[tinhnd - pm mediaz] chia sẻ kinh nghiệm facebook ads

14
CHIA SẺ KINH NGHIỆM FACEBOOK ADS Người chia sẻ: Ngọ Đức Tình - fb.com/ndt.life2 - [email protected] Bản quyền thuộc về MediaZ

Upload: mediaz-corp

Post on 21-Apr-2017

998 views

Category:

Data & Analytics


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

CHIA SẺ KINH NGHIỆM FACEBOOK ADS

Người chia sẻ: Ngọ Đức Tình

- fb.com/ndt.life2

- [email protected]

Bản quyền thuộc về MediaZ

Page 2: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

1. LỜI TỰA

Xin chào mọi người!

Mình là Tình, hiện giờ đang làm Project Manager tại MediaZ. Vì vậy công việc của mình là quản lý và đưa ra chiến lược chứ không phải là chuyên về quảng cáo.

Khoảng một tháng trở lại đây vì một số lý do mà mình phải trực tiếp tham gia setup quảng cáo Facebook. Chính vì vậy, mình có nghiên cứu một số thứ và có kết quả khá khả quan nên làm tài liệu này chia sẻ cho mọi người.

Chính vì vậy, khá lâu rồi mình không động đến kỹ thuật nhiều cho nên bài chia sẻ này chỉ dựa trên quan điểm cá nhân của mình. Có thể không đúng với mọi người hoặc không chính xác hoàn toàn.

Những bạn đọc lưu ý nhé!

Ngọ Đức Tình

22/12/2016

Page 3: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

2. LÝ DO FACEBOOK ADS KHÔNG HIỆU QUẢ

Bạn thường đau đầu mỗi khi quảng cáo Facebook không hiệu quả? Những lý do sau là những lý do chính dẫn đến quảng cáo Facebook không hiệu quả:

- Do target sai (phần sau mình sẽ hướng dẫn tìm target chính xác hơn)

- Do content chưa thu hút (nếu có cơ hội mình sẽ làm một bài chia sẻ sau)

- Do sản phẩm (Hmmm! Ca này khó =)) )

Đọc đến đây bạn tự nhủ, “cái này ai chẳng biết”. Chính xác, tuy nhiên mình vẫn muốn nêu ra cho những ai chưa biết hoặc mới học nghề.

Trong phần này, mình sẽ chỉ tập trung vào việc nghiên cứu và điều chỉnh target.

Page 4: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

3. TARGET LÚC ĐẦU HIỆU QUẢ VỀ SAU THÌ KHÔNG?

Nhiều người cho rằng, target lúc đầu hiệu quả, về sau thì không là do tệp đó đã hết khách hàng, tuy nhiên điều đó chưa hẳn đúng. Nó chỉ đúng với những tập khách nhỏ. Thường thường các tập target mình thường chia có khoảng vài trăm nghìn người. Vậy làm sao có thể phủ hết đến số người đó chỉ trong thời gian ngắn? Trừ khi ngân sách bạn rất lớn.

Vậy lý do tại sao? Câu trả lời là target chưa chính xác. Vậy tại sao nó lại hiệu quả lúc đầu? Hãy xem hình bên.

Ở đây chúng ta có 3 nhóm, nếu bạn target đến nhóm 1 và nhóm 2 thì về cơ bản thời gian đầu Facebook sẽ lựa chọn những người có tiềm năng nhất, và giả định tập 3 là những khách hàng của bạn. Do vậy quảng cáo ban đầu hiệu quả, về sau số này hết đi và tập đó không còn hiệu quả nữa.

Vậy làm cách nào? Đương nhiên là đổi target đúng không? Tuy nhiên đổi như thế nào thì phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người chạy quảng cáo và phần lớn ít cơ sở, chỉ là thử nghiệm mà thôi.

1

3

2

Page 5: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM RA TỆP KHÁCH HÀNG?

Có nhiều cách để thay đổi target, cách phổ biến nhất vẫn là A/B testing, tuy nhiên, nhược điểm của nó là sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức lẫn tiền bạc (trong trường hợp test lâu mới ra target) vì vậy, mình thường áp dụng cách này xen lẫn với các cách sau:

1. Phán đoán

2. Nghiên cứu insight thông qua các quảng cáo cũ

3. Nghiên cứu insight thông qua đối thủ

4. Dựa theo tệp khách hàng trên Fanpage

5. Dựa theo danh sách khách đã mua hàng

Sau đây mình sẽ đi qua cả 5 cách dùng để kết hợp với A/B testing.

Page 6: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

5. PHÁN ĐOÁN

Thông thường, chạy quảng cáo bán một sản phẩm gì đó các bạn thường gõ những sở thích liên quan đến sản phẩm. Chẳng hạn bạn chạy cho salon tóc thông thường hay để mục sở thích là: làm tóc, làm đẹp, thợ làm tóc, chăm sóc tóc…. Thực tế làm thế này cũng không sai, tuy nhiên sẽ có rất nhiều người cũng làm như bạn, dẫn đến hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều thứ.

Vậy làm thế nào?

Đầu tiên bạn hãy xác định xem những khách hàng của mình ở độ tuổi nào? Khu vực, giới tính (đơn giản quá phải không nào?) Sau đó đến bước tiếp theo xác định sở thích của họ.

Để phán đoán ra sở thích của họ, bạn nên dựa trên hành vi của họ, họ là ai? Họ quan tâm đến điều gì? Họ thường có đặc điểm gì nổi bật?

Chẳng hạn mình chạy quảng cáo cho salon chẳng hạn.

Vậy họ là ai? Đương nhiên là Nữ rồi (Nam thường cắt mà không làm, ít có lợi nhuận nhiều)

Độ tuổi: 18 – 28 (đối tượng này thường đi nhiều nhất)

Thích làm tóc, làm đẹp…. Như ở trên đề cập, sẽ có nhiều người cũng target như vậy. Vì vậy mình sẽ loại bỏ target này ra. Phán đoán một chút mình để ý đến danh mục của salon người ta thường để gì? Tiệm làm tóc, Thợ cắt tóc, Salon… đấy chính là những gì mình sẽnhập vào. Tất nhiên chưa chắc sẽ đúng, nhưng thay vì mò thì nó cũng có cơ sở mà.

Tiếp đến vùng miền: salon ở Hà Nội, chạy toàn Hà Nội? Không, có ai đi 14 – 20 km chỉ để làm tóc không? Chắc là không đâu. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao, bạn nên target theo bán kính quanh salon, khoảng 5 – 7km là đã rộng lắm rồi.

Tổng kết thì mình có đối tượng như sau:

- Tuổi: 18 – 28

- Giới tính: Nữ

- Vùng: Quanh Salon 5km

- Sở thích: tiệm làm tóc, thợ làm tóc, Salon tóc

Sau khi nghiên cứu, bạn chọn ra 2 – 3 đối tượng tương tự, rồi tiến hành triển khai A/B testing.

Page 7: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

6. NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN QUẢNG CÁO CŨ

Nghiên cứu insight thông qua quảng cáo cũ. Nếu bạn chưa từng chạy thì sao? Có 3 cách

1. Phán đoán như trên

2. Chạy rộng và lấy data để nghiên cứu.

3. Nghiên cứu Fanpage của đối thủ.

Vậy phần 1, và 2 mình sẽ không nói nữa, phần 3 là trang tiếp theo, bạn có thể chuyển đến đấy để tìm hiểu thêm.

Trở lại vấn đề, nghiên cứu quảng cáo cũ như thế nào? Thông thường, bạn sẽ vào phần bảng phân tích của Facebook để xem, sẽ có được độ tuổi, thiết bị, vùng miền… tuy nhiên số liệu đấy là không đủ để bạn tìm ra target, vậy nghiên cứu thêm bằng cách nào?

Đầu tiên, hãy tận dụng các công cụ của phân tích của Facebook để có được độ tuổi, giới tính, thiết bị, vùng… hiệu quả. Phần sở thích, chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu dựa trên chính bài quảng cáo của bạn.

Tiến hành như thế nào? Trang sau bạn nhé! (hết chỗ rồi =)))

Page 8: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

6. NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN QUẢNG CÁO CŨ

Để tiến hành phân tích sở thích, bạn hãy vào Profile của từng người đã comment (cần khoảng 30 – 50 người, mất khoảng 1h để làm việc này) và về sau, mỗi ngày bạn dành 30 phút để xem thêm từ 20 – 30 người nữa để bổ xung vào dữ liệu, sau 1 thời gian, bạn đã có một số liệu rất đáng tin cậy và hầu như không cần làm lại.

Quay trở lại, vào profile làm gì? Bạn hãy click vào mục xem thêm và chọn lượt thích trên mỗi Profile. Sau đó bạn tổng hợp lại những danh mục sở thích của họ. (lưu ý là loại bỏ các mục về thời trang, ăn uống, giải trí… những cái mà ai cũng quan tâm đi nhé)

Dưới đây là kết quả mình thu nhận được của việc nghiên cứu 1 người đã để lại comment. Bước tiếp theo cần làm gì? Hãy sang trang tiếp theo.

Page 9: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

6. NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN QUẢNG CÁO CŨ

Khi nghiên cứu Profile của những người đã comment, hãy ghi chép nó vào một file Execel, sau đó bạn cần tổng hợp và nhóm những sở thích xuất hiện nhiều nhất và nhóm những cái đó lại nếu nó gần giống nhau. Chẳng hạn ở đây, mình nhóm trang trí nhà cửa với nội thất làm 1.

Sau đó công việc của bạn là thử A/B với những nhóm target bạn vừa nghiên cứu được. Và chờ đợi kết quả.

Bật mí chút là chiến dịch mình nghiên cứu cho một dự án Bất động sản

Và kết quả bạn có thể nhìn ở hình bên dưới.

Page 10: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

7. NGHIÊN CỨU ĐỐI THỦ

Phần nghiên cứu đối thủ dùng kết hợp với việc

nghiên cứu quảng cáo của mình để tạo hiệu

quả cao hơn.

Bạn tiến hành chọn một vài đối thủ có quảng

cáo hiệu quả và trộn kết quả nghiên cứu các

Profile vào để kết quả trở nên chính xác hơn.

Công việc này thoặt nhìn thì thấy có vẻ mất

khá nhiều thời gian, tuy nhiên ngày đầu tiên

bạn dành ra 1 – 2h để nghiên cứu sau đó

những ngày khác dành từ 15 – 30 phút để

nghiên cứu và bổ xung dữ liệu vào bảng phân

tích. Sau 1 tuần và 1 tháng, bạn sẽ có một số

lượng data khá đáng tin cậy để tối ưu quảng

cáo của mình, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn

cho content, hoặc công việc khác

Page 11: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

8. DỰA TRÊN TỆP KHÁCH HÀNG CỦA FANPAGE

Fanpage sau một thời gian hoạt động và chạy quảng cáo, sẽ xuất hiện những tệp khách hàng, hãy tạo ra tập khách hàng đó hoăc tiến hành tạo đối tượng tương tự (Lookalike) và dùng nó để chạy quảng cáo. Hiện giờ Facebook đã cho tạo các tệp đối tượng với Fanpage, bạn nên tận dụng nó một cách tối đa.

Page 12: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

9. DỰA TRÊN DANH SÁCH KHÁCH HÀNG

Tương tự với Fanpage, bạn cũng nên tiến hành tổng hợp danh sách khách hàng, tạo đối tượng tuỳ chỉnh và triển khai trên tập Lookalike để test. Danh sách khách hàng của bạn càng nhiều, tệp Lookalike càng chất lượng. Vì vậy, không nên bỏ qua cách này để target nhé!

Page 13: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

9. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHÁC

Cũng có khá nhiều thời gian nghiên cứu và làm Facebook (thời gian trước) mình có một

vài kinh nghiệm chia sẻ như sau:

1. Hãy chia nhỏ đối tượng nhất có thể

2. Đừng để ngân sách quá cao cho một nhóm quảng cáo (từ 200k – 500k/ ngày là hiệu

quả) Có người sẽ thắc mắc, đơn giản là khi ngân sách thấp, Facebook sẽ ưu tiên

phân phối đến người phù hợp nhất. Nếu tệp rộng, cần chạy nhiều ngân sách thì nên

tạo nhiều nhóm quảng cáo tương tự nhau với ngân sách thấp hoặc tìm cách chia

nhỏ đối tượng ra.

3. Không nên sửa bài viết hoặc quảng cáo sau khi đã setup quảng cáo. Facebook dựa

vào tương tác ban đầu để đánh giá quảng cáo, nếu bạn sửa nhiều quá sẽ làm bài

viết không còn được đánh giá cao (theo quan điểm cá nhân là vậy)

Và cuối cùng, toàn bộ những gì ở trên đều là quan điểm và kinh nghiệm cá nhân, bạn

không nên bị ảnh hưởng bởi nó quá nhiều, nếu quảng cáo hiệu quả, thì cứ làm theo

cách của bạn, nếu không? Các nội dung mình chia sẻ cũng là một cách để bạn thử.

Page 14: [TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC!

Người chia sẻ: Ngọ Đức Tình

- fb.com/ndt.life2

- [email protected]

Bản quyền thuộc về MediaZ