giáo dục nhật bản

16
Nếu các bạn đã từng đọc bài báo về cậu bé Yamato Tanooka (7 tuổi) bị mất tích trong khu rừng nhiều gấu và được tìm thấy sống xót thì chắc bạn cũng như tôi, sẽ sửng sốt về cách tự sinh tồn quá giỏi của cậu bé này nói riêng, con người Nhật Bản nói chung. Tôi băn khoăn tìm hiểu về nền giáo dục của Nhật Bản và muốn chia sẻ với các bạn đôi điều như sau. Giáo dục trẻ em ở Nhật Bản Nền giáo dục Nhật Bản được coi là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của con người. Ở đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của cá nhân, nên trong trường có đa dạng các bộ môn năng khiếu để hướng trẻ theo. Từ tấm bé, trẻ em Nhật đã được tập cho bản tính tự lập, biết cười nhiều hơn, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt biết rèn luyện sức khỏe để trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống. Chúng ta thường chỉ thấy rằng Người Nhật rất giỏi, với hiệu quả công việc cao và ý chí tự lực, tự cường lớn. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng ở Nhật, trẻ em được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ. Đầu tiên, trẻ em Nhật có tính tự giác rất cao Ở Nhật trẻ em xách theo rất nhiều loại túi tới trường: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Những chiếc túi mang theo bên mình khiến trẻ em luôn ý thức được việc phân loại đồ dùng và thậm trí là phân loại rác. Tính kỷ luật của trẻ em Nhật Bản được các em rèn luyện một cách bài bản và chặt chẽ.

Upload: 190287

Post on 15-Apr-2017

27 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giáo dục nhật bản

Nếu các bạn đã từng đọc bài báo về cậu bé Yamato Tanooka (7 tuổi) bị mất tích trong khu rừng nhiều gấu và được tìm thấy sống xót thì chắc bạn cũng như tôi, sẽ sửng sốt về cách tự sinh tồn quá giỏi của cậu bé này nói riêng, con người Nhật Bản nói chung. Tôi băn khoăn tìm hiểu về nền giáo dục của Nhật Bản và muốn chia sẻ với các bạn đôi điều như sau.

Giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Nền giáo dục Nhật Bản được coi là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của con người. Ở đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của cá nhân, nên trong trường có đa dạng các bộ môn năng khiếu để hướng trẻ theo. Từ tấm bé, trẻ em Nhật đã được tập cho bản tính tự lập, biết cười nhiều hơn, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt biết rèn luyện sức khỏe để trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống. Chúng ta thường chỉ thấy rằng Người Nhật rất giỏi, với hiệu quả công việc cao và ý chí tự lực, tự cường lớn. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng ở Nhật, trẻ em được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.

Đầu tiên, trẻ em Nhật có tính tự giác rất cao

Ở Nhật trẻ em xách theo rất nhiều loại túi tới trường: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày.

Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F.Những chiếc túi mang theo bên mình khiến trẻ em luôn ý thức được việc phân loại đồ dùng và thậm trí là phân loại rác. Tính kỷ luật của trẻ em Nhật Bản được các em rèn luyện một cách bài bản và chặt chẽ.

Bất cứ ai khi nhìn thấy các bậc phụ huynh Nhật đưa đón con đi học đều ngạc nhiên vì các em nhỏ thường tự tay xách các loại túi đến trường mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào của cha mẹ hay người lớn đi cùng. Trẻ tự ý thức rằng đó là công việc của mình cũng như khi các em chơi đồ chơi xong, thường tự giác cất gọn vào các túi, hộp đựng đồ mà không cần sự nhắc nhở hay quát mắng của cha mẹ.

Ở trường trẻ thay quần áo liên tục, chính điều đó cũng khiến trẻ không còn cảm thấy loay

Page 2: Giáo dục nhật bản

hoay với những công việc cá nhân khi không có mẹ giúp đỡ. Những em bé Nhật học cách độc lập từ khi các em mới chỉ 2,3 tuổi như thế đó.

Thứ hai, trẻ được rèn luyện kỹ năng hòa nhập, sự tự tin

Các phụ huynh ở Nhật rất khuyến khích các con tham gia hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Với họ, điều đầu tiên cần dạy con cái đó là sự mạnh dạn, bản lĩnh chứ không phải là kiến thức. Trẻ tham gia thi đấu, biểu diễn và tỏ ra rất bản lĩnh khi đứng trước đám đông. Thậm trí, các em bé gái 3-4 tuổi còn tham gia vào đội bóng đá nữ…Chính điều đó giúp trẻ em trở nên năng động và hoạt bát hơn.

Vào 3h30 chiều cả trường mầm non sẽ ra sân chơi cùng nhau, các trò chơi tập thể luôn được ưu tiên nhằm giúp trẻ em có tính hòa nhập và tinh thần làm việc nhóm.

Có 2 thứ mà bất cứ trường mầm non nào cũng dạy trẻ đó là nói : “cảm ơn” và mỉm cười. Trẻ thường tự chia đồ chơi cho nhau và có tính cộng đồng rất lớn. Các em nhỏ khi chơi với nhau còn thân thiết hơn cả chị em ruột, chính điều đó khiến cho các em hòa nhập nhanh, và có cách cư xử rất lịch sự với người khác.

Page 3: Giáo dục nhật bản

Ở Nhật trẻ được dạy lễ nghĩa khá nhiều, thay vì học kiến thức Toán hay môn ngoại ngữ. Việc học môn ngoại ngữ ở Nhật cũng không theo xu hướng gò ép như ở một số nước, trẻ được các thầy cô hướng dẫn những điều cần tránh để nói chuẩn tiếng Anh, một số phương pháp tính nhẩm nhanh…. giúp trẻ không còn cảm giác sợ học, đồng thời phát huy sức sáng tạo và khả năng tự học của trẻ.

Thứ ba, giáo dục đánh giá cao ưu điểm của bản thân học sinh

Trong một trường mẫu giáo ở Nhật Bản, trẻ em không hề mang theo những quyển sách hay vở gì. Thay vào đó, trẻ được lựa chọn những môn mình thích, và làm những gì bản thân cảm thấy hứng thú. Do đó trẻ không có cảm giác sợ học, hay áp lực về điểm số. Trẻ em thường được cha mẹ hỏi về buổi học ở trường, và tự do bày tỏ suy nghĩ của riêng mình. Trẻ em ở đất nước này luôn có những giờ học ngoại khóa rất bổ ích như tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm…Thậm trí, trẻ được cha mẹ cho tham gia buổi cắm trại qua đêm ở trường do nhà trường tổ chức. Khiến các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ. Trong những giờ học ngoại khóa như vậy, trẻ tỏ ra rất hứng thú và điều đó đã để lại trong các em những ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Page 4: Giáo dục nhật bản

Cách người Nhật giáo dục trẻ em

Học không chỉ là trên sách vở

Điều đầu tiên khiến tôi rất ngạc nhiên là phương pháp dạy học ở các trường mầm non của Nhật Bản. Để giúp trẻ có tình yêu thương với động vật, cô giáo không nói “các em phải biết yêu thương động vật”, mà họ cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất… mỗi một nhóm từ 4 – 5 em sẽ chăm sóc một con. Qua quá trình các bé ngày ngày chăm sóc thú cưng của mình, chơi đùa, trò chuyện, cho ăn, dọn chuồng… đặc biệt những khi thú bị ốm, tình cảm của các bé với các loài động vật sẽ dần được hình thành. Sau đó, cô giáo chỉ cần nói rất ít về tình yêu thương động vật mà trẻ vẫn hiểu được một cách sâu sắc.

Page 5: Giáo dục nhật bản

Ngoài ra, để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo không giảng “một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí…”. Các bé được trực tiếp trồng lúa hoặc các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường. Các bé sẽ tự reo hạt, chăm sóc, cho tới thu hoạch, tất nhiên là vẫn dưới có giáo viên hướng dẫn nhưng chủ yếu là các bé tự làm.

Page 6: Giáo dục nhật bản

Qua đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé ăn, các bác nông dân đã vất vả như thế nào.

Chơi… là chính

Hàng ngày, các bé đến trường học từ 9h sáng cho tới 2h chiều, và hầu hết thời gian của trẻ ở trường là để… chơi. Chỉ có 30 phút trước khi ra về là giờ hát tập thể và nghe cô giáo kể chuyện. Toàn bộ thời gian còn lại, các bé có thể chơi bất cứ trò gì mình thích trong khuôn viên nhà trường. Trong trường, có rất nhiều thứ để chơi, từ trong nhà ra đến ngoài sân, ở ngoài sân có bãi cát, xích đu, cầu trượt, dây leo… còn trong nhà có các loại nhạc cụ, đồ chơi, gỗ, gối, gấu bông, búp bê, chăn, chiếu, băng dính, giấy màu…Rất nhiều thứ để chơi, và những loại đồ chơi này đều có đặc điểm chung là giúp trẻ phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo. Trẻ sẽ phải suy nghĩ, tìm tòi cách chơi, cách kết hợp những thứ có sẵn trong lớp học hoặc ngoài sân để có được những trò chơi thú vị.

Page 7: Giáo dục nhật bản

Các bé được tự do chơi và làm thứ mình thích. Các cô giáo hoàn toàn không can thiệp vào quá trình vui chơi của trẻ, chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết. Một nhóm đi đào đất, xây hầm, xây nhà.. . Một nhóm khác bày biện các dụng cụ và chạy nhảy ngoài sân.

Có bé chơi xích đu, nhào lộn hoặc đu xà… Có bé chơi với búp bê… Có bé chơi đàn, đánh trống… Nhờ đó, trẻ được phát triển một cách tự nhiên, sở thích, năng khiếu, đam mê và khả năng tiềm ẩn của từng bé sẽ dần bộc lộ và phát triển. Cô giáo sẽ ghi chép lại những điều này và trao đổi với phụ huynh, từ đó giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của trẻ sau này.

Trẻ rất khỏe mạnh

Page 8: Giáo dục nhật bản

Để rèn luyện sức khỏe, sức đề kháng cho bé, dù trời có lạnh đến mấy, thậm chí cả trong ngày tuyết rơi các bé vẫn phải mặc quần sooc. Khả năng chịu đựng là điều rất cần thiết, mang tính sống còn ở một đất nước có nhiều thiên tai và khí hậu khắc nghiệt như Nhật Bản.

Trẻ em có khả năng thích nghi rất nhanh, nếu được rèn luyện đúng mức thì khi trưởng thành các bé sẽ có sức khỏe tốt, còn nếu quá nuông chiều hoặc quá chăm chút thì sau này khả năng chịu đựng của trẻ sẽ rất kém. Đây hẳn là điều các bà mẹ Việt Nam nên học tập :D

Khi kết thúc giờ chơi tự do của các bé, cô giáo chỉ cần nhẹ nhàng nói với các bé “Đến giờ nghe kể chuyện rồi, chúng ta cùng dọn đồ chơi đi nào”. Thế là các bé lập tức dừng các trò đang chơi lại, cùng nhau dọn dẹp và kê bàn ghế. Chỉ sau ít phút đồ đạc đã được cất trở về đúng từng ngăn, mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, căn phòng trở lại gọn gàng và sạch sẽ.

Một điều thú vị là trẻ em Nhật Bản biết giúp đỡ và hỗ trợ nhau từ khi còn rất nhỏ. Mặc dù không phải tất cả các bé đều tham gia chơi và bày biện đồ đạc, nhưng khi dọn dẹp là tất cả các bé cùng xắn tay

Page 9: Giáo dục nhật bản

vào làm, không cần biết là ai bày, các bé chỉ quan tâm đến việc làm sao cho lớp học được gọn gàng sạch sẽ.Các bé luôn cố gắng nỗ lực tự hoàn thành công việc của mình, ngay cả với những công việc có vẻ hơi quá sức. Nhưng ngay khi thấy bạn mình gặp khó khăn, các bé khác lập tức chạy đến giúp. Một đứa trẻ 4 tuổi đã biết tự mình nỗ lực, và đã biết chạy tới giúp đỡ bạn mình bất kể lý do, thì cũng không có gì ngạc nhiên trước ý chí vươn lên và tinh thần đoàn kết của dân tộc xứ hoa anh đào này.

Chế độ học tập 6-3-3-4

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống giáo dục của Nhật Bản cơ bản được chia thành 4 cấp 6-3-3-4. Nghĩa là giáo dục tiểu học 6 năm, giáo dục trung học cơ sở 3 năm, phổ thông trung học 3 năm , tổng cộng là 12 năm học phổ thông. Sau khi học xong cấp phổ thông thì có thể học lên tại các cơ sở giáo dục bậc cao.

Chế độ giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản từ tiểu học tới trung học đệ nhất cấp, do đó mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đều phải đến trường. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp ở Nhật là 90%. Sau đó 53,4% tỷ số này tiếp tục vào học ở các trường chuyên môn, cao đẳng hay đại học. Nhật là một trong những nuớc có trình độ dân trí cao nhất thế giới, tỉ lệ người không biết đọc biết viết gần như 0%.

Hệ thống giáo dục của Nhật bản gồm 7 cấp:

1. Mẫu giáo (“yochien” = ấu trĩ viên, 3-6 tuổi)

2. Tiểu học (“shogaku” = tiểu học, 6-12 tuổi) : 6 năm

3. Trung học: Trung học cơ sở (“chugaku” = trung học, 12-15 tuổi): 3 năm

Page 10: Giáo dục nhật bản

Trung học phổ thông (“koto” = cao đẳng, 15-18 tuổi): 3 năm

4. Hệ thống giáo dục sau trung học: trường các sự hay chuyên môn (“senmon gakko”).

5. Ðại học (“daigaku” = đại học): 4 năm

6. Cao học (“shushi” = tu sĩ): 2 năm

7. Tiến sĩ (“hakase” = bác sĩ): 3 năm

Page 11: Giáo dục nhật bản

Chế độ học tập và thi tuyển ở Nhật khá khắc nghiệt. Truớc đây khi đi xin việc làm, người ta thường có khuynh hướng chỉ đánh giá ứng viên xin việc qua cái mác trường đại học người đó đã tốt nghiệp. Nếu một ứng viên tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng với một thành tích chẳng mấy gì tốt đẹp cho lắm, người đó vẫn có thể dễ dàng xin việc hơn một sinh viên tốt nghiệp một truờng đại học ít tiếng tăm, cho dù với một thành tích xuất sắc cỡ nào đi nữa. Chính vì vậy, để xin được việc làm tốt ở một hãng lớn, các phụ huynh phải lo cho con em mình vào học ở một truờng trung học nổi tiếng. Ðể dễ vào học ở một truờng trung học đệ nhị cấp nổi tiếng, học sinh đó lại phải vào học một trường trung học đệ nhất cấp nổi tiếng … Cứ thế, sự cạnh tranh thi cử lan dần xuống tới tiểu học. Ðể con cái mình trong tương lai được vào học ở một truờng đại học nổi tiếng, có một việc làm tốt, các bậc phụ huynh nhìn xa trông rộng, phải lo lắng cho con mình ngay từ bậc tiểu học.

Kỳ thi tuyển vào các truờng đại học rất khó, nhất là các trường có tên tuổi. Ngoài giờ học chính khóa ở truờng, phần đông học sinh dến học thêm ở các trung tâm dạy kèm (juku = thục) vào buổi tối và các ngày nghỉ.

Thời gian nhập họcCác cơ sở giáo dục Nhật Bản, năm học mới bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm

sau. Một năm học chia ra 2 kỳ;– Học kỳ 1 bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9– Học kỳ 2 bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3Cũng có trường có chế độ nhập học vào mùa thu ( tháng 9 hoặc tháng 10) Thông thường một năm có 3 kỳ nghỉ:+ Nghỉ hè: Cuối tháng 7 đến đầu tháng 9+ Nghỉ đông: Cuối tháng 12 đến đầu tháng 1+ Nghỉ xuân: Từ tháng 2 đến tháng 3.

Bậc Tiểu học và Trung học

Bậc tiểu học và trung học là giáo dục bắt buộc nên những gia đình có con em mang quốc tịch

Nhật bản, đủ tuổi đi học sẽ nhận được thông báo từ cơ quan nhà nước quản lý trên địa bàn sinh sống

và tiến hành các thủ tục như khám sức khỏe….để chuẩn bị cho việc nhập học. Tuy nhiên đối với người

nước ngoài do không phải là giáo dục bắt buộc nên hình thức thông báo nhập học cũng không giống

với người Nhât. Nhưng nếu muốn theo học các trường quốc lập thì cần phải có đơn xin nhập học. Đơn

xin nhập học sau khi nộp sẽ được thông báo lại sớm trước khi nhập học và đối tượng xin học phải tiến

hành các thủ tục đăng kí như là giấy chứng nhận đăng kí của người nước ngoài (của con em mình),

giấy thông báo nhập học và mang đến trụ sở hành chính của thành phố, quận, huyện sở tại. Với trường

hợp nhập học tại trường do tỉnh lập thì không mất học phí nhưng phải mất tiền ăn. Hầu hết khi học

trong các trường tiểu học và trung học cơ sở Quốc lập thì có thể học đại học mà không cần thi tuyển

đầu vào. Trường hợp công dân trên 16 tuổi chưa có quốc tịch Nhật Bản hoặc người lao động học bổ

túc trung học vào buổi tối cũng có thể học đại học. Đối với những người không thể tốt nghiệp tiểu học

hay trung học ở nước mình cũng có thể học đại học. Hoàn toàn không cần lo lắng về học phí hay trình

Page 12: Giáo dục nhật bản

độ học vấn.

Bậc PTTH, Cao đẳng, Đại học

Sau khi tốt nghiệp THCS bạn có thể học tiếp lên PTTH (Cấp 3) hay trường trung học chuyên

nghiệp (trường nghề). Tuy nhiên vì không phải là giáo dục bắt buộc nên nếu muốn học tiếp nên thì

phải đăng kí dự tuyển. Trường PTTH học trong 3 năm ( đối với hình thức học bán thời gian hay học từ

xa phải mất trên 3 năm).

Dưới đây là một vài hình thức học.

• Phổ thông trung học

• Trung học dạy các kĩ năng chuyên môn để đi làm trong các môi trường đặc biệt như trường trung học

Nông nghiêp, trung học công nghiệp, trung học thương mại )

• Trường trung học chuyên nghiệp (trường trung cấp dạy nghề). Chương trình học này gọi là Trung

học chuyên nghiệp kéo dài 5 năm, học chuyên sâu hơn về chuyên môn. Một số ngành học thuộc lĩnh

vực chuyên môn như là công nghiệp, ngành thương thuyền, điện từ, hàng hải. Tuy nhiên ở Tokyo

không có chuyên ngành thương thuyền và ngành điện từ. Học viên sau khi tốt nghiệp thì có thể đi làm

luôn học là liên thông lên đại học.

• Trường trung học bán thời gian và trung học từ xa Trong trường hợp nhưng người đang đi làm muốn

học trung học vào giờ nghỉ trưa có thể tham gia học trung học bán thời gian hay buổi tối có thể tham

gia học từ xa tại nhà. Do có thể lựa chọn thời gian học cho phù hợp nên những người không đăng kí

học hoặc đang học giữa chừng cũng có thể tiếp tục học bình thường.

• Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học thì vẫn có tư cách dự thi cao đẳng hay đại học.

• Dù không tốt nghiệp phổ thông trung học nếu tham dự thi kỳ thi xác nhận trình độ phổ thông trung

học thì cũng có thể đủ tư cách dự thi cao đẳng hoặc đại học.

• Trường cao đẳng học trong 2 năm còn đại học là học 4 năm. Sau khi tốt nghiệp trường trung cấp

nghề thì có thể học liên thông lên đại học trong 3 năm.

Page 13: Giáo dục nhật bản

• Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp đại học cũng có thể học lên Cao học nếu muốn học nâng cao về chuyên

môn. Thời gian học Cao học là 2 năm (Trình độ Thạc sĩ).

Lời kết

Hi vọng với các thông tin trên đã giúp các bạn có chút hình dung về chế độ giáo dục ở Nhật Bản cũng như hiểu được phần nào sự thành công của nền giáo dục Nhật Bản. Không phải tự nhiên mà rất nhiều kỹ sư Việt Nam muốn sang Nhật làm việc, lập gia đình rồi cho con cái được trải nghiệm nền giáo dục Nhật hoặc rất nhiều bạn trẻ đã đang có mong muốn đi du học ở Nhật :D Bạn có phải là một trong số đó!?

Nguồn tham khảo:

http://akira.edu.vn/he-thong-giao-duc-o-nhat-ban-2/

http://duhocicc.edu.vn/thong-giao-duc-nhat-ban/

http://visco.edu.vn/he-thong-giao-duc-nhat-ban.html

http://mecuti.vn/cung-tim-hieu-xem-phuong-phap-giao-duc-tre-em-cua-nguoi-nhat-co-diem-gi-khac-voi-chung-ta.html