tổng biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/portals/0/thongtinketquanghiencuukhoahoc/ttkqnckh022018...

24

Upload: others

Post on 13-Oct-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân
Page 2: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

Chịu trách nhiệm xuất bảnTổng Biên tập:

TS. Trần Văn Ngợi - Viện trưởngViện Khoa học tổ chức nhà nước

Ban Biên tập:

Lê Anh TuấnThạch Thọ Mộc

Nguyễn Thu HuyềnTrần Thị Thơ

Bản tin được thực hiện bởi:

Phòng Thông tin khoa họcvà Hợp tác quốc tế

Số 8 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội

Điện thoại: (024) 62826733Website: http://isos.gov.vn

http://vienkhtcnn.vnMọi thư, bài xin gửi về email:[email protected]

Thiết kế bìa và trình bày: Phương Lan

SỐ 02

Tháng 6 NĂM 2018

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

n Phan Trung Tuấn: Một số vấn đề về tiếp tục đổi mớicơ cấu tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị

n Dương Quang Tung: Một số vấn đề lý luận về đánhgiá hiệu quả của tổ chức hành chính Nhà nước

n Trương Thế Nguyễn: Bàn thêm về vấn đề đào tạochuyên ngành chính sách công ở Việt Nam hiện nay

GIỚI THIỆU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

n Dự án: Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giảipháp tổ chức hoạt động của Hội đông nhân dân các câpđáp ứng yêu câu tiêp tục đôi mới tô chức, hoạt động củachính quyền địa phương.

n Dự án: Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp nângcao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễnvề cơ chế hoạt động phi lợi nhuận của các đơn vị cungứng dịch vụ công.

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Giải pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu sốcác tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ

TRONG SỐ NÀY

Thông tin kết quả nghiên cứu khoa họctổ chức nhà nước

1

8

13

16

17

19

21

Page 3: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

Luật Tổ chức chính quyền địa phươngđược Quốc hội thông qua tại kỳ họp

thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã cụ thể hóa cácquy định của Hiến pháp năm 2013 về chínhquyền địa phương, trong đó đã bước đầu cósự phân biệt về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền địa phương cáccấp phù hợp với đặc điểm của nông thôn, đôthị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặcbiệt.

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, doNhân dân và vì Nhân dân, tiếp tục nghiêncứu hoàn thiện thể chế chính quyền địaphương các cấp nói chung, của chính quyềnđô thị nói riêng đã, đang là yêu cầu cấp thiếttừ thực tiễn cuộc sống, đặc biệt trong quátrình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng củanước ta hiện nay.

I. YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆCTIẾP TỤC HOÀN THIỆN TỔ CHỨCCHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNHQUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ

1. Bối cảnh Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập

quốc tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đã vàđang diễn ra nhanh chóng dẫn đến có nhiềukhác biệt về hoạt động kinh tế, văn hóa, xãhội, an ninh, quốc phòng giữa đô thị và nôngthôn. Theo quy định của pháp luật hiệnhành, mô hình tổ chức chính quyền địaphương ở nước ta tổ chức thành 3 cấp chínhquyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Chínhquyền ở địa bàn đô thị cơ bản được tổ chứcvà thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tươngtự như chính quyền ở địa bàn nông thôncùng cấp, tuy có thêm một số nhiệm vụ,quyền hạn quản lý trên địa bàn đô thị. Vìvậy, nhiều vấn đề cấp thiết của đô thị nhưquy hoạch, kiến trúc, xây dựng hạ tầng đôthị, xử lý ô nhiễm môi trường, chống ùn tắcgiao thông, quản lý dân cư và trật tự an toàn

xã hội chưa được giải quyết kịp thời, chưaphù hợp với nguyên tắc kết hợp quản lý theongành và quản lý theo lãnh thổ. Ở đô thị, dokết cấu hạ tầng thống nhất, liên thông đòihỏi phải quản lý theo ngành là chủ yếu, khácvới nông thôn quản lý theo lãnh thổ là chủyếu.

2. Phân biệt đô thị và nông thôn từ cácđặc trưng quản lý

Theo Luật quy hoạch đô thị năm 2009,đô thị “là khu vực tập trung dân cư sinhsống có mật độ cao và chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, làtrung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, vănhoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩysự phát triển kinh tế xã hội của quốc giahoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,bao gồm nội thành, ngoại thành của thànhphố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn’’.

Từ thực tiễn phát triển đô thị ở nước ta,có thể rút ra 06 đặc điểm chủ yếu của đô thịphân biệt với nông thôn như sau: (1) Về vịtrí, vai trò: Đô thị là trung tâm chính trị,hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, côngnghệ của một địa phương, vùng, miền, củacả nước, là động lực cho sự phát triển đốivới địa phương, vùng, miền đó hoặc cảnước. (2) Về dân cư: Đô thị là nơi tập trungdân cư, mật độ dân số cao, gồm nhiều thànhphần sống đan xen có lối sống khác nhau,tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội đadạng nên việc quản lý dân cư đô thị có nhiềuphức tạp. Dân cư nông thôn gắn kết cộngđồng theo làng, xã, thôn, xóm, bản, ấp, dònghọ có những hương ước và phong tục, tậpquán riêng mang nhiều tính tự quản. (3) Vềkinh tế - xã hội: Ở khu vực nội thành, nội thịchủ yếu là phi nông nghiệp, đa ngành, đalĩnh vực, có tốc độ phát triển cao, là địa bànhoạt động của các loại thị trường, là nơi hộitụ và trao đổi thông tin, nơi dễ nảy sinh cáctệ nạn xã hội và các hiện tượng làm mất ổnđịnh an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

1 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức,hoạt động của chính quyền đô thị

ThS. Phan Trung TuấnPhó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 4: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2

Ở nông thôn chủ yếu là nông nghiệp và tiểuthủ công nghiệp, kinh tế công nghiệp,thương mại, dịch vụ và thông tin chưa pháttriển mạnh. (4) Về cơ sở hạ tầng: Ở khu vựcnội thành, nội thị có tính thống nhất, liênthông và phức tạp, tạo thành những mạnglưới, hệ thống đồng bộ, xuyên suốt địa bàn,không phụ thuộc vào địa giới hành chính,đòi hỏi quản lý tập trung, thống nhất theongành là chủ yếu. Ở nông thôn cơ sở hạ tầngcòn đơn giản, chưa liên hoàn và chưa đồngbộ, đòi hỏi quản lý theo lãnh thổ là chủ yếu.(5) Về địa giới hành chính: Cơ sở hạ tầng ởđô thị là một chỉnh thể thống nhất nên việcphân chia địa giới hành chính trong khu vựcnội thành, nội thị chỉ có ý nghĩa là khu vựchành chính, mang tính chất quản lý hànhchính là chủ yếu. Ở nông thôn, việc phânchia địa giới hành chính gắn với các hoạtđộng kinh tế - xã hội diễn ra trong phạm viđịa bàn lãnh thổ đó. (6) Về quản lý: Ở đô thịviệc quản lý nhà nước về an ninh, trật tự antoàn xã hội, giao thông, điện, nước, nhà ở,xây dựng, môi trường là vấn đề bức xúchàng ngày và đa dạng, phức tạp hơn nhiềuso với quản lý nhà nước đối với các lĩnh vựcnày ở nông thôn.

3. Đặc thù của đô thị ở nước ta hiệnnay

Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễnra với quy mô lớn, tốc độ nhanh, các đô thịđã có ngày càng mở rộng và nhiều đô thịmới hình thành đã chi phối trực tiếp đếnquản lý nhà nước về đô thị, từ đó đòi hỏiphải có những đặc trưng riêng trong tổ chứcvà hoạt động của bộ máy chính quyền đôthị, đó là:

Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễnra với quy mô lớn, tốc độ nhanh, các đô thịđã có ngày càng mở rộng và nhiều đô thịmới hình thành đã chi phối trực tiếp đếnquản lý nhà nước về đô thị, đòi hỏi phải cónhững đặc trưng riêng trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy chính quyền đô thị, đó là:

- Trong đơn vị hành chính đô thị có đơnvị hành chính nông thôn trực thuộc (huyện,xã, thị trấn); trong đơn vị hành chính nôngthôn có đơn vị hành chính đô thị trực thuộc(thị xã, thành phố thuộc tỉnh); nhiều đô thị,phần nông thôn (huyện, xã) chiếm tỷ trọnglớn về diện tích tự nhiên và dân số.

- Phần đang đô thị hóa (phần giáp ranhgiữa đô thị và nông thôn) ngày càng lớn so

với phần đã đô thị hóa; nhiều đô thị đang cóquá trình mở rộng địa giới hành chính,chuyển cả huyện thành thị xã hoặc chuyểncác xã lân cận thành phường để đưa vào khuvực nội thành, nội thị.

II. MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬPTRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ỞĐÔ THỊ

1. Các hạn chế, bất cập về tổ chức bộmáy và cơ chế hoạt động

- Tổ chức bộ máy chính quyền địaphương các cấp nói chung, chính quyền đôthị nói riêng đã qua nhiều lần sắp xếp, tinhgiản biên chế nhưng chưa thực sự tinh gọn,chưa tương ứng với nhiệm vụ, thẩm quyềnđược giao; chưa phân biệt rõ mô hình tổchức bộ máy của chính quyền đô thị vớichính quyền nông thôn, hải đảo, đặc biệt đốivới các đô thị lớn, cực lớn. Đơn cử như bộmáy chính quyền đô thị của hai thành phốlớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh(đô thị loại đặc biệt) song về cơ bản tổ chứcbộ máy không có nhiều điểm khác biệt sovới các thành phố trực thuộc trung ương vàcác tỉnh. Một số quận của hai thành phố nàycó dân số đông (Quận Đống Đa, thành phốHà Nội có dân số lớn hơn tỉnh Bắc Kan) vàthu ngân sách lớn (Quận Long Biên củathành phố Hà Nội thu ngân sách năm 2017đạt gần 10.000 tỉ đồng, tương đương mộttỉnh thu ngân sách trung bình cả nước)nhưng tổ chức bộ máy và số lượng cán bộ,công chức, viên chức về cơ bản vẫn áp dụngmô hình chung như một đơn vị hành chínhcấp huyện.

- Cơ chế trách nhiệm, cơ chế phối hợptrong giải quyết công việc còn chưa rõ ràng,rành mạch; còn có sự chồng lấn, không rõvề trách nhiệm trong thực hiện một sốnhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cấp, giữacác Sở, ngành chuyên môn của tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương với quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh; các Phòng, Banchuyên môn của quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh và phường.

- Do những đặc trưng của đô thị, việcthành lập các cơ quan chuyên môn cần bảođảm tính bao quát, tổng hợp, quản lý đangành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, với mô hìnhtổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh,cấp huyện như hiện nay thì hoạt động cácSở, Phòng, Ban chuyên môn của chính

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 5: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

3 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiquyền các đô thị khó tránh khỏi quản lýchồng chéo, khó bảo đảm quản lý thốngnhất, liên thông về quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội, quy hoạch về phát triển ngành,quy hoạch không gian đô thị, hạ tầng kỹthuật đô thị (điện, đường giao thông, thoátnước, rác thải, khu đô thị, v..v.).

- Trong thực hiện một số nhiệm vụ như:đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư,các công trình giao thông, các khu đô thị,…liên quan đến nhiều cấp, nhiều cơ quan, đơnvị cần thiết phải thành lập một tổ chức liênngành để tham mưu cho UBND cùng cấpgiải quyết nhằm bảo đảm sự thống nhấttrong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tuy nhiêntại nhiều đô thị không thiết lập được cơ chếphối hợp này dẫn đến tình trạng không đồngbộ, ách tắc, cản trở lẫn nhau, hiệu lực, hiệuquả quản lý còn thấp.

- Quá trình phát triển các Khu đô thị mới,khu dân cư đô thị với tính tự quản cao về anninh, trật tự, quản lý nhân khẩu; tính thốngnhất, liên thông về cơ sở hạ tầng đô thị điện,nước, giao thông, vệ sinh môi trường…, đòihỏi cần có cơ chế quản lý phù hợp của chínhquyền đô thị.

2. Về mối quan hệ giữa các cơ quanhành chính trong chính quyền đô thị

- Trong quan hệ giữa UBND cấp tỉnh(tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) vớicác đô thị trực thuộc (quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh) thì phương thức quản lý, chỉ đạo,điều hành của UBND cấp tỉnh được áp dụngchung cho tất cả các đơn vị cấp huyện trênđịa bàn do vậy đối với các quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh phát triển theo hướngđô thị hóa nhanh đã phát sinh nhiều điểm bấtcập, không còn phù hợp, cụ thể là: tráchnhiệm quản lý ngành trên địa bàn thiếu rõràng; mối quan hệ giữa quản lý ngành vàquản lý lãnh thổ (địa bàn) của chính quyềnquận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn chồngchéo về thẩm quyền, trách nhiệm với cácSở, ngành cấp tỉnh, làm giảm quyền chủđộng sáng tạo của địa phương; trách nhiệmcủa Sở, ngành cấp tỉnh trong việc xử lý cáckiến nghị của đô thị, nhất là các vấn đề cótính chất liên ngành không ít trường hợpthiếu kịp thời; sự phối hợp giữa Sở, ngànhtrong việc chỉ đạo, điều hành ngành, lĩnhvực có vấn đề còn chưa sát thực tế cũng gâykhông ít khó khăn cho chính quyền các đôthị trực thuộc.

- Mối quan hệ giữa UBND quận, thị xã,thành phố với UBND phường, xã mang tínhchất điều hành và chấp hành thông qua việcban hành và thực hiện các quyết định hànhchính. Do mô hình tổ chức chính quyền đầyđủ ở mỗi cấp (có HĐND và UBND) nênUBND cấp dưới có tính chủ động tương đốitrong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn củacấp mình. Tuy nhiên, có nhiều việc thựchiện không nghiêm kỷ cương trong quản lýđiều hành, trong việc không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ các quyết định hànhchính của cấp trên, việc thực hiện chế tàigiữa cấp trên với cấp dưới cũng còn hìnhthức, thiếu cương quyết, chưa bảo đảm kỷluật, kỷ cương của nền hành chính.

3. Về phân cấp quản lý hành chính nhànước trên địa bàn đô thị

- Việc phân cấp giữa Trung ương (Chínhphủ và các Bộ) với chính quyền thành phốtrực thuộc Trung ương (nhất là đối với haiđô thị loại đặc biệt) chưa đủ mạnh, chưathực sự bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm, năng lực và sáng tạo của các đô thịlớn, cực lớn.

- Trong nội bộ chính quyền đô thị thì việcphân cấp giữa chính quyền cấp tỉnh vớiquận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; giữaquận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vớiphường còn khá nhiều bất cập nảy sinh; cónhiệm vụ nếu giao cho cấp dưới giải quyếtsẽ hiệu quả hơn nhưng chưa thực hiện; mộtsố nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp songchưa đi kèm với các điều kiện bảo đảm thựchiện (tài chính, nhân lực); có nhiệm vụ phâncấp nhưng vượt khả năng giải quyết của cơquan, đơn vị được phân cấp. Do đó thẩmquyền của chính quyền đô thị trong một sốlĩnh vực như: Quản lý tài chính - ngân sách,đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đôthị còn hạn chế, làm giảm tính chủ động,sáng tạo và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa mỗi cấp nói chung, của chính quyền đôthị nói riêng.

- Việc phân cấp còn chậm và nhiềuvướng mắc. Nhiều lĩnh vực cần phân cấpmạnh nhằm phát huy phát huy các tiềmnăng, thế mạnh của đô thị để thu hút đầu tư,phát triển kinh tế- xã hội... thì cấp trên cònôm đồm, trực tiếp làm thay hoặc có việcphân cấp nhưng thiếu triệt để, còn nửa vời,giao nhiệm vụ nhưng chưa gắn với thẩmquyền quyết định và các điều kiện bảo đảm

Page 6: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 4

về tài chính – ngân sách và bộ máy, nhân sựdẫn đến quản lý chồng chéo, trách nhiệmkhông rõ ràng, khó khăn trong việc thực thicủa chính quyền đô thị.

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Định hướng chung- Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm

vụ, quyền hạn và phương thức hoạt độngcủa chính quyền đô thị phải hướng tới xâydựng được bộ máy chính quyền đô thị đượctổ chức và hoạt động phù hợp với đặc điểm,tính chất của đô thị, nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chấtlượng cung ứng dịch vụ công, đáp ứng tốthơn nhu cầu ngày càng cao, đa dạng củangười dân, góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế- xã hội của đô thị.

- Phát huy được tính năng động, sáng tạocủa bộ máy chính quyền đô thị; nâng caotính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chínhquyền đô thị; huy động cao nhất mọi nguồnlực cho sự phát triển bền vững, thúc đẩyviệc hình thành đô thị văn minh, hiện đại,tạo sự công bằng trong hưởng thụ các dịchvụ đô thị.

- Xây dựng bộ máy tinh gọn; phân công,phân cấp, phân định rõ chức năng, nhiệmvụ, trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa cáccấp chính quyền, giữa tập thể và người đứngđầu; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương và nâng caohiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

- Tổ chức bộ máy quản lý hành chínhchuyên nghiệp, đội ngũ công chức mẫn cánvới công vụ, hình thành bộ máy chính quyềnđô thị mang tính chất phục vụ cho lợi íchchính đáng của người dân, tổ chức, doanhnghiệp trên địa bàn các đô thị.

2. Một số kiến nghị cụ thểViệc xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ

chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyềnđô thị cần bám sát định hướng của Đảng vềđổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máychính quyền địa phương tại Nghị quyết Đạihội XI; Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XIIvà Hiến pháp năm 2013. Theo đó, cần tiếptục nghiên cứu, triển khai thực hiện một sốnội dung cơ bản như sau:

2.1. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thểchế xây dựng chính quyền địa phương,trọng tâm là Luật tổ chức chính quyềnđịa phương

Để giải quyết các bất cập, vướng mắctrong tổ chức, hoạt động của chính quyền

địa phương nói chung, đặc biệt là đối vớichính quyền đô thị; trên cơ sở tổng kết, đánhgiá quá trình thi hành Luật tổ chức chínhquyền địa phương, đề xuất một số hướng cơbản sửa đổi, bổ sung Luật này như sau:

a) Về cơ cấu tổ chức: - Đối với HĐND+ Giảm số lượng đại biểu HĐND các

cấp nói chung, HĐND khu vực đô thị nóiriêng, nhất là giảm đại biểu là người côngtác trong các cơ quan hành chính. Tăng sốlượng đại biểu HĐND hoạt động chuyêntrách lên ít nhất 50% trong tổng số đại biểuHĐND.

+ Quy định khung số lượng các cơ quantrực thuộc HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấpxã và khung số lượng cấp phó của các cơquan này.

+ Quy định HĐND thành phố trực thuộcTrung ương, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh có 01 Phó Chủ tịch HĐND (từ 02 PhóChủ tịch xuống còn 01 Phó Chủ tịch).

+ Nghiên cứu đề xuất thành lập Ban đôthị của HĐND quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh.

- Đối với UBND:+ Quy định khung số lượng các cơ quan

trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vàkhung số lượng cấp phó của các cơ quannày.

+ Tăng số lượng Phó Chủ tịch UBNDquận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lên tối đa03 Phó Chủ tịch; số lượng Phó Chủ tịchUBND phường, thị trấn không quá 02 PhóChủ tịch.

+ Thiết lập mô hình Thường trực UBNDgồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch (Khôngmở rộng thành viên UBND gồm người đứngđầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND nhưLuật hiện hành).

b) Về nhiệm vụ, quyền hạn của chínhquyền đô thị

- Căn cứ đặc thù của đô thị, đặc điểmquản lý nhà nước trên địa bàn đô thị, đổimới căn bản chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của chính quyền đô thị (HĐND vàUBND) khác biệt với chính quyền nôngthôn, hải đảo.

- Thực hiện phân quyền, phân cấp mạnhmẽ, hợp lý giữa Chính phủ, các Bộ, ngànhTrung ương với chính quyền thành phố trựcthuộc Trung ương; giữa chính quyền thànhphố trực thuộc trung ương, tỉnh với chính

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 7: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

quyền đô thị là quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề caovị trí, vai trò, trách nhiệm của chính quyềnđô thị, đặc biệt đối với người đứng đầu.

2.2. Thực hiện thí điểm mô hình chínhquyền đô thị

Đề xuất thực hiện thí điểm mô hình chínhquyền đô thị tại 03 thành phố: Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhằm tinhgọn tổ chức bộ máy, kiêm nhiệm chức danhđể thu gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệuquả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luậnvà thực tiễn làm cơ sở đề xuất sửa đổi, bổsung, hoàn thiện thể chế chính quyền địaphương. Hiện nay, Thành phố Hà Nội đãđược Bộ Chính trị cho chủ trương thí điểmmô hình tổ chức chính quyền đô thị; riêngThành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đãđược Bộ Chính trị đồng ý chủ trương thíđiểm từ năm 2012. Việc triển khai thực hiệnthí điểm là cơ sở thực tiễn quan trọng choviệc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chínhquyền địa phương, phân định rõ tổ chức bộmáy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyềnđô thị với chính quyền nông thôn, hải đảo.

2.3. Tiếp tục hoàn thiện các quy địnhvề tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộcUBND trong chính quyền đô thị

Đổi mới hoạt động của chính quyền địaphương các cấp gắn với tinh gọn, cải cách tổchức bộ máy là một trong những nội dungquan trọng của cải cách hành chính nhànước ở địa phương. Đối với các cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấphuyện, chủ trương của Chính phủ là thựchiện cải cách theo hướng tinh gọn đầu mốiđã bước đầu được thể hiện trong Nghị địnhsố 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy địnhtổ chức các cơ quan chuyên môn thuộcUBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quyđịnh tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộcUBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh. Trong thời gian tới, đồng thời với việcthực hiện quy định của Luật Tổ chức chínhquyền địa phương, cần tiếp tục đổi mới,hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan chuyênmôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theotinh thần Kết luận của Hội nghị Trung ương7 khóa XI và Nghị quyết số 18-NQ/TW củaHội nghị Trung ương 6 khóa XII: ‘‘Hoànthiện tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh,

cấp huyện theo hướng quy định khung cáccơ quan chuyên môn giúp việc cho UBNDcấp tỉnh, cấp huyện; căn cứ điều kiện cụ thể,tiêu chí và quy định khung của Chính phủ,địa phương có thể lập (hoặc không lập) cơquan, tổ chức đặc thù sau khi được sự đồngý của cấp có thẩm quyền. Rà soát, điềuchỉnh, khắc phục những chồng chéo, khôngrõ về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấphuyện, giữa UBND cấp huyện với các sở,ngành cấp tỉnh’’; ‘‘Quy định khung số lượngcác cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấphuyện và khung số lượng cấp phó của cáccơ quan này. Căn cứ điều kiện cụ thể, tiêuchí và quy định khung của Trung ương, cấpủy địa phương lãnh đạo việc sắp xếp, bố trícho phù hợp. Rà soát, sắp xếp tổ chức bêntrong của các sở, ngành theo hướng tinhgọn đầu mối, kiên quyết cắt giảm số lượng,sắp xếp lại phòng, chi cục, trung tâm, banquản lý dự án và đơn vị sự nghiệp thuộc sở,ngành’’.

Theo đó, đề xuất việc sửa đổi, bổ sungNghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị địnhsố 37/2014/NĐ-CP nêu trên theo hướngphân biệt chính quyền đô thị và chính quyềnnông thôn cần được nghiên cứu những nộidung cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu điều chỉnh và bổ sung chứcnăng, nhiệm vụ của một số sở, cơ quan ngangsở, phòng và tương đương để khắc phục sựchồng chéo chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền, phù hợp với mô hình chính quyền đôthị, chính quyền nông thôn, bảo đảm sự chỉđạo thống nhất, thông suốt của các Bộ, cơquan ngang Bộ ở Trung ương và UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nghiên cứu đề xuất Chính phủ quy địnhkhung các cơ quan chuyên môn giúp việccho UBND cấp tỉnh, cấp huyện; căn cứ điềukiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung củaChính phủ, địa phương có thể lập (hoặckhông lập) cơ quan, tổ chức đặc thù sau khiđược sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Đốivới cơ quan chuyên môn của UBND khuvực đô thị có thể nghiên cứu tổ chức mộtsố cơ quan theo nhóm ngành phù hợp vàngành dọc xuyên suốt để quản lý đangành, đa lĩnh vực, bảo đảm quản lý thốngnhất, liên thông ở đô thị.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nguyên tắctổ chức cơ quan chuyên môn; nhiệm vụ,

5 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 8: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 6

quyền hạn (nghiên cứu đặc thù đối với cơquan chuyên môn thuộc UBND khu vực đôthị); chế độ làm việc của cơ quan chuyênmôn và trách nhiệm của giám đốc sở, trưởngphòng chuyên môn của quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh; thẩm quyền của các Bộ, cơquan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyệnliên quan đến cơ quan chuyên môn thuộcUBND.

2.4. Đổi mới các mối quan hệ công táctrong chính quyền đô thị

- Để công tác quản lý của bộ máy chínhquyền đô thị có hiệu lực, hiệu quả, các mốiquan hệ chỉ đạo, điều hành, chấp hành,hướng dẫn, phối hợp… phải có sự thay đổivề hình thức, phạm vi, tính chất và đặc biệtphải tăng cường tính hiệu lực của các mốiquan hệ trong mô hình chính quyền đô thị.Chính quyền đô thị phải xử lý tốt các mốiquan hệ giữa UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương với UBND quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh; giữa UBND quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh với UBND phườngtrực thuộc; giữa cơ quan chuyên môn thuộcUBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương với UBND quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh và giữa cơ quan chuyên mônthuộc UBND quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh với công chức chuyên môn phường, xãtrên địa bàn.

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương cần phân cấp, uỷ quyền mạnh hơn trênmột số lĩnh vực để quận, thị xã, thành phốchủ động, năng động trong thực hiện nhiệmvụ, trong đó tập trung vào một số lĩnh vựctrọng yếu như: lĩnh vực tài chính - ngânsách, trong việc quyết định các kế hoạch, dựán đầu tư phát triển… Mối quan hệ điều tiếtgiữa UBND quận, thị xã, thành phố vàUBND thành phố trực thuộc Trung ương,tỉnh vẫn giữ nguyên tắc: Những vấn đềmang tính chiến lược đối với phát triển củatỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộcthẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh, cònviệc tổ chức triển khai thực hiện các quyhoạch, kế hoạch đã được chính quyền cấptỉnh hoặc cấp trên phê duyệt thuộc thẩmquyền và trách nhiệm của chính quyền cácđô thị trực thuộc. Cần nghiên cứu phân cấp,phân quyền theo nguyên tắc: Việc gì quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh làm được và cóhiệu quả hơn thì giao thẩm quyền toàn bộcho các đô thị này chịu trách nhiệm thực

hiện. Đồng thời, xác định rõ hơn tráchnhiệm của UBND cấp tỉnh, các sở, ngànhcấp tỉnh đối với việc giải quyết các vấn đềcủa quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theohướng rõ ràng, cụ thể, không đùn đẩy tráchnhiệm trên tinh thần tôn trọng các ý kiến,kiến nghị của chính quyền đô thị trực thuộc.

- UBND quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh cần chủ động rà soát, báo cáo và đề xuấtvới UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương về định hướng phát triển kinh tế - xãhội, đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển đôthị, các nhu cầu cần hỗ trợ từ chính quyềncấp tỉnh, từ Trung ương và đề xuất mức độphân cấp cho chính quyền đô thị trên cáclĩnh vực để địa phương có thể chủ động,phát huy tính sáng tạo, nguồn lực địaphương và linh hoạt trong quản lý điều hànhphục vụ cho mục tiêu phát triển.

- Mối quan hệ giữa UBND quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh với UBND phường, xãtrực thuộc: Các chủ trương, chính sách đềuxuất phát từ chính quyền quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, còn UBND phường, xã chỉlà chủ thể thực hiện. Trong chính quyền đôthị thực hiện mối quan hệ điều hành và chấphành, tính quản lý theo lãnh thổ (địa bàn)chỉ còn là tương đối, chủ yếu quản lý theongành, lĩnh vực nhằm bảo đảm thống nhất,liên thông trên toàn đô thị.

- Mối quan hệ giữa cơ quan chuyên mônthuộc UBND quận, thị xã, thành phố với cơquan chuyên môn cấp trên và công chứcphường, xã: Đối với một số cơ quanchuyên môn được tổ chức theo ngành dọc(nếu mô hình này được thực hiện), chịu sựchỉ đạo toàn diện về mặt chuyên môn củacấp Sở, quản lý trực tuyến theo mối quan hệchỉ đạo, điều hành và chấp hành. Đối vớicác cơ quan chuyên môn được tổ chức tạiquận, thị xã, thành phố theo cơ cấu UBNDthì thực hiện mối quan hệ song trùng trựcthuộc: Chịu sự chỉ đạo, điều hành, hướngdẫn, kiểm tra của cấp Sở về chuyên môn,nghiệp vụ, kết quả công tác quản lý nhànước… trên địa bàn phụ trách và chịu sựquản lý, chỉ đạo, điều hành của Chủ tịchUBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.Mối quan hệ giữa cơ quan chuyên mônthuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vớicông chức thực thi nhiệm vụ tại phường, xãcũng thực hiện theo mối quan hệ song trùngtrực thuộc.

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 9: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

2.5. Xác lập cơ chế quản lý phù hợp đểnâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điềuhành của bộ máy chính quyền đô thị

- Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp vớichức năng nhiệm vụ, quyền hạn của chínhquyền đô thị, đây là một trong những nộidung chính của việc xây dựng chính quyềnđô thị hiệu lực, hiệu quả với yêu cầu đề ra làphải phù hợp với các nguyên tắc về khoahọc quản lý, nguyên tắc tổ chức bộ máy nhànước theo tinh thần định hướng của Đảng vàHiến pháp năm 2013.

- Chính quyền đô thị cần tập trung chỉđạo đề xuất các cơ chế, chính sách đột pháhơn để tăng tốc độ phát triển của các đô thị,tăng sự đóng góp của đô thị với tính chất làcác hạt nhân phát triển với từng địa phươngvà cả nước. Chủ tịch UBND thành phố trựcthuộc Trung ương, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh cần tập trung chỉ đạo, điều hànhnhững vấn đề chung, chiến lược, tăng cườngcông tác kiểm tra việc thực hiện; mở rộngquan hệ đối ngoại, liên kết sự phối hợp trongnội bộ chính quyền đô thị; giảm bớt công tácsự vụ, quá cụ thể như hiện nay.

- Phân công, phân cấp, uỷ quyền hợp lý,phù hợp với năng lực, điều kiện của từng đôthị, trong đó chú trọng vai trò của các Sở,phòng, ban chuyên môn và công chứcchuyên môn của UBND phường, thị trấn đểtăng chất lượng tham mưu, đề xuất và chịutrách nhiệm về lĩnh vực công tác được giao,tránh tình trạng chung chung, không chịutrách nhiệm cá nhân, khắc phục tình trạngchồng chéo nhiệm vụ, thẩm quyền, không rõtrách nhiệm trong thực thi công vụ.

2.6. Xã hội hóa các dịch vụ công ở địabàn đô thị

Cải cách, kiện toàn tổ chức bộ máy hànhchính nhà nước nói chung, chính quyền đôthị nói riêng gắn liền với việc đẩy mạnh xãhội hoá dịch vụ công trên cơ sở tách biệtgiữa chức năng quản lý hành chính nhànước với chức năng, tổ chức bộ máy sựnghiệp, dịch vụ công, càng tạo điều kiện đểtinh giản bộ máy hành chính nhà nước.Mặc khác, chuyển đổi cơ chế tài chínhthích hợp đối với các tổ chức sự nghiệp,dịch vụ công, nhằm huy động sự đóng gópcủa xã hội, giảm bớt các nguồn chi sựnghiệp đối với chính quyền đô thị. Trên cơsở đó, nghiên cứu thực hiện một số công

việc sau: (1) Xây dựng chính sách khuyếnkhích việc thành lập các bệnh viện tư nhân,các phòng khám tư nhân, cải tiến chế độkhám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế trênđịa bàn; khuyến khích, tạo điều kiện thànhlập, hoạt động của các trường dân lập, tưthục, chú trọng vào các trường tiểu học,trung học cơ sở chất lượng cao. (2) Xúctiến việc chuyển giao các dịch vụ công íchnhư thu gom và tái chế rác thải, vệ sinh môitrường, khuyến khích các thành phần kinhtế đầu tư vào các công trình công cộng:công viên, khu vui chơi công cộng, các nhàthi đấu, …; đồng thời, nghiên cứu chuyểncác đơn vị sự nghiệp có thu sang cơ chế tựchủ về tài chính; (3) Đối với các dịch vụhành chính công do cơ quan hành chínhnhà nước cung ứng cho công dân trên địabàn đô thị hiện nay cần nghiên cứu và xâydựng các phương án chuyển giao một sốdịch vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp đảmnhận mà không làm ảnh hưởng hiệu quảquản lý như: các dịch vụ trợ giúp hànhchính - pháp lý, công chứng, chứng thực.Theo đó nghiên cứu cơ chế chuyển các bộphận phục vụ sang hình thức hợp đồngcung cấp dịch vụ thông qua đấu thầu côngkhai; phân cấp mạnh cho cấp dưới gắn vớihoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyêncủa cấp trên. Đồng thời, tăng cường cácgiao dịch hành chính công theo hướng trọngói, người dân và doanh nghiệp không phảiliên hệ đến nhiều cơ quan nhà nước để giảiquyết.

Trong thời gian tới, tiếp tục tiến trình cảicách hành chính nhà nước ở địa phương,nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động củachính quyền địa phương các cấp, đặc biệt làtại các đô thị sau khi Hiến pháp năm 2013đã được Quốc hội thông qua, cần xây dựngcác thể chế, chính sách phù hợp nhằm đổimới cơ cấu tổ chức, định rõ chức năng,nhiệm vụ, thẩm quyền và phương thức hoạtđộng phù hợp đối với chính quyền đô thịtheo quy định của Hiến pháp và các địnhhướng lớn của Đảng, bảo đảm chính quyềnđô thị hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cácđô thị phát triển nhanh và bền vững, tạođộng lực phát triển các vùng, miền, khu vựctrong cả nước và ở mỗi địa phương, đápứng yêu cầu phát triển của đất nước và củamỗi địa phương trong giai đoạn mới./.

7 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 10: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 8

1. Khái niệm đánh giá hiệu quả của tổchức hành chính nhà nước

1.1. Tổ chức hành chính nhà nước vàhiệu quả của tổ chức hành chính nhànước

1.1.1. Tổ chức hành chính nhà nước Tổ chức hành chính nhà nước (HCNN) là

tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước sửdụng quyền lực hành chính công để quản lývà phục vụ xã hội, trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật quy định.

Tổ chức hành chính nhà nước, theo hànhchính học là thực thể bộ máy hành chínhnhà nước, không chỉ bao gồm cơ cấu (cácbộ phận hợp thành) bộ máy hành chính màcòn bao gồm cả các yếu tố cấu thành bộmáy hành chính như chức quyền (hàm vị),thể chế, vật chất. Sự kết hợp đúng đắn và sựvận hành đồng bộ của các yếu tố này giúpcho tổ chức hành chính hoạt động đạt hiệuquả cao.

1.1.2. Hiệu quả của tổ chức hành chínhnhà nước

Khái niệm hiệu quảThuật ngữ hiệu quả được sử dụng rất

rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau củađời sống xã hội với những cách hiểu còn cónhững khác nhau nhất định.

Theo Từ điển tiếng Việt, “Hiệu quả làkết quả đích thực”1; theo đó, hiệu quả đượchiểu là kết quả thực tế đã đạt được từ cáchoạt động nhất định. Tuy nhiên, cũng cóquan niệm cho rằng hiệu quả khác với kếtquả ở chỗ kết quả là thành tích đưa lại, cònhiệu quả là đặt trong mối tương quan giữathành tích thu được với chi phí nguồn lực.Theo cách hiểu này, Jeremy Bentham vàJohn Stuart Mill, đưa ra khái niệm: Hiệuquả là khả năng tối đa hóa tổng lợi ích vàtối thiểu hóa tổng chi phí xã hội.

Như vậy, thuật ngữ hiệu quả phải được

hiểu cả trên 2 khía cạnh:- Là kết quả đích thực đạt được từ các

hoạt động cụ thể (result, effect)- Là kết quả đưa lại trong sự so sánh với

chi phí nguồn lực (nhân, tài vật lực) bỏ ra đểthực hiện các hoạt động cụ thể (efficiency).

Quan niệm hiệu quả có sự khác nhaugiữa khu vực tư (thị trường) với khu vựccông (nhà nước). Trong khu vực tư, quanniệm hiệu quả gắn liền với hiệu quả kinh tế,tức là đặt trong sự so sánh giữa lợi nhuậnthu được với vốn bỏ ra. Còn trong khu vựccông, hiệu quả phải bao gồm cả hiệu quảkinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó, hiệuquả xã hội có phần được coi trọng hơn sovới hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả của tổ chức hành chính nhànước

Nói đến hiệu quả của tổ chức là nói đếnhiệu qủa hoạt động của tổ chức, tức là hiệuquả đưa lại thông qua hoạt động của tổ chức.Một tổ chức không hoạt động thì không thểnói đến hiệu quả được.

Hiệu quả hoạt động của tổ chức HCNNlà thành tích và cống hiến của tổ chứcHCNN, được biểu hiện trong một hoàn cảnhnhất định;là kết quả đạt được về mặt xã hộivà mặt kinh tế, trong sự so sánh với toàn bộchi phí các nguồn lực đã sử dụng để thựchiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chứcHCNN.

Kết quả, hiệu quả đạt được về mặt xã hộithường khó xác định hơn so với kết quả,hiệu quả kinh tế và thường có “độ trễ” nhấtđịnh, cũng như thường là sản phẩm tổnghợp của nhiều hoạt động khác nhau, củanhiều tổ chức hành chính khác nhau. Do đókhi xem xét hiệu quả xã hội của tổ chứchành chính phải đặt trong tổng thể các mốiquan hệ giữa các tổ chức HCNN thì mớiđảm bảo được tính chính xác, khách quan,

Nghiên cứu - Trao đổiMột số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả của

tổ chức hành chính Nhà nướcTS. Dương Quang Tung

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

1. Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, 2002).

Page 11: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

toàn diện.Nguồn lực sử dụng của tổ chức bao gồm

nhân lực (công chức, viên chức), tài chínhvà cơ sở vật chất (trụ sở, trang thiết bị kỹthuật, phương tiện). Khi xem xét chi phícác nguồn lực khác nhau cũng cần phải đặttrong tổng thể các mối quan hệ tác độngqua lại, hỗ trợ hoặc kìm hãm lẫn nhau giữacác nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vậtchất.

Khi xem xét hiệu quả của tổ chức HCNNthường gắn liền với hiệu lực; theo đó, hoạtđộng của tổ chức HCNN là hoạt động côngquyền, đòi hỏi trước hết phải có liệu lực, tứclà các hoạt động của tổ chức HCNN phảiđược “thực hiện và hoàn thành đúng chứcnăng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định, đạtkết quả dự kiến”2. Như vậy, hiệu lực vừa làđiều kiện tiên quyết để đạt hiệu quả, vừa làmột biểu hiện của hiệu quả hoạt động của tổchức HCNN.

Khác với tổ chức HCNN, khi xem xéthiệu quả của đơn vị sự nghiệp công lập(SNCL) thường gắn liền với chất lượng;theo đó, hoạt động của đơn vị SNCL là hoạtđộng phục vụ người dân, nhằm thỏa mãncác nhu cầu và lợi ích cơ bản, thiết yếu củangười dân, đòi hỏi trước hết phải đảm bảochất lượng. Chất lượng, được hiểu là “giá trịvề mặt lợi ích của con người, đời sống”3. Ởđây, chất lượng vừa là điều kiện đảm bảohiệu quả, vừa là biểu hiện tập trung của hiệuquả hoạt động của đơn vị SNCL.

Đánh giá hiệu quả của tổ chức hànhchính nhà nước

Đánh giá hiệu quả của tổ chức HCNN làphương pháp, cách thức, trình tự khảo sát,thẩm tra, quyết định đối với hiệu quả hoạtđộng của tổ chức HCNN của các chủ thểđánh giá.

Xét từ góc độ vĩ mô, đó là sự đánh giáhiệu quả hoạt động của toàn bộ bộ máyHCNN; từ góc độ vi mô, đó là sự đánh giáthành tích hiệu quả đối với từng cơ quan,đơn vị HCNN.

2. Ý nghĩa của đánh giá hiệu quả tổchức hành chính nhà nước

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của tổchức hành chính có ý nghĩa to lớn, quan

trọng đối với nâng cao năng lực, hiệu lực,hiệu quả của tổ chức HCNN:

2.1. Đánh giá hiệu quả là căn cứ quantrọng để hoàn thiện, hợp lý hóa cơ cấu tổchức hành chính nhà nước

Việc phát huy hiệu quả của tổ chứcHCNN chủ yếu phụ thuộc vào mức độ hợplý của các cơ cấu tổ chức hành chính; cụ thểlà, thông qua đánh giá hiệu quả của tổ chứcHCNN có thể:

- Kiểm nghiệm tính đúng đắn, chính xáccủa việc xác định mục tiêu, chức năngcủa tổchức HCNN.

- Kiểm nghiệm mức độ hợp lý về mốiquan hệ giữa tầng cấp quản lý và phạm viquản lý của tổ chức hành chính.

- Kiểm nghiệm tính hợp lý về qui mô củatổ chức.

- Kiểm nghiệm tính hợp lý của hệ thốngquyền lực và trách nhiệm của tổ chứcHCNN.

- Kiểm nghiệm tính hợp lý của văn hoá tổchức và chế độ qui tắc của tổ chức.

2.2. Đánh giá hiệu quả là biện phápquan trọng để nâng cao chất lượng, hiệuquả lãnh đạo của tổ chức HCNN

Thông qua việc đánh giá hiệu quả có thể:- Xác định được năng lực, phong cách

của người lãnh đạotrong quản lý, điều hành;sự sáng tạo và nghệ thuật xử lý các vấn đềphát sinh trong tổ chức HCNN.

- Đánh giá được tính hiệu quả của cácbiện pháp động viên, khích lệ các thành viêncủa tổ chức HCNN.

- Kiểm nghiệm được tính hợp lý, nghiêmminh của nội quy, kỷ luật của tổ chức hànhchính; khả năng phát hiện và giải quyết cácxung đột giữa các khâu quản lý…

2.3. Đánh giá hiệu quả là biện phápquan trọng để nâng cao hiệu suất sử dụngnguồn lực của tổ chức hành chính nhànước

Qua việc đánh giá hiệu quả có thể bổsung, hoàn thiện các biện pháp sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực, tạo căn cứ khoahọc, thực tiễn cho công tác qui hoạch toàndiện, sử dụng hợp lý và quản lý chặt chẽnguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹthuật và thông tin của tổ chức HCNN.

9 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

2. Học viện Hành chính quốc gia: Quản lý hành chính nhà nước. Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp; Hà Nội– 1998, tr. 763. Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, 2002).

Page 12: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 10

3. Nội dung đánh giá hiệu quả tổ chứchành chính nhà nước

3.1. Đánh giá về mặt thực hiện giá trịcủa tổ chức hành chính nhà nước

Đây là đánh giá việc thực hiện sứ mệnh,mục tiêu, giá trị hạt nhân, chiến lược pháttriển của tổ chức HCNN; theo đó cần xemxét:

-Việc đảm bảo hoàn thành sứ mệnh, mụctiêu cơ bản của tổ chức; được thể hiện cụ thểở kết quả thực hiện chức năng, thẩm quyềncủa tổ chức theo quy định của pháp luật.

- Mức độ đầy đủ, toàn diện, đồng bộ củacác biện pháp thực hiện sứ mệnh, mục tiêucủa tổ chức HCNN.

- Mức độ thực hiện giá trị trung tâm củatổ chức (sự trong sạch, liêm khiết, minhbạch, trách nhiệm trong thực thi công vụ,thái độ phục vụ người dân và xã hội…).

- Khả năng, điều kiện phát triển của tổchức trong tương lai, sự chuẩn bị các nguồnlực cần thiết cho phát triển, khả năng ứngbiến với sự thay đổi của hoàn cảnh mới…

3.2. Đánh giá về mặt thưc hiện chứctrách, nhiệm vụ của tổ chức hành chínhnhà nước

Đây là đánh giá về số lượng, chất lượng,hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách củatổ chức HCNN; gồm có:

- Đánh giá mức độ hoàn thành chứctrách, nhiệm vụ theo bản mô tả vị trí việclàm của từng thành viên của tổ chức.

- Đánh giá mức độ hoàn thành chứctrách, nhiệm vụ đúng kỳ hạn, đúng số lượngvà chất lượng của từng đơn vị/bộ phận, vàsự phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.

- Đánh giá kết quả áp dụng các biện phápquản lý, chuyên môn hiện đại, giúp tiết kiệmnguồn lực và cơ chế tạo động lực, khuyếnkhích công chức, viên chức nâng cao chấtlượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ…

3.3. Đánh giá về việc sử dụng cácnguồn lực của tổ chức hành chính nhànước

Đây là đánh giá về mức độ hợp lý, tiếtkiệm trong sử dụng các nguồn lực của tổchức HCNN trên các mặt:

- Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công(công chức, viên chức); theo đó, cần xemxét các khía cạnh cụ thể như:

+ Mức độ hợp lý về biên chế nhân lựctrên cơ sở xác định vị trí việc làm củatừng đơn vị, bộ phận về các mặt: số

lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ côngchức, viên chức;

+ Mức độ hợp lý trong viêc phâncông, bố trí công viêc cho công chức,viên chức;

+ Chất lượng, hiệu quả phát triểnnguồn nhân lực của tổ chức (đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ, năng lực; tạo cơhội thăng tiến, tôn vinh và đãi ngộ đốivới công chức, viên chức của tổ chức…-Mức độ tiết kiệm (lãng phí) kinh phí

hoạt động của tổ chức.- Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ

thuật cả tổ chức: Trụ sở, trang thiết bịphương tiện làm việc…

4. Phương pháp đánh giá hiệu quả củatổ chức hành chính nhà nước

4.1.Phân loại phương pháp đánh giáhiệu quả của tổ chức

Căn cứ vào tính chất, chủ thể, tiêu chuẩn,thời gian đánh giá có thể phân ra các loạiphương pháp đánh giá khác nhau.

- Căn cứ vào tính chất đánh giá có thểchia thành: đánh giá định tính và đánh giáđịnh lượng. Đánh giá định tính là tiến hànhthẩm tra, giám định, xác định về chất kếtquả, thành tích công tác của tổ chức, chủyếu được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệmvà ấn tượng chủ quan của chủ thể đánh giá,vì thế chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhântố bên ngoài và nhân tố chủ quan của chủthể đánh giá. Đánh giá định lượng là xácđịnh về mặt lượng thành tích, hiệu quả côngtác của tổ chức chủ yếu dựa vào phươngpháp thống kê và số học trên cơ sở tính toán,rồi tiến hành chỉnh lý, phân tích các số liệuđã đưa ra. Đánh giá định lượng có tínhchuyên nghiệp cao, nó bổ sung, phát triểnnâng cao cho đánh giá định tính, nên đánhgiá tương đối chính xác, nhưng nó đòi hỏitính chính xác về chỉ tiêu đánh giá và tínhkhoa học của hệ thống đánh giá.

- Căn cứ vào sự khác biệt của chủ thểđánh giá, có thể phân thành: đánh giá do tổchức hành chính cấp trên tiến hành, tự đánhgiá do tổ chức hành chính tiến hành, đánhgiá do các thành viên tổ chức tiến hành,đánh giá do tổ chức hành chính cấp dướitiến hành, đánh giá của cộng đồng xã hội vàđánh giá của các chuyên gia.

- Căn cứ vào thời gian đánh giá có thểphân chia thành: khảo sát đánh giá thườngxuyên; khảo sát, đánh giá định kỳ (thông

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 13: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

thường một năm một lần), kiểm tra đánh giábất thườngvà đánh giá bất thường (khôngtheo định kỳ).

4.2. Các phương pháp đánh giá hiệuquả của tổ chức hành chính nhà nước

Các phương pháp thường được sử dụngtrong đánh giá hiệu quả của tổ chức hànhchính gồm có:

- Phương pháp ghi chép thành tích thựctế: Phương pháp đánh giá này lấy những ghichép về tình hình công tác thực tế của đơnnguyên hành chính bị khảo sát đánh giá làmcăn cứ để xem xét đánh giá.

- Phương pháp tiêu chuẩn công việc:Việc đánh giá này được dựa trên tiêu chuẩncông việc, nhiệm vụ chuyên môn của từngđơn vị/bộ phận và từng cá nhân của tổ chức.Những tiêu chuẩn này không giống nhau dotính chất công việc khác nhau, nhưng nóichung bao gồm trình tự công việc, hiệu quảvà thành quả công việc, chất lượng, sốlượng, thời gian và tính chất phục vụ.Phương pháp này thường thường ứng dụngvào hình thức tự đánh giá trong nội bộ tổchức hành chính.

- Phương pháp đánh giá nhân tố: Quađiều tra phân tích, thống kê số liệu đã tínhđược để đưa ra các nhân tố có liên quantrong việc đánh giá hiệu quả của tổ chứchành chính, từ đó lập ra bảng tiêu chuẩn đểđánh giá, rồi đưa cho đối tượng tự đánh giá.Phương pháp này đòi hỏi việc thiết kế hạngmục đánh giá rất phải chính xác, rõ ràng,cách tính toán thống nhất. Phương phápđánh giá nhân tố thường áp dụng trong cáctrường hợp: tự đánh giá, đánh giá cùng cấp,đánh giá cấp dưới, đánh giá cấp trên và đánhgiá tổng hợp.

- Phương pháp so sánh: tức là tiến hànhso sánh thành tích, hiệu quả của của tổ chứcnày với các tổ chức khác có tính chất và điềukiện công tác giống nhau, bằng cách chođiểm từng kết quả cụ thể. Nếu một kết quảnào đó cao hơn các tổ chức khác thì đượcmột điểm, nếu kém hơn các tổ chức khác thìđược không điểm, cuối cùng cộng toàn bộsố điểm rồi xếp loại. Phương pháp này thíchhợp để đánh giá hiệu quả của các tổ chứckhi không thể đánh giá bằng định lượng.

- Phương pháp đánh giá theo quản lýmục tiêu: là phương pháp tiến hành so sánhviệc thực hiện mục tiêu của tổ chức với thờigian trước, để từ đó xác định hiệu quả của tổ

chức hành chính, sự nghiệp.Nội dung đánh giá theo quản lý mục tiêu

bao gồm: mức hoàn thành các hợp phần củamục tiêu như số lượng, chất lượng và thờihạn; tình hình phối hợp, cộng tác; tình hìnhhoàn thành các công việc cụ thể đã qui định;việc chủ động hợp tác với các bộ phận/cácnhân khác…

- Phương pháp cơ sở hành vi: Đây là mộtphương pháp đánh giá tương đối mới. Nólấy việc đánh giá tỷ mỉ động tác hoặc hànhvi làm tiêu điểm chứ không phải bằng gióithiệu thành tích, hiệu quả. Nền tảng của việcsử dụng phương pháp cơ sở hành vi để tiếnhành đánh giá là: Xác định biểu lượng đánhgiá hành vi (tức biểu lượng cho điểm) vànhìn vào hành vi để xác định biểu lượngkiểm tra. Đây là phân tích tổ chức và phântích công việc. Vận dụng phương pháp cơ sởhành vi trong đánh giá hiệu quả của tổ chứclà một bước tiến lớn so với phương phápđánh giá truyền thống. Tuy nhiên đây cũnglà phương pháp khá phức tạp, đòi hỏi phảithực hiện một cách bài bản, công phu.

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đánhgiá hiệu quả của tổ chức hành chính nhànước

Việc đánh giá hiệu quả chịu ảnh hưởngcủa nhiều nhân tố, cả khách quan và chủquan, cả bên trong và bên ngoài, song nóichung, có thể quy thành các nhóm nhân tốchủ yếu sau đây:

5.1. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thểđánh gía

Trong nhóm nhân tố thuộc chủ thể đánhgiá, gồm những nhân tố chính sau:

Năng lực của chủ thể đánh giá. Các chủ thể đánh giá hiệu quả của tổ

chức gồm: cấp trên quản lý trực tiếp, chuyêngia, thủ trưởng cơ quan/đơn vị, tập thể côngchức, viên chức của cơ quan/đơn vị vàngười dân…Mỗi chủ thể tham gia đánh giáđều đỏi hỏi trước hết phải có năng lực đánhgiá.

Năng lực của chủ thể đánh giá gồm cókiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đánh giá.Muốn có được năng lực đánh giá, đòi hỏicác chủ thể trước hết phải có những hiểubiết cơ bản, cần thiết về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy HCNN, về nghiệp vụ đánhgiá nói chung và đánh giá hiệu quả của tổchức HCNN. Tiếp theo là đòi hỏi chủ thểđánh giá phải được bồi dưỡng về kỹ năng và

11 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 14: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 12

kinh nghiệm đánh giá,nhất là những kỹ năngvà kinh nghiệm của thế giưới hiện đại. Nếukhông có kiến thức thì không thể đánh giáđược, nhưng nếu chỉ có kiến thức mà thiếukỹ năng và kinh nghiệm thì việc đánh giá sẽchỉ mang tính lý thuyết, không đảm bảo chấtlượng, hiệu quả cụ thể của đánh giá, và dođó ít có ý nghía, tác dụng trong thực tiễn.

Trách nhiệm của chủ thể đánh giáBên cạnh năng lực đánh giá, các chủ thể

tham gia đánh giá còn đòi phải có tráchnhiệm cao và tính khách quan, trung thựctrong đánh giá hiệu quả của tổ chức HCNN.Nếu chỉ có năng lực cao nhưng thiếu tráchnhiệm, thì các chủ thể sẽ thực hiện đánh giámột cách qua loa, hời hợt; hoặc chủ quan,tùy tiện, nể nang, né tránh, hoặc bị chi phốibởi các quan hệ lợi ích cá nhân cục bộ…Những điều đó, tất yếu sẽ dẫn đến những sailệch trong đánh giá hiệu quả của tổ chức.

5.2. Nhóm nhân tố thuộc về đối tượngđánh giá

Đối tượng đánh giá là các tổ chứcHCNN. Những nhân tố ảnh hưởng thuộcnhóm này gồm có:

Ý thức trách nhiệm của đối tượng đánhgiá.

Các đối tượng được đánh giá trước hết,cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa, tácdụng của đánh giá đói với việc nâng caonăng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động củamỗi tổ chức HCNN, cũng như của cả bộmáy HCNN. Từ nhận thức đó mà xác địnhđúng ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tácvới chủ thể đánh giá của từng tổ chức, từngcá nhân, nhất là người đứng đầu trong việcphản ánh, cung cấp đầy đủ, toàn diện, trungthực các hoạt động của tổ chức, làm căn cứtin cậy để việc đánh giá thu được kết quả, cóchất lượng và hiệu quả cụ thể.

Tinh thần cầu thị của đối tượng đánh giáBên cạnh ý thức trách nhiệm, còn đòi hỏi

đối tượng đánh giá phải có tinh thần thực sựcầu thị, khiêm tốn, tiếp thu đầy đủ, nghiêmtúc rút kinh nghiệm và mong muốn phát huyưu điểm, khắc phục thiếu xót, khuyết điểmđể xây dựng và phát triển tổ chức HCNN,đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội và phục vụngười dân, đúng với sứ mệnh, mục tiêu củatổ chức HCNN.

5.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trườngchính trị - xã hội mà tổ chức tồn tại

Mỗi tổ chức HCNN, cũng như mọi tổchức khác, đều tồn tại trong một môi trườngchính trị - xã hội nhất định.Tổ chức HCNNđều có mối liên hệ và chịu sự chi phối trựctiếp của môi trường chính trị - xã hội củamỗi quốc gia, mỗi địa phương mà có tồn tại.Sự lành mạnh của môi trường chính trị - xãhội tạo tiền đề cần thiết, chi phối trực tiếpchất lượng, hiệu quả công tác đánh giá mỗitổ chức HCNN. Theo đó:

- Sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền lànhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quả của bộmáy HCNN, với các quan điểm, chủ trươngxây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước,đặt nền tảng chính trị cho phát triển các tổchức HCNN, cũng như làm kim chỉ namcho hoạt động đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa tổ chức HCNN. Có được một trườngchính trị lành mạnh, cho phép hoạt độngđánh giá tổ chức HCNN có thể thực hiệnmột cách nghiêm túc, khách quan, minhbạch, không bị chi phối bởi ý chí chính trịchủ quan và ảnh hưởng tiêu cực, làm méomó, sai lệch kết quả đánh giá.

- Bên cạnh môi trường chính trị, sự lànhmạnh của môi trường xã hội xung quanhcũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả,chất lượng công tác đánh giá hiệu quả của tổchức HCNN. Nếu trong một xã hội tồn tạinhiều biểu hiện tiêu cực thì sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến tâm lý của các chủ thể đánh giávà đối tượng đánh giá. Chẳng hạn các cănbệnh thành tích, hiếu thắng, vụ lợi, ích kỷ…tồn tại và phát triển trong đời sống xã hội,nhất là trong đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức nhà nước sẽ làm sai lệch động cơcủa chủ thể đánh giá và đối tượng đánh giá,làm hạn chế tính chính xác, khách quan,minh bạch trong hoạt động đánh giá.

Trên đây là khái quát một số vấn đề lýluận chủ yếu về đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa tổ chức HCNN. Việc đánh giá hiệu quảhoạt động của tổ chức sự nghiệp, dịch vụcông, về cơ bản cũng dựa trên cơ sở khunglý luận trên đây, sự khác nhau có lẽ chỉ là ởnhững kết quả cụ thể của đánh giá từng hoạtđộng của đơn vị sự nghiệp mà thôi. Đề nghịnên thảo luận thêm vấn đề này./.

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 15: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

1. Chính sách công và nhu cầu đào tạochuyên ngành chính sách công ở ViệtNam hiện nay

Chính sách là thuật ngữ được sử dụngkhá phổ biến trên các phương tiện truyềnthông và trong đời sống xã hội. Tuy nhiên,đây là thuật ngữ rất khó định nghĩa một cáchcụ thể và rõ ràng. Theo từ điển OxfordEnglish Dictionary thì chính sách là đườnglối hành động được thông qua và theo đuổibởi chính quyền, đảng, chính khách1.

Đối với thuật ngữ chính sách công, thìcũng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khácnhau, tùy vào từng góc độ tiếp cận.

Theo nghĩa rộng, chính sách công lànhững quy định về sự ứng xử của Nhà nướcvới các vấn đề phát sinh trong đời sống cộngđồng, được thể hiện bằng nhiều hình thứckhác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triểntheo định hướng3. Còn theo nghĩa hẹp hơn,chính sách công là “một chuỗi các quyếtđịnh hoạt động của Nhà nước nhằm giảiquyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sốngkinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định”3.

Chính sách công có một số vai trò chủyếu như: (i) định hướng mục tiêu cho cácchủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã hội;(ii) tạo động lực cho các đối tượng tham giahoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêuchung; (iii) tạo lập các cân đối trong pháttriển; (v) kiểm soát và phân bổ các nguồnlực trong xã hội; (iv) tạo môi trường thíchhợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội; (v)thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các

cấp, các ngành4…v.v.Với tầm quan trọng đó, mỗi quốc gia đều

luôn quan tâm nâng cao năng lực hoạch địnhvà thực thi chính sách công của mình, nhằmthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh vàbền vững.

Có thể thấy rằng, năng lực hoạch định,thực thi chính sách công ở Việt Nam trongthời gian qua bên cạnh những thành tựu đãđạt được vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạnchế. Một trong những nguyên nhân của tìnhtrạng này có liên quan tới chất lượng nghiêncứu và đào tạo về chính sách công. Hiệnnay, tại Việt Nam đã có một số chương trìnhđào tạo chính sách công, tuy nhiên so vớinhu cầu xã hội thì mức độ đáp ứng vẫn cònkhá khiêm tốn5.

Một số cơ sở hiện đang có đào tạochuyên ngành chính sách công ở Việt Namnhư: Đại học Fulbright Việt Nam6; Học việnChính sách và phát triển; Viện Lãnh đạo họcvà chính sách công, Học viện Báo chí vàtuyên truyền (Học viện Chính trị Quốc giaHồ Chí Minh); Học viện Hành chính Quốcgia7; Viện Chính sách công và quản lý(Trường Đại học kinh tế Quốc dân)…v.v.

Nhìn chung, số lượng sinh viên, học viêntốt nghiệp chuyên ngành chính sách côngcòn rất hạn chế. Lý do dẫn đến xu hướng lựachọn theo học chuyên ngành chính sáchcông của người học còn thấp, theo chúngtôi, xuất phát bởi một số nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, ở Việt Nam, chuyên ngànhchính sách công là một chuyên ngành “mới

13 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

1. Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử, Giới thiệu tổng quan về chính sách công, tr.1.2. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên), Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Thống kê, HN, 2002, tr.13.3. Lê Chi Mai, Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb ĐHQG Tp.HCM, 2001, tr.38.4. Xem thêm: PGS.TS Văn Tất Thu, Bản chất, vai trò của chính sách công, http://tcnn.vn, ngày 25/01/20175. Hoa Hạnh (05/4/2013), Nghiên cứu và giảng dạy chính sách công trong bối cảnh hiện nay,http://ueb.vnu.edu.vn/Subfiveyear/54/newsdetail/hoithao/8823/nghien-cuu-va-giang-day-chinh-sach-cong-trong-boi-canh-hien-nay.htm.6. Đây là một trong những đơn vị tiên phong trong việc đào tạo thạc sỹ chuyên ngành chính sách công đầu tiên ở Việt Nam(phối hợp với Trường Harvard Kennedy, Hoa Kỳ).7. Học viện Hành chính Quốc gia là một trong những cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà nước, với lực lượnggiảng viên rất hùng hậu, có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo các chuyên ngành về quản lý nhà nước, quản lý công. Từ năm2010, học viện đã tiến hành đào tạo “thử nghiệm” hệ cử nhân chuyên ngành chính sách công (cùng nhiều chuyên ngànhkhác như: thanh tra, quản lý tổ chức và nhân sự…) thuộc chuyên ngành quản lý nhà nước. Đến năm 2015, Học viện cũngđã ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành chính sách công (mã số 60 34 04 02).

Bàn thêm về vấn đề đào tạo chuyên ngành chính sách công ở Việt Nam hiện nay

Trương Thế NguyễnTrường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

Page 16: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 14

nổi”, nên nhiều người vẫn chưa có đầy đủcác thông tin về chuyên ngành này trongviệc lựa chọn chuyên ngành học tập, nângcao trình độ chuyên môn. Trong khi đó, cáccơ sở đào tạo chuyên ngành này tập trung ởHà Nội và một số ít ở thành phố Hồ ChíMinh, ngược lại các khu vực khác có rất ítcơ sở đào tạo có mở hoặc liên kết mởchương trình đào tạo chính sách công.

- Thứ hai, về tính hấp dẫn so với nhữngngành, chuyên ngành khác. Khi nói đếnchính sách công, người ta nghĩ ngay đến khuvực nhà nước (do hoạt động của các đơn vị,tổ chức tư nhân làm công tác tư vấn, phảnbiện chính sách ở Việt Nam còn rất mờnhạt). Trong khi việc tuyển dụng công chứcvào các cơ quan nhà nước hiện rất “camgo”, với tỷ lệ cạnh tranh rất cao, điều đó làmcho sinh viên rất e dè khi lựa chọn chuyênngành chính sách công. Thay vào đó, sinhviên lại có xu hướng lựa chọn một sốchuyên ngành khác với khả năng tìm kiếmviệc làm sau khi ra trường thuận lợi hơn.

- Thứ ba, bất cập từ việc sử dụng nhânlực hiện tại của khu vực công. Sẽ dễ thấytrong bản mô tả vị trí việc làm của côngchức ở các cơ quan, đơn vị, địa phương rấtít xuất hiện của chuyên ngành chính sáchcông, nên nếu sinh viên hoặc công chức lựachọn học chuyên ngành chính sách công đôikhi lại không phù hợp với vị trí việc làm.

Trong thời gian tới, trước yêu cầu cải cáchvà hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt làvới xu hướng của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đang diễn ra rộng khắp,hoạt động quản trị nhà nước sẽ có nhiều biếnđổi. Đơn cử như: “với việc trao quyền chocông dân ngày càng gia tăng, dân cư trở nênphân mảnh và phân cực hơn; khiến việc điềuhành sẽ khó khăn hơn. Đặc biệt hơn, Chínhphủ của các nước trong cấu trúc hiện tại sẽbuộc phải thay đổi vì vai trò trung tâm của họtrong việc thực hiện chính sách ngày cànggiảm đi do các công nghệ mới”8.

Nói cách khác, việc xây dựng và thực thichính sách công cũng sẽ chịu ảnh hưởng rấtlớn từ xu hướng cuộc cách mạng này, điềuđó đòi hỏi năng lực xây dựng và thực thichính sách phải không ngừng được tăngcường và hoàn thiện. Do vậy, đổi mới và

nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngànhchính sách công ở nước ta hiện nay là mộtnhu cầu cấp bách và cần thiết, nhằm gópphần phục vụ tốt cho quá trình đổi mới, pháttriển của Việt Nam.

2. Một số khuyến nghị trong thời giantới

Một là, tiếp tục đổi mới đồng bộ chínhsách giáo dục - đào tạo, đổi mới phươngthức quản lý, chỉ đạo, điều hành; tăng tínhchủ động, sáng tạo của các cấp chính quyềnđịa phương trong việc đào tạo và sử dụngnguồn nhân lực nói chung và nhân lực chínhsách công nói riêng. Chú trọng đến vấn đềphân vùng, khu vực trong việc đào tạo nhânlực chuyên ngành chính sách công. Các địaphương cần có cách nhìn toàn diện hơn vềvai trò và ý nghĩa của việc đào tạo chuyênngành này đối với công tác tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan nhà nước trên địa bàn.Chẳng hạn, vị trí việc làm của các cơ quannhà nước, bên cạnh một số chuyên ngànhphổ dụng như luật, quản lý nhà nước, quảnlý công, hành chính học…v.v; cần chú trọngxem xét để tăng cường việc bổ sung chuyênngành chính sách công vào hệ thống vị tríviệc làm của công chức, nhằm tạo điều kiệnthuận lợi hơn trong việc tuyển dụng, sửdụng nguồn nhân lực chính sách công.

Hai là, tập trung khảo sát, đánh giá thựctrạng nguồn nhân lực chính sách công hiệncó tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để cókế hoạch xây dựng các chương trình, đề ánđào tạo và sử dụng phù hợp, đáp ứng nhu cầuthực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ba là, song song với việc đánh giá thựctrạng nguồn nhân lực chuyên ngành chínhsách công, các trường đại học, học viện cầnquan tâm xây dựng các kế hoạch đào tạophù hợp. Thêm vào đó, các cơ quan có thẩmquyền cần tạo điều kiện cho một số cơ sởđào tạo có năng lực có thể mở chuyên ngànhnày, đảm bảo tính cạnh tranh, chất lượng,hiệu quả. Đồng thời, cần tăng cường cơ chếphối hợp trong việc đào tạo và sử dụngnguồn nhân lực chính sách công giữa nhàtrường và các cơ quan, đơn vị sử dụngnguồn nhân lực ở các địa phương.

Bốn là, tăng cường công tác quảng bá đểthu hút sinh viên, học viên theo học chuyên

Nghiên cứu - Trao đổi

8. Klaus Schwab (2016), The Fourth Industrial Revolution (Đồng Bích Ngọc, Trần Thị Mỹ Anh dịch, tr.53-54).

Page 17: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

ngành chính sách công, nhằm nâng cao chấtlượng ngay từ đầu vào – tức việc thu hútkhông chỉ tập trung vào việc tăng số lượngmà phải tập trung vào chất lượng, phải tuyểnchọn người có năng lực thực thụ. Nói cáchkhác, không nên chạy theo số lượng mà làmảnh hưởng đến chất lượng. Cùng với việcquảng bá chuyên ngành chính sách công,cần phải thực hiện mạnh mẽ chính sách thuhút người có tài năng trong hoạt động côngvụ, trọng dụng người tài về lĩnh vực chínhsách công nhằm tiếp tục khuyến khích đàotạo chuyên ngành này.

Năm là, hoàn thiện khung chương trìnhvà nội dung đào tạo. Các cơ sở đào tạo cầntiếp tục hoàn thiện khung chương trình vànội dung phù hợp với điều kiện thực tiễn củaViệt Nam nói chung và của từng địa phươngnói riêng, phải tăng số tiết chuyên ngành vàsố lượng tiết tự chọn theo nhu cầu của ngườihọc9, tránh trùng lấp giữa các môn, họcphần…v.v. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cũng“cần xác định rõ: định hướng chương trìnhlà nghiên cứu hay thực hành, đối tượng họclà ai, về dài hạn, thiết kế chương trình cầnnhư thế nào để nếu có những thay đổi vềquy định thì chương trình vẫn có thể điềuchỉnh dễ dàng”. Đồng thời, phải tiếp tụchoàn thiện các chương trình đào tạo sau đạihọc chuyên ngành chính sách công để ngườihọc có điều kiện học tập, nâng cao trình độở cấp bậc cao hơn.

Việc xây dựng chương trình còn phảiđảm bảo tính đổi mới sáng tạo, chẳng hạnthay vì thực hiện khóa luận tốt nghiệp cuốikhóa, sinh viên có thể tham gia tư vấn chínhsách trực tiếp cho chính quyền địa phươnghoặc các tổ chức phản biện chính sách bênngoài và báo cáo kết quả tư vấn đó. Đây làcách thức mà một số cơ sở đào tạo trên thếgiới đang áp dụng, đảm bảo tính ứng dụngthực tế từ những kiến thức đã được học tập11.

Nội dung đào tạo cũng phải thật sựchuyên sâu về chính sách công. Ngoàinhững chuyên đề khái quát, cơ bản về chínhsách công cần thiết phải có các học phần vềxây dựng và hoạch định chính sách cụ thểnhư: chính sách đầu tư phát triển, chính sách

an sinh - xã hội, chính sách y tế - giáo dục,chính sách hội nhập, toàn cầu hóa, chínhsách dân tộc - tôn giáo12 hay phản biệnchính sách, đánh giá từng khâu của chu trìnhchính sách…v.v.

Ngoài ra, người học cần được thực hànhcác kiến thức, kỹ năng được đào tạo mộtcách thuần thục, nhuần nhuyễn thông quacác buổi thảo luận, bài tập tình huống giảđịnh, mô phỏng sát với điều kiện công tácthực tiễn, đảm bảo tính thiết thực, khả năngứng dụng cao sau khi ra trường.

Sáu là, nâng cao chất lượng đội ngũgiảng viên. Đội ngũ giảng viên là nhân tốquan trọng quyết định đến chất lượng đàotạo. Vì vậy, các cơ sở đào tạo phải khôngngừng nâng cao năng lực của đội ngũ giảngviên cả về năng lực giảng dạy và năng lựcnghiên cứu khoa học, thường xuyên bồidưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và sát hạchnăng lực, chú trọng thu hút đội ngũ giảngviên kiêm nhiệm có nhiều kinh nghiệm thựctiễn về hoạch định chính sách ở các bộ,ngành, địa phương, giảng viên từ các trườngchính sách công ở nước ngoài…v.v.

Bảy là, tăng cường hợp tác, tham vấn từkhu vực tư, hợp tác quốc tế về đào tạochuyên ngành chính sách công, nhất là cácquốc gia có các chương trình đào tạo hiệnđại, hiệu quả, có khả năng ứng dụng tươngthích vào điều kiện thực tiễn của Việt Namnhư: Singapore, Nhật Bản…v.v.

Tám là, đảm bảo chất lượng đào tạo theonhu cầu xã hội. Việc đào tạo chuyên ngànhchính sách công phải không ngừng đượcđảm bảo chất lượng hiệu quả, thiết thực;thông qua việc chú trọng tăng cường nănglực quản lý của các cơ quan nhà nước về đàotạo chuyên ngành chính sách công; riêng đốivới công tác đánh giá chất lượng đào tạophải được tiến hành từ nhiều phía như: từphía cơ sở đào tạo, cơ quan sử dụng nguồnnhân lực, từ phía cá nhân, tổ chức và doanhnghiệp, nhằm đánh giá đúng thực chất chấtlượng đào tạo, để kịp thời điều chỉnh, khắcphục những tồn tại, hạn chế, phát huy nhữngthế mạnh đã đạt được, đáp ứng yêu cầutrong tình hình mới./.

15 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

9. Tùy vào định hướng của sinh viên sau khi ra trường mà có thể thiết kế các học phần tự chọn khác biệt như: hoạch địnhchính sách ngành, lĩnh vực hoặc chính sách phát triển kinh tế - xã hội cấp địa phương. 10. Xin xem thêm: Hoa Hạnh, tlđd.11. Xem thêm: Chương trình Việt Nam Today (phát trên kênh VTC10, ngày 10/4/2015), Đào tạo chuyên ngành chínhsách công ở Việt Nam 12. Xin xem thêm: Khung chương trình đào tạo thạc sỹ chính sách công của Học viện Hành chính Quốc gia năm 2015.

Page 18: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. PGS.TS Đặng Khắc Ánh (22/3/2017),

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhânlực ngành Nội vụ ở Việt Nam hiện nay,http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010070/0/36213/Nang_cao_chat_luong_dao_tao_boi_duong_nhan_luc_nganh_Noi_vu_o_Viet_Nam_hien_nay.

2. Ban Đào tạo – Học viện Hành chính Quốcgia, Chương trình đào tạo chuyên ngành Chínhsách công thuộc ngành Quản lý nhà nước.

3. Chương trình Việt Nam Today (phát trênkênh VTC10, ngày 10/4/2015), Đào tạo chuyên

ngành chính sách công ở Việt Nam, 4. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

(2016), Kỷ yếu hội thảo đảm bảo chất lượnggiáo dục đại học.

5. Đoàn Hiền (23/5/2013), Hội thảo Khoahọc “Nghiên cứu và giảng dạy lãnh đạo vàchính sách công ở Học viện Chính trị - Hànhchính quốc gia Hồ Chí Minh”,http://www.tapchicongsan.org.vn,

6. Lê Văn Hòa (2015), Quản lý theo kết quảtrong thực thi chính sách công ở Việt Nam (Luậnán Tiến sỹ Quản lý hành chính công – Học việnHành chính Quốc gia), HN.

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Dự án: Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuấtgiải pháp tổ chức và hoạt động của Hô i đô ng nhândân các câp đáp ứng yêu câu tiê p tục đổi mới tổ

chức, hoạt động của chính quyền địa phương

Chủ nhiệm Dự án: TS. Trần Văn Ngợi Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

Đơn vị chủ trì thực hiện Dự án: ViệnKhoa học tổ chức nhà nước

Kết quả đánh giá: TốtMục tiêu của Dự án:Điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng

tổ chức và hoạt động của Hôi đông nhân dâncác cấp, từ đó đề xuất kiến nghị nhằm cungcâp nhưng thông tin, dự báo khoa học phụcvụ cho việc xây dựng và tổ chức thực hiệnthành công thể chế chính sách theo chủtrương tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt độngcủa chính quyền địa phương.

Nhiệm vụ của Dự án:Điều tra thu thập đầy đủ các thông tin về

tổ chức và hoạt động của Hôi đông nhândân; nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tổchức và hoạt động của Hôi đông nhân dân(các yếu tố tác động, ảnh hưởng, kinhnghiệm tổ chức và hoạt động của chínhquyền địa phương một số nước…) trên cơsở đó nghiên cứu phân tích, đánh giá cácthông tin và đưa ra được những dự báo khoahọc, các kiến nghị, đề xuất phục vụ cho việcxây dựng và tổ chức thực hiện thành côngthể chế chính sách theo chủ trương tiếp tụcđổi mới tổ chức hoạt động của chính quyềnđịa phương.

Ngoài phân Mở đầu và Kêt luận, Kêtcâu của Dự án gồm 3 phần:

Chương I. Một số vấn đề chung về đổimới tổ chức và hoạt động của Hội đồngnhân dân.

Chương II: Thực trạng tổ chức và hoạtđộng của Hội đồng nhân dân.

Chương III. Định hướng và kiến nghịgiải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động củaHội đồng nhân dân.

Những kết quả chủ yếu đã đạt được:Hội đồng nhân dân là bộ phận cấu thành

quan trọng trong hệ thống chính quyền địaphương nói chung và trong toàn bộ hệ thốngchính trị ở địa phương nói riêng. Việcnghiên cứu, điều tra khảo sát thực trạng tổchức và hoạt động của HDNĐ các cấp đểtìm ra những ưu điểm cần phát huy, nhữngbất cập, hạn chế cần khắc phục hoàn thiện làcông việc liên tục và cần thiết ở bất kỳ thờiđiểm nào. Trước những đòi hỏi của thực tiễnvà yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Bộ theosự phân công của Chính phủ, việc triển khainghiên cứu Dự án là cần thiết.

Dự án đã xây dựng bộ công cụ điều tra,khảo sát như: Thống kê (thông qua biểu mẫuthiết kế sẵn); Báo cáo (thông qua mẫu

Page 19: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

hướng dẫn báo cáo); Điều tra xã hội học quabảng hỏi (thông qua phiếu XHH). Ngoài ra,trong quá trình tổ chức thực hiện, tùy từnghoạt động cụ thể, Dự án còn sử dụng kết hợpsử dụng các phương pháp như: Phỏng vấnsâu các đối tượng liên quan; Nghiên cứutrường hợp; Rà soát, đánh giá và hồi cứuvăn bản quy phạm pháp luật liên quan đếntổ chức và hoạt động của Hội đồng nhândân; Phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luậnlogic; Hội thảo, tọa đàm, khảo sát thực tế tạimột số địa phương được lựa chọn làm mẫuđiều tra, khảo sát; Phương pháp chuyêngia…Các phương pháp được phối hợp sửdụng phù hợp với mục đích, yêu cầu, đốitượng, nội dung điều tra nhằm đạt được hiệuquả tối đa trong thực hiện Dự án.

Kết quả nghiên cứu của Dự án đã giảiquyết được các yêu cầu, nhiệm vụ mà Dự ánđặt ra. Chương I, Dự án đã nghiên cứu mộtsố vấn đề chung về đổi mới tổ chức và hoạtđộng của Hội đồng nhân dân như: bối cảnh,yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động củaHội đồng nhân dân; các yếu tố tác động đếnchất lượng, hiệu lực, hiệu quả tổ chức vàhoạt động của Hội đồng nhân dân; khái quátmô hình và chức năng, nhiệm vụ của củaHội đồng nhân dân qua các thời kỳ; kinhnghiệm tổ chức và hoạt động của hội đồngđịa phương một số nước trên thế giới. Việcphân tích cả về mặt lý luận, thực tiễn vàkinh nghiệm nước ngoài đều là những kếtquả nghiên cứu phù hợp với yêu cầu, nhiệm

vụ của Dự án.Chương II, Dự án đã mô tả được thực

trạng pháp luật, những khó khăn, thách thứckhi triên khai pháp luật và chỉ ra nhữngnguyên nhân khó khăn thách thức của phápluât tô chức và hoạt động của Hội đồng nhândân. Dự án cũng đã thống kê và phân tích,đánh giá thực trạng sô lương, cơ câu, châtlượng đại biêu và thực trạng cơ câu tô chứccủa Hội đồng nhân dân các câp. Dựa trênbáo cáo của các địa phương, kết quả tại cáccuộc khảo sát tại các địa bàn mẫu, kêt quảđiêu tra xã hội học qua 03 nhóm đối tượngliên quan, Dự án cũng trình bày khách quanvà trung thực về thực trạng cơ câu, tô chưcvà hoạt động của Hội đông nhân dân câptinh, câp huyện, câp xã. Qua đó, đã chỉ ra vàphân tích được những điểm khó khăn, hạnchê trong tổ chức và hoạt động của Hộiđông nhân dân các câp.

Chương III, Dự án đã đưa ra 5 địnhhướng đôi mới tô chức, hoạt động của Hộiđông nhân dân. Đồng thời, trên cơ sở các kếtquả điều tra, khảo sát, cơ quan chủ trì vàthực hiện Dự án đã nghiên cứu đề xuất cácgiải pháp mang tính khả thi và thực tiễn caonhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Hộiđồng nhân dân các cấp. Đây là những đềxuất, kiến nghị có giá trị khoa học và thựctiễn, góp phần nâng cao chất lượng tổ chứcvà hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấpđáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức vàhoạt động của chính quyền địa phương.

17 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Giới thiệu kết quả nghiên cứuGiới thiệu kết quả nghiên cứu

Dự án: “Điều tra thực trạng, đề xuất giải phápnâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”

Chủ nhiệm Dự án: TS. Trần Văn NgợiViện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ.

Đơn vị chủ trì thực hiện Dự án: ViệnKhoa học tổ chức nhà nước

Kết quả đánh giá: TốtMục tiêu của Dự án:Điều tra toàn diện, đánh giá khách quan

thực trạng thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở,trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải phápnâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dânchủ cơ sở ở nước ta hiện nay.

Nhiệm vụ của Dự án:- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về

hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.- Hệ thống hóa, đánh giá thực trạng các

văn bản pháp luật về thực hiện Quy chế dânchủ cơ sở.

- Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoàitrong việc thu hút, tăng cường sự tham gia,giám sát của người dân đối với hoạt động

Page 20: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 18

Giới thiệu kết quả nghiên cứuquản lý của nhà nước; kinh nghiệm phát huydân chủ trong hoạt động của các cơ quanhành chính nhà nước.

- Điều tra, đánh giá thực trạng triển khaithực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại xã,phường, thị trấn.

- Điều tra, đánh giá thực trạng triển khaithực hiện dân chủ trong hoạt động của cáccơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cônglập.

- Khảo sát thực trạng thực hiện Quy chếdân chủ cơ sở tại xã, phường, thị trấn và cáccơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.Phân tích, đánh giá những kết quả, thành tựuđã đạt được, những hạn chế cần khắc phụcđể nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở.

- Đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm nângcao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ cơsở, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đấtnước.

Ngoài phân Mở đâu và Kêt luận, Kêtcấu của Dự án gồm 4 phần:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hiệuquả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;

Chương 2: Thực trạng chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vềthực hiện dân chủ cơ sở;

Chương 3: Đánh giá thực trạng thực hiệnQuy chế dân chủ cơ sở;

Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng caohiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Những kết quả chủ yếu đã đạt được:Với phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà

nước quản lý, nhân dân làm chủ” và “dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồngthời khẳng định dân chủ không những là mụctiêu cơ bản, là động lực quan trọng của cáchmạng mà còn là yêu cầu khách quan của sựphát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường cơ sựquản lý của nhà nước ở nước ta hiện nay. Dođòi hỏi của đất nước trong thời kỳ đổi mới,Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã tiếptục khẳng định: Phát huy dân chủ là vấn đề cóý nghĩa chiến lược đối với tiến trình pháttriển nước ta. Ngay sau khi có Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị(khóa VIII), Ủy Ban Thường vụ Quốc hội(khóa X) đã ban hành Nghị quyết và giao choChính phủ ban hành Nghị định về thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở. Mục tiêu của việctriển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở là:

Thứ nhất, bảo đảm quyền làm chủ củanhân dân, phát huy khả năng sáng tạo, sứcmạnh vật chất, tinh thần của nhân dân trongphát triển kinh tế - xã hội, đoàn kết nhân dânxây dựng cuộc sống mới văn minh, xâydựng hệ thống chính quyền ở địa phư ơngtrong sạch, vững mạnh, thật sự của dân, dodân, vì dân;

Thứ hai, thực hiện tốt chế độ dân chủ đạidiện và chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở;

Thứ ba, gắn chặt quyền lợi với nghĩa vụ,giữ vững kỷ cư ơng pháp luật.

Do vậy, Kết quả của dự án “Điều trathực trạng, đề xuất giải pháp nâng caohiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”sẽ góp phần quan trọng vào việc cung cấpcác luận cứ khoa học và thực tiễn cho việchoàn thiện các chủ trương, chính sách nhằmnâng cao hiệu quả thực hiện DCCS ở nướcta hiện nay.

Tại Chương 1, Dự án trình bày tương đốicó hệ thống một số vấn đề chung liên quanđến cơ sở lý luận về quy chế dân chủ cơ sở vàhiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.Theo đó, cùng với việc làm rõ một số kháiniệm cơ bản, Nhóm nghiên cứu đã tập trungđi sâu phân tích nội dung, đặc điểm, tiêu chíđánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởngđến hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ cơsở cũng như vai trò và sự cần thiết bảo đảmvà nâng cao hiệu quả việc thực hiện quy chếdân chủ cơ sở. Ngoài ra Nhóm nghiên cứucũng đã tổng hợp kinh nghiệm của các quốcgia trên thế giới về thực hành dân chủ cơ sở,bao gồm: Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Cộnghòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc,từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thểvận dụng cho Việt Nam.

Chương 2, Dự án đã hệ thống hóa đượccác quy định của Đảng và Nhà nước về thựchiện dân chủ cơ sở. 2.1. Hệ thống hóa cácvăn bản của Đảng và nhà nước về dân chủ cơsở, bao gồm: Các văn bản của Đảng, Nhànước; hệ thống quy định pháp luật từ Hiếnpháp đến các văn bản hướng dẫn làm nềntảng cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; cácquy định pháp luật bảo đảm cả hệ thốngchính trị và người dân thực hiện đúng chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn… Bên cạnh mộtsố thành tựu đã đạt được, Dự án cũng nêu rõmột số hạn chế còn tồn tại trong các quy địnhpháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấnvà hạn chế trong các quy định pháp luật về

Page 21: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

19 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

cán bộ, công chức thực hiện quyền làm chủtrong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Chương 3, Dự án đã đánh giá thực trạngthực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở xã,phường, thị trấn; ở các cơ quan hành chínhnhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.Trong đó nhiều nội dung được đề cập như:Thực hiện các nội dung công khai để nhândân được biết, được bàn, được quyết định;Thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị của nhân dân về những việc nhân dânđược tham gia giám sát; Thực trạng thựchiện dân chủ ở cơ quan hành chính nhànước: Về tổ chức Hội nghị cán bộ, côngchức của cơ quan; Về thực hiện các nộidung dân chủ trong nội bộ cơ quan; Về ýthức, trách nhiệm của cán bộ, công chứctrong việc tham gia ý kiến; Về sự tiếp thu ýkiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;Dân chủ trong quan hệ và giải quyết côngviệc với công dân, cơ quan, tổ chức có liênquan. Thực trạng thực hiện dân chủ trongcác đơn vị sự nghiệp công lập: Về thực hiệndân chủ trong cung cấp dịch vụ, phục vụ

công dân, tổ chức có liên quan; Tổ chứcthực hiện dân chủ trong đơn vị sự nghiệpcông lập; Đánh giá trách nhiệm của ngườiđứng đầu đơn vị và của viên chức, người laođộng trong việc thực hiện dân chủ… Từ đórút ra những nhận xét và kết luận về một sốvấn đề liên quan đến đóng góp, kết quả, kinhnghiệm và những hạn chế, bất cập trong chủtrương, chính sách cũng như trong nội dungcác quy định pháp luật liên quan.

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát vềviệc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở,Chương 4 của Báo cáo tổng kết Dự án đã đềxuất, kiến nghị những giải pháp tổng thểnhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chếdân chủ cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triểnchung của đất nước. Các giải pháp, kiếnnghị mà dự án đề xuất gồm kiến nghị củacác địa phương, cơ quan, đơn vị; kiến nghịtừ điều tra xã hội học và kiến nghị của cơquan thực hiện dự án, góp phần hoàn thiệncác chủ trương, chính sách nhằm nâng caohiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ởnước ta hiện nay.

Giới thiệu kết quả nghiên cứuGiới thiệu kết quả nghiên cứu

Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế hoạt động phi lợi nhuận của

các đơn vị cung ứng dịch vụ công”

Chủ nhiệm Đề tài: TS. Lê Anh TuấnViện Khoa học tổ chức nhà nước

Đơn vị chủ trì Đề tài: Viện Khoa họctổ chức nhà nước

Kết quả đánh giá: Xuất sắcMục tiêu nghiên cứuĐề tài nghiên cứu, làm rõ những vấn đề

lý luận cơ bản và thực tiễn của cơ chế hoạtđộng phi lợi nhuận của các đơn vị cung ứngdịch vụ công. Trên cơ sở đó, đề xuất một sốgiải pháp xây dựng cơ chế hoạt động phi lợinhuận của các đơn vị cung ứng dịch vụ côngphù hợp với tình hình thực tiễn ở nước tahiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu- Làm rõ một số vấn đề lý luận về cơ chế

hoạt động phi lợi nhuận của các đơn vị cungứng dịch vụ công (khái niệm, đặc điểm, tiêuchí).

- Nghiên cứu kinh nghiệm về cơ chế hoạtđộng phi lợi nhuận của các tổ chức kinh tế -

xã hội ở Việt Nam và kinh nghiệm của mộtsố nước trên thế giới về cơ chế hoạt độngphi lợi nhuận của các đơn vị cung ứng dịchvụ công.

- Đánh giá thực trạng về hoạt động philợi nhuận của các đơn vị cung ứng dịch vụcông (tập trung trong lĩnh vực giáo dục và ytế). Nêu những kết quả đạt được, những hạnchế tồn tại và nguyên nhân.

- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp xâydựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động phi lợinhuận của các đơn vị cung ứng dịch vụ công

Kết cấu của Đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cơ

chế hoạt động phi lợi nhuận của các đơn vịcung ứng dịch vụ công;

Chương 2: Thực trạng cơ chế hoạt độngphi lợi nhuận của các đơn vị cung ứng dịchvụ công;

Page 22: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 20

Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị vềgiải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ chếhoạt động phi lợi nhuận của các đơn vị cungứng dịch vụ công.

Nội dung chính của Đề tài:Khi nói đến dịch vụ công, chúng ta

thường định nghĩa đó là loại dịch vụ đượccung ứng không vì mục tiêu lợi nhuận, phụcvụ cho các lợi ích chung, thiết yếu của cộngđồng. Tuy nhiên trên thực tế, không ít dịchvụ công hiện nay vẫn là hoạt động vì lợinhuận. Các dịch vụ công do các tổ chức tưnhân cung ứng vẫn đặt mục tiêu lợi nhuậnlên trên và phân phối lợi nhuận cho chủ sởhữu và các cổ đông. Ngay cả dịch vụ côngdo đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng,cũng xuất hiện các bộ phận dịch vụ đã đượccổ phần hóa và có cơ chế phân phối lợinhuận. Bởi vậy, việc khuyến khích các đơnvị cung ứng dịch vụ công hoạt động theo cơchế phi lợi nhuận, vì lợi ích chung của cộngđồng và vì sự phát triển của đơn vị là một xuhướng tích cực, mang ý nghĩa xã hội và tiếpcận đến lý tưởng về một xã hội xã hội chủnghĩa mà chúng ta hướng đến. Mô hình cáctổ chức không vì lợi nhuận đã phát triển ởnhiều nước trên thế giới. Đó là những lý dođòi hỏi việc xem xét một cách nghiêm túc vềviệc phát triển các tổ chức cung ứng dịch vụcông phi lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay. Dođó việc lựa chọn Đề tài “Cơ sở lý luận vàthực tiễn về cơ chế hoạt động phi lợi nhuậncủa các đơn vị cung ứng dịch vụ công” là rấtcần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việchoàn thiện cơ chế hoạt động của các đơn vịcung ứng dịch vụ công, góp phần nâng caochất lượng cung ứng và đẩy mạnh xã hộihóa dịch vụ công ở nước ta hiện nay.

Chương 1, trình bày tổng quan một sốvấn đề lý luận về cơ chế hoạt động phi lợinhuận của các đơn vị cung ứng dịch vụcông. Trong đó, nhóm nghiên cứu đã nêuđược một số khái niệm cơ bản như dịch vụcông, dịch vụ sự nghiệp công; lợi nhuận, philợi nhuận; tổ chức phi lợi nhuận trong cungứng dịch vụ công; đơn vị cung ứng dịch vụcông; cơ chế hoạt động phi lợi nhuận củacác đơn vị cung ứng dịch vụ công. Bên cạnhđó, nhóm nghiên cứu đã nêu đặc điểm và batiêu chí xác định cơ chế phi lợi nhuận, làmrõ các đặc điểm về thành lập và hoạt động,về cơ chế tài chính, về phân phối lợi nhuận,về chia tách, sáp nhập, giải thể, chấm dứt

hoạt động, về chính sách ưu đãi, về cơ cấutổ chức. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đãcung cấp một bức tranh khái quát về các tổchức kinh tế xã hội hoạt động phi lợi nhuậnở Việt Nam hiện nay với bảy đặc trưng cụthể của các tổ chức này gồm: (đặt mục tiêuxã hội lên hàng đầu; hoạt động tích cực đểtạo ra nguồn lực phục vụ cộng đồng, xã hội;tái phân phối lợi nhuận; sở hữu mang tính xãhội; hoạt động công khai minh bạch; hoạtđộng từ cơ sở; có trách nhiệm trước cộngđồng). Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũngnêu lên kinh nghiệm của các nước trên thếgiới về phát triển các tổ chức phi lợi nhuậnvà nhấn mạnh đến cách thức quản lý của nhànước và cơ chế tài chính của các nước này.

Chương 2, đề tài tập trung phân tích,đánh giá thực trạng về cơ chế hoạt động philợi nhuận của các đơn vị cung ứng dịch vụcông ở Việt Nam hiện nay trong lĩnh vựcgiáo dục và y tế. Trong chương này, đối vớitừng lĩnh vực, có thể thấy rằng nhóm nghiêncứu đã rất nỗ lực trong việc rà soát các vănbản pháp luật hiện hành và thu thập, cậpnhật các thông tin, dữ liệu về hoạt động củacác tổ chức phi lợi trong lĩnh vực giáo dụcvà y tế. Từ đó, tổng hợp kết quả hoạt độngcủa các đơn vị theo cơ chế phi lợi nhuậnhiện nay và phân tích khá cụ thể thực trạngpháp luật về cơ chế hoạt động phi lợi nhuậnđối với đơn vị sự nghiệp công lập, đối vớiđơn vị tư nhân và đối với tổ chức phi lợinhuận cung ứng dịch vụ, qua đó đã đưa ranhững nhận xét, đánh giá về những ưu điểm,hạn chế và xác định nguyên nhân của nhữnghạn chế trong cơ chế hoạt động của các đơnvị cung ứng dịch vụ công phi lợi nhuậntrong lĩnh vực giáo dục và y tế.

Chương 3, trên cơ sở mô tả bối cảnh và xácđịnh yêu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ chếhoạt động phi lợi nhuận của các đơn vị cungứng dịch vụ công. Nhóm nghiên cứu cũng đãlàm rõ quan điểm, phương hướng xây dựngvà hoàn thiện cơ chế hoạt động phi lợi nhuậncủa các đơn vị cung ứng dịch vụ công, từ đóđề xuất hai nhóm giải pháp (về xây dựng vàhoàn thiện pháp luật đối với các đơn vị cungứng dịch vụ công hoạt động phi lợi nhuận, vềbảo đảm thực hiện hoạt động phi lợi nhuậnđối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công).Các quan điểm, phương hướng và giải phápnêu trên là có cơ sở, khả thi phù hợp với thựctiễn của Việt Nam hiện nay.

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 23: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

21 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Giới thiệu kết quả nghiên cứuĐề tài khoa học cấp Bộ: “Giải pháp nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộcthiểu số các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ”

Chủ nhiệm Đề tài: ThS. Nguyễn Huy KiệmVăn phòng Bộ Nội vụ

Đơn vị chủ trì Đề tài: Văn phòng BộKết quả đánh giá: KháMục tiêu nghiên cứuĐề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức người dân tộc thiểu số khu vực NamBộ đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế,xã hội của các địa phương trong sự nghiệpđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và hội nhập quốc tế.

Nhiệm vụ nghiên cứu- Phân tích, đánh giá thực trạng những

mặt mạnh, những hạn chế, yếu kém của độingũ cán bộ, công chức là người dân tộcthiểu số và chỉ ra nguyên nhân của nhữnghạn chế, yếu kém.

- Xác định các nhân tố tác động đến chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức người dântộc thiểu số ở các tỉnh, thành phố khu vựcNam Bộ.

- Đề xuất phương hướng và giải phápnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức là người dân tộc thiểu số ở các tỉnh,thành phố khu vực Nam Bộ.

Kết cấu của Đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Những vấn đề chung về chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức và đội ngũcán bộ, công chức người dân tộc thiểu số;

Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ,công chức người dân tộc thiểu số ở các tỉnh,thành phố khu vực Nam Bộ;

Chương 3: Giải pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức người dântộc thiểu số ở các tỉnh, thành phố khu vựcNam Bộ.

Nội dung chính của Đề tài:Xuất phát từ điều kiện lịch sử và địa lý,

từ lâu đời khu vực Nam Bộ đã hình thành sựxen kẽ của cộng đồng dân cư các dân tộc.Tuy mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêngnhưng đều mang một điểm chung là giàulòng yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao

động; kiên cường, bất khuất trong đấu tranhchống ngoại xâm. Trong từng giai đoạn cáchmạng, một số cán bộ người dân tộc thiểu sốở khu vực Nam Bộ được đào tạo, phát triểntrở thành cán bộ cao cấp của Đảng, Nhànước. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũcán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ởkhu vực Nam Bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế.Việc nắm bắt, chuyển tải chủ trương, chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhà nướcđến với người dân chưa đầy đủ, kịp thời;năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, tổchức thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội,quốc phòng - an ninh trên địa bàn chưa đápứng được yêu cầu phát triển; một số cán bộ,công chức tinh thần trách nhiệm chưa cao;khả năng độc lập quyết đoán trong giảiquyết công việc và thực thi các nhiệm vụcòn thụ động. Những hạn chế đó đã làm ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quảhoạt động của hệ thống chính trị các cấp,nhất là việc tổ chức thực hiện đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước và thực hiện nhiệm vụ chính trị ởđịa phương.

Để thực hiện có hiệu quả Nghị định số05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chínhphủ về công tác dân tộc và Quyết định số449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủtướng Chính phủ về phê duyệt chiến lượccông tác dân tộc đến năm 2020; sự cần thiếtlà phải nghiên cứu, tìm ra giải pháp nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcngười dân tộc thiểu số các cấp ở các tỉnh,thành phố khu vực Nam Bộ.

Tại Chương 1, đề tài đã làm phong phúthêm lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức; đã xây dựng được những kháiniệm liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứunhư: Cán bộ, công chức, chất lượng đội ngũ

Page 24: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/TTKQNCKH022018 … · quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 22

cán bộ công chức, vai trò đặc điểm của độingũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểusố, các điều kiện để nâng cao chất lượng cánbộ, công chức. Đặc biệt, đề tài đã đưa ra mộtsố tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức theocác nhóm như: Nhóm tiêu chí đánh giá trìnhđộ, năng lực cán bộ, công chức; nhóm tiêuchí đánh giá về khả năng nhận thức và mứcđộ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việccủa cán bộ, công chức; nhóm tiêu chí đánhgiá mức độ đảm nhận công việc của cán bộ,công chức… Bên cạnh đó, đề tài đã chỉ rõ04 yếu tố liên quan, tác động đến việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcngười dân tộc thiểu số ở các tỉnh, thành phốkhu vực Nam Bộ: Công tác tuyển dụng;công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác bố trí,sử dụng; tạo động lực cho đội ngũ cán bộ,công chức.

Chương 2, đề tài cũng đã khái quát đượcquá trình hình thành và đánh giá thực trạngthực hiện chính sách pháp luật về cán bộ,công chức người dân tộc thiểu số ở Nam Bộ;thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ngườidân tộc thiểu số ở các địa phương khu vựcNam Bộ. Đề tài đã chỉ rõ việc thực hiệnchính sách tạo nguồn (chính sách phát triểngiáo dục, đào tạo; phát triển hệ thống trườngphổ thông dân tộc nội trú; chính sách cửtuyển); chính sách về đào tạo tiếng dân tộccho cán bộ, công chức vùng đồng bào dântộc thiểu số; chính sách về quy hoạch, đào

tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chứcngười dân tộc thiểu số. Từ đó, đề tài đã rútra được những ưu điểm, hạn chế và nguyênnhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giảipháp khắc phục. Những nhận xét đánh giácủa đề tài nhìn chung đều khách quan và sátvới thực tiễn cán bộ, công chức người dântộc thiểu số ở Nam Bộ.

Chương 3, đề tài cũng đã đưa ra được 6quan điểm, 3 nguyên tắc, 6 giải pháp chủyếu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức người dân tộc thiểu số ở các địaphương vùng Nam Bộ. Các giải pháp nàynêu ra là cần thiết có tính khả thi trong thựctiễn, cụ thể như: 1) Thực hiện tốt chính sáchtạo nguồn; 2) Đổi mới công tác tuyển dụng;3) Thực hiện tốt công tác quy hoạch;4) Thực hiện tốt công tác đào tạo, bố trí, sửdụng; 5) Đổi mới công tác đánh giá; 6) Xâydựng chế độ, chính sách đặc thù ưu tiên độingũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểusố. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc thực hiệncác giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ởcác tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, đề tàicũng đưa ra 03 kiến nghị với Chính phủ, cácBộ, ngành liên quan và 05 kiến nghị với cácđịa phương trong khu vực quan tâm, xemxét một số cơ chế, chính sách và một số vấnđề liên quan đến công tác cán bộ và đội ngũcán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ởkhu vực Nam Bộ.

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số khu vực NamBộ đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Ảnh: TL