ephata 634

30
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com FACEBOOK Tôi là một kẻ khá ngoan ngùy, nhưng đôi khi cũng ngang ngạnh. Ngày xưa khi còn trẻ, tôi đam mê thuốc lá, theo chúng bạn, trên tay điều thuốc lá không rời, bao nhiêu lời khuyên bảo đều bỏ ngoài tai. Cũng có những lúc cố gắng bỏ nhưng không nổi, cứ lý luận cùn: “Đam mê là xấu, vướng vào khó có thể bỏ được đam mê, vậy hút thuốc để nhắc mình đừng bao giờ vướng thêm đam mê nào nữa”. May thay, sau ngày chịu chức Linh Mục, ơn Chúa ban, tự nhiên thấy xấu hổ khi phì phèo điếu thuốc, thế là đóng cửa phòng cầu nguyện đúng 10 ngày xin ơn bỏ thuốc lá, và Chúa cho… bỏ được. Sợ từ ngày ấy, không bao giờ dám động đến điếu thuốc nữa. Công nghệ thông tin bây giờ tiến như vũ bão, các thiết bị thông tin thay đổi chóng mặt. Tôi chậm chạp ngờ nghệch chạy đuổi theo, mệt bở hơi tai ! Nào có cao cấp gì cho cam, chỉ mỗi cái computer thôi mà chẳng biết gì ngoài viết bài, cóp bài, gửi Email, loay hoay với một vài trang web quen thuộc… Hết ! Leo tường lửa là chịu thua ! Điện thoại thì chỉ có cái Nokia đời quá cũ, các bạn trẻ gọi nó là cùi bắp, gần đây còn được gán cho cái tên stupidphone ( # smartphone ), quanh quẩn chỉ để gọi, nghe, nhắn tin, nhận tin... Hết ! Không biết làm gì hơn ! Mấy đứa cháu ở nước ngoài thương bác nên gởi biếu Ipad 4, Iphone 5S, loay hoay mãi chẳng ra làm sao, cứ phải nạp điện liên tục, cuối cùng là quăng góc bàn. Có người bảo: “Uổng ! Kẻ kiếm thì không có, kẻ có thì không biết dùng !” Biết làm sao bây giờ ? Kỷ niệm của các cháu không đành đem cho người khác. Một lần trót đã đem cho người ta chiếc điện thoại thông minh, các cháu biết được không dám trách, nhưng mình cứ thấy làm sao đấy… Đúng là bỏ thì thương, vương thì tội ! Có anh em bảo tôi: “Học IT dễ, cái chính là có chịu học hay không”. Tôi giở giọng ngang trả lời: “Bộ nhớ có hạn, nhớ cái này sẽ quên cái kia, tớ chọn cái khác để nhớ”, nhưng thật ra chẳng có cái nào nhớ cho ra hồn, kể cả Lời của Chúa. Công nghệ thông tin tiến đến chóng mặt, cầm trên tay những thiết bị hiện đại nhất, sống trong không gian phủ tràn những công nghệ hiện đại nhất. Một người bạn am hiểu nói với tôi: “Chúng ta trở thành nạn nhân của chính chúng ta !" Bạn ấy giải thích, các thiết bị thông minh trở thành các thiết bị theo dõi và lưu trữ các hoạt động của chúng ta đầy đủ nhất, hãy biết rằng mọi hình ảnh sinh hoạt của chúng ta ở bất cứ nơi đâu không còn là của riêng chúng ta nữa, và khi cần người ta có cả một kho hình ảnh về ta, ở mọi nơi chúng ta từng lui tới, mọi sinh hoạt chúng ta từng tham dự. Khi bị các bạn trẻ “cám dỗ” tôi hãy thử "chơi" Facebook, tôi thấy rõ điều này, mọi cái cứ nghĩ rằng của riêng mình, nhưng không ngờ rất nhiều người đã thấy và biết. Tiêu cực mà nói, phải thật cẩn thận với các giao dịch trong các mạng toàn cầu, vì không có gì mà không lộ ra trong một thời gian rất ngắn, nhanh đến không ngờ. Tu đức dạy rằng, chúng ta phải luôn sống dưới con mắt Chúa, hãy ý thức mọi hành vi của chúng ta chẳng qua khỏi ánh nhìn của Chúa. Trong thực tế, có lắm khi chúng ta quên điều quan trọng này: đó là Chúa thấy hết mọi sự, làm sao có thể giấu diếm Ngài điều chi khuất tất ? ! ? Thức tỉnh để không bị ghi hình, ghi âm trong các giao dịch nhạy cảm, hay lắm, nhưng hãy sống như Chúa đang chứng kiến đó đây, mỗi ngày, vì phần rỗi của chúng ta. Vậy thay vì cứ lo ngay ngáy, cảnh giác trước các thông tin, chúng ta hãy có thái độ trưởng thành để hiểu rằng: Chúa thấy hết mọi sự, không có cái gì Chúa không biết. Một khi chọn thái độ này rồi, chúng ta nỗ lực làm lại những gì cần thiết và phó thác cho Chúa trọn vẹn tương lai. Khi ấy Facebook hay không, vẫn cứ là… "Face to face with God" ! Lm. VĨNH SANG, DCCT 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 634 – CHÚA NHẬT 28.12.2014

Upload: vu-mai-jmv

Post on 17-Jul-2015

96 views

Category:

Spiritual


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ephata 634

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

FACEBOOKTôi là một kẻ khá ngoan ngùy, nhưng đôi khi cũng ngang

ngạnh. Ngày xưa khi còn trẻ, tôi đam mê thuốc lá, theo chúng bạn, trên tay điều thuốc lá không rời, bao nhiêu lời khuyên bảo đều bỏ ngoài tai. Cũng có những lúc cố gắng bỏ nhưng không nổi, cứ lý luận cùn: “Đam mê là xấu, vướng vào khó có thể bỏ được đam mê, vậy hút thuốc để nhắc mình đừng bao giờ vướng thêm đam mê nào nữa”. May thay, sau ngày chịu chức Linh Mục, ơn Chúa ban, tự nhiên thấy xấu hổ khi phì phèo điếu thuốc, thế là đóng cửa phòng cầu nguyện đúng 10 ngày xin ơn bỏ thuốc lá, và Chúa cho… bỏ được. Sợ từ ngày ấy, không bao giờ dám động đến điếu thuốc nữa.

Công nghệ thông tin bây giờ tiến như vũ bão, các thiết bị thông tin thay đổi chóng mặt. Tôi chậm chạp ngờ nghệch chạy đuổi theo,

mệt bở hơi tai ! Nào có cao cấp gì cho cam, chỉ mỗi cái computer thôi mà chẳng biết gì ngoài viết bài, cóp bài, gửi Email, loay hoay với một vài trang web quen thuộc… Hết ! Leo tường lửa là chịu thua ! Điện thoại thì chỉ có cái Nokia đời quá cũ, các bạn trẻ gọi nó là cùi bắp, gần đây còn được gán cho cái tên stupidphone ( # smartphone ), quanh quẩn chỉ để gọi, nghe, nhắn tin, nhận tin... Hết ! Không biết làm gì hơn !

Mấy đứa cháu ở nước ngoài thương bác nên gởi biếu Ipad 4, Iphone 5S, loay hoay mãi chẳng ra làm sao, cứ phải nạp điện liên tục, cuối cùng là quăng góc bàn. Có người bảo: “Uổng ! Kẻ kiếm thì không có, kẻ có thì không biết dùng !” Biết làm sao bây giờ ? Kỷ niệm của các cháu không đành đem cho người khác. Một lần trót đã đem cho người ta chiếc điện thoại thông minh, các cháu biết được không dám trách, nhưng mình cứ thấy làm sao đấy… Đúng là bỏ thì thương, vương thì tội !

Có anh em bảo tôi: “Học IT dễ, cái chính là có chịu học hay không”. Tôi giở giọng ngang trả lời: “Bộ nhớ có hạn, nhớ cái này sẽ quên cái kia, tớ chọn cái khác để nhớ”, nhưng thật ra chẳng có cái nào nhớ cho ra hồn, kể cả Lời của Chúa.

Công nghệ thông tin tiến đến chóng mặt, cầm trên tay những thiết bị hiện đại nhất, sống trong không gian phủ tràn những công nghệ hiện đại nhất. Một người bạn am hiểu nói với tôi: “Chúng ta trở thành nạn nhân của chính chúng ta !" Bạn ấy giải thích, các thiết bị thông minh trở thành các thiết bị theo dõi và lưu trữ các hoạt động của chúng ta đầy đủ nhất, hãy biết rằng mọi hình ảnh sinh hoạt của chúng ta ở bất cứ nơi đâu không còn là của riêng chúng ta nữa, và khi cần người ta có cả một kho hình ảnh về ta, ở mọi nơi chúng ta từng lui tới, mọi sinh hoạt chúng ta từng tham dự.

Khi bị các bạn trẻ “cám dỗ” tôi hãy thử "chơi" Facebook, tôi thấy rõ điều này, mọi cái cứ nghĩ rằng của riêng mình, nhưng không ngờ rất nhiều người đã thấy và biết. Tiêu cực mà nói, phải thật cẩn thận với các giao dịch trong các mạng toàn cầu, vì không có gì mà không lộ ra trong một thời gian rất ngắn, nhanh đến không ngờ.

Tu đức dạy rằng, chúng ta phải luôn sống dưới con mắt Chúa, hãy ý thức mọi hành vi của chúng ta chẳng qua khỏi ánh nhìn của Chúa. Trong thực tế, có lắm khi chúng ta quên điều quan trọng này: đó là Chúa thấy hết mọi sự, làm sao có thể giấu diếm Ngài điều chi khuất tất ? ! ? Thức tỉnh để không bị ghi hình, ghi âm trong các giao dịch nhạy cảm, hay lắm, nhưng hãy sống như Chúa đang chứng kiến đó đây, mỗi ngày, vì phần rỗi của chúng ta. Vậy thay vì cứ lo ngay ngáy, cảnh giác trước các thông tin, chúng ta hãy có thái độ trưởng thành để hiểu rằng: Chúa thấy hết mọi sự, không có cái gì Chúa không biết. Một khi chọn thái độ này rồi, chúng ta nỗ lực làm lại những gì cần thiết và phó thác cho Chúa trọn vẹn tương lai. Khi ấy Facebook hay không, vẫn cứ là… "Face to face with God" !

Lm. VĨNH SANG, DCCT

1

NĂM THỨ 15 – SỐ 634 – CHÚA NHẬT 28.12.2014

Page 2: Ephata 634

MỤC LỤC TÌM BÀI:FACEBOOK ( Lm. Vĩnh Sang ) .............................................................................................................. 01ÁNH SÁNG RẠNG NGỜI ( Bài giảng của Đức Phanxicô đêm Giáng Sinh ) ......................................... 02GIA ĐÌNH LÝ TƯỞNG ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .......................................................................... 03ÔI MẸ NHIỆM MÀU ! ( Hoan Nguyên ) .................................................................................................. 05THÁNH HÓA GIA ĐÌNH ( AM. Trần Bình An ) ....................................................................................... 06XIN VÂNG ! ( Tu Sĩ Quách Minh Đức, DCCT ) ...................................................................................... 08THIÊN CHÚA CỨU ĐỘ ( Phùng Văn Hóa ) .......................................................................................... 09PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 28: CON ĐƯỜNG THỐNG HỐI VÀ KHIÊM HẠ ( Nguyễn Trung ) ..... 13NGÀY XƯA VÀ ĐÊM NAY ( Lm. Lê Quang Uy, DCCT ) ...................................................................... 16 ÁNH SÁNG ĐỨC TIN ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................. 17ƠN BIẾN ĐỔI ( Pio X Lê Hồng Bảo ) .................................................................................................... 18CẢI TẠO NGƯỢC ( Nguyễn Hoàng Đức – Diễn Đàn Giáo Dân ) .......................................................... 20HỒNG ÂN SỰ SỐNG ( Mẹ bé Phương Vy ) ......................................................................................... 22ƠN CHỮA LÀNH DO MẸ MARIA CHUYỂN CẦU ( Kiều Thị Phước Hậu – Quang Uy biên tập ) .......... 23NGÃ VỀ ( Tường Vi ) ............................................................................................................................ 24NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27

ÁNH SÁNG RẠNG NGỜI"Dân bước đi trong tăm tối đã thấy ánh

sáng rạng ngời; những ai ở miền đấy đen tối đã được ánh sáng chiếu soi" ( Is 9, 1 ). "Một thiên thần Chúa đã hiện ra với các mục tử và vinh hiển của Chúa đã tỏa chiếu họ" ( Lc 2, 9 ).

Đó là những gì Phụng Vụ của đêm Giáng Sinh Thánh này trình bày cho chúng ta thấy về việc hạ sinh của Đấng Cứu Thế: như ánh sáng thấu qua và đánh tan bóng tối đen nhất. Sự hiện diện của Chúa giữa dân Ngài làm tan biến đi nỗi sầu thương của cuộc thua bại và cảnh khốn cùng của tình trạng nô lệ, mà mang

lại niềm vui và hạnh phúc.

Cả chúng ta nữa, trong đêm hồng phúc này, đã đến với Nhà của Thiên Chúa. Chúng ta đã băng qua bóng tối tăm đang bao trùm trái đất, được dẫn đường bởi ngọn lửa đức tin đang soi chiếu bước chân của chúng ta đi, và được phấn khởi bởi niềm hy vọng tìm thấy "ánh sáng rạng ngời" này. Bằng việc mở lòng của chúng ta ra, chúng ta cũng có thể chiếm ngưỡng thấy phép lạ của con trẻ thái dương là Đấng mọc lên từ trên cao đang chiếu rọi chân trời.

Nguồn gốc của bóng tối đang bao phủ thế giới đang biến mất trong một đêm của mọi thời đại. Chúng ta hãy nghĩ về giây phút tối tăm khi xẩy ra tội ác đầu tiên của nhân loại, khi bàn tay của Cain, bì mù quáng bởi ghen hờn, đã giết chết Abel em của mình ( xem St 4, 8 ). Bởi thế, việc diễn tiến của các thế kỷ đã bị đánh dấu bằng bạo lực, chiến tranh, ghen ghét và đàn áp.

Thế nhưng Thiên Chúa, Đấng đã đặt để một cảm quan mong đợi nơi con người được dựng nên theo hình ảnh của Ngài và tương tự như Ngài, vẫn đang chờ đợi. Ngài đã đợi chờ rất lâu đến độ có lúc dường như Ngài đã phải buông xuôi. Tuy nhiên, Ngài không thể bỏ cuộc vì Ngài không thể chối bỏ chính mình Ngài ( xem 2 Timôthê 2, 13 ). Thế nên Ngài đã tiếp tục nhẫn nại đợi chờ trước tình trạng băng hoại của con người và của các dân tộc.

Qua dòng lịch sử, ánh sáng đánh tan bóng tối tỏ ra cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là Cha và lòng trung thành nhẫn nại của Ngài còn mãnh hơn cả tối tăm và băng hoại. Đó là sứ điệp của đêm Giáng Sinh. Thiên Chúa không tỏ ra bừng giận và bất nhẫn; Ngài bao giờ cũng có đó, như người cha trong dụ ngôn dứa con hoang đàng, đợi chờ trông ngóng từ xa bóng dáng người con lạc loại trở về.

Lời tiên báo của Ngôn Sứ Isaia loan tin về việc hiện lên một ánh sáng rạng ngời qua màn đêm đen. Ánh sáng này được sinh hạ ở Bêlem và được đón nhận bởi vòng tay yêu thương của Mẹ Maria, bởi tình yêu của Thánh Giuse, bởi nỗi ngỡ ngàng của các mục đồng. Khi các thiên thần loan báo việc hạ

2

CÙNG HIỆP THÔNG

Page 3: Ephata 634

sinh của Đấng Cứu Chuộc cho các mục đồng thì các vị làm như thế bằng những lời lẽ như sau: "Đây sẽ là dấu hiệu cho các người, đó là một thơ nhi được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ" ( Lc 2, 12 ).

"Dấu hiệu" này là sự khiêm hạ quá sức của Thiên Chúa; chính tình yêu khiến cho Ngài vào đêm ấy đã mặc lấy tình trạng yếu hèn của chúng ta, nỗi đau khổ của chúng ta, những lo âu của chúng ta, các ước vọng của chúng ta và những hạn hữu của chúng ta. Sứ điệp mà mọi người đang trông mong, mà mọi người đang tìm kiếm nơi thẳm cung của linh hồn mình, không là gì khác ngoài niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa: Vị Thiên Chúa nhìn xuống chúng ta bằng ánh mắt đầy yêu thương, Đấng chấp nhận cảnh bần cùng nghèo khổ của chúng ta, Vị Thiên Chúa phải lòng với cái bé mọn của chúng ta.

Vào Đêm Thánh này, trong khi chúng ta chiêm ngưỡng Con Trẻ Giêsu vừa được hạ sinh và đặt nằm trong máng cỏ, chúng ta được mời gọi hãy phản tỉnh.

Chúng ta đã đón nhận niềm êm ái dịu dàng này của Thiên Chúa ra sao ? Chúng ta có để mình được Thiên Chúa chiếm đoạt hay chăng, để cho Ngài ôm ấp hay chăng, hay tôi tránh né việc Ngài đến gần tôi ? Chúng ta có thể đáp lại rằng: "Thế nhưng chúng tôi đang tìm kiếm Chúa mà".

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không phải là việc đi tìm kiếm Ngài, mà là để cho Ngài tìm gặp chúng ta và âu yếm chăm sóc chúng ta. Vấn đề được đặt ra cho chúng ta trước sự hiện diện của Con Trẻ này chỉ vỏn vẹn là: tôi có để cho Thiên Chúa yêu thương tôi hay chăng ?

Hơn thế nữa, chúng ta có can đảm đón nhận một cách dịu dàng những khó khăn và trục trặc của những ai gần gũi chúng ta hay chăng, hay chúng ta thích những giải quyết theo kiểu bất liên cá thể, có thể là hiệu nghiệm đấy nhưng chẳng có gì là nồng nàn của Phúc Âm hết ? Ngày nay thế giới cần đến niềm êm ái dịu dàng này biết bao !

Việc đáp ứng của Kitô hữu không thể nào khác với việc Thiên Chúa đáp ứng trước cái bé mọn của chúng ta. Đời sống cần phải được đáp ứng bằng những gì là thiện hảo, hiền lành.

Khi chúng ta nhận thức rằng Thiên Chúa phải lòng với cái bé mọn của chúng ta, ý thức rằng Ngài đã biến mình thành nhỏ bé để dễ gặp gỡ chúng ta, thì chúng ta không thể nào không mở lòng mình ra cho Ngài, và khẩn nài Ngài rằng: "Lạy Chúa, xin giúp cho con trở nên giống như Chúa, xin hãy ban cho con ơn biết dịu dàng trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, xin hãy ban cho con ơn biết gần gũi với hết mọi nhu cầu, ơn biết hiền lành trong mọi xung khắc".

Anh chị em thân mến, vào Đêm Thánh này, chúng ta hãy chiêm ngưỡng cảnh Giáng Sinh: ở đó "dân đã bước đi trong tăm tối đã được thấy ánh sáng rạng ngời" ( Isaia 9, 1 ). Dân mà không ngờ, mở lòng đón nhận tặng ân của Thiên Chúa, lại là những người đã thấy được ánh sáng này.

Tuy nhiên, ánh sáng này không thấy được bởi thành phần cao ngạo, kiêu hãnh, bởi những ai đã biến luật lệ theo những lượng định riêng của họ, những ai khép mình trước người khác.

Chúng ta hãy nhìn vào máng cỏ và cầu nguyện, kêu xin Người Mẹ Phúc Đức rằng: "Ôi Maria, xin tỏ Chúa Giêsu cho chúng con !"

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Lễ Đêm Giáng Sinh 24.12.2014Bản dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tựa đề do Ephata chọn

GIA ĐÌNH LÝ TƯỞNG“Hàng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng Lễ Vượt qua” ( Lc 2, 41 ).

Câu Phúc Âm ý nghĩa, nguồn ánh sáng ấm áp có sức soi sáng các gia đình Công Giáo. Một gia đình đi hành hương để thờ phượng Thiên Chúa. Hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Họ thao thức chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa. Chính trẻ Giêsu đã có một ý thức rất sâu xa về điều đó: Người ở lại Giêrusalem để học hỏi tìm hiểu Thánh Kinh, Người ý thức là phải đặt tình yêu Thiên Chúa Cha trên cả tình yêu đối với gia đình.

3

CÙNG SUY NIỆM

Page 4: Ephata 634

Theo luật quy định, người Do Thái phải hành hương về Giêrusalem “mỗi năm ba lần mọi người nam phải trình diện trước Đấng Toàn Năng là Đức Chúa”. Một lần đi bộ hành hương về Nhà Chúa phải mất một tuần lễ. Họ vừa đi vừa hát Thánh Vịnh lên đền: "Tôi vui sướng biết bao khi người ta nói với tôi rằng: nào ta tiến về Nhà Chúa…"

Năm Chúa Giêsu lên 12 tuổi, được cha mẹ đưa đi cùng đoàn hành hương tiến về đền thờ theo tập tục ngày lễ. Đối với người Do Thái, 12 tuổi là trưởng thành. Chúa Giêsu đã bộc lộ sự khôn ngoan trước các bậc thông thái. Sau khi dự lễ vượt qua, Người ở lại đền thờ tranh luận với các tiến sĩ luật “mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp”.

Phụng Vụ muốn đem câu chuyện này vào kể trong Mùa Giáng Sinh, mùa Chúa tỏ mình ra; Người là đấng khôn ngoan am tường đường lối Thiên Chúa để dạy dỗ nhân loại.

Hai ông bà lạc con rồi vất vả đi tìm con, sau ba ngày mới tìm được con trong Đền thờ. Mẹ trách nhẹ: “Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con”. Người đáp lại: “Sao cha mẹ tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận đối với nhà của Cha con sao ?” Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh bản tính siêu phàm của Người. Cha Người không phải là Giuse mà là Thiên Chúa. Cần chu toàn bổn phận đối với Cha trên Trời.

Sau đó cả gia đình trở về Nadarét. Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà. Người đã chu toàn cả hai phận sự đạo và đời.

Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình. Chúa Giêsu có thể sinh ra như một nhân vật thần kỳ nào đó trong các huyền thoại hay được giáng trần như Thánh Gióng, Tiên Nga… Nhưng Ngài muốn có một tổ ấm, một mái gia đình, có cha có mẹ. Chấp nhận làm người là chấp nhận thuộc về một gia đình.

Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sông dưới mái nhà Nadarét, Đức Giêsu đã thành một người chính chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, sự mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ, tế nhị, tận tụy phục vụ, sự buông mình sống trong lòng tin phó thác và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.

Các nhà tâm lý học cho biết rằng: đứa trẻ cần đến sự nâng đỡ của người cha cũng như người người mẹ. Người cha tạo cho con cái hùng, cái nghiêm trang mực thước.Người mẹ ảnh hưởng trên cảm tình con cái về sự tế nhị, dịu dàng, bao dung. Vì thế, đứa trẻ mồ côi cha thường sống uỷ mỵ, nhát đảm thiếu cương quyết và nghị lực. Đứa trẻ mồ côi mẹ thường mang tính cứng cỏi, cộc cằn, dễ u buồn, thiếu tế nhị vui tươi. Trẻ thơ cần được giáo dục về đời sống tình cảm và lý trí. Tình cảm dễ ảnh hưởng nơi người mẹ. Lý trí thường nhờ cậy người cha. Do đó người Ý có lý khi nhận xét: Người mẹ yêu thương dịu dàng, người cha yêu thương khôn ngoan. Người Anh nhận xét chí lý: Khi còn thơ con cái bú mẹ, lúc lớn khôn chúng lại bú cha. Tục ngữ Việt Nam có câu: Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng.

Nền tảng cho việc đào tạo lý trí và tình cảm của một con người là đạo đức. Trên nền móng đạo đức vững chắc, xây một ngôi

nhà gia đình hạnh phúc. Nếp sống đạo đức của Thánh gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.

Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Cha mẹ không chỉ nuôi con bằng cơm bánh vật chất, nhưng còn dạy dỗ, làm gương sáng cho con,người con đáp lại bằng tình hiếu thảo và vâng phục.

Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và ân cần chăm sóc.

Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt.

Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.

4

Page 5: Ephata 634

Thánh Gioan Phaolô II hằng nhắc nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi ngài gọi gia đình là nền tảng của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi Gia Đình là Cung Thánh của Giáo Hội, là Trường Học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô.

Một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm kinh nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ gia đình tốt này sẽ trao tặng những người con hữu ích cho xã hội và Giáo Hội. Gia đình là trường dạy Đức Tin cho con cái tốt nhất. Cha mẹ có Lòng Tin vững chắc, biết truyền lại cho con bằng lời dạy dỗ, bằng gương sáng và cách ăn ở hằng ngày, chắc chắn con cái sẽ theo đường lối ấy.

Đức Thánh Cha Piô XI trong Thông Điệp Về Giáo Dục Kitô Giáo đã dạy rằng: Nền giáo dục bền bỉ nhất và hữu hiệu nhất là nền giáo dục được nhận lãnh từ một gia đình Kitô giáo có quy củ khuôn phép. Gương lành cha mẹ càng chiếu tỏ kết quả giáo dục càng lớn lao.

Thánh Cha Gioan XXIII, trong một lá thư gởi cha mẹ nhân ngày mừng ngũ tuần của mình có đoạn: “Thưa Ba Mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức tước trong Hôi thánh, được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có trường học nào dạy dỗ và làm ích cho con bằng hồi con được ngồi trên chân ba mẹ”.

Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: "Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình Công Giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội Thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ”.

Thánh Gia là một gia đình lý tưởng, đạo đức, yêu thương chăm lo cho nhau. Bầu khí yêu thương đạo hạnh Thánh Gia là trường học đầu tiên huấn luyện Chúa Giêsu. Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này. Chúa Giêsu đã vâng phục kỷ luật trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Người đã lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm linh.

Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm. Cứ 1 năm Chúa Giêsu giảng đạo thì 10 năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.

Thánh Gia là một gia đính lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn. Chúng ta cầu nguyện cho mọi gia đình trên thế giới biết noi theo mẫu gương Thánh Gia, luôn coi trọng tình nghĩa vợ chồng và hạnh phúc gia đình, chăm lo giáo dục con cái, nhất là đời sống đạo đức, trong mọi sự luôn được hướng dẫn theo Thánh Ý Chúa. Nhờ đó gia đình trở nên mái trường lý tưởng, nơi đào tạo tình yêu, nơi huấn luyện niềm tin, nơi bồi dưỡng tâm linh cho con cái.

Xin Chúa thương ban bảo vệ giữ gìn từng gia đình là hình ảnh của Thánh Gia, từng trẻ em là hình ảnh của Hài Nhi Giêsu và xin tình yêu Thiên Chúa chan hòa trong mỗi gia đình.

Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con. Amen.

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

ÔI MẸ NHIỆM MẦU !

Con hiểu được rồiMẹ có từ muôn thuở...Nơi thế trần vâng phục Thánh Ý Cha.Đời thanh bần trinh khiết sống chan hòaTình yêu Chúa, Thánh Gia lòng cậy mến.Mẹ thanh cao, đẹp tuyệt vời như Đóa Hồng Nhung cài trên vương miện Tỏa sắc hương dịu ngọt hồn nhiên.Mẹ đơn sơ như Huệ trắng cõi Vườn ThiêngLòng từ ái bao la biển rộng.Bảy mươi hai năm đã vẹn tuyền trong cuộc sống

Mẹ Đồng Công Chuộc Tội cầu bầu...Quanh Mồ Đá Mẹ – Thánh truyền ngào ngạt quyện Hương châuvà thánh thót tiếng Thiên Thần ca hát...Thiên Chúa Ngôi Ba ban khen,Mẹ về trời trọn lành hồn xácLà tín điều con ghi khắc rất nhiệm mầu !Lạy Mẹ, xin nâng đỡ chúng con trong giờ lâm tửvà xin ơn chết lành trong tay MẹĐiều chúng con khấn nguyện đã từ lâuMẹ nhân ái đoàn con mong nhờ mẹ

5

Page 6: Ephata 634

Ánh rạng đông Mẹ mặt trời trên dương thếhay Trăng sao huyền diệu cõi không gian ?Mẹ oai phong rực rỡ ngự ngai vàngThống trị khắp tầng trời dưới đất.Hỏa ngục khấu đầu, thần linh khiếp kinh cúi mặtMẹ Nữ Vương của khắp muôn loàiCác Thiên Thần, các Thánh, vạn vật ở muôn nơi...Mẹ Thiên Chúa, Mẹ loài người, ôi nhiệm thánh !Mẹ là đấng trung gian, kho ơn phướccho chúng con kêu cầu xin nhận lãnhMẹ ban thương, ấp ủ những tâm hồn...

Đời tha hương lưu lạc, xin mẹ giúp con luônTrong thử thách gian lao, lo âu và thất vọng...Dâng lên Mẹ trọn tâm tư và cuộc sốngCả tấm lòng trông cậy mến thương...cả cộng đoàn đất khách, lậy Nữ Vươngxin dẫn dắt tình thương ơn cứu giúpCơn nguy biến cuộc đời nhiều trong đụcLúc gian nan khốn khó hiểm nguyMẹ ra tay nhân hậu cứu gỡ độ trìĐoàn con dại bơ vơ đời bể khổ.

HOAN NGUYEN

THÁNH HÓA GIA ĐÌNH

Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam. được sự hỗ trợ của Trung Ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam. vừa qua đã công nhận kỷ lục cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam thuộc về vợ chồng cụ Cao Viễn ( sinh năm 1908 ) và Vũ Thị Hai ( sinh năm 1914 ) ở làng Phượng Lịch, xóm Hai, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Cụ Cao Viễn chia sẻ bí quyết sống lâu của hai cụ là sống thật lạc quan và vui vẻ. Dù đều đã bước qua tuổi 100 nhưng hai cụ vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Cụ ông Cao Viễn vẫn còn rất lanh lợi. Hai cụ vẫn có thể đọc báo, xem tivi, làm những công việc trong gia đình, nuôi dạy các cháu, chắt. Cụ ông vẫn viết nhật ký, làm thơ, viết chữ với những nét rõ ràng khiến nhiều người trẻ phải bái phục ( Ảnh chụp cụ ông và cụ bà bên nhau ).

Vừa mở chiếc tivi nhỏ của gia đình cụ, ông Cao Viễn vừa tâm sự: “Tôi rất thích xem các chương trình thời sự, tin tức và đọc báo. Thấy chúng tôi sống “lâu quá”, người ta cứ đồn thổi rằng chúng tôi có bí quyết, hay thuốc gia truyền gì. Nhưng điều đó là hoàn toàn không có. Chúng tôi cũng chỉ ăn uống bình thường, thậm chí có thời gian còn không có cháo mà ăn ấy chứ”, nói đoạn cụ ông Cao Viễn nhìn sang vợ mình cười hạnh phúc.

Hai cụ kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện từ nạn đói 1945. Lúc đó các con còn nhỏ, hai vợ chồng cụ phải chia bát cháo ít ỏi cho các con ăn cầm hơi. Rồi đến những ngày đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, lúc cụ ông lên đường nhập ngũ, rồi lần lượt các con cũng ra chiến trận. Trong trí nhớ của hai cụ, lịch sử vẫn còn vẹn nguyên, không hề bị xáo trộn.

Lấy nhau sinh được 8 người con ( 3 trai, 5 gái ), hiện hai cụ đã có 34 cháu nội, ngoại. Cùng nhau bước qua thế kỷ thứ 2, đôi vợ chồng già vẫn vẹn nguyên những hạnh phúc như thuở ban đầu.“Ngày trước có những năm đến cháo không có mà ăn gia đình phải đào cả củ chuối, nhặt từng cái rễ khoai mà ăn chứ nói đến thuốc thang hay bí quyết gì để mà sống được lâu. Nhưng với vợ chồng chúng tôi, khi nào gia đình cũng phải vui vẻ lạc quan, sống nhân đức, hòa thuận. Khó khăn thì phải cùng nhau khắc phục chứ không được cãi cọ hay mâu thuẫn. Như vậy mình mới sống được mà không đau ốm bệnh tật và sống được lâu với con cháu” - cụ bà Vũ Thị Hai chia sẻ về cuộc sống hạnh phúc của gia đình vợ chồng mình suốt 2 thế kỷ qua.

Hiện tại con cháu hai cụ đều đã ra ở riêng, thỉnh thoảng mới đến chăm sóc được bố mẹ. Vì vậy mọi sinh hoạt thường nhật từ bữa cơm, giấc ngủ hai vợ chồng cụ đều tự lo liệu. Tất cả mọi công việc hai cụ đều cùng nhau làm, từ xem ti vi, dọn dẹp nhà cửa đến nấu một nồi cháo. Cũng vì cuộc sống viên mãn, trường thọ của hai cụ mà người dân trong vùng thường xuyên nhờ hai cụ làm người chúc phúc lành cho những cặp vợ chồng mới cưới. ( Nguyễn Tình – Lany Nguyễn, Dân Trí, Cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam chia sẻ bí quyết trường thọ ).

Hôm nay, Hội Thánh long trọng mừng Lễ Thánh Gia, khuôn mẫu lý tưởng cho mọi gia đình sống hạnh phúc, bình an và vững bền. Khi tất cả thành viên gia đình đều quy hướng về Đức Giêsu, luôn là trọng tâm của mỗi người, thì cuộc sống gia đình mãi ổn định và phát triển.

Sống cùng

6

Page 7: Ephata 634

Mẹ Maria được sứ thần Gabriel loan báo vinh dự được làm Mẹ Đấng Cứu Thế, cũng như Người Công Chính, Thánh Giuse được báo mộng đón nhận bổn phận cao cả làm cha nuôi Đức Giêsu. Cả hai đấng cùng nhau đồng tâm thực hiện Thánh Ý Chúa trao phó, mặc bao gian nan, thử thách. Cùng nhau lận đận về quê Bêlem, khi Mẹ Maria sắp đến ngày lâm bồn. Chật vật, khó khăn, thiếu thốn khi sinh nở. Trốn tránh, tản cư, vượt biên, khi vua Hêrôđê tàn sát con trai đầu lòng. Thánh Gia vẫn bền vững trong bao cơn sóng gió, vì Thánh Giuse và Mẹ Maria luôn vâng theo Thánh Ý hướng dẫn, và luôn có Chúa ở cùng.

Bao lâu, có Chúa cùng đồng hành, thì gia đình vượt qua tất cả mọi nghịch cảnh, mọi thách đố, kể cả bệnh tật, tai ương, hoạn nạn. Có Chúa sống cùng trong tâm hồn, trong lời nói, trong hành xử, trong việc làm, mọi thành viên gia đình thảy đều đồng cảm, đồng tâm, đồng hành với nhau, như Thánh Phaolô khuyên sống hòa đồng, hòa hợp cùng nhau: “Vui với người vui, khóc với người khóc” ( Rm 12, 15 ).

Sống cho “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá

mình hằng ngày mà theo.” ( Lc 9, 23 ). Để có Chúa hiện diện trong tâm hồn, thì tiên quyết phải xả kỷ, từ bỏ bản ngã, cái tôi hẹp hòi, độc đoán bất nhân, bất nghĩa, bất khoan dung, để sống cho người, cho tha nhân. “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.” Người Công Chính không so đo, tự ái, vị kỷ, không bối rối vương vấn, không sống theo ý riêng, quyết tâm vâng theo Thánh Ý Chúa, nhiệt thành, hăng say, cộng tác, phục vụ đắc lực chương trình Cứu Độ.

Mẹ khiêm hạ, tự xóa mình đi, sẵn sàng vâng theo Thánh Ý, khi thưa sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi, như lời sứ thần nói.” ( Lc 1, 38 ) Mẹ hoàn toàn phó thác, sống cho Ơn Gọi.

Còn Đức Giêsu gặp lại cha mẹ sau ba ngày ở lại đền thờ giải đáp Kinh Thánh, cũng luôn tuân phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. “Người đi xuống cùng vời cha mẹ, trở về Nadareth và hằng vâng phục các ngài. ( Lc 2, 51 ). Thánh Phaolô cũng dạy dỗ con cháu biết hiếu thảo cha mẹ: “Con cháu phải học cho biết ăn ở hiếu thảo đối với gia đình mình, và đền ơn đáp nghĩa các bậc sinh thành. Đó là điều đẹp lòng Thiên Chúa.” ( 1Tm 5, 4 ).

Sống vì

Ông bà cụ Cao Viễn kể trên đã sống đúng theo truyền thống dân tộc: "Sống vì mồ mả, không sống vì cả bát cơm." Sống không phải bon chen, giành giựt, gian ác, làm giàu, mà nghĩ đến khi qua đời, làm sao mồ yên mả đẹp, để lo tu thân tích đức. Nên dù khó khăn, đói rách, các cụ vẫn vui vẻ chia sẻ, phục vụ lẫn nhau, con cháu và xóm giềng, mong để lại phúc đức cho con cháu hưởng nhờ. Người Kitô hữu có mục đích sống còn linh thiêng, cao quý hơn nữa. Đó là sống vì đạo. Trở nên chứng nhân của Đức Giêsu, giữa xã hội xô bồ tôn thờ bái vật.

Thánh Phaolô vạch rõ mục đích sống của Kitô hữu:“Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.Vì Đức Kitô đã chết và sống lại, chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” ( Rm 14, 7 – 9 ).

Me Maria luôn sống vì Con Mẹ, đồng cảm, đồng hành cùng Người suốt 33 năm, âm thầm đau khổ trước thái độ chống báng và ám hại của thần quyền lẫn thế quyền đối với Con Mẹ, như ông Simêôn đã tiên tri: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà” ( Lc 2, 5 ).

“Phần thứ nhất của tiệc cưới Cana là yêu thương và hưởng thụ, nhưng giữa tiệc cưới chỉ còn nước! Đôi tân hôn mới ý thức rằng: phương tiện mình hạn hẹp, tình yêu mình lạnh nhạt !

Phần thứ hai của tiệc cưới Cana là khám phá ra kho tàng đạo đức chưa được sử dụng, rượu sau ngon hơn rượu trước: Một tình yêu chân thực, một quả tim biết thắng mình, quên mình, trung thành và hiến dâng không đòi lui” ( Đường Hy Vọng, số 464 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin Người dạy chúng con biết sống cùng nhau, chia sẻ ngọt bùi cay đắng, biết sống cho đi, phục vụ tha nhân, cũng như biết sống vì Chúa, làm chứng nhân Tình Yêu. Kính xin Người ban Đức Chúa Thánh Thần xuống cho chúng con, biết can đảm sống theo Lời Chúa.

Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ cầu bầu, chỉ dạy chúng con noi gương Mẹ, luôn sống bên Chúa, luôn vâng theo Thánh Ý Chúa, cùng luôn chấp nhận đau thương vì Chúa. Amen.

7

Page 8: Ephata 634

AM. TRẦN BÌNH AN

XIN VÂNG !

Lạy Mẹ Maria, khi nghe sứ thần truyền tin ( x. Lc 1, 26-38 ), Mẹ có đủ quyền tự do: tự do không tiếp sứ thần, bởi Mẹ chẳng biết người đó là ai; tự do nghi ngờ lời truyền tin, vì trên đời làm gì có chuyện kỳ quặc như thế; tự do từ chối cộng tác vào chương trình cứu độdo chẳng ai thích tự tròng vào cổ cái ách giữa đàng.

Thật bất ngờ, Mẹ đã nói xin vâng. Không thể ngờ một thiếu nữ miền quê xa tắp tít lại có thái độ vâng phục Đức Tin tuyệt vời đến vậy. Và càng không thể ngờ, người thiếu nữ ấy xin vâng tuyệt đối, chẳng đòi một điều kiện nào.

Sau lời đáp xin vâng, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Con Thiên Chúa thành thai trong lòng Mẹ. Nhìn thấy bụng Mẹ ngày càng to, người đời lời ra tiếng vào. Trước nỗi oan ức đó, Mẹ có quyền suy nghĩ, và rút lại lời xin vâng. Mẹ cũng có thể… phá thai, hoặc kể ra với mọi người lời truyền tin của thiên sứ để minh oan cho mình,thậm chí trốn biệt xứ để tránh lời đàm tiếu. Nhưng không, Mẹ tiếp tục xin vâng, xin vâng để Con Thiên Chúa ngày càng lớn lên trong cung lòng mình, xin vâng trước những lời gièm pha dị nghị.Ôi ! Lời xin vâng âm thầm và tín thác !

Rồi trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu, không như nhiều bà mẹ trần gian, đi theo con mình mà tỉ tê khóc lóc,Mẹ cùng con của mình đi hết những chặng đường thập giá. Kinh Thánh ghi lại nhiều lời nhục mạ Chúa Giêsu nhưng con biết chắc, trong buổi chiều trời đất thảm sầu đó, khi đứng gần thập giá, Mẹ cũng chịu không ít lời mỉa mai từ kẻ qua người lại. Mẹ vẫn im lặng mà không một lời biện minh hoặc cãi lý. Mẹ đã xin vâng để cưu mang Con Thiên Chúa, thì giờ đây, Mẹ cũng xin vâng để dâng người con yêu dấu của mình làm hiến lễ chuộc tội cho muôn dân.

Sau khi Chúa Giêsu sống lại và vinh hiển về Trời, Mẹ chẳng “ra vẻ oai nghi” nhưng khiêm nhường cầu nguyện cùng các Tông Đồ, để khẩn xin nguồn sức mạnh từ Trời.

Sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, Lời Thiên Chúa tiếp tục lan tràn và phát triển Mẹ cũng không “giành quyền” trong Hội Thánh theo kiểu mình là “Mẹ của Thầy Giêsu”nhưng luôn luôn khiêm tốn đồng hành với Hội Thánh mới khai sinh, bằng lời cầu nguyện liên lỉ.Các Tông Đồ hân hoan đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo, chắc chắn được nâng đỡ rất nhiều từ lời nguyện cầu của Mẹ. Đông đảo dân ngoại xin chịu phép rửa, chắc chắn nhờ không ít lời cầu nguyện của Mẹ.

Rồi ngày ngày, Mẹ tiếp tục xin vâng để triều đại Cha mau đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời.

Và lời xin vâng cuối cùng của Mẹ là đón nhận cái chết khắc nghiệt của phận người. Mẹ ơi, nếu là Mẹ, có lẽ con đã xin ơn được về thẳng trời cao như Chúa Giêsu. Nhưng xem Mẹ kìa, Mẹ không xin gì cả, mà tiếp tục xin vâng với tuổi già bệnh tật,

8

Page 9: Ephata 634

với từng cái nấc nghẹn phút lâm chung, rồi xin vâng tận hơi thở cuối cùng.

Thân lạy Mẹ, xin Mẹ dạy chúng con hai tiếng xin vâng. Dẫu biết, xin vâng là sự đánh đố niềm tin cho từng người tín hữu. Dẫu biết, xin vâng là câu đố về lòng trông cậy nơi các con cái của Ánh Sáng.Dẫu biết, xin vâng là một thách đố cho những ai yêu mến Thiên Chúa và muốn thuộc trọn về Ngài.Xin Mẹ dạy chúng con hai tiếng xin vâng.

Lạy Chúa, noi gương Mẹ Maria, con thưa xin vâng trước Thánh Ý Chúa. Tuy nhiên, vì sự yếu đuối của bản thân, con khó thể xin vâng tuyệt đối, xin Chúa bù đắp những gì còn thiếu nơi lời xin vâng bất toàn của con. AMEN.

Tu Sĩ QUÁCH MINH ĐỨC, Học Viện DCCT

THIÊN CHÚA CỨU ĐỘPhải nhìn nhận bản chất cuộc khủng hoảng hiện nay

là khủng hoảng về Thiên Chúa. Nói cách khác, Thiên Chúa được hiểu như một thứ quan niệm đã trở thành vấn đề của thần học. Trong các ngày từ mùng 10 tới 12.12.2009, đại hội liên ngành về đề tài “Thiên Chúa Ngày Nay, với Ngài hay không có Ngài thay đổi tất cả” đã diễn ra tại Roma. Đại hội này do Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa tổ chức với sự tham dự của hàng trăm người gồm nhiều chuyên viên thuộc nhiều ngành khác nhau.

Trong sứ điệp gửi các tham dự viên đại hội, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khẳng định rằng: Vấn đề Thiên Chúa là vấn đề trung tâm đối với thời đại chúng ta ngày nay, trong đó người ta thường giản lược con người vào một chiều kích duy nhất là chiều kích “hàng ngang”, và cho rằng việc rộng mở cho Đấng Siêu Việt không quan trọng. Trái lại tương quan với Thiên Chúa là điều nòng cốt đối với con đường của nhân loại. Giáo Hội và mọi Kitô Hữu đều có bổn phận làm cho Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này và tìm mở lối cho con

người đến với Thiên Chúa. Trong tình trạng văn hóa và tinh thần như tình trạng chúng ta đang sống, khuynh hướng gạt bỏ Thiên Chúa vào lãnh vực riêng tư, coi Ngài như không quan trọng và thừa thãi, hay chối bỏ Ngài một cách tỏ tường ngày càng gia tăng” ( Nguồn Radio Vatican – 12.12.2009 – Linh Tiến Khải – Đại Hội Về Thiên Chúa trong thế giới ngày nay ).

Thật ra chẳng phải cho đến ngày nay người ta mới coi Thiên Chúa như một thứ gì đó thừa thãi cần gạt bỏ mà ngay từ thế kỷ mười chín Thiên Chúa đã bị F. Nietzsche ( 1844 – 1900 ) khai tử “Điểm then chốt trong phê bình tôn giáo của Nietzsche là Thiên Chúa, vì quyền lợi của con người Thiên Chúa không có quyền hiện hữu. Chỉ có thế người ta mới có thể trân trọng như đòi hỏi giá trị của thân thể, sống trung thành với mặt đất này. Chỉ như vậy khái niệm về Sự Sống mới là một khả thể. Chính bọn bệnh hoạn bọn chết dần chết mòn đã khinh rẻ thân thể và mặt đất này và đã bịa ra cái Trời Cao và những giọt máu giải phóng người ta” ( Karl – Heinz Weger, SJ. – Phê Bình Tôn Giáo qua các tác giả ).

Thiên Chúa không có quyền hiện hữu có nghĩa Thiên Chúa phải chết để con người được sống. Câu nói này của Nietzsche phản ảnh cho toàn bộ triết học Hiện Sinh vô thần. Triết Hiện Sinh phê phán cách gay gắt triết học cổ truyền, đặc biệt là triết Aristote, bởi cho đó là triết phóng thể chỉ mải miết tìm hiểu về cái căn nguyên sinh thành vũ trụ tức Đấng Tạo Hóa mà đành quên đi con người. Phê phán triết cổ truyền cũng tức là phê phán thần học bởi thật ra không hề có sự phân định nào giữa triết và thần học.

Cả hai đều lấy vũ trụ làm đối tượng cho cái học của mình “Triết học là khoa học về vạn vật, lấy những nguyên nhân tối cao để giải nghĩa chúng” ( La philosophie est la science des choses par leurs causes suprêmes ).

Theo định nghĩa của Kinh Viện ( Scholastique ) thì mục đích thần học chỉ là để giải nghĩa về căn nguyên sinh thành vũ trụ và căn nguyên đó được cho là Đấng Tạo Hóa. Về Đấng Tạo Hóa được cho là căn nguyên ấy thực chất chỉ là hệ quả việc giải nghĩa Kinh Thánh theo nghĩa đen hay còn gọi là nghĩa mặt

9

CÙNG PHÂN TÍCH

Page 10: Ephata 634

chữ ( Sens Litteral ). Việc giải nghĩa Kinh Thánh về Đấng Tạo Hóa như thế không hơn không kém đó chỉ là quan niệm thần học chứ hoàn toàn không phải là Thực Tại Đấng Thiên Chúa Cứu Độ mà con người cần hết lòng tìm kiếm, khẩn cầu và yêu mến “Hỡi Đức Giehova Ngài là Cha chúng tôi. Danh Ngài là đấng Cứu Độ chúng tôi. Hỡi Đức Giehova sao để chúng tôi lầm lạc xa đường lối Ngài ?” ( Is 63, 16 – 17 ).

Tôn giáo được hiểu như là con đường tâm linh nhắm mục đích để đạt tới một thực tại siêu việt khỏi mình. Thực Tại ấy tùy từng mỗi tôn giáo, đạo học mà có những tên gọi khác nhau. Với Đạo Phật đó là Phật Tánh, với Ấn Độ Giáo là Brahman, với Nho giáo là Thiên mệnh, với Lão giáo là Đạo. Còn với Thiên Chúa giáo là Đấng Cha Hằng Hữu v.v… Đã có đường ( đạo ) thì phải đi, phải thực hiện nó. Tuy nhiên đường tâm linh là con đường rất nhiều chông gai trở ngại mà trở ngại gay go khó vượt qua nhất lại chính là tính chấp ở nơi mỗi người. Tính chấp ấy diễn ra trên hai phương diện, một là chấp ngã cho mình có một “Cái Tôi” tự tánh độc lập bất biến và hai là chấp pháp là chấp về những quan điểm lập trường này nọ. Cả hai tính chấp ấy đều hết sức kiên cố khó phá bỏ.

Riêng với Thiên Chúa giáo thì cái chấp về quan điểm Đấng Tạo Hóa là khó giải gỡ nhất. Thế nhưng cũng chính vì sự chấp chước ấy mà đã khiến Giáo Hội Công Giáo lâm vào những cơn khủng hoảng bất tận. Bằng chứng cụ thể và mới nhất đó là “Đại Hội về Thiên Chúa trong thế giới ngày nay” do Hội Đồng Tòa Thánh về Văn Hóa "tổ chức”. Phải tổ chức đại hội để bàn về Thiên Chúa, điều ấy chứng tỏ cơn khủng hoảng đã lên tới cao trào của nó. Kết cuộc của cơn khủng hoảng này sẽ dẫn đưa nhân loại tới đâu nếu chẳng phải là sự hủy diệt như lời đức Benedicto XVI đã cảnh báo trong thư gửi đại Hội “Các kinh nghiệm quá khứ cả các kinh nghiệm không xa chúng ta dạy cho chúng ta biết rằng khi Thiên Chúa biến mất khỏi chân trời của con người thì nhân loại mất hướng và gặp nguy cơ có những bước đi dẫn tới chỗ tự hủy hoại chính mình” ( Nguồn Radio Vatican – 12.12.2009 – Linh Tiến Khải đã dẫn ).

Giáo Hội quả thật đã và đang mất phương hướng và sự mất hướng này chỉ có thể giải quyết khi nào nhận ra cái nguyên nhân đưa đến cho nó là do nơi sự dung hòa đức tin với lý trí.

I. Cuộc dung hòa Đức Tin và lý trí

Kinh Tin Kính là bản tóm lược toàn bộ đức tin của Giáo Hội, trong đó việc xác tín Đấng Tạo Hóa là căn bản “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất muôn vật hữu hình và vô hình…” Tin có Đấng Tạo Hóa là niềm tin mang tính phổ quát cho cả người có đạo cũng như không có đạo. Thế nhưng đối với thần học thì niềm tin ấy cần phải có cơ sở nghĩa là có cái lý ( logique ) của nó. Cái lý mà thần học dựa vào để chứng minh cho sự hiện hữu của Thiên Chúa được bao gồm trong cái gọi là “Vũ Trụ Luận” ( Cosmologie ) của các triết gia cổ đại Hy Lạp.

Có hai thứ Vũ Trụ luận, một là vũ trụ thần luận ( Théogonie ) có nghĩa vũ trụ đã được hình thành và điều khiển bởi các vị thần linh. Hai là Vũ Trụ Luận theo thiên nhiên vật lý trong đó vũ trụ là do các nguyên chất sơ bản tạo thành. Nguyên chất sơ bản ấy Thales ( phỏng 624 – 546 ) cho đó là Nước “Tất cả là nước” ( Tout est eau ). Anaximandre ( 610 – 545 ) cho là Bất Định ( Tout est infini ). Anaximene ( 585 – 528 ) trái lại nói nguyên chất ấy là Cố Định vì đó là Khí. Heraclite ( 544 – 484 ) cho nguyên chất ấy là Lửa bởi theo ông bất cứ sự vật gì cũng có thể biến đổi thành lửa và lửa cũng có thể biến thành bất cứ sự vật gì.

Từ Vũ Trụ thần minh luận bước qua Vũ Trụ thiên nhiên vật lý. Burnet đưa ra nhận định “ Khi thôi không kể những chuyện hoang đường nữa là lúc các nhà bác học Milet đã thực sự bước một bước tiến vĩ đại. Bước tiến ấy là bắt đầu nhìn nhận cùng kỳ lý hay nguyên nhân tối hậu của vạn vật không còn phải ở nơi thần thánh mà lại ở nơi chính những hành chất sơ bản nội tại trong thiên nhiên” ( Lê Tôn Nghiêm – Lịch Sử Triết Học tây Phương – Quyển một ).

Nguyên nhân tạo thành vũ trụ không còn phải ở nơi thần thánh mà là những hành chất sơ bản ( Nước, bất định, lửa v.v… ). Quan điểm này đã đưa triết học đến kết luận có tính quyết định về nguyên lý Hữu Thể Học ( Ontologie ) như sau “Từ cái Không, không thể có gì được hay không thể giản lược cái Có vào cái không”.

Hữu Thể Học nói cho dễ hiểu là môn học về Cái Có và Cái Có ấy về sau đã được thần học sử dụng như là một minh chứng cho sự hiện hữu của Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa: “Bất cứ trong giả thuyết có thể có nào chúng ta cũng bó buộc phải tin rằng có một Hữu Thể là nguyên nhân cho mọi hiện hữu mà không bị bất cứ cái gì khác là nguyên nhân cho nó và chính vì vậy Hữu Thể ấy phải có

10

Page 11: Ephata 634

tính chất hoàn hảo vô hạn hơn tất cả mọi sự khác nghĩa là Hữu Thể ấy phải thực sự tự tại, thực sự quyền năng và thực sự tốt lành. Rồi một khi không lệ thuộc một hữu thể nào cả hay một điều kiện hiện hữu nào cả ngoài chính mình ra thì Hữu Thể ấy hiện hữu và tự mình mà hiện hữu ( per se ). Hữu Thể ấy hiện hữu không phải vì có cái khác hiện hữu mà là vì nó hiện hữu một cách thiết yếu nó là Hữu Thể tất yếu” ( Lê Tôn Nghiêm – Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Quyển II ).

Thiên Chúa của Hữu Thể Học dù được gọi là Đệ Nhất nguyên Nhân, Đệ Nhất động Cơ hay Hữu Thể tất yếu v.v… thì đó cũng chỉ là những quan niệm thần học chẳng hề có chút chi liên hệ đến con đường Cứu Độ của Đức Kitô là đường về với Chúa Cha: “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Một khi Chúa đã khẳng định như thế thì điều ấy có nghĩa ngoài con đường Giêsu ra không thể có con đường nào khác có thể dẫn đưa con người đến với Thiên Chúa đích thực là Cha mỗi người.

II. Con đường Cứu Độ Giêsu

Như đã biết, khủng hoảng hiện nay là khủng hoảng về Thiên Chúa. Thế nhưng thực ra phải nói đó là khủng hoảng con đường dẫn đến Thiên Chúa. Martin Heidegger ( 1889 – 1976 ), triết gia đương đại của thế kỷ 20 cho rằng nguyên nhân của mọi cơn khủng hoảng là do Thiên Chúa hiểu như Yếu Tính đã bị lãng quên “Oublie de L’Etre".

“Quên” Thiên Chúa có nghĩa là quên mất con đường về với Thiên Chúa. Chính bởi vì quên nên triết học cả Đông lẫn Tây đều đã sa đà vào những mê hồn trận của ý niệm mà không sao thoát ra khỏi được. Trần Cửu Xuyên môn nhân của Vương Dương Minh ( 1472 – 1528 ) khi thấy thầy mình cứ băn khoăn về cái lẽ suy vi của đạo học mới hỏi: Tiên sinh thở than về việc gì vậy ? Ông nói: Cái lý ấy giản dị minh bạch như thế mà chìm lấp hằng mấy trăm năm.

Trần Cửu Xuyên nói: cũng vì Tống Nho theo cái giải nghĩa của chữ TRI, nhận thức thần làm Tính Thể cho nên sự văn kiến càng ngày càng thêm nhiều mà sự làm ngăn lấp cái ĐẠO ngày càng thêm sâu vậy” ( Trần Trọng Kim – Nho Giáo – Quyển hạ ).

Sở dĩ Nho Giáo trải qua bao đời vẫn cứ chìm lấp trong cái học từ chương ấy là vì đã nhầm lẫn lấy chữ TRI tức nhận thức thần làm Tính Thể. Bởi nhầm như vậy nên cái học của Nho Giáo tất cả chỉ là giải nghĩa Tính Thể thế này thế khác mà không bao giờ có thể đạt tới Tính Thể. Giải nghĩa về Tính Thể chỉ có thể đưa đến những ý niệm về Tính Thể chứ không phải Tính Thể như nó là.

Sự nhầm lẫn của triết Đông đưa đến chìm đắm trong cái học thế nào thì triết Tây Phương Hy Lạp cũng thế, không có gì khác. Lý do là vì cái gọi là “nhận thức thần” mà Trần Cửu Xuyên nói đến đó không phải cái chi khác mà đây chính là Lý Trí. Lấy Lý Trí làm yếu tính, đó là nền tảng của triết học Hy Lạp nói chung và Aristote ( phỏng năm 384 – 322 ) nói riêng khi ông đưa ra câu định nghĩa "người là con vật có lý trí” ( Animal raisonnable ). Câu định nghĩa này đã chi phối toàn bộ các khoa nhân văn cổ đại trong suốt 25 thế kỷ qua. Lý do của sự chi phối này là vì câu định nghĩa ấy đã giải gỡ con người ra khỏi sự kiềm tỏa của thần thoại, coi con người chỉ là cái sản phẩm mơ hồ của thần linh, không có một chút giá trị nhân bản nào.

Thế nhưng với câu định nghĩa tưởng rằng sẽ mang lại tính độc lập thoát khỏi thần thánh thì nó lại đẩy con người rút cục chỉ là một thứ khái niệm còn mờ mịt hơn. M. Heidegger phê phán câu định nghĩa ấy cách nặng nề “Nền móng câu định nghĩa đó là thú vật ( Zoologique ). Chính trong khung cảnh của câu định nghĩa trên mà đã kiến tạo nên quan niệm con người của Âu Tây tất cả những gì là tâm lý, luân lý tri thức luận, nhân bản. Đã từ lâu chúng

ta bị xiêu bạt trong mớ lộn xộn những ý tưởng và khái niệm mượn từ trong các môn đó là vì cứ sự nó đã đặt nền trên một câu định nghĩa đã sa đọa” ( Kim Định – Nhân Bản ).

Lấy lý trí để làm yếu tính, điều ấy không thể không đưa con người đến chỗ sa đọa. Lý do là bởi lý trí tự thân nó luôn là sự phân biệt tức là thấy Có Ta, Có Người. Phân biệt Ta, Người – Người, Ta đây là một thứ căn bản vô minh mà Kinh Thánh gọi đích danh nó là Tội Nguyên Tổ “Giehova Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Eden để trồng và giữ vườn. Rồi Giehova Đức Chúa Trời phán dạy rằng ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến. Vì một mai ngươi ăn chắc là phải chết” ( St 2, 15 – 17 ).

Để có thể đọc được Sách Sáng Thế chúng ta cần phải hiểu câu chuyện sa ngã của nguyên tổ nơi Vườn Địa Đàng theo nghĩa biểu tượng. Vườn Địa Đàng ( Eden ) tượng trưng cho Tâm Vô Phân

11

Page 12: Ephata 634

Biệt. Ađam – Eva là hai nguyên lý âm và dương. Con rắn là Lý trí. Sau khi nghe Eva nói lệnh của Đức Chúa Giehova cấm không được ăn trái cây phân biệt thì rắn nói: Hai người chẳng có chết đâu. Nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai người ăn trái cây đó mắt mình mở ra sẽ như Đức Chúa Trời biết điều thiện điều ác. Lời cám dỗ của rắn hoàn toàn dối trá nhưng cũng rất mực tinh vi – Đúng là mắt hai người đã mở ra sau khi ăn trái cấm nhưng mở ra để thấy mình lõa lồ “Đoạn mắt hai người đều mở ra thấy mình trần truồng bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân” ( St 3, 7 ).

Sau khi ăn trái cấm mắt liền mở ra và mắt mở ra ấy là con mắt xác thịt của sự phân biệt: Thấy có Ta có người, thấy có trai có gái, có giàu có nghèo, có tốt có xấu, có tâm có vật ở ngoài tâm, thị phi lành dữ thiện ác v.v… Phân biệt thấy có Ta có người đó là nguyên ủy của toàn bộ sự dữ ở cõi thế gian này.

Chính vì sự phân biệt ấy mà nguyên tổ đã bị đuổi khỏi Địa Đàng để gây nên hệ lụy cho toàn cõi nhân sinh: “Cho nên như bởi một người mà tội lỗi đã vào thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết và như vậy sự chết đã lan khắp mọi người vì mọi người đều đã phạm tội” ( Rm 5, 12 ).

Tội Nguyên Tổ như vậy là tội phân biệt và tội này đem lại cho con người cái chết về phần tâm linh thế nên Đức Kitô gọi những người chết về phần tâm linh ấy là… người chết: “Ngài phán cùng kẻ khác rằng: Hãy theo Ta. Kẻ ấy nói thưa Chúa xin cho tôi về chôn cất cha tôi trước đã. Nhưng Ngài phán: Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn ngươi, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa” ( Lc 9, 59 – 60 ).

Xin về chôn cất cha mình là hành vi cao nhất của đạo làm con, ấy vậy mà cũng không được Chúa cho phép. Chúng ta phải lý giải ra sao về điều này, có phải chăng là Chúa Giesu không biết gì đến đạo lý của việc làm người ? Chẳng những chỉ có một trường hợp này mà còn rất nhiều lần khác Đức Kitô cũng có những yêu cầu mà người thế gian khó thể chấp nhận: “Ai yêu mến cha hoặc mẹ hơn ta không đáng cho Ta. Ai yêu mến con trai hoặc con gái hơn Ta cũng không đáng cho Ta… Ai không vác thập giá mình hàng ngày mà theo Ta thì chẳng đáng cho Ta. Ai muốn tìm mạng sống mình thì phải mất. Còn ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại được” ( Mt 10, 37 – 39 ).

Chúa không hề không cho phép con người không được yêu mến mẹ cha con cái mà chỉ nói không được yêu mến họ hơn Ngài. Tại sao Chúa lại không muốn người ta yêu mến cha mẹ con cái hơn Ngài ? Đó là vì tất cả những tình cảm dù là cao quý đó đều là những mối giây ràng buộc khiến con người không thể bước đi trên con đường giải thoát là đường Sự Thật: “Chúa Giêsu nói với những người Do Thái đã tin Ngài rằng: Nếu các ngươi cứ ở trong đạo của Ta thì thật là môn đệ Ta. Các ngươi sẽ biết Sự Thật và Sự Thật sẽ giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31 – 32 ).

Đức Kitô quả thật là Đấng Cứu Độ, thế nhưng sự cứu độ ấy chỉ đến với con người khi nó nhận biết Sự Thật. Nói cách khác, Chúa không thể cứu khi chúng ta không nhận biết Sự Thật. Vậy Sự Thật đó là gì ? Đây là câu hỏi rất cần có câu trả lời thỏa đáng, nếu không thì con đường Cứu Độ sẽ chẳng bao giờ có thể nhận ra. Có nhiều cái nhìn khác nhau về Cứu Độ nhưng đáng kể nhất cho đến nay vẫn là quan điểm cho rằng Giáo Hội là của người nghèo và vì người nghèo. Cũng bởi cho Giáo Hội là của người nghèo và vì người nghèo nên Nước Trời đã bị tục hóa thế này: “Vậy Nước Thiên Chúa mà Đức Kitô rao giảng không phải là một thực thể ở trên trời nhưng là một tình trạng tương lai ở thế gian khi người nghèo không còn nghèo, người áp bức không còn bị áp bức. Nó được biểu thị bằng một ngôi nhà hay một đô thị có tường thành bao quanh” ( Albert Nolan – Đức Giêsu trước khi có Kitô giáo ).

Cho rằng Nước Trời là tình trạng tương lai ở thế gian khi người nghèo hết nghèo, người bị áp bức không còn bị áp bức. Điều ấy có thể nói nó đã… xổ toẹt Kinh Thánh nói chung và con đường Cứu Độ của Đức Kitô nói riêng. Tại sao ? Bởi như thế thì làm gì mà có Tội Nguyên Tổ, có Người Nữ đạp giập đầu rắn Satan ( St 3, 15 ). Không có Tội Nguyên Tổ, không có Người Nữ là Đức Nữ Trinh Maria thì Đức Kitô cũng chẳng ra đời, cũng chẳng rao giảng Tin Mừng v.v…

Tất cả phủ nhận ấy đều phát xuất bởi cùng một nguyên nhân, đó là do nơi ảnh hưởng của quan niệm Đấng Tạo Hóa. Với quan niệm Đấng Tạo Hóa thì tất yếu không sao tránh khỏi hậu quả là sự phủ nhận Tin Mừng của Đức Kitô về Nước Trời mầu nhiệm nội tại: “Người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu về Nước Đức Chúa Trời chừng nào đến thì Ngài đáp: Nước Đức Chúa Trời không đến cách mắt thấy được. Người ta cũng sẽ không nói được: Đây này hay đó kia, vì này Nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi” ( Lc 17, 20 – 21 ).

Không thể nói đây này đó kia bởi vì Nước Trời siêu việt cả không gian lẫn thời gian. Nước Trời siêu việt không và thời gian như thế, mầu nhiệm thay nó lại có ngay tại cõi lòng mỗi người. Chính bởi

12

Page 13: Ephata 634

Nước Trời nội tại mà Đức Kitô nói: “Luật pháp và tiên tri đến Gioan là hết. Rồi từ đó Tin Mừng của Nước Đức Chúa Trời được rao giảng ra và ai nấy đều phải nỗ lực mà vào” ( Lc 16, 16 ).

Phải nỗ lực mà vào thì vào ở đây chỉ có thể là đi sâu vào bản tâm để nhận biết Nước Trời cũng chính là Sự Thật Con Thiên Chúa ở nơi mình. Nước Trời, Nước Thiên Chúa, Nước Hằng Sống, Nước Thiên Đàng, Chốn Nghỉ Ngơi đời đời v.v… Tất cả những danh xưng ấy đều là những khái niệm được dùng để ám chỉ cho thực tại Tâm duy nhất cũng là Đấng Cha Vô Phân Biệt: “Các ngươi đã nghe phán rằng: Hãy yêu người thân cận và ghét kẻ thù nghịch. Nhưng ta nói cùng các ngươi hãy yêu kẻ thù nghịch các ngươi và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời bởi vì Ngài khiến mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện.ưa cho người công chính cùng kẻ bất chính” ( Mt 5, 43 – 45 ).

Chúa nói những lời trên đây là để dành cho những người chưa được giáo hóa bởi vì họ chỉ có thể tiếp nhận được những gì ám hợp với tâm thức là cái tâm còn chứa đầy sự phân biệt. Đối với tuyệt đại đa số nhân loại nói chung và người Do Thái nói riêng đều tin tưởng có Đức Chúa Trời hay Thượng Đế là đấng ngự tít trên chốn cao xanh có thể ban ơn giáng họa cho muôn loài. Sự tin tưởng ấy chẳng những vô hại mà còn giúp họ biết ăn ngay ở lành sống theo các chuẩn mực luân lý ở đời. Tuy nhiên đối với triết học, thần học lại khác, người ta không bao giờ chấp nhận đấng Thiên Chúa… ở trên trời, bởi như thế nó trái với lý trí suy luận mà cái gì trái với lý trí theo họ đều là ảo mộng.

Bởi cho tôn giáo là ảo mộng nên Karl Marx kết tội tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ đầu độc quần chúng bị áp bức. Cũng bởi phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa nên Jean Paul Sartre cho rằng dự phóng căn bản của con người là ước muốn trở thành Thượng Đế nhưng đó chỉ là ảo mộng điên rồ !

Thần học một đàng không chấp nhận Thiên Chúa, Đấng ở trên trời, một đàng lại là duy lý, thế nên cũng chẳng có cách chi nhận ra con đường Cứu Độ của Đức Kitô là đường đi sâu vào bản tâm. Chính bởi đường Cứu Độ là đường vào bản tâm thế nên Chúa nói những ai muốn vào thì phải đi theo con đường hẹp: “Hãy vào ngõ hẹp, vì ngõ rộng và đường lớn dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó thì nhiều. Song ngõ hẹp đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít” ( Mt 7, 13 – 14 ).

Ngõ hẹp ở đây tức là sự bỏ mình: “Ai muốn theo ta thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo” ( Mt 16, 24 ). Còn ngõ rộng đường lớn có thể diễn ra theo bằng hai lối, một là tìm kiếm sự hưởng thụ giác quan: ăn uống nhậu nhẹt, chơi bời trác táng, hút chích nghiện ngậpv.v… Hai là dùng lý trí để suy luận này nọ. Cả hai lối ấy đều dẫn đến sự chết bởi như đã biết nguyên ủy của nó phát xuất từ Tội Nguyên Tổ là tội phân biệt ( biết điều thiện điều ác ).

Tưởng rằng phân biệt theo sự cám dỗ của rắn Satan sẽ được nên giống Thiên Chúa ai ngờ lại sa vào bẫy sập của quỷ dữ ! Người ta cho rằng cần phải lấy Thiện để chống Ác nhưng đâu có ngờ rằng càng chống Ác bao nhiêu thì Ác càng nhiều và dữ dằn hơn bấy nhiêu. Chủ nghĩa Mác lấy đấu tranh giai cấp muốn triệt bỏ giai cấp tư bản nhưng rồi hậu quả là cả tư bản lẫn vô sản đều lâm vào con đường dở sống dở chết.

Cuối cùng chỉ còn lại có mỗi cái đảng Cộng Sản với toàn quyền sinh sát trong tay. Điều mà chủ nghĩa Cộng Sản đã gây ra biết bao tai họa cho nhân loại vì đã đi theo con đường của quỷ là đường phân biệt, thì nay trong tôn giáo cũng vậy, cũng đã bỏ con đường Cứu Độ của Đức Kitô là đường Sự Thật để ra sức xiển dương con đường xây dựng Nước Trời ở nơi trần gian này. Xây dựng Nước Trời trần gian thì nào có cần chi tới Đức Tin để làm gì ? Một khi Đức Tin đã không còn thì ngày Chúa đến thật đã gần như ở trước ngưỡng cửa: “Dẫu vậy khi Con Người đến há sẽ tìm được đức tin trên mặt đất này chăng ?” ( Mt 18, 8 ).

PHÙNG VĂN HÓA, Trà Cổ, Giáng Sinh 2014

PHONG CÁCH PHANXICÔBài 28. Con đường thống hối và khiêm hạ Phanxicô

Trong loạt bài Phong Cách Phanxicô, tôi thường nêu ý kiến cá nhân về sự cần thiết chỉnh sửa một số ngôn từ trong đạo tại Việt Nam vì chúng không hề có nguồn gốc trong Tin Mừng và mang truyền thống Kitô.

Lm. Huỳnh Trụ trong bài viết Từ vựng Công Giáo: Giáo Hoàng – Giáo Chủ – Giáo Tông đăng trong website chính thức của Tổng Giáo Phận Sàigòn từ ngày 9.3.2013, đã nhận định: ( trích )

Giáo hoàng ( 教皇 ): Giáo là tôn giáo; hoàng là vua.

13

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 14: Ephata 634

Theo từ ngữ, chỉ có thể giải nghĩa giáo hoàng là vị vua của đạo mà thôi. Tuy nhiên, khi chúng ta xưng vị lãnh đạo của Giáo Hội là vua thì không thích hợp cho lắm. Chúng ta không phủ nhận có vị vua rất tốt, như vua của Thái Lan rất được dân chúng kính trọng. Nhưng khi chúng ta xưng vị lãnh đạo của tôn giáo của chúng ta là giáo hoàng, thì có vẻ còn mang nặng tư tưởng phong kiến và chính trị.

Giáo tông ( 教宗 ): nghĩa là người đứng đầu Giáo Hội.

Ngoài ra, tất cả những gì thuộc về giáo tông đều mang chữ tông và có cùng một hệ thống với những từ như: Tông thư, Tông huấn, Tông sắc, Tông Toà..., nhưng không thể nói Hoàng thư, Hoàng huấn, Hoàng sắc, Hoàng Tòa... được. Tuy người ta cũng gọi các uỷ ban của Toà Thánh là uỷ ban giáo hoàng, như Uỷ ban Giáo Hoàng về Di sản Văn hóa của Giáo Hội, Uỷ ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh..., nhưng những thuật từ này chúng ta có thể thay thế bằng thuật từ giáo tông một cách dễ dàng, như: Uỷ

ban Giáo Tông về Thánh Kinh...

Giáo chủ ( 教主 ): nếu phân tích từng chữ có nhiều nghĩa, nhưng thuật từ giáo chủ có nghĩa là “người sở hữu tôn giáo đó”, tức là: người sáng lập một tôn giáo, ví dụ: Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của đạo Phật.

Như vậy, từ “giáo chủ” được gán hoặc ghép cho các tước hiệu vừa kể có thực chính xác không ?

Có một điều rất lạ, trong khi người Hoa Công Giáo trên toàn thế giới đều xưng vị lãnh đạo của chúng ta là giáo

tông, thì chính quyền Trung Quốc lại gọi là giáo hoàng. Chính quyền Trung Quốc gọi giáo hoàng với ý mỉa mai, xem ngài như di sản của chế độ phong kiến và vua của nước Vatican.

Giáo Hội tại Việt Nam từ xưa đã dùng thuật từ giáo hoàng, sau dùng giáo tông, nhưng không hiểu vì lý do gì mà không dùng giáo tông nữa mà trở lại dùng giáo hoàng. Sau này, có một số người dùng từ giáo chủ.

Tuy thuật từ giáo hoàng đã được sử dụng phổ biến như thế thì khó mà thay đổi. Nhưng xét về mặt từ ngữ thì không thích hợp cho lắm. Tất cả những danh xưng dành cho vị lãnh đạo của Giáo Hội trong tiếng La Tinh hay Hippri đều không có từ nào ám chỉ ngài là vị hoàng đế cả. Chúng ta cần suy nghĩ có nên dùng thuật từ Giáo Tông ? Vì thuật từ Giáo Tông ngoài nghĩa người đứng đầu, còn mang tính cách tông truyền nữa, cho nên thuật từ Giáo Tông thích hợp với vai trò vị lãnh đạo của Giáo Hội hơn cả. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130309/20595 ( ngưng trích ).

Tuy truyền thống Nhà Thờ cũng thường gọi Giáo Tông là Cha Thánh ( Holy Father ) nhưng thuật từ này được dùng rất hạn chế trong các nghi lễ trang trọng chính thức, trong tuyệt đại đa số trường hợp mọi người không phân biệt tôn giáo và ngay bản thân các Giáo Tông đều gọi mình là Papa ( từ gốc Hy Lạp là tiếng xưng hô thân mật của con gọi bố hoặc vợ gọi chồng ). Chỉ riêng Việt Nam mới có từ Đức Thánh Cha và lại dùng tràn lan không phân biệt trong hầu hết trường hợp. Khi Giáo Tông Phanxicô thân mật đứng giữa các bạn trẻ để họ tha hồ chụp hình bằng iPhone, bồng ẵm một em bé, ăn tối với những người vô gia cư… thì cách đưa tin như thế này đã làm mất hẳn đi tinh thần của cuộc gặp gỡ ( trích ):

Đức Giáo Hoàng Francis đã bắt đầu Tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh bằng Chủ Nhật Lễ Lá với các tín đồ hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha giảng một bài giảng hoàn toàn ứng khẩu mà không dùng đến bài đã được soạn sẵn. Sau đó ngài ra khỏi xe để các thanh thiếu niên chụp ảnh với ngài. Đức Giáo Hoàng kêu gọi giáo dân, và với cả chính ngài, quay nhìn lại chính tâm mình để thấy mình đang sống như thế nào.

http://www.voatiengviet.com/content/duc-giao-hoang-bai-dau-tuan-thanh/1892619.html

Ai cũng biết là các bạn trẻ trong hình đều chỉ reo hò Papa trong các trường hợp này nhưng các hãng tin thế tục như đài Tiếng nói Hoa Kỳ ( VOA ) vẫn không dám dùng từ đã phổ biến hàng ngàn năm nay chỉ vì Nhà Thờ Việt Nam vẫn còn rụt rè chưa dám dùng.

14

Page 15: Ephata 634

Cơ quan điều hành Nhà Thờ toàn cầu được gọi là Romanam Curiam ( Latinh ), The Roman Curia ( Anh ), La Curie romaine ( Pháp ), La Curia Romana ( Ý, Tây Ban Nha ), a Cúria Romana ( Bồ Đào Nha ),

Die Römische Kurie ( Đức ), 罗马教廷 La Mã Giáo Đình ( Hoa ), Giáo triều Rôma ( Việt ).

Đây cũng là một cách bắt chước tiếng Hoa thiếu cân nhắc. 朝 triều và 廷 đình đứng riêng hay ghép chung là triều đình 朝廷 đều có nghĩa là nơi vua tôi bàn thảo việc nước, đình đối 廷對 đối đáp ở chốn triều đình, đình nghị 廷議 bàn thảo ở triều đình, huyện đình 縣廷 dinh quan. Động từ 朝 triều có nghĩa là chầu khi bề tôi gặp vua, bề dưới gặp bề trên như. Trong Công Giáo có Chầu Thánh Thể.

Curia trong tiếng Latinh có nguồn gốc từ coviria ( nơi đàn ông tụ họp ), bất cứ cuộc gặp gỡ nào đều có thể gọi là curia.

Bốn triệu Hội viên Legio Mariae ( Đạo Binh Đức Mẹ ) trên toàn thế giới gọi Curia là Hội Đồng Hạt, cấp trên của Đơn Vị ( Praesidium, trong các Họ Đạo ) nhưng lại là cấp dưới của các Hội Đồng Trung Ương ( Concilium Legionis ), Hội Đồng Miền ( Senatus ), Hội Đồng Tỉnh ( Regia ), Hội Đồng Địa Phận ( Comitium ).

Dịch Romanam Curiam là Giáo Triều Rôma là không đúng về nội dung vì đây đâu có phải là triều đình phong kiến, nhân viên làm việc tại đó đâu có phải là vua chúa. Khi đế quốc Rôma sụp đổ thì những cơ sở hành chánh kèm theo danh xưng được chuyển sang cho Nhà Thờ, thủ đô Rôma trở thành trung tâm của Nhà Thờ, nhưng ngày nay Vatican chỉ là một phần rất nhỏ của Rôma, thủ đô Italia mà thôi.

Ta vẫn gọi nơi Giám Mục làm việc là Tòa Giám Mục. Trước 1975 trung tâm hành chínhchánh của một tỉnh ở Miền Nam là Tòa Hành Chính/Chánh. Hiện nay Tòa Hành Chính có nghĩa là Tòa Án Hành Chính. Tòa nhà là một cấu trúc kỹ thuật xây dựng như căn nhà, trung tâm tôn giáo, một ngôi nhà, lâu đài, trường học, sân vận động… Theo thiển ý, nên dịch Romanam Curiam là Tông Tòa. Giám Quản Tông Tòa ( Administratio Apostolica ) là một chức vụ do Giáo Tông bổ nhiệm để quản trị một địa chính tương đương Giáo Phận.

Nhưng các bài viết của tôi không thể theo kịp những thay đổi triệt để mà Papa Phanxicô còn muốn thi hành trong Nhà Thờ nhất là tại ngay Tông Tòa

( trích ) Đức Thánh Cha: Giáo Triều và 15 căn bệnh. Đức Giáo Hoàng nói về Giáo Triều và liệt kê 15 thứ bệnh mà những người phục vụ tại đây có thể mắc phải:

Trong mọi trường hợp, Giáo Triều là một cơ thể năng động, nó không thể sống mà không được nuôi dưỡng và không lo tự chăm sóc bản thân. Trong thực tế, như Giáo Hội, Giáo Triều không thể sống mà không có một mối quan hệ sống còn, cá nhân, xác thực và mạnh mẽ với Chúa Kitô. Một thành viên của Giáo Triều mà không nuôi dưỡng mình hàng ngày với thực phẩm đó sẽ trở thành một công chức: một chồi cây héo khô, chết dần và bị vứt bỏ. Cầu nguyện hàng ngày, siêng năng tham dự các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, tiếp xúc hằng ngày với Lời Chúa và linh đạo, chuyển thành đức ái sống động là những chất dinh dưỡng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Ước gì tất cả chúng ta đều hiểu rõ rằng nếu không có Ngài, chúng ta chẳng có thể làm được gì ( x. Ga 15, 8 ).

Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể có, những bệnh của giáo triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng “danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến hôm nay. Danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, là một bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị Lễ Giáng Sinh.

10. Bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo. Đó là bệnh của những kẻ xu nịnh cấp trên, hy vọng được ân huệ của họ. Họ là nạn nhân của công danh sự nghiệp và của thái độ xu thời, tôn kính con người chứ không tôn kính Thiên Chúa ( x. Mt 23, 8-12 ). Đó là những người khi phục vụ chỉ nghĩ đến điều mà họ phải đạt được chứ không không nghĩ tới điều mà họ phải làm. Họ bủn xỉn, bất hạnh, chỉ hành động vì ích kỷ ( x.

15

Page 16: Ephata 634

Gl 5, 16-25 ). Bệnh này có thể xảy ra cho cả các cấp trên khi họ chiêu dụ vài cộng tác viên để được sự tuân phục, trung thành và bị lệ thuộc về tâm lý, nhưng kết quả cuối cùng là một sự đồng lõa thực sự.

Đức Thánh Cha sau đó nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, phong trào... Ngài cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ mọi nỗ lực thanh tẩy và hoán cải. Ngài mời gọi mọi người chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi...

Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa. Tiếp theo, các Giám Mục cũng như các Giám Chức, các Linh Mục khác và các Giáo Dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước Đức Thánh Cha để chúc mừng và bắt tay ngài.

( 1 ) Kinh cầu nguyện của Thánh Thomas More:

Lạy Chúa, xin cho con một bộ tiêu hóa tốt,và cũng cho con có cái gì đó để tiêu hóa !Xin cho một thân thể khoẻ mạnhvà sự hài hước tốt lành cần thiết để duy trì sức khoẻ đó.Xin cho con một linh hồn đơn giảncó thể tạo ra cả một kho báu những gì tốt lành,và không ngạc nhiên trước sự dữ,mà luôn tìm cách để đưa mọi thứ về đúng chỗ của nó.Xin cho con một tâm hồn không biết chán,không cằn nhằn, không thở dài than vãn,không cho phép con vướng bận với cái Tôi cồng kềnh.Xin cho con một cảm thức hài hước tốt lành.Xin ban cho con ơn hiểu biết những trò đùađể khám phá trong cuộc sống một chút niềm vui,và làm cho người khác cũng trở thành niềm vui. Amen.

Linh Hữu phỏng dịch và tổng hợp ( dựa trên Zenit và VietVatican )

( ngưng trích, nguồn http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20141224/28891 )

Các hãng tin thế tục rất hồ hởi đăng lại tin này. Người ta còn gọi đây là 15 Điều Răn Mới dành cho nhân viên của Tông Tòa cũng là cho tất cả toàn thể Kitô Hữu. ( nguồn: Pope Francis's 15 'new commandments' for Vatican staff http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/the-pope/ )

NGÀY XƯA VÀ ĐÊM NAYNgày xưa Chúa thoát thai

Ổ rơm lót hình hài, Nồng hôi mùi súc vật,Mà ngon giấc ngủ dài...

Đêm nay Chúa chào đờiTrong manh áo tả tơiCủa đôi người hành khấtNơi chiếu đất màn trời...

Ngày xưa Chúa thôi nôiTrên đất lạ quê người, Vào đời như lữ kháchVội vàng kiếp nổi trôi...

Đêm nay Chúa vừa trònHai mươi tuổi long đong,Đứng bên giòng quay quắtMà vẫn khát chờ trông...

Ngày xưa Chúa ruổi rongBộc bạch cả tấm lòng,

Mở con đường rất lạ,Lời nuôi thỏa ước mong...

Đêm nay Chúa miệt màiVới cây chổi trên tay,Theo lối dài vun rácCùng bụi cát đọa đầy...

Ngày xưa Chúa lìa trầnĐinh dài xỏ tay chân,Máu theo thân thập giáGiọt lã chã ân cần...

Đêm nay Chúa cầu xinTrên xe lăn một mình,Từ tật nguyền ngước mắtTìm cho gặp niềm tin...

Lm. LÊ QUANG UY

16

CÙNG THAO THỨC

Page 17: Ephata 634

ÁNH SÁNG ĐỨC TINĐang sống trong Mùa Giáng Sinh, tôi chợt nhớ tới ca

khúc “Mùa Sao Sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, một ca khúc thường được nghe vang lên trong Mùa Giáng Sinh, chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc ca khúc này. Lời thoại mở đầu ca khúc này mang tâm tình của một người ngoại đạo: “Lạy Chúa, con là người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa ngự trên cao”.

Ca khúc “Mùa Sao Sáng” được viết ở âm thể Trưởng, với giai điệu giản dị nhưng vẫn sáng đẹp và nhẹ nhàng, nghe như thánh ca, và ca từ cũng đẹp: “Một mùa sao sáng, đêm Noel Chúa sinh ra đời, người hẹn cùng tôi ngày về khi đất nước yên vui. Quỳ lạy Mẹ Maria, lòng Mẹ từ bi bao la, tấu khúc nhạc lên xin ơn trên ban cho nhà Nam”. Ông không chỉ hướng về Chúa mà còn hướng về Mẹ Maria.

Ai cũng trải qua nhiều “Mùa Sao Sáng”, càng nhiều tuổi càng trải qua nhiều mùa Đông: “Từ mùa Đông trước qua mùa Đông tiếp theo sau này, người bạn còn đi mà niềm tin vẫn thắm trên môi” . Vấn đề là còn giữ được niềm tin, dù là niềm tin đời thường hoặc niềm tin tôn giáo. Nhưng chiến tranh và loạn lạc, cho dù “giặc tràn về quê hương tôi, giặc diệt niềm tin Kitô”, nhưng “lớp lớp đoàn chiên quyết sáng danh Chúa trên trời cao”. Và ông lại hướng về Đức Mẹ: “Lạy Mẹ đồng trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”.

Không biết ông có niềm tin Kitô giáo hay không, nhưng các ca từ ông viết nghe đầy “chất” Công giáo. Phải chăng ông là người ngoại đạo nhưng luôn hướng về Chúa, luôn tin rằng “lớp lớp đoàn chiên quyết sáng danh Chúa trên trời cao” để “đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao” ? Và tôi gọi ông là người-ngoại-đạo-có-niềm-tin.

Mùa Sao Sáng lại về, ông tâm sự: “Đêm nay tôi nhớ người chưa trở lại, chênh chếch mùa sao lạc loài, ôi những mùa sao lẻ đôi ! Cho tôi thương nhớ mùa sao ngày nào, thương những mùa sao hồng đào, ôi những mùa sao cách xa !” Chiến tranh là thế, người tiền tuyến, kẻ hậu phương, yêu nhau mà không được gần nhau. Buồn lắm ! Và nỗi nhớ ùa về ngập lòng, khoảng xa vắng mênh mông…

Mùa Sao Sáng dành cho mọi người, của mọi người, dù lương hay giáo: “Một mùa Đông giá hang Bêlem Chúa sinh ra đời, một trời đầy sao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao. Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt càng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao” . Da diết quá, tha thiết quá, tâm tình quá, chân thành quá !

Mùa Sao Sáng nên rất nhiều sao lấp lánh và nổi bật trên nền trời đêm đen: “Một mùa sao sáng ôi mùa sao chói chang muôn đời, vạn lời truyền rao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao. Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”.

Ở nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có điều gì đó đặc biệt, đó là ông luôn hướng tâm lên Đức Mẹ, ông cứ lặp đi lặp lại như một điệp khúc: “Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”.

Một Mùa Sao Sáng nữa lại về, Ánh sáng Đức tin rạng ngời, xin cầu chúc mọi người được sống trong công lý và hòa bình đích thực: Giáng sinh An lành và Năm mới Hạnh phúc – Merry Christmas and Happy New Year.

TRẦM THIÊN THU_________________________

Ghi chú: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15.3.1932 tại quận 1, Sàigòn, nguyên quán ở Lợi Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh. Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam ở Vũng Tàu. Ông có các bút danh khác là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử. Ông là một nhạc sĩ của dòng nhạc tình ca Việt Nam, tác giả của nhiều ca khúc tân nhạc nổi tiếng như Chiều Mưa Biên Giới, Hải Ngoại Thương Ca, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Ai Đi Ngoài Sương Gió, Bóng Nhỏ Giáo Đường, Chiều Mưa Biên Giới, Cay Đắng Tình Đời, Bẽ Bàng,... Ngoài ra ông còn là soạn giả của một số tuồng cải lương thịnh hành như Tiếng Hạc Trong Trăng, Nửa Đời Hương Phấn.

17

CÙNG HỒI TƯỞNG

Page 18: Ephata 634

Ông là Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim… Từ năm 1958, ông là trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời gian của Đài Phát Thanh Sàigòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc...

Ông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca nổi tiếng, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân,... Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương. Chính Nguyễn Văn Đông là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Khánh Ly ( Sơn Ca 7 ), Thái Thanh và Ban nhạc Thăng Long ( Sơn Ca 10 ), Lệ Thu ( Sơn Ca 9 ), Phương Dung ( Sơn Ca 5 và 11 ), Giao Linh ( Sơn Ca 6 ), Sơn Ca ( Sơn Ca 8 )... và một số album riêng cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ca sĩ Thanh Tuyền là một trong các học trò của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

ƠN BIÊN ĐÔITiêng may cưa rit lên tưng hôi như xoay vao không khi oi nông uê oai ban trưa khiên hăn cang

thêm bưt rưt. Tư khi thăng nhoc sưa may cưa don vê xom nay, hâu như hăn chưa đươc môt giâc ngủ trưa nao ngon lanh !

- Ne, may không nghi trưa ha, thăng nhai ? – Hăn het vong ra.

- Da, thưa chu thông cam ! Môt chut xiu nưa thôi. Anh thợ nay tư tân trên Phươc Binh xuông !

“Chi gioi nguy biên !” – Hăn lâm bâm. Khi thi “chu nay đang lam cây cho ngươi ta nửa chưng”, luc lai “anh kia đi mây chuc cây sô đên”… Ai ma chăng biêt tui tre bây giờ ham lam giau đên mưc nao ! Cai thi trân nưa quê nưa tinh nay cư thay đôi tưng ngay, tưng giơ la vi thê. Ơ cai tuôi ngoai 50, hăn cam thây minh kho thich nghi, cho du hăn cung không thuôc loai nê cô…

Tiêng chuông Nha Thơ chơt vang lên khiên hăn bưng tinh. “Ai chêt thê nhi ?” A, không, trưa nay, co giơ châu ky niêm ngay Đưc Me hiên ra lân cuôi tai Fatima. Vơ hăn đa luc đuc sưa soan nay giơ. Đan ba muôn đơi vân thê ! Lê lươt gi thi cung tranh thu đê… lam dang ! Cơ ma như thê cung con đơ. Mây ông ba trong Hôi Đông Muc Vu con tranh thu đê thăng bô thât đương bê, chêm chê cư như… triêu đinh La Ma. Chinh sưa ngươi nay, lên lơp ngươi no, phô diên cho băng hêt nhưng gi ma ho cho la đao đưc. Hăn rât di ưng vơi loai người nay !

Vơ hăn đa chuân bi xong, nang đa biêt tinh hăn nên không hê ru hăn cung đi Nhà Thờ. Chơt, hăn buôt miêng:

- Chơ chut, anh đi vơi !

Noi xong, hăn ngôi dây vơi chut tiêc nuôi. Đang nao thi cung không thê ngu đươc ! Va lai, hăn cung không phai loai lat leo chuyên đao hanh. Chi vi hăn qua nhay cam nên không thê châp nhân nhưng kiêu giư đao châu kiêng, hinh thưc… Ma không phai sao ? Ngay xưa, Chua cung tưng lên an bon Pharisêu như vây ma ! Du sao, hăn cung cam thây dương như minh đa gia. Cai gia thê ly keo theo cai gia tâm ly. Nhưng cơn đau bât chơt, nhưng đêm kho ngu, cai tinh hay quên, hay găt gong… Xo chân vao giay môt cach kho khăn, cơn đau ơ khơp gôi nhoi lên khiên hăn cang râu ri. Hinh như moi chưng măc vao ơ lưa tuôi nay đêu không thê lanh lăn. Cach đây mây năm, hăn bươc qua mương nươc, chăng may bi trươt. Khơp gôi sưng phông, đau nhưc. Chup X quang thi không co dâu gay vơ. Ông thây vo bo thuôc cho hăn vơi cam kêt một thang se lanh. Vây ma hăn phai bo đên ba thang ! Sau đo, vân đi lai đươc nhưng đê lai di chưng. Hăn không thê chay nhay, đưng lâu hoăc đi xa đươc. Thinh thoang khơp gôi vân nhoi đau, đi chân cao chân thâp. Thôi kê, con đi lai đươc la may lăm rôi !

***

18

CÙNG CHIA SẺ

Page 19: Ephata 634

Không ngơ giưa trưa ma ngươi ta đi châu đông vây ! Dan quat may trong Nha Thơ đa hoat đông tôi đa nhưng xem ra không hiêu qua mây. Lai cai giong nhưa nhưa cua môt “ba hôi đông” dân giơ châu. Mây ông ba nay cư co dip la thu chăt cai micro, không chiu nhương cho đam tre. Ma co phai đoc hay ho gi cho cam. Lơn tuôi rôi, cô hong luc nao cung như co cuc đơm, đa vây, măt mui co con tinh tương đu đê đoc cho chay chư nưa đâu.

Phân suy niêm rôi cung qua. Giơ sang phân lân hat Mai Khôi. Hăn thơ phao nhe nhom ! Bây giơ chi co đoc kinh công đông, đơ phai nghe mây cai loa gia hinh lai nhai như… keo dinh chuôt. Hăn quy gôi xuông môt cach thân trong, hơi nghiêng ngươi bên phai môt chut đê đâu gôi trai bơt chiu lưc. Kinh Tin Kinh… Lay Cha… Kinh Mưng… Sang Danh… Săp thoat rôi !

“Năm sư Thương. Thư nhât thi gâm: Đưc Chua Giêsu lo buôn đô mô hôi mau…” Quai la ! Sao không co tin hiêu ngôi lên nhi ? Tran hăn băt đâu rin mô hôi. Chăng le lân hat ma… quy ? Thât không hiêu nôi mây ông chưc viêc bưa nay ! Phung Vu cai quai quy gi vây không biêt ? Hăn len len liêc nhin quanh. Moi ngươi vân binh than quỳ lân hat môt cach sôt săng, chăng thây ai ngôi lên. Chăng le môi minh lại ngôi ? Hăn cô găng chiu đưng môt lat.

“Thư hai thi gâm: Đưc Chua Giêsu chiu đanh đon. Ta hay xin cho đươc ham minh chiu kho băng long.” Nghe cư như Đưc Me đang nhăn nhu gi đo vơi hăn. Thôi thi ham minh chiu kho chut vây ! Cung la môt cach hiêp thông vơi cuôc khô nan cua Chua Giêsu. Môt chuc kinh Kinh Mưng trôi qua. Hăn cam thây cai đâu gôi trai không con “dăn văt” hăn như luc đâu nưa…

“Thư ba thi gâm: Đưc Chua Giêsu chiu đôi mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.” Co ai si nhuc hăn không nhi ? Cung co, ma lâu qua rôi ! Hăn không nhơ nưa. Nhưng ma, hinh như hăn mơi vưa si nhuc ai đo ! Ơ, đung rôi: Thăng nhoc sưa may cưa. Con ai nưa không nhi ? Cung co nhưng ma chi trong tư tương: Mây ông ba chưc viêc. Hăn thâm thi xin Chua va Đưc Me tha thư cho hăn nhưng nông nôi, ich ky, kiêu căng… Mơi đo ma đa thêm mươi kinh Kinh Mưng nưa rôi !

“Thứ tư thì gâm: Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá. Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.” Hăn tương tương môt ngươi vưa mơi bi tra tân da man, sưc cung lưc kiêt ma con phai lê lêt vac cây gỗ nặng lên nui Canvê. Nhưng vêt thương đang tây lên gây sôt. Ba vai đau nhưc con bi thập giá đe năng. Bươc chân moi mon phai quy xuông, đưng lên mây lân. Cai đâu gôi hăn chăng la gi ca ! Ơ, ma hăn cung chăng con cam thây đau đơn gi ở đầu gối nưa. Co le quy nay giơ đâu gôi hăn cung tê dân chăng…

“Thứ năm thì gâm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh Giá. Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá Chúa.” Tinh xac thit ? Phai rôi, nay giơ hăn phai đâu tranh vơi tinh xac thit va bây nay hăn cư đê măc cho no keo tri hăn xuông. Phai rôi, xac thit thi năng nê ! Dưt bo đươc no, hăn co cam giac nhe nhang, bay

bông. Măc du đang quy hăn vân co cam giac lâng lâng. Lơi kinh Kinh Mưng cư như môt điêp khuc êm diu đưa hăn vao coi thân tiên thoat tuc… Bông nhiên hăn cam thây say mê yêu thich cai tư thê quy nay qua đôi. “Gia như lân thêm vai chuôi nưa, minh cung quy !” – Hăn thâm nghi.

***

Cai tin hăn đươc ơn Đưc Me chưa lanh khơp gôi chăng khiên cho cư dân ơ cai thi trân nay quan tâm lăm. Thâm chi co ngươi con trê môi cho răng hăn muôn gây sư chu y. Tuy nhiên, hăn cung chăng lây lam bưc tưc. Hăn chi tiêc răng minh không bi bê xương hay cai gi đo thât năng đê co băng chưng cao rao Danh Me. Hôm châu lươt xong, hăn đa co cam giac tư nhiên và binh thương ơ khơp gôi, cai cam giac binh thương thât la ma hăn đa đanh mât tư kha lâu khiên hăn co cam tương như đang ngu say thi bi đanh thưc đôt ngôt, không dam tin răng minh vưa rơi khoi môt giâc mơ đep.

Vưa bươc ra sân Nha Thơ, bât giac hăn nhay lên voi môt nhanh me tây. Chưa đu, hăn con chay tung tăng thư môt đoan. Lu tre nhin theo hanh đông ky di cua hăn rôi bât cươi khuc khich. Măc kê ! Chơ vơ vê đên nha, hăn khoe ngay vơi vơ va hai vơ chông cung thăp đen ban thơ đoc kinh ta ơn Đưc Me.

Cha xư đa nghe nhiêu ngươi noi vê trương hơp cua hăn băng giong điêu châm biêm, nhưng ngai cung muôn biêt hư thưc ra sao. Môt hôm, nhân vơ hăn đi quet Nha Thơ, cha hoi đua:

- Sao, ông xa đươc ơn Đưc Me ma không mân tiêc đai moi ngươi a ?

-Da, cung chăng mây ai tin, thưa Cha ! – vơ hăn lê phep đap.

19

Page 20: Ephata 634

- Thê chi co tin không ?

-Da, tin chư Cha ! Cai chân anh thi chi minh anh co thê khăng đinh, nhưng con thây ro rang la anh đươc ơn biên đôi cua Đưc Me. Anh không con cau co, găt gong. Anh niêm nơ vơi mây ông ba trong Hôi Đông Muc Vu. Anh hoa nha vơi moi ngươi. Bưa nay, trưa nao không ngu đươc, anh lai qua giup thăng nho sưa may cưa bên canh nha chut đinh…

- Vây thi… Cha xư trâm ngâm giây lat – Bưa nao Giao Xư phai lam viêc ta ơn Đưc Me mơi đươc !

Pio X LÊ HÔNG BAO

CẢI TẠO NGƯỢC

Dưới đây là một trích đoạn trả lời phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Đức với đài RFA:

"Tôi đã từng làm trong Phòng Tôn Giáo của Bộ Công An. Trong Phòng ấy người ta có “đối sách” về Đức Cha mà sau này là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị chuyển đổi từ miền Nam ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sàigòn làm Phó Tổng Giám Mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám Mục.

Và ông cứ thế bị chuyển ra ngoài Bắc. Trong thời gian ông ấy bị cầm cố ở Hà Nội ( có nghĩa là không ở tù ) tức là được giữ trong mật viện. Có một đội trông

ông ta, nhưng tôi là một cán bộ cũng khá lâu năm, một sĩ quan khá lâu năm nên tôi đề nghị để tôi ra học tiếng Pháp với cha, trên tinh thần là luyện tiếng Pháp chứ không phải để trông cha. Cụ thể là như thế…

Sau khi học tiếng Pháp với ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức Cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tôi không còn muốn làm công an nữa, vì tôi làm ở Cục Chống Phản Động nên biết dễ phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.

Sau khi vào Sàigòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số các Nhà Thờ, Nhà Thờ trung tâm Đức Bà, Nhà Thờ Kỳ Đồng… Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi Nhà Thờ và tôi có rửa tội.

Đúng đêm tôi rửa tội ở Nhà Thờ lớn thì cha Ngân, bây giờ trở thành Giám Mục, bảo với cha Hùng, hiện nay đang học bên Ý hay bên Pháp gì đấy, mời tôi viết diễn giải về Đức Tin, và tôi có viết bài “Con đường Đức Tin qua cây cầu FX. Nguyễn Văn Thuận”. Bài này đã gởi qua Tòa Thánh và nằm trong hồ sơ và đã được cha Sỹ đang ở Việt Nam xin đưa chữ ký vào những bản dịch khoảng 4, 5 thứ tiếng. Tôi hiểu là việc phong Thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là Đức Tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là mồ mả phát. Tôi là một trong những phép lạ về Đức Tin."

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC – RFA link

Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức nguyên là công an, từng học tiếng Pháp với Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Anh đã viết một chuyên luận về: “Hành trình Đức Tin qua cây cầu FX. Nguyễn Văn Thuận” để mô tả lại quá trình biến đổi tình cảm, tâm lý và đến với Chúa của anh. Tài liệu đó hiện đang được Bộ Phong Thánh ở Roma lưu giữ xem như một phép lạ Đức Tin.

Được Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình Tòa Thánh Vatican mời qua Rôma làm chứng về Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận nhân dịp lễ kết thúc điều tra phong Chân Phúc cấp Giáo Phận. Ngày 2.7.2013 anh lên đường sang Rôma, nhưng đã bị công an ngăn chặn và thu hộ chiếu tại sân bay Nội Bài mà không có lý do rõ ràng.

Đức cố Hồng Y sống 13 năm trong ngục tù Cộng Sản, một số sự việc trong đời sống tù đày đã được ngài kể lại trong "Năm chiếc bánh và hai con cá", tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để

20

CÙNG TRÂN TRỌNG

Page 21: Ephata 634

phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ tại Paris năm 1997. Mời bạn đọc xem lại vài trích đoạn sau:

Có lúc Chúa dùng Giáo Dân để dạy tôi cầu nguyện

Thời gian bị quản thúc ở Giang Xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ Giáo Xứ Ðại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi: “Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội Thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do !”

Ðức Mẹ còn sử dụng cả người cộng sản để nhắc tôi cầu nguyện

Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi: "Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh”.

Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho tôi ! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật ! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau: “Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chủ Nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Ðức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập Nhà Thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Ðức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Ðức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy".

Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: “Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây !” ( Ảnh chụp Đức Hồng Y Thuận và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 tại Roma )

Ở trại giam Phú Khánh, một đêm tôi đau quá, thấy một người gác đi qua, tôi kêu: “Tôi đau quá, xin anh thương tình cho tôi thuốc !” Anh ta đáp: “Ở đây chẳng có thương yêu gì cả, chỉ có trách nhiệm“.

Ðó là bầu khí chúng tôi ở trong tù.

Lúc tôi bị biệt giam, trước tiên người ta trao cho năm người gác tôi: đêm ngày có hai anh trực. Cứ hai tuần đổi một tổ mới, để khỏi bị tôi làm nhiễm độc. Một thời gian sau không thay nữa, vì “cấp trên” nói: “Nếu cứ thay riết thì sở công an bị nhiễm độc hết !"

Thực thế, để tránh nhiễm độc, mấy anh không nói với tôi, họ chỉ trả lời “có” hoặc “không”. Họ tránh nói chuyện với tôi. Buồn quá ! Tôi muốn lịch sự vui vẻ với họ, họ vẫn lạnh lùng. Phải chăng họ ghét “cái mác phản động” nơi tôi: Tất cả áo quần đều đóng dấu hai chữ lớn “cải tạo”, kể từ ngày bước chân vào trại Vĩnh Quang ở Bắc Việt.

Tôi phải làm thế nào ?

Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: “Tại sao con dại thế ? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con”.

Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói… Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Ðức, Úc, Áo, v.v… Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời…

Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp… tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi ! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.

Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: “Ðiều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta”. Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ”.

Hát kinh “Veni Creator”

Một hôm một ông xếp hỏi tôi:

- Ông nghĩ thế nào về tờ tuần báo “Người Công Giáo” ?

21

Page 22: Ephata 634

- Nếu viết đúng cả nội dung cả hình thức thì có lợi; nếu ngược lại thì không thêm đoàn kết, lại còn thêm chia rẽ, bất lợi cho cả người Công Giáo và cho cả nhà nước.

- Làm thế nào cải thiện tình trạng ấy ?

- Những cán bộ phụ trách về tôn giáo phải hiểu đúng mỗi tôn giáo thì việc đối thoại, tiếp xúc các chức sắc mỗi tôn giáo cũng như các tín hữu mới có tính cách xây dựng, tích cực và tạo nên thông cảm giữa đôi bên.

- Ông có thể giúp được không ?

- Nếu các vị muốn, tôi có thể viết một cuốn Lexicon ( từ điển bỏ túi ) gồm những danh từ thông dụng nhất trong tôn giáo, từ A đến Z, chừng nào các vị có giờ rảnh, tôi sẽ giải thích rõ ràng, khách quan. Hy vọng các vị có thể hiểu lịch sử, cơ cấu, sự phát triển và hoạt động của Giáo Hội…

Họ đã trao giấy mực cho tôi, tôi đã viết cuốn “lexicon” đó, bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Latinh, Tây Ban Nha, và Trung Quốc với phần giải thích bằng Việt ngữ. Dần dà tôi có cơ hội giải thích hoặc giải đáp thắc mắc, tôi chấp nhận làm sáng tỏ những chỉ trích về Giáo Hội. “Lexicon” ấy trở thành một cuốn giáo lý thực hành.

Ai cũng muốn biết Viện Phụ là gì, Thượng Phụ là gì, Công Giáo khác Anh Giáo, Tin Lành, Chính Thống Giáo chỗ nào ? Tài chánh của Tòa Thánh từ đâu mà có ? Có bao nhiêu tu sĩ, giáo dân làm việc trong giáo triều, huấn luyện Tu Sĩ, Giáo Sĩ thế nào ? Giáo Hội phục vụ nhân loại thế nào ? Tại sao Giáo Hội gồm có nhiều dân tộc, sống qua nhiều thời đại cũng bị bắt bớ, tiêu diệt, cũng mang nhiều khuyết điểm mà vẫn tồn tại ? Ngang đây là đến biên giới của siêu nhiên, của sự quan phòng của Thiên Chúa… Cuộc đối thoại từ A đến Z giúp xóa tan một số hiểu lầm, một số thành kiến, có những lúc trở nên thú vị và hấp dẫn. Tôi tin tưởng có nhiều người cởi mở, muốn tìm hiểu và với những biến chuyển trong thời đại ta, đã có những tầm nhìn mới mẻ và xây dựng.

Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu Tu Sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo Hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:

- Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không ?

- Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào ?

- Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.

Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không ? Anh ta chọn bài Veni Creator ( Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm… ). Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe !

Nguồn: Diễn Đàn Người Giáo Dân

HỒNG ÂN SỰ SỐNG Vợ chồng con học khóa Giáo Lý Hôn Nhân Agape 25

với cha Quang Uy tại DCCT Sàigòn từ giữa tháng 10 năm 2011. Hôm nay con xin kể lại câu chuyện về ơn lành của Thánh Giêrađô và Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp đã ban cho bé Phương Vy, con gái đầu lòng của chúng con. Trước đó, mấy năm liền hiếm muộn, vợ chồng con đã từng đến DCCT Sàigòn, cầu xin Mẹ Maria và Thánh Giêrađô cho con sớm có em bé, và không lâu sau đó, con được nhậm lời và đã có thai bé Cecilia Cao Nguyễn Phương Vy…

Đến ngày 7.8.2014, tính ra bé đã sinh được 1 tháng 2 ngày. Sáng hôm đó bé sốt cao 38 độ, con ẵm bé đi bác sĩ tư cho uống thuốc nhưng không bớt mà sốt càng cao hơn. Bé rên rỉ mệt mỏi, nên đến khuya, vợ chồng con nóng

ruột quá vội đưa bé đi Bệnh Viện Nhi Đồng 2, nhập viện 1g30 khuya. Y tá đo nhiệt 39 độ, đưa viên thuốc nhét hậu môn cho hạ sốt, rồi kêu vợ chồng con ẵm ra ngoài lau nước ấm toàn thân bé. Sau một hồi lâu,

22

CÙNG TẠ ƠN

Page 23: Ephata 634

bé vẫn không bớt sốt mà lại càng sốt cao thêm, lên đến 39 – 40 độ. Bác sĩ cứ bảo lau nước ấm mà không cho thêm thuốc hạ sốt gì hết.

Đến lúc bé sốt 40 độ thì khắp người nổi bông tím hết, vợ chồng con hoảng quá, chồng con không kềm được nữa, mới la toáng lên với bác sĩ: "Nếu con tôi sốt vậy mà ở nhà lau nước ấm cho hạ sốt thì tôi để ở nhà lau cũng được, chứ ẵm vô đây làm chi cho khổ ?" Lúc đó bác sĩ mới chịu khám bé lại và cho thêm viên thuốc nhét hậu môn. Thế nhưng bé chỉ hạ sốt được nửa tiếng rồi sốt lại ngay. Bác sĩ bảo phải đi xét nghiệm máu, và bé cứ sốt cao như vậy cho đến sáng mà bác sĩ vẫn không can thiệp gì, cũng chẳng đưa ra giải pháp nào hết.

Sáng lại thì có hai bác sĩ khác vào khám cho bé và nói tình trạng của bé nguy hiểm, nên đưa bé vào cấp cứu, đo điện tim và cách ly không cho cha mẹ vào. Nằm cách ly đến trưa thì y tá nói mẹ vào mặc đồ lại cho bé và chuyển qua khoa khác, nhưng vẫn phải nằm cấp cứu, dù lúc này bé giảm sốt còn 38 độ mấy thôi. Bác sĩ kêu con ra nói chuyện: bé sốt cao lắm nên nghi ngờ bé bị viêm màng não và nhiễm trùng máu, cần phải cho bé đi lấy tủy và bắt đầu chích kháng sinh… Đến hết ngày hôm đó bé vẫn chưa hạ sốt.

Sáng hôm sau, bác sĩ khám lại, nói bé không phải bị viêm màng não mà là bị viêm phổi và nghi ngờ bé bị sốt gì đó, con không nhớ rõ tên mà ở Việt Nam chưa có ai bị, chỉ có ở nước ngoài mới bị thôi. Nghe xong, tay chân con bủn rủn, con hoảng quá vội điện thoại cho em gái của con tới ngay Nhà Thờ DCCT Kỳ Đồng đọc kinh cầu nguyện với Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp và Thánh Giêrađô.

Và thật không ngờ, đến trưa thì bé đỡ sốt, sáng hôm sau thì hết hẳn. Bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm cũng thông báo bé không bị sốt giống như bệnh sốt bên nước ngoài. Ở bệnh viện một tuần, ngày nào bé cũng phải chích kháng sinh 3 lần, bé lại bị lây thêm bệnh ho hen khò khè của một bệnh nhi khác trong phòng cấp cứu. Tổng cộng bé đã phải nằm tới mười mấy ngày sau đó, bác sĩ mới cho xuất viện. Chính các bác sĩ và y tá cũng không hiểu do đâu mà bé hết sốt và phục hồi, chỉ có vợ chồng chúng con là xác tín tất cả nhờ ơn Chúa, Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, Thánh Giêrađô đã cứu cháu khỏi cái chết cận kề.

Mẹ của bé PHƯƠNG VY, 9.2014

ƠN CHỮA LÀNH DO MẸ MARIA CHUYỂN CẦUCon là Anna Kiều Thị Phước Hậu, chồng con là Giuse Nguyễn Văn Tiến, xin được kể về ân phúc

Mẹ Maria đã cứu sống con gái của chúng con là bé Maria Goretti Nguyễn Kiều Tú Anh.

Bé Tú Anh sinh ngày 6.7.2007. Khi bé vừa tròn 13 tháng, qua siêu âm tại nhiều bệnh viện lớn của Sàigòn, các bác sĩ cho vợ chồng chúng con biết bé bị ung thư thận. Tháng 8 năm 2008, bé phải vào Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Ban đầu bác sĩ chẩn đoán sẽ mổ bóc khối u nằm trên thận, nhưng đến khi mổ thì, vì không thể bóc được, bác sĩ phẫu thuật đành phải cắt bỏ luôn quả thận bên trái. Vợ chồng con rất xót xa đau khổ thay cho con mình, chỉ còn biết đến với Chúa cầu nguyện trong phó thác.

Thế rồi thật bất ngờ, chúng con biết được trong khuôn viên Bệnh Viện Nhi Đồng 2, trước đây là Bệnh Viện Grall của quân đội Pháp, sau được đổi tên là Bệnh Viện Đồn Đất, vẫn còn giữ được một tượng đài kính Đức Mẹ ngay bên cạnh ngôi Nhà Nguyện mấy chục năm nay sau biến cố 1975, đã bị chính quyền bắt đóng cửa, không còn có Linh Mục đến dâng Thánh Lễ cho các bệnh nhân và người chăm sóc như trước đây. Vậy là vợ chồng chúng con đã tìm đến với Mẹ Maria để cầu khẩn van nài cho cháu bé Tú Anh được ơn Thiên Chúa cứu chữa nguy tử.

Sau hai tuần nằm hồi sức hậu phẫu, bé Tú Anh được chuyển sang Bệnh Viện Ung Bướu để được hóa trị vì khối u của bé được xác định là u ác. Các bác sĩ ung bướu hội chẩn và báo cho biết bưới thận đang phát triển ở giai đoạn I, sẽ phải điều trị trong khoảng 6 tháng. Hết thời hạn hóa trị, các bác sĩ tái khám và khẳng định trên 90% là Tú Anh đã dứt bỏ được căn bệnh ung thư quái ác. Chúng con vui mừng và tạ ơn Chúa và Mẹ đã thương chữa lành cho bé.

Tuy nhiên, đến giữa tháng 3 năm 2009, khi chưa được tròn 2 tuổi, bé Tú Anh được làm các xét nghiệm sau thời gian hóa trị để chuẩn bị khép hồ sơ, cho bé xuất viện, thì không ngờ, các bác sĩ lại phát hiện có một khối u mới mọc ở quả thận bên phải, ngay chỗ vừa mổ, khối u lớn và dạng nước. Thế là bé lại phải chuyển về Bệnh Viện Nhi Đồng 2 để làm phẫu thuật một lần nữa.

23

Page 24: Ephata 634

Các bác sĩ Nhi Đồng cho biết ca mổ lần này, khối u cần được bóc tách hết sức thận trọng, nếu sơ ý để vỡ thì nguy hiểm vô cùng. Đến lúc này cả đôi bên nội ngoại đều suy sụp tinh thần, không ai nghĩ bé có thể qua khỏi. Riêng vợ chồng chúng con thì khủng hoảng, xót xa thẫn thờ, chẳng còn biết làm gì ngoài việc ngồi khóc lóc bên tượng Mẹ.

Có lúc nhìn thấy bé Tú Anh đau đớn quá, con là mẹ của bé đã xin khấn với Mẹ Maria, nếu được hãy đổi mạng sống của chính con cho bé, cứu thoát bé khỏi nỗi khốn khổ đang phải chịu từng giờ từng phút. Còn cha của bé, hằng ngày anh đi làm, đến chiều lại vào ngay bệnh viện, cứ hai ba ngày lại mua hoa mang đến tượng đài Mẹ rồi đọc kinh cầu nguyện miên man.

Khoảng thời gian bé Tú Anh lên bàn mổ, chúng con lại càng kêu khấn tha thiết. Đến khi bé được chuyển sang phòng Hồi Sức, chúng con được bác sĩ cho biết khi mổ, khối u bị vỡ, bé lại bị thiếu máu trầm trọng, may sao bé đã vượt qua được cơn nguy tử một cách lạ lùng.

Đến ngày 1.6.2009, do khối u lại tái phát, bé Tú Anh được chuyển qua Bệnh Viện Ung Bướu một lần nữa để xạ trị và hóa trị liên tục. Vợ chồng chúng con lại hết lòng phó thác khẩn nguyện xin Mẹ Maria phù hộ, cầu bầu cùng Chúa ơn chữa lành cho đứa con bé bỏng tội nghiệp, chưa tròn hai tuổi mà đã phải trải qua các cuộc đại phẫu và những cơn đau đớn vượt cả sức chịu đựng của người lớn.

Thời gian thử thách cho bé, và cho cả gia đình chúng con kéo dài thêm gần 2 năm nữa cho đến khi hoàn tất phác đồ điều trị 18 tháng. Bé Tú Anh luôn bị thiếu tiểu cầu nghiêm trọng, rụng hết tóc trên đầu, thường xuyên phải chuyển từ bên điều trị sang khoa Cấp Cứu của Bệnh Viện Ung Bướu.

Cuối cùng, ngày 26.4.2011, bé Tú Anh được xuất viện trong thể trạng và tinh thần hoàn toàn bình phục, gây ngỡ ngàng cho bên bệnh viện về sức chịu đựng và khả năng hồi sinh của bé, chỉ riêng gia đình chúng con hiểu được vậy là chính Mẹ Maria, ngang qua sự tận tâm tận lực của các y bác sĩ, đã cứu được đứa con yêu dấu của chúng con khỏi căn bệnh nan y và tử thần quái ác.

Đến hôm nay, khi con viết kể lại những dòng chữ này, bé Maria Goretti Nguyễn Kiều Tú Anh đã được 7 tuổi, đang học lớp Một, khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn, ở Nhà Thờ đặc biệt giỏi Giáo Lý, và ở nhà đã biết cách cầu nguyện đơn sơ với Chúa và Đức Mẹ.

Gia đình chúng con xin cúi đầu hết lòng tạ ơn Thiên Chúa, biết ơn Mẹ Maria đã thương chuyển cầu ơn chữa lành cho con của chúng con, cũng là thay đổi hẳn cuộc đời tin và sống đạo của mỗi người trong gia đình chúng con. Amen.

Anna KIỀU THỊ PHƯỚC HẬU, ghi lại, Bình Dương 4.2014Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT, biên tập, Sàigòn 11.2014

NGÃ VỀ Trên sân cỏ bãi đậu xe trường học, khi lũ học trò nghèo kiết xác chúng tôi đang ngáp dài đón xe,

thì anh đã đến. Anh đến vì tôi. Cũng vì tôi: anh lạc lối về.

Tôi rời Việt Nam khi mới bắt đầu vào lớp Mười Hai Trung Học. Vừa kịp mười tám tuổi, tôi lao vào đời đi làm kiếm sống, việc học đành gác về đêm khi màn sương đã buông xuống. Mùa học đầu tiên ở Hoa Kỳ, tôi ghi danh học Calculus và English Development ở Junior College trước khi có đủ credit chuyển tiếp vào University. Tôi gặp Trình trong khuôn viên sân trường vào những buổi chiều sắp ngả về đêm. Anh là người Việt Nam đầu tiên tôi quen biết trong tiểu bang Texas khá hiếm hoi người Việt thời điểm này. Trình đon đả chạy đến làm quen, trong khi tôi mắt đỏ ngầu ngồi ngáp vặt đợi xe quá giang. Những tâm hồn ly hương gặp nhau trên xứ người, dù không quen cũng sớm thành thân thuộc, Trình sốt sắng đưa đón tôi và các bạn về nhà mỗi ngày.

Anh theo gia đình qua Mỹ từ năm 75. Cha mất sớm. Người anh cả cột trụ của gia đình cũng đã ra đi vĩnh viễn vài tháng trước. Mới bước vào đại học năm thứ hai, Trình đành rời khu nội trú để về nhà kiếm thêm việc. Chính nhờ học bán thời gian ban đêm, anh có dịp gặp gỡ những kẻ qua sau vài năm như chúng tôi. Dù thời gian hạn chế, Trình rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ người đồng hương.

Nhờ có anh, chúng tôi có người giúp chọn lớp, chọn ngành học, đưa đón từ trường đến nhà... Cũng nhờ anh, tôi có cơ hội học lái xe. Suốt mấy tháng dài, mới sáng sớm thứ bảy và Chúa Nhật, vừa mở cửa sổ phòng, đã thấy Trình ngồi trước hiên nhà chờ đợi đưa tôi ra bãi tập.

Anh ít nói, khi cần chỉ nói rất ngắn gọn. Lần đầu bước vào xe của Trình, tôi ngỡ ngàng quá đỗi. Nhìn bề ngoài nghiêm nghị tưởng anh là người rất nguyên tắc, ngăn nắp và trật tự, nhưng thực tế hoàn

24

CÙNG BỘC BẠCH

Page 25: Ephata 634

toàn khác hẳn: trong xe, ngoài chỗ ngồi của tài xế, tất cả những băng ghế khác đều chồng chất giấy tờ, sách vở, báo chí và phụ tùng sửa chữa.

Cho nên với Trình, tôi không còn là cô bé nhõng nha nhõng nhẻo, mà nhanh chóng thành một phụ nữ đảm đương biết lau chùi, thu dọn mọi thứ theo trật tự nhất định của nó, ngay cả đến những thứ giấy tờ lằng nhằng như hóa đơn tiền điện, nước, bảo hiểm... tôi phải luôn nhắc nhở anh thời hạn cần thanh toán. Đôi khi chính tôi cũng giải quyết trả luôn vì anh không có đủ tiền trong ngân hàng. Ngày qua ngày, tôi đóng vai trò cô em gái nhỏ. Cố gắng trả ơn bằng cách sắp xếp lại cuộc sống vô tổ chức, không chừng mực của Trình. Dần dần, một cách vô tình, tôi đã trở thành điểm tựa cho đời anh từ lúc nào không hay.

Có lần Trình cười đùa với tôi: "With God, always expect the unexpected”. Tôi ái ngại thương cảm đời anh sớm chất chứa bao nhọc nhằn và vẫn luôn tin tưởng anh sẽ không ngã gục trước thử thách.

Trình mắc bệnh hiểm nghèo: cái bướu trong óc đã được cắt bỏ trong lần phẫu thuật thí nghiệm tại một bệnh viện lớn ở Ohio, nay lại nẩy mầm cho những bướu khác phát triển. Sự sống của anh, vì thế không thể là một hứa hẹn dài lâu. Trình khô héo gầy ruộc. Xương cánh tay co rút lại sau hai lần giải phẫu. Vai xô lệch, bước chân chập chững không cân bằng. Sức khỏe anh như căn nhà không có nền móng vững chắc, lúc nào cũng chực sụp đổ, dù chỉ với cơn gió nhẹ. Từ một thanh niên khỏe mạnh vươn tràn lý tưởng sống, một học sinh ưu tú đầy kỳ vọng ở trường trung học Mỹ, tự dưng trong óc anh lại xuất hiện những cái bướu lì lợm “vô tư” phát triển như cỏ dại, cộng thêm cái chết vì nghẹt tim của người anh cả, lao động chính của gia đình.

Số phận Trình như lọn tóc rối tròn xoay trong bão táp. Cô bạn gái “mộng ban đầu” đời anh thời trung học, đã bị gia đình buộc phải chia tay. Mặc cảm nghèo, bệnh hoạn và bị ruồng bỏ khiến Trình co rút trong cô đơn. Trái tim chưa từng nếm mùi đời của tôi xốn xang với lá thư anh viết trong tuyệt vọng: "Một ngày như mọi ngày, đời anh trôi qua vô vị như tờ giấy trắng. Khi màn đêm buông xuống, nó lại ướt sũng bởi những giọt nước mắt. Có lẽ cái chết đến với anh bây giờ là phần thưởng tốt nhất mà Chúa dành cho anh…"

Tôi bị ám ảnh, luôn cứ phải nghĩ tới Trình. Tâm hồn lộng gió lãng mạn và nhạy cảm của tôi chỉ muốn đưa tay ra, ôm choàng lấy nỗi bất hạnh của bạn hữu, mà không phân định được ranh giới của tình yêu hay là thương hại. Tấm card Trình viết trong dịp sinh nhật thứ hai của tôi trên đất Mỹ, tôi đọc đến thuộc làu: "Mười chín năm trước đây, một nụ hồng vừa nhú ra khỏi cành. Hôm nay em trở thành nàng tiên giáng trần lạc mất đôi cánh. Nếu ngày nào đó em tìm được đôi cánh kia trở về Thiên Cung, hãy nhớ đến một người bạn nghèo nàn, đơn sơ. Anh ta chỉ có trái tim đầy ắp yêu thương và anh ta đã dành hết cho nàng tiên kia..."

Nhưng tia nắng xóa tan sương mù. Càng gần gũi, lo lắng cho anh, tôi càng thêm thất vọng khi khám phá ra tình yêu theo suy nghĩ của Trình chỉ là một độc chiếm trọn vẹn. Mỗi lần Trình bắt gặp tôi chuyện trò với người bạn nào ở trường, mặt anh tái mét và đanh lại. Những lần đầu, tôi thoáng lo lắng xót xa. Vì thế, tôi luôn nhắc nhở với Trình rằng anh là người bạn rất đặc biệt của tôi. Nhưng khi được quan tâm, Trình lại tỏ thái độ kiểm soát chặt chẽ hơn. Bao nhiêu lần anh chơi trò “khẩn cấp” khi biết tôi đang có khách viếng nhà: "Xe anh bị chết máy dọc đường, anh nhờ bạn em ra phụ sửa…"

Vội vàng tôi nhờ bạn chạy tới chỗ hẹn để rồi ngỡ ngàng khi biết Trình đã dối gạt, gặp riêng họ de dọa. Tôi bắt đầu sợ hãi. Tình yêu, sự đồng cảm hay thương hại cũng dần chết mòn theo ngày tháng khi có dấu hiệu của bạo lực. Tôi tìm cách tránh xa anh. Nhưng càng tránh mặt, Trình càng điên cuồng lùng bắt.

Một buổi chiều, anh đón tôi trong giờ chuyển lớp: "Ra sân đậu xe nói chuyện với anh được không ?" Tôi ngờ ngợ nhìn Trình. Có chút gì trong mắt anh khiến tôi chùn chân: "Em cần chuẩn bị cho giờ học kế tiếp." Trình cười nhếch miệng rồi gõ tay vào túi áo khoác: "Anh đã biết sử dụng cây súng này. Đêm qua mới mua đạn, anh bắn thử một viên, hai viên vào hàng rào. Tiếng động vang lên, lửa tóe ra. Thật là thích thú. Trong bóng đêm, hàng rào mà anh cứ ngỡ là khuôn mặt… thằng bạn em !"

Tôi rùng mình. Trình nói tiếp: "Giết được nó rồi, anh cũng bắn mình luôn. Em có đến thăm anh lần cuối không ?" Lạnh lùng, tôi đáp: "Nhớ bắn vừa đủ để còn kịp giờ hấp hối thì em tới."

Nhìn ánh mặt dại ra vì căm thù của Trình, tôi vừa sợ hãi vừa tội nghiệp. Trình đã hoàn toàn thay đổi. Anh bạn có nụ cười hiền hậu, lúc nào cũng sốt sắng giúp đỡ người khác, giờ đây biến thành một gã si tình cuồng điên ! Với bản chất rất đôn hậu của Trình, tình yêu phải là sự chúc phúc hơn là ích kỷ chiếm đoạt chứ ?

Cả một thời gian dài tôi cố tỏ ra thật cứng rắn trước mặt Trình, để rồi không khỏi rơi nước mắt khi đối diện với chính mình. Có lẽ trong bóng tối cô đơn, sự ân cần của tôi cho anh, chính là ngọn nến

25

Page 26: Ephata 634

sáng mà bằng mọi giá, anh phải níu giữ cho riêng mình ? Mặc cảm bệnh hoạn khiến Trình trở nên mù quáng, hồ đồ để lạc lối đi ? Tôi phải làm sao đây ? Thông cảm sẽ không giải quyết được vấn đề, mà quay mặt thì trở nên tàn nhẫn ?

Trình càng tỏ ra giống như một Health Cliff trong "Đỉnh Gió Hú", khoảng cách của chúng tôi càng xa hơn. Bao lần tôi lạnh lùng bước đi và Trình cứ hụt hẫng nhìn theo. Đến khi nước tràn ly, nỗi đau vỡ òa, quyết định điên cuồng đã xảy ra…

Trưa hôm đó sau giờ học, tôi đã run rẩy đọc mảnh giấy mảnh giấy kẹp ở đầu kiếng xe: "Cháu em, Danny, bị giữ trên xe van của anh. Hãy lái xe tới trạm điện thoại gần nhất để biết địa điểm mà trao đổi. Nhớ là phải đến một mình. Nếu có người khác hoặc báo cảnh sát thì hậu quả sẽ khó lường. Trên xe có xăng và súng để đốt người cùng xe."

Danny là con trai độc nhất của anh chị tôi. Trình tới trường tiểu học bắt cóc nó, để tôi không còn chọn lựa, buộc phải tới nạp mạng cứu lấy cháu mình. Tình yêu là sự dâng hiến tự nguyện, chứ không thể là bạo lực ép bức kiểu này. Phẫn nộ, tôi quyết định nhờ cảnh sát can thiệp.

Khi tôi run rẩy lái xe gần đến chỗ hẹn, Trình đang ngồi trên đầu xe với Danny nơi cánh đồng trống. Anh hân hoan đưa tay vẫy: "Hướng này, hướng này nè…"

Trình vui tươi huýt gió rồi cúi xuống cột giây giày. Nhưng hạnh phúc chưa đầy một giây thì nhóm cảnh sát mai phục trong bụi cây, chĩa thẳng vào anh hơn mười mấy nòng súng. Sau đó họ cột còng xích sắt vào tay và chân Trình. Tôi ái ngại nhìn đôi mắt sững sờ của anh lần cuối, rồi cùng cháu bước vào xe phóng chạy. Tôi lái xe mà khóc ngất. Vừa giận, vừa thương, vừa bứt rứt. Giày vò trong tim tôi những cảm giác khó tả trên suốt đoạn đường về nhà.

Tôi gặp lại Trình mấy tháng sau trong tiệm Marshall gần trường. Trình chỉ bị giam hai tuần vì anh chị tôi không làm đơn kiện. Đông người trong tiệm, nhưng tôi vẫn run bần bật khi gặp lại anh. Hình như nhận thấy sự hốt hoảng này, anh cười thật hiền lành như ngày xưa, để trấn an tôi: "Cho anh xin lỗi." Tôi vẫn không thốt được lời nào. Trình tiếp tục: "Mười mấy ngày lao tù anh sống trong hối hận và ăn năn. Anh quá ích kỷ để làm em phải khổ."

Tự dưng tôi lại nhớ lần gặp mặt cuối ở trường. Trình hé hé, mở mở cho biết toan tính của mình mà tôi khó có thể ngờ được: "Anh đã cầu nguyện với Chúa và Mẹ Maria. Anh nghĩ rằng mình làm đúng

Ai mà chẳng hơn một lần chạy đến cùng Chúa và Mẹ Maria khi gặp khốn cùng, nhất là khẩn cầu tình yêu. Thi sĩ Nhất Tuấn cũng từng viết:

"Con quỳ lạy Chúa trên Trời.Để cho con thấy được người con yêu.Đời con đau khổ đã nhiều."

Liệu khi không được như ý, họ có oán trách Đấng Tối Cao, có đánh mất niềm tin không ? Như Trình, anh đã bị đuổi việc ngay sau khi bị án tù; nợ nần trả cho luật sư trên cả mười ngàn đôla; rồi cả báo chí và đài truyền hình đăng tin rầm rộ. Có mấy ai muốn gần gũi Trình trong hoàn cảnh này ? Nơi vực sâu cô đơn, niềm trông cậy của anh còn mạnh đủ để chạy đến tìm vỗ về, ủi an trong vòng từ ái của Chúa và Mẹ Maria ?

Hoang mang, tôi muốn hỏi thăm và an ủi Trình. Nhưng rồi sợ thêm một lần nữa, sự quan tâm và thân thiện lại rơi vào vòng luẩn quẩn… Vì thế, tôi chỉ dám khuyên anh quên hết mọi sự, chúc may mắn những ngày sắp tới rồi bước đi thật nhanh. Tim tôi đau buốt khi biết ở sau lưng có đôi mắt trũng sâu đang dõi nhìn theo... Tôi nhủ lòng sẽ nhớ mãi người bạn đáng thương này trong lời cầu nguyện. Nguyện xin tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân sẽ là sức mạnh giúp anh tìm được bình an trong tâm hồn.

Tôi đã không có cơ hội gặp lại Trình sau đó. Vài người quen kể rằng gần cả năm sau, Trình cứ sống mãi trong sự ảm ảnh của những nòng súng và còng sắt. Thế rồi cũng đến lúc rời Texas. Tôi chuyển trường đại học. Ra trường, lập gia đình và dọn về North Carolina. Chương sách thời con gái tạm đóng lại để bắt đẩu một bổn phận mới.

Dòng thời gian cứ trôi… Sự gặp gỡ tưởng như rất tình cờ, nhưng dường như vẫn nằm trong ý định của Thiên Chúa. Hai mươi tám năm sau, trong một dịp ghé thăm Cali, tôi gặp lại người bạn xưa trên trang nhật báo Viễn Đông, mục "Người Tốt, Việc Tốt". Ngỡ ngàng lẫn xót xa, tôi bắt gặp khuôn mặt thân quen xưa ngồi trên chiếc xe lăn, cạnh đầu giường một bà cụ có miếng bớt đen trên trán, mà tôi biết chắc đó là mẹ của anh. Hàng chữ lớn đập vào mắt tôi với cái tên quen thuộc: Trình Nguyễn.

26

Page 27: Ephata 634

Ngờ ngợ, tôi chăm chú nhìn nụ cười hạnh phúc của người đàn ông trung niên bên lời giới thiệu về thân thế: "Qua Mỹ định cư tại Ohio năm 75 với mẹ, anh trai và một người em. Bị chứng bướu trong màng óc, được giải phẫu thí nghiệm tại Ohio. Dọn về Oregon năm 1988. Di chuyển đến California năm 1992 để thực hiện giải phẫu và được chuyển vào khu an dưỡng từ năm 1994". Tất cả những chi tiết ở phần đầu đều phủ hợp với những gì tôi biết về Trình. Ngoại trừ thời gian ở Texas đã không được nhắc tới ! Có lẽ Trình muốn quên một khoảng đời có tôi bên cạnh. Khoảng đời vì tôi, anh đã lạc hướng đi.

Bài báo đã viết về Trình với nhiều lời ngợi khen. Từ sáng sớm, sau khi được mang vào xe lăn, anh đã sốt sắng qua từng phòng của các cụ già để hát hò chúc buổi sáng. Nếu vị nào buồn bã, than khóc anh lại vỗ về khuyên lơn. Đến trưa cũng thế, cụ già nào nhõng nhẽo bỏ ăn, bằng mọi cách anh đã chọc phá hay khuyến dụ họ dùng bữa. Đến cuối ngày, dù mệt mỏi, anh đã cùng mọi người đọc kinh. Các cô y tá cho biết nhờ có Trình, nơi đây rộn ràng tiếng cười và chính anh khiến họ yêu nghề và yêu người hơn.

Ghi lại địa chỉ trong tay mà tôi cứ phân vân mãi không biết có nên ghé thăm Trình một lần. Bây giờ anh đã tìm thấy bình an, liệu sự xuất hiện của tôi có như hòn đá vô tình làm gợn sóng mặt hồ ? Bao năm tháng qua, hồi ức về anh là một vết cắt rất sâu trong tim tôi. Đôi khi chỉ tự hỏi không biết anh còn sống hay đã chết, lòng tôi cũng rát buốt, tái tê. Cho mãi đến hôm nay...

Tôi nhờ cô bạn điện thoại thăm hỏi Trình. Bạn tôi tự giới thiệu là độc giả của tờ báo anh được phỏng vấn. Trình vui vẻ kể lại thời kỳ còn dùng được đôi tay, giống như cậu học trò trốn học, tìm lối ra cổng mua quà cho các cụ già vui. Bạn tôi hỏi anh có cảm thấy cô đơn khi phải ngồi xe lăn quá sớm và thế giới chung quanh chỉ toàn là những ông cụ, bà già... Nhưng Trình đã trả lời ngắn gọn: "Tạ ơn Chúa cho tôi đủ để yêu, và đủ để cảm thấy hạnh phúc."

Tôi giả tên và lấy địa chỉ bạn bè gởi tặng Trình ít tiền. Thư trả lời dù nét bút và chữ ký không do chính tay anh, nhưng cũng trút trong tim tôi gánh nặng ngàn cân. Cuối cùng thì tôi cũng tìm lại được người bạn nhân hậu xưa, người bạn trong những tháng năm đầu mới qua Mỹ của lũ học trò nghèo chúng tôi: “Thật cảm ơn số tiền chị gởi tặng. Nếu nói hạnh phúc không mua được bằng tiền thì lần này tiền bạc có thể mua được hạnh phúc đấy, chị ạ ! Hai trăm đồng chị gởi, tôi đã nhờ cha xứ chuyển về cho một trại mồ côi ở Việt Nam một trăm. Những trẻ em ấy cần được giúp hơn. Ba chục dồng xin giữ lại để đãi tất cả bà con một bữa chè no nê. Còn lại nhờ các cô y tá mua thêm xà phòng, thuốc gội đầu và ít quần áo cho những cụ già không thân nhân thăm viếng.”

Tôi cứ tự hỏi nếu mình lâm vào tình trạng này, liệu có giữ nổi nụ cười trên môi ? Thật khâm phục ý chí tồn sinh của bạn tôi. Anh can đảm đứng bên bờ vực sống chết bằng sự đồng ý cho khoa học thí nghiệm nhiều lần giải phẫu óc ( trong thời điểm những năm 80 và đầu 90 ). Rủi ro không lường trước sau mỗi cuộc chiến đấu với tử thần. Lần cuối cùng đã khiến chân anh mất luôn cảm giác. Giờ đây, trong cái hữu hạn Chúa ban, anh vẫn thắp sáng niềm tin nơi thế giới hoàng hôn của những người không thể tự chăm sóc được mình.

Mấy tháng sau, tôi liên lạc Nhà An Dưỡng của Trình thêm vài lần. Lần nào câu trả lời cũng là: "Sorry, he’s not here any more.” Tôi không dám hỏi thêm vì sợ câu trả lời khiến mình phải khóc. Anh dọn đi thành phố khác, tiểu bang nào hay đã vĩnh viễn ra đi ? Dù sao đi nữa, tôi vẫn rất an tâm vì tôi tin trên đường về của anh luôn có bóng dáng của Chúa và Mẹ Maria.

TƯỜNG VI, viết cho bạn tôi, 10 năm 2014

CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ

TRỢ GIÚP BÀ SƯ THỊ VƯƠNG Ở ĐĂK LĂK, BỊ BỆNH NGẶT NGHÈO

Lm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu bà Sư Thị Vương, sinh năm 1963, gia đình mưu sinh bằng nghề làm vườn, hiện ngụ tại xã Ea Hư, huyện Cư Kuim, tỉnh Đăk Lăk, điện thoại: 01633.167.881. Bà Vương mắc chứng bệnh thoát vị đùi trái, phải mổ lấy hạch ở bẹn trái. Chúng tôi xin trợ giúp gia đình bà 800.000 VND, số tiền được trích từ chương trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô, có 1 biên lai.

TRỢ GIÚP BÀ TRẦN THỊ SUM Ở SÀIGÒN, BỊ VỠ CHỎM XƯƠNG ĐÙI

Lm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu bà Trần Thị Sum, sinh năm 1939, là người nhập cư, ở trọ số 19/58 chợ Hoàng Hoa Thám, P. 12, Q. Tân Bình, Sàigòn. Ông bà không có con, cùng đi bán vé số dạo. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông bà thường xuyên đau yếu. Bà Sum té ngã, vỡ chỏm xương

27

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 28: Ephata 634

đùi bên trái, điều trị ở Bệnh Viện Tân Sơn Nhất. Chúng tôi xin trợ giúp gia đình bà 1.700.000 VND, số tiền được trích từ chương trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô.

TRỢ GIÚP ANH GIUSE SI Ở GIA LAI, BỊ TAI NẠN GÃY XƯƠNG

Lm. Vinh Sơn Nguyễn Trường Chính, Giáo Họ Phi Bông, Giáo Xứ Châu Khê, Giáo Phận Kon Tum, giới thiệu anh Giuse Si, sinh năm 1984, hiện ngụ tại làng Phi Bông, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Anh Si có vợ và 2 con còn nhỏ đang đi học, cuộc sống gia đình chỉ đủ ăn. Tháng 9 năm 2014, anh Si bị tai nạn lao động gãy cả 2 tay và xương sườn, điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai. Chúng tôi xin trợ giúp gia đình bà 3.542.000 VND, số tiền được trích từ chương trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô, có 1 biên lai.

545. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ XƯƠNG ĐÙI BỊ GÃY

CHO EM NGUYỄN VÕ THÀNH CÔNG Ở PHÚ YÊNCô Isave Nguyễn Thị Thanh Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu em NGUYÊN VO THANH CÔNG,

sinh năm 1997, quê quán tại thôn My Xuân 2, xa Hoa Thinh, huyên Tây Hoa, tinh Phu Yên, điên thoai: 01267.758.004. Cha em Công lam thơ hô, còn em Công va người me thì ban ve sô dạo, về Sàigòn thuê nhà tro tai 32/36 Nguyên Huy Lương, P. 14, Q. Binh Thanh.

Em Công trong luc đi ban vé số thì bi tai nan, ngươi gây tai nan bo chay, ngươi đi đương đưa em vao Bênh Viên Nhân Dân Gia Đinh, Sàigòn. Bac si chân đoan em Công bi gay ngang xương đui, hiên đang điêu tri để chơ được phẫu thuật, bênh viên yêu cầu phải đong chi phí trước mắt là 14 triệu đồng, chưa kể còn khoản chi khác từ đầu đến bây giờ, gia đinh hoàn cảnh quá kho khăn, không thể lo liệu cho em Công được, phai vay mươn nhiêu nơi.

Ngày 20.12.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị xương đùi bị gãy cho em Nguyễn Võ Thành Công với số tiền là 20.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp cháu Uông Đức Bảo: 400.000 VNDCô Maria Hồ Mỹ Linh ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDAnh Phạm Quang Ngọc ( Sàigòn ): 500.000 VNDChị Võ Thị Kim Ngân ( Sàigòn ): 400.000 VNDTrích chia sẻ của ác ân nhân người Việt ( Hòa Lan ): 150 EURÔng bà Thành Bích ( Nam Úc ): 300 AUDChị Nguyễn Kim Uyên ( Sàigòn ): 5.000.000 VND

Tổng kết đến 9g30 sáng thứ bảy 20.12.2014:12.300.000 VND + 150 EUR + 300 AUD = 21.550.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 20 triệu đồng giúp em Nguyễn Võ Thành Công. Số tiền 1.550.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là bà Lương Thị Muộn ở Sàigòn. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

546. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ CỘT SỐNG

CHO BÀ LƯƠNG THỊ MUỘN Ở SÀIGÒNCô Isave Nguyễn Thị Thanh Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu ba LƯƠNG THI MUÔN, sinh năm

1952, hiện ngụ tại số 38 đương 5B, P. An Lac A, Q. Binh Tân, Sàigòn, điên thoai: 0937.058.516. Chồng bà Muộn sinh năm 1935, hai cô con gai lam công nhân để mưu sinh và lo mọi sự cho cha mẹ già và đau yếu thường xuyên. Ba Muôn phải vào Bệnh Viện Nhân Dân 115 vi tê rut cả hai chân, không đi đươc, chỉ năm một chô. Bac si chân đoan bà bi thoat vi côt sông, buôc phai mô sớm vi biên chưng sẽ gây teo toàn bộ cơ của hai chân. Hoàn cảnh gia đinh đã khó khăn, nay thì hoàn toàn suy kiệt, phải vay mượn các nơi để lo liệu cho bà.

28

Page 29: Ephata 634

Ngày 20.12.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị thoát vị cột sống cho bà Lương Thị Muộn với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Nguyễn Võ Thành Công: 1.550.000 VNDTrích chia sẻ của anh Hà Duy Tiến: 5.000.000 VNDTrích chia sẻ của ác ân nhân người Việt ( Hòa Lan ): 150 EURGia đình Nho – Na ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDMột người ẩn danh ( Sàigòn ): 200.000 VNDAnh chị Mẫn – Phương ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDÔng Phạm Xuân Phong ( Hoa Kỳ ): 50 USDAnh Trường ( Nam Định ): 1.400.000 VNDÔng Dương Văn Tài Đức ( Sàigòn ): 500.000 VNDChỉ Maria Hiển ( Hải Dương ): 500.000 VNDBạn Thân Hoàng Ngọc Tiên ( Sàigòn ): 200.000 VNDBạn Phương Thúy ( Sàigòn ): 1.500.000 VNDTrích chia sẻ của cô Liên ( Úc ): 1.000.000 VNDMột người ẩn danh ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDBạn Phi Hải ( Sàigòn ): 3.000.000 VNDMột ân nhân qua ông cố Phán ( Sàigòn ): 3.000.000 VNDTiền báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Cần Thơ ): 600.000 VNDMột bạn trẻ ẩn danh ( Đà Lạt ): 1.000.000 VNDHai người dự Lễ Xa Quê DCCT ( Sàigòn ): 1.000.000 VND

Tổng kết đến 21g30 tối Noel thứ năm 25.12.2014: 27.850.000 VND + 150 EUR + 50 USD = 30.450.000 VND

Như vậy trong 6 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 30 triệu đồng giúp bà Lương Thị Muộn. Số tiền 450.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là bà Nguyễn Thị Lý ở Sàigòn. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

547. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG DO TAI NẠN

CHO BÀ NGUYỄN THỊ LÝ Ở SÀIGÒNLm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT, Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn, giới thiệu bà

NGUYỄN THỊ LÝ, sinh năm 1952, hiện ngụ tại 88/83 Bà Huyện Thanh Quan ( đã giải tỏa chỉ còn hộ khẩu hiện tại đang ở nhà trọ không có số, khu chợ vịt ), điện thoại: 0937 897 552. Bà Lý sống độc thân, nuôi một cháu gái và một con nuôi, người cháu gái đã lập gia đình và có ba con, nhưng cả hai vợ chồng đều bỏ đi. bà phải nuôi 4 miệng ăn bằng nghề bán bông tăm và bánh kẹo. Thời gian còn lại bà đến dọn vệ sinh cho Nhà Thờ suốt 8 năm qua.

Ngày 14.11.2014 trên đường đi bán thì bà bị tai nạn, người lái xe bỏ chạy, bà bị nhiều chấn thương trên mặt, được người đi đường đưa vào Bệnh Viện Chợ Rẫy điều trị 5 ngày, sau đó chuyển qua Bệnh Viện Răng Hàm Mặt. Bà con Xóm Giáo 6 thuộc Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn đã quyên góp giúp bà 740.000 đồng, còn lại phải vay mượn để lo viện phí và thuốc men chạy chữa.

Ngày 25.12.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị chấn thương do tai nạn cho bà Nguyễn Thị Lý với số tiền là 15.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bà Lương Thị Muộn: 450.000 VNDMột cô khiếm thính ẩn danh ( Anh Quốc ): 50 GBPHai bạn Vân – Linh ( Sàigòn ): 500.000 VNDGia đình ông Trần Ngọc Huân ( Sàigòn ): 5.000.000 VNDGia đình MK Hiếu – Lan ở Q. 7 ( Sàigòn ): 700.000 VNDAnh chị Bá – Dung, Cali ( Hoa Kỳ ): 250 USD

29

Page 30: Ephata 634

Tổng kết đến 16g15 chiều thứ sáu 26.12.2014: 10.650.000 VND + 50 GBP + 250 USD = 18.700.000 VND

Như vậy chỉ nội trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 15 triệu đồng giúp bà Nguyễn Thị Lý. Số tiền 3.700.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là ông Lâm Xuân Trang ở Lâm Đồng. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

30