toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1062 –vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1062 ngày 13/02/2014 - Việt Nam tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2015 Milano (Tr.4) - Thực thi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan (Tr.5) - Thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới (Tr.2) - Trò chơi dân gian, nét văn hóa đặc sắc ngày xuân (Tr.20) troNg Số NàY Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình Ảnh: TUẤN SƠN “Bội thu” khách du lịch dịp Tết Giáp Ngọ Tết Giáp Ngọ 2014, ngành du lịch Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công do người dân được nghỉ dài, thời tiết thuận lợi, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao, nhất là với các tour ngắn từ 3-5 ngày. Người dân lựa chọn tour khá phong phú, từ các tour đến vùng biển, vùng núi cho đến miền Tây Nam bộ sông nước... Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, lượng khách du lịch Tết Giáp Ngọ tăng khoảng 20% so với năm 2013. Thông tin từ nhiều trọng điểm du lịch của nước ta như Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế… cho thấy lượng khách du lịch trong nước, quốc tế đều tăng. (Xem tiếp trang 8) Hơn 39.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp Tết Giáp Ngọ Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 và kỷ niệm 84 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2014), đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước và du khách nước ngoài đã đến Quảng trường Ba Đình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong các ngày 31/01, 01/02, 02/02, 04/02 và 05/02, tức mùng 01, 02, 03, 05, 06 Tết (ngày 03/02, tức mùng 04 Tết, không mở cửa Lăng), đã có 39.011 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó, có 22.548 lượt người trong nước và 16.463 lượt khách nước ngoài. Riêng ngày 04/02 (tức mùng 05 Tết) đã có tới 15.270 lượt người vào Lăng viếng Bác, thăm nơi ở và làm việc của Người. M.Cường Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cùng đoàn công tác kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại Đền Trần Thương (Hà Nam) Trong các ngày 07-8/02 (tức ngày 08-09 tháng Giêng Âm lịch), Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị, quản lý và tổ chức lễ hội tại một số điểm di tích, lễ hội trọng điểm trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình. (Xem tiếp trang 2)

Upload: longvanhien

Post on 26-May-2015

250 views

Category:

News & Politics


6 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1062. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1062 ngày 13/02/2014

- Việt Nam tham gia Triển lãmThế giới EXPO 2015 Milano

(Tr.4)- Thực thi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

(Tr.5)- Thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

(Tr.2)- Trò chơi dân gian, nét văn hóađặc sắc ngày xuân

(Tr.20)

troNg Số Này

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tạiQuảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình

Ảnh:

TU

ẤN

N

“Bội thu” khách du lịch dịp Tết Giáp Ngọ Tết Giáp Ngọ 2014, ngành du lịch Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công

do người dân được nghỉ dài, thời tiết thuận lợi, nhu cầu đi du lịch của ngườidân tăng cao, nhất là với các tour ngắn từ 3-5 ngày. Người dân lựa chọn tourkhá phong phú, từ các tour đến vùng biển, vùng núi cho đến miền Tây Nambộ sông nước... Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, lượng khách du lịch TếtGiáp Ngọ tăng khoảng 20% so với năm 2013. Thông tin từ nhiều trọng điểmdu lịch của nước ta như Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế… chothấy lượng khách du lịch trong nước, quốc tế đều tăng.

(Xem tiếp trang 8)

Hơn 39.000 lượt ngườivào Lăng viếng Chủ tịchHồ Chí Minh dịp TếtGiáp Ngọ

Trong dịp Tết Nguyên đán GiápNgọ 2014 và kỷ niệm 84 năm NgàyThành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(03/02/1930-03/02/2014), đông đảo cáctầng lớp nhân dân trong cả nước và dukhách nước ngoài đã đến Quảng trườngBa Đình vào Lăng viếng Chủ tịch HồChí Minh, bày tỏ lòng thành kính đốivới vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ViệtNam. Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịchHồ Chí Minh, trong các ngày 31/01,01/02, 02/02, 04/02 và 05/02, tức mùng01, 02, 03, 05, 06 Tết (ngày 03/02, tứcmùng 04 Tết, không mở cửa Lăng), đãcó 39.011 lượt người vào Lăng viếngChủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó, có22.548 lượt người trong nước và 16.463lượt khách nước ngoài. Riêng ngày04/02 (tức mùng 05 Tết) đã có tới15.270 lượt người vào Lăng viếng Bác,thăm nơi ở và làm việc của Người.

M.Cường

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cùng đoàn công tác kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại Đền Trần Thương (Hà Nam)

Trong các ngày 07-8/02 (tức ngày 08-09 tháng Giêng Âm lịch), Đoàn côngtác của Bộ VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng đoàn đã đikiểm tra công tác chuẩn bị, quản lý và tổ chức lễ hội tại một số điểm di tích, lễhội trọng điểm trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình.

(Xem tiếp trang 2)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 Số 1062 l 13.02.2014

Hai ngày trước khi chính thức khaihội Yên Tử (mùng 10 tháng Giêng), Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh cùng Đoàncông tác đã đi kiểm tra công tác chuẩnbị tại Khu di tích danh thắng Yên Tửtại thành phố Uông Bí, tỉnh QuảngNinh, Bộ trường lưu ý BQL di tích vàBTC lễ hội chú ý tới các khâu chuẩn bịđón tiếp khách, khu vực bến bãi đỗ xe,cáp treo, hệ thống nhà vệ sinh, công tácđảm bảo vệ sinh môi trường, an ninhtrật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm... đặcbiệt, là số lượng, vị trí đặt các hòmcông đức, công tác quản lý tiền giọtdầu. Ghi nhận những nỗ lực trong côngtác chuẩn bị cho lễ hội xuân Yên Tử,Bộ trưởng lưu ý, với hàng vạn dukhách mỗi ngày, địa hình phức tạp,chính quyền địa phương, BQL di tíchvà BTC lễ hội cần luôn luôn sát saotheo dõi những diễn biến, hoạt độngcủa lễ hội, chủ động lường trước cáctình huống và giải pháp ứng phó; kiênquyết xử lý các hiện tượng tiêu cực nhưbán hàng rong, ăn xin đeo bám khách,nạn xóc quẻ thẻ, bán thịt thú rừng tại ditích; tăng cường kiểm soát công tácphòng cháy chữa cháy; đảm bảo vệsinh môi trường, an ninh trật tự; an toàncho du khách hành hương. Đặc biệtchú ý không để xảy ra việc đổi tiền lẻchênh lệch giá tại di tích, hạn chế tìnhtrạng rải tiền lẻ; quản lý tiền công đứctheo tiêu chí công khai, minh bạch...

Sáng ngày 08/02, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh cùng Đoàn công tác đã kiểmtra công tác tổ chức lễ hội tại Đền Trần

Thương (tỉnh Hà Nam). Đánh giá caocông tác tổ chức lễ hội tại địa phươngnày, Bộ trưởng cho rằng, công tác quảnlý và tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Namđã có nhiều chuyển biến tích cực trêncác lĩnh vực bảo tồn và phát huy cácgiá trị truyền thống văn hóa của địaphương, đã hạn chế được tối đa các tiêucực, tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan,đốt vàng mã, người hành khất; vấn đềvệ sinh môi trường đã được chú trongvà công tác quản lý tuyên truyền nângcao ý thức của người dân được phổbiến tốt. Để gìn giữ và phát huy giá trịdi tích Lịch sử quốc gia Đền TrầnThương, trong năm 2014, Tỉnh ủy HàNam, Sở VHTTDL Hà Nam và BTCLễ hội cần phát huy hơn nữa, tập trungchỉ đạo tổ chức một mùa Lễ hội antoàn, tiết kiệm, lành mạnh, phục vụđược nhu cầu được thưởng thức vănhóa tâm linh của người dân - Bộ trưởngnhấn mạnh.

Tại Ninh Bình, sau khi đi khảo sátthực tế tại di tích lịch sử, kiến trúc nghệthuật quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư;khu du lịch sinh thái Tràng An (huyệnHoa Lư) và chùa Bái Đính (xã GiaSinh, huyện Gia Viễn), Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá cao công tácgiữ gìn cảnh quan môi trường, đảm bảoan ninh trật tự tại các khu di tích lịchsử, điểm tham quan trên địa bàn.Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh nhận định,năm nay lượng khách tham quan đông,

nhưng Ninh Bình đã hạn chế được tìnhtrạng lộn xộn tại các khu di tích lịch sử,điểm tham quan. Các cửa hàng bán đồlưu niệm, dịch vụ chụp ảnh được quyhoạch thành khu riêng nên đã hạn chếđược tình trạng chen lấn, chèo kéokhách và xả rác bừa bãi. Tỉnh cũngtăng cường lực lượng phân luồng,hướng dẫn xe vào bến, bãi nên đã tránhđược tình trạng ùn tắc giao thông, đảmbảo an ninh trật tự phục vụ nhân dân,du khách an tâm tham quan, đi lễ…Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra,Đoàn công tác phát hiện vẫn còn tìnhtrạng khách hành hương giắt tiền lẻ vàotượng Phật và trên bàn hành lễ, sờ vàotượng phật tạo nên những hình ảnhkhông đẹp.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đềnghị, mùa lễ hội còn dài nên các cơquan chức năng của tỉnh, Ban Quản lýcác di tích lịch sử, điểm tham quan trênđịa bàn cần nâng cao trách nhiệm, quảnlý chặt chẽ hơn nữa hoạt động lễ hội,hướng dẫn, nhắc nhở nhân dân, dukhách thực hiện đúng quy định khitham gia lễ hội. Công tác nâng cao ýthức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhữngngười làm du lịch và người dân trên địabàn cần được chú trọng để đội ngũ nàytrở thành những tuyên truyền viên tíchcực, tham gia quảng bá vẻ đẹp của nonnước quê hương Ninh Bình đến vớibạn bè, du khách trong và ngoài nước.

tHtt - Hồ tHanH

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 27/01/2014, Bộ VHTTDL đãcó Báo cáo số 20/BC-BVHTTDL vềviệc thực hiện mục tiêu quốc gia về bìnhđẳng giới năm 2013. Theo Báo cáo,trong năm 2013, Luật bình đẳng giớiđược Bộ VHTTDL triển khai trên cácphương diện: Rà soát, sửa đổi, bổ sungvăn bản quy phạm pháp luật; ban hànhtheo thẩm quyền hoặc trình cơ quan cóthẩm quyền ban hành văn bản quy phạmpháp luật. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn

thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳnggiới, hướng dẫn và tổ chức thực hiện cácbiện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Thứba là tuyên truyển, phổ biến chính sách,pháp luật về bình đẳng giới. Tổ chứcnghiên cứu khoa học.

Nhìn chung, trong năm 2013, đốivới Bộ VHTTDL, việc triển khai hoạtđộng bình đẳng giới có nhiều thuậnlợi vì được sự quan tâm của Đảng ủy,lãnh đạo Bộ, các Vụ, đơn vị thuộc Bộ.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụcủa Bộ VHTTDL, các hoạt động thựchiện mục tiêu bình đẳng giới đượcthực hiện chặt chẽ với lĩnh vực côngtác gia đình, đặc biệt là phòng, chốngbạo lực gia đình trong việc tổ chứccác hoạt động tập huấn, truyền thôngcũng như nghiên cứu, xây dựngchính sách. Tuy nhiên, với đặc thù làđội ngũ cán bộ, công chức, viên chứccòn bao gồm các vận động viên, diễn

Thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

3Số 1062 l 13.02.2014

- Bộ VHTTDL ban hành Quyết địnhsố 201/QĐ-BVHTTDL ngày 24/01/2014,thành lập Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốcgia 2015 do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhvà ông Mai Văn Ninh - Bí thư Tỉnhủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóalàm Trưởng Ban, ông Trịnh VănChiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịchUBND tỉnh Thanh Hóa làm PhóTrưởng Ban Thường trực, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn làm Phó Trưởng Ban và23 Ủy viên.

- Ngày 24/01/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 208, 209/QĐ-BVHTTDL về việc đổi tên Nhà hát Ca,Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam trực thuộcBộ VHTTDL thành “Nhà hát Nghệthuật đương đại Việt Nam” và Trungtâm Hỗ trợ sáng tác trực thuộc BộVHTTDL thành “Trung tâm Hỗ trợsáng tác văn học nghệ thuật”.

- Tại Quyết định số 220/QĐ-BVHTTDL ngày 25/01/2014, BộVHTTDL giao Cục Văn hóa cơ sở chủtrì, phối hợp với Sở VHTTDL các

tỉnh/thành: Bình Dương, Bình Phước,Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh,Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, thànhphố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và cácđơn vị liên quan tổ chức Liên hoanTiếng hát miền Đông năm 2014. Thờigian: tháng 3/2014 tại tỉnh Lâm Đồng.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 216/QĐ-BVHTTDL ngày25/01/2014, ban hành Kế hoạch tổngthể triển khai thực hiện Quyết định số896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổngthể đơn giản hóa thủ tục hành chính,giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệuliên quan đến quản lý dân cư giai đoạn2014-2020 của Bộ VHTTDL. Giao Tổcông tác thực hiện Đề án 896 theo dõi,đôn đốc và phối hợp với các đơn vị cóliên quan tổ chức thực hiện Kế hoạchnày.

- Ngày 25/01/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 228/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo tổchức các hoạt động mừng Đảng, mừng

Xuân Giáp Ngọ tại Làng Văn hóa - Dulịch các dân tộc Việt Nam trong Ngàyhội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổquốc” từ ngày 15-17/02/2014 do Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng Ban,ông Nông Quốc Tuấn - Ủy viên BanChấp hành Trung ương Đảng, Thứtrưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dântộc làm Phó Trưởng Ban và 10 Ủyviên.

- Tại Quyết định số 231/QĐ-BVHTTDL ngày 27/01/2014, BộVHTTDL công bố Danh mục di sảnvăn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hộiđền Trần” xã Tiến Đức, huyện HưngHà, tỉnh Thái Bình. Chủ tịch UBNDcác cấp nơi có di sản văn hóa phi vậtthể được đưa vào Danh mục di sản vănhóa phi vật thể quốc gia tại Quyết địnhnày, trong phạm vi nhiệm vụ và quyềnhạn của mình, thực hiện việc quản lýnhà nước đối với di sản văn hóa phi vậtthể trong Danh mục theo quy định củapháp luật về di sản văn hóa.

tHtt

VăN BảN Mới

viên, nghệ sĩ… nên hoạt động liênquan tới bình đẳng giới nói chung vàbình đẳng giới trong phạm vi Ngànhcần được tiếp tục điều chỉnh, lồngghép cho phù hợp. Điểm mạnh củaviệc triển khai hoạt động bình đẳnggiới năm 2013 của Ngành VHTTDLlà công tác truyền thông về Luật bìnhđẳng giới và Luật phòng, chống bạolực gia đình. Bên cạnh các chươngtrình truyền thông phối hợp với cáccơ quan truyền thông đại chúng đượctổ chức thường xuyên, chuỗi sự kiệnkỷ niệm Ngày thế giới xóa bỏ bạolực gia đình chống lại phụ nữ - 25/11được tổ chức đa dạng về hình thức,phong phú về nội dung và tạo dấu ấnmạnh mẽ ở cả cấp Trung ương và địaphương.

Đối với địa phương, đến thời điểmnày có 17 Sở VHTTDL đã gửi báo cáovề việc xây dựng và triển khai Kế hoạch

hành động về bình đẳng giới của địaphương thực hiện Kế hoạch hành độngsố 3110/KH-BVHTTDL về bình đẳnggiới của Ngành VHTTDL.

Một số tỉnh/thành đã tổ chức cáchoạt động tập huấn về nội dung bìnhđẳng giới hoặc lồng ghép bình đẳng giớitrong chương trình tập huấn chung vềcông tác gia đình. Nội dung các lớp tậphuấn này nhằm trang bị kiến thức về chủtrương của Đảng và Nhà nước về bìnhđẳng giới, kỹ năng ứng xử giữa cácthành viên trong gia đình, kỹ năngphòng, chống bạo lực gia đình. Thànhviên tham gia là cán bộ làm công tác giađình cấp xã, thành viên Câu lạc bộ giađình và phát triển bền vững, nhómphòng, chống bạo lực gia đình. Ở mộtsố địa phương như Hà Nam, Đồng Nai,Sở VHTTDL phối hợp với Sở Lao động- Thương bình và Xã hội tổ chức lớp tậphuấn thực hiện Mô hình xây dựng, sửa

đổi hương ước, quy ước tại các xã xâydựng điểm. Do vậy, bên cạnh việc nângcao năng lực triển khai thực hiện Luậtbình đẳng giới, Luật phòng, chống bạolực gia đình; vai trò, trách nhiệm của tổchức, cá nhân, cộng đồng trong việcthực hiện bình đẳng giới, lớp tập huấncòn tập trung hướng dẫn việc xây dựng,sửa đổi hương ước tại cộng đồng. SởVHTTDL các tỉnh/thành đã tích cựctriển khai các hoạt động tuyên truyền vềbình đẳng giới bằng nhiều hình thứcnhư triển khai phổ biến các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước, mộtsố văn bản quy phạm pháp luật về giađình, phòng, chống bạo lực gia đình,bình đẳng giới; các kiến thức, kỹ năngứng xử, giải quyết mâu thuẫn giữa cácthành viên trong gia đình; bình đẳnggiới trong thực hiện kế hoạch hóa giađình, chăm sóc sức khỏe sinh sản,

(Xem tiếp trang 6)

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 Số 1062 l 13.02.2014

quản lý nhà nước

Ngày 06/02, ngày làm việc đầutiên sau đợt nghỉ Tết Giáp Ngọ kéo dài9 ngày, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đãđến thăm, làm việc và chúc Tết một sốđơn vị thuộc Bộ VHTTDL tại Hà Nội.

Bộ trưởng biểu dương những kếtquả các đơn vị đạt được trong nămqua, đồng thời có những động viên,nhắn gửi và nhắc nhở các đơn vị phấnđấu ngay từ những ngày làm việc đầuxuân để đạt thành tích cao hơn trongnăm mới.

Tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốcgia Việt Nam, Bộ trưởng đánh giá caokết quả đạt được của Viện với việchoàn thành 9 đề tài khoa học cấp Bộcũng như việc triển khai đào tạonghiên cứu sinh theo quy trình mới...Chúc Tết đầu năm các nhà khoa học,các cán bộ của Viện, Bộ trưởng hyvọng Hồ sơ quốc gia Dân ca Ví GiặmNghệ Tĩnh do Viện làm đầu mối xây

dựng sẽ được UNESCO vinh danhtrong năm nay. Trước khi đi thăm vàchúc Tết Viện Âm nhạc, Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam, Bộ trưởng đãđến kiểm tra công trình xây dựng Nhàhát tại Học viện. Ghi nhận những nỗlực của Viện Âm nhạc trong vai tròđơn vị đầu mối xây dựng Hồ sơ Nghệthuật Đờn ca tài tử Nam bộ đã đượcUNESCO vinh danh trong năm qua,Bộ trưởng đề nghị tập thể cán bộ củaViện Âm nhạc phát huy kết quả đó,gấp rút xây dựng hồ sơ Nghi lễ Thencủa người Tày - Thái - Nùng ViệtNam đệ trình UNESCO trong thờigian tới.

Tại Trung tâm Chiếu phim quốcgia, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh vuimừng đón nhận thông tin doanh thucủa Trung tâm dịp Tết Nguyên đán2014 tính từ ngày 31/01-05/02 đạt gần4 tỷ đồng. Đây là một trong những

đơn vị chuyển sang hoạt động xã hộihóa khá thành công trong hai năm quavà Bộ trưởng tin tưởng đơn vị sẽ tiếptục phát triển để tự chủ tốt hơn trongnhững năm tới.

Thăm và chúc Tết Viện Nghiêncứu phát triển du lịch, Bộ trưởngnhấn mạnh: “Năm 2013, Việt Namđón 7,5 triệu lượt khách quốc tế và35 triệu lượt khách nội địa, tổng thuđạt 200.000 tỷ đồng, du lịch ViệtNam đã về đích trước 2 năm so vớimục tiêu 2015. Đây là thành quả cóđóng góp từ nhiều phía và các đơn vị,doanh nghiệp trong đó có ViệnNghiên cứu phát triển du lịch cần tiếptục phát huy”.

Đến Trung tâm dịch vụ VHTTDL,Trường Cán bộ quản lý VHTTDL,Khu Liên hợp Thể thao quốc gia, Bộtrưởng tin tưởng cán bộ, người laođộng tiếp tục đoàn kết, phát triển nhânlực trẻ để hoàn thành nhiệm vụ củađơn vị, có những đóng góp tích cựccho ngành trong năm 2014.

tHtt

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm, làm việctại các đơn vị thuộc Bộ

Bộ VHTTDL vừa có Tờ trình số15/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướngChính phủ về Đề án “Việt Nam tham giaTriển lãm Thế giới EXPO 2015 Milano,Italia”. Chủ đề của EXPO 2015 là “Nuôidưỡng hành tinh, năng lượng cho cuộcsống” với 07 chủ đề phụ. Được tổ chứctrong thời gian 6 tháng, từ ngày01/5/2015 đến ngày 31/10/2015, trêntổng diện tích hơn 200ha. Dự kiếnEXPO 2015 có 181 đơn vị tham giatrong đó gồm 120 quốc gia, 20 tổ chứcquốc tế, 21 tổ chức của Italia, 30 đơn vịthuộc các tổ chức kinh tế và ước tính thuhút khoảng 29 triệu lượt khách tham gia.

Việt Nam tham gia EXPO 2015nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng đốivới những thách thức về an ninh lươngthực và tìm kiếm giải pháp cho nguồnnăng lượng sự sống tương lai; Nâng cao

nhận thức về những thách thức cấpbách; Phổ biến những khái niệm, nhữngkinh nghiệm thành công và sáng kiếnphù hợp với sự phát triển cho tương laiquanh vấn đề đảm bảo lương thực vànhững nguồn năng lượng mới; Tăngcường đối thoại và nhận thức về pháttriển bền vững đối với vấn đề an ninhlương thực…

Việt Nam tham gia Triển lãm lầnnày với các thông điệp: Khẳng định vaitrò của Việt Nam trong việc giải quyếtcác vấn đề an ninh lương thực của thếgiới, thể hiện một cách tinh tế quan điểmvà sự coi trọng của Đảng và Nhà nướcta đối với vấn đề lương thực; Truyền tảithông điệp Việt Nam chủ động ứng phóvới biến đổi khí hậu, sử dụng nănglượng tiết kiệm, tăng cường quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường; Chia sẻ,

học hỏi kinh nghiệm, trao đổi hợp tác,cung cấp cho khách tham quan thôngtin, thành tựu khoa học công nghệ vềphát triển các giống nông sản mới, đạtchất lượng và sản lượng cao; phươngpháp bảo quản, chế biến xuất khẩu; Giớithiệu tinh hoa ẩm thực Việt, đời sốngdân sinh, giá trị và vẻ đẹp thơ mộng củavùng Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằngsông Cửu Long cũng như các vùngtrồng trọt, sản xuất, chế biến khác dàikhắp cả nước cùng bề dày truyền thốngvăn hóa, lịch sử và sự gắn bó ngàn đờicủa người Việt Nam.

Với chủ đề “Nuôi dưỡng hành tinh,năng lượng cho cuộc sống”, gian triểnlãm của Việt Nam hướng đến thể hiệntheo phong cách truyền thống kết hợpvới hiện đại, thân thiện với môi trường.

n.H

Việt Nam tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2015 Milano

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5Số 1062 l 13.02.2014

quản lý nhà nước

Sáng 07/02/2014 tại Hà Nội, CụcMỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đãkhai mạc Triển lãm Mỹ thuật - Nhiếpảnh chào Xuân Giáp Ngọ. Thứ trưởngVương Duy Biên đã tới dự và cắt băngmạc Triển lãm.

Triển lãm giới thiệu 73 tác phẩm,gồm: 44 tác phẩm mỹ thuật, 29 tácphẩm nhiếp ảnh của 20 tác giả là cán bộ,công chức, viên chức sáng tác gần đây.Các tác giả gửi gắm cảm xúc, tình yêucuộc sống, thiên nhiên, con người vàotrong mỗi bức tranh, tấm ảnh. Ngườiđến với Triển lãm có thể thưởng thức,cảm nhận và mong ước những điều tốtđẹp trong năm mới 2014.

Ngoài những tác giả có thâm niêncông tác và sáng tác như: Họa sĩ Vi KiếnThành, Đoàn Thị Thu Hương, NguyễnCao Tuấn, Nguyễn Trần Quyết… Triểnlãm còn có sự tham gia của các hoạ sỹtrẻ như Trần Kim Thoa, Hoàng MinhĐức, Ngô Quang Dương, Nguyễn PhúQuý, Nguyễn Ngọc Trang, Trần VănThức, Bùi Đình Hải; các nhà nhiếp ảnhChu Thu Hảo, Dương Thuý Hằng, VũĐức Huy, Trần Hạnh Chi…

Điểm khác biệt so với những lần

triển lãm trước đây, năm nay ngoài cácsáng tác tranh, tượng, ảnh nghệ thuậtcòn có những bức ảnh ghi lại nhữnghoạt động của Công đoàn Cục tổ chứcvà tham gia. Nhân dịp này, Ban Chấphành Công đoàn Bộ VHTTDL đã tặngGiấy khen cho Công đoàn Cục Mỹthuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.

Triển lãm mở cửa từ ngày 07-14/02/2014 tại Trung tâm Triển lãm Mỹthuật, Nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hà Nội).

tHtt

Trong những năm qua, hoạt độngvăn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóaphát triển sâu, rộng, đã đạt được nhữngkết quả tích cực, tạo ra những điều kiệnthuận lợi để nhân dân khắp các vùngmiền được hưởng thụ những sản phẩmvăn hóa đa dạng, phong phú, Công tácquản lý nhà nước đối với những hoạtđộng văn hóa, kinh doanh dịch vụ vănhóa đã được tăng cường, tạo nên nhữngchuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tíchcực, các hoạt động văn hóa, kinh doanhdịch vụ văn hóa còn bộc lộ một số hạnchế bất cập. Để chấn chỉnh những tồntại và thực thi pháp luật về quyền tácgiả, quyền liên quan trong các hoạtđộng văn hóa, kinh doanh dịch vụ vănhóa được nghiêm túc Bộ VHTTDL đãcó Công văn số 269/BVHTTDL-TTrngày 06/02/2014, gửi Thủ trưởng cáccơ quan trực thuộc Bộ, Giám đốc SởVHTTDL các tỉnh/thành triển khai mộtsố nội dung như sau:

Thứ nhất: Kiên quyết và áp dụngcác biện pháp tích cực, cụ thể, hiệu quảtrong khuôn khổ của pháp luật để bảohộ quyền tác giả, quyền liên quan củacác chủ thể quyền thuộc thẩm quyềnquản lý.

Thứ hai: Thực hiện nghiêm túc các

nội dung tại Công văn số2514/BVHTTDL-NTBD ngày 09/7/2013của Bộ VHTTDL về việc thực thi LuậtSở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyềnliên quan trong hoạt động biểu diễnnghệ thuật. Trong các hoạt động theoquy định của pháp luật phải xin phép,cấp phép tại các cơ quan thuộc Bộ hoặcSở VHTTDL, khi cấp phép cơ quanquản lý nhà nước yêu cầu tổ chức, cánhân phải nghiêm túc thực hiện quyđịnh tại Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữutrí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm2009; Điều 21 Luật Xuất bản năm2012: “Việc xuất bản tác phẩm, tài liệuvà tái bản xuất bản phẩm chỉ được thựchiện sau khi có văn bản chấp thuận củatác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theoquy định của pháp luật” trong trườnghợp tổ chức, cá nhân đó xin giấy phépxuất bản, kinh doanh bản ghi âm, ghihình ca múa nhạc, sách nhạc và điểm bkhoản 2 Điều 7 Nghị định số79/2012/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh về biểu diễn nghệ thuật, trình diễnthời trang; thi người đẹp và người mẫu;lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghihình ca múa nhạc, sân khấu.

Chủ động phối hợp, thống nhấtvới các cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh thành lập doanh nghiệp, cấp giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh đốivới doanh nghiệp, hộ kinh doanhtrong lĩnh vực văn hóa, dịch vụ vănhóa đảm bảo không để tình trạng cáctổ chức này vi phạm pháp luật về sởhữu trí tuệ trong hoạt động chưa bị xửlý, thay tên, địa chỉ thành lập đơn vịmới để trách bị xử lý hành vi đã viphạm pháp luật trước đó. Chỉ đạo cácđơn vị nghê thuật trực thuộc thực hiệnnghiêm túc các quy định của phápluật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả,quyền liên quan trong hoạt động củađơn vị.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăngcường thanh tra, kiểm tra và xử lýnghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt độngtrong lĩnh vực văn hóa, kinh doanhdịch vụ văn hóa có hành vi vi phạmpháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tácgiả, quyền liên quan.

Tạo điều kiện, hỗ trợ các tổ chứcquản lý tập thể quyền tác giả, quyềnliên quan thực hiện quyền do pháp luậtquy định, đặc biệt là hoạt động cấpphép thu và phân phối tiền sử dụng tácphẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghihình, chương trình phát sóng; giám sáthoạt động của các tổ chức này theothẩm quyền.

Duyên trần

Thứ trưởng Vương Duy Biên dự khai mạcTriển lãm chào Xuân Giáp Ngọ

Thực thi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

6 Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Khai hội Yên Tử Ngày 09/02 (Tức 10/02 Âm lịch), lễ

hội Xuân Yên Tử đã chính thức khaihội tại xã Thượng Yên Công, thành phốUông Bí (Quảng Ninh), mở đầu chochuỗi hoạt động lễ hội trong năm 2014.

Điểm nhấn của mùa lễ hội năm naylà công trình tượng Phật hoàng TrầnNhân Tông được khánh thành và phụcvụ nhân dân đến chiêm bái. Chươngtrình khai mạc hội xuân Yên Tử đã diễnra các nghi thức truyền thống như mànkhai hội với chương trình nghệ thuậtđặc sắc, lễ cầu quốc thái dân an, lễđóng dấu thiêng Yên Tử… Bên cạnh

đó còn có lễ cầu phúc, nhập linh trốngđồng, chữ Tâm linh thiêng Yên Tử tạichùa Trình.

Tại lễ khai mạc, Ban Tổ chức đãtrao 50 chiếc trống đồng và bộ chữgồm 500 chữ Tâm, Phúc, Lộc có hìnhtượng Phật Hoàng Trần Nhân Tôngđược dát vàng nguyên chất và huy hiệuPhật hoàng Trần Nhân Tông bằng đồngdát vàng làm tặng phẩm đặc biệt chocác đơn vị, tổ chức và cá nhân tiêu biểutrong cả nước.

Cũng tại lễ khai mạc, tượng Phậthoàng Trần Nhân Tông đã được traoBằng Vinh danh kỷ lục quốc gia chobức tượng đồng đúc nguyên khối lớn

nhất Việt Nam. Lễ hội năm nay có sức thu hút tâm

linh lớn hơn mọi năm. Từ trước vàtrong ngày khai hội, hàng vạn dukhách, phật tử trong và ngoài nước đãđổ về Yên Tử du xuân, vãn cảnh, cầuan, chiêm bái. Lễ hội xuân Yên Tử2014 dự kiến sẽ đón khoảng 3 triệulượt khách tham quan, tăng mạnh sovới 2,1 triệu lượt khách năm ngoái.

Để phục vụ du khách tốt nhất, bảođảm truyền thống, văn minh, tiết kiệmcủa lễ hội, Ban Tổ chức đang tiếp tụcđẩy mạnh việc đảm bảo an ninh trật tự,an toàn vệ sinh thực phẩm.

t.LâM

Tối 07/02 (tức mùng 08 âm lịch),đêm hội Văn hóa - Du lịch tỉnh BàRịa-Vũng Tàu năm 2014 với chủ đề“Qua miền di sản” đã diễn ra tại TP.Vũng Tàu.

Đêm hội Văn hóa - Du lịch tỉnh BàRịa-Vũng Tàu lần thứ 8 năm 2014 mởđầu cho việc thực hiện Kế hoạch pháttriển du lịch của tỉnh. Ngành Du lịchphát huy cao độ ý chí quyết tâm, sự gắnkết chặt chẽ, tinh thần hợp tác tốt trongcộng đồng doanh nghiệp của tỉnh, tăngcường liên kết du lịch trong vùng, trongkhu vực và quốc tế để nắm bắt, tận dụngkhai thác tốt thời cơ, vận hội của quátrình hội nhập quốc tế; xây dựng môitrường tự nhiên và xã hội lành mạnh, tạo

điều kiện thuận lợi cho ngành du lịchphát triển. Ngành đầu tư xây dựng sảnphẩm du lịch, điểm đến, đặc biệt là cácdi sản văn hóa của địa phương. Đêm hộiVăn hóa - Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàunăm 2014 là hoạt động nhằm quảng bá,giới thiệu hình ảnh môi trường đầu tưsôi động, giàu tiềm năng và củng cốthương hiệu riêng của tỉnh Bà Rịa-VũngTàu, là địa chỉ du lịch ấn tượng, thânthiện, an toàn trong lòng du khách.

Qua chương trình nghệ thuật đêmKhai hội, bức tranh khung cảnh tươi đẹpcủa quê hương Bà Rịa-Vũng Tàu dướihình thức sân khấu hóa, kết hợp nhuầnnhuyễn từ hình ảnh đến âm thanh, ánhsáng đã đem đến một đêm nghệ thuật

công phu, hoành tráng, với những cakhúc hay về biển như: Đánh thức biểnkhơi, Biển chào, Lời ru của biển, Tiếngdân chài, Ra khơi mùa xuân, Lung linhđảo ngọc, Về với đất biển, Bà Rịa-VũngTàu trong trái tim tôi...

Nhân dịp này, tỉnh Bà Rịa-VũngTàu đã giới thiệu các sự kiện văn hóa,thể thao và du lịch quan trọng của tỉnhtrong năm 2014 như: Đại hội thể dục-thể thao cấp tỉnh lần thứ VI năm 2014,Festival Diều quốc tế lần V năm 2014,Lễ hội Nghinh ông lần thứ IV, Ngàyhội Nghề cá, Lễ hội Côn Đảo, Liênhoan “Ca khúc cách mạng đi cùng nămtháng” khu vực miền Đông Nam bộ.

Huy Long

Đêm hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ 8

chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Đếnnay, 43/63 tỉnh/thành đã hoàn tất việc lựachọn 05 xã tham gia mô hình xây dựng,sửa đổi quy ước, hương ước, quy ướcnhằm cụ thể hóa nguyên tắc và nội dungbình đẳng giới tại cấp cộng đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình triểnkhai thực hiện mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới cũng gặp một số khókhăn, vướng mắc như: Bình đẳng giới

là một vấn đề mới và khó, quan niệmbình đẳng giới cũng như việc thực hiệnbình đẳng giới của một bộ phận ngườidân trong xã hội còn hạn chế. Do vậy,việc tiếp cận, triển khai các hoạt độngnhằm thúc đẩy bình đẳng giới cónhững cản trở nhất định. Kinh phí đầutư cho lĩnh vực bình đẳng giới còn hạnchế. Một số hoạt động chuyên môncủa Ngành như rà soát các sản phẩm

văn hóa đòi hỏi đội ngũ chuyên gia cókinh nghiệm và thời gian để triển khai.Để giải quyết những khó khăn, vướngmắc này, cần xây dựng cơ chế phốihợp liên ngành trong lĩnh vực bìnhđẳng giới để tạo sự gắn kết, chia sẻ cáchoạt động cũng như huy động nguồnlực cho công tác bình đẳng giới vàphòng, chống bạo lực gia đình.

H.Q

Thực hiện mục tiêu quốc gia... (Tiếp theo trang 3)

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 09/02, tại bản Đèo De, xã PhúĐình, huyện Định Hóa, Lễ hội LồngTồng ATK Định Hóa Xuân Giáp Ngọ2014 - một trong những lễ hội Xuântruyền thống lớn nhất tỉnh Thái Nguyênđã chính thức khai hội, thu hút đông đảonhân dân các dân tộc trong vùng và dukhách thập phương tham dự.

Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóanăm nay được tổ chức với nhiều nộidung phong phú, hấp dẫn, bao gồmphần lễ và phần hội. Phần lễ gồm nhữngnghi lễ truyền thống như: lễ cầu mùacủa dân tộc Tày và dân tộc Sán Chay,lễ cầu phúc của dân tộc Dao, lễ xuốngđồng (cày tịch điền) của đồng bào Tày- Nùng... Phần hội diễn ra tưng bừng,

náo nhiệt với các trò hội dân gian: tungcòn, múa lân sư rồng, hát Then, hát Ví,múa Rối Tày... Tại hội Lồng Tồng nămnay, 24 xã, thị trấn trong huyện còn tổchức hội trại, giao lưu văn nghệ, thểthao, thi giã bành dày, thi cấy lúa, múatắc xình.

Về với hội Lồng Tồng ATK ĐịnhHóa năm nay, du khách còn được giớithiệu đầy đủ về 128 điểm di tích lịch sửtrong thời kỳ kháng chiến chống thựcdân Pháp (1946-1954), đặc biệt là cácdi tích: đồi Khau Tý, lán Tỉn Keo, Nhàtưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơiở và làm việc, Văn phòng Bộ Tổng tưlệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp...Trong không gian mang đậm bản sắc

văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc,các cơ sở kinh doanh, chế biến nônglâm sản và bà con các dân tộc tronghuyện cũng trưng bày, quáng bá các sảnphẩm đặc trưng của quê hương ĐịnhHóa như: gạo Bao Thai, cơm lam, bánhkhẩu sli, chè sạch chất lượng cao...

Hội Lồng Tồng - hội xuống đồngtrong những ngày đầu xuân mới củađồng bào dân tộc Tày từ lâu đã đượccoi như nơi quy tụ những sắc thái vănhóa đặc trưng của đồng bào vùng chiếnkhu xưa; đồng thời cũng là hoạt độngtín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gióhòa, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôinảy nở, mùa màng bội thu, bản làngyên vui, no ấm. H.yến

Lễ hội Lồng Tồng Xuân Giáp Ngọ 2014

Với thời tiết thuận lợi, trong 9ngày nghỉ Tết, ngành du lịch tỉnhNinh Thuận đã đón hơn 40.000 lượtkhách tham quan, nghỉ dưỡng (tăng15% so với cùng kỳ); trong đó kháchlưu trú qua đêm đạt 22.000 khách.Đáng mừng là lượng du khách đến từNga tăng gấp đôi so Tết trước. Đâylà tín hiệu vui, hứa hẹn cho du lịchtỉnh Ninh Thuận gặt hái được nhiềuthành quả trong năm mới.

Trong những ngày Tết, tại cácđiểm du lịch như Khu du lịch NinhChữ -Bình Sơn, vịnh Vĩnh Hy, thápPoklong Garai..., lượng khách du lịchđến tham quan nghỉ dưỡng rất đông.Từ mùng 01 đến mùng 04 Tết, cáckhách sạn, resort ven biển Ninh Chữ- Bình Sơn không còn phòng chothuê. Mặc dù lượng khách có tăngnhưng tình hình an ninh trật tự đượcbảo đảm; giá cả hàng hóa, dịch vụ, ănuống, nghỉ ngơi ổn định với tinh thầnthái độ phục vụ khách thân thiện.

Ông Hồ Sĩ Sơn - Phó Giám đốcSở Văn hóa, Thể thao và Du lịchNinh Thuận cho biết: Để chuẩn bịđón khách dịp Tết, ngành du lịch tỉnh

đã tăng cường chỉnh trang lại các khuvui chơi giải trí. Các công ty kinhdoanh du lịch bổ sung chương trìnhkích cầu, giảm giá; ký kết hợp đồngvới các doanh nghiệp lữ hành nhưBến Thành Tourist, Fiditour,Vietravel, Saigontourist, Liên BangTravelink, Pegas... mở thêm nhiềutour du lịch mới. Các khách sạn,resort cao cấp mới như ResortAmanơi, Khách sạn Châu Thànhcũng kịp khai trương phục vụ kháchlưu trú. Tại các điểm du lịch nhưLàng nghề gốm Bàu Trúc, Dệt MỹNghiệp, các vườn nho, táo, các điểmdọc theo dải ven biển từ Vĩnh Hy đếnBình Tiên… cũng được các doanhnghiệp du lịch quan tâm chỉnh trang.Ở các huyện, thành phố trên địa bàntỉnh diễn ra nhiều hoạt động văn hóa,văn nghệ phục vụ nhân dân và dukhách, như thành phố Phan Rang -Tháp Chàm tổ chức Lễ hội Đườnghoa Xuân Giáp Ngọ 2014 gắn vớichương trình bắn pháo hoa, ca nhạcđêm giao thừa đón mừng xuân mới;các xã Cà Ná, Phước Dinh, PhướcDiêm (huyện Thuận Nam) tổ chức lễ

hội đầu năm mang đậm bản sắc vănhóa miền biển, thu hút đông đảo bàcon, du khách đến vui chơi, giải trí.

Tỉnh Ninh Thuận đang tăngcường các hoạt động quảng bá, xúctiến du lịch; tập trung thu hút kháchdu lịch quốc tế, đồng thời phát triểnmạnh thị trường nội địa, tăng cườngliên kết giữa Ninh Thuận với cácvùng miền, địa phương trong cảnước. Tỉnh tập trung huy động cácnguồn vốn để phát triển kết cấu hạtầng phục vụ du lịch; phát triển đadạng các loại hình du lịch như du lịchbiển, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịchmạo hiểm, du lịch dịch vụ cao cấp,du lịch mua sắm theo từng khônggian các trung tâm du lịch dịch vụ,các tuyến du lịch liên vùng nội tỉnh...Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng đầutư xây dựng các sản phẩm, đa dạnghóa sản phẩm, nâng cao chất lượngsản phẩm du lịch, phát triển các sảnphẩm du lịch mang tính bổ trợ như:du lịch gắn với sự kiện, làng nghề,góp phần thúc đẩy phát triển du lịchtại địa phương.

ĐứC Kiên

Du lịch Ninh Thuận đón nhiều thành quả đầu năm mới

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

8 Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Tại Thừa Thiên Huế, chỉ trong 3ngày Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đã đónkhoảng 60.000 lượt khách du lịch, trongsố này hơn 2/3 là khách quốc tế. Lánggiềng của Thừa Thiên Huế là Đà Nẵngcũng đã đón 180.000 lượt khách đếnvui Xuân Giáp Ngọ, trong đó lượngkhách quốc tế lên đến 60.000 người,tăng hơn 22% so với Tết Quý Tỵ. Đâylà khởi đầu rất thuận lợi cho du lịch ĐàNẵng, hứa hẹn một năm thành công lớncủa du lịch của thành phố biển.

Khánh Hòa - một trọng điểm du lịchcủa khu vực Nam Trung Bộ đã có mộtmùa đón khách thành công với hơn153.000 lượt khách. Đặc biệt, TếtNguyên đán diễn ra trong nền thời tiếtthuận lợi nên tại Nha Trang đã tổ chứcthành công nhiều hoạt động đón Tếtđậm chất truyền thống, giúp cho dukhách, nhất là khách quốc tế thưởngthức được hết nét đẹp văn hóa đónXuân nơi đây. Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạtdoanh thu hơn 79 tỷ đồng, tăng 14% sovới Tết 2013 sau khi phục vụ gần160.000 lượt khách du lịch.

Cao nguyên đá Đồng Văn - Côngviên địa chất toàn cầu cũng đã đón4.500 lượt khách chỉ trong 3 ngày Tết,doanh thu hơn 4 tỷ đồng. Đây là tín hiệuvui đối với cao nguyên đá Đồng Vănnói riêng và du lịch Hà Giang nói chungtrong dịp Tết này...

Theo UBND tỉnh Bình Định, trongdịp Tết Giáp Ngọ 2014, từ ngày 31/01-06/02 (tức từ ngày 01 đến 07 Tết), tỉnh

Bình Định đã đón trên 94 nghìn lượtkhách đến thăm quan và du lịch, tăng25% so với cùng kỳ năm trước. Tổnglượng khách đăng ký lưu trú đạt hơn5.400 lượt khách; trong đó, khách nướcngoài và Việt kiều về ăn Tết là 930 lượt.Các điểm vui chơi giải trí trên địa bàntỉnh lượng khách đến khá đột biến;trong đó, tại Bảo tàng Quang Trung doTết năm nay đúng vào dịp kỷ niệm 225năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa(1789-2014), nên đã có tổng cộng trên50 nghìn lượt khách đến thăm Bảo tàngvà các nơi khác như Đàn tế trời đất vàĐền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân, tăng gầngấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tại khu vui chơi giải trí Hầm Hô,huyện Tây Sơn năm nay lượng kháchđến gần 20 nghìn lượt người, tăng hơn2.000 lượt so với mọi năm. Còn KhuDu lịch Ghềnh Ráng - Quy Nhơn cũngcó trên 15 nghìn lượt khách đến, tăngkhoảng 5 nghìn lượt so với cùng kỳ.Nhìn chung tình hình thời tiết củanhững ngày Tết năm Giáp Ngọ 2014khá mát mẻ, không có mưa nên việc đilại thuận lợi, đồng thời công tác tổchức phục vụ du khách gần xa của cácđơn vị như bảo tàng, di tích, thắngcảnh và các đơn vị lữ hành, bảo vệ…tốt nên lượng khách đến “xông nhà’”cho ngành du lịch Bình Định khởi sắcđầu năm.

Thống kê từ phía các đơn vị lữ hànhhàng đầu Việt Nam như Saigontourist,Vietravel... cũng mang lại niềm vui, sự

động viên, khích lệ cho những ngườilàm du lịch cả nước. Saigontourist đãkhởi động mùa kinh doanh đầu nămmới 2014 đầy ấn tượng với hơn 69.000du khách trong nước và quốc tế trongdịp Tết Giáp Ngọ. Trong đó, kháchquốc tế đạt hơn 53.000 khách, du lịchnội địa và người Việt đi du lịch nướcngoài đạt hơn 16.000 khách. Còn vớiViettravel, lượt khách xuất hành trong9 ngày Tết đã tăng hơn 25% so vớicùng kỳ 2013. Cũng trong 9 ngày xuân,Vietravel đã đón gần 1.000 khách đếntừ các nước Đông Nam Á, Mỹ, NhậtBản, Hàn Quốc và Trung Quốc...

Sau Tết Nguyên đán, các đơn vị lữhành cùng với các tỉnh, thành phố cóđịa điểm du lịch lễ hội, tâm linh nổi bậtnhư Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định,Ninh Bình, Vĩnh Phúc, An Giang... đềuđã chuẩn bị để đón lượng lớn khách nộiđịa từ khắp cả nước đến hành hương,du Xuân...

Năm 2014, du lịch Việt Nam đặt ramục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tếđến Việt Nam. Hết tháng 01/2014,lượng khách du lịch đến nước ta ướcđạt 722.349 lượt, tăng 7,45% so vớitháng 12/2013 và tăng 20,79% so vớicùng kỳ năm 2013. Lượng khách quốctế tăng trưởng cao ngay từ đầu năm vàtrong những ngày Tết Nguyên đánGiáp Ngọ góp phần thúc đẩy du lịchnước ta nhanh chóng đạt được mục tiêuđề ra.

trần nguyện

“Bội thu” khách du lịch... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 07/02, tại chùa HươngNghiêm, UBND TP Tuyên Quang đãtổ chức lễ đón nhận Bằng công nhậndi tích quốc gia Thành nhà Bầu vàkhai hội chùa Hương Nghiêm năm2014. Dự buổi Lễ có đại diện Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạotỉnh và thành phố Tuyên Quang, cùngđông đảo du khách gần, xa và nhân

dân địa phương.Thành Nhà Bầu nằm trên 2 quả đồi

Bông Thượng và Bông Hạ, nay thuộcxóm Tân Thành, xã An Khang (TP.Tuyên Quang) do anh em Vũ VănUyên và Vũ Văn Mật chỉ huy xâydựng để phù nhà Lê, chống nhà Mạcvào khoảng những năm 30 đến 60 củathế kỷ XVI.

Trải qua 5 thế kỷ nhưng di tíchThành nhà Bầu vẫn có ý nghĩa tolớn đối với công tác nghiên cứu lịchsử dân tộc và giáo dục truyền thốngyêu nước cho các thế hệ trẻ. Đồngthời, đây cũng là điểm du lịch hấpdẫn, thu hút du khách đến với TuyênQuang.

CtV

Tuyên Quang: Đón nhận Bằng di tích quốc gia Thành nhà Bầu

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

9Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 06/02 (tức mùng 07 thángGiêng), lễ hội truyền thống Chạy lợnđã được nhân dân làng Duyên Yết, xãHồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội)tưng bừng tổ chức.

Buổi lễ được bắt đầu bằng nghi lễtổ chức trang trọng linh thiêng tưởngnhớ tới các anh linh hào kiệt có côngvới dân với nước. Ngoài phần lễ, cácbô lão trong làng cũng thể hiện nghithức Vật lão trước bàn thờ thần CaoSơn Đại Vương.

Ngay từ sáng sớm, người dânDuyên Yết tổ chức đoàn rước, có tổngcờ, đội múa lân, sư tử, trống... khiêngkiệu lợn vào khu vực đình chính. Lợntham gia trong lễ hội Chạy lợn phảiđược nuôi hết sức cẩn thận. Trước khidiễn ra lễ hội 10 ngày, lợn được cho ăn

cháo gạo nếp, tắm bằng nước lá thơm,khi rước lợn vào đình, phải đặt lợn nằmtrong cũi đỏ.

Mỗi xóm cử ra hai thanh niêncường tráng, chưa vợ, đầu chít khăn đỏ,quấn thắt lưng đỏ cùng với mười trángđinh tham gia mổ lợn. Khi tiếng trốnglệnh nổi lên, lập tức khiêng lợn về vị trígiết mổ. Động tác đầu tiên là cắt nhanhchiếc thủ lợn nhúng vào nồi nước sôi.Sau khi làm sạch lông thủ lợn, đưa vàonồi luộc. Những người còn lại làmnhanh để có đủ 10 món, 9 đĩa bày vàomâm cỗ để tế Thần gồm: Thủ, vĩ, tim,gan, bầu dục, thịt vai, thịt mông và phảicó lá mỡ chài phủ lên thủ lợn để trangtrí cho mâm cỗ. Lợn giết mổ không bịthủng ruột, không được mổ phanh, cácvết mổ trên mình lợn phải nhỏ gọn, kín

đáo mới đúng quy định. Từ khi mổ đếnkhi mâm cỗ được làm xong để tế Thầnchỉ hết hai đến ba phút, chậm hơn sẽkhông được chấm điểm. Đội nào thắng,làng thưởng tất cả số lợn trên để chiaphần ăn tiệc làng.

Lễ hội Chạy lợn xuất hiện từ thờiVua Hùng Vương thứ 18 gắn với vịtướng hiệu Cao Sơn Đại Vương. Khi vịtướng hành quân qua đây để đánh giặc,các cụ bô lão trong làng đã xin đượclàm cỗ khao quân. Vị tướng bằng lòngnhưng phải làm thật nhanh để còn kịphành quân đánh giặc. Cũng từ đó, cứvào ngày 07 tháng Giêng âm lịch hàngnăm, dân làng lại tổ chức mở hội.

Ngoài nghi lễ chính, lễ hội Chạylợn còn tổ chức nhiều hoạt động vănhóa, văn nghệ dân gian phục vụ nhândân trong vùng.

L.KHánH

Ngày 03/02 (mùng 04 Tết GiápNgọ), hàng nghìn người từ thành phốHồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dươngvà một số tỉnh miền Tây đổ về hộiXuân chùa Bà năm trên lưng chừng núiBà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh.

Nằm trên địa phận xã Ninh Sơnthuộc thị xã Tây Ninh cách trung tâmthị xã chừng 11km về phía Tây Bắc,khu di tích danh thắng núi Bà gắn vớinhiều truyền thuyết, tín ngưỡng dângian được đánh giá là vùng đất tâm linhvào hàng bậc nhất của vùng đất Nambộ. Trên núi có nhiều hang động, đềnđài, am miếu thờ nhiều vị thần linh,tiên, thánh, Phật. Trong đó vị thầnchính là Bà Đen được sắc phong LinhSơn Thánh Mẫu. Hàng năm tại núi BàĐen có 2 lễ hội được nhiều người biếtđến, đó là hội Xuân núi Bà diễn ra từđêm 18 và ngày 19 tháng Giêng Âmlịch, hội Vía Bà được tổ chức từ ngày04 đến 06/5 Âm lịch.

Từ Tết năm ngoái núi Bà Đen khaitrương hệ thống cáp treo mới hiện đại

và sức chứa tới 8 người/cabin (cáp treocũ 2 người/cabin) và hai hệ thống cáptreo này chạy song song, nên người dânkhông còn phải chờ đợi lâu như trướcđể lên cáp treo. Tuy nhiên lượng dukhách đi bằng đường bộ lên lễ chùavẫn còn rất đông với tâm lý du Xuânthì phải leo núi. Tại các điện trong nằmtrong khuôn viên chùa Bà, người dânchen chân thắp nhang đông nghịt.

Hội Vía Bà khởi đầu bằng lễ Mộcdục (tắm tượng) được tiến hành vào lúc0 giờ ngày 04 tại điện thờ. Đây là mộtnghi thức trang nghiêm, người bênngoài không được tham dự và cửa điệnđược đóng kín, đèn nến cũng tắt gầnhết. Sáu phụ nữ trung niên trong đó cóba ni cô của nhà chùa sẽ cử hành nghithức tắm tượng. Khi nghi thức tắm vàthay áo cho tượng Bà vừa kết thúc, cácphụ nữ lại thắp nhang vái lạy Bà, lúcnày nhang đèn trong điện cũng đượcthắp lên và các cửa điện mở ra chokhách hành hương vào lễ bái.

Trong suốt ngày này tại Điện Bà

diễn ra các nghi thức lễ hội dân giangồm hát bóng rối chào mời, hát chặpbóng tuồng hài “Địa Nàng”, múa dângbông, dâng mâm ngũ sắc, múa đồ chơi(múa lu, múa lục bình, múa bônghuệ…). Ngày mùng 05 là ngày lễ víachính thức của Bà cũng là ngày hội núiBà. Nghi lễ quan trọng nhất là “Trìnhthập cúng” dâng lên Bà 10 món gồmhương, đèn, hoa quả, trà bánh, rượu…Trong ngày này các vị sư thay nhautụng kinh liên tục trước bàn thờ Bà.

Dù được tổ chức vào ngày Xuânhay ngày hè, lễ hội núi Bà Đen vẫn cósức thu hút đặc biệt đối với nhiều ngườicả trong và ngoài tỉnh. Những nghithức trong lễ hội núi Bà vừa có tínhchất trang nghiêm của lễ thức Phậtgiáo, vừa mang sắc thái tươi vui rộnràng của tín ngưỡng dân gian, chuyểntải một cách dung dị những ước mongcủa đại chúng về một cuộc sống ấm no,hạnh phúc… thể hiện rõ nét đặc trưngcủa nền văn hóa dân gian Nam Bộ.

Hải PHong

Tây Ninh: Hội Xuân núi Bà Đen thu hút khách du lịch

Độc đáo lễ hội Chạy lợn

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

10 Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Dịp Tết Nguyên đán năm nay,người lao động được nghỉ 9 ngày, dođó lượng khách đến Bà Rịa-VũngTàu không dồn vào cao điểm nhưmọi năm. Sau 5 ngày Tết, theo thốngkê nhanh của các Ban quản lý cáckhu du lịch, tổng lượng khách tăng sovới Tết Nguyên đán 2013.

Theo báo cáo của các đơn vị kinhdoanh và Ban quản lý các khu dulịch, tổng lượt khách tham quan, giảitrí tại các khu du lịch, bãi tắm trên địabàn tỉnh trong dịp tết năm nay đạtgần 158.000 lượt khách, tăng 3% sovới cùng kỳ năm 2013, trong đó cókhoảng 8.500 lượt khách quốc tế.Tổng doanh thu đạt hơn 79 tỷ đồng,tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Thành phố Vũng Tàu đón 70.000lượt khách, doanh thu đạt khoảng 51tỷ đồng; huyện Long Điền khoảng55.000 lượt khách doanh thu đạt 13tỷ đồng; huyện Đất Đỏ đón xấp xỉ7.000 lượt khách tham quan, tắmbiển và lưu trú, doanh thu đạt 657triệu đồng; huyện Xuyên Mộc đóngần 21.500 lượt khách, doanh thu đạttrên 10 tỷ 500 triệu đồng và huyệnCôn Đảo, lượng khách trong 5 ngàynghỉ Tết là gần 1.400 lượt, doanh thuđạt hơn 3,1 tỷ đồng.

Công suất phòng khách sạn toàn

tỉnh đạt gần 90%, đặc biệt trong 2ngày cao điểm là mùng 03 và mùng04 Tết, hầu như tất cả các khách sạnđều kín phòng. Trước đó, thực hiệnchỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh vềcông tác kiểm soát giá, vệ sinh môitrường, an toàn thực phẩm… cáchuyện, thành phố đều thông báo cụthể đến từng cơ sở kinh doanh dulịch. Tại thành phố Vũng Tàu, Banquản lý các khu du lịch thành phốVũng Tàu và Đoàn kiểm tra liênngành kinh doanh dịch vụ du lịch đãđồng loạt kiểm tra khu vực bãi biển,bãi giữ xe, các tụ điểm vui chơi,quán ăn, nhà nghỉ trên các tuyếnđường trọng điểm về du lịch tại BãiSau. Hầu hết thực hiện đúng cam kếtmua bán văn minh, cân đúng ký, bánđúng giá niêm yết, tuân thủ các quyđịnh về an toàn vệ sinh thực phẩm,môi trường... Nhờ những động tháitích cực, kịp thời và kiên quyết củacác cấp, các ngành, trong dịp TếtNguyên đán Giáp Ngọ, tình trạngkinh doanh chụp giật đã giảm, kháchdu lịch đã có dấu hiệu quay lại BàRịa-Vũng Tàu.

Bên cạnh việc các cơ quan chứcnăng tăng cường kiểm tra thì phầnlớn các đơn vị doanh nghiệp du lịchcũng đã ý thức được việc tạo thương

hiệu và uy tín của mình thông quaviệc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất,nâng cao chất lượng sản phẩm vàquan trọng nhất là đảm bảo ổn địnhvề giá, tạo sự an tâm và hài lòng chodu khách khi đến thăm quan, nghỉdưỡng tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Anh LêViết Mạnh, khách du lịch cho biết:“Tôi thường xuyên xuống Vũng Tàubởi giá cả ổn định, đường sá thuậntiện, tình hình an ninh trật tự khátốt”. Ông Hoàng Công Ngự, kháchdu lịch cho biết: “Khoảng hơn chụcnăm tôi mới có dịp quay lại thànhphố Vũng Tàu. Tôi thấy thành phốVũng Tàu thay đổi rất nhiều, đườngphố đẹp, bãi biển sạch sẽ và an ninhtrật tự ở bãi tắm được đảm bảo rấttốt. Bên cạnh đó các dịch vụ từ chothuê dù ghế đến phục vụ ăn uốngđiều được niêm yết công khai minhbạch và hợp lý”.

Số lượt khách đến Bà Rịa-VũngTàu tăng so với cùng kỳ năm 2013trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiềukhó khăn là một tín hiệu vui chongành du lịch địa phương. Đây cũnglà cơ sở, là tiền đề để du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu ngày càng phát triển, tiếptục khẳng định là một trong nhữngngành kinh tế mũi nhọn.

t.t.n

Tín hiệu khởi sắc cho ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngày 05/02 (tức mùng 06 Tết), tạicác điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâmlinh trên địa bàn Nghệ An, lượng ngườiđến tham quan tăng đột biến so vớinhững ngày trước đó. Nguyên nhân làdo người dân quan niệm mùng 06 Tếtlà ngày đẹp, lại là ngày có nhiều hoạtđộng được tổ chức tại các điểm vănhóa, lịch sử, tâm linh, nhân dịp đầuxuân năm mới.

Tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan(thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) ở xãNam Giang, huyện Nam Đàn, đã diễnra lễ dâng bánh chưng (gồm 2 chiếcbánh, mỗi bánh nặng 350kg, kích

thước 1m x 1m x 0,5m). Đây là hoạtđộng nhằm tưởng nhớ, tri ân công ơncủa bà Hoàng Thị Loan và cũng là dịpđể giáo dục các thế hệ con cháu hướngvề cội nguồn, từ đó biết gìn giữ, pháthuy truyền thống tốt đẹp của đất nước,quê hương. Dịp Tết năm nay, lượngngười đến dâng hoa, dâng hương, thamquan Khu di tích Kim Liên và khu mộbà Hoàng Thị Loan rất đông.

Tại thành phố Vinh, rất đông người

dân đến Đền thờ Hoàng đế QuangTrung trên núi Dũng Quyết, để dânghương hoa, tưởng nhớ vị Hoàng đế cónhiều chiến công đánh đuổi giặc ngoạixâm, hiểu hơn phong trào Tây Sơndưới sự lãnh đạo của vị anh hùng áo vảiQuang Trung - Nguyễn Huệ.

Trong những ngày Tết, trên địabàn Nghệ An, các điểm du lịch vănhóa, lịch sử, tâm linh khác cũng thuhút rất đông người dân đến tham

Nghệ An: Khách tham quan các điểm du lịch văn hóa, lịch sử tăng đột biến

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Trong những ngày cao điểm TếtNguyên đán Giáp Ngọ, Lào Cai đã đóntrên 2 vạn lượt khách, tăng 5% so vớiTết Quý Tỵ 2013. Trong đó, kháchquốc tế đạt 1,3 vạn, chiếm trên 60%,chủ yếu là khách Trung Quốc và cácnước Châu Âu. Doanh thu du lịch đạttrên 20 tỷ đồng, đạt 7,4% kế hoạch,tăng 19% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý là số ngày lưu trú củadu khách, nhất là khách nước ngoài đãkéo dài hơn, trung bình từ 3 đến 4 ngàyvới tâm lý chung là hướng về các điểmdu lịch bản làng để được tham giachứng kiến các lễ hội của đồng bào địaphương. Đây là tín hiệu vui trong pháttriển du lịch, thu hút du khách, giảiquyết công ăn việc làm và thu nhập chongười dân địa phương trong năm 2014.

Trong những ngày Tết Giáp Ngọ,

ngành chức năng của Lào Cai đã có kếhoạch cụ thể, chỉ đạo các đội kiểm travề giá cả, niêm yết công khai giá cũngnhư hạn chế tình trạng chèo kéo, đeobám du khách trước, trong và sau Tếtvới mục tiêu kiên quyết không để xảyra hiện tượng tiêu cực. Theo ông LêMạnh Hảo, Trưởng Phòng Văn hóa -Thể thao huyện Sa Pa cho biết, cácđiểm du lịch ở Sa Pa đã sửa sang phòngnghỉ, trang trí khách sạn, chủ độngsáng tạo nhiều sản phẩm du lịch độcđáo, tổ chức nhiều hoạt động đón nămmới cho du khách thật ấn tượng, ýnghĩa, nhằm lưu giữ du khách.

Các công ty lữ hành đã mở thêmnhiều tour du lịch mới hấp dẫn tạo nênnét mới trong hoạt động du lịch Tết tạiLào Cai. Các tour du lịch tham quandi tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của

Lào Cai được tổ chức bài bản, gắn lễhội truyền thống xuống đồng, cúngrừng với du lịch tâm linh dâng hươngcác đền Thượng, đền Phúc Khánh,đền Bảo Hà... Một số du kháchphương Tây tỏ ra rất thích thú khiđược tham gia đón Tết và ăn Tết cổtruyền ở nhà dân; xem gói bánhchưng, giã bánh dầy và thưởng thứcvăn hóa ẩm thực vùng cao Tây Bắc tạicác bản làng như Bản Hồ, Tả Van, TảPhìn (Sa Pa); tham quan các điểm dulịch mới Y Tý, A Mú Sung, A Lù trêntuyến Bát Xát và chợ Bắc Hà, MườngKhương, Si Ma Cai... Ở đây, du kháchđã được giới thiệu rộng rãi những nétđẹp văn hóa đặc sắc của đất và ngườivùng cao Lào Cai nói riêng và TâyBắc nói chung.

ĐứC MinH

Ngày 06/02, tại Bảo tàng tỉnh NamĐịnh, Hội Cổ vật Thiên Trường phốihợp với Câu lạc bộ UNESCO nghiêncứu và bảo tồn cổ vật Việt Nam chinhánh Nam Định tổ chức gặp mặt, giaolưu và đấu giá cổ vật nhân dịp đầu xuânGiáp Ngọ 2014. Đây là hoạt động đãtrở thành thông lệ vào mùng 07 Âmlịch hàng năm tại Nam Định, tạo mộtsân chơi văn hóa lành mạnh cho nhữngngười yêu cổ vật đến từ mọi miền đấtnước. Buổi gặp mặt có sự tham gia củahội viên và tổ chức, câu lạc bộ sưu tầmcổ vật đến từ nhiều tỉnh/thành như:

thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, HảiPhòng, Nam Định, Hải Dương, NinhBình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, ThanhHóa… cùng hàng ngàn du khách tớitham quan, đấu giá.

Theo ông Nguyễn Văn Thư, Giámđốc Bảo tàng tỉnh Nam Định: Điểmđặc biệt của buổi giao lưu năm nay làcác cổ vật được đưa tới đấu giá chủ yếucủa Việt Nam. Gần 100 cổ vật đưa rađấu giá có giá trị không lớn nhưng đâylà dịp để mọi người giao lưu, trao đổivới mong muốn có nhiều may mắntrong năm mới, không hướng mục đích

chính vào việc mua bán. Đây cũng làhoạt động thiết thực thể hiện phongtrào “xã hội hóa” các hoạt động vănhóa nói chung và hoạt động bảo tồn cácdi sản văn hóa nói riêng, đưa Luật disản văn hóa vào cuộc sống, giúp thúcđẩy và tạo ra phong trào hiến tặng cổvật cho các cơ quan nhà nước. Nhândịp này, Bảo tàng tỉnh Nam Định cũngđã tiếp nhận 15 cổ vật chủ yếu là bát,đĩa thời Lý, Trần do ông Đỗ Viết Chín,hội viên Hội Cổ vật Thiên Trường(Nam Định) hiến tặng.

MinH HạnH

Du khách đến Lào Cai tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán

Trưng bày, đấu giá hàng trăm cổ vật nhân dịp đầu xuân

quan, như Khu di tích lịch sử TruôngBồn ở huyện Đô Lương; đền Cờn ởhuyện Quỳnh Lưu; đền thờ ôngHoàng Mười ở huyện Hưng Nguyên;khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê HồngPhong; đền thờ Vua Mai Hắc Đế ởhuyện Nam Đàn… Có những nơi,lượng người đến tham quan tăng gấp15 lần so với ngày thường.

Tỉnh Nghệ An đã hình thành, đầutư tôn tạo nhiều khu di tích lịch sử,

văn hóa, tâm linh, gắn với bảo tồn,phát huy các giá trị truyền thống, đápứng ngày càng cao nhu cầu văn hóatinh thần đa dạng, phong phú củanhân dân, qua đó giúp người dân hiểuhơn lịch sử, văn hóa dân tộc, công laocủa những người có công với nước,giáo dục truyền thống, khơi dậy niềmtự hào dân tộc, tự hào về quê hương,đất nước. Dịp Tết hàng năm, các khudi tích lịch sử, văn hóa, tâm linh thu

hút rất đông người dân đến thamquan, dâng hương hoa, thể hiện tấmlòng thành kính đối với các bậc tiềnnhân, tôn vinh các giá trị truyềnthống. Đây là tín hiệu vui cho thấycác sinh hoạt văn hóa lành mạnh và ýnghĩa ngày càng thu hút đông đảongười dân, qua đó góp phần làm giảmcác tệ nạn cờ bạc, rượu chè... thườngdiễn ra vào dịp Tết.

MạnH Huân

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

12 Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Đến hẹn lại lên, từ sáng sớm mùng04 Tết Nguyên đán năm Giáp Ngọ, đôngđảo người dân Phong Hiền lại “trốnggiong, cờ mở”, tề tựu đông đủ trước đìnhlàng tưng bừng mở hội đu tiên. Đây làmột trong những nét văn hóa đặc sắc củacác vùng quê thuộc huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế trong những ngàyđầu Xuân năm mới.

Có mặt ở lễ hội từ rất sớm, ông HồVăn Nam giải thích: Mở đầu từ mùng04, kéo dài đến mùng 10 Tết, trong mấyngày liền, lễ hội Đu tiên Phong Hiền trởthành một trong những trò chơi phổ biếntại địa phương, thu hút đông đảo ngườidân trong vùng đến tham gia. Trong dângian, có rất nhiều loại cây đu và lối chơiđu khác nhau, nhưng ở Phong Hiền phổbiến nhất vẫn là hình thức đu đôi, màmọi người vẫn quen gọi là đu tiên, tứctừng cặp (một nam, một nữ) thanh niêncùng lên đu so tài. Lúc cao hứng, ôngNam còn ngân nga: “Nhún mình như thểnhún đu/Càng nhún càng dẻo, càng đucàng mềm”.

Giá đu được chọn làm từ những câytre già và thẳng, chọn khắp trong vùng.Bên cạnh cây đu, người ta trồng một câycột và treo một chiếc khăn hồng ở độ caoxấp xỉ chiều cao giá đu. Người dự cuộcphải đưa cánh đu bay cao, giật cho được

chiếc khăn hồng ở chiếc cột kia, mớiđược coi là thắng cuộc. Ngoài việc đucao, họ còn phải nhún sao cho đẹp mắt,từng cặp đôi phải tạo đà cùng lúc để đubay càng cao càng tốt.

Đến với lễ hội năm nay, lần lượt cáccặp đu biểu diễn những điệu đu rất đẹp,bay bổng. Thú vị nhất là, khi cây đu đưangười chơi lên cao, xa mặt đất, tạo cảmgiác như bay trong không trung, đangđến gần cõi tiên.

Theo các vị cao niên trong làng,thắng thua đối với hội đu tiên khôngquan trọng bằng việc tạo không khí vuixuân đầu năm. Vì thế, đu tiên PhongHiền thường thu hút hàng vạn người dântrong vùng và lân cận đến cùng tham gia,cổ vũ; không chỉ ở lứa tuổi thanh niên,thiếu niên mà còn có cả người lớn tuổicũng đến chung vui, bắt thành từng cặpđể đu tiên.

Bí thư Đảng ủy xã Phong Hiền, ôngTrần Văn Vĩnh cho biết: Ngoài Đu tiên,Phong Hiền còn nổi tiếng với nghề rèncủa làng Hiền Lương (xã Phong Hiền),tồn tại đến nay đã trên dưới 500 năm.

Hiền Lương nằm ven sông Bồ, cáchtrung tâm thành phố Huế chừng 20kmvề phía Bắc, đây là một trong những

ngôi làng Việt thuộc vào hàng cổ nhất ởmiền Trung. Tại đây, hiện còn ngôi chùacổ Giác Lương được xây dựng từnhững năm đầu của thời Lê TrungHưng (khoảng đầu thế kỷ XVI) và đãđược Bộ Văn hoá Thông tin (cũ) côngnhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấpquốc gia vào năm 1992. Theo thời gian,nhiều thế hệ người Hiền Lương đã đưanghề rèn toả đi khắp nơi: Quảng Trị,Huế, Đà Nẵng và nhiều tỉnh khác ởmiền Nam. Thời nào cũng vậy, tay nghềcủa thợ rèn Hiền Lương dù ở quêhương hay đến định cư ở địa phươngnào, bao giờ cũng được tín nhiệm nhấtmực, nhất là các loại nông cụ phục vụsản xuất và đời sống nhân dân.

Ngoài hội Đu tiên ở Phong Hiền, vàodịp Tết ở Thừa Thiên Huế còn có lễ hộiĐu tiên ở Điền Hoà, đây không chỉ làmón ăn tinh thần của người dân trongnhững ngày đầu xuân năm mới, mà cònlà hoạt động cầu mong cho mưa thuậngió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bộithu. Chính lẽ đó, các lễ hội đu tiên ởThừa Thiên Huế bao giờ cũng thu hútđông đảo người dân và khách thậpphương đến chung vui...

QuốC Việt

Phong Hiền tưng bừng mở hội Đu tiên

Trong năm 2014, tỉnh Tiền Giang sẽđầu tư 430 tỷ đồng để phát triển du lịch,trong đó chú trọng phát huy tiềm năngdu lịch sinh thái, nhằm thu hút1.386.000 lượt du khách.

Năm 2014, ngành du lịch tỉnh TiềnGiang đầu tư tập trung vào một số nộidung: kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầngphục vụ du lịch, sắp xếp tour tuyến dulịch hợp lý, hấp dẫn kết hợp khai tháccác tuyến du lịch mới, đa dạng hóa cácsản phẩm du lịch đồng thời khắc phụccác mặt hạn chế, đẩy lùi tình trạng còmồi, chèo kéo du khách cùng những viphạm trên lĩnh vực kinh doanh du lịch...

Ngoài ra, các ngành hữu quan kết

hợp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiếnthương mại, quảng bá sản phẩm trênlĩnh vực kinh doanh du lịch, thu hút dukhách; hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hànhtrong việc giới thiệu và mở thêm cáctour du lịch mới hấp dẫn du khách,nghiên cứu đóng mới và cải tiến kiểudáng tàu du lịch phục vụ du khách thamquan sông nước sông Tiền... Tỉnh sẽ đẩynhanh tiến độ xây dựng hàng loạt côngtrình phục vụ du lịch như Khách sạnMekong Mỹ Tho đạt tiêu chuẩn 4 sao,Khách sạn Cửu Long và Khách sạn LạcHồng đạt tiêu chuẩn 3 sao đều nằm trênđịa bàn thành phố Mỹ Tho; tiếp tục đầutư hoàn thiện Khu sinh thái nghỉ dưỡng

trên cù lao Thới Sơn (thành phố MỹTho), Khu du lịch sinh thái biển TânThành-Hàng Dương (Gò Công Đông)và Khu Bảo tồn sinh thái Đồng ThápMười thuộc huyện Tân Phước. Tổngnguồn vốn đầu tư phát triển du lịchtrong năm lên đến 430 tỷ đồng.

Trong năm 2013, toàn tỉnh có 41đơn vị kinh doanh lữ hành, 210 cơ sởlưu trú, 635 phương tiện phục vụ du lịchtrong đó có trên 300 chiếc đò chèo; đóntrên 1,2 nghìn lượt du khách, tăng trên9,3% so năm trước, trong đó có gần587.000 lượt khách quốc tế. Doanh thutừ du lịch đạt trên 327 tỷ đồng, tăng17,41% so năm trước. CtV

Tiền Giang: 430 tỷ đồng phát triển du lịch

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

13Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Hà Nội đã quyết định đầu tư mạnh,mang tính chiến lược cho thể thao Thủđô khi phê duyệt Quy hoạch phát triểnThể dục thể thao thành phố Hà Nội đếnnăm 2020, định hướng đến năm 2030.

Quyết định chiến lược này thể hiệnrõ quan điểm “Phát triển thể dục thểthao là một nội dung quan trọng trongphát triển kinh tế-xã hội của thành phố,nhằm tăng cường thể lực, nâng cao vócdáng, giáo dục nhân cách, phát triểncon người toàn diện, làm phong phú,lành mạnh đời sống tinh thần và lốisống của người dân Thủ đô, góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống”. Theođó, tổng nhu cầu đất quy hoạch cho thểdục thể thao của Hà Nội đến năm 2020là 1.834ha và đến năm 2030 vàokhoảng 4.000ha. Đến năm 2020, đấtdành cho hoạt động thể dục thể thao đạtchỉ số 2,3-2,5m2/người, đến năm 2030khoảng 4m2/người.

Hà Nội ưu tiên dành diện tích đấtđể di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nộithành, diện tích đất xen kẹt cho hoạtđộng thể dục thể thao. Cùng với đó,đến năm 2020, tất cả quận, huyện, thịxã trên địa bàn thành phố cần có đủ 3công trình thể thao cơ bản đạt tiêuchuẩn kỹ thuật Việt Nam (gồm sân vận

động, nhà thi đấu, bể bơi). Quy hoạchcũng đặt mục tiêu mỗi trường mầm noncó phòng tập và sân tập với diện tíchkhoảng 150-200m2, các trường phổthông đều có sân tập, nhà giáo dục thểchất. Hà Nội cũng phấn đấu đạt mức46% dân số tập luyện thể dục thể thaothường xuyên vào năm 2030; đạt mức40% tổng số hộ gia đình thể thao vàonăm 2030. Đây là những chỉ tiêu caohơn rất nhiều so với mặt bằng chungcủa cả nước.

Riêng với thể thao đỉnh cao, Hà Nộisẽ tận dụng cơ hội tổ chức ASIAD 18 -2019 thành cơ hội, “cú hích” cho sựphát triển chung của đất nước cũng nhưcủa Thủ đô Hà Nội nói riêng. Theo đó,nhân sự kiện thể thao lớn nhất Châu Ánày, thành phố tập trung xây dựng lựclượng thể thao thành tích cao và thểthao chuyên nghiệp mạnh mẽ hơn khiđưa ra những mục tiêu cụ thể như: năm2015, đạt trên 3.500 vận động viên,trong đó có 850 vận động viên cấp caovà đến năm 2030, sẽ có trên 5.000 vậnđộng viên, trong đó có 1.500 vận độngviên cấp cao. Hà Nội cũng phấn đấu tạiASIAD 18, thành phố đóng góp 35-36% lượng vận động viên cho đoàn thểthao Việt Nam và có tối thiểu 5 Huy

chương Vàng... Để hiện thực hóa mục tiêu trên,

thành phố đã đề ra các danh mục đề án,dự án ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực thểdục thể thao như: Đề án đào tạo vậnđộng viên thể thao thành tích cao choASIAD Hà Nội 2019 và Olympic2016, Olympic 2020; Dự án nâng cấp,đồng bộ hóa và hiện đại hóa cơ sở vậtchất, trang thiết bị tập luyện và thi đấucủa các công trình thể thao trọng điểmphục vụ ASIAD 18 (do Hà Nội trựctiếp quản lý); Dự án cải tạo, nâng cấpcác NTĐ phục vụ tổ chức ASIAD 18 -2019 (do quận, huyện, thị xã đầu tư).Một số dự án, trong đó có dự án LàngASIAD 18 - 2019, thành phố sẽ kêu gọiđầu tư theo chủ trương xã hội hóa.

Tổng nhu cầu đầu tư phát triển thểdục thể thao đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2030 được xác địnhtrong quy hoạch ước khoảng 18.200đến 19.500 tỷ đồng. Trong đó, thànhphố sẽ triển khai tích cực, đồng bộ cácbiện pháp, giải pháp để huy động cácnguồn vốn, có cơ chế, chính sách cụthể đối với từng phân đoạn đầu tư, cáchình thức đầu tư, sử dụng có hiệu quảnguồn ODA và trợ giúp quốc tế...

anH tùng

Hà Nội đầu tư chiến lược cho thể dục thể thao

Năm 2013, Đội tuyển Quần vợtnam quốc gia thi đấu thành công tạiVòng loại Davis Cup Nhóm III khuvực Châu Á-Thái Bình Dương đểgiành quyền lên Nhóm II. Đây là mộtthành tích xuất sắc bởi trong lịch sử,Quần vợt Việt Nam chưa bao giờ đượcchơi ở nhóm II Davis Cup.

Năm 2014, Việt Nam vinh dựđược Liên đoàn Quần vợt quốc tế ITFchọn là đơn vị chủ nhà trong trận đấuđầu tiên (vòng 1) tại Nhóm II với đốithủ Pakistan. Đội tuyển Việt Namtham gia thi đấu tại nhóm II đồng

nghĩa với việc thể thức thi đấu thayđổi từ 3 set lên 5 set và các đối thủcủa Đội tuyển cũng ở một đẳng cấpcao hơn.

Trên tinh thần chuẩn bị tốt nhất chotrận đấu với Pakistan tại Vòng loại,Liên đoàn Quần vợt Việt Nam đề xuấtlên Tổng cục Thể dục thể thao tập trungĐội tuyển Davis Cup gồm 8 thànhviên: 2 huấn luyện viên (Trần ĐứcQuỳnh, Trương Quốc Bảo) và 6 vậnđộng viên (Lý Hoàng Nam, NguyễnHoàng Thiên, Lê Quốc Khánh, PhạmMinh Tuấn, Hồ Huỳnh Đan Mạch,

Trịnh Linh Giang). Trong lần tập trung này, Liên đoàn

Quần vợt Việt Nam sẽ tiếp tục mờichuyên gia người Úc - Michael Barochhướng dẫn cho Đội tuyển và sẽ thuêthêm chuyên gia thể lực nhằm chuẩn bịtốt nhất cho các vận động viên trongtrận đấu sắp tới.

Dự kiến địa điểm diễn ra Vòng loạiDavis Cup nhóm II khu vực Châu Á -Thái Bình Dương sẽ được tổ chức tạithành phố Đà Lạt (Lâm Đồng); thi đấutrong 2 ngày từ 14-16/02/2014.

Hồ tHanH

Quần vợt Việt Nam dự vòng loại Davis Cup khu vực Châu Á -Thái Bình Dương

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

14 Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Ở sân chơi thể thao người khuyếttật, mỗi con người gắn với một số phậnkém may mắn, nhưng ở họ đều cóchung một nghị lực phi thường. Họluôn nỗ lực vượt qua nỗi đau bệnh tật,lập nên những kỳ tích, giành vinhquang về cho Tổ quốc. Võ Huỳnh AnhKhoa là một trong những người làmnên kỳ diệu ấy. Chàng trai người TP. HồChí Minh này đã giành tấm HCV đầutiên cho bơi lội khuyết tật Việt Nam tạiASEAN Para Games 7 vừa diễn ra tạiMyanmar.

Cất tiếng khóc chào đời vào năm1991, ban đầu Anh Khoa phát triểnnhư tất cả những đứa trẻ bình thườngkhác. Nhưng đúng đến tuổi cắp sáchđến trường thì tai họa ập tới: AnhKhoa bị phát hiện ung thư cột sống.Rồi một ngày, đôi chân em không cònđi được nữa, với những cơn đau hànhhạ không cắt nổi và phải can thiệpbằng thuốc. Ngôi nhà tuổi thơ của emlà giường bệnh.

Ký ức ấy vẫn ám ảnh Anh Khoađến tận bây giờ. Nằm trên giườngbệnh nhìn các bạn cùng lứa tung tăngcắp sách đến trường, Anh Khoa thèmlắm, nhưng nghĩ đến bệnh tật, mongước nhỏ nhoi ấy lại vụt tắt trong nỗibuồn vô vọng. Thương con, mẹ AnhKhoa hằng ngày vừa là một săn sócviên, vừa là cô giáo giúp em làm quenvới con chữ. Rồi Anh Khoa cũng đọcthông, viết thạo. Đặc biệt, những lúckhông đau đớn, Anh Khoa còn đượcmẹ đưa tới trường cùng hòa nhập vớicác bạn, nên phần nào cũng giúp em

có thêm tình yêu cuộc sống.Mang trong mình căn bệnh hiểm

nghèo, Anh Khoa chưa từng nghĩ mìnhcó thể chơi được một môn thể thao nàođó, huống chi lại là bơi lội, một môn thểthao tương đối khó đối với đặc thù bệnhtật của em. Nhưng nghĩ đến lời khuyêncủa bác sĩ, Anh Khoa rất muốn đượcđến bể bơi để học. CLB thể thao ĐạiĐồng (quận Bình Thạnh) nằm ngaycạnh nhà nên Anh Khoa thường xuyênđi bộ tới đây, nhưng em cũng chỉ dámngâm mình dưới nước làm quen và bănkhoăn không biết mình có học được bơihay không. Hình ảnh cậu bé khuyết tậtvùng vẫy dưới nước mà không thể bơiđã lọt vào tầm ngắm của thầy Minh,một giáo viên dạy bơi của CLB, và ôngđã không ngần ngại giúp em tập bơi.

Những ngày đầu đến với bơi lội, cậubé Anh Khoa 8 tuổi đã phải vật lộn vớitừng động tác. Với những bạn bè cùngtrang lứa, nếu họ chỉ học vài ngày làbiết bơi, thì với Anh Khoa phải mấtnhiều tuần. Hằng ngày, thầy và tròdành nhiều giờ để tập luyện kỹ thuật.Thầy Minh cũng luôn tìm phươngpháp bơi phù hợp nhất với thể trạngcủa Anh Khoa.

Ngày qua ngày, sức khỏe và xươngkhớp của Anh Khoa đã khá lên và emkhông còn phải vật lộn với những cơnđau tê dại như trước. Ngay cả bác sĩđiều trị bệnh cho Anh Khoa cũng bấtngờ bởi phép màu nhiệm từ thể thao,giúp em có niềm tin trở lại. Cũng từ đó,Anh Khoa bắt đầu đam mê môn bơi vàhình thành những ước mơ. Rồi Anh

Khoa được thầy Minh giới thiệu lênTrung tâm Văn hóa - Thể thao quận TânBình để tập luyện. Tại đây, Anh Khoagặp được thầy Viễn, người đã tạo nên“bệ phóng” cho những ước mơ và hoàibão trên con đường chinh phục đỉnh caocủa em.

Bước ngoặt đến với Anh Khoa vàođầu năm 2003, khi giải tiền ASEANPara Games được tổ chức tại Việt Nam.Thầy Viễn đã chạy ngược xuôi lo thủtục cho Anh Khoa tham gia thi đấu. Kểtừ đó, nhờ năng lực của mình, ở bất cứgiải thể thao người khuyết tật trongnước hay quốc tế, Anh Khoa đều có tên.Không phụ công lao của các thầy, AnhKhoa đã liên tục giành HCV ở hầu hếtcác nội dung thi đấu tự do hạng thươngtật S9, ở các kỳ Đại hội thể thao ngườikhuyết tật Đông Nam Á và Châu Á.Trong bộ sưu tập huy chương của mình,Anh Khoa không thể nhớ nổi mình cóbao nhiêu huy chương, nhưng chắcchắn có trên 50 huy chương, chủ yếu làHCV, HCB ở các giải quốc tế.

Hiện tại, ngoài việc tập luyện vàtham gia thi đấu các giải dành chongười khuyết tật, Anh Khoa cũng dànhthời gian để học văn hóa. Tới đây, AnhKhoa sẽ tốt nghiệp Đại học Công nghệthông tin (FPT). Mặt khác, Anh Khoacũng muốn trở thành một thầy giáo dạybơi trong tương lai. Anh Khoa chia sẻ,anh mong muốn tự mình phát hiện,tuyển chọn, huấn luyện bơi lội chongười khuyết tật, tiếp thêm cho họ tìnhyêu cuộc sống và khát vọng hòa nhập.

t.t.n

Nghị lực của một vận động viên khuyết tật

Ngày 08/02, tại thành phố ThanhHóa, Liên đoàn Cờ Việt Nam phốihợp với Sở VHTTDL tỉnh ThanhHóa tổ chức khai mạc giải Cờ vua,Cờ tướng các nhóm tuổi trẻ miềnTrung mở rộng lần thứ XII năm

2014. Tham dự giải năm nay có 150 kỳ

thủ ở các lứa tuổi từ U6 đến từ 13đoàn trong khu vực miền Trung vàmột số đoàn tại các khu vực khácnhư thành phố Hồ Chí Minh, Hà

Nội, Bắc Ninh... Các vận động viêntham gia tranh tài ở hai nội dung cờchớp và cờ tiêu chuẩn. Ban tổ chứcsẽ trao 64 bộ huy chương cho các kỳthủ đạt thứ hạng cao ở các nội dungthi đấu.

Khai mạc giải Cờ vua, Cờ tướng các nhóm tuổi miền Trung mở rộng

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

15Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

Là người xã Thạch Xá, huyệnThạch Thất, thành phố Hà Nội, năm14 tuổi, Nguyễn Văn Hùng chỉ là vậnđộng viên thi đấu tại các giải thể thaocấp huyện. Trong một dịp tình cờ,chàng trai sinh năm 1989, người HàTây cũ được huấn luyện viênNguyễn Trọng Hổ (cựu huấn luyệnviên môn Điền kinh) đánh giá cao vàchú ý dìu dắt. Sự nghiệp thể thao củavận động viên điền kinh ở nội dungnhảy 3 bước Nguyễn Văn Hùng bắtđầu từ đây.

Năm 2003, Hùng lên Trung tâmThể dục, Thể thao tỉnh Hà Tây cũ đểtập luyện, được đào tạo dưới bàn taycó chuyên môn cao của huấn luyệnviên tài ba Nguyễn Trọng Hổ, thànhtích của Hùng nhanh chóng thăngtiến và luôn nằm trong nhóm các vậnđộng viên hàng đầu quốc gia tại nộidung nhảy 3 bước. Tháng 5/2006,Hùng giành Huy chương Vàng đầutiên cấp quốc gia tại nội dung nhảy3 bước Giải Hà Nội mở rộng vớithành tích 15m68. Với thành tíchnày, Hùng đã vượt qua kỷ lục của cácđàn anh, đàn chị để lại là 15m21.Năm 2008, Hùng tiếp tục phá kỷ lụctại Giải trẻ toàn quốc diễn ra ở Huếvới thành tích 15m92. Tiếp đến năm2009 và 2010, Hùng liên tiếp phá kỷlục tại Giải thành phố Hồ Chí Minhmở rộng với thành tích tăng dần16m37 và 16m41. Như vậy, vớithành tích vượt trội tại các giải đấutrong nước, Hùng đã được các nhàchuyên môn đánh giá cao và đưa vào

diện vận động viên đặc thù nhằmhướng đấu trường khu vực và xa hơnlà đấu trường Châu Á.

Bắt đầu từ năm 2011, chính từnăng khiếu vượt trội ở nội dung nhảy3 bước đã giúp Nguyễn Văn Hùngđổi đời và đổi màu huy chương trongnhững lần tham dự SEA Games.Năm 2011, vận động viên gốc HàTây cũ nhận tấm Huy chương Bạc tạiSEA Games 26 được tổ chức tạiIndonesia với thành tích 16m39.Mốc son lớn nhất trong sự nghiệp thểthao của Hùng đến nay là tấm Huychương Vàng mới giành được trongnăm 2013 tại SEA Games 27 vừađược tổ chức tại Myanmar với cúnhảy 3 bước ấn tượng 16m67, phá kỷlục cũ tại các kỳ SEA Games trướclà 16m51. Với thành tích này, Hùngđã nâng tầm điền kinh Việt Nam tiếnlên một mức mới, bởi trong lịch sửchưa một vận động viên Việt Namnào được vinh dự bước lên bục nhậnHuy chương Vàng ở nội dung nhảy3 bước.

Nguyễn Văn Hùng tâm sự: “Tôicó được thành công như ngày hômnay, công lao lớn nhất thuộc về thầyHổ. Thầy như người thân trong giađình tôi, không chỉ phát hiện và đàotạo chuyên môn cho tôi mà còn luônquan tâm lo lắng cho cuộc sống bênngoài của tôi. Ngoài ra, với tấm Huychương Vàng tại SEA Games 27 cómột phần công lớn từ những lời độngviên đầy tình cảm của người vợ mớicưới, tôi xin hứa sẽ tiếp tục nỗ lực

hết mình để không phụ lòng tin củathầy cũng như tình cảm của giađình”.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyênđán, Hùng đã bắt tay ngay vào quytrình tập luyện mới nhằm hướng tớinhững thành tích cao nhất tại các giảiđấu lớn, đặc biệt là giành huychương tại đấu trường Châu Á -ASIAD 2014 được tổ chức tạiIncheon (Hàn Quốc). Hùng cho biếtanh đang trong thời kỳ phong độ ởnội dung nhảy 3 bước, với sức khỏevà tinh thần vững vàng và sẽ cố gắngnâng tầm thành tích lên trên 16m70.“Nếu được tham gia thi đấu tạiASIAD lần này, tôi sẽ phấn đấu hếtmình giành thành tích cao nhất tặngcho gia đình và thầy Hổ. Trước mắt,tôi dồn toàn lực, toàn tâm giành huychương tại Giải Thành phố Hồ ChíMinh mở rộng sẽ diễn ra vào tháng7 tới”, Hùng khẳng định.

Trong định hướng sắp tới, huấnluyện viên Nguyễn Trọng Hổ đã đềxuất đầu tư để nâng thành tích củaHùng lên tầm Châu Á. Huấn luyệnviên từng là kỷ lục gia nhảy xa toànquân này nhận định: “Ở nội dungnhảy 3 bước, vận động viên từ 25 đến28 tuổi được coi là đạt độ chín, và nếukhéo duy trì, có thể thi đấu ổn địnhđến năm 32 tuổi. Sinh năm 1989, VănHùng có thể vươn tới mức 16m90 vànếu làm được điều này thì việc cạnhtranh Huy chương Vàng ở đấu trườngChâu Á là hoàn toàn có thể”.

Q.trị

Ước mơ vươn tới đấu trường châu Á

Theo đánh giá của Ban Tổ chức,giải Cờ vua, Cờ tướng các nhómtuổi trẻ miền Trung mở rộng lần thứXII năm 2014 hứa hẹn sẽ có nhiềukịch tính bởi giải quy tụ được nhiềuđoàn có thế mạnh về cờ vua, cờtướng như Hà Nội, Thừa Thiên Huế,

Đà Nẵng... Các đoàn có trình độchuyên môn tương đối đồng đều vàcó nhiều thời gian chuẩn bị cho giải.Số lượng kỳ thủ tham gia thi đấucũng đông hơn các năm trước.

Giải Cờ vua, Cờ tướng các nhómtuổi trẻ miền Trung mở rộng là cơ

hội để các kỳ thủ có dịp học hỏikinh nghiệm, nâng cao bản lĩnh thiđấu. Thông qua Giải, Liên đoàn CờViệt Nam phát hiện những kỳ thủthực sự có năng khiếu để đào tạo,bồi dưỡng cho các giải đấu trong hệthống giải quốc gia. naM anH

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

16 Số 1062 l 13.02.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

* Chiều 08/02, hàng nghìn ngườidân và du khách đã đổ về cổ vũ Hộiđua thuyền trên dòng Sông Lô lịch sửdo UBND thành phố Tuyên Quangtổ chức. Đây là lễ hội đua thuyềntruyền thống được tổ chức hàng năm,thu hút đông đảo thanh niên tham giavà cổ vũ động viên nhân dân hănghái lao động sản xuất, nâng cao tinhthần đoàn kết và rèn luyện sức khỏe.Tham gia đua có 13 đội thuyền với390 vận động viên đại diện cho cácxã, phường thuộc thành phố TuyênQuang. Kết thúc cuộc đua, Ban tổchức đã trao giải Nhất cho độiphường Hưng Thành; giải Nhì chođội xã An Khang và giải Ba thuộc vềđội đua của phường Nông Tiến. Hộiđua thuyền sông Lô được tổ chứchằng năm vào đúng dịp Tết cổ truyềncủa dân tộc, góp phần phát huy bảnsắc văn hóa truyền thống, khơi dậytinh thần thượng võ, bản lĩnh sôngnước, tăng cường rèn luyện thể chất

và lòng dũng cảm của người dân trênvùng đất cách mạng Tuyên Quang.

* Ngày 09/02, tại chân cầu PáUôn thuộc vùng hồ thủy điện Sơn La,đã diễn ra Lễ hội đua thuyền truyềnthống của nhân dân các dân tộc vùngthượng nguồn sông Đà, huyệnQuỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Tham giaLễ hội đua thuyền năm nay có 14 độivới 150 vận động viên đến từ đến từ9 xã (Cà Nàng, Mường Chiên, Pá MaPha Khinh, Chiềng Ơn, ChiềngBằng, Mường Giàng, Mường Sại,Chiềng Khay và Mường Giôn), thiđấu ở 2 nội dung: 10 nam, cự ly1.600 m và 10 nữ, cự ly 1.400 m. Bantổ chức giải Nhất cho đội nam xãChiềng Ơn và đội nữ xã ChiềngBằng; giải Nhì cho đội nữ xã CàNàng và đội nam xã Mường Giàng.

* Trở thành thông lệ hàng năm cứvào ngày 06/02 (tức mùng 07 TếtÂm lịch), thị trấn Sịa, huyện QuảngĐiền (Thừa Thiên Huế) lại mở hội

đua ghe truyền thống, thu hút hàngvạn người dân quanh vùng và kháchdu lịch tham dự. Từ sáng sớm, cácđội đua đã có mặt để làm lễ cúng tếthần linh mong một năm mưa thuậngió hòa, mùa màng bội thu và lễ hạghe chuẩn bị cho cuộc đua truyềnthống. Người dân đứng vòng trongvòng ngoài chật kín để cổ vũ cho cácđội đua.

Năm nay có 9 đội đua bao gồm cảđội hình nam và nữ cùng tham giatranh tài xuất phát tại vè trung tâmtrước ban tổ chức hay còn gọi là “vèrốn” theo dân địa phương và hai vèthượng lưu và hạ lưu ở hai đầu củađường đua trên đoạn sông dài hơn400m. Các chặng đua đối với độinam phải trả qua “ba vòng sáu tráo”,đối với nữ là “hai vòng bốn tráo” điqua các mốc vè. Được chú ý nhấtnăm nay là đội ghe thôn Khuôn Phò,Thạch Bình và đội ghe làng Thủ Lễ.

H.yến - ĐứC MinH

Ngày 09/02, Sở VHTTDL tỉnh PhúYên, huyện Tuy An, Ban Trị sự Giáohội Phật giáo Việt Nam tỉnh Phú Yênđã phối hợp tổ chức đón Bằng côngnhận quần thể cây xoài Đá Trắng nằmtrong Di tích lịch sử và nghệ thuật cấpQuốc gia chùa Từ Quang là cây di sảnViệt Nam do Hội bảo vệ thiên nhiên vàmôi trường Việt Nam công nhận.

Quần thể cây xoài Đá Trắng chùaTừ Quang gồm 20 cây xoài hơn 200năm tuổi được Hòa thượng PhápChuyên thuộc phái Lâm Tế trồng khichùa còn là một thảo am nhỏ, nơi Thiềnsư dịch kinh Hoa Nghiêm vào năm1793 (năm 1797 thảo am được xâydựng thành chùa). Kể từ đó đến nay,quần thể cây xoài này đã được các thếhệ nhà sư trong chùa trông nom, chăm

sóc. Để bảo tồn quần thể cây xoài ĐáTrắng chùa Từ Quang, trong thời giantới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchtỉnh Phú Yên sẽ phối hợp với các sở,ban, ngành liên quan trong tỉnh đẩymạnh tuyên truyền trong cộng đồngviệc bảo tồn và nhân giống cây quýhiếm này bằng việc trồng thử nghiệmxung quanh khuôn viên chùa và ở mộtsố địa phương khác.

* Ngày 09/02, tại xóm Trại 1(phường Đằng Giang, quận NgôQuyền, thành phố Hải Phòng) - nơitọa lạc cây đa 13 gốc, Hội Bảo vệThiên nhiên và Môi trường Việt Namphối hợp với quận Ngô Quyền tổ chứctrao Bằng công nhận cây đa 13 gốc làcây di sản Việt Nam. Cây đa 13 gốcđược coi là cây đa cổ thụ khổng lồ trổ

nhiều gốc nhất nước ta hiện nay. Câycó sức sống mãnh liệt, chưa bao giờsâu bệnh hoặc bị tàn phá bởi bất cứnguyên nhân nào. Tương truyền rằng,cây đa 13 gốc có miếu thờ đức ThổVượng, có công giúp dân làng khaiphá đất đai, lập và giữ làng. Ngày Tết,lễ, rằm, mùng một hàng tháng, dânlàng và du khách thập phương thườngra miếu dưới gốc đa thắp hương, cầumong may mắn, bình an.

Xác định cây đa 13 gốc là cây cổthụ quý, phường Đằng Giang đã quyđịnh rõ về việc giữ gìn, bảo đảm anninh, trật tự, nghiêm cấm hoạt độngmê tín, dị đoan tại khu di tích. Cây đa13 gốc hiện là điểm đến du lịch tâmlinh nổi tiếng, độc đáo của du kháchbốn phương. H.Lan - yến nHi

Thêm nhiều cây di sản được công nhận

Tưng bừng lễ hội đua thuyền đầu Xuân

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

17Số 1062 l 13.02.2014

Ngày 09/2 (nhằm ngày 10 thángGiêng), hội vật làng Sình, xã Phú Mậu,huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huếtưng bừng khai hội vật đầu xuân, thu húthàng ngàn người dân và du khách về dựhội.

Từ sáng sớm, không khí lễ hội đã rộnràng, trên khắp các nẻo đường về, ngườidân và du khách đã đổ về tấp nập, đếntầm 8 giờ sáng các sới vật đã chật kínngười. Hội vật thường được bắt đầubằng nghi lễ vái tạ Thành Hoàng của cáctrưởng bối ở đình làng, để nhắc nhở concháu nhớ đến ơn đức tổ tiên.

Hội vật làng Sình là lễ hội cổ xưa cótruyền thống cách đây hơn 400 năm. Đãthành thông lệ, mồng mười tháng Giêng,làng mở Hội vật để cầu sức khoẻ, bìnhan, mùa màng bội thu, cũng là dịp để giảitrí ngày đầu xuân và khuyến khích thanh

niên rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm.Vì vậy, hội vật đề cao tinh thần đồng độivà thượng võ, không đặt nặng thắngthua, các đô vật không được ra các đònđánh nguy hiểm đến tính mạng và tất cảcác đô vật lên sới đều được nhận phầnthưởng. Sau tiếng trống khai hội, lànhững màn biểu diễn đẹp mắt của các đôvật chuyên nghiệp, rồi đến là những trậntranh tài quyết liệt của những đấu vậtthanh niên, thiếu niên. Các đô vật lên sớiđấu không nhất thiết phải là người địaphương, mà bất kỳ người dân hoặc dukhách nào cũng có thể đăng ký lên sớiđấu vật. Nếu người nào bị vật lấm lưng,trắng bụng là bị thua, người nào vô địchthì phải thắng liên tiếp từ trận đấu đầutiên đến đấu cuối cùng.

Hội vật năm nay, thu hút hàng trămđô vật đến từ nhiều địa phương trong

tỉnh. Đặc biệt năm nay, có sự tham giacủa các đô vật nữ. Du khách được chứngkiến nhiều cuộc đấu gay cấn với nhiềumiếng đánh đẹp mắt và dũng mãnh.Càng về chiều sức nóng trên khán đàicàng tăng cao và người xem đến đônghơn, tiếng hò reo ủng hộ của khán giảthúc giục các đấu sĩ thi đấu quyết liệthơn.

Hội vật trở thành mạch sống văn hóacủa người làng Sình cũng như người dânxứ Huế. Sức hấp dẫn của hội vật khôngchỉ thu hút các đô vật và du khách trongvùng mà còn đối với cả du khách nướcngoài mỗi khi có dịp đến Huế.

Ngoài ra, du khách đến xem đấu vậtcòn được tham gia nhiều trò chơi dângian, thưởng thức ẩm thực Huế và chiêmngưởng các sản phẩm làng nghề thủcông truyền thống đặc trưng của mảnhđất Cố đô.

yến nHi

Hấp dẫn hội vật làng Sình

Phú Thọ triển khai một số nhiệm vụtrọng tâm về bảo tồn, phát huy giá trị disản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩncấp của nhân loại - Hát Xoan Phú Thọtrong năm 2014.

Tỉnh tập trung truyền dạy và thựchành Hát Xoan thông qua tổ chức đàotạo lớp nghệ nhân kế cận, đặc biệt lànghệ nhân trẻ, truyền dạy cho lớp trẻtrong cộng đồng các phường Xoan gốcvà cán bộ văn hóa xã, phường, hạt nhânvăn nghệ các câu lạc bộ dân ca trên địabàn tỉnh. Đây là nội dung quan trọng,quyết định tính bền vững cho sự bảo tồnlâu dài của di sản Hát Xoan, đồng thờiphát huy vai trò của các nghệ nhân caotuổi đào tạo các nghệ nhân trẻ, để đếnnăm 2015 có thể trở thành lớp nghệ nhânkế cận các lớp nghệ nhân cao tuổi hiệnnay làm nhiệm vụ truyền dạy cho các thếhệ sau này.

Đối với việc nghiên cứu, xây dựngĐề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấpcủa nhân loại - Hát Xoan Phú Thọ giai

đoạn 2013-2015, định hướng đến năm2020”, ngành văn hóa thể thao và du lịchtỉnh xây dựng Đề án, điều tra hiện trạngtại các phường Xoan gốc và các địaphương có hát Xoan lan tỏa; thực trạngcông tác bảo tồn và phát huy giá trị disản Hát Xoan; tổng hợp, phân tích, xử lýthông tin, số liệu thu thập từ công tácđiều tra, kiểm kê, đồng thời triển khaithực hiện đề án theo các biện pháp bảovệ di sản văn hóa phi vật thể được xácđịnh theo Công ước UNESCO và mụctiêu phát triển kinh tế-xã hội, phát triểnvăn hóa, du lịch của tỉnh.

Phú Thọ triển khai nghiên cứu, sưutầm, biên soạn “Tổng tập Hát Xoan PhúThọ”, đây sẽ là công trình khoa học đầyđủ nhất về Hát Xoan Phú Thọ, góp phầnlà cơ sở khoa học trong việc xây dựnghồ sơ đệ trình UNESCO đưa “Hát XoanPhú Thọ” vào danh sách văn hóa phi vậtthể đại diện của nhân loại vào năm 2015.

Bên cạnh đó, tỉnh lập các dự án bảoquản, tu bổ, khôi phục các di tích liênquan đến Hát Xoan; sưu tầm, nghiên

cứu, xuất bản, kiểm kê, tư liệu hóa và sốhóa các tư liệu về Hát Xoan; tổ chức cáchoạt động biểu diễn, giao lưu trong vàngoài nước; tổ chức hội thảo khoa học;nghiên cứu phục hồi các lễ hội, diễnxướng, tục lệ Hát Xoan gắn với Tínngưỡng thờ cùng Hùng Vương ở cácphường Xoan gốc.

Phú Thọ cũng sẽ đẩy mạnh công táctuyên truyền, quảng bá Hát Xoan trêncác phương tiện thông tin đại chúng; đặcbiệt tuyên truyền, giới thiệu, cập nhậtthường xuyên các hoạt động bảo tồn vàphát huy giá trị di sản Hát Xoan trênCổng Giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọbằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Theo kế hoạch đưa Hát Xoan PhúThọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩncấp và trở thành di sản văn hóa phi vậtthể đại diện của nhân loại vào năm 2015,tỉnh Phú Thọ yêu cầu các ngành liênquan xây dựng kế hoạch, chương trìnhchi tiết để tổ chức thực hiện các nộidung, đáp ứng yêu cầu của kế hoạch này.

ĐứC Kiên

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

18 Số 1062 l 13.02.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình là mộttrong những cái nôi của nghệ thuật hátChèo truyền thống gắn liền với tên tuổicủa bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài batrong hoàng cung nhà Đinh ở thế kỷthứ 10, được nhân dân suy tôn bà tổcủa nghệ thuật hát Chèo, đồng thờicũng là vị tổ nghề đầu tiên của ngànhSân khấu Việt Nam.

Tiếp nối tiền nhân bằng tất cả niềmđam mê sáng tạo, Nghệ sĩ Ưu túNguyễn Quang Thập, người con củamảnh đất Cố đô nghìn năm lịch sử làmột diễn viên Chèo xuất sắc, đạo diễntrẻ tài năng, luôn mang trong mình bầunhiệt huyết truyền “lửa” đam mê bộmôn nghệ thuật truyền thống này chothế hệ trẻ.

Sinh ra và lớn lên tại xã Ninh Hòa,ngay từ nhỏ, những làn điệu Chèomượt mà, giản dị đã thấm đẫm tâm hồntrẻ thơ của chú bé Quang Thập. Sớmbộc lộ năng khiếu nghệ thuật, đặc biệtlà bộ môn Chèo truyền thống, năm1987, Quang Thập được tuyển vàođoàn văn công Ninh Bình, sau đó đihọc lớp đào tạo diễn viên tại trườngvăn hoá nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh.Sau 2 năm học, tốt nghiệp với tấm bằngloại ưu, anh về nhận công tác tại đoànChèo Hà Nam Ninh. Được các nghệ sĩlớp trước tận tâm dìu dắt, Quang Thậpsớm trưởng thành qua từng vai diễntrên sân khấu như vai ông Tham trongvở “Hoa khôi dạy chồng”; vai vuaĐinh trong vở “Nước mắt vua Đinh”.

Quang Thập tâm sự, gắn bó vớinghệ thuật Chèo truyền thống hơn haichục năm qua, mặc dù bản thân rất yêuvà say mê nghệ thuật Chèo nhưng khithử sức hát và biểu diễn trên sân khấu,anh mới cảm thấy hết sự nhọc nhằn, vấtvả của nghề. Học lời, lấy hơi, buôngcâu, nhả chữ; học cái cười man rợ củanhân vật quan tham; học dáng oaiphong, khí chất khẳng khái, quyết đoán

của Đinh Bộ Lĩnh, vị hoàng đế, ngườiđứng đầu lo vận mệnh đất nước... tất cảđã lấy đi của anh rất nhiều công sức vàsự khổ công rèn luyện.

Năm 1992, ngay sau khi tái lập tỉnh,Quang Thập trở về công tác tại Nhà hátChèo Ninh Bình. Bằng những kinhnghiệm tích lũy được, anh chững chạchơn trong từng vai khó ở các vở diễntừ truyền thống đến hiện đại như: Thứcdậy tình xưa, Tấm áo bào Hoàng Đế,Linh khí Hoa Lư, Tiếng hát đại ngàn...Sở hữu giọng hát khỏe khoắn, hội tụ đủ4 yếu tố “vang, rền, nền, nảy”, kết hợpcùng khả năng diễn xuất vừa “sâu”,vừa “chín”, Quang Thập dần đượccông chúng biết đến. Từ năm 1994 đếnnăm 2005, tài năng nghệ thuật của anhtrên sân khấu Chèo đã được giớichuyên môn và khán giả công nhận vớithành tích 4 Huy chương Vàng trongcác Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệptoàn quốc; 3 lần được tặng giải thưởngVăn học nghệ thuật Trương Hán Siêu;4 lần được Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch tặng bằng khen và Kỷ niệmchương “Vì sự nghiệp Văn hoá, Thểthao và Du lịch”. Năm 2012, QuangThập vinh dự bước lên bục nhận Huychương Vàng dành cho đạo diễn trẻ tàinăng toàn quốc. Ghi nhận những đónggóp của anh trong việc bảo tồn, gìn giữvà phát huy bộ môn nghệ thuật Chèotruyền thống, Nhà nước đã phong tặngQuang Thập danh hiệu cao quý “Nghệsĩ Ưu tú”.

Ở tỉnh Ninh Bình, người dân có thểsẵn sàng hát Chèo bất cứ thời gian, địađiểm nào, khi cấy cày hay vào nhữngngày đầu xuân năm mới. Tất cả âmhưởng, ca từ, làn điệu Chèo vang lênđều chứa đựng bầu nhiệt huyết căngtràn đối với nghệ thuật dân gian.

Trong những ngày này, Nhà hátChèo Ninh Bình đã chuẩn bị một vởdiễn mới có tựa đề “Nắng quái chiều

hôm” cùng khoảng 20 tiết mục nghệthuật gồm các ca khúc ca ngợi Đảngquang vinh, Bác Hồ vĩ đại; hát về quêhương Ninh Bình đổi mới, về chiếnkhu cách mạng Quỳnh Lưu đang từngngày thay da đổi thịt để biểu diễn phụcvụ cán bộ, nhân dân địa phương và cáctỉnh lân cận nhân kỷ niệm 84 nămNgày thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam (03/02/1930-03/02/2014), mừngXuân mới Giáp Ngọ.

Là cánh chim đầu đàn của Nhà hátChèo Ninh Bình, đạo diễn chỉ đạo nghệthuật, đồng thời trực tiếp tham gia biểudiễn trên sân khấu, Nghệ sĩ Ưu túQuang Thập tâm sự, đối với anh, đượchóa thân mình trong từng vai diễn vớinhững tính cách, số phận khác nhau vàtrên tất cả là được đón nhận nhữngtràng pháo tay cổ vũ nhiệt tình củakhán giả trong mỗi buổi biểu diễnnhân dịp Tết đến, Xuân về là cả mộtniềm vinh dự và tự hào của người làmnghệ thuật.

Với mong muốn truyền ngọn lửađam mê nghệ thuật Chèo truyền thốngcho thế hệ trẻ, Đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu túQuang Thập đã trực tiếp phụ trách côngtác giảng dạy, đào tạo những diễn viêntrẻ cho nhà hát với quan điểm rõ ràng:người nào chọn cho mình con đườnglàm nghệ thuật thì năng khiếu chỉ là mộtyếu tố, một sự khởi đầu của diễn viên,phải khổ luyện bằng mồ hôi, công sức,thậm chí phải trả bằng máu thì mớithành tài, điều này quyết định đến 80%sự thành công của người nghệ sĩ.

Trong công tác đào tạo, QuangThập hướng dẫn học viên tận tình bằngkinh nghiệm sân khấu của chính bảnthân theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, thậmchí “một thầy một trò”, đồng thờimạnh dạn giao những vai khó cho diễnviên trẻ, tạo cơ hội cho họ thử thách.Đây thực sự là con đường đi đúnghướng và duy nhất cho sự khẳng định

Người giữ “lửa” cho nghệ thuật Chèo trên đất Cố đô

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

19Số 1062 l 13.02.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

của những tài năng trẻ trên sân khấu.Sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo,một số gương mặt như Thanh Tuyền,Thanh Tú, Huyền Diệu đã bước đầugặt hái được thành công ở hai Hội diễnSân khấu chuyên nghiệp toàn quốcnăm 2009 và 2013.

Hiện tại, đạo diễn Quang Thậpcùng các đồng nghiệp đã hoàn tất

chương trình đào tạo cho lớp diễn viênkhóa 2011-2013 với 14 người. Họ đangchờ đợt tuyển dụng viên chức của tỉnhđể được chính thức “đầu quân” choNhà hát Chèo Ninh Bình. Trong số này,6 trong số 14 em vừa làm nghệ thuật,nhưng đồng thời vẫn duy trì việc họcvăn hóa với cái đích hướng tới là tốtnghiệp Trung học phổ thông, khi nào

có cơ hội sẽ học tiếp lên bậc đại học vàcao hơn nữa.

Bằng tình yêu và tâm huyết vớinghề, Nghệ sĩ Ưu tú, Đạo diễn NguyễnQuang Thập đang ngày đêm hướngdẫn cho diễn viên trẻ qua từng độngtác, vai diễn... để giọng ca Chèo trênmảnh đất Cố đô sống mãi với thời gian.

Vũ MinH

Đắk Lắk là vùng đất mang đậm bảnsắc văn hóa truyền thống của đồng bàocác dân tộc thiểu số trên dải TrườngSơn-Tây Nguyên; trong đó, nổi bậtnhất là văn hóa cồng chiêng, văn hoánhà dài vô cùng độc đáo ngày càng thuhút đông đảo các nhà nghiên cứu,khách du lịch trong, ngoài nước.

Không gian văn hóa Cồng chiêngTây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nóiriêng bắt nguồn từ văn minh Đông Sơncổ đại, nền văn minh được biết đến vớitư cách là một nền văn hóa trống đồngnổi tiếng ở Đông Nam Á. Cồngchiêng được người dân tộc thiểu số ởTây Nguyên, ở Đắk Lắk quan niệmnhư là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầucủa con người với thần thánh và thếgiới siêu nhiên. Những bộ Cồngchiêng của mỗi gia đình đồng bào xưakia còn biểu hiện cho sự giàu có củangười dân Tây nguyên.

Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằnghợp kim đồng, có khi pha bạc hoặcđồng đen. Cồng là loại có núm, chiêngkhông có núm. Các dàn Cồng chiêngthường gồm nhiều bộ, mỗi bộ có sốlượng khác nhau và đảm nhiệm nhữngchức năng riêng trong cuộc hoà tấu.Nhạc cụ Cồng chiêng có nhiều kích cỡ,đường kính từ 20, 50 đến 60cm, loạicực lớn có đến 90cm. Cồng chiêng cóthể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theodàn, một bộ có từ 2 đến 13 chiếc, thậmchí có nơi còn sử dụng từ 18 đến 20chiếc. Trong một bộ chiêng, có chiêng

mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất. Các dàn Cồng chiêng không chỉ

làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấuhoặc giai điệu một bè mà còn hòa tấunhạc đa âm. Cồng chiêng có thể đượcgõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có tộcngười còn áp dụng kỹ thuật chặn tiếngbằng tay trái… Mỗi bài chiêng có rấtnhiều bè, trong đó, mỗi cá nhân sẽdùng một cái chiêng, chiêng có baonhiêu chiếc thì có bấy nhiêu ngườiđánh. Các nghệ nhân diễn tấu Cồngchiêng nhớ rõ các tiết tấu trong đầuvà kết hợp với nhau rất hài hòa. Cáchphối hợp âm thanh giữa những chiếcCồng chiêng để làm thành âm điệuthức là rất đặc biệt. Người Êđê đánhCồng chiêng theo cách thức từngchùm hợp âm, nối tiếp, người Bana,J’rai đánh theo phong cách chủ điệu(một bè trầm đánh trên là một vàigiai điệu)…

Hiện nay, Đắk Lắk có khoảng3.375 bộ chiêng đủ; trong đó, đồngbào dân tộc Êđê có 2.680 bộ, đồng bàoM’nông có 627 bộ… Đặc biệt, cónhiều bộ Cồng chiêng quý được giữgìn hàng chục đời nay, đã từng có giátrị bằng hàng chục con trâu, bò.

Tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chínhsách cho những gia đình, những ngườigìn giữ chiêng, chỉnh chiêng, đồngthời, mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡngcho các lớp trẻ học các kỹ thuật đánh,chỉnh chiêng, góp phần phát triểnkhông gian văn hóa Cồng chiêng. Tỉnh

Đắk Lắk hiện có trên 700 đội cồngchiêng, trong đó có 500 đội chiêng trẻlà con em đồng bào dân tộc thiểu số tạichỗ ở các buôn làng phục vụ đồng bàotrong sinh hoạt cộng đồng.

Ông Y Duê, Đội trưởng Đội chiêngbuôn Kô Siêr (thành phố Buôn MaThuột), đội đã từng biểu diễn chonhiều đoàn khách du lịch, các nhànghiên cứu và đã từng đi biểu diễn ởnhiều nước trên thế giới cho biết,khách du lịch nước ngoài thích xemchúng tôi biểu diễn Cồng chiêng. Họbảo, tiếng Cồng chiêng của chúng tôilạ lắm, nghe như có cả tiếng của núirừng Tây Nguyên vọng về.

Với việc UNESCO công nhậnKhông gian văn hóa Cồng chiêng TâyNguyên là kiệt tác truyền khẩu và disản phi vật thể của nhân loại từ tháng11 năm 2005, du lịch Tây Nguyên nóichung, Đắk Lắk nói riêng lại thêm mộtyếu tố riêng, độc đáo thu hút ngàycàng nhiều khách du lịch, thêm nhiềunhà nghiên cứu, khám phá văn hóaTây Nguyên.

Trong vài năm trở lại đây, cứ mỗidịp Tết đến xuân về, buôn làng TâyNguyên nói chung, Đắk Lắk nói riênglại tưng bừng, rộn ràng tiếng cồngchiêng trong các ngôi nhà dài hay bên“ngọn lửa thiêng” trong khuôn viêncác nhà văn hóa cộng đồng, với nhữngvòng người say sưa múa hát đón mừngxuân mới.

MinH HạnH

Ngày xuân vang tiếng cồng chiêng Tây Nguyên

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 Số 1062 l 13.02.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PhaN ĐìNh TâN

Biên tậpTrUNg kIêN, Thế hùNg

kIềU aNh

Địa chỉ51 Ngô Quyền - hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnSố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNg Ty TNhh mộT ThàNh vIêN

IN và văN hóa Phẩm

Trò chơi dân gian là hoạt độngkhông thể thiếu trong nhữngngày hội đầu xuân của đồng

bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Mộtsố trò chơi dân gian như ném còn, gõKeeng loóng, bắn súng, đánh đu,đánh mảng, đi cà kheo hay đẩy gậy…bên cạnh việc khuyến khích rèn luyệnsức khỏe, thể hiện sự khéo léo củangười chơi, còn góp phần nâng caotinh thần cộng đồng và gắn kết tìnhlàng nghĩa xóm. Những trò chơi đó,giờ đây vẫn được duy trì và trở thànhnét văn hóa đặc sắc của dân tộc tỉnhHòa Bình.

Tại bản Nà Cụt, xã Nà Mèo,huyện vùng cao Mai Châu (HòaBình), khi Tết đến xuân về, mọi nhà,mọi người đều đi chơi hội. Các cụ caoniên trong bản thường gõ những điệuKeeng loóng (dụng cụ làm bằng gỗdùng để giã lúa) để báo hiệu ngày hộimở. Keeng là chày, còn loóng làmáng, có hình dáng gần giống chiếcthuyền độc mộc dài từ 2-3m, sâukhoảng 50cm, rộng 60 đến 70cm tùytheo thân cây gỗ). Keeng loóng là lốichơi âm nhạc của người Thái MaiChâu bằng cách dùng chày gỗ gõ vàohai bên thành máng, tạo ra một loạiâm thanh độc đáo. Việc chơi Keengloóng đòi hỏi sự khéo léo, uyểnchuyển của người phụ nữ trong cáchsử dụng chày và máng cối. Nhữngđiệu Keeng loóng cổ nhộn nhịp hòavới tiếng trống, tạo nên không khíphấn chấn ngày hội xuân.

Ném Còn là trò chơi dân gian phổbiến trong những ngày hội đầu năm tạicác làng bản của đồng bào dân tộcThái Mai Châu nói riêng và các dântộc tỉnh Hòa Bình nói chung. Ngay từnhững ngày đầu năm mới, giữa bãi đấtrộng bằng phẳng hoặc tại sân vậnđộng, người dân đã trồng những câyCòn thật đẹp. Cây Còn được chọnphải là những cây tre thẳng, già, gióngdài, cao khoảng 20m. Phần ngọn đượcgắn một vòng tròn có đường kính

khoảng 60cm. Tâm vòng tròn đượcdán giấy dó và tô màu, bên ngoàitrang trí bằng giấy diều nhiều màu.Quả Còn được quấn lại bằng vải, cócác dây tua xung quanh với 5 sắc màu.

Mở đầu cho cuộc chơi bao giờcũng là các cặp đôi nam thanh, nữ tútung Còn với nhau; các chàng traiđược quyền tung trước. Khi quả Cònđược chàng trai bên này tung lên, chuiqua vòng tròn trên đầu cây tre, ngườicon gái đứng bên kia bắt được rồiném trở lại vòng tròn cho người contrai bên này bắt. Cứ thế, cuộc chơikéo dài đến hết buổi vẫn không phânnổi thắng thua, bởi họ tung, hứng rấttài tình, khéo léo. Song, ấn tượng vàđặc trưng của trò chơi ném Còn làtrước đó, các chàng trai đã ngầm chọnsẵn cho mình đối tượng để tung Còn.Và khi cô gái Thái nào được chọn,cảm thấy chàng trai tung Còn vớimình là chàng trai tốt thì đồng ý, chứkhông có chuyện gượng ép. Bởi vậy,sau hội tung Còn có rất nhiều đôi traigái đã lên duyên vợ chồng. Còn hìnhthức của trò chơi bắn súng của ngườiThái là tung quả bưởi lên mái nhà, khiquả bưởi lăn xuống thì các tay súng

thiện xạ lần lượt ngắm, đón, bắn. Nếungười nào bắn trúng cả 3 lần thì ngườiđó thắng cuộc, đoạt giải “Cần han”(người tài giỏi) và được thưởng mộtmâm cỗ đầy xôi, thịt cùng một thanhkiếm chuôi ngà voi khảm bạc, một sốruộng đất và phong chức TuầnMường (người đứng đầu an ninhphòng vệ của bản).

Ngoài ra, trò chơi đẩy gậy củangười Mường cũng là một trong nhữngtrò chơi đặc sắc thu hút đông đảo nhândân tham gia, đòi hỏi người chơi khôngchỉ có sức mạnh mà còn cần đến sựkhéo léo, tính toán trong khi chơi. Cònbắn nỏ lại đòi hỏi người chơi phải cóquá trình chuẩn bị tốt về nỏ, tên bắn vàkỹ thuật điêu luyện thì mới đạt độchính xác cao. Trò kéo co lại cần đếnsức mạnh, sự phối hợp nhịp nhàng, linhhoạt của tập thể mới giành được chiếnthắng… Có thể nói, khi tham gia cáctrò chơi, giá trị giải thưởng không quantrọng nhưng đối với người chơi, đóđược xem là sự khởi đầu của một nămmới đầy may mắn, cầu mong cho mưathuận gió hòa, mùa màng tốt tươi vàđời sống khá giả hơn.

t.t.n

Trò chơi dân gian, nét văn hóađặc sắc ngày xuân

Đẩy gậy, trò chơi dân gian không thể thiếu của đồng bào các dân tộc ở Hà Giang khi Tết đến Xuân về