toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - số 1031 (vanhien.vn)

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1031 ngày 04/7/2013 - Triển khai thực hiện Luật Quảng cáo (Tr.5) - Gia đình mãi là tổ ấm hạnh phúc (Tr.12) - Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể dưới góc nhìn của các chuyên gia quốc tế (Tr.20) TroNG số NàY Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc Bộ VHTTDL vừa có Văn bản số 2296/BVHTTDL-MTNATL gửi UBND, Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố về việc Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc. Theo đó, danh sách Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc gồm: Quốc tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là 14 vị đã đáp ứng được một trong ba tiêu chí: Người khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành độc lập dân tộc; người đứng đầu một vương triều có đóng góp đặc biệt xuất sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; nhà quân sự, chính trị, văn hoá lỗi lạc. (Xem tiếp trang 2) Góp ý dự thảo "Chiến lược phát triển điện ảnh đến 2020, tầm nhìn đến 2030" Tại Hà Nội, Bộ VHTTDL vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo "Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" với sự tham gia của các thế hệ nghệ sỹ điện ảnh, các Bộ, ngành liên quan, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trung tâm điện ảnh khu vực phía Bắc. Đây là lần đầu tiên dự thảo Chiến lược do Cục Điện ảnh xây dựng được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. (Xem tiếp trang 6) Sáng 28/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2013. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Hà Nội, cùng các cá nhân đại diện cho các gia đình trong cả nước đã tới dự. (Xem tiếp trang 2) Ảnh: THANH TÙNG Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ kỷ niệm Lễ Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Upload: longvanhien

Post on 10-Jul-2015

250 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1031 ngày 04/7/2013

- Triển khai thực hiện Luật Quảng cáo

(Tr.5)- Gia đình mãi là tổ ấm hạnh phúc

(Tr.12)- Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể dưới góc nhìncủa các chuyên gia quốc tế

(Tr.20)

troNG số Này

Quy hoạch tượng đàiQuốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùngdân tộc

Bộ VHTTDL vừa có Văn bản số2296/BVHTTDL-MTNATL gửi UBND,Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố về việcQuy hoạch tượng đài Quốc tổ HùngVương và danh nhân anh hùng dân tộc.Theo đó, danh sách Quy hoạch tượngđài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhânanh hùng dân tộc gồm: Quốc tổ HùngVương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, NgôQuyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, LýCông Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần NhânTông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, NguyễnTrãi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Chủtịch Hồ Chí Minh. Đây là 14 vị đã đápứng được một trong ba tiêu chí: Ngườikhởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩachống lại ách đô hộ ngoại xâm, giànhđộc lập dân tộc; người đứng đầu mộtvương triều có đóng góp đặc biệt xuấtsắc, lãnh đạo dân tộc giành được nhữngthành tựu to lớn trong sự nghiệp dựngnước và giữ nước; nhà quân sự, chínhtrị, văn hoá lỗi lạc.

(Xem tiếp trang 2)

Góp ý dự thảo "Chiến lược phát triển điện ảnhđến 2020, tầm nhìn đến 2030"

Tại Hà Nội, Bộ VHTTDL vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp hoànthiện dự thảo "Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030" với sự tham gia của các thế hệ nghệ sỹ điện ảnh, các Bộ, ngànhliên quan, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trung tâm điện ảnh khu vựcphía Bắc. Đây là lần đầu tiên dự thảo Chiến lược do Cục Điện ảnh xây dựngđược đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.

(Xem tiếp trang 6)

Sáng 28/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL đã long trọng tổ chức LễKỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2013. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủtướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyênPhó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ươngĐảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban,ngành, đoàn thể Trung ương và Hà Nội, cùng các cá nhân đại diện cho các giađình trong cả nước đã tới dự.

(Xem tiếp trang 2)

Ảnh:

TH

AN

H T

ÙN

G

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ kỷ niệm

Lễ Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

2 số 1031 l 04.7.2013

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Phó Thủtướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh:Gia đình là tế bào xã hội, là nơi gìn giữcác giá trị truyền thống, chuẩn mực caođẹp của dân tộc cũng như tình yêu quêhương đất nước. Xây dựng gia đình ấmno, tiến bộ, hạnh phúc luôn là mục tiêuđược Đảng, Nhà nước và các đoàn thểđặc biệt quan tâm. Năm 2012, Thủtướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày28/6 hàng năm là Ngày Gia đình ViệtNam và năm 2013 Thủ tướng Chínhphủ đã quyết định lấy năm 2013 là NămGia đình Việt Nam.

Để triển khai, tạo bước chuyển quantrọng cho sự nghiệp phát triển gia đìnhcủa đất nước, Phó Thủ tướng NguyễnThiện Nhân đề nghị Bộ VHTTDL vớichức năng quản lý nhà nước về công tácgia đình, cần phối hợp chặt chẽ với cácBộ, ngành có liên quan tổ chức thựchiện có hiệu quả những chủ trương,chính sách, pháp luật của Đảng, Nhànước, tích cực triển khai có hiệu quả cácchương trình phối hợp hoạt động đã kývới Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam, Trung ương Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trungương Hội Người cao tuổi Việt Nam,Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…căn cứ vào tình hình thực tế, xác địnhmục tiêu ưu tiên theo từng năm phù hợpvới bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước.Sớm trình Thủ tướng Chính phủ banhành Chương trình hành động quốc gia

phòng, chống bạo lực gia đình từ nayđến năm 2020; đẩy mạnh phong tràotoàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa, gia đình văn hóa; chú trọngcông tác nghiên cứu về gia đình, trên cơsở đó xây dựng các chính sách, giảipháp hỗ trợ phù hợp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhâncũng đề nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạocần đưa nội dung xây dựng gia đình vàochương trình giáo dục phổ thông để trẻem Việt Nam hiểu được người ViệtNam nào cũng có 3 tổ, có ý thức vunđắp cho 3 tổ này ngày càng vững bền.Đó là: Tổ quốc - Đất nước, Tổ tiên -dòng họ và Tổ ấm - gia đình… Đâychính là 3 trụ cột vật chất, văn hóa, tâmlinh của dân tộc Việt Nam, của ngườiViệt Nam là cội nguồn sức mạnh quákhứ và tương lai dân tộc Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng BộVHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định,những năm qua, do tác động mạnh mẽcủa kinh tế, văn hóa và cuộc sống hiệnđại, cấu trúc gia đình Việt Nam đã phảicó sự vận động, đổi thay để thích ứng.Đồng thời, cũng nảy sinh các vấn đề liênquan được xã hội nhìn nhận dưới nhiềugóc độ khác nhau: về ly dị, ly thân, hônnhân đồng giới, bà mẹ đơn thân, sốngthử, hôn nhân với người nước ngoàiv.v... Đã gia tăng các biểu hiện tiêu cựclà nguy cơ làm suy yếu gia đình như bạolực gia đình; mâu thuẫn về lối sống giữacác thế hệ; mai một các giá trị văn hóa

gia đình. Đây là những vấn đề lớn, ảnhhưởng đến các thế hệ tương lai conngười Việt Nam, nguồn lực của xã hội.

Ngày Gia đình Việt Nam28/6/2013 với chủ đề là “Thiêng liêngtổ ấm gia đình”, được thực hiện trongNăm Gia đình Việt Nam 2013, chủ đề:“Kết nối yêu thương” với mong muốngửi tới mọi người dân và các gia đìnhViệt Nam một thông điệp là qua tônvinh và phát huy các giá trị văn hóa giađình truyền thống, để củng cố sợi dâykết nối các thành viên trong gia đình,tạo ý thức cộng đồng cho các thànhviên về trách nhiệm nuôi dưỡng, giữgìn cho tổ ấm của mình, ngăn ngừa tốiđa các yếu tố tiêu cực đe dọa cho sựbền vững của hạnh phúc gia đình. Rồitừ đó, có ý thức cộng đồng, tráchnhiệm với xã hội.

Tại buổi lễ, Ngân hàng cổ phầnNgoại thương Việt Nam (Vietcombank)tặng 20 sổ tiết kiệm tổng trị giá 100 triệuđồng cho 20 gia đình có hoàn cảnh khókhăn của 10 tỉnh, thành phố: Hòa Bình,Sơn La, Điện Biên, Thái nguyên, KiênGiang, Cà Mau, Trà Vinh, Ninh Thuận,Quảng Ngãi và Hà Nội.

Ngay sau phần Lễ là chương trìnhnghệ thuật “Thiêng liêng Gia đình Việt”với những lời ca, điệu múa gợi nhắc mỗingười công ơn cha mẹ, chốn đi về màbất cứ ai cũng nhớ, cũng thương suốt cảcuộc đời - đó là “Gia đình”.

tHtt

Lễ Kỷ niệm… (Tiếp theo trang 1)

Để Quy hoạch tượng đài Quốc tổHùng Vương và danh nhân anh hùngdân tộc được khoa học, đúng với lịchsử và thực tế, Bộ VHTTDL đề nghịUBND các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương căn cứ vào tiêu chí địađiểm đặt tượng đài Quốc tổ HùngVương và danh nhân anh hùng dân tộcđể đề xuất các công trình tượng đài sẽxây dựng tại địa phương và công trìnhđã xây dựng để Bộ VHTTDL nghiên

cứu, đưa vào Quy hoạch trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt.

Tiêu chí địa điểm xây dựng tượngđài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhânanh hùng dân tộc: Địa phương là quêhương của danh nhân anh hùng dântộc; địa phương gắn liền với sự kiệnlịch sử quan trọng ghi đậm dấu ấn vềcuộc đời và sự nghiệp của danh nhânanh hùng dân tộc; địa phương có di tíchlịch sử, di tích cách mạng hoặc truyền

thống văn hoá gắn với danh nhân anhhùng dân tộc; địa phương (vùng, khuvực) được ưu tiên xây dựng công trìnhtưởng niệm, tạo dựng truyền thống vănhoá về Quốc tổ Hùng Vương.

Bộ VHTTDL đề nghị UBND cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcăn cứ danh sách và các tiêu chí trên,có báo cáo gửi về Cục Mỹ thuật, Nhiếpảnh và Triển lãm trước ngày 30/7/2013.

H.Quân

Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương… (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

3số 1031 l 04.7.2013

Chiều 26/6, tại trụ sở BộVHTTDL, Thứ trưởng Lê KhánhHải đã có buổi tiếp và làm việc vớingài Valerui Arteni, Đại sứ Rumanitại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tiếp, Thứtrưởng Lê Khánh Hải đánh giá caomối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam- Rumani thời gian qua, đặc biệt làmối quan hệ hợp tác về văn hóa nghệthuật. Từ khi thiết lập mối quan hệhợp tác giữa hai nước đến nay,Rumani đã giúp Việt Nam đào tạonhiều cán bộ quản lý nhà nước vềvăn hóa nghệ thuật, những cán bộnày khi trở về đã và đang có nhữngđóng góp tích cực cho ngành văn hóaViệt Nam.

Thứ trưởng nhấn mạnh, hiện nayViệt Nam đang trong quá trình hộinhập, đẩy mạnh ngoại giao về văn

hóa và coi đây là khâu quan trọng đểquảng bá văn hóa Việt Nam ra thếgiới. Thứ trưởng đề nghị Việt Namvà Rumani cần có những chươngtrình, hoạt động cụ thể (tổ chức giaolưu, gặp gỡ các thế hệ sinh viên, họcsinh đã từng theo học tại Rumani,triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật vàtrao đổi các đoàn nghệ thuật… ) quađó nâng tầm mối quan hệ hợp tácgiữa hai nước.

Bày tỏ cảm ơn Thứ trưởng đãdành thời gian tiếp, ngài ValeruiArteni khẳng định, trên cương vị làđại sứ Rumani tại Việt Nam sẽ cốgắng hết sức để tăng cường, vun đắpcho mối quan hệ giữa hai quốc gia,hai dân tộc ngày càng phát triển tốtđẹp. Ngài Valerui Arteni đánh giácao thành quả phát triển, xây dựngđất nước của Việt Nam. Đối với

Rumani, Việt Nam luôn là người bạntin cậy và là đối tác tốt.

Ngài Valerui Arteni cho biết, năm2013 là năm kỷ niệm 95 năm Quốckhánh Rumani, nhân dịp này Rumanidự kiến sẽ tổ chức Tuần văn hóaRumani tại Việt Nam. Ngài ValeruiArteni mong muốn sẽ nhận được sựủng hộ và tạo điều kiện từ phía ViệtNam, qua đó giúp nhân dân ViệtNam hiểu biết và gần gũi hơn nữavới nhân dân Rumani.

Ủng hộ đề xuất của ngài ValeruiArteni, Thứ trưởng Lê Khánh Hảikhẳng định sẽ tạo điều kiện đểRumani tổ chức các hoạt động trongkhuôn khổ tuần văn hóa Rumani tạiViệt Nam, đồng thời giao Cục Hợptác quốc tế Bộ VHTTDL phối hợpvới Rumani lên kế hoạch cụ thể.

tHtt

Thứ trưởng Lê Khánh Hải tiếp Đại sứ Rumani

ngày 27/6, tại hội nghị triểnkhai nhiệm vụ 6 tháng cuốinăm 2013, Sở VHttDL Hà nộikhẳng định: sẽ tích cực cảithiện môi trường du lịch nhằmthu hút du khách trong vàngoài nước đến thủ đô.

Tháng 7 tới, Sở đưa Trung tâm hỗtrợ du khách tại 47 Hàng Dầu đi vàohoạt động để tiếp nhận thông tinphản ánh của du khách, xử lý các vụviệc liên quan tới hành vi lừa đảo,chèo kéo, đeo bám, "chặt chém",trộm cắp tài sản của du khách; đồngthời thông tin cho du khách nhữngvấn đề liên quan đến chuyến du lịchcủa khách. Sở đẩy mạnh thanh tra,kiểm tra hoạt động của các cơ sở lưutrú, tập trung chủ yếu các cơ sở chưalập hồ sơ thẩm định xếp hạng, nhữngcơ sở có dấu hiệu móc nối với taxi đểlừa, bắt chẹt khách du lịch, những cơ

sở mạo danh hạng sao. Đồng thời,kiểm tra các cơ sở, văn phòng lữhành tại khu phố cổ Hà Nội, tập trungvào các cơ sở kinh doanh lữ hànhhoạt động chui và phối hợp xử lý cácvụ bắt chẹt khách du lịch; phối hợpvới Sở Giao thông Vận tải kiểm trahoạt động kinh doanh vận chuyểnkhách du lịch trên phương tiện đườngthủy nội địa.

Thời gian qua, vấn đề vệ sinh môitrường, tình trạng chèo kéo, đeo bám,lừa đảo, trộm cắp của khách du lịchtrên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều,gây ảnh hưởng không tốt đến hìnhảnh du lịch Thủ đô. Tụ điểm gâynhức nhối nhất là phố cổ, khu vựcxung quanh hồ Hoàn Kiếm, VănMiếu - Quốc Tử Giám, khu vựcđường Thanh Niên, đường dạo venhồ Tây. Thành phố đã nhiều lần kiểmtra, xử lý nhưng do chế tài xử phạt

chưa đủ mạnh, nên không đủ sức rănđe các đối tượng vi phạm, cần sựphối hợp của các ngành liên quan.

Từ đầu năm đến nay, lượng kháchdu lịch đến Hà Nội vẫn giữ đà tăngtrưởng tốt, đạt 8,33 triệu lượt khách,tăng 9% so với cùng kỳ năm trước;trong đó khách quốc tế đạt 1,03 triệulượt khách, tăng 15%. Nhật Bản, HànQuốc, Mỹ, Pháp, Ôx-xtrây-li-a lànhững thị trường du lịch có mức tăngtrưởng cao.

Tại hội nghị, ông Nguyễn MạnhCường - Phó Tổng cục trưởng Tổngcục Du lịch đã trao cho Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch chứng nhận HàNội là một trong 25 điểm đến tạiChâu Á được du khách yêu thíchnhất (Hà Nội đứng thứ 14) do độc giảwebsite du lịch lớn nhất thế giớiTripAdvisor bình chọn.

V.MinH

Hà Nội: Cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút khách

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

4 số 1031 l 04.7.2013

Bộ VHTTDL đã có văn bản số2306/TB-BVHTTDL ngày 24 tháng 6năm 2013 Thông báo kết luận của Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên tại buổi làmviệc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giangvề công tác bảo tồn, tôn tạo Công viênđịa chất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn và phát triển du lịch tỉnh Hà Giang.Sau khi nghe Phó Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang báocáo công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trịdi sản văn hóa Cao nguyên đá Đồng Văn,vấn đề quy hoạch, phát triển du lịch tỉnhHà Giang và ý kiến phát biểu của cácthành viên dự họp, Thứ trưởng kết luận:

Đánh giá cao và ghi nhận sự tíchcực, chủ động của các Sở, ngành thuộctỉnh Hà Giang đã thường xuyên liên hệ,phối hợp với các Cục, Vụ có liên quancủa Bộ trong việc triển khai Quy hoạchtổng thể bảo tồn và phát huy giá trịCông viên địa chất toàn cầu Caonguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 -2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt.Đề nghị UBND tỉnh Hà Giang: Tăng

cường kiện toàn bộ máy Ban Quản lý ditích các cấp trong tỉnh, phân công nhiệmvụ cụ thể, có kế hoạch chi tiết hàng nămvà định kỳ đánh giá kết quả thực hiện;rà soát, kiểm tra và đánh giá tác động củaviệc triển khai các đề án, dự án bảo tồndi tích, phát triển du lịch đối với các dựán đã có trước đó và đảm bảo tính bềnvững. Đối với các nội dung được phêduyệt triển khai trong Chương trình mụctiêu quốc gia về văn hóa năm 2013, đềnghị phải hoàn thành việc giải ngântrong tháng 11/2013 và báo cáo chi tiếtvề Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; vềđề xuất quy hoạch du lịch và hỗ trợ đầutư phát triển hạ tầng du lịch: Đề nghịTỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể vàtrên cơ sở đó, ưu tiên chọn các điểmtrọng tâm để đầu tư triển khai xây dựngmột cách hiệu quả, tránh dàn trải. Về đềxuất xây dựng khu du lịch quốc gia: Đềnghị các đơn vị của Tỉnh tiếp tục phối

hợp với các Cục, Vụ liên quan của Bộđể hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ và chủđộng nguồn kinh phí của Dự án.

Giao Tổng cục Du lịch: Phối hợp vớitỉnh Hà Giang lập quy hoạch khu du lịchquốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn,trước mắt lựa chọn 1 trong 4 trung tâmcó đủ điều kiện để thực hiện trước. Hỗtrợ tổ chức một số chương trình tậphuấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý vànghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp dulịch và nhân dân địa phương tại HàGiang, hỗ trợ xây dựng và quảng báthương hiệu du lịch Hà Giang.

Giao Vụ Kế hoạch, Tài chính:Hướng dẫn tỉnh Hà Giang quy trình, thủtục thực hiện việc giải ngân nguồn vốn.Nội dung của Chương trình mục tiêuquốc gia về văn hóa được phê duyệt triểnkhai năm 2013. Hướng dẫn tỉnh HàGiang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ cácDự án liên quan, đảm bảo triển khaiđúng tiến độ.

H.P

Ngày 26/6/2013 tại Hà Nội, Khu Ditích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủtịch long trọng đón nhận Huân chươngLao động hạng Hai của nhà nướcCHDCND Lào trao tặng cho Khu Ditích. Tham dự lễ đón nhận Huânchương, về phía nước CHDCND Làocó đồng chí Su văn đi Xỉ sa vắt, PhóChánh Văn phòng Trung ương ĐảngNDCM Lào – Trưởng Ban phụ tráchBảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản,CHDCND Lào cùng các đồng chí đạidiện Ban phụ trách và cán bộ quản lýBảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản. Vềphía Việt Nam có đồng chí Đặng ThịBích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL;Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch HồChí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu

Di tích Kim Liên, Nghệ An. Đồng chíNguyễn Văn Công, Bí thư Đảng ủy,Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ ChíMinh tại Phủ Chủ tịch, cùng đồng chítrong Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ,viên chức, người lao động Khu Di tích.

Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản vàKhu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tạiPhủ Chủ đã có mối quan hệ hợp tác traođổi kinh nghiệm, nghiệp vụ Bảo tồn,bảo tàng và giúp đỡ lẫn nhau về các mặthoạt động trong nhiều năm qua. Đặcbiệt Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minhtại Phủ Chủ tịch đã luôn tận tình giúp đỡBan phụ trách Bảo tàng Kay Sỏn Phômvi Hản về công tác đào tạo cán bộnghiệp vụ, chuyển giao kinh nghiệmbảo tồn di tích một cách có hiệu quả, tận

tình giúp đỡ về vật chất cũng như tinhthần giúp Bảo tàng Kay Sỏn Phôm viHản hoàn thành tốt các công trình Đảngvà Chính phủ giao phó như công trìnhxây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch HồChí Minh tại Bản Xiểng Vang, huyệnNoong Bốc, tỉnh Khăm Muộn… Để ghinhớ công lao quý báu đó và thắt chặthơn nữa mối quan hệ Đoàn kết Hữunghị Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đờiđời bền vững; nhân Năm Hữu nghị đặcbiệt Việt - Lào, Lào - Việt 2012, Đảngvà Nhà nước CHDCND Lào đã quyếtđịnh trao tặng Huân chương lao độnghạng II cho Khu Di tích Chủ tịch Hồ ChíMinh tại Phủ Chủ tịch, phần thưởng caoquý của nước CHDCND Lào.

Đ.n

Khu di tích Phủ Chủ tịch đón nhận Huân chương cao quý của Nhà nước Lào

Kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại buổi làm việcvới UBND tỉnh Hà Giang

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

5số 1031 l 04.7.2013

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2263/QĐ-BVHTTDL ngày 21/6/2013giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triểnlãm phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế,Đại sứ quán Việt Nam tại Italia tổ chứcTriển lãm Tranh Sơn mài Việt Nam2013 tại Venice-Italia, từ ngày 09/7-02/8/2013.

- Ngày 21/6/2013 Bộ VHTTDLcó Quyết định số 2280/QĐ-BVHTTDL giao Cục Hợp tác quốc tếchủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịchvà Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Namtổ chức “Lễ hội Du lịch-Văn hóa ViệtNam tại Hàn Quốc năm 2013”, từngày 01/6/2013 đến tháng 7/2013.

- Tại Quyết định số 2281/QĐ-BVHTTDL ngày 24/6/2013, BộVHTTDL cho phép Viện Goethe HàNội tổ chức Liên hoan phim Đức2013, tại các tỉnh/thành: TháiNguyên, Hà Nội, Hải Phòng, ThừaThiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa,Hồ Chí Minh, từ ngày 05/9-04/10/2013.

- Ngày 21/6/2013 Bộ VHTTDLcó Quyết định số 2316/QĐ-BVHTTDL giao Cục Hợp tác quốctế phối hợp với Công ty TNHH PhimClubHouse mời các chuyên gia làmphim của Pháp vào Việt Nam sảnxuất bộ phim tài liệu quảng bá hình

ảnh đất nước, con người, đầu tư pháttriển kinh tế của Việt Nam, tại cáctỉnh/thành: Hồ Chí Minh, Vĩnh Long,Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, AnGiang, Long An và Cà Mau, từ ngày02/7-27/7/2013.

- Tại Quyết định số 2319/QĐ-BVHTTDL ngày 27/6/2013, BộVHTTDL cho phép khu Liên hợp thểthao quốc gia phối hợp với Cục Hợptác quốc tế tổ chức Lễ ký kết Bản ghinhớ hợp tác trong lĩnh vực thể dụcthể thao giữa Bộ VHTTDL Việt Namvà tổ chức phát triển Thể thao HànQuốc (KSPO), vào ngày 28/6/2013.

tHtt

VăN BảN mới

Để đảm bảo cho công tác quản lý nhànước về hoạt động quảng cáo tại các địaphương đi vào nền nếp khi Luât Quảngcáo có hiêu lưc, Bộ VHTTDL vừa banhành Văn bản số 2310/BVHTTDL-VHCS gửi Sở VHTTDL các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương phối hợp vớicác cơ quan liên quan trên địa bàn triểnkhai thực hiện các quy định của LuậtQuảng cáo, cụ thể như sau:

Việc cấp phép xây dựng công trìnhquảng cáo đối với màn hình quảng cáongoài trời có diện tích một mặt từ 20m2trở lên; biển hiệu, bảng quảng cáo độclập trên 20m2 kết cấu khung kim loạihoặc vật liệu tương tự gắn với công trìnhxây dựng có sẵn; bảng quảng cáo đứngđộc lập có diện tích một mặt từ 40m2trở lên do Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơvà thực hiện theo quy trình, thủ tục quyđịnh tại Điều 31 Luật Quảng cáo. Saukhi có Giấy phép của Sở Xây dựng, SởVHTTDL thực hiện việc tiếp nhận hồsơ thông báo sản phẩm quảng cáo trênphương tiện quảng cáo nêu trên.

Kể từ 01/01/2013 bãi bỏ việc cấpGiấy phép thực hiện quảng cáo trên

bảng, biển, băng-rôn, màn hình đặt nơicông cộng, vật phát quang, vật thể trênkhông, dưới nước, phương tiện giaothông, vật thể di động khác thay bằngthủ tục tiếp nhận nội dung thông báo sảnphẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo,băng-rôn. Vì vậy, theo quy định củaLuật Quảng cáo thì không thực hiện thulệ phí đối với thủ tục tiếp nhận nội dungthông báo sản phẩm quảng cáo trênbảng quảng cáo và băng-rôn.

Trường hợp Giấy phép thực hiệnquảng cáo được cấp trước ngày01/01/2013 thì có thời gian thực hiệnquảng cáo đến hết thời gian ghi tronggiấy phép. Trong trường hợp tổ chức, cánhân có nhu cầu tiếp tục thực hiện nộidung quảng cáo trên bảng, băng rôn đãđược cấp giấy phép sau khi hết thời hạnghi trong giấy phép (sau ngày01/01/2013) thì thực hiện thông báo sảnphẩm quảng cáo theo quy định của LuậtQuảng cáo.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảngcáo trên màn hình chuyên quảng cáo,phương tiện giao thông, loa phóngthanh, hội thảo, hội nghị, hội chợ triển

lãm, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáothì tự chịu trách nhiệm về nội dungquảng cáo và thực hiện theo quy địnhcủa Luật Quảng cáo, quy định khác củapháp luật có liên quan. Sở VHTTDLthực hiện quản lý nhà nước về quảngcáo theo phương pháp hậu kiểm.

Về các mẫu biểu để thực hiện việctiếp nhận hồ sơ thông báo: Trong thờigian Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchchưa ban hành Thông tư Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Nghị định, đềnghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchtạm thời thực hiện theo các mẫu phụ lụccủa Dự thảo Thông tư đã gửi xin ý kiếncác địa phương.

Đối với nơi tiếp nhận hồ sơ thôngbáo sản phẩm quảng cáo: Hiện nay, tuyLuật Quảng cáo chưa quy định nội dungnày, nhưng qua quá trình lấy ý kiến cácSở vào Dự thảo Thông tư và để tạothuận lợi cho hoạt động tiếp nhận hồ sơquảng cáo tại các Sở, đề nghị các Sởhướng dẫn tổ chức, cá nhân và chỉ đạoviệc tiếp nhận hồ sơ thông báo tại Phòngmột cửa.

H.Quân

Triển khai thực hiện Luật Quảng cáo

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

6 số 1031 l 04.7.2013

Căn cứ vào Luật Điện ảnh, Luật Sởhữu trí tuệ, Luật Đấu thầu, Nghị quyếtsố 23- NQ/TW.... Bộ VHTTDL đã xâydựng dự thảo Chiến lược phát triển Điệnảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030 với mục tiêu tổng quan là phấn đấuđến năm 2020 xây dựng Điện ảnh ViệtNam trở thành nền điện ảnh hàng đầutrong khu vực Đông Nam Á trên cơ sởvừa là ngành nghệ thuật có thế mạnh,vừa là ngành công nghiệp điện ảnhchuyên nghiệp; đến năm 2030, phát triểnđiện ảnh Việt Nam trở thành một trongnhững nền điện ảnh mạnh ở Châu Á.Hiện đại hóa, hội nhập quốc tế để Điệnảnh Việt Nam góp phần xây dựng nhâncách con người Việt Nam hiện đại, nềnvăn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc, thúc đẩy tính năng động của nềnkinh tế và đời sống xã hội. Mở rộng thịtrường Điện ảnh quốc tế, phát triển thịtrường điện ảnh ở các đô thị lớn đi đôivới việc ưu tiên đáp ứng nhu cầu điệnảnh ở vùng sâu, vùng xa.

Tại Hội nghị, các đại biểu là các nhàquản lý, chuyên gia trong lĩnh vực điệnảnh đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm cụthể hóa chiến lược phát triển Điện ảnhđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030và các giải pháp thực hiện chiến lượcnày. Điểm mới của đề án Chiến lược là

việc tổ chức, sản xuất phim được thayđổi từ quy trình lấy đạo diễn làm trungtâm sang lấy nhà sản xuất phim làmtrung tâm đúng theo mô hình quốc tế.Theo đó, các nhà sản xuất phim cầnđược ưu tiên đào tạo tại các trường đạihọc trong nước, quốc tế, nâng cao nănglực quản trị, tiếp cận thị trường.

Một điểm mới khác được đánh giácao trong Chiến lược là: Nhà nước chỉđạo, đầu tư sản xuất các tác phẩm chínhthống, giàu tính nhân văn và điều tiếtviệc chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chínhtrị, phim về đề tài thiếu nhi, truyền thốnglịch sử, dân tộc thiểu số, phim có giá trịtư tưởng và nghệ thuật cao. Đối tượngđầu tư là tất cả các cơ sở sản xuất phim(nhà sản xuất phim) có tư cách phápnhân mà không phân biệt hãng nhà nướchay tư nhân. Hai điểm mới nêu trên sẽgóp phần mở ra cơ hội, điều kiện sángtạo đối với các nhà sản xuất, đạo diễn cókhả năng, đam mê điện ảnh thực sự vàcác dự án phim chất lượng cao, nhưngcũng tạo ra không ít thách thức, nhất làvới các hãng phim nhà nước.

Chiến lược phát triển điện ảnh đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũngđề cập nhiều tới việc xúc tiến thành lập"Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh ViệtNam". Quỹ này ra đời sẽ góp phần

khuyến khích các tác phẩm điện ảnh cógiá trị cao về nội dung, nghệ thuật vàhiệu quả xã hội; tài trợ, khuyến khích cácphim nghệ thuật, phim tác giả, phim củađạo diễn trẻ tài năng... Nguồn kinh phícho Quỹ được trích từ doanh thu cácphim đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất từnguồn ngân sách nhà nước; trích từdoanh thu bán vé ở các rạp chiếu, tríchtừ nguồn thu quảng cáo các chương trìnhchiếu phim trên truyền hình.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứtrương Vương Duy Biên một lần nữanhấn mạnh tầm quan trọng của việc xâydựng Chiến lược phát triển điện ảnh đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,thông qua xây dựng chiến lược để tìm ramô hình tổ chức điện ảnh hiệu quả, giữvai trò chủ đạo, làm nòng cốt của hoạtđộng điện ảnh.

Thứ trưởng Vương Duy Biên cũngghi nhận và đánh giá cao ý kiến góp ýtâm huyết của các đại biểu tham dự;đồng thời cho biết, ngoài việc góp ý tạiHội nghị, các đại biểu có thể gửi văn bảnvề Ban Tổ chức, Ban Soạn thảo để tổnghợp, bổ sung và hoàn chỉnh chiến lược.Sau hội nghị tại Hà Nội, Bộ VHTTDLsẽ tiếp tục tổ chức hội nghị để lấy ý kiếncác đại biểu khu vực phía Nam.

Đ.n

Góp ý dự thảo "Chiến lược phát triển điện ảnh… (Tiếp theo trang 1)

Tối 28/6, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Bếmạc Đại hội Thể thao học sinh ĐôngNam Á lần 5 - ASG 5.

Kết thúc ASG 5, Đoàn chủ nhà ViệtNam đoạt 50 HCV, 27 HCB, 23 HCĐ,giành vị trí nhất toàn đoàn. Xếp thứ nhìlà đoàn Malaysia với 25 HCV, 30 HCB,30 HCĐ. Thái Lan xếp hạng 3 khi đoạt24 HCV, 31 HCB, 33 HCĐ. Đây là kỳASG thành công với đoàn Việt Nam,bởi trước khi diễn ra Đại hội, Đoàn chủnhà chỉ đề ra chỉ tiêu xếp hạng nhìchung cuộc.

Sau 7 ngày thi đấu với tinh thần thểthao cao thượng, các VĐV của các nướcĐông Nam Á đã giành được 394 tấmhuy chương các loại, đây thể hiện sự rènluyện tích cực, lòng đam mê, tinh thầnthi đấu thể thao cao thượng của học sinhcác nước thành viên trong gia đình Hộiđồng Thể thao khu vực Đông Nam Á.Đại hội là hoạt động có ý nghĩa thiết thựcgóp phần tăng cường sự đoàn kết hữunghị, giao lưu và học hỏi trong học sinhkhu vực các nước ASEAN nói riêng,trong cộng đồng dân tộc các nước thành

viên ASEAN nói chung.Kết quả, đội chủ nhà Việt Nam dẫn

đầu với tổng số 100 huy chương (50HCV, 27 HCB và 23 HCĐ); tiếp đến làMalaysia với 85 huy chương (25 HCV,30 HCB, 30 HCĐ); Thái Lan: 88 huychương (24 HCV, 31 HCB, 33 HCĐ).Indonesia: 72 huy chương (18 HCV, 27HCB, 27 HCĐ). Singapore: 28 huychương (8 HCV, 5 HCB, 15 HCĐ). Lào:8 huy chương (3 HCB và 5 HCĐ);Brunei: 10 huy chương (2 HCB, 8HCĐ); Philippines: 3 HCĐ. tHtt

Việt Nam dẫn đầu Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần 5

Sự kiện vấn đề

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

7số 1031 l 04.7.2013

Ngày 28/6/2013, tại Hà Nội,Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dụcthể thao Vương Bích Thắng và Chủtịch Tổ chức Phát triển Thể thao HànQuốc (KSPO) Chung Jung Teak vừaký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnhvực Thể thao trước sự chứng kiếncủa Bộ trưởng VHTTDL HoàngTuấn Anh, Thứ trưởng Bộ VHTTDLLê Khánh Hải...

Hợp tác trong lĩnh vực Thể thaotrong thời gian tới sẽ góp phần giúpViệt Nam chuẩn bị tốt về nhân lựccho Asian Games năm 2014 cũngnhư cơ sở vật chất và công tác tổchức khi Nam đăng cai Asian Gamesnăm 2019.

Cùng ngày, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đã có buổi tiếp thân mậtChủ tịch KSPO Chung Jung Teak.

Bộ trưởng đánh giá cao sự quan tâm,hỗ trợ của Hàn Quốc cho Thể thaoNam thời gian qua, đề nghị tục sựhợp tác hiệu quả những năm tiếp theo.

Ông Chung Jung Taek cảm ơnBộ trưởng Hoàng Tuấn Anh về buổitiếp trọng thị, ấm cúng. Chủ tịchKSPO mong muốn hai quốc gia sẽcó sự hợp tác tốt đẹp hơn nữa trongvực Thể dục, thể thao. KSPO sẽ cửchuyên gia sang hỗ trợ Việt Namtrong công tác chuẩn bị, đăng cai tổchức thành công Asian Games 18.Thời gian tới, hai nước cần đẩymạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vựcThể dục thể thao; xem xét ký thỏathuận hợp giai đoạn 2013-2020;định kỳ thường xuyên trao đổi cácĐoàn thăm cấp cao giữa lãnh đạo cơ

quan quản lý nhà nước về thể dụcthể thao; tăng cường hoạt động traođổi sinh viên, trao đổi giảng viên,đào tạo chuyên gia, huấn luyện viên;đẩy mạnh việc cử các đoàn, đội thểthao tham gia hoạt động thể thaođược tổ chức tại hai nước...

Đặc biệt, hai bên cần tích cựcphối hợp, khẩn trương thúc đẩy Dựán xây dựng sân đua xe đạp lòngchảo tại Khu Liên hợp thể thao quốcgia Mỹ Đình để chuẩn bị choASIAD 2019 Việt Nam. Tăng cườnghợp tác trên vực đào tạo nhân lựcchất lượng cao. Hỗ trợ nghiên cứuvà ứng dụng công nghệ cao trongtuyển chọn, vận động viên ở một sốmôn thể thao trọng điểm của ViệtNam…

tHtt

Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác thể dục, thể thao

Sự kiện vấn đề

Cụ thể, thực hiện tốt chức năngtham mưu cho cấp ủy Đảng, chínhquyền về công tác chỉ đạo, triển khaicông tác gia đình và phòng, chốngbạo lực gia đình: Xây dựng, banhành, trình cấp có thẩm quyền banhành văn bản về tổ chức triển khaithực hiện Chiến lược phát triển giađình Việt Nam đến năm 2020, tầmnhìn 2030 và các chương trình, kếhoạch liên quan đến xây dựng giađình và phòng, chống bạo lực giađình của địa phương; tăng cường đầutư và bố trí đủ kinh phí cho công tácphòng, chống bạo lực gia đình.

Tổ chức các hoạt động thực hiệnnhiệm vụ đột phá "Đây manh, nâng

cao chất lượng và nhân rộng Môhình phòng, chống bạo lực gia đình"đảm bảo trong năm 2013 có ít nhất30% và đến năm 2016 có ít nhất 60%số xã, phường, thị trấn xây dựng môhình phòng, chống bạo lực gia đình,thành lập địa chỉ tin cậy tại cộngđồng trên địa bàn mỗi tỉnh, thànhtheo Công văn số 1467/BVHTTDL-GĐ ngày 13 tháng 5 năm 2011 vàCông văn số 1093/BVHTTDL-GĐngày 12 tháng 4 năm 2013 của BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch hướngdẫn tổ chức hoạt động của Mô hìnhphòng, chống bạo lực gia đình.

Chú trọng các biện pháp pháthiện, ngăn chặn kịp thời hành vi bạo

lực; hỗ trợ nạn nhân, hoà giải mâuthuẫn trong gia đình nhằm duy trì,nâng cao hiệu quả hoạt động các môhình phòng, chống bạo lực gia đình.

Chủ trì, phối hợp với ban, ngành,đoàn thể, các tổ chức chính trị-xãhội tăng cường tuyên truyền, phổbiến, giáo dục về Luật Phòng, chốngbạo lực gia đình và các văn bản cóliên quan; biên soạn tài liệu và tổchức, hướng dẫn tập huấn cho cánbộ của các ban, ngành, đoàn thể vànhững người trực tiếp tham gia côngtác phòng, chống bạo lực gia đình.

Tổ chức sơ kết 5 năm triển khaithi hành Luật Phòng, chống bạo lựcgia đình từ cấp xã đến cấp tỉnh.

Nghiêm túc thực hiện việc thuthập, tổng hợp và báo cáo số liệu vềgia đình và phòng, chống bạo lực giađình theo Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm2011 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL

(Xem tiếp trang 9)

Tăng cường công tác phòng, chống bạo lực gia đìnhngày 28/6, Bộ VHttDL đã ban hành Chỉ thị số 146/Ct-BVHttDL yêucầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc SởVHttDL các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp tăngcường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đìnhnhằm giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn mỗi khu dâncư, thôn, ấp, tổ dân phố.

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

8 số 1031 l 04.7.2013

Ngày 27/6, UBND TP Hà Nội tổchức Hội nghị biểu dương gia đình vănhóa tiêu biểu trong đồng bào dân tộcthiểu số năm 2013 với 146 hộ gia đìnhđược tuyên dương.Tính đến hết năm2012, toàn thành phố Hà Nội có1.316.040/1.566.714 hộ đạt danh hiệuGia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 84%,trong đó có đóng góp của gần 10.000hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.146 gia đình văn hóa dân tộc thiểu sốđược tuyên dương tại Hội nghị lànhững gia đình tiêu biểu trong phongtrào xây dựng gia đình no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đóng góp tíchcực vào sự phát triển của địa phương

nói riêng và Thủ đô nói chung.Với hơn 81 nghìn người dân tộc

thiểu số thuộc 49 dân tộc, theo thốngkê, có 44.882 người dân tộc thiểu sốsống tập trung ở 14 xã với 140 thôn,bản, cụm dân cư trên địa bàn Thủ đô.Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếusống ở phía Tây Hà Nội tại các huyệnBa Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đứcvà Chương Mỹ, trong đó, chủ yếu làdân tộc Mường với hơn 42 nghìnngười, dân tộc Dao hơn 2 nghìn người,

còn lại là các dân tộc khác. Hiện nay, 100% các xã dân tộc

miền núi trên địa bàn Hà Nội đã cótrạm y tế, 100% hộ nghèo được cấp thẻbảo hiểm khám, chữa bệnh miễn phí;phong trào văn hóa văn nghệ, thể dụcthể thao phát triển mạnh mẽ đặc biệt,các điệu múa hát truyền thống đangđược đầu tư khôi phục như hát sắc bùa,múa Mường cổ, lễ cấp sắc…

n.tHanH

Ngày 28/6/2013, Sở VHTTDL phốihợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức“Ngày hội Gia đình hạnh phúc năm2013”.

Cuộc vận động xây dựng gia đìnhvăn hóa đã tiến hành nhiều năm đượcđông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ,tích cực tham gia. Đến nay trên địa bàntoàn tỉnh đã có 86,2% Gia đình đạt tiêuchuẩn gia đình văn hóa; 85% làng, bản,khu dân cư văn hóa; 98,4% nhà văn hóakhu dân cư; 914 CLB Gia đình hạnhphúc; 198 mô hình phòng chống bạolực gia đình; 3.202 tổ phụ nữ xây dựng

mô hình "5 không 3 sạch"; 123 mô hìnhphòng chống ma túy từ gia đình; 39CLB Phòng chống HIV- AIDS; 62 địachỉ tin cậy ở cộng đồng; 142 mái ấmtình thương tặng cho phụ nữ nghèo cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn trị giá tiền:2.000.749.000đ; gần 73.000 gia đìnhhiếu học... Đó là những bông hoa giữađời thường, tiêu biểu như các gia đìnhhiếu học nuôi con giỏi, dạy con ngoan;gia đình nề nếp gia phong; ông bà, chamẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; giữgìn các giá trị văn hóa gia đình truyềnthống, gia đình làm kinh tế giỏi, tổ chức

lao động, sản xuất, kinh doanh đạt năngsuất, chất lượng, hiệu quả; gia đình cónếp sống văn hóa lành mạnh, gia đìnhsống trách nhiệm với cộng đồng; giađình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhaucùng tiến bộ.

Tại ngày hội, Ban Tổ chức đã traotặng hoa và những phần quà giá trị cho63 gia đình hạnh phúc tiêu biểu, 13 chủnhiệm CLB gia đình hạnh phúc; traotặng Mái ấm tình thương cho 10 giađình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trịgiá 200.000.000đ.

QuáCH SinH

Phú Thọ tổ chức Ngày hội Gia đình hạnh phúc năm 2013

Hà Nội: Tuyên dương 146 gia đình văn hóadân tộc thiểu số tiêu biểu

Ngày 26/6, kỷ niệm Ngày Giađình Việt Nam, tỉnh Tiền Giang tuyêndương, khen thưởng 41 gia đình vănhóa tiêu biểu, xuất sắc giai đoạn2007-2012.

Theo Ban Chỉ đạo phong trào"Toàn dân toàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa" tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh cóhơn 400.000 hộ đạt tiêu chuẩn giađình văn hóa; hơn 400.000 hộ giađình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3năm liền. Qua phong trào, đã xuấthiện nhiều ngành có cách làm sáng

tạo nhằm chung tay nâng cao chấtlượng phong trào xây dựng gia đìnhvăn hóa. Điển hình như Hội Liên hiệpPhụ nữ với trong trào xây dựng “Giađình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnhphúc”, “5 không, 3 sạch”; Hội Nôngdân với phong trào “Gia đình nôngdân hạnh phúc”; Hội Cựu chiến binhhình thành phong trào “Gia đình hộiviên gương mẫu”; Hội Người cao tuổivới phong trào “Ông bà mẫu mực,con cháu thảo hiền”.

Để nâng cao chất lượng phong

trào xây dựng gia đình văn hóa, tỉnhTiền Giang tiếp tục đẩy mạnh tuyêntruyền, giáo dục, vận động nhằmnâng cao nhận thức của các cấp, cácngành, cộng đồng và thành viên giađình về vị trí, vai trò của gia đìnhtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước; quan tâm đến pháttriển kinh tế gia đình, xây dựng vàhoàn thiện hệ thống dịch vụ có liênquan để góp phần củng cố, ổn định vàphát triển kinh tế gia đình…

ĐứC Kiên

Tiền Giang: Hơn 400.000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

Sự kiện vấn đề

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

9số 1031 l 04.7.2013

Văn phòng Chính phủ đã có Vănbản số 5054/VPCP-KGVX về việcPhó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhânđồng ý UBND tỉnh Quảng Trị tổchức bắn pháo hoa tầm thấp tại Lễ kỷniệm 45 năm Chiến thắng Khe Sanh- Giải phóng Hướng hóa, tỉnh QuảngTrị vào ngày 7/7/2013.

Nhân dịp này, sẽ có nhiều hoạtđộng kỷ niệm sự kiện giải phóng Khe

Sanh gồm chiếu phim phóng sự đốingoại “Khe Sanh đi lên từ vùng đấtlửa”, tổ chức trại sáng tác âm nhạc“Giai điệu Khe sanh”, hội diễn vănnghệ thể thao trên toàn huyện, phốihợp với Liên đoàn Bóng chuyền ViệtNam tổ chức giải bóng chuyền nữvòng loại World Cup 2014...

UBND tỉnh Quảng Trị cho biết,ngay từ đầu tháng 5/2013, các hoạt

động hưởng ứng Lễ kỷ niệm 45 nămChiến thắng Khe Sanh - Giải phóngHướng Hóa đã khởi động. Vào chiềungày 09/7 sẽ có chương trình truyềnhình trực tiếp trên VTV tại di tích sânbay Tà Cơn với nội dung “Trở về vớiký ức”, tối 09/7 có chương trình trựctiếp trên VTV1 và VTV4 về Lễ kỷniệm 45 năm giải phóng Khe Sanh...

VP

Bắn pháo hoa kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khe Sanh

Ngày 28/6, tỉnh Thừa Thiên - Huếđã tổ chức tổng kết 5 năm triển khaithực hiện phong trào xây dựng giađình văn hóa mới và tuyên dương151 gia đình văn hóa tiêu biểu xuấtsắc lần thứ 2-2013. Dịp này, ThừaThiên - Huế cũng đã lựa chọn 9 giađình tiêu biểu xuất sắc tham dự hộinghị tuyên dương gia đình văn hóatiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứhai tại Thủ đô Hà Nội sắp tới.

Qua 5 năm thực hiện phong trào(2007-2012), đến nay toàn tỉnh ThừaThiên - Huế đã có 239.686/250.081gia đình đăng ký xây dựng gia đìnhvăn hóa; trong đó có 209.944 giađình được công nhận đạt chuẩn vănhóa, đạt tỉ lệ 87,6% so với đăng ký.Phong trào xây dựng đời sống vănhóa đã tạo được những chuyển biếntích cực trong đời sống xã hội, gópphần hạ tỉ lệ tăng dân số tự nhiêntoàn tỉnh đến nay là 1,12%; tỉ lệ sinh

con thứ ba trở lên còn 18%; trên 83%trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đượcgiúp đỡ, chăm sóc; 83% số hộ giađình được dùng nước sạch; tỉ lệ hộnghèo giảm từ 1,5%-2%/năm.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xâydựng được 358 câu lạc bộ gia đìnhvăn hóa, thường xuyên sinh hoạt ởcác làng, bản, tổ dân phố; 208 câu lạcbộ gia đình phát triển bền vững, trongđó có 203 câu lạc bộ lồng ghép nộidung phòng chống bạo lực gia đình.Nhiều phong trào lớn được các tổchức đoàn thể, gia đình, xã hội hưởngứng sâu rộng như: phong trào "giảmnghèo bền vững", "xây dựng nhà đạiđoàn kết, nhà tình thương", "đền ơnđáp nghĩa", "bình đẳng giới", "chămsóc sức khỏe sinh sản", "phụ nữ giúpnhau làm kinh tế giới", "nuôi conkhoẻ, dạy con ngoan", "khuyến học,khuyến tài"... Tiêu biểu là hộ gia đìnhcác ông, bà Nguyễn Nhìn (xã Phú

Mỹ, huyện Phú Vang), Nguyễn VânToàn (xã Thủy Băng, thị xã HươngThủy), Trần Vĩnh (xã Lộc Sơn, huyệnPhú Lộc), từ những nỗ lực của bảnthân, sự giúp đỡ của cộng đồng, đãvượt lên hoàn cảnh khó khăn, trởthành những gia đình mẫu mực, kinhtế ổn định, con cái học hành thànhđạt, đứng đầu phong trào khuyến họccủa địa phương.

Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huếtiếp tục thực hiện các giải pháp vậnđộng toàn dân tham gia xây dựng giađình văn hóa, phát huy những giá trịtruyền thống tốt đẹp, những thuầnphong mỹ tục của vùng đất có bề dàylịch sử và văn hóa; phấn đấu 100% sốphường, xã cam kết giữ vững chất lượngphong trào xây dựng gia đình văn hóa;với 92% gia đình trở lên được côngnhận gia đình văn hóa; trong đó có 30%gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc.

Hồ tHanH

Thừa Thiên - Huế: Tổng kết 5 năm phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới

Tăng cường công tác phòng, chống...

Sự kiện vấn đề

quy định về thu thập, xử lý thôngtin về gia đình và phòng, chống bạolực gia đình.

Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra, phối hợp với các cơ quan

chức năng xử lý nghiêm những hànhvi vi phạm pháp luật trong lĩnh vựcphòng, chống bạo lực gia đình.

Bộ VHTTDL yêu cầu Giám đốcSở VHTTDL các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương; Thủ trưởngcác cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộquán triệt và thực hiện nghiêm Chỉthị này.

tHtt

(Tiếp theo trang 7)

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

10 số 1031 l 04.7.2013

* Hội Liên hiệp Phụ nữ Sóc Trăng đãtổ chức ngày “Ngày hội gia đình” với sựtham gia của 24 hộ gia đình đến từ 11huyện, thị, thành phố và các cơ quan, đơnvị trên địa bàn. Ngày hội có các hoạt độngchính như: Hội thi “Gia đình hạnh phúc”,trưng bày các sản phẩm khéo tay... Trướcđó, đã diễn ra Hội thao gia đình thể thaotỉnh lần thứ III năm 2013, do Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trung tâmHuấn luyện và thi đấu thể dục thể thaotỉnh với sự góp mặt của 130 gia đình tiêubiểu. Tại nhà hát tổng hợp Trung tâm vănhóa tỉnh, diễn ra ngày hội “Hoa phượngđỏ” tỉnh Sóc Trăng lần thứ 12 với sự thamgia của 500 diễn viên, nhạc công thiếu nhiđến từ 11 huyện, thị, thành phố. Ngày hộilà sân chơi bổ ích để thiếu nhi Sóc Trăngđược giao lưu, mở rộng vòng tay bạn bèqua các hoạt động vui chơi, giải trí, vănhóa văn nghệ; qua đó nhằm phát hiệnnhững tài năng trẻ để kịp thời đào tạo, bồidưỡng thành những hạt nhân trong phongtrào văn hóa, văn nghệ của tỉnh. SởVHTTDL lịch phối hợp với Hội Liên hiệpphụ nữ và Hội Nông dân tổ chức liên hoan“Tiếng hát mái ấm gia đình”, thu hút 33gia đình tiêu biểu.

* Tỉnh Hậu Giang tổ chức Ngày hộiGia đình hạnh phúc năm 2013 với sựtham dự của 150 gia đình tiêu biểu trongtoàn tỉnh. Tỉnh đã trao tặng Bằng khencho 20 gia đình văn hóa tiêu biểu và 25gương người tốt việc tốt, là những giađình có nhiều nỗ lực đóng góp trong việcxây dựng nét đẹp văn hóa gia đình vànhững cá nhân có nhiều đóng góp trongviệc hiến đất xây nhà văn hóa, làmđường, làm từ thiện. Hội Liên hiệp Phụnữ tỉnh cũng đã tặng học bổng vượt khóhọc tốt cho 35 nữ sinh trung học phổthông. Dịp này, các tiểu phẩm xuất sắctrong Liên hoan tiểu phẩm Ngày Gia đìnhViệt Nam do chính các gia đình văn hóatiêu biểu diễn xuất được công diễn. Cùngdiễn ra trong ngày hội là triển lãm cácgian hàng trưng bày nông sản và sản

phẩm của từng địa phương, các gia đình,như hàng thủ công mỹ nghệ: đan lụcbình, đan kết cườm và trang trí, tạo hìnhhoa quả. Hội phụ nữ các cấp tỉnh HậuGiang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa,văn nghệ, hội thi, hội diễn, họp mặt giađình tiêu biểu, gia đình có nhiều thế hệsinh sống... với sự tham dự của đại diệnhàng trăm gia đình.

* Liên đoàn lao động Việt Nam tỉnhQuảng Trị tổ chức buổi lễ biểu dương giađình công nhân, viên chức lao động tiểubiểu xuất sắc giai đoạn 2011-2013. Đã có42 gia đình xuất sắc đại diện cho 18.000gia đình công nhân, viên chức lao độngtrên địa bàn toàn tỉnh được biểu dương.Đây là những gia đình tiêu biểu thành đạttrong việc tổ chức tốt cuộc sống gia đình,nuôi dạy con ngoan, học giỏi; thực hiệntốt chính sách dân số, kế hoạch hóa giađình, xây dựng gia đình bình đẳng, ấmno, hạnh phúc. Trong những năm qua,công đoàn các cấp đã đẩy mạnh công táctuyên truyền, vận động công nhân, viênchức lao động thực hiện các phong tràotiêu biểu như: xây dựng gia đình theo 4chuẩn mực gắn với cuộc vận động “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa”; xây dựng gia đình thời kì côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn vớiphong trào “Giỏi việc nước, đảm việcnhà”; phong trào “Phụ nữ tích cực, sángtạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; thựchiện tốt đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹnuôi dạy con tốt”; “Tuyên truyền, giáodục phẩm chất đạo đức của người phụ nữViệt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn2010-2015” và cuộc vận động “5 không- 3 sạch”… Hằng năm, có trên 90% nữcông nhân, viên chức lao động danh hiệu“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; có trên95% gia đình công nhân, viên chức laođộng đạt gia đình văn hóa; nhiều tập thể,

cá nhân được công đoàn, chính quyềnbiểu dương khen thưởng.

* UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễmít tinh kỉ niệm 12 năm Ngày Gia đìnhViệt Nam (28/6/2001-28/6/2013), với sựtham dự của hơn 2.000 cán bộ, công nhânviên chức lao động, cùng 220 gia đìnhtiêu biểu của tỉnh, thành phố Buôn MaThuột. Trong 12 năm qua, công tác giađình và phong trào xây dựng gia đình vănhóa trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sựquan tâm của các cấp ủy Đảng, chínhquyền, đoàn thể và sự hưởng ứng nhiệttình của các tầng lớp nhân dân. Các cấp,ngành, đoàn thể của tỉnh đã thực hiện tốtcông tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việctuyên truyền, vận động nhân dân xâydựng gia đình văn hóa, gương mẫu chấphành đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; tíchcực tham gia các phong trào thi đua củađịa phương, xây dựng gia đình hòa thuận,hạnh phúc, tiến bộ trong công tác, họctập, sản xuất, kinh doanh… Đến nay toàntỉnh đã có gần 72% gia đình đạt tiêuchuẩn văn hóa, góp phần phát triển kinhtế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trậttự an toàn xã hội, xóa đói giảm nghèo,nâng cao dân trí ở địa phương.

* Tại Sân khấu rạp 3/4, thành phố ĐàLạt, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Chươngtrình liên hoan “Gia đình nghệ thuật” lầnthứ I – 2013 nhằm hưởng ứng Ngày giađình Việt Nam (28/6). Tham gia liên hoancó 10 gia đình đại diện cho các địaphương trong tỉnh. Hầu hết phần trìnhdiễn của các gia đình đều ca ngợi quêhương, đất nước và vùng đất Tây Nguyênnhư: Tiết mục “Nhân dân Nam TâyNguyên nhớ Bác” của gia đình ông DuômJai K’Bát (huyện Lâm Hà), “Tiếng chàytrên sóc Bombo” của gia đình bà Mabio(Lạc Dương), gia đình ông Trần QuangTuấn (Cát Tiên) thể hiện ca khúc “Đất

Nhiều hoạt động hưởng

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

11số 1031 l 04.7.2013

nước lời ru”… Các gia đình tham gia liênhoan lần này còn thi tài các trò chơi dângian tại Khu du lịch Thung lũng Tình yêu(Đà Lạt). Ở mỗi trò chơi, Ban tổ chức sẽtrao tặng giải thưởng cho các gia đình cóthứ hạng cao nhất. Nhân dịp này, SởVHTTDL tỉnh Lâm Đồng tổ chức diễuhành xe tuyên truyền trên nhiều tuyếnđường tại thành phố Đà Lạt đến người dânvề ý thức bảo vệ hạnh phúc gia đình vàphòng chống bạo lực trong gia đình…

* Chiều 27/6, Liên đoàn Lao động tỉnhCà Mau tổ chức kỷ niệm Ngày Gia đình

Việt Nam, và tôn vinh 20 mái ấm giađình, hạnh phúc. Tại buổi lễ, các gia đìnhcùng nhau chia sẻ về kinh nghiệm vunđắp giữ gìn mái ấm gia đình bền vững,cách chăm sóc và nuôi dạy con cái thànhđạt. 20 gia đình tiêu biểu được bình chọntừ cơ sở, mỗi gia đình đều có mỗi hoàncảnh khác nhau. Có những gia đình phảitrải qua thử thách nghiệt ngã, nhưng vớiniềm tin vào gia đình biết dựa vào nhau,lấy gia đình làm điểm tựa để vươn lêntrong cuộc sống, tạo nên nền tảng vữngchắc "Gia đình là tế bào của xã hội". Các

thế hệ gia đình ở tỉnh Cà Mau đang cốgắng duy trì giữ gìn thành quả, giá trị vậtchất và tinh thần, hạnh phúc của gia đìnhđã có, phát huy truyền thống tốt đẹp củagia đình Việt Nam, cùng nhau vun đắpxây dựng gia đình hạnh phúc, để gia đìnhthực sự là tổ ấm yêu thương, nơi đầy ắptình yêu và lòng bao dung, vị tha củangười lớn, đầy tiếng cười của tuổi thơ, làchốn đi về bình yêu của mỗi người, gópphần xây dựng một xã hội phồn vinh, giađình hạnh phúc.

Yến nHi - Hồ tHanH- K.Hoàn

* Tỉnh Vĩnh Long tổ chức tuyêndương 129 gia đình văn hóa tiêu biểucủa tỉnh nhân kỷ niệm 12 năm Ngày Giađình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2013).Tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 244.000 hộgia đình được công nhận gia đình vănhóa, chiếm gần 90% số hộ dân toàn tỉnh.Tỉnh cũng đã thành lập được 85 câu lạcbộ gia đình phát triển bền vững, 53nhóm phòng chống bạo lực gia đình và17 tổ tư vấn hòa giải với gần 2.800thành viên. Thông qua các câu lạc bộ,tổ, nhóm đã tác động tích cực đến nhậnthức của người dân ở địa phương về nạnbạo hành gia đình, cũng như chấp hànhtốt các chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước. Là một trong những nộidung trọng tâm của phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóaở khu dân cư”, phong trào “Xây dựnggia đình văn hóa” của tỉnh Vĩnh Longthời gian qua đã tập trung khai thác vàphát huy các giá trị văn hóa truyềnthống, đạo lý dân tộc tạo động lực để thuhút nhiều thành phần tham gia.

* Tỉnh Thái Bình tuyên dương 150gia đình văn hóa tiêu biểu và phụ nữlàm kinh tế giỏi, lao động sáng tạo, xâydựng gia đình hạnh phúc. Nhân dịp này,

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam đã trao tặng 25 nhà "Mái ấm tìnhthương ” với tổng trị giá 500 triệu đồngcho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trênđịa bàn tỉnh. Tính đến năm 2012, tỉnhThái Bình có hơn 400.000 gia đình đạtdanh hiệu “Gia đình văn hóa” (78%tổng số hộ dân), tiêu biểu như cáchuyện Tiền Hải, Kiến Xương, thànhphố Thái Bình... Phong trào xây dựnggia đình văn hóa luôn được tỉnh TháiBình chú trọng nhằm gìn giữ và pháthuy đạo lý tốt đẹp của gia đình ViệtNam, nêu cao vai trò gương mẫu củaông, bà, cha, mẹ; xây dựng mối quan hệkhăng khít giữa gia đình, nhà trường vàxã hội cũng như đời sống văn hóa lànhmạnh ở cộng đồng dân cư, từ đó tạo tiềnđề thuận lợi cho phát triển kinh tế.

* Sở VHTTDL Hà Tĩnh phối hợpvới Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đài Phátthanh và Truyền hình tỉnh tổ chức vinhdanh 96 gia đình văn hóa tiêu biểu xuấtsắc năm 2013. Các gia đình được vinhdanh đều là những gia đình văn hóaxuất sắc tiêu biểu trong thực hiện cuộcvận động xây dựng gia đình "5 không,3 sạch", các điển hình xuất sắc tronghọc tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh, vượt khó vươn lên pháttriển kinh tế, xây dựng gia đình hạnhphúc, xây dựng nông thôn mới và cuộcvận động “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa khu dân cư”. Vớinhiều cách làm sáng tạo, cuộc vận độngxây dựng gia đình văn hóa, gia đìnhnông thôn kiểu mẫu ngày càng đi sâuvào các thôn xóm, tổ dân phố và từnggia đình trên địa bàn tỉnh.

* Thành phố Cần Thơ tổ chức họpmặt kỷ niệm 12 năm Ngày Gia đình ViệtNam và biểu dương, khen thưởng 18 hộgia đình văn hóa tiêu biểu và 12 cá nhâncó nhiều đóng góp trong phong trào xâydựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, đặcbiệt là công tác hòa giải, phòng chốngbạo lực gia đình. Năm 2013, thành phốCần Thơ có gần 250.000 hộ gia đình vănhóa, chiếm hơn 93% tổng số hộ gia đìnhcủa thành phố. Đạt được kết quả đángkhích lệ này không chỉ nhờ sự quan tâmcủa Đảng, Nhà nước, chính quyền địaphương mà còn nhờ sự tích cực của cáccán bộ, tình nguyện viên, gia đình kiểumẫu chung tay xây dựng gia đình hạnhphúc, tiến bộ, nhất là trong công tác hòagiải ở từng địa phương

HoànG Yến

ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

12 số 1031 l 04.7.2013

Năm 2013 được chọn là Năm Giađình Việt Nam với chủ đề "Kết nối yêuthương" nhằm liên kết, kết nối vai trò,trách nhiệm chặt chẽ hơn nữa giữa cácthành viên trong gia đình. Hưởng ứngchủ đề của Năm Gia đình, Ngày Giađình Việt Nam 28/6 cũng tập trung vàocác hoạt động nhằm góp phần kết nốiyêu thương giữa các thành viên tronggia đình. Chỉ có tình yêu thương mớilà động lực chính để các thành viêncùng chung sức chăm lo cho để giađình mãi là tổ ấm hạnh phúc, giảmthiểu được các vấn đề trong gia đình,nhất là bạo lực gia đình.

Ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởngVụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch) cho biết: Trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhậpquốc tế, gia đình truyền thống ViệtNam đã có sự chuyển hóa. Từ mô hìnhgia đình truyền thống nay trở thành giađình trong văn minh công nghiệp vớimô hình chủ đạo là gia đình hạt nhân;ba, bốn thế hệ cùng sống trong một giađình nay không còn nhiều. Sự chuyểnbiến này có nhiều biểu hiện tích cựcnhưng xen với đó cũng có mặt tiêucực. Cuộc sống đương đại mang lạinhiều cơ hội cho gia đình, mỗi thànhviên trong gia đình có điều kiện pháthuy năng lực cá nhân nhưng cũng tướcđi rất nhiều thứ. Thứ mất nhiều nhất làthời gian, sự quây quần, gắn bó giữacác thành viên. Thêm vào đó, nhịpsống gấp gáp, vội vã, nên mỗi cá nhânđều thiếu đi sự điềm tĩnh, nhường nhịnvốn có trong gia đình truyền thống xưagắn với nông thôn, nông nghiệp, mốiquan hệ giữa các thành viên trong giađình cũng vì thế mà ngày càng trở nênlỏng lẻo...

Mặt trái của xã hội hiện đại, côngnghiệp hóa khiến gia đình Việt Namphải đối mặt với nhiều vấn đề như tìnhtrạng ly hôn, ly thân gia tăng, lựa chọn

giới tính khi sinh, văn hóa ứng xử,khác biệt quan điểm giữa các thế hệ,giáo dục đạo đức cho con trẻ, duy trìhạnh phúc trong gia đình trẻ... Đặcbiệt, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộtrong bình đẳng giới nhưng ở nhiều giađình vẫn tồn tại lối cư xử thiếu bìnhđẳng, có người tự cho mình quyền dạydỗ người khác bằng bạo lực, chửimắng, áp chế mà nạn nhân chủ yếu lạilà phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi –nhóm đối tượng yếu thế trong gia đình.Họ cũng là nạn nhân chủ yếu của nạnbạo lực gia đình.

Với mong muốn tôn vinh, pháthuy những giá trị truyền thống tốt đẹpcủa gia đình, năm 2013 được chọn làNăm Gia đình Việt Nam với chủ đề"Kết nối yêu thương" nhằm góp phầnkết nối vai trò, trách nhiệm, tình cảmcủa mọi thành viên trong các gia đìnhViệt Nam để cùng chia sẻ, chăm lo tổấm hạnh phúc.

Các chuyên gia nghiên cứu về giađình cho rằng: Mâu thuẫn xuất hiện ởbất cứ gia đình nào trong xã hội, dù lànhà giàu, nhà nghèo, gia đình nôngthôn, thành thị... nhưng không phải giađình nào cũng có được kỹ năng, kinhnghiệm cần thiết để giải quyết các mâuthuẫn đó. Chính tình yêu thương trongmỗi gia đình sẽ là động lực để các giađình gỡ bỏ, giải tỏa các mâu thuẫn.Việc kết nối yêu thương trong mỗi giađình phải xuất phát từ mọi thành viênchứ không thể chỉ là cố gắng của mộtngười. Nhiều người trong xã hội vẫngiữ tư tưởng cho rằng việc gìn giữ, duytrì hạnh phúc, tình yêu thương tronggia đình là trách nhiệm của người phụnữ, người vợ, người mẹ. Đây là quanniệm không chính xác bởi từ xưa chaông ta đã đúc kết rằng "Đàn ông xâynhà, đàn bà xây tổ ấm", điều này chothấy vai trò, trách nhiệm của người đànông cũng như người phụ nữ trong xây

dựng, duy trì hạnh phúc gia đình lànhư nhau, đàn ông cũng cần chung taygóp sức để cùng gìn giữ, phát huyhạnh phúc gia đình. Ngày nay, phụ nữcũng đóng góp, giữ nhiều trọng tráchtrong xã hội không thua kém nam giới;họ có điều kiện học tập, sáng tạo, cốnghiến cho sự phát triển của xã hộinhưng họ còn có thiên chức làm vợ,làm mẹ, đóng vai trò là người giữ lửatrong gia đình. Để đảm bảo vừa hoànthành tốt nhiệm vụ xã hội phân công,vừa thực hiện tốt vai trò người vợ,người mẹ, người giữ lửa trong giađình, người phụ nữ rất cần sự sẻ chia,giúp đỡ từ phía các thành viên tronggia đình, đặc biệt là người chồng bằnghành động cụ thể.

Gia đình Việt Nam đã có tự ngànxưa, trải qua nhiều biến đổi, phát triểncùng với sự lịch sử, xã hội nhưngnhững giá trị truyền thống, nền nếpcủa gia đình như thủy chung, hiếunghĩa, kính trên nhường dưới...vẫnluôn được duy trì, thậm chí trong xãhội mới, gia đình Việt Nam lại có thêmcác giá trị nhân văn mới. Tại lễ phátđộng Năm Gia đình Việt Nam 2013,Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhâncũng khẳng định rằng: Trong quá trìnhxây dựng, bảo vệ và phát triển đấtnước hơn 4000 năm, người Việt Namgiữ gìn và phát huy được tiếng nói, vănhóa, nòi giống chính là nhờ gia đìnhViệt Nam và làng xã Việt Nam. Giađình là nơi tái tạo con người Việt Nam,cùng với làng xã là nơi tái tạo và pháttriển văn hóa Việt Nam. Trải qua hàngnghìn năm phát triển đất nước, giađình Việt Nam ngày nay vẫn là nơi gìngiữ và phát triển các truyền thốngchuẩn mực giá trị cao đẹp của dân tộcnhư tình yêu quê hương đất nước, vunđắp cuộc sống gia đình tình nghĩa, laođộng cần cù, sáng tạo, ý chí vươn lênvượt khó, dũng cảm kiên cường bảo vệ

Gia đình mãi là tổ ấm hạnh phúc

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

13số 1031 l 04.7.2013

Ngày 28/6, Ủy ban Mặt trận Tổquốc tỉnh An Giang tổ chức hội thảoNhân rộng điển hình các mô hình trongcuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”năm 2013.

Hội thảo nhằm hướng dẫn xây dựngcác mô hình cuộc vận động Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư lồng ghép các chương trìnhmục tiêu Quốc gia, đoàn kết xây dựngđời sống kinh tế ổn định và từng bướcphát triển xây dựng nông thôn mới, đôthị văn minh.

Ông Huỳnh Công Mước, Chủ tịch

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giangcho biết: Đây là dịp tổng kết, đánh giá,rút kinh nghiệm để phát huy kết quả đạtđược và tìm ra giải pháp nhân rộng cácmô hình này hiệu quả hơn trong thờigian tới, góp phần thúc đẩy phong tràothi đua yêu nước, thực hiện các chươngtrình mục tiêu quốc gia và phát triển kinhtế, xã hội ở địa phương.

Hiện toàn tỉnh An Giang có 71 môhình đã và đang hoạt động có hiệu quảtrong cuộc vận động theo 5 nội dung là:đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổnđịnh và từng bước phát triển xây dựngnông thôn mới, đô thị văn minh; xây

dựng đời sống văn hóa tinh thần lànhmạnh, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chămsóc sức khỏe; xây dựng môi trường cảnhquan sạch đẹp; phát huy dân chủ, chấphành đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, xâydựng cơ sở chính trị vững mạnh; đoànkết tương trợ giúp đỡ nhau trong cộngđồng, phát huy truyền thống uống nướcnhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tương thântương ái. Điển hình là các xã Vĩnh Lợi(huyện Châu Thành), Núi Tô (huyện TriTôn), Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu),Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên)..

H.L

Nhân rộng mô hình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Tổ quốc, chăm lo cho việc học hànhcủa con cái, nhường cơm sẻ áo chongười có hoàn cảnh khó khăn...

Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâmsâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọngcủa việc xây dựng gia đình Việt Namno ấm, hạnh phúc, tiến bộ. Ban Bí thưTrung ương (khóa IX) năm 2005 đãkhẳng định "xây dựng gia đình là vấn

đề lớn, hết sức hệ trọng của cả dân tộcvà của cả thời đại". Trong những nămqua, nhiều văn bản quan trọng về lĩnhvực gia đình đã được ban hành; trongđó, có Chiến lược phát triển gia đìnhViệt Nam đến năm 2020, tầm nhìn2030 đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt năm 2012. Năm Gia đìnhViệt Nam 2013 sẽ góp phần quan trọng

nâng cao nhận thức của toàn thể xã hộivề vị trí, vai trò của gia đình; chủtrương, chính sách, pháp luật củaĐảng, Nhà nước về gia đình; quyền,nghĩa vụ của gia đình; kỹ năng sống,cách tổ chức cuộc sống gia đình và xâydựng mối quan hệ gia đình, bình đẳnggiới, phòng, chống bạo lực gia đình.

tHế HùnG

Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam28/6, một số địa phương trong cả nướcđã tổ chức hội nghị vinh danh, biểudương các gia đình tiêu biểu và các cánhân, tập thể tiêu biểu trong công tácgia đình.

Tại buổi lễ vinh danh được tổ chứcngày 25/6, UBND tỉnh Hải Dương đãbiểu dương 60 gia đình đại diện chohàng vạn hộ gia đình trên địa bàn tỉnhtiêu biểu về xây dựng gia đình vănhóa, gia đình sản xuất kinh doanh giỏi,gia đình với ông bà, cha mẹ mẫu mực,con cháu thảo hiền. Tỉnh cũng biểudương 12 tập thể là các đơn vị, doanhnghiệp và 7 cá nhân tiêu biểu làm tốtcông tác an sinh xã hội, hỗ trợ giúp đỡcác gia đình khó khăn, xóa đói, giảm

nghèo vươn lên trong cuộc sống. Trong những năm qua, công tác

gia đình luôn được tỉnh Hải Dươngquan tâm chú trọng thông qua cáccuộc vận động, các phong trào như:xây dựng đời sống văn hóa ở khu dâncư; xây dựng làng, khu phố văn hóa,gia đình văn hóa; ngày vì ngườinghèo; phụ nữ tích cực học tập laođộng sáng tạo, xây dựng gia đình hạnhphúc. Nhờ đó, số hộ đạt tiêu chuẩn giađình văn hóa của tỉnh năm 2005 là60% thì năm 2012 đạt hơn 83%. Sốlàng, khu dân cư văn hóa từ 186 làng,khu vào năm 2005 nay tăng lên 994làng, khu dân cư văn hóa. Tỷ lệ hộnghèo từ gần 18% vào năm 2005, naygiảm xuống còn hơn 7%.

Hải Dương tiếp tục củng cố giađình trên cơ sở kế thừa và phát huycác giá trị truyền thống tốt đẹp của giađình Việt Nam; thực hiện quy mô giađình ít con với đầy đủ quyền và tráchnhiệm của các thành viên trong giađình; nâng cao nhận thức về vai trò, vịtrí, trách nhiệm của các gia đình, cộngđồng trong thực hiện chính sách, phápluật về hôn nhân, gia đình và bìnhđẳng giới. Tỉnh vận động, khuyếnkhích các gia đình phát huy các phongtục, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ các tậpquán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình;từng bước nâng cao mức sống trên cơsở phát triển kinh tế gia đình, tăng thunhập và phúc lợi cho gia đình.

t.LâM

Hải Dương vinh danh các gia đình tiêu biểu

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

14 số 1031 l 04.7.2013

Kịch bản “Hồn Trương Ba, dahàng thịt” của nhà thơ, nhà viết kịchLưu Quang Vũ được Nghệ sỹ Nhândân Lan Hương dàn dựng theo phongcách nghệ thuật hình thể, các thể hiệnsân khấu đương đại, pha trộn vũ đạovà âm nhạc Tuồng. Với sáng tạo mớinày, Nghệ sỹ Nhân dân Lan Hương,Trưởng đoàn Kịch hình thể của Nhàhát Tuổi trẻ hy vọng sẽ mang lại chokhán giả yêu kịch nói, đặc biệt lànhững người hâm mộ kịch của LưuQuang Vũ một trải nghiệm mới mẻ,cảm nhận khác lạ so với trước.

"Hồn Trương Ba, da hàng thịt”được đánh giá là tác phẩm đỉnh caocủa Lưu Quang Vũ khi ông đang ở độ“chín” với sức sáng tạo mạnh mẽ nhất.Đây cũng là tác phẩm xuất sắc, tiêubiểu nhất trong sự nghiệp sáng tạo củaLưu Quang Vũ, khiến nhiều thế hệkhán giả ấn tượng, ám ảnh và day dứtqua tài năng dàn dựng của bậc thầysân khấu Việt Nam, đạo diễn, Nghệ sỹNhân dân Nguyễn Đình Nghi…

Bên cạnh đó, Nghệ sỹ Ưu tú ChíTrung cũng bắt tay dàn dựng vở

"Mùa hạ cuối cùng" của cố tác giảLưu Quang Vũ. Đây là bước đi tiếptheo của nghệ sỹ Chí Trung sau thànhcông trong vai trò trợ lý cho đạo diễnXuân Huyền khi phục dựng thànhcông vở "Lời thề thứ 9" cũng của tácgiả Lưu Quang Vũ. Vở này khi ramắt đã nhận được phản hồi tích cựctừ phía các nhà chuyên môn cũngnhư khán giả yêu sân khấu. "Mùa hạcuối cùng" cũng là vở kịch từng đượcđạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân PhạmThị Thành dàn dựng thành công từhơn 30 năm trước với sự tham giacủa lớp diễn viên đầu tiên của Nhàhát Tuổi trẻ như: Lê Khanh, ChíTrung, Đức Hải, Minh Hằng, NgọcHuyền... Lần này, vở diễn do nghệ sỹChí Trung dàn dựng sẽ mới mẻ, gầngũi hơn với nhịp sống hiện đại ngàynay với phần âm nhạc của nhạc sỹĐặng Hữu Phúc, phần mỹ thuật củahọa sỹ Doãn Bằng...

Nhà hát Tuổi trẻ sẽ mang 2 vởdiễn này tham dự Liên hoan kịchLưu Quang Vũ do Hội Nghệ sỹ Sânkhấu Việt Nam tổ chức vào tháng

9/2013. Liên hoan này là điểm nhấnquan trọng nhân kỷ niệm 25 nămngày mất của cố tác giả Lưu QuangVũ (1988 – 2013).

Cùng với Nhà hát Tuổi trẻ, Nhàhát kịch Việt Nam cũng bắt tay dàndựng vở "Hồn Trương Ba, da hàngthịt" để tham gia Liên hoan kịch LưuQuang Vũ. Nữ đạo diễn, Nghệ sỹ Ưutú Tú Mai là người đảm nhiệm trọngtrách khôi phục lại hồn cốt của vởkịch nhưng theo lối dàn dựng mới,phù hợp với thị hiếu của khán giảngày nay.

Mặc dù Lưu Quang Vũ đã mất 25năm nhưng các kịch bản của ông liêntục được nhiều nhà hát, đơn vị, đoànnghệ thuật kịch nói, chèo, cải lương,dân ca trong cả nước lựa chọn dàndựng, phục dựng, biểu diễn cho đếnngày nay. Nhiều vở diễn đã trở thànhdấu ấn sâu đậm đối với các đơn vịnghệ thuật, khán giả trong nước vàquốc tế như “Hồn Trương Ba, da hàngthịt”, “Lời thề thứ 9”, "Tôi và chúngta", "Tin ở hoa hồng".

Yến nHi

Dựng kịch Lưu Quang Vũ theo phong cách hình thể

Nhân dịp hè 2013, Bảo tàng Dântộc học Việt Nam tổ chức nhiều lớpdạy nghề thủ công cho các em họcsinh, từ nay đến hết 15/8. Tham gialớp học đan cỏ tế, các em sẽ có cơhội tham quan làng nghề đan cỏ tế ởxã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, HàNội, được học đan những vật dụngnhư rổ, rá, khung ảnh, lọ hoa, haylàm các đồ chơi như búp bê, trâu,thỏ, chó, lợn, gà, voi, thiên nga…,đồng thời được sáng tạo những mẫumã và sản phẩm mới từ cỏ tế. Thôngqua đó, các em vừa hiểu biết vềnhững giá trị lịch sử, kinh tế, mỹthuật của nghề đan cỏ tế, vừa có thểphát huy sự sáng tạo nghệ thuật của

mình. Đặc biệt, các em sẽ làm quenvới các phương pháp, kỹ năng làmviệc cá nhân, làm việc theo nhóm,quan sát, lắng nghe, chia sẻ…, để tìmhiểu về làng nghề và khai thác nhữngcâu chuyện về cuộc sống của nhữngngười thợ thủ công.

Với những em yêu thích nghềgốm và nghệ thuật tạo hình có thể lựachọn lớp đồ gốm để được trải nghiệmvà có những khám phá thú vị về nghềthủ công truyền thống này dưới sựhướng dẫn của những nghệ nhân, thợthủ công của hai làng Phù Lãng vàBát Tràng cùng các giảng viên trườngĐại học Mỹ thuật công nghiệp.

Đến với lớp học này, các em sẽ có

cơ hội tìm hiểu và thực hành cáchvuốt gốm bằng bàn xoay, in tranh,làm mặt nạ, làm gạch trang trí theokỹ thuật của làng gốm Phù Lãng; nặnđồ vật tự do, rót hồ làm con giốngbằng khuôn, tô vẽ, tráng men cho sảnphẩm theo phong cách của làng gốmBát Tràng. Đồng thời, các bạn họcviên cũng được thực hiện quá trìnhvào lò, ra lò và sở hữu chính sảnphẩm do mình làm ra.

Kết thúc lớp học, các em sẽ cùngnhau lựa chọn những sản phẩm đẹp,những bài viết hay về làng nghề vàtự thiết kế trưng bày tại Bảo tàngDân tộc học Việt Nam.

n.tHanH

Bảo tàng Dân tộc học mở lớp dạy nghề thủ công cho học sinh

Sự kiện vấn đề

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

15số 1031 l 04.7.2013

Chiều 30/6, Ban chỉ đạo thăm dò,khai quật khảo cổ Di sản văn hóa dướinước tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức họpbáo thông tin kết quả sơ bộ khai quật tàucổ bị đắm tại vùng biển thôn Châu ThuậnBiển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.

Quá trình khai quật con tàu này diễnra từ 04/6 đến 23/6. Đơn vị khai quật đãthu được 268 thùng hiện vật, trong đó có91 thùng với hơn 4000 hiện vật tươngđối còn nguyên vẹn. Những cổ vật thuđược phong phú về chủng loại như mộtsố kim loại bằng đồng, tiền đồng, đồgốm men nâu, đồ gốm men ngọc, đồ sứhoa lam, đồ sứ men trắng xanh, đồ gốmmen màu. Qua xem xét các loại hìnhthuộc dòng đồ gốm men ngọc, đồ sứ hoalam, đồ sứ men trắng xanh, đơn vị khaiquật cho rằng đây là các loại đồ gốm sứthuộc thế kỉ XIII. Đặc biệt là các đồngtiền cho thấy đồng tiền muộn nhất cũng

vào thế kỷ XIII. Tất cả những hiện vậtnày được đưa về trưng bày tại Bảo tàngtổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.

Hiện xác tàu đã lộ rõ với chiều dài từđuôi tàu cho đến phần mũi là 20,5m;chiều ngang rộng nhất của tàu nằm phíasau khoảng giữa tàu là 5,6m; thân tàuđược chia làm 13 khoang, có 12 váchngăn. Theo những vết tích từ khoang số4 đến số 6 thì nguyên nhân tàu chìm làdo bị cháy. Đơn vị khai quật đã thu hồimột số mẫu gỗ để phân tích chất liệu gỗvà niên đại. Các chuyên gia cũng tậptrung nghiên cứu ván đóng tàu, mũi tàu,các vách ngăn và khung tàu, các thanhván nẹp dọc, cột buồm chính, cột buồmtrước, kết cấu và bánh lái.

Cuộc khai quật tàu cổ này là cuộckhai quật tàu cổ thứ 6 trong vùng biểnViệt Nam và là hiện tượng mới chưatừng có trong khai quật khảo cổ học dưới

nước. Kết quả khai quật đóng góp vàoviệc nghiên cứu con đường tơ lụa trênbiển ở biển Đông trong nhiều thế kỷtrước. Các hiện vật mang lại nhiều nhậnthức mới về đồ gốm sứ thế kỷ XIII tạiViệt Nam cũng như trên thế giới. Đây lànhững tài liệu hiện vật đóng góp đặc biệtquan trọng vào kho tàng di sản văn hóaViệt Nam. Hiện trạng con tàu tuy cáchngày nay gần 700 năm nhưng còn khánguyên vẹn có cấu trúc độc đáo hiếmthấy, là một hiện vật cổ quan trọng rất cógiá trị đóng góp vào việc nghiên cứu tàucổ trên thế giới.

TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đócBảo tàng lịch sử quốc gia cho rằng, giátrị của con tàu không kém so với giá trịcủa hiện vật. Nếu không thể trục vớtnguyên vẹn thì có thể trục vớt từng bộphận của tàu rồi tiến hành phục dựng lại.

L.KHánH

Kết quả khai quật tàu cổ bị đắm tại Quảng Ngãi

UBND tỉnh Hà Nam vừa phê duyệtQuy hoạch Phát triển văn hóa, thể dụcthể thao; quy hoạch tổng thể phát triểndu lịch Hà Nam đến năm 2020, tầmnhìn 2030. Theo đó, mục tiêu của quyhoạch là bảo tồn và phát huy hiệu quảnhững giá trị văn hóa truyền thống, nétbản sắc văn hóa địa phương ở Hà Nam,kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản vănhóa với phát triển du lịch và kinh tế, xãhội bền vững.

Tỉnh Hà Nam triển khai nhiều biệnpháp nhằm nâng cao nhận thức củachính quyền và mọi tầng lớp nhân dântrong việc bảo tồn di sản văn hóa truyềnthống; xây dựng các bảo tàng, khu ditích lịch sử văn hóa trở thành nơi họctập, tham quan và điểm đến hấp dẫn củadu khách trong nước và quốc tế. Đếnnăm 2020, tỉnh hoàn thành việc tu bổtôn tạo tất cả các di tích xếp hạng quốcgia; phấn đấu xếp hạng thêm mỗi năm10 - 15 di tích cấp tỉnh. Tỉnh xây dựng,

nâng cấp Bảo tàng tỉnh trở thành Bảotàng loại III; nghiên cứu phục hồi tròchơi dân gian múa rối nước của thônNội Rối, múa rối cạn của thôn ChươngLương (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân);xây dựng quy hoạch và thực hiện bảotồn, phát huy 40 làng nghề thủ côngtruyền thống...

Về phát triển thể dục thể thao, tỉnhHà Nam từng bước hoàn thiện hệ thốngthi đấu cấp tỉnh và tập trung đầu tư pháttriển các môn Bóng đá, Điền kinh, Bơilặn, Vật, Võ, Đua xe đạp... Tỉnh tiếp tụcđẩy mạnh phong trào thể dục thể thaoquần chúng, phấn đấu đến năm 2030,100% số xã, thị trấn trong toàn tỉnh cóthiết chế văn hoá, thể thao đạt tiêu chuẩnxây dựng văn hoá nông thôn mới. Bêncạnh đó, Hà Nam tập trung phát triển thểdục thể thao trường học từ cấp tiểu họcđến trung học phổ thông, phấn đấu đếnnăm 2020, 100% số trường trung họcchuyên nghiệp, trung học phổ thông,

trung học cơ sở, 50 - 60% trường tiểuhọc thực hiện đầy đủ chương trình giáodục thể chất nội khoá.

Tỉnh cũng đã đưa ra định hướngtrong giai đoạn từ nay đến năm 2015 tậptrung đầu tư phát triển Hà Nam thànhđiểm đến du lịch văn hóa tâm linh quantrọng của vùng đồng bằng sông Hồng;huy động mọi nguồn lực để đầu tư xâydựng khu du lịch Tam Chúc sớm trởthành khu du lịch trọng điểm quốc gia,phấn đấu đến năm 2015 sẽ đón kháchdu lịch đến tham quan; khai thác triệt đểlợi thế vị trí chiến lược của tỉnh, lấythành phố Phủ lý làm trung tâm, pháttriển du lịch Hà Nam theo thế chân vạcvới 03 cụm du lịch vệ tinh là Kim Bảng,Lý Nhân và Duy Tiên. Đến năm 2020,đầu tư nâng tầm Phủ Lý thành trung tâmdịch vụ du lịch cấp vùng, điểm trungchuyển phân phối khách đến các điểmdu lịch quan trọng trong tỉnh và kết nốivới các điểm du lịch nổi tiếng trongvùng như Bái Đính, Hoa Lư, chùaHương, đền Trần…

H.P

Hà Nam: Quy hoạch phát triển văn hoá, thể dục thể thao đến 2020, tầm nhìn 2030

Sự kiện vấn đề

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

16 số 1031 l 04.7.2013

Ngày 29/6, ngày thi đấu cuối cùngcủa Giải vô địch Xe đạp trẻ toàn quốcnăm 2013 đã diễn ra 6 nội dung thi đấu:Băng đồng tính giờ nữ (lứa tuổi 17 -18); băng đồng tính giờ nam (tuổi 17 -18); băng đồng Olympic nữ (lứa tuổi16 trở xuống); băng đồng Olympicnam (lứa tuổi 16 trở xuống); băng đồngOlympic nữ (lứa tuổi 17 - 18) và băngđồng Olympic nam (lứa tuổi 17 - 18)với 90 vận động viên đến Hà Nội, VĩnhLong, Quân đội, Thanh Hóa, ĐồngTháp, An Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,Cpaco Bình Dương, Sơn La, Cần Thơ.

Ở nội dung băng đồng tính giờnữ (lứa tuổi 17 - 18), về thứ nhất làvận động viên Cà Thị Dương củađoàn Hà Nội với thành tích 7 phút46 giây; về thứ hai là vận động viênĐặng Thị Ngọc Huyền của đoànĐồng Tháp với thành tích 7 phút 49giây và đứng thứ ba là Nguyễn ThịLan Anh của đoàn Thanh Hóa vớithành tích 8 phút 11 giây.

Ở nội dung băng đồng tính giờ nam

(lứa tuổi 17 - 18), về thứ nhất là vậnđộng viên Đinh Văn Linh đoàn HòaBình với thành tích 6 phút 11 giây; vềthứ hai là vận động viên Lê Quốc Vũđoàn An Giang với thành tích 6 phút 38giây và về thứ 3 là Lâm Văn Qúy đoànAn Giang với thành tích 6 phút 42 giây.

Ở nội dung băng đồng Olympic nữ(lứa tuổi 16 trở xuống), về nhất là vậnđộng viên Nguyễn Thị Thu Mai củađoàn An Giang, với thành tích 49 phút37 giây; về thứ hai là vận động viênCà Thị Tiến của đoàn Hà Nội và đứngthứ ba là Lò Thị Lan cũng của đoànHà Nội.

Nội dung băng đồng Olympic nam(lứa tuổi 16 trở xuống), giải nhất thuộcvề vận động viên Lò Văn Xôm đoànHà Nội; giải nhì là vận động viên NgôHoàng Nhu đoàn Quân Đội và đứngthứ ba là Trần Nguyễn Duy Nhân đoànQuân Đội.

Ở nội dung băng đồng Olympic nữ(lứa tuổi 17 - 18), xuất sắc giành giảinhất là vận động Đặng Thị Ngọc

Huyền của đoàn Đồng Tháp với thànhtích 46 phút 32 giây; đứng thứ hai làvận động viên Cà Thị Dương đoàn HàNội và đứng thứ ba là Phạm HồngNhung đoàn Cphco Bình Dương. Ở nộidung cuối cùng của giải băng đồngOlympic nam (lứa tuổi 17 - 18), về nhấtlà vận động viên Lê Quốc Vũ của đoànAn Giang với thành tích 52 phút 20giây; đứng thứ hai là Bùi Văn Tuấnđoàn Hòa Bình và đứng thứ ba cũng làvận động viên của đoàn Hòa Bình làĐinh Văn Linh.

Sau 8 ngày tranh tài, Giải vô địchXe đạp trẻ toàn quốc năm 2013 đãkhép lại. Kết quả chung cuộc, đoànBình Dương giành vị trí thứ nhất với10 Huy chương Vàng, 8 Huy chươngBạc, 4 Huy chương Đồng. Đoàn AnGiang đứng thứ hai với 7 Huy chươngVàng, 9 Huy chương Bạc, 14 Huychương Đồng. Đoàn Đồng Tháp đứngthứ ba với 6 Huy chương Vàng, 4 Huychương Bạc và 3 Huy chương Đồng.

anH tùnG

Kết thúc Giải vô địch Xe đạp trẻ toàn quốc

Sau 3 ngày thi tài sôi nổi, chiều27/6, tại Trung tâm Hội nghị Văn hoátỉnh Điện Biên, Hội thi tuyên truyềnlưu động phòng, chống ma tuý năm2013 do UBND tỉnh Điện Biên tổchức, đã kết thúc.

Ban Tổ chức Hội thi đã trao giải ởcác nội dung: xe tuyên truyền lưu động,nhất đoàn Thái Nguyên và Thanh Hóa;tiểu phẩm tuyên truyền, nhất đoànTuyên Quang; chương trình ca, múanhạc, nhất đoàn Phú Thọ. Ban Tổ chứctrao giải cho các tiết mục xuất sắc như:“Rung cồng lên đuổi con ma tuý” (đoànHòa Bình), “Ở cây số này” (đoàn ĐiệnBiên), “Lời nguyền” (đoàn Bắc Cạn),“Tâm sự người vợ trẻ” (đoàn Yên Bái),“Khói hoang” (đoàn Lào Cai) và “HoaĐộc” (đoàn Lai Châu).

Hội thi tuyên truyền lưu độngphòng, chống ma tuý năm 2013 kết thúc

với những hoạt động mang ý nghĩa xãhội sâu sắc, để lại nhiều bài học quý báucho tất cả các đoàn về tham dự cũng nhưngười xem. Những tiểu phẩm, tiết mụcvăn nghệ, ra quân diễu hành với nộidung tuyên truyền về phòng, chống matuý mà các đoàn mang đến Hội thi sẽđược triển khai tuyên truyền tại địaphương mình. Nhiều tiết mục mà cácđoàn mang đến tham dự Hội thi có sựdàn dựng công phu, sâu sắc về cả nộidung và nghệ thuật biểu diễn. Nhữngnghệ sĩ không chuyên đã có các tiết mụcbiểu diễn sâu sắc làm lay động trái timngười xem. Đó là nỗi đau, sự băng hoạiđạo đức, lòng nhân ái và vai trò củacộng đồng trong việc phòng, chống ma

tuý, mang lại cho người xem sự cảmnhận chân thật về những hậu quả mà matuý đã gieo rắc vào đời sống con người,cách thức và phương pháp để giúpnhững con nghiện trở về tái hòa nhậpcộng đồng. Việc phòng, chống ma tuýđòi hỏi trách nhiệm, lòng nhân ái vàbiện pháp cụ thể của mỗi địa bàn.

Hội thi có 11 đoàn tham dự: HòaBình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, LàoCai, Yên Bái, Tuyên Quang, TháiNguyên, Phú Thọ, Bắc Cạn và ThanhHóa. Hội thi góp phần nâng cao ý thứccủa người dân trong việc đấu tranh,phòng chống và bài trừ tệ nạn ma tuý rakhỏi đời sống xã hội.

ĐứC MinH

Hội thi tuyên truyền lưu động phòng,chống ma tuý các tỉnh phía Bắc

Sự kiện vấn đề

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

17số 1031 l 04.7.2013

“Gia đình dưới góc nhìn từ Ngôi nhàBình yên” là chủ đề cuộc hội thảo doTrung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộcTrung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam tổ chức ngày 27/6 tại Hà Nội.

Nằm trong chuỗi các sự kiện nhânNgày hội Gia đình Việt Nam năm 2013với chủ đề “Kết nối yêu thương” doTrung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch, UBND TP Hà Nội tổchức, Hội thảo nhằm góp thêm tiếng nóivề vai trò của gia đình và mong muốnxã hội, mỗi gia đình, cá nhân cùngchung tay xây dựng gia đình Việt Namhạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng, bền vững- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam Trần Thị Hương cho biết.

Hoạt động phòng, chống bạo lựctrên cơ sở giới, mô hình hoạt động hỗtrợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đìnhvà mua bán trở về của Trung tâm Phụnữ và Phát triển; các tham luận, báo cáovà những chia sẻ của người tạm trú tại 2Ngôi nhà Bình yên tại Hội thảo đã cho

thấy rõ tác hại của bạo lực gia đình ảnhhưởng nghiêm trọng đến những ngườitrong cuộc. Đây cũng là dịp để nâng caonhận thức, góp phần đẩy lùi nạn bạohành gia đình nói riêng, bạo lực trên cơsở giới nói chung, cùng chung tay xâydựng một gia đình hạnh phúc.

Theo bà Lê Phương Thúy, Trưởngphòng Tư vấn và Hỗ trợ phát triển(Trung tâm Phụ nữ và Phát triển), quanghiên cứu, thời gian bị bạo lực càngkéo dài, nạn nhân càng cảm thấy mìnhvô giá trị. Đáng ngại hơn là tình trạng“bạo lực vòng tròn”, nghĩa là trẻ em phảichứng kiến cảnh bạo lực trong gia đìnhbị “lây” từ bố mẹ, sẽ dễ sa chân vào cáctệ nạn xã hội.

Bạo lực gia đình và mua bán phụ nữlà hai loại điển hình trong các dạng bạolực trên cơ sở giới ở Việt Nam , gây hậuquả nặng nề đối với cuộc sống củanhiều phụ nữ. Số liệu báo cáo từ Phòngtham vấn - Ngôi nhà Bình yên thuộcTrung tâm Phụ nữ và Phát triển chothấy, phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới

thường trải qua nhiều loại hình bạo lựcchồng chéo và phải chịu những tácđộng tiêu cực đến sức khỏe thể chất vàtinh thần. Theo Nghiên cứu quốc gia vềbạo lực gia đình đối với phụ nữ ở ViệtNam năm 2010, 58% phụ nữ từng kếthôn đã trải qua một trong ba loại bạolực thể xác, tình dục và tinh thần. Tuyvậy, nhiều phụ nữ không biết mình lànạn nhân của bạo lực gia đình. Theomột nạn nhân bị bạo lực gia đình suốt15 năm, chỉ khi đến Ngôi nhà Bình yên,chị mới biết mình bị bạo lực. Trước đó,người phụ nữ này chỉ nghĩ rằng đã làmvợ, làm mẹ thì phải biết nhẫn nhịn, chịuđựng. Chứng kiến cảnh bố đánh mẹsuốt một thời gian dài, con trai chị đãmắc bệnh trầm cảm, con gái thì rụt rè ítnói. Sau khi được tham vấn, chị đã nhậnthức được rằng, ly hôn để con có cuộcsống tốt đẹp hơn không có gì xấu bởiduy trì một gia đình không có tình yêuthương là một sai lầm. Giờ đây, hai concủa chị đều tự tin, học tốt.

t.H

“Gia đình dưới góc nhìn từ Ngôi nhà Bình yên”

Ngày/tháng V di n a i m

02/7 Báo hi V àhN u n hóa B c Ninh

V àhN ýl gnôc hnad nâhN 7/50 n hóa huy n Thanh Trì, Hà N i

10/7 Báo hi V àhN u n hóa huy n M c, Hà N i

24/7 Ng i thi hành án t Thanh Hóa

25/7 Ng i thi hành án t Nhà V n hóa TP Ninh Bình

26/7 Hàng xóm chung c NVH C u Gi y, Hà N i

27/7 Hàng xóm chung c Cung Thi u nhi Hà N i

hnìB aòH ýl gnôc hnad nâhN 7/82

hnìB aòH ýl gnôc hnad nâhN 7/92

H ýl gnôc hnad nâhN 7/03 ng Yên

àH ýl gnôc hnad nâhN 7/13

LỊCH BiỂU DiỄN THÁNG 7 CỦA NHÀ HÁT KỊCH ViỆT NAm

Sự kiện vấn đề

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

18 số 1031 l 04.7.2013

Sáng 29/6, Giải vô địch Quần vợtthanh thiếu niên toàn quốc 2013 đãkhai mạc tại thành phố Bình Dương(tỉnh Bình Dương) với sự tham gia củahơn 170 tay vợt trẻ đến từ 21 đơn vịtỉnh, thành, ngành như: Đà Nẵng, ĐắkNông, Đồng Nai, Lâm Đồng, Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, Quân đội... và chủnhà Bình Dương. Trong đó, đơn vị TPHồ Chí Minh có số lượng vận độngviên tham dự nhiều nhất với 34 vậnđộng viên; tiếp theo là đơn vị SócTrăng tham dự với hơn 17 vận độngviên, vượt qua số lượng so với các đơnvị có phong trào mạnh khác như Đà

Nẵng 4 vận động viên, Quân đội 11vận động viên.

Các vận động viên tranh tài ở cácnội dung: đồng đội trẻ, đơn nam-nữ vàđôi nam-nữ. Nội dung đơn nam, đơn nữthuộc các lứa tuổi U12, U14, U16, U18và nội dung đôi nam, đôi nữ đối với hailứa tuổi U16, U18. Để phù hợp với thểthức thi đấu tại Sea Games, David’sCup và Fed Cup nên ở nội dung đồngđội nam và nữ, các vận động viên thiđấu theo thể thức 3 thắng 2, nếu hòa 6-6 sẽ thi đấu Tia break.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Quần vợtViệt Nam, Nguyễn Quốc Kỳ cho biết

giải vô địch Quần vợt Thanh thiếu niêntoàn quốc 2013 nằm t rong hệ thống thiđấu của Liên đoàn quần vợt Việt Nam,nhằm tạo điều kiện cho các vận độngviên trẻ có cơ hội thi đấu cọ xát, nângcao trình độ chuyên môn, giao lưu vàhọc hỏi lẫn nhau. Qua đây, Liên đoànQuần vợt Việt Nam sẽ đánh giá lại côngtác đào tạo cũng như chất lượng đào tạotrẻ của các địa phương trên cả nước.

Giải do Liên đoàn quần vợt ViệtNam phối hợp với Sở Văn hóa-Thểthao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổchức, diễn ra đến ngày 07/7.

Hải âu

Bình Dương: Hơn 170 tay vợt dự Giải vô địch Quần vợtthanh thiếu niên toàn quốc 2013

Tỉnh Hương Yên vừa xây dựng"Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịchnhân văn; đề xuất tuyến điểm du lịchtrong tỉnh Hưng Yên và liên vùng".Với các đề xuất, nghiên cứu mang tínhsáng tạo, đề tài này là một kênh quantrọng trong việc cung cấp thông tin chocông tác quy hoạch du lịch của tỉnhHưng Yên, nhằm mở ra hướng đi mớitrong việc phát triển tiềm năng du lịchvùng Phố Hiến cổ.

Dựa trên những tiềm năng, địa thếcủa Hưng Yên, Đề tài được chia làm 4nhóm chuyên đề, gồm khảo sát tàinguyên du lịch; thực trạng du lịchHưng Yên; xây dựng tuyến, điểm dulịch và đề xuất các giải pháp để thu hútkhách du lịch. Trên cơ sở đó, sẽ tạo ra

các gói sản phẩm du lịch chất lượngmang tính đặc thù, gồm các tuyến như:du lịch tâm linh theo hệ thống các đềnchùa; du lịch tham quan nghiên cứu tạicác di tích lịch sử văn hoá và du lịchcộng đồng dựa vào người dân. Vớiphương châm "xuất khẩu du lịch", Đềtài cũng đưa ra các giải pháp phát triểnhợp lý, trong đó coi trọng việc mở rộngquảng bá có trọng tâm, trọng điểm, cómục tiêu; đầu tư cơ sở hạ tầng và cácdịch vụ thiết yếu để thu hút khách dulịch; đào tạo nguồn nhân lực truyền bákiến thức du lịch cộng đồng.

Theo đánh giá của các nhà nghiêncứu, Hưng Yên rất có tiềm năng về tàinguyên du lịch nhân văn. Trong đó nổibật là loại hình di tích lịch sử văn hóa,

đặc biệt là quần thể khu di tích PhốHiến cổ (gồm Đền Mẫu, Chùa Chuông,đình chùa Hiến, Đông Đô Quảng hội,văn Miếu Xích Đằng...), cùng nhiềungôi đền nổi tiếng trong tỉnh như: ĐaHoà - Dạ Trạch (Khoái Châu), PhùỦng (Ân Thi), Hải Thượng Lãn Ông(Yên Mỹ), Tống Trân (Phù Cừ)... Hệthống đền này cũng là tiềm năng đểphát triển các tuyến du lịch tâm linh.Mặt khác, Hưng Yên có lợi thế nằm ởtrung tâm tam giác kinh tế đồng bằngsông Hồng, có luồng khách lớn mạnhHà Nội - Hải Phòng trên tuyến quốc lộ5, cùng một số tuyến giao thông kết nốivới quốc lộ 1 sẽ là cầu nối huyết mạchđể mở ra tuyến du lịch liên vùng.

X.MinH

Hưng Yên: Đánh thức tiềm năng du lịch Phố Hiến

Tối 30/6, tại TP Phan Thiết (BìnhThuận), Liên hoan Múa Rối - trò chơidân gian các nhà thiếu nhi, trung tâmhoạt động thanh thiếu nhi khu vựcmiền Nam đã chính thức được khaimạc. Liên hoan có sự tham gia của hơn400 diễn viên múa rối, vận động viên

trò chơi dân gian và phụ trách viên đếntừ 19 đơn vị nhà thiếu nhi, trung tâmhoạt động thanh thiếu nhi khắp cáctỉnh, thành khu vực phía Nam.

Chương trình Liên hoan lần nàygồm hai nội dung chính là thi biểu diễnnghệ thuật múa rối và thi giới thiệu trò

chơi dân gian. Về nghệ thuật múa rốicó sự đa dạng, độc đáo hơn, ngoài loạihình rối que, rối lùn phổ biến còn cóthêm rối đen, rối bóng… Về loại hìnhtrò chơi dân gian rất phong phú, đượccác đơn vị sưu tầm, cải biên đầy sángtạo mang đậm nét dân gian vùng miền

Khai mạc Liên hoan múa Rối - trò chơi dân gian khu vực phía Nam

Sự kiện vấn đề

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

19số 1031 l 04.7.2013

Ngày 27/6, Tỉnh ủy Bắc Kạn đã tổchức Hội nghị tổng kết 15 năm thựchiện Nghị quyết Trung ương 5 khoáVIII về xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc.

Theo đó, để tiếp tục làm tốt việcxây dựng và phát triển nền văn hoáViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc, Tỉnh ủy Bắc Kạn đề ra một sốnhiệm vụ, giải pháp như: nâng caonhận thức về tầm quan trọng trong bảotồn, phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống, mang bản sắc địa phương,chống sự xâm nhập của các văn hóagây hủy hoại đạo đức xã hội; đưa mụctiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa vàoNghị quyết các cấp ủy Đảng và kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội hàngnăm của chính quyền; xây dựng cácquy chế phối hợp gắn với Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới và các chương trình mục tiêu

quốc gia khác gắn với lĩnh vực văn hóa- xã hội. Ngoài ra, Bắc Kạn sẽ đẩymạnh đầu tư, xây dựng và hoàn thiệncác công trình văn hóa trọng điểm;nâng cao chất lượng các hoạt động vănhóa, văn nghệ cơ sở; phát huy vai tròcủa văn học, nghệ thuật trong việcnâng cao khát vọng vươn tới giá trịchân, thiện, mỹ; khuyến khích các tổchức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tưxây dựng các cơ sở văn hóa, thể thao,vui chơi giải trí...

Theo đánh giá của Ban Tuyên giáoTỉnh uỷ Bắc Kạn, sau 15 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 5, nhận thức vềtầm quan trọng của văn hóa trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcđược nâng lên. Người dân tin tưởngvào đường lối nhất quán của Đảng,tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa truyền thống, tiếpthu có chọn lọc tinh hoa văn hóa củanhân loại, nâng tầm văn hóa Việt Nam

trong các hoạt động kinh tế, xã hội vàdần loại bỏ những lạc hậu, mê tín dịđoan. Tuy nhiên, trong 15 năm thựchiện, vẫn còn nhiều khuyết điểm tồn tạiđược chỉ ra khi thực hiện, đặc biệt cónhiều công trình văn hoá lịch sử khitrùng tu đã vi phạm luật bảo tồn, làmsai lệch thực tế lịch sử...

Đánh giá về những khuyết điểm,tồn tại, ông Hoàng Đức Hoan, TrưởngBan Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Kạn chobiết: Công tác tư tưởng chưa sắc bén,chưa có tính chiến đấu cao; việc thựchành tiết kiệm, chống lãng phí chưanghiêm; các tập tục của đồng bào dântộc vẫn còn lạc hậu như nạn tảo hôn,hôn nhân cận huyết thống, các nghi lễcó yếu tố mê tín dị đoan trong tang lễvẫn còn và có cả việc lợi dụng mê tíndị đoan để tuyên truyền đạo trái phápluật; quản lý nhà nước về văn hóa cònbất cập...

M.HạnH

Bắc Kạn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Ngày 28/6, Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Hải Dương, Ban quản lý di tíchCôn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ chức Lễ khởicông tu bổ, tôn tạo Đền Kiếp Bạc.

Dự án tu bổ, tôn tạo Đền Kiếp Bạcđược chia thành 2 giai đoạn với 12 hạngmục công trình bao gồm: tu bổ, tôn tạotòa tiền tế, tòa trung từ, tòa hậu cung …Tổng mức đầu tư của dự án trên 77 tỷđồng, trong đó giai đoạn 1 là trên 26,8tỷ đồng được lấy từ Chương trình mụctiêu quốc gia về văn hóa, nguồn côngđức nộp vào ngân sách Nhà nước,

nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ và từnguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân.Chủ đầu tư là Ban quản lý di tích CônSơn - Kiếp Bạc; đơn vị tư vấn thiết kếlà Công ty TNHH kiến trúc HoàngĐạo; đơn vị thi công là Công ty TNHHtu bổ di tích Thanh Bình.

Đền Kiếp Bạc nằm trong cụm ditích lịch sử và danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc đã được Nhà nước xếp hạngDi tích quốc gia năm 1962; được xếphạng Di tích quốc gia đặc biệt năm2012 và trong Lễ hội Côn Sơn - Kiếp

Bạc mùa xuân 2013, Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch đã chính thức côngnhận Lễ hội mùa xuân Côn Sơn và Lễhội mùa thu Kiếp Bạc là Di sản văn hóaphi vật thể quốc gia.

Dự án tu bổ, tôn tạo Đền Kiếp Bạcsẽ phục hồi toàn bộ các hạng mục côngtrình và hệ thống thờ tự đã bị hủy hoạitrong chiến tranh, hoàn chỉnh khônggian cảnh quan kiến trúc của đền, phụcvụ việc tổ chức lễ hội, tham quan dulịch, giáo dục truyền thống yêu nước,lòng tự hào dân tộc...

Hải PHonG

Hải Dương: Tu bổ, tôn tạo Đền Kiếp Bạc

sẽ bổ sung vào bộ sưu tập trò chơi chothiếu nhi.

Liên hoan là một sân chơi ý nghĩadành cho các em thiếu nhi các tỉnhthành phía Nam trong dịp hè, nhằmmục đích duy trì, phát triển loại hìnhnăng khiếu nghệ thuật và trò chơi dân

gian. Đây còn là dịp để các em đượcvui chơi, tìm hiểu, sưu tầm thêm cáctrò chơi dân gian, góp phần giáo dục ýthức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,văn hóa dân gian trong cộng đồng, đặcbiệt trong lứa tuổi thanh thiếu nhi.

Ngoài ra, tại Liên hoan lần này, các

đơn vị sẽ tham gia lưu diễn múa rốiphục vụ, giao lưu và tặng học bổngcho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăntại các huyện Hàm Thuận Bắc, HàmThuận Nam và phường Hàm Tiến (TPPhan Thiết).

HuY LonG

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

20 số 1031 l 04.7.2013

chịu trách nhiệmxuất bản

pHAN ĐìNH TâN

Biên tậpTruNG kIêN, THế HÙNG

kIều ANH

Địa chỉ51 Ngô Quyền - Hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnsố 62/Gp - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNG Ty TNHH mộT THàNH vIêN

IN và văN HóA pHẩm

Với kinh nghiệm thực tiễn trong việcđánh giá việc thực hiện Công ướcUNESCO 2003 ở Hàn Quốc, Giáo sư,tiến sỹ Dawnhee Yim, Đại học Donggok,Hàn Quốc cho biết, Công ước này đãkhiến Hàn Quốc phải điều chỉnh hệ thốngcủa mình trong việc bảo vệ di sản vănhóa phi vật thể. Trong vòng 40 năm qua,hệ thống Báu vật Nhân văn sống là tâmđiểm của các chính sách bảo tồn trongCông ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vậtthể của Hàn Quốc. Do kết quả của quátrình công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhữngtruyền thống xưa cũ bị thay đổi rất nhanh.Những thay đổi này gây nguy hiểm tới disản văn hóa phi vật thể, công ước gắn liềnvới các tập tục xưa cũ như nghệ thuậttrình diễn và nghi lễ.

Giáo sư, Tiến sỹ Roger L. Janelli,Đại học University, Bloomington, Mỹthì cho rằng việc kết nối những phạm trùvật thể và phi vật thể trong di sản vănhóa là cực kỳ quan trọng. Theo đó, việcxem xét kỹ càng hơn mối liên kết nội tạigiữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thểdẫn tới việc kết luận rằng hai phạm

trù/nhóm có mối liên kết nội tại. NhưKim tự tháp Ai Cập, hay Thành Nhà HồViệt Nam được coi là những ví dụ điểnhình về di sản vật thể, trong mỗi ví dụtrên đều có những ý nghĩa biểu tượngđối với người dân địa phương và đối vớitoàn thể người dân Ai Cập hay ViệtNam. Cũng như vậy, các lễ hội, vũ điệuhoá trang và nghi lễ, thường được coi làví dụ điển hình về văn hóa phi vật thể,thường gắn liền với các bộ trang phục,dụng cụ âm nhạc, hay những dụng cụkhác cho việc trình diễn chúng.

Tiến sỹ Tvrtko Zebec, Viện Dân tộchọc và nghiên cứu văn hoá dân gian,Croatia cho rằng, kỹ thuật hóa tài liệu thuthập được như là kết quả của việc nghiêncứu điền dã từ lâu, ngay từ 6 thập kỷtrước và thiết lập một nơi lưu trữ kỹ thuậtsố đối với các tài liệu ghi chép, ảnh, videocó từ trước và bộ sưu tầm âm thanh là"đầu vào" quan trọng của kỹ thuật mớitrong việc quảng bá văn hóa; đồng thờinó cho phép thiết lập mạng lưới và mốiquan hệ tốt hơn, mạnh hơn đối với nhữngngười chủ nhân của di sản và những

người liên quan. Điều này hỗ trợ tốt hơncác nhà khoa học trong nghiên cứu củahọ và cho công chúng rộng rãi tiếp cậntư liệu có giá trị văn hóa truyền thống, kếtnối mạng lưới các tài liệu sưu tầm được;giúp cho các tổ chức văn hóa, chủ nhânvà những người nắm giữ di sản, nhữngngười hoạch định chính sách du lịch vàquảng bá cho sự phát triển bền vững.

Chia sẻ với những người quan tâmđến di sản văn hoá, đặc biệt là di sản vănhoá phi vật thể ở Việt Nam nói riêng vàtoàn cầu nói chung, bà Irina Bokova,Tổng Giám đốc UNESCO cho biết:Công ước 2003 đã có hơn 100 quốc giaphê chuẩn để bảo vệ các khía cạnh củavăn hóa. Việt Nam là một trong nhữngnước đi tiên phong trong việc cam kếtnhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản.Chúng tôi nhận thấy tinh thần ấy tronghành động của Chính phủ và sự tham giacủa phụ nữ, nam giới trong toàn bộ xãhội Việt Nam, nhằm chia sẻ sự giàu cótrong lịch sử lâu đời, sự đa dạng tuyệt vờivà di sản nổi trội của nước này. Vì vậy,các địa phương cũng như các quốc giacần nỗ lực hơn nữa để đi đến cùng việcbảo vệ di sản văn hoá. Cần coi trọng giátrị văn hóa, vì không có văn hóa thìkhông có di sản. Chúng ta, những thànhviên của Liên hợp quốc cần tiếp tục nỗlực tiếp cận việc bảo vệ di sản văn hóa.Chúng ta nên đặt ra mục tiêu bảo vệ disản để phát triển bền vững. Bên cạnh đócần nhận thức rõ về mối quan hệ giữavăn hóa và phát triển, nhấn mạnh tầmquan trọng của văn hóa, nhất là văn hóaphi vật thể. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tụchỗ trợ Quảng Nam và các tỉnh, thànhphố khác có di sản thế giới, củng cố hệthống thuyết minh diễn giải di sản để đàotạo Hướng dẫn viên Di sản, thiết kế cáctài liệu quảng bá sáng tạo và bền vững-bà Irina Bokova khẳng định.

t.tn

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dưới góc nhìn của các chuyên gia quốc tế trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế “10 năm (2003 – 2013) thực hiệnCông ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của unESCo” vừa diễnra tại thành phố Hội an, Quảng nam, đã có nhiều ý kiến tích cựctrong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Hát xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại