luẬn vĂn thẠc sỸ - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/vnu_123/4249/1/luẬn...

14
§¹i häc quèc gia hμ néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vμ NH©N V¡N ------------ TRN VĂN SƠN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ĐỐI VỚI THANH NIÊN QUẬN LONG BIÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Nghiên cứu tại hai phường Thượng Thanh và Ngọc Lâm) LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội - 2014

Upload: ngobao

Post on 29-Aug-2019

220 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

§¹i häc quèc gia hµ néi

Tr­êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vµ NH©N V¡N

------------

TTRRẦẦNN VVĂĂNN SSƠƠNN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

ĐỐI VỚI THANH NIÊN QUẬN LONG BIÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Nghiên cứu tại hai phường Thượng Thanh và Ngọc Lâm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội - 2014

§¹i häc quèc gia hµ néi

Tr­êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vµ NH©N V¡N

------------

TTRRẦẦNN VVĂĂNN SSƠƠNN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

ĐỐI VỚI THANH NIÊN QUẬN LONG BIÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Nghiên cứu tại hai phường Thượng Thanh và Ngọc Lâm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60 90 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Ngọc Phương

Hà Nội - 2014

- 1 -

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 4

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 8

3. Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................. 11

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 11

5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 12

6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 13

7. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 13

8. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 13

9. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 14

10. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 16

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU .................................... 17

1.1. Các khái niệm công cụ .............................................................................. 17

1.1.1. Khái niệm ma túy ..................................................................................... 17

1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy ......................................................................... 17

1.1.3. Khái niệm thanh niên ............................................................................... 18

1.1.4. Khái niệm thanh niên nghiện ma túy ....................................................... 19

1.1.5. Khái niệm phòng, chống ma túy .............................................................. 19

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .................................................... 19

1.2.1. Lý thuyết hành vi ..................................................................................... 19

1.2.2. Lý thuyết hệ thống ................................................................................... 21

1.2.3. Lý thuyết động năng tâm lý ..................................................................... 23

1.2.4. Lý thuyết nhân văn ................................................................................... 25

1.3. Nhân viên công tác xã hội và vai trò ....................................................... 26

- 2 -

1.3.1. Khái niệm nhân viên công tác xã hội ....................................................... 26

1.3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội ...................................................... 27

1.4. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu ................................................ 27

Chương 2. THỰC TRẠNG THANH NIÊN NGHIỆN MA TUÝ VÀ CÔNG

TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN ........................ 33

2.1. Khái lược về vấn đề thanh niên nghiện ma tuý ...................................... 33

2.1.1. Thực trạng thanh niên quận Long Biên ................................................... 33

2.1.2. Thực trạng nghiện ma tuý trong thanh niên quận Long Biên .................. 36

2.2. Hoạt động phòng và chống hành vi sử dụng ma tuý đối với thanh

niên quận Long Biên ........................................................................................ 48

2.2.1. Hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma tuý ......................................... 48

2.2.2. Hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý ............................... 52

2.2.3. Hoạt động cai nghiện ............................................................................... 54

2.2.4. Hoạt động quản lý sau cai ........................................................................ 59

2.2.5. Hoạt động của Câu lạc bộ B93 ................................................................. 61

2.2.6. Hoạt động của đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội cơ sở .................. 64

2.3. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động phòng,

chống hành vi sử dụng ma túy đối với thanh niên ......................................... 65

2.3.1. Những hạn chế, tồn tại ..................................................................... 66

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ................................................. 68

Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG,

CHỐNG HÀNH VI SỬ DỤNG MA TUÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN ....................... 72

3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp .............................................................. 72

3.1.1. Căn cứ quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về công tác phòng,

chống tệ nạn ma tuý ........................................................................................... 72

- 3 -

3.1.2. Căn cứ quan điểm, mục tiêu của quận Long Biên về công tác phòng,

chống tệ nạn ma tuý ........................................................................................... 76

3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống hành vi sử

dụng ma túy đối với thanh niên quận Long Biên ........................................... 78

3.2.1. Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo ................................................ 78

3.2.2. Lồng ghép vận dụng các kỹ năng công tác xã hội để phòng ngừa nghiện

ma tuý trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục thanh niên ................................ 80

3.2.3. Tăng cường nguồn lực, nâng cao vai trò đội ngũ nhân viên làm công tác

xã hội ở cơ sở ..................................................................................................... 83

3.2.4. Kết hợp phương pháp công tác xã hội trong hoạt động cai nghiện và

quản lý sau cai .................................................................................................... 86

3.2.5. Phát triển các mô hình công tác xã hội .................................................... 88

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 90

1. Kết luận ......................................................................................................... 90

2. Khuyến nghị .................................................................................................. 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 101

- 4 -

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh thời cơ mới, cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới, nổi bật là mặt

trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội

phức tạp. Trong đó có sự gia tăng của các loại tội phạm nói chung và tội

phạm ma túy nói riêng.

Tệ nạn nghiện ma túy đã lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, các

khu vực dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi, đặc biệt là trong thanh, thiếu

niên. Nghiện ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe của thanh niên, ảnh

hưởng đến giống nòi mà còn là một trong các nguyên nhân lớn gây tình

trạng lây nhiễm HIV/AIDS. Theo điều tra có 80% người nhiễm HIV ở

nước ta hiện nay là người tiêm chích ma túy. Nghiện hút, tiêm chích ma túy

còn là nguyên nhân dẫn đến các tội phạm, gây rối an ninh trật tự xã hội,

mại dâm. Theo thống kê được biết số vụ phạm tội về ma túy hàng năm

ngày càng tăng lên, phức tạp và khó lường. Nhất là đối tượng thanh, thiếu

niên đã kết nhóm lại với nhau thành từng nhóm, băng đảng gây rối trật tự

công cộng, đua xe trái phép, cướp giật… gây những hậu quả nghiêm trọng.

Đồng thời, số người nghiện tham gia mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ

chức, sử dụng ma túy để kiếm tiền hút chích ma túy ngày càng tăng nhanh.

Vì vậy ma túy là tác nhân khiến xã hội mất cân bằng, là hiểm hoạ của xã

hội, ảnh hưởng an ninh quốc gia.

Quận Long Biên được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Gia

Lâm và đi vào hoạt động từ 01/01/2004. Quận nằm ở phía Đông Bắc Thủ

đô Hà Nội, có diện tích 60km2, tiếp giáp với các quận, huyện Gia Lâm,

Đông Anh, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, quận có 14 phường với

số dân trên 27 vạn người, trong đó hơn 8 vạn là người đăng ký tạm trú

KT3, KT4. Quận là đỉnh tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh, những năm gần đây quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, có nhiều

- 5 -

tuyến giao thông huyết mạch và công trình trọng điểm quốc gia như: Quốc

lộ 1A, 1B, 5A, sông Hồng, sông Đuống, sân bay Gia Lâm, ga xe lửa Gia

Lâm, bến xe Gia Lâm; có các cầu lớn như: cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy,

cầu Chương Dương, cầu Long Biên, cầu Đuống, cầu Phù Đổng; là quận có

diện tích lớn nhất trong các quận, có quỹ đất dồi dào lên sự gia tăng cơ học

của dân số rất mạnh... Những đặc điểm này mang lại cho quận nhiều ưu thế

để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng làm cho tệ nạn xã hội, trong đó có

tệ nạn ma tuý trong khoảng thời gian gần đây có xu hướng gia tăng ở mức

báo động. Là quận mới được thành lập và là một địa bàn trọng điểm về tệ

nạn ma tuý của Thủ đô Hà Nội, với số đối tượng nghiện ma tuý tính đến

ngày 05/12/2012 là 1.140 người (trong đó có mặt tại cộng đồng: 510 người,

đang cai nghiện tại các Trung tâm cai nghiện thành phố: 472 người, đang bị

giam giữ, cải tạo tại các cơ sở do ngành công an quản lý: 158 người), hoạt

động tội phạm ma tuý vẫn gia tăng và phức tạp là một thách thức không

nhỏ đối với quận Long Biên.

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan

trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên

nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi sự hy sinh, gian khổ,

sức khỏe và sáng tạo. Vị trí của Thanh niên là lực lượng xung kích cách

mạng; Trong văn Kiện Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 - 2017) đã nêu ra mục tiêu xây dựng

hình mẫu người thanh niên: “Xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước,

yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có

đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa

đất nước vươn lên, có tri thức, sức khoẻ, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên

môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại”.1

Như vậy, để xây dựng được một lớp thanh niên đáp ứng các tiêu chí

trên việc nghiên cứu các giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và

1 Văn kiện Đại hội đoàn TNCS HCM toàn quốc lần thứ X, trang 23

- 6 -

đặc biệt công tác phòng chống ma túy đối với đối tượng thanh niên là thực sự

cần thiết.

Thanh niên quận Long Biên (từ 16 - 30 tuổi) có khoảng hơn 70.000

người, chiếm 26,2% dân số toàn Quận, là thế hệ thanh niên thời kỳ mới,

tiếp nối truyền thống hào hùng của Thủ đô và dân tộc, có trách nhiệm với

gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập

nghiệp, làm giàu chính đáng, có trình độ học vấn khá cao; Tuy nhiên, trong

các lĩnh vực của đời sống, giữa các đối tượng thanh niên có sự phân hoá

ngày càng rõ nét. Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút

niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp

luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Tình trạng tội

phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là số lượng nghiện ma túy trong thanh niên

những năm gần đây đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Tính

đến thời điểm năm 2012, số lượng người nghiện ma túy là thanh niên trên

địa bàn quận Long Biên có 674 người, chiếm 59,1% số người nghiện. Số

người nghiện là thanh niên phát sinh mới hàng năm trung bình khoảng 30 -

35 người và các tội phạm khác liên quan đến ma túy là từ 40 - 50 người.

Ma túy đang từng ngày, từng giờ làm tha hóa, băng hoại đạo đức, nhân

cách, lối sống, đến thể lực, sức khỏe của một bộ phận thanh niên, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ. Tệ nạn ma túy

trong thanh niên đang là vấn đề nóng bỏng, là một trong những vấn đề bức

xúc hiện nay, của cả nước nói chung và của quận Long Biên, Thành phố Hà

Nội nói riêng.

Đứng trước thực trạng trên, từ nhiều năm nay Đảng, Nhà nước, Thành

phố Hà Nội cũng như quận Long Biên đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện

pháp nhằm đẩy lùi, bài trừ tệ nạn ma túy nói chung và tệ nạn nghiện ma túy

trong thanh niên nói riêng. Từ năm 2008 đến nay, ở quận Long Biên nhiều

- 7 -

băng nhóm buôn lậu ma túy đã bị triệt phá, tòa án nhân dân các cấp đã xét xử

hàng trăm vụ, với hàng trăm tên tội phạm ma túy bị bắt và lĩnh án. Trong 5

năm (từ năm 2008 – 2012), quận đã tổ chức cai nghiện tập trung tại các Trung

tâm cai nghiện của Thành phố Hà Nội cho hơn 600 lượt người nghiện.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng tệ nạn ma túy, đặc biệt là tệ

nạn nghiện ma túy trong thanh niên không giảm, mà đang phát triển với tốc

độ đáng báo động. Tỷ lệ tái nghiện trong thanh niên rất cao, số thanh niên đi

cai nghiện thành công chỉ vào khoảng 10 – 20%. Trong khi đó hoạt động của

đội ngũ nhân viên công tác xã hội cơ sở còn tương đối mờ nhạt, chưa phát

huy được hết vai trò, cũng như các hoạt động trợ giúp trực tiếp đối với đối

tượng nghiện và người có nguy cơ cao. Điều đó cho thấy được sự cần thiết

cũng như tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên xã hội trong các hoạt động tại

cơ sở.

Phường Thượng Thanh và phường Ngọc Lâm thuộc quận Long Biên là

hai phường có số người nghiện đông nhất của quận, phường Thượng Thanh

có 124 người nghiện, chiếm 10,9% và phường Ngọc Lâm có 178 người

nghiện chiếm 15,6% tổng số người nghiện. Bên cạnh đó trong đề tài này tác

giả chủ định lựa chọn một phường có tính chất đô thị, buôn bán, dịch vụ là

phường Ngọc Lâm và một phường làm nông nghiệp, trồng cây ăn quả và các

dịch vụ nông nghiệp, đó là phường Thượng Thanh để nghiên cứu, nhìn nhần

từ nhiều góc độ về tình trạng nghiện ma tuý trong thanh niên của quận.

Với những yêu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài: “Thực trạng và

giải pháp phòng, chống ma túy đối với thanh niên quận Long Biên -

Thành phố Hà Nội (nghiên cứu tại hai phường Thượng Thanh và Ngọc

Lâm)” để nghiên cứu, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu

quả trong công tác phòng chống ma túy đối với thanh niên để xây dựng một

- 8 -

lớp thanh niên quận Long Biên khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, hoàn

thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây, khi ma túy trở thành tệ nạn xã hội làm tha

hóa, băng hoại đạo đức, lối sống và sức khỏe của xã hội, trong đó có một bộ

phận là thanh thiếu niên, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này như sau:

2.1. Nhóm nghiên cứu liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý trong

thanh niên, học sinh, sinh viên và các nhà trường

- Năm 1995, Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã

chỉ đạo xây dựng: “Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy

trong thanh niên và những giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí

Minh tham gia phòng chống ma túy trong thanh niên”. Đây là một đề tài

rộng, trong đó tập trung điều tra, khảo sát tình hình lạm dụng ma tuý của

thanh niên cả nước, kết hợp nghiên cứu, phân tích các báo cáo số liệu của các

tỉnh Đoàn để xây dựng lên thực trạng sử dụng, lạm dụng ma tuý trong thanh

niên. Trên cơ sở đó đánh giá công tác phòng, chống ma tuý của các cấp Đoàn

thanh niên, những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và xây dựng các

nhóm giải pháp nhằm hạn chế tình hình sử dụng ma tuý trong thanh niên cả

nước, trong đó nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn. Tuy nhiên, đề tài mới đề

xuất được những nhóm giải pháp cơ bản trong công tác tuyên truyền phòng

ngừa, chưa có nhóm giải pháp phối hợp để khắc phục những hậu quả do thanh

niên nghiện ma tuý gây ra như công tác cai nghiện, công tác quản lý sau cai,

phòng ngừa tái nghiện bền vững.

- Năm 2003, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố của Tiến sỹ

Nguyễn Thành Công “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý cai nghiện ma túy và sau cai”, Đề tài đã chỉ rõ một số thực trạng và

nguyên nhân nghiện ma tuý, phân tích các biện pháp cai nghiện. Đồng thời đề

tài nghiên cứu và nêu ra những hạn chế, tồn tại của công tác quản lý cai

- 9 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Tuấn Anh (2003), Báo chí với vấn đề phòng chống ma tuý trong

thanh thiếu niên, ĐHKHXHNV, Hà Nội.

2. Lâm Thanh Bình (2008), Phòng, chống ma túy trong học đường: thực

trạng và giải pháp, NXB Lao động, Hà Nội.

3. Nguyễn Thành Công (2003), Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai, Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Yêm (2007), Công trình nghiên cứu nguyên nhân dẫn

đến hành vi phạm tội ma túy của trẻ vị thành niên.

5. Ngô Minh Hiến (2005), Nghiên cứu về một số động cơ chủ yếu của

người phạm tội mua bán các chất ma túy ở trại giam Z30 - Cục V60 Bộ

công an.

6. Nguyễn Thị Thu Hà (2012). Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện

kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - lý luận và thực tiễn. Nhà xuất

bản chính trị quốc gia.

- 10 -

7. Nguyễn Thị Kim Hoa (2012). Sổ tay hướng dẫn thực hành Công tác xã

hội. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội

8. Trần Văn Trung (Chủ nhiệm đề tài KTN-2010-06). “Bồi dưỡng kĩ năng

công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội trong giai đoạn hiện nay”.

Hà Nội, 2011

9. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB

Lao động – Xã hội.

10. Tiêu Thị Minh Hường (2011), Thực trạng và thái độ đối với ma túy

của sinh viên trường Đại học Lao động thương binh và Xã hội, Hà Nội.

11. Vũ Hùng Vương (2007), Phòng, chống ma tuý - cuộc chiến cấp bách

của toàn xã hội, NXB Lao động, Hà Nội.

12. Đỗ Thị Bích Điểm (2007), Những giải pháp thực hiện việc ngăn chặn tệ

nạn mại dâm, ma túy trong thanh thiếu niên, NXB Thanh niên, Hà Nội.

13. Đại học Mở - Bán công TPHCM (2002). Tham vấn Thanh thiếu niên.

14. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2009). Công tác xã hội

lý thuyết và thực hành.

15. Trung tâm từ điển ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ (1992), Từ điển Tiếng

Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

16. Trường Đại học Lao động Xã hội (2011). Giáo trình Hành vi con

người và môi trường xã hội. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội

17. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội (2003), Bộ luật hình sự nước cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

18. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2012), Tuyển tập Văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

19. Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính (2013), Lịch sử Đảng bộ quận

Long Biên (2003 – 2013).

20. Nhà xuất bản thanh niên (2008), Tình hình lạm dụng ma túy trong sinh

viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp - Một số

biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

- 11 -

21. Nhà xuất bản Bộ Giáo dục (2008): “Nghiên cứu các biện pháp giáo

dục phòng chống ma túy trong các trường học”.

22. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, 2007: “Giới thiệu và hướng

dẫn áp dụng mô hình cai nghiện có hiệu quả”.

23. Công ước viên của Bộ ngoại giao ngày 18 tháng 4 năm 1961 về quan hệ

ngoại giao;

24. Luật Phòng chống ma túy, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2008;

25. Nhà xuất bản thanh niên (2005), Luật Thanh niên.

26. Quyết định số 19/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/01/2012 của Bộ trưởng Bộ

Lao động Thương binh và xã hội về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện

chiến lược Quốc gia phòng chống Ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý

sau cai nghiện giai đoạn 2012 - 2015.

27. Một số báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống ma túy, mại dâm,

HIV/AIDS Thành phố Hà Nội.

28. Các Báo cáo của UBND quận Long Biên, Phòng Lao động TB&XH,

UBND phường Thượng Thanh, phường Ngọc Lâm về công tác phòng,

chống ma tuý năm 2010, 2011, 2012.

* Tài liệu tiếng nước ngoài

29. Mass Media and Drug Prevention: Classic and Contemporary Theories

and Research (Claremont Symposium on Applied Social Psychology

Series) Paperback - November 3, 2001.

30. Handbook of Drug Abuse Prevention (Handbooks of Sociology and

Social Research) Paperback – May 5, 2006.

- 12 -

31. Substance Abuse Prevention: The Interection of Science and Practice –

October 10, 2002.

32. Drug policy and human nature: psychological perspectives on the

prevention management and Treatment of Illicit Drug abuse, edited by

Warren K. Bickel and Richard J. DeGrandpre. New York, 1996.

33. School - Based Drug Prevention: What Kind of Drug Use Does It

Prevent? Jonathan P. Caulkins (Author), Rosalie Pacula (Author),

Susan Paddock (Author), James Chiesa (Author) December 17, 2002.