Ủy ban nhÂn dÂn cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt...

6
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐĂK HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /KH-UBND Đăk Hà, ngày tháng năm KẾ HOẠCH Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn huyện Thời gian gần đây, tình hình cháy, nổ diễn biến phức tạp, đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn, nhất là đối với các công trình trọng điểm, nhà rông văn hóa , gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 (sau đây viết tắt là Luật PCCC); Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội thông qua ngày 27/11/2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; nhằm chủ động triển khai hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây viết tắt là PCCC và CNCH) trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn huyện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tăng cường công tác phòng ngừa cháy, nổ, tổ chức tốt công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cũng như thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra. 2. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia hoạt động PCCC, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC; khuyến khích xã hội hóa công tác PCCC và CNCH. 3. Xác định rõ nhiệm vụ PCCC và CNCH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Trong công tác phòng cháy và chữa cháy phải lấy phòng ngừa là chính; tập trung chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy với phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ). 4. Việc triển khai thực hiện công tác PCCC và CNCH phải đồng bộ, nghiêm túc, bảo đảm theo đúng chức năng và phân công nhiệm vụ của kế hoạch này. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM Tiếp tục bám sát nội dung: Luật PCCC, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư; Kế hoạch số 92-KH/TU ngày 28/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 47 -CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; các văn bản của UBND tỉnh, như: Kế hoạch số 3033/KH-

Upload: others

Post on 12-May-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN ĐĂK HÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-UBND Đăk Hà, ngày tháng năm

KẾ HOẠCH

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và

cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn huyện

Thời gian gần đây, tình hình cháy, nổ diễn biến phức tạp, đã xảy ra nhiều

vụ cháy lớn, nhất là đối với các công trình trọng điểm, nhà rông văn hóa, gây

thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc Luật

Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật

Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 (sau đây viết tắt là Luật PCCC); Nghị

quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội thông qua ngày 27/11/2019 về tiếp tục

hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng

cháy và chữa cháy; nhằm chủ động triển khai hiệu quả công tác phòng cháy,

chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây viết tắt là PCCC và CNCH) trên địa bàn

huyện, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác phòng

cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn huyện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường công tác phòng ngừa cháy, nổ, tổ chức tốt công tác chữa

cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cũng như

thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra.

2. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia hoạt

động PCCC, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC; khuyến khích xã hội

hóa công tác PCCC và CNCH.

3. Xác định rõ nhiệm vụ PCCC và CNCH là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm, thường xuyên. Trong công tác phòng cháy và chữa cháy phải lấy

phòng ngừa là chính; tập trung chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân tham gia

phòng cháy, chữa cháy với phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ,

phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

4. Việc triển khai thực hiện công tác PCCC và CNCH phải đồng bộ, nghiêm

túc, bảo đảm theo đúng chức năng và phân công nhiệm vụ của kế hoạch này.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Tiếp tục bám sát nội dung: Luật PCCC, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật PCCC, Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị số

32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác

phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư; Kế hoạch số 92-KH/TU ngày 28/8/2015

của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư

Trung ương Đảng; các văn bản của UBND tỉnh, như: Kế hoạch số 3033/KH-

2

UBND ngày 22/12/2015 về triển khai Chương trình hành động của Thủ tướng

Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW; Công văn số 3459/UBND-NCXDPL

ngày 09/12/2018 về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng cháy và chữa

cháy trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1297/UBND-NCXDPL ngày 30/5/2017 về

việc triển khai Công điện Số 584/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng

cường công tác phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị 02/CTUBND ngày 20/01/2020

về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm

2020; Công văn số 511/UBND-NNTN ngày 25/02/2020 về triển khai các nhiệm

vụ cấp bách về phòng cháy chữa cháy rừng; Công điện số 01/CĐ-CTUBND

ngày 11/3/2020 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...; Công

văn số 2377-CV/HU ngày 15/4/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện

tốt công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện.

Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch

UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới hình thức, phương pháp và nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC và

CNCH, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao

nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về công

tác phòng cháy chữa cháy; tăng cường các biện pháp về phòng, chống cháy nổ

trên địa bàn, nhất là đối với các địa bàn, công trình trọng điểm, nhà rông văn

hóa... có nguy cơ cháy, nổ cao; tự giác chấp hành và tích cực tham gia công tác

PCCC và CNCH. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân

phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, PCCC cơ sở và lực lượng PCCC rừng.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về

PCCC, nhất là đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư, rừng;

tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về PCCC, kiên quyết xử

lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời, xử lý trách nhiệm đối với cá

nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ để xảy ra

tình trạng vi phạm, mất an toàn về PCCC tại địa bàn, cơ sở.

3. Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị các cấp và toàn dân

vào việc thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH. Củng cố, duy trì hoạt động hiệu

quả của lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ trong hoạt động

PCCC; quan tâm đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị PCCC và nâng cao chất

lượng hoạt động của lực lượng dân phòng, thực hiện tốt phương châm “bốn tại

chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

4. Tổ chức tốt công tác thường trực, tiếp nhận thông tin, huy động nhanh

nhất lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy, kịp thời cứu người, tài

sản; xây dựng và thường xuyên diễn tập, thực tập các phương án chữa cháy và

CNCH có huy động nhiều lực lượng tham gia.

5. Tập trung xây dựng lực lượng PCCC (PCCC cơ sở và lực lượng dân

phòng) đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ về công tác PCCC và CNCH trong tình

hình mới.

3

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an huyện (Cơ quan Thường trực PCCC và CNCH Huyện)

- Tham mưu giúp UBND huyện tổ chức thực hiện các quy định của pháp

luật, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về PCCC và CNCH trên địa bàn huyện. Tiếp

tục phối hợp Văn phòng HĐND và UBND huyện theo dõi, đôn đốc các đơn vị

trong việc triển khai thực hiện các Kế hoạch của UBND huyện về công tác

PCCC và CNCH.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương, Mặt trận và các đoàn thể

chính trị - xã hội,... đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật, kiến thức về PCCC và CNCH. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp,

phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức, kỹ

năng về PCCC; trang bị cho người dân những kiến thức, kỹ năng thực sự cần

thiết, nhất là kiến thức về phòng cháy, kỹ năng thoát nạn, sử dụng các phương

tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu khi có sự cố tai nạn, cháy, nổ xảy ra. Kịp thời

biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và

cứu nạn, cứu hộ.

- Thực hiện tốt, có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và

CNCH trên địa bàn Huyện; nắm chắc tình hình, địa bàn liên quan đến công tác

PCCC và CNCH.

- Hướng dẫn UBND cấp xã, các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh

doanh thành lập, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, trang bị phương tiện cho

các đội PCCC cơ sở, dân phòng theo quy định.

- Tăng cường xây dựng lực lượng PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ; thực hiện có hiệu quả việc phân cấp về PCCC, giao nhiệm vụ phòng

cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Công an xã.

- Chủ trì theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ

chức thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ

quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC;

- Phối hợp với các ngành chức năng, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH

Công an tỉnh tăng cường kiểm tra công tác PCCC và CNCH, nhất là đối với trung

tâm thương mại huyện, làng Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện, các cơ

sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao, kiên quyết xử lý nghiêm

các hành vi vi phạm, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân vị phạm.

- Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Phòng PC07- Công an tỉnh trong triển

khai thực hiện nhiệm vụ CNCH trên địa bàn huyện; tổ chức tập huấn, diễn tập,

thực tập các phương án, tình huống xử lý các vụ cháy, nổ và sự cố tai nạn xảy ra

có huy động nhiều lực lượng tham gia.

2. Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm VHTTDL & TT huyện

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật

về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm nâng cao nhận thức pháp

4

luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC; trang bị cho người dân những kiến thức, kỹ

năng thực sự cần thiết, nhất là kiến thức về phòng cháy, kỹ năng thoát nạn, sử

dụng các phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu khi có sự cố tai nạn, cháy, nổ

xảy ra.

- Tăng cường thời lượng, ưu tiên bố trí khung giờ tuyên truyền về công

tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chú trọng các biện pháp thoát

nạn, cứu người; phê phán hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định về công

tác PCCC và CNCH; kịp thời nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến

trong công tác PCCC và CNCH.

3. Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan có giải pháp đảm bảo an toàn

PCCC và CNCH cho công trình ngay từ khâu thiết kế, nhất là các cơ sở trọng

điểm, nguy cơ cháy nổ cao; chỉ được phép đưa các hạng mục công trình vào

hoạt động khi đã được nghiệm thu về PCCC theo duy định (các công trình, hạng

mục công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị

định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định thi hành một

số điều của Luật PCCC và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC).

- Rà soát lại và hướng dẫn các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa

đảm bảo về PCCC và chưa được thẩm duyệt của cơ quan chuyên môn về PCCC

và CNCH.

- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh, tàng trữ, sử dụng

các loại hàng hóa, chất, hàng có nguy hiểm về cháy, nổ; xử lý hoặc đề nghị cấp

có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Phối hợp với Điện lực Đăk Hà tham mưu, đề xuất khắc phục kịp thời

những tồn tại, bất cập của mạng lưới điện tại khu dân cư; rà soát thay thế các

tuyến đường dây đã xuống cấp; khuyến cáo quần chúng nhân dân sử dụng điện

tiết kiệm, an toàn. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành lang lưới điện theo

đúng quy định pháp luật.

4. Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Công an huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức

pháp luật về PCCC, đưa nội dung phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn các

kỹ năng thoát nạn, xử lý cháy, nổ, tai nạn, sự cố vào chương trình học tập, hoạt

động ngoại khóa trong nhà trường và các cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp

học, ngành học, lồng ghép vào chương trình giảng dạy theo Nghị quyết số

99/2019/QH14 của Quốc hội và sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến

kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thường xuyên

tự kiểm tra, kịp thời phát hiện và khắc phục các nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy,

nổ đảm bảo quy định.

5. Phòng Tài chính – Kế hoạch

5

Phối hợp với Công an huyện nghiên cứu, đề xuất UBND huyện xem xét,

bố trí kinh phí cho hoạt động PCCC và CNCH theo quy định; tăng cường công

tác xã hội hóa PCCC, các nguồn viện trợ của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân

đầu tư trang bị phương tiện PCCC, phát triển hạ tầng, kỹ thuật PCCC.

6. Trung tâm Dịch vụ và Môi trường đô thị

- Rà soát, kiểm tra hệ thống đường ống và trụ nước chữa cháy công cộng,

có giải pháp khắc phục đối với các trụ đã hư hỏng, đề xuất lắp đặt thêm những

vị trí cần để phục vụ cho công tác PCCC.

- Sắp xếp, bố trí các hộ kinh doanh trong khu vực chợ trung tâm đúng với

thiết kế, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các hộ kinh doanh cơi nới, che chắn

không đúng quy hoạch gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn PCCC và CNCH.

Liên hệ lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chống sét; tuyên truyền, vận

động hộ kinh doanh không tự câu mắc thêm các thiết bị điện để sử dụng, không

thắp nhang thờ cúng trong khu chợ.

7. Hạt Kiểm lâm huyện

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động

triển khai các biện pháp PCCC rừng, trọng tâm là công tác tuyên truyền vận

động quần chúng nhân dân tham gia PCCCR, củng cố lực lượng, đề xuất trang

bị phương tiện PCCC rừng; thường xuyên kiểm tra về PCCC rừng, phát hiện và

xử lý kịp thời các vi phạm quy định về PCCC rừng, nhất là vào thời điểm nắng

nóng, hanh khô kéo dài, nhằm ngăn chặn nguy cơ cháy; kiểm tra đột xuất khi có

dấu hiệu vi phạm quy định an toàn PCCC rừng.

- Phối hợp với Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện và các địa

phương có rừng xây dựng phương án chữa cháy rừng và tổ chức diễn tập

phương án chữa cháy rừng có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham

gia theo quy định.

8. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

- Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới hình thức, phương pháp và nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC và CNCH,

trong đó tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong công tác PCCC; vận động nhân dân

tự giác chấp hành và tích cực tham gia công tác PCCC và CNCH.

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và

CNCH đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Rà soát quy hoạch kết cấu hạ tầng

các cụm công nghiệp, làng nghề đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC và CNCH.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về

PCCC, nhất là đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư, rừng;

tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về PCCC, kiên quyết xử

lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng

thời, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng

6

chức trách, nhiệm vụ để xảy ra tình trạng vi phạm, mất an toàn về PCCC tại địa

bàn. Chủ tịch UBND xã, thị trấn nào để cháy, nổ mà thiếu biện pháp phòng

ngừa, khắc phục thì Chủ tịch UBND xã, thị trấn đó phải chịu trách nhiệm trước

Chủ tịch UBND huyện.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân vào việc

thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH. Củng cố, duy trì hoạt động hiệu quả của lực

lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ trong hoạt động PCCC; quan

tâm đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị PCCC và nâng cao chất lượng hoạt động

của lực lượng dân phòng, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”.

9. Đề nghị Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện

Theo chức, năng nhiệm vụ thực hiện tốt công tác PCCC và CNCH tại chỗ.

Tăng cường tổ chức tuyên truyền kiến thức, pháp luật về PCCC cho cộng đồng.

Tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện các quy định của Luật

PCCC và các văn bản liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn căn cứ vào chức năng,

nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện.

Định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/6), 01 năm (trước ngày 15/12) báo cáo kết quả

thực hiện về UBND huyện (qua Công an huyện) để tổng hợp.

2. Giao Công an huyện phối hợp Văn phòng HĐND và UBND huyện giúp

UBND huyện hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và

UBND các xã, thị trấn trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo

cáo UBND huyện theo quy định./.

Nơi nhận: - TT Huyện ủy;

- TT HĐND huyện;

- CT, các PCT UBND huyện;

- Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh;

- MT và các đoàn thể CTXH huyện;

- Các cơ quan, đơn vị huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Ka Ba Thành