủ tục hành chính của UBND phường. Qua sự việc này,

UBND quận 10 cũng đã yêu cầu UBND phường 12 phải bảo đảm giải

quyết các thủ tục hành chính nhanh, đúng thời gian khi người dân đến

giao dịch hành chính tại phường, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng

tương tự.

Không chỉ giải quyết ngay những vụ việc đơn giản mà cả những vụ việc

phức tạp liên quan khiếu kiện đất đai cũng được tổ xử lý thông tin của

"đường dây nóng" thành phố tiếp nhận xử lý một cách rốt ráo. Ðiển hình

như trường hợp của bà Nguyễn Thị Cẩm H (ngụ phường 1, quận Tân

Bình). Bà H phản ánh đến "đường dây nóng" của Sở Tài nguyên và Môi

trường (TN-MT) thành phố: Năm 2014, cha bà H bán nhà cho ông T.

Ngày 2-10-2014, giấy tờ công chứng xong. Ðến ngày 3-10, cha bà H bị

bệnh cho nên không đến làm thủ tục được. Ðến khoảng 14 giờ cùng

ngày, cha bà H nộp giấy cho đơn vị thuế để có chứng từ nộp qua Sở

TN-MT thì 15 giờ chủ quyền nhà đã đứng tên ông T trong khi ông T

chưa trả tiền cho người bán. Bà H cũng phản ánh thêm, ngày 2-10-

2014, hai bên mới giao dịch nhưng ngày 30-9-2014, một cán bộ của Sở

TN-MT đã ra sẵn thủ tục. Khi bà H khiếu nại thì bộ phận này đẩy trách

nhiệm qua bộ phận khác. Hơn hai năm khởi kiện, gia đình bà H chưa

nhận được sự xét xử công bằng.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của bà H, ngày 7-3-2016,

đích thân Giám đốc Sở TN-MT đã tiếp cha của bà H. Người đứng đầu

Sở TN-MT thành phố đã hướng dẫn, giải thích và cha bà H đã đồng ý

với hướng giải quyết của sở. Ngày 15-3, Sở TN-MT đã có công văn gửi

TAND quận Tân Bình đề nghị sớm giải quyết vụ án dân sự hủy hợp

đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất theo

đơn khởi kiện của gia đình bà H…

Tạo niềm tin trong nhân dân

Việc giải quyết bức xúc của gia đình bà H sau khi tiếp nhận thông tin qua

"đường dây nóng" của lãnh đạo Sở TN-MT chỉ là một trong nhiều nỗ lực

mà lãnh đạo sở này đang thực hiện để tạo thêm niềm tin trong dân.

Theo Phó Giám đốc Sở TN-MT thành phố Hồ Chí Minh Trần Văn Thạch,

sau một năm có chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố trong việc tiếp

nhận, phản hồi thông tin của tổ chức, cá nhân qua điện thoại (đường

dây nóng), Sở TN-MT đã tiếp nhận 177 thông tin phản ánh, đã giải quyết

được 172 thông tin, còn năm thông tin đang xử lý. Các thông tin phản

ánh chủ yếu là các vấn đề liên quan khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất

đai. Những thông tin của người dân đến "đường dây nóng" đã giúp lãnh

đạo sở có thêm kênh thông tin để khắc phục những bất cập trong công

tác điều hành công việc.

Chánh Văn phòng UBND quận Bình Tân Nguyễn Anh Cường cho biết

thêm, thông tin từ "đường dây nóng" rất đa dạng, giúp chính quyền địa

phương có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn

quận. Ðây chính là kênh đo lường sự hài lòng của người dân đối với

chính quyền. Nhiều thông tin phản ánh qua "đường dây nóng" giúp quận

nhìn nhận lại công tác chỉ đạo, điều hành của mình đạt hiệu quả như thế

nào và cần phải làm gì để người dân hài lòng hơn. Chẳng hạn, trong

thời gian ngắn mà nhận nhiều thông tin phản ánh về trật tự lòng, lề

đường tức là người dân chưa hài lòng về vấn đề đó, quận sẽ tập trung

xử lý quyết liệt hơn.

Tại buổi làm việc mới đây với Sở TN-MT thành phố về công tác xử lý

thông tin phản ánh của người dân qua "đường dây nóng", Chánh Văn

phòng UBND thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết, Sở TN-MT

là đơn vị nhận được số thông tin phản ánh qua "đường dây nóng" nhiều

thứ ba trong số các sở, ngành của thành phố, sau Sở Giáo dục và Ðào

tạo và Sở Giao thông vận tải. Bản thân lãnh đạo sở cũng đã nỗ lực giải

quyết nhiều bức xúc của người dân. Tuy nhiên, để hiệu quả của "đường

dây nóng" được nâng cao, các chuyên viên tiếp nhận thông tin cần ứng

phó một cách linh hoạt, tiếp nhận thông tin một cách nghiêm túc, tạo

niềm tin cho người phản ánh.

Lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện sau khi xử lý, phản hồi thông tin

cho người dân, cũng cần phải khái quát lại sự việc, rà soát bộ máy quản

lý, từ đó rút kinh nghiệm chung và chấn chỉnh lại quy trình công tác.

Ðồng thời, với việc xử lý những phản ánh của người dân, nhất là với

những khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, cần thực hiện tới cùng, theo dõi,

giải quyết sự việc trong thời gian nhất định, tránh trường hợp chỉ trả lời

chung chung. Ngoài ra, công tác phối hợp xử lý những vấn đề liên quan

tới nhiều sở, ngành cũng cần được tăng cường...

"Phần mềm "đường dây nóng" do Văn phòng UBND thành phố điều

hành có chức năng chuyển thông tin đến sở và cập nhật kết quả xử

lý, không có chức năng kiểm soát, theo dõi việc giải quyết thông tin

tại sở, không có chức năng thống kê, báo cáo. Việc theo dõi quá

trình giải quyết nhằm đôn đốc việc thực hiện của phòng, ban, đơn

vị, văn phòng sở phải thao tác bằng tay... Do vậy, phần mềm

"đường dây nóng" nên bổ sung chức năng phân loại để thuận tiện

trong việc thống kê, báo cáo và chức năng theo dõi quản lý đối với

các sở, ngành, quận, huyện".

Trần Văn Thạch

Phó Giám đốc Sở TN-MT TP Hồ Chí Minh

Theo nhandan.com.vn