saomaidata.orgsaomaidata.org/library/775.huongdantungkynang.docx  · web viewhƯỚng dẪn tỪng...

184
HƯỚNG DẪN TỪNG KỸ NĂNG Vận động tinh — Vận động thô — Ngôn ngữ- Tự phục vụ - Chơi và sự phát triển Sharon Anderson • Susan Boigon • Kristine Davis ® Cheri deWaard Người dịch: Hoàng Thị Nga Hồ Thị Mỹ Lệ Hiệu đính: Hà Thanh Vân Dự án Oregon Dành Cho Trẻ Mù Và Khiếm Thị Lứa Tuổi Nhà Trẻ - Mẫu Giáo For Preschool Children Who are Blind or Visually Impaired Tái bản lần thứ sáu Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TP.Hồ Chí Minh - 06/2009 Tài liệu lưu hành nội bộ CBM hỗ trợ việc chuyển dịch và in ấn cuốn sách này. MỤC LỤC HƯỚNG DẪN TỪNG KỸ NĂNG............................................... 1 NGÔN NGỮ............................................................1 HƯỚNG DẪN DẠY CÁC KỸ NĂNG NGÔN NGỮ................................1 Ngôn ngữ - Từ 0 – 1 tuổi..........................................2 Ngôn ngữ - Từ 1 – 2 tuổi..........................................9 Ngôn ngữ - Từ 1 – 2 tuổi.........................................14 Ngôn ngữ - Từ 2 – 3 tuổi.........................................16 Ngôn ngữ - Từ 3 – 4 tuổi.........................................22 Ngôn ngữ - Từ 4 – 5 tuổi.........................................26 Ngôn ngữ - Từ 5 – 6 tuổi.........................................31 VẬN ĐỘNG TINH......................................................37 HƯỚNG DẪN DẠY CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH..........................37 Vận động tinh – Từ 0 – 1 tuổi....................................38

Upload: vothuan

Post on 01-Jul-2018

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HƯỚNG DẪN TỪNG KỸ NĂNGVận động tinh — Vận động thô — Ngôn ngữ- Tự phục vụ - Chơi và sự phát triển

Sharon Anderson • Susan Boigon • Kristine Davis ® Cheri deWaardNgười dịch: Hoàng Thị Nga Hồ Thị Mỹ Lệ

Hiệu đính: Hà Thanh VânDự án Oregon

Dành Cho Trẻ Mù Và Khiếm Thị Lứa Tuổi Nhà Trẻ - Mẫu GiáoFor Preschool Children Who are Blind or Visually Impaired

Tái bản lần thứ sáu

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TP.Hồ Chí Minh - 06/2009Tài liệu lưu hành nội bộ

CBM hỗ trợ việc chuyển dịch và in ấn cuốn sách này.

MỤC LỤCHƯỚNG DẪN TỪNG KỸ NĂNG.....................................................................................1

NGÔN NGỮ..............................................................................................................1HƯỚNG DẪN DẠY CÁC KỸ NĂNG NGÔN NGỮ.......................................................1Ngôn ngữ - Từ 0 – 1 tuổi.......................................................................................2Ngôn ngữ - Từ 1 – 2 tuổi.......................................................................................9Ngôn ngữ - Từ 1 – 2 tuổi.....................................................................................14Ngôn ngữ - Từ 2 – 3 tuổi.....................................................................................16Ngôn ngữ - Từ 3 – 4 tuổi.....................................................................................22Ngôn ngữ - Từ 4 – 5 tuổi.....................................................................................26Ngôn ngữ - Từ 5 – 6 tuổi.....................................................................................31

VẬN ĐỘNG TINH....................................................................................................37HƯỚNG DẪN DẠY CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH.............................................37Vận động tinh – Từ 0 – 1 tuổi..............................................................................38Vận động tinh – Từ 1 – 2 tuổi..............................................................................46Vận động tinh – Từ 2 – 3 tuổi..............................................................................50Vận động tinh – từ 3 – 4 tuổi..............................................................................54Vận động tinh – Từ 4 – 5 tuổi..............................................................................59

Vận động tinh – Từ 5 – 6 tuổi..............................................................................64VẬN ĐỘNG THÔ.....................................................................................................67

HƯỚNG DẪN DẠY CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ..............................................67Vận động thô – Từ 0 – 1 tuổi...............................................................................67Vận động thô – Từ 2 – 3 tuổi...............................................................................79Vận động thô – Từ 3 – 4 tuổi...............................................................................84Vận động thô – Từ 5 – 6 tuổi...............................................................................92

TỰ PHỤC VỤ..........................................................................................................95CÁC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ................................................................................95Tự phục vụ - Từ 0 – 1 tuổi...................................................................................96Tự phục vụ - Từ 1 – 2 tuổi.................................................................................105Tự phục vụ - Từ 2 – 3 tuổi.................................................................................111Tự phục vụ - Từ 2 – 3 tuổi.................................................................................118Tự phục vụ - Từ 4 – 5 tuổi.................................................................................125Tự phục vụ - Từ 5 – 6 tuổi.................................................................................129

CHƠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN.....................................................................................135ĐỒ CHƠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN............................................................................135Óc Khôi Hài — Điều Chỉnh Từ Tài Liệu Hướng Dẫn Phát Triển: Học Qua Chơi...143

NGÔN NGỮHƯỚNG DẪN DẠY CÁC KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ xuất hiện khi trẻ biết sử dụng các hành động mang tính biểu trưng. Có thể tìm thấy nguồn gốc của ngôn ngữ trong các kỹ năng nhận thức ở giai đoạn 2 năm đầu đời. Khi trẻ đã có khả năng trình bày hiện thực bằng suy nghĩ thì nhận thức và ngôn ngữ hòa quyện vào nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. Khả năng đạt được các khái niệm mới của trẻ phụ thuộc vào khả năng chúng diễn đạt ý tưởng, đặt những câu hỏi phù hợp và tổng hợp những thông tin nhận được.

Trẻ mù hoặc trẻ khiếm thị thường đạt được vốn từ tương đương với các bạn cùng tuổi nhưng những từ ngữ này có thể không gắn với nghĩa thực của chúng. Trẻ có thể sử dụng những từ hoặc cụm từ do nghe được mà không thực sự hiểu ý nghĩa của chúng. Trẻ khó suy luận chính xác người được nhắc đến qua các đại từ như bạn, tôi, anh ấy, chị ấy, nó. Hệ quả là trẻ có thể suy diễn những từ này như là những đại từ giống nhau.

Ngôn ngữ liên quan đến thứ tự của các sự việc, giải thích lý do xảy ra các sự việc hoặc mô tả về sự vật có thể là những khó khăn trước nhất bởi trẻ khiếm thị

thiếu các hình ảnh thị giác. Việc cung cấp ngôn ngữ giàu những kinh nghiệm cụ thể có thể giúp trẻ gắn kết được các sự kiện với từ ngữ biểu đạt.

Từ vựng là khâu quan trọng khi dạy bất cứ kỹ năng ngôn ngữ nào. Thời gian nói chuyện của gia đình có thể giúp phát triển các chức năng xã hội của ngôn ngữ cũng như mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới. Đọc cho trẻ nghe từ sớm sẽ tập cho đôi tai của trẻ quen với ngôn ngữ nói, mở rộng vốn từ và cũng là cơ hội để thảo luận cùng với trẻ về những khái niệm mới. Bất cứ khi nào có thể, hãy dạy những khái niệm mới cho trẻ bằng cách vừa đọc truyện vừa minh họa bằng vật thật thay vì sử dụng tranh ảnh. Những tranh ảnh này chẳng có ý nghĩa gì đối với trẻ khiếm thị.

Đôi khi, rất khó để có thể nhận ra rằng vốn từ vựng của trẻ có được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm có ý nghĩa, sự hiểu biết hay chỉ là việc sử dụng từ ngữ sáo rỗng, thiếu ý nghĩa. Vì lý do này, phụ huynh và chuyên gia cần ý thức rõ về sức mạnh của ngôn ngữ và vốn kinh nghiệm trong việc phát triển các khả năng lập luận cũng như hiểu biết về thế giới cho trẻ.Ngôn ngữ - Từ 0 – 1 tuổi

1.Khóc để thể hiện các trạng thái khó chịu (đói, ướt hoặc mệt)

Ban đầu, khóc hoàn toàn là phản ứng của cơ thể. Lúc này, giọng điệu khóc của trẻ chưa có gì khác nhau và gần như là đều đều. Khi đã lớn hơn, trẻ khóc dường như cỏ “sắc thái”, cường điệu và độ dài cũng khác nhau giữa các trẻ.

Hãy ẵm bồng và nựng nịu trẻ thật nhiều ngay cả khi bé không khóc. Cho trẻ thấy rằng bé không cần khóc mà vẫn có thể thu hút được sự chú ý của bạn.

Hãy chú ý khi trẻ khóc và xem như đó là một cách giao tiếp của trẻ. Ban đầu, có thể chơi để đoán biết điều trẻ muốn. Một số trẻ thậm chí khóc cả khi “chẳng có lý do gì” – chỉ là để điều chỉnh các hệ thống trong cơ thể. Cố gắng lý giải tại sao trẻ khóc và nói thành lời thay trẻ: “Mẹ biết, con đói rồi. Con muốn ăn. Mẹ sẽ đến với con ngay bây giờ.”

Đáp ứng ngay khi nghe trẻ khóc và luôn nhất quán. Nếu bạn không thể bế trẻ lên ngay hoặc đến bên trẻ ngay thì ít nhất cũng cho trẻ biết là bạn đã nghe, đã biết trẻ muốn gì vả sẽ đến bên bé nhanh nhất có thể.

2. Phản ứng vui mừng (có vẻ thoải mái) đối với giọng của người nóiBất cứ khi nào đến bên trẻ, bạn hãy gọi và nói chuyện trước khi sờ đụng vào

bé. Vì trẻ có thể không biết bạn đến nên bằng cách này, bé sẽ có cơ hội để phát triển các kỹ năng lắng nghe, tạo dựng sự gắn bó và kỹ năng ngôn ngữ.

Khi thấy trẻ dường như không cố biểu lộ gì trên nét mặt hoặc thiếu sự tiếp xúc bằng mắt, đừng cho rằng đó là do trẻ không chú ý hoặc không quan tâm. Trẻ khiếm thị sẽ học các kỹ năng này muộn hơn.

Bế trẻ trên cánh tay bạn. Nói chuyện với trẻ bằng giọng vui mừng. Khuyến khích trẻ quay đầu về phía giọng nói của bạn. Đặt tay trẻ vào hai bên má của bạn khi bạn đang nói. Nói hoặc tạo ra âm thanh bằng cách thổi hoặc hôn mạnh lên bàn tay hoặc cổ của trẻ.

3. Phát ra những âm thanh thầm thì, ríu rít

Những âm thanh đầu tiên là những âm thanh xuất hiện khi trẻ đang cảm thấy thoải mái. Những âm thanh đơn điệu, chẳng hạn như “aaa” sẽ phát ra từ miệng của trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chưa đòi hỏi hình miệng và hình môi phải tròn. Những âm thanh đòi hỏi mức độ điều khiển miệng và môi tốt hơn sẽ xuất hiện ở giai đoạn sau.

Bế ẵm và nựng nịu trẻ sau khi cho ăn và thay tã. Nói với trẻ bằng giọng nhẹ nhàng và thay đổi ngữ điệu. Nói cho trẻ biết bé khỏe, đẹp và tròn trĩnh như thế nào. Tạm ngừng để trẻ đáp lại. Nói theo lượt là yếu tố vô cùng quan trọng trong giao tiếp.

Bắt chước âm thanh của trẻ. Bắt chước cũng là yếu tố quan trọng khác trong giao tiếp.

Thổi nhè nhẹ lên cổ của trẻ. Tạo những âm thanh ngộ nghĩnh, chẳng hạn như “chặc lưỡi”, búng lưỡi lên bụng của trẻ. Cù lên bụng và để trẻ nghe được giọng cười của bạn.

Cho phép trẻ ở một mình khi đang thầm thì trong cũi bởi đây là thời gian thực hành rất tốt cho trẻ.

4. Cười phá lênHãy chơi tương tác với trẻ bất cứ khi nào có thể, chẳng hạn như trò vỗ đùi, cù

vào người, dụi đầu của bạn lên bụng của trẻ - làm bất cứ động tác nào trẻ thích. Giọng nói cao, hài hước hoặc những âm thanh ngộ nghĩnh có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Hãy chơi những trò này khi trẻ đang tỉnh táo và vui vẻ. Thường xuyên dừng lại để trẻ phản ứng. Hãy quan sát thật tinh tế để biết các dấu hiệu của việc bão hòa kích thích.

5. Lặp lại một số âm thanh

Ban đầu, trẻ chơi với âm thanh vì thấy việc phát ra âm thanh làm họng và cơ thể của trẻ thoải mái. Về sau, trẻ bắt đầu lắng nghe bản thân và người khác. Trẻ tiếp tục phát ra những âm thanh ban đầu và đôi khi lặp lại âm thanh của người khác. Khi khả năng tái tạo âm thanh của trẻ đã tốt hơn, bé cũng sẽ lặp lại thường xuyên hơn. Thời điểm tốt nhất để nhắc trẻ tạo ra những âm thanh lặp lại là khi bé mới bắt đầu tạo ra chúng. Ngoải ra, suốt giờ ăn và sau bữa ăn cũng là những thời điểm thích hợp để phát triển ngôn ngữ lời nói ban đầu cho trẻ. Trong khi ăn, lưỡi và môi làm việc nhiều và chính điều này kích thích trẻ nói. Khởi xướng cho trẻ bằng cách nói những âm thanh như “buh, buh” và/hoặc “mah - mah” khi đã thấy thích hợp và nhắc lại ngữ điệu lên xuống của trẻ. Trẻ sơ sinh thường chú ý vào những ngữ điệu khác nhau hơn là những âm thanh đều đều, đơn điệu.

Chú ý một số âm thanh đặc trưng do trẻ tự phát ra. Chọn một hoặc hai âm thanh “yêu thích” trẻ dường như thích thú và hay lặp lại nhất. Khi tắm hoặc mặc quần áo cho trẻ, hãy nhắc lại những âm thanh này. Tuy nhiên, có thể nhắc lại bất cứ âm thanh nào trẻ phát ra ở giai đoạn đầu.

Chơi trò nói chuyện, sử dụng các loại âm thanh phát ra khác nhau. Sau khi phát ra một âm thanh, tạm dừng để cho trẻ thời gian phản ứng lại. Bạn có thể phải đợi lâu nhưng điều này cần thiết vì tạo dựng hành vi giao tiếp theo lượt là nền tảng của mọi ngôn ngữ hội thoại.

6. Bắt chước những tiếng bập bẹ quen thuộcChú ý những âm thanh đặc trưng khi trẻ bập bẹ một mình. Chọn một hoặc hai

âm thanh “yêu thích” trẻ dường như thích thú và hay lặp lại nhất. Khi tắm hoặc mặc quần áo cho trẻ, hãy nghiêng mặt bạn về phía mặt của trẻ và lặp lại những âm thanh này. Cho trẻ nhiều thời gian để đáp lại âm thanh của bạn. Khi trẻ đáp lại, hãy cười với trẻ, ôm và vỗ nhẹ lên trẻ. Ban đầu, bạn hãy nhắc lại bất cứ âm thanh nào trẻ phát ra như là cách đáp lại bạn. Dần dần, đáp lại nhiệt tình hơn với những âm thanh trẻ lặp lại gần giống âm thanh bạn đưa ra ban đầu.

Nhấn mạnh những âm thanh hóm hỉnh trong suốt thời gian chơi. Nói “bùm” mỗi khi khối gỗ rơi vào đồ đựng. Khuyến khích trẻ tạo ra bất cứ âm thanh gì.

Tạo âm thanh đi kèm với những trò chơi hoặc hoạt động thể chất. Bế trẻ lên, đung đưa trẻ ra trước về sau trong khi phát ra tiếng “aaaaaah”. Cầm tay trẻ vỗ vào nhau trong khi phát ra chuỗi âm thanh “oh-oh-oh-oh-oh”.

Bắt chước các hành động cũng như âm thanh của trẻ. Té nước, gõ lên bàn, lắc đồ chơi, vỗ tay... để trẻ bắt chước. Trong khi chơi với đồ chơi, hãy phát ra một số âm thanh nhất định và gắn chúng với một số loại đồ chơi. Chẳng hạn, xuồng máy luôn gắn với chuỗi âm thanh “p-p- p-p-p-p” trong khi xe hơi thì gắn với tiếng “bíp, bíp”.

Hãy cho trẻ thời gian để luyện tập một mình vì có đôi lúc trẻ lắng nghe tiếng bạn và sẽ không tiếp tục bập bẹ một mình nữa. Tóm lại, cần sắp xếp thời gian để trẻ có thể “nói chuyện” một mình và “nói chuyện” cùng với bạn.

Ghi lại những âm thanh do trẻ phát ra và mở băng cho trẻ nghe. Lặp lại bất cứ âm thanh gì trẻ phát ra. Bạn cũng có thể mở băng ghi âm tiếng bập bẹ của trẻ con. Mở băng vài phút mỗi ngày và quan sát phản ứng của trẻ.

7. Lặp lại cùng một âm 2-3 lần (mama ma)Nhấn mạnh các âm kép thường hay sử dụng hàng ngày, chẳng hạn như “uh,

oh” “bai bai”, “mama”.Thay đổi âm lượng và biến tố khi bạn nhắc lại âm thanh. Các âm tiết dễ tạo ra

nhất là “ma”, “ba” và “pa”. Nếu trẻ không phát ra những phụ âm như vậy, hãy đặt tay trẻ lên miệng của bạn khi bạn đang nói. Nhẹ nhàng khép môi trẻ lại và thả ra khi bé đang nói. Đôi khi, người lớn sẽ cùng nói với trẻ.

Đáp lại bất cứ âm thanh gì trẻ phát ra ngay từ đầu. Khi trẻ nhắc lại một âm thanh nào đó, bạn hãy bắt chước và chơi trò nói chuyện luân phiên cho đến khi trẻ chuyển sang một âm thanh khác và cứ tiếp tục như vậy. Hãy sử dụng những âm thanh có sự khác nhau về giọng điệu và cách phát âm.

Tạo những âm thanh ngộ nghĩnh bằng cách nói qua/vào hộp đựng cà phê hoặc lõi cuộn giấy vệ sinh, cho trẻ nghe và nhận ra sự thay đổi của chất lượng âm thanh.

Hát những bài hát ngộ nghĩnh, tình cảm và có thể thay thế các cụm từ “ma-ma-ma” hoặc “da- da-da” và một số lời của bài hát.

Nói về những đồ vật hoặc sự kiện mà bạn nghĩ trẻ đang muốn nhắc đến qua những tiếng bập bẹ. Trẻ có thể dùng tiếng “ba” để chỉ “bottle” (cái chai) và “baba” để chỉ “blanket” (cái chăn) hoặc “doll” (búp bê).

8. Biểu hiện sự phản ứng khi được gọi tênHãy gọi tên trẻ mỗi khi bạn nói chuyện với bé. Nếu trẻ có biệt danh hoặc

những tên gọi khác, hãy chọn một tên gọi bạn định dùng cho trẻ. Sử dụng tên gọi ấy thường xuyên khi nói chuyện với trẻ. Sử dụng nhất quán tên gọi này để trẻ nhận ra tên của mình. Ngữ điệu đặc biệt hoặc cách va chạm nhất quán lên người trẻ mỗi khi gọi tên sẽ giúp trẻ có thêm dấu hiệu để nhận biết. Ngoài ra, cần gọi tên trẻ trong những hoàn cảnh có ý nghĩa, chẳng hạn “Bống, đây là áo của con nè,” hoặc “Bây giờ thì Bống sạch và khô rồi.”

Gọi tên những người khác trong gia đình. Nhớ là vẫn phải nhất quán và cố gắng không thay đổi, chẳng hạn : “Mẹ vừa nghe tiếng bố ngoài cửa”, hoặc “Đây là chị Cún. Chị vừa đi học về”.

9. Phản ứng đối với các từ “lên nào”, “bai bai”

Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ có thể phát triển muộn hơn ở trẻ khiếm thị hoặc trẻ mù. Đây là ngôn ngữ quan trọng trong hầu hết các nền văn hóa và nó thường thay thế hoặc sử dụng cùng với ngôn ngữ lời nói. Do vậy, trẻ mù cũng cần biết loại ngôn ngữ này. Sử dụng nhiều tín hiệu xúc giác cũng là cách giúp trẻ và người lớn tương tác, đó cũng là cách phát triển khả năng phán đoán và chờ đợi.

Phần lớn trẻ đều có thể học được các cách đáp ứng mà không cần phải gợi ý quá nhiều. Khi người mẹ hỏi: “Con muốn mẹ bế lên không?” thì điệu bộ phổ biển nhất của trẻ em là nâng hai tay lên. Nêu trẻ cần các tín hiệu trợ giúp, hãy chạm hoặc vỗ lên cánh tay trẻ. Tín hiệu va chạm nên nhất quán và ban đầu nên làm giống như động tác thật. Chẳng hạn, nâng hai cánh tay của trẻ lên, đặt bàn tay bạn lên hai cánh tay của trẻ hoặc đặt lên khuỷu tay để ra tín hiệu trước rồi mới bế trẻ lên.

Tạo nhiều tình huống để trẻ được nhìn thấy hoặc cảm thấy động tác bạn vẫy tay khi nói “bai bai” với bà, người đưa thư hoặc khách đến chơi nhà. Mô tả cho trẻ các tình huống phải nói “bai bai”, chẳng hạn: “Bây giờ bà đi chợ. Bai bai bà. Chúng ta vẫy tay tạm biệt bà đi. Mãi đến trưa bà mới về”. Nhẹ nhàng lắc cẳng tay của trẻ

để làm động tác “bai bai”. Sẽ có ý nghĩa hơn nếu động tác này đi kèm với một nụ hôn hoặc một động tác va chạm đặc biệt.

Tránh yêu cầu trẻ quá nhiều mỗi khi làm động tác bai bai. Nhiều trẻ thấy khó khăn và bối rối khi cố phải làm theo yêu cầu hoặc mệnh lệnh.

10. Miệng phát ra âm thanh để thu hút sự chú ýTrẻ học được cách phát ra âm thanh để thu hút sự chú ý của người lớn một

khi bắt đầu nhận ra giá trị của sự tương tác xã hội. Cố gắng đừng phán đoán tất cả những gì trẻ muốn hoặc những trường hợp trẻ gần như ít sử dụng giọng nói của mình.

Đáp ứng trẻ ngay tức khắc. Nếu bạn không thể đến bên trẻ ngay thì hãy nói cho trẻ biết bạn đang lắng nghe và sẽ sớm có mặt bên em.

Kể hoặc diễn giải những tiếng bập bẹ của trẻ theo lối giao tiếp có ý nghĩa: “Con muốn dậy bây giờ” hoặc “Con muốn chơi.”

11. Phản ứng không lời đối với một số cụm từ đơn giản (“Con muốn uống nước không?” và bé quay đầu đi chỗ khác; “chúng ta đi xe đạp nhé,” và trẻ trở nên rất hứng thú)Nói thật nhiều với trẻ. Đối với trẻ khiếm thị, từ ngữ quan trọng hơn rất nhiều

so với trẻ sáng mắt. Sử dụng nhiều những từ ngữ có ý nghĩa đối với trẻ khiếm thị. Nói với trẻ về những âm thanh trong môi trường, những gì bạn đang làm và những điều đáng xảy ra,... Ban đầu, việc nói về tất cả những điều này có thể không tự nhiên và làm trẻ thấy không thoải mái nhưng với những trẻ không nhìn thấy những gì đang xảy ra xung quanh thì điều này vô cùng quan trọng, nhất là trong những nền âm thanh lộn xộn.

Cố gắng hình thành và tuân theo trật tự sinh hoạt hàng ngày vì nhờ đó trẻ có thể đoán biết trước những gì sắp xảy ra. Cho trẻ một vài đầu mối để nhận biết điều xảy ra tiếp theo. Mở vòi nước trong chốc lát trước khi nói với trẻ “Đến giờ tắm rồi" hoặc sau tiếng bíp của bếp lò là lời thông báo “Đến giờ ăn trưa rồi”.

Ban đầu, cần nhất quán trong cách sử dụng ngôn ngữ. Đợi trẻ đáp ứng sau khi nói “Con muốn bế lên đúng không?” hoặc “Đến lúc nói bai bai rồi.”

12. Bắt chước giọng điệu của người khác

Trẻ thích nghe những cụm từ ngân nga. Tuy nhiên, ban đầu nên sử dụng các cụm từ này nhất quán về âm lượng, biến tố và sự nhấn giọng của nhịp điệu.

Sử dụng các cơ hội ngẫu nhiên trong ngày để làm mẫu các cách dùng thán từ. Chẳng hạn: A, á, Ô, Ối

Chơi trò Ú - òa hoặc hát bằng giọng cường điệu khác nhau.Kể những câu chuyện đơn giản, tạo ra các biến tố và thay đổi trường độ khi

nói.

Khi trẻ đã biết sử dụng thán từ, hãy mở rộng ngôn ngữ cho trẻ. Chẳng hạn, nếu trẻ nói “a” khi làm rơi đồ chơi, người lớn sẽ nói: “Ô. Con làm rớt đồ chơi rồi”.

13. Phán đổi bằng cách quay đi chỗ khác hoặc đẩy đồ vật ra xa Trước khi dạy trẻ nói từ “không”, hãy thể hiện khái niệm này bằng cử chỉ điệu

bộ. Sau khi uống xong, trẻ có thể quay đầu đi hoặc đẩy chai nước ra xa. Hãy quan sát, lắng nghe những biểu hiện này và những hình thái giao tiếp ban đầu. Diễn giải ý định của trẻ, chẳng hạn: “Con không muốn uống nữa” hoặc “Con uống đủ rồi”.

14. Ngừng hoạt động ít nhất trong chốc lát khi người khác nói đượcCố gắng sắp xếp môi trường sao cho càng ít xáo trộn càng tốt. Nói “không”

khi trẻ làm những việc có thể gây nguy hiểm, cấm trẻ mù chạm vào bất cứ đồ vật gì cho đến khi đã hiểu rõ về nó. Nếu nhà đã sắp xếp cẩn thận, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra thì trẻ có thể khám phá tự do và an toàn.

15. Kết hợp hai âm tiết khác nhau khi đang chơi nói chuyện (“da – dee hoặc ma – mee”)

Khi trẻ đang bập bẹ một âm tiết giống nhau, chẳng hạn “ma - ma - ma”, người lớn có thể bắt đầu mở rộng thành hai âm tiết khác nhau như “ma - me” và khuyến khích trẻ lặp lại.

Dụ trẻ nói chuyện và đáp lại những tiếng bập bẹ của trẻ như là đang nói chuyện, chẳng hạn: “Hôm nay con đã làm gì?” và duy trì cuộc nói chuyện: “Con đã uổng sữa và tiếp theo là chuyện gì?”

Chơi nói chuyện theo lượt. Bắt đầu bằng âm đơn và thêm vào thành âm đôi và cuối cùng là những chuỗi âm thanh khác nhau.

Sử dụng một vài âm vị hoặc âm tiết liên quan đến những hoạt động vận động vui nhộn, chẳng hạn như, một tay giữ bóng, một tay đập mạnh và nói “b-o-ng, bóng” Tạo âm thanh giống như tiếng của những con vật ngộ nghĩnh. Chẳng hạn: “Con chó kêu gâu gâu”, “Con mèo kêu meo meo”. Ban đầu, trẻ sẽ đáp lại sự khôi hài của người lớn bằng âm thanh phát ra và sau đó có thể bắt chước ngữ điệu nhưng sai âm tiết.

Cho trẻ cơ hội để thực hành “nói” một mình. Khi đang nói một mình, nghe tiếng của bạn, trẻ sẻ phải dừng lại để lắng nghe. Bạn cũng nên dành thời gian để cả hai cùng nói chuyện nhưng cũng đừng quên tạo cơ hội để trẻ phát huy tính độc lập.

16. Bắt chước nói được một từKhi trẻ đã bắt đầu lặp lại hai âm tiết khác nhau do bạn phát ra, hãy khuyến

khích trẻ bắt chước nói một từ khi bạn đưa vào tay trẻ một đồ vật, gọi tên và cho trẻ lặp lại. Trẻ có lặp lại đúng từ bạn đưa ra hay không không quan trọng mà quan trọng là phải đắp lại âm thanh do trẻ phát ra. Ban đầu, trẻ gần như chỉ muốn bắt chước và sẽ lặp lại nếu thấy thích từ đó hoặc thích đồ vật đó.

17. Sử dụng thích hợp một số từ đơn (“nóng”, “bánh quy”)Cho trẻ biết tên của những đồ vật hay tiếp xúc. Cố gắng sử dụng nhất quán

một tên gọi cho mỗi đồ vật, không sử dụng một tên gọi cho hai đồ vật khác nhau. Thậm chí, ngay cả khi hai đồ vật gần giống nhau cũng phải sử dụng bổ ngữ để phân biệt giữa chúng. Cần phải phân biệt rõ trẻ thích quả bóng lớn hay quả bóng gai vì cả hai đều được gọi là quả bóng.

Quan sát nét mặt và các cử động để biết đồ vật hoặc hành động này có gây hứng thú cho trẻ. Cung cấp từ vựng và giúp trẻ khám phá chúng. Khi trẻ phát ra bất cứ âm thanh gì gần giống một từ, hãy mở rộng những gì trẻ nói và thực hiện những hành động tương ứng. Khi trẻ bắt đầu nói, không phải lúc nào chúng cũng nói chính xác từ giống như yêu cầu.

Đôi khi trẻ chỉ muốn bắt chước ba mẹ, thu hút sự chú ý của người lớn vào một đồ vật hoặc ý muốn đưa ra nhận xét về sự vật hoặc hành động. từ “bánh” rất có thể mang ý nghĩa là “Con muốn ăn bánh” hoặc cũng có thể là “Con thích ăn bánh này”, hoặc cũng có thể là “Con biết nó là gì rồi. Nó là bánh”. Cố gắng đoán ý của trẻ và mở rộng thêm, chẳng hạn: “Đúng rồi, con đã có bánh rồi. Nó có ngon không?”

Cung cấp thật nhiều đồ vật, thức ăn và hoạt động hấp dẫn để trẻ được lựa chọn và qua đó bạn sẽ sớm khám phá ý thích của trẻ. Bằng việc đưa ra những đồ vật và trò chơi yêu thích để trẻ lựa chọn, bạn có thể giúp trẻ nói từ đầu tiên. Chẳng hạn, giả định rằng trẻ thích trò chơi “Chèo, chèo, chèo thuyền” hơn một trò chơi khác, bạn sẽ đưa ra hai trò chơi cùng lúc để trẻ lựa chọn và bằng cách này giúp trẻ nói từ đầu tiên. Việc đưa ra sự lựa chọn như thế, cái thích hơn với cái không thích, có thể làm tăng vốn từ ban đầu cho trẻ, có thể được thông qua nhiều hoạt động đa dạng.

18. Phát ra được nhiều 5 âm trở lên để đáp lại người đang nói chuyệnChơi và nhắc lại âm thanh của trẻ. Cho trẻ thấy sự vui mừng của bạn trước

những nỗ lực phát âm của trẻ. Những từ ngữ cụ thể cần nhiều thời gian để phát triển và giai đoạn đầu là giai đoạn để trẻ luyện tập.

Hỏi trẻ những điều đã xảy ra, những nơi trẻ đã đến và những câu hỏi mở thay cho những câu hỏi đóng.

Nói với trẻ về tất cả những công việc bạn đang thực hiện hằng ngày vào giờ ăn, giờ tắm, giờ thay tã, giờ chơi. Không nên chỉ nói tên đồ vật mà còn phải nói công dụng và đặc điểm của chúng cho trẻ biết.

Giảm tiếng ồn vô nghĩa trong môi trường sống của trẻ (chẳng hạn như ti vi) nhất là khi bạn đang chơi hoặc nói chuyện với trẻ.

Nhấn mạnh biến tố khi nói. Trẻ sẽ gắn ý nghĩa cho những biến tố khác nhau. Tương tự, khi trẻ bập bẹ những tiếng có biến tố, hãy đáp lại như thể bạn hiểu tất cả những gì trẻ nói, chẳng hạn: “Ừ, mẹ đã nhìn thấy sự giận dữ của con rồi. Điều gì đã xảy ra vậy?”

Đọc cho trẻ nghe và cho trẻ vừa nhìn vào tranh vừa nhìn vào đồ vật. Yêu cầu trẻ chỉ cho bạn đồ vật và tranh ảnh tương ứng.

19. Làm theo một số chỉ dẫn lời nói kèm cử chỉ, điệu bộ (“Đưa tay cho mẹ nào”)

Vào khoảng một năm tuổi, trẻ nên nói được một số âm thanh cụ thể và hiểu một số từ cụ thể. Nếu chưa làm được, hãy kiểm tra thính giác của trẻ. Xem xét tiền sử của gia đình: Các anh chị của trẻ bắt đầu nói khi nào? Trẻ có biểu hiện phát triển ngôn ngữ và lời nói giống như vậy không hay có lý do nào khác mà bị chậm trễ? Nên nhớ rằng các chức năng khác nhau của ngôn ngữ thể hiện rất rõ trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ ban đầu, do vậy, những chỉ dẫn của bạn nên thể hiện các chức năng này.Chẳng hạn: gọi tên, noi bai - bai, chào hỏi, yêu cầu, đòi thêm đều là những từ trẻ có thể sử dụng để đáp lại chỉ dẫn của người lớn.

Ban đầu, trẻ cần nhắc nhở bằng cách cầm tay hoặc ra hiệu khi bạn muốn chúng làm điều gì đó. Phần lớn các gia đình đều hình thành cho mình những ký hiệu riêng. Tuy nhiên, những yêu cầu ban đầu thường là: đến đây, ngồi xuống (hoặc đứng lên), đưa cho mẹ/ba (bất cứ thứ gì trẻ đang cầm), đưa chân cho mẹ (để mẹ cho vào giầy). Sử dụng ký hiệu như thế nào không quan trọng mà quan trọng là phải sử dụng nhất quán. Nhớ là chỉ yêu cầu trẻ thực hiện hành động trong những hoàn cảnh thực tế. Khi trẻ đã có thể làm theo chỉ dẫn với sự trợ giúp của cử chỉ, điệu bộ hoặc ký hiệu, hãy bắt đầu đưa ra những chỉ dẫn phức tạp hơn liên quan đến các hoạt động hàng ngày. Chẳng hạn, khi đang chuẩn bị trang phục thì nói “Con lấy giầy của con đi”; Vào giờ ăn thì nói “Đưa cốc cho mẹ”. Mở rộng và nhấn mạnh tổ hợp hai hoặc 3 chỉ dẫn mới và nhắc lại chúng thường xuyên.Ngôn ngữ - Từ 1 – 2 tuổi

20. Nói được 5 từ khác nhauLàm mẫu những từ mới cho trẻ và mở rộng dần vốn từ cho trẻ. Trước khi nói

được một từ trẻ phải nghe khoảng một trăm lần, do vậy, cần lặp lại chúng thường xuyên. Khuyến khích mờ rộng vốn từ bằng cách cung cấp những trải nghiệm có ý nghĩa cùng với việc phát âm những từ mới. Chẳng hạn: “Con muốn chơi bóng không? Đây là bóng của con.” “Con đang đẩy trái bóng. Con có thể ném nó không?” “Bây giờ chúng ta phải dừng rồi. Đưa bóng cho mẹ.”

Cố gắng sử dụng những câu đơn giản và khuyến khích trẻ nói chuyện theo lượt. Chấp nhận bất cứ âm thanh gì trẻ phát ra. Đừng mong đợi trẻ phát âm chính xác các từ. Khi trẻ nói “mừm” thì bạn có thể nói “Ừ, con đang ăn bột”. Luôn đưa ra những mẫu đúng thay vì bắt chước những tiếng phát âm sai của trẻ. Cần đưa đồ vật trẻ yêu cầu bất cứ khi nào có thể không cần biết trẻ nói có đúng hay không.

21. Kết hợp sử dụng lời nói với điệu bộ để biểu đạt điều mình muốn

Sử dụng điệu bộ sẽ giúp người ta hiểu được ý nghĩa của những từ đang nghe. Trẻ học cử chỉ điệu bộ khi quan sát người khác sử dụng, cần dạy trẻ mù những cử chỉ điệu bộ như vậy.

Khi trẻ yêu cầu thứ gì đó bằng cách làm ầm ĩ, với tới hoặc dùng tay chỉ, người lớn hãy diễn giải những cử chỉ điệu bộ này thành lời nói. Nếu không chắc mình diễn giải đúng, hãy cho trẻ lựa chọn: “Con muốn gì? Sữa hay muỗng?”.

Nếu trẻ sử dụng cử chỉ điệu bộ không đúng, hãy nói và làm mẫu cho trẻ nếu cần thiết.

Sử dụng những đồ chơi có các hành động vận động khác biệt, chẳng hạn như chiếc trống. Lặp lại nhiều lần động tác đánh lên mặt trống để thiết lập điệu bộ. Khi bạn đang thực hiện động tác đánh trống, hãy đưa ra từ tương ứng với hành động.

22. Yêu cầu một số thức ăn thông thường bằng cách gọi tên chúng (trái cây, chuỗi, bánh quy giòn)

Gọi tên đồ ăn thường dừng của trẻ khi bạn đang chuẩn bị hoặc lấy ra đĩa. Chỉ lấy từng ít một để buộc trẻ phải yêu cầu lấy. thêm. Hỏi trẻ muốn gì và nếu trẻ không trả lời thì đưa ra lựa chọn cho trẻ. Chẳng hạn: Con muốn chuối hay táo?

Trẻ mù thiếu hình ảnh thị giác để có thể liên hệ được thức ăn với ngôn ngữ. Do vậy, những thức ăn cỏ mùi hoặc khác biệt rõ về kết cấu sẽ tạo điều kiện để phát triển ngôn ngữ mà không cần người lớn gợi ý. Cho trẻ một số thức ăn nhất định vào giờ ăn nhẹ sẽ nhắc trẻ gọi tên chúng thường xuyên.

23. Nói tên một vật khi được hỏi, “Đây là cái gì?” hoặc “Đó là cái gì?”

Việc trả lời những câu hỏi như vậy thường khó hơn nhiều so với việc tự phát sử dụng các từ. Thậm chí trẻ có nhiều từ trông vốn từ vựng hàng ngày nhưng không dễ để trẻ có thể gọi tên một đồ vật theo yêu cầu. việc đặt các câu hỏi như “Con đang có gì trong tay?”, “Con cảm thấy mặt bàn như thế nào?” hoặc “Có gì trong bồn tắm” buộc trẻ phải sử dụng thông tin xúc giác để trả lời câu hỏi đó.

Chỉ sử dụng câu hỏi “Đó là cái gì?” cho những đồ vật bạn nghe trẻ tự động nhắc, đến tên của nó. Nếu trẻ không trả lời, bạn có thể nói giúp trẻ: “Đó là cái cốc”.

Sử dụng những tình huống tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày hoặc thông qua trò chơi để cho các đồ vật khác nhau vào tay trẻ (giờ tắm, giờ chơi, giờ ăn tối), cố gắng để trẻ tự phát ra tên của đồ vật liên quan đến hoạt động đang diễn ra. Nếu trẻ không trả lời, bạn sẽ nói giúp trẻ: “Đó là quả bóng. Nó to, tròn và xù xì”.

Cùng trẻ đọc truyện xúc giác. Gọi tên đồ vật hoặc tranh ảnh và thỉnh thoảng đặt câu hỏi “Đó là gì?” đối với những tranh ảnh hoặc đồ vật trẻ đã xem nhiều lần.

24. Sử dụng những câu một từ để yêu cầu “uống”, “nước”, vv....

Trẻ thường hoán đổi danh từ và động từ khi đưa ra yêu cầu. Chẳng hạn, “uống” tượng trưng cho sữa, nước trái cây hoặc bất cứ đồ uống gì; “gâu gâu” tượng trưng cho con chó,…

Khi trẻ dùng lời nói để đưa ra yêu cầu – cố gắng đón nhận và mở rộng thành ngôn ngữ, chẳng hạn: “Ồ, con muốn ăn thêm bánh, ừm, ừm, con thích những chiếc bánh hình con cá.”

25. Yêu cầu “thêm nữa” ở 3 tình huống thích hợpSử dụng các hoạt động thể chất như chơi xích đu, chơi với ngón tay, cưỡi

ngựa để dạy trẻ kỹ năng này. Đang chơi như thường lệ, dừng lại đợi trẻ dùng cử chỉ điệu bộ hoặc “nói” trước khi bạn tiếp tục. Khi trẻ biểu lộ muốn “nữa”, bạn sẽ nói thay: “À, con muốn nữa” và tiếp tục hoạt động. Cứ như vậy, động tác dừng và bắt đầu có thể lặp lại nhiều lần cùng với yêu cầu muốn “nữa” của trẻ.

Khi chơi với những đồ chơi như hình khối, xe hơi, nhớ là chỉ nên đưa cho trẻ từng ít một. Khi quan sát thấy trẻ đang lắng nghe bạn đang chơi với một đồ chơi khác, hãy hỏi: “Con muốn gì? Ồ, con muốn chơi nữa.”

Trong bữa ăn, hãy lấy ít lượng thức ăn để trẻ phải yêu cầu lấy thêm. Sử dụng cách nói thông thường của những người trong gia đình vào giờ ăn: “Con muốn thêm ít canh nữa” hoặc “thêm ít đường nữa mới đủ ngọt”.

26. Làm theo 3 yêu cầu đơn giản mà không cần cử chỉ điệu bộ hỗ trợMột khi trẻ có thể làm theo 3 yêu cầu đơn giản với sự trợ giúp của cử chỉ điệu

bộ (vỗ tay, lắc đầu, ngồi xuống), bạn nên bắt đầu mong trẻ sẽ hợp tác nhiều hơn với bạn trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn, yêu cầu trẻ “đứng lên”, “Giơ tay lên”, “Cho tay vào ống tay áo khoác”. Bạn có thể yêu cầu trẻ làm những động tác này khi trẻ đang mặc quần áo. Vào giờ ăn, bạn hãy thử yêu cầu trẻ “đưa cốc cho mẹ”, “ăn phần chuối của con đi”, “đưa bát cho mẹ”, cố gắng đưa ra tổ hợp hai hoặc ba yêu cầu và nhắc lại thường xuyên.

27. Tự nói được từ 10 - 15 từ

Những từ đầu tiên trẻ phát ra là những từ trẻ thường nghe, hiểu và có ý nghĩa với chúng. Những từ đơn nhưng có thể có ý nghĩa giao tiếp như một ý nghĩ trọn vẹn, một lời yêu cầu, một nhận xét hoặc đơn giản chỉ là để gọi tên. Không phải lúc nào trẻ cũng dùng từ để đưa ra yêu cầu. Một vài từ có thể có nhiều chức năng tùy vào tình huống.

Tiếp tục gọi tên những sự vật và hành động quen thuộc hàng ngày. Khi bạn đang muốn khuyến khích trẻ nói một số từ mới, hãy chọn tên của những đồ vật hoặc sự kiện gây hứng thú hoặc có ý nghĩa với trẻ. Đừng quan trọng việc trẻ có nói chính xác hay không, trẻ chỉ cần nói gần giống là được.

Cùng kể chuyện hoặc đọc sách với trẻ. Khuyến khích trẻ bắt chước gọi tên những sự vật trong sách.

Chơi trò phán đoán khi ngồi im một chỗ. Đưa cho trẻ một đồ vật và hỏi đó là cái gì. Có thể nói chuyện với trẻ về vị trí thường ngày của nó, ai thường sử dụng nó và nó được sử dụng để làm gì.

Lượm lặt những đồ vật khác nhau trong nhà lại một chỗ. Giúp trẻ phân loại chúng theo vị trí thường ngày. Yêu cầu trẻ gọi tên vị trí và sau đó cả hai cùng để chúng lại chỗ cũ.

Sử dụng phương pháp nói một mình và nói song song. Nói một mình để mô tả bạn đang làm gì và nói song song khi mô tả trẻ đang làm gì. Hai chiến lược này sẽ giúp trẻ gắn kết từ ngữ với sự vật và hành động của mỗi người.

28. Khi có sự hiện diện của đồ vật, người hoặc nuôi quen thuộc, trẻ sẽ gọi đúng tên mỗi đối tượng khi được yêu

Vào độ tuổi này, trẻ chưa cần phải biết các từ chỉ loại như “động vật”, “mèo”, “chó” mà chỉ cần biết tên của một số con vật yêu quen thuộc trong nhà như “Cún”, “Bống”.

Gọi tên của các thành viên trong gia đình thường xuyên để trẻ có thể nghe và nhớ. Chẳng hạn: “Bố đang đến đấy” hoặc “Con đưa trái bóng cho anh Quân đi”. Hãy nhớ rằng nếu bạn gọi vợ/chồng bạn bằng tên (không phải gọi là Bố, Mẹ...) thì trẻ cũng gọi bằng tên đó.

Nói với trẻ về các sự kiện và hoạt động diễn ra trong gia đình. Chẳng hạn: “Mẹ vừa gọi điện về đấy. Mẹ đang ở cơ quan và mẹ sẽ về sớm thôi” hoặc “Con đang nhớ anh Bin. Anh Bin đi học rồi”.

Luôn luôn gọi tên những đồ vật trẻ yêu thích và chơi trò di chuyển đồ vật ra xung quanh. Hỏi trẻ “Cái gì ở đằng kia?” để trẻ trả lời và qua đó mở rộng thêm những tên mới trong những tình huống khác.

29. Biết đặt câu hỏi lên giọng ở cuối từ hoặc cụm từLàm mẫu cho trẻ các câu hỏi một - hai từ. Cường điệu bằng cách lên giọng ở

cuối câu. Thậm chí ngay cả những từ đơn cũng nghe giống như câu hỏi nếu bạn lên giọng ở cuối câu (chẳng hạn: “b…ánh” nghĩa là “Con muốn ăn bánh không?”). Nhướng lông mày để phụ trợ cho trẻ biết bạn đang đặt câu hỏi.

Đáp lại những ngữ điệu lên giọng của trẻ kể cả khi bạn không chắc là trẻ đang đặt câu hỏi. Dạy trẻ nói các ngữ điệu khác nhau. Khi gọi tên thì giọng bình thường còn khi đặt câu hỏi thi lên giọng. 

30. Gọi tên được 2-3 bộ phận cơ thể (chẳng hạn: miệng, mũi, bụng) (CG. 64)

Lồng ghép tên các bộ phận cơ thể vào các hoạt động thường ngày. Chẳng hạn: “Chúng ta rửa chân con nhé.”, “Mặt con dính đồ ăn kìa.” Yêu cầu trẻ cố gắng gọi tên bộ phận cơ thể đang được chạm hoặc cù vào. Nếu trẻ không nói, bạn sẽ cung cấp ngôn ngữ tương ứng.

Hướng dẫn trẻ chơi trò “Head, Shoulders, Knees, and Toes” bằng cách chầm chậm đưa tay trẻ lên đỉnh đầu, sau đó xuống vai,... Khuyến khích trẻ gọi tên các bộ phận cơ thể khi chạm vào chúng.

31. Nói được tên gọi của mình khi được hỏiThường xuyên nhắc tên trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Đặt câu hỏi để khuyến

khích trẻ trả lời bằng tên của mình.Chơi với trẻ. Gọi tên tất cả các thành viên trong gia đình khi ăn tối. Đứng

trước gương và hỏi “Ai trong đó?”. Nói chuyện với trẻ qua điện thoại đồ chơi và hỏi “Đây là ai?”. Cho trẻ thời gian để trả lời. Nếu trẻ không trả lời, hãy mở rộng cuộc hội thoại, chẳng hạn “Có phải Cún không?”

32. Sử dụng các danh từ (cái ly), các động từ (đi) và bổ ngữ (tới)

Trẻ đang mở rộng vốn từ bằng cách tiếp tục phát ra những từ đơn, trong đó có danh từ, động từ và tính từ. Cho đến giai đoạn này trẻ vẫn sử dụng những từ đơn để chỉ cả động từ và động từ, chẳng hạn: chơi - vừa chỉ hành động, vừa chỉ tên đồ chơi. Bây giờ thì cách dùng, từ của trẻ chính xác hơn.

Các hoạt động diễn ra hàng ngày là cơ sở để trẻ để phát triển và mở rộng ngôn ngữ. Luôn quan sát và tạo điều kiện để trẻ hoạt động. Sau đó mô tả bằng lời hoặc đưa ra phản hồi cũng là những cách khuyến khích trẻ nói và nhận xét.

Lắng nghe để biết nên mở rộng ngôn ngữ cho trẻ như thế nào bởi vì phát âm của trẻ có thể chưa chính xác. Khuyến khích sử dụng từ mới. Theo dõi xem trẻ sử dụng những từ gì và sử dụng như thế nào để đáp ứng và mở rộng ngôn ngữ phù hợp.

Những động từ đầu tiên trẻ thường sử dụng là muốn, ngồi, đứng , đi, chạy và những tính từ đầu tiên là nóng, to, bẩn, ướt, xấu. Riêng số lượng danh từ tăng rất nhanh khi trẻ bắt đầu gọi tên tất cả những sự vật khác nhau trong môi trường.

Đưa cho trẻ cả những quả bóng lớn và bóng nhỏ, xe lớn và xe nhỏ để khuyến khích trẻ sử dụng phối hợp các từ, chẳng hạn: "bóng to, bóng nhỏ, bóng lăn, đi nhanh...”Ngôn ngữ - Từ 1 – 2 tuổi

33. Biết trả lời “có” hoặc “không”

Một số trẻ thể hiện cử chỉ điệu bộ hoặc âm thanh để tượng trưng cho trả lời “có” và có thể giữ im lặng để nói “không”. Một số trẻ khác có thể lắc đầu để nói “không” và giữ im lặng để nói “có”. Kỹ năng này không quan tâm việc trẻ có phát âm đúng hay không mà quan trọng là trẻ phát triển khả năng tự điều khiển các hoạt động của mình qua việc đắp lại câu hỏi.

Tạo cơ hội để trẻ phản ứng “có” hoặc “không” với các câu hỏi và những tình huống đa dạng. Tuy nhiên, không nên hỏi trẻ có muốn ăn bánh không nếu bạn không có sẵn bánh. Điều quan trọng là khi bạn muốn cho trẻ lựa chọn thì sự lựa

chọn ấy nên là phần thưởng cho trẻ cố gắng lý giải cho trẻ biết khi nào trẻ được lựa chọn và khi nào thì không, chẳng hạn như giờ ngủ trưa.

34. Liên hệ đến những đồ vật hoặc người vắng mặtTrẻ sẽ bắt đầu nói về những người, sự vật và sự kiện hiện thời không có mặt.

Có thể là một người đã đi làm hoặc đang ở một phòng khác trong nhà nhưng trẻ thực sự không biết hiện họ đang ở đâu. Khuyến khích trẻ tham gia vào các cuộc hội thoại. Chẳng hạn:

“Bố à?”“Ô, Bố đang ở cửa hàng”“Bố à?”“Bố đi lấy sữa cho con ăn trưa. Con đói rồi phải không?”“Nước ạ?”“Ồ, con muốn uống nước. Nước đang ở dưới bếp. Để mẹ lấy cho con.”Nói với trẻ về những sự kiện sắp xảy ra tiếp theo trong ngày (hoặc trong

tương lai). Nói cho trẻ biết bạn sẽ đi đâu, sẽ làm gì và có ai đang ở đó. Cho trẻ cơ hội để đưa ra nhận xét và đặt câu hỏi về hoạt động. Trả lời câu hỏi bằng cách mở rộng câu hỏi của trẻ.

Lắng nghe cẩn thận những âm thanh và tiếng ồn trong môi trường. Trẻ mù có thể lắng nghe cả những âm thanh bạn ít để ý và đưa ra nhận xét về chúng. Vì thế, bạn có thể không biết trẻ đang nói gì trừ khi bạn thực sự chú ý đến xung quanh, cần nhớ là không nên tạo ra quá nhiều âm thanh lẫn lộn. Chẳng hạn, nếu bạn đang mở Ti vi, âm thanh của nó có thể lấn át những âm thanh thực tế khác.

35. Tự động sử dụng câu 2 từTrước khi tự động sử dạng câu hai từ, trẻ đã biết bẳt chước kết hợp hai từ với

nhau. Hãy mở rộng những từ đơn thành những cụm hai từ. Chẳng hạn: “Bánh”, “thêm bánh”, “nóng”, “bếp lò nóng”.

Giờ thì trẻ đã sẵn sàng để kết hợp hai từ trong câu. Trẻ sẽ nói “đi rồi”, “xe bố”, “thêm sữa”, “đài mở”,... Cấu trúc ngữ pháp hoặc thứ tự có thể không đúng nhưng ý định thì thường rất rõ ràng.

36. Hiểu được ít nhất 2 từ thể hiện hai loại sự vật khác nhau (động vật, đồ chơi)

Sử dụng các từ chỉ loại trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn: “Hôm nay, chúng ta đã đi thăm vườn bách thú.”, “Chúng ta cùng đọc sách nói về các con vật.”, “Đến giờ lau nhà rồi. Hãy bỏ gấu bông của con lên giường nào.”

Hỏi trẻ cỏ muốn ăn thêm sữa chua vào giờ ăn nhẹ. Trẻ có thể trả lời “có” hoặc “không” hoặc nhắc đến tên một loại trái cây. Đặt một ít trái cây vào tay trẻ và nói cho trẻ biết về các loại trái cây ấy.

Nếu trẻ nhắc đến tên của những chiếc bánh hình thú cùng loại, chẳng hạn: voi, mèo, thỏ,..., người lớn hãy đưa cho trẻ các loại bánh quy hình thú khác nhau và cho trẻ lựa chọn. Trước hết, nói với trẻ loại bánh rồi thêm vào các tên phụ (bánh hình con mèo, bánh hình con cá,...).

37. Bước đầu hiểu được một số khái niệm về nhiệt độ và kết cấu (nóng hoặc mềm)

Ở giai đoạn này, chúng ta đừng mong trẻ đã có thể sử dụng đúng các từ (nếu may mắn, trẻ có thể lặp lại sau khi bạn nói), nhưng trẻ có thể đơn giản đáp ứng theo cách trẻ đã hiểu được nghĩa của chúng.

Sử dụng tính từ để mô tả thức ăn của bữa trưa, chẳng hạn: xúp và pho mát nướng thì nóng; nước trái cây và kem thì lạnh, cẩn thận khi sử dụng khái niệm “nóng”, cần dạy trẻ khái niệm này trước để trẻ không bị bỏng miệng khi ăn hoặc khi uống. (Nói cho trẻ biết cách thổi để làm lạnh thức ăn).

Việc tăng cường sử dụng tính từ khi nói chuyện với trẻ về các sự kiện và hoạt động hàng ngày sẽ giúp trẻ hiểu và sử dụng đúng ngôn ngữ. Tuy nhiên, với trẻ khiếm thị, cần sử dụng những tính từ liên quan đến cảm nhận xúc giác và thính giác thay cho thị giác, cần kết hợp giữa tiếp xúc bằng tay và ngôn ngữ, để trẻ hiểu cụ thể và chính xác các từ và các khái niệm.

Ngôn ngữ - Từ 2 – 3 tuổi38. Dùng từ ngữ để thể hiện nhu cầu vệ sinh

Cách gia đình bạn sử dụng ngôn ngữ như thế nào để nói về nhà vệ sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Do vậy, ngôn ngữ của gia đình cần nhất quán với ngôn ngữ của trẻ. Phụ thuộc vào việc đạt được các kỹ năng đi vệ sinh của trẻ, trẻ có thể chưa biết sử dụng ngôn ngữ để thể hiện “nhu cầu” giống như khi đã giải quyết xong.

Trẻ có thể dùng từ trước khi đi vệ sinh, trong khi đi và sau khi đã đi xong. Những từ vựng đầu tiên về vấn đề vệ sinh sẽ được sử dụng khi trẻ đang ngồi trong nhà tắm. Sau đó, trẻ mới sử dụng ngôn ngữ để thông báo nhu cầu. Việc di chuyển tới nhà tắm và các thao tác đóng, mở quần áo cũng rất quan trọng cho việc thực hiện kỹ năng này.

39. Gọi tên được 2 hoặc 3 động vật, 2 hoặc 3 thứ quần áo

Sách làm từ các đồ vật và tranh ảnh là nhũng loại sách có thể sử dụng để giúp trẻ gọi tên các vật dụng thông thường. Sách từ đồ vật rất dễ làm còn sách tranh ảnh thì có thể tìm thấy dễ dàng trên thị trường.

Trước kia, trẻ thường sử dụng tên của những con vật yêu trong gia đình để nói chung về “các con vật”. Bây giờ thì trẻ có thể hiểu và sử dụng các từ chỉ loại. Trẻ có thể hiểu một cách khái quát rằng, chó, mèo, bò đều là động vật. Các chuyến đi thăm sở thú, về miền quê hoặc đi xem xiếc đều là những cơ hội tốt để trẻ được

tiếp xúc với các loài vật khác nhau và qua đó trẻ có thể gây dựng tình cảm với chúng. Nếu chỉ sử dụng mô hình, sẽ rất khó để trẻ có được khái niệm đúng về động vật.

Để lẫn lộn tất cả các loại quần áo: quần dài, áo sơ mi, áo khoác, tất, đồ lót. Chia chúng thành từng loại và yêu cầu trẻ gọi tên.

40. Gọi tên được 10 vị trí hoặc vật dụng trong nhà: nhà bếp, bồn rửa, đèn pin

Lượm lặt đồ vật xung quanh nhà lại một chỗ và chơi trò phán đoán. Đưa cho trẻ một đồ vật và hỏi nó là gì. Nỏi chuyện về vị trí thường lệ của nó ở trong nhà, ai thường sử dụng nó và nó được dùng để làm gì.

Giúp trẻ phân loại các vật dụng này theo chức năng hoặc vị trí trong nhà. Khi trẻ có thể gọi tên mỗi đồ vật và một vài phòng, hãy để đồ vật lại chỗ thường lệ của nó.

41. Sử dụng được ít nhất 50 từ khác nhau

Mỗi trẻ có vốn từ vựng khác nhau do vậy việc liệt kê các từ cụ thể rất khó khăn. Đây là mốc phát triển ngôn ngữ mà qua đó chúng ta có thể đo được sự phát triển của trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ. Vì phương pháp phổ biến nhất giúp trẻ đạt được các từ mới là bắt chước, nên lời khuyên tốt nhất trong trường hợp này là hãy nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt.

Danh từ chiếm phần lớn vốn từ của trẻ nên việc gọi tên các sự vật trong môi trường của trẻ rất quan trọng, ở giai đoạn này, trẻ có thể luôn miệng hỏi người lớn “Cái gì đây?” ngay cả khi chúng đã biết tên của đồ vật. Việc này được trẻ xem như một trò chơi yêu thích.

Hãy để trẻ hòi và đưa ra nhận xét. Đừng đoán biết tất cả các nhu cầu của trẻ. Bạn có thể quan sát trẻ với tới hoặc tìm kiếm đồ vật. Đợi để trẻ đề nghị bạn giúp hoặc đưa đồ vật cho bé. Nếu trẻ không đề nghị, không hỏi mà tỏ vẻ chán nản, hãy hỏi xem trẻ muốn gì. Tiếp tục đợi để trẻ phản ứng bằng lời.

42. Kết hợp được 2 từ để diễn đạt yêu cầu: “thêm nước”Mở rộng ngôn ngữ cho trẻ dựa trên những từ đơn bé tự phát ra. Chẳng hạn,

khi trẻ nói “Mama” và đưa tay ra thì bạn có thể nói “Mẹ bế”. Diễn giải ý của trẻ nhưng không đòi hỏi trẻ phải nhắc lại.Khuyến khích trẻ kết hợp hai từ đơn đã biết thành cụm hai từ. Nếu trẻ nói “đi” và “lên” thì khuyến khích trẻ nói “đi lên”.

43. Kết hợp 2 từ để diễn đạt sự sở hữu: “xe bố”Nói với trẻ về những nguồn âm thanh trong môi trường: “Đó là xe máy của

bác Hùng. Tiếng nổ to quá.” Nếu có thể hãy cho trẻ thời gian để xem xét chiếc xe của bác.

Cho phép trẻ vật dụng của người thân trong gia đình: “Đây là hoa tai của bà. Nó được đeo vào cánh tai”, “Kia là giầy của bố, con thấy nó có to không?” “Đây là mũ của anh Tôm. Hôm nay anh đi học nhưng lại để quên nó ở nhà.”

44. Nói về những gì mình đang thực hiện: "Ăn ngon bánh hoặc "con đi bô”

Mô tả những hoạt động quen thuộc trẻ đang thực hiện: “Con có những khối gỗ. Hãy bỏ chúng vào hộp nào. Ồ, bây giờ con lại đang lấy chúng ra khỏi hộp”. Thông thường, trẻ chỉ đáp lại bằng một từ đơn, chẳng hạn như “ra”. Bạn hãy giúp trẻ mở rộng chúng thành những câu ngắn và hoàn chỉnh.

45. Làm theo được các chỉ dẫn có sử dụng đại từ nhân xưng: "Đưa nó cho cô”

Cùng nói chuyện với trẻ về những người khác trong nhà: “Con có nghĩ bố sẽ mệt khi về đến nhà không?”, “Khi bà nhìn thấy còn, bà sẽ rất ngạc nhiên”.

Tạo cơ hội tự nhiên để trẻ đưa đồ vật tận tay người khác: “Đây là ly của chị Cún. Con đưa cho chị đi”. Cần nhất quán khi sử dụng đại từ và ghép đôi chúng với tên của người được nói tới.

46. Đưa từ hai đồ vật trở lên khi được yêu cầu, sử dụng số nhiều: những cục gỗ

Tận dụng các hoạt động hàng ngày để sử dụng các danh từ số nhiều và số ít. Sử dụng các từ “một”, “hai”,... “nhiều” để hình thành các từ chỉ số ít và số nhiều: “Con có hai cái bánh”, “Mẹ chỉ có một cái lược.”

Hỏi trẻ muốn một hay hai cái bánh, tương tự với những đồ vật khác.47. Phát âm rõ ràng nhưng từ bắt đầu bằng phụ âm: p, b, h, w, n

Mặc dù những từ bắt đầu bằng những phụ âm này rất dễ phát âm nhưng không phải lúc nào trẻ cũng nói đúng.

Nói với trẻ tất cả những hoạt động khác nhau xảy ra trong cuộc sống hàng ngày nhất là những từ bắt đầu bằng những phụ âm trên. Dùng nhiều từ và thêm vào các từ với các âm thanh đa dạng. Có thể tổ chức dưới dạng trò chơi để rèn phát âm cho trẻ. Chẳng hạn, chơi trò thổi bong bóng và nói “bóng bay”. Chơi trò xe cảnh sát hoặc xe cửu hỏa và nói “u-u” với âm thanh của tiếng còi báo động.

48. Đáp ứng được 2 yêu cầu đơn giản: “Nhặt những cục gỗ của con lên và bỏ chúng vào hộp đồ chơi”

Bắt đầu với những yêu cầu không đòi hỏi sự vận động quá nhiều. Chẳng hạn: đặt một đồ chơi có các bộ phận tháo rời lên bàn, yêu cầu trẻ kích hoạt đồ chơi rồi chuyển sang cho bạn.

Sử dụng những tình huống tự nhiên hàng ngày để thực hành: “Con uống sữa xong, bỏ ly vào chậu.”, “Cởi áo khoác ra và để trên giường”. Nếu trẻ chỉ làm được yêu cầu đầu tiên và không được yêu cầu thứ hai, nhắc trẻ cố nhớ lại yêu cầu của

bạn: “Mẹ đã hỏi con gì nhỉ? Mẹ bảo con cởi áo khoác và để ở đâu? Con phải để ở đâu?”.

49. Trả lời đúng các câu hỏi sử dụng động từ có đuôi “ing”: đang chạy (Không có trong tiếng Việt)

50. Sử dụng các dạng số nhiều thông thường: sách/những quyển sách

Trước đây, trẻ có biểu hiện hiểu được số nhiều và số ít qua việc đưa cho bạn nhiều đồ vật theo đúng yêu cầu. Còn bây giờ, trẻ phải nói được đúng danh từ chỉ số nhiều thông thường. Với trẻ mù, cần đảm bảo trẻ được sờ để xác định một vật hay nhiều hơn một.

Sử dụng các tình huống tự nhiên trong ngày để trẻ sử dụng các danh từ chỉ số nhiều. Chẳng hạn: “Hôm nay, con muốn ăn gì vào bữa ăn nhẹ?” Trẻ có thể trả lời: “Con muốn ăn bánh quy” và người lớn sẽ hỏi tiếp: “Con muốn mấy cái bánh quy?”

Hỏi trẻ muốn chơi trò gì và bé có thể nói: “Với những khối gỗ”, “những chiếc vòng”,... Nếu trẻ dùng không đúng danh từ số nhiều, hãy làm mẫu và cho trẻ lặp lại.

51. * Sử dụng đúng đại từ nhân xưng “tôi”; tân ngữ “tôi” và đại từ sỡ hữu “của tôi”

Trẻ mù thường xưng tên khi nói chuyện do vậy, chúng có thể không hiểu được các đại từ như tôi, của tôi vả tân ngữ “tôi”. Người lớn cần dạy cho trẻ hiểu và sử dụng đúng các đại từ này

Trẻ cần nhiều cơ hội để được nghe đúng ngôn ngữ chỉ các mối quan hệ sở hữu: “Những chiếc chìa khóa này là của mẹ.”, “Đây là bàn chải của con, còn cái này là của mẹ.”

Nếu trẻ nói “muốn bánh”, thì người lớn nên làm mẫu lại một phần câu nói của trẻ: “Con...” rồi để trẻ tự nối tiếp phần lời đã nói. Nếu trẻ không thực hiện được như vậy, người lớn sẽ nhắc tiếp: “Con muốn... gì?”, cố gắng để trẻ tự nhắc lại những gì đã nói. Nếu trẻ xưng tên thay vì dùng đại từ “con”, người lớn cần một người thứ ba để giải thích cho trẻ.

Đặt các câu hỏi buộc trẻ phải dùng đại từ: “ai muốn ăn táo nhỉ?”, “đôi giày này của ai?”

52. Đáp ứng với các câu hỏi “ai?”Hỏi trẻ các câu hỏi bắt đầu bằng “ai” sao cho trẻ phải trả lời bắt đầu bằng

“con”. Chẳng hạn: “Ai muốn ăn táo?”, “Ai muốn đi chơi?”,...Dành thời gian hàng ngày để cả nhà trò chuyện. Việc này sẽ thúc đẩy việc sử

dụng trí nhớ, từ vựng và các khái niệm cần thiết để trả lời những câu hỏi phức tạp. Chẳng hạn: “Hôm nay, ai đến thăm nhà mình nhỉ?”, hoặc “Hôm nay, ai đi học.”

Đặt câu hỏi buộc trẻ phải trả lời ngay lập tức: “Ai đang trong nhà tắm?”, “Ai đang tô màu lên bức tranh?”

53. Đặt câu hỏi bắt đầu bằng “Cái gì?” hoặc “Ở đâu?”Sử dụng các trải nghiệm hằng ngày để làm mẫu cách nói đúng cho trẻ: “Chìa

khóa của mẹ ở đâu?”, “Tiếng ồn đó là gì vậy?”Chơi cùng với một trẻ lớn hơn hoặc anh chị em trong nhà để trẻ được nghe

nhiều mẫu câu khác nhau. Bắt đầu với những trò chơi đơn giản. Chẳng hạn: Xác định đồ vật giấu trong bao tải. Người cầm đồ vật sẽ hỏi: “Cái gì đây?” và những người khác sẽ phải đoán. Sau đó, trò chơi có thể khó hơn (xác định tiếng của các con vật). Chơi những trò đoán khác như: Tôi đang nghĩ về một thứ mà... Đó là cái gì. 

54. Có thể nói thì thầm, la lớn hoặc sử dụng đúng âm lượng khi đối thoại

Đọc những câu chuyện vui nhộn cho trẻ nghe, sử dụng giọng nói như đang đóng kịch và nét mặt biểu cảm. Sau đó, cùng chia sẻ câu chuyện với trẻ, yêu cầu trẻ cho bạn biết con vật khổng lồ đã quát lên như thế nào còn con chuột bé nhỏ thì thều thào ra sao.

Nói thầm những điều “bí mật” vào tai trẻ và bảo trẻ nói thầm những “bí mật” cho bạn.

Thảo luận cùng trẻ khi nào thích hợp để nói to hoặc nói nhỏ. Vào nhà và ra ngoài để cảm nhận sự cần thiết phải thay đổi âm lượng của giọng nói. Mở đài hoặc máy hút bụi rồi lại tắt đi để khám phá xem giọng nói cần to lên như thế nào khi có những âm thanh khác đang hiện hữu.

55. Sử dụng các câu 3 từ

Khi trẻ đã bước qua giai đoạn sử dụng câu hai từ, ngôn ngữ thường phát triển rất mạnh mẽ. Những câu nói ban đầu thường liên quan đến mong muốn và nhu cầu của trẻ. Các câu nói lúc này chưa thực sự hoàn chỉnh và rành mạch nhưng nó nên có cả danh từ, động từ và những loại từ hỗn hợp khác.

Nói chuyện với trẻ về mọi thứ. Khuyến khích chứ không ép buộc trẻ phải bắt chước theo bạn. Chơi các trò chơi kích thích trẻ bắt chước. Hỏi để trẻ phải đáp lại. Khen tất cả những cố gắng của trẻ ngay cả khi trẻ có sử dụng thiếu một vài từ.

Khuyến khích trẻ nói chuyện về búp bê, thú nhồi bông hoặc những người bạn tưởng tượng. Gợi chuyện để trẻ nói về búp bê: “Đến giờ ăn rồi. Có muốn ăn không?”

Hỏi những câu hỏi thông thường và cho trẻ thời gian để trả lời, chẳng hạn: Con đang làm gì, con muốn làm gì, con thích ăn gì,...?

56. Sử dụng động từ to be “là” trong câu kể “Đây là quả bóng" (Không có trong tiếng Việt)

Làm mẫu các câu nói thường ngày: “Con chó đang ngủ”, “Mẹ đang sân sau.”, “Cẩn thận, sàn nhà đang ướt”. Mở rộng các câu nói của trẻ bằng cách thêm động từ “là” khi thích hợp.

57. Sử dụng được các dạng danh từ sở hữu (áo khoác của mẹ)Trong khi gia đình đang nói chuyện, hãy giúp trẻ nhận biết “chân của bố”,

“hoa tai của mẹ”, “ly nước của bà”. Sau đó, có thể chơi các trò choi tương tác như “Đây là chân ai”, “Đây là tay ai”.

Cũng có thể chơi một trò khác. Chẳng hạn: một người che mắt của trẻ trong khi một người khác bỏ đồ vật gì đó vào trong một cái túi; sau đó, cho trẻ tìm xem vật đã bỏ trong túi là vật gì, của ai và khuyến khích trẻ sử dụng các câu nói như: “Nó là con gấu. Con gấu của anh Tí. Ô, không phải, nó là con gấu của chị Su.”

58. Đôi khi, sử dụng được các từ phụ “cái”, “con”Làm mẫu các câu nói hàng ngày để trẻ nghe và sử dụng khi thích hợp. Chẳng

hạn: “Đây là con mèo. Con mèo kêu meo meo.”Chơi trò gọi tên cùng với trẻ. Khuyến khích trẻ sử dụng phụ từ khi hỏi và trả

lời. Chẳng hạn: “Đây là cái gì? Đây là cái khăn.”59. Dùng ngôn ngữ cụ thể để nhờ giúp đỡ hoặc xin phép

Ở độ tuổi này, ngôn ngữ của trẻ có thể chưa phải là ngôn ngữ mô tả cụ thể nhưng trẻ nên bắt đầu sử dụng ngôn ngữ mang tính chức năng hơn.

Khi trẻ không tìm được món đồ chơi yêu thích, thay vì khóc và nhăn nhó, hãy khuyến khích trẻ nhờ người khác giúp đỡ.

Chẳng hạn, khi trẻ muốn bật đồ chơi hoặc muốn thoát khỏi những tình huống không thích, hãy khuyến khích trẻ nhờ giúp đỡ bằng cách nói: “Con muốn mở”, “Mẹ giúp con.”

60. Có thể kể được một hoạt động đã diễn ra trong ngàyGhi âm các câu chuyện của gia đình vào những dịp đi chơi như đi công viên,

sở thú hoặc những lần đi chơi xa. Sử dụng tranh ảnh hoặc đồ chơi 3 chiều tượng trưng cho những hoạt động và sự kiện đã xảy ra trong các chuyến đi chơi đó. Sau khi trẻ nghe câu chuyện, hãy đưa cho trẻ một bức tranh hoặc một đồ vật và khuyến khích trẻ nói về những hoạt động hoặc sự kiện dựa trên thứ tự tranh ảnh hoặc đồ vật bạn đã đưa cho trẻ.

Khi cả nhà đang nói chuyện, bạn có thể hỏi trẻ về một chuyện gì đó đã xảy ra trong ngày, chẳng hạn như: Con đã làm gì sau giờ khi ngủ trưa? Trẻ có thể nhớ đến một hoặc hai thứ đã xảy ra nhưng sau đó, trẻ gần như chỉ liên hệ đến một thứ liên quan trực tiếp đến bản thân.

Thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự kiện bạn đã thực hiện trong ngày sau một sự kiện khác. Chẳng hạn: Sau khi từ siêu thị về nhà, hãy kể cho trẻ

nghe bạn đã đến đó bằng cách nào, bạn đã mua gì, bạn đã gặp ai,... Nhớ là cho trẻ cơ hội để xen vào những câu hỏi vả những lời nhận xét.

61. Phát âm rõ ràng những từ bắt đầu bằng các phụ âm: k, g, t, dNói chuyện thường xuyên với trẻ, sử dụng nhiều các từ bắt đầu bằng các phụ

âm k, g, t, d. Có thể sử dụng trò chơi đi tìm đồ vật. Bạn sẽ giấu những đồ vật có tên bắt đầu với những phụ âm đầu nêu trên. Yêu cầu trẻ đi tìm và khi tìm thấy trẻ phải nói đúng tên đồ vật ấy. Ngôn ngữ - Từ 3 – 4 tuổi

62. Sử dụng các đại từ chỉ quan hệ: cái đó, cái này, những cái này, những cái kiaTạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với những sự vật mới lạ trong môi trường: “Con gà

này nhỏ lắm. Cầm nhẹ nhàng thôi.”, “Tiếng gì thế? À, là tiếng của Bác Mai đang bán hàng trước nhà. Chúng ta chào bác nhé.”

Cho trẻ các cơ hội để lựa chọn: “Con muốn chiếc cốc nào. Chiếc có tay cầm hay chiếc nhỏ làm băng nhựa?” Ban đầu, trẻ có thể trả lời bằng cách chỉ hoặc cầm vào cái trẻ muốn. Nhắc lại lựa chọn của trẻ và mở rộng thêm: “Ừ, đây là bông hoa hồng rất đẹp. Chúng ta cắt nó nhé.” 63. Sử dụng một số trạng từ: nhanh, bây giờ, cũng

Tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm và sử dụng các từ chỉ “tốc độ”. Nói với trẻ: Chúng ta đi nhanh khi chúng ta đang vội và chúng ta đi chậm khi đang đi dạo chơi trên bờ biển hoặc để tìm kiếm những con ốc. Nhạc có lúc nhanh có lúc chậm. Hãy vỗ tay hoặc đánh nhịp theo nhạc.

Sử dụng các từ chỉ thời gian để mô tả các sự kiện: “Con có muốn đi ngay bây giờ không?”, “Chúng ta sẽ ăn tối muộn hơn.”

Từ “cũng” có thể sử dụng khi sử dụng hai hoặc 3 câu nhận xét hoặc mô tả có nội dung tương tự. Tạo cơ hội tự nhiên để trẻ sử dụng từ này. Chẳng hạn: Trẻ nói: Con ăn bánh và bạn sẽ nói Mẹ cũng ăn bánh.

64. Sử dụng một số thì quá khứ thông thường (đã nhảy)Sử dụng thì quá khứ thông thường khi bạn nói với trẻ về một điều gì đó đã

xảy ra trong quá khứ. Lên kế hoạch để cả nhà đi công viên hoặc siêu thị. Sau khi trở về, hãy cùng nói chuyện với trẻ về những điều xảy ra.

Đọc truyện cho trẻ nghe và sau đó hỏi trẻ đã nhớ được gì về câu chuyện. Cả bạn và trẻ cùng kể lại, giúp trẻ khi cần thiết.

65. Sử dụng thích hợp động từ to be “is” đầu câu hỏi (Không có trong tiếng Việt)

66. Sử dụng các từ “mở” hoặc “đã đóng” khi mô tả (cửa mở)Tạo nhiều cơ hội để trẻ trải nghiệm với việc đóng và mở các vật dụng khác

nhau: những chiếc bình, những chiếc hộp, hộp giấy dựng sữa, ngăn tủ, cửa sổ, cửa

ra vào. Bất cứ khi nào thấy an toàn, hãy khuyến khích trẻ dùng tay cảm nhận các phương thức đóng (khép) đồ vật của bạn: đẩy, kẻo, vặn, thít,... 

“Mở” nghĩa là một cái gì đó có thể ra ngoài đồ đựng (đôi khi là ngẫu nhiên) và “đóng” nghĩa là làm cho những thứ bên trong không đổ hoặc tràn ra ngoài. Khuyến khích sự độc lập và sử dụng ngôn ngữ bằng cách đợi trẻ nhờ bạn mở hoặc đóng các vật dụng quen thuộc như hộp kẹo, hộp bánh,...

Trẻ cần sự giúp đỡ để mở hoặc đóng cửa xe. Hãy kiên nhẫn chờ đợi trẻ nói lên yêu cầu hỗ trợ.

Mở cửa sổ xe hơi và gió sẽ thổi vào mặt trẻ. Hãy hỏi trẻ nếu trẻ thích gió thổi lên mặt. Trẻ có thể yêu cầu đóng của nếu không thích gió thổi.

67. * Sử dụng các đại từ nhân xưng (anh ấy, cô ấy, nó, họ, bạn)Nói cho trẻ biết về phái nam và phái nữ. Sử dụng các từ “ông ấy”, “bà ấy”,

“anh”, “chị” trong các cuộc nói chuyện hàng ngày. Lúc này trẻ đã phải bắt đầu đáp ứng thích hợp với các đại từ khác nhau.

Những sự vật không phải là người thì được thay bằng đại từ “nó”. Đại từ “nó” có thể dùng để thay thế cho tất cả các sự vật như bàn ghế, sách vở, thức ăn, đồ chơi, động, thực vật.

68. Lặp lại một số giai điệu, bài hát đơn giản và đánh nhịp ngón tay theo ca, hành động

Loại hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với mọi trẻ. Các giai điệu (bài thơ có vần điệu) dạy cho trẻ khái niệm về nhịp điệu, trình tự, trí nhớ, sự phối hợp cử động cơ thể và thúc đẩy khả năng tham gia vào một hoạt động với những trẻ khác.

Cho trẻ làm quen với các giai điệu/bài thơ có vần - cả từ ngữ và động tác để trẻ có thể phán đoán. Dạy cho trẻ toàn bộ bài thơ hoặc toàn bộ giai điệu kết hợp với nhịp điệu khi bạn có thể. Cũng có những khi bạn chỉ hát hoặc nói thành lời mà không thể kết hợp với động tác. (Khi bạn đang rửa chén, bát, nấu cơm,...)

Dạy cho trẻ từng câu của bài thơ hoặc bài hát. Khuyến khích trẻ nhắc lại sau khi nghe bạn nói hoặc bạn có thể nói và yêu cầu trẻ nhắc từ cuối cùng của từng câu. Dần dần, tăng số lượng từ trẻ phải nhớ và lặp lại. Cuối cùng, gợi mở bằng cách nói từ đầu tiên và để trẻ kết thúc cả câu. Đây cũng là cách bạn có thể dùng để dạy từ cho trẻ. Bạn có thể bỏ ngỏ một vài từ quen thuộc để trẻ tự điền vào.

Cuối cùng, giúp trẻ vừa nhắc lại lời vừa kèm động tác. Bạn có thể hỏi xem trẻ đã sẵn sàng để cùng hát và làm động tác với bạn chưa. Khỉ trẻ đã thích đánh nhịp cùng với bạn, bạn có thể áp dụng chúng vào trong các hoạt động khác. Khuyến khích trẻ cùng làm với người thân trong gia đình và bạn bè.

69. Nói được họ và tên khi được yêu cầuKhuyến khích gia đình nói chuyện về tên và họ tên đầy đủ của những người

trong gia đình. Giải thích cho trẻ biết ý nghĩa của họ và tên lót. Chỉ cho trẻ thấy các thành viên trong gia đình có tên khác nhau nhưng lại có chung họ. Tên họ là cách

nói cho mọi người biết dòng tộc của một gia đình nào đó. Phần lớn các con trong một nhà đều mang họ cha hoặc cả họ cha và họ mẹ.

Cho trẻ cùng bạn đi thăm bà con hàng xóm hoặc bạn bè để trẻ có cơ hội giới thiệu họ tên của mình.

Nếu trẻ đi học Mẫu giáo, hãy khuyến khích giáo viên gọi cả tên và họ của mỗi trẻ để trẻ khiếm thị nhận ra rằng mỗi trẻ đều có họ và tên riêng.

70. Biểu hiện nhu cầu và mong muốn của mình bằng việc dụng các từ (đói, khát, mệt)

Trẻ thường mệt mỏi, chán nản khi chúng không biết sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt cảm giác của mình. Cố gắng nói thành lời những biểu hiện phi ngôn ngữ của trẻ: “Con đói rồi. Sắp đến giờ ăn trưa rồi con ạ.”

Nói với trẻ về các trạng thái tinh thần của những người thân: “Anh Boy bị ốm.”, “Chị Cún đang phát điên lên,” “Mẹ vui quá à”, “Hôm nay con thật ngớ ngẩn”. Giúp trẻ học các từ mô tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và khuyến khích trẻ nói với bạn về cảm xúc của mình.

71.Sử dụng một số thì qua khứ bất quy tắc (đi, ran, tired) (Không có trong tiếng Việt)72. Sử dụng từ ngữ đễ mô tả một số đặc tính của đồ vật (hình dạng, kích thước, màu sắc)Trong suốt các hoạt động hàng ngày, hãy tạo cơ hội để trẻ được nghe và nói

những từ chỉ kích thước. Hãy nhấn mạnh ngữ điệu của bạn vào các từ “to” hoặc “nhỏ”. Cho trẻ thử đi dép hoặc giầy của mẹ để trẻ cảm nhận và nói từ “quá to”, sau đó thử một đôi dép của em bé. và nói từ “quá nhỏ”. Cùng đi với trẻ và nói về những thứ cùng gặp trên đường: “Con chó đó TO quá.”, “Cái xe tải thật TO”. Khi vẽ bằng chì sáp, hãy vẽ những vòng tròn LỚN, sau đó vẽ những vòng tròn nhỏ.

Nói với trẻ về các màu sắc trong môi trường: “Con có quả chuối màu vảng.”, “Con muốn quân cắm màu đỏ hay màu xanh?”. Nhớ là bạn vẫn phải dạy cho trẻ các từ chỉ màu sắc cho trẻ khiếm thị. Nhắc những người khác cũng sử dụng các từ chỉ màu một cách tự nhiên khi nói chuyện với trẻ khiếm thị. Hỏi trẻ muốn sử dụng bút chì màu nào. Sẽ là hoàn hảo nếu như trẻ mù cũng có những màu yêu thích. Màu “hồng” có thể gợi trẻ nhớ đến chiếc áo khoác màu hồng.

Khi cùng đọc sách, hãy khuyến khích trẻ mô tả tranh ảnh trong sách, chỉ ra những đặc điểm khác nhau của cuốn sách. Hãy khuyến khích trẻ kể chuyện về mình để bé có cơ hội dùng ngôn ngữ mô tả.

73. Sử dụng một vài từ ngữ dùng để mô tả (ồn ào, nhớp nháp, gồ ghề)

Điều quan trọng là trong vốn từ của trẻ khiếm thị cần có những từ để mô tả cả những sự vật mới mẻ cũng như thân quen và cũng để phân biệt được những sự vật tương tự. Chẳng hạn, trẻ có thể thích hai đồ chơi như nhau nhưng người lớn cần tìm

và chỉ cho trẻ biết sự khác biệt giữa chúng. Chẳng hạn: cùng là hai chiếc xe ô tô đồ chơi nhưng một chiếc màu xanh lá cây và một chiếc màu tím. Nếu trẻ không nhìn được hai màu này, bé cần có những cách khác để yêu cầu chiếc xe trẻ muốn: chẳng hạn như chiếc kêu chip chít chít hoặc chiếc mấp mô, thậm chí một chiếc có âm thanh ồn ào. Với trẻ khiếm thị, những từ chỉ các đặc điểm xúc giác, âm thanh và mùi vị quan trọng hơn nhiều so với những từ chỉ màu sắc.

Sử dụng trò chơi để dạy trẻ mỗi ngày một từ mới. Chẳng hạn, dạy trẻ từ ồn ào: “Hôm nay chúng ta sẽ nói về những thứ thường hay gây ồn ào. Ti vi ồn quá, vì thế chúng ta tắt nó đi.”, “Chiếc xe tải đó ồn quá, may mà nó chạy qua rồi”. Yêu cầu trẻ xác định, những thứ hay gây ồn trong môi trường sống. Những ngày tiếp theo bạn có thể tiếp tục với những từ chỉ sự nhớp nháp, gồ ghề hoặc mịn màng... cho từng ngày.

Cho nhiều đồ vật khác nhau vào một cái hộp và cho trẻ thời gian để xem xét từng đồ vật. Sau đó, bạn sẽ mô tả về chúng bằng tất cả những từ có thể: cây bút chì dài, màu vàng, nhọn, cứng, nhẵn và làm bằng gỗ; Chiếc mũ to, màu trắng, mềm, nhẹ, đẹp nhưng bị rách.

74. Diễn đạt thì tương lai bằng “sẽ”Hỏi trẻ những câu hỏi liên quan đến những việc sắp hoặc sẽ xảy ra. Chẳng

hạn: “Con muốn làm gì sau khi học bài xong”.Để trẻ giúp bạn lên kế hoạch cho các hoạt động: “Ngày mai chúng ta sẽ đi pic

- níc, con xem mình cần chuẩn bị những gì?”Sinh nhật thường là sự kiện quan trọng đối với trẻ. Hỏi trẻ sắp lên mấy tuổi

vào ngày sinh sắp tới. Mỗi khi sắp đến sinh nhật, hãy hỏi các em định làm gì và thích quà gì?

75. Nói được chức năng của một số đồ vật thông thường Vào giờ ăn, hãy nói với trẻ về những vật dụng thông thường: “Con làm gì với

chiếc thìa nào? Ồ, con sẽ dùng nó để xúc thức ăn.”, “Con làm gì với chiếc cốc này? À, con sẽ dùng nó để uống nước.” Khi hỏi và trả lời, bạn có thể không nói hết câu mà đợi trẻ tự nói cho đủ câu, chẳng hạn: Con sẽ dùng nó để ... và trẻ sẽ nói thêm từ “uống” để hoàn thành cả cậu. Nếu trẻ đã thành thạo với cách này, bạn tiếp tục mở rộng ngôn ngữ của trẻ.

Cho những vật dụng linh tinh vào một cái hộp và yêu cầu trẻ tìm tất cả những thứ có thể dùng để ăn, để mặc hoặc để chơi.

Khi trẻ đã có nhiều trải nghiệm khác nhau, bắt đầu nói với trẻ về những sự vật vắng mặt. Chẳng hạn: “Chúng ta dùng xà bông để làm gì?”, sau đó, đảo lại ý: “Chúng ta dùng thứ gì để rửa tay?”

76. Trả lời một số câu hỏi đơn giản về cách thức (như thế nào?)Bắt đầu với những câu hỏi liên quan đến các hoạt động thường ngày: “Chúng

ta giặt đồ như thế nào?”, “Con rửa mặt ra sao?” Nếu trẻ trả lời không đúng, bạn hãy

làm mẫu cho trẻ câu trả lời. Dần dần, hãy tăng độ khó của câu hỏi. Điều quan trọng là trẻ cần có kinh nghiệm trước khi trả lời câu hỏi. Trẻ khiếm thị cần được trải nghiệm thực sự chứ không chỉ được cung cấp thông tin bằng lời để trả lời câu hỏi. Cố gắng, đặt những câu hỏi mở, có nhiều phương án trả lời.

Trẻ mù cần được trải nghiệm những nơi trẻ sáng có ihể học qua tranh ảnh: đồng quê, sân bay, nhà ga,... Sau những chuyến đi của trẻ, hãy hỏi về những gì chúng biết, chúng đã làm gì ở đó và làm như thế nào.

Khi đọc truyện cho trẻ nghe, hãy thỉnh thoảng dùng lại và đặt những câu hỏi về cách thức, chẳng hạn: “Con chó chạy về nhà như thế nào?” Cho trẻ một số gợi ý để trả lời. Dần dần, để trẻ có thể trả lời độc lập. Dùng các tình huống trong truyện để hỏi về cách xử lý của trẻ.

77. Sử dụng 3 danh từ số nhiều không theo quy tắc (men, feet, children): (Không có trong Tiếng Việt)

78. Kể lại hai sự kiện theo thứ tự diễn raYêu cầu trẻ kể những việc đang làm trong một hoạt động nào đó. Sau đó, hỏi

trẻ đã kết thúc được những phần nào và bây giờ trẻ định làm gì tiếp theo.Yêu cầu trẻ chú ý khi xem bạn thực hiện hai hành động liên tiếp, chẳng hạn:

vỗ tay sau đó búng ngón tay. Yêu cầu trẻ nói cho bạn biết hành động nào xảy ra trước. Gợi ý nếu trẻ không nói được.Chơi theo lượt và yêu cầu trẻ mô tả lại theo thứ tự. Nhắc trẻ nếu cần: “Con đã thổi quả bóng sau đó mẹ làm nó nổ tung.”

Thỉnh thoảng hãy hỏi trẻ về những việc đẵ xảy ra. Chẳng hạn: Nói cho mẹ biết con đã làm gì sáng nay? Và trẻ có thể trà lời là: “Đầu tiên có thức dậy, sau đó ăn sáng.”

Yêu cầu trẻ nói cho bạn biết những sự kiện đã xảy ra trong câu chuyện bạn đọc cho trẻ nghe. Nhắc trẻ nêu thấy cần thiết. Chẳng hạn: đầu tiên là,....; Điều gì xảy ra sau đó?Ngôn ngữ - Từ 4 – 5 tuổi

79. Nói được chức năng của các bộ phận cơ thể (mũi, miệng, tai, chân hoặc bàn chân)

Trước khi dạy những từ này, trẻ đã có thể chỉ đúng các bộ phận cơ thể khi được hỏi. Chẳng hạn: “Con dùng gì để nghe?”

Cùng trẻ đến thư viện hoặc nhà sách mua những cuốn sách nói về các bộ phận cơ thể và các kinh nghiệm cảm giác.

So sánh những bộ phận cơ thể của bạn và trẻ: “Chân mẹ to và dài. Mẹ có thể bước những bước dài. Con có thể làm được như vậy không? Ồ, đúng rồi, con có thể lảm được mà. Mẹ cũng có thể bước những bước ngắn; con có thể làm được như vậy không. Mẹ có thể đi bộ khắp nơi, con thì sao?” Đảm bảo sử dụng cả các từ chỉ chức năng và kích thước.

Chơi trò phán đoán các bộ phận cơ thể của nhau, chẳng hạn: “Mẹ đang nghĩ... của con” và mô tả bộ phận cơ thể dùng để nhai thức ăn, ném bóng, ngửi hoa,...

80. Trả lời được các câu hỏi về nơi chốn, sử dụng được các cụm giới từ (trong chiếc ly, dưới cái bàn)

Chơi các trò chơi trốn tìm cùng với trẻ: Một người giấu đồ vật và người kia đi tìm. Đổi theo lượt để trẻ vừa được nghe mẫu vừa có cơ hội tự nói.

Cho trẻ nhiều cơ hội trong ngày để thực hành: “Con để áo khoác ở đâu?”, “Con có biết chìa khóa của mẹ ở đâu không?”. Nếu trẻ dùng tay chỉ, hãy làm mẫu câu trả lời đúng.

81. Sử dụng từ “không” khi muốn phủ định (Đây không phải là cây bút chì)

Thông qua trò chơi với những đồ vật quen thuộc để dạy trẻ: Chẳng hạn, trong khi đang cầm chiếc bút chì, bạn có thể hỏi: “Đây có phải là chiếc muỗng không? Và trẻ nên trả lời là: “Nó không phải là chiếc muỗng”. Trẻ cũng có thể trả lời là “không” hoặc “bút chì”. Bạn chấp nhận câu trả lời nhưng sau đó làm mẫu câu trả lởi đầy đủ. Cho trẻ cơ hội để thực hiện theo lượt.

Nói về các đặc điểm trẻ có hoặc không và khuyến khích trẻ tự nói: “Con là con gái, không phải con trai.”, “Tóc con quăn, không thẳng.”

82. Sử dụng các dạng rút gọn của từ: can’t, don’t, won’t (Không có trong tiếng Việt)

83. (Không thấy tiêu đề lẫn nội dung)Tạo nhiều cơ hội để trẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình. Dành thời gian để cả

gia đình cùng nói chuyện. Sửa lỗi bằng cách làm mẫu thay vì nói: “Không, thế là không đúng.” Tạo cơ hội để trẻ tự mở rộng câu nói của mình. Đặt các câu hỏi đòi hỏi trẻ phải cung cấp thêm thông tin cho bạn: “Con muốn ăn bánh.”, “Con thích loại bánh nào?”

85. Thực hiện được một chuỗi 3 chỉ dẫn theo đúng thứ tự yêu cầuSử dụng những chỉ dẫn trên quan đến những kỹ năng trẻ đã đạt được và đảm

bảo chúng có liên quan với nhau: “Mở cửa ra, để chị Cún vào và đóng cửa lại.”Sử dụng trò chơi “nhớ lại”, sử dụng hai hoặc 3 hoạt động theo thứ tự hoặc

những trò chơi tìm đồ vật đã bị giấu, hay trò chơi đi tìm kho báu theo chỉ dẫn.Cho phép trẻ đưa ra các chỉ dẫn để người khác làm theo. Hỏi trẻ xem các

hoạt động có thực hiện theo đúng trình tự không.Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động nấu nướng cùng với bạn. Nhờ

trẻ giúp bạn lấy các vật dụng hoặc các chất phụ gia theo thứ tự chỉ dẫn cố gắng đưa các chỉ dẫn có mối liên hệ với nhau và ở gần nhau sao cho trẻ không phải di chuyển ra xa, quên mất lời chỉ dẫn.

86. Sử dụng các đại từ sở hữu (của anh ấy, của cô ấy, của họ, của nó, của bạn, của tôi)Làm mẫu các câu nói đúng thường ngày: “Người đàn ông đó là bố của bạn

ấy.”, “Chị Cún bảo đồ chơi này là của chị ấy.” Đặt câu hỏi đòi hỏi trẻ phải sử dụng các đại từ sở hữu khi trả lời: “Đây là đồ chơi của ai?” “Đây là đồ chơi của bạn ấy.” hoặc “Nếu con muốn cùng bạn Hoa đi siêu thị thì con phải xin phép bố của bạn ấy như thế nào?”

87. Sử dụng các từ biểu hiện sự lịch sự và lễ phép: vui lòng, làm ơn, dạ, ạ.

Các từ này thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Thường trước hoặc sau khi trả lời, trẻ phải nói thêm các từ thể hiện sự lễ phép như dạ, vâng. Mời những người lớn đến nhà chơi để trẻ chào hỏi hoặc đưa trẻ đi chơi.

Nói chuyện điện thoại cũng là các cơ hội tự nhiên để trẻ thể hiện sự lịch sự qua các từ: vui lòng, làm ơn. Hãy nhờ trẻ gọi điện thoại hộ bạn cho ai đó.

88. Nói được những điều cần làm khi bị ốm, bị cảm hoặc đói,…vv.

Nói về những tình huống và giải pháp trẻ có thể gặp phải và giải quyết. Nhớ lại những sự kiện đã xảy ra bất cứ khi nào có thể. Nhớ là, những giải pháp trẻ đưa ra sẽ rất đơn giản.

Nói với trẻ: “Khi con bị ốm, cơ thể còn cần những chất nhất định mới khỏi được. Con cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước trái cây. Mẹ phải đo thân nhiệt của con để xem con có bị sốt quá cao không”. Tuy nhiên, khi bạn hỏi lại: “Con phải làm gì khi bị ốm?”, trẻ cỏ thể trả lời rất đơn giản: “Đi nghỉ”, “uống nước táo.”

Gợi lại cho trẻ những kinh nghiệm đã trải qua: “Con còn nhớ hôm con bị mắc mưa không? Người con bị ướt hết. Do vậy, khi đi ra ngoài, con nhớ phải mang theo áo mưa.”

89. Sử dụng các câu phứcSử dụng những câu nói dài hoặc phức tạp hơn khi nói chuyện với trẻ: “Con đá

trái bóng và nó bay ra ngoài.”, “Chúng ta vừa đi siêu thị và con đã mua một đôi giầy.”, “Mẹ mệt và đói. Con thì thế nào?”

Giúp trẻ kết hợp các câu nói của mình bằng cách sử dụng các từ nối. Chẳng hạn, trẻ có thể nói: “Con Lu đang sủa. Nó sủa to ghê.” Và bạn có thể sửa thành: “Con nói đúng. Con lu đang sủa to quá.”

Yêu cầu trẻ kể lại hai hoặc ba việc trẻ đã làm khi đi hiệu sách để thực hành kỹ năng này.

90. Xác định được các thành viên trong gia đình như chị em gái, anh em trai, bà nội, bà ngoại,...

Sử dụng các từ chỉ quan hệ trong khi nói chuyện với trẻ. Khuyến khích trẻ xác định những người thân của gia đình trước rồi mới đến nhũng người bà con có quan hệ xa hơn. Nếu trẻ không thể nhìn thấy người thân của mình, hãy ghi bằng giọng nói hoặc cho trẻ xem hình để giúp trẻ nhớ lại họ là ai. Nói chuyện với trẻ về những thành viên trong gia đình và công việc của họ.

Khi trẻ đã có thể sử dụng đúng những từ này trong gia đình của mình. Bắt đầu mở rộng ra những gia đình khác.

91. Kể chuyện về gia đình mình (không cần tranh ảnh gợi ý)Dành thời gian cố định trong ngày để đọc truyện hoặc kể chuyện cùng với trẻ.

Hãy thực hiện hàng ngày hoặc ít nhất vài lần mỗi tuần. Khi bạn đọc truyện, hãy để trẻ trả lời câu hỏi về những sự kiện đã được nói đến trong truyện và đặc điểm của các sự vật.

Bắt đầu với những câu chuyện chỉ có 3 sự kiện chính. Sử dụng đồ vật hoặc tranh ảnh trong khi đọc hoặc kể chuyện để giúp trẻ nhớ lại các sự kiện. Kể lại phần đầu tiên của câu chuyện và đồ vật tượng trưng sau đó yêu cầu trẻ nhớ và kể lại sự kiện tiếp theo. Giảm dần sự hỗ trợ, gợi ý khi trẻ đã khá hơn. Ngoài ra, cần kể những câu chuyện dài hơn, phức tạp hơn khi trẻ đã thành thạo với việc này.

Khuyến khích trẻ kể cho bạn những câu chuyện của chính mình. Đó cũng có thể là những câu chuyện trẻ đã được nghe kể nhiều lần.

Dạy trẻ đóng kịch câm. Cho trẻ diễn một cảnh nào đó trong truyện và giải thích minh đang làm gì?

92. Nhận xét hai từ có âm thanh giống nhau hoặc khác nhau (xe hơi - xe hơi, chó - chuỗi)

Cho trẻ các ví dụ về những từ giống nhau và khác nhau. Bắt đầu sử dụng hai từ (không kèm với đồ vật) khác nhau theo nhiều cách: số lượng chữ cái, âm, vần và sự vật mà nó đại diện. Chẳng hạn: hai từ chuối và gà có giống nhau không?

Dần dần, tăng các yếu tố giống nhau giữa hai từ. Ban đầu, có thể sử dụng hai từ cùng chỉ con vật nhưng có số lượng chữ cái, âm và vần khác nhau (mèo, gà). Sau đó, sử dụng những từ có cùng số lượng chữ cái (cam, mèo) và cuối cùng là những từ có cùng âm hoặc vần (chó - chuối; heo - mèo).

Cuối cùng, đưa cho trẻ hai từ giống nhau (mèo - mèo) và hỏi chúng có giống nhau không. Lúc này, trẻ phải trả lời được là chúng giống nhau.

93. Nhận xét hai từ có cùng nhịp điệu hay khôngKhi trẻ có thể nhận ra hai từ giống hoặc khác nhau hay chỉ khác nhau ở phụ

âm đầu là lúc chúng bắt đầu hiểu về những từ có cùng vần điệu.

Trẻ có thể nghe là làm đúng theo nhịp trong trò chơi, bài hát hoặc bài thơ dài trước khi hiểu thực chất vần điệu là gì và làm thế nào để tạo ra các từ cùng vần điệu.

Yêu cầu trẻ tìm được một từ không cùng vần điệu trong số 3 từ được đưa ra. Nói các từ thật rõ ràng nhưng không cần nhấn giọng một cách thái quá. Ví dụ: bi, ly, cam. Ban đầu, nên sử dụng các từ quen thuộc với trẻ và dần dần mở rộng ra những từ mới. Những từ ngữ thông dụng, xuyên tạc đôi khi cũng rất hấp dẫn đối với trẻ vì nó làm trẻ cảm thấy vui vẻ.

94. Chọn ra trong ba từ một từ không thuộc nhóm này (chuối, táo, xe hơi)

Mục này được đặt trong lĩnh vực ngôn ngữ vì nó liên quan đến các thao tác trên từ ngữ kinh nghiệm phân loại sự vật thành từng nhóm theo loại, kích thước, màu sắc, hình dạng và chức năng.

Kỹ năng nay đòi hỏi trẻ phái sử dụng trí nhớ và các thao tác trí tuệ để phân loại chứ không được hỗ trợ bởi sự vật, đồ vật cụ thể. Dưới đây là một số loại/nhóm sự vật trẻ có thể phân loại:

a. Đồ chơib. Đồ ănc. Động vậtd. Dụng cụe. Quần áof. Xe cộg. Các vật dụng nhà tắmh. Các đồ tạp phẩmi. Các vật dụng ở thư việnj. Những vật nặngk. Những vật lớn lên

Ngôn ngữ - Từ 5 – 6 tuổi95. Sử dụng những câu phức tạp (cậu ấy muốn đến bởi vì…)Tận dụng các tình huống tự nhiên hàng ngày để dạy kỹ năng này cho trẻ.

Chẳng hạn, trước khi đi chợ, cùng trẻ bàn về những thứ cần mua: “Chúng ta sẽ viết ra danh sách các mặt hàng cần mua để không bị quên. Sau đó, chúng ta sẽ viết giấy để lại cho bố để khi về nhà bố biết chúng ta đang ở đâu.”

Giúp trẻ nói những câu phức tạp hơn thay vì chỉ dùng những câu đơn giản. Chẳng hạn, nếu trẻ nói: “Con Cún đang sủa.”, bạn có thể nói lại là: “Con Cún đang sủa vì nó muốn vào nhà.”

Chơi luân phiên trò chơi “Nói lại những gì tôi nói”. Yêu cầu trẻ nhắc lại những câu phức tạp. Nếu trẻ gặp khó khăn, bạn có thể nhắc lại một phần của câu và để trẻ giúp bạn nói tiếp phần còn lại. Tương tự, đến lượt của trẻ cũng làm như vậy. Trẻ sẽ nói một câu và bạn sẽ nhắc lại.

Yêu cầu trẻ mô tả một hoạt động. Thêm từ ngữ vào các câu nói của trẻ để những câu đó trở nên phức tạp hơn.

96. Sử dụng các từ chỉ số lượng (tất cả, nhiều, một vài, một số, nhiều nhất, ít nhất)

Giúp trẻ sử dụng những từ chỉ số lượng trong khi nói chuyện. Chẳng hạn: “Con có vài cái - hai hoặc 3 cái thôi”, “Con lấy nhiều quá. Bỏ bớt lại đi con.”

Tạo cơ hội để trẻ sinh hoạt theo nhóm. Phát cho mỗi trẻ một vài thứ để ăn hoặc để chơi, chẳng hạn: nho khô, hòn bi, ngôi sao. Hỏi trẻ xem mỗi bạn có bao nhiêu. Ai có nhiều nhất, ai có ít nhất.

Yêu cầu trẻ sử dụng “nhiều hơn” hoặc “ít hơn” khi so sánh về số lượng, kích thước hoặc trọng lượng. Giúp trẻ đếm hoặc thao tác trên đồ vật và làm mẫu các câu nói chuẩn.

97. Sử dụng các dạng so sánh (to, to hơn, to nhất)Cho trẻ nhiều cơ hội được tận tay xem xét những sự vật tương tự nhưng chỉ

khác nhau ở một chi tiết quan trọng. Có thể sử dụng tập hợp những chiếc ống hút hoặc tập hợp những cây bút cho mục đích so sánh này.

Cho trẻ xem xét và so sánh các đồ vật, sao cho trẻ sẽ nhận ra được sự khác nhau theo thứ tự:

a. Ngắn, ngắn hơn, ngắn nhấtb. Nặng, nặng hơn, nặng nhấtc. Mịn màng, mịn màng hơn, mịn màng nhấtd. Tối, tối hơn, tối nhất

e. Ngọt, ngọt hơn, ngọt nhất98. Dùng ba từ khác nhau để mô tả đồ vật: “Trông nó tròn, màu cam và rất ngon”

Trẻ khiếm thị có thể phải dựa vào ngôn ngữ để xác định hoặc xác nhận những đồ vật và hành động mà trẻ sáng thường chỉ dùng tay chỉ. Trẻ khiếm thị nặng phải phụ thuộc rất nhiều vào ngôn ngữ liên quan đến âm thanh và mùi vị của đồ vật. Nhớ là khi nhìn vào đồ vật, bạn thường bị ấn tượng bởi những đặc điểm mang nặng dấu ấn

của thị giác như màu sắc, kích thước và hình dạng. Nhắm mắt lại và hãy sờ, ngửi, ném đồ vật để hiểu đầy đủ những đặc điểm đặc thù của chúng.

Trong khi nói chuyện với trẻ bạn hãy cố gắng cho trẻ nghe những câu mô tả có sử dụng các từ chỉ kích thước (rộng hẹp), hình dạng (ô-van, tam giác), cường độ hình ảnh (rực chiếu sáng), âm thanh (ồn ào, chít chít), các đặc điểm xúc giác (xù xì, thô ráp), mùi và vị (chua, ngọt) và những từ mô tả khác (nặng, ướt). Tìm những đồ vật có những đặc điểm đặc thù này.

Bắt đầu bằng mô tả của trẻ, sau đó, bạn sẽ mở rộng ngôn ngữ dựa trên những nhận xét của bé.

Chẳng hạn, đưa cho trẻ một vài hạt ngô luộc để xem xét. Yêu cầu trẻ mô tả những gì trẻ có, xem trẻ có biết chúng là gì không? Mùi của chúng thế nào? Kích thước ra sao? Hình dạng của chúng tương tự như cái gì? Vị của nó như thế nào?

99. Trả lời các câu hỏi tại sao với lời giải thíchĐặt những câu hỏi “Tại sao” đơn giản và thảo luận về những câu trả lời của

trẻ:• Tại sao chúng ta phải rửa tay?• Tại sao chúng ta ăn?• Tại sao chúng ta ngủ?• Tại sao xe ô tô cần có gas?• Tại sao chúng ta phải đi bác sĩ?

Hỏi trẻ các câu hỏi “Tại sao ... không thể...?” Thảo luận về câu trả lời của trẻ và thử nghiệm một số câu hỏi.

• Tại sao con không thể ăn xúp bằng nĩa?• Tại sao con không thể nảy xe ô tô lên?• Tại sao con không thể đánh răng bằng chổi? Tại sao con không thể nhặt chiếc ghế dài lên?• Tại sao con không thể bỏ cục đá vào túi áo?

Đọc truyện cho trẻ nghe và hỏi tại sao trẻ lại nghĩ nhân vật đó sẽ làm như vậy.

Làm một con diều hoặc xây dựng một mô hình và hỏi trẻ tại sao những miếng nhỏ phải đặt vào những vị trí nhất định nào đó.

100. Thay đổi trật tự từ để đặt câu hỏi thích hợpLàm mẫu các câu nói khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả

những câu hỏi đại loại như: “Mẹ có thể mượn bút chì của con không? Mẹ nghĩ, mẹ cũng muốn tô màu.”, “Mẹ có thể vuốt ve con búp bê của con không?”

Chơi trò chơi hỏi tự do, nghĩa là được hỏi bất cứ câu hỏi như thế nào, kể cả những câu vô lý như: “Con cá có đi được không?”, “Con vịt có cười không?” sau đó, đổi vai người hỏi và trả lời. Xen lẫn các câu hỏi vô lý với những câu hỏi thực tế.

101. Đặt câu hỏi về nghĩa của những từ mới hoặc những từ chưa quen thuộc

Kể hoặc đọc truyện cho trẻ nghe và hỏi trẻ nghĩa của một vài từ mới. Trước hết, hãy chọn những từ nằm trong những bối cảnh gợi ý câu trả lời cho trẻ. Giải thích nếu trẻ không hiểu.

Thay thế những từ không quen thuộc bằng những từ trẻ đã biết. Bạn có thể nói với trẻ những câu có từ mới và hỏi trẻ có hiểu bạn nói gì không.

Yêu cầu trẻ học mỗi ngày một từ mới trong vòng hai tuần. Khuyến khích trẻ học các từ mới và sử dụng khi nói chuyện vói bạn và những người thân trong gia đĩnh. Cùng trẻ sử dụng từ điển và tìm kiếm những từ bạn không biết nên giải thích thế nào. Khuyến khích trẻ hỏi những người thân trong nhà về nghĩa của những từ trẻ không biết và ngược lại.

102. Sử dụng các từ chỉ thời gian: ngày hôm qua, tối qua, ngày mai

Mục này liên quan đến khả năng hiểu các từ chỉ thời gian của trẻ như hôm qua, tối qua và ngày mai khi nghe người lớn nói và bắt đầu đưa chúng vào vốn từ hàng ngày của mình.

Trong giờ nói chuyện của gia đình, hãy ôn lại những sự kiện quan trọng nhất trong tuần: “Hôm qua, con rụng một chiếc răng, Tối qua, bố mẹ đã để nó dưới gối. Con đã tìm thấy gì khi thức dậy vào sáng nay?”

Đảm bảo trẻ có lịch cá nhân bằng chữ in hoặc chữ Braille khi nói về những sự kiện quan trọng: “Để xem khi nào đến sinh nhật con nào. Đó là ngày 14. Còn hai tuần nữa tính từ ngày mai. Làm dấu những ngày quan trọng sao cho trẻ có thể tìm thấy và hỏi khi cần. Giúp trẻ sử dụng lịch để xác định ngày hiện tại. 

103.Hoàn thành được các suy luận đơn giản: Mùa hè nóng, mùa đông__ Sử đụng các tử có nghĩa đối lập trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Sử dụng vật thật bất cứ khi nào cỏ thể. Hỏi trẻ: “Từ nào có nghĩa đối lập với từ...?”. Nếu trẻ không thể đưa ra câu trả lời, hãy chỉ cho trẻ hoặc gợi ý.

Khuyến khích trẻ điền từ còn thiếu trong các câu sau:• “Xe hơi thì to, bàn chải răng thì...”• “Con bọ thì nhỏ, con bò thì...”• “Cái hộp hình vuông, quả bỏng hình ...”• “Cái ly thì nhẵn, giấy nhám thì...”

• “Xúp thì nóng, kem thì...”Khi trẻ đã thành thạo với cách nói ở trên, hãy thay đổi vị trí từ còn thiếu trong

câu.• “Ô tô thì to, .... thì nhỏ”• “…thì to, con kiến thì nhỏ”

104. Mô tả được những điểm giống nhau và khác nhau của các đồ vật (áo khoác và giầy, khoai tây và cục đá, cây và hoa)

Có rất nhiều thứ trẻ mù không thể trái nghiệm giống như cách của trẻ sáng: Con bướm nhấp mật hoa, ngọn núi sương phủ trắng ở xa, con chim đang mớm mồi cho con,...Do vậy, cần bổ sung trải nghiệm cho trẻ bằng sự giải thích và mô tả. Ngoài ra, cần đảm bảo là trẻ cũng đã có rất nhiều trải nghiệm và khám phá các đồ vật, sự vật thật cụ thể, đa dạng và phong phú.

Đọc sách và đọc truyện cho trẻ nghe. Gắn sự giải thích bằng lời với các hoạt động và sự kiện trong câu chuyện. Nếu câu chuyện có các nhân vật hoặc tình huống (người đưa thư, người bán bánh, người làm vườn) thì tốt nhất là dắt trẻ đến thăm nơi làm việc của họ để có thêm trải nghiệm cụ thể. Sau đó, khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe về tất cả những hoạt động đã được trải nghiệm và sự giống nhau, khác nhau giữa truyện và thực tế.

Hỏi trẻ những câu hỏi như: “Tất cả những ... giống nhau như thế nào?” (cây cối, động vật, chén đĩa, cốc, mũ, tiền, rau, cá,...). Thảo luận về câu trả lời của trẻ. Khi trẻ đã hiểu được câu hỏi đó thì tiến tới những câu hỏi mở rộng như: “... và ... giống nhau như thế nào? (xe đạp hai bánh – xe đạp ba bánh; bánh ngọt và bánh quy giòn; đồng năm ngàn và đồng hai ngàn, đèn và nến, xe ô tô và xe máy, sữa và nước trái cây, bùn và bột nhào, bàn và ghế, còi và tù và ... Thảo luận về các câu trả lời của trẻ. Sau đó, tiếp tục với câu hỏi: "... và... khác nhau như thế nào?”, sử dụng những cặp từ ở trên và những cặp từ khác.

105. Gọi tên các đồ vật thuộc về một loại nhất định; bắt đầu sử dụng tên loại để gọi tên (đồ chơi, thức ăn, động vật)(CG 97)

Cùng trẻ chơi và yêu cầu trẻ nói tên tất cả những thứ trẻ nghĩ chúng thuộc về các loại sau đây:

• Các bộ phận cơ thể• Trang phục• Các dụng cụ ăn uống• Động vật• Người• Đồ ăn• Đồ chơi

• Phòng ốc• Vận tải• Đồ đạc

Nói tên ba hoặc bốn sự vật phù hợp một trong những nhóm bạn đưa ra và yêu cầu trẻ đặt tên cho từng nhóm.

Ở mức cao, có thể cùng trẻ thảo luận về những thứ thuộc mỗi nhóm sau đây:• Vườn bách thú: sư tử, voi, khỉ, chim, giraffe• Phòng ốc: sàn nhà, trần nhà, tường, đồ đạc• Nhà hàng: thực đơn, bồi bàn, thức ăn• Bờ biển: cát, sóng, ốc biển, áo tắm, khăn tắm• Ô tô: tay lái, radio, chỗ ngồi, dây an toàn 

106. Tham gia vào thảo luận nhóm

Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể tham gia vào các chương trình học đường hoặc những hoạt động có tổ chức. Lớp học của trẻ cần tạo nhiều cơ hội cho việc thảo luận. Các hoạt động khác cũng giúp phát triển kỹ năng này là: giờ hỏi chuyện của gia đình, tự phục vụ, sinh hoạt tôn giáo, nhà thiếu nhi,...

Trong giờ nói chuyện của gia đình, hãy đảm bảo mọi thành viên đều có cơ hội để nói. Lẳng nghe trong khi người khác đang nói là kỹ năng rất quan trọng. Hãy chỉ cho trẻ biết bạn đang lắng nghe bằng cách đặt các câu hỏi liên quan và đưa ra nhận xét. Nhận ra giá trị của mỗi người trong câu chuyện.

Dạy trẻ nói chuyện theo lượt một cách hệ thống. Ở nhà, trong giờ nói chuyện, mọi người có thể ngồi quanh một chiếc bàn và mỗi người nói một lượt. Ở trường, phải đợi giáo viên gọi tên mới được nói. Dạy trẻ cách giơ tay và đợi cho đến khi nào được gọi tên mới phát biểu.

Dạy trẻ đừng ngắt lời khi người khác đang nói. Muốn vậy, khi trẻ đang nói, những người khác phải làm mẫu hành vi này.

107. Lặp lại những trò đùa giỡn quen thuộcTrẻ em thường thích những câu đố vui, chẳng hạn như:

• “Tại sao những con chim bay gần? Vì đường xa không thể đi bộ.”• “Tại sao con voi đi giầy đánh ten - nít màu đỏ? Vì đồi màu trắng bị bẩn rồi.”• “Thời gian dùng để làm gì khi con hà mã ngồi lên hàng rào? Dùng để làm cái hàng rào mới”.

Chơi giỡn hoặc đố vui cùng trẻ là một phần trong cuộc sống của bạn và trẻ. Khuyến khích trẻ lặp lại các trò đùa của bạn với người khác và chỉ cho bạn những trò mới.

108. Nói 3 từ cùng vần với từ cho trướcChơi trò đoán số, chẳng hạn, “mẹ nghĩ đến 1 số mà nó vần với xa”, sự bắt

đầu rất tốt.Chơi trò đố vui cùng trẻ. Bạn nên bắt đầu vơi các nhóm như con vật, thức ăn

hoặc con số. Ví dụ: "Mẹ là con vật cùng vần với con mèo.”, “Mẹ là loại trái cây cùng vần với trái mơ.”

Đưa cho trẻ xem một đồ chơi yêu thích sau đó giấu nó đi. Đồ chơi sẽ xuất hiện khi trẻ tìm được một từ cùng vần với tên đồ chơi đó.

Khi trẻ ngồi thành vòng tròn, hãy chơi trò lăn bóng qua lại. Mỗi lần quả bóng lăn đến trước mặt trẻ nào, trẻ đó sẽ phải đưa ra một từ. Trẻ ở bên phải nếu muốn có bóng phải đưa ra được hai hoặc ba từ cùng vần. Nếu trẻ không thể đưa ra, người lớn sẽ khuyến khích các trẻ khác giúp.

Cũng chơi theo nhóm trẻ. Người lớn giơ một bức tranh lên và nói: “Đây là con dơi. Ai có thể tìm ra từ cùng vần với từ dơi?”

109. Chơi những trò chơi suy luận bằng lời (Con đang nghĩ về một điều gì đó…)

Đây là một trò chơi rất vui, giáo viên có thể tổ chức khi đang cùng các trẻ chờ đợi. Chẳng hạn, giáo viên có thể nói: “Đây là một động vật, sống ở trong rừng.” Tất cả người chơi sẽ đoán theo lượt. Nếu không ai đoán được, giáo viên có thể đưa thêm gợi ý, chẳng hạn: “Nó có sừng.” Tiếp tục đoán và đưa thêm gợi ý cho đến khi có được câu trả lời đúng. Tất cả người chơi đều phải ý thức về lượt chơi của mình và suy nghĩ.

110. Giải thích cho người khác những luật đơn giản trên những tấm thẻ

Chọn một trò chơi quen thuộc, đảm bảo là trẻ đã được chơi nhiều lần. Nếu có thể, làm sao để trẻ được nghe nhiều lần cách bạn giải thích về luật chơi trước khi trẻ tự làm. Khuyến khích trẻ thực hành giới thiệu luật chơi cho những người đã biết về trò chơi trẻ sẽ nói.

Giới thiệu những trò chơi mới cho trẻ để trẻ có nhiều lựa chọn khi chơi với bạn.

Cho trẻ tham gia vào quá trình bạn thiết kế trò chơi cho trẻ. Giúp trẻ thiết kế luật chơi. Viết ra giấy hoặc ghi âm đề phòng bạn quên.

VẬN ĐỘNG TINHHƯỚNG DẪN DẠY CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH

Sự phát triển của kỹ năng vận động tinh dựa trên ba kỹ thuật cơ bản với tới, nắm giữ và buông ra. Sự với tới được bắt đầu bằng việc tự sử dụng cánh tay. Trẻ đã

có nhận thức và có khả năng chú tâm tới một đồ vật. Trẻ mù và trẻ khiếm thị là đối tượng không kích thích bằng thị giác được thì sử dụng những tín hiệu khác như chạm vào mu bàn tay hoặc một đồ chơi có âm thanh vui nhộn sẽ là điều cần thiết. Cánh tay quờ quạng vô tình chạm được vào đồ vật, nhưng khi trẻ phát triển sự kiểm soát tốt hơn, việc với tới của trẻ sẽ trở nên chính xác hơn.

Ban đầu, nắm giữ là một phản xạ. Khi đồ vật được chạm vào lòng bàn tay, những ngón tay tự động nắm lại. Khoảng từ 2 đến 4 tháng tuổi, trẻ phát triển khả năng nắm giữ đồ chơi có chủ ý. Sau này, trẻ sẽ học cách kết hợp ngón tay, cổ tay, và sự chuyển động cánh tay để điều khiển và di chuyển đồ vật.

Tự nguyện thả đồ ra cũng phát triển theo từng giai đoạn. Việc thả đồ sẽ chưa hoàn thành khi trẻ chỉ buông có một vật ra thôi. Trẻ cần có khả năng điều chỉnh sự sắp đặt một vật ở trên bàn hay ở trong tay bạn. Phối hợp những kỹ năng này để tiếp tục phát triển khi trẻ học cách sử dụng kéo để cắt, hoặc giữ gậy khi đi bộ.

Sự phát triển các kỹ năng của vận động tinh là dựa vào sự phát triển các kỹ năng của vận động thô. Điều khiển đầu, đứng thẳng, gập và duỗi thẳng cánh tay và cổ tay, cách thức di chuyển thoải mái khi nằm ngửa, nằm sấp, ngồi, đứng và đi bộ là cần thiết vì trẻ có thể sử dụng và củng cố các kỹ năng cơ bắp của vận động tinh.

Khi các kỹ năng vận động tinh ban đầu của việc với tới, nắm giữ, và thả ra được hoàn chỉnh, sự phát triển về các kỹ năng tinh tế hơn sẽ xuất hiện. Sau ba tuổi, các kỹ năng như sự nắm chặt, độ bền và sự khéo léo sẽ được thiết lập.

Các thông tin về nhận dạng điển hình như các kỹ năng vận động thị giác được trình bày ở trong mục Các Kỹ năng Thị giác.Vận động tinh – Từ 0 – 1 tuổi

1. Đưa tay lên miệngTrong lúc bế trẻ hoặc cho trẻ bú bình, đặt bàn tay trẻ lên gần miệng của trẻ.

Bôi một chút sữa vào đầu ngón tay của trẻ và cho tay vào miệng trẻ.Nếu trẻ làm nhặng xị ngoài giờ ăn, đặt tay trẻ gần miệng tốt hơn là sử dụng

một vật làm nguôi sự bực bội. Khuyến khích trẻ tự thoả mãn bản thân bằng tay của mình hơn là sử dụng một vật để giải toả.

2. * Chú ý đập hoặc đánh một tay thật mạnh

Trẻ mù cần có một phút khuyến khích để với về phía các đồ vật. Để khích lệ trẻ làm điều đó, các đồ vật phải có âm thanh và cấu tạo tượng trưng thú vị. Mặc dù với những loại đồ vật rất thú vị và có tác động trở lại thì trẻ vẫn khó biết rằng có đồ vật đang ở nơi đó trong lần đầu tiên. Chúng ta cần phải lặp lại sự hướng dẫn trẻ thông qua sự trải nghiệm. Khi phát triển kỹ năng này, quan trọng nhất là việc giữ đồ vật ở một vị trí cố định, do đó khi một trẻ mù chủ ý với tới một món đồ chơi, nó phải không bị dịch chuyển hoặc lấy ra khỏi cái khung tập thể dục.

Cung cấp nhiều loại gậy di chuyển hoặc khung tập thể dục được mua hoặc tự làm. Những vật được tạo này có thể treo ngang qua cái cũi của trẻ ở vào độ cao mà

tay trẻ có thể chạm vào đồ vật giống như trẻ vẫy vẫy chúng trên không. Sau đó các đồ vật sẽ kêu và gây sự chú ý thú vị.

Khi trẻ nằm ngửa, duỗi thẳng tay trẻ để với và đập vào đồ chơi. Mặc dầu lần đầu trẻ di chuyển bằng cả hai chân và tay giống nhau, hình thức đối xứng, trẻ sẽ nhận ra rất nhanh bên nào của người trẻ chạm được vào vật chuyển động và gây nhiều chuyện, thú vị xảy ra. Phải đảm bảo vị trí của đồ chơi để mang đến điều thú vị khi mỗi bên người của trẻ chạm vào đồ vật di động.

3. Đưa cả hai tay vào trục giữa cơ thểĐặt trẻ nằm ngửa. Thu hút sự chú ý của trẻ bằng đồ chơi nhiều màu sắc hoặc

đồ chơi có âm thanh ở ngang ngực. (Những đồ chơi có thể treo được là hiệu quả nhất cho loại hoạt động này). Đặt tay bạn lên vai trẻ, đẩy vai trẻ về phía trước. Giữ cánh tay trẻ, cầm 2 tay trẻ đưa tới chỗ có đồ chơi.

Cha mẹ cố gắng tận dụng mọi sự kiện trong mỗi ngày. Khuyến khích trẻ đặt một hoặc cả hai tay lên bình trong khi ăn. Đưa tay ra phía trẻ trước khi bế trẻ lên. Đừng cho rằng trẻ nhìn thấy cử chỉ của bạn. vỗ tay một cách nhẹ nhàng, chạm vào bụng của trẻ hoặc chạm vào tay trẻ rồi khuyến khích trẻ với về phía bạn bằng cách điều khiển cánh tay của trẻ.

4. Cầm nắm đồ vật có chủ ý

Bài học đầu tiên cho trẻ nhỏ là điều khiển chuyển động của cánh tay và bàn tay trong lúc nằm ngửa. Chúng học trước tiên là túm nắm khi đồ vật chạm vào phía ngón tay út của lòng bàn tay. Các ngón tay sẽ khum lại ôm đồ vật. Ngón cái không tham gia.

Khuyến khích trẻ xoè bàn tay trong trạng thái đề phòng bằng cách vuốt ve mu bàn tay của trẻ. Có thể bạn cần phải làm việc này vài lần trước khi các ngón tay xoè ra.

Để ngón tay của bạn vào lòng bàn tay của trẻ và khuyến khích sự kháng cự bằng cách nhẹ nhàng rút tay ra khi trẻ cố giữ chặt. Sau đó thì thử với những đồ vật khác: một miếng mút xốp, cái kẹp quần áo vòng tròn, hoặc một cuộn vải mềm.

Sử dụng những đồ chơi vừa vặn thoải mái trong tay trẻ. Dùng những thứ đồ chơi có tay cầm dài và mảnh, những loại đồ chơi có âm thanh dễ chịu, có nhiều nét đặc biệt thú vị: gỗ nhẵn, “con vật cưng” bằng cao su mềm; chất nhựa dẻo, mềm; và chất nhựa cứng, trơn tru.

Khuyến khích trẻ với tới bằng cách chạm đồ chơi vào mu bàn tay trẻ. Có thể bạn cần làm thế và lần trước khi các ngón tay của trẻ mở ra trong trạng thái đề phòng. Chờ xem nếu trẻ nắm tay mà không có trợ giúp nào của bạn. Nói với trẻ “giữ lấy”. Lôi hoặc kéo nhẹ đổ chơi để kích thích trí kéo lại.Khi nằm ngửa trẻ có thể duy trì sự nắm chặt cái lúc lắc hoặc núm vú cao su trong khoảng 30 giây tiếp tục khuyến khích trẻ làm như thế lúc ngồi trên lòng mẹ, và cuối cùng là khi trẻ nằm sấp, cùng một vài trợ giúp quan trọng cho cánh tay trẻ.

5. Dùng tay lắc và vỗ vào đồ chơi

Một số đồ chơi là những vật lắc tốt: những cái lúc lắc và những quả chuông nhỏ nhẹ được bày bán ngoài cửa hàng, chuông được gắn vào vòng dây thun, và hộp nhựa đựng phim nhỏ chứa đầy gạo (dán keo vào nắp cho an toàn). Những đồ chơi giúp cho việc vỗ đập là những loại phát ra âm thanh khi có sự chạm nhẹ vào nó. Có vài loại đồ chơi được sản xuất hình tròn, trọng lượng vừa phải và có chùm chuông bên trong, khi chúng bị lật ngược và kêu leng keng do bị chạm vào. Cửa hàng bán thú nuôi thường có bán đồ chơi kêu chít chít bằng cao su mềm.

Hầu hết trẻ khám phá ra hành động rung lắc một cách tự nhiên khi cung cấp cho chúng khả nhiều cơ hội để tương tác với vật có âm thanh. Buộc chuông nhỏ vào vòng tay của trẻ. Đính một vật có âm thanh vào dây dán dính và đeo dây đó vào cổ tay của trẻ. Nếu trẻ vẫn cần sự trợ giúp, làm mẫu hoạt động cho trẻ xem bằng cách đặt đồ chơi vào tay của bạn và để trẻ giữ tay trong tay của bạn khi lắc đồ chơi

Khi cho trẻ bú bình, khuyến khích trẻ ôm bình hoặc sờ vào bình đến mức mà trẻ có thể chịu đựng được. Một mảnh vải với vài nét thú vị và khác thường bao quanh bình có thể làm cho trẻ chú ý.

Vỗ là bàn tay xòe ra di chuyển thẳng tới đồ vật. Cung cấp cho trẻ những đồ chơi có độ phản ứng cao khi bị vỗ vào.

6. Đập (nện) đồ vật vào bề mặt rắn chắc

Lúc này trẻ sẵn sàng dùng ngón cái để nắm vào các đồ vật. Trẻ có thể cầm những đồ vật nhỏ với cái đai rộng hơn, nhưng những vật đó vẫn phải nằm gọn trong lòng bàn tay của trẻ, như những khối vuông khoảng 2,5.4cm.

Vị trí của trẻ vuông góc với cái khay hoặc cái bàn ở trước mặt. Để trẻ kiểm tra bằng cách xoa lòng bàn tay từ bên này qua bên kia, bằng cách cào, hoặc vỗ lên vật đó.

Đưa cho trẻ đồ chơi phát ra những âm thanh đặc biệt khi bị đập vào bề mặt rắn chắc. Một số đồ chơi tốt là: thìa làm bằng gỗ hoặc kim loại, cái lúc lắc bằng nhựa cứng, và chuông nhỏ, những thứ này sẽ phát ra hai loại âm thanh khác nhau khi đập vào bàn. Cùng làm thử với đồ chơi kêu cót két, chít chít khi chúng đánh vào bề mặt. Tận dụng các cơ hội học tập tự nhiên và để trẻ trải nghiệm đập đồ vật vào lò nướng, sàn nhà hoặc bồn rửa.

Đưa cho trẻ những hộp đựng film 35mm có chứa đầy gạo hoặc cát. Dán băng keo nắp hộp để không bị bất ngờ đổ bàn. Những hộp này phát ra âm thanh thú vị khi đập vào nhau hoặc đập vào bàn.

7. Cầm đồ chơi bằng một tay trong chốc látĐặt trẻ ở tư thế ngồi thẳng có trợ giúp. Cung cấp những loại đồ chơi kích thích

sự quan tâm với cấu trúc thú vị hoặc có sự âm thanh phản hồi. Sử dụng những vật liệu với kết cấu chuyển lên não thông tin phản hồi có thể cho trẻ biết trong tay trẻ

đang có vật gì đó. Sử dụng cùng một loại đồ chơi cho cả hai tay thì dễ hơn là dùng các loại đồ chơi khác nhau.

8. Đặt cả hai tay lên đồ vật ở trục giữa cơ thểChơi các trò chơi ngón tay và hát bài có vỗ tay. Hoạt động này có thể thực

hiện khi trẻ nằm ngửa hoặc ngồi. Chơi trò sờ và khám phá khuôn mặt của bạn: thổi vào bàn tay trẻ, nhấm nhấm vào đầu ngón tay, đặt đầu của bạn lên bụng trẻ và thổi bung lưỡi hoặc làm cho trẻ nhột bằng tóc của bạn.

Làm một cái “áo sơ mi năng động” có nhiều thứ được đính lên đó cho trẻ: một sợi dây lúc lắc, quả bông bằng len, một cái túi khâu kín có đựng đồ chơi kêu chít chít bên trong. Giúp trẻ khám phá những thứ đồ chơi được treo trên người trẻ.

Một đồ chơi đài nhỏ như cán dù hoặc cái ống đựng hạt phát ra âm thanh sẽ cổ vũ trẻ cầm chơi cùng lúc.

9. * Lấy được những vật nhỏ (hạt nho hay hạt ngũ cốc) bằng cách dùng tay cào, khơi lên

Lúc này trẻ bất đầu đạt tới việc sử dụng từng ngón tay để chỉ chỏ và ngắt véo.

Khi trẻ ngồi trên ghế ăn, bôi nước sốt táo hoặc mứt lên các ngón tay của một bàn tay và khuyết khích trẻ liếm mút.

Đặt vài miếng bánh bột ngũ cốc khô lên khay ăn của trẻ. cầm tay trẻ chỉ dẫn, mỗi lần một miếng giúp trẻ tìm lấy chúng. Bảo đảm để trẻ biết cách dùng từng tay một. Có thể trẻ sẽ dùng ngón tay đẩy bánh đi xung quanh một lúc trước khi cố gắng nắm chúng trong tay.

Thiết lập một trò chơi bắt chước, thay phiên nhau vỗ lên mặt bàn. Thay đổi sang hình thức cào mặt bàn. Đổi qua đổi lại hai động tác trên. Khám phá những cảm giác và âm thanh sự cào trên cả bề mặt khác (ví dụ như trên thảm) như thế nào.

Tiếp tục cung cấp các cơ hội cho mang đồ nặng vừa phải trên tay phù hợp với tư thế trẻ để trẻ buộc tự hỗ trợ một phần bàn tay trong lúc chuyển sang tư thế dễ chịu hơn.

10. Túm được những đồ chơi nhỏ, mềm trên mặt phẳng

Lúc này trẻ đã sẵn sàng dùng ngón cái vào việc túm các đồ vật. Trẻ có thể túm nắm đồ vật với tay này hoặc tay kia sử dụng lòng bàn tay cùng đồ vật được đặt vào bên ngón cái và ngón trỏ. Trẻ có thể cầm được một đồ vật nhỏ có cái đai rộng, nhưng những vật đó vẫn phải nằm vừa trong lòng bàn tay của trẻ, như những khối vuông 2,54cm. Bất kể lúc nào trẻ cố gắng nhặt lên hoặc di chuyển một đồ vật, trẻ phải được ở tư thế an toàn, khi trẻ bỏ tay ra khỏi chỗ bám thì trẻ không bị mất thăng bằng và ngã xuống.

Sử dụng đồ chơi có động cơ rõ rệt bởi vì sự hiểu biết quá rõ về chúng hoặc do chúng quá mới lạ. Những đồ chơi có màu sắc, âm thanh và có cấu tạo tượng trưng quyến rũ mang lại sự thích thú; Những ví dụ tốt như: những quả bỏng vải với một

quả chuông may ở bên trong, búp bê bằng sợi, vòng cho trẻ cắn lúc mộc răng và những đồ chơi kêu chít chít.

Nếu trẻ khó khăn trong một thao tác nắm chính xác, cố gắng bỏ đồ chơi vào hộp nông rộng hoặc vào cái đĩa. Các đường viền của hộp chứa sẽ giúp giữ đồ vật cho tới khi trẻ thực hiện được hoạt động nắm chắc chắn.

11. Nhặt được những đồ vật hình khối nhỏ

Khi thao tác nắm của trẻ chắc chắn hơn, trẻ sẽ bắt đầu liên hệ với đồ vật bằng ngón cái và nắm chúng bằng ngón cái cùng với hai ngón tay trên một bàn tay, không cần sử dụng lòng bàn tay. Những đồ vật có độ rộng khoảng 2,54cm sẽ khích lệ hoạt động nắm tay này. Các vật dùng làm mẫu là những chiếc thìa không, những miếng giấy bị vò nhàu, một quả bóng cao su nhỏ và đồ ăn dùng tay bốc.

Nhưng hoạt động với đã được bắt đầu bằng cách đưa một vật ra trước để trẻ có thể nắm lấy từ trong tay của bạn trong không trung. Đặt đồ chơi lên bàn hoặc trên thảm, rồi khuyến khích trẻ lấy chúng trong khi trẻ đang ngồi và đang lẫy.

Đưa cho trẻ một độ vật sử dụng nắm bàn tay dưới tầm vại. Trẻ sẽ phải dùng ngón cái và các ngón để lấy đồ chơi từ các ngón tay của bạn.

Đưa nhiều loại đồ vật khác nhau vào cái khay và trên mặt bàn. Phải khuyến khích trẻ sử dụng tay này hoặc tay kia.

12. Chuyển đồ vật từ tay này qua tay kia

Trẻ cần ở một vị trí cảm thấy vững vàng cho cơ thể và không bị nguy hiểm vì mất thăng bằng. Do đó trẻ cần phải ngày càng phát huy những hoạt động này trong khi đang ngồi, trước tiên trẻ thường cố gắng với đồ khi còn đang nằm ngửa.

Làm một quả bỏng băng keo 2,54cm bàng băng keo hai mặt vò nhàu bỏ vào trong một cái nùi xốp. Đặt quả bóng đỏ lên mu bàn tay của trẻ. Hướng dẫn trẻ cách dùng tay còn lại để lấy bóng đi.

Chơi trò đập với nhiều vật thể. Luân phiên nhau để đập lên bàn. Hướng dẫn trẻ cách đập hai đồ vật cùng nhau khi mỗi bên tay đều có một đồ vật. Đừng quên sử dụng kỹ thuật tay dưới tay trước tiên. Bạn lấy hai đồ chơi và đập cùng nhau. Để cho trẻ đặt tay lên tay bạn khi làm thực việc làm này. Sau đó đưa đồ chơi vào từng tay, và nhẹ nhàng hướng dẫn tay trẻ cùng với nhau. Nếu trẻ cưỡng lại thì đừng ép. Trẻ sẽ làm khi trẻ đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Nếu trẻ có vẻ dùng một tay nhiều hơn tay kia, thì đặt đồ chơi vào tay ít sử dụng. Khi trẻ sẵn sàng cầm một đồ chơi rồi thì đưa cái thứ hai.

Đưa cho trẻ một gói đồ ăn chơi vào tay ít được sử dụng.13. * Đưa được hai vật vào vị trí trục giữa cơ thể (đập hai vật vào

nhau)Sớm muộn gì trong trò chơi có tính thăm dò, trẻ sẽ đập hai món đồ chơi vào

nhau. Khi trẻ làm như thế, hỗ trợ thêm cho hoạt động này bằng cách đặt tên: “bùm,

bùm, bùm”. Bạn cũng thể khen ngợi vì trẻ đã tạo ra tiếng kêu. Mỗi lần trẻ đập đập, nói “bùm”. Trẻ không chỉ thích thú hành động mới, mà khả năng của trẻ là làm cho bạn phải làm điều gì đó cùng khi trẻ hoạt động.

Nhiều loại trò chơi gõ đập. Chơi luân phiên. Đập đồ chơi vào nhau, sau đó gõ vào mặt bàn. Đập đồ chơi của trẻ vào đồ chơi của bạn. Những thứ thích hợp trong việc chơi gõ đập này bao gồm thìa, những khối vuông bằng gỗ hoặc bằng nhựa, ống bơ, hoặc hộp pa-tê. Những đồ vật phát thêm nhiều âm thanh là những cái lúc lắc, chuông hoặc những đồ chơi có âm thanh chít chít. Bình có nắp đậy hoặc một bình sữa có một số hòn bi, gạo hoặc mì ống được bỏ vào trong cũng tạo những âm thanh vui nhộn.

14. * Đang có hai đồ vật trong tay, cố gắng lấy đồ vật thứ ba; một trong hai vật ban đầu tiên có thể rơi xuống

Khuyến khích trẻ khiếm thị tự nắm lấy một đồ vật. Trẻ cần phải có động cơ thúc đẩy để lấy món đồ chơi. Đối với trẻ mù, dùng những đồ vật có âm thanh và kết cấu thú vị. Đổi với trẻ nhìn kém, sử dụng những đồ chơi có màu sắc sặc sỡ kèm với âm thanh hoặc nhiều kiểu kết cấu

Đặt đồ chơi vào một tay của trẻ, một cái khác vào tay kia. Khuyến khích trẻ với lấy cái thứ ba. Nếu trẻ không cố gắng tự lấy cái thứ ba, chạm đồ chơi đó vào tay trẻ, hoặc bóp cho kêu hoặc vỗ lên môt vât nào đó để cho trẻ biết đồ chơi đang ở gần. Trẻ có thể hoặc không thể buông rơi đồ chơi khỏi tay.

15. Lấy một quân cắm ra khỏi bảng cắmSử dụng những vật có đầu nắm to và dễ cầm nắm, đặt vào một lỗ tròn và mịn

để chúng được dễ dàng lấy ra. Những quân cắm đầu tiên nên rộng chừng 2,5cm dài 8cm làm bằng gỗ là lý tưởng. Khi đưa ra bảng cắm cho lần đầu tiên, chỉ nên có một hoặc hai quân cắm trên đó. Nghiêng bảng cắm một chút về phía trẻ sẽ dễ hơn. Có thể thay đổi bảng cắm bằng những đồ vật xung quanh trẻ, là những cái khung tròn cặp quần áo hoặc những cái bút chì sáp to lấy ra từ những cái lỗ được bấm trên nắp của một hộp giầy, hoặc những cái bút nỉ hay ống cuộn tóc bằng nhựa được lấy ra từ đống cát ướt.

16. Vỗ tay; chơi trò vỗ tay theo bài hát có vần

Kỹ năng này là một phần mở rộng của kỹ năng đưa tay về vị trí trục giữa cơ thể

Xoa hai tay trẻ vào với nhau. Cho trẻ nhiều cơ hội chuyển đổi đồ vật, đập hai vật vào với nhau, và cầm vật lớn hơn cần hai tay đặt ở trục giữa cơ thể. Bài hát có vần là một loại bài hát ru phổ biển dành cho trẻ em. Cũng cần quan tâm tới việc bật nhạc lên và vỗ tay trẻ để giữ nhịp.

Làm mẫu việc vỗ tay cho trẻ mù bằng cách cầm vào cổ tay trẻ một cách nhẹ nhàng vả vỗ tay trẻ trong lúc bạn hát. Thả cổ tay của trẻ ra trong khi bạn vẫn tiếp tục hát và quan sát xem trẻ có tiếp tục vỗ tay hay không.

17. Sử dụng cả hai tay để làm song song những hoạt động trên một đồ chơi (kéo, xé, vò)

Vật liệu chủ yếu dùng cho kỹ năng này có thể mỏng hơn những đồ vật mà trẻ từng chơi trước đây. Ngoài ra, khi tay của trẻ khoẻ và nhanh nhẹn hơn, vật liệu “an toàn” trước đây sẽ không bảo đảm cho trẻ nữa. Yêu cầu có sự giám sát của người lớn khi cho trẻ làm quen với loại đồ chơi bằng giấy, miếng vải thun, đồ mềm mỏng,v,v...

Đưa một vật cần dùng cả hai tay là tốt nhất. Hướng dẫn trẻ từ phía sau để dùng tay với đồ vật. Nói những câu thật thú vị như “x-é-é-é-é-é” hoặc “vò vò vò”. Một số đồ vật kích thích hai tay trẻ khám phá như: quả bông bằng len, một lá nhôm,, nhựa dẻo, giấy bóng kính ở cửa hàng bán hoa, túi xốp, và các loại giấy báo bình thường (tất cả những thứ này đều không an toàn cho vào miệng trẻ - hãy trông nom cẩn thận).

18. * Tách được các cử động của một hoặc hai ngón tay (khám phá những chiếc lỗ, ấn nút hoặc hầy bẫy đồ chơi lên)Đưa cho trẻ một miếng hạt có lỗ xâu lớn hoặc những đồ chơi có lỗ lớn. Đút

ngón tay trẻ vào lỗ.Khuyến khích trẻ kéo những con cắm ra khỏi bảng cấm bằng cao su và đút

tay trẻ vào những lỗ cắm đó.Đặt nhiều thứ khác nhau vào từng phần đáy của vỉ đựng trứng: một quả

bông, một quả bằng kim loại mỏng, miếng kẹo dẻo, quả sơ ri, một hạt nho khô, một miếng vải nỉ, một miếng giấy nhám và một miếng giấy gói quà.

Cung cấp nhiều loại đồ vật khác nhau kích thích thọc ngón tay và đẩy: khay dựng đá, bảng cắm có lỗ chốt, bàn phím và những loại đồ chơi bày bán có lỗ hoặc nhiều phần lõm.

Hướng dẫn trẻ cách sử dụng ngón trỏ để vẽ lên cát hoặc vẽ bằng ngón tay. Việc vẽ bằng ngón tay lên đồ có thể ăn được như: bánh tráng miệng sô cô la, hoặc thạch anh đào. Cung cấp ngôn ngữ để phát triển kỹ năng khái niệm: “Kia là một cái lỗ. Ôi, ngón tay của con ở trong lỗ rồi! Con rút ngón tay ra được không? Bây giờ ngón tay con lại ở trong lỗ rồi”. 

19. * Lấy được những vật nhỏ (quả nho khô hoặc hạt ngũ cốc) bằng kiểu túm gọng kìm gọn gàng (ngón cái và ngón trỏ)

Đặt một miếng băng keo vuông 2,54cm lên mu bàn tay của trẻ và khuyến khích trẻ dùng tay còn lại để lấy nó ra.

Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ nhặt những vật nhỏ hoặc mảnh: dây giầy, tay cầm của cái thìa, cái chốt hoặc những hình khối nhỏ (1,27cm). Thành phần thức ăn có thể gộp vào như mì ý chín hoặc cà rốt cắt dài như cái que, một miếng nhỏ bánh mì nướng hoặc bánh quy, một khúc nhỏ pho mát. Bảo đảm bề mặt mà những đồ vật này đặt lên trơn láng và chắc chắn, giống như trên khay đựng thức ăn của ghế ăn của trẻ hoặc trên bàn.

Đặt một vật thật nhỏ vào một cái tách hoặc cái tô nông rồi để trẻ nhặt lên. Cho trẻ nhiều cơ hội kéo giấy ăn từ hộp ra, hoặc kéo ống hút từ ly uống nước có nắp.

20. Chủ định để cho vật rơi xuống

Để trẻ thả đồ chơi theo yêu cầu, có chủ đích và thái độ quan tâm, trẻ bị thúc đẩy để “thả” đồ vật ra, thường thì do trẻ muốn giữ một cái gì đó. Điều khó khăn là làm sao tạo động cơ để trẻ khiếm thị muốn cầm thêm một cái khác khi mà trẻ đang giữ một cái rồi.

Hãy để cho trẻ bóp miếng mút xốp ướt, bóp đồ chơi để cho trẻ cảm giác nắm vào và thả ra. Sử dụng cát, cỏ, hạt đậu và túi đựng hạt đậu để luyện tập sự túm nắm.

Làm sự “trao đổi” bằng đồ chơi để cho trẻ “thả ra”. Vỗ, xoa, hoặc đánh vào mu bàn tay trẻ để khích lệ sự thả ra hoặc đưa cho trẻ đồ chơi với âm thanh hấp dẫn hơn hoặc đặc biệt là đồ chơi ít khi được chơi.

21. * Cố gắng đặt một hình khối chồng lên một cái khác

Vào khoảng thời gian này trẻ trở nên quan tâm đến khái niệm “trên”. Sự quan tâm này có thể phát triển muộn hơn ở một số trẻ mù. Ở tất cả trẻ em, sự thú vị đến trước sự phối hợp. Trẻ có thể sẽ sắp hàng hai cục hình khối mà không buông cục thứ hai ra, hoặc “mục tiêu” của trẻ không chính xác. Bắt đầu với những vật liệu dễ xếp thành chồng: miếng mút xốp to vuông, hộp khăn giấy hoặc hộp đựng bột ngũ cốc.Cung cấp nhiều loại vật liệu “có khả năng chồng xếp” như: hộp đựng bơ, lon nước trái cây rỗng và những quyển sách đóng bằng bìa mềm.

Đặt một đồ vật nhỏ hơn lên trên một vật lớn hơn: miếng mút xốp đặt lên trên hộp khăn giấy, hoặc hộp đựng bơ đặt lên trên một quyển sách to, phẳng. Đổi với trẻ mù và không được nhìn mẫu, sử dụng phương pháp tay dưới tay. Chơi ngay bên cạnh trẻ, nói cho trẻ biết bạn đang làm gì, cho phép trẻ đặt tay lên tay bạn.

22. Bắt đầu khám phá những quyển sách bằng vải, bằng bìa cứng hoặc bằng nhựa (lật trang)

Hy vọng rằng cha mẹ đã đọc sách cho trẻ. Khi trẻ có quyển sách trong tay ở giai đoạn đầu tiên này, trẻ không quan tâm đến nội dung, nhưng vì quyển sách như một món đồ: Mùi vị của nó như thế nào nhỉ; Trẻ có thể làm được gì? Sách nên làm bằng những vật liệu khó bị hỏng: nhựa mềm hoặc bìa cứng. Ở giai đoạn này, sự chú ý của trẻ khiếm thị vào sách chỉ trong một thời gian ngắn. Sự quan tâm về xúc giác vào những trang sách có hình nổi phát triển muộn hơn so với nhận thức thị giác về hình ảnh. Sách có in chữ nổi hay chưa không phải là vấn đề chủ yếu, mà quan trọng là trẻ có được trải nghiệm về việc lật giở sách.

Thiết lập một thói quen sinh hoạt hàng ngày bao gồm thời gian đọc truyện cho trẻ nghe (giờ ngủ trưa, giờ ngủ tối, bất kỳ giờ nào). Cả bạn và trẻ phải được thoải mải. Đặt trẻ ngồi trên lòng của bạn trẻ sẽ giúp bạn giữ quyển truyện và cảm

nhận được bạn lật trang, tương tác với quyển truyện (xòe trang sách ra, làm tiếng ồn), chỉ vào hình ảnh và lắng nghe câu chuyện. Sau khi câu chuyện chấm hết (hoặc sự chú ý giảm dần) thì đưa sách cho trẻ để tự khám phá.

Trong giỏ đồ để cạnh bạn có những đồ vật hoặc đồ chơi có liên quan đến câu chuyện. Điều này giúp duy trì sự thích thú của trẻ đối với cuốn sách. Khi bạn đọc truyện, đặt vào tay trẻ món đồ có liên quan đến trang sách. Những thứ đó có thể là một con thỏ bông nhỏ, miếng lông thú giả, cái thìa khi kể chuyện con thỏ ăn bánh.

23. Bắt đầu dùng tay để cầm vật trong khi tay kia thao tác trên đồ vật

Tìm những đồ chơi yêu cầu hai tay để làm nên một hoạt động. Hướng dẫn cho trẻ cách cầm đồ chơi bằng một tay và kích hoạt đồ chơi bằng tay còn lại. Chọn những đồ chơi có nhiều hiệu quả khác nhau, đó là những loại kết hợp nhiều màu sắc, nhẹ, âm thanh và di động. Vận động tinh – Từ 1 – 2 tuổi

24. Thao tác trên các đồ vật bằng cách lay động các bộ phận của nó (thùng đựng nhiều thứ)

Cho trẻ thật nhiều kinh nghiệm với loại đồ chơi hoạt động được do có tác động. Các hộp đựng hàng hóa được bày bán nhiều loại khác nhau. Khi đi mua đồ chơi, bạn nhắm mắt thử cầm một đồ chơi, nó có còn thú vị nữa không? Nó như thế nào khi bạn bóp, đập, vặn vẹo nó? Nó có phát ra một vài âm thanh khác nhau gây ấn tượng không, hay nó có phát ra âm thanh giống nhau không khi bạn tác động bằng nhiều cách khác nhau?

Tự làm một cái hộp ảo thuật bằng với một cái cửa có bản lề và chỉ mở với động tác được yêu cầu: ấn xuống một nút, ấn xuống một cái đòn bẫy, quay một số điện thoại. Giấu đồ chơi hoặc thức ăn bên trong cánh cửa của cái hộp, có thể tìm thấy khi hoàn thành thành công việc di chuyển. Có ngôn ngữ đi cùng với hoạt động. Thuật lại hành động của trẻ: “đó là cái nút. Bây giờ con đang ấn nút”. Nói về những nét đặc trưng của mỗi bộ phận: “Nó phát ra âm thanh vui nhộn nhỉ? Có nhiều lỗ. Một số thì to còn một số thì nhỏ.”

25. Lấy các vòng chồng lên nhau ra khỏi chốt cắm, lẩy quân cắm lớn ra khỏi bảng cắm.

Trẻ mới biết đi thích tháo bỏ mọi thứ đi hoặc mang đi chỗ khác. Chúng dành rất nhiều thời gian để cất dọn các đồ vật trước khi chúng trở nên quan tâm đến bất kỳ sự thay thế nào khác. Để trẻ tự đi theo bước chân của trẻ. Cung cấp một mô hình cho hoạt động phức tạp hơn (bỏ nhiều vòng vào người trẻ), nhưng không được yêu cầu trẻ làm như vậy quá sớm. Luôn luôn nói về việc bạn đang làm: tên của các đồ vật, thuật lại hành động.

Lúc đầu, cái chốt phải có chân đế phẳng (không lung lay). Các vòng tròn phải rời ra và rơi xuống đây. Các chồng vòng bán sẵn ở cửa hàng có những chiếc vòng

được trang trí thuận lợi cho cả xúc giác và thị giác. Một cái chốt được dán vào chân đế với những cái vòng mây tự làm cũng có hiệu quả tốt như đồ bán sẵn.

Những quân cắm phải to và trơn tru, và những lỗ sâu rộng sẽ dễ cắm chúng vào. Sử dụng đồ chơi cắm chốt có khoảng từ 4 tới 6 lỗ, như vậy trẻ có thể kết thúc thành công hoạt động này. Một số công ty sản xuất “chốt giữ người” rất vừa để đút vào trong xe hơi, nhà hoặc bục rạp xiếc đồ chơi. Những món đồ chơi này thường to và dễ dùng tay thao tác hơn những bảng cắm bình thường.

26. Lấy ra được từng hạt từ chuỗi hạtSây chuỗi hạt phải to (hạt xâu có kích cỡ 3,8cm). Bắt đầu bằng việc ngồi phía

sau trẻ, đặt tay bạn lên trên tay trẻ, hướng dẫn kéo hai đầu dây tách rời nhau ra. Làm thành một trò chơi: bạn móc chúng vào với nhau rồi lại tách chúng ra. Sử dụng lời nói để miêu tả hành động và yêu cầu những động tác như: “kéo mạnh lên”.

Để đa dạng hơn, thả mỗi lần một hạt vào cái lon khi chúng được tách rời nhau. Đếm khi bạn thả từng hạt vào lon. Nói tên các màu.

27. Nắm hai vật bằng một tay.Để khuyến khích trẻ nắm nhiều đồ vật trong tay, đặt một khối vuông nhỏ

khoảng 2,54cm vào tay trẻ. Sau đó thử cho trẻ nắm thêm một cái khác. Nếu kích cỡ này quá to thì chọn cái khác kích cỡ bằng một nửa (theo dõi để không cho trẻ đút vào miệng).

Trong những bữa ăn, quan sát xem trẻ có cầm vài miếng bánh quy khô hay vài miếng bánh bột ngũ cốc trong tay không. Bạn có thể dùng nhiều loại đồ ăn dùng tay bốc để khuyến khích trẻ cầm không chỉ một món.

28. * Cắm được một quân cắm lớn vào cái lỗ

Lúc này trẻ cần bắt đầu biết sử dụng một bàn tay giống như “chỉ dẫn” hoặc thao tác bàn tay, còn tay kia là “trợ giúp” hoặc tay để định vị. Kế hoạch này đặc biệt quan trọng đối với trẻ mù khi bắt buộc phải dựa vào xúc giác để tìm các bộ phận và để chúng lại với nhau. Lặp lại một cụm từ đơn giản như “một tay tìm lỗ, tay kia đút quân cắm vào” tiếp tục như thế sẽ giúp trẻ ghi nhớ việc sử dụng cả hai bàn tay trong nhiệm vụ như thế này.

Trước hết để trẻ chơi giống với cách thức như thế (lấy những quân cắm ra). Trẻ có thể tự mình khám phá ra cách cho quân cắm vào như thế nào. Nếu thì đưa quân cắm vào phía dưới lòng bàn tay chỉ với núm trên đỉnh để trẻ có thể nắm vào đó. Hoạt động này cho thấy nhiều khả năng trẻ sẽ nắm cái núm quân cắm bằng các ngón tay — việc nắm quân cắm dễ hơn so với việc đút nó vào cái bảng cắm. Làm mẫu đút quân cắm vào. Nghiêng cái bảng cắm về phía trẻ một chút nếu cần thiết. Như vậy sẽ dễ nhìn thấy cái lỗ cắm hơn. Nếu trẻ sử dụng kỹ thuật xúc giác để tìm lỗ, hẩy để cho trẻ quyết định dùng tay nào “định vị” và tay nào tìm và đút quân cắm vào. Nếu trẻ thấy tay nào thuận hơn ở thời điểm này, thì sẽ ưu tiên bàn tay đó thành “tay thao tác”.

Những hoạt động khác khuyến khích trẻ luyện tập như: bàn chải đánh răng cắm vào cái đế giữ có lỗ, bút chì sáp hoặc bút nỉ cắm vào cái đế giữ tự làm, bấm lỗ tròn vào nắp hộp giầy.

29. Hoàn thành đặt miếng hình tròn vào bảng ghépBắt đầu với miếng hình tròn vào bảng ghép hình. Nếu thiếu miếng trong bảng

ghép, hãy che tất cả những chỗ hổng khác và chỉ để một lỗ mà trẻ có thể đặt miếng hình tròn vào. Nếu trẻ khó khăn cầm miếng hình đó, dính lên nó một chùm chỉ hoặc một núm nhỏ như vậy sẽ dễ nắm vào hơn. Nếu trẻ sử dụng kỹ thuật xúc giác, giúp trẻ lần theo hình dạng của miếng ghép đang có trong tay rồi tìm cái lỗ mà miếng hình có thể bỏ vào được. Dùng những từ như: “hình tròn” và “vòng tròn”Sau khi trẻ đã thành thạo việc xếp miếng ghép hình tròn, đưa cho trẻ một miếng ghép hình vuông. Bắt buộc sử dụng ngôn ngữ để chỉ ra những sự khác biệt. Đừng quên rằng đặt miếng vuông yêu cầu độ chính xác nhiều hơn.

30. Tự ý vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì sáp

Trẻ có một chút thị giác có thể trở nên thích thú với hoạt động tự phát này, đặc biệt nếu chúng có anh chị lớn. Nếu cha mẹ đưa ra hình thức phong phú (Bây giờ Mẹ sẽ viết danh mục đồ tạp phẩm), thì ngay cả trẻ mù cũng có thể muốn viết giống như mẹ.

Nếu trẻ không thể hiện sự thích thú về việc vẽ nguệch ngoặc, thì cho trẻ tìm hiểu thêm việc dùng ngón tay để vẽ với bánh ngọt hoặc bằng xà bông cùng lúc dạy trẻ sử dụng bút chì sáp. Cho trẻ thật nhiều kinh nghiệm trong việc cầm và thao tác những vật có hình dáng bút chì. Trẻ mù sẽ cho thấy kết quả của việc trải nghiệm này muộn hơn.

Dán một tờ giấy khổ lớn lên bàn để tránh bị trơn trượt. Dùng nhiều loại giấy tờ khác nhau như: giấy báo, giấy dùng trong xây dựng, giấy gói thịt, giấy dùng đánh máy. Sử dụng vật đánh dấu có tính gầy cảm hứng: bút lông thơm có thể rửa sạch, bút chì không độc mà không có giấy, một cái bút chì lớn với chì mầu sẫm dùng cho khối tiểu học.

Đối với trẻ mù, dán miếng giấy lên trên bề mặt nổi và đưa cho trẻ bút chì sáp tô lên đó để có kết quả chắc chắn sẽ nổi. Miếng lưới có mắt lưới mau, một thiệp nổi Giáng sinh, hoặc một miếng thảm chùi chân thô nhám hoặc miếng thảm vuông đều là những vật liệu dùng làm ví dụ.

31. Làm rơi những hạt nho khô hoặc những hạt ngũ cốc vào hộp đựngChơi trò luân phiên bỏ hạt ngũ cốc hoặc nho khô vào cái tô với trẻ. Nếu trẻ

muốn ăn những thứ đó thì cho trẻ ăn. Mục tiêu là làm sao cho trẻ luyện tập túm nắm được những thứ rất nhỏ.

32. * Bỏ tối thiểu được 4 vòng vào cột, 4 con cắm vào bảng cắmBảo đảm việc các vòng chui vào cột một cách dễ dàng như nhau (có nghĩa là

chúng phải lớn hơn cỡ của cột). Tất cả các quân cắm phải lớn để rơi vào bảng cắm

một cách dễ dàng và lưu lại trong đó. Trẻ phải thành thạo “cách” tháo rời vào thời điểm này. Thông tin này cho biết trẻ sẵn sàng duy trì và tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.

33. * Tháo rời và lắp ráp những đồ chơi đơn giản (các khối gỗ có đầu mút có thể nối với nhau; các ly, tách lồng vào nhau)Những hình khối có lông rất dễ dàng dính vào nhau. Hướng dẫn trẻ làm thế

nào để chúng có thể dính vào nhau và tách rời ra. Làm một tháp hoặc cái cầu bằng những hình khố này để cho trẻ thấy cách thực hiện với chúng. Đối với trẻ mù, bạn sẽ cần khuyến khích trẻ để cảm nhận các hình khối này vì có thể trẻ sẽ cảm thấy không dễ chịu ở lần đầu tiên.

Mua một bộ ly chồng vào nhau, hoặc dùng chồng ly đều nhau, hoặc một bộ tô chồng vào nhau. Để cho trẻ tự khám phá ra làm thế nào chúng có thể vừa vào bên trong lòng của nhau, và theo dõi xem trẻ có tách chúng ra được hay không. Với trẻ có thị giác thì rất dễ cho bạn hướng dẫn khái niệm này bằng nhìn. Sử dụng ly có mầu sắc sáng để kích thích thị giác. Đối với trẻ mù, khuyến khích trẻ sờ tay bạn trong lúc bạn hướng dẫn chồng ly vào nhau và lại tách rời chúng ra.

34. Bỏ 5 hoặc 6 vật qua lỗ, khe nhỏ (lỗ/khe ở nắp chai hoặc nắp hộp)Bắt đầu với một vật thể hình trụ giống như quân cắm và một vỏ hộp sữa bằng

cat- tông đã cắt trên đỉnh, hoặc một cái bình có miệng nhỏ. Chơi trò “bỏ nó vào và đổ nó ra”, qua đó trẻ nhận biết được rằng trẻ có thể lấy cái chốt lần nữa; Nếu trẻ có một chút thị lực còn lại, và bạn sử dụng đồ nhựa, chọn nhựa trong để trẻ có thể nhìn xuyên qua bình.

Làm một lỗ trên nắp hộp giấy hoặc lon cà phê. Bỏ vào 3 hoặc 4 món đồ chơi trước khi mở nắp hộp để lấy chúng ra 35. * Xoay cổ tay để vặn nút

Phần đầu tiên của hoạt động xoay cổ tay là khả năng tự nguyện xoay phần trước cánh tay xoay cho lòng bàn tay quay lên phía trên. Cho trẻ nhiều cơ hội sử dụng dùi để gõ trống hoặc đàn xylophone. Nên biết rằng trẻ em là những nhà thám hiểm tuyệt vời nhất. Có nhiều núm, đòn bẩy và nút rất thú vị trong môi trường xung quanh mà trẻ sẽ tìm thấy chúng. Cho trẻ biết tên gọi của vật mà trẻ tìm thấy. Dạy cho trẻ sự để phòng an toàn phù hợp. Gia đình phải xác định rõ những giới hạn để sắp xếp trước khi trẻ thực sự đứng dậy và di chuyển vững vàng để đối phó với đồ vật đáng ngờ. Nếu trẻ không được sờ và chơi với vật thể thì không nên đặt trong tầm với của trẻ.

Chơi gọi điện thoại với nhau. Làm cho chuông kêu và khuyến khích trẻ “cầm điện thoại lên”.

Cho trẻ xem những cử chỉ giống như vậy, “tất cả hết rồi” hoặc “đập tay cái nào”. Vào thời điểm này, trẻ phải nắm vững hai khái niệm nguyên nhân và hệ quả, và một số các kỹ năng thao tác tay đơn giản hơn để mọi việc được thực hiện. Cho

trẻ mở những đồ chơi yêu cầu dùng sức nhiều hơn đối với ngón cái và các ngón tay để ấn xuống và kéo ra.

36. * Đổi từ vẽ nguệch ngoạc sang vẽ nét thẳng và quay trở vẽ nguệch ngoạc

Một đường thẳng đứng thường là nét vẽ đầu tiên trẻ khi trẻ có khả năng chuyển lên một nấc cao hơn nét vẽ nguệch ngoạc, và phát huy khả năng điều chỉnh tốt hơn. Vẽ nguệch ngoạc đã được điều chỉnh, giống như những hình tròn nối tiếp nhau hơn. Trong khi học sinh mù không thể xem bạn vẽ, do đó để bắt chước các động tác của bạn thì trẻ cần phải học sự khác biệt về cảm giác giữa bắt đầu-và-dừng lại, lên-và-xuống khi vẽ một đường, và sự tiếp tục các động tác vẽ nguệc ngoạc vòng tròn và vòng tròn.

Dán một tờ giấy khổ lớn lên bàn để tránh bị trơn trượt. Dùng nhiều loại giấy khác nhau như: giấy báo, giấy dùng trong xây dựng, giấy gói thịt, giấy dùng đánh máy. Sử dụng vật đánh dấu có tính gây cảm hứng: bút lông thơm có thể rửa sạch, bút chỉ không độc mà không có giấy, một cái bút chì lớn với chì mầu sẫm dùng cho khối tiểu học.

Đối với trẻ mù, dán một miếng giấy lên trên bề mặt được làm nổi như một lưới nhỏ có mắt lưới mau. Đưa cho trẻ bút chì sáp cho nên kết quả chắc hẳn sẽ rõ ràng. Cho trẻ một hoạt động cần thực hiện đơn giản nhưng có hướng dẫn bằng miêu tả: “Xuống này, cô đang vẽ một đường di xuống đây.” “Vẽ vòng quanh và vòng quanh và vòng quanh.”

Sử dụng cát ướt hoặc bột nhào để chơi, để luyện tập vẽ một đường thẳng đứng. Cho trẻ dùng mắt và ngón tay để kiểm tra kết quả. Cho trẻ luyện tập hoạt động vẽ nguệch ngoạc bằng việc quấy một bát gạo hoặc hạt đậu.

37. * Xỏ một hạt lớn vào một sợi dậy cứng, một đầu đươc thắt nút và cố định đầu còn lạiCho trẻ nhiều cơ hội để hoàn thành việc lấy các hạt ra khỏi những sợi dây.

Ngồi tại bàn, đựng hạt trong một cái khay có thành cao đề phòng trẻ làm rơi vẫn có thể tìm lại được.

Đưa cho trẻ một cái ghim theo chiều ngang. Cho trẻ sử dụng bình nghệ thuật hình tròn hoặc vòng đeo tay bằng kim loại để xâu thành chuỗi. Loại dụng cụ hoặc bình nhựa và dây lớn sẽ được thử sau. Sử dụng những hạt lớn hoặc chuỗi nút áo hoặc ống chỉ cổ lỗ lớn hơn.

Cho trẻ cầm vào một đầu sợi dây và đầu dây còn lại thì thắt nút. Giải thích lý do tại sao phải thắt nút. Giúp trẻ xỏ một hạt và chỉ cho trẻ thấy hạt bị chặn lại bởi nút thắt. Đưa từng hạt cho trẻ và giúp trẻ xỏ thêm nhiều hạt, như vậy trẻ có thể xâu được toàn bộ chiều dài của dây. Trẻ có thể cần hỗ trợ giữ sợi dây để sẵn sàng nhận thêm hạt.

Vận động tinh – Từ 2 – 3 tuổi38. Thể hiện việc sử dụng các kỹ năng hoạt động tay sau đây: đặt (lên trên hoặc và trong), đổ thành đống, đẩy và kéo, chồng lên nhau, vặn và xoay.Tìm những loại đồ chơi dùng được tất cả các kỹ năng trên để khuyên khích

thao tác bằng tay. Những mẫu đồ chơi được sử dụng như: hình khối, hạt bóp nổ, hộp đựng các khối (dùng để đổ đống), và những đồ chơi dùng pin để thực hiện động tác “tắt” và “bật”.

Trong khi chơi cát trong hộp hoặc trên bàn cát, cho trẻ “đổ thành đống” cát từ xô đựng hoặc từ hộp đựng cát.

Để trẻ giúp bạn xếp thành chồng các đĩa giấy hoặc các ly nhựa để chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi cắm trại.

Cung cấp cho trẻ hộp nhạc hoặc cái radio đồ chơi có núm vặn để tắt bật âm thanh của nó.

39. * Xâu từ 3-5 hạt lớn (cỡ chừng 3cm)Khi trẻ có thể tự định hướng được sợi dây, hãy để trẻ tự nhặt các hạt để xâu.

Để 5 hoặc 6 hạt trong cái ly hoặc cái tô trong một cái khay có thành cao. Bạn vừa đếm vừa bỏ hạt vào, hoặc nói xem hạt hình gì hoặc màu gì mà bạn chọn. Đổi phiên chọn hạt với trẻ.

40. * Dùng ngón tay trẻ chơi các trò chơi ngón tay và đếm

Trẻ sáng mắt có thể học và làm theo người lớn những cử động của bàn tay và ngón tay một cách thoải mái tự nhiên, chúng tham gia vào các trò chơi ngón tay và các trò chơi đếm bằng ngón tay ở trường mẫu giáo và tiểu học. Những trò chơi này phát triển sự khéo léo đôi tay khi mà việc sử dụng thành thạo dụng cụ học tập trở nên quan trọng hơn. Nhu cầu phát triển sự khéo léo này ở trẻ mù còn nhiều hơn so với trẻ sáng mắt. Trẻ phải có khả năng để bấm được các phím trên máy viết chữ nổi, từng ký tự và cùng phối hợp. Trẻ phải có khả năng di chuyển các hạt trên bàn tính và dùng ngón tay giữ vị trí mà ngón tay đang đặt ở đó. Trẻ mù sẽ gặp khó khăn nếu không được giới thiệu và hướng dẫn trước các kỹ năng này.

Chơi các trò chơi như “Where is thumbkin”, “Ten little Indian”, “The Itsy, Bitsy Spider”.

Cung cấp nhiều thao tác tách rời ngón tay cái và các ngón tay trên đồ vật. Tạo mồn học nghệ thuật bằng cách ấn chi ngón tay. Sử dụng các que kim loại và kẹp quần áo. Gắp cục kẹo dẻo lên bằng cái kẹp và bỏ vào túi đựng khác.

Nói về cách gọi thông thường của các ngón tay như: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út

Nếu có đàn piano hoặc máy đánh chữ nổi Braille, cho trẻ thử nghiệm bằng việc tạo tiếng nhạc hoặc bức tranh chấm tròn nhỏ. 41. Nhặt mỗi lần một hạt ngũ cốc và nho khô

Sử dụng những vật nhỏ (kẹo M&M, nho khô,...), khuyến khích trẻ nhặt lên rồi bỏ vào hộp đựng bánh hoặc khay bìa đựng trứng, thực hành học đếm khi trẻ thực hiện hoạt động này. Cho trẻ ăn luôn giống như là phần thưởng.

Có thể cho mì ống khô hoặc cục pho mát vào trong một hộp cứng, vỏ chai thuốc bằng nhựa hoặc trong khay đá.

42. * Lăn, vỗ, đập hoặc véo cục đất sétCùng chơi với đất sét. Nhào đi nhào lại. Hỏi trẻ xem trẻ muốn một miếng đất

sét nhỏ hay to và véo miếng đất sét theo đề nghị của trẻ. Yêu cầu trẻ đưa cho bạn một ít đất sét. Làm một vài trái banh bằng đất sét rồi đưa chúng cho trẻ để đập bẹt xuống. Giả bộ làm bánh kếp hoặc bánh ngô (bánh bắp). Tạo tổ chim rồi cho trẻ xem cách nặn trứng chim để cho vào tố. Làm một chùm rắn và đặt chúng lên tảng đá để phơi nắng. Dùng ngôn ngữ mô tả kết hợp với sự hỗ trợ của các động tác.

Tạo hình dạng và gọi tên hình đó, đưa hình cho trẻ và yêu cầu trẻ làm một hình giống như thế.

Dùng đồ nhà bếp với đất sét: trục cán nhào bột, khuôn cắt bánh qui, dao cắt. Giả bộ làm bánh qui với trẻ.

Làm bánh qui thật với trẻ. Cho phép trẻ véo một miếng bột làm bánh và nếm sau mỗi lần thêm một thành phần vào. Để trẻ tự làm vài cục bột và đặt vào khay bánh. Điều quan trọng là nói về sự khác nhau giữa “thật” và “giả bộ” để trẻ nhận biết cái nào thì ăn được và cái nào thì không.

43. Lật được từng trang sách một

Vào giai đoạn này, trẻ có thể bộc lộ với cha mẹ để cha mẹ đọc các bài thơ hoặc những câu chuyện trong cuốn sách ưa thích. Nếu trẻ còn đủ thị lực, điều này sẽ thuận lợi để cùng lúc bắt đầu lật các trang, chỉ ra các bức tranh và nói chuyện về chúng. Đối với trẻ mù, sử dụng sách với vật thật được dán vào trang giấy như: một cái lược, một cái chìa khóa, một cái ví đựng xu mỏng phăng có khóa kéo. Những cái nút hoặc những cái kim băng được cài vào dây ruy băng hoặc miếng nỉ và sau đó dán nó lên trang giấy. Các hình nổi có thể được làm bằng nhiều loại vải bố, giấy hoặc bìa. Các đồ vật sản xuất mẫu cỡ nhỏ như cục xà bông hoặc tuýp thuốc đánh răng cũng có thể dán lên trang giấy. Bỏ những vật vào trong túi nhỏ mỏng có khóa đã dán trên giấy để trẻ có thể mở khóa ra và kiểm tra túi bằng 2 tay.

Dùng nhiều loại sách có chất liệu khác nhau để đọc cùng trẻ: trang sách bìa cứng, trang sách nilon, trang sách vài hoặc trang sách mút xốp. Tất cả các trang sách phải cứng, dày và dễ cầm nắm. Các trang không bị rách. Nội dung sách có thể có hoặc không quan trọng đối với trẻ. Một số trẻ thích thơ, chính xác từng từ mỗi lần nghe. Một số khác thì không quan tâm. Nói ngắn gọn về những gì có trong trạng sách. Sau đó thì giở sang trang.

Tìm một thời gian thích hợp trong ngày để là thời gian đọc sách hằng ngày. Ban đầu, có thể thời gian tập trung để đọc toàn bộ quyển của trẻ sẽ rất ngắn. Đọc

vài trang sách, sau đó gấp sách lại và làm việc khác. Trong lúc cùng xem sách, nhắc nhở việc cần phải nhẹ nhàng với sách.

44. * Đậy kín nắp tô hoặc xoongLàm mẫu việc đặt nắp đậy vào tô hoặc xoong. Sử dụng một cái xoong và nắp

của nó để bắt đầu bài tập. Chuyển sang sử dụng nhiều loại khác nhau như: chảo, hộp đựng có nắp, các loại ly có nắp. Cung cấp các loại kích cỡ khác nhau và cho phép trẻ tìm nắp đậy vừa.

45. Mở gói đồ vật nhỏĐưa một gói đồ ăn giữa giờ mà bạn tự gói như: một miếng pho mát, một

miếng bánh qui hay một gói trái cây.Gói lại hộp đồ chơi nhỏ được kèm theo với bữa ăn của trẻ tại nhà hàng thức

ăn nhanh. Thay đổi giấy gói: giấy dầu, giấy gói thực phẩm, giấy bóng kính hoặc lá kim loại.

Gói đồ vật vào vài lớp giấy khác nhau, và lần lượt mở lớp giấy bọc ra. Người mở lớp giấy bọc cuối cùng sẽ được nhận đồ vật đó. (Phải đảm bảo người mở lớp giấy cuối cùng là trẻ, tối thiểu là trong lần đầu).

46. Xé tờ giấy thành hai mảnhĐặt tay bạn lên trên tay trẻ. Để ngón tay trẻ vào chính giữa trang giấy, ngón

cái đặt sát bên cạnh. Kéo một bàn tay về phía người của trẻ, một tay đẩy ra xa người của trẻ.

Dùng giấy đã xé để tạo ra các đề tài nghệ thuật. Sử dụng nhiều loại giấy khác nhau. Xé vụn giấy ra, vò nát giấy, và tạo thành nghệ thuật dán ảnh bằng xúc giác.

Cho trẻ cộng tác với những trẻ lớn tuổi hơn để tạo ra chuỗi dây bằng giấy.47. * Gấp đôi trang giấyThực hành với khăn, mặt hoặc khăn mùi xoa. Đặt cái khăn phẳng rồi cầm hai

góc lên chập vào hai góc còn lại. Giải thích góc là gì và cho trẻ tìm ra 4 góc. Nếu trẻ vẫn gặp khó khăn bài học này, khâu một miếng dán dính nhỏ xíu vào mỗi góc để chúng dính vào nhau.

Cho trẻ tô màu trang giấy rồi gấp lại, bỏ vào phong bì để gửi cho bạn bè, họ hàng

48. * Vặn vào và mở ra những vật tháo lắp được (bù lông, ốc vít, nắp đậy bình)

Dùng những bù lông bằng kim loại, bằng nhựa được bán trong cửa hàng đồ chơi, hoặc những đồ vật gắn liền với cuộc sống như thùng đựng đồ nhà bếp và đồ nghề. Lấy một cái vít hoặc cái nắp đậy nào đó dễ dàng để thực hành trước, bằng

ngôn ngữ miêu tả đi đôi với kỹ năng này: quay, vặn, mở, đóng lại, bật, tắt, tách rời, cùng một lúc.

49. Vẽ bằng ngón tay, làm những chuyển động thẳng đứng, chuyển động ngang vì hình tròn

Cả người lớn và trẻ đều phải khoác áo choàng. Sử dụng nhiều giấy báo để che cái bàn cho sạch. Dán giấy vẽ xuống bàn bằng băng keo hoặc bằng bột dán.

Khuyến khích trẻ dùng cả hai bàn tay. Chuyển động theo nhiều hướng khác nhau. Tạo nhiều chấm tròn và vệt sọc bằng đầu ngón tay. Nắm tay lại và dùng cả trước, sau và bên cạnh của nắm tay. Xòe tay ra và vẽ bằng bàn tay. Tạo đường thẳng ngắn và dài. Vẽ đường cắt qua (đường ngang) và vẽ đường lên xuống (đường thẳng). Vẽ vòng tròn lớn, vẽ vòng tròn nhỏ. Đây là thời điểm thích hợp nhất để làm mẫu chuyển động và kèm theo ngôn ngữ hướng dẫn, điều này sẽ rất cần thiết với hoạt động sử dụng giấy và bút chì sau này.

50. * Xâu hạt nhỏ (khoảng 1,5cm)

Ý tưởng về xâu chuỗi bao gồm cả dây to, dây chỉ hoặc dây giầy. Ý tưởng về hạt xâu: ống chỉ cắt đôi, đai ốc, gioăng, mì ống, ống hút có ống rộng, tất cả đều được giảm xuống còn 1,5cm.

Trẻ ở độ tuổi này thích làm dây đeo cổ cho mọi người.Tạo những chuỗi hoa trang trí cho ngôi nhà.Làm một sợi dây đai ốc hoặc gioăng cho xưởng sửa chữa.

Vận động tinh – từ 3 – 4 tuổiSự nắm chặt

51. * Ráp các hình khối hoặc hạt có chỗ kết nối với nhau

Có nhiều loại đồ chơi sử dụng tay được sản xuất sẽ khích lệ trẻ lắp ráp: hình khối cứng, hình khối xây dựng, hình khối lớn, hạt tròn có lỗ hoặc khúc gỗ có lỗ.

Làm mẫu hướng dẫn trẻ cách dùng những vật liệu này. Với trẻ mù, để tay trẻ lên trên tay bạn để trẻ hình dung được cách làm thế nào để kết nối với đồ chơi. Phải tạo ra nhiều động cơ cho trẻ “muốn” được thực hiện việc này, vì không nhìn thấy nên sẽ khó khăn cho trẻ thể hiện sự thích thú với chơi trò chơi này. Nếu có thể, hãy thử liên hệ hoạt động vào trí tưởng tượng: “làm một cái nhà cho búp bê” hoặc “một cái chuồng cho động vật.”

52. Dùng dụng cụ nấu ăn đễ khuấy hoặc nghiềnBên cạnh các kỹ năng vận động thô đã đạt được, nấu ăn cung cấp thông tin

quan trọng về việc thức ăn có thể thay đổi kết cấu và vị. thường thường trẻ mù tiếp nhận thức ăn đã chế biến và không có cơ hội tìm hiểu đồ ăn đã được chế biến thế nào để có mùi vị như thế.

Hoạt động nấu ăn cần được sử dụng thức ăn thật. Có thể chỉ đơn giản là khuấy bình nước sô đa chanh, để sau đó người lớn rót ra hoặc nhiều thứ hơn như một bữa tiệc cho các trẻ hay cho búp bê và những con thú nhồi bông.

Khuấy/trộn: nước trái cây hoặc sữa, đồ ăn tráng miệng ăn liền, ngũ cốc nóng trộn với sữa, bột làm bánh ngọt hoặc bánh kếp, cắt nhỏ trái cây để làm sa lát cho một phần ăn.

Nghiền chuối, khoai tây luộc, cơm, hoặc táo. 53. * Cầm bút chì bằng ngón cái và các ngón tay theo kiểu chụm ba

(ngón tay thứ nhất và thứ hai và ngón cái chụm vào nhau)

Trẻ không có thị lực nên học cách cấm bút chì hoặc bút chì sáp, nhưng sẽ khó khăn hơn trong việc khích lệ trẻ sử dụng những dụng cụ này. Một màn hình được gắn vào cái khung cung cấp thông tin xúc giác để tô màu, hoặc sách tô màu nổi tự chế (sử dụng giấy vẽ chuyên nghiệp hoặc mua ở cửa hàng bán dụng cụ dạy học). Sách tô màu tự chế có thể tạo ra những đường viền nổi xung quanh một bức tranh đơn giản bằng sợi chỉ, cái que, sơn vẽ nổi, hoặc một dụng cụ vẽ có bánh xe. Ban đầu sử dụng bút chì to sẽ dễ cầm hơn hoặc dụng cụ hỗ trợ cầm bút có bán tại các cửa hàng để giúp trẻ duy trì cách cầm bút đúng.Nếu trẻ chưa sẵn sàng cầm bút hoặc bút chì sáp thì tìm loại bút chì sáp thật lớn. Dùng bút chì đánh dấu câu trả lời trên khung giấy viết chữ nổi in sẵn là một ví dụ quan trọng về dạy kỹ năng này cho độ tuổi tiền học đường.

Đặt bút chì đúng quy cách vào tay trẻ. Giảm dần sự hỗ trợ khi kỹ năng cầm bút của trẻ ngày càng tốt hơn.

Dùng một cái chốt dài 12cm để làm lồi lõm cục đất sét.Sử dụng các kỹ năng vào trong ngữ cảnh của hoạt động thực tế, như dùng

bút sáp màu vẽ một bức tranh cho mẹ, hoặc bút chì để viết danh mục mua sắm. Để thưởng cho trẻ vào cuối buối học, cho trẻ giúp cô giáo vẽ một khuôn mặt vui vẻ và trẻ có thể mang về treo trong phòng của mình hoặc dán ở mặt tủ lạnh.

Sử dụng loại bảng mà trẻ có thể xóa đi vẽ lại nhiều lần.Đưa cho trẻ viên phấn (kích thước ngắn sẽ giúp trẻ cầm đúng cách) và một

bảng đen nhỏ hoặc một cái bút lông xóa được với bảng trắng.Sức mạnh

54. Sử dụng bảng cắm cao su, cắm 5 hoặc 6 quân cắm

Bảo đảm trẻ được trải nghiệm với nhiều loại bảng cắm (bằng gỗ, bằng nhựa cứng, bằng cao su) và các loại quân cắm (bằng gỗ và nhựa, có nắm tròn trên đỉnh, cạnh thẳng mịn, to, nhỏ, ngắn, đài). Đối với trẻ khiếm thị, kỹ năng này có thể khó khăn khi nó đòi hỏi dùng hai tay liên tục làm nhiều động tác khác nhau và để kiểm tra hoạt động của mình. Việc sử dụng các quân cắm nhựa và một bảng cắm cao su là thêm một yếu tố của sức mạnh đối với bài tập này.

Hãy để trẻ lắp đặt các quân cắm một cách thoải mái. Luôn phải có một tay đặt trên bảng để xác định lỗ cắm tiếp theo, trong khi tay kia tìm và cắm quân cắm vào lỗ.

Cho làm quen với ý tưởng về thiết kế bằng việc sử dụng các quân cắm55. Cắt bằng kéo

Có nhiều kéo bán ở cửa hàng không có vòng tròn để cho các ngón tay vào, như thế dễ hơn khi người lớn cầm tay trẻ hướng dẫn. Một số công ty khác làm 2 vòng tròn, một cho ngón tay của trẻ và một cho ngón tay của người lớn. Lưỡi kéo của những loại kéo này hầu hết là an toàn cho trẻ.

Tập cắt ngoài không khí trước. Nhấn mạnh cách cắt tốt nhất là ngón tay trỏ chĩa lên trần nhà và các ngón tay còn lại chĩa xuống bàn. Đây là vị trí mà rất nhiều trẻ khiếm thị gặp khó khăn để nhận biết và duy trì.

Cắt các mảnh giấy rộng khoảng 2,5cm và dài vừa đủ cho người lớn cầm cả hai đầu, cho phép trẻ cắt một lần để cắt đôi tờ giấy. Bài tập này cho thấy ngay kết quả thành công của việc cắt. Sử dụng giấy cứng, như giấy dùng viết chữ nổi, sẽ dễ cắt hơn.

Đặt một miếng giấy ở giữa lưỡi kéo và giữ tờ giấy cho trẻ lúc đầu tiên, cắt từ lề giấy vào thành các mảnh nhỏ. Kiểm tra tờ giấy trước và sau khi cắt.

Chuẩn bị để làm cho các mục tiêu có ý nghĩa từ những cố gắng của trẻ. Đính những mảnh vụn viền quanh một đầu của miếng giấy mẫu cắt sẵn để có một cái thẻ đánh dấu trang sách đẹp tặng mẹ. Uốn cong mép giấy đã cắt và dán lên tờ khác để làm bức tranh nổi.

56. Mở hộp, cửa, ca bin hoặc các ngăn kéo bằng các kỹ thuật đóng khác nhau

Việc di chuyển cánh cửa hoặc các ngăn kéo là có thể đẩy hoặc kéo. Nó có thể di chuyển về phía mình hoặc di chuyển ra xa mình, lên hoặc xuống, sang trái hoặc phải. Kỹ thuật đóng có thể chỉ đơn giản là cái nắp có bản lề gắn vào hộp, phải nhấc cái nắp ra hoặc phải mở vít mới lấy nắp ra được. Kỹ thuật khoá có thể là nút đẩy, nút quay, nút nâng hoặc những loại máy móc cơ khí này yêu cầu có chìa khoá.

Khích lệ trẻ lấy nắp ra và đậy nắp xoong, chảo, hộp đựng đồ ăn, và hộp đựng giày vào. Cho trẻ mở bóp hoặc va-li để tìm đồ chơi.Sự khéo léo

57. Tách biệt chuyển động của ngón cái (chuyển động ngón không chuyển động các ngón tay khác)

Chơi trò chơi “Ngón tay cái đâu rồi”. Nhiều động tác khác nhau như ngón cái giữ quay lên trên lên trong khi cánh tay di chuyển phía sau lưng, và thỉnh thoảng ngón cái giấu vào lòng bàn tay nắm lại.

Giả bộ làm bật nắp lon nước ngọt bằng cách bật ngón tay cái trong khi đó làm âm thanh giống như tiếng nắp bật.

Thực hiện môn mỹ thuật sử dụng việc in ngón tay cái. Làm bánh quy in hình ngón tay cái bằng cách ấn ngón tay cái của trẻ xuống giữa cục bột.

Dạy trẻ giơ ngón tay cái và các ngón tay cho đúng với số khi đếm từ 0 tới 5.Cho trẻ sử dụng kẹp quần áo, kéo.

Sự khéo léo57. Tách biệt chuyển động của ngón cái (chuyển động ngón cái mà không chuyển động các ngón tay khác)Chơi trò chơi “Ngón tay cái đâu rồi”. Nhiều động tác khác nhau như ngón cái

giữ quay lên trên lên trong khi cánh tay di chuyển phía sau lưng, và thỉnh thoảng ngón cái giấu vào lòng bàn tay nắm lại.

Giả bộ làm bật nắp lon nước ngọt bằng cách bật ngón tay cái trong khi đó làm âm thanh giống như tiếng nắp bật.

Thực hiện môn mỹ thuật sử dụng việc in ngón tay cái. Làm bánh quy in hình ngón tay cái bằng cách ấn ngón tay cái của trẻ xuống giữa cục bột.

Dạy trẻ giơ ngón tay cái và các ngón tay cho đúng với số khi đếm từ 0 tới 5.Cho trẻ sử dụng kẹp quần áo, kéo.58. Dán các miếng vụn giấy vẽDùng một mảnh giấy gói hàng làm phông vẽ. Trải nó phẳng trên mặt bàn, và

bôi hồ kín toàn bộ bề mặt giấy. Xé hoặc cắt nhỏ giấy ăn, giấy báo hoặc giấy vẽ, và ép xuống miếng “phồng vẽ”. Sử dụng nhiều loại “ hồ dán” khác nhau – hồ dán dùng trong trường học, hồ lỏng, bột hồ, thỏi hồ.

Thảo luận khái niệm “mặt trước” và “mặt sau” của tờ giấy, và nói về mặt nào sẽ được dán hồ lên.

Nếu trẻ không thích hồ dính vào tay, thì dùng bột hồ sẽ bớt dính hơn; hoặc cho làm quen với hồ khô. Sau khi đã biết cách sử dụng hồ khô, trẻ sẽ không bị dính hồ vào tay nữa.

59. * Tô xung quanh phía trong cái khuôn bằng bút chì hoặc bút chì sáp

Hoạt động này không cần thị giác và trẻ mù cần phải học cách tô lại. Việc này giúp phát triển kỹ năng thao tác tay sau này với các dụng cụ học tập. Khuôn có thể tự làm hoặc mua làm sẵn. Tốt nhất là khuôn có đủ hình tròn, vuông và tam giác. Tô ở phía trong khuôn có gò để trẻ tựa đầu bút vào đó mà đẩy đi. Khi có sẵn đường biên thì việc tập luyện sẽ dễ hơn.

Bước đầu cho trẻ dùng ngón tay để vẽ theo đường viền bên trong khuôn. Khi trẻ sẵn sàng dùng bút, giữ chặt khuôn xuống tờ giấy bên dưới. Với trẻ mù, dùng một

bảng lưới hoặc loại bề mặt nổi phía dưới tờ giấy và dùng bút chì sáp mềm để đánh dấu. Động tác này sẽ để lại một hình vẽ nổi.

60. * Ghép được 6 mảnh gỗ mỗi mảnh ở vị trí tách biệt

Nếu trẻ có nhiều trải nghiệm với nhiều loại bảng thì tiến trình hoạt động này không khó. Điều khác biệt lớn nhất giữa ghép hình và hình thức bảng là: 1) ghép hình có nhiều mảnh hơn và 2) hình dáng các mảnh khác nhau. Sự khác nhau về hình dáng yêu cầu sự định hướng không gian cho các mảnh để khít vào vị trí trong bức tranh ghép. Hình tròn dù xoay chiều nào đều đặt vào được; hình chữ nhật lật lên hay xuống cũng khít, quà táo có cuống thì chỉ có một hướng là được.

Bắt đầu bằng một bảng ghép hình có vài mảnh, hình to, và sự khác nhau thật rõ ràng giữa các mảnh. Cho trẻ tìm hiểu cái bảng và từng mảnh ghép. Hướng dẫn trẻ từng bước một.

Hướng dẫn trẻ không chỉ biết vị trí của một trong bốn mà phải định được hướng của mảnh ghép đó nữa. Trẻ cần biết chi tiết khác biệt của mảnh ghép và chính nó sẽ tương ứng vị trí trên bảng ghép hình.

Chuyển dần sang bảng ghép hình có nhiều mảnh hơn và giảm dần sự khác biệt giữa các mảnh ghép.

61. * Buộc dây qua hai lỗ

Hoạt động này sẽ là bài tập rất khó đối với trẻ khiếm thị. Bài tập không có sáng tạo nên sẽ gây sự buồn tẻ. Phải làm cho bài tập đơn giản và tìm nhiều cách để bài tập vui vẻ hơn. Nếu bảng tự làm, dùng bảng gỗ có lỗ rộng 2,5cm. Dùng một sợi dây giày to với điều kiện đầu dây phải được làm cứng bằng hồ. Cho trẻ xem xét tấm bảng trước, tìm các lỗ giống nhau ở hai bên bảng. Trẻ đã phải hiểu được việc thắt nút đầu dây qua việc xâu hạt rồi. Bảo đảm trẻ cầm sợi dây đúng cách, sau đó đưa một tay xuống tìm lỗ trên bảng. (Hai tay trẻ phải được tự do vì người giữ bảng là cô giáo). Đưa dây giầy vào lỗ, đẩy dây qua, nắm lấy đầu dây bằng “tay trợ giúp”, và kéo mạnh. Nên nhớ trẻ học chữ “chặt” có nghĩa là nút thắt phải chặt để tỳ vào bảng. Xác định lỗ kế tiếp và lặp lại quá trình trên. Dùng ngôn ngữ hướng dẫn để thuật lại điều mà trẻ đang làm.

Bắt đầu bằng việc cho trẻ quấn chỉ vòng quanh một cái vòng nhựa lớn hoặc khung thêu hoặc bất kỳ hình tròn lớn có lỗ hổng ở giữa.

Buộc hai vòng tròn với nhau bằng cách quấn xung quanh vài lần. Giảm kích cỡ của vòng tròn và cho trẻ tiếp tục thực hành quấn chỉ vòng quanh để thắt chặt chúng lại với nhau.

Dùng bảng gỗ buộc dây miêu tả ở trên. Trong khi giữ bảng cho trẻ, yêu cầu trẻ tự tìm và buộc dây xuyên qua hai lỗ.Vận động tinh – Từ 4 – 5 tuổi Sức mạnh

62. Dùng kẹp phơi quần áo

Cho trẻ dùng mép cứng của hộp các tông hoặc lon cà phê cỡ lớn làm cái đựng kẹp phơi quần áo. Để trẻ tháo kẹp phơi đồ cho hết vào cặp đựng. Sau đó lại lấy ra và kẹp thành hàng dọc theo các cạnh hộp.

Làm một bộ thẻ bìa các tông, khoảng 15cm mỗi chiều. Nếu trẻ đang học kỹ năng đếm, yêu cầu trẻ xếp kẹp quần áo với một con số cụ thể lên thẻ. Bài tập này sẽ yêu cầu trẻ một tay cầm tấm bìa và tay kia sẽ tháo kẹp ra.

Treo dây phơi ngang qua phòng để trẻ dùng kẹp treo những sản phẩm nghệ thuật của mình lên.

Trong góc chơi của lớp mẫu giáo lớn, mang quần áo búp bê, một cái chậu và một dây phơi đồ. Lấy chủ đề “Ngày giặt đồ”.

Giả bộ những cái cặp quần áo là những con thú cho trẻ nói chuyện hoặc hát bài “opening their mounth”.

63. Vắt/ép nhiều đồ vật tính chất khác nhau (bọt biển thấm nước, ống hút tay cầm để bóp chất lỏng)

Kỹ nắng này không chỉ phát triển về khái niệm vắt/ép, mà còn giúp tất cả các cơ của bàn tay và ngón tay mạnh hơn.

Cho trẻ thực hành vắt miếng mứt to, mềm, khăn rửa bát, và miếng chà người băng nhựa trong lúc đang tắm.

Ở chỗ chậu rửa, cho trẻ bóp nước ra khỏi ống hút xi phông hoặc lọ thuốc nhỏ.64. Nặn các hình đơn giản bằng đất sét quả bóng, con rắn, bánh kếpChơi đất sét cùng với trẻ. Làm thành những quả bóng bằng đất sét rồi đưa

cho trẻ đập xuống đất cho bẹt ra. Giả bộ làm bữa bánh kếp hoặc bánh bắp. Hướng dẫn trẻ cách xoa tay theo chiều ngược lại để nặn quả bóng đất sét. Làm tổ chim rồi dạy trẻ cách làm trứng chim để đặt vào tổ. Làm nhiều rắn và để chúng lên “tảng đá” phơi ngoài nắng. Vừa làm vừa dùng ngôn ngữ hướng dẫn. Để tay trẻ trên tay giáo viên khi làm mẫu sự chuyển động.

Đưa cho trẻ xem một hình, gọi tên hình, và yêu cầu trẻ làm một hình theo mẫu.

Sử dụng dụng cụ nhà bếp với đất sét: trục cán bột, dao cắt bánh qui hoặc các loại dao cắt. Tập làm bánh qui giả với trẻ.

Làm bánh qui thật với trẻ. Cho phép trẻ véo một miếng bơ và ngửi. Cho trẻ tự làm vài cái bánh qui tròn hoặc làm bánh kép rồi đặt vào khay nướng bánh qui.

65. Cắt một miếng giấy nhỏ thành hai miếng.Khi trẻ lặp lại nhiều lần việc cắt, duy trì được việc cầm kéo thẳng đứng thì đây

là lúc để luyện tập việc cắt. Có sẵn một loạt giấy vẽ hình vuông chưa cắt, mỗi chiều khoảng 10cm hoặc 12cm. Cho trẻ xem hình vuông. Sau đó cắt ngang miếng giấy vuông đó thành 2 mảnh nhỏ hơn. Đưa hai miếng giấy nhỏ cho trẻ xem. Cầm miếng

giấy vuông cho trẻ cắt. Điều chỉnh tờ giấy để trẻ cắt từ bên này qua hết tới phía bên kia.Sự khéo léo

66. Các chuyển động tách rời của ngón tayNếu có đàn piano, máy đánh chữ nổi Braille hoặc bàn phím máy vi tính, hãy

để trẻ được trải nghiệm bằng việc bấm được tiếng nhạc, gõ thành bức tranh chấm chấm hoặc đánh lên các phím khác nhau bằng các ngón tay khác nhau. Trẻ sẽ chỉ muốn tập trung trước tiên vào hai ngón tay của một tay cố gắng cho trẻ dùng tối thiểu mỗi bàn tay hai ngón tay trước.

Nói về và gọi tên các ngón tay trên mỗi bàn tay: ngón cái, ngón chỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út. Giúp trẻ sờ vào ngón cái và các ngón tay khác trên tay trẻ. Làm một tay trước, sau đó làm tay còn lại.

Dạy trẻ bật ngón tay kêu tách tách.Chơi trò “ Simon nói” (tôi bảo tôi bảo) giơ một và hai ngón tay và ngón cái

lên. Đôi lúc yêu cầu giơ trẻ giơ ba hoặc bốn ngón tay lên.Chơi trò ngón tay như thế thực hiện được cả đếm và tách rời các ngón tay của

trẻ. Giúp trẻ giữ bàn tay nguyên vị trí mặc dù giáo viên vỗ hoặc sờ từng ngón tay trong lúc chơi.

67. Xoáy cái nắp rộng 2,5cm (chai nước sốt cà chua hoặc chai dầu trộn salad)

Trong lúc chuẩn bị bữa ăn, cho trẻ giúp bằng cách đậy nắp lọ bơ hay lọ sốt may-don-ne. Tạo cho trẻ nhiều cơ hội thực hành đậy nắp những chai nhỏ hơn. Đồ ăn như chai nước sốt cà, chai dầu trộn salad, và chai sốt thịt nướng được đưa ra trong bữa ăn.

Trong khi tắm, cho trẻ chơi với nhiều loại chai đựng nhựa có nắp đậy.Làm một bộ “dụng cụ” trò vui. Làm nhiều hộp đựng khác nhau có nắp cỡ

2,5cm. Cho trẻ bỏ nhiều đồ khác nhau vào trong hộp (chuông nhỏ, gạo, mì ống, hòn bi, cát) và đậy nắp lại.

68. Gói một vật nhỏ trong giấy hoặc giấy bạcNhặt một vài hòn đá thích nhất ngoài bãi biển về gói vào giấy bạc để làm

quà.Bọc khoai tây nướng.Đi cắm trại và yêu cầu trẻ giúp gói bánh mì kẹp.Tận dụng hoàn cảnh thuận lợi để “gặp đâu dạy đó”. Gói đồ ăn nhẹ cho

chuyến đi - bánh qui, bánh qui giòn, kẹo.v.vTrẻ cũng có thể gói quà sinh nhật cho người trong gia đình hoặc cho bạn bè.Gói đồng xu vào giấy bạc để cướp biển đi tìm kho báu.

69. Đút những vật nhỏ xuyên qua khe hẹp (xu trong ngân hàng)Tìm một ngân hàng nào có máy phát ra âm thanh bỏ xu qua khe, bảo đảm

lấy lại được xu để đếm. Nếu đồng xu quá nhỏ cho trẻ cầm, sử dụng lát khoai tây chiên. Nếu khe rãnh quá nhỏ, rạch nắp hộp nhựa cà phê để vừa với kích cỡ yêu cầu.

Cho trẻ thử bỏ xu vào máy bán hàng tự động.70. Cài nút cỡ 1,3cmỞ giai đoạn này, trẻ đã được khám phá với kinh nghiệm đóng cài nút. Giảm

kích cỡ của nút áo khi trẻ học cài chúng lại. Sử dụng đồ lắp ráp chế sẵn hoặc tự làm cho những trẻ cần luyện tập thêm.

Trẻ em luôn thích được ngồi trên lòng người lớn để đóng cài nút áo sơ mi hoặc áo khoác to.

Khi mà trẻ cảm thấy thoải mái việc đóng cài nút của anh chị em hoặc của người lớn, cho trẻ đổi sang cài đóng nút áo của mình. Sử dụng quần áo có lỗ khuyết rộng để cài nút dễ hơn.

71. Viền ren thiệp tự làmKhi trẻ xâu được hai lỗ, có mấy vấn đề cần lưu ý: Dây phải đi qua từng lỗ nối

liền nhau không được có khoảng cách; dây luôn kéo thật chặt; khi tiến hành cách khâu nào thì không thay đổi. Có hai cách khâu: lược và vắt sổ. Khâu lược là khâu lên xuống, lên một lổ và xuống lỗ bên cạnh, vắt sổ là dây quấn quanh viền và xâu vào từng lỗ theo một chiều giống lỗ trước. Vật liệu để buộc có thể là miếng da, tấm bìa hoặc miếng bìa nhựa đục lỗ.

Dây buộc có thể là dây da, dây kim loại màu, hoặc dây buộc còi.Cho trẻ bắt đầu với cách khâu vắt sổ, duy trì hướng và cố gắng di chuyển từ

một lỗ sang lỗ tiếp theo kiểu liên tiếp.Tiếp theo, cho làm quen với cách khâu lược và làm thử đồ trang trí cho ngày

lễ.Cắt dĩa giấy ra làm đôi, sau đó bấm lỗ xung quanh và một cái đĩa giấy nguyên

khác nữa. Cầm cả hai lên (không lồng vào nhau) và sử dụng cách khâu vắt sổ để xâu xung quanh viền đãi. Thế là có một cái túi gấp đựng phiếu sổ xố cho mẹ, đựng bút, giấy. v.v.

72. Gập và gấp nếp giấy, xếp trùng các cạnhSử dụng những từ “ thẳng đứng” (lên và xuống) và “ ngang” (băng qua).

Những giới hạn này đặc biệt quan trọng cho trẻ mù vì trẻ sẽ phụ thuộc vào chúng khá nhiều.

Sử dụng tờ giấy yêu cầu phải có bước gấp nếp. Làm “lều” bằng giấy vẽ và chỉ dựng đứng được khi có các nếp gấp cứng.

Cho trẻ gấp đôi tờ giấy theo chiều ngang và chiều thẳng đứng.

Gấp nhiều thứ khác nhau - lều, thiệp, mũ, thuyền, máy bay, v.v.Kết hợp sự nắm chặt, sức mạnh, sự khéo léo

73. Đổ nước từ thùng này sang thùng khácKhông thể đòi hỏi trẻ đổ nước mà không bị tràn ra ngoài. Mục đích của hoạt

động này là cho trẻ kết hợp các kỹ năng vận động tinh của bản thân. Với trẻ còn chút thị lực, hoạt động này trở thành bài vận động mắt-tay (kết hợp nhìn với các kỹ năng vận động). Đối với trẻ mù, bài tập này sẽ là kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng về xúc giác. Đừng quên làm cho các hoạt động vui thích.

Một số trường mẫu giáo có hoạt động chơi nước. Nếu trẻ ở trong trường có hoạt động đó, chắc chắn phải có thùng đựng và dụng cụ múc nước dễ dàng cho trẻ thao tác.

Cung cấp cho trẻ bình và thùng đựng nước nhỏ để chơi trong bồn tắm. Nếu trẻ mù, đây là một hoạt động khó (đổ ra ngoài rất nhiều), vì thế bồn tắm là nơi tốt nhất cho trẻ thực hiện.

74. Kéo băng keo từ dụng cụ cắt băng, cắt đứt, và dán vào giấy.Ở giai đoạn này, trẻ cần phải nắm được tổng quát cách dùng dụng cụ học

tập, không phát triển sự thành thạo sử dụng ở từng công cụ. Bắt đầu với dụng cụ cắt băng to nặng (loại để bàn), do đó trẻ không cần phải cầm dụng cụ trên tay, kéo, và xé băng. Sau đó chuyển sang dụng cụ cắt băng nhỏ hơn

Trước khi dạy trẻ cách dùng dụng cụ cắt băng keo, cho trẻ trải nghiệm với nhiều loại băng khác nhau: trong khi gói quà, cho trẻ giữ dụng cụ cắt băng, cầm miếng băng được cắt rời hoặc giữ mép giấy gói quà vào với nhau để dán lại.

Để trẻ bắt đầu bằng việc, dùng giấy viết tin nhắn có keo dán, cờ giấy có keo dán, hoặc nhãn hình có keo dán. Dán chúng lên đồ vật hoặc lên giấy như một bài về mỹ thuật.

Sử dụng băng cắt sẵn, cho trẻ kéo ra từ dụng cụ cắt và dán lên đồ vật hoặc giấy.

Cho trẻ trợ giúp việc dán trang trí tủ lạnh. Chỉnh sửa miếng giấy bị xé. Kết hợp kỹ năng gấp và dán giấy bằng việc trang trí bìa tập.

Thực hiện nghệ thuật dán hình với nhiều loại giấy khác nhau (giấy kép, giấy dán tường, giấy vẽ) bằng cách xé giấy và dán chúng vào với nhau.

Kết hợp kỹ năng xé và dán bằng cách xé một mảnh giấy thành nhiều miếng và dán chúng theo hình con rắn.

75. * Kéo và móc dây thun vòng qua các điểm trên bảng cấm hoặc ống

Dùng dây thun vòng hoặc dây thun cột tóc cuốn vòng quanh lõi giấy vệ sinh hoặc lõi ống giấy chùi nhà bếp.

Làm “vòng đeo tay dây thun”. Đêm từng vòng khi đeo nó vào tay.Trẻ mẫu giáo thường tạo hình vả mô hỉnh bằng bảng đinh và dây thun vòng.

Bắt đầu bằng việc cho trẻ làm thành một đường thẳng: đi lên hoặc xuống hoặc đi ngang, dài hoặc ngắn. Làm thành hai hàng. Làm một hình vuông lớn, dùng cả bốn góc của bảng.

76. “Xây dựng” bằng nhiều loại đồ chơi ráp móc vào nhauChơi với trẻ và làm nhiều thứ cùng nhau. Những thứ được làm không cần phải

nhìn chính xác. Làm một cái cầu, xe lửa, một ngọn tháp, một ngôi nhà. Chuyển sang các đồ vật tạo ra theo trí tưởng tượng. Yêu cầu trẻ kiểm tra tác phẩm của cô giáo. Kiểm tra lại tác phẩm của mình. Sao chép một sản phẩm của mình. Khích lệ trẻ làm theo sản phẩm của cô.

Đồ chơi có chốt vừa với lỗ cắm hoặc các khối có dấu nổi vừa vào nhau được bày bán khá nhiều ở cửa hàng. Khi xây dựng với khối ráp móc, bảng ráp móc hình khối giúp giảm rất nhiều việc làm hỏng. Bộ xây dựng bằng gỗ có thể đặt hàng mua.

Giai đoạn này sẽ là thời điểm tốt để làm quen với “ký hiệu nổi” để bắt đầu đọc chữ nổi.(Ký hiệu nổi giống như loại đồ chơi gắn khớp nhau có chữ nổi). Giúp trẻ xếp tên mình, xếp từ đơn giản như “Mẹ”, xếp chữ cái theo thứ tự hoặc chỉ ráp khối hình có ký hiệu chữ nổi.Vận động tinh – Từ 5 – 6 tuổiSức mạnh

77. Bóp nổ bong bóng túi nilon xốpTúi nilon có những bong bóng nhỏ xốp rất lý tưởng để phát triển sức mạnh

cho sự cầm chặt kiểu gọng kìm. Rất nhiều trẻ chơi với sản phẩm này vì nó làm trẻ vui thích. Nếu cần cụ thể hơn, cho trẻ bóp 10 bong bóng một hàng, hoặc tạo thành đường thẳng hoặc bóp xen kẽ.

78. Sử dụng bảng cấm cao su, cắm vào khoảng 20 cái chốt

Trẻ đã biết cách làm việc này. 20 là con số bất kỳ được chọn để cho thấy khả năng của trẻ với bài tập cắm chốt, duy trì sự kiên nhẫn, và đòi hỏi sức lực để cắm thêm vài chốt nữa.

Tạo sự thích thú trong lúc cô giáo đếm từng cái chốt trẻ cắm vào bảng, hoặc hát bài hát.

Qui định thời gian và cho trẻ thi đua xem bao nhiêu chốt trẻ cắm được trước khi thời gian kết thúc.

79. * Sử dụng đồ dập ghim và bấm lỗ giấy

Ở giai đoạn này, trẻ cần phải nắm được tổng quát cách dùng dụng cụ học tập một cách tổng quát không cần phát triển việc sử dụng thành thạo từng công cụ. Những

dụng cụ học tập khác là: dụng cụ cắt băng keo, ghim giấy, các loại hồ dán và đồ đựng hồ dán, gọt bút chì, bút chì và bút chì sáp, và các loại gôm. Dùng dập ghim và bấm lỗ giấy hoại cầm tay và để bàn để giúp phát triển lực cho bàn tay và ngón tay trẻ. Đừng quên hướng dẫn trẻ bỏ ngón tay ra khỏi dụng cụ dập ghim.

Giữ giấy vào vị trí trong khi trẻ ấn cái dập ghim hoặc cái bấm lỗ giấy xuống.Cho trẻ một tay cầm giấy và cô giúp trẻ đưa giấy vào trong dập ghim hoặc

bấm lỗ giấy, rồi cho trẻ bấm ghim hoặc bấm lỗ vào giấy.Cho trẻ ghim hoặc bấm lỗ bằng cách hoàn chỉnh bài tập, đưa giấy vào vào

bấm đồ dập ghim hoặc đồ bấm lỗ vào giấy.80. * Ghim hai mảnh vải vào nhau bằng kim băng lớnKiểm tra kim băng trước để chắc chắn mở dễ dàng và cài an toàn. Để trẻ thực

hành mở và cài kim băng.Thực hành mở ghim và tách rời hai mảnh vải. Tiếp theo, tập xâu ghim qua

một lớp vải mỏng về cài ghim lại. Sau đó cho trẻ thực hành ghim hai mảnh vải lại với nhau.

Sự khéo léo81. Xâu 10 hạt to khoảng 1,3cm

Phần này trẻ cũng đã biết cách làm. 10 là con số bất kỳ được chọn để thấy rằng trẻ có thể làm dược bài tập này

Tổ chức một trò chơi để xem xâu được bao nhiêu hạt vào sợi dây.Đa dạng bài tập để hấp dẫn trẻ bằng cách thay đổi kích cỡ và hình dáng hoặc

màu sắc của hạt. Cho trẻ làm sợi dây đeo cổ cho mình hoặc cho người thân.82. Giơ đúng số ngón tay khi được yêu cầu từ số 0 đến 10Vào thời điểm này, trẻ phải giơ được đúng số ngón tay trên một bàn tay với

số từ 0 đến 5. Tạc một trò chơi hướng dẫn cách thêm ngón tay để đếm được từ 6 đến 10. Nhất quán trong cách dùng một bàn tay để đếm từ 1 đến 5, tay còn lại để đếm từ 6 đến 10. (Nên cho đếm 5 cộng 1 hay hơn là 3 cộng 3).

Hát bài đếm số và cho trẻ giơ ngón tay theo mỗi số có trong bài hát.83. Để các đồ vật rất nhỏ vào đúng vị trí (cho hạt đậu vào trong lọ thuốc, bỏ đũa vào hộp)Vào cửa hàng thủ công và tìm đồ vật mang tính đặc trưng được làm nhỏ lại;

quả trứng và giỏ đựng đồ Lễ Phục Sinh (hoặc giỏ đựng đồ lễ hội Hoá trang), chuông Giáng Sinh và chiếc vớ búp bê nhỏ xíu,v.v. Chuẩn bị một một số dụng cụ hoặc hộp đựng có liên quan tới chủ đề. Đếm cùng lúc khi trẻ để đồ vào.

Chuẩn bị “khay phần loại” bằng khay đá hoặc khay trứng. Dùng quả bông, hòn bi, đá mã não, mi ống khô hoặc nút áo.

84. * Kẹp ghim giây lớn vào tờ giấySử dụng ghim giấy bằng nhựa dễ uốn, cùng với giấy cứng (giấy vẽ, thẻ bìa

mỏng, giấy viết chữ nổi), cho trẻ xem ghim kẹp giấy vào với nhau như thế nào. Cho trẻ tập kẹp giấy bài tập của mình rồi đưa cô giáo hoặc mang về đưa cho cha mẹ.

Khi chuyển sang loại ghim giấy thông thường cỡ lớn thì sử dụng dễ dàng hơn loại ghim có bọc nhựa, hoặc loại ghim độ mở hẹp hoặc ghim cũ. Cho trẻ sờ vào cái móc ngắn hơn, phần giữ vào mép giấy trước và sau đó ấn ghim xuống.

Kết hợp sự gắn chặt, sức mạnh, sợ khéo léo85. * Tô xung quanh phía ngoài cái khuôn bằng bút chì hoặc bút chì

sáp

Kỹ năng này được chia ra làm hai phần: tô xung quanh phía bên trong và bên ngoài. Bài tập này được thực hiện với mục đích tô xung quanh phía trong và liên tục tì vào cạnh khuôn là một hoạt động khó hơn nếu chỉ có đồ phía trong.

Cung cấp cho trẻ trải nghiệm đồ xung quanh với đa dạng bút: bút dạ, bút chì sáp, hoặc bút chì. Khuôn để tô hình tròn đơn giản bằng gỗ hoặc nhựa có kích thước bằng bàn tay hoặc to hơn. Thực hành tô khuôn bằng ngón tay trước.

86. Cắm vào và rút ghim mũ ra khỏi bảng bần

Đối với trẻ đọc chữ nổi, ghim mũ cần thiết hơn bút chì. Trẻ sẽ sử dụng ghim như vật dùng để đánh dấu theo nhiều cách khác nhau.

Bắt đầu bằng cách cắm ghim mũ vào bảng (vị trí lúc này không quan trọng). Để có bài tập phức tạp hơn, tham khảo phần Kỹ năng Bù trừ.

87. Gấp đôi và gập làm tư tờ giầy nhiều lần Trao đổi về “gấp đôi nhiều lần” và “gấp làm tư nhiều lần”. Cho trẻ xem một

mảnh giấy được cắt thành bốn miếng và cách dán chúng lại thành một miếng nguyên. Phần này giúp trẻ hiểu được hoạt động gấp giấy làm tư nhiều lần. Mục đích cuối cùng ở đây là tăng độ chính xác khi xếp chồng các góc giấy và tạo các nếp gấp cứng.

88. Cắt và dán các hình đơn giảnTrẻ còn nhìn được một chút có thể cần đường kẻ đậm, nhưng chủ yếu là cắt

theo đường viền để cuối cùng có được một hình vẽ đã được in sẵn. Đối với những trẻ không dõi theo được bất kỳ loại đường kẻ in nào thì sẽ gặp khó khăn hơn với đường kẻ nổi. Kỹ năng này có thể sẽ học được ở giai đoạn sau.

Trẻ mù có thể xẻ được hình mà giáo viên vẽ hằn trên giấy một cách dễ dàng hơn là cắt. Bài tập này cho trẻ học về các loại hình và dán hình giống như các bạn cùng lớp không dùng đến thị lực.

89. Thực hiện môn mỹ thuật bằng nhiều phương tiện khác nhauTrong năm học này, trẻ cần phải làm quen với màu nước (bằng ngón tay và

bằng cọ), vẽ (bằng bút chì sáp - đặt một miếng lưới phía dưới tờ giấy sẽ để lại hình nổi khi bút chì sáp tô kín trang giấy), dán đậu hoặc mì ống khô lên đĩa giấy, những bài thực hành với đất sét, làm ảnh nghệ thuật bằng giấy vụn, giấy bồi, và nhiều bài thực hành khác. Trẻ không bắt buộc phải thành thạo, nhưng cần có cơ hội để trải nghiệm.

Một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc thật thú vị có thể được thực hiện bằng cách dán những cây tăm vào hộp xốp đựng đậu phộng và tiếp tục gắn thêm cả tăm lẫn đậu phộng.

90. * Dùng búa đóng đinh vào gỗ mềmTrẻ có thể bắt bằng việc đóng cách chốt vào bàn đồ chơi của thợ mộc bằng

gỗ.Dùng đinh dài có đầu to. Người lớn nên bắt đầu bằng đóng đinh xuống

khoảng 1,5cm. Sử dụng búa nhỏ và nhẹ. Lần đầu trẻ cầm búa, cho cầm sát vào đầu sẽ thoải mái hơn: Từ từ dịch tay trẻ xuống theo cách cầm bình thường như kỹ năng cầm trẻ đã được học. Trước mỗi lần đóng, chạm búa vào đầu đinh để xác định chính xác vị trí của đinh.

VẬN ĐỘNG THÔHƯỚNG DẪN DẠY CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ

Vận động là phương tiện chính yếu để học tập và khám phá. Ảnh hưởng của sự mù lòa đến sự phát triển vận động có thể thấy rõ. Việc đạt được các kỹ năng vận động thô có thể bị ảnh hưởng nếu trẻ bị thiếu động cơ hoặc ngần ngại di chuyển trong không gian. Sức mạnh của cơ bắp cũng không thể phát triển nếu thiếu sự vận động.

Khi trẻ còn nhỏ, thị giác sẽ kích thích động tác quay đầu trước rồi đến thân người. Sau đó trẻ sử dụng hai cánh tay để lấy đồ vật. Sự phát triển các động tác xoay thân người sẽ gia tăng sức mạnh của cơ thể, cho phép trẻ có thể ngồi, bò Và cuối cùng là đi. Người lớn cần khuyến khích trẻ mù hoặc trẻ khiếm thị di chuyển, bằng cách sử dụng những đồ vật trẻ yêu thích và có tính kích thích. Khi trẻ đã có động cơ thì điều quan trọng là phải duy trì sự di chuyển của trẻ. Trẻ càng di chuyển khả năng di chuyển càng phát triển và ngược lại trẻ càng thích thú di chuyển. Trẻ càng di chuyển càng có nhiều cơ hội để học những điều trẻ bắt gặp. Vận động thô – Từ 0 – 1 tuổi

1. Di chuyển đầu từ bên nọ sang bên kia, ấn (thụi) tay thật mạnh, đá chân thật mạnh khi ở tư thế nằm ngửa

Ban đầu, trẻ sẽ nghiêng đầu sang bên này hoặc bên kia thay vì chỉ ở chính giữa. Sự cân đối (đầu để ở giữa cơ thể) là rất quan trọng bởi đó là nền tảng cho sự thăng bằng trong việc đi, đứng và ngồi. Trẻ cần luyện tập cơ thể ở cả những tư thế co và duỗi. Trẻ sinh non càng cần được luyện tập nhiều hơn. Vì trẻ không dành đủ thời

gian cho các tư thế co người nên có thể rơi vào tình trạng duỗi quá mức, dẫn đến sự chậm trễ trong các kiểu vận động sau này. Trẻ sinh non cần nhiều thời gian để trải nghiệm các tư thế co hoặc khum khum giống như nằm trong bụng mẹ trước khi chuyển sang các hoạt động đòi hỏi sự duỗi thẳng của tứ chi. Đặt trẻ vào trong những một địu hoặc bọc trẻ thật chặt trong một cái chăn là những hoạt động có thể thúc đẩy tư thế co người nhiều hơn.

Ban đầu, đặt đồ chơi và những vật cơ động ở một cũi của trẻ, sau đó chuyển sang bên kia.

Thay đổi vị trí của cũi cho trẻ cảm nhận các góc khác nhau của nguồn sáng trong phòng.

Nói chuyện với trẻ từ hai bên nhiều hơn là từ phía trước. Tiếp cận trẻ từ các hướng khác nhau mỗi khi bế lên. Bê hoặc cho trẻ ăn ở các tư thế khác nhau.

Ngồi ở một bên cũi và lắc đồ chơi phát ra âm thanh. Khuyến khích trẻ quay đầu về phía âm thanh. Giúp trẻ quay đầu nếu cần thiết.

Khi trẻ đang ở tư thế nằm ngửa, cầm tay trẻ và nhẹ nhàng kéo thẳng lên để chạm vào đồ chơi phát ra âm thanh đang được treo phía trên, cầm cả hai cánh tay và kéo lên để chúng chạm vào nhau.

Khi trẻ đang ở tư thế nằm ngửa, đẩy nhè nhẹ và chầm chậm chân của trẻ về phía ngực, sau đó hướng dẫn trẻ đưa chân về tư thế duỗi thẳng. Di chuyển hai chân chầm chậm và lên xuống luân phiên bẻ gập ở hông. Đeo chuông xung quanh mắt cá chân để trẻ có thể nhận được những phản hồi từ các cử động của chân.

2. * Giữ đầu thẳng khi nằm sấp

Trẻ mù thiếu động cơ để khám phá môi trường. Trẻ không bị hạn chế về thể chất mà đơn giản là bị thiếu các kích thích thị giác để ngẩng đầu. Ngoài ra, phần thưởng cho những nỗ lực của trẻ cũng không thể cảm nhận bằng mắt. Hệ quả là, trẻ sơ sinh khiếm thị không hứng thú với việc nằm sấp. Tuy nhiên, cần nhớ rằng khuyến khích trẻ nâng đầu lên ở giai đoạn đầu có ý nghĩa rất quan trọng và là tiền đề cho sự di chuyển.

Trước khi bế trẻ lên, hãy lật trẻ sang tư thế nằm sấp và giữ trong chốc lát. Để giúp trẻ đoán biết trước hành động của bạn, mỗi lần bế lên, hãy đặt bàn tay bạn lên cơ thể trẻ ở một vị trí nhất định. Cái chạm tay này sẽ là ký hiệu báo cho trẻ biết sẽ chuyển sang tư thế nằm sấp. Dần đần tăng thời gian ở tư thế này của trẻ. Đầu của trẻ cần ở trục giữa cơ thể và nâng lên một góc khoảng 45° so với mặt phẳng. Đánh nhẹ vào phía sau cổ của trẻ để khuyến khích động tác nâng đầu lên. Gọi tên trẻ. Lắc đồ chơi phát ra âm thanh trước mặt trẻ và hơi nâng đầu trẻ lên.

Để trẻ nằm sấp trên ngực của bạn. Nói chuyện với trẻ và hát cho trẻ nghe. Đặt trẻ trên một mặt phẳng có các đặc điểm thu hút sự chú ý của thị giác, thính giác và xúc giác. Một chiếc chăn mỏng trang trí bằng những màu cơ bản, thỉnh thoảng có sọc đen - trắng, đính thêm những miếng vải lông thú hoặc vải nhăn nhúm sẽ có tác dụng kích thích rất tốt.

Đặt trẻ trên một chiếc gối ôm có thể mua hoặc tự làm bằng một chiếc khăn tắm. Lăn nhẹ trẻ qua lại trên chiếc gối ôm. Nhớ là trẻ phải mang trọng lực trên cánh tay của mình chứ không phải bàn tay.

3. Giữ đầu thẳng đứng khi được bế đứngĐổi qua lại giữa hai vai khi mang ẵm trẻ hoặc khi nói chuyện để khuyến khích

trẻ quay đầu về phía mặt và giọng nói của bạn.Khuyến khích trẻ nâng đầu bằng cách để một người khác ở phía sau bạn lắc

đồ chơi phát ra âm thanh khi bé đang nằm trên vai bạn.Khi khả năng kiểm soát đầu của trẻ đã tốt hơn, hãy để trẻ nằm ngửa trên

ngực bạn; bế trẻ bằng hai tay sao cho cả hai tay trẻ tự do. Hỗ trợ vai và ngực trẻ nhưng vẫn khuyến khích trẻ giữ thẳng đầu. Có những vật dụng được thiết kế để giữ trẻ ở tư thế này.

4. Lật người từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa

Thứ tự lật thông thường của trẻ là từ nghiêng sang ngửa, sấp sang ngửa, ngửa sang nghiêng và ngửa sang sấp. Trẻ khiếm thị thường không thích nằm sấp do vậy người lớn cần khuyển khích trẻ duy trì tư thế này nhằm phát triển khả năng điều khiển đầu và các kỹ năng cần thiết khác cho việc chịu đựng trọng lượng.

Đặt trẻ nằm nghiêng và cho trẻ chơi với một đồ chơi yêu thích. Trong khi trẻ đang rất thích thú với đồ chơi, di chuyển đồ chơi ngang qua mặt sang phía bên để khuyến khích trẻ cử động theo đồ chơi và chuyển sang tư thế nằm ngửa.

Lật từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa cần sự cử động tách biệt của đầu, vai và hông do vậy trẻ phải học cách cử động các bộ phận này một cách tách biệt và tuần tự. Có thể bắt đầu từ vai hoặc hông. Đảm bảo tư thế của hai cánh tay sao cho chúng không trở thành vật cản cho sự di chuyển hoặc bị vướng khi di chuyển.

Đặt trẻ vào trong một chiếc chăn, hai người lớn ở hai bên đầu và chân của trẻ. Từ từ kéo chăn để lật trẻ từ bên nọ sang bên kia.

5. * Dồn trọng lượng vào hai bàn tay/cẳng tay khi nằm sấp, nâng đầu và ngực lên khỏi nền nhà

Khi trẻ đang nằm sấp và ngẩng đầu lên trong chốc lát, đưa hai cánh tay trẻ ra phía trước để hỗ trợ tư thế ngẩng đầu. Giúp trẻ đặt hai bàn tay bằng phẳng trên sàn nhà.

Tạo môi trường hứng thú để giữ trẻ có thể duy trì tư thế ngẩng đầu lâu hơn. Sử dụng nhiều đồ chơi có màu sặc sỡ, phát ra âm thanh. Khuyến khích trẻ dùng tay hoặc miệng để tiếp xúc với đồ chơi. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì tư thế này, hãy thử cuộn tròn chiếc khăn tắm và đặt dưới nách trẻ.

Đung đưa trẻ từ bên này sang bên kia để trẻ cảm nhận được trọng lượng đè lên cánh tay và cơ thể.

Ấn nhẹ lên vai trẻ.

6. Kiếm soát đầu khi được kéo từ tư thế nằm sang tư thế ngồiĐặt trẻ nằm ngửa: Sau đó, cho cả hai tay của bạn ra sau đầu trẻ và kéo trẻ về

phía bạn, từ từ nâng trẻ từ phía sau để chuyển sang tư thế ngồi. Khi khả năng kiểm soát vận động của trẻ đã tốt hơn, di chuyển tay của bạn xuống phía dưới, đầu tiên là cổ, sau đó đến vai và cuối cùng túm lấy hai bàn tay của trẻ kéo lên tư thế ngồi. Hãy tận dụng các tình huống tự nhiên trong ngày để thực hành kỹ năng này, chẳng hạn như thay tã, thay quần áo và tắm cho trẻ.

7. Duy trì tư thế ngồi với sự hỗ trợ của hai tay Cho trẻ ngồi trên sàn giữa hai chân của bạn. Cho trẻ tự đỡ cả người bằng hai

tay giữa hai chân để giữ thăng bằng. Khi trẻ đã đạt được kỹ năng này, nhẹ nhàng đưa vai của trẻ từ bên này sang bên kia để trẻ tự lấy lại thăng bằng và chuyển trọng lượng dồn từ tay này sang tay kia.

Trước khi trẻ có thể ngồi và kiểm soát tốt thân người, trẻ cần được thực hành nhiều động tác ngồi có hỗ trợ. Để trẻ ngồi trên chiếc nệm, đặt một chiếc gối ôm, một chiếc gối ngang qua đầu gối và dưới hai cánh tay của trẻ. Nhẹ nhàng đưa chiếc gối ra trước và về sau.

Khi trẻ bắt đầu biết tự ngồi một mình, trẻ vẫn cần một chút hỗ trợ phía sau lưng dưới. Để thực hành kỹ năng này, để trẻ ngồi trên đùi của bạn là tốt nhất. Đặt trẻ ngồi trên sàn nhà giữa hai chân của bạn. Để một đồ chơi phát ra âm thanh phía ngoài một chân của bạn. Khi trẻ lắc lư thân người từ bên này sang bên kia, trẻ sẽ phải nâng tay lên trong chốc lát rồi sau đó phải đặt xuống trở lại để chịu đựng trọng lực cũng như lấy lại thăng bằng.

8. Lật từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp

Phần lớn những gì thúc đẩy trẻ sơ sinh di chuyển hoặc xoay người đều theo nguyên lý “Tôi nhìn thấy nó và tôi muốn nó.” Vì trẻ khiếm thị thường không nhìn thấy đồ chơi xung quanh, do vậy, chúng ta phải tạo ra môi trường gọi mời trẻ. Để nhiều đồ chơi xung quanh trẻ sao cho bất cứ khi nào cử động ngón tay, vẫy tay và chân trẻ đều va chạm vào những đồ vật thú vị, từ đó, sẽ cố gắng để lấy đồ vật.

Đặt trẻ nằm ngửa và lắc đồ chơi phát ra âm thanh để thu hút chú ý của trẻ. Khi trẻ bắt đầu chơi với đồ chơi, hãy di chuyển nó chầm chậm sàng một bên. Khuyến khích trẻ dõi theo đồ chơi bằng mắt hoặc bằng tay. Hỗ trợ trẻ nếu cần thiết. Khuyến khích trẻ quay đầu bằng cách dùng âm thanh hoặc chạm nhẹ nhàng vào cơ thể trẻ. Quan sát những biểu hiện dõi theo của trẻ. Nếu cần thiết, hãy đặt trẻ trên một mặt phẳng hơi nghiêng để trọng lực có thể giúp trẻ lật người.

Sử dụng những đồ chơi khác nhau và hấp dẫn, khuyên khích trẻ sử dụng một tay với về hướng đối diện để lật/lăn người.

9. Duỗi hai cánh tay khi ngồi để tránh ngã

Dạy trẻ duỗi hai cánh tay để tự bảo vệ bằng cách giữ lấy hông của trẻ và đung đưa từ bên này sang bên kia hoặc từ trước ra sau. Để trẻ cảm nhận sự thăng bằng thay đổi như thế nào. Khuyến khích trẻ duỗi thẳng tay để chạm xuống sàn nhà. Khi trẻ đã có thể tự ngồi trong một thời gian, thử đẩy nhẹ trẻ từ phía sau hoặc từ một bên.

Dùng một quả bóng bãi biển lớn hoặc trái bóng trị liệu. Cho trẻ ngồi trên quả bóng và đỡ thân người. Đung đưa chầm chậm quả bóng từ trước ra sau và từ bên này sang bên kia để tăng cường sức mạnh của đầu và thân người.

10. Tự ngồi được trong khoảng thời gian ngắnKhi trẻ đang ngồi chống tay trên sàn nhà, hãy tạo cơ hội để trẻ thay đổi tư

thế của tay. Bằng cách này, trẻ có thể phải tự giữ thăng bằng trong chốc lát. Hãy treo hoặc đưa những đồ vật hoặc đồ chơi hấp dẫn phía trước để trẻ dùng tay vươn tới và túm lấy đồ chơi.

Tạo không gian chơi thú vị phía trên sàn nhà và cho trẻ luân phiên ngồi độc lập trong chốc lát hoặc có hỗ trợ để đôi tay vẫn có thể thoải mái chơi đùa.

11. * Vươn ra mọi hướng khi đang ngồi ở tư thế được hỗ trợKhi trẻ đang ngồi trên đùi bạn hoặc đang ngồi trên chiếc ghế của mình khi ăn,

hãy để trẻ với tới bình sữa hoặc bình nước. Dùng cọng thun nhựa buộc một chiếc chuồng vào bình nước hoặc bình sữa có thể tập cho trẻ xác định vị trí âm thanh và khuyến khích động tác với/ vươn tới.

Khi trẻ đang ngồi trên sàn nhà giữa hai chân bạn hoặc ngồi dựa vào một chiếc gối, hãy cho trẻ chơi với một đồ chơi phát ra âm thanh hoặc ánh sáng. Khi trẻ đang rất chú ý và thích thú, hãy di chuyển đồ chơi ra xa đủ để trẻ phải với lấy lại. Đặt đồ chơi phía trước, cả hai bên người hoặc ở giữa phần bên và phía sau để khuyến khích trẻ với tới.

Dùng đồ vật hỗ trợ trẻ ngồi. Sau đó, người lớn (người trẻ rất thích) sẽ tiến lại gần trẻ từ các hướng và vị trí khác nhau. Khi nói chuyện, khuyên khích trẻ vươn ra sờ vào mặt, vào người hoặc đưa tay để được bế lên.

Hãy sử dụng một vật chuyên dụng để hỗ trợ trẻ ngồi và tự do sử dụng đôi tay để vươn ra mọi hướng. Gắn những chiếc chuông nhỏ, những quả bóng bàn nhiều màu hoặc những chiếc lục lạc lên một chiếc bảng làm bằng vải bạt. Cầm chiếc bảng phía trước trẻ vả thay đổi vị trí của bảng để khuyến khích trẻ vươn ra theo nhiều hướng khác nhau.

12. * Tự điều chỉnh được các tư thế khi ngồi độc lập

Trẻ khiếm thị thường bị chậm trễ trong các vận động co vào, duỗi ra khi ngồi. Cố gắng tạo ra các lý do để trẻ phải duỗi ra khi ngồi bằng cách đưa/treo đồ chơi ở ngoài tầm với của trẻ.

Có nhiều cơ hội tự nhiên buộc trẻ phải chuyển đổi các tư thế khi ngồi. Mỗi khi thay tã hoặc thay đồ, khuyến khích trẻ hỗ trợ bạn bằng cách nghiêng người sang

một bên hoặc dùng cánh tay đẩy trẻ lên tư thế ngồi. Đảo ngược các động tác này khi trẻ đang nằm xuống để thay tã hoặc thay đồ.

Để những đồ chơi tạo cảm giác xúc giác và âm thanh trên một mặt phẳng cao hơn mặt sàn nhà sao cho trẻ có thể tiếp cận, khi ngồi lên. Giúp trẻ chuyển sang tư thể ngồi nếu cần thiết.

13. Đứng được với sự hỗ trợ chút đỉnh của người lớn

Ngồi trên sàn nhà và để trẻ ngồi dạng hai chân trên chân bạn. Nhẹ nhàng nhún trẻ lên xuống vài lần, sau đó để trẻ đứng lên, giữ xung quanh hông trẻ khi bé đang đứng.

Để trẻ đứng phía trước một chiếc bàn thấp hoặc một chiếc ghế dài. Hỗ trợ trẻ chút ít từ phía sau trong khi trẻ đứng và chơi với đồ chơi trước mặt.

Cho trẻ đứng chân không trên các bề mặt khác nhau: thảm, gỗ, gạch, vải lót sàn,... Bằng cách nào trẻ cảm nhận được những phản hồi xúc giác khác nhau.

14. Tự kéo mình đứng lên (bám vào một vật gì đó)

Vào giai đoạn này, cánh tay của trẻ làm được rất nhiều việc. Trẻ dùng một tay hoặc hai tay bám vào những vật trên cao, đầu gối đổi thành động tác quỳ cao, rồi đến quỳ nửa gối để kéo chân đứng lên.

Khi trẻ đang kéo người đứng lên từ tư thế quỳ cao, hãy khuyến khích trẻ đổi trọng lực từ bên này sang bên kia bằng cách đung đưa hoặc đẩy vai của trẻ ra trước và về sau.

Khuyến khích trẻ quỳ gối trên sàn nhà phía trước bạn rồi chuyển sang tư thế nửa quỳ trước khi ôm vào đùi của bạn.

Cho trẻ nằm trong cũi để ngủ trưa. Khi ngủ dậy, hãy khuyến khích trẻ với tới thanh dọc của cũi rồi đứng lên. Giúp trẻ tự kéo mình lên tư thế đứng trước khi bế trẻ lên.

15. * Đặt tay và đầu gối ở tư thế bòKhi trẻ lần đầu tiên thử nghiệm tư thế bò, hai cánh tay của trẻ sẽ đặt thẳng

xuống sàn còn phần mông thì được nâng lên. Tư thế này xuất hiện khi hai chân sau của trẻ đã rắn và khỏe. Trẻ có thể kéo đầu gối lên phía dưới bụng nhưng hai cánh tay thì vẫn còn ở phía dưới hông. Hãy khuyên khích trẻ nâng hai cánh tay về phía đầu và bắt đầu đẩy lên.

Khi trẻ đang nằm sấp, hai bàn tay để bằng phẳng trên sàn nhà và hai cánh tay duỗi ra để đẩy người lên, hãy đung đưa trẻ từ bên này sang bên kia. Nâng một bên hông để khuyến khích trẻ khụy gối rồi đổi bên. Động tác này giúp trẻ gia tăng những phản ứng thăng bằng, thay đổi trọng lực và cơ hội để thực hành mang trọng lực trên ba điểm.

Thay đổi trọng lực giữa hai bàn tay và hai đầu gối là rất cần thiết trước khi trẻ có thể bò. Để đồ vật phía trước và chếch ra ngoài để khuyến khích trẻ đổi trọng lực sang một tay và dùng tay kia để với ra. Mục đích phải là để chơi với đồ vật mà trẻ được thực hành việc nâng trọng lực trong giây lát.

16. * Di chuyển về phía trước (trườn, bò, chuồi)

Trẻ khiếm thị thường lùi về sau trước khi tiến về trước. Đôi khi, có những trẻ mù không thể bò ở tư thế đầu gối và hai bàn tay chạm đất. Điều đó cũng không đáng lo mà quan trọng là trẻ học được cách di chuyển về phía trước.

Để một đồ vật hấp dẫn phía trước khi trẻ đang nằm sấp, nơi trẻ có thể chạm tới nhưng không thể túm được. Đặt một bàn tay bạn dưới một bàn chân của trẻ và giúp trẻ đẩy về phía trước cho đến khi có thể tùm lấy đồ chơi.

Khi trẻ đang ngồi trên sàn nhà, khuyến khích trẻ trườn về phía trước bằng cách ngồi ngay phía sau và giúp trẻ di chuyển về trước để lấy đồ chơi yêu thích.

17. Duy trì thăng bằng với bằng 3 điểm (hai chân, một tay hoặc hai tay, một chân); Một tay chạm tới đích khi đang bòTạo nhiều cơ hội để trẻ vươn tới đồ vật bằng một tay khi trẻ đang bò trong

nhà. Lắc đồ chơi ngay phía trước để khuyến khích trẻ vươn một tay ra với lấy, giữ thăng bằng trọng lực cơ thể bằng tay

Đứng ngay bên phải phía trước trẻ và cho trẻ với một tay ra nắm lấy chân của bạn. Khi trẻ đã giữ được thăng bằng ở tư thế ba điểm, bạn hãy cúi xuống và bế trẻ lên. 

18. Đi men, bước đi trong khi vẫn bám vào một vật cố địnhĐể trẻ thực hành thật nhiều động tác đứng quay mặt về phía ghế sô - pha và

chơi với đồ chơi. Trẻ nên thực sự cảm thấy thoải mái khi đứng yên một chỗ và chỉ sử dụng một điểm tựa duy nhất là ghế sô - pha. Giữ ngay hông của trẻ, nhè nhẹ đung đưa từ bên này sang bên kia sao cho trẻ phải thay đổi tư thế của chân để giữ thăng bằng.

Khi trẻ đang chơi say sưa với đồ chơi, di chuyển đồ chơi ra ngoài tầm với bên trái hoặc bên phải vẫn giữ hông của trẻ, giúp trẻ chuyển trọng lực sang một bàn chân và đi men (bước ngang). Đảm bảo trẻ có thể lấy lại đồ chơi dễ dàng.

Khi trẻ đã tập hoạt động này vài lần, tiếp tục di chuyển đồ chơi ra xa khoảng một bước chân để trẻ với lấy.

Để khuyến khích trẻ bước đi, hãy buộc cái chuông nhỏ vào sợi dây giầy hoặc mua những đôi giày kêu chít chít cho trẻ vươn tới và bước đi.

19. Tự đứng được trong chốc lát

Khi trẻ đang đứng, hãy chơi trò vỗ tay nhau. Ban đầu, hỗ trợ trẻ bằng cách giữ quanh hông và khi trẻ đã cảm thấy thoải mái, từ từ buông tay ra trong chốc lát.

Để trẻ đứng dựa lưng vào một góc tường và chơi với đồ chơi. Bằng cách này, trẻ có thể di chuyển ra ngoài một chút, rồi lại dựa vào tường khi cần thiết.

20. Khi đang đứng, hạ thấp người xuống để ngồiNgồi trên sàn nhà, hai chân để dưới một chiếc bàn thấp. Cho trẻ ngồi dạng

hai chân trên một chân của bạn, đối mặt với chiếc bàn. Để một đồ chơi hấp dẫn trên bàn và khuyến khích trẻ kéo người đứng lên để chơi với đồ chơi đó. Khi trẻ đã mệt, giúp trẻ hạ thấp người xuống để ngồi lên chân bạn.

Khi trẻ đã sẵn sàng thực hành mà không cần dựa vào chân của bạn, hãy để một miếng đệm phía sau cho trẻ dựa. Đỡ hông trẻ khi bé chuyển sang tư thế ngồi. Dần dần, sẽ bỏ miếng đệm và hỗ trợ của bạn.

21. * Bò thụt lùi 1-2 bướcKhi đang giúp trẻ bò lùi xuống một hoặc hai bước (trước khi vào nhà bếp hoặc

phòng ngủ), hướng dẫn trẻ xoay vòng (xác định hoặc xác định lại vị trí trong không gian) và lùi chân lại, sau đỏ cơ thể cũng đưa ra sau. Cho trẻ cơ hội thực hành nhiều lần hoạt động này và khuyến khích trẻ bằng cách vỗ tay hoặc nói cho bé biết bé đã làm giỏi như thế nào. Trẻ sẽ ít bị ngã, bị trượt hoặc bị thương nếu trẻ học được cách bò thụt lùi.

22. Bước đi khi được hỗ trợ

Một số kiểu bò và chuồi vẫn là phương thức di chuyển chính của trẻ trong giai đoạn này.

Khi trẻ đang đứng, hãy giữ hông và giúp trẻ bước tiến về phía người khác một bước.

Quỳ gối cho cho vừa tầm với trẻ, khuyến khích trẻ cầm tay bạn bước về phía trước trong khi bạn đi lùi.

Chỉ cho trẻ biết cách đi như thế nạo bằng cách đẩy một chiếc xe chở búp bê hoặc xe đẩy.

Cầm hai tay, giúp trẻ bước vài bước để với tới ghế dài. Giữ hai cánh tay, trên vai hoặc dưới nách để giúp trẻ giữ thăng bằng. Mặc dù người lớn có thể thấy thoải mái khi kéo thẳng tay trẻ lên đầu nhưng không được làm như vậy khi cầm tay trẻ.Vận động thô – Từ 1 – 2 tuổi

23. Đi được vài bước không cần hỗ trợ

Trẻ bắt đầu tự đi nhưng hai bàn chân còn cách nhau khá xa và hai cánh tay đưa lên ốc giữ thăng bằng. Tư thế lúc này còn chưa vững vạ lắc lư từ bên này sang bên kia. Hai cánh tay đưa lên như muốn chì ra rằng bé cảm thấy bị mất thăng bằng. Tư thế

bảo vệ này sẽ mất đi khi trẻ đã đi vững hơn và tự tin hơn. Với trẻ khiếm thị, việc chuyển từ tư thế đi có hỗ trợ sang tư thế đi tự lực trong một không gian mờ là một thử thách và đôi khi làm trẻ nhụt chí.

Cầm một tay khi trẻ đang đi là bước chuyển tiếp từ đi có hỗ trợ sang đi độc lập. Cho trẻ nắm một ngón tay người lớn chứ không phải người lớn chủ động nắm tay trẻ. Trẻ dùng ngón tay của bạn như một điểm tựa tạm thời và bằng cách đó bạn cũng sẽ biết lúc nào tay sẽ nắm chặt hoặc nới lỏng để duy trì sự thăng bằng.

Cho trẻ đi qua lại giữa hai người trong khoảng ba đến bốn bước. Khen ngợi mỗi khi trẻ chạm tới đích. Chân đất hoặc đi tất mỏng sẽ tạo ra những phản hồi xúc giác tốt hơn.

Việc cho trẻ thực hành di chuyển thật nhiều là rất quan trọng. Có thể tổ chức hoạt động này dưới nhiều hình thức: Tìm, đuổi bắt xung quanh bàn ghề, đẩy xe búp bê, đi từ bàn sang giá sách,...

24. Quỳ xuống rồi lại đứng lênĐể một đồ chơi có màu sặc sỡ và phát ra âm thanh trên sàn nhà phía trước

trẻ. Khuyến khích trẻ cúi xuống để nhặt. Ban đầu, sử dụng những đồ vật lớn, không quá xa để trẻ phải di chuyển. Dần dần, giảm bớt kích thước của đồ chơi.

25. Chuyển từ tư thế ngồi sang đứng tự doMục này liên quan đến khả năng đứng không cần hỗ trợ. Trẻ có thể chuyển từ

tư thế ngồi chống tay sang bò và sau đó đứng lên hoặc kéo bàn chân về phía cơ thể và đứng lên.

Khi trẻ đang ngồi trên sàn nhà, ở vị trí không có bất kỳ vật gì để chống đứng lên, yêu cầu trẻ đến ôm bạn một cái.

Nếu trẻ cần giúp đỡ, hãy hướng dẫn trẻ chuyển sang tư thế bò sau đó giúp trẻ đẩy lên hai bàn tay và bàn chân. Giữ hông của trẻ khi bé đang cần giữ thăng bằng và chuyển sang tư thế thẳng đứng. Dần dần giảm sự hỗ trợ của bạn.

Khuyến khích trẻ chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng bằng cách sắp xếp các hoạt động buộc trẻ phải đứng lên.

26. * Đi vòng hoặc đi qua chướng ngại vậtĐể các đồ vật trên sàn nhà như thường lệ. Trẻ có thể gặp phải những đồ vật

này khi đang cố gắng di chuyển tới đích cần đến. Sử dụng những tình huống này để nói và chỉ cho trẻ cách khám phá đồ vật và quyết định nên đi vòng hay bước qua đồ vật. Chỉ cho trẻ cách đi vòng quanh sát đồ vật để có thể biết khi nào thì qua hết. Trẻ có thế cần giữ tay bạn để giữ thăng bằng cho đến khi biết cách hoàn thành nhiệm vụ.

Tương tác với đồ vật là cách rất hay khi mới bắt đầu giới thiệu cho trẻ các khái niệm về kích thước, vị trí, hình dạng, chất liệu và cách phản ứng và tương tác với các đồ vật trong môi trường.

Một chướng ngại vật có báo hiệu lúc bắt đầu và kết thúc khi có người bước qua/đi vòng qua là cách tốt để luyện tập kỹ năng này. Những đồ vật phát ra âm thanh có thể là động cơ thúc đẩy trẻ bước qua/vòng qua chướng ngại vật và giảm sự ngần ngại của trẻ. Những đồ chơi phát ra tiếng nhạc sẽ giúp hoạt động này trở nên thú vị.

27. Bước lên cầu thang, một tay vịn vào người lớn hoặc vào cầu thang

Việc học các kỹ năng di chuyển lên hoặc xuống cầu thang sẽ diễn ra trong một thời gian dài, bắt đầu bằng việc bò xuống cầu thang vào khoảng cuối năm thứ nhất, đến đi lên và xuống cầu thang hai chân luân phiên vào khoảng năm tuổi thứ tư.

Khuyến khích trẻ làm quen với cầu thang bằng cách đặt một đồ chơi quen thuộc lên phía trên hai hoặc ba bậc cầu thang. Trẻ thường bắt đầu bằng tư thế bò lên trong khi đang ngồi. Sau đó, trẻ sẽ bò xuống bậc thang cuối cùng. Trò chơi lên và xuống cầu thang là trò chơi rất tốt cho hoạt động này nhưng cần có người giám sát chặt chẽ. Đảm bảo cầu thang cần có cổng hoặc được chặn lại cẩn thận để trẻ không thể sử dụng khi chỉ có một mình.

Khi trẻ đã sẵn sàng đứng và bước lên, hãy sử dụng những bậc thềm có độ cao vừa phải. Những bậc thang thông thường có thể rất khó khăn đối với trẻ. Có thể sử dụng những bậc thang chỉ bước một bước đã đến nơi để trẻ luyện tập chỉ mới bắt đầu.

Cầm tay trẻ, khuyến khích bé nâng một bàn chân lên bậc và sau đó nâng chân kia lên. Đảm bảo cầm một tay trẻ ngang sang một bên chứ không nâng quá đầu (có thể dễ hơn cho bạn) vì như vậy sẽ làm trẻ mật thăng bằng. Ban đầu, trẻ sẻ cần một bức tường hoặc tay vịn cho tay còn lại. Sau đó, giảm dần sự hỗ trợ.

28. * Cử động theo nhạc, nhảyChơi các loại nhạc khác nhau (nhạc rock, cổ điển,...) và cùng trẻ đi chuyển theo nhạc. Ban đầu cả cơ thể sẽ di chuyển, sau đó đến các động tác cụ thể như vẫy tay, đá chân và lắc đầu. Đặt trẻ lên đùi bạn hoặc lên sàn nhà bên cạnh bạn và thực hiện những động tác tương tự.

29. * Bước ngangChơi các trò chơi đòi hỏi đi theo một vòng tròn, cầm tay trẻ và nhảy theo

nhạc.Chơi nhạc và nhảy theo nhạc cùng với trẻ. Để trẻ nhảy vài bước sang bên trái

và sau đó sang bên phải. Di chuyển về phía trước, phía sau và di chuyển vòng quanh.

30. Tự ngồi lên chiếc ghế nhỏNgồi cùng trẻ trong một chiếc ghế để thưởng thức một cuốn sách hoặc món

đồ chơi đặt trên những bậc thang phía trước (tương đương với chiều cao của một

chiếc ghế nhỏ). Ý tưởng ban đầu là một chiếc ghế dành cho trẻ em, có chỗ dựa tay. Ghế lắc lư hoặc ghế có bánh xe không phải là những vật dụng phù hợp.

Hãy cho trẻ khám phá tất cả các bề mặt và các phía khác nhau của chiếc ghế. Cho trẻ sử dụng bất cứ phương pháp nào để khám phá. Trước khi thử cho trẻ ngồi ghế, hãy thử với một chiếc ghể đẩu hoặc ghế dài.

Đặt ghế sát tường để nó không bị lùi ra sau. Một số trẻ thích đưa phần lưng vào ghế trước trong khi một số khác lại trèo vào bên trong rồi quay ra sau mới ngồi xuống.

Tại thật nhiều cơ hội để trẻ tập ngồi ghế bằng cách lồng ghép vào các hoạt động khác như khi ăn, chơi, uống nước,...

31. Mang vác hoặc kéo đồ chơi khi đang điCho trẻ cầm đồ chơi yêu thích bằng một tay khi đang đi.Để trẻ phụ bạn nấu hoặc chuẩn bị bàn ăn. Chẳng hạn: yêu cầu trẻ lấy cho

bạn một số thứ trong chạn bát hoặc tủ lạnh bằng hai tay. Hoạt động này đòi hỏi sự thăng bằng và sức mạnh rõ rệt hơn.

Trẻ sẽ bắt đầu kéo đồ chơi từ trên cao, chẳng hạn: đồ chơi phát ra âm thanh được buộc vào dây.

Cho trẻ cơ hội để gia tăng sức mạnh, chẳng hạn: kéo xe đồ chơi. Khi trẻ đã khỏe hơn, bỏ thêm một số đồ vật vào xe để gia tăng sức nặng khi trẻ kéo

32. Trèo lên ghế cùa người lớn, xoay hướng và ngồi lênTrẻ có thể trèo vào chiếc ghế dành cho người lớn trước khi xoay người và ngồi

xuống. Ghế đẩu có thể hỗ trợ quá trình trèo vào của trẻ.Gợi ý để trẻ trèo lên và ngồi kế bạn trên ghế sô - pha để nghe kể chuyện

hoặc chơi trò chơi.Dễ nhất là cho trẻ trèo lên ghế sô - pha hoặc ghế rộng trong phòng khách.

Bắt đầu với các loại ghế thẳng, có chỗ dựa tay và sau đó đến loại ghế thẳng không có chỗ dựa tay. Những chiếc ghế có bánh, những chiếc ghế nhẹ hoặc có đệm lót không dính chặt với mặt ghé cần tránh ở giai đoạn này.

33. * Lăn và cố gắng bắt những trái bóng lớn

Kỹ năng chơi với bóng thực sự là những kỹ năng rất khó đối với trẻ khiếm thị. Trước hết, nó liên quan đến việc phát triển sự tin tưởng (bóng sẽ lăn sang bạn và sẽ không làm bạn bị đau) và các kỹ năng luân phiên. Ban đầu, có thể cần hai người lớn để cùng dạy trẻ. Một người có thể ngồi cách vài bước phía trước trẻ, gọi trẻ bằng tên và yêu cầu trẻ đưa bóng. Người kia nên ngồi phía sau, cùng hướng với trẻ, khuyến khích trẻ thử lăn bóng bằng cách đẩy nhẹ khuỷu tay của trẻ về phía trước.

Bắt đầu bằng một quả bóng lớn, nhẹ cần dùng cả hai tay. Khi chọn bóng, nên tự hỏi: quả bóng có đủ mềm để không làm đau trẻ mỗi khi chạm vào người? Nó có

chuông hoặc âm thanh phát ra từ bên trong để trẻ lắng nghe khi bóng di chuyển không? Nó có màu sặc sỡ để thu hút thị giác của trẻ không? Hướng dẫn trẻ thông qua các động tác lăn bóng và nhận lại. Điều này sẽ hoàn hảo khi có hai người lớn cùng trẻ chơi trên sàn nhà. Khuyến khích trẻ dùng chân và cánh tay để bắt bóng lăn.

Khi trẻ đã tự tin hơn, hãy để trẻ thể hiện sự phán đoán khi bóng lăn lại và đưa tay ra để bắt.

Ném bóng nhẹ vào trong hai bàn tay đang khum khum chờ bắt bóng của trẻ. Giảm dần sự hỗ trợ và kích thước của trái bóng khi các kỹ năng của trẻ đã được cái thiện.

34. Ném bóng bằng hai tayKhi trẻ đã học được cách lăn và lấy bóng trở lại, trẻ cần thực hành với nhiều

loại bóng khác nhau (lớn, cầm trọn hai tay và thậm chí những quả bóng nhỏ, có thể cầm bằng một tay). Thử cả với những quả bóng nhẹ, bóng làm bằng cao su mềm, bóng gai, bóng tự làm bằng giấy vò nhàu và làm từ những túi đậu.

Cho trẻ nhiều cơ hội để thực hành ném bóng bằng hai tay trước khi giảm kích thước của bóng. Cần đặt những quả bóng nhô sang cả tay bên trái và tay bên phải của trẻ.

Thay đổi các vị trí ngồi khác nhau của trẻ: trên sàn nhà, trên đùi bạn, trên một chiếc ghế đẩu thấy hoặc ghế không có tay dựa. Thử ném bóng khi đang đứng. Ban đầu, có thể giữ hai bên hông để hỗ trợ trẻ.

Khi trẻ đã thành thạo, hãy khuyến khích trẻ ném bóng chính xác về phía một người cụ thể hoặc một mục tiêu đang phát ra âm thanh.

35. * Lăn đi lăn lại đồ chơi có bánh bằng cách ấn bàn chân lên đồ chơi đặt trên mặt

Đi xe đạp cũng là một kỹ năng diễn ra trong phạm vi rộng của độ tuổi. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại xe đạp đồ chơi thích hợp với chiều cao của trẻ. Một số loại không có bàn đạp, đặc biệt còn thiết kế để trẻ phải đẩy bằng chân.

Cho trẻ làm quen với xe đạp trên một bề mặt lát gạch bằng phẳng hoặc một khu vực rộng rãi không có vật cản. Rất nhiều trẻ bắt đầu bằng việc đẩy xe đạp tới lui, đòi hỏi trẻ thực hiện chỉ đơn giản động tác đá chân. Tuy nhiên, trẻ có thể cần bạn chỉ cho cách đặt gót chân trên sàn và dùng chân kéo giật lại để đi về trước.

Khi trẻ đang đẩy xe đạp tới lui, hãy để trẻ khám phá tay lái bằng một chân hoặc cả hai chân và di chuyển theo một vòng tròn.

Khi trẻ đã có kinh nghiệm, hãy cho trẻ thử đi trên những bề mặt khó hơn: thảm, cỏ, nhiều đất cát.

36. * Đi lại một cách độc lập

Trước hết, trẻ cần bước đi thành thạo trên những bề mặt bằng phẳng. Khu vực trẻ tập đi cần đảm bảo gọn gàng và an toàn. Sau đó, cho trẻ nhiều cơ hội để tập đi trên các bề mặt khác nhau: gạch, cỏ, nhựa đường, thảm, sỏi, cát.

Thực hành đi lên, xuống các đoạn dốc có độ dốc khác nhau.Khi trẻ đã giữ thăng bằng tốt hơn, hãy tạo cơ hội để trẻ đi qua những bề mặt

đan xen (chẳng hạn: từ cỏ sang xi măng, từ sỏi sang nhựa đường.)37. Cầm tay người lớn đi xuống cầu thangCũng giống như khi học đi lên, bắt đầu nên dùng những bậc thang nhỏ, rộng

đề đặt chân thoải mái khi đứng và khi bước. Những bậc thềm ngắn, không xe cộ là những lựa chọn tốt để bắt đầu. Cầm tay trẻ ngang ngực hoặc vai để giữ thăng bằng tốt hơn.

Chỉ cho trẻ cách dùng chân định vị mép bậc thềm. Đảm bảo trẻ đặt cả hai chân ngay mép trước khi bước xuống.

Khi đi xuống cầu thang hãy giúp trẻ định vị tay vịn. Một tay trẻ vịn cầu thang, tay kia người lớn cầm và cùng bước xuống cầu thang.Vận động thô – Từ 2 – 3 tuổi

38. Buớc đi trên các bề mặt khác nhau, rất ít khi bị ngãĐi trên các bề mặt dốc (lên và xuống) để tập di chuyển với các tốc độ khác

nhau.Cho trẻ nhiều cơ hội để đi trên các bề mặt bằng phẳng trong nhà (sàn gạch

hoặc sàn gỗ) và ngoài trời (bê tông, nhựa đường), các bề mặt trải thảm, bùn đất hoặc cát mịn, cát xốp (cồn, đụn hoặc thùng cát), cỏ và sỏi.

Thiết kế một khu vực phát triển vận động thô gồm 3 loại hoạt động khác nhau và cho trẻ thực hiện từ hoạt động đến hoạt động kế tiếp nhiều lần. Một số thiết bị có thể trang bị cho phòng thể dục bao gồm: tấm lót sàn để lăn tròn, bò, đi; hành lang hẹp làm bằng hộp cát tông lớn; “những miếng lót chân” làm bằng nhựa (có thể đặt trên sàn nhà hoặc thảm và nhặt lên sau khi dùng); Vì những đường lót thảm hẹp hoặc thanh thăng bằng ban đầu, đặt trực tiếp trên sàn nhà.

39. * Nhảy tại chỗ bằng cả hai chânDạy trẻ các trò chơi nảy lên xuống. Sử dụng bạt lò xo hoặc đệm thể thao trẻ

em. Nếu trẻ cần tự giúp ban đầu, hãy nâng phía dưới cánh tay của trẻ.Giả bộ làm con ngựa hoặc con chuột túi và nhảy lò cò trên sàn.Đặt những chiếc vòng hula hoặc dây thừng dưới sàn nhà để dạy cho trẻ khái

niệm nhảy qua một vật nào đó.40. * Nhảy xuống từ một vị trí cao 20cm

Bắt đầu nhảy vào không trung khi không biết mình sẽ đặt chân xuống chỗ nào đòi hỏi sự tự tin rất lớn. Tuy nhiên, đây là kỹ năng vô cùng quan trọng cho sự phát triển nhận biết về cơ thể và không gian.

Cho trẻ tập nhảy từ bậc cầu thang cuối cùng của một cầu thang quen thuộc. Tập nhảy từ những bậc thang thấp của các loại cầu thang khác nhau trong khi bạn cầm tay trẻ.

Tìm một gờ đường trên vỉa hè (không gắn liền với đường phố) và thực hiện động tác nhảy xuống. Dần dần, giảm sự hỗ trợ và tăng chiều cao của bậc thang.

Khi kỹ năng của trẻ đã hoàn thiện hơn, trẻ sẽ trở nên thực sự tự tin. Lúc này, bé sẽ cầm tay bạn lỏng hơn và chủ yếu vịn vào lan can cầu thang. Hãy đi ngay phía trước khi trẻ đang đi xuống cầu thang và ngay phía sau khi trẻ đang đi lên. Chạm vào phía sau lưng có thể giúp trẻ bình tâm. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, trẻ sẽ bước từng bước một thay vì bước luân phiên.

42. * Chạy được 5 bước không bị ngãBan đầu, người lớn cầm tay và khuyến khích trẻ cùng chay. Chọn những nơi

bằng phẳng rộng rãi và là không gian mở để tránh va đụng vào đồ vật. Sử dụng âm thanh phát ra liên tục để kích thích và củng cố cho trẻ.

Đổi từ cầm tay chuyển sang cầm đoạn cuối của sợi dây thừng hoặc chiếc khăn quàng. Cuối cùng, chỉ gọi tên trẻ hoặc dùng một nguồn âm thanh để chỉ dẫn.

Với trẻ mù, có sự khác nhau rất rõ về tốc độ khi chạy cùng người khác và chạy tự do. Tốc độ chạy phụ thuộc rất lớn vào sự tự tin và các kỹ năng cũng như sức mạnh cơ thể. Do vậy, cần chú ý cả hai khía cạnh này.

43. * Đi bằng đầu ngón chânHỏi xem trẻ có thể đứng bằng các đầu ngón chân không. Tập để bàn chân ở

tư thế “kiễng chân” khi ngồi và khi đứng. Cho trẻ nhiều cơ hội lấy đồ vật ngoài tầm với ngay từ sớm: khăn tắm treo trên giá hoặc thức ăn ở trên bàn.Cho trẻ xem một đồ vật, sau đó đưa đồ vật lên cao quá đầu để trẻ phải kiễng chân lên để với lấy. Bảo trẻ phải bước hai bước bằng đầu ngón chân mới tới được. Lùi lại để trẻ phải bước về phía bạn.

Chơi trò “Tôi bảo” cùng với trẻ. Khi chơi, cố gắng lặp lại nhiều lần các lệnh có cụm từ “đi bằng đầu ngón chân”.

Chơi nhạc và tập đi bằng đầu ngón chấn theo nhạc, sau đó, đi bằng cả bàn chân. Thay đổi động tác để trẻ cảm nhận được sự khác nhau. Nói với trẻ rằng phần lớn mọi người đều cho rằng đi bằng đầu ngón chân là đi một cách tĩnh lặng. Chúng ta đi bằng đầu ngón chân để tránh đánh thức ai đó đang ngủ.

44. Ngồi bắt chéo trên sàn nhàThực hiên động tác và giải thích cho trẻ cách ngồi bắt chéo tại mắt cá chân

trên sàn nhà và hạ cẳng chân khép lại. Trẻ mù thiếu trương lực cơ cần thiết để giữ

cho thân người thẳng. Luôn kiểm tra và điều chỉnh tư thế ngồi của trẻ sao cho lưng luôn thẳng, đầu ngẩng lên.

Đây là tư thế rất quan trọng cho các hoạt động ở trường. Một số giáo viên ra hiệu cho học sinh tư thế ngồi như vậy bằng cách nói “ngồi chéo chân nào”

45. * Đi xe đạp 3 bánhKhi cho trẻ làm quen với xe đạp ba bánh, cho phép trẻ bắt đầu với việc dùng

chân đạp đất để đẩy nó về phía trước. Đảm bảo khu vực trẻ tập đi phải rộng rãi và không có vật cản, tốt nhất là đường lát xi măng.

Chỉ cho trẻ bàn đạp, bàn đạp phụ bằng gỗ và nẹp giữ bàn chân. Phần dựa lưng và dây an toàn có thể mua hoặc tự làm.

Khuyến khích trẻ dùng cả hai chân luân phiên để đạp. Người lớn có thể vỗ nhẹ lên đầu gối chân bên này sau đó đến đầu gối chân bên kia để trẻ tập động tác này. Nếu cần thiết, có thể cho trẻ động tác này khi đang nằm ngửa. Dần dần, cho trẻ phối hợp tập hai chân luân phiên và tự tập một mình đến khi thành thục.

46. Trèo lên và trượt xuống từ cầu trượt dành cho trẻ 2-3 tuổiSử dụng loại cầu trượt nhỏ dùng trong nhà, có những thanh ngang và trụ hai

bên để cầm. Các bậc thang bằng phẳng thường dễ trèo hơn các bậc hình tròn. Hãy để trẻ khám phá thật kỹ thiết bị trước khi chơi. Chơi phía dưới và xung quanh cầu trượt. Giúp trẻ định vị tay vịn hai bên thang và đứng phía sau khi trẻ đang trèo. Đảm bảo trẻ cầm chắc hai bên cầu trượt và đặt một bàn chân lên mỗi bậc thang. Chân không sẽ tạo ra phản hồi xúc giác tốt hơn, ít trượt nhưng có thể làm trẻ bị đau.

Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc chuyển từ tư thế đứng sang tư thế ngồi khi lên tới đỉnh, do vậy, hãy sẵn sàng để hỗ trợ cho trẻ (bằng lời hoặc cử chỉ). Giữ người trẻ khi bé trượt xuống. Những lần đầu có thể làm trẻ sợ. Đảm bảo ngăn trẻ lại đúng lúc để tránh bàn chân rơi xuống đất kéo theo mông của trẻ cũng bị nện xuống.

Trẻ mù cần người lớn hỗ trợ tìm lại thang nếu muốn trượt tiếp. Vừa dùng lời vừa dùng động tác để hướng dẫn trẻ. Khi đang hướng dẫn trẻ trèo lên các bậc thang, mô tả cho trẻ biết bậc thang ở đâu. Đảm bảo trẻ đã cầm chắc tay vịn và đi theo chỉ dẫn cho đến khi lên tới đỉnh.

47. Đẩy một chiếc ghế dựa hoặc ghế đẩu làm bước đệm và trèo lên

Lúc này, trẻ phải hiểu rằng chiếc ghế có thể là một công cụ để hoàn thành một nhiệm vụ khác chứ không chỉ đơn giản là một nhiệm vụ vận động. Trẻ cần hướng đến mục đích hoàn thành những hoạt động thường gặp như: rửa tay trong bồn rửa, lấy nước, vứt lên chạn đế lấy bánh ngọt.

Cho trẻ những đồ vật lớn để tập đẩy vòng quanh: một thùng cát-tông rỗng, một đồ chơi được thổi căng lên, rổ đựng quần áo hoặc một hộp đồ chơi. Cho trẻ bỏ những con búp bê hoặc thú nhồi bông vào bên trong và đẩy. Tăng độ khó bằng cách bỏ thêm vào những vật nặng hoặc yêu cầu trẻ đẩy trên những bề mặt có độ ma sát lớn.

Khi trẻ đã có thể di chuyển được đồ vật (ghế hoặc ghế đẩu), tiếp tục cho trẻ thực hành thông qua các hoạt động hàng ngày. Trong nhà tắm, để một vật dụng trẻ có thể kê lên để rửa tay hoặc rửa mặt trong bồn, đánh răng hoặc chơi với nước. Trong nhà bếp, nên có thêm một chiếc ghế để trẻ trèo lên lấy nước hoặc phụ lấy chén bát. Đừng mong đợi trẻ có thể tự đánh răng một mình từ đầu đến cuối.

48. Bắt được trái bóng lănCả bạn và trẻ nên ngồi đối diện nhau trên sàn nhà. Chỉnh tư thế chân của trẻ

để tạo thành đường đi tốt cho bóng. Hai cánh tay cần duỗi thẳng ra ngoài ngang ngực để bắt bóng. Ra hiệu cho trẻ biết bóng đang đến bằng cách nói “sẵn sàng”. Lăn bóng sao cho nó chạm vào chân và bụng của trẻ. Ban đầu, động tác đưa tay ra ôm bóng có thể còn rất chậm chạp nên quả bóng có thể nảy lên và lăn ra xa hoặc trẻ có thể cử động bàn chân và đá trúng bóng trước khi có thể túm được nó.

Sử dụng quả bóng có chuông hoặc phát ra âm thanh, để trẻ có thể đoán biết nó đang đến. Sử dụng các loại bóng có kích thước, màu sắc, kết cấu khác nhau để dạy khái niệm này cho trẻ và làm cho hoạt động với bóng thêm thú vị.

49. * Trèo lên những dụng cụ và thang thể dục phù hợp với lứa tuổiMua hoặc tự làm những vật dụng leo trèo trong nhà, đặt ở những nơi để trẻ

có thể bò qua hoặc làm bục để ngồi, để đứng hoặc nghỉ ngơi.Gắn một thanh ngang qua cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ vừa với chiều cao

của vai trẻ. Khuyến khích trẻ với lên và nắm lấy thanh ngang bằng cả hai tay. Sau đó, để trẻ tập nâng mình lên bằng hai tay đang vịn chặt vào thanh ngang. Động tác đúng là đầu gối của trẻ phải bẻ gập. Nếu đầu gối hoặc bàn chân trẻ chạm đất là sai.

Bắt đầu bằng việc tập trên thảm ở trong nhà, còn ngoài trời thì tập trên cát để tránh những rủi ro do ngã. Khi trẻ đã biết nhảy, hãy khuyến khích trẻ nhảy qua vật cản, chẳng hạn như dây thừng hoặc thước dây đặt trên mặt đất. Cùng trẻ nhảy luân phiên qua đồ vật.

Cho trẻ tập nhảy trên tấm nệm cũ đặt dưới sàn nhà. Đảm bảo trẻ có một khu vực an toàn để chơi và người lớn phải giám sát để đề phòng tai nạn.

Nhảy theo nhạc. Cho trẻ nhảy tại chỗ nhiều lần khi có thể. Duy trì nhịp điệu đều đặn, cầm hai tay trẻ và khuyến khích trẻ nhảy về trước một, hai lần, rồi tới bốn. Buông tay để trẻ tự nhảy về phía trước hai lần. Dần dần, tăng số bước nhảy về phía trước của trẻ.

51. * Đá bóng khi đang đứng tại chỗKhi trẻ đang đứng, cầm cả hai tay trẻ để giữ thăng bằng. Để trẻ tập nâng một

chân lên và đung đưa nó ra trước, ra sau. Tiếp theo, buông một tay ra và yêu cầu trẻ đá một cái.

Dùng một quả bóng nhẹ, cho trẻ đứng cách bức tường một quãng ngắn và đá quả bóng về phía bức tường để nghe được tiếng bóng dội lại. Tăng dần khoảng cách từ bức tường đến chỗ trẻ đứng.

Thử các loại bóng tạo âm thanh khác nhau khi di chuyển. Trẻ đứng trong một không gian rộng mở, để khi đá trẻ có thể lắng nghe tiếng bóng lăn ra xa như thế nào.

52. Ném bóng trong tư thế tay để dưới vai Ném bóng lớn - loại bóngcó kích thước lớn hơn quả bóng trong sân chơi bằng

cả hai tay (hai chân giang rộng, hai bàn tay và bóng luồn qua hai chân ra sau lưng trước khi ném) sẽ giúp trẻ biết cách điều khiển sức mạnh và chuyển động của quả bóng. Nếu trẻ sử dụng quả bóng nhỏ hơn, hãy để trẻ kẹp cánh tay vào hông và nhẹ nhàng đung đưa cánh tay từ phía sau cơ thể ra phía trước qua đùi một chút và thả quả bóng.

Khi chơi bóng cùng với trẻ, hãy hướng dẫn trẻ (di chuyển cánh tay của trẻ trong không gian) cách ném quả bóng dưới vai như thế nào. Phần lớn trẻ bắt đầu động tác này chỉ với một chút điều khiển hoặc chỉ thể hiện ném đúng hướng mà thôi. Tuy nhiên, kỹ năng này sẽ có ích cho động tác ném bỏng cũng như khả năng giữ thăng bằng, nhận biết về cơ thể, tư thế trong không gian và trạng thái buông lỏng của sự vận động.

53. * Chạy nhẹ nhàng, thay đổi tốc độ và hướngQuan sát xem khi chạy, trẻ dùng cả bàn chân hay chỉ sử dụng đầu ngón chân.

Chỉ cho trẻ thấy động tác đung đưa của bàn chân khi chạy. Cho trẻ tập đi bằng đầu ngón chân nếu cần.

Thử cầm gậy đánh nhịp theo nhạc để khuyến khích trẻ vận động. Tăng khả năng chịu đựng bằng cách mỗi ngày chạy một đoạn dài hơn một chút. Nhớ là khoảng cách quan trọng hơn tốc độ. Nếu có đường chạy thì đó là một vị trí lý tưởng để tập luyện.

Cho trẻ cầm một đầu đoạn dây ngắn trong khi bạn cầm đầu còn lại và tập đi. Tăng dần tốc độ của bạn để kích thích trẻ. Cảnh báo cho trẻ biết bất cứ thay đổỉ nào về tốc độ và hướng đi của bạn.

Một số trẻ có thể chạy theo bạn khi bạn ở phía trước chúng. Nếu sử dụng cách này, nhớ là luôn phát tín hiệu âm thanh nhất quán để trẻ theo sát. Cho trẻ biết nếu bạn thay đổi phương hướng và tốc độ.Vận động thô – Từ 3 – 4 tuổi

54. * Đứng bằng một chân trong chốc lát

Nhiều trẻ khiếm thị cảm thấy khó khăn khi chỉ đứng bằng một chân. Do vậy, vào giai đoạn đầu, trẻ sẽ cần hỗ trợ vả chỉ có thể giữ thăng bằng khi đứng một chân trong chốc lát.

Cầm hai bàn tay và bảo trẻ nâng một chân lên để chuẩn bị bước. Giữ tư thế “nâng chân” như vậy trong một vài giây để tập giữ thăng bằng. Thực hành bước đi với từng chân.

Để trẻ đứng trong tư thế hỗ trợ cả hai bên (hai bàn tay đặt sau lưng ghế, trên mặt bàn, trên tường,...), yêu cầu trẻ gập đầu gối và nâng một chân lên khỏi sàn nhà khoảng từ 3cm đến 5cm. Cứ thế thay đổi chân để tập.

Để một đồ chơi phát ra âm thanh hoặc một đồ chơi có nút kích hoạt trên sàn nhà cho trẻ sờ bằng bàn chân. Quỳ xuống trước trẻ và bảo trẻ đặt một bàn tay đối điện với bàn chân đang thao tác lên vai của bạn. Khi trẻ kích hoạt đồ chơi bằng chân (nâng chân lên, xuống), cánh tay của trẻ phải nâng lên để giữ thăng bằng.

Tạo cơ hội tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày để trẻ thực hành. Cho trẻ đứng khi mặc quần áo. Thỉnh thoảng, trẻ sẽ phải nâng một chân lên để cho vào ống quần hoặc giầy, dép. Hỗ trợ trẻ nếu cần thiết.

55. Đưa hai tay ra trước, ra sau hoặc qua đầu trong vòng 15 giây

Trẻ khiếm thị thường có trương lực cơ yếu do trẻ có xu hướng ít vận động hơn trẻ sáng mắt. Trẻ mù cần được luyện tập để nhận biết các phản hồi cảm giác cần thiết giúp để và giữ tay chính xác ở những tư thế nhất định trong không gian. Các kỹ năng này sẽ hỗ trợ cho sự phát triển và sử dụng chính xác các kỹ thuật bảo vệ cơ thể (các kỹ năng cần thiết trong định hướng và di chuyển).

Mô tả và thực hiện các tư thế tay khác nhau cho trẻ biết: lên trên đầu - hai cánh tay đưa lên cao qua tai; giang ngang ra hai bên, bằng chiều cao của vai; đưa ra trước, vuông góc với thân người, cao bằng vai; hoặc duỗi thẳng và đưa ra sau. Sử dụng cách gọi khác nhau cho mỗi tư thế và nhất quán mỗi khi nói. Yêu cầu trẻ duy trì tư thế đó trong khi bạn đếm đến 15.

Mở nhạc và để trẻ làm các động tác tay khác nhau. Trẻ có thể giả vờ như cái cây đang lắc lư trong gió hoặc con chim đang bay vút lên bầu trời. Cũng có thể sử dụng trò chơi “Tôi bảo” để thực hành các động tác này.

Treo một thanh ngang qua cửa phòng để trẻ tập các hoạt động tăng cường sức mạnh của cơ thể, nhất là cơ tay. Ban đầu, chỉ nên treo thanh ngang phía trên tầm với của tay trẻ một chút để trẻ có thể treo mình lên nhưng vẫn cảm nhận được sàn nhà. Dần đần, tăng chiều cao của thanh ngang để bàn chân trẻ có thể nâng khỏi sàn nhà vài inch. Điều này đòi hỏi sức mạnh cơ tay. Nếu trẻ duy trì được tư thế này trong vài giây thì rất tốt.

56. Đẩy những chíểc xe ngựa, xe thồ đồ chơi

Một số trẻ khiêm thị cảm thấy an toàn hơn khi di chuyển qua những không gian được bố trí, sắp xếp dựa trên nguyên tắc an toàn, ví dụ như có nệm/đệm lót ở dưới hoặc các kỹ thuật bảo vệ trẻ khỏi những đồ vật có thể va đụng. Đây là những bài tập ban đầu nhưng rất quan trọng trước khi trẻ sử dụng gậy dài.

Trẻ sẽ có động cơ để hoàn thành nhiệm vụ nếu mỗi hoạt động đều có mục đích thực sự. Chẳng hạn, với chiếc xe chở búp bê, trẻ sẽ giả vờ chơi với búp bê đang được đẩy đi.

Những chiếc xe chở hàng có thể mua ở các tiệm đồ chơi nhưng sẽ sử dụng để chở những vật dụng nhà bếp, giả bộ như đang đi chợ.

57. Bắt đầu chuyển động và dừng lại theo yêu cầu

Trẻ khiêm thị cần học các từ chỉ khái niệm (nhanh, chậm, trái, phải) sớm hơn trẻ sáng mắt. Bổ sung những khái niệm này vào vốn từ định hướng, di chuyển để giúp trẻ hiểu rõ các động tác của mình và cho phép trẻ mở rộng thêm những vận động cơ bản. Trẻ nào thường xuyên nghe những từ chỉ hành động của mình, trẻ sẽ hiểu các khái niệm này sớm hơn các trẻ khác.

Có rất nhiều trò chơi để dạy trẻ các khái niệm này: “Đèn xanh, đèn đỏ”, “Mẹ, liệu Con có thể” và “Những chiếc ghế phát nhạc”

Dạy trẻ dừng lại ngay khi nghe khẩu lệnh “dừng”. Nhấn mạnh khái niệm này và xem nó như một bài học về sự an toàn. Chỉ cho trẻ biết, bé có thể gặp nguy hiểm và vì thế cần phải làm theo chỉ dẫn.

Đi, chạy, bò là những kỹ năng di chuyển cơ bản mà trẻ cần phải thực hành làm các động tác bắt đầu và dừng lại theo yêu cầu.

58. Bước đều theo nhạcTìm một khu vực trống và rộng rãi. Thực hiện và mô tả động tác bước đều cho

trẻ biết. Mô tả và thực hiện động tác chân trước, đưa “đầu gối lên” quá mức nếu cần thiết. Sử dụng những bài nhạc có phách mạnh. Dậm chân tại chỗ. Khi trẻ đã có thể thực hiện và duy trì động tác bước đều, bắt đầu tiến về phía trước.

Khi trẻ đã làm tốt động tác chân, tiếp tục hướng dẫn phối hợp động tác tay: khi đầu gối chân trái nâng lên, cánh tay phải đưa ra trước cơ thể; ngược lại, khi đầu gối phải nâng lên, cánh tay trái đưa ra trước.

Hãy để trẻ sử dụng một loại nhạc cụ đơn giản và thực tế trong khi bước: cái que, cái trống, cái còi, tù và, hai cục gỗ.

59. * Đi lên và đi xuống bậc thang, cảnh giác khi bước

Một số trẻ không ý thức được rằng chúng có thể bước chân luân phiên khi lên và xuống cầu thang. Kỹ năng này rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng khi trẻ đã lớn hơn, cần đi nhanh hơn và đi độc lập.

Đặt cái bục hoặc bậc thang kế bên bức tường để trẻ có thể bước lên rửa tay trong bồn hoặc với lấy một bức tranh là cách hay để trẻ tập đưa một chân lên và sau đó đến chân khác, ở giai đoạn này, trẻ thường chỉ bước một chân, cần chú ý và hướng dẫn để trẻ phải bước bằng cả hai chân luân phiên.

Dậm chân tại chỗ là tiền đề cho khái niệm bước luân phiên.Các bậc thang bước lên nhà là nơi phù hợp để tập bước chân luân phiên. Ban

đầu, cầm tay trẻ để giúp bé tự tin. Khi trẻ đã sẵn sàng, để trẻ tự bước một bước. Đứng phía sau khi trẻ đang đi lên và đứng phía trước khi trẻ đang đi xuống. Tìm những cầu thang không quá rộng và có tay vịn.

Thực hành ở những cầu thang thông dụng (nhà hàng, siêu thị, bệnh viện, rạp chiếu phim) gần nhà.

Trẻ cũng có thể tập trèo lên các bậc thang của cầu trượt khi giữ chắc tay vịn.60. * Giữ thăng bằng một hoặc 2 chân trong vòng 5 phútĐứng bên cạnh và cầm một tay trẻ. Giả bộ như đang trượt băng và trượt bằng

một chân. Chân nâng lên không cần cao quá so với sàn nhà. Chỉ cần nâng nhẹ bàn chân khỏi sàn và tăng thời gian chịu đựng thay vì tăng độ cao của bàn chân.

Tập đá chân như đang múa ba lê: đưa chân ra trước, ra sau và sang hai bên.Tổ chức dưới dạng trò chơi bẳt chước. Ban đầu, chỉ cần giữ thăng bằng ngắn

sau đó tăng dần thời gian khi trẻ đã tự tin hơn và kỹ năng cũng đã cải thiện.Đi chân đất trên những bề mặt khác nhau có thể gia tăng độ bám và làm cho

hoạt động thêm thú vị. 61. * Nhảy lò cò một nhịp tại chỗ

Cầm tay trẻ duỗi thẳng ở phía trước và yêu cầu trẻ nâng một chân lên (gập đầu gối). Minh họa động tác này bằng cách chỉnh các động tác của cơ thể. Bàn chân nâng lên nên là chân không thuận và bàn chân dùng để nhảy lò cò nên là chân mạnh hơn và là chân thuận. Yêu cầu trẻ nhảy lên một lần và giải thích động tác đó gọi là “nhảy lò cò”.

Cho trẻ nhiều cơ hội để nhảy lò cò bằng cách chơi nhiều trò chơi khác nhau.

62. Ném được bóng quần vợt xa 10 bước chân

Bất cứ trò chơi nào liên quan đến ném, bắt, hoặc lăn bóng đều giúp phát triển trương lực cơ và sức mạnh cơ bắp của trẻ. Các trò chơi với bóng cũng là những hoạt động rất thích hợp để phát triển các kỹ năng chơi tương tác với bạn bè của trẻ.

Chọn một quả bóng trẻ có thể cầm bằng một tay. Gọi tên trẻ và yêu cầu trẻ ném bóng về phía bạn. Nếu trẻ gặp khó khăn, hãy làm mẫu động tác này trên chính cơ thể của trẻ. Vì bắt bóng rất khó nên chú ý đừng ném bóng ra phía sau trẻ. 

63. * Bắt được trái bóng được ném ở sân chơi

Ở lứa tuổi này, trẻ đã có thể bắt bóng khi đang đứng và sử dụng tay bắt bóng nhiều hơn là dùng toàn bộ cơ thể. Trẻ mù cần tiếp xúc cơ thể với quả bóng trước khi đưa tay vòng ra để bắt.

Cho trẻ xem xét kích thước của quả bóng. Giúp trẻ ước lượng khoảng rộng của hai tay đưa ra bắt bóng thế nào cho phù hợp. Ban đầu, nên sử dụng những quả

bóng nhẹ (Chẳng hạn, những quả bóng được bơm đầy hơi để chơi ở bãi biển). Vì quả bóng nhẹ và có thể đổi chiều nên trẻ cần đứng ở khoảng cách từ năm đến sáu bàn chân để chơi.

Lần đầu tiên chơi, nên có một người đứng ngay sau trẻ và một người đứng phía trước để ném bóng. Người ném bóng cần báo hiệu cho trẻ biết để chuẩn bị bắt bóng và nhắm vào giữa hai cánh tay và ngực của trẻ để ném. Người đứng phía sau hướng dẫn trẻ nhanh chóng đưa hai tay ra trước để bắt bóng.

Sử dụng các loại bóng khác nhau: Bóng cao su nhẹ, các loại bóng thường chơi ở sân chơi và những loại bóng dành riêng cho trẻ khiếm thị.

64. * Đi tới chỗ sân bóng và đáĐặt quả bóng tại một vị trí cố định và đứng yên. Cầm tay của trẻ, dắt về trước

hai bước và đưa chân ra sau lấy đà, sau đó đưa ra trước đá quả bóng. Động tác đá có thể thực hiện bằng đầu các ngón chân hoặc dùng má bàn chân để tăng sự tiếp xúc với bóng.

Khi trẻ đã hiểu về mối quan hệ giữa vị trí đứng của mình và quả bóng, để trẻ tự đi về phía quả bóng và đá.

65. Dạng hai chân ra và nhảy (khoảng cách không quan trọng)Tập nhảy về phía trước với tư thế đầu gối bẻ gập và hạ xuống ngay xương

bàn chân.Hướng dẫn trẻ thực hiện động tác “nhảy xa” bằng cách đung đưa tay và bẻ

gập đầu gối. Tập tư thế đung đưa cơ thể tại chỗ và giải thích cho trẻ biết làm như vậy sẽ giúp nhảy xa hơn. Nếu ở trong nhà thì cho trẻ nhảy trên thảm, còn ngoài trời thì nhảy trên cát để giảm rủi ro vì có thể bị ngã.

Để những vòng tròn có kết cấu xúc giác rõ rệt trên sàn nhà, bảo trẻ giả bộ làm con ếch và nhảy tư vòng tròn này sang vòng tròn khác.

66. Đi xe đạp 3 bánh ít nhất 10 bước chân

Mọi trẻ em đều có khả năng đi xe đạp và đây là kỹ năng rất quan trọng. Kỹ năng này rất tốt cho sự phát triển cơ bắp, sự tự đo di chuyển trong không gian, sự phối hợp, tăng cường sức mạnh và cùng hoạt động với bạn bè.

Tổ chức cho trẻ tập đi trong một không gian rộng rãi, an toàn. Cho trẻ ngồi lên yên xe, hai chân đặt trên bàn đạp và đẩy trẻ về phía trước. Khi bạn vẫn tiếp tục đẩy, trẻ sẽ phải nhúc nhích chân trên bàn đạp. Nếu trẻ khó khăn trong việc giữ chặt bàn chân trên bàn đạp, hỗ trợ bằng việc sử dụng đai bàn đạp. Hướng dẫn trẻ đạp xuống khi bàn đạp đang ở trên đỉnh của vòng tròn. Khuyến khích trẻ đạp xe qua trò chơi rượt đuổi hoặc gắn thêm một vật phát ra âm thanh vào bánh xe.

Nếu trẻ gặp khó khăn với động tác đạp xe, hãy hướng dẫn trẻ bằng cách làm cho trẻ ngồi trên ghế và thực hiện động tác đạp xe trong không khí.

Nhiều đồ chơi hiện đang bán trên thị trường có thể sử dụng để tập đi xe đạp. Trẻ có thể làm xe đạp di chuyển bằng cách đạp chần xuống đất hoặc đơn giản chỉ là đạp nhấp để đẩy xe đạp tới, lui. Các hoạt động có thể giúp trẻ sử dụng hai chân luân phiên, cơ sở của kỹ năng đi xe đạp.

67. Giữ cho xích đu đung đưa khi bắt đầu (lắc lư thân người)Rất nhiều khu vui chơi, công viên dành cho trẻ em trang bị loại xích đu có

thanh bảo vệ phía trước khi chơi. Nếu muốn cho trẻ làm quen với xích đu, hãy cho trẻ làm quen với loại xích đu Mỹ trước. Ở lứa tuổi này, trẻ đã phải thành thạo với loại xích đu thông thường ở sân chơi trước khi học cách lắc lư thân người.

Để trẻ ngồi trên đùi bạn rồi đung đưa. Nói với trẻ về những cử động của bạn liên quan đến cơ thể, chân, tay khi bạn đang đung đưa. Khuyến khích trẻ cử động cùng bạn và tham gia một cách chủ động vào những chuyển động của xích đu.Vận động thô – Từ 4 – 5 tuổi

68. Làm theo được các chỉ dẫn liên quan đến những cử động của cơ thể trong khi chân đang đứng một chỗ (uốn/bẻ người sang ngang, quỳ xuống)

Kỹ năng này đòi hỏi trẻ đã phải thành thạo các kỹ năng nhận biết về cơ thể và một số các kỹ năng vận động tiền đề. Trẻ đã phải nhận biết được các bộ phận cơ thể, các mặt cơ thể và các mối quan hệ trong không gian thường gặp phải trong các hoạt động thể chất ở trường.

Trẻ chạm vào tất cả các bộ phận cơ thể khi được gọi tên (bàn tay, bàn chân, ngón tay,...)

Thực hiện những động tác cụ thể theo yêu cầu, chẳng hạn: tay đưa qua đầu, ngón tay đưa ra sau lưng, bàn chân đặt sang bên,...)

Tham gia vào các hoạt động vận động khác nhau (nhảy lò cò tại chỗ, đứng bằng đầu ngón chân, quỳ gối,...)

69. Kéo xe đồ chơiBỏ những vật dụng thiết thực vào trong xe đồ chơi của trẻ con để trẻ kéo

mạnh, cần nhớ, trẻ phải thẳng tay khi kéo thì mới không bị xe đánh vào gót chân.Thực hiện hoạt động này dưới dạng trò chơi. Để trẻ giúp bạn làm những việc

lặt vặt hoặc phân phát đồ đạc ở nhà hoặc ở trường.70. Đu trên một thanh xà trên đầu, trọng lượng dồn vào cánh tayTrước hết cho trẻ khám phá xà ngang. Sau đó, treo xà ngang ở độ cao sao

cho khi trẻ bàn hai tay vào chỉ đủ để các ngón chẵn chạm đất. Giúp trẻ gập đầu gối để treo mình lên. Dùng tay bạn giữ tay trẻ để đảm bảo trẻ thấy vững dạ.

Treo xà cao hơn để chân trẻ không thể chạm đất. Đỡ người trẻ trong khi bé đang định hướng và tìm cách bám chặt xà ngang. Thực hiện trong giây lát. Giúp trẻ đứng trên một chiếc bục, vươn lên và nắm lấy xà. Khi đã bám chắc, yêu cầu trẻ

nâng chân lên khỏi bục, duy trì tư thế này trong một vài giây cho đến khi mỏi thì đặt lại chân lên bục.

71. * Đi được 10 bước về phía trước trên một đường thẳng rộng 8cmCho trẻ đi giữa hai đường thẳng song song cách nhau khoảng từ 15cm đến

20cm (sử dụng dây thừng, thước dây hoặc băng keo màu). Giảm dần khoảng cách giữa hai đường thẳng cho đến khi chỉ còn 8cm. Sau đó, tăng độ dài lộ trình trẻ có thể đi được.

Khi trẻ đã thành thạo với việc đi trong không gian hẹp, dần dần cho trẻ đi theo lối hẹp. Những lối hẹp làm từ các chất liệu khác nhau như ván trượt, tắm thảm hoặc bệ/giá cao su là những ý tưởng rất hay. Ban đầu, lối đi cần rộng vì bạn yêu cầu trẻ bước trên những miếng lót đặt sẵn. Khi lối đi hẹp dần, trẻ sẽ phải thay đổi từ việc bước chân luân phiên sang cách trượt từng bước về phía trước.

72. * Đi được một quảng ngắn trên cầu thăng bằngSử dụng một tấm ván rộng 10 cm, cao 5cm đặt bằng phẳng trên mặt đất để

trẻ đi. Đảm bảo tấm ván được để vững chắc trên mặt đất và không bị lật đi lật lại. Cầm tay trẻ bước về phía trước vài bước trên tấm ván.

Hướng dẫn trẻ đặt một bàn chân ngay trước mũi bàn chân kia khi bước. Giảm sự hỗ trợ của bạn khi trẻ đã trở nên tự tin hơn. Khi trẻ đã thành thạo, chỉ cho trẻ cách đưa hai cánh tay ra hai bên để giữ thăng bằng. Tăng dần độ dài trẻ phải đi trên cầu thăng bằng.

Ngoài ra, có thể tăng chiều cao của cầu thăng bằng lên tới 8 cm.73. * Nhảy thụt lùiÔn lại các khái niệm tiến về trước và lùi về sau cho trẻ. Đầu tiên, bạn có thể

yêu cầu trẻ bước bước lên trước và sau đó bước lùi lại sau để củng cố các khái niệm về hướng. Cho trẻ đứng thành vòng tròn rồi yêu cầu trẻ nhảy “vào” trong vòng tròn rồi nhảy “ra” ngoài vòng tròn, chẳng hạn như “Hokey Pokey”, cầm một tay trẻ nếu cần thiết.

74. Nhảy từ một vị trí cao 45cm Hoạt động này cần có người lớn giám sát chặt chẽ và tốt nhất nên được thực

hiện ở một khu vực sạch sẽ bên ngoài. Sử dụng một bức tường thấp hoặc một cái hộp cứng cao khoảng 45cm. Mục đích của hoạt động này không phải để tập cho trẻ nhảy xuống từ bàn ghế trong nhà mà chỉ để trẻ cảm thấy thoải mái khi buông mình tự do.

75. Nhảy lên trước khoảng 35-40 cmTìm một nơi có bề mặt bằng phẳng và mềm để trẻ thực hành và nếu có ngã

cũng không bị đau (bờ biển, bãi cỏ, thảm thể dục hoặc đệm lót). Đây là kiểu nhảy khi đang đứng tại chỗ. Khuyến khích trẻ cùng nhảy hai chân về phía trước. Tay trẻ nên ở tư thế đung đưa và đầu gối khụyu xuống khi nhảy. Khi hạ chân xuống đất, khuyến khích trẻ ngả về phía trước.

76. * Đi nối tiếpYêu cầu trẻ đứng ở tư thế một bàn chân bước lên trước duỗi thẳng và làm

chân dẫn đường. Kéo chân phía sau về phía trước sao cho các ngón chân chạm gót chân của bàn chân kia. Bàn chân dẫn đường bước lên trước và bàn chân phía sau lặp lại động tác giống như trước. Trọng lực của cơ thể sẽ dồn lên bàn chân dẫn đường và kéo lê chân kia lên. Khi hai bàn chân ở tư thế “mũi chạm gót”, trọng lực sẽ được chuyển giao để trẻ có thể tiếp tục nâng bàn chân dẫn đường lên trước. Khi trẻ đã thành thạo kỹ năng này, chuyển sang kiểu nhảy lò cò.

Khi trẻ đã thành thạo động tác đưa chân dẫn đường lên trước, cho trẻ nhảy lò cò những bước ngắn để kéo chân phía sau theo. Nếu làm nhanh, động tác này sẽ chuyển thành kiểu “đi nối tiếp”.

Khi trẻ đã thực hiện động tác này một cách thoải mái, khuyến khích trẻ đổi chân để chân nào cũng có thể là chân dẫn đường.

77. Nhảy lò cò một chân 5 lần liên tụcKhi trẻ đã có thể giữ thăng bằng một chân, hãy cầm tay trẻ để bé có thể tăng

số lần có thể nhảy lò cò. Nhảy lò cò không yêu cầu phải nhảy tại chỗ và trong thực tế, một số trẻ cảm thấy dễ hơn nếu nhảy về phía trước. Giảm dần sự hỗ trợ khi cần thiết. Cho trẻ thử để biết nhảy với chân nào dễ hơn. Hầu hết mọi người đầu có chân thuận hoặc chân trội và khi thực hiện với chân này, trẻ sẽ làm tốt hơn.

Chơi trò di chuyển từ vị trí này đến một vị trí khác bằng cách nhảy lò cò. Hãy cho trẻ đếm số lần nhảy, đổi hướng hoặc đổi chân.

78. Nhào lộn được một vòngYêu cầu trẻ quỳ xuồng, đầu gối chạm thảm hoặc đệm thể dục. Gập mặt

xuống sao cho cằm chạm ngực và đặt đầu của trẻ trên thảm. Nhẹ nhàng đẩy trẻ lăn tròn, đảm bảo cằm trẻ luôn luôn chạm vào ngực.

Trong khi lăn tròn, lòng bàn tay của trẻ luôn úp xuống để đỡ người lên.Cuối cùng để trẻ tự đặt mình vào tư thế cằm chạm ngực và lắc người về phía

trước để lăn tròn.79. Ném bóng hoặc một túi hạt về mục tiêu nhìn thấy hoặc nghe thấy

ở phía trước Sử dụng một đồ đựng lớn có màu sắc sặc sỡ: Sọt rác, rổ đựng quần áo hoặc

hộp cát-tông rỗng. Đặt một thiết bị phát âm thanh vào bên trong đồ đựng và cho trẻ tiến tới vị trí phán đoán cách khoảng sáu bước chân, cho trẻ quay hoặc chỉ về phía đồ đựng.

Khi trẻ đã có thể định hướng và định vị được giỏ đựng thành thạo, đánh dấu một điểm cách đồ đựng khoảng 4 bước chân vá cho trẻ đi đi lại lại giữa giỏ đựng và điểm đã đánh dấu để trẻ xác định được khoảng cách giữa hai điểm này.

Sử dụng những vật nhỏ phát âm thanh khi bỏ/ném/rơi vào đồ đựng: bóng quần vợt, túi đậu hoặc nhũng quả bóng nhỏ. Cho trẻ đứng đối mặt với đồ đựng và ném những vật dụng trên vào đó bằng kỹ thuật ném dưới vai. Dùng lời gợi ý để trẻ định hướng lại, chẳng hạn: quá xa, quá gần, chệch quá nhiều sang phải,... Nếu trẻ gặp khó khăn, sử dụng kỹ thuật tay trên tay để hướng dẫn.

80. Làm bóng nẩy lên và bắt bóng (một lần nảy)Để trẻ ngồi trên sàn nhà giữa hai chân của bạn, giúp trẻ nảy bóng và bắt

bóng giữa hại chân của bé. Khi trẻ làm tuột bóng, nhắc trẻ luôn giữ khoảng cách giữa hai bàn tay cho đến khi bắt được quả bóng vẫn đang nảy lên trở lại.

Đổi sang tư thế quỳ và thử nảy bóng lên. Thực hiện hoạt động này ở những góc phòng sẽ giúp lấy lại bóng dễ dàng nếu nó lăn ra xa. Tuy nhiên, các góc có thể tạo ra tiếng vang liên tiếp và làm thay đổi chất lượng âm thanh khi bóng nảy lên.

Khi trẻ đã có thể nảy và bắt bóng ở tư thế đứng, hãy khuyến khích trẻ cố gắng nảy bóng sang cho người khác cũng đang đứng cách đó không xa.

81. Mang được những vật nặng tới 5 pao (tương đương 2,5 kg)

Trẻ khiếm thị không được thường xuyên động viên, khuyến khích tham gia vào các hoạt động vận động nên các bé ít có cơ hội phát triển sức mạnh cơ thể, Trong khi đó, các em sẽ sớm phải sử dụng những dụng cụ học tập rất nặng như máy đánh chữ Braille, sách chữ nổi, máy tính xách tay,...Để làm được điều đó, các em cần phát triển sức mạnh của phần cơ thể phía trên.

Cho trẻ giúp bạn tháo, đỡ những mặt hàng tạp hóa đựng trong túi xách, cho sữa vào tủ lạnh, bỏ can đựng vào tủ, cất những túi khoai tây ra một chỗ riêng biệt,...

Trẻ cũng rất thích phụ bạn bưng rổ quần áo đầy ra máy giặt. Bạn cũng có thể cho trẻ phụ xách những xô nước nhỏ ra rửa rau,…Vận động thô – Từ 5 – 6 tuổi

82. Giữ được vị trí thẳng hàng khi đang bước

Trẻ nhìn kém có thể không gặp khó khăn khi đi theo hàng nhưng trẻ mù thì cần được hướng dẫn.

Nếu trẻ đi một mình một hàng và không thể nhìn thấy trẻ phía trước, hãy chỉ cho trẻ cách đi thẳng hàng bằng cách đặt một tay lên lưng người phía trước và di chuyển lên khi cả hàng đang di chuyển. Trong quá trình di chuyển, “hàng người” có thể dừng lại hoặc bắt đầu vì vậy, người hướng dẫn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo trẻ theo kịp.

Khi hàng di chuyển chậm, trẻ mù có thể dễ dàng đi theo bằng cách đặt tay lên lưng trẻ phía trước. Khi hàng di chuyển nhanh, trẻ mù sẽ phải cần đến người hướng dẫn.

83. Cầm tay hai người ở hai bên, bước tới và bước lui theo yêu cầu

Lôi cuốn trẻ tham gia vào các trò chơi vận động khác nhau. Cho trẻ cầm tay hai bạn bên cạnh và làm theo các chỉ dẫn đưa ra cho cả nhóm, (chẳng hạn: bước ba bước dài về phía trước). Nếu trẻ không hiểu yêu cầu của bạn, cho trẻ tập ở một nơi khác trước khi đưa trẻ tham gia vào nhóm.

Các trò chơi theo vòng tròn, yêu cầu trẻ cùng bước lên, bước ngang cũng là những hoạt động thiết thực với trẻ.

84. Chạy được khoảng 40 đến 50 mét mà không bị mệt

Với trẻ mù, điều quan trọng là xây dựng được ở trẻ sự tự tin.

Khi trẻ đã tự tin ở những quãng chạy ngắn, yêu cầu trẻ chạy những quãng dài hơn. Cho trẻ cầm một sợi dây ngắn khi chạy cùng với một người bạn để bé cảm nhận được sự tự do của những cử động ở cánh tay và có thể chạy tốt hơn.

Để tăng sực bền, khuyến khích trẻ đi bộ cùng người nhà đi chợ, đi công viên, đi nhà hàng,...

Phụ giúp những việc lặt vặt trong nhà cũng là cách để giúp trẻ tăng sức bền, rèn đi bộ và chạy.

85. * Nhảy chân sáo (hai chân đổi nhau)Nhảy chân sáo và đi nối tiếp là hai động tác tương tự nhau, trong đó, điểm

khác nhau chủ yếu là khi nhảy chân sáo, trẻ duỗi thẳng một chân trong khi chân kia “nhảy lò cò”. Nếu trẻ có thể đi nối tiếp thành thạo theo nhịp thì vấn đề của giáo viên chỉ là dạy cho trẻ biết sự khác nhau về tư thế chân. Tổ chức dưới dạng trò chơi: nhảy chân sáo ra nhà tắm, vào giường ngủ, thi nhảy chân sáo với trẻ khác.

86. Chơi xích đu dành cho trẻ em, khởi động và duy trì được chuyển động

Trong khi đẩy trẻ trên xích đu, hãy mô tả tư thế chân của trẻ: “thẳng chân, khuỵu chân” và “đạp”. Sau khi trẻ đã hiểu được các khái niệm và làm đúng theo nhịp, nói cùng một lúc nhiều lệnh.

Để trẻ bắt đầu chơi xích đu, chỉ cho trẻ cách đi lùi vài bước, cầm tay vịn, nâng hai bàn chân lền, ngồi xuống và đưa về phía trước.

Để trẻ tự dừng bằng cách hướng dẫn trẻ sử dụng gót chân rà xuống mặt đất.87. Lăn tròn như khúc gỗ khoảng 10 bước (tiếp tục lăn trên chiếu, thảm, tay duỗi ra đặt qua đầu)Giúp trẻ nằm thẳng trên nệm, hai tay ôm qua đầu. Đứng gần đầu trẻ nhưng

đủ xa để trẻ có thể di chuyển tự do. Dùng lời yêu cầu trẻ lăn từ nằm ngửa sang nằm sấp rồi sang ngửa để được một vòng hoàn chỉnh. Yêu cầu trẻ thực hiện nhiều vòng như vậy cho đến khi lăn hết nệm. Sau dó, lăn lại điểm xuất phát với tốc độ nhanh hơn.

Thực hiện động tác như vậy trên một tấm nệm nghiêng.

88. Nhảy lộn nhào về phía sauĐể thực hiện động tác này, trẻ phải ở tư thế quỳ. Hướng dẫn trẻ bôi hai tay

xung quanh đầu gối, chúi đầu về phía ngực rồi lộn ra sau.Khi đang tự lấy đà để nhảy, trẻ có thể chưa muốn bó chặt xung quanh đầu

gối mà còn để gần hai bàn chân. Nhắc trẻ giữ đầu bám sát ngực. Đảm bảo miếng nệm phải rộng đủ để trẻ bật ra sau, không bị thương.

89. Mang được một vật năng 5 pao (tương đương 2,5kg) bằng một tay

Bài tập này dành cho những trẻ phải mang máy đánh chữ Braille hoặc những vật nặng từ chỗ này đến chỗ khác. Khi sử dụng một tay để mang, xách, trẻ có thể tự do sử dụng tay kia cho mục đích an toàn (kỹ thuật an toàn trên/dưới, dò tường hoặc sử dụng thiết bị di chuyển).

Cho trẻ tập mang đồ vật từ phòng nọ sang phòng kia (từ nhà xếp sang phòng tắm) trong khi dùng tay kia để bảo vệ cơ thể.

90. * Chuyển từ một thanh xà sang chiếc xích đu bằng cánh tay

Điều quan trọng là trẻ cần phảt triển sức mạnh của phần thân trên để mang xách đồ vật

Khi trẻ học động tác này, bạn có thể phải đỡ xung quanh phần thắt lưngg của trẻ. Hướng dẫn trẻ đổi tay khi với lên xà ngang trên đầu trong tư thế vẫn được bạn hỗ trợ. Khi trẻ đã thực hiện thành thạo theo nhịp, gảm dần hỗ trợ của bạn để trẻ phải mang trọng lượng. Bạn sẽ phải biết trẻ chịu đựng được bao lâu. Dạy trẻ buông người xuống khi đã chịu đựng hết sức. Tiếp tục tập cho đến khi trẻ đủ sức mạnh để tự di chuyển từ đầu bên này sang đầu bên kia xà ngang.

91. * Đánh bóng bằng chày hoặc gậy (có thể dùng dụng cụ chơi gôn)Đưa cho trẻ một chiếc chày nhẹ (bằng nhựa) hoặc một cái vợt và chỉ cho trẻ

cách sử dụng nó. Cho trẻ tập động tác “ đánh” trong không khí, giữ cho chày/vợt luôn song song với bờ vai.

Đặt một quả bóng lớn tại điểm phát bóng và chỉnh tư thế đứng của trẻ. Yêu cầu trẻ khua chày/vợt và đánh bóng. Dần dần, giảm kích thước của quả bóng.

92. Đi xe đạp loại có yên và bàn đạp dùng cho hai người (người ngồi trước và ngồi sau)

Cho trẻ ngồi lên xe đạp hai bánh loại tập đi (bánh lớn). Vì trẻ đã sử dụng thành thạo xe đạp ba bánh nên việc chuyển sang loại xe hai bánh se không mấy khó khăn. Khi trẻ đã thành thạo hơn, tháo bộ phận bánh tập đi ra để trẻ phải giữ thăng bằng.

Với trẻ mù, nên cho trẻ tập đi ở những khu vực an toàn. Một điều quan trọng nưa là dạy cho trẻ biết dừng lại bằng cách dừng bàn đạp hoặc phanh tay. Tập cho trẻ đi và dừng lại theo mệnh lệnh.

93. * Nhảy dây một mìnhCần đảm bảo là chiều dài của sợi dây phù hợp với chiều cao cùa trẻ. Nên sử

dụng sợi dây nặng vì nếu nhẹ, nó sẽ uốn éo khó điều khiển chính xác. Để đúng tư thế tay và chỉ cho trẻ biết sợi dây chuyển động như thế nào: đưa qua đầu từ phía sau trẻ, qua khỏi đầu và ra phía trước. Khi sợi dây đánh xuống đất phía trước trẻ, cho trẻ giẫm chân lên sợi dây. Với trẻ mù, nên sử dụng loại dây nhựa trên bề mặt cúng để trẻ nghe rõ âm thanh khi sợi dây đánh xuống sàn. Tiếp tục cho trẻ tập nhảy theo nhịp cho đến khi có thể lặp lại được ba, bốn lần trước khi cho trẻ nhảy chính thức. Một số hẻ nhảy chân sáo thay vì nhảy cả hai chân qua dây.

94. * Duy trì được thăng bằng khi trượt patin hoặc trượt tuyếtTrượt pa-tanh: Mua loại pa-tanh có bánh chặt vì nó sẽ làm chậm lại khi trượt.

Ngoài ra, học trượt pa-tanh trên thảm sẽ dễ hơn vì độ bám nhiều hơn và nơi hạ bánh trượt cũng mềm hơn.

Một số sân banh có khu vực dành riêng cho những người mới bắt đầu. Cầm tay trẻ khi bé đang học giữ thăng bằng.

Trượt tuyết: Vùng đồng bằng dễ hơn là vùng đồi núi vì trẻ đang quen di chuyển trên mặt đất bằng phẳng. Cho trẻ vừa đi vừa làm động tác trượt trên ván trượt tuyết.

Có chương trình tập luyện dành cho những người muốn học trượt tuyết ở vùng đồi núi. Lúc đầu, trẻ có thể một tay cầm một cọc tre, tay kia cầm tay người lớn. Với những trẻ đã có thể giữ thăng bằng tốt hơn, người lớn sẽ đi phía sau chỉ dẫn bằng lời trong khi trẻ mỗi tay cầm một cọc tre.

95. Phối hợp được nhiều kỹ năng vận động trong một hoạt động: chạy tiếp sức, chơi thành vòng tròn

Khi các kỹ năng của trẻ đã phát triển, bé phải có khả năng phối hợp các tư thế và cử động cơ thể đã biết từ trước cùng với các cử động của tay và chân khi thích hợp.

Phần lớn các lớp mẫu giáo đều thực hiện các hoạt động vận động trong những giờ giáo dục thể chất, chẳng hạn: “Hockey Pockey”, “Duck, Duck, Goose”, “Ring-Around-the-Rossie”, “Londor Bridge”,... Nếu trẻ gặp khó khăn với những hoạt động này, dạy trẻ nhận biết các hoạt động thường lệ trong ngày và tập riêng cho trẻ.

Đua theo tốp thưòng là hoạt động đòi hỏi sự phối hợp rất nhiều kỹ năng như chạy, nhảy, nhảy lò cò, nảy bóng,... Các hoạt động này thường đòi hỏi rất nhiều động tác khác nhau cùng phối hợp chẳng hạn: vừa chạy vừa mang một quả cam trên chiếc thìa.

TỰ PHỤC VỤCÁC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ

Kỹ năng tự phục vụ là những kỹ năng mà trẻ cần phải học để có thể tự chăm sóc bản thân và học để thực hiện chức năng một cách độc lập. Trẻ khiếm thị cần

thực hành nhiều hơn và cần có thêm nhiều cơ hội để phát triển những kỹ năng này. Để đạt được một kỹ năng tự phục vụ mới, trẻ khiếm thị có thể cần thời gian lâu hơn. Cha mẹ, các giáo viên chuyên biệt cần phải kiên nhẫn và cho trẻ thời gia, cơ hội để thực hành. Kết hợp chặt chẽ việc học các kỹ năng mới vào trong sinh hoạt thường ngày của trẻ là rất quan trọng và đây cũng là cách dễ nhất để thực hiện mục đích này. Nếu trẻ tham gia học bán trú ở trường mẫu giáo hoặc ở nơi trông trẻ, những người chăm sóc nhất thiết phải làm theo những gì mà trẻ được yêu cầu thực hiện ở nhà. Khi trẻ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về bản thân và đạt được sự tự tin. Việc này sẽ mở rộng sang lĩnh vực phát triển khác và kích thích sự thành công.

Rất nhiều trẻ đã được thúc đẩy để thực hiện những kỹ năng tự phục vụ thông qua sự quan sát thị giác. Không có sự quan sát làm mẫu bằng thị giác, trẻ khiếm thị cần tăng thêm sự động viên để học các kỹ năng. Có hai cách hướng dẫn học có hiệu quả như sau: sự trợ giúp tay- hướng dẫn và dùng lời nói để miêu tả về việc bạn đang làm với những ngôn từ được chọn lọc một cách kỹ lưỡng. Tay hướng dẫn là đặt tay trẻ lên trên bàn tay của người lớn (hoặc một trẻ nào đó lớn hơn) để học cách thực hiện một kỹ năng. Đây là cách thông dụng được dùng trong các bài học vận động thô như buộc dây giầy hoặc gấp khăn ăn. Một số trẻ thích tay hướng dẫn hơn là tay trên tay, nghĩa là tay người lớn cầm tay trẻ di chuyển. Sự diễn tả bằng lời nói được sử dụng ở đây như một phương pháp cung cấp thông tin cần có cho trẻ để học tập. Có thể phải sử dụng thường xuyên hơn sau khi trẻ đã được tiếp cận với hoạt động dùng kỹ thuật hướng dẫn bằng tay.

Việc hướng dẫn các kỹ năng tự phục vụ rất dễ bị bỏ sót. Gia đình chịu trách nhiệm việc dạy các kỹ năng này nhưng họ chỉ có rất ít kế hoạch về cách thay đổi thích hợp việc dạy các kỹ năng cho trẻ mù. Họ cần được hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn cách dạy những kỹ năng này cho con của họ.

Việc hướng dẫn và thực hành sẽ lấy đi thời gian hơn thường lệ và có thể gây căng thẳng trong việc sắp xếp phù hợp với thời gian biểu bận rộn của gia đình. Điều quan trọng là gia đình hiểu rõ đây chính là thành phần chủ yếu trong sự phát triển của con mình. Nhiều kỹ năng trong số những kỹ năng này sẽ được thực hiện chậm trễ hơn đối với trẻ có sáng mắt. Tăng thêm thời gian, tăng sự nỗ lực, nhất định sẽ có phần thưởng xứng đáng cho bạn và con của bạn.

Ba hoạt động tự phục vụ (ăn, mặc, vệ sinh) có trong Mẩu đơn ở mục Tham khảo. Từ khi các kỹ năng được liệt kê theo thứ tự thời gian, những hành động riêng biệt tiếp nối nhau rất có ích khi nói đến một lĩnh vực kỹ năng cụ thể. Đánh số lần trên các hoạt động tương đương với sự đánh số ban đầu trong Bản tóm tắt các kỹ năng.Tự phục vụ - Từ 0 – 1 tuổi

1. Mở miệng để ngậm vú mẹ hoặc chai sữa.Bảo đảm rằng cả mẹ và trẻ đều cảm thấy thoải mái. Ôm trẻ khi đang cho trẻ

ăn. Không để trẻ uống một mình trong khi nằm ngửa hoặc với bình sữa để đựng trên ngực trẻ. Lần ăn của trẻ cực kỳ quan trọng bởi vì trạng thái cảm xúc dễ xuất hiện

Việc bạn quyết định chọn khu vực chăm sóc ở đâu hay trang bị như thế nào không quan trọng, một vài vật dụng sẽ giúp cho ăn dễ chịu, thích thú và hiệu quả cho bạn và trẻ của mình. Có thể bạn muốn lưu ý đến các vấn đề sau:

• Ghế ngồi cho trẻ ăn phải thoải mái. Dù là ghế bọc nệm có tựa hay là ghế ngồi bàn với bánh xe, hãy nhớ rằng bạn sẽ ngồi trên đó vài tiếng mỗi ngày. Tìm chiếc ghế có chỗ dựa lưng, vai và hỗ trợ cổ và chỗ để tì tay lên.

• Bạn sẽ tránh được đau lưng nếu đưa bàn chân và đùi cao lên để nâng trẻ lên đến ngực mình, hơn là bạn cúi xuống với trẻ. Phần lưng, cổ, cánh tay và bàn chân của bạn cần càng nhiều hỗ trợ càng tốt, vì thế nên dùng gối. Đặt gối ngang lòng bạn để trẻ có thể nằm nghỉ trên đó do đó trẻ sẽ cảm thẩy dễ chịu và an toàn.

• Nếu trẻ là một đứa trẻ ăn chậm hoặc háu ăn, có thể bạn sẽ muốn làm cái gì đó trong lúc trẻ đang được chăm sóc. Hãy chất đầy sách, tạp chí bạn thích đọc hoặc bảng ô chữ vào kệ sách hoặc tủ gần đó để giúp cho trí não của mình bận rộn cho tới khi con bạn no. Nghe nhạc trong lúc chăm sóc trẻ sẽ giúp cho cả hai cảm thấy thư giãn, vì thế lưu ý tới việc sắp xếp máy nghe nhạc và CD theo sự lựa chọn của bạn. Nghe loại nhạc nhẹ nhàng.

Bất kể khi nào có thể, cho trẻ ngửi mùi sữa trước khi đưa sữa cho trẻ. Nói chuyện với trẻ vào mọi lúc, nói cho trẻ biết sẽ làm cái gì tiếp theo. Mặc dù trẻ không hiểu ngôn ngữ, trẻ sẽ học để nhận ra âm giọng của mẹ.

Ngậm/mút và nuốt là một quá trình hoàn thiện với sự phối hợp nhịp nhàng ngay sau khi trẻ ra đời. Đây là phản ứng của các chức năng cơ thể tới nhu cầu dinh dưỡng, và không cần sự hướng dẫn nào cả. Nếu trẻ gặp khó khăn, bác sĩ trị liệu hoặc chuyên gia nuôi dưỡng có thể cần phải tham gia vào hỗ trợ.

Nếu trẻ cần khích lệ, xoa má trẻ trong khi núm vú còn ở trong miệng sẽ kích thích trẻ mút. Giữ cổ trẻ thật nhẹ nhàng, bắt đầu từ bên dưới cằm và di chuyển xuống cổ, sẽ kích thích trẻ nuốt.

3. Nuốt thức ăn nghiền nát (mịn, gần như lỏng) được đút bằng thìa.

Có thể cho trẻ ăn thức ăn lỏng bắt đầu từ giữa tháng thứ tư và tháng thứ sáu. Cho tới lúc đó, sữa mẹ hoặc sữa bột cung cấp toàn bộ lượng calo và đồ nuôi dưỡng cho nhu cầu của trẻ. Bộ phận tiêu hóa của trẻ chưa sẵn sàng với thức ăn lỏng cho tới khi trẻ được gần 6 tháng tuổi. Trẻ sẽ cho biết rất rõ ràng khi nào trẻ sẵn sàng chuyển sang thức ăn dạng lỏng. Các gợi ý để xem xét bao gồm:

• Điều khiển cái đầu. Ăn thức ăn lỏng, trẻ cần để có thể giữ đầu cứng và ở vị trí thẳng.

• Mất “ phản xạ đẩy ra”. Giữ đồ ăn lỏng trong miệng và sau đó nuốt, trẻ cần phải dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng.

• Ngồi vững khi được hỗ trợ. Mặc dù trẻ chưa sẵn sàng ngồi ở ghế cao, trẻ sẽ cần ngồi thẳng để nuốt thức ăn dễ dàng.

• Cử động nhai. Miệng và lưỡi cùa trẻ phát triển đồng bộ với hệ thống tiêu hóa. Để bắt đầu ăn thức ăn lỏng trẻ phải biết đứa thức ăn ra phía sau miệng và nuốt. Khi trẻ học cách nuốt thức ăn có hiệu quả, bạn chú ý thấy giảm nước dãi.

• Sự tăng cân đáng kể. Hầu hết trẻ sẵn sàng ăn thức ăn lỏng khi trọng lượng tăng gấp đôi so với khi mới sinh (hoặc nặng khoảng 6,8 kg).

• Tăng sự thèm ăn. Trẻ có vẻ như đói sau 8 hoặc 10 lần bú sữa mẹ hoặc sữa hộp trong một ngày.

Một phương pháp thực nghiệm tốt là bắt đầu với thức ăn làm từ bột gạo. Cho trẻ một hoặc hai thìa bột thức ăn trộn với lượng sữa bột hoặc sữa mẹ vừa đủ để hơi sền sệt. Dùng thìa được tráng bằng nhựa cao su khi cho trẻ ăn để tránh làm tổn thương lợi của trẻ. Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn, yếm dãi và khăn ấm trước khi bắt đầu cho trẻ ăn.

Cho đồ ăn vào giữa phía sau lưỡi của trẻ. Lúc đầu trẻ chưa biết làm gì với thức ăn. Trẻ sẽ đẩy thức ăn ra khỏi miệng bẳng lưỡi. Chạm cái thìa vào lưỡi trẻ ở ba bốn chỗ trước khi cho thức ăn vào miệng trẻ sẽ kích thích lưỡi thè ra thụt vào và bắt đầu nuốt.

Bắt đầu cho ăn một lần một ngày, bất kề lúc nào thuận lợi cho bạn. Trẻ có thể sẽ không ăn hết trong lần đầu, nhưng cho trẻ thời gian để làm quen với sự trải nghiệm. Một số trẻ cần thực hành để đồ ăn trong miệng và nuốt, ngay khi trẻ làm quen được với chế độ ăn của mình, trẻ sẽ sẵn sàng ăn vài muỗng bột thức ăn cho một ngày.

Với một lượng thức ăn trẻ ăn tăng lên, dần dần sẽ cho bột đặc hơn và thêm một số thức ăn khác. Trè phải ăn được nửa cốc bột thức ăn một ngày trước khi cho trẻ ăn thêm thức ăn lỏng khác.

Sự thèm ăn của trẻ sẽ thay đổi từ bữa ăn này tới bữa ăn tiếp theo. Nếu trẻ ngả người ra sau ghế, bắt đầu chơi với cái thìa, hoặc từ chối ăn thêm, có thể trẻ đã ăn đủ (đôi khi trẻ ngậm miệng vì thức ăn còn trong miệng, do đó phải đảm bảo cho trẻ thời gian để nuốt chổ thức ăn đó). Giữa những lần đút thức ăn cho trẻ cần phải có thời gian chờ. Lưu ý những biểu hiệu mà trẻ cho thấy đã no hoặc muốn ăn nữa.

4. Đặt một hoặc cả hai tay lên bình khi đang uống sữa

Nếu bạn cho trẻ bú sữa mẹ, chờ cho tới khi trẻ được 3-4 tuần tuổi và thói quen bú vú mẹ phải được hình thành tốt trước khi cho trẻ bú bình. Điều quan trọng cho các trẻ bị khiếm thị là bắt đầu thực hiện sự kết hợp giữa “bình” và thức ăn vì các trẻ không thể dựa vào thị giác để thiết lập mối liên hệ đó. Đây chính là mục tiêu kết hợp đầu tiên cho trẻ sơ sinh và là một điều tiên quyết cho việc sử dụng các mục tiêu sau này. Việc cho bú bằng bình cũng có thể âu yếm giống như cho bú vú mẹ nếu bạn ôm trẻ thật sát vào lòng. Một số trẻ thích được bế ở tư thế bú vú mẹ trong khi đang bú bình; một số khác thì thấy rằng không quan tâm tới tư thế. Khi đưa cho trẻ bình sữa, giữ liên lạc với trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ và tạo cho trẻ cơ hội làm quen với trải nghiệm mới. Bởi vì bú sữa bình yêu cầu chuyển động của miệng và lưỡi

khác với bú vú mẹ, trẻ cần có một thời gian để làm quen với sự thay đổi. Xem xét những thông tin tham khảo này để sự biến đổi dễ dàng hơn:

• Đưa cho trẻ bình sữa sớm hơn một chút so với thời gian ăn hàng ngày do vậy trẻ có thể thấy đói và muốn ăn, nhưng không nên để trẻ bị quá đói sẽ làm cho trẻ bực bội với cái núm vú lạnh.

• Hãy để người khác cho trẻ ăn bình sữa đầu tiên. Trẻ sẽ bớt lúng túng nếu bạn không phải là người đưa cho trẻ bình sữa, khi đó trẻ có thể thắc mắc tại sao trẻ không được mẹ cho bú. Thay vì là bạn, yêu cầu một ai đó mà có thể thay thế khi bạn vắng mặt - bà ngoại/nội, bố, người trông trẻ hoặc một người mẹ khác - để thực hiện việc cho trẻ bú bình lần đầu tiên.

• Bạn cố gắng ra khỏi nhà lần đầu tiên này; trẻ nhận biết được mẹ của mình và trẻ cỏ thể sẽ nhận ra sự hiện diện của bạn ở quanh đó mặc dù bạn đang trốn ở một phòng khác.

Dùng núm vú bình giống với núm vú giả của trẻ. Làm cho núm vú bình ấm lên bằng nước nóng để hấp dẫn trẻ. Dùng bình nhẹ, đổ sữa khoảng 1/3 bình. (Trẻ sơ sinh có thể bú được 113ml lúc ban đầu và lên tới 223ml khi lúc bốn tháng). Làm cho bình ấm hơn hoặc ở nhiệt độ bình thường. Bôi ít sữa mẹ vào đầu núm vú bình, khi trẻ nếm núm vú bình, trẻ sẽ ngậm vào và mút ăn ngay.

Khi đưa bình sữa đến, luôn luôn tạo cơ hội cho trẻ nhìn thấy và với tay ra lấy. Nói một câu đại loại như “ bình sữa của con đây”. Để cho trẻ chơi với cái núm vú và tự làm quen với cái núm đó. Nếu trẻ chỉ nhai núm vú, cứ để cho trẻ làm thế. Trên thực tế trẻ có thể mút vú ngay.

Cố gắng bế trẻ ở tư khác: đặt trẻ vào cái ghế dành cho trẻ còn ẵm ngửa hoặc dạng ghế trong xe hơi vì thế trẻ sẽ phải ngóc thẳng đầu lên, và sau đó bạn quay mặt vào trẻ cho trẻ bú bình. Ngay khi trẻ đã làm quen với việc bú bình, bạn có thể bế trẻ như cách bạn vẫn bế khi cho ăn.

Gắn vài thứ thú vị lên bình sữa: một cái vớ cũ (sạch), một dải dây có lông êm, một cái chuông nhỏ được đính vào dải ruy băng hoặc sợi dây thun, một sợi dây đeo ở cổ tay bằng vải bông màu sắc sáng sủa.

Giữ trẻ ở gần khi bạn chuẩn bị bình sữa, do đó trẻ có thể nhận biết để đoán trước bình sữa sẽ được đưa đến từ sự quan sát, âm thanh, mùi vị.

Phải đảm bảo bạn có nhiều thời gian để ngồi gác chân lên và thư giãn trong suốt quá trình cho ăn này. Nếu trẻ bắt đầu khóc và đẩy bình ra, bạn lấy bình ra, vỗ về trẻ, và thử lại lần nữa. Điều cuối cùng bạn muốn là một “bình chiến thắng”. Nếu bạn đã cố gắng vài lần và lần nào trẻ cũng từ chối, thì sau đó không tiếp tục thử nữa. Nếu trẻ từ chối bình sữa, không được cho trẻ bú sữa mẹ ngay lập tức. Chờ khoảng 5 hay 10 phút, làm cái gì đó trước khi bạn cho trẻ bú như thế trẻ sẽ không liên hệ được giữa việc trẻ từ chối bú bình với việc được thõa mãn bú mẹ ngay lập tức.

5. Ngoạm những thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn thô (một đồ ăn thô) bằng thìa

Mặc dù để trẻ làm quen với việc ăn nhiều loại thức ăn là một ý kiến hay nhưng điều này cần có thời gian để trẻ quen dần với vị và kết cấu mới. Đưa đồ ăn mới một hai lần sẽ cho bạn thấy ngay nếu trẻ phản ứng dị ứng với một trong các loại thức ăn đó (xin ý kiến bác sĩ nhi nếu hiện tượng này xảy ra).

Tất cả các trẻ đều khác nhau và sẽ có những đồ ăn theo sở thích riêng, những sự chuyển tiếp cần phải diễn ra theọ cách sau:

• Bột ăn sền sệt • Bột ăn khô hơn• Lọc hoặc nghiền trái cây và rau củ. • Đồ ăn bằm nhỏ, bao gồm thịt

và các loại thức ăn có protein.Một khi trẻ sẵn sàng ăn thêm ngoài bột, cho thêm vài muỗng rau hoặc trái

cây vào cùng bữa bột. Thức ăn tốt để bắt đầu cho trẻ ăn bao gồm khoai lang, bí, nước ép táo, chuối, cà rốt, đào và lê. Tất cả các đồ ăn nên được lọc hoặc làm mềm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ có thể đưa thức ăn lên vòm miệng trên rồi mới nuốt. Nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn từ hộp bột ăn liền dành cho độ tuổi sơ sinh, bạn phải múc ra đĩa rồi mới cho trẻ ăn. Nói cách khác, nếu bạn lấy thìa xúc vào trong hộp bột, bạn sẽ không thể đổ phần còn lại trên thìa trở lại được vì như thế bạn sẽ đưa vi khuẩn từ miệng trẻ vào trong hộp bột.

Một số chuyên gia đề nghị cho trẻ ăn trái cây và rau củ có màu vàng trước bởi những thứ này dễ tiêu hoá, nhưng với một số lời khuyên khác thì cho trẻ ăn rau xanh trước tiên do đó trẻ sẽ không phát triển sở thích với vị ngọt của thức ăn màu vàng - điều này do bạn quyết định. Nên dùng cả hai, đừng bỏ bất kỳ món nào ra khỏi thực đơn của trẻ đơn giản chỉ vì bạn không thích món đó.

Nếu trẻ nhất định không ăn món cụ thể nào đó thì đừng ép. Đơn giản là bạn có thể thử lại sau một tuần hoặc cách nào khác giống như thế. Trẻ có thể chẳng bao giờ thích khoai lang, nhưng cũng có thể trẻ sẽ thay đổi sau vài lần trẻ lại thích.

Đừng ngạc nhiên khi thấy phân của trẻ bị đổi màu và có mùi khi bạn cho ăn thêm thức ăn đặc. Nếu trẻ vẫn được phép bú mẹ cho tới lúc này - bạn có thể sẽ phát hiện mùi nặng hơn từ những cục phân có mùi dễ chịu trước đây - khi trẻ bắt đầu ăn dù chỉ với một lượng ít thức ăn đặc. Vấn đề này rất bình thường. Nếu phân của trẻ của trẻ có vẻ quá cứng (bột gạo, chuối, và nước ép táo có thể gây táo bón) chuyển sang loại trái cây và rau củ khác, bột yến mạch hoặc bột lúa mạch.

Khi trẻ học cách chấp nhận ăn bằng thìa và nuốt tốt, từ từ tăng lượng thức ăn cho mỗi thìa. Một lượng rất nhỏ bột yến mạch (hoặc loại bột đặc khác) đặt vào lợi hoặc vòm trên của miệng trẻ sẽ kích thích lưỡi hoạt động. Kiểm tra để xem phần môi trên đang hỗ trợ để lấy thức ăn ra khỏi thìa. Nếu không, nhẹ nhàng vuốt phần môi trên của trẻ khi đang chuyển động xuống. Khuyến khích trẻ hoạt động để lấy thức ăn ra khỏi cái thìa.

6. Một mình giữ được bình khi đang nằm ngửa

Ở giai đoạn này, trẻ đã sẵn sàng và giữ bình được một thời gian ngắn. Thường thường trẻ có ý giữ bình một cách độc lập. Nếu trẻ không thường xuyên muốn giữ bình một mình, có thể trẻ muốn cảm nhận sự an toàn rằng bạn vẫn còn ở đó.

Trẻ thường có thêm động cơ để chộp lấy lúc bắt đầu cho ăn khi trẻ thật đói. Khi trẻ no, trẻ có thể không tích cực để ôm giữ bình. Sử dụng một cái bình bán sẵn, như bình Tommee loại nhỏ, dễ dàng nắm giữ, (Tommee Tippee’s Step 1 Easy Grip Bottle), sẽ tốt cho trẻ ôm giữ.

7. Miệng và lợi mầm bánh quy ngọt và bánh quy không đườngGiai đoạn này giúp trẻ khiếm thị làm quen với cảm giác về cấu tạo bề ngoài

khác nhau và nhiệt độ khác nhau. Điều này cũng mở rộng sự kết hợp khả năng của trẻ để tự an ủi và tiếp cận được những nhu cầu của trẻ.

Thêm thức ăn mới đặc hơn (khoai tây nghiền hoặc chuối nghiền) vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Cho phép trẻ khám phá thức ăn bằng các ngón tay. Cho những đồ ăn dính vào ngón tay của trẻ.

Khuyến khích trẻ cho ngón tay vào miệng để liếm thức ăn.Cho một miếng bánh quy không đường vào tay trẻ và giúp trẻ đưa lên miệng.

Những miếng bánh quy không đường dùng rất tốt vì chúng dễ tan. Những thức ăn khác làm vui miệng và không yêu cầu răng để nhai thì mặn hoặc bánh quy phải nhai. Khi trẻ mọc thêm răng, bạn thử mở rộng các loại thức ăn khác nhau.

Cho trẻ những đồ chơi dùng cho răng để trẻ có thể cắn và nhai chúng. Thay đổi cấu tạo bên ngoài và thành phần bên trong của đồ chơi như vậy trẻ sẽ phải hoạt động nhiều hơn một chút để “nhai” một số đồ vật.

8. Uống nước bằng ly, tách khi có người lớn cầm hộ

Em trẻ thường thích bình hơn vì nó thoả mãn nhu cầu mút của trẻ, trong khi đó trẻ lớn hơn và trẻ chập chững biết đi thích tính mới lạ của việc uống nước bằng ly, tách. Trẻ khiếm thị không thể nhìn thấy trẻ khác uống nước từ ly, tách do đó sự quan tâm, cũng như sự nhận thức về chức năng của cái ly, tách bị thiếu hụt. Bạn sẽ phải giúp đỡ trẻ sử dụng ly, tách. Một số trẻ kết hợp sữa với bình và có thể không muốn uống sữa bằng ly, tách - vậy hãy thử với nước hoặc nước trái cây.

Cho trẻ cơ hội trong một phần của bữa ăn chơi với một cái ly, tách rỗng. Khi mọi thứ đều cho vào miệng ở tuổi này, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để khám phá sự nắm giữ cái ly, tách, và tìm kiếm vành hoặc miệng ly, tách.

Làm quen với việc uống nước từ ly, tách bằng cách sử dụng một cái ly nhỏ có một ít nước trong đó. Phải nhớ cho trẻ ngồi thẳng với cái đầu thẳng với thân người. Nghiêng cái cốc cho vừa đủ như thế trẻ sẽ không phải căng người ra uống nước.

Trong khi cái ly có bộ phận lọc với cái nắp có tia phun để làm giảm lượng nước bị đổ ra, thì một cái ly bình thường không có nắp sẽ thúc đẩy hình thức uống thêm cứng cáp hơn là giữ lại hình thức bú đã sử dụng với bình.

Nếu sau nhiều cơ hội, trẻ không cho thấy môi ngậm vào ly một cách tương xứng, hoặc loại nước đặc (ví dụ: nước sốt táo) hoặc bắt đầu một trong những cái ly có bộ phận lọc.

Giúp cho trẻ uống nước bằng ly sẽ tốn nhiều thời gian. Dùng một cái ly có nắp (thường gọi là tách trà nhâm nhi). Bạn sẽ phải giúp trẻ uống. Chuẩn bị tinh thần cho việc bừa bộn không tránh khỏi.

Rất nhiều nguyên tắc giống nhau về việc cho trẻ tập cầm giữ bình như với ly. Cho trẻ làm quen với cái ly ngay từ khi còn rất nhỏ và bắt đầu việc này một cách từ từ - mỗi ngày một lần cho ăn.

9. Cắn đứt thức ăn.

Bảo đảm trẻ có sự hỗ trợ tương xứng và ngồi với tư thế thẳng. Đầu gối gấp vuông 90° với hai bàn chân đặt thẳng trên sàn nhà hoặc trên chỗ để chân.

Bắt đầu với một miếng thức ăn khá lớn đủ để cho trẻ ngoạm lấy và miếng thức ăn phải dễ cắn thành từng miếng nhỏ có thể vừa với miệng của trẻ. Đưa những thức ăn rồi yêu cầu trẻ cắn một miếng: và thức ăn được nuốt một cách dễ dàng nên chỉ được hơi dai một chút, chẳng hạn như chuối hoặc mì ống.

Cầm vào cuối miếng thức ăn khi trẻ cắn. Với cách này bạn sẽ điều khiển được kích thước miếng trẻ cắn.

10. Ăn bốc

Thức ăn bốc bằng tay là những thứ mà trẻ có thể sử dụng ngón tay tự bốc ăn. Học ăn thức ăn dùng tay bốc giúp cho trẻ nắm vững bước quan trọng tiến tới tự chủ ăn. Lúc đầu trẻ sẽ chỉ đơn giản cào thức ăn vào tay và đưa lên miệng, nhưng khi 8 hoặc 9 tháng tuổi thì trẻ sẽ học cách sử dụng càng cua để gắp, bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ cùng với nhau để bốc đồ vật.

Sử dụng khay hoặc nơi có bề mặt giới hạn để đặt thức ăn. Đưa vài miếng loại thức ăn có thể bốc cùng lúc vào cái khay. Khuyến khích trẻ khám phá và xác định vị trí thức ăn trong cái khay. Cho trẻ thoải mái thời gian để khám phá và tìm ra thức ăn trước khi bạn đưa ra sự trợ giúp. Để thức ăn vào cái tô không trơn trượt để giữ tô không bị trôi ra khỏi chỗ của trẻ.

Khuyến khích việc sử dụng từng tay một. Nếu việc tóm đồ ăn bị khó khăn, đưa miếng thức ăn vào tay trẻ.

Ngồi với trẻ trong khi đang ăn. Bữa ăn là thời gian dễ gần gũi.Khi có nhiều trẻ 8 tháng tuổi mà chỉ có vài cái răng và nhai thức ăn bằng lợi

thì tốt nhất là đưa những thức ăn trẻ có thể cầm ăn dễ dàng mà không phải nhai

nhiều. Trong tình trạng ăn nhanh tư thế ngồi là mối nguy hiểm làm tắc nghẹn nghiêm trọng, dạy cho trẻ biết ngồi ghế cao là chỗ ngồi thích hợp nhất để ăn.

Thức ăn dùng để ăn bốc an toàn nhất là những thứ mà trẻ có thể đưa vào ngậm mà chắc chắn dễ nuốt hoặc sẽ tan rã nhanh trong miệng mà không cần nhai. Đưa cho trẻ một sự lựa về chọn màu sắc và thành phần. Một vài ví vụ về thức ăn mềm, nhai an toàn bao gồm: bánh mì nướng, mì có dạng xoắn hoặc hình vỏ sò được nấu chín nhừ, các miếng chuối hoặc đào, những miếng đậu xanh được nấu chín nhừ, cục pho mát, miếng bánh bột yến mạch nướng hình chữ o hoặc những loại bột khác có lượng đường thấp. Đừng bao giờ đưa cho trẻ ăn một thìa đầy bơ, những miếng cà rốt sống lớn, khúc cây rau cần, kẹo cứng, hoặc những loại thức ăn cứng hoặc tròn khác như xúc xích, ngô nướng, quả việt quất, đậu phộng, nho khô, hoặc nho (trừ phi đã gọt vỏ và chia nhỏ làm tư). Những thức ăn với hình dạng đó có thể dễ bị nuốt vào mắc vào khí quản.

11. Nhai thức ăn mềm

Để hình thành thói quen ăn tốt, (giống như ăn ở bàn thay vì ngồi trước tivi) nó là một ý tưởng hay để cho trẻ ăn ở chiếc ghế cao của trẻ bất kỳ lúc nào bạn có thể. Đưa cho trẻ thức ăn dùng tay bốc trong trạng thái vội vàng có thể gây bị nghẹn cho trẻ (không kể đến phần chuối nghiền phía bên kia tấm thảm). Nếu trẻ chưa sẵn sàng ngồi ghế cao, cho trẻ ngồi trên lòng bạn. Chỉ cần bảo đảm là trẻ ngồi thẳng để nuốt trôi thức ăn.

Đừng cho trẻ ăn quá nhiều. Quan sát biểu hiện mà trẻ cho biết là đã nó. Đừng cố gắng ép trẻ ăn thức ăn trẻ không thích. Tôn trọng sở thích của trẻ và không nên tranh giành quyền lực bằng thức ăn.

Cố gắng cung cấp cân bằng chất protein, hyđrat-cacbon, trái cây và rau củ. Sử dụng chất ngọt, muối và chất trẻo một cách điều độ.

Đừng cho quà hoặc tặng thưởng cho trẻ bằng đồ ăn. Thay vào đó, tặng cho trẻ nhiều cái ôm, hôn và sự quan tâm. Trẻ nên ăn thức ăn đặc một ngày 2 đến 3 lần. Thực đơn của một ngày tiêu biểu ở thời điểm này có thể gồm sữa mẹ hoặc sữa bột nhân tạo cho trẻ em, bột ngũ cốc, lượng nhỏ nước ép mảu vàng, và rau xanh, trái cây và một lượng protein như thịt gà, pho mát làm từ sữa đã lọc kem, đậu hũ, và thịt.

Cho phép trẻ cảm nhận sự chuyển động của cẳm bạn khi bạn đang nhai. Giúp trẻ phát triển sự vận động nhai của trẻ bằng cách đặt ngón tay cái của bạn lên cằm của trẻ, ngón tay giữa đặt bên dưới cằm, và ngón chỏ đặt ở cổ. Nhẹ nhàng xoa bóp cằm của trẻ để ra hiệu nhai.

Để chuẩn bị cho trẻ tự xúc ăn, bắt đầu bằng việc đặt một cái muỗng không vào tay trẻ khi bạn đang cho trẻ ăn. Trẻ chỉ cầm vào cái thìa, không cố gắng để múc thức ăn. Nêu trẻ làm rời thìa, thay cái khác một hoặc hai lần trong bữa ăn.

13. * Đưa thìa lên miệng, nhưng chưa tự ăn được

Trẻ khiếm thị chỉ mới có bước chuyển sang ăn bốc thành công và đây là lúc chúng ta yêu cầu trẻ ăn bằng thìa. Giai đoạn ăn bằng thìa này không được củng cố vì chỉ có một ít hoặc không có chút thức ăn nào ở trên thìa cả, và trẻ không được quan sát người khác dùng thìa. Nếu trẻ gặp khó khăn vào lúc này, đừng lo lắng, và khuyến khích trẻ đặt tay lên trên tay bạn khi bạn cho trẻ ăn bằng thìa.

Cho phép trẻ cầm cái thìa thứ hai trong khi bạn cho trẻ ăn. Để trẻ dùng thìa theo cách mà trẻ muốn. Đầu tiên, trẻ có thể chỉ gõ lên bàn hoặc mút thìa không. Khi hoạt động này trở nên dễ chịu cho cả mẹ và trẻ, cầm tay trẻ với cái thìa và đưa thìa xúc thức ăn trong bát. Đừng quên bắt đầu với loại thức ăn dính được vào thìa. Từ từ đưa thìa vào miệng trẻ, trong trường hợp trẻ đồng ý.

Chơi trò “cho ăn” giả vờ. Trò chơi này có thể thực hiện như một trò chơi giao tiếp, xây dựng kỹ năng mà trẻ sẽ dùng sau này với gia đinh, có búp bê, thìa, và một cái ly không. Thay nhau cho búp bê ăn.

Giả bộ tự cho ăn bằng thìa. Cho trẻ ăn. Để trẻ đút cho bạn. Cho búp bê ăn. Để trẻ đút cho búp bê.

14. * Ăn ba loại thức ăn mới có kết cấu khác nhau

Để phát triển hoạt động cho ăn bình thường, trẻ phải thử nghiệm với nhiều vị, kết cấu và nhiệt độ khác nhau. Để cho trẻ sờ vào tất cả các loại thức ăn trong khay trên chiếc ghế cao: bánh tráng miệng, khoai tây nghiền, mỳ Ý chín. Khuyến khích trẻ không sợ bẩn (dùng một cái yếm lớn và thảm thấm nước bên dưới cái ghế). Điều quan trọng là để trẻ cảm thấy thoải mái sờ vào tất cả các loại thành phần; trẻ khiếm thị cần được học bằng kinh nghiệm thực hành.

Để tăng thêm thành phần thức ăn bột nhuyễn, cố gắng thêm vào những mẩu bánh quy không được nghiền nát hoặc mầm hạt lúa mạch.

Mỗi lần chỉ đưa một loại thức ăn mới. Thực hiện một cách tích cực và hy vọng trẻ thích món đó. Nói với trẻ tên của món ăn mới và khuyến khích trẻ ngửi mùi vị của nó. Cho trẻ ăn cùng với gia đình và những thành viên khác trong gia đình nói chuyện về thức ăn trong lúc đang ăn món đó.

Cho trẻ cơ hội chơi với các thành phần khác nhau bằng cách vẽ ngón tay với nước sốt táo hoặc yogurt, hoặc chơi bằng mì Ý chín, cơm khô và bột ngũ cốc.

Tối thiểu mỗi ngày một lần không cho ăn bột nhuyễn, ngay cả trong trường hợp đó là nhu cầu của trẻ. Cho ăn thức ăn mới như rau nghiền hoặc bột ngũ cốc dành cho người lớn giống như bột yến mạch. Nếu trẻ thích thức ăn có thành phần mịn - cố gắng nghiền thức ăn mịn hơn. Đưa ra nhiều loại và luân phiên những sở thích. Nếu một trẻ từ chối một loại thức ăn trong một tuần nhưng lại đòi ăn trong tuần tiếp theo là điều bình thường. Cố gắng thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau. Hãy biến giờ ăn thành thời gian thú vị.

15. Ráng hết sức để kéo đồ mặc ra; cố gắng tháo bỏ tã lót, đồ bọc ra.

Bảo đảm trẻ hiểu điều gì đang xảy ở thời điểm khác nhau, ở thời gian tắm, là lúc phải cởi quần áo ra hoặc thời gian đi ngủ là lúc phải mặc bộ pajamas vào. Khen ngợi bất kỳ sự hợp tác nào có kết quả. Khi thay quần áo, miêu tả công việc bạn đang làm: “kéo tay con ra khỏi tay áo”, “kéo vớ ra khỏi chân con”

Trẻ thường không cần nhiều hướng dẫn để bắt đầu việc kéo quần áo ra khỏi người.

16. Biết phối hợp các cử động khi đang mặc quần áo: đưa tay và chân ra.

Mặc vào và cởi ra cho trẻ từ từ, cho phép kéo dài thời gian để hỗ trợ. Nói chuyện về bộ phận cơ thể và từng phần của quần áo, gọi tên từng bộ phận mỗi khi bạn chạm tới. Diễn tả bằng hoạt động mặc quần áo :” Mẹ muốn tay này xỏ vào ống tay áo.” “Đưa chân cho mẹ nào”.

Ngồi trên sàn phía sau trẻ, cùng xoay mặt về một hướng. Như thế sẽ làm dễ hơn để bắt đầu tay trên tay hướng dẫn khi trẻ đã sẵn sàng tự mặc đồ.

Bắt đầu do dự sau khi nghe nói bạn sẽ làm việc gì đó tiếp theo. Cho trẻ cơ hội giúp bạn bằng cách tự giơ tay hoặc chân; Nếu trẻ vẫn cần đến ám hiệu, nhẹ nhàng chạm vào cánh tay hoặc chân trẻ.Tự phục vụ - Từ 1 – 2 tuổiĂN

17. Giữ được ly, tách một mình trong khi uốngĐể tránh trạng thái đầu của trẻ bị ngửa ra sau nhiều, sử dụng ly có nắp. Cầm

giữ và uống nước từ cái ly có nắp dễ hơn cho trẻ. Cho vừa đủ nước vào ly và giúp trẻ nắm lấy ly. Nói, “uống đi” rồi đưa ly lên miệng trẻ. Giúp trẻ nghiêng ly đúng góc độ. Giảm dần sự hỗ trợ của bạn.

Chấp nhận sự tràn đổ lần đầu. Hãy bình tĩnh và có cái khăn lau ở trong tay. Lần đầu tiên học kỹ năng này, trẻ sẽ chỉ rời cái ly sau khi uống hết. Hãy sẵn sàng lấy lại ly. Giúp trẻ để ly lên bàn sau khi uống xong.

18. * Tự ăn bằng thìa với một chút vung vãi.

Khi trẻ sẵn sàng cho việc hướng dẫn tay trên tay đưa thìa vào bát rồi từ bát vào miệng, cố gắng ngồi phía sau trẻ như vậy bạn sẽ quay mặt về cùng hướng với trẻ. Dùng thức ăn dính được vào thìa khi hoạt động này mới bắt đầu: nước sốt táo, khoai tây nghiền, bánh pudding. Sử dụng tô có thành cao, có bờ mép rõ ràng. Một dụng cụ hít để giữ chặt cái bát có thể hữu ích. Vào thời điểm này, trẻ có khả năng dùng thìa bằng tay này hay tay kia, và kể cả khi đổi tay trẻ trong lúc ăn. Trẻ cũng cần dùng một phần thời gian vào việc ăn bốc thức ăn.

Ngồi phía sau trẻ. Cho phép trẻ đặt tay lên tay bạn khi bạn dùng thìa đút cho trẻ ăn. Để cho trẻ giữ cái thìa trong khi tay bạn nhẹ nhàng đưa thìa múc thức ăn, và sau đó từ bát lên miệng. Phải nhất quán và miêu tả điều bạn đang làm.

Hỗ trợ hoàn toàn trong khi bạn múc thức ăn vào thìa, nhưng sau đó thì giảm dần sự hỗ trợ tới mức ít nhất, chỉ cầm vào cánh tay trước hoặc khuỷu tay trẻ. Trẻ có thể tự tìm thấy miệng của mình. Tuy nhiên, đôi lúc trẻ văng thìa ra ngoài trước khi bỏ thức ăn vào miệng. Tự ăn có thể sẽ làm bừa bãi. Chuẩn bị đón nhận và kiên nhẫn.

Để trẻ thực hành việc múc trong thời gian chơi, dùng thìa có nhiều kích cỡ khác nhau, ly và nhiều loại dụng cụ để xúc khác. Bột ngũ cốc, gạo, và đậu khô là vật liệu tốt dùng để thực hành.

Khi trẻ giảm nhu cầu cầm tay hướng dẫn, động viên trẻ giữ cái tô bằng bàn tay để không của trẻ. Hành động này giúp trẻ xác định vị trí thức ăn khi trẻ sẵn sàng cho miếng ăn tiếp theo. Việc học cách xúc cần có thời gian hỗ trợ khá dài, đặc biệt với trẻ mù.

19. Nhai nhồm nhoàm (thịt, táo, pho mát)

Cho trẻ làm quen toàn bộ thức ăn mới với thái độ tích cực, tin tưởng trẻ sẽ thích ăn các món đó. Không nên ép trẻ ăn thêm một hoặc hai thìa món ằn mới. Các đề nghị cho món ăn gồm có: cà rốt nấu chín hoặc đậu xanh, mì ý, miếng pho mát, trứng chưng, thịt gia cầm chặt nhỏ hoặc xé nhỏ, đào đồ hộp, chuối hoặc lát táo.

Thức ăn cần phải cắn sẽ kích thích việc nhai. Giữ phần cuối của miếng bánh mỳ hoặc miếng trái cây khô và khuyến khích trẻ cắn đứt rồi nhai. Đưa thức vào phần răng hàm của trẻ. Bảo đảm có lần lượt cả hai bên hàm, như thế cả hai được hoạt động.

Bây giờ trẻ bắt đầu chập chững đi, thói quen ăn uống sẽ thay đổi. Những đứa trẻ mới biết đi lúc nào cũng là người kén ăn. Có thể chúng từ chối ăn món ăn mà tuần trước rất thích, hoặc ăn rất nhiều trong một bữa và thực tế ăn hết không còn gì cho bữa sau. Điều này giải thích được một phần bằng sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng của trẻ sau một tuổi. Trẻ sẽ chỉ tăng được 1,5kg hoặc 2kg trong năm thứ hai. Ngoài ra trẻ mới biết đi quá bận rộn khám phá thế giới của chúng nên cảm thấy bị quấy rầy vì đồ ăn, do vậy bạn cần chuẩn bị khẩu phần thức ăn nhỏ thôi. Đừng lo lắng khi trẻ đẩy thức ăn ra - khi trẻ đói, trẻ sẽ ăn.

Mặc dù trẻ không thích thú việc ăn như bạn mong muốn, kỹ năng ăn uống của trẻ chắc chắn đủ khả năng làm nhiệm vụ. Trẻ có thể dùng đồ nhà bếp để tự ăn, dù không phải tất cả thức ăn trẻ đều cho hết vào miệng được. Đưa cho trẻ đồ ăn giống như của mọi người trong gia đình (có một vài trường hợp ngoại lệ), với điều kiện thức ăn được băm hoặc nghiền thành từng miếng nhỏ.

Sau khi trẻ được một tuổi, bạn có thể bắt đầu cho trẻ uống sữa nguyên chất (không uống loại sữa ít trẻo hay không trẻo tới khi trẻ hai tuổi). Bạn cũng có thể chế thêm loại khác vào phần thực đơn hàng ngày còn lại của trẻ. Bắt đầu làm quen với loại trái cây mới như dưa hấu, đu đủ, bưởi,…và quả mơ. Trẻ có thể cũng thích ăn hoa lơ xanh và trắng.

Tới 18 tháng tuổi, cho phép trẻ tham gia vào bữa của gia đình. Trẻ có thể thành thạo sử dụng thìa và nĩa, và đang học cách ằn uống cơ bản và cách diễn đạt

như “thêm” hoặc “đã ăn xong”. Trẻ sẽ bắt đầu dùng răng hàm, nghĩa là lúc này kỹ năng nhai của trẻ sẽ tốt hơn bao giờ hết.

Trẻ có thể sẽ có thói quen ăn uống bất thường, việc giữ trẻ ngồi tại bàn ăn đôi khi khó khăn. Điều này nghĩa là bạn cần đưa cho nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng như lê tàu, đậu tây, và pho mát. Đừng mong đợi trẻ ăn quá nhiều một lần ngồi ăn. Cho trẻ ăn thêm bữa phụ.

Đây là lúc phải có sự sáng tạo cho bữa ăn của trẻ. Hầu hết trẻ mới biết đi đều thích nhúng và phết thức ăn, vì vậy để cho trẻ nhúng rau vào thức ăn có nhiều dinh dưỡng như pho mát, nước sữa chua, hoặc bột đậu non xảy nhuyễn. Cho phết trái bơ nghiền nát lên bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn. Nếu trẻ có một ngày đặc biệt khó tính, cố gắng "trộn lẫn bữa ăn dinh dưỡng mịn với trái cây, sữa và sữa chua.

20. * Khi uống bằng ly, tách, cầm ly lên và đặt lại trên bàn sau khi uống

Tiếp tục sử dụng ly uống nước có nắp và cho trẻ ngồi ở ghế cao hoặc bàn dành cho trẻ biết đi. Bài học tập trung vào việc trẻ xác định vị trí cái ly của mình, uống nước, và trả ly lại vị trí trên bàn.

Đưa ra nhiều cơ hội để luyện tập với ly. Cố gắng sử dụng nhiều loại ly khác nhau. Khi trẻ chuyển từ uống nước cần có trợ giúp sang tự uống nước, chỉ đổ nửa ly nước hoặc ít hơn, như thế sẽ hạn chế việc bị sóng sánh nước ra ngoài.

Đừng hoảng hốt hoặc bực bội khi trẻ đánh đổ. Mọi sự cố sẽ xảy ra. Cầm miếng mút và khăn lau trong tay và khen ngợi kết quả khi trẻ tự uống.

21. Định vị và sử dụng đúng ly, tách, muỗng, đĩa, của mình khi ngồi ở bàn ăn.

Vào giai đoạn này, trẻ sử dụng ly, muỗng, bát (và ngón tay) một cách độc lập ít nhất là một phần của bữa ăn. Trẻ vẫn làm bừa bãi thức ăn và sự kiểm soát của trẻ vẫn còn ngoài ý muốn rất nhiều, nhưng trẻ sắp sửa không cần đến bố mẹ cho ăn nữa.

Giữ các đồ vật ở nơi thích hợp (muỗng luôn ở bên phải, ly ở phía trên cái đĩa). Trình bày và nói cho trẻ biết nơi để từng cái. Nếu bạn di chuyển một thứ (thay thế cái ly), chắc chắn phải cho trẻ biểt bạn đang làm gì. Miêu tả thật kỹ nơi để đĩa cũng như bày trên đĩa là những gì.

Khuyến khích trẻ di chuyển nhẹ nhàng khéo léo để tránh đổ đồ cũng như khi trẻ với ly hoặc thìa. Khen ngợi sự cố gắng cũng như sự thành công của trẻ.

MẶC22. Tự cởi bỏ mũ, vớ

Hầu hết trẻ tự kéo mũ rà khỏi đầu ngay khi dây mũ được tháo ra. Trẻ chập chững biết đi bắt đầu cởi quần áo, thường thì bắt đầu với loại dễ tháo cởi là quần lưng thun và vớ. Trẻ có thể tiến tới cởi áo sơ mi, váy và những thứ khó cởi hơn. Trong khi bạn

có thể thấy nóng ruột ở lần thứ 7 bạn phải mạng vớ cho trẻ thì đây là một sự hoàn thành gây ấn tượng và có vẻ trẻ muốn được tự hào chính đáng.

Luôn luôn cố gắng gắn hướng dẫn bằng cả ngôn ngữ và hành động: “Bỏ mũ ra! Đội mũ vào”. Nhiều trẻ học cách tháo vớ ra mà không có sự trợ giúp nào. Nếu cần có một vài hướng dẫn thì hãy bắt đầu với những chiếc vớ to hơn vớ của trẻ. Ngồi sau lưng trẻ trên sàn nhà và chỉ cho trẻ xem cách ngồi với hai chân duỗi thẳng. Bắt chéo bàn chân qua đầu gối bên kia. Đẩy vớ qua gót chân và kẻo ra khỏi ngón chân. Nếu vớ rộng vừa đủ, một cái kéo mạnh ở ngón chân có thể đủ lấy vớ ra.

23. Phụ mặc đồ bằng cách luồn tay tay hoặc chân vào

Trẻ mới biết đi cần thay quần áo thường xuyên trong ngày. Đây là cơ hội tuyệt vời để thực hành kỹ năng và có sự phụ giúp của trẻ. Từ từ giảm dần sự hỗ trợ khi trẻ có khả năng phụ giúp được nhiều hơn. Thỉnh thoảng, có thể bạn ở trong tình huống vội vàng thực sự và cần phải mặc đồ cho trẻ thật nhanh. Tìm những khi không bị vội vã để bạn và trẻ có thể có thời gian cần có để trẻ học làm kỹ năng này một cách độc lập.

Khi bạn cầm cái áo, hướng dẫn trẻ cách cho bàn tay và cánh tay vào ống tay áo. Nói về việc bạn đang làm và bạn muốn trẻ làm gì. Khi bạn cầm cái quần, cho trẻ bước chân vào trong ống quần hoặc nhấc từng chân lên khỏi vị trí đang ngồi hoặc đang nằm. Khi chân trẻ đã chui vào ống quần, để trẻ phụ giúp kéo ống quần lên. Mặc dù vậy, trẻ vẫn chưa nhận biết phía trước và phía sau, bên phải và bên trái, cổ áo, thắt lưng, v.v., đừng quên sử dụng từ ngữ. Đây là thời gian cực kỳ tốt để thực hiện phát triển kỹ năng khái niệm về bộ phận thân thể và những bộ phận của trang phục đi kèm với các bộ phận thân thể.

24. Tháo giầy ra khi dây buộc lỏng không quá chặt

Việc này có vẻ là một kỹ năng đơn giản, thực tế không phải vậy. Phải đảm bảo đứa trẻ đang ngồi, khi đứng lên thì yêu cầu đứng thăng bằng trên một chân. Cũng như vậy, bắt đầu với những chiếc giầy mở rộng chỗ xỏ chân và dây buộc lỏng, như dép quai hậu hoặc dép lê ở trong phòng ngủ. Giầy ôm kín xung quanh mắt cá chân sẽ khó làm hơn.

Ngồi sau lưng trẻ trên sàn nhà. Cho trẻ ngồi với chân duỗi thẳng, gập một chân để trẻ có thể với được giầy của mình. Chỉ cho trẻ cách đẩy chiếc giầy ra khỏi gót chân, và sau đó kéo ra khỏi ngón chân. Để trẻ thử làm bên còn lại mà không trợ giúp.

Cố gắng dùng giầy cỡ người lớn để hoá trang và thực hành.25. Cởi bỏ được áo khoác ngoài khi áo không được cài chặtDùng áo khoác rộng vừa phải để trẻ mặc được thoải mái và không có sọc nổi

ở tay áo. Nếu cần thiết, giúp trẻ cầm mỗi bên vạt áo khoác để kéo ra sau. Cho trẻ lách cánh tay và áo khoác tuột ra một cách dễ dàng. Thực hành với áo khoác rộng vừa phải ngắn tay hoặc áo len có dây kéo.

26. Mở khoá kéo với sự hỗ trợ tối thiểuKhoá kéo phía trước áo khoác hoặc một đoạn của bộ đồ ngủ là dễ nhất để

điều khiển. Chắc chắn cái khoá kéo phải lớn và trượt một cách dễ dàng. Treo vòng chìa khoá vào cái lỗ của khoá kéo để làm cho phần nắm kéo to hơn cho trẻ nắm vào. Xoa một chút xà bông cục vào khoá để kéo dễ dàng hơn. Cung cấp động cơ thúc đẩy bằng cách nói “zzzzip!” - trong lúc trẻ đang thực hành.

27. Kéo khoá áo khoác hoặc tấm màn che giường ngủ.Cố gắng tìm được áo khoác có khoá kéo phía trước vừa đủ nặng để trẻ có thể

kéo khoá xuống bằng một tay. Người lớn có thể phải cầm căng khoá kéo. Treo cái vòng chìa khoá vào cái lỗ của khoá kéo để làm cho phần nắm kéo to hơn cho trẻ nắm vào.

28. Cố gắng tự mặc một loại quần (áo)

Hầu hết trẻ em đều rẩt muốn tự mặc quần áo. Không phải tất cả trẻ đều bắt đầu bằng sự hiểu biết giống nhau về đồ mặc. Không đòi hòi sự thành thạo trong phần này. Loại dễ nhất là những cái quần dài hoặc ngắn với độ rộng vừa đủ, áo sơ mi mở cúc, và những chiếc rộng vừa đủ. Chấp nhận việc mặc ngược quần và mặc trái áo sơ mi. Những chiếc áo chui đầu thì khó xoay sở hơn, nhưng trẻ có thể hy vọng làm cho cánh tay và đầu hợp thành một để kéo cái áo chui qua đầu. Cho trẻ thời gian thực hành mà không cần vội vã.

Trẻ em thích mặc quần áo của người khác. Cho trẻ cơ hội mang giầy của bố hoặc mặc áo của anh trai. Quần áo cỡ lớn dễ mặc hơn là quần áo vừa kích cỡ

Có thêm thùng đồ “hóa trang” vào khu vực chơi của trẻ. Bộ đồ hóa trang cho ngày Halloween, mũ cao bồi, và những thứ khác làm cho trang phục vui nhộn.ĐI VỆ SINH VÀ VỆ SINH THÂN THỂ NÓI CHUNG

29. Hợp tác trong lúc rửa mặt và tayGiải thích cho trẻ rằng tay hoặc mặt của trẻ bị bẩn nên cần phải rửa. Nói

chuyện với trẻ về việc bạn sẽ làm. Cho trẻ cảm nhận miếng khăn, nghe tiếng nước chảy, cảm nhận miếng khăn bị ướt, và sau đó để trẻ giúp bạn lau mặt cho trẻ. Khuyến khích trẻ dùng kỹ thụật hướng dẫn tay - trên - tay hoặc cho trẻ cầm vào khăn và thử lau mặt trẻ. Bạn có thể thay phiên để kết thúc công việc.

Thành lập thói quen hàng ngày để trẻ được đi rửa tay. Trẻ có thể thích thú trong việc sử dụng nhà tắm hoặc chậu rửa nhà bếp để rửa tay hơn là dùng khăn.

30. Chịu để người lớn chải tóc và hỉ mũi bằng khăn giấyGiải thích cho trẻ rằng tóc của trẻ bị rối nên cần phải chải tóc. Trò chuyện với

trẻ về việc bạn sẽ làm. Cho trẻ cầm lược. Hãy để trẻ chải tóc của bạn, chải tóc búp bê. Tạo lập thói quen hàng ngày- luôn luôn chải tóc sau khi tắm hoặc sau khi mặc đồ vào buổi sáng.

Chắc chắn cho trẻ biết trước là bạn sẽ lau rữa cho trẻ, nếu không trẻ sẽ thựcứự bị giật mình khi có ai đó bất thình lình từ đâu đến và che mũi để lau. Trẻ sẽ

kháng cự khi không biết chuyện gì đang xảy ra. Đưa cho trẻ cầm khăn giấy và giải thích với trẻ rằng bạn sẽ lau mũi cho trẻ. Nếu ai đó trong gia đình bị cảm cúm, đừng quên nói chuyện về những người khác dùng khăn giấy để lau mũi.

31. Biểu lộ sự nhận biết về việc tiểu tiện hoặc đại tiện ra người.

Khi đứa trẻ bắt đầu thể hiện sự nhận biết rằng trẻ thoải mái hơn khi sạch sẽ và khô ráo, thì đây thường là thời gian để bắt đầu tính đến việc huấn luyện dùng bô. Phần này đo lường nhận thức của trẻ về cơ thể của mình và khả năng của trẻ để nhận biết trẻ được đi vệ sinh. Vấn đề này không đo lường nhận thức của trẻ về chuẩn mực xã hội, hoặc những kỹ năng về ngôn ngữ để trẻ giao tiếp với bố mẹ, chỉ đơn thuần sự khó chịu của trẻ trong tình trạng bị ướt hoặc bị bẩn. Trẻ em thường không có sự kiểm soát cơ thể cần thiết cho sinh hoạt cá nhân cho tới khi sau sinh nhật lần thứ hai.

Đứa trẻ có thể cho biết đã đến giờ thay tã bằng cách ngưng hoạt động hoặc trở nên bất động hoàn toàn, bằng cách sờ hoặc ôm vào tã của trẻ, hoặc cố tình kéo quần ra. Thay tã cho trẻ càng nhanh càng tốt. Khi trẻ được khô ráo thì cảm giác sẽ dễ chịu hơn và nhận biết được cảm giác khó chịu khi bị ẩm ướt.

Khi bạn thay cho trẻ, dạy cho trẻ những từ mà gia đình dùng cho việc đi vệ sinh. Khen ngợi trẻ nếu trẻ nói với bạn một từ hoặc phi ngôn ngữ nhưng chỉ ra rằng trẻ cần thay tã.

32. Biểu hiện một số thói quen hoặc chu kỳ đi vệ sinh.

Trẻ có thể không đi tiểu trong một hoặc hai tiếng, và việc đại tiện thường xảy ra sau bữa ăn. Để hỗ trợ xác định rõ trong trường hợp trẻ đang phát triển một số hình thức với sự bài tiết, hãy ghi chép lại trong khoảng một tuần. Nếu trẻ không thể hiện bất kì hình thức nào, có thể bạn muốn vẽ biểu đồ khi trẻ đang ăn và uống. Biểu đồ sẽ giúp ích nếu có nhiều bữa ăn thêm và giờ ăn phù hợp tốt hơn là cho trẻ ăn suốt ngày.

Để thói quen được thuận lợi, có nhiều bữa ăn thêm và giờ ăn phù hợp tốt hơn là cho trẻ ăn suốt ngày. Trái cây, rau củ, và ngũ cốc chưa chế biến là những thức tốt cho sức khoẻ và giúp trẻ phát triển một thói quen vệ sinh đều đặn.

33. Ngồi bô, thỉnh thoảng tiểu tiện hoặc đại tiện vào đó

Không có thời gian biểu chính xác cho sự sẵn sàng đối với việc tập luyện đi vệ sinh. Bạn không phải chờ cho đến khi kiểm tra hết mọi chi tiết rồi mới bắt đầu tập luyện. Chỉ cần tìm một phương hướng chung hướng đến sự độc lập và nhận thức được việc đi vào nhà tắm để làm gì như một người lớn:

• Có thường xuyên, dễ dàng, trạng thái buồn đi đại tiện có thể đoán trước.• Bắt chước thói quen tắm của người khác (giống như quan sát bạn đi vào

nhà tắm, muốn mặt quần lót, v.v…

• Dùng cơ thể để thể hiện khi trẻ buồn đi đại tiện (cằn nhằn, ngồi xổm, nói cho bạn biết,v.v..)

• Có từ ngữ cho phân và nước tiểu.• Nhận biết biểu hiện cơ thể cho biết trẻ phải đi và có thể nói cho bạn biết

trước khi điều đó xảy ra.• Không thích cảm giác bị mặc tã bẩn.• Giữ “khô”được trong vòng 3 hoặc 4 tiếng đồng hồ (điều này cho thấy bộ

phận bàng quan được phát triển đủ để nhịn giữ nước tiểu ở trong đó)• Biểu hiện một sự ao ước đối với sự độc lập.

Chọn cái ghế bô hoặc chỗ ngồi nhà vệ sinh có khả năng thích ứng dựa vào nhu cầu và sự thoải mái của cơ thể. Bất kể sự chọn lựa là gì, phải đảm bảo ghế bô được giữ ở một nơi thích hợp trong nhà tắm. Để trẻ vào cùng với bạn khi bạn cần sử dụng nhà vệ sinh, như thế trẻ có thể khám phá ra nhà vệ sinh dùng để làm gì.

Đặt trẻ ngồi trên bô khi gần đến giờ trẻ thường đi vệ sinh. Khi bạn yêu cầu trẻ ngồi vào bô, hãy bắt đầu với khoảng thời gian rất ngắn.

Đưa trẻ tới cái bô với dáng bộ coi như không có gì phức tạp. Bình tĩnh và kiên nhẫn khi bạn ở lại với trẻ. Khen ngợi sự cố gắng cũng như sự thành công. Nói chuyện về một cậu trẻ lớn như nó vẫn cần phải ngồi bô.Tự phục vụ - Từ 2 – 3 tuổiĂN

34. Sử dụng ống hút để hớp chất lỏng

Dùng ống hút cứng rộng để không dễ bị gẩy. Bắt đầu với ống hút ngắn và với thức uống trẻ thích.

Luyện tập vận động thổi và mút không có ống hút, và để trẻ cảm nhận miệng của bạn. Thực hành “hôn” vào phần cuối của ống hút. Đặt một đầu ống hút vào tay của trẻ như vậy trẻ có thể cảm nhận được sự hút khi bạn hút không khí đi qua ống hút.

Để ống hút trong nước và đậy đầu ống bằng ngón tay, giữ lại một ít nước. Chuyển ống hút từ ly và đưa vào miệng trẻ, để trẻ trải nghiệm nước chảy vào miệng từ một chiếc ống hút.

35. * Cầm thìa với sự hỗ trợ của người lớn (ba ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa)

Trẻ phải ăn được bất kề thứ gì mà cả gia đình bạn ăn, dù vậy có thể bạn vẫn tiếp tục sử dụng tính sáng tạo trong việc giới thiệu thức ăn. Khi trẻ tự ăn với thìa, sử dụng một bàn tay nắm giữ, việc chuyển sang nắm giữ kiểu người lớn (ba ngón – ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái) cần có thời gian.

Cho phép trẻ cầm thìa bằng cả tay này hoặc tay kia. Dùng thìa cỡ nhỏ dành cho trẻ em. Chỉ cho trẻ cách cầm thìa giữa ngón cái và ngón trỏ và ngón giữa. Để cho trẻ ăn, làm đi làm lại giữa cái nắm giữ của trẻ với cái nắm giữ chắc chắn hơn, cho tới khi trẻ cảm thấy dễ chịu.

36. * Xuyên thức ăn bằng nĩa và đưa lên miệng

Trẻ khiếm thị thường không thấy được hiệu quả của việc dùng dụng cụ ăn. Trẻ đã từng thành công trong việc ăn bằng tay và có thể cả việc dùng thìa. Theo chúng, cầm cái thìa với một bàn tay người lớn nắm giữ hoặc sử dụng nĩa là vô dụng trong khi chúng có thể thực hiện việc đó hiệu quả hơn với tay của mình. Bạn cần cung cấp một bầu không khí thúc đẩy mạnh mẽ để khuyến khích trẻ học cách sử dụng các dụng cụ ăn thông thường. Dùng một số đồ ăn trẻ thích để dạy những nhiệm vụ này.

Đầu tiên, trẻ sẽ muốn cầm nĩa bằng một tay, tay còn lại cầm đồ ăn và gắn đồ ăn vào nĩa. Cứ để cho trẻ thực hành như thế. Sau đó, thực hiện từ phía sau trẻ, chỉ cho trẻ làm thế nào để tìm được thức ăn trên đĩa của mình bằng một tay, dùng cái nĩa ở tay bên kia xuyên thức ăn, và đưa thức ăn lên miệng.

Dùng thức ăn cắt miếng to sẽ dễ xuyên (cà rốt chín, hạt đậu xanh, thịt mềm, chuối cắt miếng).

Cung cấp cả nĩa lẫn thìa trong giờ ăn. Nói chuyện và giải thích về một loại dụng cụ ăn này thì tốt hơn cái khác như thế nào trong việc dùng một số thức ăn.

37. Uống bằng ly/tách

Dùng một cái ly nhỏ thuỷ tinh không vỡ không có nắp. Cho trẻ sờ ly khi chưa có nước, và nói cho biết rằng ly không có nắp đậy và những gì đựng trong này có thể sẽ bị đổ ra ngoài.

Ở trong bồn rửa chén, để trẻ chơi với cái ly thuỷ tinh bằng cách cho đầy nước vào và đổ nước ra. Hành động này cho trẻ khái niệm về chuyện gì xảy khi cái ly không có nắp. Khi trẻ muốn uống, đổ một ít nước vào ly và cho trẻ uống thật cẩn thận.MẶC

38. Kéo quần lên hoặc xuống với sự trợ giúp

Trẻ đã từng được trợ giúp với việc mặc và thay quần áo của mình. Trẻ sẽ luôn có những cơ hội để thực hành kéo quần lên và tụt quần xuống trong việc đi vệ sinh.

Để cho trẻ luyện tập vớỉ những loại quần như quần bỉm, quần đùi, quần soóc hoặc quần lửng. Quần dài sẽ luyện tập sau.

Chỉ cho trẻ cách sử dụng hai bàn tay để nắm giữ quần bằng dây lưng quần như thế nào, ngón cái bên dưới dây thun. Sử dụng phương pháp trái ngược hoặc đối lập để dạy trẻ kéo quần lên từ hông, sau đó từ đầu gối, cuối cùng từ mắt cá. Luôn luôn thực hiện từ phía sau trẻ, như thế bạn sẽ quay mặt cùng hướng với trẻ.

39. Cởi áo chui đầu ra khỏi người

Bắt đầu với một cái áo sơ mi ngắn tay rộng vừa phải. Thao tác từ phía sau lưng trẻ, giúp trẻ tìm viền tay áo bằng tay đối diện, kéo tay áo ngược lên trong lúc rút cánh tay ra. Làm giống như thế với tay áo bên kia. Tìm cổ áo, và kéo áo qua đầu trẻ. Dùng phương pháp và ngôn ngữ thích hợp miêu tả quy trình.

Một phương pháp khác của sự thay đổi áo chui đầu là nắm từ phía sau cổ, kéo áo qua đầu, và nâng tay ra khỏi tay áo sau cùng.

Với áo dài tay, dạy trẻ giữ tay áo bằng khuỷu tay và kéo áo ra. Lúc đầu, có thể hỗ trợ may một miếng vải hoặc đặt một miếng dán lên chỗ trẻ cần tìm thấy và cầm vào. Phương pháp khác là đặt chéo hai cánh tay phía trước người, nắm vào phần gấu áo, rồi kéo lên qua phần ngực, đầu và cánh tay.

Tổ chức một hoạt động khen thưởng cho trẻ sau khi trẻ hoàn thành việc cởi áo, như được đi tắm hoặc kể chuyện trước khi đi ngủ.

40. Cởi được tất cả quần áo khi không cài nút.Trẻ có thể phải thay đồ vài lần trong ngày và như thế cũng không sao. Trẻ

mới biết đi luôn luôn bừa bộn, và thường thì kết thúc với bộ quần áo có vệt thức ăn. Chọn thời điểm lúc không vội vàng để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ cởi đồ. Chỉ đưa ra trợ giúp nếu thực sự cần.

Thực hiện vào ban đêm trước khi đi ngủ hoặc trước khi tắm, cho trẻ cởi đồ một cách độc lập. Việc này không có nghĩa là trẻ đã sẵn sàng làm một mình. Tiếp tục khuyến khích trẻ với sự hiện diện của bạn và với sự hướng dẫn bằng lời nói. Thưởng cho sự kiên trì của trẻ bằng một bồn tắm đầy bọt bằng dầu thơm hoặc nghe một băng nhạc mà trẻ yêu thích.

Cho trẻ luyện tập trước với vớ, quần đùi, áo sát nách, hoặc áo thun rộng. Sử dụng quần áo rộng vừa và giảm bớt cúc cài càng tốt. Dần dần tăng thêm các bộ phận mà bạn muốn trẻ tháo cởi.

Dùng quần rộng với lưng thun. Để bắt đầu, người lớn kéo quần xuống đến mắt cả chân. Cho trẻ ngồi, cởi quần ra bằng cách kéo quần ra khỏi một bàn chân, tiếp theo là chân, còn lại sử dụng phương pháp trải ngược để chỉ cho trẻ cách hoàn thành quá trình khi quần đang ở đầu gối, ở ngang mông, và cuối củng thì ở ngang thắt lưng.

41.Tháo khoá quầnTăng sự mạnh mẽ và nhận biết của đôi tay trẻ bằng cách xé giấy hoặc những

hoạt động khác cần tới sự chuyển động tương hỗ.Chỉ cho trẻ biết hai bộ phận của nút bấm; phần lồi và phần lõm. Trong lúc trẻ

đang cầm hai phần trên tay, giúp trẻ biết làm sao để chúng bấm khít vào với nhau. Tiếp theo, giúp trẻ cầm một bên áo bằng một tay và nhẹ nhàng kéo một bên nút bấm ra.

Cho miếng gỗ mỏng nhỏ hoặc đồng xu vào các khe của hộp nhựa dùng đựng thức ăn rỗng. Làm cho các khe đó được chắc chắn hơn với băng keo dán đè lên, tạo thêm một chút khó khăn cho trẻ luyện tập.

Làm một cái bảng nút áo. Những cái nút áo phải có đường kính tổi thiểu 2,5cm với bắt đầu luyện tập. Lỗ khuyết phải lớn hơn khoảng 1/4 so với đường kính của nút. Khâu lỏng những cái nút với sợi chỉ tương đối chắc.

Quần áo có những cái nút lớn ở phía trước như áo len hoăc áo vest sẽ dễ dàng cho bài học đầu tiên. Dạy cho trẻ làm việc có hệ thống từ dưới đi lên.

Cho trẻ luyện tập nhiều với búp bê - thay quần áo và cài nút áo. (nhớ là phải dùng nút lớn)

43. * Đi tất (vớ) vào.Bắt đầu luyện với vớ ống cỡ lớn - có thể là cỡ rất lớn.Ngồi phía sau lưng trẻ và đặt tay lên trên tay trẻ. Giúp trẻ kéo miệng vớ rộng

ra đủ cho các ngón chân xỏ vào. Và sau đó kéo vớ qua phần gót chân. Dùng lời nói hướng dẫn rõ ràng, gọi tên các hoạt động và các bộ phận cơ thể. Khi trẻ trở nên độc lập hơn thì bạn giảm dần sự trợ giúp.

Cho làm quen với vớ có một màu hoặc nhám thô ở gót. Để trẻ tự kiểm tra cái gót trước khi xỏ chân vào vớ. Để trẻ tự tìm được gót chân mình. Giúp trẻ lảm cho khớp gót vớ với gót chân mình. Sau đó đi vớ vào. Kiểm tra chắc chắn rằng vị trí gót vớ đã đúng.

44. * Mặc áo khoác hoặc các loại áo sơ mi không cài phía trướcKhâu một miếng nhãn có thể cảm nhận bằng xúc giác vào bên trong cái cổ

áo. Cho trẻ cầm phần này bằng tay trái, lòng bàn tay quay vào nhãn. Giúp cho trẻ đưa tay qua người để tìm ống tay bên phía đối diện. Khuyến khích trẻ xỏ tay qua ống tay áo. Bây giờ tay phải của trẻ cầm cổ áo và nhấc lên một chút phía sau đầu như vậy tay trái có thể xác định được vị trí ống tay bên kia để xô tay vào.

Nếu áo khoác có mũ, cho trẻ đội mũ lên đầu và với mỗi tay một lần ra phía sau để tìm ống tay áo.ĐI VỆ SINH VÀ VỆ SINH THÂN THỂ NÓI CHUNG

45. Có thể kiểm soát chuyện tiêu, tiểu ban ngày (thỉnh thoảng cũng bị bậy ra người; cần hoặc muốn thay quần áo)

Mặc dù đã có tập luyện ngồi bô, vẫn có sự cố xảy ra. Điều khiển tiểu tiện khó hơn là đại tiện. Việc tiểu tiện xảy ra bất thình lình sẽ xảy ra thường xuyên. Trẻ có thể nhịn tiểu trong vài giờ, và khi trẻ đi tiểu, trẻ sẽ thải sạch nước tiểu trong bụng thay vì chỉ tiểu mỗi lần một chút giống như đặc điểm của trẻ nhỏ hơn. Suốt những nămở trường mẫu giáo, sẽ có những sự cố xảy ra bởi những sự kích thích, mải chơi, hoặc thay đổi đột ngột sinh hoạt hàng ngày. Đón nhận sự cố đi bậy này thật bình tĩnh và không được kỷ luật hay trách cử trẻ.

Xây dựng trước một vài nội quy. Hạn chế uống chất lỏng trước giờ đi ngủ. Sử dụng phương pháp khen thưởng (hình dáng, quà lưu niệm không đắt tiền hoặc những đặc quyền), nếu điều đó thúc đẩy trẻ cố gắng không tiểu ra quần.

Khi trẻ trải qua thành công và phát triển sự kiểm soát vào ban ngày, hướng dẫn trẻ chuỗi hoạt động đúng cách cho việc đi vệ sinh: quần áo, lau chùi, giật nước và rửa tay.

Dần dần ngưng lại việc cho trẻ đi vệ sinh theo thời gian nhất định. Khuyến khích trẻ nói cho bạn biết khi nào trẻ cần đi. Nhắc trẻ nhớ bằng cách hỏi đều đặn. Phải nhất quán về từ ngữ khi bạn sử dụng để diễn tả nhu cầu này.

46. Kẻo cần xả nước bồn cầu khi được nhắc nhở

Bắt đầu dạy trẻ sớm về chuỗi hoạt động cần thiết để kết thúc cho việc đi vệ sinh. Trẻ sẽ thích thú giúp đỡ với những động tác dễ dàng mặc dù thành thạo những động tác phức tạp hơn. Khi trẻ lớn hơn, cho thấy nhiều kiểu nhà vệ sinh khác nhau sẽ cần phải có định hướng.

Cho trẻ biết làm sao để định vị được cái cần để xà nước bồn cầu. Khuyến khích trẻ tự làm việc này. Trẻ em thường thích thú với âm thanh xả nước của bồn cầu. Nếu trẻ vẫn ngồi bô ở ngoài, không có liên quan tới bồn cầu, tìm cho trẻ một lý do (như là dùng khăn giấy) để được xả nước bồn cầu, và ngay khi trẻ đủ lớn để có thể ngồi bàn cầu thông thường thì dạy cho trẻ hiểu, đây là những gì mà trẻ phải thực hiện khi trẻ đi cầu xong.

Cho trẻ có những trải nghiệm ở nhà vệ sinh của hàng xóm hoặc ở trong cộng đồng.

47. Rửa tay với xà phòng và nước (có thể cần trợ giúp lấy xà phòng)

Cho trẻ khám phá bồn rửa tay, xem xét ống nước, ống thóat, bể nước, vòi nước. Nếu có vòi nóng và lạnh, phải cho trẻ biết cái nào nóng cái nào lạnh. Chỉ ra những thứ nào có thể di chuyển mà gia đình cố định ở một chỗ thích hợp. Đưa cho trẻ khăn mặt của trẻ, và cho trẻ biết treo khăn ở chỗ nào. Bảo đảm trẻ với tới dễ dàng. Chắc chắn không có ghế hay bậc lên xuống để trẻ dễ dàng đi tới bồn rửa. Nếu trẻ cần trợ giúp, đứng phía sau trẻ để hỗ trợ và giữ an toàn. Trẻ có thể giúp mở vòi nước nhưng người lớn phải điều chỉnh nhiệt độ nước.

Rửa tay chung với trẻ. Chỉ cách dùng xà bông sao cho có nhiều bọt trong bàn tay. Chỉ cách cho trẻ rửa tay đến khi hết sạch bọt xà phòng. Rửa tay phải là sự thư giãn, nhưng đối lúc lại là nhiệm vụ ở những thời điểm nhất định trong ngày (sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn).

48. Lau khô tay bằng khănĐể khăn nhỏ trong tầm với của trẻ để lau tay sau khi rửa. Bảo đảm trẻ nhận

biết phải treo khăn ở lại chỗ cũ như thế nào.49. Biết tắt mở vòi nướcBồn rửa khác nhau từ nhà này tới nhà kia: một số có hai vòi, một số chỉ có

một vòi. Dạy trẻ cách sử dụng với cái ở nhà. Khi trẻ bắt đầu dùng nhà tắm ở gia đình

khác và trong cộng đồng, nói về sự khác biệt trong các loại vòi nước. Bảo đảm trẻ hiểu được nước nóng là nguy hiểm và nước lạnh thì thích hơn.

50. Đánh răng với sự trợ giúp của người khácTrong khi răng trẻ vẫn đang mọc, bạn có thể dùng vải mềm hoặc miếng gạc để làm sạch răng cho trẻ. Vào thời điểm răng hàm của trẻ mọc (vào khoảng 18 tháng), bạn có thể chuyển sang dùng bàn chải loại mềm dành cho em bé. Dùng một lượng kem đánh răng nhỏ như hạt đậu, chải nhẹ nhàng vào hai bên hàm răng cả hai mặt trong và ngoài hai lần một ngày. Trẻ nhỏ có xu hướng nuốt luôn thuốc đánh răng hơn là nhổ ra. 

Để cho trẻ tự đánh răng là một ý tưởng tốt ngay khi trẻ sẵn sàng và có thể, tuy vậy trẻ có thể chưa làm tốt việc này cho tới lúc đi học. Bạn đánh răng cùng lúc với trẻ, sau đó thì “kiểm tra” răng của nhau xem đã sạch chưa. Nếu răng của trẻ lấp lánh và phản chiếu ánh sáng, tức là trẻ đã đánh răng rất kỹ. Nếu không, nói với trẻ bạn nghĩ rằng “có một điểm bị bỏ sót” và bạn hoàn thành nốt cho trẻ.

Nếu trẻ cằn nhằn mỗi lần tới giờ đánh răng, có thể bạn nên mua bàn chải và thuốc đánh răng có nhân vật hoạt hình trên đó. Bạn cũng có thể cho trẻ vài cái bàn chải đánh răng khác màu nhau như thế trẻ có thể chọn cái mà trẻ muốn khi đến giờ đánh răng.

Khi cho làm quen với bàn chải, để trẻ chơi lúc bàn chải khô, sau đó mới là ướt. Đứng sau lưng trẻ, đặt tay bạn lên trên tay trẻ. Hướng dẫn cách đánh răng với nước. Sau cùng thì cho trẻ làm quen với thuốc đánh răng.

51. Tự tắm một mìnhĐặt miếng thảm chống trơn trong bồn tắm. Để đồ chơi nhà tắm, xà phòng và

khăn tắm ở vị trí thuận tiện và thích hợp để trẻ cảm thấy giữ được những thứ này một cách độc lập.

Đưa thêm cho trẻ khăn tắm để chơi và bắt chước khi bạn tắm cho trẻ. Gọi tên và nói về các bộ phận cơ thể trong khi bạn tám cho trẻ.SỰ ĐỘC LẬP VÀ AN TOÀN

52. Tránh được những chướng ngại vật ở những quen thuộcTrẻ mù hoặc khiếm thị có thể học cách tránh những mối nguy hiểm. Khi còn

rất trẻ, cần phải có một người dẫn đường dọn sạch ở bất cứ khu vực nguy hiểm nào. Lúc đầu, trẻ có thể cần cánh cửa an toàn ở trước bậc cầu thang. Sau đó, một cái thảm nhỏ có thể đáp ứng đủ. Yêu cầu sự chú ý tới âm thanh và cảm giác với lò sưởi, bếp lò, hoặc lò nướng.

Giúp trẻ xem xét một vài sự nguy hiểm thông thường như: hành lang không có rào bảo vệ, đèn ở bếp lò. Giải thích điều gì có thể xảy ra nếu trẻ không lưu ý phần cảnh báo. Trẻ bị mù, cũng giống như bao trẻ khác, cần có những cơ hội với sự giám sát để trải nghiệm một số hoạt động tự nhiên liên tiếp dẫn tới mối nguy hiểm.

53. Đem đồ vật đến những vị trí hoặc gian phòng phù hợp khi được yêu cầu 

Sắp xếp phòng của trẻ để giúp trẻ tìm đồ dễ dàng hơn. Bỏ vào phòng thùng đồ chơi, nhiều kệ, hoặc chồng sọt. Dạy cho trẻ biết mọi thứ đều có một chỗ thích hợp và nếu ta giữ chúng ở đó, ta sẽ lại tìm thấy nó

Bắt đầu với nhiệm vụ mà trẻ có thể hoàn thành trong khi cả hai đang ở trong cùng một phòng, như để đồ chơi của trẻ ra chỗ khác. Khuyến khích trẻ luôn luôn cất đồ chơi đang chơi vào một chỗ trước khi bắt đầu một hoạt động khác.

Cho trẻ làm quen với khái niệm những vật nào thì có liên quan đến những căn phòng nào. Ví dụ, đồ ăn thuộc về nhà bếp và sữa tắm bồn thuộc về nhà tắm. Để trẻ trợ giúp vài việc, như cất một vài đồ tạp phẩm.

Đưa cho trẻ một cái rổ nhỏ hoặc cái xô để đựng đồ. Hoạt động này sẽ giúp cho việc mang đồ đi chỗ khác thêm vui thích.

54. Cố gắng tự lấy đồ uống (từ tủ lạnh hoặc từ đồ đựng có vòi)

Cho phép và động vỉên trẻ tự làm nhiều việc cho bản thân. Đôi khi thật khó để có thêm thời gian dành cho trẻ mù hoặc trẻ khiếm thị thực hiện kỹ năng mới. Thường thì sẽ dễ hơn và nhanh hơn để chúng ta làm hộ cho trẻ. Chọn thời điểm không vội vàng để cho trẻ tiếp tục công việc phát triển sự độc lập. Trẻ sẽ bị chậm chạp và có nhiều sai sót lúc ban đầu, nhưng sẽ trở nên nhanh hơn và thuần thục hơn với việc luyện tập.

Chọn một nơi để trẻ có thể (cuối cùng) lấy nước uống mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Có thể là một cái ly đặc biệt ở bồn rửa mặt trong nhà tắm, hoặc một chai nhựa đựng nước có nắp và một cái ống hút được để ở cánh cửa tủ lạnh. Hướng dẫn cách trẻ tự lấy nước khi trẻ khát. Khen ngợi cố gắng về sự độc lập.

55. “Phụ giúp ”lau bàn bằng miếng mút xốp hoặc khăn lau

Mọi người đều muốn có một ý thức về sự hoàn thành công việc. Sự làm đổ tháo và sự bừa bãi là một phần của cuộc sống. Trẻ cần học cách dọn dẹp sau giống mọi người khác. Rất nhiều trẻ đòi tự mình làm nhiều thứ. Điều tốt là việc động viên tính độc lập của các trẻ và đừng quá lo lắng về chất lượng của sự hoàn thành nhiệm vụ.

Đưa cho trẻ một miếng mút xốp khô để chơi. Một lúc sau, giúp trẻ làm ướt nó. Cho trẻ tập vắt khô miếng mút xốp và lau xung quanh bàn. Đổ chút nước lên bàn. Cho trẻ lau với miếng mút xốp khô. Làm một hoạt động giống như thế với miếng khăn vải khô.

Động viên trẻ giúp lau bàn sau khi bị đổ tràn nước hoặc sau bữa ăn. Vào thời điểm này, trẻ sẽ làm bẩn và không có hiệu quả. Nhưng cái chính là: trẻ có muốn giúp đỡ không?Tự phục vụ - Từ 2 – 3 tuổiĂN

56. Bóc được hoàn chỉnh vỏ ba loại thức ăn (chuối, cam, trứng)

Trẻ em khiếm thị thường được đưa thức ăn ở tình trạng “ăn liền”. Điều quan trọng là cho trẻ biết rằng chuối có vỏ, để chuối ăn được thì phải bóc vỏ, và vỏ với chuối khác nhau.

Dùng những thức ăn mà trẻ thích. Cho trẻ xem và nói với trẻ đồ ăn được bóc vỏ như thế nào. Một quả trứng luộc kỹ phải gõ nhẹ lên để vỏ vỡ ra trước khi bóc. Nếu bạn chiên trứng, cho trẻ sờ trứng sống cảm thấy thế nào và khi trứng chưa được luộc chín thì đập ra sẽ ra sao.

Đưa cho trẻ nửa quả chuối trước. Chỉ cho trẻ cách cắn vào đầu trên như thế nào, cho phép trẻ ăn từ chỗ cắt nếu trẻ muốn.

Cắt một quả cam thành nhiều phần, và bóc vỏ một nửa các phần đó. Để cho trẻ bóc nốt các nửa còn lại ở mỗi phần.

57. Tự bốc thức ăn từ những đĩa đáy bằng

Phong cách ăn uống gia đình, đồ ăn được bỏ sẵn vào đĩa có đáy bằng, là một cái gì đó mà không phải tất cả các gia đình đều luyện tập. Tuy nhiên, trẻ có thể cần đến kỹ năng này cho bữa ăn thêm hoặc bữa trưa được phục vụ ở trường mẫu giáo. Trẻ cần học cách tự phục vụ, mặc dù ở gia đình trẻ mọi thứ làm khác hẳn.

Bắt đầu với loại thức ăn như bánh quy hoặc củ cà rốt. Tiếp đến, thử những món ăn phức tạp hơn, như bánh mì kẹp cắt làm đôi. Trẻ bị mù sẽ muốn sờ mó tất cả thành phần trong đĩa của trẻ để xem trong đĩa có cái gì. Bảo đảm việc miêu tả đầy đủ những thức ăn trong đĩa và vị trí của các món để giảm bớt nhu cầu khám phá bằng xúc giác của trẻ. Khuyến khích trẻ ăn món đầu tiên trẻ sờ phải, như thế những người khác có thể chọn những món ăn chưa bị sờ vào trước đó.

Cầm cái đĩa đựng thức ăn hoặc cái bát gần với đĩa của trẻ để tránh bị rơi mất món ăn bất thình lình bị đổ.

58. Ăn bánh mì sandwichĐưa cho trẻ những miếng bánh mì kẹp có thể ăn từng phần tách rời là cách

tốt nhất để bắt đầu. Lấy hai miếng bánh mì với một lát thịt hoặc pho mát kẹp vào giữa và cắt làm tư. Cho trẻ lấy một phần bánh mì kẹp và xem xét (và ăn) từng miếng nhỏ đã cắt ra. Khi nào trẻ sẵn sàng thử cầm bánh mì kẹp mà không bị đứt thành từng miếng nhỏ thì dùng những chất dính như bơ đậu phộng hoặc kem pho mát. Cắt bánh mì kẹp làm tư một thời gian, sau đó thử cắt bánh chia thành hai phần.

59. * Tự ăn bằng nĩa và muỗng

Trẻ nên ăn cùng với gia đình trong bữa ăn. Chỗ của trẻ cần có một cái nĩa, muỗng, đĩa và ly. Để các dụng cụ ăn ở vị trí giống nhau trong mỗi bữa ăn. Khi sự chuyển đổi từ ăn bốc sang dùng dụng cụ ăn là rất khó khăn, giúp trẻ bằng cách chỉ đưa ra loại thức ăn buộc phải dùng dụng cụ ăn trong một bữa ăn cụ thể, như vậy có thể trẻ sẽ bớt dùng tay để bốc thức ăn.

Đưa phần ăn nhỏ và dạy cho trẻ sử dụng cách làm có trật tự để tìm được đồ ăn như thịt ở dưới cùng, rau ở trên cùng. Một miếng bánh mỳ có thể có ích như một vật cản việc đánh đổ thức ăn ra khỏi đĩa. Có nhiều loại đĩa bán ở cửa hàng có ngăn hoặc thành cao. Một trẻ nhỏ được phép thỉnh thoảng sờ vào thức ăn để kiểm tra có gì trong đĩa của mình. Tuy nhiên, mục đích là cho trẻ dùng muỗng để xúc và nĩa để xiên thức ăn hơn là lấy thức ăn bằng tay rồi đặt chúng vào dụng cụ ăn.

Cho trẻ làm quen với khăn ăn vào thời điểm này. Để khăn ở nơi có thể tìm được bất cứ khi nào, và giải thích mục đích dùng khăn ăn. Giúp trẻ định vị được thức ăn rớt trên tay hoặc trên mặt, dùng khằn ăn để lau sạch.

60. * Rót nước từ bình chứa nhỏ vào ly/táchĐưa cho trẻ nhiều loại bình nhỏ, ly, và tách khác nhau để chơi. Hộp đựng cát,

bồn tắm, hoặc bể nông là những nơi tuyệt vời cho trẻ thử nghiệm với việc rót nước. Bồn tắm được đổ đầy gạo, hạt đậu hoặc mì ống đưa ra nhiều cơ hội hơn nữa để luyện tập.

Để cho trẻ đổ nước vào nơi mà lượng nước không ảnh hưởng tới điều gì. Chơi trong bồn tắm và tưới nước cho cây ở ngoài trời là những ví dụ.

Khi kỹ năng rót tiến bộ, để cho trẻ tự rót nước uống từ bình nhỏ trong bữa ăn thêm hoặc trong giờ ăn. Dạy cho trẻ mù để ngón tay vào ly nước và ngừng rót nước khi nước chạm vào ngón tay của trẻ.

61. Tham gia vào công việc chuẩn bị đồ ăn

Tạo các cơ hội cho trẻ giúp chuẩn bị đồ mà trẻ ăn được. có thể chỉ đơn giản như rắc một ít nho khô lên miếng bánh mì nướng cùng với bơ đậu phộng, hoặc nhiều thứ hơn, như chuẩn bị đồ uống hoặc món tráng miệng hỗn hợp. Trẻ cần nhiều cơ hội để thử nghiệm và chơi.

Trẻ cần trực tiếp trải nghiệm với các việc rắc, khuấy, rót, nhúng, trộn, và kết hợp các thành phần. Cho trẻ làm quen với sự đa dạng cùa những thiết bị và dụng cụ nhỏ nhà bếp như; máy nướng bánh mỳ, máy đánh kem tay, cái chày, máy trộn điện cầm tay, máy xay sinh tố, máy thái pho mát, máy vắt nước cam,v.v

Trẻ có thể tham gia vào trợ giúp làm một phần thức ăn của bữa ăn gia đình hoặc làm bữa ăn cho chính mình.MẶC

62. * Tự đi giầyCho trẻ cơ hội đi thử giầy của Mẹ và của Ba. Sự thử nghiệm với giầy cỡ lớn

không chỉ là cho vui, mà còn là việc tốt cho luyện tập.Cho trẻ ngồi trên sàn nhà hoặc trên một cái ghế thấp khi trẻ sẵn sàng đi giầy

của mình. Nói với trẻ nhấc chân phải lên và đặt qua gối trái hoặc cong đầu gối để bàn chân thoải mái trong tầm với. Giúp trẻ tìm chiếc giầy cho chân phải và mang tới chân trẻ. Làm lại như thế với chân trái. Bởi vì trước sau chỉ đưa cho trẻ giầy cùng

bên, nên trẻ có thể tập trung vào việc đi giầy - chứ không quan tâm chiếc giầy đi được chân nào.

Giầy thường có hướng dẫn thị giác để giúp mọi người phân biệt giầy bên phải bên trái. Những sự khác biệt về xúc giác có thể rất tinh tế, vì thế người đánh dấu đặt trên hoặc trong một chiếc để trợ giúp. Một số đôi giầy cho cảm giác rất bất tiện khi bị đánh dấu sai chân. Mặt khác, mang những chiếc giầy có quai sau có thể sẽ không cảm thấy khó chịu.

63. Mặc quần dài và áo chui đầu một mìnhCho trẻ giúp chọn quần áo gì để mặc. Để trẻ ngồi trên sàn nhà với hai chân

duỗi rộng ra và quần để trên sàn nhà trước mặt trẻ, để quần với cái nhãn ở mặt trong về phía sàn nhà. Cho từng chân vào, sau đó kéo quần lên qua bàn chân. Cho trẻ đứng đậy và kéo quần lên. Sử dụng quần rộng vừa - giống như quần lửng.

Cho trẻ để áo sơ mi trên giường với thân trước úp xuống. Giúp trẻ đặt tay vào bên trong phần thắt của áo và chuyển lên cổ. Tiếp theo là để áo qua đầu, xác định vị trí lỗ áo để xỏ cánh tay bằng bàn tay và các ngón tay, đẩy cánh tay qua. Sử dụng áo rộng cổ.

64. * Định hướng được mặt trước và sau quần áoTìm những quần áo dễ phát hiện đặc điểm cho thân trước hoặc thân sau. Với

áo sơ mi, nút áo trên cổ, thêu, miếng đính hoặc đồ trang sức đeo ở phần thân trước áo. Dạy trẻ sử dụng sự phân biệt đặc điểm đó để cho biết đâu là thân trước.

Khi đánh dấu vị trí quần, cho trẻ biết khoá kéo, túi hoặc những đặc điểm khác được định vị ở chỗ nào và cầm vào đâu trước khi mặc quần vào.

Quần áo thường có nhãn, có thể dùng như một vật nhận dạng mặt trước và sau. Nếu một bộ phận của quần áo không có nhãn, lấy kim băng để đánh dấu.

65. Cài được giầy, dép có quai lọai khoá dánLoại khoa dán được thiểí kế rất tiện lợi vì không cần ai chỉ dạy cách dùng. Dây

dính chặt một cách dễ dàng và thường tự định vị. Bắt đầu với việc mở ra hoặc tháo khoá dán. Việc này thường tạo một tiếng xé vui thích mà trẻ thích nghe.

Chuyển từ việc mở khoá đến việc cho trẻ cài khoá dán lại.66. * Cài nút bấm quần áo của mìnhMua hay làm những đồ có nút bấm. Cho trẻ luyện tập trên một bộ áo quần

đặt nằm phang trước mặt trẻ đễ hơn ĩà trên bộ quần áo trẻ đang mặc. Quần bố thường có nút bấm trển cùng ờ lưng quần. Điều này giúp mở và đó.ng nút bấm dễ hơn nếu quần hơí lỏng một chủt.

Dạy cho trẻ biết mặc và cởi quần áo ra theo một cách duy nhất, từ dưới lên. Bảo đảm trẻ hiểu rằng nếu phần nút áo khớp nhau, phần dưới vạt áo phía trước sẽ bằng nhau, và không có nút thừa.

67. * Cài được nút áo sơ mi hoặc áo khoác

Để phát triển sự khéo léo về cài nút, luyện tập bằng cách cho miếng gỗ mỏng nhỏ hoặc đồng xu vào các khe của hộp nhựa dùng đựng thức ăn rỗng. Làm cho các khe đó được chắc chắn hơn với băng keo dán đè lên, tạo thêm một chút khó khăn cho trẻ luyện tập.

Làm một cái bằng nút. Những cái nút phải có đường kính tốì thiểu 2,5cm với bắt đầu luyện tập. Lỗ khuyết phải lớn hơn khoảng 1/4 so với đường kính của cái nút. Khâu lỏng những cái nút với sợi chỉ khá chắc.

Cho trẻ luyện tập nhiều với búp bê - thay quần áo và cài nút áo. (nhớ là phải dùng nút lớn)

Bắt đầu với loại quần áo có những cái nút lớn ở phía trước, như áo len hoặc áo vest là dễ nhất. Dạy cho trẻ làm việc có hệ thống từ dưới đi lên.

68. Treo áo khoác lên móc hoặc thanh treo đồTrẻ cần học để biết phải có trách nhiệm với đồ đạc cá nhân. Bước đầu tiên là

đặt cái móc hoặc thanh treo đồ ở độ cao dễ dàng cho trẻ với tới. Dạy cho trẻ biết treo áo khoác, áo lạnh ngắn tay hoặc áo len lên móc. Theo cách này trẻ có thể lấy đồ mặc khi trẻ cần, và treo chúng lên một cách thật độc lập. Việc này có thể thực hiện ở nhà hoặc ở trường mẫu giáo. Chắc chắn phải có nhãn (chữ nổi, chữ in lớn hoặc đánh dấu có thể sờ được) và chỉ định một thanh treo đồ cụ thể ở trường. Cho trẻ treo áo khoác bằng cái mũ liền áo hoặc bằng miếng móc phía trong cổ áo khoác.

69. Chọn lựa giữa hai cái áo (quần) được đưa cho

Để phát triển việc trẻ tự chọn quần áo mình một cách độc lập, trước tiên trẻ phải có cơ hội để chọn. Bảo đảm trẻ có thể phân biệt bằng thị giác hoặc bằng xúc giác giữa những các bộ phận và có một cách để miêu tả chúng. Nếu trẻ không nhìn được, các bộ phận có thể được miêu tả bằng chính các đặc trưng về xúc giác của chúng; “Trẻ muốn mặc áo sơ mi vải sơ hay cái áo có con gấu được may ở phía trước”?

Bảo đảm quần áo của trẻ được định vị ở những nơi cụ thể - ngăn kéo tủ hoặc tủ quần áo, và miêu tả quần áo nào được cất ở đầu. “Mẹ lấy quần nhung kẻ từ ngăn kéo dưới cùng tủ quần áo của con đây.” Khi trẻ lớn hơn, cho trẻ tìm lại những cái áo, quần từ những vị trí được chỉ định.

Giúp trẻ chọn quần áo để mặc vào đêm hôm trước, như vậy vào buổi sáng trẻ có thể tập trung vào mặc quần áo hơn là việc chọn lựa.ĐI VỆ SINH VÀ VỆ SINH THÂN THỂ NÓI CHUNG

70. Tự hỉ và lau mũi khi có sự trợ giúpBảo đảm bạn cho trẻ biết có chuyện gì đang xảy ra trước khi bạn xâm chiếm

không gian riêng của trẻ. Báo cho trẻ biết mũi trẻ bị chảy nước mũi và vì thế nên cần phải lau. Giúp trẻ cầm khăn giấy đưa lên mũi và nói: “hỉ ra”, dù là thực tế trẻ không hỉ. Bạn có thể vẫn lau mũi cho trẻ.

Luyện tập hỉ mũi hay lau mũi trước khi bị cảm hoặc đợt bị dị ứng, như thế trẻ biết sẽ biết thổi không khỉ qua mũi như thế nào. Cũng để cho trẻ tập lau mũi sử

dụng động tác vắt mũi, và sau đó yêu cầu trẻ dùng khăn giấy. Thời gian tốt để luyện tập lau mũi là sau khi trẻ hắt xì hơi.

Để khăn giấy ở vị trí thuận tiện khắp nơi trong nhà và ở trường mẫu giáo. Lưu ý khi bạn bị chảy nước mũi và yêu cầu trẻ mang khăn giấy đến cho bạn.

Khi chơi với búp bê, lau mũi cho “các em trẻ”. Nói chuyện về việc giữ cho em trẻ sạch là rất quan trọng.

71. Thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh hoặc không đi tiểu suốt đêm.Để tăng sự thành công của việc không đi tiểu suốt đêm, hạn chế lượng nước

cho trẻ uống trước 1 giờ đi ngủ. Nếu trẻ thức giấc vào ban đêm, cho trẻ đánh thức bạn để giúp trẻ đi vào nhà tắm. Việc không đi tiểu suốt đêm cần cố thời gian để tiếp tục phát huy. Dù trẻ thức và cần đi vào nhà tắm, có thể sẽ không đủ thời gian để bạn tỉnh giấc, đưa trẻ vào nhà tắm, cởi đồ cho trẻ và đi vào nhà tắm.

Các kỹ năng đòi hỏi:• Nhận biết căng đầy nước tiểu• Xác định nhà tắm• Kéo quần xuống• Tiểu tiện hoặc đại tiện vào bồn cầu• Lau chùi• Kéo quần lên• Giật nước bồn cầu• Rửa và lau tay và trở về giường

SỰ ĐỘC LẬP VÀ AN TOÀN72. Bỏ đồ chơi vào những nơi quy định

Cho trẻ chơi trong miếng thảm quy định khu vực được giới hạn cho việc tìm kiếm đồ chơi để chơi và cất đi. Cho trẻ cất một món đồ chơi trước khi lấy cái tiếp theo, giúp trẻ việc xác định vị trí những đồ chơi để rồi cất đi. Việc học phương pháp quan sát tỉ mỉ một khu vực sẽ phát triển muộn hơn, vì thế cung cấp nhiều loại đồ chơi khác nhau rải rác xung quanh làm cho công việ tìm kiếm trở nên khó khăn hơn để hoàn thành nhiệm vụ này.

Giúp trẻ phát triển ý thức về trách nhiệm bằng cách giao một số nhiệm vụ thông thường cho trẻ thực hiện. Trẻ sẽ thích làm một thành viên đóng góp trong gia đình. Một sự khởi đầu tốt là giao trách nhiệm với đồ đạc cá nhân đã được sắp xếp và cất giữ ở những nơi cụ thể.

Có thể bạn cần phải khởi động hoạt động vì trẻ sẽ không hiểu tại sao nhất thiết mọi thứ phải được dọn dẹp và để vào những chỗ cụ thể vào lúc ban đầu. Phát huy thói quen bằng sự trợ giúp để trẻ cất đồ cá nhân (đồ chơi) mỗi tối trước giờ đi

ngủ. Thảo luận về các đồ vật và chúng cần bỏ vào đâu, và giải thích rằng bằng cách này trẻ sẽ có thể tìm ra một món đồ chơi cụ thể mà lần sau trẻ muốn chơi với nó.

Giữ biểu đồ ở trên tường hay ở trên tủ lạnh để theo dõi sự thành công khi trẻ chuyển hướng tới thực hiện nhiệm vụ này một cách độc lập. Dùng hình dán hoặc thưởng cái gì đó để thúc đẩy trẻ.

73. Tham gia vào các hoạt động mua sắm

Trẻ khiếm thị thường không học những thứ mà cộng đồng thực sự thích trừ phi các trẻ được nhận rất nhiều cơ hội dể trải nghiệm đầu tiên. Việc này cần thời gian, kiên nhẫn, và có kế hoạch. Không có thị lực, đó là vấn đề khó khăn để phát triển khái niệm về nguồn gốc của mọi thứ từ đâu đến. Thức ăn nguyên bản không phải trong tủ lạnh; quần áo nguyên bản không phải ở trong ngăn kéo tủ đựng quần áo. Sự liên hệ giữa tiền và hàng hoá cần bắt đầu. Khám phá thật nhiều các loại cửa hàng trong khu vực cộng đồng - cửa hàng tạp phẩm, cửa hàng bán bánh, tiệm bán kem, cửa hàng bán quần áo, tiệm bán thuốc, bưu điện, tiệm văn hoá phẩm,v.v…Ở một vài nơi, cũng có những cửa hàng to lớn mà bên trong có những tiệm nhỏ cho bạn và trẻ khám phá. Trẻ cần có nhiều trải nghiệm trong cả hai loại sắp đặt

Đưa trẻ đi cùng bạn đến của hàng tạp phẩm để mua đồ ăn. Khi bạn đi lên xuống giữa các lối đi của chợ, nói về thức ăn bạn nhìn và ngửi thấy. Bất cứ lúc nào có thể, cho trẻ sờ vào đồ ăn.

Để trẻ ngồi trong xe đẩy đi chợ và đưa nải chuối cho trẻ và hỏi xem trẻ đang có cái gì vậy. Nói chuyện về đồ vật, hình, dáng, màu sắc, thành phần,v.v. Yêu cầu trẻ bỏ vào xe đẩy cho bạn. Chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau để tìm hiểu. Hoạt động này sẽ tốn thời gian và có thể bạn muốn có một bảng liệt kê mua sắm đặc biệt cho chuyến tham quan với một số đồ có giới hạn hơn là mua sắm luôn một tuần cho gia đình chỉ trong một lần.

Cho trẻ cơ hội chọn một loại thức ăn cụ thể cho gia đình - cam hoặc chuối.Đưa trẻ đến cửa hàng bán dụng cụ kim khí điện máy (hoặc cửa hàng bách

hóa tổng hợp) khi bạn cần mua dụng cụ. Cho trẻ biết loại dụng cụ gì được bày bán trong những loại cửa hàng như thế này và bạn đang đi mua gì.

Đưa trẻ đến cửa hàng bán bánh hoặc bán kem. Thảo luận xem những gì có ở cửa hàng riêng biệt như thế này. Định sẵn một sự chọn lựa giữa vài món, cho trẻ chọn cái mà trẻ muốn mua. Để trẻ cố gắng nói với người bán hàng thứ mà trẻ muốn mua. Đưa tiền cho trẻ và giúp trẻ mua đồ.

74. Tránh được những mối nguy hiểm thông thường xung quanh nhà.Cho trẻ làm quen với những phương thức an toàn đối với những mối nguy

hiểm thông thường xung quanh nhà (một cái bếp lò nóng, cầu thang, các ổ cắm điện, đồ lau chùi, thuốc, đồ vật sắc nhọn,v.v.) Giải thích về mối nguy hiểm, và làm thế nào và tại sao trẻ cần phải chú ý. Thật cụ thể!

Dạy trẻ một phương thức đối với từng mối nguy hiểm mà trẻ có thể gặp bất thình lình và như thế trẻ sẽ biết phải làm gì. Hương thơm chanh của cục xà bông có

thể ngửi giống mùi thức ăn, nhưng trẻ cần phải biết rằng mùi vị không phải là sự nhận diện, chủ yếu đối với thức ăn. Bạn có thể có sự bảo vệ trẻ nhỏ ở nhà của bạn, nhưng khi trẻ lớn hơn trẻ sẽ tự khám phá những nơi mà chưa từng có sự bảo vệ trẻ nhỏ. Trẻ cần biết cách tránh những mối nguy hiểm.Tự phục vụ - Từ 4 – 5 tuổiĂN

75. Cắn những miếng nhỏ, nhai thật kỹ trong tư thế ngậm miệng khi bị thúc giục

Trẻ mù hoặc khiếm thị có thể không có nhận thức về hành vi ăn uống đúng cách.Trẻ không nhìn thấy những người khác nhai ngậm miệng để làm mẫu hoặc cắn những miếng nhỏ. Giải thích quan niệm về hành vi “chuẩn mực xã hội”.

Kỹ năng này bắt đầu trong khi trẻ đang ăn bốc. Trẻ cần được nhắc nhở lấy miếng thức ăn nhỏ và không được nhồi thức ăn vào miệng. Để trẻ đồng lứa tuổi hoặc anh chị em giải thích với trẻ rằng nhồi thức ăn vào miệng như thế là “thô tục”, có thể là một tác động lớn cho trẻ hơn là người lớn nhắc nhở thường xuyên.

Nếu kỹ năng này không được dạy ở nhà, đừng mong đợi trẻ trình diễn thái độ và kỹ năng ăn uống chuẩn mực khi ra ngoài xã hội. Kỹ năng này cần luyện tập rất nhiều và luôn được nhắc nhở

76. Tự lấy chén muỗngTrước tiên luyện tập bằng việc trẻ tự lấy đồ ăn, ăn bốc từ một cái đĩa lớn. Cho

trẻ để đĩa thức ăn lớn trên bàn ngay cạnh đĩa của mình, dùng một tay giữ đĩa và tay kia bốc thức ăn từ đĩa của mình. Nhắc trẻ lấy món thức ăn đầu tiên trẻ chạm tới và không được sờ mọi thứ trong đĩa thức ăn lớn. Nếu có nhiều loại thức ăn khác nhau trong đĩa lớn, diễn tả vị trí của các món cho trẻ như vậy trẻ có thể lấy món muốn ăn.

Khi bạn nấu nướng, cho trẻ tập múc thức ăn từ tô này sang tô khác. Sử dụng những tô nhỏ được đặt trên miếng thảm để phòng ngừa sự trơn trượt ra ngoài. Dùng nhiều loại dụng cụ bếp khác nhau để múc và cho trẻ tập xác định tô đựng đồ ăn và tô của trẻ.

Khi trẻ bắt đầu tự phục vụ như một phần của bữa ăn, thử với những đồ ăn dính được vào thìa, như khoai tây nghiền hoặc bánh ngọt tráng miệng. Bắt đầu bằng việc giữ tô đựng thức ăn cho trẻ. Cho trẻ định vị được mép tô bằng một tay và cầm thìa múc thức ăn bằng tay kia. Múc đầy một thìa thức ăn có thể là khó, dùng lời nói cho biết cảm giác cái thìa nặng như nào để khi có đồ ăn trên đó, và nhẹ như nào khi nó không có gì. Khi cái thìa chạm vào thức ăn ở trong tô lớn hẳn trẻ sẽ cảm nhận được sự chạm phải cái gì và sau đó nhận ra rằng trẻ đang lấy đầy thức ăn vào thìa. Cho trẻ đưa tay lại đĩa của trẻ để định vị và đổ thìa thức ăn vào đó. Giúp trẻ những gì trẻ cần, nhưng trước tiên phải cho trẻ được thử sức.

77. * Dọn sạch những phần bị đổ tháo ra ngoàiĐưa cho trẻ một miếng giẻ lau hoặc miếng mút xốp, trong một khu vực phù

hợp với việc trẻ có thể tìm thấy một cách dễ dàng để lau, nếu thấy cần thiết.

Khuyến khích mọi thành viên trong gia đình dọn dẹp phần đổ tháo của mình, và đón trách nhiệm rủi ro một cách bình tĩnh. Giúp trẻ dọn dẹp phần đổ tháo rồi trở lại bữa ăn.

Sau khi trẻ dọn dẹp xong chỗ của mình ở bàn ăn, cho trẻ lau chỗ đó. Dạy cho trẻ phương pháp đánh dấu, phân bố như bắt đầu từ “trên cùng” (từ chỗ xa nhất trẻ có thể với tới ở trên bàn) và đi từ bên này quan bên kia, di chuyển về phía “dưới cùng”. Trẻ bị mù rất cần sự gọn gàng ngăn nắp.

78. * Dọn sạch chỗ ngồi của mình ở bàn ănĐộng viên mọi người trong gia đình làm gương tốt bằng việc dọn sạch chỗ

của mình. Chỉ cho trẻ biết chỗ để đĩa dơ, đồ ăn thừa/rác. Hướng dẫn cho trẻ bê những thứ dễ mang trong một lần di chuyển. Hỗ trợ trẻ bị mù giữ cái đĩa hoặc tô của trẻ bằng hai tay để giữ nó ngay ngắn. Bạn có thể phải giả thích tại sao giữ tô/đĩa là cần thiết và bạn làm mẫu việc này bằng cách để dụng cụ ăn vào đĩa của trẻ mang đi, khi cái đĩa nghiêng, dụng cụ ăn trượt rơi ra ngoài. Luyện tập phần này với một cái đĩa không trước khi yêu cầu trẻ di chuyển mang các đĩa có thức ăn trong đó.

79. Phụ sắp đặt bàn ghếĐể các dụng cụ ăn trong ngăn kéo một cách có tổ chức, dao, dĩa và muỗng

để riêng. Cho trẻ luyện tập tìm ra những thứ này bằng hai cách là cất dụng cụ ăn sau khi đã được rửa sạch, và sắp xếp ra bàn trước bữa ăn.

Sắp xếp bàn ăn theo cách phù hợp (ly ở bên phải đĩa, nĩa bên trái, dao và thìa bên phải). Tạo thành một công việc làm chung với nhau cho tới khi trẻ nắm vững để thực hiện một mình. Giảm dần trợ giúp của bạn hơn là chấm dứt ngay. Để ra ngoài tất cả nhưng chừa lại một thứ mỗi lần sắp xếp và cho trẻ làm nốt việc sắp đặt đó.MẶC

80. * Mặc vào và cởi đồ ra một cách độc lập (Có thể vẫn cần hướng dẫn hoặc muốn giúp đỡ với những loại quần áo bó chặt vào người)Cho phép trẻ có cơ hội để tự mặc quần áo, mặc dù có thể kéo dài thời gian

hơn. Vào buổi tối, giúp trẻ lấy đồ cho ngày hôm sau. Giúp trẻ bỏ đồ ở chỗ dễ dàng cho trẻ lấy ra và mặc chúng.

Sắp quần áo theo thứ tự để mặc: quần lót ở trên cùng, áo sơ mi và quần dài ở bên dưới. Giảm dần sự trợ giúp này bằng cách chỉ lấy bộ quần áo, còn để trẻ tự lấy quần áo lót và vớ.

81. Lựa chọn và yêu cầu một số quần áo theo ý kiến của mìnhĐể quần áo của trẻ ở vị trí, dễ dàng cho trẻ với lấy. Treo quần áo ở tầng thấp

và bảo đảm tất cả các ngăn kéo đều dễ kéo. Thảo luận với trẻ về các sự kiện thời tiết về ngày hôm sau, và quy định loại quần áo nào sẽ cần. Khuyến khích trẻ chọn và sắp xếp ra ngoài trước giờ đi ngủ.

82. * Cho áo khoác vào mắc áo và treo ở thấp.

Cho trẻ luyện tập với áọ kiểu polo úp mặt trước xuống. Giúp trẻ cho một bên của cái mắc áo qua chỗ mở cổ, đẩy cái móc vào vai áo. Điểm giữa của móc nằm trên chỗ cổ mở và treo áo vào tủ áo ở thanh ngang và có thể với.

Cầm cái móc áo cho trẻ. Cho trẻ xác định một bên vai áo khoác hoặc áo gió rồi để móc vào bên trong áo. Giúp trẻ cầm phần đã được móc vào và phủ nốt phần vai còn lại lên móc áo.ĐI VỆ SINH VÀ VỆ SINH THÂN THỂ

83. * Đi vệ sinh theo đúng quy trình ở nhà

Bắt đầu sớm việc dạy trẻ một chuỗi hoạt động cần thiết để hoàn thành việc đi vệ sinh. Trẻ sẽ thích thú “giúp đỡ” với những hoạt đọng dễ dàng mặc dù thành thạo những hoạt động phức tạp hơn. Khái niệm “sạch sẽ” là sự khó khăn đối với bất kỳ đưa trẻ nào, nhưng lại khó hơn đối với trẻ mù. Có thể trẻ sẽ cần bạn kiểm tra thêm lần nữa cho kết quả của trẻ.

Đặt tay bạn trên tay trẻ và xác định vị trí cuộn giấy vệ sinh. Kéo xuống miếng giấy để nó không bị lăn. Nhấn mạnh lấy lượng giấy vừa đủ dùng. Xé đầy giấy vệ sinh trong tay rồi đưa tới chỗ cần lau phía dưới từ trước ra sau. Thả giấy vào bồn cầu, làm lại như thế nếu cần thiết. Giật nước rồi rửa tay. Bắt đầu với việc cho trẻ xé giấy vệ sinh và tự lau chùi sau khi bạn đã lau sạch cho trẻ. Giảm dần sự trợ giúp của bạn.

Hướng dẫn cho trẻ biết cách xác định vị trí cái cần giật nước bồn cầu. Động viên trẻ tự giật nước.

Đối với con trai, đứng trong lúc đi tiểu cần được khích lệ. Trẻ đứng quay mặt vào bồn cầu, nhấc nắp ngồi lên, tỳ 1 đầu gối vào 1 bên của bồn cầu. Cho trẻ nghe tiếng nước tiểu khi nó chảy vào nước trong bồn. Khi đã xong, kéo quần lên, giật nước, đặt nắp ngồi xuống và rửa tay.

84. Tự chải tócLàm mẫu cho trẻ bằng cách cách chải tóc của mình khi trẻ đang ở bên bạn.

Nói cho trẻ biết bạn đang làm gì. Đưa cho trẻ cái bàn chải tóc hoặc cái lược để luyện tập.

Luyện tập chải tóc Ba, tóc Mẹ, và chải lông chó.Gỡ tôi tóc trước khi trẻ bắt đầu trẻ tự chải đầu. Giúp trẻ sử dụng cả hai tay và

và dạy trẻ phương pháp: một tay vuốt tóc, một tay chải. Chải từ bên này qua bên kia để không có chỗ nào bị bỏ sót.

85. Tự tắmNói chuyện với trẻ về hoạt động của cái vòi nước. Kiểm tra nhiệt độ của nước

cùng trẻ, để trẻ nói cho bạn biết khi nào thì quá nóng hoặc quá lạnh.Dạy cho trẻ biết luôn luôn mở vòi lạnh trước cho an toàn. Dạy cho trẻ cách

mở nước và kiểm tra nước tắm từ phía ngoài bồn tắm.

Hướng dẫn trẻ cách đậy nút và tháo rút nước. Nhắc trẻ cho biết là không cần thiết phải đổ đầy nước vào bồn tắm. Cho trẻ xem cách đo mực nước. Giải thích rằng khi trẻ ngồi vào trong bồn tắm thì ngay lập tức mục nước sẽ dâng lên.

Bằng lời nói và động tác để giúp trẻ học cách rửa ráy từng bộ phận cơ thể của mình.

86. Treo quần áo vừa mới giặt hoặc khăn lau mặt lên vào đúng nơi quy định

Hướng dẫn trẻ cách xác định vị trí cái khăn khô và trẻ dùng đề lau khô tay. Treo lại chỗ cũ.

87. Sử dụng khăn giấy ở những nhà vệ sinh, phòng rửa công cộngCho trẻ cơ hội đi xem xét nhiều loại nhà vệ sinh khác nhau ở những nơi công

cộng: nhà hàng, thư viện, cửa hàng lớn. Phát hiện xem những nơi nào sử dụng khăn giấy, giấy vệ sinh, hoặc máy thổi khí nóng. Xác định và sử dụng nó. Tập rửa tay và làm khô tay, bao gồm cả việc bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác.SỰ ĐỘC LẬP VÀ AN TOÀN

88. Có ý thức và tránh những nơi chứa các chất độc hại (chất tẩy rửa,v.v)

Thảo luận với trẻ về các chất độc hại. Đánh dấu với chữ “độc hại” dán lên, hoặc dán băng keo đè lên hình X. Giải thích X có nghĩa là dộc hại, và trẻ là thứ không ăn được kể cả không được sờ mó vào. Bảo đảm có thảo luận về những khu vực như nhà để xe, nhà bếp, hoặc nhà tắm là nơi cất giữ những chất tẩy rửa thông thường.

Lưu ý trẻ không cầm vào tay những chất không rõ xuất xứ.89. Hoàn thành đều đặn nhiệm vụ một cách độc lập, không cần giám

sát (có thể vẫn cần nhắc nhở)Tất cả trẻ nhỏ cần được giao phó trách nhiệm với một vài việc vặt trong nhà.

Việc này thúc đẩy tính độc lập và tự trọng bản thân. Rất nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc giữ chuẩn mực cho trẻ mù giống như với anh chị em khác trong gia đình không bị mù. Nếu anh chị em được giao việc vặt trong khi trẻ mù không thì điều này gây sự ganh ghét giữa trẻ nhỏ và tăng thêm sự non nớt ở trẻ mù. .

Nếu trẻ mù có vẻ gặp khó khăn trong việc một công việc cụ thể nào đó, thì không phải vì trẻ thiếu kỹ năng cần thiết. Thường là do trẻ cần chia nhỏ nhiệm vụ đó trước khi mong muốn thực hiện một cách độc lập.

Bắt đầu với việc việc trẻ chịu trách với đồ đạc của chính mình: cất đồ chơi đi, treo quần áo trẻ lên, sửa soạn giường của trẻ.

Dạy cho trẻ một số công việc đơn giản: lau bàn sau bữa ăn, cho cá cảnh ăn, lau bụi bàn uống nước ở phòng khách. Bắt đầu với một việc mà trẻ làm thành thạo và để trẻ làm những việc này một thời gian trước khi yêu cầu trẻ làm những việc khó hơn.

Nếu động cơ thúc đẩy là cần thiết ở giai đoạn đầu, treo biểu đồ trên tường hoặc ở tủ lạnh để theo dõi những thành công. Dùng hình dạng hoặc cái gì đó để thưởng cho trẻ.Tự phục vụ - Từ 5 – 6 tuổiĂN

90. * Mở các loại túi đồ ăn hoặc thức uống cá nhân khác nhauTrước tiên đưa cho trẻ những hộp đựng thức ăn rỗng. Gom chúng lại rồi chơi

làm “nhà hàng” hoặc “cửa hàng”.Bắt đầu với những tờ giấy gói không xé hoặc cắt, giống như một lát pho mát

được gói trong giấy bạc. Đưa ra nhiều loại giấy gói đồ ăn khác nhau: gói trái cây, bánh quy giòn và bơ đậu phộng và nhiều loại túi đựng thức ăn ở nhà như lát táo hoặc một miếng bánh mì kẹp trong túi.

Đồ đựng nước có thể là những cái lon, hộp hoặc túi da. Kiểm tra hộp đựng để chắc chắn rằng nếu có một dấu cho xúc giác thì sẽ giúp biết tìm ra cách mở hộp. Dùng lời nói cũng như hành động để hỗ trợ. Tập cho ống hút vào lon hoặc uống từ cái vòi nhỏ. Đồng thời cũng luyện tập sử dụng đo nhiệt.

Làm một buổi “cắm trại” tại nhà, như thế trẻ sẽ được luyện tập những kỹ năng mà trẻ cần cho bữa ăn trưa ở trường.

91. * Rót nước trái cây, sữa,v.v không bị tràn ra ngoài hoặc chỉ bị tràn chút xíu

Cho phép trẻ luyện tập rót nước bằng việc tưới cây hoặc lấy nước thú nuôi trong gia đình.

Khi thực hành với độ chính xác, đổ ngô, gạo hoặc đậu hạt từ các bình đựng nước vào các ly trước thực hành với chất lỏng. Khi bắt đầu với chất lỏng, dùng một bình miệng nhỏ (bình đựng nước thể thao) để rót. Như thế sẽ ngăn được nước chảy tràn nhanh ra ngoài từ bình nước.

Cho trẻ giúp làm một đồ uống hoặc đồ ăn liền (bột ăn liền, xi rô) thích nhất mà cần phải có thêm nước. Hoạt động này có thể thực hiện vài lần, sử dụng nhiều loại thức ăn và đồ đựng khác nhau. Ở trường, trẻ sẽ cần sự hiểu biết rõ về các loại hộp đựng khác nhau.

92. * Dùng dao để phết hoặc cắt những thức ăn mềmGiải thích sự khác nhau giữa phết và cắt của dao. Để cho trẻ xem xét với các

loại dao không sắc. Để trẻ chỉ cho bạn xem cái chuôi dao và cách cầm dao như thế sao cho an toàn. Cho trẻ luyện tập trên mu bàn tay. Cho trẻ thay đổi dao từ cắt sang phết và chuyển qua mu bàn tay khi trẻ phết mứt lên bánh mì nướng. 

Dùng dao ăn răng cưa (không sắc). Dùng kỹ thuật tay trên tay để hướng dẫn trẻ cách cắt. Để trẻ cắt một cái bánh quy mềm thành hai miếng. Cho trẻ cắt pho mát, bánh mì nướng, hoặc những lát thịt cho bữa trưa. Cho trẻ cắt chuối thành ba

miếng. Với sự trải nghiệm, giúp cho trẻ cắt được quả trứng luộc. Cắt đôi bánh mì kẹp trước khi ăn.

Giữ lại phần phết mềm. Thử với một con dao nhỏ dùng cắt pho mát. Pho mát kem, pho mát phết mềm, hoặc bơ đậu phộng có thể phết lên bánh mì nướng hoặc hoặc bánh quy giòn. Bánh quy nướng với sự trợ giúp của trẻ có thể làm lạnh rồi sau đó ăn. Nếu gia đình ăn những món bánh mì Pháp nướng (bánh cắt thành từng lát), hãy để cho trẻ tự phết bơ hoặc mứt lên miếng bánh của trẻ.

93. * Chuẩn bị những đồ ăn đơn giản cho mình (thức ăn nguội, bánh sandwich)

Những trải nghiệm nấu nướng khác nhau của trẻ bao gồm: làm sữa sô cô la, chiên bòng ngô, cắt trái cây làm món sa lát, làm bánh mì kẹp, nướng bánh quy.

Yêu cầu trẻ trợ giúp đóng gói đồ ăn trưa cho cuộc cắm trại của trường. Tổ chức liên hoan sinh nhật cho búp bê hoặc thú nhồi bông, liên hoan trang trí bánh quy, và bất kể cơ hội nào để trẻ thực tập làm đồ ăn. Để trẻ trải nghiệm việc rót ra, khuấy lên, phết, cật và sử dụng nhiều loại dụng cụ ăn khác nhau như dùng máy đánh trứng.

Cắt cà rốt và cần tây giống như những cái que. Cho trẻ giúp bỏ những thứ đó vào túi hoặc cái hộp đựng bằng nhựa vào ngăn dưới cùng của tủ lạnh để dễ lấy. Khuyến khích trẻ lấy đồ ăm thêm một cách độc lập.

Cho trẻ tự điều chỉnh món ngũ cốc cho bữa sáng. Để trẻ đổ đồ ăn đó từ hộp ra tô của trẻ. Hướng dẫn trẻ cách lấy sữa từ tủ lạnh và rót vào tô. Hộp sữa nhỏ dễ rót sữa ra hơn là hộp to.

Hỗ trợ trẻ làm nhiều loại bánh mì kẹp khác nhau: một lát pho mát hoặc lát thịt kẹp giữa hai miếng bánh mì cùng với nước sốt.

Cho trẻ làm quen khái niệm dùng khay để đựng và mang thức ăn đi. Nói về bữa trưa ở quán ăn nhanh trong trường nơi mà bắt buộc phải dùng khay. Đưa cho trẻ cái khay và để trẻ mang bữa trưa từ quầy lấy thức ăn về chỗ bàn ăn của mình. Điều này sẽ cho trẻ sự thực hành của một kỹ năng thường xuyên cần đến trong phòng ăn trưa của trường.

94. Dùng những gia vị đơn giản (những đồ đựng có thể bóp được, lọ rắc muối, tiêu

Mật ong là nước xi rô kem được ưa chuộng nhất, nước sốt mayonnaise, tương mù tạt, nước sốt cà chua nấm có thể mua từ chai nhựa mềm dễ bóp. Những thứ này trẻ sẽ sử dụng dễ dàng nhưng trẻ vẫn cần được hướng dẫn và thực hành rất nhiề để có thể cho them vào một lượng thích hợp. Trẻ sẽ cần luyện tập để đạt được một phương cách sử dụng những đồ gia vị này trong một cách phù hợp. Có sự khác nhau trong kỹ thuật lấy nước sốt cho việc chấm khoai tây chiên với kiểu bóp thành từng dòng nhỏ của bánh mì kẹp xúc xích và bóp dàn đầy bề mặt như với bánh hamburger. Trẻ cần được chỉ cho biết tất cả các hình thức này.

Trẻ khiếm thị cần học cách rắc muối, tiêu và những gia vị khác vào trong lòng bàn tay của mình. Việc này giúp trẻ ước chừng được lượng trẻ cần cho vào đồ ăn. Trẻ phải được phép ngửi và nếm đồ ăn khi lần đầu tiên trẻ thực hiện.

95. * Chuyển đĩa qua để tự lấy thức ăn, sử dụng các dụng cụ nhà bếpKhi trẻ đã bắt đầu chuyển thức ăn tới bàn, bảo đảm đĩa không quá nặng, quá

nóng hoặc quá lạnh. Dùng cả hai tay để chuyển và nhắc trẻ không được thả ra cho tới khi người khác cho trẻ biết là đặt trẻ xuống được rồi. Tư thế rất quan trọng. Quay người ở thắt lưng giúp cho giữ đĩa ngang bằng.

Đối với trẻ mù, đón nhận đĩa thức ăn bằng việc dùng ám hiệu lời nói phù hợp hơn.

“Đây là đĩa sa lát trái cây, con muốn ăn không?”. Để trẻ đón cái đĩa bằng hai tay và đặt lên bàn ngay bên cạnh đĩa của trẻ. Dùng một tay để xác định vị trí mép đĩa và tay kia thì xác định vị trí của dụng cụ ăn, trẻ tự phục vụ mình. Thay đổi dụng cụ ăn và bê đĩa lên bằng hai tay. Cho trẻ dung cụm từ “Bạn có muốn…” hoặc là “Sally, có khoai tây nghiền đây này”, khi trẻ chuyển đồ ăn sang cho người kế bên.MẶC

96. * Đi giầy đúng chiềuBỏ sợi dây vào bên trong mỗi giầy bên trái. Để đó như là vật xúc giác đánh

dấu cho tới khi trẻ không cần đến nữa.97. Lấy quần áo của mình từ tủ quần áo ngăn kéo tủCất quần áo của trẻ ở một chỗ cố định. Treo ở tầng thấp để cho trẻ dễ với lấy

và bảo đảm trẻ có thể kéo được các ngăn kéo tủ.Nói chuyện về thời tiết của ngày hôm sau. Thảo luận về quần mặc phù hợp

với nhiệt độ và nhu cầu. Để trẻ vào phòng của mình và tự chọn quần cho bản thân cho ngày hôm sau. Sau cùng, kiểm tra để chắc chắn rằng trẻ đã có sự chọn thích hợp. Đưa ra những ý kiến về sự chọn lựa không phù hợp với thời tiết, nhưng cho phép trẻ được tự do chọn lựa kiểu cách và mầu sắc.

98. * Gấp quần áo sạch và bỏ vào trong ngăn kéo tủBắt đầu với việc trẻ cất đồ lót, việc này không đòi hỏi phải gấp nhiều. Tiếp

theo, đưa cho trẻ những áo sơ mi và quần đã được gấp để cất đi. Phải chắc chắn biết mỗi loại quần áo được cất ở đâu. Trợ giúp bằng lời nói và hành động khi thấy cần. Cho trẻ cất quần áo của mình như một nhiệm vụ hàng ngày.

Để dạy cách gấp đồ, bắt đầu bằng miếng vải lau hoặc khăn tắm. Cho trẻ gấp rồi cất khăn tắm đi. Đặt khăn trên bề mặt phẳng. Gấp đôi cái khăn bằng cách cầm vào hai góc khăn bên trên cùng rồi đưa xuống chồng vào hai mép khăn bên dưới cùng. Dùng các từ, “góc, nhập vào, một nửa, bên phải, bên trái, trên cùng, dưới cùng, lên, xuống.”

99. Bỏ quần áo dơ vào nơi thích hợp

Có một chỗ nhất định cho trẻ bỏ đồ dơ vào. Có thể đây là một nơi cụ thể cho trẻ (một giỏ đựng quần áo trong phòng của trẻ) hoặc một nơi mà tất cả mọi người trong gia đình sử dụng (một giỏ đựng quần áo trong phòng tắm hoặc ở nơi giặt đồ).ĐI VỆ SINH VÀ VỆ SINH THÂN THỂ

100. Đổ rác vào sọt rácCó một nơi phù hợp cho trẻ vứt những thứ bỏ đi. Có thể đây là một nơi cụ thể

cho trẻ (một giỏ rác trong phòng của trẻ) hoặc một nơi mà tất cả mọi người trong gia đình sử dụng (một giỏ đựng rác trong phòng tắm hoặc ở nhà bếp).

Để trẻ hiểu ý nghĩa của việc làm này hơn là mọi người trong gia đình làm hộ cho trẻ là rất quan trọng. Sự di chuyển từ một hoạt động sang hoạt động khác, như từ ăn đến lau sạch chỗ của mình và vứt giấy ăn là toàn bộ quy trình. Quy trình này bao gồm các giai đoạn trước của sự chuẩn bị đồ ăn và bỏ vào bao gói. Một số túi có thể sẽ khó mở vì thế bố mẹ cần giúp cho trẻ, nhưng trẻ có thể giúp bỏ túi vào thùng đựng rác hoặc vào sọt chứa đồ sử dụng lại.

101. Tự đánh răngDạy đánh răng theo một cách có hệ thống để trẻ sẽ chỉ dùng kỹ thuật đó

trong mỗi lần đánh răng.Có 12 răng cần phải chải sạch - 6 cái bên trên: phía trên bên phải, phía trước,

phía trên bên trái, cả hai phía bên trong và bên ngoài. 6 cái bên dưới: bên phải, phía trước và bên trái - cả hai bên , trong và ngoài cộng lại thành 12.

Bất kể nội qui nào được chọn miễn sao bạn phải nhất quán để trẻ có thể phát triển thói quen tốt về việc vệ sinh miệng: Đánh răng hiệu quả cần nhiều thời gian và thực hành. Chọn bàn chải phù hợp sẽ rất hữu ích cho trẻ có thể dùng được trong một thời gian: bàn chải điện hoặc loại dùng tay, tay cầm cong hoặc thẳng; đầu bàn chải to hoặc nhỏ,v.v.

Thuốc đánh răng có nhiều loại bao bì và mùi vị khác nhau. Có thể bạn muốn thử nghiệm và tìm - ra loại nào tốt nhất cho trẻ.

Ngay khi trẻ bất đầu cầm tuýp thuốc đánh răng, cũng phải dạy trẻ phương pháp cầm:

• Tay nào cầm bàn chải?• Khi mở nắp tuýp thuốc đánh răng, bỏ nắp ở đâu để tìm lại được? Bàn chải

để đâu trong lúc đang mở nắp tuýp thuốc đánh răng? • Khi bóp thuốc đánh răng lên bàn chải, dùng ngón tày để điều khiển liều

thuốc.Mặc dù trẻ sẽ không thuần thục tất cả những bước này ngay lập tức nhưng

điều quan trọng cho trẻ mù là được chuẩn bị và có hiệu quả, và được học các kỹ thuật sẽ giúp trẻ trở nên độc lập.

102. * Kiểm tra lại những đồ cá nhân trước khi ra khỏi nhà vê sinh hoặc nhà tắm công cộng (_______)?

Nhiều trẻ khiếm thị không nhận ra được những điều mà người khác có thể nhìn thấy. Chúng cần học đóng cửa nhà tắm hoặc cài chốt cửa để giữ gìn sự riêng tư khi đi vệ sinh ở nơi công cộng.

Lưu ý sự an toàn cho trẻ khi sử dụng các phương tiện công cộng là điều ưu tiên.SỰ ĐỘC LẬP VÀ AN TOÀN

103. Sửa soạn giường ngủ với sự trợ giúp của người khácỞ vào tầm tuổi này, chúng ta không yêu cầu trẻ trải tấm bọc nệm vuông 4

góc. Trẻ có thể kéo tấm ga và tấm phủ hoặc chăn lông lên tới đầu giường và vuốt cho thẳng. Phần sửa soạn cuối cùng, như gối đặt phía trên hay phía dưới chăn lông, là sở thích cá nhân của trẻ.

104. * Cài dây an toàn cho mình trên xe hơiTrẻ em cần dùng dây cài an toàn khi di chuyển bằng phương tiện xe cộ. Dựa

vào cân nặng của trẻ, có thể dùng vẫn cần dùng ghế xe hơi hoặc có thể được dùng ghế hỗ trợ. Trong trường hợp này hoặc trường hợp kia, hướng dẫn cho trẻ cách mở khoá cài với sự trợ giúp bằng lời nói và hành động. Khi trẻ đã học được cách đóng mở, bảo đảm trẻ đã cài dây trước khi cho xe chạy.

105. * Biết và gọi được điên thoại về nhà

Trước khi dùng điện thoại, trẻ nên nhớ được những số điện thoại chủ yếu của bố mẹ. (Có thể là số điện thoại nhà, điện thoại cầm tay hoặc số điện thoại nơi làm việc). Trẻ phải thuộc lòng số điện thoại để khi trẻ được hỏi đến, trẻ sẽ đọc lại thật nhanh và thật chính xác.

Định hướng cho trẻ đến một cái điện thoại dùng được nhưng không kết nối và có âm thanh khi bấm các phím. Chỉ cho trẻ xem chỗ nhận cuộc gọi, các phím, và cách hủy cuộc gọi.

Dạy trẻ cấu trúc bàn phím. Cho trẻ nghe âm thanh khi mỗi phím được bấm. Cho trẻ nghe những âm thanh khác nhau khi bạn gọi đến một vài số điện thoại giả bộ. Để trẻ thực hành sử dụng hiểu biết của mình về các sổ được sắp xếp như thế nào để tìm được và nghe từng số một khi bạn đọc cho trẻ.

Tiếp theo đưa cho trẻ dãy có 3 số. Thực hành với 3 – 4 con số cho tới khi trẻ tìm được chúng một cách dễ dàng. Sau đó đọc to số điện thoại nhà trẻ.

Luyện tập giả bộ gọi điện. nói về cách gọi điện thoại và nhu cầu truyền đạt tin tức.

Cho trẻ nhiều cơ hội để gọi điện về nhà. Cho trẻ gọi điện và nói trẻ sẽ về nhà muộn sau giờ học hoặc xin phép nếu trẻ có thể ở lại với thầy cô hoặc một người lớn để giải quyết một vấn đề trước khi về nhà. Ngay cả khi chỉ là lý do cho trẻ gọi điện về nhà để luyện tập.

Ngày nay, có nhiều loại điện thoại khác nhau. Bắt đầu với loại điện thoại cố định số lớn và ít công dụng. Khi trẻ trở nên thành thạo hơn, cho trẻ xem nhiều loại điện thoại khác và các chức năng hoạt động đơn giản (Talk hoặc end trên một phím nhỏ của điện thoại).

106. Định vị và sử dụng vòi uống nước và phòng vệ sinh ở trườngMột trẻ bị mù hoặc bị khiếm thị cần có một chuyên gia định hướng và di

chuyển tham gia việc dạy về kỹ năng di chuyển an toàn, hiệu quả và độc lập.Dẫn trẻ “di chuyển lang thang” vòng quanh lớp học và trường học. Chọn điểm

cuối cùng hoặc mục đích rõ rang cho cuộc đi bộ. Nói về các điểm đánh dấu dọc theo mỗi lộ trình (tường gạch, hàng rào có gai)

Ở trường, các vòi uống nước có thể đặt ở trong lớp hoc hoặc ở hành lang. dạy cho trẻ lộ trình dến và đi từ vòi nước, từ chỗ gồi của trẻ hoặc từ chỗ cửa ra ngoài của lớp học. Trẻ nên sử dụng kỹ năng an toàn khi di chuyển để di chuyển trong khu vực lớp học hoặc xung quanh khuôn viên trường.

Nhà vệ sinh có thể ở trong lớp học hoặc đến đó từ hành lang hoặc lối đi có mái che giữa hai tòa nhà. Dạy cho trẻ lộ trình đến và đi từ vòi nước , từ chỗ ngồi của trẻ hoặc từ chỗ cửa ra vào của lớp học. Trẻ nên sử dụng kỹ năng an toàn khi di chuyển để di chuyển khong khu vực lớp học hoặc xung quanh khuôn viên trường. Trẻ cần pahir có định hướng tốt tới nhà vệ sinh trước khi học di chuyển tới đó một cách độc lập.

Có thể có nhiều nhà vệ sinh đa chức năng xung quanh trường trẻ có thể sử dụng. Trẻ cần trở nên quen thuộc với những sự giống nhau và khác nhau. Phòng tắm trong lớp học có thể chỉ dung cho một người; phòng tắm ở hành lang có thể dùng cho một nhóm. Tất cả các phòng tắm đều có bồn rửa mặt; một vài phòng tắm sẽ có vòi nước khác. Một vài phòng tắm có hộp đựng khăn giấy; những cái khác thì có máy sấy. Trẻ cần có sự hiểu biết với nhiều thứ khác nhau, do đó trẻ sẽ thấy thoải mái và độc lập.

CHƠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂNĐỒ CHƠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

Điều chỉnh từ Cuốn sách Những đồ chơi thông minh (Smart Toys): dành cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi, của các tác giả Kent Burtt và Karen Kaltstein, Harper & Row, 1981.

Làm thế nào chúng ta biết một đồ chơi nào đó có thể sử dụng thích hợp cho một trẻ cụ thể? Để lựa chọn một đồ chơi phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, điều cần thiết là phải hiểu biết về sự phát triển thể chất, xã hội và tình cảm của trẻ như thế nào và những khả năng phát triển này tương ứng với những đồ chơi cụ thể ra sao? Những hiểu biết về sự phát triển của trẻ trở nên quan trọng hơn khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ khuyết tật. Tuổi thực của trẻ không quan trọng bằng khả năng và sở thích của trẻ. Trong văn bản ngắn gọn này, các giới hạn phát triển bình thường được sử dụng để định nghĩa ranh giới phát triển của mỗi giai đoạn nhưng ở mỗi trẻ đều có

sự khác biệt. Ngoài ra, tuổi phát triển có thể rất khác nhau nhưng thứ tự phát triển thì không khác.

0-2 tháng: Ổn định và nhìnTrong những tuần đầu sau khi sinh, trẻ tập trung vào việc nhận biết tất cả

những cảm giác của một cơ thể sống. Những khuôn mặt người đang nói thật gần, đang mỉm cười, đang cười lớn, đang tĩnh lặng và náo hoạt có thể là những đồ chơi rất tốt cho trẻ mới sinh. Khả năng chơi của trẻ lúc này chỉ giới hạn ở khả năng nhìn và nghe. Trẻ nghe rất tốt mặc dù chỉ mới sinh ra. Ngoài những hộp nhạc có bán sẵn trên thị trường, cha mẹ và người chăm sóc cần nhớ rằng hát, thổi sáo và tiếng ghi âm của tất cả các loài đều là những đồ chơi thú vị cho trẻ mới sinh.

Trẻ mới sinh có thể nhìn chính xác trong khoảng cách từ 15 - 20 cm. Những màu sắc sặc sỡ cũng như những hình dạng và mẫu hoa văn khác nhau đều rất tốt để thu hút thị giác. Sự tương phản giữa màu vàng và màu xanh đậm, màu vàng và màu tím hoặc vàng và đen đều giúp trẻ dễ nhìn thấy nhất. Vào giai đoạn này, bàn tay trẻ thường nắm chặt nên trẻ không có biểu hiện điều khiển của bàn tay. Do vậy, cần treo những đồ vật có xu hướng nở ra, phồng lên để trẻ nhìn. Những vật dụng dùng để trang trí như lông vũ, ruy băng, giấy bóng kính và giấy bạc đều là những thứ chiếu sáng, dễ bắt mắt và an toàn cho trẻ. Cuốn “Những đồ chơi thông minh” của các tác giả Burtt và Kaltstein là nguồn tham khảo rất có ích cho việc lựa chọn những đồ chơi thú vị phù hợp với độ tuổi này và những độ tuổi lớn hơn.

Trẻ sơ sinh vẫn duy trì tư thế “người đánh kiếm” do phản xạ trương lực cơ cổ đối xứng và không thể giữ đầu ở trục giữa cơ thể do vậy những đồ vật muốn trẻ nhìn thấy cần để thấp xuống phía dưới và chếch sang một bên.

2 -4 tháng : Cử động ngẫu nhiên, khám phá đôi tayTrong suốt hai tháng đầu tiên, có những lúc phụ huynh nhận ra rằng cái cơ

thể bé nhỏ quấn đầy tã lót này đang dần đi đến ổn định. Trẻ và cha mẹ đã bắt đầu hiểu được nhau. Trẻ học được rằng có thể dùng tiếng khóc để thu hút sự chú ý còn người lớn thì nhận ra rằng trẻ khóc khi đói, mệt và cô đơn. Thời gian trôi qua và cả hai bên đều ý thức rõ về nhau hơn. Trẻ thậm chí bỏ cữ ăn vào giữa đêm và người mẹ không phải lúc nào cũng phải tìm cách để bù lại giấc ngủ còn thiếu nữa. Cùng với việc hiểu biết lẫn nhau, một số thay đổi về mặt thể chất cũng diễn ra. Trẻ mới sinh không uốn tay chân được, cơ thể trẻ cứng nhắc, tay chân co quắp trong khi trẻ 2 - 4 tháng tuổi đã có thể duỗi tay chân và bắt đầu vẫy xung quanh. Trẻ ở độ tuổi này có thể nâng đầu thẳng lên và nhìn ra xung quanh. Trẻ bắt đầu lật từ nằm sấp sang nằm ngửa và vào cuối giai đoạn này, bé đã có thể giữ đầu thẳng ở trục giữa cơ thể trong một thời gian dài.

Mặc dù tay của trẻ vẫn thường nắm chặt nhưng lúc này chúng mở ra ngày một nhiều hơn. Việc điều khiển bàn tay còn rất hạn chế nhưng một người quan sát tinh tế vẫn có thể nhận ra rằng trẻ đang bắt đầu khám phá đôi tay của mình. Ban đầu, trẻ vẫn chưa sử dụng thị giác để nhìn. Trẻ có thể bắt tay này với tay kia, gài bàn tay này vào bàn tay kia rồi lại lấy ra, xoắn các ngón tay vào nhau. Đây chính là hoạt động làm nảy sinh trò chơi với tay của trẻ. Trẻ thích thú với việc nhìn đôi tay

của mình vung vẩy hoặc chụm lại với nhau, đo khoảng cách từ bàn tay này với bàn tay kia và bất thình lình cho một ngón tay hoặc cả bàn tay vào miệng. Đây là biểu hiện đầu tiên của sự phối hợp tay - mắt và khi miệng đã tìm được được bàn tay thì trẻ đã bước vào giai đọan phối hợp tay - mắt - miệng. Cuối cùng thì mọi thứ đều được trẻ đưa lên miệng.

Tất cả những thay đổi thể chất này đi đôi với việc ý thức ngày càng tốt hơn về thời gian đã cung cấp cho cha mẹ/người chăm sóc những đầu mối để lựa chọn đồ chơi và trò chơi. Mặc dù những vận động của tay chân vẫn còn ngẫu nhiên nhưng người lớn cũng có thể lợi dụng đặc điểm này để chơi với trẻ. Khi trẻ nằm trên sàn nhà, có thể để đồ chơi xung quanh để trẻ phản ứng. Những đồ chơi để đánh/đập cũng rất phù hợp với độ tuổi này. Những trò chơi có thể kéo nhẹ nhàng trong trường thị giác cũng rất thú vị khi trẻ đáng chống tay. Khi trẻ đang ngồi trên ghế nhỏ, có thể treo trước mặt những đồ chơi phát ra âm thanh hoặc chuyển động khi đập/đánh hoặc tác động vào. Vì lúc này, đầu của trẻ để ở chính giữa thường xuyên hơn nên cũng có thể treo những đồ vật cơ động trên cũi.

Cuốn sách “Những đồ chơi thông minh” đưa ra rất nhiều gợi ý cho việc tự tạo những, đồ chơi đọc đáo ở nhà. Trẻ ở độ tuổi này cũng đã bắt đầu chơi trò “nói chuyện”. Miệng trẻ lúng búng và bập bẹ không ngớt và bé thích chơi trò “nói chuyện” với ba mẹ, mỗi người hỏi bằng ngôn ngữ của mình và nói theo lượt.

4-6 tháng: Trau dồi vận động, kiểm soát động tác nắmTrong suốt những tháng đầu đời này, những thay đổi trẻ tạo ra thật sự không

để lại nhiều ấn tượng. Trẻ không học bò, học ngồi, học đi hoặc học nói nhưng chính những thay đổi và trau dồi các kỹ năng xã hội, lời nói và thể chất là những tiền đề quan trọng cho những thay đổi rõ rệt ở những tháng tiếp theo.

Ở tư thế nằm ngửa, những cử động của chân tay bây giờ đã có nhịp điệu. Khi chống tay nằm sấp, trẻ có thể nâng đầu và ngực lên khỏi sàn nhà dễ dàng và thậm chí có thể nâng một tay lên để vươn lấy đồ chơi. Khl ngồi trên ghế (dành cho trẻ em), trẻ sẽ vẫn tiếp tục chơi với tay nhưng bây giờ thay vì nhìn những động tác tay vung vẩy tay một cách ngạc nhiên, trẻ chủ động quan sát xem đôi bàn tay đưa ra, đưa vào như thế nào và thậm chí có thể quay đầu hoặc cả đầu và người để nhìn vào tay. Những động tác đánh/đập vào đồ vật trước đó giờ được sử dụng để nắm lấy đồ vật, trẻ thường mở bàn tay ra nhiều lần trước khi có thể lấy được đồ vật

Với các kỹ năng xã hội thì giai đoạn này được xem là giai đoạn “vàng” cho sự phát triển. Được thoát khỏi hầu hết những hành vi và tư thế phản thân và cũng chưa phải trải qua thời kỳ mọc răng khó chịu cũng như nỗi sợ người lạ, trẻ độ tuổi này thực sự dễ gần. Trẻ luôn miệng mỉm cười, toàn thân toát lên vẻ tươi tỉnh với các cử động uốn éo, vui nhộn. Trẻ ít khi im lặng. Các phụ âm b, p và m đôi khi được nối vào các tổ hợp âm “ooo và aaa”. Giai đoạn này không chỉ là giai đoạn “vàng” của trẻ mà còn là giai đoạn thuận lợi để cha mẹ nhìn nhận lại vai trò của mình. Những tháng đầu tiên là giai đoạn cha mẹ phải kiệt sức vì thiếu ngủ và những đòi hỏi sinh lý rất lớn của trẻ mà chủ yếu là chuyện ăn và giặt giũ. Giai đoạn sau giai đoạn này là giai đoạn trẻ đã biết bò, trườn do vậy lúc nào cha mẹ cũng phải theo sát sự vận động của trẻ để đảm bảo an toàn cho bé. Ở giai đoạn này, cha mẹ sẽ phải học cách tạo

ra môi trường vui vẻ cho trẻ vì trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi thường dễ buồn chán vì chưa thể tìm kiếm những đồ vật mới để tự giải trí. Trong khi trẻ có thể yên vị thư giãn trên sàn nhà vài phút thì bé lại lắc lư, ngọ nguậy và kết cục là tự chuyển sang một tư thế khác mà ở tư thế ấy bé có thể không làm gì được nữa. Nếu đặt trẻ vào chiếc ghế cao lót đệm với đầy đồ chơi ở phía trước, bé có thể đẩy tất cả xuống sàn nhà vì lúc này bé vẫn chưa cầm nắm thành thạo. Do vậy, cha mẹ cần giúp trẻ chơi, giúp trẻ di chuyển từ vị trí này tới vị trí khác, thay đổi thứ tự đồ chơi cho trẻ thấy và tạo điều kiện để trẻ tương tác với đồ chơi.

Các loại lúc lắc là những đồ chơi thích hợp nhất cho độ tuổi này. Tuy nhiên, vì trẻ vẫn chưa thành thạo trong các động tác lắc lư, nên các đồ chơi nên là những loại có thể phát ra âm thanh dễ dàng khi khẽ đụng đậy. Khi người lớn đưa lúc lắc cho trẻ, cần kiên nhẫn để hướng dẫn trẻ chơi và chờ đợi cho trẻ đủ thời gian để có thể học kỹ năng mới và cuối cùng thì vươn ra và nắm lấy.

Trẻ thường bắt đầu động tác vươn ra cùng với việc há rộng miệng và hầu hết các động tác há hốc miệng đều do trẻ thích ngậm chiếc lúc lắc. Lúc đầu, trẻ có thể cầm trượt nhưng sau đó trẻ có thể bỏ được tất cả vào miệng để khám phá thêm.

Ngoài đặc điểm dễ dàng phát ra âm thanh, những chiếc lúc lắc nên có kích thước phù hợp với bàn tay của trẻ. Những loại lúc lắc bán ngoài thị trường đa phần đều quá to so với tay trẻ. Những đồ chơi bằng nhựa cũng phù hợp với độ tuổi này vì chúng cho cảm giác xúc giác rõ rệt và dễ nắn bóp. Vì kỹ năng nắm của trẻ đã được cải thiện nên những đồ chơi để cầm, nắm cũng như để ngậm/mút rất phù hợp cho độ tuổi này.

6 – 8 tháng tuổi: Bắt đầu di chuyển; Khám phá bằng miệngTrẻ ở độ tuổi này có hai đặc điểm chính: dùng miệng và di chuyển ban đầu.

Bắt đầu vào khoảng 6 tháng tuổi và tiếp tục ở nhiều tháng tiếp theo, tất cả những thứ nắm được trẻ đều cho vào miệng trước khi thực hiện bất cứ thao tác nào khác trên đồ vật. Phần lớn những chiếc lúc lắc phát ra nhạc đều được khám phá bằng miệng trước khi trẻ lắc và lắng nghe hoặc lắc và nhìn. Có một thực tế là vì đây là giai đoạn mọc răng ở trẻ em nên tất cả những động tác này đều được cha mẹ lấy cớ là do “mọc răng”. Tuy nhiên, ngay cả ở những trẻ mọc răng rất muộn sau này vẫn trải qua giai đoạn khám phá bằng miệng rất dài này và vì thế chúng có thể điều khiển miệng rất tốt.

Phạm vi đạt được sự di chuyển bình thường ở trẻ thường khá rộng. Một số trẻ đạt được kỹ năng lật - duỗi - lật một cách chậm chạp và vụng về cùng lúc với những trẻ đã có thể chống đầu gối và nâng cơ thể lên. Nhìn chung, trẻ ở độ tuổi này đều có sự thôi thúc để phát triển mạnh mẽ. Vì trẻ đã có thể lật từ nằm sấp sang nằm ngửa nên sau đó, trẻ sẽ tiếp tục học cách lật ngược lại. Trẻ sẽ tiếp tục vươn ra và đẩy nhẹ chân lên trước để lấy những đồ vật yêu thích và cuối cùng thì tất cả những động tác này cũng được phối hợp với nhau để tạo thành tư thế truờn - đi bằng 3 điểm: thân mình - cánh tay - cẳng chân. Sau đó, trẻ tiếp tục nâng đầu gối lên và thử đung đưa

cơ thể trên hai bàn tay và đầu gối. Cuối cùng thì trẻ cũng có thể phối hợp tốt và bò nhanh nhưng nên nhớ rằng điều quan trọng ở giai đoạn này là làm sao để trẻ có thể di chuyển được.

Những đồ chơi cho giai đọạn này rất dễ kiếm. Để phục vụ cho sự khám phá bằng miệng, hãy cung cấp các đồ vật đồ chơi làm từ các chất liệu khác nhau và có thể ngậm được. Các loại lúc lắc với nhiều thể loại, mẫu mã, chất liệu khác nhau hiện có bán rộng rãi trên thị trường. Những đồ chơi có thể cầm, nắm vẫn là những vật chơi được ưa chuộng.

Còn nhiều đồ chơi khác rất phù hợp khi trẻ nằm trên sàn. Tuy nhiên, vì trẻ vẫn chưa di chuyển được nhiều nên các loại bóng hiện vẫn chưa thích hợp. Các loại đồ chơi đứng yên hoặc chỉ cơ động trong tầm với của trẻ đều là những vật chơi rất tốt, kích thích trẻ vươn ra lấy hoặc nhoài người về phía trước. Một loại đồ chơi rất thú vị cho lứa tuổi này nữa là giấy vi tính đã xếp sẵn thành lớp (vì trẻ có thể xé từng tờ và cho vào miệng và trẻ nên thực hiện hoạt động này dưới sự giám sát của ba mẹ). Trẻ cũng rất thích vò giấy, cuộn giấy và chơi trò ú - óa với tờ giấy.

Về mặt xã hội, trẻ có những thay đổi khiến người ta sửng sốt. Giai đoạn thân thiện lắc lư, chiu chít với người lạ qua nhanh và thay vào đó là cử chỉ nghiêm trang dò xét từ sau bờ vai an toàn của người mẹ. Bây giờ, trẻ đã biết ai là mẹ và hầu như chỉ muốn gần gũi với những người thân quen (bước tiếp theo sau cử chi nghiêm trang dò xét với người lạ, tất nhiên, trẻ sẽ khóc và giấu mặt sau vai mẹ, nhưng điều này thường xảy đến muộn hơn một chút).

Trẻ 6- 8 tháng tuổi cũng trở nên khá sôi nổi. Sau khi cho đồ vật vào miệng, trẻ thích cầm đồ vật đập lên những bề mặt khác nhau. Trống lục lạc là loại đồ chơi thích hợp nhất cho độ tuổi này. Sau đó, những vật dụng bằng nhôm như đĩa, muỗng, chén, bát để có thể đập/gõ xuống nền nhà cũng là những vật chơi phù hợp. ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu biết sử dụng các loại dụng cụ.

8 - 12 tháng: Khám pháLần đầu tiên trong đời trẻ cảm thấy môi trường xung quanh thật dễ tiếp cận.

Lúc này, trẻ có thể đến bất cứ nơi nào nhìn thấy và muốn tới. Trẻ cực kỳ tò mò. Trẻ thích mọi thứ trong nhà, từ dây điện đến tất cả các đồ lặt vặt; trẻ thậm chí biết mở tủ bếp; và cuối cùng biết kéo mình lên và kéo đổ tất cả những thứ trên bàn. Đây là giai đoạn cần ngăn ngừa sự phá phách của trẻ vì trẻ có thể tiếp cận mọi thứ nhanh chóng. Trẻ chưa hiểu nghĩa của từ “không”. Bất cứ thứ gì trên sàn kể cả chiếc đinh gút, những mẩu lông hay những viên thuốc đều được nhanh chóng cho vào miệng vì lúc này trẻ đã có thể cầm chính xác kiểu gọng kìm. Không cần mua đồ chơi cho trẻ ở giai đoạn này vì bất cứ thứ gì trong môi trường đều là đồ chơi. Điều quan trọng nhất cần nhớ là phải luôn để mắt đến trẻ.

Vì đây là giai đoạn khám phá nên trẻ sẽ thích khám phá những chiếc hộp đồ chơi khi đang ở trong cũi, xe đẩy hoặc trên ghế cao. Một kỹ năng mới trẻ sẽ phát triển trong giai đoạn này là cố ý buông thả đồ vật khi đang cầm nắm. Cho đến khoảng 8 hoặc 9 tháng tuổi, trẻ vẫn chỉ buông/thả đồ vật một cách không chủ định hoặc chi buông/thả khi muốn cầm/nắm một vật khác. Tuy nhiên, lúc này, trẻ đã có

thể chủ định thả đồ vật ra. Trẻ có thể chủ định làm rớt đồ chơi từ trên khay của ghế ăn, rớt đồ hộp từ trên giá đựng hàng của cửa hiệu, rơi những miếng cọ rửa trong nhà tắm. Đây là kỹ năng rất mới, rất thú vị đối với trẻ và một khi trẻ đã biết, bé sẽ thực hiện và tiếp tục luyện tập.

Trẻ ở độ tuổi này thích lấy đồ vật từ trong các đồ đựng ra ngoài. Do vậy, người lớn nên bỏ những vật dụng quen thuộc như muỗng, nắp hộp, hình khối và bất cứ thứ gì có kích thước an toàn, chất liệu hấp dẫn vào trong các hộp đựng để trẻ lấy ra, bỏ vào.

Giai đoạn này, trẻ có thể bò rất tốt do vậy bé thường thích bò sau quả bóng đang lăn. Cha mẹ có thể sử dụng những quả bóng với kích thước, màu sắc, kết cấu khác nhau để kích thích trẻ di chuyển.

Trẻ 8 - 12 tháng tuổi thường quấn quýt bên cha mẹ và có thể khóc khi mẹ chỉ đi đâu đó rất nhanh (đi vệ sinh). Khi ra ngoài, trẻ rất sợ người lạ và thường ngần ngại khi người khác bế. Điều này chứng tỏ trẻ đã hiểu một phần khái niệm về tính bất biến của sự vật. Trước giai đoạn này, trẻ đã thể hiện sự ngập ngừng/nghi ngờ (không hồ hởi) với những thứ xảy ra mà không thể nhìn thấy, chẳng hạn: một nguời đang dời khỏi phòng rồi không thấy đâu nữa hay một đồ chơi rớt xuống rồi biến mất. Tuy nhiên, vào khoảng 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nhận ra rằng sự sống không dừng lại ở đó. Trẻ bắt đầu tìm nhưng đồ vật bị rơi xuống và nghi ngờ đi tìm mẹ. Đây là giai đoạn rất thú vị để chơi trò ú òa và trốn tìm: Che một phần đồ vật để hoặc để hở khuôn mặt bạn một chút để trẻ đi tìm.

Trẻ ở giai đoạn này thực sự đang trên đường học cách sử dụng công cụ. Trẻ vui sướng đập/nện tất cả đồ vật vào nhau và hiểu được khái niệm “hành động - kết quả”: khi dùng một vật đập lên một vật khác thì sẽ gây ra một điều gì đó. Rất nhiều đồ chơi có thể sử dụng cho độ tuổi này, đặc biệt là những đồ chơi có gắn nhạc.

12 - 24 tháng: Hoạt động tích cựcTrẻ 1 – 2 tuổi rất ít khi ở yên. Trẻ có thể đi và sẽ đi thường xuyên. Trẻ có thể

bò và sẽ bò. Giai đoạn này trẻ thường xuyên bị ngã và cha mẹ phải dỗ dành trẻ rất nhiều. Khả năng thể chất của trẻ đã vượt xa khả năng trí tuệ. Trẻ không thể đoán trước hệ qụả những hành động của mình - mỗi lần làm điều gì thì đó đều là lần đầu tiên. Chẳng hạn, nếu trẻ ném một cái cốc xuống cầu thang và bị bể thì không có nghĩa điều đó sẽ không lặp lại nữa, trẻ sẽ không nghĩ được rằng nếu làm nữa thì sẽ bị mẹ mắng. Đơn giản là trẻ không nhớ và cũng không thế đoán biết được.

Trẻ trở nên cực kỳ tò mò và khi những kỹ năng thể chất phát triển mạnh mẽ thì cả thế giới đều là sân chơi của trẻ. Cha mẹ có thể sẽ hơi bị tuyệt vọng trong giai đoạn năng động này của trẻ, và băn khoăn liệu con họ lại có thể sẽ ngồi yên lặng không, chỉ với mục đích là bớt việc đuổi theo trẻ. Cha mẹ phải hiểu rằng trong năm tuổi này, đứa trẻ cần di chuyển để vui chơi. Sẽ có những lúc yên lặng nhưng chắc chắn rất ngắn.

Tất cả quá trình này rất rõ ràng là thực hiện luyện tập, và việc luyện tập là điều chúng ta cần khuyến khích. Tất cả các đồ chơi cơ động đều phù hợp cho giai đoạn này. Rất nhiều đồ chơi phát triển vận động thô là những vật chơi lý tưởng cho

độ tuổi này. Một thay đổi căn bản khác cũng xuất hiện trong suốt năm thứ hai của cuộc đời là khả năng bắt chước tăng lên. Trẻ có thể lấy bất cứ thứ gì để làm thành một chiếc cốc, làm thêm một chiếc nắp có nhiều lỗ li ti rồi giả bộ như đang dùng nó để uống nước. Trẻ cũng có thể lấy một chiếc lược và chải lông cho chú gấu bông yêu quý. Sự bắt chước này sẽ làm nảy sinh những trò chơi mang tính bẳt chước, khởi đầu của sự khám phá thực sự về một dạng trò chơi. Kiểu chơi này sẽ phát triển sâu hơn khi trẻ bước vào năm tuổi thứ ba. Những đồ chơi phục vụ cho trò chơi bắt chước trong suốt năm thứ hai thường được dựa trên kinh nghiệm của trẻ và chủ yếu là những đồ chơi tự làm ở nhà.

Trẻ 1-2 tuổi đã có thể ngồi và chơi với đồ chơi trong thời gian dài miễn là đồ chơi phải đủ hấp dẫn để lôi cuốn trẻ. Kỹ năng của đôi bàn tay đã phát triển nhưng nếu đồ chơi không thú vị, trẻ sẽ thao tác trên đồ chơi đó rất nhanh và chuyển sang đồ vật khác. Những đồ chơi phát ra tiếng nhạc cực kỳ hấp dẫn trẻ ở độ tuổi này.

Sách cũng là một thứ khác lôi cuốn trẻ ở độ tuổi này. Không có gì giúp trẻ và cha mẹ gần gũi nhau như khi cùng đọc sách. Những quyển sách chắc chắn làm từ giấy cát - tông là những đồ chơi thực sự hấp dẫn trẻ nhỏ vì giống như một phép màu, tranh ảnh thay đổi nhanh chóng mỗi khi lật sang trang khác. Có rất nhiều sách hiện đang bán trên thị trường được vẽ rất sắc nét, màu sắc tươi sáng và được trình bày mỗi trang một hình ảnh. Khi tiếp xúc với những quyển sách này, trẻ có thể nhận ra những bức tranh, những hình ảnh đã biết trước đó.

2 - 3 tuổi: Sắp xếp cuộc sống của mình: Thao tác trên đồ vật và ngườiVào khoảng sinh nhật lần thứ hai, cha mẹ bắt đầu có xu hướng nghĩ về con họ

như một trẻ nhỏ chứ không còn là trẻ sơ sinh nữa. Thực tế thì lúc này, thể chất của trẻ đã phát triển rất mạnh.

Các kỹ năng vận động thô tiến triển rõ rệt trong suốt hai năm đầu đời. Trẻ có thể nâng, máng xách, trèo, rướn, chạy, đá, ném và thậm chí vụng về bắt bóng. Phải hoàn thành rất nhiều, kỹ năng này trong suốt năm thứ hai, trẻ không thể ở trong tình trạng di chuyển liên tục như ở năm trước.

Đây là độ tuổi của những đồ chơi mang tính giáo dục. Các kiểu trò chơi như phân loại theo hình dạng, kích thước, ghép tranh ảnh, miếng ghép, màu sắc đều rất lôi cuốn trẻ ở độ tuổi này. Những hộp đồ chơi để phần loại theo hình dạng, những đồ chơi chồng/lồng vào nhau, đồ chơi xâu chuỗi và những đồ chơi sử dụng cả hai tay đều là những đồ chơi thích hợp cho trẻ và có thể sử dụng lại nhiều lần.

Tro chơi với những miếng ghép rất phù hợp và lôi cuốn trẻ 2 tuổi. Phần lớn các em đều có thể thực hiện động tác lắp ghép trên những bảng ghép chỉ có một lỗ. Có nhiều miếng ghép loại này trên thị trường. Trẻ thích nhìn lén bức tranh ẩn phía dưới mỗi miếng ghép, ở cuối năm thứ hai, nhiều trẻ có thể lắp thành thạo từ 5 - 10 miếng ghép, có nhiều trò chơi lô tô dùng cho trẻ nhỏ cụng có thể sử dụng để trệ 2 tuổi ghép tranh ảnh. Mặc dù không phải trò chơi lô tô hoặc luyện trí nhớ nào cũng hấp dẫn trẻ nhung việc phải, tìm những tranh ảnh giống nhau có thể làm trẻ tò mò.

Tuy nhiên, phụ huynh và giáo viên cần thực sự thận trọng, đừng quá nhấn mạnh tầm quan trọng của những đồ chơi mang tính giáo dục. Sự thật là trẻ em thích

những đồ chơi này và chúng cũng rất quán trọng đối với sự phát triển của trẻ nhưng đây chỉ là một loại đồ chơi trong rất nhiều loại đồ chơi đa dạng, phong phú lúc này, trò chơi tưởng tượng cũng đang phát triển mặc dù nó chưa phải là trò chơi làm trẻ ba tuổi say mê. Trẻ hai tuổi cũng đã thể hiện khả năng bắt chước một số hoạt động thực tế khi chơi với các vật dụng như bộ ấm trà, bộ rửa chén, bát và khi bước sang tuổi thứ ba, trẻ đã có khả năng trừu tượng hóa các hoạt động này. Trẻ hiểu rằng một miếng nhựa được gắn mút cao su có thể tượng trưng cho chiếc giường người ta hay nằm hoặc một miếng nhựa hình bán nguyệt lõm ở giữa là chiếc ghế ngồi và những hình trụ được gắn thêm một hạt bẹt trên đầu tượng trưng cho người. Ban đầu, trí tưởng tượng của trẻ có thể chưa phong phú do ngôn ngữ còn hạn chế nhưng ít nhất lúc này trẻ có thể thực hiện các động tác như để người nằm trên giường hoặc ngồi vào ghế. Các đồ chơi và trò chơi mang tính sáng tạo như vậy sẽ cuốn hút trẻ trong nhiều năm nhất là khi khả năng tưởng tượng càng phát triển cao hơn.

Việc chơi với trẻ khác ở giai đoạn này là khó khăn nhất. Trẻ hai tuổi chưa có khái niệm về sự sỡ hữu hoặc sẻ chia. Lúc này, hành động của trẻ chỉ mang tính bản năng: “Tôi thấy, tôi muốn và tôi lấy”. Các bà mẹ cố gắng cho những trẻ hai tuổi chơi chung với nhau nhưng những cuộc “chơi chung” này thường thấm đẫm nước mắt mỗi khi có một trẻ lấy một đồ chơi của trẻ khác và sau đó bị xô đẩy bởi một trẻ thứ ba,... Những trò chơi ngoài trời, trong đó mỗi trẻ đều có đồ chơi như xe đạp, xẻng xúc cát,... thường ít gây xô xát hơn.

Những trẻ thích xem sách hình từ khi còn một tuổi thì nay có thể bắt đầu làm quen với những quyển sách truyện tranh ít chữ. Những câu chuyện cổ tích được kể đi kể lại cũng rất hấp dẫn đối với trẻ hai - ba tuổi.

3 - 5 tuổi: Sự tưởng tượng và xã hội hóaTrẻ 3 - 5 tuổi đã có những kỹ năng làm người ta phải ngạc nhiên. Các cử động

lớn của trẻ đã trở nên chính xác và gọn gàng khiến chúng ta liên tưởng đến sự điều khiển của một người đã trưởng thành. Bàn tay đã đủ khéo léo để có thể vẽ và cắt về mặt xã hội, trẻ đã học được rất nhiều những quy định xã hội và năn nỉ được chơi với bạn bè cùng tuổi. Về mặt tình cảm, trẻ đã biết lo lắng và có lòng trắc ẩn. Về mặt nhận thức, trẻ đã có thể trừu tượng hóa mọi việc.

Cung cấp vật chơi cho trẻ ở độ tuổi này cũng bao gồm cả việc cung cấp bạn chơi. Hầu hết mọi thứ thích làm trẻ đều thích thực hiện cùng với bạn bè vì thế, hầu như mọi trẻ em ở độ tuổi này đều thích đến trường Mầm non. Những dụng cụ ở sân chơi sẽ rất phù hợp với sự phát triển và luyện tập những cử động của các cơ lớn. Trẻ 3, 4, 5 tuổi thích trèo lên các dụng cụ ở sân chơi như thang leo, ván trượt,...và học cách lắc xích đu. Nhảy trên một tấm nệm cũ cũng là một hoạt động làm cho trẻ thích thú đặc biệt khi trẻ nhảy từ một bề mặt hơi cao xuống mặt đệm. Sự sợ hãi ở trẻ hai tuổi đã được thay thế bởi sự đề phòng và sự khôn ngoan trong việc đoán biết cái gì có thể an toàn, cái gì quá cao để với hoặc cái gì là quá nhanh. Những vật cản trong nhà chính là những cơ hội để trẻ chạy, nhảy, bò, trèo lên trên, xuống dưới hoặc ngang qua mặc dù có thể sẽ mạo hiểm.

Chơi trong nhà thường đến một mục đích, đó là sự sáng tạo. Trẻ lúc này hứng thú rất cao trong các hoạt động vận động tinh với đất sét, bột nhào, hình khối, hạt

bẹt, miếng ghép, kéo, giấy, hồ, keo dán. Trẻ thích dùng các hình khối chồng lên nhau, lắp vào nhau và dành rất nhiều thời gian để chơi các trò chơi xây dựng như : xây nhà, xây tháp, làm xe hơi hoặc trạm vũ trụ. Nếu quan sát tinh tế, sẽ thấy được sự khác nhau giữa các hoạt động xây dựng có mục đích và những hoạt động xếp/chồng ngẫu nhiên ở trẻ 2 tuổi. Hai thuộc tính nhận thức đã thay đổi ở độ tuổi này đó là khả năng trừu tượng hóa và khả năng lập kế hoạch. Khi nhìn và xem xét một hình hộp chữ nhật màu đỏ bằng nhựa, trẻ có thể phác họa ngay trong đầu một hình ảnh trí tuệ khác, chẳng hạn: “Nếu mình lắp thêm những chiếc bánh, cái này sẽ trở thành chiếc xe hơi” hoặc “Nếu mình xếp chúng thành một hàng liên tục thì sẽ được một bức tường”. Chơi với bột nhào cùng với việc sử dụng các dụng cụ khác nhau để cắt, ấn, thọc và nặn hình cũng là một hoạt động yêu thích của trẻ. Nếu như trẻ hai tuổi chỉ đơn giản thích nắn, bóp bột nhào thì trẻ ba, bốn tuổi đã có thể sử dụng bột nhào để làm bánh thịt chiên giòn hoặc bánh bitsa hay bánh sinh nhật.

Điểm khác biệt và nổi trội nhất của trẻ từ 3 - 5 tuổi chính là sự tưởng tượng được thể hiện rõ rệt trong trò chơi giả bộ. Nhóm trẻ 4 tuổi ở trường Mẫu giáo có thể diễn kịch với trang phục, tên nhân vật giống như trong kịch bản ngay tại chỗ: “Tôi là mẹ, bạn là bố và bạn trai kia là em bé, bạn phải đi đón người trông trẻ nhưng bà ấy bị ốm”.

Chơi thử nghiệm giúp trẻ có cơ hội thử nghiệm nhiều vai diễn và luật chơi, giả bộ giải quyết các vấn đề, điều khiển sức mạnh, chia sẻ và theo lượt. Người lớn cần tạo điều kiện để trẻ thực hiện kiểu chơi này trong đó cần thiết nhất là không gian, vật chơi và bạn chơi. Các vật dụng cần thiết thường là nhũng đồ trang trí mũ, quần áo phế thải, giầy, nữ trang của người lớn. Trẻ 3-4 tuổi rất thích những loại quần áo càng lộng lẫy, rực rỡ. Có thể mua những loại vải như vậy ở những cửa hàng bán đồ cũ, giá rẻ.

Các đồ đựng thức ăn bằng nhựa hoặc những đồ hộp phế thải như giá đựng trứng, hộp ngũ cốc, hộp cà phê, hộp sữa đều giúp trẻ nấu được những bữa ăn tuyệt vời bằng trí tưởng tượng.

Một số bộ đồ chơi tưởng tượng khác cũng rất cần cho trẻ ở độ tuổi này, đó là bộ công cụ khám bệnh, máy đếm tiền, các loại xe hơi, xe tải đồ chơi, các hình khối. Những hình khối có thể lắp ghép vào nhau là những đồ chơi thú vị, hiện đại nhưng cũng đừng quên rằng trẻ cũng cần chơi với những hình khối bằng gỗ truyền thống.

Tất nhiên là trẻ không thể dành hết thời gian cho trò chơi tưởng tượng vì xung quanh cuộc sống của bé còn rất nhiều những đồ chơi khác vừa hấp dẫn vừa có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng, đặc biệt là những khi trẻ chỉ chơi một mình. Những đồ chơi kiến tạo, những mẫu hình và mẫu thiết kế khác nhau, trò chơi lắng nghe, ghép hình và những trò chơi phát triển ngôn ngữ tất cả đều giúp cho cuộc sống của trẻ vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.

Trẻ bốn - năm tuổi đã bắt đầu nhận biết về số. Để giúp trẻ phát triển khả năng này, người lớn có thể sử dụng các bộ đồ dùng học tập giới thiệu về số hiện có bán rộng rãi trên thị trường.

Óc Khôi Hài — Điều Chỉnh Từ Tài Liệu Hướng Dẫn Phát Triển: Học Qua ChơiKhi chọn đồ chơi cho một trẻ, điều quan trọng nhất là phải quan sát để biết

hiện tại trẻ có thể làm được gì và những gì trẻ đang bắt đầu thành thạo thay vì áp dụng một cách cứng nhắc những chỉ dẫn về độ tuổi. Biểu đồ dưới đây có thể được sử dụng như một chỉ dẫn cho việc lựa chọn các hoạt động chơi phù hợp với độ tuổi phát triển của mỗi trẻ.

Khi trẻ có thể Cung cấp Khuyến khích0 – 3 thángDùng mắt theo dõi đồ vật Những vật cơ động (có

nhạc hoặc im lặng), gươngChuyển động mắt, chú ý tới các chuyển động

Phản ứng với âm thanh bằng cách quay đầu hoặc cử động cơ thể

Những vật cơ động có nhạc, ra đi ô, những chiếc lúc lắc

Lắng nghe, dõi theo âm thanh

Khi trẻ có thể: Cung cấp: Khuyến khích:Nắm đồ vật khi được cho vào tay

Những chiếc lúc lắc nhỏ có tay cầm

Nắm/Nhận biết cơ thể

4 – 5 thángChống hai tay nâng đầu lên khi nằm sắp

Đặt những vật cơ động, radio, vật chuyển động bằng cách lên dây cót trong tầm nhìn của trẻ khi nằm sấp

Sức mạnh của cơ cổ và cơ lưng

Mỉm cười khi nhìn vào mình

Những chiếc gương Các hành vi mang tính xã hội

Cho đồ vật vào miệng Những chiếc lúc lắc có màu sặc sỡ và có tay cầm nhỏ

Kích thích miệng, các cử động đưa tay lên miệng, nhận biết cơ thể

Dùng chân đá Những quả bóng mềm, những viên gạch làm bằng bọt biển

Nhận biết cơ thể

Vươn ra lấy đồ vật Những đồ chơi được treo lên, lúc lắc, đồ chơi trong cũi

Nhắm và nắm, nhận biết về thị giác, thính thác, cơ giác và vận động.

6 thángTự chống tay lên khi nằm sấp/một tay vươn ra

Những đồ chơi có thể di chuyển khi sờ/đụng

Sự di chuyển (lật, thay đổi trọng lực, trườn)

Ngồi dựa Những quả bóng, đồ chơi thú vị ở trước mặt

Khám phá bằng hai tay

Nắn, ấn đồ vật Những đồ chơi có thể nắn/ấn

Cầm nắm vụng về, di chuyển để tạo ra kết quả (hành động – kết quả), chẳng hạn: di chuyển đồ vật, phát ra âm thanh)

Chơi bằng cách đập đồ chơi

Các hình khối Hai tay phối hợp chơi ở giữa cơ thể, phối hợp tay – mắt

7 – 8 thángDùng hai tay và đầu gối Đẩy những đồ chơi có thể Khả năng tự di chuyển/các

nâng người lên di chuyển dễ dàng kỹ năng tiền bòTự ngồi trong chốc lát Đồ chơi dễ di chuyển, đồ

chơi để ngậmNgồi thăng bằng, phối hợp tay mắt

Chuyển từ tay này sang tay kia

Các hình khối, những chiếc lúc lắc

Tập cầm và buông/thả, chơi ngay phía trước trục giữa cơ thể

Kéo dây Những đồ chơi được treo lên

Nhận ra hệ quả của cử động cầm nắm

Thao tác trên những chiếc chuông, chơi với những đồ chơi phát ra âm thanh

Những chiếc chuông, những đồ chơi phát ra âm thanh

Phân biệt âm thanh, cunng cấp các kích thích

Khi trẻ có thể: Cung cấp: Khuyến khích:Bắt chước âm thanh Gương, điện thoại, ra đi ô

dành cho em béBắt chước một vài động tác, cử chỉ đơn giản.

9 thángTự ngồi một mình Xích đu, ngựa lắc, những

quả bóng, đồ chơi sử dụng 2 tay

Ngồi cân bằng, các phản ứng bảo vệ

Bắt đầu bò Đẩy đồ chơi Sự vận động và di chuyểnKéo mình đứng lên Bàn ghế, đồ đạc trong

phòng hoặc xung quanh chỗ trẻ chơi

Phối hợp các cử động vận động thô. Tự tin và độc lập

Thọc ngón tay và thăm dò

Những đồ chơi, đồ vật tạo ra phản ứng khi thọc tay vào

Gia tăng sử dụng tách biệt ngón trỏ

Kéo quân cắm ra khỏi bảng cắm

Bảng cắm, đồ chơi với quân cắm hình người/hình đồ vật

Sử dụng cách cầm ngón cái đối diện với các ngón còn lại

10 thángDùng đồ vật này đánh vào đồ vật khác

Những chiếc trống, đàn gỗ, chai lọ, nồi xoong

Tăng cường phối hợp tay – mắt

Bỏ vào/lấy ra (các loại đồ đựng)

Những chiếc thùng, hộp bỏ đồ vật theo từng loại, những chiếc tách, những hình khối

Bắt đầu hình thành các kỹ năng nhận biết không gian, phối hợp tay - mắt

Cầm theo kiểu ngón cái đối diện với các ngón còn lại

Bảng cắm, quân cắm hình người/hình đồ vật, những hình khối

Phối hợp tay – mắt ở mức cao hơn

Xem xét các đồ vật có kích thích hình ảnh/âm thanh

Những đồ chơi phồng hơn Tìm những đồ vật bị giấu đi

11 thángĐi từng bước có trợ giúp (bước đi khi đang sựa vào đồ vật, đi men)

Bàn ghế, những đồ chơi lớn cố định

Đứng cân bằng, di chuyển kết hợp tay – chân cân đối, tự tin

Bắt chước vẽ nguệch ngoạc trên giấy

Bút chì loại to, giấy Cầm kiểu gọng kìm cả hai bên tay, tiếp tục trau dồi kỹ năng phối hợp – mắt

1 tuổiBước đi có hỗ trợ. Đi độc lập trong chốc lát

Xe tập đi trẻ con, đồ chơi có bánh xe vừa đi vừa đẩy

Trau dồi kỹ năng giữ thăng bằng, phối hợp những cử động cơ thể lớn/thô

Thả bóng/đẩy bóng Những quả bóng lớn Phối hợp hai bên người, phối hợp nắm - thả

Tháo nắp hộp Những chai đựng/hộp đựng lớn

Phối hợp hai tay

Khi trẻ có thể: Cung cấp: Khuyến khích:Tháo rời những chiếc vòng chồng lên nhau

Những đồ chơi để xếp chồng lên nhau hình tròn

Phát triển sự phối hợp tay – mắt ở mức cao hơn

Bỏ vào những lỗ cắm lớn Bảng cắm/quân cắm hình người

Phối hợp tay – mắt, nhận thức không gian

Thích làm theo nhịp điệu Những đồ chơi phát nhạc Bắt chước những âm thanh đơn giản, cử động cơ thể theo nhạc

15 thángĐi độc lập Xe tập đi trẻ con, đồ chơi

để đẩy/kéoĐứng thăng bằng tốt hơn và đi được độc lập

Ném đồ vật Những quả bóng Phối hợp hai bên ngườiXây tháp hai hình khối Những hình khối, bộ xếp

chồng/lồngTrao dồi kỹ năng buông/thả, nhận thức không gian

Bỏ đồ vật vào hộp hoặc lấy ra có mục đích

Những chiếc tách, hình khối, hộp thư, hộp cát - tông

Phân biệt hình dạng đơn giản, phối hợp tay – mắt

Bỏ miếng ghép hình tròn vào bảng ghép

Những bảng ghép đơn giản

Phân biệt hình dạng qua thử và sai

Duy trì tư thế ngồi cân bằng khi thực hiện động tác theo các hướng khác nhau

Những đồ chơi để nhún, lắc loại lớn

Tiếp tục rèn khả năng giữ thăng bằng

18 thángĐi nhanh, ít khi ngã. Giữ thăng bằng tốt

Những đồ chơi để trèo, những đồ chơi để rèn khả năng thăng bằng

Rèn khả năng đứng thăng bằng

Tự ngồi vào ghế Ghế trẻ em Sự tự lập, trèoCầm đồ vật khi đang bước đi

Những chiếc hộp, những chiếc xô

Phối hợp cơ thể kkhi đang duy trì tư thế thăng bằng

Xây tháp cao bằng nhiều hình khối

Những hình khối, đồ chơi xếp chồng/lồng vào nhau

Phối hợp tay – mắt, các hoạt động xây dựng đơn giản

Bắt chước gạch trên giấy Bút chì màu ngòi to, giấy Các kỹ năng tiền viết và sao chép theo mẫu, phối hợp tay – mắt tinh vi hơn

Chơi với những quân cắm nhỏ hơn (2,5 – 3 cm)

Bảng cắm, quân cắm hình người

Rèn kiểu cầm kéo

Thích sách có tranh ảnh đơn giản hoặc những bức tranh đơn giản

Những quyết tranh đơn giản, những miếng ghép có thể lấy ra dễ dàng, những miếng ghép theo bộ

Phát triển ngôn ngữ

Bỏ hai miếng ghép vào bảng ghép 2 lỗ

Những bảng ghép đơn giản

Phân biệt hình dạng, nhận thức hình thể/không gian

Khi trẻ có thể: Cung cấp: Khuyến khích:Sử dụng được các hạt bẹt lớn

Các loại hạt bẹt kích thước lớn bằng nhựa, bằng gỗ

Củng cố sự phối hợp tay – mắt, nhận thưc không gian

Thích âm thanh, tiếng huýt sáo, nhịp điệu

Băng ghi âm, ra đi ô, hộp nhạc, nhạc cụ

Phối hợp các cử động cơ thể theo nhịp , kích thích ngôn ngũ

2 tuổiTự di chuyển khi ngồi trên đồ chơi có bánh

Những đồ chơi lớn/xe tải có bánh

Phối hợp chân để tự di chuyển

Đá bóng Những quả bóng lớn Giữ thăng bằng khi đứng một chân trong chốc lát

Lật từng trang sách một Những quyển sách Phối hợp tay – mắt tinh vi hơn, nhận biêt xúc giác

Làm các động tác vẽ hình tròn trên giấy

Bút chì và giấy Cải thiện kỹ năng sao chép theo mẫu

Xâu hạt loại 2,5 cm Hạt bẹt Các kỹ năng phối hợp tay – mắt, nhận thức không gian

Biết những bộ phận chính của cơ thể

Búp bê, gương, tranh ảnh, miếng ghép

Nhận biết cơ thể

2,5 – 3 tuổiĐẩy và kéo những đồ vật lớn để đi qua chướng ngại vật

Những xe tải lớn, các dụng cụ chơi

Nhận biết về bản thân mình và mối qua hệ với một đồ vật khác trong không gian

Bắt được quả bóng lớn Những quả bóng Phối hợp hai bên cơ thể nhịp nhàng tại trục giữa cơ thể

Lắp được một đồ chơi có vít

Đồ chơi có các hành động bắt vít

Nâng cao chất lượng phối hợp hai bên cơ thể để thực hiện những hoạt động phức tạp hơn

Bắt đầu bắt chước vẽ đường thẳng và những hình dạng đơn giản

Bút chì to, giấy Sao chép, nhận biết hình dạng có thể là nền tảng của các hoạt động phức tạp hơn

Thao tác trên đất sét Bột nhào, bột đất sét Cử động tách biệt các ngón tay, ức mạnh của bàn tay

Cắt bằng kéo Những chiếc kéo an toàn Sức mạnh và sự phối hợp

của hai bang tayXâu hạt loại 1,3cm Những hạt bẹt nhỏ hơn Phối hợp hai tay, các kỹ

năng nhận thức không gian

Khi trẻ có thể: Cung cấp: Khuyến khích:Ghép tranh ảnh Những quyển sách, quân

cờ lô tô, đô – mi – nôHọc các khái niệm giống nhau và khác nhau

Ghép những màu cơ bản. Gọi tên một hoặc hai màu

Những chiếc bảng ghép, miếng ghép màu, những bộ đồ chơi ghép hình

Học các khái niệm màu sắc giống và khác nhau

Biết những hình dạng đơn giản

Những miếng ghép gài vào nhau đơn giản

Giải quyết vấn đề, phân biệt hình dạng va màu sắc

Nhận biết to và nhỏ Những hình khối để xếp chồng, quân cắm, vòng xếp chồng theo hình tháp, các đồ vật có nhiều kích thước khác nhau trong môi trường

Nhận biết và phân biệt theo kích thước

Buộc dây trang trí cho những tấm thiệp đơn giản

Những chiếc giầy, thiệp buộc dây

Phối hợp tay – mắt

Thích những câu chuyện Sách truyện Phát triển ngôn ngữ, chú ý đến những chi tiết và ghi nhớ

Thích chơi nước Đồ chơi với nước, các miếng bọt biển

Kích thích xúc giác, nhận biết cơ thể

3 tuổi – 4 tuổiNhảy lò còNém, bắt và đá bóngTrèo rất nhanh

Trèo lên các dụng cụ chơi, các loại dây, xích đu, bóng,…

Đạt được sự nhanh nhẹn và cân bằng, sưc mạnh cơ bắp

Tô hoặc sao chép các hình dạng

Tô theo các mẫu khác Tăng cường các kỹ năng tiền viết

Xây tháp cao hơn/sử dụng những nguyên vật liệu mang tính chất xây dựng

Những hình khối, những bộ dụng cụ đơn giản, các bài tập rèn luyện kỹ năng nhận thức hình thể và không gian

Phối hợp tay – mắt, tăng cường các kỹ năng nhận thức không gian và hình thể

Gọi tên các màu Quân cờ đô – mi – nô, trò chơi sử dụng tên màu/phân biệt

Hiểu biết về các màu khác nhau

Chơi trong nhóm 2 hoặc 3 trẻ

Những trò chơi đơn giản Chơi phối hợp các hành vi xã hội

Phân loại/so sánh các vật dụng và tranh ảnh

Các trò chơi lô tô, phân loại vật dụng

Các kỹ năng phối hợp tay – mắt tinh nhạy, sự phân biệt không gian, phát triển khái niệm

Hoàn thành những miếng Những miếng ghép có độ Giải quyết vấn đề và phát

ghép phức tạp hơn khó hơn triển ngôn ngữ, phân biệt hìn dạng và màu sắc

Biểu lộ sự nhận biết về số Những trò chơi đô – mi – nô bằng chữ số, những trò chơi xúc xắc đơn giản

Nhận biết về số lượng, những trò chơi đơn giản, có luật

Khi trẻ có thể: Cung cấp: Khuyến khích:Tham gia vào các trò chơi tưởng tượng

Những vật nhỏ mang tính biểu trưng hoặc trang phục sân khấu để chơi trong nhà

Phát triển ngôn ngữ, các kỹ năng xã hội

4 tuổi – 5 tuổiLên kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ

Các công cụ để phát họa và sang tạo

Thực hành lập kế hoạch, sử dụng các kỹ năng trình bày bằng lời

Sao chép hình dạng và các con chữ

Các chữ cái gắn nam châm, các chữ cái, bảng con viết phấn

Đánh vần đơn giản và nhận dạng chữ cái

Tô màu bên trong đường viền

Sách, tranh ảnh để tô màu Các kỹ năng nhận thức không gian cần thiết cho việc học tập

Ghép những miếng ghép phức tạp hơn

Miếng ghép các cảnh phim, kịch, các câu chuyện

Hoàn thành những miếng ghép dựa trên hình ảnh hoặc các ký hiệu thay vì hình dạng

Hiểu luật của những trò chơi đơn giản

Những trò chơi tranh đua đơn giản

Thực hành phân tích các chiến lược “thắng và thua”, giải quyết vấn đề, tăng thời gian chú ý

Buộc dây giầy Giầy đồ chơi có dây, thiệp cột dây, giầy to

Phối hợp vận động tinh, độc lập trong các hoạt động chăm sóc cá nhân

5 tuổi – 6 tuổiThích các hoạt động thăng bằng

Những vật dụng để trèo, để trượt: ván trượt, giày pa tanh,…

Phối hợp hai bên cơ thể, tăng khả năng giữ thăng bằng

Nảy bóng Những trái bóng có kích thước khác nhau

Sử dụng phối hợp tay thuận, phối hợp hai bên cơ thể

Cắt, dán, sử dụng công cụ vẽ

Kéo, hồ dán, cọ vẽ,… Phối hợp bàn tay tinh vi, cầm kiểu đối lập các ngón tay

Sử dụng kim khâu lớn, vá những mũi khâu lớn

Những đồ chơi cột dây, bộ dụng cụ khâu vá

Phối hợp tay thuận, cầm kiểu đối lập các ngón tay

Hoàn thành chỉ dẫn 2 – 3 bước theo mẫu

Bộ công cụ chỉ dẫn Lập kế hoạch hành động, giải quyết vấn đề

Viết các chữ cái theo kiểu chữ in

Bút chì, bảng đen, đồ chơi viết chữ cái

Sao chép/các kỹ năng viết chữ

Định nghĩa những từ đơn giản, cấu tạo của những

Những trò chơi với các từ đơn giản

Phát triển ngôn ngữ

đồ vật đơn giản

Khi trẻ có thể: Cung cấp: Khuyến khích:Phân biệt được hai âm thanh gần giống nhau

Những đồ chơi/trò chơi đòi hỏi phải lắng nghe một mình

Phân biệt âm thanh

7 tuổiĐánh bóng Những quả bóng, gậy

đánh bóngPhối hợp hai bên cơ thể, các kỹ năng lập kế hoạch vận động

Vỗ theo nhịp Bang cát – sét hoặc CD, dụng cụ đánh nhịp

Lập kế hoạch vận động, sự nhận biết cơ thể

Sử dụng bàn tay thành thạo với những ngón tay đối nhau

Bộ công cụ thủ công, bộ dụng cụ xây dựng có những chi tiết nhỏ

Tăng khả năng phối hợp tay thuận