giáo dục bẢn tin

32
Bìa 1: Các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, đảng viên Sở GDĐT chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội Đảng bộ Sở GDĐT, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: BBT Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN VĂN HUYẾN Giám đốc Sở GDĐT Ban biên tập NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG Phó Giám đốc Sở GDĐT - Chủ biên ĐỖ VĂN THẮNG TRƯƠNG QUANG CƯỜNG NGUYỄN XUÂN QUẢNG PHAN HỒNG HIỆP NGUYỄN THỊ NGA LÊ THỊ THANH NHÀN DƯƠNG KHÁNH TOÀN Với sự cộng tác Biên tập của TÒA SOẠN BÁO VĨNH PHÚC Số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc ĐT: 0211.6256097 - 0211.3862567 Fax: 0211.3721981 Email: [email protected] Website: http://baovinhphuc.com.vn/ In 1.000 cuốn, khổ 19x27cm, tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc, đường T11, KCN Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giấy phép xuất bản số: 08/XBBT-20 cấp ngày 30/12/2019. In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2020. NỘI DUNG www.vinhphuc.edu.vn Giáo dục VĨNH PHÚC BẢN TIN SỐ 52 QUÝ II/2020 QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO Một số điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 Tập huấn quy chế, nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và những điểm mới của kỳ thi Ngành giáo dục và đào tạo chủ động, ứng phó hiệu quả dịch bệnh Covid-19 02 03 05 MỤC TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM Hồ Chí Minh – Tên Người là cả một niềm thơ Những thay đổi tích cực của thầy và trò khi quay trở lại học tập sau thời gian nghỉ dịch Covid-19 Trường THPT Vĩnh Yên: Thay đổi vì sự tiến bộ của học sinh Duy trì công tác đoàn và phong trào thiếu nhi trong trường học thời Covid-19 Trăn trở về trào lưu chụp ảnh kỷ yếu của học sinh lớp 12 08 12 14 16 18 GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT Cô giáo trẻ người dân tộc Sán Dìu có tấm lòng nhân ái Cô giáo Hiệu trưởng tích cực học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Tấm gương cô giáo mầm non nhiệt tình, tâm huyết với nghề Vượt khó để trở thành chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam 20 22 24 26 MỤC TRANG VĂN NGHỆ: Tiễn thầy Vì mẹ là giáo viên Vô đề Bốn mùa qua lời cô Gánh ch của mẹ Hương mùa h 25 28 28 29 30 32

Upload: others

Post on 17-Oct-2021

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giáo dục BẢN TIN

Bìa 1:Các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, đảng viên

Sở GDĐT chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội Đảng bộ Sở GDĐT, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: BBT

Chịu trách nhiệm xuất bản:NGUYỄN VĂN HUYẾN

Giám đốc Sở GDĐT

Ban biên tậpNGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Phó Giám đốc Sở GDĐT - Chủ biên

ĐỖ VĂN THẮNGTRƯƠNG QUANG CƯỜNG

NGUYỄN XUÂN QUẢNGPHAN HỒNG HIỆPNGUYỄN THỊ NGA

LÊ THỊ THANH NHÀNDƯƠNG KHÁNH TOÀN

Với sự cộng tác Biên tập củaTÒA SOẠN BÁO VĨNH PHÚC

Số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

ĐT: 0211.6256097 - 0211.3862567 Fax: 0211.3721981

Email: [email protected] Website: http://baovinhphuc.com.vn/

In 1.000 cuốn, khổ 19x27cm,tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc, đường T11,

KCN Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.Giấy phép xuất bản số: 08/XBBT-20 cấp ngày 30/12/2019.

In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2020.

NỘI DUNGwww.vinhphuc.edu.vn

Giáo dụcVĨNH PHÚC

BẢN TIN

SỐ 52QUÝ II/2020

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

• Một số điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10THPT năm học 2020 - 2021• Tập huấn quy chế, nghiệp vụ tổ chức Kỳ thitốt nghiệp THPT năm 2020 và những điểm mới của kỳ thi• Ngành giáo dục và đào tạo chủ động, ứng phó hiệu quả dịch bệnh Covid-19

02

03

05

MỤC TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

• Hồ Chí Minh – Tên Người là cả một niềm thơ• Những thay đổi tích cực của thầy và trò khi quaytrở lại học tập sau thời gian nghỉ dịch Covid-19• Trường THPT Vĩnh Yên: Thay đổi vì sự tiến bộ củahọc sinh• Duy trì công tác đoàn và phong trào thiếu nhitrong trường học thời Covid-19• Trăn trở về trào lưu chụp ảnh kỷ yếu của họcsinh lớp 12

0812

14

16

18

GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

• Cô giáo trẻ người dân tộc Sán Dìu có tấm lòngnhân ái• Cô giáo Hiệu trưởng tích cực học tập và làmtheo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh• Tấm gương cô giáo mầm non nhiệt tình, tâmhuyết với nghề• Vượt khó để trở thành chiến sĩ Quân đội nhândân Việt Nam

20

22

24

26

MỤC TRANG VĂN NGHỆ:

• Tiễn thầy • Vì mẹ là giáo viên• Vô đề• Bốn mùa qua lời cô• Gánh che của mẹ• Hương mùa he

252828293032

Page 2: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc2

Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng, trong đó đổi mới về công tác tuyển sinh vào lớp 10 là giải pháp then chốt. Đổi mới công tác tuyển sinh, trước hết nhằm

tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi, đặc biệt là thí sinh dự thi THPT Chuyên, kết quả thi cung cấp những chỉ số quan trọng để đánh giá toàn diện chất lượng học sinh, chất lượng giáo dục mỗi nhà trường, mỗi giáo viên, từ đó có những chỉ đạo phù hợp trong công tác quản lý.

Đối với kỳ thi tuyển sinh năm học 2020-2021, Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 1109/QĐ-UBND ngày 13/5/2020 phê duyệt phương án tuyển sinh vào các lớp đầu cấp trên địa bàn. Kỳ thi sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 18/7 đến 20/7. Đổi mới trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay phù hợp với yêu cầu đổi mới GDĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, nhất là các thí sinh thi vào THPT Chuyên như:

Gộp 2 kỳ thi tuyển sinh THPT và THPT Chuyên: thí sinh dự thi THPT và THPT Chuyên thi chung 3 bài thi (Toán, Ngữ Văn, Tổ hợp: thi tại trường THPT thuận lợi nhất đối với thí sinh; thí sinh thi chuyên dự thi 01 bài môn chuyên tại trường THPT Chuyên. Thay đổi này giúp các thí sinh dự thi và trường THPT Chuyên giảm từ 6 ngày thành 3 ngày, đồng thời tăng số lượng học sinh đăng ký dự thi vào trường THPT Chuyên.

Phương án tuyển sinh năm nay góp phần định hướng công tác dạy và học ngoại ngữ; làm thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vai trò quan trọng của ngoại ngữ trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Để có kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thí sinh dự thi THPT phải có vốn kiến thức Toán, Ngữ văn, kiến thức văn hóa tổng hợp và đặc biệt phải có kiến thức ngoại ngữ cơ bản tốt (do đề thi tăng lượng câu hỏi môn Ngoại ngữ so với các kỳ tuyển sinh trước). Đối với thí sinh thi THPT Chuyên, ngoài kiến thức chuyên sâu liên quan đến môn chuyên thì thí sinh còn phải có kiến thức toàn diện hơn (vì phải thi bài Tổ hợp). Những điều chỉnh mang tính tích cực đối với Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn ngành đang triển khai hiện nay.

Do tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp nên học sinh phải nghỉ học kéo dài, tuy vậy Sở GDĐT đã chỉ đạo sát sao các cơ sở giáo dục thực hiện “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học”. Sau khi học sinh quay trở lại trường học, các nhà trường đã tổ chức ôn tập, kiểm tra đánh giá những phần kiến thức đã dạy trên truyền hình hoặc dạy học trực tuyến qua các phần mềm như zalo, facebook... Đặc biệt, Chương trình giáo dục đã được rút gọn, giảm nhẹ kiến thức, Sở GDĐT đã sớm công bố 2 môn trong bài thi Tổ hợp là Vật lí và Địa lý; đồng thời công bố đề thi tham khảo các bài thi môn Toán, Ngữ văn và Tổ hợp là cơ sở quan trọng để định hướng cho các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập cho học sinh bước vào kỳ thi sắp tới. Đề thi tuyển sinh năm nay sẽ được triển khai theo hướng cơ bản, có tính phân hóa cao. Các em học sinh lớp 9 cần yên tâm học tập, chuyên cần theo hướng dẫn của thầy cô, nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa sẽ đạt được mục tiêu, nguyện vọng của mình.

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG KỲ THI TUYỂN SINHVÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

NGUYỄN LÊ HUYTrưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GDĐT

Page 3: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 3QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức

trong hai ngày 09-10/8/2020 (ngày 08/8/2020 làm thủ tục dự thi, ngày 11/8/2020 là thời gian dự phòng). Kết quả của kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của các nhà trường, công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, kỳ thi tốt nghiệp THPT

năm 2020 dự kiến có khoảng hơn 12 nghìn thí sinh tham dự tại 26 điểm thi, với tổng số phòng thi là trên 500 phòng. Để chuẩn bị tốt cho công tác tổ chức Kỳ thi, Sở GDĐT đã tích cực triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi như: rà soát toàn bộ các vấn đề cần tập trung chỉ đạo trong kỳ thi; tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các cán bộ quản lý các trường THPT, các trung tâm GDTX, các trường cao đẳng có học sinh lớp 12 (sau đây gọi tắt là các nhà trường) trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các nhà trường tổ

chức tập huấn quy chế, nghiệp vụ và phổ biến các điểm mới của kỳ thi đến 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên…

Tại buổi tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT của Sở diễn ra trong ngày 11/6/2020, ông Nguyễn Xuân Trường - Phó Giám đốc Sở đã có phát biểu chỉ đạo và yêu cầu các nhà trường chuẩn bị tổ chức kỳ thi, rà soát toàn bộ các vấn đề về cơ sở vật chất, về con người tham gia làm thi, triển khai kỹ càng các vấn đề về quy chế, nghiệp vụ (đặc biệt lưu ý đến những điểm mới của kỳ thi) và đảm

TẬP HUẤN QUY CHẾ, NGHIỆP VỤ TỔ CHỨCKỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020

VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA KỲ THINGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GDĐT

Page 4: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc4 QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

bảo không để bất kỳ thí sinh nào không thể tham gia kỳ thi vì những lý do khó khăn về kinh tế, đi lại,…

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Xuân Trường tại buổi tập huấn, Phòng KT&QLCLGD của Sở GDĐT đã triển khai tới các nhà trường những vấn đề cần lưu ý về quy chế, nghiệp vụ tổ chức thi và những điểm mới của kỳ thi, cụ thể như sau:

Kỳ thi được đổi tên thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT, thời gian thi năm 2020 là 02 ngày (giảm 01 ngày so với năm 2019), kết quả của kỳ thi được dùng chủ yếu để xét tốt nghiệp THPT. Bộ GDĐT cũng giao quyền tổ chức kỳ thi cho các địa phương, trong đó có sự tham gia của lực lượng hoàn toàn mới là Thanh tra Chính phủ (chỉ đạo tới các tỉnh thông qua Thanh tra Tỉnh).

Thí sinh dự thi sẽ có 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và được chọn một trong hai bài thi tổ hợp gồm bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Đối với thí sinh hệ giáo dục thường xuyên không phải tham gia thi môn Ngoại ngữ và Giáo dục công dân. Thí sinh đã học xong chương trình THPT, đủ điều kiện dự thi nhưng không dự thi hoặc

thi không đạt yêu cầu để được công nhận tốt nghiệp THPT thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông do thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi thí sinh học lớp 12 cấp.

Đối với công tác coi thi, công tác giám sát được Bộ GDĐT đặc biệt quan tâm, trong đó các điểm thi phải đảm bảo yêu cầu: hai cán bộ coi thi (CBCT) đến từ hai nhà trường khác nhau, mỗi CBCT không coi lặp lại phòng đã coi trong các buổi thi trước đó; mỗi cán bộ giám sát không quá 3 phòng thi trong cùng một dãy (năm 2019, mỗi cán bộ giám sát tối đa 3 phòng thi với môn thi trắc nghiệm và 7 phòng thi với môn thi tự luận). Đặc biệt, trong Điều 5 Quy chế thi quy định về tiêu chuẩn cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi, ngoài những vấn đề về quy chế, nghiệp vụ còn được đặc biệt lưu ý đến điều kiện cần có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra được quan tâm, tăng cường so với năm trước, Quy chế thi năm 2020 quy định thanh tra 3 cấp tất cả các khâu trong kỳ thi: Chánh Thanh tra Bộ GDĐT quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi và công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi tại các địa phương; Chánh Thanh tra tỉnh thành lập các đoàn thanh

tra, kiểm tra các khâu tổ chức kỳ thi tại địa phương theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; Chánh Thanh tra sở GDĐT quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT của Sở GDĐT; trường hợp cần thiết, do Giám đốc Sở GDĐT quyết định.

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, Sở GDĐT cũng yêu cầu các nhà trường, các đơn vị đặt điểm thi cần đặc biệt lưu ý đến các vấn đề trong các khâu chuẩn bị và tổ chức kỳ thi như: khu vực tổ chức thi, cơ sở vật chất phục vụ thi, ấn phẩm thi, tem nhãn niêm phong,… Rà soát hệ thống camera tại các điểm thi; bố trí đủ phòng chờ cho thí sinh thi các môn thành phần của bài thi tổ hợp; đối với các phòng không sử dụng thì được niêm phong có chữ ký của lãnh đạo điểm thi, thanh tra và an ninh. Các nhà trường cần đặc biệt chú ý đến các điều kiện chăm sóc sức khỏe cho thí sinh trong thời tiết nắng nóng (quạt mát, nước uống,…).

Với sự chuẩn bị kỹ càng về quy chế, nghiệp vụ thi từ cấp ngành đến các nhà trường và cán bộ, giáo viên, đây sẽ là cơ sở vững chắc để tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và các nhà trường nói riêng tin tưởng sẽ tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 an toàn, nghiêm túc và thành công.

Page 5: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 5

Dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng

mới của virus Corona gây ra (COVID-19) bắt đầu xảy ra tại Trung Quốc và lây lan nhanh tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên địa bàn tỉnh, số trường học từ bậc mầm non đến THPT, GDTX có 511 trường với 319.847 học sinh và 17.773 cán bộ, giáo viên, nhân viên; với số lượng học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành chiếm khoảng ¼ dân số của tỉnh, liên quan trực tiếp tới cộng đồng xã hội, ảnh

hưởng tới hoạt động học tập và giảng dạy, vì vậy nguy cơ lây nhiễm dịch vào trường học là rất cao.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các cơ sở giáo dục đã triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo trực tiếp của Sở GDĐT. Đến thời điểm hiện tại, các cơ sở giáo dục không để dịch bệnh Covid-19 lây truyền trong môi trường trường học. Để có được kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Sở GDĐT

đã tích cực thực hiện hàng loạt các giải pháp:

1. Công tác lãnh đạo,chỉđạo

Với tinh thần phản ứng nhanh, kịp thời với tình hình thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp, Sở GDĐT Vĩnh Phúc đã chỉ đạo, hướng dẫn phòng GDĐT các huyện, thành phố và các cơ sở giáo dục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, cụ thể:

Ban hành hệ thống hơn 70 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị triển khai phòng, chống dịch, xây dựng kịch bản ứng

NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOchủ động, ứng phó hiệu quả

dịch bệnh Covid-19NGUYỄN VIỆT HÀ

PTP Chính trị tư tưởng, Sở GDĐT

Ông Nguyễn Văn Huyến - Giám đốc Sở GDĐT chủ trìcông tác phòng, chống Covid-19 diễn ra sáng 5/3 tại Sở GDĐT

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

Page 6: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc6

phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong nhà trường (với 4 mức độ, khả năng diễn biến của dịch, đồng thời cụ thể hóa phương án tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với diễn biến dịch).

Tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong trường học (thành phần là Hiệu trưởng các trường Phổ thông và Trưởng phòng GDĐT các huyện, thành phố; đồng thời mời đại diện Sở Y tế thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng, chống dịch trong trường học).

Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng, phụ huynh học sinh thực hiện công tác quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình sức khoẻ của học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục; cập nhật trực tuyến thông tin về công tác phòng, chống dịch đặc biệt là thiết lập được hệ thống theo dõi, báo cáo tình hình sức khỏe của học sinh, cán bộ giáo viên hàng ngày.

Thông qua ngành Y tế, Sở GDĐT theo dõi chặt chẽ diễn biến, tình hình dịch bệnh của cả nước và trên địa bàn tỉnh, kịp thời tham mưu UBND tỉnh cho học sinh nghỉ học tạm thời để đảm bảo an toàn cho học sinh và cộng đồng, nhận được sự đồng tình của dư luận.

Sở GDĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các trường học tổ

chức dạy trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trong thời gian nghỉ học phòng, chống dịch; hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, học qua truyền hình, phương thức tra cứu nguồn học liệu trên internet; giáo viên các nhà trường nghiên cứu, sẵn sàng chuẩn bị phương án dạy học cho học sinh, đảm bảo chương trình, kế hoạch của Bộ GDĐT.

2. Đẩy mạnh, đổi mớicôngtáctruyềnthông

Trang thông tin điện tử của ngành đã cung cấp thông tin nóng hổi, khách quan, kịp thời, có tính định hướng, tạo hiệu ứng tích cực, góp phần tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành vi trong dư luận nhân dân đối với GDĐT nói chung và công tác phòng, chống dịch bệnh nói riêng.

Tổng hợp công tác truyền thông về phòng chống Covid-19 trên Trang Thông

tin điện tử tổng hợp Sở GDĐT, trong thời gian hơn 1 tháng: lượng Email gửi tin bài từ cơ sở là 300; tổng tin bài xuất bản là 163, cao nhất từ trước tới nay; tin bài tự viết là 108/163; tin bài sưu tầm là 45/163; tin bài trực tiếp viết về chủ đề Covid-19 là 93/163. Mỗi ngày, số lượng độc giả truy cập Trang thông tin điện tử của ngành khoảng hơn 20.000 lượt người.

Hoạt động tuyên truyền phòng, chống Covid-19 tới học sinh được các nhà trường tổ chức thông qua nhiều hoạt động sáng tạo tại lớp học (qua giờ sinh hoạt, đầu buổi học và cuối buổi học hàng ngày); phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để theo dõi tình hình sức khỏe học sinh và tuyên truyền phòng, chống dịch thông qua các nhóm Zalo, Fanpage của nhà trường.

Thực hiện đổi mới phương thức tuyên truyền về Covid-19 đến học sinh, Sở

Ông Phạm Khương Duy - Phó Giám đốc Sở GDĐT kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại trường THPT Võ Thị Sáu

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

Page 7: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 7

GDĐT phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức cho học sinh phổ thông tham gia cuộc thi “Chung tay cùng hành động chiến thắng dịch Covid-19” qua tranh vẽ, bài viết cảm nhận hoặc xây dựng video. Cuộc thi đã thu hút được đông đảo học sinh của các trường học trên địa bàn tỉnh tham gia, qua đó tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức trách nhiệm của học sinh, cộng đồng trong việc thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.

3.Tăngcườngkiểmtra,đônđốcnhằmnângcaohiệulực quản lý trong công tácphòng,chốngdịch

Ngoài hoạt động kiểm tra của liên ngành, Ban Chỉ đạo các cấp phòng chống dịch, công tác kiểm tra, thăm nắm tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị, nhà trường được tăng cường, triển khai từ cấp trường (tự kiểm tra), phòng GDĐT đến Sở GDĐT.

Ngay trong ngày 30/01/2020 (mồng 6 Tết, ngày đầu tiên học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ tết), Sở GDĐT đã thành lập 03 tổ công tác kiểm tra nhanh tình hình học sinh, giáo viên, nhân viên của các nhà trường đồng thời hướng dẫn các nhà trường thực hiện các giải pháp chuẩn bị ứng phó với dịch Covid-19.

Trước mỗi đợt chuẩn bị đón học sinh quay trở lại trường học, Sở GDĐT tổ chức các Đoàn kiểm tra, rà soát công

tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch và tổ chức dạy - học của các trường học. 100% các cơ sở giáo dục đã được kiểm tra, rà soát, hướng dẫn cụ thể về công tác phòng, chống dịch bảo đảm an toàn và sẵn sàng hoạt động giáo dục khi học sinh quay trở lại trường.

4. Phối hợp chặt chẽliên ngành trong công tácphòng,chốngdịch

Sở GDĐT đã chủ động phối hợp với các Sở ngành (Sở Y tế; Sở Thông TTTT; Sở VHTT&DL; Sở GTVT; Công an tỉnh...) và UBND các huyện, thành phố trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh trật tự của các trường học.

Đặc biệt, Sở GDDT phối hợp với Sở Y tế triển khai phun hoá chất khử trùng cho 100% các trường học; xây dựng quy

trình phòng, chống dịch trong nhà trường; hướng dẫn công tác phối hợp, hỗ trợ chuyên môn y tế giữa nhà trường và các trạm y tế xã, phường; cử cán bộ ngành y tham gia Tổ y tế thường trực tại trường học, chịu trách nhiệm về chuyên môn, xử trí các tình huống và nghiệp vụ phòng, chống dịch; cung cấp dung dịch rửa tay cho các trường học.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch, ngành GDĐT đã đảm bảo thực hiện tốt “Trường học phải là nơi an toàn”. Hiện nay khả năng lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng vẫn còn tiềm ẩn phức tạp và diễn biến khó lường. Chính vì vậy, Sở GDĐT yêu cầu các nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, không chủ quan, lơ là, “không được thỏa mãn non với kết quả bước đầu” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Tổ Y tế kiểm tra thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp học

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

Page 8: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc8

“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”

(Thuận Yến). Bác vĩ đại bởi Người là hiện thân cho ý chí tự do, độc lập và cho tình yêu thương rộng lớn, bao la như “ôm cả non sông mọi kiếp người” (Tố Hữu). Cuộc đời, con người và sự nghiệp cách mạng của Người đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng.

“Bác là Mặt trời thân yêu”, là “sự sống mãi sinh sôi”, tên Người “là cả một niềm thơ”. Thơ viết về Bác từ nhiều góc độ cảm nhận khác nhau, song đều diễn tả chân thành, sâu sắc và sinh động nhất nỗi niềm tình cảm của cả dân tộc, cả nhân loại đối với vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu. Bởi vậy mà có một tượng đài vẫn sừng sững trước dòng chảy của thời gian, đó là tượng đài Bác Hồ trong thơ - rất mực chân thực, giản dị mà kỳ vĩ, bất tử.

1.BácHồ-Mộtngọnlửacủaýchíquyếttâmgiànhđộclậptựdochodântộc

Cả đời Chủ tịch Hồ Chí Minh cháy đỏ nhiệt huyết cứu nước: “Tôi chỉ có một mong muốn, mong muốn tột bậc là đất nước ta được độc lập, nhân dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính ham muốn tột bậc này đã trở thành nguồn động lực bất tận để Chủ tịch Hồ Chí Minh vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, tự tin hướng về tâm đích: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi. Đó là tất cả những điều tôi muốn, đó là tất cả những điều tôi hiểu”. Khát vọng đó của Bác đã được nhà thơ Chế Lan Viên tái hiện lại chân thực và xúc động qua thi phẩm “Người đi tìm hình của nước”:

Đêm mơ Nước, ngày thấy hình của NướcCây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhàĂn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốcChẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa...

Qua thơ, hình ảnh Bác hiện lên như một vị thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm, tự tin vững lái con tàu cách mạng Việt Nam vượt qua phong ba, bão tố đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác:

HỒ CHÍ MINH Tên người là cả một niềm thơ

BÙI HOÀNG YẾNTổ phó Tổ Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 9: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 9

Hồ Chí Minh là nghĩa lớn là ngọn cờLà hiệu lệnh điểm những giờ chiến đấuLà tên riêng mà đã hóa tính từ Là giai điệu dẫn bản đàn hợp tấu.

(Huy Cận)

Quả vậy, tên riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành tính từ, chỉ phẩm chất, chỉ những chuẩn mực về lòng yêu nước, về ý chí vì nước, vì dân, về khát vọng sao cho “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Tầm vóc, những cống hiến và sức lan tỏa từ cuộc đời vĩ đại của một lãnh tụ không chỉ hiệu triệu sự đồng lòng của muôn con dân nước Việt mà còn khiến cả nhân loại nghiêng mình. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo của các nhà thơ thế giới viết về Bác Hồ là sự ngợi ca, khâm phục, tự hào về một Con Người mà cuộc đời là sự hiện thân của của ý chí phấn đấu đến cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hòa bình nhân loại:

Hồ Chí MinhNgười đã hồi sinh cuộc sốngNgười là vầng dươngĐang đem lại bình minh cho nhân loại.

(Nhà thơ Ấn Độ Môninđra Ray)

Việt Nam là niềm tự hào của nhân loại tiến bộ chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Những chiến công của Việt Nam chẳng những đã đưa một đất nước từ trong đêm dài nô lệ đau thương lên vị thế ngang tầm vinh quang thế giới mà còn góp phần tìm lại cho nhân loại những giá trị chân chính của chính nghĩa, công lý, tự do, niềm tin và những giá trị tinh thần khác đã từng bị chà đạp. Niềm vinh quang của dân tộc Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tượng trưng cho chiến thắng, ý nguyện hòa bình và hạnh phúc của loài người:

Những trái tim lớn trong lòng nhân loạiThường vượt không gian, thời gian(Nhiêu Vi Chất - Bác Hồ của chúng con)

2.BácHồ-Sựvĩđạitừnhữngđiềugiảndị

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Trong thơ văn, hình ảnh Bác là hiện thân của đức độ khiêm tốn, những phẩm chất cao quý nhất của một người cộng sản: “Trên ngực Người không đòi hỏi huân chương/ Tâm hồn Người bao trùm thế giới...”. Trong tâm tưởng của con người Việt Nam và nhân loại, hình ảnh Bác rất gần gũi thân thương với vầng trán cao, đôi mắt hiền, với bộ quần áo nâu giản dị, với đôi dép cao su và phong thái ung dung, tự tại:

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

(Tố Hữu)

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người. “Ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại” (Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nhà thơ Tố Hữu cũng ngỡ ngàng, ngưỡng mộ:

Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơnGiường mây, chiếu cói, đơn chăn gốiTủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Người. Và ngôi nhà sàn thân thương là nơi đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Bác. Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 10: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc10

những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dịMàu quê hương bền bỉ đậm đàTa bên Người, Người tỏa sáng trong taTa bỗng lớn ở bên Người một chút...Dù là lãnh tụ tối cao nhưng khi tiếp xúc với

nhân dân, cử chỉ, lời nói của Người vẫn hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử, trước hàng nghìn dân chúng, Người cũng dừng lại để hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Một câu nói chân thật, giản dị đã xóa nhòa khoảng cách giữa người đứng trên lễ đài với hàng triệu người đang lắng nghe.

Lối sống giản dị, thanh tao của Bác là cả một nét đẹp văn hóa, cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người. Người thanh cao, giản dị chứ không hề giản đơn, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, mà chỉ theo đuổi một mục tiêu cao cả: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Thanh tao ấy là cốt cách của bậc hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết Hồ Chí Minh. Là người bạn lớn của nhân dân các dân tộc, Hồ Chí Minh đem tấm lòng chân thành và khiêm tốn, cả sự tinh tế đầy chất nhân văn và tình người để thắt chặt tình hữu nghị, đưa thế giới đến với Việt Nam và đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

3.BácHồ-Mộttráitim“nângniutấtcảchỉquênmình”

Trong bài thơ “Bác ơi”, nhà thơ Tố Hữu đã khái quát tình yêu thương vô hạn của Bác dành cho đất nước, cho đồng chí, đồng bào bằng một câu thơ đầy xúc cảm: “Nâng niu tất cả chỉ

quên mình”. Tình yêu thương con người là một trong những đức tính cao quý của Bác. Trong suốt cuộc đời của Bác, “từ tuổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng” tình yêu thương đó không bao giờ thay đổi.

Lịch sử đã chứng minh rằng động lực quan trọng để thúc đẩy Người đi tìm đường cứu nước, là lòng yêu nước và tình thương nhân dân bị đô hộ, nô dịch, lầm than cực khổ. Trên con đường bôn ba cứu nước ấy, Người đã gặp chủ nghĩa Mác - Lênin và kết hợp nhuần nhuyễn với thực tiễn cách mạng Việt Nam, tìm ra con đường giành độc lập cho dân tộc. Nhưng Người tâm niệm “nước độc lập mà dân không được hưởng tự do thì độc lập ấy chẳng có ý nghĩa gì”, bởi vậy, Người luôn gắn chặt độc lập của Tổ quốc với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân và suốt đời phấn đấu cho mục tiêu ấy. Đây cũng là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Người cảm thông, chia sẻ, đau nỗi đau của mọi người, mọi nhà. Người vui niềm vui từ một ánh trăng soi, một bông hoa nở, một nụ cười, tiếng hát trẻ thơ. Những rung cảm tinh tế đó trở thành niềm hạnh phúc của Người, rồi trở thành vẻ đẹp cao quý của đạo đức và tâm hồn Hồ Chí Minh:

“Bác sống như trời đất của taYêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoaTự do cho mỗi đời nô lệSữa để em thơ lụa tặng già

(Tố Hữu)

Bác Hồ với một tình thương yêu bao la, một tầm nhìn sâu rộng, là người đầu tiên phát hiện và chỉ ra vai trò của thiếu nhi trong sự nghiệp cứu nước và xây dựng đất nước và cũng là lần đầu tiên khẳng định thiếu nhi là lực lượng cách mạng trong công cuộc giải phóng đất nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 11: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 11

chủ nghĩa. Ở Việt Nam cặp từ Bác - cháu, Bác Hồ - thiếu nhi đi liền nhau, trở thành một cặp từ song hành. Sẽ còn mãi mãi tình thương yêu của Bác Hồ với thiếu nhi: Ai yêu các nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh.

Đối với người già Bác dành sự trân trọng đặc biệt, còn nhớ chuyện kể rằng, thuở cách mạng còn trứng nước, trong căn cứ mọi sinh hoạt vô cùng kham khổ, các đồng chí phục vụ cố gắng tìm thêm cho bữa ăn của Bác một quả trứng, nhưng Bác đã dành quả trứng đó cho cụ chủ nhà đã trên 80 tuổi.

Tình yêu thương nhân dân, yêu thương con người trong Bác còn mở rộng và đồng nghĩa với tình yêu thương dành cho các dân tộc, bị xiềng xích, bị nô dịch, cho mọi thân phận nô lệ, mọi người cần lao trên thế giới. Chúng ta biết, khi đến thăm tượng nữ thần tự do, Người không chỉ nhìn lên ánh hào quang trên đầu pho tượng, mà Người còn đặc biệt lưu tâm nhìn xuống chân tượng và biểu hiện xúc cảm của mình: “Ánh sáng trên đầu nữ thần tự do tỏa sáng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng nữ thần tự do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp, bao giờ người da đen bình đẳng với người da trắng, bao giờ phụ nữ bình đẳng với nam giới, bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc”.

Bác luôn dành tình yêu đặc biệt cho những người cùng khổ, những người bị áp bức, bóc lột ở các nước trên thế giới. Tình thương yêu đó không chỉ trong tình cảm suy nghĩ, mà Người còn chỉ dẫn cho họ con đường biết tự mình vùng lên xóa bỏ áp bức, nô dịch, bất công, giành độc lập tự do và các quyền bình đẳng. Hình ảnh Bác trong cảm nhận của các nhà thơ là hình ảnh của một con người luôn chan chứa tình cảm trong sáng và cao đẹp, suốt đời tận tụy hi sinh vì dân vì nước, một tấm lòng “ôm cả non sông một kiếp người”:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người…

(Tố Hữu)

Lời cuối cùng trong bản Di chúc có lẽ là tình cảm lắng đọng, gây xúc động mạnh nhất về tấm lòng của Bác đối với nhân dân. “Để lại muôn vàn tình thân yêu” - cách nói nghe thân thuộc, tha thiết, cháy bỏng. Bác ra đi, không đem theo gì cho mình; tất cả, Bác để lại trọn vẹn cho đồng chí, đồng bào, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng: Cuộc sống và tình yêu, lý tưởng và ước nguyện, ham muốn tột bậc đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành… Bác lo cho đến khi từ biệt thế giới này, “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Có thể thấy, yêu thương con người là nguồn cội và đích đến của mọi hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình yêu thương đó đã vượt qua mọi giới hạn để trở thành phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của Người:

Chỉ biết quên mình cho hết thảyNhư dòng sông chảy nặng phù sa

(Tố Hữu)

Như vậy, có thể thấy, dọc theo hành trình con đường hoạt động của Bác, thơ viết về Bác như một bảo tàng tâm hồn sống động lạ kỳ lưu giữ và tô thắm thêm những cột mốc son, những địa chỉ đỏ. Thơ viết về Bác vượt qua thời gian bởi được chắt ra từ cảm xúc chân thực, nồng nàn. Sự ra đi của Bác như “một mùa gieo hạt” để:

Mỗi chồi non tạc theo hình BácTinh cầu ta thành trái đất niềm vui.

(Việt Phương).

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 12: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc12

Sau thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh

Covid-19 kéo dài khoảng gần 3 tháng (từ ngày 3/2 đến 04/05/2020) học sinh toàn tỉnh nói chung và các bé mầm non nói riêng bắt đầu quay trở lại trường học. Cùng nhìn lại những thay đổi tích cực đến từ phía giáo viên và học sinh sau thời gian dài nghỉ dịch.

Một kỳ nghỉ dài và bất ngờ đã làm thay đổi kế hoạch giảng dạy, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với giáo viên. Các cô giáo mầm non có thời gian nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là nâng cao trình độ công nghệ thông tin qua việc thiết kế bài dạy và quay video gửi Ban biên tập Trang thông tin điện tử của trường, giúp các con ngồi nhà vẫn có thể tiếp tục được học.

Song song với việc cung cấp những kiến thức nhằm phát triển ở trẻ trên tất cả các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn

ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, trẻ còn thường xuyên được các cô rèn luyện một số thói quen, hành vi giữ gìn vệ sinh cá nhân có lợi cho sức khỏe như: che miệng, mũi khi ho, hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; đeo khẩu trang ở nơi công cộng…

Trước đây, khi đến trường có rất nhiều trẻ còn quấy khóc thì nay, các bạn đến lớp với tâm trạng hồ hởi, vui tươi.

Trước khi bước vào lớp các con biết xếp hàng, sát khuẩn tay với dung dịch rửa tay khô.

Tại các lớp học, tận dụng khoảng thời gian nghỉ dịch ở nhà các cô đã tìm tòi, sáng tạo ra rất nhiều các đồ dùng đồ chơi đẹp, biết tạo không gian lớp học thay đổi nhờ trang trí đẹp mắt giúp trẻ sẽ hào hứng hơn trong học tập và vui chơi. Trong lớp, các cô đã xây dựng một góc mới - đó là góc khẩu trang

NHỮNG THAY ĐỔI TÍCH CỰCCỦA THẦY VÀ TRÒ KHI QUAY TRỞ LẠI HỌC TẬP

sau thời gian nghỉ dịch Covid-19

NGUYỄN THỊ SƠNTrường mầm non Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên

Cô giáo hướng dẫn trẻ lấy khuỷu tay che miệng khi ho, hắt hơi

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 13: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 13

của bé. Mỗi bé sẽ có một móc dùng để móc khẩu trang được ký hiệu riêng biệt bằng những hình ảnh dễ nhớ, bắt mắt. Qua đó nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang thường xuyên như là một thói quen tốt không những giúp trẻ phòng tránh khói bụi mà còn phòng tránh một số bệnh lây qua đường hô hấp.

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giáo viên tích cực lồng ghép phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Có thể nói, sau một thời gian dài nghỉ dịch bản thân mỗi giáo viên đã có thêm cho mình rất nhiều kiến thức mới, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn trong quá trình học. Còn các em học sinh hồ hởi, phấn khởi hơn khi đến lớp thấy môi trường học tập có nhiều thay đổi, việc học cũng trở nên nhẹ nhàng hơn với các em.

Với giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng, dịch bệnh là cơ hội thử thách bản thân, được làm

những điều mà từ trước tới giờ có thể chưa bao giờ làm, được gần gũi hơn với phụ huynh học sinh: qua trao đổi trên nhóm lớp tình hình sức khỏe của trẻ, làm các video hướng dẫn một số hoạt động phụ huynh có thể cùng trẻ thực hành ở nhà, qua đó phụ huynh thêm phần nào hiểu về công việc của các cô giáo mầm non, học sinh thấy gần gũi hơn với các cô, sau thời gian nghỉ kéo dài cũng không cảm thấy lạ lẫm khi quay trở lại lớp học.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Trẻ chơi trò chơi vận động “Bé làm các phương tiện giao thông”

Page 14: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc14

Trở lại trường sau giãn cách xã hội mùa Covid-19,

thầy và trò trường THPT Vĩnh Yên đã và đang nỗ lực đổi mới dạy và học với phương châm thay đổi để nâng chất lượng dạy và học, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2019-2020.

Tỉnh Vĩnh Phúc, học sinh học 3 tuần rồi mới nghỉ hoàn toàn theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ nên khi có thông báo chính thức giảm tải chương trình học của Bộ

Giáo dục và Đào tạo, ngày 31/3/2020, BGH trường THPT Vĩnh Yên đã chỉ đạo thầy cô biên soạn kế hoạch dạy học online và rà soát chương trình từng lớp, từng môn theo tinh thần tinh gọn và đảm bảo.

Ban giám hiệu cùng các tổ chuyên môn chủ động xây dựng thời khóa biểu online và các thầy cô dạy 9 môn văn hóa cơ bản nhiệt tình hưởng ứng. Việc soạn bài và giảng bài online lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ và trục trặc, việc quản

lý học sinh và sử dụng phần mềm ứng dụng, thiết bị kỹ thuật còn lúng túng, nhưng dần dần những giờ học cũng đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Sự chung tay và nhiệt tình đôn đốc nhắc nhở của gia đình và giáo viên chủ nhiệm cũng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của dạy và học trực tuyến.

Các thầy cô giáo biên soạn Kế hoạch chi tiết theo quan điểm chỉ đạo: bài nào đã học trước khi nghỉ hoặc học

thay đổi vì sự tiến bộ của học sinh NGUYỄN VĂN LỰTrường THPT Vĩnh Yên

Giờ học mùa Covid-19

TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN:

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 15: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 15

online, học qua nhóm zalo, facebook, qua các ứng dụng học trực tuyến tin cậy sẽ biên soạn nội dung ôn tập và thực hành; bài nào chưa dạy hoặc phần hướng dẫn tự học, thầy cô hoàn toàn chủ động soạn bài và dạy theo đối tượng của lớp. Sự thay đổi của thầy cô xuất phát từ mục tiêu bài học nhưng cần phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh và vì sự tiến bộ của học sinh. Những học sinh nào chưa được học online (vì nhiều lý do), nhất thiết thầy cô phải tạo điều kiện để các em được học đủ bài và hiểu được yêu cầu cơ bản bài học.

Trong điều kiện chỉ học buổi sáng và buổi chiều, thầy cô nào đủ điều kiện vẫn tiếp tục dạy online nhưng vẫn phải dạy trên lớp với hình thức ôn tập và thực hành các tiết/bài đã học online. Thầy Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng trực tiếp quản lý dạy - học online của trường, chia sẻ: “Xây dựng thời khóa biểu online khoa học kết hợp với việc quản lý, điều hành và giám sát của giáo viên dạy, chủ nhiệm lớp và gia đình, giờ học trực tuyến sẽ hiệu quả và được học trò hưởng ứng. Tôi băn khoăn nhất là giá như hạ tầng kỹ thuật internet của trường hay của gia đình ổn định hơn, tốt hơn; các trò đều có tivi màu hay smarphone 100% thì việc học online cũng không quá khó khăn như vừa qua…”

Kế hoạch giáo dục của trường tiếp tục được điều chỉnh khi Chính Phủ công bố thiết lập giai đoạn bình thường mới. Với 8 tuần thực học, nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh khối 12, khuyến khích tự học kết hợp với ôn tập buổi chiều theo chuyên đề trọng tâm, đặc biệt dành củng cố kiến thức, kỹ năng nền tảng cơ bản.

Cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Mai Chang, trong cuộc họp triển khai công việc đã nhấn mạnh: “Thầy cô chúng ta cần nhận thức đúng tình hình dịch bệnh và điều kiện học tập, điều kiện giảng dạy của trường mình để tự chủ về nội dung chương trình, chọn những kiến thức và kỹ năng cần thiết, quan trọng ôn tập và giảng dạy. Chúng ta phải thay đổi kế hoạch nhiều lần, cải tiến phương pháp dạy học và tinh giản chương trình, tuy rất vất vả, nhưng chúng ta làm vì sự tiến bộ của học sinh.”

Tâm lý lười nhác do nghỉ học kéo dài và mối lo bệnh dịch, cùng với áp lực thi cử đã tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Việc giảm tải nội dung/bài học và tạm dừng các cuộc thi là điều kiện thuận lợi để thầy trò tập trung ôn tập phần trọng tâm kiến thức kỹ năng.

Học sinh trường THPT Vĩnh Yên không có đủ phương tiện để học trực tuyến nhưng

hơn 93% đã hưởng ứng học bài online do thầy cô của trường giảng và học trên kênh truyền hình Hà Nội, đặc biệt các môn theo khối tỉ lệ học trực tuyến có giờ đạt 100%. Các học trò theo khối đều tự giác và có ý thức, thích ứng và tương tác hiệu quả. Tuy nhiên số học sinh này vẫn chỉ chiếm chừng hơn một nửa, còn lại các em do kiểm tra, giám sát mà miễn cưỡng vào học online. Để đảm bảo giữ vững chất lượng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tổ chức học nhóm tại trường vào các buổi tối bắt đầu từ đầu tháng 6 ở lớp 12A3, 12A4. Tinh thần học tập của học sinh trong thời tiết cực đoan đã được nâng lên khi các phụ huynh chung tay lắp điều hòa 100% các phòng học, nhà trường lắp đặt đường dây tải điện 3 pha mới đảm bảo vận hành tốt nhất.

Trong khó khăn của dịch bệnh Covid-19, chúng ta có thể đã nhận ra những lỗ hổng của phương pháp dạy và học, những rườm rà của nội dung bài học. Trường THPT Vĩnh Yên đã có những chuyển biến tích cực ban đầu trong đổi mới dạy và học khi cho phép thầy cô giáo tự chủ chương trình và nội dung theo Văn bản 4612 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 03/10/2017.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 16: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc16

TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA Tổng phụ trách Đội,

Trường THCS Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức

tạp, học sinh phải nghỉ học để phòng tránh dịch. Thực hiện chủ trương “Dừng đến trường nhưng không ngừng học” và tiếp tục duy trì, phát triển công tác Đoàn Đội phù hợp với tình hình mới. Với quyết tâm chung tay đẩy lùi dịch bệnh và tiếp tục duy trì các hoạt động, Liên đội và Đoàn Thanh niên THCS Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên đã phối hợp với các đoàn thể nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thời điểm học sinh phải nghỉ học tại nhà, đặc biệt là thời gian thực hiện cách ly xã hội, Chi Đoàn, Liên đội đã thực hiện nhiều biện pháp sáng tạo, tích cực và hiệu quả. Tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp quy, yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch, của Ngành về tình hình dịch bệnh và cách phòng, chống dịch bệnh tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh qua zalo, tin nhắn điện…

Đoàn thanh niên và Liên Đội đã phối hợp với Hội phụ huynh nhà trường làm tốt công tác vệ sinh trường lớp, thu gom, xử lí rác thải đúng nơi quy định, khu vệ sinh đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, phun khử khuẩn toàn trường, dung dịch rửa tay khô được đặt ở các điểm thuận tiện cho người sử dụng. Dán thông điệp về cách phòng chống dịch Covid-19 ở những khu vực dễ quan sát nhất. Nhà trường và

phụ huynh học sinh giữ mối liên lạc hằng ngày để trao đổi nắm bắt thông tin hai chiều.

Đặc biệt trong thời gian cách ly xã hội 15 ngày kể từ ngày 1/4/2020 đến ngày 15/4/2020 theo Chỉ thị số 16 của Chính phủ, tổ chức Đoàn, Đội đã tăng cường công tác truyền thông về nội dung của Chỉ thị để nhắc nhở học sinh và gia đình chú ý thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó,

Duy trì công tác đoàn và phong trào thiếu nhi TRONG TRƯỜNG HỌC THỜI COVID-19

Em Dương Minh Đăng lớp 7H, trường THCS Liên Bảođạt giải Nhì cuộc thi

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 17: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 17

Đoàn thanh niên và Liên đội của nhà trường đã thực hiện tốt một số hoạt động nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Đội trong thời điểm diễn ra dịch bệnh. Cụ thể là: Thành lập Đội phản ứng nhanh để kịp thời xử lí thông tin và các hoạt động, nòng cốt là BCH Chi đoàn và Ban chỉ huy Liên đội. Tuyên truyền về nội dung các cuộc thi của các cấp, các tổ chức như: thi trực tuyến “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Bộ GDĐT phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức; cuộc thi viết Cảm nhận về cuốn sách hay nhân Ngày sách Việt Nam; cuộc thi xây dựng video, clip, vẽ tranh, viết cảm nhận với chủ đề: “Chung tay cùng hành động chiến thắng dịch Covid-19” do tỉnh Đoàn tổ chức. Thông qua zalo nhóm lớp, giáo viên chủ nhiệm là nòng cốt cho công tác Đoàn, Đội trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các hoạt động, đặc biệt là các cuộc thi được Đoàn Thanh niên và Liên đội trường phát động tới các giáo viên chủ nhiệm, GVCN thông qua nhóm zalo của phụ huynh học sinh lớp mình phụ trách để đôn đốc toàn thể các em học sinh đang nghỉ dịch tại nhà hưởng ứng phong trào vừa đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Khi học sinh đi học trở lại, Đoàn Thanh niên và Liên đội đã phối hợp cùng nhà trường xây dựng kịch bản phòng chống dịch Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của các cấp. Hằng ngày, Đoàn Thanh niên và Liên đội đã tổ chức kiểm tra thân nhiệt cho toàn thể giáo viên và học sinh, vận động học sinh đeo khẩu trang từ nhà tới trường, sát khuẩn tay trước khi vào lớp. Đoàn Thanh niên và Liên đội phối hợp với các đoàn thể của nhà trường tích cực chỉnh trang khuân viên, trồng thêm hoa ở khu vực sân khấu, trước khu nhà điều hành và bổ sung thêm cây xanh gắn trên tường ở khu nhà điều hành, các nhà vệ sinh, trải thảm cỏ ở các gốc cây, tạo không gian xanh, sạch, đẹp và thân thiện để sẵn sàng đón các em trở lại trường.

Phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh của tuổi trẻ, với tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”, trong thời gian thực hiện các hoạt động phòng chống dịch Covid-19, Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên trường THCS Liên Bảo đã triển khai và tổ chức các hoạt động thiết thực ứng phó kịp thời với tình hình thực tế. Cụ thể: cuộc thi “Chung tay cùng hành động chiến thắng dịch

Covid-19” do Tỉnh đoàn tổ chức, em Dương Minh Đăng - học sinh lớp 7H đã vinh dự đạt giải Nhì; Liên đội có 1228 học sinh tham gia cuộc thi viết “Cảm nhận về cuốn sách hay” nhân Ngày sách Việt Nam lần thứ 7, trong đó có 22 học sinh đạt giải cấp trường gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 7 giải Ba và 12 giải Khuyến khích và 10 học sinh có bài viết chất lượng tốt được gửi đi dự thi cấp tỉnh.

Dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, trong thời gian học sinh nghỉ học tại nhà và khi học sinh đi học trở lại do tác động của dịch bệnh Covid-19, phong trào Đoàn, Đội của Trường THCS Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên vẫn luôn được duy trì và hoạt động hiệu quả. Đây cũng là dịp để đội ngũ cán bộ làm công tác phong trào rút ra những kinh nghiệm tổ chức hoạt động Đoàn, Đội phù hợp trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

GVCN và PHHS đo thân nhiệt, sát khuẩn tay cho học sinh trước khi vào lớp

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 18: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc18

NGUYỄN HỮU THẮNGBí thư Đoàn Trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Vẫn biết rằng học sinh sẽ có trăm nghìn lý do

“chính đáng” để thực hiện bộ ảnh kỉ yếu theo cách của riêng mình. Các em đã trưởng thành và có quyền được làm những điều mình mong muốn. Thế nhưng, nơi tồn tại vĩnh cửu của kỷ niệm vẫn là trong ký ức, và những bức ảnh kỉ yếu cũng chỉ là một dấu ấn mà thôi. Vì thế đừng nên đánh đổi những điều chân thật để lấy những thứ ảo diệu nhưng xa lạ. Và cũng đừng làm mất đi những điều trân quý chỉ để có bộ kỷ yếu nghìn like.

Chụpảnhkỷyếu-mộtviệclàmýnghĩa

Ảnh kỷ yếu chính là cuốn nhật ký bằng hình ảnh đầy xúc động, đáng nhớ ghi lại những kỷ niệm đẹp, những khoảnh khắc ấn tượng của tuổi học trò. Với các bạn trẻ, chụp ảnh kỷ yếu không chỉ là một cách thể hiện cá tính mà còn đánh dấu bước trưởng thành quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Bộ ảnh kỷ yếu còn góp phần giáo dục về truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo; khơi dậy tình yêu quê hương, tình thầy trò, tình bạn... Vậy nên trước khi ra trường, các

bạn học sinh lớp 12 chụp ảnh kỉ yếu dường như là một phần không thể thiếu của thời “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”.

Khitràolưulệchhướngvànhữnghệlụy

Chụp ảnh kỷ yếu vốn là việc làm ý nghĩa nhưng trong những năm gần đây lại trở thành trào lưu đáng quan tâm và lo ngại. Nhiều bạn học sinh 12 đã hiểu sai giá trị, từ đó mà có những bộ ảnh kỷ yếu chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh, khiến nhiều người nhầm tưởng đó là bộ ảnh cưới, ảnh thời trang… thậm chí có những bộ ảnh còn mang tính phá cách thái quá, dung tục phản cảm, trái với thuần phong mĩ tục, hoàn toàn xa lạ với lứa tuổi học trò và theo chiều hướng

tiêu cực như: chụp theo phong cách ma mị, mô phỏng đời sống giang hồ, mô phỏng kiểu đại gia,…

Mặt khác, để có bộ ảnh “đẹp lung linh”, “độc và lạ” các em phải mất rất nhiều thời gian từ khâu lập kế hoạch, lên ý tưởng trước hàng tháng, rồi bàn bạc trong một thời gian dài, tìm và thuê ê kíp triển khai ý tưởng... Có lớp không thống nhất được về quan điểm, các khoản đóng góp, ý tưởng chụp mà sinh ra mất đoàn kết, tranh cãi lẫn nhau. Sau khi bộ ảnh hoàn thành sẽ ngay lập tức được post lên các trang mạng xã hội để lưu giữ và khoe với bạn bè. Các thành viên trong ảnh lại ngắm nghía, bình luận, hồi tưởng và lại lâng lâng.

Trăn trở về trào lưuchụp ảnh kỷ yếu của học sinh lớp 12

Lớp 12D1 (khóa 2016-2019) chụp ảnh kỉ yếu cùng thầy côtại trường THPT Nguyễn Viết Xuân

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 19: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 19

Trong khi đó năm học 12 luôn là khoảng thời gian cao điểm ôn thi của học sinh cuối cấp thì việc này sẽ ảnh hưởng không ít đến tâm lí người học, kết quả học tập cũng như sự lo lắng của thầy cô, cha mẹ. Nhiều lớp còn lựa chọn những bộ ảnh có kinh phí lên đến mấy chục triệu đồng với đủ các thứ tiền như: thuê xe, thuê váy áo, thuê làm tóc, trang điểm, êkip chụp hình... Mỗi học sinh phải đóng từ vài trăm cho đến tiền triệu. Số tiền không nhỏ ấy cùng với biết bao khoản đóng góp trong quá trình học tập đã tạo thêm gánh nặng cho nhiều gia đình. Cũng vì thế mà một số học sinh không được sự cho phép của bố mẹ hoặc do hoàn cảnh khó khăn thành ra vắng bóng trong ảnh kỷ yếu sẽ không tránh khỏi cảm giác lạc lõng, tự ti mặc cảm. Còn phải kể đến việc nhiều lớp chọn những nơi nguy hiểm như sông suối, hồ nước, biển, đập tràn để chụp kỉ yếu luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn ngoài ý muốn và đã có những sự thật đau lòng khi các em đi chụp ảnh kỷ yếu mà không có ngày trở về.

CầncósựđịnhhướngChụp ảnh kỉ yếu không

còn là việc riêng của các lớp 12. Để hướng các em học sinh đến những bộ ảnh kỉ yếu phù hợp với lứa tuổi và tiết kiệm, theo tôi chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ như:

Một là, Ban Giám hiệu các nhà trường, Đoàn thanh niên nên có những định hướng

rõ ràng để các em hiểu được ý nghĩa đích thực của việc chụp kỉ yếu từ đó mà biết tiết kiệm tiền bạc, tránh lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết. Các lớp muốn chụp ảnh kỷ yếu cần phải có kế hoạch chi tiết cụ thể, phải được sự đồng ý của nhà trường, của Hội phụ huynh và phải có người lớn cùng giám sát để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Hai là, các thầy cô chủ nhiệm quan tâm nhiều hơn đến học sinh lớp mình, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em để có sự định hướng, tư vấn phù hợp. Đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với Hội phụ huynh, nhà trường trong mọi việc.

Ba là, các bậc phụ huynh nên dành thời gian trò chuyện, tâm sự với các con như những người bạn để luôn có những lời khuyên đúng đắn cho quá trình học tập, rèn luyện của các con.

Địa điểm chụp ảnh ý nghĩa nhất không phải là nơi

có phong cảnh lãng mạn như Tam Đảo, phim trường, thung lũng hoa, các khu du lịch sang trọng mà có thể là ngay cổng trường, khuôn viên, lớp học, dãy ghế đá, hàng cây, căng tin, thư viện, nhà thể chất... - những nơi gắn bó với học trò và ghi dấu nhiều kỷ niệm của tươi đẹp của tuổi thanh xuân.

Trang phục đẹp nhất là đồng phục trường, đồng phục lớp, hay tà áo dài trắng thướt tha. Ngoài ra, các em nên lưu giữ kỉ niệm bằng những trang lưu bút, nhật kí lớp và các tấm hình chụp bằng điện thoại khi tham gia các buổi văn nghệ, thể thao, ngoại khóa, tri ân hay các chuyến đi chơi, liên hoan của cả lớp trong suốt 3 năm cấp III rồi tập hợp thành một album, làm thành video. Hy vọng những lời khuyên trên sẽ giúp các em có một bộ ảnh kỷ yếu đẹp, đầy đủ và hết sức ý nghĩa mà không tốn kém nhiều chi phí cũng không mất quá nhiều thời gian.

Bức ảnh kỉ yếu đậm chất bạo lực của học sinhmột trường THPT ở Quảng Bình (nguồn Baoquangbinh.vn)

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 20: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc20 GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

Nhắc tới cô giáo Trương Thị Nguyệt Nga,

trường THPT Quang Hà, từ đồng nghiệp tới học sinh và bà con nhân dân địa phương đều bày tỏ sự quý mến vì cô không chỉ giỏi chuyên môn, tận tâm với nghề mà còn có tấm lòng nhân ái sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Cô giáo Trương Thị Nguyệt Nga là con thứ 7 trong gia đình thuần nông có 8 người con ở xã khó khăn Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc nên cô thấu hiểu được những nỗi nhọc nhằn mưu sinh và luôn có tấm lòng đồng cảm với những cảnh đời khó khăn. Ngay từ những năm tháng ngồi trên giảng đường đại học, cô đã tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, cống hiến tuổi trẻ và nhiệt huyết của mình để góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cộng đồng. Cô là thành viên tích cực của đội Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo Thành phố Hà Nội, đội thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi…

Năm 2011, cô sinh viên trẻ Trương Thị Nguyệt Nga tốt nghiệp trường Đại học

Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội chuyên ngành Lịch sử với tấm bằng Giỏi và về nhận công tác tại trường THPT Tam Dương, Vĩnh Phúc. Trong thời gian tròn 6 năm công tác tại trường THPT Tam Dương, cô Nga luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và là một Phó bí thư đoàn trường năng nổ, trách nhiệm. Năm 2017, cô Nga chuyển công tác về trường THPT Quang Hà, là mái trường ghi dấu những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò trong suốt 3 năm cấp III của mình. Được cống hiến sức trẻ và nhiệt huyết cho ngôi trường mà mình gắn bó và yêu dấu cô

cảm thấy vô cùng vui sướng và tự hào. Cô luôn tâm niệm sẽ cố gắng hết mình để mỗi ngày trôi qua đều có ý nghĩa nhất.

Với mong muốn lan tỏa yêu thương trong cộng đồng, góp phần giáo dục lòng nhân ái của các em học sinh đối với những hoàn cảnh thiếu may mắn trong cuộc sống, cô Nga đã cùng nhóm học sinh trường THPT Quang Hà xin phép Ban giám hiệu nhà trường thành lập CLB thiện nguyện “Quang Hà - Trao gửi yêu thương” vào ngày 19/05/2018. Trải qua hơn 2 năm hoạt động, CLB ngày càng nhận được sự hưởng ứng

CÔ GIÁO TRẺ NGƯỜI DÂN TỘC SÁN DÌUcó tấm lòng nhân ái

DƯƠNG KHÁNH TOÀNGiáo viên Trường THPT Quang Hà

Cô giáo Trương Thị Nguyệt Nga thay mặt CLB thiện nguyện trường THPT Quang Hà trao sữa cho bé Đức Minh mồ côi

ở Gia Khánh, Bình Xuyên

Page 21: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 21

từ cộng đồng và đã tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa: tổ chức Chương trình “Tiếp sức mùa thi” vào 10 và thi THPT QG 2018, 2019; thực hiện kế hoạch “Mùa đông thêm ấm” vận động quyên góp hàng trăm tải quần áo cũ mới gửi lên Tân Uyên - Lai Châu, Mèo Vạc - Hà Giang; quyên góp 2 đợt với hơn 1200 cuốn sách cũ gửi lên Tân Uyên - Lai Châu trong hè 2018 và hè 2019; tổ chức chiến dịch thăm hỏi mỗi năm trên dưới 20 hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gần đây cô Nga đã cùng CLB thiện nguyện trường THPT Quang Hà phát động, kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ em Chu Tiến Dũng, lớp 12A THPT Quang Hà có hoàn cảnh khó khăn nhà nghèo, mẹ mới qua đời vì bệnh hiểm nghèo với số tiền 20.000.000đ; ủng hộ 300.000đ mua vật phẩm tặng Bệnh viện dã chiến Vĩnh Phúc; kêu gọi ủng hộ em Tâm (Lập Thạch) bị biến chứng tiểu đường thai kì với số tiền 15.000.000đ; kết hợp cùng bạn Xuân Trường (CLB Tấm lòng nhân ái Bình Xuyên) kêu gọi ủng hộ cho hoàn cảnh cháu Tùng ở Tam Dương bị bệnh hiểm nghèo số tiền 16.250.000đ, trong đó CLB kết nối được 5.900.000đ; kết nối ủng hộ hoàn cảnh 3 cháu mồ côi ở Bá Hiến, Bình Xuyên số tiền 1.950.000đ; kết nối ủng hộ tiền mua sữa cho bé Đức Minh mồ côi ở Gia

Khánh, Bình Xuyên số tiền 3.600.000đ…

Không những là người có “tấm lòng vàng” trong công tác xã hội, cô giáo Trương Thị Nguyệt Nga còn là một giáo viên dạy giỏi được học trò yêu quý và đồng nghiệp tin cậy. Năm học 2015-2016 đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch Sử khối 10 do cô bồi dưỡng đạt 02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 03 giải KK; năm học 2018-2019 đội tuyển HSG của cô tiếp tục đạt 01 Nhì, 01 Ba, 02 KK. Năm 2016, cô Nga đạt giải Nhì cuộc thi giáo viên dạy tích hợp giỏi cấp Tỉnh…

Cô giáo trẻ Trương Thị Nguyệt Nga chia sẻ: “Em cảm thấy mình và gia đình may mắn vì có sức khỏe và một cuộc sống yên ấm. Càng đi nhiều, chứng kiến nhiều cảnh đời bất

hạnh em càng tự nhủ mình phải gắng sức hơn nữa để kết nối những nhà hảo tâm, chia sẻ vật chất và tinh thần góp phần giảm bớt khó khăn và giảm nhẹ nỗi đau cho những con người kém may mắn hơn mình. Hoạt động của CLB cũng góp phần giáo dục lòng nhân ái cho các em học sinh và lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống”.

Quả thực mầm nhân ái mà cô Nga gieo trong các em học sinh của mình đã nảy mầm xanh tốt, nhiều học sinh cũ của cô từng là chủ nhiệm cũng như là thành viên chủ chốt của CLB thiện nguyện những năm trước nay đang là sinh viên các trường đại học ở Hà Nội đã và đang tiếp sức để kết nối hoạt động của CLB với các tổ chức thiện nguyện khác trong phạm vi cả nước.

GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

Cô Trương Thị Nguyệt Nga (ngoài cùng bên phải)cùng CLB thiện nguyện trường THPT Quang Hà trao quà cho gia đình cô Vui có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo

ở Gia Khánh, Bình Xuyên

Page 22: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc22

Cô giáo Hiệu trưởng tích cực học tập và làm theo tư tưởng

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trong nhiều năm thực hiện cuộc vận động học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cô giáo Hoàng Thị Kiều - Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hướng Đạo, Tam Dương, Vĩnh Phúc luôn là một tấm gương tiêu biểu có sức lan tỏa tới đảng viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Ở cô Hoàng Thị Kiều hội tụ cả hai phẩm chất: đức và tài. Mọi người học tập được ở cô sự tận tâm công việc cũng như trong cuộc sống cùng với tác phong làm việc khoa học, có kế hoạch. Đặc biệt là ai tiếp xúc với cô cũng cảm nhận được tình yêu thương chân thành dành cho mọi người, nhất là các em học sinh. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, cô cũng đều dành sự yêu thương và quan tâm sâu sắc cho học sinh thân yêu của mình. Từ khi giữ vai trò là người đứng đầu đơn vị,

năm nào cũng vậy, cứ dịp tết Nguyên đán, tết Thiếu nhi, tết Trung thu, cô đều dành ra một số tiền mua áo ấm, mua quà tặng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường. Cô thường chia sẻ: “Học sinh trường mình còn nghèo, còn khó khăn lắm, chị em mình cần cố gắng nhiều để các em có điều kiện học tập tốt hơn”. Cô cũng rất năng động, giỏi giang trong công tác xã hội hóa giáo dục, vận động các tổ chức cá nhân trao học bổng cho học sinh nghèo và học sinh

có thành tích xuất sắc trong học tập. Trong 3 năm gần đây, nhà trường nhận được nhiều xuất học bổng, nhiều phần quà từ các tổ chức, các nhà hảo tâm như: Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc; Bảo hiểm xã hội huyện Tam Dương, Ngân hàng tỉnh, Ngân hàng huyện; Công an huyện Tam Dương, Hội khuyến học Huyện, Hội Khuyến học xã Hướng Đạo,…

Là người đứng đầu đơn vị, cô giáo Hoàng Thị Kiều luôn gương mẫu, đặt lợi ích

HÀ HIỀNTrường TH Hướng Đạo, huyện Tam Dương

Cô giáo Hoàng Thị Kiều – Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởngtrường Tiểu học Hướng Đạo, Tam Dương, Vĩnh Phúc

GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

Page 23: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 23GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

tập thể lên trên hết. Cô sắp xếp công việc một cách khoa học, giải quyết các tình huống nảy sinh thấu tình, đạt lí nên dù công việc có khó khăn đến đâu cũng được dần dần tháo gỡ. Cô không bao giờ chủ quan, áp đặt ý kiến của mình mà biết quan sát, biết lắng nghe và không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình hơn. Trong công tác quản lí, cô rất sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đề xuất ý kiến với Phòng giáo dục, với chính quyền địa phương để xây dựng nhà trường ổn định về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giáo dục.

Là một hiệu trưởng nhưng cô rất say chuyên môn, luôn khuyến khích đồng nghiệp tìm tòi, sáng tạo đổi mới trong dạy học và tổ chức các chuyên đề, các hội thi để nâng cao tay nghề cho giáo viên và chất lượng học tập của học sinh, trực tiếp dự giờ và đóng góp ý kiến, tư vấn giúp giáo viên tiến bộ hàng ngày. Với vai trò là Bí thư chi Bộ - Hiệu trưởng nhà trường, cô đã chỉ đạo thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm thường xuyên hàng ngày, hàng tuần: kể chuyện, đọc thơ, hát về Bác trong giờ chào cờ đầu tuần; tiết kiệm thời giờ bằng việc lên lớp đúng giờ, quản lí tốt học sinh trong lớp không để thời gian trôi qua một cách vô ích; tiết kiệm vật chất là học sinh không xé giấy bừa bãi, không

làm hỏng hóc đồ dùng, thiết bị học tập, rót nước vừa đủ uống, giữ gìn sách giáo khoa để dùng lại, ra khỏi phòng nhớ tắt điện, tắt quạt,… Theo đó việc học tập và làm theo Bác không xa vời mà cụ thể, dễ thực hiện trở thành những việc làm thường ngày của mỗi người.

Dưới sự lãnh đạo sâu sát và đầy nhiệt huyết của cô, trường Tiểu học Hướng Đạo đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Đội ngũ giáo viên nhà trường đã được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, tham dự và đạt giải trong các kì thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt là môn ngoại ngữ tiếng Anh đã có giải cả giáo viên và học sinh ở cấp tỉnh. Nhiều mô hình của nhà trường được các trường trong huyện đến học tập như: trang trí lớp học, bồn hoa từ những vật dụng phế thải; Thư viện xanh,… Năm học 2017-2018 nhà trường đạt danh hiệu xuất sắc cấp Tỉnh, được chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen. Tháng 12/2018 được công nhận lại chuẩn Quốc gia mức độ 1. Tháng 3/2018 được đánh giá kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3 - Cấp độ cao nhất.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” cá nhân cô Hoàng Thị Kiều liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua Cơ sở và cấp Tỉnh, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng

Chính phủ tặng bằng khen. Chi bộ trường Tiểu học Hướng đạo do cô phụ trách đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh.

Không chỉ “Giỏi việc trường” mà còn “Đảm việc nhà”, ngoài thời gian ở trường, cô Kiều luôn chăm chút cho gia đình nhỏ của mình. Chồng công tác xa nhà, một tay cô gánh vác công việc gia đình hai bên nội - ngoại chu đáo, nuôi dạy hai cô con gái, người nào cũng thành đạt, giỏi giang. Nhờ mẹ chỉ bảo, dạy dỗ, truyền nhiệt huyết, con gái lớn của cô đã trở thành một chiến sĩ công an trẻ tại huyện nhà, cô con gái thứ hai là một sinh viên giỏi của trường Đại học Luật đang thực hiện ước nguyện trong 4 năm học đại học đạt song bằng: Cử nhân Luật và Cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh. Với tấm gương nghị lực của người mẹ chắc chắn em sẽ thực hiện thành công ước mơ và mục tiêu của mình.

Về với trường Tiểu học Hướng Đạo - Tam Dương - Vĩnh Phúc hôm nay chắc hẳn ai cũng sẽ cảm nhận được sự thay da, đổi thịt của ngôi trường miền núi còn nhiều khó khăn này. Đó là niềm tự hào của những cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Người có công lớn nhất mang đến niềm vinh dự này chính là Hiệu trưởng đáng kính của chúng tôi, nhà giáo Hoàng Thị Kiều.

Page 24: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc24

Luônnỗ lựchọc tậpvàlàmtheolờidạycủaBác

Làm theo lời Bác, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thái - Giáo viên trường mầm non Đống Đa luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và kiến thức đã được học tập của mình, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Cô không ngừng học tập trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, tận tình hết lòng vì các con, được học sinh yêu quý và phụ huynh tin tưởng gửi gắm.

Trong những năm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ, cô giáo Hồng Thái luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một cô giáo mầm non về đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo. Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan

trọng nhất mà một giáo viên mầm non phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì sự bền bỉ. Bởi trẻ ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, tinh nghịch và dễ bắt chước người lớn. Vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho trẻ thì cô giáo cũng phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giàu lòng nhân ái, lời nói, sự giao tiếp, thái độ, cách đi đứng, cách ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh đặc biệt là với trẻ sao cho chuẩn mực và luôn luôn phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Chính vì vậy mà lớp học do cô chủ nhiệm nhiều năm liền được nhà trường chọn làm lớp điểm của trường và lớp học thân thiện, học sinh tích cực, cô luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh, tham mưu với cấp trên, các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

Gương mẫu trong cáccông việc chuyên môn vàhoạtđộngcủanhàtrường

Bản thân cô luôn cố gắng thực hiện tốt các hoạt động của

NHIỆT TÌNH, TÂM HUYẾT VỚI NGHỀ Tấm gương cô giáo mầm non

HOÀNG THỊ THANH VÂNGiáo viên Trường mầm non Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên

Như Bác Hồ đã dạy: “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu còn nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mấy nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.

Cô giáoNguyễn Thị Hồng Thái

nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi tại “Hội thi giáo viên dạy giỏi giáo dục mầm non

cấp tỉnh”

GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

Page 25: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 25GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

Nhớ một chiều bục giảng tiễn người điBụi phấn bay nhòe mắt trò không nóiThời gian trôi dệt chi màu sương khóiTrên tóc thầy để lưu luyến dài thêm.

Nhớ một chiều chùm hoa nắng dịu êmTheo cánh phượng cháy tàn rơi rơi mãiBài giảng xưa người đi giờ để lạiBao chông chênh trong trang vở học trò.

Nhớ một chiều bím tóc ngắn buồn soTựa góc lớp rưng rưng ngày tiễn biệtVẫn muốn nói một lời thôi tha thiếtBiết ơn thầy – sao mãi chẳng thành câu.

Nhớ một chiều trời đổ giọt mưa ngâuLàm ướt cả bóng con đò sang bếnNăm học sau tên thầy thành kỷ niệmBài giảng xưa hóa cổ tích thật rồi.

nhà trường, có nhiều tiết dạy tốt và luôn thực hiện tốt quy chế chuyên môn, chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cô cũng là giáo viên đi đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy đạt kết quả cao. Cô luôn là người đi đầu trong việc cập nhật thông tin và đăng tải thông tin về các hoạt động của nhà trường, hoạt động của cô và trẻ trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

Với vai trò là giáo viên của trường, cô giáo Hồng Thái luôn gương mẫu đi đầu, có trách nhiệm cao trong công việc, thực hiện tốt các phong

trào thi đua, các cuộc vận động do trường, ngành, địa phương phát động. Cô tích cực tham gia các hội thi như: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh; Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo các cấp… và luôn giành được giải thưởng cao.

Bên cạnh đó cô luôn tích cực, nhiệt tình trong các phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao: tham gia chương trình Hiến máu nhân đạo, các hoạt động vì cộng đồng do Công đoàn nhà trường, địa phương và ngành phát động.

Cô giáo Hồng Thái được đồng nghiệp yêu mến, ủng hộ

bởi lối sống chan hòa, nhiệt huyết, sẵn sàng giúp đỡ chị em đồng nghiệp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trong việc soạn giáo án điện tử, hay viết sáng kiến kinh nghiệm.

Chính sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng đó mà cô đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố và nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Với những việc làm thiết thực và những thành tích đạt được như trên cô giáo cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thái xứng đáng là tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp trồng người của trường mầm non Đống Đa.

Tiễn thầy LÊ GIA HOÀIGiáo viên Trường THCS Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường

Page 26: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc26 GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

Năm 2012, trong cuộc thi Điều em muốn nói, các

thầy cô giáo trường THPT Trần Phú đã lặng người xúc động, thương cảm khi đọc tới lá thư của em Phùng Văn Tuyến, học sinh lớp 10D. Trong khi đa số bài viết của các học sinh nói về những điều mình mong muốn ở hiện tại hoặc những ước mơ cao đẹp trong tương lai, thì bức thư của Tuyến là sự trải lòng chân thực về cảnh ngộ xót xa. Tuyến viết:

“Nam ơi, dậy đi học nào!” - đó là điệp khúc mà anh lặp lại vào 5h30 hàng ngày. Anh biết dậy sớm là quá sức đối với một đứa trẻ 2 tuổi như em nhưng anh đâu muốn thế.

Tuổi em là tuổi ngủ, đáng lẽ ra em phải được ngủ lâu hơn nữa nhưng do bất đắc dĩ thôi, vì hoàn cảnh nhà mình Nam à… Mỗi lần anh gọi em là em lại òa khóc gọi “Mẹ ơi… Mẹ ơi”… nhưng mẹ không phản ứng gì, trong khi mẹ đang nằm cạnh em đấy. Căn bệnh thần kinh đã làm khổ mẹ suốt mấy năm nay.

Vài tháng trước, lúc đó Nam không phải dậy sớm như bây giờ vì có chị đưa đi, lần ấy

may sao chị học chiều. Nhưng giờ chị đã đi lấy chồng rồi, chỉ còn anh em mình đi học cùng nhau thôi. Bố phải đi làm sớm để kiếm tiền nuôi cả nhà, anh thương bố làm nghề thợ xây cực nhọc, nhiều hôm nắng chang chang bố vẫn phải ra làm ngoài trời, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm, nhiều hôm anh cảm thấy bố như kiệt sức nhưng bố không chịu nghỉ. Nam à, bố đã cố gắng như thế rồi, anh em mình phải học giỏi, ngoan ngoãn.

Bác mình làm bảo vệ ở trường em đang học đấy, bây giờ em đến chơi với bác, đến giờ cô đón thì vào lớp, em ngoan nhé.

Cố lên nào, anh cũng dậy rồi này, dậy thôi kẻo trời sáng mất, anh muộn học, bố sẽ buồn. Cả ngày vui ở lớp đang chờ em.

Nào… Dậy thôi!”.

Nhưng chỉ khoảng hai tuần sau khi viết bức thư, tin dữ đã ập xuống. Bố của Tuyến bị tai nạn lao động, mất đột ngột. Cậu bé 15 tuổi, Phùng Văn Tuyến trở thành trụ cột chính của gia đình, là chỗ dựa cho em trai 2 tuổi và bà mẹ trí não không còn như người bình thường, luôn luôn đau yếu.

Khi không còn người cha để tựa bóng non cao và người mẹ cũng không còn khả năng

Vượt khó để trở thànhCHIẾN SĨ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

NGUYỄN THU TRANGGiáo viên Trường THPT Trần Phú

Tuyến năm 15 tuổi, ôm em trai bé bỏngbên người mẹ bị bệnh tâm thần

Page 27: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 27

chăm lo, bù đắp yêu thương nhưng thật may là Tuyến đã nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Thầy cô giáo và bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ Tuyến tiếp tục học tập. Các bạn cùng lớp sẵn sàng trực nhật, vệ sinh lao động thay để Tuyến có thời gian đưa đón em. Thầy cô dành ra những khoảng thời gian ngoài giờ để hướng dẫn bài vở thêm cho Tuyến. Các cô bác láng giềng cũng giúp Tuyến khi thì đón hộ em bé, khi thì mua hộ chút thức ăn ngoài chợ, hái cho em mớ rau trong vườn. Tuyến cũng nhận được sự giúp đỡ về vật chất từ một số tổ chức, cá nhân qua sự kết nối của vòng tay nhân ái. Không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, bạn bè và những người đã hết lòng giúp đỡ, trong 3 năm liền Tuyến đều là học sinh xuất sắc, là thành viên đội tuyển Toán thi học sinh giỏi cấp Tỉnh. Sau ba năm học tại trường THPT Trần Phú, bằng ý chí và nghị lực vượt lên hoàn cảnh, số phận, Tuyến đã thi đỗ vào Trường Sĩ quan Lục quân với số điểm khá cao. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện trong các năm theo học tại trường.

Hiện nay, Tuyến là Trung uý, Trung đội trưởng của Sư đoàn 316, Quân khu II. Thời gian cùng với quá trình tôi luyện bền bỉ, từ một cậu bé với ánh mắt buồn buồn nay Tuyến đã trở thành một sĩ quan vững

vàng, bản lĩnh. Không quên những ký ức buồn và càng không quên được mái trường, thầy cô, bạn bè, những người đã từng cưu mang giúp đỡ mình. Tuyến luôn tâm niệm sẽ phấn đấu thực hiện tốt trách nhiệm của người sĩ quan quân đội với tổ quốc quê hương.

Tuyến tâm sự: Khi bố mất, em đã vô cùng đau đớn, hoảng sợ. Em hình dung ra cảnh mình sẽ phải bỏ học, cắp em đi lang thang kiếm ăn mà tự khóc thầm trong tuyệt vọng. Nhưng số phận đã lấy đi gia đình nhỏ của em thì cuộc đời lại mang đến cho em một gia đình lớn. Có bà con, cô bác, thầy cô, bạn bè và nhiều người giúp đỡ em vượt qua nỗi đau và thử thách. Từ trong sâu thẳm lòng mình, em biết ơn tất cả, em nguyện cả

cuộc đời mình luôn ghi nhớ và làm thật tốt bổn phận với quê hương, đất nước, không phụ lòng những người đã cưu mang giúp đỡ em.

Những ai trải qua sóng gió cuộc đời mới thấm thía tình người trong giông gió và trưởng thành mạnh mẽ cũng như biết trân quý giá trị cuộc đời. Những tháng ngày nắng lửa của mùa hè, khi một lớp học sinh sắp tạm biệt mái trường phổ thông tung cánh bay muôn nơi, Trung uý Phùng Văn Tuyến muốn gửi lời thăm hỏi tới thầy cô giáo năm xưa và nhắn gửi các bạn học sinh, hãy lựa chọn cách sống sao cho thật ý nghĩa, không phí hoài những năm tháng của tuổi trẻ, không phụ công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô.

GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

Trung đội trưởng Phùng Văn Tuyến

Page 28: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc28

Con chẳng khi nào có được niềm vui

Đưa con đến trường cũng ông nội đưa đón

Khi con có niềm vui cũng là khi mẹ bận

Con thấy thiệt thòi khi có mẹ là giáo viên

Buổi tối ngủ con muốn mẹ nằm bên cạnh

Sao khó vậy, vì mẹ còn bận soạn giáo án

Mẹ thương con lắm nhưng cũng đành phải chịu.

Con lớn dần, con hiểu mẹ hơn

Vì nghề giáo là một nghề cao quý

Mẹ đã chọn vì mẹ yêu nghề ươm giống

Cho tương lai những hạt giống mầm xanh

Bởi mẹ không thể ở bên khi lúc con cần.

Nhưng con có mẹ như một người bạn thân thiết

Mẹ không tuổi trong cuộc đời đèn sách

Mẹ luôn bên con cùng con vượt thử thách

Và mãi yêu con đến trọn cuộc đời mình...

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG Trường mầm non Đạo Tú, huyện Tam Dương

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH Giáo viên Trường THPT Tam Dương

Vì mẹ là giáo viên

Vô đềNắng trường em, nắng tháng năm rực rỡ

Tiếng ve kêu rạo rực gọi hè về.Bạn bè nhìn nhau sợ gặp chính mình trong đáy mắt...

Phút yếu lòng của giây phút chia xa!Bục giảng cô thầy vẫn ngân lên những khúc ca

Cùng năm tháng như dòng sông trôi mãi.Mái trường, cửa lớp, góc ngồi...ơi, sao thân thương biết mấy!Chẳng thể nào tin sau hôm nay tất cả hoá kỷ niệm mất rồi!

Cậu bạn dãy bên vẫn hay trêu đùa giờ sao lặng lẽBông hoa hôm nào trong ngăn bàn hoá sắc tím mông lung…

Rồi một ngày kia giữa muôn ngàn những nhánh sôngChảy lặng lẽ hay ồn ào ra biển lớn

Bạn và tôi hãy giữ cho mình những rung động từ rất sớmBên kia cánh cửa cuộc đời dù hạnh phúc hay chông gai

Ta hãy nhớ đã cùng nhau những tháng ngày thanh xuân vui vẻ…

TRANG VĂN NGHỆ NHÀ TRƯỜNG

Page 29: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 29

Bốn mùa qua lời cô

ĐỖ THỊ THOA Trường tiểu học Đồng Ích, huyện Lập Thạch

Cô giáo kể chuyện bốn mùaXuân, hạ, thu, đông đẹp lạĐất trời nhịp nhàng thay láRộn ràng hương sắc mùa riêng...

Này nhé, mùa xuân ấm ápVườn cây nảy lộc đâm chồiHoa đào, hoa mai đua nởVú sữa chín mọng bờ môi…

Còn đây nắng của em HạTinh nghịch nhảy nhót sân trườngNhạc ve tô màu phượng thắmĐồng xanh diều sáo vấn vương…

Mùa thu trong lành, mát mẻBưởi, cam, na, nhãn vào mùaHoa cúc nở trong mắt béTựu trường, áo mới mẹ mua…

Vào đông trắng đồi hoa mậnDưa hấu ruột đỏ ngọt lànhNhờ đông ấp ủ mầm sốngXuân về cây lá tươi xanh…

Bốn mùa qua lời cô kểSao mà rực rỡ, đáng yêuMùa xuân em chăm gieo hạtMùa sau cây hát sớm chiều.

TRANG VĂN NGHỆ NHÀ TRƯỜNG

Page 30: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc30

NGUYỄN LÊ HOÀNGiáo viên trường THPT Phạm Công Binh

Cuộc sống mưu sinh, tôi chấp nhận “Nam tiến”, chấp

nhận trong kiêu hãnh mà chẳng mấy người thấu hiểu. Lúc ấy, nhiều người cho rằng tôi hám danh nên mới chấp nhận thân gái một mình sống nơi không người thân. Tôi dành toàn bộ thời gian của mình để đầu tư cho sự nghiệp, một năm, hai năm, rồi ba năm tôi chưa một lần về quê. Đến năm thứ tư, sự nghiệp trên đà thăng tiến, tình yêu thăng hoa. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời tôi thấy mình thực sự hạnh phúc, thực sự được ngẩng mặt nhìn đời.

Tôi vẫn từng nghĩ mình không may mắn khi được sinh ra trong gia đình nghèo khó, bố tuy rất tình cảm nhưng sức khoẻ không tốt nên không thể như những người đàn ông khác bôn ba khắp nơi kiếm tiền về lo cho vợ con có cuộc sống sung túc, mẹ thì chỉ biết còng lưng với ruộng đồng, đèo xe thồ buôn đủ thứ để chị em tôi có đủ tiền đóng học. Năm tôi học lớp 10, khu nhà tôi ở được vào diện quy hoạch thành thị trấn, nhưng nhà tôi vẫn nghèo và tôi vẫn bị nhiều người khinh thường vì nhìn không có cái gì bằng bạn bè. Tôi chỉ biết học để thoát ly

cảnh nghèo như lời bố nói. Tuy là gái lớn nhưng vì học giỏi, nên hầu như việc nặng nhọc trong nhà bố mẹ đều lo toan hết. Bố mẹ rất tự hào khi tôi đỗ đại học trường sang mà nhiều nhà giàu mơ ước, còn tôi ngồi thu lu một xó nhà khóc ấm ức, chỉ vì lí do nhà nghèo nên không thể mời cỗ đỗ đại học như nhà người ta. Tôi khóc vì cho rằng nhà mình hèn kém, còn đêm ấy bố mẹ khóc có lẽ vì gánh nặng tiền lo học cho tôi?

Trong ký túc xá chật hẹp có lẽ chỉ dành cho những người ít tiền như nhà tôi, nhưng không bạn nào phải sống tằn tiện như tôi cả. Để không ai biết gia cảnh của mình, tôi đi làm thêm để tự mua những bộ đồ mới. Tôi học hết năm thứ nhất, em trai tôi đỗ đại học, mẹ quyết định

xuống Hà Nội thuê căn phòng 10 mét vuông để cả ba mẹ con cùng sinh sống. Nơi mẹ tôi thuê là khu đất phân cho những người làm trong quân đội nên khá bình yên. Dù rất khó chịu nhưng tôi vẫn phải chấp nhận sống cùng mẹ và em. Em trai tôi ngoài giờ đi học, tối đi làm gia sư, mẹ thì ngày ngày lo cơm nước cho các con và mải miết gánh chè đi bán dạo. Còn tôi, tôi chỉ chăm chăm học thật giỏi để dễ xin việc sau khi ra trường. Tôi rất xấu hổ với công việc của mẹ, nên không bao giờ cho các bạn đến chơi. Mẹ càng nhẹ nhàng thì tôi lại càng cảm thấy khó chịu, nhiều khi tôi vùng vằng rất vô lý, có những lúc tôi cãi lại mẹ chỉ lẳng lặng quay mặt đi. Tôi cũng kệ bỏ ngoài tai trước lời em trai trách móc:

TRUYỆN NGẮN

Gánh chè của mẹ

TRANG VĂN NGHỆ NHÀ TRƯỜNG

Page 31: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 31TRANG VĂN NGHỆ NHÀ TRƯỜNG

- Chị quá đáng lắm, ngoài học giỏi ra, chị chỉ biết làm mẹ khổ tâm, mẹ phải khóc.

Ngày bảo vệ khoá luận tốt nghiệp, tôi yêu cầu mẹ không được đến, đừng làm tôi phải mất mặt vì có một người mẹ bán chè rong khắp các con phố. Vì thế, trong tất cả những tấm ảnh của tôi không có mẹ.

Vì học giỏi, tôi được cô giáo là Tiến sĩ yêu như con, và tôi sẵn sàng làm tất cả những việc mà cô nhờ, tôi luôn tỏ ra chăm ngoan dễ bảo, nên đi đâu cô cũng ca ngợi tôi hết lời. Nhờ cô, sau khi tốt nghiệp, tôi được vào làm việc ở một công ty lớn nhất nhì Hà Nội. Sau 6 tháng thử việc mĩ mãn, để phát triển sự nghiệp tôi chấp nhận vào Nam làm ở cơ sở mới mà công ty vừa khánh thành. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Từ nay tôi được sống tự do, không phải nơm nớp lo sợ ai đó sẽ đi theo về biết được gia cảnh nhà tôi. Đêm cuối ở căn phòng chật chội, em trai tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm và bảo tôi dành thời gian đọc để nên người, tôi lườm nó rồi đi ngủ, nửa đêm thấy mẹ sụt sùi, lúc đầu tôi thấy chạnh lòng nhưng sau đó thiếp đi.

Người yêu tôi vẫn thường nói: nhìn bên ngoài tôi như một đoá sen, nhưng bên trong đầy bão giông. Tôi cười trừ và vẫn luôn từ chối về ra mắt nhà anh cũng như không đồng ý đưa anh ra Bắc gặp cha mẹ tôi. Tối ấy anh muốn tôi đi cùng gặp đối tác của công ty anh, cũng là muốn cho tôi một bất ngờ.

Quán khá đông người, anh yêu cầu được nghe bài hát Gánh chè khuya, tôi lấy lý do vào phòng vệ sinh nhưng thực tế là để lau đi những giọt nước mắt. Đây không phải là lần đầu tiên, mà suốt hơn ba năm qua mỗi khi nghe bài hát này không hiểu sao nước mắt tôi cứ trào ra.

- Không hiểu sao anh thích nghe bài này ghê. Hay, cảm động, con cái gì mà có hiếu quá trời!

Đối tác của anh là công ty ngoài Bắc, nhưng điều bất ngờ khiến tôi mắt chữ A mồm chữ O vì trợ lý lại chính là em trai tôi. Vậy mà nó chưa bao giờ nói, nó chỉ bảo xin được việc tốt, đủ tiền sinh sống để mẹ không phải đi bán hàng rong. Tôi nghĩ giản đơn, tiền tôi gửi về đủ để cha mẹ sinh hoạt hàng ngày và đừng làm những việc khiến tôi phải mất mặt với bạn bè đồng nghiệp. Nhưng tôi đâu biết tiền gửi về bố mẹ đều đi gửi tiết kiệm để dành lại cho tôi! Nó ôm chầm lấy tôi cứ như thể cả thế kỷ không gặp nhau:

- Chị em càng ngày càng ngon ra phết!

Trong suốt một tuần, vẫn như xưa nó hồn nhiên vui vẻ, trước mặt mọi người luôn tự hào vì có một người chị tài giỏi. Chỉ đến lúc trước giờ lên máy bay, nhìn thẳng vào mắt tôi nó nghiêm túc như một thằng đàn ông đã trưởng thành:

- Dù chị có là tỷ phú thì vẫn là con của bố mẹ. Mẹ khóc thầm từng đêm vì nhớ chị đấy, đến bao giờ chị mới biết tự hào

vì có người cha người mẹ như gia đình mình?

Tôi quay mặt đi thì bắt gặp anh đứng ngay sau mình, anh ôm tôi vỗ về. Thì ra anh biết về gia đình tôi từ lâu rồi, nhưng sợ tôi tổn thương, tự ti, sợ tôi tự mình thấy xấu hổ nên anh vờ không biết. Anh muốn tôi thay đổi suy nghĩ, muốn tôi thấy tôi có một gia đình thật tuyệt vời như thế nào nên anh cố tình khéo léo đưa tôi đi xem những bộ phim cảm động về cha mẹ, ngồi hè phố ăn những cốc chè bình dân, anh ẩn ý sâu xa để tôi thấy người ta biết tự hào dù cha mẹ họ có buôn bán đồng nát, có bán xôi chè hàng rong...

Trong khoang máy bay, bầu trời về đêm thật đẹp. Tôi nhớ có ai từng nói: Dù người ta có thể đếm hết những ngôi sao trên bầu trời thì cũng không thể đếm hết được những hy sinh, nỗi lo, tình cảm nỗi lòng cha mẹ dành cho con cái. Tay anh đan vào tay tôi thì thầm: những ngôi sao kia không bao giờ lớn, nhưng tình cảm trong trái tim con người luôn luôn lớn lên và rất ấm áp! Anh khoe anh gọi điện mẹ hứa sẽ nấu một nồi chè thập cẩm thật ngon để tiếp đãi con rể! Những ân hận, những ký ức dù tôi muốn xoá đi nhưng nó vẫn hiện ra trong nỗi nhớ, đặc biệt là hình ảnh mẹ với những âu lo đứng trong mưa nuốt từng giọt đắng trong lòng!

Mẹ, con yêu mẹ, con tự hào về mẹ! Xin mẹ hãy tha thứ cho con!

Page 32: Giáo dục BẢN TIN

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc32

LÊ THỊ THU HẢOGiáo viên trường THPT Tam Dương

Ve kêu, phượng nở và hoa bằng lăng tím rực một góc

phố, đó là mùa hè của tuổi học trò. Còn với tôi, khi đã bước qua cái tuổi ba mươi của đời người, khi đã nếm trải nhiều mùi vị cay - chua - mặn - ngọt của cuộc sống, thì tiếng ve và những cánh đồng lúa vàng, cùng mùi thơm của rơm rạ mới là hương vị của mùa hè.

Đi xe trên con đường quê, nhìn cả cánh đồng đã vàng ươm màu của những lượm lúa chín, hít hà mùi hương của rơm rạ quyện với mùi của đồng ruộng, trong lòng xốn xao đến lạ kì! Mùi hương ấy gọi dậy cả một bầu trời tuổi thơ trong veo không kém gì bầu trời của những trưa hè đầy nắng và gió. Tuổi thơ có những cánh diều giấy kêu u u trên nền trời của lũ trẻ lang thang hết cả một đoạn đời trên những cánh đồng lúa, để rồi có lúc lăn mình trên rơm rạ cười giòn tan. Tuổi thơ là những trưa hè trốn ngủ, lặng tìm tòi những con muỗm xanh non mũm mĩm, những tổ chim kết từ lá lúa và cỏ dại, những chú chim non cuộn mình tròn vo, những chú cào cào xanh rong ruổi hết bờ này đến bờ kia… Hương lúa, hương rơm nhè nhè thế thôi mà ngất ngây, da diết! Lúa xanh rồi lại lúa vàng, một đời lúa quay quắt giữa nắng mưa sương gió.

Vẫn đồng lúa ấy đã có lần làm ngơ ngác một tâm hồn yêu văn chương bởi vẻ đẹp như thơ đời Đường. Buổi sáng mùa xuân sương giăng mờ mịt, cánh đồng lúa non xanh rờn, đẹp như tranh vẽ, đậu trên đó lác đác mấy cánh cò trắng muốt, tĩnh lặng, không một bóng người. Lũ cò không sợ hãi bay vụt lên mà ngơ ngác, bình thản lội trên mặt ruộng mờ ảo giữa màn sương. Ca dao xưa hình như ra đời từ chính những phút giây ngưng đọng như thế! Rồi lúa đến thì con gái. Lúa xanh rì và hình như lúc nào cũng rì rầm tình tự. Người nông dân chẳng học làm thơ mà sao gọi lúa hay đến thế - lúa đương thì con gái! Những lá lúa xanh mượt mà, đúng tuổi đương thì. Mười sáu, mười tám tuổi, con gái làng quê chúng tôi thấy mình sao mà giống cây lúa lúc ấy, đẹp cái đẹp mà cuộc đời có dài cả trăm năm cũng chẳng lặp lại bao giờ.

Rồi lúa chín. Hạt mẩy vàng mọng, bông trĩu nặng “một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi”. Đi giữa những bờ ruộng, để bông lúa chạm vào chân ram ráp mà thấy vui và thương lạ! Vui với nụ cười tươi sẽ hiện trên môi mẹ, “Lúa năm nay được mùa!”. Thương cái nhọc nhằn, vất vả của bố, của mẹ đong đầy trong những hạt lúa căng tròn mũm mĩm. Đời

lúa nuôi đời người, gánh lúa kĩu kịt trên vai mẹ, vai cha lần lượt nuôi chúng tôi ăn học, lớn khôn. Mẹ vẫn dặn “Muốn thoát kiếp chân lấm tay bùn, phải học cho giỏi, nhưng không bao giờ được quên những cây lúa lấm láp nuôi con khôn lớn. Thóc lúa rơm rạ quyện bùn đen mà thơm lắm!”. Bố nhắc nhở mỗi lần bảo con tập gánh lúa, “sinh ra từ đồng ruộng, ăn hạt thóc mà lớn lên, phải biết gánh lúa trên hai vai của mình!”. Cả đời cứ nhớ những câu ấy, đem theo trong bước chân đi khắp mọi nơi, để rồi mỗi lần trở về quê, chỉ cần nhìn cánh đồng lúa quê mình, sống mũi đã cay cay.

Lúa vàng đã về đến sân, rơm rạ đầy đồng ngan ngát hương thơm. Nằm trên rơm rạ mà tưởng chuyện tương lai, cứ ngỡ cuộc đời mình đã trôi qua như một áng phù vân. Mẹ tôi cả đời cúi mình trước lúa để dạy tôi luôn biết ngẩng cao đầu, để nhớ mình sinh ra từ những cánh đồng lúa xanh rồi lại vàng, ăn hạt thóc mà lớn lên, từng nằm trên rơm rạ mà tưởng chuyện mai sau. Cảm ơn cây lúa đã thương tôi, chắt chiu đời mình cho những giấc mơ tôi! Lúa sẽ xanh rồi sẽ lại vàng, sẽ yêu thương những ai biết nâng niu những hạt vàng nảy lên từ bùn đen, lấm láp!

TẢN VĂN Hương mùa hèTRANG VĂN NGHỆ NHÀ TRƯỜNG