phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học mỹ - số 3 | usguide

7
1 S3, tháng 3.2013 A. Chia skinh nghim apply 1. Orientation Mình bắt đầu có ý tưởng đi học ở Mỹ vào cuối năm 2 Đại Học với lý do lãng xẹt là… cậu bạn thân sang Mỹ mấy năm chưa chịu về chơi. Trong thời gian tìm đường sang với bạn, mình lại gặp đồng chí chồng, hồi đó cũng đang học ở Mỹ. Vậy là mình quyết định sẽ apply ngay sau khi tốt nghiệp Đại Học, cho mùa Fall 2011. Chính vì quyết định việc đi học và thời điểm apply trước cả khi có đầy đủ nhận thức về du học Mỹ cũng như định hướng nghề nghiệp nên hai vấn đề “Học chương trình gì?” và “Ngành nào?” tạo áp lực cho mình không ít trong suốt thời gian mình học Đại Học. Tại sao mình chọn MS thay vì MBA hay PhD? MBA vì mình được inspired rất nhiều từ các bài viết trên VietMBA. Hồi đó mình chưa gặp đồng chí người yêu nên ngoài chuyện mơ mộng gặp cậu bạn thân thì lúc nào mình cũng ước ao được sống và học tập trong môi trường toàn những người giỏi giang, được phát triển các kỹ năng mềm trong công việc, được tham gia bao nhiêu hoạt động thú vị của các chương trình MBA. Ngắn gọn, mình muốn được là một- trong-số-họ. Nhưng sau một thời gian tìm hiểu, mình cảm thấy MBA chưa phải là điều mình cần bây giờ và mình cũng chưa sẵn sàng cho những trải nghiệm mà một chương trình MBA mang đến. PhD : Mình vốn chỉ định học master, nhưng các chương trình master ở Mỹ lại không có nhiều Financial Assistantship cho sinh viên. Hồi đó mình nghe ngóng được nhiều trường hợp apply PhD, có nguồn funding từ giáo sư rồi học 2 năm thì lấy bằng master nên cũng hí hửng định đi theo hướng này. Rốt cục, sau một hồi tìm hiểu, mình phát hiện ra các chương trình PhD và Master về Marketing khác nhau rất nhiều. Các chương trình Master tập trung vào các kiến thức/kỹ năng để bạn tốt nghiệp có thể đi làm trong industry còn 2 năm đại cương trong chương trình PhD tập trung vào các vấn đề lý thuyết và kỹ năng trong nghiên cứu. Nếu bạn học xong 2 năm đại cương PhD in Marketing thì cũng phải lấy thêm khá nhiều courses nữa mới có thể có bằng master. Bạn sẽ mất thêm thời gian một cách không cần thiết. MS: Đó là lựa chọn phù hợp nhất với mình vì 2 lí do: Thứ nhất là Chương trình ĐH về Marketing Management của mình khá tổng quát nên mình muốn chương trình cao học sẽ đi sâu vào kiến thức & kỹ năng phục vụ cho một mảng cụ thể trong Marketing. Thứ hai là Các chương trình MS không yêu cầu nhiều kinh nghiệm làm việc để có thể get in & get benefits từ chương trình. Tuy nhiên, sau quá trình apply, mình có thể confirm là các trường ở Mỹ thường không có nhiều funding cho Master students. Cơ hội có được full tuition hầu như chỉ có được từ Graduate Assisstantship, mà GA thì có trường offer cho MS students, trường chỉ dành cho PhD/MBA students thôi. Tốt nhất là bạn nên email hỏi program director về chuyện funding cho MS students. Trên website của trường có thể có đề cập, nhưng thường là chung chung và mập mờ. Why Marketing Research? Nói về chuyện định hướng nghề nghiệp, mình như một người đứng giữa n ngã đường trong một ngày trời mù sương, không biết đi đâu về đâu và thậm chí không hình dung nổi mỗi con đường sẽ dẫn mình tới đâu, tất cả theo mình nghĩ là do những nguyên nhân sau: Chương trình học ĐH quá rộng và chung chung. Mình học Học viện Ngân hàng, và các bạn cùng lớp mình đều có ý định làm trong ngành Tài chính – Ngân hàng chứ không phải Marketing, kể cả là Marketing cho Ngân hàng. Họ hàng người quen của mình không có ai làm trong ngành. Mình quyết định apply ngay sau khi tốt nghiệp à Về mặt thời gian để trải nghiệm và quyết định, mình không có nhiều. Chính cơ hội thực tập và đi làm từ hồi ĐH đã giúp mình rất nhiều trong quyết định lựa chọn ngành học sau này. Lý do là mình được trực tiếp tiếp xúc với công việc/môi trường làm việc/những người làm trong ngành. Nó giúp mình có cái nhìn tốt về các ngành và nghề nghiệp, về cơ hội và thách thức với nghề, khả năng và hạn chế của mình trong công việc, mức độ phù hợp của mình với công việc và của công việc với tính cách của mình, tiềm năng phát triển của các lĩnh vực liên quan,… Đó là những điều mình đã cân nhắc khi quyết định chọn Marketing Research. Tất nhiên, tìm được một hướng đi phù hợp cho mình là cả một quá trình và chừng ấy thời gian của mình chưa thể coi là đủ, nên việc chọn Marketing Vũ Phan Hạnh Nguyên Master in Marketing Research, Southern Illinois University-Edwardsville -Master in Marketing Research, Southern Illinois University - Edwardsville -Class of 2013 -Graduate Assistantship -GPA: 7x, Academy of Banking-Ha Noi -TOEFL: 9x -GMAT : 650 Study-in-the-United-States Interview Series Phng vn chia skinh nghim du hc M

Upload: usguide

Post on 05-Dec-2014

1.117 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Xin chào các bạn, Tiếp nối sự đón nhận nồng hậu của các bạn sau 2 bài phỏng vấn đầu tiên, nhóm Interview Series hân hạnh cho ra mắt bài "Chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ số 3" của chị Hạnh Nguyên, Graduate Assistantship, Master in Marketing Research, Southern Illinois University-Edwardsville. Trong bài phỏng vấn này chị Hạnh Nguyên, 1 thành viên kì cựu của UsGuide sẽ chia sẻ thêm với các bạn lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội trong quá trình apply xin học và đạt học bổng cũng như lời khuyên để cân bằng thời gian học với thời gian tham gia hoạt động xã hội . Hơn nữa với mong muốn hỗ trợ tốt nhất cho các bạn đang ấp ủ giấc mơ du học đặc biệt là các bạn có ước mơ theo học về ngành Marketing, chị Hạnh Nguyên đã chia sẻ rất chi tiết kinh nghiệm chọn trường, hoàn thành hồ sơ đồng thời gửi kèm các tài liệu của chị trong bài phỏng vấn này. Nhóm biên tập rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, gợi ý câu hỏi phỏng vấn và giới thiệu những bạn đã apply thành công. Mọi ý kiến xin được gửi về chị Hòa theo địa chỉ email [email protected]. Mỗi một sự đóng góp sẽ là động lực rất lớn cho nhóm hoàn thiện tốt hơn ở những bài tiếp theo. Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn. Chúc các bạn apply thành công! T/M Ban Biên Tập Lê Hoàng

TRANSCRIPT

Page 1: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 3 | USGuide

1

Số 3, tháng 3.2013

A. Chia sẻ kinh nghiệm apply

1. Orientation

Mình bắt đầu có ý tưởng đi học ở Mỹ vào

cuối năm 2 Đại Học với lý do lãng xẹt

là… cậu bạn thân sang Mỹ mấy năm

chưa chịu về chơi. Trong thời gian tìm

đường sang với bạn, mình lại gặp đồng

chí chồng, hồi đó cũng đang học ở Mỹ.

Vậy là mình quyết định sẽ apply ngay sau

khi tốt nghiệp Đại Học, cho mùa Fall

2011.

Chính vì quyết định việc đi học và thời

điểm apply trước cả khi có đầy đủ nhận

thức về du học Mỹ cũng như định hướng

nghề nghiệp nên hai vấn đề “Học chương

trình gì?” và “Ngành nào?” tạo áp lực

cho mình không ít trong suốt thời gian

mình học Đại Học.

Tại sao mình chọn MS thay vì

MBA hay PhD?

MBA vì mình được inspired rất

nhiều từ các bài viết trên VietMBA.

Hồi đó mình chưa gặp đồng chí

người yêu nên ngoài chuyện mơ

mộng gặp cậu bạn thân thì lúc nào

mình cũng ước ao được sống và học

tập trong môi trường toàn những

người giỏi giang, được phát triển

các kỹ năng mềm trong công việc,

được tham gia bao nhiêu hoạt động

thú vị của các chương trình MBA.

Ngắn gọn, mình muốn được là một-

trong-số-họ. Nhưng sau một thời gian tìm

hiểu, mình cảm thấy MBA chưa phải là

điều mình cần bây giờ và mình cũng chưa

sẵn sàng cho những trải nghiệm mà một

chương trình MBA mang đến.

PhD : Mình vốn chỉ định học master,

nhưng các chương trình master ở Mỹ lại

không có nhiều Financial Assistantship

cho sinh viên. Hồi đó mình nghe ngóng

được nhiều trường hợp apply PhD, có

nguồn funding từ giáo sư rồi học 2 năm

thì lấy bằng master nên cũng hí hửng

định đi theo hướng này. Rốt cục, sau một

hồi tìm hiểu, mình phát hiện ra các

chương trình PhD và Master về

Marketing khác nhau rất nhiều. Các

chương trình Master tập trung vào các

kiến thức/kỹ năng để bạn tốt nghiệp có

thể đi làm trong industry còn 2 năm đại

cương trong chương trình PhD tập trung

vào các vấn đề lý thuyết và kỹ năng trong

nghiên cứu. Nếu bạn học xong 2 năm đại

cương PhD in Marketing thì cũng phải

lấy thêm khá nhiều courses nữa mới có

thể có bằng master. Bạn sẽ mất thêm thời

gian một cách không cần thiết.

MS: Đó là lựa chọn phù hợp nhất với

mình vì 2 lí do: Thứ nhất là Chương

trình ĐH về Marketing Management của

mình khá tổng quát nên mình muốn

chương trình cao học sẽ đi sâu vào kiến

thức & kỹ năng phục vụ cho một mảng

cụ thể trong Marketing. Thứ hai là Các

chương trình MS không yêu cầu nhiều

kinh nghiệm làm việc để có thể get in &

get benefits từ chương trình. Tuy nhiên,

sau quá trình apply, mình có thể confirm

là các trường ở Mỹ thường không có

nhiều funding cho Master students. Cơ

hội có được full tuition hầu như chỉ có

được từ Graduate Assisstantship, mà GA

thì có trường offer cho MS students, có

trường chỉ dành cho PhD/MBA students

thôi. Tốt nhất là bạn nên email hỏi

program director về chuyện funding cho

MS students. Trên website của trường có

thể có đề cập, nhưng thường là chung

chung và mập mờ.

Why Marketing Research?

Nói về chuyện định hướng nghề nghiệp,

mình như một người đứng giữa n ngã

đường trong một ngày trời mù sương,

không biết đi đâu về đâu và thậm chí

không hình dung nổi mỗi con đường sẽ

dẫn mình tới đâu, tất cả theo mình nghĩ là

do những nguyên nhân sau:

Chương trình học ĐH quá rộng và

chung chung.

Mình học Học viện Ngân hàng, và

các bạn cùng lớp mình đều có ý

định làm trong ngành Tài chính –

Ngân hàng chứ không phải

Marketing, kể cả là Marketing cho

Ngân hàng.

Họ hàng người quen của

mình không có ai làm trong ngành.

Mình quyết định apply ngay

sau khi tốt nghiệp à Về mặt thời

gian để trải nghiệm và quyết định,

mình không có nhiều.

Chính cơ hội thực tập và đi làm từ

hồi ĐH đã giúp mình rất nhiều trong

quyết định lựa chọn ngành học sau

này. Lý do là mình được trực tiếp

tiếp xúc với công việc/môi trường

làm việc/những người làm trong

ngành. Nó giúp mình có cái nhìn tốt

về các ngành và nghề nghiệp, về cơ hội

và thách thức với nghề, khả năng và hạn

chế của mình trong công việc, mức độ

phù hợp của mình với công việc và của

công việc với tính cách của mình, tiềm

năng phát triển của các lĩnh vực liên

quan,… Đó là những điều mình đã cân

nhắc khi quyết định chọn Marketing

Research. Tất nhiên, tìm được một hướng

đi phù hợp cho mình là cả một quá trình

và chừng ấy thời gian của mình chưa thể

coi là đủ, nên việc chọn Marketing

Vũ Phan Hạnh Nguyên Master in Marketing Research, Southern Illinois

University-Edwardsville

-Master in Marketing Research, Southern Illinois University - Edwardsville -Class of 2013 -Graduate Assistantship -GPA: 7x, Academy of Banking-Ha Noi -TOEFL: 9x -GMAT : 650

Study-in-the-United-States Interview Series

Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ

Page 2: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 3 | USGuide

2

Research lần này không có nghĩa là mình

sẽ không tìm đến một hướng đi khác

trong tương lai. Tuy nhiên, mình luôn

nghĩ rằng việc ra quyết định dựa trên

thông tin/trải nghiệm/cân nhắc giúp mình

tiết kiệm thời gian và tìm được hướng đi

của mình một cách nhanh hơn.

Anh/chị chia sẻ về quá trình học tiếng

Anh, thi Toefl, GRE, GMAT điểm số

đạt được và một vài lời khuyên.

TOEFL:

Điểm TOEFL nói chung không đóng vai

trò quyết định trong việc bạn được nhận

hay không, nhưng lại đóng vai trò quyết

định trong việc bạn có đủ tiêu chuẩn để

apply hay không. Hầu hết các business

school có ranking cao đều yêu cầu

TOEFL >100. Bạn nên lấy cái mốc này

làm mức phấn đấu. Nếu muốn xin TA thì

nên có Speaking

score >26. Nếu

TOEFL đã trên

100 thì không cần

thiết phải thi lại,

vì chỉ cần TOEFL qua min là hồ sơ của

bạn lọt qua vòng gửi xe và người ta sẽ

không ngó đến điểm TOEFL của bạn nữa

(trừ khi bạn apply TA).

Một số trường tốt, ranking cao vẫn có thể

yêu cầu min chỉ 80 hay thậm chí thấp

hơn, hoặc bạn có thể thi lại và cập nhật

điểm TOEFL trước khi vào học. Nếu hồ

sơ bạn tốt mà điểm TOEFL chưa cao, bạn

cũng có thể liên lạc để đàm phán với

trường. Nên học tập trung & giải quyết

dứt điểm TOEFL càng sớm càng tốt

(trong vòng 1.5 năm trước khi nộp hồ

sơ). Không nên mất quá nhiều thời gian

cho TOEFL.

Kinh nghiệm học thi TOEFL, bạn có thể

xem trên các diễn đàn du học. Mỗi người

sẽ có cách học, thời gian học khác nhau.

Mục này mình sẽ không đi sâu thêm nữa.

GMAT:

Mỗi trường có một tiêu chí riêng về

GMAT. Có trường rất coi trọng GMAT,

có trường đánh giá khả năng/định

hướng/kinh nghiệm làm việc của bạn

nhiều hơn. Một số trường có đưa ra mức

điểm GMAT tối thiểu, hoặc mức trung

bình để bạn tham khảo. Nói chung, điểm

GMAT cao sẽ giúp làm sáng bộ hồ sơ

của bạn. Còn thế nào gọi là “cao” thì còn

phụ thuộc vào trường & chương trình bạn

học (tham khảo website các trường để

biết thêm chi tiết). Tuy nhiên, điểm

GMAT thấp hơn mức trung bình của

trường không có nghĩa là bạn không có

cơ hội được nhận.

Với GMAT,

hãy cố gắng

hết sức có thể,

nhưng cũng

đừng quá mất

thời gian vào

nó. Theo kinh

nghiệm học

thi GMAT

của mình,

mình khuyên

mọi người

nên học một

cách tập trung trong vòng 3-6 tháng và

học có phương pháp. Khi học nhớ review

kỹ các câu mình làm sai. Các forum về

GMAT/standard tests là nguồn tài liệu vô

cùng quý giá để bạn check câu hỏi và học

phương pháp suy luận

của những người khác.

Việc học không tập trung

và kéo dài thời gian học

GMAT có thể khiến bạn

cảm thấy bão hòa, mệt mỏi, và thấy áp

lực. Sau cùng, GMAT cũng chỉ là một kỳ

thi và là một yêu tố trong bộ hồ sơ của

bạn. Thời gian của bạn nói chung, và việc

apply nói riêng còn nhiều thứ đáng để

đầu tư hơn là để mọi thứ bị delay chỉ vì

điểm GMAT. Lời khuyên này dựa trên

thực tế là một số người bạn mình điểm

GMAT không cao vẫn có thể apply được

trường tốt và có thể xin học bổng. Cũng

có một số người khác dành cả năm trời ở

nhà để học GMAT, cuối cùng vẫn không

apply được vì điểm không cao (và lý do

thi điểm không cao theo mình là do tâm

lý & phương pháp học, chứ đồng chí này

học chuyên Anh, từng đi làm gần 10 cho

ngân hàng nước ngoài).

Anh/chị chia sẻ về

quá trình apply

trong ngành của

mình: các bước

chuẩn bị (CV,

LOR, SOP, Essays) và lời khuyên dành

cho các bạn để chọn trường phù hợp.

Resume:

Adcom sẽ không dành nhiều thời gian để

đọc resume của bạn nên resume chỉ nên

viết ngắn gọn trong một trang giấy. Nên

đưa vào resume những điểm nổi bật chứ

không cần thiết phải đưa vào cho

“nhiều”. Mình gửi ở đây các tài liệu

(attached file) mình dùng trong quá trình

viết resume để mọi người tham khảo.

Trong này bao gồm tài liệu + list các

động từ hay sử dụng cho resume + form

resume của Wharton.

Resume nên được viết sớm và cập nhật

thường xuyên. Nên đưa cho những người

khác đọc và sửa.

Họ sẽ giúp bạn sửa

câu chữ, cách

dùng từ và diễn

đạt sao cho ấn

tượng. Ngoài ra,

bạn cũng nên hỏi

người đọc xem họ

đọc resume của

bạn có thấy chỗ

nào khó hiểu, diễn

đạt chưa được rõ

ràng, họ bị hiểu sai

ý bạn muốn diễn đạt không. Đặc biệt là

những người làm lâu trong ngành sẽ giúp

bạn viết theo đúng văn phong trong

ngành của bạn. Điều này đúng cả với

LOR và SOP.

LOR:

Người viết LOR, nên chọn người làm

việc trực tiếp với bạn, hiểu rõ bạn và

support cho việc du học của bạn. Nên nói

chuyện với họ sớm về việc viết LOR. Có

thể nói với họ về dự định của bạn, trường

của bạn, tầm quan trọng của LOR, những

điểm bạn muốn nhấn mạnh trong LOR.

Nếu họ muốn bạn tự viết thì bạn cũng

nên gửi cho họ đọc xem có bổ sung hay

sửa đổi gì không (dù sao, LOR cũng thể

hiện đánh giá và cái nhìn của người khác

về bạn). Nói chung, không nên tự mình

viết cả 3 LOR vì adcom có thể nhận ra

giọng văn giống nhau trong 3 LOR mà

bạn viết. Ngoài ra, mình khuyên mọi

người không nên “sáng tác” bất cứ điều

gì trong LOR. Chỉ nên tìm cách kể câu

chuyện cho hay và logic thôi. Chính vì

thế, từ trước khi apply, bạn nên cố gắng

thể hiện mình trong quá trình học và làm

việc, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với

mọi người. Mình

có tài liệu hướng

dẫn viết một LOR

tốt của thầy Hồ

Lê Vũ. Các bạn

cần có thể liên lạc với mình để xin bản

mềm tài liệu này.

Việc submit LOR: Hầu hết các trường đều prefer bạn submit

online. Sau khi bạn submit application

online thì hệ thống sẽ gửi email về cho

những người viết LOR cho bạn. Bạn nên

gọi điện hoặc email cho họ để nhắc họ

việc này. Tránh tình trạng bị miss

deadline. Nếu bạn định gửi qua post mail

thì nên đọc kỹ xem trường có yêu cầu gì

thêm không. Một số trường yêu cầu thư

giới thiệu phải được gửi kèm với form

của trường và đặt trong phong bì dán

“Hãy học tập trung và giải

quyết dứt điểm các kỳ thi TOEFL, GMAT”

“Tìm bạn đồng hành (để trao

đổi thông tin, động viên và giúp

đỡ nhau trong quá trình apply)”

Page 3: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 3 | USGuide

3

kín, có chữ ký nháy của người giới thiệu.

Essays:

Nên tham khảo cuốn “How to get in the

top MBA programs” về cách viết essays.

Mình không tham khảo tài liệu nào khác

ngoài tài liệu này, thấy họ phân tích rất

hay và có nhiều ví dụ cụ thể để mình

tham khảo. Tuy nhiên, viết essays hay

phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ cũng

như trải nghiệm thực tế của bạn. Khi viết

essays, hãy là chính bạn, không nên sao

chép hay mượn ý tưởng từ bất cứ essays

mẫu nào. Trước khi apply, mình cũng

đọc khá nhiều bài chia sẻ hay về việc viết

essays trên diễn đàn VietMBA. Các bạn

apply biz school có thể tham khảo trên

diễn đàn này. Cá nhân mình apply MS,

hầu hết các trường đều hỏi Why this

career track? Why this school nên mình

không quá vất vả trong việc viết

lách & Mọi người nên tham khảo kinh

nghiệm các anh/chị apply MBA, là những

người có kinh nghiệm phong phú trong

việc này.

Với business school, essays là một trong

những yếu tốt cực kỳ quan trọng khi

adcom xem xét hồ sơ của bạn. Đây là

phần nên được đầu tư nhiều trong bộ hồ

sơ (về thời gian, chất xám & trải nghiệm

thực tế).

GPA:

Cái này, chỉ với những bạn còn học ĐH

thì mới có thể phấn đấu được thôi. GPA

càng cao càng tốt, nhưng điểm tuyệt đối

không quan trọng bằng thứ hạng của bạn

trong lớp/khoa. Về việc điểm GPA

cao/thấp, hay “có nên convert GPA sang

hệ thống điểm của Mỹ không” thì cũng

đã có một số topic thảo luận trên forum

rồi. Mình sẽ không nói lại ở đây nữa.

Anh/chị chia sẻ về quá trình tìm

trường và lời khuyên để chọn trường

phù hợp

Quá trình chọn trường: Highest-rank

doesn’t mean best-fit.

General ideas

Phần lớn mọi người khi chọn trường

thường để ý đến ranking. Mình cũng vậy.

Và tất nhiên phải có lý do chính đáng cho

việc này. Tuy nhiên, trường rank cao hơn

không có nghĩa là nó phù hợp hơn với

bạn. Quan trọng là bạn biết bạn cần điều

gì và bạn có gì để tìm được trường phù

hợp nhất.

Ngoài ra, bảng ranking dành cho MBA

chưa chắc đã đúng với các chương trình

MS. Tóm lại là trừ khi bạn học MBA và

có quá nhiều lựa chọn nên phải dùng

ranking để lọc bớt, còn không, hãy tìm

hiểu kỹ về từng trường và chương trình

mình định học.

Về việc chọn trường, có rất nhiều tiêu chí

để chọn:

Location :

Ảnh hưởng đến thời tiết (mình có chị bạn

chỉ apply các trường West Coast vì thời

tiết đẹp), cuộc sống hàng ngày (bạn thích

ở thành phố lớn, nhộn nhịp hay những

college town nhỏ yên tĩnh), khả năng

kiếm việc (trường của bạn có ở gần các

công ty trong ngành của bạn hay không,

có thuận tiện cho việc travel kiếm job hay

không), mức độ an toàn,…

Curriculum : Mỗi trường có một thiết kế

chương trình khác nhau phù hợp với mục

tiêu và đối tượng đào tạo của trường. Bạn

nên xem

curriculum để

biết chương

trình của

trường có phù

hợp với nhu

cầu của mình

không.

Internship

opportunity:

Điều này khá

quan trọng với

những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm

làm việc. Phần lớn các chương trình

MBA đều yêu cầu sinh viên đi intern.

Nhưng MS thì khác. Rất nhiều chương

trình MS trong business school học tập

trung trong vòng 1 năm, sinh viên lấy đủ

credit thì tốt nghiệp.

Financial Assistantship : Cái này là mối

quan tâm của khá nhiều bạn. Như mình

đã nói ở trên, nên email hỏi trực tiếp khoa

để có thông tin chính xác nhất.

Network: Của trường/giáo sư/alumni

trong ngành của bạn.

Ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác như

class, classmate, environtment, culture,

extracurriculum activities,…

MS in Marketing

Cái này mình viết riêng cho các bạn quan

tâm. Hồi xưa, khi xác định học một

chương trình MS về Marketing, mình có

đi lục lọi trên mạng và tập hợp được một

list các trường có offer chương trình này

(attached file). Tuy nhiên, list này chỉ cập

nhật vào thời điểm 1.5 năm trước nên các

bạn sử dụng thì nên cố gắng tìm hiểu

thêm.

Có thể tạm phân loại các chương trình

MS in Marketing:

Path way to PhD : Đây là các chương

trình nên tảng cho các bạn muốn chuyển

tiếp lên học PhD sau này. Chương trình

tập chung vào các vấn đề lý thuyết và kỹ

năng nghiên cứu. Một số trường

offer: Columbia University Business

School; University of Florida,

Warringdon College of Business;

University of Nebraska-Lincoln,…

MS in Marketing : Bạn nào có biết về

Marketing thì biết luôn rằng Marketing

rất rộng. Những chương trình thế này,

bạn sẽ được điểm qua gần hết các mảng

trong Marketing và sẽ có nhiều cơ hội lựa

chọn nghề nghiệp sau này. Có một số

chương trình fix luôn các môn học của

bạn, có một số

chương trình cho

phép bạn chọn

các career track

khác nhau để học

tập trung sau khi

hoàn thành

những môn cơ

sở. Tóm lại, các

chương trình này

rộng nhưng

không sâu lắm.

MS in Advertising, Brand

Management, Marketing Research,… :

Các chương trình này được thiết kế riêng

cho từng career track, đào tạo sâu cho

bạn những kiến thức và kỹ năng cụ thể

cần thiết cho công việc sau này. Nếu bạn

quyết tâm theo đuổi một lĩnh vực nhỏ

trong Marketing & bạn biết những con

đường có thể đi với career track này, thì

đây là chương trình phù hợp với bạn.

Tùy vào background, nhu cầu học, goal

“Nên chuẩn bị từ sớm, nhất

là về mặt thông tin và định

hướng”

Page 4: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 3 | USGuide

4

sau khi tốt nghiệp mà mỗi người có lựa

chọn khác nhau. Đối với một đứa đã có

background và ít nhiều kinh nghiệm làm

việc về Marketing thì các chương trình

học tập trung sẽ phù hợp hơn. Có nhiều

người nói mình ít kinh nghiệm làm việc,

đặc biệt là với Marketing Research, nếu

cứ đâm đầu vào "ngõ hẹp" thì sẽ hạn chế

nhiều cơ hội trong tương lai. Cá nhân

mình không nghĩ thế, vì:

Thứ nhất là Đi học về

Marketing Research không có

nghĩa là ra phải đi làm

researchers. Quá trình học và

làm việc của mình cho thấy,

Marketing Research là mảng

quan trọng và có tính ứng dụng

cao trong nhiều vị trí, nhiều

level, nhiều dạng công ty, và

trong nhiều mảng của

Marketing. Cái này cũng đúng

với những career track

khác/chương trình khác. Bạn đi

học không phải là để bạn làm đúng nghề

đó. Bạn đi học để bổ sung những kiến

thức/kỹ năng còn thiếu nhằm phục vụ cho

mục tiêu nghề nghiệp sau này.

Thứ hai là Với câu hỏi về khả năng xin

việc sau này, mình xin trích dẫn đoạn đối

thoại của anh Darren với chị Diệp (MS in

Actual Science) trên VietMBA.

“Anh Darren: Anh cứ tưởng ngành hẹp

hơn thì sẽ khó xin việc hơn chứ?

Chị Diệp: Đúng là nhìn một cách nào đó

thì ngành hẹp sẽ khó xin việc hơn, nhưng

khi nói Actual Science dễ kiếm việc hơn

Business thì em không nhìn vào hẹp hay

không hẹp mà em nhìn vào xem cái nào

có niche hay không. Học chung chung

thôi thì khi đi interview sẽ mang gì ra để

quảng cáo về bản thân được đây. Kinh

nghiệm bản thân em thì thấy rằng trong

suốt năm cuối học undergrad em chẳng

có interview nào cho finance job và có

tầm 6-7 interview cho actuarial science.

Em nghĩ là do em chẳng có gì để chứng

tỏ là hơn các bạn khác (đặc biệt là Mĩ)

khi cạnh tranh cho corporate finance &

business nói chung, các công ti đến tuyển

cũng đông nhưng qualification của job

thì tập trung vào communication,

leadership, etc. -> không cái nào là thế

mạnh của em và cả nhiều sinh viên quốc

tế khác. Còn AS thì nó cần quant skills và

nó nhìn vào exam để phần nào đánh giá

interviewee, biết những cái như thế thì

mình biết làm gì để chuẩn bị”

Anh chị hãy chia sẻ kinh nghiệm dành

được học bổng của mình

Với GA, chương trình của mình ghi rõ

trên website là có offer GA position cho

MMR students, yêu cầu các bạn điền

form và gửi về địa chỉ abc. Thế là mình

làm theo và ngồi đợi dài cổ chả thấy có ai

có phản hồi là được hay không được. Rốt

cục, mình phải email hỏi han khoa --> Tự

gõ cửa từng bác giáo sư để hỏi bác có

nhận GA không cho cháu xin được tự

ứng cử --> Đi phỏng vấn với 3 ông giáo

sư của khoa --> Tiếp tục chờ dài cổ (chờ

lâu quá lại viết mail hỏi han, cập nhật

tình hình, hứa hẹn) --> Sau khi cảm thấy

hết hy vọng thì một ngày đẹp trời, có bác

giáo sư (đã phỏng vấn mình) gửi mail

bảo mày làm GA cho tao nhé .

Sau này mình mới biết là mình nộp hồ sơ

khá sớm. Vào thời điểm mình gửi

application & resume thì các bác giáo sư

đang có đủ GA hết GA cho kỳ Summer

rồi & chưa biết tình hình kỳ Fall thế nào.

Hồ sơ của

mình thì vẫn

được nhét

trong folder

của khoa, để

bác nào có nhu

cầu tự giở ra

xem rồi tự

contact. Đến

lúc các bác GS

phỏng vấn, họ

thường không

quyết định ngay mà chờ phỏng vấn thêm

vài ba người nữa --> Thời gian kéo dài

bất tận.

Nhưng tóm lại là mọi thứ thường sẽ có

kết quả tốt khi mình biết cố gắng và cố

gắng liên tục. Mình nghĩ nếu như mình

chỉ quẳng hồ sơ rồi đợi, hoặc nếu chỉ

phỏng vấn mà không có động tác gì thêm

thì sẽ rất ít có khả năng được GA. Nói

chung, bên này người ta đề cao sự chủ

động và nhiệt tình của mình (tất nhiên là

phải chủ động một cách có chừng mực và

thông minh, đừng để các giáo sư thấy bị

làm phiền hay cảm thây đang bị hối

thúc). Anyway, lại thông điệp "Never

give up". Mình đã từng nghĩ nếu kỳ đầu

tiên mình chưa có GA thì kỳ 2 mình vẫn

có thể tiếp tục xin GA hoặc Internship.

Thế nên chẳng có gì phải bi quan và chán

nản cả.

Định hướng nghề nghiệp tương lai của

anh/chị là gì?

Mình thích làm những công việc

liên quan tới quantitative analysis,

online marketing, social media

research.

Theo anh/chị muốn tìm được

một công việc tốt tại Mỹ hoặc

Việt Nam trong lĩnh vực mà

anh/chị theo đuổi thì cần chuẩn

bị những kĩ năng và kinh nghiệm

như thế nào? Đâu là yếu tố quyết

định?

Câu hỏi này rất rộng. Với những

người sẽ học chương trình MMR thì

mình nghĩ kiến thức và kỹ năng chuyên

môn trong chương trình tương đối đầy

đủ. Nếu bạn muốn tìm được một công

việc tốt thì nên tìm kiếm các chương trình

thực tập liên quan trong quá trình học.

Communication skills (small talk,

presentation, writing skills) là rất quan

trọng vì bạn sẽ phải thường xuyên trao

đổi với khách hàng, viết báo cáo, thuyết

trình. MS Office skills, đặc biệt là khả

năng phân tích số liệu trên Excel cũng rất

cần thiết. Trong trường, bạn thường phân

tích số liệu với SPSS, nhưng nhiều công

ty bên ngoài vẫn sử

dụng Excel.

Nhu cầu về nhân

sự trong ngành này

ở Mỹ tương đối lớn

(ở Việt Nam có lẽ

cũng vậy). Tuy

nhiên, nếu bạn

muốn xin việc ở

Mỹ thì việc tìm

được công ty có

sponsor visa cũng

không hề đơn giản. Nên cố gắng tìm

kiếm vào tạo network trong ngành.

Network là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến

thành công của bạn khi tìm việc.

Theo anh/chị, điểm nào là điểm thú vị

nhất & ít thú vị nhất trong ngành /

nghề đó?

Điểm thú vị nhất của Marketing Research

là giúp trả lời rất nhiều câu hỏi về những

hiện tượng diễn ra hàng ngày trong

Marketing World, cũng như cung cấp

Page 5: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 3 | USGuide

5

nhiều thông tin để có thể đưa ra một

Marketing Plan tốt. Điểm ít thú vị nhất là

thông thường công việc yêu cầu bạn phải

rất chú trọng vào chi tiết/tiểu tiết (những

con số, logic trong cách trả lời survey,

câu chữ được sử dụng,…). Điều này có

thể khó hoặc nhàm chán với một số

người.

Theo nhận

định của

anh/chị,

ngành/nghề

đó phát triển

nhất ở những

nơi nào trên

thế giới? Ở

Việt Nam thì

sao?

Marketing

Research rất

phổ biến ở những nước phát triển (đặc

biệt là Mỹ) và cũng đang chiếm một vai

trò quan trọng tại những nước đang phát

triển. Ở Việt Nam, có khá nhiều các công

ty về Marketing Research tại TPHCM và

Hà Nội. Hiện tại, những công ty

Marketing Research lớn trên Thế Giới

cũng đặt trụ sở tại TPHCM và có văn

phòng ở Hà Nội. Các công ty đa quốc gia

như Unilever, Pepsi, Cocacola, P&G,…

cũng có bộ phận Marketing Research

riêng. Mình nghĩ đây là một ngành rất

triển vọng ở Việt Nam.

Làm thế nào mà anh/chị xác định được

mình nên theo ngành nào? Đó là niêm

đam mê và sở thích của mình ?

Mình xác định muốn theo đuổi Marketing

Research trong quá trình làm copywriter

tại một công ty về thương hiệu. Trong

quá trình làm việc, mình gặp khá nhiều

khó khăn trong việc hiểu khách hàng của

mình (clients - các công ty và sản phẩm

của họ) cũng như đối tượng mình hướng

đến (customers) vì thiếu thông tin (bản

thân công ty mình cũng như khách hàng

đều không có những nghiên cứu cụ thể và

tin cậy về thị trường, sản phẩm, người

tiêu dùng). Từ đó, mình nhận thấy tầm

quan trọng của Marketing Research cũng

như thực tế là việc làm market research

tại Việt Nam còn nhiều thiết sót về cả

nhân sự lẫn quy trình làm việc. Ngoài ra,

trong quá trình tìm hiểu, mình thấy khả

năng & tính cách của mình tương đối phù

hợp với ngành. Đó là lý do mình muốn

sang Mỹ học về Marketing Research.

Mức độ phù hợp giữa ngành / nghề

đang làm với nền tảng học vấn (đặc

biệt là bậc trên đại học) như thế nào?

Mình học Marketing Management tại

Việt Nam, có 1.5 năm làm copywriter

trong một công ty về thương hiệu. Mình

nghĩ đó là nền tảng khá tốt cho mình theo

học chương trình Master in Marketing

Research. Hy vọng tháng 8 tới sau khi tốt

nghiệp, mình sẽ tìm được một công việc

phù hợp với khả năng và định hướng

nghề nghiệp của mình..

Sự cần thiết

phải tìm hiểu,

xác định

ngành / nghề

muốn theo

đuổi càng sớm

càng tốt?

(trước, trong,

sau khi đi

học?)

Bạn xác

định được

ngành/nghề muốn theo đuổi càng sớm thì

càng có nhiều cơ hội học hỏi và va chạm

trong nghề. Tuy nhiên, không bao giờ

muộn để tìm thấy và theo đuổi con đường

sự nghiệp phù hợp với mình.

B. Chia sẻ về cuộc sống và học tập tại Mỹ

Lý do gì khiến Anh/Chị lựa chọn

trường Anh/Chị theo học sau đại học?

Những điểm nổi bật khiến trường thu

hút sinh viên nói chung?

Mình theo học chương trình Master in

Marketing Research (MMR). Southern

Illinois University Edwardsville (SIUE)

là một trong số ít những trường có

chương trình này. Mình chọn SIUE vì

nguồn tài trợ về tài chính (financial aid)

mà trường hỗ trợ cùng với việc mình làm

Graduate Assistantship.

Những điểm nổi bật khiến trường thu hút

sinh viên nói chung thì mình không rõ

lắm, nhưng chương trình MMR của SIUE

thu hút sinh viên bởi nguồn hỗ trợ tài

chính dồi dào, cơ hội thực tập tại một

trong những công ty lớn về Marketing

Research, chương trình học tốt, và tỉ lệ

sinh viên ra trường có việc làm cao

(nearly 100%).

Anh/Chị đánh giá thế nào về môi

trường học tập của trường? (lớp học,

bạn cùng lớp, giáo sư, trang thiết bị, hỗ

trợ của trường cho sinh viên trong học

tập/nghiên cứu/tìm kiếm cơ hội làm

việc,…)

Điều mình thích nhất có lẽ là bạn cùng

lớp. Chương trình MMR của mình khá

nhỏ nên mọi người có cơ hội làm việc

nhóm với nhau nhiều, biết nhau khá rõ,

và hỗ trợ nhau sau khi tốt nghiệp. Các

alumni cũng rất nhiệt tình giúp đỡ bọn

mình những khi cần.

Hai giáo sư mình thích nhất trong chương

trình MMR (thuộc Marketing and

Management Department) là Dr. Segal và

Dr. Giacobbe. Các lớp của hai giáo sư

này rất hay. Vì quy mô lớp nhỏ nên học

sinh cũng dễ dàng tiếp xúc và hỏi han các

giáo sư.

Cơ sở vật chất thì mình không có nhận

xét gì. Mình nghĩ là tương tự như các

trường khác thôi. Career Services của

trường thì mình nghĩ là không bằng nhiều

business schools khác. Có lẽ đây là điểm

yếu nhất. Một điểm khác mình không

thích, đó là các lớp học trong chương

trình MMR hầu như là lớp buổi tối hoặc

cuối tuần, mỗi buổi học 4h30’-8h nên khá

mệt. Lý do của việc này là rất nhiều sinh

viên trong chương trình MMR đi thực tập

trong tuần nên các lớp ban ngày rất khó

sắp xếp.

Anh/Chị gặp những khó khăn gì khi

bắt đầu học tập tại Mỹ? Theo Anh/Chị,

sinh viên Việt Nam nói chung cần

chuẩn bị những gì để thích nghi được

với môi trường học tập tại đây?

Khó khăn lớn nhất của mình khi bắt đầu

học là ngồi nghe giảng liên tục trong 4h-

8h đồng hồ. Cường độ học như thế đôi

khi khiến mình dễ mất tập trung, hoặc

nếu quá tập trung thì sẽ hơi mệt. Ngoài

ra, trong chương trình của mình, sinh

viên bản địa chiếm số đông. Điều đó

cũng gây khó khăn cho mình khi hang

out với các bạn cùng lớp. Nếu nói chuyện

với 1-2 bạn thì không sao, nhưng khi các

bạn Mỹ đứng 1 nhóm với nhau thì

thường các bạn ấy nói nhanh & hay nói

về những thứ mình thậm chí cũng chưa

biết (sport, local restaurants, T.V shows,

some events,…). Phải mất một thời gian

để làm quen với môi trường và văn hóa

mới thì mình mới cảm thấy dễ dàng hơn

khi tham gia một nhóm toàn các bạn bản

xứ.

Page 6: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 3 | USGuide

6

Mình khuyên các bạn trong quá trình

apply thì nên luyện nghe nói tiếng Anh

thật tốt. Đồng thời chịu khó tìm hiểu văn

hóa Mỹ,

theo dõi

các tin

tức Thời

sự, kinh

tế, văn

hóa của

Mỹ để đi

nói

chuyện

với dân

bên này.

Khi mình

mới đến thì bạn bè cũng rất thích hỏi về

mình và Đất Nước mình, nên có những

câu chuyện thú vị để kể cho các bạn ấy

nghe.

Trường SIUE cũng có chương trình host

family cho international students. Đây là

một chương trình hay để các bạn làm

quen với người bản địa và học hỏi về văn

hóa Mỹ.

Cảm xúc của anh/chị về việc học tập ,

bạn bè tại Mỹ sau. Kỉ niệm đáng nhớ

nhất của anh/ chị đã trải qua trong quá

trình học tập ?

Nếu nhìn lại, có lẽ mình nhớ nhất là bạn

bè. Kỳ đầu tiên sang Mỹ học, mình chưa

có bằng lái xe. Mùa Đông không đi xe

đạp trong bike trail để đến trường được,

mình phải bắt bus. Mà bus ở

Edwardsville thì vừa ít lại vừa đi lòng

vòng nên đi lại rất vất vả. Lúc đó đã có

rất nhiều bạn bè đề nghị qua đón mình đi

học và đưa về. Những lớp mình học

thường là lớp tối (6PM-10.30PM) hoặc

cuối tuần (8AM-4.30PM) nên để qua đưa

đón mình đi học như thế, các bạn ấy đều

phải đi rất sớm và về rất muộn. Có bạn

nhà gần trường nhưng vẫn vòng qua đón

mình vào những ngày Chủ Nhật không có

bus. Đúng là nếu không có các bạn thì

mình cũng không biết phải làm sao. Mình

có một người bạn Trung Quốc và một

người bạn Nga biết mình mới sang lủi

thủi một mình nên rất chịu khó giới thiệu

các bạn bè, rủ mình đi nhà thờ, đi chơi

với các bạn ấy nữa. Mình cảm thấy thực

sự may mắn khi có những người bạn như

thế.

Điều gì anh /chị thấy thu được nhiều

nhất từ quá trình học tập bên này?

Ngoài kiến thức chuyên môn thì cái mình

thu được nhiều nhất là khả năng thuyết

trình bằng tiếng anh & khả năng làm việc

nhóm với những người có background và

tính cách khác nhau.

Anh/Chị có thể mô tả ngắn gọn về nơi

mình đang sống? (đặc điểm địa lý, khí

hậu, văn hóa, dân cư, các địa danh &

sự kiện nổi tiếng,…)

Edwardsville là một

thành phố nhỏ phía Nam

bang Illinois, cách thành

phố Chicago 5h lái xe.

Thành phố gần nhất với

mình là St. Louis (bang

Missouri), cách 30’ lái

xe. Thành phố của mình

khá yên tĩnh, thanh bình,

và an toàn. Thành phố

cũng có tương đối đầy đủ

dịch vụ. Tuy nhiên, nếu muốn ăn đồ Việt,

đi chợ Việt, đi shopping outlets, hay vui

chơi giải trí thì thường phải lái xe lên St.

Louis. Ở đây ít người Việt, chủ yếu là

dân da trắng (chiếm khoảng 70%). Xung

quanh thành phố của mình là rừng nên

mùa Thu hay mùa Xuân lái xe loanh

quanh hoặc đạp xe trong bike trail rất

đẹp.

Edwardsville có khí hậu đặc trưng của

vùng Midwest với 4 mùa rõ rệt. Mùa

Đông lạnh nhưng không có tuyết nhiều.

Anh/Chị gặp những khó khăn gì khi

bắt đầu cuộc sống tại đây? Anh/Chị

muốn chia sẻ kinh nghiệm gì với các

bạn sinh viên sắp/có ý định sang sống

và học tập?

Mình đến Edwardsville vào mùa hè. Nhà

mình gần khu shopping và gần một bike

trail dẫn đến trường nên mọi thứ tương

đối ổn. Tuy nhiên, phương tiện giao

thông công cộng ở Edwardsville không

được phổ biến. Thành phố có ít tuyến

bus, thường phải đi vòng và đợi bus lâu.

Đó là một bất lợi nếu như không có xe

ôtô. Ngoài chuyện đi lại khó khăn vào

mùa Đông lúc mình chưa có xe thì mình

không gặp khó khăn gì hết.

Khi mới sang Mỹ, ngoài chuyện thu xếp

nhà cửa và chuẩn bị cho kỳ học theo

check list của trường thì các bạn nên lấy

map và đi lòng vòng thành phố. Nên tìm

hiểu các khu mua sắm, chợ búa, nhà

hàng, city hall, các dịch vụ,… của thành

phố. Ngoài ra, các bạn cũng nên làm

những việc sau:

1. Mở checking account tại ngân hàng

gần nhất để gửi sổ tiền mà các bạn mang

theo (tất nhiên nên giữ lại một ít tiền để

tiêu trong thời gian chờ thẻ debit).

2. Mở credit card. Thường các bạn mới

đến sẽ chỉ được mở secured credit card

(các bạn phải deposit một số tiền và đó sẽ

là credit limit của bạn). Bạn có credit

card sớm thì sẽ có credit score sớm. Sau

này nếu bạn mua nhà, mua xe, thậm chí

khi xin việc, credit score tốt sẽ rất có lợi.

3. Làm State ID. Một số bang sẽ yêu cầu

bạn phải có Social Security Number. Nếu

có State ID, bạn không cần phải mang

passport theo bên người mỗi khi ra ngoài.

Passport nên được cất ở nhà cho an toàn.

4. Nếu bạn ở thành phố như Edwardsville

thì nên học và lấy bằng lái xe.

5. Sắm sửa đồ đạc trong nhà có thể dùng

Craiglist, tìm các garage sales, yard sales

mua đồ cũ.

C. Phụ lục về các câu hỏi hoạt động xã hội

Bạn đã và đang tham gia những hoạt

động ngoại khóa và xã hội nào? Các

hoạt động này chiếm bao nhiêu % tổng

quỹ thời gian của bạn?

Từ thời sinh viên, mình tham gia khá

nhiều các hoạt động ngoại khóa và xã

hội: Tomorrow Banker Club trong

trường, Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam,

dạy học cho trẻ em mồ côi, các nhóm

chụp ảnh, vẽ tranh,… Từ tháng 9/2008

đến 1/2013, mình tham gia vào USGuide.

Ban đầu mình hoạt động trong nhóm

Community Relation chuyên tổ chức các

workshop, conference về du học Mỹ tại

các trường Đại Học, sau thì phụ trách

USGuide Forum và tổ chức chương trình

You Can Do It. Rất khó để định lượng

mình dành bao % tổng quỹ thời gian cho

những hoạt động này vì con số giao động

khá lớn tùy thuộc vào từng project và

việc thu xếp thời gian của mình.

Tại sao bạn tham gia các hoạt động

này? Bạn thấy những lợi ích của việc

tham gia các hoạt động này là gì?

Những hoạt động ngoại khóa và xã hội là

cơ hội tốt để mình phát triển kiến thức kỹ

năng của bản thân, khám phá năng lực

cũng như sở thích của mình, đồng thời

gặp gỡ và có thêm những người

bạn/anh/chị mới. Mình tham gia

USGuide vì thời điểm đó (năm thứ 3 Đại

Page 7: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 3 | USGuide

7

Học) mình đã có ý định đi du học.

USGuide là một môi trường tốt để mình

tiếp cận thông tin du học cũng như tiếp

xúc và học hỏi từ những người đi trước.

Ngoài ra, USGuide còn mang đến cho

mình những người bạn rất tốt sau này và

giúp mình tạo lập được một network

tương đối rộng khi mới bắt đầu sang Mỹ.

Theo bạn hoạt động xã hội có tầm

quan trọng như thế nào đến việc apply

xin học bổng Masters, PhD và cơ hội

xin việc làm sau khi tốt nghiệp

Tất cả những điều mình kể trên đều đóng

góp vào quá trình apply và xin học bổng

của mình. Ngoài ra, mình có đưa một số

hoạt động của mình trong USGuide vào

resume. Việc này giúp mình nhấn được

vào một số kỹ năng/kinh nghiệm mà

mình không thể thể hiện thông qua quá

trình thực tập hay làm việc full-time của

mình, đặc biệt là đối với leadership skills.

Mình chưa tốt nghiệp nên không chắc

chắn lắm về câu trả lời. Tuy nhiên, tất cả

những kiến thức và kỹ năng mình học

được hay network mình xây dựng được

thông qua các hoạt động xã hội đều có

ích khi mình học tập và làm việc ở Mỹ.

Làm thế nào để thu xếp thời gian tham

gia được nhiều hoạt động mà vẫn đảm

bảo việc học, nhất là với chương trình

học rất nặng ở Mỹ?

Mình nghĩ quan trọng là biết đặt thứ tự

ưu tiên cho các hoạt động và công việc

của mình. Mình luôn ghi lại những việc

cần giải quyết trong tuần hay hằng ngày

vào một cuốn sổ, sau đó tranh thủ xử lý

những việc nhỏ nhỏ vào giờ giải lao, khi

mình nghỉ giữa vài tiếng học, hoặc cuối

tuần. Giảm thời gian lượn facebook cũng

là một cách hiệu quả

Thực hiện:

Lê Hoàng

Khánh Hòa

Contact:

Khánh Hòa

[[email protected]]

Chương trình rất mong nhận được phản

hồi của các bạn. Nếu bạn cảm thấy có thể

chia sẻ kinh nghiệm của mình hoặc biết ai

đó có kinh nghiệm apply thú vị, hãy liên hệ

với nhóm Interview Series.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho

Usguide!