kẾ hoẠch khung vỀ sỨc khoẺ sinh sẢn, · dựa trên các kỹ năng cuộc sống...

52
1 KẾ HOẠCH KHUNG VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN, SỨC KHOẺ TÌNH DỤC VÀ CÁC QUYỀN SINH SẢN Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (Tháng 5 năm 2008)

Upload: nguyencong

Post on 26-Feb-2019

220 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

KẾ HOẠCH KHUNG VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN, SỨC KHOẺ TÌNH DỤC VÀ CÁC QUYỀN SINH SẢN

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

(Tháng 5 năm 2008)

2

Nội dung Tóm tắt vắn tắt

Giới thiệu Phần 1: Sự cần thiết để triển khai kế hoạch chiến lược về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục và các quyền sinh sản

A. Định nghĩa về các quyền sinh sản và sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục

B. Tiến bộ từ sau hội nghị Cairo C. Sức khoẻ sinh sản và tình dục trong thiên niên kỷ mới: những

thách thức và các khuynh hướng D. Chương trình của UNFPA

1. Môi trường mới 2. Những lĩnh vực ưu tiên 3. Các vấn đề ưu tiên của UNFPA trong các cuộc đối thoại chính

sách, phân tích và vận động trong lĩnh vực y tế. 4. Các nguyên tắc

Phần II: Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và các quyền sinh sản trong Kế hoạch chiến lược của UNFPA giai đoạn 2008 – 2011

A. Mục tiêu tổng quát B. Các đầu ra C. Điều phối các kế hoạch khung về giới tính, phát triển và dân số D. Kiểm tra, đánh giá và báo cáo E. Sắp xếp tổ chức để triển khai kế hoạch khung

1. Quản lý dựa trên các kết quả 2. Xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ 3. Quan hệ đối tác và điều phối của Liên hợp quốc 4. Cơ cấu tổ chức

3

Các từ và cụm từ viết tắt

AIDS Suy giảm miễn dịch mắc phải ASRH Sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục vị thành niên BCC Truyền thông thay đổi hành vi CEDAW Hội nghị về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối với

phụ nữ ICPD Hội nghị quốc tế và dân số và phát triển MDG Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ NGO Tổ chức phi chính phủ PHC Chăm sóc sức khoẻ ban đầu PLWHA những người chung sống với HIV/AIDS PRS Chiến lược giảm nghèo RHCS An ninh hàng hoá sức khoẻ sinh sản SDP Điểm cung cấp dịch vụ STI Lây nhiễm qua đường tình dục SWAp Sự tiếp cận đa lĩnh vực UNAIDS Chương trình phối hợp của LHQ về HIV/AIDS UNCT Nhóm quốc gia LHQ UNDAF Kế hoạch hỗ trợ phát triển của LHQ UNDG Nhóm phát triển của LHQ UNFPA Quỹ Dân số LHQ UNGASS Phiên họp đặc biệt của Hội đồng LHQ UNICEF Quỹ trẻ em LHQ WHO Tổ chức y tế thế giới

4

Tóm tắt vắn tắt 1. Kế hoạch khung về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục và các quyền sinh sản được xây dựng nhằm đưa ra hướng dẫn tổng quát và ứng phó tổng thể với ngân sách lớn cho việc triển khai các yếu tố về quyền và sức khoẻ sinh sản trong kế hoạch chiến lược của UNFPA giai đoạn 2008 – 2011. Kế hoạch khung này được xây dựng dựa trên các mục tiêu của Hội thảo Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) 1994; Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ, 2000, với sự thông qua các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs); Hội nghi cấp cao thế giới năm 2005; và năm 2007 bổ sung thêm mục tiêu tiếp cận rộng rãi với sức khoẻ sinh sản theo MDG5, để nâng cao sức khỏe bà mẹ. Kế hoạch khung gồm 2 phần: phần thứ nhất là tóm lược những tiến bộ đạt được sau ICPD, xác định những thiếu hụt chính, các ưu tiên, các nguyên tắc và các hướng tiếp cận cho triển khai và lập kế hoạch chương trình. Phần thứ 2 là xác định các ưu tiên chính, các chiến lược cho mỗi kết quả đầu ra của kế hoạch chiến lược về SKSS/SKTD.

2. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ kể từ ICPD, hàng triệu người - hầu hết là phụ nữ và vị thành niên - vẫn thiếu tiếp cận với các dịch vụ và thông tin SKSS/SKTD. Ở các nước đang phát triển, khoảng 201 triệu phụ nữ đã kết hôn vẫn chưa được tiếp cận với các phương tiện tránh thai hiện đại. Có khoảng 340 triệu trường hợp nhiễm mới STI mỗi năm và mỗi ngày có 6.000 thanh niên bị nhiễm HIV. Hàng triệu phụ nữ và vị thành niên nữ tiếp tục bị tử vong và bệnh tật trong suốt thời kỳ mang thai và sinh con.

3. UNFPA sẽ đầu tư vào 4 lĩnh vực ưu tiên: (a) hỗ trợ việc cung cấp một gói dịch vụ SKSS/SKTD cơ bản gồm: kế hoạch hoá gia đình; các dịch vụ liên quan đến thai nghén, gồm có sự có mặt của cán bộ y tế có kỹ năng khi sinh và cấp cứu sản khoa; phòng chống HIV, chẩn đoán và điều trị STI; phòng chống, chẩn đoán sớm ung thư tử cung và ung thư vú; chăm sóc những người sống sót sau bạo lực giới, an ninh hàng hoá sức khoẻ sinh sản cho mỗi cấu phần của gói - nhấn mạnh vào các kết quả chủ yếu của mục tiêu về quyền và sức khoẻ sinh sản trong Kế hoạch Chiến lược 2008 – 2011; (b) lồng ghép phòng chống, quản lý và chăm sóc HIV vào các dịch vụ SKSS/SKTD; (c) giáo dục SKSS/SKTD dựa trên các kỹ năng cuộc sống nhạy cảm về giới cho vị thành niên và thanh niên; (d) các dịch vụ SKSS/SKTD trong cấp cứu và cuộc khủng hoảng từ thiện. 4. Nhiệm vụ đầu tiên của UNFPA và các đối tác là đảm bảo các quyền về sinh sản và SKSS/SKTD được ưu tiên hơn nữa trong các chính sách,

5

kế hoạch và phân bổ ngân sách thuộc lĩnh vực y tế. UNFPA sẽ tăng cường tham gia vào các hướng tiếp cận dựa trên chương trình và các hướng tiếp cận đa lĩnh vực (SWAPs). Việc đưa SKSS/SKTD vào vị trí trung tâm của các chính sách cần phải được phản ánh trong ngân sách. Điều này đòi hỏi cần có các kỹ năng chuyên môn mới nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ UNFPA.

5. Bài học chính từ kế hoạch khung ngân sách đa niên (MYFF) (2004 – 2007) là cần phải nhấn mạnh các mục tiêu và xác định vị trí của Ngân sách, đặc biệt trong bối cảnh tăng cường hợp tác với các tổ chức liên hợp quốc khác. Kết quả là, Kế hoạch Chiến lược gồm các kết quả cụ thể về sự hỗ trợ UNFPA. Kế hoạch phản ánh các nguyên tắc sở hữu quốc gia và sự lãnh đạo trong quá trình lập chương trình, tăng cường xây dựng chính sách, xây dựng năng lực, vận động, chia sẻ kiến thức và hợp tác Nam – Nam - tất cả những yếu tố đó là cần thiết nếu như các mục tiêu ICPD và MDG được đáp ứng. UNFPA ở vị trí tốt nhất trong số các đối tác để hỗ trợ các chính phủ lãnh đạo trên cơ sở cam kết cải thiện sức khoẻ bà mẹ như đã nêu trong MDG5, đặc biệt với việc bổ sung thêm mục tiêu mới về tiếp cận rộng rãi sức khoẻ sinh sản.

6

Giới thiệu 6. Kế hoạch khung về SKSS/SKTD và các quyền sinh sản được xây dựng nhằm đưa ra hướng dẫn tổng quát cho việc triển khai kế hoạch chiến lược UNFPA giai đoạn 2008 – 2011. Kế hoạch khung đưa ra cơ sở hợp tác và nhận thức cho UNFPA để góp phần đạt được các mục tiêu trong Chương trình Hành động ICPD và MDG trong giai đoạn 4 năm. UNFPA cam kết tăng cường hành động để đạt được tiếp cận rộng rãi với sức khoẻ sinh sản theo một hướng tiếp cận đa ngành, toàn diện và dựa trên các quyền.

7. Kế hoạch khung được xây dựng để đưa ra ứng phó ngân sách nhằm giải quyết các vấn đề về quyền sinh sản và SKSS/SKTD bằng cách tăng cường điều phối giữa các lĩnh vực về ngân sách, sự liên kết quyền sinh sản và SKSS/SKTD liên quan đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, cùng với các vấn đề dân số và phát triển, giới tính, vị thành niên và thanh niên. Dựa vào môi trường hỗ trợ mới và các bài học từ MYFF trước, kế hoạch khung nêu lên sự cần thiết về hướng tiếp cận trong Kế hoạch chiến lược 2008 – 2011 để tham gia đối thoại chính sách, phân tích chính sách và tuyên truyền các vấn đề SKSS/SKTD trong các chiến lược, kế hoạch, ngân sách phát triển quốc gia và quá trình vận hành của Chính phủ, chẳng hạn như SWAPs, cải cách lĩnh vực y tế, các chiến lược giảm nghèo (PRSs) và MDG, với việc nhấn mạnh hơn nữa vào triển khai các kế hoạch này. Điều này giải thích các kế hoạch chiến lược tập trung vào những đối tượng sống ngoài lề xã hội trong mối liên quan đến khía cạnh bình đẳng SKSS/SKTD trong hệ thống y tế và những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới. Nó cũng bao gồm sự cần thiết đằng sau tăng cường điều phối giữa các tổ chức liên hợp quốc, đặc biệt với Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), và UNAIDS và các cơ quan khác như Ngân hàng thế giới, đẩy mạnh sự cộng tác với các tổ chức xã hội, các tổ chức tôn giáo, thanh niên và phụ nữ. Chiến lược giai đoạn 3 năm của UNFPA (2007 – 2009) về lồng ghép ICPD vào ứng phó nhân đạo cũng được cân nhắc trong kế hoạch khung, bao gồm sự cộng tác chặt chẽ với WHO và UNHCR trong Uỷ ban thường trực liên cơ quan về các vấn đề nhân đạo.

8. Tài liệu này được chia làm 2 phần: phần thứ nhất đưa ra bức tranh sơ bộ về tiến bộ đạt được về SKSS/SKTD trong hơn một thập kỷ triển khai chương trình hành động ICPD, xác định những thiếu hụt còn lại, chú ý đến 4 ưu tiên về triển khai trong lĩnh vực SKSS và các quyền về sức khoẻ sinh sản trong kế hoạch chiến lược và xác định các nguyên tắc, các hướng tiếp cận để triển khai, lập kế hoạch chương trình. Phần 2 xác định các ưu tiên chính, các chiến lược cụ thể cho mỗi kế hoạch chiến

7

lược liên quan đến SKSS/SKTD. Phần này cũng đưa ra hướng dẫn để xây dựng đầu ra cụ thể ở các cấp. Ở cấp quốc gia, nhu cầu và những ưu tiên của quốc gia sẽ nhấn mạnh mục tiêu đạt được đối với mỗi đầu ra. Ở cấp khu vực, các kết quả sẽ phản ánh sự hỗ trợ được các nước yêu cầu ở cấp khu vực và toàn cầu. Ở cấp toàn cầu, các kết quả sẽ phản ánh các nhu cầu và sự ưu tiên chung theo khu vực và sự hỗ trợ để đạt được kết quả ở cấp quốc gia và cấp khu vực.

8

Phần I: Sự cần thiết để triển khai kế hoạch chiến lược về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục và các quyền sinh sản A. Định nghĩa về các quyền sinh sản và sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục 9. Cách đây hơn một thập kỷ tại ICPD được tổ chức ở Cairo có 179 nước đã thống nhất:

a. Tất cả các cặp vợ chồng, các cá nhân có quyền và trách nhiệm quyết định về số con, khoảng cách sinh con, thời gian sinh con, và có thông tin và các phương tiện để thực hiện điều đó;

b. Các quyết định liên quan đến sinh sản được đưa ra không bị kỳ thị, ép buộc và bạo lực.

10. Một bước đột phá chủ yếu tại ICPD đã được khẳng định nhiều lần là những dịch vụ này rất cần đối với tất cả mọi người, những người đã lập gia đình và chưa lập gia đình, bao gồm vị thành niên và thanh niên. Để giúp người dân nhận biết được các quyền sinh sản của mình, Chương trình hành động ICPD kêu gọi và xác định việc chăm sóc sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản trong nội dung chăm sóc sức khoẻ cơ bản gồm có:

a. Kế hoạch hoá gia đình

b. Chăm sóc trước và sau sinh, sinh con an toàn

c. Phòng chống và điều trị vô sinh;

d. Phòng chống nạo phá thai và quản lý hậu quả của nạo phá thai;

e.Điều trị các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản

f. Phòng, chăm sóc và điều trị các bệnh STI và HIV/AIDS;

g. Thông tin, giáo dục, tư vấn về sức khoẻ sinh sản và tình dục; h. Phòng chống và giám sát bạo lực đối với phụ nữ, chăm sóc cho những nạn nhân bạo lực và các hành động khác để xoá bỏ phong tục truyền thống có hại, như FGM/C;

i. Chuyển tuyến thích hợp cho việc chẩn đoán và quản lý các trường hợp trên.

11. Tại Hội thảo thế giới lần thứ 4 về phụ nữ được tổ chức ở Bắc Kinh (1995), các chính phủ đã nhận ra rằng các hình thức kỳ thị văn hoá và xã hội cổ hủ là yếu tố chính góp phần làm làm giảm sức khoẻ sinh sản và tình dục, cùng với việc thiếu thông tin và các dịch vụ. Những nỗ lực về SKSS/SKTD cần được kết hợp với những can thiệp để giải quyết các

9

hình thức kỳ thị xã hội, bất bình đẳng giới và những trở ngại ngăn cản phụ nữ, nam giới và vị thành niên thực hiện các quyền sinh sản của họ.

B. Tiến bộ từ sau hội nghị Cairo 12. Trong những năm kể từ sau ICPD, ở cấp toàn cầu, nhiều cuộc họp và công bố đã khẳng định lại vai trò trung tâm của các quyền sinh sản và sức khoẻ sinh sản trong việc đạt được các quyền con người, giảm nghèo và đạt được bình đẳng giới, xây dựng một thế giới không còn bạo lực với phụ nữ và các bé gái, phòng chống HIV/AIDS và đạt được MDG. Những sự kiện này bao gồm ICPD +5, ICPD +10 và kỳ họp đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS và Tuyên ngôn chính trị năm 2006.

13. Năm 2000, các nhà lãnh đạo thế giới đã có mặt tại cuộc họp của Liên Hợp quốc tại New York để cam kết đạt được MDGs. Năm 2005, Hội nghị thượng định thế giới một lần nữa đã xác định việc tiếp cận rộng rãi với sức khoẻ sinh sản là rất cần thiết để đạt được MDG. Tháng 10 năm 2007, mục tiêu về tiếp cận rộng rãi với sức khoẻ sinh sản đã được đưa vào MDG5 nhằm nâng cao sức khoẻ bà mẹ. Bằng hành động này, một lần nữa các quốc gia khẳng định tầm quan trọng của các chương trình SKSS/SKTD để đạt MDG. Việc bao gồm mục tiêu tiếp cận rộng rãi sức khoẻ sinh sản là một cơ hội để cam kết lại đối với việc đưa ra chương trình nghị sự về SKSS/SKTD.

14. Dựa trên sự xác nhận lại về mặt chính trị toàn cầu trong chương trình nghị sự ICPD, các quyền sinh sản hiện nay được coi là một quyền con người đối với tất cả mọi người, gồm có tiếp cận rộng rãi sức khoẻ sinh sản trong suốt vòng đời của họ. Hơn nữa, hiện nay kế hoạch hoá gia đình được biết đến trong một kế hoạch khung rộng hơn về các quyền và sức khoẻ sinh sản và không phải là một công cụ kiểm soát dân số.

15. Sau ICPD, nhiều quốc gia đã thông qua các luật và ban hành các chính sách về SKSS/SKTD và bắt đầu triển khai các chương trình SKSS/SKTD trong hệ thống chăm sóc y tế. Theo điều tra của UNFPA năm 2004 về tiến bộ kể từ sau Cairo, khoảng 86% các quốc gia đã thông qua các giải pháp chính sách, các điều luật hay những thay đổi thể chế ở cấp quốc gia để tăng cường và củng cố các quyền sinh sản và 54% các quốc gia đã xây dựng các chính sách mới.

16. Nơi nào có các chính sách quốc gia, chương trình, ngân sách đã phản ánh được các mục tiêu ICPD, thì ở đó có sự tiến bộ. Hiện nay ngày càng có nhiều bé gái được đi học và khoảng 2/3 các quốc gia có số

10

liệu năm 2004 đã đạt được bình đẳng giới trong giáo dục tiểu học. Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ đã tiếp cận với phương tiện tránh thai. Ít nhất 12 quốc gia có thu nhập ở mức trung bình và thậm chí ở một vài quốc gia thu nhập thấp tỷ lệ tỷ vong bà mẹ đã giảm. Ở Đông Âu, đã giảm một nửa tỷ lệ nạo phá thai do việc sử dụng PTTT tăng. Năm 2006, lần đầu tiên tỷ lệ HIV đã giảm ở một vài quốc gia thuộc tiểu sa mạc Sahara Châu Phi.

17. Tuy nhiên, đánh giá về tiến bộ không chỉ đơn giản là một vấn đề xác định các chỉ số nhân khẩu học hay những công bố quốc tế về hỗ trợ hay thậm chí là các chính sách công. Các chương trình SKSS/SKTD nhìn chung mở rộng chậm. Chúng hiếm khi có được thể chế hoá và tiếp cận ổn định. Kết quả là, các chương trình SKSS/SKTD thường không giúp được gì cho những phụ nữ và vị thành niên bị thiệt thòi, những người ít có khả năng hơn so với những người khác trong việc thực hiện các quyền của họ và dễ bị sức khoẻ kém đi. Phần tiếp theo đây cho thấy, có sự tăng đầu tư cho các dịch vụ và thông tin về SKSS/SKTD.

C. Sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục trong thiên niên kỷ mới: những thách thức và các khuynh hướng. 18. Nhu cầu cấp bách là cần phải tăng đầu tư về thông tin và dịch vụ SKSS/SKTD để giải quyết những thách thức về SKSS/SKTD trên toàn cầu và các quyền sinh sản của người dân, đặc biệt là cho những người dễ bị tổn thương:

a. Các bệnh về SKSS/SKTD chiếm 1/3 gánh nặng bệnh tật toàn cầu và tử vong sớm ở những phụ nữ độ tuổi sinh sản.

b. Hiện ở các nước đang phát triển có khoảng 201 triệu phụ nữ đã kết hôn vẫn chưa được đáp ứng các PTTT hiện đại. Số liệu từ 94 cuộc điều tra cấp quốc gia cho thấy nhu cầu PTTT không được đáp ứng ở vị thành niên cao gấp hai lần so với ở phụ nữ đã kết hôn. Ở tiểu vương quốc Sahara Châu Phi, ví dụ, có 46% phụ nữ phải đối mặt với vấn đề này. Trên toàn thế giới, 37 quốc gia không đáp ứng được nhu cầu về kế hoạch hoá gia đình và 24 quốc gia có tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại thấp hơn 10%.

c. Mỗi ngày có hơn 6.800 người bị nhiễm HIV, trong đó hơn 2/3 là ở tiểu vương quốc Sahara Châu Phi. Ở Swaziland, ước tính có 1/3 người trưởng thành hiện nay đang sống với HIV. Toàn cầu có khoảng 340 triệu trường hợp nhiễm mới STI mỗi năm. Nếu tính cả những trường hợp bị STI khác, ước tính nhiễm mới tăng hơn 1 triệu – có nghĩa là cứ 7 người ở độ tuổi sinh đẻ thì có hơn 1 người bị nhiễm.

11

d. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ sinh cao, độ tuổi của phụ nữ khi sinh con đầu là rất sớm và tỷ lệ sinh cao ở vị thành niên có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ nhiễm HIV và ung thư tử cung.

e. Phụ nữ và vị thành niên gái vẫn tiếp tục bị tử vong và mắc bệnh trong suốt thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Con số ước tính gần đây nhất về tử vong bà mẹ trên toàn thế giới vào năm 2005 có khoảng 535.900 ca tử vong. Hầu hết các ca tử vong là ở tiểu vương quốc Sahara Châu Phi (có 270.500 ca, chiếm 50%) và Châu Á (240.600 ca, chiếm 45%). Đối với mỗi ca tử vong bà mẹ, ước tính có xấp xỉ 30 phụ nữ phải chịu sự hoành hành của bệnh tật trong thời gian ngắn hay dài; trong một số trường hợp như bị rò trực tràng âm đạo sẽ dẫn đến bị suy nhược cơ thể.

f. Ước tính gần 70.000 ca tử vong bà mẹ hàng năm (13%) là do nạo phá thai không an tòan. Khoảng 97% trong số ca nạo phá thai không an toán là ở các nước đang phát triển.

g. Các vị thành niên gái có nguy cơ mắc các bệnh về sức khoẻ sinh sản cao hơn. Hàng năm có 15 triệu vị thành niên gái trở thành bà mẹ. Trong số những phụ nữ trở thành bà mẹ ở độ tuổi dưới 20, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao gấp hai lần so với tỷ lệ ở những phụ nữ lớn tuổi hơn. Những phụ nữ trẻ bị HIV với tỷ lệ là 8 so với 1 khi được so sánh với những nam giới cùng độ tuổi.

h. Trên toàn thế giới, cứ 3 phụ nữ thì có một người bị đánh đập, bị ép buộc quan hệ tình dục hay bị lạm dụng - hầu hết thường là do một số người nào đó mà cô ta biết, do chồng hay thành viên nam giới khác trong gia đình. Cứ 4 phụ nữ thì có một người bị lạm dụng trong suốt thời kỳ mang thai; i. Phụ nữ và trẻ em chiếm khoảng hơn 75% trong số người tị nạn và những người trốn ra nước ngoài bị nguy hiểm bởi chiến tranh, có nguy cơ bị đói kém, ngược đãi, và thảm hoạ thiên nhiên. Trong các trường hợp cấp cứu và các cuộc khủng hoảng nhân đạo, phụ nữ, đặc biệt là thanh niên dễ bị cưỡng bức và bạo lực tình dục, có thai ngoài ý muốn, tử vong liên quan đến thai nghén và nhiễm HIV và đặc biệt họ thiếu tiếp cận với các dịch vụ SKSS/SKTD thiết yếu.

j. Những phụ nữ nghèo bị bệnh liên quan đến sinh sản và được tiếp cận với các dịch vụ ít nhất. Ở tiểu Sahara Châu Phi, phụ nữ trong tầng lớp xã hội có địa vị kinh tế - xã hội cao nhất thì sử dụng các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình cao hơn 5 lần so với những phụ nữ nghèo. Ở các nước Đông Nam Á, sự khác biệt đạt mức 20 lần. Địa vị kinh tế xã hội

12

của phụ nữ càng thấp, thì khả năng nhận được sự hỗ trợ của cán bộ y tê có kỹ năng lúc sinh càng ít.

19.Hậu quả của bệnh về sức khoẻ sinh sản không chỉ giới hạn ở các mối quan tâm về sức khoẻ. Số liệu trên, được xét đến từ các khía cạnh về quyền con người, tạo ra bức tranh lớn hơn về quyền sinh sản toàn cầu. Để thúc đẩy tiến bộ hướng đến đạt được các mục tiêu ICPD và MDG, UNFPA cần phải nỗ lực để giải quyết các quyền sinh sản và SKSS/SKTD dựa theo các nguyên tắc về quyền con người, bình đẳng giới và bình đẳng xã hội.

D. Chương trình UNFPA 1. Môi trường mới.

20.Môi trường mà UNFPA sẽ hoạt động trong suốt giai đoạn 2008 – 2011 đã thay đổi theo nhiều cách. Mục tiêu sức khoẻ bà mẹ được bao gồm trong MDG và mục tiêu mới về tiếp cận rộng rãi sức khoẻ sinh sản tạo ra sự nhận thức rõ về vai trò trung tâm mà SKSS/SKTD đã đóng góp cho sự phát triển. Vì thế, UNFPA sẽ đóng góp cho SKSS/SKTD trong một bối cảnh phát triển rộng hơn, một bối cảnh ở đó trao quyền cho phụ nữ và những người trẻ tuổi để họ có thể thực hiện các quyền sinh sản là hết sức quan trọng. Các cặp vợ chồng và các cá nhân cần tiếp cận với các thông tin và dịch vụ SKSS/SKTD để có thể tham gia vào phát triển xã hội và đời sống kinh tế của quốc gia, cũng như là chất lượng cuộc sống được cải thiện. Vì thế, UNFPA sẽ tăng cường nỗ lực của mình để chứng minh làm thế nào việc nhận thức về các quyền sinh sản thông qua nâng cao SKSS/SKTD là một điều kiện cần thiết để giảm được đói nghèo ở cấp độ kinh tế vĩ mô và hộ gia đình. Điều này đòi hỏi cần có sự điều phối của các lĩnh vực liên quan đến Ngân sách và sự xác định về điều phối với công tác dân số và phát triển, về bình đẳng giới và trao quyền phụ nữ, về vị thành niên và thanh niên. Ảnh hưởng của các quyền sinh sản đến các động thái dân số như tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, cơ cấu tuổi và sự ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và xã hội đã góp phần có được một tranh luận mạnh mẽ cho việc xây dựng chính sách về giảm nghèo nhằm tăng sự quan tâm đầu tư cho sức khoẻ sinh sản.

21. Tăng nhận thức và chấp nhận tính cần thiết về SKSS/SKTD và các hướng tiếp cận cụ thể để giải quyết các nhu cầu khác nhau và sự dễ bị tổn thương của các bé gái và phụ nữ trong các trường hợp cấp cứu, hoàn cảnh bị tị nạn và sự quá độ sau khủng hoảng, gồm có tầm quan trọng của HIV như là vấn đề an ninh và nhân đạo, thiếu tiếp cận với các dịch vụ sức khoẻ sinh sản thiết yếu và bạo lực giới trong những hoàn cảnh này. Tuy nhiên, UNFPA sẽ cần tiếp tục vận động để truyền đạt

13

tính cấp bách của các vấn đề ICPD trong ứng phó nhân đạo nói chung, bao gồm các dịch vụ SKSS/SKTD là phần của gói sức khoẻ cơ bản và triển khai Nghị quyết số 1325 của Hội đồng bảo an về phụ nữ, hoà bình và an ninh. Xét đến việc số lượng và cường độ tăng lên của các tham hoạ thiên nhiên (thảm hoạ liên quan đến khí hậu), thì vấn đề cấp bách hơn đối với UNFPA là tăng cường lập kế hoạch và xây dựng năng lực liên quan đến các vấn đề SKSS/SKTD.

22. Các dịch vụ SKSS/SKTD cũng nên có lợi từ một hướng tiếp cận đa ngành. Ví dụ, những nỗ lực để giảm bất bình đẳng giới trong giáo dục, hỗ trợ cho các cơ hội kinh tế và đưa ra quyết định trong gia đình là những vấn đề cần thiết để trao quyền cho phụ nữ để thực hiện các quyền sinh sản của họ và tiếp cận các dịch vụ SKSS/SKTD và kết quả là, sức khoẻ của họ được cải thiện. Sự liên kết với các hoạt động tạo ra thu nhập cho phụ nữ và vị thành niên, các dự án phát triển kinh tế cộng đồng và hệ thống bảo hiểm xã hội dựa trên công việc có thể coi là cơ hội đầu tiên và đôi khi là duy nhất để phụ nữ và vị thành niên tiếp cận được các chương trình SKSS/SKTD.

23. Bản tuyên bố Paris năm 2005 về tính hiệu quả trong viện trợ và chiến dịch toàn cầu về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được phát động gần đây đã xác định các nguyên tắc về sở hữu quốc gia, điều phối viện trợ và tài trợ dựa trên cơ sở các kết quả đạt được. Những nguyên tắc này là cơ sở cho các hướng tiếp cận được điều chỉnh để xây dựng chương trình về SKSS/SKTD. UNFPA sẽ không quan tâm đến các dự án nhỏ lẻ, dự án các nhà tài trợ giữ vai trò chủ đạo hướng đến các hướng tiếp cận hệ thống hơn như SWAPs, phát triển hệ thống y tế và hỗ trợ ngân sách chung. Do đó, UNFPA sẽ đóng vai trò tiên phong đưa SKSS/SKTD vào trong chính sách và tài trợ một cách sáng tạo và hiệu quả. Không còn lâu nữa những sáng kiến chính sách quốc gia sẽ đề cập đến sức khoẻ sinh sản – những thoả thuận đưa SKSS/SKTD vào vị trí trung tâm các chính sách phải được phản ánh trong ngân sách và trong cấp độ nguồn lực được giao để triển khai những chính sách này cũng như là các kế hoạch để đảm bảo việc triển khai ở tất cả các cấp trong hệ thống. Tăng cường năng lực cho cán bộ của UNFPA và cho các đối tác đòi hỏi có các kỹ năng chuyên môn mới để lồng ghép SKSS/SKTD vào các kế hoạch phát triển quốc gia, ngân sách, các chính sách, cuộc cải cách y tế và phi y tế và các chương trình liên quan.

24. UNFPA cũng phải đóng góp và đồng hành với những nỗ lực quốc gia và toàn cầu để cân đối sự hỗ trợ cho các hệ thống y tế và sức khoẻ. Các lãnh đạo của 8 tổ chức quốc tế hoạt động tích cực về y tế (WHO, UNICEF, UNFPA, UNAIDS, Ngân hàng thế giới và Quỹ Bill gate, Quỹ

14

toàn cầu phòng chống AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét và tăng cường hệ thống y tế khối liên minh Gavi) hay còn gọi là H8 đã thành lập một nhóm không chính thức nhằm điều phối tốt hơn công việc của tổ chức, đặc biệt ở cấp quốc gia. Nhóm đã nhận ra cần phải tăng cường các hệ thống y tế và nâng cao dịch vụ sinh đẻ để có các kết quả tốt hơn; chuyển hướng tiếp cận trong các quy trình của quốc gia từ ngành dọc sang ngành ngang nhiều hơn; và hướng đến hỗ trợ cho một chiến lược quốc gia, một kế hoạch quốc gia, một hệ thống đánh giá, kiểm tra và một cơ cấu điều phối chung dưới sự lãnh đạo của quốc gia và một hệ thống có hiệu lực. Hướng tiếp cận này thừa nhận rằng để tăng cường các hệ thống y tế và nâng cao việc phân phối các dịch vụ ở cấp quốc gia, gồm có nguồn nhân lực cho y tế, thì cần dự toán ngân sách, củng cố cơ sở hạ tầng và cân đối sự hỗ trợ cho kiểm tra và quản lý hậu cần. UNFPA cũng là một thành viên tích cực trong Hiệp hội y tế quốc tế (IHP+), một sáng kiến của Liên hợp quốc, bao gồm các quỹ tư nhân và các nhà tài trợ được thành lập vào tháng 12 năm 2007. Mục tiêu chính của Hiệp hội là hỗ trợ các nỗ lực quốc gia trong việc tăng cường phạm vi bao phủ nhằm đạt các kết quả y tế toàn cầu, với việc tập trung đặc biệt vào MDG về y tế. Các đối tác IHP+ và chính phủ của nước tiếp nhận đã xây dựng một hiệp ước với hàng loạt những trách nhiệm giải trình được xác định từ hai bên. Kế hoạch công tác IHP+ đề ra các bước để: giúp các quốc gia có thể xác định, lên kế hoạch và giải quyết những bất cập trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khoẻ; phổ biến kiến thức; hướng dẫn và cung cấp các công cụ trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể; tăng cường điều phối và tính hiệu quả trong phân phối viện trợ và tăng cường các hệ thống y tế; đảm bảo trách nhiệm giải trình và giám sát quá trình triển khai. Trong sự cộng tác này, cùng với việc tăng cường hỗ trợ kế hoạch y tế quốc gia và các hệ thống y tế, UNFPA sẽ lập kế hoạch làm thế nào để phần của kế hoạch chiến lược mới sẽ có tác động đến những nỗ lực này và đặt SKSS/SKTD ở vị trí trung tâm, đặc biệt trong mối quan hệ tăng cường tiếp cận rộng rãi đến sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ, sức khoẻ vị thành niên và thiết lập mối quan hệ trong cung cấp các dịch vụ phòng chống HIV và sức khoẻ sinh sản.

25. UNFPA sẽ tiếp tục hoạt động trong bối cảnh cải tổ Liên hợp quốc để tăng cường các trách nhiệm chung nhằm đạt MDG ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Tham gia vào thực hiện kế hoạch chung, UNFPA được đặt ở vị trí tốt hơn để đưa các mục tiêu ICPD vào các kế hoạch khung về hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc (UNDAF); mở rộng và tăng cường sự cộng tác với các cơ quan chuyên môn và các đối tác Liên hợp quốc, đặc biệt đối với WHO, UNAIDS, UNICEF và Ngân hàng thế

15

giới. Ví dụ, WHO và UNFPA đã có kế hoạch hành động để đẩy mạnh vận động SKSS/SKTD thông qua nghiên cứu và phát triển, nâng cao kiến thức chuyên môn, và triển khai chương trình, bao gồm đưa danh mục thuốc thiết yếu vào hệ thống quốc gia. Cuộc cải cách nhân đạo đang được triển khai và 3 hoạt động chính của nó (hướng tiếp cận chuỗi, tăng cường hệ thống các nhà điều phối nhân đạo và tài trợ nhân đạo) tạo những cơ hội quan trọng cho UNFPA để lồng ghép chương trình nghị sự ICPD vào công tác nhân đạo quốc tế. UNFPA cũng sẽ tiếp tục cộng tác với các tổ chức với vai trò là một đầu mối về các vấn đề về giới, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục và bạo lực giới trong Uỷ ban thường trực các vấn đề về nhân đạo và tham gia vào nhóm quốc gia UN ở các nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng.

26. Hiện nay, UNFPA đang triển khai một kế hoạch tổ chức lại, bao gồm chia vùng và sẽ tập hợp năng lực về kỹ thuật và chương trình, đưa chúng gần hơn với các chương trình quốc gia. Kế hoạch chia vùng được xây dựng để ứng phó với môi trường mới mà UNFPA sẽ hoạt động. Mục tiêu chính là thúc đẩy để đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia thông qua sự điều phối, cân đối, quyền sở hữu quốc gia và năng lực quốc gia. Điều này có những ngụ ý rõ ràng về cách thức mà UNFPA sẽ tiếp tục đóng góp cho các chương trình SKSS/SKTD. Để tăng hiệu quả của UNFPA ở cấp quốc gia, kế hoạch này đòi hỏi phải có các kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật cao để đưa SKSS/SKTD vào các chính sách chung và phát triển năng lực bền vững của các tổ chức dân chủ ở các quốc gia. Hơn nữa, ở các cấp khu vực, ý kiến chuyên môn về SKSS/SKTD và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dựa trên các kết quả và đánh giá sẽ rất cần để hỗ trợ cho các chuyên gia chương trình, những người trước đây tham gia kiểm tra, giám sát chi tiêu của chương trình.

27. Việc nhận thức rằng SKSS/SKTD và các chương trình kế hoạch hoá gia đình đã nhường vị trí cho các lĩnh vực ưu tiên khác cho thấy những thách thức nghiêm trọng, nhưng cũng tạo ra các cơ hội rất tốt để đổi mới và sử dụng quyền lực cộng tác để đưa SKSS/SKTD ra ngoài ranh giới của các chương trình theo ngành dọc.

2. Các lĩnh vực ưu tiên

28. Để triển khai các mục tiêu trong kế hoạch chiến lược về các quyền SKSS/SKTD và để góp phần đạt được các kết quả liên quan, UNFPA sẽ đầu tư vào 4 lĩnh vực ưu tiên sau: a. Các dịch vụ SKSS/SKTD trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản được cung cấp ở cấp huyện và địa phương, đặc biệt là chăm sóc sức

16

khoẻ ban đầu, thông qua thực hiện chức năng các hệ thống y tế mà ưu tiên hàng đầu cho chất lượng, bình đẳng, và lồng ghép và được trang bị với các cơ chế trách nhiệm giải trình cho người sử dụng và người cung cấp. Gói SKSS/SKTD nên bao gồm: các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình; các dịch vụ liên quan đến thai nghén, bao gồm sự có mặt của cán bộ y tế có kỹ năng tại thời điểm sinh, chăm sóc sản khoa cấp cứu và chăm sóc sau nạo phá thai; phòng chống HIV và STI và chẩn đoán và điều trị STI; phòng chống và chẩn đoán sớm ung thư vú và ung thư tử cung; phòng chống bạo lực giới và chăm sóc những nạn nhân bị bạo lực; và SKSS/SKTD cho mỗi cấu phần của gói. UNFPA sẽ nhấn mạnh vào các cấu phần chính của gói vì liên quan đến kết quả của kế hoạch chiến lược, đồng thời tăng cường sự nhận thức về chăm sóc SKSS/SKTD toàn diện. b. Lồng ghép phòng chống HIV, quản lý và chăm sóc người nhiễm HIV vào các dịch vụ SKSS/SKTD. Việc lồng ghép này có ý nghĩa rất lớn từ khía cạnh của người sử dụng và đem lại cho người sử dụng một sự trải nghiệm duy nhất liên quan đến hệ thống chăm sóc y tế, trong kiểm tra chất lượng và với cảm giác được hỗ trợ. Điều này sẽ xác định phạm vi mà người sử dụng tin tưởng vào hệ thống và giá trị của nó trong giải quyết vấn đề, mà sẽ quyết định sẽ sử dụng liên tục.

c. Giáo dục SKSS/SKTD trên cơ sở các kỹ năng sống nhạy cảm về giới và một gói dịch vụ bảo vệ xã hội dành cho vị thành niên và thanh niên, gồm có SKSS/SKTD. Tối thiểu, sẽ gồm có giáo dục kỹ năng cuộc sống, tư vấn tâm lý, PTTT, phòng chống HIV, phòng chống và điều trị STI và các dịch vụ sức khoẻ bà mẹ. d. SKSS/SKTD trong cấp cứu và các cuộc khủng hoảng nhân đạo sẽ bao gồm các dịch vụ tương tự đã được xác định ở trên trong gói SKSS/SKTD để bảo vệ các quyền sinh sản và SKSS/SKTD cho phụ nữ và vị thành niên bị ảnh hưởng bởi xung đột và các cuộc thảm họa.

3. Các vấn đề ưu tiên của UNFPA trong các cuộc đối thoại chính sách, phân tích chính sách và truyền thông trong lĩnh vực y tế.

29. Việc đạt được tiến bộ về các quyền sinh sản và SKSS/SKTD, gồm có phòng chống, điều trị và chăm sóc HIV, phụ thuộc vào hệ thống y tế có chức năng ở mỗi nước, đặc biệt ở các cấp chuyển tuyến cơ sở. Vì thế UNFPA phải giải quyết 3 thách thức về chính sách: tài chính cho lĩnh vực y tế và SWAPs, các hệ thống y tế phân cấp, các hệ thống và chương trình quản lý bệnh theo ngành dọc.

17

30. Nhiệm vụ đầu tiên của UNFPA và đối tác sẽ là đảm bảo rằng các quyền sinh sản và SKSS/SKTD được ưu tiên hơn trong các chính sách, lập kế hoạch và phân bổ ngân sách trong lĩnh vực y tế, với việc tạo sự sự liên kết giữa chính sách SKSS/SKTD và các lĩnh vực liên quan khác, gồm có giáo dục, nông nghiệp, thanh niên, công tác phụ nữ, môi trường và tài chính. Trong lĩnh vực y tế, các kế hoạch ở cấp huyện, quốc gia và các khu vực cần phản ánh các dịch vụ SKSS/SKTD, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến thai nghén; PTTT; phòng chống HIV và STI, chẩn đoán và điều trị STI, và các hàng hoá sức khoẻ sinh sản; và lồng ghép các dịch vụ về bạo lực giới.

31. Một phương tiện để đảm bảo SKSS/SKTD được bao gồm trong lập kế hoạch của lĩnh vực y tế và làm cho các hệ thống y tế chức năng đảm nhận công việc về SKSS/SKTD là tăng cường sự tham gia của UNFPA trong các hướng tiếp cận dựa vào chương trình, SWAps và tăng cường chú ý tới vấn đề SKSS/SKTD trong dự toán ngân sách và lập kế hoạch chiến lược thuộc lĩnh vực y tế ở cấp quốc gia. Hơn nữa, cách hiệu quả về chi phí và hiệu lực nhất để đảm bảo SKSS/SKTD là phần của những ứng phó nhân đạo là cần phải kết hợp chúng vào các kế hoạch dự phòng trong tình trạng khẩn cấp và xây dựng năng lực quốc gia cho việc chuẩn bị. Những nỗ lực này vẫn chưa được thực hiện chung ở tất cả các quốc gia nơi UNFPA có mặt.

32. Cần đặc biệt cần chú ý đến tài chính cho SKSS/SKTD, dựa trên bằng chứng về lợi ích chi phí cao nhất. Tác động của tử vong bà mẹ và sự hoành hành bệnh tật đối với sức khoẻ trẻ em là rất quan trọng. Ước tính ảnh hưởng về mặt kinh toàn cầu của vấn đề tử vong bà mẹ và trẻ em lên tới 15 tỷ USD một năm. Năm 2004, ước tính chi phí cho sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh là 530 tỷ USD và theo dự toán chi phí gần đây nhất của UNFPA, con số đó phải gấp 30 lần, khoảng từ 13,3 tỷ USD năm 2005 tăng lên đến 24 tỷ USD để đạt được MDG5 vào năm 2015. Các dự báo cho thấy nhu cầu về kinh phí có thể đáp ứng được nếu như các quốc gia đầu tư 15% ngân sách quốc gia cho y tế và nếu hỗ trợ phát triển chính thức lên tới 0,7% tổng thu nhập quốc dân ở các nước OECD.

33. Mặc dù SWAPs đang được khuyến khích, nhưng hiện vẫn có các chương trình quản lý các bệnh sốt rét, bệnh lao, và HIV theo ngành dọc và có tổng ngân sách lớn. Kết quả là, một số cấu phần thiết yếu về SKSS/SKTD vẫn chưa được quan tâm đúng mức, một phần là do áp lực toàn cầu để ưu tiên cho các bệnh cần được giải quyết thông qua các chương trình ngành dọc. UNFPA nên vận động để cho các ngân sách tài trợ theo ngành dọc hướng trực tiếp vào việc tăng cường hệ thống y tế.

18

Ví dụ, những ngân sách này có thể được đầu tư trong các kế hoạch quốc gia để có được nguồn nhân lực tích cực và có kỹ năng phù hợp có thể cung cấp các dịch vụ lồng ghép ở cấp chăm sóc y tế ban đầu, chẳng hạn như trong lĩnh vực SKSS/SKTD, HIV, bệnh sốt rét; hay để lồng ghép các kỹ năng chăm sóc cấp cứu cho các cán bộ y tế ở cấp chuyển tuyến ban đầu.

34. Một nhiệm vụ khác của UNFPA là tập trung để đảm bảo các hệ thống y tế lồng ghép SKSS/SKTD vào các dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt ở cấp chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Để làm được vậy, các cán bộ UNFPA sẽ phải có các kỹ năng cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề. Những vấn đề xếp theo thứ tự từ tài chính, các chi phí chăm sóc y tế đến việc làm thế nào để toàn bộ hệ thống y tế được quản lý, làm thế nào hệ thống hậu cần và mua sắm thực hiện chức năng, những yếu tố gì là cần thiết để nâng cao chất lượng số liệu và tính sẵn có. Trong trường hợp về tài chính cho chăm sóc y tế, UNFPA không những vận động thêm các nguồn lực mà còn đảm bảo tất cả các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả, có hiệu suất cao, công bằng để phân phối đạt các kết quả. Vì thế, UNFPA cần hỗ trợ các quốc gia để tăng cường quá trình dự thảo ngân sách và lập kế hoạch ở tất cả các cấp, gồm có trách nhiệm giải trình tài chính, quản lý các kết qủa và đưa ra quyết định cần được thông báo rõ ràng và tăng cường tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ một cách hiệu quả và ổn định.

35. Một số quốc gia đã theo kịp các cách sáng tạo để đảm bảo rằng các nguồn lực được phân bổ một cách công bằng và minh bạch hơn, ví dụ, việc giao ngân sách được dựa trên tỷ lệ dân số sống trong cảnh đói nghèo, những nơi có khoảng cách không xa các trung tâm y tế và phân bố theo độ tuổi. Đây là một lĩnh vực khác ở đó UNFPA có thể có lợi thế so sánh bằng cách hỗ trợ năng lực về dự báo đói nghèo thông qua chương trình dân số và phát triển. Một số các quốc gia cũng đang ủng hộ việc cung cấp tài chính dựa trên các kết quả trong lĩnh vực y tế, cả mặt cung và cầu. Về mặt cầu, các ví dụ gồm có chuyển đổi tiền mặt có điều kiện, ở đó các cá nhân/hộ gia đình được cung cấp tiền mặt để đi kiểm tra sức khoẻ. Về mặt cung, các ví dụ gồm có thoả thuận về các dịch vụ với lĩnh vực tư nhân liên quan đến động cơ khuyến khích thực hiện. Vì thế, điều quan trọng là UNFPA tiếp thu và rút ra được các bài học kinh nghiệm có được ở cấp quốc gia.

36. Để giải quyết vấn đề chảy máu chất xám trong lực lượng lao động, những kế hoạch về nguồn lực lao động cần bao gồm chiến lược tiền thưởng và lập kế hoạch nguồn nhân lực. Các chương trình do UNFPA hỗ trợ nhấn mạnh vào xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực, đặc biệt

19

là nữ hộ sinh. Các minh chứng lịch sử đã chứng minh vai trò cơ bản của các nữ hộ sinh có tay nghề trong việc giảm tử vong và bệnh tật cho các bà mẹ. Khi được đào tạo để có năng lực làm việc, các nữ hộ sinh cũng có khả năng cung cấp toàn bộ gói các dịch vụ SKSS/SKTD ở cấp chăm sóc y tế ban đầu. Vì thế, việc hỗ trợ cho các nữ hộ sinh sẽ góp phần đạt được MDG5. Hơn nữa, làm việc ở cấp cộng đồng và làm việc trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các nữ hộ sinh là điểm tiếp nhận đầu tiên trong hệ thống chăm sóc y tế cho nhiều phụ nữ. Khả năng của nữ hộ sinh gồm có sự nhạy cảm văn hoá, ở nhiều quốc gia các nữ hộ sinh làm việc như một liên lạc viên giữa cộng đồng và lĩnh vực y tế chính thức. Nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp riêng gồm có xây dựng chính sách, vận động và điều chỉnh lại hệ thống để tăng cường và chuyên nghiệp hoá kỹ thuật đỡ đẻ, để có thể cung cấp các bài học cho những bối cảnh khác.

37. Việc tăng cường thu thập số liệu thông qua các hệ thống thông tin y tế và các cuộc điều tra dựa trên cơ sở y tế và dân số thường xuyên để thông báo việc lập kế hoạch cho lĩnh vực y tế là một lĩnh vực chủ chốt khác mà UNFPA có thể đóng góp. Với công nghệ thông tin đang phát triển nhanh chóng và sự tiếp cận mạnh mẽ hơn với dịch vụ điện thoại di động đang mở rộng, các kỹ thuật mới về thu thập và phân tích số liệu là một sự ưu tiêu cho việc đánh giá và cải tiến thực hiện.

38. Việc tăng cường sự phân cấp các hệ thống y tế để đem dịch vụ đến gần hơn với người dân có nhu cầu có thể dẫn đến rủi ro cho những ưu tiên về các quyền sinh sản và SKSS/SKTD nếu như những mối quan tâm này không phải là phần quan tâm chính của các nhà chức trách địa phương. UNFPA sẽ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch quốc gia, gồm có đầu tư trực tiếp vào các chương trình để có sự quản lý và tham gia có hiệu quả của tổ chức xã hội trong việc đưa ra các ưu tiên về sức khoẻ quốc gia. UNFPA có vai trò mạnh mẽ để hoạt động trong lĩnh vực này nhằm hỗ trợ cho việc đào tạo, mở rộng và vận động giữa các tổ chức phi chính phủ trong nước. Hơn nữa, UNFPA cần phải làm việc với chính phủ và các đối tác để đảm bảo xây dựng năng lực ở cấp vùng, thị xã, huyện để thể hiện kế hoạch quốc gia vào trong dự toán ngân sách và kế hoạch được phân cấp.

39. Vai trò của khu vực tư nhân trong cung cấp các dịch vụ SKSS/SKTD ngày càng tăng và điều này đã được UNFPA công nhận. Ở tiêu sa mạc Sahara Châu Phi, khu vực tư nhân cung cấp đến 50% các dịch vụ và hàng hoá sức khoẻ. Vì thế, khu vực tư nhân là một đối tác quan trọng trong mục tiêu tiếp cận rộng rãi SKSS/SKTD. Việc cộng tác với khu vực tư nhân đã chứng tỏ rất cần để cải thiện các dịch vụ

20

SKSS/SKTD cả mặt cung và cầu. Ở nhiều quốc gia, khu vực tư nhân được chứng minh là một đối tác tin cậy phát triển bảo hiểm, tiếp thị xã hội và những sáng kiến đặc quyền xã hội. Khu vực tư nhân đã xây dựng các chiến lược mới để các dịch vụ và hàng hoá SKSS/SKTD có chất lượng được cung cấp ở các phòng khám, hiệu thuốc tư nhân và các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, nhấn mạnh hơn vào việc thu hồi chi phí, gồm có những chi phí cho người sử dụng và về tư nhân hoá, việc chăm sóc phải được thực hiện để đảm bảo những cơ chế này không tạo ra những rào cản cho phụ nữ và người dân tiếp cận với chăm sóc SKSS/SKTD.

40. Cuối cùng, các hệ thống y tế nên được chuyển đổi thành các thể chế xã hội dễ ứng phó để có thể đến được với những người sống ngoài lề xã hội và không có sự kỳ thị về giới, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, nền tảng kinh tế, vị trí địa lý, bệnh tật, tôn giáo hay địa vị xã hội. Một hệ thống y tế đang thực hiện chức năng và được quản lý tốt sẽ góp phần vào các vấn đề giảm nghèo, quyền công dân, nền dân chủ nếu như các cơ chế về trách nhiệm giải trình được xây dựng và như vậy các công dân, đặc biệt là phụ nữ và những người trẻ tuổi, có thể sử dụng những cơ chế này để duy trì quyền sinh sản của họ một cách rõ ràng. Kinh nghiệm về sự tham gia của xã hội cần được xem như là một phần của việc xây dựng các xã hội bình đẳng ,dân chủ, mà ở đó các quyền con người của công dân được tôn trọng.

41. Là một phần của những nỗ lực để đảm bảo những mối quan tâm của thanh niên được đưa vào trong các kế hoạch và chính sách thuộc lĩnh vực y tế, UNFPA sẽ tiến hành đối thoại chính sách và phân tích chính sách bằng cách đưa các vấn đề của thanh niên vào các kế hoạch và các chiến lược phát triển quốc gia khác như SWAPs và PRS. UNFPA sẽ tạo đòn bảy vào cơ sở hợp tác và liên minh rộng rãi của mình để hướng việc tăng đầu tư cho thanh niên và đặc biệt cho các nhóm dễ bị tổn thương. UNFPA cũng sẽ tận dụng sự tập trung của toàn cầu vào HIV và AIDS, và việc tăng nhận thức là đại dịch này đang ngày càng ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ để thu hút sự chú ý đến sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục của vị thành niên (SKSS/SKTD) trong phạm vi chính sách. Về các cơ hội chương trình, UNFPA sẽ vận động và hỗ trợ một gói thiết yếu về các can thiệp bảo vệ của xã hội cho vị thành niên, thanh niên, gồm có cấu phần về giáo dục, y tế.

4. Các nguyên tắc

42. Kế hoạch khung SKSS/SKTD sẽ được triển khai theo 3 nguyên tắc và hướng tiếp cận: hướng tiếp cận dựa trên quyền con người, bình đẳng

21

giới và sự nhạy cảm về văn hoá; tính công bằng; và sự tham gia của xã hội.

a. Hướng tiếp cận dựa trên những quyền con người, bình đẳng giới và sự nhạy cảm về văn hoá. 43. UNFPA sẽ triển khai kế hoạch khung SKSS/SKTD trong phạm vi áp dụng các nguyên tắc về quyền con người, bình đẳng giới và nhạy cảm văn hoá. Cần hiểu là hướng tiếp cận dựa trên quyền con người là một chuỗi những nghĩa vụ (các quyền công dân) của nhà nước đối với công dân để giúp họ thực thi các quyền sinh sản của mình thông qua tiếp cận với các dịch vụ SKSS/SKTD một cách bình đẳng và có thể chi trả được. Để thực hiện được quyền này, UNFPA hỗ trợ xây dựng các cơ chế về trách nhiệm giải trình trong các cơ quan chăm sóc y tế để các thành phần trong xã hội có thể tham gia và điều hành cách mà hệ thống y tế phân phối các dịch vụ. Đồng thời, UNFPA sẽ nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng tính hợp pháp văn hoá đối với các nguyên tắc quyền con người.

44. Với sự quan tâm đặc biệt đến việc hiểu các giá trị, thói quen và tín ngưỡng ảnh hưởng thế nào đến các cá nhân trong cộng đồng của họ, UNFPA sẽ làm việc gần gũi với các cộng đồng để hiểu và thích nghi với sự đa dạng văn hoá của nhận thức, ngôn ngữ và lề thói. Đồng thời, UNFPA tăng cường bình đẳng giới thông qua việc đảm bảo sự tiếp cận với các dịch vụ SKSS/SKTD như là một cách trao quyền cho phụ nữ để giải quyết các hình thái kỳ thị văn hoá và xã hội đã ăn sâu bằng các sáng kiến bổ sung.

b. Công bằng 45. Kế hoạch khung sẽ được áp dụng với một bối cảnh công bằng, điều này đòi hỏi cần tăng cường sự quan tâm đến một số khía cạnh của bất lợi xã hội, gồm sự giàu có, địa bàn, giới tính, tuổi, tôn giáo, bệnh tật và nguồn gốc xuất xứ/dân tộc. UNFPA sẽ thúc đẩy việc tiếp cận các dịch vụ SKSS/SKTD một cách công bằng. Để làm được điều này, UNFPA và các đối tác sẽ xây dựng các kỹ năng để đưa khía cạnh này thành trọng điểm của các chính sách và các chương trình, ngay cả trong các hệ thống y tế phân cấp. Những kỹ năng này đòi hỏi khả năng để xác định tính cá biệt về tuổi, mức độ rủi ro và sự đa dạng văn hoá, địa lý. Chúng cũng sẽ đòi hỏi có sự vận động cho các qui định để có sự phân phối các nguồn lực chăm sóc sức khoẻ một cách công bằng, qui định các chi phí cho những người nghèo và cho việc điều hành hệ thống để phục vụ họ.

22

c. Sự tham gia của xã hội 46. Sự tham gia của xã hội ở cấp địa phương và quốc gia là cơ sở để đưa ra những ưu tiên cho lĩnh vực y tế. Điều quan trọng là buộc các chính phủ phải có trách nhiệm với những cam kết của mình. Vì vậy, UNFPA sẽ vận động các chính phủ để đưa các đối tác tham gia vào lập kế hoạch ở tất cả các cấp và đầu tư để xây dựng năng lực của họ để làm được điều này, đây là một nỗ lực rất quan trọng ở các cấp địa phương tại các quốc gia có các hệ thống y tế phân cấp. Sự tham gia này cũng gồm có sự hỗ trợ các tổ chức xã hội (tổ chức phụ nữ, thanh niên, tổ chức tín ngưỡng) để có thể đảm nhiệm việc huy động rộng rãi và sẽ khuyến khích các chính phủ cho phép tiếp cận với các tài liệu và quá trình đưa ra quyết định, triển khai, kiểm tra và đánh giá chương trình.

23

Phần II: Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và các quyền sinh sản trong Kế hoạch chiến lược của UNFPA giai đoạn 2008 – 2011 47. Mục sau sẽ mô tả các đầu ra và kết quả về SKSS/SKTD trong phạm vi của Kế hoạch khung về SKSS/SKTD, nêu bật những ưu tiên, các chiến lược và các hoạt động chính và xác định các chỉ số để đánh giá tiến độ.

48. Kế hoạch khung chỉ ra vai trò đặc biệt và sự đóng góp của UNFPA thông qua các cơ quan Liên hợp quốc khác, phù hợp với khái niệm về “cung cấp như một” – nhu cầu về hợp tác và cộng tác của Liên hợp quốc trong việc ứng phó với các nhu cầu của quốc gia và khu vực và nhấn mạnh đặc biệt vào một lĩnh vực.

A. Mục tiêu tổng quát 49. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch chiến lược về SKSS/SKTD và phòng chống HIV là góp phần đạt được các mục tiêu của MDG 5 và 6, Chương trình hành động ICPD. Mục tiêu được xác định như sau:

Chất lượng cuộc sống được cải thiện thông qua việc tiếp cận rộng rãi SKSS vào năm 2015 và tiếp cận rộng rãi với phòng chống HIV toàn diện vào năm 2010.

50. Để đạt được mục tiêu này, UNFPA sẽ xây dựng dựa trên những tiến bộ đạt được trong Kế hoạch khung ngân sách đa niên giai đoạn 2004-2007. Chiến lược tổng thể là xây dựng năng lực quốc gia, cụ thể là: xây dựng các khung kế hoạch quốc gia, bao gồm quá trình chuẩn bị trong trường hợp khẩn cấp và qui trình khôi phục mà nó phản ánh các mục tiêu ICPD và MDGs; tăng cường các thể chế quốc gia, các nguồn nhân lực, các hệ thống, và tổ chức xã hội; đảm bảo rằng những nỗ lực cải tổ của LHQ sẽ hỗ trợ phát triển năng lực, đặc biệt thông qua sự hợp tác nam-nam; và cuối cùng đảm bảo sự hỗ trợ kỹ thuật của quốc gia, khu vực và toàn cầu phải tập trung vào tăng cường năng lực quốc gia.

51. Xây dựng năng lực quốc gia sẽ được thúc đẩy thông qua: xây dựng và sử dụng cơ sở kiến thức, thực hiện truyền thông và đối thoại chính sách, thúc đẩy và tăng cường các mối quan hệ, xây dựng các hệ thống để tăng cường triển khai và thông qua các quyền con người, các hướng tiếp cận nhạy cảm về văn hóa và giới như đã nêu trong Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2008-2011.

52. Các chỉ số được lựa chọn trong kế hoạch chiến lược để theo dõi tiến độ về mục tiêu bao gồm: tỷ lệ sinh đẻ ở tuổi vị thành niên, nhu cầu không được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ chết mẹ, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong thanh niên và sự chênh lệch giới tính.

24

B. Các đầu ra 53. 5 đầu ra về SKSS/SKTD trong kế hoạch chiến lược được chỉ ra dưới đây là tất cả các yếu tố của gói lồng ghép thông tin và dịch vụ SKTD, bao gồm các loại hàng hóa, trong bối cảnh tăng cường các dịch vụ y tế cơ bản của chiến lược khung phát triển quốc gia.

54. Trong 5 đầu ra về SKSS/SKTD và phòng chống HIV, đầu ra thứ nhất chủ yếu đề cập đến việc xây dựng các quyền sinh sản, cung cấp gói dịch vụ toàn diện và lồng ghép SKSS/SKTD vào trong các dịch vụ y tế cơ bản và trao quyền cho các cặp vợ chồng, các cá nhân, thực hiện các quyền sinh sản của họ. Đầu ra 2, 3 và 4 bao hàm 3 khía cạnh cốt lõi của gói SKSS/SKTD: tăng cường sức khỏe bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ, phòng và kiểm soát những biến chứng do tránh thai không an toàn gây ra (đầu ra 2); cung cấp các dịch vụ KHHGĐ chất lượng cao (đầu ra 3); và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm lây nhiễm HIV và lây nhiễm đường sinh sản.

1. Mục tiêu của đầu ra 1

55. Những can thiệp trong mỗi lĩnh vực nêu trên có sự hỗ trợ lẫn nhau. Mục tiêu dài hạn được chỉ ra trong đầu ra 1 là lồng ghép và liên kết tất cả các khía cạnh SKSS/SKTD, bao gồm phòng chống, chăm sóc và điều trị HIV cũng như các dịch vụ cho các các nạn nhân của bạo lực giới.

Đầu ra 1: Nhu cầu về SKSS/SKTD và các quyền sinh sản được cải thiện và gói SKSS/SKTD thiết yếu bao gồm các hàng hóa SKSS và nguồn nhân lực về y tế được lồng ghép trong các chính sách nhà nước về chiến lược phát triển và nhân đạo với việc tăng cường giám sát thực hiện.

a. Các ưu tiên

56. Để đạt được đầu ra 1, cần phải ưu tiên đặc biệt đến vấn đề SKSS/SKTD trong các chính sách và bố trí ngân sách cho các hệ thống y tế và trong các kế hoạch phát triển. Các chính sách phải đi kèm với việc bố trí các nguồn lực hợp lý để thực hiện và tạo sự nổi bật trong PRSs và trong các cuộc thương thảo về SWAps. Trong lập kế hoạch cho lĩnh vực y tế, vận động rất cần cho việc cung cấp gói SKSS/SKTD thiết yếu như là một phần của các dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt là ở cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các mô hình khác nhau dựa trên kinh nghiệm từ thập kỷ trước phải được chứng minh, so sánh và đánh giá để giải thích cho các chính phủ thấy rõ những khả năng để thực hiện gói dịch vụ này. Các yếu tố liên quan đến các hệ thống y tế được tính đến

25

bao gồm nguồn nhân lực cần thiết và các khả năng (với khả năng thực hiện nhiệm vụ), áp dụng các tiêu chuẩn và các chuẩn mực, các hệ thống hậu cần, các hệ thống thông tin y tế, chi phí, ngân sách và tài trợ, cơ sở vật chất và hệ thống chuyển tuyến giữa các cấp. Giám sát thường xuyên cũng cần phải được tiến hành để đảm bảo các chính sách thực sự trở thành hành động.

57. Tiếp cận các thuốc thiết yếu được coi là một phần quyền về chuẩn cao nhất có được về sức khỏe tinh thần và trí tuệ. Vì vậy, các chính sách nhằm hỗ trợ và đảm bảo cung cấp đầy đủ và việc cung cấp các loại thuốc đó phải được thực hiện để có được SKSS/SKTD tốt nhất. Các tiêu chuẩn quốc tế về cung cấp các dịch vụ y tế, bao gồm các quy định về dược phẩm, các các quy định liên quan đến y tế khác và các cơ chế quản lý chất lượng phải phù hợp với các chính sách và quy định của quốc gia.

58. Sự sẵn có các dịch vụ phải được thông tin và tư vấn để trao quyền cho các cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện lựa chọn về các vấn đề SKSS/SKTD. Những nỗ lực này sẽ đem lại sự thay đổi về hành vi, tăng sử dụng các dịch vụ và cuối cùng là sức khỏe được cải thiện. Vì vậy, những nỗ lực này nhằm xác định các hướng tiếp cận về truyền thông và vận đông xã hội để đảm bảo các cá nhân và các cặp vợ chồng có được thông tin và hỗ trợ xã hội cần thiết. Các tổ chức xã hội sẽ là một đối tác quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các hướng tiếp cận này. Một điều quan trọng là cần phải tiếp tục xây dựng và mở rộng các hướng tiếp cận bao gồm nam giới và nam thanh niên để tranh thủ sự hỗ trợ của họ đối với các nhu cầu và lựa chọn của người bạn đời và là người tiếp nhận trực tiếp các dịch vụ vì sức khỏe của chính bản thân họ.

59. SKSS/SKTD phải được bao gồm trong các kế hoạch và kế hoạch khung tài trợ để chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp, ứng phó nhân đạo, quá trình chuyển đổi và khôi phục. Là cơ quan đứng đầu về thông tin và các dịch vụ SKSS/SKTD và các quyền sinh sản trong các trường hợp khẩn cấp, UNFPA sẽ bố trí công tác của mình vào các quyền con người và các mục tiêu để tiếp cận rộng rãi với SKSS cho phụ nữ, nam giới và vị thành niên trong mọi hoàn cảnh, bao gồm các cuộc khủng hoảng. Xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan cứu trợ nhân đạo là một yếu tố quan trọng để lồng ghép các dịch vụ SKSS/SKTD vào trong các chương trình của họ nhằm đáp ứng các nhu câu của người dân trong các cuộc khủng hoảng .

b. Các chiến lược và hoạt động chính

26

60. Bốn chiến lược chính sẽ được triển khai để đảm bảo thực thi các quyền sinh sản, đặc biệt nhấn mạnh vào gói SKSS/SKTD trong việc phân bố nguồn lực, rà soát các quy định và tạo ra nhu cầu về các dịch vụ.

61. Chiến lược: Thực hiện vận động và hỗ trợ chính sách để lồng ghép SKSS/SKTD vào các chính sách phát triển và kế hoạch khung nhân đạo. 62. Các hoạt động chính:

(a) Vận động để SKSS/SKTD được bao gồm trong việc xóa đói giảm nghèo, MDG và các chính sách nhân đạo và phát triển khác, khung kế hoạch, các chiến lược, sử dụng những lý lẽ dựa trên bằng chứng và nhấn mạnh các quyền sinh sản;

(b) Đảm bảo có sự tham gia vào cuộc cải cách trong lĩnh vực y tế và giáo dục, SWAps, lập kế hoạch cho lĩnh vực y tế để đưa các dịch vụ SKSS/SKTD vào trong các kế hoạch về y tế, giáo dục và các nguồn ngân sách;

(c) Vận động để giúp nhóm dân số ngoài lề xã hội, dễ bị tổn thương như vị thành niên, thanh niên, người nghèo, những người chung sống với HIV/AIDs, người tàn tật, người tị nạn, người bị trục xuất trong nước, người già có thể tiếp cận thông tin và các dịch vụ SKSS/SKTD;

(d) Huy động các tổ chức xã hội tiến hành vận động dựa trên bằng chứng và tham gia vào các đối thoại chính sách;

(e) Hỗ trợ để đưa an ninh hàng hoá sức khoẻ sinh sản trở thành một cấu phần quan trọng của SKSS/SKTD.

63. Chiến lược: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc phân tích và xây dựng chính sách, quy định.

64. Các hoạt động chính:

(a) Rà soát và vận động sửa đổi chính sách và pháp luật hoặc xây dựng chính sách và pháp luật mới để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận rộng rãi và công bằng với giáo dục, thông tin và các dịch vụ SKSS/SKTD, bao gồm các hàng hóa và nguồn nhân lực cho sức khỏe bà mẹ, kế hoạch và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp;

(b) Hướng dẫn để xây dựng một môi trường điều tiết hiệu quả để đảm bảo trách nhiệm giải trình của khu vực tư nhân và nhà nước về chăm sóc SKSS/SKTD chất lượng cao, bao gồm các cơ chế cho các tổ chức xã hội tham gia;

27

(c) Hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các chuẩn mực và thực hành tốt các cấu phần SKSS/SKTD trong các cuộc cải tổ và lập kế hoạch về vấn đề sức khỏe, bao gồm các tiêu chuẩn, chứng nhận và xác định năng lực, phát triển các nguồn nhân lực và lập kế hoạch, chi phí, ngân sách, tài chính, hậu cần, cơ sở hạ tầng và các hệ thống thông tin y tế;

(d) Hỗ trợ kỹ thuật để thông qua các quy định, cơ chế và các công cụ để đảm bảo các hàng hóa – các loại thuốc, trang thiết bị và các nguồn cung cấp – luôn sẵn có trên cơ sở ổn định và công bằng và tất cả đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế;

(e) Với các đối tác, hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn để thừa nhận và bảo vệ các quyền của thanh niên về thông tin và các dịch vụ SKSS/SKTD.

65. Chiến lược: Xây dựng một cơ sở bằng chứng mục tiêu để đưa ra quyết định

66. Các hoạt động chính trong mối quan hệ với các viện nghiên cứu:

(a) Hỗ trợ phân tích chính sách và nghiên cứu về SKSS/SKTD như một phần của xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới và các vấn đề y tế công cộng, bao gồm trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo;

(b) Hỗ trợ các nghiên cứu chính sách trong phạm vi mà ở đó thông tin và các dịch vụ SKSS/SKTD hiện có đáp ứng các nhu cầu của người nghèo;

(c) Đưa ra cơ sở bằng chứng để tác động đến cuộc thảo luận chính sách về SKSS/SKTD, bao gồm các khía cạnh như nghiên cứu theo dõi chi tiêu công cộng, phân tích phạm vi lợi ích, các phân tích lợi ích chi phí của các chương trình và can thiệp về SKSS/SKTD;

(d) Hỗ trợ các nghiên cứu chính sách, nghiên cứu về bạo lực giới và mối liên hệ của nó với SKSS/SKTD, bao gồm vấn đề lây nhiễm HIV;

(e) Rà soát tình hình thực tiễn của địa phương và hỗ trợ điều chỉnh các tiêu chuẩn chăm sóc dựa trên các bằng chứng quốc tế, sự hợp tác với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và các hiệp hội chuyên gia. 67. Chiến lược: Tăng cường năng lực cho những người làm công tác xã hội khác nhau để tăng nhu cầu về SKSS/SKTD.

68. Các hoạt động chính:

(a) Tăng cường khả năng của các tổ chức dựa vào cộng đồng và các nhà lãnh đạo nhằm tăng nhận thức về các quyền sinh sản, các nguồn lực đòn

28

bẩy và sự hỗ trợ cộng đồng, nâng cao vai trò của họ trong việc giám sát chất lượng cung ứng dịch vụ, bao gồm việc bố trí trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo;

(b) Tăng cường năng lực về các kỹ năng truyền thông cho những người cung cấp dịch vụ, giáo viên, giáo dục viên đồng đẳng và các nhà tư vấn với nhau để tăng cường sự tiếp cận của các cá nhân và các cặp vợ chồng với thông tin và lợi ích của các dịch vụ hiện có; (c) Tăng cường kiến thức và khả năng của các cơ quan truyền thông để đưa thông tin chính xác về các vấn đề SKSS/SKTD;

(d) Hỗ trợ các chương trình truyền thông nhằm tăng sự tiếp cận thông tin và các dịch vụ, đặc biệt đối với vị thành niên, bao gồm tiếp thị xã hội và truyền thông đại chúng;

(e) Hợp tác với các trường học và các chương trình dành cho thanh niên khác (ví dụ: giáo dục đồng đẳng) để cung cấp thông tin SKSS/SKTD và giáo dục cả trong và ngoài trường, bao gồm thể chế hóa giáo dục SKSS/SKTD các kỹ năng sống nhạy cảm về giới trong các nhà trường.

c. Các chỉ số dự kiến cho đầu ra 1

69. Sau đây là các chỉ số trong Kế hoạch chiến lược để đánh giá đầu ra 1:

- Tỷ lệ các quốc gia có các kế hoạch phát triển quốc gia đã phân bổ các nguồn lực cho một gói SKSS/SKTD thiết yếu.

- Tỷ lệ những nơi có khủng hoảng nhân đạo và các trường hợp sau khủng hoảng được cung cấp và sử dụng Gói dịch vụ tối thiểu ban đầu.

- Tỷ lệ được hỗ trợ SKSS/SKTD trong tổng thể sự hỗ trợ ODA và hỗ trợ nhân đạo.

- Nhu cầu về KHHGĐ.

Các chỉ số bổ sung để xem xét:

(a) SKSS/SKTD được thể hiện trong ngân sách phát triển quốc gia;

(b) Một kế hoạch HIV đã được ước tính tổng chi phí;

(c) Triển khai Gói dịch vụ tối thiểu ban đầu cho cuộc khủng hoảng nhân đạo và các trường hợp sau khủng hoảng.

(d) Không đáp ứng nhu cầu về KHHGĐ.

2. Mục tiêu của đầu ra 2

Đầu ra 2: Tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ sức khỏe bà mẹ có chất lượng nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ mắc bệnh,

29

bao gồm phòng chống nạo phá thai không an toàn và kiểm soát các biến chứng.

a. Các ưu tiên 70. Một trong những vai trò trọng tâm của UNFPA là hỗ trợ để đạt được MDG 5. Trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mục tiêu thứ 5 là một mục tiêu có sự tiến bộ ít nhất, đòi hỏi phải có chính trị ổn định. Tuy nhiên, các can thiệp cần thiết để đạt được MDG5 là đơn giản và tương đối không tốn kém. Việc tăng cường tập trung vào giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ mắc bệnh trong gói SKSS/SKTD cơ bản là cần thiết. Việc giải quyết những thách thức sẽ đòi hỏi UNFPA phải tiếp tục tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe, phối hợp chặt chẽ với các đối tác, đặc biệt là các tổ chức Liên hợp quốc như UNICEF, WHO và Ngân hàng thế giới, nhằm đạt được thỏa thuận về sự phân chia nỗ lực rõ ràng. UNFPA được đặt ở vị trí quan trọng để dẫn đầu kêu gọi hành động và hối thúc các chính phủ và các đối tác thực hiện lời hứa về cải thiện sức khỏe bà mẹ. Với việc bổ sung thêm năng lực cho các cơ quan ở cấp khu vực và quốc gia, UNFPA sẽ cũng ở vị trí để hỗ trợ các quốc gia đang đẩy mạnh các chương trình sức khỏe bà mẹ. UNFPA sẵn sàng đóng vai trò lãnh đạo để đảm bảo sức khỏe bà mẹ được lồng ghép trong những ứng phó và khôi phục nhân đạo của Ủy ban thường trực liên cơ quan về các vấn đề nhân đạo.

71. Những can thiệp có mục tiêu của UNFPA nhằm hỗ trợ các quốc gia giảm tỷ lệ tử vong mẹ và mắc bệnh phải tập trung vào 3 vấn đề chính – kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo việc mang thai theo ý muốn, được chăm sóc tốt khi sinh và tiếp cận với chăm sóc sản khoa cấp cứu cho tất cả phụ nữ trong mọi trường hợp xảy ra, bao gồm các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Việc rà soát bằng chứng từ một vài quốc gia cho thấy đảm bảo được chăm sóc tốt khi sinh ở cấp độ chăm sóc sức khỏe ban đầu, kết hợp với việc chuyển tuyến hiệu quả đến các cơ sở trong trường hợp có biến chứng là cơ sở để giảm tỷ lệ tử vong mẹ và mắc bệnh. Tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại toàn diện, chăm sóc sản khoa cấp cứu, sự có mặt của cán bộ y tế có kỹ năng tại thời điểm sinh sinh có thể ngăn ngừa được việc nạo phá thai và những biến chứng của nạo phá thai không an toàn, bao gồm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh, chẳng hạn như các di chứng tổn thương sau đẻ bao gồm rò sản khoa.

72. Trong số các cán bộ làm công tác y tế được chia thành những người đỡ đẻ có kỹ thuật, các nữ hộ sinh là những người duy nhất có khả năng cung cấp các dịch vụ SKSS/SKTD ở cấp độ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Vì vậy, họ chăm sóc thời kỳ mang thai và sinh đẻ, bao gồm cấp

30

cứu sản khoa cơ bản, cũng như cung cấp toàn bộ gói dịch vụ SKSS/SKTD, bao gồm kế hoạch hóa gia đình để tránh mang thai ngoài ý muốn. Các nữ hộ sinh chủ yếu làm việc theo cách truyền thống gần gũi với phụ nữ và cộng đồng của họ, và có một lợi thế quan trọng hơn để tuyên truyền về KHHGĐ, thông tin sinh đẻ an toàn và chăm sóc.

73. Việc nâng cao sức khỏe bà mẹ đòi hỏi phải có những can thiệp trước và trong và sau sinh. Các dịch vụ KHHGĐ là rất cần thiết để khuyến khích phụ nữ trì hoãn, giãn khoảng cách và hạn chế mang thai, như vậy có khả năng giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ 20% - 35%. Thông qua việc chăm sóc tiền sản, phụ nữ có thể lên kế hoạch và chuẩn bị cho lần sinh tiếp theo và cho việc tránh thai sau sinh. Chăm sóc sau sinh cũng rất quan trọng để phát hiện và điều trị các di chứng có thể dẫn đến tử vong hoặc bệnh mãn tính. Ví dụ các trường hợp rò sản khoa có thể được phát hiện và chuyển tuyến để điều trị sớm, trước khi chịu các hậu quả về mặt xã hội như ruồng bỏ và kỳ thị. Những nỗ lực cụ thể nhằm đảm bảo việc kiểm soát bệnh mãn tính như rò sản khoa và sa sinh dục là cần thiết bởi tỉ lệ này rất cao và việc tiếp cận chăm sóc điều trị còn thấp. Sức khoẻ tinh thần và hỗ trợ tâm lý xã hội cần được lồng ghép như một phần của các dịch vụ SKSS/SKTD hiện có để phòng ngừa và điều trị các bệnh trầm cảm liên quan đến thai sản và các bệnh liên quan đến sức khoẻ tinh thần.

74. Điển hình phụ nữ ở những quốc gia có thu nhập thấp gặp phải nhiều trở ngại trong tiếp cận chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, đặc biệt là trong thời kỳ sinh nở. Ba cản trở chính được chỉ ra là: cản trở trong việc ra quyết định tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế, cản trở trong việc tiếp cận chăm sóc cấp cứu và cản trở trong tiếp nhận chăm sóc phù hợp tại cơ sở. Hai cản trở đầu tiên liên quan trực tiếp đến các yếu tố trong gia đình và cộng đồng và đòi hỏi tăng nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, đặc biệt là việc chăm sóc có chuyên môn khi sinh và chuẩn bị trước cho những biến chứng sản khoa. Cộng đồng cần được trao quyền để hành động và tự vận động cho mình để có quyền về chăm sóc SKSS công bằng, và đặc biệt là chăm sóc sản khoa. Các cộng đồng được vận động đã xây dựng những giải pháp để giải quyết những cản trở nêu trên, bao gồm các quỹ cấp cứu cộng đồng, vận chuyển cấp cứu và các cơ chế chuyển tuyến và tăng sự tác động đối với hệ thống y tế. Theo truyền thống, phần lớn những hướng sự tiếp cận này tập trung vào phụ nữ, nhưng nam giới lại có quyết định quan trọng trong việc cải thiện sức khoẻ bà mẹ. Các số liệu cho thấy sự kết hợp giữa việc tăng cường hiểu biết và hỗ trợ của nam giới đối với các giai đoạn trong cuộc sống sinh sản và tăng cường sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh.

31

75. Ở nhiều quốc gia, điểm tiếp nhận chính đầu tiên về SKSS/SKTD gồm có các dịch vụ khám thai, sinh đẻ và hậu sản, mà thường là phần cốt lõi trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Vì vậy, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ đem lại những cơ hội quan trọng để người phụ nữ tiếp cận được kế hoạch hoá gia đình và giúp phụ nữ phòng chống, được tư vấn, kiểm tra và điều trị STIs và HIV và phòng chống lây nhiễm HIV trong quá trình mang thai, sinh đẻ và lây truyền qua đường nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, việc lồng ghép các dịch vụ SKSS/SKTD và HIV với việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ là một chiến lược quan trọng để đạt được sự tiếp cận rộng rãi về SKSS.

b. Các chiến lược và hoạt động chính 76. Hướng tiếp cận cơ bản trong đầu ra này sẽ là để hỗ trợ các quốc gia xây dựng, chi tiêu, gây quỹ và triển khai những sáng kiến quốc gia để giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ các bệnh liên quan đến SKSS/SKTD trong gói sức khoẻ cơ bản, bao gồm chuẩn bị và ứng phó cho những trường hợp khẩn cấp thông qua các chiến lược và hoạt động sau:

77. Chiến lược: Tiến hành vận động và đối thoại chính sách nhằm tăng cường sức khoẻ bà mẹ.

78. Các hoạt động chính:

(a) Tăng cường các cuộc đối thoại giữa chính phủ, các tổ chức xã hội và các đối tác phát triển để thông qua ba nguyên tắc của một sáng kiến quốc gia - một kế hoạch khung, một cơ chế phối hợp và một hệ thống kiểm tra và đánh giá;

(b) Tăng cường việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ mắc bệnh bà mẹ thông qua sự sẵn có về KHHGĐ, sự có mặt của nữ hộ sinh có kỹ năng lúc sinh và chăm sóc sản khoa cấp cứu;

(c) Huy động các nguồn lực của quốc gia và của nhà tài trợ để hỗ trợ đạt được MDG 5.

79. Chiến lược: Xây dựng các mối quan hệ chiến lược và liên ngành.

80. Các hoạt động chính:

(a) Hỗ trợ việc xây dựng chức năng của uỷ ban liên ngành quốc gia hoặc cơ chế phối hợp khác và trong xây dựng các điều khoản tham chiếu và kế hoạch công tác định kỳ, trong đó mô tả rõ vai trò và sự đóng góp của các đối tác;

(b) Tăng cường các mối quan hệ để đảm bảo sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính đối với sáng kiến quốc gia, bao gồm các chương trình phối hợp, đặc biệt với UNICEF, WHO và Ngân hàng thế giới ở cấp quốc gia và

32

cấp huyện, với sự mô tả rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của từng đối tác.

81. Chiến lược: Tăng cường năng lực của các quốc gia để xây dựng và triển khai các kế hoạch quốc gia nhằm đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ có chất lượng.

82. Các hoạt động chính:

(a) Hỗ trợ các quốc gia tiến hành phân tích chính sách và tăng cường đối thoại chính sách để xây dựng các chiến lược quốc gia về lồng ghép những vấn đề sức khoẻ bà mẹ như thể là một phần của gói SKSS/SKTD thiết yếu, trong các văn kiện phát triển quốc gia và các kế hoạch khung theo lĩnh vực như PRSs, UNDAFs và SWAps, những ứng phó nhân đạo và quá trình khôi phục;

(b) Tăng cường các hướng tiếp cận phân quyền và xây dựng các kế hoạch SKSS/SKTD phân cấp được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương; trách nhiệm theo quyền hạn được phân cấp; và quyền về lập kế hoạch, quản lý và giám sát chăm sóc sức khoẻ bà mẹ;

(c) Góp phần tăng cường hệ thống y tế và các quá trình cải tổ để nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, bao gồm các phân tích tình hình; lập kế hoạch cho quốc gia và các tiểu vùng; các quy trình về ngân sách; thực hiện và quản lý; chi phí; huy động nguồn lực quốc gia và quốc tế; bổ sung nguồn lực (ví dụ như góp chung nguồn lực); phát triển và giám sát nguồn nhân lực; tăng cường sự bao phủ rộng rãi; kiểm tra và đánh giá;

(d) Tăng cường năng lực cho chính phủ và tổ chức xã hội để đưa chăm sóc sức khoẻ bà mẹ vào quá trình chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, việc lập kế hoạch và tiến hành khôi phục. Triển khai thực hiện việc này gồm có đáp ứng các nhu cầu trong trường hợp khẩn cấp, nhân đạo thông qua các đánh giá nhanh và phân phối trang thiết bị và tiền trợ cấp khẩn cấp, gồm có gói dịch vụ tối thiểu ban đầu;

(e) Góp phần vào việc phổ biến và sử dụng các dụng cụ kỹ thuật để làm tăng sự sẵn có, sử dụng và chất lượng của các dịch vụ sức khoẻ bà mẹ. Việc này phải bao gồm các tiêu chuẩn và qui tắc lâm sàng cho việc chăm sóc trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và hậu sản, gồm cả việc cung cấp KHHGĐ và lồng ghép với các dịch vụ SKSS/SKTD và phòng chống HIV/STI khác. Như vậy, nó cũng sẽ bao gồm việc quản lý bệnh của bà mẹ như rò sản khoa và trầm cảm.

(f) Tăng cường năng lực để hỗ trợ cung cấp chăm sóc khi sinh đẻ có chất lượng trong một môi trường hỗ trợ, được gắn liền với các nguồn

33

nhân lực quốc gia về chính sách y tế, bao gồm việc tuyển dụng, sử dụng, duy trì và bảo vệ quy định và luật pháp, đào tạo và giám sát. Cần có những nỗ lực để tăng cường sự tham gia của các cơ quan chuyên môn y tế cấp quốc gia và khu vực;

(g) Hỗ trợ việc tăng cường các mạng lưới an toàn, bao gồm góp chung nguồn lực, để bảo vệ các hộ gia đình không bị ảnh hưởng bởi những khó khăn về tài chính khi tiếp cận các dịch vụ; (h) Hỗ trợ tăng cường các hệ thống chuyển tuyến cấp cứu bao gồm vận chuyển và truyền thông;

(i) Tăng cường sự tham gia nhiều hơn nữa của khu vực tư nhân (khu vực tư nhân lợi nhuận và phi lợi nhuận) trong việc cung cấp các dịch vụ sức khoẻ bà mẹ.

83. Chiến lược: Trao quyền cho các cộng đồng để yêu cầu và hỗ trợ tiếp cận chăm sóc bà mẹ có chất lượng.

84. Các hoạt động chính:

(a) Trong việc lập kế hoạch cho lĩnh vực y tế, cần hợp tác với các lĩnh vực y tế khác để xây dựng các cơ chế về trách nhiệm giải trình của lĩnh vực y tế và tăng cường năng lực cho NGOs để tham gia vào các quy trình này;

(b) Tăng cường năng lực của các NGO để thúc đẩy nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và huy động các cộng đồng hỗ trợ phụ nữ trong việc tiếp cận chăm sóc sản khoa thiết yếu và cấp cứu, bao gồm hỗ trợ cấp cứu và các kế hoạch vận chuyển;

(c) Xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông chiến lược với các đối tác nhằm tăng nhận thức và nhu cầu về việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ có chất lượng.

c. Các chỉ số dự kiến cho đầu ra 2 85. Các chỉ số trong Kế hoạch chiến lược để đánh giá đầu ra 2:

- Tỷ lệ các ca sinh được nhân viên y tế có chuyên môn đỡ.

- Tỷ lệ mổ đẻ trong số các ca sinh.

Các chỉ số cung cấp thêm để xem xét: (a) Ở phạm vi có thể, tỷ lệ các ca sinh tại các cơ sở y tế và tỷ lệ các

ca sinh phải mổ đẻ ở phụ nữ nông thôn, dựa trên những số liệu sẵn có và tốt nhất;

34

(b) KHHGĐ được đưa vào các điều khoản về cung cấp chăm sóc sau sinh và sau nạo phá thai.

3. Mục tiêu của đầu ra 3

Đầu ra 3: Các cá nhân và các cặp vợ chồng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KHHGĐ tự nguyện có chất lượng tăng lên tuỳ theo mục đích sinh sản của họ

a. Các ưu tiên 86. Sẽ giải quyết và bổ sung nhu cầu không được đáp ứng bằng cách truyền thông thay đổi hành vi và huy động cộng đồng để tạo ra nhu cầu. Nhấn mạnh vào các nhóm bị thiệt thòi như người nghèo, thanh niên (đã kết hôn và chưa kết hôn), người tị nạn và những người di cư trong nước, người khuyết tật, với sự quan tâm đến các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt để tăng cường sự tiếp cận cho họ. Việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ phải đảm bảo có sẵn nhiều biện pháp đáp ứng nhu cầu và mục đích SKSS. Các dịch vụ KHHGĐ cần được lồng ghép như một phần của các dịch vụ SKSS/SKTD liên quan, bao gồm phòng chống STI và HIV, chăm sóc hậu sản, chăm sóc sau nạo phá thai, phòng chống các bệnh lây truyền từ mẹ sang con, các dịch vụ cho những phụ nữ nhiễm HIV, các dịch vụ cho các nạn nhân bạo lực giới, các dịch vụ cho phụ nữ được điều trị bệnh khi sinh và các dịch vụ cho vị thành niên và thanh niên, và trong cuộc khủng hoảng nhân đạo.

87. Việc xây dựng năng lực sẽ tập trung vào những lực lượng cung cấp dịch vụ nòng cốt. Chất lượng chăm sóc, bao gồm tư vấn cho việc lựa chọn biện pháp và thay đổi biện pháp, là một cấu phần quan trọng trong xây dựng năng lực. Việc chăm sóc sẽ được thực hiện để đưa ra các phương pháp tránh thai hiện đại hiệu quả và an toàn giúp cá nhân và các cặp vợ chồng lựa chọn biện pháp phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Việc đảm bảo cần phải cung cấp đầy đủ các hàng hoá hiện vẫn là một thách thức lớn. An ninh hàng hoá cần phải được đảm bảo thông qua hệ thống hậu cần tin cậy trong hệ thống y tế như đã được mô tả ở trên. Các biện pháp tránh thai hiện đại hiện có ngụ ý cần có nghiên cứu và xây dựng một dự án dài hạn cần sự đầu tư để tạo ra các biện pháp mới được kiểm soát cho cả nam và nữ.

b. Các chiến lược và hoạt động chính 88. UNFPA sẽ tập trung vào nhu cầu cấp thiết đối với các chương trình KHHGĐ, đây là một phần của các dịch vụ SKSS/SKTD toàn diện, bao gồm cung cấp hàng hoá SKSS tin cậy và phù hợp. UNFPA sẽ giải quyết những thách thức bằng cách xem xét những rào cản đối với việc sử

35

dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, bao gồm biện pháp tránh thai khẩn cấp, và bằng việc xây dựng các chiến lược góp phần giúp tiếp cận rộng rãi hơn các hàng hoá KHHGĐ, cũng như chất lượng của các dịch vụ để tạo thuận lợi cho sự lựa chọn một biện pháp và để tiếp tục duy trì hoặc thay đổi biện pháp. Ngoài ra, đặc biệt tập trung vào bối cảnh có các cuộc khủng hoảng nhân đạo, thời kỳ quá độ và quá trình khôi phục mà thường có sự tiếp cận ít nhất với các dịch vụ KHHGĐ có chất lượng.

89. Chiến lược: Vận động và hỗ trợ chính sách về KHHGĐ có chất lượng như một phần của các dịch vụ SKSS/SKTD.

90. Các hoạt động chính:

(a) Thúc đẩy việc phát triển, tăng cường và duy trì các thông tin, dịch vụ về KHHGĐ, bao gồm các loại hàng hoá, với sự nhấn mạnh vào nhu cầu tự nhiên về phòng ngừa, bao gồm các PTTT khẩn cấp;

(b) Xây dựng và hỗ trợ chính sách (ví dụ như tiếp thị xã hội, vận động cộng đồng) để giải quyết những rào cản về tiếp cận bằng cách giảm chi trả và tập trung vào các nhóm mục tiêu;

(c) Tăng cường sự tiếp cận phù hợp, bền vững và sử dụng đúng cách các loại bao cao su dành cho phụ nữ và nam giới; (d) Xây dựng các mối quan hệ và vận động nghiên cứu về các biện pháp tránh thai mới;

(e) Bảo đảm việc vận động và các mối quan hệ với các tổ chức tín ngưỡng, những nhà lãnh đạo tôn giáo và các nghị sĩ quốc hội.

91. Chiến lược: Xây dựng năng lực trong các hệ thống y tế, đặc biệt là những người cung cấp, để cung cấp các dịch vụ KHHGĐ có chất lượng. 92. Các hoạt động chính:

(a) Hỗ trợ kỹ thuật để đưa hoặc cập nhật các đơn vị học trình về KHHGĐ là một phần trong chương trình đào tạo chuyên môn cơ bản cho y tá, nữ hộ sinh và những bác sĩ thực hành;

(b) Hỗ trợ xây dựng năng lực để tăng cường quản lý thông tin và các dịch vụ KHHGĐ; (c) Tăng cường các hệ thống an ninh hàng hoá sức khoẻ sinh sản quốc gia để đảm bảo sẵn có nhiều BPTT, đặc biệt là biện pháp tránh thai khẩn cấp;

(d) Xây dựng các chiến lược nhằm tăng cường sự tiếp cận cho các nhóm bị thiệt thòi như người nghèo, thanh niên, phụ nữ độc thân, người

36

tị nạn và những người di cư trong nước thông qua các phòng khám, các cơ sở y tế, nơi làm việc, trường học, ký túc xá, lán trại, địa điểm có chương trình điều trị ngoại trú tại cộng đồng và những nơi công cộng khác, những người cung cấp tư nhân, những người bán thuốc và các đại lý bán lẻ khác;

(e) Hỗ trợ cho việc tạo ra nhu cầu bằng cách sử dụng truyền thông mang tính chiến lược thông qua áp dụng kỹ thuật nghe nhìn tân tiến dễ thích nghi ở mọi cấp lĩnh vực;

(f) Đáp ứng các nhu cầu trong tình huống khẩn cấp, nhân đạo thông qua các cuộc đánh giá nhanh, phân phối các hàng cung cấp khẩn cấp, đào tạo và xây dựng năng lực, bao gồm Gói dịch vụ ban đầu tối thiểu.

93. Chiến lược: Lồng ghép KHHGĐ vào các dịch vụ SKSS/SKTD

94. Các hoạt động chính: (a) Thiết lập các cơ chế điều phối trong các cấu phần của chương trình SKSS/SKTD, đặc biệt là cung cấp dịch vụ cho phụ nữ nhiễm HIV, phòng chống và quản lý bạo lực giới và các dịch vụ thân thiện dành cho thanh niên;

(b) Áp dụng các kết quả của nghiên cứu vận hành các hướng tiếp cận tân tiến đối với việc cung cấp dịch vụ.

c. Các chỉ số đề xuất cho đầu ra 3: 95. Sau đây là các chỉ số trong Kế hoạch chiến lược để đánh giá đầu ra 3:

- Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

- Tỷ lệ các điểm cung cấp dịch vụ có ít nhất 3 BPTT hiện đại.

- Phần trăm các điểm cung cấp dịch vụ có ít nhất 3 dịch vụ SKSS.

- Tỷ lệ các quốc gia có KHHGĐ được đưa vào các điều khoản về cung cấp chăm sóc hậu sản và sau nạo phá thai.

Các chỉ số để xem xét thêm:

(a) Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại theo biện pháp, vị trí địa lý, độ tuổi và địa vị kinh tế xã hội;

(b) KHHGĐ sau sinh được đưa vào trong các chính sách y tế quốc gia;

(c) KHHGĐ sau nạo phá thai được đưa vào trong các chính sách y tế quốc gia;

37

(d) Các hàng hoá SKSS được dự thảo ngân sách trong ngân sách quốc gia.

4. Các mục tiêu của đầu ra 4: Đầu ra 4: Nhu cầu, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng chống STI và HIV có chất lượng, đặc biệt là các dịch vụ dành cho phụ nữ, thanh niên và các nhóm dễ bị tổn thương khác, bao gồm dân số liên quan đến nhân đạo tăng lên.

a. Các ưu tiên 96. Việc lồng ghép SKSS/SKTD và HIV xuất phát từ khía cạnh của người sử dụng vì nó đưa ra một cách để người sử dụng tương tác một cách tổng thế tới hệ thống y tế. Ngoài ra, việc lồng ghép SKSS/SKTD và HIV có khả năng giảm được chi phí, tăng hiệu quả và đảm bảo tính bền vững hơn. 97. UNAIDS đã đưa ra bốn phạm vi ưu tiên để lồng ghép SKSS/SKTD và HIV: biết được thực trạng về HIV, tiếp cận dịch vụ, tăng cường hành vi tình dục an toàn và lành mạnh hơn, đánh giá mối liên hệ giữa các dịch vụ STI và HIV và lồng ghép HIV/AIDS vào các dịch vụ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh.

98. Sự liên kết mang tính chiến lược trong các dịch vụ SKSS/SKTD bao gồm kế hoạch hoá gia đình, quản lý STI và chăm sóc bà mẹ. Đây là điểm tiếp nhận đầu tiên rất hiệu quả để phòng chống, điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS. Các lĩnh vực tiềm năng để lồng ghép bao gồm: thông tin về phòng chống HIV; tư vấn về hành vi tình dục an toàn hơn và cung cấp bao cao su để phòng chống lây nhiễm HIV trước, trong và sau khi mang thai; kiểm tra và tư vấn HIV tự nguyện và kín đáo; phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; thực hiện sinh đẻ an toàn hơn, bao gồm truyền máu và cung cấp liệu pháp điều trị bệnh lây nhiễm an toàn. Các dịch vụ điều trị bệnh lây nhiễm và các dịch vụ SKSS/SKTD cũng cần có sự liên tuyến, khi cần thiết, để đảm bảo những người đang chung sống với HIV/AIDS có thể tiếp cận các dịch vụ SKSS/SKTD.

99. Lồng ghép phòng chống, chẩn đoán và điều trị STI là rất cần đối với gói SKSS/SKTD. STIs thường được những người hành nghề y, dược sỹ, những người bán thuốc đơn thuần và những người chữa bệnh theo phương pháp truyền thống chẩn đoán và điều trị không hiệu quả. Đã có rất nhiều cố gắng để tiếp cận được với phụ nữ bằng cách lồng ghép quản lý STIs vào các dịch vụ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em và KHHGĐ hiện có, nhưng những thành công còn hạn chế. Tuy nhiên, kinh nghiệm

38

cho thấy việc lồng ghép phòng chống STI vào các dịch vụ KHHGĐ, đặc biệt là thông qua tư vấn sức khoẻ tình dục, mối quan hệ với bạn tình, đã tăng sử dụng dịch vụ và cải thiện chất lượng chăm sóc. Các hướng tiếp cần này có thể được cải thiện để mở rộng mức độ bao phủ và tiến xa hơn nữa là tiếp cận được với gái mại dâm, nam giới, thanh niên và các nhóm khác mà trước đây không phải là nhóm mục tiêu thông qua KHHGĐ. Hơn nữa, việc điều trị hợp lý ở các nhóm nguy cơ cao và các chương trình dựa vào cộng đồng một cách toàn diện để kiểm soát STIs có thể góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV.

100. Các chiến lược phòng chống STI bao gồm từ việc tăng cường sử dụng bao cao su cho đến việc trì hoãn độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu và giảm số lần quan hệ tình dục. Các chiến lược khác bao gồm điều trị hợp lý theo định kỳ (nhằm vào nhóm dân số có nguy cơ cao); tiếp thị xã hội bao cao su; các dịch vụ khách hàng thân thiện dành cho vị thành niên; và sự tham gia của nam giới, động cơ thúc đẩy nam giới và các dịch vụ dành cho nam giới. Các chiến lược này cần có sự tham gia của khối tư nhân và NGOs, các chiến lược này cần phải bao gồm có thông tin và giáo dục mạnh mẽ hơn. Các biện pháp bảo vệ (bao cao su cho phụ nữ và nam giới) vẫn là những lựa chọn tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm STI cho đối tượng có nguy cơ. Nghiên cứu đang tiến hành có thể xác định được những chất khử vi trùng hiệu quả được sử dụng cho chính họ hoặc ngoài ra nó còn có ở bao cao su và các màng ngăn.

101. Thay đổi hành vi vẫn còn là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên đó là điểm chính trong phòng tránh STIs, bao gồm cả HIV. Mặc dù có những rào cản về văn hoá, xã hội, chính trị và tôn giáo đối với các chương trình chuyển đổi hành vi toàn diện, nhưng các hướng tiếp cận đa lĩnh vực ở nhiều quốc gia đã có sự thành công. Nghiên cứu thực địa chứng minh cần phải tập trung vào nhóm dân số đặc thù, thảo luận với họ và cho họ tham gia vào xây dựng, triển khai và đánh giá những can thiệp trong chương trình.

102. Bằng chứng thu thập được trên toàn thế giới khẳng định giáo dục có chất lượng, bao gồm nội dung và các kỹ năng sống liên quan đến SKSS/SKTD, sẽ cho thấy trước việc có kiến thức và nhận thức tốt hơn, hành vi an toàn hơn và giảm nguy cơ và dễ bị tổn thương đối với việc lây nhiễm STIs và HIV/AIDS, đặc biệt là trong số những bé gái và phụ nữ. UNFPA sẽ dựa vào những kinh nghiệm trước đây và lợi thế so sánh tương đối để tăng cường lập chương trình phù hợp và các cơ chế triển khai, liên quan đến các vấn đề về SKSS/SKTD và HIV/AIDS/STI. UNFPA sẽ thúc đẩy những ứng phó HIV/AIDS cả trong giáo dục chính qui và không chính qui ở cấp quốc gia thông qua các chiến lược cộng

39

tác và các cơ chế trong bối cảnh cải tổ Liên hợp quốc và Kế hoạch chiến lược UNFPA giai đoạn 2008-2011.

103. Ngoài ra, cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức, sửa đổi và điều chỉnh các chính sách quốc gia theo những nhận định trong nghiên cứu gần đây về SKSS/SKTD, ví dụ như HPV và các chiến lược đã được quốc tế thông qua.

104. Sự di chuyển chỗ ở đồng loạt có thể dẫn đến sự di chuyển của người dân giữa các vùng có tỷ lệ nhiễm HIV thấp và cao và dẫn đến phá vỡ mạng lưới xã hội và hỗ trợ các cơ chế và do đó tăng nguy cơ lây nhiễm. Vấn đề này sẽ tiếp tục tăng lên khi việc lạm dụng tình dục và hiếp dâm như là các loại vũ khí chiến tranh. Vì vậy, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là một trong số các bệnh phổ biến nhất trong các cuộc xung đột và di chuyển chỗ ở, và các lực lượng quân đội là có hành vi nguy cơ nhất. Tất cả các dịch vụ nêu trên đều sẵn có trong các trại tị nạn. UNFPA sẽ mở rộng hợp tác với các cơ quan Liên hợp quốc về gìn giữ hoà bình, phòng chống HIV toàn diện trong các lực lượng vũ trang.

b. Các chiến lược và hoạt động chính

105. Chiến lược: Tiến hành vận động và đối thoại chính sách về phòng chống STI và HIV, chẩn đoán và quản lý STIs.

106. Các hoạt động chính:

(a) Tuyên truyền về chính sách và mối liên kết giữa SKSS/SKTD và HIV/AIDS;

(b) Kiểm soát một cách hiệu quả các nguồn lực HIV/AIDS hiện có để có những can thiệp về SKSS/SKTD góp phần phòng chống HIV và cải thiện SKSS/SKTD;

(c) Vận động để huy động nguồn lực và phân bổ nguồn lực nhằm giải quyết các bệnh lây nhiễm STIs và lây nhiễm qua đường sinh sản;

(d) Xây dựng các chính sách, luật và sáng kiến về quản lý và phòng chống STI nhằm hỗ trợ các chương trình, dịch vụ nhạy cảm về giới và văn hoá;

(e) Vận động để đưa các vấn đề của những người tị nạn và những người di cư trong nước vào trong các chính sách quốc gia liên quan đến STIs và HIV/AIDS.

107. Chiến lược: Xây dựng năng lực trong các hệ thống y tế, đặc biệt là cho những người cung cấp, để cung cấp các dịch vụ SKSS và

40

HIV/AIDS được lồng ghép, bao gồm phòng chống và điều trị STI có chất lượng.

108. Các hoạt động chính:

(a) Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ để tăng cường các chương trình phòng chống HIV được lồng nghép như là phần của gói SKSS/SKTD cơ bản, bao gồm trong các trường hợp nhân đạo;

(b) Hỗ trợ việc xây dựng năng lực cho những người cung cấp về phòng chống, kiểm tra và điều trị các bệnh lây nhiễm đường sinh sản và STIs như một phần của các các dịch vụ SKSS/SKTD, ví dụ như chăm sóc tiền sản và KHHGĐ;

(c) Đánh giá và tăng cường tính sẵn có các loại thuốc thiết yếu và những nguồn cung cấp như bao cao su, thuốc kháng sinh, các xét nghiệm chẩn đoán về STI, phòng chống HIV, quản lý RTI và STI, bao gồm MISP trong các trường hợp nhân đạo;

(d) Tham gia vào những nỗ lực quốc gia để tăng cường việc lập chương trình về bao cao su, bao gồm hỗ trợ bao cao su, đây là một biện pháp có hai công dụng cho cả KHHGĐ và phòng chống STI/HIV;

(e) Tăng cường năng lực cho những người cung cấp về phòng chống, kiểm tra và quản lý sớm ung thư cổ tử cung, bao gồm phòng ngừa và phát hiện HPV;

(f) Xây dựng các hướng tiếp cận để đảm bảo các nhóm dân số mục tiêu được ưu tiên như vị thành niên, gái mại dâm, người tị nạn, những người chung sống với HIV/AIDS được tiếp cận với thông tin, tư vấn và dịch vụ về SKSS/SKTD và phòng chống HIV.

109. Chiến lược: Xây dựng cơ sở bằng chứng cho phòng chống và điều trị HIV/AIDS.

110. Các hoạt động chính:

(a) Hỗ trợ nghiên cứu hoạt động về triển khai những liên kết chương trình giữa SKSS/SKTD và HIV;

(b) Xây dựng các mối quan hệ cộng tác để thúc đẩy nghiên cứu về chẩn đoán STI đơn giản.

c. Các chỉ số đề xuất cho đầu ra 4: 111. Các chỉ số trong Kế hoạch chiến lược để đánh giá đầu ra 4:

41

- Tỷ lệ phụ nữ và nam giới độ tuổi 14-24 biết cách phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục và không chấp nhận những quan niệm sai về lây nhiễm HIV.

- Tỷ lệ sử dụng bao cao su ở lần quan hệ tình dục có nguy cơ cao.

- Tỷ lệ những người có nguy cơ cao nhất tiếp cận với các chương trình phòng chống HIV.

Các chỉ số để đánh giá thêm: (a) Tỷ lệ dân số độ tuổi 15-24 có hiểu biết về HIV theo độ tuổi và

giới tính.

(b) Tỷ lệ phụ nữ mang thai dương tính với HIV nhận được liệu pháp điều trị để giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.

5. Các mục tiêu của đầu ra 5

Đầu ra 5: Sự tiếp cận của thanh niên với các dịch vụ SKSS/SKTD, các dịch vụ phòng chống HIV và bạo lực giới, giáo dục về SKSS và sức khoẻ tình dục dựa vào các kỹ năng sống nhạy cảm về giới được cải thiện như một phần của hướng tiếp cận đa lĩnh vực đối với sự phát triển của thanh niên.

a. Các ưu tiên 112. Theo kế hoạch hành động đối với vị thành niên và thanh niên, sự hỗ trợ là cần thiết để phát triển và chi phí cho gói thiết yếu về sức khoẻ/ SKSS và các dịch vụ xã hội khác, bao gồm phòng chống HIV/STIs và bạo lực giới, trên cơ sở chia sẻ công bằng để người nghèo và những người dễ bị tổn thương được tham gia. Vì một số cơ quan và tổ chức đang hỗ trợ các cấu phần của gói các dịch vụ, nên việc phối hợp về các vấn đề của thanh niên là vô cùng quan trọng. Các đối tác cần tuyên truyền về gói các dịch vụ xã hội và y tế cho thanh niên để đưa vào trong PRSs, SWAps và các kế hoạch phát triển của quốc gia, các vùng khác và các kế hoạch nhân đạo.

113. Ngoài ra, UNFPA sẽ hỗ trợ giáo dục SKSS/SKTD dựa vào kỹ năng sống nhạy cảm về giới cho những thanh niên trong và ngoài nhà trường. Chương trình giáo dục sẽ giúp cho vị thành niên có thể phát triển nhận thức, các kỹ năng suy nghĩ và thực hiện các quyền của họ, bao gồm các quyền sinh sản. Chương trình cũng gồm có các cách để đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các bé trai và bé gái trong nhà trường, cung cấp các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, các kỹ năng thương thảo cũng như các kỹ năng quyết đoán. Việc tăng cường các hoạt động truyền thông mang tính chiến lược về vai trò của bé trai và thanh niên

42

nam đối với sự dễ bị tổn thương của bé gái, bạo lực giới và phòng chống HIV sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt. Những can thiệp cụ thể nhằm vào đối tượng nam thanh niên trong lực lượng quân đội và trong các tổ chức khác đã cho thấy có tác động lớn đến việc cải thiện hành vi tình dục an toàn trong số nam giới này và tăng sự hiểu biết và tôn trọng sự lựa chọn của phụ nữ và các bé gái. UNFPA sẽ tiếp tục đóng góp để nâng cao chất lượng giáo dục về các quyền sinh sản và SKSS/KHHGĐ thông qua vận động và đối thoại chính sách, xây dựng chương trình giảng dạy và đào tạo cho giáo viên.

114. Đối với những vị thành niên/thanh niên ở ngoài nhà trường, UNFPA sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc lập chương trình cho họ, và dành sự ưu tiên cho nữ thanh niên, đặc biệt là vị thành niên có nguy cơ kết hôn và mang thai sớm, vị thành niên đang làm việc, các cặp vợ chồng trẻ và những vị thành niên còn rất trẻ. Sự tham gia, cộng tác của vị thành niên/thanh niên và hỗ trợ cho họ được tham gia lãnh đạo, đối thoại với nhiều thế hệ giúp nhận được sự quan tâm nhiều hơn của xã hội. Những mâu thuẫn và các thảm hoạ thiên nhiên làm tăng nguy cơ bị tổn thương, bạo lực và đòi hỏi cần có sự quan tâm đặc biệt hơn.

b. Các chiến lược và hoạt động chính 115. Cần phải nhấn mạnh vào sự sẵn có các thông tin và dịch vụ về SKSS/SKTD thân thiện cho thanh niên, thông qua nhà trường, các hiệu thuốc và các hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như thông qua NGOs, các tổ chức về các dịch vụ xã hội dựa vào cộng đồng. Uỷ ban tư vấn thanh niên và các cơ chế thanh niên - người trưởng thành khác cần được thiết lập để tuyên truyền, đối thoại chính sách, xây dựng và quản lý chương trình. Việc vận động sẽ gồm có giáo dục liên tục, các cơ hội kinh tế và nghề nghiệp, các chương trình trao quyền, đặc biệt là cho bé gái.

116. Sẽ có sự quan tâm đặc biệt đối với các nhu cầu của vị thành niên nghèo đã kết hôn, bị thiệt thòi hay sống ngoài lề xã hội. Những người sống ngoài lề xã hội (ví dụ như bị đuổi học, sống trong cộng đồng nghèo, lao động trẻ em, tảo hôn và các phong tục truyền thống có hại khác) dễ bị tổn thương theo nhiều cách. Ví dụ, những đối tượng này hầu như kết hôn sớm và khi làm mẹ lần đầu thì có nguy cơ tử vong và mắc bệnh cao nhất. Những bé gái sống ngoài lề xã hội, các vị thành niên đang ở các cơ sở nhân đạo không được tiếp cận các dịch vụ, các lợi ích và các quyền thông thường.

43

117. UNFPA sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực chính: môi trường chính sách hỗ trợ, giáo dục dựa vào kỹ năng sống, bao gồm SKTD và các mối quan hệ; cung cấp dịch vụ y tế, và cuối cùng là sự lãnh đạo và tham gia.

118. Chiến lược: Tiến hành vận động để có môi trường chính sách mang tính hỗ trợ.

119. Các hoạt động chính:

(a) Tăng cường lồng ghép các vấn đề có tác động đến thanh niên vào các chính sách, gồm: đưa những vấn đề này vào các chiến lược phát triển quốc gia dựa trên MDGs, quá trình chuẩn bị, ứng phó trong trường hợp khẩn cấp và quy trình khôi phục;

(b) Tăng cường sự cộng tác của thanh niên, đối thoại giữa các thế hệ và sự tham gia của họ trong lập chương trình, giám sát và đánh giá các chương trình SKSS/SKTD; (c) Bằng việc nghiên cứu cơ cấu dân số và động thái đói nghèo, đưa ra căn cứ để đầu tư cho thanh niên ;

(d) Tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải đảm bảo chất lượng, sự công bằng trong tiếp cận và bình đẳng giới về giáo dục trong bối cảnh PRSs, SWAps, cải cách giáo dục và chính sách cho thanh niên;

(e) Sử dụng các cuộc thảo luận về các chính sách để: khuyến khích nghiên cứu các vấn đề SKSS của thanh niên đối với sự phát triển của xã hội, các chính sách ứng phó nhân đạo, các kế hoạch giảm nghèo; phân tích cơ cấu dân số và vận động để có đầu tư về mặt xã hội cho thanh niên, sử dụng lý thuyết “dư lợi nhân khẩu học”; và tiến hành dự báo mức nghèo để chỉ ra tính dễ bị tổn thương ở thanh niên.

120. Chiến lược: Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và y tế để giáo dục dựa vào kỹ năng sống, gồm có SKSS/SKTD và các mối quan hệ.

121. Các hoạt động chính:

(a) Hỗ trợ kỹ thuật để đưa giáo dục SKSS/SKTD dựa trên các kỹ năng sống nhạy cảm về giới vào chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường;

(b) Tiếp tục các cuộc thảo luận chính sách, đối thoại và vận động để nâng cao chất lượng giáo dục và duy trì tỷ lệ các bé gái đến trường;

(c) Trong việc chuyển tải các thông điệp về SKSS/SKTD, cần sử dụng hướng tiếp cận nhạy cảm về giới, trong đó tập trung vào đối xử công

44

bằng với bé gái và hướng tiếp cận nhằm vào các kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng thương thảo, giải quyết mâu thuẫn;

(d) Thực hiện vai trò chỉ đạo các chương trình giáo dục ngoài nhà trường thông qua hướng tiếp cận đổi mới, bao gồm giáo dục đồng đẳng và các chiến lược truyền thông thay đổi xã hội, thông qua sự liên kết với các đối tác và các lĩnh vực khác;

(e) Sự liên kết các chương trình giáo dục SKSS/SKTD dựa trên các kỹ năng sống nhạy cảm về giới ở trong nhà trường và cộng đồng với các chương trình hỗ trợ khác, như phương tiện thông tin đại chúng; tiếp thị xã hội; các chương trình dựa trên công nghệ, thông tin và truyền thông; các dịch vụ thân thiện thanh niên; và các dịch vụ hỗ trợ về mặt xã hội và pháp luật.

122. Chiến lược: Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế, đặc biệt là người cung cấp, để cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD phù hợp cho thanh niên.

123 Các hoạt động chính.

(a) Xác định một gói dịch vụ thiết yếu cho thanh niên trong gói SKSS/SKTD cơ bản, thay vì trong các dự án riêng rẽ;

(b) Xây dựng các chiến lược để giúp thanh niên chưa tiếp cận được với các chương trình hiện có có thể tiếp cận được, đặc biệt là nữ thanh niên đã kết hôn và chưa kết hôn, những bé gái sống ngoài lề xã hội;

(c) Đối với các dịch vụ SKSS/SKTD, hỗ trợ kỹ thuật để triển khai gói thiết yếu về tránh thai, phòng chống và điều trị STI, phòng chống HIV và bạo lực giới và các dịch vụ sức khoẻ bà mẹ, khi thích hợp, bao gồm các cơ sở nhân đạo;

(d) Hỗ trợ cho việc thiết lập các cơ chế để kết hợp việc phân phối dịch vụ thông qua các kênh của cơ sở y tế như trường học, hiệu thuốc, tiếp thị xã hội, điều trị ngoại trú tại cộng đồng và hệ thống chuyển tuyến tốt và đảm bảo rằng những cán bộ y tế không phán xét mà có sự đồng cảm.

(e) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các kế hoạch nhằm liên kết các cơ sở y tế với các trường học và các hoạt động ngoại trú trong cộng đồng. 124. Chiến lược: Giúp cho thanh niên được tham gia và lãnh đạo

125. Các hoạt động chính:

(a) Xác định các cơ chế để đưa nhu cầu của thanh niên vào trong các quá trình lập chương trình và chính sách, gồm có lập kế hoạch, triển

45

khai, kiểm tra và đánh giá và đảm bảo quyền của thanh niên được tham gia cộng tác với người trưởng thành;

(b) Đầu tư vào việc xây dựng năng lực và các kỹ năng lãnh đạo cho thanh niên để giúp họ tự vận động cho các quyền của mình và các vấn đề phát triển;

(c) Việc khuyến khích các giáo dục viên đồng đẳng như là các nhân tố đa phương diện, được phân theo tuổi và giới tính, để tuyên truyền giáo dục SKSS/SKTD dựa trên các kỹ năng cuộc sống nhạy cảm về giới, liên kết giáo dục đồng đẳng với các dịch vụ, và liên kết với mạng lưới và đoàn thể của thanh niên.

(d) Đưa vào thuyết động lực học về sự vận động của thanh niên vào mạng lưới truyền thông của họ nhằm vận động và tác động đến các vấn đề có liên quan, như HIV/AIDS/STIs, bạo lực giới, tình dục và độ tuổi lập gia đình.

c. Các chỉ số dự kiến cho kết quả 5

126. Sau đây là các chỉ số trong kế hoạch chiến lược để đánh giá kết quả 5:

* Tỷ lệ quốc gia cung cấp một gói dịch vụ thiết yếu cho thanh niên gồm có nhóm sống ngoài lề xã hội và nhóm không được thừa nhận.

* Tỷ lệ các quốc gia có chương trình giảng dạy về phòng chống SKSS/SKTD/HIV dựa trên các kỹ năng sống nhạy cảm về giới ở cấp hai.

Các chỉ số để xem xét thêm như sau:

(a) Tỷ lệ sinh đẻ ở vị thành niên

C. Điều phối các kế hoạch khung về giới tính, sự phát triển và dân số 127. Có nhiều sự điều phối của UNFPA về SKSS/SKTD và hai lĩnh vực chính khác như dân số phát triển và giới. Các công việc trong chương trình cần đa lĩnh vực để kết quả trong một lĩnh vực chương trình có ảnh hưởng hay góp phần đạt được các kết quả cho các lĩnh vực khác. Ví dụ, đẩy mạnh bình đẳng giới giúp phụ nữ có quyền đưa ra quyết định nhiều hơn và vì vậy tiếp cận với các dịch vụ và thông tin SKSS/SKTD tốt hơn và phòng chống các bệnh liên quan đến sinh sản tốt hơn. Sự sẵn có các dữ liệu về các hình thái di cư giúp cho lập kế hoạch tốt hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu về SKSS/SKTD. Tránh mang thai ngoài ý muốn, phòng chống các bệnh STI và HIV ở bé gái sẽ làm tăng cơ hội giáo dục cho họ, sự tham gia của họ trong phát triển và sau cùng là công bằng và

46

bình đẳng giới. Sự sẵn có các hàng hoá sức khoẻ sinh sản sẽ trao quyền cho phụ nữ để họ bảo vệ chống lại bệnh HIV.

1. Dân số và phát triển

128. Dân số và phát triển đưa ra cơ sở cần thiết cho hoạt động ngân sách trong lĩnh vực SKSS/SKTD, dân số và giới. Điều này chứng tỏ có mối liên kết ngày càng mạnh mẽ giữa 3 lĩnh vực này và đưa ra bằng chứng là tại sao đầu tư để đáp ứng các mục tiêu ICPD là một đòi hỏi trước tiên để đạt được MDGs và mục tiêu cơ bản về xoá đói nghèo. Các lĩnh vực ở đó SKSS/SKTD, dân số và phát triển giao nhau như sau:

(a) Hỗ trợ cho việc thu thập số liệu, đặc biệt là theo các mức nghèo, để giúp các quốc gia có thể kiểm tra và làm báo cáo về tiến độ đạt được các kế hoạch phát triển quốc gia, các mục tiêu ICPD, MDGs và các chỉ số SKSS/SKTD khác;

(b) Sự cộng tác về việc xây dựng các cơ sở dữ liệu về dân số, sức khoẻ và giới và hệ thống thông tin quản lý được lồng ghép để thông báo việc xây dựng, triển khai, kiểm tra và đánh giá các chính sách quốc gia và các chương trình trong những lĩnh vực này:

(c) Các đánh giá nhanh về khủng hoảng nhân đạo cung cấp các số liệu cần thiết để đáp ứng các nhu cầu SKSS/SKTD cho những người tị nạn và người di cư nội địa;

(d) Ở các quốc gia sau thời điểm xung đột và trong quá trình quá độ, nơi năng lực về phân tích và điều tra nhân khẩu học bị phá vỡ về mặt cấu trúc một cách nghiêm trọng, thì việc xây dựng năng lực trong các nghiên cứu dân số và điều tra nhân khẩu học chỉ để thông báo các kế hoạch ngắn và trung hạn. (e) Phân tích và nghiên cứu về văn hoá xã hội và nhân khẩu học, đặc biệt là các nghiên cứu chứng minh tác động hoặc thông báo đề cương của các chính sách SKSS/SKTD, các chiến lược và các chương trình;

(f) Nghiên cứu và phân tích để đưa ra bằng chứng về mối liên quan giữa kết quả đạt được mục tiêu ICPD với đạt được MDG và mối liên quan giữa sự đóng góp về ngân sách cho SKTD với việc xoá đói nghèo.

2. Giới 129. Bất bình đẳng giới và phân biệt giới tính chính là nguồn gốc lý giải vì sao có nhiều phụ nữ và vị thành niên nữ vẫn không thể thực hiện một trong những quyền con người cơ bản nhất là quyền sinh sản. Những định kiến về giới và vai trò cũng là nguyên nhân khiến có quá nhiều vị thành niên nam và nam giới vẫn không được đưa vào trong các chính

47

sách và chương trình về SKSS/SKTD, mặc dù họ có vai trò quan trọng trong vấn đề này.

130. Những rào cản về quyền và sức khoẻ sinh sản liên quan đến giới diễn ra ở rất nhiều cấp độ. Những nhân tố này bao gồm tỷ lệ biết chữ và trình độ học vấn của phụ nữ thấp hơn; bị hạn chế về quyền tiếp cận thông tin và các dịch vụ về phòng chống; bị giới hạn về quyền lực và nguồn lực để tham gia thảo luận về kế hoạch hoá gia đình và sử dụng bao cao su hoặc việc sử dụng dịch vụ; không nhận được sự tin tưởng của cán bộ y tế và bị trì hoãn trong tìm kiếm giúp đỡ vì bị đối xử thiếu tôn trọng; giá trị thấp được đặt lên cuộc sống của phụ nữ, từ các cấp độ cao nhất là xây dựng chính sách đến cấp độ hộ gia đình và cộng đồng. Việc giải quyết các vấn đề này thông qua kế hoạch khung về giới sẽ tăng khả năng cho phụ nữ tiếp cận và sử dụng các thông tin, dịch vụ SKSS/SKTD.

131. Những rào cản khác, bao gồm bạo lực giới và việc phụ nữ không có khả năng thảo luận việc sử dụng bao cao su và các biện pháp tránh thai khác trong các mối quan hệ bị lạm dụng cả trong và ngoài hôn nhân; mối quan hệ giữa bạo lực giới và HIV, đặc biệt ở những nước có tỷ lệ phụ nữ cao; và bạo lực trong thời kỳ mang thai- tất cả đều có ảnh hưởng tới sức khoẻ của phụ nữ. Những vấn đề này cần phải được giải quyết về mặt chính sách và được ủng hộ trong kế hoạch khung về giới. Đồng thời, kế hoạch khung về SKSS/SKTD tạo cơ hội để lồng ghép việc kiểm tra và chuyển tuyến cho những phụ nữ bị bạo lực giới. Ở những phạm vi mà SKSS/SKTD và giới tính giao nhau bao gồm:

(a) Xây dựng năng lực, bao gồm xây dựng nền tảng kiến thức để đưa giới tính giữ xu thế chủ đạo trong các chương trình và chính sách về dân số, phát triển, sức khoẻ sinh sản, PRS, MDGs.

(b)Việc thiết lập và/hoặc hỗ trợ cơ chế đa lĩnh vực ở cấp độ cộng đồng nhằm phòng chống và quản lý bạo lực giới, và sự nối kết những cơ chế này với việc cung cấp thông tin và dịch vụ sức khoẻ sinh sản bao gồm việc tập trung vào sức khoẻ tinh thần như một khía cạnh quan trọng của sức khoẻ sinh sản

(c) Vận động để tăng cường nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của các quyền sinh sản trong một hướng tiếp cận các quyền rộng rãi với phát triền con người.

(d) Vận động để tuyển sinh và duy trì tỷ lệ học sinh nữ đi học và tiếp cận nền giáo dục không có sự phân biệt để đảm bảo sự thành công lâu dài trong việc nâng cao SKSS/SKTD.

48

(e) Triển khai Nghị quyết số 1325 về An ninh, Hoà bình và Phụ nữ. D. Kiểm tra, đánh giá và báo cáo 132. Kiểm tra, đánh giá và báo cáo là cơ sở cho trách nhiệm giải trình ngân quỹ. Việc này rất quan trọng để đảm bảo rằng với những chỉ số đo được thì những can thiệp có tác động mong muốn đến quá trình, đầu ra và kết quả. Đối với một số các chỉ báo về kết quả trong Kế hoạch Chiến lược, cần xây dựng tiêu chuẩn và có kế hoạch rõ ràng để kiểm tra những chỉ số này. Ngoài ra, UNFPA và WHO đã cùng nhau xây dựng một danh sách ngắn các chỉ số có thể được sử dụng để kiểm tra các chương trình SKSS/SKTD quốc gia mà có thể hỗ trợ thêm để tăng cường kiểm tra các chỉ số đầu ra. Các nguồn lực đầy đủ cần được phân bổ cho những hoạt động này, những hoạt động thường không được chú ý. Đồng thời, việc thu thập số liệu và làm báo cáo không trở thành gánh nặng đối với những người cung cấp dịch vụ. Ở mức độ có thể, số liệu cần được thu thập từ các nguồn thông thường, miễn là chúng được xem xét lại để cho việc triển khai được hiệu quả. Tính đơn giản, liên quan và độ tin cậy là các nguyên tắc chính đối với việc thu thập số liệu, với quan điểm nhất quán khi sử dụng những số liệu này để xác định những bất cập, các hướng tiếp cập và thủ tục đang thay đổi đối với việc cung cấp dịch vụ.

133. UNFPA là cơ quan hỗ trợ chính cho các cuộc điều tra dân số, cho phép có một phân tích toàn diện về mức độ bao phủ cũng như tác động. Các cuộc điều tra dân số luôn luôn cần được tổ chức theo một cách mà cho phép có nhiều sự phân bố, như tuổi, giới tính, vị trí địa lý, tình trạng kinh tế - xã hội (mức độ giàu có). Bất cứ khi nào có thể, những số liệu cần được thu thập dựa trên nhiều sự phân bố. Các cuộc điều tra dân số cần được tiến hành theo khoảng cách thời gian đều đặn và sử dụng các phương pháp luận nhất quán để xác định và phân tích các khuynh hướng. Cuối cùng, mặc dù có những khó khăn, việc sử dụng các phương pháp đánh giá mới về tử vong bà mẹ mà các nhà nhân khẩu học xây dựng hiện nay được đề xuất, cả để lựa chọn mẫu trong các cuộc điều tra hoặc tổng điều tra dân số.

134. Thông qua mục tiêu bổ sung MDG 5 về tiếp cận rộng rãi với sức khoẻ sinh sản có nghĩa là cần phải có nhiều nỗ lực hơn để có được số liệu về sức khoẻ sinh sản. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các mục tiêu khác nhau của MDGs về y tế hàm ý rằng các chỉ số về sức khoẻ sinh sản có thể áp dụng cho rất nhiều mục tiêu và củng cố mối quan hệ tổng thể giữa các chương trình SKSS. Hướng dẫn mới về các chỉ số của UNFPA

49

và WHO được đề cập ở trên cần có thêm một nguồn lực để kiểm tra tiến độ đạt được các kết quả SKSS.

135 Công cụ kiểm tra chính đó là các công cụ của kế hoạch chiến lược, bao gồm các báo cáo hàng năm của các đơn vị tổ chức và các bảng biểu được cân đối, mà sẽ kiểm tra tiến độ đạt được các kết quả quản lý ban đầu, với việc mở rộng đối với các kết quả chương trình ở tất cả các cấp trong các giai đoạn triển khai trước. Các thông tin thu thập được sẽ được phân tích hàng năm và được chia sẻ với tất cả các cán bộ UNFPA và Ban điều hành và cơ quan khu vực sẽ xem xét lại. Điều tra ban đầu sẽ được tiến hành dựa trên các kết quả của báo cáo hàng năm của năm 2007 và các bảng biểu. Báo cáo tổng kết sẽ được tổng hợp dựa trên các báo cáo hàng năm của năm 2011 và các kết quả bảng biểu, và sẽ có vào quý I năm 2012.

E. Sắp xếp tổ chức để triển khai kế hoạch khung 1. Quản lý dựa trên các kết quả

136. Ở cấp quốc gia và khu vực, UNFPA sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc lập chương trình hướng đến các ưu tiên phát triển quốc gia trong các lĩnh vực chủ đạo trong chương trình và trong bối cảnh quốc gia có cơ cấu viện trợ phát triển mới. UNFPA sẽ quản lý những ưu tiên đó thông qua các chương trình quốc gia, mà sẽ xác định những đóng góp của UNFPA đối với UNDAFs. Các chương trình cấp khu vực sẽ hỗ trợ và bổ sung cho các chương trình cấp quốc gia bằng cách huy động tiềm năng từ việc cải tổ Liên hợp quốc, bao gồm các nguồn lực sẵn có thông qua các nhóm giám đốc khu vực và nhóm các quốc gia Liên hợp quốc. UNFPA sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng năng lực quốc gia, xây dựng mối quan hệ cộng tác với các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức khu vực, sử dụng các trung tâm xuất sắc trong khu vực để hỗ trợ kỹ thuật cho nội dung chương trình và tăng cường hợp tác Nam - Nam. UNFPA sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào các chương trình chung với các cơ quan và tổ chức Liên hợp quốc để giải quyết các vấn đề được tiếp cận tốt nhất bằng hành động phối hợp của Liên hợp quốc.

137. Do công việc của UNFPA là có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp trong cơ cấu quản lý nên kế hoạch chiến lược xác định các chỉ số dựa trên kết quả đo được và rõ ràng với các cuộc điều tra ban đầu và các mục tiêu hàng năm. Sẽ theo dõi và đo lường tiến độ thông qua một hệ thống đánh giá, kiểm tra nghiêm ngặt, bao gồm đánh giá và kiểm tra thường xuyên, đầu ra và các đánh giá, nghiên cứu theo chủ để ở nơi có thể thực hiện được .

50

2. Xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ 138. Khả năng ngân quỹ đầy đủ và hiệu quả nhằm đạt được các kết quả và thực hiện nhiệm vụ của mình còn phụ thuộc nhiều vào sự nhiệt tình và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ. Ở cấp toàn cầu và cấp khu vực, những nỗ lực của UNFPA sẽ tập trung vào triển khai các chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Ở cấp quốc gia cùng với việc giới thiệu văn phòng liên kết và lập chương trình quốc gia chung, UNFPA sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp quốc gia trong các hoạt động UNCT và sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của UNDG cho những nỗ lực này. Cần lưu ý đến việc thu hút và duy trì những cán bộ hỗ trợ kỹ thuật và có chuyên môn giỏi, những người đáp ứng được yêu cầu năng lực và đem lại các cơ hội phát triển chuyên môn, học tập, nghề nghiệp. Những cơ hội này cũng sẽ bao gồm sự gắn bó, phân công công việc chi tiết cho các văn phòng quốc gia khác và trụ sở chính, sự tham gia vào các nhiệm vụ kỹ thuật chung, cùng với tiếp cận ngày càng nhiều các cơ hội nghề nghiệp quốc tế trong phạm vi của UNFPA và hệ thống Liên hợp quốc rộng hơn.

3. Quan hệ đối tác và điều phối của Liên hợp quốc

139. Đối với UNFPA, là một đối tác chiến lược có nghĩa là cùng nhau làm việc để hướng tới các kết quả quốc gia chung, dựa trên những năng lực nhất định, các lợi thế so sánh và sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các đối tác. UNFPA sẽ tiếp tục đa dạng hoá những mối quan hệ đối tác của mình và sẽ tham gia, tạo điều kiện thuận lợi và làm trung gian cho các mối quan hệ đối tác song phương và đa phương với các chính phủ, các quốc hội, các tổ chức xã hội, các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng, các tổ chức đa chính phủ, các đối tác trong hệ thống của Liên hợp quốc, các học viện, các đối tác nghiên cứu, hệ thống truyền thông đại chúng cũng như các đối tác không truyền thống, như khối tư nhân. Các mối quan hệ đối tác chiến lược với UNFPA là quan trọng trọng trong việc điều phối và thúc đẩy hỗ trợ cần thiết nhằm đẩy nhanh việc triển khai các ưu tiên toàn cầu, khu vực, quốc gia, phù hợp với chương trình nghị sự ICPD.

140. Ở cấp toàn cầu, UNFPA sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ đối tác của mình với các chính phủ, các trung tâm quốc tế, các sáng kiến của hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức toàn cầu và liên chính phủ, bao gồm tổ chức xã hội. Thông qua vận động mãnh mẽ hơn, truyền thông hiệu quả hơn, UNFPA sẽ nỗ lực phối hợp để tạo dựng hình ảnh của mình như một đối tác tin cậy và được uỷ nhiệm trong lĩnh vực phát triển.

51

141. UNFPA đang tích cực triển khai các sáng kiến nhằm thúc đẩy và hỗ trợ hành động hướng đến đạt được MDGs về sức khoẻ, bao gồm những sáng kiến về nâng cao hệ thống y tế. Điều này bao gồm cả Chiến dịch Toàn cầu về MDGs sức khoẻ. Nhóm các tổ chức y tế toàn cầu H-8 , và những sáng kiến như Hiệp hội y tế quốc tế + (IHP+). Nó cũng bao gồm mối quan hệ đối tác tập trung vào MDGs 4 và 5, chẳng hạn như Hiệp hội về Bà mẹ, Trẻ sơ sinh, và Sức khoẻ trẻ em và Chiến dịch phân phát, cũng như sự điều phối ngày càng tăng trong Liên hợp quốc về sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh. Những quan hệ đối tác cần thiết khác bao gồm Hiệp hội cung cấp SKSS, Liên minh Lực lượng lao động y tế toàn cầu và Uỷ ban thường trực liên quan về các vấn đề nhân quyền.

142. Về quan hệ đối tác của Liên hợp quốc, UNFPA sẽ tăng cường công việc của mình hướng đến thực hiện những nguyên tắc đã thoả thuận về Một lãnh đạo - điều phối viên thường trực Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm tham gia các cơ quan liên hiệp quốc; Một Đội có năng lực điều hành, có chuyên môn kỹ thuật để hỗ trợ thích hợp và hiệu quả; Một Chương trình, để sử dụng như là kế hoạch khung cho các hỗ trợ chung của Liên hợp quốc nhằm triển khai chương trình nghị sự phát triển quốc gia; một kế hoạch khung về ngân sách cho tất các nguồn lực chương trình hiện có thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc.

143. UNFPA sẽ tiếp tục tham gia và có những đóng góp cho các cơ chế toàn cầu được tạo ra để thúc đẩy ứng phó của các tổ chức Liên hợp quốc và các đối tác khác đối với đại dich HIV/AIDs thông qua EDUCAIDS, đội đặc nhiệm liên cơ quan UNAIDS về giáo dục, đội đặc nhiệm liên cơ quan về thanh niên, Liên minh toàn cầu về Phụ nữ và AIDs, Liên minh Thanh niên toàn thế giới về HIV/AIDs và Sáng kiến Thanh niên về HIV/AIDs. Để đẩy nhanh lồng ghép các vấn đề quyền sinh sản, UNFPA sẽ tăng cường tham gia vào các sáng kiến giáo dục nhân quyền cùng với Văn phòng Cao uỷ nhân quyền của Liên hợp quốc, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) UNICEF và tổ chức Lao động quốc tế ( cho giáo dục hướng nghiệp) và các đối tác khác.

4. Cơ cấu tổ chức

144. Để UNFPA hoạt động hiệu quả hơn trong bối cảnh cải tổ Liên hợp quốc và môi trường hỗ trợ mới, trong 5 năm UNFPA đã tập trung vào việc củng cố các văn phòng quốc gia. Quá trình này bắt đầu bằng các đánh giá nhu cầu, và tạo ra cơ sở để có chỉ đạo mang tính chiến lược. Những bước tiếp theo bao gồm đem lại các cơ hội học tập và đào tạo, giảm các thủ tục quan liêu, tăng thêm số lượng các vị trí ở cấp quốc gia,

52

đưa ra mức trần về chi tiêu để khuyến khích sự đổi mới và khả năng về ngân Quỹ nhằm tận dụng cơ hội, đồng thời phải đảm bảo trách nhiệm giải trình.

145. Với sự hỗ trợ kịp thời và có chất lượng, UNFPA đã bắt tay vào sắp xếp lại tổ chức để có các văn phòng quốc gia. Sự sắp xếp lại tổ chức đòi hỏi phải lồng ghép các chức năng chuyên môn và chương trình theo các khu vực hành chính địa lý, tăng cường năng lực cho những khu vực hành chính này và đưa chúng lại gần hơn các văn phòng quốc gia. Việc làm này sẽ tăng cường năng lực cho các văn phòng quốc gia và khả năng của các quốc gia để đạt đựợc mục tiêu phát triển.