ĐẠi hỌc cÔng nghiỆp nhẬt bẢn

16
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN YÊU CẦU TUYỂN SINH KỲ NHẬP HỌC MÙA XUÂN, KỲ NHẬP HỌC MÙA THU Đại học công nghiệp Nhật Bản là trường có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Trường có 7 khoa đào tạo công nghệ kỹ thuật, và đào tạo cao học (Thạc sỹ, Tiến sỹ). Khuôn viên nhà trường rất thân thiện với môi trường. Học viên có thể học tiếng Nhật cơ bản tại khoa dành cho du học sinh trong trường để học lên đại học.

Upload: vucong

Post on 28-Jan-2017

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

YÊU CẦU TUYỂN SINH

KỲ NHẬP HỌC MÙA XUÂN, KỲ NHẬP HỌC MÙA THU

◆ Đại học công nghiệp Nhật Bản là trường có bề

dày lịch sử hơn 100 năm.

◆ Trường có 7 khoa đào tạo công nghệ kỹ thuật,

và đào tạo cao học (Thạc sỹ, Tiến sỹ).

◆ Khuôn viên nhà trường rất thân thiện với môi

trường.

◆ Học viên có thể học tiếng Nhật cơ bản tại khoa

dành cho du học sinh trong trường để học lên

đại học.

- 2 -

Khoa đào tạo tiếng Nhật dành cho du học sinh dạy tiếng Nhật một cách có hệ thống, cơ bản để học viên

có thể học lên đại học. Khoa được thành lập nhằm mục đích chính hướng tới những học viên có nguyện

vọng theo học Đại học công nghiệp Nhật Bản.

Chính vì vậy, ngoài việc dạy tiếng Nhật mang tính tổng hợp như kỹ năng nghe, nói, v.v…khoa còn giảng

dạy về tình hình Nhật Bản, tiếng Anh, Toán học, Vật lý, v.v…

1.Chỉ tiêu tuyển sinh

Kỳ học mùa xuân 20 người

Kỳ học mùa thu 20 người

2.Thời gian nhập học và thời gian đào tạo

Nhập học vào kỳ học mùa xuân: ngày 1 tháng 4

Nhập học vào kỳ học mùa thu: ngày 21 tháng 9

Theo quy định nhập học kỳ học mùa xuân và nhập học

kỳ học mùa thu đều có thời gian đào tào là 1 năm.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp gia hạn trên 1 năm học.

3.Lịch học

Nhà trường chia làm 2 học kỳ: học kỳ mùa xuân và học kỳ mùa thu.

Học kỳ mùa xuân: Từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 20 tháng 9

Học kỳ mùa thu: Từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 31 tháng 3

Ngày nghỉ cụ thể như sau:

Chủ nhật và các ngày nghỉ theo quy định trong luật pháp về các ngày lễ quốc gia

Kỳ nghỉ hè (tháng 8), kỳ nghỉ đông (hạ tuần tháng 12~đầu tuần tháng 1), kỳ nghỉ xuân (tháng 3).

4.Thời gian học

Thời gian học từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Lịch cụ thể như sau:

Tiết 1: 9:10 ~ 10:50

Tiết 2: 10:55 ~ 12:35

Tiết 3: 13:20 ~ 15:00

Tiết 4: 15:05 ~ 16:45 (Tiết 4 chủ yếu là tiết học được lựa chọn)

5.Đánh giá kết quả học tập và tỷ lệ đến lớp

Đánh giá kết quả học tập được tiến hành dựa trên kết quả thi cuối kỳ.

Theo quy định các học viên phải có tỷ lệ đến lớp đạt 90% trở lên.

6.Chứng nhận hoàn thành khóa học

Để hoàn thành khóa học này, học viên cần phải hoàn

thành tối thiểu số tín chỉ sau:

Khoa đào tạo tiếng nhật: 30 tín chỉ

KH

ÁI

QU

ÁT

KH

OA

ĐÀ

O T

ẠO

TIẾ

NG

NH

ẬT

NH

CH

O D

U H

ỌC

SIN

H

- 3 -

7.Nội dung học

Môn học, số tín chỉ và số giờ học trong tuần như sau:

*Môn học lựa chọn

Học kỳ I Học kỳ II

Môn học Số tín

chỉ

Số giờ học

trong tuần Môn học

Số tín

chỉ

Số giờ học

trong tuần

Tiếng nhật I-1 (Ngữ pháp) 2 2 Tiếng nhật II-1 (Ngữ pháp) 2 2

Tiếng nhật I-2 (Đọc hiểu) 2 2 Tiếng nhật II-2 (Đọc hiểu) 2 2

Tiếng nhật I-3 (Nghe) 2 2 Tiếng nhật II-3 (Nghe) 2 2

Tiếng nhật I-4 (Biểu ngữ văn nói) 2 2 Tiếng nhật II-4 (Biểu ngữ văn nói) 2 2

Tiếng nhật I-5 (Biểu ngữ văn viết) 2 2 Tiếng nhật II-5 (Biểu ngữ văn viết) 2 2

Luyện tập I-1 (Chữ hán) 1 1 Luyện tập II-1 (Chữ hán) 1 1

Luyện tập I-2 (Từ vựng) 1 1 Luyện tập II-2 (Từ vựng) 1 1

Luyện tập I-3 (Viết văn/Thuyết trình) 1 1 Luyện tập II-3 (Viết văn/Thuyết trình) 1 1

Luyện tập I-4 (Hội thoại ứng dụng) 1 1 Luyện tập II-4 (Hội thoại ứng dụng) 1 1

Luyện tập I-5 (Từ chuyên ngành) 1 1 Luyện tập II-5 (Từ chuyên ngành) 1 1

*Tình hình Nhật Bản I 1 1 *Tình hình Nhật Bản II 1 1

*Thực hành tiếng Nhật I 1 1 *Thực hành tiếng Nhật II 1 1

*Toán học I 1 1 *Toán học II 1 1

*Vật lý I 1 1 *Vật lý II 1 1

*Tiếng anh I 1 1 *Tiếng anh II 1 1

Tổng 20 20 Tổng 20 20

8.Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học

Nhà trường sẽ cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho học viên đã tham gia khóa học 1 năm trở lên và

đã hoàn thành đủ số tín chỉ quy định.

9.Sinh hoạt dành cho học viên

Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Tham quan cơ sở vật chất của trường, Đại hội món ngon các

nước…

Tổ chức định hướng, tư vấn học tập, sinh hoạt, sức khỏe…

Nhà trường không có ký túc xá dành cho du học sinh nhưng nhà trường sẽ giới thiệu căn hộ thông qua công ty

NIT Create nằm trong khuôn viên trường.

Học viên tại khoa dành cho du học sinh có thể sử dụng thư viện, nhà ăn, nhà thể chất trong trường và các cơ

sở ngoài trường.

Sau khi vào học khoa dành cho du học sinh, các học viên sẽ được tham gia khám sức khỏe tại trường.

- 4 -

10.Học bổng

Có một số loại học bổng dành cho du học sinh như dưới đây. Tuy nhiên, có những học bổng hạn chế điều kiện

nộp đơn nên học viên lưu ý.

I. Khoa dành cho du học sinh

◇ Học bổng của chính phủ Nhật

〇Cơ quan hành chính độc lập Nhật Bản hỗ trợ sinh viên “Học bổng khích lệ học tập”

【Điều kiện nộp đơn】 1. Có tư cách lưu trú là “du học sinh”, không thuộc đối tượng du học sinh

nước ngoài nhận quốc phí hoặc được chính phủ nước ngoài phái cử.

2. Có thời gian học tập tại khoa dành cho du học sinh trên nửa năm và có

thành tích ưu tú.

【Mức học bổng】 48,000 yên/ tháng

【Thời gian được nhận】 6 tháng

II. Đại học, Khoa nghiên cứu sau đại học

◇ Học bổng của chính phủ Nhật

〇Cơ quan hành chính độc lập Nhật hỗ trợ sinh viên “Học bổng khích lệ học tập”

【Điều kiện nộp đơn】 1. Có tư cách lưu trú là “du học sinh”, và không thuộc đối tượng du học

sinh nước ngoài nhận quốc phí hoặc được chính phủ nước ngoài phái cử.

2. Có thời gian học tập đại học trên 1 năm và có thành tích ưu tú.

【Mức học bổng】 48,000 yên/ tháng

【Thời gian được nhận】 1 năm

◇ Học bổng của trường

〇Chế độ miễn giảm học phí cho du học sinh nước ngoài đi du học tự túc

【Điều kiện nộp đơn】 Du học sinh nước ngoài du học tự túc năm nhất có nhân phẩm, thành tích

học tập vượt trội.

【Thời gian được nhận】 Trong vòng 1 năm từ khi nhập học.

【Phương pháp cấp】 Miễn giảm tối đa 200,000 yên từ học phí kỳ học mùa thu của năm học.

【Đối tượng học viên】 Học viên học đại học của trường.

【Ngoài ra】 Sau khi đăng ký xin học bổng vào kỳ học mà bạn đã nhập học, nhà trường

sẽ tiến hành thẩm tra tại hội đồng nhà trường và quyết định những người

được miễn giảm học phí.

〇Học bổng khuyến khích học Đại học công nghiệp Nhật Bản (Hỗ trợ)

Nhằm khuyến khích sinh viên học tập, nhà trường sẽ đánh giá thành tích học tập và nhân phẩm đối

với những sinh viên đang học tại trường trên 1 năm.

◆ Học bổng ES (ES: Sinh viên xuất sắc): Những sinh viên có thành tích xuất sắc hàng năm.

Mức học bổng: 500,000 yên/năm.

◆ Học bổng RS (RS: Sinh viên nổi trội) : Những sinh viên có thành tích xuất sắc ngoài những

sinh viên nhận học bổng ES.

Mức học bổng: 200,000 yên/năm.

【Thời gian được nhận】 1 năm

【Phương pháp cấp】 Nhà trường sẽ phân bổ vào học phí một nửa một của tháng 4 và tháng 10.

【Ngoài ra】 Học bổng này được lựa chọn theo tiêu chuẩn của các khoa. Học viên sẽ

không thể tự mình trực tiếp nộp đơn xin học bổng.

- 5 -

〇Học bổng từ hội cựu sinh viên trường Đại học công nghiệp Nhật Bản (Hỗ trợ)

【Điều kiện nộp đơn】 Sinh viên học tại trường trên 1 năm, được đánh giá sau khi tốt nghiệp sẽ

có hoạt động tích cực với tư cách là hội viên hội cựu sinh viên (hội cựu

sinh viên) và có đầy đủ tư chất cống hiến cho sự phát triển xã hội.

【Thời gian được nhận】 1 năm, giới hạn 1 lần trong thời gian học tập tại trường

【Phương pháp cấp】 Mức học bổng 200,000 yên/ năm sẽ được cấp thành 2 lần vào tháng 3 và

tháng 9

【Đối tượng học viên】 Học viên năm thứ 2 đại học.

◇ Học bổng tư nhân

Chúng tôi xin lấy ví dụ cụ thể dưới đây. Đây là điều kiện chính để nộp đơn xin học bổng.

〇Học bổng kỷ niệm Rotary Yoneyama

【Điều kiện nộp đơn】 1. Sinh viên đại học năm 3, 4 sẽ được áp dụng học bổng này.

2. Lưu trú tại Nhật với tư cách “du học” để học hoặc nghiên cứu có quốc

tịch không phải quốc tịch Nhật.

【Mức học bổng】 100,000 yên/ tháng

【Thời gian được nhận】 Cho đến khi tốt nghiệp đại học (1 năm hoặc 2 năm)

〇Học bổng Hashimoto Yasuhiko châu Á, châu Phi

【Điều kiện nộp đơn】 1. Sinh viên đại học năm 3 thời điểm áp dụng học bổng này.

2. Du học sinh nước ngoài du học tự túc đến từ các nước châu Á (Đông Ấn

Độ), các nước Châu Phi.

【Mức học bổng】 50,000 yên/ tháng

【Thời gian được nhận】 Cho đến khi tốt nghiệp đại học (2 năm)

〇Học bổng đào tạo kỹ thuật viên của Honda Benjiro cho du học sinh

【Điều kiện nộp đơn】 1. Du học sinh nước ngoài du học tự túc

2. Sinh viên đại học năm 3, thạc sỹ năm 1, tiến sỹ năm 1 tại thời điểm áp

dụng học bổng này.

3. Sinh viên học ngành khoa học, kỹ thuật (Ngoại trừ ngành công nghệ

thông tin)

【Mức học bổng】 1,000,000 yên/ năm

【Thời gian được nhận】 Trong vòng 3 năm cho đến khi tốt nghiệp (Đại học, Thạc sỹ, thời gian ngắn

nhất của khóa học tiến sỹ)

- 6 -

KHOA ĐÀO TẠO TIẾNG NHẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

YÊU CẦU TUYỂN SINH

1. Chỉ tiêu tuyển sinh

Kỳ học mùa xuân 20 người

Kỳ học mùa thu 20 người

2. Lịch thi đầu vào

【Nhập học kỳ học mùa thu】 【Nhập học kỳ học mùa xuân】

Thời hạn nộp đơn Khoảng tháng 5 Thời hạn nộp đơn Khoảng tháng 11

Thẩm tra hồ sơ và phỏng vấn Khoảng tháng 6 Thẩm tra hồ sơ và phỏng vấn Khoảng tháng 12

Công bố kết quả Khoảng tháng 6 Công bố kết quả Khoảng tháng 1

Thời gian làm thủ tục nhập học Khoảng tháng 7 Thời gian làm thủ tục nhập học Khoảng tháng 1

※Tùy thuộc vào từng năm sẽ có sự thay đổi nhỏ, rất mong các bạn thông cảm.

3. Phương pháp và tiêu chuẩn tuyển chọn

Khoa sẽ quyết định đỗ hay trượt dựa vào việc thẩm tra hồ sơ và phỏng vấn※1.

Khoa sẽ phỏng vấn trực tiếp các thí sinh đang sinh sống tại Nhật và phỏng vấn người bảo lãnh của thí sinh đối

với những thí sinh không sinh sống tại Nhật※2. Trường hợp phái cử từ các đối tác với nhà trường, khoa sẽ tiến

hành phỏng vấn ở nước sở tại. Khoa sẽ tiến hành thẩm tra nhận định tư cách lưu trú (dưới đây gọi là “Thẩm

tra tư cách lưu trú”) cùng với tiêu chuẩn học lực.

※1 Thẩm tra hồ sơ chủ yếu đánh giá về học lực(quá trình học), năng lực tiếng nhật, năng lực tài chính.

(1) Không có sự sai khác những điều đã ghi với thực tế (đặc biệt: nghề nghiệp, năng lực, tư cách…).

(2) Coi trọng học lực, quá trình học và năng lực tiếng nhật

Yêu cầu tối thiểu phải có năng lực tiếng nhật N4 (Cấp độ F kỳ thi JTest)

(3) Không mắc lỗi trong nội dung ghi hồ sơ về năng lực tài chính của người bảo lãnh tài chính.

(4) Lý do đi học phải rõ ràng, chính xác.

※2 Trường hợp phỏng vấn người bảo lãnh tại Nhật cần những điểm dưới đây. (Trường hợp tiến cử từ đối tác

với nhà trường không cần)

(1) Người bảo lãnh tại Nhật có mối quan hệ mật thiết hàng ngày với thí sinh, có trách nhiệm chỉ bảo thí

sinh trước và sau khi nhập học, có thể liên lạc dễ dàng với thí sinh và nhà trường khi cần thiết.

(2) Người bảo lãnh phải nắm rõ được bản thân thí sinh, nội dung hồ sơ được nộp.

4. Điều kiện nộp hồ sơ

(1) Thí sinh đã (sắp) hoàn thành 12 năm học tại nước ngoài hoặc thí sinh đạt tiêu chuẩn tương đương.

(2) Thí sinh có năng lực tiếng Nhật N4 hoặc có cấp độ F của kỳ thi JTest. Ngoài ra, thí sinh có trình độ

tiếng Nhật tương đương như vậy.

(3) Thí sinh có thể cung cấp những tài liệu giấy tờ cần thiết để xin tư cách lưu trú cho nhà trường (và Cục

quản lý xuất nhập cảnh) (Tham khảo trang 7 “6. Hồ sơ cần nộp”)

Đặc quyền

Học viên có thành tích ưu tú tại khoa dành cho du học sinh sẽ được tiến cử học đại học trong trường.

- 7 -

5. Lệ phí nhập học 30,000 yên

Các thí sinh trúng tuyển chuyển tiền vào tài khoản (ngân hàng) của nhà trường theo biểu mẫu chuyển khoản

đã quy định. Nhà trường không chấp nhận tiền mặt hay chi trả hối đoái.

6. Hồ sơ cần nộp

Hồ sơ cần nộp gồm: hồ sơ theo mẫu của nhà trường, của cục quản lý xuất nhập cảnh và hồ sơ tự thí sinh phải

chuẩn bị.

Để kịp thời gian nộp hồ sơ các thí sinh đọc kỹ và chuẩn bị tài liệu sau:

I. Hồ sơ cần nộp như đơn xin nhập học

Các thí sinh hãy nộp toàn bộ hồ sơ sau.

Các loại giấy tờ Ghi chú

Hồ s

ơ t

heo

biể

u m

ẫu n

trư

ờn

g

A Đơn xin nhập học Sau khi tham khảo “Lưu ý khi điền thông tin cần nộp” P.13, hãy điền thông tin bằng bút bi màu đen.

B Giấy khám sức khỏe Nộp giấy khám sức khỏe được cấp bởi cơ sở y tế nhà nước trong vòng 3 tháng. Khi phát hiện có gian lận nhà trường sẽ hủy bỏ việc nhập học.

C Kế hoạch du học Thí sinh sử dụng bút bi màu đen và ghi bằng tiếng Nhật.

D Giấy bảo lãnh chi phí du học

Sau khi tham khảo “Lưu ý khi điền thông tin cần nộp” P.14, hãy ghi bằng bút bi màu đen.

E Bản cam kết

Là bản cảm kết giữa nhà trường với người bảo lãnh thí sinh tại Nhật và người bảo lãnh thí sinh ở nước sở tại (Không cần đối với đối tác của trường). Hãy dùng bút bi màu đen ghi, ký và đóng dấu đối với cả người bảo lãnh tại Nhật và người bảo lãnh tại nước sở tại.

F Giấy chứng nhận người bảo lãnh tại Nhật (Không cần đối với thí sinh phái cử

từ đối tác của trường)

Người bảo lãnh phải tự ghi quá trình dẫn đến tiếp nhận làm người bảo lãnh thí sinh tại Nhật và ký tên.

Bao thư

Thí sinh hoặc người bảo lãnh thí sinh tại Nhật ghi thông tin địa chỉ liên lạc. (Thông tin này được sử dụng khi nhà trường gửi hướng dẫn thời gian phỏng vấn, thông báo đỗ vào trường, giấy nhập học…)

Hồ s

ơ t

heo

mẫu

của

cục

quản

lý x

uất

nhập

cản

h

G Sơ yếu lý lịch và lý do đi học

Thí sinh tự ghi và ký tên. (1)Sau khi kiểm tra kỹ các nội dung đã ghi khác, hãy điền thông

tin thời gian tốt nghiệp, tên trường, địa chỉ sao cho thống nhất với nhau.

(2)Trường hợp đã từng đến Nhật cần gửi kèm bản sao hộ chiếu.(thể hiện rõ thông tin bạn đã từng đến Nhật)

(3)Về lý do du học, hãy chỉ ra lý do thật rõ ràng, thuyết phục rằng tại sao bạn muốn du học Nhật.

H Giấy bảo lãnh chi phí du học

Người bảo lãnh chi phí du học sẽ điền thông tin bằng bút bi và ký tên, đóng dấu. Xin lưu ý đừng quên đóng dấu. Hãy điền thông tin học phí và tiền gửi hàng tháng.

Hồ s

ơ t

sinh p

hải

chuẩn

bị

Ảnh

Dán 1 tấm ảnh vào Đơn xin nhập học, và gửi thêm 3 tấm ảnh khác. Yêu cầu: Ảnh được chụp trong vòng 3 tháng trước khi nộp hồ sơ. Ảnh chụp chính diện, không đội mũ, nền trắng. Cỡ ảnh 3x4 Ghi đầy đủ tên, ngày tháng năm sinh vào mặt sau ảnh.

Bằng tốt nghiệp (Giấy chứng nhận tạm thời)

Nộp bằng tốt nghiệp cấp cao nhất bản chính hoặc bản công chứng hợp pháp ở nước sở tại. Với thí sinh sắp tốt nghiệp, nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc giấy chứng nhận đang học tại trường ở nước sở tại.Trường hợp này nộp bản chính hoặc bản sao tại thời điểm được cấp bằng tốt nghiệp. Bản gốc bằng tốt nghiệp sẽ được trả lại sau khi hoàn thành nộp hồ sơ xin tư cách lưu trú lên cục xuất nhập cảnh.

- 8 -

Bảng điểm Thí sinh nộp bản gốc bảng điểm của nước sở tại. Nộp bảng điểm toàn bộ năm học và giấy tờ được ghi cụ thể tiêu chuẩn đánh giá.

Hồ

th

í si

nh

phảI

ch

uẩn

bị

Năng lực tiếng Nhật

Thí sinh nộp hồ sơ ①② dưới đây: ① Bảng điểm, giấy chứng nhận hoàn thành học tiếng nhật của

trường tiếng Nhật hoặc trung tâm tiếng Nhật※4

※4 Hãy kiểm tra xem số giờ học, tuần học, thời gian học, ký

hiệu của hồ sơ có phù hợp với Giấy chứng nhận thời gian học

tiếng Nhật, giấy chứng nhận hoàn thành khóa học tiếng Nhật

của trường tiếng Nhật hay không.

② Hồ sơ chứng minh kết quả kỳ thi (1)~(3) dưới đây※5

(1) Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (được tổ chức bởi Hiệp hội hỗ

trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản)

Bằng chứng nhận đỗ N4 trở lên

(2) J.TEST (được tổ chức bởi Hiệp hội kiểm định tiếng Nhật,

JTEST)

Bằng chứng nhận cấp độ F hoặc E trở lên.

(3) Ngoài ra, Giấy thông báo đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật

tương đương cấp 4 trở lên của kỳ thi NAT TEST (được tổ

chức bởi Nhà xuất bản giáo dục chuyên môn.) ※5 Trường hợp không đỗ các kỳ thi nhà trường sẽ xem xét bảng

thông báo kết quả có ghi điểm số, thành tích đạt được hoặc

phiếu dự thi kỳ thi sắp tới.

Giấy tờ chứng minh lý lịch (giấy

tờ chứng minh lý lịch bản thân,

mối quan hệ gia đình: sổ hộ

khẩu)

Sổ đăng ký hộ khẩu

II. Hồ sơ liên quan người bảo lãnh chi phí du học

(1)Trường hợp người bảo lãnh sống ở nước ngoài

Hãy nộp toàn bộ hồ sơ liên quan người bảo lãnh như sau:

Các loại giấy tờ Ghi chú

Sổ tiết kiệm và giấy chứng nhận số tiền gửi

ngân hàng của người bảo lãnh chi phí du học

Hãy nộp giấy tờ ①② dưới đây. ① Bản gốc giấy chứng nhận số tiền gửi ngân hàng※6 ※6 Trường hợp tiền gửi ngân hàng định kỳ bắt buộc kỳ hạn

(ngày đáo hạn) là ngày sau ngày nộp đơn lên cục xuất

nhập cảnh xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú (thông

thường, trường hợp xin nhập học vào mùa xuân khoảng

tháng 3, nhập học vào mùa thu khoảng tháng 7) ② Giấy tờ để biết rõ quá trình gửi, rút tiền trong quá khứ để còn

lại số tiền hiện tại trong tài khoản (các giấy tờ làm rõ quá

trình rút gửi tiền như bản sao sổ tiết kiệm…)

Giấy chứng nhận đang đi làm của người bảo

lãnh chi phí du học.

Nộp giấy chứng nhận đang đi làm hoặc giấy đăng ký kinh doanh

(trong trường hợp kinh doanh cá thể) của người bảo lãnh.

Toàn bộ giây tờ trên phải thể hiện đầy đủ thông tin: sử dụng giấy

của riêng doanh nghiệp (có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, thông tin

liên lạc, người phụ trách, người đại diện, con dấu…)

Tài liệu liên quan thu nhập của người bảo

lãnh chi phí du học.

Hãy nộp ①②③hồ sơ sau

① Chứng minh thu nhập trong 3 năm

② Chứng minh nộp thuế thu nhập trong 3 năm

③ Tài liệu chứng minh thu nhập trong vòng 3 năm trước để có

được số tiền hiện tại như giấy tờ giải thích cụ thể quá trình có được số tiền trên.

Tài liệu chứng minh mối quan hệ của thí sinh

và người bảo lãnh chi phí du học.

Hãy nộp giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa thí sinh và người

bảo lãnh chi phí du học.

- 9 -

Giấy tờ được ghi từ trang 7 đến trang 9 là toàn bộ giấy tờ yêu cầu cơ bản nhất. Tuy nhiên, không hẳn bắt buộc mà

tùy thuộc vào quốc tịch, học lực (bao gồm năng lực tiếng nhật), năng lực tài chính, và một số điều kiện khác của

thí sinh.

Mọi chi tiết xin liên hệ đến khoa dành cho du học sinh.

7. Lưu ý khi nộp hồ sơ

(1) Hãy nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến văn phòng khoa dành cho du học sinh.

Trường hợp người bảo lãnh ở Nhật nộp hồ sơ trực tiếp vui lòng xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân

(Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm sức khỏe, bằng lái xe, trường hợp người nước ngoài cần thẻ lưu trú

tại Nhật).

(2) Lệ phí nhập học sẽ không được trả lại với bất cứ lý do gì. Ngoài ra, nhà trường sẽ không trả lại hồ sơ đã

nộp ngoại trừ một vài giấy tờ (như bằng tốt nghiệp bản gốc…)

(3) Ngôn ngữ điền vào (ghi vào) hồ sơ là tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.

Giấy tờ ghi ngoài tiếng Nhật và tiếng Anh hãy gửi đính kèm bản dịch tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Đối với

bản dịch, hãy nhờ cá nhân hoặc cơ quan có đủ năng lực tiếng Nhật hoặc tiếng Anh dịch.

(4) Trong trường hợp ghi sai thông tin hồ sơ đã nộp, nhà trường sẽ hủy bỏ việc nhập học. Trường hợp gian lận

giấy khám sức khỏe nhà trường cũng sẽ xử lý tương tự vậy.

(5) Người bảo lãnh là người có thể bảo lãnh mang tính cá nhân đối với nhà trường liên quan đến du học sinh

đang học tại khoa dành cho du học sinh, bao gồm cả những người không sống tại Nhật Bản.

(2)Trường hợp người bảo lãnh chi phí du học ở Nhật

Hãy nộp toàn bộ hồ sơ liên quan người bảo lãnh chi phí du học như sau

Các loại giấy tờ Ghi chú

Giấy chứng nhận đang đi làm của người

bảo lãnh chi phí du học

Hãy nộp giấy tờ liên quan đến nghề nghiệp của người bảo lãnh

tương tự ①②③ như sau

① Giấy chứng nhận đang đi làm (Bản gốc giấy chứng nhận do

người có trách nhiệm của cơ quan người bảo lãnh chi phí du

học cấp)

② Trường hợp kinh doanh cá thể, nộp bản sao tờ khai thuế

③ Trường hợp điều hành công ty hay chủ doanh nghiệp thì nộp

bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh (bản gốc)

Giấy chứng nhận nộp thuế của người bảo

lãnh

Hãy nộp giấy tờ chứng minh thu nhập trong 3 năm của người bảo

lãnh (liệt kê hàng năm) được biểu hiện như phần①②sau.

① Giấy chứng nhận nộp thuế dân cư có ghi rõ tổng thu nhập

được Ủy ban nhân dân quận, thành phố cấp (bản gốc)

② Giấy chứng nhận nộp thuế do phòng thuế vụ cấp: tờ thứ 1 và

tờ thứ 2 (bản gốc)

Không chấp nhận Phiếu trưng thu thuế.

Thẻ cư trú

Là thẻ cư trú của người bảo lãnh, của toàn bộ thành viên trong cùng

một hộ gia đình.

Hãy nộp bản sao thẻ lưu trú trong trường hợp là người nước ngoài

cư trú tại Nhật.

(3)Trường hợp thí sinh tự lo chi phí

Hãy nộp toàn bộ hồ sơ liên quan bảo lãnh như sau

Giấy chứng nhận đang đi làm

Giấy chứng nhận đang đi làm hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc của

bản thân.

Chi tiết hãy tham khảo phần “Giấy chứng nhận đang đi làm của

người bảo lãnh” ở trên.

Giấy chứng minh thu nhập cá nhân

Tài liệu chứng minh thu nhập cá nhân trong 3 năm của bản thân (liệt

kê từng năm)

Chi tiết tham khảo phần “Giấy chứng minh nộp thuế của người bảo

lãnh” ở trên.

Giấy tờ khác Cũng có trường hợp theo yêu cầu cục xuất nhập cảnh, nhà trường

yêu cầu nộp thêm một số giấy tờ khác để xem xét.

- 10 -

Tuy nhiên, trường hợp người bảo lãnh ở nước ngoài cần thiết phải có người bảo lãnh ở Nhật riêng (là người

đang sinh sống ở nước sở tại, kinh doanh độc lập, có khả năng thực hiện theo đúng trách nhiệm người bảo

lãnh, trường hợp là đối tác của nhà trường thì không cần).

Khi tiếp nhận phỏng vấn tại trường thay thí sinh người bảo lãnh tại Nhật cần xuất trình đầy đủ giấy tờ

chứng minh nhân thân.

(6) Khi nộp hồ sơ hãy nộp giấy tờ có nội dung mới nhất. Các loại giấy tờ được cung cấp bởi ủy ban nhân dân,

ngân hàng, trường học, doanh nghiệp ở nước ngoài (đặc biệt các giấy tờ chứng minh) sẽ phải nộp trong

vòng 6 tháng kể từ ngày phát hành tại thời điểm nộp hồ sơ xin tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh (vì

vậy nên nộp hồ sơ được phát hành vào khoảng tháng 10 đối với kỳ nhập học mùa xuân, khoảng tháng 3

đối với kỳ nhập học mùa thu). Hãy nộp hồ sơ trong vòng 3 tháng kể từ ngày phát hành đối với thủ tục hành

chính được cung cấp bởi các cơ quan trong nước Nhật.

8. Công bố kết quả trúng tuyển

Việc thông báo kết quả trúng tuyển, nhà trường sẽ chuyển qua đường bưu điện đến địa chỉ mà thí sinh ghi trên

bao thư khi nộp hồ sơ.

9. Thủ tục nhập học

Hãy tiến hành làm thủ tục nhập học như dưới đây:

(1) Thời hạn làm thủ tục nhập học

Trong vòng 2 tuần kể từ khi nhận giấy thông báo trúng tuyển.

(2) Đóng học phí…

Hãy tham khảo mục “Lịch thi đầu vào và đóng học phí…” trong phần yêu cầu tuyển sinh.

Khi đóng học phí, các học viên hãy chuyển vào tài khoản của nhà trường theo biểu mẫu chuyển khoản quy

định của nhà trường.

(3) Hồ sơ nhập học

Hãy chuyển qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp hồ sơ nhập học đến văn phòng khoa dành cho du học

sinh trước khi hết hạn nộp hồ sơ.

・Phiếu thông báo chuyển khoản (nộp học phí…)

(4) Nhà trường sẽ gửi giấy nhập học đối với học viên hoàn thành thủ tục nhập học

・Trường hợp nộp hồ sơ tại Nhật, những người ngoài tư cách lưu trú là “du học sinh” cần phải chuyển đổi

thành tư cách “du học sinh”. Hãy tập hợp các giấy tờ cần thiết (hướng dẫn riêng) và làm thủ tục tại cục

quản lý xuất nhập cảnh Tokyo trước khi nhập học..

・Những người sang Nhật để nhập học vào khoa dành cho du học sinh của trường hãy cầm theo Giấy nhập

học, hộ chiếu đến văn phòng khoa dành cho du học sinh.

10. Thông tin nộp học phí (Dữ liệu năm 2015, đơn vị tiền yên nhật)

Phí nhập học: 115,000 yên

Học phí: 500,000 yên

Phí thực hành: 20,000 yên

Tiền bảo hiểm: 2,200 yên

Tổng cộng: 637,200 yên

※ Sau khi hoàn thành nửa kỳ (6 tháng) ở khoa dành cho du học sinh, trường hợp đạt tiêu chuẩn kỳ thi tiến

cử, học viên sẽ nhận ưu đãi đặc biệt có thể được lên học thẳng đại học của trường. Khi đó, tiền học phí

nửa kỳ còn lại đã đóng ở khoa dành cho du học sinh sẽ được chuyển sang tiền học phí của đại học.

※ Trường hợp từ khoa dành cho du học sinh học lên Đại học, khoa nghiên cứu sau đại học học viên sẽ được

- 11 -

miễn giảm 124,000 yên tiền phí nhập học lên đại học, khoa nghiên cứu sau đại học.

11. Thôi học và hoàn trả học phí

(1) Trường hợp không thể nhập học vào khoa dành cho du học sinh do không nhận được Giấy xác nhận tư

cách lưu trú, hãy nhanh chóng gửi “Đơn xin thôi học” (theo biểu mẫu riêng) đến văn phòng khoa dành

cho du học sinh. Đối với trường hợp này các học viên sẽ được hoàn trả tiền học phí đã nộp.

(2) Trường hợp thôi học không thể vào nước Nhật do không nhận được visa, hãy gửi “Đơn xin thôi học”

(theo biểu mẫu riêng) kèm Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Trường hợp này học viên sẽ được hoàn trả

học phí.

(3) Trường hợp thôi học bởi lý do cá nhân, ngoài phí nhập học, nhà trường sẽ hoàn trả học phí với điều kiện

học viên nộp “Đơn xin thôi học” (biểu mẫu riêng) kèm Giấy chứng nhận tư cách lưu trú và văn bản ghi

rõ lý do xin thôi học trước thời hạn:

Kỳ học mùa xuân: ngày 31 tháng 3

Kỳ học mùa thu: ngày 20 tháng 9

※ Lưu ý, khi nhà trường hoàn trả học phí … số tiền hoàn trả sẽ bị ngân hàng khấu trừ phí chuyển khoản.

12. Thủ tục nộp hồ sơ lên cục quản lý xuất nhập cảnh

Việc nộp đơn gửi lên cục quản lý xuất nhập cảnh xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú sẽ do văn phòng khoa

dành cho du học sinh đảm nhiệm. Xin vui lòng cung cấp những thông tin sau:

*Thân nhân đang sinh sống tại Nhật

Trường hợp có thân nhân (bố mẹ ruột, anh chị em ruột, anh em họ, cô dì chú bác, ông bà, anh chị em dâu rể…)

・Nghề nghiệp của thân nhân tại Nhật (Tên công ty đang làm, tên trường đang học)

・Hãy thông báo số thẻ lưu trú (trường hợp không nhập quốc tịch. Trường hợp nhập quốc tịch cũng thông báo).

Đây là thông tin cần thiết để nhà trường đại diện nộp hồ sơ lên cục quản lý xuất nhập cảnh.

Nhà trường sẽ có trách nhiệm nộp hồ sơ và xin Giấy chứng nhận tư cách

lưu trú một cách xác thực.

Việc thẩm tra tư cách lưu trú “du học” do Bộ tư pháp tiến hành vì vậy

trường hợp không nhận được Tư cách lưu trú không thuộc trách nhiệm của

nhà trường.

Quy trình xin thị thực (visa du học) hãy tham khảo trang tiếp theo.

13. Nơi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục nhập học, giải đáp thắc mắc

Đại học công nghiệp Nhật Bản - Văn phòng khoa dành cho du học sinh

Số 4-1, Gakuendai, thành phố Miyashiro, quận Minamisaitama, tỉnh Saitama, 345-8501, Nhật Bản

TEL: (0480) 33-7547 (Trực tiếp)

FAX:(0480 33-7563 (Trực tiếp)

E-mail: [email protected]

Thời gian tiếp nhận: Thứ 2~Thứ 6 Sáng 9 giờ~11giờ

Chiều 1giờ~4giờ

※ Khoa sẽ không tiếp nhận hồ sơ, thủ tục nhập học vào thứ 7, chủ nhật,

ngày lễ và ngày nghỉ theo quy định của trường.

※ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng khoa, xin vui lòng liên lạc bằng điện thoại trước.

- 12 -

THỦ TỤC XIN THỊ THỰC (VISA DU HỌC)

Để vào được nước Nhật các học viên sẽ phải có được thị thực (visa du học). Sau khi làm thủ tục nhập

học, các bước tiến hành xin visa như sau:

Khoa dành cho du học sinh

Cục quản lý xuất nhập cảnh

Xét tuyển→Trúng tuyển→Thủ tục nhập học→Cho phép nhập học

Gửi hồ sơ cần thiết để nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú

(Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ thẩm tra tư cách lưu trú. Dự tính mất 1~2 tháng).

Cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Chính phủ nước sở tại

Đối với người chưa có hộ chiếu (passport) thì xin cấp hộ chiếu

Nộp đơn xin thị thực (Visa)

Nộp hộ chiếu và Giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Nộp đơn xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (Nhà trường đại diện đi xin một lượt)

Lãnh sự quán Nhật Bản

Thí sinh đến Nhật nhập học

Cấp thị thực

Nộp toàn bộ thủ tục nhập học tại văn phòng dành cho du học sinh

Thí sinh nhập học

Thí sinh nhập học

- 13 -

LƯU Ý KHI GHI HỒ SƠ

・Thí sinh phải tự ghi thông tin bằng bút bi màu đen.

・Hãy điền dấu ✓ vào các ô □ và khoanh tròn bằng dấu ○ với các hạng mục tương ứng như “giới tính”,

“kết hôn: có/không”.

・Không sử dụng dấu “✳”

・Hãy nộp hồ sơ sau khi nhờ người thông thạo tiếng nhật kiểm tra nội dung.

A. Đơn xin nhập học (Hãy tham khảo p.7 biểu mẫu quy định của trường)

(1) Ảnh: 4 tấm (trong đó dán 1 tấm vào Đơn xin nhập học), phải được chụp trong vòng 3 tháng trước

khi nộp hồ sơ, ảnh chụp nửa thân trên chính diện, không mũ nón, nền trắng.

Mặt sau của ảnh hãy ghi thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh bằng bút bi.

(2) Họ tên: Ghi bằng chữ Hán hoặc Katakana, trong trường hợp chữ Hán phải ghi cách đọc.

(3) Tên tiếng Anh: Hãy ghi tên theo tiếng Anh chính xác như trong hộ chiếu ghi.

(4) Quốc tịch: Hãy ghi bằng chữ Hán hoặc Katakana

(5) Địa chỉ nước sở tại: Hãy ghi thông tin theo thứ tự: nước, tỉnh, thành phố, thị xã thị trấn, đường.

Ngoài ra, trong trường hợp thí sinh sống tại Nhật, thí sinh cần ghi rõ địa chỉ người bảo lãnh ở nước

sở tại.

(6) Địa chỉ tại Nhật: Thí sinh đang sinh sống tại Nhật hãy điền thông tin địa chỉ tại Nhật.

(7) Thành phần gia đình: Người đã kết hôn, nhất thiết phải điền thông tin của chồng hoặc vợ.

(8) Quá trình học tập: Hãy điền thông tin tên quốc gia, thành phố khu vực sở tại.

(9) Quá trình làm việc: Trong trường hợp chưa đi làm bỏ trống cũng được.

(10) Kinh nghiệm học ngôn ngữ: Hãy cố gắng nói được tiếng Nhật một cách cơ bản nhất khi sang Nhật.

(11) Hình thức chi trả học phí, sinh hoạt phí:

Cho dù đỗ kỳ thi nhập học nhưng nếu không thể chuẩn bị được các khoản tiền (học phí, sinh hoạt

phí) để sống tại Nhật thì không thể sang du học Nhật được. Vì vậy, học viên cần làm rõ thông tin

ai và bằng cách nào chi trả học phí, sinh hoạt phí tại Nhật.

① Phương pháp chi trả: Có những phương pháp như: chuyển tiền từ nước ngoài, người bảo lãnh

tại Nhật chi trả, bản thân học viên tự lo.

② Người bảo lãnh chi trả: Là người đứng ra bảo lãnh với nhà trường.

③ Mối quan hệ với người nộp đơn: Trong trường hợp người chi trả du học phí như ở phần 1: là

chuyển tiền từ nước ngoài, người chi trả ở Nhật hãy ghi rõ mối quan hệ với học viên.

(12) Ngày, chữ ký của người nộp đơn: Hãy ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh, tên thí sinh bằng bút bi.

B. Giấy khám sức khỏe của thí sinh (Biểu mẫu riêng của trường. Tham khảo p.7)

Hãy nộp Giấy khám sức khỏe được khám tại cơ sở y tế nhà nước trong vòng 3 tháng.

C. Kế hoạch du học (Biểu mẫu riêng của trường. Tham khảo p.7)

Đây là tài liệu cần để tham khảo khi phỏng vấn.

(1) Thí sinh tự ghi bằng tiếng Nhật

(2) Bài “Tự giới thiệu bản thân”, thí sinh tự ghi về bản thân cụ thể như: môn học sở trường, kỹ năng

đặc biệt, bằng cấp...

(3) “Kế hoạch sau khi vào học khoa dành cho du học sinh”, thí sinh hãy viết cụ thể muốn học như thế

nào tại khoa dành cho du học sinh của trường.

- 14 -

(4) “Kế hoạch sau khi hoàn thành khóa đào tạo ở khoa dành cho du học sinh”, thí sinh hãy viết cụ thể:

sau khi hoàn thành khóa học ở khoa dành cho du học sinh có muốn học lên đại học hay trở về nước?

Trường hợp muốn học lên đại học thì muốn học lĩnh vực gì?...

*Trong trường hợp ghi bằng tiếng mẹ đẻ, hãy dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.

D. Bản cam kết chi trả chi phí du học (Biểu mẫu riêng của trường. Tham khảo p.7)

(1) Bản cam kết này sẽ được gửi lên nhà trường.

(2) Người bảo lãnh chi trả chi phí trong trường hợp sau: ①Là thân nhân ở nước sở tại, ②Là thân nhân

sinh sống tại Nhật, ③Là bản thân thí sinh.

Ngoài ra, trường hợp ② cần giấy tờ chứng minh chi trả được học phí và sinh hoạt phí khi học tại

trường.

E. Bản cam kết (Biểu mẫu riêng của trường. Tham khảo p.7)

Người bảo lãnh ở nước sở tại (đồng thời là người bảo lãnh chi trả chi phí du học) là người có trách nhiệm

liên quan đến cuộc sống du học sinh khi đang học tập tại khoa dành cho du học sinh của trường. Người

bảo lãnh ở nước sở tại hãy tự ký tên vào bản cam kết. Ngoài ra, hãy ủy nhiệm cho người bảo lãnh tại

Nhật. (Trường hợp được đối tác của nhà trường giới thiệu thì không cần người bảo lãnh tại Nhật.)

Người bảo lãnh tại Nhật nhận ủy nhiệm từ người bảo lãnh tại nước sở tại với tư cách là người bảo lãnh

khi thí sinh nhập học tại trường hãy ký tên vào bản cam kết.

※ Lưu ý: thí sinh không thể chọn người bảo lãnh là đoàn thể hay doanh nghiệp...

F. Giấy giải thích quá trình nhận làm người bảo lãnh tại Nhật (Biểu mẫu của trường. Tham khảo p.7)

Người bảo lãnh tại Nhật hãy ghi rõ quá trình nhận làm người bảo lãnh.

(Trường hợp được giới thiệu từ đối tác của nhà trường thì không cần)

G. Sơ yếu lý lịch, lý do đi học (Biểu mẫu của cục xuất nhập cảnh. Tham khảo p.7)

Đây là giấy tờ rất cần thiết để làm tài liệu thẩm tra của nhà trường và cục quản lý xuất nhập cảnh.

(1) Thí sinh phải tự ghi thông tin vào biểu mẫu này. Nhà trường sẽ không chấp nhận nhờ người khác

ghi hộ.

① Tải biểu mẫu từ trang web của nhà trường (http://www.nit.ac.jp/gakka/ryugaku.html)

② Trước khi chuyển phát từ nước ngoài hãy gửi qua hòm thư điện tử đến khoa dành cho du học

sinh kiểm tra trước. (Địa chỉ hòm thư: [email protected] )

③ Hãy ghi ngày tháng năm nhập học, tốt nghiệp, ngày tháng năm đi làm, nghỉ làm một cách

thống nhất. Trường hợp có sự nhầm lẫn, đó có thể trở thành lý do bị từ chối cấp Giấy chứng

nhận tư cách lưu trú.

④ Hãy ghi thông tin chính xác địa chỉ trường đã tốt nghiệp như: đường số, ngõ...

(2) Lý do đi học

① Liệt kê cụ thể lý do muốn học tại khoa dành cho du học sinh, hoặc tại Đại học công nghiệp

Nhật Bản:

1) Tại sao yêu mến nước Nhật, đam mê tiếng Nhật?

2) Tại sao muốn học khoa dành cho du học sinh hoặc Đại học công nghiệp Nhật Bản.

3) Muốn học cái gì tại khoa dành cho du học sinh hoặc Đại học công nghiệp Nhật Bản. Sau

khi hoàn thành (tốt nghiệp), bạn sẽ tiếp tục học như nào?

Hãy viết một cách cụ thể rõ ràng nội dung trên.

- 15 -

② Lý do mong muốn (đi học) cùng với học lực là yếu tố rất quan trọng để phán đoán “quyết tâm”

của thí sinh. Vì vậy hãy suy nghĩ thật kỹ và điền thông tin một cách cụ thể, có logic.

③ Tự thí sinh hãy điên thông tin vào biểu mẫu. Nhà trường không chấp nhận việc người khác

điền hộ.

④ Nhà trường mong muốn các thí sinh điền bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên, thí sinh không đủ năng

lực tiếng Nhật để viết, lo lắng truyền đạt ý bằng tiếng Nhật bị sai có thể ghi bằng tiếng mẹ đẻ.

Trường hợp này, hãy đính kèm văn bản dịch bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Trường hợp thấy

khó quyết định ngôn ngữ viết thí sinh hãy trao đổi với văn phòng khoa dành cho du học sinh.

(3) Sau khi viết xong, trước khi chuyển phát từ nước ngoài hãy gửi đến hòm thư điện tử để nhân viên

văn phòng khoa dành cho du học sinh kiểm tra trước (Địa chỉ hòm thư: [email protected] )

※ Trường hợp ghi bằng tiếng mẹ đẻ, không phải tiếng Nhật, tiếng Anh hãy đính kèm bản dịch tiếng

Nhật hoặc tiếng Anh.

H. Bản chi cấp kinh phí (Biểu mẫu của cục quản lý xuất nhập cảnh. Tham khảo p.7)

Đây là thủ tục phải nộp cho nhà trường và cục quản lý xuất nhập cảnh.

(1) Tải biểu mẫu từ trang web của nhà trường (http://www.nit.ac.jp/gakka/ryugaku.html )

(2) Theo nguyên tắc phải viết tay giấy tờ này. Trường hợp viết nhầm, không được gạch xóa, sửa lại mà

phải viết mới lại.

(3) Về mục “học phí” hãy ghi “637,200 yên” và đánh dấu 〇 vào cột “năm”. Mục “Sinh hoạt phí” hãy

ghi số tiền hợp lý (khoảng 80,000 ~120,000) chẳng hạn ghi “100,000 yên” một tháng.

(4) Không được quên ký tên, đóng dấu vào cột họ tên người chi trả kinh phí ở dưới văn bản.

(5) Nếu thấy khả năng chi trả ổn định hoặc nhiều hơn, ví dụ cả bố và mẹ đều là người chi trả kinh phí

thì đều ghi cả bố cả mẹ. (Khi đó, cả bố cả mẹ đều phải ký tên, đóng dấu)

※ Đây là yêu cầu tuyển sinh tại thời điểm tháng 3 năm 2015. Tùy thuộc bối cảnh xã hội, nhà trường

có trường hợp thay đổi nội dung.

◆Thông tin địa chỉ trao đổi, tư vấn, nộp hồ sơ

Đại học công nghiệp Nhật Bản, văn phòng khoa dành cho du học sinh

Số 4-1 Gakuendai, thành phố Miyashiro, quận Minami saitama, tỉnh Saitama, 345-8501.

Tel: +81-(0)480-33-7547 (Trực tiếp)

Fax: +81-(0)480-33-7563 (Trực tiếp)

Email: [email protected]

URL: http://www.nit.ac.jp

- 16 -

日本工業大学 Đại học công nghiệp Nhật Bản