nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất ... ·...

2
Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất rừng cho cộng đồng các Dân tộc Thiểu số LAND RIGHTS IN VIETNAM Nhiều nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh rằng một trong các nhân tố chính dẫn đến tình trạng đói nghèo dai dẳng ở Việt Nam là do thiếu đất sản xuất. Hơn hai phần ba người dân tộc thiểu số (DTTS), có sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào đất nông nghiệp và đất rừng, sống dưới ngưỡng nghèo. Mặc dù, các chính sách lâm nghiệp và đất đai hiện tại đã cho phép cộng đồng dân cư có thể xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cộng đồng. Trên thực tế, tiếp cận đất đai của người DTTS bị hạn chế bởi nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau như hạn chế liên quan đến quyền sử dụng đất chính thức; giao đất giao rừng cho các nông, lâm trường quốc doanh và tư nhân; và thiếu cơ chế chính thức công nhận hiệu quả của các phương thức quản lý rừng cộng đồng truyền thống. Trong bối cảnh này, vận động chính sách để hướng tới một môi trường chính sách thuận lợi về quản trị rừng là hết sức cấp thiết. Môi trường chính sách thuận lợi sẽ đảm bảo để người DTTS được tiếp cận đất đai, khuyến khích họ áp dụng những hương ước, luật tục truyền thống và hiệu quả trong quản lý rừng cộng đồng, từ đó đảm bảo quyền tiếp cận đất rừng của người DTTS. Dự án “Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất rừng cho cộng đồng các Dân tộc Thiểu số” có mục tiêu tổng thể là góp phần bảo vệ và tăng cường tiếp cận và quản lý đất rừng cộng đồng của đồng bào DTTS thông qua hai mục tiêu cụ thể sau: Đối tượng tham gia Các nhà hoạch định chính sách, những những người sẽ quyết định nội dung của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng : Tổng cục Lâm nghiệp (VN Forest), Vụ Chính sách Dân tộc trực thuộc Uỷ Ban Dân Tộc, Quốc Hội, Ban Kinh tế trực thuộc Đảng Cộng Sản Việt Nam, cộng đồng các dân tộc tham gia dự án trong 6 tỉnh dự án. Địa bàn dự án Sáu tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum Đối tác Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) thông qua LISO (Liên minh Chủ quyền Sinh kế) và các Mạng lưới Đất rừng trực thuộc LISO Thời gian triển khai Ngân sách Tháng 1/2016 đến tháng 12/2018 Khoảng 700,000 USD Nhà tài trợ chính Liên minh Châu âu và tổ chức CARE Quốc tế MỤC ĐÍCH ©2015 Loes Heerink/CARE ©2015 Loes Heerink/CARE CARE Nâng quyền của Phụ nữ Các nhà hoạch định chính sách ủng hộ và ghi nhận quyền sử dụng đất của người dân tộc thiểu số trong quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sắp tới. Các tổ chức xã hội dân sự và chính quyền cấp xã có kiến thức, kỹ năng và thiết lập được những vận động chính sách hiệu quả để lồng ghép quyền sử dụng và quản lý đất rừng cộng đồng vào xây dựng và thực thi các chính sách và pháp luật.

Upload: others

Post on 23-May-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất ... · 2018-04-16 · Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất

Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất rừng cho cộng đồng các Dân tộc Thiểu số

LAND RIGHTS IN VIETNAM Nhiều nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh rằng một trong các nhân tố chính dẫn đến tình trạng đói nghèo dai dẳng ở Việt Nam là do thiếu đất sản xuất. Hơn hai phần ba người dân tộc thiểu số (DTTS), có sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào đất nông nghiệp và đất rừng, sống dưới ngưỡng nghèo. Mặc dù, các chính sách lâm nghiệp và đất đai hiện tại đã cho phép cộng đồng dân cư có thể xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cộng đồng. Trên thực tế, tiếp cận đất đai của người DTTS bị hạn chế bởi nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau như hạn chế liên quan đến quyền sử dụng đất chính thức; giao đất giao rừng cho các nông, lâm trường quốc doanh và tư nhân; và thiếu cơ chế chính thức công nhận hiệu quả của các phương thức quản lý rừng cộng đồng truyền thống. Trong bối cảnh này, vận động chính sách để hướng tới một môi trường chính sách thuận lợi về quản trị rừng là hết sức cấp thiết. Môi trường chính sách thuận lợi sẽ đảm bảo để người DTTS được tiếp cận đất đai, khuyến khích họ áp dụng những hương ước, luật tục truyền thống và hiệu quả trong quản lý rừng cộng đồng, từ đó đảm bảo quyền tiếp cận đất rừng của người DTTS.

Dự án “Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất rừng cho cộng đồng các Dân tộc Thiểu số” có mục tiêu tổng thể là góp phần bảo vệ và tăng cường tiếp cận và quản lý đất rừng cộng đồng của đồng bào DTTS thông qua hai mục tiêu cụ thể sau:

Đối tượng tham giaCác nhà hoạch định chính sách,

những những người sẽ quyết định nội dung của Luật Bảo vệ và Phát

triển rừng : Tổng cục Lâm nghiệp (VN Forest), Vụ Chính sách Dân tộc trực

thuộc Uỷ Ban Dân Tộc, Quốc Hội, và Ban Kinh tế trực thuộc Đảng Cộng

Sản Việt Nam, cộng đồng các dân tộc tham gia dự án trong 6 tỉnh dự án.

Địa bàn dự ánSáu tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum

Đối tácTrung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) thông qua LISO (Liên minh Chủ quyền Sinh kế) và các Mạng lưới Đất rừng trực thuộc

LISO

Thời gian triển khai và Ngân sáchTháng 1/2016 đến tháng 12/2018

Khoảng 700,000 USD

Nhà tài trợ chínhLiên minh Châu âu và tổ chức CARE

Quốc tế

MỤC ĐÍCH

©2015 Loes Heerink/CARE

©2015 Loes Heerink/CARE

CARE Nâng quyền của Phụ nữ

Các nhà hoạch định chính sách ủng hộ và ghi nhận quyền sử dụng đất của người dân tộc thiểu số trong quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sắp tới.

Các tổ chức xã hội dân sự và chính quyền cấp xã có kiến thức, kỹ năng và thiết lập được những vận động chính sách hiệu quả để lồng ghép quyền sử dụng và quản lý đất rừng cộng đồng vào xây dựng và thực thi các chính sách và pháp luật.

Page 2: Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất ... · 2018-04-16 · Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất

Printed on recycled paper©January 2016 CARE International in Vietnam

Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt NamHòm thư Bưu điện: 20, Hà Nội92 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam ĐT: (+84) 4 3716 1930 | F: (+84) 4 3716 [email protected] | www.care.org.au/vietnam www.facebook.com/CAREinVietnam

CARE Nâng quyền của Phụ nữ

Delegation of the European Union to Vietnam

NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

1. Các bằng chứng về tầm quan trọng của công tác quản trị rừng cộng đồng của người DTTS được thu thập, và được các nhà hoạch định chính sách công nhận và sử dụng.

2. Tăng cường trao đổi và đối thoại giữa các tổ chức xã hội, mạng lưới Đất rừng, chính quyền xã, cơ quan truyền thông, và các nhà hoạch định chính sách đố với vấn đề thực thi Luật Đất đai năm 2013 và sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong thời gian sắp tới.

3. Tăng cường sự tự tin và năng lực cho các cán bộ điều phối của các tổ chức xã hội và mạng lưới đất rừng để họ có thể tham gia các hoạt động và chiến dịch vận động chính sách nhằm đảm bảo và tăng cường tiếp cận của người DTTS tới đất rừng.

4. Tăng cường sự tự tin và tham gia của phụ nữ người DTTS trong quá trình ra quyết định liên quan đến quản lý rừng cộng đồng và các hoạt động đối thoại chính sách về quyền đất đai.

5. Tăng cường năng lực thực thi trách nhiệm của chính quyền xã trong việc đảm bảo quyền tiếp cận đất lâm nghiệp cho người DTTS.

©2009 Cathrine Dolleris/CARE

©2015 Loes Heerink/CARE

LỒNG GHÉP

QUYỀN VÀO

HOẠT ĐỘNG

THỰC TẾ

VẬN ĐỘNG CHÍNH

SÁCH DỰA VÀO

BẰNG CHỨNG

THÚC ĐẨY TỰ CHỦ,

NÂNG CAO VAI

TRÒ VÀ

VỊ THẾ PHỤ NỮ

XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN

MẠNG LƯỚI

THÚC ĐẨY VÀ

TẬN DỤNG

NĂNG LỰC

ĐỐI TÁC

KẾT QUẢ MONG ĐỢI