hcma.vnhcma.vn/uploads/2014/6/4/nguyen_thi_minh_nham_la.pdf · 2014-06-27 · hỌc viỆn chÍnh...

228
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH NHÂM VAI TRß CñA TRUYÒN TH¤NG §¹I CHóNG TRONG THùC HIÖN QUYÒN TRÎ EM ë TØNH B×NH PH¦íC HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ Xà HỘI HỌC HÀ NỘI - 2014

Upload: others

Post on 28-May-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH NHÂM

VAI TRß CñA TRUYÒN TH¤NG §¹I CHóNG TRONGTHùC HIÖN QUYÒN TRÎ EM ë TØNH B×NH PH¦íC HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2014

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH NHÂM

VAI TRß CñA TRUYÒN TH¤NG §¹I CHóNG TRONGTHùC HIÖN QUYÒN TRÎ EM ë TØNH B×NH PH¦íC HIÖN NAY

Chuyên ngành : Xã hội họcMã số : 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN ĐÌNH TẤN

HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.

Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng

được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Nhâm

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 12

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 31

2.1. Cơ sở lý luận 31

2.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu 48

Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONGTHỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY 54

3.1. Khái quát tình hình truyền thông về đề tài trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay 54

3.2. Vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện

quyền trẻ em, từ nội dung thông điệp truyền thông 64

3.3. Ý kiến của công chúng về vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình

Phước trong thực hiện quyền trẻ em 94

Chương 4: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG; XU HƯỚNG BIỂN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁPTĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNGTỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM 119

4.1. Yếu tố tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước

trong thực hiện quyền trẻ em hiện nay 119

4.2. Dự báo xu hướng biển đổi vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình

Phước trong thực hiện quyền trẻ em thời gian tới 136

4.3. Giải pháp tăng cường vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước

trong thực hiện quyền trẻ em 136

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

CRC : Công ước quốc tế về quyền trẻ em

HĐND : Hội đồng nhân dân

Nxb : Nhà xuất bản

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TTĐC : Truyền thông đại chúng

UBND : Ủy ban nhân dân

UN : Liên hợp quốc

UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

VOV : Đài Tiếng nói Việt Nam

VTV : Đài Truyền hình Việt Nam

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson 34

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trong tổng chươngtrình trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng10/2012. 54

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình

Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền, giáo dục thựchiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 65

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phướccó mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sáchvề quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 66

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phướccó mục đích vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6đến tháng 10/2012. 77

Biểu đồ 3.5. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của công chúng trẻ em Bình Phướcvề việc thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em của Đài Phát thanh và Truyềnhình Bình Phước. 115

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu điều tra 6

Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu phân tích nội dung thông điệp 7

Bảng 2.1. Các quyền của trẻ em. 41

Bảng 3.1. Số lượng sản phẩm truyền thông và thời lượng phát thanh về trẻ emtrên các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, từ tháng 6 đếntháng 10/2012. 56

Bảng 3.2. Kết quả điều tra đánh giá chung về nội dung sản phẩm truyền thôngvề đề tài trẻ em của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6đến 10/2012. 60

Bảng 3.3. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thể hiện vaitrò trong thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnhBình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012 65

Bảng 3.4. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnhBình Phước đã hình thành và thể hiện dư luận xã hội về việc thựchiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 72

Bảng 3.5. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnhBình Phước có mục đích đăng phát kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn,từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 78

Bảng 3.6. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình

Phước có mục đích đăng phát nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình

hay về thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 81

Bảng 3.7. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mụcđích đăng phát giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6đến tháng 10/2012. 84

Bảng 3.8. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mụcđích đăng phát giải trí cho trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 90

Bảng 3.9. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thểhiện các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, theo cơ quanTTĐC, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 93

Bảng 3.10. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về chất lượng cácvai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước. 95

Bảng 3.11. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về việc thể hiệnvai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục về quyền trẻ em của cácphương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước 96

Bảng 3.12. Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn của công chúng người lớn với thôngtin về quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 97

Bảng 3.13. Kết quả điều tra mức độ ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào

cuộc sống của công chúng người lớn, theo từng cơ quan TTĐC tỉnhBình Phước. 99

Bảng 3.14. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiệnvai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong thực hiện quyềntrẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 105

Bảng 3.15. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiệnvai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của cácphương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 109

Bảng 3.16. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiệnvai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em của các phương tiệnTTĐC tỉnh Bình Phước 114

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Truyền thông đại chúng (sau đây xin gọi tắt là TTĐC) vừa là động lực, vừa

là công cụ tổ chức, quản lý và nâng cao dân trí trong xã hội, tạo sự tương tác xã hội,

hình thành các liên kết xã hội, hướng dẫn, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi

cho công chúng. Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, TTĐC, mà trung tâm

là báo chí trở thành một trong những tác nhân xã hội hóa không chính thức rất quan

trọng của con người. Theo đó, TTĐC là một trong những công cụ được Đảng, Nhà

nước ưu tiên sử dụng cho công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.

Ngày 20-02-1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em (sau

đây xin gọi tắt là CRC), là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới

chính thức cam kết ra sức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc làm này có

ý nghĩa hết sức quan trọng, đã thể hiện rõ lập trường, quan điểm nhất quán của

Đảng, Nhà nước ta coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nội

dung cơ bản của chiến lược con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

đất nước, phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp “kính già, yêu trẻ” của dân tộc

Việt Nam. Qua 24 năm thực hiện CRC, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều

chủ trương, chính sách, luật đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em, đặc biệt là việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em năm 2004 (lần đầu ban hành năm 1991). Việc thực hiện quyền trẻ em

ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, được Nhân dân trong nước

và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trước rất

nhiều thách thức trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng đầy đủ các

quyền của mình. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em ở mức độ nghiêm trọng như bị

giết chết, bạo hành, xâm hại tình dục, lao động sớm, không được chăm sóc sức

khỏe,… còn xảy ra ở nhiều nơi.

TTĐC tích cực tuyên truyền, kêu gọi, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, cộng

đồng thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, đáng chú ý là việc phanh

2

phui, đưa ra ánh sáng các vụ việc bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em gây chấn

động dư luận xã hội trong thời gian gần đây. Bên cạnh những mặt tích cực là cơ

bản, đôi khi quyền trẻ em chưa được các phương tiện TTĐC tuyên truyền thấu

đáo, vì thế đã có những cách hiểu không đầy đủ bản chất khái niệm, có những

hành xử và phản ứng không đúng trong quá trình triển khai thực hiện. Có lúc, có

nơi, chính TTĐC lại vi phạm quyền trẻ em, lạm dụng trẻ em, sử dụng câu

chuyện, hình ảnh trẻ em nhằm giật gân, câu khách, thu hút quảng cáo hay quay

lưng lại với nỗi đau của trẻ em.

Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: TTĐC có vai trò gì để thúc đẩy

tiến trình thực hiện quyền trẻ em? Người dân đánh giá thế nào về vai trò của TTĐC

trong thực hiện quyền trẻ em? Nhân tố nào tác động đến vai trò của TTĐC trong

thực hiện quyền trẻ em? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em có xu

hướng biến đổi ra sao? Cần làm gì để tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện

quyền trẻ em khi vai trò của TTĐC ngày càng được khẳng định trong bối cảnh toàn

cầu hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em là vấn đề có thể được

nghiên cứu từ cách tiếp cận xã hội học TTĐC. Việc vận dụng các lý thuyết của xã

hội học TTĐC để đánh giá toàn diện quá trình TTĐC về quyền trẻ em; vận dụng

thuyết kiến tạo xã hội vào đánh giá quá trình kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ và

hành vi thực hiện quyền trẻ em; vận dụng thuyết vai trò xã hội vào xem xét vai trò

của TTĐC trong vai trò thực tế và vai trò kỳ vọng của người dân… là những hướng

nghiên cứu quan trọng để trả lời các câu hỏi đặt ra từ thực tiễn. Tuy nhiên, những

nghiên cứu này chưa từng được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện ở Việt

Nam. Quyền trẻ em vẫn còn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và lý luận nêu trên sẽ được trả lời trong

luận án “Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh

Bình Phước hiện nay”.

3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục tiêu nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó phân tích thực trạng vai trò của các phương

tiện TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay và đề xuất cácgiải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứuThứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của TTĐC

trong thực hiện quyền trẻ em.

Thứ hai: Phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình

Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Trong đó có nhữngđánh giá từ phía công chúng tỉnh Bình Phước.

Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến vai trò của TTĐC tỉnh Bình

Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Đưa ra các dự báo xuhướng biển đổi vai trò.

Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của TTĐC trong

thực hiện quyền trẻ em trong thời gian tới.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuCác vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện quyền trẻ em ở

địa phương hiện nay.

3.2. Khách thể nghiên cứu- Cơ quan TTĐC của tỉnh được chọn nghiên cứu.

- Cán bộ truyền thông các cơ quan TTĐC được chọn nghiên cứu.

- Công chúng Bình Phước (trẻ em và người lớn).

3.3. Phạm vi nghiên cứu- Thời gian nghiên cứu: 2010-2013.

- Không gian nghiên cứu: tỉnh Bình Phước.- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vai trò của các phương

tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Các cơquan TTĐC được chọn để nghiên cứu là: Báo Bình Phước; Đài Phát thanh và

4

Truyền hình Bình Phước; bốn Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện (gồm thịxã Đồng Xoài - trung tâm của tỉnh, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển;huyện biên giới, đặc biệt khó khăn, mới thành lập Bù Gia Mập; huyện miền núi còn

nhiều khó khăn Bù Đăng; huyện Đồng Phú đang phát triển khá mạnh). Đề tài giớihạn nghiên cứu trong bốn loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, báo

mạng điện tử) và truyền thanh cấp huyện (không phải là cơ quan báo chí).Thời gian nghiên cứu các sản phẩm TTĐC về trẻ em: từ tháng 6 đến tháng

10-2012. Tháng 6 là tháng hành động vì trẻ em; tháng 7 và tháng 8 là tháng hè; tháng

9 là tháng đầu năm học mới; tháng 10 có tết trung thu. Giả thuyết là có sự chênh lệchvề số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em giữa tháng cao điểm truyền thông về trẻem (tháng 6, tháng 9) và tháng bình thường khác (tháng 7, tháng 8, tháng 10).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở lý luậnCác tri thức về truyền thông, TTĐC, vai trò của TTĐC và xã hội học

TTĐC. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: cơ sởhạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng cótác động trở lại cơ sở hạ tầng. TTĐC thuộc kiến trúc thượng tầng, có vai trò quan

trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cơ sở hạ tầng. Các chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh vềvai trò của TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em,là hành lang pháp lý để TTĐC hoạt động và quyền trẻ em được thực hiện.

Luận án ứng dụng các lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của

Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger, lý thuyết trung gian vềvai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận vai trò của TTĐC trong thực hiện quyềntrẻ em dựa trên quyền để phân tích thực trạng, các nhân tố tác động và đề xuất giảipháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.

4.2. Phương pháp nghiên cứu4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng4.2.1.1. Phỏng vấn tiêu chuẩn (cấu trúc)Phương pháp này thu thập thông tin của công chúng đánh giá vai trò của

TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, những kỳ vọng, mong đợi của công chúng,

5

hiệu quả của các chương trình truyền thông về quyền trẻ em trên TTĐC Bình

Phước. Phương pháp cũng đo lường nhận thức, thái độ về quyền trẻ em và hành

vi tác nghiệp của cán bộ TTĐC. Các bảng hỏi đã được chuẩn hóa hoàn thiện.

Tuy nhiên, người phỏng vấn vẫn được đưa thêm câu hỏi bổ sung để làm rõ

những mâu thuẫn trong quá trình trả lời và gợi ý thêm các phương án trả lời chocâu hỏi mở.

- Phỏng vấn 582 công chúng người lớn trên địa bàn huyện Bù Đăng, Đồng

Phú, Bù Gia Mập và thị xã Đồng Xoài. Mỗi huyện, thị chọn hai đơn vị để khảo sát

là hai xã, phường/thị trấn có mức độ phát triển kinh tế - xã hội chênh lệch nhau (xã

Tân Thành và phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài; xã Tân Lợi và thị trấn Tân Phú,

huyện Đồng Phú; xã Thọ Sơn và thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng; xã Phú Riềng

và Long Hà, huyện Bù Gia Mập). Công thức mẫu là:

n: dung lượng mẫu cần điều tra; N: tổng số người dân = 19.088 dân (tổng số dân của 8

xã); t: hệ số tin cậy 1,96 (ứng với mức độ tin cậy 95%); d: phạm vi sai số tối đa cho phép là 4%.

Tác giả chọn ngẫu nhiên hệ thống 72 hoặc 73 cha mẹ trong các gia đình có

trẻ em ở mỗi xã, phường, thị trấn theo danh sách chủ hộ gia đình. Chỉ hỏi người có

đón xem các chương trình về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình

Phước. Tổng mẫu là 582 người; đạt yêu cầu và hợp lệ là 535 người, chiếm 91,9%.

- Đối với công chúng trẻ em: Cũng với công thức tính mẫu như trên,

trong đó N= 26.184; t = 1,96 (mức độ tin cậy 95%); phạm vi sai số cho phép 6%,

tiến hành phỏng vấn 264 trẻ em từ 12 đến dưới 16 tuổi có đón xem các chương

trình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Các em là học sinh

một trường tiểu học và một trường THCS ở huyện Đồng Phú và thị xã Đồng

Xoài. Tổng mẫu là 264 người; đạt yêu cầu và hợp lệ 206 người, chiếm 78,0%.

- Đối với cán bộ truyền thông: phỏng vấn 185 người là lãnh đạo, phóng

viên, biên tập viên, phát thanh viên các cơ quan TTĐC được nghiên cứu, bằng cách

chọn ngẫu nhiên. Số trường hợp đạt yêu cầu và hợp lệ là 164, chiếm 88,6%.

6

Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu điều traCông chúng

người lớnCông chúng

trẻ emCán bộ

truyền thông1. Độ tuổi trung bình 43,3 13,6 34

Nam: 52,0% Nam: 44,3% Nam: 50,0%2. Giới tính

Nữ: 48,0% Nữ: 55,7%. Nữ: 50,0%.Nông thôn: 42,3% Nông thôn: 11,1%.3. Nơi ở Đô thị: 57,7% Đô thị: 88,9%Kinh: 91,8% Kinh: 97,4% Kinh: 92,7%

4. Dân tộcThiểu số: 8,2% Thiểu số: 2,6%. Thiểu số: 7,3%.Trên đại học: 0,4% Học sinh lớp 9: 20,0% Trên đại học: 2,4%Đại học: 27,2% Học sinh lớp 8:54,7% Đại học: 80,5%Cao đẳng: 3,8% Học sinh lớp 7: 25,3% Cao đẳng: 6,1%

Trung cấp: 8,5%Trung cấp: 22,6%

Trình độ khác: 2,5%

Tốt nghiệp THPT: 18,7% Chuyên môn báochí: 57,7%

Tốt nghiệp THCS: 22,8%Hết tiểu học: 4,0%

5. Trình độ học vấn

Chưa hết tiểu học: 0,5%

Chuyên môn khác:42,3%

Công chức: 51,1%Nông dân: 27,7%Cán bộ hưu trí: 7,5%Giáo viên: 5,0%Công nhân: 3,7%Buôn bán, doanhnghiệp: 2,3%Nội trợ: 2,1%

6. Nghề nghiệp

Làm thuê: 0,6%.Giàu: 1,0% Giàu: 3,2%Khá: 13,5% Khá: 52,8%Trung bình: 81,0% Trung bình: 37,8%

7. Hoàn cảnh kinh tếgia đình

Nghèo: 4,5%. Nghèo: 6,2%.90,1% với Đài Phátthanh và Truyền hìnhBình Phước74,8% với Báo Bình Phướcin61,1% với truyềnthanh cấp huyện

8. Theo dõi các sảnphẩm truyền thông vềđề tài trẻ em

30,0% với Báo BìnhPhước điện tử

9. Thâm niên công tác 9,610. Số lượng sản phẩmtruyền thông về trẻ em

20 (từ 2011 và 9tháng đầu năm 2012)

11. Dung lượng mẫu 535 206 164

7

4.2.1.2. Phương pháp phân tích nội dung định lượng

Phương pháp này được tiến hành bằng một bộ công cụ mã hóa nội dung

thông điệp về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước được nghiên cứu

(Xem phiếu mã hóa Phụ lục) để thống kê tần suất sử dụng các phạm trù trẻ em, học

sinh (dưới 16 tuổi), quyền trẻ em; liên quan đến trẻ em, hoạt động bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em. Tác giả luận án mã hóa và xử lý bằng chương trình SPSS 16.0

toàn bộ 2.222 sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài huyện Đồng Phú, Bù Gia

Mập, Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài, Báo Bình Phước in, Báo Bình Phước điện tử,

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng 10/2012.

Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu phân tích nội dung thông điệp

Cơ quan truyền thông Số lượng sản phẩm truyền thông được phân tích Tỷ lệ1. Báo Bình Phước 218 9,8

Báo in 149

Báo mạng điện tử 69

2. Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước

1.624 73,1

Kênh truyền hình BPTV 1 556Kênh truyền hình BPTV 2 608Phát thanh 4603. Đài huyện Bù Gia Mập 39 1,8

4. Đài huyện Bù Đăng 56 2,5

5. Đài huyện Đồng Phú 109 4,9

6. Đài thị xã Đồng Xoài 176 7,9

Tổng số 2.222 100,0

4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

4.2.2.1. Phân tích nội dung tài liệu

Sử dụng để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, tư tưởng chủ yếu của các tài liệu lý

luận; các công trình khoa học đi trước có liên quan đến hoạt động TTĐC, quyền trẻ

em và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

8

4.2.2.2. Phỏng vấn sâu

Giúp tác giả luận án hiểu sâu về hoạt động của nhà truyền thông, đánh

giá vai trò của TTĐC Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em, tác động của

TTĐC đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân.

Có 29 cuộc phỏng vấn sâu với ba lãnh đạo và bốn cán bộ cơ quan báo chí; ba

lãnh đạo và hai cán bộ đài truyền thanh cấp huyện; một lãnh đạo Ban Tuyên giáo

Tỉnh ủy; một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông; một lãnh đạo Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội; bảy công chúng người lớn và bảy công chúng trẻ em.

4.2.2.3. Thảo luận nhóm

Có bốn cuộc thảo luận nhóm được tổ chức cho các biên tập viên, phóng

viên để tìm hiểu tình hình thông tin, tuyên truyền quyền trẻ em trên TTĐC, những

kết quả đã đạt được, thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị giải pháp.

4.2.2.4. Phương pháp quan sát

Dùng để tìm hiểu: việc sử dụng các phương tiện TTĐC của người dân; tình

hình thực hiện quyền trẻ em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng; tình hình thông

tin, tuyên truyền về quyền trẻ em trên TTĐC.

5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

5.1. Giả thuyết nghiên cứu

Thứ nhất: TTĐC thực hiện được vai trò vận động, khuyến khích và được

công chúng đánh giá cao nhất. Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực

hiện tốt hơn vai trò giám sát. Vai trò giám sát không thực hiện tốt bằng vai trò hình thành

và thể hiện dư luận xã hội. TTĐC thực hiện vai trò giải trí cho trẻ em hạn chế nhất.

Thứ hai: Việc thực hiện các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực

hiện quyền trẻ em phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu xã hội, nhận thức, thái độ về

quyền trẻ em và hành vi tác nghiệp của cán bộ truyền thông.

Thứ ba: Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em bị

chi phối bởi tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ quan truyền thông, các hoạt động

truyền thông cũng như chính sách về TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong

thực hiện quyền trẻ em và điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.

9

5.2. Khung phân tích

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC)- Chính sách, pháp luật về TTĐC và quyền trẻ em- Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương

Hoạt động truyền thông(Loại hình truyền thông;thời điểm truyền thông)

Đặc điểm của các cơquan truyền thông (tônchỉ, mục đích; cơ cấu tổchức hoạt động)

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục

về thực hiện quyền trẻ em

Hình thành và thể hiện dư luận xãhội về thực hiện quyền trẻ em

Giải trí cho trẻ em

Vận động, khuyến khích thực hiệnquyền trẻ em

Hoàn thiện chínhsách, pháp luật vềquyền trẻ em

Nhận thức, thái độvà hành vi thựchiện quyền trẻ emcủa người dân

Đặc điểm của cán bộtruyền thông (đặc điểmnhân khẩu xã hội; nhậnthức, thái độ về quyền trẻem; hành vi tác nghiệp)

Vai trò củatruyền

thông đạichúng

trong thựchiện quyền

trẻ em Giám sát tình hình thực hiệnquyền trẻ em

10

Các biến số được xác định trong đề tài:

* Biến độc lập:

- Đặc điểm cơ quan truyền thông (tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức hoạt động).

- Hoạt động truyền thông về trẻ em: thời điểm truyền thông, loại hình

truyền thông.

- Đặc điểm xã hội của cán bộ truyền thông (đặc điểm nhân khẩu xã hội;

nhận thức, thái độ về quyền trẻ em, hành vi tác nghiệp).

* Biến phụ thuộc: Các đặc điểm của việc thực hiện vai trò của TTĐC trong

thực hiện quyền trẻ em:

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em.

- Hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em.

- Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em.

- Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em.

- Giải trí cho trẻ em.

Các vai trò này được xác định dựa trên các chức năng của TTĐC. Giữa các

vai trò có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong

thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay được đo trên các chỉ báo: 1. Số

lượng, tỷ lệ sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể hiện vai trò

từ kết quả phân tích thông điệp truyền thông, so với ý kiến của cán bộ truyền thông;

2. Chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, ưu điểm, hạn chế của vai trò; 3. Ý kiến

đánh giá của công chúng về hiệu quả và việc thể hiện các vai trò.

* Biến can thiệp:

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC); hệ thống chính sách về TTĐC,

về quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.

- Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương: chuẩn mực xã hội; phong

tục tập quán; trình độ dân trí; các hoạt động truyền thông khác về quyền trẻ em…

6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Điểm mới của đề tài

Thứ nhất, về khách thể nghiên cứu: Đây là nghiên cứu đầu tiên về vai trò

của TTĐC trong việc thực hiện quyền trẻ em thông qua bốn loại hình báo chí và

11

kênh truyền thanh cấp huyện. Trên cơ sở phân tích thực trạng, các nhân tố tác động,

dự báo xu hướng biến đổi vai trò, đề tài đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp

tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, góp phần thúc đẩy thực

hiện quyền trẻ em trên thực tế.

Thứ hai, về cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Đề tài sử dụng lý thuyết mô

hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của

Peter L. Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận

dựa trên quyền của trẻ em cùng với phương pháp phân tích nội dung thông điệp

truyền thông để có được một bức tranh toàn diện về vai trò của TTĐC trong thực

hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay.

6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển lý

thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học TTĐC và thuyết kiến tạo xã hội. Kết

quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về vai trò xã hội của TTĐC.

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cho thấy bức tranh vai trò của TTĐC trong thực

hiện quyền trẻ em, hình ảnh trẻ em trên TTĐC và ý kiến đánh giá của công chúng.

Luận án khẳng định vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và sự cần thiết

phải tăng cường vai trò của TTĐC trong tiến trình thực hiện quyền trẻ em.

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích với ngành Thông tin -

Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Tuyên giáo tỉnh Bình

Phước và cả nước trên lĩnh vực quản lý, định hướng tuyên truyền về quyền trẻ em

cho các cơ quan TTĐC. Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các giảng

viên, học viên trong nghiên cứu, giảng dạy xã hội học TTĐC ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận án được chia

thành 4 chương, 9 tiết.

12

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng

Từ đầu thế kỷ XX, với việc phát minh ra vô tuyến điện và sự ra đời của đài

phát thanh chi phối đời sống tinh thần của xã hội hiện đại, TTĐC đã trở thành đối

tượng nghiên cứu của xã hội học. Năm 1910, M. Weber luận chứng về mặt phương

pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí, bản thân ông cũng là một ký

giả chính trị rất nổi tiếng vạch ra các vấn đề nghiên cứu như hướng vào các tập

đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau; phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà

báo; coi trọng phương pháp phân tích báo chí; phân tích hiệu quả báo chí đối với

việc xây dựng con người [83, tr.4].

Các nhà xã hội học lý giải vai trò của TTĐC bằng các quan điểm chức

năng luận. R.Merton bàn về chức năng công khai, chức năng tiềm ẩn và hiệu quả

thực sự của TTĐC. Lasswell bàn về chức năng kiểm soát môi trường xã hội; liên

kết các bộ phận của xã hội với nhau; truyền tải di sản xã hội từ thế hệ này sang thế

hệ khác. Charles Wright bổ sung thêm chức năng giải trí.

Daniel Lerner cho rằng, một trong những điều kiện và đặc điểm của quá

trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp

từ truyền thông miệng sang TTĐC [112]. Nhà chính trị học, xã hội học người Đức

Elisabeth Noelle Neumann (1916-2010) đề nghị, phải xem xét vai trò của TTĐC

như một vấn đề quan trọng, ngang tầm với các vấn đề như bảo vệ môi trường và

bùng nổ dân số. Bà khẳng định, ngoài việc ngủ và làm việc, với những gì TTĐC

mang lại, con người gần như không còn thời gian trống [191, tr.51-52].

Douglas M.McLeod và James K.Hertog khẳng định, TTĐC đóng một vai trò

quan trọng như một công cụ kiểm soát xã hội [191, tr.309]. Các nhà xã hội học khác

quan tâm đến chức năng cảnh báo; chức năng đáp ứng nhu cầu thực tế hàng ngày của

người dân trong xã hội; chức năng nâng cao một hình ảnh xã hội, hay hợp thức hóa một

vị trí xã hội; chức năng củng cố sự kiểm soát của xã hội qua áp lực của dư luận xã hội.

13

TTĐC có vai trò xã hội hóa con người, thi hành các chuẩn tắc xã hội, ban phát thân

trạng và giúp con người biết về môi trường xã hội [110], [121], [206].

Theo Michael Schudson, hệ thống truyền thông phục vụ nền dân chủ cần

hướng đến bảy vai trò: 1. Cung cấp cho công dân những thông tin đầy đủ và công

bằng; 2. Cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ để giúp công dân có một cái nhìn tổng

thể về thế giới chính trị phức tạp; 3. Đóng vai trò làm người chuyển tải chung cho

các quan điểm của các nhóm người khác nhau trong xã hội; 4. Cung cấp số lượng và

chất lượng tin tức mà mọi người muốn; 5. Đại diện cho công chúng và nói lên tiếng

nói của công chúng cũng như nói về lợi ích của công chúng để chính quyền biết; 6.

Khơi dậy sự cảm thông và hiểu biết sâu sắc để công dân đánh giá đúng tình hình

cuộc sống con người trên thế giới; 7. Cung cấp một diễn đàn đối thoại giữa những

công dân, không chỉ thông tin về việc ra những quyết định dân chủ, mà phải là một

quá trình, một thành tố trong đó… [71, tr.55-56].

Theodore Peterson khi viết lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí cho

rằng, báo chí nhận ưu đãi từ Chính phủ, bắt buộc phải có sáu trách nhiệm với xã hội

là phục vụ hệ thống chính trị bằng cách cung cấp tin tức, trình bày và thảo luận các

công việc công; giác ngộ để công chúng tự điều chỉnh mình; bảo vệ nhân quyền;

phục vụ hệ thống kinh tế phát triển; cung cấp giải trí; là một định chế tự trị về tài

chính. Có năm điều mà xã hội đòi hỏi ở báo chí là cung cấp các bản tường thuật; là

“diễn đàn để trao đổi các nhận xét và chỉ trích”; phản ánh “một hình ảnh tượng trưng

những nhóm tổ hợp trong xã hội”; chịu trách nhiệm về “sự trình bày và minh giải

những mục tiêu và giá trị xã hội”; cung cấp đầy đủ thông tin trong ngày… [164].

Các tác giả cũng bàn nhiều về vấn đề phản chức năng của TTĐC khi TTĐC

cung cấp khối lượng thông tin đồ sộ, khán thính giả sẽ trở nên tê người, chẳng thể

nào có hành xử phù hợp [121]. Tichenor và các đồng nghiệp cho rằng, một trong

những hậu quả xã hội có thể có của TTĐC là sự cách biệt ngày càng tăng về kiến

thức, tạo nên giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức”. Theo các nhà nghiên cứu,

những tầng lớp xã hội có vị trí kinh tế - xã hội cao thường thu nhận thông tin nhiều

hơn và nhanh hơn so với các tầng lớp ở vị trí kinh tế - xã hội thấp, do đó, khoảng

cách chênh lệch giữa hai nhóm này ngày càng giãn rộng [110, tr.108 - 109].

14

TTĐC kiến tạo những hình ảnh khuôn mẫu trong công chúng. Jock Young

đi sâu vào mối quan hệ giữa phán đoán chủ quan và những nhãn hiệu của phương

tiện TTĐC liên quan đến các định nghĩa về tội phạm và vai trò của TTĐC góp phần

vào việc phóng đại các hình ảnh tội phạm cho khán giả. Các nhà nữ quyền cho rằng,

TTĐC đúc khuôn và thể hiện sai lạc thực tại xã hội về vai trò của nam giới và nữ

giới, cũng như mối quan hệ giữa hai giới này [121, tr.222-223]. Điều này đã được

Peter L.Berger bàn đến dưới góc độ lý luận về mối quan hệ giữa con người và xã

hội với quan niệm con người kiến tạo nên thế giới của mình, con người vừa bị câu

thúc bởi xã hội, nhưng lại vừa có sự chủ động, tích cực nhất định [dẫn theo 114].

Trong xã hội hiện đại, TTĐC được xem là một “người truyền bá” diễn

ngôn. TTĐC gửi những “thông điệp” về cách thức mọi việc diễn ra, có thể diễn ra

và nên diễn ra. Điều này rất đúng với nhận định của Newbold và cộng sự, những gì

tái hiện trên TTĐC là “sự hình thành/kiến tạo thực tại của TTĐC... là mối quan hệ

giữa cái thuộc về tư tưởng và cái thuộc về hiện thực” [dẫn theo 58]. Sự kiến tạo nên

các giá trị giới vừa là sản phẩm vừa là quá trình của những tái hiện trên TTĐC.

Nghiên cứu của tổ chức Children now (Mỹ)về ảnh hưởng của TTĐC đối với trẻ em

và thanh thiếu niên đã nhận xét, những hình ảnh nam giới được tái hiện trên TTĐC

đã và đang củng cố, ủng hộ các thái độ xã hội về mối liên hệ giữa nam tính và

quyền lực, sự ưu trội và quản lý [dẫn theo 58].

Mc Combs và Shaw đề xướng lý thuyết về chức năng “Thiết lập chương trình

nghị sự” [110, tr110] với giả thuyết cho rằng, TTĐC có chức năng thu hút sự chú ý của

công luận vào một số vấn đề thời sự nhất định. Hầu hết những vấn đề mà cử tri đang

quan tâm chú ý đều là những vấn đề được nhấn mạnh trên các phương tiện truyền

thông. TTĐC hoàn toàn có thể lèo lái công chúng quan tâm tới một số vấn đề nào đó

hoặc né tránh một số vấn đề khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, ý kiến

hay quan điểm của công chúng đối với một vấn đề nào đó có thể không thay đổi dưới

tác động của truyền thông, nhưng vẫn có thể trở thành một đề tài quan trọng đối với họ.

Trong lịch sử phát triển của TTĐC đã có nhiều mô hình truyền thông: mô

hình công thức 5W (ai, nói cái gì, bằng kênh nào, nói cho ai và có hiệu quả gì) của

Harold Lasswell [110, tr.14]. Tuy nhiên, quan niệm này bị chỉ trích vì quan niệm

15

quá trình truyền tin một chiều và người ta nhận tin một cách bị động. Sau đó các

nhà nghiên cứu quan niệm truyền thông là một chu kỳ như mô hình của Claude

Shannon, mô hình đường nghe của Shannon và Weaver, mô hình của David Berlo,

mô hình của Charles Osood và Wilbur Schramm, mô hình hội tụ của Kinkaid, mô

hình tiếp thị xã hội [33, tr.26-34]. Tác giả luận án nhận thấy, mô hình của Roman

Jakobson là đầy đủ và hoàn thiện nhất, khi nó tính đến các yếu tố bộ lọc và các chi

tiết của quá trình truyền thông theo chu kỳ.

Bàn về hiệu quả, ảnh hưởng của TTĐC đến đời sống xã hội, J.T.Klapper cho

rằng, TTĐC chưa có được hiệu quả cần thiết và đầy đủ để dẫn đến một sự thay đổi thái

độ của những người sử dụng, vì một thông điệp có hiệu quả trong chừng mực nó phù

hợp với thái độ và ý kiến của người tiếp nhận đã có từ trước, đến nay tăng thêm. Uy tín

của nơi phát và sự đánh giá của người tiếp nhận có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả

của truyền thông. Khi nội dung phát đi mới lạ với người nhận thì hiệu quả truyền thông

tăng lên. Sự chọn lọc và cách tiếp thu của người tiếp nhận đối với nội dung thông điệp

phụ thuộc vào tư tưởng và sự quan tâm của họ. Mạng lưới quan hệ của người tiếp nhận

ảnh hưởng đến hiệu quả của truyền thông [dẫn theo 103, tr.197-198]. Theo J. Klapper,

các cấp độ ảnh hưởng đó như sau: 1. Mức độ ảnh hưởng cao nhất ở nhóm, cá nhân chưa

có quan điểm gì về vấn đề được đề cập; 2. Mức độ ảnh hưởng trung bình ở các nhóm,

các cá nhân mà quan điểm của họ về vấn đề đang định hình; 3. Mức độ ảnh hưởng thấp

nhất ở các nhóm, các cá nhân đã định khuôn rõ nét quan điểm của họ, thậm chí đã hình

thành những khuôn mẫu tư duy, hay định kiến về vấn đề đó [dẫn theo 137, tr.207].

Cái gì chi phối nội dung truyền thông? Một số nhà nghiên cứu xã hội học

cho rằng, “… Bên trong các phương tiện TTĐC là một nhóm người tương đối nhỏ

đang kiểm soát những gì mà dần dà vươn đến các khán thính giả, độc giả, một tiến

trình có tên là sự gác cổng (gate-keeping). Thiểu số chọn lọc ấy đang quyết định

những hình ảnh nào được đưa ra cho đông đảo người xem, người đọc. Tại nhiều

nước, chính phủ đóng vai trò người gác cổng. Gác cổng là chuyện phổ biến trong

mọi loại hình TTĐC…” [121, tr.217]. Người gác cổng cũng là người chủ báo, cơ

quan chủ quản hay lãnh đạo cơ quan truyền thông. Nội dung truyền thông phụ thuộc

vào ý thức hệ chủ đạo của giới cầm quyền mà cơ quan đó trực thuộc hoặc chịu ảnh

16

hưởng về kinh tế, chính trị [121, tr.218]. Có nhà nghiên cứu lại quan niệm, người

gác cổng làm nhiệm vụ chọn lọc tin tức đăng tải trong một khối lượng lớn tin tức để

công chúng dễ theo dõi. Họ phải chịu nhiều áp lực, đó là chủ trương, đường lối của

cơ quan mà người đó làm việc; là áp lực cá nhân, áp lực nghề nghiệp và áp lực xã

hội [dẫn theo 110, tr.83-86]. Michael de Coster cho rằng, nội dung thông điệp được

đăng phát trên TTĐC là kết quả của một sự thỏa hiệp và đồng tình giữa tác giả và

nhà sản xuất (hoặc người chủ báo) [dẫn theo 110, tr.87; 201, tr.170].

Paul Lazarsfeld, Berelson, Gaudet và Katz đặc biệt nhấn mạnh vai trò của

người lãnh đạo dư luận, ảnh hưởng của các mạng lưới giao lưu đến sự hình thành chính

kiến của con người. Từ đó, họ nhận định TTĐC chỉ có tác dụng củng cố thêm ý kiến và

quyết định người tiếp nhận đã sẵn có từ trước [dẫn theo 103, tr.208]. Tuy nhiên, khán

thính giả lý giải, tiếp nhận truyền thông không phải lúc nào cũng như nhau, mà bị ảnh

hưởng bởi các tính cách xã hội như nghề nghiệp, chủng tộc, trình độ học vấn và lợi tức

[121, tr.226-227]. J.Klapper đặt ra thuật ngữ yếu tố trung gian để mô tả đặc điểm của

khán giả như tuổi tác, giới tính, độ thông minh, bản chất tâm lý và hoàn cảnh xã hội,

tác động mạnh hơn bản chất thực tế của chính các phương tiện truyền thông [dẫn theo

191, tr.55]. Greg Philo (1990) cho rằng, nền tảng văn hóa và kinh nghiệm cá nhân của

công chúng có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận thông tin TTĐC. Người

tiếp nhận hiểu thông điệp theo cách nào tùy thuộc vào kiến thức, lợi ích và tùy theo

những điều mà họ nghe được từ những người họ tin cậy. Thông điệp được phát đi sau

khi dung hòa được với ý tưởng chính trị của người dân thì mới tác động lên hệ giá trị

của người dân [103, tr.325]. Kinh nghiệm cá nhân, ý thức chính trị, địa vị xã hội có thể

làm thay đổi niềm tin của con người vào TTĐC. Tuy nhiên, kinh nghiệm và nhân thân

không thể được tạo ra nếu không có truyền thông.

Điểm luận các hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của TTĐC của xã hội

học thế giới, tác giả luận án có được những thông tin quan trọng để xác định: Các

vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em; sử dụng thuyết

kiến tạo xã hội để phân tích thực trạng truyền thông về quyền trẻ em; có được tri

thức xã hội học TTĐC để phân tích các nhân tố tác động đến thực trạng vai trò của

TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay.

17

1.1.2. Hướng nghiên cứu về phương pháp

Phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông, hay kết hợp

phương pháp này với số liệu thống kê độc lập và nghiên cứu dư luận được các nhà

xã hội học thế giới đặc biệt ưu tiên khi nghiên cứu TTĐC và vai trò của TTĐC.

Năm 1968, một nghiên cứu thí điểm sử dụng dạng kết hợp này được tiến

hành tại Học viện Fur Publizistik thuộc trường Đại học Mainz, thử nghiệm các

chương trình chính trị của đài truyền hình ARD - Đức cũng như các bài báo trên tờ

báo nước Đức, Bild-Zeitung (tháng 02 đến tháng 4/1968) về những tranh luận liên

quan đến hai chủ đề khác nhau là: tính cách và cách cư xử tiêu biểu của người Đức

và thừa nhận tuyến Oder-Neisse ở Đông Đức là biên giới Đức-Ba Lan. Kết quả

nghiên cứu sau ba năm đã thay đổi, ý kiến công chúng thay đổi theo nội dung được

nhấn mạnh trên các phương tiện TTĐC [191, tr.52-53].

Funkhouser đã vượt ra khỏi sự kết hợp giữa phân tích nội dung truyền thông

và dữ liệu nghiên cứu quan điểm, đồng thời bao gồm dữ liệu xã hội thống kê trong

phân tích của mình. Ông so sánh sự phát triển các vấn đề xã hội như cuộc nổi dậy

sắc tộc, tình trạng bất ổn trong sinh viên, lạm phát, tội phạm, chiến tranh Việt Nam

và lạm dụng ma túy ở Mỹ với tổng chương trình phát sóng của các vấn đề và đánh

giá của người dân về mức độ khẩn cấp của vấn đề. Kết quả là việc đưa tin trên tạp

chí càng nhiều, người dân càng cho rằng vấn đề càng khẩn cấp, bất kể mức độ khẩn

cấp thực tế có thể không đúng như vậy. Kết quả này hình thành nền tảng cho khái

niệm “kiến tạo thực tiễn bằng truyền thông” [dẫn theo 191, tr.68-69].

Một số nhà xã hội học đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung định

lượng tìm hiểu sâu những vấn đề mà tác giả hướng tới đằng sau các văn bản, bài

nói, bài viết, bài diễn thuyết trên truyền hình một cách vô thức hoặc có ý thức, bằng

các kỹ thuật định lượng hóa và xử lý một cách khoa học, hệ thống. Đó là các kỹ

thuật đo lường tần số xuất hiện những từ, cụm từ then chốt hoặc cần quan tâm theo

dụng ý của người nghiên cứu; hoặc là kỹ thuật tìm kiếm cấu trúc của văn bản để

phân tích mối quan hệ giữa người da màu và da trắng với sự gây hấn và khảo sát

các từ ngữ chính trị được hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Kenedy và Nixon sử dụng

trong bốn cuộc tranh luận trên truyền hình năm 1960… [110, tr.95-96].

18

Nhiều nhà xã hội học nước ngoài cũng đặc biệt chú ý phương pháp phântích nội dung tín hiệu học (định tính), nhằm khảo sát mối quan hệ bên trong giữacác yếu tố của một văn bản hay một hệ thống tín hiệu nào đó [110, tr.96]. Phươngpháp này giúp các nhà nghiên cứu tìm được mối quan hệ giữa hai yếu tố của tínhiệu là “cái biểu hiện” và “cái được biểu hiện”. Roland Barthes bổ sung thêm mộtcấp độ phân tích nữa là “ý nghĩa biểu cảm” và “ý nghĩa trực chỉ”. Từ đó giúp cácnhà nghiên cứu tìm được “ý nghĩa văn hóa” của nội dung TTĐC, “giải mã” và khámphá những khía cạnh tiềm ẩn và những ý nghĩa sâu xa đằng sau các bức thông điệpcông khai mà nhà truyền thông đăng tải. Cuối thập niên 1960, các nhà nghiên cứuthuộc trường Truyền thông Annenberg ở Mỹ sử dụng phương pháp này để nghiên

cứu về “thế giới truyền hình” và kết luận “thế giới truyền hình chỉ là một thế giớiảo, bị bóp méo, xa lạ với thực tại xã hội” [103, tr.234-236], [110, tr.96-101].

Trong luận án này, căn cứ nội dung nghiên cứu và năng lực của mình, tác

giả sử dụng phương pháp phân tích nội dung định lượng với một bộ mã hóa thông

điệp truyền thông về đề tài trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước.

Phương pháp này từng được các nhà nghiên cứu trong nước sử dụng hiệu quả, như

Nguyễn Hồng Thái [133], Mai Quỳnh Nam [87], Phạm Hương Trà [158],...

1.1.3. Hướng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của truyền thông đại

chúng trong thực hiện quyền trẻ em

Anura Goonasekera trong lời giới thiệu Báo cáo về các vấn đề của trẻ em

trên báo chí và truyền hình châu Á “Children in the news” (trong báo cáo sử dụng

nhiều nghiên cứu xã hội học) đã viết, tại hầu hết các quốc gia châu Á, trẻ em chiếm

khoảng 40% dân số, nhưng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các chương trình truyền thông

dành cho trẻ em và hầu hết đều không có chủ ý dành cho trẻ em, chỉ được làm ra vì

lợi nhuận trên thị trường. Cái cách mà trẻ em được đưa lên TTĐC có liên hệ mật

thiết với rất nhiều yếu tố mang tính xã hội. Một quốc gia càng nghèo thì mức độ ưu

tiên mà truyền thông dành cho trẻ em càng ít. Ở các nước tương đối giàu hơn, tình

trạng thương mại hóa tràn lan thì hình ảnh trẻ em được đưa vào khai thác trong các sản

phẩm bán trên thị trường. Có những thông lệ, thói quen mang tính văn hóa và xã hội

truyền thống đang cản trở việc giải quyết vấn đề truyền thông về trẻ em. Mọi tin tức về

19

trẻ em đều không phải là một phần quan trọng trong các vấn đề xã hội vốn đã bị bỏ xa

so với chính trị, tội phạm, chính sách, kinh doanh, ngoại giao... [187, tr.1].

Mức độ quan tâm của truyền thông tập trung vào các sự kiện, nhất là các sự

kiện mang tính giật gân, xúc động và bi thảm, ít ai bảo vệ trẻ em. Tiếng nói của trẻ

em ít được quan tâm cho dù những vấn đề đó có ảnh hưởng đến trẻ em nhiều nhất.

Các phóng viên xử lý những câu chuyện, các vấn đề của trẻ em dựa trên tiêu chuẩn

và cách thức xử lý như đối với người lớn. Các nhà sản xuất chương trình truyền

hình dành cho trẻ em đều không được huấn luyện chuyên sâu… [187].

Ubonrat Siriyuvasak và Metta Vivattananukul [209, trong 187] cho rằng, ở

Thái Lan, giới truyền thông làm méo mó hình ảnh trẻ em. Các phương tiện TTĐC

không chỉ vi phạm quyền trẻ em qua cách bêu riếu và rập khuôn hình ảnh các em,

mà còn phủ nhận cả khái niệm cơ bản và quyền được thông tin của trẻ em. Những

quyền để trẻ em được nói về nhu cầu của mình hay cuộc sống của trẻ em đều bị cắt

xén rất nhiều trong lịch đưa tin và sản xuất chương trình. Tiếng nói của trẻ em cũng

ít khi được lắng nghe. Hầu hết các biên tập viên và phóng viên tin tức ở Thái Lan

không hề quan tâm đến những quy tắc ứng xử của nhà báo Thái Lan, các quy định

của pháp luật, CRC… Cả báo chí và truyền hình đều đăng, đưa hình ảnh trẻ em mà

không hề quan tâm đến quyền trẻ em. Truyền thông bỏ rơi trẻ em nông thôn và trẻ

em thiểu năng; chưa có hành lang pháp lý, bộ quy tắc ứng xử của giới truyền thông

về quyền trẻ em, chính sách, chương trình phát triển quyền của trẻ em và hoàn thiện

truyền thông… .

Tại Nhật Bản, Toshiko Miyazaki [207, trong 187] cho rằng, các phương

tiện TTĐC truyền đạt thông tin không chính xác hoặc công bố tên và hình ảnh của

thủ phạm, nạn nhân những việc vi phạm quyền trẻ em. Vì cạnh tranh để lấy số

người xem cao hơn, những bản tin giật gân bằng cách kịch tính hóa tội ác với kỹ

thuật về âm thanh và hình ảnh lôi cuốn khán giả. Phát sóng thường xuyên những

tin tức về bạo lực sẽ làm cho công chúng hoặc bị chai lì cảm xúc trước sự tàn ác

và bạo lực, thưởng thức chúng như một dạng tiêu khiển, hoặc sẽ trở nên chán nản

với môi trường sống xung quanh đầy thông tin thảm khốc, bất hạnh và bi kịch…

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, tôn chỉ, mục đích của tờ báo quyết định lớn đến

20

nội dung thông tin về trẻ em. Các tờ báo có khuynh hướng chính trị và kinh tế dành ít

đất hơn cho các vụ tình dục hay tội phạm cũng như các vấn đề trẻ em trên trang nhất

của mình. Việc đăng tin trẻ em lên trang nhất phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình trẻ em.

Những ảnh đăng mang tính tích cực đều thuộc về trẻ em tầng lớp thượng lưu và trung

lưu, và ngược lại… [209, trong 187] .

Công tác truyền thông về trẻ em, cho trẻ em và mối quan hệ này tồn tại trong

ba chữ P: bảo vệ, cung cấp và tham gia. Helena Thorfinn viết, sự xuất hiện của trẻ em

trên TTĐC đang bị những đặc tả nhiều định kiến, rập khuôn, ngôn ngữ không trung

tính, thiếu tôn trọng trẻ em. Với tư cách là người tiếp nhận truyền thông, trẻ em có thể

học theo những hành vi cư xử mới lạ, cũng như lấy ý tưởng, cảm xúc, suy nghĩ và

những mơ mộng viển vông từ chính truyền thông… Trẻ em tham gia thực hiện các sản

phẩm truyền thông là việc làm thú vị, sáng tạo, dân chủ và góp phần quan trọng thực

hiện tốt quyền trẻ em. Song, cũng có trường hợp trẻ em hành động cứ như thể là người

làm ra truyền thông, nhưng thực tế các em chỉ xuất hiện và diễn… [50].

Những nghiên cứu thực nghiệm trên đây là cơ sở để tác giả luận án đưa ra

các biến số, tham khảo phân tích thực trạng.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

1.2.1. Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng

Các nhà xã hội học trong nước nghiên cứu về truyền thông đều khẳng định

vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của truyền thông nói chung và TTĐC

nói riêng. Song, các nghiên cứu mang tính chất lý luận về vai trò của TTĐC không

nhiều, phần lớn được trình bày lồng ghép vào công trình nghiên cứu thực nghiệm.

Trong thời đại ngày nay, không có chiều cạnh nào của phát triển tách rời

hoạt động truyền thông [90], [176]. TTĐC là định chế xã hội mới, đóng vai trò quan

trọng không chỉ trong phổ biến thông tin và kiến thức cho dân chúng, mà còn tác

động trở lại một cách sâu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác, từ định

chế chính trị cho tới kinh tế, văn hóa và gia đình [110, tr.124].

TTĐC là một kênh xã hội hóa không chính thức vô cùng quan trọng đối với

đời sống của mỗi người với tư cách là phương tiện cung cấp thông tin cho quảng đại

công chúng, tạo nên những bản đúc xã hội của công chúng. TTĐC tham gia tích cực

21

vào việc quảng bá, xây dựng các phong cách sống phù hợp với chuẩn mực xã hội và

khuôn mẫu hành vi, xây dựng các vai trò xã hội của con người qua khả năng định

hướng xã hội. Chức năng cơ bản của TTĐC là cung cấp thông tin cho quảng đại công

chúng [90], [93]. TTĐC rất có ưu thế trong việc phổ biến các chính sách chung, trên

bình diện chung cho các bộ phận dân cư. Báo chí là chiếc cầu nối không thể thiếu

giữa người dân với xã hội, nuôi dưỡng sự gắn bó của người dân với đời sống xã hội,

và sâu xa hơn là củng cố lòng tin của người dân vào các giá trị xã hội [113].

Về bản chất, mục đích của hoạt động TTĐC là nhằm cung cấp thông tin,

hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh hoạt động của con người. Khi các thông điệpđược thông báo tác động đến các nhóm công chúng lớn, cũng có nghĩa là các thông

điệp đó thực hiện vai trò tổ chức xã hội thông qua hoạt động truyền bá tập thể [85, tr.9].

TTĐC không những có khả năng duy trì, truyền đạt mà còn định hướng hoặc thay đổikiểu hành vi ứng xử, suy nghĩ, thái độ và tình cảm của con người [54, tr.36].

TTĐC có chức năng hình thành nền văn hóa đại chúng. Văn hóa đại chúngkhông chỉ là sự bổ sung, mà còn làm phức tạp thêm các nền văn hóa vốn có từtrước. TTĐC truyền bá các kiến thức về thực tế, kiểm soát, điều hành xã hội, cungcấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu giải trí, như là chất kết dính các yếu tố, các quan hệ xã

hội, văn hóa. Nhờ vào hoạt động truyền bá văn hóa qua TTĐC mà con người hiểunhau hơn, từ đó có ý thức đầy đủ hơn trong việc duy trì các mối quan tâm chung,dẫn đến các hành động chung vì lợi ích của các quốc gia và trên phạm vi quốc tế.TTĐC có vai trò liên kết xã hội [84, tr.18], [162].

Theo Mai Quỳnh Nam, TTĐC được coi là thiết chế cơ bản trong xã hội hiệnđại. Đã là thiết chế thì phải chuẩn mực, phải duy trì các giá trị, phải tạo dựng khuônhình văn hóa, phải tham gia vào hoạt động tổ chức và kiểm soát xã hội. Hệ thốngnày phổ biến các điển hình tiên tiến, các cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh cóhiệu quả nhằm nhân rộng các khuôn mẫu xã hội tích cực. Các phương tiện TTĐC,bằng hoạt động cung cấp thông tin đã tạo điều kiện để công chúng tham gia vào các

quyết định xã hội [92, tr. 25-26]; là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân [83].

Đối tượng tác động của TTĐC là công chúng xã hội, cụ thể là ý thức quầnchúng. Báo chí, truyền thông tác động vào ý thức quần chúng, trước hết là tác độngvào dư luận xã hội [31, tr.35]. TTĐC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình

22

thành và thể hiện dư luận xã hội. Truyền thông khơi nguồn dư luận xã hội, phản ánhdư luận xã hội, định hướng và điều hòa dư luận xã hội, cùng với dư luận xã hội và

bằng dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát xã hội [31]. TTĐC không chỉ tạonên dư luận xã hội mà dư luận xã hội cũng tác động trở lại tới hoạt động của TTĐC[83]; và còn là tác nhân làm thay đổi TTĐC [174].

Trương Xuân Trường cho rằng, vai trò của TTĐC được thể hiện ở bốn dấu

hiệu: 1. Truyền đạt một cách nhanh chóng và đầy đủ các chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước; 2. Bám sát, phản ánh kịp thời và trung thực những sự kiện, hiện

tượng kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội trong nước và thế giới; 3. Đang trở thành

món ăn tinh thần không thể thay thế trong đời sống xã hội; 4. Là một kênh chủ yếu

để hình thành và thể hiện dư luận xã hội [162].

Trên lĩnh vực báo chí, truyền thông, Lê Thanh Bình cho rằng, TTĐC có 10

vai trò trong đời sống xã hội: Chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách,

các văn bản pháp luật về quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước. Là diễn đàn của

công chúng để phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm công dân. Hình thành và

định hướng đúng đắn cho dư luận công chúng trong xã hội. Tuyên truyền, cổ động

và tổ chức hành động cho công chúng. Giáo dục và nâng cao nhận thức về quản lý

xã hội cho mọi công dân. Phát hiện và biểu dương nhân tố mới, nhân rộng các

điển hình tiên tiến. Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Phản hồi ý

kiến của công chúng, chuyên gia, tổ chức xã hội về các chính sách. Thúc đẩy, mở

rộng giao lưu quốc tế, bảo vệ uy tín đất nước, lựa chọn thông tin quốc tế phù hợp.

Làm diễn đàn để các nhà lãnh đạo, quản lý trao đổi cởi mở, dân chủ với công

chúng [14, tr.24-25].

Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh, chức năng thông tin là chức năng quan trọng

hàng đầu của báo chí. Báo chí thực hiện chức năng này nhằm thực hiện các chức

năng khác. Báo chí thông tin để thực hiện chức năng giáo dục, giám sát, quản lý xã

hội, văn hóa, giải trí... và bảo đảm quyền được thông tin của người dân [98].

Một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra một hệ thống các tiêu chí để

phân tích hiệu quả của TTĐC là: hiệu quả vị lợi, hiệu quả uy tín, hiệu quả tăng

23

cường quan điểm, hiệu quả thỏa mãn lợi ích nhận thức, hiệu quả cảm xúc, hiệu quả

thẩm mỹ, hiệu quả thuận tiện [86, tr.23]. Tuy nhiên, việc tách hiệu quả hoạt động

của một kênh cụ thể nào đó để đo lường sự ảnh hưởng có tính chất riêng biệt là một

vấn đề khó khăn, vì công chúng có thể sử dụng các kênh TTĐC khác nhau. Việc

tách tác động của TTĐC đối với công chúng ra khỏi ảnh hưởng từ các cơ sở xã hội

khác cùng tác động hàng ngày cũng gặp phải các khó khăn tương tự, bởi ý thức xã

hội không thể tách ra thành từng lĩnh vực. Mặt khác, đó còn là mối liên hệ chằng

chịt của TTĐC với các cơ sở xã hội; cả giao tiếp đại chúng và giao tiếp liên cá nhân

đều chịu sự tác động của TTĐC và hoạt động giao tiếp liên cá nhân còn tham gia

nhân rộng hiệu quả của các thông điệp TTĐC [86, tr.23-24].

Việc nghiên cứu tác động của thông điệp được truyền tải từ TTĐC đến nhận

thức và hành vi của công chúng luôn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn.

Theo Mai Quỳnh Nam, bởi vì thông tin tác động đến nhận thức và hành vi của

người nhận còn qua một số khâu lọc, qua các nhóm trung gian, hiệu ứng không diễn

ra trực tiếp theo kiểu truyền máu. Nó phụ thuộc vào một số yếu tố có thể dẫn đến

tình trạng người ta muốn làm theo nội dung thông điệp mà họ tiếp thu được, song

giữa nhận thức và hành vi luôn có những khoảng cách. Truyền thông nhằm rút ngắn

khoảng cách đó. Mai Quỳnh Nam đề cập đến việc tiếp nhận thông điệp, mức độ yêu

thích, quan tâm của công chúng và sự phản hồi như một chỉ báo căn bản cho thấy

hiệu quả hoạt động của TTĐC với công chúng [88].

Bàn về nhân tố tác động đến hoạt động và hiệu quả TTĐC, Mai Quỳnh

Nam nhận thấy thiết chế TTĐC luôn chịu sự tác động từ hai phía: thứ nhất là của

pháp luật, từ các cơ quan quản lý mà thiết chế truyền thông là công cụ; thứ hai là từ

công chúng báo chí. Hiệu quả hoạt động báo chí phụ thuộc trực tiếp vào các mối

liên hệ ấy [82], [83, tr.7]. Mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình giữ vai trò

quan trọng đối với việc tiếp thu và sử dụng các thông điệp từ hệ thống TTĐC. Nhân

tố văn hóa của công chúng là chỉ báo chi phối sự lựa chọn các kênh TTĐC, xử lý

các thông điệp được truyền tải từ hệ thống này và thể hiện ý kiến của cá nhân, nhóm

xã hội mà họ là thành viên [83], [84].

24

Sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp nhận thông tin ở công chúng phản ánh

các bất bình đẳng về kinh tế, văn hóa, điều kiện cư trú của người dân, nhất là những

người có thu nhập thấp. Việc khắc phục các bất bình đẳng về kinh tế là nhân tố

quan trọng để tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động truyền thông vì các

mục tiêu phát triển [162]. Tính trung thực của thông tin có ý nghĩa quyết định, tạo

nên niềm tin để liên kết giá trị và chuẩn mực, tạo nên tâm thế tác động đến nhận

thức và hành vi của cá nhân, tạo lập tri thức, văn hóa và định hướng hoạt động [93].

Mối quan hệ giữa TTĐC và công chúng là mối quan hệ biện chứng. TTĐC thỏa

mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, đến lượt mình công chúng lại đặt ra các

yêu cầu đối với hoạt động của TTĐC. Sự trưởng thành trong mối quan hệ đó thể hiện

tính tích cực chính trị - xã hội của TTĐC và của cả công chúng [82, tr.7], [83, tr. 3].

Tính chất công khai, rộng rãi và nhanh chóng cũng như việc bày tỏ quan

điểm, chính kiến trên báo, định hướng dư luận xã hội đã khiến báo chí trở thành vũ

khí có sức công phá lớn, thực sự là một quyền lực của trí tuệ, nhận thức, của khả

năng thức tỉnh lý trí, cổ vũ dư luận, có sức lan tỏa lớn và nhanh nhất. Từ đó, TTĐC

có sức mạnh trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển xã hội, tạo nguồn lực và cơ hội cho

mỗi cá nhân phát triển [95], [97].

1.2.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của truyền thông đại

chúng trong thực hiện quyền trẻ em

Cho đến nay, các nghiên cứu lý luận về thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam

nhìn chung còn ít và nếu có thì cũng chỉ tập trung lý giải một số mối quan hệ giữa

những hiện tượng liên quan đến quyền trẻ em với những biến đổi xã hội sau đổi mới

đất nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực tiễn vẫn chưa thực sự gắn kết với khung

lý luận thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, chưa phân tích thỏa đáng mối quan hệ

giữa yếu tố nhận thức, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa với tình hình thực hiện

quyền trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy, còn nhiều bất cập trong việc ban hành và

thực hiện pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến trẻ em; khung pháp lý

liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em còn thiếu và chưa hệ thống; tình trạng vi phạm

quyền trẻ em còn xảy ra. Nguyên nhân chính của các bất cập này là do điều kiện

25

kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, của các địa phương, cộng đồng và gia đình

nói riêng còn thấp, chưa đủ để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em [77, tr.28]; do tình

trạng thiếu kiến thức về tâm sinh lý trẻ em, về cách nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em, nhận thức về quyền trẻ em còn nhiều hạn chế [12].

Nhiều nghiên cứu xã hội học đã khẳng định, TTĐC, đặc biệt là đài truyền

thanh, sách báo, truyền hình là nguồn cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho

nhiều người nhất và cũng là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất, hiệu quả nhất

[100], [127], [183], [184]; là một trong những cách để trẻ em vượt qua cuộc chiến

chống nghèo đói, HIV và AIDS, giảm chênh lệnh về kinh tế - xã hội và phân biệt về

giới [210]. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đề xuất nâng cao hiệu quả truyền thông trong

thực hiện quyền trẻ em phải là một nội dung nghiên cứu quan trọng [77].

Việc đưa hình ảnh trẻ em lên phương tiện TTĐC tại Việt Nam được Trịnh

Duy Luân và Mai Quỳnh Nam trình bày năm 1999 bằng bài viết “Media portrayal

of children in Vietnam” trong “Children in the news”. Bài viết được trình bày dựa

trên kết quả một cuộc khảo sát 10 tờ báo trong tháng 10/1999 và hai đài truyền hình,

điều tra 200 khán giả ở Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, các phóng viên quan tâm

đến các vấn đề của trẻ em và bảo đảm các lợi ích xã hội cơ bản của trẻ em được quy

định trong CRC, các nội dung trong thách thức Oslo và Luật Bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em Việt Nam [87], [208]. Tuy nhiên, những văn kiện ấy không phải

luôn luôn được tuân thủ nghiêm ngặt. Cách đưa tin giật gân cũng xuất hiện trong

các vấn đề liên quan đến tình dục, tệ nạn xã hội và bạo hành. Có thể nhận thấy “ý

đồ của người lớn” trong quá trình trẻ em tham gia vào hoạt động truyền thông. Dù

đã cố gắng nhưng TTĐC chưa phát huy hết vai trò dẫn dắt, định hướng nhận thức của

nhân dân và hành động trên tinh thần CRC, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Các văn bản này được truyền thông phổ biến một cách đơn điệu, rời rạc đến người dân

ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số [208].

Nghiên cứu của Mai Quỳnh Nam cho biết, báo chí thực sự quan tâm đến các

vấn đề của trẻ em, thể hiện ở việc đưa tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Đảng và

Nhà nước coi trọng vai trò của báo chí trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

26

và có sự đầu tư cho hoạt động truyền thông về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Đời

sống của trẻ em đã được TTĐC quan tâm với mục đích bảo đảm lợi ích xã hội của trẻ

em theo tinh thần CRC, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. Các

quyền của trẻ em được TTĐC bàn đến ở các mức độ khác nhau. Các sản phẩm truyền

thông quan tâm đến vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường và gia đình

trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các điển hình tốt được nêu gương để

làm theo. Các biểu hiện chưa tốt cũng được nêu lên để rút kinh nghiệm hoặc phê phán.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp truyền thông đưa tin không hoàn toàn có lợi cho

trẻ em [87]. Sự tham gia của trẻ em đang ở mức trẻ em đề xướng và thực hiện; trẻ em

đề xướng và chia sẻ quyết định với người lớn [87].

Cùng với thiết chế gia đình, nhà trường, các phương tiện TTĐC, điển hình

là báo Thiếu nhi dân tộc đã tham gia vào quá trình xã hội hóa, truyền đạt các giá trị,

các chuẩn mực xã hội cho trẻ em. Ảnh hưởng của báo đến trẻ em như một cách thức

để thỏa mãn quyền được phát triển, được thỏa mãn thông tin và một số quyền khác.

Báo thiếu nhi dân tộc cũng ảnh hưởng đến giáo viên - những người hướng dẫn, tổ

chức cho các em đọc báo, có những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi thực

hiện quyền trẻ em. Yếu tố tác động cụ thể đến vai trò xã hội của TTĐC trước hết là

sự quan tâm của các thiết chế xã hội mà kênh truyền thông đó là công cụ [88].

Có thể nói, dưới góc độ xã hội học TTĐC, nghiên cứu thực nghiệm truyền

thông về trẻ em đã được xem xét với thông điệp về trẻ em trên truyền hình, báo in;

có đề cập đến đánh giá của công chúng trẻ em dân tộc thiểu số. Chưa có nghiên cứu

xã hội học đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện vai trò của TTĐC (nhiều loại

hình) trong thực hiện quyền trẻ em nhìn từ phía nhà truyền thông và đánh giá của

công chúng người lớn, trẻ em ở một địa phương cụ thể như tỉnh Bình Phước.

Một số nghiên cứu xã hội học thực nghiệm khác về TTĐC đã bàn đến vai

trò của TTĐC, sự tác động của TTĐC đến xã hội, cũng là những thông tin quan

trọng, tham khảo cho luận án.

Một cá nhân cho dù có thời gian rỗi, nhưng họ sử dụng thời gian đó để giao

tiếp với các phương tiện TTĐC hay không phụ thuộc vào ba yếu tố chủ yếu là mức

27

độ có sẵn của các phương tiện truyền thông; sự hứng thú, sở thích của cá nhân đối

với các phương tiện TTĐC; dư luận xã hội ủng hộ người ta giao tiếp với các

phương tiện đó [135]. Học vấn, nghề nghiệp và mức sống cũng có ảnh hưởng đáng

kể đến mức độ tiếp nhận thông tin báo chí của người dân [26], [108], [161].

Những yếu tố về đời sống kinh tế - xã hội, bao gồm cả điều kiện sống,

chính sách về dân số - gia đình và trẻ em, các chính sách liên quan, các quan hệ

và những chuẩn mực giá trị xã hội, hoạt động của các chương trình dân số, gia

đình và trẻ em, các thiết chế truyền thông đều ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và

xử lý thông tin và từ đó có tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của đối

tượng truyền thông [163]. Nói về tác động của điều kiện kinh tế - xã hội địa

phương, Nguyễn Thị Vân Anh chỉ ra rằng: chưa có điện lưới quốc gia làm

người dân không có điều kiện để nghe đài, xem tivi. Trình độ dân trí, với

những cản trở về ngôn ngữ giao tiếp, trình độ học vấn, các phong tục tập quán,

thói quen giao tiếp và giao lưu xã hội ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp nhận

thông tin của người dân [2].

Công chúng thường quan tâm và ưu tiên theo dõi những tờ báo hay đề

tài mà họ cảm thấy gần gũi với mình, phản ánh những tin tức và những vấn đề

thời sự sát với cuộc sống của họ và với địa phương mà họ đang sinh sống

[106]. Sự phong phú của nhu cầu thông tin còn phụ thuộc vào năng lực hoạt

động của chủ thể truyền tin, sự lựa chọn nội dung của ban biên tập [80]. Vai trò

của chủ biên và các nhóm tác giả quyết định đến việc đưa ra nội dung thông

điệp truyền thông [115], [116].

Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào khả năng ảnh hưởng của nó đối

với công chúng. Nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố kỹ thuật từ kênh

truyền thông cũng như các yếu tố văn hoá, vị thế kinh tế - xã hội của đối tượng

hướng tới. Mặt khác, khó có thể đo lường chính xác ảnh hưởng của nội dung

thông điệp đối với nhận thức và hành vi của người tiếp nhận thông tin [180].

Trương Xuân Trường đo hiệu quả TTĐC qua ý kiến của người dân về hoạt động

truyền thông, nội dung thông điệp, nhận thức và thái độ về vấn đề phản ánh trên

28

TTĐC [161], [163]; hay bằng ý kiến của người dân về những lợi ích và tác động

về mặt nhận thức, việc ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống [163]. Nguyễn Quý

Thanh đánh giá hiệu quả TTĐC qua đo lường mối liên hệ giữa việc sử dụng

internet và lối sống của sinh viên. Phạm Hương Trà (2011) đo bằng mức độ thỏa

mãn nhu cầu thông tin, sự tác động của thông tin đến tình cảm, suy nghĩ của

công chúng; lợi ích của thông tin cũng như sự tác động của thông tin đến hành vi

của công chúng [157].

Một số nghiên cứu về sự lạm dụng hình ảnh phụ nữ; hình ảnh về vai trò

xã hội của nam giới và phụ nữ trên TTĐC đã được phân tích nhìn từ thuyết kiến

tạo xã hội. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự xuất hiện hình ảnh phụ nữ hay nam

giới trên TTĐC còn mang nhiều định kiến giới, gắn với các quan niệm vai trò

truyền thống, củng cố, khuyến khích các hành vi giới. Những bài viết, ngôn ngữ,

hình ảnh minh họa trên TTĐC ít nhiều phản ánh và khắc sâu thêm khuôn mẫu về

sự khác biệt giới, sự kỳ thị giới [27], [42], [54], [55], [59], khiến phụ nữ gặp

không ít rào cản trong quá trình khẳng định vị trí, vai trò của mình và nam giới

phải đối mặt với các sức ép và kỳ vọng xã hội về vai trò trong gia đình và xã hội

[59, tr.257]. Theo đó, TTĐC có thể góp phần quan trọng phá vỡ hoặc củng cố

thêm sự bất bình đẳng giới nếu người làm công tác truyền thông thiếu kiến thức

về giới [158].

1.2.3. Các hướng nghiên cứu khácTTĐC về trẻ em được bàn nhiều trong cuốn sách tham khảo “Quyền trẻ

em và phương tiện thông tin đại chúng”, xuất bản năm 2000 của Tổ chức cứu trợ

trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam. Tổ chức này khẳng định: “Việc thể hiện trẻ

em trên các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm

của xã hội đối với trẻ em và cuộc sống của trẻ em, đồng thời cũng làm thay đổi

cách cư xử của người lớn đối với trẻ em” [155, tr.5]. Tuy nhiên, phần lớn những

gì xuất hiện trên TTĐC không thực sự phản ánh các nguyên tắc và các điều

khoản trong CRC. Cuốn sách đề cập đến bức tranh của TTĐC về quyền trẻ em

với nhiều tiêu cực, trẻ em không được tham gia vào hoạt động truyền thông;

không cho các em nói lên tiếng nói của mình. Tổ chức này đề xuất đường lối chỉ

29

đạo về trẻ em và truyền thông với những nguyên tắc hướng dẫn phóng viên phản

ánh về trẻ em, đưa trẻ em vào truyền thông.

Các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam rất coi trọng công tác truyền

thông về quyền trẻ em nhằm thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em ở Việt

Nam. Họ đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tham gia của trẻ em như hỗ trợ một số

tỉnh thành lập câu lạc bộ phóng viên nhỏ, khuyến khích trẻ em viết báo, chụp

ảnh, làm phim và sử dụng internet như: dự án “Những cuộc đời trẻ thơ” của Tổ

chức cứu trợ trẻ em Anh tại Việt Nam; câu lạc bộ quyền trẻ em và câu lạc bộ

phóng viên nhỏ của Tổ chức tầm nhìn thế giới; câu lạc bộ làm phim hoạt hình

của Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển và Ban Tuyên giáo Trung ương; chương

trình truyền thông thử nghiệm Meena (Mai) của UNICEF và Trung ương Hội

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; nâng cao năng lực tác nghiệp của phóng viên viết về

đề tài trẻ em trong dự án hợp tác giữa Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên

truyền và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển, trong dự án hợp tác giữa Viện

nghiên cứu Dư luận xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Báo chí -

Tuyên truyền và Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam…

Trên lĩnh vực TTĐC, các sách tham khảo, bài báo, kỷ yếu khoa học chủ yếu

bàn và cung cấp cho các nhà báo kiến thức chung về vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ

em, tâm lý của công chúng trẻ em, các kỹ năng tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp

của nhà báo và những vấn đề khác thuộc bếp núc của công tác truyền thông về đề

tài trẻ em [30], [32], [34], [69], [101], [160]. Ngày 09-8-2013, Trung tâm Bồi

dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tạp chí Nghề báo -

Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Đưa tin về trẻ em và đạo

đức nghề nghiệp của nhà báo” khi mà các sai phạm về kỹ năng của nhà báo ngày

càng nhiều và câu hỏi được đặt ra là các nhà báo cần tuân thủ những nguyên tắc gì

để bảo vệ trẻ em.

Trẻ em và TTĐC được các nhà nghiên cứu trên lĩnh vực báo chí, truyền

thông, các tổ chức quốc tế quan tâm, nghiên cứu, đề xuất giải pháp và có những nỗ

lực để bảo vệ, thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em.

30

Tiểu kết chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ

em được phân tích tập trung vào ba hướng nghiên cứu chính là: hướng nghiên cứu

về mặt lý luận để xác định được các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ

em; hướng nghiên cứu về mặt phương pháp, để xác định phương pháp phân tích nội

dung thông điệp truyền thông; hướng nghiên cứu thực nghiệm, để xác định các nhân

tố tác động đến thực trạng. Tất cả các nghiên cứu được điểm luận đều chưa đi sâu

phân tích đầy đủ, toàn diện thực trạng vai trò của TTĐC đối với việc thực hiện

quyền trẻ em nhìn từ phía nhà truyền thông và công chúng cũng như các nhân tố tác

động đến thực trạng. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về trẻ em trên TTĐC,

chủ yếu nhận diện được hình ảnh trẻ em trên truyền thông hay đi vào những vấn đề

thuộc bếp núc của công tác truyền thông.

Đề tài “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước

hiện nay” sẽ tìm hiểu sâu những vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo sau đây:

1- Từ các lý thuyết của xã hội học TTĐC, thuyết kiến tạo xã hội, lý thuyết

về vai trò và tri thức về quyền trẻ em, đề tài nhận diện và đánh giá thực trạng vai trò

của TTĐC ở Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em. Phân tích các nhân tố tác

động đến thực trạng này.

2- Công chúng đã đón nhận những thông điệp truyền thông về trẻ em như

thế nào; có tác động ra sao đến nhận thức, thái độ của công chúng; cách công chúng

sử dụng các thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống.

3- Đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện

quyền trẻ em.

31

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khái niệm truyền thông đại chúng

Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm

người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [131, tr.7-8]. Nói một cách

ngắn gọn, truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin [110, tr.10].

Truyền thông đại chúng: Có nhiều định nghĩa khác nhau:

Tạ Ngọc Tấn định nghĩa, TTĐC là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi,

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng [131, tr.10].

Tony Bilton và cộng sự quan niệm, TTĐC là những thiết chế sử dụng

những phát triển kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghiệp để phục vụ sự giao lưu

tư tưởng, những mục đích thông tin, giải trí và thuyết phục tới đông đảo khán thính

giả, cho dầu bằng phương tiện báo chí, truyền thanh truyền hình, sách, tạp chí,

quảng cáo hay bất cứ gì đó [153, tr.381].

Theo Mai Quỳnh Nam, TTĐC là toàn bộ những phương tiện lan truyền

thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh... tới những nhóm công chúng lớn.

Đặc điểm của các phương tiện TTĐC là các tin tức từ hệ thống này được truyền đến

công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp [83, tr.3].

Trần Hữu Quang quan niệm, TTĐC là một quá trình truyền đạt thông tin một

cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện TTĐC như báo

chí, phát thanh, truyền hình. TTĐC là một quá trình xã hội, gồm ba thành tố: hoạt

động truyền thông (như săn tin, chụp hình, biên tập, xuất bản, phát sóng...); các nhà

truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông và những người làm công tác truyền

thông) và đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi) [110, tr.12-13].

Trong luận án này, truyền thông đại chúng (mass communication) được

hiểu là một quá trình xã hội được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật

TTĐC (mass media) nhằm quảng bá thông tin tới đông đảo công chúng trong xã hội.

32

Công chúng được hiểu là những cá nhân khuyết danh, thuộc mọi thành

phần xã hội, có quan hệ lỏng lẻo, trực tiếp hay gián tiếp tiếp nhận thông tin hoặcchịu ảnh hưởng từ tác động của thông tin từ TTĐC. Theo đó, có công chúng đích,công chúng trực tiếp, công chúng gián tiếp và công chúng thực tế.

TTĐC với tư cách là một quá trình tương tác xã hội (mass communication)khác với tư cách là phương tiện kỹ thuật (mass media).

TTĐC về quyền trẻ em được hiểu là một quá trình giao tiếp, tương tác xã hộithông qua các phương tiện kỹ thuật TTĐC, giữa một bên là các cơ quan truyền thông, cánbộ truyền thông với một bên là đông đảo công chúng trong xã hội nhằm thông tin, kiến tạonên các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em trong thực tế theoCRC và pháp luật Việt Nam, góp phần thực hiện đầy đủ và toàn diện các quyền trẻ em.

TTĐC có các đặc điểm sau:Thứ nhất, có tính chất công khai và rất phong phú về tin tức.Thứ hai, rất nhanh chóng, kịp thời, có tính chất gián tiếp, định kỳ.Thứ ba, dành cho số đông, quảng đại quần chúng.Thứ tư, nội dung thông điệp có tính mục đích rõ rệt.Thứ năm, là một thiết chế xã hội quan trọng trong xã hội hiện đại khi mà

nhu cầu tiếp nhận thông tin của con người ngày càng tăng để thích ứng với nhữngthay đổi nhanh chóng của xã hội.

Các loại hình TTĐC (các phương tiện TTĐC) bao gồm: sách, báo in (báo

viết), truyền hình (báo hình), phát thanh (báo nói), báo mạng điện tử, điện ảnh,quảng cáo, internet, băng, đĩa hình và âm thanh, mạng xã hội... Trong đó, báo chí làbộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của TTĐC [37].

2.1.1.2. Khái niệm quyền trẻ emTrẻ em: Theo Điều 1 CRC, “trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi”

[173, tr.23]. Ở Việt Nam, theo Điều 1 - Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

năm 2004, “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [119, tr.4].

Trong luận án này, trẻ em được quan niệm là những công dân Việt Namdưới 16 tuổi, là một nhóm xã hội đặc thù có các quyền được ghi trong luật phápViệt Nam mà Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội phải thực hiện và TTĐC đại

33

diện cho Nhà nước có nhiệm vụ kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vithực hiện quyền trẻ em. Trẻ em vừa là đối tượng được hưởng các quyền, vừa là đốitượng phản ánh, cũng đồng thời là một nhóm công chúng đặc thù của TTĐC.

Quyền trẻ em: là một bộ phận quan trọng của quyền con người, là quyền

con người của trẻ em. Trong đề tài này, quyền trẻ em được hiểu là quyền con ngườicủa công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, với 10 quyền cơ bản theo Luật Bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

2.1.1.3. Khái niệm vai trò và vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiệnquyền trẻ em

Vai trò là một khái niệm then chốt trong xã hội học. Nó nhấn mạnh những

kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân

tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy [24, tr. 639]. Theo I.Robentsons, vai trò là

một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất

định. J.H.Fischer cho rằng, vai trò là những hành động, hành vi ứng xử, khuôn mẫu

tác phong mà xã hội chờ đợi hay đòi hỏi ở một người hay một nhóm xã hội nào đóphải thực hiện trên cơ sở vị thế (vị trí xã hội) của họ [dẫn theo 126, tr.127].

Tác giả luận án thống nhất với quan điểm của R.Merton xem vai trò là chứcnăng mà hành vi cá nhân hay thiết chế xã hội đảm nhận thực hiện. Hệ vai trò thựcchất là hệ thống các chức năng và phản chức năng, chức năng trội và chức năng lặncó liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thực chất các chức năng cũng được quy định trên

cơ sở vị thế. Theo đó, trong luận án có chỗ vai trò được hiểu theo nghĩa chức năng;có chỗ được hiểu theo nghĩa là vai trò - vị thế.

Trong luận án này, vai trò được quan niệm là một tập hợp các chức năng,các quyền và nghĩa vụ gắn cho một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người

mà xã hội mong đợi phải được thực hiện.

Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em được hiểu là một tập hợp cácchức năng, các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức TTĐC và những người làm truyềnthông được Nhà nước quy định, xã hội và công chúng kỳ vọng, mong đợi phải thựchiện (gồm thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em; hình thành và thểhiện dư luận xã hội trong thực hiện quyền trẻ em; vận động, khuyến khích thực hiệnquyền trẻ em; giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em) để

34

kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em theo CRCvà luật pháp Việt Nam, thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em trong thực tế.

2.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu

2.1.2.1. Tiếp cận lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman JakobsonNhà ngôn ngữ học Roman Jakobson (1960) đưa ra mô hình truyền thông

được xác định theo một chu kỳ như một vòng tròn khép kín hoàn chỉnh, gồm bốngiai đoạn chính là phát tin, truyền tin, nhận tin và phản hồi. Mô hình truyền thôngtheo chu kỳ của R.Jakobson nêu lên được những tính chất cơ bản của bất cứ quytrình truyền thông nào, dù là truyền thông liên cá nhân, tập thể hay đại chúng.

Một thông điệp sau khi được phát ra từ người truyền luôn gây ra một phảnứng nào đó về phía người nhận tin, và người nhận tin sẽ có thông điệp phản hồi(feedback) gửi về lại cho người phát tin ban đầu. Người nhận tin cũng trở thành mộtngười phát tin. Như vậy, quá trình truyền thông thực chất phải được hiểu như là mộtquá trình trao đổi thông tin giữa người này với người khác trong cuộc sống.

Biểu đồ 2.1. Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson

Nguồn : Michel de Coster, Bernadette Bawin-Legros, Marc Poncelet (2006),

ntroduction à la sociologie, 6 e ‘dition, De Boeck, Bruxelles, p 118; [110, tr.15]).

Ngườiphát tin Phản hồi Người phát tin

Người nhận tin

PHÁT TIN NHẬN TIN

TRUYỀN TIN

Phác thảothông điệptrong đầu

Mã hoáKênh

truyền tin Thu nhận tin

Bộ lọc Tiếng động

Giải thíchthông điệp

Giải mã

Bộ lọc

Bộ lọc

Bộ lọc

35

Giai đoạn phát tin (emission): Truyền thông là bộc lộ một ý tưởng của mình

bằng một hệ thống tín hiệu (signs) dưới dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là bằngmột thứ mã (code) mà người phát tin có thể hiểu được, gọi là mã hóa (coding).

Giữa giai đoạn “phác thảo thông điệp trong đầu” và “mã hóa” thường xảy ramột hiện tượng giống như “bị nhiễu”: nội dung một thông điệp sau khi được “mã

hóa”, nghĩa là sau khi được nói ra thành lời, được viết ra trên giấy, đôi khi khônghoàn toàn phản ánh chính xác ý tưởng định nói trong đầu. Hiện tượng này Jakobson

gọi là “filtering” (bộ lọc). Nguyên nhân có thể do người phát tin chưa làm chủ đượcngôn ngữ mà mình sử dụng, hoặc do bản thân ngôn ngữ không cho phép diễn đạtđược hết những ý tứ, sắc thái tế nhị hoặc phức tạp mà người phát tin muốn bày tỏ.

Giai đoạn truyền tin (transmission): có thể diễn ra trực tiếp mặt đối mặt, nhưngcũng có thể thông qua một phương tiện kỹ thuật trung gian hay một kênh truyền thôngnào đó hay là một người thứ ba mà người truyền tin nhờ nhắn lại cho người nhận tin. Khithông tin được chuyển qua một kênh trung gian thì rất có khả năng sẽ bị nhiễu bởi cácloại tiếng ồn (noise) khác nhau như máy bị ồn, tiếng động ồn ào xung quanh... và do đó,nội dung thông điệp có thể bị sai lạc hoặc bị mất đi một phần nào đó. Còn trong trườnghợp truyền thông tin qua người thứ ba nhờ nhắn lại thì rất có thể “bộ lọc” chủ quan củangười này cũng làm biến dạng đi ít nhiều nội dung của thông điệp.

Giai đoạn nhận tin (reception) thường mang tính chất cục bộ, chọn lọc và

lý giải. Có thao tác đầu tiên là “thu nhận tin”. Việc ghi nhận có thể không được đầyđủ, một phần do tác động của các loại “tiếng ồn”, nhưng cũng có thể một phần dongười nhận tin không nắm được đầy đủ trọn vẹn thông điệp. Người tiếp nhận thôngđiệp thường chọn lọc nội dung thông điệp theo những tiêu chuẩn như những vấn đềmà họ đang quan tâm, nội dung phù hợp với suy nghĩ, những điều mà họ cho làquan trọng, hoặc hấp dẫn... gọi là tri giác có chọn lọc.

Thao tác thứ hai là “giải mã” sẽ xảy ra khi người tiếp nhận hiểu sai mã hoặckhi mã số cần thiết phải được dịch ra để cho người nhận có thể hiểu được. Mỗi ngônngữ bao gồm những từ, thuật ngữ hoặc thành ngữ mang những biểu tượng đặc thù.

Vì thế, nếu người nhận tin không nắm được đầy đủ chìa khóa của “hệ thống mã”này, không hiểu hết ý nghĩa của các từ ngữ được sử dụng trong thông điệp thì rất cóthể sẽ tiếp thu không đúng, “giải mã” không đúng nội dung thông điệp.

36

Thao tác thứ ba là “giải thích thông điệp” để hiểu được ý nghĩa của nó quacái khung quy chiếu của người nhận tin. Cái khung này chủ yếu được quy định bởinguồn gốc xã hội, tuổi tác, quá trình giáo dục, kinh nghiệm sống và trình độ học vấn(gọi là hành trang văn hóa) của người nhận tin. Cái khung này có hai trục, trục nhậnthức và trục cảm xúc. Vốn kiến thức cũng như vốn sống sẽ cung cấp những yếu tốcần thiết để giải thích thông điệp, chính là trục nhận thức. Hành trang tâm lý, tâm

trạng, tính khí lúc nhận thông điệp là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới cách giảithích nội dung thông điệp, chính là trục cảm xúc.

Giai đoạn phản hồi (feedback). Thông điệp do người phát tin chuyển đithường gây ra một kết quả là làm cho người nhận tin có một phản ứng nào đó trở lạingười phát tin. Lúc này, người nhận tin cũng trở thành người phát tin.

Quá trình truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin giữa hai nguồnthông tin. Truyền thông không thể được quan niệm như một quá trình tuyến tính,một chiều, xảy ra một lần là xong, mà phải được xem xét như một chu kỳ (cycle),trong đó có nhiều thông điệp được trao đổi qua lại với nhau giữa các nguồn thôngtin. Nói cách khác, quá trình truyền thông luôn diễn ra trong bối cảnh của các mốiquan hệ tương tác giữa các cá nhân [110, tr.15-20]. Mối quan hệ giữa nhà truyềnthông và công chúng là mối quan hệ biện chứng, nhà truyền thông cần đặt mình vào

vị trí của công chúng khi tiến hành các thao tác của quá trình truyền thông. Côngchúng phản hồi trở lại với nhà truyền thông, vai trò của công chúng được nhấnmạnh, trở thành yếu tố quyết định trong hoạt động TTĐC.

Mô hình này giúp chúng ta hiểu rằng, vai trò của nhà truyền thông rất quantrọng, nếu nhận thức, thái độ của họ về quyền trẻ em không đúng đắn, đầy đủ thì nộidung thông điệp truyền đi cũng không chính xác, chưa kể có thể bị sai lệch do hiệntượng “nhiễu”. Khi công chúng được truyền đạt lại qua thủ lĩnh ý kiến có thể thôngđiệp đã bị sai lạc qua bộ lọc chủ quan của người này. Nội dung thông điệp nhiều khiđược công chúng đón nhận không đúng như ý của nhà truyền thông, nếu nội dungđó xa lạ với phông văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm hay khác xa với đời sống, tâmlý và đặc điểm xã hội của công chúng. Công chúng không nắm được đầy đủ trọnvẹn thông điệp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông về quyền trẻ em. Việcghi nhận nội dung thông điệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự chọn lọc theo các đặc

37

điểm nhân khẩu xã hội, phông văn hóa, vốn kiến thức và vốn tâm lý của họ. Chonên, công chúng khác nhau sẽ tiếp nhận nội dung thông điệp với hiệu quả khácnhau. Công chúng có những phản hồi trở lại với nhà truyền thông và trở thành

người phát tin đến nhà truyền thông.

2.1.2.2. Tiếp cận thuyết kiến tạo xã hội của Peter L.Berger

Thuyết kiến tạo xã hội được phát triển từ khoảng những năm 60 của thế kỷ

XX. Mục tiêu chính của thuyết là khám phá các phương pháp mà cá nhân hay

nhóm tham gia vào quá trình kiến tạo thực tế xã hội mà họ nhận thức được. Việc

này bao gồm quá trình nghiên cứu những cách mà các hiện tượng xã hội được

hình thành, thể chế hóa, biết đến và được con người đưa thành truyền thống.

Trong cuốn sách “Invitation to sociology, a humanistic perspective” (1963),

Peter L. Berger cho rằng, lâu nay người ta thường có một quan niệm sai lạc coi cá

nhân và xã hội như hai thực thể biệt lập và đối diện nhau, xã hội được nhìn như một

thực tại bên ngoài cá nhân và có sức mạnh áp đặt và cưỡng chế lên trên cá nhân.

Berger nhấn mạnh, nếu không thay đổi quan niệm này thì chúng ta không thể hiểu

được tại sao mỗi cá nhân chúng ta lại dễ dàng chấp nhận vác “cái ách của xã hội”

(the yoke of society) [dẫn theo 114]. Theo Berger, sở dĩ chúng ta chấp nhận vác cái

ách này là vì chính “chúng ta muốn tuân thủ các luật lệ”, và sở dĩ chúng ta muốn

tuân thủ các luật lệ không phải vì sức mạnh của xã hội đã trở nên yếu ớt hơn, mà

ngược lại, chính vì sức mạnh của xã hội đối với mỗi cá nhân chúng ta trở nên mạnh

hơn là chúng ta tưởng. “Xã hội không chỉ định đoạt cái mà chúng ta làm mà cả cái

mà chúng ta là” [dẫn theo 114].

Trong quá trình xã hội hóa, xã hội có những hình thức chế tài khác nhau

(nghĩa là cả khen thưởng lẫn trừng phạt) để buộc từng cá nhân phải tuân thủ theo

quá trình này. Quá trình xã hội hóa có đặc điểm là làm cho các cá nhân dần dần tự

giác và tự nguyện tuân thủ các lề luật, quy tắc của xã hội. Họ thường “nội tâm hóa”

tốt đến mức coi các lề luật và quy tắc đó như của chính mình mà mình phải bảo vệ

và đấu tranh với người khác để hệ thống chuẩn mực này được tôn trọng.

Các cấu trúc xã hội tác động đến chúng ta thông qua các thể chế, tức là

những khuôn mẫu hành vi buộc chúng ta phải tuân theo. “Một thể chế là một cơ

38

quan điều tiết, nó xây đường định hướng cho hành động của con người giống hệt

như các bản năng vẫn xây đường định hướng cho hành vi động vật. Nói cách khác,

thể chế cung cấp những thể thức thủ tục để qua đó đưa hành vi con người vào khuôn

khổ, thành mẫu hình và buộc phải đi theo những lối mòn mà xã hội mong muốn. Và

thủ thuật này được thực thi bằng việc làm cho những lối mòn này xuất hiện trước cá

nhân như là cách thức khả dĩ duy nhất [dẫn theo 11].

Berger cho rằng, chính con người kiến tạo nên thế giới của mình, nhưng đó

hoàn toàn không phải là chuyện của cá nhân, mà là một công trình kiến tạo của cả một

tập thể, một cộng đồng xã hội. Cái nhìn về “thực tại xã hội” của mỗi người chúng ta

không phải là cái nhìn chủ quan của từng cá nhân, mà đó là một cái nhìn mang tính xã

hội, tức là một cái nhìn mà chúng ta đã học được, tiếp thu được từ xã hội [dẫn theo 114].

Peter L. Berger và Thomas Luckmann trong cuốn sách “The social

construction of reality, a treatise in the sociology of knowledge” [202] cho rằng, tất

cả mọi kiến thức đều được sinh ra và được duy trì bởi sự tương tác xã hội. Khi con

người tương tác với nhau, họ tương tác với hiểu biết rằng nhận thức tương ứng của

họ về thực tiễn có liên quan với nhau và khi đó họ hành động dựa trên hiểu biết này

thì tri thức thực tế được củng cố thêm. Do tri thức theo lẽ thường được con người

quy định, nên những trường hợp điển hình, tình trạng biểu thị và thể chế sẽ được

trình bày như một phần của một thực tế chủ quan, nhất là đối với những thế hệ

tương lai, những người không có liên quan đến quá trình quy định ban đầu.

Xuất phát từ sự thôi thúc muốn được chấp nhận trong nhóm, con người ta

thu hẹp sự lựa chọn của mình cho khớp với nhận thức chung của những người cùng

nhóm, và qua đó hạn chế tự do của mình lại. Và con người được dạy dỗ để chấp

nhận, họ chấp nhận sự câu thúc của xã hội. “Xã hội thâm nhập vào bên trong chúng

ta ngang với mức xã hội bao bọc bên ngoài chúng ta. Việc chúng ta bị sự câu thúc

của xã hội được xác lập bằng sự chinh phục cũng như sự thông đồng ở mức độ

ngang nhau. Dĩ nhiên đôi khi chúng ta bị xô đẩy phải phục tùng. Nhưng thường

xuyên hơn nhiều thì chúng ta bị sập bẫy do chính bản chất xã hội của chúng ta.

Những bức tường nhà giam của chúng ta đã sẵn có ở đó trước khi chúng ta xuất

hiện trên sân khấu, nhưng chúng cũng được chính bản thân ta xây dựng lại. Chúng

39

ta bị phản bội đến nỗi sa vào trạng thái giam cầm với sự hợp tác của chính chúng

ta” [dẫn theo 11].

Tuy nhiên, con người không phải hoàn toàn bị câu thúc bởi xã hội, mà

chúng ta có sự chủ động, tích cực nhất định. “Thật đúng khi nói xã hội là một thực

tế khách quan, cưỡng bức và thậm chí tạo ra chúng ta. Nhưng cũng đúng khi nói

rằng những hành động có chủ đích của chính chúng ta đã giúp hỗ trợ tòa nhà của xã

hội và nếu có dịp thậm chí còn giúp thay đổi nó… Các hệ thống kiểm soát thường

xuyên cần sự thừa nhận và tái thừa nhận của những người mà chính chúng định

kiểm soát. Có thể rũ bỏ sự thừa nhận đó theo nhiều cách”, đó là chuyển hóa, thoát

ly, thao túng [dẫn theo 11].

Tiếp cận thuyết kiến tạo xã hội của Berger có thể hiểu, TTĐC là một trong

những thiết chế xã hội quan trọng góp phần kiến tạo nên những kịch bản, khuôn

mẫu thực hiện quyền trẻ em theo CRC, theo chủ trương, chính sách, pháp luật mà

xã hội phải thực hiện. Tất nhiên, những khuôn mẫu, kịch bản thực hiện quyền trẻ

em được TTĐC xây dựng dựa trên ý muốn của cơ quan chủ quản, cơ quan định

hướng. Mỗi cá nhân tiếp nhận những tri thức, mẫu hình thực hiện quyền trẻ em một

cách vô tình hay có chủ đích từ TTĐC. Nếu nhà truyền thông có nhận thức, thái độ

tốt, kiến tạo được những khuôn mẫu tích cực, đúng đắn, thì công chúng sẽ có cơ hội

để lĩnh hội được những khuôn mẫu, mô hình đúng đắn để thực hiện tốt quyền trẻ em

trong thực tiễn; và ngược lại. Song, công chúng cũng tự kiến tạo nên thế giới và

quan niệm của họ với những gì rất riêng, do sự khác biệt về trình độ học vấn, thế

giới quan, kinh nghiệm sống, phong tục tập quán, phông văn hóa, quan hệ xã hội…

Nhưng nhiều khi những yếu tố này cũng gây cản trở cho hoạt động TTĐC để thay

đổi nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em.

Những tri thức, kinh nghiệm, khuôn mẫu hành vi thực hiện quyền trẻ em mà

công chúng có được từ TTĐC tiếp tục được duy trì, củng cố bởi sự tương tác xã hội.

Việc thực hiện quyền trẻ em và truyền thông về quyền trẻ em đều bị chi phối bởi các

yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, tôn giáo của bối cảnh xã hội cụ thể, đáng

chú ý là văn hóa và phong tục tập quán (sự va chạm văn hóa và pháp lý [10], [23]).

40

2.1.2.3. Tiếp cận lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.MertonCác ý tưởng về lý thuyết trung gian được Robert Merton (1910 - 2003) nêu

ra năm 1947 và được ông áp dụng để đưa ra lý thuyết về tập hợp vai trò (role-set)

hay vai trò - tập hợp (dẫn theo Lê Ngọc Hùng, trong [57]) trong bài viết đăng trên

tạp chí The British Journal of Sociology năm 1957. Lý thuyết này ra đời khi thuyếthành vi về vị thế - vai trò do Linton đề xuất đã trở nên phổ biến trong xã hội học.Khác với Linton, Merton cho rằng mỗi một vị thế đòi hỏi không chỉ một vai trò mà

hàng loạt vai trò, gọi là tập hợp vai trò hay vai trò - tập hợp (role-set).

Merton phân biệt vai trò - tập hợp với các vai trò đa dạng: một loạt các vaitrò của các vị thế xã hội khác nhau là các vai trò đa dạng, ví dụ, một người nắm giữcác vị thế như bác sỹ, giáo sư, người cha, đảng viên sẽ thực hiện các vai trò đa dạngtương ứng với từng vị thế. Trong khi đó, tập hợp vai trò là tập hợp các vai trò gắnvới một vị thế xã hội nhất định chứ không phải với nhiều vị thế xã hội. Điều quantrọng là Merton đã phân tích không phải một vai trò đơn lẻ mà một vai trò - tập hợpđể làm rõ vai trò của vai trò qua đó chỉ ra các chức năng của lý thuyết trung gian

trong khoa học xã hội [dẫn theo 57].

Lý thuyết này cho chúng ta biết rằng, với vị thế của mình, nhà truyền thôngkhông phải chỉ có một vai trò truyền thông về quyền trẻ em, mà còn có vai trò

truyền thông về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh. Trong quá

trình thực hiện vị thế là nhà truyền thông về quyền trẻ em, họ lại có nhiều vai tròphải thực hiện. Họ có tập hợp vai trò thể hiện trong mối gắn kết nhà truyền thôngvới công chúng, với cơ quan chủ quản, các cán bộ nhân viên trong cơ quan, với cơquan truyền thông khác và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, nhà truyềnthông sẽ có thể gặp phải sự khủng hoảng, căng thẳng và xung đột vai trò.

2.1.2.4. Tiếp cận vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻem dựa trên quyền trẻ em

Trẻ em là một thực thể con người, là thành viên của xã hội, có vị trí và vai

trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, tương lai của dân tộc và

nhân loại. Trẻ em là công dân của một quốc gia, là những công dân còn non nớt vềthể chất, chưa trưởng thành về tinh thần và trí tuệ. Cho nên, quyền trẻ em cần được

quan tâm hơn so với việc đảm bảo thực hiện quyền của người lớn và cũng có những

41

điểm khác với quyền của người lớn. Những công dân đặc biệt này không thể tự thực

hiện và bảo vệ các quyền của mình, mà chủ yếu phụ thuộc vào Nhà nước, gia đình,

nhà trường và cộng đồng xã hội.

CRC có hiệu lực quốc tế từ ngày 02-9-1990, có 54 điều khoản và khoảng

6.000 từ với 15 quyền, được nhóm lại thành bốn nhóm quyền: nhóm quyền được

sống; nhóm quyền được phát triển; nhóm quyền được bảo vệ; nhóm quyền được

tham gia, phát biểu đối với các vấn đề có liên quan. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em Việt Nam có 10 quyền cơ bản, là kết quả nhóm

họp của 15 quyền từ CRC và căn cứ tình hình thực tiễn Việt Nam.

Bảng 2.1. Các quyền của trẻ em

Theo CRC Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dụcViệt Nam năm 2004

1. Được sống và phát triển 1. Được khai sinh và có quốc tịch2. Được có họ tên và quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng3. Được giữ gìn bản sắc 3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được sống với cha mẹ 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhânphẩm và danh dự

5. Được đoàn tụ gia đình 5. Được chăm sóc sức khoẻ6. Được tự do biểu đạt 6. Được học tập

7. Được giáo dục 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóanghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch

8. Được hưởng an toàn xã hội 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến vàtham gia hoạt động xã hội

9. Được bảo vệ đời tư 9. Được có tài sản10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh

hoạt văn hóa 10. Được phát triển năng khiếu

11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế vàcác công việc nguy hiểm, độc hại

12. Được phục hồi về thể chất, tâm lý và táihoà nhập cộng đồng

13. Được tự do kết giao và hội họp hoà bình

14. Được chăm sóc sức khoẻ và hưởng cácdịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ

15. Được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn (đãkiểm duyệt)

42

Nét quan trọng của cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em: trẻ em là chủ thểcủa các quyền. Quyền trẻ em được dựa trên mối quan hệ cơ bản giữa trẻ em - với tưcách là người được hưởng quyền và có quyền yêu cầu với tất cả những người lớn

trong bộ máy Nhà nước, cộng đồng và gia đình có trách nhiệm thi hành pháp lý các

đòi hỏi đó [174, tr.22]. Trẻ em là chủ thể của các quyền, chứ không đơn giản chỉ làđối tượng của sự quan tâm chăm sóc như một sự ban ơn. Nói như Điều 12, 13 và 17

của CRC, trẻ em được quyền tiếp nhận thông tin và tham gia vào hoạt động truyền

thông, có quyền được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng có hại từ truyền thông. TTĐC cótrách nhiệm thực hiện các chương trình về đề tài trẻ em, đảm bảo những lợi ích tốt

nhất được dành cho trẻ em, thúc đẩy sự sống và phát triển của trẻ em.

CRC có bốn nguyên tắc cơ bản xuyên suốt, có mối liên kết chặt chẽ, củng

cố, hỗ trợ cho nhau. Đây là cơ sở quan trọng của cách tiếp cận quyền:

1. Không phân biệt đối xử: Đảm bảo mọi trẻ em được hưởng các quyền và

các cơ hội ngang nhau, giảm sự phân biệt đối xử đối với cá nhân mỗi trẻ em, đối với

các nhóm trẻ em, đối với toàn bộ dân cư.2. Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em: bất cứ khi nào đưa ra các quyết định có

ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thì bắt buộc phải đánh giá tác động của quyết

định đó, phải được đặt lên hàng đầu, lên trên lợi ích của các đối tượng khác.

3. Sự sống còn, phát triển và bảo vệ trẻ em: Trẻ em hiển nhiên có quyền

được sống và phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, xã hội.

4. Sự tham gia của trẻ em: Mọi trẻ em có quyền phát biểu ý kiến về những

quyết định ảnh hưởng đến các em và những ý kiến của các em phải được tôn trọng.

Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, xúc tiến và cung cấp các quyền cho

trẻ em. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi việc

thực hiện CRC. Theo đó, TTĐC cũng có trách nhiệm pháp lý góp phần quan trọng thực

hiện tốt quyền trẻ em. Điều 35 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam

ghi rằng: “Trách nhiệm của các cơ quan thông tin tuyên truyền là tuyên truyền, phổ

biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em; giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công

tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi phạm quyền

của trẻ em, trẻ em vi phạm những việc không được làm”. Và Điều 32 của Luật này

43

cũng nêu rõ “Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ

em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện

vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em...”.

Theo cách tiếp cận quyền trẻ em, truyền thông về quyền trẻ em là vai trò,

trách nhiệm pháp lý của TTĐC. TTĐC phải đảm bảo rằng, quyền trẻ em có tính

thống nhất, không thể phân tách, là bất khả xâm phạm, Nhà nước, các tổ chức, cá

nhân trong xã hội phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Nhà truyền thông cần đảm

bảo thực hiện CRC và luật pháp quốc gia. Tuyệt đối không phân biệt đối xử với trẻ

em, phải đảm bảo được lợi ích tốt nhất của trẻ em, trẻ em có quyền được sống và

phát triển, phải có sự tham gia của trẻ em vào quá trình truyền thông.

2.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của

Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò của truyền thông đại chúng và về quyền trẻ em

2.1.3.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Đối với một đảng vô sản, tiếng nói của báo chí góp phần thống nhất các

chủ trương, phương pháp hành động khác nhau nhằm đạt được mục đích, khắc phục

những thiếu sót trong hoạt động tư tưởng và thực tiễn của những người cộng sản,

làm thức tỉnh quần chúng [149, tr.8]. Lênin cho rằng, tờ báo không chỉ phổ biến tư

tưởng, giáo dục chính trị, mà còn thu hút các đồng minh. Tờ báo “không những là

người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”.

Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, báo chí vô sản không chỉ làm

nhiệm vụ thông tin các sự kiện, mà qua đó còn hướng dẫn quần chúng tạo nên sự

kiện có lợi cho cách mạng. Báo chí vô sản vừa truyền bá, vừa góp phần “sản xuất hệ

tư tưởng” và “tái sản xuất hệ tư tưởng”, góp phần “vật chất hóa” hệ tư tưởng. Trong

điều kiện có chính quyền, báo chí vẫn tiếp tục thực hiện chức năng tuyên truyền, cổ

động và tổ chức, là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất của Đảng. Báo chí còn phải giáo

dục chính trị và kinh tế cho quần chúng, tuyên truyền những cái mới, tiên tiến, biểu

dương các điển hình tiên tiến, kiên quyết đấu tranh các hiện tượng tiêu cực trong

công cuộc xây dựng đời sống mới… Mác đã nói, sản phẩm của TTĐC là dư luận xã

hội [dẫn theo 83, tr.4].

44

Báo chí có tính khuynh hướng chính trị rõ nét. Các giai cấp, tầng lớp trong

xã hội sử dụng báo chí để làm vũ khí chiến đấu bảo vệ địa vị chính trị và quyền lợi

kinh tế của mình. Báo chí của giai cấp nào phản ánh tôn chỉ, mục đích, đường lối tư

tưởng, tình cảm, nguyện vọng của giai cấp đó. Trong xã hội có giai cấp, báo chí

luôn thuộc về một giai cấp nhất định, thể hiện khuynh hướng chính trị, tư tưởng và

bảo vệ cho lợi ích của giai cấp đó. Phương tiện truyền thông tái sản xuất tư tưởng

một cách có hệ thống và từ đó là sự bá chủ của giai cấp thống trị, gieo rắc các tư

tưởng thống trị này vào ý thức của các nhóm phụ thuộc, và như vậy, định hướng

hình thái và ảnh hưởng của các hệ thống giá trị của các nhóm đó [153, tr.388].

Đảng phải lãnh đạo báo chí. Lê nin yêu cầu “Báo chí phải trở thành những

cơ quan của các tổ chức của Đảng. Các nhà văn nhất thiết phải tham gia các tổ chức

của Đảng. Các nhà xuất bản và các kho sách, các hiệu sách và các phòng đọc sách,

các thư viện và các nơi bán sách báo - tất cả những cái đó đều phải thành của Đảng,

chịu trách nhiệm trước Đảng” [dẫn theo 149, tr.14].

Chủ nghĩa Mác-Lê nin yêu cầu, báo chí phải sống trong Nhân dân, hiểu sâu

sắc cuộc sống của Nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của Nhân dân, trực

tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của Nhân dân vì sự công bằng, dân chủ và tiến bộ

xã hội. Từ đó, đề nghị báo chí cần sử dụng ngôn ngữ của Nhân dân, giản dị, trong

sáng, không dùng kiểu thuật ngữ uyên thâm thời thượng, những từ ngữ nước ngoài

hay những khẩu hiệu rỗng tuếch mà quần chúng không hiểu.

Về trẻ em, chủ nghĩa Mác-Lê nin luôn khẳng định, thiếu niên, nhi đồng là

những công dân tương lai, những người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa

cộng sản, đưa sự nghiệp của giai cấp vô sản và cả dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.

Trẻ em chính là người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản khi các em

trưởng thành. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và toàn thể nhân dân

phải có nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, để đào tạo họ

thành những chủ nhân xứng đáng của nước nhà [20, tr.8] và “Quyền của nhi đồng

và thiếu niên phải được bảo hộ. Các em không có khả năng tự mình bảo vệ lấy

mình. Vì vậy nghĩa vụ của xã hội là phải bảo vệ các em” [20, tr.21]. Theo đó, các cơ

quan TTĐC, đặc biệt là báo chí phải có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em. Bởi vì, báo chí là

45

một trong những công cụ tuyên truyền hết sức có nguyên tắc và toàn diện của Đảng.

Có thể thấy, chủ nghĩa Mác-Lê nin không bàn một cách trực tiếp về vai trò

của TTĐC với việc thực hiện quyền trẻ em, nhưng đặc biệt quan tâm đến vị trí, vai

trò của báo chí truyền thông trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ chủ

nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Báo chí là một công cụ tuyên truyền quan trọng

của đảng vô sản, nhiệm vụ tuyên truyền, bảo vệ quyền trẻ em cũng là một trong

những nghĩa vụ quan trọng của báo chí.

2.1.3.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo, sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lê nin,

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: báo chí là người tuyên truyền tập thể, người cổ

động tập thể và tổ chức tập thể với tính chiến đấu rất cao. Người chỉ rõ, báo chí của

ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho

đấu tranh thực hiện thống nhất nhà nước, cho hòa bình thế giới [dẫn theo 148,

tr.18]. Người đã nói: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để

phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng, Chính

phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu” [99, tr.64].

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ

cách mạng. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu

dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú

trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ;

đi vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động [99, tr.72]. Bác dạy cán bộ báo chí,

muốn viết báo cần phải gần gũi quần chúng. Mỗi khi viết một bài báo thì cần tự đặt

câu hỏi: viết cho ai xem, viết để làm gì, viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn

gọn, dễ đọc. Muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết cho

đúng trình độ của người xem, viết rõ, gọn gàng, dùng chữ thuần Việt, chớ ham dùng

chữ nhiều và cách sắp xếp các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa.

Về sự tham gia của Nhân dân trong hoạt động báo chí, trên báo Nhân dân

ngày 02-01-1955, Bác viết đại ý như sau: Báo có mục Ý kiến bạn đọc, bạn đọc

thường hay gửi ý kiến cho báo là việc rất hay, vì đó là một cách phê bình và tự phê

bình thiết thực, rộng rãi của nhân dân. Nhưng những người hoặc những cơ quan phụ

46

trách phải thực hiện những điều báo nêu ra. Nhà báo, bạn đọc và nhân dân cần kiểm

tra xem những việc ấy đã làm chưa, làm đến đâu. Nếu làm được chu đáo thì báo

phải có lời khen ngợi, nếu không làm chu đáo thì nhà báo và nhân dân phải tiếp tục

phê bình, đấu tranh [99, tr.55]. Vui mừng trước sự kiện tờ Thiếu sinh - tờ báo đầu

tiên viết về chủ đề trẻ em ra đời, Người động viên trẻ em gửi tin tức, tranh vẽ và

viết bài để báo phát triển và các em có nơi để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao và tin tưởng ở trẻ em: “Non sông Việt

Nam có trở nên tươi đẹp hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập

của các em” [72, tr.33]. Vì vậy, trách nhiệm của trẻ em là: …Tuổi các cháu còn nhỏ

thì các cháu làm những công việc nhỏ [73, tr.192-193]… Các cháu nhi đồng phải

làm cho được năm tốt: đoàn kết tốt, học tập tốt, lao động tốt, kỷ luật tốt, vệ sinh tốt

[75, tr.322]. Bác giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho các cấp,

các ngành, nhất là cơ quan làm công tác thiếu niên nhi đồng, Đoàn thanh niên, Hội

phụ nữ, nhà trường, gia đình và tất cả người lớn tuổi trong xã hội.

Hồ Chí Minh luôn khẳng định, trẻ em cũng như mọi tầng lớp Nhân dân

khác trong xã hội phải có quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc và quyền tự do. Tại

Quốc dân đại hội năm 1945, Bác đã nói với các đại biểu: nhiệm vụ của chúng ta là

phải làm sao cho các em bé có cơm no, có áo ấm, được đi học. Trong thư gửi Hội

nghị cán bộ phụ trách nhi đồng năm 1949, Bác nhắc nhở “phải giữ toàn vẹn cái tính

vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng”.

Không trực tiếp nói về vai trò của TTĐC trong việc thực hiện quyền trẻ

em, nhưng những quan điểm của Bác về vị trí, vai trò của trẻ em, trách nhiệm chính

trị xã hội của báo chí, yêu cầu đối với báo chí và cán bộ báo chí, sự cần thiết phải có

sự tham gia của Nhân dân trong hoạt động của báo chí là cơ sở lý luận quan trọng

để nghiên cứu và đánh giá vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em hiện nay.

2.1.3.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt NamĐảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, báo chí luôn đi đầu trong việc tuyên

truyền, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm

của Đảng; là công cụ sắc bén, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn

hóa của Đảng. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã

47

hội, là diễn đàn của Nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà

nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Báo chí phải bảo đảm tính tư tưởng,

tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng.

Định hướng lớn về TTĐC được nêu rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011):

“Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các

phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp

thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [39, tr.76].

Đảng ta yêu cầu, cán bộ hoạt động báo chí, xuất bản phải theo định hướng

của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến

đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và

ngoại ngữ ngày một cao, luôn luôn gắn bó với thực tiễn đất nước [15].

Kế thừa, tiếp thu và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn

dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em: “Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng

một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay

mà còn chính là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản sau này” [81, tr.66].

Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng các quyền trẻ em. Hiến pháp đầu tiên

năm 1946 đã khẳng định: “… trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng”; “Nhà nước

thực hiện nền sơ học cưỡng bức và không học phí, học trò nghèo được Chính phủ

giúp đỡ”. Trong Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 và hệ thống pháp luật Việt

Nam, các quyền trẻ em ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, phát triển và được

công nhận là một bộ phận quan trọng của quyền con người. Luật Bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định 10 quyền của trẻ em và định rõ trách nhiệm

của gia đình, Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước và toàn xã hội. Nhiều đề án,

chương trình hành động quốc gia vì trẻ em được tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, vận động xã hội nâng cao nhận thức và chuyển đổi

hành vi thực hiện các quyền trẻ em là một trong những hoạt động quan trọng trong

Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020. Chỉ thị số 20-CT/TW

48

ngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” nêu rõ: Các cấp ủy đảng,

chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người

dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo

vệ trẻ em. Kịp thời tuyên truyền các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc

tốt; quan tâm giáo dục, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê

phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt

động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền trẻ em [17]. Đây là sự chỉ đạo của

Đảng về trách nhiệm, vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

2.2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Bình PhướcBình Phước là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ; phía

Đông giáp tỉnh Đắc Nông và Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh; phía Nam

giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương; phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia. Bình

Phước có diện tích tự nhiên 6.871.543 km2. Đến cuối năm 2012, dân số của tỉnh là922.706 người, trong đó trẻ em chiếm 31,0%. Tỉnh có 41 dân tộc, đông nhất làngười Kinh và S’tiêng. Bình Phước có gần 20,0% đồng bào tôn giáo [8].

Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thứcđược thành lập. Ngày 02-7-1976, Quốc hội nước ta ban hành quyết định thành lậptỉnh Sông Bé bao gồm các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và ba xã thuộc huyệnThủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). Ngày 06-11-1996, kỳ họp thứ X Quốc hộikhoá IX quyết định điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình

Dương và Bình Phước. Tỉnh Bình Phước được tái lập ngày 01-01-1997 [8]. Tỉnh có10 huyện, thị xã (Đồng Xoài là trung tâm tỉnh) với 111 xã, phường, thị trấn.

Tỉnh Bình Phước đang nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội và chuyểndịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997-

2011 đạt 12,33%; năm 2013 đạt 9,59%. Năm 2013, thu ngân sách nhà nước đạt 3.900

tỷ đồng; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt 41,63 triệu đồng [172].

Tỉnh Bình Phước có bốn cơ quan báo chí là Báo Bình Phước (có báo in và

báo mạng điện tử); Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước (có kênh truyền hình

49

BPTV 1, BPTV 2 và phát thanh); Tạp chí Khoa học thời đại của Liên hiệp các Hội

khoa học kỹ thuật tỉnh; Tạp chí Văn nghệ Bình Phước của Hội Văn học nghệ thuật

tỉnh. Hội Nhà báo tỉnh có 86 hội viên được cấp thẻ nhà báo, chiếm 35,1% cán bộ,

nhân viên các cơ quan báo chí. Toàn tỉnh có năm đơn vị cung cấp dịch vụ truyền

hình trả tiền; có Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; 10 Đài truyền thanh - truyền hình

cấp huyện và 111 trạm truyền thanh ở xã, phường, thị trấn [152].

Đội ngũ cán bộ TTĐC thường xuyên được kiện toàn, củng cố. Thống kê

cuối năm 2012, có 56,9% cán bộ các cơ quan báo chí có trình độ đại học; gần 0,4%

cán bộ có trình độ trên đại học và 10,4% cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính

trị; 14,2% có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 33,5% cán bộ là đảng viên. Cơ sở

vật chất kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính của các cơ quan báo chí được đầu

tư. Trung tâm Phát thanh truyền hình Bà Rá là trung tâm phát thanh - truyền hình

quốc gia. Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đảm bảo việc phủ sóng phát thanh, truyền

hình cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phủ sóng truyền

hình mặt đất tới 100% dân cư toàn tỉnh. Năm 2007, kênh truyền hình BPTV 1 và

năm 2010, kênh truyền hình BPTV 2 được đưa lên vệ tinh Vinasat-1. Công nghệ

truyền dẫn truyền hình cáp đang sử dụng là công nghệ số (HFC)... Đến nay, 100%

xã, thị trấn, thôn, ấp, khu dân cư có trạm và cụm loa truyền thanh. Đài truyền thanh

- truyền hình cấp huyện đã duy trì chương trình truyền thanh, tiếp âm VOV, Đài

Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ huyện đến thôn, ấp [152].

Đến năm 2000, tỉnh cơ bản đã xóa được hộ đói và cuối năm 2013 số hộ

nghèo đã giảm xuống còn 4,72% theo chuẩn mới [172]. 18,85/100 dân sử dụng

internet. 100% hộ gia đình theo dõi được VOV, VTV và các kênh TTĐC của tỉnh.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất

lượng. Năm 1998, tỉnh được công nhận hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

tiểu học; năm 2009 đạt chuẩn phổ cập THCS. Cuối năm 2012, tỷ lệ xã, phường, thị trấn

đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 76,6% (tương đương 85 xã); đạt 28,2 giường bệnh/vạn

dân; 60% trạm y tế có bác sỹ; 6,5 bác sỹ/vạn dân… [124]

Những thành tựu trên chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

Tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình

50

hình thực hiện quyền trẻ em. Hoạt động của các cơ quan TTĐC ở Bình Phước hiện

nay còn rất nhiều khó khăn, hạn chế khi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp chưa đủ

mạnh, thiếu những nhà báo giỏi, các sản phẩm truyền thông dấu ấn địa phương chưa

đậm nét. Khó khăn của hoạt động TTĐC ảnh hưởng đáng kể đến công tác truyền

thông về quyền trẻ em ở địa phương.

2.2.2. Tình hình thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các

quyền của trẻ em Bình Phước đã được cấp ủy đảng, chính quyền, gia đình, nhà

trường và cộng đồng xã hội quan tâm thực hiện, song còn nhiều khó khăn, hạn chế,

dù đã có một số kết quả rất đáng trân trọng.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (ngày 01-4-2009) [25], toàn

tỉnh có 215.745/218.590 hộ có nhà ở, chiếm 99,99% số hộ toàn tỉnh. Nhưng chất

lượng nhà ở chưa cao. Trong những hộ có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chỉ chiếm

7,6% (cả nước là 46,3%); diện tích ở của các hộ đa số là từ 60 m2 trở lên (54,0%).

Các điều kiện sinh hoạt cũng dần được cải thiện. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh

cuối năm 2010 là 85,0%. Trên địa bàn tỉnh, có 86,9% gia đình có tivi, 38,3% có

điện thoại cố định. Nhiều hộ gia đình đã mua sắm được các loại báo chí, máy vi tính

có nối mạng internet tạo điều kiện cho trẻ em được tiếp cận thông tin nhiều nguồn.

Tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 2.505 trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt. Từ năm 2004 đến cuối năm 2012, đã có hơn 8.000 lượt trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt được khám phân loại. Trên 294 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh được

phẫu thuật, mang lại sự sống. Có trên 80,0% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được

chăm sóc; hơn 95,0% trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật [124]. Việc

phòng ngừa dịch bệnh được thực hiện tốt, nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe

cho bà mẹ, trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm và đầu tư ngân sách. Năm

2012, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới một tuổi là 0,26%o; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới năm

tuổi là 0,22%o; tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là 30,2%; tỷ

lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân là 17,8%. Tính đến tháng 6-2012, 90,0% trẻ

em dưới sáu tuổi trong toàn tỉnh được cấp thẻ bảo hiểm y tế [124]. Hoạt động đăng

51

ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn tỉnh được thực hiện kịp thời, đúng thời hạn,

đảm bảo quyền lợi cho các em. Trẻ em sinh ra có yếu tố nước ngoài được đăng ký

khai sinh theo quy định.

Trong lĩnh vực giáo dục, mạng lưới trường mầm non của tỉnh ổn định và

tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình giáo dục phù hợp các yêu

cầu thực tế của địa phương và đáp ứng mục tiêu phổ cập trẻ mẫu giáo năm tuổi.

Cuối năm 2012, tỷ lệ huy động trẻ em năm tuổi đến trường đạt 94,95%. Tỷ lệ trẻ em

từ 3-5 tuổi đi mẫu giáo đạt 74,1%; trẻ em năm tuổi đi mẫu giáo đạt 93,4%. Tỷ lệ trẻ

em nhập học tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,1%; tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 99,9%;

nhập học THCS đúng độ tuổi đạt 75,0%; tốt nghiệp THCS đạt 96,0% [124]. Chính

sách miễn, giảm học phí cho trẻ em thuộc đối tượng chính sách đang đi học được

thực hiện kịp thời và đầy đủ, đảm bảo được quyền lợi của trẻ em.

Trong những năm qua, các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em và các

hoạt động trọng điểm dành cho trẻ em như Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung

thu, Tết nguyên đán, các hội thi tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến

thanh thiếu niên, các hội trại hè, các cuộc thi vẽ tranh, hội thi tiếng hát “Hoa

Phượng đỏ”... tạo sân chơi lành mạnh, thiết thực cho trẻ em. Hầu hết các trường học

đều có thư viện, báo Nhi đồng, báo Khăn quàng đỏ,… đáp ứng nhu cầu giải trí, phát

triển tinh thần, trí tuệ của trẻ em. Trung tâm sinh hoạt thiếu nhi của tỉnh, huyện hoạt

động tích cực. Số lượng sách dành cho trẻ em trên tổng số sách của địa phương tăng

theo hàng năm, năm 2005 là 520 bản đến năm 2012 là 900 bản [124]. Tỷ lệ xã

phường có điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em năm 2012 đạt 61,0%.

Việc thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước còn nhiều tồn tại, hạn chế:

Sự quan tâm của một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở đối với công tác

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa sâu sát, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Các mục

tiêu vì trẻ em ít được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, nên chưa

mang lại hiệu quả cao. Kinh phí bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên toàn tỉnh chưa tương

xứng với mục tiêu, nhiệm vụ được giao, chủ yếu tập trung cho các hoạt động tặng quà

vào ngày lễ, chưa bố trí kinh phí tổng thể cho lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em [124].

52

Công tác phối hợp lồng ghép các chương trình mục tiêu vì trẻ em vào hoạtđộng của các ngành, đoàn thể trong kế hoạch hoạt động hàng năm, đặc biệt là trong

các hoạt động tuyên truyền, vận động chưa tốt. Hệ thống làm công tác bảo vệ, chămsóc trẻ em luôn biến động, đặc biệt là sau khi giải thể Ủy ban Dân số - gia đình và

trẻ em, làm cho công tác này bị ngưng trệ trong một thời gian dài [124].

Việc chăm lo sức khỏe, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em còn gặpkhông ít khó khăn, chưa được quan tâm đúng mức. Công tác vận động trẻ em đếnnhà trẻ, trường mẫu giáo, việc in cấp phát thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trẻem dưới sáu tuổi làm thực hiện đầy đủ. Việc quản lý kinh doanh các sản phẩm vănhóa và dịch vụ internet không chặt chẽ, không ít những ấn phẩm có nội dung đồitrụy, độc hại đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ em.

Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương vẫn không giảm. Sốtrẻ em bị tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích vẫn cao. Tình trạngtrẻ em vi phạm pháp luật còn nhiều. Số trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo, hộcận nghèo còn cao (năm 2012 có 14.579 em sống trong gia đình hộ nghèo, chiếm5,06% trẻ em trong toàn tỉnh). Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chỉ mới tậptrung vào hoạt động nuôi dưỡng, trợ giúp về vật chất là chính, chưa có những hoạtđộng phòng ngừa và hỗ trợ khẩn cấp [124].

Trẻ em phải lao động sớm ở Bình Phước nhiều, nhưng chưa được thống kê

đầy đủ. Tình trạng trẻ em bị bạo hành trẻ em, bị xâm hại tình dục hết sức phức tạp,xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Bình Phước hiện là một trong những tỉnh có tỷlệ chênh lệch giới tính khi sinh cao nhất cả nước 115 trẻ em trai/100 trẻ em gái.

Hoạt động vui chơi cho trẻ em trong ngày hè, lễ, tết vẫn còn đơn giản, chưađược tổ chức thường xuyên, chưa thực sự thu hút trẻ em. Trẻ em Bình Phước từ đôthị đến nông thôn đều thiếu sân chơi. Quyền được sở hữu tài sản, thừa kế của trẻ emchưa được thực hiện tốt. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia

hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế.Đang có sự bất bình đẳng trong việc hưởng thụ quyền trẻ em. Trẻ em trong

gia đình nông thôn, gia đình nghèo không được chăm sóc tốt như ở các gia đình đôthị, gia đình khá giả. Không ít trẻ em nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số chưa có sách báo để đọc, chưa thường xuyên được xem các chương

53

trình phát thanh, truyền hình dành cho mình. Cũng có không ít trẻ em ở đô thị phảichịu nhiều áp lực học hành, không có thời gian vui chơi giải trí, theo dõi các chươngtrình cho trẻ em trên TTĐC. TTĐC không có kênh truyền thông dành riêng cho trẻem và có rất ít sản phẩm truyền thông dành cho trẻ em. Nghị quyết và Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa thật sự đi vào cuộc sống.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Luận án xem xét vai trò

của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em trên năm khía cạnh: vai trò thông tin, tuyên

truyền, giáo dục; hình thành, thể hiện dư luận xã hội; vận động, khuyến khích thực

hiện quyền trẻ em; giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em.

Luận án sử dụng tổng tích hợp các lý thuyết: Mô hình truyền thông theo chu kỳ của

Roman Jakobson để phân tích quá trình truyền thông; Thuyết kiến tạo xã hội của

Peter L. Berger giải thích sự tham gia của TTĐC trong việc kiến tạo các mô hình

nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em; Lý thuyết trung gian về vai

trò - tập hợp của R.Merton giải thích lý do không hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền

thông về quyền trẻ em; Tiếp cận vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em từ

cách tiếp cận quyền của trẻ em để xem xét hoạt động truyền thông về quyền trẻ em.

Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta

về báo chí, về quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em là cơ

sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền quyền trẻ em của TTĐC.

Cơ sở thực tiễn nghiên cứu luận án là đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội

của tỉnh Bình Phước và tình hình thực hiện quyền trẻ em hiện nay trên địa bàn tỉnh.

Luận án khẳng định, trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trẻ em

Bình Phước đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc thụ hưởng các quyền của

mình. Để Bình Phước sớm đạt được mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp theo

hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi phải quan tâm đến chiến lược nguồn nhân lực

với lớp trẻ em từ hôm nay. Vì vậy, với tỉnh Bình Phước, nghiên cứu khoa học về

quyền trẻ em là vô cùng cần thiết.

54

Chương 3

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG

THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ ĐỀ TÀI TRẺ EM Ở

TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

3.1.1. Số lượng sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em

Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, theo kết quả khảo sát của tác giả, các phương

tiện TTĐC tỉnh Bình Phước được nghiên cứu có 2.222 sản phẩm truyền thông về đề

tài trẻ em, trực tiếp hoặc hướng tới phục vụ việc thực hiện quyền trẻ em. Trong đó, có

1.344 sản phẩm dành cho trẻ em và 878 sản phẩm dành cho người lớn.

1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đứng đầu về số lượng và tỷ

lệ sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em, với 1.622 sản phẩm, chiếm 13,8% tổng

sản phẩm truyền thông của Đài. Trong đó, có 1.344 sản phẩm cho trẻ em, chiếm

90,5% tổng sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em, chiếm 11,4% tổng sản phẩm truyền

thông của Đài. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước nhiều hơn Đài Phát thanh

- truyền hình Bình Dương 1,3 lần về số lượng các sản phẩm truyền thông về đề tài

trẻ em. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, Đài Phát thanh - truyền hình Bình Dương chỉ

có 1.239 sản phẩm, chiếm 5,9% tổng sản phẩm truyền thông được phát sóng.

10,4% 10,3%

9,6%

8,8%

10,3%

88.5

99.510

10.5

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trong tổng chương trình

trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Mỗi tháng trung bình Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có

khoảng 325 sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em (trong đó có 268 sản phẩm dành

cho trẻ em). Tháng 6 - tháng hành động vì trẻ em có nhiều sản phẩm nhất (333 sản

phẩm, chiếm 10,4% tổng số sản phẩm phát sóng của tháng); thứ hai là tháng 7 -

55

tháng hè có 341 sản phẩm, chiếm 10,3%; nhưng tháng 9 - tháng đầu năm học mới

chỉ có 292 sản phẩm. Như vậy, các sản phẩm về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước không phải chỉ có vào các dịp cao điểm vì trẻ em.

Tổng thời lượng phát sóng các sản phẩm truyền thông về trẻ em, cho trẻ em

của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước trong 5 tháng là: 35.315 phút (tương

đương 589 giờ), chiếm 22,2% tổng thời lượng phát sóng chương trình của địa

phương, không kể tiếp âm, tiếp sóng. Thời lượng phát sóng của các chương trình

cho trẻ em là 28.995 phút (tương đương 483 giờ), chiếm 82,1% tổng thời lượng

phát sóng chương trình về đề tài trẻ em của Đài.

2. Báo Bình Phước: có 218 sản phẩm truyền thông về trẻ em, chiếm 4,4%

tổng sản phẩm truyền thông của báo. Trong đó, báo in có 149 tin bài, chiếm 5,2%

tổng tin bài của báo; báo mạng điện tử có 68 tin bài, chiếm 3,4% tổng tin bài của báo.

Trên báo in, tháng 8 - tháng hè, có nhiều sản phẩm truyền thông về trẻ em

nhất, với 41 sản phẩm, chiếm 6,2% số sản phẩm truyền thông trong tháng. Nhưng ít

nhất là tháng 7 - cũng là tháng hè, chỉ có 28 sản phẩm, chiếm 4,6%. Trên báo mạng

điện tử, tháng 7 có ít sản phẩm truyền thông về trẻ em nhất, chỉ có 07 sản phẩm,

chiếm 1,6% tổng sản phẩm truyền thông trong tháng. Ít thứ hai là tháng 6 với 12 sản

phẩm, chiếm 3,0%. Nhiều nhất là tháng 10 với 19 sản phẩm, chiếm 4,7%.

Cả trên báo in và báo mạng điện tử đều không có sản phẩm truyền thông

dành cho trẻ em, không có chuyên mục cho trẻ em. Số lượng sản phẩm truyền thông

về trẻ em ít hơn rất nhiều so với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Có thể

thấy, trẻ em với tư cách là độc giả, là đối tượng phản ánh đều chưa được Báo Bình

Phước quan tâm đúng mức như trách nhiệm của một cơ quan TTĐC với việc thực

hiện quyền trẻ em. Báo in bị hạn chế bởi số lượng trang, ngày phát hành… nhưng

báo mạng điện tử lại còn có ít sản phẩm truyền thông hơn cả báo in.

3. Các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện

Đài thị xã Đồng Xoài quan tâm cho mảng đề tài trẻ em nhiều nhất, chiếm

10,3% trong tổng số sản phẩm truyền thông của Đài; thứ hai là Đài huyện Đồng

Phú; thứ ba là Đài huyện Bù Đăng; ít nhất là Đài huyện Bù Gia Mập. Vấn đề đáng

quan tâm ở đây là huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập - hai huyện có đông đồng bào

56

dân tộc thiểu số, kinh tế - xã hội phát triển chậm, đời sống người dân còn nhiều khó

khăn và tình hình vi phạm quyền trẻ em, nhất là tình trạng xâm hại trẻ em xảy ra

nhiều nhất tỉnh. Công tác truyền thông về quyền trẻ em đặt ra bức thiết đối với hai

huyện này nhất, nhưng lại có rất ít sản phẩm truyền thông về trẻ em.

Bảng 3.1. Số lượng sản phẩm truyền thông và thời lượng phát thanhvề trẻ em trên các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Đồng Xoài Đồng Phú Bù Gia Mập Bù ĐăngTổng sản phẩm truyền thông 1.706 1.022 773 499

Số lượng sản phẩm truyềnthông về trẻ em

176 109 39 56

Tỷ lệ % 10,3 10,7 5,0 11,2

Tổng thời lượng phát thanh 8.025’ 9.000’ 5.400’ 5.400’Thời lượng phát thanh về trẻ em 805’ 639’ 210’ 285’Tỷ lệ % 10,0 7,1 3,9 5,3

Các hoạt động truyền thông về trẻ em ở Đài thị xã Đồng Xoài không phảichỉ ưu tiên vào các dịp cao điểm, mà được thực hiện thường xuyên. Trong khi đó,Đài huyện Đồng Phú, Bù Đăng và Bù Gia Mập không thực hiện thường xuyên các

hoạt động truyền thông về trẻ em, ưu tiên vào thời gian cao điểm tháng 6 - tháng

hành động vì trẻ em, hay tháng 9 - đầu năm học mới. (Xem bảng 1, 2, 3, 4 Phụ lục)Tóm lại, có thể vấn đề trẻ em được thể hiện trong những vấn đề chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung. Nhưng trung bình mỗi tháng chỉ có 444 sảnphẩm truyền thông về đề tài trẻ em được đăng phát trên sáu cơ quan TTĐC của tỉnh,chiếm gần 11,0% sản phẩm trong chương trình truyền thông của tỉnh. Số lượng và

tỷ lệ này là thấp, vấn đề trẻ em chưa thực sự được quan tâm trên TTĐC tỉnh Bình

Phước. Cán bộ truyền thông ước tính số lượng sản phẩm truyền thông về đề tài trẻem hướng đến thực hiện quyền trẻ em chiếm khoảng 19,4% các chương trình của cơquan họ đang công tác, là cao hơn nhiều so với thực tế.

3.1.2. Hình thức của sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em

Nguồn đăng tải của sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em: phần lớn là do

các cơ quan TTĐC trong tỉnh tự thực hiện. Theo khảo sát của tác giả, 100,0% sản

57

phẩm truyền thông về trẻ em trên báo in và 94,2% trên Báo Bình Phước điện tử là

do các phóng viên, cộng tác viên thực hiện. Một số Đài truyền thanh và truyền hình

cấp huyện lấy sản phẩm truyền thông từ Báo Bình Phước, Báo Bình Phước điện tử

và báo khác. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước mua bản quyền các chương

trình về trẻ em nhiều nhất trong các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước.

Thể loại sản phẩm truyền thông: TTĐC Bình Phước chú ý nhiều đến sự

kiện, vụ việc bề nổi về chủ đề trẻ em, ít có những bài viết phản ánh, phóng sự,

phỏng vấn có chiều sâu, mang tính chất tổng kết thực tiễn, nên chủ yếu là các tin

ngắn. Ví dụ như Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước: Từ tháng 6 đến

tháng 10/2012, chương trình về đề tài trẻ em nhiều nhất là phim với 594 chương

trình, chiếm 36,6% chương trình về đề tài trẻ em trên Đài; phóng sự có 412

chương trình (chiếm 25,4%); trao đổi có 165 chương trình (chiếm 10,2%); thể

loại khác có 453 chương trình, chiếm 27,9% (văn nghệ, ca nhạc...). Báo Bình

Phước: Thể loại nhiều nhất là tin (chiếm 59,4%); thứ hai là bài phản ánh (chiếm

27,2%); phản ánh chân dung có 10 bài (chiếm 4,6%). Đài thị xã Đồng Xoài có

165 tin (chiếm 93,8%); Đài huyện Đồng Phú: có 49 tin (chiếm 45,0%).

Ngôn ngữ thể hiện giản dị, dễ hiểu, gần gũi, phù hợp với trình độ nhậnthức của số đông công chúng. Các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em chỉđược thực hiện đều đặn, có tính chất định kỳ trên Báo Bình Phước in và ĐàiPhát thanh và Truyền hình Bình Phước. Các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ

em xuất hiện đều đặn trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, trung bình

khoảng ba hoặc bốn chương trình/ngày; nhiều nhất là sáu chương trình/ngày, ít

nhất là một chương trình/ngày. Theo khảo sát của tác giả, từ tháng 6 đến tháng

10/2012, Báo Bình Phước in có 55/65 số có sản phẩm truyền thông về trẻ em. Có

ngày báo có đến năm sản phẩm truyền thông về trẻ em, có ngày chỉ có một sản

phẩm. Trên truyền thanh cấp huyện, các tin bài về trẻ em phát sóng không thường

xuyên. Đài thị xã Đồng Xoài phát sóng thường xuyên nhất; thứ hai là Đài huyện Đồng

Phú; thứ ba là Đài huyện Bù Đăng; hạn chế nhất là Đài huyện Bù Gia Mập.Các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em thường đứng sau vấn đề chính

trị, kinh tế. Ít khi được đứng trên trang nhất và trong các chuyên mục chính trị thời

sự. Nếu được ở trang nhất hay chương trình thời sự, đó là những vấn đề bức xúc

58

như lạm thu phí đầu năm học, học sinh bỏ học, thiếu sân chơi cho trẻ em… thu hút

công chúng. Còn lại những gì liên quan đến trẻ em đều được đưa vào chuyên

trang/chuyên mục giáo dục, thanh niên, văn hóa.

Phần lớn các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em được phát sóng trên Đài

truyền hình Bình Phước không phải những khung giờ vàng, nhưng vẫn thuận tiện để

công chúng theo dõi. Ví dụ, từ tháng 6 đến tháng 10/2012, lúc 6:05 hoặc 8 giờ mỗi

ngày trên BPTV1, trẻ em được xem phim thiếu nhi. 11 giờ trưa, trẻ em được xem Phim

hoạt hình hoặc Tạp chí thiếu nhi (thứ tư hàng tuần), Vườn hoa âm nhạc tuổi thơ (thứ

ba hàng tuần). Công chúng người lớn có thể xem Câu chuyện gia đình vào lúc 8 giờ

20 chủ nhật, 10 giờ 10 thứ ba và 21 giờ 50 thứ năm hàng tuần; xem Khát vọng sống

lúc 21 giờ 20 ngày chủ nhật, 10 giờ 35 thứ tư hàng tuần; xem Chia sẻ nỗi đau vào lúc

21 giờ ngày thứ ba và 13 giờ 10 phút thứ tư tuần thứ hai của tháng; xem Vì trẻ em

vào lúc 21 giờ 30 phút thứ tư và 13 giờ 10 chủ nhật tuần thứ ba hàng tháng. Chương

trình về trẻ em được phát lại nhiều lần và được phát trên trang tin điện tử của Đài

Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Nhưng cũng có chương trình phát sóng vào

thời điểm rất ít công chúng có thể theo dõi, như chương trình Câu chuyện gia đình

phát vào lúc 4 giờ 45 ngày 09-6-2012; chương trình Biết để làm đúng phát vào lúc 5

giờ 35 ngày 12 và 13-6-2012.

3.1.3. Đặc điểm nội dung thông tinPhần lớn những thông tin về bệnh tật, giáo dục... trong các sản phẩm truyền

thông về đề tài trẻ em được phản ánh chính xác, khoa học. Nhưng số sản phẩm

truyền thông có hỏi ý kiến chuyên gia và nhà quản lý về vấn đề của trẻ em chưa

nhiều (chỉ chiếm 26,0%). Nhiều sản phẩm truyền thông chỉ quan tâm đến ý kiến của

người lớn, chuyên gia, nhà quản lý mà quên đi ý kiến của trẻ em, chỉ có quan điểm

của cán bộ truyền thông.

Tác giả các sản phẩm truyền thông về trẻ em chủ yếu đưa tin, phản ánh tình

hình, chỉ phân tích, bình luận với những bài phản ánh, bình luận, phóng sự, xã luận,

trao đổi. Thông tin về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

được biên tập viên, phóng viên bình luận, phân tích nhiều nhất so với các cơ quan

TTĐC khác (chiếm 35,6% tổng số sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em).

59

Tuy vậy, hầu hết các sản phẩm truyền thông về trẻ em không nêu các quyền

trẻ em có liên quan. Chỉ có 1,2% sản phẩm truyền thông giới thiệu về quyền trẻ em và

mức xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đài huyện

Bù Đăng nêu các quyền trẻ em có liên quan nhiều nhất (chiếm 8,9% tổng sản phẩm

truyền thông về trẻ em); thứ hai là Báo Bình Phước (chiếm 5,5%). Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước và Đài huyện Bù Gia Mập không có sản phẩm truyền thông

nêu rõ các quyền trẻ em có liên quan đến vấn đề được phản ánh. Cũng chưa đến 5,0%

(4,8%) sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em có dùng từ “quyền trẻ em” trong nội

dung. Chính vì vậy, các nội dung thông tin được phản ánh ít gắn với quyền trẻ em, có

đòi hỏi quyền lợi cho trẻ em cũng hết sức chung chung, không làm cho công chúng

nhận thấy quyền trẻ em phải được thực thi, nếu không là vi phạm pháp luật. Thực tế đó

vừa làm giảm chất lượng nội dung, vừa làm giảm hiệu quả tác động của TTĐC về trẻ

em. TTĐC tỉnh Bình Phước khó có thể kiến tạo cho công chúng nhận thức, thái độ và

hành vi thực hiện quyền trẻ em khi mà chính họ rất ngại nói đến quyền trẻ em. “Đúng

là em rất ít khi dùng từ “quyền trẻ em” trong các sản phẩm truyền thông cho người lớn

và trẻ em. Em cứ thấy ngại ngại thế nào, chưa quen dùng từ này, vì em thấy liên quan

đến nhân quyền, là cái gì đó to tát lắm, nên chỉ dùng từ “bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em” thôi. Nhưng trong nội dung sản phẩm truyền thông, em có ngầm giới thiệu các

quyền trẻ em” (PVS, nữ, biên tập viên, 28 tuổi, trình độ đại học).

Theo kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông, có 83,8% sản

phẩm truyền thông bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em; 83,7% sản phẩm đặt lợi ích của

trẻ em lên trên hết, trước hết; 82,8% sản phẩm phản ánh trung thực cuộc sống trẻ

em. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước được đánh giá cao nhất; thứ hai là

Đài huyện Đồng Phú; thứ ba là Báo Bình Phước; rồi đến Đài thị xã Đồng Xoài,

huyện Bù Gia Mập và hạn chế nhất là Đài huyện Bù Đăng.

Không có sản phẩm truyền thông làm tổn thương trẻ em, nhưng số sản

phẩm nói được tiếng nói của trẻ em còn quá ít, ít nhất là các đài truyền thanh cấp

huyện, nhiều nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. TTĐC đặt lợi ích

của trẻ em lên trên hết, trước hết, bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em, phản ánh trung

60

thực cuộc sống trẻ em, không làm tổn thương trẻ em nhưng chưa thực sự nói được

tiếng nói của trẻ em. TTĐC đang có sự mâu thuẫn trong quá trình truyền thông,

thiếu cách tiếp cận quyền và các nhà truyền thông đang vi phạm quyền trẻ em.

Bảng 3.2. Kết quả điều tra đánh giá chung về nội dung sản phẩm truyền thông

về đề tài trẻ em của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Đài Phátthanh vàTruyền

hình BìnhPhước

BáoBình

Phước

Đài thịxã

ĐồngXoài

ĐàihuyệnĐồngPhú

Đàihuyện

BùĐăng

ĐàihuyệnBù Gia

Mập

Tổng

Sốlượng(sản

phẩm)

1.388 141 153 87 42 29 1.8401. Phản ánhtrung thực cuộcsống trẻ em

Tỷ lệ%

85,6 64,7 86,0 80,6 75,0 74,4 82,8

Sốlượng(sản

phẩm)

1.388 153 164 102 29 27 1.8632. Bảo vệ, tôntrọng quyền trẻem

Tỷ lệ(%)

85,6 70,2 92,1 93,6 51,8 69,2 85,6

Sốlượng(sản

phẩm)

1.387 201 124 78 38 31 1.8593. Đặt lợi íchcủa trẻ em lêntrên hết, trướchết Tỷ lệ

(%)85,5 92,2 69,7 71,6 67,9 79,5 83,7

Sốlượng(sản

phẩm)

866 15 3 10 1 1 8964. Nói được tiếngnói của trẻ em

Tỷ lệ(%)

53,4 6,9 1,7 9,2 1,8 2,6 40,3

Sốlượng(sản

phẩm)

0 0 0 0 0 0 05. Làm tổnthương trẻ em

Tỷ lệ(%)

0 0 0 0 0 0 0

61

Nội dung truyền thông về trẻ em của truyền hình được đánh giá cao nhất;

thứ hai là phát thanh; thứ ba là truyền thanh cấp huyện và báo in, hạn chế nhất là

báo mạng điện tử (Xem bảng 5 Phụ lục). Có thể thấy, Đài huyện Bù Đăng chỉ có tỷ

trọng sản phẩm truyền thông về trẻ em lớn nhất trong kết cấu chương trình, nhưng

chất lượng nội dung được đánh giá thấp nhất, trong khi đòi hỏi từ thực tiễn truyền

thông về quyền trẻ em ở đây vô cùng cấp bách.

Phần lớn công chúng người lớn đánh giá nội dung các sản phẩm truyền

thông về đề tài trẻ em trên TTĐC Bình Phước cao hơn kết quả phân tích nội dung

thông điệp. Công chúng người lớn đánh giá TTĐC phản ánh trung thực cuộc sống

của trẻ em (chiếm 90,9%); bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em (chiếm 90,3%); đặt lợi

ích của trẻ em lên trên hết, trước hết (chiếm 80,6%). Tỷ lệ này trong ý kiến của cán

bộ truyền thông lần lượt là 81,7%; 79,3%; 65,9%. Có 7,3% cán bộ truyền thông

nhận thấy sản phẩm truyền thông về trẻ em ở cơ quan họ làm tổn thương trẻ em.

Công chúng người lớn đánh giá nội dung các sản phẩm truyền thông về đề

tài trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước cao nhất; thứ hai là

truyền thanh cấp huyện; thứ ba là Báo Bình Phước điện tử; hạn chế nhất là Báo

Bình Phước in. Công chúng trẻ em không đánh giá cao như công chúng người lớn.

Có 54,5% trẻ em cho rằng, các sản phẩm truyền thông về trẻ em ở Đài Phát thanh

và Truyền hình Bình Phước đã nói được tiếng nói trẻ em, nhưng có 36,8% trẻ em

cho rằng có sản phẩm làm tổn thương trẻ em. (Xem bảng 6, 7 Phụ lục)

Nhìn chung, nội dung của các sản phẩm truyền thông về trẻ em trên TTĐC

Bình Phước là khá tốt, được công chúng đánh giá cao, song lại mâu thuẫn với chính

nó. TTĐC tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân, công chúng thực hiện tốt quyền trẻ

em, nhưng lại vi phạm quyền trẻ em. Như vậy, TTĐC chưa thực sự phản ánh tốt

cuộc sống trẻ em, chưa bảo vệ, tôn trọng quyền và lợi ích của trẻ em.

3.1.4. Hình ảnh trẻ em trên truyền thông đại chúng Bình PhướcTheo kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông, hình ảnh phổ

biến nhất của trẻ em trên TTĐC Bình Phước là trẻ em bình thường với những vấn

đề trong cuộc sống thường ngày của trẻ (chiếm 62,2%), rất phù hợp với số đông

công chúng trẻ em. Hình ảnh trẻ em khỏe mạnh vui vẻ; xinh đẹp và sống trong hạnh

62

phúc chiếm tỷ lệ khá cao (lần lượt là 51,0%, 45,7% và 45,2%). Không có hình ảnh

xấu xí, vi phạm pháp luật, rất ít hình ảnh trẻ em bị tai nạn thương tích, bị bạo hành,

xâm hại tình dục, khuyết tật, mồ côi, lang thang. Trên thực tế Bình Phước hiện có

trên 2.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm gần 1,0% trẻ em trong toàn tỉnh.

Hình ảnh trẻ em dân tộc thiểu số cũng rất hạn chế (chỉ chiếm 1,2%), trong khi Bình

Phước là một tỉnh có đến 40 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 18,5% dân số toàn tỉnh.

Như vậy, các phương tiện TTĐC ở Bình Phước đã nỗ lực mang lại cho

công chúng một bức tranh không quá ảm đạm về tình hình trẻ em ở Bình Phước.

Song, lại chưa phản ánh toàn diện hình ảnh trẻ em trên thực tế.

3.1.5. Sự tham gia của trẻ em Bình Phước trên truyền thông đại chúngTrẻ em có quyền tham gia vào hoạt động truyền thông về quyền trẻ em. Sự

tham gia này giúp các em biết quan sát, lắng nghe, cảm thông, chia sẻ với người

khác, tự tin hơn, có kỹ năng sống tốt hơn, được mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết.

Tuy nhiên, trẻ em Bình Phước hầu như không tham gia vào quá trình truyền thông.

Báo Bình Phước và truyền thanh cấp huyện không có cộng tác viên trẻ em, chưa

bao giờ nhận được thư hay tin bài của trẻ em. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước, trẻ em tham gia dẫn một số chương trình cho trẻ em, nhưng chỉ là

người dẫn phụ. Toàn bộ lời dẫn do biên tập viên viết sẵn để trẻ em đọc.

Tạp chí thiếu nhi là chương trình duy nhất của Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước nhận được thư của trẻ em, nhưng số lượng không nhiều. Các em chủ yếu

gửi thư trả lời câu hỏi đố vui, có một số em gửi tranh, bài thơ và câu đố. 70,1% trẻ em

được hỏi cho biết chưa bao giờ trao đổi thông tin với Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước. Trong những em đã trao đổi thông tin, có 11,8% em được hỏi có gửi sản

phẩm truyền thông, hình ảnh; 25,1% gửi thư hỏi - đáp; 16,3% gửi thư góp ý.

Tiếng nói của trẻ em trên TTĐC ở Bình Phước rất hạn chế. Theo kết quả khảo

sát của tác giả, chỉ có 41,0% sản phẩm truyền thông có bộc lộ quan điểm trẻ em. Trong

khi đó, có 69,0% sản phẩm truyền thông được nghiên cứu có hình ảnh trẻ em là chính.

Rất ít trường hợp trẻ em được nói tiếng nói của mình, ngay cả với sản phẩm truyền

thông về bản thân như: bài “Gặp gỡ hai tấm gương vượt khó học giỏi ở xã Tân Phước”,

ngày 10-9-2012, tác giả Bích Quý, Đài huyện Đồng Phú, hai tấm gương không được

63

bày tỏ tâm tư, nguyện vọng hay chia sẻ kinh nghiệm về cuộc sống của mình. Bài viết

“Mô hình học tập dành cho học sinh yếu, kém ở Chơn Thành” của tác giả N.H trên Báo

Bình Phước số ra ngày 06-6-2012 không có nhận xét của học sinh về hiệu quả mô hình.

Theo kết quả khảo sát của tác giả, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình

Phước có số lượng sản phẩm truyền thông có bộc lộ quan điểm của trẻ em nhiều

nhất (chiếm 54,2%). Thứ hai là Đài huyện Đồng Phú (chiếm 9,2%); đây là đài cấp

huyện bộc lộ quan điểm của trẻ em nhiều nhất. Thứ ba là Báo Bình Phước, có 7,3%

sản phẩm truyền thông bộc lộ quan điểm của trẻ em và chủ yếu là trên báo in. Đài

thị xã Đồng Xoài bộc lộ quan điểm của trẻ em ít nhất. Truyền hình bộc lộ quan

điểm của trẻ em nhiều nhất, thứ hai là phát thanh, thứ ba là báo in, ít nhất là truyền

thanh cấp huyện. Phần lớn cán bộ truyền thông cho biết, các sản phẩm truyền thông

về trẻ em của họ đã bộc lộ được quan điểm của trẻ em (chiếm 83,3%); nhưng cũng

có 6,4% cán bộ chỉ hỏi tên tuổi và những câu đơn giản. Cách thức tác nghiệp của

một số cán bộ truyền thông chưa tôn trọng điều trẻ em muốn nói, muốn làm, chưa

tạo cơ hội cho trẻ em tham gia.

Có thể thấy, Điều 12 - CRC “Trẻ em có khả năng hình thành các quan điểm

của bản thân và có quyền bày tỏ quan điểm một cách tự do tất cả các vấn đề có liên

quan đến trẻ em. Các quan điểm đó được coi trọng đến mức độ nào là tuỳ thuộc vào

độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em”, không được bảo đảm. Theo đó, công

chúng người lớn đánh giá cao việc TTĐC quan tâm đến lợi ích của trẻ em, đặt lợi

ích của trẻ em lên trên hết, nhưng không đánh giá cao việc bộc lộ quan điểm của trẻ

em trên TTĐC. Công chúng trẻ em cho biết trên Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước, trẻ em được bộc lộ quan điểm của mình nhưng chưa nhiều (chiếm

40,2%); có khá nhiều em bộc lộ quan điểm nhưng không rõ (chiếm 14,5%).

Trẻ em Bình Phước được tham gia rất ít vào quá trình truyền thông về trẻ

em. Tiếng nói của trẻ em trên TTĐC Bình Phước chưa tác động đáng kể đến quá

trình hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề trẻ em, vì trẻ em đã không

được lên tiếng về những vấn đề của mình. Không phải lúc nào quyền và lợi ích của

trẻ em cũng được TTĐC tôn trọng và bảo vệ. Nếu tính theo thang bậc của sự tham

gia thì sự tham gia của trẻ em Bình Phước trên TTĐC mới ở hình thức tượng trưng

64

(trẻ em phát biểu suy nghĩ của mình theo cách sắp đặt của người lớn). Nghĩa là thấp

hơn so với mặt bằng cả nước ở mức độ thứ tư (nhận nhiệm vụ với vai trò hướng

dẫn) và mức độ thứ năm (tham gia thảo luận và góp ý) trong nghiên cứu của Trịnh

Duy Luân và Mai Quỳnh Nam [208, tr.467].

Thông tin định tính cho biết, sự tham gia của trẻ em nông thôn và vùng sâu

vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số lại càng hạn chế vì ngôn ngữ, khoảng cách địa lý và

cả vì nhận thức về quyền hạn chế. Trẻ em ở đây còn khó khăn trong tiếp cận thôngtin. TTĐC chưa thực sự là diễn đàn để công chúng trẻ em nói lên tâm tư, nguyệnvọng của mình, nên thông tin kém sinh động, hấp dẫn và chưa sát thực tiễn.

Khái quát tình hình truyền thông về trẻ em ở Bình Phước có thể thấy, phầnlớn các sản phẩm truyền thông về trẻ em do các cơ quan TTĐC tự thực hiện, nhưngcác chương trình truyền hình cho trẻ em chủ yếu là mua bản quyền. Ngôn ngữ giảndị, dễ hiểu, gần gũi. Các sản phẩm truyền thông về trẻ em được thực hiện đều đặn,

định kỳ, tiện cho công chúng theo dõi. Tuy nhiên, vấn đề trẻ em chưa thực sự được

TTĐC Bình Phước quan tâm. Các sản phẩm này thường đứng sau các vấn đề chính

trị, kinh tế, ít khi được đứng trên trang nhất và trong các chuyên mục chính trị thờisự, không được đăng phát vào khung giờ vàng. Các nội dung về quyền trẻ em ítđược đề cập một cách trực tiếp. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em, phản ánh trung thựccuộc sống trẻ em, không làm tổn thương trẻ em nhưng TTĐC chưa thực sự nói đượctiếng nói của trẻ em và cho trẻ em tham gia. Trước tình hình truyền thông về trẻ emnhư hiện nay, các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ emđã được biểu hiện như thế nào, có được thực hiện tốt hay không?

3.2. VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚCTRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM, TỪ NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG

3.2.1. Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ emThông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em là một trong

những vai trò cơ bản, rất quan trọng của TTĐC, giúp kiến tạo nên những mô hình

nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắn theo CRC và luậtpháp nước ta. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, vai trò này chưa được TTĐCBình Phước thực sự quan tâm. Có 43,6% sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em cómục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền, giáo dục về quyền trẻ em.

65

Bảng 3.3. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thể hiện vaitrò trong thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Số lượng(sản phẩm

Tỷ lệ(%)

1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em 1.945 87,5

2. Giải trí cho trẻ em 1.331 59,9

3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em 1.150 51,8

4. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em 277 12,5

5. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội 270 12,2

Tổng số 2.222 100,0

Đài huyện Bù Gia Mập quan tâm nhiều nhất đến mục đích đăng phát thôngtin tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em trong các mục đích đăng phát củacơ quan mình (chiếm 87,2%); thứ hai là Đài huyện Đồng Phú; thứ ba là Đài thị xã

Đồng Xoài; rồi đến Đài huyện Bù Đăng và Báo Bình Phước; quan tâm ít nhất là ĐàiPhát thanh và Truyền hình Bình Phước.

87,2%80,8%

78,1%76,8%

66,6%43,3%

0

20

40

60

80

100

Đài huyện Bù Gia Mập Đài huyện Đồng Phú Đài thị xã Đồng XoàiĐài huyện Bù Đăng Báo Bình Phước BPTV

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình

Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiệnquyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Các đài truyền thanh cấp huyện quan tâm nhiều nhất cho công tác thông tin,

tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em (chiếm 79,6%). Việc này đã chiếmhết mục đích đăng phát thông tin về đề tài trẻ em của họ. Đây là tín hiệu đáng mừngvì các đài cấp huyện là nơi có thể truyền thông điệp đến vùng sâu, vùng xa nhiều

66

nhất. Theo kênh truyền thông này, người dân cũng có điều kiện để biết được nhiềunhất các thông điệp về quyền trẻ em. Báo mạng điện tử ưu tiên cho mục đích đăngphát thông tin này ở vị trí thứ hai; thứ ba là báo in; rồi đến truyền hình và hạn chếnhất là phát thanh. (Xem hình 1 Phụ lục)

Kết quả trên cho thấy, nhận định của cán bộ truyền thông không chính xáchoặc TTĐC đã không thực hiện đúng chủ trương đăng phát thông tin về quyền trẻem. Phần lớn cán bộ truyền thông cho rằng, mục đích đăng phát thông tin về đề tài

trẻ em của cơ quan họ là thông tin, tuyên truyền về thực hiện quyền trẻ em (chiếm91,4%), cao nhất trong các mục đích đăng phát về trẻ em. (Xem bảng 8 Phụ lục)

Thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻ em: TTĐCtrong tỉnh đăng tải, phổ biến, giải thích các văn bản của Đảng, Nhà nước, các cơquan, tổ chức chuyên môn về quyền trẻ em để công chúng biết, hiểu, nhận thức và

hành động đúng. Tuy nhiên, thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách vềquyền trẻ em không phải là mục đích đăng phát được TTĐC Bình Phước đặc biệtquan tâm khi nó chỉ chiếm 11,8%. Đài huyện Bù Gia Mập quan tâm cho mục đíchđăng phát này nhiều nhất (chiếm 51,3%); thứ hai là Đài thị xã Đồng Xoài; thứ ba làBáo Bình Phước; ít nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước.

51,3%

37,6%42,1%

28,6%

40,4%

1,4%0

102030405060

Đài huyện Bù Gia Mập Đài huyện Đồng Phú Đài thị xã Đồng XoàiĐài huyện Bù Đăng Báo Bình Phước BPTV

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình

Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sáchvề quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Báo mạng điện tử ưu tiên nhất cho mục đích đăng phát thông tin, tuyên

truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em (chiếm 56,5%); thứ hai là truyềnthanh cấp huyện; thứ ba là báo in; rồi đến truyền hình; ít nhất là báo phát thanh,

không có sản phẩm truyền thông về chủ đề này. (Xem bảng 9 Phụ lục)Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước vừa có đông công chúng, vừa

có nhiều ưu thế trong hoạt động tuyên truyền, nhưng nhà Đài tuyên truyền chủ

67

trương, chính sách về quyền trẻ em còn rất hạn chế, nhất là phát thanh. Công tác

tuyên truyền về quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh đang bỏ lỡ cơ hội tuyên truyền chínhsách cho Nhân dân. TTĐC kiến tạo những quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyềntrẻ em cho xã hội, mà TTĐC lại tuyên truyền các quan điểm này chưa nhiều, chưatương xứng với sứ mệnh quan trọng của mình. Hoạt động tuyên truyền chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em nhiều hơntuyên truyền CRC. Vì vậy, không chỉ cán bộ truyền thông mà cả Nhân dân Bình

Phước rất ít người biết đến các quyền trẻ em trong CRC.

Truyền thông thông tin, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật vềquyền trẻ em bằng cách đăng tóm tắt hay toàn văn bản vào thời điểm mới ban hành,

như các tin trên Báo Bình Phước in: “Phải công khai mức thu học phí” (ra ngày 01-

6-2012, tác giả P.V); “Nghiêm cấm dạy trước chương trình lớp 1” (ra ngày 06-6-

2012, tác giả H.N)... đăng tóm tắt văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên

quan đến quyền được giáo dục, học tập của trẻ em. Trên Báo Bình Phước điện tử,

ngày 02-9-2012, “Thư của Chủ tịch nước gửi giáo viên, học sinh nhân ngày khai

giảng năm học mới” khẳng định, Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội luôn dành sựquan tâm, chăm lo đặc biệt cho trẻ em. Cách đưa tin đăng phát nguyên văn hoặctóm tắt chính sách đơn giản, dễ thực hiện, công chúng có được thông tin đầy đủ, cậpnhật. Song, thông tin lại rất đơn điệu, khô cứng. Do những hạn chế về thời lượngphát thanh, Đài thị xã Đồng Xoài tuyên truyền “Nghị định xử phạt vi phạm hành

chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” bốn lần vào bốn tuần trong tháng 6-

2012 mới hết văn bản, thông tin không liền mạch, công chúng khó tiếp nhận.TTĐC cũng lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách bằng cách chỉ

ra những ưu điểm, khó khăn, hạn chế, bất hợp lý trong quá trình tổ chức triển khaithực hiện. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, phóng sự “Thực trạngviệc triển khai Đề án 01 ở Hớn Quản” (chương trình Vì trẻ em ngày 18-7-2012,

nhóm tác giả Trịnh Huê) thông tin cách làm, kết quả thực hiện Đề án tăng cườngbảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020 ởhuyện Hớn Quản, đề nghị UBND tỉnh quan tâm hơn đến trẻ em đặc biệt khó khăn,tăng mức phụ cấp cho cộng tác viên, có một biên chế chuyên trách công tác trẻ em ởcấp xã. Bài “Hiệu quả từ chiến dịch phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con”

68

(Báo Bình Phước in, ngày 27-7-2012, tác giả Như Thảo) kiến nghị Bộ Y tế sớm cóquyết định thành lập khoa HIV/AIDS ở trung tâm y tế cấp huyện…

Cách làm này vừa tuyên truyền được chủ trương, chính sách quyền trẻ em,

vừa giúp các nhà quản lý có bài học kinh nghiệm để nhanh chóng nắm bắt thực tiễn,điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách, triển khai tốt chính sách. Song, số lượngbài viết phân tích thực hiện chính sách rất ít, vì đòi hỏi phải đầu tư về thời gian,chuyên môn, kỹ năng phân tích vấn đề. Do đó, truyền thanh cấp huyện ít có các bài

viết theo cách thức này và nếu có thì chất lượng chưa tốt, chỉ kể thành tích mà

không thấy tồn tại, hạn chế, không chia sẻ kinh nghiệm, không đề xuất hoàn thiệnchính sách, và rất ít khi có ý kiến của trẻ em.

Sản phẩm truyền thông tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻem chủ yếu dành cho người lớn, ít khi dành cho trẻ em. Trong phóng sự “Năm họcmới, nhiệm vụ mới” (chương trình Tạp chí thiếu nhi ngày 11-9-2012, nhóm tác giảHồng Phương), một số đội viên đã phát biểu hứa hẹn thực hiện tốt nghĩa vụ học tập,

vâng lời cha mẹ, thầy cô, tích cực tham gia sinh hoạt Đội. Hay trẻ em có nghĩa vụvâng lời Bác Hồ dạy, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, sống có ích, yêu lao động...trong phóng sự “Sân chơi trong hội thi kể chuyện sách hè” (chương trình Tạp chíthiếu nhi ngày 19-6-2012, nhóm tác giả Hồng Phương)... Các phóng sự khẳng địnhtrẻ em có quyền được hưởng sự quan tâm, chăm sóc như là một sự ban ơn từ Nhà

nước, các tổ chức, nhà trường, gia đình, người lớn, chứ không phải là quyền trẻ em.

Một trường hợp phỏng vấn sâu cho biết: “Cháu xem các chương trình trên ĐàiTruyền hình Bình Phước chỉ thấy nói trẻ em cần học tốt, vâng lời thầy cô, cha mẹ,ông bà, tích cực sinh hoạt Đội, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi,giải trí, thi đua học tốt và giúp đỡ bạn nghèo. Cháu ít thấy nói trẻ em có quyền gì,chương trình cháu xem không thấy nói rõ, có cũng chỉ nói ý thôi” (PVS, nữ, côngchúng, 14 tuổi, đang học lớp 8).

Với những bài báo viết về những vấn đề nổi cộm, Sở Thông tin và Truyềnthông đều có văn bản gửi các cơ quan chức năng có liên quan làm rõ giải quyết, trongđó có vấn đề của trẻ em. Năm 2008, trước vụ việc cháu Nguyễn Thị Hảo ba tuổi ở xã

Đức Hạnh, huyện Phước Long bị mẹ ruột hành hạ dã man cùng với một số vụ việc

khác gây bức xúc dư luận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn

69

thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em.Năm 2010-2011, sau một loạt các bài viết về những khó khăn, bất cập của công tác bảovệ, chăm sóc trẻ em khi giải thể Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, ngày 04-01-2011,

UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Đề án tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địabàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020, tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũcán bộ, cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ tỉnh đến cơ sở.

Thông tin định tính cho biết, hiệu quả tác động của các sản phẩm truyềnthông phản ánh tình hình thực hiện chủ trương, chính sách về quyền trẻ em chưađược TTĐC theo dõi, còn nhiều vấn đề được phản ánh bị bỏ qua, chưa được cơquan chức năng quan tâm. TTĐC trong tỉnh chưa bao giờ có sản phẩm truyền thôngphản biện các chủ trương, chính sách về trẻ em. Thông tin từ một trường hợp phỏngvấn sâu “Nói thật, chúng tôi chỉ phản ánh tình hình thực hiện các chính sách. Thựctế thế nào thì phản ánh để các cơ quan quản lý nhà nước biết, tham mưu cấp ủy,chính quyền sửa đổi, hoàn thiện. Còn họ làm tới đâu, các anh không biết, khôngtheo dõi được đâu. Phóng sự này làm khó lắm, phải đầu tư, phải nắm chắc chínhsách... và nhiều khi cũng rất nhạy cảm, nên anh em ngại thực hiện, huống chi phảnbiện xã hội là quá sức với anh em phóng viên, biên tập viên” (PVS, nam, lãnh đạocơ quan TTĐC, 56 tuổi, trình độ đại học).

Chưa bao giờ TTĐC Bình Phước đăng dự thảo văn bản cần lấy ý kiến trẻem hay đưa tin về việc này để công chúng biết, tham gia, ngay cả với sự kiện BộLao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến trẻ em về dự thảo sửa đổi Luật Bảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vì thế, mất đi nhiều ý kiến trí tuệ, chân thành,

nghiêm túc, đầy trách nhiệm của công chúng và trẻ em giúp Đảng, Nhà nước, các tổchức, các nhà quản lý hoàn thiện chính sách, pháp luật.

Phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là mộttrong những vai trò quan trọng được TTĐC quan tâm thực hiện để công chúng có

được kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con em mình. Từ tháng 6 đếntháng 10/2012, 48,2% sản phẩm truyền thông về trẻ em được khảo sát có mục đíchđăng phát phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gấp bốnlần mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyềntrẻ em. Có 76,8% cán bộ cho biết cơ quan của họ có mục đích đăng phát này.

70

Đài huyện Bù Đăng ưu tiên cho mục đích đăng phát thông tin phổ biếnkiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhiều nhất; thứ hai là Đàihuyện Bù Gia Mập; thứ ba là Đài thị xã Đồng Xoài; rồi đến Đài huyện Đồng Phú và

Báo Bình Phước; ít nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Truyềnthanh cấp huyện ưu tiên cho mục đích đăng phát này nhất; thứ hai là truyền hình;

thứ ba là báo in; ít nhất là phát thanh. (Xem bảng 10 Phụ lục)Có thể thấy, truyền thanh cấp huyện rất quan tâm phổ biến kiến thức, kỹ

năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho Nhân dân. Đây là điều đáng quý, đểNhân dân có những thông tin bổ ích chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con em mình,

phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của truyền thanh cấp huyện, thiết thựcphục vụ đời sống của Nhân dân. Trong khi đó, Báo Bình Phước và Đài Phát thanh -

Truyền hình Bình Phước không chỉ ít truyền thông về chính sách, mà còn ít truyềnthông cả kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, dù hai cơ quannày rất có ưu thế về số lượng công chúng và khả năng lan tỏa thông tin.

Báo Bình Phước trong chuyên mục Dân số - phát triển dạy cách chăm sóccon; chuyên mục Món ngon dạy cách chăm sóc dinh dưỡng cho con; chuyên mụcSức khoẻ phổ biến những mô hình chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh và chữa bệnh trẻem... Tuy nhiên, sản phẩm truyền thông ở những chuyên mục này chưa thường

xuyên, hình thức thể hiện chưa hấp dẫn, nội dung còn đơn điệu.Tuy Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không ưu tiên cho mục đích

phổ biến kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như các hoạt động tuyên truyềnkhác, nhưng Đài đã phổ biến, xây dựng các khuôn mẫu, kịch bản thực hiện quyền trẻem, cung cấp cho công chúng người lớn các kỹ năng, kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ em. Một số chương trình trên lĩnh vực này mà Đài mua bản quyền có nội dung và

hình thức hấp dẫn, sinh động như trong chương trình Câu chuyện gia đình1, chủ đề“Suy dinh dưỡng” (phát sóng 15 giờ 50 ngày 13-7-2012 trên kênh BPTV 1; lúc 6 giờ50 trên BPTV 2); Chương trình Vì chất lượng cuộc sống, chủ đề “Kỹ năng sống chotrẻ” (phát sóng lúc 13 giờ 45 trên BPTV 1; lúc 17 giờ 30 ngày 21-10-2012 trên BPTV

2); chương trình Giúp bé lớn khôn mỗi ngày2, chủ đề “Dạy trẻ lòng nhân ái” (phát sóng10 giờ 40 ngày 16-7-2012 trên kênh BPTV 1)... Chương trình Con đã lớn khôn, phiên

1 Chương trình “Câu chuyện gia đình” và “Vì chất lượng cuộc sống” do Ban khoa giáo Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phốihợp với Công ty cổ phần truyền thông Tây Việt sản xuất, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước mua bản quyền.2 Chương trình “Giúp bé lớn khôn mỗi ngày” do VTV9 phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 2 và sữa Friso thực hiện, Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước mua bản quyền.

71

bản Việt do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện được phát sóng trên

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, không chỉ giúp trẻ học tính tự lập, mà còn

cung cấp cho các bậc cha mẹ nhiều kiến thức, phương pháp nuôi dạy con khoa học. Từchương trình Tạp chí thiếu nhi trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, trẻ emcó được kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm học tập và hoạt động Đội. TTĐC đã tạo đượcdiễn đàn để công chúng tập quen xã hội, phản ánh định khuôn và chuẩn mực xã hộiphổ biến, giúp xã hội hóa các vai trò xã hội trong thực hiện quyền trẻ em.

Mảng chủ đề kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được truyền

thanh cấp huyện ưu tiên tuyên truyền. Ngày 13-6-2012, Đài thị xã Đồng Xoài phát

sóng bài “Trẻ mắc tự kỷ gia tăng do gia đình thiếu hiểu biết” (dẫn từ Thông tấn xã

Việt Nam của tác giả Thu Phương, ngày 11-6-2012), cung cấp cho công chúng về

tình trạng báo động trẻ em bị tự kỷ, các nguyên tắc để chuẩn đoán bệnh và phương

pháp điều trị. Đài huyện Đồng Phú có bài “Bệnh chân tay miệng nỗi lo trước ngày

tựu trường” (ngày 30-8-2012, dẫn từ Báo Bình Phước in ngày 29-8-2012, tác giả

M.Luận) cung cấp những thông tin về dịch bệnh, các biện pháp và kinh nghiệm

kiểm soát, phòng chống bệnh. Bài viết “Trưởng thành hơn với học kỳ quân đội”

(Báo Bình Phước in, ngày 02-7-2012, tác giả HP) bàn về kinh nghiệm rèn luyện cho

trẻ những kỹ năng sống cần thiết...

Tóm lại, TTĐC tỉnh Bình Phước đã quan tâm thực hiện vai trò thông tin,

tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em đứng ở vị trí thứ hai trong các vai trò

với việc thực hiện quyền trẻ em. Đài huyện Bù Gia Mập và báo mạng điện tử quan

tâm thực hiện vai trò này nhiều nhất; thứ hai là Đài thị xã Đồng Xoài và truyền

thanh cấp huyện; thứ ba là Báo Bình Phước và báo in; thứ tư là Đài huyện Đồng

Phú và truyền hình; thứ năm là Đài huyện Bù Đăng; hạn chế nhất Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước và phát thanh. Vai trò phổ biến kiến thức, kinh nghiệm bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được thực hiện tốt hơn tuyên truyền chủ trương,

chính sách về quyền trẻ em.

3.2.2. Vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hộiTTĐC khơi nguồn dư luận xã hội, phản ánh và truyền dẫn, thể hiện dư luận

xã hội, đồng thời định hướng và điều hòa dư luận xã hội. Đây là một trong những

72

vai trò quan trọng của TTĐC nhằm tham gia vào quá trình quản lý xã hội, góp phần

tạo nên quyền lực của TTĐC. Tuy nhiên, TTĐC ở Bình Phước thực hiện chưa tốt

vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, chỉ có

12,2% sản phẩm truyền thông được khảo sát đã hình thành, thể hiện dư luận xã hội

về việc thực hiện quyền trẻ em. Cũng chỉ có 48,8% cán bộ truyền thông cho rằng cơ

quan mình thực hiện vai trò này, thấp nhất trong các mục đích đăng phát thông tin

về đề tài trẻ em.

Báo Bình Phước thông tin hình thành và thể hiện dư luận xã hội nhiều nhất

so với các cơ quan TTĐC khác; thứ hai là Đài huyện Bù Gia Mập; thứ ba là Đài

huyện Đồng Phú; rồi đến Đài thị xã Đồng Xoài, Đài huyện Bù Đăng, hạn chế nhất

là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, riêng phát thanh không có tin bài

hình thành và thể hiện được dư luận xã hội. Báo in thông tin hình thành, thể hiện dư

luận xã hội nhiều nhất; thứ hai là báo mạng điện tử; thứ ba là truyền thanh cấp

huyện; rồi đến truyền hình và ít nhất là phát thanh.

Bảng 3.4. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình

Phước đã hình thành và thể hiện dư luận xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Cơ quan và loại hình TTĐC Số lượng Tổng số Tỷ lệ1. Đài Phát thanh và Truyền hìnhBình Phước

111 1.622 7,3

2. Báo Bình Phước 84 218 38,53. Đài thị xã Đồng Xoài 33 178 18,54. Đài huyện Đồng Phú 21 109 19,35. Đài huyện Bù Đăng 7 56 12,5

Cơ quan TTĐC

6. Đài huyện Bù Gia Mập 14 39 35,97. Báo in 62 149 41,68. Truyền hình 111 1.165 9,59. Phát thanh 0 457 010. Báo mạng điện tử 22 69 31,9

Loại hình TTĐC

11. Truyền thanh cấp huyện 75 382 19,6Chung 271 2.222 12,2

Có thể thấy, chỉ có Báo Bình Phước với cả hai loại hình báo chí đều phát

huy tốt vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Trong khi đó, cả kênh truyền

73

hình và phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đều không làm

tốt việc này, dù khả năng cập nhật, sức hút hình ảnh và ưu thế về khả năng lan

truyền thông tin là rất lớn. Các đài truyền thanh cấp huyện nhất là Đài huyện Bù Gia

Mập, tuy gặp những khó khăn về nguồn tin, thời lượng phát sóng, nhưng đã làm tốt

việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em ở địa phương.

Các thông tin về trẻ em dù là tích cực hay tiêu cực đều thu hút sự quan tâm

đặc biệt của công chúng, vì trẻ em là hiện tại, là tương lai của xã hội, là hạnh phúc

của gia đình. Trẻ em còn non nớt về thể lực, trí lực, chưa thể tự bảo vệ mình, rất dễ

bị tổn thương, bị tấn công và cũng rất dễ bị ảnh hưởng. Bởi vậy, thông tin trên

TTĐC về trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, tai nạn thương tích, bị bỏ rơi, tử vong... đều

làm mỗi chúng ta trăn trở, đau xót, dễ tạo nên dư luận xã hội. Ở tỉnh Bình Phước, vụ

án vi phạm quyền trẻ em mà dư luận bức xúc nhất là vụ cháu Nguyễn Thị Hảo ba

tuổi bị mẹ ruột hành hạ, cắt đứt gân chân năm 2008 là một ví dụ.

Báo Bình Phước in đã tạo và dẫn dắt được dư luận bằng cách đưa liên tục

trên chín số các thông tin liên quan đến sự việc, sức khỏe cháu Hảo và kết quả điều

tra vụ án. Ngày 22-9-2008 trên trang 2 có tin “Một cháu gái 3 tuổi bị hành hung dã

man” (tác giả Hoàng Thu). Ngày 26-9-2008, trên trang hai, Báo Bình Phước đăng

tin “Hội đồng Đội tỉnh thăm bé Hảo tại bệnh viện” (tác giả Đ.H-H.T). Báo Bình

Phước in ngày 29-9-2008, trang 10, tác giả Đ.Dương đã có bài “Sẽ đưa cháu Hảo về

Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em mồ côi” phỏng vấn Phó Giám đốc Sở

Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước. Báo Bình Phước in ngày 01-

10-2008, trang 2, đưa tin “Cục phó Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em Nguyễn Trọng An:

Cần có sự hỗ trợ về tâm lý cho cháu Hảo” (tác giả Hoàng Thu) nêu quan điểm của

ông An trong việc giải quyết ai sẽ nuôi cháu bé. Các thông tin này cũng được đưa

vào chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

Báo Bình Phước thời điểm đó chỉ có báo in, nên thông tin chậm. Báo Dân

trí điện tử có những thông tin nhanh nhất (“Bình Phước: bé gái 3 tuổi bị đánh đập,

cắt chân tay”, ngày 20-9-2008, tác giả An Hội), cập nhật và đầy đủ nhất. Báo đã cử

phóng viên ở lại Bình Phước chuyển thông tin liên tục về tòa soạn và hỗ trợ cháu

Hảo điều trị. Báo phản ánh việc đến thăm cháu bé kịp thời và phát biểu của Phó Cục

74

trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Báo có một loạt các bài viết phản ánh sự bức

xúc của dư luận và những việc làm nhân đạo, quan tâm, chia sẻ của cộng đồng dành

cho cháu. Cùng với đó là sự cộng hưởng từ VTV, các báo mạng điện tử, trang thông

tin điện tử và mạng xã hội.

Trước sức ép của dư luận, ngày 24-9-2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh

Hùng giao UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm vụ

cháu Hảo bị hành hung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-10-2008. Phó

Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện

dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em.

Ngày 29-9-2008, ông Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc

trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc với chính quyền tỉnh vụ

việc cháu Hảo và công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan chăm sóc,

điều trị cho cháu Hảo và khẩn trương điều tra vụ việc, báo cáo Chủ tịch tỉnh trước

ngày 10-10-2008. UBND tỉnh Bình Phước cũng chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh

và Xã hội rà soát, phát hiện các trẻ em bị xâm hại khác trên toàn tỉnh; kiểm tra sự

quản lý của chính quyền cơ sở với công tác trẻ em. Trước tình trạng nhiều vụ bạo

hành, ngược đãi trẻ em xảy ra cùng với vụ việc của cháu Hảo, Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội cố gắng kiện toàn đội ngũ cộng tác viên để bù lấp lại

khoảng trống trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em [105]. Rồi TTĐC lại khéo léo

điều hòa dư luận xã hội, đưa công luận chú ý vào vấn đề khác bằng việc đưa tin xét

xử vụ án nghiêm minh; cháu Hảo được đưa về Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh

chăm sóc đã ổn định cuộc sống.

Ngoài thông tin vụ việc cháu Hảo, từ trước tới nay TTĐC ở tỉnh Bình

Phước rất hạn chế trong khả năng hình thành và thể hiện dư luận xã hội, nói

đúng hơn là chưa biết cách tạo dư luận xã hội, thổi bùng dư luận xã hội. Bình

Phước có rất nhiều vụ việc có khả năng tạo dư luận xã hội, nhưng báo chí truyền

thông không làm được việc đó. Ví dụ, an toàn giao thông cho trẻ em ở Bình

Phước là vấn đề phức tạp, tác động nhiều đến cuộc sống của trẻ em, nhưng

75

TTĐC đặt vấn đề, lập luận chưa tốt, chưa có nhiều minh chứng thảm họa giao

thông gây ra cho trẻ em, quyền được bảo vệ của trẻ em bị vi phạm. Cũng chưa có

nhiều cơ quan TTĐC trong tỉnh cùng lên tiếng, nhất là Đài Phát thanh và Truyền

hình Bình Phước, nên chưa có khả năng tạo ra dư luận xã hội lên án hành vi vi

phạm Luật giao thông, chưa làm cho các bậc cha mẹ, các tổ chức, cá nhân và cả

trẻ em nhận thấy phải đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em. Tương tự có vấn

đề học sinh bỏ học, mất cân bằng giới tính khi sinh, trẻ em bị xâm hại tình dục...

Nguyên nhân là phạm vi phủ sóng của TTĐC tỉnh Bình Phước hạn chế, câu

từ, giọng văn chưa hay, chưa lôi cuốn công chúng tranh luận, chưa phản ánh được

lợi ích xã hội và sự cấp bách của vấn đề. Thông tin chưa cập nhật, phạm vi phát

hành nhỏ hẹp; thái độ của tác giả rất trung lập, khách quan, không dùng từ biểu

cảm, không tác động vào cảm xúc và tình yêu trẻ thơ của công chúng. Rất ít bài viết

khẳng định trách nhiệm của chính quyền địa phương, dẫn giải và phân tích những vi

phạm Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hay CRC.

Truyền thông lấy nguồn tin từ dư luận xã hội, phản ánh dư luận xã hội,

nhưng chưa đủ mạnh để động vào lòng trắc ẩn của công chúng, chưa tạo nên sự

tranh luận. Thông tin định tính cho hay, TTĐC Bình Phước có rất ít sản phẩm phản

ánh trực tiếp, đọc, in hoặc đưa hình ảnh các bức thư hay lời phát biểu của công

chúng, nhà quản lý, người có uy tín, kèm theo lời bình luận của cán bộ truyền

thông. TTĐC Bình Phước chưa từng liên kết dư luận xã hội với các chiến dịch

thông tin - giáo dục - truyền thông, không khai thác, đẩy cao trào của dư luận xã hội

thành những chiến dịch truyền thông, như chiến dịch truyền thông Mãi mãi tuổi 20

mà Báo Tuổi trẻ đã từng làm rất thành công từ hiệu ứng của hai cuốn nhật ký của

liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và liệt sỹ Đặng Thùy Trâm.

Một số vấn đề nóng về trẻ em, gây xôn xao dư luận đã phản ánh trên báo

chí được đưa lên mạng xã hội. Một số người dân Bình Phước, trong đó đặc biệt là

thanh thiếu niên quan tâm, theo dõi và bình luận. Mạng xã hội dẫn thông tin từ các

báo mạng điện tử tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội, lên án hành vi vi phạm

quyền trẻ em và kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, như vụ việc cháu bé sơ sinh

76

Quang Anh nhiễm HIV bị bỏ rơi, những trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi, bị chết vì bị bỏ rơi

hay vì tai nạn thương tích, những trẻ em nghèo không được đến trường vì thiên tai...

Nhưng cho đến nay, rất ít vấn đề trên TTĐC Bình Phước được đưa lên mạng xã hội,

vì không có đường liên kết với các trang mạng xã hội.

Qua quan sát nhận thấy, TTĐC muốn công luận ủng hộ, tích cực thực

hiện các chính sách về quyền trẻ em đã đưa chính sách lên truyền thông. Nhưng

lại chưa đủ sức hình thành dư luận xã hội tiến bộ, chưa xây dựng được niềm tin,

thế giới quan và ý thức quần chúng. TTĐC Bình Phước trong cùng thời điểm

chưa có sản phẩm truyền thông phân tích lý do ban hành chính sách để dư luận

xã hội đồng tình, ủng hộ. Truyền thông thường đưa tin sự việc, rồi tự dư luận

hình thành, tự tranh luận. Do đó, các vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính xã hội

cao hoặc những vấn đề xã hội bức xúc, đáng lẽ sẽ được giải quyết hoặc thực hiện

hiệu quả nếu được dư luận đồng tình hoặc phản ứng, đã bị TTĐC bỏ qua, như:

“Không thi tuyển học sinh vào lớp 1”; “Nghiêm cấm dạy trước chương trình lớp

1”... Song, ưu điểm là ở Bình Phước chưa có trường hợp TTĐC tạo nên những

dư luận xã hội quá đà, không có lợi cho trẻ em vì mục đích lợi nhuận của nhà

truyền thông hay vô tình dẫn đến các hành vi vi phạm quyền trẻ em như một số

trường hợp ở các cơ quan báo chí lớn.

Tóm lại, TTĐC trong tỉnh có tạo được dư luận xã hội nhưng chưa mạnh

mẽ, có khi chưa biết tạo nên dư luận xã hội tích cực ủng hộ thực hiện quyền trẻ em.

TTĐC chưa thực sự là diễn đàn của Nhân dân, giám sát tình hình thực hiện quyền

trẻ em bằng dư luận xã hội. Báo Bình Phước và báo in thực hiện vai trò hình thành

và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em tốt nhất; thứ hai là Đài huyện

Bù Gia Mập và báo mạng điện tử; thứ ba Đài huyện Đồng Phú và truyền thanh cấp

huyện; thứ tư là Đài thị xã Đồng Xoài và báo điện tử; thứ năm là Đài huyện Bù

Đăng; hạn chế nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và phát thanh.

3.2.3. Vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em là vai trò quan trọng của

TTĐC, góp phần trực tiếp thực hiện quyền trẻ em qua việc vận động các tổ chức, cá

77

nhân và toàn xã hội giúp đỡ trẻ em khó khăn và khuyến khích các điển hình tiên

tiến, các mô hình hay thực hiện tốt quyền trẻ em, các gương trẻ em điển hình thực

hiện tốt nghĩa vụ của mình. Theo kết quả nghiên cứu, đây là vai trò được TTĐC

Bình Phước quan tâm nhất, với 87,5% sản phẩm truyền thông có mục đích đăng

phát vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ truyền thông cũng cho

rằng, vai trò này được cơ quan họ thực hiện tốt thứ hai trong các vai trò (chiếm

87,8%), sau vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước quan tâm vai trò vận động,

khuyến khích thực hiện quyền trẻ em nhất; thứ hai là Đài huyện Bù Đăng; thứ ba là

Đài thị xã Đồng Xoài; rồi đến Đài huyện Bù Gia Mập, huyện Đồng Phú; hạn chế

nhất là Báo Bình Phước.

61,5%55,0%

62,9%82,1%

48,2%

98,5%

020406080

100120

Đài huyện Bù Gia Mập Đài huyện Đồng Phú Đài thị xã Đồng XoàiĐài huyện Bù Đăng Báo Bình Phước BPTV

Biều đồ 3.4. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có

mục đích vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Phát thanh quan tâm nhiều nhất cho vai trò vận động, khuyến khích thực

hiện quyền trẻ em (chiếm 100,0%); thứ hai là truyền hình; thứ ba là truyền thanh

cấp huyện; rồi đến báo in; hạn chế nhất là báo mạng điện tử (chiếm 40,6 %) (Xembảng 11 Phụ lục). Có thể thấy, chỉ đến vai trò vận động, khuyến khích thực hiện

quyền trẻ em, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và loại hình phát thanh

mới thể hiện sức mạnh, ưu thế và sự quan tâm của mình cho công tác tuyên truyền

về quyền trẻ em. Truyền thanh cấp huyện, nhất là huyện Bù Đăng đã quan tâm, phát

huy tốt vai trò vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư ở

địa phương thực hiện quyền trẻ em.

78

TTĐC thông tin, phản ánh những hoàn cảnh trẻ em khó khăn cần được giúpđỡ, kêu gọi mọi người mở rộng tấm lòng nhân ái, chia sẻ tinh thần, hỗ trợ vật chất,động viên các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, TTĐCBình Phước chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm xã hội này. Mục đích đăng phátthông tin kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn được TTĐC quan tâm thực hiện ít nhất, chỉchiếm 6,7% so với các mục đích khác, trong khi đó có đến 80,2% cán bộ cho biết cơquan họ ưu tiên cho mục đích đăng phát thông tin kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và báo hình thông tin kêu gọigiúp đỡ trẻ em khó khăn nhiều nhất; thứ hai là Báo Bình Phước và báo in; thứ ba làĐài huyện Đồng Phú và báo điện tử; thứ tư là Đài huyện Bù Gia Mập và truyềnthanh cấp huyện; thứ năm là Đài huyện Bù Đăng; hạn chế nhất là Đài thị xã ĐồngXoài và phát thanh. Báo phát thanh đã bỏ qua khả năng kêu gọi, giúp đỡ trẻ em khó

khăn khi không có sản phẩm truyền thông nào thực hiện công việc này. Đài huyệnĐồng Phú là cơ quan truyền thông cấp huyện quan tâm sâu sát nhất đến đời sống trẻem có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, thông tin lên Đài và phối hợp đưa tin lêncác cơ quan báo chí cấp tỉnh để kêu gọi giúp đỡ các em.

Bảng 3.5. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình

Phước có mục đích đăng phát kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, từ tháng 6 đếntháng 10/2012

Cơ quan và loại hình TTĐC Số lượng Tổng số Tỷ lệ1. Đài Phát thanh và Truyềnhình Bình Phước 124 1.622 7,6

2. Báo Bình Phước 16 218 7,3

3. Đài thị xã Đồng Xoài 2 178 1,1

4. Đài huyện Đồng Phú 5 109 4,6

5. Đài huyện Bù Đăng 1 56 1,8

Cơ quan TTĐC

6. Đài huyện Bù Gia Mập 1 39 2,6

7. Báo in 13 149 8,7

8. Truyền hình 124 1.165 10,6

9. Phát thanh 0 457 0

10. Báo mạng điện tử 3 69 4,3

Loại hình TTĐC

11. Truyền thanh cấp huyện 9 382 2,4

Chung 149 2.222 6,7

79

Các tin “Một bé gái bị bỏ rơi ở xã Lộc Thành” (Báo Bình Phước in, ngày

17-8-2012, tác giả PV); “Hoàn cảnh đáng thương của bốn cố chắt đang cần được

giúp đỡ” (Báo Bình Phước in, ngày 08-6-2012, tác giả PV); bài “Nghị lực của hai

chị em mồ côi” (Đài huyện Đồng Phú, ngày 30-8-2012, tác giả Khắc Bảy)… phản

ánh hoàn cảnh trẻ em và gia đình trẻ em khó khăn, nhiều quyền trẻ em không được

thực hiện như không được chăm sóc, nuôi dưỡng, không được sống chung với cha

mẹ, không có điều kiện đi học rất cần được giúp đỡ vật chất, động viên về tinh thần.

Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

đã phát sóng 26 chương trình Chia sẻ nỗi đau do Đài và Hội bảo trợ người khuyết

tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Phước phối hợp sản xuất (kể cả

chương trình phát lại). Có thể kể đến phóng sự về cháu Lê Trọng Hữu (ba tuổi) ở xã

Phước Thiện, huyện Bù Đốp bị bệnh bứu nguyên bào thận, nhà nghèo, thu nhập gia

đình bấp bênh từ tiền đi làm thuê của người cha. Ước mơ được giúp đỡ đi học của

hai chị em mồ côi cha mẹ, đang sống với ông bà nội nghèo khó Nguyễn Thị Quỳnh

Hương (13 tuổi) và Nguyễn Thị Quỳnh Giang (11 tuổi) ở xã Đồng Tiến, huyện

Đồng Phú; của cháu Nguyễn Thu Thủy (13 tuổi), ở xã Thọ Sơn - huyện Bù Đăng,

đang sống với bà nội già yếu và người bố, người bác bị bệnh tâm thần.

Giống như kết quả nghiên cứu của Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam

[208, tr.463], TTĐC Bình Phước cung cấp thông tin đã được kiểm chứng chính xác,

miêu tả hoàn cảnh thực tế, có địa chỉ thật để công chúng có thể giúp đỡ các em. Ý

kiến của trẻ em được tôn trọng. Trẻ em được nói, chia sẻ những ước mơ và khát

khao được thực hiện các quyền cơ bản nhất. Chính quyền địa phương và Hội bảo

trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh kêu gọi những người

có lòng hảo tâm cùng chung tay với địa phương, giúp đỡ gia đình các em vượt qua

khó khăn, thực hiện chế độ chính sách theo quy định. Không có sự lợi dụng khai

thác trẻ em nghèo trên TTĐC Bình Phước.

Chương trình truyền hình nhân đạo Khát vọng sống do Công ty Cổ phầnQuảng cáo Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với các Đài Phát thanh - truyềnhình tỉnh Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang sản xuất, với chủ đề “Nốinhịp yêu thương”. Mỗi tháng có một chương trình dành cho một hoặc hai hoàn cảnh

80

trẻ em hoặc gia đình trẻ em khó khăn ở Bình Phước đang cần được giúp đỡ. Từtháng 6 đến tháng 10/2012, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước phát sóng

75 chương trình (gồm cả chương trình phát lại). Đó là phóng sự về gia cảnh rấtthương tâm của cháu Nguyễn Thị Mơ, ở xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập và ngườimẹ bị tai nạn giao thông đang nguy kịch. Hay gia cảnh đáng thương của hai chị emmồ côi cha mẹ Thị Nhung (13 tuổi) và Điểu Hải (10 tuổi) ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù

Gia Mập đang sống nhờ vào ông bà ngoại rất nghèo khó, không có đất đai, nhà cửa…Từ thông tin định tính cho biết, nếu TTĐC trong tỉnh làm tốt các chương

trình nhân đạo, kêu gọi được các tấm lòng nhân ái, giang rộng vòng tay sẻ chia với

những hoàn cảnh khó khăn thì có rất nhiều trẻ em được giúp đỡ, vươn lên và quyền

trẻ em được đảm bảo tốt hơn. Tuy nhiên, TTĐC Bình Phước không làm được nhiều

như thế vì cách dẫn dắt câu chuyện chưa thật sự gây xúc động mạnh. Công tác

quảng bá chưa tốt, chưa có nhiều người biết và theo dõi các chương trình. TTĐC

trong tỉnh chưa kết nối với mạng xã hội, từ đó làm thông tin về những hoàn cảnh trẻ

em khó khăn cần được giúp đỡ chưa được lan truyền, tác động đến trái tim nhân ái

của nhiều người. Phong trào từ thiện xã hội ở tỉnh chưa thực sự lớn mạnh. Báo Bình

Phước chưa huy động được nhiều nhà hảo tâm góp quỹ nhân ái chung tay giúp đỡ

trẻ em khó khăn. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không có quỹ nhân ái,

các chương trình truyền hình nhân đạo đều huy động các nhà hảo tâm đóng góp trực

tiếp cho nhân vật. Trong khi đó, chương trình Khát vọng sống có phạm vi hoạt động

rộng lớn hơn rất nhiều, được quảng bá trên website riêng và các trang mạng xã hội,

có nhà tài trợ chính thức, kết nối được với các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, có

cách dẫn dắt câu chuyện hấp dẫn, xúc động khán giả. Đây là một mô hình hay mà

các cơ quan TTĐC của tỉnh cần học tập.

TTĐC lấy gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em

để giáo dục, nêu gương, khuyến khích, nhân rộng. Đây là cách kiến tạo các mô hình

nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em hiệu quả nhất, được TTĐC

tỉnh Bình Phước quan tâm nhất. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, có 76,5% sản phẩm

truyền thông về trẻ em được khảo sát có mục đích đăng phát nêu gương người tốt,

việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em. 75,6% cán bộ truyền thông được

81

hỏi cũng cho rằng cơ quan họ có mục đích đăng phát này. Đài Phát thanh và Truyền

hình Bình Phước có mục đích đăng phát nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay

về thực hiện quyền trẻ em nhiều nhất; ít nhất là Báo Bình Phước. Truyền hình ưu

tiên cho mục đích đăng phát này nhất; thứ hai là phát thanh; thứ ba là truyền thanh

cấp huyện; rồi đến báo in; hạn chế nhất là báo mạng điện tử.

Bảng 3.6. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình

Phước có mục đích đăng phát nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thựchiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Cơ quan và loại hình TTĐC Số lượng Tổng số Tỷ lệ1. Đài Phát thanh và Truyềnhình Bình Phước 1.353 1.622 83,4

2. Báo Bình Phước 105 218 48,2

3. Đài thị xã Đồng Xoài 112 178 62,9

4. Đài huyện Đồng Phú 60 109 55,0

5. Đài huyện Bù Đăng 46 56 82,1

Cơ quan TTĐC

6. Đài huyện Bù Gia Mập 24 39 61,5

7. Báo in 77 149 51,7

8. Truyền hình 956 1.165 86,9

9. Phát thanh 397 457 82,1

10. Báo mạng điện tử 28 69 40,6

Loại hình TTĐC

11. Truyền thanh cấp huyện 242 382 63,4

Chung 1.699 2.222 76,5

Có thể thấy, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, cả phát thanh và

truyền hình đều quan tâm đăng phát thông tin nêu gương người tốt, việc tốt, môhình hay về thực hiện quyền trẻ em để khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộngđồng xã hội thực hiện tốt quyền trẻ em. Các đài truyền thanh cấp huyện, nhất là Đàihuyện Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài cũng rất quan tâm đến hoạt động này. Nói cách

khác, vai trò nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ emđã được các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước đặc biệt ưu tiên trong hoạt độngtruyền thông về trẻ em.

Trẻ em điển hình được TTĐC biểu dương có thể kể đến: tấm gương em

Nguyễn Nữ Thanh Ngọc lớp 9A4, trường THCS Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài có

thành tích học tập và hoạt động Đội xuất sắc, có đạo đức tốt, gần gũi với bạn bè, có

82

tính tự giác cao, là con ngoan trò giỏi trong phóng sự “Nguyễn Nữ Thanh Ngọc học

tập phải có sự cân bằng” (chương trình Tạp chí thiếu nhi, nhóm tác giả Hồng

Phương, lúc 18 giờ ngày 23-10-2012 trên kênh BPTV 1; lúc 19 giờ 40 ngày 24-10-

2012 trên kênh BPTV 2). Hai tấm gương học sinh nghèo nghị lực vươn lên vượt

khó, học giỏi đều bày tỏ ước mơ được học thành tài trong phóng sự “Những tấm

gương về nghị lực” (chương trình Tạp chí thiếu nhi, nhóm tác giả Hồng Phương, lúc

18 giờ ngày 16-10-2012 trên kênh BPTV 1; lúc 19 giờ 40 ngày 17-10-2012 trên

kênh BPTV 2)... Trong các phóng sự, trẻ em được bày tỏ tâm tư, suy nghĩ, ước mơ;

đồng thời có ý kiến của cha mẹ, bạn bè, thầy cô đánh giá về các em.

Có khá nhiều gương điển hình thực hiện tốt quyền trẻ em được giới thiệutrên TTĐC để các tổ chức, cá nhân học tập, nhân rộng như: Trung tâm hoạt độngthanh thiếu nhi tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, phát triển năngkhiếu cho trẻ em trong phóng sự “Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh - 15

năm trưởng thành và phát triển” (Chương trình Tạp chí thiếu nhi, nhóm tác giảHồng Phương, lúc 18 giờ ngày 18-9-2012 trên kênh BPTV 1; lúc 19 giờ 40 ngày

19-9-2012 trên kênh BPTV 2); tổ chức Đội trong phóng sự “Tổ chức Đội - tự hào là

mái nhà chung của thiếu nhi Bình Phước” (Đài thị xã Đồng Xoài ngày 03-8-2012,

dẫn từ Báo Bình Phước in ngày 02-7-2012, tác giả Hồng Phương) hay “Cô ChâuThị Thùy Trang - gắn bó với sự nghiệp giáo dục vùng sâu” (Đài huyện Đồng Phú,ngày 28-6-2012, dẫn từ Báo Bình Phước ngày 25-6-2012, tác giả Bích Quý)...

Mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em có thể kể đến: phong trào giúp bạn đếntrường (phóng sự “Ấm áp phong trào giúp bạn đến trường”, nhóm tác giả HồngPhương, chương trình Tạp chí thiếu nhi lúc 18 giờ ngày 17-7-2012 trên kênh BPTV 1;

lúc 19 giờ 40 ngày 18-7-2012 trên kênh BPTV 2; Đài huyện Bù Gia Mập ngày 10-9-

2012); mô hình giáo dục tích cực trong bài viết: “Đưa trò chơi dân gian vào trườnghọc: hiệu quả thiết thực ở trường tiểu học Chơn Thành A” (Báo Bình Phước in, ngày

03-10-2012, Báo Bình Phước điện tử đăng ngày 10-10-2012, tác giả Vũ Thuyên) hay

Hội thi sáng tạo kỹ thuật thanh thiếu nhi, Hội thi vẽ tranh, Hội thi giao thông thôngminh, Búp măng xinh, tiếng hát hoa phượng đỏ, các hoạt động vui tết Trung thu... đượcBáo Bình Phước và truyền thanh cấp huyện đưa tin. Trẻ em được bày tỏ cảm xúc, phátbiểu ý kiến khi được thể hiện năng khiếu nghệ thuật, sinh hoạt vui chơi bổ ích.

83

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bài viết, trẻ em không được nói lên suy nghĩ,

tâm tư, nguyện vọng hay chia sẻ kinh nghiệm của mình, như ở bài viết “Gặp gỡ hai

tấm gương vượt khó học giỏi ở xã Tân Phước” (Đài huyện Đồng Phú, ngày 10-9-

2012, tác giả Bích Quý). Trẻ em cũng không có ý kiến về các mô hình, tấm gương

điển hình để biết rằng đó có thực sự là mô hình hay, điển hình thực hiện tốt quyền

trẻ em như ở các bài viết: “Trường tiểu học Lộc Điền A ứng dụng mô hình trường

học mới (VNEN)”; “Thầy giáo Hà Văn Thời - tấm gương giáo viên yêu nghề, tận

tụy với học sinh” (Đài huyện Bù Đăng, ngày 22 và 23-9-2012, tác giả Mỹ Hiệp)...

Tuyên truyền, cổ vũ điển hình, nhân tố mới là cách thức tuyên truyền có tácdụng rất tốt để định hướng hành động cho công chúng. Nhưng qua quan sát nhậnthấy, TTĐC Bình Phước chưa tổ chức được các mô hình chiến dịch truyền thôngtương tác, thường áp đặt một chiều, chưa tạo được diễn đàn để công chúng đánhgiá, kiểm chứng, phản biện, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí khá nhiều cơ quan gầnnhư sao chép hoàn toàn báo cáo điển hình.

Tuy còn một số hạn chế, song vai trò nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình

hay về thực hiện quyền trẻ em đã được TTĐC tỉnh Bình Phước quan tâm chú trọngvà thực hiện tốt. TTĐC đã giới thiệu những gương người tốt, việc tốt, mô hình hay

về thực hiện quyền trẻ em, chia sẻ kinh nghiệm, biểu dương, cổ vũ, nhân rộng. Trẻem thêm tin tưởng vào sự quan tâm, chăm sóc của xã hội dành cho mình.

Đánh giá chung, TTĐC tỉnh Bình Phước đã thực hiện tốt vai trò vận động,khuyến khích thực hiện quyền trẻ em. Trong đó, hoạt động nêu gương người tốt,việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt hơn kêu gọi giúpđỡ trẻ em khó khăn. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và báo phát thanh

quan tâm nhiều nhất cho vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em;thứ hai là Đài huyện Bù Đăng và truyền hình; thứ ba là Đài thị xã Đồng Xoài và

truyền thanh cấp huyện; thứ tư là Đài huyện Bù Gia Mập và báo in; thứ năm là Đàihuyện Đồng Phú; hạn chế nhất là Báo Bình Phước và báo mạng điện tử.

3.2.4. Vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ emNghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII ngày 02-02-1999 xác

định rõ, báo chí là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội (sự giám sát của côngluận). TTĐC phải đặc biệt quan tâm giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Đây

84

là nguồn thông tin quan trọng giúp Đảng, Nhà nước, các tổ chức kịp thời bổ sung,điều chỉnh các chính sách, tạo áp lực xã hội buộc các tổ chức, cá nhân phải sửachữa, đồng thời cũng là bài học cho những ai chưa vi phạm. Giám sát thực hiệnquyền trẻ em gắn với hoạt động phản ánh tình hình thực hiện quyền trẻ em.

Bảng 3.7. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đíchđăng phát giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Cơ quan và loại hình TTĐC Số lượng Tổng số Tỷ lệ

1. Đài Phát thanh và Truyềnhình Bình Phước

120 1.622 7,4

2. Báo Bình Phước 84 218 38,5

3. Đài thị xã Đồng Xoài 31 178 17,4

4. Đài huyện Đồng Phú 25 109 22,9

5. Đài huyện Bù Đăng 7 56 12,5

Cơ quan TTĐC

6. Đài huyện Bù Gia Mập 10 39 25,6

7. Báo in 62 149 41,6

8. Truyền hình 120 1.165 10,3

9. Phát thanh 0 457 0

10. Báo mạng điện tử 22 69 31,9

Loại hình TTĐC

11. Truyền thanh cấp huyện 73 382 19,1

Chung 277 2.222 12,5

Bảng 3.7 ở trên cho thấy, hoạt động giám sát chưa được TTĐC Bình Phướcquan tâm ưu tiên. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, chỉ có 12,5% sản phẩm truyền thôngcó mục đích đăng phát giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Báo Bình Phước và

loại hình báo in quan tâm cho mục đích này nhất và hạn chế nhất là Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước và loại hình phát thanh. Mục đích đăng phát này thực hiệntrên thực tế không như ý kiến của cán bộ truyền thông, 74,4% cán bộ cho biết mục đíchđăng phát của cơ quan họ là phản ánh, giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em.

Có thể thấy, chỉ đến vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, BáoBình Phước (cả báo in và báo mạng điện tử) mới thực sự quan tâm thực hiện tốt vaitrò đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Nói cách khác, Báo Bình Phước trong côngtác truyền thông về quyền trẻ em quan tâm nhất cho hoạt động giám sát tình hình

85

thực hiện quyền trẻ em, cùng với hoạt động hình thành và thể hiện dư luận xã hội.Đài truyền thanh cấp huyện, nhất là Đài Bù Gia Mập, nơi xảy ra tình trạng vi phạmquyền trẻ em nhiều, đã phát huy được vai trò của mình trong việc tham gia giám sáttình hình thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn. Trong khi đó, Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước, nhất là phát thanh, không những ít quan tâm đến hoạtđộng tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻ em và hình thành, thể hiệndư luận xã hội, mà cũng chưa quan tâm giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em.

Thực tế đó làm hạn chế quá trình thực hiện quyền trẻ em, không tuân thủ các vănbản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và các quy định chức năng của TTĐC.

TTĐC Bình Phước phản ánh, giám sát vấn đề gì? TTĐC phản ánh, giámsát quyền được học tập nhiều nhất (chiếm 62,8%); thứ hai là quyền được vui chơi,giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch (đều chiếm 59,6%);thứ ba là quyền phát triển năng khiếu (chiếm 58,6%). (Xem bảng 12 Phụ lục)

Bốn quyền được TTĐC Bình Phước phản ánh, giám sát rất ít là quyền đượckhai sinh và có quốc tịch (chiếm 2,2%); được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhânphẩm và danh dự (1,1%); được có tài sản của trẻ em (0,3%) và được sống chung vớicha mẹ (0,2%). Trong khi đó, bốn quyền này hoàn toàn không phải đã thực hiện tốtở Bình Phước. Điều đó cho thấy, TTĐC không phản ánh, giám sát một cách đầy đủcác quyền trẻ em, mà chỉ phản ánh những vấn đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày

và gắn với hiểu biết của cán bộ truyền thông. “Thực tế có vấn đề gì bức xúc, chưathực hiện tốt hoặc là tin tức, điển hình cần nhân rộng thì chúng tôi phản ánh, đâucó để ý xem đã phản ánh được quyền nào của trẻ em. Chúng tôi vẫn thường làm vềvấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, hoặc trẻ em nghèo, trẻ emcần giúp đỡ thôi” (PVS, nam, cán bộ truyền thông, 35 tuổi, trình độ đại học).

Như vậy, có sự chênh lệch giữa các quyền trẻ em trong mối quan tâm củaTTĐC Bình Phước, là một biểu hiện của sự vi phạm nguyên tắc tiếp cận quyền.

TTĐC không quan tâm đầy đủ các quyền của trẻ em, nên đã kiến tạo cho côngchúng nhận thức, thái độ và hành vi không đầy đủ và toàn diện về quyền trẻ em,

chưa đánh giá đúng tình hình thực hiện quyền trẻ em trên thực tế.

Báo Bình Phước phản ánh, giám sát quyền được học tập nhiều nhất; hạnchế nhất ở quyền được sống chung với cha mẹ. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình

Phước phản ánh, giám sát nhiều nhất quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến

86

và tham gia hoạt động xã hội; hạn chế nhất ở quyền được có tài sản và được sốngchung với cha mẹ. Đài huyện Đồng Phú phản ánh, giám sát quyền được học tậpnhiều nhất; hạn chế nhất ở quyền được sống chung với cha mẹ. Đài thị xã ĐồngXoài phản ánh, giám sát nhiều nhất quyền được học tập; hạn chế nhất ở quyền đượccó tài sản. Đài huyện Bù Gia Mập phản ánh, giám sát quyền được học tập nhiềunhất; hạn chế nhất ở quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh

dự, được có tài sản. Đài huyện Bù Đăng phản ánh, giám sát nhiều nhất quyền đượchọc tập; hạn chế nhất là ở quyền được có tài sản.

Báo in phản ánh, giám sát quyền được học tập nhiều nhất; ít nhất ở quyền

được sống chung với cha mẹ. Truyền hình giám sát nhiều nhất ở quyền được phát

triển năng khiếu; ít nhất ở quyền được sống chung với cha mẹ. Phát thanh phản ánh,

giám sát quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

nhiều nhất; ít nhất ở quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, được sống chung với cha

mẹ, được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự, được có tài sản. Báo

mạng điện tử phản ánh, giám sát nhiều nhất với quyền được học tập; hạn chế nhất là

quyền được sống chung với cha mẹ, được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham

gia hoạt động xã hội, quyền được có tài sản. Truyền thanh cấp huyện phản ánh,

giám sát nhiều nhất với quyền được học tập; hạn chế nhất là quyền được có tài sản.

TTĐC đưa tin phản ánh các sự kiện, giám sát và phê phán những hiện

tượng vi phạm quyền được học tập, giáo dục của trẻ em, phát hiện những khó khăn,

bất cập và đề xuất những giải pháp để đảm bảo việc học tập, giáo dục của trẻ em

như phóng sự “Hạn chế học sinh bỏ học: ghi nhận sự nỗ lực phối hợp đồng bộ” (Đài

huyện Đồng Phú, ngày 07-6-2012, dẫn từ Báo Bình Phước ngày 04-6-2012 của tác

giả Ngọc Tú); “Học sinh bỏ học - bài toán chưa có lời giải ở Minh Lập” (Báo Bình

Phước in, ngày 19-9-2012, tác giả Minh Luận)... Song, không có bài viết nào khẳng

định trẻ em đang mất quyền được học tập, giáo dục, chưa khẳng định học tập là

quyền trẻ em, Nhà nước, nhà trường, gia đình, xã hội có trách nhiệm pháp lý thực

hiện. Tất nhiên trẻ em cũng có nghĩa vụ thực hiện quyền, nhưng có tác giả đổ lỗi

cho trẻ em không tích cực, ham chơi, ý thức chưa tốt, mà xem nhẹ trách nhiệm của

ngành giáo dục. Tiếng nói trẻ em, tâm tư, nguyện vọng của trẻ em bị bỏ qua. Tác

giả bài viết không thấy được mối liên quan và tính không thể chia cắt của các quyền

87

trẻ em, không thực hiện tốt các quyền này thì các quyền khác cũng không được đảm

bảo. TTĐC lại vi phạm cách tiếp cận quyền trẻ em.

Các chương trình Tạp chí thiếu nhi, Vì trẻ em của Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước hay một số tin tức của truyền thanh cấp huyện chủ yếu

phản ánh các hoạt động, sự kiện trẻ em được vui chơi, giải trí. Thông tin định tính

cho biết, phần lớn các sản phẩm truyền thông chưa khẳng định việc vui chơi, giải

trí, phát triển năng khiếu là quyền trẻ em; Nhà nước, tổ chức Đoàn, gia đình, xã hội

có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em. TTĐC phản ánh các hoạt động chăm lo cho trẻ

em vui chơi, phát triển năng khiếu đơn thuần là đạo lý, là sự ban ơn của người lớn

cho trẻ em. Đây là nhận thức, thái độ và hành vi truyền thông thiếu cách tiếp cận

quyền, vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng.Bình Phước là một trong những tỉnh có rất nhiều trẻ em bị xâm hại. Nhưng

thông tin định tính cho biết, TTĐC ngại đề cập đến vấn đề này, chỉ có một số rất íttin trên Báo Bình Phước. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không có sảnphẩm truyền thông đề cập đến vấn đề trẻ em bị xâm hại. Nhiều vụ việc Báo Bình

Phước đưa tin sau các phương tiện TTĐC ngoài tỉnh hoặc không đưa tin. Tương tựvới vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật. TTĐC Bình Phước đang kiến tạo nên một thựctế thực hiện quyền trẻ em không giống như những gì đang diễn ra.

Có lúc cán bộ truyền thông chỉ đưa tin một cách trung lập, khách quan và

dửng dưng với nỗi đau của trẻ em. Một số phóng viên, biên tập viên thiếu nhạycảm, thiếu kiến thức về quyền trẻ em, kỹ năng tác nghiệp về trẻ em, thiếu tình yêu

thương đối với trẻ em. Trong bài viết “Nhức nhối tình trạng trẻ em bị xâm hại” trên

Báo Bình Phước số ra ngày 20-7-2012, tác giả M.C cố tình giấu tên của người mẹvà trẻ em bị xâm hại, nhưng lại viết địa chỉ gia đình và tên kẻ phạm tội. Để tăng tínhhấp dẫn, thuyết phục và cảnh báo cho bài viết, tác giả quên bảo vệ quyền lợi cho trẻem, đây là lần xâm hại thứ hai tồi tệ hơn đối với em. Tác giả Minh Tuyên và Minh

Chính đã viết “trong giấy khai sinh của cháu Thiện không có tên của người cha,cháu mang họ mẹ” (trong tin “Bé trai hơn 4 tháng tuổi bị bắt cóc đã được giải cứu”,

Báo Bình Phước ngày 25-6-2012, Báo Bình Phước điện tử đăng ngày 24-6-2012).

Mọi người sẽ phân biệt, kỳ thị với cháu. Trong khi luật pháp Việt Nam hoàn toàn

cho phép trẻ em mang họ mẹ, đây là quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ

88

em. Thông tin trên không tính đến lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Nhà báo không đứngvề phía trẻ em, quyền trẻ em không được tôn trọng và bảo vệ. Có thể nói, có lúc

TTĐC Bình Phước chưa dẫn dắt, định hướng nhận thức, thái độ của Nhân dân vềthực hiện quyền trẻ em và hành động theo pháp luật về quyền trẻ em.

Ưu điểm lớn nhất của TTĐC Bình Phước khi viết về trẻ em bị xâm hại tình

dục là không mô tả tỉ mỉ diễn biến sự việc để tránh gợi lại nỗi đau cho trẻ. Nhưngđiểm hạn chế chung là tác giả không phân tích hậu quả, vấn đề xã hội ẩn đằng sauvụ việc; chưa chỉ ra sự vi phạm đạo đức, pháp luật; chưa nêu được trách nhiệm củagia đình, xã hội; chưa nêu bài học như ở các tin “Hiếp dâm trẻ em” (Báo Bình

Phước in, ngày 10-8-2012, tác giả Văn Thủy); “Lê Viết Tứ - kẻ đồi bại hiếp dâmcon ruột 11 tuổi (Báo Bình Phước điện tử, ngày 18-7-2012, tác giả T.A.T)…

TTĐC trong tỉnh không thông tin những vấn đề kiểu “tiền - tình - tù - tội”,“đâm chém - cướp - hiếp”, vì sợ bị cơ quan quản lý cho là giật gân, câu khách, không

phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo Đảng. Nên nhiều khi TTĐC đưa tin hộihọp nhiều hơn vấn đề xã hội dân sinh. Thông tin định tính được biết, TTĐC chưa tíchcực, chủ động tham gia điều tra các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đôi lúc chưa theođuổi đến cùng các vụ việc này. Sau khi bài viết được đăng tải, vì nhiều lý do, nhiều tác

giả không quan tâm đến số phận của các nhân vật mình đã phản ánh.

Khi đưa tin về các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, các cơ quan báo chí ởtỉnh thường gặp khó khăn khi vụ án đang trong quá trình điều tra. Do đó, thông tinthường đơn giản, dưới dạng tin ngắn, không kể chi tiết sự việc cũng như đánh giá,nhận xét. Thông tin trung thực, chính xác, nhưng thường chậm và thiếu tính hấp dẫnỞ truyền thanh cấp huyện, các thông tin vi phạm quyền trẻ em càng ít xuất hiện.

Khá nhiều trường hợp vi phạm quyền trẻ em ở địa phương được các cơquan báo chí ngoài tỉnh biết và đưa tin. Một mặt do người dân thường báo cho cáccơ quan báo chí lớn ở Trung ương hay thành phố Hồ Chí Minh, vì họ quan niệm cơquan báo chí lớn có đủ uy tín để tác động đến các cơ quan chức năng giúp họ tìmđược lẽ phải, không ngại va chạm với chính quyền địa phương. Nhiều trường hợpđã được TTĐC ngoài tỉnh khai thác, giật tít giật gân để câu khách, thu hút quảngcáo... như tin kể về cháu bé phải làm mẹ khi mới 13 tuổi ở xã Phú Riềng, huyện Bù

Gia Mập, đổi tên cháu bé, nhưng tên của mẹ cháu cũng như tên và địa chỉ nhà củakẻ phạm tội lại rất rõ ràng và sự việc được mô tả tỉ mỉ. Hay tin “Bé gái 15 tuổi bị

89

hai cha con xâm hại: con nay đã hơn 1 tuổi”3, người viết buộc cháu bé phải kể lạichi tiết nỗi đau của mình trong tám năm để đưa lên mặt báo câu khách...

Cách đưa hình ảnh trẻ em Bình Phước cũng hết sức phản cảm, chỉ nhằm

giật gân, câu khách như tin “Bình Phước: Kỷ luật thầy giáo đánh tím mông 7 học

sinh” ngày 07-12-2012 trên http://giaoduc.net.vn/ chụp cận cảnh các vết bầm tím

trên mông bảy cháu bé bị thầy giáo phạt đánh bằng thước ở xã Phước Sơn, huyện

Bù Đăng ngày 02-12-2011. Ảnh chụp các cháu quay mặt vào tường giống như

những người vi phạm pháp luật. Chụp mông các cháu để độc giả thấy vết bầm tím

rất phản cảm, làm các cháu xấu hổ là vi phạm Điều 31 Bộ luật Dân sự Việt Nam.

Cách nhà báo bảo vệ trẻ em qua việc phản ánh sự thật lại làm tổn thương trẻ em hơn.

Qua quan sát nhận thấy, báo ngoài tỉnh khai thác quá sâu đời sống riêng tư

của một số trẻ em Bình Phước, khoét sâu thêm nỗi bất hạnh của trẻ em và gia đình;

gây cản trở hoặc khó khăn thêm quá trình hòa nhập xã hội của trẻ em. Đôi khi thông

tin bị bóp méo, thổi phồng, khai thác quá đà, làm tổn thương trẻ em, làm nhiễu

thông tin, dư luận hoài nghi. Trong khi đó, TTĐC trong tỉnh lại làm nhà quản lý và

Nhân dân lầm tưởng vấn đề trẻ em tốt.

Thực tế nghiên cứu cho thấy, vai trò phản ánh, giám sát tình hình thực hiện

quyền trẻ em chưa được TTĐC trong tỉnh thực hiện tốt. Số lượng, chất lượng sản

phẩm truyền thông còn nhiều hạn chế. Nhà truyền thông, cán bộ truyền thông còn

thiếu cách tiếp cận quyền khi giám sát thực hiện quyền trẻ em. TTĐC phản ánh tình

hình thực hiện quyền trẻ em tốt hơn là phê phán, đấu tranh chống lại hành vi vi

phạm quyền. Báo Bình Phước và báo in quan tâm nhiều nhất cho vai trò giám sát

tình hình thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Đài huyện Bù Gia Mập và báo mạng

điện tử; thứ ba là Đài huyện Đồng Phú và truyền thanh cấp huyện; thứ tư là Đài thị

xã Đồng Xoài và truyền hình; thứ năm là Đài huyện Bù Đăng; hạn chế nhất là Đài

Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và phát thanh.

3.2.5. Vai trò giải trí cho trẻ emTTĐC Bình Phước vừa là phương tiện giải trí hấp dẫn cho trẻ em, vừa giáo

dục trẻ em nhiều điều thú vị trong cuộc sống như tri thức khoa học, đạo đức, thẩm

3 Truy cập từ http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/ ngày 10-8-2013, tin được dẫn từ Cảnh sát toàn cầu.

90

mỹ, năng khiếu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, dạy trẻ em các kỹ năng sống có

ích, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc... góp phần quan trọng thực hiện quyền được

vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của trẻ em.

Theo bảng 3.8 sau đây, có 59,9% sản phẩm truyền thông được nghiên cứu

có mục đích đăng phát thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em. Cũng có 59,8% cán bộ

truyền thông cho biết cơ quan của mình có mục đích đăng phát giải trí cho trẻ em.

Kết quả này tưởng chừng như vai trò giải trí cho trẻ em đã được TTĐC trong tỉnh

thực hiện tốt. Nhưng trên thực tế chỉ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có

chương trình dành cho trẻ em và phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em.

Bảng 3.8. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mụcđích đăng phát giải trí cho trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Cơ quan và loại hình TTĐC Số lượng Tổng số Tỷ lệ1. Đài Phát thanh và Truyền hìnhBình Phước 1.329 1.622 81,9

2. Báo Bình Phước 1 218 0,5

3. Đài thị xã Đồng Xoài 0 178 0

4. Đài huyện Đồng Phú 1 109 0,9

5. Đài huyện Bù Đăng 0 56 0

Cơ quan TTĐC

6. Đài huyện Bù Gia Mập 0 39 0

7. Báo in 1 149 0,7

8. Truyền hình 872 1.165 74,8

9. Phát thanh 457 457 100,0

10. Báo mạng điện tử 0 69 0

Loại hình TTĐC

11. Truyền thanh cấp huyện 1 382 0,3

Chung 1.330 2.222 59,9

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đặc biệt ưu tiên mục đích giảitrí cho trẻ em trong các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, với 81,9%chương trình có nội dung giải trí cho trẻ em, ưu tiên nhất trong tất cả các vai trò đối vớiviệc thực hiện quyền trẻ em. Báo Bình Phước và truyền thanh các huyện chưa thựchiện tốt, không có sản phẩm truyền thông, chuyên mục dành riêng cho trẻ em và phụcvụ nhu cầu giải trí của trẻ em. Như vậy, TTĐC trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm

đến việc trò giải trí của trẻ em, đang bỏ qua một nhóm công chúng rất đông - trẻ em.

91

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước thực sự quan tâm đến vai trògiải trí cho trẻ em. Phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em là một hoạt động quan trọng,góp phần thực hiện tốt quyền được vui chơi, giải trí, được phát triển năng khiếu,được tham gia các hoạt động xã hội của trẻ em, giúp trẻ em phát triển thể chất, tinhthần. Nhưng sự quan tâm đến vai trò này làm giảm đi sự quan tâm các vai trò quan

trọng khác là vi phạm nguyên tắc tiếp cận quyền, vi phạm quyền trẻ em, ảnh hưởngtiêu cực đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Vai trò phục vụ nhu cầu giải trí cho trẻ em được báo phát thanh ưu tiênnhất với 100,0% chương trình có vai trò này; thứ hai là kênh BPTV 2; hạn chế nhấtlà kênh BPTV 1 (Xem hình 2 Phụ lục). Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình

Phước, chương trình giải trí nhiều nhất cho trẻ em là Phim hoạt hình với 374chương trình; thứ hai là Phim thiếu nhi với 220 chương trình (ở thời điểm khác làphim hoạt hình); thứ ba là Ca nhạc thiếu nhi với 180 chương trình; ít nhất là Con đã

lớn khôn với 90 chương trình. (Xem hình 3 Phụ lục)Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước sản xuất chương trình Tạp chí

thiếu nhi mỗi tuần một số, với thời lượng 20 phút/số. Chương trình có sáu phần:phóng sự; bức tranh đẹp; văn học tuổi thơ; khoa học và em/em yêu sử Việt; đố vuiđể học và hộp thư là những nội dung giải trí bổ ích, giúp trẻ em vừa học vừa chơi,phát triển trí lực, mở mang hiểu biết và hoàn thiện nhân cách. Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước đã tham gia vào quá trình xã hội hóa, truyền đạt các giá trị,chuẩn mực xã hội, giúp hình thành các vai trò xã hội cho trẻ em.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước sản xuất chương trình Vườnhoa âm nhạc tuổi thơ mỗi tháng một số, thời lượng 30 phút. Đây là chương trình ca

nhạc dành cho thiếu nhi, trẻ em được giao lưu qua điện thoại với các ca sỹ, nhạc sỹ.Các chương trình giải trí cho trẻ em còn lại, Đài mua bản quyền (6/8 chương trình).

Do vậy, một số chương trình không phù hợp với thực tế, xa lạ với trẻ em địaphương, nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa như chương trình Con đã lớn khôn, ghi

hình và thực hiện ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, có cuộcsống hiện đại, khá giả, trẻ em khỏe mạnh, vui vẻ, được mặc đồ đẹp, ăn món ngon,được vui chơi ở khu giải trí hiện đại, được đi du lịch, được sinh hoạt xã hội... đôikhi làm chạnh lòng trẻ em xem chương trình, nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không có các chương trình truyềnhình thực tế hay game show dành cho trẻ em. Theo đó, ở Bình Phước không có chuyện

92

lạm dụng trẻ em trên truyền hình như các kênh truyền hình lớn, gây nhiều tranh cãi ở cáccuộc thi Đồ rê mí, tìm kiếm tài năng Việt Nam, giọng hát việt nhí... Song, qua quan sát

nhận thấy nội dung của một số chương trình giải trí cho trẻ em ở Bình Phước còn không

ít “hạt sạn”, cũng dạy trẻ biết yêu, hoặc có cảnh bạo lực và khiêu dâm. Nội dung một sốchương trình nghèo nàn, chậm được đổi mới, thiếu tính hấp dẫn, không có sự tương tácvới trẻ em. Chương trình dành riêng cho trẻ em, nhưng chủ yếu do người lớn dẫn chươngtrình, biên tập nội dung. Trẻ em Bình Phước không có nhiều sự lựa chọn trên TTĐCtrong tỉnh. Nhiều em đã chuyển xem các chương trình giải trí trên Truyền hình cáp ViệtNam, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, VTV3, VOV, Đài Tiếng nói nhân dânThành phố Hồ Chí Minh. Thực tế này cho thấy trẻ em trên địa bàn tỉnh thực sự thiếu sânchơi ngoài cuộc sống và cả trên TTĐC.

Tóm lại, chỉ có Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, loại hình

truyền hình và phát thanh thực hiện tốt vai trò giải trí cho trẻ em, có chương trình

dành cho trẻ em. Trẻ em Bình Phước đang chịu quá nhiều thiệt thòi trong việc vuichơi giải trí. Cho dù vai trò giải trí cho trẻ em đứng ở vị trí thứ hai trong các vai tròđược TTĐC thực hiện, nhưng chỉ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước thì

chưa thể đáp ứng được nhu cầu giải trí của trẻ em trong tỉnh.Từ kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông, có thể nhận thấy

vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện quyềntrẻ em ở địa phương hiện nay như sau:

Các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước quan tâm thực hiện nhiều nhất là vai trò

vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em. Thứ hai là vai trò thông tin, tuyên

truyền, giáo dục. Thứ ba là vai trò giải trí cho trẻ em. Thứ tư là vai trò giám sát tình hình

thực hiện quyền trẻ em. Hạn chế nhất là vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội.Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước quan tâm nhiều nhất các vai

trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, không chỉ về số lượng sản phẩm truyềnthông cho trẻ em và người lớn, mà còn quan tâm cả về nội dung truyền thông thểhiện từng vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Báo Bình

Phước, đáng chú ý nhất là báo in rất quan tâm đến các vai trò đối với việc thựchiện quyền trẻ em, nhưng chưa chú ý đến công chúng trẻ em.

Các đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện, tiêu biểu nhất là Đàihuyện Bù Gia Mập và Đồng Phú đã dành nhiều sự quan tâm cho hoạt động

93

truyền thông về trẻ em. Dù số lượng tin bài ở hai đài này chưa nhiều, nhưng cácvai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em đều được quan tâm ở mức cao. Đài

thị xã Đồng Xoài có số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em nhiều nhất trongcác đài truyền thanh cấp huyện, nhưng chưa quan tâm nhiều đến việc thể hiệntừng vai trò trong thực hiện quyền trẻ em.

Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, vai trò vận động, khuyến

khích thực hiện quyền trẻ em được quan tâm nhiều nhất; thứ hai là giải trí cho trẻ em; thứ

ba là thông tin, tuyên truyền, giáo dục. Hạn chế nhất là vai trò giám sát tình hình thực

hiện quyền trẻ em và hình thành, thể hiện dư luận xã hội.

Đối với Báo Bình Phước, vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục được

quan tâm nhiều nhất; thứ hai là vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ

em; thứ ba là vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và vai trò hình thành,

thể hiện dư luận xã hội; hạn chế nhất là vai trò giải trí cho trẻ em. Đối với Đài

huyện Bù Gia Mập và thị xã Đồng Xoài, vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục

được quan tâm nhất; thứ hai là vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ

em; thứ ba là hình thành và thể hiện dư luận xã hội; rồi đến vai trò giám sát tình

hình thực hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò giải trí cho trẻ em.

Bảng 3.9. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thểhiện các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, theo cơ quan TTĐC,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Đài Phátthanh và

Truyền hìnhBình Phước

BáoBình

Phước

Đài thị xãĐồngXoài

ĐàihuyệnĐồngPhú

ĐàihuyệnBù Gia

Mập

Đàihuyện

BùĐăng

Số lượng 701 145 139 88 34 431. Thông tin, tuyêntruyền, giáo dục Tỷ lệ 43,2 66,5 78,1 80,8 87,2 76,8

Số lượng 111 84 33 21 14 72. Hình thành vàthể hiện dư luậnxã hội

Tỷ lệ 7,3 38,5 18,5 19,3 35,9 12,5

Số lượng 1.598 105 112 60 24 463. Vận động,khuyến khích Tỷ lệ 98,5 48,2 62,9 55,0 61,5 82,1

Số lượng 120 25 31 25 10 74. Giám sát tìnhhình thực hiệnquyền trẻ em

Tỷ lệ 7,4 38,5 17,4 22,9 25,6 12,5

Số lượng 1.329 1 0 1 0 05. Giải trí cho trẻ emTỷ lệ 81,9 0,5 0 0,9 0 0

94

Đối với Đài huyện Đồng Phú, vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thựchiện quyền trẻ em được quan tâm nhất; thứ hai là vai trò vận động, khuyến khích;thứ ba là vai trò giám sát; rồi đến vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội; hạnchế nhất là vai trò giải trí cho trẻ em. Đối với Đài huyện Bù Đăng, vai trò vận động,khuyến khích thực hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt nhất; thứ hai là vai trò

thông tin, tuyên truyền, giáo dục; thứ ba là vai trò giám sát và vai trò hình thành, thểhiện dư luận xã hội; hạn chế nhất là vai trò giải trí cho trẻ em.

Truyền hình quan tâm nhiều nhất đến việc thực hiện quyền trẻ em, thứ hailà báo in, thứ ba là truyền thanh cấp huyện, rồi đến báo mạng điện tử, hạn chế nhấtlà báo phát thanh. Truyền hình quan tâm nhất đến vai trò vận động, khuyến khíchthực hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em; ít nhất là vai trò hình thành và thể hiệndư luận xã hội. Báo in, báo mạng điện tử và truyền thanh cấp huyện quan tâm nhiềunhất cho vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em; ít nhất làvai trò giải trí cho trẻ em. Phát thanh quan tâm nhiều nhất đến vai trò vận động,khuyến khích và giải trí cho trẻ em, ít nhất là vai trò giám sát tình hình thực hiệnquyền trẻ em và vai trò hình thành, thể hiện dư luận xã hội. (Xem bảng 13 Phụ lục)

Tóm lại, TTĐC có vị trí và vai trò rất quan trọng trong tiến trình thúc đẩy thựchiện tốt quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh. Cả năm vai trò đều được thực hiện đầy đủ, nhưngkhông phải được quan tâm như nhau và các cơ quan quan tâm đến các vai trò cũngkhông như nhau. Có cơ quan quan tâm đến các vai trò chênh lệch quá lớn như Đài Phátthanh và Truyền hình Bình Phước, nhất là phát thanh. Còn khá nhiều hạn chế về nộidung, hình thức thể hiện hoạt động truyền thông về quyền trẻ em, chưa thể đáp ứng đượchết đòi hỏi của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thực tế đó có đáp ứngđược các kỳ vọng, mong đợi của công chúng? Công chúng đánh giá như thế nào về vaitrò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em?

3.3. Ý KIẾN CỦA CÔNG CHÚNG VỀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG

ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

3.3.1. Về vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dụcTTĐC ở Bình Phước là quá trình truyền thông một chiều từ cơ quan

truyền thông, cán bộ truyền thông đến công chúng. Rất hiếm khi công chúng

Bình Phước có ý kiến phản hồi về các chương trình trên TTĐC nói chung và

95

chương trình về trẻ em nói riêng. Đây là dịp để công chúng đánh giá, bày tỏ ý

kiến về các chương trình truyền thông về trẻ em. Phần lớn công chúng Bình

Phước đánh giá các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở mức khá.

Công chúng đánh giá cao nhất vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện

quyền trẻ em (23,7% tốt, 49,3% khá).

Bảng 3.10. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về chất lượngcác vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước

Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng

Số lượng 126 262 131 12 5311. Vai trò thông tin, tuyêntruyền, giáo dục thực hiệnquyền trẻ em Tỷ lệ 23,7 49,3 24,7 2,3 100,0

Số lượng 81 209 172 25 4872. Vai trò hình thành và thểhiện dư luận xã hội Tỷ lệ 16,6 42,9 35,3 5,1 100,0

Số lượng 90 254 157 19 5203. Vai trò vận động, khuyếnkhích thực hiện quyền trẻ em Tỷ lệ 17,3 48,8 30,2 3,7 100,0

Số lượng 158 238 111 06 5134. Vai trò giám sát tình hìnhthực hiện quyền trẻ em Tỷ lệ 30,8 46,4 21,6 1,2 100,0

Số lượng 95 216 161 31 5035. Vai trò giải trí cho trẻ em

Tỷ lệ 18,9 42,9 32,0 6,2 100,0

Công chúng đánh giá vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiệnquyền trẻ em ở Báo Bình Phước điện tử tốt nhất so với các loại hình truyềnthông khác. Trên 38,0% số người theo dõi Báo Bình Phước điện tử đánh giá cơquan này thực hiện tốt vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục; 45,7% đánh giákhá. Công chúng đánh giá Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước thực hiện

tốt vai trò này đứng thứ hai; thứ ba là Báo Bình Phước in; đánh giá thấp nhấtvới truyền thanh cấp huyện. Như vậy, không phải tuyên truyền nhiều là đượccông chúng đánh giá cao, mà quan trọng là thông tin đó phù hợp với nhu cầu,thị hiếu của công chúng. Thực tế Báo Bình Phước điện tử thông tin ngắn gọn,đơn giản nhưng cập nhật.

96

Bảng 3.11. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về việc thể hiệnvai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em của các phương

tiện TTĐC tỉnh Bình Phước

Tốt Khá Trung bình Yếu TổngSố lượng 161 193 90 10 454

1. Báo Bình Phước inTỷ lệ 35,5 42,5 19,8 2,2 100,0

Số lượng 197 203 107 3 5102. Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước Tỷ lệ 38,6 39,8 21,0 0,6 100,0

Số lượng 144 152 81 8 3853. Đài truyền thanh vàtruyền hình cấp huyện Tỷ lệ 37,4 39,5 21,0 2,1 100,0

Số lượng 76 91 32 0 3854. Báo Bình Phước điện tử

Tỷ lệ 38,2 45,7 16,1 0 100,0

Thông tin phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emđược các cơ quan TTĐC Bình Phước thực hiện nhiều hơn là thông tin, tuyên truyềncác chủ trương, chính sách về quyền trẻ em. Tuy nhiên, công chúng lại đánh giá vaitrò thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách tốt hơn phổ biến kiến thức, kỹnăng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Có 82,8% công chúng đánh giá TTĐCthực hiện vai trò thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ emở mức khá trở lên (37,0% tốt, 45,8% khá). Trong khi đó, tỷ lệ này ở vai trò phổ biếnkiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chỉ đạt 70,0% (25,8% tốt,44,2% khá). Sự khác biệt giữa công chúng nông thôn và đô thị, cũng như côngchúng ở các nhóm trình độ học vấn, nghề nghiệp khác nhau trong đánh giá vai tròthông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em không quá lớn và có thểsuy rộng cho tổng thể (Xem thêm bảng 14 Phụ lục).

Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục của TTĐC trong tỉnh đã giúpcông chúng thỏa mãn được nhu cầu thông tin về quyền trẻ em. Công chúng ngườilớn cơ bản thỏa mãn với những thông tin về quyền trẻ em trên các phương tiệnTTĐC Bình Phước (chiếm 65,3%). Số người được hỏi cho biết đáp ứng tốt chiếm tỷlệ thấp (28,8%). Trong đó, mức độ thỏa mãn cao nhất dành cho Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước (33,3% đáp ứng tốt; 62,6% cơ bản đáp ứng được nhu cầuthông tin của bản thân); thứ hai là Báo Bình Phước in; thứ ba là Báo Bình Phướcđiện tử; thấp nhất là truyền thanh cấp huyện. Như vậy, Đài Phát thanh và Truyền

97

hình Bình Phước thực hiện tốt nhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ emvà cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng.

Bảng 3.12. Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn của công chúng người lớn vớithông tin về quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước

Đáp ứngtốt

Cơ bảnđáp ứng

Chưa đápứng được

Tổng

Số lượng 168 316 21 5051. Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước Tỷ lệ 33,3 62,6 4,2 100,0

Số lượng 115 288 25 4282. Báo Bình Phước in

Tỷ lệ 26,9 67,3 5,8 100,0Số lượng 45 134 14 193

3. Báo Bình Phước điện tửTỷ lệ 23,3 69,4 7,3 100,0Số lượng 92 235 32 3594. Đài truyền thanh và

truyền hình cấp huyện Tỷ lệ 25,6 65,5 8,9 100,0

Cán bộ truyền thông đánh giá cao hơn công chúng. Đa số cán bộ truyềnthông cho biết các chương trình cho trẻ em của cơ quan họ tốt, thu được sự quantâm của công chúng trẻ em (chiếm 60,8%) và 48,1% cán bộ cho biết các chươngtrình này là tốt, thu được sự quan tâm của công chúng người lớn. Với các chươngtrình về trẻ em, đa số cán bộ cho rằng các chương trình của cơ quan họ tốt, thu hútđược sự quan tâm của công chúng người lớn (chiếm 65,8%) và 29,1% cán bộ cho

rằng các chương trình này tốt, thu được sự quan tâm của công chúng trẻ em. Điềuđó cho thấy, công chúng chưa thực sự thỏa mãn như mong muốn của cán bộ truyềnthông, cho dù họ đã đánh giá cao nội dung truyền thông về quyền trẻ em. Côngchúng kỳ vọng vào thông tin về quyền trẻ em trên TTĐC Bình Phước rất cao.

Công chúng người dân tộc thiểu số thỏa mãn nhu cầu thông tin về quyềntrẻ em hơn công chúng người Kinh. 48,8% công chúng dân tộc thiểu số nhận thấythông tin về quyền trẻ em đã đáp ứng tốt nhu cầu của bản thân; 48,8% cơ bản đápứng. Tỷ lệ này ở công chúng người Kinh lần lượt là 26,7% và 67,2%. Sự khác biệttrong mức độ thỏa mãn giữa công chúng người Kinh và dân tộc thiểu số tương đốilớn và có thể suy rộng cho tổng thể (Cramer’sV= 0,4364; sig=0,006). Có thể do sự

4 Cramer’s V là thống kê để đo mức độ phụ thuộc của hai biến số định danh với định danh hoặc định danhvới thứ bậc. Giá trị của Cramer’s V từ 0-1, càng gần đến 1 chứng tỏ hai biến càng phụ thuộc với nhau. Sig (p)là mức ý nghĩa thống kê tính toán được từ thực nghiệm.

98

kỳ vọng và nhu cầu thông tin về quyền trẻ em của công chúng người Kinh cao hơncông chúng dân tộc thiểu số. Nhưng trẻ em dân tộc Kinh thỏa mãn nhu cầu thôngtin về quyền trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước hơn trẻ em dântộc thiểu số, dù sự khác biệt này cũng không quá lớn và có ý nghĩa cho tổng thể(Cramer’s V=0,212; sig=0,014). Điều này được giải thích là: “Nhiều thông tin đọctrên Đài truyền hình Bình Phước cháu nghe không rõ, có khi thì không kịp, nên chủyếu xem hình. Chương trình tiếng S’tiêng trên Đài truyền hình hay đài truyền thanhhuyện ít nói về trẻ em lắm” (PVS, nữ, công chúng trẻ em, dân tộc S’tiêng, học lớp 3).

Không có một xu hướng nhất định ở các nhóm tuổi khác nhau với sự thỏa

mãn nhu cầu thông tin của bản thân thu được về quyền trẻ em trên TTĐC Bình

Phước, và sự khác biệt này không quá lớn dù có ý nghĩa cho tổng thể (sig=0,000;

Gamma= -0,3035) (Xem bảng 15 Phụ lục). Tương tự với đánh giá của công chúng ở

nông thôn và công chúng ở đô thị (Cramer’s V= 0,260; sig=0,004). Công chúng có

trình độ cao có nhu cầu và đòi hỏi cao về chất lượng thông tin về quyền trẻ em, vì

thế mức độ thỏa mãn của họ thấp hơn công chúng có trình độ thấp. Tuy nhiên, xu

hướng này không đều nhau, dù sự khác biệt là không quá lớn và có ý nghĩa thống kê

(sig=0,000; Gamma= 0,380) (Xem bảng 16 Phụ lục). Kết quả nghiên cứu tương tự

với công chúng ở các nghề nghiệp khác nhau.

Một công chúng cho biết: “Tôi thường xuyên theo dõi, thấy nhiều thông tin

về trẻ em trên các cơ quan truyền thông của tỉnh rất hay, thiết thực cho tôi trong

chăm sóc, dạy dỗ con cái. Tôi cũng nghe được, hiểu được trẻ em có các quyền, gia

đình và xã hội phải có trách nhiệm thực hiện. Tôi thích thú với các chương trình

dạy kỹ năng nuôi con, chăm sóc dinh dưỡng, rất bổ ích, thích nhất là có những điều

tôi chưa biết bao giờ. Nói thật có học được ở đâu đâu, nếu không xem truyền hình

Bình Phước thì tôi không biết. Tôi cũng trao đổi, nói cho chị em trong chi hội phụ

nữ ở ấp” (PVS, nữ, công chúng, nông dân, 50 tuổi, chưa học hết tiểu học).

Mức độ thỏa mãn của công chúng trẻ em với những thông tin thu được về

quyền trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước cao hơn so với công

chúng người lớn. Có 41,4% công chúng trẻ em cho biết được mở rộng hiểu biết về

5 Gamma là thống kê để đo mức độ phụ thuộc của hai biến số thứ bậc với thứ bậc. Giá trị của Gamma từ (-1)-1, càng gần đến 1 chứng tỏ hai biến càng phụ thuộc với nhau.

99

quyền trẻ em và nghĩa vụ của trẻ em; 42,9% biết được một số thông tin cơ bản về

quyền trẻ em và nghĩa vụ của trẻ em. (Xem bảng 17 Phụ lục)

Như vậy, theo đánh giá của công chúng Bình Phước, thông tin trên TTĐCvề quyền trẻ em mới chỉ cơ bản đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Vì vậy, đểcó được nhiều thông tin phục vụ cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục conem mình, công chúng người lớn đã tìm đến các phương tiện TTĐC khác ở ngoài

tỉnh. VTV được lựa chọn nhiều nhất (chiếm 94,5%); thứ hai là các đài phát thanh -

truyền hình tỉnh khác (chiếm 56,3%); thứ ba là Báo Tuổi trẻ (chiếm 47,4%). Truyềnhình được công chúng lựa chọn nhiều nhất. (Xem bảng 18 Phụ lục)

Những thông tin về trẻ em trên TTĐC chưa được công chúng ứng dụng tốttrong cuộc sống. Mới có 49,1% công chúng người lớn ứng dụng được nhiều thôngtin về quyền trẻ em thu được từ các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. Và cũngchỉ có 42,1% công chúng ứng dụng được ít và 8,9% công chúng không ứng dụngđược. Theo thông tin định tính, nguyên nhân là do mức độ phù hợp với thực tiễncủa những thông tin từ TTĐC tỉnh Bình Phước về trẻ em chưa cao. Việc chưa ứngdụng nhiều thông tin về quyền trẻ em thu được từ TTĐC sẽ là rào cản để côngchúng đến với TTĐC và TTĐC về đề tài trẻ em.

Bảng 3.13. Kết quả điều tra mức độ ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào cuộcsống của công chúng người lớn, theo từng cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước

Ứng dụngđược nhiều

Ứng dụngđược ít

Không ứngdụng được

Tổng

Số lượng(người) 291 188 30 509

1. Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước Tỷ lệ

(%)57,2 36,9 5,9 100,0

Số lượng(người) 216 176 40 432

2. Báo Bình Phước inTỷ lệ(%)

50,0 40,7 9,3 100,0

Số lượng(người) 78 94 24 196

3. Báo Bình Phước điện tửTỷ lệ(%)

39,8 48,0 12,2 100,0

Số lượng(người) 159 160 49 368

4. Đài truyền thanh vàtruyền hình cấp huyện Tỷ lệ

(%)43,2 43,5 13,3 100,0

100

Theo bảng 3.13 ở trên, thông tin từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình

Phước được công chúng người lớn ứng dụng vào thực tiễn nhiều nhất; thứ hai là từ Báo

Bình Phước in; thứ ba là thông tin từ Báo Bình Phước điện tử; ít nhất là từ truyền thanh

cấp huyện. Có thể thấy, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không chỉ làm

công chúng thỏa mãn nhu cầu thông tin mà còn ứng dụng được nhiều trong thực tế,

chứng tỏ nhà Đài đã làm tốt vai trò của mình trong thực hiện quyền trẻ em.

Công chúng tuổi càng cao càng ứng dụng được nhiều thông tin về trẻ emvào thực tiễn cuộc sống. Nhưng hệ số Cramer’s V=0,325 cho thấy có sự khác biệtgiữa các nhóm công chúng theo độ tuổi không quá lớn và sự khác biệt có ý nghĩathống kê (sig=0,000). Kết quả tương tự với công chúng ở các nhóm trình độ và nghềnghiệp khác nhau.

Thông tin phỏng vấn sâu cho biết, việc ứng dụng thông tin về quyền trẻ emvào cuộc sống không phải chỉ vì thông tin đó khoa học, hay và thiết thực, mà còn

phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn của công chúng. Công chúng có trình độhọc vấn cao kỳ vọng và đặt ra những yêu cầu rất cao với thông tin về quyền trẻ em,nên chưa cảm thấy thỏa mãn và cũng chưa ứng dụng nhiều vào thực tiễn cuộc sống.Hay phụ thuộc vào tính cách, nếp nghĩ, lối sống và điều kiện sống của côngchúng… “Nói thật, em lu bù với công việc ca kíp, ít có thời gian rảnh rỗi, nên cũngchẳng để ý là mình có ứng dụng những gì xem trên tivi vào chăm sóc con không.Nhiều lúc chăm con đại đại thôi, thấy người ta làm thì cũng làm. Nhiều khi cũngmuốn chăm sóc con, cho con uống sữa tốt, cho ăn món ngon như tivi nói, nhưng emkhông có tiền. Biết gửi con ở chỗ tư là không tốt nhưng gửi ở trường công thì chưađến tuổi” (PVS, nữ, công chúng, công nhân, 27 tuổi, trình độ hết THCS).

Nhưng cũng có người thì cho rằng: “Nói vậy chứ không phải cái gì tivi,báo, đài cũng nói đúng. Mình cũng phải chọn lọc, kiểm tra, thử nghiệm rồi hỏi thêmngười có kinh nghiệm mới vận dụng. Chăm sóc con cái không phải cứ khoa học màtốt đâu, cũng còn tùy, cái phù hợp thì mình vận dụng. Tivi bảo mắng con, đánh conlà vi phạm này nọ, nhưng nhiều khi nóng giận quá, nói nhẹ nhàng chúng có ngheđâu” (PVS, nữ, công chúng, buôn bán, 45 tuổi, trình độ hết THCS).

Một trường hợp phỏng vấn sâu khác thì cho biết: “Trước đây tôi nhiều khicũng hay gia trưởng, can thiệp vào đời tư của con cái, ít cho các cháu quyết định,

101

thường nghĩ chúng còn nhỏ không biết gì, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Bây giờ,xem báo đài tôi biết tôi suy nghĩ thế là sai, vi phạm quyền trẻ em đấy. Tôi chăm sócvà tôn trọng sự riêng tư, ý kiến của con cháu hơn nhiều. Thấy bổ ích, tôi để ý nhiềuhơn các chương trình về trẻ em trên truyền thông” (PVS, nam, công chúng, cán bộ

hưu trí, 65 tuổi, trình độ trung cấp). Có thể thấy, TTĐC trong tỉnh có thể làm thay

đổi những nếp nghĩ, thói quen, phong tục, tập quán mà chúng ta tưởng là hiển nhiên

đúng và kiến tạo nên nhận thức, thái độ và hành vi mới, tích cực về quyền trẻ emthông qua quá trình xã hội hóa. Đúng như Peter L. Berger đã nói, chúng ta không

phải hoàn toàn bị câu thúc bởi xã hội, mà chúng ta có thể chủ động, tích cực, làm

thay đổi thực tại thực hiện quyền trẻ em.Công chúng người lớn càng thỏa mãn với những thông tin thu được về

quyền trẻ em trên TTĐC thì ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống càng nhiều. Trongnhững công chúng đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của bản thân có 81,6% ứng dụngđược nhiều vào thực tiễn cuộc sống. Những công chúng cơ bản đáp ứng được nhucầu thông tin của bản thân có 37,8% ứng dụng được nhiều. Tỷ lệ này ở công chúng

chưa thỏa mãn nhu cầu thông tin là 16,1%. Sự khác biệt giữa các nhóm công chúng

có mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin khác nhau về mức độ ứng dụng thông tin là

khá lớn và có ý nghĩa thống kê (Gamma=0,753; sig =0,000). (Xem bảng 19 Phụ lục)Đa số công chúng trẻ em mới ứng dụng được ít những thông tin về quyền

trẻ em biết được từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước vào cuộc sống hàng

ngày (chiếm 40,2%). Số trẻ em ứng dụng được nhiều chỉ chiếm 27,0%. Còn khá

nhiều em chưa có cơ hội ứng dụng (chiếm 23,8%). Một số em không thể ứng dụng(chiếm 9,0%). Có thể nói, thông tin cho trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước chưa được trẻ em ứng dụng nhiều, mà nguyên nhân theo thông tin

phỏng vấn sâu cũng vì thông tin chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống của trẻ em.Trẻ em học lớp thấp ứng dụng được nhiều hơn học sinh ở lớp cao

(Gamma=0,351; sig=0,000). Học sinh lớp 7 ứng dụng được nhiều nhất (ứng dụngđược nhiều chiếm 32,7%); thứ hai là học sinh lớp 8 (ứng dụng được nhiều chiếm59,2%); thứ ba là học sinh lớp 9 (ứng dụng được nhiều chiếm 8,2%). Tuy nhiên,

không thấy mối liên hệ giữa việc thỏa mãn nhu cầu thông tin và việc ứng dụng vào

thực tiễn ở công chúng trẻ em.

102

Hầu hết công chúng người lớn trao đổi, bàn luận những thông tin thu được vềđề tài trẻ em trên TTĐC với người khác (chiếm 98,1%), giúp nâng cao nhận thức, điềuchỉnh thái độ và hành vi của nhiều người trong việc thực hiện quyền trẻ em. Họ thườngtrao đổi, bàn luận với những người có mối quan hệ gần gũi như người thân trong gia đình

và bạn bè, đồng nghiệp; ít trao đổi, bàn luận với hàng xóm, láng giềng và càng ít trao đổi,bàn luận với họ hàng. Thông tin trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đượccông chúng trao đổi, bàn luận nhiều nhất (chiếm 79,1%); thứ hai là trên Báo Bình Phướcin; thứ ba là trên truyền thanh cấp huyện; ít nhất là trên Báo Bình Phước điện tử (Xembảng 20 Phụ lục). Không có sự khác biệt giữa các nhóm công chúng trong việc trao đổi,bàn luận những thông tin thu được về quyền trẻ em trên TTĐC Bình Phước.

Phần lớn công chúng trẻ em trao đổi, bàn luận những thông tin có được vềquyền trẻ em từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước với người khác (chiếm87,4%), thấp hơn công chúng người lớn. Các em trao đổi, bàn luận nhiều nhất vớibố mẹ, ông bà và người thân trong gia đình (chiếm 69,9%); thứ hai là với bạn bè

(chiếm 67,2%); thứ ba là với người họ hàng (chiếm 13,7%); rất hạn chế với hàng

xóm, láng giềng (chiếm 9,8%). Không có sự khác biệt giữa các nhóm công chúngtrẻ em trong việc trao đổi, bàn luận với người khác các thông tin thu được về quyềntrẻ em từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước.

Công chúng trao đổi, bàn luận thông tin về trẻ em thu được từ TTĐC, dẫndắt mọi người có thông tin về quyền trẻ em, nhưng hầu như không có bao giờ traođổi, phản hồi với cơ quan TTĐC. Các cơ quan TTĐC trong tỉnh chưa từng thăm dò

dư luận của công chúng về các nội dung đăng phát, chỉ thu nhận những ý kiến rất ítỏi từ thư từ, điện thoại của công chúng. Theo mô hình truyền thông của RomanJakobson, đây chính là sự truyền thông một chiều. Do đó, hiệu quả của quá trình

truyền thông bị hạn chế, nhà truyền thông không nắm bắt được mức độ thỏa mãn và

nhu cầu thông tin về quyền trẻ em của công chúng.

TTĐC Bình Phước thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ emgóp phần giúp công chúng có được nhận thức, thái độ tích cực về quyền trẻ em. Tuynhiên, nhận thức, thái độ về quyền trẻ em của công chúng vẫn còn nhiều hạn chế.

Đa số công chúng người lớn được hỏi cho rằng, TTĐC có tác động rất lớnđến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của mỗi người (chiếm71,1%). Phần lớn công chúng cũng cho rằng, việc tiếp cận các thông tin về quyền

103

trẻ em trên TTĐC là rất cần thiết (chiếm 86,5%). Điều này thể hiện ở việc ứng dụngkiến thức, kinh nghiệm từ TTĐC vào thực tiễn cuộc sống và ở nhận thức, thái độthực hiện quyền trẻ em của mỗi người.

Phần lớn công chúng người lớn nhận thức được quyền trẻ em là những quyđịnh các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện (chiếm 83,3%); quyền trẻem là những quy định mà Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình có bổn phận, nghĩavụ phải thực hiện, bảo vệ (chiếm 86,3%). Nhưng chỉ có 68,5% công chúng chorằng, quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người. Chỉ có 47,7% công chúngcho rằng, trẻ em là chủ thể của quyền và có những nghĩa vụ kèm theo.

Công chúng nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về quyền trẻ em, cũngnhận thức chưa tốt về các quyền trẻ em được nêu trong CRC. Phần lớn công chúngcả người lớn và trẻ em đều chỉ nhận thức được quyền mà họ thấy quen thuộc như:

quyền có họ tên và có quốc tịch; được sống và phát triển; được giáo dục; được nghỉngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa; được sống với cha mẹ; được bảo vệ khỏibị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại; được chăm sóc sức khoẻ...Công chúng nhận thức chưa tốt các quyền được bảo vệ đời tư; được giữ gìn bản sắc;được tự do biểu đạt; tự do kết giao và hội họp hoà bình. (Xem bảng 21 Phụ lục)

Công chúng người lớn và trẻ em nhận thức về các quyền trẻ em trong LuậtBảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tốt hơn các quyền trong CRC và cũng nhậnthức tốt ở các quyền gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như: quyền được khai sinh

và có quốc tịch; được chăm sóc, nuôi dưỡng; được vui chơi, giải trí, hoạt động vănhóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch; được học tập; được sống chung với chamẹ; được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự... Công chúng chưanhận thức tốt quyền được có tài sản. (Xem bảng 22 Phụ lục)

Công chúng nhận thức chưa tốt trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em là sựcộng đồng trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, cộng đồng xã hội và cảbản thân trẻ em (Xem bảng 23 Phụ lục). Đây là thực tế cho thấy một lỗ hổng nhậnthức rất lớn về quyền trẻ em của Nhân dân và chính trẻ em. Chưa nhận thức tốtquyền trẻ em, không rõ ai có trách nhiệm thực hiện trẻ em, trẻ em không biết đòi

hỏi quyền của mình phải được thực hiện như là trách nhiệm pháp lý, và người lớncũng không rõ trách nhiệm pháp lý mà mình phải thực hiện với trẻ em.

104

Công chúng trẻ em nhận thức tốt bổn phận trẻ em hơn so với các quyềncủa trẻ em. Phải chăng do cách giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội theo

kiểu trẻ em “phải” tốt hơn là trẻ em “được”, nên các em biết nghĩa vụ của mình

nhiều hơn là quyền. 98,5% trẻ em nhận thức rằng trẻ em có nghĩa vụ giúp đỡngười già yếu, khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn; các nghĩa vụ còn lạiđều chiếm từ 80,0% - 95,0%.

Theo kết quả nghiên cứu, số công chúng ủng hộ việc thực hiện quyền trẻem không nhiều, chỉ chiếm 64,8%. Phần lớn trẻ em được hỏi có nhận thức về quyềncủa trẻ em ở mức khá (đạt 25,4 điểm trung bình/41 điểm); nhận thức tốt (từ 33-41

điểm) chiếm 34,3%; nhận thức khá (25-32 điểm) chiếm 36,9%; nhận thức trungbình (21-24 điểm) chiếm 10,8%; nhận thức kém (dưới 21 điểm) chiếm 18,1%. Nhậnthức của công chúng người lớn về quyền trẻ em cũng ở mức khá (đạt 26/36 điểm);mức nhận thức tốt (29-36 điểm) chiếm 48,6%; nhận thức khá (22-28 điểm) chiếm22,5%; nhận thức trung bình (18-21 điểm) chiếm 10,8%; nhận thức kém (dưới 17

điểm) chiếm 18,1%. Sự chênh lệch về mức độ nhận thức quyền trẻ em giữa cácnhóm công chúng không đáng kể.

Không có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc thường xuyên theo dõi các kênh

TTĐC và mức nhận thức về quyền trẻ em. Càng thường xuyên theo dõi chủ đề vềtrẻ em trên TTĐC trong tỉnh, công chúng người lớn càng nhận thức tốt quyền trẻ emchỉ đúng với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Sự khác biệt này dù có ý nghĩathống kê nhưng là không đáng kể (sig=0,035; Gamma=-0,121) (Xem bảng 24 Phụlục). Tương tự với công chúng trẻ em theo dõi chương trình về trẻ em trên Đài Phátthanh và Truyền hình Bình Phước (sig=0,029; Gamma=-0,216).

Việc trả lời câu hỏi kênh truyền thông nào mang lại nhận thức cho côngchúng Bình Phước tốt nhất là điều vô cùng khó khăn. Vì công chúng đồng thời chịusự tác động về mặt nhận thức từ nhiều kênh truyền thông khác nhau, không chỉ có

TTĐC trong tỉnh. Nhưng có thể biết được rằng, công chúng người lớn theo dõi

thông tin về trẻ em từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có nhận thức vềquyền trẻ em tốt hơn công chúng không theo dõi. Song sự khác biệt này là rất nhỏ(sig=0,032; Cramer’s V=0,130). Điều này cũng tương tự với những công chúng ngườilớn theo dõi thông tin về trẻ em từ truyền thanh cấp huyện và Báo Bình Phước in,

nhưng không xảy ra với Báo Bình Phước điện tử. (Xem bảng 25 Phụ lục)

105

“Nhờ báo, đài mà tôi biết nhiều thông tin về quyền trẻ em. Nhưng bảo tôi

biết được từ kênh nào, hình thức nào và nguồn nào tốt hơn thì tôi chịu thôi. Tôi theo

dõi nhiều loại hình và cũng biết từ kinh nghiệm của người khác nữa. Khó lắm. Tôi

thường theo dõi những gì gần gũi với cuộc sống. Còn mới quá, quyền này, quyền nọ

tôi nghe không quen” (PVS, nữ, công chúng, buôn bán, 45 tuổi, trình độ hết THCS).

Tóm lại, công chúng đánh giá cao vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục

thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước nhất trong các vai trò. TTĐC ở Bình

Phước đã cung cấp cho công chúng những thông tin bổ ích, kiến thức thiết thực và

gần gũi về quyền trẻ em. Tuy nhiên, công chúng mới cơ bản thỏa mãn nhu cầu

thông tin về quyền trẻ em và mức độ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống cũng chưa

cao. TTĐC thông tin, tuyên truyền, giáo dục giúp công chúng có được nhận thức,

thái độ đúng đắn về quyền trẻ em. Nhưng nhận thức và thái độ về quyền trẻ em còn

nhiều hạn chế, chưa đầy đủ và toàn diện, khó có thể biết kênh truyền thông nào

mang lại nhận thức, thái độ cho công chúng Bình Phước tốt nhất.

3.3.2. Về vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hộiThông tin từ TTĐC hình thành dư luận xã hội nhờ công chúng và cũng nhờ

công chúng mà TTĐC có thông tin để thể hiện dư luận xã hội. Dù công chúng chưa đánh

giá cao như các vai trò khác, nhưng vẫn ở mức tương đối khá (16,6% tốt và 42,9% khá).

Bảng 3.14. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn với việc thể hiệnvai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong thực hiện quyền trẻ em

của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước

Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng

Số lượng 104 158 106 16 3841. Báo Bình Phước in

Tỷ lệ 27,1 41,1 27,6 4,2 100,0

Số lượng 134 173 122 14 4432. Đài Phát thanh và Truyềnhình Bình Phước Tỷ lệ 30,2 39,1 27,5 3,2 100,0

Số lượng 103 134 99 12 3483. Truyền thanh cấp huyện

Tỷ lệ 29,6 38,5 28,4 3,4 100,0

Số lượng 73 76 38 3 1904. Báo Bình Phước điện tử

Tỷ lệ 38,4 40,0 20,0 1,6 100,0

106

Bảng 3.14 trên cho thấy, vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội vềthực hiện quyền trẻ em của Báo Bình Phước điện tử được công chúng đánh giá caonhất (tốt chiếm 38,5%; khá chiếm 40,1%); thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước; thứ ba là truyền thanh cấp huyện; thấp nhất là Báo Bình Phước in.Đánh giá của công chúng có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu thực

nghiệm nội dung thông điệp truyền thông và đánh giá của cán bộ truyền thông. Điềunày xuất phát từ tiêu chí đánh giá của công chúng, qua chất lượng nội dung, hình

thức và những tri thức kinh nghiệm, vốn sống của mỗi người. Không có sự khácbiệt giữa các nhóm công chúng khác nhau trong đánh giá vai trò hình thành và thểhiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước. Nhưng kếtquả này cho thấy công chúng đã có những ghi nhận khá tích cực về vai trò của cácphương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong hình thành và thể hiện dư luận xã hội vềthực hiện quyền trẻ em, dù trên thực tế vai trò này chưa được TTĐC thực hiện tốt.

TTĐC nêu công khai những vụ việc vi phạm quyền trẻ em để dư luận biết,lên án, yêu cầu các cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng, xử lý kịp thời, đúng phápluật, đồng thời giúp các tổ chức, cá nhân điều chỉnh, tự sửa chữa sai phạm củamình; hạn chế, ngăn ngừa những hành vi tương tự. Dư luận xã hội có sức mạnh rấtlớn, trong rất nhiều trường hợp nó giúp các nhà quản lý điều chỉnh chính sách và

các mối quan hệ xã hội, giáo dục, giám sát, tư vấn, phản biện, giải toả tâm lý - xã hội.Vụ cháu Nguyễn Thị Hảo nêu trên nếu không có sự vào cuộc của truyền

thông, sự lên án mạnh mẽ, đòi xử lý nghiêm túc của dư luận thì vụ việc khó đượcgiải quyết nhanh chóng. Dư luận xúc động, xót xa cho cháu bé:

Bản thân ông Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóctrẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất bức xúc khi nghe thông tin vềcháu Hảo. Ông mong sao đừng xảy ra những trường hợp tương tự như cháu Hảo.Để có được điều đó, theo ông toàn bộ các ngành cần vào cuộc làm tốt công táctuyên truyền chăm sóc và bảo vệ trẻ em và hơn hết phải có biện pháp phòng ngừabạo hành trẻ em. “Đừng để mất bò mới lo làm chuồng” [105].

Anh Tạ Văn Khôi - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Đội biếtthông tin từ Báo Bình Phước, đã đến thăm, tặng quà cho cháu và phản ứng: “Đây làhành vi thiếu nhân tính của người lớn trước những sinh linh bé nhỏ. Về phía Hội

107

đồng đội tỉnh, chúng tôi sẽ phát động thiếu nhi toàn tỉnh có những hoạt động quyêngóp, ủng hộ bé Hảo và những trẻ em bị ngược đãi khác” [45].

Có người cho rằng, người hành hạ bé Hảo còn dã man gấp trăm trăm lần vụvợ chồng ông bà Đức bán phở hành hạ em Bình mà báo chí phanh phui trước đây[53]. Dư luận cũng lên tiếng tranh luận về việc ai sẽ nuôi cháu bé: “Tôi cũng nhưrất nhiều bà mẹ khác đang lo lắng rằng liệu cháu Hảo sẽ ra sao? Nếu để cho chínhquyền tỉnh nhà quyết định thì liệu cháu có được bù đắp gì không?... Cháu bâygiờ cần tình yêu thương, sự chăm sóc đặc biệt, vậy trại trẻ mồ côi có đảm bảo cháusẽ nhận được điều đó? Trong khi đó có rất nhiều tấm lòng hảo tâm muốn nhận cháuvề nuôi, mọi người hãy thử nghĩ đến bé Thiện Nhân, nếu không phải là gia đình MaiAnh - Quang Nghinh hết lòng yêu thương cháu, mà đưa cháu đến trại trẻ mồ côi thìliệu cháu có được như ngày hôm nay không?...” ([email protected]) [7].

Nói như M. Weber: Dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành

động xã hội. Vì vậy, với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội, các phương tiệntruyền thông mới có thể làm tốt chức năng “tổ chức tập thể, cổ động tập thể”, mớigóp phần tạo nên động lực tinh thần, sức mạnh cho các hành động xã hội. Hành

động xã hội ở đây là lên án hành vi vi phạm quyền trẻ em, yêu cầu các cơ quan chứcnăng xét xử đúng người, đúng tội, chia sẻ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho các nạnnhân, hay rút kinh nghiệm cho bản thân và gia đình. Cái hay của TTĐC là đã biếtkhơi dậy lòng trắc ẩn, trái tim nhân ái của mỗi người, tạo nên dư luận xã hội. TTĐChình thành dư luận xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em nhằm tổ chức, động viên

Nhân dân tham gia quản lý xã hội, có hành động bảo vệ trẻ em, thực hiện tốt quyềntrẻ em, giáo dục Nhân dân ý thức thực hiện quyền trẻ em.

Từ khi có tin cháu Hảo bị hành hạ dã man, có rất nhiều tập thể, cá nhântrong và ngoài tỉnh tới thăm cháu ở Bệnh viện tỉnh và quyên góp ủng hộ. Có ngườiđã khóc, trực tiếp đến hoặc điện thoại về tòa soạn Báo Dân trí để chia sẻ sự đồngcảm trước nỗi đau của cháu, có nhiều người mong muốn nhận nuôi và chu cấp chocháu đến khi trưởng thành. Có người ở tận Hà Nội đã về Trung tâm Bảo trợ xã hộitỉnh để thăm cháu. Cháu đã nhận được từ lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước tính đến ngày 09-10-2008 gần 191 triệu đồng, 300 đô la Mỹ,100 đô la Canada. Từ đó, đại diện Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đánh giá rất cao vaitrò của TTĐC: “... Các phương tiện truyền thông đã vào cuộc rất nhanh, mạnh mẽ

108

và theo sát vụ việc. Báo giấy còn hạn chế về thông tin. Tôi đánh giá cao báo mạngđiện tử Dân trí đã đưa nhiều thông tin nhanh, chính xác về vụ bạo hành này. Chínhsự vào cuộc mạnh mẽ của báo chí đã tác động vào các ngành chức năng phảinhanh chóng vào cuộc để cùng giải quyết vụ việc này” [105].

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, có rất ít sản phẩm truyền thông về trẻ em tạo

nên sự tranh luận, hình thành, thể hiện dư luận xã hội. TTĐC chưa tạo nên dư luận

xã hội cả với những vụ việc vi phạm quyền trẻ em và những việc cần tạo dư luận xã

hội tích cực để thực hiện tốt quyền trẻ em. TTĐC chưa thực sự là diễn đàn của

Nhân dân giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em bằng dư luận xã hội. Công

chúng kỳ vọng rất lớn vào vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội của TTĐC

Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em. “Cũng có trường hợp TTĐC trong tỉnh

đưa tin vụ việc vi phạm quyền trẻ em như trẻ em bị xâm hại. Dư luận xã hội trong

tỉnh cũng lên án, nhưng chỉ dừng ở đó, chứ ít có hoạt động xã hội nào mạnh mẽ, tạo

ra phong trào bảo vệ trẻ em, lên án, đòi xử lý nghiêm khắc kẻ gây nên tội ác.

Truyền thông không làm việc này và các tổ chức xã hội cũng không. Nên dư luận

lên được một tý rồi cũng êm luôn” (PVS, công chúng, nữ, cán bộ công chức, 31

tuổi, trình độ đại học).

Tóm lại, công chúng Bình Phước đánh giá khá tích cực về vai trò của các

phương tiện TTĐC trong tỉnh trong hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực

hiện quyền trẻ em, dù trên thực tế vai trò này chưa được TTĐC thực hiện tốt.

3.3.3. Về vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

Vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em được TTĐC quan

tâm thực hiện nhiều nhất. Và phần lớn công chúng đánh giá cao vai trò này của

TTĐC ở Bình Phước (tốt chiếm 48,8%; khá chiếm 17,3%).

Vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của Báo Bình

Phước điện tử được công chúng đánh giá cao nhất (31,6 tốt, 43,9% khá); thứ hai là

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ ba là Báo Bình Phước in và hạn chế

nhất là truyền thanh cấp huyện (27,6% tốt, 40,2% khá). Có thể thấy, đánh giá của

công chúng lại có sự khác biệt nhiều với kết quả phân tích nội dung thông điệp

truyền thông và đánh giá của cán bộ truyền thông.

109

Bảng 3.15. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện

vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của các phương tiệnTTĐC tỉnh Bình Phước

Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng

Số lượng 110 205 125 13 4531. Báo Bình Phước in

Tỷ lệ 24,3 45,3 27,6 2,9 100,0

Số lượng 149 208 133 13 5032. Đài Phát thanh và Truyền

hình Bình Phước Tỷ lệ 29,6 41,4 26,4 2,6 100,0

Số lượng 105 153 105 18 3813. Truyền thanh cấp huyện

Tỷ lệ 27,6 40,2 27,6 4,7 100,0

Số lượng 62 86 47 1 1964. Báo Bình Phước điện tử

Tỷ lệ 31,6 43,9 24,0 0,5 100,0

Có sự khác biệt trong đánh giá vai trò vận động, khuyến khích thực hiệnquyền trẻ em giữa các nhóm công chúng theo nghề nghiệp trên tổng thể, nhưngkhông quá lớn (sig=0,047; Cramer’s V=0,256) (Xem bảng 26 Phụ lục). Kết quảtương tự với công chúng ở trình độ học vấn khác nhau (sig=0,035; phi=0,2596).

Việc nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻem được công chúng đánh giá cao hơn không đáng kể (30,8% đánh giá tốt;46,4% đánh giá khá) so với việc kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn (32,2% tốt,42,8% khá).

Về kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, công chúng người lớn đánh giá caonhất chất lượng mục đích đăng phát này trên Báo Bình Phước điện tử (tốt chiếm43,4%, khá chiếm 36,7%); thứ hai là trên Báo Bình Phước in; thứ ba là Đài Phátthanh và Truyền hình Bình Phước; thấp nhất là truyền thanh cấp huyện (tốt chiếm37,8%, khá chiếm 37,8%). Tiếp tục có sự khác biệt so với kết quả phân tích nộidung thông điệp truyền thông. Vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình

Phước không được công chúng đánh giá cao như nó thực hiện. Nói cách khác,

6 Phi là thống kê để đo mức độ phụ thuộc của hai biến số định danh với định danh (chỉ có hai mức độ). Giá trịcủa phi từ 0-1, càng gần đến 1 chứng tỏ hai biến càng phụ thuộc với nhau.

110

không có nghĩa là cứ tuyên truyền nhiều là được công chúng đánh giá cao, vấn đềquan trọng hơn cả là nội dung, chất lượng tuyên truyền và việc đáp ứng được nhucầu của công chúng. Vì vậy, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước cần đổimới, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình nhân đạo.

Công chúng Bình Phước đánh giá cao hoạt động từ thiện nhân đạo của

TTĐC trong tỉnh, đã kêu gọi Nhân dân và các nhà hảo tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn,

nên nhiều em cùng gia đình vượt qua được phần nào sự khốn khó, góp phần thực

hiện quyền trẻ em tốt hơn. “Tôi tuần nào cũng xem chương trình Khát vọng sống,

rồi Chia sẻ nỗi đau. Tôi rất xúc động với các hoàn cảnh và cũng thường xuyên ủng

hộ. Đài Bình Phước làm được việc này rất ý nghĩa, tôi rất ủng hộ” (Công chúng trả

lời phỏng vấn trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước).

Nhờ chương trình Chia sẻ nỗi đau, gia đình cháu Lê Trọng Hữu ở xã Phước

Thiện, huyện Bù Đốp nhận được gần 21 triệu đồng; hai chị em Nguyễn Thị Quỳnh

Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Giang ở xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú nhận được

gần 20 triệu đồng... từ những tấm lòng nhân hậu của các nhà hảo tâm gần xa. Nhờ

chương trình Khát vọng sống kết nối với các tấm lòng vàng mà cháu Nguyễn Thị

Mơ, ở xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập nhận được số tiền gần 24 triệu đồng thang

thuốc cho mẹ; cháu Thị Nhung và Điểu Hải ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập được

giúp đỡ 30,9 triệu đồng và 20 triệu đồng xây nhà tình thương… Đây là sự giúp đỡ

quý báu về vật chất và tinh thần mà trẻ em nghèo Bình Phước nhận được nhờ TTĐC.

Có thể nói, hiệu quả xã hội và ý nghĩa nhân văn của hai chương trình rất lớn, đã cùng

với tỉnh thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong lúc đời sống

của Nhân dân nhiều khó khăn, tỉnh còn nghèo, ngân sách địa phương chưa đủ để

chăm lo cho tất cả trẻ em. Hoạt động nhân ái của TTĐC ở Bình Phước ngày càng

được Nhân dân hoan nghênh và trở thành địa chỉ tin cậy của trẻ em khó khăn. “Cháu

rất cảm ơn chương trình và các cô chú mạnh thường quân đã quan tâm, giúp đỡ gia

đình cháu. Cháu sẽ đi học lại và học thật giỏi” (Một trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

trả lời phỏng vấn trên chương trình Chia sẻ nỗi đau).

Các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước đã liên kết xã hội, đưa con người

xích lại gần nhau bằng sự sẻ chia và tấm lòng nhân ái. Với sức mạnh của TTĐC, các

111

chương trình nhân đạo vì trẻ em đã tạo nên một hiệu ứng xã hội lớn, nhân rộng những

tấm lòng vàng trong cộng đồng, trở thành một phong trào xã hội sâu rộng và ý nghĩa,

giúp trẻ em nghèo vươn lên trong cuộc sống, góp phần đảm bảo thực hiện tốt quyền

trẻ em. Nhưng đây không phải là vấn đề mà TTĐC Bình Phước quan tâm nhất giống

như kết quả nghiên cứu của Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam [208, tr.462]. Trẻ

em khó khăn ở nông thôn xuất hiện trên TTĐC nhiều hơn trẻ em đô thị, khác với kết

quả nghiên cứu của Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam [208, tr.464].

Ở hoạt động nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyềntrẻ em trên TTĐC Bình Phước, Báo Bình Phước điện tử tiếp tục được đánh giá caonhất (tốt chiếm 44,2%; khá chiếm 38,0%); thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước; thứ ba là Báo Bình Phước in; thấp nhất là truyền thanh cấp huyện (tốtchiếm 38,5%; khá chiếm 37,1%).

Nhiều công chúng tỏ ra thích thú khi được nghe, được xem những gươngngười tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em và học được kinh nghiệmcho bản thân mình. “Cháu học được nhiều từ các anh chị, bạn bè trên Tạp chí thiếunhi lắm. Các anh chị, các bạn ấy học giỏi, chăm ngoan, có người thì nghèo khónhưng học rất tốt, hiếu thảo với cha mẹ. Cháu rất khâm phục. Cháu thấy mình sungsướng quá, cháu đã biết tiết kiệm tiền để giúp đỡ bạn khó khăn. Cháu cũng tự học,không để bố mẹ nhắc nhở nhiều” (PVS, công chúng trẻ em, nam, 11 tuổi, học lớp 5).

Từ những gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ emđược phản ánh trên TTĐC Bình Phước, công chúng đã có những thông tin, bài họckinh nghiệm, có nhiều hành động thực hiện tốt quyền trẻ em trong gia đình và xã

hội. Nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm công chúng trong hành

động thực hiện quyền trẻ em ở gia đình.

Phần lớn công chúng đã đăng ký khai sinh cho con mình đúng quy định(ngay sau khi sinh chiếm 73,4%; từ 1-3 tháng chiếm 24,7%). Đối với các công việcliên quan đến con cái, phần lớn công chúng người lớn đã cho con của mình đượctham gia bàn bạc (chiếm 78,4%); được hỏi ý kiến (chiếm 36,9%); được thông báo(chiếm 13,2%); đặc biệt có 26,2% công chúng cho con được tự quyết định.

Phần lớn công chúng đã chăm sóc tốt con cái đảm bảo về mặt dinh dưỡng đểcon được phát triển về thể chất. Phần lớn công chúng dành cho con một chỗ học tập

112

riêng (chiếm 98,8%). Hầu hết công chúng người lớn dành thời gian cho con đượcvui chơi giải trí sau giờ học (chiếm 99,4%) và tạo điều kiện cho con mình tham gia

các sinh hoạt xã hội: sinh hoạt thiếu niên, nhi đồng nhiều nhất (chiếm 91,9%); họccác lớp năng khiếu (chiếm 57,0%)... Ngoài giờ học các cháu thường được cha mẹcho vui chơi giải trí (chiếm 84,9%); xem ti vi nghe đài (chiếm 80,1%); đọc báo(chiếm 33,8%). Một số cha mẹ đã cho con phụ giúp làm việc gia đình như dọn dẹpnhà cửa, trông nhà (chiếm 52,6%); nấu cơm (chiếm 44,6%); trông em (chiếm34,0%). Trẻ em được tham gia lao động nhưng chỉ với những việc nhẹ, giúp các emphát triển thể lực, trí tuệ và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe, vui chơi, họchành. Tuy nhiên, cũng có một số cha mẹ cho con lao động nặng hơn: chăm sócngười già, ốm (chiếm 22,4%); chăn bò, làm vườn (chiếm 13,6%); tham gia công

việc sản xuất, kinh doanh của gia đình (chiếm 8,8%); làm thuê (chiếm 2,9%).

Phần lớn công chúng quan tâm đến việc học của con qua việc học cùng

(chiếm 61,6%); cho đi học thêm (chiếm 53,8%); thuê người dạy kèm (chiếm 6,4%);cung cấp đủ đồ dùng học tập cho con (chiếm 99,6%); liên hệ thường xuyên với nhà

trường (chiếm 89,6%); thường xuyên kiểm tra vở học hàng ngày của con (chiếm79,0%). Phần lớn công chúng nhắc nhở, khuyên bảo khi các con có việc làm sai trái

(chiếm 92,8%), cũng có một số người mắng (chiếm 8,9%); đánh (chiếm 2,7%).

Khi con bị bệnh, công chúng người lớn thường đưa ngay tới bệnh viện, bácsỹ (chiếm 96,0%). Nhưng cũng có không ít cha mẹ tự chăm sóc (chiếm 34,9%);mua thuốc về nhà (chiếm 36,2%). Hầu hết công chúng cho con tiêm chủng mở rộng,uống viên sắt, vitamin A đầy đủ (chiếm 99,4%). Phần lớn công chúng không phân

biệt đối xử, yêu quý con trai và con gái như nhau (chiếm 92,3%). Nhưng công

chúng chưa tôn trọng đời tư của con khi có đến 70,9% kiểm tra thư từ, nhật ký, điệnthoại của con. Không nhiều người cho con sở hữu tài sản riêng (chiếm 46,9%).

Qua một số chỉ báo trên có thể thấy, hành vi thực hiện quyền trẻ em củakhông ít cha mẹ chưa tốt, có biểu hiện vi phạm quyền trẻ em hoặc thực hiện quyềntrẻ em không đầy đủ. Đáng chú ý là phần lớn những kinh nghiệm, kỹ năng chămsóc con cái của công chúng là do học từ bạn bè, đồng nghiệp (chiếm 68,7%); học từngười thân trong gia đình (chiếm 67,7%); học từ hàng xóm (chiếm 42,7%)... nhiềuhơn là học từ TTĐC trong tỉnh. (Xem bảng 27 Phụ lục)

113

Nghĩa là, TTĐC chưa mang lại cho công chúng nhiều kinh nghiệm, kỹ năngthực hiện quyền trẻ em. Một mặt do tính tiện lợi của các phương tiện khác; mặt khác cóthể là do công chúng chưa chịu tiếp cận những thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng thựchiện quyền trẻ em từ TTĐC trong tỉnh, hoặc là công chúng chưa ứng dụng tốt và

cũng có lý do thông tin không phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Có những nhómcông chúng như cán bộ công chức, người có trình độ học vấn đại học trở lên có khảnăng tiếp thu những thông tin từ TTĐC, thu nhận thông tin nhiều hơn và nhanh hơn,nhưng còn thiếu tin tưởng, thậm chí xem nhẹ thông tin về quyền trẻ em từ TTĐC.Họ chưa thỏa mãn, chưa ứng dụng nhiều. TTĐC trong tỉnh chưa kiến tạo cho côngchúng nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em tiến bộ và toàn diện.

“Báo chí cứ phải trừ hao đi vài chục phần trăm. Mình bị nhiều lần rồi, mỗibáo nói một kiểu, không biết vận dụng thế nào. Thông tin nhiều lúc cũng tam saothất bản lắm, báo này cóp của báo kia. Mình nghĩ kiến thức và kinh nghiệm họcđược từ người lớn trong gia đình và bạn bè cũng tạm ổn. Thông tin trên báo đàicũng dè chừng thôi, áp dụng ngay cũng phải xem lại, phải trao đổi với bạn bè vàkiểm chứng nữa” (PVS, nữ, công chúng, 31 tuổi, trình độ đại học). Đúng như môhình truyền thông của Roman Jakobson, thông tin đã được thay đổi qua bộ lọc,được chọn lọc theo tiêu chuẩn, kinh nghiệm và hành trang văn hóa của công chúng.

Tóm lại, công chúng Bình Phước đã có những đánh giá tích cực về vai trò vậnđộng, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của TTĐC tỉnh Bình Phước. Trong đó, việcnêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em được công chúngđánh giá cao hơn việc kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, nhưng không đáng kể.

3.3.4. Về vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ emVai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em mặc dù các phương tiện

TTĐC chưa quan tâm thực hiện tốt. Nhưng vẫn được công chúng đánh giá ở mứccao (30,8% tốt; 46,4% khá), cao nhất so với các vai trò khác. Công chúng đánh giácao nhất vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ hai là Báo Bình

Phước điện tử; thứ ba là truyền thanh cấp huyện và hạn chế nhất là Báo Bình Phướcin. Công chúng đã đánh giá cao vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hơnBáo Bình Phước, dù Báo Bình Phước quan tâm nhiều nhất cho hoạt động giám sát

việc thực hiện quyền trẻ em.

114

Bảng 3.16. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò

giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước

Tốt Khá Trung bình Yếu TổngSố lượng(người)

152 177 102 4 4351. Báo Bình Phước in

Tỷ lệ(%)

34,9 40,7 23,4 0,9 100,0

Số lượng(người) 187 202 93 7 489

2. Đài Phát thanh và Truyềnhình Bình Phước Tỷ lệ

(%)38,2 41,3 19,0 1,4 100,0

Số lượng(người) 142 140 82 10 374

3. Truyền thanh cấp huyệnTỷ lệ

(%)38,0 37,4 21,9 2,7 100,0

Số lượng(người)

75 78 43 0 1964. Báo Bình Phước điện tử

Tỷ lệ(%)

38,3 39,8 21,9 0 100,0

TTĐC ở Bình Phước đã phản ánh tình hình thực hiện quyền trẻ em, phê

phán các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. TTĐC giám sát tình hình thực hiện các chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quyền trẻ em, CRC và tham gia tổng kết

thực tiễn thực hiện quyền trẻ em. TTĐC trong tỉnh giám sát tình hình thực hiện

quyền trẻ em bằng dư luận xã hội, bằng tai mắt của Nhân dân. Tuy trên thực tế hoạt

động này còn nhiều hạn chế về nội dung, hình thức thể hiện, nhưng đã đáp ứng

được kỳ vọng của công chúng nên được công chúng đánh giá cao.

Những vấn đề TTĐC phản ánh, giám sát nhiều và vấn đề công chúng quan tâm

không hoàn toàn trùng khớp. TTĐC phản ánh, giám sát quyền được học tập của trẻ em

nhiều nhất, nhưng công chúng quan tâm ở vị trí thứ hai. Tương tự ở quyền được vui

chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch; quyền được phát

triển năng khiếu; được chăm sóc, nuôi dưỡng; được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân

phẩm và danh dự. Nhưng quyền được khai sinh và có quốc tịch được phản ánh, giám sát

trên TTĐC và sự quan tâm của công chúng đều trùng khớp (đứng ở vị trí số 07); tương

tự với quyền được có tài sản. Tuy nhiên, TTĐC phản ánh một số quyền rất ít, nhưng

115

công chúng lại đặc biệt quan tâm như: quyền được sống chung với cha mẹ và được chăm

sóc sức khoẻ (Xem bảng 28, 29 Phụ lục). Kết quả này cho thấy, các phương tiện TTĐC

Bình Phước đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng vào việc thực

hiện một số quyền trẻ em. Nhưng TTĐC cũng đang lèo lái công chúng bỏ qua một số

quyền khác. Đây tiếp tục là sự vi phạm cách tiếp cận quyền trẻ em.

3.3.5. Về vai trò giải trí cho trẻ emTTĐC tỉnh Bình Phước là phương tiện giải trí hấp dẫn cho trẻ em, giúp trẻ

em sử dụng hợp lý thời gian rỗi và cân bằng trạng thái tâm lý sau thời gian học tậpvới những chương trình ca nhạc, chiếu phim hoạt hình, chương trình giáo dục. Côngchúng trẻ em đánh giá vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước trongphục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em tuy có cao hơn công chúng người lớn, nhưngphần lớn cũng chỉ ở mức khá, chưa làm công chúng hoàn toàn thỏa mãn.

15,4%40,0%

39,4%

5,1%

Tốt Khá Trung bình Yếu

Biểu đồ 3.5. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của công chúng trẻ em Bình Phước vềviệc thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

Một trường hợp phỏng vấn sâu cho biết: “Cháu thích xem chương trình

Vườn hoa âm nhạc tuổi thơ và Tạp chí thiếu nhi. Cháu thích nhất xem mục đố vui,

bức tranh đẹp, văn học tuổi thơ và cũng học được nhiều điều hay từ bạn bè. Cháu

thấy chương trình ca nhạc rất hay” (PVS, công chúng trẻ em, nữ, 10 tuổi, học sinh

lớp 4). Nhưng cũng có trường hợp lại nhận thấy: “Cháu thấy chúng cháu ít được

lựa chọn quá, Đài truyền hình Bình Phước có mấy chương trình như Tạp chí thiếu

nhi, Vườn hoa âm nhạc, Ca nhạc thiếu nhi... nội dung không mới mẻ, cứ lặp lại

hoài. Cháu xem mãi cũng chán. Cháu thích có chương trình chiếu phim dành cho

116

trẻ em, chương trình game show cho trẻ em. Cháu thích người dẫn là trẻ em hơn”

(PVS, nam, công chúng, 14 tuổi, học sinh lớp 8).

Sự khác biệt giữa các nhóm công chúng trẻ em theo nhóm tuổi và địa bàn

cư trú trong đánh giá vai trò giải trí cho trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước là không đáng kể và hoàn toàn có ý nghĩa thống kê. Và cũng không có

sự khác biệt giữa các nhóm trẻ em nam và nữ, ở các lớp học, trẻ em dân tộc Kinh và

dân tộc thiểu số trong đánh giá vai trò giải trí cho trẻ em.

Công chúng người lớn chưa đánh giá cao vai trò giải trí cho trẻ em của

TTĐC trong tỉnh. Phần lớn công chúng mới đánh giá vai trò này ở mức khá, với

18,9% công chúng đánh giá tốt và 42,9% đánh giá khá. Trong đó, Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước với sự nỗ lực của mình đã được công chúng đánh giá cao

nhất (tốt chiếm 31,8%; khá chiếm 38,7%); cơ quan truyền thông khác không được

đánh giá cao vì gần như không có chương trình giải trí cho trẻ em (Xem bảng 30Phụ lục). Không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá vai trò giải trí cho trẻ em

giữa các nhóm công chúng người lớn khác nhau.

Công chúng đánh giá cao vai trò của TTĐC Bình Phước trong việc đáp ứng

nhu cầu giải trí đang rất thiếu thốn của trẻ em trong tỉnh. Nhưng nhu cầu này vẫn

chưa được thỏa mãn một cách đầy đủ, trẻ em vẫn còn khát sân chơi lành mạnh trong

đời thường lẫn truyền thông. Công chúng vẫn kỳ vọng vào khả năng thỏa mãn nhu

cầu giải trí cho trẻ em từ TTĐC trong tỉnh.Từ ý kiến của công chúng tỉnh Bình Phước, có thể nhận thấy vai trò của

các phương tiện TTĐC trong tỉnh với việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phươnghiện nay đã được công chúng đón nhận và đánh giá khá tích cực.

Vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em được công chúng đánh

giá cao nhất vì đã thỏa mãn nhu cầu của công chúng, tham gia giám sát tình hình

thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Thứ hai là vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo

dục về quyền trẻ em, vì đã mang đến cho công chúng nhận thức, thái độ về quyền

trẻ em tương đối tốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng và có

được công chúng ứng dụng trong thực tế. Thứ ba là vai trò vận động, khuyến khích

thực hiện quyền trẻ em, vì đã giới thiệu được các mô hình hay, điển hình tiên tiến,

khuyến khích Nhân dân có hành vi thực hiện quyền trẻ em tích cực, giúp đỡ trẻ em

117

khó khăn. Thứ tư là vai trò giải trí cho trẻ em, giúp trẻ em giải trí. Hạn chế nhất là

vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội.

Công chúng đánh giá cao nhất vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Báo Bình Phước điện tử; thứ

ba là báo Bình Phước in và truyền thanh cấp huyện.Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, công chúng đánh giá

vai trò giám sát và vai trò giải trí cho trẻ em tốt hơn các vai trò khác. Với Báo Bình

Phước điện tử, vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục; vai trò hình thành và thể

hiện dư luận xã hội; vai trò vận động, khuyến khích được đánh giá cao như nhau và

cao hơn vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Với truyền thanh cấp

huyện, công chúng đánh giá vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội và vai trò

giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em tốt hơn vai trò thông tin, tuyên truyền,

giáo dục và giải trí cho trẻ em. Đối với Báo Bình Phước in, vai trò thông tin, tuyên

truyền, giáo dục và vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em thực hiện tốt

hơn vai trò hình thành, thể hiện dư luận xã hội và giám sát tình hình thực hiện

quyền trẻ em. Vai trò giải trí cho trẻ em của truyền thanh cấp huyện; Báo Bình

Phước in và điện tử được công chúng đánh giá rất hạn chế.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 phân tích khái quát tình hình truyền thông về trẻ em. Đánh giá

các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em từ kết quả phân tích nội dung

thông điệp truyền thông so với ý kiến của cán bộ truyền thông và ý kiến đánh giá

của công chúng. Vấn đề trẻ em chưa thực sự được quan tâm trên TTĐC Bình

Phước, thường phải đứng sau vấn đề chính trị, kinh tế. Quá ít sản phẩm truyền

thông có dùng từ “quyền trẻ em”, quyền trẻ em chỉ được ngầm ý thể hiện. TTĐC

đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết, bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em, phản

ánh trung thực cuộc sống trẻ em, không làm tổn thương trẻ em nhưng chưa thực sự

nói được tiếng nói của trẻ em, chưa phản ánh toàn diện hình ảnh trẻ em trên thực tế.

Sự tham gia của trẻ em trên TTĐC mới chỉ ở hình thức tượng trưng, thấp hơn mặt

bằng chung của cả nước.

118

Nói như R.Merton, ở vị trí là cơ quan TTĐC, các cơ quan TTĐC và cán bộ

truyền thông Bình Phước có nhiều vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, trong

bối cảnh còn có nhiều vai trò khác cũng phải thực hiện. Các vai trò không phải đều

được quan tâm như nhau và các cơ quan quan tâm đến các vai trò cũng không như

nhau. TTĐC Bình Phước đang gặp phải sự chênh lệch, căng thẳng, xung đột vai trò

đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em

ở tỉnh Bình Phước hiện nay có sự khác biệt không đáng kể giữa vai trò thực tế; trong

ý kiến đánh giá của cán bộ truyền thông và ý kiến đánh giá, kỳ vọng của công chúng.

Căn cứ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện tốt vai trò đối với việc thực hiệnquyền trẻ em có thể thấy: Các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước thực hiện tốtnhất vai trò vận động, khuyến khích và vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thựchiện quyền trẻ em; rồi đến vai trò giải trí cho trẻ em, vai trò giám sát tình hình thựchiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước là cơ quan truyền thông thựchiện tốt nhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Báo Bình

Phước; thứ ba là Đài huyện Bù Gia Mập; rồi đến Đài huyện Đồng Phú, thị xã ĐồngXoài; hạn chế nhất là Đài huyện Bù Đăng. Loại hình truyền thông thực hiện tốt nhấtlà truyền hình; thứ hai là truyền thanh cấp huyện, báo in; thứ ba là báo mạng điệntử; hạn chế nhất là phát thanh.

119

Chương 4YẾU TỐ TÁC ĐỘNG; XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚCTRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

4.1. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠICHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM HIỆN NAY

4.1.1. Tác động của sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội địa phươngMặc dù kinh tế - xã hội trong 17 năm tái lập tỉnh đã có nhiều bước phát

triển, đời sống của Nhân dân dần được cải thiện, nhưng Bình Phước vẫn còn là mộttỉnh nghèo, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Một số vấn đề xã hội bức xúcchưa được giải quyết có hiệu quả. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồngbào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.

Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 21 xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo

là 4,72%, trong hộ dân tộc thiểu số nghèo chiếm 41,56%. 13,0% dân số toàn tỉnhchưa được sử dụng điện. Gia đình có internet và báo chí phần lớn ở đô thị. Do vậy,cơ hội hưởng thụ văn hoá, tiếp cận thông tin của người dân còn nhiều hạn chế, làm

cho sự phân hóa đời sống kinh tế - văn hóa giữa người dân nông thôn và đô thị giãn

rộng. Một bộ phận dân cư không được đọc báo, xem truyền hình, nghe đài trong khi

ở khu vực này vấn đề nâng cao dân trí bức thiết nhất. “Ở đây đâu có điện mà xemtivi. Hôm nào xạc được bình thì cả nhà mới xem. Truyền thanh cũng không có. Tôivà các con thường nghe đài tiếng nói Bình Phước bằng cái đài xài pin. Báo chícũng không có, mà đi mua sao được, phải có tiền và đi rất xa. Muốn con cái biếtnày biết kia, muốn biết cách chăm sóc, dạy bảo con lắm, nhưng cũng chịu thôi”(PVS, nam, công chúng, người làm thuê, 43 tuổi, học hết tiểu học).

Trẻ em trong các gia đình nghèo, gia đình dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa đang chịu nhiều thiệt thòi trong việc ăn, uống, mặc, ở, học hành, vui chơi giải trí,tiếp cận thông tin và phần lớn phải nghỉ học sớm, lao động sớm, không được chămsóc sức khoẻ… Đúng như nhận định của tác giả Nguyễn Hữu Minh và Đặng BíchThủy: “Điều kiện kinh tế khó khăn là một trong những nguyên nhân rất cơ bản củaviệc chưa thực hiện đầy đủ quyền trẻ em ở nước ta” [78]. Trẻ em được hưởng lợi từ

120

sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là người gánh chịu khó khăn nhất nhữnghạn chế, kém phát triển và mặt trái của sự phát triển.

Trình độ dân trí thấp nên nhận thức về quyền trẻ em và trách nhiệm thựchiện quyền còn nhiều hạn chế. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thói quen sinh hoạt không khoa học.Thực tế này gây ra sự va chạm văn hóa, ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyên truyền,vận động, tổ chức thực hiện quyền trẻ em. Thông tin phỏng vấn sâu cho biết, phong

tục tập quán và trình độ dân trí thấp làm cho việc chuyển biến nhận thức, thái độ và

hành vi của người dân về thực hiện quyền trẻ em rất khó khăn. Nhận thức của cộngđồng ảnh hưởng đến nhận thức của cán bộ truyền thông, không ít người đã đem nhậnthức đó vào quá trình tác nghiệp (trẻ em biết gì đâu, viết gì mà chẳng được!).

Tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em cũng được ngành chức năng tổ chức thựchiện bằng các hoạt động truyền thông liên cá nhân và qua các phương tiện TTĐC ngoài

tỉnh. Công chúng trẻ em được biết thông tin về quyền trẻ em từ thầy cô giáo nhiều nhất(chiếm 69,3%); từ cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình (chiếm 48,1%); từ Đài Phát

thanh và Truyền hình Bình Phước (chiếm 60,8%); từ Báo Bình Phước điện tử (chỉ chiếm10,1%). Công chúng người lớn biết các quyền trẻ em nhiều nhất từ Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước (chiếm 76,5%); từ cán bộ dân số - gia đình và trẻ em (chiếm46,5%); từ Báo Bình Phước in (chiếm 44,1%); từ Báo Bình Phước điện tử (chiếm 14,3%).

Tóm lại, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, kinh tế - xã

hội còn khó khăn đang cản trở không nhỏ đến việc thực hiện quyền trẻ em và các

hoạt động TTĐC về quyền trẻ em, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiếtphải thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi thựchiện quyền trẻ em. Các phương tiện TTĐC trong tỉnh chưa phải là kênh thông tin vềquyền trẻ em duy nhất và chủ yếu nhất đến với công chúng Bình Phước.

4.1.2. Tác động của các chính sách về quyền trẻ em, truyền thông đạichúng và vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ởtỉnh Bình Phước

Nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiềuvăn bản chỉ đạo [100, tr.112]. Ngày 07-11-2000, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số20 về tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo vệ,

121

chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 11-12-2000, UBND tỉnh ban hành chương trình

hành động vì trẻ em giai đoạn 2001-2010; ngày 03-07-2007 ban hành Quyết định1299 về việc phê duyệt đề án chăm sóc trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏrơi, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học và trẻ em nhiễmHIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2006-2010. Ngày 08-6-2007, UBND tỉnhban hành Chỉ thị số 08 về tăng cường thực hiện Chỉ thị số 34/1999/CT-TTg và Chỉthị số 03/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác bảo vệ, chăm sócvà giáo dục trẻ em. Ngày 11-01-2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 42 phê

duyệt đề án can thiệp y tế cho trẻ em khuyết tật giai đoạn 2007-2010. Ngày 15-5-

2008, UBND tỉnh có Chỉ thị số 14 về tổ chức tháng hành động vì trẻ em hàng năm;ngày 11-11-2008 có Chỉ thị số 19.

Ngày 01-6-2009, Tỉnh ủy có Công văn số 895 “về việc tiếp tục thực hiện

Chỉ thị 55-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) và Kế hoạch số 20 của Tỉnh ủy”, chỉ

đạo chính quyền các cấp củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức về công tác bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 14-12-2010, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị

quyết số 16 thông qua Đề án tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa

bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Ngày 04-01-2011, UBND

tỉnh ban hành Quyết định số 01 phê duyệt Đề án này. Thực hiện Chỉ thị số 20-

CT/TW ngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, ngày 27-12-

2012, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 94. Mới đây, ngày 04-3-2013, UBND tỉnh

ban hành Quyết định số 328 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch

số 94 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị.

Hoạt động tuyên truyền đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo lồng ghép

trong tất cả các văn bản chỉ đạo, nhưng không có văn bản hay kế hoạch thực hiện

riêng công tác tuyên truyền về quyền trẻ em. Các văn bản đều chỉ đạo các cơ quan

TTĐC tập trung vào ba nhiệm vụ chính: tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, mô

hình hay về thực hiện quyền trẻ em; chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ,

chăm sóc, giáo dục trẻ em; phê phán hành vi vi phạm quyền trẻ em. Nghĩa là các

chính sách chỉ đạo đã đề cập không đầy đủ các vai trò của TTĐC trong thực hiện

quyền trẻ em, cũng thiếu cách tiếp cận quyền trẻ em. Cho nên, mới có tình trạng

122

“Chúng tôi chỉ thực hiện theo chỉ đạo của cấp lãnh đạo, tập trung vào ba việc tuyên

truyền gương điển hình, phê phán vi phạm quyền trẻ em và tuyên truyền chính sách,

pháp luật. Nói như vậy, để thấy rằng chúng tôi đâu làm sai, trên bảo sao chúng tôi

làm thế. Chúng tôi còn nhiều nhiệm vụ chính trị khác nữa, nên không tránh khỏi sự

xao nhãng cho đề tài trẻ em. Nhưng theo quy định, chúng tôi đã làm đủ” (PVS,

nam, lãnh đạo cơ quan truyền thông, 40 tuổi, trình độ đại học).

Hằng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy kế hoạch kiểm tra, giám sátvà báo cáo tình hình thực hiện các văn bản về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát và tổng kết, đánh giá chưa thực hiệnhiệu quả, còn sơ sài, qua loa, chưa quy định cơ chế xử phạt khi cấp ủy đảng, cán bộ,đảng viên không thực hiện tốt chính sách. Trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,ngân sách dành cho công tác trẻ em hạn hẹp (200 triệu đồng/năm giai đoạn 2001-

2007, 650 triệu đồng/năm giai đoạn 2008-2010) [170]. Quỹ bảo trợ trẻ em rất thấp.Việc giải thể Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, bộ máy công tác bảo vệ, chăm sóctrẻ em giao về ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý, công tác bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em gặp nhiều khó khăn, nhất là ở cấp huyện và cơ sở.Đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của cán bộ, đảng viên và Nhân

dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phần nào

làm sao nhãng công tác tuyên truyền về quyền trẻ em trên TTĐC trong tỉnh.Trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, sự quan tâm của tỉnh

cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em dù chưa đáp ứng tốt được yêu cầucủa công tác này, nhưng đã quan tâm hơn rất nhiều so với hoạt động báo chí truyềnthông. Trong suốt 17 năm tái lập tỉnh, chỉ có năm 2009, UBND tỉnh phê duyệt Đềán quy hoạch báo chí in giai đoạn 2009-2020 và năm 2013 ban hành Quyết định số1429/QĐ-UBND, ngày 13/8/2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình

Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong các văn bản này, không đềcập đến việc xây dựng các kênh truyền thông riêng của trẻ em. Các hoạt động chỉđạo xử lý vụ việc nổi cộm về trẻ em trên báo chí rất hạn chế. Với những vấn đềthuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức còn bỏ ngỏ như vấn đề trẻ em khátsân chơi lành mạnh, trẻ em bỏ học, trẻ em bị xâm hại.

123

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ yêu cầu các cơ quan TTĐC tuyên truyềntheo các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các hoạt động lớn liên

quan đến trẻ em như kỷ niệm ngày quốc tế thiếu nhi, tháng hành động vì trẻ em, ngày

toàn dân đưa trẻ đến trường,... Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình còn bỏngỏ và thường do các cơ quan TTĐC tự báo cáo về UBND tỉnh qua Sở Lao động -

Thương binh và Xã hội. Các sai phạm liên quan đến việc đưa tin về trẻ em trên TTĐCBình Phước chưa bao giờ bị kiểm tra, xử lý. Đó cũng là một lý do làm cho hoạt độngtruyền thông về quyền trẻ em ở địa phương chất lượng chưa cao. Ban Tuyên giáo Tỉnhủy tham mưu Tỉnh ủy các văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem, trong đó có tuyên truyền trên TTĐC, nhưng kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiệnchủ yếu nhằm vào các đợt sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết. Không có kế hoạch,hướng dẫn, chiến lược truyền thông về trẻ em một cách cụ thể, chi tiết như những vấnđề chính trị, xây dựng Đảng, kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh...

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hiện chỉ hợp đồng phối hợp tuyêntruyền với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước ở chuyên mục “Vì trẻ em”trên 60 triệu đồng/năm. Sở đã tích cực cung cấp thông tin cho Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước và các cơ quan TTĐC trong tỉnh thông tin, tài liệu liên

quan để phục vụ cho công tác tuyên truyền, cũng như tham mưu xử lý những vấn đềđược TTĐC phản ánh. Tuy nhiên, hoạt động giám sát, kiểm tra, phối hợp địnhhướng tuyên truyền của Sở và các cơ quan liên quan chưa tốt. “Cơ quan quản lýchúng tôi rất cần thông tin thực thi quyền trẻ em từ thực tiễn. Nhiều thông tin từbáo đài có ý nghĩa và giá trị hơn nhiều so với báo cáo của các ban ngành gửi lên.Chúng tôi luôn đề nghị hợp tác với các cơ quan TTĐC, nhưng không có kinh phí hỗtrợ. Cho nên, nhiều khi công tác tuyên truyền cũng mới chỉ ưu tiên, tập trung chocác đợt cao điểm. Vì vậy, chúng tôi có được thông tin từ thực tiễn qua TTĐC trongtỉnh chưa nhiều. Kiểm tra, giám sát hoạt động tuyên truyền chưa tốt đâu. Chúng tôichỉ quan tâm đến chuyên môn của mình thôi” (PVS, nam, cán bộ lãnh đạo quản lý,52 tuổi, trình độ đại học).

Tóm lại, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền và các cơquan chức năng đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là điều kiện thuậnlợi để TTĐC thực hiện công tác tuyên truyền về quyền trẻ em. Trong khi đó, sựquan tâm dành cho báo chí truyền thông còn khiêm tốn so với yêu cầu công tác

124

tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, trong đó có việc thực hiện quyền trẻem, đáng chú ý là quan điểm chỉ đạo còn thiếu cách tiếp cận quyền trẻ em.

4.1.3. Tác động của cơ quan truyền thôngTrong mô hình truyền thông của R. Jakobson, quá trình truyền thông được

trình bày cụ thể hơn qua các giai đoạn. Ở đó, cơ quan truyền thông có vai trò quan

trọng, quyết định hoạt động truyền thông, tất nhiên cả truyền thông về quyền trẻ em.Theo thông tin định tính, đặc điểm tôn chỉ, mục đích và cơ cấu tổ chức hoạt

động của cơ quan TTĐC ảnh hưởng lớn đến hoạt động truyền thông về quyền trẻ em.Báo Bình Phước, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước là cơ quan

ngôn luận của Đảng bộ và chính quyền tỉnh nên các phóng viên, biên tập viên phầnlớn sinh hoạt tại Hội Nhà báo tỉnh, có thẻ nhà báo. Cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượngcán bộ rất đông. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có ban giám đốc ba

người và 13 phòng, ban chuyên môn, có 187 cán bộ nhân viên (118 người có biên

chế). Trong đó, trên 100 cán bộ có trình độ đại học trở lên. Báo Bình Phước có bốnphòng và một nhà in, với 49 cán bộ nhân viên (20 người có biên chế). Trong đó, 22người có trình độ đại học, một người có trình độ cao đẳng, sáu người trung cấp; bốnngười có trình độ cao cấp và năm người có trình độ trung cấp chính trị.

Phạm vi hoạt động của Báo Bình Phước và Đài Phát thanh - Truyền hình

Bình Phước rộng lớn. Điều kiện tác nghiệp thuận lợi hơn về máy móc thiết bị,phương tiện đi lại, thiết bị phát sóng, thời lượng phát sóng, dung lượng và số lượngsản phẩm truyền thông... Thông tin định tính cho biết, uy tín nghề nghiệp, là nhà

báo nên việc đi lại, liên hệ công tác của phóng viên các cơ quan báo chí thuận lợihơn nhiều so với cán bộ Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện. Kinh phí hoạtđộng lớn hơn nhiều so với các cơ quan báo chí khác và truyền thanh cấp huyện.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có ưu thế hơn Báo Bình Phướclà có đông cán bộ nhân viên hơn. Đài cũng có ưu thế rất lớn về thời lượng phát sóngtruyền hình do Đài tự sản xuất là 4 giờ/36 giờ phát sóng/ngày trên hai kênh. Thờilượng phát thanh các chương trình tự sản xuất là 13 giờ/19 giờ/ngày. Trong khi đó,Báo in Bình Phước phát hành 3 kỳ/tuần, có 12 trang, 13 chuyên mục. Tờ tin, ảnhdành cho đồng bào dân tộc thiểu số có 2 số/tháng. Báo Bình Phước điện tử được cậpnhật liên tục hàng ngày. Nhưng cả báo in và báo mạng điện tử đều đòi hỏi công

125

chúng phải có trình độ học vấn nhất định, có điều kiện về cơ sở vật chất. Do đó, Đài

Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có điều kiện thực hiện nhiều chương trình

tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em; đồng thời có sức hấp dẫn hơn và có lượngcông chúng lớn hơn các cơ quan TTĐC khác. Từ năm 2005 - 2011, tổng các nguồnkinh phí hoạt động của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ ngân sáchtỉnh, Trung ương, quảng cáo, tài trợ... liên tục tăng, bình quân 26%/năm (năm 2011đạt gần 40 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn thu quảng cáo). Trong khi ngân sách hoạtđộng của Báo Bình Phước năm 2012 được tỉnh cấp hơn sáu tỷ đồng và doanh thu

quảng cáo hơn ba tỷ đồng.Những ưu thế trên cùng với sự khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, mức độ

phân cấp giữa các cơ quan truyền thông đã tạo nên một sự khác biệt rất lớn giữa cáccơ quan báo chí với nhau và giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan truyền thanh- truyền hình cấp huyện trong điều kiện hoạt động thực hiện các nhiệm vụ chính trịnói chung và nhiệm vụ truyền thông về quyền trẻ em nói riêng.

Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộcUBND cấp huyện, là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện. Đài

chịu sự quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn về chuyên

môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước - một cơchế quản lý khá phức tạp. Cán bộ của Đài huyện không phải là nhà báo. Thời lượngphát sóng của Đài hạn chế, vì Đài phải tiếp sóng chương trình của VOV, VTV, Đài

Phát thanh và Truyền hình Bình Phước phục vụ Nhân dân địa phương. Các đài chỉxây dựng bản tin truyền thanh thời lượng từ 15-30 phút/chương trình phát tại địaphương. Riêng Đài huyện Bù Đăng hai ngày mới thực hiện một chương trình. Đàicó Trưởng đài và không quá hai Phó Trưởng đài. Số lượng biên chế rất ít ỏi do

UBND cấp huyện quyết định trong tổng số biên chế sự nghiệp được UBND tỉnhgiao hàng năm. Do đó, số lượng biên chế của các Đài cấp huyện khác nhau (Đài thịxã Đồng Xoài có năm cán bộ biên chế và năm hợp đồng lao động; Đài huyện ĐồngPhú có tám biên chế và hai hợp đồng lao động; Đài huyện Bù Đăng có 10 biên chế;Đài huyện Bù Gia Mập có năm biên chế). Kinh phí hoạt động rất hạn hẹp từ ngânsách của địa phương và ngân sách các chương trình mục tiêu quốc gia. Phương tiệnkỹ thuật tác nghiệp chưa đầy đủ, còn lạc hậu, đã xuống cấp nhưng chậm được đầutư mới. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ hạn chế hơn so với cán bộ các

126

cơ quan báo chí của tỉnh. Cán bộ thường phải kiêm nhiệm hai đến ba công việc, nên

không chuyên sâu. Chế độ nhuận bút thấp.So sánh hai cơ quan báo chí Báo Bình Phước và Đài Phát thanh và Truyền

hình Bình Phước với các Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện về điều kiệntruyền thông về trẻ em, thực sự cho chúng ta thấy được sự khác nhau trong điềukiện thực hiện vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và thấy được sự nỗlực vượt khó của truyền thanh cấp huyện trong công tác này.

Giải thích về sự khác biệt giữa các Đài truyền thanh truyền hình cấp huyệntrong công tác tuyên truyền về quyền trẻ em, chúng tôi nhận thấy xuất phát từ sựhạn chế trong quan tâm của cấp ủy, chính quyền ở địa phương (Đài huyện ĐồngPhú); sự hạn chế về nhận thức của lãnh đạo Đài về vị trí, vai trò của mảng đề tài trẻem (Đài huyện Bù Đăng); trong điều kiện thời lượng phát sóng ít ỏi (Đài huyện Bù

Đăng) và hạn chế về số lượng cán bộ (Đài huyện Bù Gia Mập).Hoạt động truyền thông về quyền trẻ em luôn chịu sự tác động từ quan

điểm của cơ quan chủ quản. Như đã phân tích, lãnh đạo một số cơ quan báo chítruyền thông ở Bình Phước có quan điểm báo Đảng địa phương phải thông tin mang

tính tuyên truyền, giáo dục là chính, hạn chế những thông tin nổi cộm về trẻ em bịxâm hại. Vì thế, nhiều thông tin về trẻ em bị xâm hại tình dục đã bị lờ đi. Khôngphản ánh được thực tại xã hội đang sục sôi, không làm cho dư luận giật mình, cảnhbáo. “Vấn đề trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại tình dục, anh em biết nhiều chứ. Đi cơsở và cũng có nhiều trường hợp người dân gửi thư phản ánh, nhờ điều tra, nhưngsếp bảo không, hạn chế thôi, không thì người ta lại nghĩ Bình Phước toàn trẻ em bịxâm hại. Thấy các cháu đáng thương, muốn điều tra, phản ánh để cảnh báo màlãnh đạo nói sợ công chúng xem rồi bắt chước, sợ ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tíncủa tỉnh, của công tác trẻ em. Mình biết là né tránh, nhưng làm gì được. Nhiều lầnnhư thế, anh em không làm những vấn đề này nữa. Mà chủ yếu viết về giáo dục,chăm sóc sức khỏe hay trẻ em điển hình, mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ em hay, vìsếp ưu tiên” (PVS, nữ, lãnh đạo cơ quan truyền thông, 48 tuổi, trình độ đại học).

Lãnh đạo cơ quan truyền thông chính là người gác cổng, kiểm soát, quyếtđịnh việc có tuyên truyền về quyền trẻ em không, ở mức độ nào. “Sự quan tâm củalãnh đạo cơ quan đến chủ đề trẻ em quan trọng lắm. Nhiều lúc anh em viết về đề tài

127

này, nhưng lãnh đạo bảo chương trình đã đủ nên không phát sóng. Tin bài về trẻem thường để dành, phòng ngừa khi thiếu. Lãnh đạo huyện không quan tâm đếncông tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em lắm, nên cũng ít chỉ đạo cho Đài huyện tuyêntruyền. Khi nào có sự chỉ đạo thì lãnh đạo Đài mới cho anh em thực hiện nhiều”(PVS, nam, biên tập viên, 42 tuổi, trình độ đại học).

Các cơ quan TTĐC trong tỉnh có lợi thế là nắm rõ truyền thống văn hóa,phong tục tập quán, đặc điểm, tình hình đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, từđó thông tin gần gũi, dễ tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm của Nhân dân

trong tỉnh. Công chúng Bình Phước theo dõi báo chí truyền thông địa phương trướchết vì họ muốn biết những thông tin đã và đang diễn ra trên địa bàn tỉnh, có liên

quan, ảnh hưởng trực tiếp và gần gũi với cuộc sống của họ. Tuy nhiên, do sự hạnchế về chất lượng nội dung và hình thức thể hiện, TTĐC chưa thực sự hấp dẫn côngchúng Bình Phước trước bối cảnh cạnh tranh quyết liệt về thị phần công chúng hiệnnay và cơ hội lựa chọn kênh thông tin cho công chúng là quá lớn.

Loại hình truyền thông: Mỗi loại hình truyền thông ưu tiên những thôngđiệp truyền thông khác nhau, có đặc điểm, ưu thế và hạn chế khác nhau. Do đó, vaitrò của từng loại hình đối với việc thực hiện quyền trẻ em cũng khác nhau. Theo kếtquả nghiên cứu, loại hình truyền thông thực hiện tốt nhất các vai trò đối với việcthực hiện quyền trẻ em ở Bình Phước là truyền hình; thứ hai là truyền thanh cấphuyện, báo in; thứ ba là báo mạng điện tử; hạn chế nhất là phát thanh.

Truyền hình có ưu thế thông tin nhanh, có hình ảnh và âm thanh sống động,

phong phú và đa dạng về nội dung chương trình, không đòi hỏi công chúng mộttrình độ dân trí quá cao. Giá máy thu hình giảm và khả năng phủ sóng ngày càng

rộng, công chúng càng có điều kiện để tiếp cận. Vừa có hình ảnh vừa có âm thanh,truyền hình truyền đạt các nội dung gây ấn tượng, thuyết phục cao. Tuy nhiên, giá

máy thu hình vẫn đắt hơn máy thu thanh; chi phí thực hiện chương trình truyền hình

cũng cao hơn các loại hình khác. Thông tin còn bị phụ thuộc vào làn sóng, có thể bịnhiễu, nội dung thông điệp dễ bị sai lạc hoặc bị mất đi một phần.

Báo in đưa thông tin chính xác, định kỳ, có độ tin cậy cao, có khả năng lưutrữ tốt, có thể đọc lại nhiều lần. Báo có sức hấp dẫn riêng với những ai muốn tìmkiếm những phân tích và đánh giá kỹ lưỡng về vấn đề nào đó và có thể chủ động vềđịa điểm, thời gian và tư thế tiếp nhận thông tin. Nhưng công chúng phải mất tiền

128

mua, đòi hỏi phải có trình độ dân trí ở mức độ nhất định, không phù hợp với Nhân

dân ở nơi phát hành khó khăn. Tính thời sự của thông tin chậm.Báo Bình Phước điện tử có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng

vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Thông tin hiện ra dưới dạng văn bản, đồ hoạ,video clip kèm theo âm thanh sống động. Thông tin nhanh, cập nhật liên tục. Côngchúng có thể bình luận thông tin và đưa lên mạng. Dung lượng của thông tin gầnnhư không hạn chế. Không những có thể lưu giữ và phát lại cho công chúng xembất kỳ lúc nào, báo mạng điện tử còn giúp họ tự lựa chọn và sắp xếp những chươngtrình muốn xem theo ý muốn. Tuy nhiên, văn phong nhiều khi thiếu chuẩn mực và

không phải ai cũng có điều kiện để tiếp cận. Chất lượng kỹ thuật chưa cao như cácbáo mạng điện tử khác.

Báo phát thanh có ưu thế gọn nhẹ, phạm vi phủ sóng rộng lớn, chỉ cần mộtthiết bị thu tín hiệu nhỏ công chúng có thể theo dõi dù ở các vùng sâu, vùng xa.

Thông tin nhanh, cập nhật và có thể đưa ra cùng lúc cho hàng triệu công chúng ởmọi lúc, mọi nơi và có thể nhắc lại nhiều lần với chi phí thấp. Phát thanh gần gũivới công chúng, không yêu cầu công chúng có trình độ văn hóa, học vấn, chỉ cần cókhả năng thính giác. Nhưng thông tin chỉ trôi qua một lần, không thể lưu giữ hoặcđọc lại như trên báo in. Việc theo dõi bằng thính giác cũng có những giới hạn về sốlượng, tốc độ âm thanh và nguy cơ bị nhiễu thông tin cao, cũng kém hấp dẫn dokhông có hình ảnh. Công chúng không có quyền lựa chọn nội dung tiếp nhận.

Truyền thanh cấp huyện có ưu thế là thông tin nhanh, rẻ, dễ tiếp cận, phù

hợp đưa thông tin đến dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, miền núi. Nhưngthông tin không phong phú, đa dạng, hấp dẫn, còn phụ thuộc vào làn sóng.

Thật vậy, công chúng xem Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phướcnhiều hơn các phương tiện TTĐC khác. 42,6% công chúng được hỏi thường xuyên

xem Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; 49,5% thỉnh thoảng theo dõi. Tỷ lệnày với Báo Bình Phước lần lượt là: 24,9% và 52,3%. Tỷ lệ này với Đài truyềnthanh cấp huyện lần lượt là 27,4% và 40,4%. Tỷ lệ này với Báo Bình Phước điện tửlần lượt là 5,3% và 26,7%. Mỗi ngày công chúng dành trung bình 48,5 phút để xemĐài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; 24,3 phút đọc Báo Bình Phước; 16,5

phút nghe truyền thanh cấp huyện và 7,0 phút đọc Báo Bình Phước điện tử.

129

Thời điểm truyền thông: có ảnh hưởng lớn đến vai trò của TTĐC với việcthực hiện quyền trẻ em vì nó quyết định việc công chúng có thể tiếp nhận đượcthông điệp truyền thông và tiếp nhận như thế nào. Như đã phân tích, các sản phẩmtruyền thông về trẻ em thường được sắp đặt vào vấn đề xã hội, đứng sau các vấn đềchính trị và kinh tế. Chương trình về trẻ em thường được phát sau chương trình thờisự vào khung giờ thuận tiện cho công chúng theo dõi, đặc biệt được phát lại nhiềulần, không phải khung giờ vàng. Nhưng cũng có một số chương trình phát sóng vào

thời điểm rất ít công chúng có thể theo dõi.

Tóm lại, tôn chỉ, mục đích và cơ cấu tổ chức hoạt động của các cơ quantruyền thông, quan điểm của cơ quan chủ quản ảnh hưởng đến việc thực thi vai tròcủa TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, trong việc chọn nội dung thông tin, mụcđích đăng phát. Loại hình truyền thông, thời điểm truyền thông cũng có ảnh hưởnglớn đến mức độ ưu tiên cho vấn đề trẻ em, số lượng sản phẩm truyền thông về trẻem và cơ hội tiếp nhận nội dung thông điệp của công chúng.

4.1.4. Tác động từ phía cán bộ truyền thôngTruyền thông là một quá trình lao động tập thể của các cán bộ truyền thông -

đội ngũ nòng cốt trong hoạt động truyền thông. Có phải đặc điểm nhân khẩu xã hộicủa cán bộ truyền thông là nhân tố ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm truyền thông,nội dung và chất lượng lao động của họ hướng đến việc thực hiện quyền trẻ em?

Số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em có sự khác nhau giữa các nhómcán bộ truyền thông. Có sự khác biệt về số lượng sản phẩm truyền thông giữa cánbộ truyền thông nam và cán bộ nữ không quá lớn và có thể suy rộng cho tổng thể(sig=0,032; Cramer’s V=0,254). 63,4% cán bộ nữ có trên 20 sản phẩm truyền thôngvề trẻ em, trong khi đó ở số lượng này cán bộ nam chỉ chiếm 39,0%. Có 9,8% cánbộ nam và 7,3% cán bộ nữ thực hiện 10-20 sản phẩm truyền thông. Có 22,0% cán

bộ nam thực hiện dưới ba sản phẩm, trong khi tỷ lệ này ở cán bộ nữ chỉ là 9,8%.

Với quan niệm cán bộ nữ nhẹ nhàng, nhạy cảm, dễ chia sẻ, gần gũi và cảm thôngvới trẻ em hơn, nên nhiệm vụ tác nghiệp về đề tài trẻ em thường được giao cho nữ.Theo đó, cán bộ nữ có nhiều sản phẩm truyền thông về trẻ em hơn cán bộ nam. Đây

là thế mạnh của cán bộ nữ khi khai thác đề tài trẻ em, nhưng đó là sự định kiến giới,kiến tạo nên định kiến cho xã hội rằng sự quan tâm, chăm sóc trẻ em là chuyện của

130

phụ nữ. Định kiến này đi ngược lại với nguyên tắc tiếp cận quyền trẻ em, tác độnglên nhận thức, thái độ của xã hội đối với trẻ em.

Sự khác biệt giữa các nhóm cán bộ theo vị trí công tác về số lượng sảnphẩm truyền thông về trẻ em cũng không quá lớn và có ý nghĩa thống kê

(sig=0,022; Cramer’s V=0,213). Cũng không có mối liên hệ giữa trình độ học vấn,dân tộc, nhóm tuổi với số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em. Nhưng cán bộcàng trẻ tuổi, càng ưu tiên cho mảng đề tài trẻ em. 82,2% cán bộ dưới 35 tuổi luônưu tiên mảng đề tài trẻ em; tỷ lệ này ở cán bộ từ 35-45 tuổi và cán bộ trên 46 tuổi

lần lượt là 65,2% và 57,1% (sig=0,010; Gamma=0,421). Những cán bộ trẻ tuổi thựchiện vì ưu tiên cho mảng đề tài trẻ em, chứ không phải tác nghiệp vì yêu cầu của cơquan truyền thông hay thực tiễn đòi hỏi (Xem bảng 31 Phụ lục).

Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có 26,0% cán bộ luôn ưu tiên, tâm huyết vớimảng đề tài trẻ em; 53,8% làm phóng sự, đưa tin về trẻ em khi có dữ liệu, thông tinthực tiễn; 26,9% làm phóng sự, đưa tin về trẻ em khi có yêu cầu của đơn vị; có2,6% cán bộ không quan tâm đến mảng đề tài trẻ em. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứuvà trên thực tế cho thấy, không có mối liên hệ giữa sự quan tâm ưu tiên mảng đề tài

trẻ em và số lượng sản phẩm truyền thông mà cán bộ thực hiện.Nhận thức về quyền trẻ em của cán bộ truyền thông: Phần lớn cán bộ

truyền thông được hỏi chỉ biết sơ qua nội dung về quyền trẻ em (chiếm 73,1%); có26,9% cán bộ biết rất rõ. Theo đó, cán bộ truyền thông chưa nhận thức các quanniệm về quyền trẻ em đầy đủ và toàn diện. Có 89,7% cán bộ truyền thông nhận thứcđược quyền trẻ em là những gì các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn

diện; 77,2% nhận thức được rằng quyền trẻ em là những quy định mà Nhà nước,cộng đồng xã hội, gia đình có bổn phận, nghĩa vụ phải thực hiện, bảo vệ. Nhưng chỉcó 64,6% cán bộ nhận thức quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người và

41,8% nhận thức trẻ em là chủ thể của quyền và có những nghĩa vụ kèm theo.

Phần lớn cán bộ truyền thông nhận thức trẻ em là nguồn lực của gia đình và

xã hội trong tương lai (chiếm 78,5%); rất ít cán bộ cho rằng trẻ em là tài sản riêng

của gia đình (16,5%). Nhưng số cán bộ nhận thức trẻ em cần được bảo vệ đặc biệtchỉ chiếm 49,4%; trẻ em là đối tượng phụ thuộc trong gia đình chỉ chiếm 20,3%.

Cán bộ truyền thông nhận thức các quyền trẻ em trong CRC hết sức cảmtính, chỉ nhận thức đúng những quyền quen thuộc như một thói quen, một trách

131

nhiệm đạo đức như: được sống và phát triển; giáo dục; nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi,sinh hoạt văn hóa; có họ tên và quốc tịch; bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công

việc nguy hiểm, độc hại; được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ chữa bệnh,phục hồi sức khoẻ... Cán bộ truyền thông nhận thức kém hơn ở các quyền mà họkhông thấy quen thuộc như: được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn; giữ gìn bản sắc;

tự do kết giao và hội họp hoà bình; được bảo vệ đời tư... (Xem bảng 21 Phụ lục)Cán bộ truyền thông nhận thức quyền trẻ em trong Luật Việt Nam tốt hơn

trong CRC, nhưng cũng chỉ nhận thức đúng các quyền quen thuộc như quyền đượcvui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch (chiếm91,1%); chăm sóc, nuôi dưỡng; khai sinh và có quốc tịch; được học tập; bảo vệ tính

mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự; được sống chung với cha mẹ... Nhưng chỉcó 50,6% cán bộ nhận thức đúng quyền được có tài sản. (Xem bảng 22 Phụ lục)

Nhận thức của cán bộ truyền thông đang ở mức khá, đạt trung bình 23,7

điểm/34 điểm. Tuy nhiên, nhận thức đó còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ và toàn

diện, nhiều nội dung còn mang tính cảm tính và sự khác biệt trong nhận thức vềquyền trẻ em giữa các nhóm cán bộ là không quá lớn và có ý nghĩa trong tổng thể.Phần lớn cán bộ nhận thức được tầm quan trọng của mảng đề tài trẻ em (rất quantrọng chiếm 89,0%); nhưng cũng có một số người cho là bình thường (chiếm 4,9%)và chỉ như những đề tài khác (chiếm 6,1%). Với mức nhận thức còn khá khiêm tốn,

cán bộ truyền thông khó có thể thực hiện các sản phẩm truyền thông đảm bảo cáchtiếp cận quyền để kiến tạo nên nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ emđúng đắn cho công chúng.

Thái độ về việc thực hiện quyền trẻ em của cán bộ truyền thông: Phần lớncán bộ truyền thông được hỏi đều ủng hộ việc thực hiện quyền trẻ em (chiếm 94,9%).Không có mối liên hệ giữa thái độ về việc thực hiện quyền trẻ em và sự ưu tiên tác

nghiệp về đề tài trẻ em. Sự khác biệt giữa cán bộ ủng hộ và không ủng hộ việc thựchiện quyền trẻ em ở số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em không quá lớn và có

ý nghĩa trong tổng thể (sig=0,005; Cramer’s V=0,309). (Xem bảng 32 Phụ lục)Hành vi tác nghiệp về đề tài trẻ em của cán bộ truyền thông: Phần lớn cán

bộ truyền thông có hành vi tác nghiệp về đề tài trẻ em cơ bản đúng đắn, nhưngkhông toàn diện, không hoàn toàn đúng theo cách tiếp cận quyền trẻ em.

132

Phần lớn cán bộ truyền thông cho biết, trong các bài viết của mình, trẻ emcó được bộc lộ quan điểm của mình (chiếm 83,3%). Phần lớn cán bộ truyền thôngkhi thực hiện đề tài trẻ em có lấy ý kiến của người lớn, nhà quản lý, chuyên gia

(chiếm 76,3%); cũng có khá nhiều cán bộ không làm tốt việc này.

Phần lớn cán bộ truyền thông có xin phép trẻ em khi phỏng vấn (chiếm

84,6%), nhưng cũng có một số khá đông cán bộ thiếu tôn trọng trẻ em, không xin

phép trẻ em (chiếm 15,4%). Phần lớn cán bộ cho biết, trẻ em có được nêu tên khi

phát biểu (trừ thông tin về trẻ em bị xâm hại, phạm tội) (chiếm 89,5%); cũng có một

số cán bộ không thực hiện (chiếm 10,5%). Khi phỏng vấn trẻ em, hầu hết cán bộ

truyền thông được hỏi có đảm bảo cho trẻ em thấy thoải mái, không bị cưỡng ép

(chiếm 96,2%). Phần lớn cán bộ có giải thích ý định của người phỏng vấn cho trẻ

em (chiếm 85,7%); nhưng cũng có một số khá đông cán bộ thiếu tôn trọng trẻ em

không làm việc này (chiếm 14,3%). Phần lớn cán bộ đã được trẻ em đồng ý đưa tên

và hình ảnh lên các phương tiện truyền thông (chiếm 88,0%), nhưng cũng có khá

đông cán bộ không hỏi trẻ em mà tự mình quyết định (chiếm 9,3%).

Khá nhiều cán bộ cho biết, sự xuất hiện của trẻ em trong sản phẩm truyền

thông của họ có lúc chỉ để minh họa cho lời nói của người lớn (34,2%) và hoàn toàn

chỉ minh họa cho lời nói của người lớn (chiếm 7,9%). Có không ít cán bộ đã từng

mớm lời cho trẻ em khi các em trả lời phỏng vấn (chiếm 39,7%) và 7,7% cán bộ

hoàn toàn mớm lời cho trẻ em. Có một số ít cán bộ thường xuyên ép trẻ em để lấy

thông tin (chiếm 3,9%). Những trường hợp cán bộ truyền thông không đảm bảo trẻ

em được nói tiếng nói trên TTĐC nói trên đều là sự xâm phạm quyền nhân thân và

quyền bí mật đời tư của trẻ em theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luật Bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em, Luật Báo chí và thiếu cách tiếp cận quyền trẻ em.

Hầu hết cán bộ truyền thông cho biết cách thể hiện sản phẩm truyền thôngcó trân trọng, bảo vệ quyền trẻ em (chiếm 97,4%). Phần lớn cán bộ đặt lợi ích củatrẻ em lên trước hết, trên hết (chiếm 85,7%), trân trọng, cảm thông, chia sẻ với trẻem (chiếm 73,1%). Nhưng cũng có một số người có thái độ trung lập rồi coi

thường, quy kết cho trẻ em những điều không tốt. Khi trẻ em nói dối, phần lớn cánbộ truyền thông đã giải thích cho trẻ em cần nói thật (chiếm 83,3%); có người tìmcách để trẻ em chịu hợp tác (chiếm 27,3%); có người thì đi tìm trẻ em khác để lấy

133

tin (chiếm 11,7%); không ai tức giận, la mắng trẻ em. Khi viết, nói về trẻ em khuyếttật, phần lớn cán bộ dùng các từ thay thế để không mô tả một cách tiêu cực (chiếm81,6%); nhưng có một số người không làm việc này. Khi đưa tin về sự phản đối, tácđộng tiêu cực đến trẻ em, phần lớn cán bộ có tính đến sự nguy hiểm cho trẻ em(chiếm 92,1%), nhưng có một số người không quan tâm.

Có 52,0% cán bộ được hỏi có nêu rõ các quyền trẻ em có liên quan đến vấn đềđược phản ánh. Nhưng cũng đến 48,0% cán bộ tùy nội dung mà nêu các quyền. Kếtquả này cao hơn rất nhiều so với kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông.

Khi viết, đưa tin, làm chương trình về vấn đề ly hôn, xâm hại tình dục, tội phạm, phầnlớn cán bộ có tính đến hậu quả của bài viết đối với trẻ em (chiếm 90,8%), nhưng cũngcó người không quan tâm. Đa số cán bộ truyền thông có tìm hiểu kỹ quyền trẻ em(chiếm 60,5%), nhưng có khá nhiều cán bộ không chú ý đến việc này.

Tháng 10-2012, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với TrườngChính trị tỉnh và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng truyền thôngvề trẻ em cho 86 cán bộ các cơ quan báo chí và truyền thanh cấp huyện trong tỉnh.Nhiều cán bộ rất bất ngờ cho rằng, truyền thông về trẻ em cũng như các mảng chủđề khác, hay truyền thông về trẻ em dễ, có gì khó đâu mà phải tập huấn hay có kỹnăng riêng. Điều đó cho thấy, cán bộ tác nghiệp đề tài trẻ em thời gian qua ở Bình

Phước không có gì đặc biệt hơn các nội dung, chủ đề khác, không ai nghĩ rằng đó làmột nhóm đối tượng, công chúng đặc biệt. Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam đã nói

“Các chủ trương và nguyên tắc đưa tin những vấn đề liên quan đến trẻ em do Liên đoàncác nhà báo quốc tế ban hành đang được thực thi tại Việt Nam” [208, tr.468]. Nhưngđiều đó không được đảm bảo ở Bình Phước. Thông tin phỏng vấn sâu cho hay hầuhết cán bộ TTĐC trong tỉnh đều không biết đến văn bản này.

Thật vậy, sự khác biệt giữa cán bộ nhận thức đúng về quyền và không nhậnthức đúng trong hành vi tác nghiệp là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê. Có thểnêu ví dụ điển hình như, cán bộ truyền thông nhận thức được “trẻ em cần được bảovệ đặc biệt” với việc có tính đến hậu quả bài viết đối với trẻ em khi đưa tin về vấnđề ly hôn, xâm hại tình dục, tội phạm (sig=0,126; Cramer’s V=0,125). Vì thế, có thểhành vi tác nghiệp của cán bộ truyền thông đúng, nhưng nhiều khi đó chỉ đơn giảnlà hành động theo thói quen, không ý thức được trách nhiệm pháp lý, cách tiếp cậnquyền trẻ em và kỹ năng tác nghiệp riêng với trẻ em.

134

Sự ủng hộ của cơ quan truyền thông: Phần lớn cán bộ truyền thông cho

biết đã được cơ quan của mình ưu tiên, hỗ trợ khi thực hiện đề tài trẻ em (chiếm

70,4%). 29,6% cán bộ cho biết cơ quan chỉ xem mảng đề tài trẻ em như những

mảng đề tài khác, không ưu tiên. Cán bộ cho biết được cơ quan ưu tiên, hỗ trợ

phương tiện làm việc chiếm 67,9%; hỗ trợ kinh phí thực hiện (29,6%); hỗ trợ tư liệu

thực hiện (35,8%); ưu tiên về thời lượng phát sóng (29,6%); ưu tiên về thời gian

phát sóng, vị trí sản phẩm truyền thông (28,4%); nhuận bút cao hơn (6,2%).

“Cơ quan anh chỉ ưu tiên cho anh em trong điều kiện có thể, như cho xe ôtô đưa đi hay xăng xe máy thôi. Chương trình nào cũng đòi đưa vào giờ vàng, giờbạc thì khó lắm, vì nhiều chương trình, chuyên mục rồi còn quảng cáo nữa. Kinhphí cho chuyên mục của trẻ em thấp lắm, nhiều chương trình hay như game showcho trẻ em, về trẻ em phải có nhà tài trợ, trường quay, kịch bản hay, kinh phí...Kênh truyền thông riêng cho trẻ em khó thực hiện lắm, không có tiền, cũng khôngcó người” (PVS, nam, lãnh đạo cơ quan TTĐC, 55 tuổi, trình độ đại học).

Thông tin phỏng vấn sâu cho biết, trong điều kiện còn khó khăn về kinh phí

hoạt động của cơ quan, cán bộ truyền thông không được trả nhuận bút cao với các

sản phẩm truyền thông cho trẻ em theo quy định và các sản phẩm về trẻ em thậm

chí còn thấp hơn các sản phẩm khác. Hiện nay, nhuận bút khuyến khích chỉ dành

cho tác phẩm cho thiếu nhi với mức khuyến khích tối 10-30% nhuận bút của tác

phẩm đó [22, tr.6], nhưng ở Bình Phước, giảm xuống, còn tối đa 20% nhuận bút

của tác phẩm [171, tr 5]. Lý do được cho là viết về trẻ em dễ, ai cũng có thể viết

được, chỉ viết về đề tài chính trị, kinh tế mới khó. Phóng viên trẻ, mới ra trường

thường được giao phụ trách, một mặt vì họ chưa có khả năng viết vấn đề chính luận,

mặt khác các phóng viên trẻ năng động, gần gũi với trẻ em hơn. Tuy nhiên, kết quả

điều tra cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm cán bộ được cơ quan của

mình ưu tiên, hỗ trợ khi thực hiện đề tài trẻ em về sự tích cực tác nghiệp cũng như

số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em.Sự quan tâm, tạo điều kiện của các tổ chức, cá nhân có liên quan: Phần lớn

cán bộ truyền thông được hỏi cho biết họ đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan tạo điều kiện thuận lợi để lấy thông tin, tài liệu viết về đề tài trẻ em(chiếm 70,4%). Ở Bình Phước, không nhận thấy có sự khác biệt về vị thế xã hội của

135

cán bộ truyền thông trên lĩnh vực trẻ em so với các đồng nghiệp. Đây chính là sựđộng viên, khích lệ rất lớn, là điều kiện thuận lợi để cán bộ truyền thông tích cựcthực hiện chủ đề trẻ em. Tuy nhiên, nó không phải là điều kiện quyết định. Cán bộcho biết không được cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan quan tâm, tạo điều kiệnvẫn ưu tiên đến mảng đề tài trẻ em. Truyền thông về quyền trẻ em là quyền và nghĩavụ của nhà truyền thông, theo đó họ có quyền yêu cầu sự giúp đỡ từ các tổ chức, cánhân có liên quan, có quyền bảo vệ trẻ em trước TTĐC. Nhưng nhiều khi cán bộchưa phát huy được quyền này của mình. Không có sự chênh lệch đáng kể giữanhóm cán bộ được và không được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan quan

tâm, tạo điều kiện tác nghiệp trong việc ưu tiên đến mảng đề tài trẻ em, cũng nhưvới số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em.

81,6% cán bộ truyền thông được hỏi có ý kiến trả lời về khó khăn, chủ yếu

là sự hạn chế kỹ năng truyền thông về trẻ em; sự không hợp tác của một số cơ quan,

tổ chức, cá nhân liên quan khi thực hiện những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, hạn chế,

tiêu cực; sự e ngại tiếp xúc với cán bộ TTĐC của trẻ em, nhất là trẻ em ở vùng nông

thôn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Nhà báo Minh Thùy - nguyên phóng

viên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đạt giải nhất cuộc thi “Nhà báo với

trẻ em Việt Nam” năm 2006 - 2007 chia sẻ: “Viết báo về đề tài trẻ em thường gặpnhiều trở ngại đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như trong tác phẩm“Con nhà nghèo”. Các em bé thường có phản ứng mạnh hơn người lớn khi tiếp xúcvới người lạ. Vì vậy, việc tiếp cận, lấy tin từ các em cũng đã là một trở ngại lớn.Song bù lại, các em bé lại vô cùng ngây thơ. Những em nhỏ mà mình tiếp xúc vàlàm phóng sự lại rất thông minh. Do vậy, mình đã để các em tự bộc lộ bản thân vớinhững hành động thật, cảm xúc thật...” [3].

Trong đó, khó khăn nhất với cán bộ truyền thông là sự hạn chế trong kỹ

năng truyền thông về trẻ em, mà các cơ quan quản lý, cơ quan truyền thông ở

tỉnh chưa quan tâm tổ chức cho cán bộ truyền thông. Trong vòng hai năm qua,

rất ít cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông về trẻ em. Có đến

46,0% cán bộ chưa từng được bồi dưỡng; một lần chiếm 44,4%; hai lần chỉ

chiếm 9,5%. Một biên tập viên cho biết, “Khó khăn nhất của tôi là chưa cónhiều kiến thức, kỹ năng tác nghiệp về quyền trẻ em. Cần mở các lớp tập huấn

136

để nâng cao kiến thức và kỹ năng về quyền trẻ em cho chúng tôi” (Nữ, 23 tuổi,trình độ cao đẳng, biên tập viên).

Không có mối liên hệ giữa việc tập huấn kỹ năng truyền thông về trẻ em vớisự ưu tiên cho mảng đề tài này, nhưng có mối liên hệ với số lượng sản phẩm truyềnthông dù sự khác biệt không lớn (sig=0,006; Cramer’s V=0,296). (Bảng 33 Phụ lục)

81,6% số người được hỏi có ý kiến trả lời về thuận lợi khi tác nghiệp đề tài

trẻ em, như: sự tạo điều kiện, phối hợp tốt của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan; quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan cán bộ truyền thông đang côngtác và sự hợp tác tốt của trẻ em... Một phóng viên bày tỏ “Tôi được cơ quan mìnhkhuyến khích, động viên, được đa số các cơ quan, đơn vị, địa phương ủng hộ, hợptác. Ngược lại, một số vấn đề mang tính chất tiêu cực, nhạy cảm, hạn chế liên quanđến trẻ em như xâm hại, lao động sớm tôi không nhận được sự hợp tác của các đơnvị, cá nhân liên quan” (Nam, 29 tuổi, trình độ đại học, phóng viên).

Tóm lại, một số đặc điểm cá nhân của cán bộ truyền thông có tác động đếnsố lượng sản phẩm truyền thông và sự ưu tiên cho mảng đề tài trẻ em, nhưng sựkhác biệt giữa các nhóm cán bộ là không đáng kể dù có ý nghĩa thống kê. Cán bộtruyền thông nhận thức về quyền trẻ em chưa đầy đủ và toàn diện, nhiều vấn đề còn

cảm tính, nhưng ủng hộ việc thực hiện quyền trẻ em. Phần lớn cán bộ truyền thông

có hành vi tác nghiệp đúng đắn, nhưng đó chỉ là các kỹ năng truyền thông cảm tính,mang tính đạo lý. Không phải cán bộ nhận thức đúng về quyền có hành vi tác

nghiệp tốt hơn cán bộ nhận thức không đúng. Sự quan tâm tạo điều kiện của cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như cơ quan chủ quản của cán bộ truyềnthông có ảnh hưởng, nhưng không quyết định đến sự quan tâm đối với mảng đề tài

trẻ em của cán bộ truyền thông.

4.2. DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VAI TRÒ CỦA TRUYỀNTHÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺEM THỜI GIAN TỚI

Căn cứ thực trạng và các nhân tố tác động đến vai trò của TTĐC tỉnh Bình

Phước trong thực hiện quyền trẻ em hiện nay, cũng như xu thế phát triển nhanhchóng của TTĐC và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước trongbối cảnh toàn cầu hóa, tác giả đưa ra một số dự báo xu hướng biến đổi như sau:

137

4.2.1. Xu hướng thứ nhấtTTĐC về quyền trẻ em trở thành một xu hướng của truyền thông hiện đại.

Các vai trò của TTĐC với việc thực hiện quyền trẻ em đều có tiến triển tốt hơn, kiếntạo nên mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắntheo CRC và pháp luật Việt Nam.

TTĐC quan tâm đến vấn đề quyền trẻ em hơn trong hoạt động truyền thông

nói chung. Khi kinh tế - xã hội phát triển, hoạt động truyền thông về trẻ em hướng

đến việc thực hiện quyền trẻ em được đầu tư mạnh mẽ hơn. Nó được dành cho cảnhóm công chúng trẻ em và người lớn. Trẻ em được tham gia vào hoạt động truyền

thông với tư cách là chủ thể có quyền, là đối tượng phản ánh, là công chúng thực sự.

Các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước cung cấp thông tin chính sách,

pháp luật về quyền trẻ em, các kỹ năng, kiến thức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem khoa học hơn. TTĐC phản ánh ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn cuộc sống

của trẻ em, từ đó tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề của trẻ em. TTĐCngày càng thông tin kịp thời, chính xác các vấn đề cấp bách của trẻ em, thực hiện

quyền trẻ em để tạo nên dư luận xã hội tác động lên các thiết chế và đề xuất các

phương án giải quyết; tổ chức và động viên Nhân dân tham gia hoạt động lãnh đạo,

quản lý thực hiện quyền trẻ em; điều chỉnh và thúc đẩy sự phát triển các mô hình

nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắn. TTĐC ngày càngphục vụ tốt hơn nhu cầu giải trí của trẻ em trong tỉnh.

4.2.2. Xu hướng thứ hai

Vẫn tiếp tục có sự chênh lệch, căng thẳng và xung đột giữa các vai trò củaTTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.

Vai trò vận động, khuyến khích và vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dụcthực hiện quyền trẻ em sẽ vẫn được thực hiện tốt nhất; rồi đến vai trò giải trí cho trẻem, vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò hình

thành và hướng dẫn dư luận xã hội. Vẫn có sự khác nhau giữa các cơ quan, loạihình TTĐC trong vai trò thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh. Đài Phát

thanh và Truyền hình Bình Phước vẫn thực hiện tốt nhất; thứ hai là Báo Bình

Phước; thứ ba là các Đài truyền thanh cấp huyện. Các cơ quan báo chí khác trên địabàn tỉnh sẽ quan tâm nhiều hơn đến hoạt động truyền thông về trẻ em. Loại hình

truyền thông thực hiện tốt nhất là truyền hình; thứ hai là báo in, truyền thanh cấphuyện và báo mạng điện tử; hạn chế nhất là báo phát thanh.

138

4.2.3. Xu hướng thứ ba

Kỹ năng truyền thông về trẻ em nói chung, quyền trẻ em nói riêng trong đội

ngũ cán bộ TTĐC của tỉnh tiếp tục được nâng lên. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình

Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương sẽ thay đổi theo xu hướng tính

đến các yếu tố quyền của trẻ em đã được pháp luật thừa nhận.

Đến năm 2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Bình Phước sẽ có một có một

nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin

phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có khả năng liên kết trong

nước và quảng bá hình ảnh, lợi thế tiềm năng của tỉnh ra khu vực và quốc tế... Đến

năm 2030, Bình Phước có hệ thống các cơ quan báo chí đa dạng, có tiềm lực tài

chính vững mạnh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, cung cấp các loại hình thông tin

phong phú, phạm vi hoạt động phủ khắp cả nước, vươn ra khu vực và quốc tế. Theo

đó, TTĐC Bình Phước sẽ có nguồn nhân lực trình độ cao tiến sát với các cơ quan

TTĐC lớn của đất nước, kỹ năng truyền thông về trẻ em theo cách tiếp cận quyền

trẻ em hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn.

4.2.4. Xu hướng thứ tư

Công chúng người lớn và trẻ em ở Bình Phước ngày càng thỏa mãn hơn, ứng

dụng được nhiều hơn các thông tin về quyền trẻ em từ TTĐC, thực hiện quyền trẻ em

tốt hơn, tham gia nhiều hơn vào quá trình truyền thông, nhưng sẽ yêu cầu cao hơn về

nội dung, hình thức thể hiện và sự tiện lợi của hội tụ truyền thông.

Nhân dân trong tỉnh được thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, theo nhu

cầu, theo đối tượng. Sự chênh lệch trong thụ hưởng thông tin của người dân đô thị

và nông thôn gần như không còn. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, hướng tới tạo cơ hội và điều kiện

phát triển bình đẳng, toàn diện trong môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện cho

mọi trẻ em. Trình độ dân trí ở Bình Phước đang ngày càng được cải thiện, theo đó

hiểu biết của người dân về quyền trẻ em và sự cộng đồng trách nhiệm trong thực

hiện quyền trẻ em sẽ được nâng cao. Người dân sẽ thực hiện quyền trẻ em tốt hơn,

tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực kiểm tra, giám sát tình hình tổ

chức thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn. Mặt bằng dân trí ngày càng cao, nhu cầu

139

tiếp nhận và phản hồi thông tin cũng như sự tham gia vào quá trình truyền thông

của Nhân dân sẽ tích cực hơn. TTĐC Bình Phước kết hợp cùng các kênh truyền

thông liên cá nhân, TTĐC ngoài tỉnh và đặc biệt là mạng xã hội, tác động mạnh mẽ

đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân. Nhưng

cũng chịu sự cạnh tranh quyết liệt về công chúng, buộc TTĐC trong tỉnh phải thay

đổi, cải tiến từ nội dung, hình thức đến giá cả và tính tiện ích.

Từ thực trạng, các nhân tố tác động và xu hướng biến đổi vai trò của

TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương, có một số vấn

đề đặt ra sau đây:

1. Nhận thức về quyền trẻ em, về trách nhiệm pháp lý và vị trí, vai trò quan

trọng của các cơ quan TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em của các cấp ủy đảng,

chính quyền các cấp và toàn xã hội ở Bình Phước còn có những hạn chế nhất định,

chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn.

2. Tuy các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước làm khá tốt năm vai trò

trong thực hiện quyền trẻ em. Song, vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc

thông tin, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện quyền trẻ em, nhất là việc lựa

chọn thông điệp truyền thông, kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ, hành vi cho

công chúng, cũng như tạo dư luận xã hội tích cực nhằm thực hiện tốt quyền trẻ em.

3. Sự phối hợp giữa các cơ quan TTĐC và các cơ quan hữu quan khác nhau

chưa thật sự tích cực, chặt chẽ trong truyền thông về quyền trẻ em.

4. Việc nắm bắt nhu cầu, tạo ra nhu cầu cho công chúng cũng như năng lực

kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ TTĐC cần được chú trọng, đặt ra như

là một trong những vấn đề cần được nâng cao trong thời gian tới.

4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI

CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

4.3.1. Đối với cơ quan truyền thông đại chúngCần quan tâm đến chế độ chính sách và điều kiện tác nghiệp của cán bộ

TTĐC về trẻ em:

- Thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thu hút nhân tài, sinh

viên trẻ có trình độ bổ sung cho đội ngũ cán bộ TTĐC còn thiếu và yếu. Lựa chọn

140

những sinh viên đã từng được đào tạo kỹ năng truyền thông về trẻ em để đảm nhiệm

công tác truyền thông về trẻ em.

- Có nhuận bút khuyến khích cho tác giả có tác phẩm dành cho trẻ em và vềtrẻ em với mức khuyến khích từ 10-30% nhuận bút của tác phẩm đó. Tạo điềukiện hỗ trợ về phương tiện tác nghiệp, đi lại; ưu tiên thời lượng phát sóng; ưu tiênđưa tin khi có yêu cầu từ thực tiễn; hỗ trợ, cung cấp đầy đủ về tài liệu, thông tin

liên quan đến trẻ em cho cán bộ TTĐC.- Tôn vinh, khen thưởng kịp thời và xứng đáng những cán bộ có tác phẩm

hay, ý nghĩa, phản ánh được những vấn đề bức xúc, khó khăn, nhạy cảm trong cuộcsống của trẻ em và khi triển khai chính sách về trẻ em, những trường hợp vi phạmquyền trẻ em đảm bảo nguyên tắc tiếp cận quyền trẻ em. Đồng thời xử lý thích đángnhững trường hợp đưa tin không chính xác, thiếu tôn trọng, làm tổn thương trẻ em.

Cần đổi mới nội dung, đa dạng hình thức các chương trình, chuyên mục vềđề tài trẻ em:

- Cần có sự kiểm duyệt gắt gao nội dung và hình thức các chương trình cho

trẻ em và về trẻ em, tuyệt đối không bạo lực, khiêu dâm. TTĐC phải bảo vệ trẻ emdưới tác động của truyền thông bạo lực, khiêu dâm và sự lạm dụng trẻ em.

- Thông tin về quyền trẻ em chính xác, khoa học. Khi viết về trẻ em, cán bộtruyền thông cần tôn trọng sự thật, nhưng phải ưu tiên lợi ích tốt nhất của trẻ em,cần xác định liều lượng và cách tiếp cận vì lợi ích trẻ em, không làm công chúng

hoang mang, lo sợ quá mức. Tác phẩm về trẻ em phải giản dị, dễ hiểu để mọi côngchúng đều nhận được thông điệp về quyền trẻ em. Thông tin phải liên tục được cậpnhật. Các sản phẩm truyền thông phải được phát hành kịp thời, đến được với tất cảcác công chúng ở mọi vùng miền.

- Cần tạo ra nhiều điều kiện, môi trường, thời gian thuận lợi để trẻ em đượctham gia vào quá trình truyền thông: tham gia viết tin bài, chụp ảnh, quay phim, dẫnchương trình; được phỏng vấn, được nói tiếng nói của mình, bày tỏ suy nghĩ, thamgia giải quyết những vấn đề của trẻ em, có liên quan đến trẻ em.

- Tổ chức các diễn đàn để trẻ em được tham gia giải quyết các vấn đề củatrẻ em, vấn đề của xã hội từ góc nhìn trẻ em; các cuộc thi sáng tác tác phẩm vănhóa, văn nghệ cho trẻ em; các cuộc thi viết về quyền trẻ em... Thường xuyên giao

lưu, trả lời thư và lắng nghe ý kiến góp ý, phản ánh của trẻ em. Cần coi trọng điềutrẻ em nói, điều trẻ muốn làm; cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ em và đảm bảo sự

141

an toàn tuyệt đối khi trẻ em tham gia vào quá trình truyền thông. Nghiên cứu dưluận xã hội để nắm bắt nhu cầu thông tin của công chúng, đặc biệt là công chúng trẻem. Theo dõi, phản ánh cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề trẻ em kiến nghịđể trẻ em kiểm soát sự tham gia của mình.

- Tác phẩm phải có hình ảnh, màu sắc trình bày đẹp, có sức hút với côngchúng. Các chương trình, tác phẩm cho trẻ em càng phải sinh động, bắt mắt, phù

hợp với thị hiếu của trẻ em ở từng độ tuổi, đảm bảo không độc hại hay bất lợi chothị lực của trẻ em. Các chương trình game show, các cuộc thi trên truyền hình dành

cho trẻ em không chạy theo lợi ích thương mại, đảm bảo tính giáo dục cao.- Tăng cường chuyên mục, số lượng chương trình về quyền trẻ em; phát

triển các kênh truyền thông cho riêng trẻ em trên tất cả các loại hình truyền thông.Quan tâm đến mọi nhóm đối tượng trẻ em, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đưa các tin,bài, chuyên mục trẻ em ở vị trí quan trọng; phát sóng trong những khung giờ vàng;

đưa tin nhiều và thường xuyên trong các chương trình thời sự và tuyên truyền bằngtiếng dân tộc. Chú trọng tự sản xuất các chương trình mang đậm dấu ấn địa phương,phù hợp với trẻ em ở địa phương. Đề cập một cách trực tiếp và rõ ràng quyền trẻem, không được né tránh hoặc biểu đạt bằng các khái niệm liên quan khác.

- Các chương trình, tác phẩm về đề tài trẻ em phải đảm bảo tiếp cận cả haigóc độ quyền con người với trách nhiệm pháp lý và góc độ đạo lý: Khi tác nghiệpvề đề tài trẻ em, cán bộ TTĐC cần có tình thương yêu trẻ em, có trách nhiệm đốivới trẻ em, đồng thời phải có đầy đủ các kiến thức pháp luật về quyền trẻ em, hiểunhững đặc điểm tâm sinh lý đặc thù của trẻ em, có cách tiếp cận dựa trên quyền.Đạo đức nhà truyền thông về trẻ em cần được chuẩn hóa: Ba tuân thủ: luật pháp -

CRC - đạo đức. Ba yêu cầu: yêu thương - bảo vệ - tham gia (Yêu thương trẻ em;bảo vệ trẻ em và cho trẻ em được tham gia vào quá trình truyền thông).

- Thông tin chủ trương, chính sách về quyền trẻ em cần đổi mới để giảmđơn điệu, khô cứng, công chúng có thể nắm được thông tin, thống nhất hành động.Quan tâm phản ánh, giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, đề xuất hoàn thiệnchính sách từ thực tiễn địa phương. Chú ý đăng tải những văn bản dự thảo của cáccấp cần lấy ý kiến Nhân dân và trẻ em, tạo diễn đàn để Nhân dân có ý kiến góp ý.

- TTĐC cần được định hướng về nội dung, cách thức thông tin để hợp sứctạo nên dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em. Phản ứng kịp thời, đến nơi, không

né tránh các vụ vi phạm quyền trẻ em. Mở rộng kênh bạn đọc, có cơ chế để bạn đọc

142

tham gia thể hiện dư luận xã hội. Hiệu quả tác động của các sản phẩm truyền thôngphản ánh tình hình thực hiện quyền trẻ em cần được các cơ quan truyền thông theodõi, giám sát. TTĐC cần có nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích, phù hợp với từng độtuổi của trẻ em. Quan tâm kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, kêu gọi sự cộng đồngtrách nhiệm của xã hội thực hiện quyền trẻ em.

- Ở cấp tỉnh, câu lạc bộ phóng viên nhỏ cần do Đoàn thanh niên chủ trì,phối hợp với các cơ quan báo chí và Hội Nhà báo thành lập. Mỗi huyện, thị cần cómột câu lạc bộ. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh hướng dẫn trực tiếp cho các câulạc bộ ở cấp tỉnh, ở cấp huyện là Đài truyền thanh và truyền hình huyện về kỹ thuật,kỹ năng truyền thông về trẻ em, cách biểu đạt ý kiến và tham gia.

4.3.2. Đối với cán bộ truyền thông đại chúngCần xây dựng một đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp về đề

tài trẻ em: Các phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp sẽ là người phụ trách chínhcác chuyên mục, sản phẩm truyền thông về trẻ em, kiểm duyệt nội dung truyềnthông về trẻ em, đảm bảo thông tin được đăng phát có cách tiếp cận quyền trẻ em.Để có được một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về đề tài trẻ em cần:

- Đưa nội dung đào tạo kỹ năng truyền thông về trẻ em với một khungchương trình chuẩn trong chương trình đào tạo cán bộ báo chí, truyền thông chungcủa cả nước ở các hệ, bậc đào tạo.

- Phân công cán bộ truyền thông chuyên về đề tài trẻ em có đặc điểm cánhân xã hội phù hợp, có đủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp, đã được đào tạo kỹ năngtruyền thông về trẻ em. Tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện tác nghiệp, chế độnhuận bút, thời lượng đăng phát... để cán bộ yên tâm phụ trách đề tài trẻ em, nhưngcũng có sự luân chuyển cán bộ để phát huy được tư duy sáng tạo của họ.

- Cần trang bị thông tin, kiến thức, kỹ năng truyền thông về trẻ em cho cácphóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, phát thanh viên, kỹ thuật viên… đểhọ vẫn có thể tác nghiệp trên các lĩnh vực có liên quan đến trẻ em.

Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộTTĐC về quyền trẻ em, các kỹ năng truyền thông về trẻ em và chuẩn mực đạo đứccủa cán bộ truyền thông về trẻ em:

- Nội dung: tập trung tuyên truyền các quyền trẻ em trong CRC và Luật Bảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong đó, cần chú ý đến những vấn đề nhạy cảm,

143

vấn đề nhận thức còn hạn chế. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng truyền thôngvề trẻ em, đạo đức truyền thông về trẻ em, cách tiếp cận vấn đề trẻ em dưới góc độquyền con người, trách nhiệm pháp lý của nhà truyền thông; kỹ năng bảo vệ trẻ emdưới tác động của TTĐC, đặc biệt là các trang mạng xã hội.

- Hình thức, phương pháp: Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông về trẻ emhàng năm, đảm bảo 100% lãnh đạo, cán bộ các cơ quan TTĐC đều được tham gia.Tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi kỹ năng đưa tin về trẻ em và đạo đức ngườilàm báo; cuộc thi sáng tác tác phẩm báo chí hay về trẻ em; tôn vinh, trân trọng cáctác giả, tác phẩm; hỗ trợ tác phẩm báo chí có chất lượng cao về đề tài trẻ em.

4.3.3. Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý các

cấp, các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí truyền thông về vị trí, vai trò của công táctruyền thông về quyền trẻ em.

- Tăng kinh phí tuyên truyền cho các cơ quan TTĐC, với tỷ lệ từ 20-30%

của toàn chương trình, dự án, đợt hoạt động và bằng 20% ngân sách thường xuyên

của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm. Đồng thời kêu gọi sự tài trợ củacác doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ cho hoạt động bảo vệ trẻ em, giúp đỡtrẻ em khó khăn.

- Đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện tác nghiệp cho cáccơ quan TTĐC,... nhất là với phát thanh và báo mạng điện tử. Đầu tư hạ tầng kỹthuật truyền dẫn, phát sóng, phát hành, hội tụ truyền thông để đưa được thông tinđến với quảng đại công chúng nhanh nhất, hấp dẫn nhất. Đầu tư xây dựng kênh

truyền hình, tờ báo dành riêng cho trẻ em.- Từng bước cụ thể hóa và tăng tính hiệu lực, khả thi của các văn bản pháp

luật về TTĐC, khẳng định vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. TrongLuật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cần bổ sung, cụ thể hơn năm vai trò, trách

nhiệm của các cơ quan TTĐC với việc thực hiện quyền trẻ em. Cần quy định mọihành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em đều bị xử lý, tính đến trẻ em bình

thường bị xúc phạm, xâm hại trên TTĐC, mạng xã hội. Cần quy định không công

khai tên và hình ảnh của trẻ em vi phạm pháp luật và cả chưa bị kết tội vi phạmpháp luật lên TTĐC để trẻ em có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.

- Sớm xây dựng một tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ báo chítruyền thông về đề tài trẻ em, tiến tới bổ sung vào quy định về đạo đức nghề nghiệp

144

người làm báo Việt Nam. Bổ sung các quy định về chương trình trẻ em trên TTĐCtrong Luật Báo chí, Luật Xuất bản nước ta.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển TTĐC cho trẻ em và về trẻem ở tầm quốc gia. Đầu tư hệ thống truyền thanh cơ sở, mở rộng phủ sóng phát

thanh và truyền hình, nhất là ở vùng lõm, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đầu tư xâydựng dự án mạng xã hội cho thanh thiếu niên. Thực hiện tốt việc cấp báo, tạp chí

miễn phí cho trẻ em và Nhân dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt

khó khăn, đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận thông tin về quyền trẻ em. Mởrộng giao lưu, hợp tác với các nước, các tổ chức phi chính phủ trong công tác đào

tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng truyền thông về trẻ em cho đội ngũ cán bộ TTĐC.- Làm tốt công tác định hướng tuyên truyền về quyền trẻ em. Xử lý nghiêm

các trường hợp vi phạm pháp luật về báo chí và xuất bản ảnh hưởng đến sự pháttriển và hoàn thiện nhân cách trẻ em. Cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về truyềnthông cần có kiến thức nghiệp vụ tốt, hiểu biết về quyền trẻ em.

- Cấp ủy đảng các cấp tăng cường sự lãnh đạo đối với các cơ quan TTĐC vàhoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chỉ đạo tăng cường ngân sách và cơsở vật chất cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chỉ đạo các cơ quannhà nước, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết những vấn đề bức xúc liên

quan đến trẻ em, các trường hợp vi phạm quyền trẻ em được phản ánh trên TTĐC;xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm trong truyền thông về trẻ em.

4.3.4. Đối với công chúngĐối với công chúng người lớn:- Cùng với công chúng trẻ em nhận thức được vai trò của TTĐC trong thực

hiện quyền trẻ em, hỗ trợ, giúp đỡ TTĐC thực hiện công tác tuyên truyền và biết

yêu cầu TTĐC phải thực hiện trách nhiệm pháp lý này.

- Chủ động, tích cực theo dõi, tiếp nhận, ứng dụng và phổ biến, hướng dẫn

người khác ứng dụng các thông tin có được từ TTĐC vào quá trình bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em. Chủ động tìm kiếm thông tin về quyền trẻ em; kịp thời phảnhồi những quan điểm, ý kiến, đề xuất của mình cho TTĐC. Tích cực, chủ động và

có trách nhiệm tham gia phản biện các chủ trương, chính sách về trẻ em.- Chủ động bảo vệ con em mình trước những thông tin bạo lực, khiêu dâm

trên TTĐC. Tạo điều kiện cho con em mình được tiếp cận nhiều thông tin về trẻ em,

hướng dẫn cách chọn lọc thông điệp truyền thông, tham gia các hoạt động xã hội,

các hoạt động truyền thông về trẻ em.

145

Đối với công chúng trẻ em:- Hiểu biết và nắm vững quyền, nghĩa vụ của bản thân trong CRC và Luật

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là quyền được tiếp cận thông tin.

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ “phóng viên nhỏ”, tuyên truyền

Măng non, phát thanh học đường, tham gia các hoạt động truyền thông về trẻ em.

- Phản ánh suy nghĩ của các em về các vấn đề xã hội, vấn đề của trẻ em;

thực hiện quyền giám sát hoạt động TTĐC về trẻ em. Nắm bắt cơ hội tham gia sản

xuất các sản phẩm TTĐC. Tích cực theo dõi, tuyên truyền, phổ biến thông tin thu

được từ các chương trình truyền thông cho trẻ em để biết được quyền, nghĩa vụ của

trẻ em, có kỹ năng sống cần thiết và giải quyết tốt các vấn đề của bản thân.

Tiểu kết chương 4

Chương 4 đã phân tích một số nhân tố tác động đến vai trò của TTĐC Bình

Phước trong thực hiện quyền trẻ em. Các chính sách của tỉnh về quyền trẻ em, TTĐCvà vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em cũng như điều kiện phát triển kinhtế, văn hoá - xã hội của địa phương có ảnh hưởng đến vai trò của TTĐC tỉnh Bình

Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Đặc điểm của các cơ quan truyềnthông với tôn chỉ, mục đích và cơ cấu tổ chức hoạt động của các cơ quan TTĐC; loạihình truyền thông, thời điểm truyền thông; quan điểm của cơ quan chủ quản ảnh hưởngrất lớn đến quá trình truyền thông về quyền trẻ em. Đặc điểm nhân khẩu xã hội; nhậnthức, thái độ, hành vi tác nghiệp; sự ủng hộ của cơ quan truyền thông và sự quan tâmtạo điều kiện của tập thể, cá nhân có liên quan có tác động không quá lớn đến sự quan

tâm công tác truyền thông về quyền trẻ em của cán bộ truyền thông.

Trong thời gian tới, các vai trò của TTĐC với việc thực hiện quyền trẻ em

đều có tiến triển tốt hơn, kiến tạo nên nhiều mô hình nhận thức, thái độ và hành vi

thực hiện quyền trẻ em đúng đắn, dù vẫn có sự chênh lệch giữa các vai trò.

Trên cơ sở thực trạng, các nhân tố tác động, xu hướng biến đổi vai trò và

một số vấn đề đặt ra với vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyềntrẻ em, tác giả luận án đã đưa ra một hệ thống giải pháp đối với cơ quan TTĐC, vớicán bộ truyền thông, với cơ quan lãnh đạo, quản lý, với công chúng người lớn và

công chúng trẻ em.

146

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

KẾT LUẬNLuận án đã kết hợp cách tiếp cận của xã hội học TTĐC (lý thuyết mô hình

truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson), thuyết kiến tạo xã hội của Peter L.Berger, lý thuyết trung gian về vai trò tập hợp của R. Merton và cách tiếp cận vaitrò TTĐC dựa trên quyền trẻ em, để phân tích thực trạng và các nhân tố tác độngđến vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phươnghiện nay. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu chính của luận án:

1. Truyền thông thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em đã được các cơquan, loại hình TTĐC ở tỉnh Bình Phước quan tâm, góp phần vào việc đưa chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em vào cuộcsống, huy động, tập hợp các nguồn lực xã hội tham gia giải quyết các vấn đề trẻ em.

Song, vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em. Vấn đề trẻ em chưa trở thành một trong những nội dung quan trọngcủa TTĐC ở tỉnh Bình Phước, thường phải đứng sau các vấn đề chính trị, kinh tế và

những vấn đề cấp bách khác. Quyền trẻ em chưa được đề cập một cách trực tiếp, rõ

ràng trên TTĐC, mà thường được thể hiện dưới các khái niệm có liên quan.

2. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em hiệnnay có sự khác biệt không đáng kể giữa vai trò thực tế; trong ý kiến của cán bộtruyền thông và ý kiến đánh giá, kỳ vọng của công chúng. TTĐC đã thực hiện đượctương đối đầy đủ năm vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Song, còn khá

nhiều hạn chế về nội dung, hình thức, nhưng đã được công chúng đón nhận và đánhgiá khá tích cực, cơ bản thỏa mãn được nhu cầu thông tin của công chúng và đượccông chúng ứng dụng vào thực tiễn. Dù vậy vẫn còn có sự chênh lệch tương đối lớngiữa từng cơ quan, loại hình TTĐC và giữa các vai trò với nhau. Đó cũng chính làđiểm mà các cơ quan TTĐC ở Bình Phước cần phải xem xét và tiếp tục điều chỉnh.

Vai trò vận động, khuyến khích và vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dụcthực hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt nhất; rồi đến vai trò giải trí cho trẻ em và

vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò hình thành

và thể hiện dư luận xã hội. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước thực hiện tốtnhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Báo Bình Phước; thứ balà Đài huyện Bù Gia Mập; rồi đến Đài huyện Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài; hạn chế

147

nhất là Đài huyện Bù Đăng. Truyền hình thực hiện tốt nhất các vai trò; thứ hai là truyềnthanh cấp huyện, báo in; thứ ba là báo mạng điện tử; hạn chế nhất là phát thanh.

3. TTĐC đã cố gắng mang lại cho công chúng một bức tranh không quá ảmđạm về tình hình trẻ em ở Bình Phước. Song, bức tranh đó chưa toàn diện, chưa nóiđược tiếng nói của trẻ em địa phương. Lợi ích tốt nhất của trẻ em và sự tham giacủa trẻ em chưa được TTĐC trong tỉnh đảm bảo. Trẻ em chưa có cơ hội tiếp cậnnhiều thông tin, nhất là trẻ em nông thôn, dân tộc thiểu số.

4. TTĐC Bình Phước ít có sai phạm trong việc đưa tin, phản ánh về nhữngvấn đề của trẻ em, không lạm dụng trẻ em, không khai thác đề tài trẻ em để giậtgân, câu khách. Nhưng lại né tránh nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống trẻ em.Thông tin đơn điệu, tẻ nhạt, chưa tác động mạnh vào dư luận, chưa có chiến lượctruyền thông quyền trẻ em. Chưa thực sự quan tâm tham gia hoàn thiện chính sáchvề quyền trẻ em và phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em. Quá trình truyền thông còn

mang tính chất một chiều. Nhà truyền thông chưa tuân thủ tốt nguyên tắc tiếp cậnquyền và các luật liên quan. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông vềtrẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức quyền trẻ em của cán bộ truyềnthông và công chúng còn hạn chế. Việc thực thi quyền trẻ em vẫn còn là một quátrình lâu dài, đầy khó khăn, thách thức.

5. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với các giả thuyết nghiên cứu:Giả thuyết thứ nhất đã được kiểm chứng. TTĐC Bình Phước đúng là có vai

trò quan trọng trong thực hiện quyền trẻ em và đã thực hiện tương đối tốt năm vai

trò (thông tin, tuyên truyền, giáo dục; hình thành và hướng dẫn dư luận xã hội; vậnđộng, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; giám sát tình hình thực hiện quyền trẻem và phục vụ nhu cầu giải trí cho trẻ em). Tuy nhiên, mức độ thực hiện các vai tròcó sự chênh lệch đáng kể. Vai trò vận động, khuyến khích và vai trò thông tin,

tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt nhất; rồi đến vaitrò giải trí cho trẻ em; sau đó là vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em;hạn chế nhất là vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội.

Giả thuyết thứ hai đã được kiểm chứng. Đặc điểm của các cơ quan truyềnthông với tôn chỉ, mục đích và cơ cấu tổ chức; loại hình truyền thông, thời điểmtruyền thông; quan điểm của cơ quan chủ quản ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngtruyền thông về quyền trẻ em. Đặc điểm của cán bộ truyền thông với đặc điểm nhân

148

khẩu xã hội và nhận thức, thái độ, hành vi tác nghiệp; sự ủng hộ của cơ quan truyềnthông và sự quan tâm tạo điều kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có ảnhhưởng không đáng kể đến thực trạng này.

Giả thuyết thứ ba đã được kiểm chứng. Các chính sách của tỉnh về quyền

trẻ em, TTĐC và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em cũng như điều

kiện phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương tác động đáng kể đến thực

trạng vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em hiện nay.

6. Việc đối chiếu kết quả thực nghiệm với các lý thuyết nghiên cứu:- Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson chỉ đề cập đến người

tiếp nhận thông điệp truyền thông là công chúng nói chung, chưa từng tính đếnnhóm công chúng đặc thù có các quyền, đó là trẻ em. Bởi vậy, mô hình truyềnthông này cần phân tích và nhấn mạnh đến nhóm công chúng trẻ em với các yêu cầuriêng, có tính đến quyền trẻ em để hiệu quả truyền thông cao hơn.

- Thuyết kiến tạo xã hội của Peter L.Berger đã cho thấy vị trí, vai trò vô

cùng quan trọng của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Thuyết này cho thấy ýnghĩa thực tiễn rất lớn nếu TTĐC kiến tạo nên các mô hình nhận thức, thái độ và

hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắn. Sự nguy hại là khủng khiếp nếu TTĐCkiến tạo nên những mô hình không đúng, thiếu cách tiếp cận quyền trẻ em. Song,

nếu công chúng được trang bị kiến thức, hiểu biết về quyền trẻ em, có trình độ, kinh

nghiệm thì họ có thể chọn lọc trong quá trình tiếp nhận. Vì vậy, việc nâng cao dântrí cho người dân là vô cùng cần thiết, gắn liền với hoạt động truyền thông. Đồngthời, cần định hướng nội dung, chính trị tư tưởng cho hoạt động truyền thông cũngnhư trang bị kỹ năng truyền thông về trẻ em cho cán bộ truyền thông. Thuyết này

cần tiếp tục được vận dụng và kiểm chứng trong các nghiên cứu khác.

- Lý thuyết trung bình vai trò tập hợp của R.Merton cắt nghĩa sự chênh

lệch, căng thẳng vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Suy rộng ra, chúngta có thể lý giải được sự căng thẳng, xung đột vai trò của các tổ chức, cá nhân gắnvới vị thế nhất định.

7. Luận án khẳng định TTĐC có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình

thực hiện quyền trẻ em. TTĐC có năng lực kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độvà hành vi thực hiện quyền trẻ em theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước và CRC. Vì vậy, cần phải tăng cường vai trò của TTĐC trong thực

149

hiện quyền trẻ em, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, nhất là khi

nước ta là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.

KHUYẾN NGHỊ1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai

Chiến lược truyền thông về quyền trẻ em và Chiến lược phát triển TTĐC cho trẻ em

quốc gia; bổ sung những quy định về công tác truyền thông về quyền trẻ em (các

nội dung truyền thông, cách tiếp cận quyền trẻ em) trong lần sửa đổi Luật Bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em gần nhất, trình Quốc hội thông qua.

2. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm

tra và xử lý các trường hợp TTĐC vi phạm quyền trẻ em, sai phạm trong quá trình

truyền thông quyền trẻ em; bổ sung quy định với hoạt động truyền thông về quyền

trẻ em trong lần sửa đổi Luật Báo chí và Luật Xuất bản gần nhất, trình Quốc hội

thông qua.

3. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam

Sớm xây dựng một tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo về đề tài

trẻ em, bổ sung vào quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Có

giải báo chí về trẻ em, về quyền trẻ em.

4. Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước

- Chỉ đạo tăng cường ngân sách và cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em; chỉ đạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có trách

nhiệm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến trẻ em, các trường hợp vi

phạm quyền trẻ em được phản ánh trên TTĐC; xử lý nghiêm minh, kịp thời các

trường hợp vi phạm trong truyền thông về trẻ em.

- Có Đề án truyền thông về quyền trẻ em. Xây dựng một đội ngũ phóng

viên, biên tập viên chuyên nghiệp về đề tài trẻ em. Thực hiện tốt chính sách đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, thu hút nhân tài, sinh viên trẻ có trình độ bổ sung cho đội ngũ cán

bộ TTĐC còn thiếu và yếu hiện nay.

150

- Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông về trẻ em hàng năm, đảm bảo

100% lãnh đạo, cán bộ các cơ quan TTĐC đều được tham gia. Quy định nhuận bút

khuyến khích cho tác giả có tác phẩm dành cho trẻ em và về trẻ em với mức khuyến

khích từ 10-30% nhuận bút của tác phẩm đó.

- Tăng kinh phí tuyên truyền cho các cơ quan TTĐC, với tỷ lệ từ 20-30%

của toàn chương trình, dự án, đợt hoạt động và bằng 20% ngân sách thường xuyên

của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm.

- Bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình Phước đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ở nội dung đầu tư xây dựng kênh truyền hình, tờ

báo dành riêng cho trẻ em.

- Chỉ đạo Tỉnh Đoàn chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí và Hội Nhà

báo thành lập câu lạc bộ phóng viên nhỏ ở cấp tỉnh, cấp huyện. Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước và Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện hướng dẫn

kỹ thuật, kỹ năng truyền thông về trẻ em cho các câu lạc bộ này.

5. Đối với các cơ quan truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước

- Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước cần đưa nội dung quyền trẻ em

vào các chương trình tiếng dân tộc; tăng cường tự sản xuất các chương trình giải trí,

giáo dục cho trẻ em; tiến tới có kênh truyền hình và phát thanh dành riêng cho trẻ

em. Cân đối giữa các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, chú ý đến các vai

trò giám sát và hình thành, thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em. Báo

phát thanh cần tăng sản phẩm truyền thông thực hiện tốt hai vai trò này.

- Báo Bình Phước, cả báo in và báo mạng điện tử cần có chuyên mục dành

cho trẻ em, tiến tới xây dựng tờ báo riêng cho trẻ em; chú ý đến vai trò giải trí cho trẻ

em và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số về quyền trẻ em trên tờ tin ảnh.

- Các đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện có chuyên mục dành cho

trẻ em; chú ý đến vai trò giải trí cho trẻ em, giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ

em và hình thành, thể hiện dư luận xã hội; tuyên truyền cho công chúng đồng bào

dân tộc thiểu số về quyền trẻ em trong chương trình tiếng dân tộc. Đài huyện Bù

Gia Mập cần tăng cường số lượng tin bài; Đài huyện Bù Đăng cần tăng cường số

lượng và nâng cao chất lượng tin bài về trẻ em.

151

- Các phương tiện TTĐC trong tỉnh bám sát thực tiễn, tích cực truyền thôngvề trẻ em, không để các kênh TTĐC khác không nắm rõ tình hình đưa tin thiếuchính xác, thiếu định hướng, không có lợi cho trẻ em, ảnh hưởng không tốt đến trẻem và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh.

Trong luận án này, tác giả đã nỗ lực nghiên cứu nhưng chưa kiểm chứngđược tác động chỉ của riêng TTĐC và TTĐC tỉnh Bình Phước đến nhận thức, tháiđộ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của Nhân dân Bình Phước. Thực tế làm đượcđiều này là hết sức khó khăn, bởi kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em củangười dân trong tỉnh có được không chỉ do một nguồn nào mà là sự phức hợp từ rấtnhiều nguồn. Luận án cũng chưa có điều kiện phân tích sâu chất lượng nội dung và

hình thức của từng sản phẩm truyền thông về trẻ em dưới góc độ của báo chí,TTĐC; chưa có điều kiện đo lường sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi củangười dân trước và sau khi tiếp cận thông tin về quyền trẻ em từ TTĐC. Tác giả luậnán sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề này trong thời gian tới.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2009), “Một số nhận xét về vai trò của cán bộ lãnh

đạo, quản lý cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú - Bình Phước trong việc thực

hiện quyền trẻ em ”, Giáo dục lý luận, (8), tr.57-61.

2. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2009), “Mối quan hệ giữa bình đẳng giới trong gia đình

và vấn đề thực hiện quyền trẻ em”, Nghiên cứu con người, (5), tr.50-58.

3. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2009), “Tăng cường vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý

cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em”, Giáo dục lý luận, (11), tr.50-53.

4. Nguyễn Thị Minh Nhâm, Đặng Ánh Tuyết (2009), “Vai trò của cán bộ lãnh đạo,

quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em: thực tế ở Bình

Phước”, Dân số và phát triển, (96), tr.26-28.

5. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2009-2011), Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học

cấp tỉnh “Tăng cường vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở

trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay”,

Bình Phước. Đề tài được nghiệm thu xếp loại Khá.

6. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2010), “Một số nhận xét về vai trò của cán bộ lãnh

đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em (Qua nghiên cứu

trường hợp huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước”, Xã hội học, (02), tr.52-60.

7. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2010), “Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở

trong việc thực hiện quyền trẻ em - qua ý kiến nhân dân”, Khoa học chính

trị, (4), tr.61-67.

8. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2012), “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ

em”, Sinh hoạt lý luận, (5), tr.44-48.

9. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2013), “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ

em”, Giáo dục lý luận, (11), tr.144-146 và 154.

10. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2013), “Truyền thông về tình hình trẻ em tại tỉnh Bình

Phước”, Dân số và Phát triển, (151), tr. 6-9.

11. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2014), “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền

trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay, qua ý kiến công chúng”, Khoa học chính

trị, (01), tr.62-66.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:1. Lưu Văn An (2008), “Vai trò của TTĐC trong đời sống chính trị các

nước phương Tây”, Thông tin khoa học xã hội, (9).

2. Nguyễn Thị Vân Anh (1998), “Những yếu tố văn hoá - xã hội ảnh hưởng

tới việc tiếp nhận hiệu quả chương trình truyền thông dân số của phụ

nữ dân tộc thiểu số ở một số xã miền núi phía Bắc”, Xã hội học, (1).

3. Ngọc Ánh, Ngọc Bích (2008), “Không nghe qua câu chuyện mà sống cùng

nhân vật”, truy cập http://www.cmvn.org.vn/news ngày 10-10-2009.

4. Ban Bí thư TW Đảng (2010), Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26-11-2010,

Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo

của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Chỉ thị số

38-CT/TW (khoá VII) ngày 30-5-1994 về tăng cường công tác bảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số16-NQ/TW ngày 01-8-2007 (tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành

Trung ương khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêucầu mới, Hà Nội.

7. Ban quản lý quỹ Nhân ái (2011), “Một ngày thấm đẫm tình người xoay

quanh cháu Hảo”, dẫn từ: http://Báo Dân trí điện tử.vn/tam-long-

nhan-ai/, truy cập ngày 12-12-2011.

8. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước (2012), Lịch sử ngành tuyên giáotỉnh Bình Phước (1930-2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đặng Quốc Bảo (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở ViệtNam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

10. Mai Huy Bích (2010), “Quyền trẻ em và yếu tố văn hóa”, Nghiên cứucon người, (4).

11. Phạm Văn Bích (2012), “Lời mời đến với xã hội học… Một lời mời cuốn

hút”, Xã hội học, (3).

12. Trịnh Hòa Bình (2005), “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đềquyền trẻ em”, Xã hội học, (4).

13. Nguyễn Mạnh Bình (2009), “Vai trò của báo chí trong phản biện, giám

sát thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Lý luận

chính trị và truyền thông, (7).

14. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Chỉ thị số 22-CT/TW

ngày 17-10-1997 “về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo,

quản lý công tác báo chí, xuất bản”, Hà Nội.

16. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị 55-CT/TW ngày

28-6-2000 về “tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở

đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, Hà Nội.

17. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày

05-11-2012 “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”, Hà Nội.

18. Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ (2010), Thông tư liên tịch số

17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27-7-2010 về việc hướng dẫn thực

hiện chức năng, nhiệm vụ, hạn và tổ chức của Đài phát thanh -

truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh và Đài truyền thanh - truyền hình

thuộc UBND cấp huyện, Hà Nội.

19. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Thống kê, UNICEF, Viện

Gia đình và Giới (2006), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm

2006, Hà Nội.

20. C.Mác-Ph.Ăngghen-V.I.Lênin-I.V.Xtalin (1978), Về công tác bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. Mai Châm (2013), “Ảnh phóng viên khóc trước 6 em mồ côi gây xúc động cư

dân mạng”, http://Báo Dân trí điện tử.vn/nhip-song-tre/, truy cập ngày

19-8-2013

22. Chính phủ (2002), Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 về chế

độ nhuận bút, Hà Nội.

23. Christian Salazar Volkmann (2004), Những điểm mở và thách thức cơ bản

với phương thức làm chương trình dựa trên cơ sở quyền con người cho

phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hòa dịch (2010), Từ

điển xã hội học Oxford, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Cục Thống kê tỉnh Bình Phước (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở

tỉnh Bình Phước năm 2009 - kết quả toàn bộ, Bình Phước.

26. Trần Bá Dung (2008), “Mô thức tiếp nhận thông tin báo chí của người

dân Hà Nội và những nhân tố ảnh hưởng”, Xã hội học, (1).

27. Ngô Thị Tuấn Dung (2007), “Khuôn mẫu, định kiến giới trong sách giáo

khoa trung học phổ thông - một số vấn đề quan tâm”, Những vấn đềgiới từ lịch sử đến hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

28. Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng (2005), Lịch sử xã hội học, Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội.

29. Trần Quốc Duy (2013), “Bình Phước: Tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ lần thứ

VIII”, truy cập tại http://thanhgiong.vn/Home/Tin-tuc/ ngày 20-7-2013.

30. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2001), Sổ tay phóng viên - Báo chí với trẻ

em, Nxb Lao động, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Dững (2004), “Đối tượng tác động của báo chí”, Xã hội học (4).

32. Nguyễn Văn Dững (ch.b.), Nguyễn Ngọc Oanh, Đào Thu Hằng (2004),

Báo chí với trẻ em, Nxb Lao động, Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản,Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Dững (2008), “Đề tài trẻ em trên báo chí hiện nay”,Người làm báo, (5).

35. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ

hàn lâm đến đời thường), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

36. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.

37. Nguyễn Văn Dững (2012), Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công

tác tư tưởng, lý luận và quản lý báo chí, Đề cương chuyên đề phục

vụ lớp thi nâng ngạch giảng viên chính, BTVC, PVC và tươngđương, Hà Nội.

38. Hà Đăng (ch.b), Vũ Văn Hiền, Trần Quang Nhiếp (2002), Nâng caonăng lực và phẩm chất của phóng viên báo chí trong thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76.

40. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí: Đặc tính chung và phongcách, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

41. E.P.Prôkhôrốp; Đào Tấn Anh và Đới Thị Kim Thoa dịch (2004), Cơ sởlý luận của báo chí (tập 1), Nxb Thông tấn, Hà Nội.

42. Vũ Thị Gái (2003), “Hình ảnh người phụ nữ trên truyền hình Việt Nam”,Kỷ yếu Hội thảo giới - truyền thông và phát triển, Hà Nội.

43. G.Endruweit và G.Trommsdorff (2001), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới,Hà Nội.

44. G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.Ia.Iurốpxki; Đào Tấn Anh dịch (2004),Báo chí truyền hình, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

45. Đ.H-H.T (2008), “Hội đồng Đội tỉnh thăm bé Hảo tại bệnh viện”, BáoBình Phước in, ngày 26-9-2008.

46. T.T.T.H, “Quyền trẻ em và thang bậc của sự tham gia”, từhttp://huecssh.org.vn/, truy cập ngày 10-8-2013.

47. Vũ Tuấn Hà (2012), “Vai trò định hướng của báo chí Việt Nam trong nângcao nhận thức về quyền trẻ em”, Lý luận chính trị và truyền thông, (7).

48. Đỗ Thu Hằng (2008), “Về việc phát triển các trang báo, trang tin điện tửvề trẻ em và cho trẻ em hiện nay”, Người làm báo, (5).

49. Đinh Thu Hằng (2008), “Phát huy vai trò phản biện xã hội của báo chí”,Lý luận chính trị và truyền thông, (8).

50. Helena Thorfinn (2000), Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Vũ Đình Hòe (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạoquản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn Ngọc Hương (2009), Tình dụctrong xã hội Việt Nam đương đại - chuyện dễ đùa mà khó nói, Nxb Thếgiới, Hà Nội.

53. An Hội - Trung Kiên (2008), “Tình người với cháu bé bị hành hạ dã man”,từ http://Báo Dân trí điện tử.vn/xa-hoi/, truy cập ngày 25-8-2009.

54. Lê Ngọc Hùng (2000), “Truyền thông đại chúng và một số vấn đề xã hộihọc về giới”, Khoa học về phụ nữ, (2).

55. Lê Ngọc Hùng (2007), “Vấn đề giới trong thông tin đại chúng: nghiên

cứu trường hợp internet”, Những vấn đề giới: từ lịch sử đến hiệnđại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

56. Lê Ngọc Hùng (2008), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.57. Lê Ngọc Hùng (2009), “Ba nấc thang phát triển lý thuyết về vị thế và vai trò

của con người trong cấu trúc xã hội”, Nghiên cứu con người, (1).

58. Bùi Thu Hương (2011), “Hình ảnh nam giới và nam tính trong các sản phẩmtruyền thông ở phương Tây”, Lý luận chính trị và truyền thông, (3).

59. Dương Thị Thu Hương (2009), “Hình ảnh nam giới trên truyền thông đạichúng, sự kỳ vọng của xã hội về vai trò nam giới và mối quan hệcủa chúng với hành vi sức khỏe của nam giới”, Truyền thông ViệtNam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Dân trí, Hà Nội.

60. Jane T.Harrigan, Karen Brown Dunlap (2011), Con mắt biên tập, Nxb

Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

61. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học Thanh niên, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

62. Hà Thị Minh Khương, Võ Kim Hương (2009), “Hình ảnh phụ nữ trên

truyền hình”, Nghiên cứu gia đình và giới, (3).

63. Phan Văn Kiền (2012), Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Namqua một số sự kiện nổi bật, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

64. Nguyễn Thế Kỷ (chủ biên) (2012), Công tác lãnh đạo và quản lý báo chítrong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

65. Hương Lan (2013), “The Voice Kids: đâu cần quá khích”, truy cập từ

http://sgtt.vn/Van-hoa/ ngày 20-8-2013.

66. Liên minh các tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (2007), Xây dựngchương trình trên cơ sở quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Quốc Long (2008), “Xúc động, phẫn nộ trước hoàn cảnh của cháu

Nguyễn Thị Hảo”, http://Báo Dân trí điện tử.vn/tam-long-nhan-ai/,

truy cập ngày 24-9-2009.

68. Phạm Thành Long (2004), “Đáp ứng nhu cầu thông tin cho trẻ em như thế

nào trong một xã hội thị trường hiện nay?”, Báo chí và tuyên truyền, (5).

69. Nguyễn Thành Lợi (2013), “Tính chuyên nghiệp khi viết về trẻ em”,

Người làm báo, (9).

70. Trịnh Duy Luân (2000), “Xã hội học Việt Nam: Một số định hướng tiếp

tục xây dựng và phát triển”, Xã hội học, (1).

71. Michael Schudson; Thế Hùng và Trà My dịch (2003), Sức mạnh của tintức truyền thông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.73. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.74. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.75. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.76. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

77. Nguyễn Hữu Minh và Đặng Bích Thủy (2007), “Nghiên cứu việc thựchiện quyền trẻ em ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,Xã hội học, (4).

78. Nguyễn Hữu Minh, Đặng Bích Thủy (2009), Báo cáo kết quả đề tài:Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về việc thực hiện quyềntrẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển 1997 - 2020, Hà Nội.

79. Lưu Hồng Minh (2009) (chủ biên), Truyền thông Việt Nam trong bốicảnh toàn cầu hóa, Nxb Dân trí, Hà Nội.

80. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2004), “Tìm hiểu nhu cầu thông tin về sứckhoẻ sinh sản vị thành niên qua nghiên cứu thư gửi về chương trình

“Cửa sổ tình yêu” của Đài Tiếng nói Việt Nam”, Xã hội học, (1).

81. Một số văn kiện Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82. Mai Quỳnh Nam (1995), “Dư luận xã hội - mấy vấn đề lý luận và

phương pháp nghiên cứu”, Xã hội học, (1).

83. Mai Quỳnh Nam (1996), “TTĐC và dư luận xã hội”, Xã hội học, (1).

84. Mai Quỳnh Nam (2000), “Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình”, Xãhội học, (4).

85. Mai Quỳnh Nam (2001), “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả TTĐC”, Xãhội học, (4).

86. Mai Quỳnh Nam (2000), “Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đạichúng”, Xã hội học, (2).

87. Mai Quỳnh Nam (2002), “Thông điệp trẻ em trên truyền hình, báo in”,Xã hội học, (2)

88. Mai Quỳnh Nam (2002), “Báo Thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhidân tộc”, Xã hội học, (4).

89. Mai Quỳnh Nam (chủ biên) (2002), Gia đình trong tấm gương xã hội học,chuyên đề “Dư luận xã hội về số con”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

90. Mai Quỳnh Nam (2003), “Truyền thông và phát triển nông thôn”, Xã hội học, (3).

91. Mai Quỳnh Nam (2004), Trẻ em gia đình và xã hội, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.

92. Mai Quỳnh Nam (2010), “TTĐC: tương tác văn hóa”, Nghiên cứu conngười, (3).

93. Mai Quỳnh Nam (2010), “Xã hội hóa và TTĐC”, Nghiên cứu con người, (6).

94. Hoài Nam - Hồng Nhung (2013), “Thông tin về trẻ em: Cần lắm đạo đứcngười làm báo!”, truy cập từ http://Báo Dân trí điện tử.vn/xa-hoi/,

ngày 15-8-2013.

95. Đỗ Chí Nghĩa (2008), Nhận diện mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã

hội, Lý luận chính trị và truyền thông, (1).

96. Đỗ Chí Nghĩa (2010), “Vai trò báo chí trong định hướng dư luận xã hội”,Luận án tiến sỹ TTĐC, Hà Nội.

97. Đỗ Chí Nghĩa (2011), “Vai trò báo chí trong định hướng dư luận xã hội”,Thông tin khoa học xã hội, (6).

98. Đỗ Chí Nghĩa (2012), “Vai trò báo chí trong việc bảo đảm và phát huy quyềnđược thông tin của người dân ở Việt Nam”, Thông tin khoa học xã hội, (6).

99. Nhà xuất bản Thông tấn (2004), Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí cáchmạng Việt Nam, Hà Nội.

100. Nguyễn Thị Minh Nhâm (chủ biên) (2011), Báo cáo kết quả tổng kết đềtài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Tăng cường vai trò của cán bộlãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻem ở tỉnh Bình Phước hiện nay”, Bình Phước.

101. Nguyễn Ngọc Oanh (2008), “Hình ảnh trẻ em xuất hiện trên truyền hình

và vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”, Người làm báo, (5).

102. Nguyễn Ngọc Oanh (2009), “Kỹ năng làm báo cho trẻ em hiện nay”,Luận án tiến sỹ, Hà Nội.

103. Philippe Breton và Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông - sự rađời một ý thức hệ mới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

104. Công Quang (2008), “Tỉnh Bình Phước nhận chăm nuôi bé Hảo”,Http://dantri. com.vn, truy cập ngày 03-4-2009.

105. Công Quang (2008), “Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em: Đừng để mất bò

mới lo làm chuồng”, dẫn từ http://Báo Dân trí điện tử.vn/xa-hoi/, ngày

12-12-2011.

106. Trần Hữu Quang (1998), “Công chúng TPHCM đọc những tờ báo nào?”,

Khoa học xã hội, (36).

107. Trần Hữu Quang (1999), “Những chức năng xã hội của báo chí trong lịch

sử Sài Gòn thời Pháp thuộc”, Xã hội học, (3&4).

108. Trần Hữu Quang (2000), “TTĐC và công chúng - trường hợp thành phố

Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sỹ, Hà Nội.

109. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb. Trẻ - Thời báo kinh tế Sài Gòn -

Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh.

110. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học truyền thông đại chúng, Đại học Mở

bán công thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

111. Trần Hữu Quang (2006), “Báo chí và tham nhũng”, Thời báo Kinh tế Sài

Gòn, ngày 20-4.

112. Trần Hữu Quang (2008), “TTĐC trong xã hội hiện đại”, Thời báo Kinh

tế Sài Gòn, (7 và 8), ngày 7-02.

113. Trần Hữu Quang (2011), “Báo chí và lòng tin trong xã hội”, Tuổi trẻ cuối

tuần, số ra ngày 19-6-2011.

114. Trần Hữu Quang (2011), “Xã hội và con người theo Peter Berger”, Khoa

học xã hội, (3).

115. Trần Hữu Quang (2012), “Khảo sát chiều kích giới trong sách giáo khoa

của nền giáo dục phổ thông ở Việt Nam”, trong Bùi Thế Cường

(chủ biên), Phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên biến đổi xã hội nhanh,

Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

116. Đỗ Văn Quân (2006), “Vai trò của TTĐC trong lĩnh vực thay đổi hành vi

dân số/sức khỏe sinh sản ở nông thôn nước ta hiện nay”, Báo chí và

tuyên truyền, (1).

117. Đỗ Văn Quân (2013), “Phản biện xã hội qua báo chí ở Việt Nam hiện

nay (nghiên cứu trường hợp tờ báo mạng điện tử Vietnamnet)”,

Luận án tiến sỹ xã hội học, Hà Nội.

118. Quốc hội (1998), Luật số 12/1998/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Báo chí, Hà Nội.

119. Quốc hội (2008), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb Thanh

niên, Thành phố Hồ Chí Minh.120. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu

xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

121. Richard T.Schaefer (2005), Xã hội học, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

122. Nguyễn Hồng Sao (2010), “Xu thế toàn cầu hóa trong diễn ngôn của một

số phương tiện TTĐC Hoa Kỳ: hiện tượng lịch sử, nguyên nhân và

hệ quả”, Khoa học xã hội, (4).

123. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận

báo chí truyền thông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

124. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước (2013), Báo cáo

số 56/BC-SLĐ-TB&XH ngày 08-4-2013 về tổng kết 8 năm thi hànhLuật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bình Phước.

125. Sydney tổng hợp (2013), “Đỗ Nhật Nam có đáng bị “ném đá”?”, truy cập

từ http://ngoisao.net/tin-tuc/goc-doc-gia/choi-blog ngày 15-5-2013.

126. Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

127. Nguyễn Đình Tấn và cộng sự (2006), “Thực hiện quyền trẻ em ở các tỉnh

miền núi phía Bắc - thực trạng và giải pháp”, Đề tài khoa học cấp bộ,Hà Nội.

128. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

129. Tạ Ngọc Tấn (2001), “TTĐC - động lực phát triển của xã hội hiện đại”,

trong Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Báo chí những điểm nhìn từ

thực tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

130. Tạ Ngọc Tấn (ch.b), Hoàng Tùng, Phạm Thị Thúy (2003), Tìm hiểu tưtưởng Hồ Chí Minh về báo chí, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

131. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

132. Tạ Ngọc Tấn (ch.b.), Trịnh Đình Thắng, Đinh Thế Huynh (2005), Cơ sở

lý luận báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

133. Nguyễn Hồng Thái (2000), “Một số vấn đề về quan hệ gia đình qua báo

chí”, Xã hội học, (4).

134. Nguyễn Quý Thanh, Phạm Phương Mai (2004), “Sự lạm dụng hình ảnh

phụ nữ trong quảng cáo trên truyền hình”, Khoa học về phụ nữ, (4).

135. Nguyễn Quý Thanh (2005), “Khác biệt giới trong giao tiếp với các

phương tiện TTĐC”, trong Hoàng Bá Thịnh (chủ biên), Bạo lực giới

trong gia đình Việt Nam và vai trò của TTĐC trong sự nghiệp pháttriển phụ nữ, Nxb Thế giới, Hà Nội.

136. Nguyễn Quý Thanh (2006), “Internet và định hướng giá trị của sinh viên

về tình dục trước hôn nhân”, Xã hội học, (2).

137. Nguyễn Quý Thanh (2008), Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

138. Nguyễn Quý Thanh (2011), Internet - sinh viên - lối sống - Nghiên cứuxã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

139. Trần Thị Thanh Thanh (2003), Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

trong thời kỳ mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, In tại Công ty

in và văn hoá phẩm, Hà Nội.

140. Huỳnh Thị Kim Thi (2009), “Báo chí cho trẻ em ở thành phố Hồ Chí

Minh thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức”, Lý luận chính

trị và truyền thông, (9).

141. Hoàng Bá Thịnh (chủ biên) (2005), Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam

và vai trò của TTĐC trong sự nghiệp phát triển phụ nữ, Nxb Thế giới,

Hà Nội.

142. Hoàng Bá Thịnh (2008), “Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước

ngoài”, truy cập từ http://thongtinphaPhụ lụcuatdansu.edu.vn/ ngày

10-10-2012.

143. Vũ Duy Thông (ch.b.), Nguyễn Thành, Nguyễn Văn Hùng (2004), Mác -

Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

144. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24-8-2006 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020, Hà Nội.

145. Thủ tướng Chính phủ (2009), Chỉ thị số 34/1999/CT-TTg ngày 27-12-2009

về đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em,

tổng kết chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991-2000 và xâydựng chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2000-2010, Hà Nội.

146. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17-10-2012 về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ emgiai đoạn 2012-2020, Hà Nội.

147. Hương Thủy (2013), “Nâng cao hơn chất lượng công tác báo chí năm 2013”, truy cập

từ http://www.vietnamPhụ lụcus.vn/Home ngày 20-3-2013.

148. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chítrong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

149. Tỉnh ủy Bình Phước (2000), Kế hoạch 20-KH/TU ngày 07-11-2000 vềthực hiện Chỉ thị 55 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạocủa các cấp ủy đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em”, Bình Phước.

150. Tỉnh ủy Bình Phước (2009), Báo cáo số 14-BC/TU ngày 30-12-2010 vềviệc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 55 của Bộ Chính trị khóa VIIIvà Kế hoạch số 20 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cáccấp ủy đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em, Bình Phước.

151. Tỉnh ủy Bình Phước (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phướcnhiệm kỳ 2010-2015, Bình Phước.

152. Tỉnh ủy Bình Phước (2012), Báo cáo số 165-BC/TU ngày 15-11-2012 vềviệc sơ kết năm năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới,Bình Phước.

153. Tony Bilton và cộng sự (Phạm Thủy Ba dịch), Nhập môn Xã hội học,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

154. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh (2003), Đánh giá đói nghèo trẻ em có sựtham gia của trẻ em nông thôn Việt Nam, Xuất bản bởi Dự ánnghiên cứu Những cuộc đời trẻ thơ tại Việt Nam, Hà Nội.

155. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (2000), Quyền trẻ em và phương tiệnthông tin đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

156. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (2005), Quyền trẻ em - biến nguyêntắc thành hành động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

157. Phạm Hương Trà (2011), “Hiệu quả của các bài viết về bạo lực gia đình

trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ xã hộihọc, Hà Nội.

158. Phạm Hương Trà (2012), “Thực trạng đưa tin về bạo lực gia đình trên báo

mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu gia đình và giới, (4).

159. Trung tâm Báo chí UNICEF (2010), Hai mươi năm Việt Nam phê chuẩnCông ước quốc tế quyền trẻ em - Từ tầm nhìn tới hành động,http://www.unicef. org/vietnam/, truy cập ngày 14-7-2010.

160. Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam và Tạpchí Nghề báo Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh (09-8-2013),

“Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”, Kỷ yếu hộithảo khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh.

161. Trương Xuân Trường (2001), “Tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin trên

các phương tiện TTĐC của người nông dân châu thổ sông Hồngtrong thời kỳ đổi mới”, Xã hội học, (2).

162. Trương Xuân Trường (2008), “Vai trò của TTĐC trong thời kỳ hội nhập

ở nước ta hiện nay”, Xã hội học, (4).

163. Trương Xuân Trường (2009), Hiệu quả xã hội của một số chuyên đề báo

chí dành cho vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp

chuyên đề “Dân số, gia đình và trẻ em” của Báo Gia đình và Xã

hội), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

164. Nguyễn Đình Tuyến (dịch) (1972), Bốn lý thuyết về báo chí truyền hình

truyền thanh điện ảnh, Việt Nam và Thế giới thời báo xuất bản.

165. UBND Bình Phước (2007), Chỉ thị số 08/2007/CT-UBND ngày 08-6-

2007 về việc tăng cường thực hiện Chỉ thị 34/1999/CT-TTg và Chỉ

thị 03/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn

tỉnh Bình Phước, Bình Phước.

166. UBND tỉnh Bình Phước (2008), Chỉ thị số 19/2008/CT-UBND ngày 11-11-2008 về

việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bình Phước.

167. UBND tỉnh Bình Phước (2008), Chỉ thị số 14/2008/CT-UBND ngày 15-

5-2008 về việc tổ chức tháng hành động vì trẻ em hàng năm (Từ 15-

5 đến 30-6), Bình Phước.

168. UBND tỉnh Bình Phước (2011), Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 04-01-2011

về việc Phê duyệt Đề án tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn

tỉnh giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìnđến năm 2020, Bình Phước.

169. UBND tỉnh Bình Phước (2011), Hướng dẫn số 105/HD-UBND ngày 16-8-

2011 “hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của

Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình

Phước”, Bình Phước.

170. UBND tỉnh Bình Phước (2011), Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 29-6-

2011 ban hành Chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh giai

đoạn 2011-2015, Bình Phước.

171. UBND tỉnh Bình Phước (2012), Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 25-

4-2012 về việc ban hành Quy định về chi trả chế độ nhuận bút đối

với các cơ quan báo chí tỉnh Bình Phước, Bình Phước.

172. UBND tỉnh Bình Phước (2013), Báo cáo số 246/BC-UBND ngày 02-12-

2013 báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội và quốc phòng an ninh năm 2013; nhiệm vụ năm 2014,

Bình Phước

173. UN (2002), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người CÔNG ƯỚC CỦA

LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM công ước về xoá bỏ tất cả

các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

174. UNICEF (2004), Những điểm mở và thách thức cơ bản với phương thức

làm chương trình dựa trên cơ sở quyền con người cho phụ nữ và trẻ

em ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

175. Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (1996), Dành cho trẻ em

những gì tốt đẹp nhất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

176. Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (2002), Công tác bảo vệ và

chăm sóc trẻ em ở cơ sở, Hà Nội.

177. Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh Bình Phước (2002), Báo cáo

đánh giá 10 năm thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

ở tỉnh Bình Phước (1991 - 2001), Bình Phước.

178. Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh Bình Phước (2007), “Thực trạng hộ

gia đình ở Bình Phước và các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà

nước về gia đình ở Bình Phước”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp

tỉnh, Bình Phước.

179. Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em Việt Nam (2006), Nội dung chủ yếu

của pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb Tư pháp,

Hà Nội.

180. Hồ Kim Uyên (2005), “Đánh giá hiệu quả truyền thông của tờ Newsletter -

Bản tin đối ngoại thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Xãhội học, (4).

181. Viện Khoa học chính trị - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và UB

Bảo vệ & chăm sóc trẻ em Việt Nam (1999), Trẻ em trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội.

182. Viện Xã hội học (2005), Điều tra kiến thức, thái độ và hành vi phục vụxây dựng chiến lược truyền thông - vận động về quyền trẻ em giaiđoạn 2006 - 2010, Báo cáo khoa học, Hà Nội.

183. Vụ Gia đình - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Đánh giá thựctrạng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ em của các gia đình khu vựcnông thôn phía Bắc, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

184. Vụ Truyền thông giáo dục Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em quốc giavà Viện Xã hội học (2005), Điều tra kiến thức, thái độ và hành viphục vụ xây dựng chiến lược truyền thông vận động về quyền trẻ emgiai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.

185. Warren Kidd và cộng sự (2005), Những bài giảng về xã hội học, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài:

186. Aidan White (2002), “Putting children in the right”, Guidelines for Journalist andmedia professionals, Published by the International Federation of Journalists.

187. Asian Media Information and Communication Centre, School of

Communication Studies - Nanyang Technological University

(1999), “Children in the news”, Reporting of children ‘s issues intelevision and the press in Asia.

188. Barbara R. Bergmann, Saving our children from poverty: What theUnited State can learn from France (1996), New York: Russell

Sage Foudation.

189. Benjamin Villegas editor; Ellen tolmie photography; trans.: Pedro Shaio

(1990), For our children: Programmes for their care anddevelopment in Colombia, Bogotá: Presidency of the republic of

Colombia.

190. Brian McNair (1998), The sociology of Journalism, Bloomsbury Academic.

191. David Demers, K.Viswanath (1999), Mass media, Social Control, andsocial change - A Macrosocial perspective, Iowa State University

press/Ames.

192. Doris A. Graber (1993), Mass media and American politics/- 4th ed.. -

Washington: Congressional quarterly Inc.

193. Earl Rubington, Martin S.Weinberg (2003), The study of social

problems, Oxford University Press.

194. George Rodman (1993), Mass media:Issues/- 4th ed.. - Iowa :

Kendall/Hunt publ. company, - XIII.

195. Gilles Bastin (2009), The mediatisation and anonymisation of the world

in the work of Max Weber, Max Weber studies 9, 1&2.

196. James R. Wilson, S. L. R. Wilson (1998), Mass media/Mass culture: An

introduction /4th ed. : McGraw - Hill- XX.

197. John Vivian (1997), The media of mass communication/4th ed: Allyn and

Bacon - XVIII.

198. Ed. : Lise Skov, Brian Moeran.- Surrey:Curzon (1995), Women, media,and consumption in Japan, - IX.

199. Macnamara J.R (2006), Why study mass media portrayals of men and

male identity? In media and male identity, the making and remaking

of men, Palgrave Macmillan, Canada.

200. Connecticut: McGraw - Hill/Dushkin, (2003), Mass media 03 / 04. - 10th

ed - XV (The annual editions series).

201. Michel de Coster, Bernadette Bawin-Legros, Marc Poncelet (2006),

Introduction à la sociologie, 6 e ‘dition, De Boeck, Bruxelles.

202. Peter L. Berger và Thomas Luckmann (1966) “The social construction ofreality, a treatise in the sociology of knowledge”, Reprint. Orginally

published: Garden ciy New York

203. Philip Patterso, Lee Wilkins (1998), Media ethics/3rd ed.. - Boston : Mc

Graw-Hill- XV.

204. Randall N. Hyer, Vincent T. Covello. - Geneva:WHO (2007), Effective mediacommunication during public health emergencies: A WHO field guide / - II.

205. Roger D. Wimmer, Joseph R. Dominick (1997), Mass media research : Anintroduction /- 5th ed : Wadsworth publ co ; An intern. Thomson publ co -

XIII. - (The Wadsworth series in mass communication and journalism).

206. Scott Rodgers, Clive Barnett, Allan Cochrane (2009), “Re-engaging the

intersections of media, politics and cities”, http://oro.open.ac.uk.

207. Toshiko Miyazaki (1999), “Television and newspaper reporting aboutchildren in Japan”, p 122-161, in: Asian Media Information and

Communication Centre, School of Communication Studies - Nanyang

Technological University (1999), “Children in the news”, Reportingof children ‘s issues in television and the press in Asia.

208. Trinh Duy Luan, Mai Quynh Nam (1999), “Media portrayal of childrenin Vietnam”, in Asian Media Information and Communication

Centre, School of Communication Studies - Nanyang Technological

University (1999), Children in the news, Reporting of children ‘sissues in television and the press in Asia.

209. Ubonrat Siriyuvasak và Metta Vivattananukul (1999), “Potrayal of childrenin the news Thailand, p402-454, in: Asian Media Information and

Communication Centre, School of Communication Studies - Nanyang

Technological University (1999), “Children in the news”, Reporting ofchildren ‘s issues in television and the press in Asia.

210. UNICEF (2011), The state of the world’children 2011,http://www.unicef. org/sowc2011/pdfs/SOWC-2011-Main-

Report_EN_02092011.pdf, truy cập ngày 12-02-2012.

PHỤ LỤC 1

SỐ LIỆU KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bảng 1. Số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài thị xã Đồng Xoài,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

5

tháng

Số sản phẩm truyền thông 317 358 354 321 356 1.706

Số sản phẩm truyền thông vềtrẻ em

36 30 43 40 27 176

Tỷ lệ % 11,4 8,4 12,1 12,5 7,6 10,3

Thời lượng phát sóng (phút) 1.625 1.625 1.625 1.625 1.625 8.025

Thời lượng phát sóng chươngtrình về trẻ em (phút)

200 129 194 160 122 805

Tỷ lệ % 12,3 7,9 11,9 9,8 7,5 10,0

Bảng 2. Số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài huyện Đồng Phú,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

5

tháng

Số sản phẩm truyền thông củatháng

195 212 201 208 206 1.022

Số sản phẩm truyền thông vềtrẻ em

23 15 21 28 22 109

Tỷ lệ % 11,8 7,1 10,4 13,5 10,7 10,7

Thời lượng phát sóng (phút) 1.800 1.800 1.800 1.800 1.800 9.000

Thời lượng phát sóng chươngtrình về trẻ em (phút)

143 82 119 132 163 639

Tỷ lệ % 7,9 4,6 6,6 7,3 9,1 7,1

Bảng 3. Số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài huyện Bù Đăng,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

5

tháng

Số sản phẩm truyền thông 109 86 99 92 113 499

Số sản phẩm truyền thông về

trẻ em

20 04 08 14 10 56

Tỷ lệ % 18,3 4,7 8,1 15,2 8,8 11,2

Thời lượng phát sóng (phút) 1.080 1.080 1.080 1.080 1.080 5.400

Thời lượng phát sóng chương

trình về trẻ em (phút)

109 21 43 70 42 285

Tỷ lệ % 10,1 1,9 3,9 6,5 3,9 5,3

Bảng 4. Số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài huyện Bù Gia Mập,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

5

tháng

Số sản phẩm truyền thông 124 153 169 150 177 773

Số sản phẩm truyền thông về

trẻ em

8 6 6 12 7 39

Tỷ lệ % 6,5 3,9 3,6 6,0 4,0 5,0

Thời lượng phát sóng (phút) 1.080 1.080 1.080 1.080 1.080 5.400

Thời lượng phát sóng chương

trình về trẻ em (phút)

47 32 23 65 43 210

Tỷ lệ % 4,4 3,0 2,1 6,0 4,0 3,9

Bảng 5. Kết quả điều tra đánh giá chung về nội dung sản phẩm truyền thông vềtrẻ em của các loại hình TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Báo inTruyền

hìnhPhátthanh

Báomạngđiện tử

Truyềnthanh cấp

huyệnTổng

Số lượng(sản phẩm) 105 991 397 36 311 1.8401. Phản ánh trung thực

cuộc sống trẻ emTỷ lệ (%) 70,5 85,1 86,9 52,2 81,6 82,8

Số lượng(sản phẩm) 106 991 397 47 322 1.8632. Bảo vệ, tôn trọng

quyền trẻ emTỷ lệ (%) 71,1 85,1 86,9 68,1 84,3 83,8

Số lượng(sản phẩm)

135 990 397 66 271 1.8593. Đặt lợi ích của trẻ emlên trên hết, trước hết

Tỷ lệ (%) 90,6 85,0 86,9 95,7 70,9 83,7

Số lượng(sản phẩm) 12 707 159 3 15 8964. Nói được tiếng nói của

trẻ emTỷ lệ (%) 8,1 60,7 34,8 4,3 3,9 40,3

Số lượng(sản phẩm)

0 0 0 0 0 05. Làm tổn thương trẻ em

Tỷ lệ (%) 0 0 0 0 0 0

Bảng 6. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của công chúng người lớn về nội dung các

sản phẩm truyền thông về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước

BáoBìnhPhước in

Đài Phátthanh và

Truyền hìnhBình Phước

Báo BìnhPhước điện

tử

Truyền thanhcấp huyện

Số lượng(người) 386 422 179 329

Tổng số(người) 436 489 327 374

1. Phản ánh trungthực cuộc sốngtrẻ em

Tỷ lệ (%) 88,5 86,3 91,8 88,0

Số lượng(người) 366 428 165 322

Tổng số(người) 436 489 195 374

2. Bảo vệ, tôn trọngquyền trẻ em

Tỷ lệ (%) 83,9 87,5 84,6 86,1

Số lượng(người) 316 357 139 271

Tổng số(người) 436 488 195 374

3. Đặt lợi ích củatrẻ em lên trênhết, trước hết

Tỷ lệ (%) 72,5 73,2 71,3 72,5

Số lượng(người) 269 311 117 231

Tổng số(người) 436 489 327 374

4. Nói được tiếng nóicủa trẻ em

Tỷ lệ (%) 61,7 63,6 60,3 61,8

Số lượng(người) 45 51 17 53

Tổng số(người) 436 489 196 373

5. Làm tổn thươngtrẻ em

Tỷ lệ (%) 10,3 10,4 8,7 14,2

Bảng 7. Kết quả điều tra đánh giá chung của công chúng trẻ em về nội dung của các

sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

Số lượng(sản phẩm)

Tổng số(sản phẩm)

Tỷ lệ(%)

1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em 116 190 61,1

2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em 124 190 75,4

3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết 95 190 50,0

4. Nói được tiếng nói của trẻ em 103 190 54,2

5. Làm tổn thương trẻ em 70 190 36,8

Bảng 8. Kết quả điều tra ý kiến của cán bộ truyền thông về số lượng sản phẩm truyền

thông có mục đích đăng phát thể hiện vai trò trong thực hiện quyền trẻ em của

các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Mục đích đăng phát thông tin Số lượng(sản phẩm)

Tổng số(sản phẩm)

Tỷ lệ(%)

1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em 144 164 87,8

2. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục 150 164 91,4

3. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em 122 164 74,4

4. Giải trí cho trẻ em 98 164 59,8

5. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội 80 164 48,8

Bảng 9. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin, tuyên

truyền các chủ trương, chính sách thực hiện quyền trẻ em của các loại hình

TTĐC Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Loại hình TTĐC Số lượng(sản phẩm)

Tổng số(sản phẩm)

Tỷ lệ (%)

1. Báo in 49 149 32,9

2. Truyền hình 22 1.165 1,9

3. Phát thanh 0 457 0

4. Báo mạng điện tử 39 69 56,5

5. Truyền thanh cấp huyện 152 382 39,8

Bảng 10. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước

có mục đích đăng phát phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Cơ quan và loại hình TTĐC Số lượng(sản phẩm)

Tổng số(sản phẩm)

Tỷ lệ(%)

1. Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước

701 1.622 43,2

2. Báo Bình Phước 121 218 55,5

3. Đài thị xã Đồng Xoài 113 178 63,5

4. Đài huyện Đồng Phú 69 109 63,3

5. Đài huyện Bù Đăng 40 56 71,4

Cơ quan TTĐC

6. Đài huyện Bù Gia Mập 26 39 66,7

7. Báo in 84 149 56,4

8. Truyền hình 661 1.165 56,7

9. Phát thanh 40 457 8,8

10. Báo mạng điện tử 37 69 53,6

Loại hình

TTĐC

11. Truyền thanh cấphuyện

248 382 64,9

Chung 1.071 2.222 48,2

Bảng 11. Số lượng sản phẩm truyền thông của các loại hình TTĐC tỉnh Bình Phước cómục đích đăng phát vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của các loại hình

TTĐC Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Loại hình TTĐC Số lượng(sản phẩm)

Tổng số(sản phẩm)

Tỷ lệ (%)

1. Báo in 77 149 51,7

2. Truyền hình 1.141 1.165 97,9

3. Phát thanh 457 457 100,0

4. Báo mạng điện tử 28 69 40,6

5. Truyền thanh cấp huyện 242 382 63,4

Bảng 12. Các quyền trẻ em được TTĐC Bình Phước phản ánh, giám sát,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Tên nội dung, chủ đề Nội dung,chủ đề chính

Nội dung, chủđề phụ

Số lượng (sản phẩm) 3 461. Được khai sinh và có quốc tịch

Tỷ lệ (%) 0,1 2,1

Số lượng (sản phẩm) 36 3962. Được chăm sóc, nuôi dưỡng

Tỷ lệ (%) 1,6 17,9

Số lượng (sản phẩm) 0 73. Được sống chung với cha mẹ

Tỷ lệ (%) 0 0,3

Số lượng (sản phẩm) 20 64. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhânphẩm và danh dự Tỷ lệ (%) 0,9 0,2

Số lượng (sản phẩm) 107 6285. Được chăm sóc sức khoẻ

Tỷ lệ (%) 4,9 28,3

Số lượng (sản phẩm) 122 1.3086. Được học tập

Tỷ lệ (%) 5,5 58,9

Số lượng (sản phẩm) 928 3997. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóanghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch Tỷ lệ (%) 41,8 18,0

Số lượng (sản phẩm) 25 1.2168. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến vàtham gia hoạt động xã hội Tỷ lệ (%) 1,1 54,7

Số lượng (sản phẩm) 0 69. Được có tài sản

Tỷ lệ (%) 0 0,3

Số lượng (sản phẩm) 20 1.28310. Được phát triển năng khiếu

Tỷ lệ (%) 0,9 57,7

Tổng Số lượng (sản phẩm) 2.222 2.222

Tỷ lệ (%) 100,0 100,0

Bảng 13. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thể hiện các vai trò

đối với việc thực hiện quyền trẻ em, theo loại hình truyền thông,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Truyềnhình

Phátthanh Báo in

Báomạng

điện tử

Truyềnthanhhuyện

Số lượng(sảnphẩm)

661 40 99 46 3041. Thông tin, tuyêntruyền, giáo dục thựchiện quyền trẻ em

Tỷ lệ (%) 56,7 8,8 66,4 66,7 79,6

Số lượng(sảnphẩm)

111 0 62 22 752. Hình thành và thể hiệndư luận xã hội

Tỷ lệ (%) 9,5 0 41,6 31,9 19,6

Số lượng(sảnphẩm)

1.141 457 77 28 2423. Vận động, khuyếnkhích thực hiện quyềntrẻ em

Tỷ lệ (%) 97,9 100,0 51,7 40,6 63,4

Số lượng(sảnphẩm)

120 0 62 22 734. Giám sát tình hình thựchiện quyền trẻ em

Tỷ lệ (%) 10,3 0 41,6 31,9 19,1

Số lượng(sảnphẩm)

872 457 1 0 15. Giải trí cho trẻ em

Tỷ lệ (%) 74,8 100,0 0,7 0 0,3

Bảng 14. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá về việc thể hiện vai trò thông tin,

tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnhBình Phước, theo nghề nghiệp của công chúng người lớn

Cánbộ

côngchức

Nôngdân

Côngnhân

Giáoviên

Nộitrợ

Cánbộ

hưutrí

Buônbán

Làmthuê Tổng

Số lượng(người) 53 44 4 5 3 9 5 0 123

1. TốtTỷ lệ (%) 20,2 31,2 22,2 19,2 27,3 23,1 41,7 0 24,0

Số lượng(người) 125 71 7 14 3 24 5 2 251

2. Khá

Tỷ lệ (%) 47,7 50,4 38,9 53,8 27,3 61,5 41,7 66,7 49,0

Số lượng(người) 76 24 7 7 5 6 2 0 127

3. Trung bình

Tỷ lệ (%) 29,0 17,0 38,9 26,9 45,5 15,4 16,7 0 24,8

Số lượng(người) 8 2 0 0 0 0 0 1 12

4. YếuTỷ lệ (%) 3,1 1,4 0 0 0 0 0 33,3 2,1

Số lượng(người) 262 141 18 26 11 39 12 03 512

TổngTỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Bảng 15. Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin thu đượcvề quyền trẻ em từ các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước, theo độ tuổi

của công chúng người lớnDưới 35

tuổiTừ 36-45

tuổiTừ 46-60

tuổiTrên 60

tuổiTổng

Số lượng(người)

38 24 70 20 1521. Đáp ứng tốt

Tỷ lệ (%) 19,9 19,7 42,2 41,7 28,8Số lượng(người)

140 90 89 25 3442. Cơ bản đáp ứng

Tỷ lệ (%) 73,3 73,8 53,6 52,1 65,3Số lượng(người)

13 8 7 3 313. Chưa đáp ứng

Tỷ lệ (%) 6,8 6,6 4,2 6,3 5,9Số lượng(người)

191 122 166 48 527Tổng

Tỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Bảng 16. Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin thu được về

quyền trẻ em từ các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước, theo trình độ học vấn

của công chúng người lớn

Chưahếttiểuhọc

Tốtnghiệp

tiểuhọc

TốtnghiệpTHCS

TốtnghiệpTHPT

Trungcấp

Caođẳng

Đạihọc

Trênđạihọc

Tổng

Số lượng(người) 1 8 50 36 33 4 15 0 147

1 1. Đápứng tốt

Tỷ lệ (%) 33,3 38,1 43,1 37,1 28,2 20,0 10,7 0 28,5

Số lượng(người) 2 12 59 59 80 16 108 2 3382 2. Cơ bản

đáp ứngTỷ lệ (%) 66,7 57,1 50,9 60,8 68,4 80,0 77,1 100,0 65,5

Số lượng(người) 0 1 7 2 4 0 17 0 31 3.Chưa đáp

ứngTỷ lệ (%) 0 4,8 6,0 2,1 3,4 0 12,1 0 6,0

Số lượng(người) 03 21 116 97 117 20 140 02 516

Tổng

Tỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Bảng 17. Kết quả điều tra về mức độ thỏa mãn của công chúng trẻ em với những

thông tin thu được về quyền trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

Sốlượng

(người)

Tỷ lệ(%)

1. Mở rộng hiểu biết về quyền trẻ em và nghĩa vụ của trẻ em 79 41,4

2. Biết được một số thông tin cơ bản về quyền và nghĩa vụ của trẻ em 82 42,9

3. Biết được ít thông tin cơ bản về quyền và nghĩa vụ của trẻ em 30 15,7

4. Không biết được thông tin gì 0 0

Tổng 191 100,0

Bảng 18. Kết quả điều tra về các phương tiện TTĐC ngoài tỉnh công chúng

người lớn theo dõi để có thêm thông tin về quyền trẻ em

Số lượng(người)

Tổng(người)

Tỷ lệ(%)

1. VTV 500 529 94,5

2. Đài phát thanh - truyền hình các tỉnh 298 529 56,3

3. Báo Tuổi trẻ 251 529 47,4

4. VOV 241 529 45,6

5. Báo Phụ nữ Việt Nam 224 529 42,3

6. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 214 529 40,5

7. Báo Thanh niên 135 529 25,5

8. Báo Tiền phong 94 529 17,8

9. Báo Vietnamnet 92 529 17,4

10. Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 82 529 15,5

11. Báo Lao động Thành phố Hồ Chí Minh 67 529 12,7

12. Khác 46 528 8,7

Bảng 19. Kết quả điều tra mức độ ứng dụng thông tin thu được về quyền trẻ emtừ các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước vào thực tiễn, theo mức độ thỏa mãn

nhu cầu thông tin về quyền trẻ em của công chúng người lớnĐáp ứng

tốtCơ bảnđáp ứng

Chưa đápứng

Tổng

Số lượng(người) 124 129 5 258

1. Ứng dụng nhiềuTỷ lệ (%) 81,6 37,8 16,1 49,2

Số lượng(người) 27 185 9 221

2. Ứng dụng được ítTỷ lệ (%) 17,8 54,3 29,0 42,2

Số lượng(người) 1 27 17 45

3. Không ứng dụng đượcTỷ lệ (%) 0,7 7,9 17 8,6

Số lượng(người) 152 341 31 524

TổngTỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

Bảng 20. Kết quả điều tra đối tượng mà công chúng người lớn thường trao đổi,

bàn luận thông tin có được về quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC

tỉnh Bình Phước

Ngườithân

Bạn bè,đồng nghiệp

Hàngxóm

Ngườihọ hàng

Số lượng(người) 365 260 139 96

Tổng số(người) 488 488 488 488

1. Thông tin trên Đài Phátthanh và Truyền hìnhBình Phước

Tỷ lệ (%) 74,8 53,3 28,5 19,7

Số lượng(người) 294 270 126 88

Tổng số(người) 424 422 422 423

2. Thông tin trên Báo BìnhPhước in

Tỷ lệ (%) 69,3 64,0 29,8 20,8

Số lượng(người) 113 134 44 27

Tổng số(người) 202 201 201 201

3. Thông tin trên Báo BìnhPhước điện tử

Tỷ lệ (%) 56,1 66,8 21,8 13,5

Số lượng(người) 239 171 96 56

Tổng số(người) 350 350 350 350

4. Thông tin trên truyềnthanh cấp huyện

Tỷ lệ (%) 37,2 48,8 27,4 16,0

Bảng 21. Kết quả điều tra về nhận thức đúng các quyền trẻ em trong CRC của côngchúng người lớn, công chúng trẻ em và cán bộ truyền thông tỉnh Bình Phước

Côngchúng

người lớn

Côngchúng trẻ

em

Cán bộtruyềnthông

Số lượng(người) 454 168 146

Tổng số(người) 518 189 1581. Được sống và phát triển

Tỷ lệ (%) 87,6 88,9 92,4Số lượng(người) 441 170 134

Tổng số(người) 518 189 1582. Được có họ tên và quốc tịch

Tỷ lệ (%) 85,1 89,9 84,8Số lượng(người) 289 85 74

Tổng số(người) 518 189 1583. Được giữ gìn bản sắc

Tỷ lệ (%) 55,8 45,0 46,8Số lượng(người) 433 141 118

Tổng số(người) 518 189 1584. Được sống với cha mẹ

Tỷ lệ (%) 83,6 74,6 74,7Số lượng(người) 362 97 100

Tổng số(người) 518 189 1585. Được đoàn tụ gia đình

Tỷ lệ (%) 69,9 51,3 63,3Số lượng(người) 286 82 110

Tổng số(người) 518 189 1586. Được tự do biểu đạt

Tỷ lệ (%) 55,2 43,4 69,6Số lượng(người) 451 156 136

Tổng số(người) 518 189 1587. Được giáo dục

Tỷ lệ (%) 87,1 82,5 86,1Số lượng(người) 363 111 118

Tổng số(người) 518 189 1588. Được hưởng an toàn xã hội

Tỷ lệ (%) 70,1 58,7 74,7Số lượng(người) 301 86 96

Tổng số(người) 518 189 1589. Được bảo vệ đời tư

Tỷ lệ (%) 58,1 45,5 60,8

Số lượng(người) 438 143 136

Tổng số(người) 518 189 158

10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vuichơi, sinh hoạt văn hóa

Tỷ lệ (%) 84,6 75,7 86,1Số lượng(người) 420 127 124

Tổng số(người) 518 189 158

11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinhtế và các công việc nguy hiểm, độchại

Tỷ lệ (%) 81,1 67,2 78,5Số lượng(người) 364 117 118

Tổng số(người) 518 189 158

12. Được phục hồi thể chất, tâm lý,tái hoà nhập cộng đồng

Tỷ lệ (%) 70,3 61,9 74,7Số lượng(người) 279 102 82

Tổng số(người) 520 189 158

13. Được tự do kết giao và hội họphoà bình

Tỷ lệ (%) 53,7 54,0 51,9Số lượng(người) 409 147 122

Tổng số(người) 520 189 158

14. Được chăm sóc sức khoẻ vàhưởng các dịch vụ chữa bệnh,phục hồi sức khoẻ

Tỷ lệ (%) 78,7 77,8 77,2Số lượng(người) 318 69 72

Tổng số(người) 520 189 158

15. Được tiếp xúc thông tin nhiềunguồn

Tỷ lệ (%) 61,2 77,8 45,6

Bảng 22. Kết quả điều tra về nhận thức đúng các quyền trẻ em trong Luật Bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em của công chúng người lớn, công chúng trẻ em và cán bộ

truyền thông tỉnh Bình Phước

Côngchúng

người lớn

Côngchúng trẻ

em

Cán bộtruyềnthông

Số lượng(người) 494 155 138

Tổng số(người) 524 187 1581. Được khai sinh và có quốc tịch

Tỷ lệ (%) 94,3 82,9 87,3

Số lượng(người) 480 153 140

Tổng số(người) 524 187 1582. Được chăm sóc, nuôi dưỡng

Tỷ lệ (%) 91,6 81,8 88,6

Số lượng(người) 444 119 128

Tổng số(người) 524 187 1583. Được sống chung với cha mẹ

Tỷ lệ (%) 84,7 63,6 81,0

Số lượng(người) 440 146 130

Tổng số(người) 524 187 158

4. Được bảo vệ tính mạng, sứckhoẻ, nhân phẩm và danh dự

Tỷ lệ (%) 84,0 78,1 82,3

Số lượng(người) 416 127 114

Tổng số(người) 524 187 1585. Được chăm sóc sức khoẻ

Tỷ lệ (%) 79,4 67,9 72,2

Số lượng(người) 449 150 134

Tổng số(người) 524 187 1586. Được học tập

Tỷ lệ (%) 85,7 80,2 84,8

Số lượng(người) 456 154 144

Tổng số(người) 524 187 158

7. Được vui chơi, giải trí, hoạtđộng văn hóa nghệ thuật, thể dụcthể thao, du lịch

Tỷ lệ (%) 87,0 82,4 91,1

Số lượng(người) 367 105 102

Tổng số(người) 524 187 158

8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏý kiến và tham gia hoạt động xãhội

Tỷ lệ (%) 70,0 56,1 64,6

Số lượng(người) 245 47 80

Tổng số(người) 524 187 1589. Được có tài sản, thừa kế

Tỷ lệ (%) 46,8 25,1 50,6

Số lượng(người) 403 120 128

Tổng số(người) 524 187 15810. Được phát triển năng khiếu

Tỷ lệ (%) 76,9 64,2 81,0

Bảng 23. Kết quả điều tra nhận thức của công chúng về trách nhiệmthực hiện quyền trẻ em

Tráchnhiệmcủa gia

đình

Tráchnhiệm củacộng đồng

xã hội

Tráchnhiệm

của nhàtrường

Tráchnhiệm

của Nhànước

Tráchnhiệmcủa trẻ

em

Số lượng(người) 513 496 470 366 273

1. Công chúngngười lớn

Tỷ lệ (%) 96,6 93,4 88,5 68,9 51,4

Số lượng(người) 119 140 90 119 88

2. Công chúngtrẻ em

Tỷ lệ (%) 62,6 73,7 47,4 62,6 46,3

Bảng 24. Kết quả điều tra mức độ nhận thức đúng về quyền trẻ em, theo mức độthường xuyên theo dõi chương trình truyền thông về quyền trẻ em trên Đài Phát

thanh và Truyền hình Bình Phước của công chúng người lớn

Thườngxuyên

theo dõi

Thỉnhthoảngtheo dõi

Ít khitheo dõi

Khôngtheo dõi

Tổng

Số lượng(người) 75 153 19 2 249

1. Nhận thức tốtTỷ lệ(%)

54,3 48,3 48,7 18,2 49,3

Số lượng(người) 25 77 12 1 115

2. Nhận thức kháTỷ lệ(%)

18,1 24,3 30,8 9,1 22,8

Số lượng(người) 17 35 4 0 56

3. Nhận thức trung bìnhTỷ lệ(%)

12,3 11,0 10,3 0 11,1

Số lượng(người) 21 52 4 8 85

4. Nhận thức kémTỷ lệ(%)

15,2 16,4 10,3 72,7 16,8

Số lượng(người) 138 317 39 11 505

TổngTỷ lệ(%)

100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Bảng 25. Kết quả điều tra mức độ nhận thức đúng về quyền trẻ em theo nguồncung cấp thông tin về quyền trẻ em

Từ Đài Phátthanh và

Truyền hìnhBình Phước

Từ BáoBình

Phước

Từ truyềnthanh cấp

huyện

Từ cán bộdân số -gia đìnhvà trẻ em

Sốlượng

(người)211 141 98 138

1. Tốt

Tỷ lệ(%) 52,8 61,3 64,1 56,8

Sốlượng

(người)86 44 30 51

2. Khá

Tỷ lệ(%) 21,5 19,1 19,6 21,0

Sốlượng

(người)44 19 10 24

3. Trung bình

Tỷ lệ(%) 11,0 8,3 6,5 9,9

Sốlượng

(người)59 26 15 30

4. Kém

Tỷ lệ(%) 14,8 11,3 9,8 12,3

Sốlượng

(người)400 230 153 243

Tổng

Tỷ lệ(%) 100,0 100,0 100,0 100,0

Kiểm định thống kêSig=0,032;

Cramer’sV=0,130

Sig=0,000;Cramer’sV=

0,210

Sig=0,000;Cramer’sV=0,

194

Sig=0,012;Cramer’sV

=0,144

Bảng 26. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá về việc thể hiện vai trò vận động,khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh

Bình Phước, theo nghề nghiệp của công chúng người lớnCánbộ

côngchức

Nôngdân

Côngnhân

Giáoviên

Nộitrợ

Cánbộ

hưutrí

Buônbán

Làmthuê Tổng

Sốlượng

(người)38 35 3 2 2 7 2 0 89

1. Tốt

Tỷ lệ(%)

14,8 24,8 16,7 8,0 18,2 19,4 16,7 0 17,7

Sốlượng

(người)120 72 6 13 4 21 7 2 245

2. Khá

Tỷ lệ(%)

46,7 51,1 33,3 52,0 36,4 58,3 58,3 66,7 48,7

Sốlượng

(người)89 30 9 10 4 6 3 0 151

3. Trung bình

Tỷ lệ(%)

34,6 21,3 50,0 40,0 36,4 16,7 25,0 0 30,0

Sốlượng

(người)10 4 0 0 1 2 0 1 18

4. Yếu

Tỷ lệ(%)

3,9 2,8 0 0 9,1 5,6 0 33,3 3,6

Sốlượng

(người)257 141 18 25 11 36 12 3 503

Tổng

Tỷ lệ(%)

100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Bảng 27. Kết quả điều tra các nguồn cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc con cái cho công chúng người lớn

Nguồn cung cấp thông tin Số lượng(người)

Tỷ lệ (%)

1. Học từ Báo Bình Phước 273 52,1

2. Học từ Báo Bình Phước điện tử 105 20,0

3. Học từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 327 62,4

4. Học từ Truyền thanh cấp huyện 185 35,3

5. Học từ các phương tiện TTĐC khác 270 51,5

6. Học từ bạn bè, đồng nghiệp 360 68,7

7. Học từ người thân trong gia đình 355 67,7

8. Học từ hàng xóm 224 42,7

9. Học từ hình thức khác 120 22,9

10. Kết hợp của nhiều nguồn thông tin khác nhau 326 62,2

Tổng số 524 100,0

Bảng 28. So sánh mức độ thứ tự quan tâm giám sát các quyền trẻ em của TTĐCtỉnh Bình Phước và mức độ thứ tự quan tâm giám sát các quyền trẻ em

của công chúng người lớn

Các quyền trẻ emMức độ quan tâm

giám sát của TTĐC

Mức độ quan tâmgiám sát của công

chúng

1. Được khai sinh và có quốc tịch Quan tâm thứ bảy Quan tâm thứ bảy2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng Quan tâm thứ năm Quan tâm thứ tám3. Được sống chung với cha mẹ Quan tâm thứ mười Quan tâm thứ ba4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm

và danh dựQuan tâm thứ tám Quan tâm thứ mười

5. Được chăm sóc sức khoẻ Quan tâm thứ sáu Quan tâm nhất6. Được học tập Quan tâm nhất Quan tâm thứ hai7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa

nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịchQuan tâm thứ hai Quan tâm thứ tư

8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và

tham gia hoạt động xã hộiQuan tâm thứ tư Quan tâm thứ sáu

9. Được có tài sản Quan tâm thứ chín Quan tâm thứ chín10. Được phát triển năng khiếu Quan tâm thứ ba Quan tâm thứ năm

Bảng 29. Kết quả điều tra sự quan tâm của công chúng người lớn đến các quyềntrẻ em được các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước giám sát

Các quyền trẻ em Số lượng(người)

Tỷ lệ (%)

1. Được khai sinh và có quốc tịch 219 40,8

2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 203 37,8

3. Được sống chung với cha mẹ 329 61,3

4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 124 23,1

5. Được chăm sóc sức khoẻ 348 64,8

6. Được học tập 340 63,3

7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thểdục thể thao, du lịch 277 51,6

8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạtđộng xã hội

228 42,5

9. Được có tài sản 185 34,5

10. Được phát triển năng khiếu 244 45,4

Bảng 30. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vaitrò giải trí cho trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước

Tốt Khá Trungbình

Yếu Tổng

Số lượng(người) 74 116 204 19 413

1. Báo Bình Phước inTỷ lệ (%) 17,8 28,0 49,5 4,6 100,0

Số lượng(người) 149 181 123 15 4682. Đài Phát thanh và Truyền

hình Bình PhướcTỷ lệ (%) 31,8 38,7 26,3 3,2 100,0

Số lượng(người) 71 93 168 23 355

3. Truyền thanh cấp huyệnTỷ lệ (%) 19,9 26,3 47,3 6,5 100,0

Số lượng(người) 34 55 100 2 191

4. Báo Bình Phước điện tửTỷ lệ (%) 17,8 28,8 52,4 1,0 100,0

Bảng 31. Kết quả điều tra sự ưu tiên của cán bộ truyền thông cho mảng đề tàiquyền trẻ em, theo nhóm tuổi

Dưới35 tuổi

35-45tuổi

46 tuổitrở lên

Số lượng(người) 74 30 8

1. Luôn ưu tiên mảng đề tài trẻ emTỷ lệ (%) 82,2 65,2 57,1

Số lượng(người) 16 16 6

2. Không ưu tiênTỷ lệ (%) 17,8 34,8 42,9

Số lượng(người) 90 46 14

TổngTỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0

Bảng 32. Kết quả điều tra số lượng sản phẩm truyền thông về quyền trẻ em, theothái độ của cán bộ truyền thông đối với việc thực hiện quyền trẻ em

Ủng hộ việcthực hiện

quyền trẻ em

Không ủng hộviệc thực hiệnquyền trẻ em

Tổng

Số lượng(sản phẩm) 4 16 20

1. Dưới 3 tin, bàiTỷ lệ (%) 10,8 50,0 12,8

Số lượng (sản phẩm) 0 24 24

2. Từ 3-6 tin, bàiTỷ lệ (%) 16,2 0 15,4

Số lượng (sản phẩm) 0 16 16

3. Từ 6-10 tin, bàiTỷ lệ (%) 10,8 0 10,3

Số lượng(sản phẩm) 2 12 14

4. Từ 10-20 tin, bàiTỷ lệ (%) 8,1 25,0 9,0

Số lượng (sản phẩm) 2 80 82

5. Trên 20 tin, bàiTỷ lệ (%) 54,1 25,0 52,6

Số lượng (sản phẩm) 148 8 156

TổngTỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0

Bảng 33. Kết quả điều tra số lượng sản phẩm truyền thông về quyền trẻ em, theo

việc từng được tập huấn kỹ năng truyền thông về trẻ em của cán bộ truyền thôngĐã từng được

tập huấnChưa được tập

huấn Tổng

Số lượng (sảnphẩm)

12 14 261. Dưới 3 tin, bài

Tỷ lệ (%) 20,7 13,2 15,9

Số lượng (sảnphẩm)

8 16 242. Từ 3-6 tin, bài

Tỷ lệ (%) 13,8 15,1 14,6

Số lượng (sảnphẩm)

10 6 163. Từ 6-10 tin, bài

Tỷ lệ (%) 17,2 5,7 9,8

Số lượng (sảnphẩm)

8 6 144. Từ 10-20 tin, bài

Tỷ lệ (%) 13,8 5,7 8,5

Số lượng (sảnphẩm)

20 64 845. Trên 20 tin, bài

Tỷ lệ (%) 34,5 60,4 51,2

Số lượng (sảnphẩm) 58 106 164

TổngTỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0

79,6%66,7%

66,4%

56,7%

8,8%

0

20

40

60

80

Truyền thanh cấp huyện Báo điện tử Báo in Báo hình Báo nói

Biểu đồ 1. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin, tuyên

truyền, giáo dục về quyền trẻ em của các loại hình TTĐC tỉnh Bình Phước,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012

100%

80,1%

69,1%

0 20 40 60 80 100 120

Kênh phát thanh BPTV2 BPTV1

Biểu đồ 2. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát giải trí cho trẻ em

của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

90

220

100107 103

374

180140

0

100

200

300

400

C o n đã lớn khô n Vườn ho a âm nhạc T ạp chí thiếu nhi P him ho ạt hìnhP him thiếu nhi C a nhạc thiếu nhi Văn nghệ thiếu nhi Kể chuyện cổ t í ch

Biểu đồ 3. Số lượng các chương trình giải trí cho trẻ em trên Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

PHỤ LỤC 2

CÁC HỘP THÔNG TIN

Hộp 1. ...Tại hội thảo “Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà

báo”, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác xã hội (Codes) đã công bố một

kết quả điều tra về tình trạng xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em trên các báo

mạng điện tử tại Việt Nam. Khảo sát trên 5 tờ báo mạng điện tử được xếp vào top 50

trang web được truy cập hàng đầu VN trong năm 2012 cho thấy: Có đến 548 bài báo có nội

dung không đảm bảo sự riêng tư cho trẻ em. Trong đó có nhiều bài (68%) được đăng tải lại

nguyên văn trên các trang mạng khác. Chủ đề xâm hại tình dục chiếm tỉ lệ bài viết cao nhất

(47%), tiếp đó là các chủ đề bạo hành, bạo lực (23%). Đáng chú ý, các em nữ là đối tượng

chủ yếu trong các bài báo này (74%), 39% bài báo đăng ảnh của trẻ em trực diện khuôn

mặt, nơi tổn thương, 47% bài báo cung cấp thông tin về bố mẹ hoặc người giám hộ. Thông

tin về nơi ở của trẻ em được cung cấp cụ thể đến địa danh xã (phường, thị trấn) chiếm

30%, cung cấp rõ ràng địa chỉ có thể tìm thấy được chiếm 41%. (Theo: Báo chí viết về trẻ

em: Cần cái tâm người làm báo, truy cập từ http://laodong.com.vn/xa-hoi/ ngày 15-8-2013

và Tố Trâm, (2013), Viết bằng trái tim người mẹ, truy cập từ http://nld.com.vn/ ngày 15-8-

2013).

Hộp 2. Tính đến tháng 02-2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in với 1.084

ấn phẩm; 74 báo, tạp chí điện tử; 336 mạng xã hội; 1.174 trang thông tin điện tử tổng

hợp; 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; 172 kênh chương trình

phát thanh và truyền hình quảng bá... Cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành

nghề, hàng trăm phóng viên đang hoạt động báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ; hơn

19.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam [146].

Hộp 3. Liên đoàn nhà báo quốc tế (IFJ) khẳng định: Các nhà báo và các

chuyên gia truyền thông có nhiệm vụ duy trì tiêu chuẩn đạo đức và tính chuyên

nghiệp cao nhất cũng như thúc đẩy việc phổ biến thông tin liên quan đến CRC và

những hàm ý của công ước đối với việc thực hành tự do báo chí. Hoạt động báo chí gắn

liền với đời sống và phúc lợi của trẻ em phải luôn luôn được thực hiện cùng với sự đánh

giá về tình trạng dễ bị tổn thương của trẻ em. Các nhà báo cùng với phương tiện TTĐC cố

gắng duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong việc đưa tin các vấn đề về trẻ em. Đặc biệt,

họ phải có trách nhiệm:

1. Phấn đấu đạt tiêu chuẩn tốt nhất về độ chính xác và độ nhạy cảm khi đưa tin về

các vấn đề liên quan đến trẻ em.

2. Tránh thực hiện các chương trình và công bố những hình ảnh xâm phạm đến

không gian riêng tư của trẻ hay thông tin gây tổn hại cho chúng.

3. Tránh trình bày theo khuôn mẫu và mang tính giật gân để tăng chất liệu báo chí

liên quan đến trẻ em.

4. Xem xét kỹ những hậu quả xuất phát từ việc công bố bất kỳ tài liệu nào liên

quan đến trẻ em và giảm thiểu những tác hại gây ra cho chúng.

5. Bảo vệ trẻ em khỏi việc bị theo dõi (bị nhiều người biết đến) hoặc bị nhận ra,

trừ khi điều này được thực hiện vì lợi ích công chúng.

6. Cho trẻ em quyền tiếp cận với phương tiện truyền thông khi có thể, để các em

có thể bày tỏ ý kiến của mình mà không bị ép buộc dưới bất cứ hình thức nào.

7. Độc lập xác minh thông tin được trẻ em cung cấp em cũng như đảm bảo quá

trình xác minh diễn ra không gây nguy hại cho trẻ.

8. Tránh sử dụng các hình ảnh tính dục của trẻ em.

9. Sử dụng các phương pháp công bằng, cởi mở và thẳng thắn để có được hình ảnh

của trẻ em và, nếu được, cần có sự đồng ý của các em hoặc người lớn có trách nhiệm,

người giám hộ hoặc người chăm sóc các em.

10. Xác minh giấy ủy nhiệm của tổ chức bất kỳ muốn lên tiếng thay cho trẻ em

hay đại diện cho lợi ích của trẻ em.

11. Không thanh toán tiền với trẻ em đối với các tài liệu liên quan đến phúc lợi

của trẻ em hoặc cho cha mẹ hoặc người giám hộ, trừ khi nó vì lợi ích của trẻ.

(Theo Khổng Loan (2011), “Sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo chí”, dẫn từ:

http://newmedia.vn/2011/, truy cập ngày 24-12-2011).

PHỤ LỤC 3PHIẾU MÃ HOÁ NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG

Câu 1. Tên phương tiện TTĐC: ……………………………………

Câu 2. Tên bài viết, bài báo…………………………………………

Câu 3. Tên tác giả: ………………………………………………….

Câu 4. Hình ảnh trẻ em trong bài viết như thế nào?

1. Bị tai nạn thương tích 2. Bị bạo lực 3. Nghèo khổ, bất hạnh

4. Nạn nhân của tội ác 5. Xấu xí 6. Bị xâm hại

7. Xinh đẹp 8. Sống trong hạnh phúc

9. Nạn nhân của bạo hành gia đình 10. Ốm yếu, bệnh tật

11. Thụ động, kém cỏi 12. Khỏe mạnh, vui vẻ

13. Hình ảnh trẻ em chỉ để trang trí, minh họa cho lời nói của người lớn

14. Trẻ em bình thường 15. Không đề cập hình ảnh trẻ em

16. Trẻ em dân tộc thiểu số 17. Trẻ em khuyết tật

18. Trẻ em mồ côi 19. Trẻ em nghèo học giỏi

Câu 5. Hình ảnh trẻ em là chính hay phụ?

1. Chính 2. Phụ

Câu 6. Trẻ em có được bộc lộ quan điểm của mình hay không?

1. Có 2. Không

Câu 7. Ngôn ngữ thể hiện của tác phẩm?

1. Giản dị, dễ hiểu 2. Khó hiểu

Câu 8. Thái độ của tác giả bài viết đối với nhân vật trẻ em trong tác phẩm?

1. Trân trọng 2. Trung lập

3. Coi thường, quy kết cho trẻ em những điều không tốt

Câu 9. Những thông tin về HIV/AIDS, da cam, khuyết tật… có đúng khoa học không?

1. Có 2. Không 3. Không có mô tả

Câu 10. Bài viết có hỏi ý kiến của chuyên gia, người lớn và nhà quản lý không?

1. Có 2. Không 3. Không có yêu cầu

Câu 11. Bài viết có nêu rõ các quyền của trẻ em có liên quan đến vấn đề được phảnánh trong bài viết?

1. Có 2. Không 3. Không có yêu cầu

Câu 12. Chủ đề được đề cập trong bài phản ánh là gì?

Tên nội dung, chủ đềNội dung,

chủ đề chính

Nội dung, chủ

đề phụ

1. Được khai sinh và có quốc tịch

2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng

3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự

5. Được chăm sóc sức khoẻ

6. Được học tập

7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể

dục thể thao, du lịch

8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt

động xã hội

9. Được có tài sản

10. Được phát triển năng khiếu

Câu 13. Mục đích đăng phát thông tin là gì?

1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em

2. Hình thành và thể hiện dư luận xã hội

3. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

4. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em

5. Giải trí cho trẻ em

Câu 14. Đánh giá chung về nội dung của bài viết?

1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em 2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em

3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết 4. Nói được tiếng nói của trẻ em

5. Làm tổn thương trẻ em./.

PHỤ LỤC 4

PHIẾU XIN Ý KIẾN(Cán bộ, phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí, truyền thông)

A. Xin ông (bà) vui lòng cho biết những thông tin cá nhân của mình:

1. Tuổi: ………2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ3. Dân tộc: 1. Kinh 2. Dân tộc thiểu số4. Vị trí công tác:

1. Lãnh đạo cơ quan 2. Lãnh đạo phòng/ban 3. Biên tập viên

4. Phóng viên 5. Phát thanh viên 6. Kỹ thuật viên

7. Đạo diễn 8. Vị trí khác ................5. Trình độ học vấn, chuyên môn cao nhất:

1. Hết THPT 2. Trung cấp3. Cao đẳng 4. Đại học 5. Trên đại học

6. Chuyên môn được đào tạo:1. Báo chí truyền thông 2. Chuyên môn khác

7. Thâm niên công tác: ......................năm.

B. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN CÔNG TÁCCâu 1. Ông (bà) nhận thức thế nào về tầm quan trọng của mảng đề tài trẻ em?

1. Rất quan trọng 2. Bình thường3. Không quan trọng 4. Như những đề tài khác

Câu 2. Theo ông (bà), có cần thiết phải có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên

chuyên nghiệp về đề tài trẻ em không?1. Rất cần thiết 2. Không cần thiết

Câu 3. Ở cơ quan của ông (bà), nội dung tuyên truyền về trẻ em thường là nội dung gì?1. Được khai sinh và có quốc tịch2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng3. Được sống chung với cha mẹ4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự5. Được chăm sóc sức khoẻ6. Được học tập7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội9. Được có tài sản10. Được phát triển năng khiếu

Câu 4. Mục đích đăng phát về trẻ em của cơ quan ông (bà) thường là gì?

1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em

2. Hình thành và thể hiện dư luận xã hội

3. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

4. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em

5. Giải trí cho trẻ em

Câu 5. Đánh giá chung về nội dung các bài viết về trẻ em của cơ quan ông (bà)?1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em 2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết 4. Nói được tiếng nói của trẻ em5. Làm tổn thương trẻ em

Câu 6. Ở cơ quan của ông (bà), phóng viên, biên tập viên được những ưu tiên, hỗ trợ gì khi

thực hiện đề tài trẻ em? (Được chọn nhiều phương án trả lời)1. Hỗ trợ phương tiện làm việc 2. Hỗ trợ kinh phí thực hiện3. Hỗ trợ tư liệu thực hiện 4. Nhuận bút cao hơn5. Ưu tiên về thời lượng phát sóng6. Ưu tiên về thời gian phát sóng, vị trí sản phẩm truyền thông7. Chỉ đưa tin về trẻ em khi có yêu cầu, thực tế đòi hỏi8. Chỉ xem mảng đề tài trẻ em như những mảng đề tài khác, không có ưu tiên

Câu 7. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có tạo điều kiện thuận lợi để phóngviên cơ quan ông (bà) lấy thông tin, tài liệu viết về đề tài trẻ em không?1. Có 2. Lúc có lúc không 3. Không

Câu 8. Ông (bà) thấy trong các chương trình, bài viết về trẻ em ở cơ quan ông (bà),trẻ em có được tôn trọng không?1. Luôn được tôn trọng 2. Thỉnh thoảng có vi phạm3. Không được tôn trọng

Câu 9. Các phóng viên, biên tập viên cơ quan ông (bà) có thận trọng không xâmphạm nhân phẩm trẻ em khi đưa tin về tội phạm hay lạm dụng tình dục trẻem không?

1. Luôn thận trọng 2. Thỉnh thoảng có vi phạm 3. Không thận trọngCâu 10. Ở cơ quan ông (bà), người viết có trách nhiệm như thế nào khi viết về trẻ em?

1. Có trách nhiệm cao, theo sát với nhân vật, nội dung phản ánh2. Chỉ đưa tin, viết bài, không quan tâm đến nhân vật, nội dung đăng phát3. Ý kiến khác.........................................................................................

Câu 11. Đánh giá như thế nào về hiệu quả xã hội của các chương trình cho trẻ của cơquan ông (bà)?

1. Tốt, thu hút được sự quan tâm của công chúng trẻ em2. Tốt, thu hút được sự quan tâm của công chúng người lớn3. Không rõ, không quan tâm

Câu 12. Đánh giá như thế nào về hiệu quả xã hội của các chương trình về trẻ em dành

cho người lớn của cơ quan ông (bà)?1. Tốt, thu hút được sự quan tâm của công chúng trẻ em2. Tốt, thu hút được sự quan tâm của công chúng người lớn3. Không rõ, không quan tâm

Câu 13. Theo ông (bà), Bình Phước có cần thiết phải thành lập câu lạc bộ phóng viên nhỏ?1. Rất cần thiết 2. Có cũng được, không cũng được 3. Không cần thiết

Câu 14. Theo ông (bà), câu lạc bộ phóng viên nhỏ giao cho cơ quan nào quản lý là phù hợp?1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 2. Báo Bình Phước3. Hội Nhà báo tỉnh 4. Tỉnh Đoàn

5. Tạp chí Khoa học thời đại 6. Cơ quan khác........................Câu 15. Ông (bà) có thấy cần thiết phải tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tác

nghiệp mảng đề tài trẻ em cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên không?

1. Rất cần thiết 2. Có cũng được, không cũng được 3. Không cần thiếtCâu 16. Theo ông (bà), nhà truyền thông nên có thái độ như thế nào khi viết về trẻ em?

1. Trân trọng 2. Cảm thông, chia sẻ3. Trung lập 4. Coi thường, quy kết cho trẻ em những điều không tốt

Câu 17. Theo ông (bà), có cần thiết phải tăng cường sự tham gia của trẻ em trên các

phương tiện TTĐC tuyên truyền về thực hiện quyền trẻ em?1. Rất cần thiết 2. Có cũng được, không cũng được 3. Không cần thiết

Câu 18. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ quan trọng của các yêu cầu sauđây đối với việc truyền thông về đề tài bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?

Rất quantrọng

Bìnhthường

Khôngquan trọng

1. Tác phẩm giản dị, dễ hiểu2. Thông tin cập nhật3. Thông tin chính xác, khoa học4. Hình ảnh, màu sắc trình bày đẹp5. Phát hành kịp thời6. Trẻ em được tham gia vào quá trình truyền thông7. Tuyệt đối không khiêu dâm

8. Tuyệt đối không bạo lực

C. THÔNG TIN VỀ CÔNG VIỆC CỦA CÁ NHÂNCâu 19. Trong năm 2011 và 9 tháng năm 2012, ông (bà) đã có khoảng bao nhiêu bài

viết, chương trình về trẻ em? .................. bài viết/chương trình.

Câu 20. Bài viết (chương trình) của ông (bà) có nêu rõ các quyền của trẻ em có liên

quan đến vấn đề được phản ánh không?1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không 4. Tuỳ nội dung

Câu 21. Khi làm chương trình về trẻ em, ông (bà) có tìm hiểu các nội dung cơ bản về

quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không?1. Có, tìm hiểu kỹ 2. Không

3. Lúc có lúc không 4. Tuỳ nội dung 5. Có, đọc sơ qua

Câu 22. Ông (bà) có hay làm những tác phẩm về mảng đề tài trẻ em không?1. Luôn ưu tiên cho mảng đề tài trẻ em

2. Làm phóng sự, đưa tin về trẻ em khi có yêu cầu của đơn vị

3. Làm phóng sự, đưa tin về trẻ em khi có dữ liệu, thông tin thực tiễn

4. Không quan tâm đến mảng đề tài trẻ em

Câu 23. Trong các bài viết của ông (bà), trẻ em có được bộc lộ quan điểm của mình không?1. Có 2. Không 3. Có, nhưng không rõ

Câu 24. Cách ông (bà) thể hiện tác phẩm có trân trọng trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em,

đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết hay không?1. Có 2. Điều này không được để ý 3. Không

Câu 25. Thái độ của ông (bà) đối với trẻ em khi làm những tác phẩm về trẻ em, nhất

là với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn?1. Trân trọng 2. Cảm thông, chia sẻ 3. Trung lập

4. Thương hại 5. Coi thường, quy kết cho trẻ em những điều không tốt

Câu 26. Khi phỏng vấn trẻ em, ông (bà) có xin phép trẻ em không?1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 27. Khi phỏng vấn trẻ em, ông (bà) có đảm bảo cho trẻ em thấy thoải mái, khôngbị cưỡng ép không?

1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 28. Ông (bà) có giải thích ý định của người phỏng vấn?1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 29. Ông (bà) có được trẻ em đồng ý đưa tên và hình ảnh lên TTĐC?1. Có 2. Không 3. Không hỏi trẻ em, tự mình quyết định

Câu 30. Sự xuất hiện của trẻ em trong tác phẩm của ông (bà) có phải chỉ để minh họacho lời nói của người lớn?

1. Đúng 2. Không đúng 3. Lúc đúng lúc khôngCâu 31. Ông (bà) có mớm lời cho trẻ em?

1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 32. Ông (bà) có bao giờ ép trẻ em để lấy thông tin?1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 33. Ông (bà) có thái độ như thế nào khi trẻ em nói dối?1. Tức giận, la mắng trẻ em 2. Giải thích cho trẻ em cần nói thật3. Tìm cách để trẻ em chịu hợp tác 4. Đi tìm trẻ em khác để lấy thông tin

Câu 34. Khi viết/nói về trẻ em khuyết tật, ông (bà) có dùng các từ thay thế để khôngmô tả sự khuyết tật một cách tiêu cực không (ví dụ khiếm thính, khiếm thị)?

1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 35. Khi viết/nói về đề tài trẻ em, ông (bà) có lấy ý kiến của người lớn, nhà quảnlý, chuyên gia không?

1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 36. Ông (bà) có đặt lợi ích của trẻ em lên trước hết, trên hết không?1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 37. Khi đưa tin về sự phản đối, tác động tiêu cực đến trẻ em, ông (bà) có tính đếnsự nguy hiểm cho trẻ em không?

1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 38. Trong tác phẩm của ông (bà), trẻ em có được nêu tên khi phát biểu (trừthông tin về trẻ em bị xâm hại, phạm tội)?

1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 39. Khi viết (đưa tin, làm chương trình) về vấn đề ly hôn, gia đình tan vỡ, xâm hại tìnhdục, tội phạm, ông (bà) có tính đến hậu quả của bài viết đối với trẻ em?

1. Có 2. Không 3. Lúc có lúc không

Câu 40. Ông (bà) thường gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi tác nghiệp về đề tài trẻ em?Thuận lợi: ...................................................................................................................Khó khăn: ...................................................................................................................

Câu 41. Trong vòng hai năm qua, ông (bà) đã được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm

chương trình truyền thông về trẻ em mấy lần ? ......... lần.Câu 42. Theo ông (bà), cần phải giải quyết vấn đề gì để các phương tiện TTĐC làm

tốt công tác truyền thông về quyền trẻ em?......................................................................................................................

Câu 43. Ông (bà) có biết rõ nội dung về quyền trẻ em không?1. Biết rất rõ 2. Biết sơ qua 3. Không biết gì

Câu 44. Ông (bà) quan niệm thế nào về quyền trẻ em?1. Quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người2. Quyền trẻ em là những gì các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện3. Trẻ em là chủ thể của quyền và có những nghĩa vụ kèm theo

4. Quyền trẻ em là những quy định mà Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình có

bổn phận, nghĩa vụ phải thực hiện, bảo vệCâu 45. Ông bà có thái độ như thế nào với việc thực hiện quyền trẻ em?

1. Ủng hộ 2. Không ủng hộCâu 46. Theo ông (bà), các quyền nào sau đây thuộc quyền trẻ em trong CRC?1. Được sống và phát triển 2. Được có họ tên và quốc tịch 3. Được giữ gìn bản sắc

4. Được sống với cha mẹ 5. Được đoàn tụ gia đình 6. Được tự do biểu đạt

7. Được giáo dục 8. Được hưởng an toàn xã hội 9. Được bảo vệ đời tư

10. Được nghỉ ngơi, giải trí,vui chơi, sinh hoạt văn hóa

11. Được bảo vệ khỏi bị bóclột kinh tế và các công việcnguy hiểm, độc hại

12. Được phục hồi về thểchất, tâm lý và tái hoà nhậpcộng đồng

13. Được tự do kết giao và

hội họp hoà bình

14. Được chăm sóc sức khoẻvà hưởng các dịch vụ chữabệnh, phục hồi sức khoẻ

15. Được tiếp xúc thông tinnhiều nguồn

Câu 47. Theo ông (bà), các quyền nào sau đây thuộc quyền trẻ em trong Luật bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam?

1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được bảo vệ tính mạng,sức khoẻ, nhân phẩm và

danh dự

5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập

9. Được có tài sản7. Được vui chơi, giải trí, hoạtđộng văn hóa nghệ thuật, thểdục thể thao, du lịch

8. Được tiếp cận thông tin,bày tỏ ý kiến và tham gia

hoạt động xã hội 10. Được phát triển năng khiếu

Câu 48. Ông (bà) đồng ý với quan niệm nào về trẻ em sau đây?1. Trẻ em là người đang trưởng thành, chưa phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần2. Trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt3. Trẻ em là đối tượng phụ thuộc trong gia đình

4. Trẻ em là nguồn lực của gia đình và xã hội trong tương lai5. Trẻ em là tài sản riêng của gia đình./.

PHỤ LỤC 5

PHIẾU XIN Ý KIẾN(Công chúng trẻ em)

Câu 1. Em có thường xuyên xem các chương trình trẻ em trên Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Phước không?

1. Thường xuyên theo dõi 2. Thỉnh thoảng3. Rất ít khi 4. Không theo dõi

Câu 2. Mỗi ngày em thường dành khoảng bao nhiêu thời gian để xem các chương trình

trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước? ...........Phút/ngày.

Câu 3. Ngoài các chương trình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình

Phước, em có đọc báo, xem chương trình ti vi nào khác? ..................................

Câu 4. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, em thường xem chuyên mụcnào của trẻ em?

1. Vì trẻ em 2. Dân số - phát triển3. Bông hoa nhỏ 4. Vườn hoa âm nhạc tuổi thơ5. Phim hoạt hình 6. Nhịp điệu tuổi teen7. Chuyện của bé 8. Chia sẻ nỗi đau9. Khát vọng sống 10. Con đã lớn khôn11. Tạp chí thiếu nhi 12. Chuyên mục khác

Câu 5. Em có quan tâm đến các bài viết về đề tài thực hiện quyền của trẻ em không?1. Có 2. Không

Câu 6. Em có quan tâm đến các bài viết về đề tài giáo dục thực hiện nghĩa vụ của trẻem không?

1. Có 2. Không

Câu 7. Các bài viết về trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, chủ đềnào thu hút sự quan tâm của em nhiều nhất?

1. Được khai sinh và có quốc tịch2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng3. Được sống chung với cha mẹ4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự5. Được chăm sóc sức khoẻ6. Được học tập7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội9. Được có tài sản10. Được phát triển năng khiếu

Câu 8. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, em thấy trẻ em có được bộc lộquan điểm của mình không?

1. Có 2. Rất ít khi3. Không 4. Có, nhưng không rõ

Câu 9. Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, văn phong của tác phẩmvề đề tài trẻ em như thế nào?

1. Trung lập 2. Lạnh lùng, quy chụp, quy kết một cách tàn nhẫn3. Trân trọng và luôn bảo vệ trẻ em

Câu 10. Đánh giá chung về nội dung của bài viết về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanhvà Truyền hình Bình Phước?1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em 2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết 4. Nói được tiếng nói của trẻ em5. Làm tổn thương trẻ em

Câu 11. Em đánh giá như thế nào về hình thức trình bày của các bài viết về đề tài trẻem trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước?

1. Phù hợp, dễ theo dõi2. Bình thường 3. Không phù hợp, khó theo dõi

Câu 12. Mức độ hài lòng với thông tin em có được về đề tài trẻ em từ Đài Phát thanh

và Truyền hình Bình Phước?1. Mở rộng hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của trẻ em2. Biết được một số thông tin cơ bản về quyền và nghĩa vụ của trẻ em3. Biết được ít thông tin cơ bản về quyền và nghĩa vụ của trẻ em4. Không biết được thông tin gì

Câu 13. Theo em, các bài viết có đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết không?1. Có 2. Không

Câu 14. Hình ảnh trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước như thế nào?1. Bị tai nạn thương tích 2. Bị bạo lực3. Nghèo khổ, bất hạnh 4. Nạn nhân của tội ác5. Xấu xí 6. Bị xâm hại7. Xinh đẹp 8. Sống trong hạnh phúc9. Nạn nhân của bạo hành gia đình 10. Ốm yếu, bệnh tật11. Thụ động, kém cỏi 12. Khỏe mạnh, vui vẻ13. Hình ảnh trẻ em chỉ để trang trí, minh họa cho lời nói của người lớn

Câu 15. Thái độ của tác giả bài viết đối với nhân vật trẻ em trong tác phẩm?1. Trân trọng 2. Cảm thông, chia sẻ3. Trung lập 4. Coi thường, quy kết cho trẻ em những điều không tốt

Câu 16. Bài viết có nêu rõ các quyền của trẻ em có liên quan đến vấn đề được phảnánh trong bài viết?

1. Có 2. Không

Câu 17. Theo em mức độ quan trọng của các yêu cầu sau đây đối với việc truyềnthông về đề tài bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?

Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng

1. Bài viết giản dị, dễ hiểu

2. Thông tin cập nhật

3. Thông tin chính xác, khoa học

4. Hình ảnh, màu sắc trình bày đẹp

5. Phát hành kịp thời

6. Trẻ em được tham gia

7. Tuyệt đối không khiêu dâm

8. Tuyệt đối không bạo lực

Câu 18. Em áp dụng những vấn đề đã xem trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình

Phước về quyền trẻ em vào cuộc sống hàng ngày như thế nào?

1. Áp dụng được nhiều 2. Áp dụng được ít 3. Không áp dụng đượcCâu 19. Em thường trao đổi, bàn luận những thông tin mình có được từ Đài Phát

thanh và Truyền hình Bình Phước về quyền trẻ em với những ai?1. Bố mẹ, ông bà và người thân trong gia đình 2. Bạn bè

3. Hàng xóm 4. Người họ hàng

Câu 20. Em có bao giờ trao đổi thông tin gì với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình

Phước không?1. Gửi tin, bài, hình ảnh 2. Gửi thư hỏi - đáp3. Gửi thư góp ý 4. Chưa bao giờ trao đổi thông tin

Câu 21. Em có bao giờ được các cô chú phóng viên phỏng vấn không?

1. Đã được phỏng vấn 2. Chưa được phỏng vấnCâu 22. Em có muốn được tham gia câu lạc bộ phóng viên nhỏ không?

1. Có 2. Không

Vì sao?.......................................................................................................................

Câu 23. Em gửi thư góp ý với các cơ quan nào để phản ánh tin, bài liên quan đến trẻ em?1. Báo Bình Phước 2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước3. Tạp chí Khoa học thời đại 4. Đài truyền thanh huyện/thị xã

5. Báo Thiếu niên tiền phong 6. Các cơ quan báo chí khác7. Chưa bao giờ gửi thư góp ý

Câu 24. Theo em, các quyền nào là quyền trẻ em trong CRC?

1. Được sống và phát triển 2. Được có họ tên và quốc tịch 3. Được giữ gìn bản sắc

4. Được sống với cha mẹ 5. Được đoàn tụ gia đình 6. Được tự do biểu đạt

7. Được giáo dục 8. Được hưởng an toàn xã hội 9. Được bảo vệ đời tư

10. Được nghỉ ngơi, giải

trí, vui chơi, sinh hoạt văn

hóa

11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột

kinh tế và các công việc nguy

hiểm, độc hại

12. Được phục hồi thể chất,

tâm lý, tái hoà nhập cộng đồng

13. Được tự do kết giao và

hội họp hoà bình

14. Được chăm sóc sức khoẻ

và hưởng các dịch vụ chữa

bệnh, phục hồi sức khoẻ

15. Được tiếp xúc thông tin

nhiều nguồn

Câu 25. Theo em, các quyền nào là quyền trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em Việt Nam?

1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được bảo vệ tính mạng, sức

khoẻ, nhân phẩm và danh dự

5. Được chăm sóc sức

khoẻ

6. Được học tập

9. Được có tài sản, thừa kế7. Được vui chơi, giải trí, hoạt

động văn hóa nghệ thuật, thể

dục thể thao, du lịch

8. Được tiếp cận thông tin,

bày tỏ ý kiến và tham gia

hoạt động xã hội10. Được phát triển năng khiếu

Câu 26. Theo em, thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của ai?

1. Gia đình 2. Nhà nước

3. Nhà trường 4. Cộng đồng xã hội 5. Bản thân trẻ em

Câu 27. Theo em, trẻ em có các bổn phận nào sau đây?1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo.

2. Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè.

3. Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

4. Chăm chỉ học tập. 5. Giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

6. Thực hiện trật tự công cộng, an toàn giao thông

7. Giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác. 8. Bảo vệ môi trường.

9. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.

10. Tôn trọng pháp luật, giữ gìn văn hóa dân tộc.

11. Yêu quê hương, đất nước, đồng bào.

Câu 28. Em được biết về quyền trẻ em từ nguồn thông tin nào?

1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 2. Báo Bình Phước in3. Truyền thanh cấp huyện 4. Cha mẹ, ông bà, người thân5. Báo Thiếu niên tiền phong 6. Báo Bình Phước điện tử7. Đài truyền thanh xã, thị trấn 8. Thầy cô giáo9. Bạn bè 10. Nguồn thông tin khác.

Xin các em vui lòng cho biết những thông tin cá nhân của mình:

1. Tuổi: ………2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ3. Đang học lớp……………………………4. Gia đình ở đâu?..........................................5. Dân tộc: 1. Kinh 2. Dân tộc thiểu số6. Hoàn cảnh kinh tế gia đình:

1. Giàu 2. Khá 3. Trung bình 4. Nghèo

7. Gia đình em có các phương tiện sinh hoạt văn hóa tinh thần nào sau đây?1. Ti vi 2. Đài, cát sét 3. Internet 4. Báo chí

8. Em có thời gian rỗi không?1. Có nhiều thời gian rỗi 2. Có rất ít thời gian rỗi3. Không có thời gian rỗi./.

PHỤ LỤC 6

KẾT QUẢ PHIẾU XIN Ý KIẾN(Công chúng người lớn)

I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

1. Tuổi: ………

2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

3. Nơi ở hiện nay của ông (bà): ………………………………………….

4. Trình độ học vấn cao nhất:

1. Chưa hết tiểu học 2. Hết tiểu học 3. Cấp 2

4. Cấp 3 5. Trung cấp 6. Cao đẳng

7. Đại học 8. Trên đại học

5. Nghề nghiệp của bản thân:

1. Cán bộ công chức 2. Nông dân

3. Công nhân 4. Giáo viên

5. Nội trợ 6. Cán bộ hưu trí

7. Buôn bán, doanh nghiệp 8. Làm thuê

6. Dân tộc: 1. Kinh 2. Dân tộc thiểu số

7. Tình trạng hôn nhân:

1. Đã lập gia đình 2. Chưa lập gia đình

3. Đã ly thân 4. Đã ly hôn

8. Hoàn cảnh kinh tế gia đình:

1. Giàu 2. Khá

3. Trung bình 4. Nghèo

9. Ông/bà có mấy người con? …………….. con.

10. Gia đình ông/bà có các phương tiện sinh hoạt văn hóa tinh thần nào sau đây?

1. Ti vi 2. Radio

3. Internet 4. Báo chí

11. Ông (bà) có thời gian rỗi không?

1. Có nhiều thời gian rỗi 2. Có rất ít thời gian rỗi

3. Không có thời gian rỗi

Câu 1. Ông (bà) có thường xuyên theo dõi các phương tiện TTĐC sau đây?

Thườngxuyên

theo dõi

Thỉnhthoảng

theo dõi

Ít khitheo dõi

Khôngtheo dõi

1. Báo Bình Phước in

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

3. Báo Bình Phước điện tử

4. Đài Truyền thanh - truyền hình huyện/thị

Câu 2. Mỗi ngày ông (bà) thường dành khoảng bao nhiêu thời gian để theo dõi các

phương tiện TTĐC?

Thời gian theo dõi trung bình (phút)

1. Báo Bình Phước in

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

3. Báo Bình Phước điện tử

4. Truyền thanh cấp huyện

Câu 3. Ông (bà) có thường xuyên theo dõi các sản phẩm truyền thông về trẻ em trên

các phương tiện TTĐC không?

Thườngxuyên theo

dõi

Thỉnhthoảng

theo dõi

Ít khi theodõi

Khôngtheo dõi

1. Báo Bình Phước in2. Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước3. Báo Bình Phước điện tử4. Truyền thanh cấp huyện

Câu 4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về hình thức trình bày của các sản phẩmtruyền thông về đề tài trẻ em?

Phù hợp,dễ theo dõi

Bình thường Không phù hợp,khó theo dõi

1. Báo Bình Phước in2. Đài Phát thanh và Truyền

hình Bình Phước3. Báo Bình Phước điện tử4. Truyền thanh cấp huyện

Câu 5. Mức độ hài lòng của ông (bà) với những thông tin mình thu được về đề tài trẻ em?

Đáp ứng tốt nhucầu thông tincủa bản thân

Cơ bản đáp ứngđược nhu cầu thông

tin của bản thân

Chưa đáp ứng đượcnhu cầu thông tin

của bản thân

1. Báo Bình Phước in

2. Đài Phát thanh và Truyềnhình Bình Phước

3. Báo Bình Phước điện tử

4. Truyền thanh cấp huyện

Câu 6. Đánh giá chung của ông (bà) đối với ngôn ngữ của sản phẩm truyền thông vềđề tài trẻ em trên các phương tiện TTĐC?

Giản dị, dễ hiểu Khó hiểu

1. Báo Bình Phước in

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

3. Báo Bình Phước điện tử

4. Truyền thanh cấp huyện

Câu 7. Ông (bà) đã áp dụng những thông tin về quyền trẻ em đã theo dõi trên các

phương tiện thông tin đại chúng vào cuộc sống gia đình như thế nào?

Ứng dụngđược nhiều

Ứng dụngđược ít

Không ứngdụng được

1. Báo Bình Phước in

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

3. Báo Bình Phước điện tử

4. Truyền thanh cấp huyện

Câu 8. Bài viết trên TTĐC có đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết không?Có Không

1. Báo Bình Phước in

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

3. Báo Bình Phước điện tử

4. Truyền thanh cấp huyện

Câu 9. Ông (bà) cho biết mức độ quan trọng của các yêu cầu sau đây đối với việctruyền thông về đề tài trẻ em?

Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng

1. Bài viết giản dị, dễ hiểu

2. Thông tin cập nhật

3. Thông tin chính xác, khoa học

4. Hình ảnh, màu sắc trình bày đẹp

5. Phát hành kịp thời

6. Trẻ em được tham gia

7. Tuyệt đối không khiêu dâm

8. Tuyệt đối không bạo lực

Câu 10. Theo ông (bà), việc tiếp cận các thông tin về việc thực hiện quyền trẻ em trên

các phương tiện TTĐC cần thiết ở mức độ nào?

1. Rất cần thiết 2. Cần thiết3. Bình thường 4. Không cần thiết

Câu 11. Ông (bà) thường trao đổi, bàn luận những thông tin mình có được về quyềntrẻ em trên các phương tiện TTĐC với những ai?

Ngườithân trong

gia đình

Bạn bè,

đồngnghiệp

Hàng

xóm

Ngườihọ hàng

1. Thông tin trên Báo Bình Phước in

2. Thông tin trên Đài Phát thanh và Truyềnhình Bình Phước

3. Thông tin trên Báo Bình Phước điện tử

4. Thông tin trên truyền thanh cấp huyện

Câu 12. Ông bà còn theo dõi các thông tin tuyên truyền về quyền trẻ em từ cácphương tiện nào sau đây?

1. VTV 2. VOV 3. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh4. HOV 5. Đài Phát thanh - truyền hình các tỉnh khác6. Báo Thanh niên 7. Báo Tuổi trẻ8. Báo Tiền phong 9. Báo Lao động TPHCM 10. Báo Phụ nữ Việt Nam11. Báo mạng điện tử Vietnamnet 12. Khác…………

Câu 13. Theo ông (bà), TTĐC có tác động như thế nào đối với nhận thức, thái độ và

hành vi của mọi người trong việc thực hiện quyền trẻ em?

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

* Câu hỏi về nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em:

Câu 14. Ông (bà) có biết rõ nội dung về quyền trẻ em không?

1. Biết rất rõ 2. Biết sơ qua 3. Không biết gì

Câu 15. Ông (bà) được biết CRC từ nguồn thông tin nào?

1. Đài Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 2. Báo Bình Phước in

3. Truyền thanh cấp huyện 6. Đài truyền thanh xã, thị trấn

4. Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em 7. Nguồn thông tin khác………

5. Báo Bình Phước điện tử

Câu 16. Ông (bà) quan niệm thế nào về quyền trẻ em?

1. Quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người.

2. Quyền trẻ em là những quy định các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện.

3. Trẻ em là chủ thể của quyền và có những nghĩa vụ kèm theo.

4. Quyền trẻ em là những quy định mà Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình có

bổn phận, nghĩa vụ phải thực hiện, bảo vệ.

Câu 17. Ông bà có thái độ như thế nào với việc thực hiện quyền trẻ em?

1. Ủng hộ việc thực hiện 2. Không ủng hộ thực hiện

Câu 18. Theo ông (bà), các quyền nào sau đây thuộc quyền trẻ em trong CRC?

1. Được sống và phát triển 2. Được có họ tên và quốc tịch 3. Được giữ gìn bản sắc

4. Được sống với cha mẹ 5. Được đoàn tụ gia đình 6. Được tự do biểu đạt

7. Được giáo dục 8. Được hưởng an toàn xã hội 9. Được bảo vệ đời tư

10. Được nghỉ ngơi, giải trí,vui chơi, sinh hoạt văn hóa

11. Được bảo vệ khỏi bị bóclột kinh tế và các công việcnguy hiểm, độc hại

12. Được phục hồi về thểchất, tâm lý và tái hoà nhậpcộng đồng

13. Được tự do kết giao và

hội họp hoà bình

14. Được chăm sóc sức khoẻvà hưởng các dịch vụ chữabệnh, phục hồi sức khoẻ

15. Được tiếp xúc thông tinnhiều nguồn (đã kiểmduyệt)

Câu 19. Theo ông (bà), các quyền nào sau đây thuộc quyền trẻ em trong Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam?

1. Được khai sinh và có quốc tịch 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được bảo vệ tính mạng,

sức khoẻ, nhân phẩm và

danh dự

5. Được chăm sóc sức khoẻ 6. Được học tập

9. Được có tài sản7. Được vui chơi, giải trí, hoạt

động văn hóa nghệ thuật, thể

dục thể thao, du lịch

8. Được tiếp cận thông tin,

bày tỏ ý kiến và tham gia

hoạt động xã hội10. Được phát triển năng

khiếu

Câu 20. Theo ông (bà), thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của ai?1. Gia đình 2. Nhà trường

3. Cộng đồng xã hội 4. Nhà nước 5. Bản thân trẻ em

Câu 21. Ông (bà) đã đăng ký khai sinh cho con mình khi nào?

1. Ngay sau khi sinh 2. Từ 1- 3 tháng

3. Từ trên 3 tháng 4. Đến lúc trẻ đi học

Câu 22. Đối với các công việc liên quan đến con cái, ông (bà) giải quyết như thế nào?

1. Được tự quyết định 2. Được tham gia bàn bạc 3. Được hỏi ý kiến

4. Được thông báo 5. Không được tham gia

Câu 23. Ông (bà) cho biết những thực phẩm gia đình cho các con ăn thường xuyên?

1.Thịt heo 2. Thịt bò 3. Cá

4. Tôm/cua 5. Trứng 7. Rau xanh

8. Rau củ 9. Sữa

Câu 24. Ông (bà) có dành cho con một chỗ học tập riêng không?

1. Có 2. Không

Câu 25. Ông (bà) có dành thời gian cho các cháu vui chơi giải trí sau giờ học không?1. Có 2. Không

Câu 26. Ông (bà) tạo điều kiện cho con mình tham gia các sinh hoạt xã hội nào?

1. Sinh hoạt thiếu niên, nhi đồng 2. Cắm trại

3. Đi dã ngoại, du lịch 4. Tham gia các hội, câu lạc bộ

5. Học các lớp năng khiếu 6. Không cho tham gia hoạt động nào

Câu 27. Ngoài giờ học các cháu làm những gì?

1. Nấu cơm 2. Chăn bò, làm vườn/rẫy

3. Dọn dẹp nhà cửa, trông nhà 4. Trông em

5. Làm thuê 6. Vui chơi giải trí

7. Chăm sóc người già, ốm 8. Đi học thêm

9. Xem tivi/ nghe đài 10. Đọc báo

11. Tham gia công việc sản xuất, kinh doanh của gia đình

Câu 28. Ông (bà) có liên hệ thường xuyên với nhà trường nơi con mình học không?

1. Giữ liên lạc thường xuyên 2. Chỉ liên lạc khi có việc

3. Không quan tâm

Câu 29. Ông (bà) có kiểm tra vở học của con hàng ngày không?

1. Không biết kiểm tra 2. Không

3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên

Câu 30. Ông (bà) giúp con học bằng cách nào?

1. Học cùng 2. Thuê người dạy kèm

3. Cho đi học thêm 4. Không giúp gì

Câu 31. Ông (bà) có cung cấp đủ đồ dùng học tập cho con không?

1. Có 2. Không

Câu 32. Ông (bà) có kiểm tra thư từ, nhật ký, điện thoại của con không?

1. Có 2. Không

Câu 33. Khi các con có việc làm sai trái, ông (bà) phạt các con bằng cách nào?

1. Đánh 2. Mắng

3. Đánh và mắng 4. Nhắc nhở khuyên bảo

5. Biện pháp khác……

Câu 34. Khi con bị bệnh, ông (bà) thường làm gì? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. Tự chăm sóc 2. Mua thuốc về nhà

3. Đưa tới thầy lang 4. Đưa ngay tới bệnh viện, bác sỹ

5. Không làm gì cả

Câu 35. Ông (bà) có cho con tiêm chủng mở rộng, uống viên sắt, vitamin A đầy đủ không?

1. Đầy đủ 2. Không đầy đủ

Câu 36. Nguồn nước gia đình ông (bà) sử dụng có đảm bảo hợp vệ sinh?

1. Hợp vệ sinh 2. Không hợp vệ sinh

Câu 37. Gia đình ông (bà) có nhà vệ sinh hợp vệ sinh không?

1. Có 2. Không

Câu 38. Ông (bà) quý con trai hay con gái hơn?1. Con trai 2. Con gái 3. Cả hai bằng nhau

Câu 39. Ông (bà) có cho con được sở hữu tài sản gì riêng không?

1. Có 2. Không

Câu 40. Những kiến thức, kỹ năng chăm sóc con cái của ông (bà) do đâu mà có?1. Học từ Báo Bình Phước2. Học từ Báo Bình Phước điện tử3. Học từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước4. Học từ Truyền thanh cấp huyện5. Học từ bạn bè, đồng nghiệp6. Học từ các phương tiện TTĐC khác7. Học từ người thân trong gia đình

8. Học từ hàng xóm

10. Học từ hình thức khác11. Kết hợp của nhiều nguồn thông tin

II. Đối với Báo Bình Phước inCâu 1. Các bài viết về trẻ em trên Báo Bình Phước in, chủ đề nào thu hút sự quan

tâm của ông (bà)?

1. Được khai sinh và có quốc tịch

2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng

3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự

5. Được chăm sóc sức khoẻ

6. Được học tập

7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch

8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

9. Được có tài sản

10. Được phát triển năng khiếu

Câu 2. Các mục đích đăng phát sau đây được thể hiện như thế nào trên Báo Bình

Phước in?

Tốt KháTrung

bìnhYếu

1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

2. Giải trí của trẻ em

3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em

4. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội

5. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em

Câu 3. Trên Báo Bình Phước in, ông (bà) thấy trẻ em có được bộc lộ quan điểm củamình không?

1. Có 2. Rất ít khi3. Không 4. Có, nhưng không rõ

Câu 4. Đánh giá chung về nội dung của sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trên

Báo Bình Phước in?1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết4. Nói được tiếng nói của trẻ em5. Làm tổn thương trẻ em

III. Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước:Câu 1. Các sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình

Bình Phước, chủ đề nào thu hút sự quan tâm của ông (bà)?

1. Được khai sinh và có quốc tịch

2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng

3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự

5. Được chăm sóc sức khoẻ

6. Được học tập

7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch

8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

9. Được có tài sản

10. Được phát triển năng khiếu

Câu 2. Các mục đích đăng phát sau đây được thể hiện như thế nào trên Đài Phátthanh và Truyền hình Bình Phước?

Tốt KháTrung

bìnhYếu

1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

2. Giải trí của trẻ em

3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em

4. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội

5. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em

Câu 3. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, ông (bà) thấy trẻ em cóđược bộc lộ quan điểm của mình không?

1. Có 2. Rất ít khi3. Không 4. Có, nhưng không rõ

Câu 4. Đánh giá chung về nội dung của bài viết về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanhvà Truyền hình Bình Phước?

1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết4. Nói được tiếng nói của trẻ em5. Làm tổn thương trẻ em

IV. Đối với Truyền thanh cấp huyện nơi sinh sống/công tác:Câu 1. Các bài viết về đề tài trẻ em trên truyền thanh cấp huyện nơi ông bà sinh sống,

công tác, chủ đề nào thu hút sự quan tâm của ông bà?

1. Được khai sinh và có quốc tịch

2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng

3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự

5. Được chăm sóc sức khoẻ

6. Được học tập

7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch

8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

9. Được có tài sản

10. Được phát triển năng khiếu

Câu 2. Các mục đích đăng phát sau đây được thể hiện như thế nào truyền thanh cấphuyện nơi ông bà sinh sống, công tác?

Tốt KháTrung

bìnhYếu

1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

2. Giải trí của trẻ em

3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em

4. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội

5. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em

Câu 3. Trên truyền thanh cấp huyện nơi ông bà sinh sống, công tác, ông (bà) thấy trẻem được bộc lộ quan điểm của mình không?

1. Có 2. Rất ít khi3. Không 4. Có, nhưng không rõ

Câu 4. Đánh giá chung về nội dung của bài viết về đề tài trẻ em trên truyền thanh cấphuyện nơi ông bà sinh sống, công tác?1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết4. Nói được tiếng nói của trẻ em5. Làm tổn thương trẻ em

V. Đối với Báo Bình Phước điện tửCâu 1. Các bài viết về đề tài trẻ em trên Báo Bình Phước điện tử, chủ đề nào thu hút

sự quan tâm của ông (bà)?

1. Được khai sinh và có quốc tịch

2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng

3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự

5. Được chăm sóc sức khoẻ

6. Được học tập

7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch

8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

9. Được có tài sản

10. Được phát triển năng khiếu

Câu 2. Các mục đích đăng phát sau đây được thể hiện như thế nào trên Báo Bình

Phước điện tử?

Tốt KháTrung

bìnhYếu

1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

2. Giải trí của trẻ em

3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em

4. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội

5. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em

Câu 3. Trên Báo Bình Phước điện tử, ông (bà) thấy trẻ em có được bộc lộ quan điểm củamình không?

1. Có 2. Rất ít khi3. Không 4. Có, nhưng không rõ

Câu 4. Đánh giá chung về nội dung của bài viết về đề tài trẻ em trên Báo Bình Phướcđiện tử?

1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết4. Nói được tiếng nói của trẻ em5. Làm tổn thương trẻ em./.