tỈnh Ủy hÒa bÌnh Đ ng cỘng s n vi Ả Ệt nam hòa bình, ngày

18
TNH Y HÒA BÌNH * S856 - BC/TU ĐẢNG CNG SN VIT NAM Hòa Bình, ngày 09 tháng 6 năm 2020 BÁO CÁO tng kết 10 năm thực hin Chths46-CT/TW, ngày 27/7/2010 ca Ban Bí thư về chng sxâm nhp ca các sn phẩm văn hóa độc hi gây hy hoại đạo đức xã hi ----- Thc hiện Hướng dn s129-HD/BTGTW, ngày 26/3/2020 ca Ban Tuyên giáo Trung ương vtng kết 10 năm thực hin Chths46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về chng sxâm nhp ca các sn phẩm văn hóa độc hi gây hy hoại đạo đức xã hội (sau đây viết tt là Chths46- CT/TW); Ban Thường vTnh y báo cáo kết qutrin khai thc hiện như sau: I. Đặc điểm, tình hình Hòa Bình là tnh min núi nm ca ngõ vùng Tây Bc ca Tquc, tiếp giáp vi Thđô Hà Nội, có din tích tnhiên gn 4.600 km 2 . Dân strên 85 vạn người, có 6 dân tc chyếu cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiu schiếm 74,31%. Là mảnh đất có bdày lch s, giàu truyn thống văn hóa, là trung tâm đồng bào Mường trong cnước với câu ca lưu truyền v4 Mường ln Nht Bi, nhì Vang, tam Thàng, tĐộng”,... Đó là những yếu tcộng hưởng, hun đúc nên một nền văn hóa đậm đà bản sc ca nhân dân các dân tc tnh Hòa Bình. Những năm qua, mc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song vi tinh thần đoàn kết, sáng tạo, Đảng bvà nhân dân các dân t c trong tỉnh đã khc phục khó khăn, đưa kinh tế tăng trưởng mc khá, phát triển năng động theo hướng công nghip, dch v. Kinh tế năm 2019 tăng 6,75%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thy sn chiếm 19,93%, dch vchiếm 29,91%; công nghip, xây dng chiếm 45,27%. Tính hết năm 2019, tỉnh Hòa Bình đã có 88 xã, 01 đơn vị hành chính cp huyn đạt chun nông thôn mi. Đã có 8,45 bác s24,5 giường bnh/vn dân; tlbao phbo him y tế đạt 97,02% dân s. Các cp ủy Đảng, chính quyn trong toàn tỉnh đã quan tâm công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, hành vi tiêu cc ảnh hưởng xấu đến nền văn hóa. Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chđạo quán trit, tchc, trin khai thc hin nghiêm túc Chths46-CT/TW, to chuyn biến tích cc trong nhn thc ca cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu cp y, chính quyn, cán bphtrách các cơ quan báo chí, truyền thông, văn hóa,

Upload: others

Post on 06-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

TỈNH ỦY HÒA BÌNH

*

Số 856 - BC/TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hòa Bình, ngày 09 tháng 6 năm 2020

BÁO CÁO tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của

Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại

gây hủy hoại đạo đức xã hội

-----

Thực hiện Hướng dẫn số 129-HD/BTGTW, ngày 26/3/2020 của Ban

Tuyên giáo Trung ương về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW,

ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn

hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 46-

CT/TW); Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo kết quả triển khai thực hiện như sau:

I. Đặc điểm, tình hình

Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc,

tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên gần 4.600 km2. Dân số trên

85 vạn người, có 6 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số

chiếm 74,31%.

Là mảnh đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hóa, là trung tâm

đồng bào Mường trong cả nước với câu ca lưu truyền về 4 Mường lớn “Nhất

Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”,... Đó là những yếu tố cộng hưởng, hun

đúc nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa

Bình.

Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với

tinh thần đoàn kết, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã

khắc phục khó khăn, đưa kinh tế tăng trưởng ở mức khá, phát triển năng động

theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Kinh tế năm 2019 tăng 6,75%. Cơ cấu kinh

tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 19,93%, dịch vụ chiếm 29,91%; công nghiệp,

xây dựng chiếm 45,27%. Tính hết năm 2019, tỉnh Hòa Bình đã có 88 xã, 01

đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đã có 8,45 bác sỹ và

24,5 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 97,02% dân số.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong toàn tỉnh đã quan tâm công tác

đấu tranh chống các quan điểm sai trái, hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu đến

nền văn hóa. Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức, triển khai thực

hiện nghiêm túc Chỉ thị số 46-CT/TW, tạo chuyển biến tích cực trong nhận

thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy,

chính quyền, cán bộ phụ trách các cơ quan báo chí, truyền thông, văn hóa,

Page 2: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

2

văn học nghệ thuật; nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chống

văn hóa phẩm độc hại được nâng cao; các giá trị văn hóa truyền thống được

chú trọng bảo tồn, phát huy, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, xây

dựng nền tảng đạo đức xã hội. Chú trọng xây dựng, tổ chức thực hiện nghiêm

túc các quy định về ngăn chặn, phê phán, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc

hại xâm nhập vào cơ quan, đơn vị. Trước xu thế toàn cầu hoá, sự bùng nổ của

công nghệ thông tin, các thế lực thù địch, phản động chống đối ở ngoài nước

cấu kết với đối tượng cơ hội chính trị trong nước tăng cường tuyên truyền

chống phá Đảng, nhà nước ta qua mạng xã hội. Đây là đòn “diễn biến hòa

bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, nhằm chia rẽ đoàn kết các dân tộc, hạ

uy tín lãnh đạo của Đảng, nhà nước ta trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là

bộ phận nhân dân còn thiếu thông tin ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình đó, để làm tốt công tác định hướng tư

tưởng, tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm, thành lập

nhóm phản biện, tích cực đấu tranh với quan điểm sai trái trên các trang

mạng xã hội, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của văn hoá phẩm độc hại, góp

phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

II. Kết quả chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW

Ngay sau khi có Chỉ thị số 46-CT/TW; Hướng dẫn số 117-HD/BTGTW,

ngày 29/9/2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ

chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW đến các đồng

chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành, Ủy ban

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Thường trực các huyện

ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc. Đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy đảng xây dựng

kế hoạch tổ chức học tập đến toàn thể cán bộ, đảng viên; thường xuyên tuyên

truyền, phổ biến sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân trong tỉnh bằng nhiều hình

thức đa dạng, phong phú.

Việc quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW gắn với chủ trương

xây dựng con người Hòa Bình phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu phát triển

bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban

Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người

Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Ban Chấp hành

Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số

33-NQ/TW1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện cụ

thể, thiết thực, gắn với các chỉ thị, nghị quyết, kết luận về công tác văn hóa,

văn nghệ, sát với tình hình thực tế của địa phương, với nhiệm vụ xây dựng

con người Hòa Bình phát triển toàn diện, xây dựng môi trường văn hoá lành

mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá, phát triển công

1 Chương trình hành động số 27-CTr/TU, ngày 03/10/2014.

Page 3: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

3

nghiệp văn hoá nhằm phát huy những tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hoá

các dân tộc trong tỉnh, chủ động hội nhập quốc tế.

Trong quá trình triển khai thực hiện, công tác giáo dục chính trị, tư

tưởng, đạo đức, lối sống được tập trung chỉ đạo, điều chỉnh phù hợp với từng

đối tượng trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chú trọng công tác quản lý nhà

nước đối với các sản phẩm và dịch vụ văn hoá, xây dựng môi trường sống

văn minh, lành mạnh, quan tâm đến sự phát triển của nhân tố con người. Các

cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành đã gắn việc triển khai thực hiện

Chỉ thị với các văn bản chỉ đạo về hoạt động văn hoá và an ninh trên lĩnh vực

tư tưởng, văn hoá.

Công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, hành vi tiêu cực ảnh

hưởng xấu đến nền văn hóa, làm tha hóa con người được các cấp ủy Đảng,

chính quyền quan tâm. Thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, Ban Thường vụ

Tỉnh ủy đã lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo

chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân,

trước hết là người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ phụ trách các

cơ quan báo chí, truyền thông, văn hóa, văn học nghệ thuật.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng

quy chế phối hợp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, tổ chức

hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh. Hằng năm,

ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công

tác tuyên truyền và thực hiện công tác phối hợp đảm bảo an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư

tưởng - văn hóa, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây

hủy hoại đạo đức xã hội.

Quán triệt tinh thần Thông báo Kết luận số 213-KL/TW, ngày

02/01/2009 của Ban Bí thư về Đề án ″Đấu tranh chống quan điểm sai trái

trong văn học, nghệ thuật″, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn xác định công tác

đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật là nhiệm vụ vừa

cấp bách, vừa lâu dài, gắn với cuộc đấu tranh chống ″diễn biến hòa bình″ trên

lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Chú trọng gắn kết chặt chẽ giữa ″xây″ và

″chống″, lấy "xây″ là chính. Khuyến khích các văn nghệ sĩ theo sát thực tiễn,

gắn bó với cuộc sống nhân dân, nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác nhiều tác phẩm

văn học, nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian, góp

phần bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nhân dân các

dân tộc trong tỉnh.

Thực hiện Thông báo Kết luận số 94-KL/TW, ngày 30/12/2002 của

Ban Bí thư về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu ″diễn biến

hòa bình″ trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo

Page 4: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

4

Trung ương; Ban Chỉ đạo 94 Trung ương về thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW

ngày 24/4/2009 của Ban Bí thư về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu,

hoạt động ″diễn biến hòa bình″ trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, Ban Thường

vụ Tỉnh ủy đã ban hành các Quyết định thành lập và Quy chế hoạt động của

Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo đấu tranh chống âm mưu, hoạt động

″diễn biến hòa bình″ trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa (viết tắt là Ban chỉ đạo

94)2. Trên cơ sở Quy chế hoạt động, Ban Chỉ đạo 94 của tỉnh đã chỉ đạo các

cấp, các ngành trên địa bàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục

tinh thần yêu nước, yêu quê hương, nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu,

thủ đoạn của các thế lực thù địch, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân

đối với Đảng, nhà nước và bộ máy chính quyền các cấp.

Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW

về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các

quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Xác định tầm quan trọng

đặc biệt của Nghị quyết trong tình hình hiện nay, Tỉnh ủy đã nghiêm túc triển

khai, thành lập Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh do đồng chí Phó Bí thư Thường trực

Tỉnh ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo, đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Phó trưởng ban chỉ đạo, Ban Tuyên

giáo Tỉnh ủy là cơ quan thường trực theo dõi, tổng hợp tình hình, tổ chức các

hoạt động đấu tranh theo chức năng, nhiệm vụ. Hiện nay, Ban Chỉ đạo 35 các

cấp (tỉnh, huyện) được kiện toàn trên cơ sở Ban Chỉ đạo 94 trước đây theo sự

chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Thực hiện những văn bản chỉ đạo, định

hướng của Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã cụ thể hoá, đẩy mạnh các

hoạt động tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận bằng nhiều hình thức3.

Ban chỉ đạo 35 các cấp đã chủ động điều hành tổ giúp việc, nhóm chuyên gia

hoạt động thường xuyên, có hiệu ứng tích cực tham gia góp phần định hướng

xã hội, ổn định chính trị, nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của các cấp

ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong

tỉnh về âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, việc quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày

15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức thực hiện

nghiêm túc; các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã đưa việc học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành một nội dung quan trọng

trong chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của

2 Quyết định số 262-QĐ/TU, ngày 24/8/2011; Quyết định số 397-QĐ/TU, ngày 23/01/2017. 3 Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền

miệng, đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội; tổ chức các lực lượng đấu tranh trên không gian mạng, vạch trần thủ

đoạn và âm mưu chống phá của các thế lực phản động, cơ hội chính trị, tuyên truyền nói xấu, dựng chuyện bóp méo

sự thật, khoét sâu vào những khuyết điểm của các cá nhân, tập thể có vi phạm trong các cơ quan nhà nước để nói

xấu, chụp mũ, kích động nhân dân bất tuân pháp luật....

Page 5: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

5

Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ cấp mình và nội dung sinh hoạt định kỳ của chi bộ; gắn với các cuộc vận

động, các phong trào thi đua yêu nước, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị,

giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Các cấp, các ngành đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo phương châm “trên

trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “học đi đôi với làm theo”. Người

đứng đầu gương mẫu xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn

viên, hội viên theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch thực

hiện. Các cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm

túc chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, đồng thời phát huy tinh thần chủ

động, sáng tạo, linh hoạt trong việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác

truyên truyền các văn bản của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực văn hóa, văn

học, nghệ thuật4; lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức

phong phú, sáng tạo5. Hằng năm, Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch, tổ chức triển

khai công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ chức thực hiện các chương trình

đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trong đó quan

tâm bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ cho đội ngũ cán bộ

lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở và các hội viên Hội

Văn học nghệ thuật tỉnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Sở

Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Thanh niên đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối

sống, thẩm mỹ, ứng xử văn hóa, kỹ năng sống cho thanh, thiếu niên, học

sinh, sinh viên, đặc biệt là tổ chức các trại hè tại Trung tâm hoạt động Thanh

thiếu niên tỉnh; bằng nhiều biện pháp, kiên quyết bài trừ các sản phẩm văn

hóa độc hại xâm nhập vào nhà trường và thế hệ trẻ.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tích

cực, chủ động, giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng làng, bản, khu phố văn

4 Luật Quảng cáo, quy hoạch quảng cáo tỉnh Hòa Bình; Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một

số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 79/2012/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý Nghệ thuật biểu diễn,

biểu diễn thời trang và thi người đẹp; các quy định của Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về quản lý

hoạt động của các dịch vụ văn hóa; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ;

Luật Điện ảnh; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh; Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL của Bộ

Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định về thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh; Nghị định số

113/2013/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật; Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa - Thể

thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa

của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; các quy định về cấp đổi giấy phép dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh,... 5 Tổ chức các chương trình văn nghệ, triển khai hệ thống pano, áp phích trên các tuyến đường, trụ sở làm

việc của các cơ quan, đơn vị; qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc thi tuyên truyền về phòng

chống văn hoá phẩm độc hại, phòng chống tệ nạn xã hội, thi tìm hiểu pháp luật,...

Page 6: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

6

hoá, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của nhà nước, định hướng hưởng thụ lành mạnh, chăm lo đời

sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Các hoạt động này đã góp phần nâng

cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và

các tầng lớp nhân dân về phòng, chống ảnh hưởng của các sản phẩm văn hoá

độc hại.

Các cơ quan báo chí của tỉnh đã chủ động mở các chuyên trang, chuyên

mục và sử dụng hệ thống truyền thanh ở cơ sở để phản ánh gương điển hình tiên

tiến của các tập thể, cá nhân trong việc xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng

con người Hòa Bình văn minh, lịch sự. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tác động tích cực đến nhận thức, hành động

của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Các nội dung tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ góp phần nâng cao nhận thức

của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tác hại của các sản phẩm văn

hoá độc hại, tệ nạn xã hội và những ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần,

thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3. Việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị

3.1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống

Các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên chăm lo, làm tốt công tác

giáo dục chính trị tư tưởng, góp phần nâng cao nhận thức, hành động trong cán

bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên truyền, giáo dục được

chú trọng đổi mới về phương pháp, hình thức, tăng cường sự trao đổi, tiếp

nhận ý kiến, sát, hợp với thực tiễn và từng nhóm đối tượng. Nội dung trọng

tâm là giáo dục lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, các chủ trương, đường lối

của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Việc truyền đạt thông qua các

lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, trong các hội

nghị Báo cáo viên, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác đảng6,... Những kết quả

của công tác giáo dục lý luận chính trị trong những năm qua đã góp phần

quan trọng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng bộ

tỉnh7.

6 Trong 5 năm (2014 - 2019), toàn tỉnh đã cử 113.528 lượt cán bộ, đảng viên đi học các lớp đào tạo, bồi

dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó, đã cử 684 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý theo học chương

trình cao cấp lý luận chính trị (Hệ tập trung là 10 lớp với 144 học viên tại Học viện Chính trị- Quốc gia Hồ Chí

Minh, Học viện Chính trị- Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I và hệ không tập trung là 06 lớp với 540 học viên mở tại

tỉnh); Trường Chính trị tỉnh mở được 88 lớp trung cấp lý luận chính trị với 4.437 học viên; Trung tâm bồi dưỡng

chính trị cấp huyện mở được 1.555 lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho 92.860 lượt cán bộ, đảng

viên ở cơ sở. Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức từ 02 đến 03 lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới

về lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh (đối tượng 2-3) và từ 3 đến 4 lớp cho đối tượng 4, mỗi huyện từ 2 đến 5 lớp

cho đối tượng 5. 7 Trong tổng số 65.623 đảng viên trong toàn Đảng bộ (số liệu đến tháng 12/2019), số cán bộ, đảng viên có

trình độ chuyên môn sau đại học là 521; cao đẳng, đại học là 15.543; trình độ trung cấp là 13.662. Về lý luận chính

Page 7: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

7

Công tác giáo dục truyền thống cách mạng ở nhiều địa phương, đơn vị

trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân quan tâm

thông qua việc sưu tầm, hệ thống hoá và khai thác các tư liệu quý về cách

mạng, biên soạn lịch sử, thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống

của địa phương, đơn vị,... Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh, giới thiệu,

cung cấp thông tin về các di tích, địa chỉ danh thắng của tỉnh trên các phương

tiện thông tin đại chúng, tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin đối ngoại

trên các phương tiện thông tin đại chúng và sách, báo. Cuốn sách Người

Mường ở Hòa Bình có giá trị tích cực nhằm giới thiệu tiềm năng phát triển,

bản sắc văn hoá, cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống nhân dân các dân tộc Hòa

Bình với bạn bè quốc tế. Nhằm đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi xúc tiến đầu

tư, năm 2005 tỉnh đã xuất bản cuốn “Hòa Bình - thế và lực mới trong thế kỷ

21” bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Năm 2019, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đề tài

bổ sung, tái bản cuốn “Địa chí tỉnh Hòa Bình” (xuất bản năm 2005), là cuốn

“toàn thư” giới thiệu tổng quan về tỉnh Hòa Bình. Năm 2010, Tỉnh ủy đã chỉ

đạo thực hiện việc biên tập, chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện cuốn Lịch sử

đảng bộ Tỉnh Hòa Bình (giai đoạn 1929 - 2010) phát hành vào dịp kỷ niệm

125 ngày thành lập tỉnh (1886 - 2011), 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình (1991 -

2011). Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo xuất bản cuốn kỷ yếu hội thảo “85

năm thế giới công nhận nên Văn hóa Hòa Bình”. Năm 2016, tỉnh Hòa Bình tổ

chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1886 - 2016), 25 năm tái lập

tỉnh (1991 - 2016) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất; công bố quy

hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và đón nhận Bằng công nhận Di sản

văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho hai di sản văn hóa Mo Mường và nghệ

thuật Chiêng Mường Hòa Bình. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xuất bản cuốn

sách “ Hỏi – đáp lịch sử tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển”, đặt

dấu son trong lịch sử phát triển của tỉnh, góp phần tô thắm truyền thống cần

cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng trong chiến đấu bảo vệ và xây dựng

quê hương của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư về

“Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

Cộng sản Việt Nam”; Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 22/10/2002 của Ban

Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên

soạn lịch sử đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”, các cấp, các ngành

đã xuất bản hàng trăm ấn phẩm lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách

mạng. Đến nay, 100% các huyện, thành phố và đảng bộ trực thuộc tỉnh đã

biên soạn và xuất bản lịch sử đảng bộ đến năm 2000; 50% các xã, phường,

thị trấn, các ngành đã biên soạn và xuất bản lịch sử đảng bộ và truyền thống trị: 2.744 đồng chí có trình độ cử nhân, cao cấp và tương đương, 9.294 đồng chí có trình độ trung cấp, 16.532 đồng

chí có trình độ sơ cấp và tương đương.

Page 8: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

8

của ngành. Hiện nay đã có 03 huyện8 đã biên soạn tài liệu giảng dạy lịch sử

đảng bộ địa phương dành cho các cơ sở giáo dục.

Đặc biệt, để phục vụ công tác nghiên cứu, nhằm bảo tồn và phát huy

di sản ngôn ngữ của dân tộc Mường Hòa Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết

đinh chủ trương triển khai thực hiện Đề tài “Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài

liệu dạy và học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” là bộ công cụ để người

Mường ghi chép lại ngôn ngữ trước nguy cơ mai một. Bộ chữ viết giúp cho

người Mường nói riêng, các nhà nghiên cứu và mọi đối tượng quan tâm trên

địa bàn tỉnh có thể nghiên cứu, học nói tiếng Mường và viết chữ Mường. Đây

là công trình nghiên cứu khoa học công phu, sáng tạo, lưu lại tương đối đầy

đủ, chính xác từ ngữ, sắc thái, âm điệu ngôn ngữ dân tộc Mường, là công cụ

hữu hiệu nhất cho việc giữ gìn, phát huy bản sắc truyền thống văn hóa đặc

sắc của dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình trong hiện tại và tương lai.

Nhằm tuyên truyền, cổ vũ, nhân rộng các phong trào thi đua yêu

nước, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến ở các địa phương, đơn

vị để xã hội học tập và làm theo; khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp

của khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại

hội đảng bộ các cấp; năm 2015, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã triển khai Cuộc

thi Gương Người tốt việc tốt (từ 11/12/2014 đến 23/6/2015), đã trao giải 16

tác phẩm tiêu biểu và 03 giải phụ trong số gần 200 bài viết của gần 100 tác

giả9. Năm 2020 triển khai Cuộc thi viết về Gương Người tốt – Việc tốt tỉnh

Hòa Bình lần thứ V; để thiết thực kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ

Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020); chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức sưu tầm, biên soạn và xuất bản 02 cuốn

sách: “Những điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020” và “Bác Hồ với tỉnh Hòa

Bình”.

Với phương châm “lấy tuyên truyền, giáo dục, vận động, phòng ngừa,

ngăn chặn là chính”, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã chủ động gắn việc

thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW với việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng,

đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030. Ngành Giáo

dục và Đào tạo đã thực hiện tốt việc lồng ghép một số nội dung phòng, chống

sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại, hủy hoại đạo đức xã hội, đưa

nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học cụ thể, tăng cường tổ chức

các hoạt động ngoại khoá, về nguồn tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hoá tốt

8 Lạc Sơn, Yên Thủy, Cao Phong. 9 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 10 giải Khuyến khích

Page 9: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

9

đẹp của dân tộc,... Các cơ sở Đoàn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt

chi đoàn, các buổi nói chuyện, tọa đàm, sinh hoạt chính trị,... nhằm bồi

dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Các hoạt động này đã góp

phần giáo dục nhân sinh quan, lối sống, kỹ năng tiếp nhận các giá trị văn hoá

cho thanh, thiếu niên.

Các ấn phẩm lịch sử phát hành là tài liệu quý giá, quan trọng giúp cán

bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu, hiểu rõ hơn về truyền thống, lịch sử vẻ

vang của tỉnh Hòa Bình qua từng thời kỳ lịch sử; khơi dậy, tuyên truyền cho

thế hệ sau những truyền thống quý báu, một thời hào hùng của cha anh, những

cống hiến của thế hệ đi trước cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa

Bình, những đóng góp của tỉnh Hòa Bình vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3.2. Công tác quản lý nhà nước đối với các sản phẩm báo chí, xuất

bản, văn hoá nghệ thuật

3.2.1. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, xuất bản

Công tác quản lý nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực trong việc

xây dựng các văn bản quản lý và xử lý những vi phạm trong lĩnh vực xuất

bản, in, phát hành. Việc cấp phép tài liệu không kinh doanh thực hiện chặt

chẽ, đúng thủ tục, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương,

góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Sở Thông tin và Truyền

thông đã chủ động tổ chức các lớp nghiên cứu, quán triệt nội dung cơ bản của

Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành làm cơ sở triển khai trong

thực tiễn. Các cơ quan, đơn vị xuất bản ấn phẩm đều được kiểm duyệt nội

dung, các ấn phẩm phù hợp với tôn chỉ, mục đích chức năng, nhiệm vụ của

của các cơ quan, đơn vị, đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách pháp luật của nhà nước mới được cấp giấy phép xuất bản.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực xuất

bản, Sở Thông tin và Truyền thông đã làm tốt công tác quản lý, hướng dẫn

các tổ chức, cá nhân thực hiện những quy định về hoạt động xuất bản, kinh

doanh xuất bản phẩm. Quản lý tốt việc lưu chiểu xuất bản phẩm; công tác

quản lý các hoạt động in, phát hành, thanh tra, kiểm tra được tiến hành

thường xuyên, qua đó hạn chế những sai sót trong lĩnh vực xuất bản.

Hoạt động xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị tư tưởng, đáp ứng nhu

cầu đọc của nhân dân, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt

động xuất bản kinh doanh; các cấp, các ngành đã có chính sách, cơ chế phù

hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Hằng năm, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận,

cấp phép cho 70 đến 80 xuất bản phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần

100 cơ sở in. Sản lượng sản phẩm in tăng bình quân 10%/năm; chất lượng

Page 10: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

10

các sản phẩm in ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu in ấn của các tổ

chức, cá nhân.

Báo Hòa Bình là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Đảng bộ, chính

quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Số lượng và chất lượng phát hành

Báo ngày càng được nâng lên10. Ngành Bưu điện đã kịp thời chuyển phát báo

đến với bạn đọc trong ngày. Báo Văn nghệ Hòa Bình từng bước đáp ứng được

nhu cầu của bạn đọc, thực sự là diễn đàn của hội viên, đồng thời là phương tiện

đưa các tác phẩm văn học nghệ thuật đến với bạn đọc11.

Văn phòng đại diện của cơ quan Thông tấn xã Việt nam, phóng viên

Báo nhân dân thường trú đưa tin hoạt động; từ năm 2019, một số tờ báo

Trung ương được cấp phép đặt văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh. Các cơ

quan, đơn vị tích cực xuất bản các bản tin, tạp chí, thông tin, nội san12,…

Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin, dịch vụ Internet

được quan tâm, đã có các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn sự xâm nhập, phát

tán của các sản phẩm văn hoá độc hại qua hệ thống công nghệ thông tin, máy

fax,... Trực tiếp đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù

địch trên không gian mạng. Hoạt động chuyển phát các bưu phẩm, công văn

đảm bảo an toàn, không có hiện tượng lợi dụng mạng lưới bưu chính viễn

thông để vận chuyển, phát tán hàng cấm, hàng lậu.

3.2.2. Công tác quản lý trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật

Việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh các dịch vụ văn hoá cho các

tổ chức, cá nhân được thực hiện đúng quy trình, quy định hiện hành. Công

tác cấp phép công diễn, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,... được

thẩm định chặt chẽ cả về nội dung và hình thức. Các địa phương, cơ quan,

đơn vị thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt

10 Từ khi mới tái lập tỉnh (1991), Báo Hòa Bình phát hành được 2.000 tờ/kỳ; từ năm 1995 đến 2002 lên 4.500

tờ/kỳ; từ năm 1991 đến 1997 Báo xuất bản tuần 2 kỳ, báo 4 trang; từ 1997 đến năm 2002 Báo xuất bản tuần 3 kỳ, báo 8

trang; Từ 4/2002 đến tháng 12 năm 2011 số lượng phát hành được nâng từ 3 kỳ lên 4 kỳ/tuần, số lượng phát hành

5.100 tờ/kỳ, số chủ nhật hằng tuần từ tháng 3/2011 các số báo được in 4 màu trang 1 và trang 8. Từ ngày 01/10/2015 số

lượng phát hành được nâng từ 5 kỳ lên 6 kỳ/tuần và các số báo được in 4 màu trang 1 và trang 8. Số lượng phát hành

7.100 tờ/kỳ. Duy trì cấp 800 tờ/kỳ cho 60 xã, 475 xóm bản đặc biệt khó khăn. Từ tháng 01/2012 cấp cho 189 điểm Bưu

điện văn hoá xã số lượng là 387 tờ, mỗi điểm 2 tờ. 11 Định kỳ xuất bản 2 kỳ/tháng, số lượng phát hành 1.500 tờ/kỳ. Các hội viên đã xuất bản 38 tập thơ; 11 tập

truyện ký, tiểu thuyết; 12 tập nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian.

12 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xuất bản Bản tin sinh hoạt chi bộ 12 số/năm, số lượng phát hành 5.000 cuốn/số;

Thông tin Khoa học và Công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ xuất bản 12 số/năm, mỗi số 300 cuốn; Tạp chí lý

luận Người làm báo của Hội Nhà báo tỉnh xuất bản 4 số/năm, mỗi số 300 cuốn; Nội san Trường Chính trị tỉnh xuất

bản 4 số/năm, mỗi số 140 cuốn; Thông tin tuổi trẻ Hòa Bình, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh xuất bản

6 số/năm. Ban Dân vận Tỉnh ủy xuất bản thông tin Dân vận Hòa Bình 4 số/năm; Bản tin hoạt động Hội, Hội Nông

dân tỉnh xuất bản 6 số/năm; Bản tin Tư pháp, Sở Tư pháp xuất bản 6 số/năm; Thông tin phụ nữ Hòa Bình, Hội Liên

hiệp phụ nữ tỉnh xuất bản 4 số/năm; Tập san Hòa Bình toàn cảnh, Sở Thông tin và Truyền thông xuất bản 4 số/năm;

Bản tin Công thương Hòa Bình, Sở Công thương xuất bản 6 số/năm.

Page 11: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

11

động, kinh doanh văn hoá, biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, các địa điểm vui

chơi, giải trí, các quán Internet, karaoke,...Lực lượng Công an tỉnh chủ động

phối hợp với các ngành chức năng tích cực kiểm tra, ngăn chặn các sản phẩm

văn hóa độc hại thâm nhập địa bàn, nhằm ngăn chặn các hoạt động văn hoá

không lành mạnh, các sản phẩm văn hoá độc hại13.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra chấn chỉnh công tác đăng ký, quản lý

cư trú, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Thực hiện tốt

chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo, thường xuyên nắm tình hình tại các

lễ hội cũng nhưng các vấn đề liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số,

đã chủ động tuyên truyền, ngăn ngặn việc truyền đạo trái phép, các nội dung

phản động, trái với văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

13 Năm 2011: Kết quả: Phối hợp kiểm tra 05 lượt lễ hội, 10 lượt dịch vụ văn hóa. Phát hiện vi phạm, thu giữ

06 giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke, 4.502 đĩa VCD, DVD các loại không tem nhãn, 139 đầu sách

có nội dung mê tín dị đoan.

Năm 2012: Phối hợp với Sở VHTTDL, phòng PC64 CAT và CA các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra các

dịch vụ VHTTDL và lễ hội trên địa bàn tỉnh. Kết quả: kiểm tra 13 đợt = 61 điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, nhà

nghỉ, trò chơi điện tử, điểm tổ chức lễ hội. Phát hiện vi phạm, lập biên bản 10 điểm, thu giữ 497 ấn phẩm đĩa DVD

không tem nhãn, 01 giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử (sử dụng máy đánh bạc).

Năm 2013: Phối hợp kiểm tra 3 đợt = 49 điểm kinh doanh dịch vụ Karaoke, nhà nghỉ, trò chơi điện tử, kinh

doanh du lịch, các điểm tổ chức lễ hội. phát hiện, lập biên bản 29 điểm vi phạm, thu giữ 100 cuốn sách tử vi vặn sự.

Năm 2014: Phối hợp kiểm tra lập biên bản nhắc nhở 64 cơ sở, lập biên bản tạm giữ 06 giấy phép đăng ký kinh

doanh, thu 30 đầu sách giáo khoa không rõ nguồn gốc, 830 bộ đĩa phim, ca nhạc không tem nhãn theo quy định. Phạt xử

lý 15 cơ sở vi phạm, nhắc nhở, răn đe, lập biên bản cam kết ngừng hoạt động đối với một số cơ sở khác theo quy định.

Năm 2015: Phối hợp kiểm tra 270 cơ sở kinh doanh karaoke, trò chơi điện tử, quảng cáo, cơ sở lưu trú, 26

chương trình biểu diễn nghệ thuật, lập biên bản nhắc nhở 58 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, thu 830 bộ đĩa phim,

ca nhạc không tem nhãn, quyết dịnh xử phạt VPHC 04 cơ sở với số tiền 22.500.000đ

- Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành về phòng chống in lậu trên địa bàn tỉnh, kết quả kiểm tra 78 cơ sở in,

thu giữ 32 đầu sách = 78 quyển sách không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thành lập hội đồng tiêu hủy theo quy định đồng

thời nhắc nhở và lập biên bản yêu cầu khắc phục những thiếu sót tồn tại.

Năm 2016:

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra hoạt động phòng, chống in lậu ở 13 cơ sở in, lập

biên bản thu giữ 04 giấy phép kinh doanh; kiểm tra 32 cơ sở kinh doanh thiết bị truyền hình và 02 hiệu sách, phát

hiện 04 cơ sở chưa có hợp đồng đại lý internet, thu giữ 27 thiết bị truyền hình, tạm giữ 02 giấy phép đăng ký kinh

doanh, 01 màn hình tại sơ sở không có đăng ký kinh doanh và 114 đầu sách = 261 quyển không rõ nguồn gốc xuất

xứ.

- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch kiểm tra 121 cơ sở dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh

doanh dịch vụ văn hóa trong đó: kiểm tra 08 lượt lễ hội, 35 cơ sở kinh doanh karaoke, 05 điểm kinh doanh đĩa phim,

ca nhạc sân khấu; kiểm tra giám sát 22 chương trình biểu diễn nghệ thuật, 34 đơn vị thực hiện quản cáo và 17 Ban

quản lý, chủ động, chủ nhang… Lập biên bản 01 cơ sở kinh doanh hoạt động karaoke không đảm bảo thiết kế, 05

cơ sở chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoạt dộng, 05 cơ sở thực hiện quảng cáo không đúng quy định.

Năm 2017: Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống in lậu trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra 07 cơ sở kinh doanh

văn hóa phẩm, lập biên bản, thu giữ 193 đấu sách chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, 08 quyển sách in lậu.

Năm 2018: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy

định của pháp luật về hoạt động cơ sở in, xuất bản, phát hành và phòng chống in lậu đối với 43 cơ sở, lập biên bản

thu hồi, thiêu tủy 329 đầu sách = 625 quyển.

- Thanh tra việc chấp hành cung cấp sử dụng dịch vụ Internet, trò chơi trực tuyến đối với 51 cơ sở, lập biên

bản nhắc nhở 51 cơ sở, thu hồi 01 giấy phép kinh doanh và 01 máy chủ.

Năm 2019: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra đối

với đơn vị tổ chức sự kiện và địa điểm tổ chức sự kiện “Đáo Xuân Chín” – Fesival nghệ thuật Quốc tế. Kết quả: Sở

VHTTDL đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 15.000.000đ.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông: Kiểm tra về phòng chống in lậu: Kiểm tra 13 cơ sở (07 cơ sở

in; 05 nhà sách; 02 cơ sở hoạt động kinh doanh bưu chính), Lập biên bản thu giữ 01 giấy phép đăng ký kinh doanh

và 133 quyển sách không rõ nguồn gốc.

Page 12: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

12

3.2.3. Xây dựng đời sống văn hoá, môi trường văn hoá trong sạch, lành

mạnh

Quán triệt sâu sắc việc xây dựng đời sống văn hoá, môi trường văn

hoá trong sạch, lành mạnh là một giải pháp quan trọng trong việc phòng

chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại, các cấp ủy đảng,

chính quyền, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã khuyến khích, tạo điều kiện

cho mọi người dân được tổ chức và tham gia sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện các tiêu chí

“Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt

chuẩn văn hóa” trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đi vào chiều sâu,

từng bước khắc phục tính hình thức. Các địa phương đã chú trọng nhân rộng

gia đình văn hóa, xóm, bản, khu dân cư văn hóa trợ giúp lẫn nhau, thắm

đượm "tình làng nghĩa xóm", thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ môi

trường, không có tệ nạn xã hội; nhân dân cơ bản tổ chức thực hiện tốt Quy

chế dân chủ ở cơ sở, chống hủ tục và các hình thức mê tín dị đoan trong sinh

hoạt tín ngưỡng, tâm linh.

Đặc biệt, những năm gần đây, một số địa phương đã xây dựng các mô

hình tổ liên gia tự quản, ngõ tự quản, đoạn đường tự quản, “ổ nhà” tự quản,

dòng họ tự quản,... duy trì hoạt động hiệu quả14; triển khai mạnh mẽ phong

trào “xây dựng khu phố văn hóa, tiêu biểu về văn hóa giao thông, văn hóa

ứng xử nơi công cộng”. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gương mẫu thực

hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

theo quy định của ngành, của tỉnh.

Duy trì 1.657 câu lạc bộ phát triển gia đình bền vững, nhân rộng mô

hình tại các địa phương, góp phần xây dựng gia đình “tiến bộ, hạnh phúc, bền

vững”. Việc phát huy truyền thống gia đình, dòng họ trong giáo dục đạo đức,

lối sống luôn được quan tâm nhằm xây dựng nền tảng đạo đức xã hội chung,

bắt đầu từ các gia đình, để gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng

nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống con người.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã thực sự

thấm sâu vào nhận thức của mỗi người dân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư;

đã và đang phát huy tính chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất và đời

sống, sinh hoạt của nhân dân, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng môi

trường văn hóa lành mạnh trong từng hộ gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn

14 Tính đến tháng 12/2019, toàn tỉnh đã xây dựng, duy trì, nhân rộng được 4.225 mô hình tự quản trên tất cả

các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, có 340 khu dân cư, 69 xã, phường, thị trấn, 4 huyện, thành phố xây dựng

được 1.598 tổ liên gia tự quản; 343 dòng họ tự quản, ổ nhà tự quản; 842 mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản về vệ

sinh môi trường... Trong đó, một số huyện xây dựng nhiều mô hình như Yên Thủy 895 mô hình, Mai Châu 772 mô

hình, Lạc Sơn 730 mô hình, Lạc Thủy 615 mô hình...

Page 13: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

13

vị, trường học; đồng thời, góp phần bảo tồn và phát triển mạnh mẽ bản sắc

văn hóa các dân tộc. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hoá" đã trở thành cuộc vận động văn hóa quan trọng, nhận được sự hưởng

ứng và tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân15. Đây là sợi dây gắn kết

các phong trào thi đua, các cuộc vận động trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Cuộc

vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”

đang tiếp tục được đẩy mạnh, phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp

nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn

hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc, các vùng miền trên địa bàn tỉnh. Đã

xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, xuất sắc trong xây dựng môi

trường văn hóa được các cấp có thẩm quyền kịp thời biểu dương, khen

thưởng16.

Hệ thống thiết chế văn hoá từng bước được xây dựng, quy hoạch theo

tiêu chí xây dựng nông thôn mới17; nguồn vốn được huy động từ đóng góp

của nhân dân, hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn; có địa

phương đạt 100% xóm, khu dân cư có nhà văn hoá. Với sự quyết tâm của các

cấp, các ngành, nhiều công trình văn hóa được quy hoạch, đầu tư xây dựng,

tôn tạo đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống và lịch

sử dân tộc. Có thể nói, các thiết chế văn hoá đã phát huy vai trò là nơi tổ chức

các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, sinh hoạt và học tập của cộng

đồng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hoá cơ sở.

III. Đánh giá chung

1. Ưu điểm

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, các cấp, các ngành, các

tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức rõ tầm quan trọng về xây dựng văn

hóa, con người trong thời kỳ mới; cùng với xây dựng môi trường văn hóa

lành mạnh, đã tích cực đấu tranh, phòng chống, đẩy lùi các sản phẩm độc hại,

ảnh hưởng xấu tới nhân cách và phát triển xã hội bền vững.

15 Năm 2019 toàn tỉnh có 83,8% gia đình văn hóa; 85,2% làng, bản, tổ dân phố; trên 94% cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa. 16 Xóm Bái, xã Phú Cường; xóm Bận, xã Tuân Lộ; xóm Sung, xã Địch Giáo (huyện Tân Lạc)- điển hình về

“Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”. Trường THCS Kim Đồng, Trường PTTH Mường Bi,

Trường PTTH Tân Lạc (huyện Tân Lạc)- điển hình trong phong trào xây dựng mô hình khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan,

doanh nghiệp, nhà trường an toàn về an ninh trật tự. Điển hình về xây dựng mô hình ngõ, xóm nở hoa, như: Ông Bùi văn

Nốt xã Lạc Lương, ông Vũ Xuân Oanh, xã Ngọc Lương (huyện Yên Thủy)… Hộ gia đình ông Triệu Văn Báo, ông

Nguyễn Thành Nam, xã Thống Nhất (thành phố Hòa Bình)- tham gia hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng…

Trong phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, nhiều mô hình gia đình điển hình tiêu biểu được cơ sở suy tôn, như: Hộ

ông Nguyễn Quang Cảnh, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy; hộ ông Đinh Đức Bân, xã Nam Phong, huyện Cao Phong; hộ

ông Lý Sinh Toàn, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi; hộ ông Bùi Quang Ngoạn, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn… 17 Như nhà văn hoá, trung tâm văn hoá - thể thao, các sân thể thao, trang thiết bị phục vụ hoạt động sinh hoạt cộng đồng,

thư viện,...

Page 14: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

14

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng

quy chế phối hợp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, tổ chức

hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh. Hằng năm,

ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công

tác tuyên truyền và thực hiện công tác phối hợp đảm bảo an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là chống âm mưu diễn biến hòa bình trên lĩnh

vực tư tưởng - văn hóa, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc

hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội.

Đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ngày càng nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ, tận tâm trong công tác. Sự phối hợp giữa các ngành chức

năng trong kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại đạt nhiều kết

quả, góp phần phát hiện, xử lý kịp thời những sự vụ, hành vi vi phạm, không

để xảy ra trường hợp nổi cộm trên địa bàn. Việc rà soát, bổ sung các văn bản

quy phạm pháp luật được quan tâm thực hiện.

Các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền

về nhiệm vụ chống sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm văn hóa độc hại

trên phương tiện thông tin đại chúng; phát hiện, biểu dương, quảng bá gương

điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,

trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo

sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân.

2. Hạn chế, yếu kém

Một số địa phương, đơn vị có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức

đến công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Chỉ thị. Công tác phối hợp

còn mang tính hình thức và chưa thường xuyên. Việc cung cấp thông tin, các

ấn phẩm chính thống số lượng còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Công tác theo dõi, nắm tình hình cơ sở, dư luận trong nhân dân, nhất

là ở vùng sâu, vùng xa chưa được thường xuyên; một số dịch vụ văn hoá

thiếu lành mạnh, vi phạm nội dung đăng ký kinh doanh vẫn còn xuất hiện.

Công tác đảm bảo an ninh thông tin, nhất là ngăn chặn sự xâm nhập

của các sản phẩm văn hoá độc hại qua mạng Internet, mạng xã hội chưa triệt

để. Việc chia sẻ thông tin xấu độc trên mạng xã hội khi chưa được kiểm

chứng còn nhiều, trong đó có cả cán bộ, đảng viên.

Chất lượng các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa chưa cao, chưa

đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các loại hình nghệ thuật mang bản sắc

văn hóa truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều. Các trung tâm

học tập cộng đồng, các điểm bưu điện văn hóa xã, các thiết chế văn hóa chưa

phát huy được hiệu quả. Chưa có nhiều khu vui chơi giải trí công cộng để đáp

ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là trẻ em.

Page 15: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

15

Đội ngũ làm công tác quản lý văn hóa và lý luận, phê bình văn học,

nghệ thuật còn thiếu và yếu; lực lượng thanh tra còn mỏng, chưa triển khai

thường xuyên trong khi việc thẩm định nội dung vi phạm còn khó khăn, mất

nhiều thời gian; chưa có biện pháp để theo dõi sát tình hình hoạt động của các

cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức việc

tổng kết thực tiễn, đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những cơ

chế, chính sách mới, phù hợp để triển khai Chỉ thị; sự phối hợp giữa các cơ

quan chức năng còn thiếu chặt chẽ; mức xử phạt hành chính đối với một số vi

phạm còn thấp, chưa có tác dụng răn đe.

3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Sự bùng nổ thông tin, các trang mạng xã hội, facebook, trang thông tin

cá nhân,... gây khó khăn cho quản lý, kiểm soát. Các thế lực thù địch, chống

đối Đảng và nhà nước, bọn cơ hội chính trị lợi dụng phát tán các sản phẩm

văn hóa độc hại trên không gian mạng. Trong khi cuộc sống của nhân dân các

dân tộc trong tỉnh còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa

các vùng,... dẫn đến việc nhận thức, hưởng thụ, thanh lọc các sản phẩm văn

hóa còn có sự khác nhau, gây những tác động xấu trong một bộ phận người

dân.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, quản lý văn hoá còn yếu;

công tác lý luận và phê bình văn học nghệ thuật còn thiếu; lực lượng thanh

tra, kiểm tra còn mỏng, chưa triển khai được thường xuyên, trong khi việc

thẩm định nội dung vi phạm còn khó khăn, mất nhiều thời gian; chưa có biện

pháp để theo dõi sát tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Mức xử phạt hành chính đối với một số vi phạm còn thấp, chưa có tác

dụng răn đe.

4. Một số kinh nghiệm

Một là, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị số 46-

CT/TW, phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác lãnh

đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Nêu cao vai trò của người đứng đầu, tính

tiền phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn

luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Chú trọng thực hiện công tác

tuyên truyền nâng cao nhận thức, nêu cao tinh thần cảnh giác trong cán bộ,

đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là sinh viên, học sinh, thế hệ trẻ về

tác hại của văn hoá phẩm độc hại.

Hai là, xác định công tác đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá là

nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nắm chắc thông tin, thường xuyên

và có giải pháp triển khai linh hoạt. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan

Page 16: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

16

liên quan, sự đoàn kết nhất trí trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân

dân tham gia bài trừ các sản phẩm văn hoá độc hại.

Ba là, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa có trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, tận tâm, tận lực, trách nhiệm với

công việc là nhân tố quyết định trong xây dựng môi trường văn hóa lành

mạnh, văn minh.

Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 35; nhóm

chuyên gia, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,

đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và tăng cường hiệu quả

hoạt động của đội ngũ Cộng tác viên dư luận xã hội.

Năm là, phát huy vai trò và hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hoá

trong đời sống của các tầng lớp nhân dân, tạo môi trường lành mạnh để người

dân được thừa hưởng những giá trị văn hoá truyền thống cũng như những

thành tựu của các nền văn hoá tiến bộ trên thế giới.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, thường xuyên tiến hành sơ kết,

đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với tình

hình mới của địa phương, đơn vị; kịp thời, động viên khen thưởng đối với

những địa phương, đơn vị triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 46-CT/TW; đồng

thời tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về tàng

trữ, vận chuyển, kinh doanh các sản phẩm văn hoá độc hại.

IV. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới

1. Tiếp tục gắn việc thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW với thực hiện Chỉ thị

số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn

hoá cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2020; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày

15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng

nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào của địa phương, cơ quan,

đơn vị.

2. Phát huy sức mạnh của các cấp ủy đảng, chính quyền; phối hợp chặt

chẽ giữa các cơ quan chức năng tổ chức triển khai Chỉ thị nghiêm túc, thường

xuyên, thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Luật

an ninh mạng, quản lý tốt mạng Internet.

3. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động xuất, nhập khẩu

văn hoá, các điểm kinh doanh, sản xuất văn hoá; kiên quyết xử lý nghiêm các

hành vi vi phạm trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ văn hoá, phòng

chống tệ nạn xã hội ở những ngành nghề kinh doanh nhạy cảm như quán bar,

quán karaoke, nhà hàng,...

Page 17: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

17

4. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ

cán bộ văn hoá các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình

hình mới; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền,

Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể về vị trí, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác

quản lý văn hóa, xã hội, triển khai thực hiện các biện pháp chống sản phẩm

văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội; ý thức, trách nhiệm của cán

bộ, đảng viên các tầng lớp nhân dân trong việc đấu tranh phê phán, ngăn

chặn, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp

của dân tộc Việt Nam. Thực hiện tốt việc cung cấp các văn hóa phẩm của các

cơ quan Trung ương, của tỉnh đến cơ sở.

5. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước

đã có; nghiên cứu xây dựng ban hành hướng dẫn thực hiện và tổ chức, quản

lý các hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả công

tác thẩm định, đánh giá đảm bảo chất lượng về nội dung và nghệ thuật của

các ấn phẩm văn hóa, nghệ thuật khi công bố, giới thiệu.

6. Nêu cao và phát huy văn hoá truyền thống của nhân dân các dân tộc

trên địa bàn tỉnh với phương châm ‘‘lấy cái đẹp dẹp cái xấu”; tăng cường

sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí có giá trị tư

tưởng, nghệ thuật cao.

7. Phát huy nguồn lực xã hội hoá, tăng cường quản lý, sử dụng các

thiết chế văn hoá, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá,

dịch vụ văn hoá ở cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình

văn hóa.

8. Các cơ quan báo chí chủ động xây dựng kế hoạch; đẩy mạnh công

tác tuyên truyền về nhiệm vụ chống sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm

văn hoá độc hại; phát hiện, biểu dương những điển hình tốt, gương tiêu biểu

trong việc giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình, làng, bản,

khu phố, cơ quan, đơn vị văn hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành: Văn hóa, Thông tin, Giáo dục,

Công an, Hải quan, Quản lý thị trường,... nhằm ngăn chặn các sản phẩm văn

hóa độc hại xâm nhập vào nước ta.

9. Đoàn Thanh niên; ngành Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh việc giáo

dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng tiếp nhận thông tin có chọn lọc,

các giá trị văn hoá của thế giới cho thanh, thiếu niên; tăng cường các hoạt

động văn hoá, tạo môi trường văn hoá lành mạnh, gắn hoạt động với phong

trào ‘‘Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

10. Chú trọng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, từng bước đáp

ứng nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của các tầng

lớp nhân dân giữa các vùng miền. Thường xuyên thực hiện công tác giáo dục,

Page 18: TỈNH ỦY HÒA BÌNH Đ NG CỘNG S N VI Ả ỆT NAM Hòa Bình, ngày

18

bồi dưỡng nhân cách, hoài bão, lý tưởng sống cho thế hệ trẻ, tạo sức đề

kháng đối với các loại văn hóa phẩm độc hại.

11. Tiếp tục phát hiện về Gương Người tốt việc tốt, học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó biểu dương, tôn

vinh, nhân rộng các cá nhân, tập thể điển hình, góp phần củng cố hệ giá trị

chân - thiện - mỹ trong đời sống cộng đồng.

12. Tăng cường mở rộng hợp tác, giao lưu văn hoá, văn nghệ với khu

vực, trong nước và thế giới nhằm tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, thanh

lọc các tập tục lạc hậu, tạo môi trường văn hóa, diễn đàn văn hóa lành mạnh,

văn minh.

Nơi nhận: - Ban Bí thư,

- Ban Tuyên giáo Trung ương,

- Văn phòng Trung ương,

- Các đồng chí Tỉnh ủy viên,

- Các đảng bộ trực thuộc,

- Các cơ quan tỉnh,

- Lãnh đạo VPTU + CV,

- Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

Trần Đăng Ninh