nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

23

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm
Page 2: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng

nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Chế độ tuyển cử của chúng ta thực hiện dân chủ đồng thời thực hiện sự

đoàn kết toàn dân. Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi

trở lên đều có quyền ứng cử.

Việc tuyển cử tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và

bỏ phiếu kín.

Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân

dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 9, tr.590, 591)

Page 3: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

ĐỂ CÁC CHÁU LÀM CHỦ

Thanh Hương (ST)

Cũng chính tại ngôi nhà

của Bác ở Phủ Chủ tịch có một sự

kiện đáng ghi nhớ, thể hiện sự

quan tâm đặc biệt của Bác Hồ với

thiếu nhi. Từ ngày 22/6 đến ngày

11/7/961, Bác đã dành chỗ đó cho

các cháu làm phòng triển lãm

"Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ

dạy". Trong 20 ngày, có gần 10

vạn thiếu nhi đến xem triển lãm và

vui chơi trong dịp hè. Bác Hồ, Bác

Tôn đã đến nói chuyện và dự liên

hoan với 2.000 thiếu nhi trong

buổi bế mạc ngày 11/7/1961.

Đồng chí phục vụ Bác cảm thấy như vẫn còn sôi động khi vào dịp hè năm

1961, các cháu thiếu nhi tổ chức triển lãm "Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy" trong nhà

khách Phủ Chủ tịch.

Trung tâm triển lãm chính là phòng khách long trọng của ngôi nhà. Nhiều

em lần đầu tiên được đến nơi này thích lắm, chỗ nào cũng sờ, sung sướng lăn cả ra

nhà, ra bãi cỏ.

Những tiếng hát, tiếng cười nói vang vang, đúng là ngày hội. Có đồng chí

sợ tiếng loa làm ảnh hưởng sang các cơ quan xung quanh nên xin Bác bỏ bớt loa

đi, nhưng Bác bảo:

- Triển lãm của các cháu phải để loa mới vui.

Bác còn nhắc phải có nhiều kem, xi-rô, nước và bánh kẹo để phục vụ các cháu.

Thỉnh thoảng những khi nghỉ, Bác cũng ra xem các cháu vui chơi. Có hôm

Bác đi dạo ở phía dưới, thấy một phòng có kê các ghế băng. Bác hỏi các đồng chí

ghế đó để làm gì. Đồng chí phục vụ thưa:

- Thưa Bác để dành cho các cháu bị mệt ạ.

Thấy vậy, Bác bảo:

- Sao dành cho các cháu mà lại không có giường?

Ngày hôm sau, các đồng chí phục vụ triển lãm đã liên hệ với Bộ Y tế, và

các ghế băng được xếp lại nhường chỗ cho những chiếc giường xinh xắn.

Bác Hồ là như vậy. Khách của Bác, dù là những người nhỏ bé nhất cũng

luôn được tôn trọng và quan tâm chu đáo.

Theo “117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hà Nội 2007

Ảnh minh họa

Page 4: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

BÁC HỒ VỚI VIỆC GIÁO DỤC THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG

Bùi Long

(Tổng hợp)

“Trẻ em như búp trên cành

biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

Đó là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương

trẻ em của Bác; đồng thời cũng là trách nhiệm Bác

giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan

tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước.

Trước Cách mạng tháng Tám (1945), dù

bận nhiều công việc của cách mạng nhưng Bác đã

dành nhiều bài viết, gửi nhiều bức thư nhiều bài thơ

cho thiếu niên nhi đồng trong cả nước “Trẻ em cũng

bị bận thân cực lòng/ Học hành, giáo dục đã không/

Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa/ Sức còn yếu,

tuổi còn thơ/ Mà đã khó nhọc cũng như người già/

Có khi lìa mẹ, lìa cha/ Đi ăn ở với người ta bên

ngoài...”. Người đau đớn: “Vì ai nên nỗi thế này?...”

Và, Bác chỉ kẻ thù của sự lầm than, cơ cực của trẻ em đó là: “Vì giặc Nhật giặc

Tây bạo tàn/ khiến ta mất nước nhà tan/ trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”. Bác xem trẻ

em là “công dân đặc biệt” phải được chăm sóc và giáo dục thật tốt; muốn vậy phải

đánh đuổi cho được giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước. Dù viết cho thiếu nhi, song

nhiều bài thơ của Bác khiến người lớn cũng phải xúc động, bởi ẩn chứa trong thơ

Bác là lời kêu gọi, động viên có sức hiệu triệu lớn. Người gợi mở, dẫn dắt cho trẻ

hiểu vì sao nước mất nhà tan, vì sao trẻ em phải thất học: “Vì ai ngăn cấm học

hành? Vì ai ta phải chịu đành dốt ngây?”.

Từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến trước lúc “đi xa” Bác đã dành nhiều

tâm huyết, tình cảm giáo dục thế hệ trẻ. Từ năm 1950 đến 1955, vào Ngày Quốc tế

thiếu nhi (1/6) Bác đều đặn gửi thư cho thiếu niên nhi đồng cả nước; thư của Bác

thường gọn, lời lẽ giản dị, dễ nhớ nên dễ đi vào tâm hồn trẻ thơ. Trong thơ của Bác

ngoài chứa đựng tư tưởng lớn, còn là những lời chỉ bảo ân cần trẻ em từ việc nhỏ

đến việc lớn rất cụ thể: “Ở nhà phải nghe lời bố mẹ. Đi học phải siêng năng. Đối

với thầy phải kính trọng, lễ phép. Đối với bạn phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ

lẫn nhau”; “ Giữ kỷ luật, chớ tự do phóng túng, vì tự do phóng túng là không tốt”;

“Phải yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, yêu lao động”; “phải thật thà, dũng cảm”; “Việc

gì có ích cho kháng chiến, có ích choTổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Tuổi

các cháu còn nhỏ, nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to”. Năm 1955,

nhân ngày 1- 6, Bác liên tiếp có hai bài viết, một gửi cho các cháu và cán bộ các

trường miền Nam (Theo tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh); một đăng trên

Page 5: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

báo Nhân Dân số 445, ra ngày 1-6-1955. Lần này, Bác lại vẫn nhắc đến vấn đề

đoàn kết. Và trong hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ, Bác nhấn mạnh rằng: "Trước

hết, các cháu phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết giữa

các cháu lớn và các cháu bé... giữa các cháu vùng này với các cháu vùng khác...

giữa các cháu và các cô, các chú cán bộ". Không những thế, Bác còn căn dặn các

cô, các chú cán bộ "phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình" để

chăm nom, bồi dưỡng các cháu - những người chủ tương lai của nước nhà". Bác

nhấn mạnh rằng : "Ngày 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy

giáo, Đoàn thanh niên) nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng", "Yêu quí các em" là

phải lấy "tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em "5 điều yêu": Yêu Tổ quốc,

yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quí của công", và nuôi dạy các em

phát triển sức khỏe, trí óc, "thành trẻ em có "4 tính tốt": hoạt bát, mạnh dạn, chất

phác, thật thà"... và có "tư cách của con người mới: Không sợ khó, không sợ khổ,

bạo dạn, bền gan.

Trên Báo Nhân Dân ra ngày 1/6/1969 đăng bài viết của Bác về thiếu niên

nhi đồng có tựa đề: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi

đồng”. Bác nêu: “Nói chung trẻ em ta rất tốt. Ở miền Nam các cháu rất dũng cảm,

hăng hái giúp đỡ bộ đội, gia đình kháng chiến, nhiều cháu mới hơn 10 tuổi đã trở

thành Dũng sĩ diệt Mỹ. Ở miền Bắc, các cháu đều thi đua “làm nghìn việc tốt”…

Bác khẳng định: thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy,

chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”. Và trước

lúc “đi xa”, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Bác không

quên nhắc nhở Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất

quan trọng và rất cần thiết”…

Thấm nhuần tư tưởng của Bác, từ khi ra đời và trải qua 91 năm lãnh đạo

đất nước, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, nghị quyết,chính sách về bảo vệ, chăm

sóc trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn

Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990. Đến nay,

chúng ta có hàng trăm văn bản luật và dưới luật liên quan đến trẻ em. Đặc biệt,

Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1-6-2017 đã cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ,

góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự vào cuộc đồng bộ,

toàn diện nên công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam đã đạt

được những kết quả quan trọng. Các quyền và môi trường sống của trẻ được bảo

đảm; trẻ em khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm. Đảng đã có các

nghị quyết về lãnh đạo thanh niên; trong đó, Đảng giao cho tổ chức Đoàn trực tiếp

chăm sóc, bồi dưỡng thanh thiếu niên thành lớp người kế tục sự nghiệp.

Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về

chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Vấn đề quyền trẻ em đã được hiến định từ

Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Khoản 1,

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục, được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm

xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những

hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Năm 2016, Quốc hội đã thông qua Luật Trẻ

em. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng Luật Trẻ em là

Page 6: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

bảo đảm hài hòa các quyền trẻ em và nguyên tắc trong công ước của Liên hiệp

quốc và các điều ước quốc tế khác có liên quan.

Đăc biệt, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp

tục khẳng định “Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, kiểm soát

tình hình tai nạn, bạo lực với trẻ em. Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ

em dưới 5 tuổi. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật

về trẻ em”...

“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và

rất cần thiết". Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng

ai. Mỗi chúng ta cần chung tay để bảo đảm cho trẻ em có một môi trường sinh

sống, học tập, vui chơi thực sự an toàn và lành mạnh.

Page 7: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH GƯƠNG MẪU

-----

Đinh Văn Hồng

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy

mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và nội

dung chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm, Hội Cựu chiến binh tỉnh Hậu

Giang đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai học tập quán triệt đến các cấp hội và

hội viên, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên học tập và làm theo

Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực và hiệu quả.

5 năm qua, phong trào “Cựu chiến

binh gương mẫu” học tập và làm theo

Bác của Hội Cựu chiến binh đã phát triển

rộng khắp trên địa bàn tỉnh, từ phong trào

đó cũng đã xuất hiện nhiều tấm gương

cựu chiến binh gương mẫu, nêu cao tinh

thần tự lực tự cường, ý chí vượt khó vươn

lên, làm nhiều việc tốt, giúp ích cho cộng

đồng và xã hội, được cán bộ, hội viên,

nhân dân trân trọng và quý mến. Trong số

những tấm gương đó, tiêu biểu là cựu

chiến binh, Đại tá Hồ Minh Giao, ở khu

vực Bình Hiếu, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ.

Đại tá Hồ Minh Giao tên thật là Trịnh Kỳ Trân, sinh ra và lớn lên ở làng quê

Long Bình, huyện Long Mỹ (nay là thị xã Long Mỹ), mảnh đất anh hùng thời kỳ

kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1946, khi mới 13 tuổi, chú Trịnh Kỳ Trân

sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1954, chú được tập kết ra

miền Bắc. Đến năm 1961, chú được Đảng phân công về lại miền Nam chiến đấu

chống Mỹ. Lúc đó, chú xác định đây là nhiệm vụ do Đảng và Bác Hồ giao, nên

quyết định lấy tên là Hồ Minh Giao, để nhắc nhở mình phải luôn học tập, rèn luyện

phấn đấu, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân giao cho. Năm

1992, chú được nghỉ hưu và được Hội Cựu chiến binh huyện Long Mỹ tín nhiệm

bầu làm Chủ tịch hội. Đến năm 2004, chú được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến

binh tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2004 - 2007.

Dù tuổi đã cao, nhưng chú luôn phát huy phẩm chất cao quý của anh bộ đội

Cụ Hồ, tích cực tham gia các phong trào của địa phương, của Hội Cựu chiến binh,

nhất là việc tuyên truyền, vận động nhân dân cùng ra sức học tập và làm theo Bác

bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả tại địa phương. Là người đảng viên, chú

luôn đi đầu trong việc học tập và chấp hành nghiêm Cương lĩnh, chủ trương,

đường lối, Điều lệ và nguyên tắc sinh hoạt Đảng, thẳng thắn, nghiêm túc trong việc

tự phê bình và phê bình trong chi bộ, luôn là tấm gương mẫu mực cho người khác

noi theo. Là hội viên cựu chiến binh, chú luôn quan tâm động viên, giúp đỡ những

Đại tá Hồ Minh Giao

Page 8: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

hội viên có hoàn cảnh khó khăn, việc làm của chú đã giúp cho khu vực Bình Hiếu

(phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ) không còn hộ nghèo là hội viên cựu chiến

binh. Đối với nhân dân ở địa phương, chú luôn ân cần chỉ dẫn và tuyên truyền về

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những chủ

trương, quy định của địa phương và nội dung, giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh, để mọi người cùng học tập và làm theo.

Tất cả việc làm của chú Hồ Minh Giao đã góp phần lan tỏa những cách làm

hay, tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh trong các hội viên cựu chiến binh và nhân dân địa phương. Chú vinh dự

2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (năm 2016 và năm 2020) vì đã có

thành tích xuất sắc tiêu biểu trong học tập và làm Bác./.

Page 9: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

HỌC BÁC:

THỰC HÀNH DÂN CHỦ, ĐOÀN KẾT; XÂY DỰNG ĐẢNG,

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VỮNG MẠNH

Thu Hiền

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh

học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cơ quan, đơn

vị của huyện Vị Thủy đã và đang tích cực triển khai, thực hiện nhiều mô hình mới

mang lại hiệu quả thiết thực. Từ thực tế cho thấy các địa phương đã chọn, thực

hiện mô hình gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính, phát triển kinh tế hộ gia

đình, kinh tế tập thể, giúp thoát nghèo, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng nông

thôn mới…thật sự mang ý nghĩa “ích nước, lợi dân”.

Phát huy dân chủ, đoàn kết xây dựng quê hương

Có lẽ từ hơn chục năm qua, người dân ở xã Vị Bình, đã quen thuộc với

hình ảnh Sư cô Thích nữ Nghiêm Anh - Trụ trì chùa Long Khánh đến từng nhà hỏi

thăm và giúp đỡ những cảnh đời neo đơn. Bà Lê Thị Thiền- ở Ấp 2 xã Vị Bình là

một trong số những trường hợp được sư cô Nghiêm Anh giúp đỡ gạo ăn mấy năm

qua, bởi vì kể từ khi chồng mất vì bệnh nan y, bao nhiêu tài sản cũng đi theo để

chạy chữa cho chồng. Đặc biệt vừa qua bà còn được sư cô vận động nhà hảo tâm

cất lại ngôi nhà đã xiêu vẹo, dột nát có thể đỗ sập bất cứ lúc nào. Từ ngày được hỗ

trợ nhà mới, bà Thiền như vui hơn, chăm chỉ làm ăn vươn lên thoát nghèo. Bà

Thiền là 1 trong 3 hộ nghèo, người neo đơn được sư cô Nghiêm Anh vận động

mạnh thường quân hỗ trợ cất nhà.

Sư cô Nghiêm Anh chia sẻ: “Phật dạy lấy cái tình thương mà cứu tất cả

chúng sanh, người tu thì mình phải làm những cái điều đó. Với lại noi gương của

Bác Hồ thì Bác cũng dạy mình là luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoàn

cảnh khó khăn. Với lại tâm nguyện của cô là phải làm việc có ích cho xã hội thì

bản thân mới cảm thấy an yên”.

Sư cô Thích nữ Nghiêm Anh bên ngôi nhà mới vận động cất cho bà Thiền

và chiếc cầu do cô vận động mạnh thường quân xây

Page 10: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

Với tâm niệm như vậy nên ngoài giúp đỡ người nghèo khó, cơ nhỡ, 2 năm

qua sư cô còn phối hợp với chính quyền địa phương vận động mạnh thường quân

xây được 5 cây cầu khá chắc chắn ở các tuyến đường trong xã Vị Bình, tạo thuận

lợi cho hàng trăm bà con và học sinh đi lại dễ dàng.

Ông Lê Thanh Với – Bí thư Đảng ủy xã Vị Bình cho biết: Hiện nay Vị

Bình có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao nên ngoài sư cô Nghiêm Anh, xã

cũng phát huy tinh thần đoàn kết, đóng góp xây dựng của các tổ chức, cá nhân

trong, ngoài xã giúp địa phương phát triển. Gần đây còn vận động mạnh thường

quân hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình “Thắp sáng đường quê” với việc dùng năng

lượng mặt trời thắp đèn và mô hình “Gọi lòng hảo tâm” đã giúp xây dựng và bàn

giao 1 căn nhà cho hộ nghèo ở Ấp 9B.

Ông Phạm Thanh Toàn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Vị Thắng cho biết: xã đã

triển khai nhiều mô hình, trong đó nổi bật là mô hình “đảng viên phụ trách hộ” tại

7 chi bộ ấp. Mỗi đảng viên sẽ phụ trách từ 10- 20 hộ tùy theo điều kiện; UBND xã

thực hiện mô hình “tổ tư vấn, viết hộ và trả kết quả thủ tục hành chính tận nhà” cho

gia đình chính sách, hộ khó khăn và bảo trợ xã hội; Hội nông dân với mô hình

“Câu lạc bộ nuôi lươn phát triển kinh tế gia đình”. Qua việc triển khai Cuộc vận

động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã xuất

hiện ngày càng nhiều các phong trào thi đua, gương điển hình tiên tiến trên các

lĩnh vực, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm

nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở xã.

Đối thoại để xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể

Hai năm gần đây, Thường trực Huyện ủy, UBND, ủy ban MTTQVN

huyện tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp người đứng đầu cấp ủy với nhân dân

đúng quy chế của Tỉnh ủy. Kết quả, đã tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với

người dân xã Vị Thủy, Vĩnh Tường, Vị Thắng, thị trấn Nàng Mau. Hai lần tổ chức

tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người dân xã Vị Đông, Vị Thanh và Vị Bình,

(trong đó có 1 lần phối hợp với tỉnh), 2 cuộc với cán bộ, giáo viên ngành giáo dục

và cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong huyện; qua đó đã ghi nhận

nhiều ý kiến trên các lĩnh vực, nhiều nhất là vấn đề dân sinh và chế độ, chính sách

cho công nhân, viên chức, lao động; những vấn đề mà nhân dân quan tâm như:

phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp, giao

thông nông thôn; công tác quản lý giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở vật chất

trường lớp, các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước,… Các vấn đề được cấp

ủy, chính quyền, ngành chuyên môn cấp tỉnh trao đổi, giải thích làm rõ. Ngoài ra,

chỉ đạo cho cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo

trong tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người dân.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Vui cho biết:

“Thông qua những lần tiếp xúc, đối thoại trực tiếp đã giúp lãnh đạo huyện sớm

nắm bắt được nhiều thông tin, ý kiến đóng góp của dân về sự hài lòng lẫn chưa hài

lòng. Nhờ vậy mà huyện biết được đâu là hạn chế, yếu kém để kịp thời rút kinh

nghiệm, chấn chỉnh cũng như có kế hoạch khắc phục, giải quyết”.

Page 11: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

Tới đây, bên cạnh việc tuyên truyền, chuyển tải tinh thần các nghị quyết

của Đảng đến các tầng lớp nhân dân, Huyện ủy yêu cầu hệ thống dân vận, Mặt trận

các cấp trong huyện cần hướng mạnh về cơ sở, dành thời gian gặp dân, lắng nghe ý

kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân để tham mưu tốt cho cấp ủy, chính

quyền triển khai, thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng, Nhà nước... Trong 2 năm 2019, 2020, huyện đã phát động đăng ký xây dựng

trên 100 mô hình theo chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh. Hầu hết cấp ủy các cấp đều quan tâm thực hiện, nội dung từng bước

phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, gắn với chức trách nhiệm vụ

được giao, từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay góp phần tích cực

cùng địa phương trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng các tiêu chí nông

thôn mới…

“Huyện sẽ tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, điều hành theo hướng

công khai, minh bạch, dân chủ, thân thiện, gần dân. Đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ

đạo, ở các chi, đảng bộ từ huyện đến cơ sở luôn nhắc nhở về phong cách, tác

phong công tác của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là phong

cách, tác phong gần dân, lắng nghe, đối thoại với Nhân dân; mỗi cấp, mỗi ngành

trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao phải thường xuyên nắm bắt tâm tư,

nguyện vọng của Nhân dân để kịp thời tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân

huyện giải quyết hiệu quả, triệt để, đáp ứng mong mỏi của người dân và cũng là

cách học theo Bác thiết thực nhất”, ông Nguyễn Văn Vui nhấn mạnh.

Page 12: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

TIN TRONG TỈNH

Tấn Phong

Những sự kiện nổi bật

- Thường trực Tỉnh ủy tiếp và làm việc với Đoàn giám sát của Hội đồng bầu

cử quốc gia và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội

khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; làm việc

với lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; làm việc với Tập đoàn Đất

Xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh trao học bổng cho học sinh, sinh viên

- Bên cạnh đó, Thường trực Tỉnh ủy tham dự các cuộc họp, hội nghị: Hội

nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 4, nhiệm kỳ 2020-2025, sơ kết công tác

quý I, triển khai chương trình công tác quý II và sơ, tổng kết các văn bản của

Trung ương, của Tỉnh ủy; hiệp thương lần thứ III để lựa chọn, lập danh sách những

người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân

dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết 20 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết,

xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2000-2020”; gặp gỡ với đoàn

viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, chuyên gia, nhà khoa học; hội thảo chuyển

đổi số “Chia sẻ và kết nối”; lễ phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại đội

đại biểu Phụ nữ cấp huyện, cấp tỉnh tiến tới Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần

thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027; họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền

Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021); gắn với sơ kết 5 năm thực hiện

Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Hội đồng sơ tuyển thi

nâng ngạch, nâng bậc lương cán bộ, công chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và

đoàn thể tỉnh…

Kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại

- Về sản xuất nông nghiệp: Vụ lúa Đông Xuân năm 2020-2021, toàn tỉnh đã

Page 13: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

xuống giống được 77.022 ha, đạt 100,6%; vụ lúa Hè Thu đã xuống giống được

26.284 ha, lúa đang trong giai đoạn mạ đến làm đòng; công tác phòng, chống thiên

tai tích cực được triển khai, tình hình mặn xâm nhập được chủ động kiểm soát.

Trong tháng, đã xảy ra 02 vụ giông lốc, làm sập 01 căn nhà, tốc mái 01 xưởng sản

xuất, 03 căn nhà của người dân và hư hỏng trạm biến điện; xảy ra 04 điểm sạt lở,

tính đến nay toàn tỉnh ghi nhận 13 điểm sạt lở, tổng chiều dài 303m, diện tích mất

đất là 1.685m2, ước tổng thiệt hại trên 2,7 tỷ đồng.

- Về tài chính: Tổng thu ngân sách là 583 tỷ đồng, tính chung 4 tháng gần

5.222 tỷ đồng, đạt 66,8% kế hoạch; trong đó, thu nội địa 257 tỷ đồng, tính chung 4

tháng là 1.872 tỷ đồng, đạt 56,2% kế hoạch. Tổng chi ngân sách địa phương là 477

tỷ đồng, tính chung 4 tháng chi 2.861 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng tiếp tục tăng

trưởng, đáp ứng nguồn vốn cho các chương trình, đề án trọng điểm của tỉnh.

- Về văn hóa - xã hội: Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã chủ

động thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền nâng cao năng lực

ứng phó, phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19; đến nay trên địa

bàn tỉnh Hậu Giang chưa phát hiện cas nhiễm Covid-19. Tình hình dịch bệnh nằm

trong tầm kiểm soát, không có dịch lớn xảy ra, số cas mắc bệnh sốt xuất huyết

giảm, tuy nhiên số cas mắc bệnh tay chân miệng tăng cao, có 59 cas mắc mới, tăng

21 cas với tháng trước. Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo

hiểm được đẩy mạnh, nhất là vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng so

với cùng kỳ; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện,

đến nay toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 4.947 lao động…

- Về quốc phòng, an ninh: Triển khai ý định diễn tập khu vực phòng thủ

huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A; tổ chức tập huấn khung cán bộ tham

gia diễn tập khu vực phòng thủ; cử lực lượng thực hiện tổ chức cách ly tập trung

cho công dân Việt Nam ở nước ngoài về cách ly tại tỉnh Hậu Giang đúng quy định.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, các lực

lượng đã triển khai thực hiện có hiệu quả về phương án giải quyết các tình hình

phức tạp có liên quan đến an ninh trật tự bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại

biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

- Về đối ngoại: Quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành trong và ngoài nước tiếp

tục được củng cố và đi vào chiều sâu, thực chất. Tỉnh đã tổ chức đoàn cán bộ tham

gia giao lưu thể thao với tỉnh Tây Ninh thông qua giải Bà Đen Moutain Marathon

năm 2021.

Xây dựng hệ thống chính trị

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 08 quyết định quan trọng liên quan đến

công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: Điều động và chỉ định

cán bộ, chỉ định Ủy viên Đảng đoàn Hội Cựu Chiến binh tỉnh, phê duyệt đưa ra

khỏi quy hoạch Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, phê

duyệt bổ sung quy hoạch Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhiệm kỳ 2021-

2026…; tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong

thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Page 14: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

Cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định

của Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng. Trong

tháng, cấp ủy và chi bộ thi hành kỷ luật 09 đồng chí với các hình thức khiển trách

08 và cảnh cáo 01.

Hoạt động của Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Công tác Dân vận của Đảng tiếp tục được quan tâm thực hiện; công tác vận

động chính quyền, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được chỉ đạo và thực hiện

kịp thời; tổ chức thành công gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với học sinh, sinh viên, nhà

khoa học; người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với cán bộ chủ chốt xã,

phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Qua các cuộc gặp gỡ, đối thoại, lãnh đạo tỉnh đã

ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu xoay quanh các nhóm vấn đề như: Hoạt

động ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; thực trạng

thiếu sân chơi, bãi tập cho đoàn viên, thanh niên ở địa phương; việc đánh giá, phân

loại cán bộ; chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở…

Đồng chí Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,

trao quà Tết cho Đại đức Tăng Xà Lốt, Trụ trì Chùa Mahamăngkol

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung tuyên truyền trong các tầng lớp

nhân dân, đoàn viên, hội viên về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước; tổ chức nhiều đoàn đi thăm và tặng quà cho bà con dân tộc

Khmer trong tỉnh nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Chôl Chnăm Thmây năm 2021.

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh đã phát động nhiều phong trào

có ý nghĩa, thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia như: Họp

mặt cán bộ Đoàn qua các thời kỳ, tuyên dương chi đoàn mạnh, Bí thư chi đoàn tiêu

biểu; lễ phát động đợt thi đua đặc biệt, thực hiện công trình “Mái ấm tình thương”,

xây dựng mô hình “Ấp 5 không, 3 sạch toàn diện” chào mừng Đại đội đại biểu Phụ

nữ cấp huyện, cấp tỉnh tiến tới Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII,

nhiệm kỳ 2022-2027; tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng cho nữ ứng cử viên

lần đầu tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-

2026,…

Page 15: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

HOẠT ĐỘNG TUYÊN GIÁO

(Tháng 5/2020)

Thanh Hương

1. Công tác tham mưu, phối hợp)

Họp mặt kỷ niệm 46 năm

Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước tại huyện Châu Thành

Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy tham mưu cấp ủy tổ chức

hội nghị học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bằng

hình thức trực tuyến; tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày

15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh”; tổ chức Họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng

miền Nam thống nhất đất nước; ban hành Quy chế hoạt động của Báo cáo viên giai

đoạn 2021 – 2025; kế hoạch chỉ đạo sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 35-

NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của

Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”;

phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc

hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Huyện Châu Thành A: Tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương tại Nhà tưởng

niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021).

2. Công tác Lý luận chính trị & Lịch sử Đảng

Trung tâm Chính trị cấp huyện tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ theo kế hoạch. Trong tháng đã mở các lớp: bồi dưỡng nghiệp vụ Ban

Chỉ đạo 35; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đảng viên; bồi dưỡng nghiệp vụ

tuyên giáo cơ sở; bồi dưỡng nghiệp vụ Báo cáo viên, tuyên truyền miệng; bồi dưỡng

nghiệp vụ công tác Dư luận xã hội; tập huấn công tác xây dựng Đảng và công tác

Kiểm tra, Giám sát; tập huấn công tác (Đoàn) đội,…

Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng bộ trên hệ thống

truyền thanh, các lớp ở Trung tâm Chính trị và tại các trường THCS, THPT trên địa

bàn.

Page 16: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

Huyện Châu Thành A: Xây dựng và triển khai kế hoạch Cuộc thi viết “Tìm

hiểu Lịch sử Đảng bộ huyện Châu Thành - Cần Thơ (giai đoạn 1930 - 1975)” năm

2021.

3. Công tác Thông tin – Tuyên truyền

Đoàn xe tuyên truyền cổ động của huyện Phụng Hiệp ra quân tuyên truyền về bầu cử

đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026

Tuyên truyền sâu rộng các sự kiện như: tập trung tuyên truyền trọng điểm

về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp

nhiệm kỳ 2021 - 2026; kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất

nước (30/4/1975 - 30/4/2021); 67 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -

7/5/2021), 135 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2021); 80 năm Ngày

thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941-19/5/20210); tuyên truyền Quyết định số

238 của Ban Bí thư và các ngày lễ, kỷ niệm khác.

Xây dựng và triển khai kế hoạch phát động Hội thi “Báo cáo viên, tuyên

truyền viên giỏi” năm 2021. Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ tháng 5/2021;

sinh hoạt, thảo luận bức thư của Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang gửi cán bộ, đảng viên,

công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn.

Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ thực hiện nghiêm việc mua báo,

tạp chí của Đảng theo quy định; phối hợp với Báo Hậu Giang tuyên truyền về kết quả

thực hiện nhiệm vụ chính trị, gương người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua yêu

nước; phát động, tuyên truyền Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa

liềm vàng) lần thứ VI-2021.

Thị xã Long Mỹ: Tổ chức hội thi tuyên truyền ca khúc cách mạng; tuyên

truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp.

4. Công tác Khoa giáo

Tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về lĩnh vực

khoa giáo; tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trên người, nhất là công

tác phòng, chống dịch Covid-19; tăng cường, phát thanh tuyên truyền, đưa tin kịp

thời, đầy đủ, chính xác về tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch

Page 17: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

Covid-19. Triển khai “Tháng hành động An toàn thực phẩm” năm 2021; chiến dịch

tổng vệ sinh môi trường diệt muỗi, diệt lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất

huyết, bệnh do vi rút Zika và bệnh tay chân miệng; tuyên truyền tiểu sử tóm tắt của

từng ứng cử viên trên trên loa phóng thanh và trên mạng xã hội thông qua các

nhóm cộng tác viên; triển khai kế hoạch “Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ

tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các

cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026” trên địa bàn.

Phối hợp với ngành chức năng chuẩn bị nội dung báo cáo tổng kết 10 năm

thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị “Về phổ cập

giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và

trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù

chữ cho người lớn”; hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên

truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND huyện, nhiệm kỳ

2021 – 2026; triển khai xây dựng các mô hình mới, cách làm hay về khoa giáo và

văn hóa - văn nghệ.

5. Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị

Sản phẩm trưng bày từ mô hình “Hành tình thứ hai của rác thải” của thầy trò

Trường TH và THCS Phương Ninh (Huyện Phụng Hiệp)

Hướng dẫn các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy tiếp tục triển khai sinh

hoạt, thảo luận nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh; tiếp tục xây dựng, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả

trong học tập và làm Bác trên các lĩnh vực.

Huyện Châu Thành A: Xây dựng và triển khai kế hoạch Cuộc thi viết “Tìm

hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021.

Page 18: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN TẬP TRUNG THÁNG 6 NĂM 2021

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY

1. Tham mưu Thường trực Tỉnh ủy giám sát các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy

về tổ chức, triển khai, học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết.

2. Báo cáo tổng hợp các bài viết thu hoạch nghiên cứu, học tập, quán triệt

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng của các đồng chí lãnh

đạo thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.

3. Triển khai học tập, quán triệt nội dung chuyên đề toàn khóa và chuyên đề

năm 2021 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý

chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Biên

tập và phát hành quyển kỷ yếu “Những tấm gương bình dị cao quý trong học tập và

làm theo Bác, giai đoạn 2016 - 2020”.

4. Tập trung tuyên truyền kết quả thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội

khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; tuyên truyền

kết quả sau Đại hội XIII của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm

kỳ 2020 - 2025; kỷ niệm 73 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc

(11/6/1948 - 11/6/2021); 96 năm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021)

và các sự kiện chính trị trọng tâm của đất nước, của tỉnh; công tác phòng, chống

dịch Covid-19.

5. Phối hợp với các ngành khối Khoa giáo chuẩn bị nội dung tổ chức Hội

nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư “Về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình

mới”.

6. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị để trao đổi nội dung với các địa

phương, đơn vị nghiên cứu đề xuất những ý tưởng sáng tạo, giải pháp thực hiện trên

mọi lĩnh vực thuộc công tác Tuyên giáo và các vấn đề kiến tạo về phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh nhà.

7. Chuẩn bị nội dung làm việc với Thường trực Tỉnh ủy với tập thể cán bộ,

công chức Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Ban Tuyên giáo (Tuyên huấn) các

huyện ủy, thị ủy, thành ủy, các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ

công tác Tuyên giáo 6 tháng đầu năm 2021.

Page 19: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG

XUYÊN HUYỆN VỊ THỦY KÝ KẾT VỚI HIỆP HỘI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ VỊ THANH

Võ Chí Công, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Vị Thủy

Hiệp hội Đào tạo và Phát triển

nguồn nhân lực thành phố Vị Thanh được

UBND tỉnh Hậu Giang cho phép thành lập

và ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại Thành

phố Vị Thanh, Hiệp hội đã chính thức làm

Lễ ra mắt.

Đến dự buổi Lễ có ông Nguyễn Hữu

Tình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy, Bí

thư Thành ủy thành phố Vị Thanh; Ông

Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND Thành

ủy thành phố Vị Thanh; các đồng chí Ủy

viên Hiệp hội và cùng các khách mời là

lãnh đạo các Tập đoàn, Công ty là đối tác của Hiệp Hội.

Hiệp hội Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực thành phố Vị Thanh là cầu

nối và đầu mối thúc đẩy phát triển quan hệ hội viên với các cơ quan nhà nước, với

các tổ chức khác trong và ngoài nước và giữa các hội viên với nhau; thúc đẩy các

quan hệ hợp tác đào tạo nghề, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của hội

viên với các tổ chức khác trong và ngoài nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi,

tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Nhân buổi lễ ra mắt Hiệp hội, Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện

Vị Thủy, Ông Lý Minh Tâm cũng đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội với các

nội dung cơ bản như:

+ Phối hợp tổ chức các sự kiện, tập huấn hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng

dụng và chuyển giao công nghệ mới; đào

tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho

doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh

và dịch vụ trình độ sơ cấp; đào tạo nghề

dưới 3 tháng; đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao kỹ năng nghề cho người lao động

nông thôn; cập nhật kiến thức, kỹ năng

chuyển giao công nghệ.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề, khởi nghiệp

và quảng bá thương hiệu sản phẩm của

phụ nữ tỉnh đến thị trường trong và ngoài

nước.

+ Tư vấn khởi nghiệp và thành lập

doanh nghiệp (thủ tục pháp lý, đăng ký thuế, truy suất nguồn gốc cho sản phẩm,

đăng ký chất lượng sản phẩm, thiết kế logo, website, video quảng cáo…)

Ông Nguyễn Hữu Tình, Ủy viên BTVTU, Bí thư

Thành ủy thành phố Vị Thanh phát biểu tại buổi lễ

lễ

Ông Lý Minh Tâm, Giám đốc Trung tâm GDNN -

GDTX huyện Vị Thủy ký kết với Bà Lê Thùy Trang,

Chủ tịch Hiệp hội

Page 20: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

+ Tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho người học đi làm việc trong và ngoài

nước.

+ Thực hiện những nội dung, chương trình khác mà hai bên quan tâm….

Với Bản ghi nhớ này Trung tâm GDNN - GDTX huyện Vị Thủy sẽ cùng

Hiệp hội hợp tác và xây dựng một chiến lược chung để kết nối cộng đồng và xúc

tiến truyền thông quảng bá phát triển các lĩnh vực hợp tác nêu trên. Bên cạnh đó

hai bên hợp tác kêu gọi quỹ đầu tư, Tổ chức các buổi tọa đàm, networking với

doanh nghiệp, các Viện, trường đại học trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ quá trình

đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người học.

Lễ ra mắt cũng đã chứng kiến ký kết hợp tác giữa hiệp hội và các doanh

nghiệp như Pacific Group, Công ty TNHH Quốc tế Dewon, VNPT Vị Thanh,

VTOP Mekong, Công ty Viễn thông Sao Bắc Đẩu, JBC Group, Công ty Cổ phần

ACC245, Công ty CP IBS Isemco và Công Ty Troy International…

Page 21: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm

MỤC LỤC

1. Lời dạy Bác Hồ 2

2. Để các cháu làm chủ 3

3. Bác Hồ với việc giáo dục thiếu niên nhi đồng 4

4. Người cựu chiến binh gương mẫu 7

5. Học Bác: Thực hành dân chủ, đoàn kết; xây dựng Đảng, xây dựng

hệ thống chính trị vững mạnh

9

6. Tin trong tỉnh 12

7. Hoạt động tuyên giáo 15

8. Những nhiệm vụ cần tập trung tháng 6 năm 2021 18

9. Trung tâm GDNN – GDTX huyện Vị Thủy ký kết với Hiệp hội Đào

tạo và Phát triển nguồn nhân lực thành phố Vị Thanh

19

Ảnh bìa: Đồng chí Lê Tiến Châu, UVBCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy bỏ là

phiếu đầu tiên sau lễ khai mạc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân

dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại Tổ bầu cử số 4 thuộc ấp Mỹ Quới, thị trấn

Cây Dương, huyện Phụng Hiệp.

Ảnh: Trung Quân

Page 22: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm
Page 23: nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm