tổng thống obama nhận giải nobel hòa bình

40
Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, hôm 10-12 đã đến thủ đô Oslo của Na Uy nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2009. Tại buổi lễ trao giải này, ông đã đọc một bài diễn văn được nhiều người chú ý. Phát biểu khi nhận giải Nobel Hòa Bình, Tổng thống Barack Obama đã dành phần đầu trong bài diễn văn để nói đến chiến tranh. Ngay sau những lời cảm ơn và thừa nhận một cách khiêm tốn là còn có những người khác xứng đáng hơn để nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình. Tổng thống Hoa Kỳ nhắc lại vai trò tổng tư lệnh của đất nước đang tiến hành hai cuộc chiến, một cuộc chiến đang bước vào giai đoạn kết thúc, và một cuộc chiến mà Hoa Kỳ cùng với 43 quốc gia khác, trong đó có Na Uy, nước mà ông đang đến nhận giải Nobel Hòa Bình cùng tham chiến cuộc chiến Afghanistan. Chiến trường Afghanistan là nơi mà chỉ chín hôm trước khi đến nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình, tổng thống Barack Obama, công bố tăng viện thêm 30 ngàn quân. Tại buổi lễ nhận giải thưởng, người đứng đầu nước Mỹ nhắc lại chính nghĩa của một cuộc chiến. Tổng thống Barack Obama nhắc lại là một phong trào bất bạo động đã không có thể ngăn chặn bước tiến của quân đội Hitler. Ông cho rằng thương thảo cũng không thể thuyết phục các thủ lĩnh Al-Qaeda buông súng bắn giết. Để minh họa cho điều vừa nói, tổng thống Hoa Kỳ nêu ra những trường hợp cần phải chiến đấu như trong tình huống tự vệ, ra tay giúp đỡ một đất nước đang bị xâm lăng, hoặc vì lý do nhân đạo như khi dân chúng của một quốc gia bị chính phủ

Upload: pham-hoai-son

Post on 29-Jun-2015

27 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa BìnhTổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, hôm 10-12 đã đến thủ đô Oslo của Na Uy nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2009. Tại buổi lễ trao giải này, ông đã đọc một bài diễn văn được nhiều người chú ý.

Phát biểu khi nhận giải Nobel Hòa Bình, Tổng thống Barack Obama đã dành phần đầu trong bài diễn văn để nói đến chiến tranh.

Ngay sau những lời cảm ơn và thừa nhận một cách khiêm tốn là còn có những người khác xứng đáng hơn để nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình.

Tổng thống Hoa Kỳ nhắc lại vai trò tổng tư lệnh của đất nước đang tiến hành hai cuộc chiến, một cuộc chiến đang bước vào giai đoạn kết thúc, và một cuộc chiến mà Hoa Kỳ cùng với 43 quốc gia khác, trong đó có Na Uy, nước mà ông đang đến nhận giải Nobel Hòa Bình cùng tham chiến cuộc chiến Afghanistan.

Chiến trường Afghanistan là nơi mà chỉ chín hôm trước khi đến nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình, tổng thống Barack Obama, công bố tăng viện thêm 30 ngàn quân.

Tại buổi lễ nhận giải thưởng, người đứng đầu nước Mỹ nhắc lại chính nghĩa của một cuộc chiến. Tổng thống Barack Obama nhắc lại là một phong trào bất bạo động đã không có thể ngăn chặn bước tiến của quân đội Hitler. Ông cho rằng thương thảo cũng không thể thuyết phục các thủ lĩnh Al-Qaeda buông súng bắn giết.

Để minh họa cho điều vừa nói, tổng thống Hoa Kỳ nêu ra những trường hợp cần phải chiến đấu như trong tình huống tự vệ, ra tay giúp đỡ một đất nước đang bị xâm lăng, hoặc vì lý do nhân đạo như  khi dân chúng của một quốc gia bị chính phủ nước đó tàn sát, hay là một cuộc nội chiến đe dọa cả một khu vực.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng phát biểu một cách thẳng thắn về cái giá phải trả của chiến tranh. Ông thừa nhận trách nhiệm về biện pháp tăng cường thêm quân tại chiến trường xa xôi Afghanistan. Theo ông thì những binh sĩ tham chiến sẽ ra tay bắn chết người khác, và có người sẽ phải hy sinh trên chiến trường.

Ngoài việc phải tiến hành chiến tranh, tổng thống Barack Obama nhấn mạnh đến những giải pháp có thể thay thế khác quan trọng hơn như các nổ lực ngoại giao và cấm vận khi đối phó với những quốc gia đang có những thách thức yêu cầu của cộng đồng quốc tế hãy ngưng tham vọng hạt nhân của họ lại như Iran hay Bắc Hàn, hoặc những quốc gia đối xử thô bạo với người dân của họ như Sudan, Congo, hay Miến Điện.

Theo tổng thống Barack Obama thì chúng ta có thể thông hiểu rằng chiến tranh sẽ còn đó, nhưng chúng ta luôn nổ lực vì hòa bình.

Page 2: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Tổng thống Barack Obama kêu gọi chính quyền các quốc gia cần phải bảo đảm những quyền căn bản cho người dân của họ, cũng như tạo cho người dân cơ hội và an sinh xã hội. Theo tổng thống Hoa Kỳ thì hòa bình đích thực không chỉ là hết phải sống trong sợ sệt mà còn không phải lo toan thiếu thốn nữa. Nền hòa bình thực sự là công bằng và cơ hội.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã chính thức nhận Giải Nobel Hòa Bình tại một buổi lễ tổ chức ở thành phố Oslo của Na-Uy. Đặc phái viên đài VOA tại Tòa Bạch Ốc Paula Wolfson tường trình rằng nhà lãnh đạo Mỹ đã dành nhiều thì giờ để nói đến các điều kiện đã đẩy các quốc gia đến chiến tranh, và dẫn họ đến chỗ mưu tìm hòa bình.

Tại một buổi lễ mang nhiều dấu ấn của truyền thống, Tổng thống Barack Obama đã gia nhập hàng ngũ các khôi nguyên Giải Nobel.

Phát biểu trước một cử tọa gồm nhiều thân hào nhân sỹ tề tựu tại Tòa thị chính thành phố Oslo, nhà lãnh đạo Mỹ nói ông nhận thức rất rõ về cuộc tranh luận xoay quanh sự chọn lựa của Ủy ban Nobel.

Tổng Thống Obama nói: “Tôi nghĩ một phần là do tôi chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu, chứ không phải ở giai đoạn kết thúc của những công việc của mình trên sân khấu thế giới.”

Nhà lãnh đạo Mỹ nói vấn đề sâu xa nhất liên quan tới những ý kiến về sự chọn lựa giải Nobel hòa bình năm nay là sự kiện ông là lãnh đạo của một quốc gia đang tiến hành hai cuộc chiến tranh.

Tổng thống Obama: “Tôi đến đây với nhận thức bén nhạy về cái giá phải trả cho cuộc tranh chấp vũ trang, và mang trong tâm tư những nghi vấn phức tạp về sự liên quan giữa chiến tranh và hòa bình, và về nỗ lực của chúng ta để thay thế chiến tranh bằng hòa bình.”

Bài diễn văn của ông Obama tại Oslo dài gấp đôi bài diễn nhậm chức Tổng thống của ông, và mang sắc thái uyên bác.

Ông nhắc đến Khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình năm 1964, mục sư người Mỹ Martin Luther King Jr, một nhân vật cổ vũ cho bất bạo động. Tổng thống Obama nói ông tin vào bất bạo động, nhưng không phải lúc nào ý niệm này cũng có thể hữu hiệu.

Tổng thống Obama: “Một phong trào bất bạo động không thể chặn được bước tiến của các lực lượng quân sự của Hitler. Các cuộc thương thuyết không thể thuyết phục các thủ lãnh al-Qaida buông vũ khí. Khi nói rằng đôi khi vũ lực là điều cần thiết không phải để người ta cay đắng, mà là để thừa nhận lịch sử, thừa nhận những bất toàn của con người và những hữu hạn của lý trí.”

Chỉ cách đây mới vài ngày, Tổng thống Obama đã hạ lệnh đưa thêm 30.000 binh sĩ Mỹ

Page 3: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

sang Afghanistan. Nhận thức rõ sự trùng hợp trớ trêu ấy, nhà lãnh đạo Mỹ tập trung vào những ý niệm về “chiến tranh hợp lý”, và “hòa bình vững bền.”

Tổng thống Obama nói: “Chúng ta phải khởi sự bằng cách thừa nhận thực tế khó khăn rằng chúng ta sẽ không loại trừ được các cuộc tranh chấp bạo động trong thời đại của chúng ta. Sẽ có những lúc các quốc gia, hoặc bằng hành động đơn phương hoặc sát cánh với các nước khác, sẽ thấy rằng sử dụng bạo lực không những là điều cần thiết mà còn có thể được biện minh về mặt đạo đức.”

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói hòa bình phải là một điều gì còn hơn là tình trạng không có tranh chấp quân sự, nó phải đưa đến việc hậu thuẫn cho các định chế vững mạnh, cho nhân quyền và quyền không bị thiếu thốn các nhu cầu cơ bản. Tổng thống Obama còn nhắc đến một điều quan trọng khác nữa.

Ông cho biết: “Tôi không tin rằng chúng ta sẽ có đủ ý chí, quyết tâm hoặc sức bền bỉ để có thể hoàn tất công tác này nếu không có một điều kiện khác, đó là sự mở rộng của suy tưởng của chúng ta về phương diện đạo đức, một xác quyết rằng đạo đức là một điều gì đó không thể giảm thiểu, điều mà tất cả chúng ta đều cùng chia xẻ.”

Khi loan báo sự chọn lựa của mình cho Giải Nobel Hòa Bình năm 2009, Ủy ban Nobel đã vinh danh các nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ trong cố gắng củng cố nền ngoại giao và quan hệ hợp tác quốc tế. Ủy ban Nobel nói Tổng thống Obama đã thu hút trí tưởng tượng của thế giới với thông điệp hy vọng của ông.

Các cuộc thăm dò công luận tại Hoa Kỳ cho thấy là nhiều người Mỹ tin rằng vinh dự mà Ủy ban Nobel dành cho ông Barack Obama đã đến quá sớm.

Bên ngoài Viện Nobel, một nhóm người Na-Uy dường như cũng có cùng chung ý kiến. Họ giơ cao một biểu ngữ màu vàng trên đó có ghi hàng chữ: “Obama, ông đã đoạt Giải Nobel Hòa Bình, bây giờ ông hãy chứng tỏ là xứng đáng với giải này!”

Nobel Hoà bình cho Obama: "Vinh danh" lời hứa hơn hành động?Đối với một trong những tổng thống trẻ nhất nước Mỹ, tại vị chưa đầy 9 tháng, và mới chỉ được có 12 ngày trước hạn chót đề cử cho giải Nobel vào tháng 2 vừa qua, thì giải Nobel Hoà bình quả là một bất ngờ lớn.

Việc trao giải thưởng Nobel Hoà bình cho Tổng thống Barack Obama đã gây bất ngờ cho ngay cả Washington, khi nhận được tin vui vẫn còn chìm trong giấc ngủ, trong bóng tối. Vậy Obama giành chiến thắng vì điều gì? Theo đánh giá của các chuyên gia, giải thưởng có vẻ như “vinh danh” lời hứa hơn là hành động. Cho đến nay, Obama vẫn chưa có giây phút chiến thắng nổi bật nào. Giống như hầu hết mọi tổng thống trong năm đầu tiên tại nhiệm, bản báo cáo trong chương trình nghị sự đầy tham vọng của Obama vẫn “chưa hoàn thành”. 

Page 4: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Ông đã cấm các biện pháp thẩm vấn hà khắc đối với các nghi phạm khủng bố. Ông cũng hứa sẽ đóng cửa nhà tù quân sự gây tranh cãi của Mỹ ở Vịnh Guantanamo, Cuba, nhưng nhiệm vụ này không dễ dàng gì, khiến ông có thể phải bỏ lỡ mất hạn chót vào tháng 1/2010 của chính mình. Ông cho biết sẽ kết thúc cuộc chiến Iraq nhưng lại giảm tiến độ rút quân Mỹ xuống đôi chút. Trong khi đó, ông vướng vào một cuộc chiến thứ hai với thế giới Hồi giáo, ở Afghanistan, và đang nghiêm túc xem xét dốc toàn lực cho cuộc chiến này. Ông cũng đã có nhiều nỗ lực mới để hoà giải giữa Israel và người Palestine. Nhưng cho đến nay vẫn có rất ít sự hợp tác từ phía Israel lẫn Palestine. Chính quyền của ông đang đối thoại với các đối thủ của Mỹ, như Iran, Triều Tiên và Cuba. Nhưng cũng chưa có gì nhiều để chứng tỏ cả.  Ông nói muốn một thế giới phi hạt nhân. Nhưng đó chỉ là một tham vọng trong bài phát biểu ở Prague hồi tháng 4 của ông. Còn một tham vọng nữa là nối “tình thân” giữa các quốc gia còn đang lưỡng lự với các nhà lập pháp Mỹ vào trong một “mớ” thoả thuận, hiệp ước cần thiết. Ông cam kết sẽ đi đầu trong cuộc chiến chống lại sự biến đổi khí hậu. Nhưng nước Mỹ có vẻ như sẽ phải bước vào các cuộc thương lượng quan trọng của quốc tế về biến đổi khí hậu tại Copenhagen vào tháng 12 tới với dự luật được Obama ủng hộ vẫn còn bị ngăn cản. Và còn về uy tín toàn cầu của Obama? Dường như nó đã bị “giáng đòn” đúng một tuần trước, khi chuyến đi vượt Đại Tây Dương của ông nhằm giúp Chicago đăng cai Olympic 2016 đã bị từ chối ngay từ vòng ngoài. Theo đánh giá của nhiều người, với Uỷ ban Nobel, chỉ cần thay đổi giọng điệu từ Washington tới phần còn lại của thế giới dường như đã là đủ. Obama đã giành được nhiều chú ý cho bài phát biểu của ông ở Cairo, khi chìa bàn tay của nước Mỹ tới người Hồi giáo trên thế giới. Những nhận xét của ông ở Đại hội đồng LHQ tháng trước đã đưa ra được những “dấu mốc mới” cho cách Mỹ “làm việc” cùng thế giới. Nhưng… Phụ tá của Obama dường như cũng ngạc nhiên như mọi người, thậm chí còn không biết ông được đề cử cùng với một con số kỷ lục 204 người khác. Tổng thống Obama bị đánh thức bởi tin tức được đăng tải khoảng một giờ sau khi Uỷ ban Nobel công bố kết quả. Các phụ tá sau đó khẩn trương chuẩn bị cho ra tuyên bố. Giải thưởng cũng không hẳn là một dấu cộng lớn cho Obama trên chính trường được đánh giá là khá “xảo quyệt” của Mỹ. 

Page 5: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Obama giành chiến thắng trong cuộc chạy đua năm ngoái một phần bởi các cử tri, vốn lo lắng cho hình ảnh méo mó của nước Mỹ ở nước ngoài, bị hấp dẫn bởi lời hứa về một khởi đầu mới của ông. Phe Cộng hoà, những người chỉ trích Obama quá nổi tiếng và quá thiếu hành động, lập tức nắm lấy “cơ hội trao giải” lần này để cố gắng “dìm” ông xuống đôi chút. Ví dụ, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia đảng Cộng hoà Michael Steele cho biết: “Thật không may là quyền lực như một ngôi sao của tổng thống lại toả sáng hơn những người đã cống hiến không biết mệt mỏi để đạt được những thành tựu thực sự”. Nhiều người còn cho rằng, giải thưởng có thể là một “cái tát” đối với người tiền nhiệm của Obama. Bởi cựu Tổng thống George W. Bush bị hầu hết thế giới "sỉ vả" bởi chính sách ngoại giao “cao bồi” của ông, bởi cuộc chiến ở Iraq, bởi thái độ “phớt lờ” trước sự ấm lên của toàn cầu. Và nên nhớ rằng giải Nobel từ lâu có truyền thống vinh danh cho những gì là khát vọng của Uỷ ban Nobel hơn là thành tựu của người đoạt giải, ví dụ cho hoà bình Trung Đông hay một Nam Phi tốt đẹp hơn. Trong một số trường hợp, giải thưởng được trao để khuyến khích những ai nhận giải, để thấy đó như là động lực cố gắng vào những thời điểm khó khăn. Chủ tịch Uỷ ban Nobel Thorbjoern Jagland đã nói rất nhiều như thế. “Một số người nói và tôi hiểu điều họ nói, giải thưởng (cho Obama) là quá sớm? Quá sớm?”, ông cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP. “Ồ, khi đó tôi sẽ nói có thể sẽ quá muộn để phản ứng trong ba năm từ giờ trở đi. Giờ đã đến lúc chúng ta, tất cả chúng ta, có cơ hội để phản ứng”. Obama chắc chắn hiểu những thách thức ông phải đối mặt khó có thể giải quyết một sớm một chiều. “Sẽ không dễ dàng gì”, đó là câu ông thường nói khi đề ra các nhiệm vụ cho nước Mỹ. Và dường như Uỷ ban Nobel đã táo bạo hi vọng rằng cuối cùng Obama sẽ “tạo” ra được một bản báo cáo xứng đáng với giải thưởng họ đã trao cho ông.

Tổng thống Mỹ Barack Obama giành giải Nobel Hòa bình năm nay nhờ những nỗ lực xuất sắc về ngoại giao.

Ủy ban Nobel cho biết Obama được trao giải nhờ "những nỗ lực xuất sắc nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc".

Là tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ, Obama đã kêu gọi giải giáp vũ khí và nỗ lực tái khởi động tiến trình hòa bình ở Trung Đông bị bế tắc, kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng giêng.

Page 6: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

"Hiếm khi một người như Obama có thể thu hút được sự chú ý của công chúng thế giới và mang đến niềm hy vọng cho dân chúng nước ông về một tương lai tốt đẹp hơn", Reuters dẫn lời ủy ban trao giải Nobel cho biết.

Giải thưởng được công bố khi Obama nhậm chức chưa đầy 9 tháng. Dù đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng, Obama vẫn chưa đạt được bước tiến đột phá nào về vấn đề Trung Đông hay chương trình hạt nhân của Iran. Ông cũng đang đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong xử lý cuộc chiến ở Afghanistan.

Tháng trước, Obama chủ trì một cuộc gặp gỡ lịch sử tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó, các bên nhất trí thông qua một nghị quyết do Mỹ soạn thảo, kêu gọi các quốc gia sở hữu hạt nhân cắt giảm kho vũ khí nguyên tử.

Chuyên gia đàm phán hòa bình của Palestine Saeb Erekat hoan nghênh giải thưởng dành cho Obama và bày tỏ hy vọng rằng "ông có thể mang lại hòa bình cho Trung Đông". Cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, từng đoạt giải Nobel Hòa bình, tỏ ra vui mừng trước thông tin này và nói rằng Obama đã đem lại hy vọng cho thế giới.

Đây không phải là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Mỹ thuộc phe Dân chủ giành giải thưởng cao quý này. Trước Obama, cựu phó tổng thống Al Gore được trao giải thưởng năm 2007 cùng cơ quan về khí hậu của Liên Hợp Quốc; cựu tổng thống Jimmy Carter giành giải năm 2002.

Theo BBC, ông chủ Nhà Trắng đã vượt lên trên số lượng kỷ lục 204 đề cử để giành giải năm nay. Phần thưởng dành cho ông là một huy chương vàng, một tấm bằng chứng nhận và 1,4 triệu USD. Giải thưởng sẽ được trao ở Oslo, NaUy, vào tháng 12.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giành giải Nobel Hòa bình năm 2009.

Ủy ban Nobel nói ông được tặng thưởng vì "nỗ lực phi thường nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc".

Ủy ban nêu bật cố gắng của ông Obama củng cố các tổ chức quốc tế và thúc đẩy giải giáp hạt nhân.

Năm nay có kỷ lục là có tới 205 đề cử cho giải thưởng. Thủ tướng Zimbabwe và một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, ông Hồ Giai, cũng được xem là ứng viên.

Người chiến thắng - do ủy ban năm người chọn - được tặng một huy chương vàng, bằng chứng nhận và 10 triệu kronor Thụy Điển (1.4 triệu đôla Mỹ).

Ủy ban Na Uy phát biểu khi loan báo giải thưởng: "Obama khi làm tổng thống đã tạo ra không khí mới trong chính trị quốc tế."

"Ngoại giao đa phương đã lấy lại vị trí trung tâm, nhấn mạnh vai trò mà Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác có thể đóng góp."

Page 7: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

"Đối thoại và thương thuyết được ưa chuộng như công cụ để giải quyết những xung đột quốc tế khó khăn nhất."

"Viễn cảnh một thế giới không có vũ khí hạt nhân đã mạnh mẽ kích thích thương lượng kiểm soát vũ khí và giải giáp."

"Nhờ động thái của Obama, Hoa Kỳ nay đóng vai trò xây dựng hơn để đối phó các thách thức khí hậu lớn mà thế giới đối mặt."

Ủy ban nói thêm trong thông cáo:

"Dân chủ và nhân quyền sẽ được củng cố."

"Rất hiếm khi lại có một nhân vật như Obama thu hút chú ý của thế giới và cho người dân hy vọng có tương lai tốt hơn."

"Ngoại giao của ông được dựa trên quan niệm rằng những ai lãnh đạo thế giới phải lãnh đạo trên căn bản những giá trị và thái độ mà đa số nhân dân thế giới chia sẻ."

"Suốt 108 năm, Ủy ban Nobel Na Uy đã cố gắng thúc đẩy chính sách quốc tế và những thái độ mà Obama nay là người phát ngôn hàng đầu của thế giới."

Phóng viên BBC Paul Reynolds bình luận: "Giải thưởng rõ ràng là bất ngờ và có thể được xem là sự khuyến khích các dự tính hơn là phần thưởng cho thành quả."

"Tổng thống mới nhậm chức hơn tám tháng và ông có lẽ hy vọng còn phụng sự tám năm. Khát vọng của ông về một thế giới vắng bóng vũ khí hạt nhân thì dễ để tuyên bố hơn là đạt được, và thỏa thuận kiểm soát khí hậu còn chưa làm xong."

“So với một số vĩ nhân trong lịch sử từng nhận giải thưởng - Schweitzer và King, Marshall và Mandela - thành tựu của tôi thật nhỏ bé”. Tổng thống Mỹ Barack Obama không ngần ngại thừa nhận vậy trong buổi lễ nhận giải thưởng Nobel hòa bình 2009 diễn ra hôm nay 10-12 tại thủ đô Oslo, Na Uy.

“Sẽ là nhu nhược nếu tôi không thừa nhận có sự tranh cãi đáng kể trong quyết định hào phóng này. Một phần, đó bởi vì tôi mới khởi đầu, chứ chưa phải ở chặng cuối, của quá trình phục vụ ở trên trường quốc tế” - ông nói.

Có lẽ chưa có thời điểm nào nhận giải Nobel Hòa bình lại tệ hại hơn cho Obama lúc này: chưa đầy 10 ngày trước ông mới ra lệnh triển khai thêm 30.000 quân tới cho cuộc chiến ở Afghanistan.

Cuộc chiến của cựu tổng thống Bush, giờ là của Obama. Vị tổng thống “chiến tranh” (đang điều hành hai cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan) sẽ bước vào hàng ngũ những vĩ nhân từng đoạt giải thưởng như mẹ Teresa, Martin Luther King hay Nelson Mandela khi mới 11 tháng nhậm chức.

Page 8: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Khi lựa chọn Obama, Ủy ban Nobel nói ông đã cố gắng hành động vì một thế giới phi hạt nhân, vai trò tích cực hơn của Mỹ trong đối phó với vấn đề khí hậu, ủng hộ Liên Hiệp Quốc và ngoại giao đa phương và đem lại “hy vọng” cho nhân loại.

Thực tế thì theo AP, tổng thống Mỹ nhận giải thưởng hòa bình khi mà người dân Mỹ không hề có bình yên trong tâm trí. “Nền kinh tế đã khiến hàng triệu người đau khổ. Tâm trạng của đất nước chán nản - nhiều người nghĩ đất nước đang đi chệch hướng - tin tức tốt lành thì khó tìm. Tình trạng thất nghiệp vẫn là hai con số dù đà mất việc đã giảm lại”, tờ Los Angeles Time viết về"sự vinh dự và nghịch lý".

Dù là tổng thống thứ 4 của nước Mỹ nhận giải Nobel Hòa bình, nhưng Obama là người nhận giải thưởng sớm nhất khi mới chỉ có 11 tháng tại nhiệm. Việc đề cử Obama còn bị đắt dấu hỏi hơn khi quá trình đề cử bắt đầu từ tháng 9 năm trước (2 tháng trước khi Obama làm tổng thống) và kết thúc vào ngày 1-2 (12 ngày sau khi Obama chính thức nhậm chức).

Một cuộc thăm dò của Gallup ngay sau khi Obama nhận giải thưởng cho thấy 61% dân Mỹ không cho rằng ông xứng đáng nhận giải.

Phần lớn cho rằng dù ông đã có thay đổi trong chính sách của Nhà Trắng như hướng tới hòa bình thay vì dùng súng đạn, thúc đẩy giải trừ quân bị, chìa tay với các nước đối thủ như Iran, CHDCND Triều Tiên… nhưng cần có thêm thời gian để chứng kiến thành tựu cụ thể của các chính sách.

Tại buổi lễ trao giải, Tổng thống Obama đã nhận một huy chương, một giấy chứng nhận giải thưởng và số tiền là 1,4 triệu USD.

Trong lúc giải thưởng Nobel Hòa bình được trao thì khoảng 5.000 người chống chiến tranh đã xuống đường ở Oslo để phản đối cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.

Barack Obama nhận giải Nobel Hòa bình 2009: Vinh dự hay gánh nặng?Thứ Sáu tuần trước tại Oslo, Na Uy, Hội đồng giải Nobel công bố người nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009 là Tổng thống Mỹ Barack Obama do các cố gắng của ông trong quan hệ ngoại giao quốc tế và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.

Bất ngờ

Hội đồng giải Nobel cho rằng, đến nay rất hiếm có một nhân vật nào tạo được không khí đầy hy vọng cho tương lai và gây sự chú ý của cả thế giới như Obama.

Từ hơn 100 năm nay Hội đồng giải Nobel tìm cách hỗ trợ các ý tưởng hòa bình trên chính trường quốc tế. Ông Thorbjörn Jagland, Chủ tịch Hội đồng giải Nobel, cho rằng

Page 9: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

viễn tưởng về một thế giới không vũ khí hạt nhân do Obama đề xuất là một yếu tố quan trọng trong quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa bình. Mặc dù Obama nhậm chức chưa lâu, nhưng ông đã thay đổi không khí đang căng thẳng trên chính trường quốc tế. Chỉ riêng sự kiện này cũng đủ để trao giải thưỏng hòa bình cho Obama.

Tuy nhiên quyết định chọn Obama trong số 205 người được đề nghị đã gây ngạc nhiên không ít trong giới quan sát, kể cả với Nhà Trắng. Robert Gibbs, người phát ngôn của Obama, chỉ trả lời bằng một tiếng “Wow” (Ồ! Ðáng mừng) trước các câu hỏi của giới báo chí. David Axelrod, Trưởng nhóm chiến lược của Obama, cho rằng: “Tổng thống Obama cũng rất bất ngờ” và chính bản thân Obama, sau khi được tin từ Oslo cũng đã xác nhận, “thật sự mà nói, tôi chưa xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình”.

Ông cho rằng, giải thưởng này không chỉ riêng cho mình ông mà cho tất cả những người đấu tranh giảm trang bị vũ khí trên thế giới, cho một môi trường trong sạch và nền dân chủ; ông nhận giải Nobel Hòa bình và xem nó như một lời kêu gọi để thực hiện các mục tiêu đưa ra. Cũng trong bài phát biểu này Obama đề nghị “các nước cùng nhận lãnh trách nhiệm đấu tranh cho hòa bình, vì không nước nào hay tổng thống nào một mình có thể thực hiện được“.

Phản ứng

Quyết định của Hội đồng giải Nobel không chỉ mang đến sự vui mừng mà đồng thời gây ra nhiều lời phê bình, nhất là tại Mỹ. Ðảng Cộng hòa chỉ trích giải Nobel Hòa bình cho Obama: “Tổng thống Obama đã làm được gì cho nước Mỹ, chắc chắn ông sẽ không nhận được giải thưởng về việc tạo thêm công ăn việc làm cho người Mỹ hay giải quyết vấn đề ngân sách quốc gia”. John McCain, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã từng giễu cợt Obama là một “PopStar” (sao nhạc Pop), khi ông nói chuyện trước hơn 200.000 người tại Berlin trong thời gian tranh cử tổng thống, cho rằng Tổng thống Obama phải hiểu, dân chúng Mỹ sẽ kỳ vọng nhiều hơn ở ông.

Ký giả của đài CNN - Christiane Amanpour đưa ra câu hỏi “giải thưởng cho cái gì đây?”. Trong khi tạp chí Wall Street Journal bình luận, giải Nobel Hòa bình cho Obama là không bình thường thì tờ Washington Post cho rằng, quyết định trao giải thưởng cho Obama quá sớm và có thể trở thành một thứ áo trói buộc. Nó sẽ làm ông khó xoay trở trong các quyết định chính trị và đưa ra một giả dụ “nếu vì quyền lợi của nước Mỹ, chính phủ cần một cuộc chiến tranh chống Iran, liệu Tổng thống Obama mang trên mình giải Nobel Hòa bình, có thể thực hiện nhiệm vụ này được hay không?”.

Theo tờ Guardian (Anh Quốc), trên thực tế Obama nhận giải hòa bình vì ông không phải là Tổng thống Bush. Tuần báo Der Spiegel (Ðức) đưa ra câu hỏi “Tổng thống Barack Obama cầm quyền từ chín tháng nay, với các cuộc gặp gỡ ngoại giao ông đã gỡ rối nhiều cuộc xung đột trên thế giới. Các cố gắng này có giá trị đặc biệt, nhưng có đủ không?”.

Kích thích

Page 10: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Câu hỏi này cũng đã được Hội đồng giải Nobel đặt ra, và sau đó đã quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho Obama để kích thích, như trong quá khứ hội đồng đã từng trao giải hòa bình cho Thủ tướng Ðức Willy Brandt, mặc dù ý tưởng sống chung hòa bình của Willy Brandt chưa thực hiện được.

Hơn nữa, vừa nhậm chức xong Obama đã “hành động” ngay đối với các “lò lửa chính trị” đang sôi bỏng trên thế giới; ông đã ra lệnh giảm và rút quân ra khỏi Iraq. Ông tìm cách đối thoại với Iran và Triều Tiên về các chương trình hạt nhân. Ðối với Nga, Obama cho thấy các dấu hiệu giảm căng thẳng quân sự và tuyên bố không thực hiện chương trình tên lửa tại châu Âu của chính phủ Bush. Chương trình này đã làm Nga cảm thấy bị đe dọa và dự định sẽ tăng cường quân sự.

Cao điểm của Obama trong tháng đầu nhậm chức là hai buổi nói chuyện tại Praha (Cộng hòa Czech) và Cairo (Ai Cập). Ở Cairo, Obama bắt tay với thế giới Hồi giáo để thực hiện hòa bình. Tại Praha, ông đề nghị một thế giới không vũ khí hạt nhân.

Mặc dù nhiều mục tiêu chính trị chưa thực hiện được như hiệp định quốc tế bảo vệ bầu khí quyển hãy còn xa vời, nhà tù Guantanamo không đóng cửa như Obama muốn trong vòng một năm, Triều Tiên và Iran tiếp tục chương trình hạt nhân, Chính phủ Israel tiếp tục cho phép lấn đất của người Palestine, cuộc chiến tranh tại Afganistan vẫn mãnh liệt... Nhưng đây là những sự kiện cần thời gian để giải quyết. Giải Nobel Hòa bình sẽ gây cho Barack Obama nhiều khó khăn hơn trong việc thực hiện các mục tiêu nói trên. Nó là một vinh dự nhưng đồng thời là một gánh nặng cho ông.

Nobel hòa bình của Obama và tiến trình Trung ĐôngViệc Tổng thống Obama giành giải Nobel hòa bình nhận được nhiều lời khen cũng như chỉ trích.

Người khen thì cho rằng Tổng thống đã tạo ra một bước đột phá trong cách tiếp cận của nước Mỹ đối với phần còn lại của thế giới. Nước Mỹ đã không còn cư xử như một ông chủ độc đoán mà đã biết lắng nghe ý kiến của các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế.

Người chê thì chỉ trích cái được gọi là cách tiếp cận mới này thực ra cũng chỉ là những “lời nói gió bay” mà chưa đem lại hiệu quả thực sự nào để giải quyết các vấn đề quốc tế.

Xét riêng từ góc độ giải quyết sự bế tắc của Tiến trình hòa bình Trung Đông, mà cụ thể là vấn đề Palestine, Tổng thống Obama quả thật đã dành nhiều nỗ lực nhằm đem lại một giải pháp cho vấn đề đã làm đau đầu nhiều đời tổng thống Mỹ, gây hố sâu ngăn cách giữa nước Mỹ với nhiều nước trong thế giới Hồi giáo và Ả-rập.

Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đã khẳng định một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của ông là giải quyết tranh chấp Ảrập – Israel, mà cốt lõi là xung đột Israel – Palestine.

Đây cũng chính là một trong những cách thức quan trọng nhất để Tổng thống Obama đem lại cho nước Mỹ một khởi đầu mới trong quan hệ với thế giới Hồi giáo như ông đã nêu trong bài phát biểu tại Cai-rô, Ai Cập. Một khởi đầu mới sẽ giúp hàn gắn quan hệ đã bị xấu đi nhiều của nước Mỹ đối với thế giới Hồi giáo dưới thời Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush.

Page 11: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Kể từ khi bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao tại khu vực Trung Đông để tái khởi động Tiến trình hòa bình đã bị gián đoạn kể từ cuộc chiến tại dải Gaza cuối năm 2008 giữa Israel và phái Hamas. Hàng loạt chuyến công du tới khu vực của Đặc phái viên Tổng thống về Trung Đông, Bộ trưởng quốc phòng, Cố vấn an ninh quốc gia,… diễn ra dồn dập nhằm thuyết phục các bên quay trở lại bàn đàm phán.

Tuy nhiên, việc giải quyết một vấn đề đã tồn tại hàng thập kỷ, gây ra ít nhất ba cuộc chiến tranh ở Trung Đông trong những năm 1948, 1967 và 1973, chắc chắn không phải là điều dễ dàng đạt được trong một sớm một chiều.

Chưa kể tới những khác biệt cơ bản của các bên liên quan về các vấn đề như đường biên giới cuối cùng, quyền trở về của người tị nạn Palestine hay các vấn đề về cơ chế cuối cùng cho Jerusalem, những điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán hòa bình Trung Đông cũng chưa xuất hiện.

Quan trọng nhất là mâu thuẫn giữa Palesine và Israel trong việc Israel xây dựng và “mở rộng tự nhiên” (natural growth) các khu định cư Do Thái ở khu Bờ Tây và Đông Jerusalem mà phía Palestine coi là thủ đô tương lai của nhà nước Palestine độc lập. Phía Palestine cho rằng Israel phải ngừng ngay lập tức toàn bộ các hoạt động xây dựng và mở rộng các khu định cư thì hai bên mới có cơ sơ bước vào đàm phán. Trong khi đó, Israel bảo vệ quan điểm cho rằng Israel có quyền thực thi các hoạt động này để đảm bảo đời sống nhân dân.

Điểm khác biệt trong cách tiếp cận của Tổng thống Obama so với chính quyền Bush là việc công khai yêu cầu Israel ngừng các hoạt động kể trên. Tuy vậy, những áp lực ngoại giao của chính quyền Obama chưa đem lại kết quả cụ thể nào. Nhận lời mời của Tổng thống Obama, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã “miễn cưỡng” tham gia cuộc gặp tay ba Abbas-Obama-Netanyahu bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc mà không đạt được đột phá nào đáng kể.

Trong một động thái gần đây, Ủy ban Goldstone của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã trình lên bản báo cáo về các vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế của cả Israel và Hamas trong cuộc chiến Gaza. Phía Israel cho biết bản báo cáo này có thể càng làm Tiến trình hòa bình Trung Đông khó được nối lại.

Như vậy, mục tiêu của Tổng thống Obama nhằm đưa Tiến trình hòa bình Trung Đông tới một giải pháp cuối cùng cộng với những nỗ lực và sự quan tâm đặc biệt của bản thân ông cũng như của chính quyền Mỹ xứng đáng được coi là những đóng góp cho hòa bình. Những chỉ trích rằng Tổng thống Obama nói nhiều hơn làm phải được xem xét lại dưới góc độ phức tạp của vấn đề cần được giải quyết, khi mà khác biệt giữa các bên còn quá lớn.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bất ngờ đoạt giải Nobel Hòa bình 2009, theo kết quả công bố chiều nay 9-10.

Theo Ủy ban giải Nobel, họ quyết định chọn ông Obama để trao giải Nobel Hòa bình vì “những nỗ lực phi thường của ông trong việc tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc”. 

“Ông Obama đã tạo ra bầu không khí mới trên chính trường quốc tế. Ngoại giao đa phương đã trở lại vị trí trung tâm, với tầm quan trọng của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác được thể hiện”, ủy ban trên nhận xét.

Theo hãng tin AP, kết quả trên đã “gây sốc” cho những người theo dõi giải Nobel bởi ông Obama lên nhậm chức chỉ chưa đầy hai tuần trước khi danh sách này được chốt (vào ngày 1-2).

Page 12: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Trước đó đã có đồn đoán rằng ông Obama sẽ đoạt giải, tuy nhiên nhiều người theo dõi giải thưởng danh giá này cho rằng hãy còn quá sớm để trao giải cho vị tổng thống này.

“Hiếm có nhân vật nào có tầm ảnh hưởng như ông Obama, ông đã giành được sự chú ý của cả thế giới và đem đến cho người dân hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn”, Ủy ban giải Nobel viết. Ủy ban này cho biết họ cũng đánh giá cao sự nhìn nhận, nỗ lực của Obama về một thế giới không có vũ khí hạt nhân: "ông đã kêu gọi giải giáp vũ khí hạt nhân và nỗ lực tái khởi động tiến trình hòa bình ở Trung Đông bị bế tắc".

Thorbjorn Jagland, chủ tịch Ủy ban giải Nobel, nói ông hy vọng giải Nobel Hòa bình sẽ giúp ông Obama giải quyết được những xung đột tại Iraq và Afghanistan. Còn cựu tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari, người được trao giải Nobel Hòa bình năm ngoái, nói qua việc trao giải cho ông Obama, rõ ràng Ủy ban giải Nobel muốn khích lệ ông Obama tiếp tục theo đuổi những vấn đề mà ông đang thảo luận trên trường quốc tế.

Trong khi đó, bà Wangari Muta Maathai, nhà môi trường Kenya được trao giải Nobel Hòa bình 2004, nói giải thưởng của ông Obama, có cha là người Kenya, sẽ giúp châu Phi tiến về phía trước. “Tôi nghĩ điều này thật phi thường. Nó (việc ông Obama được trao giải Nobel) thậm chí sẽ truyền cảm hứng cho cả thế giới. Ông Obama cho thấy chúng ta có thể đến với nhau, cùng nhau hợp tác làm việc”, bà nói.

Ông Mohamed ElBaradei, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, đoạt giải Nobel Hòa bình 2005, nói ông Obama xứng đáng nhận giải Nobel do những nỗ lực đưa Iran quay trở lại bàn đàm phán trực tiếp với Mỹ về vấn đề hạt nhân. “Tôi không nghĩ là còn có người xứng đáng hơn ông ấy”, ông ElBaradei nói.

Trên các mạng xã hội Twitter và Facebook, nhiều người chỉ bày tỏ vỏn vẹn một từ “Wow” trước tin ông Obama đoạt giải Nobel Hòa bình.

Giải Nobel Hòa bình 2009 được công bố vào thời điểm quan trọng đối với ông Obama khi ông đang cử nhiều phái đoàn hòa bình tới các quốc gia, trong đó gồm phái đoàn của Ngoại trưởng Hillary Clinton tới châu Âu và Nga (khởi hành hôm nay, 9-10) để bàn về vấn đề chương trình hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên, vấn đề kiểm soát vũ khí…

Trước đó, ngày 8-10, đại sứ Mỹ tại Trung Đông - ông George Mitchell - đã có cuộc gặp Tổng thống Israel Shimon Peres và dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong hôm nay trước khi đàm phán với các lãnh đạo Palestine ở Bờ Tây về thương thảo hòa bình trong khu vực.

Ông Obama là tổng thống Mỹ đương nhiệm thứ ba đoạt giải Nobel Hòa bình. Trước ông Obama, hai tổng thống Theodore Roosevelt và Woodrow Wilson cũng đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1906 và 1919. Cựu tổng thống Jimmy Carter cũng được vinh dự nhận giải thưởng này vào năm 2002. Năm 2007, cựu phó tổng thống Al Gore cũng đã chia giải Nobel Hòa bình với ủy ban về biển đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc.

Page 13: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Năm nay, Ủy ban giải Nobel đã nhận được 205 đề cử cho giải Nobel Hòa bình - con số kỷ lục từ trước tới nay.

Ông Obama sẽ chính thức nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009 với phần thưởng trị giá 1,4 triệu USD tại lễ trao giải ở thủ đô Oslo của Na Uy vào ngày 10-12 tới.

Nobel Hòa Bình cho Obama : Một bộ phận công luận Mỹ chỉ trích Sau khi tổng thống Barack Obama được trao giải Nobel Hòa Bình vào ngày thứ sáu, một số cơ quan truyền thông, đặc biệt tại Hoa Kỳ, ngày hôm qua, đã tỏ rõ thái độ không tán thành.

Tờ Washington Post ngạc nhiên trước sự việc Nobel Hòa Bình được trao cho một vị tổng thống, xin trích « chưa kết thúc một năm nhiệm kỳ và chưa đạt được một thành tựu lớn nào trên lãnh vực quốc tế ».

Ở Pháp, một số nhà bình luận cho rằng đây là giải thưởng có tính « khuyến khích ». Nhưng ngược lại, cũng có nhiều truyền thông thế giới, báo chí Pháp, không chỉ trích việc này.

Một nhà văn, ông Jean Marie Le Clézio đã được mời lên truyền hình để bênh vực triệt để tổng thống Obama. Theo ông, chỉ trong vòng vài tháng dưới thời tổng thống Obama, đã có nhiều chính sách thay đổi, ví dụ như đóng cửa trại tù Guantanamo và cải thiện đáng kể cho hình ảnh nước Mỹ qua nhiều bài thông điệp thân thiện gởi đến thế giới Hồi giáo.

Vì sao Obama giành giải Nobel Hòa bình?

Việc Tổng thống Barack Obama giành giải Nobel Hòa bình khi mới lên cầm quyền chưa đầy 9 tháng đã gây bất ngờ đối với thế giới. Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là tại sao ông Obama lại đạt được giải thưởng cao quý này khi chưa đạt được thành tích ngoại giao đáng kể nào. Đối với một trong những tổng thống trẻ nhất nước Mỹ, lên cầm quyền chưa đầy 9 tháng và chỉ 12 ngày trước khi hết hạn đề cử giải Nobel Hòa bình hồi tháng 2, thì giải thưởng này là một vinh dự quá to lớn. Nhưng đối với nhiều người, giải thưởng Nobel Hòa bình giành cho Tổng thống Obama lần này là một điều khó hiểu. Không phải vì mọi người không yêu quý Tổng thống Obama mà đơn giản chỉ vì họ không hiểu Ủy ban Giải Nobel Hòa bình đã căn cứ vào tiêu chí nào để trao giải thưởng danh giá này cho một tổng thống vừa mới lên cầm quyền và chưa có thành tích gì như ông Obama. Lý do Ủy ban Giải Nobel Hòa bình chọn Obama Ủy ban trao giải Nobel Hòa bình đã không hề giấu diếm lý do mà họ đã quyết định lựa chọn Tổng thống Obama trong con số kỷ lục hơn 200 ứng cử viên. Theo lời ủy ban này, ông Obama được trao giải Nobel Hòa bình “vì những nỗ lực phi thường trong việc củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc." Ủy ban trên “đặc biệt coi trọng ý tưởng cũng như nỗ lực của ông Obama về việc xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân.” Tuy nhiên, ủy ban này còn đưa ra thêm các nguyên nhân khác là hoạt động của ông Obama ở Liên Hợp Quốc, trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và củng cố nền dân chủ cũng như nhân quyền trên thế giới. Về vấn đề hạt nhân, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu nói lên nguyện vọng của ông về một thế giới

Page 14: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

không có vũ khí hạt nhân. Để thực hiện điều này, chính quyền của ông đã nỗ lực tổ chức hàng loạt các cuộc đàm phán với Nga nhằm ký kết được một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới vào cuối năm nay, thay thế cho Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START-1) sắp hết hạn. Và khả năng hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới đạt được một hiệp ước như thế là rất có thể. Ngoài ra, Tổng thống Obama cũng muốn Thượng viện Mỹ thông qua hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân. Về biến đổi khí hậu, Tổng thống Obama đã thay đổi phương pháp tiếp cận thù địch của người tiền nhiệm Bush. Về nhân quyền, ông Obama đã ghi dấu ấn tốt đẹp bởi đề nghị đóng cửa nhà tù ở vịnh Guantanamo và chấm dứt việc các cơ quan an ninh của Mỹ sử dụng các hình thức tra tấn. Trong vấn đề Iraq, ông Obama đã quyết định dừng các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước này vào cuối tháng 8 năm tới mặc dù các binh lính Mỹ vẫn tiếp tục đóng quân ở đó để đào tạo cho các lực lượng an ninh Iraq và chiến đấu chống lại al-Qaeda. Với Iran – kẻ thù lớn nhất của Mỹ, Tổng thống Obama ít nhất đã chìa bàn tay thân thiện ra với nước này.  Nhìn vào những lý do mà Ủy ban Giải Nobel Hòa bình đưa ra để trao giải cho Tổng thống Mỹ người ta có thể thấy ủy ban này đã rất táo bạo và mạo hiểm. Họ đã phá vỡ tiền lệ, trao giải Nobel danh giá cho những ý tưởng, những cam kết chứ không phải là những thành tích, kết quả đạt được. Phần thưởng cho ý tưởng Rõ ràng cho đến thời điểm này, Tổng thống Obama chưa đạt được bất kỳ thành tích nổi bật nào ngoài dừng lại ở những ý tưởng rất hay. Tất nhiên điều này không có gì là lạ với một tổng thống mới chân ướt chân ráo bước vào Nhà Trắng, lãnh đạo một cường quốc đang đối mặt với một loạt khó khăn, thách thức to lớn như Mỹ. Người ta chỉ thấy lạ ở chỗ giải Nobel Hòa bình năm nay lại dành để tôn vinh những ý tưởng mà chưa cần kết quả. Ông Obama đã cấm sử dụng các biện pháp tra tấn và tra hỏi hà khắc dành cho những kẻ khủng bố. Ông cũng cam kết đóng cửa nhà tù ở vịnh Guantanamo – một trong những nguyên nhân làm xấu đi hình ảnh của nước Mỹ đối với thế giới. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn và có nhiều khả năng ông Obama sẽ không hoàn thành được cam kết này vào tháng 1 năm 2010 như đã hứa. Tổng thống Obama tuyên bố ông sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh ở Iraq. Tuy nhiên, ông đã tỏ ra chậm chễ trong việc đưa binh lính về nước và Mỹ chỉ thực sự chấm dứt sự hiện diện quân sự của nước này ít nhất là vào năm 2012. Và điều này chỉ xảy ra nếu cả Mỹ và Iraq tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Trong khi đó, Tổng thống Obama lại đang tham gia một cuộc chiến tranh thứ hai ở thế giới Hồi giáo, đó là Afghanistan. Ông đang xem xét một cách nghiêm túc việc đẩy mạnh cuộc chiến ở đây. Nhà lãnh đạo nước Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine nhưng chưa đạt được bất kỳ tiến triển nào. Đáng buồn hơn, ông nhận được rất ít sự ủng hộ của hai nhân tố chính này. Tổng thống Obama nói ông muốn một thế giới phi hạt nhân nhưng chưa thực sự làm được điều gì cho nguyện vọng này. Đến giờ vẫn chưa thể biết chắc chắn là Mỹ và Nga có ký được một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới hay không. Ông nói việc chống lại sự biến đổi khí hậu là một ưu tiên của mình nhưng Mỹ dường như chẳng đưa ra được một cam kết cụ thể nào trong vấn đề này. Dự luật về chống biến đổi khí hậu  được ông Obama ủng hộ vẫn bị đình lại ở Quốc hội. Vậy còn về uy tín toàn cầu của ông Obama? Dường như uy tín của ông đã bị giáng một cú đấm mạnh cách đây hơn một tuần khi ông thất bại trong việc vận động cho Mỹ trở thành nước chủ nhà của Thế Vận hội Olympics 2016 tới. Ông đã bị từ chối vào phút cuối.

Tóm lại, người dân thế giới có lý do để thấy bất ngờ về việc ông Obama được nhận giải Nobel Hòa bình cao quý. Không phải họ cho rằng Tổng thống Obama không xứng đáng mà nhiều người cho rằng còn quá sớm để trao giải này cho ông. Điều này có lẽ là đúng. Rõ ràng Ủy ban Giải Nobel Hòa bình có thể đợi đến

Page 15: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

khi một số ý tưởng tốt đẹp của ông Obama được thực hiện và có kết quả để trao giải Nobel cho ông thì vẫn chưa muộn. Người trong cuộc nói gì? Bản thân Tổng thống Obama hôm qua (9/10) cũng thừa nhận ông thấy bất ngờ vì được nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009.  Phát biểu với các phóng viên ở Vườn Hồng của Nhà Trắng, Tổng thống Obama nói ông “vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy chưa xứng đáng” nhận giải thưởng Nobel Hòa bình và không coi đó là một lời công nhận cho những thành tích của bản thân ông. Thay vào đó, ông coi giải thưởng này là một sự công nhận đối với các mục tiêu tốt đẹp của ông đối với Mỹ và thế giới.  "Tôi sẽ chấp nhận giải thưởng này như là một lời kêu gọi hành động, một lời kêu gọi của tất cả các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức chung của thế kỷ 21," ông Obama nói. Tổng thống Mỹ cho rằng những thách thức bao gồm việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống lại sự biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng năng lượng, sẽ không thể giải quyết được nếu chỉ có sự tham gia của một nhà lãnh đạo nào đó hay một quốc gia nào đó. "Đó là lý do tại sao tôi đã nỗ lực tạo ra một thời đại gắn kết mới trong đó tất cả các quốc gia phải có trách nhiệm xây dựng thế giới mà họ mong muốn," ông Obama nhấn mạnh.  Có lẽ, trong trường hợp này, Ủy ban trao giải Nobel Hòa bình muốn dùng giải thưởng của họ để khích lệ hành động của Tổng thống Obama và ủy ban này cũng đặt nhiều tin tưởng và kỳ vọng vào việc ông Obama sẽ giúp xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Giải Nobel hòa bình trói tay ông B.Obama ?Giải Nobel hòa bình năm 2009 đã được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong sự ngỡ ngàng của đương sự và sự phản ứng khá bất lợi cho người nhận giải. Cố nhiên, Hội đồng Nobel có những lý do để biện minh cho quyết định này.

 Ông Jagland Thorbjorn, Chủ tịch Hội đồng Nobel nói rằng, viễn tưởng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân do ông Obama đề xuất là một yếu tố quan trọng dẫn tới quyết định này. Và dù ông Obama làm tổng thống mới có 9 tháng, nhưng ông có những hoạt động làm giảm căng thẳng trên chính trường quốc tế. Như vậy cũng đủ để trao giải Nobel hòa bình cho ông. Về phía Tổng thống Obama, ông nhanh chóng thừa nhận rằng, ông ngạc nhiên và chưa xứng đáng với vinh dự này, ông xem nó như một sự khích lệ, một lời kêu gọi hành động để thực hiện mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân, tạo ra một môi trường trong sạch và dân chủ. Ông tuyên bố dùng tiền giải thưởng này cho mục đích từ thiện. Sự khiêm tốn của ông Obama không nói làm gì, nhưng phản ứng từ nhiều phía nổi lên mới làm cho vấn đề thêm rắc rối. Ông John McCain, nguyên ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa, đã diễu cợt ông Obama như một ngôi sao nhạc pop và hạch hỏi: Tổng thống Obama phải hiểu rằng dân chúng Mỹ kỳ vọng rất nhiều ở ông. Tờ Wall Street Journal cho rằng, trao giải Nobel hòa bình cho ông Obama là bất bình thường. Còn tờ Washington Post tung ra câu hỏi: liệu ông Obama mang giải Nobel có thể nào thực thi nhiệm vụ tuyên bố chiến tranh chống Iran không, nếu dân Mỹ yêu cầu? Đúng là khó và hết sức tế nhị.  Thật ra, trong lịch sử trao giải Nobel hòa bình cho nhiều nhân vật khác nhau trên thế giới, không phải tất cả những người được giải đều thực hiện được một chương trình hòa bình nào với kết quả mỹ mãn. Và đúng là những chính sách mà ông Obama chủ trương vẫn đang được thực hiện, nhưng chúng cũng góp phần làm giảm bầu không khí căng thẳng trên thế giới. Như, ông tuyên bố rút quân khỏi Iraq, không lắp đặt hệ thống tên lửa đạn đạo MND tại Cộng hòa Czech và Ba Lan hay tuyên bố bắt tay với thế giới Hồi giáo để thực thi hòa bình... Nghĩa là ông Obama đã làm cho thế giới thấy có khả năng giải quyết các vấn đề khúc mắc bằng con đường ngoại giao hòa bình, chứ không phải cứ “vung gươm đao” dọa dẫm lẫn nhau. Người viết mấy dòng này cho rằng, Hội đồng giải Nobel hòa bình sở dĩ trao vinh dự cho ông Obama là để động viên, khuyến khích ông tiếp tục phương hướng chủ đạo này mà hành xử các vấn đề quốc tế, chứ không bằng phương thức chiến tranh. Tuy nhiên, có thể Tổng thống Obama sẽ bị chính cái giải này trói tay trong những quyết sách của mình. Mong độc giả tiếp tục theo dõi, xem ông Obama xử lý các vấn đề quốc tế phức tạp ra sao, có xứng đáng là người có vinh dự nhận giải Nobel hòa bình hay không.  

Page 16: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Obama ngợi ca hòa bình, bảo vệ chiến tranh

Khi phát biểu nhận giải Nobel Hòa bình, Tổng thống Mỹ Barack Obama thể hiện tuyệt kỹ cân bằng giữa lý tưởng và thực tế. Dù ca ngợi hay chê bai nó, các nhà quan sát vẫn thống nhất ở một điểm: bài phát biểu đầy tính hùng biện.

Chủ nhân của giải thưởng danh giá nhất thế giới dành cho người có công kiến tạo hòa bình kịch liệt bác bỏ học thuyết chiến tranh phủ đầu và chủ nghĩa đơn phương mà người tiền nhiệm của ông theo đuổi. Nhưng đồng thời, vị tổng thống trẻ tuổi cũng thận trọng nêu ra và tìm cách lý giải những nguyên tắc hầu như trái ngược nhau, đang là kim chỉ nam cho các quyết định đối ngoại của mình trong năm đầu ở Nhà Trắng.

Đó là:

- Sử dụng vũ lực để chiến đấu với cái ác hoặc chấm dứt sự suy đồi.

- Mọi quốc gia phải tuân thủ những quy định quốc tế về việc sử dụng vũ lực.

- Mỹ không thể hành động đơn phương khi tiến hành chiến tranh.

- Nền hòa bình lâu dài được xây dựng dựa trên sức ép chung của thế giới đối với những quốc gia bạo ngược; những lệnh trừng phạt nghiêm khắc nếu cần thiết sẽ được sử dụng để thay đổi thái độ của một số nước; sự thừa nhận quyền và phẩm giá của mỗi cá nhân, sự bảo đảm an ninh và kinh tế cho nhân loại.

Obama thừa nhận chiến tranh là cần thiết về mặt đạo đức. Bằng lời khẳng định này ông đã xếp mình đứng bên cạnh những người bảo thủ, những người tin vào một trật tự đạo đức bất biến. Nhưng đồng thời, Obama cũng đặt ra một vấn đề hóc búa về đạo đức cần giải quyết. Đó là khó khăn khi phải cân bằng giữa hai thực tế dường như là hiển nhiên: "rằng chiến tranh đôi khi là cần thiết, và chiến tranh ở một mức độ nào đó là sự thể hiện sự phẫn nộ của con người".

Bài phát biểu của Obama nhận được những phản ứng tích cực từ chính giới Mỹ, từ phe bảo thủ cho tới các cây viết theo tư tưởng tự do. Họ đều mổ xẻ bài phát biểu và tìm ra những lý do để mà hy vọng. Với phe bảo thủ, đó là những luận điểm mà Obama đưa ra để biện hộ cho cuộc chiến tranh Afghanistan; và với phe tự do, là mong muốn tối hậu của Obama về việc thay chiến tranh bằng hòa bình.

Với việc Obama vừa quyết định điều thêm 30.000 quân đến Afgahnistan, rồi đi nhận giải thưởng hòa bình - một sự trớ trêu mà bản thân ông cũng thừa nhận - thì những người thuộc phe bảo thủ diều hâu không có lý gì mà không thích bài phát biểu của Obama, Linda Feldmann, cây viết của CS Monitor, nhận xét.

"Tôi nghĩ bài phát biểu này thực sự là tốt", cựu chủ tịch Hạ viện thuộc phe bảo thủ Newt Gingrich bình luận. "Ông ấy thấu hiểu rằng mình được trao giải Nobel hơi sớm, nhưng ông ấy đã tận dụng cơ hội này để nhắc nhở mọi người rằng quỷ dữ thực sự tồn tại trong thế giới của chúng ta".

Gingrich khen ngợi Obama đã nhắc nhở Ủy ban Nobel rằng sẽ không thể có hòa bình nếu không bao giờ sử dụng bạo lực. "Một phong trào phi bạo lực đã chẳng thể ngăn cản quân đội của Hitler", Obama nói khi nhận giải Nobel.

Cal Thomas, viết cho FOXNews, hoan nghênh Obama vì câu: "Chúng ta phải bắt đầu bằng việc thừa nhận một sự thật khó chấp nhận: Chúng ta không thể xóa hết các xung đột bạo lực trong cuộc đời này".

Nhà bình luận Thomas mô tả Obama là "khéo léo" khi đề cập các vị tổng thống khác - trong đó có cả tổng thống thuộc phe Cộng hòa Ronald Reagan, là đã giúp chấm dứt các cuộc xung đột.

Page 17: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh của tổng thống Jimmy Carter, bình luận rằng tại Oslo, Obama đã tái khẳng định "một cách rõ ràng rằng chúng ta không thể tránh được chiến tranh trong một số trường hợp".

"Bạn phải thừa nhận uy tín thực sự của Obama: ông ấy đã nói một cách trung thực, với tư cách là tổng thống đang chỉ huy hai cuộc chiến tranh", AFP dẫn nhận xét của Kristian Berg Harpviken, giám đốc Viện nghiên cứu Hòa bình ở Oslo.

Những người cấp tiến không hoàn toàn bằng lòng với Obama như phe bảo thủ, bởi ông chủ Nhà Trắng vừa công bố bổ sung quân lính tới chiến trường. Nhưng trên tạp chí Nation - được coi là thước đo ý nghĩ của phe tự do - phản ứng không hoàn toàn là tiêu cực, và Obama có thể yên tâm là vẫn nhận được sự ủng hộ và thiện chí từ căn cứ địa của mình. Cây bút John Nichols của tạp chí này nhận xét bài diễn văn "rất có lý và quá đỗi nhiêm nhường".

Nichols cũng không quên dẫn lời bình luận của Giám đốc chính trị của tổ chức Peace Action (Hành động Hòa bình) Paul Kawika Martin: "Mặc dù Peace Action hoan nghênh (Obama) đã nói đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân và đẩy mạnh ngoại giao với Iran, chúng tôi cho rằng ông ấy đã để lỡ những cơ hội xúc tiến những giải pháp phi bạo lực nhằm giải quyết cuộc xung đột, bởi đã cho tăng quân đến Afghanistan và tăng ngân sách quân sự.

Chúng tôi yêu cầu ông ấy làm sao cho xứng đáng với giải Nobel Hòa bình".

Steven R. Hurst, bình luận viên quốc tế có 30 năm kinh nghiệm của AP, mô tả rằng Obama, sau khi đã hài lòng với việc biện hộ cho chiến tranh, "chuyển sang thuyết pháp kêu gọi thế giới làm những điều mà ông cho là tốt nhất cho nhân loại".

"Rõ ràng, chúng ta hiểu rằng sẽ có chiến tranh, nhưng vẫn nỗ lực vì hòa bình. Chúng ta có thể làm điều đó, bởi đó là câu chuyện về sự tiến bộ của loài người; đó là hy vọng của cả thế giới", Obama kêu gọi và nhận được một tràng vỗ tay.

"Một thông điệp đẹp đẽ đối với khán phòng đầy các học giả ở Oslo", Hurst bình luận, rồi đặt câu hỏi. "Nhưng liệu nó có tới được với những ngóc ngách đen tối của thế giới, nơi chiến tranh và khủng bố đang sinh sôi nảy nở hay không?".

Joe Klein, một nhà bình luận theo phái trung tả của tạp chí Time, đưa ra những lời khen đỡ phần mỉa mai hơn. Ông nhận xét rằng Obama đã có "một bài phát biểu sắc sảo về trí tuệ và minh tường về đạo đức, cân bằng giữa những lý do khiến người ta phải tiến hành chiến tranh với yêu cầu phải xây dựng một thế giới hòa bình và bình đẳng hơn".

Những nhà bình luận khác đưa ra nhận xét mà nhiều người cũng đồng tình khi nghe bài phát biểu của Obama về Afghanistan tuần trước. Họ nói rằng tổng thống đôi khi nói giống người tiền nhiệm của ông một cách kỳ lạ.

"Bài phát biểu nhận giải Nobel của Obama được viết một cách cẩn thận nhằm bảo vệ một chính sách ngoại giao không khác là mấy so với chính sách của George Bush", Walter Russell Mead, thành viên cao cấp của Hội đồng Đối ngoại Mỹ, viết trên Politico.

"Ông ấy khẳng định quyền của Mỹ được hành động đơn phương để tự vệ, nhưng lại bày tỏ hy vọng cái quyền này không cần phải được dùng đến", Mead viết. "Nếu Bush nói ra những điều này, thế giới sẽ nổi giận. Khi Obama nói, mọi người không làm ầm ĩ. Tôi cũng không thắc mắc gì".

Page 18: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Obama + Giải Nobel = 2 "cú đấm"?

Sau khi bất ngờ được Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa bình 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trở thành tâm điểm của sự ngạc nhiên, tranh cãi trên các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội như Twitter, Facebook…Một số bình luận "xoáy” rằng, kết quả năm nay chính là "cú đấm" dành cho 2 cựu Tổng thống Mỹ: George Bush và Bill Clinton.

Rõ chán, ngài Bush (!)

Giải Nobel Hòa bình 2009 được trao cho Tổng thống Obama không căn cứ quá nhiều vào những gì ông đã làm được cho hòa bình thế giới sau 8 tháng tại vị. Thay vào đó, theo một số ý kiến nghe hài hước nhưng có lý, việc Ủy ban Nobel Na Uy đưa ra quyết định "chấn động" dư luận có nguyên nhân sâu xa từ sự chán ghét còn rơi rớt lại của châu Âu đối với chính quyền cựu Tổng thống G.Bush.

Thực tế, trong hai nhiệm kỳ cầm quyền, ông G.Bush đã đẩy hòa bình ở nhiều khu vực vào "miệng hố", tiêu biểu là cuộc xâm lăng Afghanistan năm 2001 và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Cũng vì cương quyết theo đuổi chính sách đơn phương tại Iraq, Afghanistan, chính quyền G.Bush đã phớt lờ các đồng minh thân cận như Đức, Pháp, thậm chí ngó lơ cả Liên Hợp Quốc, gây rạn nứt quan hệ Mỹ- EU.

Ngoài ra, hòa bình thế giới dưới thời G.Bush còn trở nên mong manh hơn lúc nào hết bởi chủ nghĩa khủng bố tiếp tục hoành hành, với vụ khủng bố 11/9 làm thay đổi nước Mỹ và thế giới; quan hệ Mỹ- thế giới Ả-rập xấu đi trông thấy; tình hình Trung Đông không lối thoát…

Nhiều lúc, chính sách ngoại giao kiểu “cao bồi miền Tây nước Mỹ” của ông Bush còn bị cả thế giới “tổng xỉ vả”. Tại nước Mỹ, chính sách xã hội giáo điều, dựa vào niềm tin tôn giáo bảo thủ cực đoan của ông Bush cũng bị phê phán là dẫn tới nguy cơ mất đoàn kết.

Trước di sản hòa bình không mấy sáng sủa của ông Bush để lại, dường như Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy muốn khẩn cấp tìm ra ai đó có khả năng trấn an, mang lại hy vọng cho hàng triệu người dân toàn thế giới về một tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng hơn. Chính Ủy ban này cũng thừa nhận: " Thế giới đang trong tình thế khá nguy hiểm, bởi vậy người nào góp sức đưa thế giới tới nơi an toàn sẽ xứng đáng với giải Nobel Hòa bình”.

Nhìn nhận khách quan, người đáp ứng yêu cầu đó hiện nay không ai khác chính là Barack Obama - nhân vật đang lãnh đạo một quốc gia quyền lực nhất thế giới. Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1/2009, ông Obama đã nỗ lực cam kết, đưa ra nhiều sáng kiến cải thiện hình ảnh nước Mỹ ở bên ngoài, tăng cường quan hệ với các nước Hồi giáo, thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh chính sách ngoại giao, hợp tác hơn là chủ nghĩa đơn phương…

Page 19: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Mặc dù nhiều mục tiêu mới chỉ dừng lại ở lời nói nhưng với cách tiếp cận vấn đề khác đi so với chính quyền G.Bush, ít nhất chính quyền Barack Obama cũng bước đầu tạo ra sự lạc quan cho những ai yêu chuộng hòa bình. Hơn nữa, với giải Nobel Hòa bình 2009, thời gian tới, áp lực cũng sẽ buộc ông Obama giải quyết các “điểm nóng” xung đột không theo cách thức “sẵn sàng đặt súng lên bàn ăn tối” như ông Bush.

Trong một sự chỉ trích nhằm vào cựu Tổng thống G. Bush, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ P.J Crowley thậm chí còn so sánh Giải Nobel Hòa bình của Obama với “chiếc giày bay” mà người tiền nhiệm G. Bush suýt “ăn trọn” ở Iraq tháng 12 năm ngoái.

Ông Crowley châm biếm: " Theo quan điểm của chúng tôi, giải Nobel Hòa bình của Obama mang đến động lực cho chúng ta, bởi nước Mỹ được chào đón bằng những cái ôm hôn hơn là…những chiếc giày”.

Phát biểu của ông Crowley hòa điệu với những ai cho rằng, Tổng thống Obama nhận được giải Nobel Hòa bình một phần là bởi ông Obama không phải là…ông Bush. Có “cư dân mạng” còn tếu tạo nói rằng, ông Obama nên gửi thông điệp cám ơn ông Bush bởi nhờ việc “dọn dẹp” đống đổ nát hòa bình ông Bush để lại mà vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ mới có cơ hội lọt vào “mắt xanh” Ủy ban Nobel.

Với cái cách suy nghĩ này, có cảm giác nhiều người thở phào khi ‘kỷ nguyên bi kịch” của ông Bush dần đi qua. Tất cả quả là một “cú đấm đau” vào sự kiêu hãnh của vị Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ.

Ngậm ngùi… Bill Clinton

Những người ủng hộ ông Obama nhận giải Nobel Hòa bình 2009 cho rằng, đây là giải thưởng dành cho tương lai, nhằm động viên, khuyến khích ông hành động đối phó với các thách thức toàn cầu trong thế kỷTuy nhiên, phe chỉ trích phân tích quyết định của Ủy ban Nobel Na Uy là sự “hủy diệt” uy tín giải thưởng này, bởi người ta quá mạo hiểm khi trao phần thưởng cho ai đó chỉ bởi những lời “hứa, hứa thật nhiều” mà chưa biết chắc thành công trong tuơng lai tận đẩu, tận đâu.

Để thuyết phục rằng Obama còn quá sớm để nhận Nobel Hòa bình 2009, một số tờ báo, tạp chí đã đưa ra danh sách những nhân vật trong lịch sử có đóng góp tiêu biểu cho hòa bình thế giới nhưng chưa bao giờ được vinh danh Nobel Hòa bình, gồm: Mahatma Gandhi - lãnh tụ huyền thoại của nhân dân Ấn Độ; Elenanor Roosevelt - cựu đệ nhất phu nhân Mỹ; Corazon Aquino - nữ Tổng thống đầu tiên của Philippines và Châu Á…

Trong số này, xem ra ngậm ngùi nhất và có mối liên hệ so sánh nhiều nhất với Tổng thống Obama là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton.

Trong hai nhiệm kỳ của mình, Bill Clinton đã thúc đẩy hòa bình ở Bắc Ireland, gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, dành thời gian nhiều hơn bất kỳ vị Tổng thống Mỹ nào để giải quyết thỏa thuận hòa bình Trung Đông....

Page 20: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Sau khi rời Nhà Trắng, Bill Clinton tiếp tục làm trung gian hòa giải tranh chấp Israel- Palestine, đạt được Thỏa ước Oslo (2003); giải thoát thành công 2 nữ nhà báo Mỹ ở Bình Nhưỡng khiến quan hệ Mỹ-CHDCND Triều Tiên bớt căng thẳng (8/2009). Ông cũng lập Quỹ Bill Clinton và Diễn đàn Sáng kiến Toàn cầu Clinton để giúp các tổ chức phi chính phủ giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó có các dự án phòng chống HIV/AIDS.

Làm được nhiều việc cụ thể, hiệu quả đối với hòa bình, hợp tác giữa các dân tộc nên với Bill Clinton, dường như đoạt giải Nobel Hòa bình sẽ là niềm vinh dự lớn sau khi mãn nhiệm. Thế nhưng đến tận hôm nay, không mấy bài báo “nỏng hổi” về Nobel Hòa bình đề cập vài dòng tới thành tích của Bill Clinton.

Thay vào đó, Tổng thống Obama - người từng làm “bẽ mặt” Clinton và vợ ông trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2008, giờ lại đứng tên trong “bảng vàng” Nobel, không chỉ với cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (Nobel Hòa bình 2002)- người mà Bill Clinton rất không ưa, mà còn với cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore ( Nobel Hòa bình 2007) - người đã “ đóng băng” quan hệ với Bill Clinton kể từ sau vụ bê bối Monica Lewinsky.

Sự việc này vì vậy được nhiều người nhìn nhận là “cú đấm đau, thất vọng lớn” cho chính Bill Clinton và những người hâm mộ ông. Có lẽ nhận thức được giải Nobel Hòa bình 2009 làm tổn thương một số người nên khi phát biểu cảm xúc từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tỏ ra khá khiêm tốn: “Thành thực mà nói, tôi cảm thấy tôi không xứng đáng với danh hiệu cao quý đó vì còn có rất nhiều nhà hoạt động xứng đáng hơn tôi”.

Còn quá sớm kết luận Ủy ban Nobel đúng hay sai. Hành động thực tế của Tổng thống Obama trong tương lai sẽ là câu trả lời cho những băn khoăn, thắc mắc hôm nay.

TT Barack Obama được trao giải Nobel Hòa Bình làm nhiều người ngạc nhiên, và có nhiều phản ứng trái ngược

Trong mấy ngày qua, dư luận chờ đợi giải Nobel Hoà Bình sẽ được trao cho ai, và giải năm nay gồm có 172 cá nhân và 33 tổ chức được đề cử, và được xem là “bỏ ngỏ” vì không có một ứng cử viên nào nổi trội hơn hết.

Và thâät là bất ngờ, khi sáng nay, TT Obama được chọn là người đoạt giải Nobel Hòa Bình của năm nay vì những nỗ lực của ông ta nhằm giảm vũ khí nguyên tử, làm đi sự căng thẳng với thế giới Hồi giáo và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao và hợp tác quốc tế thay vì những quyết định đơn phương.

‘TT Obama cũng bày tỏ sự bất ngờ đầy ngạc nhiên của ông, và ông tuyên bố sẽ bay sang Oslo đề nhận giải. Ông khiêm tốn cho rằng ông không xem việc trao giải Nobel hoà bình cho ông như là sự thừa nhận những thành quả riêng tư, mà như là một sự thừa nhận những mục tiêu mà ông đã xác lập cho Hoa Kỳ và thế giới.

Page 21: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Ông ta cũng khiêm tốn cho rằng ông ta cảm thấy không xứng được trong danh sách những người làm chuyển đổi thế giới mà giải Nobel đã trao đến cho họ.

Nhiều người quan sát bị sốc với quyết định này vì sự chọn lựa ông Obama là hơi sớm vì những chính sách đó thật ra cũng chưa đạt đến kết quả cụ thể nào trong việc tạo dựng hòa bình.

Nhiều người trên thế giới phản đối giải Nobel hòa bình được trao cho TT Obama vì ông ta vẫn đang chỉ huy chiến cuộc tại Iraq và Afghanistan, ra lệnh tiến hành những đợt phản công chết chóc tại các chiến trường Pakistan và Somalia.

Các thành viên của Ủy ban giải Nobel của Nauy đã giải thích rằng sở dĩ họ chọn TT Obama là vì họ muốn bày tỏ sự tín nhiệm sớm sủa vào ông Obama nhằm xây dựng sự ủng hộ toàn cầu đối với những chính sách của ông, cổ vũ cho lời kêu gọi hòa bình và hợp tác mà ông Obama đang nỗ lực, ca ngợi cố gắng giảm vũ khí nguyên tử, giảo thiểu sự căng thẳng và xung đột với thế giới Hồi giáo, và gia tăng vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc chiến bảo vệ môi trường của thế giới.

Nhiều người bàn ra tán vào việc trao giải Nobel hòa bình cho Obama là còn “sớm” quá, với những thành tích chưa cụ thể và chưa rõ ràng, Chủ tịch đảng Cộng Hòa là Michael Steele thừa nhận là việc trao giải cho Obama là vì “quyền lực ngôi sao” (star power) của ông hơn là những thành quả có ý nghĩa. Câu hỏi mà nhiều người Mỹ đang hỏi là thật ra TT Obama đã làm được thành thích gì?

Thật ra có một điều rõ ràng là sau 9 tháng làm TT Hoa Kỳ, ông Barack Obama đã tạo ra một hình ảnh mới mà quốc tế có đối với nước Mỹ. Theo Pew Global Attitudes Project thì uy tín và thiện cảm mà quốc tế dành cho Hoa Kỳ tăng ít nhất là hai con số (trên 10%), so với thời của TT Bush, và Hoa Kỳ leo lên là quốc gia được ngưỡng mộ nhất trên thế giới.

TT Pháp bày tỏ sự ngưỡng mộ không dấu diếm của ông đối với TT Obama và gọi việc trao giải trên là một quyết định hiện thân hoá “sự trở lại của Hoa Kỳ vào trái tim của mọi người trên thế giới.”

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giành giải Nobel Hòa bình năm 2009.

Ủy ban Nobel nói ông được tặng thưởng vì “nỗ lực phi thường nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc”.

Ủy ban nêu bật cố gắng của ông Obama củng cố các tổ chức quốc tế và thúc đẩy giải giáp hạt nhân.

Năm nay có kỷ lục là có tới 205 đề cử cho giải thưởng. Thủ tướng Zimbabwe và một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, ông Hồ Giai, cũng được xem là ứng viên.

Người chiến thắng – do ủy ban năm người chọn – được tặng một huy chương vàng, bằng chứng nhận và 10 triệu kronor Thụy Điển (1.4 triệu đôla Mỹ).

Page 22: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Ủy ban Na Uy phát biểu khi loan báo giải thưởng: “Obama khi làm tổng thống đã tạo ra không khí mới trong chính trị quốc tế.”

“Ngoại giao đa phương đã lấy lại vị trí trung tâm, nhấn mạnh vai trò mà Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác có thể đóng góp.”

“Đối thoại và thương thuyết được ưa chuộng như công cụ để giải quyết những xung đột quốc tế khó khăn nhất.”

“Viễn cảnh một thế giới không có vũ khí hạt nhân đã mạnh mẽ kích thích thương lượng kiểm soát vũ khí và giải giáp.”

“Nhờ động thái của Obama, Hoa Kỳ nay đóng vai trò xây dựng hơn để đối phó các thách thức khí hậu lớn mà thế giới đối mặt.”

Ủy ban nói thêm trong thông cáo:

“Dân chủ và nhân quyền sẽ được củng cố.”

“Rất hiếm khi lại có một nhân vật như Obama thu hút chú ý của thế giới và cho người dân hy vọng có tương lai tốt hơn.”

“Ngoại giao của ông được dựa trên quan niệm rằng những ai lãnh đạo thế giới phải lãnh đạo trên căn bản những giá trị và thái độ mà đa số nhân dân thế giới chia sẻ.”

“Suốt 108 năm, Ủy ban Nobel Na Uy đã cố gắng thúc đẩy chính sách quốc tế và những thái độ mà Obama nay là người phát ngôn hàng đầu của thế giới.”

Phóng viên BBC Paul Reynolds bình luận: “Giải thưởng rõ ràng là bất ngờ và có thể được xem là sự khuyến khích các dự tính hơn là phần thưởng cho thành quả.”

“Tổng thống mới nhậm chức hơn tám tháng và ông có lẽ hy vọng còn phụng sự tám năm. Khát vọng của ông về một thế giới vắng bóng vũ khí hạt nhân thì dễ để tuyên bố hơn là đạt được, và thỏa thuận kiểm soát khí hậu còn chưa làm xong.”

Vì sao Obama giành giải Nobel Hòa bình?

Việc Tổng thống Barack Obama giành giải Nobel Hòa bình khi mới lên cầm quyền chưa đầy 9 tháng đã gây bất ngờ đối với thế giới. Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là tại sao ông Obama lại đạt được giải thưởng cao quý này khi chưa đạt được thành tích ngoại giao đáng kể nào.

Đối với một trong những tổng thống trẻ nhất nước Mỹ, lên cầm quyền chưa đầy 9 tháng và chỉ 12 ngày trước khi hết hạn đề cử giải Nobel Hòa bình hồi tháng 2, thì giải thưởng này là một vinh dự quá to lớn. Nhưng đối với nhiều người, giải thưởng Nobel Hòa bình giành cho Tổng thống Obama lần này là một điều khó hiểu. Không phải vì mọi người không yêu quý Tổng thống Obama mà đơn giản chỉ vì họ không hiểu Ủy ban Giải Nobel Hòa bình đã căn cứ vào tiêu chí nào để trao giải thưởng danh giá này cho một tổng

Page 23: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

thống vừa mới lên cầm quyền và chưa có thành tích gì như ông Obama. Lý do Ủy ban Giải Nobel Hòa bình chọn Obama Ủy ban trao giải Nobel Hòa bình đã không hề giấu diếm lý do mà họ đã quyết định lựa chọn Tổng thống Obama trong con số kỷ lục hơn 200 ứng cử viên. Theo lời ủy ban này, ông Obama được trao giải Nobel Hòa bình “vì những nỗ lực phi thường trong việc củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc." Ủy ban trên “đặc biệt coi trọng ý tưởng cũng như nỗ lực của ông Obama về việc xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân.” Tuy nhiên, ủy ban này còn đưa ra thêm các nguyên nhân khác là hoạt động của ông Obama ở Liên Hợp Quốc, trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và củng cố nền dân chủ cũng như nhân quyền trên thế giới. Về vấn đề hạt nhân, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu nói lên nguyện vọng của ông về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Để thực hiện điều này, chính quyền của ông đã nỗ lực tổ chức hàng loạt các cuộc đàm phán với Nga nhằm ký kết được một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới vào cuối năm nay, thay thế cho Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START-1) sắp hết hạn. Và khả năng hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới đạt được một hiệp ước như thế là rất có thể. Ngoài ra, Tổng thống Obama cũng muốn Thượng viện Mỹ thông qua hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân. Về biến đổi khí hậu, Tổng thống Obama đã thay đổi phương pháp tiếp cận thù địch của người tiền nhiệm Bush. Về nhân quyền, ông Obama đã ghi dấu ấn tốt đẹp bởi đề nghị đóng cửa nhà tù ở vịnh Guantanamo và chấm dứt việc các cơ quan an ninh của Mỹ sử dụng các hình thức tra tấn. Trong vấn đề Iraq, ông Obama đã quyết định dừng các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước này vào cuối tháng 8 năm tới mặc dù các binh lính Mỹ vẫn tiếp tục đóng quân ở đó để đào tạo cho các lực lượng an ninh Iraq và chiến đấu chống lại al-Qaeda. Với Iran – kẻ thù lớn nhất của Mỹ, Tổng thống Obama ít nhất đã chìa bàn tay thân thiện ra với nước này.  Nhìn vào những lý do mà Ủy ban Giải Nobel Hòa bình đưa ra để trao giải cho Tổng thống Mỹ người ta có thể thấy ủy ban này đã rất táo bạo và mạo hiểm. Họ đã phá vỡ tiền lệ, trao giải Nobel danh giá cho những ý tưởng, những cam kết chứ không phải là những thành tích, kết quả đạt được. Phần thưởng cho ý tưởng Rõ ràng cho đến thời điểm này, Tổng thống Obama chưa đạt được bất kỳ thành tích nổi bật nào ngoài dừng lại ở những ý tưởng rất hay. Tất nhiên điều này không có gì là lạ với một tổng thống mới chân ướt chân ráo bước vào Nhà Trắng, lãnh đạo một cường quốc đang đối mặt với một loạt khó khăn, thách thức to lớn như Mỹ. Người ta chỉ thấy lạ ở chỗ giải Nobel Hòa bình năm nay lại dành để tôn vinh những ý tưởng mà chưa cần kết quả. Ông Obama đã cấm sử dụng các biện pháp tra tấn và tra hỏi hà khắc dành cho những kẻ khủng bố. Ông cũng cam kết đóng cửa nhà tù ở vịnh Guantanamo – một trong những nguyên nhân làm xấu đi hình ảnh của nước Mỹ đối với thế giới. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn và có nhiều khả năng ông Obama sẽ không hoàn thành được cam kết này vào tháng 1 năm 2010 như đã hứa. Tổng thống Obama tuyên bố ông sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh ở Iraq. Tuy nhiên, ông đã tỏ ra chậm chễ trong việc đưa binh lính về nước và Mỹ chỉ thực sự chấm dứt sự hiện diện quân sự của nước này ít nhất là vào năm 2012. Và điều này chỉ xảy ra nếu cả Mỹ và Iraq tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Trong khi đó, Tổng thống Obama lại đang tham gia một cuộc chiến tranh thứ hai ở thế giới Hồi giáo, đó là Afghanistan. Ông đang xem xét một cách nghiêm túc việc đẩy mạnh cuộc chiến ở đây. Nhà lãnh đạo nước Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine nhưng chưa đạt được bất kỳ tiến triển nào. Đáng buồn hơn, ông nhận được rất ít sự ủng hộ của hai nhân tố chính này. 

Page 24: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Tổng thống Obama nói ông muốn một thế giới phi hạt nhân nhưng chưa thực sự làm được điều gì cho nguyện vọng này. Đến giờ vẫn chưa thể biết chắc chắn là Mỹ và Nga có ký được một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới hay không. Ông nói việc chống lại sự biến đổi khí hậu là một ưu tiên của mình nhưng Mỹ dường như chẳng đưa ra được một cam kết cụ thể nào trong vấn đề này. Dự luật về chống biến đổi khí hậu  được ông Obama ủng hộ vẫn bị đình lại ở Quốc hội. Vậy còn về uy tín toàn cầu của ông Obama? Dường như uy tín của ông đã bị giáng một cú đấm mạnh cách đây hơn một tuần khi ông thất bại trong việc vận động cho Mỹ trở thành nước chủ nhà của Thế Vận hội Olympics 2016 tới. Ông đã bị từ chối vào phút cuối.

Tóm lại, người dân thế giới có lý do để thấy bất ngờ về việc ông Obama được nhận giải Nobel Hòa bình cao quý. Không phải họ cho rằng Tổng thống Obama không xứng đáng mà nhiều người cho rằng còn quá sớm để trao giải này cho ông. Điều này có lẽ là đúng. Rõ ràng Ủy ban Giải Nobel Hòa bình có thể đợi đến khi một số ý tưởng tốt đẹp của ông Obama được thực hiện và có kết quả để trao giải Nobel cho ông thì vẫn chưa muộn. Người trong cuộc nói gì? Bản thân Tổng thống Obama hôm qua (9/10) cũng thừa nhận ông thấy bất ngờ vì được nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009.  Phát biểu với các phóng viên ở Vườn Hồng của Nhà Trắng, Tổng thống Obama nói ông “vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy chưa xứng đáng” nhận giải thưởng Nobel Hòa bình và không coi đó là một lời công nhận cho những thành tích của bản thân ông. Thay vào đó, ông coi giải thưởng này là một sự công nhận đối với các mục tiêu tốt đẹp của ông đối với Mỹ và thế giới.  "Tôi sẽ chấp nhận giải thưởng này như là một lời kêu gọi hành động, một lời kêu gọi của tất cả các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức chung của thế kỷ 21," ông Obama nói. Tổng thống Mỹ cho rằng những thách thức bao gồm việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống lại sự biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng năng lượng, sẽ không thể giải quyết được nếu chỉ có sự tham gia của một nhà lãnh đạo nào đó hay một quốc gia nào đó. "Đó là lý do tại sao tôi đã nỗ lực tạo ra một thời đại gắn kết mới trong đó tất cả các quốc gia phải có trách nhiệm xây dựng thế giới mà họ mong muốn," ông Obama nhấn mạnh.  Có lẽ, trong trường hợp này, Ủy ban trao giải Nobel Hòa bình muốn dùng giải thưởng của họ để khích lệ hành động của Tổng thống Obama và ủy ban này cũng đặt nhiều tin tưởng và kỳ vọng vào việc ông Obama sẽ giúp xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Obama biện hộ chiến tranh tại giải Nobel Hòa bình

Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận rằng nhiều người khác xứng đáng hơn ông, đồng thời bảo vệ ’những cuộc chiến chính nghĩa’ mà Mỹ đang tiến hành, khi nhận giải Nobel Hòa bình hôm qua.

"Chúng ta cần bắt đầu bằng việc thừa nhận sự thật phũ phàng rằng chúng ta sẽ không thể xóa bỏ được xung đột bạo lực", Obama nói trong bài phát biểu đầy tính hùng biện của ông."Sẽ có những lúc các quốc gia - hoặc hoạt động đơn lẻ hoặc đồng bộ - nhận thấy rằng việc sử dụng vũ lực không những cần thiết mà còn mang tính chính nghĩa". Obama còn gợi ý rằng chiến tranh ở một mức độ nào đó là cách biểu đạt cảm xúc của con người.

Page 25: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Telegraph bình luận Obama cũng nhận thức rõ rằng nhiều người Mỹ cười nhạo ông vì nhận giải thưởng này. Tổng thống Mỹ được đề cử giải Nobel Hòa bình chỉ hai tuần sau khi nhậm chức. Một cuộc khảo sát tại CNN cho thấy chỉ 19% dân Mỹ tin rằng Obama đáng nhận được giải và 43% cho rằng ông chẳng bao giờ xứng với phần thưởng đó.Khi giải thưởng được công bố hai tháng trước đây, phe cánh hữu chỉ trích rằng ông không xứng đáng. Giờ đây Obama lại bị cánh tả lên án sau khi tuyên bố vào tuần trước rằng sẽ điều thêm 30.000 bính lính đến Afghanistan.Obama đã đáp trả bằng cách nói rằng ông nhận giải thưởng với một "sự khiêm nhường lớn lao" và thừa nhận rằng những thành tựu của ông vẫn còn nhỏ bé. "Cuộc chiến tại Afghanistan là một xung đột mà Mỹ không hề mong muốn; là cuộc chiến mà chúng tôi tham gia cùng với 43 nước khác - trong đó có Na Uy - với nỗ lực bảo vệ bản thân và mọi quốc gia khác khỏi những cuộc tấn công sau này".Tổng thống khẳng định, với tư cách ông chủ Nhà Trắng, ông có trách nhiệm phải bảo vệ quốc gia khỏi những mối đe dọa. "Tôi nhìn thế giới như những gì nó đang diễn ra và không thể im lặng trước những mối đe dọa đối với dân Mỹ. Quỷ dữ thực sự tồn tại trong thế giới này. Phong trào đấu tranh không bạo lực đâu có ngăn chặn được quân đội Hitler. Các cuộc đàm phán cũng không thể thuyết phục thủ lĩnh al-Qaeda hạ vũ khí".Nói về những nghi ngờ của châu Âu về chiến tranh nói chung và hành động của Mỹ nói riêng, Obama cho biết: "Tôi phải đề cập đến vấn đề này bởi ở nhiều nước ngày nay có sự mâu thuẫn về tư tưởng trong hành động quân sự, bất kể nguyên nhân là thế nào".Những lời phát biểu của Obama nhận được vài tràng vỗ tay tán thưởng, chẳng hạn như khi ông nhấn mạnh rằng Mỹ "cần duy trì là trụ cột trong việc chỉ đạo chiến tranh" và nhắc lại lời hứa sẽ đóng cửa nhà tù Guantánamo ở Cuba.

Nobel Hòa Bình 2009: Phần thưởng hay cái giá cho T.T. Obama

Sáng Thứ Sáu trong buổi họp báo tại Oslo, khi ông Thornbjorn Jagland, chủ tịch hội đồng tuyển chọn của Hàn Lâm Viện Na Uy đưa ra một bức hình Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và loan báo người đoạt giải Hòa Bình Nobel năm 2009,

 các phóng viên hiện diện đều hoàn toàn ngạc nhiên. Trước đó chưa bao giờ ông Obama được kể là có triển vọng chiếm giải trong danh sách được giữ kín gồm 172 người và 33 tổ chức được đề cử với hội đồng.

Sau đó chính Tổng Thống Obama phát biểu tại vườn hồng Tòa Bạch Ốc, cũng nhìn nhận là hết sức bất ngờ và “cảm thấy còn tầm thường và chưa xứng đáng được đứng vào hàng ngũ những nhân vật lỗi lạc trong lịch sử đã đoạt giải thưởng này”. Ông nói: “Tôi không xem đây là sự thừa nhận thành tích cho mình mà là sự xác nhận vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ. Tôi sẽ nhận phần thưởng này như một lời kêu gọi phải hành động, lời kêu gọi tất cả mọi quốc gia hãy đương đầu với những thách thức chung của thế kỷ 21”.

Tổng thống bày tỏ sự hân hoan đón nhận vinh dự đúng sinh nhật đầu tiên của con vật thân thiết trong gia đình ông, con chó Bo, và vào ngày nghỉ cuối tuần sắp tới. Trong khi đó thì dư luận trong nước Mỹ cũng như trên thế giới có nhiều nhận định khác biệt nhau về quyết định của hội đồng Nobel Na Uy.

Page 26: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Giải Hòa Bình Nobel mà Tổng Thống Obama nhận được mang ý nghĩa sự tặng thưởng về những nỗ lực thúc đẩy chứ không phải cho những thành quả về kiến tạo hòa bình. Từ trước đến nay, giải thưởng vẫn thường được tặng cho những người đã từng lập nhiều thành tích kiệt xuất. Tổng Thống Obama mới nhận nhiệm vụ được 9 tháng và thực tế chưa đạt thành quả nào đáng ghi nhận.

Ba tổng thống Hoa Kỳ trước Obama đã lãnh giải Hòa Bình Nobel. Tổng Thống Theodore Roosevelt đoạt giải với thành tích đứng trung gian điều giải đi đến kết thúc cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 và cũng là người Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel kể tất cả các loại. Tổng Thống Woodrow Wilson lãnh giải năm 1919 vì nỗ lực thành lập Hội Quốc Liên. Tổng Thống Jimmy Carter không được giải Nobel trong thời gian tại chức, hơn 20 năm sau - năm 2002 - ông chiếm giải “vì những nỗ lực không mệt mỏi qua nhiều thập niên trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những xung đột quốc tế, cho sự tiến triển dân chủ và nhân quyền và cho sự cổ vũ phát triển kinh tế xã hội”.

Greg Mortenson, 52 tuổi, dân Mỹ ở tiểu bang Montana, đã được đánh giá là người có triển vọng cao nhất chiếm giải Nobel năm nay. Ông là một nhà hoạt động nhân đạo và vận động hòa bình quốc tế, chủ tịch sáng lập hai tổ chức Central Asia Institude và Pennies for Peace, đã thành lập 130 trường học ở Afghanistan và Pakistan, gợi nên mối quan tâm cho hàng triệu người về việc bảo vệ cũng như giáo dục nữ giới ở khu vực Châu Á như là điều kiện then chốt cho hòa bình, tiến bộ và phồn vinh.

Chính Tổng Thống Obama cũng đã trải qua một tiền lệ trước đây không lâu. Tháng Năm vừa qua, ông đến nói chuyện lần đầu tiên tại Ðại Học Arizona (ASU) và Tòa Bạch Ốc đã bị bất ngờ khi trường này từ chối không trao tặng văn bằng tiến sĩ danh dự như lệ thường. Sharon Keeler nữ phát ngôn viên của ASU giải thích với các phóng viên: “Quy chế của chúng tôi là ghi nhận những kết quả đã hoàn thành của một cá nhân. Thành quả của Tổng Thống Obama chưa có cho nên chúng tôi không trao tặng văn bằng cho ông lúc mới ngày đầu nhiệm kỳ”.

Bản tuyên cáo của Hội Ðồng Nobel Na Uy xác định là giải thưởng được trao cho Obama vì đã tạo nên một xu thế mới cho chính trị quốc tế hơn là do những thành quả cụ thể đã hoàn tất. Hội đồng ca ngợi: “Rất hiếm có một người như Obama đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của thế giới và đem lại cho dân chúng niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn”.

Quyết định ở Na Uy cũng phản ánh thái độ của Âu Châu, tán dương chiều hướng tham gia, hợp tác với các quốc gia khác trong chính trị quốc tế, trái với 8 năm cầm quyền của Tổng Thống Bush đã xa lánh cả bạn lẫn thù bằng những chính sách độc đoán ngạo mạn kiểu Hoa Kỳ như vụ đem quân đánh Iraq.

Tuy nhiên không ít những quan điểm cho rằng quyết định của Hội Ðồng Nobel Na Uy là có phần vội vã và quá sớm. Theo họ, đến bây giờ vẫn chưa cho thấy Obama có được đường hướng rõ ràng nào khi đương đầu với những vấn đề lớn từ chiến tranh Afghanistan, xung đột Israel-Palestine đến bế tắc về việc giải quyết các chương trình phát triển nguyên tử ở Iran và Bắc Hàn.

Page 27: Tổng thống Obama nhận giải Nobel Hòa Bình

Phản ứng mạnh mẽ hơn, một số ý kiến phê phán từ Afghanistan và Iraq coi việc trao tặng giải Nobel cho Obama là sự diễu cợt. Phát Ngôn Viên Zabihullah Mujahid của Taliban nói qua điện thoại với phóng viên Reuters, cho rằng vô lý khi giải Hòa Bình được trao cho một người đã gởi thêm 21,000 quân đến Afghanistan và “đúng ra Obama nên được phần thưởng leo thang bạo lực và sát hại thường dân”. Phong trào Hamas nắm chính quyền Palestine ở dải Gaza và chống thỏa hiệp hòa bình với Israel tuyên bố quyết định tặng giải Hòa Bình Nobel cho Tổng Thống Obama là hấp tấp chưa đúng lúc. Nhưng Saeb Erekat, trưởng phái bộ đàm phán Palestine ở Tây vực sông Jordan, hoan nghênh sự chọn lựa ở Na Uy và bày tỏ hy vọng Obama sẽ có khả năng vãn hồi hòa bình tại Trung Ðông.

Phái bảo thủ ở Hoa Kỳ cũng ngay lập tức chế nhạo giải Nobel cấp cho Obama. Ðiều hợp viên truyền thanh Rush Limbaugh cho rằng chuyện này còn khó chịu với Hoa Kỳ hơn cả thất bại ở Copenhagen tuần trước về việc xin tổ chức Thế Vận Hội 2016 tại Chicago. Theo Limbaugh: “Rõ ràng đây là ảo tưởng về Obama. Với giải này, thế giới nhìn Obama là con người của hòa bình, sẽ không tăng thêm quân ở Afghanistan, không hành động chống chương trình nguyên tử Iran và căn bản là ông ta sẽ tiếp tục ý đồ làm suy yếu Hoa Kỳ”.

Tổng Thống Obama, trong lời phát biểu từ Tòa Bạch Ốc, không phủ nhận thực tế ông đang là tổng tư lệnh quân đội của một quốc gia đang có hai cuộc chiến tranh và xác định là “chúng ta phải đương đầu với một thế giới như chúng ta biết”. Nhiều người dân Mỹ cũng mong muốn một vị tổng thống có hành động mạnh mẽ hơn là chỉ thuyết giảng. Như mọi tân tổng thống, Obama hiểu rõ chừng mực của quyền lực và rủi ro về những gì nói ra, nhất là những lời lẽ luôn luôn rất cân nhắc khôn khéo của ông. Gần một năm trước, trong đêm đón nhận thắng cử tại Grant Park, ông kêu gọi dân chúng cùng nhau tái tạo đất nước Hoa Kỳ đi theo con đường đã qua 221 năm bằng những lời hứa hẹn phục hồi nền kinh tế với sự kềm chế chi dụng; cải tổ hệ thống y tế đơn giản hơn an toàn hơn, rẻ tiền và công bằng hơn, rằng sẽ loại trừ cho thế giới những loại vũ khí giết người khủng khiếp và rằng sẽ đem lại môi trường tốt đẹp trên địa cầu.

Viễn kiến, quan điểm và lời nói dấy lên niềm hy vọng là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là hãy để hành động tự nó nói lên được những điều ấy. Tổng Thống Obama đã đem đến nguồn hy vọng cho dân chúng Hoa Kỳ. Ông cũng đã cải thiện được bộ mặt của nước Mỹ trước quốc tế. Các dân tộc trên thế giới hãy còn mong đợi nhiều nơi ông. Tất cả hãy còn là những sứ mạng nặng nề và khó khăn để hoàn thành.

Theo dự tính, Tổng Thống Obama sẽ đến Oslo nhận giải thưởng Nobel. Nhưng 1 triệu 4 trăm ngàn dollars của giải Hòa Bình Nobel không hẳn là phần thưởng mà còn là cái giá để Tổng Thống Obama thực hiện những gì mà thế giới, trong đó có dân chúng Mỹ, sẽ trông đợi.