vai trß cña nh¢n vi£n c¤ng t¸c x· héi §èi víi phô n÷ bÞ...

29
§¹I HäC QUèC GIA Hμ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vμ NH¢N V¡N §ç THÞ V¢N VAI TRß CñA NH¢N VI£N C¤NG T¸C X· HéI §èI VíI PHô N÷ BÞ B¹O LùC GIA §×NH (Nghiªn cøu t¹i huyÖn Vô B¶n, tØnh Nam §Þnh) TÓM TT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC Xà HI Hμ Néi - 2014

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI

TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N

§ç THÞ V¢N

VAI TRß CñA NH¢N VI£N C¤NG T¸C X· HéI

§èI VíI PHô N÷ BÞ B¹O LùC GIA §×NH

(Nghiªn cøu t¹i huyÖn Vô B¶n, tØnh Nam §Þnh)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hµ Néi - 2014

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách

của mỗi người, là nơi con người tìm thấy sự bình yên và an toàn khi ở đó. Tuy nhiên

trong thực tế đối với không ít người thì gia đình lại là “địa ngục”, là nỗi đau bởi các cuộc

bạo lực đang diễn ra. Bạo lực trong gia đình không những làm tổn hại đến sức khoẻ, thể

xác cho nạn nhân mà còn làm tổn thương về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến cuộc sống của

tất cả những người xung quanh và gây ra nhiều hậu quả cho xã hội.

Bạo lực gia đình là một hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu, vượt qua ranh

giới về khu vực, văn hoá, thu nhập, mức sống, tuổi tác, địa vị xã hội… nó diễn ra ở cả

các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Bạo lực gia đình xảy ra dưới rất

nhiều các hình thức khác nhau: Bạo lực thể chất (các hành vi đánh đập, chửi

mắng…), bạo lực tinh thần (tấn công bằng lời nói, đập phá tài sản, kiểm soát kinh tế,

cô lập nạn nhân, kiểm soát quyền sinh sản, ngoại tình, ...), bạo lực tình dục (cưỡng

đoạt tình dục). Dù có tồn tại dưới hình thức nào thì bạo lực gia đình đều để lại những

hậu quả hết sức nặng nề, đã, đang và sẽ là nỗi đau, nỗi lo ngại của không ít gia đình,

của mỗi quốc gia, của cộng đồng quốc tế. Hiện nay bạo lực gia đình ngày càng gia

tăng với mức độ phức tạp, dưới nhiều hình thức khác nhau, với nhiều đối tượng trong

đó điển hình phải kể đến tình trạng bạo lực đối với phụ nữ. Bạo lực gia đình đã kéo

theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đạo đức, đây cũng là một thực tế

đáng lo ngại cần có sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, đặc biệt là những người trợ

giúp như nhân viên công tác xã hội.

Trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, vấn đề bạo lực gia đình đang là hiện

tượng xảy ra nhiều, nhất là bạo lực đối với phụ nữ. Sự gia tăng về số vụ và mức độ

nghiêm trọng của bạo lực gia đình là điều đáng lo ngại cho chính quyền địa phương.

Mặc dù trong những năm gần đây đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong

huyện ngày càng được nâng cao, đã có một số hoạt động phối hợp giữa các tổ chức chính

quyền, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quần chúng để nâng cao nhận thức của người

dân về bạo lực, tác hại của nó cũng như tăng cường những hoạt động giúp đỡ phụ nữ bị

bạo lực với cố gắng nhằm giảm bớt và loại trừ bạo lực gia đình. Tuy nhiên phải nhận thấy

rằng vấn đề phụ nữ bị bạo lực vẫn đang xảy ra, trước thực trạng đó đòi hỏi cần có sự trợ

giúp tích cực hơn nữa từ phía cộng đồng xã hội và không thể không kể đến vai trò của

nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp, tham vấn tư vấn, hòa giải, truyền thông,

biện hộ, trợ lý pháp lý và là cầu nối giữa người phụ nữ với các nguồn lực hỗ trợ của xã

hội. Với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc trợ giúp nạn

2

nhân, giảm hậu quả bạo lực, phòng, chống bạo lực gia đình, tôi đã lựa chọn đề tài “Vai trò

của nhân viên Công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình” (Nghiên cứu tại huyện

Vụ Bản, tỉnh Nam Định) để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, các nghiên cứu chuyên sâu về bạo lực gia đình ở

Việt Nam đã bắt đầu đựơc quan tâm và triển khai thực hiện. Lê Thị Quý, Vũ Mạnh Lợi,

Nguyễn Hữu Minh, Hoàng Bá Thịnh, Trần Thị Vân Anh, Vũ Tuấn Huy, Lê Ngọc Văn…

là những nhà khoa học có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề này.

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã khẳng định mọi nguời sinh ra đều có

quyền bình đẳng về phẩm giá và các quyền, cả nam và nữ đều bình đẳng với nhau. Bất kỳ

một hành vi bạo lực nào đối với phụ nữ đều vi phạm nhân quyền. Nhưng trên thực tế, bạo

lực đối với phụ nữ dưới nhiều hình thức đã và đang xảy ra ở mọi cộng đồng, mọi quốc gia

trên thế giới bất kể sự khác biệt về giai cấp, chủng tộc, tôn giáo. Bạo lực đối với phụ nữ

không chỉ là vấn đề một quốc gia hay khu vực mà nó là một vấn đề mang tính chất toàn

cầu.

Bài viết “Bạo lực gia đình - Bất bình đẳng trong quan hệ giới”của Lê Thị Quý đăng

trên tạp chí Khoa học về phụ nữ số 4/2000 dựa trên cơ sở thu thập phân tích một số tài liệu

kết hợp với việc điều tra xã hội học năm 1998 tại xã C.N (Từ Liêm, Hà Nội) và các mối

quan hệ trong gia đình của nhóm nghiên cứu Giới (khoa Xã hội học, phân viện báo chí

tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Bài viết cung cấp một số thông

tin phân tích về phía khía cạnh bạo lực gia đình, một biểu hiện bất bình đẳng giới

Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đưa ra con số đáng lo ngại: Tỷ lệ

của phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm từ 40

đến 80% số người được phỏng vấn. Những thiệt hại về thể chất và tinh thần do bạo lực gia

đình gây ra đối với nạn nhân là vô cùng nghiêm trọng.

Nghiên cứu của Vũ Tuấn Huy (2003) ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ cho

thấy trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra, có 79% hộ gia đình xảy ra ít nhất một

lần về một loại hành vi bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình. Các hộ gia đình được

điều tra, hình thức bạo lực về tình cảm như thờ ơ lãnh đạm “chiến tranh lạnh là khá phổ

biến: 54,4% ở các mức độ khác nhau. Tiếp theo là bạo lực về lời nói như lăng mạ hoặc

chửi bới xảy ra ở 20% hộ gia đình. Tỷ lệ hộ gia đinh có các hình thức bạo lực khác nhau

như đe doạ, đánh đập hoặc ném đồ vật là 4,3%, đập phá đồ đạc 2,1%, đuổi ra khỏi nhà

1,6%. những hành vi bạo lực mang tính ngược đãi về thân thể như đánh, tát xô ngã ở 5,5%

số hộ gia đình.

3

Một nghiên cứu khác ở một xã nông thôn ở đồng bằng Bắc bộ cho thấy có 87% số

người được hỏi nói rằng ở xóm, thôn, nơi họ sinh sống có hiện tượng bạo lực gia đình. Về

bạo lực tinh thần có 94,4% người chồng chửi mắng vợ. Ngược lại, cứ có 3 người vợ thì có

có 1 người chửi mắng chồng. Về bạo lực thể chất: 54,4% số người được hỏi cho rằng hiện

tượng chồng đánh vợ và 8,9% số người được hỏi cho biết có hiện tượng vợ đánh chồng

(Hoàng Bá Thịnh, 2002).

Nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” của Vũ Mạnh Lợi và đồng nghiệp, 1999) cho

thấy hiện tượng ngược đãi về lời nói xảy ra trong khoảng 20% gia đình và bạo lực thân thể

xảy ra trong khoảng 10% gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh. Ở Miền trung, khoảng 50%

người chồng có hành vi ngược đãi về lời nói đối với vợ, tỷ lệ này ở thành phố Hà Nội là

10%. Có tới 75% người chồng trong tổng số mẫu nghiên cứu có hành vi ngược đãi về tình

cảm đối với người vợ và trung bình có tới 30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng, cưỡng bức

theo nhiều hình thức, phần lớn là do những người quen biết, chồng và những người thân

trong gia đình. Trong đó, có 15% phụ nữ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng mắng chửi,

hơn 70% bị chồng bỏ mặc, gần 10% bị chồng cấm đoán quan hệ và gần 20% bị chồng

cưỡng ép quan hệ tình dục.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong những năm gần đây mặc dù chất lượng cuộc

sống ngày càng được cải thiện, các quyền cơ bản của con nguời được tôn trọng hơn nhưng

bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng (Vũ Mạnh Lợi và đồng nghiệp, 1999; Lê Thị Quý,

2000). Điều đáng quan tâm là bạo lực gia đình đã trở thành một nguyên nhân chủ yếu dẫn

đến tình trạng tan vỡ của gia đình.

Cuốn sách “Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông đại

chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ” Hoàng Bá Thịnh chủ biên được xây dựng từ một

tập hợp bài nghiên cứu, tham luận được trình bày trong hội thảo “Bạo lực với phụ nữ

trong gia đình và vai trò của truyền trông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ”

ngày 28-29/6/2001 tại Hà Nội. Cuốn sách gồm 2 phần chính. Phần 1 gồm 13 bài viết của

nhiều tác giả khác nhau tập trung vào vấn đề “Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam, quan

điểm và giải pháp”. Phần hai gồm 9 bài đề cập đến “Vai trò của truyền thông đại chúng

trong sự nghiệp phát triển phụ nữ”.

Lê Thị Quý, Đặng vũ Cảnh Linh (2007) trong nghiên cứu “Bạo lực gia đình - một

sự sai lệch giá trị” đã trình bày những lý luận và phương pháp luận về bạo lực trong gia

đình nêu lên những bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác phòng chống bạo

lực gia đình.

Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh (2009) trong nghiên cứu “Bạo lực gia đình

đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, diễn tiến và nguyên nhân” đã nêu những vấn đề

4

nhận diện bạo lực gia đình và cơ sở pháp lí phòng chống bạo lực gia đình, mức độ phổ

biến phổ biến của bạo lực gia đình và các yếu tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng bạo lực

gia đình, hậu quả và môi trường nảy sinh bạo lực gia đình, các yếu tố thúc đẩy và hạn chế

các hành vi bạo lực.

Trong nghiên cứu “Các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em

Bùi Thị Xuân Mai (2009) cùng các cộng sự đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi

để hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em hiện nay ở Việt nam.

Từ năm 2006 hết năm 2011, qua kết quả nghiên cứu của Bộ Văn hoá – Thể thao và

Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện gia đình và giới thì có 21,2 % các cặp vợ chồng có trải

qua hình thức bạo lực từ chửi mắng, nhục mạ, buộc quan hệ tình dục khi không có nhu

cầu. Cứ 05 cặp vợ chồng thì có 01 cặp từng xảy ra bạo lực dưới mọi hình thức. Tình trạng

Bạo lực gia đình những năm gần đây đang diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng,

đối tượng vi phạm cùng với số nạn nhân gia tăng ở khắp các vùng miền trong cả nước.

Như vậy, các nghiên cứu đi trước đã cung cấp những góc nhìn đa dạng, sâu sắc về

vấn đề bạo lực gia đình; nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, phân tích các hình thức bạo

lực, thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình tồn tại

trong nhiều gia đình, ở cả nông thôn lẫn thành thị. Bạo lực gia đình chưa được nhận thức

đúng mức vì đa số người dân đều cho rằng đó là vấn đề riêng của mỗi gia đình, của từng

cá nhân, người ngoài không có tư cách can thiệp. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, sự ngộ

nhận về vai trò của phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực đời sống cũng là mảnh đất màu

mỡ nuôi dưỡng bạo lực gia đình. Những nguyên nhân khác có thể kể ra là nghèo khổ, thu

nhập thấp, việc làm không ổn định, buôn bán thua lỗ, phá sản, thất nghiệp, gia đình đông

con, vv… bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục… tất cả đều để lại những

vết thương tích nặng nề cho đời sống của người phụ nữ .

Hiện nay, ngành Công tác xã hội đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ

biến pháp luật và xây dựng các mô hình hoạt động phòng chống bạo lực gia đình có hiệu

quả tại các địa phương như là các hoạt động tương trợ nhóm phụ nữ là nạn nhân của bạo

lực; bênh vực quyền lợi cho chị em và hướng tới sự bình đẳng. Qua đó, nâng cao nhận

thức của người dân về phạm vi của vấn đề, để từ đó xã hội có những hành động cấp bách

để ngăn ngừa và đối phó với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ.

Mặc dù đã có không ít cảnh báo của nhiều nhà nghiên cứu về những hậu quả trước

mắt cũng như lâu dài của bạo lực đối với đời sống tinh thần và thể chất của người phụ nữ,

nhưng công tác phòng chống nạn bạo lực trong gia đình vẫn thiếu tính đồng bộ và triệt để.

5

Trong bối cảnh chung đó, kế thừa các giá trị của những công trình nghiên cứu khoa học về

trợ giúp nạn nhân bị bạo lực, tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của nhân viên Công tác xã hội

đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình” (Nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) là vấn

đề nghiên cứu có tính mới của đề tài là việc nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã

hội - một lĩnh vực còn mới mẻ tại Việt Nam - lĩnh vực vai trò của nhân viên công tác xã

hội trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình.

3. Ý nghĩa của nghiên cứu

3.1. Ý nghĩa lý luận

Việc vận dụng các kiến thức xã hội vào nghiên cưú chủ đề trên sẽ góp phần làm

phong phú thêm lý thuyết của ngành khoa học xã hội nói chung và công tác xã hội nói

riêng.

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết Công tác xã hội: Lý

thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò, vị thế xã hội.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu góp phần đưa ra một bức tranh rõ nét hơn về vấn đề bạo lực đối với

phụ nữ trong gia đình ở một lĩnh vực mới - lĩnh vực công tác xã hội. Kết quả nghiên cứu

còn cho chúng ta thấy các hình thức bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, nguyên nhân

dẫn đến bạo lực gia đình và hậu quả do bạo lực gây nên và vai trò của nhân viên công tác

xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình.

Nghiên cứu rút ra một số kết luận, khuyến nghị làm cơ sở cho các tổ chức xã hội

cùng có mối quan tâm kết hợp với nhau trong hoạt động giảm bớt hậu quả, ngăn ngừa và

phòng chống hiện tượng này. Đối với công tác xã hội, nghiên cứu cũng đưa ra một vài kết

luận khuyến nghị có tính chất khả thi nhằm nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội

tiếp cận và trợ giúp với nạn nhân là người phụ nữ bị bạo lực gia đình giúp giảm được hậu

quả cho bị nạn bạo lực, giúp nạn nhân phòng, chống bạo lực của người chồng gây ra một

cách có hiệu quả.

4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Vai trò nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình.

4.2. Khách thể nghiên cứu

6

Thứ nhất, là phụ nữ - nạn nhân của bạo lực gia đình.

Thứ hai, nhân viên CTXH đang thực hiện vai trò can thiệp, hỗ trợ những nạn nhân

bị bạo lực gia đình.

5. Phạm vi nghiên cứu

Không gian và giới hạn nội dung nghiên cứu: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã

lập gia đình, độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi, tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 12

năm 2013.

6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia

đình là người phụ nữ.

Một vài khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong

công tác trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình.

6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng, các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và phân tích

những nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Tìm hiểu và phân tích những hậu quả bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Làm rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ bị bạo lực

gia đình.

Một số kết luận nhằm nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác

trợ giúp nhằm giảm hậu quả cho nạn nhân bị bạo lực, giúp phòng, chống bạo lực gia đình

đối với phụ nữ.

7. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, thực trạng bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đang diễn

ra như thế nào?

Thứ hai, hậu quả của nạn nhân bị bạo lực gia đình và ảnh hưởng đến đời sống hàng

ngày như thế nào?

7

Thứ ba, Vai trò nhân viên CTXH trong việc trợ giúp người phụ nữ bị bạo lực gia

đình được thực hiện như thế nào? Thuận lợi, khó khăn và trở ngại trong việc trợ giúp nạn

nhân?

8. Giả thuyết nghiên cứu

Các hình thức bạo lực đối với người phụ nữ trong gia đình rất đa dạng.

Phụ nữ bị bạo lực gia đình xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như

văn hóa , xã hội, phong tục tập quán, kinh tế, lạm dụng rượu bia, trình độ học

vấn…

Phụ nữ bị bạo lực gia đình để lại những hậu quả nặng nề nhưng người phụ

nữ chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng trong tình trạng bị bạo lực của

mình.

Bạo lực gia đình còn nhiều tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định do thiếu đội

ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp, cán bộ thôn, xóm, hội liên hiệp phụ nữ,

chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể có tham gia hỗ trợ nhưng chưa

được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản trong quá trình trợ giúp nạn nhân bị bạo lực

gia đình.

9. Phương pháp nghiên cứu

9.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Các công trình nghiên cứu, tạp chí, kỷ yếu, hội thảo của một số tổ chức

làm việc về vấn đề bạo lực trong gia đình.

Các bài viết, số liệu, công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa

học về Phụ nữ, tạp chí Xã hội học, tạp chí Cộng sản, báo gia đình, xã hội.

Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đới với phụ nữ ở Việt

Nam, khung theo dõi và đánh giá việc thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia

đình tại Việt Nam.

Tài liệu tập huấn công tác quản lý nhà nước về gia đình và phòng, chống

bạo lực gia đình, tài liệu về công tác bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ, sổ

tay công tác quản lý nhà nước về gia đình…

9.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

8

Đề tài tiến hành 35 cuộc phỏng vấn sâu. Trong đó 18 cuộc phỏng vấn đối

với nạn nhân, 7 cuộc phỏng vấn đối với người gây ra bạo lực, 10 cuộc phỏng vấn

đối với nhân viên CTXH, cán bộ chính quyền địa phương, công an, cán bộ Hội

phụ nữ, ban ngành đoàn thể. Mục tiêu chung của phỏng vấn sâu không phải để

hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể mà giúp người nghiên cứu hiểu sâu,

hiểu kỹ về vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ và vai trò trợ giúp của nhân

viên công tác xã hội. Người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc

phỏng vấn, đặt trình tự các câu hỏi và cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập thông

tin mong muốn. Trong quá trình phỏng vấn nhân viên công tác xã hội tập trung

phỏng vấn sâu các cá nhân để thu thập thông tin. Việc chọn người để phỏng vấn

có chủ định, đó là những người có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

9.3. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu để

nắm bắt được một số thông tin sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu.

Thông qua quá trình quan sát trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết liên

quan đến đề tài, những hành động, biểu hiện bên ngoài của người phụ nữ bị bạo

lực, những biểu hiện và nhu cầu được trợ giúp khỏi nạn bạo lực trong gia đình ,

nắm bắt được thể trạng và các biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử giữa người gây

ra bạo lực và nạn nhân bị bạo lực, giữa người phụ nữ bị bạo lực với cán bộ. Qua

đó đánh giá sự trợ giúp của cán bộ, nhân viên với vai trò là những nhân viên

công tác xã hội để từ đó có những biện pháp trợ giúp nạn nhân là người phụ nữ bị

bạo lực gia đình.

9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1. Gia đình

Theo Điều 8 “Luật hôn nhân và gia đình” của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (ký họp thứ 7, ngày 09/06/2000: “Gia đình là tập hợp

những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi

dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”.

Các nhà xã hội học coi gia đình là đơn vị cở sở của tổ chức xã hội nhưng thuật

ngữ này được hiểu theo nhiều cách khác nhau như: Gia đình là một nhóm mà các quan

hệ của nó đối với nhau đều dựa vào cùng một huyết thống và do đó họ là họ hàng thân

thuộc của nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, nhưng định nghĩa sau đây

được sử dụng trong luận văn: Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các

quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ.

Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có

những rằng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời có

những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục

giữa các thành viên gia đình .

1.1.2. Bạo lực và bạo lực gia đình

Bạo lực là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác

hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng gây ra tổn thương,

tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát [46, tr17].

Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự

xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Bạo lực trong gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành động sử dụng vũ lực nhằm

hăm doạ đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó [

46, tr.17].

Hiện nay bạo lực gia đình đang diễn ra phổ biển đặc biệt ở các nước đang phát

triển, nạn nhân của bạo lực gia đình không loại trừ một ai nhưng chủ yếu tập trung ở

nhóm đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em. Đặc biệt là phụ nữ là nạn nhân chính của

các vụ bạo lực gia đình.

Có thể phân chia bạo lực gia đình thành bốn loại sau:

Thứ nhất, bạo lực thể chất

Thứ hai, bạo lực tinh thần

10

Thứ ba, bạo lực kinh tế hay lao động:

Thứ tư, bạo lực tình dục: Gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục.

1.1.3. Vai trò viên công tác xã hội

Với lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của khoa học và nghề nghiệp chuyên

môn công tác xã hội, ở nhiều nước trên thế giới, vai trò của nhân viên xã hội đã được xác

định về thể hiện vai trò một cách rõ nét trong đời sống xã hội, Sự hoạt động, tác nghiệp

của nhân viên xã hội phổ biến và rộng khắp trên nhiều lĩnh vực, địa bàn từ thành thị đến

nông thôn. Nhân viên công tác xã hội đã đảm trách nhiệm nghiệp vụ chuyên môn, phát

huy vai trò, chức năng của mình trong việc trợ giúp những đối tượng yếu thế, thiệt thòi

và giải quyết các vấn đề xã hội. Trong hệ thống nghề nghiệp và tổ chức cấu trúc thành

phần với tư cách là những lực lượng xã hội, nhân viên xã hội có vị trí độc lập đồng thời

có mối liên hệ với nhiều nghề nghiệp khác. Tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp và tính

tổ chức chặt chẽ của hoạt động chuyên môn được thể hiện ở mã nghề, thang bảng lương,

chức danh và vị trí của nhân viên xã hội trong cơ quan quản lý nhà nước, giám sát điều

hành hoạt động như Hiệp hội công tác xã hội, Bộ xã hội hoặc Bộ an sinh xã hội hay Bộ

giải quyết các vấn đề xã hội (tùy thuộc vào quy định, cơ cấu tổ chức của từng quốc gia).

Xuất phát từ nhu cầu của xã hội và mục đích hoạt động của ngành công tác xã

hội, dựa trên đặc thù nghề nghiệp là trợ giúp đối tượng yếu thế, thiệt thòi giải quyết các

vấn đề xã hội, nhân viên xã hội có khả năng tác nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau

dựa trên vấn đề của đối tượng như kinh tế, pháp luật, tâm lý, tình cảm, sức khỏe, văn

hóa, giáo dục, mối quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong hoạt động của mình, bên

cạnh việc tác nghiệp và phát huy vai trò chuyên môn độc lập, nhân viên xã hội còn là

cầu nối, khai thác liên kết cơ quan tổ chức công tác xã hội với các nguồn lực hỗ trợ khác

nhằm giải quyết vấn đề của đối tượng.

“ Sự đa dạng và tính chất tương tác, liên kết sâu rộng giữa công tác xã hội với các

ngành nghề, tổ chức khác quy định nhân viên xã hội đóng những vai trò cụ thể khác

nhau, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, vấn đề của từng trường hợp như: người đánh

giá, người lập kế hoạch, chuyên gia tham vấn, tư vấn, nhà trị liệu, cố vấn, nhà giáo dục,

nhà đàm phán, nhà hòa giải, nhà truyền thông, nhà biện hộ, nhà trợ lý pháp lý, người

thương lượng, người hỗ trợ, nhà truyền thông, nhà nghiên cứu, người quản trị và là cầu

nối giữa các nguồn lực hỗ trợ của xã hội ….. Ở bất kỳ bối cảnh nào thì nhân viên xã hội

giữ vai trò là người trợ giúp, không là người làm thay, làm hộ hoặc làm cho đối tượng”

[23, tr.103].

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow

11

Thứ nhất, nội dung thuyết nhu cầu của A.Maslow

A.Maslow đã nêu ra thuyết nhu cầu, ông cho rằng mỗi nhu cầu con người trong

hệ thống thứ bậc phải được thỏa mãn trong mối tương quan với môi trường để con người

có thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Ông đã nêu ra 5 bậc thang:

Bậc thang thứ nhất: Nhu cầu vật chất là sự sinh tồn cơ bản, nếu nhu cầu cơ bản

này không đạt được sẽ bị tắc thì không thể tiến thêm ở bậc nhu cầu tiếp theo.

Bậc thang thứ hai: Nhu cầu an toàn là nhu cầu về an sinh, có nghĩa là một môi

trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh ở trẻ.

Bậc thang thứ ba: Nhu cầu xã hội là nhu cầu được thừa nhận, được yêu thương,

được bảo vệ, được yên ổn và được chấp nhận. Ở mức nhu cầu này hoạt động giao tiếp

đựợc coi trọng. Sự tổn thương về tâm lý trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội sẽ

làm cho cá nhân không thể phát triển lên bậc cao hơn.

Bậc thang thứ tư: Nhu cầu về sự tôn trọng, cảm thấy tốt về bản thân, trải nghiệm

những ý nghĩa về những giá trị của bản thân và tự hào về những thành quả cá nhân.

Bậc thang thứ năm: Nhu cầu khẳng định mình, đây là nhu cầu về sự phát triển cá

nhân (cơ hội để phát triển cá nhân).

Thuyết nhu cầu của A.Maslow đóng góp 1 phần quan trọng trọng việc giải thích

các hành vi lệch chuẩn của con người khi tác động vào môi trường và ngược lại.

Để đạt được một nhu cầu đặc biệt nào đó cần có sự kích thích, vận động và qua đó

định hướng hành vi của một người, đáp ứng nhu cầu cơ bản trong hệ thống thứ bậc nhu

cầu của A.Maslow.

Như vậy vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu, có thể xác

định được thứ bậc nhu cầu hiện tại của thân chủ, xem xét các nhu cầu nào đã được đảm

bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu

cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học

A.Maslow. Giúp nhân viên CTXH đánh giá và phân tích nhu cầu của thân chủ một cách

hợp lý nhất, giúp cho quá trình trợ giúp thân chủ là người phụ nữ bị bạo lực gia đình đạt

hiệu quả và giúp thân chủ giải quyết được vấn đề khó khăn đang gặp phải, tự vươn lên

trong cuộc sống, sớm hòa nhập với cộng đồng xã hội. [ 22, tr.115].

1.2.2. Lý thuyết Hệ thống

Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan

hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành thể thống nhất.

Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do nhà

sinh học Ludvig VonBertalanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống bao quát mọi lĩnh vực (tin

học, sinh học, kinh tế, xã hội học), một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức

hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau và mỗi biến động trong một yếu tố nào đó đều

tác động lên những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có

12

thể bao gồm nhiều hệ thống, đồng thời là một bộ phận của một đại hệ thống. Có những

hệ thống khép kín, không trao đổi với hệ thống xung quanh.

Trong một hệ thống có tiểu hệ thống, là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ.

Coi đó là những hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn. Các tiểu hệ thống được phân biệt

với nhau bởi các ranh giới, là bộ phận của hệ thống lớn, con người là một tiểu hệ thống,

gia đình là hệ thống trung mô, xã hội là hệ thống vĩ mô.

Một cá nhân được coi là một hệ thống vi mô. Hệ thống vi mô có 3 tiểu hệ thống:

hệ thống tâm lý, hệ thống sinh học và hệ thống hành vi. Các tiểu hệ thống của con người

chịu sự tác động của cả hệ thống gia đình, hệ thống xã hội.

Vai trò của hệ thống được xác định theo 3 cách đó là vai trò của tiểu hệ thống

trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với cộng đồng

trong xã hội. Như vậy mỗi cá nhân trong tiểu hệ thống của mình sẽ bộc lộ vai trò nào đó

ở một môi truờng nào đó mà cá nhân đó gặp phải.

Trong nghiên cứu, thuyết hệ thống được sử dụng để đưa ra mối quan hệ tương tác

giữa người phụ nữ bị bạo lực gia đình và vai trò nhân viên công tác xã hội trong quá

trình trợ giúp thân chủ, từ đó đánh giá mối liên hệ nào cần phải cải thiện, trợ giúp thân

chủ vượt qua khỏi những khó khăn đang gặp phải. [ 22, tr. 61].

1.2.3. Lý thuyết sinh thái học

Tiếp cận dựa trên sinh thái học là một trong những tiếp cận truyền thống khi

nghiên cứu về văn hoá của cá nhân, nhóm, cộng đồng công tác xã hội. Đây là một khoa

học nghiên cứu mối quan hệ giữa các cơ thể sống với môi trường tự nhiên của chúng. Ở

đây môi trường tự nhiên khách quan có ảnh hưởng sâu tới các chế độ xã hội và tư tưởng

của con người. Những người theo thuyết sinh thái học văn hoá cho rằng, kiểu văn hoá

của mỗi tộc người được tạo ra là do sự quy định của những nguồn tài nguyên và những

giới hạn của môi trường xung quanh, kể cả những thay đổi trong môi trường đó. Điều đó

có nghĩa khác biệt trong cách tổ chức xã hội và văn hoá là kết quả của sự thích nghi với

các điều kiện vật chất và sinh thái bao quanh. Ở đây “kiểu văn hoá” đóng vai trò căn bản

được hiểu như một tập hợp những nét khác biệt cho một lối sống do kết quả thích nghi

với môi trường xung quanh và tạo nên hạt nhân của văn hoá – cái gắn liền với các hoạt

động tạo ra phương tiện tồn tại, các thiết chế kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo…. Nếu

môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và tổ chức như thế nào thì

việc giao tiếp ngôn ngữ, tâm hồn, tính cách, tư duy, ẩm thực và tương tác xã hội cũng có

tác động như vậy, thậm chí còn nhiều hơn và rõ ràng hơn.

Như vậy hướng tiếp cận sinh thái học văn hoá đòi hỏi khi nghiên cứu phải đào sâu

tìm hiểu nội dung, đặc điểm cùng với những hệ quả tinh thần – xã hội của một văn hoá

nào đó ở môi trường tự nhiên đã hình thành nên chúng, nhất là trong công tác xã hội. Bất

cứ một can thiệp hay giúp đỡ cho dù là một cá nhân hay tổ chức xã hội nào thì trước hết

13

phải tìm hiểu môi trường sống của cá nhân hay tổ chức xã hội đó. Các hệ thống môi

trường ở đây là hệ thống mở, các hệ thống có liên hệ chặt chẽ với nhau. Một hệ thống này

bao gồm những phần từ nhỏ hơn nhưng nó có khi lại thuộc một hệ thống lớn hơn. Chẳng

hạn: Gia đình bao gồm nhiều thành viên: cha mẹ, con cái gọi là gia đình hạt nhân. Nhưng

gia đình con này lại nằm trong trong một gia đình lớn hơn còn gọi là gia đình mở rộng.

Theo thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách

tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không được nhìn nhận một cách độc

lập, riêng lẻ. Nói cách khác, trong hoàn cảnh sống mỗi người đều có những hành động và

phản ứng làm ảnh hưởng lẫn nhau. Một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân,

một nhóm đếu có ảnh hưởng ít nhiều tới những yếu tố xung quanh. Vì thế trong các hoạt

động công tác xã hội, việc giúp đỡ, hỗ trợ một cá nhân, một nhóm, gia đình, cộng đồng, xã

hội… cần phải được xem trên nhiều phương diện, nhiều mức độ khác nhau.

Lý thuyết môi trường sinh thái có ảnh hưởng nhiều đến các phương thức thực hành

trong công tác xã hội như tư vấn, xử lý trường hợp, tư vấn gia đình, tư vấn nhóm, thiết kế

và phát triển cộng đồng[ 43, tr.47].

1.2.4. Lý thuyết vai trò, vị thế xã hội

Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau. Lý

thuyết vị trí vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối

trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội, nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh

với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và

những quyền hạn kèm theo. Vị thế chính là bất kỳ vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã

hội với những kỳ vọng quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù. Các quyền và nghĩa vụ này thường

tương ứng với nhau. Phạm vi quyền và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của

các xã hội, của các nền văn hoá thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Nhưng khi xem xét vị

trí với nhứng quyền và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng

ta sẽ thấy sự khác biệt trong thứ bậc khác biệt trong thứ bậc xã hội và thay đổi theo từng

xã hội, từng khu vực.

Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau.

Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là vị thế đơn lẻ, vị thế tổng quát hoặc có thể chia

theo cách khác là: vị thế có sẵn - được gán cho, vị thế đạt được, một số vị thế vừa mang

tính có sẵn, vừa mang tính đạt được.

Vai trò xã hội cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó

chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các xã hội khác nhau, qua các

nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã

hội mong đợi. Mô hình hành vi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội. Các nhà

xã hội học cho rằng “hành vi con người thay đổi khác nhau tuỳ theo bối cảnh và gắn liền

với vị trí xã hội của người hành động”, rằng “hành vi phần nào đựơc tạo ra bởi những

14

mong đợi của người hành động và những người khác. Như vậy, vai trò xã hội là sự tập

hợp hành vi, thái độ và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó.

Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi được

xác định căn cứ vào chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội khác nhau thì chuẩn mực này

cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng trong các xã hội khác nhau thì mô

hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau.

Theo thuyết này, trong công tác xã hội, việc tìm hiểu những nhận thức cũng như

hành động của cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng phụ thuộc nhiều vào chính vị trí mà họ

được thừa nhận trong gia đình và xã hội. Nếu như họ được coi trọng, được có tiếng nói

của mình, được bình đẳng như mọi người trong gia đình và ngoài xã hội thì họ sẽ làm tốt

hơn vai trò của mình, đáp ứng được nhiều hơn những mong đợi của mọi người và ngược

lại [ 43, tr.48].

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên - lịch sử của địa bàn nghiên cứu

Huyện Vụ Bản nằm ở phía Tây tỉnh Nam Định, vùng phía Nam đồng bằng châu

thổ Sông Hồng. Mảnh đất được hình thành bởi phù sa bào mòn trong quá trình biển lùi

thuộc kỷ hô lô xen (từ bảy ngàn năm về trước) và phù sa Sông Hồng, Sông Đáy bồi đắp.

Trải qua mấy nhìn năm biến thiên của đất nước, huyện Vụ Bản cũng đổi thay nhiều về tên

gọi và cương vực.

Vụ Bản nằm giữa Sông Đào và Sông sắt chạy dài theo hướng Nam, Bắc tiếp giáp

với huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định; Phía Đông tiếp giáp với huyện Nam Trực

ngăn cách bởi Sông Đào; phía Nam tiếp giáp với huyện Ý Yên, phía Tây bắc giáp với

huyện Bình Lục và Tây Nam giáp với huyện Ý Yên đều ngăn cách bởi dòng sông Ba Sát.

Điểm cực bắc của huyện là làng Hướng Nghĩa xã Minh Thuận và điểm cực Nam là làng

Cồn Dâu xã Vĩnh Hào, cách nhau chừng 15 km. Điểm cực Đông là làng Thi Liệu xã Đại

Thắng, và điểm cực Tây là Trại Dầu xã Tân Khánh cách nhau khoảng 10km. Huyện Vụ

Bản nằm gọn trong đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nhưng địa hình Vụ Bản không hoàn

toàn bằng phẳng. Dọc phía tây huyện có dãy núi đất cao từ 45 đến 74m, chạy từ Bắc

xuống Nam có sáu ngọn núi liên tiếp: núi Ngăm, núi An Thái, núi Báng, núi Lê, núi Gôi

và núi Hổ. Điều kiện tự nhiên có núi có sông giữa đồng bằng đã tạo nên cảnh sơn thủy

hữu tình.

Về lịch sử, huyện Vụ Bản đất thiên bản lục kỳ với lịch sử phát triển từ lâu đời, nơi

đậm dấu ấn văn hóa văn minh cuả vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là một trong

những cửa ngõ quan trọng của thành phố Nam Định. Nơi đây từ ngàn đời, mồ hôi máu

xương của người dân đã quyện hòa trong đất viết nên bản hùng ca bất diệt trong quá trình

tạo dựng và giữ gìn quê hương, đất nước. Là một trong những cái nôi sinh ngụ của người

Việt Cổ, cùng với sự lựa chọn của lịch sử, khí thiêng sông núi đã hình thành và hun đúc

15

nên truyền thống quý báu của người dân nơi đây: cần cù, dũng cảm trong lao động sản

xuất, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thủy chung tình nghĩa

trong đời sống…truyền thống đó như sợi chỉ đỏ nối liền quá khứ với hiện tại tạo nên sức

sống, bồi đắp trí tuệ, khí phách của người dân Vụ Bản. Đặc biệt từ khi Đảng bộ ra đời lãnh

đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập tự do xây dựng chủ nghĩa xã hội truyền thống đó lại

được nhân lên gấp bội.

Là vùng quê văn hiến và truyền thống yêu nước thiết tha, trong bão táp cách mạng

những năm đầu thế kỷ XX, vừa chống thực dân thống trị hà khắc, vừa chống tay sai bạo

lực cường quyền, nhiều thanh niên trí thức tiến bộ Vụ Bản mang trong mình dòng máu bất

khuất của cha ông đã sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - LêNin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và

những đồng chí của Người truyền bá về trong nước, biết kết hợp lòng yêu nước sâu sắc

với tư tưởng cách mạng vô sản sớm tập hợp và rèn luyện trong tổ chức Việt Nam thanh

niên cách mạng đồng chí hội và trở thành những hạt giống đỏ gieo mầm cách mạng trên

quê hương khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Trong những năm kháng chiến chống

thực dân pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ và nhân dân Vụ Bản luôn trung dũng kiên

cường chiến đấu hy sinh xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương

mình. Hòa bình trở lại nhân dân Vụ Bản hân hoan phấn khởi ra sức xây dựng cuộc sống

mới chế độ mới xã hội chủ nghĩa. [2, tr5].

16

1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

Quá trình xây dựng cuộc sống mới là một cuộc cách mạng có tính chất cải biến

xã hội sâu sắc, là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã

hội chủ nghĩa mặc dù có những gian truân, Vụ Bản đã hoàn thành tốt việc cải cách xã

hội chủ nghĩa ở nông thôn và thúc đẩy sản xuất phát triển. Nông thôn đã có những

thay đổi kỳ diệu trên các lĩnh vực chính đặc biệt là kinh tế - xã hội. Từ mảnh đất “Tứ

cùng” Vụ Bản đã “hóa thân” trong từng chặng đường phát triển. Năng động, sáng tạo,

nhạy bén, kịp thời chuyển đổi theo đường lối đổi mới của Đảng, những thập kỷ cuối

thế kỷ XX nhân dân Vụ Bản đã chứng tỏ sự chuyển đổi nhanh nhạy và vững chắc của

mình. Từng bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp từng bước phát huy năng lực

sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nhờ đó Vụ Bản đã có

sự bứt phá trong nền kinh tế, từ nền kinh tế mang tính thuần nông là cơ bản đã từng

bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nông

nghiệp một cách toàn diện, từ năm 1990 trở lại đây, Vụ Bản đã đạt được những thành

tích khả quan, năng suất lúa hàng năm đạt mức đỉnh cao, kinh tế phồn thịnh đời sống

nhân dân ngày một ấm no, sung túc… Đây cũng chính là tiền đề cơ bản để nhân dân

vững vàng bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương

ngày càng giàu mạnh văn minh. Mặc dù không ít những khó khăn, thiếu sót, nhưng

những thành quả mà nhân dân huyện Vụ Bản đạt được trong những năm qua, những

năm thực hiện sự đổi mới là vô cùng to lớn, bộ mặt nông thôn ngày càng thắm tươi

màu sắc, Vụ Bản đã đổi thay không còn là một trong “tứ cùng” (bốn huyện nghèo)

của tỉnh như xưa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền Vụ Bản đã

vươn lên làm chủ về mọi mặt để trở thành một trong những huyện giàu mạnh. Có thể

thấy Huyện Vụ Bản là một huyện có nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, mặc dù

những yếu tố vật chất tạo điền kiện cho sự phát triển phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự

hỗ trợ của Trung ương, nhưng cũng góp phần dần đưa Vụ Bản thoát khỏi tình trạng

đặc biệt khó khăn và rút ngắn khoảng cách với các huyện phát triển, tạo lập các yếu

tố cơ bản làm tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo. [2,tr14]

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở Vụ Bản mặt bằng dân trí

vẫn còn thấp và trình độ phát triển không đều. Vì vậy còn nhiều hủ tục lạc hậu đặc

biệt là tư tưởng phân biệt nam nữ.

Vì vậy, mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những cuộc cách mạng

to lớn thì người dân Vụ Bản, nhất là phụ nữ ở ở một số xã vẫn chịu thiệt thòi về nhiều

mặt, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội và trong gia đình.

17

Chương 2

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

TẠI HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Vụ Bản

Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam nói chung và của

huyện Vụ Bản nói riêng ngày càng gia tăng với những con số đáng lo ngại. Theo số

liệu thống kê năm 2007 - 2013 của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Vụ Bản, thực trạng

phụ nữ bị bạo lực gia đình ngày một gia tăng. Tổng số 643 vụ bạo lực gia đình đối

với phụ nữ bao gồm cả bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực kinh tế và

bạo lực tình dục.

Thực trạng này phổ biến khắp các xã, thị trấn trong toàn huyện, chiếm tỷ lệ

80% trong các vụ án về hôn nhân và gia đình. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ không

chỉ xảy ra với đối tượng là những người có trình độ học vấn thấp mà còn xảy ra với đối

tượng có trình độ học vấn cao, có địa vị trong xã hội. Mặc dù trong các báo cáo đã nêu rất

chi tiết về thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, tuy nhiên những con số này chưa

phải đã phản ánh đúng thực tế (đây là những vụ người nhà báo cho chính quyền) vì còn

nhiều nạn nhân sợ ảnh hưởng đến con cái, muốn níu giữ hạnh phúc gia đình nên không

cho mọi người xung quanh biết chuyện mà che giấu, âm thầm chịu đựng.

2.2. Nguyên nhân của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản

2.2.1. Nhóm nguyên nhân từ phía xã hội

Thứ nhất, do tư tưởng gia trưởng

ười phụ nữ cũng chính là nguyên nhân cho nạn bạo lực nảy sinh.

Thứ hai, do văn hóa - xã hội, phong tục tập quán

Thứ ba, Do quá trình đô thị hoá trong thời kỳ phát triển

2.2.2. Nhóm nguyên nhân từ phía gia đình

Thứ nhất, do gia đình có kinh tế khó khăn:

Thứ hai, do khủng hoảng các mối quan hệ trong gia đình:

2.2.3. Nhóm nguyên nhân từ cá nhân

Thứ nhất, do người phụ nữ bị lệ thuộc về kinh tế:

Thứ hai, do nhận thức sai lầm của nạn nhân:

Thứ ba, do nạn nhân chịu đựng, cam chịu:

18

2.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với người phụ nữ tại huyện Vụ Bản

2.3.1. Hậu quả đối với nạn nhân

Theo số liệu thống kê năm 2007 – 2013 của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Vụ

Bản thực trạng của phụ nữ bị bạo lực gia đình điễn ra ngày một gia tăng. Trong tổng

số 643 vụ bạo lực gia đình, trong đó bạo lực thể chất là 204 vụ, bạo lực tinh thần 278

vụ và bạo lực kinh tế 156 vụ, bạo lực tình dục 5 vụ. Thực trạng bạo lực gia đình đối

với người phụ nữ đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề.

Những người phụ nữ bị bạo lực họ bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con

người, bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm và xâm hại về thân thể. Họ bị ảnh hưởng

đến sức khỏe, gây đau đớn, thương tích dẫn đến suy giảm khả năng lao động và có thể

dẫn tới cái chết. Phụ nữ bị bạo lực sẽ bị ảnh hưởng về tinh thần thường có tâm trạng bi

quan, chán nản, thất vọng trong cuộc sống, hay quẫn chí, dễ nóng giận, thần kinh

không ổn định và có thể dẫn đến trầm cảm, thậm chí nghĩ đến cái chết để giải tự thoát

cho bản thân.

2.3.2. Hậu quả đối với gia đình

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Vụ Bản làm tan vỡ hạnh phúc của

các gia đình có bạo lực, cuộc sống của họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng

nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Không những

thế gia đình họ còn bị thệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương tích do bạo lực,

thu nhập giảm do không có người lao động, danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các

thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.

Bạo lực gia đình đới với người phụ nữ tại huyện Vụ Bản để lại hậu quả không

chỉ cho nạn nhân mà cho các thành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em. Bạo lực

gia đình đối với người phụ nữ có tác động rất xấu tới sự phát triển cả về thể chất, tinh

thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ em, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi,

mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm.

2.3.3. Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Vụ Bản làm giảm sự đóng góp của nạn

nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát sinh tội phạm (hành vi hành chính dễ dẫn tới

hành vi hình sự). Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn

định, trật tự trong xã hội. Đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống các cơ quan tư

pháp của huyện. Ngoài ra, gánh nặng của hệ thống tư pháp trong vấn đề này còn thể

hiện ở việc phải giam giữ, quản lý và cải tạo những kẻ có hành vi bạo lực gia đình và

đặc biệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội của

huyện Vụ Bản cũng như của cả nước ta.

19

Chương 3

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI BÁN CHUYÊN NGHIỆP

TRONG VIỆC TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN VỤ

BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

3.1. Vai trò tham vấn, tư vấn

Tham vấn, tư vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn,

kỹ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (là người có khó khăn

trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa

vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và

chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính

mình.

Với vai trò là người thực thi chính cách của Đảng và Nhà nước, đại diện bảo vệ,

quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Trong những năm qua, nhân viên

CTXH huyện phối hợp cùng hội LHPN tỉnh Nam Định cũng như Uỷ ban nhân dân huyện

Vụ Bản và các cấp đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, với ngành Tư

pháp, Công an trong công tác tuyên truyền, tham vấn, tư vấn cho các nạn nhân của các vụ

bạo lực gia đình. Tuy nhiên, các nạn nhân bị bạo lực thì lại không nhìn nhận hành vi bạo

lực là vi phạm pháp luật, chỉ khi bị đánh đập tàn nhẫn không còn chịu đựng nổi thì họ mới

tìm đến các đoàn thể, cơ quan chức năng để nhờ giải quyết, bởi họ không muốn đem vụ

việc ra giải quyết theo pháp luật. Vai trò trợ giúp của nhân viên công tác xã hội huyện Vụ

Bản đã tư vấn trợ giúp nạn nhân là người phụ nữ bị bạo lực được thể hiện cụ thể như sau:

Khi nhân viên CTXH được báo cáo có bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương, nhân

viên CTXH phối hợp với hội LHPN kịp thời có mặt tại nơi xảy ra bạo lực, thông báo với

tổ hòa giải và chính quyền, công an tại địa bàn dân cư để kịp thời trợ giúp bảo vệ nạn

nhân.

Nhân viên CTXH đã gặp trực tiếp thân chủ lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân,

hậu quả phụ nữ bị bạo lực đang gặp phải, bằng tâm huyết và nhiệm vụ, kỹ năng của mình

nhân viên CTXH đã lắng nghe, chia sẻ và động viên thân chủ, tư vấn cho thân chủ bình

tĩnh và sẽ cùng thân chủ giải quyết vấn đề khó khăn đang gặp phải. Nhân viên CTXH đã

tư vấn cho nạn nhân về luật hôn nhân và gia đình; luật bình đẳng giới; luật phòng, chống

bạo lực gia đình; các chính sách của Đảng và Nhà nước…Qua việc tư vấn, tâm lý của nạn

nhân đã trở lại ổn định và nhìn nhận được vấn đề của mình đang gặp phải, cố gắng vượt

qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

20

Bên cạnh đó Nhân viên công tác xã hội tư vấn các chị em đến với những địa chỉ tin

cậy, các câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, các chính sách của Đảng và Nhà nước,

ngân hàng cho vay vốn của các xã, thị trấn cho các chị em bị bạo lực trong huyện Vụ Bản.

Điều này đã góp phần tích cực giảm hậu quả cho nạn nhân, giúp nạn nhân phòng, chống

bạo lực gia đình một cách tốt nhất và trong công tác tư vấn giúp nâng cao nhận thức của

người dân về hành vi bạo lực gia đình.

3.2. Vai trò truyền thông giáo dục việc phòng, chống bạo lực gia đình

Có nhiều biện pháp trợ giúp ngăn ngừa, phòng, chống nạn bạo lực gia đình đã được

thực hiện ở huyện Vụ Bản, đó là nhân viên CTXH đi sâu vào việc tuyên truyền thông qua

việc phát thanh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của các xã trong huyện, phát

tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền với nội dung “Hành động vì một xã hội không

bạo lực”…, tuyên truyền về Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia

đình; Luật bình đẳng giới… và các hành vi bạo lực và biện pháp ngăn ngừa, phòng chống

bạo lực gia đình, mạng lưới hỗ trợ trong huyện là biện pháp nhằm đề phòng, phát hiện

sớm các mâu thuẫn, sự quan tâm lẫn nhau của cộng đồng trong cuộc sống, làm cho mỗi

người dân cảm thấy vững tin và có thêm chỗ dựa ngoài gia đình. Phong trào xây dựng gia

đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, ngăn

ngừa các hành vi bạo lực gia đình đối với người phụ nữ. Nhân viên CTXH truyền thông

trong huyện đã đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược nhằm thay đổi các giá trị văn

hóa bởi vì truyền thông thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối các giá trị văn hóa hiện hành.

Truyền thông không chỉ chống lại hay xoá bỏ những thói quen lâu đời được gọi là truyền

thống, tiềm ẩn những nguy cơ vi phạm quyền con người, mà còn phải chống lại cả những

thói quen tưởng như bình thường nhưng thực chất đang huỷ hoại tình thương yêu, lòng

tôn trọng giữa người chồng gây ra bạo lực đối với người phụ nữ. Cùng với các cơ quan xã

hội như hệ thống giáo dục và các quy tắc văn hóa, truyền thông góp phần hình thành nên ý

thức xã hội. Nhân viên công tác xã hội truyền thông thúc đẩy và duy trì hệ tư tưởng chủ

đạo của một xã hội và giúp duy trì sự hình thành văn hóa. Truyền thông định hướng cho

cộng đồng và vì vậy nó có sức mạnh trong các phong trào thay đổi xã hội. Với sức mạnh

này, truyền thông của nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc phòng,

chống bạo lực gia đình. Nhân viên công tác xã hội truyền thông đã giúp cho nạn nhân và

mọi người trong huyện được tiếp cận với những kiến thức, thông tin cần thiết, nâng cao

nhận thức, từ đó thay đổi hành vi, thói quen ứng xử, lối sống theo hướng tích cực, tiến bộ.

3.3. Vai trò hoà giải

Hoà giải giúp thân chủ giải quyết những tranh luận, xung đột tầm cỡ vĩ mô, trung

mô hay liên quan tới hệ thống vĩ mô. Ở mức độ vĩ mô, người hoà giải giúp những tiểu hệ

thống khác nhau trong cộng đồng hay một cộng đồng và vài hệ thống khác, tạo sự khác

21

biệt. Ở mức độ vi mô và trung mô, người hoà giải giúp đỡ ở những lĩnh vực ly hôn. Nhân

viên công tác xã hội duy trì sự trung lập và ủng hộ đảng phái trong cuộc tranh luận.

(Zastrov and Kist-Ashman,1997).

Hiện nay tại các xã và thị trấn của huyện Vụ Bản đều có hệ thống hoà giải: Ban hoà

giải phường, xã, tổ hoà giải thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư, những thành viên của ban

hoà giải thường từ chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội

nông dân…

Tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định các Ban và tổ hoà giải này giải quyết tất cả

những tranh chấp, bất đồng trong cộng đồng, trong đó có việc hoà giải mâu thuẫn về bạo

lực gia đình. Nhân viên công tác xã hội trong ban hoà giải là người có trách nhiệm, có uy

tín trong cộng đồng nên tiếng nói có trọng lượng. Trong quá trình trợ giúp, can thiệp, hoà

giải mâu thuẫn, xung đột đặc biệt là bạo lực của người chồng gây ra đối với người phụ nữ,

nhân viên CTXH tư vấn cho người phụ nữ bị bạo lực gia đình, bên cạch đó đưa ra những

lời tư vấn tích cực về cách ứng xử, xử lý các mâu thuẫn trong gia đình đối với người gây

ra bạo lực, tư vấn cho thân chủ về pháp luật, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật

bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, các chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp

nạn nhân và những người gây ra bạo lực trong gia đình đối với người phụ nữ hiểu rõ hơn

về hệ thống trợ giúp.

Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong tổ hoà giải về việc can

thiệp và bảo vệ các gia đình và công dân đặc biệt là đối với nạn nhân là người phụ nữ, chỉ

ra những địa chỉ cần thiết và kết nối các nguồn lực mà nạn nhân có thể đến nhờ trợ giúp,

chăm sóc như người thân, hàng xóm, bệnh viện, các nhà tạm lánh, các tổ chức trong và

ngoài nước.

Trong công tác trợ giúp những người phụ nữ bị bạo lực giảm được hậu quả bạo lực

gây ra và giúp cho nạn nhân phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản, việc hòa

giải là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Có trên 80% các vụ việc bạo lực gia đình tại

huyện Vụ Bản được xử lý bằng biện pháp hòa giải.

3.4. Vai trò trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý được hiểu là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người

được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp

pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn

trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công

lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Trợ

giúp pháp lý là một phần quan trọng trong chính sách của nhà nước ta nhằm tăng cường

hệ thống tư pháp, các quyền dân chủ và một hệ thống tư pháp phục vụ nhân dân. Thực

hiện trợ giúp pháp lý miễn phí là thực hiện một hoạt động tiến bộ, có tính nhân đạo nhân

văn cao cả vì con người và nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con người đồng

22

thời cũng là bảo vệ lợi ích pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhờ được trợ giúp pháp lý miễn phí

mà những người nghèo, những đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận, sử dụng các

quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt trợ

giúp pháp lý đã trở thành chỗ dựa của người nghèo, nhóm người yếu thế trong xã hội, nạn

nhân bị bạo lực gia đình trong các vướng mắc, tranh chấp pháp lý.

Sự bất bình đẳng giới kéo dài và nền văn hóa mà ở đó đàn ông giữ quyền thống trị

xã hội đã chấp nhận, dung túng, thậm chí là hợp lý hóa tình trạng bạo lực gia đình và duy

trì sự im lặng trước tình trạng đó. Đa số các vụ việc đều không được báo cáo và không bị

phát hiện. Nhiều nạn nhân không báo cáo về tình trạng bạo lực mà họ đang chịu đựng do

xấu hổ, e ngại hoặc sợ hãi. Những vụ cưỡng dâm thường khó có thể phát hiện ra và nếu có

thì chỉ một vài vụ được báo với cơ quan chức năng. Sự im lặng của nạn nhân bạo lực gia

đình gây khó khăn đáng kể cho việc phát hiện và xử lý hành vi bạo lực.

Song song với việc tư vấn pháp luật, nhân viên CTXH đã tổ chức truyền thông kiến

thức về luật pháp theo từng lĩnh vực cho hàng nghìn lượt phụ nữ. Ngay khi Luật Phòng

chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành (1/7/2008), Phòng LĐ TB&XH phối hợp cùng

Hội LHPN tổ chức truyền thông những nội dung cơ bản của Luật cho phụ nữ nhằm giúp

chị em hiểu được các hành vi bạo lực gia đình; các hành vi bị nghiêm cấm; các biện pháp

bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ

chức trong phòng, chống bạo lực gia đình Qua hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ tại

huyện Vụ Bản, nhân viên CTXH cũng đã nhận và chuyển nhiều kiến nghị, đề xuất của

cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tới Đảng, Nhà nước, Hội phụ nữ các cấp phối hợp

giải quyết. Bên cạnh đó, còn phối hợp chặt chẽ với ngành Tư pháp các cấp tích cực tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về pháp luật cho nhân dân, trong đó có phụ nữ, đặc

biệt là các luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, các văn bản mới được ban

hành nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

3.5. Vai trò biện hộ

Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên CTXH huyện Vụ Bản với tư cách là

một người đại diện cho tiếng nói của nạn nhân để bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của nạn

nhân.

Đối với những người phụ nữ bị bạo lực gia đình quá sức chịu đựng hoặc là nạn

nhân bị buôn bán đã bi xâm phạm nhiều quyền và lợi ích, thì trong quá trình hỗ trợ, nhân

viên CTXH trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng như công an, Hội phụ nữ, tòa

án…. Để biện hộ, bênh vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Biện hộ pháp lý cho phụ

nữ là nạn nhân bạo lực gia đình trong các vụ ly hôn.

Nhân viên CTXH hướng tới mục đích cuối cùng là gia ấm vào êm, hạnh

phúc.trường hợp không thể cứu vãn này thì nhân viên CTXH cần tính đến phương án ly

23

hôn để giải thoát cho nạn nhân, tất nhiên phải dựa trên yêu cầu, nguyện vọng của nạn

nhân.

3.6. Người kết nối nguồn lực

Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên CTXH với tư cách là một người trung

gian kết nối nạn nhân với các nguồn lực cần thiết. Nguồn lực này có thể là các cá nhân, tổ

chức, ban ngành, đoàn thể có liên quan đến vấn đề cần giải quyết của thân chủ; hoặc cũng

có thể là các dịch vụ sẵn có trong cộng đồng. Một nạn nhân bị bạo lực gia đình có thể có

nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau như hỗ trợ về mặt tâm lý, pháp lý, chăm sóc sức

khỏe, đào tạo nghề, vay vốn... Bởi vậy, để đảm bảo được vai trò này, nhân viên CTXH

huyện Vụ Bản nắm rõ các dịch vụ, lựa chọn phù hợp với thân chủ của mình và trực tiếp

giúp họ tiếp cận các dịch vụ.

Khi hỗ trợ nạn nhân sử dụng các dịch vụ, nhân viên CTXH có thể trao đổi với

những người cung cấp dịch vụ về hoàn cảnh của nạn nhân để họ có cách tiếp cận phù hợp,

tránh làm tổn thương thân chủ.

Nhân viên CTXH cùng các cấp Hội trong huyện Vụ Bản đã khai thác nguồn vốn

tín dụng ưu đãi trong và ngoài nước hỗ trợ cho các gia đình phụ nữ khó khăn, như: Vốn

vay Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các dự

án của các tổ chức phi chính phủ, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo, công tác dạy nghề và giới

thiệu việc làm cho phụ nữ; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông, tuyên truyền về

phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô hình CLB gia đình hạnh

phúc, CLB phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương, xây dựng mô hình “Địa chỉ

tin cậy” tại cộng đồng; phấn đấu thực hiện “Mỗi cơ sở Hội xếp loại xuất sắc xây dựng

thêm được ít nhất 01 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”; phát huy lực lượng hội viên, cộng tác

viên nòng cốt và nhân dân trong việc phát hiện các hành vi bạo lực gia đình tại cộng đồng,

kịp thời tư vấn, giải quyết mâu thuẫn, bạo lực gia đình; trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia

đình…

Nhiều nạn nhân bị bạo lực bị ảnh hưởng rất nặng nề về thể chất, sức khỏe, tâm lý

tình cảm nếu không được chữa trị sẽ gây nên những hậu quả xấu. Nhân viên CTXH cung

cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua các đối tác cung cấp các

dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Họ kết nối những cơ sở cung cấp các dịch vụ y

tế miễn phí để các nạn nhân bị bạo lực được khám và điều trị bệnh, thậm chí tìm kiếm các

trung tâm giám định y tế để giám định về tỷ lệ thương tật cho họ. Như đã đề cập ở trên,

24

hầu hết các nạn nhân bị bạo lực đều bị xâm hại, xâm phạm về quyền và lợi ích. Vì vậy,

đội ngũ nhân viên làm CTXH giúp nạn nhân tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý

nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng phụ nữ bị bạo lực thông qua các văn phòng trợ

giúp pháp lý, các văn phòng luật sư và cơ quan tư pháp. Đồng thời, tìm kiếm các nguồn

lực, xin kinh phí học nghề tại các đối tác đào tạo nghề, hỗ trợ cá nhân và tham vấn nghề

nghiệp định kỳ trong thời gian học nghề, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp và chuẩn bị

hành trang, sẵn sàng làm việc sau khi hỗ trợ. Song song với các hoạt động trên, nhóm phụ

nữ bị bạo lực được trang bị các kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm và phỏng vấn, tiếp

cận với nhà tuyển dụng. Chính đội ngũ nhân viên CTXH phối hợp với các tổ chức, cơ

quan đơn vị giới thiệu việc làm, tổ chức nhân đạo từ thiện để tạo việc làm cho nạn nhân.

Nhân viên công tác xã hội của huyện Vụ Bản là người đóng vai trò trung gian kết nối phổ

biến các chính sách, quy định pháp luật với người phụ nữ bị bạo lực gia đình và người

chồng gây ra bạo lực tại huyện Vụ Bản, để cho họ hiểu và thực hiện.

Nhân viên Công tác xã hội cũng là người kết nối phụ nữ bị bạo lực gia đình với

những chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, tới những chính sách trợ giúp khẩn cấp.

Nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò là người kết nối phụ nữ bị bạo lực với tổ hoà

giải của thôn, xóm, chính quyền địa phương, công an, luật sư, toà án…. những tổ chức xã

hội, để trợ giúp cho họ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất giúp họ tạm thời tạm lánh khi

bạo lực xảy ra.

Nhân viên xã hội định hướng cho các thân chủ tiếp cận đến các dịch vụ xã hội hiện

có hoặc hướng đến xây dựng các dịch vụ xã hội cho các thân chủ được gọi là người môi

giới hay người kết nối nguồn lực. Nhân viên công tác xã hội dựa vào nhu cầu của thân chủ

và tìm các nguồn lực hỗ trợ phù hợp và kết nối họ với các nguồn lực đó giúp cho những

người phụ nữ bị bạo lực gia đình trong huyện Vụ Bản có được cuộc sống tốt đẹp và hạnh

phúc hơn.

25

KẾT LUẬN

Nghiên cứu của tôi cho thấy, bạo lực trong gia gia đình đối với phụ nữ tại

huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đang gia tăng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng

đối với người phụ nữ và ảnh hưởng chung của toàn xã hội. Bạo lực gia đình đối với

người phụ nữ không chỉ làm tổn thương tới thể chất, tinh thần, tình dục của người

phụ nữ mà còn tổn thương nặng nề đến sức khỏe mọi mặt của các thành viên trong

gia đình, và những thành viên trẻ thơ vô tội lại có thể trở thành nạn nhân trực tiếp trở

thành tội phạm.

Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh tương đối chi tiết về hậu của

bạo lực gia đình đối với đời sống của người phụ nữ huyện Vụ Bản thông qua những

hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội. Họ đã phải chịu đựng rất nhiều

dạng bạo lực khác nhau, cả về thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục, bạo lực gia

đình đối với người phụ nữ trong huyện ở mọi tấng lớp xã hội, mọi độ tuổi và trình

độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình khác nhau.

Sự hiểu biết của phụ nữ về quyền của họ và con cái đựợc bảo vệ khỏi bạo lực

gia đình còn hạn chế, mặc dù bạo lực đối với phụ nữ bị coi là hành vi vi phạm pháp

và được quy định trong luật hình sự nhưng người phụ nữ không coi bạo lực của người

chồng gây ra cho bản thân mình là vi vi phạm pháp luật. Chỉ khi bị đánh đập tàn nhẫn

hết sức chịu đựng thì họ mới tìm đến cơ quan chức năng như chính quyền, công an,

hội liên hiệp phụ nữ, trung tâm tư vấn, ... nhờ sự trợ giúp.

Bạo lực tại huyện Vụ Bản chỉ được báo cáo với chính quyền các cấp khi tình

hình trở nên nghiêm trọng. Với quan niệm là việc riêng của mỗi gia đình, sự tham gia

của xã hội và chính quyền để bảo vệ người phụ nữ còn mờ nhạt và không có sự theo

dõi tiếp theo để có thể có sự hỗ trợ của xã hội. Trong khung cảnh đó, nhân viên công

tác xã hội trợ giúp cho người phụ nữ đã giúp giảm được hậu quả cho người phụ nữ bị

bạo lực và đã giúp đỡ nạn nhân phòng, chống bạo lực gia đình, là một chỗ dựa tinh

thần rất quan trọng đối với họ. Đến với nhân viên công tác xã hội, nạn nhân có được sự

tôn trọng, chia sẻ, thấu hiểu, thấu cảm, chấp nhận họ để trợ giúp cho họ có thể giải

quyết được vấn đề của mình đang gặp khó khăn và khuyến khích họ giải quyết được

vấn đề của mình từ đó tự tin vươn lên để có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Kết quả nghiên cứu tại huyện Vụ Bản cũng cho thấy sự cấp bách phải phá vỡ

sự im lặng, nâng cao nhận thức của nạn nhân và người dân trong huyện Vụ Bản và

thực hiện những hành động cần thiết hơn nữa của cán bộ thôn, cán bộ xóm, chính

quyền địa phương, hội liên hiệp phụ nữ, các ban ngành đoàn thể…, những cán bộ này

26

đóng vai trò như một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trợ giúp nạn nhân một

cách kịp thời và hiệu quả nhất.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy vai trò trợ giúp của nhân viên công tác xã hội

trợ giúp nạn nhân bị bạo lực đã giảm được hậu quả bị bạo lực, hạn chế đến mức thấp

nhất các nguy cơ và tác động của bạo lực, đảm bảo an toàn cho nạn nhân bị bạo lực

và con cái của họ. Cung cấp các thông tin, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nạn nhân

bị bạo lực để họ có thể tự thoát khỏi tình trạng bạo lực, giúp họ phòng, chống được

bạo lực gia đình, giúp người gây bạo lực hiểu hành vi của họ là trái pháp luật; đồng

thời giáo dục răn đe để họ thay đổi hành vi và chấp hành pháp luật. Tạo sự thay đổi

của xã hội trước vấn đề của bạo lực gia đình.

27

KHUYẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu của tôi thu được, với mong muốn góp phần thực hiện

có hiệu quả, thiết thực trong vai trò trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại huyện Vụ

Bản, tôi có những khuyến nghị sau đây:

Thú nhất; Đối với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản,

các chị em cần chia sẻ tình trạng bị bạo lực với người thân, bác sĩ, hay tìm đến các

nhà làm công tác xã hội để tìm sự trợ giúp, các phòng tư vấn, các trung tâm tư vấn,

đường dây nóng, các địa chỉ tin cậy, các tổ hoà giải, các ban ngành, đoàn thể, chính

quyền, cán bộ thôn ,xóm, công an, các nhóm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực.

Thứ hai; Nâng quyền cho phụ nữ trong huyện Vụ Bản nhằm giải quyết vấn đề

bạo lực trong cuộc sống gia đình của họ, thông qua đào tạo kỹ năng sống, đào tạo

việc làm cho các chị em và các hỗ trợ về tài chính và pháp lý cho các gia đình có

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thứ ba; Lồng ghép bạo lực trên cơ sở giới và hệ thống giáo dục nhằm thay đổi

nhận thức của người dân trong huyện Vụ Bản về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, đặc

biệt là bạo lực gia đình đối với người phụ nữ. Nâng cao năng lực hệ thống chính

quyền, tư pháp và công an nhằm thực hiện các chính sách và pháp luật có liên quan

đến bạo lực phụ nữ.

Thứ tư; Nhân viên công tác xã hội thường xuyên truyền thông và tích cực hơn

nữa trong công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao các kiến thức về pháp luật, về

quyền của phụ nữ, về sức khoẻ sinh sản và quyền bình đẳng giới, Luật hôn nhân và

gia đình, luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, các chính sách của

Đảng và Nhà nước tới nhân dân toàn huyện thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng, loa truyền thanh của xã, thông qua các hoạt động trên cơ sở cộng đồng như

các cuộc họp, thảo luận nhóm chủ đích và sự phân phát các sách nhỏ, tờ rơi. Việc

nâng cao nhận thức này, các thông điệp về bạo lực gia đình đối với phụ nữ nên được

lồng ghép với chương trình đang phát triển về nâng cao nhận thức công cộng về các

vấn đề pháp lý.

Thứ năm; Cần mở rộng các tổ can thiệp hoà giải tại các xã, thị trấn, thôn,

xóm… Cần có đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp để kịp thời hỗ trợ và

trợ giúp phụ nữ bị bạo lực, cần mở rộng và thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt theo

chuyên đề, các phòng tư vấn, trung tâm tư vấn, đường dây nóng, các địa chỉ tin cậy

trong huyện.

Thứ sáu; Trong công tác tham vấn, tư vấn về bạo lực gia đình, nhân viên công

tác xã hội cần có sự giải thích thấu đáo hơn nữa rằng phụ nữ có quyền bình đẳng với

28

nam giới trong mọi lĩnh vực. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một vấn nạn xã hội,

là một hành động đáng lên án, là vi phạm pháp luật chứ không phải là chuyện trong

gia đình. Nhẫn nhịn, chịu đựng không phải là cách để gia đình hạnh phúc, để có đựợc

hạnh phúc, cần có sự chia sẻ, động viên giữa hai vợ chồng và sự hỗ trợ của người

thân và cộng đồng xã hội.

Thứ bảy; Đảng và Nhà nước cần phải có một hệ thống pháp lý nghiêm minh và

đồng bộ hơn nữa về việc bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình và có biện pháp mạnh

hơn nữa để răn đe người gây ra bạo lực.

Thứ tám; Nâng cao trách nhiệm, vai trò của cán bộ cấp cơ sở, cán bộ phụ trách

chuyên môn và có mối quan hệ mật thiết, trực tiếp với nhiệm vụ phòng, chống bạo

lực gia đình đối với người phụ nữ như nhân viên công tác xã hội, chính quyền, cán bộ

tư pháp, cảnh sát, hội phụ nữ, cán bộ y tế, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, tổ hoà

giải thôn, xóm….để họ có khả năng nắm bắt, trợ giúp can thiệp và xử lý bạo lực gia

đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả nhất và kịp thời nhất.

Thứ chín; Để trợ giúp vấn đề của phụ nữ bị bạo lực gia đình một cách hiệu quả

và triệt để, ngoài sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội cần phải có sự tham gia

của tất cả các cơ quan và tổ chức có liên quan là điều hết sức cần thiết. Bạo lực đối

với phụ nữ là sự vi phạm các quyền cơ bản của con người bao gồm quyền được sống,

quyền toàn vẹn thân thể, quyền có sức khoẻ, quyền được bảo vệ và quyền được an

toàn vì vậy các cơ quan chức năng như chính quyền, công an, các ban, ngành đoàn

thể, hội phụ nữ, nhân viên CTXH …cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy, bảo vệ trợ

giúp và thực hiện các quyền con người đặc biệt là quyền của người phụ nữ. Bên cạnh

đó cần có sự tích cực tham gia của toàn thể nhân dân trong việc lên án, đấu tranh và

phòng, chống bạo lực gia đình.