toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1097 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1097 ngày 16/10/2014 - Điều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án của Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Tr.6) - Quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Tr.7) - Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam tham dự ASIAN Para Games II (Tr.3) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kiểm tra dự án các hạng mục tranh tượng trang trí tòa Nhà Quốc hội Ngày 09/10, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã kiểm tra dự án các hạng mục tranh tượng trang trí tòa Nhà Quốc hội. Đến nay công việc trang trí tranh tượng đã cơ bản hoàn tất với 2 bức tranh sơn mài, 28 bức tranh sơn dầu, 5 cụm tượng tròn, 1 phù điêu và 2 tranh thảm len. Các tác phẩm này được lắp, dựng trong những phòng họp quan trọng, sảnh tòa nhà và một số hành lang đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị có liên quan cần rà soát lại một lần nữa về mặt nội dung và hình thức các tác phẩm, trong đó hết sức lưu ý đến yếu tố chất lượng và an toàn. Đối với một số tác phẩm tranh chưa thật sự phù hợp cần sớm nghiên cứu và xin ý kiến để thay thế. Dự kiến ngày 14/10, Hội đồng nghệ thuật sẽ tiến hành nghiệm thu dự án này. t.HợP Thể thao Việt Nam vững vàng hướng tới sân chơi châu lục, thế giới Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 17 (ASIAD 17) năm 2014 tại Incheon (Hàn Quốc) với 199 vận động viên, tranh tài ở 21 môn thể thao, trong đó có bơi lội, điền kinh, cử tạ, bắn súng, thể dục dụng cụ, đua xe đạp, boxing... Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 2-3 Huy chương Vàng, nhưng chúng ta chỉ có được một chiếc Huy chương Vàng ở môn Wushu với thành tích xuất sắc của nữ võ sĩ Dương Thúy Vi. Tuy không đạt mục tiêu, nhưng ở các môn thi đấu thuộc hệ thống Olympic, các vận động viên của chúng ta đã đạt được những kết quả đầy khích lệ, tạo tiền đề để thể thao Việt Nam vững vàng vươn tới sân chơi châu lục, thế giới. (Xem tiếp trang 14) Chiều 10/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 9 tháng năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2014. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả mà Ngành đã đạt được trong 9 tháng đầu năm, đồng thời yêu cầu, trong 3 tháng cuối năm, các đơn vị cần nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao. Về nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong thời gian tới, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh việc tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. (Xem tiếp trang 2) Sơ kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch 9 tháng năm 2014 Ảnh: M.U trong số nàY Toàn cảnh Hội nghị

Upload: pham-viet-long

Post on 22-Jun-2015

89 views

Category:

News & Politics


8 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1097. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1097 ngày 16/10/2014

- Điều chỉnh tiến độ thực hiện7 dự án của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tr.6)- Quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệpVăn hóa, Thể thao và Du lịch”

(Tr.7)- Lễ xuất quân của Đoàn Thể thaoNgười khuyết tật Việt Namtham dự ASIAN Para Games II

(Tr.3)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhkiểm tra dự án các hạng mụctranh tượng trang trí tòa Nhà Quốc hội

Ngày 09/10, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đã kiểm tra dự án các hạng mụctranh tượng trang trí tòa Nhà Quốc hội.Đến nay công việc trang trí tranh tượngđã cơ bản hoàn tất với 2 bức tranh sơnmài, 28 bức tranh sơn dầu, 5 cụm tượngtròn, 1 phù điêu và 2 tranh thảm len.Các tác phẩm này được lắp, dựng trongnhững phòng họp quan trọng, sảnh tòanhà và một số hành lang đảm bảo kỹthuật, mỹ thuật. Bộ trưởng yêu cầu cácđơn vị có liên quan cần rà soát lại mộtlần nữa về mặt nội dung và hình thứccác tác phẩm, trong đó hết sức lưu ý đếnyếu tố chất lượng và an toàn. Đối vớimột số tác phẩm tranh chưa thật sự phùhợp cần sớm nghiên cứu và xin ý kiếnđể thay thế. Dự kiến ngày 14/10, Hộiđồng nghệ thuật sẽ tiến hành nghiệmthu dự án này.

t.Hợp

Thể thao Việt Nam vững vàng hướng tới sân chơi châu lục, thế giới

Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 17(ASIAD 17) năm 2014 tại Incheon (Hàn Quốc) với 199 vận động viên, tranhtài ở 21 môn thể thao, trong đó có bơi lội, điền kinh, cử tạ, bắn súng, thểdục dụng cụ, đua xe đạp, boxing... Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 2-3 Huychương Vàng, nhưng chúng ta chỉ có được một chiếc Huy chương Vàng ởmôn Wushu với thành tích xuất sắc của nữ võ sĩ Dương Thúy Vi. Tuy khôngđạt mục tiêu, nhưng ở các môn thi đấu thuộc hệ thống Olympic, các vậnđộng viên của chúng ta đã đạt được những kết quả đầy khích lệ, tạo tiền đềđể thể thao Việt Nam vững vàng vươn tới sân chơi châu lục, thế giới.

(Xem tiếp trang 14)

Chiều 10/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 9 thángnăm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2014. Phát biểu tại Hội nghị, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả mà Ngành đã đạt được trong9 tháng đầu năm, đồng thời yêu cầu, trong 3 tháng cuối năm, các đơn vị cần nỗ lựcthực hiện các nhiệm vụ được giao. Về nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong thờigian tới, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh việc tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triểnkhai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khoá XI vềxây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước. (Xem tiếp trang 2)

Sơ kết công tác Văn hóa, Thể thaovà Du lịch 9 tháng năm 2014

Ảnh:

M.U

trong số này

Toàn cảnh Hội nghị

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1097 l 16.10.2014

Theo báo cáo tại Hội nghị, trong kếhoạch 9 tháng năm 2014, Bộ VHTTDLđược Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trìxây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ,Chính phủ 12 văn bản, đề án. Tính đếnngày 30/9/2014, số văn bản, đề án đãtrình là 11 (01 đề án xin điều chỉnh lùithời hạn trình). Chính phủ, Thủ tướngChính phủ đã ban hành 14 văn bản quantrọng trong lĩnh vực lĩnh vực văn hóa,gia đình, thể thao và du lịch.

Bộ trưởng, tập thể lãnh đạo Bộ vàtoàn Ngành bám sát sự điều hành củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tăngcường đi công tác cơ sở, chủ động, sángtạo, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân,phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững sựđoàn kết, nhất trí; tăng cường sự phốihợp giữa các đơn vị trong Bộ; giữaTrung ương và địa phương và giữa Bộvới các Bộ, ngành, đoàn thể Trungương. Chỉ đạo triển khai thực hiện Hiếnpháp 2013. Chỉ đạo quyết liệt công táccổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nướcthuộc Bộ; triển khai quán triệt và xâydựng Chương trình hành động củaChính phủ và Bộ VHTTDL thực hiệnNghị quyết số 33-NQ/TW ngày09/6/2014 của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI về xây dựng vàphát triển văn hóa, con người Việt Namđáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đấtnước; tổng kết lý luận-thực tiễn qua 30năm đổi mới về phát triển văn hóa, xâydựng con người Việt Nam...

Về Văn hóa gia đình, các di sản vănhóa Việt Nam tiếp tục được vinh danhtrên bình diện quốc tế với việc Quần thểdanh thắng Tràng An được ghi vàoDanh mục Di sản thế giới, Châu bảnTriều Nguyễn được công nhận là Di sảntư liệu thuộc Chương trình Ký ức thếgiới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương(nâng tổng số di sản văn hóa đượcUNESCO công nhận lên 20 di sản).

Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật,các chương trình nghệ thuật kỷ niệm cácngày lễ lớn, đặc biệt là Kỷ niệm 60 năm

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Lễ đónnhận Bằng UNESCO vinh danh Nghệthuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loại;Festival Đờn ca tài tử Nam bộ quốc gialần thứ Nhất - Bạc Liêu 2014, chươngtrình nghệ thuật “Vì Biển đảo thân yêu”;Chương trình Đại gia đình các dân tộcViệt Nam với sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc... được tổ chức trangtrọng, hiệu quả. Các đơn vị nghệ thuậttrong cả nước, trung tâm phát hànhphim và chiếu bóng các tỉnh/thành tổchức nhiều chương trình nghệ thuật,chiếu phim về đề tài truyền thống cáchmạng, tuyên truyền biển đảo phục vụđồng bào, chiến sĩ ở vùng sâu, vùng xa,vùng biên giới, hải đảo của Tổ quốc.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” được Ban Chỉđạo các cấp quan tâm, chỉ đạo và triểnkhai thực hiện đồng bộ tác động tíchcực trong việc xây dựng nông thônmới. Trung tâm Văn hóa cấptỉnh/huyện, các đội tuyên truyền lưuđộng chủ động, tổ chức các hoạt độngtuyên truyền chính trị về biên giới vàBiển đảo Việt Nam. Công tác quản lývà tổ chức lễ hội căn bản đạt yêu cầuđề ra, ý thức tham gia lễ hội của ngườidân có chuyển biến tích cực. Công tácquản lý và xây dựng quy hoạch quảngcáo tại các địa phương được tăngcường, đã có 41/63 địa phương hoànthành xây dựng quy hoạch.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc lần đầuđược tổ chức tại Hà Nội với chủ đề“Yêu thương và chia sẻ” được sự hưởngứng, tham gia tích cực của các cấp chínhquyền, các tổ chức đoàn thể và nhândân. Ngày Gia đình Việt Nam với chủđề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêuthương” được tổ chức dưới nhiều hìnhthức, nội dung phong phú, thiết thực.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý viphạm tiến hành thường xuyên, kịp thờiphát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm vềquyền tác giả, tu bổ tôn tạo di tích, biểu

diễn nghệ thuật... Thanh tra Bộ đã tổchức 122 đoàn thanh tra, kiểm tra đốivới 367 cơ sở, xử phạt vi phạm hànhchính 142 cơ sở; thanh tra Sở VHTTDLcác tỉnh/thành đã kiểm tra 5.393 cơ sở,xử phạt hành chính 1.074 cơ sở. Nộpngân sách nhà nước trên 10 tỷ đồng.

Về Thể dục thể thao, công tác quảnlý nhà nước trong lĩnh vực thể dục thểthao tiếp tục được đẩy mạnh. Hoạt độngthể dục thể thao quần được tổ chức đadạng, với nhiều nội dung hoạt động sôinổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởitrong quần chúng nhân dân. Chỉ đạo tổchức thành công Đại hội thể dục thểthao các cấp. Đã có 10.868/11.095 xã,phường, thị trấn tổ chức xong Đại hộiThể dục thể thao cấp xã, đạt tỷ lệ 98/%;719/724 huyện tổ chức xong Đại hộiTDTT cấp huyện, đạt tỷ lệ 99%; 59/63tỉnh/thành đã tổ chức Đại hội TDTT cấptỉnh, đạt tỷ lệ 94%. Công tác tuyển chọn,đào tạo vận động viên được quan tâmvà đầu tư đúng mức, các môn thể thaoOlympic như bắn súng, bơi, thể dụcdụng cụ, đua xe đạp... tiếp tục đạt thànhtích cao tại đấu trường thế giới. 9 tháng,Thể thao Việt Nam đã giành được202HCV, 138HCB, 154HCĐ tại cácĐại hội, giải thể thao quốc tế.

Về lĩnh vực Du lịch, Việt Nam tiếptục duy trì nhịp độ phát triển; được quantâm chỉ đạo sát sao của Thủ tướngChính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước vềdu lịch. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế,tích cực triển khai các chiến lược, quyhoạch lớn. Công tác quản lý hoạt độngdu lịch được tăng cường, công tác quảngbá xúc tiến được chú trọng. Phối hợpvới các Bộ, ngành, địa phương và cộngđồng doanh nghiệp du lịch triển khai 14nhóm các giải pháp cấp bách để thúcđẩy phát triển du lịch, duy trì tốc độ tăngtrưởng. So với cùng kỳ năm 2013, 9tháng năm 2014, tổng lượng khách dulịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên6 triệu lượt, tăng 10,42%; khách du lịchnội địa ước đạt 32,4 triệu lượt, tăng

Sơ kết công tác... (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1097 l 16.10.2014

7,6%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt178.970 tỷ đồng, tăng 19,2%.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá cao nhữngkết quả mà các đơn vị đã đạt đượctrong 9 tháng đầu năm, đồng thời yêucầu, trong 3 tháng cuối năm 2014 cácđơn vị cần nỗ lực thực hiện các nhiệmvụ được giao.

Về văn hóa, gia đình: Tổ chức tuyêntruyền, quán triệt, triển khai thực hiệnNghị quyết số 33-NQ/TW ngày09/6/2014; trình Chính phủ ban hànhChương trình hành động của Chính phủ;ban hành Chương trình hành động củaBộ VHTTDL thực hiện Nghị quyết số33-NQ/TW ngày 09/6/2014; tiếp tụchoàn thiện các văn bản, đề án triển khaiChỉ thị số 31-CT/TW ngày 25/12/2013của Bộ Chính trị về việc tổ chức kỷniệm các ngày lễ lớn trong hai năm2014-2015 với tinh thần tiết kiệm, hiệuquả; Tăng cường các hoạt động văn hóa,nghệ thuật, thông tin, triển lãm, tuyên

truyền lưu động về các mục tiêu, nhiệmvụ của Ngành gắn với tuyên truyền nângcao nhận thức về chủ quyền biển đảo,đặc biệt đối với vùng cao, vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc thiểu số.

Về thể dục thể thao: Tiếp tục đẩymạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàndân rèn luyện thân thể theo gương BácHồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020; mởrộng, đa dạng hoá các hoạt động thể dụcthể thao quần chúng và thể thao giải trí;đẩy mạnh công tác giáo dục thể thất, thểthao trường học, thể thao trong lựclượng vũ trang; tổ chức Đại hội thể dụcthể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014tại Nam Định và các địa phương theo kếhoạch; triển khai kế hoạch chuẩn bị tổchức Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Álần thứ 5 năm 2016. Rà soát lực lượngvận động viên trên toàn quốc để lựachọn đào tạo, chuẩn bị lực lượng vậnđộng viên tham gia thi đấu tại SEAGames 28 năm 2015, Olympic 2016 và

các Đại hội thể thao quốc tế khác. Về du lịch: Triển khai thực hiện Chỉ

thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chínhphủ về tăng cường công tác quản lý môitrường, đảm bảo an ninh, an toàn chokhách du lịch; triển khai một số giảipháp cấp bách thông tin, xúc tiến du lịchtại một số thị trường trọng điểm để thuhút khách du lịch, theo Kế hoạch số1836/KH-BCĐNNDL của Ban Chỉ đạonhà nước về Du lịch.

Tổ chức các hoạt động Năm Du lịchquốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt;chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt độngtrong Chương trình Năm Du lịch quốcgia 2015 - Thanh Hóa; hoàn thành, trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đềán Quy hoạch phát triển du lịch: VùngĐông Nam bộ; vùng Duyên hải NamTrung bộ; Khu du lịch quốc gia - Núi BàĐen, tỉnh Tây Ninh; Khu du lịch quốcgia - Sơn Trà, TP. Đà Nẵng; Khu du lịchquốc gia - Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

H.pHượng

Ngày 08/10, Lễ xuất quân của ĐoànThể thao Người khuyết tật Việt Namtham dự Đại hội Thể thao Người khuyếttật Châu Á lần thứ II-2014 (ASIAN ParaGames II), tại Incheon, Hàn Quốc đãđược tổ chức trọng thể tại Trung tâmHuấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội.Tham dự Lễ xuất quân có Thứ trưởng BộVHTTDL - Lê Khánh Hải; Tổng cụctrưởng Tổng cục Thể dục thể thao -Vương Bích Thắng; Phó Tổng cụctrưởng Tổng cục Thể dục thể thao, kiêmChủ tịch Hiệp hội Paralympic Việt Nam- Phạm Văn Tuấn cùng toàn thể HLV,VĐV tham dự Đại hội.

Đoàn Thể thao Người khuyết tậtViệt Nam tham dự ASIAN Para GamesII với 69 thành viên, trong đó có 45VĐV, 9 HLV và 15 cán bộ. Đoàn doông Vũ Thế Phiệt - Phó Chủ tịch kiêmTổng Thư ký Hiệp hội Paralympic Việt

Nam làm Trưởng đoàn. Tham dựASIAN Para Games II, Đoàn Thể thaoNgười khuyết tật Việt Nam sẽ thi đấu6/23 môn thể thao (điền kinh, bơi lội,cử tạ, bóng bàn, cầu lông và bowling).Đoàn phấn đấu đạt từ 6 đến 7 HCV,đứng ở top 15 trên tổng số 42 quốc giavà vùng lãnh thổ tham gia.

Phát biểu tại Lễ xuất quân, Thứtrưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh,ASIAN Para Games II là sân chơi lớnquy tụ nhiều vận động viên hàng đầu thếgiới. Mục tiêu đặt ra cho Đoàn Thể thaoNgười khuyết tật Việt Nam là giành đượcthành tích tốt nhất, Thứ trưởng mongmuốn các thành viên trong đoàn nỗ lựcthi đấu với quyết tâm cao nhất với tinhthần thể thao cao thượng. Các vận độngviên cần gương mẫu, đoàn kết trong sinhhoạt và trong thi đấu; tôn trọng phongtục, tập quán và tuyệt đối tuân thủ luật

pháp của nước chủ nhà cũng như các quyđịnh của Đại hội. Bên cạnh thể hiện sựchân thành, hữu nghị khi giao lưu với cácđoàn thể thao các nước trong khu vực vàvới nhân dân Hàn Quốc, mỗi thành viêncủa Đoàn phải thực sự là sứ giả thiện chíđể quảng bá về truyền thống văn hóa tốtđẹp, hình ảnh hòa bình, thân thiện của đấtnước Việt Nam.

ASIAN Para Games II được tổ chứctại Incheon, Hàn Quốc từ ngày 18-24/10/2014, với sự tham dự của 42 quốcgia và vùng lãnh thổ trong khu vực ChâuÁ. Đây là cơ hội cho các vận động viênthể thao khuyết tật Việt Nam tham giavào các hoạt động thể thao trong châulục; giao lưu, trao đổi, học tập, trao đổikinh nghiệm và tăng cường tình đoàn kếtvới các quốc gia trong khu vực ĐôngNam Á và Châu Á.

H.Quân

Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Namtham dự ASIAN Para Games II

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

4 số 1097 l 16.10.2014

quản lý nhà nước

Sáng 07/10, tại Hà Nội, Bộ trưởngBộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh đã tiếpvà làm việc với Đại sứ Ấn Độ tại ViệtNam - Preeti Saran về chương trình hợptác trong lĩnh vực văn hoá, thể thao vàdu lịch.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đánh giá cao những bướcphát triển tốt đẹp trong quan hệ hợptác hữu nghị truyền thống Việt Nam-Ấn Độ trên các lĩnh vực: Văn hoá, thểthao và du lịch. Bộ trưởng nhấnmạnh, Bộ VHTTDL sẵn sàng giúp đỡcác đoàn làm phim Ấn Độ đến quayphim về các danh lam, thắng cảnhcũng như phối hợp tổ chức Tuần phimẤn Độ tại Việt Nam; tổ chức diễn đànhợp tác điện ảnh và trao đổi kỹ thuậtlàm phim; đào tạo sinh viên cáctrường đại học chuyên ngành điện

ảnh giữa Việt Nam và Ấn Độ…Nhân dịp này, Bộ trưởng bày tỏ cảm

ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Ấn Độdành cho Việt Nam trong công tác bảotồn, trùng tu các nhóm tháp Chăm ở MỹSơn (Quảng Nam) và cho biết, saunhiều lần trao đổi, về cơ bản, hai bên đãnhất trí với nội dung dự thảo Biên bảnghi nhớ, tuy nhiên phía Ấn Độ cần làmrõ thêm trong Biên bản ghi nhớ nộidung tổng số vốn hỗ trợ cho dự án.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị, haibên sẽ cùng ký kết Chương trình Traođổi văn hoá giữa hai nước giai đoạn2015-2017; đồng thời, đề nghị Ấn Độgiới thiệu một số trường đại học danhtiếng của mình để sinh viên Việt Namcó thêm cơ hội được nghiên cứu, họctập tại Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vựcvăn hoá, thể thao và du lịch.

Nhất trí với các đề xuất của Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi tiếp,Đại sứ Preeti Saran khẳng định, sẽ phốihợp chặt chẽ với các cơ quan chức năngcủa 2 nước trong việc triển khai thựchiện các thỏa thuận mà lãnh đạo cấp cao2 nước đã thống nhất trong chương trìnhhợp tác về văn hoá, thể thao và du lịch.

Đại sứ Preeti Saran cho biết, trongchuyến thăm Việt Nam sắp tới củaThủ tướng Ấn Độ, hai bên sẽ đi đếnký kết một số chương trình hợp tác vềvăn hoá, thể thao và du lịch. Đại sứPreeti Saran đề nghị, trong chươngtrình hợp tác giữa hai bên cần bổ sunglĩnh vực điện ảnh, vì đây là lĩnh vựcmà Ấn Độ có thế mạnh, thông quađiện ảnh sẽ góp phần giới thiệu đấtnước, con người Việt Nam - Ấn Độ.

V.pHòng

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Ấn Độ

Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3331/QĐ-BVHTTL phê duyệt Kế hoạch triểnkhai thực hiện Chương trình phối hợpcông tác giữa Bộ VHTTDL và BộThông tin và Truyền thông trong việctăng cường tổ chức hoạt động phục vụsách, báo tại các Điểm Bưu điện-Vănhóa xã năm 2014-2015.

Theo Quyết định, các nhiệm vụchính bao gồm: Tổ chức đi khảo sát,kiểm tra việc thực hiện Chương trìnhtại các địa phương (dự kiến 5 tỉnh,thành/năm); biên soạn tài liệu hướngdẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách,báo tại Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; tổchức tập huấn cho nhân viên ĐiểmBưu điện-Văn hóa xã; xây dựng bộsách hạt nhân tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; tổ chức các hội nghị sơ kếttheo từng năm.

Theo Kế hoạch, năm 2014 sẽ tiếnhành tổ chức kiểm tra, khảo sát các địa

phương (Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An);Tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thựchiện Chương trình; biên soạn tài liệuhướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụsách, báo tại Điểm Bưu điện-Văn hóaxã. Năm 2015 tập trung chỉ đạo, hướngdẫn các địa phương tổ chức các lớp tậphuấn cho nhân viên Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; tổ chức tập huấn kỹ năngphục vụ sách báo cho nhân viên ĐiểmBưu điện-Văn hóa xã; tổ chức các cuộchọp với các Bộ, ngành có liên quan vềcơ chế hỗ trợ cho hoạt động luânchuyển sách báo và phục vụ đọc tại cácĐiểm Bưu điện-Văn hóa xã; Khảo sát,kiểm tra việc thực hiện tại các địaphương (dự kiến 5 tỉnh/thành); xâydựng bộ sách hạt nhân tại các ĐiểmBưu điện-Văn hóa xã; tổ chức sơ kếtnăm 2015.

Bộ VHTTDL có trách nhiệm phốihợp với Bộ Thông tin và Truyền thôngkhảo sát, kiểm tra việc thực hiện

Chương trình tại các địa phương; chủtrì tổ chức hội nghị sơ kết; biên soạntài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt độngphục vụ sách, báo tại Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; hướng dẫn các địaphương xây dựng bộ sách hạt nhân chocác Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; đềxuất cơ chế hỗ trợ các hoạt động luânchuyển sách báo và phục vụ đọc tạicác Điểm Bưu điện-Văn hóa xã. SởVHTTDL có trách nhiệm: Chủ trì,phối hợp với Sở Thông tin và Truyềnthông, Bưu điện tỉnh/thành xây dựngBộ sách hạt nhân theo hướng dẫn củaBộ VHTTDL; xây dựng kế hoạch triểnkhai thực hiện Chương trình theohướng dẫn của Bộ VHTTDL phù hợpvới điều kiện thực tế của địa phương;bố trí nguồn lực (sách báo, kinh phí,nhân lực…) triển khai Chương trìnhtheo kế hoạch đã được phê duyệt; tậphuấn cho nhân viễn các Điểm Bưuđiện-Văn hóa xã; Hàng năm báo cáotình hình thực hiện Chương trình củađịa phương về Bộ VHTTDL (qua VụThư viện).

H.Quân

Hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã 2014-2015

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

5số 1097 l 16.10.2014

quản lý nhà nước

- Ngày 06/10/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3279/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạophòng, chống buôn lậu, gian lậnthương mại và hàng giả của BộVHTTDL (gọi tắt là Ban Chỉ đạo389/BVHTTDL) do Thứ trưởng HồAnh Tuấn làm Trưởng Ban, ông TrầnVăn Minh - Phó Chánh Thanh tra Bộlàm Phó Trưởng Ban Thường trực,ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Tổngcục trưởng Tổng cục Du lịch, ông BùiNguyên Hùng - Phó Cục trưởng CụcBản quyền tác giả và ông Lê ThanhLiêm - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chếlàm Phó Trưởng Ban và 09 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3290/QĐ-BVHTTDL ngày07/10/2014 thành lập Ban Soạn thảovà Tổ Giúp việc xây dựng “Quy hoạchtổng thể phát triển Ngành Thư việnViệt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đếnnăm 2030” do Thứ trưởng HuỳnhVĩnh Ái làm Trưởng Ban Soạn thảo,bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởngVụ Thư viện - Phó Trưởng BanThường trực và 05 Thành viên.

- Tại Quyết định số 3291/QĐ-BVHTTDL ngày 07/10/2014, BộVHTTDL thành lập Ban Chủ nhiệmvà Trưởng Ban Thư ký của Chươngtrình KHCN cấp Bộ: “Bảo vệ và pháthuy giá trị văn hóa biển, đảo ViệtNam” do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhlàm Chủ nhiệm, bà Từ Thị Loan -Quyền Viện trưởng Viện Văn hóanghệ thuật quốc gia Việt Nam làm PhóChủ nhiệm Thường trực, ông TừMạnh Lương - Vụ trưởng Vụ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường làmPhó Chủ nhiệm và 02 Ủy viên.

- Ngày 08/10/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3316/QĐ-BVHTDL, thành lập Ban Chỉ đạo,Ban Tổ chức Liên hoan Diễn xướngdân gian văn hóa dân tộc và trình diễntrang phục dân tộc do Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Chỉđạo, ông Đoàn Văn Việt - Phó Chủtịch UBND tỉnh Lâm Đồng làm PhóTrưởng Ban và 02 Ủy viên.

- Tại Quyết định số 3326/QĐ-BVHTTDL ngày 09/10/2014, BộVHTTDL thành lập Ban Tổ chức các

hoạt động tưởng niệm Giáo sư, Bộtrưởng Bộ Văn hóa - Hoàng MinhGiám nhân Kỷ niệm 110 năm NgàySinh (04/11/1904-04/11/2014) do Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm TrưởngBan, ông Phan Đình Tân - Chánh Vănphòng Bộ và bà Từ Thị Loan - QuyềnViện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuậtquốc gia Việt Nam làm Phó TrưởngBan và 04 Thành viên.

- Ngày 09/10/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3333/QĐ-BVHTTDL, giao Vụ Pháp chế chủtrì, phối hợp với các cơ quan, đơn vịcó liên quan soạn thảo Thông tư bãi bỏ Quyết định số 18/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 11/3/2008 của BộVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Vụ Tổ chức cán bộ và Quyết định số 24/2008/QĐ-BVHTTDL ngày31/3/2008 của Bộ VHTTDL quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Vụ Kế hoạch, Tàichính trình Bộ trưởng ban hành trongquý I/2015.

tHtt

VăN BảN mớI

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phêduyệt Kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóaDu lịch bế mạc Năm Du lịch quốc gia2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt.

Với chủ đề “Đà Lạt sắc màu mùađông”, Lễ hội Văn hóa Du lịch bế mạcNăm Du lịch quốc gia 2014 - TâyNguyên - Đà Lạt là sự kiện văn hóa, dulịch hấp dẫn, thu hút du khách vào dịpcuối năm 2014; là điểm nhấn của cáctour du lịch cuối năm như “Du lịchhoa”, “Đà Lạt không ở phố”; là sự kếthợp Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng lầnthứ V - 2014… và là một trong nhữnghoạt động trọng tâm, bế mạc Năm Dulịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà

Lạt. Lễ hội là sự kết hợp, lồng ghép giớithiệu hình ảnh du lịch Đà Lạt, nhữngđặc trưng về quang cảnh thiên nhiên, khíhậu, đặc sản nổi tiếng của thành phố ĐàLạt, đồng thời mở rộng hợp tác, liên kếtphát triển du lịch vùng, miền. Lễ hộiđược tổ chức với những nguyên tắc:Bản sắc, thực chất, hấp dẫn, tiết kiệm vàtuyệt đối an toàn.

Lễ hội sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ 23-27/12/2014 tại thành phố Đà Lạt với cáchoạt động: Không gian hoa “Đà Lạt bốnmùa hoa”; Triển lãm hoa Đà Lạt“Những màu hoa xứ lạnh”; Phiên chợrau, hoa Đà Lạt; Hội chợ triển lãm dulịch - làng nghề Đà Lạt 2014; vinh danh,

trao giải cuộc thi ẩm thực “Chiếc thìavàng - 2014”; Đêm Trà cao nguyên;Hoa viên nghệ thuật “Thiên đường mùađông”; Những Ngày văn hóa Nhật Bảntại Đà Lạt; Ngày hội tuổi trẻ thành phốHoa; Tour du lịch dã ngoại “Đà Lạtkhông ở phố”; Tour tham quan “Du lịchhoa”; Hội thảo quốc tế “Du lịch Đà Lạt- Tây Nguyên hội nhập và phát triển”;Giới thiệu nghệ thuật dệt thổ cẩm vàtrình diễn trang phục các dân tộc TâyNguyên; Chương trình nghệ thuật đặcbiệt “Tình yêu cao nguyên”; Lễ công bốDi tích quốc gia đặc biệt “Di tích khảocổ Cát Tiên”.

H.Quân

Kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa Du lịch bế mạc Năm Du lịchquốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

6 số 1097 l 16.10.2014

quản lý nhà nước

Sáng ngày 07/10 Trường Cao đẳngDu lịch Hà Nội đã tổ chức trọng thể lễkhai giảng năm học mới 2014-2015, Bộtrưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anhđã tới dự.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, năm học2013-2014, Trường Cao đẳng Du lịchHà Nội đã có nhiều cố gắng, đạt thànhtích tốt trong công tác đào tạo, nghiêncứu khoa học, hợp tác quốc tế và cáchoạt động xã hội. Bước sang năm họcmới 2014-2015, trước yêu cầu đổi mới,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dulịch trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Bộtrưởng chỉ đạo nhà trường cần tập trungthực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ8 Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầucông nghiệp hoá, hiện đại hoá trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9khoá XI về “Xây dựng và phát triển vănhoá, con người Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển bền vững đất nước”; Chỉ

thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về“Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt,học tốt”, nâng cao chất lượng đào tạođể đáp ứng yêu cầu của ngành và xãhội…

Tiếp tục thực hiện và hoàn thành cácnhiệm vụ trong Đề án phát triển TrườngCao đẳng Du lịch giai đoạn 2014-2020,tầm nhìn đến năm 2030; đẩy nhanhcông tác chuẩn bị các điều kiện cầnthiết cho việc nâng cấp Trường lên Đạihọc trong những năm tới; tiếp tục kiệntoàn, ổn định cơ cấu tổ chức; đẩy mạnhvà nâng cao chất lượng công tác quyhoạch; tăng cường và bồi dưỡng cán bộquản lý; tiếp tục hoàn thiện các chươngtrình, giáo trình đào tạo; đẩy mạnh việcứng dụng công nghệ thông tin, đổi mớiphương pháp dạy và học nhằm tạonguồn nhân lực du lịch chất lượng cao,đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhậpkhu vực và quốc tế.

Thay mặt cán bộ Nhà trường, TS.Nguyễn Trùng Khánh - Hiêu trưởngTrường Cao đẳng Du lịch Hà Nôi cảm

ơn sự chỉ đạo của Bộ trưởng, đồng thờitiếp nhận nhiệm vụ Bộ trưởng giao vàcam kết trong quá trình xây dựng vàphát triển, nhà trường đã và đang kiêntrì với mục tiêu đảm bảo chất lượngđào tạo, coi chất lượng đào tạo là yếutố quyết định nâng cao năng lực cạnhtranh và phát triển của nhà trường.Đồng thời, tích cực phấn đấu xây dựngđể trở thành một cơ sở giáo dục có uytín trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhânlực du lịch, với quy mô đào tạo lớnhơn, cấp độ đào tạo cao hơn.

Tại buổi lễ, thừa uỷ quyền của Chủtịch Nước, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđã trao tặng Huân chương Lao độngHạng Ba cho 5 tập thể và 8 cá nhânTrường Cao đẳng Du lịch Hà Nội vì đãcó thành tích trong công tác từ năm2009-2013, góp phần vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịpnày, 11 cá nhân thuộc Trường Cao đẳngDu lịch Hà Nội đã vinh dự được Thủtướng Chính phủ tặng Bằng khen vìnhững thành tích trong công tác từ năm2009-2013.

t.Hợp

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội khai giảng năm học mới

Điều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án của Làng Văn hóa-Du lịchcác dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ýđiều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án củaLàng Văn hóa-Du lịch các dân tộc ViệtNam theo đề nghị của Bộ VHTTDL.

Trước đó, Bộ VHTTDL đã có cácvăn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xinkéo dài tiến độ các dự án thành phầncủa Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộcViệt Nam.

Cụ thể, theo Bộ VHTTDL, thựchiện Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày12/5/2008 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt kế hoạch đầu tư phát triểnLàng Văn hóa-Du lịch các dân tộc ViệtNam đến năm 2015, Bộ đã phê duyệtthực hiện 9 dự án thành phần. Tuy

nhiên, do nguồn vốn ngân sách nhànước cấp hàng năm có hạn nên đến naymới triển khai được 7 dự án, còn 2 dựán chưa khởi công.

Đối với 7 dự án đang thực hiện đầutư, do nguồn ngân sách nhà nước cấpkhông đạt kế hoạch nên tiến độ thựchiện các dự án đã bị kéo dài. Hiện trong7 dự án này có dự án chỉ thực hiện được20%, có dự án đã thực hiện được 95%.

Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướngChính phủ xem xét được điều chỉnh tiếnđộ thực hiện 7 dự án này. Thời gian kéodài nhanh nhất đến cuối năm 2015,chậm nhất đến cuối năm 2019 tùy theotừng dự án.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điềuchỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án trên theođề nghị của Bộ VHTTDL. Đồng thời,giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phốihợp với Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL cânđối, bố trí vốn trong kế hoạch 2015 vàkế hoạch trung hạn (2016-2020) để thựchiện và hoàn thành các dự án, đưa vàosử dụng nhằm phát huy hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ giao BộVHTTDL, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam có tráchnhiệm chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiệncác dự án theo đúng tiến độ đã đượcđiều chỉnh.

Đ.AnH

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

7số 1097 l 16.10.2014

quản lý nhà nước

Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDLđã có Công văn số 3562/BVHTTDL-TĐKT gửi các đơn vị thuộc Bộ và SởVHTTDL các tỉnh/thành về việc khenthưởng đối với cán bộ làm công tácthi đua, khen thưởng. Theo đó, để ghinhận cho các cá nhân có thành tíchxuất sắc, góp phần triển khai thựchiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng Ngành VHTTDL, Bộ

VHTTDL có chủ trương xét, trình Bộtrưởng tặng Bằng khen cho các cánbộ trực tiếp làm công tác thi, đuakhen thưởng ở các đơn vị thuộc Bộ vàSở VHTTDL các tỉnh/thành. Theo nộidung Công văn, đối tượng được xétbao gồm 01 cá nhân trực tiếp làmcông tác thi đua, khen thưởng sắp đếntuổi nghỉ hưu (không xét khen thưởngcho các đối tượng đã được tặng Bằng

khen của Bộ trưởng về thành tích này.Công văn đề nghị các cơ quan,

đơn vị, Sở VHTTDL các tỉnh/thànhxem xét, trình khen thưởng cho cánhân của đơn vị và gửi về BộVHTTDL qua Vụ Thi đua, Khenthưởng trước ngày 15/10/2014 đểtổng hợp báo cáo cáo Bộ trưởng quyếtđịnh khen thưởng.

H.Quân

Bộ VHTTDL vừa ban hành Thôngtư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày01/10 Quy định về xét tặng Kỷ niệmchương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thểthao và Du lịch”. Theo Thông tư này,đối tượng được xét tặng Kỷ niệmchương gồm: Cá nhân đã, đang côngtác trong Ngành VHTTDL; cá nhâncông tác ngoài Ngành có nhiều đónggóp cho sự nghiệp phát triển Ngành;người Việt Nam ở nước ngoài hoặcngười nước ngoài có nhiều đóng gópcho sự nghiệp phát triển của Ngành.

Về nguyên tắc, thời gian xét tặngKỷ niệm chương: Kỷ niệm chương chỉxét tặng một lần cho cá nhân, không cóhình thức truy tặng; bảo đảm côngbằng, dân chủ, công khai, đúng đốitượng, đúng tiêu chuẩn; không xét tặngKỷ niệm chương đối với cá nhân đãđược tặng Huy chương, Kỷ niệm

chương “Vì sự nghiệp Thể dục thểthao”, Huy chương “Vì sự nghiệp Dulịch”, các Huy chương, Kỷ niệmchương của ngành Văn hóa-Thông tintrước đây, Kỷ niệm chương “Vì sựnghiệp dân số, gia đình và trẻ em” vàcá nhân đang bị xem xét hoặc bị hìnhthức kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứutrách nhiệm hình sự, có liên quan đếncác vụ án hình sự; Kỷ niệm chươngđược xét tặng 2 đợt vào tháng 3 vàtháng 7 hằng năm.

Về quyền và trách nhiệm của cánhân được tặng Kỷ niệm chương: Cánhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chươngchịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính chính xác, trung thực của hồ sơ đềnghị xét tặng Kỷ niệm chương; Cánhân đủ tiêu chuẩn quy định tại cácĐiều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư nàyđược đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương

theo quy định; Cá nhân được tặng Kỷniệm chương được nhận Giấy chứngnhận, Kỷ niệm chương và tiền thưởngtheo quy định tại Điều 76 Nghị định số42/2010/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều củaLuật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Thiđua, Khen thưởng; Cá nhân được tặngKỷ niệm chương có trách nhiệm tiếptục gìn giữ và phát huy truyền thốngcủa Ngành, gương mẫu thực hiện tốtcác chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệmchương; Hồ sơ, quy trình đề nghị xéttặng và các điều khoản thi hành quyđịnh chi tiết từ Điều 5 đến Điều 12 củaThông tư này. Thông tư có hiệu lực từngày 15/11/2014.

H.pHượng

Quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa,Thể thao và Du lịch”

Khen thưởng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng

Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3334/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch tổchức Liên hoan Sinh viên tuyêntruyền giới thiệu sách về phòng,chống ma túy năm 2014.

Việc tổ chức Liên hoan nhằm giúpcho sinh viên thấy được hiểm họa và tác

hại của ma túy, từ đó chung tay gópphần với xã hội, tích cực phòng, chốngma túy. Chủ đề của Liên hoan là “Sinhviên Thủ đô chung tay phòng, chống matúy”. Liên hoan do Vụ Thư viện (BộVHTTDL) thực hiện, phối hợp với mộtsố trường đại học, cao đẳng trên địa bànHà Nội. Nội dung Liên hoan gồm có 3

phần: Giới thiệu đội hình; Tuyên truyền,giới thiệu sách, hùng biện hoặc tiểuphẩm văn nghệ về chủ đề trên; Thi năngkhiếu (múa, hát, ngâm thơ, tiểu phẩmkịch, hội họa phù hợp với chủ đề vềphòng, chống ma túy và HIV/AIDS).Thời gian tổng cộng cho cả 3 phần thicho mỗi đội tuyển không quá 30 phút.

Dự kiến Liên hoan sẽ diễn ra trong2 ngày vào tháng 10 tại Hà Nội.

H.Quân

Liên hoan Sinh viên tuyên truyền giới thiệu sách về phòng, chống ma túy

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

8 số 1097 l 16.10.2014

Sự kiện vấn đề

Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3519/BVHTTDL-DSVH gửi SởVHTTDL thành phố Hà Nội về việc tubổ, tôn tạo di tích đình Tân Khai, quậnHoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Đình Tân Khai còn được gọi là đìnhThái Cam trước đây thuộc thôn TânKhai, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương.Theo văn bia ghi lại, đình Tân Khaiđược xây dựng vào năm Minh Mạngthứ 3 (1822). Cũng giống nhiều ngôiđình khác trên địa bàn thành phố HàNội, đình Tân Khai thờ 3 vị thành hoànglà thần Tô Lịch, thần Bạch Mã và thầnThiết Lâm. Đây là những vị thànhhoàng đã có công giúp vua Lý CôngUẩn xây dựng thành Thăng Long và trởthành những vị thần bảo hộ kinh đô.

Đình Tân Khai vì vậy không chỉ là mộtcông trình kiến trúc tâm linh có giá trịvà còn là một di tích gắn với lịch sửThăng Long-Hà Nôi.

Trải qua năm tháng cùng thăng trầmlịch sử, đình Tân Khai đã xuống cấp vàcần tu bổ, tồn tạo một số chi tiết, hạngmục. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị ditích, Sở VHTTDL đã có công văn số3047/VHTTDL-QLDS ngày 18/9/2014gửi Bộ VHTTDL đề nghị thẩm định Dựán tu bổ, tồn tạo di tích đình Tân Khai,phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm,thành phố Hà Nội. Sau khi xem xét,nghiên cứu Bộ VHTTDL thỏa thuận Dựán tu bổ, tôn tạo di tích đình Tân Khaibao gồm các hạng mục: Tu bổ Đại đình,Nghi môn (cổng vào di tích); phục hồi

nhà Văn chỉ; xây dựng nhà thủ từ - tạosoạn - vệ sinh, nhà bao che công trình,am hóa sớ, nhà bia liệt sĩ, cổng phụ,tường rào, tôn tạo sân vườn, hạ tầng kỹthuật và phòng cháy chữa cháy di tích.Tuy nhiên, Sở VHTTDL thành phố HàNội cần lưu ý một số vấn đề như: Bổsung tư liệu làm căn cứ phục hồi đồ thờvà chi tiết trang trí mái của Đại đình (bờnóc, triện kìm mái, hồi mái Hậu cung);Hình thức vì kèo nhà thủ từ nên thiết kếbảo trơn đóng bén; Căn cứ pháp lý củaDự án cần bỏ Quy chế bảo quản, tu bổvà phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,danh lam thắng cảnh ban hành theoQuyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT dođã hết hiệu lực thi hành.

Đ.n

Sáng 13/10/2014, Sở VHTTDL GiaLai phối hợp với Bảo tàng Chiến thắnglịch sử Điện Biên Phủ tổ chức trưng bày,triển lãm chuyên đề “Điện Biên xưa -nay và chiến thắng Đắk Pơ”. Đây là mộttrong những hoạt động thiết thực Kỷniệm 60 năm Chiến thắng Đắk Pơ(24/6/1954-29/6/2014) và Kỷ niệm 70năm Ngày Thành lập Quân đội nhândân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014).

Hơn 120 hình ảnh triển lãm đượctrưng bày tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai với4 phần: Phần I phản ánh về âm mưu của

thực dân Pháp và chủ trương hành độngcủa ta; phần II phản ánh về diễn biếnchiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; phầnIII, sự đổi mới của Điện Biên Phủ hômnay; phần IV, chiến thắng Đắk Pơ năm1954 tại An Khê - Gia Lai. Những hìnhảnh được trưng bày trong đợt này đãphần nào nói lên ý nghĩa và tầm vóc lịchsử của chiến thắng Điện Biên Phủ trênchiến trường Tây Bắc cũng như chiếnthắng lẫy lừng của quân và dân Liên khuV trên chiến trường Tây Nguyên.

Thông qua các tư liệu, hình ảnh

được trưng bày, triển lãm giúp cho cáctầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, lựclượng vũ trang, thanh thiếu niên trongtỉnh Gia Lai có cái nhìn khái quát vềcuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổnhưng cũng thật đáng tự hào của quânvà dân ta. Đồng thời, khơi dậy lòng yêunước, tinh thần đoàn kết và nâng cao ýthức trách nhiệm trong việc xây dựng vàbảo vệ đất nước.

Triển lãm mở cửa phục vụ nhân dânđến hết ngày 22/10.

MạnH Huân

Triển lãm “Điện Biên xưa - nay và chiến thắng Đắk Pơ”

Hà Nội: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Tân Khai

Ngày 07/10/2014, Bộ VHTTDLđã ban hành Quyết định số 3282/QĐ-BVHTTDL về việc giao nhiệm vụxây dựng Quy hoạch Tượng đài Chủtịch Hồ Chí Minh đến năm 2030.Theo đó, Bộ VHTTDL giao Cục Mỹthuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì,phối hợp với các đơn vị liên quan xâydựng Quy hoạch Tượng đài Chủ tịchHồ Chí Minh đến năm 2030 với các

nội dung: Xây dựng và trình phêduyệt Đề cương, nhiệm vụ Quy hoạchtrước ngày 31/10/2014 theo quy địnhtại Điều 6, Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chứclập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnhvà công bố Quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế, quy hoạch ngành, lĩnhvực và sản phẩm chủ yếu; Xây dựng

và trình phê duyệt Dự toán lập Quyhoạch trước ngày 30/10/2014; Lấy ýkiến các đơn vị liên quan tổ chức triểnkhai xây dựng Quy hoạch theo đúngnội dung Đề cương đã được phêduyệt. Hoàn thiện trình Hội đồngthẩm định cấp Bộ nghiệm thu trướckhi báo cáo Bộ trưởng trình cấp cóthẩm quyền xem xét quyết định.

H.pHượng

Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí minh đến năm 2030

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

9số 1097 l 16.10.2014

Sự kiện vấn đề

Diễn ra trong 02 ngày 08-09/10/2014 tại Hà Nội, Hội thảo quốctế “Đào tạo ngành Sáng tác âm nhạctrong giai đoạn hiện nay” do Học việnÂm nhạc quốc gia Việt Nam và HộiNhạc sĩ Việt Nam phối hợp tổ chứcvới sự tham dự của đông đảo các nhàquản lý, nhà khoa học, nhạc sĩ, giảngviên âm nhạc của Việt Nam.

Tại Hội thảo, các đại biểu đều chorằng, đào tạo nhạc sĩ sáng tác có vaitrò quan trọng, đóng góp thêm nhiềutác phẩm chất lượng cao cho xã hội;khắc phục sự mất cân đối giữa thanhnhạc và khí nhạc, giữa nền âm nhạcgiải trí với hàn lâm; phát hiện đội ngũnhạc sĩ chuyên nghiệp góp phần nângcao vị thế của nền âm nhạc chuyênnghiệp. Bên cạnh đó, các đại biểucũng tập trung phân tích thực trạngđào tạo nhạc sĩ hiện nay ở Việt Nam;tham khảo mô hình đào tạo của cácchuyên gia nước bạn; phân tích mốiquan hệ giữa khâu tuyển sinh đầu vàovới sử dụng đầu ra, trang bị kiến thứctrong nhà trường và vận dụng theonhu cầu xã hội… Từ đó, tìm ra

phương pháp hợp lý, khoa học, hiệuquả nhất để nâng cao chất lượng đàotạo ngành sáng tác âm nhạc hiện nay.

Trong quá trình hình thành và pháttriển nền âm nhạc bác học chuyênnghiệp Việt Nam, khâu sáng tác vàđào tạo chuyên ngành sáng tác luônđược định hướng với phương châm“tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”.Nhưng, với sự biến đổi nhanh chóngcủa xã hội, sáng tác và đào tạo sángtác ở Việt Nam đã bộc lộ một số vấnđề bất cập. Do đó, hơn bao giờ hết,lĩnh vực sáng tác khí nhạc và đặc biệtlà khâu đào tạo lĩnh vực này rất cầnđược quan tâm.

Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Na Uy -Bjorn Bolstad nhận định: Giới trẻngày nay ngày càng ít hiểu biết về dànnhạc giao hưởng cũng như các nhạc sĩđương thời. Chính điều này đã khiếnHội Nhạc sĩ Na Uy và Dàn Nhạc giảohưởng Oslo tổ chức sự kiện âm nhạcung.kom, nhằm mang lại cho học sinhđang học tại các trường phổ thông tạikhu vực Oslo và phụ cận một cơ hộihọc hỏi các kiến thức về các tác phẩm

âm nhạc đương đại, cũng như cơ hộithưởng thức các chương trình của Dànnhạc giao hưởng thính phòng. Đâycũng chính là kinh nghiệm để thu húthọc viên đến với ngành sáng tác âmnhạc tại khu vực Oslo và một số vùngphụ cận.

Là nhạc sĩ được học bài bảnchuyên ngành sáng tác âm nhạc ởtrong, ngoài nước, đã tham gia đào tạochuyên ngành này ở bậc đại học, caohọc hơn 20 năm qua, PGS, Nhạc sĩNguyễn Văn Nam mong mỏi rằng,“đầu vào” không chạy theo số lượngmà phải đề cao chất lượng bởi chuyênngành sáng tác đòi hỏi rất cao về kiếnthức tổng hợp và kỹ năng sáng tạo.

Còn theo PGS, Nhạc sĩ Vĩnh Cát,cần điều chỉnh lại mục tiêu đào tạo,sáng tác cho sát với thực tế đời sốngâm nhạc hơn trong tổng thể cũng nhưở mỗi cấp học. Càng lên cao, càng íthơn và phải là những người thật sự cótài năng, có lòng say mê, hoài bão mơước vì một nền âm nhạc dân tộc ViệtNam hiện đại.

H.p

Đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc trong giai đoạn hiện nay

Ngày 09/10, tại Hà Nội, Ban Quảnlý Dự án Chương trình phát triểnnăng lực Du lịch có trách nhiệm vớimôi trường và xã hội do Liên minhChâu Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU),phối hợp với Hiệp hội Du lịch ViệtNam tổ chức hội thảo “Tăng cườnghoạt động của các Hiệp hội Du lịch”.

Hội thảo có sự tham dự của gần70 đại biểu, bao gồm thành viên Banchấp hành Hiệp hội Du lịch ViệtNam, đại diện các Hiệp hội Du lịchcấp tỉnh và các doanh nghiệp du lịchthành viên. Ngoài ra, còn có một sốthành viên của Hiệp hội Lữ hànhViệt Nam và Hiệp hội Khách sạnViệt Nam.

Tại Hội thảo, chuyên gia nhậnđịnh, hoạt động Du lịch đón kháchquốc tế của Việt Nam đang đối mặtsự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đểcó thể thành công, cần tăng cườngnăng lực của các tổ chức thuộc cảkhu vực công và tư. Chuyên gia JimFlannery đã đưa ra một loạt cáckhuyến nghị bao gồm thống nhất vềsự phân chia trách nhiệm rõ rànggiữa các tổ chức liên quan, tránh sựchồng chéo trong các hoạt động; táithiết lập nhóm các hiệp hội du lịchđịa phương tại 7 vùng du lịch (nhưđã quy định tại Chiến lược Phát triểnDu lịch Việt Nam đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030); nhất trí về mục

tiêu và kế hoạch hoạt động thườngniên, duy trì nguồn kinh phí hoạtđộng thực tế cho công tác tiếp thịquốc tế. Ngoài ra, cũng cần thiết phảirà soát và củng cố pháp luật về dulịch có trách nhiệm và xác định Hiệphội Du lịch Việt Nam là cơ quanngôn luận duy nhất cho toàn ngành.

Hội thảo này, cùng một số hội thảokỹ thuật và tập huấn do Dự án EUtriển khai dành cho các hiệp hội dulịch ở Trung ương, địa phương,chuyên ngành sẽ giúp từng bước nângcao năng lực hoạt động, cải thiện vịthế và nâng cao uy tín cho các Hiệphội Du lịch trong cả nước.

H.t

Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

10 số 1097 l 16.10.2014

Sự kiện vấn đề

Du lịch làng nghề truyền thốngđang thu hút ngày càng nhiều kháchdu lịch. Bên cạnh những lợi ích vềkinh tế, xã hội, hình thức du lịch nàycòn góp phần bảo tồn và phát huygiá trị của các làng nghề truyềnthống.

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huếcho biết: Khách du lịch khi đến Huếthường có nhu cầu đến tham quan,trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt vàsản xuất tại các làng nghề truyềnthống. Thú vị nhất là du khách đượctận tay tham gia vào quá trình sảnxuất các sản phẩm thủ công truyềnthống. Điều này đòi hỏi các làngnghề truyền thống ngoài việc cóphân xưởng để chuyên sản xuất còncần thiết kế riêng một khu vực trìnhdiễn, trải nghiệm để du khách cóđiều kiện tham gia sản xuất. Đâycũng là xu hướng tất yếu hiện naycủa các làng nghề ở Thừa ThiênHuế.

Thừa Thiên Huế hiện có 88 làngnghề; trong đó có 69 làng nghềtruyền thống, 8 làng nghề tiểu thủcông nghiệp và 11 làng nghề mới dunhập với trên 2.600 cơ sở sản xuất.Trong đó tiêu biểu là các làng nghề:Đúc đồng Phường Đúc, thêu PhúHòa (thành phố Huế), đệm bàng PhòTrạch, mộc Mỹ Xuyên, gốm PhướcTích, kim hoàn Kế Môn, rèn HiềnLương, mây tre Trạch Phổ (huyệnPhong Điền), đan lát Bao La, bún ÔSa (huyện Quảng Điền), bún VânCù, bánh tráng Lựu Bảo (thị xãHương Trà), rượu An Truyền, nónMỹ Lam, tranh Làng Sình, hoa giấyThanh Tiên (Phú Vang), dệt zèng(huyện A Lưới), dầu tràm Lộc Thủy(Phú Lộc). Mỗi làng nghề đều cónhững nét đặc trưng với những giátrị văn hóa, lịch sử được kết tinhtrong từng sản phẩm tinh xảo...

Những nghệ nhân giỏi và lâu năm ởcác làng nghề là những “bảo tàngsống” của làng nghề, là người giữ vàtruyền lửa yêu nghề đến các thế hệsau. Đến làng nghề, du khách sẽđược xem các nghệ nhân trình diễnnghề điêu luyện, nhuần nhuyễn. Họlà những “hướng dẫn viên” tận tâmnhất, đưa du khách vào không gianvăn hóa làng nghề đặc sắc.

Trước đây người dân làng nghềlàm hương tại phường Thủy Xuân,thành phố Huế sống bằng nghề làmhương bán cho các đại lý quanhthành phố Huế. Khoảng 7-8 năm trởlại đây, du lịch phát triển, du kháchđi thăm lăng vua Tự Đức, đồi VọngCảnh ngày một nhiều. Làng hươngThủy Xuân lại nằm ngay cửa ngõcủa những điểm du lịch này nên mỗilần ngang qua du khách đều dừngchân ghé xem người dân làm hươngvà tỏ ra rất thích thú. Dần dần, làngnghề đã trở thành điểm du lịch củanhiều du khách khi đến Cố đô Huế.Hiện, mỗi ngày có khoảng 10-15đoàn khách du lịch ghé thăm lànglàm hương này. Nắm bắt cơ hội đó,người dân Thủy Xuân phát triển sảnphẩm của làng nghề thành sản phẩmdu lịch. Gần đây, các làng nghề ởThừa Thiên Huế huy động nguồnkinh phí bằng nhiều phương thức đểđầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹthuật vừa đảm bảo yêu cầu sản xuất,trưng bày sản phẩm, vừa phục vụnhu cầu tham quan, du lịch. Cáchình thức thông tin, quảng bá sảnphẩm, giá trị văn hóa, lịch sử củalàng nghề cũng được chú trọng hơn.Tỉnh duy trì liên kết, phối hợp vớicác công ty lữ hành để xây dựng đưavào các tour tuyến du lịch nghiêncứu, tìm hiểu văn hóa, lịch sử làngnghề, tham gia trình diễn các sảnphẩm hàng thủ công mỹ nghệ, kéodài thời gian lưu trú, tạo thêm niềm

hứng thú cho du khách. Tại Phường Đúc, để khai thác tốt

các lợi thế của một làng nghề nổitiếng, UBND thành phố Huế đã hỗtrợ đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựngvà phát triển làng nghề đúc tạiPhường Đúc, bao gồm việc hỗ trợphát triển hạ tầng, xử lý môi trường,áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mớivề khuôn đúc và đặc biệt là tìm đầura cho sản phẩm. Phường Đúc đangtổ chức lại làng nghề, kết hợp việcđầu tư phát triển nghề đúc đồngtruyền thống với xây dựng các điểmtham quan làng nghề theo địnhhướng phát triển du lịch và dịch vụdu lịch. Hiện, Trung tâm giới thiệulàng nghề Phường Đúc tổ chức được12 quầy hàng chuyên bán các sảnphẩm đồ đồng. Đặc biệt, có 18 hộlàm nghề đúc đồng trong phườngđược chọn làm khu vực vừa sảnxuất, vừa tổ chức cho khách thamquan trong một tour du lịch: Giớithiệu và mua bán sản phẩm, hànglưu niệm thủ công mỹ nghệ bằngđồng, đồ nghi lễ thờ cúng, chuôngđồng, lư đồng...

Đến với làng hoa giấy ThanhTiên, khách du lịch lại “mê mẩn” vớithú chơi hoa giấy của người dân xứHuế. Bên cạnh làm hoa phục vụ choviệc thờ cúng, nghề làm hoa sengiấy Thanh Tiên hiện nay cũng đượcphát huy, nhất là khi hoa sen đượcchọn làm “Quốc hoa”. Sản phẩmhoa sen giấy Thanh Tiên được làmquanh năm, nhu cầu tiêu thụ của thịtrường cũng ngày càng mở rộng.Hoa sen giấy Thanh Tiên “lên ngôi”,đã góp mặt ở các kỳ Festival Huế,Festival nghề truyền thống Huế,tham gia lễ hội áo dài Minh Hạnh, lễhội “Sóng nước Tam Giang”, lễ hộiĐền Huyền Trân công chúa, triểnlãm ở “Thuận An biển gọi”...

Hoa sen giấy Thanh Tiên còn

Phát triển làng nghề truyền thống, thu hút du khách đến Huế

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

11số 1097 l 16.10.2014

Sự kiện vấn đề

Tỉnh Đồng Tháp đang phát triển đadạng hóa các loại hình du lịch nhân văn,du lịch sinh thái, du lịch làng nghề…qua đó đã thu hút nhiều du khách trongvà ngoài nước đến tham quan.

Điểm đến nổi bật nhất là Khu di tíchCụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - thânsinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu du lịchVườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tíchGò Tháp, Khu du lịch sinh thái GáoGiồng, Vườn hoa kiểng Sa Đéc, du lịchnhà cổ Huỳnh Thủy Lê… thưởng thứclàng nghề làm nem ở Lai Vung, xemcánh đồng sen ở Tháp Mười, làng nghềđóng xuồng 3 lá ở Long Hậu, Lai Vung.

Bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốcCông ty Cổ phần Du lịch Đồng Thápcho biết, Công ty đã ký nhiều hợp đồngliên kết hợp tác với các hãng lữ hànhvà các hiệp hội du lịch nhiều địaphương trong cả nước (Hiệp hội Dulịch đồng bằng sông Cửu Long, miềnTrung, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...) tạocầu nối để tuyên truyền, quảng bá cácdịch vụ, sản phẩm du lịch của tỉnh đếncác địa phương. Ngoài ra, Công ty còntăng cường củng cố, cải thiện chấtlượng các sản phẩm du lịch hiện có,đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượngcác sản phẩm du lịch có sức thu hútcao, mang tính đặc trưng như du lịchsinh thái, du lịch sông nước miệt vườn,

du lịch trải nghiệm... Hệ thống các dịchvụ du lịch của Công ty cũng được giảmgiá từ 5%-10%, kể cả các ngày lễ,nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, nhằmthu hút và kích thích nhu cầu tiêu dùngcủa khách du lịch. Tỉnh sẽ phấn đấuxây dựng thương hiệu du lịch củaĐồng Tháp vững chắc trong lòng dukhách và tạo sự khác biệt so với các sảnphẩm du lịch của các địa phương kháctrong khu vực. Ngành du lịch ĐồngTháp sẽ tập trung hơn nữa trong việctiến hành phân công và xây dựng cácsản phẩm riêng cho từng khu, điểm dulịch; trong đó, các sản phẩm du lịchtiêu biểu của Đồng Tháp như du lịchsinh thái theo mùa, du lịch sông nước,du lịch trải nghiệm, làng nghề, ẩmthực... sẽ được tỉnh tập trung nhằm thuhút và níu chân du khách phương xađến với Đồng Tháp.

Tỉnh đang xây dựng thương hiệudu lịch “Đồng Tháp thuần khiết nhưhồn sen”, mang đậm những nét đặctrưng của địa phương để thu hút dukhách, tạo đà cho sự phát triển nhanhvà bền vững trong thời gian tới. Theođó, để đưa du lịch thành ngành kinh tếmũi nhọn, địa phương sẽ quan tâmđầu tư hạ tầng thương mại-dịch vụ;đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các đơnvị kinh doanh du lịch, công ty lữ hành

để thu hút du khách đến với ĐồngTháp. Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo xâydựng đề án phát triển thành phố hoaSa Đéc làm trọng tâm để kết nối pháttriển du lịch. Tỉnh đa dạng hóa cácloại hình du lịch, thực hiện mục tiêuNghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnhtrong nhiệm kỳ 2010-2015 là “Quantâm đầu tư hạ tầng thương mại-dịchvụ, tạo điều kiện cho du lịch phát triểnnhanh sau năm 2015”. Những nămqua, tỉnh có nhiều giải pháp để thu hútđầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương,nhằm giới thiệu tiềm năng và thếmạnh, thu hút đầu tư, phát triển du lịchĐồng Tháp.

Đồng Tháp đặt ra mục tiêu phấn đấuđến năm 2015, du lịch Đồng Tháp cóbước thay đổi nhanh và đồng bộ, tiếptục tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạtầng các khu, điểm du lịch trọng điểm,tạo ra sản phẩm du lịch mới, đặc thù, cóbản sắc, có sức cạnh tranh; nâng caonăng lực và hiệu quả quản lý nhà nướcđối với hoạt động du lịch, tạo môitrường thuận lợi đầu tư phát triển dulịch, từng bước đưa du lịch trở thànhngành kinh tế quan trọng của tỉnh.Đồng Tháp cũng phấn đấu đến năm2015, đón và phục vụ 2.100.000 khách,doanh thu du lịch đạt 360 tỷ đồng.

K.Hoàn

Đồng Tháp: Đa dạng hóa các loại hình du lịch

theo chân du khách đến khắp mọimiền đất nước và ra cả nước ngoàinhư Mỹ, Pháp, Thái Lan. Hoa sencũng gắn liền với văn hoá nhà Phậtđược biểu hiện trong giáo thuyết“Bảy đóa sen hồng nâng gót tịnh”. Ởthành phố Huế, các nhà chùa, nhà sưđều rất thích cắm trang trí, trưng bàyhoa sen ở chùa, chánh điện. Sức lantỏa của hoa sen giấy Thanh Tiên vìthế ngày càng xa.

Hiện, làng Thanh Tiên còn cókhoảng 20 hộ làm làm hoa giấy. Nhucầu càng lớn, người làm hoa sen giấy

càng tìm cách cải tiến mẫu mã để phùhợp với thị hiếu của người chơi. Cácsản phẩm hoa sen ngày càng trangnhã về màu sắc, uyển chuyển về hìnhdáng. Nếu như cọng sen trước đâylàm bằng thân cây hóp nên rất cứng,khó cắm vào lọ, thì nay cọng senđược làm bằng thân cây mây con lấyở rừng nên giống hệt sen thật.

Với xu hướng phát triển làngnghề truyền thống gắn với du lịchbền vững, các làng nghề truyền thốngở Thừa Thiên Huế không còn chỉ lànơi sản xuất của người dân vì mục

đích kinh tế mà đang trở thành nétvăn hoá của vùng đất sản sinh ra nó.Vì thế, văn hóa làng nghề được ghinhận là một bộ phận không thể táchrời khỏi giá trị văn hóa truyền thốngcủa văn hoá Huế. Việc khôi phục,phát triển làng nghề phục vụ du lịch,không chỉ phụ thuộc vào chính quyềnđịa phương và các ngành hữu quanmà còn là trách nhiệm rất lớn củacộng đồng, của chính những ngườithợ làng nghề đang trực tiếp gìn giữ,phát huy nghề truyền thống.

Q.Việt

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1097 l 16.10.2014

“Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóadân tộc Thái trong thời kỳ đổi mới-hộinhập đất nước” là chủ đề của Ngày hộiVăn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất sẽdiễn ra trong 03 ngày vào trung tuầntháng 12/2014 tại Lai Châu. Ngày hộicó sự tham gia của 08 tỉnh có đôngđồng bào dân tộc Thái sinh sống: LaiChâu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, YênBái, Hoà Bình, Nghệ An, Thanh Hoá.

Đây là hoạt động nhằm mục đíchtôn vinh, giữ gìn, phát huy bản sắc vănhoá của người dân tộc Thái trong nềnvăn hoá Việt Nam thống nhất mà đa

dạng. Đồng thời là dịp để các tỉnh thamgia có điều kiện để học tập, trao đổikinh nghiệm, nâng cao nhận thức củacác cấp, các ngành và đồng bào các dântộc về trách nhiệm trong việc xây dựngvà phát triển nền văn hóa, con ngườiViệt Nam đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững đất nước.

Ngày hội sẽ bao gồm nhiều hìnhthức hoạt động như: giao lưu văn hoánghệ thuật quần chúng, giao lưu thểthao, xúc tiến quảng bá du lịch và trưngbày triển lãm văn hoá đặc sắc của dântộc Thái.

Để Ngày hội diễn ra thành công, BộVHTTDL đã ban hành Quyết định số3104/QĐ-BVHTTDL và Quyết định số3105/QĐ-BVHTTDL về việc thành lậpBan Chỉ đạo, Ban Tổ chức Ngày hội.Ban Chỉ đạo Ngày hội do Thứ trưởng BộVHTTDL - Hồ Anh Tuấn làm TrưởngBan; ông Vương Văn Thành - Phó Chủtịch UBND tỉnh Lai Châu là Phó TrưởngBan Thường trực; ông Nông Quốc Tuấn- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, PhóChủ nhiệm Ủy ban Dân tộc là PhóTrưởng Ban cùng 16 ủy viên.

t.Hợp

Ngày hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất 2014

Diễn ra từ ngày 17-19/10 tại thànhphố Hà Giang, Hội chợ Du lịch Tây Bắc2014 được tổ chức nhằm giới thiệu vềtiềm năng du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mởrộng gồm Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình,Phú Thọ. Hội chợ là cơ hội để Hà Giangvà các địa phương trong vùng Tây Bắcmở rộng giới thiệu, quảng bá về tiềmnăng du lịch cùng những điểm du lịchhấp dẫn của địa phương, thông qua đó,đẩy mạnh chương trình liên kết 8 tỉnhTây Bắc mở rộng, hình thành khối hợp

tác phát triển du lịch bền vững, góp phầnbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóagắn với phát triển du lịch Tây Bắc.

Các hoạt động trọng tâm được tổchức trong những ngày diễn ra Hội chợgồm có: Liên hoan văn nghệ các làngvăn hóa du lịch cộng đồng của 8 tỉnhTây Bắc mở rộng với các tiết mục biểudiễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc vàtrình diễn trang phục dân tộc; Hội chợdu lịch sẽ có trên 30 gian hàng trưngbày giới thiệu sản phẩm du lịch, quảngbá du lịch, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ,

trang phục truyền thống, những hiện vậtthể hiện giá trị văn hóa đặc sắc của cácđịa phương và giới thiệu ẩm thực vùngTây Bắc; Triển lãm ảnh du lịch trưngbày những bức ảnh đẹp của Công viênĐịa chất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn thuộc tỉnh Hà Giang và phongcảnh đẹp của 8 tỉnh Tây Bắc. Trongkhuôn khổ Hội chợ sẽ diễn ra Hội nghịchuyên đề bàn về sản xuất các sảnphẩm du lịch của tỉnh Hà Giang, nhằmtìm ra phương án khai thác những tiềmnăng du lịch trở thành sản phẩm du lịchhấp dẫn mang đặc trưng địa phương.

Đ.AnH

Hội chợ Du lịch Tây Bắc 2014

Từ đầu năm đến nay, rừng tràm TràSư ở ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, huyệnTịnh Biên (tỉnh An Giang) đã đón trên54.800 lượt khách đến tham quannghiên cứu, du lịch. Điều này chứng tỏsức hấp dẫn của rừng tràm, đặc biệt làvào mùa nước nổi (từ tháng 7 - tháng 12dương lịch hàng năm).

Ông Hồ Việt Hiệp - Phó Chủ tịchUBND tỉnh An Giang cho biết: AnGiang đã chọn du lịch làm mũi đột phá,khai thác tiềm năng song song với câylúa và con cá, do đó với điều kiện củarừng tràm Trà Sư hiện nay rất thích hợpcho phát triển du lịch. Phó Chủ tịchUBND tỉnh An Giang yêu cầu xây

dựng rừng tràm Trà Sư thành khu dulịch sinh thái hấp dẫn bằng việc mởthêm vùng đệm 205ha tạo điều kiện chocộng đồng dân cư cùng tham gia làmkinh tế, đồng thời nâng cao chất lượngdịch vụ đi kèm, tạo việc làm, tăng thunhập cho nhân dân; có chính sách chongười đầu tư.

Rừng tràm Trà Sư đang ngày càngthu hút nhiều du khách đến tham quandu lịch và nghiên cứu. Theo Chi cụcKiểm lâm An Giang, năm 2005 là nămđầu tiên rừng tràm Trà Sư triển khai môhình du lịch sinh thái. Đến năm 2007,rừng mới thu hút được 5.135 du khách,đến năm 2008 đã tăng lên 7.835 khách,

năm 2011 thu hút 18.946 khách. Năm2013, du khách đến với rừng tràm TràSư là 47.133 người, trong đó có 57%lượng khách có sử dụng các dịch vụtham quan bằng xuồng, ghe cùng vớidịch vụ ăn uống trong rừng. 9 tháng đầunăm 2014, rừng tràm đã thu hút 54.818lượt khách đến tham quan. Như vậy, vớicảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, rừngtràm Trà Sư là địa điểm thu hút lượngdu khách lớn thứ 2 (sau rừng U MinhThượng - tỉnh Kiên Giang) so với cácđiểm du lịch rừng của các tỉnh có rừngtoàn khu vực đồng bằng sông CửuLong. Rừng tràm Trà Sư có tổng

(Xem tiếp trang 17)

An Giang: Rừng tràm Trà Sư hấp dẫn khách du lịch

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1097 l 16.10.2014

Cơ quan chức năng của tỉnh TháiBình vừa tổ chức khảo sát tại nhiều ditích lịch sử cấp quốc gia trên địa bànhuyện Hưng Hà. Qua khảo sát, lựclượng chức năng đã phát hiện tại mộtsố di tích có sự xuất hiện linh vật, đồ vậtcung tiến, đồ thờ tự mang yếu tố ngoạilai như: sư tử, đèn đá, lư hương, lọ lucbình… Để đảm bảo yếu tố gốc của ditích, đảm bảo tính tôn nghiêm và gìngiữ nét đẹp của văn hóa dân tộc, chínhquyền huyện Hưng Hà, các cơ quanchức năng đã nỗ lực, cương quyết loạibỏ các yếu tố ngoại lai khỏi các di tích.

Ông Đỗ Văn Bình - Phó Chủ tịchUBND huyện Hưng Hà, cho biết:Trước phản ánh của báo chí về sự hiệndiện của yếu tố ngoại lai tại di tích ĐềnTrần, cấp ủy, chính quyền địa phươngđã nghiêm túc nhìn nhận lại công tácquản lý; đồng thời cương quyết loại bỏyếu tố ngoại lai tại các di tích để nhanhchóng trả lại yếu tố gốc cho các di tích.

Công tác tháo gỡ, cắt bỏ, loại trừ

yếu tố ngoại lai tại các di tích lịch sửquan trọng như Đền Trần, Đền TiênLa… được huyện Hưng Hà thực hiệntừ ngày 06/10. Đến thời điểm này, tạihai di tích lịch sử Đền Trần, Đền TiênLa (là 2 trong số 5 di tích cấp quốc giatrên địa bàn huyện Hưng Hà) đã khôngcòn yếu tố ngoại lai. Tại khu di tích ĐềnTrần, nhiều lọ lục bình mang yếu tốngoại lai đã được loại bỏ. Ở các giantiền tế, trung tế và hậu cung, những cặpcá chép vàng chói cũng đã được tháodỡ, bảo đảm tính tôn nghiêm của nơithờ tự. Hình sư tử đá ở chân các lưhương tại sân đền và phía trước cửaĐền Đức Quốc Mẫu cũng đã được tốpthợ đá lành nghề đẽo gọt, mài nhẵn.

Ban Quản lý Đền Trần cho biết,trong những hiện vật, linh vật mà ngườidân cung tiến, dâng cúng thì cá chép cómàu sắc sặc sỡ với các kích thước khácnhau chiếm số lượng lớn. Do nguồn gốcxuất thân của nhà Trần là nghề sôngnước, chài lưới nên người dân hay dùng

cá chép để đi lễ, dâng hương tại Đền.Trước khi loại bỏ cá chép có màu sắc sặcsỡ khỏi ban thờ, Ban quản lý Đền đã liênhệ với người cung tiến và người đã cungtiến cũng rất vui vẻ chấp nhận để đồ thờcúng của họ được đưa khỏi nơi thờ tự.

Tại Đền Tiên La, các cặp sư tử màutrắng, mang yếu tố ngoại lai cũng đãđược loại bỏ. Các lọ lục bình có yếu tốngoại lai cũng đã được hạ xuống khỏinơi thờ tự...

Trong suốt chiều dài lịch sử 175năm (từ năm 1225-1400) tồn tại và pháttriển của Vương triều Trần, mảnh đấtLong Hưng - Hưng Hà - Thái Bìnhkhông chỉ gắn liền với những sự kiệnvề quân sự, chiến tranh giữ nước màcòn chứng kiến sự phát triển thịnhvượng của triều Trần về kinh tế, vănhóa, xã hội. Hiện nay, vùng đất LongHưng - Hưng Hà - Thái Bình vẫn cònlưu giữ được nhiều di sản quý với hơn20 di tích lịch sử về nhà Trần.

H.Yến

Kiên quyết loại bỏ linh vật ngoại lai khỏi di tích Đền Trần (Thái Bình)

Theo ông Nguyễn Tấn Phong - PhóGiám đốc Sở VHTTDL tỉnh TiềnGiang: Hoạt động du lịch tại TiềnGiang trong năm 2014 tiếp tục khởisắc, lượng du khách tăng mạnh nhờ sựphát triển của doanh nghiệp kinh doanhlữ hành thuộc các thành phần kinh tếtham gia theo hướng xã hội hóa. Quađó, tổ chức được mạng lưới phục vụ dukhách ngày càng chu đáo, ân cần từkhâu tổ chức tour đến dịch vụ ăn uốnghậu cần, cơ sở kiến thiết hạ tầng du lịchngày một hoàn thiện đáp ứng các yêucầu ngày càng cao của khách trongnước lẫn quốc tế.

Tiền Giang cũng đưa thêm nhiều cơsở phục vụ du lịch, những điểm du lịch,tham quan mới hấp dẫn du khách kếthợp tăng cường quảng bá, xúc tiếnthương mại trên lĩnh vực du lịch trong

nỗ lực khai thác tiềm năng ngành côngnghiệp không khói thu hút ngoại tệ.Đặc biệt, tỉnh tập trung khai thác thếmạnh về du lịch sinh thái, sông nướcmiệt vườn, du lịch văn hóa gắn vớitham quan các di tích lịch sử độc đáocủa địa phương như: Lăng Hoàng Gia(thị xã Gò Công), Cụm di tích Chiếnthắng Ấp Bắc (thị xã Cai Lậy), nhà cổCái Bè... Ngoài Khu du lịch sinh tháiCù lao Thới Sơn (thành phố Mỹ Tho)là điểm đến hấp dẫn tại Đồng bằngsông Cửu Long đã được công nhận làKhu du lịch quốc gia, Tiền Giang cònphát triển thêm 3 khu di lịch mới tại cácvùng sinh thái độc đáo: Khu du lịchbiển Tân Thành (Gò Công Đông), khudu lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trênĐồng Tháp Mười và khu du lịch huyệnCái Bè trên vùng ngập lũ phía tây. Hỗ

trợ hậu cần phục vụ du lịch cùng cácdoanh nghiệp lữ hành còn có 61 hộ nhàvườn tham gia kinh doanh du lịch cũnggóp phần tạo nên sự đa dạng, hấp dẫncủa các tour du lịch sinh thái tại tỉnhTiền Giang.

Ông Nguyễn Tấn Phong cũng chobiết: Từ đầu năm đến nay, Tiền Giangđã đón trên 1 triệu lượt du khách, đạtgần 76% và tăng hơn 9,08% so cùngkỳ năm trước trong đó có gần 470.000lượt khách quốc tế. Doanh thu từ dulịch trong 9 tháng đầu năm 2014 đạttrên 2.791 tỉ đồng và tăng gần 9% sovới cùng kỳ năm trước. Tỉnh phấn đấutrong năm 2014 đón 1,386 triệu lượt dukhách, tăng hơn 300.000 lượt du kháchso với năm 2013 trong đó có 633.000lượt khách quốc tế.

K.Hoàn

Tiền Giang: Năm 2014, phấn đấu đón 1,386 triệu lượt khách du lịch

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

14 số 1097 l 16.10.2014

Sự kiện vấn đề

Trong tổng số 36 Huy chương cácloại, có những tấm Huy chương Bạc,Huy chương Đồng có giá trị hơn cả“vàng”. Lực sĩ Thạch Kim Tuấn thi đấucử tạ hạng cân 56kg dành cho nam. Dùnâng tạ vượt qua mức 294kg, phá kỷlục ASIAD 16 nhưng lực sỹ của ViệtNam cũng chỉ đạt Huy chương Bạc, vềsau lực sỹ Om Yul Chol của đoàn TriềuTiên quá xuất sắc vượt qua mức tạ298kg. Cũng đầy nuối tiếc, xạ thủ trẻNguyễn Hoàng Phương hụt tấm Huychương Vàng ở nội dung 50m súngngắn bắn chậm nam ở lượt bắn cuốicùng. Trường hợp của nữ kình ngưNguyễn Thị Ánh Viên với Huy chươngĐồng môn bơi lội thực sự là thành tíchđáng tự hào bởi sau rất nhiều năm chờđợi, bơi lội Việt Nam mới giành đượchuy chương ở đấu trường châu lục.Trước đó Ánh Viên đã giành được Huychương Vàng Olympic trẻ thế giới cựly 200m hỗn hợp cá nhân nữ. Các mônthể thao khác thuộc hệ thống thi đấuOlympic quốc tế như: thể dục dụng cụ,rowing, bắn súng, đấu kiếm, boxing, xeđạp... các vận động viên Việt Nam cũngđạt được những thành tích gây bất ngờở ASIAD 17. Các môn thi đấu chínhthức tại Olympic đều đạt kết quả ấntượng cho thấy thể thao Việt Nam đã cósự chuyển hướng đúng đắn để chuẩn bịOlympic 2016 và xa hơn là Đại hội thểthao Châu Á- ASIAD 18.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng

cục Thể dục thể thao - Lâm QuangThành, Trưởng đoàn thể thao Việt Namtại ASIAD 2014, không thể nhìn vào 1Huy chương Vàng để đánh giá hết toànbộ sự phát triển của thể thao nước nhà.Chúng ta phải nhìn vào sự phát triểncủa từng môn, lực lượng vận động viên,trình độ chuyên môn của các huấnluyện viên… so với những năm trước.Trong điều kiện kinh tế khó khăn, thểthao Việt Nam vẫn được sự đầu tư tíchcực từ Nhà nước, của Bộ VHTTDL.Đây cũng là lần đầu tiên Việt Namchuyển hướng đầu tư cho 64 vận độngviên trọng điểm, thay vì đầu tư dàn trảinhư trước; việc chuyển hướng cần cóthời gian với sự tính toán kỹ lưỡng, đầutư hơn nữa.

Cũng theo ông Lâm Quang Thành,các vận động viên trẻ của thể thao nướcnhà lần đầu tiên giành được huychương tại đấu trường châu lục ở nhữngmôn thi đấu Olympic như bơi, thể dụcdụng cụ, boxing, đấu kiếm, xe đạp là tínhiệu rất lạc quan, tạo nền tảng cho cáckỳ ASIAD tiếp theo. Thời gian tới,Tổng cục Thể dục thể thao sẽ có đánhgiá toàn diện hành trình thi đấu của thểthao Việt Nam tại ASIAD. Quan trọngnhất là sau đó Tổng cục Thể dục thểthao sẽ có kế hoạch “luyện Vàng”, saocho những tấm Huy chương Bạc, Huychương Đồng quý giá ở ASIAD lần nàysẽ biến thành “Vàng” ở các kỳ ASIADsau và thành những tấm huy chương tại

các kỳ Olympic. Đồng quan điểm với ông Lâm

Quang Thành, nguyên Vụ trưởng VụThể thao thành tích cao - Nguyễn HồngMinh cho rằng: Khác biệt lớn nhất củaĐoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 17chính là sự vươn lên mạnh mẽ của cácmôn thi đấu trong hệ thống Olympic.Những tấm huy chương của bơi lội,điền kinh, boxing, đấu kiếm, thể dụcdụng cụ, cử tạ đều mang tính lịch sử.Điều đó cho thấy thể thao Việt Nam đãcó sự chuyển hướng mạnh mẽ từ đầutư dàn trải, cạnh tranh trong khu vựcĐông Nam Á sang đầu tư lâu dài theocác môn trong hệ thống Olympic đểhướng đến sân chơi tầm cỡ châu lục vàthế giới.

Với những vận động viên trẻ đầytriển vọng như Nguyễn Tiến Nhật (đấukiếm), Nguyễn Thị Thật (xe đạp),Nguyễn Hoàng Phương (bắn súng),Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), ThạchKim Tuấn (cử tạ), Lừu Thị Duyên(boxing), Quách Thị Lan, Bùi Thị ThuThảo (điền kinh)... thể thao Việt Namđang có một lứa tài năng trẻ đầy triểnvọng, có thể giành thành tích cao hơn ởcác giải đấu tầm châu lục và thế giới.Như vậy, ASIAD 17 chưa hẳn là mộtkỳ đại hội thất bại của Việt Nam nếunhìn vào bảng thành tích, bởi Việt Namđã ghi được dấu ấn ở những mônOlympic..

tHế Hùng

Thể thao Việt Nam vững vàng hướng tới... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 06/10/2014, UBND thànhphố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyếtđịnh sô 32/2014/QĐ-UBND thànhlập Sở Du lịch thành phố Hồ ChíMinh trên cơ sở tách chức năng quảnlý nhà nước về du lịch từ SởVHTTDL thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quyết định này, Sở Du lịchthành phố Hồ Chí Minh là cơ quan

chuyên môn thuộc UBND TP. HồChí Minh, giúp UBND thành phốthực hiện chức năng quản lý nhànước về du lịch; chịu sự chỉ đạo,quản lý về tổ chức, biên chế và côngtác của UBND thành phố; đồng thờichịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụcủa Bộ VHTTDL.

Sở Du lịch thành phố Hồ ChíMinh có tên giao dịch, đối ngoại là“Department of Tourism of Ho ChiMinh City”; trụ sở đặt tại 140 đườngNguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận3, thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 16/10/2014.

Đ.AnH

Thành lập Sở Du lịch thành phố Hồ Chí minh

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

15số 1097 l 16.10.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 11/10, tại khu du lịch BiểnĐông (thành phố Vũng Tàu), SởVHTTDL đã tổ chức giải đua Xe đạptỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mở rộng năm2014. Giải quy tụ gần 200 cua rơ đếntừ 27 Câu lạc bộ trong và ngoài tỉnhtham gia tranh tài ở 2 độ tuổi: từ 35 đến45 tuổi (cự ly 70km) và trên 46 tuổi (cựly 55km). Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 3Câu lạc bộ tham gia, gồm: Câu lạc bộxe đạp Bà Rịa-Vũng Tàu, Câu lạc bộthành phố Vũng Tàu và Câu lạc bộphường Rạch Dừa.

Việc quy tụ nhiều tay đua đến từcác đơn vị có phong trào xe đạp pháttriển như: Thành phố Hồ Chí Minh,

An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, ĐồngNai... cho thấy giải được đánh giá caovề chất lượng, chuyên môn, uy tín.Trong suốt quá trình thi đấu ở cả 2 cựly đã diễn ra nhiều pha bứt phá hấp dẫnđược người xem rất tán thưởng.

Kết quả, ở nội dung trên 46 tuổi,với tổng thời gian thi đấu 1 giờ 33 phút17 giây, cua rơ Nguyễn Duy Nhân, Câulạc bộ Dinamo Đồng Nai giành giảiNhất; cua rơ Phạm Thành Câu lạc bộBà Rịa-Vũng Tàu đoạt giải Nhì; giảiBa thuộc về cua rơ Huỳnh Thanh Tùngcủa Câu lạc bộ Gấu Vàng (thành phốHồ Chí Minh). Kết quả đồng đội, giảiNhất, Nhì và Ba lần lượt thuộc về Câu

lạc bộ Dinamo (Đồng Nai), Câu lạc bộBà Rịa-Vũng Tàu và Câu lạc bộ GấuVàng (thành phố Hồ Chí Minh).

Với thành tích 1 giờ 47 phút 53giây, cua rơ Hoàng Minh Tuấn Câulạc bộ Công ty môi trường Xanh(Thanh Hóa) đã đoạt giải Nhất ở nộidung từ 35 đến 45 tuổi, giải Nhì và Bathuộc về Nguyễn Hoàng Hải của Câulạc bộ Sài Gòn Velo, Nguyễn Tri Tâncủa Câu lạc bộ Martin 107. Giải Nhấtđồng đội thuộc về Câu lạc bộ Sài GònVelo, Câu lạc bộ Võ Đắc THT và Câulạc bộ Huy Tùng (Phú Yên) đoạt giảiNhì và Ba.

Đức MinH

Giải vô địch Cờ vua các đấu thủmạnh toàn quốc năm 2014 sẽ diễn ra từngày 17/10 tại thành phố Hồ Chí Minh.Đây là giải đấu góp phần đánh giá trìnhđộ chuyên môn của các kỳ thủ, tuyểnchọn lực lượng vào đội tuyển quốc gia,chuẩn bị cho các giải quốc tế trong năm2015 và thực hiện cuộc vận động“Toàn dân rèn luyện thân thể theogương Bác Hồ vĩ đại”.

Giải vô địch Cờ vua các đấu thủmạnh toàn quốc năm 2014 dành chocác vận động viên nam, nữ xếp hạng

từ 1 đến 3 tại Giải Cờ vua đấu thủmạnh năm 2013 và xếp hạng từ 1 đến20 tại Giải Cờ vua hạng nhất năm2014; các kỳ thủ đạt danh hiệu kiệntướng và kiện tướng dự bị năm 2014.Đơn vị đăng cai được cử thêm 1 đến2 vận động viên nam và nữ tham dựGiải. Tại Giải đấu này, Ban Tổ chứcsẽ tiến hành bốc thăm thi đấu tranhgiải cá nhân nam và nữ.

Giải thi đấu theo thể thức hệ ThụySĩ 9 ván. Ở ván cuối, các kỳ thủ củacùng một địa phương có trên 50% số

điểm của tổng số ván đã thi đấu sẽkhông gặp nhau. Kết quả xếp hạng lầnlượt theo trình tự: tổng điểm, ván đốikháng giữa các vận động viên bằngđiểm, số ván thắng (tính cả số ván thắngdo đối phương nghỉ đấu), hệ sốBuchholz. Nếu tất cả vẫn bằng nhau sẽbốc thăm để phân định thứ hạng. Kỳ thủxếp thứ tư sẽ được tính đồng hạng ba.

Giải vô địch Cờ vua các đấu thủmạnh toàn quốc năm 2014 dự kiến sẽkết thúc vào ngày 26/10.

Vũ MinH

Gần 200 cua rơ dự Giải đua Xe đạp Bà Rịa-Vũng Tàu mở rộng

Giải vô địch Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc

Sáng 10/10/2014, Nhà Xuất bảnHội Nhà văn Việt Nam phối hợp với SởVHTTDL tỉnh Gia Lai tổ chức ra mắtvà giới thiệu bộ sách “Hồ Chí Minh vớivăn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ ChíMinh”. Bộ sách gồm 11 tập với các nộidung như Hồ Chí Minh với trái tim vănnghệ sĩ Việt Nam và thế giới, Hồ ChíMinh - Tư tưởng và tác phẩm văn họcnghệ thuật và những tác phẩm văn họcnghệ thuật của Bác.

Đây là bộ sách được sưu tầm, tuyển

chọn công phu từ nguồn tư liệu khá đồsộ gồm các tác phẩm văn học của Bácnhư “Nhật ký trong tù”, thơ chữ Hán,thơ chúc Tết và các tác phẩm văn xuôingắn; các tác phẩm văn học nghệ thuậtviết về Bác Hồ kính yêu từ nguồn sáchtuyển chọn của nhiều nhà xuất bản, tưliệu của các cơ nghiên cứu, Bảo tàngHồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam...cho đến các sáng tác của giới văn nghệsĩ trong cả nước. Những nội dung trongbộ sách đã khẳng định vai trò lãnh tụ

thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà vănvĩ đại của Bác, phần nào đáp ứng đượcsự mong mỏi và tình cảm của nhân dâncả nước cũng như giới văn nghệ sĩ đốivới Bác Hồ kính yêu.

Nhân dịp này, Nhà Xuất bản HộiNhà văn Việt Nam đã trao tặng bộ sách“Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Vănnghệ sĩ với Hồ Chí Minh” cho một sốđơn vị trong tỉnh và Bảo tàng Hồ ChíMinh Chi nhánh Gia Lai - Kon Tum.

Hồ tHAnH

Ra mắt bộ sách “Hồ Chí minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí minh”

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

16 số 1097 l 16.10.2014

Lễ khai mạc “Tuần văn hóa, thểthao và du lịch Mường Lò năm 2014”với chủ đề “Mường Lò - Hương sắcmùa thu”, sẽ diễn ra tối 16/10 tại sânvận động trung tâm thị xã Nghĩa Lộ(Yên Bái). Điểm nhấn của buổi lễ làmàn múa xòe Thái cổ với 1.025 diễnviên, nghệ nhân và đồng bào Thái của7 phường, xã tham gia biểu diễn cácđiệu xòe cổ gồm: Ỏm lọm tốp mư(vòng tròn vỗ tay); Xé vóng (xoèvòng); Nhôm khăn (múa tung khăn);Phá xí (xòe bổ bốn); Đổn hôn (điệutiến, lộn, lùi); Khắm khăn mơi lảu (xòekhăn mời rượu). Đây là những điệu xòecổ đã được nghệ nhân, nhà Thái học LòVăn Biến, trú ở bản Cang Nà, phườngTrung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ sưu tầmvà truyền dạy lại.

Nhiều hoạt động phong phú, hấpdẫn khác cũng sẽ diễn ra trong tuần lễnhư: Dâng hương tại Khu tưởng niệmChủ tịch Hồ Chí Minh; thi đấu thểthao; Hội thi xòe cổ năm 2014; lễ côngnhận ba cây đa hơn 300 tuổi là Cây Di

sản do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môitrường Việt Nam cấp bằng chứng nhận;hội chọi trâu với 28 “ông trâu” diễn ratrong ngày 18 và 19/10. Đặc biệt hộichợ thương mại - ẩm thực và “Hội thiẩm thực - Hương vị Mường Lò” sẽ giớithiệu các món ăn truyền thống củađồng bào Thái, Mường, Tày trong khuvực như: bánh chưng đen, thịt sấy, thịthun khói, nếp Tú Lệ; các món ăn chếbiến từ đặc sản Mường Lò như: xôingũ sắc, pa pỉnh tộp; pa giảng, phắcban pá, nộm mắc khom pỏm, mắc cáihải, cơm lam... Bên cạnh đó là các hoạtđộng triển lãm sinh vật cảnh; chiếuphim lưu động, xe thư viện lưu động…

Bà Hoàng Thị Hạnh, Phó Chủ tịchUBND thị xã, Trưởng Ban chỉ đạo cácngày lễ lớn của thị xã Nghĩa Lộ cho biết:đến nay công tác chuẩn bị cho các hoạtđộng tuần văn hóa, thể thao và du lịch(16-20/10), đã cơ bản hoàn tất. Hiện địaphương đang tích cực triển khai kếhoạch chỉnh trang đô thị, thay thế hệthống đèn điện chiếu sáng và lắp mới hệ

thống đèn trang trí trên các tuyến phố;cắt tỉa cây xanh, dọn dẹp vệ sinh cáctuyến đường; treo cờ, băng rôn khẩuhiệu, quảng bá các hình ảnh của conngười và những nét đẹp văn hóa củaNghĩa Lộ - Mường Lò. Bên cạnh đótuyên truyền vận động nhân dân thamgia dọn dẹp vệ sinh khu vực nhà ở, khuvực đông dân cư; thành lập các đoànkiểm tra liên ngành, kiểm tra các kháchsạn, nhà nghỉ, kiểm tra các cơ sở kinhdoanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn…

“Tuần văn hóa, thể thao và du lịchMường Lò năm 2014” không chỉ tạokhông khí vui tươi, phấn khởi trongnhân dân mà còn nhằm đẩy mạnh đoànkết giao lưu văn hóa, học tập, trao đổikinh nghiệm giữa các dân tộc; kết hợpbảo tồn, phát triển văn hóa với khaithác du lịch. Đồng thời tạo điểm nhấnđể thu hút khách du lịch, các nhà đầutư xúc tiến hoạt động liên kết, liêndoanh vào du lịch miền Tây nói chung,thị xã Nghĩa Lộ nói riêng...

L.KHánH

Về mường Lò xem múa xòe cổ

Chào mừng Kỷ niệm 60 nămNgày Giải phóng Thủ đô, 15 nămThủ đô Hà Nội được UNESCO vinhdanh là “Thành phố vì hòa bình”,sáng 12/10, Sở VHTTDL Hà Nộiphối hợp với Liên hiệp các tổ chứchữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức“Ngày hội văn hóa hòa bình”.

Tại buổi lễ, thành phố Hà Nội đãvinh danh và trao tặng danh hiệu“Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội”cho 12 vị khách quốc tế.

Thay mặt các vị khách quốc tếđược vinh danh là “Công dân danhdự Thủ đô Hà Nội”, Tiến sĩKatherine Mulle Marin - Trưởng đạidiện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ:“Tôi rất vinh dự được công nhận làcông dân danh dự của Thủ đô Hà

Nội. Tăng cường gắn kết xã hội, cảithiện điều kiện sống của người dânHà Thành và xây dựng đô thị thực sựthân thiện đã đem lại cho Hà Nộidanh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.Hà Nội đã chứng tỏ mình xứng đángvới danh hiệu này thông qua việc tạonên ngôi nhà bền vững cho tất cả cưdân và du khách Thủ đô. Bất kể làngười Hà Nội, người Việt Nam di cưtừ các tỉnh khác tới hay người nướcngoài... đều được hưởng sự an bình,thưởng thức vẻ đẹp sôi động và cácdi sản của thành phố tuyệt vời”.

Kết thúc lễ khai mạc “Ngày hộivăn hóa hòa bình”, lãnh đạo thànhphố Hà Nội, bạn bè quốc tế và đạidiện nhân dân Thủ đô đã thả bóngbay, chim bồ câu gửi thông điệp hòa

bình đến bạn bè trong nước và quốctế.

Trong khuôn khổ của ngày hộicòn có các hoạt động như: đi bộ, đạpxe quanh hồ Hoàn Kiếm hưởng ứngNgày hội văn hóa hòa bình; trưngbày những hình ảnh, vật phẩm,những thước phim tư liệu về cảnhvật và con người Thủ đô theo nămtiêu chí của “Thành phố vì hòabình”; các em nhỏ tham gia Ngày hộicùng nhau viết ước nguyện lênnhững cánh chim hòa bình nhỏ vàđính lên bức tranh “Cánh chim hòabình” lớn với kích thước 3mx4m; hộithi vẽ tranh với chủ đề “Em yêu HàNội - Thành phố vì hòa bình”; biểudiễn võ thuật truyền thống...

t.Hợp

Ngày hội văn hóa hòa bình

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

17số 1097 l 16.10.2014

Tối 09/10, tại Trung tâm văn hóaKinh Bắc, thành phố Bắc Ninh đã diễnra buổi công diễn và trao thưởng Liênhoan Hát ru, Hát dân ca và cổ truyền khuvực phía Bắc. Liên hoan do Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp vớiUBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức. Ban Tổchức trao 2 giải Nhất cho đội phụ nữ BắcNinh và phụ nữ Quân đội.

Liên hoan Hát ru, Hát dân ca và cổtruyền nhằm bảo tồn, phát huy giá trịcác làn điệu truyền thống của các vùng,miền; Tuyên truyền, giáo dục các giátrị văn hóa, đạo đức truyền thống củadân tộc, công tác Hội cho các cán bộ,hội viên, phụ nữ; đồng thời tạo sânchơi, diễn đàn giao lưu văn hóa, họchỏi kinh nghiệm tổ chức các hoạt độngtuyên truyền giữa các tỉnh/thành, hộitrong cả nước.

Ban Tổ chức Liên hoan cho biết: Sau2 ngày tham gia, với 46 tiết mục, nhờ tài

năng, sự thông minh, sáng tạo, các hộiviên Hội Phụ nữ đến rừ 23 đơn vị đãmang đến cho khán giả thưởng thức sựthiết tha, sự nhiệt thành mà sâu lắng củanhững khúc hát ru con, làn điệu dân ca,cổ truyền trong sáng, âm sắc gần gũi,những di sản độc đáo mà các dân tộc trênkhắp miền Tổ quốc đang cùng nhau gìngiữ và kế thừa. Nét nổi bật trong liênhoan lần này, nhiều đội đã dàn dựngchương trình có tính liên kết chặt chẽ.Phần chào hỏi các đội đã giới thiệu mộtcách sinh động về địa phương mình quagiọng hát dân ca sâu lắng, ngọt ngào.Trong phần nội dung, các đội đã dàndựng khá công phu, thể hiện rõ bản sắcvăn hóa vùng miền, mang đậm dấu ấncủa địa phương, tạo nên nét riêng củamỗi đội. Đặc biệt, trên cơ sở các làn điệuHát ru, Hát dân ca của dân tộc, các độiđã chú trọng sáng tác lời mới, dàn dựngcác tiết mục thể hiện tình cảm với Bác

Hồ, quê hương, đất nước, biển đảothiêng liêng của Tổ quốc, chú trọng đếnyếu tố mỹ thuật, nhạc cụ dân tộc…

Kết thúc, Ban Tổ chức trao 2 giảiNhất cho đội phụ nữ Bắc Ninh, phụ nữQuân đội; Các đội phụ nữ Bình Định,Phú Thọ, Thái Bình, Lạng Sơn, HưngYên đồng giải Nhì; 8 giải chuyên đềđược trao cho các đội Bắc Giang (xuấtsắc trong tuyên truyền bảo vệ biển đảo);phụ nữ Lai Châu (xuất sắc giữ gìn pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc); phụ nữVĩnh Phúc (xuất sắc giáo dục truyềnthống phụ nữ Việt Nam); phụ nữ PhúYên (hình thức thể hiện sáng tạo); phụnữ Tuyên Quang (thể hiện làn điệu Thenấn tượng); phụ nữ Thừa Thiên Huế (mànchào hỏi ấn tượng); phụ nữ Lào Cai(tuyên truyền xuất sắc công tác hội); phụnữ Yên Bái (nội dung Hát ru tốt) và trao16 giải Ba cho 16 đội.

nguYễn cúc

Liên hoan Hát ru, Hát dân ca cổ truyền khu vực phía Bắc

Lễ hội Katê năm 2014 của đồngbào Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnhNinh Thuận sẽ chính thức diễn ra từngày 23-25/10, tại các đền, tháp, cáckhu vực trung tâm thuộc các thôn -làng người Chăm theo đạo Bàlamôn.

Năm nay, thời tiết thuận lợi, đồngbào dân tộc Chăm trong tỉnh được mùalúa, rau, màu nên bà con đã dành mộtphần kinh phí để sửa sang nhà cửa vàchuẩn bị chu đáo cho lễ hội Katê. Đặcbiệt, tại các làng nghề như: Mỹ Nghiệp,Chung Mĩ, Bàu Trúc được Nhà nướchỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;

hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao côngnghệ, xúc tiến thương mại gắn xâydựng điểm đến du lịch, bước đầu đã tạora cơ hội cho bà con sản xuất kinhdoanh, tăng nguồn thu từ các sản phẩmlàng nghề.

Hiện các chàng trai, cô gái; các chị,các mẹ đang gấp rút tập luyện các tiếtmục văn nghệ, thể thao và rèn tay nghềđể tham gia hội thi dệt thổ cẩm, hội thilàm đồ gốm, thi đội nước và biểu diễnvăn nghệ dân gian Chăm nhân dịp lễhội Katê.

UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã

chỉ đạo các Sở, ngành, đoàn thể và cácđịa phương trong tỉnh tạo điều kiệnthuận lợi cho bà con tổ chức lễ hộiKatê tại các đền, tháp; tổ chức cáchoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thaophục vụ lễ hội tại các khu vực trungtâm của đồng bào dân tộc ChămBàlamôn. Đồng thời tổ chức thăm hỏi,động viên các vị chức sắc, các giađình chính sách và một số gia đìnhtiêu biểu, tích cực tham gia công tácxã hội và thực hiện tốt phong trào thiđua yêu nước tại địa phương.

H.L

Đồng bào Chăm Ninh Thuận chuẩn bị lễ hội Katê 2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

diện tích 845ha (trong đó 735ha córừng; còn lại 110ha là kênh, đê và đấtchưa có rừng). Dân cư sinh sống xungquanh rừng chủ yếu là đồng bào dân tộcKhmer với 634 hộ, 3.078 nhân khẩu.Ngày 27/5/2005, rừng tràm Trà Sư đãđược công nhận là “Rừng đặc dụng -bảo vệ cảnh quan nằm trong hệ thống

rừng đặc dụng Việt Nam và vùng rừngngập nước quanh năm tiêu biểu cho khuvực Tây sông Hậu”. Nằm cách biên giớiViệt Nam - Campuchia 10km và cáchsông Mêkông 15km, đây còn là nơi giaolưu về kinh tế, văn hóa, du lịch giữa AnGiang và nước bạn Campuchia. Rừngtràm Trà Sư có vị trí thuận lợi, nằm trên

tuyến du lịch liên hoàn từ thành phốLong Xuyên - Châu Đốc (có lễ hội quốcgia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam) - TịnhBiên (khu du lịch Núi Cấm - rừng tràmTrà Sư ) - huyện Tri Tôn (đồi Tức Dụp- Nhà mồ Ba Chúc) hay sang Hà Tiên(tỉnh Kiên Giang) và Campuchia.

HuY Long

Rừng tràm Trà Sư... (Tiếp theo trang 12)

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

18 số 1097 l 16.10.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Hát Ống, hát Ví xuất hiện ở làng Hậu,xã Liên Chung, huyện Tân Yên (BắcGiang) hàng trăm năm nay, song trải quanhiều biến cố thời gian, loại hình nghệthuật dân gian độc đáo này dần bị maimột và lãng quên. Tuy nhiên, với nỗ lựccủa chính quyền địa phương, đến naynhững câu hát Ống, hát Ví với lối hátgiao duyên, đối đáp nam - nữ trữ tình,giàu cảm xúc lại được ngân lên.

Ông Nguyễn Văn Đài, 74 tuổi, ở thônHậu, một trong những người có công lớntrong việc sưu tầm, khôi phục và truyềnbá hát Ống, hát Ví cho biết: Không ai nhớchính xác loại hình nghệ thuật này ra đờitừ khi nào, song từ thời phong kiến,những người thợ cày, thợ cấy, thợ gặt từcác nơi kéo về đây gặt thuê, cấy mướn đãcùng nhau cất lên lời hát ngợi ca laođộng, ngợi ca vẻ đẹp quê hương, tìnhlàng nghĩa xóm, tình yêu đôi lứa... dầntrở thành món ăn tinh thần không thểthiếu của nhân dân xã Liên Chung. HátỐng, hát Ví diễn ra trong các buổi sinhhoạt cộng đồng, các tiểu phẩm kịch, hoạtcảnh dân ca do người dân tự biên tự diễnhay qua lời ru của bà. Trong các buổi đicấy đi cày, làm cỏ, tát nước… nông dânhát đối đáp, giao duyên để bớt đi nhữngmệt nhọc ngày mùa.

Nét độc đáo của hát ví chính là ởngôn từ phong phú, khả năng ứng biếnlinh hoạt của người hát cũng như sự sángtạo trong lời bài hát sao cho phù hợp với

hoàn cảnh. Những lời hát hay thườngchứa đựng trong đó sự hóm hỉnh, thôngminh, tình cảm và thái độ trân trọng vớingười hát đối. Hát Ống về hình thức vẫnlà hát Ví nhưng hai bên hát thông quamột dụng cụ là hai chiếc ống bằng tre cóđường kính từ 7-10cm, dài chừng 15-20cm thông hai đầu, một đầu được bịtbằng da ếch, liên kết hai ống với nhau bởimột sợi dây tơ tằm buộc vào hai chiếckim khâu. Tùy thuộc vào cự ly hát mà sợidây dài hay ngắn, thường là từ 60-70 sảitay. Khi hát, âm thanh làm các màng daếch rung lên, tín hiệu âm thanh truyềnqua sợi dây tới đầu ống bên kia, ngườinghe dù đứng xa hàng chục mét vẫn ngherõ mồn một. Lý giải cho sự ra đời củanghệ thuật này, ông Đài cho rằng: Thờiphong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”, dùcó thương nhớ nhau cũng chỉ bày tỏ qualời ca, câu hát. Do vậy, các cụ đã sáng tạora môn nghệ thuật hát ống để có thểtruyền nhau những tiếng hát giao duyên,hát đối nam nữ… gửi gắm tâm tư, tìnhcảm yêu thương.

Nhằm gìn giữ và phát huy loại hìnhnghệ thuật độc đáo này, những năm gầnđây, chính quyền địa phương đã đưa ranhiều giải pháp thiết thực như vận độngnhững người tâm huyết với môn nghệthuật này sưu tầm lời hát; thành lập câulạc bộ hát Ống, hát Ví, hiện đã có 32 hộiviên và đi diễn nhiều nơi. Tuy nhiên, theoông Lương Đức Tráng - Chủ tịch UBND

xã Liên Chung, khó khăn nhất hiện naylà những nghệ nhân có tâm huyết khôngcòn nhiều, kinh phí hoạt động của Câulạc bộ hạn hẹp, các hội viên không đượchưởng bất cứ khoản hỗ trợ nào nên côngtác sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn nhữnglời hát cổ đang gặp nhiều khó khăn.Trong khi đó, ông Đài cho rằng để tháogỡ những khó khăn hiện nay cần phải sânkhấu hóa hát Ống, hát Ví, nghĩa là phảicó các nhạc cụ phụ họa kèm theo khi biểudiễn. Nếu được sân khấu hóa thì tần suấtđi biểu diễn sẽ tăng lên gấp nhiều lần vàqua đó phổ biến được rộng rãi, đặc biệtlà mang lại nguồn thu nhập cho nhữngngười đam mê loại hình nghệ thuật dângian độc đáo này.

UBND huyện Tân Yên cho biết,những năm qua huyện rất nỗ lực bảo tồnvà phát huy giá trị hát Ống, hát Ví. Huyệnđã thành lập câu lạc bộ hát Ống, hát Vívà hàng năm đều hỗ trợ kinh phí cho cáchội viên mua trang phục hoặc tham giabiểu diễn tại các lễ hội. Thời gian tới,huyện sẽ tăng kinh phí cho công tác bảotồn và phát huy giá trị hát Ống, hát Ví,đồng thời lập danh sách những bậc caoniên tâm huyết với loại hình nghệ thuậtdân gian độc đáo này để trình các cơ quanchức năng xem xét công nhận danh hiệunghệ nhân. Bên cạnh đó, huyện cũng cókế hoạch đưa hát Ống, hát Ví vào cáctrường học trong xã để truyền dạy cho thếhệ trẻ. t.t.n

Bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật hát Ống, hát Ví

Tối 09/10, tại sân khấu Liên hiệp HộiVăn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu đãdiễn ra đêm văn nghệ giới thiệu tácphẩm sân khấu và Đờn ca tài tử do HộiVăn học nghệ thuật ba tỉnh Bạc Liêu,Tiền Giang, Bình Dương phối hợp tổchức. Các tác phẩm được biểu diễn trongchương trình như: Bình Dương mùa tráichín, Tiếng đờn quê, Cổ Loa tình hận…do các tác giả của ba tỉnh sáng tác; thuộccác thể loại tân cổ giao duyên, phụnghoàng lai nghi, ca cảnh, vọng cổ, trích

đoạn Cải lương và kịch câm. Nhạc sĩ Võ Đông Điền - Chủ tịch

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh BìnhDương cho rằng, đêm giao lưu, giớithiệu tác phẩm của ba tỉnh lần này là mộthoạt động hết sức ý nghĩa, giúp các hộivà nghệ sĩ của ba Hội có thể gặp gỡ, traođổi kinh nghiệm sáng tác, biểu diễn.Đồng thời, hoạt động giao lưu cũngnhằm thắt chặt tình cảm gắn bó giữanghệ sĩ sân khấu miền Đông Nam bộ vàcác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Ba tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang, BìnhDương từ lâu đã được xem là ba địaphương có bề dày lịch sử về hoạt độngsân khấu, Đờn ca tài tử. Buổi biểu diễnlần này nhằm giới thiệu đến công chúngvà người mộ điệu các tác phẩm nổi bậtvề sân khấu và Đờn ca tài tử của ba tỉnh,qua đó nhằm đưa các tỉnh, thành có thếmạnh về hai lĩnh vực này xích lại gầnnhau, tạo sự giao lưu kết nối giữa cácnghệ sĩ, nghệ nhân của các tỉnh.

trần nguYện

Giới thiệu tác phẩm sân khấu và Đờn ca tài tử

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

19số 1097 l 16.10.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Từ khi UNESCO công nhận là disản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệkhẩn cấp, hát Ca Trù nhận được sự quantâm của đông đảo người dân lẫn các cơquan quản lý văn hóa. Điều đó góp phầnvào việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệthuật quý của cha ông để lại, khích lệcộng đồng cùng chung sức gìn giữ disản. Đối với Hà Nội, việc giữ gìn di sảncàng trở nên quan trọng, bởi mảnh đấtnày chính là nơi tỏa sáng của Ca Trù.

Ông Trương Minh Tiến - Phó Giámđốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết: Dùnhững năm qua, Ca Trù được quan tâmhơn nhưng Ca Trù hiện nay vẫn có nguycơ mai một cao. Các nghệ nhân giỏinghề đàn hát còn lại rất ít, trong khi tuổiđã cao, một số sức khỏe quá yếu. Hơnnữa, Ca Trù đang phải đối đầu với nềnâm nhạc hiện đại, văn hóa du nhập từnước ngoài. Trong khi đó, nghệ thuậtnày ít người hiểu, ít người nghe và ítngười thích như một số loại hình nghệthuật biểu diễn khác.

Thực tế hiện nay, các câu lạc bộ CaTrù đều thành lập theo hình thức tựnguyện, tự trang trải kinh phí hoạt động.Do nhu cầu cuộc sống, một số thànhviên các câu lạc bộ Ca Trù phải bỏ nghềchuyển sang nghề khác, một số phải kếthợp biểu diễn ca nhạc nhẹ, hát Quan Họđể lấy kinh phí duy trì hát Ca Trù. Ví dụ,giáo phường Ca Trù Lỗ Khê có lúc lêntới 80 hội viên nhưng nay chỉ còn hơn50 hội viên. Câu lạc bộ Ca Trù ThăngLong trước năm 2010 có 20 thành viênnay chỉ khoảng 14 người.

Qua điều tra thực tế của SởVHTTDL Hà Nội, do điều kiện kinh tếkhông cho phép, nhu cầu xã hội giảmsút dẫn đến tình trạng một số câu lạc bộđã không còn hoạt động hoặc đã sápnhập, đổi tên. Trung tâm văn hóa Ca TrùThăng Long, Câu lạc bộ Hương Sắc đãngừng hoạt động từ năm 2009. NhómCa Trù Tràng An của nghệ nhân Phó ThịKim Đức sau vài lần tách, cuối cùng đãdừng hoạt động năm 2010. Nghệ nhân

Phó Thị Kim Đức hiện nay chỉ truyềndạy nội bộ gia đình. Nếu năm 2009, HàNội có tổng số 15 câu lạc bộ Ca Trù thìnăm 2013, Hà Nội chỉ còn 11 câu lạc bộCa Trù với 183 người thực hành di sản,năm 2014 là 12 câu lạc bộ với 187người thực hành di sản.

Hiện nay, các trường chính thốngđào tạo về nghệ thuật, âm nhạc khôngdạy bộ môn này. Việc đào tạo chỉ do cácnghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho lớptrẻ bằng tâm huyết, khả năng của mình.Nếu có kinh phí hỗ trợ từ địa phương thìcũng chưa nhiều. Cụ Nguyễn ĐứcLuống, Câu lạc bộ Ca Trù Đồng Trữ(huyện Chương Mỹ) cho biết, mặc dùnhững năm qua hoạt động trong điềukiện thiếu đủ bề nhưng mọi người trongcâu lạc bộ vẫn tham gia nhiệt tình. Cónghệ nhân trong câu lạc bộ thuộc tới 20điệu Ca Trù cổ xưa. Bản thân cụ đãtham gia đào tạo được 3 thế hệ hát CaTrù: Thế hệ dưới 60 tuổi, thế hệ từ 20-30 tuổi và thế hệ dưới 20 tuổi. Nhưngđể việc đào tạo các nghệ nhân, kép đànđược tốt, các câu lạc bộ rất cần PhòngVăn hóa huyện, Sở VHTTDL thành phốgiúp đỡ mở lớp đào tạo.

Mặc dù chưa phải là cái nôi củanghệ thuật Ca Trù nhưng Hà Nội chínhlà nơi Ca Trù phát triển mạnh, đạt mứcthăng hoa. Hà Nội cũng là nơi đi đầutrong công tác bảo tồn và phát triển bộmôn nghệ thuật đáng quý này khi nóđang bị quên lãng và có nguy cơ biếnmất khỏi đời sống văn hóa cộng đồngcủa Việt Nam. Những năm qua, ngoàinhững nỗ lực của chính các câu lạc bộ,từ thành phố đến các quận, huyện, thị xãcủa Hà Nội đã có những bước đi banđầu trong việc nâng đỡ loại hình nghệthuật này.

Phòng Văn hóa một số huyện nhưĐông Anh, Phú Xuyên tăng cường côngtác tuyên truyền cho nhân dân, độngviên người dân cho con em tham gia vàohoạt động Ca Trù, huy động mọi nguồnlực kinh phí cho phát triển hát Ca Trù.

Theo đó, các quận, huyện thực hiệnkiểm kê, hệ thống hóa các tư liệu hát CaTrù; nghiên cứu, xuất bản sách, ấn phẩmvề Ca Trù; phục hồi và truyền dạy hátCa Trù. Sở VHTTDL Hà Nội cũng tổchức các liên hoan Ca Trù để kiểm kê disản, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ CaTrù giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Theo đó,Sở cũng phục hồi một số di tích liênquan đến hát Ca Trù.

Nhưng theo ông Chu Chí Cang -Chủ nhiệm câu lạc bộ Ca Trù Ngãi Cầu(huyện Hoài Đức): Hà Nội tập trung rấtnhiều câu lạc bộ Ca Trù và so với cácđịa phương cả nước thì hoạt động hiệuquả hơn. Tuy vậy, so với yêu cầu chung,Ca Trù phải được quan tâm nhiều hơnnữa nhưng nuôi như thế nào thì các cơquan quản lý văn hóa cần phải tính.

Từ tình hình hoạt động thực tế hátCa Trù kể từ khi được ghi danh vàodanh sách di sản văn hóa phi vật thể cầnđược bảo vệ khẩn cấp, Sở VHTTDL HàNội xác định bảo tồn hát Ca Trù là mộtviệc làm cần thiết và cấp bách. Theo ôngTrương Minh Tiến - Phó Giám đốc SởVHTTDL Hà Nội, trước mắt, Sở sẽ hỗtrợ địa điểm biểu diễn cho các câu lạcbộ, tăng cường quảng bá hát Ca Trù kếthợp các hoạt động du lịch, lễ hội. Sởcũng đang tiến hành lập đề án bảo tồnphát huy giá trị di sản văn hóa phi vậtthể hát Ca Trù với mục tiêu đưa hát CaTrù khỏi danh sách di sản văn hóa phivật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và đưavào danh sách di sản văn hóa đại diệncủa nhân loại. Đồng thời, Sở cũng đềxuất các chính sách, chế độ đãi ngộ vàtôn vinh các nghệ nhân hàng năm; hỗtrợ kinh phí hoạt động trình diễn vàtruyền hát Ca Trù từ nguồn ngân sáchnghiệp vụ…

Và như vậy, không chỉ người thựchành di sản Ca Trù, ngay cả người dâncũng kỳ vọng không bao lâu di sản Ca Trùtrở lại đúng giá trị và vị trí của nó trongđời sống văn hóa tinh thần nhân dân.

t.t.n

Hà Nội bảo tồn, nuôi dưỡng nghệ thuật Ca Trù

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1097 l 16.10.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrUng kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh MộT Thành vIên

In và văn hóa PhẩM

Hà Nội là nơi tập trung nhiềulàng nghề truyền thống, với bề dàylịch sử hàng trăm năm, gắn với sựhình thành và phát triển của ThăngLong-Hà Nội. Nói đến làng nghề HàNội, không ai không biết tới gốmBát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, mâytre đan Phú Vinh, khảm trai ChuônNgọ, thêu Quất Động, lược sừngThụy Ứng… Và cả hàng trăm nghệnhân, thợ giỏi nghề thủ công mỹnghệ đã được Nhà nước và thànhphố tôn vinh bởi những tài năng,tâm huyết trong việc bảo tồn nghềtruyền thống.

Tham dự Liên hoan du lịch làngnghề Hà Nội năm nay có gần 400gian hàng triển lãm của các làngnghề truyền thống, các nghệ nhânnổi tiếng ở Hà Nội. Làng nghề VạnPhúc (quận Hà Đông) mang đến sảnphẩm lụa tơ tằm, làng nghề Xuân La(huyện Phú Xuyên) mang đến sảnphẩm tò he, tranh tò he, làng nghềQuất Động (huyện Thường Tín)mang đến sản phẩm tranh thêu vàcác nghệ nhân mang đến sản phẩmgốm sứ, mây tre đan, cói, giấy, tranhdân gian, chạm khắc gỗ, đúc đồng…Nhiều làng nghề “khoe” những sảnphẩm tinh xảo, có thiết kế độc đáođược tạo nên bởi đôi tay khéo léocủa người thợ thủ công. Thậm chí cósản phẩm phải mất 3-4 tháng trờimới hoàn thiện hoặc có sản phẩmphải huy động nhiều thợ thủ côngcùng tham gia.

Một trong mấu chốt của Liênhoan năm nay là thúc đẩy phát triểndu lịch làng nghề Hà Nội, một tiềmnăng chưa được khai thác tốt trongthời gian qua. Đây là cơ hội tốt đểdoanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩmnghề và làng nghề, tăng cường mốiliên kết giữa hai lĩnh vực du lịch vàlàng nghề Hà Nội. Theo Sở

VHTTDL Hà Nội, phát triển du lịchlàng nghề đang là hướng đi đúng đểbảo tồn và tôn vinh giá trị văn hóatruyền thống, đồng thời góp phầnlàm đa dạng hóa sản phẩm du lịch,phục vụ phát triển kinh tế-xã hội củaThủ đô. Tại Liên hoan, các doanhnghiệp du lịch, khách sạn và hàngkhông cũng phối hợp giới thiệu,chào bán các chương trình du lịchkích cầu cũng như các tour chuyênđề về phố nghề, làng nghề của HàNội đối với du khách đến tham quanliên hoan.

Đối với các làng nghề cũng nhưcác nghệ nhân, thợ thủ công, Liênhoan không chỉ là nơi người ta giớithiệu sản phẩm truyền thống mà cònhiểu hơn tâm lý khách hàng để cónhững sáng tạo mới về sản phẩm.Họ cũng hy vọng du lịch và làngnghề có sự kết nối chặt chẽ để sảnphẩm thủ công truyền thống thêm cơhội đến với du khách, văn hóa làngnghề được quảng bá rộng rãi và hơnnữa là góp phần phát triển kinh tế xãhội địa phương. Hiệp hội làng nghềHà Nội cũng quán triệt đến hội viêntham gia liên hoan không chỉ bàybán sản phẩm mà làm thế nào phối

hợp với du lịch để phát triển du lịchlàng nghề.

Như lời ông Vũ Hồng Khanh -Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phátbiểu tại lễ khai mạc: “Du lịch làngnghề truyền thống Thủ đô chưa thựcsự tương xứng với tiềm năng hiệncó, chưa hình thành được những sảnphẩm độc đáo, hấp dẫn du khách. Vìvậy, việc tiếp tục phát triển, quảng básản phẩm du lịch làng nghề thôngqua các cuộc triển lãm, hội chợ, cácchương trình phát triển làng nghềtruyền thống là việc làm thườngxuyên, là động lực thúc đẩy du lịchvà làng nghề cùng phát triển”.

Trong thời gian diễn ra Liênhoan, nhiều chương trình văn hóanghệ thuật, trò chơi dân gian cũngđược tổ chức. Với 5 buổi biểu diễnnghệ thuật, khách tham quan sẽđược thưởng thức các ca khúc nhạcnhẹ, biểu diễn công phu, xiếc, HátXẩm, Hát Văn… Ban Tổ chức cũngđưa nhiều trò chơi dân gian tạo sựhoạt náo trong liên hoan như: Câyđu, đập niêu đất, đi cà kheo đá bóng,nhảy bao bố, nhảy dây tập thể, bắtchạch trong chum, quấy bánh đúc…

Đức Kiên

Độc đáo Liên hoan du lịch làng nghề Hà Nội

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn (thứ hai từ phải sang) tham quan một gian hàng tại Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2014