Đồ Án mạng lưới thoát nước sinh hoạt

28
PHẦN II : TÍNH TOÁN SỐLIỆU 2. 1 Tài liệu cơ bản: 1. Bản đồ qui hoạch phát triển khu đô thị đến năm 2030: 2. Dân số: + Khu vực I: dân số N 1 = 331000 (người) + Khu vực II: dân số N 2 = 96000 (người) 3. Tiêu chuẩn thải nước: + Khu vực I : tiêu chuẩn thải nước q 1 0 = 150 (l/người . ngđ.) + Khu vực II: tiêu chuẩn thải nước q 2 0 = 120 (l/người . ngđ.) 4. Nước thải khu công nghiệp: + Tổng số công nhân của cả hai nhà máy chiếm 35% tổng dân số khu đô thị + Lưu lượng nước thải sản xuất chiếm 20% lưu lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. 5. Nước thải các công trình công cộng: + Trong phạm vi đồ án này chỉ xét tới lưu lượng nước thải của bệnh viện và trường học. a. Bệnh viện: + Tổng số bệnh nhân chiếm 0,8% dân số toàn thành phố. + Tiêu chuẩn thải nước là : 300 (l/người - ngđ.) + Hệ số không điều hoà giờ : K h = 2,5 +Số giờ thải nước : 24( h/ngày.) 1

Upload: thinh-tran

Post on 21-Feb-2016

63 views

Category:

Documents


9 download

DESCRIPTION

Đồ án Mạng lưới thoát nước

TRANSCRIPT

Page 1: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

♣PHẦN II : TÍNH TOÁN SỐLIỆU

2. 1 Tài liệu cơ bản:

1. Bản đồ qui hoạch phát triển khu đô thị đến năm 2030:

2. Dân số:

+ Khu vực I: dân số N1 = 331000 (người)

+ Khu vực II: dân số N2 = 96000 (người)

3. Tiêu chuẩn thải nước:

+ Khu vực I : tiêu chuẩn thải nước q10 = 150 (l/người . ngđ.)

+ Khu vực II: tiêu chuẩn thải nước q20 = 120 (l/người . ngđ.)

4. Nước thải khu công nghiệp:

+ Tổng số công nhân của cả hai nhà máy chiếm 35% tổng dân số khu đô thị

+ Lưu lượng nước thải sản xuất chiếm 20% lưu lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư.

5. Nước thải các công trình công cộng:

+ Trong phạm vi đồ án này chỉ xét tới lưu lượng nước thải của bệnh viện và trường học.

a. Bệnh viện:

+ Tổng số bệnh nhân chiếm 0,8% dân số toàn thành phố.

+ Tiêu chuẩn thải nước là : 300 (l/người - ngđ.)

+ Hệ số không điều hoà giờ : Kh = 2,5

+Số giờ thải nước : 24( h/ngày.)

b. Trường học:

+Tổng số học sinh chiếm 23% dân số thành phố.

+ Tiêu chuẩn thải nước là : 25( l/người - ngđ.)

+ Hệ số không điều hoà giờ : Kh = 1,8

+Số giờ thải nước : 12 (h/ngày.)

1

Page 2: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

Khu vựcDiện tích

F (ha)

Mật độ

(người/ha)Tiêu chuẩn thải

nước (l/ng.ngđ)

I 604,51 547 150

II 403,83 237 120

2.2.LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TỪ CÁC KHU NHÀ Ở:

2.2.1.Xác đinh lưu lượng trung bình ngày:

Theo công thức:

Qtbngày = 1000

.Nq0i

= (m3/ngđ)

Trong đó

-qi0 là tiêu chuẩn thải nước của khu vực dân cư i.

- Khu vực I : Qtb-ngày1= 1000

.Nq 101

= =49650 (m3/ngđ)

-Khu vực II: Q tb-ngày2= 1000

.Nq 202

= =11520 (m3/ngđ)

Vậy, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt thải ra tại Thành phố trong một ngày đêm là:

Qsh-tp = Qtb-ngày1 + Qtb-ngày

2 = 61170 (m3/ngđ)

2.2.3.Xác định lưu lượng trung bình giây:

Theo công thức: qitb = 24x3,6

Q ngµytb

(l/s)

-Khu vực I: qtb-s1 = 24x3,6

Q ngµy1-tb

= =574,65 (l/s) k1ch = 1,237

-Khu vực II: qtb-s2 = 24x3,6

Q ngµy2-tb

= =133,33 (l/s) k2ch =1,466

-Lưu lượng trung bình giây của toàn bộ Thành phố là:

qtb-TPs = qtb-s

1 + qtb-s2 = 574,65 + 133,33 =707,98(l/s)

2

Page 3: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

Từ lưu lượng trung bình giây, để có lưu lượng tính toán cho toàn Thành phố ta phải đi tìm hệ số không điều hòa kch. Nội suy theo bảng “Trị số kch phụ thuộc qtb

s”, ta có: kch = 1,304

Lưu lượng tính toán là lưu lượng giây max:

q10max = qtb-s

1. k1ch = 1,237x574,65 = 710,842 (l/s)

q20max = qtb-s

2. k2ch = 1,466x133,33 = 195,462 (l/s)

Lưu lượng trung bình lớn nhất của toàn Thành phố là:

qmax = qtb-TPs.kch = 1,304x707,98= 923,206 (l/s)

Bảng2.1. Tổng hợp lưu lượng nước thải từ các khu nhà ở.

Khu

vực

Diện

tích F

(ha)

Mật

độ

dân

số

(ng/

ha)

N

(người)

Tiêu

chuẩn

thải nước

q0(l/

ng.ngđ)

Lưu lượng

nước thải

Q(m3/ngđ)

qstb

(l/s)Kch

qsmax

(l/s)

I 604,51 547 331000 150 49650 574,65 1,237 710,84

II 403,83 237 96000 120 11520 133,33 1,466 195,46

Tổng 1008,34 399 427000 61170 707,98 1,304 923,21

3

Page 4: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

2.3. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TẬP TRUNG

2.3.1 Bệnh viện

Số bệnh nhân là 0,8 %N

N bn = N= =3416(người)

Lấy số bệnh nhân là 3416 người, vậy ta thiết kế 2 bệnh viện mà mỗi bệnh viện có

B = 1708 giường.

- Tiêu chuẩn thải nước: qbv0 =300 (l/ng.ngđ)

- Hệ số không điều hòa giờ: kh = 2,5- Bệnh viện làm việc 24/24 giờ trong ngàyDo vậy ta tính được các số liệu cơ bản đối với 1 bệnh viện như sau:

- Lưu lượng thải trung bình trong ngày là:

Qtbngày = 1000

B.qbv0

= =512,4 (m3/ngày)

- Lưu lượng thải trung bình giờ là:

Qtbgiờ= 24

Q ngµytb

= =21,35 (m3/h)

- Lưu lượng Max giờ là: Qh

max= kh. Qtbgiờ = 2,5x21,35= 53,375 (m3/h)

- Lưu lượng Max giây là:

qsmax = 3,6

Q maxh

= 14,83(l/s)

2.3.2. Trường học:

- Số học sinh lấy theo quy phạm là 23%N

H = = =98210 (người)

Thiết kế 5 trường học, mỗi trường có 19642 học sinh

- Tiêu chuẩn thải nước: qth0 = 25 (l/ng.ngđ)

- Hệ số không điều hòa giờ kh = 1,8

4

Page 5: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

- Trường học làm việc 12 giờ trong ngày

Do vậy ta tính được các số liệu cơ bản đối với 1 trường học như sau:

- Lưu lượng thải trung bình ngày là:

Qtbngày = h.qo/1000 = =491,05(m3/ngày)

- Lưu lượng thải trung bình giờ là:

Qtbgiờ = 12

tbngayQ

= =40,92 (m3/h)

- Lưu lượng Max giờ là:

Qhmax=kh. Qtb

giờ = 1,8x40,92 = 73,66 (m3/h)

- Lưu lượng Max giây là:

qsmax = 3,6

Q maxh

= = 20,460 (l/s)

Quy mô của các công trình công cộng được lấy như sau:

- 2 Bệnh viện

- 5 Trường học

Ta có bảng tổng hợp nước thải tập trung từ các công trình công cộng như sau:

5

Page 6: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

Nơi thải

nước

Đơn vị

tính

Quy

hs

Số giờ

Làm

việc 1

ngày

(h)

Tiêu chuẩn

thải nước

q0

(l/người.

ngđ)

Kh

Lưu lượng

(m3/ngđ)

(m3/h) (l/s)

Khu

vực

II

2Trường

họcH.Sinh

3928

412 25 1,8 982,1 147,32 40,92

1 Bệnh viện Giường 1708 24 300 2,5 512,4 53,375 14,83

Khu

vực

I

1 Bệnh viện Giường 1708 24 300 2,5 512,4 53,375 14,83

3Trường

họcH. Sinh

5892

612 25 1,8 1473,15 220,98 61,38

Tổn

g

toàn

tp

2 Bệnh viện Giường 3416 24 300 2,5 1024,8 106,75 29,66

5 trường

họcH. sinh 9820 12 25 1,8 2455,25 368,3 102,3

6

Page 7: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

2.3.4. Công nhân trong khu công nghiệp(Sinh hoạt và tắm)

Đô thị thiết kế có 2 cụm công nghiệp(Tổng diện tích F=90,23 ha)

- Cụm công nghiệp có diện tích F1 = 27,58 ha

- Cụm công nghiệp có diện tích F2 = 62,65 ha

Hệ số diện tích :

Số công nhân của KCN có diện tích F1 là:

NKCN1 = A x N = 0,3 x 149450 = 44835 (người)

Sô công nhân KCN F2 :

NKCN2 = 149450 – 44835 = 104615 (người)

Bảng 2.2: Bảng phân bố chế độ làm việc của các khu công nghiệp

Tên XN

Phân bố công nhân trong KCNPhân bốlượng nước

thải SX

trongKCN(%)

Công nhân và lượng nước thải

theo các caSố CN trong KCN(%)

Phân xưởng Tắm

Nóng(%)

Lạnh (%)

Nóng(%)

Lạnh (%)

Ca I(%)

Ca II(%)

Ca III(%)

KCN I 44835 40 60 60 20 50 35 30 35

KCN II

104615 35 65 65 30 50 40 40 20

Bảng 2.3: Bảng phân bố công nhân theo các ca.

7

Page 8: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

Khu công nghiệp

Ca

Số công nhân trong xí nghiệp

% Số người

I

1 35 15692

2 30 13451

3 35 15692

Tổng 100 44835

II

1 40 41846

2 40 41846

3 20 20923

Tổng 100 104615

* Lưu lượng nước thải sinh hoạt ngày của các xí nghiệp được xác định theo công thức:

Qng = (m3/ng đ)

- Lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất giờ xác định theo công thức:

Qmax.h = (m3/h)

- Lưu lượng nước thải giây lớn nhất xác định theo công thức:

qmax.s = (l/s)

- N1, N2: Số công nhân trong phân xưởng lạnh, nóng.

- T: Thời gian làm việc của một ca

- Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt của công nhân trong:

+ Phân xưởng nóng: q0 = 35 (l/người- ca)

8

Page 9: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

+ Phân xưởng nguội: q0 = 25 (l/người- ca).

- Hệ số không điều hoà giờ trong phân xưởng:

+ Nóng: Kh = 2,5

+Nguội: Kh = 3

* Lượng nước thải tắm của công nhân trong các phân xưởng với sau mỗi ca được xác định theo công thức sau:

Qng = (m3/ngđ)

- N3, N4: Số công nhân được tắm trong phân xưởng lạnh, nóng.

- Tiêu chuẩn thải nước tắm của công nhân trong:

+ Phân xưởng nóng: q0 = 60 (l/người- 1 lần tắm)

+ Phân xưởng nguội: q0 = 40 (l/người- 1 lần tắm)

- Hệ số không điều hoà giờ của nước tắm: Kh = 1

Các số liệu và kết quả tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt và nước tắm của công nhân được ghi trong bảng 2.4

Bảng 2.4: thống kê LL từ nước thải SH và nước tắm của các xí nghiệp

KCN Ca PX

Số CN làm việc Nước thải SH Nước tắm

% Người TC,l/ng

Qca, m3/ca Kh % Người TC,

l/ngQca, m3/ca Kh

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)

I

1

Nóng 40 6277 35 219.70 2,5 60 9415 60 564.9 1

Lạnh 60 9415 25 235.38 3 20 3138 40 125.52 1

Tổng 100 15692 455.08 12553 650.42

2 Nóng 40 5380 35 188.3 2,5 60 8070 60 484.2 1

Lạnh 60 8071 25 201.78 3 20 2690 40 107.6 1

Tổng 100 13451 201.78 10760 591.8

9

Page 10: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

3

Nóng 40 6277 35 219.70 2,5 60 9415 60 564.9 1

Lạnh 60 9415 25 235.38 3,5 20 3138 40 125.52 1

Tổng 100 15692 455.08 12553 650.42

TT 44835 1111.94 35866 1892.64

II

1

Nóng 35 14646 35 512.61 2,5 65 27200 60 1632 1

Lạnh 65 27200 25 680 3 30 12554 40 502.16 1

Tổng 100 41846 1192.61 39754 2134.16

2

Nóng 35 14646 35 512.61 2,5 65 27200 60 12632 1

Lạnh 65 27200 25 680 3 30 12554 40 502.16 1

Tổng 100 41846 1192.61 39754 2134.16

3

Nóng 35 7323 35 256.30 2,5 65 13600 60 816 1

Lạnh 65 13600 25 340 3 30 6277 40 251.08 1

Tổng 100 20923 596.3 19877 1067.08

TT 104615 2981.52 99385 5335.4

Tổng cộng: 149450 4093.46 13525

1 7228.04

10

Page 11: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

Sự phân bố lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân ở các phân xưởng

nóng (với K=2,5) và các phân xưởng nguội (với K=3) ra các giờ trong các ca

sản xuất bằng % như sau:

Bảng 2.5. Phân bố lưu lượng nước thải sinh hoạt các giờ trong ca.

GiờCác PX nóng Các PX lạnh Tổng hợp

Kn=2,5 Kng=3 Toàn ca

1 12,5 12,5 25

2 6,25 8,12 14,37

3 6,25 8,12 14,37

4 6,25 8,12 14,37

5 18,75 15,65 34,4

6 37,5 31,25 68,75

7 6,25 8,12 14,37

8 6,25 8,12 14,37

Tổng 100% 100% 200%

2.3.5 Xác định lưu lượng nước thải sản xuất

Lưu lượng nước thải sản xuất chiếm 20% lưu lượng nước thải của khu dân cư được xác định theo công thức:

Qsx = 10020

x61170= 12234 (m3/ng.đ)

Lượng nước thải này được tính :

XN I: 50% tức 6117 (m3/ng.đ)

11

Page 12: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

XN II: 50% tức 6117 (m3/ng.đ)

Trong đó nước thải sản xuất bị nhiễm bẩn của mỗi xí nghiệp là 100 %

+Nhà máy I :

Nhà máy làm việc 3 ca, mỗi ca 8 giờ.

Lưu lượng ngày Qngày = 6117 (m3/ng.đ), phân phối theo các ca như sau:

Ca I: 35% tức 2140.95 (m3/ca)

Ca II: 30% tức 1835.1 (m3/ca)

Ca III: 35% tức 2140.95 (m3/ca)

Hệ số không điều hoà trong mỗi ca là kh =1, như vậy lưu lượng giờ đều bằng

nhau.

Ca I: QIgiờ = =267,62 (m3/h)

Ca II: QIIgiờ = =229,39 (m3/h)

Ca III: QIgiờ = =267,62 (m3/h)

Do đó, lưu lượng giây lớn nhất là: qsmax-XNI = =74,34 (l/s)

+Nhà máy II:

Nhà máy làm việc 3 ca, mỗi ca 8 giờ.

Lưu lượng ngày Qngày = 6117 (m3/ng.đ), phân phối theo các ca như sau:

Ca I: 40% tức 2446.8 (m3/ca)

12

Page 13: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

Ca II: 40% tức 2446.8 (m3/ca)

Ca III: 20% tức 1223.4 (m3/ca)

Hệ số không điều hoà trong mỗi ca là kh =1, như vậy lưu lượng giờ đều bằng

nhau.

Ca I: QIgiờ = = 305.85 (m3/h)

Ca II: QIgiờ = = 305.85 (m3/h)

Ca III: QIIIgiờ = = 152,93 (m3/h)

Do đó, lưu lượng giây lớn nhất là: qsmax-XNII = = 84,96(l/s)

Từ các số liệu trên đây ta có bảng thống kê lưu lượng nước thải sản xuất cho

các nhà máy xí nghiệp như sau:

Bảng 2.6: Bảng thống kê lưu lượng nước thải sản xuất của các khu công

nghiệp.

Khu công

nghiệpCa

Qca

KQh

(m3/h)Qs

max (l/s)% m3/ca

I1 35 2446.8 1 267.62 74.342 30 1835.1 1 229.39 63.723 35 2446.8 1 267.62 74.34

Tổng 100 6117 764.63 212.4II 1 40 2446.8 1 305.85 84.96

2 40 2446.8 1 305.85 84.96

13

Page 14: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

3 20 1223.4 1 152.93 42.48Tổng 100 6117 764.63 212.4

Bảng phân bố lưu lượng nước thải trong ngày(m3/ngđ):

2.4 Xác định lưu lượng riêng- Ta có tổng lưu lượng nước thải công cộng trong ngày đêm: (bao gồm nước thải trường học và bệnh viện).

QCC = 1024.8+2455.25 = 3480.05 (m3/ng.đ)- Lưu lượng nước thải trong ngày đêm của khu dân cư ( xác định theo bảng 2-1).

Q = 61170 (m3/ng.đ)

Mục đích xác định lưu lượng riêng để tính toán chính xác lưu lượng nước thải.

Xét tỷ số:

Trong đó:

– Tổng lưu lượng nước thải từ các công trình công cộng, như đã phân tích ở trên QCC = QBV + QTH

– Tổng lưu lượng nước thải trung bình ngày của khu dân cưBố trí khu vực II có 2 trường học, 1 bệnh viện. khu vực I có 1 bệnh viện , 3 trường học .Do đó, lưu lượng công cộng được phân phối: QI

công cộng = 1985.55 (m3/ngđ) QII

công cộng =1494.50 (m3/ngđ) Xác định lưu lượng riêng của khu vực I: Có : QI

cc = 1985.55 (m3/ngđ)

Xét tỉ số : = 1985.55/61170 x100% = 3.25% < 5%.Tiêu chuẩn thoát nước của khu vực I :

14

Page 15: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

Do vậy, qIr = = =0.95 (l/s.ha)

Trong đó:n1 : Mật độ dân số khu vực 1(nội thị) , n1 = 547 người/ha

: Tiêu chuẩn thải nước khu vực 1, =150 l/người.ngđ Xác định lưu lượng riêng của khu vực II: Có : QII

cc = 1494.50 (m3/ngđ)

Xét tỉ số : = 1494.50/61170 x 100% = 2.44% < 5%

Tiêu chuẩn thoát nước của khu vực II :

Do vậy, qIIr = = == 0.33 (l/s.ha)

Bảng thống kê diện tích các khu vực của đô thị :

Khu vực I :

Khu vực 1Tên ô

a b c d Tổng

1 4,00 3,57 5,03 12,62 1,19 4,50 4,64 1,35 11,683 3,11 5,60 7,4 16,114 3,96 7,29 11,255 2,85 2,92 6,36 12,136 3,53 4,45 2,44 10,427 3,75 1,05 2,84 1,54 9,188 4,4 3,5 6,2 14,19 6,82 8,8 15,6210 4,02 3,57 5,72 13,3111 3,38 3,45 5,27 12,112 3,82 2,34 4,44 10,6

15

Page 16: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

13 6,08 2,8 2,44 11,3214 2,9 2,47 3,18 8,5515 2,66 2,11 3,84 8,6116 2,97 1,87 3,57 8,4117 2,96 2,12 3,89 8,9718 2,80 4,66 6,74 14,219 2,77 4,20 6,9720 3,45 3,45 6,9021 3,21 3,21 6,4222 1,86 2,34 3,65 7,8523 2,06 2,35 1,45 5,86

Khu vực 1 Tổng

Tên ô a b c d

24 1,75 2,94 6,16 10,85

25 2,23 2,24 4,47

26 2,77 1,98 3,32 8,07

27 3,78 1,88 3,69  1,35 10,70

28 6,11 6,21 3,71 2,71

29 2,76 6,56 6,05  1,82 16,3

30 5,94 6,02 3,82 15,78

31 3 1,92 1,62  5,45 11,99

32 7,15 6,97 8,99 23,11

33 4,47 5,18 3,82 13,47

34 3,52 2,29 4,06 9,87

35 1,85 4,17 2,28  4,39 12,69

36 3,25 8,81 4,17  9,58 25,81

37 4,93 6,76 12,32 24,01

16

Page 17: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

38 4,07 2,13 4,30 10,50

39 5,86 8,55 5,57 19,98

40 6,4 5,24 11,64

41 5,52 6,04 4,53 16,09

42 3,18 5,17 5,78 1,69 15,82

43 4,24 1,51 1,87 4,60 12,22

44 2,27 5,42 5,45 13,14

45 1,66 3.63 3,58 1,34 10,21

46 1,06 2,31 4,83 1,30 9,50

47 0,94 1,33 1,67 4,66 8,60

48 7,43 3,45 1,04 11,92

49 2,21 5,17 3,32 10,7

50 7,2 2,3 4,38 13,88

51 3,15 4,17 7,32

Tổng 604,51

Khu vực II :

Khu vực 2Tên ô

a b c d Tổng

52 5,83 4,08 6,25 16,1653 5,66 1,82 6,24 13,7254 1,98 3,85 3,37 9,255 6,03 3,33 3,54 12,9056 3,11 1,94 3,25 8,3057 4,39 4,27 4,06 12,7258 2,17 5,87 2,02 10,0659 3,85 5,64 2,94 12,4360 5,22 1,90 3,51 10,6361 3,84 1,93 3,46 9,2362 6,26 5,09 3,79 15,1463 2,02 5,44 3,56 11,0264 4,37 2,56 1,86 8,7965 7,99 8,27 5,49 21,7566 7,67 2,44 7,23 17,3467 1,46 3,82 1,81 4,09 11,18

17

Page 18: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

68 2,92 7,18 4,87 14,9769 3,51 3,51 2,75 9,7770 3,98 1,50 1,40 6,8871 2,35 3,80 6,40 12,5572 4,17 3,12 2,19 9,4873 3,98 1,23 1,75 3,32 10,2874 2,65 3,84 6,04 12,5375 5,34 7,25 12,5976 8,10 3,52 8,60 3,02 23,2477 7,44 2,46 2,30 6,65 18,8578 7,19 2,60 2,66 7,93 20,3879 5,61 7,96 8,46 22,0380 5,37 7,05 5,09 17,5181 2,30 5,75 4,14 12,19

Tổng 403,83

Vậy tổng diện tích của khu dân cư là 604,51.33 + 403,83 = 1008.34 ha

b/ Xác định lưu lượng trên các đoạn cống của tuyến tính toán:

* Lưu lượng tính toán của từng đoạn cống được coi như chảy từ đầu đoạn cống và

được xác định theo công thức:

Trong đó:

+) Lưu lượng tính toán của đoạn cống thứ n

+) Lưu lượng dọc đường của đoạn ống thứ n

+) Lưu lượng cạnh sườn của đoạn ống thứ n

+) Lưu lượng chuyển qua của đoạn ống thứ n

+) Kc hệ số không điều hòa chung xác định dựa vào tổng lưu lượng nước thải của đoạn cống đó

Được xác định hoặc nội suy giữa các giá trị sau:

Q l/s 5 15 30 50 100 200 300 500 800 1250Kc 3.1 2.2 1.8 1.7 1.6 1.4 1.35 1.25 1.2 1.15

18

Page 19: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải từng đoạn cống phương án 1.

(Xem phụ lục. Cuối quyển đồ án).

Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải từng đoạn cống phương án 2.

(Xem phụ lục. Cuối quyển đồ án).

3.4.2. Tính toán độ sâu đặt cống đầu tiên cho các tuyến cống tính toán.

a/ Độ sâu đặt cống đầu tiên của tuyến cống chính:

Căn cứ vào bảng tính toán cho từng đoạn cống ở trên, ta tiến hành tính toán thuỷ

lực cho từng đoạn cống để xác định được: Đường kính ống D, độ dốc thuỷ lực i, vận

tốc dòng chảy v, sao cho phù hợp với các yêu cầu về đường kính nhỏ nhất, độ đầy tính

toán, tốc độ chảy tính toán, độ dốc đường cống, độ sâu đặt cống được đặt theo quy

phạm.

Việc tính toán thuỷ lực dựa vào: “ Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước” -

GS. Trần Hữu Uyển

Độ sâu đặt cống nhỏ nhất của tuyến cống được tính theo công thức:

H = h + (iL1 + iL2) + Zd-Z0 + d (m)

Trong đó:

+) h : Độ sâu đặt cống đầu tiên của cống trong sân nhà hay trong tiểu khu, lấy

bằng (0,2 0,4)m + d - Với d là đường kính ống trong tiểu khu. Lấy h =

0,5m

+) i : Độ dốc của cống thoát nước tiểu khu hay trong sân nhà tính bằng 0/00.

+) L1 :Chiều dài đoạn nối từ giếng kiểm tra tới cống ngoài đường phố (m)

+) L2 :Chiều dài của cống trong nhà (hay tiểu khu) (m)

+) Z0 :Cốt mặt đất đầu tiên của giếng thăm trong nhà hay trong tiểu khu

+) Zd :Cốt mặt đất ứng với giếng thăm đầu tiên của mạng lưới thoát nước của

khu đô thị.

+) d : Độ chênh giữa kích thước của cống thoát nước đường phố với cống

thoát nước trong sân nhà (tiểu khu)

d = Dđườngphố - Dtiểukhu = 300 - 200 = 100mm = 0,1m

19

Page 20: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

Sơ đồ xác định độ sâu chôn cống đầu tiên

Chú thích:

1- Giếng thăm trên ML ngoài phố

2- ống nối cống tiểu khu với cống ngoài phố

3- Giếng kiểm tra

4- Cống trong sân nhà

5- Nhánh nối ống đứng thoát nước với cống trong sân nhà

6- ống đứng thoát nước trong nhà

b/ Độ sâu đặt cống đầu tiên của tuyến cống kiểm tra

Chiều sâu đặt cống đầu tiên tại tuyến kiểm tra:

H = h + (iL1 + iL2) + Zd-Z0 + d (m)

Vậy độ sâu đặt cống đầu tiên của tuyến cống kiểm tra là: H1 =1,5m

Sau khi xác định độ sâu đặt cống đầu tiên, ta tiếp tục xác định cốt đáy cống cho

các đoạn cống tiếp theo.

Khi tính toán thuỷ lực các tuyến cống ta phải khống chế độ sâu đặt cống, chiều sâu

đặt cống không được lớn quá vì như thế sẽ khó khăn cho việc thi công và tốn kém về

mặt kinh tế. Khi chiều sâu đặt cống lớn - lớn hơn 6m, ta phải đặt các trạm bơm cục bộ

để giảm chiều sâu đặt cống của các đoạn tiếp theo.

Dưới đây là các “Bảng xác định lưu lượng tính toán” và “Bảng tính toán kiểm tra

thuỷ lực” tuyến cống chính và tuyến cống kiểm tra.

3.4.3. Thiết kế trắc dọc tuyến cống.

Bao gồm việc xác định vị trí cống trên trắc dọc đường phố, độ sâu chôn cống ban

đầu, độ dốc và cao độ tại các điểm nối tiếp cống trong các hố ga và giếng thăm. Trước

20

Page 21: Đồ Án Mạng Lưới Thoát Nước Sinh Hoạt

hết ta thiết lập trắc dọc mặt đất theo tuyến thiết kế với tỷ lệ đứng 1/100, tỷ lệ ngang

1/1000. Mang các điểm tính toán từ mặt bằng quy hoạch vạch tuyến lên trắc dọc, xác

định chiều dài của các đoạn tính toán, đồng thời tiến hành lập bảng tính toán thuỷ lực.

Lưu lượng tính toán lấy từ bảng thống kê. Sau đó xác định độ sâu chôn cống ban đầu.

Xác định những đoạn cống có độ sâu lớn và nhỏ nhất căn cứ vào số liệu tính toán thuỷ

lực ta ghi chú tất cả các chỉ tiêu lên trắc dọc.

- Thiết kế trắc dọc mạng lưới cần đạt được tốc độ tự làm sạch và độ sâu chôn

cống không lớn. Quá trình thiết kế trắc dọc mạng lưới cần theo dõi điều kiện tốc độ

tăng dần nghĩa là tốc độ của dòng chảy ở trong cống của đoạn sau lớn hơn đoạn trước.

Tuy nhiên quy phạm cũng quy định khi tốc độ lớn hơn 1,5m/s thì cho phép tốc độ ở

đoạn sau nhỏ hơn đoạn trước, nhưng không quá 15 20%. Giảm tốc độ tính toán

(không nhỏ hơn tốc độ lắng đọng) chỉ được phép khi dùng giếng chuyển bậc. Tốc độ

trong cống nhánh không được kìm hãm tốc độ trong cống chính và mực nước trong

cống không dềnh.

- Trường hợp độ dốc của cống thay đổi quá lớn có thể làm dốc nước và sau dốc

nước phải có giếng chuyển bậc để giảm bớt tốc độ. Việc nối cống tại các giếng chọn

kiểu nối cùng mặt nước. Với cách nối này sẽ không gây hiện tượng dềnh nước, giảm

độ sâu chôn cống.

- Nguyên tắc cơ bản về cấu tạo mạng lưới thoát nước là đoạn cống giữa các

giếng thăm phải là đường thẳng. Tại những chỗ thay đổi hướng nước chảy, thay đổi

đường kính và tại những chỗ giao lưu của các dòng chảy, làm bằng máng hở lượn đều.

Góc chuyển tiếp máng hở không lớn hơn 900

- Cứ 50m bố trí một giếng thăm, giếng thăm dùng để xem xét trông nom, kiểm

tra chế độ công tác của mạng lưới thoát nước một cách thường xuyên, đồng thời để

thông rửa khi cần thiết.

- Để dẫn nước qua sông, hồ, kênh đào, đường sắt, đường ô tô và các công trình khác

thì xây dựng cống kiểu cống luồn (điuke).

21