toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1052 –vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1052 ngày 28/11/2013 - Phê duyệt Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến 2020, định hướng 2030 (Tr.6) - Công đoàn Bộ VHTTDL triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI (Tr.3) - Bàn giao trang thiết bị cho các điểm thư viện công cộng (Tr.5) - Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 (Tr.10) Triển lãm tranh cổ động về bình đẳng giới và logo về gia đình (Tr.13) trong số nàY Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên Tuần Văn hóa du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên diễn ra từ ngày 19-23/11/2013 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham gia của các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau. (Xem tiếp trang 2) Ảnh: C.T.V Việt Nam trở thành thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới Vào lúc 14h45 giờ Paris (tức 20h45 giờ Việt Nam) ngày 19/11, tại kỳ họp lần thứ 19 Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Việt Nam đã chính thức được bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013-2017). (Xem tiếp trang 7) Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 Tối 20/11, tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ xuất quân Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 khu vực phía Bắc. Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã giao nhiệm vụ cho Đoàn Thể thao Việt Nam nỗ lực thi đấu với quyết tâm cao nhất, mưu trí, dũng cảm và trung thực với tinh thần thể thao cao thượng, đạt thành tích tốt nhất, mang vinh quang về cho Tổ quốc. (Xem tiếp trang 6) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao cờ và hoa cho Trưởng đoàn Lâm Quang Thành

Upload: longvanhien

Post on 05-Dec-2014

613 views

Category:

News & Politics


2 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1052. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1052 ngày 28/11/2013

- Phê duyệt Quy hoạch phát triểnTDTT Việt Nam đến 2020, định hướng 2030

(Tr.6)- Công đoàn Bộ VHTTDLtriển khai Nghị quyết Đại hội

Công đoàn Việt Nam lần thứ XI (Tr.3)

- Bàn giao trang thiết bị cho các điểm thư viện công cộng

(Tr.5)- Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam sẽ diễn ra vào đầu tháng 12

(Tr.10)Triển lãm tranh cổ động về

bình đẳng giới và logo về gia đình(Tr.13)

trong số này

Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡcon người và thiên nhiên

Tuần Văn hóa du lịch Di sản xanh -Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiêndiễn ra từ ngày 19-23/11/2013 tạiTrung tâm Triển lãm Văn hóa nghệthuật Việt Nam (Hà Nội) do Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo và Hội Di sản văn hóa ViệtNam phối hợp tổ chức với sự tham giacủa các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh,Thái Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, NghệAn, Quảng Bình, Quảng Nam, KonTum, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau.

(Xem tiếp trang 2)

Ảnh:

C.T

.V

Việt Nam trở thành thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới

Vào lúc 14h45 giờ Paris (tức 20h45 giờ Việt Nam) ngày 19/11, tại kỳ họplần thứ 19 Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước về Bảo vệ Di sảnVăn hóa và Thiên nhiên thế giới, Việt Nam đã chính thức được bầu là mộttrong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013-2017).

(Xem tiếp trang 7)

Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Việt Nam

tham dự SEA Games 27

Tối 20/11, tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễxuất quân Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 khu vực phía Bắc.Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã giao nhiệm vụ cho ĐoànThể thao Việt Nam nỗ lực thi đấu với quyết tâm cao nhất, mưu trí, dũng cảm vàtrung thực với tinh thần thể thao cao thượng, đạt thành tích tốt nhất, mang vinhquang về cho Tổ quốc.

(Xem tiếp trang 6)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao cờ và hoa cho Trưởng đoàn Lâm Quang Thành

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1052 l 28.11.2013

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Trung tâmTriển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Namđã tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm NgàyTruyền thống (21/11/1958-21/11/2013)và đón nhận Huân chương Lao độnghạng Nhất.

Thành lập từ năm 1958, với tên gọiban đầu là Sở Triển lãm và Bảo tồn, Bảotàng, trải qua 55 năm phát triển vàtrưởng thành, đến nay, Trung tâm Triểnlãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đãhoàn thành tốt những nhiệm vụ đượcgiao: tuyên truyền chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, phục vụ công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc; bảo tồn và phát huy cácgiá trị di sản văn hóa của dân tộc, tạokhông gian và môi trường giao lưu vănhóa nghệ thuật trong và ngoài nước; tôn

vinh, giới thiệu hình ảnh đất nước, conngười và quảng bá tiềm năng phát triểndu lịch Việt Nam… Trung tâm đã hoànthành xuất sắc các nhiệm vụ được giao,góp phần khẳng định vị trí quan trọngcủa hoạt động Triển lãm trong sự nghiệpphát triển văn hoá, thông tin, thể thao vàdu lịch nước nhà.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởngVương Duy Biên biểu dương, ghi nhậnvà chúc mừng những thành tích của tậpthể công chức, viên chức, người laođộng Trung tâm Triển lãm Văn hóaNghệ thuật Việt Nam qua các thời kỳ.Để Trung tâm tiếp tục phát triển và lớnmạnh hơn nữa, Thứ trưởng đề nghịtrong thời gian tới, Trung tâm cần tiếptục phát huy truyền thống và thành tíchtốt đẹp của đơn vị; đoàn kết, phấn đấu

xây dựng Trung tâm phát triển toàndiện, khuyến khích động viên côngchức, viên chức và người lao động rasức thi đua hoàn thành xuất sắc cácnhiệm vụ được giao. Đồng thời, khôngngừng đổi mới và nâng cao chất lượnghoạt động chuyên môn nghiệp vụ; bắtnhịp xu thế mới của thời đại, khoa họccông nghệ tiên tiến thế giới để triểnkhai thực hiện có hiệu quả hoạt độngquản lý và chuyên môn…

Nhân dịp này, thừa ủy quyền củaChủ tịch Nước, Thứ trưởng Vương DuyBiên đã trao Huân chương Lao độnghạng Nhất cho Trung tâm Triển lãm Vănhóa Nghệ thuật Việt Nam và trao Bằngkhen của Bộ trưởng cho lãnh đạo, cánbộ của Trung tâm.

M.h

Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Đây là hoạt động nhân Ngày Di sảnVăn hóa Việt Nam lần thứ IX - Ngàyvề nguồn 23/11/2013; nhằm tôn vinhvà phát huy giá trị di sản văn hóa vàthiên nhiên độc đáo của Việt Nam; đặcbiệt là những di sản thiên nhiên ViệtNam đã được UNESCO công nhận làDi sản thiên nhiên thế giới. Đồng thời,đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệutiềm năng văn hóa, thương mại và sứchấp dẫn của du lịch sinh thái tại các disản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinhquyển, vườn di sản ASEAN. Các địaphương có dịp gặp gỡ trao đổi kinhnghiệm trong việc bảo tồn và phát huycác giá trị di sản văn hóa, di sản thiênnhiên giữa các vùng trong nước...

Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh- Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiênsẽ có rất nhiều các hoạt động diễn rađồng thời như: Triển lãm chung, triểnlãm riêng của các tỉnh; các trưng bàykhác; hoạt động hội thảo; giao lưu văn

hóa nghệ thuật... Triển lãm Không gian Di sản thiên

nhiên - Nơi gặp gỡ giữa con người vàthiên nhiên được trưng bày với các nộidung: Di sản văn hóa dân tộc ViệtNam; Khu dự trữ sinh quyển; Bảo tàngtài nguyên rừng.

Trưng bày Di sản văn hóa dân tộcViệt Nam do Bảo tàng Văn hóa các dântộc Việt Nam xây dựng, giới thiệu disản của 54 dân tộc, đặc biệt là các disản xanh. Không gian thể hiện về điềukiện tự nhiên, môi trường, sinh hoạtvăn hóa, sự gắn kết giữa con người vớithiên nhiên thông qua các tài liệu, hiệnvật điển hình, hiện vật gốc khối, hiệnvật gốc hình và các tài kiệu khoa họcbổ trợ. Nội dung triển lãm gồm 5 phần:Trời, đất, con người được nhân cáchhóa bằng hình tượng trời tròn, đấtvuông; Di sản thiên nhiên trong đờisống vật chất của cộng đồng các dântộc; Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ

rừng đầu nguồn; Tác động của conngười tới môi trường tự nhiên; Cộngđồng các dân tộc Việt Nam chung taybảo vệ di sản xanh.

Tối 20/11, tại Khu ẩm thực sẽ diễnra Lễ công bố và trao Bằng xác lập Đặcsản Thừa Thiên-Huế đạt Kỷ lục ChâuÁ và Kỷ lục Việt Nam. Du khách có cơhội được giới thiệu và thưởng thức cácmón ăn đặc trưng, các món ăn đượcchế biến từ sản phẩm nuôi trồng tại cáckhu dự trữ sinh quyển; được thưởngthức không gian gặp gỡ trà đạo...

Hoạt động hội thảo sẽ diễn ra cácvới các chương trình: Văn hóa trongbảo tồn và phát triển các Khu dự trữsinh quyển thế giới tại Việt Nam;Phát triển kinh tế từ di sản xanh-những lợi thế và thách thức. Tọa đàmDược liệu y học cổ truyền thiên nhiênvới cuộc sống con người; hội nghịxúc tiến du lịch...

Yến nhi

Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh... (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1052 l 28.11.2013

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Công đoànBộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị quántriệt triển khai Nghị quyết Đại hộiCông đoàn Việt Nam lần thứ XI(nhiệm kỳ 2013-2018) cho các đại biểulà ủy viên Ban Chấp hành Công đoànBộ và Chủ tịch Công đoàn cơ sở.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã đượcnghe đồng chí Nguyễn Văn Đông, Ủyviên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn -Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam khái quátnhững nội dung cơ bản triển khai Nghịquyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lầnthứ XI.

Nghị quyết Đại hội Công đoànViệt Nam lần thứ XI có nhiều điểmmới, trong đó đề ra nội dung hoạtđộng nhiệm kỳ 2013-2018 phảihướng về cơ sở; tập trung nâng caonhận thức cho đoàn viên; chống bệnhhành chính, hình thức; giản đơn tronghoạt động công đoàn. Trong nhiệm kỳ2013-2018, Công đoàn Việt Nam sẽtiếp tục đổi mới nội dung, phươngthức hoạt động vì lợi ích chính đángcủa đoàn viên và người lao động;tham gia có hiệu quả vào công tácquản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xãhội; nâng cao chất lượng công tác

tuyên truyền, vận động, giáo dục vàtổ chức thi đua yêu nước trong đoànviên và người lao động; đẩy mạnhphát triển đoàn viên, thành lập côngđoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồidưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổchức công đoàn vững mạnh, góp phầnxây dựng giai cấp công nhân ngàycàng lớn mạnh, xứng đáng là lựclượng nòng cốt, đi đầu trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấuđến năm 2018, cả nước có 10 triệuđoàn viên công đoàn…

t.hợp

Trong 2 ngày 21-22/11, tại NinhBình, đã khai mạc Hội nghị quốc tế vềdu lịch tâm linh vì sự phát triển bềnvững do Bộ VHTTDL, UBND tỉnhNinh Bình và Tổ chức Du lịch thế giớiphối hợp tổ chức. Phó Chủ tịch NướcNguyễn Thị Doan đã tới dự.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịchNước - Nguyễn Thị Doan khẳng định,Việt Nam coi du lịch tâm linh là loạihình du lịch văn hóa chuyên đề, mộtnhân tố quan trọng không chỉ mang lạisự tăng trưởng của nền kinh tế mà cònphát huy giá trị tinh thần, lòng yêunước, niềm tin, tăng cường khối đạiđoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnhtổng hợp, góp phần thực hiện thắng lợimục tiêu phát triển đất nước. Tínngưỡng văn hóa được coi là giá trị cốt

lõi của sản phẩm du lịch tâm linh, đồngthời là sợi dây kết nối tâm hồn ngườiViệt Nam với bạn bè quốc tế. Do vậy,Việt Nam luôn khuyến khích, tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tếvề phát triển du lịch; tạo điều kiệnthuận lợi cho các thành phần kinh tếcùng tham gia phát triển du lịch nóichung và du lịch tâm linh nói riêng.

Phó Chủ tịch Nước nhấn mạnh chủđề của hội nghị hết sức có ý nghĩa trongbối cảnh sự đa dạng, khác biệt về tôngiáo ngày càng được tôn trọng, địnhhướng phát triển bền vững thườngxuyên hiện hữu trong các chương trìnhnghị sự toàn cầu; đồng thời phát triểnbền vững là mục tiêu, nhiệm vụ mangtính thời sự cao, ngày càng được cụ thểhóa trong các chương trình hành động

của các quốc gia, các cấp, ngành.“Chúng ta chỉ có thể phát triển Du lịchtâm linh một cách bền vững trong sựhợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữacác nước, các ngành du lịch”. Trong haingày diễn ra Hội nghị, sẽ có gần 20 bàiphát biểu được trình bày theo 04 chủđề, như: Ý nghĩa của du lịch tâm linh;giao lưu văn hóa và du lịch có tráchnhiệm; tăng sự tương tác giữa ngườivới người thông qua du lịch tâm linh;tính bền vững tại các điểm du lịch tâmlinh-phát triển trọng tâm và quản lý cótrách nhiệm; sản phẩm du lịch tâmlinh-những kinh nghiệm thực tiễn.

Hội nghị kết thúc với việc ra Tuyênbố Ninh Bình về du lịch tâm linh vì sựphát triển bền vững.

tuệ Anh

Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững

Công đoàn Bộ VHTTDL triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoànViệt Nam lần thứ XI

Ngày 20/11, Đội tuyển Quần vợtViệt Nam đã lên đường sang Băng Cốc- Thái Lan tham dự giải vô địch ĐôngNam Á 2013. Giải đấu diễn ra từ ngày22 đến 27/11. Đây là giải đấu thay thếcho môn Quần vợt tại SEA Games 27do môn này bị loại ra khỏi danh sáchcác môn thi đấu tại SEA Games.

Tham dự giải, đoàn Việt Nam gồm15 thành viên với 01 trưởng đoàn, 03huấn luyện viên, 01 phiên dịch và 10vận động viên (05 nam và 05 nữ) trongđó có những tay vợt hàng đầu như: ĐỗMinh Quân, Nguyễn Hoàng Thiên, LêQuốc Khánh, Huỳnh Phương ĐàiTrang, Huỳnh Phi Khanh, Trần Thị

Tâm Hảo... Các vận động viên của ViệtNam sẽ tham gia tranh tài tại 05 nộidung gồm: Đơn nam, đôi nam, đơn nữ,đôi nữ và đôi nam nữ.

Giải năm nay có sự tham gia củanhiều đội mạnh như Indonesia,Philippines, Thái Lan…

h.Quân

Quần vợt Việt Nam tham dự giải vô địch Đông Nam Á

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1052 l 28.11.2013

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 4050/QĐ-BVHTTDL ngày 18/11/2013, BộVHTTDL cho phép Nhà hát Tuổi trẻphối hợp với Trung tâm Sáng tạo vàPhát triển Cộng đồng tổ chức chươngtrình “Liên hoan nhạc mới Hà Nội2013-HaNoi New Music 2013” với sựtham gia của các nghệ sĩ đến từ Italia,Đức, Vương quốc Thụy Điển, ĐanMạch và Na Uy. Thời gian ngày 01/12tại Nhà hát Chèo Hà Nội và các ngày05, 08/12 tại Nhà hát Tuổi trẻ.

- Ngày 18/11/2013 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 4058/QĐ-BVHTTDL, cho phép Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam đón Tứ tấunhạc Jazz Fabrice Alleman sang luyệntập và biểu diễn chào mừng 20 nămký kết Hiệp định văn hóa giữa Chínhphủ nước CHXHCN Việt Nam vàChính quyền Vùng Wallonie-Bruxelles. Thời gian từ ngày23-30/11/2013, tại Nhà hát Tuổi trẻ.

- Tại Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL ngày 18/11/2013, BộVHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ

Việt Nam, Cục Di sản văn hóa, LàngVăn hóa-Du lịch các dân tộc ViệtNam và các đơn vị liên quan tổ chức“Ngày hội Di sản văn hóa phi vật thểcủa Việt Nam được UNESCO vinhdanh” vào tháng 12/2013 tại LàngVăn hóa-Du lịch các dân tộc ViệtNam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 4079/QĐ-BVHTTDL ngày20/11/2013, giao Trung tâm Tổ chứcbiểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuậtbiểu diễn) phối hợp với Công tyTNHH Thương mại và Dịch vụKenny tổ chức chương trình hòa nhạc“Đặng Thái Sơn trong âm thanh mớithế kỷ XX”. Thời gian ngày04/12/2013 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

- Ngày 20/11/2013 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 4083/QĐ-BVHTTDL, cho phép Sở VHTTDLthành phố Hà Nội phối hợp vớiTrường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, ĐHQG Hà Nội khai quậtdi tích tại Vườn Chuối, xã KimChung, huyện Hoài Đức, thành phốHà Nội. Thời gian khai quật từ ngày

01-15/12/2013 với diện tích 100m2.Những hiện vật thu thập được trongquá trình khai quật giao cho SởVHTTDL thành phố Hà Nội giữ gìn,bảo quản; khi bàn giao phải có biênbản giao nhận, tránh để hiện vật hưhỏng, thất lạc.

- Tại Quyết định số 4105/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2013, BộVHTTDL thành lập Ban Đổi mới vàPhát triển doanh nghiệp Bộ VHTTDLdo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làmTrưởng Ban, Thứ trưởng Huỳnh VĩnhÁi làm Phó Trưởng Ban và 08 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 4106/QĐ-BVHTTDL ngày21/11/2013, giao Cục Hợp tác quốc tếchủ trì phối hợp với Cục Nghệ thuậtbiểu diễn, Nhà hát Ca múa nhạc nhẹViệt Nam, Ban Quản lý Nhà hát LớnHà Nội và Sở VHTTDL thành phố HàNội tổ chức Chương trình Lễ đếmngược chào năm mới 2014, kết hợpxúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch, thểthao Việt Nam. Thời gian vào ngày31/12/2013 tại Quảng trường Cáchmạng Tháng Tám. thtt

VăN BảN mớI

Chính phủ vừa ban hành Nghị địnhsố 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực vănhóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Nghị định nêu rõ, phạt tiền đối vớihành vi tổ chức thi người đẹp và ngườimẫu mà không có giấy phép như sau:Từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi tổchức thi người đẹp và người mẫu cấptỉnh, ngành, đoàn thể Trung ương; từ30-40 triệu đồng đối với hành vi tổchức thi người đẹp có quy mô vùng; từ40-50 triệu đồng đối với hành vi tổchức thi người đẹp, người mẫu có quymô toàn quốc, người đẹp và người mẫuquốc tế tổ chức tại Việt Nam.

Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thingười đẹp và người mẫu không đúng nộidung đã được cấp giấy phép như sau: Từ10-20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức

thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh,ngành, đoàn thể Trung ương; từ 20-30triệu đồng đối với hành vi tổ chức thingười đẹp có quy mô vùng; từ 30-40triệu đồng đối với hành vi tổ chức thingười đẹp, người mẫu có quy mô toànquốc, người đẹp và người mẫu quốc tếtổ chức tại Việt Nam. Đối với hành vi viphạm quy định về biểu diễn nghệ thuật,trình diễn thời trang, Nghị định nêu rõ,phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với mộttrong các hành vi: Biểu diễn nghệ thuật,trình diễn thời trang mà không có giấyphép; thực hiện hành vi không phù hợpvới thuần phong mỹ tục, truyền thốngvăn hoá Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh

hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại trongquá trình tổ chức biểu diễn.

Cũng theo Nghị định, sẽ đình chỉhoạt động biểu diễn từ 3 tháng đến 6tháng đối với người biểu diễn có mộttrong các hành vi: Biểu diễn nghệthuật, trình diễn thời trang có nội dungtruyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợpvới thuần phong mỹ tục, truyền thốngvăn hoá Việt Nam; xúc phạm uy tín củatổ chức, danh dự nhân phẩm của cánhân; biểu diễn tác phẩm có nội dungkhiêu dâm, kích động bạo lực, tácphẩm bị cấm biểu diễn…

Các quy định mới này được thựchiện từ 01/01/2014. t.hợp

Quy định xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực VHTTDL và quảng cáo

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1052 l 28.11.2013

quản lý nhà nước

Ngày 23/11, tại thành phố Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng, Ban Quản lý Dự án“Nâng cao khả năng sử dụng máy tínhvà truy nhập Internet công cộng tại ViệtNam” đã tiến hành bàn giao trang thiếtbị đưa vào sử dụng tại 16 tỉnh - Đợt IIcho các điểm thư viện công cộng.

Dự án “Nâng cao khả năng sửdụng máy tính và truy nhập Internetcông cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill& Melinda Gates tài trợ (Dự ánBMGF-VN), Bộ Thông tin và Truyềnthông chủ trì, phối hợp với Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, các địaphương triển khai thực hiện tại 400điểm Thư viện công cộng (TVCC) và1.000 điểm Bưu điện văn hoá xã(BĐVHX), 500 thư viện xã trên địabàn 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam vớitổng kinh phí là 50 triệu USD.

Dự án đã được triển khai thànhcông bước 1, giai đoạn II tại 12 tỉnh,đảm bảo 637 điểm TVCC, BĐVHXđược trang bị tổng cộng 4.180 máy

tính, 637 máy in, các trang thiết bịphụ trợ và được kết nối với mạngInternet băng thông rộng. Theo thốngkê, từ 01/6/2012-30/9/2013, đã có218.250 lượt người sử dụng máy tínhvới tổng thời lượng truy nhậpInternet là 2.028.191 giờ. Điều quantrọng là, máy tính và Internet đangtừng ngày góp phần làm thay đổicuộc sống của người dân địa phương.

Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái khẳng định: Ngườidân của 28 tỉnh ở những vùng khókhăn được sử dụng máy tính và truynhập internet miễn phí tại 600 điểmthư viện, góp phần “xoá đói giảmnghèo” trong lĩnh vực văn hoá, tinhthần cho nhân dân ở vùng khó khăn,vùng nông thôn, miền núi, thu hẹpkhoảng cách số, tạo sự bình đẳngtrong việc hưởng thụ những thànhquả của công nghệ thông tin, hỗ trợthiết thực, có hiệu quả Chương trìnhxây dựng nông thôn mới của Chính

phủ Việt Nam. Lễ bàn giao là một mốc quan

trọng của Dự án, đánh dấu việc hoànthành lắp đặt trang thiết bị và chínhthức đưa các điểm truy nhập côngcộng vào hoạt động, phục vụ nhu cầuvề thông tin của người dân.

Cùng với việc tổ chức bàn giaothiết bị cho 16 tỉnh khu vực miền núiphía Bắc, miền Trung -Tây Nguyênvà Tây Nam bộ, đến thời điểm này,cả nước đã có 28 tỉnh triển khai Dự án.

16 tỉnh tham gia dự án trong bước2, giai đoạn 2 gồm: Bắc Kạn, CaoBằng, Lạng Sơn, Phú Yên, KhánhHòa, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai,Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận,Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, VĩnhLong và Đồng Tháp. Đã có 4.600 bộmáy tính có kết nối internet đã đượctrang bị cho 665 điểm TVCC vàBĐVHX tại 16 tỉnh.

t.hợp

Bàn giao trang thiết bị cho các điểm thư viện công cộng

Ngày 16/11, Thứ trưởng BộVHTTDL Vương Duy Biên dẫn đầuđoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hộinghị Bộ trưởng về hợp tác Văn hóa-Dulịch lần thứ ba tại Thủ đô Vientiane,nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Làovới chủ đề “Con đường văn minh”.Ngoài Việt Nam, Hội nghị còn có sựtham dự của đại biểu các nước Lào,Myanmar, Thái Lan, Campuchia vàIndonesia.

Tại Hội nghị, các đại biểu cùng điểmlại kết quả của sự hợp tác từ cuộc họplần thứ hai tổ chức vào năm 2010, tạiCampuchia, đồng thời đề ra phươnghướng hợp tác trong thời gian tới. Cácđại biểu đều có chung nhận định hợp tácvề du lịch giữa các nước ASEAN trongthời qua đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là

việc các nước Lào, Việt Nam,Myanmar, Thái Lan, Campuchia,Indonesia phát triển du lịch gắn với disản văn hóa đã giúp du khách khôngnhững có thể chiêm ngưỡng các danhlam thắng cảnh, mà còn được khám phávà hiểu sâu sắc hơn về truyền thống vănhóa của mỗi nước, từ đó củng cố và tăngthêm tình hữu nghị giữa các dân tộctrong khôi ASEAN.

Về hướng hợp tác trong thời gian tiếptheo, các nước sẽ triển khai nhiều biệnpháp bảo tồn các giá trị văn hoá, thúc đẩyphát triển du lịch bền vững, đẩy mạnhkhả năng liên kết các vùng miền, cácquốc gia nhằm khai thác tốt tiềm năng dulịch. Các đại biểu của Lào cũng nhấnmạnh đến văn hóa Phật giáo trong khuvực, những công việc cần làm như tiếp

thị, quảng bá về Phật giáo, các chươngtrình kết nối du lịch, sự hợp tác của khuvực nhà nước và tư nhân, sự phát triểnđội ngũ nhân viên ngành du lịch…

Đoàn Việt Nam cho rằng, Hội nghịdiễn ra trong bối cảnh Lào tổ chức Lễ hộiThat Luong - một trong những lê hội lớnnhất trong năm là cơ hội tôt để người dâncác nước có dịp tìm hiểu thêm về các giátrị văn hóa độc đáo của “Đât nước triêuvoi”. Đồng thời, đưa ra một số đề xuấtnhằm thúc đẩy sự liên kết giữa các nước,giữa các doanh nghiệp lữ hành để tạo cơsở cho sự hình thành các tuyến thamquan đến di sản của mỗi quốc gia thànhviên, cũng như phối hợp cùng tổ chứccác hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịchra thế giới và khu vực.

Kiều OAnh

Thứ trưởng Vương Duy Biên dự Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa-Du lịch các nước ASEAN

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

6 số 1052 l 28.11.2013

quản lý nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hànhQuyết định số 2160/QĐ-TTg về việcphê duyệt “Quy hoạch phát triển Thể dụcthể thao (TDTT) Việt Nam đến năm2020, định hướng đến năm 2030”.

Mục tiêu là đến năm 2020, TDTT cơbản được phát triển đồng đều giữa cácđối tượng, rộng khắp giữa các vùng,miền, các địa phương trong cả nước, gópphần nâng cao sức khỏe và tuổi thọ củangười Việt Nam, vì sự nghiệp dâncường, nước thịnh. Thành tích ở một sốmôn thể thao có thế mạnh của Việt Namđạt trình độ của châu lục và thế giới.Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trởthành quốc gia có nền thể dục, thể thaophát triển ở Châu lục.

Đối với TDTT quần chúng, Quyhoạch cũng đề ra những mục tiêu cụ thểcần phải đạt được đến năm 2015, đó làsố người tập luyện TDTT thường xuyênđạt 28%, số gia đình thể thao đạt 22%và 100% học sinh, sinh viên thực hiệnchương trình giáo dục thể chất chínhkhóa. Hướng đến năm 2020, số ngườitập luyện TDTT thường xuyên đạt 33%,số gia đình thể thao đạt 25% và năm

2030 con số này đạt đến 40% số ngườitập luyện TDTT thường xuyên, trên30% số gia đình tập luyện thể thaothường xuyên. Song song với việc pháttriển thể thao quần chúng, thể thao thànhtích cao, thể thao chuyên nghiệp cũngđược đặt ra với nhiều mục tiêu cụ thể.Về thành tích thi đấu tại các kỳ Đại hộithể thao quốc tế, đối với Đại hội thể thaoĐông Nam Á (SEA Games), phấn đấunăm 2013 đoạt 70-90 huy chương vàng,xếp hạng 2-3 toàn đoàn; các năm: 2015,2017, 2019 xếp hạng 1-3 toàn đoàn; giaiđoạn 2020-2030, phấn đấu xếp hạng 1-2 toàn đoàn.

Đối với Đại hội Thể thao Châu Á(ASIAD), phấn đấu năm 2014 đoạt 2-3huy chương vàng, xếp hạng 15-20 toànđoàn; năm 2019 đoạt 10-15 huy chươngvàng, xếp hạng 10-15 toàn đoàn; giaiđoạn 2020-2030, phấn đấu xếp hạngtrong nhóm 10 nước dẫn đầu Châu lục.Hướng đến Thế vận hội Olympic, năm

2016 có 30-40 vận động viên tham dự,đạt 1-2 huy chương; giai đoạn 2020-2030 có 30-50 vận động viên tham dự,đạt trên 2 huy chương, phấn đấu có huychương vàng.

Để hoàn thành mục tiêu này, Quyhoạch cũng đưa ra các mục tiêu trongcông tác đào tạo VĐV, trong đó hướngđến hằng năm tổ chức đào tạo trên 2.000vận động viên cấp quận, huyện tại mỗitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,500-2.000 vận động viên ở mỗi tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương; 200-1.000 vận động viên, tùy thuộc vào điềukiện của từng địa phương, từng ngành;tổ chức tập huấn từ 1.000-1.500 vậnđộng viên đội tuyển trẻ quốc gia và từ2.000-2.500 vận động viên đội tuyểnquốc gia tại các Trung tâm Huấn luyệnThể thao quốc gia, trong đó tập trung tậphuấn theo chế độ đặc biệt từ 150-200 vậnđộng viên đội tuyển quốc gia.

thtt

Phê duyệt Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến 2020, định hướng 2030

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêucầu: Đoàn đoàn kết trong sinh hoạt vàthi đấu, tôn trọng phong tục tập quán vàtuyệt đối tuân thủ luật pháp của nướcchủ nhà cũng như các quy định của Đạihội; chân thành, hữu nghị khi giao lưuvới các đoàn thể thao bạn trong khu vực,mỗi thành viên phải thực sự là sứ giảthiện chí để quảng bá về truyền thốngvăn hóa tốt đẹp, hình ảnh hòa bình, thânthiện của đất nước Việt Nam.

Ngay sau phần lễ là chương trìnhnghệ thuật với sự tham gia của hơn 300vận động viên tại Trung tâm Huấnluyện Thể thao quốc gia Hà Nội, cũngnhư sự góp mặt của các nghệ sĩ ưu tú,nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng như Trần Tiến,Việt Hoàn, Đăng Dương, Mỹ Linh, MỹTâm, Mỹ Dung và các thành viên củaNhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam.

Đoàn Thể thao Việt Nam tham dựSEA Games 27 với tổng số 750 thành

viên, trong đó có 519 VĐV, do ôngLâm Quang Thành - Phó Tổng cụctrưởng Tổng cục Thể dục thể thao làmTrưởng đoàn. 08 Phó đoàn, 7 cán bộtham gia làm nhiệm vụ.

Tại SEA Games 27, đoàn Thể thaoViệt Nam tham gia tranh tài ở 29 trongtổng số 33 môn thi đấu của Đại hội vàmục tiêu giành từ 70 đến 75 HCV,đứng trong tốp 3 đoàn dẫn đầu Đại hội.

h.Quân

Lễ xuất quân của đoàn Thể thao Việt Nam... (Tiếp theo trang 1)

Nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóaViệt Nam (23/11), ngày 22/11, Bảo tàngtỉnh Vĩnh Long phối hợp Ban Di tíchVĩnh Long và Thư viện Khoa học tổnghợp thành phố Hồ Chí Minh khai mạc

triển lãm chuyên đề “Di sản Hán Nômở Vĩnh Long”.

Triển lãm giới thiệu 115/3.330 tàiliệu Hán Nôm, gồm: Bộ sưu tập sắcphong, công văn giấy tờ, gia phả, hoành

phi câu đối... của Ban Di tích tỉnh, đìnhMinh Hương và Văn Thánh Miếu trênđịa bàn tỉnh Vĩnh Long, đã được số hóavà phục chế in lại trên giấy dó.

Trong số tài liệu Hán Nôm được

Triển lãm di sản Hán Nôm ở Vĩnh Long

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1052 l 28.11.2013

quản lý nhà nước

Ủy ban Di sản thế giới là một trongnhững ủy ban chuyên môn quan trọngnhất của Tổ chức Giáo dục, Khoa họcvà Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO),có quyền quyết định nhiều vấn đề quantrọng liên quan tới việc công nhận cácDi sản Văn hóa và Thiên nhiên thếgiới; đánh giá tình trạng bảo tồn các Disản thế giới trên toàn cầu; quyết địnhcác chủ trương, đường lối, cũng nhưđịnh hướng phát triển của Công ước vềBảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiênthế giới (gọi tắt là Công ước Di sản thế

giới).Việt Nam tham gia Công ước Di

sản thế giới từ năm 1987, đến nay đãcó 07 Di sản Văn hóa và Thiên nhiênđược UNESCO công nhận. Tuy nhiên,phải sau 26 năm tham gia và có nhiềuđóng góp tích cực, đến nay Việt Nammới lần đầu tiên được bầu vào Ủy banquan trọng này.

Cuộc bầu chọn thành viên mới củaỦy ban liên chính phủ của Công ước1972 lần này diễn ra trong khuôn khổĐại hội đồng UNESCO lần thứ 37. Ủy

ban gồm 21 quốc gia thành viên vớinhiệm kỳ 4 năm và cứ mỗi nửa nhiệmkỳ, có khoảng một nửa số thành viêncủa Ủy ban được bầu chọn lại.

Với số phiếu ủng hộ 93 trên tổngsố 169 phiếu bầu, Việt Nam nằmtrong danh sách 11 quốc gia đạt đượcsố phiếu bầu cao nhất và vượt 50%số phiếu yêu cầu để trở thành thànhviên mới của Ủy ban liên chính phủcủa Công ước 1972 (gọi tắt là Ủy banDi sản).

thtt

Thủ tướng Chính phủ vừa ký banhành Nghị định số 180/2013/NĐ-CPvề Sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày01/6/2007 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Dulịch.

Tại Nghị định, Chính phủ sửa đổitên Điều 10 là “Quản lý khu du lịch,điểm du lịch” và bổ sung Khoản 3 nhưsau: “Nội dung quản lý điểm du lịch:Bảo đảm sự tham gia của cộng đồngdân cư vào các hoạt động du lịch; bảođảm vệ sinh môi trường, phòng chốngcháy nổ, an ninh, an toàn cho khách dulịch; công khai quy hoạch cụ thể pháttriển điểm du lịch đối với điểm du lịchquốc gia có tài nguyên du lịch tựnhiên”. Điều 12, Nghị định mới bổsung nội dung “kinh doanh lữ hành baogồm các ngành nghề: kinh doanh lữhành nội địa, kinh doanh lữ hành quốctế và kinh doanh đại lý lữ hành”. Điều12 cũng quy định rõ các trường hợp bị

thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hànhquốc tế, thủ tục thu hồi Giấy phép kinhdoanh lữ hành quốc tế. Điều 15 về kýquỹ kinh doanh lữ hành quốc tế đượcsửa đổi, bổ sung như sau: “Doanhnghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phảiký quỹ theo đúng quy định. Tiền ký quỹcủa doanh nghiệp phải gửi vào tàikhoản tại ngân hàng và được hưởng lãisuất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệpvà ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp vớiquy định của pháp luật. Mức ký quỹkinh doanh lữ hành quốc tế là 250 triệuđồng đối với doanh nghiệp kinh doanhlữ hành đối với khách du lịch vào ViệtNam và 500 triệu đồng với doanhnghiệp kinh doanh lữ hành đối vớikhách du lịch ra nước ngoài hoặc kinhdoanh lữ hành đối với khách du lịch vàoViệt Nam và khách du lịch ra nướcngoài. Tiền ký qũy được sử dụng để giảiquyết các vấn đề phát sinh trong trường

hợp doanh nghiệp không thực hiệnhoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụtrong hoạt động kinh doanh lữ hành”.

Nghị định này bãi bỏ Điều 42 củaNghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày01/6/2007 của Chính phủ Quy địnhchi tiết thi hành một số điều của LuậtDu lịch.

Nghị định nêu rõ, doanh nghiệpđược cấp giấy phép kinh doanh lữ hànhquốc tế trước ngày Nghị định này cóhiệu lực thi hành thì được tiếp tục hoạtđộng theo đúng nội dung quy địnhtrong giấy phép đã được cấp và trongthời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị địnhnày có hiệu lực phải đăng ký lại phạmvi kinh doanh lữ hành và bổ sung đầyđủ các điều kiện về kinh doanh lữ hànhtheo quy định của Nghị định này.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từngày 01/01/2014.

thtt

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Du lịch

Việt Nam trở thành thành viên... (Tiếp theo trang 1)

triển lãm lần này, nổi bật có: Sắc phongcủa vua Bảo Đại phong cho Phan ThanhGiản làm Phúc thần ở thôn Long Hồ,tổng Bình Long, quận Nhất, tỉnh VĩnhLong vào tháng 02 năm Bảo Đại thứ 7(1931); Sắc phong của vua Tự Đứcphong cho Nguyễn Cư Trinh làm Phúcthần, là công thần có công rất lớn vớitriều Nguyễn vào tháng 7 năm Tự Đức

thứ 3 (1850). Theo ông Phan Văn Giàu, Phó Giám

đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchtỉnh Vĩnh Long, những tài liệu HánNôm ở Vĩnh Long là những bằng chứngquý giá về tiến trình lịch sử-văn hóakhông chỉ của tỉnh nói riêng mà còn củakhu vực Nam Bộ nói chung. Ngành Vănhóa tỉnh Vĩnh Long sẽ tiếp tục nghiên

cứu, giữ gìn những di sản quý giá củatiền nhân đã dày công sáng tạo, truyềnlại cho đến hôm nay. Sở cũng dự kiến sẽlập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền côngnhận 85 đạo sắc của Công Thần miếu và3.000 trang tư liệu Minh Hương hộiquán là Bảo vật quốc gia.

Triển lãm diễn ra đến ngày 05/12. trần nguYện

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

8 số 1052 l 28.11.2013

Sự kiện vấn đềSự kiện vấn đề

* Khai mạc trại sáng tác điêu khắcTây Nguyên: Sáng 18/11, tại Làng Vănhóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đãdiễn ra Lễ khai mạc “Trại sáng tác điêukhắc Tây Nguyên”. Tham gia Trại điêukhắc có 45 nghệ nhân của 10 dân tộc(Xơ Đăng, Mơ Nông, Ê đê, Gia Rai, RơMâm, Bahnar, Giẻ-Triêng …) đến từ cáctỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum. Gần200 tác phẩm điêu khắc bao gồm cácbức tượng gỗ dân gian khắc họa hìnhảnh con người trong sản xuất, đời sốnghàng ngày, lễ hội, đời sống tâm linh củađồng bào các dân tộc Tây Nguyên đượcgiới thiệu tại trại sáng tác…

* Sáng ngày 19/11, tại Làng Vănhóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, đãkhai mạc Triển lãm “Văn hóa truyềnthống và trang phục các dân tộc ViệtNam”. Triển lãm giới thiệu 42 bộ trangphục, 50 sản phẩm dệt, thêu, 200 tài liệuhiện vật văn hóa Khmer và các dân tộcViệt Nam đã phán ánh sâu sắc quá trìnhphát triển văn hóa, trang phục từ truyềnthống đến đương đại và quá trình xâydựng quần thể chùa Khmer tại Làng Vănhóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Sáng cùng ngày, Triển lãm “Cánhdiều Di sản” trong khuôn khổ Tuần lễ

“Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Vănhóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa-Du lịchcác dân tộc Việt Nam cũng đã khai mạc.Đây là hoạt động mở đầu trong Chươngtrình “Diều trong đời sống Văn hóa Việt”diễn ra từ 19-23/11/2013, với 3 hoạtđộng chính: Triển lãm Di sản Văn hóaDiều Việt Nam, Biểu diễn Diều ngoàitrời và Trò chơi “Nhanh tay, bạn ơi”.

* Chiều 19/11, Chương trình Giaolưu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam đãdiễn ra tại Quảng trường làng II Khu cáclàng dân tộc, Làng Văn hóa-Du lịch cácdân tộc Việt Nam. Chương trình do BộVHTTDL phối hợp với Uỷ ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổchức. Tham dự giao lưu có gần 400 nghệnhân, già làng, trưởng bản đến từ 16cộng đồng dân tộc từ cả nước gồmH’Mông, Thái, Lự, Ê Đê, Gia rai… đãđem đến cho khán giả các tiết mục hátmúa mang đậm nét văn hoá truyền thốngcủa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

* Ngày 20/11, Không gian văn hoáchợ nổi Nam Bộ lần đầu tiên được táihiện tại Làng Văn hoá-Du lịch các dântộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, HàNội. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù củavùng sông nước miền Tây.

Phiên chợ nổi đầu tiên diễn ra sáng20/11/2013 tại Làng Văn hóa-Du lịchcác dân tộc Việt Nam. Du khách hàohứng khi được tham gia trải nghiệmphiên chợ nổi độc đáo, qua đó hiểuthêm được phần nào văn hóa của đồngbào ở phương Nam. Không gian chợnổi Nam Bộ và chợ vùng cao phía Bắcsẽ tiếp tục diễn ra phục vụ du kháchđến sáng ngày 24/11/2013.

* Chiều 21/11 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễnra lễ hội Nàng Hai - Lễ hội Cầu mùa,một hình thức đặc trưng nhất của đồngbào các dân tộc Tây Bắc. Lễ hội NàngHai là một nét sinh hoạt văn hóa dângian độc đáo của dân tộc Tày, theođúng tên gọi là: “Mời Nàng Hai (mờiNàng Trăng) xuống hạ giới để giao lưucùng với con người”. Lễ hội dân giantruyền thống của dân tộc Tày, mangđậm tín ngưỡng phồn thực của ngườiViệt cổ, Lễ hội Nàng Hai được sángtạo từ chính cuộc sống sinh hoạt và laođộng sản xuất của người nông dânmiền núi. Họ mong muốn mưa thuậngió hòa, mùa màng bội thu, có cuộcsống ấm no.

t.hợp

Hoạt động tại Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”

Festival Bắc Ninh năm 2014 sẽ đượctỉnh Bắc Ninh tổ chức trong 05 ngày từ13/3 đến hết 17/3/2014, với chủ đề “Hàokhí Bắc Ninh - Kinh Bắc”. Tổng dự toánkinh phí tổ chức hơn 17 tỷ đồng; trongđó, ngân sách cấp 70%, còn lại thực hiệnxã hội hóa. Biểu trưng của chương trìnhlà Bức Cuốn thư trang trí đôi Rồng, nềnhoa văn thời Lý, in bài thơ “Nam quốcsơn hà” viết bằng Tiếng Việt.

Festival Bắc Ninh 2014 bao gồm cáchoạt động chính: Lễ dâng hương tại ĐềnĐô, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn;Trưng bày, giới thiệu ấn phẩm Báo chí

Bắc Ninh và “Hội thi Sinh vật cảnh xuân2014”; Hội Trại thanh niên, chủ đề“Vang mãi truyền thống hào hùng”; Khaimạc Festival Bắc Ninh năm 2014 và Đạihội Thể dục thể thao tỉnh lần thứ VII; Bếmạc Festival Bắc Ninh năm 2014 vàChương trình giao lưu biểu diễn nghệthuật diễn xướng dân gian tiêu biểu khuvực miền Bắc.

Ngoài các hoạt động chính, mộtchuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao,du lịch: Trưng bày, Triển lãm, Hội chợ,tổ chức các tour du lịch miễn phí,quảng bá du lịch... sẽ được diễn ra tại

khu Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan,trục đường Lý Thái Tổ, khu vực Trungtâm Văn hóa Kinh Bắc và các điểm ditích lịch sử văn hóa, làng nghề tiêubiểu trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo SởVHTTDL chủ trì, phối hợp đơn vị tưvấn và các sở, ban, ngành, đơn vị, địaphương căn cứ nhiệm vụ được phâncông triển khai thực hiện xây dựng cácphương án phục vụ tổ chức FestivalBắc Ninh 2014; thông tin tuyên truyền,quảng bá hình ảnh và các hoạt độngcủa Festival; tài chính và vận động tàitrợ; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn.

A.Vi

Festival Bắc Ninh năm 2014

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

9số 1052 l 28.11.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 21/11, tại Bắc Giang, BộVHTTDL phối hợp với Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam, UBND tỉnh BắcGiang phát động phong trào “Phụ nữchung tay phòng, chống bạo lực, xâydựng gia đình hạnh phúc”.

Bạo lực gia đình đã làm xói mòncác giá trị, chuẩn mực, truyền thốngtốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bềnvững của gia đình, trong đó nạn nhânchủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Bạo lựcgia đình không chỉ xúc phạm nhânphẩm, quyền con người, làm tổn hạisức khỏe, tính mạng của các nạn nhânmà còn ảnh hưởng đến sự phát triểnkinh tế-xã hội của đất nước. Để đẩymạnh công tác phòng chống bạo lựcgia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam đề nghị các cấp, các ngành cầntập trung đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, giáo dục nâng cao nhận thức

về phòng, chống bạo lực gia đình đốivới tất cả mọi người, đặc biệt là phụnữ và trẻ em. Công tác phòng chốngbạo lực gia đình cần huy động sự thamgia chia sẻ của nam giới; gắn với thựchiện cuộc vận động “Xây dựng giađình 5 không, 3 sạch”; nâng cao chấtlượng hoạt động của các mô hìnhphòng, chống bạo lực gia đình...

Theo nghiên cứu quốc gia về bạolực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Namdo Liên hợp quốc công bố năm 2010,cứ 3 phụ nữ có gia đình hay từng có giađình thì có 1 người đã bị chồng bạohành về thể xác, tình dục hoặc tinhthần. 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam cónguyên nhân do bạo hành gia đình.

Để góp phần phòng, chống bạo lựcgia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam đã phối hợp với các Sở, Ban,ngành vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện

cho phụ nữ tham gia xây dựng gia đìnhhạnh phúc như cuộc vận động “Xâydựng gia đình 5 không, 3 sạch”; xâydựng các mô hình tránh nạn như môhình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”;mô hình “Ngôi nhà bình yên” tại Trungtâm phụ nữ và phát triển; mô hình nhàtạm lánh ở một số tỉnh/thành…

Lễ phát động “Phụ nữ chung tayphòng chống bạo lực, xây dựng giađình hạnh phúc” là một hoạt động cóý nghĩa thiết thực hưởng ứng ngàyThế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụnữ (25/11), kêu gọi sự tham gia củacác cấp, các ngành, các đoàn thể vàcộng đồng xã hội chung tay phòngchống bạo lực gia đình, tạo môitrường xã hội lành mạnh, ổn định gópphần xây dựng gia đình ấm no, bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.Đây cũng là một hoạt động hưởng ứngNăm Gia đình Việt Nam 2013 với chủđề “Kết nối yêu thương”.

h.Yến

Phụ nữ chung tay phòng, chống bạo lực,xây dựng gia đình hạnh phúc

Sáng ngày 23/11/2013, tại LàngVăn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam(Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễnra Lễ khánh thành quần thể ChùaKhmer - Ngôi chùa Phật giáo Namtông thứ 454 của Việt Nam và là ngôichùa Khmer duy nhất ở Thủ đô Hà Nộitính đến thời điểm này. Đây là sự kiệnquan trọng trong Tuần lễ “Đại đoàn kếtcác dân tộc - Di sản Văn hoá ViệtNam” diễn ra tại Làng Văn hoá-Du lịchcác dân tộc Việt Nam từ ngày 18-24/11/2013.

Phát biểu tại buổi lễ, ông PhạmDũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởngban Ban Tôn giáo Chính phủ khẳngđịnh: Lễ khánh thành quần thể chùaKhmer tại Làng Văn hoá-Du lịch cácdân tộc Việt Nam với sự hiện diện đôngđủ của quý quan khách, quý vị đại biểu,quý vị chức sắc các tôn giáo và đồngbào các dân tộc, vừa thể hiện chính sách

đại đoàn kết dân tộc, thể hiện sự gắn bógiữa đạo và đời, vừa thể hiện chính sáchtôn trọng tự do, tín ngưỡng tôn giáo củaNhà nước ta. Sự hiện diện một cách bềthế và trang nghiêm của quần thể chùaKhmer với nguyên mẫu là một ngôichùa ở Đồng bằng sông Cửu Long giữaThủ đô Hà Nội, vừa thể hiện sự quantâm của Đảng, Nhà nước ta đối vớicông tác tôn giáo và dân tộc vừa thểhiện sự gần gũi, gắn bó về văn hóa, tínngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộvới đồng bào các dân tộc anh em trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đâylà một biểu tượng văn hóa, hơi thở của“hồn thiêng sông núi” của những ngườicon đất Việt từ đất phương Nam xa xôiquy tụ về Thủ đô. “Làng Văn hóa-Dulịch các dân tộc Việt Nam sẽ là địa chỉquen thuộc, là nơi để nhớ, là chốn đi vềcủa đồng bào các dân tộc Việt Nam nóichung, trong đó có đồng bào dân tộc

Khmer đồng bằng sông Cửu Long nóiriêng với ngôi chùa Phật giáo Nam tôngKhmer khang trang”, Thứ trưởng PhạmDũng nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, thay mặt Trung ươngGiáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoàthượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủtịch thường trực đã trao Quyết định bổnhiệm Đại đức So-van-na-panh-nhalàm trụ trì chùa Khmer tại Làng Vănhoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tiếp sau đó, các vị lãnh đạo, đạibiểu, quan khách cùng các chư tôn đứclãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Namvà các tăng ni, Phật tử đã thực hiệnnghi lễ Kết giới Sây-ma, lễ an vị Phật,nhập linh cho chùa và vui hội biểu diễndân ca, dân vũ của đồng bào dân tộcKhmer tại quần thể chùa Khmer, Khucác làng dân tộc III, Làng Văn hóa-Dulịch các dân tộc Việt Nam.

A.Vi

Khánh thành quần thể chùa Khmer tại Hà Nội

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

10 số 1052 l 28.11.2013

Sự kiện vấn đề

Giải thưởng Du lịch Việt Nam làdanh hiệu cao quý nhất của ngành dulịch nhằm tôn vinh các doanh nghiệplữ hành, khách sạn và doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ du lịch hàng đầuViệt Nam. Giải do Tổng cục Du lịch vàHiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiệntừ năm 1999. Ban đầu, giải có tên“Topten Lữ hành quốc tế và Khách sạnhàng đầu Việt Nam”. Từ năm 2011,giải mang tên “Giải thưởng Du lịchViệt Nam”.

Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm2012 dự kiến sẽ được tổ chức trao tặngvào ngày 04//12/2013. Đó là thông tin

chính thức từ Tổng cục Du lịch trongbuổi gặp gỡ báo chí.

Năm 2012, mặc dù có nhiều khókhăn do tác động suy giảm kinh tế toàncầu nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫntiếp tục tăng trưởng và phát triển. Năm2012, du lịch Việt Nam đón 6,8 triệulượt khách quốc tế, 32 triệu lượt kháchnội địa; tổng thu từ du lịch đạt khoảng160 nghìn tỉ đồng.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ýcho ngành du lịch tổ chức Lễ vinh danhvà trao tặng Giải thưởng Du lịch ViệtNam 2012.

Thông tin từ Tổng cục Du lịch, cơ

cấu Giải thưởng Du lịch năm 2012gồm có: 10 Khách sạn 3 sao hàngđầu Việt Nam; 10 Khách sạn 4 saohàng đầu Việt Nam; 10 Khách sạn 5sao hàng đầu Việt Nam; 10 Công tylữ hành quốc tế hàng đầu đón kháchdu lịch vào Việt Nam (inbound); 10Công ty lữ hành quốc tế hàng đầuđưa khách đi du lịch nước ngoài(outbound); 10 Công ty lữ hành nộiđịa hàng đầu Việt Nam; 1 HãngHàng không chuyên chở nhiều kháchdu lịch nhất; 1 Hãng Hàng khôngnăng động nhất.

t.h

Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam sẽ diễn ra vào đầu tháng 12

Festival Di sản UNESCO Việt Nam- ASEAN dự kiến được tổ chức cuốitháng 12 năm 2013 trong khuôn khổTuần Văn hóa-Du lịch Đà Lạt, tuynhiên vì một số lý do Festival Di sảnphải thay đổi lịch tổ chức.

Theo thông tin từ UBND tỉnh LâmĐồng, do công tác chuẩn bị chưa thuậtsự được chu đáo, một số công tác bịchậm tiến độ so với dự kiến. Bên cạnhđó nhiều địa phương có di sản cũngnhư một số quốc gia trong khu vựcASEAN đã có ý kiến về việc chưachuẩn bị kịp để tham gia, vì thế tỉnhLâm Đồng đã đề nghị Bộ Ngoại giao -

đơn vị phối hợp tổ chức thay đổi thờigian tổ chức Festival Di sản UNESCOViệt Nam - ASEAN.

Theo kế hoạch ban đầu, Festival Disản UNESCO Việt Nam - ASEAN sẽđược tổ chức từ ngày 27 đến ngày 31tháng 12 năm 2013. Festival Di sảnUNESCO Việt Nam - ASEAN là mộttrong bốn sự kiện chính của Tuần Vănhóa-Du lịch Đà Lạt 2013. Festival sẽgồm các nội dung chính: Trình diễn Disản phi vật thể UNESCO - ASENAN;Carnaval Di sản UNESCO Việt Nam -ASEAN và Hoa Đà Lạt; Hội thảo quốctế “Mạng lưới Di sản UNESCO tại

Đông Nam Á, Bảo tồn gắn với pháttriển bền vững”…

Hiện nay, vẫn chưa có thông tinchính thức về việc sẽ tổ chức FestivalDi sản UNESCO Việt Nam - ASEANvào thời điểm nào. Như vậy, trongkhuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch ĐàLạt 2013 sẽ không có Festival Di sảnUNESCO Việt Nam – ASEAN, nhữngsự kiện chính là các hoạt động Kỷ niệm120 năm Đà Lạt hình thành và pháttriển; Festival hoa Đà Lạt lần thứ V vàCông bố năm Du lịch quốc gia 2014Tây Nguyên - Đà Lạt.

t.hợp

Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN thay đổi lịch tổ chức

Sáng 22/11, Bảo tàng Chứngtích chiến tranh TP. Hồ Chí Minhphối hợp Hội Di sản Thành phốkhai mạc Triển lãm “Áo dài phụnữ Việt Nam đi qua khói lửa chiếntranh”. Nội dung trưng bày vớithông điệp: Hãy giữ gìn, bảo tồnvà phát huy giá trị di sản văn hóaáo dài Việt Nam. Triển lãm nhằmkhẳng định với thế hệ hôm nay, áo

dài phụ nữ Việt Nam không chỉđẹp mà còn chứa đựng giá trị lịchsử sâu sắc.

90 hình ảnh, 30 hiện vật và 16câu chuyện kể về chiếc áo dài, gắnvới quá trình đấu tranh hoạt độngCách mạng của các nữ tù chính trịvà cuộc sống đời thường trongnhững năm kháng chiến đã đượctrưng bày tại Triển lãm. Ngoài ra,

Bảo tàng Chứng tích chiến tranhcòn tổ chức các buổi tọa đàm: Áodài trong phong trào đấu tranh vũtrang, Áo dài trong phong trào đấutranh chính trị ở Sài Gòn-GiaĐịnh, Áo dài Việt Nam xưa và nay…

Triển lãm diễn ra đến ngày17/12/2013.

DuYên trần

Triển lãm hình ảnh, tư liệu về áo dài Việt Nam

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1052 l 28.11.2013

Sự kiện vấn đề

Tại Làng Văn hóa-Du lịch các dântộc Việt Nam, Ban Chỉ đạo Trungương Phong trào toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa vừa tổchức Tọa đàm “15 năm thực hiện Chỉthị 24/1998/CT-TTg của Thủ tướngChính phủ về xây dựng và thực hiệnhương ước, quy ước của làng, bản,thôn, ấp, cụm dân cư”. Thứ trưởngHồ Anh Tuấn chủ trì Tọa đàm.

Theo báo cáo tại buổi Tọa đàm,trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số24/1998/CT-TTg của Thủ tướngchính phủ, Đảng ủy chính quyền vàcác ban ngành đoàn thể các cấp đã tổchức mọi tầng lớp nhân dân tham giahưởng ứng mạnh mẽ các phong tràoxây dựng làng, bản, thôn, ấp… Cácphong trào đều gắn chặt với nhữngnội dung cụ thể trong hương ước,quy ước. Việc tự giác chấp hànhhương ước ngày càng phát triển sâurộng đạt nhiều thành tựu góp phần

quan trọng trong công cuộc đổi mới,phát triển kinh tế, văn hóa xã hội,đưa đất nước ngày càng phát triển.Kết quả, đến nay cả nước đã có71.933/118.034 làng văn hóa, tổ dânphố văn hóa được khen thưởng ở cáccấp đạt tỉ lệ 60,94%.

Phát biểu tại buổi Toạ đàm, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng: Xâydựng, thực hiện hương ước, quy ướclà truyền thống đạo lý của dân tộc tađã có từ bao đời nay, việc xây dựngvà thực hiện hương ước, quy ướccủa mỗi làng, thôn, ấp, bản là điềukhông thể thiếu trong các chế đội xãhội, giai cấp khác nhau. Mặc dù,thôn, ấp, bản, làng không phải làmột cấp chính quyền nhưng là nơisinh sống của cộng đồng dân cư, lànơi thực hiện dân chủ một cách trựctiếp và rộng rãi nhằm giải quyết cáccông việc trong nội bộ cộng đồngdân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn

trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môitrường, xây dựng cuộc sống mới,tương trợ, giúp đỡ nhau trong sảnxuất và đời sống, giữ gìn, phát huytruyền thống tốt đẹp và thuần phongmỹ tục của cộng đồng nhằm thựchiện tốt các chủ trương của Đảng,pháp luật của Nhà nước, thực hiệntốt quyền, nghĩa vụ công dân vànhiệm vụ cấp trên giao.

Qua các ý kiến phát biểu tại buổiTọa đàm, các đại biểu cho rằngtrong thời gian tới, các cấp ủy đảng,chính quyền các địa phương cần tiếptục chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấncho cán bộ văn hóa thôn, bản, hướngdẫn xây dựng quy ước văn hóa thôn,bản; tập trung chỉ đạo hướng dẫn cácxã, các thôn, bản, vùng dân tộc thiểusố chỉnh sửa, bổ sung quy ước chophù hợp với tình hình phát triển củađịa phương.

tuệ Anh

Tọa đàm về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng,bản, thôn, ấp, cụm dân cư

Sáng 25/11, tại Hà Nội, BộVHTTDL phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Quỹ Dân sốLiên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hộithảo về “Phòng, chống bạo lực với phụnữ và trẻ em gái”.

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng BộVHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, bà PratibhaMehta, Điều phối viên thường trú củaLiên Hợp Quốc tại Việt Nam; đại diệnlãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trungương và địa phương, các tổ chức trongnước và quốc tế.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, Hội thảovới mục đích nhằm chia sẻ các chươngtrình, hoạt động nghiên cứu về phòng,chống bạo lực gia đình, bạo lực đối vớiphụ nữ và trẻ em gái thời gian qua;đồng thời là diễn đàn để trao đổi, thảoluận về những giải pháp phòng, chốngbạo lực gia đình; phòng chống bạo lực

đối với phụ nữ và trẻ em gái, là cơ hộitốt để các cơ quan quản lý nhà nướclắng nghe, nghiên cứu nghiêm túc cáckhuyến nghị của cộng đồng quốc tếđối với công tác này tại Việt Nam. Vớitư cách là cơ quan quản lý nhà nướcchịu trách nhiệm trước Chính phủ vềcông tác gia đình và phòng chống bạolực gia đình, Bộ VHTTDL đã chủ trịvà phối hợp với các Ban, Bộ, ngànhchỉ đạo và triển khai các hoạt động đểđưa Luật Phòng, chống bạo lực giađình, các chính sách liên quan đến giađình vào cuộc sống và bước đầu đạtđược những kết quả tích cực, song vẫncòn đối mặt với rất nhiều khó khănthách thức. Trong giai đoạn tới, BộVHTTDL sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơnnữa các hoạt động phối hợp liênngành, huy động sự tham gia của cáctổ chức trong nước và quốc tế, thiết lậpmạng lưới, phòng chống bạo lực gia

đình trên phạm vi toàn quốc nhằm tăngcường hiệu quả thực hiện Luật Phòng,chống bạo lực gia đình, tiếp tục rà soátnhìn nhận, đánh giá công tác phòngchống bạo lực gia đình trong 5 nămqua và đề xuất tham mưu với Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả thựchiện Luật Phòng, chống bạo lực giađình trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùngnhau thảo luận, phân tích các vấn đề liênquan đến công tác phòng, chống bạo lựcgia đình, bạo lực đối với phụ nữ và trẻem gái; thực trạng, các kết quả đã đạtđược, các tồn tại và thách thức cũng nhưkế hoạch hành động tiếp theo; đồng thờichia sẻ một số kết quả nghiên cứu nhằmđưa ra các khuyến nghị đối với việc đềxuất sửa đổi, bổ sung và xây dựng chínhsách của Việt Nam.

h.Quân

Hội thảo Phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

12 số 1052 l 28.11.2013

Sự kiện vấn đề

Trong chương trình khôi phục toàndiện khu di tích Đền thờ Hoàng đế TháiĐức - Nguyễn Nhạc tại khu di tíchthành Hoàng đế, ngày 22/11 Trung tâmKhảo cổ học Việt Nam và Ban Quản lýdi tích Bình Định đã báo cáo kết quảkhai quật khảo cổ học khu vực thànhHoàng đế.

Được thực hiện từ tháng 7 đếntháng 9/2013, diện tích khai quật là900m2 trong tổng diện tích khu vực dựkiến được xây dựng. Do những khókhăn nhất định về kinh phí nên trongđợt này chỉ khai quật 27 hố với tổngdiện tích 500m2, tập trung ở phía đôngcủa thành, nơi sẽ có những công trìnhxây dựng kiên cố trong dự án xây dựngĐền thờ Hoàng đế Thái Đức.

Theo báo cáo thì diện tích đã khaiquật quá nhỏ so với diện tích cần sửdụng cho khuôn viên đền thờ (gần20.000m2). Các hố khai quật đượcchọn đã đáp ứng nhu cầu của cuộckhảo sát. Thông qua kết quả khai quậtcho thấy trong không gian trên cónhiều vết tích văn hóa còn tích tụ tronglòng đất, trong đó lớp dưới cùng là lớpvăn hóa Champa. Ngoài lớp văn hóaChampa trên bề mặt còn xuất hiện cácyếu tố văn hóa thuộc thời Tây Sơn -nhà Nguyễn như ngói, gạch lát nền, đồsành sứ gia dụng được phát hiện rải ráchầu khắp trên các hố khai quật. Bêncạnh những vật dụng sinh hoạt được

sản xuất tại chỗ, ở các hố khai quật cònphát hiện được rất nhiều đồ gốm ngoạinhập, một số gốm Chu Đậu thuộc thờiLê và nhiều gốm của Trung Quốc.Gốm sứ tìm thấy có cả loại chất lượngcao, được sản xuất theo phong cáchgốm thời Minh và cả những đồ gốm cóchất lượng thấp hơn được sản xuấttrong các lò địa phương vùng NamTrung Quốc.

Như vậy, khu vực sẽ xây dựng Đềnthờ Hoàng đế Thái Đức có sự tồn tạivới mức độ đậm nhạt khác nhau của bagiai đoạn lịch sử, trong đó yếu tốChampa nằm ở lớp dưới cùng và có thểlà khu vực cư trú của cư dân trongthành Đồ Bàn mà vết tích để lại là rấtnhiều đồ gốm Champa được sử dụnglưu lại trong tầng văn hoá. Vết tích vănhóa thời Tây Sơn và nhà Nguyễn đặcbiệt là thời Tây Sơn còn lại trong lòngđất khu vực này là rất ít. Có lẽ đây làkhu đất nằm ngay bên cạnh Tử CấmThành nên những biến cố lịch sử giữaTây Sơn và nhà Nguyễn đã làm mấtmát không ít những dấu vết văn hóa.Có thể nói dấu vết kiến trúc thời TâySơn không còn tìm thấy trong khu vựcnày ngoài những mảnh vỡ của một vàiloại ngói. Không thể không có mộtkhông gian sinh hoạt đông đúc nơingoại vi của Tử Cấm Thành thời đónhưng đúng như một thời vang bóngcác vết tích xưa hầu như bị xoá sổ. Còn

với vết tích văn hoá của nhà Nguyễnkhu vực này thì cũng không có nhiềungoài lăng của Võ Tánh trong Tử CấmThành, vùng ngoại vi của Thành nộidấu ấn đó cũng không đậm nét nếukhông nói là không còn nhiều dấu vết.

Trong đợt khai quật này còn pháthiện một kiến trúc có dạng hình chữnhật nằm phía Bắc của nền cung cũđược làm bằng hợp chất hoàn toàngiống với chất liệu xây dựng thủynguyệt hồ trong Tử Cấm Thành. Đâycũng là một kết quả quan trọng trongđợt khai quật này vì có thêm các yếu tốvăn hoá thời Tây Sơn xuất lộ. Điều đócũng có nghĩa các vết tích văn hóa thờiTây Sơn sẽ nâng thêm giá trị để làm rõhơn quá khứ của thành Hoàng đế.

Từ kết quả khai quật lần này, cácnhà khảo cổ học đề nghị thời gian tớicần khai quật những khu vực mà tíchtụ văn hoá còn nhiều tư liệu nằm ở lớpdưới thuộc văn hóa Champa. Cầndành một không gian trong khônggian đền thờ dùng để trưng bày cáchiện vật và hình ảnh thu thập đượctrong các cuộc khai quật nghiên cứuvề thành Hoàng đế để tôn vinh giá trịvăn hóa lịch sử của khu di tích này vàcũng để nhân dân và khách tham quannhận diện rõ hơn về những thành tựuqua các thời đại tại khu di tích thànhHoàng đế.

Việt Ý

Khai quật khảo cổ học khu vực thành Hoàng đế tại Bình Định

Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lầnthứ 12 đã khai mạc ngày 22/11 tại HàNội và ngày 24/11 tại TP. Hồ Chí Minhvới buổi trình diễn của nhóm song tấuguitar Đức Katona Twins. Đây là hainghệ sỹ sinh đôi đã gặt hái được nhiềuthành công lớn trên trường quốc tế.

Liên hoan còn có sự tham gia củacác nghệ sĩ đến từ Áo, Wallonia-Brussels (Bỉ), Đức, Hungary, Ba Lan,Thụy Điển và lần đầu tiên có sự tham

gia của một ban nhạc khách mời ViệtNam “Diva Club”. 14 buổi hòa nhạcđược giới thiệu trong suốt Liên hoan tạiHà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,trong đó có 10 buổi có sự kết hợp giữacác nghệ sĩ Châu Âu và Việt Nam. Liênhoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 12khẳng định nỗ lực ngoại giao, hợp tác,học hỏi lẫn nhau tạo nên sự thống nhấttrong đa dạng các nền văn hóa.

Liên hoan với các buổi trình diễn

của nghệ sĩ người Áo Harri Stojka vàban nhạc, nghệ sĩ saxophone FabriceAlleman từ Wallonia Brussels và Tứtấu Grzegorz Karnas đến từ Ba Lan...

Liên hoan sẽ bế mạc tại Hà Nội vàongày 01/12 với buổi biểu diễn của casỹ kiêm nhạc sỹ người Thụy ĐiểnLudwig Bell; tại thành phố Hồ ChíMinh ngày 30/11 với buổi biểu diễncủa ban nhạc khách mời Việt Nam“Diva Club”. h.Quân

Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 12 tại Việt Nam

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

13số 1052 l 28.11.2013

Sự kiện vấn đề

Sáng 22/11, tại Bảo tàng Phụ nữ ViệtNam, Bộ VHTTDL, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Quỹ Dân sốLiên hợp quốc tại Việt Nam đã phối hợptổ chức tổng kết, trao giải và khai mạcTriển lãm tranh cổ động về bình đẳnggiới và logo về gia đình.

Cuộc thi sáng tác tranh cổ độngtuyên truyền về bình đẳng giới đượcphát động vào tháng 7/2013. Sau mộtthời gian phát động đã có hơn 236 tácphẩm của 120 tác giả từ nhiềutỉnh/thành trong cả nước gửi về dự thi.Các tác phẩm dự thi được đánh giá làđạt chất lượng chuyên môn cao về nộidung và nghệ thuật. Các thông điệp vềbình đẳng giới được truyền tải rõ nét

và phong phú thông qua các bức vẽđầy ấn tượng.

Cuộc thi sáng tác logo về gia đìnhđược phát động vào tháng 5/2013. Sauhơn hai tháng phát động, Ban Tổ chứcđã nhận được 252 mẫu dự thi của 78 tácgiả. Các tác phẩm dự thi đã thể hiệnđược giá trị văn hóa và đặc trưng tốt đẹpcủa gia đình Việt Nam truyền thống vàhiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tếbên cạnh tính mỹ thuật và quyền tác giả.

Kết quả Cuộc thi sáng tác tranh cổđộng tuyên truyền về bình đẳng giới: 01giải Nhất: Ông Nguyễn Văn Ngần, cánbộ Trung tâm Văn hóa tỉnh Hà Nam; 02giải Nhì; 03 giải Ba và 10 giải Khuyếnkhích. Kết quả của Cuộc thi sáng tác

logo về gia đình: 01 giải Nhất - họa sĩTrần Hoài Đức; 02 giải Nhì; 05 giảiKhuyến khích. Bộ VHTTDL đã lựachọn logo đạt giải nhất để sử dụng trêncác ấn phẩm có liên quan đến công tácgia đình và làm biểu tượng chính thứctrong các hoạt động liên quan đến lĩnhvực gia đình.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã tổchức Triển lãm trưng bày 16 tranh đạtgiải và 38 tranh đạt chất lượng tốt trongCuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyêntruyền về bình đẳng giới và 20 logođược lựa chọn từ Cuộc thi sáng tác logovề gia đình tại Bảo tàng Phụ nữ trong 5ngày, từ ngày 22 - 26/11/2013.

h.Quân

Triển lãm tranh cổ động về bình đẳng giới và logo về gia đình

Tối 20/11, tại đình Kim Ngân, 42 -44 Hàng Bạc, thuộc khu phố cổ HàNội, đã khai mạc chuỗi hoạt động vănhóa chào mừng Ngày Di sản văn hóaViệt Nam (23/11/2005-23/11/2013).

Ngoài chương trình chào mừngNgày di sản văn hóa của Ban Quản lýphố cổ Hà Nội - UBND quận HoànKiếm, tại đình Kim Ngân cũng diễn ratriển lãm giới thiệu tranh của giáo sư,tiến sĩ, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.Với 39 tác phẩm được tác giả sáng tácnăm 2013, triển lãm đã mang đến chongười xem nhiều cung bậc cảm xúc quacác bức tranh về phố cổ, làng cổ, tĩnhvật. Các tác phẩm được thể hiện bằng

nét bút mang sắc màu lãng mạn củamột tâm hồn yêu phố cổ Hà Nội và yêucảnh sắc thiên nhiên. Tranh của ông cònthể hiện sự kết nối giữa thiên nhiên vàcon người, trân trọng cái đẹp, trân trọngdĩ vãng. Đó cũng thể hiện tư duy gắnkết giữa dĩ vãng và hiện tại của mộtngười cả cuộc đời hết mình về di sản.

Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính chobiết: “Do tôi nhiều năm gắn bó vớicông tác bảo tồn, trung tu di tích, gắnbó với phố cổ Hà Nội nên Ban Quảnlý phố cổ Hà Nội mời triển lãm tranhnhân Ngày di sản Việt Nam. Đây cũnglà niềm vui của tôi vì ngoài hoạt độngkiến trúc chính, tôi được mang tác

phẩm của mình giới thiệu với mọingười trong một không gian linhthiêng, ấm cúng tại một ngôi đềntrong phố cổ”. Triển lãm diễn ra đếnhết ngày 20/12.

Cũng trong ngày khai mạc, Banquản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu tuầnlễ di sản văn hóa Ca trù, biểu diễn tạiđình Kim Ngân và Trung tâm thông tinphố cổ Hà Nội, 28 Hàng Buồm từ tối20/11 đến hết 23/11. Các ca nương, képđàn sẽ trình diễn những làn điệu đặcsắc của môn nghệ thuật truyền thốngđã được công nhận là di sản văn hóaphi vật thể của nhân loại.

K.hOàn

Hoạt động tôn vinh Ngày Di sản tại phố cổ Hà Nội

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóaViệt Nam, từ ngày 23 đến 29/11, tạiBảo tàng tỉnh Đồng Nai, Hội Di sảnvăn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạpchí VietNam Heritage phối hợp cùngSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhĐồng Nai đã tổ chức khai mạc Triểnlãm ảnh Di sản Việt Nam.

Triển lãm giới thiệu hơn 100 tácphẩm của 24 tác giả trong cả nước.

Cac tác phẩm là những những khoảnhkhắc đẹp trong đời sống thường nhật,trong lao động sản xuất, trong lễ hội,mà tác giả đã ghi lại được. Với hìnhảnh - người xem đã được nghe, thấynhững câu chuyện về thiên nhiên, núirừng Tây Bắc, những làng nghề nổitiếng, những trò chơi dân gian đặcsắc.

Theo Ban Tổ chức, 100 bức ảnh

được giới thiệu tại triển lãm ảnh Disản Việt Nam là những bức ảnh xuấtsắc, đã được trao giải tại cuộc thi ảnhDi sản văn hóa Việt Nam năm 2013.Thông qua hoạt động này, Ban Tổchức kêu gọi sự quan tâm của cộngđồng trong việc phát hiện và tôn vinhnhững giá trị di sản thiên nhiên, di sảnvăn hóa Việt Nam .

Mạnh huân

Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam tại Đồng Nai

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

14 số 1052 l 28.11.2013

Tối ngày 22/11 tại Trung tâm Triểnlãm Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, số2 Hoa Lư, Hà Nội. Tổ chức Kỷ lụcViệt Nam đã công bố và trao Bằng Xáclập Kỷ lục châu Á cho “Bún bò Huế”và Bằng Xác lập Kỷ lục Việt Nam cho11 đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế. Đâylà hoạt động diễn ra trong Tuần Vănhoá Di sản Du lịch Xanh, chào mừng

ngày “Di sản Văn hoá Việt Nam lầnthứ IX- 23/11/2013”.

Sau một thời gian thẩm định, ngày27/12/2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đãchính thức công bố và cấp Bằng Xáclập Kỷ lục châu Á cho đặc sản Bún BòHuế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồngthời Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đãchính thức công bố và cấp Bằng Xác

lập Kỷ lục Việt Nam cho 11 đặc sảntỉnh Thừa Thiên Huế: Bún Bò Huế;Chè Hạt sen; Mắm Tôm chua; RuốcHuế; Mè Xửng; Tré Huế; Bưởi ThanhTrà; Bánh Khoái; Bánh lọc Nhân Tôm;Bánh Bèo; Cơm Hến.

Tại lễ công bố và Trao Bằng Xáclập Kỷ lục, Ban Tổ chức đã trao cho 4đặc sản: Kỷ lục châu Á: Bún Bò Huếvà 4 đặc sản: Mè Xửng; Bưởi ThanhTrà; Bánh Khoái và Tôm chua.

tuệ Anh

Tối 23/11, tại thành phố Hà Tĩnh,Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp UBNDtỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ bế mạc vàcông diễn các tác phẩm tham dự Liênhoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung2013. Tham dự có đông đảo các nhạcsỹ của Hội Nhạc sỹ Việt Nam và khángiả yêu nhạc tỉnh Hà Tĩnh.

Sau 2 ngày hoạt động với nhiều tácphẩm tham dự có nội dung và thể loạiphong phú, Liên hoan Âm nhạc khuvực Bắc miền Trung đã kết thúc thànhcông với sự tham gia của 80 nghệ sỹđến từ 6 tỉnh Bắc miền Trung và hơn30 tác phẩm âm nhạc. Ban Tổ chức đãlựa chọn và trao giải A cho 21 tácphẩm, 10 giải B cho các tác phẩm tham

gia Liên hoan. Hội Nhạc sỹ Việt Nam cho biết,

nhìn chung các tác phẩm tham dự liênhoan năm nay đều đạt yêu cầu về nộidung và phong phú về thể loại với chủđề xuyên suốt là ca ngợi quê hương, đấtnước, các anh hùng, biển đảo quêhương và hơi thở của cuộc sống mới.Cùng với sự hỗ trợ của các biên đạomúa, Liên hoan đã đem lại cho khángiả yêu âm nhạc Hà Tĩnh nhiều màntrình diễn đặc sắc. Tuy nhiên, Liênhoan cũng không tránh khỏi những hạnchế như: thiếu nhiều bản tình ca cóchiều sâu nội dung, một số bài hát cònlặp lại về giai điệu của các ca khúc cũ,không ít ca khúc do điều kiện dàn dựng

gấp, phải thu âm trước không thể hiệnđược sự thăng hoa cảm xúc của ca sỹtrên sân khấu.

Nhiều tác phẩm lần đầu tham dựLiên hoan và đến với công chúng yêunhạc nhưng được đánh giá thành côngvề chiều sâu nội dung, ca từ như: “Nhớmẹ” của nhạc sỹ Đỗ Mạnh Chiến,“Nhìn trăng nhớ mẹ” của nhạc sỹ ĐỗĐình Đức, “Bâng khuâng câu VíGiặm”. Một số tác phẩm ra đời gắn liềnvới nhiều vấn đề thời sự đang đượcquan tâm của cả nước như: “Thươnglắm miền Trung” của Đỗ Quốc Nam,“Vị tướng của nhân dân”, “Thanh Hóavào xuân”…

h.L

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung 2013

Ngày 23/11, tại hai huyện Đầm Đơivà Cái Nước (tỉnh Cà Mau) đã khai mạctriển lãm ảnh 50 năm chiến thắng ĐầmDơi-Cái Nước-Chà Là (1963-2013).Triển lãm trưng bày gần 400 hình ảnhtư liệu tái hiện lịch sử hào hùng về chiếnthắng Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là cũngnhư thành tựu phát triển vượt bật về lĩnhvực kinh tế, văn hóa-xã hội ở huyện anhhùng sau 50 năm đổi mới. Hoạt độngnày đã thu hút sự quan tâm của đôngđảo cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đặcbiệt là các nhân chứng lịch sử, cán bộ

trực tiếp chỉ huy các trận đánh ác liệt ởchi khu Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là.

Bên cạnh những hình ảnh ghi lạitừng khoảnh khắc bộ đội chủ lực, bộđội địa phương và dân quân du kích kếthợp đồng loạt tấn công tiêu diệt giặc,phá hủy đồn bốt địch, thu được nhiềuvũ khí hiện đại của Mỹ-Ngụy, triển lãmcòn trưng bày các hình ảnh tố cáo tộiác chiến tranh, trong đó nhiều ngườidân vô tội, có cả trẻ em bị Mỹ-Ngụygiết hại bằng nhiều hình thức, thủ đoạnkhác nhau.

Ông Lê Công Uẩn, Trưởng BanQuản lý di tích tỉnh Cà Mau cho biết:Hình ảnh triển lãm 50 năm chiến thắngĐầm Dơi-Cái Nước-Chà Là đã đượcBan Quản lý di tích tỉnh sưu tầm từ BộTư lệnh Quân khu 9, các đơn vị bảotàng, các nhân chứng lịch sử và ở mộtsố phóng viên ảnh chiến trường và đượcsắp xếp bố cục theo từng mốc thời gianlịch sử chiến tranh và thành tựu pháttriển kinh tế, văn hóa-xã hội của haihuyện Đầm Dơi và Cái Nước.

t.LâM

Triển lãm ảnh tư liệu lịch sử 50 năm Chiến thắng Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là

Lễ công bố và trao bằng xác lập kỷ lụcChâu Á và Việt Nam cho 11 đặc sản Huế

Sự kiện vấn đề

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

15số 1052 l 28.11.2013

Khen thưởng VĐV giành thành tích cao tại Giảivô địch Thể hình thế giới

Ngày 21/11, Sở VHTTDL thành phố Cần Thơ đã tổchức lễ tuyên dương và khen thưởng vận động viên thể hìnhNguyễn Anh Thông, xuất sắc giành Huy chương Vàng hạng60kg tại Giải vô địch Thể hình và Fitness thế giới 2013, diễnra tại Hungary vào tháng 11/2013.

Tại lễ tuyên dương, lực sĩ Nguyễn Anh Thông đượcUBND thành phố Cần Thơ thưởng nóng 70 triệu đồng và30 triệu đồng cho thành tích đoạt Huy chương Vàng theoquy định. Đặc biệt, một mạnh thường quân tại Cần Thơcũng tặng thưởng lực sĩ Thông 20 triệu đồng.

Với việc lên ngôi cao nhất tại Giải vô địch Thể hình thếgiới ở hạng cân 60kg, lực sỹ Nguyễn Anh Thông đã manglại niềm tự hào cho ngành thể thao thành phố Cần Thơ nóiriêng và thể thao Việt Nam nói chung. Ở giải này, hai đồngđội của Anh Thông là Phạm Văn Mách (hạng cân 60 kg)và Nguyễn Văn Lâm (hạng cân 70kg) cùng giành được 2Huy chương Bạc.

Lực sĩ Nguyễn Anh Thông cho biết, sau khi giành Huychương Vàng thế giới, anh sẽ lên đường chinh phục tiếptấm Huy chương Vàng tại SEA Games diễn ra tại Myanmarvào tháng 12.

Giải vô địch Thể hình và Fitness thế giới 2013 được tổchức tại Hungary với sự góp mặt của trên 300 lực sĩ đến từhơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham giatranh tài. Lực sĩ Nguyễn Anh Thông là người Việt Nam thứba giành Huy chương Vàng thế giới từ năm 2001 trở lại đâysau 2 lực sĩ Phạm Văn Mách và Nguyễn Văn Lâm.

n.Anh

Khai mạc Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh toànquốc năm 2013

Sáng 25/11, tại thành phố Hồ Chí Minh, Giải Cờ vuacác đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 đã chính thứckhai mạc.

Giải năm nay thu hút 41 vận động viên (18 nam, 23 nữ)thuộc 12 tỉnh/thành, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,Kiên Giang, Trung tâm TDTT Quân đội, Bến Tre, LâmĐồng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Giang, Quảng Ninh, BìnhĐịnh, Hải Phòng. Ông Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Liên đoànCờ thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đây là dịp để Liênđoàn Cờ Việt Nam đánh giá lại công tác đào tạo lực lượngkế thừa của các đơn vị, qua đó tìm kiếm các kỳ thủ chấtlượng để bổ sung cho đội tuyển quốc gia tham dự các giảiquốc tế trong thời gian tới. Hiện phong trào cờ vua đangphát triển mạnh mẽ trong cả nước. Các vận động viên củacác đoàn ngày càng trẻ hóa và có chất lượng tốt - một tín

hiệu rất đáng mừng cho bộ môn cờ Việt Nam. Do đội tuyển quốc gia đang đi tập huấn chuẩn bị cho

SEA Games 27 nên giải thiếu vắng các kỳ thủ hàng đầu nhưNguyễn Ngọc Trường Sơn, Phạm Lê Thảo Nguyên,Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Thị Mai Hưng… Tuy nhiên giảivẫn có những kỳ thủ có hệ số elo cao như Đào Thiên Hải,Cao Sang, Nguyễn Văn Huy, Phạm Chương. Bên cạnh đó,kỳ thủ vô địch U10 thế giới Nguyễn Anh Khôi (hệ số elo2.102) cũng tái xuất sau thời gian tập trung cho việc học,hứa hẹn sẽ mang đến cho giải nhiều bất ngờ.

Các kỳ thủ thi đấu theo hệ Thụy Sĩ 9 ván xếp hạng cánhân. Sau lễ khai mạc đã diễn ra các trận đấu của ván đầutiên với kết quả: Đào Thiên Hải 1-0 Tôn Thất Như Tùng;Phạm Đức Thắng 1/2-1/2 Cao Sang; Nguyễn Anh Khôi 1/2-1/2 Hoàng Cảnh Huân; Nguyễn Tấn Thịnh 0 - 1 PhạmChương; Nguyễn Thị Thanh An 1-0 Lê Thị Hà; Hoàng ThịBảo Trâm 1/2-1/2 Nguyễn Thị Thu Huyền…

V.Minh

Kết thúc giải đua Xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩanăm 2013

Ngày 23/11, Giải đua Xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa lầnthứ 16 - năm 2013 đã khép lại với chặng đua cuối từ XuânLộc (Đồng Nai) về Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) dài128km.

Trong chặng cuối, do đường đi từ thành phố Bảo Lộc(Lâm Đồng) về Đồng Nai quá xấu nên đoàn đua đã phải dichuyển xuống Xuân Lộc để xuất phát. Sau khi xuất phátđược hơn 30 phút, các tay đua không nằm trong nhóm tranhchấp vị trí cao chung cuộc đã dễ dàng bứt tốc để vượt lêndẫn đầu và luôn duy trì khoảng cách hơn 1 phút so với nhómthứ hai. Trong khi đó, các tay đua mặc áo vàng và áo xanhbị kèm rất sát nên chỉ cố gắng duy trì trong nhóm 2 nhằmđảm bảo kết quả chung cuộc.

Kết quả chung cuộc, ADC Truyền hình Vĩnh Long 1 đãgiành giải Nhất đồng đội, Quân khu 7 xếp thứ hai và hạngba thuộc về Domesco Đồng Tháp 1. Ở giải thưởng cá nhân,Hồ Văn Phúc (ADC Truyền hình Vĩnh Long) giành cả haigiải thưởng áo vàng và áo đỏ (vua leo núi), trong khi áoxanh thuộc về Lê Nguyệt Minh (Eximbank TP. Hồ ChíMinh 2).

Giải đua Xe đạp truyền thống Nam Kỳ Khởi Nghĩa vớichủ đề “Hướng về biển đảo - Chinh phục cao nguyên”. Giảinăm nay quy tụ 65 tay đua đến từ 13 đội chuyên nghiệptrong cả nước. Do đội tuyển xe đạp Việt Nam đang tập huấnchuẩn bị cho SEA Games 27 nên giải vắng mặt nhiều tayđua xuất sắc trong nước.

A.tùng

TIN THể THAO

Sự kiện vấn đề

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

16 số 1052 l 28.11.2013

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh số 3994/QĐ-BVHTTDL về việcxếp hạng Di tích khảo cổ và danh lamthắng cảnh khu vực hóa thạch tay cuộnMa Lé, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn,tỉnh Hà Giang được công nhận là Ditích cấp quốc gia.

Công viên Địa chất toàn cầu Caonguyên đá Đồng Văn nằm trải dài trên4 huyện vùng cao là: Quản Bạ, YênMinh, Đồng Văn, Mèo Vạc nhiều cảnhquan tươi đẹp và hùng vĩ. Từ nhữngthắng cảnh đặc sắc không trộn lẫn vớibất kỳ nơi đâu, Cao nguyên đá ĐồngVăn là nơi hội tụ một hệ sinh thái đadạng, phong phú và đặc hữu, có nhiềunhóm động, thực vật quý hiếm, nhiềudi sản địa chất mang tầm cỡ khu vựcvà quốc tế. Nơi đây còn là nơi cư trúcủa 17 đồng bào các dân tộc thiểu số,một kho tàng truyền thống phong phú,mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Lê Huy,Trưởng Ban Quản lý Công viên Địachất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng

Văn, Cao nguyên đá Đồng Văn khôngchỉ phong phú bởi các di sản cổ sinhđịa tầng hiếm nơi nào có được. Các hóathạch được tìm thấy ở đây cho thấynhững vết tích của đại dương cổ xưa,khẳng định sự sống ở đáy đại dươngthuở xưa qua quá trình địa chất lâu dàivà phức tạp được nâng lên thành núicao như ngày nay. Biểu hiện rõ nét nhấtlà hóa thạch tay cuộn đặc trưng đượctìm thấy ở xã Ma Lé, huyện Đồng Văn.Hóa thạch này được coi là một trongnhững đại diện đặc sắc nhất của cácnhóm cổ sinh với nhiều giống loài đãđược tìm thấy trên Cao nguyên đáĐồng Văn.

Các chuyên gia của Viện Khoa họcĐịa chất và Khoáng sản Việt Nam chorằng, hóa thạch tay cuộn Ma Lé cókhoảng thời gian tồn tại ngắn, cách ngàynay khoảng 400 triệu năm. Hóa thạchtay cuộn Ma Lé có giá trị lớn về khoahọc địa chất, giá trị về mặt giáo dục.Đây là một trong những di tích củanhững sinh vật rất cổ, ít gặp, hiện nay

không còn tồn tại. Đây cũng là nhữngsinh vật rất cổ trên trái đất, nếu so sánhvới 540 triệu năm của lịch sử thế giớisinh vật và vài triệu năm lịch sử của loàingười. Sự hiện diện của hóa thạch taycuộn Ma Lé là dấu hiệu chỉ ra rằng vùngCao nguyên đá Đồng Văn tuy là vùngnúi cao nhưng vào thời gian khoảng 400triệu năm trước, đây là một biển rộngvới độ sâu từ vài mét đến vài chục mét,nước biển có độ mặn trung bình.

Là một trong chín di tích của cảnước vừa được Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch công nhận di tích quốc gia.Hóa thạch tay cuộn Ma Lé là một trongnhững nét đặc trưng của Cao nguyênđá Đồng Văn. Một hoang mạc đá đẹpnên thơ có sức hấp dẫn, lôi cuốn dukhách trong và ngoài nước tới thămquan. Cao nguyên đá Đồng Văn nóichung và hóa thạch tay cuộn Ma Lé nóiriêng sẽ trở thành điểm đến của mỗi dukhách khi đến với vùng đất địa đầu cựcBắc của Tổ quốc.

Đức Minh

Hóa thạch tay cuộn trên Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận Di tích quốc gia

Kéo co truyền thống là di sản vănhóa phi vật thể đặc sắc thuộc loại hìnhcác thực hành xã hội, nghi lễ và lễ hội(theo cách phân loại của UNESCO),có ở nhiều nước trong khu vực ChâuÁ - Thái Bình Dương trong đó có ViệtNam. Ở Việt Nam, Kéo co được cáccộng đồng người Kinh, Thái, Tày,Nùng, Giáy… ở các tỉnh Lào Cai,Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, ThanhHóa, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh vàmột số địa phương khác trên cả nướcthực hành từ lâu đời và trao truyềncho tới ngày nay. Là một biểu đạt vănhóa gắn với những cư dân nông

nghiệp trồng lúa nước, di sản này thểhiện quan niệm về nhân sinh quan,thế giới quan, niềm tin và ước nguyệncủa con người, đặc biệt là của cộngđồng cư dân nông nghiệp về mưathuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi,cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi,nảy nở và tôn vinh sức mạnh của sựđoàn kết.

Gần đây, Tổng cục Di sản văn hóaHàn Quốc mời Việt Nam tham giaxây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo cotruyền thống cùng với Hàn Quốc vàmột số nước trong khu vực Đông Ácó loại hình di sản văn hóa phi vật thể

này để trình UNESCO ghi danh vàoDanh sách Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại. Để chuẩn bị hồsơ theo quy định, Bộ VHTTDL cũngđã đề nghị UBND các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chỉ đạo và tạođiều kiện để các Sở VHTTDL nhanhchóng triển khai kiểm kê và lập hồ sơkhoa học đề nghị đưa vào Danh mụcdi sản văn hóa phi vật thể quốc gia vàlàm cơ sở cho việc phối hợp với HànQuốc trong việc xây dựng hồ sơ trìnhUNESCO. Hạn nhận hồ sơ gửi về Bộtrước ngày 15/12/2013.

thu hằng

Đề nghị đưa Kéo co truyền thống vào Danh mục Di sản văn hóaphi vật thể quốc gia

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

17số 1052 l 28.11.2013

Tối 22/11, tỉnh Nam Định tổ chứcLễ đón nhận Bằng chứng nhận Di sảnVăn hóa phi vật thể quốc gia đối với haidi sản là “Nghi lễ Chầu Văn của ngườiViệt” và “Lễ hội Phủ Dầy”.

Đây đều là hai di sản gắn liền với tínngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ củangười Việt; trong đó Phủ Dầy (NamĐịnh) là trung tâm, nơi khởi nguồn, hộitụ và lan tỏa của tín ngưỡng bản địa này.Việc công nhận Di sản Văn hóa phi vậtthể quốc gia cho hai di sản này có ýnghĩa quan trọng. Ngoài việc tôn vinh,quảng bá di sản, đẩy mạnh công tác xãhội hóa còn là tiền đề và cơ sở khoa họcđể tiếp tục nghiên cứu lập hồ sơ di tíchlịch sử - văn hóa Phủ Dầy trình Thủtướng Chính phủ công nhận là di tíchđặc biệt quốc gia; đồng thời lập hồ sơ

“Nghi lễ Chầu Văn của người Việt”trình UNESCO công nhận là di sản vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loạitrong thời gian tới.

Nghi lễ Chầu Văn hầu đồng là mộtnghi lễ đặc trưng quan trọng nhất củaĐạo Mẫu, diễn ra trong không gianthiêng của hệ thống đền thờ Thánh Mẫuvà Đức Thánh Trần. Đây là một di sảnvăn hóa phi vật thể tổng hợp nhiều hìnhthức văn hóa dân gian khác như âmnhạc, ngôn ngữ, ca hát, trình diễn (diễnxướng) dân gian… tạo nên một hìnhthức sân khấu tâm linh mang tính thiêngliêng huyền bí. Trong quá trình tồn tạivà phát triển, nghi lễ Chầu Văn đã đượcphái sinh, biến đổi trở thành một loạihình nghệ thuật sân khấu (từ cõi thiêngra cõi tục). Nam Định là địa phương

đầu tiên đưa nghệ thuật dân gian truyềnthống này lên sân khấu phục vụ trongkháng chiến chống Mĩ với những giaiđiệu ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ.

Lễ hội Phủ Dầy (xã Kim Thái,huyện Vụ Bản) là lễ hội tích hợp nhiềugiá trị lịch sử, văn hóa tín ngưỡng thờNữ thần (Mẫu) và văn hóa dân gian củacư dân nông nghiệp trồng lúa nướcvùng đồng bằng Bắc Bộ. Lễ hội mangđặc trưng tín ngưỡng bản địa của ngườiViệt, trải qua nhiều thế hệ đã được bồiđắp, kết tinh, hội tụ và lan tỏa rộng khắpra các vùng miền trên toàn quốc.

Lễ đón nhận bằng Di sản Văn hóaphi vật thể Quốc gia lần này nằm trongnhững hoạt động của tỉnh Nam Định kỷniệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Đức Minh

“Nghi lễ Chầu Văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy” được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Với mục đích giáo dục truyềnthống và nâng cao nhận thức về ýnghĩa Ngày Di sản văn hóa Việt Namcho du khách và nhân dân địaphương, ngày 21/11, Trung tâmTrưng bày văn hóa Chăm Bình Thuậnđã tổ chức nhiều hoạt động chuyên đềgiới thiệu các loại hình văn hóa Chămphục vụ đông đảo bà con và du kháchtham quan.

Tại đây, thông qua các hiện vật,hình ảnh được trưng bày, Trung tâmtập trung thuyết minh và giới thiệu sâuvào các nội dung như: Ý nghĩa của Lễhội Katê của người Chăm Bà la môntừ đền tháp cho đến làng và gia đình;giới thiệu những hiện vật tại phòngtrưng bày hoàng tộc Chăm Po KlaongMânai và Pô Nit vào giai đoạn thế kỷthứ 17… Ngoài hiện vật trưng bày, dukhách tham quan, nghiên cứu cònđược hướng dẫn tham quan cổ vật gốctại kho mở Hoàng tộc.

Ông Lâm Tấn Bình, Giám đốcTrung tâm trưng bày văn hóa ChămBình Thuận cho biết: Với nhiệm vụbảo tồn, lưu giữ và phát huy các giátrị truyền thống văn hóa của cộngđồng Chăm ở Bình Thuận, Trung tâmđã trở thành điểm sinh hoạt văn hóachính của bà con nơi đây. Qua 3 nămhoạt động, Trung tâm đã sưu tầmđược hơn 200 hiện vật cổ có giá trị.Bên cạnh đó, Trung tâm còn chútrọng các hoạt động quảng bá, giớithiệu các giá trị văn hóa phi vật thểthông qua các hội thi nghề truyềnthống vào các dịp sinh hoạt chuyên đềvà các ngày lễ lớn của người Chăm.Bên cạnh việc giới thiệu các di tích,cổ vật, các giá trị văn hóa vật thể tớidu khách, Trung tâm còn tổ chức trìnhdiễn và tái hiện gian làng nghề truyềnthống của người Chăm là nghề dệt thổcẩm và làm gốm với sự tham gia củacác nghệ nhân Chăm nổi tiếng…

Bắc Bình là một trong những huyệncó nhiều người Chăm sinh sống từ lâuđời. Chính vì vậy, dân tộc Chăm nơiđây có một chuỗi hệ thống lễ nghi chứađựng nhiều giá trị văn hóa dân gian quahàng trăm lễ hội, lễ nghi còn lưu giữđến ngày nay. Kho tàng văn hóa vậtthể, phi vật thể của người Chăm rất đặcsắc và đa dạng. Ngoài việc có tiếng nóivà chữ viết riêng, có trang phục vàphong tục thờ cúng thì các loại hìnhnghệ thuật ca, múa dân gian Chăm làphần không thể thiếu được trong đờisống tinh thần.

Theo ông Lâm Tấn Bình, việc tổchức quảng bá giới thiệu nền vănhóa Chăm cũng để tạo ra thêmnhiều sản phẩm du lịch văn hóamang nét đặc trưng của đồng bàoChăm Bình Thuận đến với dukhách, các nhà nghiên cứu trongnước và thế giới.

Minh hạnh

Giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bình Thuận

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

18 số 1052 l 28.11.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Sáng 22/11, Sở VHTTDL tỉnhQuảng Nam tổ chức Lễ kỷ niệm NgàyDi sản Văn hóa Việt Nam lần thứ IX(23/11/2013) và tiếp nhận hàng trăm cổvật quý được các tổ chức và cá nhânhiến tặng để trưng bày tại Bảo tàng tỉnhvà Bảo tàng Bà mẹ Việt Nam Anh hùngđang được xây dựng.

Tại buổi lễ, nhà báo Đoàn AnhTuấn, Giám đốc Trung tâm UNESCOViệt Nam đã trao tặng một số cổ vậtquý giá như: chén, bát bằng sành sứ,đồ gốm đất nung, mũi tên bằng đồngthuộc các giai đoạn văn hóa ĐôngSơn, Đinh, Lê, Lý, Trần cho Bảo tàngtỉnh Quảng Nam. Trong đó, có 43 cổvật từ nền văn hóa Đông Sơn, 13 cổ

vật thờ nhà Đinh, 6 cổ vật thời nhà Lêvà 70 cổ vật triều đại Lý - Trần. Cũngnhân dịp này, Công ty TNHH ĐoànÁnh Dương tặng hàng trăm cổ vật cógiá trị được khai quật từ những contàu cổ bị đắm ở vùng biển tỉnh QuảngNam trong thời gian qua. Đặc biệt,Trung tâm UNESCO Việt Nam còntặng cho Bảo tàng tỉnh Quảng Nam bộsưu tập 49 đồng tiền và cùng nhiều cổvật quý khác. Hội Khoa học lịch sửViệt Nam tặng pho tượng đồng Tổngđốc Hoàng Diệu.

Việc Trung tâm UNESCO ViệtNam và các cá nhân trao tặng cổ vậtquý cho Bảo tàng tỉnh Quảng Namkhông chỉ góp phần làm phong phú và

nâng cao giá trị cổ vật quý qua các thờiđại mà còn khẳng định ý nghĩa và giátrị văn hóa truyền thống của dân tộcViệt Nam qua những chặng đường lịchsử dựng nước và giữ nước.

Nhân dịp này, UBND tỉnh QuảngNam kêu gọi các tổ chức, cá nhân trongvà ngoài nước quan tâm ủng hộ, hiếntặng các hiện vật có liên quan đến vùngđất, con người Quảng Nam qua cácthời kỳ, nhất là hiện vật lịch sử đấutranh cách mạng, hình ảnh, tư liệu vềcác Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trongcả nước để trưng bày tại Bảo tàng tỉnhvà Bảo tàng Bà mẹ Việt Nam Anh hùngđang được xây dựng.

hải phOng

Nhân kỷ niệm Ngày Di sản vănhoá Việt Nam (23/11), ngày 22/11,Bảo tàng Đà Nẵng đã tổ chức Lễtiếp nhận hiện vật, tài liệu, hình ảnhliên quan đến lịch sử và văn hóa củavùng đất Đà Nẵng, do người dân,các cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể,các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tậphiến tặng.

Trong số hơn 70 hiện vật quýBảo tàng Đà Nẵng tiếp nhận, có 22kỷ vật kháng chiến của các đồng chíđã từng tham gia trong hai cuộc

kháng chiến chống Pháp và chốngMỹ; 5 hiện vật chứng tích chiếntranh; 6 hiện vật văn hoá dân tộc; 23cổ vật; 1 tranh ký họa của cố họa sĩĐỗ Toàn...

Những kỷ vật, di vật, tư liệuđược hiến tặng sẽ góp phần quantrọng trong công tác nghiên cứu lịchsử, bổ sung hoàn thiện các bộ sưutập, làm phong phú và đa dạng hoạtđộng trưng bày. Qua đó, tuyêntruyền, giáo dục các thế hệ mai saugìn giữ và phát huy những di sản

văn hóa liên quan đến lịch sử của địaphương.

Hiện Bảo tàng Đà Nẵng đangtrưng bày hơn 2.500 tư liệu, hìnhảnh, hiện vật trên diện tích 3.000m2,với các chủ đề chính như: Lịch sử tựnhiên và xã hội Đà Nẵng; lịch sửđấu tranh cách mạng; chứng tíchchiến tranh của quân đội Mỹ ở ĐàNẵng và vùng phụ cận; đặc trưngvăn hóa các dân tộc ở Đà Nẵng vàQuảng Nam.

huY LOng

Quảng Nam tiếp nhận hàng trăm cổ vật có giá trị

Bảo tàng Đà Nẵng tiếp nhận hơn 70 hiện vật quý

Ngày 21/11, tại xã Bình Hòa,huyện Giồng Trôm, Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch Bến Tre tổ chứckhánh thành công trình tôn tạo, trùngtu di tích đình Bình Hòa. Đây là côngtrình được xếp hạng di tích quốc giatừ năm 1993.

Công trình được khởi công vàotháng 6/2012 với tổng số vốn đầu tưhơn 20 tỷ đồng. Diện tích toàn khu là9.000m2, trong đó diện tích xây dựng

gần 1.500m2. Các hạng mục chínhđược tôn tạo là nhà chính, nhà tiềngiảng, nhà hương, nhà võ ca, nhà hậuđường, miếu Quan thánh và hệ thốngtường rào, cống thoát nước, phòngcháy chữa cháy… Ông Huỳnh VănHùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch Bến Tre cho biết đơnvị thi công đã đảm bảo chất lượng,tiến độ và cơ bản bảo tồn được kiếntrúc xưa của ngôi đình.

Đình Bình Hòa có hai lễ cúng lớnhàng năm là Lễ hạ điền (15/5 Âmlịch) và Lễ thượng điền (13/12 Âmlịch). Hàng ngàn người dân trong xãvà các xã lân cận đến tham dự hai lễnày. Đình Bình Hòa có giá trị cả vềvăn hóa và lịch sử. Tại đây, chínhquyền tay sai Ngô Đình Diệm đã tratấn và giết hại hơn 100 người dân vôtội vào cuối năm 1959.

Đức Minh

Tôn tạo, trùng tu di tích đình Bình Hòa (Bến Tre)

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

19số 1052 l 28.11.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 23/11, nhân dịp Ngày Di sảnVăn hoá Việt Nam lần thứ IX(23/11/2013), Sở Văn hoá, Thể thao vàDu lịch tỉnh Nam Đinh phối hợp vớiUBND huyện Vụ Bản tổ chức Liên hoan“Nghi lễ Chầu Văn của người Việt” tạiPhủ Vân Các và Phủ Tiên Hương thuộcKhu di tích Phủ Dầy (xã Kim Thái,huyện Vụ Bản). Tham dự có lãnh đạoUBND tỉnh Nam Định, đại diện các sở,ngành của tỉnh, UBND huyện Vụ Bảncùng đông đảo nhân dân xã Kim Thái.Liên hoan còn có sự tham gia của cácthanh đồng có uy tín đến từ cáctỉnh/thành: Nam Định, Hà Nội, NinhBình, Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng,Lạng Sơn, Hưng Yên, Hải Dương.

Nghi lễ Chầu Văn do cộng đồngngười Việt sáng tạo trước hết là để đápứng nhu cầu tín ngưỡng, vì vậy nó cónguồn gốc bản địa đích thực; là sảnphẩm của tư duy, nhận thức về tự nhiên,xã hội của cộng đồng các cư dân nôngnghiệp lúa nước. Nghi lễ Chầu Văn Hầuđồng là đặc trưng của tín ngưỡng thờMẫu, nhằm tôn vinh các vị thần linh Tứphủ, những người có công với dân, với

nước. Với những giá trị đó, nghi lễ ChầuVăn được các thế hệ người Việt gìn giữ,kế thừa và phát triển, qua đó chứng minhrằng nghi lễ Chầu Văn Hầu đồng là mộtbộ phần văn hóa không thể thiếu đượctrong đời sống văn hóa tinh thần củacộng đồng người Việt mà Nam Định lànơi khởi nguồn, kết tinh và lan tỏa củadi sản văn hóa phi vật thể này.

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn chứa đựnggiá trị đạo đức và giá trị văn hóa sâu sắc.Đó là tâm thức “uống nước nhớ nguồn”,tôn vinh người tài giỏi có công với dân,với nước. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã trởthành một biểu tượng của chủ nghĩa yêunước Việt Nam, mà trong đó người Mẹ(Mẫu) là nhân vật trung tâm, người Mẹđược đồng nhất với Mẹ Tự nhiên, sảnsinh, bao dung, chở che và mang lại điềutốt lành cho con người ở thế giới thực tại.

Hiện nay, nghi lễ Chầu Văn khôngchỉ diễn ra ở các di tích gắn với tínngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, thờ Đức ThánhTrần và một số di tích khác mà còn đượcsáng tạo, cải biên với các hình thức biểudiễn trên sân khấu hay trong các cuộc thi,các hoạt động văn hóa quần chúng.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, nghilễ Chầu Văn một mặt vừa được bảo tồnnguyên gốc các giá trị truyền thống, vừađược cộng đồng tái tạo các giá trị vănhóa mới để thích ứng với điều kiện sống.

Chầu Văn hay Hát Văn được sửdụng trong các buổi “lên đồng” hầuThánh. Lời văn trong Hát Văn được phổtừ thơ ca dân gian, đôi khi vay mượn cảtrong các tác phẩm văn thơ bác học vàthường là thể lục bát, lục bát biến thể,thất ngôn, bốn chữ. Các bài văn hátthường sắp xếp như một câu chuyện vềxuất xứ của Thánh và tôn vinh công đức,kỳ tích của Ngài, răn dạy con người tasống tốt đời đẹp đạo. Nghi lễ Chầu Vănlà tổng hòa của các giá trị văn hóa vật thểvà phi vật thể, kết hợp nhuần nhuyễntrên một sân khấu “cộng đồng”.

Liên hoan “Nghi lễ Chầu Văn củangười Việt” là dịp tôn vinh, quảng bá disản, đẩy mạnh công tác xã hội hoá,hướng tới việc lập hồ sơ “Nghi lễ ChầuVăn của người Việt” trình UNESCOvinh danh là di sản văn hoá phi vật thểđại diện của nhân loại.

h.Yến

Ngày 19/11, tại xã miền núi TrườngSơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình),dự án phát triển du lịch bền vững Tiểuvùng Mê Kông tỉnh Quảng Bình phốihợp với công ty trách nhiệm hữu hạntruyền thông Cát Vàng và UBND xãTrường Sơn, Trường Trung học cơ sởnội trú Trường Sơn đã khai giảng lớp“Phục dựng và truyền dạy âm nhạctruyền thống của người Bru-VânKiều”.

Mục tiêu lâu dài của dự án hướngđến các đối tượng trẻ là các em họcsinh về văn hóa truyền thống ngườiBru-Vân Kiều ngay từ khi còn ở trênghế nhà trường. Ngoài những kiến thức

được học trong sách vở thì lớp học nàycũng giúp các em có thêm hành trangđể tiếp tục phát huy truyền thống dântộc mình.

Lớp có 6 nghệ nhân, là nhữngngười còn nắm giữ và hiểu biết rấtnhiều về các di sản văn hóa phi vật thểcủa người Bru-Vân Kiều như: Sử dụngâm nhạc truyền thống, các điệu hát,điệu múa dân gian và một số lễ hộimừng lúa mới, lễ hội lấp lỗ hạt giống,đám cưới… 26 học sinh là đều là ngườiBru-Vân Kiều đang theo học tại trườngsẽ được các nghệ nhân truyền dạytrong 7 ngày.

Ông Lê Thế Lực, Giám đốc Dự án

Phát triển du lịch bền vững Tiểu vùngMê Kông tỉnh Quảng Bình cho biết,lớp học nhằm trang bị cho các em họcsinh là người Bru-Vân Kiều những vốnkiến thức để các em học sinh biết vàlưu giữ những giá trị văn hóa phi vậtthể, kịp thời đẩy lùi nguy cơ mai một,thất truyền các giá trị nghệ thuật diễnxướng dân gian độc đáo của ngườiBru-Vân Kiều. Bên cạnh đó, lớp họccòn nhằm khơi dậy các lễ hội nơi đâyvà kết hợp phát triển du lịch, thu hút dukhách đến với tour du lịch từ PhongNha - Kẻ Bàng đến đỉnh Trường Sơnvà xã Trường Sơn trong thời gian tới.

M.hạnh

Liên hoan “Nghi lễ Chầu Văn của người Việt”

Quảng Bình: Khai giảng lớp “Phục dựng và truyền dạy âm nhạctruyền thống của người Bru -Vân Kiều”

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1052 l 28.11.2013

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

kIều anh

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa Phẩm

Tuần Du lịch di sản văn hóa các dântộc tỉnh Hà Giang - 2013 đã được khaimạc tối 22/11 tại huyện Quang Bình (HàGiang). Đại diện một số cơ quan Trungương, tỉnh, thành trong nước; lãnh đạotỉnh Hà Giang và các Sở, Ban, ngành vàcác huyện, thành phố trong tỉnh và đôngđảo nhân dân địa phương và du kháchtới dự.

Đến với Hà Giang là đến với mảnhđất của những di sản. Cùng với nhữngdi sản thiên nhiên Công viên Địa chấttoàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đãđược UNESCO công nhận là thành viêncủa mạng lưới Công viên Địa chất toàncầu, du khách còn được chiêm ngưỡngbởi sự phong phú của các lễ hội mangtính đặc trưng, thể hiện bản sắc văn hóariêng của các dân tộc thiểu số. Đảng bộvà nhân dân các dân tộc Hà Giang vinhdự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch công nhận 5 di sản văn hóa phi vậtthể của tỉnh Hà Giang bao gồm: Lễ hộiNhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn; Lễ Cấpsắc của người Dao; Lễ Cúng tổ tiên củangười Lô Lô; Lễ hội Gầu tào của ngườiMông và Lễ Cúng Thần rừng của ngườiPu Péo.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch đã trao 5 Bằng Di tích quốcgia cho lãnh đạo chính quyền và nhândân 5 huyện của tỉnh Hà Giang đượccông nhận 5 di sản văn hóa phi vật thểquốc gia.

Tại buổi lễ khai mạc Tuần Du lịch disản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang -2013, đông đảo đồng bào các dân tộc vàdu khách đã được thưởng thức mộtchương trình nghệ thuật đặc sắc với chủđề “Lung linh sắc màu văn hóa”. Cáctiết mục được dàn dựng công phu theothủ pháp liên khúc mang đậm nét vănhóa các dân tộc Hà Giang do các diễnviên Đoàn Nghệ thuật tỉnh Hà Giang vàĐoàn nghệ thuật Cánh đồng vàng huyệnQuang Bình biểu diễn. Cũng tại lễ khaimạc, 100 nghệ nhân người dân tộc Pà

Thẻn đã trình diễn lễ hội nhảy lửa đặcsắc, độc đáo của dân tộc Pà Thẻn nơi địađầu cực Bắc của Tổ quốc.

Sau lễ khai mạc tại huyện QuangBình, trong các ngày từ 23 đến 26/11,Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộctỉnh Hà Giang - 2013 sẽ được tổ chứctại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắcnằm trên Công viên Địa chất toàn cầuCao nguyên đá Đồng Văn là các huyện:Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và ĐồngVăn với nhiều hoạt động văn hóa đặcsắc, phong phú.

Nằm trong khuôn khổ các hoạt độngcủa Tuần Du lịch di sản văn hóa các dântộc tỉnh Hà Giang - 2013, ngày 22/11,tại sân vườn hoa huyện Quang Bình,tỉnh Hà Giang, Hội thi văn hóa dân tộcPà Thẻn đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạtđộng đặc sắc, hấp dẫn, mang đậm nétvăn hóa các dân tộc nơi địa đầu cực Bắccủa Tổ quốc.

Hàng nghìn du khách và đồng bàocác dân tộc huyện Quang Bình lần đầutiên được hòa mình vào niềm vui củangày hội và chứng kiến Hội thi ngườiđẹp trong trang phục truyền thống củadân tộc Pà Thẻn. Chứng kiến sự khéoléo của các chàng trai, cô gái Pà Thẻnqua phần thi gói bánh sừng trâu; sự

mạnh mẽ, dẻo dai và tinh thần đoàn kếtqua các phần thi thể thao như đi cà kheo,đẩy gậy, thi đấu vật…

Ngày hội văn hóa các dân tộc PàThẻn là hoạt động nhằm tôn vinh giá trịcác di sản văn hóa phi vật thể của dântộc Pà Thẻn. Đặc biệt, Bộ VHTTDL vừacông nhận lễ hội “nhảy lửa” của dân tộcPà Thẻn là Di sản văn hóa phi vật thểquốc gia.

Pà Thẻn là một trong những dân tộcthiểu số ít người, hiện nay ở Hà Giangngười Pà Thẻn có gần 6.000, cư trúđông nhất ở huyện Quang Bình. Một sốít thì cư trú ở các huyện Bắc Quang,Hoàng Su Phì và Xín Mần. Khác vớidân tộc Mông thường sinh sống ở trêncác triền núi cao, dân tộc Pà Thẻn lạithường sinh sống, cư trú ở vùng tươngđối thấp. Được sự quan tâm của Đảng,Nhà nước, những năm gần đây, dân tộcPà Thẻn ở Hà Giang đã định cư ổn địnhcuộc sống. Văn hóa của dân tộc Pà Thẻncó nhiều nét đặc sắc, độc đáo thể hiệnqua các mặt của đời sống, sinh hoạthàng ngày. Dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giangđã góp phần không nhỏ trong việc xâydựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

t.t.n

Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang

Chương trình nghệ thuật trong đêm khai mạc Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang 2013