ephata 610

43
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com "KHI ĐẤT NƯỚC TÔI THANH BÌNH…" Những ngày đất nước tôi còn chìm trong khói lửa chiến tranh, bao nhiêu lần tôi đã cất cao những lời hát như vậy để mơ về một ngày thanh bình không còn tiếng súng. Niềm mơ ước ấy cứ luẩn quẩn trong đầu óc thanh niên chúng tôi thời bấy giờ, và rồi đến ngày im tiếng súng, máu thịt thôi rơi vì cuộc chiến huynh đệ tương tàn, ước mơ ấy trở lại cho dù có lắm khi không hài lòng vì một thứ "thanh bình" như thế. Vì công việc nên tôi có cơ hội đi lại hầu hết những nơi vang danh chiến trường xưa, có những nơi dừng chân lại đôi ba ngày, có những nơi thoáng qua để hồi tưởng bạn bè đã nằm xuống, nhưng có những nơi hạnh phúc cho tôi khi được dâng lễ, dù chỉ là một căn Nhà Nguyện đơn sơ vách lá hay một khoảng sân đất nhỏ tụ họp vài trăm người, thế là quá đủ, quá đủ cho giấc mơ về một ngày được đi thăm khắp nơi. Giấc mơ của một người lớn lên trong chiến tranh, hàng ngày của tuổi trẻ nghe tiếng bom đạn, kỷ niệm đầy ắp hình ảnh thương đau của dân tộc, của đồng bào, và của bạn bè thời chinh chiến xưa. Những nơi tôi được viếng thăm là những thành phố đầy bom đạn, đầy vết tích chiến tranh, những nghĩa trang “mộ bia đều như nấm”, tôi không phải chịu nỗi xót xa khi theo “mẹ già lên núi tìm xương con mình” nhưng lại là theo một bạn trẻ “lên núi tìm xương cha mình”. Tôi còn phải đi nhiều hơn ước mơ thời trai trẻ, đó là những chuyến vào trại tập trung “tìm thăm anh mình”, hoàn toàn những cái đầu “ngây thơ” thời trước 75 có thể ngờ tới ! Mùa Phục Sinh vừa qua, anh em tôi tổ chức một ngày ghi ơn “Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa”, tôi nhận ra còn một địa chỉ nữa tôi mắc nợ mà chưa được viếng thăm. Hình ảnh và bài viết về cuộc tri ân này đã được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội, các Thương Phế Binh là những con người chịu thiệt thòi quá nhiều, xã hội đã bỏ quên họ, những người quan tâm đến họ thì lại không thể thực hiện sự nâng đỡ cần thiết đến từng người và mọi người. Ba mươi chín gần bốn mươi năm rồi, họ vẫn lây lất cố sống cho ngày đời trôi qua, không còn ai và không còn gì để cậy trông. 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 610 – CHÚA NHẬT

Upload: vu-mai-jmv

Post on 27-Jun-2015

95 views

Category:

Spiritual


3 download

DESCRIPTION

Trân trọng giới thiệu Tuần báo điện tử EPHATA của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

TRANSCRIPT

Page 1: Ephata 610

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

"KHI ĐẤT NƯỚC TÔI THANH BÌNH…"Những ngày đất nước tôi còn chìm trong khói lửa

chiến tranh, bao nhiêu lần tôi đã cất cao những lời hát như vậy để mơ về một ngày thanh bình không còn tiếng súng. Niềm mơ ước ấy cứ luẩn quẩn trong đầu óc thanh niên chúng tôi thời bấy giờ, và rồi đến ngày im tiếng súng, máu thịt thôi rơi vì cuộc chiến huynh đệ tương tàn, ước mơ ấy trở lại cho dù có lắm khi không hài lòng vì một thứ "thanh bình" như thế.

Vì công việc nên tôi có cơ hội đi lại hầu hết những nơi vang danh chiến trường xưa, có những nơi dừng chân lại đôi ba ngày, có những nơi thoáng qua để hồi tưởng bạn bè đã nằm xuống, nhưng có những nơi hạnh phúc cho tôi khi được dâng lễ, dù chỉ là một căn Nhà Nguyện đơn sơ vách lá hay một khoảng sân đất nhỏ tụ họp vài trăm người, thế là quá đủ, quá đủ cho giấc mơ về một ngày được đi thăm khắp nơi. Giấc mơ của một người lớn lên trong chiến tranh, hàng ngày của tuổi trẻ nghe tiếng bom đạn, kỷ niệm đầy ắp hình ảnh thương đau của dân tộc, của đồng bào, và của bạn bè thời chinh chiến xưa.

Những nơi tôi được viếng thăm là những thành phố đầy bom đạn, đầy vết tích chiến tranh, những nghĩa trang “mộ bia đều như nấm”, tôi không phải chịu nỗi xót xa khi theo “mẹ già lên núi tìm xương con mình” nhưng lại là theo một bạn trẻ “lên núi tìm xương cha mình”. Tôi còn phải đi nhiều hơn ước mơ thời trai trẻ, đó là những chuyến vào trại tập trung “tìm thăm anh mình”, hoàn toàn những cái đầu “ngây thơ” thời trước 75 có thể ngờ tới !

Mùa Phục Sinh vừa qua, anh em tôi tổ chức một ngày ghi ơn “Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa”, tôi nhận ra còn một địa chỉ nữa tôi mắc nợ mà chưa được viếng thăm. Hình ảnh và bài viết về cuộc tri ân này đã được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội, các Thương Phế Binh là những con người chịu thiệt thòi quá nhiều, xã hội đã bỏ quên họ, những người quan tâm đến họ thì lại không thể thực hiện sự nâng đỡ cần thiết đến từng người và mọi người. Ba mươi chín gần bốn mươi năm rồi, họ vẫn lây lất cố sống cho ngày đời trôi qua, không còn ai và không còn gì để cậy trông.

Hôm ấy anh em Thương Phế Binh vui mừng lắm, nhiều ông, nhiều anh cảm động bật khóc, họ không nghĩ có ngày được gặp nhau, được quan tâm thương mến, được sống những giây phút hào hùng

đứng thẳng lên đọc to số quân, KBC ( khu bưu chính – địa chỉ viết thư của quan đội VNCH ngày xưa ), tên đơn vị tác chiến, ngày và nơi bị thương. Vang lên giữa buổi họp măt tiếng hô to của đơn vị Cọp Ba Đầu Rằn, Trâu Điên… Họ không ngờ có ngày họ được trân trọng, được nghe lời tri ân.

Nhưng không phải ai cũng có thể biết mà đến, không phải ai biết mà có thể đến được. Đã có nhiều người không biết ngày họp mặt này, có nhiều người biết nhưng bị ngăn cản không đến được, và có rất nhiều người vì hoàn cảnh không thể đến được dù có biết.

Sau buổi họp măt, qua thông tin từ anh em Thương Phế Binh đến dự, chúng tôi chia nhau đi thăm

1

NĂM THỨ 14 – SỐ 610 – CHÚA NHẬT 18.5.2014

Page 2: Ephata 610

viếng cụ thể từng người, mục đích để có những thông tin xác thực hơn về hoàn cảnh để có một chương trình cụ thể hơn nâng đỡ anh em. Điều kỳ diệu đã đến không ngờ, qua từng Thương Phế Binh đăng ký, chúng tôi khám phá ra nhiều anh em Thương Phế Binh khác nữa, mỗi địa chỉ là một đầu mối phăng ra nhiều trường hợp thương tâm hơn. Đoàn công tác đã phải vượt qua nhiều cây số trong gian lao vất vả để tiếp cận anh em. Họ ở rất xa, những vùng rất xa, rất cơ cực và rất nghèo khổ, cả ngày đoàn chỉ đi được khoảng vài nhà, gặp họ, đoàn công tác hội ra được nhiều điều mà ngồi ở thành phố không thể biết.

Họ nghèo quá, mất hết chân tay lấy đâu vượt qua đường trường ngút ngàn để về thành phố dự ? Xe lăn ? Không thể nhận vì đường ruộng mấp mô, hoặc nền nhà đất khô gập ghềnh làm sao lăn xe ? Đi bằng hai cái ghế đẩu bằng gỗ chắc ăn hơn. Mắt mờ không có tiền lên Sàigòn phẫu thuật, mà có tiền để lên thì không biết nương nhờ vào đâu trong thời gian chữa bệnh. Một Thương Phế Binh sống đơn côi với đứa con gái 13 tuổi nói trong nước mắt: Tật nguyền mà vợ lại qua đời sớm, con nhỏ nheo nhóc không biết làm sao để sống ? Chung nhất là hoàn cảnh khó khăn đẩy họ trôi giạt về quê xa thành phố, rồi cái nghèo, phận tàn phế nhận chìm họ trong chốn tối tăm ấy suốt đời.

Bốn mươi năm rồi bị bỏ quên, họ vẫn sống, sống hào hùng không ăn bám cho dù khốn khổ, anh em không muốn lòng thương hại, nhiều anh tự trọng đến dộ không ngỏ một lời than thân trách phận chứ đừng nói đến một lời xin giúp đỡ. Các anh chị em trong đoàn công tác càng đi càng khâm phục anh em Thương Phế Binh, họ về nói với chúng tôi rằng: “Chúng con khâm phục các chú, hoàn cảnh thấy tội lắm, muốn rơi nước mắt nhưng không hề ta thán, trách móc ai cả”.

Chúng tôi lại nhận được nhiều thư từ nhiều nơi gần xa gởi về với tất cả tấm lòng dành cho các Thương Phế Binh. Nhiều vị có ý muốn chia sẻ cách nào đó với những việc chúng tôi đang thực hiện. Chúng tôi đang lấy thông tin và xem xét từng hoàn cảnh, chắc chắn phải làm một cái gì đó cho anh em, những người bị thua thiệt quá nhiều. Chúng ta sẽ thi hành lòng yêu mến và sự công bằng mà Thiên Chúa muốn dành cho họ.

Xin biết ơn các anh em Thương Phế Binh đã cho chúng tôi gặp được Chúa Giêsu nơi anh em như Tin Mừng Mt 25 đã mô tả. Anh em chính là một trong những địa chỉ có quá nhiều người “bị bỏ rơi hơn cả” đã được ghi rõ trong Hiến Pháp Nhà Dòng chúng tôi.

Vậy là tôi vẫn còn mắc nợ địa chỉ này nữa chưa viếng thăm sau năm 75. "Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm…" Vâng, tôi sẽ đi thăm, tôi phải đi thăm cho dẫu đất nước tôi hôm nay vẫn chưa thật sự được thanh bình…

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 17.5.2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:'KHI ĐẤT NƯỚC TÔI THANH BÌNH…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ..................................................................... 01CẦU NGUYỆN ĐIỀU GÌ CHO SỰ AN NGUY CỦA MẸ VIỆT NAM ? ( Nguyễn Trung ) ........................ 03 ĐƯỜNG GIÊSU ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) .................................................................................... 04CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC ( AM. Trần Bình An ) ................................................................................. 04SỰ YẾU ĐUỐI CỦA THẬP GIÁ LÀM CHÚNG TA MẠNH MẼ ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) ........... 06CHÁNH GIÁO – TÀ GIÁO ( Phùng Văn Hoá ) ........................................................................................ 11ĐỨC MẸ DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ......................................................... 13MAGNIFICAT, HIẾN CHƯƠNG HỌC THUYẾT XÃ HỘI ( Đan Quang Tâm ) ........................................ 16THÁNG XEM DÂNG HOA ( PM. Cao Huy Hoàng ) ................................................................................. 17ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 1 ( Phùng Văn Hoá ) .................................................................................. 18XIN CỨU CON TÔI SỐNG ( Thanh Anh Nhàn ) ..................................................................................... 22ĐỪNG CHO CON ĐI HỌC ( PM. Cao Huy Hoàng ) ............................................................................... 23CHUYỆN NGÀY XƯA ( Tường Vi ) ......................................................................................................... 24CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) .. . 28

2

Page 3: Ephata 610

CẦU NGUYỆN ĐIỀU GÌ CHO SỰ AN NGUY CỦA MẸ VIỆT NAM ?

Tổ quốc đang lâm nguy là một thực tế mà mọi người đều nhìn ra. Chế độ Cộng Sản Việt Nam vẫn cố gắng che đậy sự thật rành rành này dưới liều thuốc mê của 16 chữ vàng được Trung Quốc bố thí cho: Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ:

"Ổn định lâu dài" ( 长期稳定, Trường kỳ ổn định )

"Hướng tới tương lai" ( 面向未来, Diện hướng vị lai )

"Hữu nghị láng giềng" ( 睦邻友好, Mục lân hữu hảo )

"Hợp tác toàn diện" ( 全面合作, Toàn diện hợp tác )

Trong thời đại hiện nay, không có một quốc gia nào dù hùng mạnh đến đâu dám đơn thân độc mã đối đầu với các kẻ thù tiềm tàng của mình. Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Âu như Đức, Anh, Pháp vẫn phải dựa vào nhau trong khối NATO. Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn phải dựa vào sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ đồn trú trên đất nước họ để răn đe ngoại xâm.

Trước 1990 Việt Nam vẫn quen dựa vào Liên Xô, nhưng từ khi Liên Xô xụp đổ lại quay sang cầu cứu với Trung Quốc để cố duy trì chế độ của mình dù biết rằng chơi với dao có ngày đứt tay. Nắm được thế quị lụy hèn nhát của chế độ Cộng Sản Việt Nam, Trung

Quốc đã dành được một số nhân nhượng về lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam mà thực chất là một sự phản bội tổ quốc của Đảng Cộng Sản.

Nhưng chỗ cần dựa nhất của mọi chế độ chính là nhân dân thì Đảng Cộng Sản Việt Nam lại thẳng tay chà đạp. Họ đưa ra các chính sách về đất đai chỉ nhằm mục đích tước đi tài sản quý báu nhất của mọi người dân. Họ nắm chặt độc quyền giáo dục để đào tạo ra những thế hệ thanh niên chỉ biết chạy theo vật chất. Họ khư khư ôm lấy độc quyền y tế để rồi đa số dân nghèo không được chữa bệnh đầy đủ.

Nhà Thờ Kitô không bao giờ được phép làm chính trị. Nhà Thờ không có nhiệm vụ tư vấn cho chế độ nên cần liên minh với một nước bên ngoài nào. Nhưng Nhà Thờ, theo như đòi hỏi của Đức Giêsu và Tin Mừng, chỉ có nhiệm vụ và phải phục vụ người nghèo.

Khi họ bị mất ruộng đất nhà cửa thì Nhà Thờ phải lên tiếng. Nhà Thờ phải được quyền tham gia vào các lĩnh vực giáo dục và y tế để cải thiện đời sống người dân.

Khi Nhà Thờ tự mãn trong việc xây dựng lên các cơ sở vật chất của mình thì Nhà Thờ chỉ biết lo cho mình.

Khi Nhà Thờ tự thỏa mãn trong việc cử hành Bí Tích cho riêng Kitô Hữu thì Nhà Thờ cũng chưa hoàn thành sứ mạng phục vụ mọi người nghèo.

Cầu nguyện cho sự an nguy của Tổ Quốc chính là cầu nguyện cho chính Nhà Thờ Việt Nam, tức là thân thể huyền nhiệm của Đức Kitô phải lấy người nghèo làm đối tượng chính cho sứ mạng Loan Báo Tin Mừng của mình.

NGUYỄN TRUNG, 5.2014

3

CÙNG HIỆP THÔNG

Page 4: Ephata 610

ĐƯỜNG GIÊSUBăn khoăn về nguồn cội con người, thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, thao thức truy tìm cứu cánh

của đời người đã tiếp nối bằng bao thế kỷ mà không có được câu trả lời thoả đáng. Con người bơ vơ giữa ngã ba không biết phải đi về đâu. Khi xuống trần, Chúa Giêsu đã cho ta biết nguồn cội của Người là Đức Chúa Cha, ý nghĩa đời Người là thi hành thánh ý Chúa Cha, và cùng đích đời Người là trở về với Chúa Cha. Muốn về với Đức Chúa Cha, ta phải theo một con đường. Đường ấy có tên là GIÊSU. Đường này chắc chắn an toàn đi đến nơi về đến chốn vì Chúa Giêsu là người mở đường. Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

Chúa Giêsu là người mở đường

Đi đâu cũng cần có đường. Không con đường nào tự nhiên có. Phải có người mở đường. Có người mở ra những con đường vật chất, nhờ có óc phiêu lưu mạo hiểm, có tầm nhìn bao quát, có óc tính toán thực tế. Có người mở ra những con đường suy tư triết học, sáng tác nghệ thuật, nhờ trí tuệ thông minh xuất chúng, có tư duy sáng tạo, có trực giác bén nhạy, có trí tưởng tượng phong phú.

Nhưng không ai có thể mở con đường lên Trời. Đường lên Trời hoàn toàn vượt khả năng con người. Phải có Đấng, ấy là Chúa Giêsu, Người đã đến từ Đức Chúa Cha, nay Người trở về cùng Đức

Chúa Cha. Người lại hứa dọn chỗ cho ta trong Nhà Cha. Với những thông tin như thế, Người đã cho ta biết Trời chính là Nhà Cha. Quê Trời trở thành Quê Cha. Nước Trời trở thành một cõi đi về thân thương của con người. Con đường đi về ấy, chính Chúa Giêsu đã mở.

Chúa Giêsu là đường

Không chỉ là người mở đường. Chúa Giêsu chính là con đường. Để về Nhà Cha, ta không chỉ đi theo, đi với mà còn phải đi trong Người. Không chỉ đi trong đường lối, trong tinh thần, nhưng trong chính bản thân Người. Như cành nho gắn liền với thân nho và sống bằng sự sống của thân nho. Như bánh rượu tan hoà vào trong máu thịt trở nên thành phần của bản thân ta. Như bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người trong bản thân Người. Đi trong Người để ta ở trong Người như Người ở

trong Chúa Cha. Đi trong Người để ta mang hình ảnh của Người, để ai thấy ta cũng như thấy Người, như “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy”.

Chúa Giêsu là đích tới của con đường

Đi trong Chúa Giêsu là một hành trình dài. Đi suốt cả đời chưa chắc đã tới.

Để đi trong Chúa Giêsu, ta phải từ bỏ hết những gì của bản thân mình, kết hiệp trọn vẹn với Người, cũng như Người đã từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha, để trở nên một với Chúa Cha.

Khi đã hoàn toàn từ bỏ hết ý riêng và trở nên một với Người cũng là lúc ta đạt tới đích điểm, là lúc ta gặp được Chúa Cha, là lúc ta ở trong Nhà Cha, là lúc ta đạt tới Quê Hương yêu dấu trên Trời.

Lạy Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin cho con biết đi trong con đường của Chúa. Amen.

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚCCon đường tơ lụa được biết tới là con đường giao thoa của các nền văn hoá giữa Châu Á và

Châu Âu. Bắt đầu từ các thành phố lớn của Trung Quốc như Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, rồi đến các nước Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận Châu Âu. Con đường kéo dài tới cả Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng chiều dài khoảng 6.437 km.

4

CÙNG SUY NIỆM

Page 5: Ephata 610

Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ,dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó.

Trường An ( nay là Tây An ) là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa, để chuẩn bị cho những chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa. Người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu… đến Ba Tư và Rôma. Đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa vì sự nổi tiếng của lụa là gấm vóc nơi đây.

Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của Rôma thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa, nó trở thành chiến trường đẫm máu với mong muốn kiểm soát kinh tế để bành trướng thế lực tại Trung Quốc. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao, khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển khác bằng đường biển.

Con đường tơ lụa trên đất liền tồn tại khá lâu, rồi suy tàn dần theo năm tháng. Người ta thiết kế con đường khác an toàn, dễ dàng và thuận tiện hơn trên biền. Nhưng cũng không thoát khỏi nguy nan như phong ba bão táp, hay chiến tranh bùng nổ cắt đứt con đường thông thương này. Trong khi đó, hơn 2.000 năm nay, Đức Giêsu đã tuyên xưng: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Một con đường duy nhất dẫn con người đến hạnh phúc vĩnh cửu, với nhiều đặc tính vượt trội, mà không con đường nào sánh được.

Tuy vậy, Đức Giêsu cảnh báo con đường của Người chật hẹp, quanh co, khúc khuỷu, gập ghềnh, lên thác xuống đèo, cheo leo, gai góc, phải chiến đấu liên lỷ, khi dám can đảm chọn lựa: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” ( Mt 7, 13 – 14 ).

Con đường cải lão hoàn đồng

Nhân chi sơ tính bản thiện, Đức Giêsu luôn mời gọi mọi người lên đường, trở nên trẻ trung, đơn sơ, tốt lành, như trẻ em ngây thơ, trong sáng, khiêm tốn, đơn sơ, vô tư, phó thác, không chút mưu mô, gian dối, xảo quyệt, hay kiêu căng, ngạo mạn: "Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” ( Mt 18, 3 ).

Người còn nhủ với mọi người qua ông Nicôđêmô. con đường tái sinh: "Thật Tôi bảo thật cho ông hay: “Nếu ai không tái sinh bởi Nước và Thánh Linh, sẽ không được vào Nước Thiên Chúa" ( Ga 3, 5 ). Nhiệm Tích Thánh Tẩy do Đức Giêsu thiết lập và truyền cho Giáo Hội thực hiện, để thông ban cho mọi người được ơn tái sinh trở nên con cái Chúa và Giáo Hội, nhờ Nước và Thánh Thần.

Thánh Phaolô giải thích cặn kẽ về con đường canh tân đổi mới: “Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta, nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới” ( Tt 3, 5 ).

Con đường Tình Yêu

Con đường Đức Giêsu hướng dẫn và đồng hành luôn bừng sáng, choáng ngập Tình Yêu: “Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu” ( Hs 6, 6 ).

Với Tình Yêu nồng nàn, Đức Giêsu luôn làm đẹp lòng Đức Chúa Cha ( x. Mt 3, 17 ), cũng như luôn vâng phục ý Cha cho đến hiến mạng sống, phản ảnh một tình yêu tuyệt đối ( x. Pl 2, 8 ). Ngài cũng yêu con người bằng một tình yêu tột đỉnh, tình yêu chí nhân, chí ái: "Người đã yêu thương họ cho đến cùng" ( Ga 13, 1 ).

Tình yêu liên kết mật thiết giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Giêsu với con người: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy  và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14, 23 ).  Cũng như  Tình Yêu biến đổi tất cả mọi người đều trở thành huynh đệ thắm thiết: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu anh em” ( Ga 14, 34 ).

Tình yêu dấn thân, xả kỷ vị tha: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” ( Mc 8, 34 ). Tình yêu hóa giải, xóa tan chia rẽ, oán cừu, thù hận: “Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện

5

Page 6: Ephata 610

cho những kẻ ngược đãi các con” ( Mt 5, 43 – 44 ). Tình yêu phục vụ: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13, 14 – 15 ).

Con đường hồi hương

Trước cuộc chia ly tử biệt, Đức Giêsu mặc khải con đường quan trọng duy nhất Người dẫn đoàn chiên về: “Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói với anh  em rồi, vì Thầy dọn chỗ cho anh  em” ( Ga 14, 2 ). 

Hồi hương về với quê nhà đích thật, nguồn cội và cứu cánh của con người: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em.” ( Ga 20, 17 ).

Về với Nước Trời còn là cùng đích con người: “Trước hết hãy tìm kiếm  Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” ( Mt 6, 33 ).

Con có một lý tưởng: hướng về Chúa Cha, một người Cha đầy yêu thương.  Cả cuộc đời Chúa Giêsu, mọi tư tưởng, hành động, đều nhắm một hướng: “Để thế gian biết Thầy yêu mến Đức Chúa Cha và Đức Chúa Cha yêu mến Thầy…” – “Những gì đẹp lòng Đức Chúa Cha thì Thầy thực hiện luôn” ( Đường Hy Vọng, số 990 ).

Lạy Chúa Giêsu, Ngài là con đường dẫn về Quê Hương yêu dấu, xin giúp chúng con can đảm chọn và theo Ngài, tái sinh, trẻ hóa, tình yêu chân thật, cùng luôn hướng về quê Cha Nhân Lành.

Lạy Mẹ Maria, chúng con kính xin Mẹ luôn khích lệ, an ủi và đồng hành cùng chúng con trên con đường hồi hương hạnh phúc viên mãn. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

SỰ YẾU ĐUỐI CỦA THẬP GIÁ LÀM CHÚNG TA MẠNH MẼLà Kitô hữu, chúng ta không lạ gì với những cách nói “khác thường” về Thập Giá, nhưng có thể

chúng ta chỉ hiểu tổng quát chứ chưa sâu sắc đủ để chúng ta mê Thập Giá, mến Thánh Giá, và say đau khổ. Đau khổ là mối phúc, nhưng chúng ta chưa dám chấp nhận. Ts. Peter Kreeft có cách so sánh vừa cụ thể vừa dễ hiểu, vừa khôi hài vừa nghiêm túc, có thể tạo sự thú vị và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mầu nhiệm đau khổ. Thiết nghĩ đây là tài liệu quý để chúng ta có thể làm vốn sống mà thăng tiến trên hành trình Đức Tin. Xin mời bạn “xuất thần” để trở nên “yếu đuối” và nhập vào sự đau khổ cùng với Đức Giêsu Kitô.

Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh, sức mạnh tạo sự hoàn hảo trong sự yếu đuối. Đó là nói về “bí quyết” trưởng thành tâm linh, nhưng chúng ta có thực sự hiểu câu đó nói về cái gì ? Ai có thể hiểu ?

Nếu chúng ta không hiểu, Thiên Chúa sẽ không cho chúng ta biết. Ngài không lãng phí từ ngữ. Đó là mầu nhiệm, nhưng mầu nhiệm không là điều chúng ta không thể hiểu, mà là điều chúng ta không thể hiểu bằng lý lẽ, nếu không được Thiên Chúa mặc khải. Đó cũng là điều chúng ta không thể hiểu hết, nhưng là điều chúng ta có thể hiểu phần nào đó. Hiểu một phần không là hoàn toàn tối tăm. Chúng ta có thể thấy qua tấm kiếng.

Bí quyết để mạnh mẽ tạo sự hoàn hảo trong sự yếu đuối là Thập Giá của Đức Kitô. Không có Thập Giá thì không có mầu nhiệm, mà chỉ là bóng tối và ngu xuẩn.

Nhưng những người ngoài Kitô giáo như các nhà thần bí Trung quốc và Lão Tử có vẻ hiểu bí ẩn của sức mạnh tạo sự hoàn hảo trong sự yếu đuối khá sâu sắc, ít là về một số lĩnh vực nào đó, dù họ không biết Đức Kitô hoặc Thập Giá.

Có thể họ hiểu một mầu nhiệm tương tự và có liên quan nhưng không tương tự. Hoặc có thể họ cũng hiểu điều đó qua Đức Kitô và Thập Giá, dù họ không ý thức và rõ ràng. Làm sao chúng ta biết đâu là biên độ của Thập Giá ? Nhánh Thập Giá rất dài và rộng. Đức Kitô là “ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” ( Ga 1, 9 ) nhờ sự mặc khải tự nhiên, sự khôn ngoan tự nhiên, và theo luật tự nhiên bởi lương tâm. Khi Lão Tử, Socrates, hoặc Đức Phật hiểu sâu được sự thật vĩnh hằng, họ cũng làm

6

CÙNG NGHIỆM SINH

Page 7: Ephata 610

vậy nhờ Ánh Sáng của Đức Kitô, Ngôi Lời vĩnh hằng, Ngôi Lời trước khi hóa thành nhục thể, hoặc được Thiên Chúa mặc khải. Ngài là Ngôi Vị nhưng không theo bản tính nhân loại. Tất cả sự thật đều là sự thật.

Nhưng Chúa Giêsu nhập thể là sự mặc khải của Thiên Chúa, diện mạo Thiên Chúa hướng về chúng ta trong sự thân thiết nhất. Chúng ta biết thêm về một người qua khuôn mặt hơn các phần khác trên cơ thể. Như vậy hãy nhìn vào sự mặc khải của Thiên Chúa – Đức Kitô và Thập Giá – để cố gắng hiểu được điều nghịch lý của sức mạnh có từ sự yếu đuối. Chúng ta thắc mắc: Làm sao sự yếu đuối làm chúng ta mạnh mẽ nhờ Thập Giá ? Làm sao sự yếu đuối của Thập Giá có thể làm chúng ta mạnh mẽ ?

Có hai vấn đề. Thứ nhất là lý thuyết và không thể trả lời, thứ nhì là thực tế và có thể trả lời.

Vấn đề thứ nhất: Điều đó tác động thế nào ? Nhờ kỹ thuật tâm linh siêu nhiên nào mà sự yếu đuối sản sinh sức mạnh ? Thập Giá tác động như thế nào ?

Các thần học gia đã làm việc về vấn đề này gần 2.000 năm, và không có sự đồng tâm nhất trí trong Kitô Giáo, không có câu trả lời chính xác, mà chỉ có sự tương tự. Thánh Ansenmô có cách hiểu tương tự về sự dữ chiếm hữu chúng ta và Đức Kitô đã trả giá cứu chuộc chúng ta. Các giáo phụ thời sơ khai có cách tương tự về cuộc chiến vũ trụ: Đức Kitô chiếm lãnh địa của ma quỷ – trước tiên là thế gian, vào đêm Thứ Bảy Tuần Thánh, thế giới ngầm bị bại trận, ác thần bị đánh bại, kẻ thù là tội lỗi và sự chết bị đánh bại.

Vấn đề thứ nhì có thể trả lời rõ ràng hơn. Đó là vấn đề thực tế: Làm sao chúng ta sống ? Làm sao tôi xử lý sự yếu đuối ? Làm sao tôi vác thập giá trong cuộc đời ? Đó không là kỳ lạ mà là sự thật nhập thể, không chỉ là sự kiện độc nhất vô nhị bên ngoài tôi nhưng ở trong không gian và thời gian tại Ítraen năm 29 ( sau công nguyên ), cách xa tôi hàng ngàn dặm và cả hai ngàn năm qua, nhưng đó vẫn là sự kiện tiếp diễn ở trong tôi.

Có hai cái sai khi trả lời câu hỏi này: Làm sao tôi thực hiện Mầu Nhiệm Thập Giá trong cuộc đời tôi ? Đó là chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa ẩn dật, chủ nghĩa tích cực và chủ nghĩa tiêu cực. Chủ nghĩa nhân đạo nói rằng đó là hành động của con người, chúng ta phải chiến đấu và vượt qua sự yếu đuối, thất bại, bệt tật, đau khổ và sự chết. Nhưng rồi chúng ta chẳng làm được. Chủ nghĩa nhân đạo là Don Quichotte chỉ cưỡi ngựa mà dám chiến đấu với xe tăng.

Chủ nghĩa ẩn dật cũng là thuyết định mệnh, nói rằng hãy chịu đưng và chấp nhận. Nói cách khác, đừng làm người. Hãy cứ “xả láng sáng về sớm”, đừng chống lại ánh sáng yếu ớt!

Kitô giáo có tính nghịch lý hơn chủ nghĩa nhân đạo hoặc thuyết định mệnh. Có nghịch lý gấp đôi trong cách trả lời của Kitô giáo về sự nghèo khó, đau khổ và sự chết. Sự nghèo khó trái ngược với sự thoải mái, nhưng lại được chúc lành. Giúp người nghèo thóa cảnh khổ là một trong các nhiệm vụ chính của các Kitô hữu. Nếu chúng ta tứ chối, chúng ta không là Kitô hữu, chúng ta không được cứu độ ( x. Mt 25, 41 – 46 ). Chính người giàu mới đáng thương, như Mẹ Têrêsa nói tại Đại Học Harvard: “Đừng bảo đất nước tôi nghèo. Ấn Độ không là nước nghèo. Nước Mỹ mới là nước nghèo, nghèo về tâm linh”. Người giàu rất khó được cứu độ ( x. Mt 19, 23 ), nghèo tâm linh là muốn nghèo. Những người tách khỏi của cải thì được chúc phúc ( x. Mt 5, 3 ).

Nghịch lý tương tự trong Kitô giáo là về sự chết. Sự chết là kẻ thù nguy hiểm nhất, nhưng là “kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt” ( x. 1 Cr 15, 26 ), là dấu vết và hình phạt của tội lỗi. Đức Kitô đến để chiến thắng nó. Sự chết cũng là cửa ngõ vào sự sống đời đời, vào Nước Trời. Đó là “chiếc xe ngựa vàng” của Hoàng Đế gởi tới để đón cô dâu Lọ Lem.

Đau khổ cũng là một nghịch lý. Một mặt đó là bị căng thẳng, một mặt là được chúc phúc. Các thánh nên thánh chủ yếu với hai lý do: Có lòng yêu thương tới mức anh hùng và chạnh lòng thương người lân cận. Họ trao tặng chính họ để làm giảm đau khổ của người khác. Nhưng họ cũng yêu Chúa tới mức vui chịu đau khổ một cách can trường. Họ vừa chiến đấu vừa chấp nhận đau khổ. Họ năng động hơn những người theo chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa ẩn dật. Cả ba thứ ( nghèo khó, sự chết và đau khổ ) đều là các dạng yếu đuối. Sự yếu đuối là vấn đề tổng quát và phổ biến. Chẳng hạn, đau khổ tự nó không chấp nhận là yếu đuối, vì chúng ta ôm chặt đau khổ như lúc sinh con nếu được chọn, theo sức của chúng ta – nhưng các đau khổ nhỏ và sự không thoải mái, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm và không chịu nổi nếu chúng xảy đến trái ý chúng ta. Chúng ta sẽ chạy cho xa. Kierkegaard nói: “Nếu tôi có người đầy tớ khiêm nhường, khi tôi xin ly nước mà anh ta lại đem tới ly rượu ngon, tôi đuổi việc anh ta liền, tôi cho anh ta biết rằng niềm vui đích thực là được như ý”.

7

Page 8: Ephata 610

Đệ tử giỏi của nhà phân tâm Sigmund Freud ( tên khai sinh là Sigismund Schlomo Freud, 1856 – 1939, người Úc ) là Alfred W. Adler ( 1870 – 1937, nhà liệu pháp tâm lý người Úc, sáng lập trường phái Tâm Lý Cá Nhân ) đã chia sẻ với sư phụ về vấn đề chính: “Đâu là ước muốn cơ bản của con người ?” Đó không là niềm vui, như nhà phân tâm Freud đã tưởng, mà là sức mạnh theo cách nghĩ của Alfred W. Adler.

Ngay cả Thánh Thomas Aquinas, Tiến Sĩ Hội Thánh, cũng mặc nhiên đồng ý, vì khi ngài xem xét và loại trừ mọi ứng sinh có tính sùng bái và không tương xứng đối với vị thế hạnh phúc cao nhất của con người, của mọi vật mà chúng ta theo đuổi thay vì Thiên Chúa, thánh nhân nói rằng chúng ta bị thu hút tới sức mạnh vì nó có vẻ thần thánh nhất. Tuy nhiên, đây là sai lầm vì sức mạnh của Thiên Chúa là sự hoàn thiện của Ngài. Sức mạnh là câu trả lời của Thánh Augustinô về lý do ngài ăn cắp những trái lên hồi ngài còn nhỏ. Không phải ngài muốn có niềm vui hoặc tiền bạc, mà là sức mạnh – sức mạnh không theo luật “chớ trộm cắp”, sức mạnh bất tuân luật pháp và lấy nó đi. Chúng ta bị giày vò vì bị kiềm chế.

Cuối cùng, chúng ta chỉ là những thụ tạo chứ không là tạo hóa, hữu hạn chứ không vô hạn, hay chết chứ không bất tử, ngu dốt chứ không thông suốt mọi thứ. Tất cả những thứ đó là sự yếu đuối, không ngẫu nhiên và có thể tránh nhưng đó là sự yếu đuối bẩm sinh và thuộc bản chất đối với mọi thụ tạo. Khi thù hận, sự hạn chế của sự yếu đuối khiến chúng ta tức giận.

Trước khi chúng ta phân biết sức mạnh với sự yếu đuối, chúng ta phải nhìn sâu và nhìn kỹ vấn đề. Có ba sự yếu đuối liên quan nhưng khác biệt.

Thứ nhất, có sự yếu đuối của ngón lừa thứ nhì, phản ứng mạnh hơn là đề xướng, theo sau hơn là dẫn đầu, vâng lời hơn là ra lệnh. Sự tức giận của chúng ta đối với vấn đề này là hoàn toàn ngu xuẩn, vì chính Thiên Chúa bao gồm sự yếu đuối này ! Chúa Con vâng lời Chúa Cha đời đời. Dđiều Ngài thực hiện trên thế gian thì Ngài cũng thực hiện đời đời. Không ai có thể tuân phục hơn Đức Kitô.

Do đó, vâng lời không là thấp kém. Đức Kitô chính là Thiên Chúa và cũng là người vâng lời tuyệt đối. Về vấn đề này, chúng ta có sự cách mạng gây ngạc nhiên và nền tảng mà thế gian chưa từng biết, không thể hiểu. Phụ nữ nổi loạn vì họ là nữ giới, nghĩa là về sinh học họ tiếp nhận sự thụ thai từ nam giới, cần nam giới bảo vệ và lãnh đạo, vì họ nghĩ điều đó khiến họ yếu thế. Con cái nổi loạn vì phải vâng lời cha mẹ, nhân dân nổi loạn vì phải vâng lời chính quyền, con cái và nhân dân đều nghĩ như vậy là yếu kém. Nhưng không phải như vậy !

Đức Kitô đồng đẳng với Chúa Cha về mọi thứ, nhưng Đức Kitô tuân phục Chúa Cha. Sự khác biệt trong vai trò không có nghĩa là khác biệt về giá trị. “Sự yếu đuối” của sự vâng lời không đến từ vị trí thấp mà đến từ sự bình đẳng về giá trị.

Con cái cũng vâng lời cha mẹ. Nhưng con cái không thấp kém hơn cha mẹ về luân lý hoặc tâm linh. Lệnh vâng lời không hạ thấp mà làm cho tự do – nếu chúng ta nói về sự vâng lời “trong Đức Kitô”. Trên thế gian, sức mạnh cai trị, và người mạnh hơn người yếu. Do đó, sự vâng lời thực sự là sự yếu kém về quyền lực. Nhưng trong Giáo hội không như vậy. Mọi thứ đều khác hẳn: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” ( Mt 20, 25 – 28 ).

Chúa Giêsu đồng đẳng với Chúa Cha, nhưng Ngài vâng lời. Nếu đó là sự thật đơn giản nhưng mang tính cách mạng thì được nhận biết và được đánh giá cao, chúng ta sẽ có một thế giới mới – không phải thế giới cũ của sự nô lệ và áp bức, cũng không phải thế giới Tây phương hiện đại của sự tiêu diệt và rối loạn, của sự cạnh tranh không tự nhiên và nổi loạn. Thay vì vậy, chúng ta có tình yêu thương.

Tình yêu tạo sức mạnh. “Sự yếu đuối” của Đức Kitô khi vâng lời Chúa Cha đã làm cho Ngài mạnh mẽ vì đó là sự tuân phục của tình yêu. Nếu Đức Kitô không tuân phục Thánh Ý Chúa Cha khi Satan cám dỗ Ngài nơi hoang địa, Ngài sẽ mất sức mạnh, như Samson đã mất sức mạnh, và khuất phục trước kẻ thù. Đức tuân phục của Ngài đánh dấu thần tính của Ngài. Và chúng ta cũng vậy: Nếu chúng ta hoàn toàn vâng lời Chúa Cha, chúng ta sẽ được biến đổi thành những người được dự vào thần tính của Ngài. Sự ăn năn, tín thác, và Bí Tích Thánh Tẩy là ba khí cụ giúp “chuyển đổi”, là các dạng vâng lời. Chúng ta được mời gọi sám hối, tin tưởng, và tái sinh.

8

Page 9: Ephata 610

Dạng “yếu đuối” thứ nhì chỉ riêng chúng ta thôi, không liên quan Đức Kitô, nhưng dạng thứ nhì này cũng không tức giận. Đó là tình hữu hạn của và tính thụ tạo của chúng ta. Chúng ta được tạo nên, do đó chúng ta lệ thuộc vào Thiên Chúa về mọi thứ, chính sự hiện hữu của chúng ta và mọi thứ khác. Chúng ta chẳng sở hữu chi cả vì chính con người chúng ta cũng không là của chúng ta. Thiên Chúa sở hữu chúng ta. Do đó, tự tử là trộm cướp. Chúng ta không có quyền gì đối với Thiên Chúa. Không thụ tạo nào có quyền đó, kể cả các tổng lãnh thiên thần.

Không thụ tạo nào có quyền tuyệt đối, cũng chẳng thụ tạo nào hoàn toàn bất lực. Dù là thiên thần cũng không thể tạo nên vũ trụ hoặc cứu một linh hồn, nhưng dù một hạt cát cũng có thể chứng tỏ Thiên Chúa, có thể làm ngứa ngón chân và có thể quyết định chiến tranh.

Sự yếu đuối là sự phụ thuộc lẫn nhau, sự đoàn kết, sự hợp tác, sự vị tha. Thánh Phaolô nói: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” ( Gl 6, 2 ). Tôi nghĩ rằng câu “luật của Đức Kitô” còn hơn là lệnh vâng lời của Đức Kitô, tôi nghĩ đó là sự sống của Đức Kitô hằng sống. Tôi nghĩ rằng luật của Đức Kitô giống như định luật vạn vật hấp dẫn hơn là luật trọng lực của đất. Trái táo rơi hoàn tất định luật vạn vật hấp dẫn, và “mang gánh nặng lẫn nhau là chu toàn luật của Đức Kitô”.

Hôn nhân là ví dụ về việc mang gánh nặng lẫn nhau. Đàn ông cần đàn bà, như Thiên Chúa nhận thấy khi tạo thiên lập địa: “Con người ở một mình không tốt” ( St 2, 18 ). Và đàn bà cần đàn ông. Cả hai thường nổi giận vì nhu cầu đó ngày nay. Đó là sự nổi loạn chống lại Luật của Đức Kitô, luật này được ghi khắc trong luật tự nhiên của con người. Kinh Thánh nói: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” ( St 1, 27 ).

Cuối cùng là dạng thứ ba của sự yếu đuối. Đó là sự yếu đuối của tội lỗi và hậu quả của nó. Thật tốt khi bị hạn chế nhưng đừng sa ngã. Chúng ta hoàn toàn bất thường, không phải về tình trạng tự nhiên. Chúng ta nổi loạn với chính mình, vì những gì chúng ta không tự nhiên, đó không phải do Thiên Chúa tạo nên. Sự bất mãn của chúng ta về sự yếu đuối luân lý và tâm linh mặc nhiên làm chứng sự hiểu biết của chúng ta về điều gì đó tốt hơn – tiêu chuẩn chúng ta đưa ra về cuộc sống và về thế giới, và chúng ta khao khát. Kinh Thánh cho biết: “Thiên Chúa trục xuất con người, và ở phía đông vườn Êđen, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh” ( St 3, 24 ).

Vì chúng ta yếu đuối về luân lý mà chúng ta phải cầu nguyện “để khỏi sa chước cám dỗ” ( Mc 14, 38 ), nghĩa là khỏi bị thử thách và khỏi gặp khó khăn. Chúng ta có điều cần lưu ý: “Nếu những ngày ấy không được rút ngắn lại thì không ai được cứu thoát; nhưng, vì những người được tuyển chọn, các ngày ấy sẽ được rút ngắn” ( Mt 24, 22 ).

Chúng ta không chỉ yếu đuối về luân lý mà còn yếu đuối về trí tuệ: ngu dốt, ngốc nghếch, dại dột. Tội lỗi không chỉ là ngu xuẩn như Plato dạy, chắc chắn nguyên nhân của nó cũng không chỉ là ngu ngốc như Plato dạy, mà còn là nguyên nhân của tội lỗi, đó là hậu quả của tội lỗi.

Cũng vậy, thân xác chúng ta yếu đuối vì tội lỗi. Khi linh hồn tuyên bố không lệ thuộc Thiên Chúa, nguồn sống và sức mạnh, thân xác trở nên yếu đuối vì không còn lệ thuộc linh hồn, nguồn sống của thân xác. Như vậy, sự chết là hậu quả của tội lỗi. Nó như nam châm vậy. Thiên Chúa là cục nam châm giữ hai “vòng thép” là thân xác và linh hồn gắn chặt với nhau. Lấy cục nam châm ra, hai vòng sẽ rời nhau. Khi chúng ta xa cáh Thiên Chúa, chúng ta chỉ có nước chết chắc. Khi chúng ta có Thiên Chúa, chúng ta sẽ sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ).

Chúng ta phải chấp nhận việc vâng lời Chúa Cha là “sự yếu đuối” đầu tiên của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận sự hữu hạn của mình là “sự yếu đuối” thứ nhì, nhưng liệu chúng ta có nên chấp nhận “sự yếu đuối” thứ ba là tội lỗi của chúng ta ? CÓ và KHÔNG. Tội lỗi như bệnh ung thư, là “cái chết được báo trước”. Khi bị ung thư, chúng ta phải chấp nhận phũ phàng đó, dù muốn hay không. Chúng ta phải chấp nhận sự thật đó, nhưng không chấp nhận “tính tốt” của ung thư, vì ung thư không tốt. Hãy chấp nhận nó về lý thuyết, nhưng không chấp nhận nó về thực tế, mà hãy chống lại nó. Về tội lỗi cũng vậy !

Người ta thường lầm lẫn về điểm này. Ngay cả một trí tuệ lớn như Carl Jung cũng có vẻ lầm lẫn về điểm này khi ông bảo chúng ta “chấp nhận mặt trái đen tối”. Không ! Thiên Chúa phải chịu đau khổ và chết để cứu chúng ta khỏi “mặt tối” đó. Làm sao chúng ta dám “chấp nhận” nó khi Đấng Thánh đã tuyên bố chống lại nó vĩnh viễn ? Làm sao chúng ta dám trung lập khi Thiên Chúa phản đối ? Làm sao chúng ta dám chơi trò đỏ đen ? Chỉ có một số phận đúng cho sự yếu đuối tâm linh như vậy. Hãy nghe Thiên Chúa nói: “Ngươi chẳng lạnh mà

9

Page 10: Ephata 610

cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi ! Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” ( Kh 3, 15 – 16 ). Điều Thiên Chúa đã mửa ra thì chẳng ai dám ăn !

Sự yếu đuối của chúng ta trở thành sức mạnh của chúng ta khi Thiên Chúa vào trong sự yếu đuối của chúng ta: “Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” ( 2 Cr 12, 10 ). Như bác sĩ gây mê để bệnh nhân thụ động, không còn co giật khi được phẫu thuật, Thiên Chúa làm cho chúng ta yếu đuối để Ngài có thể hành động trên chúng ta.

Đây là sự thật về sự chết. Cái chết là phẫu thuật căn gốc, chúng ta phải được “gây mê” để chịu mổ xẻ. Thiên Chúa muốn chúng ta thấu suốt tâm hồn của chúng ta, nội tâm của chúng ta. Tim của chúng ta phải ngưng đập để được Thiên Chúa “phẩu thuật”.

Quy luật tương tự cũng tác động nhẹ hơn trước khi chết, trong những lần “tiểu tử” ( little death, “chết nhỏ” ). Thiên Chúa phải làm chúng ta “bất tỉnh” trước để cứu chúng ta không bị “chết đuối”, vì chúng ta ngu xuẩn. Ngài phải vỗ vào đồ chơi, như chúng ta dụ đồ chơi với trẻ em, để chúng ta vui mừng.

Vậy là quá tốt. Quy luật đó khá rõ ràng. Nhưng khi chúng ta trở lại với các nhà thần bí và đọc các ngôn ngữ lạ của họ về việc “trở nên như không” ( becoming nothing ), hoàn toàn yếu đuối, chúng ta lắc đầu chẳng hiểu gì và nghi ngờ. Nhưng các nhà thần bí muốn nói về “hư vô” ( nothingness – tương tự Phật Giáo gọi là “vô vi” ) trước khi Thiên Chúa là “không”, nhưng quy luật tương tự cũng được áp dụng với kết luận hợp lý. Nếu sức mạnh của Thiên Chúa lấp đầy chúng ta khi chúng ta yếu đuối, và sự vĩ đại của Thiên Chúa lấp đầy chúng ta khi chúng ta bé nhỏ, chính Thiên Chúa sẽ lấp đầy chúng ta khi chúng ta là “số không” – tức là yếu đuối hoàn toàn.

Nhưng chúng ta phải phân biệt hai loại “hư vô”. Các nhà thần bí Đông phương nói rằng linh hồn là “hư vô” vì không có thật. Họ thấy qua “ảo giác của cá nhân” ( illusion of individuality ). Họ nói rằng chúng ta không thực sự là thụ tạo, mà là chính Thiên Chúa. Vì tất cả đều là Thiên Chúa nếu chúng ta là người theo thuyết phiếm thần ( pantheist, coi Thiên Chúa và vũ trụ giống nhau ). Đó là sai lầm, vì cho rằng Thiên Chúa đã tạo nên chúng ta khác với Ngài. Sự thật minh nhiên: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” ( St 1, 27 ). Và sau Hồng Thủy, Thiên Chúa hứa với ông Nôê: “Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa” ( St 9, 6 ).

“Hư vô” của nhà thần bí Kitô giáo là sự hư vô của sự không bướng bỉnh và sự ý thức về bản thân. “Xin Ý Cha nên trọn chứ không phải ý con” là nền tảng đối với mọi sự thánh. Không có gì là thần bí về điều đó. Nhưng khi được Thiên Chúa chiếm hữu trong sự nếm thử Nước Trời qua thị kiến, nhà thần bí cũng mất ý thức về bản thân, có vẻ trở thành hư vô, vì người đó không còn nhìn vào mình, mà chỉ nhìn vào Thiên Chúa. Nhưng dĩ nhiên là Ngài vẫn ở đó, vì phải có chính mình mới có thể quên mình. Ai quên ? Chắc chắn không phải Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng toàn trí toàn thức, không thể quên.

Nhà thần bí Kitô Giáo trải nghiệm niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh khi họ hoàn toàn yếu đuối và ở tình trạng “hư vô”, điều này hoàn toàn tin tưởng, hoàn toàn thư giãn trong vòng tay của Thiên Chúa, được cất lời “Abba, lạy Cha”. Mọi lo lắng đều tan biến. Đó là sự khiêm tốn hoàn toàn, hèn mọn hoàn toàn. Sự kiêu ngạo là tội lỗi đầu tiên, tội do quỷ nhập, do đó mà sự khiêm nhường là nhân đức đầu tiên.

Kiêu ngạo không có nghĩa là ý kiến thái quá về sự xứng đáng của mình, mà là hư ảo, tự cao tự đại. Kiêu ngạo nghĩa là “chơi” Thiên Chúa, đòi hỏi bằng Thiên Chúa. Satan đã “dụ” bà Eva: “Chẳng chết chóc gì đâu” ( St 3, 4 ). Thế là con người “chơi tới bến” luôn ! Trong phim “Thiên Đàng Đã Mất” ( Paradise Lost, đạo diễn Milton ), Satan tự nhủ: “Nên cai quản Hỏa ngục hơn là cai quản Thiên đàng”. Đó là công thức của lòng kiêu ngạo. Rõ ràng kiêu ngạo là “hoàn toàn theo ý tôi”. Vì thế, đừng bao giờ “xin được như ý”.

Khiêm nhường là “xin Ý Cha nên trọn”. Khiêm nhường là tập trung vào Thiên Chúa, chứ không tập trung vào mình. Khiêm nhường không là hạ mình thái quá. Khiêm nhường là quên mình. Người khiêm nhường không bao giờ nói người khác thế này: “Bạn tệ thật đấy !” Người khiêm nhường luôn “bận” nghĩ tới người khác. Đó là lý do khiêm nhường là niềm vui và rất gần với việc thị kiến xuất thần, vì lúc đó chúng ta chỉ chú ý tới Thiên Chúa và hoàn toàn quên mình, như các nhà thần bí vậy. Kết hợp hai điều này – hoàn toàn “không muốn theo ý mình” và quên mình, chúng ta có thể bắt đầu hiểu cách mà các nhà thần bí vui sướng khi trở

10

Page 11: Ephata 610

nên “hư vô”. Đó là niềm vui thần thánh mà chúng ta cảm thấy khi chúng ta cầu xin: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến !”

Rất khó nói về sự xuất thần. Đôi khi có vẻ ngớ ngẩn. Và rất dễ bị hiểu lầm. Không thể giải thích bằng phàm ngôn. Giống như khi yêu, đó là ý tưởng, nhưng không giải thích được. Đó là kinh nghiệm, là cuộc sống.

Thập Giá liên quan điều này như thế nào ? Ngoài việc cứu chúng ta khỏi tội lỗi, Thập Giá còn biểu lộ bản chất trạng thái xuất thần Tam vị Nhất thể của Thiên Chúa ( God’s Trinitarian ecstasy ), Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ tình yêu mầu nhiệm giữa Chúa Cha và Chúa Con, bí ẩn đời sống nội tâm của Thiên Chúa. Thập Giá được Thiên Chúa hoạch định như một lưỡi gươm trên đất của Đồi Canvê và hướng thẳng lên trời. Thập Giá tạo cuộc chiến chống lại tội lỗi và sự chết, nhưng lại diễn tả sự hòa bình và sự sống đời đời.

“Xin Ý Cha nên trọn, đừng theo ý con” không chỉ là điều khó thực hiện ( vì tội ngăn cản chúng ta ), nhưng đó cũng là điều vui mừng nhất và tự do nhất mà chúng ta có thể làm ( nhờ ân sủng được ban cho chúng ta ). Cả tỷ kinh nghiệm đã chứng tỏ điều này: Bất kỳ lúc nào chúng ta kiếm tìm hạnh phúc nhờ sức riêng thì chúng ta lại không hạnh phúc, dù chúng ta đạt được điều mình muốn hay không. Nếu chúng ta đạt được điều đó, chúng ta lại chán ngay; nếu chúng ta không đạt được, chúng ta thấy thất vọng. Nhưng khi chúng ta trở nên “hư vô”, hoàn toàn yếu đuối, khi chúng ta chân thành “xin Ý Cha nên trọn, đừng theo ý con”, chúng ta sẽ có hạnh phúc, niềm vui và bình an. Nhưng mặc dù có hàng tỷ kinh nghiệm đã được xác định về sự thật này, chúng ta vẫn tiếp tục có những kinh nghiệm khác về hạnh phúc ngoài Thiên Chúa và ngoài sự tùng phục Thiên Chúa, do đó chúng ta lại bán linh hồn cho quỷ dữ. Nói cách khác, chúng ta lại điên rồ vì phạm tội. Tội lỗi là sự điên rồ !

Tâm điểm của Hồi Giáo là sự thật mạnh mẽ mà chúng ta đã thấy. “Hồi Giáo” có hai nghĩa: “Sự tùng phục” và “sự bình an” ( cùng gốc với “shalom” ). Tùng phục Thiên Chúa ( Allah, Đấng duy nhất ) là con đường dẫn tới hòa bình. Thi sĩ Dante diễn tả bằng một câu thơ mà T.S. Eliot gọi là hoàn hảo nhất và sâu sắc nhất trong văn chương: “Thánh Ý Ngài là bình an của chúng ta”.

Sự yếu đuối này lại chính là sức mạnh của Thiên Chúa, bí mật về quyền vô hạn tuyệt đối của Thiên Chúa. Thiên Chúa vô hạn tuyệt đối vì Ngài có thể tạo dựng vũ trụ hoặc làm những phép lạ. Thiên Chúa vô hạn tuyệt đối vì Ngài là tình yêu, vì Ngài có thể tự hữu ( tự sinh ), vì Ngài có thể trở nên yếu đuối. Người vô thần không thể hiểu nổi, chỉ có Kitô hữu mới có thể hiểu bí mật của sự vô hạn tuyệt đối nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng duy nhất không thể không vô hạn tuyệt đối. Chỉ có Thiên Chúa Ba Ngôi mới có thể tiếp tục tự trút chính Ngài, và có thể vô hạn tuyệt đối.

Chúng ta thường nghĩ về Chúa Cha là nguồn của sự vô hạn tuyệt đối, nhưng cả Ba Ngôi đều như vậy. Sự vô hạn tuyệt đối chỉ phát sinh khi chúng ta đến với Chúa Thánh Thần, Đấng là tình yêu nhiệm xuất của Chúa Cha và Chúa Con. Khi Thần Khí này vào trong chúng ta, cả Ba Ngôi cũng vào trong chúng ta, sống động trong chúng ta. Thập Giá vinh quang của Tam Vị Nhất Thể vĩnh hằng và Thập Giá đẫm máu trên đồi Canvê hòa quyện trong linh hồn và cuộc sống của chúng ta khi chúng ta tham dự vào niềm vui của tình yêu Thiên Chúa và sự đau khổ của tình yêu cứu độ.

Tiến sĩ PETER KREEFTTRẦM THIÊN THU chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org

CHÁNH GIÁO, TÀ GIÁOChắc hẳn ở đâu đó đã có tình trạng cải đạo, vì vậy người ta mới có lời nhắc nhở nhau thế này

“Phật tử không bao giờ được nói câu: "Đạo nào cũng tốt !” ( Nguồn: Nguyễn Hữu Đức, sinh năm 1977 – Hà Nội ). Sở dĩ không được nói đạo nào cũng tốt, bởi vì có đạo tốt, đạo xấu. Đạo tốt ở đây tất nhiên phải là Phật Giáo, còn đạo… xấu là Công Giáo. “Có đạo trong lịch sử truyền đạo của mình sẵn sàng gây chiến tranh hoặc theo gót thực dân để mở mang nước đạo. Có đạo khi truyền vào nước khác sẵn sàng

11

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 12: Ephata 610

hủy diệt văn hóa bản địa quay lưng lại truyền thống dân tộc, đưa ra tuyên ngôn thuộc linh sẵn sàng dâng đất nước này cho thượng đế” ( Nguồn: Nguyễn Hữu Đức đã dẫn ).

Xin hãy tạm gác qua bên cái lập luận phê phán Công Giáo vừa nêu, bởi thiên hạ đã nói quá nhiều rồi. Tuy nhiên dù sao thì với lời nhắc nhở Phật Tử không bao giờ được nói câu “đạo nào cũng tốt” ấy, thiết nghĩ chúng ta cũng nên đặt lại vấn đề tốt xấu khi đề cập tới tôn giáo này, tôn giáo khác.

Cũng với luận điểm tốt xấu ấy, có vị tỳ kheo đã phân biệt tà giáo, chánh giáo để ám chỉ cho… tà giáo Công Giáo và chánh giáo Phật Giáo như sau: “Tà giáo phát triển phạm vi giới hạn không gian thời gian. Không thể phát triển trên khắp hoàn câu nếu không sử dụng chiến tranh xâm lược, thủ đoạn tinh thần mê hoặc nhân tâm, linh thiêng huyền bí cưỡng ép hôn nhân chính trị kinh tế. Khoa học nhân loại ngày càng phát triển, tà giáo lu mờ, niềm tin lung lay tín đồ giảm sút, giáo chủ lo âu” ( Nguồn: Tỳ kheo Thích Chân Tuệ, Lương Tâm và Phật Tâm, Cư Trần Lạc đạo, tập 2 ).

Cho rằng đạo Công Giáo sẽ không thể phát triển khắp hoàn cầu nếu không sử dụng chiến tranh xâm lược, thủ đoạn tinh thần ( ? ) linh thiêng huyền bí… Lập luận này có thể nói là quá ư hàm hồ. Bởi nếu nói đạo Công Giáo phát triển là do sử dụng chiến tranh xâm lược, vậy tại sao sau khi cuộc chiến xâm lược bị đánh bại mà đạo ấy chẳng những vẫn tồn tại mà còn phát triển ngày càng mạnh mẽ ? Lấy ví dụ cụ thể như Đạo Công giáo tại Việt Nam chúng ta. Nếu bảo rằng đạo này theo gót quân Pháp mà vào thì lẽ ra khi quân Pháp bị đánh bại rút hết về nước thì Công Giáo cũng phải tan rã chứ ?

Mặt khác, nói khoa học ngày càng phát triển thì tà giáo lu mờ, niềm tin lung lay, tín đồ giảm sút… Nhận định này xét ra cũng không sai đối với Công Giáo. Tuy nhiên không vì vậy mà có thể kết luận đạo ấy là tà giáo. Tại sao ? Bởi vì khoa học và tâm linh là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau. Khoa học thuộc phạm vi hiện tượng giới. Còn tâm linh siêu vượt hiện tượng để bước vào bản thể giới. Đạo Công Giáo là con đường thực hiện tâm linh. Chính vì vậy ta cũng chẳng lạ gì khi khoa học càng phát triển thì Đức Tin phải bị lu mờ.

Đức Tin lu mờ khi khoa học phát triển, điều ấy chẳng những chứng tỏ đạo Công Giáo không phải tà giáo, nhưng là chính giáo đích thực. Đang khi đó Phật Giáo, theo quan điểm của vị tỳ kheo, sở dĩ là chánh giáo bởi vì nó ám hợp với khoa học. Ông bảo: “Chánh giáo chủ trương tự do tín ngưỡng, phát triển tâm linh tự nguyện tự tin. Chánh giáo luôn luôn đem lại cho người những niềm an ủi ngay trong đời sống, những niềm vui đưa cho những tâm hồn đang bị nhiệt não vì các hệ lụy của thế gian này. Khoa học nhân loại ngày càng phát triển, chánh giáo sáng tỏ chứng minh rõ ràng niềm tin vững chắc

nhờ các phát minh khoa học kỹ thuật. Dĩ nhiên tín đồ ngày càng nhiều hơn, niềm tin vững hơn, có nhiều lợi ích thực tế rõ ràng ngay trong cuộc sống” ( Nguồn: Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ, đã dẫn ).

Nói rằng niềm tin vững chắc nhờ các phát minh khoa học kỹ thuật thì chẳng hiểu đó là niềm tin nào, tin vào cái gì ? Thế nhưng nếu cho rằng nhờ có niềm tin ấy mà số tín đồ ngày càng nhiều hơn, niềm tin vững hơn có nhiều lợi ích thực tế rõ ràng ngay trong cuộc sống thì phải chăng đó chỉ là một thứ Phật Giáo phi Phật Giáo ? Sao có thể nói thế ? Bởi vì ai có đôi chút tìm hiểu thì cũng biết việc tu tập Phật Giáo dựa trên năm thứ Thừa: là Nhân thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa và Phật thừa.

Thừa tức là cỗ xe hay cũng gọi là những bậc thang dẫn đưa người tu hầu đạt tới quả vị cứu cánh là Giác Ngộ Phật Tánh ở nơi chính mình. Nguyên nhân khiến phải phân ra thành năm thừa như thế là bởi có nhiều căn cơ khác nhau, và cũng chính vì những căn cơ khác biệt ấy mà Phật Giáo lại phân thành ba thời, đó là chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Chánh pháp là thời có nhiều người tu Phật và đắc quả vị Phật. Tượng Pháp là thời chỉ na ná giống Phật chứ không phải Phật. Còn thời Mạt Pháp là thời chúng ta đây, đã diễn ra cả ngàn năm chẳng mấy ai tu Phật và như thế cũng chẳng thể đắc quả vị Phật.

Ngũ thừa, nói cho cùng, đó cũng chỉ là những phương tiện cho việc giác ngộ và con đường thích nghi nhất cho thời mạt pháp này chính là Pháp Môn Tịnh Độ, bởi đó cho nên trong Kinh Đại Tập Đức Phật mới nói: “Trong thời mạt pháp, ức ức người tu hành, rất ít kẻ đắc đạo, chỉ những ai nương theo Pháp Môn Niệm Phật mới có thể thoát khỏi luân hồi” ( Mạt pháp ức ức nhơn tu hành hãn nhất đắc đạo chỉ y Niệm Phật Pháp Môn liễu sanh thoát tử). Liễu sanh có nghĩa thoát khỏi Ta Bà để sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Việc sanh về ấy chính là toàn thể mục đích của những người con Phật cần hết lòng mong cầu ( Tín – Nguyện – Hạnh ).

12

Page 13: Ephata 610

Đang khi đó vị tỳ kheo nọ lại cho rằng chỉ cần “giữ tâm thanh tịnh” chứ chẳng cần mong cầu. Sống trên thế gian này giữ tâm thanh tịnh là điều khó khăn nhất. Bản tâm thanh tịnh là tâm thể của mọi người khi đã dẹp hết phiền não khổ đau, không còn dấy niệm hoặc khởi bất cứ niệm nào, dù thiện hay bất thiện, dù trong giây phút, dù ở bất cứ nơi đâu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bản tâm thanh tịnh chính là cảnh giới Niết Bàn, dó là mục đích cứu cánh của Đạo Phật. Người không biết sống với bản tâm thanh tịnh hàng ngày thời là người thế gian ở trên đời, dù là người có lương tâm hiền thiện chăng nữa cũng vẫn còn phiền não khổ đau. Tại sao vậy ? Bởi vì tuy những người đó đã dẹp được tâm tham tâm sân tâm si thường tình của người thế gian nhưng họ vẫn còn tâm tham tâm sân tâm si một cách vi tế ẩn tàng dưới hình thức tín ngưỡng. Chẳng hạn như họ không còn tâm tham ngũ dục thế gian, gồm có tiền tài sắc đẹp danh vọng ăn uống ngủ nghỉ, nhưng họ vẫn còn tham sự sung sướng ở cõi cực lạc hay thiên đàng” ( Nguồn: Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ, đã dẫn ).

Còn tham sự sung sướng ở cõi Cực Lạc, theo vị này là vẫn còn sống trong mê muội. Như vậy thử hỏi có mâu thuẫn quá lắm với điều mà tỳ kheo đã nói: “Chánh giáo luôn luôn đem lại cho người những niềm an ủi ngay trong đời sống, những niềm vui đưa đến cho những tâm hồn đang bị nhiệt não vì các hệ lụy ở thế gian này"… ? Không mong cầu liễu sanh thoát tử về cõi Cực Lạc nhưng lại muốn có được những niềm an ủi, những niềm vui tươi ngay trong đời sống thế tục, đó chẳng những không phải chánh giáo, mà hơn nữa, còn là sự phỉ báng Phật vì đã không tin lời Phật, không nghe theo Phật. Nói Đạo Phật là chánh đạo, điều ấy rất đúng, nhưng đối với những kẻ bác bỏ lời Phật thì chánh đạo lại trở thành tà đạo.

Nguyên nhân khiến cho cả Đạo Phật cũng như Công Giáo không được nhìn nhận là chánh đạo, đó là vì người ta đã không biết được rằng: chủ trương rốt ráo của hai đạo này là để cho con người có thể tạo lập được cái nhân lành tối thượng, hầu hưởng quả lành tối thượng. Nhân nào thì quả nấy, nhân lành thì được quả lành và cái quả lành của Phật Giáo là được về sống ở cõi Tây Phương Cực Lạc, còn của Công Giáo là Nước Thiên Đàng Đời Đời.

Việc tạo lập nhân lành tức các phương pháp tu tập hành đạo tuy có khác nhau về hình thức nhưng tựu chung cũng không ngoài bốn đại sự nhân duyên này. Trong Kinh Pháp Hoa Phật nói: “Mục tiêu các Đức Phật ra đời chỉ nhằm khai mở Tri Kiến Phật, chỉ cho chúng sanh thấy Tri Kiến Phật, làm cho chúng sanh nhận rõ Tri Kiến Phật, và giúp chúng sanh đi vào con đường Tri Kiến ấy, nghĩa là thành Phật” ( Hoà Thượng Thích Trí Quảng, Lược giải kinh Pháp Hoa ). Nếu có thể gạt bỏ được giới hạn của ngôn ngữ thì sẽ thấy Tri Kiến Phật ở đây cũng chính là sự thấy biết Đấng Cha mà Đức Kitô đã đề cập “Hễ ai Cha đã ban cho Con thì Con ban cho họ sự sống đời đời. Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha tức Chân Thần duy nhất cùng Giêsu Kitô mà Cha đã sai đến” ( Ga 17, 2 – 3 ).

Một khi nhận ra Tri Kiến Phật cũng là một, không khác với nhận biết Thiên Chúa Đấng là Cha ở nơi mình, thì chắc chắn cũng không còn có sự phân biệt chánh tà, tà chánh giữa Đạo Phật và Đạo Chúa chi nữa. Mặc dầu vậy, đây là việc hoàn toàn không dễ với cả hai phía Phật Giáo và Công Giáo, bởi lẽ cái màn u minh trong thời mạt pháp này đã quá ư dày đặc, thật khó mà phá vỡ. Để có thể từng bước phá đi sự u minh đó đòi hỏi cần có những con người thành tâm thiện chí đến với nhau trong tinh thần đối thoại thẳng thắn.

PHÙNG VĂN HÓA, 5.2014

ĐỨC MẸ DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ Phúc Âm kể về bảy sự thương khó của Mẹ Maria:

1. Lời tiên báo của ông Simêon ( Lc 2, 34 – 35 ) 2. Cuộc chạy trốn sang Ai Cập ( Mt 2, 13 – 21 ) 3. Lạc mất Chúa ba ngày ( Lc 41, 50 ) 4. Vác thập giá lên đỉnh Canvê ( Ga 19, 17 )

13

CÙNG CẢM NGHIỆM

Page 14: Ephata 610

5. Chúa bị đóng đinh và tử nạn trên thập giá ( Ga 19, 18 – 30 ) 6. Tháo xác Chúa ( Ga 19, 39 – 40 ) 7. Táng xác Chúa ( Ga 19, 40 – 42 )

Bảng liệt kê những nỗi đau của Đức Maria trên đây có từ thế kỷ 14 đã ăn sâu vào mọi hình thức văn chương đạo đức: các bài giảng, kinh nguyện, thi ca. “Stabat Mater” ( Mẹ đứng ) là một bài ca thương diễn tả một cách tài tình và cảm động những nỗi thống khổ của Đức Trinh Nữ Maria dưới chân Thập giá. Tác phẩm “Pietà” là một hình ảnh rất hấp dẫn trí tưởng tượng quần chúng, diễn tả hình ảnh Đức Mẹ ẵm thân xác đẫm máu của Chúa Giêsu trên đầu gối.

Đức Maria thông phần đau khổ với Chúa Cứu Thế là một khía cạnh quan trọng của lòng tôn sùng Đức Mẹ. Điều này dựa trên cơ sở:

1. Mẹ hiệp công cứu chuộc loài người

Trong suốt cuộc sống của Chúa Giêsu trên trần gian, từ tuổi thơ ấu đến ngày trưởng thành, từ khi âm thầm đến lúc công khai, bao giờ Mẹ cũng hiện diện bên Chúa. Cách riêng trong công cuộc khổ nạn, Mẹ chẳng những đã hiện diện, mà còn đồng hành theo Chúa cho đến cùng. Các môn đệ tiếng là những kẻ theo Chúa gần gũi trong ba năm đời rao giảng, thế mà trên đường thánh giá chẳng thấy bóng ông nào; còn Mẹ dẫu chẳng xuất đầu lộ diện để cho Chúa khỏi bận vướng, lại theo bước Chúa cận kề trên đường khổ nạn và đứng ngay bên thánh giá lúc Chúa chịu tử hình, nước mắt nuốt vào trong.

Lời tiên tri Simêon nay ứng nghiệm: “Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà…” ( Lc 2, 35 ). Mẹ đã nhận lấy lưỡi gươm đâm thâu trái tim mình theo thánh ý Thiên Chúa. Mẹ đứng đó lặng thầm không nói một câu chẳng buông một tiếng dẫu là tiếng thở dài, dáng đứng kiên cường vừa đón nhận qua tiếng “xin vâng” muôn thuở, vừa hiệp thông trong sự đau khổ của con mình. Mẹ đứng đó dưới chân thập giá chứng kiến cái chết nhục hình của người con yêu quý. Mẹ chia sẻ mọi nổi oan khiến nhục nhã của người con chí thánh. Dung mạo của Mẹ dưới chân thập giá tuyệt đẹp.Tước hiệu Nữ Vương các Thánh Tử Đạo là vậy đó.

Nếu Chúa Giêsu chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ và ban ơn cứu rỗi cho hết mọi người, thì Đức Mẹ bởi đã hiệp thông với Chúa Giêsu trọn vẹn, không chỉ về thời lượng từ đầu đến cuối mà đúng hơn, còn về chất lượng gắn bó keo sơn mẹ con một dạ một lòng. Ngày xưa người ta quen nhìn Mẹ là đấng đồng công cứu chuộc ( bài hát “trên đồi Golgotha”), ngày nay đặt trọng tâm nơi Chúa Giêsu, và vì Mẹ cũng cần đến ơn cứu độ của Con mình, nên thật thích đáng để xưng tụng Mẹ là đấng hiệp công cứu chuộc.

Nếu “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con một mình”, thì Mẹ cũng hiệp thông trong tình yêu đại lượng ấy mà vâng theo thánh ý. Mẹ hiệp công cứu chuộc bằng chính trái tim của Mẹ, nên Mẹ cũng nhạy cảm hơn bất cứ ai trong gia đình nhân loại về tình lân mẫn đối với con cái loài người.

2. Mẹ Maria là Mẹ của nhân loại

Nhưng dưới chân thánh giá hôm ấy, Mẹ còn nhận lấy một lời đặc biệt của Chúa Giêsu khi giới thiệu thánh Gioan cho Mẹ: “Thưa Bà, này là con Bà”. Xét về bối cảnh giờ tử nạn thì đây chẳng khác nào lời người ra đi dành cho người ở lại, mang mầu trăn trối linh thiêng, Chúa Giêsu muốn Đức Mẹ nhận Gioan làm con để đối xử với Gioan như đối xử với mình. Gioan từ đó là hiện thân sống động của Chúa Giêsu trong đời Đức Mẹ.

Xét về hình thức của câu nói, nhất là kèm theo vế thứ hai Chúa Giêsu giới thiệu Đức Mẹ cho Thánh Gioan “Này là Mẹ con”, người ta thấy trải ra như hai vế của bản hợp đồng ký kết song phương, được đóng ấn bởi công cuộc cứu chuộc dưới sự chứng giám của Đấng chịu đóng đinh. Nếu công cuộc cứu độ thực hiện một lần thay cho tất cả và có giá trị vĩnh cửu thì bản hợp đồng “mẹ-con” cũng sẽ tồn tại mãi mãi.

Nhưng xét về nội dung, lời trăn trối ấy chính là việc thiết lập một tình mẫu tử giữa Đức Mẹ và Gioan làm tiền đề và nền móng cho tình mẫu tử thiêng liêng giữa Đức Mẹ và toàn thể nhân loại. Truyền thống vẫn coi Gioan như đại diện cho nhân loại mới đã được sinh ra trong ơn cứu rỗi, và Đức Mẹ từ lời trăn trối của Chúa Giêsu cũng là Evà mới hạ sinh mọi người trong tình mẫu tử thiêng liêng nhiệm mầu ấy.

Cuộc chiến trên thập giá giữa Thiên Chúa và con người. Hình như con người đã thắng khi đóng đinh Đấng Cứu Thế. Thế nhưng, Thiên Chúa lại chọn thập giá để biểu lộ tình yêu chiến thắng. Con đường của Thiên Chúa là con đuờng tình yêu. Tình yêu chiến thắng sự chết. Mẹ đã thông phần cuộc

14

Page 15: Ephata 610

khổ nạn của Chúa Giêsu. Mẹ dâng hiến con mình trong hy lễ cứu độ với niềm tin phục sinh. Vì thế, Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng.

Đức Maria là Mẹ của nhân loại, là Mẹ của từng người chúng ta. Chúa Giêsu đã trối Mẹ Maria lại cho Gioan, bấy giờ đại diện cho các thánh tông đồ, cho Giáo Hội và cho cả loài người. Chúng ta hãy đón Mẹ về ở với chúng ta, yêu thương và gắn bó với Mẹ. Môi miệng, trái tim chúng ta đừng bao giờ rời xa rời Mẹ; bản thân chúng ta hãy noi gương nhân đức của Mẹ. Hãy chạy đến cùng Mẹ lúc gặp gian nan khốn khó, tuyệt đối tin tưởng và trông cậy vào Mẹ.

Nếu tình mẫu tử nhân gian dù bất toàn, vẫn được con người khắp nơi ca ngợi “bao la như biển Thái Bình...”, thì tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Mẹ đối với con cái loài người lại còn bao la lớn rộng muôn trùng, mênh mông chan chứa bao dung ngàn đời. Đó là tình yêu thương chan hòa được mở ra cho hết mọi người.

3. Đức Mẹ ban ơn cho mỗi người

Đón nhận nhân loại vào trong gia đình thiêng liêng, Đức Mẹ đã vận dụng tất cả khả năng của mình để tôn vinh Thiên Chúa qua việc giúp đỡ con cái nhân loại. “Đầy ơn phước”, được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ cận kề Thiên Chúa hơn bất cứ ai, nên cũng đầy quyền thế hơn bất cứ ai, để có thể can thiệp chuyển cầu ơn phúc một cách hiệu quả.

Tất cả những ơn lành trần thế nhận được qua việc khấn với Đức Mẹ đều phát xuất từ một địa chỉ chung là quyền thế của Đức Mẹ bên cạnh Thiên Chúa. Nhưng quyền thế ấy được vận dụng như thế nào là do nhịp rung trái tim của Mẹ, một trái tim có nguồn gốc nhân loại, nên không những có trọn niềm trắc ẩn rung động cảm thông trìu mến của tình mẫu tử nhân loại, mà còn vượt trội vì đã đến mức thập toàn ở trên đỉnh cao thánh đức.

Gần bên Chúa, Mẹ thật uy quyền; nhưng Mẹ lại dịu hiền khi gần nhân loại. Chính vì vậy, yêu mến cậy trông cũng là thái độ thích hợp khi đến bên Mẹ. Những ai khắc khoải sám hối thao thức đổi mới canh tân có thể xin Mẹ dìu dắt, chắc chắn Mẹ sẽ dẫn đến tòa giải tội để nhận lấy ơn tha thứ. Những ai đau buồn sầu khổ vì đau yếu bệnh hoặc vì gánh nặng vai mang, mong ước đời sống bình an có thể kêu khấn xin Mẹ đỡ nâng, chắc chắn Mẹ sẽ sớm hỗ trợ để ban cho cuộc sống an bình.

Mỗi người đều có chung một nỗi niềm thống hối Mùa Chay, hãy vững tin và cậy trông chắc chắn Mẹ sẽ chúc lành và giúp ta trang bị lại trái tim tinh tuyền.

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống suy niệm dáng đứng của Mẹ Maria dưới chân thập giá và đúc kết qua những vần thơ tâm tình.

Ngày xưa Mẹ đứng kiên cường,Dưới chân thánh giá hiệp công cứu đời.

Ngày nay ngự chốn cao vời,Mẹ thương xót hết mọi người dương gian.

Ban ơn thánh, phúc bình an,Dạy thêm trông cậy, ươm tràn tin yêu.

Mẹ thuộc về Thiên Chúa trọn vẹn nên trái tim Mẹ thanh khiết không cùng. Mẹ là tác phẩm đẹp nhất của Chúa Thánh Thần, là một Ngôi Vị Thiên Chúa nghệ sĩ tài ba. Nhưng Mẹ sinh ra Chúa Giêsu, là Ngôi Hai Thiên Chúa, Con duy nhất và đồng bản thể với Thiên Chúa, nên Mẹ vĩnh viễn là Mẹ Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Con của Mẹ, vừa là Đấng Tạo Hoá, vừa là Thiên Chúa Cứu Độ. Có Mẹ nâng đỡ, ta sẽ không sa ngã; có Mẹ chở che, ta sẽ không sợ gì; có Mẹ hướng dẫn, ta sẽ không mệt mỏi lạc đường; có Mẹ phù trợ, ta sẽ đạt tới mục đích cuối cùng của cuộc đời là chính Thiên Chúa.

Vì Mẹ đã hiệp công trong ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu, vì Mẹ đã nhận mọi người làm con cái, và vì lòng Mẹ rất bao dung, nên dưới chân Thánh Giá, Mẹ đích thực là Mẹ của lòng xót thương. Vấn đề được đặt ra cho ta không phải là băn khoăn xét xem Mẹ có yêu ta hay không, mà là tự hỏi xem mình đã yêu Mẹ thế nào. Nếu kết thúc bài Phúc Âm cho biết “Từ giờ ấy môn đệ đem Mẹ về nhà mình”, thì cũng thế, từ hôm nay, ta hãy đem Mẹ về nhà bằng lòng tôn sùng yêu mến, bằng việc siêng năng lần hạt và bằng việc sống đẹp dưới ánh nhìn của Mẹ. Làm như thế, chắc chắn ta sẽ được Mẹ ấp ủ trong lòng xót thương đời này và đời sau.

Cầu chúc cho mọi người được thêm lòng yêu mến Đức Mẹ.

15

Page 16: Ephata 610

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

MAGNIFICAT, HIẾN CHƯƠNG HỌC THUYẾT XÃ HỘIQuyển Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh, phát hành năm 2004, chỉ có một lần duy

nhất nhắc đến Đức Maria ở đoạn 59 ( trong tổng số 583 đoạn của sách ) dưới tiêu đề: Đức Maria và lời “xin vâng” trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa.

59. Người thừa kế niềm hy vọng thánh thiện trong dân Israel và người đầu tiên trong hàng ngũ các môn đệ Đức Kitô là Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu Kitô. Qua lời “Xin vâng” đối với kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa ( x. Lc 1, 38 ), nhân danh toàn thể nhân loại, ngài chấp nhận trong lịch sử Đấng do Chúa Cha gửi tới, Đấng Cứu Chuộc loài người. Trong kinh Magnificat, ngài công bố Mầu Nhiệm Cứu Độ đang đến, sự xuất hiện “Đấng Mêsia của người nghèo” ( x. Is 11, 4; 61, 1 ). Thiên Chúa của Giao Ước, mà Đức Trinh Nữ người Nadarét ca tụng với tinh thần hân hoan, chính là Đấng lật đổ người quyền thế khỏi ngai vàng và nâng cao kẻ hèn mọn, cho kẻ nghèo đói được no đủ, đuổi người giàu có trở về tay không, đánh tan tác kẻ kiêu ngạo và tỏ lòng thương xót với những ai kính sợ Ngài ( x. Lc 1, 50 – 53 ).

Nhìn vào tâm hồn Đức Maria, nhìn vào Đức Tin sâu thẳm của ngài biểu lộ qua kinh Magnificat, các môn đệ Đức Kitô được mời gọi hãy nhớ lại một cách đầy đủ hơn bao giờ hết rằng “không thể tách sự thật về Thiên Chúa cứu độ, Thiên Chúa nguồn mạch mọi ơn huệ với

Thiên Chúa luôn tỏ lòng ưu ái người nghèo nàn và khiêm tốn – tình thương này đã được ca tụng trong kinh Magnificat và về sau sẽ được bày tỏ trong lời nói và việc làm của Đức Giêsu”. Đức Maria hoàn toàn lệ thuộc Thiên Chúa và hướng trọn vẹn về Thiên Chúa do chính Đức Tin của ngài thúc đẩy. Ngài là “hình ảnh trọn vẹn nhất của một nhân loại và một vũ trụ được tự do và được giải thoát”.

Cha Phan Tấn Thành, Dòng Đa Minh, bình luận về đoạn trên như sau: “Qua bài ca Magnificat, Mẹ công bố rằng: mầu nhiệm cứu độ đã thực hiện, vị Cứu Tinh của người nghèo đã đến; Thiên Chúa của giao ước lật đổ những kẻ quyền thế, nâng cao kẻ khiêm tốn, cho người nghèo đói được sung túc và xua đuổi kẻ giàu sang, đập tan kẻ kiêu căng, bày tỏ lòng khoan nhân cho kẻ kính sợ Ngài. Không thể nào tách rời chân lý về Thiên Chúa cứu độ ra khỏi việc biểu lộ lòng ưu ái dành cho người nghèo”.

Ấy vậy mà trước khi cuốn cẩm nang Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo được biên soạn khoảng nửa thế kỷ, tức là vào những năm 50 của thế kỷ trước, Chiara Lubich đã có bài viết về Mẹ, đề cập đến mối liên kết giữa kinh Magnificat và Học Thuyết Xã Hội, xem kinh Magnificat như là Hiến Chương của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo: “Hiến Chương của Học Thuyết Xã Hội Kitô Giáo bắt đầu khi Đức Maria ca tụng: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng” ( Lc 1, 52 – 53 ).

Trong Phúc Âm – Chiara bình luận – có cuộc cách mạng cao nhất và triệt để nhất. Và có lẽ chính ở trong kế hoạch của Thiên Chúa, và cũng chính vào lúc này, lúc chúng ta đắm chìm trong việc kiếm tìm giải pháp cho các vấn đề xã hội, Đức Maria đang hỗ trợ tất cả các Kitô hữu chúng ta xây dựng, củng cố, thiết lập và chứng tỏ cho thế giới thấy một xã hội mới trong đó kinh Magnificat có thể vang lên mạnh mẽ”.

Đúng là Mẹ “hằng cứu giúp” “danh bất hư truyền”. Mẹ không những cứu giúp nơi những việc nhỏ mà còn cứu giúp trong những công cuộc trọng đại, không những cứu giúp các cá nhân trong cảnh tù đày mà còn cứu giúp các dân tộc và cả nhân loại “chúng tôi, con cháu Evà ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà; chúng tôi ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Bà thương”.

Trong toàn bộ bài ca Magnificat, Chiara trích dẫn chỉ có hai câu 52 và 53, là các câu diễn tả cuộc cách mạng xã hội mà Chúa Giêsu sẽ đem lại. Những dòng bình luận trên cho thấy Chiara có một diệu cảm rất mạnh, một trực giác rất lạ: chị nói cuộc cách mạng đó đã tiến hành, đã bắt đầu rồi – cách nói rất táo bạo.

Có thể hiểu sở dĩ Chiara viết táo bạo như thế là vì Đức Maria là sự thành toàn các kế đồ của Thiên Chúa cho nhân loại. Và chị xác tín, thâm tín điều này. Sách Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh cũng viết Mẹ chính là “hình ảnh trọn vẹn nhất của một nhân loại và một vũ trụ được tự do và được giải thoát”.

Nếu Học Thuyết Xã Hội Công Giáo là một công cụ để giúp Dân Chúa và toàn thể nhân loại tiến đến việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa, thì bài ca Magnificat phải được xem là bản Hiến Chương của Học Thuyết Xã Hội.

16

Page 17: Ephata 610

ĐAN QUANG TÂMTài liệu tham khảo: CATERINA MULATERO, Our SDC witnesses: Chiara Lubich

( Chứng nhân Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh: Chiara Lubich ).

THÁNG XEM DÂNG HOATháng năm về. Tháng Hoa. Khắp nơi dâng hoa kính Đức Mẹ.

Có thể nói đây là một việc đạo đức bình dân có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Biết bao cụ bà Việt Nam vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm tuyệt đẹp một thuở ấu thơ: khăn lúp trắng, vòng hoa tươi đội đầu, tay nâng niu đôi cành hoa, cùng cộng đoàn cất tiếng: “Hoa muôn sắc con dâng trước tòa…”.

Cả tôi nữa, có dám quên đâu, những dấu ấn khó quên ấy trong đời. Cha sở của chúng tôi ngày ấy còn đó, đang ở Nhà Hưu. Ngày ấy, cha thường tập cho cả cộng đoàn hát một vài bài hát dâng hoa kính Đức Mẹ. Cha nói: “Dâng hoa không phải là múa, mà là những cử điệu dâng, không chỉ có động tác mà còn phải hát lên lời hát rập ràng như chính mình dâng tấm lòng cho Đức Mẹ”. Truyền thống ấy còn đẹp ở chỗ không phải chỉ đội dâng hoa mới có hoa dâng, mà tất cả cộng đoàn ai cũng có hoa để dâng. Lúc ấy, ở chỗ tôi, cũng có một ít vườn trồng hoa để bán trong mùa hoa tháng năm. Nhưng, chắc chắn sẽ không đủ để cho mỗi người tham dự một cành. Vì thế, lũ trẻ chúng tôi vẫn thường hái hoa ở suối, ở rừng về dâng cho Đức Mẹ. Hoa gì cũng được, miễn là hoa !

Buổi dâng hoa cho Đức Mẹ bắt đầu. Cha chủ sự xướng mấy kinh, rồi ngài nói một bài ngắn về nhân đức của Đức Mẹ. Cộng đoàn vừa đi Kiệu Đức Mẹ chung quanh Nhà Thờ vừa lần một chuỗi 50 sốt sắng. Kiệu Đức Mẹ về đến tiền đường cũng vừa hết chuỗi 50 và tất cả tập trung trước kiệu Đức Mẹ. Các em đội dâng hoa tiến ra. Cả cộng đoàn cùng rập ràng hát với các em. Các em dâng hoa lên Mẹ. Những cành hoa của các em sắp

xếp thật ngăn nắp. Sau khi các em đã xếp hoa lên kiệu Đức Mẹ xong, Cha sở mời mọi người cùng tiến hoa cho Mẹ. Sau hát chung mỗi câu Phiên Khúc và Điệp Khúc, cha sở lại có một lời cầu nguyện với Mẹ… cho đến khi mọi người đã dâng hết hoa cho Đức Mẹ và hoa tràn lan trên tiền đường. Một trời hoa ! Một núi hoa !... Tôi nghĩ, các cụ già, cả tôi nữa, còn nhớ là mỗi người đều sung sướng vui mừng vì chính mình thực hiện cuộc dâng hoa ấy cho Đức Mẹ, không phải là khách xem người khác dâng hoa.

Cũng thì dâng hoa, giữ được một truyền thống tốt đẹp, nhưng cung cách hôm nay sao lại khác đi rồi:

- Không phải tất cả mọi người dâng hoa, chỉ một đội.

- Cũng có khi là hai ba bốn năm đội dâng hoa, nhưng tính thi đua nhiều hơn là tâm tình sốt sắng.

- Hầu hết những người dâng hoa chỉ làm động tác theo một bài hát trong CD do một ca sĩ, hay một ca đoàn hát. Không phải người dâng hoa hát, cộng đoàn thì hầu như không ai thuộc được chữ nào, câu nào !

- Có cha xứ bảo lo tập dâng hoa, đến ngày dâng hoa thì ai dâng cứ dâng, cha mặc áo thun cầm cái quạt phe phẩy, đứng từ xa “xem dâng hoa” !

- Giáo Dân cũng đến để “xem dâng hoa” hơn là “dâng hoa”. Đã vậy, còn đóng vai giám khảo, bình luận, khen chê: đội này quần áo đẹp, đội kia nhiều hoa đắt tiền, đội khác chọn bài hát hơi dài nhưng mới lạ, đội kia nữa thì đông mà khá đều… Tóm lại, cũng được ! Nói chung là năm nay “dâng hoa hoành tráng”.

Không biết tự bao giờ, tháng Hoa bỗng trở thành một tháng “Lễ Hội”. Việc dâng hoa, cách nào đó, cũng đã thay biến thành một cuộc biễu diễn nhiều hơn là việc đạo đức bình dân truyền thống. Có vẻ

17

CÙNG TRĂN TRỞ

Page 18: Ephata 610

như Giáo Dân hôm nay đứng ngoài cuộc dâng hoa hơn là chính mình tham dự một phần trong cuộc dâng hoa ấy.

Tôi không dám biết Mẹ Maria có vui không, nhưng riêng tôi thì thấy đáng tiếc cho một truyền thống đạo đức lâu đời đã bị tiêm nhiễm tinh thần thế tục: làm cho có để báo cáo với Đức Mẹ rằng xứ con còn yêu mến Mẹ hoặc còn yêu mến Mẹ hơn xứ kia !

Ước gì, việc dâng hoa được tổ chức cho tất cả mọi người có cơ hội dâng hết cõi lòng mình cho Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, xin thứ lỗi cho chúng con về chuyện khoa trương bên ngoài mà bên trong trống rỗng. Xin mượn bài thơ “Dâng Kính Đức Bà” của tác giả “ả giang hồ”, con dâng tấm lòng mình cho Mẹ đây:

Tháng năm ai tiến ngàn hoaRiêng con dâng kính Đức Bà lòng yêu:

Lúc trắng trong, lúc mỹ miềuKhi tàn trong nắng, tiêu điều trong mưa

Lúc yêu thiếu, lúc yêu thừaKhi vừa thành thật, lại vừa dối gian

Lúc ngăn nắp, lúc ngổn ngangKhi diêm dúa, lúc đàng hoàng, Bà ơi

Lúc lần một chuỗi năm mươiKhi quên chẳng có một lời kính thưa

Kiệu Bà, vui đón, buồn đưaYêu Bà, miệng nói, lòng chưa yêu Bà

….

Lòng con xin đặt trước tòaMấy lời thô thiển thật thà xin dâng

Bà cầu cùng Chúa khoan nhânCho con sốt sắng tu thân sửa mìnhXứng cung điện, Chúa Thánh LinhXin Bà Cứu Giúp, thỏa tình Bà yêu

……

Hoa ơi hoa đẹp mỹ miềuLòng em sao chẳng mỹ miều như hoa

Hoa nói được tiếng người taXin cầu ơn cả Đức Bà cho em

( ả giang hồ, 1.5.2014 )

PM. CAO HUY HOÀNG, 13.5.2014

ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 1

Trong hội nghị các tôn giáo ngày 9.9.2003 tại Aachen, nước Đức, Giám Mục Heinrich Mussinghoff nói: “Đối thoại không có nghĩa pha trộn các tôn giáo, mà đúng hơn chính là cổ vũ sự tôn trọng hỗ tương” ( xem tuần báo CGDT số 1425 ).

Làm sao để cổ vũ sự tôn trọng hỗ tương, đó phải là tất cả mục đích của đối thoại. Điều này chẳng những cần thiết cho các tôn giáo mà còn cho hết thảy mọi cá nhân. Cứ đảo mắt thoáng qua các phương tiện truyền thông bây giờ sẽ thấy đời sống con người cả thể chất lẫn tinh thần cơ cực biết chừng nào. Cùng với nỗi cơ cực ấy, ta thấy cũng đã có không ít những nỗ lực từ nhiều phía, trong đó tất nhiên là có phần của Giáo Hội được giốc ra hòng giải quyết nó nhưng đành phải bất lực. Chiến tranh tôn giáo, chủng tộc, bạo lực, khủng bố, thảm sát con tin vẫn diễn ra đều khắp, ngày càng dữ dội mà không có gì có thể ngăn cản.

18

CÙNG PHÂN TÍCH

Page 19: Ephata 610

Nguyên nhân tại sao với bao nỗ lực thiện chí như thế lại vẫn cứ thất bại ? Đó là bởi con người ngày nay từ cá nhân cho đến cộng đồng, từ đời đến đạo, không thực sự tôn trọng lẫn nhau. Trong gia đình thì cha mẹ không tôn trọng con cái. Ngược lại, con cái cũng chẳng tôn trọng cha mẹ, chồng vợ, vợ chồng, anh em, chú bác, dì dượng v.v... cũng thế. Ngoài xã hội thầy không tôn trọng trò, trò chẳng tôn trọng thầy, chủ thợ, cấp trên, cấp dưới v.v… cũng thế. Trong đạo giáo thì bề trên không tôn trọng bề dưới, bề dưới chẳng tôn trọng bề trên, Giáo Sĩ, Giáo Dân v.v… cũng vậy.

Phải tôn trọng lẫn nhau, đó là điều kiện không thể thiếu cho con người nếu muốn có được cuộc sống an vui đích thực. Tuy nhiên để có được điều này thì nhất thiết cần phải nhận chân được giá trị ở nơi tha nhân, và giá trị ấy không phải chi khác mà đó chính là danh phận con Thiên Chúa ở nơi mỗi người. Tất cả đều là con cái Thiên Chúa, dù cho đó có là kẻ nghèo hèn đói cơm rách áo, hay vua chúa quan quyền giàu sang phú quý. Dù cho đó có là kẻ tội lỗi đầu trộm đuôi cướp, hay là bậc chân tu thánh thiện. Có đối xử với nhau trong tính chất con cái Chúa như thế mới gọi là tôn trọng thực, còn nếu không, tất cả chỉ là vờ vịt, ngoại giao chính trị cả đấy thôi.

Ai ai cũng đều là con cái Thiên Chúa, nhưng để có thể nhận biết điều này đó lại là điều bất khả nếu không nhờ lòng tin vào Đức Kitô: “Bởi chưng anh em hết thảy đều là con cái Thiên Chúa do Đức Tin đến Đức Giêsu Kitô” ( Gl 3, 26 ).

Tại sao phải tin vào Đức Kitô ta mới có thể nhận biết mình là con của Thiên Chúa ? Đó là bởi mặc dầu Thiên Chúa quả thật là Cha, còn mình là con, nhưng tất cả phàm phu chúng ta nào đã có ai nhận biết Thiên Chúa là Cha, ngoài Đức Giêsu Kitô như chính Ngài khẳng định: “Cha Ta đã giao mọi sự cho Ta, ngoài Cha không ai biết Con. Ngoài Con và người nào mà Con muốn mạc khải cho, cũng không ai biết Cha” ( Lc 10, 22 ).

Một khi chính Đức Kitô đã khẳng định như thế thì điều ấy có nghĩa là gì nếu chẳng phải chỉ trong Ngài mà con người mới có thể nhận biết Thiên Chúa Đấng Cha của mình ? Nếu ngoài Đức Kitô mà con người hoặc triết gia hoặc khoa học gia cũng có thể nhận biết Thiên Chúa, thì Lời Chúa chẳng hóa ra hư dối hay sao ?

Đức Kitô chỉ mạc khải cho những ai dám tin vào Ngài, mặc dầu vậy, lòng tin ấy không phải để dành riêng cho nhóm người hay dân tộc nào nhưng cần phải được loan truyền cho đến cả muôn dân: “Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu phép rửa thì được cứu, còn ai không tin thì bị định tội” ( Mc 16, 15 ).

“Ai tin thì được cứu, ai không tin thì bị luận phạt”. Những lời này thật quá rõ ràng đến nỗi có thể nói nó là nguyên tắc bất di bất dịch. Căn cứ nơi nguyên tắc này, về sau, như ai cũng biết, đã được Giáo Hội khai triển thành định lý “Ngoài Hội Thánh không thể có ơn cứu độ” ( Extra Ecclesiam nulla salus ).

Nói khai triển, có nghĩa Giáo Hội chỉ thực thi cách trung thực mệnh lệnh của Đức Kitô chứ chẳng thêm chẳng bớt gì cả. Tuy nhiên, một vấn nạn không thể không được đặt ra, đó là căn cứ vào đâu Giáo Hội lại có thễ đưa ra nguyên tắc ấy ? Xin thưa căn cứ vào sự trao quyền của Đức Kitô cho Thánh Phêrô: “Còn Ta lại bảo ngươi rằng ngươi là Phêrô. Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên vầng đá này. Cửa Hỏa Ngục cũng chẳng thắng được. Ta sẽ trao chìa khóa Nước Trời cho ngươi. Hễ điều gì ngươi cầm buộc đưới đất thì trên trời cũng cầm buộc. Hễ điều gì ngươi cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 18 – 19 ).

Một lần nữa ta thấy Lời Chúa thật đã quá rõ. Có ai có thể nghi ngờ gì về việc Chúa trao quyền cho Thánh Phêrô và như vậy thì có gọi Thánh Phaolô là vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo hội đâu có chi không đúng ? Trải từ Thánh Phêrô Giáo Hoàng thứ nhất đến nay Giáo Hội Rôma vẫn là Giáo Hội duy nhất và tông truyền. Những ai không công nhận tính tông truyền này thì không phải là con cái Hội Thánh, nhưng nếu công nhận thì đương nhiên cũng phải tuân thủ lệnh truyền của Chúa. “Ai tin thì được cứu ai không tin thì bị luận phạt”. Công nhận Giáo Hội Tông Truyền mà lại không tuân lệnh Chúa truyền điều ấy thật vô nghĩa !

Lệnh truyền của Chúa buộc phải tin, có tin thì mới được cứu, bởi đó cho nên Đạo Công Giáo cũng còn được gọi là Đạo Đức Tin và Đức Tin ấy không hề vu vơ nhưng nhắm đến một nội dung rõ rệt, đó là mạc khải của Đức Kitô về Đấng Cha nội tại, Đấng ấy có thể tùy lúc, tùy nơi, tùy đối tượng mà thể hiện dưới những danh xưng khác nhau chẳng hạn Đức Chúa Trời, Nước Trời, Nước Thiên Chúa, Nước Thiên Đàng, Đất Hứa, hoặc cũng có thể còn được gọi là Đạo. “Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng ngươi, và ở trong lòng ngươi tức là Đạo Đức Tin mà chúng tôi rao giảng đây. Vậy nếu miệng ngươi nhận Giêsu là

19

Page 20: Ephata 610

Chúa và lòng ngươi tin Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu. Vì bởi lấy lòng tin mà được nên công chính và bởi lấy miệng thừa nhận mà được cứu rỗi” ( Rm 10, 8 – 10 ).

Về chữ “Đạo” mà Thánh Phaolô nói ở đây là do ngài trích sách Đệ Nhị Luật ( Đnl 30, 11 – 14 ). Điều ấy chứng tỏ chân lý Đấng Thiên Chúa nội tại đã bao trùm xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh từ sách Sáng Thế cho đến Khải Huyền của Thánh Gioan. Để có thể hiểu tinh thần của chữ “Đạo” ta cần phải theo nghĩa của minh triết Đông Phương “Đạo Khả Đạo phi thường Đạo, Danh Khả Danh phi thường Danh” ( Đạo mà có thể nói được thì đó không phải là Đạo thường, Danh mà có thể gọi tên đó không phải là Danh thường ).

“Thường” tức là thường hằng bất biến, bất cứ cái gì mà có thể nói, viết hoặc có thể gọi tên ra được thì đó là đã đi vào đối đãi nhị nguyên phân biệt, như vậy thì không phải “thường”.

“Đạo” mà Kinh Thánh nói “Ở” gần trong miệng trong lòng người” tức ám chỉ cho Thực Tại vô thủy vô chung ( Thường hằng bất biến ). Thực tại thường hằng ấy tuy vậy lại không hề cách biệt với mỗi một người trong chúng ta. Không cách biệt nhưng nếu cho rằng nó ở trong, ở ngoài hay ở giữa cũng đều không đúng. Với Thực Tại ( Đạo ) không thể nói gọi tên như thế thì phải làm thế nào để truyền Đạo ấy ra nếu không dựa vào Đức Tin và duy chỉ Đức Tin thôi ?

Chính bởi lẽ truyền chỉ có thể dựa trên Đức Tin để truyền bởi vậy có thể nói lịch sử truyền giáo trải dài suốt hai ngàn năm qua là lịch sử của những cuộc gặp gỡ đối thoại giữa bên này là Đức Tin của Hội Thánh Đức Kitô, còn bên kia là các nền văn hóa cũng như tôn giáo khác.

VỚI DO THÁI GIÁO

Hội Thánh Đức Kitô thoát thai từ Do Thái Giáo để rồi sau đó đã trở thành tôn giáo phổ quát mang tính toàn cầu gọi là Công Giáo. Điều ấy thì đã rõ, thế nhưng có một điều mà cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ, đó là thật sự thì có sự khác biệt nào giữa Do Thái Giáo và Công Giáo ?

Để có thể trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này ta cần phải tìm xem đâu là nội dung đích thực mà Kinh Thánh chứa đựng ?

Có rất nhiều quan điểm khác biệt nhau về nội dung Kinh Thánh, với khoa Tu Từ học thì “Kinh Thánh là một sứ điệp mang theo mình một sức mạnh lập luận và một chiến lược tu từ học nào đó” còn với khoa Ký Hiệu (?) thì Kinh Thánh lại là một Lời nói về cái thực mà Thiên Chúa đã loan ra trong lịch sử” ( xem việc giải thích Kinh Thánh trong Hội Thánh của UBKTGH ) Lại có người thì cho “Tất cả Thánh Kinh đều nói về huyền nhiệm Đức Kitô” ( Lm. An Sơn Vị, Tin Mừng về Chúa Cha ). Người khác lại nói: “Cựu Ước doãn lại (?) lịch sử của một dân tộc, dân Israel của Thiên Chúa, còn Tân Ước là sử hạnh của một nhân vật, đó là Chúa Giêsu” ( Lm. Nguyễn Thế Thuấn, tiểu dẫn vào Tân Ước ).

Với những quan điểm rối tinh rối mù về nội dung Kinh Thánh như thế, thử hỏi làm sao mà có thể nhận ra được mối liên hệ giữa Cựu và Tân Ước ? Một khi đã không nhận ra được mối liên hệ ấy thì cũng chẳng thể nào thấy được sự khác biệt sâu xa giữa Do Thái Giáo và Hội Thánh Đức Kitô tức Giáo Hội Công Giáo Tông Truyền.

Sự khác biệt giữa Do Thái Giáo và Hội Thánh Chúa Kitô chính là ở chỗ Do Thái Giáo đến nay sau hai ngàn năm họ vẫn không hề công nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Mà đã không công nhận thì đâu có thể có Đức Tin vào Ngài ?

Không tin nhận Đức Kitô tất nhiên Do Thái Giáo chẳng chấp nhận Tân Ước. Mà nếu không chấp nhận Tân Ước thì rút cục Kinh Thánh của họ trước sau vẫn chỉ là sách các lề luật, có nghĩa chẳng liên quan gì đến giao ước. Đang khi đó chúng ta ai cũng biết Kinh Thánh trọn vẹn bao gồm cả sách Cựu Ước lẫn sách Tân Ước. Sách Cựu Ước đúng như tên của nó là sách chép những giao ước cũ. Còn sách Tân Ước là sách chép giao ước mới. Tuy có cũ có mới nhưng hai phần này lại không thể tách rời. Nếu tách rời bất cứ phần nào thì phần còn lại sẽ vô nghĩa. Kinh Thánh ví như dòng sông mà Cựu Ước là thượng lưu còn Tân Ước là hạ lưu. Có thượng thì mới có hạ, ngược lại, không có hạ thì làm gì mà có cái gọi là thượng ? Tính chất thông lưu giữa thượng và hạ đã được Thánh Augustin nói vắn gọn và rất đúng thế này: “Tân Ước giấu ẩn trong Cựu Ước. Cựu Ước tỏ hiện trong Tân Ước” ( Novum Testamentum in vetere et in Novo etus patet ).

Thánh Augustin muốn ám chỉ điều gì khi nói Tân Ước giấu ẩn trong Cựu Ước, còn Cựu Ước tỏ hiện trong Tân Ước ? Đó chính là Lời Hứa. Cả Cựu và Tân Ước đều có chung với nhau một di sản là Lời

20

Page 21: Ephata 610

Hứa, và Thánh Phaolô, một kẻ trước đây đã từng ra tay bắt bớ Đạo Thánh Chúa cách dữ dội nay được ơn trở lai sau biến cố Damas, đã là người có đủ tư cách nhất để đối thoại với người Do Thái về cái di sản chung ấy: “Phaolô đầy tớ của Chúa Giêsu Kitô, được gọi làm sứ đồ biệt riêng ra cho Tin Lành của Đức Chúa Trời mà trước kia Ngài đã dùng các tiên tri của Ngài mà hứa trong Kinh Thánh” ( Rm 1, 1 ).

Thiên Chúa đã hứa điều gì ? Với ai ? “Vả Đức Giêhova có phán cùng Apram rằng: ngươi hãy ra khỏi vòng bà con và nhà cha ngươi mà đi đến xứ mà TA sẽ chỉ cho. TA sẽ làm cho ngươi nên một dân tộc lớn. TA sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi và ngươi sẽ thành nguồn phước đức” ( St 12, 1 – 2 ). Qua lời hứa của Đức Giêhova Thiên Chúa, ta thấy Ngài có ban ra hai giao ước, một là giao ước ban Đất Hứa và hai là giao ước thành lập Dân Riêng.

Đất Hứa được nói tới trong Kinh Thánh Cựu Ước là miền Canaan ( St 17, 7 – 8 ) nhưng Canaan chỉ là hình bóng của Nước Trời trong Tân Ước. Nước Trời này là nước nội tâm, nước ấy cũng chính là chốn nghỉ ngơi đời đời, Nước Hằng Sống, Nước Thiên Đàng vui vẻ vô cùng ( cực lạc ) v.v…

Do Thái Giáo cho đến giờ phút này vẫn cứ còn chờ đợi một thứ Đất Hứa ở nơi trần gian tức một nhà nước Israel vinh quang hùng mạnh bá chủ hoàn cầu. Để thực hiện giấc mộng bá vương đó họ cho rằng có thể thực hiện để tiến tới Đất Hứa ấy bằng việc nghiêm chỉnh giữ giới luật. Nhưng Phaolô, một cựu trí thức Do Thái Giáo trong nhiều thư gửi các giáo đoàn, ngài đã vạch trần sự sai lầm của người Do Thái muốn theo đuổi sự công chính hóa bằng việc làm: “Dân Israel theo đuổi sự công chính của luật pháp mà lại không đạt đến sự công chính ấy. Tại sao ? Tại họ chẳng nhờ Đức Tin mà tìm nhưng nhờ công việc. Họ đã vấp phải hòn đá vấp chân” ( Rm 9, 31 – 32 ).

“Hòn đá vấp” đây ám chỉ Đức Giêsu Kitô, nhưng tại sao Đức Kitô lại là hòn đá vấp ? Đó là bởi trong quan niệm của người Do Thái thì Đất Hứa trước sau vẫn chỉ có thể là một đất nước vinh quang hùng mạnh và họ sẽ thống trị hết thảy các dân nước khác. Giờ đây Chúa Giêsu lại rao giảng Nước Trời với những đòi hỏi phải nhỏ bé khiêm nhường, phải yêu thương kẻ thù nghịch cùng mình… thì đời nào mà họ lại có thể chấp nhận ?

Đức Kitô rao giảng Tin Mừng Nước Trời và Nước Trời này hẳn nhiên phải là Nước Trời mầu nhiệm nội tại ( Lc 17, 20 ) cũng là danh phận con Thiên Chúa ở nơi mỗi người. Nước Trời vốn vẫn hằng hữu ở nơi ta từ thuở đời đời, nhưng bởi mê nên không biết. Nay Đức Kitô đến mạc khải Nước ấy, Ngài đòi hỏi con người phải tin. Nếu trước đây Do Thái Giáo cho rằng giữ giới luật được nên công chính thì nay trong Đức Kitô, công chính chỉ có thể đạt được nhờ Đức Tin thôi.

“Trước khi Đức Tin chua đến chúng ta bị lề luật giam nhốt cho tới khi Đức Tin phải hiển hiện, dường ấy lề luật đã là giáo sư để dẫn chúng ta đến Đức Kitô hầu cho chúng ta được nên công chính nhờ Đức Tin. Nhưng nay Đức Tin đã đến thì chúng ta không còn ở dưới giáo sư ấy nữa. Bởi chưng, anh em hết thảy đều là con cái Thiên Chúa do Đức Tin đến Đức Giêsu Kitô, vì hễ bao nhiêu người trong anh em đã chịu phép rửa trong Đức Kitô thảy đều đã mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô thì anh em là dòng dõi Abraham, những kẻ thừa kế theo lời hứa” ( Gl 3, 23 – 29 ).

Chỉ những kẻ nào thừa kế theo lời hứa mới được kể là dòng dõi Abraham. Ở đây Thánh Phaolô đã cho ta một cái nhìn mới về tính chất dân riêng cũng gọi là Dân Chúa hay Israen. Chẳng phải hễ cứ mang dòng máu Do Thái thì đều là dân riêng, cũng như chẳng phải bất cứ đứa con nào của Abraham cũng đều được thừa kế, chẳng hạn như Ismael đích thực là con trai của tổ phụ cũng chẳng được kể là Dân Riêng, “Vì những kẻ ra từ Israel chẳng phải hết thảy đều là người Israel đâu, cũng chẳng phải vì họ là dòng giống Abraham mà hết thảy đều là con cái đâu, bởi duy kẻ ra từ Isaac mới gọi là dòng giống ngươi, có nghĩa chẳng phải con cái thuộc xác thịt là con cái Thiên Chúa, duy con cái thuộc Lời Hứa mới được kể là dòng giống vậy” ( Rm 9, 6 – 8 ).

Chỉ có con cái thuộc Lời Hứa mới là dòng giống, nghĩa là Dân Riêng Thiên Chúa. Qua lời khẳng định này, ta thấy giữa Cựu Ước và Tân Ước vừa có sự nối kết lại vừa khác biệt. Nối kết là do

có chung một Lời Hứa, còn khác biệt là ở Đức Tin. Do nơi Đức Tin mà thành ra có sự khác biệt lớn lao giữa Do Thái Giáo và Đạo Thánh Đức Kitô, cũng là Giáo Hội Công Giáo Tông Truyền. Do Thái Giáo không thể và cũng chẳng cần chi tới Đức Tin, bởi chưng Đất Hứa của họ trước sau vẫn chỉ là một thứ chủ nghĩa bá quyền Do Thái ( Sionisme ) có thể đạt được bằng phân biệt chủng tộc cùng với quân sự, ngoại giao, chính trị. Còn Đất Hứa trong Đạo Thánh Đức Kitô thì nhất thiết phải tin bởi vì “Đất” mà Thiên Chúa “Hứa” ấy không phải là hứa cho một thực tại nào mà mắt có thể thấy, tai có thể nghe.

21

Page 22: Ephata 610

Với một thực tại mà mắt không thể thấy, tai không thể nghe, cũng chẳng nói, chẳng gọi tên, thì ta còn có thể làm gì hơn ngoài ra sống niềm hy vọng cậy trông: “Vì chúng ta được cứu trong sự hy vọng nhưng sự hy vọng đã thấy được thì chẳng phải là sự hy vọng. Vì ai lại hy vọng điều mình đã thấy rồi ư ? Song nếu chúng ta hy vọng điều mình chưa thấy thì chúng ta mới nhẫn nại mà đợi trông” ( Rm 8, 24 – 25 ).

Sống tôn giáo là sống trong niềm hy vọng nhưng để hy vọng thì cần có lòng tin. Chính bởi đó mà nói Đức Tin là nền tảng làm nên tôn giáo. Dân Do Thái trải hàng ngàn năm trông đợi Đấng Cứu Thế nhưng khi Ngài đến, họ lại vấp phạm, chung quy cũng chỉ vì họ đã không thể tin vào Tin Mừng.

Tin vào Tin Mừng của Đức Kitô trở về với Nước Trời cũng tức là Đất Hứa nội tại ở nơi mình, đó phải là tất cả sứ mạng rao giảng của Hội Thánh Đức Kitô.

 Một khi đã hiểu như thế thì phải chăng công cuộc truyền giáo dù là với đối tượng tôn giáo hoặc triết học nào, Giáo Hội cũng phải dựa trên cơ sở Đức Tin ấy để mà đối thoại ?

PHÙNG VĂN HOÁ ( Còn tiếp 1 kỳ )

XIN CỨU CON TÔI SỐNGMùa Phục Sinh lại đến, Mùa hồng ân cứu chuộc, Mùa của lòng thương xót… và là Mùa tạ ơn

của tôi. Vâng ! Lòng thương xót Chúa tồn tại đến muôn đời đối với những người luôn tín thác vào lòng nhân từ của Ngài. Để rồi cứ đến những ngày sau lễ Phục Sinh, lòng tôi lại bồi hồi cảm động, vì Chúa đã cứu sống mẹ con tôi vào chính ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa. Hồng ân Ngài cứ tuôn tràn nở rộ những niềm vui trong lòng mọi người ở gia đình tôi mãi mãi.

Cách đây mười năm, ngày tôi mang thai đứa con đầu lòng. Một niềm vui cho cả gia đình nhà chồng, khi siêu âm được biết đứa con trong bụng là con trai, chồng tôi vui ra mặt, vì nhà có 4 cô em gái, mà anh là con trai trưởng. Bố mẹ chồng tôi mong mỏi đứa cháu đích tôn nối dõi, nay như đã toại nguyện. Ông bà thật tốt nhất là mẹ chồng tôi, bà chăm sóc tôi từng chút có lẽ vì thể chất tôi yếu ớt. Những ngày thai nghén tôi ăn uống đi lại thật khó khăn, đến nỗi phải xin nghỉ công ty một thời gian.

Ngoài chương trình khám thai định kỳ, mẹ chồng tôi luôn quan tâm đến sức khỏe, ăn uống của tôi. Vậy mà còn hơn một tháng nữa mới tới ngày sinh. Tự dưng từ lúc cơm chiều xong người tôi khó chịu và đau bụng quá chừng, cả đêm dần về sáng, không chịu nổi vì thai đạp dữ dội trong bụng. Đến gần sáng người tôi ướt như đang tắm. Tôi nghe như có tiếng vỡ òa trong bụng mình. Vội vã ngồi lên, nước ào ra, tôi hết hồn gọi anh dậy, bật đèn lên, chăn nệm lênh láng máu và nước vẫn ra xối xả…

Chồng tôi vội vã gọi mẹ. Bà chạy lên lầu, thấy tôi ướt đẫm, kinh nghiệm của người sanh đẻ đã nhiều lần khiến bà la lớn: “Vỡ nước ối rồi, cho đi Bệnh Viện gấp đi không đứa bé chết ngộp bây giờ”. Bà vừa kêu tên Giêsu Maria Giuse, xin cứu con cháu con, vừa lớn tiếng bảo ông dưới nhà gọi xe tới. Chồng tôi cuống cuồng không biết xếp dọn cái gì, may là tôi đã chuẩn bị sẵn một giỏ đồ đi sanh. Anh bủn rủn chân tay gọi điện thoại cho mấy cô em đang ngủ trên lầu xuống. Mẹ chồng tôi cứ kêu tên Ba Đấng rồi lại... Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa.. lúc ấy tôi mệt lả không đứng nổi nữa, nằm im như xác chết với những cơn đau tối tăm mặt mũi, tôi chắc mình không qua nổi, nhưng tôi cầu mong con tôi đừng chết…

Xe đến, mọi người khênh tôi xuống nhà, trải mấy tấm áo mưa lên nệm xe cho tôi nằm lên, máu nhỏ giọt vương rớt từ cầu thang ra cổng. Tôi nhắm nghiền mắt lại miệng lẩm nhẩm cầu nguyện với Chúa với Đức Mẹ đến cứu… choáng váng mê mệt tôi thiếp đi chả biết tới bệnh viện lúc nào. Bác sĩ đến khám cho gọi chồng tôi vào gấp ký giấy cho tôi đi mổ, vì để chậm sẽ chết cả mẹ lẫn con. Sau khi được chích thuốc khỏe và chuyền dịch, dần dần tôi tỉnh lại, lúc băng ca đẩy tôi xuống phòng mổ, lờ mờ tôi nhận ra bố mẹ đẻ tôi, chồng, mẹ chồng và mấy cô em chạy vội theo.

Mẹ tôi ghé tai bảo: “Con cứ phó thác cho Chúa, hôm nay lễ kính Lòng Thương Xót Chúa đấy, đừng ngã lòng nghe con.” Tôi nhìn Mẹ và mọi người gật đầu.Tự dưng tôi tủi thân nước mắt tuôn trào. Mới sanh đứa con đầu lòng… Chúa ơi ! Xin cứu con, cứu con con. Chúa ơi ! Nếu con có chết xin cho con con được sống. Tôi nhìn chồng nhìn bố mẹ tôi, mẹ chồng nắm chặt tay tôi, gương mặt ai cũng trang nghiêm có lẽ họ đang cầu nguyện cho tôi. Tôi thương mọi người, thương chồng thương con bé bỏng, nước mắt tôi cứ trào ra mãi. Tôi phó thác cho Chúa, dọn mình ăn năn nhỡ Chúa gọi về xin cho con trọn vẹn tin tưởng vào lòng thương xót Chúa.

Vào phòng mổ, tôi run quá khi thấy dụng cụ mổ, trên bàn đầy dao với kéo. Mồ hôi ướt đẫm tôi hỏi Bác sĩ: “Bác sĩ ơi ! Mổ có đau không ? Bác sĩ mỉm cười hiền từ nhìn tôi nói nhỏ: “Không sao đâu em ! em cố gắng bình tĩnh kẻo ảnh hưởng đứa con trong bụng, chích thuốc tê vào mổ không có đau gì hết.”

22

CÙNG XÁC TÍN

Page 23: Ephata 610

Một lúc sau, tôi nghe họ rạch bụng mình, lấy con tôi ra, tự dưng tôi nghe bụng mình nhẹ tênh dễ chịu làm sao ? Nhưng nhìn mặt y tá bác sĩ họ tỏ thái độ khó hiểu quá, cử chỉ họ vội vã,gấp rút di chuyển, tự dưng tôi nghĩ chắc có sự chẳng lành xẩy ra. Hay con tôi chết rồi, tôi muốn nghểnh cổ lên nhưng không nhúc nhích nổi. Tôi chỉ mong con tôi đừng bị làm sao. Miệng tôi liên tục nài xin Chúa: “Chúa ơi ! Xin cứu con con, con bằng lòng chết để con con được sống. Con con bé bỏng nó không có tội gì, xin cho con con sống đi Chúa”. Bất lực nhìn bác sĩ, tôi van lơn: “Bác sĩ ơi, liệu con em có qua khỏi không ? Xin bác sĩ cứu con em, em bằng lòng chết cho con em được sống… Em vui lòng ra đi, bác sĩ ơi ! Xin cứu con em”. Thực ra lúc đó tôi không nghĩ gì tới mình mà chỉ mong con tôi vượt qua, nên tôi cứ thầm

thĩ một mực cầu xin Chúa thương xót tôi…

Bỗng nghe tiếng oe oe khóc, mọi người ồ lên: “Tốt rồi !” Bà bác sĩ bế đứa bé đến gần cho tôi nhìn mặt, nó nhắm mắt oe oe những tiếng yếu ớt, tôi sung sướng muốn bật dậy và tuôn trào những giọt nước mắt vui mừng. Tôi hạnh phúc hân hoan vì tình thương của Chúa đã cứu con tôi sống… Rồi họ khâu bụng tôi lại, tôi nghe từng mũi kim khâu bụng mình, nhìn họ kéo chỉ mà không thấy đau. Hay thật ! Làm vệ sinh xong, y tá chuyển tôi ra phòng hồi sức, khá lâu sau hết thuốc tê tôi mới thấy đau., và càng lúc càng đau khủng khiếp, nhưng tôi cắn răng chịu đựng để tỏ lòng cám ơn Chúa đã cứu sống mẹ con tôi.

Tôi hỏi y tá: “Em càng lúc càng đau, có sao không cô ?” Cô nói: “Ổn rồi, hết thuốc tê nên nó đau dữ lắm. Em may mắn lắm đó, chậm một chút nữa đứa bé chết ngạt, lấy ra ngoài rồi mà mãi nó không cục cựa, người tím tái, làm mọi cách… mãi nó mới khóc được”. Tôi biết mình đã thoát nạn nhưng còn phải nằm phòng hồi sức tới sáng hôm sau mới được ra, con tôi được săn sóc trong phòng kiếng vì cháu yếu quá. Hơn một tháng sau cháu mới được xuất viện.

Nay đã 10 năm trôi qua, năm nào vào Chúa Nhật tuần thứ hai Phục Sinh tôi cũng xin lễ tạ ơn. Lòng tôi rộn lên một niềm vui khôn tả. Chúa đã phục sinh và nhờ tình thương bao la của Ngài, mẹ con tôi cũng được một phen sống lại từ cõi chết. "Chúa ơi, con cám ơn Chúa thật nhiều !" Những lần nhìn con trai đáng yêu quá, tôi chỉ biết cám đội ơn Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã thương ban cho gia đình tôi, khi con tôi đã kề bên cửa tử. Gia đình và riêng bản thân tôi nguyện suốt đời luôn cố gắng sống đẹp lòng Chúa để tạ ơn Ngài mà thôi.

THANH ANH NHÀN ghi chép

ĐỪNG CHO CON ĐI HỌCGặp nhau ở Nhà Thờ, ai cũng nhận ra nỗi buồn hằn lên mặt ông Tư mấy tuần nay. Chẳng hiểu

thế nào mà ông ít nói hơn lúc trước, lại thêm chuyện hay ra ngồi ở quán cà phê một mình ở một góc khuất. Ông có tâm sự gì chăng ?

Sáng nay, anh em chúng tôi kéo nhau ra quán cà phê sớm. Ông Tư ra sau, nên chúng tôi mời ông vào bàn luôn. Sau dăm ba câu chuyện thời sự, anh N. mạnh dạn hỏi ông Tư: “Hình như bác Tư có chuyện buồn hay lo nghĩ gì mà thấy lúc này bác xanh xao quá ?” Ông Tư làm luôn một mạch như trút nỗi lòng trăn trở:

“Buồn lắm mấy chú à. Chuyện con trẻ thời nay thôi ! Tôi nghĩ như vầy…

Nếu từ khi con của mình còn là một bào thai, mà mình chưa thực sự là một người có nền tảng Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến của một Kitô Hữu Công Giáo…

Nếu con mình đã chào đời, mà mình chưa biết thế nào là cầu nguyện, là kết hiệp với Thiên Chúa…

Nếu con mình đã tập đi, tập nói, mà mình chưa tập đi đúng đường, nói đúng điều theo lẽ đạo…

Nếu con mình đã bắt đầu có trí khôn mà mình vẫn giữ cái trí ngu muội về Thiên Chúa, về gia đình, về tình tha nhân…

Nếu con mình đã bắt đầu có thể bắt chước, học đòi, mà mình không dạy được cho nó thuộc lòng đời sống Đức Tin Cậy Mến, đời sống huynh đệ, đời sống bác ái vị tha với tha nhân…

23

CÙNG TRĂN TRỞ

Page 24: Ephata 610

Thì tốt hơn hết mình đừng cho nó đi học tiểu học, trung học hay đại học của một nền giáo dục như bây giờ, một thứ giáo dục không Thiên Chúa, không tình người, giáo dục gian dối xảo quyệt, giáo dục tôn vinh vật chất lên hàng đầu, giáo dục vô cảm từ trong nhà ra xã hội, giáo dục giành ăn giựt uống, mạnh được yếu thua…

Bởi vì, chính cái vốn học Đạo Đức căn bản kia đã không có, lại chỉ có cái vốn học duy vật chất này, duy kinh tế này, sẽ làm hư hỏng cả đời con của mình. Đó là kinh nghiệm của riêng tôi. Vì sao vậy ? Thưa vì:

Nó sẽ chỉ vào mặt Thiên Chúa và nói rằng: tôi không cần Ngài, tôi đủ sức xây dựng cho tôi một Thiên Đàng tại trần gian này. Tôi cần có kinh tế là có tất cả.

Nó sẽ chỉ vào mặt Tôn Giáo mà nói rằng: ông đi cho khuất mắt, chuyện vô bổ. Thêm quấy nhiễu, phiền hà cho cuộc sống kinh tế và hưởng thụ của tôi.

Nó sẽ cười vào mặt cha mẹ nó và cho rằng tại vì ông bà tham lam chuyện dục lạc nên mới đẻ ra tôi. Đẻ rồi phải lo chứ có thương yêu gì ?!? Ông bà có bệnh thì mau chết đi cho tôi khỏi chuốc họa vào thân..

Nó sẽ bán tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cả giang san đất nước này để có cái ăn cái chơi, cái cất cái để, bởi vì nó không hề có lòng biết ơn, hay đền ơn đáp nghĩa gì đâu. Nó đã học, không để nên người, mà để nên như loài cầm thú !

Nó sẽ chỉ vào mặt anh em nó: đứa nào nấy sống nấy lo, hoặc đứa nào theo đường lối nó thì nó lo cho được chút chút, còn đứa nào không theo nó thì chết mặc bay. Không ai là gánh nặng của ai, cũng không ai dại gì mang gánh nặng của đứa anh đứa em xấu số, bất hạnh của mình…

Nó sẽ khinh khỉnh mà nhìn tha nhân bằng cặp mắt mang hình đồng tiền tanh hôi

vô cảm mà đầy quyền lực. Cha mẹ nó cũng phải khiếp huống chi là người dưng !

Nó sẽ không dại gì phải biết chuyện đúng, sai, phải, quấy chi cho mệt người, chuyện gì có thu nhập, có lợi tức thảy đều là chuyện đúng !

Còn nhiều nữa mấy chú ơi… Con cái của các chú có như vậy không ?

Thật đáng buồn cho một thế hệ con trẻ. Cha mẹ không cho con đi học thì cha mẹ sợ là mình không chu toàn bổn phận của mình. Cho đi học ở trường khi nó chưa được học gì về đời sống Công Giáo thì quả là tai hại. Thà đừng cho nó đi học thì hơn…”

Từng giọt cà phê lặng lẽ rơi. Chưa uống mà mấy anh em chúng tôi đã nghe đắng cả lòng…

PM. CAO HUY HOÀNG, 13.5.2014

CHUYỆN NGÀY XƯACó những biến cố xảy ra trong đời, khủng khiếp tới độ ta không dám nghĩ tới. Hằng mấy chục năm

qua, tôi chỉ mãi ám ảnh sự kinh hoàng của lần vượt biên mà quên lãng sự hiện diện của Chúa và Mẹ Maria cạnh đời mình trong giây phút sống chết ấy. Sáng hôm nay, trong tâm trạng cô đơn nơi bàn thờ trong Mùa Chay Thánh, tôi bỗng chợt nhận ra đã từ rất lâu: Chúa và Mẹ luôn âm thầm sánh bước bên tôi…

Tôi rời Sàigòn vào những ngày cuối năm 1979. Theo chương trình của người chủ tàu, chúng tôi sẽ ra đi bằng đường sông đến Đồng Tháp. Từ đây sẽ có đoàn ghe hướng dẫn qua biên giới Việt-Miên để tới bến Nam Vang. Từ Nam Vang sẽ có xe đón về một căn nhà bí mật. Thuyền vượt biên, được dấu ở bãi biển không xa đó, sẽ đưa chúng tôi đến Thái Lan.

Đoạn đường về các tỉnh miền Tây thật quá êm đềm. Đêm đó nhằm vào ngày trăng sáng. Tôi ngồi ngay mũi thuyền ngâm nga đoạn văn Hàn Mặc Tử:

"Sông, là một dải lụa bạch. Không, là đường trăng trải chiếu vàng.."

Sóng nước đêm nay đẹp tuyệt vời khi lấp lánh những đường trăng chiếu rọi !

24

CÙNG HỒI TƯỞNG

Page 25: Ephata 610

Thuyền ghé bến Đồng Tháp vào sáng hôm sau. Đến buổi chiều, bà chủ ghe làm thịt gà đãi tiệc, cười đon đả: "Ăn nhiều nghe ! Bửa tiệc cuối tại Việt Nam".

Suốt đêm hôm ấy, thuyền đưa chúng tôi đi Đồng Tiến, rồi đến những trạm cuối, trước khi vào biên giới Việt-Miên. Sau khi được đưa vào thủ đô Nam Vang, chúng tôi lại phải leo xe đi gần 8 tiếng đồng hồ nữa, đến một căn nhà có tầng gác ở tỉnh Cần Giọt. Chủ nhà dặn rằng khuya đêm nay mọi người sẽ hóa trang để ra biển. Đoạn đường sông đầy trăng và thơ, nên chẳng một ai băn khoăn về chuyến hải trình lắm thử thách đợi chờ.

Khuya ở đất Miên tối đen, hãi hùng. Đường ra mé biển đầy những dốc ụ, cây cối rậm rạp. Chúng tôi bước những bước hụt hẫng và chơi vơi trong bóng đêm. Gần hai tiếng đồng hồ, già trẻ lớn bé đã lê lết kịp tới bãi. Nhưng chiếc tàu mọi người chờ đợi như hứa hẹn của ông chủ tổ chức, chỉ là một chiếc thuyền nhỏ bé nẳm dấu trong đám lau sậy.

Sáu chục người trên một con thuyền bé tí tẹo làm sao đủ chổ ngồi, huống hồ lại nhét thêm một bà cụ già bị bệnh nặng nằm trên băng ca, chiếm cả tầng trên ? Thiên hạ chen lấn dẫm lên nhau. Tiếng chửi rủa đủ giọng, cung bậc thanh âm nhân loại: khàn, đục, the thé, chua ngoa, ma quái… như đâm thủng màn đêm. Không biết ai đã đẩy tôi vào góc nhọn của mũi ghe. Tôi nép sát mạn thuyền đụng phải cái bếp lò. Thiên hạ lại tống và đẩy, tôi lại yên phận ngồi trên cái lò không củi lửa và cong người xuống vì trần ghe sát gần đó.

Tàu bắt đầu chạy. Tiếng máy nổ xành xạch lẫn trong tiếng gió. Say ngất với hơi người và sóng biển, tôi vịn tay vào chân chiếc băng ca của bà già bệnh và cố chồm người lên. Sóng vỗ vào thật mạnh, con tàu càng chòng chành. Tôi lại bị đẩy vào vị trí cũ và ngất ngất, ngây ngây với viên thuốc say sóng. Trời hừng sáng, nắng ban mai chiếu vào mặt. Tôi cố chồm người lên mong đón chút khí trời, nhưng lại ngã vật ra, đầu nặng trĩu, lưởi tê dại vì khát nước...

Bóng một con tàu đang lướt sóng tiến tới, đó là tàu quốc doanh Việt Nam, có lá cờ đỏ sao vàng, nhắm hướng tàu vượt biên của chúng tôi. Vừa đến sát gần tàu chúng tôi, họ ném sợi dây thừng to, cột tàu chúng tôi vào tàu của họ. Sau đó, họ chạy xầm xập qua, tay giương nòng súng đe dọa. Các anh tôi cùng cánh đàn ông giơ hai tay lên, họ đã bị lột hết mọi thứ, chỉ chừa lại chiếc quần đùi. Đàn bà và trẻ em bị đẩy riêng vào một góc, bị vơ vét hết dây chuyền, vàng bạc.

Chỉ một loáng sau, cả hầm tàu đã bị thu tóm rất gọn gàng, tất cả hành lý, thức ăn, đặc biệt là xăng dầu, dụng cụ máy móc đều bị chuyển qua chiếc tàu quốc doanh. Khi người cán bộ cắt dây ra lệnh cho thuyền họ ra khơi trở lại, chúng tôi ngước mắt nhìn theo mà lo thắt ruột thắt gan, không biết số phận của mình rồi sẽ ra sao ? Mãi đến khi bóng chiếc tàu quốc doanh xa dần, tài công của chúng tôi

nhìn khắp con thuyền cười trấn an. Ông vịn tay lái, tiếp tục điều khiển con tàu theo hướng đã định. Tiếng máy nổ mà tôi ngỡ như… pháo xuân. Chúng tôi sắp bước vào hải phận Thái Lan rồi !

Như người mắc bệnh suyễn, âm thanh rè rè, đôi khi đứt đoạn của chiếc máy tàu báo hiệu sắp trở chứng bất thường. Có tiếng kêu dồn của mấy người đàn ông trên phòng máy: "Cái kéo, con dao cũng được". Cùng lúc đó là tiếng nổ dữ dội làm con tàu lao chao rồi bất động. Máy tàu đã chết ! Khói trắng từ hướng đầu máy bay phủ lên khiến ai cũng cay mắt.

Đây là vùng ven giữa Campuchia và Thái Lan. Đường vào hải phận Thái cũng không còn xa, nhưng hỡi ơi, máy đã chết rồi. Tàu đứng lại một chỗ nên mỗi đợt sóng lớn, cả thân tàu tưởng như sắp bị lật úp đi. Nước tràn vào các lỗ hổng nhiều hơn. Ông tài công lúng túng đưa mắt nhìn quanh. Nhìn xuyên chiếc băng ca có bà cụ già, tôi thấy chiếc áo đẫm dầu máy của một người nào đó đang đưa lên cao, phát phất cầu cứu. Biển bao la thật đáng khiếp sợ lúc này !

Gần hết một ngày, bà cụ già trên chiếc băng ca đã chết khô vì nắng. Cô con gái út của chị tôi la khóc vì phải uống nước tiểu sao mà đắng quá ! Những đứa bé Campuchia gào thét đòi về nhà. Các anh tôi sau một đêm kêu cứu, mệt và khát, nằm vật ra trên sàn. Bây giờ mọi người quyết định cứ thả thuyền cho trôi theo hướng gió. Chị tôi khóc, nhắc tôi và em đọc kinh Ăn Năn Tội. Tôi không muốn nghĩ đến cái chết, nhưng trong sự rã rời của thân xác, tôi vẫn tha thiết nguyện cầu, miệng khấn xin Mẹ Maria đoái thương, và một lòng trông cậy vào Thánh Tâm từ bi của Chúa Giêsu. 

Thế rồi bỗng dưng trong tận cùng của tuyệt vọng, tai tôi văng vẳng nghe tiếng máy tàu nổ phành phạch trở lại. Nước mắt tôi chảy giàn giụa trong tiếng reo vui của mọi người chung quanh. Phải chăng phép lạ đã xảy ra ? Chỉ bằng cái gõ mạnh từ chiếc kéo vào máy tàu của một anh thanh niên, tự dưng

25

Page 26: Ephata 610

tiếng động từ đầu máy liền bật ra. Ôi, chiếc kéo sét rỉ bị bỏ quên trên sàn, giờ đây là sứ giả mang tin mừng đến những kẻ khốn khổ !

Trời mỗi lúc càng tối mà bờ xa cho thuyền cập bến vẫn biệt tăm ! Người tài công như mất hướng, ông cứ lái vòng vòng trong đêm vắng… Rồi bỗng có tiếng hét lớn vang lên giữa khoảng không: "Chết cha ! Rơi vào hoang đảo rồi ! Tất cả nhổm dậy, nhốn nháo. Máy tàu chết hẳn. Chẳng còn giọt xăng nào cho tàu chạy tiếp được nữa. Chung quanh là biển bao la, xa xa là rừng cây rậm rạp. Chúng tôi đã nhịn đói và khát cả mấy ngày, nên chẳng còn ai đủ sức mà tát nước hay vẫy khăn cầu cứu nữa. Chiếc tã trắng của con bà Campuchia treo hờ hững trên buồm, bay vô vọng trong gió !

Quả là thú dữ vẫn không dễ buông tha xác chết khi chưa hoàn toàn thối rữa. Môt chiều vào ngày thứ hai, khi mọi người đang thoi thóp, một chiếc thuyền đánh cá Thái Lan ghé qua. Họ ra điều kiện ba cây vàng. Rồi sau khi cướp giựt xong, lại cắt dây bỏ đi. Con tàu tội nghiệp của chúng tôi, thêm một lần nữa, chơi vơi trên biển khơi !

Đến xế chiều thì có một gia đình đánh cá đang trên lộ trình về bến. Chủ thuyền là người đàn bà gốc Việt định cư trên đất Thái. Bà vui mừng hét to bằng thứ tiếng Việt không được nói nhiều năm của mình: "Việt Nam hả ? Việt Nam thì tôi giúp ngay !” Sau đó bà ra lệnh lôi tàu chúng tôi về căn nhà gỗ dựng trên biển. Sau khi phân phát mỗi người một cái bánh nếp và nước uống, bà hứa hẹn sẽ liên hệ với chính quyền địa phương hôm sau.

Nắng chiều trên biển thật đẹp. Tôi và cô em lần theo cầu ngang, ra bãi cát trắng hít thở chút khí trời. Hai chị em hân hoan thả chân vào dòng nước trong xanh. Biển hãi hùng nhưng biển vẫn thật đáng yêu khi lòng ta ấm áp tình người và chứa chan hy vọng. Nhưng nào có ai hay, trên đám mây xanh dễ thương ấy đã có dấu hiệu của vầng mây đen vần vũ. Vừa quay lại vào nhà, cảnh tượng trước mắt khiến hai đứa chúng tôi run lên bần bật. Tất cả anh chị tôi và những người khác đều bị trói tay, lôi ra lục xét. Cả một đám cướp Thái Lan, không biết làm sao đánh hơi đuợc, ồ ạt xông tới. Chúng lục xét rất kỹ từng người lớn, trẻ em để vơ vét những của cải còn sót lại trên đám người vượt biên. Trước khi ra đi, một tên to lớn, mặt đầy râu ria, còn nhắn là rạng sáng mai sẽ quay lại giải quyết đám đàn bà, con gái.

Chưa đêm nào dài hơn đêm ấy. Chưa có khủng khiếp nào như khủng khiếp chờ đợi tai họa sắp giáng xuống. Bên ngoài, anh con trai nuôi của người đàn bà Việt-Thái cầm con dao lưỡi liềm ngồi canh cửa. Trong nhà, lũ con nít được cha mẹ dấu trốn trong lu. Mấy bà vợ bám sát vào ông chồng. Riêng tôi và đứa em tìm góc tối mà núp. Không biết làm sao có thể thoát hiểm khi chung quanh chỉ toàn là biển với biển. Đám người Campuchia trong đêm đã dẫn con cái họ lặn trốn dưới nước, chờ trời sáng thì chạy vào rừng. Anh cả đến cạnh chúng tôi dặn dò cầu nguyện. Anh bảo trời sáng một chút sẽ cùng nhau ra đi…

Trời vừa rạng sáng, cả đám chúng tôi men theo những sườn dốc, đạp đại lên gai cỏ để trốn bọn cướp. Đã bao ngày đói khát, không biểt vì phép nhiệm màu, hay là sức mạnh của tư tưởng phải thoát hiểm, mà tất cả mọi người đều bền bỉ leo lên hết dốc này đến núi nọ. Mười bảy người trong gia đình chúng tôi, trong đó có 5 em bé dưới 10 tuổi, đùm đề nhau vào rừng sâu từ sáng sớm mù sương, đến khi mặt trời chực xuống núi.

Chia ra từng nhóm, chúng tôi quấn mình trong đám lá cây rậm rạp, hay leo lên cành cây cao ẩn thân. Tám giờ, mười giờ, mười hai giờ, ba giờ rồi năm giờ chiều... sắp sửa hết một ngày. Mỗi lần đứa cháu nhỏ khóc, chị em tôi lấm la, lấm lét sợ run lên ! Mỗi khi nghe tiếng la hét của đám con gái người Campuchia, từ hướng núi nào đó vọng tới, tôi tưởng mình sắp ngất đi vì khiếp hãi !

Rồi khi rừng núi trở nên vắng vẻ, tưởng chừng như thú dữ đã no mồi về động ngủ say, thì bỗng sột soạt những bước chân dẫm mạnh trên đất. Lá cây xào xạc bởi những nhát dao cuốc lùa vào từng lùm cây. Rồi một con dao thật dài chém lia lịa vào gốc cây trước mặt khiến tôi rớt xuống ngã nhoài trên đất. Một người đàn ông to lớn tiến về phía tôi. Hoảng hốt, tôi lùi ra sau. Hai, ba người đàn ông cạnh đó, chụp mạnh tay tôi và lôi kéo đi. Tôi cố quằn người lại, đau đớn nhìn anh chị mình quì rạp xuống van xin.

Ba, bốn người đàn ông đen đúa kéo lôi tôi lên dốc núi cao hơn. Đứng ngay trên mỏm đá nhìn xuống, núi cao vời vợi và biển sâu dưới tầm mắt, ý nghĩ giải thoát đến với tôi ngay trong khoảnh khắc ấy. Chỉ cần trườn chân ra, thân xác bé nhỏ này sẽ rớt trên núi đá hoặc nằm sâu trong dòng nước mát lạnh, sẽ thoát được tủi nhục. Nhưng ngay khi chân phải vừa trườn ra mỏm đá cùng với ý định tự tử, tôi như thấy ánh mắt buồn vời vợi của Mẹ Maria và tim tôi lúc ấy chỉ thổn thức muốn khóc: "Mẹ ơi, con xin uống chén đắng Chúa ban !"

26

Page 27: Ephata 610

Và bỗng... cuống họng tôi như tuôn trào. Có chút gì đắng nghét trong miệng khiến tôi phải nôn thốc nôn tháo cả mật vàng, mật xanh, nôn đến nỗi như muốn ngất luôn. Cả một ngày không uống, không ăn, chẳng biết sao trong cuống họng cứ đầy những nước là nước. Tên đầu đảng hoảng hốt, hắn còng tôi lại chỗ mọi người đang ngồi khóc…

Mọi người kể lại sau này là chính tên đầu đảng đã kêu cậu con trai, con bà người Việt-Thái, liên lạc với Cảnh Sát Thái. Tàu Hải Quân nhận lệnh đến liền sau đó để chở 59 người còn lại về trại tâp trung. Chúng tôi được tạm trú tại hội trường Laemngob vài tuần đề lo thủ tục nhập trại. Hết lo nạn hải tặc trên đường biển ở chốn hoang vu này, lại lo dân đánh cá Thái mò vào mùng ban đêm. Nếu đêm khuya ấy, không có tiếng la hét trong giấc ngủ của ông anh họ ở mùng bên cạnh, thì số phận của em tôi sẽ ra sao, khi gã đàn ông đen đúa ấy chui vào, dùng con dao phay đe doa, lôi kéo con bé đi ?

Tháng hai Mùa Chay 1980, đoàn người chúng tôi bước khập khễnh lên những tầng cấp của trại tị nạn. Những ai không có nhà, được cho trú tạm nơi hội trường Công Giáo. Đó là căn nhà tre nền đất, do cha Đỗ Quang Châu và nhóm sinh viên Công Giáo xây dựng. Cha Châu lúc ấy vừa mới đi định cư tại Mỹ. Chẳng còn một xu, kiệt cùng tôi viết thư cầu cứu cha, dù chưa từng quen biết. Chính nhờ số tiền cha Châu gởi ngay đến mà chị em tôi mua được một mái tranh nhỏ với cái bếp cỏn con, chiếc ghế tre để tiếp khách thật dễ thương. Chúng tôi chính thức có nơi trú ẩn sau gần một tháng “bèo dạt hoa trôi”. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi nói với em tôi: "Đây là nhà mới của chúng ta !"

Dòng đời trôi mãi, thế mà đã hơn ba mươi năm. Tôi đã đi qua những năm tháng thanh xuân để chuẩn bị bước vào sân ga cuối của đời người. Chặng đường đời nào cũng có những hòn đá lớn, nhỏ, cũng có những đồi dốc phải leo. Những tưởng kinh nghiệm chịu đựng đã dạn dầy, thế mà khi gặp khó khăn, tôi cũng chới với mất niềm tin. Dù miệt mài cầu nguyện, nhưng sao cảm giác bơ vơ cứ bủa vây mãi trong tâm hồn ?

Năm nay cũng lại vào Mùa Chay 2014, hồi ức trở về, điệp khúc của bài Thánh Ca cứ vang vọng mãi trong tim tôi. Nó như ngọn gió bình yên thổi mát tâm hồn:

“And He will raise you up on eagle's wings,Bear you on the breath of dawn,Make you to shine like the sun,And hold you in the palm of His Hand.”

Và rồi, khúc phim Vượt Biển mấy chục năm về trước, từng đoạn, từng đoạn bỗng dưng được trình chiếu. Thật lạ, chuyện ngày xưa cũ mèm, khi hồi tưởng lại, vẫn sống lại trong tôi như in cái cảm giác của ngày ấy. Tôi nhớ mình run run đọc kinh sám hối, khi con thuyền lạc lối giữa đại dương. Tôi nhớ mình đã tuyệt vọng đứng trên bờ vực, khi sự sống và cái chết chỉ là tơ trời mong manh.

Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã không nỡ bỏ tôi. Ngài nâng tôi dậy sau mỗi thử thách nghiệt ngã. Khó khăn tôi kêu cầu, vậy mà được hạnh phúc, tôi đã quên mất cả lời tri ân ! Nhưng Thiên Chúa vẫn bao dung. Ngài luôn bên cạnh tôi, vỗ về an ủi… Ngài đến sát gần hơn khi tôi tột cùng hoang mang. Quá sát để tôi không thấy được chiếc bóng của ngài.

Như tâm tình của Mary Stevenson gửi trong tiếng thơ:

“You promised me LordThat if I followed youYou would walk with me alwaysBut I have noticed that duringThe most trying period of my lifeThere have only been one Set of footprints in the sandWhy, when I need you the mostYou have not been there for me ?The Lord replied,“The time when you haveSeen only one set of footprintsIs when I carried you”.

Nguyện cầu rằng nếu một mai có phải lần mò trong đêm tối, tôi vẫn vững tin mà bước, vì có Chúa Giêsu, có cả Mẹ Maria luôn đồng hành với tôi trên mọi nẻo đường.

TƯỜNG VI, 4.2014

27

Page 28: Ephata 610

CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ

TRỢ GIÚP ÔNG ĐINH VĂN CHÍN Ở ĐỒNG NAI, MỔ BÀNG QUANG

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, cộng tác viên Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu ông ĐINH VĂN CHÍN, sinh năm 1968, quê ở Đồng Nai, tạm trú tại 172/37/2 Lê Thúc Hoạch, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, Sàigòn. Vợ ông làm nghề đóng gói nấm mèo thê, công việc không ổn định, con 16 tuổi đang học bổ túc. Công việc mưu sinh của bản thân ông cũng không ổn định. Tháng 4 năm 2014, ông phải nhập viện mổ bàng quang, trước đó đã bị tai nạn hai lần vào năm 2003 và 2011, chấn thương cột sống đến nay chỉ nằm một chỗ. Chúng tôi xin trợ giúp 1.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 1 biên lai ).

TRỢ GIÚP BÀ LÊ THỊ BẮC Ở QUẢNG NGÃI, BỊ BỆNH TIM

Cô Nguyễn Thị Xuân Diệu, cộng tác viên Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu bà LÊ THỊ BẮC, sinh năm 1935, hiện ngụ tại ấp Mỹ Thuận, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, điện thoại: 0976.016.912, liên hệ với cháu gái tên Trinh. Bà Bắc sống với gia đình con gái. Bà Bắc bị hai chứng bệnh nặng là động mạch vành và nhịp tim chậm. Ngày 17.4 bà đã được các bác sĩ tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định mổ đặt máy tạo nhịp tim. Chi phí cho ca mổ là 50 triệu đồng, sau khi trừ

BHYT, chi phí còn lại phải thanh toán cho bệnh viện là 14.983.079 VND. Chúng tôi xin trợ giúp 5.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 1 biên lai ).

TRỢ GIÚP CHÁU ĐIỂU HIÊM Ở BÌNH PHƯỚC, BỊ VIÊM MÀNG NÃO

Ông Đa Minh Bùi Tuấn Nam, cộng tác viên Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu em Giuse ĐIỂU HIÊM, người dân tộc thiều số, sinh năm 2000, con ông Phanxicô Nguyên Điểu Ho và bà Maria Thị Dét, hiện ngụ tại Giáo Họ Suối Minh, Giáo Xứ Long Điền, xã Bình Sơn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, điện thoại: 01689.940.793. Gia đình cháu không có đất đai, ba mẹ đi làm thuê để mưu sinh. Cháu Hiêm có 6 anh chị em, 3 người lớn đã có gia đình nhưng hoàn cảnh cũng khó khăn, phải đi làm thuê. Em Hiêm bị viêm màng não, điều trị tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 Sàigòn, không có tiền đóng viện phí nên gia đình phải chạy lo khắp nơi.

Chúng tôi xin trợ giúp 3.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 1 biên lai ).

TRỢ GIÚP BÀ NGUYỄN THỊ CẦN Ở SÀI GÒN, BỊ TIM BỆNH TIM

Lm. PX. Nguyễn Ngọc Thu, Giáo Xứ Phaolô 3, Tổng Giáo Phận Sàigòn, giới thiệu bà NGUYỄN THỊ CẦN, sinh năm 1955, ngụ tại 18/35 B Trần Quang Diệu, P. 14, Q. 3, Sàigòn. Bà Cần bị hở van tim 2 lá và 3 lá ¾, đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ. Gia đình mới bị phá sản hoàn toàn, chỉ có thể cố gắng lo cho bà đi tái khám. Chúng tôi xin trợ giúp 400.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 1 biên lai ).

467. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ CHO BÀ NGUYỄN THỊ GÁI Ở ĐỒNG THÁP

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, cộng tác viên Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu bà NGUYỄN THỊ GÁI, sinh năm 1958, quê ấp Phú Hoà A, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, điện thoại: 01289.700.431. Chồng bỏ đi từ năm 2005, bà cùng 5 người con tần tảo nuôi nhau, 3 người đã lập gia đình nhưng chỉ đủ sống, bà cùng 2 người con út vào Sàigòn thuê nhà, đi làm để mướn mưu sinh.

Bà Gái bị bệnh tiểu đường, cao máu và suy tim, nhưng vì gia đình khó khăn, bà không có tiền mua thuốc theo toa của bác sĩ dặn nên bệnh ngày càng nặng. Mới đây khi đi làm thuê về đến nhà, bà

28

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 29: Ephata 610

bất ngờ bị đột quỵ, ngã trong nhà tắm, bà được đưa về Sàigòn, vào cấp cứu Bệnh Viện 175, mê sảng liên tiếp trong nhiều ngày, sau lại chuyển sang hôn mê sâu, gia đình phải chạy khắp nơi mượn tiền lo liệu, các bệnh nhân cùng phòng cũng thương chia sẻ tiền để lo các bữa ăn.

Ngày 10.5.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị đột quỵ cho bà Nguyễn Thị Gái với số tiền là 15.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDMột người ẩn danh ( Sàigòn ): 200.000 VND Ông Tiên, Giáo Xứ Nam Thái ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDCô Phan Kim Chi, quận Gò Vấp ( Sàigòn ): 3.000.000 VNDBa ân nhân ẩn danh ( Sàigòn ): 1.400.000 VNDCô Hồ Mỹ Linh ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDMột cô ở Giáo Xứ Chí Hoà ( Sàigòn ): 500.000 VNDTrích chia sẻ của bác Trần Quang Minh ( Úc ): 3.000.000 VND

Tổng kết đến 18g30 chiều Chúa Nhật 11.5.2014: 15.100.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 15 triệu đồng giúp bà Nguyễn Thị Gái. Số tiền 100.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa. 

468. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TAI NẠN CHO

EM NGUYỄN LÊ THIÊN ĐỊNH Ở KIÊN GIANGLm. Phêrô Trần Kim Phong, Giáo Xứ Kitô Vua, Giáo Phận Long

Xuyên, điện thoại: 0987.996.543, giới thiệu em NGUYỄN LÊ THIÊN ĐỊNH, sinh năm 1999, con ông Nguyễn Hoàn Toàn ( đã qua đời ) và bà Lê Thị Kim Thanh. Gia đình có 3 người con, không có đất đai nhà cửa chi cả, phải ở nhờ nhà người bà con tại ấp Tân Phát B, xã Tân Hòa, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, điện thoại của người nh trai tên Vọng: 01212.908.138.

Ngày 5.2.2014, em Thiên Định bị tai nạn giao thông, được cấp cứu tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Kiên Giang, sau đó chuyển lên Bệnh Viện Chợ Rẫy, Sàigòn. Em bị gãy xương hàm, gãy xương mũi và hư mắt phải. Em được mổ não để lấy máu bầm, mắt phải bị vỡ nhãn cầu nên phải múc bỏ. Sau đó em được chuyển qua Bệnh Viện Răng Hàm Mặt để điều trị tiếp. Chi phí cho ca mổ và điều trị của em gần 30 triệu đồng, Giáo Xứ giúp được 2 triệu đồng, gia đình đi vay mượn hết 20 triệu đồng, vẫn còn thiếu tiền để phẫu thuật phần mũi bị gãy xương cho em.

Ngày 11.5.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị chấn thương tại nạn cho em Nguyễn Lê Thiên Định với số tiền là 15.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bà Nguyễn Thị Gái: 100.000 VNDTrích chia sẻ của bác Trần Quang Minh ( Úc ): 7.000.000 VND Trích chia sẻ của ân nhân Dinh Thuy, Houston ( Hoa Kỳ ): 200 USD

Tổng kết đến 11g50 trưa thứ hai 12.5.2014: 11.100.000 VND + 200 USD = 15.300.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 15 triệu đồng giúp em Nguyễn Lê Thiên Định. Số tiền 300.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là cháu bé Giang Duy Phát ở Cà Mau. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa. 

472. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ LAO NÃO TỦY CHO CHÁU GIANG DUY PHÁT Ở CÀ MAU

Lm. GB. Lê Đình Bạch, Giáo Xứ Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, điện thoại: 0753.875.140, giới thiệu cháu GIANG DUY PHÁT, sinh năm 2009, con của anh Giang Duy Khang và chị Bùi Thanh Thùy, hiện ngụ tại ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, điện

29

Page 30: Ephata 610

thoại: 0919.905.390 – anh Khang hoặc 01234.242.454 – ông Liêm ( ông nội của cháu Phát ). Cha mẹ cháu làm thuê làm mướn nuôi cháu Phát.

Cháu Phát mắc bệnh lao não tủy bẩm sinh. Gia đình đã đưa cháu điều trị từ bệnh viện huyện đến bệnh viện tỉnh, sau đó là Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch Sàigòn, và cháu được chuyển đến Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sàigòn, khoa Nhi, lầu 2, phòng 332. Các bác sĩ đề nghị cháu Phát phải được phẫu thuật cột sống thì đôi chân cháu mới có thể đi được. Chi phí điều trị hơn 100 triệu đồng ( đã trừ Bảo Hiểm Y Tế ), từ khi phát hiện bệnh đến nay, gia đình cháu phải cầm cố nhà đất và vay mượn bà con hàng xóm khắp nơi được 40 triệu đồng, nhưng vẫn còn thiếu 60 triệu đồng.

Ngày 12.5.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị lao não tủy cho cháu Giang Duy Phát với số tiền là 40.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Thiên Định ( Kiên Giang ): 300.000 VNDTrích chia sẻ của cô Dinh Thuy, Houston ( Hoa Kỳ ): 850 USDÔng Cao Đăng Khoa, Phú Nhuận ( Sàigòn ): 10.000.000 VNDÔng Ngô Văn Quảng ( Sàigòn ) qua anh Tấn: 500.000 VNDMột người ẩn danh ( Úc ) qua bạn Diệu An: 500.000 VNDChị Nguyễn Thị Kiều Hạnh ( Sàigòn ): 500.000 VNDMột ân nhân ở Gx. Phú Lộc ( Sàigòn ): 700.000 VNDGia đình anh Sơn Bariton ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDCô Lê Anh Hiền, Gx. Phanxicô Đakao ( Sàigòn ): 500.000 VNDMột Linh Mục ( gốc Bắc Ninh ): 1.000.000 VNDBác Phạm Phi Hoành ở Thủ Đức ( Sàigòn ): 2.000.000 VND

Tổng kết đến 22g tối thứ ba 13.5.2014: 22.000.000 VND + 850 USD = 40.000.000 VND

Như vậy chỉ trong 2 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 40 triệu đồng giúp cháu bé Giang Duy Phát. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.  

470. ĐANG QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO ÔNG NGUYỄN TRỌNG HUỆ Ở KHÁNH HÒA

Lm. Phêrô Phạm Minh Tâm, Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long, 141 Lê Thái Tổ, P. 2, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, điện thoại: 01277.702.728, giới thiệu ông NGUYỄN TRỌNG HUỆ, sinh năm 1961, hộ khẩu tại thôn Văn Cứ, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, tạm trú tại 145/1 Phạm Thái Bường, P. 4, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, điện thoại: 0905.527.102. Vợ ông làm công nhân, mẹ ruột đã qua đời.

Ông Huệ bị bệnh tim bẩm sinh, hở van 2 lá. Các bác sĩ Viện Tim, Sàigòn, báo chi phí ca mổ là 127.260.000 đồng, chưa tính các khoản phụ khác. Để có số tiền này, gia đình ông đã phải bán đất ở xã Cam Hòa, vay thêm bà con hàng xóm để kịp cho ông được mổ tim đúng hẹn.

Ngày 13.5.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho ông Nguyễn Trọng Huệ với số tiền là 40.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDHai ân nhân đi Lễ Xa Quê DCCT ( các tỉnh ): 3.000.000 VNDAnh Chiến ( Sàigòn ): 1.500.000 VND + 20 USDBạn Fiat Chính ( Sàigòn ): 300.000 VNDMột học viên Khoá Agape 34 DCCT ( Sàigòn ): 300.000 VNDGia đình Nho – Na ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDGia đình Tuấn – Nga, Tân Định ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDHai người ẩn danh ( Bến Tre ): 700.000 VNDÂn nhân ghi Nguyen Thanh Thiery ( Hoa Kỳ ): 50 USDAnh Tiên, Giáo Xứ Nam Thái ( Sàigòn ): 3.000.000 VNDMột ân nhân ẩn danh ( Sàigòn ): 4.000.000 VNDCô Hồ Mỹ Linh ( Sàigòn ): 500.000 VND

Sơ kết đến 16g30 Chúa Nhật 18.5.2014: 19.300.000 VND + 70 USD

30