ephata 628

30
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com MƯỜI NĂM MỘT NHỊP CẦU CỦA LÒNG MẾN Dạo còn đi dạy Giáo Lý, chúng tôi hay đố các em đa số là dân sống tại Sàigòn: Cầu nào nặng nhất ? Các em dễ dàng trả lời: Cầu Sắt. Hỏi cầu nào nhẹ nhất ? Quá dễ, Cầu Bông ! Lại hỏi cầu nào… chua nhất ? Có em cũng nhanh trí đoán ra: Cầu Kiệu, vì củ kiệu thì chua. Cầu nào chóng mặt nhất ? Trả lời Cầu Quay ( bây giờ, sau 75, người ta bỏ cây cầu này rồi ). Nhiều em thông minh nên các câu hỏi sau đó tuy khá lắt léo nhưng các em vẫn trả lời ngon ơ: Cầu nào nóng nhất ? Cầu Nhị Thiên Đường ( vì dầu gió hiệu Nhị Thiên Đường rất nóng ). Cầu nào đen nhất ? Tưởng bó tay, vậy mà vẫn có em reo lên: Cầu Chà Và, mấy người Chà Và – phiên âm từ địa danh Java, bên Indonesia, có nước da đen thật sự ! Thế rồi chúng tôi đố cầu nào lớn nhất thế giới, nghĩ một lúc có em thông minh trả lời được: Cầu Vồng ! Lại đố cầu nào ngắn nhất, nhiều câu trả lời sai, không khí căng lên, rồi bất ngờ có em vẫn giải được: thưa Cầu… Chì ạ ! Hay quá, đúng là cầu chì bé tẹo, ngắn tủn, có mấy xăngtimét để nối được dòng điện trong nhà. Cuối cùng chúng tôi hỏi các em: Vậy cầu nào là cầu vừa cao nhất, lớn nhất, dài nhất, rộng nhất mà lại ngắn nhất, nhanh nhất, tuyệt vời nhất ? Các em ngẩn người ra một lúc trước một loại cầu gì mà lạ lùng như thế. Các em ngờ ngợ đoán ra chắc không phải các cây cầu xây bằng gỗ, đá, gạch, bêtông, nhưng ở đây là đố mẹo, có điều chi đó kỳ diệu thiêng liêng… Và các em cùng ồ lên: Thưa cha, đó là Cầu Nguyện ạ ! Ấy là chuyện hồi đó lâu lắm rồi, nếu bây giờ có dịp đố các em, đố mọi người, tôi nhớ ra thêm, còn có thể đố: cầu nào là cầu đẹp nhất, tốt nhất, bền nhất, cần nhất, quý nhất ? Và câu trả lời chúng ta sẽ có ngay: đó là Cầu Yêu Thương, với hai mố cầu đôi bên là Thiên Chúa và con người, là mỗi người với mọi người, là sẻ chia và đón lấy, là cho đi và nhận về. Chúng ta gọi chung bằng một tên trân trọng: Nhịp Cầu Bác Ái. Thế giới hôm nay người ta xây thêm rất nhiều những cây cầu hiện đại, hoành tráng, có khi nối được đất liền với những hòn đảo xa, thế nhưng người ta lại bỏ hoang phế những nhịp cầu quan tâm trợ giúp, không thèm nhìn ngó tới, dù phía bên kia có khi là người đồng bào, là người hàng xóm, thậm chí là chính người trong gia đình ruột thịt của mình, đang gặp hoạn nạn cùng cực, bất lực trong nước mắt, không biết gọi ai, cầu cứu ai. Thế giới hôm nay lại có những thứ vũ khí kinh khủng có thể phá huỷ hàng loạt những cây cầu chiến lược sinh tử khiến đối phương không còn được tiếp viện hay hết đường tháo chạy, khi ấy người ta không ngờ cũng lần hồi đánh xập luôn cả những nhịp cầu sự sống, nhịp cầu thân hữu, đồng cảm, nhịp cầu chạnh lòng thương giữa con người với con người, đào cho sâu thêm vực thẳm của khác biệt giàu nghèo, cuốc cho rộng thêm khoảng cách của chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, khoét cho xót xa thêm những vết thương của lương tâm con người. Trong bối cảnh như thế, Nhịp Cầu Bác Ái được nhiều người hẹn nhau, họp nhau xúm lại, cùng nhau vun đắp, xây dựng, cứ nối dài mãi, vượt qua cả đại dương để con người ân cần tìm gặp con người, nhất là những mảnh đời tưởng đã mất hy vọng, tưởng đã bị vùi lấp giữa đổ nát hoang tàn của tai 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 628 – CHÚA NHẬT 5.10.2014

Upload: vu-mai-jmv

Post on 22-Jul-2015

90 views

Category:

Spiritual


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ephata 628

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

MƯỜI NĂM MỘT NHỊP CẦU CỦA LÒNG MẾNDạo còn đi dạy Giáo Lý, chúng tôi hay đố các em đa số là dân sống tại Sàigòn: Cầu nào nặng

nhất ? Các em dễ dàng trả lời: Cầu Sắt. Hỏi cầu nào nhẹ nhất ? Quá dễ, Cầu Bông ! Lại hỏi cầu nào… chua nhất ? Có em cũng nhanh trí đoán ra: Cầu Kiệu, vì củ kiệu thì chua. Cầu nào chóng mặt nhất ? Trả lời Cầu Quay ( bây giờ, sau 75, người ta bỏ cây cầu này rồi ).

Nhiều em thông minh nên các câu hỏi sau đó tuy khá lắt léo nhưng các em vẫn trả lời ngon ơ: Cầu nào nóng nhất ? Cầu Nhị Thiên Đường ( vì dầu gió hiệu Nhị Thiên Đường rất nóng ). Cầu nào đen nhất ? Tưởng bó tay, vậy mà vẫn có em reo lên: Cầu Chà Và, mấy người Chà Và – phiên âm từ địa danh Java, bên Indonesia, có nước da đen thật sự !

Thế rồi chúng tôi đố cầu nào lớn nhất thế giới, nghĩ một lúc có em thông minh trả lời được: Cầu Vồng ! Lại đố cầu nào ngắn nhất, nhiều câu trả lời sai, không khí căng lên, rồi bất ngờ có em vẫn giải được: thưa Cầu… Chì ạ ! Hay quá, đúng là cầu chì bé tẹo, ngắn tủn, có mấy xăngtimét để nối được dòng điện trong nhà.

Cuối cùng chúng tôi hỏi các em: Vậy cầu nào là cầu vừa cao nhất, lớn nhất, dài nhất, rộng nhất mà lại ngắn nhất, nhanh nhất, tuyệt vời nhất ? Các em ngẩn người ra một lúc trước một loại cầu gì mà lạ lùng như thế. Các em ngờ ngợ đoán ra chắc không phải các cây cầu xây bằng gỗ, đá, gạch, bêtông, nhưng ở đây là đố mẹo, có điều chi đó kỳ diệu thiêng liêng… Và các em cùng ồ lên: Thưa cha, đó là Cầu Nguyện ạ !

Ấy là chuyện hồi đó lâu lắm rồi, nếu bây giờ có dịp đố các em, đố mọi người, tôi nhớ ra thêm, còn có thể đố: cầu nào là cầu đẹp nhất, tốt nhất, bền nhất, cần nhất, quý nhất ? Và câu trả lời chúng ta sẽ có ngay: đó là Cầu Yêu Thương, với hai mố cầu đôi bên là Thiên Chúa và con người, là mỗi người với mọi người, là sẻ chia và đón lấy, là cho đi và nhận về. Chúng ta gọi chung bằng một tên trân trọng: Nhịp Cầu Bác Ái.

Thế giới hôm nay người ta xây thêm rất nhiều những cây cầu hiện đại, hoành tráng, có khi nối được đất liền với những hòn đảo xa, thế nhưng người ta lại bỏ hoang phế những nhịp cầu quan tâm trợ giúp, không thèm nhìn ngó tới, dù phía bên kia có khi là người đồng bào, là người hàng xóm, thậm chí là chính người trong gia đình ruột thịt của mình, đang gặp hoạn nạn cùng cực, bất lực trong nước mắt, không biết gọi ai, cầu cứu ai.

Thế giới hôm nay lại có những thứ vũ khí kinh khủng có thể phá huỷ hàng loạt những cây cầu chiến lược sinh tử khiến đối phương không còn được tiếp viện hay hết đường tháo chạy, khi ấy người ta không ngờ cũng lần hồi đánh xập luôn cả những nhịp cầu sự sống, nhịp cầu thân hữu, đồng cảm, nhịp cầu chạnh lòng thương giữa con người với con người, đào cho sâu thêm vực thẳm của khác biệt giàu nghèo, cuốc cho rộng thêm khoảng cách của chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, khoét cho xót xa thêm những vết thương của lương tâm con người.

Trong bối cảnh như thế, Nhịp Cầu Bác Ái được nhiều người hẹn nhau, họp nhau xúm lại, cùng nhau vun đắp, xây dựng, cứ nối dài mãi, vượt qua cả đại dương để con người ân cần tìm gặp con người, nhất là những mảnh đời tưởng đã mất hy vọng, tưởng đã bị vùi lấp giữa đổ nát hoang tàn của tai

1

NĂM THỨ 15 – SỐ 628 – CHÚA NHẬT 5.10.2014

Page 2: Ephata 628

ương hoạn nạn, của bệnh tật nan y, của hiểm hoạ phá thai, của loạn ly xa quê, của nghèo đói và mù chữ triền miên…

Quý độc giả lưu ý thấy luôn luôn ở cuối trang báo điện tử Ephata này là những thông tin về những bệnh nhân nghèo được trợ giúp ở khắp mọi miền đất nước trong tròn 10 năm qua. Tên gọi của chuyên mục là CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ.

Ắt hẳn cha Trịnh Tuấn Hoàng, Dòng Thánh Phanxicô cùng những anh chị em khởi xướng đi xây Nhịp Cầu Bác Ái cũng chẳng ngờ công trình mình làm mãi mà chẳng thấy hoàn tất, mười năm rồi chứ đâu phải ít ! Vâng, sẽ còn phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, sẽ còn phải hứng chịu nhiều oan uổng ngộ nhận, sẽ còn phải vận dụng thêm nhiều sáng kiến để Nhịp Cầu Yêu Thương của mình thêm vững và chắc, với dự báo còn phải tiếp tục vươn xa, phóng đi, toả nhánh rộng ra nhiều hướng hơn nữa.

Và vì là Nhịp Cầu Bác Ái, nhịp cầu của Yêu Thương, nhịp cầu của Lòng Mến, chúng ta chợt nhớ đến đoạn Lời Chúa của Thánh Phaolô trong Bài Ca Lòng Mến ( 1Cr 13, 4 – 8 ), những lời vàng rất đáng để chúng ta khắc lên bảng đồng thật to, gắn trang trọng ngay ở đầu cầu, để tất cả mọi người khi bắt đầu đi qua cầu, ngay từ mố cầu đều đã có thể đọc được, ngẫm nghĩ và thấm thía, nằm lòng cho những dấn thân vị tha và hướng thượng của đời mình:

Lòng Mến thì nhẫn nhục, Lòng Mến thì hiền hậu, Lòng Mến không ghen tương, Lòng Mến không vênh vang, tự đắc, Lòng Mến không làm điều bất chính, Lòng Mến không tìm tư lợi, Lòng Mến không nóng giận, Lòng Mến không nuôi hận thù, Lòng Mến không mừng khi thấy sự gian ác, Lòng Mến vui khi thấy điều chân thật.Lòng Mến tha thứ tất cả, Lòng Mến tin tưởng tất cả, Lòng Mến hy vọng tất cả, Lòng Mến chịu đựng tất cả.Lòng Mến không bao giờ mất được…

Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT, Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô 2004 – 2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:MƯỜI NĂM MỘT NHỊP CẦU CỦA LÒNG MẾN ( Lm. Giuse Lê Quang Uy ) ......................................... 01HÃY LÀ CHÍNH MÌNH ( Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa ) ....................................................................... 02ÁC GIẢ ÁC BÁO ( Trầm Thiên Thu ) ..................................................................................................... 04MARIA NGƯỜI NỮ THÁNH THỂ ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ........................................................ 06NĂM ĐÓA HỒNG TRẮNG DÂNG MẸ ( AM. Trần Bình An ) ................................................................. 07LẦN HẠT MAI KHÔI ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ............................................................................... 08NGƯỜI CÔNG GIÁO VÀ VIỆC ĐỐI THOẠI ( Phùng Văn Hóa ) ............................................................ 13ƠN GỌI ( John A. Hardon – Bản lược dịch Trầm Thiên Thu ) ............................................................... 15"HỌ KHÔNG THỂ GIẾT HẾT CHÚNG TA" ( Nguyễn Quang Duy ) ....................................................... 19PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 22: Kitô hữu và Đường Kitô ( Nguyễn Trung ) ................................. 22BÀI HỌC HẠNH PHÚC TỪ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ ( Báo Tuổi Trẻ online ) .................................... 26DÒNG LỆ VUI MỪNG ( Từ Tredeponline.com ) .................................................................................... 28NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 28

HÃY LÀ CHÍNH MÌNHSau khi nghe câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “những tá điền sát nhân”, các Thượng Tế

và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ và họ tìm cách bắt Người. Dân Chúa xưa, đặc biệt những người lãnh đạo, những người được gọi là đạo đức hẳn thuộc nằm lòng bài ca về vườn nho của Ngôn Sứ Isaia ( Is 5 ). Mẹ Hội Thánh lại trích cho chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất Chúa Nhật này. Trong khi Ngôn Sứ Isaia nhấn mạnh đến vườn nho là đoàn Dân Chúa xưa, thì Chúa Giêsu lại nhấn mạnh đến những tá điền là những người lãnh đạo mà Chúa trao phó quản lý vườn nho. Dù là vườn nho hay là người quản lý thì điểm chung hướng đến, đó là: hãy trở nên chính mình. Nói nôm na là nho thì ra nho, quản lý thì ra quản lý.

2

CÙNG SUY NIỆM

Page 3: Ephata 628

Nho ra nho

Ngôn Sứ Isaia đã minh nhiên nói rằng vườn nho chính là đoàn dân Chúa xưa và chúng ta có thể hiểu thêm mỗi người chúng ta là những cây nho, là những cành nho ( x. Ga 15 ). Các khâu canh tác như làm cỏ, bón phân, tỉa cành sâu bệnh… thì chủ vườn nho là Thiên Chúa đã vuông tròn. Vấn đề còn lại là chính cây nho phải sinh hoa trái tốt tươi, ngọt ngào. Theo kinh nghiệm nông gia, khi đã đủ đầy các điều kiện tự nhiên và sự chăm bón thì chuyện sinh hoa kết trái của cây trồng, hệ tại ở khả năng cây “hấp thụ dinh dưỡng” từ đất, từ trời và hệ tại ở việc cây “giảm phát sinh để tăng phát dục”, nghĩa là giảm đâm cành, mọc lá mới để tăng ra hoa, kết trái.

Đề hấp thụ dinh dưỡng từ trời đất thì chính chúng ta, những cây nho, tiên vàn phải gắn bó, kết hiệp với Thiên Chúa. Cầu nguyện là một trong những phương thế tuyệt hảo để kết hiệp với Thiên Chúa. Để gia tăng hoa trái tốt lành thì việc hãm mình hy sinh là điều không thể thiếu. Như thế để nho ra nho nghĩa là sinh hoa trái ngọt ngào thì Kitô hữu chúng ta cần chuyên chăm cầu nguyện và hy sinh hãm mình. Hằng năm cứ đến Mùa Chay Thánh thì đề tài ăn chay cầu nguyện được nhấn mạnh và chúng ta nghiệm thấy ngay các hoa trái trổ sinh.

Quản lý ra quản lý

Người quản lý là người được trao phó một sự gì đó. Một việc gì đó để bảo quản, giữ gìn, chăm nom và dĩ nhiên theo tiêu chí mà người chủ yêu cầu. Các tá điền trong câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể được hiểu như là những người quản lý. Và tiêu chí người chủ đưa ra là đến kỳ thu hoạch, vườn nho phải sai hoa, mọng trái.

Theo chiều kích xã hội thì những người quản lý là những người được giao phó các chức vụ của công quyền. Họ được trao phó đoàn dân của một tập thể, của một đất nước... Theo chiều kích tôn giáo, thì những người quản lý là những vị mục tử. Họ đuợc trao phó đoàn chiên là các tín hữu của tôn giáo mình. Dù là các mục tử trong Hội Thánh này Hội Thánh kia hay là những người nắm giữ công quyền trong xã hội thì chỉ một mình Thiên Chúa là người chủ duy nhất. Thánh Phaolô minh định điều này khi nói rằng các chính quyền hợp pháp đều là do Chúa đặt định ( x. Rm 13, 1 ).

Trong khoảng thời gian chờ đến mùa vụ, thì ông chủ thỉnh thoảng sai gia nhân của mình đến nhắc nhở những người quản lý về bổn phận và trách vụ của họ. Và bên cạnh đó chắc chắn có sự đánh giá về những gì mà những người quản lý đang thực thi. Tốt thì khen và khích lệ. Xấu thì chê và phê bình sửa sai. Trong lịch sử Dân Chúa xưa, các Ngôn Sứ chính là những gia nhân mà ông chủ vườn nho đã sai đến. Thay vì nghe những ý chỉ của Thiên Chúa qua các Ngôn Sứ thì những người tá điền là nhưng người quản lý đã bách hại các ngài.

Thiên Chúa, người chủ vườn nho vẫn kiên trì nhẫn nại đến cùng. Người đã sai chính Con Một đến với hy vọng là những người quản lý kia sẽ nể mặt mà nghe theo. Thế nhưng sự tham lam đã làm cho tâm hồn những người quản lý thành ác độc. Họ đã nhẫn tâm giết chết Người Con Một của ông chủ. Tưởng rằng sẽ từ vị thế quản lý trở thành chủ nhân của vườn nho, nhưng họ đã lầm. Ông chủ sẽ tru di họ và trao vườn nho cho những người khác.

Câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể đã làm chột dạ những vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Chuyện dụ ngôn này cũng đã ứng với nhiều triều đại vua chúa các nước trên thế giới. Chuyện dụ ngôn này cũng ứng với những chính phủ nắm giữ công quyền của các quốc gia. Và chuyện dụ ngôn này cũng đáng làm cho các vị mục tử giật mình tự kiểm.

Nho ra nho, quản lý ra quản lý. Nếu không thực là mình thì sẽ đến lúc phải bị loại trừ. Cành nho nào sinh hoa trái sẽ được chăm bón để trái hoa xum xuê thêm nhiều. Cành nào không sinh trái thì phải bị chặt đi. Nó sẽ khô héo và người ta sẽ bỏ nó vào lửa mà thiêu đốt đi ( x. Ga 15, 6 ).

Người quản lý nào chuyên chăm cứ đến giờ mà phân phát lúa thóc cho kẻ ăn, người ở, thì sẽ được ân thưởng khi chủ về. Trái lại viên quản lý nào chểnh mảng, mải mê chơi bời ăn uống mà bỏ bê bổn phận, thậm chí còn hành xử bạo lực với người dưới quyền, thì sẽ bị chung số phận với quân bất lương, ở nơi phải khóc lóc và nghiến răng ( x. Lc 12, 41 – 48 ).

Lm. Giuse NGUYỄN VĂN NGHĨA

3

Page 4: Ephata 628

ÁC GIẢ ÁC BÁOChúng ta thường nghe nói luật “Nhân – Quả”. Nhân Quả là một phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ

nguồn gốc tất yếu của các hiện tượng, trong đó hiện tượng này ( nguyên nhân ) sản sinh ra hiện tượng khác ( kết quả ). Người Việt cũng có khái niệm Nhân Quả khi nói: “Ở hiền gặp lành” ( tích cực ), “gieo gió gặt bão” ( tiêu cực ), hoặc “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”,... Người Anh cũng có cách nói tương tự: “You reap what you sow” ( Bạn gặt những gì bạn gieo ). Có lẽ cũng có thể so sánh luật Nhân Quả tương tự loại vũ khí Boomerang của thổ dân Úc, ném đi rồi nó lại quay về mình.

Nguyên lý Nhân Quả trong đời sống diễn ra theo quá trình mà “phần biết” và “phần được biết” chỉ là sự phân lập từ một tổng thể là “cái biết”, cho nên hiện tượng nó tạo ra sẽ được gọi là “hiện tượng nội sinh” – một hiện tượng mà Phật học gọi là “kamma” ( nghiệp, nghiệp chướng ). Theo Phật Giáo, hiện tượng này không do một đấng quyền năng tối cao hay một thế lực siêu nhiên nào chi phối, nên “nhân quả” được xem là nguyên lý quan trọng nhất của đời sống, khi các vấn đề của đời sống được tìm hiểu từ trong bản chất của nó.

Chúng ta cũng nghe nói: “Ác giả ác báo”. Đó là nói tắt của câu ngạn ngữ Trung Hoa: “Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”. “Ác giả” là người xấu, việc ác; “ác báo” là điều ác đáp lại. “Thiện giả” là người tốt, việc tốt; “thiện lai” là điều lành đáp lại. “Ác giả ác báo” nghĩa là người làm việc ác thì gặp điều ác báo lại, hoặc việc ác này sẽ bị việc ác khác báo lại – thường gọi là “quả báo”. Câu này nêu lên sự ảnh hưởng tương tác của hành động, ngụ ý khuyên người ta chớ làm việc ác để tránh điều ác, và nên ăn ở hiền lành để gặp sự lành: “Ở hiền gặp lành”. Người Tây phương còn nói một câu theo tinh thần của Kinh Thánh: “Kẻ nào đào hố bẫy ai thì kẻ đó sẽ rơi xuống hố”.

Trình thuật Is 5, 1 – 7 là “Bài Ca Vườn Nho”. Bài ca này chắc hẳn có giai điệu thánh thót, với ca từ như sau:

Tôi xin hát tặng bạn thân tôi, bài ca của bạn tôi về vườn nho của mình.Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi mầu mỡ.Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng,Giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho.Anh những mong nó sinh trái tốt, nó lại sinh nho dại.Vậy bây giờ, dân Giêrusalem và người Giuđa hỡi,Xin phân xử đôi đàng giữa tôi với vườn nho.Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm ?Tôi những mong trái tốt, sao nó sinh nho dại ?Vậy bây giờ, tôi cho các người biết tôi đối xử thế nào với vườn nho của tôi:Hàng giậu thì chặt phá cho vườn bị tan hoang, bờ tường thì đập đổ cho vườn bị giày xéo.

Người gieo trồng luôn muốn điều tốt, thế mà điều xấu lại xảy ra với họ. Người Việt không xa lạ gì với nông nghiệp, nông dân luôn muốn lúa và hoa màu tốt tươi để có vụ thu hoạch cao, thế mà có khi mùa màng lại thất bát, thậm chí họ bị trắng tay. Tương tự, có lần Chúa Giêsu cũng đã kể dụ ngôn “lúa và cỏ lùng” ( Mt 13, 24 – 30 ). Tác giả “Bài Ca Vườn Nho” kể cho người bạn thân nghe biết về vườn nho của mình. Tác giả ( tức là chủ nhân ) muốn có nho tốt mà lại chỉ thấy nho dại. Thất vọng ê chề, chủ nhân đành phải chặt phá hàng giậu cho “vườn bị tan hoang” và đập đổ tường cho “vườn bị giày xéo”.

Nước Trời được ví với nhiều thứ, một trong các thứ đó là “vườn nho”. Tác giả Thánh Vịnh cho biết: “Gốc nho này, Chúa bứng từ Ai Cập, đuổi chư dân, lấy chỗ mà trồng” ( Tv 80, 9 ). Vì là giống tốt nên “bóng um tùm phủ xanh đầu núi, cành sum sê rợp bá hương thần, nhánh vươn dài tới phía đại dương, chồi mọc xa đến tận miền Sông Cả” ( Tv 80, 12 ). Nhưng rồi điều bất thường xảy ra: “Tường rào nó, vậy sao Ngài phá đổ ? Khách qua đường mặc sức hái mà ăn ! Heo rừng vào phá phách, dã thú gặm tan hoang” ( Tv 80, 13 – 14 ).

Vường hoang, nhà trống. Chắc chắn không là lỗi của chủ nhân bất cẩn hoặc bỏ mặc, mà vì kẻ xấu. Đó là chính các tội nhân chúng ta đã làm hư hại Vườn Nho của Thiên Chúa. Nhưng mặc lấy tâm tình yêu thương của Đấng giàu lòng thương xót, tác giả Thánh Vịnh vẫn chân thành và tha thiết cầu xin: “Lạy Chúa Tể càn khôn, xin trở lại, tự cõi trời, xin ngó xuống mà xem, xin Ngài thăm nom vườn nho cũ, bảo vệ cây tay hữu Chúa đã trồng, và chồi non được Ngài ban sức mạnh” ( Tv 80, 15 – 16 ).

4

Page 5: Ephata 628

Không chỉ vậy, tác giả Thánh Vịnh còn đại diện cho cả nhân loại mà thề hứa trước Tôn Nhan Thiên Chúa: “Chúng con nguyền chẳng xa Chúa nữa đâu, cúi xin Ngài ban cho được sống, để chúng con xưng tụng danh Ngài. Lạy Chúa là Chúa Tể càn khôn, xin phục hồi chúng con, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời để chúng con được ơn cứu độ” ( Tv 80, 19 – 20 ). Và rồi Thiên Chúa đã thương xót mà bỏ qua tất cả, để chúng ta lại được làm con cái Ngài và được thừa kế gia nghiệp của Ngài. Chúng ta diễm phúc lắm ! Vậy chúng ta phải làm gì để tạ ơn Ngài ? Đó là điều mỗi chúng ta phải tự trả lời cho rạch ròi và dứt khoát.

Tuy nhiên, đừng run sợ mà bạt vía kinh hồn, vì Thiên Chúa nhân hiền, không chấp lách chi đâu, chỉ cần chúng ta biết chân thành nhận lỗi là Ngài ưng nhận ngay. Thánh Phaolô cũng động viên: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” ( Pl 4, 6 – 7 ). Thế thì còn gì bằng, chả lo sợ chi nữa. Chúa mà. Thánh Clara cũng đã từng nói với các nữ tu: “Đừng sợ ! Hãy tín thác vào Chúa Giêsu !” Nhưng cũng đừng vội thấy vậy mà ỷ lại đấy. Ỷ lại hoặc ảo tưởng là chết chắc !

Thánh Phaolô dặn dò thêm: “Ngoài ra, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, xin anh em hãy để ý. Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em” ( Pl 4, 8 – 9 ). Hai cụm từ “hãy để ý” và “hãy đem ra thực hành” rất quan trọng. Đó cũng là mệnh lệnh, phải nhận thức và ghi nhớ nằm lòng. Nghe ngắn gọn và đơn giản nhưng lại không dễ dàng thực hiện !

Trình thuật Tin Mừng hôm nay ( Mt 21, 33 – 43 ) là dụ ngôn “Những Tá Điền Sát Nhân” ( tương đương Mc 12, 1 – 12 và Lc 20, 9 – 19 ). Câu chuyện rất thực tế. Trong đó cũng có vấn đề liên quan lòng đố kỵ, ganh tị và ghen ghét: “Con gà tức nhau tiếng gáy”.

Một hôm, Chúa Giêsu bảo người ta hãy nghe một dụ ngôn khác về những con người lòng lang dạ thú: Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ

đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: Chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng chúng sẽ nể người con đó. Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con thì bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !” Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi.

Chúa Giêsu thản nhiên hỏi họ: “Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia ?” Họ đồng thanh: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông”. Đức Giêsu vừa cười vừa gật gù vì thấy họ nói đúng, rồi Ngài bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao ? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta”. Ngài biết họ là những kinh sư và thầy thông luật, thuộc Cựu Ước làu làu, dẫn chứng câu mấy rạch ròi, thế nên Ngài “nhắc khéo” họ về Thánh Vịnh: “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ, lại trở nên đá tảng góc tường” ( Tv 118, 22 ).

Rồi Ngài kết luận: “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi, không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi” ( Mt 21, 43 ).

Đó cũng là lời Đức Giêsu Kitô đang “nhắc khéo” mỗi chúng ta về cách hành xử với Thiên Chúa và với tha nhân, đặc biệt là những người “yếu thế” hơn mình, về cả vật chất lẫn tinh thần. “Đá Tảng” đó là gì hoặc là ai ? Không còn ai trồng khoai đất này, đó chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết để cứu độ chúng ta, mà chính tay chúng ta cũng nhúng chàm, mỗi chúng ta cũng là thủ phạm đã giết Con Thiên Chúa. Chúng ta không trực tiếp đóng đinh Chúa Giêsu, nhưng chúng ta trực tiếp sát hại Ngài khi chúng ta “giết” tha nhân bằng nhiều loại đinh nhọn và sắc bén: Lời nói, ánh mắt, cử chỉ, thái độ, hành động...

Và chính Chúa Giêsu hôm nay lại một lần nữa cảnh báo mỗi chúng ta: “Ai ngã xuống ĐÁ này, kẻ ấy sẽ tan xương; ĐÁ này rơi trúng ai sẽ làm người ấy nát thịt” ( Mt 21, 44 ). Thật đáng sợ biết bao ! Đúng

5

Page 6: Ephata 628

là đáng sợ thật, vì Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Nếu không sám hối thì sẽ chết hết” ( Lc 13, 3 ). Ai cũng là tội nhân, vấn đề hơn thua nhau chỉ là biết nhận lỗi và có sám hối hay không.

Các tư tưởng lớn sẽ có lúc gặp nhau. Các hiền triết cũng có quan niệm giống nhau về khái niệm “ác giả, ác báo”. Đó là một dạng ý thức hệ. Khổng Tử nói: “Vi thiện giả, thiên báo chi dĩ phúc; vi bất thiện giả, thiên báo chi dĩ họa” – Người làm điều tốt lành thì trời lấy phúc báo đáp lại người đó, kẻ làm điều không tốt lành thì trời lấy họa báo đáp lại kẻ đó. Trang Tử nhận định: “Nhất nhật bất niệm thiện, chư ác tự giai khởi” – Nếu một ngày không nghĩ đến điều thiện, mọi điều ác sẽ tự dấy lên. Sách “Minh Tâm Bửu Giám” ghi: “Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác” – Làm việc thiện sẽ được điều tốt, làm việc ác sẽ gặp điều xấu. Các hiền triết cũng chỉ là phàm nhân mà họ vẫn có thể nhận biết như vậy, tư tưởng gần gũi với Đức Kitô, họ đúng là thánh nhân rồi, thật đáng khâm phục và đáng để chúng ta noi gương lắm !

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết nhận mình là kẻ xấu để không ảo tưởng, nhờ đó mà chúng con biết mở mắt-đức-tin to ra để có thể nhìn thấy cái-xà-tội-lỗi của mình chứ không nhìn thấy cái rác nơi tha nhân. Xin giúp chúng con biết tích đức chứ không tích ác để hoàn thiện từng giây phút cho đúng Tôn Ý Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

MARIA, NGƯỜI NỮ THÁNH THỂ

Bài Tin Mừng tường thuật cuộc truyền tin kết thúc bằng hai tiếng “Xin Vâng” của Đức Mẹ. Với hai tiếng “Xin Vâng”, cuộc đời Đức Mẹ hoàn toàn thay đổi. Từ nay Mẹ không còn sống cho mình nhưng hoàn toàn sống cho Thiên Chúa. Mẹ kết hiệp chặt chẽ với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Và vì thế, Mẹ trở thành gương mẫu của lòng tôn sùng và thực hành Bí Tích Thánh Thể.

Thật vậy, với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ là gương mẫu trong việc đón nhận Thánh Thể. Khi đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa vào lòng, Mẹ hoàn toàn tin tưởng thịt máu của bào thai Mẹ được diễm phúc cưu mang trong lòng chính là Thiên Chúa. Như thế, Mẹ khuyên dạy ta khi đón nhận Mình Thánh Chúa, hãy tin vững vàng ta đã đón nhận Thịt Máu của Chúa Giêsu.

Với hai tiếng “Xin Vâng”, tâm hồn Mẹ trở nên ngôi nhà chầu đầu tiên được đón tiếp, cất giữ Chúa Giêsu Thánh Thể. Đây chính là ngôi nhà chầu xinh đẹp nhất vì cung lòng thanh khiết của Mẹ là một đền thờ nguy nga lộng lẫy. Hơn nữa việc luôn ghi nhớ và suy niệm những điều thiên thần nói, giúp Mẹ luôn hướng về Chúa Giêsu trong lòng, biến Mẹ thành một người chầu Mình Thánh liên tục. Như thế Mẹ khuyên dạy ta hãy năng chầu Mình Thánh Chúa.

Sau khi thưa “Xin Vâng”, Mẹ vội và lên đường đi viếng bà Thánh Êlisabét. Đây chính là cuộc rước kiệu Thánh Thể đầu tiên. Cuộc rước kiệu thật đơn sơ, không kèn trống, không đông đảo, nhưng đầy sốt sắng, đầy cung kính nên đã đem lại lợi ích phi thường: đem Ơn Cứu Độ đến cho Thánh Gioan Baotixita còn trong lòng mẹ, làm cho mọi người tràn đầy niềm vui. Như thế Mẹ nhắn nhủ ta kiệu Thánh Thể sốt sắng sẽ đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng.

Nhưng cũng với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ luôn hướng về Chúa Giêsu. Từ khi còn trong bào thai cho đến khi sinh ra trong hang đá Bêlem. Từ khi ấu thơ cho đến khi hoạt động công khai. Việc Mẹ tất tả đi tìm Chúa Giêsu trong đền thờ Giêrusalem nói lên sự gắn bó mật thiết. Mẹ coi Chúa Giêsu là lẽ sống. Mẹ không thể sống nếu thiếu vắng Chúa. Với lòng tha thiết tìm kiếm Chúa, Mẹ khuyên dạy ta hãy yêu mến đến khao khát Chúa. Vì Thánh Thể Chúa chính là nguồn sự sống của ta.

Với hai tiếng “Xin Vâng”, không những Mẹ vâng lời Thiên Chúa hoàn toàn, mà còn dạy mọi người biết vâng lời Chúa. Nên tại tiệc cưới Cana, Mẹ khuyên nhủ gia nhân: “Người bảo gì các con hãy cứ làm theo” ( Ga 2, 5 ). Thái độ hoàn toàn vâng phục đã được Chúa thưởng công bằng phép lạ “nước lã hóa thành rượu ngon”. Hôm nay Mẹ cũng nhắc nhủ ta: Nếu Chúa đã dặn dò: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” ( Lc 22, 19 ), thì hãy vâng lời Chúa, siêng năng tham dự Thánh Lễ, chầu Mình Thánh Chúa, chịu lễ, chắc chắn Chúa sẽ làm phép lạ đổi mới đời các con như biến nước lã thành rượu ngon.

Với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ hoàn toàn kết hiệp với Chúa Giêsu, theo Chúa trên đường lên Núi Sọ và đứng dưới chân Thánh Giá để nên một với Chúa Giêsu trong việc dâng hiến chính bản thân mình, dâng những đau đớn khổ cực làm của lễ đền tội cho nhân loại. Ở đây Mẹ đã sống mầu nhiệm

6

Page 7: Ephata 628

Thánh Thể, mầu nhiệm tự hiến mình cho nhân loại. Như Chúa Giêsu, tấm lòng tan nát của Mẹ đã trở thành tấm bánh bẻ ra ban cho nhân loại sự sống mới. Như thế Mẹ dạy ta phải biết hiến thân chịu mọi đau đớn, vất vả trong đời sống để nên một với Chúa Giêsu Thánh Thể. Việc kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể để hiến dâng thân mình sẽ đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.

Và với hai tiếng “Xin Vâng”, một lần cuối cùng Mẹ vâng lời Chúa, nhận thánh Gioan làm con. Nhận Thánh Gioan là nhận cả nhân loại làm con. Vì thế Mẹ đã sống mầu nhiệm Thánh Thể khi hiệp nhất với tất cả mọi người, nhận tất cả nhân loại vào gia đình mình, đón tiếp mọi người vào đồng bàn trong bữa tiệc Thánh Thể, và trong bữa tiệc Nước Trời. Hôm nay, Mẹ nhắn nhủ ta khi chịu lễ rồi hãy biết yêu thương đoàn kết vì tất cả chúng ta được đồng bàn với Chúa, cùng ăn một bánh, cùng uống một chén với nhau. Và tất cả chúng ta đều là các chi thể trong thân thể của Chúa.

Tuy Năm Thánh Thể đã kết thúc từ lâu, nhưng việc yêu mến sùng kính và nhất là việc sống Bí Tích Thánh Thể vẫn tiếp diễn. Đặc biệt trong tháng Mai Khôi, nếu ta yêu mến Đức Mẹ, ta càng phải yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, vì Mẹ chính là mẫu gương yêu mến Thánh Thể, đến nỗi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã gọi Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể”. Nếu chúng ta siêng năng lần hạt Mai Khôi, chắc chắn Đức Mẹ sẽ hướng dẫn ta đến yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, vì tất cả các mầu nhiệm trong kinh Mai Khôi đều hướng về Chúa Giêsu. Và mầu nhiệm 5 Sự Sáng đưa ta trực tiếp tới Bí Tích Thánh Thể. Thật là đẹp khi ta lần hạt trước Thánh Thể. Vì như Đức Mẹ đã khấn cầu cho tiệc cưới Cana được ơn phúc thế nào, hôm nay, trước Thánh Thể, Đức Mẹ cũng khẩn cầu ơn phúc cho chúng ta như vậy.

Lạy Mẹ Mai Khôi, xin dạy con biết yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và xin Mẹ khẩn cầu cho con bên tòa Chúa. Amen.

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

NHỮNG ĐÓA HỒNG TRẮNG DÂNG MẸMừng kính Lễ Mẹ Mai Khôi, con cái Mẹ đồng tâm trìu mến

hướng về Mẹ. Cùng ngợi khen, chúc tụng, cảm tạ Mẹ đã và đang đoái thương ban mưa hoa hồng ân phúc xuống con cái trông cậy Mẹ. Hiệp ý cùng triều thần Thiên Quốc, chúng con kính dâng lên Mẹ năm đóa bạch hồng trong vườn hoa Mầu Nhiệm Vui.

Đóa hồng Khiêm Nhu

Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhượng. Trước vinh dự cao cả cực đại, mà không phàm nhân nào dám ước mơ, được làm Mẹ Con Thiên Chúa, linh hồn Mẹ ngợi khen Thiên Chúa, thần trí Mẹ hớn hở vui mừng. “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay, hết mọi đời, sẽ khen tôi diễm phúc” ( Lc 1, 48 ). Mẹ sấp mình khiêm tốn nhận mình chỉ là nữ tỳ hèn mọn, cảm tạ Thiên Chúa đoái thương.

“Mẹ làm gương ẩn dật khiêm cung, nhưng đồng thời Mẹ luôn luôn hiện diện phục vụ; Mẹ không ra mặt, không lên tiếng, nhưng Mẹ hằng ở gần bên Chúa Giêsu, sống trọn vẹn cho Chúa và Chúa trong con” ( Đường Hy Vọng, số 926 ).

Đóa hồng Bác Ái

Đức Mẹ đi viếng bà Thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.

Dù được chịu thai bởi Đức Chúa Thánh Thần, được vinh dự cưu mang Đức Chúa Giêsu, Mẹ vẫn khiêm tốn nghĩ đến tha nhân, thân thiết đến thăm hỏi bà chị họ Isave, cũng đang mang thai Thánh Gioan Tiền Hô được sáu tháng. Chẳng lo thủ thân, chẳng nề quản mệt nhọc, xa xôi, hiểm trở đường xá, Mẹ hăng hái ra đi dấn thân vì lòng bác ái, yêu người, mong muốn chia sẻ niềm vui, lẫn nỗi lo với thai phụ tuổi đã xế bóng, được ơn thánh huyền diệu.

“Mẹ Maria không chỉ nhìn Chúa Giêsu, Mẹ nhìn bà Isave, nhìn Gioan, nhìn đôi tâm hồn ở Cana… Con hãy có cái nhìn của Mẹ: Nhìn Chúa, nhìn người” ( Đường Hy Vọng, số 948 ).

Đóa hồng Khó Nghèo

Đức Mẹ sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn. Ai mà chẳng chạnh lòng, khi thấy một thai phụ bụng mang dạ chửa, nặng nề lê gót cùng chồng đi tìm quán trọ tại Bêlem vào chiều đông giá buốt. Thế mà, bao quán trọ từ chối, vì họ không đủ tiền thuê phòng, vì luộm thuộm nghèo túng, vì bộ dạng lam lũ thấp kém. Mặc dù người chồng cố gắng nài nỉ hết quán này đến quán khác, đều chỉ gặp cái lắc đầu lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn xua đuổi.

7

Page 8: Ephata 628

“Mẹ Maria nghèo khó, không tiền, không bạc, có lúc không nhà cửa, không ghế bàn, Mẹ không biết giảng, nhưng Mẹ có món quà quý nhất để cho Mục tử Bê lem, ba đạo sĩ phương Đông, Simêon và Anna nơi Đền Thánh. Mẹ đã thinh lặng cho họ Chúa Giêsu, món quà mà chỉ Mẹ có, món quà ấy giảng thay Mẹ, vì đó Ngôi Lời” ( Đường Hy Vọng, số 932 ).

Đóa hồng Vâng Phục

Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin được vâng lời chịu lụy. Mẹ đã hết lòng thành khẩn vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa mầu nhiệm: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như sứ thần nói” (Lc 1, 38). Mẹ đã “Xin vâng” cho đến tận cuối đời, đã chịu lưỡi gươm đâm thấu tim khi Con Chúa chịu tử nạn, như lời ông Simêon, người công chính, đã tiên tri ( x. Lc 2, 38 ).

“Mấy lời vắn tắt diễn tả cuộc đời Mẹ con; với tâm tình thánh thiện, hãy ghi vào lòng mà suy niệm và bắt chước: “Này con là tôi tá”: Ecce. “Con xin vâng”: Fiat. “Linh hồn con ngợi khen Chúa”: Magnificat. ( Đường Hy Vọng, số 920 ).

Đóa hồng Khiết Tịnh

Đức Mẹ tìm được Đức Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn. Mẹ Maria chính là trinh nữ đáng cung kính đã được ngôn sứ Isaia loan báo cho nhân loại.“Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" ( Is 7, 14). Mẹ khiết tịnh từ thân xác đến tâm hồn, Mẹ vô nhiễm không hề vướng tội tổ tông truyền, vì Mẹ luôn có Chúa ở cùng, luộn trọn tình, trọn nghĩa với Chúa.

“Sự hy sinh toàn hiến của Mẹ càng cao quý, khi Mẹ phó thác cho Chúa trọn vẹn; đi ngược lại ước nguyện của các thiếu nữ thời ấy. Mẹ đã quyết sống đồng trinh. Chúa đã ban cho Mẹ cả hai: Vừa đồng trinh, vừa làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ nhân loại” ( Đường Hy Vọng, số 933 ).

Lạy Chúa Giêsu, năm đóa hồng trắng là năm nhân đức mà chính Chúa hằng dạy bảo đoàn chiên, đã được Mẹ Maria thấm nhuần tuân giữ. Xin Chúa giúp chúng con noi gương Mẹ để được sống gần gũi Chúa luôn.

Lạy Mẹ Maria, chúng con kính dâng lên Mẹ năm đóa hồng trắng tinh tựa tâm hồn thánh thiện của Mẹ. Kính xin Mẹ giúp chúng con biết ý thức và cố gắng rèn luyện theo những nhân đức của Mẹ, mỗi khi lần chuỗi Mai Khôi. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

LẦN HẠT MAI KHÔILần Hạt Mai Khôi là lời cầu nguyện của những người bé nhỏ nghèo hèn trước mặt Chúa, ý thức

mình là thân phận của những kẻ lữ hành. Lần Hạt Mai Khôi là sự kết hợp của tất cả các tâm hồn khiêm hạ, nhìn nhận mình là phần tử trong đại gia đình nhân loại, trong đó cha mẹ hiệp nhất với con cái trong lời cầu nguyện này.

Lần Hạt Mai Khôi là chiêm niệm giống như các đan sĩ nam nữ thường xuyên ở trong sự thinh lặng tĩnh mịch, sống lòng bên lòng với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ thế giới.

Chúng ta bắt đầu khiêm tốn từng bước nhịp lần Hạt Mai Khôi. Chúng ta sẽ suy niệm Tin Mừng. Và gợi lên sự đợi chờ, sự khổ đau, niềm hy vọng của toàn thể nhân loại.

Bắt đầu lần chuỗi. Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.

Kinh Tin Kinh, Kinh Lay Cha, 3 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, cả cuộc đời của Đức Giêsu Con Cha là một chuỗi hành hương, khởi đầu từ phép rửa tại sông Giođan đến ngày Phục Sinh. Đức Maria, Mẹ Ngài trong niềm tin, đã đồng hành cùng Con Mẹ, chính Mẹ là môn đệ đầu tiên. Xin Mẹ đồng hành và cầu nguyện với chúng con trong lúc này đây, ước gì việc suy niệm Kinh Mai Khôi này là chuyến hành hương trong của chúng con trong đức tin. Chúng con cầu xin Cha, Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.

Hát bài: Mẹ ơi, trước nhan Mẹ…

Thư nhât thì ngắm: Thiên thân truyên tin cho đưc ba chiu thai.

8

Page 9: Ephata 628

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Luca ( Lc 1, 30 – 33 ): Thiên thần nói với bà: "Maria, đừng sợ ! Vì người đã đắc sủng nơi Thiên Chúa. Và này, nơi lòng dạ, người sẽ thụ thai, và sinh con, và người sẽ gọi tên Ngài là Giêsu. Ngài sẽ làm lớn, và được gọi là Con Ðấng Tối cao, và Chúa Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Ðavít cha Ngài; và Ngài sẽ làm vua trên nhà Giacóp cho đến đời đời, và vương quền của Ngài sẽ vô cùng vô tận !"

Chúng ta suy niệm và chiêm ngắm mầu nhiệm Ngôi Hai Con Thiên Chúa nhập thể làm người nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Thật là ý nghĩa vì đây là dịp tốt để Đức Maria Mẹ chúng ta dẫn dắt chúng ta tới Chúa Giêsu Con Mẹ. Vì chính Người, Đức Giêsu Kitô, đã mạc khải cho chúng ta Tình Yêu của Thiên Chúa đối với loài người và của mỗi người đối với Thiên Chúa. Giờ đây chúng ta có thể đón nhận ơn phúc cao cả này.

Quy tụ nhau đây chung quanh Mẹ Maria, chúng cùng cầu nguyện cho hết thảy chúng ta, đặc biệt cho các bà mẹ đang cưu mang và sẽ sinh con ý thức được các thai nhi là hình ảnh sống động của Thiên Chúa, chúng cần phải được bảo vệ giữ gìn, và có quyền sống, vì Con Thiên Chúa đã làm người để dạy chúng ta điều đó. Xin cho con người ở mọi nơi mọi thời biết kính trọng và yêu thương nhau.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Hát bài: Mẹ nguồn cậy trông…

Thứ hai thì ngắm: Đưc Maria đi viêng ba Thanh Isave.

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Luca ( Lc 2, 10 – 11 ): Thiên thần nói với các mục đồng: "Ðừng sợ ! Này ta đem tin mừng cho các ngươi về một niềm vui hết sức lớn lao, tức là niềm vui cho toàn dân: là hôm nay, đã sinh ra cho các ngươi vì Cứu Chúa, tức là Ðức Kitô Chúa, trong thành của Ðavít.

Trong Chúa Giêsu, chúng ta chiêm ngắm sự khiêm nhường được tái thiết lập trong chính Ngài. Đức Giêsu khiêm nhường và hiền lành trong lòng, thương xót, và kiến tạo hòa bình. Thiên Chúa làm người nơi Đức Giêsu Kitô để cho chúng ta được tham dự vào thần tính của Con Thiên Chúa. Chúng ta có thể đón nhận với tất cả niềm tin, sự nhập thể này.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho tất cả những ai đang thành tâm thiện chí kiến tạo công lý và hòa bình trên mặt đất này, chúng ta cùng cầu nguyện cho tất cả những ai đang bị đối xử bất công, những ai đang bị cầm tù và kết án, để họ được nâng đỡ với tình người, mang ánh sáng Tin Mừng chiếu dọi vào nơi tăm tối, để giúp họ sinh ra trong đời sống thần linh.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, và những người phục vụ công ích. Nguyện xin Thiên Chúa là Chúa chúng ta chiếu dọi vào tâm hồn họ để họ bảo đảm hòa bình và tự do của các dân các nước. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các nạn nhân Kitô giáo đang bị bách hại và bị đối xử ngược đãi vì Tin Mừng, được bảo vệ đúng với nhân phẩm, quyền tự do của con người và tự do tôn giáo.

Xin cho họ tiếp tục là chứng nhân cản đảm của Lời Chúa để họ có thể sống và tuyên xưng tự do đức tin của mình.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Hát bài: Dâng hiến Mẹ

Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan.

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Maccô ( Mc 1, 9 – 11 ): Trong những ngày ấy, Ðức Giêsu bỏ Nadarét, xứ Galilê, và đã được Gioan thanh tẩy cho trong sông Giođan. Vừa lên khỏi nước, Ngài thấy trời xé ra và Thần Khí, như con chim câu, đáp xuống trên Ngài; Và một tiếng phát ra tự trời: "Con là con chí ái của Ta, kẻ Ta sủng mộ".

Trong ngày Đức Giêsu chịu phép rửa, Đức Chúa Cha đã thánh hiến Đức Giêsu trong Thánh Thần và sai Ngài đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó. Phần chúng ta, ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta được mời gọi trở nên những chứng nhân của Chúa Phục Sinh cùng một Thánh Thần. Chúng ta có thể sống thực sự là con cái Thiên Chúa, giữa lòng Giáo Hội, mở ra sứ mạng loan báo Tin Mừng.

9

Page 10: Ephata 628

Chúng ta cùng cầu nguyện cho những người trẻ hôm nay, để họ nhận biết Thiên Chúa và cho tất cả những ai chưa gặp gỡ Ngài, những ai là nạn nhân của bạo lực, của nghiện ngập và tất cả những người dối trá.

Chúng ta cùng cầu cho những ai giúp đỡ họ lớn lên trong khiêm tốn, trở nên những chứng nhân Hy vọng Nước trời cùng với họ. Hiệp thông cùng tất cả các bạn trẻ kitô giáo khắp nơi trên thế giới, chúng ta cầu cho họ được hiệp nhất cùng nhau trên toàn thể địa cầu.

Ước chi Lời của Bình An, Lời của Tin Mừng chất vấn họ, chúng ta sẽ phục vụ cho sự quan phòng của Thiên Chúa hòa giải tất cả mọi người trong Chúa Kitô. Để chúng ta có thể nên một trong đức tin, trong tình yêu thương và phục vụ, và là hình ảnh của những môn đệ đầu tiên của Đức Kitô họ đã nên một lòng một ý với nhau, giờ đây chúng ta cùng cầu nguyện.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Hát bài: Kính mừng Nữ Vương

Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu goi sám hối.

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Máccô ( Mc 1, 14 – 15 ): Sau khi Gioan đã bị nộp, thì Ðức Giêsu đến xứ Galilê, rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa mà rằng: "Thời buổi đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến bên; Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng".

Thiên Chúa phán và điều đó đang có. Đức Kitô hiện diện và Nước trời đang đến. Ngày hôm nay, Giáo Hội loan báo Lời Chúa và Nước Trời ở giữa chúng ta chúng ta có thể sống và chia sẻ kinh nghiệm với mọi người nam cũng như nữ mà chúng ta gặp gỡ, để chúng ta gần kề nhau, chia sẻ sự sống với nhau.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho các Linh Mục, Phó Tế, nam nữ Tu Sĩ và cho tất cả mọi người Kitô hữu biết chu toàn sứ mạng trong Giáo Hội. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các Chủng Sinh và những nhà đào tạo. Chúng ta cũng cầu nguyện cho hết thảy những ai được Thiên Chúa kêu gọi trở nên người phục vụ Lời Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện cho anh chị em Kitô hữu chúng ta trên toàn thế giới để họ cùng nhau tuyên xưng một niềm tin vào Chúa Kitô chết và sống lại vì kính mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Hát bài: Xin Vâng

Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô ( 1 Cr 11, 23 – 25 ): Vì chưng, chính tôi đã chịu lấy nơi Chúa điều tôi truyền lại cho anh em. Là: Chúa Giêsu trong đêm Ngài bị nộp, Ngài đã cầm lấy Bánh, và tạ ơn xong, Ngài đã bẻ ra và nói: "Này là Mình Ta, vì các ngươi, hãy làm sự này mà nhớ đến Ta". Cũng vậy về chén, sau khi đã dùng bữa tối xong, Ngài nói: "Chén này là Giao ước mới trong Máu Ta, các ngươi hãy làm sự này mỗi khi uống mà nhớ đến Ta."

Chúa Giêsu đã tự hiến chính thân mình để cứu chuộc chúng ta như Con Chiên vô tội và Thiên Chúa đã đón nhận như hy tế ngợi khen.

Thế nên, khi chúng ta ăn Mình Ngài bị hiến tế vì chúng ta, thì chúng ta được mạnh sức và khi chúng ta uống máu Ngài đổ ra vì chúng ta, thì chúng ta được tẩy sạch. Đây là mầu nhiệm đức tin có thể mở ra cho chúng ta ơn cả nghĩa đầy trong đời sống của mỗi người chúng ta.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Xin Chúa gìn giữ ngài trong tình yêu, dẫn dắt ngài trong cương vị mục tử, để dân Kitô giáo được luôn luôn phát triển trong đức tin, hiệp nhất trong bình an.

Chúng ta cũng cầu cho Đức Giám Mục của chúng ta và cho các Giám Mục trên toàn thế giới: để các ngài dẫn dắt, thánh hóa và cai quản Hội Thánh theo ý Chúa muốn.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Hát bài: Dâng Về Mẹ

10

Page 11: Ephata 628

Thứ Sáu thì ngắm: Đức Giêsu hấp hối trong vườn cây dầu.

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu ( Mt 26, 37 – 39 ): Đức Giêsu đem Phêrô và hai người con của Giêbêđê đi theo, và bắt đầu buồn bã và âu sầu. Bấy giờ Ngài bảo họ: "Hồn Ta buồn phiền quá đỗi, muốn chết được; các ngươi hãy ở lại đây mà thức với Ta". Tiến xa thêm ít bước, Ngài sấp mặt xuống mà cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho chén này qua đi khỏi Con ! Song không phải như ý Con, mà là như ý Cha".

Bước vào cuộc Thương Khó, Đức Kitô tự do tiến gần tới cái chết, Ngài tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, vì chỉ mình Ngài có thể chiến thắng sự chết và vượt qua cõi chết. Chúng ta là thân phận tội lỗi phải chết và phải khổ đau. Trong những thử thách đau thương của cuộc đời nơi hành trình dương thế, chúng ta có thể được Đức Kitô đỡ nâng và thánh hóa nhờ sự Phục Sinh của Ngài.

Chúng ta cùng cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng giầu lòng thương xót đoái thương những ai đang gặp thử thách gian nan: xin Ngài cất khỏi thế giới những lầm lỗi; an ủi những người lao nhọc, để họ có được niềm vui nâng đỡ và lòng thương xót Chúa trong cảnh khốn cùng.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho những ai vất vả và thất vọng. Với niềm tin tưởng, chúng ta cùng cầu xin Chúa cho chính chúng ta cũng có được sức mạnh, nâng đỡ ủi an, xoa dịu anh chị em chung quanh chúng ta đang bị khổ đau và bất hạnh.

Chúng ta cùng cầu xin cho các Kitô hữu gia tăng các nghệ thuật để xây dựng một nền văn hóa bảo vệ và thăng tiến giá trị nhân bản con người.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Hát bài: Kìa ai rong ruổi

Thứ Bẩy thì ngắm: Đức Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá.

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Gioan ( Ga 19, 28 – 30 ): Sau đó bỏ dinh Caipha, họ điệu Ðức Giêsu đến phủ đường. Trời đã sáng. Họ không vào phủ đường, kẻo mắc uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Vậy nên Philatô ra ngoài gặp họ và nói: "Các người tố cáo ông này về tội gì ?" Họ đáp lại và nói với ông: "Nếu tên này không làm gì ác, thì chúng tôi đã không đem nộp cho ngài".

Chúa Giêsu đã yêu chúng ta cho đến tận cùng là thí mạng sống vì chúng ta, Ngài đã hiến dâng chính thân mình lên Thiên Chúa Cha cho chúng ta. Nhờ thế, Thánh Giá trở nên cây phúc trường sinh và nguồn vui của chúng ta. Chúng ta có thể đạt tới vinh quang nhờ sự Phục Sinh của Chúa Kitô, và được ghi dấu vào Thánh Giá Chúa Kitô.

Chúng ta cùng cầu xin cho hết mọi người nam cũng như nữ đã qua đời, xin cho họ gặp được Đức Kitô, Đấng Cứu Độ nhân loại, Ngài đã chết vì họ. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho hết thảy mọi người còn sống cũng như đã qua đời cảm nghiệm được lòng nhân lành của Thiên Chúa.

Nhờ lời chuyển cầu của thánh quan thầy... chúng ta cùng cầu cho các tôi tớ nam cũng như nữ đang đồng hành với hết mọi người cho đến lúc lìa thế, xin Chúa hướng dẫn tâm hồn họ theo lòng nhân hậu Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho hết mọi người trên toàn thế giới, và đặt biệt những người hữu trách trong các lãnh vực kinh tế cũng như chính trị, để họ luôn tìm cách cải tạo thế giới.

Đức Giáo hoàng đã gửi thông điệp cuối cùng cho "tất cả những người có lòng thiện tâm". Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho chính chúng ta không tìm kiếm xem tài liệu này nối kết cái nhìn của chúng ta với thế giới, nhưng là cái nhìn của chúng ta với thế giới phải thay đổi làm sao để tình yêu trong chân lý thực sự là suối nguồn hướng dẫn mọi hành động của chúng ta.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Hát bài: Lạy Mẹ là Ngôi Sao sáng

Thứ Tám thì ngắm: Đức Giêsu sống lại.

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Luca ( Lc 24, 30 – 32 ): Và xảy ra là khi vào bàn với họ, Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng đoạn bẻ ra Ngài trao cho họ, thì mắt họ mở ra và nhận biết Ngài... nhưng Ngài đã bỏ họ mà biến rồi. Và họ nói cùng nhau: "Lòng chúng ta lại đã không cháy bừng bừng lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với ta, và giải nghĩa Kinh thánh cho chúng ta đó sao ?"

11

Page 12: Ephata 628

Nhờ sự Phục Sinh của Đức Kitô, bản tính nhân loại được đổi mới, tìm lại được phẩm giá nguyên thủy mà Thiên Chúa đã phú ban cho chúng ta trong Đức Kitô. Nguyện xin Chúa là Chúa chúng ta dẫn dắt chúng ta tới nguồn ơn cứu độ tròn đầy đã được khai mở trong mầu nhiệm Phục Sinh và ước chi hết thảy mọi người trở nên con Thiên Chúa và anh em với nhau trong Đức Kitô.

Chúng ta cùng cầu xin cho hết những ai không cùng tín ngưỡng với chúng ta, cho những nạn nhân đang bị kỳ thị và những ai mất tính người.

Chúng ta cùng cầu xin cho nhưng ai từ bỏ gia đình và đất nước được mạnh sức để chiến đấu vì chế độ áp bức. Xin cho họ nhận được sự trợ giúp của người kitô hữu trong việc bảo vệ và giữ gìn quyền của họ.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các tôn giáo bạn, với đời sống chứng nhân của họ, làm chứng tỏ tường rằng Danh Thiên Chúa mang lại bình an cho họ.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho hết mọi người thuộc mọi dân tộc, ngôn ngữ, quốc gia sống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nguyện xin sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô là nguồn sống và bình an cho chúng ta.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Hát bài: Lạy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa

Thứ Chín thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Bài trich sách Tông Đồ Công Vụ ( Cv 2, 1 – 4 ): Khi thời gian đã mãn, đến lễ Năm Mươi, mọi người cùng nhau tề tựu một nơi; thì bỗng xảy đến tự trời một tiếng rào rào như thể do cuồng phong thổi đến, vang dậy cả nhà, nơi họ đang ngồi. Và họ thấy những lưỡi như thể là lửa, phân tán dần mà đậu trên mỗi người trong họ. Và hết thảy họ được đầy Thánh Thần, và bắt đầu nói những tiếng lạ, tùy theo Thần khí ban cho họ phát ngôn.

Nhờ mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống, Thiên Chúa đã thánh hóa Giáo Hội của Chúa giữa muôn dân để Giáo Hội Chúa được lan rộng khắp nơi, và qua Giáo Hội, ơn Chúa Thánh Thần được tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa. Nguyện xin Chúa không ngừng đổ tràn Thánh Thần Chúa xuống tâm hồn các tín hữu Chúa, để Thánh Thần Chúa thấm nhập vào trong trí khôn mầu nhiệm tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần đốt lên trong lòng những người trẻ tình yêu Thiên Chúa và gieo vào lòng họ nguồn suối hy vọng, biến họ thành những con người mới.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa biết đáp lời mời gọi trở nên Thánh Thiện và thi hành Sứ Mạng được đỡ nâng, nuôi dưỡng nhờ sự phân định ơn đoàn sủng và hăng say nhiệt thành đào tạo về phương diện thiêng liêng và văn hóa.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần quy tụ tất cả mọi người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ trong cùng một đức tin, xin Người gìn giữ tất cả những người kitô hữu, để họ trung thành với đức tin mà họ đã lãnh nhận khi chịu phép Rửa tội.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Hát bài: Mẹ hoài đứng đó…

Thứ Mười thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên Trời.

Bài trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan ( Kh 12, 1 ): Một dấu lạ vĩ đại hiện ra trên trời: một Bà có mặt trời bao quanh, chân trên mặt trăng, và đầu có triều thiên mười hai sao.

Nhờ công nghiệp Thập Giá của Đức Kitô, Thiên Chúa đã ân thưởng Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu Trinh Nữ Rất Thánh Vô Nhiễm Nguyên tội cả hồn và xác lên trời. Phần chúng ta, chúng ta cũng được cứu chuộc nhờ Thập Giá của Đức Giêsu Kitô, chúng ta cũng có thể chiêm ngắm Đức Maria, hình ảnh hoàn hảo của Giáo Hội, phần tử đầu tiên được cứu chuộc, dưỡng nuôi niềm hy vọng của chúng ta trên hành trình dương thế.

Giữa lòng Giáo Hội, chúng ta cùng cầu xin cho tất mọi người đang ngày đêm lê bước trên đường nên thánh; để họ được đón tiếp, được nguyện cầu, được gặp gỡ trong Thiên Chúa; để họ được lôi kéo bởi vẻ đẹp của Giáo Hội. Chúng ta cùng cầu xin Chúa ban cho họ nhiều ân sủng; chúng ta cũng

12

Page 13: Ephata 628

cầu cho những ai đang mỗi ngày lao công để hướng về trời cao, nơi mà chúng ta cũng như họ phải đạt tới sau cuộc hành trình dương thế này.

Kinh Lay Cha, 10 Kinh Kinh Mưng, Kinh Sáng Danh...

Kết thúc

Chúa ở cùng anh chị em… Và ở cùng cha. Xin Thiên Chúa toàn năng là Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, ban phúc lành cho anh chị em. Amen.

Hát bài: Salve, Regina...

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ( Ephata xin được biên tập một phần )

NGƯỜI CÔNG GIÁO VỚI VIỆC ĐỐI THOẠINghe nói đến đối thoại tôn giáo, người Công

Giáo chúng ta thường có thái độ bàng quan cho đó là việc của Giáo Hội, của các chuyên gia thần học này nọ. Tuy nhiên nếu hiểu đối thoại là gặp gỡ trao đổi với người khác về những vấn đề cùng quan tâm thì đây lại là bổn phận không thể thoái thác. Thánh Phêrô nói: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” ( 1 Pr 3, 15 ).

Để có thể sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai dù người đó là vô thần hay khác tôn giáo thì người Công Giáo chúng ta cần phải sống cái đạo của mình. Càng sống tốt chừng nào thì đối thoại càng kết quả chừng đó. Ngược lại, chẳng những không sống đạo mà còn nghịch đạo nữa thì thậm chí nguy.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài huấn từ nhân dịp gặp gỡ các Giám Mục Á Châu tại Đền Các Thánh Tử Đạo Haemi ( Hàn Quốc ) ngày 17.8.2014 đã nêu ra ba trở ngại lớn khiến người Công Giáo không sống đạo tốt. Một là ánh sáng lừa đảo của thuyết Tương Đối là điều che lấp sự rạng ngời của chân lý và lay chuyển vùng đất dưới chân chúng ta, kéo chúng ta về phía những bãi cát lún cát lầy của mơ hồ và thất vọng. Hai là sự nông cạn, tức khuynh hướng chạy theo những mốt mới nhất, những tiện nghi và những trò tiêu khiển thay vì tham gia vào những điều thực sự quan trọng. Ba là nấp sau những thái độ có vẻ an toàn, những luật lệ và quy tắc có sẵn” ( Nguyệt san Cg & Dt số 236 tháng 8/2014 ).

Huấn từ của Đức Thánh Cha nói với các Giám Mục nhưng cũng là cho tất cả chúng ta, những người có quan tâm đến vận mệnh Giáo Hội, tại đây, lúc này.

Sở dĩ thuyết Tương Đối có thể che lấp sự rạng ngời của chân lý bởi theo thuyết này thì không có cái chi là tuyệt đối: Điều đúng cho anh chưa chắc đã đúng cho tôi. Dẫu vậy con đường tâm linh luôn đòi hỏi tính tuyệt đối. Chính vì vậy Đức Kitô mới đưa ra khẳng định: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Chúa nói Ngài là con đường duy nhất đến với Chúa Cha thì đó là chân lý tuyệt đối. Trái lại, nếu ai bảo rằng ngoài Chúa Kitô, cũng có thể đến được với Chúa Cha thì người đó không có Đức Tin chân thật. Ngày nay trong thời tục hóa người ta chẳng những không nhìn nhận chân lý Tuyệt Đối nơi Đức Kitô mà còn phủ nhận Đấng Cha bằng một thứ thần học… giết chết Thiên Chúa ( Théologie de la mort de Dieu ) !

Chính do nơi phủ nhận chân lý tuyệt đối ấy mà con người ngày nay dù sống trong vùng ảnh hưởng của tôn giáo nhưng Đức Tin không thể đứng vững và tất nhiên sẽ bị lôi kéo về phía những bãi cát lầy cát lún của mơ hồ và thất vọng. Khi niềm tin chân thật vào Đức Kitô đã mất thì toàn bộ cuộc sống sẽ rơi vào bại hoại không còn sức sống. Làm sao có thể còn sức sống một khi đã đánh mất con đường về với Chúa Cha cũng là Chân Bản Tính của mình ? Trở về với Chân Bản Tính, chỉ có con đường tâm linh ấy mới có thể tạo nên sức sống cho Giáo Hội và cho từng mỗi tín hữu. Ngược lại, đời sống tôn giáo hoặc chỉ còn là một thứ hình thức hời hợt nông cạn hoặc nấp sau những thái độ có vẻ an toàn cùng với những quy tắc luật lệ có sẵn v.v…

Bằng một đời sống chỉ vụ hình thức và hời hợt như thế thì làm sao có thể sẵn sàng trả lời cho những chất vấn về niềm tin của mình ? Nói rằng tin Chúa nhưng có thật là chúng ta tin vào Đức Kitô

13

CÙNG PHÂN TÍCH

Page 14: Ephata 628

Đấng Cứu Độ mình ? Tin Đấng Cứu Độ có nghĩa phải hết lòng tin vào mạc khải của Ngài về Đấng Cha “Ngoài Cha không ai biết Con, cũng như ngoài Con và người nào Con muốn mạc khải, cũng không ai biết Cha” ( Lc 10, 22 ). Biết Cha ở đây không phải là cái biết của tri thức thần học nhưng là cái biết của thực tại "Môsê thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: "Này tôi sẽ đi đến dân Israen nói cùng chúng rằng Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi sai ta đến cùng các ngươi, nhưng nếu họ hỏi Tên Ngài là chi thì tôi biết nói với họ làm sao ?" Đức Chúa Trời phán: "Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu". Rồi Ngài nhắc lại rằng: "Hãy nói cho dân Israen như vầy: "Đấng Tự Hữu đã sai ta đến cùng các ngươi” ( Xh 3, 13 – 14 ).

Cái biết của tri thức thần học thuần túy chỉ là cái biết của khái niệm. Nói cách khác cái biết ấy chỉ là một ý niệm nào đó về Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa như chính là Ngài. Để có thể đến được Thiên Chúa như chính là Ngài ( Tự Hữu Hằng Hữu ) thì không thể có con đường nào khác ngoài ra mạc khải của Đức Kitô về Thiên Chúa nội tại và đây cũng chính là ơn gọi của từng mỗi Kitô Hữu chúng ta. “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng một Chúa, một Đức Tin, một phép rửa, một Đức Chúa Trời là Cha của mọi người. Ngài vượt trên mọi người, suốt qua mọi người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4 – 6 ).

Hàng ngày chúng ta vẫn đọc Kinh Lạy Cha không biết bao nhiêu là lần. Thế nhưng đó có thể chỉ là những lời ngoài môi ngoài miệng mà không hề có cảm nghiệm gì về Người Cha Thiên Chúa của mình. Thiên Chúa là Cha, điều ấy nói lên một chân lý vô cùng cao cả nhưng cũng thật gần gũi: Tất cả chúng ta không phân biệt chủng tộc giai cấp hay tôn giáo, đều là Con của Ngài, từ Ngài mà sinh. Từ khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, hết thảy Kitô Hữu đều có ơn gọi làm Con Chúa.

Làm Con Chúa cũng có nghĩa chúng ta cần phải trở về với căn tính đích thực của mình. Trở về với căn tính là về cái nơi mà mình phát xuất. Nơi phát xuất ấy Đức Kitô có khi gọi là Đấng Cha, có khi gọi là Nước Trời. Dù dưới bất cứ danh xưng nào thì đó cũng để ám chỉ cho một thực tại hằng hữu siêu việt mà thế giới hiện tượng không thể cảm nhận bằng giác quan cũng như suy luận. Thực tại ấy Thánh Phaolô gọi là niềm hy vọng: “Vì chúng ta được cứu trong sự hy vọng, nhưng sự hy vọng đã thấy được thì chẳng phải là hy vọng, vì có ai lại hy vọng điều mình đã thấy rồi ư ? Song nếu chúng ta hy vọng điều mình chưa thấy thì chúng ta mới nhẫn nại mà đợi trông” ( Rm 8, 24 – 25 ).

Hy vọng vào điều chưa thấy và điều chưa thấy, đó chính là Nước Thiên Đàng. Tin có Thiên Đàng có Hỏa Ngục có sự thưởng phạt vô cùng là niềm tin cố hữu của người Công Giáo. Thế nhưng niềm tin ấy trong thời tục hóa này dường như đang bị lung lay ? Người ta lý luận rằng làm gì có cái chuyện lên hay xuống. Nói là lên Thiên Đàng chẳng lẽ Thiên Đàng lại ở tít trên cõi trời mây kia. Còn Hỏa ngục thì ở sâu tuốt dưới lòng đất này sao ? Trước đây người ta có thể tin vào những lời giảng dạy về Thiên Đàng về Hỏa ngục theo cái nghĩa không gian vật lý như thế, nhưng bây giờ trong thời khoa học vật lý vũ trụ thì không thể như thế được.

Đối với người có đạo, dù có tin như thế cũng chẳng sao nhưng với giới triết gia hay khoa học gia thì đây quả là vấn đề hết sức nan giải. Đức Tin tôn giáo hoàn toàn không phải mù quáng nhưng nó cũng cần được giải thích. Chúng ta tin có Thiên Đàng tức hy vọng vào điều chưa thấy nhưng niềm hy vọng ấy phải chăng chỉ là ảo vọng ?

Friedrich Nietzsche ( 1844 – 1900 ) ông tổ của triết học Hiện Sinh đã nêu ra những nguyên nhân phát sinh tôn giáo: “Đau khổ và bất lực, đó là căn nguyên đã sinh ra những đời sau. Đó là hạnh phúc của những con người quá ư đau khổ. Sự mệt nhọc muốn nhảy một cái đến tận cùng. Chính sự mệt nhọc này đã tạo nên các thần linh và các Thiên Đàng đời sau. Chính những kẻ bệnh tật và những kẻ ốm yếu đã khinh chê thân xác và trái đất này. Họ đã tạo ra những sự trên trời.” ( Trần Thái Đỉnh – Triết Học Hiện Sinh ).

Sau triết Hiện Sinh là chủ nghĩa Duy Vật Vô Thần, Karl Mác nặng lời phê phán tôn giáo, cho nó chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng bị áp bức… Phân tâm học của Sigmund Freud ( 1856 – 1939 ) phân tích quan niệm “Người Cha” của Kitô giáo và cho rằng “Người Cha” này là sản phẩm của ảo vọng muốn được che chở tuyệt đối cũng như từ cảm thức tội lỗi phát sinh từ mặc cảm Oedipe, nghĩa là từ ý thức về nhu cầu muốn được tha thứ v.v…

14

Page 15: Ephata 628

Trước những luận điểm gay gắt có tính chất vấn Đức Tin như thế, chúng ta cần trả lời ra sao ? Phải chăng là thái độ im lặng, coi đó mặc kệ như tiếng chó sủa, còn kẻ lữ hành cứ đi ( Ngạn ngữ Ả Rập ) ? Có điều nên nhớ những phê phán ấy đã gây nên ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến đủ thứ thần học, nhất là Thần Học Giải Phóng, và gần đây lại còn thấy cái gọi là Thần Học Tiện Dân ( Minjung ) của Hàn Quốc nữa ! Không thể im lặng, vậy phải biết trả lời ra sao và bằng cách nào ?

Theo Thánh Phêrô thì: “Phải trả lời cách hiền hòa và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay chính khiến những kẻ phỉ báng anh em phải xấu hổ vì những điều họ vu khống, bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành nếu đó là Thánh Ý Chúa còn hơn là vì làm điều ác” ( 1Pr 3, 16 – 17 ). Dùng lý luận để đáp trả lý luận thì cũng chẳng khác nào đổ dầu vào lửa, càng làm cho lửa bốc cao. Lý trí theo triết học Kant thuần túy đó chỉ là “Cái Tôi Tưởng” ( Que Je Pense ): Tôi cho, tôi nghĩ, tôi quan niệm v.v… nó phải thế này thế khác v.v…

Bao lâu còn dựa trên những “Cái Tôi Tưởng” như thế thì không bao giờ có thể thành công trong đối thoại. Trái lại, để đi vào đối thoại thực sự thì nhất thiết cần phải bỏ “Cái Tôi” đi và đây cũng chính là điều Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy ăn ở ngay thẳng trong Đức Kitô”. Chỉ khi nào ăn ở ngay thẳng trong Đức Kitô thì việc đối thoại mới kết quả, vì chưng chỉ có Ngài mới đem lại Sự Thật: “Sự Thật sẽ giải thoát anh em” ( Ga 8, 32 ).

PHÙNG VĂN HÓA, 10.2014

ƠN GỌIKhông có gì lạ đối với bất cứ ai đã quen với quang

cảnh ở các quốc gia như Hoa Kỳ, có hai khái niệm rất khác nhau về đời sống tôn giáo được thể hiện rộng rãi.

Một nhãn quan coi đời sống tu trì có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, tính từ những người sáng lập các cộng đoàn hiện có, qua các nhân vật quan trọng của Công Giáo như các Thánh Inhaxiô, Đa Minh, Phanxicô, Bênêđictô, Vinh Sơn Phaolô, Frances de Chantal và Angela Merici. Vẫn có sự nối tiếp về truyền thống nguyên

vẹn của Kitô giáo Công Giáo, ngay từ các Tông Đồ đầu tiên theo tiếng gọi của Đức Kitô để sống đức Nghèo Khó, Khiết Tịnh và Vâng Lời.

Theo quan điểm này, rõ ràng đời sống tu trì có một quá khứ lâu dài, thích nghi với mọi thời đại. Sự hiện hữu hiện nay có một tương lai chắc chắn vì nó được xây dựng trên nền tảng suốt hơn 20 thế kỷ của Kitô Giáo. Do đó, đời sống tu trì được nâng đỡ bởi cùng một tinh thần của Đức Kitô vẫn duy trì Giáo Hội của Ngài, dù ngày nay có canh tân nhưng vẫn là một, bất kể thời gian và mọi thứ tàn phá.

Một nhãn quan khác về đời sống tu trì không chỉ khác mà còn tương phản. Nó sẵn sàng chấp nhận quá khứ, và gọi là “quá khứ vinh quang”. Nhưng ngày nay, thời hoàng kim đó không còn, mà chỉ còn là điều mong ước.

Theo đó, đời sống tu trì thực sự không có quá khứ theo dạng kiểu mẫu của hiện tại, nhưng là tương lai tạm thời và không chắc. Đó là một phần của sự mặc khải liên tiếp mà Thần Khí Thiên Chúa mà ngày nay chỉ thấy mờ nhạt, và có thể sẽ dần dần “mở ra” khi thế giới ngày nay đi xuyên qua lớp sương mù của các ý thức hệ xung khắc đang bao phủ Tây phương như đám mây đen.

Theo tiền đề đó, không cần phải nói rằng khái niệm này vẫn có thể dùng thuật ngữ “đời sống tu trì”, và giữ lại nhiều từ ngữ mà ngày xưa đã dùng – nhưng ngữ nghĩa đã thay đổi.

Do đó, ý nghĩa của ơn gọi tu trì cũng thay đổi nhiều. Nếu mỗi ơn gọi ( hoặc sự hướng nghiệp ) là sự đáp lại tiếng gọi từ nội tâm, sự đáp lại đó được xác định bằng ý niệm của người đó về những gì được nâng đỡ. Chẳng hạn, sự đáp lại của tôi là muốn trở thành bác sĩ, hiểu theo cách nào đó là “nghề thuốc”. Theo cách này, đó là vấn đề tiêu chuẩn được các trường y dược đòi hỏi ở những người thỉnh cầu. Điều cuối cùng họ muốn là một con người chưa rõ về nghề nghiệp mà người đó mong muốn.

Có lợi khi biết các quan điểm đối lập về đời sống tu trì và ơn gọi. Sự phân tích sẽ cho thấy điều gì đó. Phía sau mỗi quan điểm đều có khái niệm khác về Giáo Hội. Điều đó cũng cho thấy những gì mà nhiều người vẫn không tin là thật, rằng chúng ta đối diện với những gì còn hơn là ngữ nghĩa học ( semantics ), thậm chí còn hơn là quen thuộc, và hiện nay, các tính từ có nghĩa xấu như “bảo thủ” và “phóng khoáng”, hoặc “tĩnh” và “động”, vẫn có điều gợi ý.

Mục đích của tôi đặc biệt hơn. Đó là nói thẳng ra rằng chỉ có một khái niệm xác thực về đời sống tu trì, nghĩa là khái niệm thứ nhất, có nguồn gốc là thiêng liêng, vì Đức Kitô đã thực hiện cách sống này,

15

Page 16: Ephata 628

và ngày nay, Ngài vẫn mời gọi cả nam và nữ đi theo Ngài và sống như Ngài đã sống: Sống theo lời khuyên Phúc Âm ( evangelical counsels ).

Chúng ta trở lại vấn đề tảo luận: “Ơn gọi tu trì”. Kế hoạch của tôi là phản ánh các phương diện của vấn đề này: Điều này có ý nghĩa gì ? Ngụ ý thần học là gì ? Và điều gì là hệ quả thực tế, thậm chí là phê phán, khi thúc đẩy ơn gọi tu trì ?

Ý NGHĨA

When we affirm that a religious vocation is of divine origin we exclude, on principle, the claim that religious life – to which vocations respond – is merely the product of human genius.

Một số người bảo chúng ta tin rằng đời sống tu trì có trong Giáo Hội trễ hơn sự phát triển của văn minh Kitô Giáo. Chúng ta được biết nhiều điều. Cuối thế kỷ 2 và 3, một số Kitô hữu muốn thoát khỏi sự bách hại và sự vô luân của các thành phố ở Rôma, Alexandria và Antioch, nên họ đã trốn vào hoang địa và lập thành các cộng đoàn để họ sống an toàn, khỏi bị sự cám dỗ và sự đe dọa của chủ nghĩa ngoại giáo suy đồi. Chúng ta chắc rằng Thánh Bênêđictô đã làm điều tương tự khi trốn khỏi cuộc xâm lược man rợ trong thời của ngài.

Cũng vậy, Thánh Phanxicô là một nhà thần bí ( mystic ) chống lại sự sa hoa phản Kitô Giáo trong thời của ngài. Thế kỷ XVI, Giáo Hội cần người lãnh đạo quân đội để bảo vệ Giáo Hoàng và chống lại sự xâm nhập của Tin Lành. Ngay sau đó, cuộc Cải Cách Đối Lập ( Counter Reformation ) kêu gọi thành lập các trường học Công Giáo. Với sư hòa giải của Bắc Mỹ và Nam Mỹ, và mới đây là thuộc địa Á châu và Phi châu – người lao động nghèo ở các trại và các nhà cho người già, các nơi học tập và chăm sóc người khuyết tật.

Trong mỗi trường hợp, người lãnh đạo uy tín đã thành lập một tổ chức để thỏa mãn nhu cầu của thời đại. Chắc chắn được gợi hứng bởi đức ái Kitô giáo, các thành viên được tuyển mộ để đáp ứng nhu cầu hiển nhiên, và rồi một cộng đoàn khác được thành lập rất nhanh.

Chỉ có vậy thôi sao ? Đúng, chỉ có vậy chứ không có gì hơn. Tôi không chối rằng trong nhiều trường hợp, đối với những gì ngày nay chúng ta đang trả giá mắc, các ngành nghề được tuyển chọn khi chính phủ tuyển mộ người cho quân đội để thỏa mãn chỉ tiêu nào đó về giáo viên, y tá, nhân viên từ thiện, người quản lý các tổ chức,...

Nhưng sự lạm dụng không là tiêu chuẩn để hiểu ý nghĩa. Khi Giáo luật được biên soạn năm 1917, và Bộ luật này đã chuẩn bị chi tiết về đời sống tu trì – để ngăn ngừa hoặc làm giảm các sai

lỗi tương tự – không vạch ra tiêu chuẩn chính về ơn gọi tu trì. Tiêu chuẩn đã có trong Phúc Âm, và do đó phải theo nguồn gốc, như Hiến pháp Giáo Hội đối với “giáo huấn và mẫu gương của Chúa”.

Chúa Giêsu Kitô là Tu sĩ đầu tiên. Đời sống và giáo huấn của Ngài đã gợi hứng nhiều người từ khi Giáo Hội sơ khai, họ bán tất cả những gì họ có và cho người nghèo, rồi đi theo Chúa, họ khước từ quyền kết hôn và quyền thừa kế, vui vẻ vâng phục những người hướng dẫn họ nhận ra tiếng Chúa gọi.

Khoảng năm 100, không ai nói rằng có những dòng tu phát triển mạnh hơn so với ngày nay. Nhưng với cùng dấu hiệu, ngày nay không được diễn tả đầy đủ hoặc được hiểu rõ ràng. Cũng có điều tương tự khi phát triển giáo lý. Thánh Thể, quyền tối cao của Giáo Hoàng, đời sống ân sủng sâu sắc và mức độ thích hợp không chỉ có hồi năm 100, năm 700, hoặc thậm chí là năm 1900.

Tuy nhiên, nói vậy không là vấn đề, điều đó xác nhận rằng bản chất và các yếu tố cần thiết của các mầu nhiệm chính trong Kitô giáo và chắc chắn được Đức Kitô mặc khải, do đó đã hiện hữu trong lòng Giáo Hội từ thời các Tông Đồ.

NGỤ Ý THẦN HỌC

Khi chúng ta chân nhận rằng tinh hoa của đời sống tu trì là một phần trong sự mặc khải Kitô giáo, với vô số ngụ ý thần học theo sau, ở đây tôi chỉ chọn ba điều: Các ngụ ý về Kitô học, Giáo Hội học, và Thần Học Khổ hạnh ( Christology, Ecclesiology, Ascetical Theology ). Trong các vấn đề cơ bản mà các nhà Kitô học đặt ra là vấn đề đã được tóm lược trong tác phẩm nổi tiếng của Thánh Anselmô, tác phẩm “Cur Deus Homo !” ( Tại sao Thiên Chúa làm người ).

16

Page 17: Ephata 628

Xin trả lời ngay lập tức rằng Thiên Chúa làm người để cứu độ nhân loại, giải thoát họ khỏi tội lỗi và kéo họ ra khỏi bóng tối. Nhưng nếu người ta chưa thỏa mãn, họ nói: “Thế thôi ư ?” Chúng ta phải nói rằng Thiên Chúa làm người không chỉ cứu độ thế giới bằng cách thánh hóa, không chỉ giải thoát các tội nhân chúng ta khỏi tội lỗi, mà còn dẫn chúng ta tới nguồn thánh thiện nhờ kết hợp với Ngài.

Tương tự, chúng ta phải nói rằng Đức Kitô đã thiết lập Giáo Hội không chỉ là phương cách cứu độ, mà còn là phương cách thánh hóa. Nói cách khác, Ngài muốn các tín hữu của Ngài không chỉ được giải thoát khỏi cái ác mà còn được nâng tới sự hoàn hảo. Qua Giáo Hội, Ngài cung cấp cho các tín hữu cách nên thánh trong đời sống riêng, để người khác thấy gương của họ mà theo, và người khác được giúp đỡ để đạt tới sự thánh thiện bằng cách thực hành các nhân đức.

Thánh Phaolô có lời khuyên mạnh mẽ: “Hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Đức Kitô” ( 1 Cr 11, 1 ). Một mệnh lệnh ngắn gọn nhưng tóm lược đời sống tu trì, do đó động lực chính phải thu hút ơn gọi tu trì. Hơn nữa, ơn gọi không đưa tới sự thánh thiện bình thường, mà tới sự từ bỏ mình hoàn toàn, thề hứa suốt đời – gọi là khấn trọng hoặc vĩnh thệ. Đó là sự hy sinh hoàn toàn qua ba lời khấn ( vâng lời, khó nghèo, khiết tịnh ), phục vụ hoàn toàn vì người khác để thánh hóa thế giới.

Nếu chúng ta lầm lẫn ơn gọi nên thánh này với ơn gọi mọi Kitô hữu nên giống Đức Kitô, chúng ta quên bài học về ơn gọi tuyển chọn của Thiên Chúa, từ thời Tổ Phụ Ápraham, đối với một số người được chọn làm khí cụ của ân sủng đối với những người khác. Từ chối sự tuyển chọn này là trở thành nạn nhân của chủ nghĩa quân bình cách mạng ( revolutionary egalitarianism ), tìm cách làm giảm các điều kỳ diệu và sự phụ thuộc lẫn nhau về xã hội ( social interdependence ) của những người trong thế giới của Thiên Chúa đối với sự không tưởng về xã hội không giai cấp của huyền thoại chủ nghĩa Mácxít ( classless Utopia of a Marxist mythology ).

QUAN ĐIỂM GIÁO HỘI

Mọi thứ khác là phụ, như hiện nay chúng ta được biết, tệ hơn là không dùng khi thiếu quan tâm. Một Tu Sĩ có thể có các công việc khác và tham gia nhiều hoạt động tông đồ. Ơn gọi của người đó là NÊN THÁNH. Từ quan điểm Giáo Hội, nguồn gốc đời sống tu trì ngụ ý rằng sự duy trì và cách hiểu, sự phê chuẩn và quy tắc của đời sống này thuộc về Giáo Hội và Tòa Thánh.

Đây không là sự quan sát bình thường. Một công nghị mới đây nói: “Lời khuyên là tặng phẩm từ trời mà Giáo Hội đón nhận từ Thiên Chúa, luôn an toàn với sự giúp đỡ của ân sủng” . Sự bảo đảm của ân sủng này khi nuôi dưỡng và duy trì ơn gọi tu trì phải được chấp nhận về vấn đề này theo hướng dẫn của Giáo Hội. Chưa bao giờ có sự vâng lời đối với các chỉ thị của Giáo Hội lại rõ ràng và quan trọng hơn.

Các bề trên của các dòng tu được mời gọi có thể so sánh với trách nhiệm nặng nề như các giám mục trong Giáo Hội Công Giáo. Các bề trên cũng đang được thử thách, nhất là việc trung thành với Giáo Hội – nghĩa là phù hợp – đối với các nguyên tắc của Giáo Hội được Công Đồng Vatican II đưa ra, và sự ủy thác mà Đức giáo hoàng dùng để hướng dẫn Giáo Hội. Điều đó không mới lạ hoặc bất thường, nghĩa là để làm chứng nhân trên thế gian về Thiên Chúa Ba Ngôi.

NHU CẦU HƯỚNG DẪN

Vì sự đa dạng hiệu quả này rất quý giá, cần có những người thề hứa để duy trì Giáo Hội. Cũng vậy, trong các cộng đoàn không có hai người giống nhau, và chính sự xác định của mỗi người là riêng biệt. Chúng ta cũng không phải chờ các tâm lý gia cho biết về điều đó.

Nhưng vì tính cá nhân rất quý giá, cần có những người thề hứa để tránh vị kỷ thái quá. Một điều mỉa mai ngày nay là Rôma có hơn một người người bảo vệ tính đa dạng trong các gia đình và các cộng đoàn, đó là người bảo vệ tính cá nhân.

Điều gì là nguồn gốc của đời sống tu trì ngụ ý trong lĩnh vực thần học khổ hạnh ? Ngụ ý quan trọng nhất là ơn gọi trong tình trạng của đời sống. Thiên Chúa kêu gọi thì Ngài cũng ban ân sủng để duy trì ơn gọi. Nhiều người khởi hành từ tu viện và đời sống tu trì. Không có điều như vậy xảy ra, ít là từ thế kỷ 16, và có thể không bao giờ có trong Kitô giáo trước đó.

Hình ảnh đó đã không còn trong đầu của hàng triệu người. Thay vì ổn định thì lại không ổn định. Thay vì vĩnh viễn, ấn tượng còn lại nơi các tín hữu là các lời khấn của các tu sĩ. Vấn đề

17

Page 18: Ephata 628

quá phức tạp khi xem xét các chi tiết. Sự không vững bền này là khái niệm sai lầm cho rằng đời sống tu trì là sự lầm lẫn.

Thế giới ngày nay được mô tả bằng sự thay đổi nhanh đến chóng mặt. Ngay cả cách nói về “lối sống” cũng là triệu chứng của khuynh hướng chung. Lối sống thay đổi có lý do. Vì vậy, đời sống của con người cũng bất ổn, ai dám sống khác thì bị coi là “cấp tiến” hoặc “phản động”. Sự thật được Thiên Chúa mặc khải thì bất biến. Thực sự có những người được kêu gọi theo Thầy chí thánh Giêsu để sống theo các lời khuyên Phúc Âm.

Có một hệ lụy thực tế, hệ lụy tất yếu đối với đời sống tu trì có nguồn gốc linh thiêng, do đó ơn gọi tu trì đến từ Thiên Chúa, Đấng làm người để sống lời khuyên Phúc Âm và muốn những người khác cũng sống như vậy. Họ được tuyển chọn, được đào tạo để phục vụ chứ không để được phục vụ ( Mt 20, 28; Mc 10, 45 ).

TUYỂN CHỌN

Chúa Giêsu xác định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi” ( Ga 15, 16 ). Đó là cách diễn tả bất ngờ về mầu nhiệm ơn gọi. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là chúng ta phải hiểu rõ hơn rằng chúng ta hành động theo lời mời gọi của Thiên Chúa, chính Ngài tuyển chọn những người sống theo cách này.

Dấu hiệu ơn gọi là có Đức Tin mạnh mẽ và đúng đắn – như Ápraham được Thiên Chúa kêu gọi. Đức Tin đó đơn giản và rõ ràng, được tôi luyện trong đau khổ, hoàn toàn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, và chỉ hành động theo Thánh Ý Ngài. Thay vì tìm kiếm những người có mức cao về Chỉ Số Thông Minh ( I.Q. – Intelligence Quotient ) cao, hãy tìm những người có mức cao về Chỉ Số Đức Tin ( F.Q. – Faith Quotient ).

Chỉ Số Đức Tin là tặng phẩm quý giá, sẵn sàng trung tín và hy sinh. Khi Thiên Chúa chọn, Ngài cũng ban ân sủng để có thể vác thập giá theo Đức Kitô.

ĐÀO TẠO

Chúa Giêsu đã quan tâm: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” ( Mt 9, 37 ). Tương quan với việc tìm kiếm điều đúng để nhận biết ơn gọi đích thực, cần có sự đào tạo về siêu nhiên để người được gọi sống đúng đời sống tu trì. Trong đó, đào tạo cầu nguyện là điều cơ bản nhất. Nhờ đó, chúng ta có thể hy vọng một tương lai tốt đẹp về ơn gọi.

Tuy nhiên, họ có môi trường cầu nguyện ? Họ có thấy những tấm gương cầu nguyện ? Họ có được hướng dẫn đúng cách cầu nguyện ?

Cầu nguyện là nghệ thuật giao tiếp với Thiên Chúa, nói đơn giản là cách nói chuyện với Thiên Chúa. Không khí cầu nguyện là môi trường tĩnh lặng đủ để có thể tập trung, không bị chia trí. Nói theo văn hoa, đó là sự hiểu biết về đức ái. “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Gương sáng luôn rất quan trọng.

Có nhiều cách cầu nguyện, nhưng hướng dẫn phải đúng cách để giúp người ta biết cách tâm sự với Thiên Chúa một cách thân mật và hiệu quả. Cầu nguyện là một nhân đức. Cầu nguyện làm chúng ta nên thánh, phù hợp với Ý Chúa, vì Ngài muốn mọi người nên thánh ( x. Mt 5, 48 ).

CẤU TRÚC

Thoạt đầu, chúng ta thấy có vẻ không phù hợp để nói về “cấu trúc” trong việc liên kết ơn gọi tu trì, thậm chí còn có vẻ đối lập.

Quan điểm thứ nhất lưỡng lự cho rằng đời sống tu trì có nền tảng trong Phúc Âm, trong mọi thời của Giáo Hội, và là phần quan trọng trong truyền thống Kitô giáo. Quan điểm thứ hai xác định những gì quan điểm thứ nhất bác bỏ. Cả hai quan điểm đều cho rằng ơn gọi tu trì xuất phát từ Thiên Chúa. Đó có phải là một cộng đoàn có cấu trúc, có bề trên và tu luật ?

Đời sống tu trì là một dạng vườn nho của Chúa, hữu hình, có tổ chức và có trận tự. Trong số các phụ nữ liễu yếu đào tơ vẫn có người hướng dẫn. Đó là các phụ nữ như Thánh Teresa Avila, Julie Billiart,

18

Page 19: Ephata 628

Sophie Barat và Francesca Cabrini. Họ là những người sáng lập các viện cứu tế cho những người cần được quan tâm ( thể lý và tâm linh ). Chính họ đã tạo nên những kỳ công cho Giáo Hội Công Giáo.

PHỤC VỤ

Chúng ta có còn một phương diện nữa về hệ quả thực tế trong việc hiểu biết ơn gọi tu trì có nguồn gốc từ Phúc Âm. Đó là “sự phục vụ” và chính đặc tính của việc tông đồ của các cộng đoàn tu.

Mỗi người đều được Chúa Thánh Thần tác động hoặc linh hứng, được chuẩn bị bằng bản chất và ân sủng để tìm kiếm việc tông đồ và việc riêng, mọi việc đều vì lợi ích cho to dân Chúa.

Có thể kiểm nghiệm lý thuyết này trên nền tảng lý thuyết. Nhưng để thuyết phục hơn, có thể xem đặc tính của việc tông đồ từ thời các Thánh Tông Đồ, từ thời khai sinh Kitô giáo. Năm 1000, có 100 Giáo Phận đã được thành lập dọc duyên hải Địa Trung Hải. Khi vua Henry 8 áp bức các Tu Viện ở Anh quốc, hơn 2.000 trường học Công Giáo dành cho trẻ em cũng bị cấm hoạt động. Khi Cộng Sản chiếm Hungary và Tiệp Khắc ( nay là Cộng hòa Séc và Slovakia ), mục đích đầu tiên của họ là phá hủy các cơ sở Công Giáo được các Tu Sĩ nam nữ điều hành.

KHÔNG AI “SAI” CHÍNH MÌNH

Sự thật cho biết rằng các giáo phận của Giáo Hội Công Giáo và các tổ chức trong thế giới Công Giáo không hiện hữu hoặc phát triển mạnh – hoặc là đối tượng đối lập với Chủ Nghĩa Duy Vật Mácxít. Công Giáo Rôma có ý tưởng rất rõ ràng về bản chất ơn gọi là phục vụ Giáo Hội, dĩ nhiên được Đức Kitô ủy thác, nhưng sự ủy thác này bao gồm yếu tố “được sai đi”. Đó là nhận một sứ vụ từ những người có quyền nhân danh Đức Kitô, trừ phi chúng ta xuyên tạc ý nghĩa của từ ngữ, vì “không ai có thể tự sai mình”.

Do đó, mỗi ơn gọi tu trì đều bao gồm ân sủng của sự khiêm nhường vâng lời đối với những người đại diện Giáo Hội. Họ không phân công ngẫu nhiên hoặc bừa bãi, hoặc không quan tâm khả năng và sự ưu tiên của những người họ “giao nhiệm vụ”. Nhưng họ sai phái như mọi chứng cớ của Phúc Âm bảo đảm với chúng ta rằng Đức Kitô đã sai những người mà Ngài đã kêu gọi. Cũng như ơn gọi, sứ vụ có nguồn gốc Thiên Chúa.

VĨ NGÔN

Xin được khép lại bài viết ngắn này. Những năm sắp tới sẽ rõ ràng hơn bây giờ, tùy mức độ tin tưởng rằng ơn gọi tu trì do từ Thiên Chúa. Từ Thiên Chúa, Đấng làm người để trở nên Linh Mục và Tu Sĩ. Thiên Chúa làm người tiếp tục gợi hứng rất nhiều người theo con đường nên thánh của Ngài và phục vụ nhân loại. Từ Thiên Chúa làm người, ân sủng nâng đỡ những người nói sự thật khi rằng ơn gọi là “hạt giống từ trời”. Kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng hạt giống này khả dĩ sinh hoa kết trái khi được tiếp nhận trong niềm tin và được hỗ trợ bằng tình yêu thương.

Lm JOHN A. HARDON, Dòng Tên Bản lược dịch của TRẦM THIÊN THU, từ TheRealPresence.org

“HỌ KHÔNG THỂ GIẾT HẾT CHÚNG TA”Giữa trung tâm thương mãi Hồng Kông, một

khẩu hiệu thật lớn đến năm thước mỗi bề được hằng trăm bạn trẻ giương cao "They can't kill us all", tạm dịch là "Họ không thể giết hết chúng ta". Các bạn trẻ cũng thường xuyên hô vang: "Họ không thể giết hết chúng ta" để nói lên quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.

Hồng Kông một lãnh thổ thuộc Anh Quốc từ năm 1842 đã chuyển giao cho Trung Quốc năm 1997 với quy định dân chúng Hồng Kông được hưởng quy chế tự trị ít nhất 50 năm hay đến năm 2047. Trong vòng 150 dưới sự quản lý của người ngọai quốc, người dân Hồng Kông được cho là chỉ biết kiếm tiền, chỉ sống vì tiền và ở đây tiền là tất cả. Nay thì tất cả đã đổi khác.

Diễn Biến

19

CÙNG THÔNG TIN

Page 20: Ephata 628

Ngày 13.9.2014 vừa qua nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh ra quyết định tất cả các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017 phải được chấp thuận bởi một ủy ban do Bắc Kinh chỉ định. Kiểu “Đảng cử Dân bầu” được diễn ra tại Việt Nam bấy lâu nay. Quyết định đã gây phẫn nộ mọi tầng lớp dân chúng Hồng Kông nhất là trong giới trẻ.

Năm 2011, tại Hồng Kông đã xảy ra một chuyển biến lớn lao, Hoàng Chí Phong ( Joshua Wong ) một người trẻ, khi Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc 1997 chưa đến 1 tuổi, đã đứng lên kêu gọi biểu tình phản đối việc áp dụng Chương Trình giáo dục kiểu cộng sản. Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã được 120 ngàn người đáp ứng với 13 bạn trẻ tình nguyện tuyệt thực phản đối. Họ bao vây trụ sở Hành Chính Hồng Kông và cuối cùng chính quyền phải nhượng bộ.

Lần này Hoàng Chí Phong lại tiếp tục đứng lên kêu gọi nhân ngày Quốc Khánh 1.10.2014, kỷ niệm lần thứ 65 cộng sản nắm quyền tại Trung Quốc, người dân Hồng Kông hãy xuống đường đòi hỏi quyền tự quyết cho mình.

Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, rõ ràng đây là một thách thức chính trị. Vì nếu họ để một người không cộng sản lãnh đạo Hồng Kông họ sẽ mất kiểm sóat và nhiều rủi ro khó lường trước. Đòi hỏi tự do ứng cử và bầu cử sẽ lan sang lục địa, nơi mà hiện nay đảng Cộng Sản đang gặp nhiều khó khăn về cả chính trị, kinh tế lẫn xã hội.

Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã nhanh chóng được được giới học sinh và sinh viên đáp ứng bằng cách bãi khóa xuống đường biểu tình, bao vây khu hành chánh. Các tổ chức chính trị và dân sự khác khi thấy giới trẻ dấn thân cũng nhanh chóng nhập cuộc.

Ngày 22 tháng 9 chừng 13.000 học sinh đã bắt đầu một tuần lễ bãi khóa, toạ kháng tại khuôn viên đại học. Hình ảnh những người trẻ với nơ vàng hay khăn vàng buộc trên trán đã nhanh chóng trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh lần này. Họ thành lập nhóm Chiếm Khu Trung Tâm ( Occupy Central ) khởi đầu chiến dịch bất tuân dân sự vận động biểu tình ngày 1 tháng 10. Đáp lại, nhà cầm quyền Hồng Kông đã bắt giữ lãnh đạo phong trào Hoàng Chí Phong, nhưng chỉ giam 2 ngày thì tòa án Hồng Kông đã ra lệnh cảnh sát phải thả.

Ngày thứ bảy 27 tháng 9, chừng 60.000 người bắt đầu tổ chức tuần hành và tìm cách nối kết với những người đang toạ kháng tại trung tâm hành chính trung ương. Cảnh hằng chục ngàn thanh thiếu niên trẻ một cách ôn hòa và trật tự tiến vào khu trung tâm đã nhanh chóng được truyền thông rộng rãi trên toàn thế giới.

Sáng sớm Chúa Nhật 28 tháng 9, khi cảnh sát bắt giữ một số sinh viên tại trụ sở chính của khu hành chính trung ương, nhóm Chiếm Khu Trung Tâm ra quyết định khởi động các cuộc biểu tình sớm hơn dự định. Đến tối, theo lệnh Bắc Kinh cảnh sát đã chính thức cảnh báo cuôc biểu tình là “bất hợp pháp” và thẳng tay đàn áp. Cảnh sát xịt hơi cay, bắn lựu đạn cay, bắt giữ thành phần lãnh đạo sinh viên.

Mặc cho phía cảnh sát đàn áp đoàn biểu tình vẫn tiếp tục bám lấy Trung Tâm Hồng Kông. Cuối cùng cảnh sát phải rút lui nhưng lại có tin đồn Trung Quốc đã mang xe tăng và quân đội vào Hồng Kông và sẽ ra tay đàn áp như đã xẩy ra tại Thiên An Môn năm 1989.

Vài kinh nghiệm từ Thiên An Môn

Đầu năm 1989, khi đang học Cao Học tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi ( Australian National University ), tôi có dịp đã tiếp xúc với những sinh viên từ Trung Quốc ra hải ngoại để vận động cuộc biểu tình tại Thiên An Môn, sau đó tôi đã giúp họ rất nhiều trong việc tổ chức biểu tình và ngoại vận nên cũng rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu.

Những người đứng đầu vận động đều thuộc thành phần “con ông cháu cha cộng sản” nên rất tự tin sẽ không bị đảng Cộng Sản “tắm máu”. Điều này tôi đã công khai không tin ngay khi họ đưa ra chương trình. Sau này mới biết chính con của Đại Sứ Trung Quốc tại Úc lúc ấy đã bị chết ( mà không lấy được xác ) tại Thiên An Môn.

Họ có tổ chức, có sửa soạn, có các thành phần từ Bộ Chính Trị hỗ trợ, rất ôn hòa, bất bạo động, biết chinh phục binh lính Trung Quốc…, nhưng vì quá lý tưởng và quá chủ quan nên đã thất bại. Thành phần lãnh đạo sinh viên có thể cũng đã đánh giá sai sự hỗ trợ của những quốc gia Tây Phương, nên không vận động đúng mức. Cùng lắm khi Hồng Quân nổ súng thì ông Thủ tướng Úc Bob Hawke lúc bấy

20

Page 21: Ephata 628

giờ chỉ rơi vài giọt nước mắt và loan báo Úc sẽ nhận các sinh viên đang học tại Úc và sinh viên đã biểu tình tại Thiên An Môn nếu họ muốn xin tị nạn.

Thời điểm bây giờ đã khác, hoàn cảnh đã khác, địa điểm cũng khác và nhất là những người lãnh đạo đã khác nên xin chia sẻ một số nhận xét trong cuộc vận động lần này.

Nhận xét

Đầu tiên là giới trẻ Hồng Kông có nhận thức về chính trị hiểu rõ quyền lợi và quyền lực của họ khi dấn thân đấu tranh. Một sinh viên Hồng Kông cho báo chí biết, cô và gia đình rất sợ bị bắn chết như đã xẩy ra tại Thiên An Môn nhưng không phải vì sợ mà cô sẽ phải hy sinh quyền được ứng cử và bầu cử tự do.

Chính vì sự sợ hãi khi cảnh sát tấn công, các bạn trẻ đã giương cao và thường xuyên hô vang khẩu hiệu "Họ không thể giết hết chúng ta". Đó là một cách để các bạn duy trì trật tự và quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.

Các bạn trẻ rành công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu. Họ biết sử dụng các thiết bị mới nhất nên ngay cả việc cắt mạng hay cúp điện vẫn không bị ảnh hưởng. Mỗi bạn trẻ đã trở thành một chiến sĩ thông tin cho nhau vì thế mặc dù bị tấn công họ đã chủ động được tình hình cho đến khi cảnh sát phải rút lui.

Mặc dù rất mệt mỏi có người cho biết đã ít ăn ít ngủ cả tuần nhưng tất cả luôn giữ trật tự hàng ngũ. Dự tính trước cảnh sát sẽ xịt hơi cay và bắn lựu đạn cay các bạn đã sửa soạn áo mưa, đồ che mũi, khăn và nước. Khi cảnh sát bắn nước vào tất cả các bạn đã đồng lọat nằm xuống để tránh và lại ngồi dậy tiếp tục đấu tranh.

Các hình ảnh vừa đẹp vừa khí thế của các bạn đã được truyền đi toàn thế giới. Thông tin cũng đã nhanh chóng tạo thành nhều cuộc biểu tình nhỏ ở các khu vực khác. Hằng ngàn người phong tỏa môt con đường chính băng qua vịnh ở Mongkok, hằng ngàn người biểu tình ở Causeway buộc cảnh sát phải chia lực lượng và cuối cùng phải rút lui.

Về phía cảnh sát Hồng Kông, xem ra họ đã phải gượng gạo thi hành lệnh từ Bắc Kinh nhưng rất chuyên môn và không có những cảnh đánh người biểu tình như vẫn xẩy ra ở Việt Nam và Trung Quốc.

Một đặc điểm khác với các cuộc biểu tình tại Việt Nam là thay vì tập trung vào buổi sáng, tại Hồng Kông tập trung vào buổi chiều tối như vậy sẽ có thêm người tham dự sau giờ làm. Nhiều người tham dự biểu tình không khác gì đi thăm khu phố trung ương. Các hình ảnh về cung cấp lương thực và thức uống cho thấy, mặc dù tự phát, đoàn biểu tình đã sinh hoạt trong tổ chức và có phân công một cách rõ ràng. Một hình ảnh khác đáng học hỏi là những người biểu tình luôn thu dọn vệ sinh các khu vực biểu tình và đưa ra trước công chúng nhiều khẩu hiệu xin lỗi đã làm cản trở giao thông hay cản trở công việc giao dịch.

Dù kiên quyết đấu tranh các bạn trẻ không lạc quan quá mức để tin rằng sẽ làm thay đổi quyết định của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng không phải vì thế mà họ không dấn thân cho nền dân chủ thật sự tại Hồng Kông…

NGUYỄN QUANG DUY, 2.10.2014

PHONG CÁCH PHANXICÔBài 22. Kitô Hữu và Đường Kitô

Nhà Thờ tức là Thân Thể Đức Kitô, Con Một Thiên Chúa, Con Chiên bị sát tế nhưng đã Phục Sinh khải hoàn. Do đó, Nhà Thờ đã đạt tới mức thập toàn tuyệt đối, không thể thêm bớt, canh tân, hay đổi mới gì nữa. Khi Têphanô bị ném đá, ông được đầy ơn Thánh Thần và thốt lên “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.” ( x. Cv 7, 55 ). Con Người mà Têphanô nhìn thấy trong vinh quang vô

21

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 22: Ephata 628

cùng tận đó, cũng là toàn thể Thân Thể của Người, bao gồm tất cả Kitô Hữu mọi thời đại. Tại sao Người lại đang đứng chứ không phải ngồi trong tư thế chánh án chủ tọa phiên tòa xét xử trần gian ? Đó là vì Người đang luôn là bạn đi cùng với mọi Kitô Hữu giữa muôn bách hại chao đảo.

Sau 1975, người ta thường nói phá dây thép gai và lấp hố bom để “phục hóa” ruộng vườn. Đất đai bị hoang hóa, mất đi mầu mỡ, lúa không vươn cao, hạt giống không nẩy sinh gấp trăm là vì thế. Tái Khám Phá Phanxicô, Một Thánh Nhân và Một Papa đang chấn hưng Nhà Thờ như thế nào ( Reclaiming Francis, How the Saint and the Pope Are Renewing the Church ) là tựa một tác phẩm của Charles M. Murphy đào sâu và đối chiếu sự phục hóa Nhà Thờ của Phanxicô Assisi và Papa Phanxicô. Động từ Reclaim trong tiếng Anh có nghĩa chấn hưng, phục hóa, phục hồi, tái khám phá, tìm lại cái gì quý báu đã đánh mất. Tựa sách này cũng có thể dịch Phanxicô: Người Phục Hóa Nhà Thờ, hay Nhà Thờ Cần Phục Hóa Lại Phanxicô vì đã không chú trọng đúng mức tới tầm quan trọng của Phanxicô. Hồng Y Sean O'Malley, Dòng Phanxicô ( OFM Cap. ), Tổng Giám Mục Boston, đã viết lời giới thiệu cho cuốn sách.

Việc chọn tông hiệu Phanxicô của đương kim Papa đã dấy lên một nguồn hy vọng và sinh khí mới trong việc phục hưng Nhà Thờ. Hai vị cùng có tên Phanxicô đều có chung một niềm thôi thúc mãnh liệt đưa Nhà Thờ

quay về nguồn cội Kitô chân chính. Ngày nay Thánh Phanxicô vẫn còn là một khuôn mẫu lý tưởng của sự về nguồn. Giống như vào thời của anh, Nhà Thờ hiện nay chỉ có thể phục hóa từ chính nguồn lực nội tại của mình. Papa Phaolô VI đã nói rằng: Con người hôm nay cần có nhiều chứng nhân hơn là có nhiều thầy dạy. Phanxicô đã là một chứng nhân tuyệt vời.

( http://www.amazon.com/Reclaiming-Francis-Saint-Renewing-Church/dp/1594714789 )

Tôi biết một cô gái thường xuyên đến Nhà Thờ dạy giáo lý hay lau chùi dọn dẹp. Cô tâm sự là dạy giáo lý cho người khác thì dễ nhưng không lại không thể thuyết phục bố mẹ của chính mình, sau 40 năm chung sống và có 4 người con, chịu đến Nhà Thờ đón nhận Bí Tích Hôn Phối. Mà họ có đến thì Linh Mục quản nhiệm cũng không dễ gì chịu chứng hôn cho họ. Có lần tôi nói đùa với cô: Biết đâu có ngày Papa Phanxicô đến Việt Nam chứng hôn cho bố mẹ của cô. Tưởng chừng nói chơi cho vui, không ngờ điều này đã thực sự xẩy ra tại Rôma vào ngày 14.9.2014.

Lần đầu tiên từ khi Thánh Gioan-Phaolô II chứng hôn cho 8 đôi vợ chồng dịp Năm Thánh Gia Đình 2000, đích thân một Papa chủ sự lễ cưới cho 20 đôi lập gia đình ngay tại Đền Thánh Phêrô. Điều đặc biệt được mọi người bàn tán sôi nổi là nhiều người đã từng sống chung nhiều năm. Thánh Lễ diễn ra chỉ 3 tuần trước Thượng Hội Đồng bàn về gia đình".

( http://en.radiovaticana.va/news/2014/09/09/pope_to_wed_20_couples_in_st_peter )

Ngày 16.9.2014, Hồng Y Renato Raffaele Martino, chủ tịch danh dự Viện Dignitatis Humanae, tuyên bố: “Tại Thượng Hội Đồng, chắc chắn sẽ có nhiều phát biểu và tham luận không tương ứng với tín lý của Giáo Hội, nhưng cuối cùng, Thượng Hội Đồng sẽ không thể làm gì khác hơn là tái khẳng định những gì Giáo Hội luôn luôn dạy về gia đình”. ( http://www.vietcatholic.net/News/Html/129815.htm )

Hãng tin CBS bình luận là các cặp đôi này đã sống chung “trong tội lỗi” theo Giáo Luật hiện hành. Bài giảng của Papa Phanxicô thoát lên tâm tình khoan dung tha thứ. Trước đây chú rể Guido Tassaro đã kết hôn một lần rồi nhưng cuộc hôn nhân đó đã được vô hiệu hóa, cô dâu Gabriella Improta đã có một đứa con gái. Hiện nay nhiều cặp tình nhân xem thường huấn giáo của Nhà Thờ kết án là tội lỗi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York, cho biết: “Nhiều đôi bạn cứ tuốn đến đòi nhận hôn phối, chúng tôi cũng muốn trao ban cho họ, nhưng rồi họ lại thú nhận: "Thưa cha, chúng tôi đã sống chung với nhau rồi". Việc chuẩn bị đón chịu Bí Tích Hôn Phối đòi hỏi đón nhận Bí Tích Hòa Giải, cần thống hối và sống lại Lòng Tin của ta. Đây chính là lời mời gọi chỉnh đốn lại đời sống tâm linh và luân lý rất tuyệt vời, không chỉ là Bí Tích, mà còn là cơ hội canh tân đạo đức.”

Trong bài giảng, Papa Phanxicô kêu gọi các đôi vợ chồng cần trung thành bền chặt với nhau bất chấp mọi khó khăn phải đi qua. Ngài so sánh họ với dân Israel phải lang thang trong nhiều năm ngoài sa mạc. Họ cũng gặp nguy cơ mất hết nhẫn nại trong đời sống gia đình. Sóng gió đường đời có thể khiến

22

Page 23: Ephata 628

cho họ mỏi mệt, phai lạt hương vị hôn nhân, không còn biết kín múc nguồn nước ân sủng từ Bí Tích. Cuộc sống thường nhật trở nên nặng nề, thậm chí đáng ghê tởm nữa.

Đối với những ai sắp ngã quỵ vì những cám dỗ nặng nề về chán chường, bất trung, yếu đuối, và bỏ rơi nhau, Thiên Chúa mang đến một phương thuốc. Ngài ban cho ta Con Một Giêsu, không phải để kết án nhưng để cứu chuộc. Nếu ta biết phó thác, Người sẽ chữa lành ta bằng tình yêu thương xót tuôn xuống từ Thập Giá. Sức mạnh ân sủng đó sẽ đổi mới và đưa đôi bạn quay về con đường hôn nhân chân chính. Khi đời sống chung gặp bão tố, lòng mến Đức Kitô có thể chấn hưng đôi bạn trong niềm vui đồng hành với nhau.

Đây chính là ý nghĩa của hôn nhân, một người nam và một người nữ cùng hành trình bên nhau, người chồng giúp người vợ trở thành một phụ nữ trọn vẹn, và cùng lúc đó, người phụ nữ mang nhiệm vụ trợ giúp chồng mình trở thành một người đàn ông đúng nghĩa. Hôn nhân là một con đường gian lao.

Papa Phanxicô nhấn mạnh đến thực tại cuộc đời. Hôn nhân là một biểu tượng cho đời sống, đời sống trong thực tế chứ không phải trong tiểu thuyết phim ảnh hay truyện thần tiên.

Từ khi nhận nhiệm vụ vào năm ngoái, Papa Phanxicô luôn nhấn mạnh Nhà Thờ cần trở thành một nơi tha thứ và chào mừng người tội lỗi. Since becoming pope last year, Francis has stressed the church should be a

forgiving place that welcomes sinners.” ( http://newyork.cbslocal.com/2014/09/15/pope-francis-turns-heads-after-marrying-20-couples-despite-cohabitation )

Đâu là sự chấn hưng, phục hóa cần thiết nơi Nhà Thờ Việt Nam mà ngoài chính Kitô Hữu Việt Nam ra, không ai khác có thể làm thay được ? Trong khi toàn thể thế giới Công Giáo, trong hầu hết mọi trường hợp, kể cả vào tất cả các Thánh Lễ, đều gọi vị lãnh đạo tối cao là Papa, từ gốc Hy Lạp mà một đứa trẻ mới bập bẹ biết nói gọi người cha rất thân thương của nó, như ở Việt Nam con nít gọi tía, gọi ba, gọi bố. Gọi là Papa tức là nhìn nhận ngài giống như là tía, là ba, là bố thực sự trong Lòng Tin của ta.

Tại Hàn Quốc là nơi cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa giống như Việt Nam, thế mà khi đi đến đâu Papa Phanxicô cũng được người ta reo hò tung hô theo nguyên văn là Viva il papa “Hoan hô Papa”. Trong số hàng triệu người nô nức đi đón ngài có nhiều người Việt Nam và chắc chắn rằng họ say sưa hòa đồng với đám đông reo vang “Hoan hô Papa” như thế. Người

Đại Hàn không dùng mẫu tự Latin, họ gọi Papa là 교황 phiên âm là gyohwang tức là Giáo Hoàng theo

tiếng Hoa và tiếng Việt. Nhưng bên cạnh đó, đã phổ biến cách gọi ngài là 포프 phiên âm là popeu, tương tự như từ Pope ( Papa ) trong tiếng Anh.

( Trích ) Họ ( Đại diện giới trẻ Việt Nam ) có đến chào tôi ( Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc ) trước khi đi. Cha Việt là người phụ trách có đưa họ đến gặp tôi. Ngoài cha Việt thì có một cha ngoài Hải Phòng vào cùng tham gia hướng dẫn đoàn. Sau khi qua bên Đại Hàn, tôi thấy có Đức Cha Viên, Giám Mục Phụ Tá Giám Mục Vinh, cũng đi với tư cách tham dự Đại Hội Giới Trẻ. Ngài thay mặt Đức Cha Thiên, Giáo Phận Hải Phòng, đặc trách giới trẻ. ( www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lesson-fr-skorea-08242014050823.html )

( Trích ) Ngày 15.8.2014. Vận động đường túc cầu Daejeon có sức chứa 50.000 người, gần như đã chật ních cả mấy tiếng đồng hồ trước khi Đức Phanxicô tới. Đám đông vẫy khăn trong tiếng vang hô “Viva il papa !” ( Đức Thánh Cha vạn tuế ! ) chào đón ngài khi chiếc xe để hở một bên với mái che trên đầu từ từ tiến vào vận động trường ( http://dongten.net/noidung/39601 ). Ngay cả trang web của Dòng Tên Việt Nam ( Papa Phanxicô là Tu Sĩ Dòng Tên ) cũng thấy cần thiết phải dịch Papa là Đức Thánh Cha. Tuy tỏ ra tôn kính nhưng lại đánh mất sự thân thương và tính chính xác.

Tôi ( Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc ) cảm thấy Ngài ( Papa Phanxicô ) rất vui. Ngài vui khi gặp tôi, biết là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ở Việt Nam sang. Bởi vì thái độ của Ngài là thái độ đối thoại và sẵn sàng cởi mở với mọi người, đối với Việt Nam, Ngài càng khích lệ chuyện đó. Ngài biết chúng tôi đi vào đường lối đó của Tòa Thánh nên Ngài rất vui. Ngài cũng nhắc lại sự kiện mà tôi thấy Ngài vui khi nhắc lại là ( tôi cũng không ngờ Ngài nhắc lại ) ‘tôi ( Papa Phanxicô ) đã gặp Ngài đứng đầu Quốc Hội của Việt Nam. Ngài nói và Ngài cười. Khi nói chuyện với tôi, tôi thấy Ngài ở trong tư thế rất dễ chịu và thoải mái. ( nguồn đã dẫn ).

Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc đã từng du học trong 6 năm ( 1964-1970 ) tại Đại Học Truyền Giáo Urbaniana ở Rôma, rất thông thạo tiếng Latinh và tiếng Ý. Khi nói chuyện với Papa Phanxicô chắc chắn

23

Page 24: Ephata 628

phải xưng là Papa như mọi người khác trên thế giới thôi. Niềm vui dạt dào như thế tại sao các Kitô Hữu Việt Nam lại chưa có được ?

Ngoài ra trên thế giới người ta chỉ dùng từ một từ duy nhất Nhà Thờ, vừa để gọi tòa nhà cử hành Phụng Vụ, vừa gọi tất cả thành phần nhân sự và tổ chức Công Giáo. Bước vào Nhà Thờ tức là bước vào Hội Thánh. Ngồi trong Nhà Thờ tức là ngồi trong lòng Hội Thánh, Thân Thể của Đức Kitô, cũng là ngồi trong lòng Đức Kitô. Gọi vị lãnh đạo tối cao là Papa vì thực sự và hết lòng, ta muốn trở thành một đứa con bé bỏng ngoan ngoãn. Được chào mừng trong một Nhà Thờ vật chất ta cũng cảm thấy toàn Cộng Đồng Dân Chúa chào mừng ta. Sự liên tưởng cần thiết và tự nhiên này, Kitô Hữu Việt Nam có khi không nhận ra đúng mức vì chỉ biết gọi một cách quá cung kính là Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng trong mọi trường

hợp; và có sự tách đôi phân biệt giữa Nhà Thờ và Hội Thánh. Người Hàn Quốc dùng từ 교회 âm đọc là gyohoe vừa có nghĩa là Giáo Hội vừa có nghĩa là Nhà Thờ Phượng.

Thần học gia Brenninkmeijer-Werhahn nhận định Thượng Hội Đồng Về Gia Đình từ ngày 5 đến 19.10.2014 tại Rôma sẽ mang tính trao đổi cởi mở chân thành, một phong cách cần thiết để hoàn thành tiêu chuẩn của Công Đồng Vatican II và giúp các Nghị Phụ lắng nghe các góp ý, ngay cả các phê bình từ các thành phần khác ( laity ). An attitude able to fulfill the collegiality criterion of the Second Vatican Council and to help synodal fathers to listen to “suggestions” and even “criticism” from the laity.

( www. vaticaninsider.lastampa.it/en/inquiries-and-interviews/detail/articolo/sinodo-synod-sinodo )

“Giáo Dân” ( đúng ra là trong mọi trường hợp đều phải gọi là Kitô Hữu ) là một từ không hề có trong ngôn ngữ của bất cứ thứ tiếng nào trên thế giới nhưng lại phổ biến quá kỳ lạ nơi Nhà Thờ Việt Nam, được lập đi lập lại thường xuyên, nghe quá nhiều và quá quen thuộc. Các Linh Mục thường xuyên gọi Kitô Hữu là Giáo Dân. Kitô Hữu cũng vô tư nhận mình là Giáo Dân.

( Trích ) Đảng bộ tỉnh Đồng Nai. Linh Mục Vũ Hoàng Ánh. Năm sinh: 1949. Đơn vị: Ban Đoàn Kết Công Giáo huyện Trảng Bom. Chức vụ: Trưởng ban. Thành tích tiêu biểu: Thường xuyên nhắc nhở giáo dân về bổn phận của người Kitô hữu, bổn phận của người Công Giáo Việt Nam, cùng trưng dẫn những mẫu gương người tốt việc tốt, một trong những gương đó chính là Bác Hồ.

( www. daihoi.dongnai.gov.vn/Trang/VuHoangAnh.aspx )

( Trích ) Tôi ( Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc ) thấy rất rõ ( ở Hàn Quốc ), và có lẽ nh ư tôi thấy, có lẽ thôi, hơn Việt Nam là ( dù hàng Giáo Sĩ, giáo phẩm Việt Nam cũng rất tốt, rất năng động ) Giáo Dân Đại Hàn ( tôi có cảm tưởng ) năng động hơn Giáo Dân Việt Nam. Bởi v ì nguồn gốc Giáo Hội Đại Hàn, việc xây dựng Giáo Hội đầu tiên là từ những người Giáo Dân. Do đó vai trò của người Giáo Dân rất quan trọng trong lòng Giáo Hội. Và có nhiều người Giáo Dân trẻ – rất trẻ, rất năng động, tự nguyện rất nhiều trong việc tổ chức lễ trong những ngày đó. ( nguồn đã dẫn )

Linh Mục Vĩnh Sang đã ghi nhận: "Hôm qua, nghe lóm trong cuộc nói chuyện của một số vị có trách nhiệm trong Giáo Hội Việt Nam, có vị kể rằng: một đại diện của Tòa Thánh, sau một thời gian tiếp xúc với nhiều thành phần ở Việt Nam, khi được hỏi đã thấy gì trong Giáo Hội Việt Nam, đã không ngần ngại trả lời… “Giáo Sĩ trị” ! Nếu nhận xét đó đúng thì thật đáng tiếc, như thế chứng tỏ hình ảnh Đức Phanxicô không thấm vào cách sống của những con người mang tính Giáo Sĩ trị. Họ không biết họ là ai, từ phân tro, từ cát bụi, từ hàng “đĩ điếm”, Chúa cất nhắc lên để làm tôi tớ, lấy g ì làm vênh vang, lấy gì làm kiêu hãnh, lấy gì để phô diễn, để kể công, để huênh hoang, để ngỡ mình là hàng khanh tướng ? ( Báo Ephata 622, 10.8.2014 ).

Cha Vĩnh Sang vẫn chưa dám tin đây là điều hoàn toàn có thật nhưng Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc đã công khai nhìn nhận: Chắc chắn có một điều mà mình phải bớt, Việt Nam ít nhiều còn, tuy bây giờ nhẹ nhiều rồi nhưng hình thức ‘Giáo Sĩ trị’ vẫn còn. Chỗ nào mà như vậy thì phải khuyến khích các cha hết sức cố gắng để dẹp bỏ tinh thần đó. Phải khuyến khích sự cộng tác của mọi người, đặc biệt là của người trẻ ( nđd ).

Ta thường quen nghe: "Trọng kính Đức Hồng Y, Đức Cha… Tổng Giám Mục… Kính thưa Đức Ông… Đức Viện Phụ… Kính thưa Cha Bề Trên Tỉnh Dòng, quý cha Quản Hạt, quí cha trong và ngoài Giáo Phận… Kính thưa Mẹ Tổng Quyền, quý Tu Sĩ nam nữ, quý Hội Dòng Ba Đa Minh, Phan Sinh Tại Thế, cùng toàn thể ông bà anh chị em Giáo Dân, Con Chiên trong và ngoài Giáo Xứ… đã có lòng thương đến Ông / Bà Cố…" Nhưng danh xưng sự vĩ đại và cao quý nhất của mọi người và từng người, danh xưng làm cho ta trở thành Thân Thể của Đức

24

Page 25: Ephata 628

Kitô, Con Thiên Chúa, được thừa hưởng vinh quang đời đời cùng với Người trong Nhà Cha, danh xưng tổng hợp đầy đủ ý nghĩa mọi danh xưng khác, không có danh xưng này thì tất cả những cái khác chỉ là hư tước trống rỗng thì rất nhiều khi người ta lại coi thường và không thèm nhắc đến trong rất nhiều trường hợp, đó là Kitô Hữu.

Danh xưng Kitô Hữu làm cho ta cũng mang tên Giêsu. Tu Sĩ Dòng Tên gọi mình là Jesuit, tức là người mang tên Giêsu, người có Giêsu là bạn, là Giêsu Hữu. Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe Danh Thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa” ( Pl 2, 9 – 11 ) Kitô Hữu là vinh quang rạng ngời chính đáng của ta.

Ngoài xã hội người ta phân biệt quan với dân đã đành. Quan ăn trên ngồi trốc, dân thấp cổ bé miệng. Quan là dân chi phụ mẫu, dân là cùng đinh mạt hạng. Chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đề cao tương quan Đảng và Nhân Dân. Đảng lãnh đạo, Nhân Dân làm chủ ( con bò làm chủ chiếc xe ). Nhưng tại Việt Nam, không hiểu do đâu, đã sáng chế ra từ Giáo Dân để phân biệt rạch ròi giữa Giáo Sĩ và Giáo Dân. Giáo Sĩ là thầy dạy, Giáo Dân là học trò. Giáo Sĩ là bề trên, Giáo Dân là bề tôi. Giáo Sĩ bảo sao Giáo Dân nghe vậy. Khi tức tối một ai, người ta lại miệt thị họ không thương tiếc là “Giáo Gian”. Trong hai ngàn năm nay trong tất cả các ngôn ngữ Âu Châu chỉ có từ Giáo Sĩ ( thành phần có các Chức Thánh ), tiếng Anh là Clergy, tiếng Pháp là clergé, Latinh là clericis, Ý là clero, Đức là Klerus, Tây Ban Nha là clero… phát xuất từ κλ ρος – klēros, tiếng Hy Lạp có nghĩa là được phân công, giao nhiệm vụ. Nhưng họ không hề có từῆ Giáo Dân để làm đối từ với Giáo Sĩ. Họ chỉ gọi tất cả những ai tin vào Chúa Kitô là Kitô Hữu.

Trong tiếng Hoa, chữ dân 民 ( âm đọc là mín ) thường có ý coi thường như trong bạch dân ( dân quèn, không địa vị chức tước ), bần dân ( dân nghèo ), bình dân ( dân thường, đồ rẻ tiền ), cùng dân ( dân bần cùng ), hóa dân ( giáo hóa cho dân ngu ), phàm dân ( dân thường ), cưu dân ( dân nghiện x ìke ).

Trong những trường hợp trang trọng người ta dùng chữ hữu 友 ( âm đọc là yǒu ) như trong bằng hữu ( bạn bè ), chí hữu ( bạn thân ), ái hữu ( anh em thân ái ), thân hữu ( bạn bè thân thuộc ). Vì thế để chỉ một người theo một tôn giáo nào đó giống như mình, họ gọi là Giáo Hữu, Đạo Hữu ( bạn đạo ). Ngôn từ trong Phật Đạo rất thu phục nhân tâm. Tăng giới tự nhận mình là Bần Tăng, Bần Đạo, cung kính gọi Phật Tử là Thí Chủ ( vì Phật Tử là người chủ đã bỏ tiền ra bố thí cho Chùa ). Trong các truyện kiếm hiệp, người nhỏ tuổi hơn tự nhận mình là hậu sinh vãn bối, gọi người lớn tuổi là tiên sinh, lão tiền bối. Người lớn tuổi vẫn trân trọng gọi bạn trẻ là “đại hiệp”, “thiếu hiệp”, có khi còn bái phục là “hậu sinh khả úy” ( Tuổi trẻ tài cao ). Khổng Tử gặp Hạng Thao, một đứa trẻ mới 7 tuổi nhưng trả lời được tất cả câu hỏi của ngài và ngược lại còn hỏi ngài những câu mà ngài không trả lời nổi, do đó ngài phải thốt lên: “Hậu sinh khả úy”.

Trong khi đó ngôn từ trong Công Giáo Việt Nam quá ư là nhiêu khê, dễ làm người bên ngoài tự ái. Mới hai mươi mấy tuổi được chịu chức Linh Mục ( so với công ăn học thành chuyên gia các ngành nghề chuyên môn cao khác thì còn thua xa ), là nghiễm nghiên được cả tông chi họ hàng làng nước trước sau gọi là “CHA”. Điều này cũng bình thường ở các nước khác thôi, nhưng họ chỉ xướng lên chức vụ một lần, sau đó đổi sang các đại từ xưng hô bình thường, gặp ai cũng xưng mình là AI và gọi toàn dân thiên hạ là DZU ( I và YOU trong tiếng Anh ). Nhưng trong tiếng Việt, CHA phải đi với đối từ CON.

Có một Linh Mục thường gọi tôi là BÁC và xưng EM vì tôi lớn tuổi hơn ngài. Nhưng khi tôi gọi ngài là CHA thì lại phải xưng CON vì đây là đặc trưng của tiếng Việt. Bà bạn tôi có đứa cháu mới chịu chức Linh Mục nhưng từ ba chục năm nay bà cứ quen gọi cháu mình là Thằng Tám, nên không sửa thành Cha Tám dễ dàng được. Cố lắm bà lại gọi thành Thằng Cha Tám. Mỗi khi gặp cháu, bà lại nói: Tao không xưng con với mày được đâu.

Muốn bỏ đi Giáo Sĩ Trị ( một thực trạng có thật ) và thăng tiến vai trò của Kitô Hữu Việt Nam, thiết tưởng trước tiên phải chấn hưng, phục hóa lại ngôn từ của ta. Đức Kitô đã cho ta một khuôn mẫu tuyệt vời nhất. Người gọi tất cả Kitô Hữu là Bạn. "Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết." ( Ga 15, 15 ).

Trong nhiều ngôn ngữ, để chỉ những ai không thuộc về một nhóm chuyên biệt nào, người ta gọi họ là layman/layperson ( Anh ), laïc ( Pháp ), Laie ( Đức ), laico ( Ý, Tây Ban Nha ), leigo ( Bồ Đào Nha ),

25

Page 26: Ephata 628

λαϊκός – laïkós ( Hy Lạp ), 俗人 ( Súrén – Tục Nhân trong Hoa Ngữ ). Tùy trường hợp mà có đối từ và phải hiểu theo nghĩa loại trừ. Người ở trong ngành y gọi những người không có chuyên môn y học, ngành giáo dục gọi người không dạy học, người có võ gọi người không biết võ, giới văn nghệ sĩ gọi người không làm văn nghệ, giới Giáo Sĩ gọi người không có chức thánh… là người bình thường ( không cùng chuyên môn với mình ), hoàn toàn không có tính cách ai coi thường ai. Ông bác sĩ có thể gọi ông Kiến Trúc Sư, Giáo Sư, Kỹ Sư, Linh Mục, Tài Tử, Tổng Thống, Thủ Tướng, Giám Mục là người ngoài ngành. Đổi lại những vị kia cũng có thể gọi lẫn nhau như thế. Thầy dạy môn Lý có thể gọi thầy dạy Toán hay Văn Chương là người ngoài ngành. Vì mỗi người đều có chuyên ngành của mình, không ai cần thắc mắc hay tự ái gì cả.

Công Đồng Vatican II [1962–1965] dành riêng Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân ( Apostolicam actuositatem ) và chương 4 Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội ( Lumen gentium ), ( cách dịch như thế cần bàn lại ) để bàn về vai trò của thành phần không có chức thánh.

( Trích ) Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật, tuy khác nhau không chỉ về cấp bậc mà còn về bản chất, song cả hai bổ túc cho nhau. Thực vậy, cả hai đều tham dự vào chức Linh Mục duy nhất của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình. Tư tế thừa tác, nhờ có quyền do chức thánh, đào tạo và cai quản dân tộc tư tế, đóng vai trò Chúa Kitô cử hành hy tế tạ ơn và dâng của lễ ấy lên Thiên Chúa nhân danh toàn thể dân chúng. Phần tín hữu, nhờ chức tư tế vương giả, cộng tác dâng Thánh Lễ, và thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các Bí Tích, khi cầu nguyện và tạ ơn, bằng đời sống chứng tá thánh thiện, bằng sự từ bỏ và bác ái tích cực. ( Chương 2.10 Dân Thiên Chúa, Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội )

Khi đi vào chi tiết, những người dịch các bản văn của Công Đồng sang tiếng Việt ở trên cũng đã khôn khéo tránh không dám dịch thành phần không có chức thánh là Giáo Dân, mà luôn gọi họ là Tín Hữu ( tức là Kitô Hữu ).

Giáo Luật 207.1: Do sự thiết định của Thiên Chúa, trong Hội Thánh, giữa các Kitô hữu có những thừa tác viên có chức thánh, theo luật được gọi là Giáo Sĩ, và những người khác, được gọi là giáo dân.

Trong tiếng Anh, câu này là: Can. 207 §1. By divine institution, there are among the Christian faithful in the Church sacred ministers who in law are also called clerics; the other members of the Christian faithful are called lay persons. Có nghĩa là: Theo cơ cấu thần linh, trong số những Kitô Hữu thuộc về Nhà Thờ, có các thừa tác viên có chức thánh được gọi là Giáo Sĩ theo luật; còn những thành phần Kitô Hữu khác được gọi là người ( Kitô Hữu ) bình thường. Ta thấy ngay rằng tất cả mọi Tín Hữu, dù có chức thánh hay không đều là Kitô Hữu và cách gọi Kitô Hữu không có chức thánh là Giáo Dân để làm đối từ cho Giáo Sĩ chỉ có riêng ở Việt Nam và không trung thực với tinh thần của Công Đồng và Giáo Luật.

Như thế Giáo Dân không chính xác bằng Giáo Hữu, Đạo Hữu, Bạn Đạo, Người Bằng Hữu trong Đức Kitô. Nhưng chính xác nhất phải luôn gọi họ là Kitô Hữu, tức là Người Tin Chúa Kitô, Bạn Hữu của Chúa Kitô, Người có Chúa Kitô, Người có tên Kitô, Người muôn đời được ở trong và là thành phần thiết yếu của Thân Thể Đức Kitô, Đấng hằng đứng bên hữu Thiên Chúa Cha mà Têphanô đã nhìn thấy khi bị ném đá. Đây là tên mà chính Đức Kitô muốn gọi mọi người tin: Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu ( tức là Kitô Hữu ).

NGUYỄN TRUNG, 9.2014

BÀI HỌC HẠNH PHÚC TỪ GIÁO HOÀNG PHANXICÔTrên tạp chí Argentina Viva, Giáo Hoàng

Phanxicô tiết lộ danh sách 10 bí quyết để sống hạnh phúc mà ngài muốn gửi gắm tới tất cả mọi người:

1. Hãy sống thật với chính bản thân mình: Nhà thơ Mỹ Jay Parini cho rằng: trước đó Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắn gửi thông điệp này, khi khẳng định ngài không đủ tư cách để đánh giá người đồng tính. Ngài nói: “Hãy bước về phía trước, và để cho mọi người khác làm như vậy !” Hãy sống thật với bản thân như ngài. Ngài giản dị, gần gũi, vui tính, tràn đầy yêu thương, bao dung và bác ái nữa.

26

CÙNG CHIA SẺ

Page 27: Ephata 628

2. Hãy sống vì người khác: Đó là hãy đóng góp thời gian và tiền bạc của bản thân mình cho những người cần đến chúng. Đừng nên sống thụ động, trơ lì. Ngài cho rằng: mọi người cần cởi mở, vị tha, và hào phóng với người khác. Ngài khiêm nhường quỳ xuống hôn chân các Kitô hữu trong một nghi lễ. Ngài còn là người gần gũi với tất cả mọi người, và đặc biệt rất yêu thương trẻ em.

3. Hãy sống một cách điềm đạm và lặng lẽ: Ngài dẫn lời nhà văn Argentina Ricardo Guiraldes mô tả một người thời trẻ “giống như một dòng chảy mạnh qua tất cả”, nhưng khi trưởng thành thì nên trở thành “một dòng sông tĩnh lặng, thanh bình”. Ngài luôn giản dị trong đời sống thường nhật, khiêm cung và lặng lẽ.

4. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc thư thái: Ngài cho rằng: chủ nghĩa tiêu thụ quá mức đã gây những nỗi

lo âu vô cơ đối với nhiều người. Do đó mọi người cần dành thời gian nghỉ ngơi, chơi đùa với con cái. Các gia đình khi ăn cơm, nên tắt tivi để có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn. Ngài cũng luôn dành thời giờ để tận hưởng khoảnh khắc thư thái. Bóng đá, và điệu Tango là sở thích của ngài.

5. Hãy dành Chúa Nhật cho gia đình: Ngài cho biết đây là một trong những điều răn trong Kinh Thánh, và đó là cách sống lành mạnh.

6. Hãy tìm việc làm cho người trẻ: Ngài nhấn mạnh: “Chúng ta phải sáng tạo trong tìm việc cho người trẻ. Nếu họ không có cơ hội việc làm, họ sẽ rơi vào các tệ nạn như ma túy”. Ngài cho rằng không cần phải giàu có, nhiều tiền, chỉ cần tìm thấy niềm vui trong công việc là đủ rồi.

7. Hãy tôn trọng tự nhiên: Theo ngài, suy thoái môi trường là một trong những thách thức lớn nhất đối với con người. Ngài nói: “Câu hỏi mà chúng ta cần hỏi bản thân là phải chăng loài người đang tìm cách tự sát, khi đối xử với tự nhiên một cách bừa bãi

và bạo ngược như vậy !”

8. Hãy ngừng những suy nghĩ tiêu cực: Ngài cho rằng việc suốt ngày cứ than thở về cái xấu, và sự tiêu cực của người khác, cho thấy sự thiếu tự tin của chính bản thân mình. Hãy để cho những điều tiêu cực trôi nhanh.

9. Hãy tôn trọng tín ngưỡng của người khác: Ngài nói: "Mỗi người đều có quyền nhìn thế giới theo cách riêng của họ, và chúng ta phải tôn trọng điều đó !"

10. Hãy làm việc vì hòa bình: Ngài khẳng định chúng ta đang sống trong một thời kỳ có nhiều xung đột, và cần phải kêu gọi hòa bình. Trên thực tế, ngài từng đến Trung Đông để kêu gọi người Israel và

27

Page 28: Ephata 628

Palestine đối thoại với nhau. Ngài từng nhấn mạnh hậu quả lớn nhất của chiến tranh chính là những đứa trẻ thiệt mạng, bị tật nguyền, hoặc trở thành mồ côi.

Phunungaynay.vn lấy từ báo Tuổi Trẻ Online

DÒNG LỆ VUI MỪNG…Ở Mỹ, có một người phụ nữ bị gặp tai nạn giao thông, khi người ta đưa chị vào bệnh viện cấp

cứu thì chị đã rơi vào tình trạng sống thực vật. Thế nhưng các bác sĩ cũng phát hiện chị đang mang thai được ba tháng. Các bác sĩ đã truyền thức ăn nuôi sống đứa trẻ trong khi mẹ của bé vẫn hôn mê…

Sau nửa năm thì cũng đến ngày đứa bé chào đời. Khó khăn lớn nhất ở đây là nếu các bác sĩ mổ để lấy đứa bé ra mà người mẹ lại tắt thở nửa chừng thì đứa bé cũng sẽ chết. Họ hội chẩn rất nhiều lần nhưng vẫn không tìm ra cách tốt hơn, cuối cùng họ quyết định vẫn mổ bắt bé ra.

Trước khi mổ, vị bác sĩ kề vào tai người mẹ thì thầm: "Hôm nay là ngày chúng tôi sẽ mổ để lấy đứa con của chị ra. Chị hãy cố gắng giữ hơi thở để con chị có thể chào đời nhé." Và rồi họ bắt tay vào việc…

Cuộc đại phẫu tiến hành thuận lợi, người mẹ vẫn duy trì được hơi thở, và đứa bé đã được cất tiếng khóc chào đời. Ngay sau khoảnh khắc tuyệt vời ấy, người mẹ cũng trút hơi thở cuối cùng để ra đi mãi mãi. Các bác sĩ nhìn chị ngậm ngùi. Họ biết rất rõ là chị đã cố gắng giữ hơi thở đến cùng cho đứa con bé bỏng của mình được sống.

Từ hai khóe mắt của chị ứa ra hai dòng lệ… Đó là dòng lệ của niềm hạnh phúc vì con mình chào đời nhưng cũng là dòng lệ xót xa tiếc nhớ khi biết rằng mình phải vĩnh viễn ra đi, không một lần có thể ẵm con trong vòng tay, không thể chăm sóc con, ngắm nhìn con lớn khôn nữa....

Từ tredeponline.com

CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ

TRỢ GIÚP BÀ NGUYỄN THỊ CẦN Ở SÀIGÒN, BỊ TIM BỆNH TIM

Lm. PX. Nguyễn Ngọc Thu, Giáo Xứ Phaolô 3, Tổng Giáo Phận Sàigòn, giới thiệu bà NGUYỄN THỊ CẦN, sinh năm 1955, ngụ tại 18/35 B Trần Quang Diệu, P. 14, Q. 3, Sàigòn. Bà Cần bị hở van tim 2 lá và 3 lá ¾, đang được theo dõi và

điều trị tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ. Gia đình mới bị phá sản hoàn toàn, chỉ có thể cố gắng lo cho bà đi tái khám. Chúng tôi xin trợ giúp 200.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 1 biên lai ).

TRỢ GIÚP BÀ ĐOÀN THỊ HOA Ở ĐÀ LẠT, BỊ TAI NẠN GÃY XƯƠNG ĐẦU GỐI

Lm. Giuse Đoàn Văn Bảo, DCCT, giới thiệu bà ĐOÀN THỊ HOA, sinh năm 1971, hiện ngụ tại số 14 Huyền Trân Công Chúa, P. 4, thành phố Đà Lạt. Bà Hoa làm nghề trồng rau, người chồng lái Taxi, hai con còn đang đi học. Bà Hoa bị tai nạn giao thông gãy xương đầu gối bên trái, phải đưa về cấp cứu tại Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình, chi phí chạy chữa hết gần 24 triệu đồng. Bên gây tai nạn có bồi thường được 5.000.000 đồng. Chúng tôi xin trợ giúp 750.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 5 biên lai ).

28

CÙNG TRÂN TRỌNG

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 29: Ephata 628

TRỢ GIÚP GIA ĐÌNH BÉ ĐỖ THỊ THANH BÌNH Ở ĐĂK LĂK, BỊ LAO PHỔI

Cô Isave Nguyễn Thị Thanh Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu bé ĐỖ THỊ THANH BÌNH, sinh năm 1998, gia đình ngụ tại số 14 thị trấn Phước An, huyện Khrông Păk, tỉnh Đăk Lăk, điện thoại bà nội: 01276.424.799. Mẹ bé bỏ nhà đi từ năm 2004, bé ở với cha và bà nội. Bé Bình bị lao phổi kháng thuốc rất trầm trọng, phải đưa về Sàigòn cấp cứu tại Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch, Sàigòn. Bé đã không qua khỏi, đưa về quê an táng. Chúng tôi xin trợ giúp 2.750.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 2 biên lai ) đóng cho bệnh viện và một phần để lo hậu sự.

518. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ U NÃO CHO EM LÊ MINH HOÀNG Ở KHÁNH HÒA

Lm. Phanxicô Trịnh Hữu Hưởng, Giáo Xứ Hà Dừa, Giáo Phận Nha Trang, giới thiệu em LÊ MINH HOÀNG, sinh năm 1991, con ông Lê Hải và bà Nguyễn Thị Biên, hiện ngụ tại số 3/4 thôn Phú Khánh Thượng, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, điện thoại: 01662.800.323. Gia đình làm nông, Minh Hoàng là con thứ tư trong gia đình có 5 anh em, 2 anh chị lớn đã lập gia đình và ở riêng, Hoàng đang là sinh viên năm thứ 3, ngành công nghệ ôtô, trường Cao Đẳng Nha Trang.

Minh Hoàng bị bệnh u não, đang điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Em đã nhập viện 3 lần, lần thứ nhất và lần thứ hai là mở hộp sọ để có thể làm phẫu thuật khối u, chi phí hết gần 40 triệu đồng. Nay phải nhập viện lần thứ ba, bệnh viện yêu cầu đóng tạm ứng 18 triệu đồng, gia đình đã vay mượn khắp nơi vẫn không đủ, bệnh viện báo em cần phải tiêm thuốc để ráp hộp sọ vào lại.

Ngày 25.9.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị u não cho em Lê Minh Hoàng với số tiền là 15.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp chị Đặng Thị Diễm: 1.450.000 VNDMột ân nhân ở Georgia ( Hoa Kỳ ): 200 USDCô Nguyễn Thị Thúy Ly ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDMột người ẩn danh ( Cà Mau ): 1.500.000 VNDMột người ở Gx. Hòa Hưng ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDCô Maria Têrêsa ( Hoa Kỳ ): 200 USD

Tổng kết đến 9g sáng thứ ba 30.9.2014: 8.950.000 VND + 400 USD = 17.400.000 VND

Như vậy sau 6 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 15 triệu đồng giúp em Lê Minh Hoàng. Số tiền 2.400.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

519. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ ĐIẾC CÂM CHO CHÁU BÉ NGUYỄN NGUYÊN ĐĂNG Ở GIA LAI

Lm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu cháu bé NGUYỄN NGUYÊN ĐĂNG, sinh ngày 31.8.2012, con anh Nguyễn Thanh Tĩnh, 33 tuổi, và chị Nguyễn Trần Hạ Nguyên, 33 tuổi, hộ khẩu tại KP. 3, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, hiện thuê nhà trọ tại số 339/4 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sàigòn, điện thoại: 0906.539.386. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, cả hai vợ chồng lại thường xuyên cùng bị đau yếu.

Đầu năm 2014, gia đình phát hiện những dấu hiệu bất thường nên đưa con về Bệnh Viện Tai Mũi Họng ở Sàigòn khám thì kết quả cho biết bé Nguyên Đăng bẩm sinh bị điếc câm cả hai tai và không đi được. Các bác sĩ chỉ định phải mổ cả 2 tai gấp, chi phí khoảng 400 triệu đồng. Gia đình bó tay bất lực vì không thể lo liệu nổi số tiền khổng lồ như thế, cuối cùng đành phải chấp nhận giải pháp mua một cặp máy trợ thính đeo tai loại rẻ nhất là 34 triệu đồng, sau đó gia đình sẽ cố gắng cho cháu theo học lớp khiếm thính, hy vọng tai sẽ phục hồi khả năng nghe và có thể dần dần tập nói được.

29

Page 30: Ephata 628

Ngày 30.9.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị điếc câm cho cháu bé Nguyễn Nguyên Đăng với số tiền 20.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Lê Minh Hoàng: 2.400.000 VNDGia đình Fiat Thành – Thu – Phúc ( Sàigòn ): 200.000 VNDGia đình Fiat Hân – Dung ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Fiat Kim Nhung ( Buôn Ma Thuột ): 200.000 VNDBạn Fiat Thanh Thảo ( Sàigòn ): 100.000 VNDBạn Fiat Thanh Thảo ( Sàigòn ): 100.000 VNDCa đoàn Việt Linh, Cali ( Hoa Kỳ ): 200 USDBác Tốn, Hóc Môn ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Fiat Hoàng Thị Ngọc ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDCô Chung, Quán Chè 75 ( Sàigòn ): 6.000.000 VNDAnh chị Anh – Oanh ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDAnh Ngô Văn Quảng ( Sàigòn ): 500.000 VND

Tổng kết đến 11g trưa thứ sáu 3.10.2014: 16.400.000 VND + 200 USD = 20.650.000 VND

Như vậy sau 4 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 20 triệu đồng giúp cháu bé Nguyễn Nguyên Đăng. Số tiền 650.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

DANH SÁCH CÁC ÂN NHÂN TRỢ GIÚP CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ SỰ SỐNG THÁNG 9.2014

Chị Đỗ Kiều Vinh ( Hoa Kỳ ) gửi về qua cha Minh Phương ngày 4.9 .......................................... 400 USDÔng Nguyễn Viết Tuấn ( Sàigòn ) qua cô Lan, góp ngày 5.9 ............................................ 3.000.000 VNDCô Ngọc Hương ( Sàigòn ) qua cô Lan, góp ngày 5.9.......................................................... 600.000 VNDBác Khuê ( Sàigòn ) qua cô Lan, góp ngày 5.9 .................................................................... 500.000 VNDBác Hoạt ( Sàigòn ) qua cô Lan, góp ngày 5.9 .................................................................... 200.000 VND Chị Tâm ( Sàigòn ) qua cô Lan, góp ngày 5.9 ...................................................................... 200.000 VNDAnh Phan Xuân Bửu ( Sàigòn ) qua cha Uy, góp ngày 8.9 ............................................... 1.500.000 VNDBà cố cha Phạm Phú Lộc ( Hoa Kỳ ) gửi về ngày 10.9 ..................................................... 2.000.000 VNDMột người ở quận Tân Bình ( Sàigòn ) góp ngày 13.9 ......................................................... 200.000 VNDMột chị ở quận Thủ Đức ( Sàigòn ) góp ngày 14.9 ........................................................... 1.000.000 VND Ông Antôn ( Sàigòn ) góp ngày 14.9 ................................................................................. 1.000.000 VNDGia đình bé Đào Nhật Huy Hồng Ân ( Sàigòn ) góp ngày 16.9 .......................................... 1.000.000 VNDGia đình hai bé Nho – Na ( Sàigòn ) góp ngày 17.9 ............................................................. 500.000 VNDAnh Nguyễn Doãn Đôn ( Sàigòn ) góp ngày 22.9 ................................................................ 200.000 VNDAnh Nguyễn Đình Phúc ( Nam Định ) góp ngày 22.9 ........................................................... 500.000 VNDMột gia đình ẩn danh ( các tỉnh ) góp ngày 24.9 .................................................................. 700.000 VNDChị Phượng, Giáo Xứ Phú Trung ( Sàigòn ) góp ngày 25.9 ................................................ 900.000 VND Gia đình bé Ý Nhi ( ? ) góp ngày 26.9 ................................................................................. 200.000 VND Hai người ẩn danh ( các tỉnh ) góp ngày 29.9 ...................................................................... 400.000 VNDGia đình bé Bùi Thiên Ân ( Sàigòn ) góp ngày 30.9 .......................................................... 1.000.000 VNDBà Anna Trương Thị Phương Thủy ( Sàigòn ) góp ngày 30.9 ........................................... 1.000.000 VND

Tổng kết các ân nhân đã giúp trong tháng 9 ............................................ 400 USD + 16.600.000 VND

30