[sách] nghệ thuật sống 2

51

Upload: dang-phuong-nam

Post on 26-Jan-2017

184 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: [Sách] Nghệ thuật sống 2
Page 2: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Nghệ thuật sốngNguồn: http://xitrum.net

Tổng hợp: ngvietduc (TVE)2

Tin tốt lành"Ý nghĩa cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có

thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ra phảnứng với những điều đó như thế nào" - (Lewins L. Dunnington).

Một anh sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đang tìm việc làm đã tham dự mộtcuộc thi sáng tạo chuyên ngành do liên hiệp các trường đại học trong cảnước tổ chức. Sau nhiều vòng sơ khảo kéo dài cả tháng trời, anh được lọtvào nhóm những người xuất sắc nhất để dự vòng thi chung kết. Rồi anhcũng vất vả vượt qua các đối thủ trong cuộc đấu trí cuối cùng, kéo dài bangày liền căng thẳng và giành được giải nhất. Phần thưởng cho anh là mộtmón tiền khá lớn mà cuộc đời sinh viên trước nay của anh chưa từng mơtới. Sau khi rời hội trường và trốn nhanh khỏi ánh đèn camera của báogiới, anh vào bãi lấy xe ra về. Bất chợt, một người phụ nữ tiến đến gần anh.Bà ta nghẹn ngào:

- Chào cậu! Chúc mừng cậu, thật vinh dự cho cậu đã đạt được giải nhấttrong cuộc thi khó khăn này. Tôi có một chuyện muốn nói với cậu nhưngkhông biết có tiện không. Nếu cậu có con nhỏ thì cậu mới hiểu được điềutôi sắp nói. Con của tôi đang bị ung thư nặng nằm trong bệnh viện, nếukhông có một khoản tiền lớn để mổ, chắc em nó không qua khỏi được! Mànhà tôi thì… không thể lo được một khoản tiền lớn như vậy…

- Thế bác cần bao nhiêu? – Anh sinh viên nhìn bà hỏi, lòng cảm thông thực

Page 3: [Sách] Nghệ thuật sống 2

- Thế bác cần bao nhiêu? – Anh sinh viên nhìn bà hỏi, lòng cảm thông thựcsự

Sau khi nghe người phụ nữ kể hết sự việc, anh liền rút phong bì đựng sốtiền vừa được thưởng và trao cho bà.

- Cầu mong cho con bác qua được hiểm nguy. Bác về lo cho em ấy ngay đi– anh nói.

- Cảm ơn cậu, không biết tôi phải lấy gì mà đền ơn cậu đây.

Nói rồi, người phụ nữ với vẻ xúc động quày quả bước ra cổng.

Vài ngày sau anh có dịp quay lại trường. Một người trông thấy liền tiến tớihỏi:

- Có người kể với tôi rằng tối hôm trước anh có gặp một người phụ nữ saucuộc thi và anh đã cho bà ấy tiền để chữa bệnh cho đứa con sắp chết củabà ấy, phải không?

Người thanh niên gật đầu xác nhận.

- Vậy thì tôi phải báo với anh tin này để anh biết. Bà ta là một tay lừa đảothật sự đấy. Bà ta chẳng có đứa con nào bị bệnh gần chết cả. Anh cả tinquá! Anh bị lừa rồi, anh bạn ạ!

Một thoáng im lặng, anh thanh niên hỏi lại:

- Có thật là không có đứa bé nào bị bệnh gần chết cả, đúng không?

- Đúng vậy. Tôi bảo đảm là như thế - người đàn ông quả quyết.

- Ồ, đó là tin tốt lành nhất trong ngày mà tôi được biết đấy - người thanhniên nói.

Đoạn, anh nói thêm:

Page 4: [Sách] Nghệ thuật sống 2

- Chúng ta nên ăn mừng vì không có đứa trẻ nào phải chết cả.

(Theo First New)

A Friend... định nghĩa qua 24 chữcái...

(A)ccepts you as you are - Chấp nhận con người thật của bạn.

(B)elieves in "you" - Luôn tin tưởng bạn.

(C)alls you just to say "HI" - Điện thoại cho bạn chỉ để nói "Xin chào".

(D)oesn't give up on you - Không bỏ rơi bạn.

(E)nvisions the whole of you - Hình ảnh của bạn luôn ở trong tâm trí họ.

(F)orgives your mistakes - Tha thứ cho bạn mọi lỗi lầm.

(G)ives unconditionally - Tận tụy với bạn.

(H)elps you - Giúp đỡ bạn.

(I)nvites you over - Luôn lôi cuốn bạn.

(J)ust "be" with you - Tỏ ra "xứng đáng" với bạn.

(K)eeps you close at heart - Trân trọng bạn.

(L)oves you for who are - Yêu quí bạn bởi con người thật của bạn.

(M)akes a difference in your life - Tạo ra khác biệt trong đời bạn.

Page 5: [Sách] Nghệ thuật sống 2

(N)ever judges - Không bao giờ phán xét.

(O)ffers support - Là nơi nương tựa cho bạn.

(P)icks you up - Vực bạn dậy khi bạn suy sụp.

(Q)uiets your tears - Làm dịu đi những giọt lệ của bạn.

(R)aises your spirits - Giúp bạn phấn chấn hơn.

(S)ays nice things about you - Nói những điều tốt đẹp về bạn.

(T)ells you the truth when you need to hear it -Sẵn sàng nói sự thật khi bạncần.

(U)nderstands you - Hiểu được bạn.

(W)alks beside you - Sánh bước cùng bạn.

(X)-amines your head injuries - "Bắt mạch" được những chuyện khiến bạn"đau đầu".

(Y)ells when you won’t listen - Hét to vào tai bạn mỗi khi bạn không lắngnghe.

(Z)aps you back to reality - Và thức tỉnh bạn khi bạn lạc bước.

Sẽ luôn tìm được cách...

Cho đến khi 8 tuổi, tôi vẫn nghĩ rằng ngày chủ nhật gọi là "Sunday" bởi vìngười ta trải qua ngày đó ngoài trời. Tôi nghĩ vậy vì ngày chủ nhật của tôiluôn ở ngoài vườn với mẹ Nana. Tôi thích nhất những cây bí, với những sợidây xoắn nhỏ xíu mảnh khảnh bám trên giàn, cứ như những ngón tay nhỏbé nắm lấy thật chặt. Trông chúng thật nhỏ bé, yếu đuối. Tôi ngồi trên bãiđất nhìn chúng, cảm thấy chúng cần đến tôi. Mẹ thì ngồi đằng kia, đào xới

Page 6: [Sách] Nghệ thuật sống 2

đất nhìn chúng, cảm thấy chúng cần đến tôi. Mẹ thì ngồi đằng kia, đào xớivới cái xẻng làm vườn, cũng nhìn mấy cây cà chua y như vậy.

"Mẹ à, con có nên ngắt bỏ những bông hoa nhỏ màu vàng này đi không?",vào ngày kia tôi hỏi.

Mẹ dịu dàng hỏi: "Vì sao vậy cưng?"

"Con nghĩ rằng chúng sẽ thu hút sâu bọ kéo đến ăn cái cây mất".

Mẹ khẽ cười, "Không đâu, những bông hoa rồi sẽ sớm trở thành nhữngquả bí cưng à."

"Thật hả mẹ?"

"Con hãy chờ xem. Rồi con sẽ mau chóng thấy rằng những thứ nhỏ bé cóthể trở nên tuyệt diệu. Con hãy ghi nhớ điều này."

"Những thứ nhỏ bé có thể trở nên tuyệt diệu", tôi lặp lai.

"Đúng rồi", mẹ nói.

Mỗi chủ nhật tôi lai vào vườn để xem những cây bí, và tôi càng lúc càng thấynhiều quả bí.

"Mẹ có nghĩ rằng có nhiều quả bí vì con luôn để mắt đến chúng không hảmẹ?", tôi hỏi.

Mẹ đáp: "Đúng rồi, khi con để tâm đến cái gì, nó sẽ lớn mạnh. Con hãy ghinhớ điều này".

"Khi con để tâm đến cái gì, nó sẽ lớn mạnh", tôi lặp lại.

"Đúng rồi", mẹ nói.

Tôi để mắt đến những cây bí nhiều hơn sau đó. Tôi lặt những cái lá úa, vàkhi những sợi dây xoắn bé nhỏ không vươn tới lưới, tôi đặt chúng lại gần

Page 7: [Sách] Nghệ thuật sống 2

khi những sợi dây xoắn bé nhỏ không vươn tới lưới, tôi đặt chúng lại gầnhơn. Mẹ cũng làm vậy với những cây cà. Nhưng vào một Chủ Nhật nọ, tôithấy mẹ cắt bỏ một nhánh cây, tôi thảng thốt đặt tay lên miệng:

"Ôi, sao mẹ lại làm vậy?"

"Cái cây này không đủ mạnh để nuôi cả hai nhánh cây trĩu quả, nên mẹphải bỏ bớt một nhánh để cho nhánh còn lại được chăm sóc tốt nhất, cưngà", mẹ đáp.

"Ồ."

"Con sẽ phải có những quyết định tương tự trong tương lai."

"Nghĩa là sao hả mẹ? Con sẽ có cái gì đó bị chặt bỏ sao?"

Mẹ cười "Không phải, con sẽ phải có những quyết định tương tự, khi conkhông thể giữ lại được mọi thứ".

"Con sẽ ghi nhớ điều này."

Trong vài tháng sau, tôi vào vườn mỗi tuần để xem những cây bí thế nào,và tôi ngày càng tự hào thấy càng nhiều quả bí. Cho đến một ngày, khichúng không xuất hiện thêm nữa, thì vài tuần sau, không còn quả nào nữa.

"Mẹ ơi, có chuyện gì chúng vậy, con không thấy chúng lớn thêm nữa!", tôigần như muốn khóc.

"Vậy đó con à! Mọi thứ đều phát triển đến một lúc nào đó sẽ ngưng lại.Không có gì là mãi mãi hết".

"Nhưng con đã luôn chăm sóc chúng mà!"

"Đúng vậy, nhưng mà phải có những thứ kết thúc để cho cái mới bắt đầu".

"Vậy có điều gì con cần ghi nhớ không hả mẹ?"

Page 8: [Sách] Nghệ thuật sống 2

"Có, mùa sẽ thay đổi, nhưng sẽ có những cái mới thay thế cho cái cũ mấtđi".

"Con sẽ ghi nhớ điều này."

Tôi tiếp tục giúp đỡ mẹ chăm sóc những cái cây khác trong vườn. Nhưngrồi một ngày, tôi phải thừa nhận rằng:

"Con thật là nhớ những cây bí quá mẹ à".

"Me biết mà, con yêu."

"Con đang nghĩ… à, mẹ nghĩ sao nếu chúng ta xin bố làm một cái nhàkính? Chúng ta sẽ có thể trồng bí quanh năm."

"Mẹ không biết. Nhưng có lẽ chúng ta nên chờ đến mùa của nó."

"Hay là chúng ta thử xem, con sẽ hỏi bố mẹ nhé?"

"Cũng được"

Bố đồng ý, và tuần sau đó tôi tìm được một cái nhà kính làm sẵn. Hay nhấtlà nó có lưới phủ từ trên xuống dưới.

"Đây quả là cái nhà lý tưởng cho những cây bí", tôi nói.

"Và cả cà nữa", mẹ thêm vào.

Chúng tôi trồng bí một bên và cà một bên. Vài tuần sau, những cây bí đã tốthơn lên, và cà cũng vậy. Khi chúng có trái, chúng tôi nhận ra là cái nhà kínhthật lý tưởng.

"Mẹ nhìn nè, con có một trái bí nhỏ và hàng trăm cái hoa. Chúng đã trở nêntươi tốt hơn bao giờ hết".

"Quả là một ý tưởng tuyệt vời, con yêu", mẹ siết chặt tay tôi.

Page 9: [Sách] Nghệ thuật sống 2

"Quả là một ý tưởng tuyệt vời, con yêu", mẹ siết chặt tay tôi.

Tôi nói: "Mẹ à, con nghĩ mẹ nên ghi nhớ điều này".

"Gì hả con?"

"Sẽ luôn tìm được cách nếu mẹ thật sự mong muốn làm điều gì đó".

Mẹ quay lại nhìn tôi. Tôi nhìn thấy nước mắt trong mắt mẹ. Mẹ cười một nụcười tươi hơn bao giờ hết và siết tay tôi lần nữa.

"Cám ơn con, cưng của mẹ. Mẹ sẽ ghi nhớ điều này."

Nói về BẠN...

Có người đã nói "Bạn là một người thay đổi cả thế giới của bạn dù chỉ làmột phần trong thế giới đó, có thể đem đến cho bạn nụ cười, chia sẻ vớibạn từng giọt nước mắt... một người khiến bạn tin là vẫn còn điều gì đóthật tốt đẹp trong cuộc sống, một người luôn mở tấm lòng ra vì bạn." -Nhưng, lại có những câu nói, những quan niệm giản đơn hơn nhiều về tìnhbạn, về những người gọi nhau là bạn...

Một người nói: "Bạn bè là một mối quan hệ cần được bồi đắp từ từ và lâudài ..."

Người khác nói: "...Lớn dần, tôi vẫn sống vô tư và hiền lành, tốt bụng, luôngiúp bạn và tôi lại có được những người bạn tốt. Cho đến giờ, tôi có thểmách bạn một bí quyết sống tốt và sẽ có những người bạn tốt - Hãy mởrộng tấm lòng của bạn, hãy gieo trồng những hạt giống tình cảm rồi có lúcbạn sẽ hái được nhưng quả ngọt tình bạn - Hãy giúp đỡ mọi người khi bạncó thể cho dù người đó đang lợi dụng bạn. Bạn đừng tiếc nuối khi điều đóxảy ra, bạn cứ vô tư đi, người khác sẽ nhìn ra được tấm lòng của bạn. Hãytin tôi. Tôi đã thành công với phương pháp này đó..."

Người khác nói: "...Về cách chơi với bạn thế nào, quan điểm về tình bạncủa tôi là gì? Tôi cũng không biết chỉ biết chơi hết mình, gì giúp được thì

Page 10: [Sách] Nghệ thuật sống 2

của tôi là gì? Tôi cũng không biết chỉ biết chơi hết mình, gì giúp được thìgiúp thế thôi."

Người khác nói: "Bạn là những người tôi thấy thích thú khi trò chuyện...Friends are the Family... I choose."

Người khác nói: "Tình bạn như một sợi dây. Sợi dây đó hai người cùng giữ,nếu lỡ có đứt thì ít ra mình cũng nắm được đầu dây bên này của mình.Miễn mỗi lần gặp nhau gọi nhau được một tiếng bạn rồi cười là là tốt rồi,vậy thôi... "

Người khác nói: "Tình bạn là thế, dài dòng rắc rối, mà luôn đứng ở vị tríđầu. Bạn bè thì nhiều thật, nhưng có biết ai tốt, ai xấu... có biết tình bạn nàosẽ bền, sẽ phai... Chẳng sao hết, chỉ biết là cần trân trọng những ngườibạn mình đang có..."

Người khác nói: "Tình bạn còn là sự hiểu ý giữa hai người... thật đơn giả vàthật... khó tả."

Lại một người nữa nói : "Chơi với bạn ta không thận trọng, ta không quá...niềm nở cũng ko đến nỗi quá khép kín. Ta thấy ta rất thân thiện nhưng vìtính tình ta có gì có gọi là kì kì nên làm bạn thì dễ nhưng không mấy ngườiưa cái tính cà... chớn của ta. Mà ta thấy vậy là đủ. Ta không cần thiệt nhiềubạn, miễn có người hiểu ta là được. Ta thích là chính ta, ta không thích aichiều ta và ta càng không thích chiều ai (nếu không muốn nói là thích làmtrái ngược lại). Ta nghĩ vì ta khó ưa vậy nên ai chịu được ta là bạn thật sựrồi và ta cũng tin chắc rằng ta luôn xứng đáng là một người bạn tốt!"

Còn bạn, bạn sẽ nói gì về tình bạn và bạn bè của mình?

- Làng Xitrum -

Cội rễ của sự trưởng thành

Page 11: [Sách] Nghệ thuật sống 2

"Sức mạnh của con người định hình trong chính sự yếu đuối của người ấy"(Raipl Waldo Emerson).

Hồi còn nhỏ, tôi có một người hàng xóm mà mọi người gọi là bác sĩ Gibbs.Ông không giống như bất kỳ bác sĩ nào tôi từng biết. Ông rất giản dị và hiềntừ, nhất là đối với bọn nhóc nghịch ngợm chúng tôi.

Ngoài giờ làm công việc cứu người, bác sĩ Gibbs thường trồng cây. Ôngmuốn biến mảnh đất rộng 10 mẫu tây của mình thành một khu rừng mà! Vịbác sĩ hiền lành ấy có những lý thuyết trồng cây rất thú vị, ngược hẳn vớinguyên tác mà mọi người cho là hiển nhiên. Không bao giờ ông tưới nướccho những cây mới sinh trưởng – ông giải thích với tôi rằng tưới nước sẽlàm chúng sinh ra hư hỏng, và thế hệ cây kế tiếp sẽ ngày một yếu đi. Vì thế,cần phải tập cho chúng đối mặt với khắc nghiệt. Cây nào không chịu nổi sẽbị nhổ bỏ ngay từ đầu.

Rồi ông hướng dẫn cho tôi cách tưới nước cho những cây rễ mọc trên cạn,để chúng khô hạn thì sẽ phải tự bén rễ sâu mà tìm nguồn nước. Thảo nào,chẳng bao giờ tôi thấy ông tưới cây cả. Ông trồng một cây sồi, mỗi sángthay vì tưới nước, ông lấy tờ báo cuộn tròn lại và đập vào nó: Bốp! Bốp! Bốp!Tôi hỏi ông sao lại làm vậy thì ông trả lời: để làm nó chú ý.

Bác sĩ Gibbs từ giã cõi đời hai năm sau khi tôi xa gia đình. Giờ đây, về nhìnlại những hàng cây nhà ông, tôi lại như mường tượng ra dáng ông đangtrồng cây 25 năm về trước. Những thân cây ngày ấy nay đã lớn mạnh vàtràn trề sức sống. Như những thanh niên cường tráng, mỗi sáng chúngthức dậy, tự hào ưỡn ngực và sẵn sàng đón nhận những gian nan, thửthách.

Vài năm sau tôi cũng tự trồng lấy hai cây xanh. Mùa hè cháy nắng tôi tướinước, mùa đông giá rét tôi bơm thuốc và cầu nguyện cho chúng. Chúngcao gần chín mét sau hai năm, nhưng lại là những thân cây luôn dựa dẫmvào bàn tay người chăm bẵm. Chỉ cần một ngọn gió lạnh lướt qua, chúngđã run rẩy và đánh cành lập cập – trông chẳng khác gì những kẻ yếu đuối!

Page 12: [Sách] Nghệ thuật sống 2

đã run rẩy và đánh cành lập cập – trông chẳng khác gì những kẻ yếu đuối!

Chẳng bù với rừng cây của bác sĩ Gibbs. Xem ra nghịch cảnh và sự thiếuthốn dường như lại hữu ích cho chúng hơn sự đầy đủ.

Hằng đêm trước khi đi ngủ, tôi thường ghé phòng hai đứa con trai và ngắmnhìn chúng ngủ ngon lành. Nhìn thân thể nhỏ bé đang phập phồng nhịpthở của cuộc sống, tôi luôn cầu nguyện cho chúng có một cuộc sống dễchịu.

Nhưng gần đây, tôi chợt nghĩ đã đến lúc cần phải thay đổi lời nguyện cầuấy. Tôi nguyện cầu cho chúng mạnh mẽ hơn, để chịu được giông giókhông thể tránh trong cuộc đời. Có ngây thơ mới mong chúng thoát khỏigian khổ - bởi lẽ nghịch cảnh, khó khăn luôn là điều hiện hữu tất yếu. Và dùmuốn hay không, cuộc đời chẳng bao giờ bằng phẳng cả. Tôi cầu mongcho ‘gốc rễ’ của con mình sẽ bén thật sâu, để chúng có thể hút được sứcmạnh từ những suối nguồn tiềm ẩn trong cuộc sống vĩnh hằng.

Thật sự nhìn lại, tôi đã cầu xin sự an lành quá nhiều rồi, nhưng rất hiếm khinhững ước muốn ấy được thỏa nguyện. Điều chúng ra cần là cầu sao chomình rèn luyện được một cơ thể cường tráng và ý chí cứng cỏi, bền vững,để khi nắng cháy hay mưa dông, bão tố, chúng ta sẽ không bao giờ bị gụcngã.

(Theo First News)

Ông lão đánh cá

Nhà chúng tôi nằm đối diện ngay lối vào của bệnh viện John Hopkins. Cảgia đình chúng tôi sống ở tầng dưới và để dành phòng tầng trên cho cácbệnh nhân thuê ở trọ.

Vào một buổi tối nọ, tôi đang nấu súp cho bữa chiều thì nghe tiếng gõ cửa.Tôi bước ra và nhìn thấy một người đàn ông vô cùng xấu xí đứng trước nhà

Page 13: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Tôi bước ra và nhìn thấy một người đàn ông vô cùng xấu xí đứng trước nhàmình. Với thân hình co quắp và nhăn nheo của mình, ông ta hầu nhưchẳng cao hơn đứa con trai lên tám của tôi là bao. Nhưng khuôn mặt ôngta mới thực sự là đáng sợ, nó tấy đỏ và méo xệch.

Nhưng giọng nói của ông lại rất dễ mến: "Xin chào, tôi đến để hỏi xem bàcó còn phòng trống nào để nghỉ hay không, chỉ một đêm nay thôi. Tôi từvùng biển phía đông đến đây điều trị và phải đến sáng mai mới có chuyếnxe về". Rồi ông kể rằng ông đã đi tìm phòng suốt từ trưa đến giờ nhưng aicũng bảo không phòng trống nào cả. "Tôi nghĩ đó là do gương mặt củatôi… tôi biết trông nó thật đáng sợ… nhưng bác sĩ bảo rằng chỉ cần thêmvài lần điều trị nữa…". Tôi thoáng chút do dự, nhưng câu nói tiếp theo củaông ấy đã thuyết phục tôi: "Tôi ngủ trên ghế ở ngoài sảnh cũng được, vì xebuýt sẽ chạy rất sớm mà".

Tôi bảo rằng sẽ tìm cho ông một cái giường đàng hoàng chứ không thể đểông ngủ trên ghế được. Tôi quay trở lại bếp để hoàn thành bữa tối củamình, và sau đó mời ông cùng ăn với chúng tôi.

"Ồ, không cần đâu. Tôi có nhiều thức ăn lắm". Ông nói và giơ lên một chiếctúi giấy màu nâu. Nấu ăn xong, tôi đến chỗ hành lang và nói chuyện vớiông rồi nhanh chóng nhận ra trong cơ thể nhỏ bé này là cả một tấm lòngthật bao la. Ông bảo mình làm công việc đánh cá để chu cấp cho con gái,năm đứa cháu ngoại và anh con rể đã hoàn toàn tàn phế sau một tai nạn.Trong giọng nói của ông chẳng hề có chút gì gọi là oán than, mà dườngnhư lại ẩn chứa lòng biết ơn. Ông biết ơn vì căn bệnh của mình không hềgây đau đớn và cảm ơn vì thượng đế đã cho ông thêm lòng tin để tiếp tụccuộc sống.

Đến giờ đi ngủ, tôi đặt một chiếc giường xếp vào phòng của bọn trẻ choông. Sáng hôm sau, khi thức dậy, chúng tôi thấy khăn trải giường đã đượcxếp lại gọn gang, còn ông lão thì đã ở ngoài sảnh.

Ông từ chối bữa sáng, và trông có vẻ hơi do dự, ông nói: "Tôi có thể trở lạiđây vào lần điều trị tới được không. Tôi sẽ không gây phiền hà gì cho anhchị đâu. Tôi có thể ngủ trên ghế được mà". Ông dừng lại một chút rồi tiếplời: "Các cháu của anh chị làm cho tôi có cảm giác như đang ở nhà. Người

Page 14: [Sách] Nghệ thuật sống 2

lời: "Các cháu của anh chị làm cho tôi có cảm giác như đang ở nhà. Ngườilớn thì khó chịu với gương mặt của tôi nhưng bọn trẻ thì dường như chẳngbận tâm gì đến chuyện đó". Tôi bảo, ông luôn được chào đón trở lại ngôinhà này.

Lần thứ hai, ông trở lại vào buổi sang, mang theo quà cho chúng tôi là mộtcon cá thiệt bự và một bình đựng đầy những con hàu to nhất mà tôi chưatừng thấy bao giờ. Ông bảo mình chỉ mới vừa lột vỏ chúng sáng nay trướckhi đi vì như thế chúng sẽ tươi hơn. Chuyến xe của ông chạy từ hồi 4 giờsáng vậy mà không biết ông đã thức dậy lúc mấy giờ để làm tất cả nhữngviệc này.

Trong suốt những năm ông đến ngụ tại nhà chúng tôi chưa bao giờ ôngđến mà không mang đến cho chúng tôi một thứ gì đó.

Thỉnh thoảng, tôi còn nhận được những món quà đó qua đường bưu điện.Từ nhà ông đến bưu điện phải đi một đoạn khá xa, và ông lại còn phải tốnrất nhiều tiền để gởi những thứ tươi sống như vậy cho chúng tôi, thành thửnhững món quà của ông còn giá trị gấp đôi.

Có lần người hàng xóm của chúng tôi nói: "Chị đã cho ông già gớm ghiếcđó trọ qua đêm phải không? Còn tôi thì đã từ chối ông ta. Chị có thể mấtkhách nếu để cho những người như vậy ở trọ trong nhà mình".

Cũng có thể chúng tôi đã để mất khách một hay hai lần gì đó. Nhưng mộtkhi họ đã hiểu về ông thì chắc chắn những suy nghĩ đó sẽ không còn.

Cả gia đình tôi luôn biết ơn vì đã may mắn được quen biết ông. Chúng tôiđã học được một điều rằng, trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũnggặp được những điều may mắn. Cái quan trọng là chúng ta phải biết sốnglạc quan và sẵn sàng đón nhận mọi điều rủi ro xảy đến chứ không phải chỉbiết than thân trách phận.

Đồng hồ đo km cuộc đời

Một số người nói cuộc đời là một đại lộ.

Page 15: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Một số người nói cuộc đời là một đại lộ.

Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạytrên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi đượcmột dặm. Ước chừng tôi sống trên đại lộ ấy khoảng 12.500.000 phút, cónghĩa là đồng hồ đo km của tôi sẽ có thể đọc 12.500.000 dặm.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn ngắm con đường, hay dùngđể nhìn ra cửa sổ. Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn vào kiếngchiếu hậu và không quan tâm tôi đang chạy nhanh đến thế nào.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi lái xe qua các vòng xoay, và bao nhiêu lầntôi phớt lờ các biển báo giao thông – dù chúng vẫn luôn tồn tại ở đấy… Tôitự hỏi có bao nhiêu dặm tôi không thể cầm lái vì quá say và… bao nhiêu vụtai nạn mà tôi đã gây ra…

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi cảm thấy đáng tiếc cho chính mình, haybao nhiêu dặm tôi đã dùng để hát những bài hát tôi yêu thích trên radio.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi lái xe cho tôi và bao nhiêu dặm tôi lái xecho ai đó mà tôi quan tâm. Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi băng qua ai đótrên phần đường tôi đang đi mà không dừng lại để giúp họ.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi thắt dây an toàn và bao nhiêu dặm tôi đã đimà buông tay ra khỏi tay lái.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi đi một mình và bao nhiêu dặm tôi cườivang với bạn bè và gia đình ngồi đằng sau ghế.

… Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi sẽ lái xe trước khi tôi biết mình đi đâu…

(Theo Semade)

Hãy nhìn đời như một ly cocktail

Page 16: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Cuộc sống ngon lành như một ly cocktail vậy, đấy là khi bạn biết pha chế vàthưởng thức nó.

1. Mỗi người chỉ có một cơ thể của riêng mình. bạn có thể làm gì tuỳ thíchvới nó nhưng nên nhớ rằng nó là thứ duy nhất thực sự của bạn và ở bênbạn cho đến cuối cuộc đời. Vì thế hãy đối xử tử tế với nó.

2. Không có điều gì trong cuộc sống mà không hàm chứa trong đó nhữngbài học. có lúc bạn sẽ vô cùng thích thú nhưng cũng có lúc bạn sẽ thấychán phèo và có những bài học khiến bạn đau. Nhưng hãy hiểu rằng điềuquan trọng là bạn rút được gì sau những bài học đó.

3. "Kia" không bao giờ tốt bằng "đây". Khi những cái "kia" trở thành cái "đây"của bạn, bạn sẽ dễ dàng để mắt tới những cái "kia" khác vì nghĩ rằng nó cóvẻ tốt hơn cái "đây" bạn đang có. Nên học cách bằng lòng với chính mình vìđôi khi thực chất những cái "kia" không thể bằng những cái "đây" được.

4. Tự bạn sẽ quyết định cuộc sống của mình. Bạn sẽ có những công cụ vànguyên liệu cần thiết nhưng pha chế nó như thế nào là nhờ chính đôi taytrái tim và khối óc của bạn. Vì vậy đừng trông chờ vào may mắn mà hãy chúý đến chính bản thân mình đi.

5. Bạn sẽ quên tất cả những điều tôi nói ở trên. Thật đấy, cũng không cầnthiết phải nhớ quá nhiều như vậy. hãy cứ nhìn đời như một ly cocktail đủmọi hương vị và màu sắc. Chua vẫn có thể làm cho ngọt. Ngọt vẫn có thểlàm cho đằm. Không một bartender nào có thể pha một ly cocktail thật tuyệtngay từ lần đầu tiên. Và chắc chắn là bạn sẽ luôn có đủ nghị lực, niềm tinvà lạc quan để pha ly cocktail cho mình chứ.

Hai bát mì bò

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vịkhách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vìngười cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu

Page 17: [Sách] Nghệ thuật sống 2

người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậucon trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèotúng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường nhưcậu vẫn đang là học sinh...

Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôiđang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạcnhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giátreo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịtbò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưngsau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy làcố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lạikhông muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyểnbát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đithôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phíamình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lạitrong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏmiếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút,ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học,sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôimắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lênnụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đókhông hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhậnmiếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lạiđầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biếtbao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi,chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queobằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vộivàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biếtđể vào đâu rồi đây này". "Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng cóchất lắm đấy."

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng

Page 18: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳngbiết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha conhọ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủdẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con traingẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi,cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọithịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm naychúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậucon trai cười cười, không hỏi gì thêm.

Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần cònthừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha conăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đithu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đèlên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trênbảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ainói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.

Từ HTT.

Những cậu bé ăn kem.

Tôi đã đến thị trấn nhỏ này nhiều lần và chẳng còn lạ gì cảnh những đứabé ăn xin mặt mũi lấm lem chạy hết quán này đến quán khác xin tiền củakhách du lịch. Tôi không phải là khách du lịch, tôi đến đây để làm việc,nhưng cũng không ít lần khó chịu vì bị một vài đứa bé nhằng nhẵng đi theođòi một vài đồng bạc lẻ.

Hôm nay, cũng như mọi khi, sau khi rời máy bay, tôi đến một quán giảikhát nhâm nhi một cốc bia trước khi trở về khách sạn. Quán hôm nay kháđông nhưng không thấy bóng dáng một đừa trẻ ăn xin nào. Tôi nghỉ chânđược một lúc thì có hai thằng bé ăn mặc khá luộm thuộm bước vào quán.Đây chắc chắn là hai đứa trẻ ăn xin nhưng tôi không bận tâm lắm vì tôi biếtông chủ quan sẽ đuổi bọn chúng ra ngoài ngay thôi. Nhưng tôi đã lầm!

Page 19: [Sách] Nghệ thuật sống 2

ông chủ quan sẽ đuổi bọn chúng ra ngoài ngay thôi. Nhưng tôi đã lầm!Ông chủ quán vẫy tay về phía bọn trẻ, gọi to:

- Cần gì vậy 2 chàng trai?

- Ở đây có kem hoa quả không ạ?

- Tất nhiên là có, vậy hai cậu cần loại gì?

- Dạ, có những loại như thế nào ạ?

Tôi nghe ông chủ quan giới thiệu về từng loại kem, giá cả, mùi vị và thậmchí còn phân tích cho chúng thấy loại nào thì được nhiều người ưa chuộnhơn. Cuối cùng thì hai cậu bé chọn hai cốc kem trung bình về giá cả trongtiệm. Chúng ăn có vẻ rất ngon lành, thì như các bạn biết đấy, những đứatrẻ ăn xin như thế này hiếm khi được ăn những món ăn mà mọi người chorằng rất bình thường.

Khi ăn xong, đứa trẻ lớn hơn rút trong túi ra những đồng bạc lẻ, vừa vặntiền hai cốc kem đưa cho chủ quán. Người chủ vừa đếm tiền vừa nói:

- Hai cậu đã chuẩn bị sẵn tiền rồi cơ à, thật sòng phẳng.Lũ trẻ tạm biệt ông chủ quan ra về, chúng không còn vẻ sợ sệt như lúc đầumới bước vào quán nữa. Khi chúng chuẩn bị bước ra khỏi cửa, ông chủcòn cố với theo:

- Cảm ơn 2 cậu, lần sau lại đến nhé!

Tôi tiến lại gần chỗ thanh toán tiền và nói:

- Này anh bạn, tôi thích cái cách anh đối xử vớ những đứa trẻ.

- Anh biết đấy, những đứa trẻ ở thị trấn này sống rất khó khăn. Chắc chắnăn một cốc kem là một quyết định táo bạo, nhất là phải vào nơi chúng luônbị xua đuổi. Chúng ăn và vẫn trả tiền cơ mà, tại sao chúng lại không đượcđối xử bình thường như những người khách khác? Nếu anh đối xử vớichúng như những thằng ăn cắp, chắc chắn chúng sẽ thừa lúc sơ hở,

Page 20: [Sách] Nghệ thuật sống 2

chúng như những thằng ăn cắp, chắc chắn chúng sẽ thừa lúc sơ hở,"chôm" của anh thứ gì đó. Nhưng nếu được đối xử như những ngườikhách hàng tử tế, chúng sẽ cư xử như những khách hàng lịch thiệp khác.

Người chủ cửa hàng không phải là người quen của tôi, tôi cũng không đếnquán của anh ta thường xuyên, nhưng qua cái cách hành xử của mình, anhấy đã khiến tôi khâm phục, khẩu phục. Cửa hàng của anh ấy tuy nhỏnhưng luôn đông khách vì anh ấy đã biết cách làm cho khách hàng cảmnhận được giá trị đích thực của mình.

Mỗi ngày đều là dịp đặc biệt

Anh rể tôi mở ngăn kéo hộc tủ của chị tôi và lấy ra một gói giấy lụa. Anh nói:"Đây là một cái jupe lót". Anh mở gói giấy ra và trao chiếc váy cho tôi. Nóđược làm bằng lụa trông rất thanh nhã với những hoa văn được thêu bằngtay tỉ mỉ. Mẩu giấy ghi giá tiền khá đắt vẫn còn đính trên đó. "Jan đã mua cáinày cách đây khoảng 8 hoặc 9 năm, khi anh chị lần đầu tiên đến Nữu Ước.Cô ấy không bao giờ mặc nó. Cô ấy để dành cho một dịp đặc biệt nào đó.Ừ nhỉ, có lẽ là để dành cho dịp này…". Anh lấy cái váy từ tay tôi và bỏ chungvới những áo quần khác mà chúng tôi sắp mang đến chỗ dịch vụ tang lễ.Bàn tay anh đặt chiếc váy mềm mại đó một lúc, thế rồi anh đóng sầm ngănkéo lại và quay sang tôi: "Đừng bao giờ em để dành bất cứ thứ gì cho mộtdịp đặc biệt nào hết. Từng ngày em đang sống đã là một cơ hội đặc biệtrồi".

Tôi nhớ mãi những lời này trong suốt lễ tang, và trong những ngày tiếptheo đó khi giúp anh và lũ cháu thu xếp những công việc trong nhà sau cáichết đột ngột của chị tôi. Tôi nghĩ về những lời này trên chuyến bay từMidwestern, nơi gia đình chị tôi sống, về đến California. Tôi nghĩ về tất cảnhững điều mà chị tôi chưa từng được nghe, được thấy hoặc được làm.Tôi nghĩ về những điều chị tôi đã từng làm mà không nhận ra sự đặc biệtcủa nó. Tôi nghĩ về những lời nói của anh rể và những lời nói ấy đã thay đổicuộc đời của tôi.

Tôi bớt thời gian trong việc lau chùi bụi bặm và dành nhiều thì giờ trongviệc đọc sách. Tôi ngồi nơi bàn và chiêm ngưỡng cảnh quan trước mặt và

Page 21: [Sách] Nghệ thuật sống 2

việc đọc sách. Tôi ngồi nơi bàn và chiêm ngưỡng cảnh quan trước mặt vàkhông còn phiền muộn vì cỏ dại mọc cao trong vườn. Tôi dành nhiều thờigian cho gia đình, cho bạn bè và bớt thời gian họp hành. Bất cứ lúc nào,cuộc sống luôn là để cho ta tận hưởng chứ không phải để chịu đựng. Giờđây tôi đang nhận thức được điều đó và đón nhận từng giây phút của cuộcsống.

Tôi đã không "để dành" thứ gì; chúng tôi sử dụng những đồ sứ và pha lêcho những dịp bình thường nhất với những bông hoa trà mới nở. Tôi mặcnhững chiếc áo đẹp để đi chợ nếu tôi thích. Trông tôi có vẻ rất giàu có khicó thể trả 28 đô la rưỡi cho một cái túi đồ tạp phẩm nhỏ xíu mà không hềnhăn mặt.

Tôi không để dành nước hoa đắt tiền cho những lễ hội đặc biệt nữa.Những nhân viên các cửa hàng, những người thu ngân trong ngân hàngcũng như những bạn bè ở lễ hội đều được tận hưởng cùng một mùi nướchoa đắt tiền ấy.

Cái từ ngữ "ngày đẹp nên" hay là "một ngày nào đó" đã không còn nằmtrong vốn từ của tôi nữa. Nếu có điều gì xứng đáng được nghe, nhìn hoặclàm thì tôi sẽ muốn nghe, chiêm ngưỡng và thực hiện ngay giờ đây. Nếucó điều gì đó không kịp làm, tôi bực mình vì tôi biết thời gian của mình cógiới hạn. Bực mình bởi vì tôi đã hoãn lại cuộc thăm viếng những người bạntốt vào một ngày nào đó; bực mình vì tôi đã không viết những lá thư mà tôilại dự định viết vào một ngày nào đó; bực mình vì đã không nói với chồngvà con gái của tôi là tôi yêu họ đến nhường nào. Tôi cố gắng hết mức đểkhông phải chần chừ, hoãn lại và hoặc để dành lại điều gì nếu nó mang lạinụ cười và sự rạng rỡ cho cuộc sống của chúng tôi. Và, mỗi bình minh, khithức giấc, tôi đều nói với chính mình, đây là dịp đặc biệt. Từng ngày, từngphút, từng hơi thở, thật sự là… một món quà của cuộc sống.

Nhị Tường dịch từ Inspirational Stories

Nguồn: trang Quảng Đức.

Bức tranh

Page 22: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rấtnhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi.

Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìmđệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đềcập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành côngkhi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho họctrò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độcđáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầmquan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnhđến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.

Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ,sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn.Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến vàbảo:

- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểmcon làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩtài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phảikhen ngợi.

Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầyRanga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:

- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọingười có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rấtbiết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánhmột dấu X vào chỗ lỗi đó.

Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thôngđiệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.

Page 23: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọngkhi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyênRajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác,nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. ThầyRanga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường vàđề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lạibằng những dụng cụ để vẽ ấy.

Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranhkhông bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:

- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹthuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũngđánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì vềđiều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thấtvọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến tráchnhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranhđầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc khôngcần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ailàm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết- những thứ mà họ có thể không có. Nênhọ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả đểlàm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác.Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá ngườikhác quá dễ dàng.

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc vàngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnhlặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót vànhững chiếc lá cây rì rào. Nơi đó tôi cũng được ngắm những thân tre oằnxuống dưới sức gió rồi vút ngược lên trời cao khi những cơn gió lặng đi.Khi tôi nghĩ về tính đàn hồi của thân tre lúc chúng cong và thẳng ngược lạivề vị trí cũ, khái niệm về sự thích ứng hiện lên trong óc tôi. Liên hệ điều nàyvới con người, sự thích ứng có nghĩa là khả năng phục hồi sau một cú sốc,

Page 24: [Sách] Nghệ thuật sống 2

với con người, sự thích ứng có nghĩa là khả năng phục hồi sau một cú sốc,nỗi u sầu, hoặc bất kỳ trạng thái nào đã làm căng thẳng hết mức nhữngcảm xúc của con người.

Bạn có bao giờ cảm thấy mình gần như gục ngã? Bạn gần như bị bẽ gãy?Hãy cảm tạ trời đất vì sau thử thách ấy bạn vẫn còn tồn tại để có thể nói vềsự trải nghiệm đó. Trong thử thách đó bạn đã cảm thấy một trạng thái tìnhcảm lẫn lộn đang đe dọa chính sức khỏe của mình. Bạn cảm thấy nhữngxúc cảm bị rút kiệt, tinh thần kiệt quệ và bạn gần như phải hứng chịu mộttrạng thái về sức khỏe không lấy gì làm dễ chịu.

Cuộc sống là sự tổng hòa của những thời khắc tươi đẹp và đen tối, nhữngphút giây hạnh phúc cũng như bất hạnh.

Những bất hạnh tiếp đến sẽ gần như bẽ gãy bạn, nhưng hãy cố gắng congngười gắng chịu, đừng để bị bẽ gãy. Hãy nỗ lực đừng để hoàn cảnh hạ gụcbạn.

Một chút hy vọng sẽ đưa bạn vượt qua những thử thách cam go. Với niềmhy vọng về một ngày mai tươi sáng hoặc một viễn cảnh tươi đẹp, thì mọiđiều xem ra sẽ không đến nỗi tồi tệ. Thử thách cam go ấy rồi ra sẽ dễ dàngđương đầu hơn và kết quả cuối cùng thật xứng đáng. Nếu đường đời trởnên cam go và bạn đang ở vào thời điểm sắp gãy, hãy chứng tỏ sự thíchứng của mình. Giống như những cây tre, cong, nhưng không gãy.(Bản dịch của Nhị Tường - Trang Quảng Đức)

Vứt bỏ sự nghi hoặc, hãy tin tưởngmọi người

Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi,anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mangsố tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằngmột giọng mỉa mai: "Anh đừng có tới đây để lôi kéo chúng tôi, anh tưởngrằng có thể dùng tiền để lừa bịp, hối lộ chúng tôi được sao, anh tưởngrằng có thể dùng tiền để mua được sự ân xá sao, các anh cũng thuộc loạingười không chân thực rồi".

Page 25: [Sách] Nghệ thuật sống 2

người không chân thực rồi".

Người phạm nhân này nghe xong cảm thấy vô cùng thất vọng và nghĩ rằngtrên thế gian này không còn ai tin tưởng anh ta nữa. Buổi tối, anh ta quyếtđịnh vượt ngục. Anh ta đã lấy trộm tiền của mọi người để chuẩn bị chocuộc trốn chạy. Khi anh ta lấy đủ số tiền rồi, liền lấm lét lên tàu hoả, trên tàukhách rất đông, đã chật cứng không còn chỗ ngồi, anh ta phải đứng ngaybên cạnh chiếc toilet trên tàu.

Lúc đó bỗng nhiên xuất hiện một cố gái xinh đẹp đi vào toilet, nhưng côchợt phát hiện ra cái khuy cửa đã bị hỏng, cô gái liền nhẹ nhàng bước ranói với anh ta: "Thưa anh, anh có thể giữ cửa giúp tôi được không?"

Anh ta sững người một lúc, nhìn cô gái với ánh mắt dịu dàng và thuầnkhiết, anh ta khẽ gật đầu. Cô gái đỏ mặt bước vào bên trong toilet còn anhta lúc này trông giống như một người vệ sĩ trung thành, nghiêm nghị giữcái cánh cửa phòng toilet.

Và trong cái thời khắc ngắn ngủi ấy, anh ta đột nhiên thay đổi ý định, khi tàudừng lại anh ta rời khỏi đó và đến đồn cảnh sát tự thú...

Lòng tin cũng chính là bàn đạp thực tế, có người nói rằng: "Tin tưởngngười khác thật là nguy hiểm, bạn có thể phải chịu sự lừa gạt của họ"chúng ta giả sử là thiên hạ luôn luôn tồn tại sự lừa dối, như vậy thì câu nóiđó đúng là có lý, lòng tin không nên xuất phát từ trong ảo giác. Bạn biết rõvới người thích nói nhiều thì không nên đem bí mật của mình mà kể cho họnghe. Thế giới không hẳn là một chiếc sân vận động an toàn mà người ởtrên đó không phải ai ai cũng có thiện ý, chúng ta buộc phải đối mặt với sựthật này. Lòng tin chân chính, không phải là sự cả tin.

Không tin tưởng người khác, thì không thể thành nghiệp lớn, cũng khôngthể trở thành vĩ nhân. Xin hãy ghi nhớ câu nói này: "Bạn tin tưởng ngườikhác, thì họ mới tin tưởng bạn, trung thực với bạn. Hãy lấy phong độ củamột vĩ nhân đối với người khác, họ mới có thể biểu hiện ra cái phong độ vĩnhân mà họ có với bạn".

Chúc các bạn luôn được sống trong niềm tin!

Page 26: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Chúc các bạn luôn được sống trong niềm tin!

Sưu tầm

Lời ước hẹn cao cả

Họ gặp nhau trong một bệnh viện khi đang đi dạo. Cả hai đang ở độ tuổi17. Trong một chớp mắt, bốn mắt nhìn nhau, hai trái tim non trẻ rộn lênmột niềm xúc động sâu sắc. Họ đọc trong mắt nhau một nỗi thương cảmbi ai. Kể từ hôm đó họ không còn cô đơn nữa.

Đến một ngày cả hai được thông báo rằng bệnh tình của họ không có cáchnào chữa trị nữa. Trước khi được gia đình đón về nhà, họ ngồi bên nhaumột buổi tối, hẹn hò cùng nhau cố gắng vượt qua số phận. Họ hứa sẽ mỗituần viết cho nhau hai lá thư để chúc phúc và động viên nhau. Rồi hôm sauhọ chia tay nhau.

Thấm thoắt đã ba tháng trôi qua. Cô gái ngày càng yếu ớt. Một hôm cô gáicầm trong tay bức thư của chàng trai gửi đến rồi thanh thản khép đôi bởmi, miệng thoáng mỉm cười mãn nguyện. Bà mẹ cuống cuồng gọi con,nhưng cô gái đã ra đi. Bà gỡ lá thư trong tay cô ra và đọc: " ... Khi số phậnđã đùa giỡn với sinh mệnh của em, em không nên sợ hãi vì bên cạnh emluôn có anh và mọi người quan tâm đến em. Anh đang khoẻ dần lên, anhsẽ đến với em một ngày gần đây, em sẽ không cô đơn".

Hôm sau bà mẹ mở tủ của con gái, phát hiện ra vài chục lá thư đều do congái bà viết, bỏ sẵn vào phong bì, dán tem đàng hoàng. Phía trên tập thư làmẩu giấy cô con gái viết cho bà mẹ. "Mẹ ơi, đây là tập thư con viết cho mộtngười bạn trai mà chúng con đã có lời hẹn ước đi cùng nhau suốt quãngđời còn lại. Nhưng con thấy mình yếu đi nhanh chóng, sợ không giữ đượclời hứa ấy. Con đã viết sẵn những lá thư này, mỗi tuần mẹ gửi giúp conmột lá cho anh ấy để anh ấy nghĩ con vẫn còn sống và đang động viên anhấy vượt lên trên bệnh tật. Con chỉ mong anh ấy có đủ niềm tin để sống tiếp.Con gái của mẹ".

Page 27: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Con gái của mẹ".

Bà mẹ lần theo địa chỉ ghi trên bì thư để đến nhà chàng trai. Bà nhìn thấytrên bàn là một tấm ảnh của một thanh niên trẻ, tràn đầy sinh khí và sứcsống được viền dải băng đen. Bà vô cùng ngạc nhiên khi biết chàng trai đãra đi cách đây một tháng. Bà mẹ chàng trai nước mắt lưng tròng chỉ vàochồng thư đặt bên cạnh khung ảnh và kể rằng: "Con trai tôi đã mất cáchđây một tháng, nhưng trước khi ra đi, nó dành ba ngày ba đêm để viếtnhững lá thư này. Nó nhờ tôi mỗi tuần gửi cho cô bạn gái nào đó một lá.Nó bảo cô gái ấy cũng đang trông mong chờ đợi sự cổ vũ động viên củanó. Thế là cả tháng nay tôi thay con trai gửi những lá thư này đi, không biếtcô gái ấy có nhận được không..."

Bà mẹ của cô gái lao đến ôm chầm lấy bà mẹ của chàng trai và khóckhông thành tiếng. Khi hai bà mẹ đã hiểu ra tất cả, hai bà quyết định vẫn cứhàng tuần gửi cho nhau một lá thư mà con họ đã để lại. Họ bảo làm nhưthế để "Vì một ước nguyện cao cả..."

Hủ tiếu và cuộc đờiHạnh Nguyễn

- Tặng anh Vũ bưng hủ tiếu gần nhà tôi.

Mẹ đã đau lòng đến thế nào khi sinh ra gã, mẹ cũng đã khóc quá trời khitừng ngày nhìn gã phải lớn khôn. Thật tâm mẹ muốn gã bé thơ mãi mãi,muốn ở mãi trong vòng tay mẹ. Mà mẹ cũng biết, ừ thì gã có lớn lên đónhưng tâm hồn gã mãi mãi chẳng lớn lên được tí teo nào đâu.

Lúc còn nhỏ thì không sao, gã cũng không ấn tượng với dáng đi chấmphẩy của mình. Gã chỉ thấy sao vặn vẹo mà đau quá thôi, nhìn gã chậpchững tập đi, mẹ gã nhìn gã mà khóc. Mắt mẹ khóc nhưng miệng mà cười,môi mẹ nói rằng, ráng bước đi đi con. Tự mình phải bước đi trên đôi châncủa mình dù đôi chân ấy có khập khiễng, mẹ muốn gã hiểu ý nghiã sâu xađó, nhưng trí óc non nớt của gã "giới hạn" sự hiểu biết mẹ à. Nhưng mẹ antâm, gã nhủ lòng, vì tim gã biết thổn thức khi nhìn mẹ khóc đấy thôi. Gã yêu

Page 28: [Sách] Nghệ thuật sống 2

tâm, gã nhủ lòng, vì tim gã biết thổn thức khi nhìn mẹ khóc đấy thôi. Gã yêumẹ nhất, và mẹ yêu gã nhất!

Khi gã lớn khôn, mà chỉ nói là nói thế thôi, chớ gã chỉ lớn mà chưa khôn rabao nhiêu. Chẳng sao cả, gã vẫn sống bên cạnh mẹ. Lớn rồi gã cũng thấysao nhà mình nhiêu đó hà, không có gì thay đổi, nhìn nhà bên cạnh thấycái gì cũng to. Thắc mắc hoài không biết hỏi ai, đành hỏi mẹ chứ ai. Hỏilần đầu tiên, duy nhất và từ đó gã chẳng hỏi thêm, vì hỏi rồi gã thấy mẹkhóc. Mẹ còn hỏi gã thích nhà to hay nhà nhỏ, thích cái gì thì nói mẹ muacho, muốn ăn gì mẹ nấu cho. Sao mẹ cho mà mẹ khóc, sao mẹ nói mẹcho mà mẹ lại buồn. Không giống như những lần mẹ cho gã gì đó trướcđây… Ngây ngô gã hỏi, ngây ngô trả lời, rồi tự cái ngây ngô ấy gã cũngnhận sự khác biệt của mẹ mình và mẹ người ta. Mẹ mình tóc màu trắng,mẹ người ta tóc vàng vàng đen đen. Mẹ mình tay gân cục cục, mẹ người tatay trắng và có nhiều màu vàng. Mẹ mình ở căn nhà nhỏ, mẹ người ta ởcăn nhà to. Mẹ mình phải thức khuya dậy sớm, mẹ người ta cả ngày trongnhà thôi. Mà mẹ người ta thì thương người ta, mẹ mình cũng thương mình,đôi khi gã cũng thấy mẹ người ta thương mình nữa mà. Phải rồi, mẹ của aingười nấy thương, cũng như nhà của ai người nấy ở. Gã cũng có mẹ cónhà, tội gì làm mẹ khóc khi đặt câu hỏi như thế, gã biết mà, hiểu hết mà,chẳng qua gã không có nhiều từ ngữ để diễn đạt thôi. Buồn thật buồn chokẻ biết suy nghĩ mà lại không thể diễn đạt, chỉ đứng bên rìa mọi thứ vô tìnhmà thôi.

Là trẻ con thì gã được mẹ chăm lo, lúc ấy tóc mẹ màu đen.

Là người lớn thì gã phải chăm lo lại mẹ, vì tóc mẹ bây giờ màu trắng rồi.

Gã hiểu thế đấy, nhưng làm gì bây giờ, đôi chân khập khiễng, đôi tay khậpkhiễng… làm gì bây giờ? Đâu đó ở căn nhà to vọng qua lời nhạc "hai bàntay trắng nghèo xơ xác nghèo...". gã nghe sao hiểu vậy thôi! Gã thấy thươngmẹ quá trời quá đất.

Người ta nói ở đời chẳng có chi là đường cùng cả, gã còn có ích. Một lầnmẹ bệnh, gã hớt hơ hớt hải bưng bê tô cháo về nhà cho mẹ (Mẹ vẫn bảogã dại khờ lắm, dại khờ mà biết mẹ bệnh, dại khờ mà biết mẹ cần thuốc,dại khờ mà biết đi mua cháo, dại khờ mà biết chạy thật nhanh về với mẹ

Page 29: [Sách] Nghệ thuật sống 2

dại khờ mà biết đi mua cháo, dại khờ mà biết chạy thật nhanh về với mẹsao mẹ!). Nơi gã sống moị người quen nhìn gã rồi, chẳng ai đâu ở khôngmà chọc với ghẹo, cũng chẳng ai nỡ làm tổn thương gã cả. Vì hễ là conngười ai mà chẳng thương chẳng xót những gì thơ dại, bởi thế lần bưngcháo cho mẹ, người ta phát hiện ra gã vẫn còn có ích. Tức là có khả nănglao động kiếm tiền bằng chính sức mình. Từ sau hôm ấy gã thành anh bồibàn, kêu thế cho nó sang chứ thật ra gã bưng bê hủ tiếu cho hàng hủ tiếugần nhà thôi.

Bắt đầu bưng bê hủ tiếu và trở thành công việc thường nhật kiến cho gãvui, cho mẹ vui, cho tóc mẹ ít trắng đi một chút, cho mẹ không thở dài xót xakhi nghe câu hát:

"Mẹ già như chuối chín cây

Gió lay mẹ rụng con phải mồ côiMồ côi khổ lắm ai ơi..."

Mồ côi thì ai chẳng khổ, nhưng ai cũng biết với gã nỗi khổ ấy lớn lao biếtchừng nào. Bây giờ hằng ngày, hai bàn tay gã vui, hai bàn chân gã vui, cáitô hủ tiếu gã bưng chẳng khi nào bị nghiêng dù gã đi nhiều người nhìntheo ái ngại, sợ đổ mất cái tô hủ tiếu. Mà được ăn hủ tiếu hồi hộp nhìn theotừng bước đi của gã đôi khi làm một vài người cho là thú vị, trước cái ănphải có "sự kích thích" nào đó thì ăn mới ngon. Người ăn hủ tiếu thích gã,gã thì thích bưng hủ tiếu, "cung" và "cầu" thoả mãn nên cả hai cùng khoáichí lẫn nhau.

Vậy là gã sống hạnh phúc bằng cái nghề bưng bê hủ tiếu của mình.Nhưng mà, có một bữa trời mưa, có đứa bé ngồi chờ tô hủ tiếu của gãbưng đến, đứa bé hỏi chớ: "Chú bưng hủ tiếu suốt đời luôn hả chú?". À,nếu có bà mẹ đứa trẻ ở đó hẳn là sẽ la lên "Sao con hỏi vậy với chú, thôi loăn đi!" nhưng vì chú bé ngồi một mình và không có mẹ theo kèm, nên nhậnđược câu trả lời khó nhọc mà cũng khó hiểu từ gã rằng: "Hủ tiếu là cuộcđời!".

Đúng rồi, hủ tiếu đâu có chết bao giờ, hủ tiếu đâu có sợ thất nghiệp, hủtiếu đâu có sợ người ta quên nó. Hôm nay không hủ tiếu thì ngày mai hủ

Page 30: [Sách] Nghệ thuật sống 2

tiếu đâu có sợ người ta quên nó. Hôm nay không hủ tiếu thì ngày mai hủtiếu, hủ tiếu chẳng biến đi đâu cả, chẳng bao giờ mất cả, ăn để sống là quiluật rồi mà! Gã chọn hủ tiếu là cuộc đời là chọn sự bất diệt trong nhữngngày sống có ích, ngày nào người ta chẳng ăn để sống, không ăn món nàythì ăn món kia. Ngày nào cũng có người ăn hủ tiếu, không phải người nàythì cũng là người kia. Đâu có gì khó khăn khi chọn hủ tiếu là cuộc đời đâu,gã ngày nào cũng lao động, lao động nhiệt thành nữa ấy chứ. Phải bưngbê bằng tay nè, đi bằng chân nè, suy nghĩ bằng đầu óc nè, suy nghĩ để giữcho tô hủ tiếu không nghiêng nè. Đã làm việc hết mình như thế thì khôngđáng quý sao, không đáng trân trọng sao, không đáng được bù đắp gì đósao. Gã đã có một cuộc đời sống hết mình trọn vẹn bên hủ tiếu, hơn baogiờ hết, mẹ gã hạnh phúc vì nhìn thấy như thế! Mẹ cứ yên tâm rằng gã biếtchọn cuộc đời cho mình như thế mà mấy ai hiểu được.

o O o

Một lúc nào đó bạn vô tình có ăn hủ tiếu, hãy thử nhớ đến một gã trai nhưthế. Để thấy rằng làm một con người rất khó, chọn cho mình một cuộc đờicòn khó hơn nhiều. Chọn rồi thì mình phải sống ra sao cho nó chu toàn,cho nó nồng nhiệt, cho cuộc đời mình có ích theo một cách nào đó. Chúngta tự cho mình quá đầy đủ nhưng đôi khi ta không biết thế nào sống chonó cảm thấy vừa vặn. Còn với gã, chọn hủ tiếu là cuộc đời dù rằng gãkhông trọn vẹn nhưng gã đã sống vừa vặn trong cái không trọn vẹn đó biếtbao.

Được hết mình chạy tới ngày mai là sung sướng biết bao nhiêu vậy màmấy ai trong chúng ta có thể làm được…

(c) xitrum.net - Làng Xitrum.

Lâu đài cát

Page 31: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Nắng nóng. Không khí mặn chát. Những con sóng đều đều. Một thằng bétrên bờ biển quỳ gối xúc cát bằng xẻng và nén cát vào cái xô đỏ. Sau đó nóúp xô xuống. Nhấc ra, chỉnh sửa khối cát để cho ra đời tòa lâu đài. Nó chơivậy suốt buổi trưa. Xây thêm hào, đắp thêm tường thành, những ngọn tháplà trạm bảo vệ. Que kem làm cầu. Một khu lâu đài bằng cát được xây xong.

Thành phố lớn. Những con đường đông đúc. Giao thông sôi sục. Mộtngười đàn ông ngồi trong văn phòng, sắp giấy tờ thành từng đống và bàngiao những công việc đã xong. Ông kê điện thoại vào giữa vai và cổ, tay vẫngõ bàn phím vi tính liên tục. Những con số múa may, nhiều hợp đồng kíkết, niềm vui của người đàn ông và lợi nhuận sinh ra. Cả cuộc đời ôngdành cho công việc. Những kế hoạch nối tiếp nhau. Tương lai nằm trongdự đoán. Tích luỹ hàng năm là những sự bảo đảm. Vốn vươn dài ra bắccầu khắp nơi. Một đế chế được dựng nên.

Hai người xây lâu đài có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều tích tiểu thànhđại. Cả hai đều làm nên chuyện từ khi chưa thấy nó. Cả hai đều cần cù vàquyết tâm. Và cả hai đều biềt rằng khi thủy triều lên cũng như khi xu thếthay đổi thì mọi việc sẽ kết thúc. Và đây chính là điểm khác biệt giữa haingười. Trong khi người đàn ông làm ngơ kết quả thì đứa bé biết chấpnhận.

Hãy xem đứa bé làm gì khi mọi thứ sắp tan thành cát bụi. Khi sóng kéođến, cậu bé thông minh nhảy lên và vỗ tay. Không buồn phiền, không sợhãi, không tiếc nuối. Vì nó biết chuyện này sẽ xảy ra, nên nó không ngạcnhiên. Và khi cả tòa lâu đài ầm ầm sụp đổ, bị hút về biển cả, đứa bé mỉmcười. Nó cười, nhặt lấy dụng cụ và nắm tay cha về nhà. Mà sao người lớnkhông được ngoan như vậy. Khi con sóng thời gian tràn tới, phá sập toàlâu đài của mình, người đàn ông kinh hoàng. Ông ta lượn lờ quanh cái phếtích của mình để bảo vệ. Ông ta xây thêm tường để chặn con sóng, rồi khinước biển thấm vào và phá vỡ nó, ông rối trí trước cơn thuỷ triều. Ông nóimột cách bất chấp: "Đây là tòa lâu đài của tôi mà!".

Nhưng đại dương không trả lời, ai cũng biết cát thuộc về nơi nào.

Page 32: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Tôi cũng không biết gì nhiều hơn về những toà lâu đài cát. Nhưng trẻ conlại biết rõ lắm. Hãy quan sát chúng để học hỏi. Tiếp tục xây lên nhưng bằngmột trái tim trẻ thơ. Lúc chiều tà bóng xế, khi con nước lên, hãy hoannghênh nó. Sau khi chào đón tiến trình của cuộc sống, nắm lấy tay cha,rồi... về nhà.

Tôi yêuHải Đăng

Tôi tập yêu cuộc sống lại từ đầu, không phải theo một cách mới, mà yêutheo một lối cũ như trước. Khi tôi nhận ra những thói quen tốt đẹp đangdần rời xa mình, tôi hoảng hốt…

Tập lại một thói quen cũ không phải là một điều khó khăn.

Tôi yêu những buổi sớm mặt trời chưa nhô cao, khi những ánh nắng đầutiên chưa kịp soi vào mặt người, không gian đầy màu xám. Bầu không khítheo những khoảng thời gian, có khi lạnh nhè nhè, có khi lạnh buốt nhưngđều mang lại cảm giác nhẹ nhàng, phơi phới. Một buổi sớm đẹp.

Tôi yêu những ngày gió lộng, những lo toan, những muộn phiền, nhữngnghĩ suy… dường như trôi theo hướng gió. Dễ chịu lạ.

Tôi yêu tất cả những cành cây, ngọn cỏ, đóa hoa… trên đường về nhà. Mỗingày chúng lại khác đi, xinh đẹp hơn, mới lạ hơn và thu hút hơn. Tôi thíchchầm chậm đi về nhà trên đoạn đường dài để có thể nhìn hết những thứxinh đẹp xung quanh mình, để biết rằng mình thật hạnh phúc.

Tôi yêu góc quán tôi hay ngồi một mình, chậm chạp gặm nhấm sự cô đơn,chậm chạp quan sát sự sống trước mắt mình, và chậm chạp suy nghĩ.

Tôi yêu bờ biển của tôi. Lạ. Tình yêu ấy ngày một dầy thêm. Có lẽ biển đãcất giữ quá nhiều những kỷ niệm và những ưu tư của tôi. Những mối dâytình cảm của tôi đều hướng về biển: những mối tình, những lần cô đơn,

Page 33: [Sách] Nghệ thuật sống 2

tình cảm của tôi đều hướng về biển: những mối tình, những lần cô đơn,bạn bè,… Làm sao tôi diễn tả cho hết cảm xúc của mình mỗi lần ngồingắm biển hay những lần tôi thả bộ trên dãi cát quyện chặt phù sa. Làmsao mà tôi biết tôi lại yêu biển nhiều đến thế…

Tôi yêu những lần nhói đau. Những lần tôi khóc nức nở vì vấp ngã. Và tôibiết mình hãy còn bé nhỏ lắm, phải cố gắng nhiều hơn nữa, tôi ơi!

Tôi yêu những bài thơ tôi viết, dẫu không hay nhưng làm tôi thỏa ý thích xếpvần và giãi bày cảm xúc. Tôi thích đọc thơ và dễ xúc động trước thơ, dù sựthực tôi học văn không giỏi lắm.

Sẽ không bao giờ kể được hết những điều mà mình yêu, vì cuộc sống cóquá nhiều thứ khiến mình phải lưu tâm và lưu luyến. Khi mình còn yêu,nghĩa là mình không hời hợt, không vô tâm và không nhàn nhạt. Tôi tinnhư thế.

Nói ra những điều mình yêu, để biết sống thú vị như thế nào.

"Cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt… Đến trái tim cũng đâu hoàn toàn làmáu đỏ, một nửa đã là máu đen rồi… Vì vậy, đừng bi quan…"(-Đặng ThùyTrâm-)

(c) xitrum.net - Làng Xitrum.

Sao phải đợi?

Sao phải đợi một nụ cười mới trở nên thật xinh tươi?

Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn?

Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người ?

Page 34: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Sao phải đợi có một chỗ làm tốt mới bắt đầu công việc?

Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút?

Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên?

Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện?

Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ?

Bạn ơi, sao phải đợi? Bởi có thể rằng bạn không biết bạn sẽ đợi đến baolâu.

Bạn thân

Sự kinh hoàng tràn ngập trong lòng một người lính thời Đệ Nhất Thế Chiếnkhi anh nhìn thấy người bạn tri kỷ của mình ngã xuống chiến trận.

Bị mắc kẹt trong một chiến hào và đạn pháo bay liên tục trên đầu nhưngngười lính đó đã xin chỉ huy cho phép anh đi ra ngoài "vùng bình địa" giữanhững chiến hào để đem người đồng đội bị trúng đạn trở vô.

Vị chỉ huy nói:

- Anh có thể đi nhưng tôi nghĩ công việc đó sẽ không đáng gì đâu. Có lẽbạn anh đã chết và anh có thể đánh mất đi sự sống của bản thân mình.

Không màng đến lời của vị chỉ huy, người lính vẫn bỏ đi. Thật kỳ diệu, anhta đã xoay sở để đến được bên người bạn của mình, nhấc anh ta lên vai vàđem anh ấy trở về chiến hào của họ. Khi cả hai cùng té nhào xuống dướihào, vị chỉ huy kiểm tra người lính bị trúng đạn rồi nhìn người bạn của anhmột cách thông cảm.

-Tôi đã nói với anh rồi, công việc đó không đáng đâu. - Vị chỉ huy nói - Bạnanh đã chết, còn anh bị thương rất nặng.

Page 35: [Sách] Nghệ thuật sống 2

anh đã chết, còn anh bị thương rất nặng.

Người lính trả lời:

- Mặc dầu vậy công việc đó vẫn rất đáng làm, thưa sếp.

- Anh nói đáng làm có nghĩa là sao? Bạn anh đã chết rồi cơ mà?

-Thưa sếp, công việc đó đáng làm là vì khi tôi đến bên anh ấy, anh ta vẫncòn sống và tôi rất mãn nguyện khi anh ấy nói với tôi rằng "Jim, tôi biết rằngchắc chắn anh sẽ đến với tôi!"

Trong cuộc sống, một việc có đáng làm hay không, hoàn toàn tùy thuộcvào cách chúng ta nhìn nó. Hãy can đảm và làm những gì mà trái tim tamách bảo để rồi mai sau trong cuộc sống bạn sẽ không phải ân hận vìmình đã không làm điều đó. Hy vọng rằng mỗi một người trong chúng tasẽ ở trong vòng tay chân thật của những người bạn như vậy.

Thuốc chữa đau buồn

Chuyện kể về một người phụ nữ vừa mất con trai.

Trong nỗi đau thương tột cùng, bà tìm đến một nhà hiền triết. “Có lời cầunguyện nào, câu thần chú nào mà ông biết có thể làm con trai tôi sống lạikhông?” – lời của người mẹ thật sự tuyệt vọng.

Thay vì từ chối hoặc khuyên bà mẹ hãy nguôi ngoai, nhà hiền triết đáp:"Hãy tìm về đây cho ta một hạt giống cây mù tạc từ gia đình nào chưa từngbiết đến đau khổ. Nó có thể dùng để xua tan đi nỗi đau của bà.”

Người phụ nữ cảm tạ và lập tức lên đường tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên,bà tìm đến một căn nhà lớn rất sang trọng, gõ cửa và hỏi: “Tôi đang tìm hạtgiống cây mù tạc từ ngôi nhà không bao giờ biết đến đau khổ. Có phải nơinày không?”. Họ trả lời rằng bà đã nhầm chỗ. Họ kể với bà những chuyệnbi thảm đã xảy ra đến với mình. Nghe chuyện, bà ngồi lại và an ủi họ.

Page 36: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Rồi bà lại tiếp tục cuộc tìm kiếm gia đình hạnh phúc nhất. Nhưng bất cứnơi nào bà ghé vào, từ những căn nhà cao sang hay gác xép tồi tàn, bàđều được trả lời bằng những câu chuyện buồn. Bà trở nên quan tâm vàmuốn giúp đỡ, chia sẻ nỗi bất hạnh của người khác, đến nỗi sau cùng bàđã quên đi câu hỏi về hạt giống cây mù tạc thần kỳ. Mà tự bao giờ hạt giốngthần kỳ đó cũng đã mang nỗi đau trước kia ra khỏi cuộc đời bà rồi.

Đóa hồngNguyễn Ngọc Hà

Chị nhìn xuống giỏ hồng - còn năm đóa. Chị bán xôi những ngày lễ nhưhôm nay bán thêm hoa hồng, lời hơn. Buổi sáng giá một cành hồng lêntận trời xanh 20.000đ rồi rơi xuống theo ông mặt trời. Hoàng hôn sụpxuống từ lâu. Ai trả 2.000đ cho năm đóa hồng, chị cũng bán coi như vét cúchót vậy.

Chị liên tục vẩy nước lên những đóa hoa. Chị giữ sự tươi mát cho hoanhưng chưa bao giờ chị chăm chút nhan sắc cho chính mình, kể từ lúc lấychồng. Chồng chị là một người đàn ông thô tục, sáng say chiều xỉn, lại còncờ bạc, chơi đề. Sau khi ly hôn, chị dắt díu hai đứa con về ngoại và tần tảobuôn bán nuôi các con đang ở tuổi ăn tuổi lớn.

Nhìn những cô gái ngồi sau xe gắn máy hay đi bên người tình, mặt tươinhư những đóa hoa họ cầm trên tay, lòng chị không khỏi dâng lên mộtniềm tủi buồn sâu xa. Chị nghe nghèn nghẹn nơi cổ, đau đau nơi trái tim,chị thở dài.

- Nè, hết đám hồng này bao nhiêu?

- Dạ... năm đóa... năm ngàn.

Một người đàn ông trạc tuổi chị đi chiếc xe @ láng coóng tấp vào. Giọngông hơi lè nhè:

- Chồng con đâu mà giờ này còn đứng đây bán?

Page 37: [Sách] Nghệ thuật sống 2

- Chồng con đâu mà giờ này còn đứng đây bán?

Chị e ngại nhưng vẫn lịch sự: “Chú mua mấy bông?”. “Mua mão - ông đưachị tờ 20.000đ - khỏi thối, bữa nay ngày phụ nữ mà, phải lịch sự với phụnữ...”.

Chị mừng rỡ lóng ngóng bó năm đóa hoa nằm giữa tờ giấy trắng tinhmỏng manh được cắt cẩn thận hình những cành hoa. Chị nhận tiền, đưabó hoa cho ông. Ông cầm trao lại cho chị: “Tặng chị nè, ngày phụ nữ vềsớm với chồng con đi - ông đưa ngón tay lên - về liền nha, không được bántiếp. Chỗ hoa này tôi mua rồi, chị mà bán tiếp tôi đòi tiền lại đó”.

- Thôi chú mang về tặng vợ đi - chị bỗng ngại ngùng.

- Vợ tôi có từ sớm rồi.

Nói xong ông rồ ga đi thẳng.

Cầm bó hoa về nhà, chị nâng niu như từ sáng giờ chúng không phải củachị vậy. Nhẹ nhàng, chị cho hoa vào bình đặt lên bàn thờ ba chị. Con gáichị hỏi: “Ủa mẹ, hoa còn dư đó hả?”.

Chị hãnh diện: “Không, mẹ được một người tặng”. Nhìn ra con hẻm cụtvắng tanh, chị nhớ đến dòng xe ngược xuôi ngoài đường. Chị thật hạnhphúc. Trong cuộc sống tất bật thị thành còn có một người lưu tâm đến chị,tặng chị một bó hồng. Cho dù rượu xui ông một hành động lịch lãm nhưtrên, chị vẫn sung sướng, một niềm vui muộn màng của một phụ nữ đã ởtuổi xế chiều.

(Ghi theo lời kể của chị L. - bán xôi trên đường LVS).

Nguồn: TTOL

Ngày mai tươi đẹp

Lá cây xanh rồi lại vàng, hoa nở rồi lại tàn. Nhìn những chiếc lá khô, hoatàn đó lần lượt rời bỏ cành cây, thở dài một tiếng trở về với cát bụi, chắc

Page 38: [Sách] Nghệ thuật sống 2

tàn đó lần lượt rời bỏ cành cây, thở dài một tiếng trở về với cát bụi, chắcbạn sẽ nghĩ : chúng đi rồi không bao giờ trở lại.

Nhưng xuân đi rồi xuân đến, hoa tàn rồi hoa lại nở, cành cây trơ trụi lại mọcra những lá xanh tươi. Con đường nhỏ vắng vẻ, trống trải lại tràn đầynhững bông hoa rực rỡ. Cái mất đi ngày hôm qua lại hoàn toàn khôi phụctrở lại, nhìn thấy những điều này, bạn còn cảm thấy thế giới này thiếu gìnữa?

Chính vì hoa tàn lá rụng mới khiến cho đất cát màu mỡ, ẩn chứa sứcmạnh. Chính vì có sự mục nát điêu tàn của chúng thì mới có mùa xuânnăm sau sáng lạn. Trong hàng triệu mầm non tươi mới đó, trong nhữngnụ hoa rực rỡ đó, trong những nụ cười trẻ thơ đó chẳng phải đang viết ratên tuổi của những người đã khuất hay sao?

Không có cái cũ ra đi thì làm sao có cái mới đến? Sinh ra vốn là đi tới cáichết, chết là để thúc đẩy sinh ra.

Trong cái vũ trụ muôn đời bất biến, luân chuyển không ngừng, thay nhausinh diệt này, chúng ta sẽ không sống mãi, nhưng chúng ta có thể "tồn tại"vĩnh hằng!

Ngày mai...

Bất luận ngày hôm nay đáng lưu luyến thế nào thì ngày mai cũng sẽ khôngchần chừ đến để thay thế, bất luận chúng ta chống chọi hay bình thản, sinhtồn hay tử vong thì ngày mai cũng sẽ bước tới không dừng chân.

Ngày mai bình thường mà vô hình, nó mau chóng biến thành ngày hômnay, hóa thành ngày hôm qua, trở thành những ngày đã qua.

Ngày mai là không thể biết được, là một chuỗi những dấu chấm hỏi , kéochúng ta bước tới trước thêm một ngày, lớn thêm một ngày tuổi nhưng vẫnkhông biết sẽ tăng thêm được cái gì, giảm bớt đi cái gì.

Ngày mai là gian nan, phải làm việc, phải suy nghĩ, phải chiến đấu.

Page 39: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Ngày mai là mong manh, giống như hạnh phúc của con người vậy, có thểcó bệnh tật, đau khổ.

Ngày mai giống như một tờ giấy trắng! Chúng ta có thể tiếp nhận rồi để nótrở thành một bài thi bỏ trống, cũng có thể nguệch ngoạc vài nét lên nó,nhưng cũng có thể biến nó thành một kiệt tác có màu sắc tuyệt mỹ, có tâmtư tình ý diệu vợi.

Vì vậy ngày mai phụ thuộc vào sự sáng tạo của chúng ta. Đối với nhữngngười yêu nhau, ngày mai có thể là giai đoạn đẹp đẽ của họ. Đối với ngườinông dân cực khổ, ngày mai có thể là một vụ thu hoạch lớn...Cho dù cómột vĩ nhân nào đó mất đi vào ngày mai thì hoàn toàn không phải là ngàymai chiến thắng người đó, mà là người đó, mà là người đó làm cho ngàymai trở nên vĩ đại, khiến ngày mai trở thành một ngày vĩnh viễn được ghinhớ.

Đừng đợi ngày mai bước đi tới chúng ta mà hãy bước tới ngày mai! Khôngchờ đợi mà là xây đắp, chúng ta mới có thể có được một ngày mai thực sựtươi đẹp của chính mình.

Điều tôi muốn biết

Tôi không quan tâm bạn mưu sinh thế nào mà chỉ muốn biết bạn khaokhát điều gì và có dám mơ ước đạt được điều mình đang khao khátkhông?

Tôi không quan tâm bạn bao nhiêu tuổi mà chỉ muốn biết bạn có dám nhưmột kẻ ngốc liều mình vì tình yêu, vì những ước mơ và vì một chuyến phiêulưu để được tồn tại trong cuộc đời này không?

Tôi không cần biết điều gì mới phù hợp với ước mơ của bạn mà chỉ muốnbiết bạn đã dám đối mặt với nỗi đau bị cuộc đời dối trá hay lại khép chặtlòng mình vì e sợ lại một nỗi đau khác?

Tôi muốn biết bạn có dám ngồi lại với nỗi đau của tôi hay của chính bạn;

Page 40: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Tôi muốn biết bạn có dám ngồi lại với nỗi đau của tôi hay của chính bạn;có dám khiêu vũ thật điên cuồng để sự say mê tràn ngập đến tận đầu ngóntay và ngón chân của mình mà không cần phải e dè giữ ý, phải thực tế hayphải luôn nhớ đến những giới hạn của con người?

Tôi không quan tâm câu chuyện bạn kể có thật hay không mà chỉ muốnbiết bạn có dám làm thất vọng người khác để thành thật với bản thânmình? Liệu bạn có thể chịu đựng bị kết tội phản bội mà vẫn không phảnbội lại chính nhân cách của mình? Liệu bạn sẽ trung thực và vì thế sẽ đángđược tin cậy chứ?

Tôi muốn biết liệu bạn có nhận ra vẻ đẹp dù cho hằng ngày nó chẳng hềxinh đẹp, và liệu bạn có thể quyết định cuộc đời mình mà không cần sựhiện diện của Chúa?

Tôi muốn biết liệu bạn sẽ chịu đựng được thất bại của lẫn bạn và tôi, đứngbên bờ hồ mà hét vang đến tận trời cao là “có”?

Tôi muốn biết liệu bạn có thể thức dậy dù sau đêm dài đau khổ, thất vọng,kiệt sức và rã rời mà làm những gì phải làm cho các con của bạn không?

Tôi không quan tâm bạn là ai hay làm sao đến được đây. Tôi chỉ muốn biếtliệu bạn có thể sát cánh cùng tôi trong lửa đỏ và sẽ không chùn bước thoáilui?

Tôi không quan tâm bạn đã học ở đâu, những gì và của ai. Tôi chỉ muốnbiết liệu bạn có thể một mình đối diện với bản thân chân thật như ngườibạn bạn có bên mình trong những giây phút đơn độc?

Di chúc

Rồi cũng có một ngày, bác sĩ sẽ nói với tôi rằng bộ não của tôi không cònkhả năng hoạt động nữa, hay nói cách khác là cuộc đời tôi hầu như đãchấm dứt.

Khi điều đó xảy ra, xin đừng cố gán ghép một cuộc sống nhân tạo vào trong

Page 41: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Khi điều đó xảy ra, xin đừng cố gán ghép một cuộc sống nhân tạo vào trongcơ thể tôi bằng tất cả những thứ máy móc đó. Xin đừng gọi đó là "giây phútlâm chung" của cuộc đời tôi, mà hãy gọi đó là một khởi đầu của sự sốngmới vì tôi sẽ góp tấm thân này để giúp những người khác có được mộtcuộc sống lành lặn hơn.

Hãy đem ánh sáng của tôi dâng tặng cho một người đàn ông chưa từngmột lần nhìn thấy ánh nắng mặt trời, chưa bao giờ được thấy gương mặtdễ thương của trẻ thơ, và chưa từng nhìn thấy tình yêu trong đôi mắt củamột người phụ nữ.

Hãy tặng trái tim của tôi cho một người luôn bị trái tim mình hành hạ bằngnhững cơn đau đớn triền miên.

Hãy truyền những giọt máu của tôi cho cậu bé đang thương tích đầy mìnhsau tai nạn giao thông kia để nó có thể sống cho tới ngày được nhìn thấycháu chắt của mình.

Tôi sẽ hiến hai quả thận của mình cho những ai phải sống lần hồi quangày bằng chiếc máy chạy thận nhân tạo.

Hãy lấy xương của tôi, từng thớ thịt của tôi, và tất cả những sợi dây thầnkinh này nữa nếu điều đó giúp cho những đứa trẻ tật nguyền có thể đi lạiđược.

Hãy nghiên cứu từng ngóc ngách trong bộ não của tôi. Nếu cần thiết, hãylấy cả các tế bào, đem phát triển chúng, thí nghiệm chúng để một ngày nàođó chúng có thể giúp cho một cậu bé câm có thể bật lên tiếng nói hay đểmột cô bé bị điếc có thể nghe thấy tiếng mưa rơi bên ngoài cửa sổ.

Nếu tôi có còn lại gì thì hãy đem thiêu tất cả rồi thả tro vào trong gió, biếtđâu nhờ gió mang đi, chúng cũng giúp ích được gì cho những bông hoaxinh đẹp kia.

Nếu buộc phải đem chôn thứ gì đó của tôi, xin hãy chôn đi tất cả những tộilỗi, yếu kém, hay những định kiến mà tôi đã dành cho những người chungquanh.

Page 42: [Sách] Nghệ thuật sống 2

quanh.

Hãy đem tội lỗi của tôi đến cho quỷ dữ. Đem linh hồn tôi đến cho Thượngđế. Nếu như, dù chỉ tình cờ thôi, bạn muốn nhớ đến tôi, thì hãy thay tôi làmnhững điều tốt hay nói những lời yêu thương với những ai đang cần đếnbạn. Nếu bạn làm đúng tất cả những điều tôi đã dặn, thì tôi sẽ không baogiờ chết!

Gia đình siêu nhânsnoopyfan

Tôi thấy gia đình tôi là một gia đình siêu nhân kỳ quặc! Bạn biết tại saokhông?

Vì ba tôi dù buổi tối có mệt mỏi tới đâu thì sáng luôn luôn đúng giờ pha cho3 người: ba, mẹ và tôi - 3 ly cà phê sữa. Rồi ba mang đến cho mỗi ngườivới một cái mỉm cười bắt đầu ngày mới.

Vì mẹ tôi luôn dậy đúng 5h để chuẩn bị cơm sáng cho cả nhà. Nên tôi luônđi học sau khi được ăn no nê và tráng miệng bằng ly cà phê sữa.

Vì ba tôi luôn chào tôi mỗi khi ông đi đâu về bằng một cái hôn nhẹ lên tóc.Lúc nào cũng vậy!

Vì mẹ tôi là 1 người hay cáu gắt, đến nỗi tôi cũng không chịu được. Tôikhông hiểu tại vì tôi và mẹ khắc khẩu hay tại tình yêu của ba dành cho mẹnên ba chẳng than phiền gì cả!

Vì mẹ tôi luôn thích nấu nhiều món ăn trong một ngày, tức là thay vì có thểăn một cách đơn giản thì mẹ hay dùng cái quĩ thời gian ngắn ngủi của buổisáng ngày thường để nấu các món siêu phức tạp và nhiêu khê. Ngược lạisáng Chủ Nhật rảnh rỗi cả nhà lại ăn rất đơn giản?! Tôi cũng ko hiểu tạisao nữa?! Và bà luôn bực mình khi mà nhiều việc quá làm không hết cònba thì đọc báo! Thế nên ba tôi hay kiêm cả việc phụ bếp cho mẹ rồi sau đómới làm việc của ông!!! (Nhà tôi là xưởng sản xuất nhỏ với nhiều thợ ởchung).

Page 43: [Sách] Nghệ thuật sống 2

chung).

Vì ba tôi đi lính 15 năm, bao nhiêu cực khổ khó khăn không kể xiết nhưngkhông hiểu sao ba luôn kể về điều đó một cách hài hước làm mọi ngườicười bể bụng! Mà ông hay kể trong giờ cơm và sau đó nữa, nên mẹ tôi hayđuổi ba lắm, tại ba cứ ngồi nói hoài mà chưa chịu đi ngủ trưa!

Vì mẹ tôi bị đau khớp và còn đau đốt sống cổ nữa. Vậy mà ba tôi dù mệtmỏi nhưng vẫn có thể ngồi tự tay xoa bóp cho mẹ cả tiếng đồng hồ thay vìcó thể dùng máy mát-xa. Ngược lại mẹ cũng thế!

Vì mẹ tôi có thể đảm việc nội trợ của cái đại gia đình 10 miệng ăn ("việcnhà" không hề đơn giản như cái tên ngắn gọn mình gọi nó đâu nha!) màvẫn có thể lo lắng cho các trại mồ côi, rồi đi chùa, rồi giúp đỡ những ngườihọ hàng khó khăn và lo cho cùng lúc 3 con chim ăn uống tắm rửa và làmsạch lồng nữa chứ! (Mà bi giờ cũng hết nuôi chim nên đỡ hơn rồi, dịchmà!)

Vì tất cả những lý do trên và còn nhiều nữa mà tôi không nhớ nữa, tôi gọigia đình của tôi là gia đình siêu nhân kỳ quặc!

Chắc gia đình của bạn cũng vậy thôi! Đúng không?

Bài viết của thành viên snoopyfan

Đăng tại diễn đàn 8T - Làng Xitrum.

Nhật ký về mẹHoàng Ngọc

Ngày…

Mẹ ơi, tháng bảy rồi đó mẹ!

Con lấy chồng xa, lâu lâu mới về thăm mẹ. Gần năm mươi tuổi đầu mà nói

Page 44: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Con lấy chồng xa, lâu lâu mới về thăm mẹ. Gần năm mươi tuổi đầu mà nóithương nhớ mẹ khôn nguôi thì sẽ có người cười phải không mẹ?

Thuở nhỏ, con thường hay theo mẹ lên chùa tụng kinh Vu Lan. Tháng bảyVu Lan - mùa báo hiếu! Nghe thầy nói chiều nào thầy cũng lạy Phật cầucho cha mẹ siêu thoát, con tự nhủ mình sẽ luôn ở bên mẹ để phụngdưỡng mẹ chứ không bỏ mẹ mà đi tu như thầy. Rốt cuộc rồi con cũng bỏmẹ mà đi… lấy chồng.

Ngày…

Hôm nay là ngày đầu tiên Thục Vy đến trường. Nhìn nó tung tăng cùng cácbạn vào lớp học con thấy nhớ mẹ. Ngày mẹ dắt con đến trường sao màthiêng liêng quá! Đối với con cái gì cũng mới mẻ, cái gì cũng lạ lùng. Thấychiếc xe đò to cao từ từ chạy tới, con thét lên run rẩy… Mẹ ôm chặt con vàolòng che chở, vỗ về. Trước khi cô giáo bước vào lớp mẹ còn nhét vào cặpcon nửa ổ bánh mì thịt, mẹ sợ con bị đói. Hôm đó, cô giáo không chochúng con ăn trong lớp, mẹ đâu có biết.

Ngày…

Con chuẩn bị cho Thục Vy vào đại học. Nó đã lớn, cuộc sống ở ký túc xá rồinó sẽ quen như con khi xưa… Lúc đầu, chủ nhật nào con cũng về thămmẹ. Rồi hai tuần, ba tuần, có lúc năm sáu tuần. Tháng nào mẹ cũng gửithư, gửi tiền, mẹ viết cho con rằng mẹ chỉ sợ con đau ốm. Con đâu biếtrằng mẹ ngày ngày vì thương nhớ con, mẹ ngồi vuốt từng sợi tóc rụng củamẹ thành một búi đầy… Mẹ ơi, con thương mẹ!

Ngày…

Thục Vy nó dắt bạn trai về nhà giới thiệu với con. Nhìn khuôn mặt rạng rỡcủa nó con thấy chạnh lòng. Con có quá ích kỷ, hẹp hòi lắm không mẹ?Ngày trước, khi anh ấy về nhà mình mẹ còn vui hơn cả con nữa! Con bịchoáng ngợp trong không gian toàn là hình ảnh của anh ấy. Con như con

Page 45: [Sách] Nghệ thuật sống 2

choáng ngợp trong không gian toàn là hình ảnh của anh ấy. Con như conchim sơn ca líu lo vui hát. Trong mắt con, trong lòng con, xung quanh contràn ngập ánh sáng, hương hoa, mật ngọt của tình yêu. Mẹ ơi, con khóc rồi!Đâu có mẹ lau nước mắt vỗ về con nữa! Khi những giọt nước mắt ghenhờn, ích kỷ, tình thường chảy xuống, con thấy thương mẹ vô vàn. Thục Vy nóđã lớn, nó đã rời xa vòng tay yêu thương của con. Con biết nó có khung trờiriêng của nó, nó có bè bạn, hẹn hò… Nó là con ngày xưa: mẹ cho tiền, mẹmay quần áo, mẹ nhắc đi ngủ, mẹ đi họp phụ huynh, ôm mẹ mà ngủ choấm, mẹ ơi con thèm món này, con thích món kia, giận dỗi, hờn lẫy… Conbây giờ như cái bóng mờ nhạt bên Thục Vy, một cái bóng không thiếuđược. Ngày xưa, con vô tâm đến nỗi… con làm sao thấy được những giọtnước mắt thầm lặng của mẹ, làm sao hiểu được tấm lòng cao cả, sự hysinh vô bờ bến của mẹ?

Ngày…

Tiệc cưới đã tan. Căn nhà của con sao trống vắng lạ. Nhìn những đồ dùngcủa Thục Vy con nhớ nó da diết… Con lại khóc. Ngày con hớn hở, tươicười cắp tay người yêu bước lên xe hoa mẹ không tỏ vẻ gì không vui.Ngược lại, mẹ luôn nhìn con và mỉm cười, ánh mắt đầy vẻ thương yêu. Conđang lo cho Thục Vy. Lần đầu tiên về sống trong căn nhà xa lạ nó có quenđược không? Nó ăn uống ra sao? Nó có làm điều gì sai quấy khiến ngườita phiền trách không?… Nỗi lo cứ trĩu nặng trong lòng con. Khi xưa mẹ dạycon nấu ăn, may vá, thêu thùa, dạy con đi đứng, nói năng… Mẹ sợ người tachê con gái mẹ hư. Con cằn nhằn: Con chỉ là con gái mẹ thôi!

Ngày…

Thục Vy đã sinh được hai ngày. Con đã chăm sóc nó như mẹ đã từngchăm sóc cho con. Lúc sinh Thục Vy, người đầu tiên con nhìn thấy khi vừamở mắt ra là mẹ, nhưng người mà con muốn nhìn thấy hơn ai hết là ThụcVy. Tất cả đối với con lúc đó chỉ là Thục Vy. Mẹ như một bà tiên hiền tốtbụng và rộng lượng, mang đến cho con sức mạnh và nghị lực để vượt quasóng gió cuộc đời. Đàn bà đi biển mồ côi một mình. Sai rồi, con đâu có mồcôi, con có mẹ mà!

Page 46: [Sách] Nghệ thuật sống 2

côi, con có mẹ mà!

… Rồi ngày dài tháng rộng, con nuôi Thục Vy lớn lên con mới thấu hiểutấm lòng của mẹ. Đâu chỉ đơn giản kể rằng cho con bú, nhường chỗ ráocho con, thức trắng đêm khi con quấy khóc, tắm rửa, giặt giũ, nhường mónngon cho con, lo lắng mỗi khi con đi đâu xa… Không đủ, chưa đủ và khôngbao giờ đủ!

Trở về

Một người lính trở về nhà đoàn tụ với gia đình sau nhiều năm tham chiến ởnước ngoài. Từ San Francisco anh gọi điện về thăm hỏi gia đình.

- Cha mẹ ơi, con đang trở về nhà đây. Nhưng con có điều muốn xin phépcùng cha mẹ. Con muốn dẫn bạn cùng về nhà mình.

- Ồ, được thôi con trai. Cha mẹ rất sẵn lòng đón tiếp bạn con.

- Nhưng có điều này cha mẹ nên biết: anh ấy bị thương khá nặng trongchiến tranh, mất cả cánh tay và đôi chân. Anh ấy không còn chỗ nào đểnương tựa, vì vậy con muốn anh ấy về sống cùng chúng ta.

- Cha mẹ rất tiếc khi nghe điều này, có thể chúng ta sẽ giúp anh ấy tìmđược chỗ trú ngụ.

- Ồ không, con muốn anh ấy ở cùng chúng ta kia.

- Con không biết con đang đòi hỏi điều gì đâu con trai. Một người tàn tậtnhư vậy sẽ là một gánh nặng đè lên vai chúng ta. Chúng ta còn cuộc sốngriêng tư của chúng ta nữa chứ, không thể để một điều như vậy chen vàocuộc sống của chúng ta được. Tốt hơn hết là con quay về nhà và quên anhchàng ấy đi. Anh ta chắc sẽ chóng tìm được cách tự kiếm sống thôi.

Nghe đến đó, người con trai gác máy. Vài ngày sau đó họ đột nhiên nhậnđược cú điện thoại từ cảnh sát San Francisco báo tin người con trai đã

Page 47: [Sách] Nghệ thuật sống 2

được cú điện thoại từ cảnh sát San Francisco báo tin người con trai đãchết sau khi ngã từ một tòa nhà cao tầng. Cảnh sát cho rằng đây là một vụtự sát.

Người cha và mẹ đau buồn này vội vã bay đến San Francisco và được dẫnđến nhà táng thành phố để nhận xác con. Họ nhận ra anh ngay, nhưng họcũng kinh hoàng nhận ra một điều khác cùng lúc. Con trai họ chỉ còn lạimột tay và một chân.

Giá trị của những câu hỏi

Bọn chúng chẳng cần lý do gì cả. Chúng đến nhà anh chỉ vì anh là ngườigốc Do Thái. Quân Đức quốc xã xông vào nhà, lôi anh và cả gia đình anhđi. Ngay sau đó chúng lùa họ như bầy gia súc và tống lên xe lửa rồi chởthẳng đến trại tập trung... Chúng đã giết chết họ và chỉ mình anh còn sống.

Làm sao mà anh có thể sống nổi trước cảnh tượng hãi hùng phải nhìnthấy con mình nơi bộ quần áo của một đứa trẻ khác vì bây giờ con anh đãchết sau một cơn mưa đạn?

Thế nhưng anh vẫn phải sống.

Một hôm anh nhìn cơn ác mộng chung quanh mình và phải đối diện vớimột sự thật hiển nhiên: nếu anh còn ở đây thêm một ngày chắc chắn anhsẽ chết. Anh có một quyết định là phải thoát khỏi đây ngay lập tức! Anhkhông biết cách nào, anh chỉ biết mình phải trốn. Hàng tuần liền anh hỏicác bạn tù, "Làm sao chúng ta có thể thoát được nơi kinh hoàng này?" Anhhầu như luôn nhận được cùng một câu trả lời, "Đừng dại dột", họ trả lời"Không thể nào thoát nổi! Hỏi như vậy chỉ làm dằn vặt tâm trí anh mà thôi.Cứ chịu khó làm việc và cầu nguyện cho mình được sống sót". Nhưng anhkhông chấp nhận điều này - anh nhất định sẽ không chấp nhận như thế.Anh bị ám ảnh vì chuyện trốn thoát và cho dù những câu hỏi của anh khôngcó nghĩa gì, anh vẫn luôn luôn hỏi đi hỏi lại, "Làm sao tôi có thể trốn thoát?Phải có cách nào đó. Làm thế nào tôi có thể trốn thoát khỏi nơi này mà vẫnkhoẻ, vẫn sống, ngay hôm nay?"

Page 48: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Có lời nói rằng bạn cứ xin thì sẽ được. Và không hiểu vì sao hôm ấy anh đãnhận được câu trả lời. Có thể vì anh hỏi quá sức mãnh liệt, có thể là vì anhđã ý thức rõ "bây giờ chính là thời điểm". Cũng có thể là vì anh liên tục tậptrung vào một tiêu điểm là câu trả lời cho câu hỏi của mình. Bất luận lý dogì, sức mạnh vĩ đại của tâm trí và tinh thần đã thức tỉnh nơi người đàn ôngnày. Câu trả lời đã đến với anh từ một nguồn gốc lạ thường: mùi lợm giọngcủa xác người đã thối rữa. Ở đó chỉ cách vài bước cách chỗ anh lao động,anh thấy một đống xác người đã bị xúc lên thùng xe tải - đàn ông, đàn bà,trẻ em, tất cả đã bị hít khí ngạt. Những chiếc răng vàng của họ đã bị gỡ ra,mọi đồ trang sức quí báu mà họ có, thậm chí quần áo họ mang trên người,đều bị lột sạch.

Lúc đó thay vì hỏi, "Làm sao quân Đức quốc xã có thể ghê tởm, mất nhântính đến thế? Làm sao thượng đế có thể làm một điều tàn ác đến thế? Tạisao thượng đế lại để chuyện này xảy đến với tôi?" Stanislavsky Lech đã hỏimột câu hoàn toàn khác. Anh hỏi "Làm cách nào tôi có thể sử dụng điềunày để trốn thoát?" Và ngay lập tức anh đã có câu trả lời.

Hoàng hôn đang sửa soạn kết thúc một ngày lao động, Lech chạy lại nấpsau chiếc xe tải. Chỉ trong nháy mắt anh đã lột bỏ hết quần áo và lẻn mìnhtrần truồng vào đống xác chết mà không ai để ý. Anh giả bộ như đã chết,không một chút cử động cựa quật dù có lúc anh gần ngộp thở vì một số xácchết khác tiếp tục được đè lên người anh.

Mùi hôi thối của thịt người rữa, những cái xác chết cứng đơ bao bọc anh tứphía. Anh chờ đợi và chờ đợi, hi vọng không một ai để ý đến một người vẫncòn sống giữa đám xác chết này và hi vọng sớm muộn chiếc xe tải cũng sẽchạy đi.

Cuối cùng, anh nghe tiếng động cơ xe tải nổ. Anh cảm thấy chiếc xe runglên. Và đúng lúc ấy anh cảm nghiệm được mối hy vọng của mình khi đangnằm im giữa đống xác chết. Rốt cuộc anh thấy xe dừng lại và rồi nó trúttoàn bộ những thây ma xuống một chiếc hố rộng mênh mông bên ngoàitrại. Lech cứ ở yên đó hàng giờ cho tới khi màn đêm buông xuống. Saucùng anh ta cảm thấy chắc chắn không có ai ở đó, anh rúc ra khỏi núi thâyngười và chạy trần truồng suốt 25 dặm cho tới khi tìm được tự do.

Page 49: [Sách] Nghệ thuật sống 2

người và chạy trần truồng suốt 25 dặm cho tới khi tìm được tự do.

Giữa Stanislavsky Lech và biết bao nhiêu người phải bỏ mạng ở trại tậptrung, khác biệt ở chỗ nào? Tất nhiên có nhiều yếu tố nhưng một sự khácbiệt quyết định chính là anh đã đặt một câu hỏi khác với những người kia.Anh đã hỏi một cách dai dẳng, hỏi và mong chờ có câu trả lời và trong tâmtrí anh đã nảy sinh một giải pháp cứu sống anh. Những câu hỏi anh tự đặtra hôm ấy ở Krakow đã khiến anh làm những quyết định chớp nhoáng ảnhhưởng trực tiếp tới số phận của anh. Nhưng trước khi anh nhận được câutrả lời, trước khi anh làm quyết định và trước khi có những hành động ấy,anh đã phải hỏi mình những câu hỏi đúng.

Tôi muốn nói cho bạn điều này, người ta khác nhau là ở sự khác biệt trongnhững câu hỏi mà người ta nêu ra một cách nhất quán. Khi người ta chánnản, lý do thường là vì họ cứ lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi tiêu cực như,"Có ích gì? Cố gắng làm gì, rốt cuộc cũng chẳng thay đổi được gì. Trời saolại là tôi cơ chứ?".Nếu bạn hỏi một câu hỏi khủng khiếp, bạn sẽ nhận được câu trả lời khủngkhiếp. Bộ não của bạn luôn sẵn sàng phục vụ bạn, nên bất kỳ bạn đưa ramột câu hỏi nào, nó chắc chắn sẽ có một câu trả lời.

Vì thế nếu bạn hỏi, "Tại sao tôi không bao giờ thành công?" nó sẽ cho bạncâu trả lời đại khái như sau : "Vì bạn ngốc nghếch lắm", hay "Vì bạn khôngđáng để làm điều gì đến nơi đến chốn".

Tôi cho bạn một ví dụ về những câu hỏi thông minh, đó là chuyện về anhbạn W. Mitchell yêu quí của tôi. Bạn nghĩ làm sao anh ta có thể sống nổivới hai phần ba thân thể đã bị cháy mà vẫn còn cảm thấy yêu đời?... Sau vụtai nạn máy bay, khi nằm trong bệnh viện và bị liệt từ chân trở xuống, anhđã gặp một phụ nữ thật hấp dẫn, một y tá tên là Annie. Mặt anh đã cháy đenhoàn toàn, thân thể liệt từ hông trở xuống, thế mà anh đã có cam đảm hỏi :"Tôi có cách nào làm quen với cô ấy không"? Các bạn anh trả lời, "Mày điênrồi, mày đang tự lừa dối mình". Nhưng một năm rưỡi sau , anh và Annie đãthân quen nhau và nay hai người đã trở thành vợ chồng. Đó là kết quả củanhững câu hỏi mãnh liệt : chúng đem lại cho chúng ta một nguồn năng lựckhông gì có thể thay thế: những câu trả lời và những giải pháp !

Page 50: [Sách] Nghệ thuật sống 2

Điều quan trọng là đừng bao giờ ngưng đặt câu hỏi. Sự tò mò có tính hiệnhữu của nó. Ta không thể nào không kinh ngạc khi chiêm nghiệm nhữngbí nhiệm của sự vĩnh cửu, của sự sống, của cơ cấu lạ lùng của ta thực tại.Chỉ cần người ta lãnh hội một chút bí nhiệm này mỗi ngày thôi đã đủ. Đừngbao giờ để mất sự tò mò lành thánh.

Những lá thư không được trả lời

Có một người đàn ông bị tai nạn giao thông. Vụ tai nạn quá khủngkhiếp đã làm ông mất cả hai chân và cánh tay trái. Thậm chí bàn tay phảicủa ông cũng chỉ còn ngón cái và ngón trỏ. Nhưng ông vẫn còn sở hữumột trí não minh mẫn và một tâm hồn rộng mở.

Suốt những ngày nằm viện, ông rất cô đơn vì ông không còn người thânhay họ hàng. Không ai đến thăm. Không điện thoại, không thư từ. Ông nhưbị tách khỏi thế giới.

Rồi vượt qua thất vọng, ông nảy ra một ý định: Nếu ông đã mong nhậnđược một lá thư đến thế, và một lá thư có thể đem lại niềm vui đến thế thìtại sao ông lại không viết những lá thư để đem lại niềm vui cho ngườikhác? Ông vẫn có thể viết bằng hai ngón tay của bàn tay phải dù rất khókhăn. Nhưng ông biết viết thư cho ai bây giờ? Có ai đang rất mong nhậnđược thư và ai có thể được động viên bởi những lá thư của ông? Ông nghĩtới những tù nhân. Họ cũng cô đơn và cần sự giúp đỡ.

Đầu tiên, ông viết thư tới một tổ chức xã hội, đề nghị chuyển những lá thưcủa ông vào trong tù. Họ trả lời rằng những lá thư của ông sẽ không đượctrả lời đâu, vì theo điều luật của bang, tù nhân không được viết thư gửi rangoài. Nhưng ông vẫn quyết định thực hiện việc giao tiếp một chiều này.

Ông viết mỗi tuần hai lá thư. Việc này lấy của ông rất nhiều sức khỏe,nhưng ông đặt cả tâm hồn ông vào những lá thư, tất cả kinh nghiệm củacuộc sống, cả niềm tin và hy vọng. Rất nhiều lần ông muốn ngừng viết, vìkhông bao giờ ông biết những lá thư của ông có ích cho ai hay không.

Page 51: [Sách] Nghệ thuật sống 2

không bao giờ ông biết những lá thư của ông có ích cho ai hay không.Nhưng vì việc viết thư đã thành thói quen nên ông vẫn tiếp tục viết.

Rồi đến một ngày kia ông, cuối cùng ông cũng nhận được một bức thư.Thư được viết bằng loại giấy nhà tù, do chính người quản giáo viết. Bức thưviết rất ngắn, chính xác là chỉ có vài dòng như sau:

"Xin ông hãy viết thư trên loại giấy tốt nhất ông có thể có được. Vì những láthư của ông được chuyền từ phòng giam này sang phòng giam khác, từ taytù nhân này sang tù nhân khác đến mức giấy đã bị rách cả. Xin cảm ơnông."