issn 1859-0144 9/2014- công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc...

60
Trong số này: CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ Hướng đi mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung Bộ Một số giải pháp phát triển sản phẩm nông lâm thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 Công tác khuyến nông góp phần xây dựng nông thôn mới Bố trí tối đa kinh phí cho chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia Quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực nguyên tử HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nâng cao hiệu quả về hoạt động khoa học và công nghệ theo đặc thù của từng địa phương Quy trình sản xuất vật liệu từ zeolite 4A từ tro trấu và ứng dụng để xử lý nước ao hồ nuôi trồng thủy sản Đánh giá kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của nhịp độ kích thích ở các chế độ cạo khác nhau đến sản lượng và chất lượng mủ cao su tại Hương Trà Giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở vùng ven biển Bắc miền Trung KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG Thử nghiệm thành công giống lúa mới Hoàng Anh Tiến-gương mặt trí thức trẻ tiêu biểu về học tập và nghiên cứu khoa học Hiệu quả từ mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy Kết quả thực hiện mô hình sản xuất hành lá vụ hè thu 2014 Niềm vui của bà con Hải Dương được mùa dưa hấu Hiệu quả từ mô hình nuôi ba ba ở phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp từ nguồn giống sinh sản nhân tạo VĂN HÓA-XÃ HỘI Đồng bào các dân tộc A Lưới ngày càng ấm no Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng trong xây dựng nông thôn mới TRANG TIN HOẠT ĐỘNG 2 7 14 18 20 21 23 24 30 33 38 42 44 46 48 49 51 52 54 57 Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Ban biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Địa chỉ tòa soạn: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 054.3825453-3849266 Fax: 054.3838038 Email: [email protected] Website: http://skhcn.hue.gov.vn Giấy phép xuất bản số: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. In tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, nộp lưu chiểu tháng 9 năm 2014. ISSN 1859-0144 9/2014 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ảnh bìa: Hội nghị nghiệm thu đề tài KH&CN cấp tỉnh

Upload: others

Post on 05-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

Trong số này:

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

Hướng đi mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học và

công nghệ phục vụ kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung Bộ

Một số giải pháp phát triển sản phẩm nông lâm thủy sản

của vùng Bắc Trung Bộ

Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia

TCVN ISO 9001:2008

Công tác khuyến nông góp phần xây dựng nông thôn mới

Bố trí tối đa kinh phí cho chương trình khoa học và công

nghệ cấp quốc gia

Quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong

các đơn vị thuộc lĩnh vực nguyên tử

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nâng cao hiệu quả về hoạt động khoa học và công nghệ

theo đặc thù của từng địa phương

Quy trình sản xuất vật liệu từ zeolite 4A từ tro trấu và ứng

dụng để xử lý nước ao hồ nuôi trồng thủy sản

Đánh giá kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của nhịp độ kích

thích ở các chế độ cạo khác nhau đến sản lượng và chất

lượng mủ cao su tại Hương Trà

Giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm thẻ chân trắng

trên cát ở vùng ven biển Bắc miền Trung

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Thử nghiệm thành công giống lúa mới

Hoàng Anh Tiến-gương mặt trí thức trẻ tiêu biểu về

học tập và nghiên cứu khoa học

Hiệu quả từ mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học tại xã

Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy

Kết quả thực hiện mô hình sản xuất hành lá vụ hè thu 2014

Niềm vui của bà con Hải Dương được mùa dưa hấu

Hiệu quả từ mô hình nuôi ba ba ở phường Thủy Dương,

thị xã Hương Thủy

Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp

từ nguồn giống sinh sản nhân tạo

VĂN HÓA-XÃ HỘI

Đồng bào các dân tộc A Lưới ngày càng ấm no Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng trong xây

dựng nông thôn mới

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

2

7

14

18

20

21

23

24

30

33

38

42

44

46

48

49

51

52

54

57

Chịu trách nhiệm xuất bản:

PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Ban biên tập:

TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚ

NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:

NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Địa chỉ tòa soạn:

24 Lê Lợi, thành phố Huế

Điện thoại:

054.3825453-3849266

Fax: 054.3838038

Email: [email protected]

Website: http://skhcn.hue.gov.vn

Giấy phép xuất bản số: 01-10/GP-XBBT

ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.

In tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ

Thừa Thiên Huế, nộp lưu chiểu tháng 9

năm 2014.

ISSN 1859-0144

9/2014

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Ảnh bìa: Hội nghị nghiệm thu đề tài KH&CN cấp tỉnh

Page 2: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 2

1. Công nghệ sinh học

Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên thiên

nhiên trên rừng và dưới biển phong phú là

tiền đề cho các nghiên cứu và sản xuất các

sản phẩm có tính ứng dụng cao nhờ vào công

nghệ sinh học hiện đại. Công nghệ sinh học

cần được xác định là mũi nhọn chính trong

hình thành các sản phẩm hàng hóa mới có

tính ứng dụng cao mang đặc trưng của vùng.

Về định hướng nghiên cứu

- Tách chiết các hoạt chất có hoạt tính

sinh học cao từ nguồn tài nguyên thiên nhiên

rừng và biển của phục để phục vụ cho các

ứng dụng trong nông nghiệp, dược liệu;

- Tìm kiếm các chủng vi sinh vật cố định

nitơ, phân giải lân khó tan, vi sinh vật sinh

các chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng

và ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Cung cấp

chế phẩm cho các cơ sở phục vụ xử lý phụ

phế phẩm hữu cơ và chế biến phân bón hữu

cơ vi sinh;

- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng

thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng,

trong đó có nghiên cứu di thực các cây có giá

trị kinh tế cao và khả năng chống chịu tốt vào

vùng Bắc Trung Bộ;

- Tìm kiếm các tài nguyên dược liệu có

trong rừng tự nhiên ở vùng Bắc Trung Bộ;

- Xây dựng ngân hàng gen để bảo lưu các

giống địa phương quý giá có nguy cơ tuyệt

chủng cao;

- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô

công nghiệp trong việc sản xuất cây giống,

con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh

học;

- Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra

các chế phẩm phòng trừ sâu bệnh và bảo

quản sản phẩm nông nghiệp;

- Đẩy mạnh ứng dụng về công nghệ sinh

học để tạo ra các sản phẩm thân thiện môi

trường và giải quyết được các bài toán về

nguyên liệu đầu vào trong sản xuất tại đây.

LTS: Như chúng tôi đã đưa tin, vào ngày 14-15/8/2014, Hội nghị Giao ban Khoa học

và Công nghệ (KH&CN) các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ lần thứ XI đã diễn ra tại tỉnh Thừa

Thiên Huế. Tại hội nghị, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các đại biểu tham dự đã

dành nhiều thời gian cho việc bàn về các nhiệm vụ giải pháp nhằm định hướng hoạt động

KH&CN trong thời gian tiếp theo, đồng thời từng bước khẳng định vai trò của các địa

phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ trong việc phát triển tiềm năng và khai thác kết quả

nghiên cứu phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Bản tin Khoa học và Công nghệ số

này xin lược trích giới thiệu một số nội dung từ các báo cáo tham luận tại hội nghị liên

quan đến chủ trương, chính sách, quản lý mang tính chiến lược của ngành KH&CN trong

việc phát triển kinh tế-xã hội ở Thừa Thiên Huế cũng như khu vực Bắc Trung Bộ.

HƯỚNG ĐI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Page 3: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 3

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

Về chuyển giao công nghệ sinh học

Các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ cần

tiếp nhận các công nghệ sau để phục vụ phát

triển kinh tế-xã hội:

- Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh từ

phế liệu của công nghiệp mía đường tại nhà

máy đường công suất từ 10 đến 30.000 tấn/

năm và dây chuyền xử lý vỏ cà phê, than bùn

làm phân bón POLYFA công suất 5.000-

10.000 tấn/năm;

- Công nghệ sản xuất các chế phẩm phục

vụ xử lý phế phẩm hữu cơ và chế biến phân

bón hữu cơ vi sinh; chống bệnh cho cây trồng

như bệnh thối rễ, héo xanh;

- Công nghệ sản xuất các chế phẩm vi sinh

vật giữ nước giúp cây trồng có thể phát triển

tại các vùng khô hạn để cải tạo đất và xây

dựng mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững

cho vùng chuyên canh rau; xử lý chế phẩm vi

sinh vật để xử lý rạ làm phân bón tại đồng

ruộng vừa nhằm cải tạo đất, giảm phân bón

hóa học, tăng năng suất và bảo vệ môi trường;

- Công nghệ chọn, tạo giống vật nuôi và

các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi:

(1) Ứng dụng các kỹ

thuật hiện đại của công

nghệ sinh học như: công

nghệ tạo phôi nhân tạo,

công nghệ thụ tinh ống

nghiệm, công nghệ bảo

quản lạnh tinh trùng và

phôi nhằm bảo tồn và

nhân nhanh các giống

vật nuôi có giá trị kinh

tế; (2) Công nghệ kích

thích sinh sản đồng loạt

theo ý muốn cho đàn bò

(thịt, sữa) và một số

động vật khác;

- Công nghệ hỗ trợ phát triển ngành nuôi

trồng và chế biến thủy sản: (1) Chế phẩm vi

sinh vật xử lý môi trường nuôi trồng thủy

sản; (2) Công nghệ sản xuất chế phẩm cải

thiện môi trường nuôi tôm, cá, công nghệ sản

xuất chế phẩm thức ăn chức năng NEO-

PLYNUT tăng sức đề kháng, tăng trọng cho

động vật nuôi và nuôi trồng thủy sản. Công

nghệ này đã được chuyển giao cho một số

nơi và sản phẩm đã lưu thông trên thị trường;

(3) Công nghệ sản xuất KIT xác định vi khuẩn

vibrio và virus gây bệnh đốm trắng ở tôm cá có

triển vọng trong công tác kiểm tra con giống

sạch bệnh cho các cơ sở nuôi tôm cá;

- Công nghệ nuôi trồng và chế biến nấm;

- Các công nghệ sinh học trong y dược để

sản xuất thực phẩm chức năng và nâng cao

dược tính của các hoạt chất có hoạt tính sinh

học cần trong điều trị và chăm sóc sức khỏe.

2. Địa lý-tài nguyên

Bắc Trung Bộ là vùng chịu nhiều tác động

của biến đổi khí hậu (mực nước biển dâng,

mặn hóa, lũ lụt, xói mòn, lũ quét, bồi lấp cửa

biển, sóng thần), môi trường thiên nhiên của

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (ảnh minh họa)

Page 4: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 4

vùng sẽ có nhiều biến động. Do đó hướng

nghiên cứu về lĩnh vực địa lý-tài nguyên cần

gắn chặt với các giải pháp phòng tránh và thích

ứng giảm nhẹ tác động của thiên tai, đề xuất

các giải pháp sử dụng lãnh thổ hợp lý trong bối

cảnh biến đổi khí hậu.

Hiện nay, các nghiên cứu về điều tra, xây

dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp dùng để đánh giá

các nguồn lợi, tài nguyên thiên nhiên và môi

trường ở vùng Bắc Trung Bộ vẫn chưa hoàn

chỉnh. Do đó, thời gian tới, hướng địa lý-tài

nguyên cần tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở

dữ liệu làm cơ sở khoa học cho việc lập quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng

Bắc Trung Bộ. Các gói cơ sở dữ liệu phải được

xây dựng dưới dạng WebGIS để mở rộng đối

tượng chia sẻ và khai thác nguồn dữ liệu này.

Để ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu

cho toàn vùng Bắc Trung Bộ, các tỉnh cần xây

dựng một hành lang đa dạng sinh học chung

trên cơ sở tính liên tục của các dải rừng để

nâng cao chức năng sinh thái cho rừng và tạo

ra các lợi ích sinh thái và kinh tế phục vụ cho

các mục tiêu phát triển bền vững. Do đó,

hướng nghiên cứu địa lý-tài nguyên cần chú

trọng các giải pháp nâng cao chất lượng rừng

toàn vùng Bắc Trung Bộ thông qua các cơ hội

hợp tác quốc tế hoặc từ các nhà tài trợ. Hiện

nay, Việt Nam đã có vệ tinh VINASAT-1,

máy bay không người lái phục vụ cho các mục

đích nghiên cứu lãnh thổ, do đó hướng tận

dụng các dữ liệu ảnh viễn thám từ các thiết bị

này sẽ đem lại nhiều ứng dụng tốt trong quản

lý lãnh thổ cho vùng Bắc Trung Bộ.

Hướng địa lý-tài nguyên cần chú ý vào

vùng ven bờ để giúp các tỉnh xây dựng được

các phương án quản lý tổng hợp đới bờ phù

hợp với tình hình địa phương và nâng cao

năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho

vùng Bắc Trung Bộ đồng thời thúc đẩy kinh

tế biển nhanh chóng phát triển và hội nhập

kinh tế thế giới.

Các hướng nghiên cứu về điều tra, đánh

giá tài nguyên đa dạng sinh học tại các hệ

sinh thái còn lại như thủy vực nước ngọt nội

địa cần được triển khai để xây dựng hoàn

chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh

học tại vùng Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, các

hướng nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài

nguyên nước ngọt cần được tiếp tục triển

khai để giải quyết vấn đề thiếu hụt nước ở

một số vùng do biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, các hướng nghiên cứu về quy

hoạch môi trường, gồm quy hoạch môi

trường chiến lược và các quy hoạch môi

trường ngành, cần được chú trọng để định

hướng hoạt động phát triển kinh tế-xã hội

cho vùng Bắc Trung Bộ theo một cơ sở khoa

học vững chắc và hướng đến các mục tiêu

phát triển bền vững.

Đối với tài nguyên biển, vùng Bắc Trung

Bộ có bờ biển dài nhưng chưa có nhiều

nghiên cứu điều tra về tài nguyên các vùng

biển, do đó, hướng địa lý-tài nguyên trong

thời gian tới cần mở rộng ra phía biển để xây

dựng các luận cứ cho việc sử dụng vùng biển

Bắc Trung Bộ có hiệu quả cao và bền vững

về mặt sinh thái. Đặc biệt, vùng Bắc Trung

Bộ nằm trong vùng cửa vịnh của vịnh Bắc

Bộ, trung tâm là đường trục kéo từ đảo Cồn

Cỏ đến Đảo Hải Nam, nơi đây có nhiều tài

nguyên chưa được nghiên cứu và khai thác

một cách triệt để.

3. Công nghệ môi trường

Trong thời gian tới, vùng Bắc Trung Bộ

có sự bùng nổ các hoạt động phát triển kinh

tế-xã hội: các khu công nghiệp sẽ được xây

dựng và đi vào hoạt động, các nhà máy năng

Page 5: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 5

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

lượng có công suất lớn, nhà máy chế biến

khoáng sản và hàng nghìn các khu chế xuất

ra đời sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về mặt môi

trường. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về công

nghệ môi trường trở nên cấp bách và cần

thiết đối với vùng để đảm bảo phát triển kinh

tế-xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững.

Do đó, các đơn vị nghiên cứu ứng dụng

cần chuyển dịch hướng nghiên cứu theo các

hướng công nghệ môi trường như sau: Xây

dựng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp,

sinh hoạt và sản xuất; Lò đốt chất thải rắn

độc hại; Công nghệ hoạt hóa điện hóa để xử

lý môi trường; Công nghệ xử lý môi trường

bằng phương pháp sinh học; Công nghệ môi

trường cung cấp nước sạch cho các vùng dân

cư và khu công nghiệp và các nhà máy; Công

nghệ môi trường xử lý ô nhiễm môi trường

không khí ở các khu công nghiệp và các nhà

máy; Chuyển giao các công nghệ xử lý môi

trường quy mô nhỏ cho các hộ gia đình hoặc

doanh nghiệp sản xuất...

4. Công nghệ vật liệu mới

Hiện nay, công nghệ vật liệu mới chưa

thật sự phát triển tại vùng Bắc Trung Bộ,

nhưng nhu cầu phát triển dịch vụ và du lịch

của vùng trong thời gian tới đòi hỏi ngành

vật liệu phải phát triển sang các hướng sau:

- Công nghệ sản xuất các vật liệu cao cấp

từ khai thác và chế biến titan;

- Phát triển công nghệ nano, vật liệu vô cơ,

vật liệu hữu cơ, vật liệu xúc tác, vật liệu quang

hóa, vật liệu phụ gia, nhiên liệu, vật liệu phục

vụ sản xuất ở quy mô công nghiệp;

- Phát triển các vật liệu xử lý môi trường,

tạo ra các hương liệu và các chất có hoạt tính

sinh học có tính ứng dụng cao trong các nhà

máy và khu chế xuất;

- Phát triển các vật liệu hấp phụ và xúc tác

cho ngành công nghiệp chế biến và các khu

chế xuất sản phẩm nông nghiệp;

- Hình thành các trung tâm triển khai, chế

tạo, sản xuất thử nghiệm và ứng dụng các sản

phẩm nghiên cứu vật liệu mới vào đời sống.

5. Công nghệ cơ khí và tự động hóa

Vùng Bắc Trung Bộ có xuất phát điểm rất

thấp, chủ yếu là từ các ngành nghề nông

nghiệp nên phần lớn các quy trình sản xuất

hiện có là lạc hậu và gây ra ô nhiễm môi

trường và lãng phí tài nguyên. Với việc

chuyển dịch các ngành nghề sản xuất theo

hướng công nghiệp và dịch vụ, các dây

chuyền sản xuất ở vùng Bắc Trung Bộ cần

được thay mới hoàn toàn. Do đó, ngành cơ

khí và tự động hóa cần được phát triển để

đáp ứng nhu cầu về cơ giới hóa và tự động

hóa trong các dây chuyền sản xuất nhỏ lẻ của

các hộ gia đình làm nghề truyền thống hoặc

các doanh nghiệp nhỏ.

6. Khoa học y dược

Thừa Thiên Huế là trung tâm y học của

miền Trung chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh cần tập trung đi sâu nghiên cứu

phát triển các phương pháp hiện đại trong

chuẩn đoán và điều trị.

Theo các định hướng trên, thì tác giả đã

đề xuất, kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy

phát triển KH&CN phục vụ phát triển kinh tế

-xã hội vùng Bắc Trung Bộ như sau:

1. Vốn và công nghệ là hai nhân tố quyết

định của sự phát triển, nên cần hình thành và

tăng cường tổ chức các diễn đàn kinh tế tài

nguyên Bắc Trung Bộ để tạo cơ hội cơ hội

giới thiệu và quảng bá các sản phẩm khoa

học công nghệ có tính ứng dụng cao tới các

nhà kinh tế và hình thành phương thức

thương mại hóa sản phẩm. Diễn đàn là nơi

thảo luận các thách thức về KH&CN đối với

Page 6: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 6

nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở Bắc Trung

Bộ. Diễn đàn cũng là nơi thảo luận và sắp

xếp lại các hoạt động kinh tế liên quan đến

các sản phẩm cụ thể trong vùng.

2. Vùng Bắc Trung Bộ cần hình thành

một Hiệp hội KH&CN Bắc Trung Bộ với

lực lượng nòng cốt là các đơn vị nghiên cứu

đang đóng trên địa bàn. Hiệp hội có chương

trình hội nghị hàng năm được tổ chức ngay

sau diễn đàn kinh tế tài nguyên Bắc Trung

Bộ để thảo luận các giải pháp KH&CN và

chia sẻ các nhiệm vụ nghiên cứu tập trung

vào các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

của vùng.

3. Các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ cần

thắt chặt mối quan hệ hợp tác với Viện Hàn

lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa

học Xã hội, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông

nghiêp và các trường đại học để thực hiện

các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ trực tiếp

cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của

Vùng. Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã

và tiếp tục cung cấp kinh phí sự nghiệp khoa

học để hỗ trợ các nghiên

cứu liên ngành và liên

tỉnh phục vụ cho mục tiêu

phát triển kinh tế-xã hội

của các tỉnh và của vùng.

4. Cần mở rộng các

nghiên cứu chính sách tại

vùng Bắc Trung Bộ để

thúc đẩy khả năng ứng

dụng các sáng kiến từ các

nhà khoa học vào thực

tiễn.

5. Các trường đại học ở

vùng Bắc Trung Bộ cần

hình thành Khoa Hải

dương học để đẩy mạnh

hướng nghiên cứu khai thác và sử dụng tài

nguyên biển ở vùng. Đội ngũ các nhà khoa

học về biển sẽ là những nhà tư vấn phát triển

kinh tế biển và góp phần đào tạo nguồn nhân

lực có đủ kiến thức về khai thác tài nguyên

biển cho vùng.

6. Các tỉnh cần huy động mọi nguồn vốn

cho sự nghiệp khoa học phục vụ phát triển

kinh tế-xã hội ở địa phương mình.

BBT

(Lược trích tham luận “Tiềm năng và thế

mạnh trong phát triển kinh tế-xã hội vùng

Bắc Trung Bộ” của PGS, TS Phạm Việt

Cường-Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa

học miền Trung)

Cần khẳng định vai trò và vị thế của KH&CN tại các địa phương nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của Vùng

Page 7: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 7

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN

CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ Từ thực trạng

Nông lâm thủy sản giữ vị trí quan trọng

trong đời sống kinh tế-xã hội các tỉnh vùng

Bắc Trung Bộ. Năm 2012, tỷ trọng ngành

nông lâm thủy sản vẫn chiếm khoảng 22,7%

trong tổng giá trị sản phẩm toàn vùng Bắc

Trung Bộ.

Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển

đáng kể, từ đó hình thành những vùng sản xuất

tập trung các cây công nghiệp quy mô khá lớn

như: mía, lạc và gần đây là chè, cao su…

Ngoài lúa vẫn được coi là cây quan trọng bảo

đảm an nình lương thực. Vùng Bắc Trung Bộ

có tiềm năng sản xuất nguyên liệu cho công

nghiệp chế biến thực phẩm và hàng xuất khẩu.

Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của

vùng Bắc Trung Bộ: (1) Về trồng trọt: lúa,

ngô, đậu đỗ (lạc, vừng), cây ăn quả (cam,

bưởi), cây công nghiệp (mía); (2) Về chăn

nuôi: lợn, gia cầm (gà, vịt, ngan), gia súc (bò);

(3) Về thủy sản: cá rô phi đơn tính, cá truyền

thống (các chép, cá trắm, cá trôi, cá mè), tôm

nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), cá biển

(cá giò, các hồng Mỹ, cá song), nhuyễn thể

(ngao, hàu); (4) Về lâm nghiệp: các loài cây

trồng rừng chủ lực bao gồm: keo (keo tai

tượng, keo lá tràm, keo lai), bạch đàn (bạch

đàn uro, bạch đàn trắng, bạch đàn lai), thông

(thông nhựa, thông caribê).

1. Ngành trồng trọt

Lúa gạo

Bắc Trung Bộ tuy không phải là vùng

trồng lúa tập trung của cả nước nhưng lại

được trồng ở tất cả các địa phương trong

vùng để đảm bảo an ninh lương thực. Trong

giai đoạn 2010-2012, sản xuất lúa của vùng

không ngừng tăng cả về diện tích, năng suất

và sản lượng. Tính đến năm 2012, diện tích

lúa toàn vùng đạt 698,3 nghìn ha (chiếm

9,01% tổng diện tích trồng lúa của cả nước),

năng suất trung bình đạt 52,04 tạ/ha (bằng

92,43% năng suất trung bình cả nước) cho

sản lượng 3.736,5 nghìn tấn (chiếm 8,56%

tổng sản lượng lúa cả nước).

Sản xuất ngô

Bắc Trung Bộ là vùng sản xuất ngô lớn

thứ 3 của cả nước sau vùng trung du miền

núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên. Năm

2012, diện tích ngô của toàn vùng chiếm

10,85% tổng diện tích ngô của cả nước, cung

cấp 4.803,6 nghìn tấn (chiếm 9,51% tổng sản

lượng ngô cả nước). Tuy nhiên, năng suất

ngô bình quân của vùng còn thấp, chỉ đạt

36,35 tạ/ha và bằng 84,53% so với năng suất

bình quân cả nước.

Sản xuất lạc, vừng

Với diện tích đất pha cát rộng lớn thích

hợp cho việc trồng cây lạc, Bắc Trung Bộ là

vùng trồng lạc lớn nhất cả nước, chiếm

26,97% diện tích và 24,94% sản lượng lạc

của toàn quốc (2012). Tuy nhiên, trong một

vài năm gần đây diện tích lạc của vùng có xu

hướng giảm nhẹ do canh tranh đất với một số

cây trồng khác. Diện tích lạc của vùng giảm

từ 65,16 nghìn hecta năm 2010 xuống 59,46

nghìn hecta năm 2012.

Bên cạnh cây lạc, Bắc Trung Bộ còn là

một vùng sản xuất vừng lớn nhất cả nước.

Page 8: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 8

Năm 2012, diện tích vừng của vùng là 8,63

nghìn ha, trong đó tập trung chủ yếu ở tỉnh

Nghệ An với 5,41 nghìn hecta.

Sản xuất cây ăn quả có múi (cam, quýt)

Diện tích trồng cây ăn quả đang giữ vững

diện tích và bước đầu tạo vùng nguyên liệu

cho ngành công nghiệp chế biến và xuất

khẩu. Một số loại cây ăn quả có giá trị kinh

tế cao như : cam, bưởi, quýt, thanh trà…

được tập trung phát triển nhưng diện tích nhỏ

vì chỉ phù hợp với điều kiện của một số tỉnh

trong vùng. Vùng cây ăn quả đặc sản: Bưởi

Phúc Trạch (Hà Tĩnh), cam Bù và cam Xã

Đoài ở Phủ Quỳ (Nghệ An), Hương Sơn và

Hương Khê (Hà Tĩnh), Thanh Trà (Thừa

Thiên Huế)…

Sản xuất chè

Tính đến năm 2012, diện tích chè của

vùng Bắc Trung Bộ là 10,9 nghìn ha, chiếm

8,5% tổng diện tích chè cả nước, với năng

suất trung bình năm 2012 là 71,5 tạ/ha, cung

cấp 90,5 nghìn tấn búp tươi. Trong những

năm trở lại đây, diện tích chè của vùng đang

có xu hướng giảm dần, trong khi đó việc đưa

vào sản xuất nhiều giống chè mới đã cải

thiện được năng suất chè từ 52,8 tạ/ha năm

2010 lên 71,5 tạ/ha năm 2012. Vì vậy năng

suất chè bình quân của vùng mới chỉ bằng

78,8% năng suất bình quân cả nước.

Sản xuất mía

Là một vùng nguyên liệu phục vụ các

nhà máy chế biến đường lớn nhất cả nước

nên diện tích đất trồng mía liên tục tăng

trong giai đoạn 2010-2012, năm 2012 diện

tích trồng mía tăng 6,5 nghìn ha so với năm

2010, tăng bình quân 2,89%. Sản lượng mía

năm 2012 đạt 3453,1 nghìn tấn, bình quân

tăng 5,04%/năm trong toàn bộ giai đoạn

2008-2012.

Hiện nay trên toàn vùng có 7 nhà máy

đường công nghiệp với tổng công suất

khoảng trên 22,2 nghìn tấn mía cây/ngày,

trong đó sản xuất công nghiệp chiếm 80%.

Các nhà máy có công nghệ và thiết bị hiện

đại chiếm 67% tổng công suất. Chất lượng

đường sản xuất công nghiệp đạt tiêu chuẩn

Việt Nam và xuất khẩu, một số nhà máy đạt

tiêu chuẩn ISO-9002 như: Công ty Cổ phần

Mía đường Lam Sơn (Thọ Xuân-Thanh

Hóa), Nhà máy Mía đường Việt-Đài (Thạch

Thành-Thanh Hóa).

Sản xuất cây cao su

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính

đến nay, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã trồng

vượt quy hoạch, với 80.470 ha cao su theo

mô hình đại điền và tiểu điền. Diện tích cây

cao su tăng nhanh là do cao su tiểu điền phát

triển vượt kiểm soát của địa phương, nhất là

giai đoạn từ năm 2009-2011 khi giá cao su

đạt mức cao kỷ lục (120 triệu đồng/tấn).

Vùng trồng cao su tập trung ở các huyện: Bố

Trạch (Quảng Bình); Vĩnh Linh, Gio Linh

(Quảng Trị); Nghĩa Đàn (Nghệ An); Như

Xuân (Thanh Hóa).

Hiệu quả thực tế từ cây cao su có thể

khẳng định chủ trương phát triển cây cao su

trên địa bàn vùng là hoàn toàn đúng đắn, hợp

lòng dân. Khai thác được tiềm năng lợi thế,

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội,

xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên, để đảm

bảo phát triển bền vững hơn, các tỉnh đang rà

soát lại quy hoạch chi tiết các vùng trồng cây

cao su. Không mở rộng thêm diện tích cây

cao su ở vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp với

gió bão. Khuyến cáo, hỗ trợ bà con nông dân

chuyển đổi một số diện tích bị thiệt hại sang

trồng hồ tiêu, sắn, khoai, trồng cỏ nuôi bò,

Page 9: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 9

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

trồng rừng ít chịu ảnh hưởng của gió bão.

Tăng cường trồng và bảo vệ các vành đai

rừng chắn gió cho các vườn cây cao su và

vành đai rừng phòng hộ ven biển. Nghiên

cứu các biện pháp trồng, chăm sóc cây cao su

cho phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết

miền Trung.

2. Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi là ngành quan trọng

trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của

vùng Bắc Trung Bộ nhưng do dịch bệnh,

thiên tai và giá cả đầu vào tăng cao nên việc

phát triển chăn nuôi trong giai đoạn 2010-

2012 gặp nhiều khó khăn, tỷ trọng chăn nuôi

trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

giảm từ 25,2% năm 2010 giảm xuống còn

20% vào năm 2012. Tuy nhiên, ngành chăn

nuôi bước đầu đã phát triển theo hướng sản

xuất hàng hóa, các tiến bộ về giống được ứng

dụng đã nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện

nay, một số vùng chăn nuôi trâu, bò tập trung

ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa,

Nghệ An, Quảng Bình.

Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng ngành

chăn nuôi của vùng chưa phát huy được sức

mạnh do ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi

chưa phát triển, đầu ra phụ thuộc chủ yếu vào

thị trường nội địa, toàn vùng hiện nay mới

chỉ có 4 cơ sở/nhà máy chế biến thịt gia súc

giết mổ quy mô 4.000 tấn/năm, còn lại chỉ là

cơ sở chế biến nhỏ lẻ, trình độ công nghệ thủ

công. Mặt khác chất lượng sản phẩm của

ngành chăn nuôi chưa cao nên chưa có khả

năng đáp ứng được nhu cầu thị trường và

xuất khẩu.

3. Ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một thế mạnh của vùng

Bắc Trung Bộ, với đặc điểm địa lý, địa hình

hẹp bề ngang, núi dốc và có đường bờ biển

kéo dài. Nên rừng có vai trò quan trọng trong

việc ngăn lũ từ thượng nguồn và giảm thiệt

hại do mưa bão gây ra.

Trong phạm vi 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

với diện tích 2.852,2 nghìn ha rừng các loại,

trong đó có 24% là rừng trồng, độ che phủ

đạt khoảng 42,1%. Năm 2012, diện tích rừng

tăng nhanh với tốc độ bình quân khoảng

3,4% chủ yếu là do khoang nuôi và tái sinh

rừng tự nhiên.

Diện tích rừng phân bố không đều, tập

trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa (565,2

nghìn hecta), Nghệ An (888,6 nghìn hecta),

Quảng Bình (574,2 nghìn hecta). Đây cũng là

vùng có diện tích rừng tự nhiên đứng thứ hai

cả nước (2167,1 nghìn ha), chỉ sau vùng Tây

Nguyên. Trong công tác trồng rừng, bảo vệ

rừng vùng Bắc Trung Bộ thực hiện đạt hiệu

quả cao nhất, năm 2012 đã trồng mới được

43,5 nghìn hecta, chiếm gần 60% diện tích

rừng trồng toàn vùng, cao nhất là Nghệ An

và Thanh Hóa. Các loại cây trồng mới chủ

yếu là: thông, keo, bạch đàn, phi lao, mỡ và

cây bản địa vùng ven biển; ở các vùng đầu

nguồn là: lát hoa, lim, huỳnh, gối, trám, giẻ,

trầm, quế… Các loại rừng đặc dụng, phòng

hộ và rừng sản xuất đã mang lại hiệu quả

hoạt động.

Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, tính

đến năm 2012 sản lượng gỗ khai thác trên

toàn vùng đạt khoảng 902,3 nghìn m3, gấp

1,04 lần so với năm 2010 và một sản phẩm

lâm sản ngoài gỗ như: Nhựa thông, tre, nứa,

luồng… Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi

của Bắc Trung Bộ như có các tỉnh : Thanh

Hóa, Nghệ An gần Hà Nội; có cảng biển

nước sâu: Vũng Áng, Chân Mây, Nghi

Sơn… rất thuận tiện cho việc vận chuyển

hàng hóa lâm sản sang các vùng khác và xuất

Page 10: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 10

khẩu đến các nước trong khu vực và thế giới.

Ngoài ra, việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc

Trung Bộ còn có tác dụng phòng chống lụt

bảo, chống sa mạc hóa và sự di chuyển của

các cồn cát lấn đất nông nghiệp và tạo nguyên

liệu cho các nhà máy giấy phát triển.

Sản xuất tre, luồng: Ngoài một số loại cây

lâm nghiệp khác… thì cây tre, luồng ở vùng

Bắc Trung Bộ cũng là một trong những loại

cây trồng tập trung với diện tích lớn mang lại

nguồn thu cho người sản xuất lâm nghiệp. Hiện

nay, cây tre, luồng được trồng nhiều ở Nghệ

An, Thanh Hóa, Hà Tỉnh, cung cấp cho thị

trường 137.112 nghìn cây (số liệu năm 2012).

4. Ngành thủy hải sản

Giai đoạn 2010-2012, ngành thủy sản của

vùng có mức tăng trưởng tương đối khá. Diện

tích nuôi trồng tăng bình quân 0,53%/năm, sản

lượng nuôi trồng tăng 5,09%/năm (bình quân cả

nước tăng 6,01%/năm), sản lượng khai thác

tăng 4,57%/năm (cả nước tăng 3,11%/năm).

Nổi bật có những tỉnh đạt mắc tăng trưởng cao

như: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Nghệ An,…

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy

sản vùng Bắc Trung Bộ năm 2012 đạt xấp xỉ

55.000 hecta, trong đó tập trung nhiều ở:

Thanh Hóa, Nghệ An. Một số tỉnh còn lại

diện tích tương đối thấp như : Quảng Bình,

Quảng Trị. Hầu hết các tỉnh Bắc Trung Bộ

nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước

ao hồ, diện tích các lưu vực sông suối, mặt

nước lợ, đầm phá nước ngọt với diện tích lớn

nên rất thuân lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

Năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản đã

tăng 1,14 nghìn ha (gấp 1,02 lần) so với năm

2010. Sản lượng nuôi trồng năm sau cao hơn

năm trước, năm 2010 tổng sản lượng nuôi

trồng đạt 99,3 nghìn tấn, đến năm 2012 đã

tăng lên 121,1 nghìn tấn (gấp 1,21 lần).

Các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

dọc theo các huyện ven biển từ Thanh Hóa

trở vào Thừa Thiên Huế, chiếm trên 50% diện

tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng.

Năm 2012, sản lượng khai thác toàn vùng

đạt hơn 301,8 nghìn tấn. Các tỉnh như Thanh

Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế

có lợi thế bờ biển dài với nhiều cửa lạch nhỏ,

trữ lượng hải sản lớn nên hàng năm khả năng

khai thác trên 40 nghìn tấn, chiếm trên 70%

trữ lượng khai thác toàn vùng, nhiều loài thủy

hải sản có giá trị kinh tế cao như : cá thu, cá

ngừ, các mú, mực… và các loại đặc sản như:

tôm, cua, hải sâm, rong câu chỉ vàng,…Tỉnh

có sản lượng khai thác hàng năm lớn nhất là

Nghệ An với sản lượng trên 90 nghìn tấn/năm

và Thanh Hóa với trên 83,7 nghìn tấn/năm.

Trong những năm gần đây, việc phát triển

nuôi tôm và mô hình lúa-cá được phát triển

rất mạnh ở khắp các tỉnh trong vùng. Diện

tích nuôi tôm tăng nhanh, chuyển từ sản xuất

nhỏ sang sản xuất hàng hóa để tạo giá trị xuất

khẩu, bước đầu mang lại thu nhập cho người

dân. Đây cũng là một hướng chuyển đổi cơ

cấu nông nghiệp, tăng thu nhập và xóa đói

giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, nhiều

tỉnh sử dụng diện tích bãi triều, rừng ngập

mặn, cửa sông chưa hợp lý, thống nhất với

quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết của từng

tiểu vùng, đầu tư chưa đúng mức, chưa đồng

bộ nên phát huy hiệu quả chưa tốt, có một số

nơi sử dụng diện tích mặt nước quá mức, tác

động tiêu cực tới sinh thái môi trường.

Năng lực chế biến thủy sản hiện tại được

đánh giá là dư thừa so với nguồn nguyên liệu

hiện có, đây là một nguyên nhân dẫn đến việc

cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu giữa

các doanh nghiệp trong vùng. Giá nguyên liệu

bị đẩy lên cao làm cho giá thành các sản

Page 11: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 11

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

phẩm thủy sản của vùng nói riêng và cả nước

nói chung cao hơn giá thành sản xuất của các

sản phẩm tương ứng của các nước trong khu

vực làm lợi thế cạnh tranh suy giảm.

Đến giải pháp

1. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng

vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Về quy hoạch, tập trung rà soát lại các

quy hoạch đã xây dựng để điều chỉnh và bổ

sung cho phù hợp với quy hoạch chung của

toàn vùng trên cơ sở quy hoạch chung của

từng tỉnh. Quy hoạch các vùng sản xuất

nông nghiệp hàng hóa và nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao trong từng địa phương

và trong vùng.

Khảo sát, đánh giá hiệu quả kinh tế những

diện tích cây trồng chủ yếu (bao gồm cả

nông, lâm nghiệp) trước đây, từ đó tiến hành

xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

vật nuôi, tạo các vùng sản xuất hàng hóa tập

trung cho thu nhập cao, ổn định. Khai thác

tiềm năng của cảnh quan vùng nông nghiệp

ven đô, ven khu công nghiệp và khu kinh tế,

để phát triển du lịch là những hướng cần

được khuyến khích và có chính sách ưu đãi

để hình thành hệ thống đô thị nông thôn

trong quá trình phát triển của vùng.

Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ cho sản xuất hàng hóa và

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Thủy lợi: Quy hoạch các lưu vực sông

làm cơ sở xây dựng các hồ chứa thủy lợi có

tác dụng tổng hợp, đập dâng, đập ngăn mặn

nhằm mục đích chống hạn, cắt lũ phục vụ

sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân: Cửa Đạt

(Thanh Hóa), Bản Mòng, Thác muối Vệ

Vừng (Nghệ An), Ngàn Trươi, sông Trí, Đũ

Điểm (Hà Tĩnh), Rào Đá, Bang (Quảng

Bình), Ái Tử (Quảng Trị), Tả Trạch, Bình

Điền (Thừa Thiên Huế)…, các công trình

phát điện Bản Vẻ, Khe Bố (Nghệ An), Rào

Quán (Quảng Trị), tiếp tục xây dựng các hồ

chứa vừa và nhỏ để chủ động điều tiết nước

tưới, cấp nước, phát điện giảm lũ cho hạ du.

Có giải pháp thủy lợi góp phần chống sa

mạc hóa các vùng cát ven biển. Tập trung

nghiên cứu nguồn nước và phương thức cấp

nước, quy trình cấp nước cho các hộ kinh tế

ven biển, nhất là công nghiệp, thủy sản.

- Giao thông: Quy hoạch các đường

ngang nối quốc lộ 1 với đường Hồ Chí

Minh tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu

hàng hóa và đi lại. Kết hợp vào đó là quy

hoạch các khu thị trấn, thị tứ ở những nơi

giao cắt làm đầu mối cho các dịch vụ thu

gom, chế biến, trao đổi các sản phẩm nông

nghiệp, thông tin khoa học và công nghệ.

Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến,

bảo quản nông sản

Đổi mới công nghệ chế biến tại các nhà

máy chế biến trong vùng nhằm năng cao

năng lực chế biến, nâng cao giá trị nông sản.

Tập trung xây dựng các nhà máy chế

biến ở các tỉnh trọng điểm sản xuất cà phê,

cao su, nguyên liệu giấy, thủy hải sản,….

- Đối với Thanh Hóa: Xây dựng Nhà

máy giấy Hậu Lộc, giấy Lam Sơn, Mộc

Sơn, nhà máy chế biến cao su tại Khu công

nghiệp Lễ Môn.

- Đối với Hà Tĩnh: Xưởng chế biến dầu

thực vật, chế biến chè tại thành phố Hà

Tĩnh, chế biến cao su tại Hương Khê,…

- Đối với Quảng Bình: Xây dựng cơ sở

chế biến đồ hộp và gỗ ván dăm tại Khu

công nghiệp Đồng Hới, kết hợp nâng cấp

một số cơ sở chế biến hiện có.

Page 12: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 12

- Đối với Quảng Trị: Xây dựng cơ sở

chế biến thủy sản đông lạnh tại Khu công

nghiệp Cửa Việt, nhà máy chế biến cao su

tại Gio Linh, chế biến cà phê tại Hướng

Hóa, Cam Lộ, chế biến gỗ ván dăm tại

Đông Hà.

- Đối với Thừa Thiên Huế: Xây dựng

nhà máy chế biến hải sản tại Thuận An...

Ngoài ra khuyến khích các thành phần

kinh tế xây dựng các cơ sở chế biến vừa và

nhỏ ở các địa phương để thu gom sơ chế, làm

vệ tinh cho các nhà máy chế biến trong vùng.

Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp

- Các địa phương cần có định hướng

chiến lược nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác

thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ

sản phẩm hàng hóa nông sản. Đồng thời

chủ động hợp tác, khuyến khích các thành

phần, tổ chức kinh tế tham gia thiết lập các

mạng lưới thu mua rộng khắp nhằm thu

mua trực tiếp từ nông dân, bao tiêu sản

phẩm nông sản hàng hóa, gắn chế biến với

tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng các chợ đầu mối để làm nơi

giao lưu trao đổi hàng hóa nông sản, trao

đổi thông tin đầu vào-đầu ra ở những vùng

có sản phẩm hàng hóa tập trung, trước mắt

cần ưu tiên bố trí xây dựng ở những trung

tâm huyện lỵ, thị xã ở các tỉnh trong vùng.

- Tăng cường công tác tiếp thị, hội chợ

triển lãm nhằm quảng bá các sản phẩm có

khả năng xuất khẩu trong vùng. Xúc tiến

nghiên cứu, đăng ký thương hiệu sản phẩm

hàng hóa trên thị trường quốc tế như các

sản phẩm: bưởi Phúc Trạch, cam Xã Đoài,

lạc, cà phê Hướng Hóa, tiêu Tân Lâm…).

2. Giải pháp về đầu tư thâm canh, tăng

năng suất cây trồng, vật nuôi

Trồng trọt

Nghiên cứu chọn tạo giống và công nghệ

sản xuất giống cây trồng có năng suất cao và

chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường

trong nước và xuất khẩu, chống chịu điều

kiện bất lợi (hạn, mặn, ngập, nóng, lạnh…),

tập trung vào các cây trồng có lợi thế cạnh

tranh: lúa gạo, cây trồng có tiềm năng phát

triển: hồ tiêu, cà phê, chè; các cây trồng thay

thế nhập khẩu: ngô, đậu tương, mía đường.

Nghiên cứu đồng bộ các biện pháp kỹ

thuật thâm canh tăng năng suất các loại cây

trồng mới được chọn tạo ở từng vùng sinh

thái, ưu tiên nghiên cứu các biện pháp tiết

kiệm đầu vào, tăng hiệu quả, thân thiện môi

trường và bền vững. Nghiên cứu các biện

pháp bảo vệ, chống xói mòn, tăng hiệu quả

sử dụng đất, trước hết là đất trồng cây lương

thực, cây công nghiệp và đất rừng trồng.

Chăn nuôi

Đối với lợn, nghiên cứu lai tạo các dòng

lợn mới có năng suất và chất lượng thịt cao,

nghiên cứu xác định các tổ hợp đực lai cuối

cùng để tạo con lai thương phẩm; đánh giá

tiềm năng sinh học của các giống lợn nội,

giống đặc sản.

Đối với gà, nghiên cứu chọn tạo bộ giống

gà công nghiệp chuyên thịt, chuyên trứng,

các dòng gà lông màu chất lượng cao; chọn

lọc, phục tráng các dòng gà đặc sản có nhu

cầu của thị trường.

Đối với bò thịt, bò sữa, nghiên cứu lai tạo,

chọn lọc nâng cao năng suất, chất lượng

giống phù hợp với từng vùng sinh thái và điều

kiện chăn nuôi. Đối với các giống bò khác,

kết hợp chọn lọc giống nhập nội, lai tạo giống

mới, chọn lọc nhân thuần giống địa phương.

Thủy sản

* Nuôi trồng thủy sản

Page 13: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 13

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

- Nghiên cứu chọn tạo giống các loài chủ

lực của vùng (tôm sú, tôm thẻ chân trắng,

nghêu, cá rô phi, cá giò, cá chẽm, sá song,

hàu, tu hài) và hoàn thiện qui trình sản xuất

giống tôm thẻ chân trắng, tôm sú, rô phi,

nghêu, cá biển sạch ...

- Nghiên cứu quy trình công nghệ tiên tiến

nuôi thâm canh, công nghiệp các loài chủ

lực, chú trọng tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá

rô phi, nghêu, cá giò, cá chẽm, cá song hiệu

quả, bền vững và đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm.

* Khai thác, nguồn lợi và công nghệ sau

thu hoạch

- Nghiên cứu vật liệu thay thế gỗ để đóng

tàu cá và thiết kế các mẫu tàu cá hoạt động

hiệu quả, an toàn ở vùng biển xa bờ; thiết kế

và chế tạo hệ thống thiết bị, máy móc phục

vụ có khí hóa và tự động hóa các thao tác

khai thác hải sản;

- Nghiên cứu các giải pháp hiện đại hóa

tàu cá, tổ chức sản xuất và phát triển chuỗi

giá trị các nghề khai thác hải sản xa bờ; và

nghiên cứu hệ thống thiết bị và đề xuất các

giải pháp giảm thất thoát sau thu hoạch các

sản phẩm trên tàu cá xa bờ.

Lâm nghiệp

* Quản lý và quy hoạch đất lâm nghiệp

Cần xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết

phân định rõ ràng, chính xác ranh giới giữa các

loại rừng để sử dụng có hiệu quả cao nhất.

Khẩn trương hoàn thành quy hoạch, kế

hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm

2020 từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã để làm

căn cứ triển khai thực hiện.

Tăng cường rà soát và đẩy mạnh giao, cho

thuê rừng cho các tổ chức, cộng đồng dân cư,

hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo tất cả diện tích

rừng có chủ quản lý cụ thể.

* Đối với rừng và đất rừng tự nhiên

Cần phải ổn định quy hoạch, có kế hoạch

chuyển hóa rừng nghèo và nương rẫy thành

rừng sản xuất có giá trị lớn hơn.

* Đối với rừng trồng

Rừng trồng chuyển đổi sang hướng kinh

doanh gỗ lớn, việc trồng rừng phải được tổ

chức thâm canh cao, sử dụng cây gỗ lớn mọc

nhanh hoặc cây bản địa mọc nhanh.

* Đối với rừng ngập mặn

Cần có sự thống nhất về tổ chức quản lý

rừng ngập mặn tại các tỉnh để tăng hiệu quả

của công tác quản lý, bảo vệ và là đầu mối

tiếp nhận, triển khai các dự án đầu tư cho

rừng ngập mặn.

* Đối với rừng phòng hộ trên cát

Đối với vùng cát bay, cát nhảy cần tiếp

tục tiến hành trồng rừng phòng hộ cố định

cát, cải tạo đất và nước ngầm.

Đối với vùng cát nội đồng, ngoài những

thành công trong việc trồng rừng (như đối

với loài keo lá liềm…) cần tiếp tục nghiên

cứu thêm một số loài cây khác. Tiếp tục cải

tạo những diện tích rừng trên cát có chất

lượng thấp, chưa hiệu quả bằng việc trồng bổ

sung thêm các loài cây có giá trị phòng hộ và

giá trị kinh tế cao hơn.

Tiếp tục xây dựng quy hoạch chi tiết phân

cấp rừng phòng hộ cho vùng đất cát (rất xung

yếu, xung yếu, ít xung yếu) để có kế hoạch

trồng rừng mới, cảo tạo và quản lý hiệu quả.

BBT

(Lược trích tham luận “Đặc điểm, tiềm năng,

lợi thế liên quan đến sản xuất nông nghiệp và

phát triển nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ”

của Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng)

Page 14: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 14

ISO là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

(The International Organization for

Standardization). ISO được thành lập năm

1947, trụ sở tại Geneva, áp dụng hơn 150

nước. Việt Nam là thành viên chính thức từ

năm 1977 và hiện nay đã được bầu vào ban

chấp hành ISO.

ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống

quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa

quốc tế (ISO) ban

hành, có thể áp dụng

trong mọi lĩnh vực sản

xuất, kinh doanh, dịch

vụ và cho mọi quy mô

hoạt động.

ISO 9001 đưa ra

các chuẩn mực cho hệ

thống quản lý chất

lượng, không phải là

tiêu chuẩn cho sản

phẩm. Việc áp dụng

ISO 9001 vào doanh

nghiệp đã tạo được

cách làm việc khoa

học, tạo ra sự nhất

quán trong công việc,

chuẩn hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ

được nhiều thủ tục không cần thiết, rút ngắn

thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra

những sai lỗi hoặc sai sót trong công việc,

đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng

như ý thức của cán bộ công nhân viên nâng

lên rõ rệt.

ISO 9001:2008 là một tiêu chuẩn quy định

chuẩn mực cho một hệ thống quản lý khoa

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008

LTS: Ngày 28/8/2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ

công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO

9001:2008. Theo đó, các lĩnh vực hoạt động của Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế được

công bố bao gồm 26 quy trình thuộc lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính và 24 quy trình

thuộc các lĩnh vực nội bộ, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành.

Nhân sự kiện này, Bản tin Khoa học và Công nghệ xin chia sẻ một vài nội dung liên

quan đến ISO 9001:2008 cũng như những thông tin quan trọng để bạn đọc hiểu rõ hơn về

hệ thống quản lý chất lượng này.

Page 15: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 15

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

học, chặc chẽ đã được quốc tế công nhận,

ISO 9001:2008 dành cho tất cả các loại hình

doanh nghiệp, từ doanh nghiệp rất lớn như

các tập đoàn đa quốc gia đến những doanh

nghiệp rất nhỏ với nhân sự nhỏ hơn 10

người. Một doanh nghiệp muốn liên tục tăng

trưởng, đạt được lợi nhuận cao và liên tục

duy trì tỷ suất lợi nhuận cao, doanh nghiệp

đó nhất định phải có một hệ thống quản lý

khoa học chặc chẽ như ISO 9001:2008 để sử

dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực hiện có.

Tổ chức cần xây dựng Hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là

tổ chức muốn khẳng định khả năng cung cấp

các sản phẩm một cách ổn định đáp ứng các

yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định

thích hợp. Tổ chức muốn nâng cao sự thoả

mãn của khách hàng. Tổ chức cần cải tiến

liên tục kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh nhằm đạt được các mục tiêu. Tăng lợi

nhuận, tăng sản phẩm và giảm sản phẩm hư

hỏng, giảm lãng phí.

Các yêu cầu cần kiểm soát của tiêu chuẩn

ISO 9001:2008:

- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ:

Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu

bên ngoài, và dữ liệu của công ty

- Trách nhiệm của lãnh đạo: Cam kết của

lãnh đạo; Định hướng khách hàng; Thiết lập

chính sách chất lượng, và mục tiêu chất

lượng cho các phòng ban; Xác định trách

nhiệm quyền hạn cho từng chức danh; Thiết

lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ; Tiến

hành xem xét của lãnh đạo;

- Quản lý nguồn lực: Cung cấp nguồn

lực; Tuyển dụng; Đào tạo; Cơ sở hạ tầng; Môi

trường làm việc;

- Tạo sản phẩm: Hoạch định sản phẩm;

Xác định các yêu cầu liên quan đến khách

hàng; Kiểm soát thiết kế; Kiểm soát mua

hàng; Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch

vụ; Kiểm soát thiết bị đo lường;

- Đo lường phân tích và cải tiến: Đo lường

sự thoả mãn của khách hàng; Đánh giá nội bộ;

Theo dõi và đo lường các quá trình; Theo dõi

và đo lường sản phẩm; Kiểm soát sản phẩm

không phù hợp; Phân tích dữ liệu; Hành động

khắc phục; Hành động phòng ngừa.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có tên gọi đầy

đủ là “các yêu cầu đối với hệ thống quản lý

chất lượng”. ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn

ISO 9001 được ban hành lần thứ 4 vào năm

2008 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu

chuẩn ISO 9001.

ISO 9001 hiện nay được xem là một trong

những giải pháp căn bản nhất, là nền tản đầu

tiên để nâng cao năng lực của bộ máy quản lý

doanh nghiệp. Chính vì vậy hầu hết các

doanh nghiệp khi muốn cải tổ bộ máy, nâng

cao năng lực cạnh tranh đều chọn áp dụng

ISO 9001:2008 cho doanh nghiệp mình rồi

sau đó lần lượt áp dụng các hệ thống tiên

tiến hơn như TQM (quản lý chất lượng

toàn diện), Lean production (sản xuất tinh

gọn), 6 sigma (triết lý cải tiến theo nguyên

lý 6 sigma),…

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là quyển tiêu

chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2008

(ISO 9000:2008 series). Doanh nghiệp muốn

triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008

cần phải đọc và làm theo 2 quyển tiêu chuẩn

sau của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2008:

- ISO 9000:2005 (tiêu chuẩn Việt Nam

tương đương: TCVN ISO 9000:2007) để có

thể hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ dùng

trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Tên của

tiêu chuẩn ISO 9000:2005 là “Cơ sở và từ

vựng của hệ thống quản lý chất lượng”.

Page 16: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 16

- ISO 9001:2008 (tiêu chuẩn Việt Nam

tương đương: TCVN ISO 9001:2008) để biết

được những yêu cầu gì mà hệ thống quản lý

của Doanh nghiệp mình cần phải đáp ứng.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả của hệ

thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp có

thể nghiên cứu và vận dụng theo hướng dẫn

của tiêu chuẩn ISO 9004:2009.

Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001:2008:

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 quy định các yêu

cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cho

tổ chức: Cần chứng tỏ khả năng cung cấp

một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu

cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu

của luật định liên quan đến sản phẩm. Muốn

nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông

qua việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý

chất lượng theo theo tiêu chuẩn ISO

9001:2008. Việc duy trì bao gồm việc cải

tiến liên tục hệ thống nhằm đảm bảo sự phù

hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu

luật định liên quan đến sản phẩm.

8 nguyên tắc quản lý chất lượng là những

nguyên tắc cơ bản hình thành nên nội dung

của tiêu chuẩn ISO 9001. ISO 9001 là một

tiêu chuẩn được hình thành nhờ tích lũy kinh

nghiệm thực tiễn từ nhiều trường hợp thành

công lẫn thất bại của nhiều công ty trên toàn

thế giới. Qua nghiên cứu, các chuyên gia của

tổ chức ISO đã nhận thấy có 8 nguyên tắc

quản lý chất lượng cần được xem là nền tảng

để xây dựng nên chuẩn mực cho một hệ

thống quản lý chất lượng, đó là: Nguyên tắc

1: Định hướng vào khách hàng; Nguyên tắc

2: Trách nhiệm của lãnh đạo; Nguyên tắc 3:

Sự tham gia của mọi người; Nguyên tắc 4:

Tiếp cận theo quá trình; Nguyên tắc 5: Tiếp

cận theo hệ thống; Nguyên tắc 6: Cải tiến

liên tục; Nguyên tắc 7: Quyết dịnh dựa trên

sự kiện; Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng

có lợi với nhà cung ứng. 8 nguyên tắc quản

lý chất lượng này được nêu trong tiêu chuẩn

ISO 9000:2005 (TCVN 9000:2007) nhằm

giúp cho lãnh đạo của doanh nghiệp nắm

vững phần hồn của ISO 9001:2008 và sử

dụng để dẫn dắt doanh nghiệp đạt được

những kết quả cao hơn khi áp dụng ISO

9001:2008 cho doanh nghiệp của mình.

Triết lý về quản lý chất lượng:

- Hệ thống chất lượng quyết định chất

lượng sản phẩm, sản phẩm tạo ra là một quá

trình liên kết của tất cả các bộ phận, là quá

trình biến đầu vào thành đầu ra đến tay người

tiêu dùng, không chỉ có các thông số kỹ thuật

bên sản xuất mà còn là sự hiệu quả của bộ

phận khác như bộ phận hành chính, nhân sự,

tài chính.

- Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng

nhất, tiết kiệm nhất. Chú trọng phòng ngừa

ngay từ ban đầu đảm bảo giảm thiểu sai hỏng

không đáng có, tiết kiệm thời gian, nhân

lực... Có các hoạt động điều chỉnh trong quá

trình hoạt động, đầu cuối của quá trình này là

đầu vào của quá trình kia.

- Làm đúng ngay từ đầu là biện pháp

phòng ngừa tốt nhất. Như đã nói ở trên, mỗi

thành viên có công việc khác nhau tạo thành

chuỗi móc xích liên kết với nhau, đầu ra của

người này là đầu vào của người kia.

- Quản trị theo quá trình và ra quyết đinh

dựa trên sự kiện, dữ liệu. Kết quả mong

muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi

các nguồn lực và các họat động có liên quan

được quản lý như một quá trình. Mọi quyết

định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích

dữ liệu và thông tin.

Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2008:

Điều khoản 0: Giới thiệu. Điều khoản 1.

Page 17: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 17

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

Phạm vi áp dụng. Điều khoản 2. Tài liệu viện

dẫn. Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa.

Điều khoản 4: Yêu cầu chung đối với hệ

thống quản lý chất lượng. Điều khoản 5:

Trách nhiệm lãnh đạo; Điều khoản 6: Quản

lý nguồn lực. Điều khoản 7: Tạo sản phẩm.

Điều khoản 8: Đo lường, phân tích, cải tiến.

Theo yêu cầu của tiêu chuẩn khi xây dựng

ISO 9001:2008, doanh nghiệp phải ban hành

và áp dụng tối thiểu các tài liệu sau: Chính

sách chất lượng; Mục tiêu chất lượng của

công ty và mục tiêu chất lượng của từng cấp

phòng ban chức năng; Sổ tay chất lượng;

Có 6 thủ tục (quy trình) cơ bản sau: kiểm

soát tài liệu; kiểm soát hồ sơ; đánh giá nội

bộ; kiểm soát sản phẩm không phù hợp; hành

động khắc phục; hành động phòng ngừa.

Thông thường có thể kết hợp thủ tục hành

động khắc và hành động phòng ngừa vào một

thủ tục là thủ tục hành động khắc phục và

phòng ngừa.

Ngoài ra, để chứng minh doanh nghiệp có

áp dụng và duy trì việc áp dụng ISO

9001:2008, doanh nghiệp phải lập và lưu giữ

tối thiểu các hồ sơ để cung cấp cho các tổ chức

chứng nhận cấp chứng nhận ISO 9001:2008.

Ngoài những thủ tục,

hồ sơ bắt buộc phải có

theo yêu cầu của tiêu

chuẩn ISO 9001:2008,

doanh nghiệp có thể xây

dựng thêm các thủ tục,

hướng dẫn công việc và

lập các hồ sơ cần thiết

nhằm đảm bảo hệ thống

quản lý có hiệu lực và

hiệu quả.

Tóm lại, hệ thống

quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không thể bảo

đảm rằng các quá trình và sản phẩm không

có lỗi. Nhưng chắc chắn rằng hệ thống này

tạo nên sức mạnh và sự tin cậy của tổ chức,

nhờ vào việc có được chính sách và mục tiêu

chất lượng rõ ràng, có sự quan tâm của Lãnh

đạo cao nhất thông qua việc xem xét định kỳ

về toàn bộ hệ thống. Xây dựng được cơ cấu

tổ chức và phân bổ nguồn lực hợp lý để thực

hiện từng công việc tăng khả năng đạt yêu

cầu mong muốn. Các quy trình làm việc rõ

ràng và nhất quán, đảm bảo mỗi công việc sẽ

được thực hiện thích hợp và khoa học. Một

hệ thống mà ở đó luôn có sự phản hồi, cải

tiến để các sai lỗi, sai sót ở tất cả các bộ phận

ngày càng ít đi và hạn chế không lặp lại sai

lỗi, sai sót với nguyên nhân cũ đã từng xảy

ra. Một cơ chế để có thể định kỳ đánh giá

toàn diện nhằm liên tục cải tiến toàn bộ hệ

thống. Xây dựng được một quá trình bảo đảm

mọi yêu cầu của khách hàng đều chắc chắn

đạt được trước khi chấp nhận yêu cầu của

khách hàng.

PV

Page 18: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 18

Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong xây

dựng nông thôn mới là tăng thu nhập cho

nông dân thì công tác khuyến nông đóng vai

trò quan trọng trong việc giúp cho các địa

phương xây dựng và thực hiện có hiệu quả các

dự án phát triển sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng

các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để

nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả…

nhằm giúp cho người dân nâng cao thu nhập,

giảm tỷ lệ hộ nghèo, sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm mang tính bền vững, ổn định, góp phần

quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến trình

thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây

dựng nông thôn mới ở địa phương.

Trong 2 năm 2013, 2014,

huyện đã đầu tư kinh phí hơn

800 triệu đồng đưa vào khảo

nghiệm 8 mô hình như: Mô

hình trồng rau mùi sạch, mô

hình hành lá, mô hình giống

lạc mới, mô hình khảo nghiệm

lúa chất lượng cao RVT, mô

hình nuôi gà an toàn sinh học,

mô hình làm nấm rơm; mô hình

“cánh đồng mẫu lúa chất

lượng”. Các mô hình thuộc các

lĩnh vực sản xuất đã được khảo

sát, đánh giá đúng năng lực,

phù hợp với nhu cầu, điều kiện

đất đai, vị trí địa lý, có ưu thế

về tiềm năng, thế mạnh của từng xã. Trong

đó, phải kể đến các mô hình khảo nghiệm các

giống lúa chất lượng cao, nuôi gà sử dụng

đệm lót sinh học, mô hình sản xuất nấm rơm

và phân bón hữu cơ tại nông hộ... Sau khi đưa

vào thử nghiệm và mang được hiệu quả, các

hộ dân đã từng bước nhân rộng mô hình.

Cùng với các mô hình được triển khai từ

nguồn kinh phí của huyện, trong năm 2013,

huyện Quảng Điền cũng đã tranh thủ sự hỗ

trợ của các dự án để triển khai các mô hình

như: Phục tráng và mở rộng diện tích lúa địa

phương (gạo đỏ) tại HTX Nông nghiệp Tam

Giang. Ngoài ra, mô hình nhân giống lạc mới

CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, trong thời gian qua, Trạm Khuyến nông

lâm ngư (KNLN) huyện Quảng Điền đã đưa vào thực hiện các mô hình phát triển cây trồng,

vật nuôi trọng điểm của ngành như: Mô hình lúa xác nhận RVT, mô hình hành lá, mô hình

hầm khí sinh học biogas… Các mô hình này không những mang lại hiệu quả kinh tế cho

người sản xuất mà còn góp phần rất lớn trong thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Quảng Điền chung tay xây dựng nông thôn mới

Page 19: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 19

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

vụ hè thu tại Quảng Phú; mô hình nuôi trồng

nấm sò bằng nguyên liệu mùn cưa tại xã

Quảng Phú; mô hình nuôi thương phẩm cá

trắm đen ở xã Quảng Thọ cũng được triển

khai thực hiện. Kết quả không chỉ mang lại

thu nhập cao cho người dân, góp phần

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà

còn tạo nên sự đồng thuận giữa người dân và

chính quyền địa phương.

Bên cạnh nguồn kinh phí khuyến nông từ

ngân sách nhà nước, các địa phương còn

tranh thủ, thu hút kinh phí, nguồn lực trong

nhân dân để hoạt động đã góp phần tăng

cường năng lực, đổi mới phương thức hoạt

động khuyến nông các cấp, nhất là cơ sở.

Mỗi mô hình hoạt động khuyến nông nói

trên, kinh phí đầu tư của người nông dân

chiếm tỷ lệ trên 40%. Qua các lần đánh giá,

tổng kết các mô hình cho thấy, các mô hình

đều được triển khai đạt kết quả tốt, phù hợp

với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của từng

địa phương, nông dân được tập huấn, đào tạo

nghề và phát triển sản xuất theo hướng tổ,

nhóm hợp tác. Qua trao đổi với bà Trần Thị

Hồng Vân, Phó trưởng Trạm KNLN huyện

Quảng Điền được biết: “Hầu hết các mô

hình khuyến nông trên địa bàn huyện Quảng

Điền đều triển khai thực hiện có hiệu quả. Để

nâng cao hiệu quả các mô hình khuyến nông,

Trạm Khuyến Nông Lâm Ngư huyện đã phối

hợp các xã, thị trấn, các đơn vị chuyển giao

khoa học kỹ thuật cần xem xét điều kiện thực

tế ở cơ sở, đặc tính của từng loại cây trồng,

vật nuôi, nhờ vậy hiệu quả kinh tế trên đơn vị

diện tích canh tác mang lại khá cao và rất

triển vọng phát triển trên địa bàn huyện”.

Bên cạnh đó, thông qua nguồn vốn

khuyến nông, đã hỗ trợ người dân 150 triệu

xây dựng 20 hầm khí sinh học biogas. Tâm

sự với chúng tôi về những tác dụng của hầm

khi sinh học biogas mang lại trên địa bàn

huyện, bà Trần Thị Hồng Vân, cho biết thêm:

“Qua điều tra, khảo sát của xã và các cơ quan

chuyên môn cho thấy, nếu một gia đình có 5

người, khi sử dụng khí sinh học BIOGAS,

mỗi tháng sẽ tiết kiệm được trên 250 ngàn

đồng”. Đối với một huyện có thế mạnh chăn

nuôi như Quảng Điền, sử dụng hầm khí BIO-

GAS sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế cho

mỗi gia đình, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường… Có thể khẳng định, chương trình

tiết kiệm năng lượng, sử dụng hầm khí sinh

học xử lý chất thải chăn nuôi đã góp phần rất

lớn trong việc xử lý môi trường tại chỗ ở

nông thôn, hạn chế ô nhiễm không khí, giữ

gìn cảnh quan, tăng cường sự đoàn kết, gắn

bó trong cộng đồng đân cư, cải thiện chất

lượng cuộc sống, giảm thiểu áp lực đối với

phụ nữ ở nông thôn...Mặt khác, chương trình

cũng đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát

triển, mở rộng quy mô, hạn chế dịch bệnh gia

súc, gia cầm, đồng thời tiết kiệm chi phí chất

đốt trong sinh hoạt và thay thế một phần

nguồn điện thắp sáng.

Với tinh thần chủ động, tích cực đồng

hành cùng phong trào xây dựng nông thôn

mới, Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện đã

và đang phối hợp với các cấp, các ngành, các

địa phương và bà con nông dân tập trung mọi

nguồn lực, trí tuệ và quyết tâm đẩy mạnh

phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo

hướng nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị

thu nhập cho bà con nông dân, làm nền tảng

vững chắc cho việc hiện thực các tiêu chí xây

dựng nông thôn mới như kế hoạch của huyện

đã đề ra..

Công Cường

Page 20: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 20

BỐ TRÍ TỐI ĐA KINH PHÍ CHO CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ

đạo yêu cầu Bộ Tài chính bố trí tối đa

kinh phí cho Chương trình khoa học và

công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia.

Để đảm bảo phù hợp với khả năng cân

đối của ngân sách nhà nước trong năm

2015, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ

Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ:

Kế hoạch và Đầu tư, KH&CN dự kiến

kinh phí cho năm 2015 ở mức tối đa

phù hợp với khả năng cân đối của ngân

sách nhà nước để hoàn thành ở mức

cao nhất Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2011-2015. Thủ tướng Chính phủ yêu

cầu việc phối hợp xây dựng dự toán ngân sách cho KH&CN hàng năm phải thực hiện theo

quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật KH&CN và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Theo quy định hiện hành, Chương trình KH&CN cấp quốc gia phải có mục tiêu, nội dung và

sản phẩm dự kiến phù hợp với khung chương trình, góp phần giải quyết những vấn đề

KH&CN ở tầm quốc gia, liên ngành và liên vùng; không trùng lặp về nội dung với các nhiệm

vụ KH&CN đã và đang thực hiện; có khả năng huy động nguồn lực từ các tổ chức

KH&CN, doanh nghiệp, các nhà khoa học trong nước và nước ngoài tham gia thực hiện; Tác

động đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; thời gian thực hiện đề tài, dự án phù

hợp với yêu cầu của chương trình. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở một trong các yêu cầu sau: Đưa ra luận cứ khoa học

cho việc giải quyết vấn đề thực tiễn trong hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, pháp luật của nhà nước; Tạo ra công nghệ mới, sản

phẩm mới có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc

phòng và an sinh xã hội, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực hoặc quốc tế; Có giá trị ứng

dụng cao, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Yêu cầu đối với dự án: Kết

quả nghiên cứu của đề tài KH&CN đã được hội đồng KH&CN đánh giá, nghiệm thu và kiến

nghị triển khai áp dụng; Kết quả khai thác sáng chế; sản phẩm KH&CN khác. Công nghệ

hoặc sản phẩm tạo ra có tính mới, tính tiên tiến so với công nghệ hiện có ở Việt Nam, có khả

năng thay thế nhập khẩu; Có khả năng huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách để thực

hiện và có địa chỉ ứng dụng sản phẩm; Sản phẩm của dự án có khả năng áp dụng rộng rãi để

tạo ngành nghề mới, tăng thêm việc làm và thu nhập cho cộng đồng.

PV (Nguồn: Báo Giáo dục và thời đại)

Page 21: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 21

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

Đó là Quy định của Thông tư số 22/2014/

TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ

vừa ban hành ngày 25/8/2014 và có hiệu lực

kể từ ngày 01/11/2014.

Thông tư này quy định nguyên tắc và yêu

cầu đối với quản lý chất thải phóng xạ và

nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, trách nhiệm

của tổ chức cá nhân liên quan trong quản lý

chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua

sử dụng, trừ các nội dung sau đây: Quản lý

nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; Quản lý

chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn

gốc tự nhiên (chất thải NORM) phát sinh từ

các hoạt động khai thác, chế biến quặng,

khoáng sản và khai thác dầu khí; Chôn cất

chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua

sử dụng. Thông tư này được áp dụng đối với

các tổ chức, cá nhân có các hoạt động tại

Việt Nam liên quan tới việc phát sinh chất

thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử

dụng và tiến hành các hoạt động liên quan

trong quản lý chất thải phóng xạ, nguồn

phóng xạ đã qua sử dụng.

Chất thải phóng xạ phải được quản lý bảo

đảm an toàn cho con người và môi trường kể

từ khi phát sinh cho đến khi được phép thải

bỏ như chất thải không nguy hại hoặc chôn

cất hoặc tái chế đối với vật thể nhiễm bẩn

phóng xạ là kim loại. Nguồn phóng xạ đã qua

sử dụng phải được quản lý bảo đảm an toàn

cho con người và môi trường cho đến khi

được chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung

cấp nước ngoài hoặc chôn cất. Chất thải

phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

phải được quản lý chặt chẽ để bảo đảm

không gây hại cho con người và môi trường

cả ở hiện tại và tương lai, bảo đảm sao cho

tổng liều bức xạ đối với nhân viên bức xạ và

công chúng không vượt quá giá trị giới hạn

liều quy định. Nguồn phóng xạ đã qua sử

dụng phải được trả lại cho nhà sản xuất hoặc

nhà cung cấp nước ngoài trong trường hợp

nhà sản xuất, nhà cung cấp có chính sách

nhận lại nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Việc quản lý chất thải phóng xạ trong thành

phần còn chứa các chất nguy hại không

phóng xạ, ngoài việc phải tuân thủ các quy

định của Thông tư này, phải tuân thủ các quy

định pháp luật khác liên quan đến quản lý

chất thải nguy hại. Chất thải có chứa các

nhân phóng xạ phát sinh trong một công việc

bức xạ có thể được phép thải trực tiếp vào

môi trường với điều kiện nồng độ hoạt độ

phóng xạ trong chất thải không lớn hơn mức

thanh lý hoặc tổng hoạt độ các nhân phóng

xạ trong thành phần chất thải dạng khí, dạng

lỏng không vượt quá mức hoạt độ phóng xạ

cho phép để được thải vào môi trường do cơ

quan quản lý nhà nước quy định và phải

được cho phép theo giấy phép tiến hành công

việc bức xạ.

Vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại

sắt, đồng, chì, nhôm (sau đây gọi là kim loại

nhiễm bẩn phóng xạ) và sản phẩm nấu chảy

trực tiếp từ các kim loại này có thể được sử

dụng cho tái chế nếu nồng độ hoạt độ các

nhân phóng xạ có trong kim loại và mức

nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt của kim loại nhỏ

hơn hoặc bằng mức cho phép tái chế quy

định. Cấm bổ sung thêm các thành phần

không chứa chất phóng xạ vào chất thải

phóng xạ nhằm mục đích giảm nồng độ hoạt

QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÓNG XẠ VÀ NGUỒN PHÓNG XẠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Page 22: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 22

độ phóng xạ trong chất thải phóng xạ để đạt

được tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường

hoặc tiêu chuẩn cho phép tái chế.

Chất thải phóng xạ dạng rắn phải được thu

gom, phân tách khỏi chất thải không phóng xạ

và phân loại dựa trên chu kỳ bán rã của các

nhân phóng xạ, hoạt độ phóng xạ có trong chất

thải và đặc tính hóa lý của chất thải (đốt được,

nén được, kim loại hay chất thải sinh học) .

Chất thải phóng xạ dạng lỏng phải được thu

gom tách khỏi nước thải không phóng xạ vào

các bể chứa hoặc các bình đựng.

Chất thải dạng khí có chứa các nhân

phóng xạ phát sinh từ nhà máy điện hạt nhân,

cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được

xử lý loại bỏ các thành phần phóng xạ bảo

đảm sao cho liều bức xạ đối với công chúng

do phát thải khí và nước thải ra môi trường từ

mỗi cơ sở không vượt quá 100µSv/năm. Phát

thải khí ra môi trường từ các cơ sở này phải

được cho phép theo giấy phép tiến hành công

việc bức xạ và lượng khí thải phát thải ra môi

trường, hoạt độ phóng xạ trong khí thải phải

được đo kiểm tra, lập thành hồ sơ. Chất thải

phóng xạ dạng rắn thuộc loại mức thấp, sống

rất ngắn được lưu giữ tại cơ sở để phân rã

đến mức nồng độ hoạt độ nhỏ hơn hoặc bằng

mức thanh lý theo quy định. Nước thải

phóng xạ từ các cơ sở y tế, công

nghiệp và nghiên cứu có sử dụng chất

phóng xạ được lưu giữ tại cơ sở để

chờ phân rã hoặc được xử lý loại bỏ

thành phần phóng xạ để bảo đảm sao

cho lượng nhân phóng xạ trong nước

thải khi thải ra môi trường không vượt

quá mức cho phép. Nước thải phóng

xạ từ nhà máy điện hạt nhân, lò phản

ứng hạt nhân nghiên cứu được xử lý

loại bỏ các thành phần phóng xạ bảo

đảm để nước thải từ mỗi cơ sở ra môi trường

tuân thủ quy định về liều bức xạ công chúng.

Chất thải phóng xạ dạng rắn sau khi xử lý

phải được điều kiện hóa để tạo thành kiện

chất thải phóng xạ điều kiện hóa và nguồn

phóng xạ đã qua sử dụng phải được điều kiện

hóa tạo thành khối điều kiện hóa nguồn

phóng xạ đã qua sử dụng hoặc lưu giữ trong

contenơ chứa nguồn để thuận tiện cho quá

trình vận chuyển, lưu giữ lâu dài, hạn chế

đến mức thấp nhất sự rò rỉ chất phóng xạ ra

môi trường và giảm mức độ gây nguy hiểm

đối với con người. Chất thải phóng xạ thuộc

các loại khác nhau phải được điều kiện hóa

thành khối điều kiện hóa riêng biệt...

Ngoài ra, Thông tư cũng đã quy định việc

lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã

qua sử dụng; Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ;

Hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ, nguồn

phóng xạ đã qua sử dụng. Trách nhiệm của

chủ nguồn chất thải phóng xạ, của chủ nguồn

phóng xạ đã qua sử dụng, của tổ chức, cá nhân

vận chuyển chất thải phóng xạ, nguồn phóng

xạ đã qua sử dụng, của chủ cơ sở lưu giữ chất

thải phóng xạ, của cơ quan quản lý nhà nước

về an toàn bức xạ và hạt nhân...

Nguyễn Khoa

Page 23: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 23

CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

Ngày 15/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2014/QĐ-

TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc

lĩnh vực năng lượng nguyên tử của bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể là những người

hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc tại Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An

toàn bức xạ và hạt nhân, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện

hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) gồm các

mức sau đây: (1) Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với người làm việc trực tiếp, thường

xuyên tiếp xúc với nguồn bức xạ. (2) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với người làm việc

hành chính, phục vụ trực tiếp tại các cơ sở mà có nguy cơ nhiễm xạ. (3) Mức phụ cấp

40% áp dụng đối với người làm việc gián tiếp, không thường xuyên tiếp xúc với nguồn

bức xạ. (4) Mức phụ cấp 20% áp dụng với người làm việc hành chính, phục vụ không

thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.

Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp của người làm việc

trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đối với người đi công tác, làm việc, học tập ở nước

ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/

NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,

viên chức và lực lượng vũ trang. Đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm các

công việc được phân công thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử liên tục từ 06 tháng trở

lên. Nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp nghỉ

để chữa bệnh. Nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về

bảo hiểm xã hội (tính tròn tháng). Bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có

thẩm quyền hoặc thời gian bị đình chỉ công tác (tính tròn tháng). Đi công tác, làm các

công việc khác không thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử liên tục từ 06 tháng trở lên

theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền.

Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp quy định tại Quyết định này

được bảo đảm bằng nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên

hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và

các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2014.

Nguyễn Khoa

PHỤ CẤP ƯU ĐÃI NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC ĐƠN VỊ

THUỘC LĨNH VỰC NGUYÊN TỬ

Page 24: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 24

Thành tựu chung

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng

Trị và Thừa Thiên Huế là 6 tỉnh ven biển thuộc vùng

Bắc Trung Bộ được đánh giá là vùng có nền kinh tế giàu

tiềm năng, đang trên đà phát triển năng động, với 5 khu

kinh tế và cảng biển đang phát triển trên các lĩnh vực nổi

bật như hóa dầu, công nghệ cao, khai thác, chế biến

khoáng sản. Thời gian qua, với chức năng và nhiệm vụ

được giao, một số tỉnh trong vùng như Quảng Trị, Quảng

Bình, Nghệ An đã có những đề xuất về cơ chế hỗ trợ,

khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức,

cá nhân, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học và

ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn. Qua đó tạo môi

trường và điều kiện để phát huy tiềm lực KH&CN trên

địa bàn, nâng cao năng lực nội sinh, đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa-

hiện đại hóa của từng tỉnh, của vùng và của đất nước.

Công tác đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN của

các tỉnh đã được chú trọng đầu tư (tăng bình quân từ 8-

14%/năm). Hướng đầu tư đã tập trung vào các mục tiêu

chiến lược phát triển KH&CN quốc gia và vùng; phục vụ

việc nâng cao năng lực và hiệu quả trong quản lý nhà

nước về KH&CN. Cơ cấu đầu tư đang dịch chuyển dần

cân đối giữa vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà

nước và vốn huy động từ xã hội; việc phân bổ vốn đảm

bảo 60-65% cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai sản

xuất thử nghiệm, điều tra cơ bản, KH&CN và khoa học

xã hội, nhân văn, khoa học quản lý.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ đã được thực hiện theo đặt hàng nhằm giải quyết

các vấn đề xuất phát từ nhu cầu thực tế, 65% các nhiệm

vụ KH&CN đã tập trung vào chuyển giao, ứng dụng

công nghệ. Các quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN đã

Tháng 8 vừa qua, tỉnh Thừa

Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị

giao ban Khoa học và Công

nghệ (KH&CN) các tỉnh vùng

Bắc Trung Bộ lần thứ XI. Tại

hội nghị này, nhiều ý kiến tâm

huyết xung quanh việc làm thế

nào để hoạt động KH&CN các

tỉnh vùng Bắc Trung Bộ phát

triển một cách toàn diện, hay

như cần giải quyết những

vướng mắc trong việc thực hiện

các đề tài, dự án; trong việc lựa

chọn và tổ chức thực hiện các

nhiệm vụ KH&CN để phục vụ

mục tiêu phát triển kinh tế-xã

hội... đã được các đại biểu tham

gia thảo luận. Bài viết này đánh

giá lại những kết quả đạt được

cũng như những nỗ lực của các

địa phương trong hoạt động

KH&CN để phát huy hiệu quả

và thế mạnh của Vùng trong

thời gian tiếp theo.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THEO ĐẶC THÙ CỦA TỪNG ĐỊA PHƯƠNG

Page 25: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 25

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

được thực hiện theo Hệ thống quản lý tiêu

chuẩn Việt Nam ISO 9001:2008 và quy định

về đơn giản hóa thủ tục hành chính nên đã rút

ngắn thời gian thẩm định, hợp đồng và cấp

kinh phí. Nhiệm vụ được triển khai với sự

phối hợp giữa Sở KH&CN tỉnh và các sở,

ban, ngành ở địa phương; các tổ chức

KH&CN; các trường đại học, viện nghiên

cứu và các đơn vị ứng dụng ngày càng quan

tâm chặt chẽ, nhưng chưa có các nhiệm vụ

phối hợp giữa các sở trong vùng.

Kết quả, trong 2 năm qua cấp quốc gia có

18 nhiệm vụ KH&CN được thực hiện thuộc

các chương trình Nông thôn miền núi; chương

trình 68, cấp thiết mới phát sinh tại địa phương.

Cấp tỉnh có 463 nhiệm vụ được thực hiện, bao

gồm: lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 105

nhiệm vụ, (chiếm 22,7%); lĩnh vực khoa học tự

nhiên có 17 nhiệm vụ (chiếm 3,7 %); lĩnh vực

khoa học kỹ thuật và công nghệ có 110 nhiệm

vụ (chiếm 23,8%); lĩnh vực y tế-giáo dục có 47

nhiệm vụ (chiếm 10,1%); lĩnh vực nông

nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có 172 nhiệm vụ

(chiếm 37,1%) các lĩnh vực khác là 12 nhiệm

vụ (chiếm 2,6%).

Có thể kể đến

một số kết quả điển

hình như ứng dụng

hệ thống chụp mạch

kỹ thuật số trong

chẩn đoán và điều trị

bệnh động mạch

vành tại Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Thanh

Hóa; Nghiên cứu các

mô hình bệnh tật

nhằm nâng cao sức

khỏe cho trẻ em

dưới 16 tuổi; Ứng

dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sinh

sản giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá

Vược tại Nghệ An; Nghiên cứu rút ngắn thời

gian chế biến nước mắm bằng hệ thống cấp

nhiệt sử dụng năng lượng mặt trời, Ứng dụng

chế phẩm HATIMIC sản xuất phân ủ hữu cơ

vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp và chất

thải hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh; Nghiên cứu, điều

tra, xác định thực trạng các loại sâu, bệnh hại

chủ yếu trên cây cao su tại Quảng Bình và đề

xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp; Xây

dựng mô hình trồng cỏ nuôi bò lai Sind ở

thôn Bắc Bình xã Cam Tuyền tỉnh Quảng

Trị; Nghiên cứu giá trị của các kỹ thuật nội

soi tiêu hóa can thiệp mới trong chẩn đoán và

điều trị các bệnh lý tiêu hóa Trường Đại học

Y Dược Huế...

Tại hội nghị, Vụ Phát triển KH&CN địa

phương cũng đã cho biết, trong giai đoạn

2012-2014 hoạt động KH&CN các tỉnh đạt

được kết quả: Thực hiện chức năng tham

mưu, Sở KH&CN các tỉnh đã tham mưu cho

Tỉnh ủy, UBND ban hành 115 văn bản cụ thể

hóa các văn bản của trung ương nhằm nâng

cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về

Page 26: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 26

KH&CN theo đặc thù địa phương; Công tác

quản lý nhà nước về KH&CN được các tỉnh

trong vùng triển khai luôn đạt và vượt chỉ tiêu

kế hoạch (3 tỉnh vượt 120% là Nghệ An, Hà

Tĩnh và Quảng Bình). Nguồn nhân lực

KH&CN trong vùng đã có bước phát triển

mạnh đạt tỷ lệ 10 cán bộ KH&CN/vạn dân.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ đã có 481 nhiệm vụ KH&CN được

thực hiện, trong đó 65% các nhiệm vụ

KH&CN tập trung vào chuyển giao, ứng dụng

công nghệ. Số lượng các kết quả nghiên cứu,

các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng và triển khai

nhân rộng được tăng lên rõ rệt (đạt khoảng 50-

70% trên tổng số kết quả nghiên cứu ứng dụng

theo các lĩnh vực nghiên cứu).

Đối với hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất

lượng, 217.989 phương tiện đo lường đã được

kiểm định; 334 sản phẩm được công bố tiêu

chuẩn; 47.547 mẫu sản phẩm hàng hóa được

thử nghiệm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà

nước; 248 cơ quan hành chính nhà nước đã

triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008…

Về hoạt động sở hữu trí tuệ, toàn vùng

đã có 642 đơn đăng ký bảo hộ và 502 văn

bằng bảo hộ đã được cấp. Bên cạnh đó, các

tỉnh trong vùng đã triển khai thực hiện các

dự án xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, nhãn

hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản, làng

nghề truyền thống nhằm nâng cao giá trị

kinh tế, góp phần phát triển thương hiệu,

gìn giữ, phát huy giá trị của các sản phẩm

đặc sản của làng nghề truyền thống trong

tiến trình hội nhập.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, các sở đã

chú trọng đẩy mạnh hợp tác với Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào, đồng thời kết nối với

12 đơn vị, trong đó có 3 doanh nghiệp

KH&CN tham gia triển khai kết quả

KH&CN… và còn một số kết quả nổi bật

khác trong hoạt động KH&CN tại các tỉnh

trong vùng.

Vướng mắc cần giải quyết

Có thể thấy rằng, thực hiện kế hoạch hoạt

động KH&CN hàng năm và kết luận giao

ban vùng lần thứ X tại Hà Tĩnh, với sự nỗ lực

của các Sở KH&CN, các tổ chức của Bộ

KH&CN được giao nhiệm vụ, 8 kết luận giao

ban đã được triển khai thực hiện trong đó

việc hỗ trợ các địa phương tham gia các

chương trình KH&CN cấp nhà nước do Bộ

KH&CN trực tiếp quản lý thực hiện được

38% do việc đặt hàng của địa phương chưa

sát, do nguồn kinh phí thuộc các chương

trình bị hạn chế. Tổ chức bộ máy và nguồn

nhân lực KH&CN của vùng được tăng

cường. Các Sở KH&CN được kiện toàn đầy

đủ bộ máy theo hướng dẫn, KH&CN cấp

huyện được quan tâm cả về kinh phí và cán

bộ. Số lượng các kết quả nghiên cứu, các tiến

bộ kỹ thuật được áp dụng và triển khai nhân

rộng được tăng lên rõ rệt đạt khoảng 50-70%

trên tổng số kết quả nghiên cứu ứng dụng theo

lĩnh vực nghiên cứu. Năng lực công nghệ của

một số lĩnh vực được đổi mới...

Song song đó cũng có thể đưa ra một vài

nguyên nhân tồn tại trong hoạt động KH&CN

mà tại Hội nghị giao ban KH&CN các tỉnh

Vùng Bắc Trung Bộ, các nhà quản lý, lãnh đạo

các địa phương đã thẳng thắn nhìn nhận để

có thể khắc phục trong thời gian tiếp theo.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ, việc phân bổ kinh phí

sự nghiệp khoa học cho các nhiệm vụ

KH&CN vẫn gia tăng theo chiều rộng như

giai đoạn 2010-2012 nhưng chưa đầu tư

thành chuỗi giá trị cho sản phẩm chủ lực

Page 27: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 27

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

của địa phương. Thiếu các nhiệm vụ có tính

liên tỉnh, liên vùng. Hệ thống cung cấp, trao

đổi thông tin giữa các tỉnh về danh mục, kết

quả các nhiệm vụ KH&CN vận hành chưa

tốt nên còn sự trùng lắp. Công tác xã hội

hóa hoạt động KH&CN thiếu các giải pháp

để đạt mục tiêu của chiến lược, nguồn kinh

phí ngoài ngân sách nhà nước còn khá thấp.

Hiện nay, một số địa phương đã có Quỹ

Phát triển KH&CN nhưng hoạt động còn

“dè dặt”. Quỹ Phát triển KH&CN của

doanh nghiệp chưa được thực hiện rộng.

Hoạt động nghiên cứu triển khai trong các

doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh. Năng

lực công nghệ của các doanh nghiệp trong

địa phương chưa được đánh giá đều trong

các tỉnh. Số doanh nghiệp có đầu tư, đổi

mới công nghệ chưa đáp ứng mục tiêu chiến

lược. Sản phẩm chủ lực của vùng chưa

được liên kết, chưa được đầu tư một cách

thỏa đáng như công nghệ chế biến sâu

khoáng sản; công nghệ bảo quản chế biến

nông, lâm sản; phát triển bền vững cây

dược liệu…

Đồng cảm và tiếp thu những ý kiến về tồn

tại chung đó, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần

Quốc Khánh khẳng định, mặc dù còn khó

khăn và tồn tại, nhưng hoạt động KH&CN

trong Vùng đã đóng góp đáng kể cho phát

triển kinh tế-xã hội, trong đó đã đưa nhanh

các kỹ thuật tiến bộ vào trồng trọt, chăn nuôi

và nuôi trồng thủy sản cũng như ứng dụng

các dịch vụ KH&CN vào đời sống và bảo vệ

môi trường; nhiều mô hình hợp tác mới trong

phát triển kinh tế giữa các trường đại học và

địa phương, doanh nghiệp đã được hình

thành… Trong thời gian tới, hoạt động

KH&CN của các tỉnh Bắc Trung Bộ cần tập

trung triển khai thực hiện một cách đồng bộ.

Tiếp tục triển khai các hoạt động nghiên cứu,

ứng dụng công nghệ vào sản xuất, trong đó

cần tập trung vào tiềm năng, thế mạnh của

từng tỉnh và phải có tính liên kết vùng để

nâng cao tỷ lệ các đề tài/dự án được triển

khai và nhân rộng vào thực tế sản xuất, đời

sống, phục vụ tốt các nhiệm vụ, mục tiêu

phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận,

đề xuất với Bộ KH&CN một số vấn đề như:

Làm việc với Bộ Tài chính nhằm đảm bảo các

địa phương thực hiện đúng việc bố trí dự toán

chi ngân sánh nhà nước cho lĩnh vực KH&CN

tỉnh đạt tối thiểu 2% chi ngân sánh nhà nước

của tỉnh, thành phố theo Thông tư số 83/2011/

TT-BTC ngày 16/6/2011của Bộ Tài chính

hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà

nước năm 2012. Cụ thể là tăng cường bố trí

nguồn vốn đầu tư tiềm lực cho ngành KH&CN

từ nguồn vốn đầu tư phát triển trung ương cân

đối qua ngân sách địa phương hàng năm của

tỉnh. Đề nghị Bộ KH&CN sớm ban hành các

Nghị định, Thông tư thực hiện Luật KH&CN

sửa đổi và hướng dẫn các địa phương triển khai

thực hiện, đặc biệt là thực hiện tài chính theo

cơ chế Quỹ, hướng dẫn thành lập Quỹ Phát

triển KH&CN trong các doanh nghiệp; hướng

dẫn về cơ chế đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ

KH&CN theo tinh thần của Luật KH&CN...

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để

huy động các nguồn lực trong việc thực hiện

các nhiệm vụ KH&CN, đặc biệt là các doanh

nghiệp ứng dụng đổi mới công nghệ.

Đối với hoạt động tiêu chuẩn đo lường

chất lượng, các Sở KH&CN các tỉnh Thanh

Hóa, Quảng Trị, Hà Tĩnh đề nghị Bộ

KH&CN tiếp tục quan tâm hơn nữa trong

việc hỗ trợ các đơn vị, các doanh nghiệp của

tỉnh tham gia các dự án thuộc các chương

Page 28: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 28

trình cấp Bộ, cấp Nhà nước nhất là về lĩnh

vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng; tiếp tục

tạo điều kiện để các tổ chức KH&CN, các

doanh nghiệp của tỉnh được tham gia các

chương trình KH&CN cấp Quốc gia về nâng

cao năng suất, chất lượng, tạo điều kiện phát

triển kinh tế-xã hội của tỉnh...

Khai thác và phát huy lợi thế để thúc

đẩy và phát triển kinh tế-xã hội

Phát triển KH&CN tạo động lực quan

trọng nhất để nâng cao sức mạnh tổng hợp

trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc

phòng, an ninh của tỉnh. Để hoạt động

KH&CN các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai

đoạn tiếp theo phát huy hiệu quả, tiếp tục

tuyên truyền nâng cao nhận thức về quan

điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát

triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa-hiện đại hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy

đảng, chính quyền về phát triển KH&CN

theo định hướng chỉ đạo của Bộ KH&CN

được đông các đại biểu quan tâm.

Trên cơ sở các quy định mới của Luật

KH&CN năm 2013 và văn bản hướng dẫn

Luật, các Sở KH&CN sẽ chủ động tham mưu

cho lãnh đạo tỉnh ban hành các cơ chế, chính

sách, giải pháp quản lý và thúc đẩy phát triển

KH&CN, nhất là giải pháp khuyến khích hỗ

trợ cho việc thành lập các doanh nghiệp và

phát triển doanh nhân công nghệ từ kết quả

nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tư đổi mới

công nghệ... Lựa chọn và tổ chức thực hiện

các nhiệm vụ KH&CN theo cơ chế đặt hàng

nhằm phục vụ trực tiếp các mục tiêu phát

triển phát triển kính tế-xã hội của từng địa

phương và ứng dụng các kết quả nghiên cứu

khoa học vào thực tiễn sản xuất, đời sống

thực hiện đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả

hàng năm báo cáo Bộ KH&CN. Các tỉnh cần

khai thác và phát huy lợi thế để đẩy nhanh

quá trình nghiên cứu ứng dụng vào mở rộng

sản xuất. Nâng cao năng lực tiếp thu từng

bước đổi mới và làm chủ công nghệ trong

các ngành, các lĩnh vực. Tiếp thu có chọn lọc

để ứng dụng công nghệ cao vào một số lĩnh

vực tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị, chất

lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường

trong nước, tham gia xuất khẩu.

Thực hiện đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ

chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN; thể

chế hóa các quy định về đổi mới cơ chế quản

lý tài chính theo hướng tạo môi trường cạnh

tranh lành mạnh, tạo động lực để các thành

phần kinh tế đổi mới, nâng cao trình độ công

nghệ trong sản xuất, kinh doanh; các tổ chức

sự nghiệp KH&CN hoạt động theo cơ chế tự

chủ, tự chịu trách nhiệm. Đổi mới cơ chế xây

dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với

hoạt động KH&CN phù hợp với đặc thù của

lĩnh vực KH&CN và nhu cầu phát triển của

địa phương; bảo đảm đồng bộ, gắn kết giữa

định hướng phát triển dài hạn, chương trình

phát triển trung hạn với kế hoạch nghiên cứu,

ứng dụng KH&CN hàng năm. Thực hiện cơ

chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ KH&CN và

cơ chế khoán kinh phí. Tăng cường công tác

kiểm tra, giám sát; hình thành cơ chế đánh

giá độc lập, tư vấn, phản biện, giám định xã

hội đối với các hoạt động KH&CN.

Kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc

Khánh đã nhấn mạnh, để hoạt động KH&CN

các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ ngày càng phát

triển thì cần tập trung tổng kết các công trình

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,

cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn

phục vụ công tác xây dựng văn kiện đại hội

Page 29: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 29

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Đảng các cấp nhiệm kỳ 2016-2020; cung cấp

căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch

phát triển kinh tế-xã hội 5 năm nhằm nâng

cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng

hoá chủ lực của tỉnh, của vùng. Phát triển

mạnh các loại hình dịch vụ và thị trường

KH&CN. Đẩy nhanh việc ứng dụng chuyển

giao và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;

hỗ trợ việc trao đổi, kết nối cung cầu công

nghệ; tích cực hỗ trợ việc hợp đồng chuyển

giao công nghệ... Mở rộng liên kết và tăng

cường hợp tác về KH&CN liên tỉnh, liên

vùng và mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế

về KH&CN. Tăng cường công tác quản lý về

đảm bảo thực thi sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn

chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên

thị trường, công tác an toàn bức xạ hạt nhân,

thông tin, thống kê về KH&CN, quản lý công

nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

trong các cơ quan hành chính...

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin đưa

ra ý kiến của PGS, TS Phạm Việt Cường,

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học

miền Trung để chúng ta

có cái nhìn tổng quát hơn

về hoạt động KH&CN

của các tỉnh vùng Bắc

Trung Bộ cũng như

những định hướng cho

thời gian tiếp theo: “Bắc

Trung Bộ có tài nguyên

thiên nhiên phong phú và

đa dạng, gồm đầy đủ tất

cả các tài nguyên cần

thiết cho phát triển kinh

tế-xã hội. Vùng có lợi thế

về cả tài nguyên trên đất

liền và tài nguyên biển,

đặc biệt là vùng Cửa

Vịnh, tạo tiền đề khai thác các tài nguyên

phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế-xã

hội của vùng. Trong xu hướng phát triển về

ứng dụng KH&CN trên thế giới, các tài

nguyên này ngày càng có nhiều ứng dụng và

tiềm năng sử dụng hơn, nhờ đó, tạo ra nhiều

giá trị kinh tế hơn. Do đó, KH&CN chính là

yếu tố then chốt trong khai thác các tiềm

năng và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên

phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng Bắc

Trung Bộ... Các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung

Bộ cần thắt chặt mối quan hệ hợp tác với

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn

lâm Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông nghiêp và các trường đại học để

thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ

trực tiếp cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã

hội của vùng”.

Ý An

Triển lãm Sản phẩm KH&CN nằm trong khuôn khổ Hội nghị Giao ban KH&CN các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ lần thứ XI

Page 30: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 30

Hiện nay, trong ngành nông nghiệp, loại

phân bón được tổng hợp từ chất mang zeolite

sẽ nhả từ từ chất dinh dưỡng N, P, K... cho

cây trồng, giúp hạn chế tối đa sự rửa trôi, tiết

kiệm lượng phân bón. Trong chăn nuôi, zeo-

lite được trộn vào thức ăn của vật nuôi, chế

phẩm sẽ hấp thụ các chất độc trong cơ thể vật

nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích

tiêu hóa và tăng trưởng. Việt Nam là nước có

nền nông nghiệp lúa nước phát triển, mỗi

năm ngành nông nghiệp thải ra hàng triệu tấn

vỏ trấu. Hiện nay nước ta đang tập trung đầu

tư nghiên cứu chế biến vỏ trấu thành sản

phẩm hữu ích. Vì vậy, nhóm nghiên cứu

thuộc Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học

Huế đã được giao chủ trì thực hiện đề tài cấp

tỉnh “Xây dựng quy trình sản xuất vật liệu

zeolite 4A từ tro trấu và ứng dụng để xử lý

nước ao hồ nuôi trồng thủy sản”, mã số:

TTH.2012-KC.03. Mục tiêu của đề tài là có

được quy trình sản xuất vật liệu zeolite 4A tinh

khiết từ tro trấu quy mô pilot (5kg zeolite 4A/

mẻ), sản phẩm thu được có chất lượng và giá

thành tương đương với zeolite 4A tinh khiết

sản xuất trong nước và nhập ngoại; xây dựng

được quy trình xử lý ô nhiễm tổng nitơ

amoni (TAN) trong nước hồ nuôi thủy sản

bằng zeolite quy mô phòng thí nghiệm.

Zeolite là các aluminosilicat có công thức

phân tử: M2/n.Al2O3.xSiO2.mH2O. Trong đó:

M là cation có hóa trị n dùng để trung hòa

điện tích âm của mạng lưới aluminosilicate.

Đơn vị cấu trúc cơ bản của zeolite là các tứ

diện [SiO4]4- và [AlO4]

5- nối với nhau qua các

đỉnh oxi chung. Các tứ diện [SiO4]4- và

[[AlO4]5- thường được viết là TO4 (trong đó T

là Si hoặc Al). Để phân loại zeolite, thường

dựa vào nguồn gốc, đường kính mao quản, tỷ

lệ Si/Al và chiều hướng không gian của các

kênh trong cấu trúc mao quản zeolite. Zeolite

là một loại chất hấp phụ có bề mặt phát triển

và hệ thống cửa sổ cứng chắc có kích thước

phân tử. Vì bề mặt trong của zeolite phát

triển hơn bề mặt ngoài nhiều lần, nên hiện

tượng hấp phụ chủ yếu xảy ra trên bề mặt

trong, tức là các phân tử hấp phụ phải đi qua

được cửa sổ của zeolite. Những phân tử có

kích thước nhỏ hơn hay bằng kích thước cửa

sổ mới đi vào được bề mặt trong, còn những

phân tử có kích thước lớn hơn kích thước của

cửa sổ zeolite thì bị đẩy ra ngoài không bị

hấp phụ trên zeolite. Lượng chất bị hấp phụ

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỪ ZEOLITE 4A TỪ TRO TRẤU VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ XỬ LÝ

NƯỚC AO HỒ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Như chúng ta đã biết, zeolite là loại vật liệu aluminosilicat có cấu trúc xốp, hệ thống

mao quản đồng đều, được sử dụng rộng rãi trong thực tế làm chất hấp phụ, chất xúc tác,

trao đổi ion. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khi nạo vét ao hồ, các hạt zeolite với

những lỗ rỗng chứa đầy chất độc hại sẽ được tái chế để làm phân bón. PGS, TS Trần Ngọc

Tuyền, Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Huế đã nghiên cứu thành công quy trình sản

xuất vật liệu zeolite từ tro trấu, vừa khai thác sử dụng một cách có hiệu quả nguồn phế

thải vỏ trấu khổng lồ, giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường để xử lý nước ao hồ

nuôi trồng thủy sản.

Page 31: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 31

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

trên zeolite phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất,

bản chất của chất bị hấp phụ và của zeolite.

Zeolite thể hiện nhiều tính chất xúc tác

quan trọng mà các chất xúc tác vô định hình

không có. Thông thường các chất xúc tác vô

định hình được điều chế ở mức độ phân tán

cao để tăng diện tích bề mặt, nhằm tạo nhiều

tâm xúc tác. Nhưng đối với zeolite thì sự có

mặt các khoang trống làm xuất hiện diện tích

bề mặt bên trong rất lớn có thể giữ được số

phân tử nhiều gấp trăm lần lượng xúc tác vô

định hình tương đương.

Zeolite có nhiều ứng dụng, như trong trong

sản xuất chất giặt rửa, trong xúc tác. Cho đến

nay, zeolite là vật liệu được sử dụng rộng rãi

nhất làm xúc tác trong công nghiệp. Zeolite có

những ưu điểm như diện tích bề mặt lớn, khả

năng hấp phụ cao, tính chất hấp phụ của zeolite

có thể kiểm soát được và có thể biến đổi từ vật

liệu ưa nước đến vật liệu kị nước. Những trung

tâm hoạt động trong mạng lưới zeolite có thể

thay đổi về nồng độ và cường lực tương ứng

với yêu cầu của những phản ứng khác nhau.

Kích thước của các mao quản và cửa sổ trong

zeolite tương thích với nhiều loại phân tử

thường gặp trong thực tế công nghiệp lọc hóa

dầu, công nghiệp hóa chất. Ứng dụng của zeo-

lite trong hấp phụ: Trấu ngoài việc được sử

dụng làm chất đốt trong sinh hoạt hàng ngày,

còn được sử dụng như một nguồn nguyên liệu

thay thế cung cấp nhiệt trong sản xuất với giá

rất rẻ. Khi chế biến, cứ mỗi tấn lúa tạo ra

khoảng 200kg vỏ trấu và lượng vỏ trấu này sau

khi đốt tạo ra khoảng 40kg tro. Như vậy, trung

bình hàng năm thế giới tạo ra khoảng 130 triệu

tấn vỏ trấu. Từ lâu, vỏ trấu đã là một loại chất

đốt rất quen thuộc với bà con nông dân, đặc

biệt là bà con nông dân ở vùng đồng bằng sông

Cửu Long. Chất đốt từ vỏ trấu được sử dụng rất

nhiều trong cả sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăn

gia súc) và sản xuất (làm gạch, sấy lúa). Trấu

có khả năng cháy và sinh nhiệt tốt do thành

phần có 75% là chất xơ, 1kg trấu khi đốt sinh

ra 3.400 Kcal, bằng 1/3 năng lượng được tạo

ra từ dầu nhưng giá lại thấp hơn đến 25 lần.

Thành phần chính của vỏ trấu là chất xơ cao

phân tử rất khó cho vi sinh vật sử dụng nên

việc bảo quản, tồn trữ rất đơn giản, chi phí

đầu tư ít.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, zeolite

được dùng để xử lý ô nhiễm NH3 (một dạng

khí độc do vi khuẩn yếm khí sinh ra ở tầng đáy

hồ nuôi trồng thủy sản, rất độc đối với tôm và

là một nguyên nhân gây ra dịch bệnh ở tôm).

Trong nông nghiệp, zeolite được sử dụng làm

phân bón bằng cách trộn thêm các loại phân

đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng, giúp

hạn chế tối đa sự rửa trôi, tiết kiệm lượng phân

bón, tăng độ phì nhiêu, xốp, ẩm cho đất.

Trong đề tài này, để lựa chọn loại tro trấu

phù hợp làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh

lỏng, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 03

nguồn tro trấu: nguồn thứ nhất được tạo ra

bằng cách đốt vỏ trấu cháy tự nhiên trong

không khí; nguồn thứ hai là tro trấu được đốt

cháy trong lò điện ở nhiệt độ xác định và

nguồn thứ ba là tro trấu thải ra từ lò sấy

nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Prime-

Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác

giả đã lựa chọn tro trấu phế thải từ lò sấy

công nghiệp của Công ty Cổ phần Prime-

Phong Điền làm nguyên liệu để sản xuất thủy

tinh lỏng nhằm tận dụng triệt để phế thải

trong sản xuất, giảm giá thành của sản phẩm

thủy tinh lỏng, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm

môi trường do tro trấu gây ra. Để ổn định số

liệu trong suốt quá trình thực hiện, các tác giả

đã chuẩn bị 200kg tro, mẫu tro được bảo quản

Page 32: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 32

trong túi nhựa PE, tránh hiện tượng hút ẩm.

Trong quá trình sản xuất natri aluminat, việc sử

dụng chế độ khuấy trộn trong quá trình phản

ứng có thể làm tăng khả năng phản ứng do tăng

khả năng tiếp xúc giữa Al(OH)3 và NaOH.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng zeolite để xử lý

ô nhiễm nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy

sản ở nước ta khá lớn. Sản phẩm dạng hạt có

màu xám hoặc màu xanh nhạt, được dùng để

xử lý nước cứng, xử lý TAN trong nước nuôi

trồng thủy sản, sa lắng các chất lơ lửng làm

trong nước, ổn định pH, hấp thụ các chất độc

hại trong nước, tăng nồng độ oxy hòa tan, cải

thiện chất lượng nước, cải tạo đáy ao giúp tôm

dễ lột xác, phát triển tốt. Để đánh giá khả năng

sử dụng zeolite 4A tinh khiết tổng hợp từ tro

trấu trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm TAN trong

hồ nuôi thủy sản, chúng tôi tiến hành điều chế

zeolite thủy sản bằng cách phối trộn zeolite 4A

tinh khiết sản xuất từ tro trấu với phụ gia đất

sét. Mỏ đất sét Phú Bài có trữ lượng khá lớn,

hiện đang được khai thác để làm nguyên liệu

sản xuất gạch ốp lát tại Công ty gạch men sứ

Thừa Thiên Huế. Đất sét Phú Bài có độ dẻo

cao, thích hợp để làm chất kết dính trong quá

trình vo viên. Do vậy, đề tài đã sử dụng đất sét

Phú Bài làm phụ gia để điều chế zeolite thủy

sản. Từ đó xác định được các điều kiện thích

hợp để sản xuất thủy tinh lỏng từ tro trấu; đã

xác định được các điều kiện thích hợp để kết

tinh zeolite 4A ở quy mô pilot (5,0kg zeolite

4A/mẻ) từ thủy tinh lỏng và dung dịch natri

aluminat; đã xây dựng được quy trình sản xuất

zeolite 4A quy mô pilot (5kg zeolite 4A/mẻ)

với hệ thống thiết bị tương đối hoàn chỉnh, hoạt

động ổn định qua các mẻ sản xuất khác nhau;

đã xác định các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của sản

phẩm zeolite 4A sản xuất từ tro trấu; Đã xây

dựng được quy trình sản xuất zeolite dạng bột

và dạng viên dùng để xử lý nước trong nuôi

trồng thủy sản từ zeolite 4A tinh khiết và phụ

gia đất sét; đã thử nghiệm khả năng xử lý và

xây dựng được quy trình xử lý ô nhiễm TAN

trong nước hồ nuôi tôm sú nước lợ và hồ nuôi

cá nước ngọt của zeolite thủy sản sản xuất từ

tro trấu ở quy mô phòng thí nghiệm.

Theo PGS, TS Trần Ngọc Tuyền, việc sử

dụng tro trấu làm nguyên liệu để sản xuất

zeolite cùng một lúc giải quyết được 2 vấn đề:

thứ nhất là, quá trình sản xuất thuận lợi hơn so

với đi từ các nguyên liệu thông thường khác

như khoáng sét, cát, giá thành sản phẩm rẻ, đáp

ứng nhu cầu to lớn trong thực tiễn đặc biệt là

trong lĩnh vực xử lý nước hồ nuôi trồng thủy

sản. Thứ hai là sẽ khai thác sử dụng một cách

hiệu quả nguồn phế thải vỏ tro trấu khổng lồ,

giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Đề tài cũng đã xây dựng được quy trình sản

xuất zeolite dạng bột và dạng viên dùng để xử

lý nước trong nuôi trồng thủy sản từ zeolite 4A

tinh thiết và phụ gia. Sản phẩm này được thử

nghiệm khả năng xử lý ô nhiễm TAN (tổng

NH3 và NH4+) trong hồ nuôi tôm sú nước lợ ở

xã Điền Môn, huyện Phong Điền và hồ nuôi cá

nước ngọt ở Phường Thủy Dương, thị xã

Hương Thủy, đạt hiệu quả rất tốt, các mẫu

nước sau khi xử lý đều có nồng độ TAN giảm

đạt yêu cầu chất lượng nước nuôi trồng thủy

sản theo QCVN 38-2011.

Có thể nói, sau 4 năm thực hiện, công trình

nghiên cứu đã được nghiệm thu và được đánh

giá là đề tài mang tính khả thi cao, hạn chế tình

trạng nhập khẩu các vật liệu từ nước ngoài và

mở ra một hướng đi mới trong việc giảm thiểu

nạn ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Khoa

Page 33: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 33

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

I. Đặt vấn đề

Hiện nay, ở Việt Nam sử dụng thuốc kích thích mủ cao su bôi lên lớp vỏ cạo nhằm tăng

sản lượng từ 20-40 % tùy giống cây và điều kiện dinh dưỡng. Việc sử dụng chất kích thích

mủ kết hợp giảm chế độ cạo là giải pháp tốt để giảm chi phí lao động khoảng 20%, tiết kiệm

vỏ cạo 2,5-3cm/năm.

Theo quy trình kỹ thuật Tiêu chuẩn ngành 10 TCN đã đưa ra chế độ khai thác có sử dụng

chất kích thích mủ ở Bắc Trung Bộ trở ra. Tuy nhiên, quy trình trên chưa được áp dụng vào

thực tiễn sản xuất tại Thừa Thiên Huế. Vì vậy, để áp dụng quy trình khai thác, kích thích mủ

phù hợp với thực tiễn của địa phương cần nghiên cứu, xác định chế độ cạo và nhịp độ kích

thích nhằm hoàn thiện quy trình phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.

II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Thử nghiệm được tiến hành trên cao su khai thác từ năm cạo thứ 3-10, đang thực hiện

chế độ cạo ngửa trên mặt cạo BO-1 và BO-2 trên các DVT (PB 260, PB235), tại huyện

Hương Trà. Sử dụng chất kích thích Ethephon 2,5%.

- Mủ nước của mỗi lần cạo được đong gộp các cây trên cùng ô cơ sở. Mủ tạp thu và cân

ngày hôm sau. Sản lượng mủ quy khô trung bình mỗi cây trong một lần cạo được tính 2lần/

tháng theo công thức:

Trong đó: Vmủ nước là tổng thể tích mủ nước, Mmủ tạp là tổng lượng mủ tạp, Ncạo/ô là tổng

số cây cạo của ô cơ sở.

- Năng suất vườn cây (kg/ha/năm): lượng toán từ sản lượng cá thể trung bình năm; số lần

cạo/năm và số cây theo dõi thực tế qui đổi.

- Hàm lượng mủ khô (DRC) được xác định hai lần/ tháng. Mủ tạp được tính x 50%. Xác

định DCR (%) bằng phương pháp xác định hàm lượng chất rắn trong mủ nước (TSC). Công

thức tính DRC = 90% TSC.

III. Kết quả và thảo luận

1. Ảnh hưởng của nhịp độ kích thích đến sản lượng và chất lượng mủ trên cao su cạo

từ năm thứ 3 đến năm thứ 5

* Năng suất, sản lượng của các nghiệm thức:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP ĐỘ KÍCH THÍCH Ở CÁC CHẾ ĐỘ CẠO

KHÁC NHAU ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG MỦ CAO SU TẠI HƯƠNG TRÀ (*)

g/c/c =

(Vmủ nước x DRC %) + (Mmủ tạp x 50 %)

Ncạo/ô

Page 34: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 34

Bảng 1: Trung bình năng suất, sản lượng tại Hương Trà (3-5)

Các giá trị trên cùng chỉ tiêu của các nghiệm thức có cùng chữ cái không có khác biệt

thống kê.

Số cây cạo/ ha= 400 cây. Số lần cạo/ năm: d2= 78lát cạo, d3= 52 lát cạo

* Năng suất cá thể gram trên cây/lần cạo (g/c/c):

Kết quả bảng 1 cho thấy, năng suất cá thể của các nghiệm thức cạo d/2 có sử dụng kích

thích ET 2,5% 2-4 lần /năm cao hơn hẳn so với cạo d/2 không kích thích. Trung bình từ tháng

8/2012-2/2013 của các nghiệm thức cạo d/2 ET 2,5% Pa 2-3/y đạt 42,03-42,88g tăng từ 13,01

-13,53% so với đối chứng d/2 ET 2,5% Pa 0/y (37,16g). Các nghiệm thức cạo d/3 có sử dụng

ET 2,5% 2-4 lần /năm rất cao . Cao nhất là nghiệm thức d/3 ET 2,5%Pa 3/y đạt 49,72 g. Như

vậy, việc sử dụng kích thích ET 2,5% đã làm gia tăng năng suất cá thể g/c/c so với không kích

thích trên cao su cạo ở giai đoạn cạo miệng ngửa (BO-1).

Bảng 2: Năng suất cá thể g/c/c qua các tháng tại Hương trà (3-5)

Nghiệm thức TB g/c/c

TB kg/ha (7 tháng)

CV%

DRC%

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 0/y 37,19 a 1.150,73 cd 3,71 31,16

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 2/y 42,88 bcd 1.337,92 e 4,79 30,71

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 3/y 42,03 abc 1.311,42 e 8,77 30,35

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 4/y 39,04 ab 1.218,04 de

7,38 30,10

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 0/y 42,20 abc 889,17 a 6,58 31,45

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 2/y 46,83 cde 974,05 ab

7,83 30,89

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 3/y 49,72d 1.034,12 bc

6,24 30,73

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 4/y 47,58 de 1.005,16 ab

6,45 30,52

LSD 0,05 4,91 129,42 0,56

Nghiệm thức Tháng

8 9 10 11 12 1 2

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 0/y 30,47 38,17 40,89 40,30 37,96 37,12 34,29

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 2/y 41,45 55,34 44,14 41,33 40,33 37,80 33,05

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 3/y 43,57 52,84 43,55 40,65 38,63 35,51 31,38

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 4/y 40,22 47,82 40,56 38,31 35,84 32,90 31,35

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 0/y 31,86 47,16 43,72 45,31 46,38 40,79 37,72

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 2/y 43,63 58,50 49,60 47,05 44,67 40,69 34,37

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 3/y 45,90 60,29 58,56 50,23 43,40 41,86 37,50

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 4/y 43,72 57,94 51,52 48,00 43,57 43,59 38,03

LSD 0,05 6,22 7,60 7,02 3,48 6,60 4,80 6,86

Page 35: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 35

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

* Kết quả bảng 2 cho thấy lần kích thích thứ nhất và thứ hai của các nghiệm thức cạo

d/2 có sử dụng kích thích ET 2,5% 2-4 lần/năm cao hơn hẳn so với d/2 không kích thích.

- Lần kích thích thứ nhất Các nghiệm thức d/2 ET 2,5% Pa 2-4/y đạt 40,22 - 43,57g,

tăng 32 -32,57% so với cạo d/2 không kích thích (30,47g). Các nghiệm thức cạo d/3 ET

2,5% Pa 2-4/y đạt 43,63-45,90g, tăng so với d/2 không kích thích và d/3 không kích thích

lần lượt là 32,17-36,94%.

- Lần kích thích thứ hai: Các nghiệm thức d/2 ET 2,5% Pa 2-4/y đạt 52,84-55,34 g

tăng 26,5 - 44,98 % so với d/2 không kích thích (38,17g). Các nghiệm thức cạo d/3 ET

2,5% Pa 2-4/y đạt 57,94- 60,29 g cao hơn hẳn so với d/2 không kích thích và d/3 không

kích thích.

- Lần kích thích thứ 3: Sự khác biệt của tất cả các nghiệm thức cạo d/2 có sử dụng

kích thích ET2,5% so với d/2 không kích thích là thấp và không có ý nghĩa thống kê.

Riêng các nghiệm thức cạo d/3 ở lần kích thích thứ 3 tăng so với d/2 không kích thích và

d/3 không kích thích lần lượt là 43,21% và 33,94%.

- Lần kích thích thứ 4: Sự khác biệt của tất cả các nghiệm thức cạo d/2 và d/3 có sử

dụng kích thích ET2,5% so với không kích thích là thấp và không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, chứng tỏ trong phạm vi của thử nghiệm này thì khả năng đáp ứng với chất

kích thích ET 2,5 % ở chế độ cạo d/2 với nhịp độ kích thích ≤ 2 và ở chế độ cạo d/3 với

nhịp độ kích thích ≤ 3 làm tăng năng suất cá thể.

* Năng suất của các nghiệm thức kg/ha:

Kết quả bảng 1 và đồ thị 2 cho thấy, hai nghiệm thức cạo d/2 kết hợp kích ET 2,5%

với nhịp độ 2-3/y tương đương nhau và cao hơn so với đối chứng d/2 không kích thích.

Các nghiệm thức cạo d/3 tuy có năng suất cá thể g/c/c cao nhưng do có số lần cạo/năm ít

hơn d/2 (52/78 lát cạo) nên sản lượng cộng dồn qua 7 tháng ít hơn d/2. Nghiệm thức d/2

ET 2,5% Pa 2/y có năng suất thu được sau 7 tháng đạt 1.337,92 kg/ha tăng 16,26% so với

đối chứng cạo d/2 không kích thích (1.150,73 kg/ha).

* Hàm lượng cao su khô DRC:

Hàm lượng cao su khô DRC tương đương 90% hàm lượng chất khô (TSC), TSC thấp

phản ánh sự tái tạo không đầy đủ giữa hai lần cạo và có thể dẫn đến việc cạo không có

mủ. Ngược lại TSC cao phản ánh sự tái sinh tích cực, tuy nhiên trong trường hợp tái sinh

quá mạnh làm tăng độ nhầy gây cản trở dòng chảy.

2. Ảnh hưởng của nhịp độ kích thích đến sản lượng và chất lượng mủ trên cao su

cạo từ năm thứ 6 đến năm thứ 10

Page 36: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 36

Bảng 3: Trung bình năng suất, sản lượng tại Hương Trà (6-10)

Các giá trị trên cùng chỉ tiêu của các nghiệm thức có cùng chữ cái không có khác biệt

thống kê

Số cây cạo/ha = 420 cây. Số lần cạo/ năm: d2 = 76 lát cạo, d3 = 51 lát cạo

* Năng suất cá thể gram trên cây/lần cạo (g/c/c):

Kết quả bảng 3 cho thấy, năng suất cá thể của các nghiệm thức cạo d/2 có sử dụng

kích thích ET 2,5% 3-4 lần /năm cao hơn hẳn so với cạo d/2 không kích thích. Trung

bình từ tháng 8/2012- 2/2013 của các nghiệm thức cạo d/2 ET 2,5% Pa 3-4/y đạt 41,43-

44,43 g tăng từ 7,62-12,36% so với đối chứng d/2 ET 2,5% Pa 0/y (39,54g). Các nghiệm

thức cạo d/3 có sử dụng ET 2,5% 2-4 lần /năm rất cao đạt 49,17-50,19g. Cao nhất là

nghiệm thức d/3 ET 2,5%Pa 3/y đạt 49,66 g. Như vậy, việc sử dụng kích thích ET 2,5%

đã làm gia tăng năng suất cá thể g/c/c so với không kích thích trên cao su cạo ở giai đoạn

cạo miệng ngửa (BO-2).

* Năng suất của các nghiệm thức kg/ha:

Kết quả bảng 3 cho thấy, hai nghiệm thức cạo d/2 kết hợp kích ET 2,5 % với nhịp độ 3-

4/y tương đương nhau và cao hơn so với đối chứng d/2 không kích thích. Các nghiệm thức

cạo d/3 tuy có năng suất cá thể g/c/c cao nhưng do có số lần cạo / năm ít hơn d/2 (51/76 lát

cạo) nên sản lượng cộng dồn qua 7 tháng ít hơn d/2. Nghiệm thức d/2 ET 2,5% Pa 3/y có năng

suất thu được sau 7 tháng đạt 1.418,15 kg/ha tăng 13,35% so với đối chứng cạo d/2 không

kích thích (1.251,07 kg/ha).

Hàm lượng cao su khô DRC: Qua bảng 3, nhận thấy tất cả các nghiệm thức có sử dụng ET

2,5% đều có DRC thấp hơn so với d/2 và d/3 không kích thích. Nghiệm thức d/2 ET 2,5% 5/y

có DRC thấp nhất đạt 30,02% thấp hơn so đối chứng 3,75%, kế đến là nghiệm thức d/2 ET

2,5% 4/y có DRC 30,26 thấp hơn so đối chứng 2,98 %.

Nghiệm thức TB g/c/c TB

kg/ha/7 tháng CV%

DRC%

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 0/y 39,54 a 1.251,07 c 7,10 31,19

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 3/y 44,43 b 1.418,15d 5,84 30,71

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 4/y 42,93 ab 1.370,39 d 7,16 30,26

S/2↓d/2 ET 2,5% Pa 5/y 41,43 ab 1.322,29 cd

3,65 30,02

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 0/y 43,07 ab 939,19 a 3,51 31,45

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 3/y 50,19 c 1.075,13 b 4,25 30,89

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 4/y 49,66 c 1.063,80 b 3,81 30,65

S/2↓d/3 ET 2,5% Pa 5/y 49,17 c 1.053,31 b 4,20 30,45

LSD 0,05 4,07 110,42 0,55

Page 37: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 37

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

4. Kết luận và đề nghị

Việc sử dụng kích thích ET 2,5% đã làm gia tăng năng suất cá thể g/c/c so với không kích

thích trên cao su cạo ở giai đoạn cạo miệng ngửa (BO-1 và BO-2).

Đối với cao su cạo từ năm thứ 3-5: Năng suất ở chế độ cạo d/2 có kích thích ET 2,5% ở

nhịp độ 2 và 3 lần tương đương nhau và cao hơn hẳn so với đối chứng, nhưng DRC của chế

độ cạo d/2 kích thích 3 lần trở lên giảm đi rõ rệt.

Đối với cao su cạo từ năm thứ 6-10: Năng suất ở chế độ cạo d/2 có kích thích ET 2,5% ở

nhịp độ 3 và 4 lần tương đương nhau và cao hơn hẳn so với đối chứng, nhưng DRC của chế

độ cạo d/2 kích thích 4 lần trở lên giảm đi rỏ rệt.

Các nghiệm thức cạo d/3 tuy có năng suất cá thể g/c/c cao nhưng do có số lần cạo / năm ít

hơn d/2 nên năng suất thấp hơn chế độ cạo d/2.

Như vậy chế độ cạo hợp lý nhấtđối với cao su tiểu điền tại Thừa Thừa Thiên Huế:

* Đối với cao su cạo từ năm thứ 3-5: áp dụng chế độ cạo S/2↓d/2 7d/7ET 2,5% Pa 2/y ( 8,9).

* Đối với cao su cạo từ năm thứ 6-10: áp dụng chế độ cạo S/2↓d/2 7d/7 ET 2,5% Pa 3/y

(8,9,10).

Trên cơ sở kết quả thử nghiệm và theo quy trình kỹ thuật của Tiêu chuẩn ngành 10 TCN,

nhóm thực hiện đề tài đề nghị áp dụng các chế độ cạo trên vào sản xuất diện rộng tại tỉnh Thừa

Thiên Huế.

Trần Quang Phước, Nguyễn Văn Dương

(Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế)

* Đây là kết quả của đề tài KH&CN cấp tỉnh “Thử nghiệm ứng dụng chất điều hòa sinh

trưởng để tăng năng suất, chất lượng mủ cao su khai thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”

do ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư hỗ trợ.

Page 38: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 38

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT Ở VÙNG VEN

BIỂN BẮC MIỀN TRUNG

1. Nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới

Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào

khoảng thập niên 80. Đến năm 1992, chúng

đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng

chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ. Đến

năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi

đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân

trắng liên tục tăng nhanh qua các năm, đến

năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu

tấn. Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng

4 triệu tấn. Hình thức nuôi chủ yếu là thâm

canh và siêu thâm canh. Dự kiến sản lượng

tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6

triệu tấn vào năm 2015.

Tình hình dịch bệnh: So với tôm sú thì

tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm hơn về

chất lượng con giống vì loài này đã được gia

hóa qua nhiều thế hệ để tạo được con giống

chất lượng cao như tăng

trưởng nhanh, chịu đựng tốt

với môi trường và quan trọng

là tôm sạch bệnh, kháng được

một số bệnh đặc thù từ đó mà

các nước trên thế giới tập

trung nuôi đối tượng này.

Trong những năm gần đây thì

bệnh hội chứng hoại tử cấp

tính gây thiệt hại lớn cho

nghề nuôi tôm thẻ chân trắng

trên thế giới. Bệnh này xuất

hiện ở Trung Quốc năm

2009, Việt Nam 2010, Thái

Lan và Malaysia năm 2011

và Mexico năm 2013. Tuy

bệnh hội chứng hoại tử cấp tính đã xuất hiện

nhiều năm nhưng tới tháng 6 năm 2013 thì

Lightner và cộng sự tại Đại học Arizona mới

phát hiện được tác nhân gây bệnh hội chứng

hoại tử cấp tính AHPNS trên tôm là do một

dòng đặc biệt của vi khuẩn Vibrio para-

haemolyticus đã nhiễm bởi một loại virus

được biết đến như một thể thực khuẩn

(phage), virus này xâm nhiễm đã làm vi

khuẩn sản xuất ra một loại độc tố cực mạnh

gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa đặc

biệt là hệ gan tụy của tôm, kết quả gan tụy sẽ

bị hoại tử. Theo nhận định của các chuyên

gia thủy sản trên thế giới hội chứng hoại tử

cấp tính còn xuất hiện trong vài năm tới và

hiện nay các nước đang tìm cách khắc phục

bệnh này để duy trì nghề nuôi tôm phát triển

bền vững.

Nuôi tôm thẻ chân trắng là một hình thức nuôi đặc trưng tại các tỉnh ven biển miền Trung

Page 39: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 39

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở

Việt Nam

Sự phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở

Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng được đưa vào

Việt Nam năm 2001. Từ đó đến nay diện tích

và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng

được tăng lên. Dự kiến đến năm 2015 sản

lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500

tấn. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng được nuôi

với hình thức thâm canh năng suất đạt từ

2.980kg/ha vào năm 2005 và tăng lên 4.460kg/

ha vào năm 2012.

Tình hình dịch bệnh: Dịch bệnh thật sự

bùng phát từ năm 2010 đến năm 2012 với diện

tích thiệt hại lên đến 7.068ha, chủ yếu là do

bệnh hội chứng hoại tử cấp tính. Hội chứng

hoại tử cấp tính xảy ra chủ yếu ở các vùng

nuôi tôm thân canh và bán thâm canh, xảy ra ở

hầu hết các tháng trong năm, nhưng mức độ

dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng

7, chiếm 75% tổng diện tích bị bệnh trong cả

năm. Đến năm 2013 tình hình dịch bệnh đốm

trắng và hội chứng hoại tử cấp tính đã giảm đi

đáng kể so với năm 2011 và 2012, nhưng vẫn

còn gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Vì vậy

ngành thủy sản đang tìm mọi cách để kiềm chế

bệnh này bộc phát như những năm qua.

3. Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng

trên cát ở các tỉnh Bắc miền Trung

Nuôi tôm trên cát là hình thức nuôi đặc

trưng tại các tỉnh ven biển miền Trung, với các

ao nuôi được lót bạc chống thấm. Năng suất

bình quân nuôi tôm thẻ trên cát đạt 10-15 tấn/

ha/vụ. Cá biệt có một số mô hình nuôi đạt 50-

60 tấn/ha/vụ ở Thừa Thiên Huế, Quảng Bình.

Nuôi tôm trên cát mang nhiều lợi ích như sử

dụng đất bỏ hoang, góp phần xóa đói giảm

nghèo, tăng lợi nhuận, tạo công ăn việc làm

cho nhiều người... Nuôi tôm còn đóng góp vào

việc tăng sản lượng tôm xuất khẩu của nước ta,

tạo điều kiện cho một số ngành nghề phát triển

như sản xuất vật liệu chống thấm, con giống

thức ăn, các chế phẩm sinh học...

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng có thể đem

lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng cũng có thể

mất trắng do tình hình dịch bệnh thường xuyên

xảy ra. Trong những năm gần đây bệnh đốm

trắng và hội chứng hoại tử cấp tính (chưa có

thuốc đặc trị) thường xuyên xảy trên phạm vi

cả nước làm nhiều địa phương thiệt hại rất lớn

dẫn đến nhiều ao nuôi bị bỏ trống hoặc chuyển

sang nuôi cá. Bên cạnh đó phát triển nuôi tôm

trên cát ở nhiều nơi mang tính tự phát, thiếu

quy hoạch đồng bộ, hầu hết cá hộ nuôi nhỏ lẻ

chưa có ao lắng, ao xử lý nước nuôi tôm thải

trực tiếp ra môi trường... Nghề nuôi tôm phát

triển kéo theo nhiều diện tích rừng đặc dụng bị

tàn phá, nhiều vùng biển bị ô nhiễm, nguồn

nước ngầm bị ô nhiễm, cạn kiệt và mặn hóa,

thiên tai lũ lụt trở nên nguy hiểm hơn. Do vậy

để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững

cần phải có những giải pháp hiệu quả và đồng

bộ, để tránh nguy cơ tác động tiêu cực đến môi

trường tự nhiên nhiên và nguồn nước trong

hiện tại và tương lai.

* Điều kiện thuận lợi:

- Các tỉnh Bắc miền Trung có đường bờ

biển kéo dài hơn 550km, với diện tích lớn cồn

cát ven biển trải dài qua các tỉnh từ Thừa

Thiên Huế cho đến Thanh Hóa. Những cồn cát

ven biển này là điều kiện hết sức thuận lợi để

phát triển nuôi tôm trên cát.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của

các cấp chính quyền, các ngành từ trung ương

đến địa phương. Sự phối hợp kết hợp giữa các

ngành và địa phương được thực hiện chặt chẽ.

- Nhiều tỉnh các quy hoạch về nuôi tôm

trên cát đã được phê duyệt góp phần to lớn và

Page 40: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 40

tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển

đầu tư sản xuất.

- Khoa học và công nghệ và các dịch vụ

hậu cần đáp ứng khá đầy đủ cho nhu cầu phát

triển nuôi tôm chân trắng trên cát.

- Nuôi tôm trên cát sử dụng nguồn nước

trong sạch trực tiếp từ biển cùng với việc sử

dụng ao lót bạc ni lông chống thấm nên việc

làm sạch ao triệt để hạn chế được dịch bệnh.

- Có nguồn lực lao động đồi dào và có

nhiều kinh nghiệm nuôi tôm.

- Có sự đóng góp của nhiều công ty trong

và ngoài nước tham gia sản xuất hỗ trợ tư

vấn kỹ thuật cho người nuôi đồng thời cung

cấp con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học,

thu mua sản phẩm... tạo điều kiện thuận lợi

và ổn định để người dân phát triển nuôi tôm

chân trắng ở trên cát.

* Tồn tại, thách thức đối với việc phát

triển nuôi tôm chân trắng:

- Nhiều hộ nuôi phát triển theo quy mô

nhỏ, không thực hiện theo quy hoạch, chưa

có ao lắng, ao xử lý nước thải. Việc xả thải

nguồn nước chưa qua xử lý, quy trình nuôi

chưa đúng kỹ thuật làm cho dịch bệnh lây lan

gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt và mặn hóa

nguồn nước ngầm.

- Việc quản lý nhà nước về thủy sản chưa

thống nhất giữa các địa phương, công tác chỉ

đạo chưa sát với thực tế, chưa được đầu tư hỗ

trợ tương xứng để đáp ứng được yêu cầu của

thực tiễn sản xuất và xã hội.

- Ý thức của người dân còn nhiều hạn chế

trong việc tuân thủ các qui định của nhà nước

về quy trình kỹ thuật nuôi, xử lý nước thải,

sử dụng thuốc hóa chất...

- Việc quy hoạch và quản lý quy hoạch

còn nhiều bất cập, tình trạng nuôi ngoài vùng

qui hoạch. Tự ý chuyển đổi ao chứa, ao xử lý

sang ao nuôi làm tăng mức độ ô nhiễm môi

trường, nguy cơ dịch bệnh cao.

- Việc ban hành các văn bản quản lý, các

tiêu chuẩn, qui chuẩn về điều kiện vùng nuôi,

con giống, về điều kiện của cơ sở sản xuất

giống chưa hoàn chỉnh gây khó khăn trong

công tác quản lý.

- Nguồn cung ứng giống, thức ăn chưa

được kiểm soát chặt chẽ. Thị trường đầu ra

thiếu ổn định, khi sản lượng cao thường bị tư

thương ép giá.

- Cơ sở vật chất và cán bộ kỹ thuật

chuyên trách chưa đáp ứng đầy đủ và hiệu

quả cho việc kiểm tra con giống, phát hiện

dịch bệnh kịp thời.

4. Đề xuất các giải pháp

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đem

lại lợi nhuận rất cao những cũng tiểm ẩn rất

nhiều rủi ro. Vì vậy, để phát triển nuôi tôm trên

cát bền vững, cần phải có những giải pháp phù

hợp:

* Giải pháp của Công ty Cổ phần Chăn

nuôi C.P Việt Nam đã thực hiện

- Thiết kế ban đầu đã bố trí ao nuôi, ao

lắng, ao xử lý, ao bùn hợp lý.

- Quy trình nuôi tôm không sử dụng kháng

sinh và hạn chế thay nước.

- Tất cả hệ thống ao hồ, kênh mương đều

được lót bạc chống thấm hoặc bê tông hóa để

tránh nước biển xâm nhập vào đất cát làm ô

nhiễm nguồn nước ngầm.

- Không sử dụng nguồn nước ngầm để

cung cấp nước ngọt cho ao nuôi mà chỉ sử

dụng nước biển nước mưa và nước bề mặt.

- Áp dụng hệ thống green house cho việc

ương tôm PL12 trong khoảng thời gian 30

ngày nhằm phòng ngừa dịch bệnh và tăng

nhiệt độ môi trường nước nuôi vào các tháng

mùa đông.

Page 41: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 41

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Xây dựng hệ thống green house đối với

các ao nuôi tôm ở khu vực bắc miền Trung.

Quy trình nuôi đảm bảo an toàn sinh học, bền

vững từ khâu chuẩn bị ao đến thu hoạch và xử

lý nước thải.

Các giải pháp mà Công ty Cổ phần Chăn

nuôi C.P Việt Nam, thực hiện đã chứng minh

được tính ổn định qua thực tiễn sản xuất, góp

phần vào việc phát triển nuôi tôm chân trắng

bền vững và có hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí

quá lớn nên khó để thực hiện đồng loạt. Chính

vì vậy, cần tổ chức đánh giá đầy đủ thực trạng

và những tác động của nuôi tôm trên cát đến

môi trường sinh thái, đời sống kinh tế-xã hội

của vùng nuôi tôm. Trên cơ sở đó, đề xuất các

giải pháp tổng thể phù hợp để có thể vừa phát

triển nghề nuôi tôm chân trắng trên cát vừa

đảm bảo môi trường cho thế hệ mai sau.

* Đề xuất các giải pháp

- Nghiên cứu tạo đàn tôm bố mẹ phù hợp

với điều kiện nuôi ở Việt Nam. Mục tiêu:

nhanh chóng tạo được đàn tôm bố mẹ đáp ứng

nhu cầu sản xuất giống nhằm giảm tối đa phụ

thuộc nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu.

- Nghiên cứu nâng cao chất lượng con

giống. Mục tiêu: hoàn thiện quy trình sản

xuất giống trong điều kiện an toàn

sinh học để tạo được con giống

chất lượng cao sạch bệnh

- Nghiên cứu kiểm soát dịch

bệnh. Mục tiêu: giảm thiểu ảnh

hưởng của dịch bệnh đến tôm nuôi,

có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu

các bệnh thường gặp, đặc biệt là

bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

- Đầu tư các công trình cấp

nước ngọt cho vùng nuôi tôm trên

cát, hệ thống xử lý nước thải tập

trung, hệ thống kênh cấp và thoát

nước tập trung.

- Thường xuyên giám sát chất lượng

nước thải trước khi thải ra môi trường

- Các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây

dựng hoàn thiện hệ thống ao nuôi đảm bảo

điều kiện cho việc áp dụng quy trình nuôi

sạch theo tiêu chuần VietGap.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ

làm công tác thủy sản. Xây dựng các phòng

thí nghiệm kiểm tra chất lượng giống, dịch

bệnh thủy sản đối với tôm nuôi chân trắng

trên cát.

- Các địa phương cấp huyện triển khai, ra

soát điều chỉnh và bổ sung qui hoạch chi tiết

nuôi trồng thủy sản của địa phương trên cơ

sở qui hoạch của tỉnh, lập kế hoạch để cụ thể

hóa định hướng quy hoạch.

- Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch

nuôi trồng thủy sản và qui chế quản lý các

vùng nuôi tập trung, tổ chức công bố các quy

chế để các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy

sản tuân theo.

TS Lê Văn Dân

(Trường Đại học Nông lâm Huế)

Người dân thu hoạch mùa tôm

Page 42: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 42

Thích nghi cao

Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phú Lương

3, ông Lê Thẻo đánh giá cao năng suất và

chất lượng giống lúa Thiên ưu 8. Mô hình

giống lúa mới trên được khảo nghiệm trong

vụ hè thu 2014 với diện tích 6ha, tại HTX

Nông nghiệp Phú Lương 3, do Công ty Cổ

phần Giống cây trồng Trung ương phối hợp

với Trạm Khuyến Nông Lâm Ngư huyện Phú

Vang thực hiện. Nông dân Nguyễn Đức

Thành cũng như 15 hộ tham gia mô hình đều

cho rằng, giống lúa Thiên ưu 8 có nhiều ưu

điểm, thích hợp với điều kiện đất đai đồng

ruộng tại địa phương. Giống lúa mới này

chống chịu rất tốt trong điều kiện thời tiết

khắc nghiệt, sâu bệnh

gây hại và tạo ra sản

phẩm chất lượng,

thơm ngon, dẻo...

Năng suất lúa bình

quân đạt 72 tạ/ha, cao

hơn 7 tạ, thu nhập

bình quân khoảng 47

triệu đồng/ha, lãi gần

23 triệu đồng, cao

hơn 6 triệu đồng so

với Khang Dân 18.

Tại HTX Nông

nghiệp Lâm Lý và

Đông Vinh (huyện Quảng Điền), Công ty Cổ

phần Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh thực

hiện mô hình cánh đồng mẫu lúa NA2 với

diện tích 30 ha trong vụ hè thu 2014. Phó

Giám đốc công ty, ông Trần Đức Tôn tỏ ra

vui mừng trước những thành quả bước đầu

của giống lúa NA2, năng suất đạt 70-75 tạ/

ha. Đây không chỉ là điều kiện nâng cao uy

tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty, mà còn là cơ hội đối với nông dân

nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo

trong xu thế hội nhập. Giống lúa NA2 không

chỉ đạt năng suất cao, mà còn tạo ra sản

phẩm thơm ngon, chất lượng, thích hợp với

nhiều chân đất, thời gian sinh trưởng ngắn

THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG GIỐNG LÚA MỚI

Được chọn để gieo cấy khảo nghiệm là những vùng đất khó sản xuất, chua phèn nhưng

các giống lúa mới đều thích ứng tốt, đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao. Nông dân

Nguyễn Đức Thành, xã viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Lương 3 (Phú Vang)

phấn khởi: “Giống lúa Thiên ưu 8 thật sự “bén duyên” trên vùng đất khó tại địa phương.

Đồng ruộng được chọn để gieo cấy thường bị chua phèn, thấp trũng nhưng giống lúa trên

vẫn phát triển tốt, không bị đổ ngã. Mật độ ché bông, hạt vào chắc cao hơn so với nhiều

giống lúa thông thường nên đạt năng suất cao”.

Page 43: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 92014 43

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

chỉ 93-95 ngày, thân

cây cứng, gọn khóm,

không đổ ngã, ít xảy ra

sâu bệnh. Sản phẩm sau

khi thu hoạch đều được

công ty thu mua theo

giá thị trường nên nông

dân không lo đầu ra.

Giống lúa Ma Lâm

214 và 48 được Trung

tâm Khuyến Nông Lâm

Ngư tỉnh đưa vào gieo

cấy khảo nghiệm trong

vụ hè thu 2014 tại HTX

Mỹ Phú (huyện Phong

Điền), cho thấy nhiều

ưu điểm vượt trội so

với nhiều giống thông thường. Năng suất không chỉ đạt cao trên 60 tạ/ha, giống lúa Ma Lâm

214 và 48 còn có thời gian sinh trưởng cực ngắn, chỉ 88-90 ngày nên hạn chế tối đa rủi ro do

bão lũ. Bà Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh cho hay, các

giống lúa trên có nhiều triển vọng vì thích hợp với nhiều chân đất, có thể nhân rộng trên địa

bàn tỉnh. Hai giống lúa này rất dễ sản xuất, thích nghi tốt cả những vùng đất chua phèn, chống

chịu rất tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có khả năng đẻ nhánh khỏe, số bông trên

khóm đều. Chất lượng và giá trị sản phẩm khá cao, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa

chuộng, có thể hướng đến xuất khẩu.

Bao tiêu sản phẩm

Ông Trần Quang Phước, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn tỉnh đánh giá rất cao kết quả các giống lúa mới mang lại. Đây là việc mà các cơ quan,

ban ngành tiếp tục tìm tòi, chọn lựa những giống lúa mới phù hợp, chất lượng cao để sản xuất

thử nghiệm. Đối với những giống lúa đã sản xuất thành công, các đơn vị phối hợp với các địa

phương, HTX tiến hành khảo sát đồng ruộng để nhân rộng, thay thế các giống thông thường

năng suất và chất lượng thấp; đồng thời có phương án thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông

dân với giá ổn định.

Vụ hè thu này, Công ty Cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh không chỉ sản xuất thành

công mô hình cánh đồng mẫu với giống lúa chất lượng cao, mà còn tổ chức bao tiêu toàn bộ

sản phẩm là tín hiệu vui đối với bà con nông dân.

Thế Hoàng

Đánh giá năng suất giống lúa mới tại đồng ruộng

Page 44: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 44

Sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ

Hoàng Anh Tiến đã được đón nhận một nền

giáo dục tốt từ những thầy cô giáo của trường

Nguyễn Tri Phương, Quốc Học, Đại học Y

Dược Huế. Thừa hưởng được sự đam mê

khoa học từ bố là GS,TS Huỳnh Văn Minh,

sự ủng hộ nhiệt tình của mẹ, anh luôn có

nhiều động lực để phấn đấu, đạt nhiều thành

tích cao trong cuộc sống. Không chỉ học tập

và nghiên cứu giỏi mà còn là một người năng

động trong các hoạt động xã hội.

Thủ khoa khối B vào Đại học Huế trong

kỳ thi tuyển năm 1997 và theo học Trường

Đại học Y khoa (nay là Trường Đại học Y

Dược Huế), Hoàng Anh Tiến sớm có những

thiên hướng đam mê nghiên cứu khoa học và

từ năm thứ 3, Hoàng Anh Tiến cùng các bạn

dưới sự hướng dẫn thầy cô đã nghiên cứu đề

tài “Đặc điểm điện tâm đồ ở vận động viên

thành phố Huế” giúp phát

hiện và cảnh báo sớm các bất

thường tim mạch nguy hiểm

cho các vận động viên. Với

những đóng góp của công

trình nghiên cứu này anh đã

đạt giải nhì “Sinh viên nghiên

cứu khoa học Vifotec” vào

năm 2002.

Năm 2003, Hoàng Anh

Tiến vinh dự được kết nạp

vào Đảng khi mới 24 tuổi.

Đạt bằng đỏ, Á khoa của

khóa 1997-2013 cùng nhiều

thành tích trong hoạt động

chuyên môn và xã hội với vai

trò là lớp trưởng, Ủy viên Ban chấp hành

Đoàn trường, Hoàng Anh Tiến được giữ lại

làm cán bộ giảng dạy bộ môn Nội và được

chuyển thẳng cao học.

Ngoài giảng dạy ở trường, Hoàng Anh

Tiến còn tham gia khám và điều trị tại Bệnh

viện Trường Đại học Y Dược Huế, Khoa Nội

tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế. Với

môi trường làm việc thuận lợi này đã giúp

Hoàng Anh Tiến có điều kiện để nghiên cứu

nhiều đề tài có giá trị như: “Đánh giá sự biến

đổi nồng độ NT-ProBNP ở đợt cấp của suy

tim mạn” (2005). Đề tài được giải nhì tại Hội

nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ 3

và được đánh giá cao do chất chỉ điểm tim

mạch NT-ProBNP rất mới và hiệu quả trong

tiên lượng suy tim, nhằm có thái độ xử trí

tích cực để hạn chế tần suất tái nhập viện và

nguy cơ tử vong, đề tài này sau đó được đăng

Hoàng Anh Tiến-gương mặt trí thức trẻ tiêu biểu về học tập và nghiên cứu khoa học

TS, BS Hoàng Anh Tiến được tuyên dương tại Lễ trao giải thưởng Quả cầu vàng năm 2012

Page 45: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 92014 45

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

trên tạp chí nước ngoài Circulation Journal.

Đề tài: “Xây dựng chương trình đánh giá

kiến thức sinh viên y khoa hệ 6 năm bằng

phần mềm lập trình authorware” đã đạt giải

nhất Hội nghị khoa học trẻ các trường Đại

học Y Dược toàn quốc 2004.

Năm 2007, có lẽ là năm thành công nhất

của người bác sĩ vừa tròn 28 tuổi khi anh

“được mùa” về nghiên cứu khoa học. Cùng lúc

đạt 3 giải thưởng: hướng dẫn sinh viên nghiên

cứu khoa học đạt giải nhì Vifotec với đề tài

“So sánh giá trị tiên lượng của N-Terminal Pro

B-type Natriuretic Peptide (NT-ProBNP) và

phân độ Killip ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim

cấp”, giải nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ

thuật tỉnh Thừa Thiên Huế với giải pháp: “Kết

hợp máy ghi âm với ống nghe để phát hiện hội

chứng ngưng thở lúc ngủ (Sleep Apnea

Syndrome)”, giải xuất sắc hội nghị khoa học

trẻ các trường Đại học Y Dược toàn quốc lần

thứ 14 với đề tài: “Nghiên cứu hội chứng

ngưng thở lúc ngủ bằng máy SASD-07 tự tạo”.

Đặc biệt với đề tài này, Hoàng Anh Tiến đã

đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân: Dùng

máy theo dõi nhịp thở tự tạo SASD-07 (Sleep

Apnea Syndrome Detective) để phát hiện hội

chứng ngưng thở lúc ngủ (một hội chứng còn

rất mới mẻ ở Việt Nam). Đề tài đã được đăng

ký tiến hành cấp tỉnh và đã nghiệm thu chính

thức với sự đánh giá cao của các thành viên

trong hội đồng để mở ra khả năng triển khai

rộng rãi những thành tựu nghiên cứu về máy

SASD-07 này.

Với những thành tích nêu trên, Hoàng Anh

Tiến vinh dự được Trung ương Đoàn, Quỹ hỗ

trợ tài năng trẻ Việt Nam bình chọn một trong

mười gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm

2007, được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

tặng huy chương và bằng lao động sáng tạo.

Hoàng Anh Tiến đã hoàn thành xuất sắc

luận án tiến sỹ vào tháng 11/2011 với đề tài

“Nghiên cứu vai trò tiên lượng của NT-

ProBNP huyết thanh và luân phiên sóng T

điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim”. Không

dừng lại ở những thành tích đạt được, Hoàng

Anh Tiến tiếp tục với sự nghiệp nghiên cứu

của mình với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng

điện tâm đồ nội mạch vành trong đánh giá

hiệu quả can thiệp động mạch vành qua da”

đạt giải nhì Giải thưởng sáng tạo Khoa học

và Công nghệ tỉnh năm 2012. Các danh hiệu

xuất sắc khác như: Thầy thuốc trẻ tiêu biểu

Việt Nam 2011, Quả cầu vàng về khoa học

và công nghệ năm 2012, Bằng khen của Ban

chấp hành Trung ương Đảng về Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(2013). Với những thành tích đặc biệt này,

hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược-GS, TS,

NGƯT Cao Ngọc Thành luôn đánh giá cao

những nỗ lực mà TS, BS Hoàng Anh Tiến

đóng góp cho nhà trường.

Bận rộn với công việc giảng dạy nghiên

cứu khoa học tại bộ môn nội, điều trị tại

Khoa Nội tim mạch với vai trò Phó trưởng

khoa, TS, BS Hoàng Anh Tiến cũng là Phó

Bí thư đoàn trường vẫn thường theo đoàn bác

sĩ của trường đi khám bệnh, cấp thuốc miễn

phí cho dân nghèo vùng sâu vùng xa ở A

Lưới, tỉnh Salavan (Lào). Với TS, BS Hoàng

Anh Tiến, chặng đường trước mắt của anh

vẫn đầy những thách thức. Ẩn sâu bên trong

niềm đam mê nghề nghiệp vẫn là tấm lòng

của một trí thức trẻ muốn góp phần nhỏ bé

cống hiến cho quê hương, cho đất nước… và

cũng để tri ân vùng đất đã sinh ra, nuôi

dưỡng anh thành tài.

Trần Minh Phong

Page 46: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 46

Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là vấn đề đang gây bức xúc ở nông thôn. Mặc

dù các hộ chăn nuôi đã thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày nhưng do nguồn phân thải

không được quản lý và xử lý đúng cách đã gây ra mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng

không tốt đến sức khỏe cộng đồng người dân cũng như bản thân vật nuôi.

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học là một tiến bộ kỹ thuật mới để giải quyết vấn đề trên. Kỹ

thuật này đã được Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư Thừa Thiên Huế ứng dụng chuyển giao

cho nông dân trong tỉnh từ cuối năm 2013. Trong vụ Đông Xuân 2013-2014 đã triển khai cho

20 hộ ở xã Phong Mỹ và xã Quảng Phước, mô hình đã mang lại kết quả rất tốt được bà con

nông dân hưởng ứng áp dụng.

Từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tháng 6/2014

Trung tâm tiếp tục triển khai mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học cho 7 hộ tại xã Thủy

Thanh- thị xã Hương Thủy nhằm khẳng định tính hiệu quả của nuôi lợn trên đệm lót sinh học

trong điều kiện mùa hè, kết quả sẽ là cơ sở để tổ chức nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn

tỉnh. Các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình nuôi lợn

trên đệm lót sinh học tại xã Thủy Thanh được đánh giá tóm tắt như sau:

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được của mô hình

- Tỷ lệ nuôi sống: Tỷ lệ nuôi sống đạt 100%.

- Khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của lợn sau 90 ngày nuôi: Lợn tăng trọng bình

quân 542g/ngày (16kg/tháng). Tiêu tốn thức ăn bình quân/kg tăng trọng: 2,5kg.

- Lợn khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, không có bệnh tật nghiêm trọng.

Hiệu quả kinh tế

- Tiết kiệm tiền nước vệ sinh chuồng trại: Ước tính tiết kiệm được 27m3 nước tương ứng

108.000đ/hộ nuôi 7 con lợn/lứa.

- Tiết kiệm công dọn chuồng: Nuôi lợn chuồng bê tông phải dọn chuồng 2 lần ngày, nuôi

đệm lót chỉ xới đệm 1 lần/ngày, ước tính tiết kiệm được 2 công lao động/90 ngày nuôi, tương

ứng 300.000 đồng tiền công.

- Chi phí làm đệm lót ban đầu/hộ nuôi: 450.000đ.

Như vậy số tiền chi phí làm đệm lót tương ứng với số tiền tiết kiệm nước và công lao động

trong 1 lứa nuôi. Ngoài ra phần trên của đệm lót là nguồn phân sạch và có giá trị dinh dưỡng

cao và dễ hấp thu đối với cây trồng, sử dụng nguồn phân này vừa nâng cao năng suất vừa giảm

chi phí mua phân vô cơ, thuốc trừ sâu.

- Hạch toán lãi bình quân/con lợn nuôi trên đệm lót của mô hình tại thời điểm xuất chuồng

hiện nay đạt: 500.000đ/con (bình quân mỗi hộ tham gia mô hình lãi 3.500.000đ).

Hiệu quả xã hội và môi trường

- Toàn bộ phân và nước tiểu lơn thải ra hàng ngày được lên men phân hủy trong đệm lót vì

vậy không có mùi hôi, giảm ruồi muỗi.

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH NUÔI LỢN TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC TẠI XÃ THỦY THANH, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

Page 47: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 92014 47

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

- Khắc phục được sự

mâu thuẩn trong cộng

đồng do chăn nuôi gây

ra ô nhiễm.

- Giảm thiểu ô nhiễm

môi trường do phân

thải lợn gây ra ảnh

hưởng đến sức khỏe

của vật nuôi cũng như

con người, chuồng nuôi

hầu như không có ruồi

nên hạn chế lây truyền

bệnh cho con người

cũng như vật nuôi.

- Mô hình thành công đã tạo điều kiện để phát chăn nuôi lợn ngay ở những vùng dân cư

đông đúc mà trước đây không thể phát triển được do ô nhiễm. Tạo ra sinh kế cho nông dân ở

các vùng này nhằm tăng thêm thu nhập.

- Thông qua mô hình, hộ chăn nuôi đã tiếp thu được tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi lợn

trên đệm lót sinh học.

Qua kết quả theo dõi từ mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học trong vụ Đông Xuân năm

2013-2014 và vụ Hè Thu 2014, bước đầu có thể kết luận như sau:

- Đệm lót sinh học để nuôi lợn đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do phân thải

gây ra, không còn mùi hôi như trước đây, hạn chế ruồi muỗi. Nuôi lợn trên đệm lót rất phù

hợp với các vùng dân cư đông đúc, vùng chăn nuôi ô nhiễm, vùng có nhu cầu sử dụng phân

bón cho cây trồng.

- Lợn sống thoải mái trên đệm lót, sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị bệnh.

- Tiết kiệm được nước rửa chuồng và công dọn chuồng hàng ngày.

- Nếu nuôi trong mùa đông lợn được làm ấm nhờ nhiệt phát sinh từ đệm lót sinh học. Nuôi

lợn trên đệm lót sinh học trong mùa hè vẫn đạt kết quả tốt, biện pháp chống nóng đơn giản.

Mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học đem lại hiệu qủa kinh tế- xã hội và môi trường rất

lớn, cần thiết phải có một chương trình hỗ trợ cho nông dân áp dụng đại trà nhằm phát triển

chăn nuôi bền vững và an toàn sinh học, góp phần xây dựng thành công chương trình nông

thôn mới.

ĐT

(Nguồn: Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư)

Page 48: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 48

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất, quy hoạch phát triển

các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

theo hướng hàng hóa đang là hướng đi

đúng với chủ trương của tỉnh. Cây hành lá

đã và đang khẳng định rõ nét về hiệu quả

kinh tế, tiến tới phát triển theo hướng hàng

hóa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập

cho bà con nông dân phường Hương Long,

thành phố Huế.

Hành lá là một trong những loại rau màu

được trồng phổ biến ở Thừa Thiên Huế.

Hành lá có thể trồng quanh năm, thích hợp

trên nhiều loại đất. Thời gian sinh trưởng chỉ

khoảng 45-60 ngày; năng suất bình quân 2

tấn/ha, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

Nếu như trước đây hành lá chỉ được trồng rải

rác ở một vài nơi, thì nay nó đã được trồng ở

nhiều địa phương trong khu vực, thậm chí có

nơi còn phát triển thành vùng chuyên canh

loại rau màu này như ở phường Hương An,

thị xã Hương Trà.

Tại phường Hương Long,

với diện tích sản xuất rau màu

khoảng 130ha, trồng chủ yếu

các loại cây như đậu xanh, bắp,

kiệu ,…một ít diện tích trồng

hành lá. Tuy vậy, với cách làm

tự phát, phân tán, chưa nắm bắt

được quy trình kỹ thuật, thâm

canh chưa tốt, năng suất cây

hành đạt thấp. Chính vì vậy,

việc giúp người dân tăng năng

suất, chất lượng sản phẩm hành

lá; đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm; nâng cao tính cạnh tranh

trên thị trường…, đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của người tiêu dùng, tiến tới phát triển cây

hành theo hướng hàng hóa là hết sức cần thiết.

Vụ hè thu năm 2014, được sự chỉ đạo của

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh,

Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư đã phối

hợp với HTX Nông nghiệp Hương Long triển

khai thực hiện mô hình sản xuất hành lá với

quy mô 02ha, với sự tham gia của 43 hộ.

Cán bộ Trung tâm đã phối hợp với HTX

tiến hành khảo sát chọn ruộng, chọn hộ làm

mô hình trên cơ sở tiêu chí đặt ra là mô hình

phải đại diện cho vùng sản xuất rau màu của

địa phương; là vùng tập trung; thuận lợi trong

việc quản lý, tưới tiêu, chăm sóc... Ngoài ra,

trong suốt quá trình sản xuất, cán bộ kỹ thuật

của Trung tâm bám sát địa bàn, trực tiếp chỉ

đạo các biện pháp thâm canh; theo dõi tình

hình sinh trưởng, phát triển của cây hành và

diễn biến sâu bệnh hại để cùng bà con nông

dân có giải pháp xử lý kịp thời...

(xem tiếp trang 50)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH SẢN XUẤT HÀNH LÁ VỤ HÈ THU 2014

Page 49: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 92014 49

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Chị Phạm Thị Thanh Thúy, người trồng

dưa ở thôn 2 xã Hải Dương cho biết: Để

trồng dưa hấu có chất lượng ngon, năng suất

thu hoạch cao như mong muốn thì điều quan

trọng nhất là chú trọng khâu chăm sóc, luôn

quan tâm theo dõi sát sao từ khi trỉa hạt cho

đến các công đoạn tỉa cành, tưới phân, phun

thuốc phòng bệnh đầy đủ. Riêng khâu tưới

nước là quan trọng nhất.

Hiện nay đất được đưa vào sử dụng trồng

dưa hấu dọc theo bờ biển và các ruộng lúa đã

thu hoạch xong vụ hè thu. Đối với vùng đất

cát dọc bờ biển thì công đầu tư làm đất ít hơn

đất trồng lúa. Người trồng dưa phải chọn loại

đất tơi xốp, hệ thống thoát nước tốt, không bị

bóng râm che phủ; diện tích đất đã trồng vụ

trước thì không sử dụng lại lần hai vì dưa hấu

quen chất đất vụ sau năng suất không cao.

Sau khi dọn sạch cỏ bắt đầu cày xới và lên

luống đồng thời gieo hạt ở 2 bên mép luống,

mỗi hốc từ 2 đến 3 hạt, bón lót phân và che

đậy các loại vải phủ để hạn chế lượng

nước bốc hơi giữ độ ẩm cho đất, tránh

xói mòn lớp đất và phân lót phía trên

luống. Phân được bón cho dưa hấu là

loại NPK 16.16.8 KCl, khi bón đầy

đủ, cân đối, đúng thời điểm sẽ mang

lai hiệu quả cao.

Các công đoạn chăm sóc dưa cũng rất

công phu từ khi gieo hạt khoảng thời

gian từ 15 đến 20 ngày lúc đó cây ra

khoảng 3 đến 5 lá. Thời gian này phải

bấm ngọn và số định số cây của mỗi gốc để

dây bò thẳng hàng theo luống. Theo chị Thúy

thì nên để lại 1 dây chính và 2 nhánh 2 bên.

Sau thời gian 20 ngày kế tiếp khi nở hoa rộ

thì phải thực hiện công đoạn thụ phấn. Mỗi

ngày vào lúc 8 đến 9h sáng khi mặt trời lên

cao chọn những hoa đực tốt úp vào các nhụy

hoa cái. Muốn có luống dưa đều trái to và

láng mịn thì nên kiên trì ở khâu thụ phấn.

Đa số các giống dưa hấu đưa vào trồng ở

vùng đất Hải Dương là loại giống lai có kẻ

sọc, trái thon dài mà người dân thường gọi là

dưa “Thái”. Đối với dưa hấu chọn loại thuốc

trừ sâu thích hợp để phun cũng phải rất cẩn

thận và kỹ lưỡng. Phun vào giai đoạn từ khi

trồng cho tới khi thu hoạch, trước ngày trổ

hạt 10 ngày và sau khi trái to bằng quả trứng

thì cứ cách từ 7-10 ngày lại phun vào lá dưa

một lần. Dưa hấu là loại cây rất cần nước do

đó cần tưới nước đầy đủ, lượng nước tưới

phụ thuộc vào tính chất của từng loại đất, khí

Niềm vui của bà con Hải Dương được mùa dưa hấu

Toàn xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) có 10 hộ trồng dưa hấu trên diện tích 5ha. Dưa

năm nay được mùa sản lượng ước tính 1 tấn/sào, thu nhập bình quân lãi mỗi hecta 20

triệu đồng/vụ.

Page 50: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 50

hậu, thời tiết và từng thời kỳ phát triển nhất

là thời điểm cây sinh trưởng và ra trái. Cần

tưới nhiều nước vào lúc trái còn non, sau đó

giảm dần. Nên chú ý tưới nước vào buổi sáng

giúp rễ phát triển nhanh hơn, đồng thời hạn

chế việc sâu lên ăn hại lá. Tuyệt đối tuân thủ

nghiêm ngặt việc pha phân bón ure vào nước

để tưới vì sẽ ảnh hưởng tới ruột dưa không

đặc, nhạt màu và hay bị úng.

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch UBND xã

Hải Dương cho biết: “Năm nay, các hộ trồng

dưa hấu đều thắng lợi, giá thị trường 6.000

đồng-8.000 đồng/kg”. Theo nhiều bà con

nông dân, sở dĩ năm nay dưa hấu vụ hè-thu

“hốt bạc” là do nguồn cung bị thiếu, hút

hàng. Một nguyên nhân nữa, trong những

năm gần đây, nông dân Hải Dương đã

chuyển lối canh tác theo hình thức chuyển

đổi mùa vụ: 2 lúa-1 bắp, 2 lúa-1 dưa hoặc 2

lúa-1 loại cây trồng nào đó. Tùy từng thời vụ,

xã có cách chuyển đổi canh tác phù hợp.

Nhìn những quả dưa có vỏ màu xanh tươi,

ruột dưa đỏ thắm có trái nặng trên 5kg khi ăn

sẽ cảm nhận được vị ngọt, mát, ruột dưa ít hạt

từ sản phẩm được làm ra của những người

nông dân Hải Dương một nắng hai sương mà

lòng yên tâm phần nào. Thiết nghĩ trong tương

lai các cơ quan chức năng quan tâm hỗ trợ các

hộ trồng dưa về kỹ thuật cũng như đăng ký

nhãn hiệu để nhiều người tiêu dùng biết đến

sản phẩm sạch này rộng rãi hơn. Đồng thời

xem đây là loại cây mang lại giá trị kinh tế (thu

nhập gấp 2 đến 3 lần trồng lúa); nhân rộng mô

hình cho nhiều người để tăng nguồn thu ổn

định cho người nông dân, người tiêu dùng có

sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm

nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trương Huyền-Thu Hương

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH...

(tiếp theo trang 48)

Vụ hè thu năm nay, diễn biến thời tiết khá

phức tạp, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, đã tạo

điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng gây

hại trên hành lá. Do thường xuyên kiểm tra

đồng ruộng, dự tính dự báo và thực hiện các

biện pháp phòng trừ sâu bệnh đồng bộ, kịp

thời có hiệu quả nên đã hạn chế thiệt hại do

sâu bệnh gây ra.

Qua mô hình, người dân nắm bắt và áp

dụng tốt quy trình thâm canh hành lá vào sản

xuất, đồng thời giữa các hộ trong mô hình có

cơ hội chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau nhằm

nhân mở rộng diện tích trồng hành trong

những năm tiếp theo.

Mô hình sản xuất hành lá thật sự đem lại

hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm,

thích hợp trên nhiều loại đất. Đây là một

hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ở các

vùng ven đô, trong điều kiện quỹ đất nông

nghiệp ngày càng thu hẹp do nhu cầu phát

triển đô thị và công nghiệp - dịch vụ. Thực tế

này đòi hỏi ngành nông nghiệp, địa phương

cũng như các hộ nông dân phải thay đổi tư

duy trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện

chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng -vật

nuôi, mở ra hướng phát triển cho nông

nghiệp đô thị. Phường Hương Long cần có

định hướng quy hoạch, bố trí sản xuất cây

hành lá với diện tích đủ lớn, tạo ra sản phẩm

mang tính hàng hóa cao, có khả năng canh

tranh, phục vụ cho nhu cầu thị trường trong

và ngoài tỉnh. Nếu đầu tư thâm canh hợp lý,

có thể phát triển phường thành vùng chuyên

canh sản xuất loại rau ăn lá gia vị này, góp

phần giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện

đời sống.

PV

Page 51: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 92014 51

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Ba ba là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, không chỉ là một loại đặc sản khoái khẩu

mà còn có khả năng hỗ trợ chữa các bệnh như mồ hôi trộm, viêm thận mạn tính... Trước đây,

nghề nuôi ba ba chưa phổ biến, người ta chỉ bắt được ở những ao, hồ, những con lớn đem bán,

những con nhỏ để nuôi. Ngày nay, khi ba ba đã trở thành hàng hóa, trở thành nghề kinh doanh

của nhiều người, thì phong trào nuôi ba ba đã và đang phát triển dần để đáp ứng nhu cầu của

thị trường.

Ông Lê Bá Khuê ở xã Thủy Dương nay là phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy kể:

Năm 1995, ông ra Hải Hưng làm ăn thấy một số hộ dân nuôi ba ba bằng nguồn giống bắt tự

nhiên, ông thấy thích và đã học cách thức nuôi. Sau đó ông đã mua 100 con ba ba giống (1

lạng/con) đem vào nuôi thử. Sau một năm nuôi thấy ba ba lớn nhanh, không bệnh tật. Đến

đây ông cười bảo “Thế là từ đó tôi có thêm nghề tay trái”. Nghề thợ hồ là nghề chính của ông.

Ông lại kể tiếp, ban đầu ông chỉ nuôi ba ba thịt để bán, nhưng khi ông thấy một vài quả trứng

xuất hiện trên chổ cho ba ba ăn, nên ông đã nảy sinh ra sản xuất giống ba ba. Qua 6 năm sản

xuất giống, hiện nay trong hồ ông có khoảng 200 con ba ba bố mẹ, con to nhất 20kg/con, con

nhỏ nhất được 5-7 lạng/con. Một năm ông bán khoảng 1000 con baba giống, trừ chi phí ông

lãi được hơn 20 triệu đồng/năm. Ông nói nếu vừa nuôi ba ba thịt vừa sản xuất giống thì lợi

nhuận sẽ cao hơn.

Là nông dân với nghề tay trái, một tháng ông kiếm khoảng 2 triệu đồng, một số tiền cũng

không nhỏ. Sở dĩ nghề nuôi ba ba của ông đến nay vẫn là nghề tay trái là do có một số khó

khăn nhất định đó là: diện tích đất của nhà ông chật hẹp chỉ có cái hồ khoảng 100m2 trở lại,

không có đất và vốn để phát triển sản xuất và đầu ra vẫn còn hạn chế.

Trước đây ông nuôi ba ba thịt chủ yếu bán cho các nhà hàng, khách sạn có khi giá lên đến

300 ngàn đồng/kg, nhưng lượng tiêu thụ vẫn còn ít bởi vì ba ba thịt là thứ thực phẩm cao cấp,

chỉ những người giàu mới tiêu thụ. Ba ba có 3 loại: baba trơn, ba ba gai và ba ba đinh, trong

đó giống ba ba đinh nhanh lớn nhất. Ba ba mẹ đẻ trứng tự nhiên, sau đó lấy trứng đem đi ấp

khoảng 60 ngày thì trứng nở thành ba ba con. Ông kể đa số những người mua giống ba ba của

ông đều phải dặn trước, khi có ba ba giống thì gọi điện thoại họ đến lấy, giá một con ba ba

giống cỡ bằng cái muổng cà phê là 30.000đ/con.

Hiện nay, ông đang chuẩn bị mua một miếng đất để đầu tư phát triển nghề nuôi này. Đó là

dự định mà ông Khuê đã ấp ủ mấy năm nay giờ cũng sắp thành hiện thực. Để phát triển một

nghề nuôi thành công như ông Khuê đó cũng là mơ ước của bao người nông dân.

PV

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH NUÔI BA BA Ở PHƯỜNG THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

Page 52: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 52

Cách đây 3 năm, với nghề nuôi cua xanh

người dân chủ yếu thu gom từ nguồn giống tự

nhiên trong đầm phá để nuôi và phụ thuộc vào

tự nhiên nên không đảm bảo về chất lượng và

số lượng. Hiện nay, cua xanh đã có con giống

sinh sản nhân tạo nên giá giống rẻ và chủ động

hơn trước. Thức ăn cho cua là cá tạp, tuy nhiên

trong nuôi thương phẩm cua ăn được thức ăn

công nghiệp. Mặc khác, việc sử dụng thức ăn

công nghiệp để thay thế thức ăn cá tạp trong

nuôi cua thương phẩm giúp người dân chủ

động trong tìm kiếm thức ăn, giảm áp lực đối

với việc khai thác nguồn cá nhỏ để làm thức ăn

cho cua, giảm thiểu ô nhiễm đáy ao nuôi, giữ

được môi trường ao nuôi sạch, hướng tới mô

hình nuôi bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế

cho người nuôi.

Vì vậy để giúp người dân nắm bắt quy trình

nuôi cua sử dụng thức ăn công nghiệp từ nguồn

giống sinh sản nhân tạo, sau đây, Bản tin Khoa

học và Công nghệ xin giới thiệu quy trình kỹ

thuật nuôi cua thương phẩm bằng thức ăn công

nghiệp từ nguồn giống sinh sản nhân tạo.

1. Lựa chọn và xây dựng ao nuôi

Ao nuôi cua có diện tích từ 500m2 đến

5.000m2, độ sâu từ: 1-1,5m, có cống cấp và

thoát nước riêng. Nên chọn nuôi ở những ao

vùng triều để giảm chi phí cho việc cấp và thay

nước. Chọn ao ở vùng chất đất ít bị nhiễm

phèn, chất đáy là bùn pha cát, thịt pha sét,

không có quá nhiều bùn nhão, lớp bùn <10cm,

pH từ 7.5-8.2 và độ mặn từ 10-25‰. Bờ ao: bờ

cần được nén kỹ để chống mọi, rò rỉ và sạt lở.

Bờ ao cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất

là 0,5m. Xung quanh ao cần làm đăng chắn

(rao lưới mùng) quanh bờ không cho cua vượt

bờ ra ngoài, đăng chắn cao từ 0,8-1m. Trong ao

có thể đào các mương sâu 0,3-0,5m từ cống

cấp đến cống thoát. Mương có độ dốc xuôi từ

cống cấp đến cống tiêu nước. Có thể tạo nhiều

gờ nổi diện tích mỗi gờ từ 10-100m2 tuỳ diện

tích ao. Mỗi ao nuôi nên có hai cống ở hai đầu

đối diện nhau, nếu ao hình chữ nhật thì hai

cống sẽ đặt ở hai bờ thuộc chiều rộng. Cống

thoát đặt sát đáy và thông với mương trong ao.

2. Cải tạo ao nuôi

Tháo cạn nước, vét bớt bun đáy, lấp hết lỗ

mội quanh bờ. Tiến hành bón vôi nông nghiệp

với lượng 7-10kg/1.000m2. Sau đó phơi đáy ao

3-5 ngày. Cấp nước vào ao qua hệ thống lưới

lọc, mức nước là 0,6-0,8m. Dung phân urê và

NPK với lượng 2-3kg/1.000m2, hòa tan với

nước ngọt, tạt xuống ao vao khoảng thời gian

từ 9-10 giờ sáng. Sau 3-5 ngày nước lên mau,

tiến hành đo các yếu tố môi trường đảm bảo độ

mặn lớn hơn 10%, pH7.5 đến 8.5, nhiệt độ

250C thì tiến hành thả giống.

3. Chọn và thả giống

- Chọn giống: Nên mua giống tại các trại

giống có uy tín, quen biết để đảm bảo chất

lượng. Chọn cua đồng đều kích cỡ, màu sắc

tươi sáng, cua hoạt động tốt không có dấu hiệu

bệnh, cua đầy đủ que càng không bị tổn

thương, mất mát các phần phụ. Nguồn giống

thả nuôi là cua sinh sản nhân tạo. Có thể chọn

giống cở C2 đến C5 là thích hợp.

- Thả giống: Trước khi thả cần cung cấp độ

mặn của ao nuôi cho trại giống để trại giống

thuần hóa độ mặn. Sự thay đổi độ mặn của cua

giống tại trại giống và ao nuôi tốt nhất không

KỸ THUẬT NUÔI CUA THƯƠNG PHẨM BẰNG THỨC

ĂN CÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN GIỐNG

Page 53: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 92014 53

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

nên quá 5%. Thời gian thả cua là vào lúc sáng

sớm hoặc chiều mát. Tiến hafnh khoát nước

của ao nuôi từ từ vào khay giống để cua quen

với nhiệt độ và độ mặn sau đó từ từ thả cua ra

ao hoặc ra giai. Vì cua có tập tính vùi xuống

đáy nên khi thả cua cần rải đều trong ao tránh

thả tập trung một chỗ cua dễ ăn thịt lẫn nhau

làm giảm tỉ lệ sống, chọn những điểm ở trong

ao có nền đáy sạch cát nhiều để thả giống. Mật

độ thả: 1,5 con/m2.

4 Thức ăn và cách cho ăn

Sử dụng thức ăn công nghiệp loại chìm (là

sản phẩm thức ăn cho tôm có chất lượng, độ

đạm >=22%) để cho cua ăn. Khẩu phần cho ăn:

Tháng nuôi thứ nhất ngày cho ăn 4 lần: 6 giờ

sáng, 10 giờ trưa, 5 giờ và 9 giờ đêm. Tăng gấp

đôi lượng thức ăn khi cho cua ăn vào chiều tối.

Tháng nuôi thứ 2 trở đi cho cua ăn ngày 3 lần

sáng, chiều và tối. Giai đoạn từ lúc thả giống

đến 30 ngày tuổi: Lượng cho ăn đối với 5.000

cua giống. Tuần 1: 0,3-0,5kg/ngày; tuần 2: 0,5-

1,0kg/ngày; tuần 3: 1,0-1,5kg/ngày; tuần 4: 1,5

-2,0 kg/ngày. Giai đoạn sau 15 ngày: Định kỳ

15 ngày/lần dùng chà hoặc rớ để kiểm tra cua,

xác định tỷ lệ sống và trọng lượng đan, cân đối

lượng thức ăn cho phù hợp. Sau 15 ngày đến

hết tháng nuôi thứ 2: Lượng thức ăn cho ăn 10-

7%/ngày/tổng đàn cua nuôi trong ao.

Tháng nuôi thứ 3 trở đi: Lượng thức ăn cho

ăn 7-3%/ngày/tổng đàn cua nuôi trong ao.

Ngoai ra, cho cua ăn thêm thức ăn cá tạp 1

tuần/2 lần. Khi cho cua ăn, rải đều thức ăn đều

khắp hồ để chúng khỏi tranh thức ăn với nhau.

Trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày ăn bổ

sung thêm Vitamin C với liều lượng 3-5g/kg

thức ăn để cho cua ăn liên tục trong 5 ngày

nhằm tăng sức đề kháng cho cua nuôi. Ngoài

ra, vào những thời điểm thời tiết nằng nóng

nhiệt độ nước tăng cao cần bổ sung thêm

Vitamin C, khoáng và men tiêu hóa nhằm tăng

cường sức đề kháng và ngừa bệnh cho cua

nuôi. Kiểm tra lượng thức ăn mà chúng sử

dụng để điều chỉnh tăng giảm bằng cách dùng

vó cho vào sàng 1-2% lượng thức ăn cho mỗi

lần, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường

nước. Đặc biệt là không để thiếu thức ăn sẽ

tăng nguy cơ ăn thịt lẫn nhau, tỷ lệ sống rất

thấp, khả năng phân đàn cao.

5. Chăm sóc và quản lý ao nuôi

Quản lý các yếu tố môi trường: Hai tuần

đầu, định kỳ 3-5 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần

thay từ 20-30% lượng nước trong ao. Từ tuần

nuôi thứ 3 trở đi định kỳ 10 ngày thay nước 1

lần, mỗi lần thay 30-50% lượng nước trong ao.

Định kỳ hàng tuần kiểm tra các yếu tố môi

trường như: độ mặn, pH, độ kiềm, nhiệt độ để

kịp thời điều chỉnh.

Định kỳ hàng tuần, khi trời mua hoặc khi

cua lột xác tiến hành bón vôi với liều lượng

2kg/100m2 để nâng cao và ổn định pH cho ao

nuôi, đồng thời cung cấp Canxi giúp cua tạo vỏ

tốt hơn. Thường xuyên kiểm tra lưới chắn xung

quanh ao, bờ ao, cống nhất là khi trời mưa, lũ

để tránh cua thoát ra ngoài. Quản lý tỉ lệ sống

và tốc độ tăng trưởng của cua nuôi. Định kỳ 15

ngày/lần kiểm tra trọng lượng va ước tỷ lệ sống

cua để điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ và

bắt cua lên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình

trạng sức khỏe của cua để có giải pháp xử lý

kịp thời.

6. Thu hoạch

Khi cua đạt kích cỡ thương phẩm 0,25-

0,3kg/con, ta tiến hành thu cua. Có thể thu tỉa

bằng cách thả rập hoặc thu toàn bộ bằng cách

thu hết giá thể mà cua trú ẩn, rồi tiến hành xả

cạn để bắt cua.

PV (tổng hợp giới thiệu)

Page 54: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

VĂN HÓA-XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 54

Huyện A Lưới có 5 dân tộc anh em chung

sống trên địa bàn, bao gồm Pacô, Tà ôi, Cơtu,

Pahy và Kinh. Trong những năm qua, đồng

bào các dân tộc ở A Lưới luôn nêu cao truyền

thống đại đoàn kết, quyết tâm thực hiện công

tác ổn định định canh, định cư, thay đổi tập

quán sản xuất và sinh hoạt, từng bước phát

triển kinh tế theo hướng bền vững. Để góp

phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc

thiểu số, UBND tỉnh đã thực hiện dự án xóa

nhà tạm cho các hộ nghèo huyện A Lưới. Từ

đó đến nay, toàn huyện đã xây được 2.663

ngôi nhà mới cho người nghèo có nơi ở ổn

định, đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, đã tiến hành

giao đất cho các hộ dân trồng mới hơn 6.000ha

rừng, phát triển hơn 600ha cây cao su; hoàn

thành cấp 9.496 giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất lâm nghiệp cho đồng bào 20 xã, thị

trấn; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

cho 2.589 hộ nghèo thuộc chương trình 134;

giải quyết đất sản xuất cho 1.627 hộ với diện

tích 212ha khai hoang; thực hiện hoàn thành

11 công trình cấp nước sinh hoạt, với 5.944

triệu đồng, đảm bảo chất lượng và cung cấp

đầy đủ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.

Nhờ chủ động đẩy mạnh chuyển giao khoa

học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm và

khuyến ngư, trên địa bàn huyện xuất hiện

nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả như gia

đình ông Quỳnh Rê, xã Bắc Sơn điển hình

trong phát triển kinh tế khai hoang, trồng rừng,

hiến đất; gia đình ông Đoàn Minh Liệt, xã A

Ngo phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng; gia

đình ông Hồ Văn A Crước, thôn A Chi, xã A

Roàng phát triển cao su, chăn nuôi; gia đình bà

Hồ Thị Thất, thôn Pa Đu, xã Hồng Quảng phát

triển kinh tế và nuôi con một bề (gái); gia đình

ông Phạm Xuân Sơn, xã Hương Phong phát

triển kinh tế; gia đình ông Hoàng Văn Rỏ, thôn

Ka Nôn 1, xã Hương Lâm phát triển chăn nuôi

lợn thịt; gia đình ông Hồ Xuân Thiêng, thôn

Ka Leng, xã Nhâm điển hình trong việc giữ

gìn bản sắc văn hóa dân tộc như làm nỏ, sử

dụng nỏ; gia đình ông Hoàng Văn Lệ và bà

Trần Thị Lưu, xã Sơn Thủy phát triển sản

xuất giỏi.

Bên cạnh đó, thực hiện dự án hỗ trợ phát

triển sản xuất cho các hộ nghèo, huyện đã tiến

hành cấp 35,87 tấn giống lúa; 1,25 tấn ngô;

63.000 cây công nghiệp; 301.000 cây lâm

nghiệp; 28.600 con gia súc...; hỗ trợ cho các hộ

mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất như máy

cày, máy tuốt lúa với kinh phí 8.686 triệu

đồng. Ngoài ra, huyện còn đầu tư hơn 54.000

triệu đồng cho hàng chục công trình hạ tầng:

14km đường giao thông, 15 trường học, 11

trạm y tế và các công trình phụ trợ... Đến nay,

100% các xã có đường ô tô đến tận trung tâm,

các thôn, bản đều có đường giao thông đi lại

thuận lợi, góp phần cho phát triển kinh tế, trao

đổi hàng hóa giữa các vùng miền, rút ngắn thời

gian và khoảng cách đi lại của nhân dân.

ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC A LƯỚI NGÀY CÀNG ẤM NO

Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc

thiểu số, huyện miền núi A Lưới trong những năm qua đã huy động được mọi nguồn lực,

phối hợp với các ban, ngành tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác hiệu quả

tiềm năng, thế mạnh, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền

thống… không ngừng chăm lo nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào nơi đây.

Page 55: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 55

VĂN HÓA-XÃ HỘI

Đến nay, A Lưới đã giảm tỷ lệ hộ nghèo

xuống còn 13,64%, 9 xã đã thoát nghèo. Hơn

70% hộ có xe máy và một số gia đình đồng

bào ở đây đã có ô tô riêng. Công tác hỗ trợ cải

thiện và nâng cao đời sống của người dân cũng

được huyện quan tâm. Học sinh là con em hộ

nghèo được hỗ trợ đúng chế độ, góp phần nâng

tỷ lệ học sinh huy động đến trường ngày càng

cao, đạt trên 90%. Toàn huyện đã có 13 trường

đạt chuẩn quốc gia và 14 xã được công nhận

đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên còn 1,52%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy

dinh dưỡng giảm còn 19,57%. Người dân tộc

thiểu số ở A Lưới trước đây chỉ biết lên nương

rẫy, đi rừng, thì nay đã được học hành, đào tạo

nghề để lập nghiệp. Không ít chàng trai, cô gái

ở các bản, làng đã trở thành những kỹ sư, bác

sĩ, thầy giáo, những cán bộ của tỉnh, huyện, xã.

Những thạc sĩ, bác sĩ, cử nhân đại học, kỹ sư

nông nghiệp là người Pacô, Tà ôi... không còn

là điều hiếm, họ đang là chủ nhân để làm đổi

thay vùng đất này.

Cùng với chăm lo phát triển kinh tế cho

đồng bào, lĩnh vực văn hóa đã được huyện A

Lưới quan tâm đúng mức. Những năm qua,

phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá” trên địa bàn huyện có nhiều

chuyển biến tích cực góp phần đẩy lùi các tập

tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tạo sự phát triển

đồng bộ giữa kinh tế với văn hóa, góp phần

giữ vững quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn

xã hội. Hiện tại, 21 xã, thị trấn của A Lưới đều

đăng ký xây dựng 100% làng, thôn, tổ dân cư

đạt tiêu chuẩn văn hóa, cơ quan văn hóa, gia

đình văn hóa.

Các loại hình văn hóa phi vật thể như dân

ca, dân vũ, dân nhạc, các lễ hội… và các di sản

văn hóa được giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

Đến nay, huyện đã tổ chức thành lập được các

đội văn nghệ truyền thống ở các xã, đại diện

cho các dân tộc trong huyện. Cùng đó, huyện

tiến hành mời các nghệ nhân dân gian truyền

dạy lại cho thế hệ trẻ những làn điệu dân ca cổ,

những điệu múa cổ; truyền lại các nghề truyền

thống như dệt dzèng thổ cẩm, đan lát, mộc,

rèn, chạm khắc mỹ nghệ… Hợp tác xã dệt

dzèng A Đớt đã biết vận dụng thời gian lao

động nhàn rỗi trong chị em phụ nữ để tập trung

dệt dzèng phục vụ du lịch và trao đổi hàng

hóa. Chị A Viết Thị Tâm, Chủ tịch Hội Phụ nữ

xã A Đớt, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết:

“Hiện nay, hầu hết chị em phụ nữ trong xã đều

nhận sợi, cườm, mẫu mã về nhà để dệt, đến

tháng thì đem sản phẩm đến nộp cho ban chủ

nhiệm. Chúng tôi kiểm tra sản phẩm và trả tiền

công cho họ hoặc có thể cho họ ứng trước tiền.

Chúng tôi đi nhập hàng ở Huế, Hà Nội và

Quảng Nam rồi mua lại nguyên vật liệu về để

các chị em làm. Nhờ nguồn thu nhập ổn định

từ 2-2,5 triệu đồng/tháng từ thời gian nông

nhàn mà các hộ nghèo nhờ đó dần dần thoát

nghèo, chị em phụ nữ được mở mang kiến

thức góp phần vào phong trào xây dựng nông

thôn mới”.

Lĩnh vực văn hóa ẩm thực như cơm lam,

rượu cần, rượu đoác, các món ăn đặc sản

truyền thống được phổ biến và đã đưa vào

phục vụ khách du lịch khi đến tham quan. Các

thiết chế văn hoá cũng được chú trọng đầu tư

xây dựng, tính đến đầu năm 2014, toàn huyện

đã xây dựng được 132 nhà sinh hoạt cộng

đồng, khôi phục và dựng được 15 nhà Rông

truyền thống của dân tộc Tà ôi, 3 nhà Gươl

truyền thống của dân tộc Cơtu và 1 nhà Moòng

truyền thống của dân tộc Pacô, 1 nhà sàn du

lịch tại trung tâm thị trấn A Lưới. Dịch chuyển

20 ca khúc hát về Đảng, Bác Hồ, quê hương A

Lưới từ lời Việt sang lời Pacô với nội dung, ý

Page 56: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

VĂN HÓA-XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 56

nghĩa thiết thực, mang tính nhân văn và giá trị tinh thần sâu sắc cho đồng bào các dân tộc thiểu

số huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là việc làm mang nét giá trị mới, nhằm nâng cao

mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, để họ có thể dễ dàng tiếp cận những thành

quả trong công cuộc đổi mới đất nước như hiện nay. Tiếp tục tạo động lực thúc đẩy tinh thần yêu

nước, nâng cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, tự chủ tự cường, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,

xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, để trân trọng lưu

lại những giá trị tinh hoa ngôn ngữ của dân tộc, giá trị văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền, phổ biến

cho đồng bào dân tộc thiểu số hiểu sâu và vững tin hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước.

Công tác kiện toàn bộ máy và đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa cũng được cấp ủy, chính

quyền từ huyện đến cơ sở rất quan tâm. Tính đến nay, 100% cơ sở có trưởng ban chuyên trách về

công tác văn hóa được đào tạo đảm bảo theo yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn

hóa ở cả cấp huyện và cơ sở đều tích cực với sự nghiệp văn hóa, được đào tạo đúng chuyên

ngành, nên nhiều người có trình độ, tâm huyết với nghề, có nhiều sáng tạo trong việc khai thác,

dàn dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật quần chúng, nghệ thuật dân gian, góp phần đưa

sự nghiệp phát triển văn hóa của A Lưới ngày càng tiến bộ.

Khánh Phong

UBND huyện A Lưới vừa tổ chức Hội nghị triển khai đề án Khôi phục và phát triển nghề

truyền thống huyện A Lưới giai đoạn 2014-2020.

Cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 05/2014/NQ-HĐND10 ngày 03/7/2014 của HĐND

huyện A Lưới; Quyết định số 1415/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2014 của UBND huyện

A Lưới về việc phê duyệt Đề án khôi phục và phát triển nghề truyền thống huyện A Lưới giai

đoạn 2014-2020. UBND huyện xây dựng Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 29/8/2014 về triển

khai thực hiện đề án Khôi phục và phát triển nghề truyền thống huyện A Lưới giai đoạn 2014-

2020 với chỉ tiêu, nhiệm vụ và kinh phí thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn. Từ năm 2014 đến

năm 2018, xây dựng và hoàn thành hồ sơ thủ tục trình UBND tỉnh công nhận các nghề truyền

thống và làng nghề truyền thống có đủ điều kiện theo quy định. Thành lập các HTX trong các

làng nghề và tiến hành xây dựng nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm; từ

năm 2019 đến năm 2020, tập trung chỉ đạo phát triển, nâng cao chất lượng cho các nghề

truyền thống để đảm bảo các điều kiện cho việc hình thành một số làng nghề truyền thống trên

địa bàn huyện...

Đề án Khôi phục và phát triển nghề truyền thống triển khai, sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ

phát triển kinh tế-xã hội huyện A Lưới; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông

thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp trong

nông thôn; góp phần bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của huyện A Lưới.

HT

Khôi phục và phát triển nghề truyền thống huyện A Lưới

Page 57: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 57

VĂN HÓA-XÃ HỘI

Sứ mệnh và đam mê

Đã đến cái tuổi gần 80 và có hơn 60 năm

gắn bó với cồng chiêng. Già làng Ra Pát Gróoc

ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông quý cái

cồng, cái chiêng như chính bản thân mình. Đó

không đơn thuần chỉ là niềm đam mê mà còn

là “sứ mệnh” được lưu truyền từ thế hệ này

đến thế hệ khác. Ông luôn mong muốn sớm

được truyền dạy lại cho thế hệ con cháu những

nét tinh hoa và kinh nghiệm thực tiễn của

chính bản thân mình đúc kết được khi chơi loại

nhạc khí độc đáo này. Già làng Ra Pát Gróoc

bộc bạch: “Mình già rồi, chân tay yếu đi nhiều,

không còn linh hoạt như ngày xưa nữa. Mình

mong muốn truyền lại cho con cháu biết

truyền thống của dân tộc mình. Cái cồng, cái

chiêng là nhạc cụ có từ lâu đời, nó đã chứng

kiến nhiều Lễ hội vui, cũng như buồn của

người đồng bào Cơ Tu chúng tôi”.

Nét đẹp truyền thống

Cồng chiêng là nét đẹp văn hóa truyền

thống đã gắn bó với cuộc sống của người đồng

bào dân tộc thiểu số nói chung và người Cơ Tu

nói riêng từ bao đời nay. Cồng chiêng không

chỉ là tiếng nói của tâm linh, thể hiên tâm hồn

của con người, mà nó còn diễn tả niềm vui, nổi

buồn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt

hàng ngày. Nhưng nay nét đẹp độc đáo đó

đang đứng trước nguy cơ mai một do nhiều

nguyên nhân. Trước hết là bắt nguồn từ những

biến đổi trong đời sống vật chất tinh thần của

cư dân, sự thay đổi trong phương thức canh

tác, mối quan hệ giữa con người với môi

trường tự nhiên; sự bùng nổ công nghệ thông

tin… Trước thực trạng đó, huyện Nam Đông,

tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, thông qua các nghệ nhân mở lớp truyền

đạt các loại nhạc cụ truyền thống của người Cơ

Tu, qua đó người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ đã

phần nào ý thức hơn công tác bảo tồn và phát

huy giá trị của loại nhạc khí này. Anh A Rét

Châu, học viên lớp cồng chiêng thổ lộ: “Tham

gia lớp học, trước hết là trách nhiệm, sau nữa

là để nối tiếp truyền thống của cha ông mình.

Đây là việc làm ý nghĩa, bổ ích giúp thế hệ trẻ

hiểu thêm và gìn giữ nét đẹp truyền thống của

dân tộc mình”.

Bảo tồn

Trước thực trạng nhiều bản sắc văn hóa tốt

đẹp của dân tộc Cơ Tu bị thất truyền, mai một

và lãng quên, không được người dân, đặc biệt

là thế hệ trẻ quan tâm; trong đó có văn hóa

cồng chiêng. Những lớp truyền dạy cồng

chiêng cần sớm được nhân rộng đến nhiều địa

phương khác để bà con nhân dân tiếp tục gìn

giữ, phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật bản

sắc dân tộc. Qua đó người dân sẽ có điều kiện

tìm tòi, học hỏi thêm những làn điệu cồng

chiêng của các dân tộc anh em trong và ngoài

huyện, góp phần tạo them nhiều màu sắc về

văn hóa của dân tộc Cơ Tu trên địa bàn

huyện Nam Đông.

HT

(Nguồn: website UBND huyện Nam Đông)

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng trong xây dựng nông thôn mới

Với “sứ mệnh” của mình, các nghệ nhân ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa

Thiên Huế đang ngày đêm hăng say, tích cực “truyền lửa” cho thế hệ con cháu để bảo tồn

và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Cơ tu.

Page 58: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 58

CHUYỂN GIAO THÀNH CÔNG PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG VÀ 02 GÓI KỸ THUẬT KHÁC CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA

THỪA THIÊN HUẾ

Ngày 04/9, ThS, BS Nguyễn Đình Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa

Thiên Huế cho biết, vừa qua, Bệnh viện Trung ương Huế đã trực tiếp chuyển giao 3 gói kỹ

thuật cao cho khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh là: Phẫu thuật thay khớp háng

nhân tạo; Phẫu thuật cắt túi mật nội soi; Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi san hô thận. Với trang thiết

bị hiện đại sẵn có cùng với sự giúp đỡ về mặt chuyên môn của Bệnh viện Trung ương Huế,

các phẫu thuật phức tạp này đã được chuyển giao thành công và hiện nay Bệnh viện Đa khoa

tỉnh đã làm chủ, thực hiện độc lập được các phẫu thuật này.

Được biết, theo kế hoạch thì trong thời gian tới Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục chuyển

giao, triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đây là giải pháp hiệu quả

nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sử dụng hiệu

quả các trang thiết bị y tế đã được đầu tư, đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người bệnh

ngay trên địa bàn cũng như giảm tình trạng quá tải bệnh nhân cho tuyến trung ương.

Xuân Trường

Cuối tháng 8 vừa qua, Cục An toàn

bức xạ và hạt nhân phối hợp với Sở Khoa

học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế

tổ chức khóa huấn luyện an toàn bức xạ

trong y tế và công nghiệp cho các học

viên là nhân viên bức xạ của các cơ sở

bức xạ trong y tế và công nghiệp.

Tại lớp tập huấn, đại diện Trung tâm

Hỗ trợ kỹ thuật An toàn bức xạ và ứng phó

sự cố, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã

trình bày một số nội dung liên quan trong

lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân như: Bức xạ ion hóa-Khái niệm cơ bản; Các đại lượng và

đơn vị đo dùng trong lĩnh vực an toàn bức xạ và các nguyên lý an toàn bức xạ cơ bản; Hiệu ứng

sinh học của bức xạ; Quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân; An toàn bức xạ trong X-

quang chẩn đoán...

Kết thúc khóa huấn luyện, các học viên đã làm bài kiểm tra và được cấp Giấy chứng nhận

về nhân viên an toàn bức xạ và hạt nhân.

Vỹ Khang

HUẤN LUYỆN AN TOÀN BỨC XẠ TRONG Y TẾ VÀ TRONG CÔNG NGHIỆP

Page 59: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 59

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN “XÂY DỰNG NĂNG LỰC CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG Ở VIỆT NAM VÀ

THÀNH LẬP TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CẤP CỨU Y KHOA”

Ngày 25/8/2014, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế phối hợp với Trường Đại học

Cheju-Halla, Hàn Quốc đã tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Xây dựng năng lực cho chương

trình đào tạo điều dưỡng ở Việt Nam và thành lập trung tâm đào tạo cấp cứu y khoa” tại

Trường Đại học Y Dược Huế (2014-2018) thuộc chương trình dự án “Hợp tác quốc tế đóng

vai trò định hướng các chương trình của trường đại học” do Bộ Giáo dục Hàn quốc, Quỹ

Nghiên cứu Hàn quốc và Trường Đại học Cheju Halla (CHU) tài trợ.

Các hoạt động chính của dự án tại bao gồm: Xây dựng năng lực giảng dạy điều dưỡng dựa

vào thực hành; Thiết kế hệ thống đào tạo điều dưỡng trực tuyến; Thành lập trung tâm đào tạo

cấp cứu y khoa; thành lập trung tâm nghiên cứu giáo dục cộng đồng và trao đổi văn hoá Việt

Nam-Hàn quốc.

Đây là hợp tác chính thức đầu tiên giữa Trường Đại học Y Dược Huế và Đại học Cheju-

Halla, Hàn Quốc với mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ điều dưỡng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

nói chung và Trường Đại học Y Dược nói riêng, đồng thời, tăng cường giao lưu văn hóa giữa

Việt Nam-Hàn Quốc.

ĐT

Ngày 18/9, UBND huyện A Lưới tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức về chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn huyện.

Trong thời gian 2 ngày (18-19/9), các học viên đã được truyền đạt nội dung các văn bản,

quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Trung ương về công tác xây dựng nông thôn mới

gồm: Quyết định 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về sửa đổi một số tiêu chí trong Bộ

Tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới; Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đồng thời, hướng dẫn việc đăng ký, rà

soát, công nhận hộ gia đình nông thôn mới; xây dựng báo cáo định kỳ và đột xuất về việc

triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo mẫu yêu cầu thống nhất của

Trung ương và một số kỹ năng vận động tuyên truyền.

Thông qua tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trên địa

bàn huyện về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,

qua đó tạo sự đồng thuận trong xã hội và phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động khắc

phục khó khăn của các tầng lớp nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn

mới trên địa bàn.

HT

TẬP HUẤN CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Page 60: ISSN 1859-0144 9/2014- Công nghệ sinh học ứng dụng quy mô công nghiệp trong việc sản xuất cây giống, con giống, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học;

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 9/2014 60

UBND huyện Phú Lộc vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015

với mục tiêu cụ thể khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi.

Theo kế hoạch, sẽ kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong huyện; kiểm tra 80%

giống tôm nhập từ ngoài huyện về trước lúc thả nuôi; phấn đấu 100% mẫu tôm bệnh, tôm

giống được lấy mẫu gửi đến xét nghiệm tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động

vật; đào tạo, tập huấn công tác thú y thủy sản cho 80% cán bộ thú y tại các huyện, xã vùng

đầm phá; tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh cho trên 100 hộ nuôi thủy sản…

Nội dung thực hiện sẽ tập trung vào công tác giám sát dịch bệnh và xử lý ổ dịch; kiểm

dịch, kiểm soát vận chuyển giống thủy sản; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản…

Tiến hành giám sát thường xuyên, tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc các bệnh nguy

hiểm đều phải được phát hiện và báo cáo kịp thời. Sau đó được kiểm tra và xử lý nhanh, gọn,

không để lây lan trên diện rộng. Trong trường hợp nghi mắc bệnh cần thu mẫu bệnh phẩm đưa

về Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật để xác định tác nhân gây bệnh và có

hướng xử lý phù hợp, hiệu quả.

Giám sát chủ động tôm chân trắng và tôm sú để phát hiện sự lưu hành của virus bệnh đốm

trắng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) thông qua thu mẫu giám sát và xét

nghiệm định kỳ ở vùng nuôi và các trại giống. Chọn 2 xã: Lộc Điền, Vinh Hưng, mỗi xã 4 hộ,

mỗi hộ thu 2 mẫu/tháng; thời gian lấy mẫu: Từ tháng 2 đến tháng 5, tại trại giống: 5 ngày/lần,

tại vùng nuôi 15 ngày/lần. Khi xác định hồ nuôi bị dịch bệnh nguy hiểm phải tiến hành xử lý

ngay không để lây lan trên diện rộng.

HT

PHÚ LỘC: CHỦ ĐỘNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2015

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đang hoàn tất hồ sơ khoa học

trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề dệt zèng (thổ cẩm) của người Tà Ôi

ở huyện miền núi A Lưới là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hiện hồ sơ này đã được xây dựng khá đầy đủ, gồm hình ảnh mô tả quy trình kỹ thuật dệt

zèng, nghệ nhân dệt zèng, các sản phẩm và mẫu hoa văn, phim tư liệu khoa học về những

giá trị đặc trưng của nghề dệt zèng Tà Ôi...

Đây là hoạt động nhằm khôi phục, phát triển nghề dệt zèng truyền thống đang đứng

trước nguy cơ thất truyền, qua đó gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của đồng

bào Tà Ôi.

ĐT

ĐƯA DỆT ZÈNG THÀNH DI SẢN QUỐC GIA