mỘt chÚt pleiku - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/pho nui pleiku 1.pdf ·...

19
Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 1 Vậy mà đã 35 năm trôi qua từ khi dòng người lũ lươt đổ về liên tỉnh lộ 7 (Cheo Reo) theo lệnh di tản bỏ ngỏ Pleiku... đã có hàng ngàn gia đình đã phải sống trong cảnh ly tán và mất mát, trong đó có các Thầy Cô, Anh Chị Em cựu học sinh và thân quyến. Thời gian đã gột rửa đi những vui buồn, những bâng khuâng day dứt... nhưng có thể nào làm quên được trong tâm khảm của người Pleiku xưa hình ảnh của một phố núi hiền hòa “Bây giờ ta ở Pleiku Thấy xanh đó núi, thấy mù này sương” (Võ Ý) Dẫu ở một chân trời nào đi nữa Saigon, Paris, Bolsa... hay mù khơi vạn dặm! vẫn có biết bao những tâm tình, hoài niệm ưu ái về một thành phố đã từng nâng niu ấp ủ những cuộc đời, những trái tim. Pleiku giờ không còn những hàng thông xanh để “tôi ngẩn ngơ nhìn chiếc lá rơi, những cây thông cô liêu đơn lẻ đứng bơ vơ và nghĩ đến phận mình(Lê Quý) và lặng lẽ “những bước chân âm thầm” (Kim Tuấn) của ngày nào đã dần tan biến với thời gian... và số phận của người Pleiku cũng bồng bềnh và trôi nổi như mây trời tháng 3. Với “Một Sáng Mù Sương”, Vũ Thị Bích trở về để thấy mình là một người xa lạ, ngỡ ngàng và như lạc lõng ngay chính trên quê hương mình, thậm chí có người đã không nén được lòng “bật khóc, khóc rất lớn... khóc như một đứa bé” (Bảo Mễ). Xa rồi những kỷ niệm, xa rồi những hàng thông xanh đã tạo nên một Pleiku huyền mộng. Tất cả đã đi vào ký ức của mỗi người trong chúng ta với muôn ngàn thương nhớ. Thưa quý Thầy Cô, Anh Chị Em cựu học sinh và quý Thân Hữu, đặc san PhốNúi PLEIKU được xuất bản đầu tiên tại hải ngoại nhân kỷ niệm 35 năm ngày PLEIKU “di tản” và Đại hội cựu học sinh liên trường kỳ 4 tổ chức tại thành phố Houston, tiểu bang Texas. Đặc san đến tay chúng ta với không ngoài mục đích làm một gạch nối và là một vòng tay xiết chặt trong “tình nghĩa yêu thương” của những người dân phố núi ở bên này và bên kia đại dương. Ban biên tập xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy Cô, Anh Chị Em cựu học sinh, Đồng Hương, Thân Hữu một năm mới An Khang và Thịnh Vượng. Mùa Xuân 2010 BBT Nhóm chủ trương: Phạm Thị Thu Đào Nguyễn Thị Minh Hương Nguyễn Đức Tri Tâm Nguyễn Võ Với sự hợp tác của quý thầy cô: Cao Thoại Châu Nguyễn Quảng Cư Nguyễn Đăng Dự Lê Mỹ Dung Bùi Mỹ Dương Vũ Thị Bích Băng Phương Trần Thị Hoa Ngu Lễ Lê Văn Lập Thái Thị Lựu Trần Đình Thành Nguyễn Thị Thủy Học Sinh và Thân Hữu: Nguyễn Đức Tri Ân. Huỳnh Thị Bê. Nguyễn Khuê Các. Phạm Quang Cơ. Kha Lăng Đa. Hoàng Đào. Phạm Thị Thu Đào. Lê Tấn Hà. Lê Xuân Hảo. Tâm Hiền. Lê Kim Hiệp. Grace VănHưng. Đỗ Xuân Hương. Thu Hương. Quỳnh Hương. Nguyễn Thị Hương Minh. Diệp Thế Kim. Nguyễn Phúc Bảo Khoa. Nguyễn Khuynh. Võ Ngọc Lân. PM Mơ Mộng. Phạm Thế Minh. Phạm Dung Mỹ. Nguyễn Thị Thanh Mỹ. Hoàng Thúy Nga. Phạm Tín An Ninh. Đặng Xuân Ngô. Mây Cao Nguyên. Kim Oanh. Thu Phong. Nguyễn Thị Phượng. Uyển Phương. HaiQ. Vũ Bình Quảng. Lê Quý. Yên Sơn. Nguyễn Sơn. Nguyễn Đức Tri Tâm. Nhuận Tâm. Thu Tâm. Hồ Thị Diệu Thảo. Trương Thu Thủy. Nguyễn Nam Thư. Đào Hữu Thức. Phạm Xuân Trường. Trang Võ. Nguyễn Võ. Trần Ngọc Nguyên Vũ. Tạ Đình Thiên Vũ. Triệu Vũ. Eo-Kiu-Vy Pleime. Võ Ý

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 1

Vậy mà đã 35 năm trôi qua từ khi dòng người lũ lươt đổ về liên tỉnh lộ 7 (Cheo Reo) theo lệnh di tản bỏ ngỏ Pleiku... đã có hàng ngàn gia đình đã phải sống trong cảnh ly tán và mất mát, trong đó có các Thầy Cô, Anh Chị Em cựu học sinh và thân quyến.

Thời gian đã gột rửa đi những vui buồn, những bâng khuâng day dứt... nhưng có thể nào làm quên được trong tâm khảm của người Pleiku xưa hình ảnh của một phố núi hiền hòa

“Bây giờ ta ở PleikuThấy xanh đó núi, thấy mù này sương”

(Võ Ý)Dẫu ở một chân trời nào đi nữa Saigon, Paris, Bolsa... hay mù khơi vạn

dặm! vẫn có biết bao những tâm tình, hoài niệm ưu ái về một thành phố đã từng nâng niu ấp ủ những cuộc đời, những trái tim.

Pleiku giờ không còn những hàng thông xanh để “tôi ngẩn ngơ nhìn chiếc lá rơi, những cây thông cô liêu đơn lẻ đứng bơ vơ và nghĩ đến phận mình” (Lê Quý) và lặng lẽ “những bước chân âm thầm” (Kim Tuấn) của ngày nào đã dần tan biến với thời gian... và số phận của người Pleiku cũng bồng bềnh và trôi nổi như mây trời tháng 3.

Với “Một Sáng Mù Sương”, Vũ Thị Bích trở về để thấy mình là một người xa lạ, ngỡ ngàng và như lạc lõng ngay chính trên quê hương mình, thậm chí có người đã không nén được lòng “bật khóc, khóc rất lớn... khóc như một đứa bé” (Bảo Mễ).

Xa rồi những kỷ niệm, xa rồi những hàng thông xanh đã tạo nên một Pleiku huyền mộng. Tất cả đã đi vào ký ức của mỗi người trong chúng ta với muôn ngàn thương nhớ.

Thưa quý Thầy Cô, Anh Chị Em cựu học sinh và quý Thân Hữu, đặc san PhốNúi PLEIKU được xuất bản đầu tiên tại hải ngoại nhân kỷ niệm 35 năm ngày PLEIKU “di tản” và Đại hội cựu học sinh liên trường kỳ 4 tổ chức tại thành phố Houston, tiểu bang Texas.

Đặc san đến tay chúng ta với không ngoài mục đích làm một gạch nối và là một vòng tay xiết chặt trong “tình nghĩa yêu thương” của những người dân phố núi ở bên này và bên kia đại dương.

Ban biên tập xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy Cô, Anh Chị Em cựu học sinh, Đồng Hương, Thân Hữu một năm mới An Khang và Thịnh Vượng.

Mùa Xuân 2010BBT

Nhóm chủ trương: Phạm Thị Thu Đào

Nguyễn Thị Minh Hương Nguyễn Đức Tri Tâm

Nguyễn Võ

Với sự hợp tác của quý thầy cô: Cao Thoại Châu

Nguyễn Quảng CưNguyễn Đăng Dự

Lê Mỹ DungBùi Mỹ Dương

Vũ Thị BíchBăng Phương Trần Thị Hoa

Ngu Lễ Lê Văn LậpThái Thị Lựu

Trần Đình ThànhNguyễn Thị Thủy

Học Sinh và Thân Hữu: Nguyễn Đức Tri Ân. Huỳnh Thị Bê.

Nguyễn Khuê Các. Phạm Quang Cơ. Kha Lăng Đa. Hoàng Đào.

Phạm Thị Thu Đào. Lê Tấn Hà. Lê Xuân Hảo. Tâm Hiền. Lê Kim Hiệp. Grace VănHưng. Đỗ Xuân Hương.

Thu Hương. Quỳnh Hương. Nguyễn Thị Hương Minh. Diệp Thế Kim. Nguyễn Phúc Bảo Khoa. Nguyễn Khuynh. Võ Ngọc Lân. PM Mơ

Mộng. Phạm Thế Minh. Phạm Dung Mỹ. Nguyễn Thị Thanh Mỹ. Hoàng

Thúy Nga. Phạm Tín An Ninh. Đặng Xuân Ngô. Mây Cao Nguyên.

Kim Oanh. Thu Phong. Nguyễn Thị Phượng. Uyển Phương. HaiQ. Vũ Bình Quảng. Lê Quý. Yên Sơn. Nguyễn Sơn. Nguyễn Đức Tri Tâm. Nhuận Tâm. Thu Tâm. Hồ Thị Diệu

Thảo. Trương Thu Thủy. Nguyễn Nam Thư. Đào Hữu Thức. Phạm Xuân Trường. Trang Võ. Nguyễn

Võ. Trần Ngọc Nguyên Vũ. Tạ Đình Thiên Vũ. Triệu Vũ. Eo-Kiu-Vy

Pleime. Võ Ý

Page 2: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 2

1965-1966: Giai đoạn tiền khởi

của trường Nữ Trung Học Pleime.

Trường Nữ Trung Học Pleime phát nguồn từ ý muốn xây dựng thêm một ngôi trường dành riêng cho con em quân dân cán chính đang phục vụ trong tỉnh Pleiku của Trung Tướng Vĩnh Lộc, cựu Tư Lệnh Quân đoàn II đồn trú tại Pleiku. Khoảng tháng 2 năm 1966, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường được tiến hành với sự chủ tọa của Tướng Vĩnh Lộc và Tỉnh Trưởng Pleiku đương nhiệm. Trường được xây trên một ngọn đồi nhỏ phía đông bắc thị xã Pleiku, trên đường Lê Lợi nối dài. Cổng trường nhìn xuống phi trường Cù Hanh và Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II Pleiku.

1967: Công tác xây dựng và trang bị

cơ sở vật chất cho ngôi trường hoàn tất vào khoảng tháng 3 năm 1967. Lễ khánh thành trường có sự tham dự và chủ tọa của Ông Nguyễn văn Thiệu, Chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo quốc gia cùng Ông Nguyễn Cao Kỳ - Chủ tịch UBHP Trung ương - và TT Vĩnh Lộc, Tư lệnh Quân đoàn II VNCH lúc bấy giờ. Trường tọa lạc trên một ngọn đồi trọc và thấp, được bao phủ bởi cỏ dại và quỳ vàng. Một lối đi ngoằn ngoèo dẫn từ đường Lê Lợi đến cổng chính của trường. Trường gồm 8 phòng học dành cho

8 lớp, chính diện gồm có 4 phòng học, văn phòng giáo sư và hiệu trưởng ở chính giữa nhìn ra sân chơi rộng, giữa sân là cột cờ. Cánh tả và cánh hữu mỗi bên có 2 phòng học. Từ cổng nhìn vào, 3 dãy phòng này tạo thành hình chữ U ôm lấy sân trường.

• Trong thời gian xây dựng trường, giáo sư Nguyễn Đức Trung - Hiệu Trưởng Trung Học Pleiku - được chỉ định làm Quyền Hiệu Trưởng Pleime để theo dõi các tiến trình xây dựng trường và tuyển dụng giáo sư, nhân viên từ Sở Học Chánh Pleiku.

• Theo chính sách cải tổ học đường của Bộ Văn Hoá và Giáo Dục VNCH lúc bấy giờ, trường được chỉ định dành riêng cho nữ sinh trung

học đệ nhất cấp. Vì vậy chức vụ hiệu trưởng thường được lựa chọn từ các nữ giáo sư.

1967-1968: • Trường Nữ Trung

Học Pleime chính thức đi vào hoạt động. Quy mô ban đầu của trường chỉ gồm 8 lớp bậc trung học

đệ nhất cấp: 2 lớp đệ thất, 2 lớp đệ lục, 2 lớp đệ ngũ, 2 lớp đệ tứ. Học sinh các lớp này được chia theo sinh ngữ chính Anh văn (AV) hay Pháp văn (PV). Các lớp 1 thuần tuý là AV, còn các lớp 2 thì vừa có PV vừa có AV. Đến giờ sinh ngữ, các học sinh PV được tách ra học riêng.

• Khối lớp đệ thất niên khoá 1967-1968 là khoá học sinh đầu tiên của trường được tuyển vào từ các trường tiểu học trong tỉnh. Các nữ học sinh lớp đệ lục, đệ ngũ và đệ tứ thì được chuyển từ trường Trung Học Pleiku sang. Hằng năm, nhà trường thường xuyên tuyển thêm các học sinh ở các trường tư thục trong tỉnh góp phần làm tăng sĩ số học sinh.

• Cô Nguyễn Thị Hạnh là Hiệu Trưởng Trường Nữ Trung Học Pleime niên khoá 1967-1968.

1968-1969: • Những năm đầu,

trường chưa có bậc đệ nhị cấp, nên các nữ sinh Pleime học xong đệ nhất cấp phải chuyển lên Trung Học Pleiku để hoàn tất chương trình đệ nhị cấp ( các lớp đệ tam, đệ nhị - thi tú tài I và

Lịch sử Trường Nữ Trung học Pleime

Page 3: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 3

đệ nhất - thi tú tài II ).• Cô Ngô Thanh Hương được

chỉ định làm Hiệu Trưởng Nữ Trung Học Pleime trong niên khóa 1968-1969. Các giáo sư vẫn phải dạy cả hai trường Pleime và Pleiku. Trong khoảng thời gian này, do việc điều động thuyên chuyển liên tục của các giáo sư mà thời khóa biểu của các lớp thường xuyên thay đổi. Nhiều lớp trong một niên khóa có sự thay đổi giáo sư bộ môn và cả giáo sư hướng dẫn ( một môn học có thể từ 2 - 3 giáo sư phụ trách trong một năm ).

1969-1970: • Cô Nguyễn Thị Hiền làm hiệu

trưởng niên khoá 69-70 rồi theo gia đình rời Pleiku.

• Vào đầu năm 1970, theo chỉ thị của Bộ Giáo Dục, các lớp đệ nhất cấp được đổi tên gọi thành lớp 6 đến lớp 9, và đệ nhị cấp được đổi thành lớp 10, 11, và 12.

1970-1973: • Đầu năm học 1970-1971, cô

Công Huyền Tôn Nữ Đông Phương nhận trách nhiệm quyền hiệu trưởng. Mấy tháng sau cô Đông Phương chuyển đi theo gia đình.

• Giữa năm học 70-71, cô Trần Thị Oanh được chỉ định làm Hiệu Trưởng Trung học Pleime và đây là vị hiệu trưởng lâu đời nhất các niên khoá 70-71; 71-72; 72-73.

• Niên khóa 1971-1972, trường nữ Trung Học Pleime bắt đầu mở các lớp đệ nhị cấp. Lớp đầu tiên là lớp 10-A (Vạn Vật) và 10-B (Toán) gồm những nữ sinh đã vào trường niên khóa 67-68. Niên khóa 72-73, trường trung học Pleime lại mở thêm 2 lớp 11-A và 11-B.

1973-1974: • Đầu niên học 73-74, cô Trần

Thị Oanh rời nhiệm sở theo gia đình về Sài gòn, cô Nghiêm Thị Xuân

Trang được cử làm xử lý thường vụ Hiệu Trưởng thay Cô Oanh.

• Niên khóa 73-74 là niên khóa đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành của trường, của lứa nữ sinh nhập trường niên khóa 1967-1968: Các nữ sinh Pleime “thuần túy” ban A tốt nghiệp trung học với bằng Tú tài qua kỳ thi trắc nghiệm đầu tiên của VNCH (thường gọi là tú tài IBM). Riêng các nữ sinh Pleime theo học lớp 12 ban B, phải chuyển lên Trung Học Pleiku để hoàn tất chương trình trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy tháng sau, Cô Nghiêm Thị Xuân Trang rời nhiệm sở và thuyên chuyển về tỉnh khác.

1974-1975: • Cô Nguyễn Thị Tưởng được ủy

nhiệm quyền Hiệu trưởng trong học kỳ 2 niên học 73-74 và chính thức nhận lãnh trách nhiệm Hiệu trưởng trung học Pleime niên khóa 74-75.

Nhưng chiến cuộc leo thang, rồi xáo trộn chính trị và quân sự, trường Nữ trung học Pleime đóng cửa vào khoảng tháng 3 năm 1975 khi niên học chưa kết thúc. Cô Tưởng là vị Hiệu Trưởng sau cùng của ngôi trường Nữ Trung Học Pleime vang bóng một thời trước 75. Một trang lịch sử đã được khép lại vào khoảng giữa thập niên 70 mang theo cái tên Trường Nữ Trung Học Pleime đi vào dĩ vãng.

Sau 1975 : • Trải qua nhiều thay đổi, từ

ngày 21 tháng 5 năm 1999 đến nay Trường Nữ Trung Học Pleime chính thức mang tên trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

Thay mặt cựu học sinh Trung Học Pleime - Nữ sinh TH Pleime lớp Đệ Thất, nk: 67-68, biên soạn

MỘT CHÚT PLEIKU Ta gởi em mùa hè phố núi Dấu chân mòn trên lối xưa quen Tuổi học trò cưu mang sách vở Mưa đầu mùa chợt đến chợt đi Ta gởi em bụi đỏ mưa buồn Và gởi em tiếng ve hoa phượng Những âm vang rơi rụng chia ly Của một thời áo trắng rất xa Lời se chia vui buồn năm tháng Có hay nhân sinh kiếp vô thường Ta gởi em bốn mùa trọn vẹn Chút tình Pleiku vô hạn… gởi em. NHUẬN TÂM TH Bồ Đề PK

Page 4: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 4

Trong quãng đời tuổi thơ, có lẽ không một ai trong chúng ta chưa từng đặt chân đến trường, từ những buổi học vỡ lòng cho đến ngày rời khỏi ghế nhà trường bước chập chững vào đời với nhiều mộng ước, trong lòng luôn thầm nhớ về những buổi cùng nhau tụ hội trước hoặc sau giờ học trong khoảng sân trường đầy ắp kỷ niệm, rồi lưu luyến chép cho nhau từng trang lưu bút mỗi khi hè về. Nhưng chắc chắn rằng chúng ta không thể nào quên hình dáng thầy cô cũ trong mỗi niên học của mình, từ giọng nói dáng đi, những âm thanh dịu dàng ấy đã ghi khắc trong tâm tư mà đó là hành trang kiến thức được truyền tải bằng tất cả lương tâm nhà giáo.

Tuy có vài người may mắn gặp lại được thầy cô cũ của mình sau một thời gian dài xa vắng, còn hầu hết khó tìm lại được những phút giây ấm áp ngồi cạnh bên thầy cô để hồi tưởng lại khung trời học đường nhiều kỷ niệm ấy.

Ơ hải ngoại thì việc hội ngộ lại bạn cùng lớp cùng trường cũng là công việc không mấy đơn giản chớ khó hy vọng gặp mặt lại tất cả thầy cô thân yêu xa xưa đó. Nhất là thời biểu cho cuộc hội ngộ thông thường chỉ kéo dài đôi ba giờ đồng hồ nên không bao giờ đủ để cho chúng ta cùng thầy cô và bạn học hàn huyên tâm sự cho thỏa tình, chỉ những lời chúc chân thành của học trò và vài lời huấn từ trong thiên chức nhà giáo không đủ đáp ứng mọi phía.

Ngoài ra còn ghi dấu biết bao nhiêu mảnh tình vương vấn của khách tha phương trong một thoáng thời gian dừng chân ghé lại, tâm sự của người khoác chiến y từ giã mái trường xưa bước vào đời chinh chiến để lại sau lưng nhiều nhung nhớ, rồi những cuộc hôn nhân giữa các màu áo chinh nhân cùng người em gái Pleiku má đỏ môi hồng, những bông dã quỳ Phố núi sương mù

theo chân chồng bước về muôn ngả, đó là chưa kể hết những vần thơ lời nhạc của bao kẻ bỏ quên con tim sau một lần đến thăm Phố Núi.

Với những ý tưởng làm nên một tập lưu bút mới hầu ghi lại trọn vẹn những tâm tình dành cho Phố Núi, những kỷ niệm tưởng chừng như đã đi vào lãng quên

trong tâm tư chúng ta trên bước đường xa xứ không đủ để dàn trải cùng nhau trong phút giây hội ngộ.

Để bù vào khiếm khuyết trên, ban tổ chức có đề xướng ra một Đặc san với tên gọi thân thương “Phố Núi Pleiku” để mọi người gởi gấm nỗi niềm, chia sẻ ký ức với nhau cùng những hoài vọng của thầy cô hầu bổ sung cho những thiếu sót nói trên. Mong Thầy Cô và các bạn cùng thân hữu có kỷ niệm đẹp đóng góp cho ban biên tập để ghi dấu lại vết chân những cánh chim tung bay trên bầu trời thế giới, đồng thời tạo một kỷ niệm khó quên cho lần hội ngộ liên trường nầy bằng những

lòng yêu thương, những lời chân tình, để cùng nhau ôn lại một thời xa xưa dưới mái trường thân ái, những hoài niệm của các thân hữu năm xưa sẽ được gói trọn trên hai trăm trang giấy, mở đầu cho sự hình thành tập lưu bút mới trong kỳ Đại Hội Liên Trường Pleiku và Thân Hữu kỳ 4 tại Houston, Texas tới đây.

Trân trọng kính chào,

Thay mặt Ban tô chức

Nhóm chu trương Đặc San Phô Núi

Nhớ Vê Mai Trương Xưa

Page 5: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 5

Năm 1958 là niên-khóa thứ nhất Trường Trung Học Công Lập Pleiku được khai trương trên đường Lê Lợi, cạnh Chợ Nhỏ, mặt trước là Bệnh-Viện Dân-Y tỉnh Pleiku. Khởi đầu chỉ có hai lớp Đệ Thất Anh văn và Pháp văn. Sau đó, cứ mỗi niên-khóa Trường mở thêm hai lớp, cho đến năm 1963 trường có tất cả là 10 lớp gồm hai lớp đệ thất, hai lớp đệ lục, hai lớp đệ ngũ, hai lớp đệ tứ và hai lớp đệ tam. Các lớp thuộc Trung Học Đệ Nhất cấp được phân chia tùy theo học sinh chọn lựa giữa sinh ngữ Anh và Pháp. Hai lớp đệ tam mới mở cho Đệ Nhị cấp có hai ban để học sinh có thể chọn lựa là Ban A (vạn vật) và Ban B (toán).

Năm 1963 Trường Trung-Học Công-Lập Pleiku được dời từ khu Chợ Nhỏ đường Lê-Lợi lên ngọn đồi giữa hai Trường Trung-Học Tuyên-Đức và Phao-Lồ trên đường Hoàng-Diệu (Hùng Vương) nối dài. Hai lớp đệ nhị, đệ nhất được mở thêm vài năm sau đó.

Khởi đầu niên-học 1958, chức vụ Hiệu Trưởng đầu tiên của ngôi trường tân lập này do ô ng Nguyễn Thúc Biểu, Trưởng Ty Tiểu-Học Tỉnh Pleiku kiêm nhiệm. Sau đó, chúng tôi, những thiếu niên cũng là những học sinh tinh-khôi của ngôi trường, tiếp tục đón tiếp hàng loạt các Thầy Cô đến dạy ở đây.

Thầy bước về khi Pleiku còn hoang dã, khi núi đồi và lối sống con người nơi đây vẫn còn tiêu-sơ. Thầy trở về đây lúc vùng đất cao-nguyên này vẫn còn thưa thớt, buồn hiu. Thầy, Cô về đây như một biểu tượng của ánh sáng mặt trời sau bao năm bị núi đồi che-khuất nay bắt đầu xuyên qua cành cây, ngọn cỏ. Là những làn hơi ấm nồng chuyền vào cho Cao Nguyên Gia Lai đã bao tháng năm trong lạnh lùng, trong thâm u của những kiếp đời hang động, lầm than...

Những mái đầu xanh, những chiếc áo dài trắng,

MỘT VÀI NÉT VỀ SỰ THÀNH HÌNH CỦATRƯỜNG TRUNG HỌC CÔNG LẬP PLEIKU

Lê Quy

những chiếc quần kaki xanh cũng bắt đầu quy tụ về những sân trường rộn-rã, tưng-bừng. Trí tuệ của đám trẻ thơ chúng tôi cũng bắt đầu hé nhụy, nẩy mầm. Thầy, Cô về cho niềm tin tương-lai chúng tôi mở hội. Một kỷ nguyên mới bắt đầu hé rạng ở chân trời.

Chúng tôi hân-hoan đón nhận những sứ giả của nền văn minh Tây học đem kiến-

thức và lương-tâm soi-rọi vào cuộc đời chúng tôi. Đó là các Thầy Lê Bích, Trần Đình Đăng, Lê Tất Phùng, Lê Đình Tứ, …, và các vị Giáo-sư liên-tiếp hội-tụ về Pleiku trong những ngày tháng sau này.

Quý Thầy là những người đầu tiên đã tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ở Huế vào. Và trong số các Thầy, Thầy Lê Bích được cử làm Hiệu Trưởng.

Năm 1961, Nhà trường cũng vinh hạnh chào đón Thầy Nguyễn Văn Hòa, Cô Lê Thị Kiều-Diệm, Cô Nguyễn Thị Phước Mỹ, Thầy Hoàng Văn Lân, Thầy Lê Thanh Mãn, Thầy Thái Văn Duy, Thầy Trần Đình Thành, Thầy Trần Đăng Quang, Thầy Nguyễn Quang, Thầy Dũng, Cô Huỳnh Thị Thúy Lan, Thầy Nguyễn Văn Thành, Thầy Phạm Văn Hùng, Thầy Trần Văn Tính, Thầy Nguyễn Văn Đại, Thầy Nguyễn Hữu Giá... Trong thời gian này, trường có hai Thầy Nguyễn Văn Vinh và Lê Văn Lộc (Lê Uyên Phương) dạy nhạc.

Năm 1962, Thầy Lê Bích nhập ngũ theo lệnh gọi động viên, bàn giao chức vụ Hiệu Trưởng lại cho Thầy Nguyễn Văn Hòa, xử lý thường vụ.

Năm 1963, Thầy Ngô Hiệp được thuyên chuyển về nhận chức Hiệu Trưởng. Nhân viên tham mưu khi trường mới mở có Bác Vơn và Thầy Ngoạn làm Giám Thị, đến khi Thầy Ngô Hiệp về, nhà trường được tăng cường thêm Thầy Bùi Quang Cẩn, Bác Hậu và Bác Quế sau này.

Page 6: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 6

Kể từ khi Trường Trung Học Pleiku được dời lên vị trí mới trên đường Hoàng Diệu nối dài vào đầu niên khóa 1964, học sinh chúng tôi tiếp-tục hân-hoan chào đón các vị tân giáo-sư đã về dạy ở đây là: Thầy Ngô Trọng Dụng, Thầy Nguyễn Đức Trung, Thầy Lê Quý Ánh, Thầy Lưu Văn Nhu, Thầy Nguyễn Hữu Đàm, Thầy Tôn Thất Hàn, Thầy Võ Duy Thành, Cô Lê Thị Cúc, Thầy Toàn, ... Trong thời gian này, Thầy Hồ Đình Hà cũng được bổ nhiệm về đây.

Năm 1964-1965 và thời gian sau đó, vì số lượng học sinh tăng vọt và sự phát triển giáo-dục nhanh chóng, các Thầy, Cô lại tiếp tục về dạy như Thầy Lê văn Lập, Thầy Mai Thanh Phong, Thầy Nguyễn Duy Luật, Thầy Hiupp, Cô Nguyễn Thị Thủy, Thầy Nguyễn Bá Khuê, Thầy Tống Nhân Phẩm, Thầy Ngô Tôn Long, Cô Mai Thị Liên-Ba.

Niên học 1965-1966, Thầy Nguyễn Duy Luật được bổ nhiệm chức Hiệu Trưởng thay Thầy Trần Văn Tính chuyển về Đà Lạt. Một thời gian ngắn sau đó, Thầy Nguyễn Đức Trung được bổ nhiệm chức-vụ Hiệu-Trưởng thay thế Thầy Luật chuyển đi nơi khác.

Niên học 1966-1967, chúng tôi được vinh hạnh đón nhận Thầy Jim Bigelow thuộc đoàn Thanh-Niên Chí-Nguyện Hoa-Kỳ (I.V.S) và các thầy cô như Phạm Đỗ Khiêm, Bùi Mỹ Dương, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Quý Viêm, Lâm Bá Chí, Nguyễn văn Khiết, Vũ Thị Bích.

Niên học 1967-1968, Trường Trung Học Pleiku là trường dành cho nam sinh từ lớp đệ thất đến đệ tứ. Các nữ sinh được chuyển qua trường nữ trung học Pleime. Chỉ có các lớp đệ nhị cấp là còn nam, nữ học chung với nhau mà thôi. Trong thời gian này nhà trường đã tiếp nhận thêm các Thầy Cô như Trần Đình Ngạc, Nguyễn Văn Ngọc, Lê Xuân Định, Cô Nhường....Thầy Nguyễn Quảng Cư cũng được bổ nhiệm về nhà trường vào năm sau đó.

Thầy Nguyễn Đăng Dự, Thầy Trần Đình Khuông, Thầy Lê Ngọc Bưu,

Cô Thái Thị Lựu, Thầy Lê Mậu Phúc, Cô Hồng Ân, Cô Thủy, Cô Trương Thị Ân, Cô Phan Thị Lựu, Cô Hà Thị Mười Một, Thầy Võ Thu Lương cũng đã được thuyên chuyển về trường trong thời gian các năm 1969-1973.

Vào khoảng năm 1970, Thầy Thái Văn Duy được bổ nhiệm làm Chánh- Sở Học Chánh tỉnh Pleiku và Thầy Lê Văn Lập được bổ nhiệm làm Hiệu- Trưởng của Trường. Thầy Duy và Thầy Lập là Chánh-Sở và Hiệu-Trưởng cuối cùng ở Pleiku cho đến ngày 30-4-75.

Chúng tôi, những thiếu-niên lúc bấy giờ, trong những năm từ cuối thập niên

60 cho đến ngày tháng tư bảy lăm, là những người đã may mắn được các Thầy Cô, những trí-thức uyên-thâm tận tâm dạy dỗ. Một chí cả quyết rèn luyện cho đám học trò mình với một kiến-thức tân-học để trung-hưng Tổ Quốc Việt Nam sau những năm dài nô lệ, chiến tranh, trầm-kha, đắm-đuối. Với một lý-tưởng Nhân-bản ấp ủ trong lòng, các Thầy Cô đã sẵn sàng truyền thụ cho chúng tôi tiến lên trong sự nghiệp giúp xã-hội Việt Nam thoát ra khỏi mê-tín, hủ-tục, nô lệ trong ý nghĩ, việc làm để đưa Việt Nam lên hàng hùng cường cùng năm châu bốn bể. Chúng tôi được quý Thầy Cô trang bị đầy đủ đức-dục, trí-dục và thể-dục. Chúng tôi được học tập một nhân-cách đối ứng với đời trong niềm tự hào của Văn Hóa Việt Nam “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Chúng tôi đội ơn quý Thầy Cô và nền giáo-dục Việt-Nam Cộng-Hòa đã dạy dỗ chúng tôi trở thành những con người có nhân-phẩm.

Cảm ơn ngôi trường xi-măng, tôn đơn-sơ đã ấp-ủ, che-chở và mang lại cho chúng tôi những ngày tháng ấm nồng.

Page 7: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 7

Page 8: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 8

NỢ DUYÊN CUNG PHÔ NUITông hơp Thu Đao, Nguyên Vo, Tâm Hiên

Lơi Phi Lô: Với những bước nhỏ trên đoạn đường tiến về ngày Đại Hội Liên Trường kỳ 4 tại Hous-ton, khoảng thời gian tuy dài nhưng cũng chập chùng nhiều gian nan và thử thách cho những tấm lòng yêu mến Phố Núi Pleiku. Tiếp nối công việc của các Thầy Cô và bạn hữu trong những kỳ họp mặt trước đây tại miền nắng ấm Cali, cùng vài cựu học sinh Pleiku hiệp lực thực hiện kỳ Đại Hội năm nay tại một trong những thành phố có nhiều người Việt cư ngụ đứng hàng thứ nhì sau Cali, là Houston thuộc tiểu bang Texas.

Trước tiên hãy nghe lời trần tình của cô em gái Pleime năm nào khi đề cập đến hai chữ Duyên và Nợ, ví von thật hay cho công việc nhiệt tình nầy. Nhắc đến chữ Duyên thì chúng ta có thể hình dung đây là một mỹ từ, chỉ sự may mắn thường đưa đến, hạnh ngộ khi tiếp xúc với người, nét dễ mến của phụ nữ, và nhiều nữa. Còn Nợ thì sao, có lẽ chúng ta nên nghe Thu Đào bộc bạch sau đây để thấy cô em mắc nợ tiền kiếp như thế nào:

…. “Nếu có ai hỏi rằng trên đời này có “duyên nợ” hay không, tôi sẽ trả lời là có, bỗng một ngày đẹp trời nào đó, “cái duyên” nó đến với mình và “cái nợ” có thể nó đi theo mình… không chạy thoát đâu được..

Từ ngày Vũ Bình Quảng báo tin vui cho mọi người về họp mặt nhau ở TX, rồi sau đó vì lý do riêng mà phải hủy bỏ, làm mọi người ngẩn ngơ (trong số đó có các thầy cô), thất vọng vì hụt mất chuyến về họp mặt tại TX, tôi loay hoay tìm

cách “cứu vãn tình hình” trong lúc mọi người đang xôn xao vui mừng hướng đến Houston, được giới thiệu đến anh Võ Ngọc Lân một thường dân (anh thường xưng mình như thế), nghe tên mà chưa biết mặt, bị lời đường mật (theo lời anh Lân) của Thu Đào đứng ra làm bia đỡ đạn…, và nhờ anh “đứng mũi chịu sào” cho ĐHLTPLEIKU kỳ 4, lúc đó tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng “giữ lửa” đừng

tắt trong lòng mọi người... sau đó sẽ mời gọi các anh chị bên Houston đứng ra tổ chức, đơn giản chỉ nghĩ mình như cái “gạch nối” để có được ngày gặp mặt giữa thầy trò, bạn bè, xa hơn nữa là những người sống và làm việc ở Pleiku…

Nhưng cái gạch nối của tôi đâu có đơn giản như vậy! Phải mất vài tuần căng thẳng! Tôi cảm tưởng như mình đang ra tranh cử chức vụ lớn lắm! Khổ thật!

Ngày tháng trôi qua, các anh chị, bạn bè gần xa gởi thư, gọi phone, chat trên mạng để góp ý... mọi người đều hỗ trợ tinh thần cho BTC đủ “lì” mà vượt “sóng”, thỉnh thoảng cũng bị “khóc nhè”, nhưng mọi việc lại hóa thành hay nên có

bạn nói: Lâu lâu TĐ cứ khóc nhè đi, sẽ được việc…

Ngày chúng tôi ra thông báo làm đặc san cho phố núi Pleiku và phát hành trong ngày hội ngộ này thì thầy Doanh đã lo lắng:

- Coi chừng! Ôm đồm nhiều quá lại nhai không nổi. Tôi thưa với thầy ngay rằng một người thì không nhai được, nhiều người chia nhau nhai mà, chắc sẽ không có gì khó… cảm

ơn thầy đã thương lũ học trò mà nhắc chừng.

Nhân dịp qua TX, theo ban nhạc của Bùi Viễn Châu dự đám cưới ké với ban nhạc, lại có “duyên” gặp anh chị Hoàng Ngọc Ẩn (tiệm vàng ĐT), một người rất yêu mến Pleiku, ngay sau đó anh tham gia họp hành và hứa hỗ trợ chúng tôi trong mọi hình thức.

Lại một ngày cô Trần thị Hoa, giới thiệu anh Phạm

Lương Cơ qua email cho tôi, duyên này cũng đặc biệt lắm, nhờ anh mà bao nhiêu người Pleiku xưa cũ đỏ mắt tìm nhau, giờ đây đã toại nguyện… mà đặc biệt hơn nữa là giờ đây anh là một người thật đắc lực giúp cho đặc san, buổi tối gởi hình cho anh, sáng hôm sau đã có một hình bìa thật trang nhã và “đẹp Pleiku” vô cùng, quý đồng hương nào mà đăng quảng cáo giúp đỡ cho đặc san sẽ được bàn tay phù phép của anh trình bày, tạo cho đặc san thêm đẹp, thật cảm ơn anh đã rất nhiệt tình cho Pleiku thân yêu.

Liên tiếp tin vui từ các bạn bè xa gần nối vòng tay Pleiku với nhau, nhận thêm một Email từ anh

Page 9: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 9

Nguyễn Quang Thành đang cư ngụ Alabama, cho thêm một số email, vòng tay Pleiku lại lớn thêm. Bên đầu giây bên kia, một giọng nói rất vui và “còn trẻ”, mặc dù anh nói “anh già rồi T Đ ơi!”, Mây Ngàn, bút hiệu của anh, anh sẽ đóng góp bài vở cũng như sẽ là người giúp tìm thêm tiền quảng cáo cho BTC, cũng như anh Ẩn, anh Mây Ngàn Đặng Xuân Ngô cũng có tiệm vàng ở TX, duyên này nếu có càng nhiều thì BTC càng “ấm bụng”… xin tạm coi đây là cuộc gặp mặt lần thứ nhất cho việc chuẩn bị Đại Hội.

Để xúc tiến công việc chuẩn bị cho Đại Hội, các việc từ tìm địa điểm tổ chức, ngân quỹ cho việc in ấn Đặc San, cũng như tìm thêm nhân lực cho Ban Tổ Chức, chúng tôi quyết định cần có vài lần họp mặt nữa tại Houston trong thời gian tới nên chọn vào những ngày nghỉ lễ cuối năm. Sau đây là lời tường trình của đặc phái viên địa phương Nguyễn Võ ghi lại:

Vào cuối tháng 11, thành phố Houston đang bước vào mùa của những ngày lễ hội chính hàng năm của người dân bản xứ như: Thanks-giving, Christmas và New Year.

Như vậy chúng ta không còn bao lâu “quỹ thời gian” cho ngày khai mạc Đại hội liên trường lần thứ 4 nầy.

Theo đúng như chương trình đã hoạch định của Ban tổ chức Đại hội, chị Thu Đào từ California đã có mặt tại Houston từ ngày 25 cho đến ngày 30/11.

Trong suốt thời gian lưu tại xứ sở “Cao bồi miền viễn Tây”, phối hợp cùng với các thầy cô, anh chị em cựu học sinh liên trường và các vị đồng hương Pleiku sinh sống tại thành phố, ban tổ chức đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, đồng thời cũng đã tiếp nhận rất

nhiều ý kiến và góp ý hữu ích cho việc tiến hành Đại hội kỳ này và

những lần kế tiếp. Vào ngày 29/11, tại nhà riêng

của chị Lê Thị Song (cựu học sinh trung học Pleiku), ban tổ chức đã có buổi gặp gỡ thân tình với các cư dân “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Sau buổi ăn trưa đặc biệt “bún bò Huế”, chị Thu Đào thay mặt cho Ban tổ chức đã nêu ra những kết quả gặt hái được như sau:

Thứ nhất địa điểm chính thức tổ chức đại hội được chọn Saigon Maxim Restaurant với sức chứa 300 thực khách, tọa lạc trên đường Wilcrest thuộc vùng Southwest Houston, nơi tập trung nhiều cơ sở thương mại và nơi đông đúc người Việt cư ngụ.

Thứ nhì Đặc san Phố Núi Pleiku sẽ được ra mắt vào thời điểm diễn ra đại hội với số lượng từ 500 đến 1000 ấn bản.

Anh Võ Ngọc Lân, trưởng ban tổ chức trình bày chi tiết về những chuẩn bị cho thời gian trước và trong khi diễn ra đại hội như việc tiếp đón đưa rước và tìm nơi ăn ở nghỉ ngơi cho các thầy cô, anh chị em cựu học

sinh và các vị đồng hương cùng gia đình ở xa về tham gia đại hội, kế đến anh Bùi Viễn Châu, một thành viên trong ban tổ chức đã phác họa chương trình Văn nghệ, xổ số, tiếp tân, v.v...

Đã có nhiều góp ý từ các thầy cô và anh chị em cựu học sinh liên trường cùng các vị đồng hương có mặt đã nêu ra nguyện vọng như sau:

Trong thời gian diễn ra đại hội sẽ có nhiều thầy cô, anh chị em cựu học sinh và đồng hương từ khắp nơi quy tụ về Houston. Đây là một dịp và cơ hội hiếm có để chúng ta tổ chức bầu ra một ban chấp hành “Hội ái hữu cựu học sinh Pleiku hải ngoại” nhằm tránh đi những xáo trộn, mâu thuẫn và chia rẽ sau này.

Thiết nghĩ đây là một việc làm cần thiết mà chúng ta cũng nên thực hiện trong tinh thần đoàn kết, xây dựng và củng cố cộng đồng vốn đã quá ít ỏi này.

Anh H.N.A. đại diện cho đồng hương Pleiku là một doanh nhân thành đạt tại Houston từ những năm đầu 1975 và là người có nhiều kinh

nghiệm và từng trải trong các sinh hoạt cộng đồng, đã nêu ra những góp ý quý giá đồng thời anh cũng hứa sẽ hỗ trợ cho việc bầu ra một ban chấp hành cựu học sinh Plei-ku hải ngoại trong kỳ đại hội này.

Trước khi chia tay, thay mặt ban tổ chức, chị Thu Đào trong niềm xúc động đã gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô, anh chị em cựu học sinh liên trường và các vị đồng hương, sau

đó chị cho biết thêm số tiền thu được trong đại hội sau khi trừ mọi khoản chi phí sẽ dành cho công việc từ thiện, đặc biệt ưu tiên dành cho các cựu học sinh Pleiku đang hoạt động trong các lĩnh vực tôn giáo, xã hội hoặc một tổ chức từ thiện mang tính bất vụ lợi nhằm vinh danh và sẽ trở thành một thông lệ cho các kỳ

Page 10: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 10

đại hội sau này.Nhận thấy việc ghi danh tham

dự Đại Hội vượt khỏi sức chứa của nhà hàng đã chọn, nên phải tìm một địa điểm khác rộng rãi hơn, đồng thời cần hội ý với nhau trong một vài vấn đề như thời gian, địa điểm chính thức, quảng cáo cho Đặc San v.v… nên anh chị em trong ban tổ chức đồng ý gặp nhau trong ba ngày để có đủ thời gian cho các việc trên. Chị Thu Đào lại một lần nữa gác công việc riêng bay về TX hội ngộ cùng mọi người, lần họp này có thêm một gương mặt mới là anh Tâm Hiền từ Minnesota cũng về tham gia, cả hai TĐ và TH đều tới TX vào trưa 13/1 làm anh thường dân Võ Ngọc Lân phải chạy đi chạy về đón rước rồi đem về nhà mình cho trọn tình gia chủ, ngay chiều hôm đó cả ba phối hợp cùng anh Mây Ngàn, anh Ẩn đi xem địa điểm nhà hàng mới là Ocean Place trong khu chợ Hongkong.

Vào chiều kế tiếp 14/1, tại tư gia của nhà thơ Mây ngàn Đặng Xuân Ngô đã có buổi họp mặt của một số anh chị em cựu học sinh và thân hữu Pleiku, lượt qua thành phần tham dự chúng tôi nhận thấy có các anh chị trụ cột trong Ban tổ chức đại hội cựu học sinh liên trường kỳ 4 như chị Thu Đào, anh Võ Ngọc Lân và chị Dung Mỹ, về phía thân hữu có các anh chị Hoàng Ngọc Ẩn, anh chị Đặng Xuân Ngô, anh Trương Văn Cao, anh Phạm Lương Cơ, anh chị Tâm Hiền, nhà thơ Yên Sơn, anh chị Song Nars. Các vị thân hữu trên đã từng sinh sống và công tác tại Pleiku trong suốt một thời gian dài trước năm 1975.

Sau buổi cơm thân mật do anh chị Đặng Xuân Ngô khoản đãi, ban tổ chức Đại hội nhân tiện đã làm một cuộc họp bỏ túi cùng với các thân hữu trong tinh thần vì Pleiku. Chị Thu Đào thay mặt cho ban tổ

chức đã trình bày một số lý do cho việc thay đổi địa điểm và chương trình Đại hội kỳ 4, được tóm tắt như sau:

Trong những ngày qua ban tổ chức Đại hội cùng với các anh chị

em cựu học sinh và thân hữu đã cố gắng bằng mọi khả năng của mình để thực hiện chu đáo những bước chuẩn bị cho Đại hội nhằm đạt được những kết quả tốt đẹp như mọi người mong muốn, hiện nay ban tổ chức nhận thấy có sự gia tăng về số lượng người ghi danh tham dự vượt quá mức như dự liệu ban đầu, nên đã quyết định thay đổi địa điểm tổ chức đại hội chính thức như sau:

Nhà hàng Ocean Palace (với sức chứa trên 500 thực khách) tọa lạc trong khu Hongkong city mall là trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt tại Houston, nằm trên đại lộ Bellaire đối diện khu tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Việt-Mỹ.

Địa chỉ: 11215 Bellaire Blvd. HT-TX.77024.

Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt tại Houston lại cử hành đại lễ Quan Thế Âm với hàng chục ngàn người từ khắp nơi trên thế giới sẽ tề tựu về thành phố cùng với nhiều sinh hoạt văn hóa trong ngày 27/3. Do đó để thuận tiện cho việc hợp đồng với nhà hàng cũng như tạo thuận lợi cho các thầy cô, anh chị em cựu học sinh, đồng hương và thân hữu có ý định tham gia lễ hội

nói trên nên chương trình đại hội cựu học sinh liên trường kỳ 4 cũng sẽ thay đổi như sau:

- Ngày thứ năm 25/3: Gặp mặt, hát cho nhau nghe (5:00 pm - 12:00pm)

Nhà hàng Saigon Maxim đường Wilcrest

- Ngày thứ sáu 26/3: Khai mạc đại hội liên trường kỳ 4 (6:00 pm - 12:00pm)

Nhà hàng Ocean Palace, đại lộ Bellaire

- Ngày thứ bảy 27/3: Sinh hoạt ngoài trời...

Ngày 15/1 bộ ba Lân, Thu Đào và Tâm Hiền theo sự hướng dẫn của anh Mây Ngàn và anh Ẩn dùng suốt thời gian còn lưu lại để mời gọi quảng

cáo, nhờ vào sự quen biết rộng rãi của ba cư dân kỳ cựu Houston, Thu Đào đã nhận nhiều quảng cáo cho Đặc San Phố Núi Pleiku.

Riêng Ban biên tập thì anh Tâm Hiền nhận lời chủ trì cho việc thực hiện và trình bày Đặc San với sự hỗ trợ nhiệt tình của Nguyễn Đức Tri Tâm, Vũ Bình Quảng và Grace Hưng cho việc đọc và tuyển chọn bài vở cũng như proofreading (thầy cò), quảng cáo do anh Phạm Cơ thực hiện. Nhìn chung công việc còn nhiều khó khăn trước mắt cần phải vượt qua, với số lượng bài vở đóng góp của Thầy Cô, cựu học sinh các trường cùng thân hữu đã mang lại sự phong phú cho sự hình thành Đặc San mang tên Phố Núi Pleiku.

Thay lơi kêt: Thế mới biết cụ Nguyễn Thái Học từng khuyên chúng ta đừng ngại khó như hai câu thơ bất hủ:

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi. Mà khó vì long người ngai núi e sông”

Ban biên tập Đặc San Phố Núi Pleiku.

Page 11: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 11

Nếu như em về lạiMây Cao Nguyên

Có khi em về lại Quê cũ đã xiêu gầy! Ngõ nhà em vẫn vậy Nằm đợi ai qua đây Có khi em về lại Sau bao năm miệt mài Anh già như quán cũ Đứng lạnh chiều cao nguyên... Có khi em về lại Buồn vui đến một hồi Không chừng em sẽ khóc Rồi cũng vội cười thôi...

Có khi em về lại Anh biết ngóng nơi nào Nhớ ngày mưa ngày nắng Nhớ bụi mờ cây cao... Có khi em về lại Núi non động một lần Cơn bão tình cuồng dại Hồn rêu xanh trượt dài... Em ơi! Em về lại Dẫu một lần rồi đi Đá ngậm ngùi câu chuyện Của chúng mình, mỗi khi...

NGÀY THÁNG CŨ

Viết tiếp bài thơ cua một người …

Thuở ấy… Là những nỗi niềm không dám nói

Là những mộng tưởng xa vời tưởng chừng trong vòng tay với…

Là đôi mắt em lấp lánh ước mơ Là những bước ngập ngừng ngang cửa nhà em

Chưa bước tới mà tim rung như những sợi dây đàn Sợ điều gì đó mong manh dễ vỡ Để rồi mai là niềm nuối tiếc

Khi thời gian không chờ đợi chỉ có ta ngồi lại gặm nhấm những nỗi buồn

……………………………

Cho ta trở về ngày tháng cũ, chìm trong mắt em thăm thẳm

đọc những điều em muốn nói.

Cho ta trở về ngày tháng cũ, thời tóc dài áo trắng,

để thấy quá khứ vẫn chưa nhạt nhoà, mà còn đâu đó ở một góc tim đau.

Sao chỉ thấy hoàng hôn trong mắt ướt, và những mùa trăng tàn úa.

Thương nhớ em phủ đầy ngày tháng Em đa xa và ta…..

TRƯƠNG THU THỦY

Page 12: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 12

Lịch sử trường Trung-học Phạm Hồng Thái - PLEIKU Gs Nguyễn Đăng Dự

Cựu Giáo Sư Trung Học Pleiku, TH Minh Đức và Phạm Hồng Thái Nguyên Hiệu Trưởng Trương Trung Học Phạm Hồng Thái 73-75

1970-1971: Trường được sáng lập bởi Giáo

Sư Thái văn Duy dưới quy-chế bán công và được mang tên là Trường Trung-học Bán-Công Pleiku, khởi đầu gồm các lớp Đệ Nhất cấp với 5 phòng học nằm chung trong khuôn-viên trường Nam Tiểu-học. Chức vụ Hiệu-Trưởng được đảm trách bởi Gs Thái văn Duy.

1971- 1973:

Nhờ sự phát-triển vượt bực của trường và với sự vận-động tích cực của Hiệu Trưởng Thái văn Duy,

trường Trung-học Bán-Công Pleiku đã được công lập hóa và mang tên là trường Trung-học Tỉnh hạt Pleiku.

Cơ sở mới của trường được xây cất trên một ngọn đồi thoai thoải nhìn xuống phi trường Cù-Hanh và nằm trên đường Lê-Lợi nối dài, ngay bên cạnh Ty Thanh-Niên và đã được khai-giảng chính thức vào ngày 25 tháng 5 năm 1971. Gs Thái văn Duy tiếp tục đảm nhận chức-vụ Hiệu-Trưởng của trường cho tới cuối tháng 2 năm 1973.

1973-1975:

Tháng 3 năm 1973, Gs Nguyễn Đăng Dự đảm nhận chức-vụ Hiệu Trưởng thay thế cho Gs Thái văn Duy về Sở Học-Chánh Pleiku để đảm-nhận chức-vụ Chánh Sự Vụ tại đây. Do yêu-cầu của Giáo Sư Nguyễn Đăng Dự, trường Trung-học Tỉnh Hạt Pleiku đã được chính thức mang tên trường Trung-học Phạm Hồng Thái kể từ tháng 6 năm 1973. Niên-khóa 1974-1975, ngoài những lớp ở bậc Đệ nhất cấp, trường đã có bậc Đệ Nhị cấp với các lớp 10, lớp 11 và lớp 12 A và B.

Tặng Cô Ngọc Dung

Mới độ nào đây cô đến trường

Áo hoa giản dị tóc cài sương

Hai mươi tuổi đẹp vào mô phạm

Nên đẹp thời xuân đẹp cả lòng

Nép mi huyền dịu dáng

thon xinh Đôi mắt buồn vương

mộng đắm chìm Tam giác, hình tròn cô

dạy bảo Đường cong nét vẽ đến

quang vinh

Cô thường thích kể chuyện rất thơ

Những diện đài trang gái tiểu thơ

Cô thương màu áo trắng

đơn sơ Huyền mượt bờ vai tóc học

trò

Những kẻ ngày đêm chăm đèn sách

Đi về chào kính gặp thì thưa

Ai hỏi bao giờ cô sang bến Mỉm cười cô nhẹ bảo rằng

chưa

Đâu đây in dáng nụ hoa cười

Có phải là cô lúc đứng ngồi

Văng vẳng trống trường tan buổi học

Bàng hoàng gợi nhớ đến cô tôi

Cô Nguyễn Thị Thủy - Melbourne, Australia

Page 13: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 13

Được dự buổi họp mặt của những người đã sống, đã đi qua tỉnh Pleiku, một thị trấn nhỏ của miền cao-nguyên gió núi mưa ngàn. Pleiku một tên rất lạ với người miền xuôi, khi chúng tôi đi chào từ giã họ hàng để nhận nhiệm-sở, ai cũng bùi ngùi thương cảm tưởng như đi vào nơi nguy-hiểm.

Lần đầu tiên máy bay đáp xuống phi trường Cù-Hanh, tôi cũng thật hoang-mang vì phi-trường gì mà chỉ là vài tấm vỉ sắt làm sân bay. Nhưng rồi những lo âu ấy cũng tan biến khi có bạn bè niềm-nở và nhất là được sống đoàn-tụ với chồng để từ nay không còn là chinh-phụ nữa. Thành-phố Pleiku, gia-đình tôi đã có nhiều liên hệ và bao kỷ-niệm trân quý chúng tôi không bao giờ quên được.

Trước hết đây là nhiệm-sở đầu tiên của hai vợ chồng, nơi chúng tôi bắt đầu làm việc để xây dựng cuộc sống và mái ấm gia-đình cho các con sau này.

Sau khi ra trường, lập gia-đình, chồng tôi được bổ nhiệm làm y-sĩ điều trị tại Quân-y-viện Pleiku, nơi này cách tỉnh-lỵ 5 Km. Sợ đi về thăm gia-đình luôn sẽ có nhiều rủi-ro nên Bố Mẹ tôi khuyên khi ra trường xin ở cùng cho tiện và an toàn.

Trường Đại-học Sư-phạm Saigòn đào tạo giáo chức cho miền Nam; trường Huế, Đà-Lạt mới dành cho vùng Cao-Nguyên và miền Trung; để được lên Cao-nguyên, tôi phải xin hoán chuyển mãi mới được dạy tại trường Trung-học Pleiku ngay thị-xã.

Bây giờ đất nước đã ngàn trùng xa-cách nhắc lại địa-danh của chốn cũ quê xưa ôi sao mà thân thương biết bao? Các con tôi may mắn là sinh tại Việt-Nam nên giấy khai-sinh của các cháu đều mang dấu-tích của quê-hương yêu-dấu. Cháu trai lớn và cháu út sinh tại thủ-đô của nước Việt-Nam tự-do, cái tên thật đẹp và nổi tiếng khắp vùng Đông Nam Á: Hòn ngọc Viễn-Đông.

Nhạc sĩ Văn-Phụng đã có bài hát ca ngợi, nhắc nhớ thành phố này

“Sài-Gòn đẹp lắm Sài-Gòn ơi, Sài-Gòn ơi”. Pleiku tỉnh lỵ nhỏ bé này chắc phải có một cái gì

đặc-biệt lắm nên đã được thi sĩ Vũ hữu-Định và nhạc sĩ Phạm-Duy làm thơ, làm nhạc ca ngợi. Một cô gái “má đỏ, môi hồng”, một chàng trai “Đi lên đi xuống”, thành-phố lớn đến nỗi “Đi năm phút, đã về chốn cũ”, Vâng, đó là Pleiku nơi chôn nhau cắt rốn của con chúng tôi,

một trai và một gái với địa danh ít người biết đến: Xã Hội-Thương, quận Hội-Phú tỉnh Pleiku.

Thành-phố tuy nhỏ nhưng có vị-trí chiến lược quan trọng trấn giữ miền Cao-Nguyên nơi đặt bản doanh của quân đoàn 2. Năm 1968, tết Mậu-Thân, Việt-cộng đã phản bội lệnh ngưng bắn, đánh vào hầu hết các tỉnh-lỵ của miền Nam nhưng với Pleiku chúng đã không trấn giữ được và bị đánh bật ra khỏi tỉnh ngay trong ngày đầu. Pleiku tỉnh nhỏ bé nhưng tình nồng nên phải là “Còn một chút gì để nhớ”. Hai lần thoát hiểm, lần đầu hộ-sản nguy hiểm được cấp cứu mới qua khỏi. Lần thứ hai là Tết Mậu Thân, ở ngay thị-xã, Việt-Cộng tổng công-kích khắp các đô-thị của miền Nam Việt-Nam, súng nổ ngay trong đêm Giao-thừa qua sáng mồng một lại càng dữ-dội hơn. Tại Quân-y-viện sau khi kiểm điểm thấy thiếu gia-đình tôi, vì thương đồng-đội, với tình nghĩa “ Huynh-đệ chi binh” nên chúng tôi đã được thoát hiểm trong gang tấc. Nhờ trời thương Phật độ, bạn bè quý mến gia-đình được bình yên vô-sự, một lần nữa cám Trời Phật, Tổ-Tiên, tình bè bạn.

Phòng mạch của chồng tôi tọa lạc ngay tại phố chính đường Hai bà Trưng, thật trùng hợp vì tôi là học-sinh trường mang tên Hai Bà, nên chắc cũng được phù trợ: gia-đạo tốt lành, công việc hanh-thông. Phúc chủ lộc thầy nhiều bệnh nhân qua khỏi cơn bệnh ngặt nghèo, phòng mạch đông thân chủ, bác sĩ được tiếng mát tay, mọi người tin yêu vì thế cuộc sống dễ chịu và sung túc.

Tỉnh nhỏ dân cư quen biết nhau và có tình thân, những ngày lễ Tết chúng tôi được nhiều quà do thân chủ biếu, quà là do lòng biết ơn của bệnh nhân nên người nhận cũng như người tặng đều hài lòng. Có thứ nào cho thứ đó do hảo tâm như mớ rau, con gà, buồng chuối, trái thơm, bánh trái hay những vật dụng nhỏ v.v... gặp nhau chào hỏi niềm nở. Tiệm ăn này thêm đĩa xí-oắt, tiệm ăn khác chủ nhân không chịu lấy tiền hay bớt tuy không đáng là bao song những tình cảm thân thương đó khó tìm được ở nơi đô thị lớn.

Trường trung-học Pleiku là nơi đầu tiên tôi đem tài học ra thử lửa, luyện kinh-nghiệm. Câu nói “ nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” làm tôi lo sợ vô cùng cho những ngày đầu tiên nhưng ngược lại học trò ở đây thật dễ thương và kỷ-luật. Học sinh gồm cả Kinh lẫn Thượng,

Page 14: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 14

Kinh là con cháu của của những quân nhân, công chức hay những thương nhân còn Thượng là dân sở tại ở những buôn quanh thành-phố. Học sinh Thượng có trở ngại về môn quốc văn nhưng với tinh thần học hỏi họ cũng mau chóng đạt được kết quả. Học-sinh tỉnh nhỏ tuy không giỏi như những học-sinh ở các trường lớn tại thủ-đô song với tính bản thiện, hiền-hòa nên thầy trò dễ hòa-đồng, cảm thông do đó việc học tiến triển tốt đẹp.

Theo truyền thuyết thì người Kinh chúng ta theo cha xuống biển còn đồng bào Thượng theo mẹ lên núi, chúng ta cùng trong một bào thai như bài một Mẹ Trăm Con của nhạc sĩ Phạm-Duy.

Cư dân chính là thổ dân miền núi, người kinh cũng chỉ được đưa lên sau năm 1954 do cuộc di-cư khi đất nước bị chia đôi. Để cho cuộc sống chung Kinh-Thượng tốt đẹp chính phủ đã dùng người Thượng vào guồng máy chính quyền. Ông phó tỉnh trưởng là ông Y-lang-Beo (phiên âm), nhà ông ở ngay trước cư-xá chúng tôi, chắc dân làng hãnh diện lắm nên ngày nào cũng thấy bà con dòng họ của ông ngồi la liệt chung-quanh dinh. Người Thượng không ở ngay thị-xã, họ ở trong những buôn xa cho tiện việc trồng trọt và săn bắn, họ thường mang nông sản hay thú rừng ra chợ bán cho người miền xuôi lấy tiền đổi chác những thứ cần dùng.

Thị-xã Pleiku có thắng cảnh đẹp như Biển Hồ, nghe nói đây là miệng của núi lửa khi xưa, cảnh thật hùng vĩ với núi non vây quanh, cây cối xanh rì. Người dân tìm nguồn vui vào những ngày nghỉ như đi picnic, câu cá, nơi đây có nhiều hạt dẻ rang ăn rất ngon. Ngoài ra chúng ta có thể vào những buôn của người Thượng mua bắp tươi, dưa bở, mít, rau, măng tươi v.v... Người thượng còn ngây thơ thật thà. Mùa đông ở đây rất lạnh lại ít nơi giải trí chỉ có một hội-quán Phượng-Hoàng (hội quán này là do tiền bán sách kể lại chiến thắng Pleime của tướng Vĩnh-Lộc), tại đây có thể nghe nhạc hay nhẩy lò cò cho bớt cuồng chân. Món ăn hợp với thời tiết nhất là bún bò vừa ăn vừa xuýt xoa nóng cả người. Quán bún nổi tiếng ở phía sau nhà thương dân-sự, cô chủ quán nấu khéo, ngon và nhất là có món cây chuối với hành dấm.

Cuộc đời quân nhân luôn di chuyển nên sau 5 năm chúng tôi rời Pleiku với bao kỷ-niệm, thời gian đẹp đẽ nhất của gia-đình trẻ đã dàn trải ra ở thành-phố này làm sao không thương nhớ luyến lưu? Ít ra cũng để lại núm ruột hai đứa con và những kỷ-niệm đầu đời của một gia-đình mới.

Viết lại những kỷ-niệm xưa với bao xúc động, bồi hồi thương nhớ!

Mỹ-Dương (2004)

NGƯỜI YÊU XỨ THƯỢNG

Nông-Slao-Lan! Nông-Slao-Lan!Em của miền cao, của thác ngàn

Và của muôn hoa sim sắc tímCủa rừng xứ thượng, đẹp mùa trăng.

Mắt em, lặng sóng mặt hồ thuVai áo hương trinh, tóc xõa bờ

Môi mọng, ướp tình Xuân trái chínNụ hôn dẫn dắt lối vào mơ.

Say sưa, anh dệt chuyện tình yêuVới một nàng thơ, dáng mỹ miều.Mỏi gối, anh dừng chân lữ kháchMột chiều bên buôn vắng đìu hiu.

Yêu nhau, thầm ước chuyện mai sauĐêm vắng, ngàn cây, gió xạc xào.Anh với Slao-Lan, hình với bóngTrao tình ngây ngất dưới trăng sao.

Hẹn hò gặp gỡ bên bờ suốiXuân thắm, rừng xanh đẹp sắc hoa.

Đôi bóng cận kề, soi nước biếcEm vui, nào nghĩ chuyện chia xa.

Đường mây giục giã cánh chim bayAnh phải nén lòng chuyện đắm say.Cất bước, luyến lưu, ngày cách biệt

Lòng nghe chồng chất nhớ nhung đầy

Giờ đây cách trở dặm sơn khêXuân chớm, tâm hồn bỗng tái tê

Gối lẻ từng đêm sầu, nuối tiếcTương tư, trăng chếch bóng bên hè

Nông-Slao-Lan! Nông Slao-Lan!

Niềm nhớ xanh xao gởi đến nàng.Suối cũ, chắc em buồn rũ rượi,

Buôn xưa, rơi ngập lá Thu vàng.

Nông-Slao-Lan! Nông-Slao-Lan!Em của miền cao, của thác ngànVà của lòng anh ôm mộng tưởng

U hoài giăng mắc cả không gian.

KHA LĂNG ĐA( Hoa Hướng Dương ) - viết cho KQ Phan Tấn Khải

Page 15: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 15

Đã bao năm rồi, tôi không được len lỏi giữa chợ hoa, vào những ngày cuối năm, ở quê nhà. Giữa không gian ngập tràn “mùi Tết” ấy, tâm hồn tôi chợt mở rộng, reo vui. Tôi làm sao quên được nét hân hoan, giọng nói tiếng cười chan hòa sức sống, tất cả đều rộn ràng, âm thanh và mầu sắc. Trên khúc đường Nguyễn Huệ ngày xưa, hoa chen nhau khắp lối, hoa tụ tập bên nhau, khoe sắc, khoe hương. Riêng những nhánh mai, bị đẩy đến cuối đường, mãi đến tận bến sông!

Nơi đây, mùa thu vừa đi qua,

để lại những nhánh cây khẳng khiu, trụi lá. Nếu không có những cây thông rải rác đó đây, thì cảnh vật sẽ hoang tàn biết bao! Mùa xuân còn lâu mới trở về. Chỉ thấy cỏ cây đang bị dập nát, dưới những lớp băng lạnh, mỗi sáng sớm. Mùa đông đang khiến người người co ro trong áo rét, chim chóc thảng hoặc mới thấy lao vút từ một nơi nào đó, rồi biến mất thật nhanh, ngay cả những chú sóc con, vẫn đùa giỡn ven gốc cây hay leo trèo trên những nhánh ba, cũng ít thấy thập thò đây đó.

Cứ mỗi lần cái rét trở về, cảm

giác tái tê vì lạnh, khiến tôi luôn nhớ đến ấm áp quê nhà! Ồ, thì ra Tết sắp đến rồi! Mọi người rồi sẽ quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét. Mọi người rồi sẽ rộn ràng lau nhà, rửa cửa. Mọi người rồi sẽ xênh xang áo mới. Mọi người rồi sẽ la vang bên sòng bạc nhỏ. Mọi người rồi sẽ tìm nhau nâng cốc chúc lành. Mọi người rồi sẽ xum vầy, hàn huyên, chuyện năm qua, chuyện sắp đến. Ôi, cái

Nỗi Lòng Người Xa XứVũ Thị Bích

không khí nghiêm trang trước bàn thờ tổ, cái nét trân trọng của giây phút giao thừa, của khói hương. Tôi vẫn thường tủm tỉm cười, khi sáng sớm mùng một, nhìn ra ngoài, nhà nhà đóng cửa im lìm, sau đêm giao thừa chúc tụng xôn xao. Ôi, mọi người đang hồi hộp, chờ xem người xông đất! Những viên pháo lẻ lẹt đẹt đó đây.

Trẻ con sau này, không còn được

cảm thấy chất ngất say sưa vì tiếng pháo đua nhau nổ ròn rã, từng dớm lửa tóe sáng lẫn trong tiếng đì đùng pháo nổ. Khắp nơi pháo vang vang, rượt đuổi nhau. Lòng người như mở hội, hân hoan đón chờ năm mới! Tôi vẫn nhớ, vào lúc giao thừa, mẹ tôi thì thầm khấn vái, nét mặt trang nghiêm, như đang thật sự đối mặt với Trời Phật, tổ tiên. Tôi vẫn tự hỏi,

không biết cụ nói gì nhỉ? Nói dân giả như thế, có phải phép không? Liệu có được chứng giám không? Chỉ biết là, sau khi khấn xong, thì mẹ tôi nét mặt thanh thản hơn, không còn căng thẳng như khi cụ đang loay hoay bày mâm cúng. Sau đó, cụ dịu dàng, tươi cười, kêu gọi con cháu lại lì xì. Mẹ tôi rất sợ ngày đầu năm, trong nhà có người nhăn nhó, nhất

là lại cãi cọ, thì cụ sẽ không thể nào vui được! Chúng tôi thì sung sướng với các bao giấy đỏ, sau đó tha hồ mà ầm ĩ, chơi tam cúc, chơi “xì-lác cát-tê”, hay chơi cá ngựa, chơi bầu cua cá cọp!

Ôi, nhớ ơi là nhớ! Ơ nơi xa

xôi này, chúng tôi rồi sẽ chẳng có Tết như ở quê nhà. Có chăng là vài ngày Hội Chợ, mà ban tổ chức, là những người nặng tình với quê hương, cố gắng mang lại hình ảnh nào đó của văn hóa Việt Nam, để chia sẻ với nhau, để gieo vào lòng hậu bối, chút tình đối với quê cha đất tổ, để nói với mọi người, hôm nay là Năm Mới của dân tộc Việt Nam chúng tôi đây.

Những người xa xứ như chúng

tôi, vẫn luôn nhớ về cội nguồn, vẫn luôn nhớ về quê hương, về

mái nhà xưa, về người thân. Chỉ mong sao, ở nhà, mọi người được sống trong no đủ và đang hân hoan đón Tết. Dù bận rộn với áo cơm, chúng tôi vẫn canh sao cho đến lúc giao thừa ở quê nhà, gọi về, để được nghe tiếng nói nói của người thân. Như thế cũng đã sưởi ấm thật nhiều, tâm hồn của kẻ tha hương, nơi vùng đất lạnh lẽo xa xôi này!

Page 16: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 16

Chẳng lẽ không tìm về được sao? Dù một chuyến xe, một thuở quay đầu Pleiku là núi, ta về núi Một thiên đường mờ trong biển dâu Đã là nơi ai cũng quen nhau Kim Tuấn* vừa làm thơ, vừa dạy học Đỗ Quỳnh** kéo violon viết ca khúc Hoàng Châu*** thổi sáo lúc uống bia Vũ Hữu Định* say suốt những chiều về Đoàn Đình Thạch*** bán xe in nhạc Cùng hạnh phúc khi nghe Rmah-Ngoài* hát Rừng núi dịu dàng những tình ca Những buồn, vui đủ mặt bạn bè (Có kẻ bạc đầu, có người mới lớn) Cùng nghèo khó giữa cuộc đời mua bán Tựa vào nhau những lúc ngả nghiêng Tôi và em có những đầu tiên Không dám nắm tay nhau giữa Pleiku-phố Tỏ tình ở Pleiku-Ró Cả năm chưa ai biết chuyện mình Pleiku là nơi ta được làm quen Phố núi chỉ hai mùa mưa nắng Nắng bụi cả tuần-mưa dầm cả tháng Một bầu trời khi thấp, khi cao Xưa, áo Pleiku có giặt nước nơi nào Vết đất đỏ cũng khó bề tẩy sạch Giờ xa xứ, chắc gì em xóa được Những vết hằn, một thuở Pleiku Chẳng lẽ không tìm về được sao? Đào Hữu Thức Đà Lạt, năm Kỷ Sửu

*Người làm thơ ở Pleiku trước 1975, đã chết **Nhac sĩ ở Pleiku trước 1975, đã chết ***Nhac sĩ ở Pleiku trước 1975, hiện sinh hoat tai Hội Nhac sĩ TP/Sài Gon +Một giọng hát hay, người Gia-Rai hát các phong trà ở Pleiku trước 1975,hiện ở Mỹ

Page 17: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 17

… Rồi bỗng dưng tôi trở về phố núi, cũng đột ngột như khi rời xa nó vậy…Cuối năm đó, ông anh kế của tôi sẽ đi du học, và theo ý anh thì… hai chị em tôi, đứa lớn mười lăm, đứa nhỏ mười hai, lại là con gái, tốt hơn nên ở gần với cha mẹ, học hành ở đâu cũng giống nhau thôi, ăn thua do mình (!?!).

Ba má tôi nghe lời anh, về saigòn bán căn nhà đi vì không còn ai chăm sóc nữa. Vậy là tôi ở lại Pleiku, không kịp một lời từ giã anh hàng xóm có dàn máy Akai trứ danh, lâu lâu cùng tôi lạng vespa ngoài bùng binh nhà thờ Đức Bà, hay phóng ra Lướt Gió ngoài xa lộ, cũng như không kịp chia tay đám bạn bè Gia Long đêm, ngày nào cũng tụ tập hẹn hò, nhảy nhót, ở căn nhà không có người lớn là nhà tôi…

Tôi cũng không kịp chia tay con đường đến trường, với những «hàng cây lá xanh gần với nhau», với những chiều ”thu tím lá vàng” có tôi mơ mộng gót giầy giẫm lên nghe xào xạc… hay những lần hẹn hò với bọn con trai trường Tây đối diện, bên ly chè đậu trắng, đĩa bò bía chùa Xá lợi...

Để buồn như những lá thư đầy dấu chấm hỏi… “em ra đi mùa thu, sao mùa thu không trở lại?”… (trời ơi, sao hôm nay tôi ướt át quá vậy trời…)

Tôi vào lớp 11B Pleime, ngồi cạnh Trang và Thủy, ngay cửa ra vào… sớm chiều đèn sách, nhưng hồn tôi không còn là của tôi năm nào nữa, hồn tôi thả rong theo sân trường nhiều nắng gió, theo bụi mù vướng trong đôi mắt, bay về thung lũng xa… Mỗi ngày, trên con đường tình Trịnh minh Thế, có từng đàn bướm trắng tung bay giờ tan trường,

HÃY CỨ LÀ PHỐ XƯAnhiều thơ mộng mà cũng nhiều dữ dội như những chú sâu vào một mùa nào đó, từ trên vòm cây xanh rợp lá, đu xuống, bám đầy tà áo dài của bọn chúng tôi…

Hồn tôi gõ guốc lóc cóc trên con đường nhựa những trưa hè hanh nóng, có ai đó rà rà honda theo sau lẵng nhẵng đến tận nhà…Tôi thương quá những ngày cùng lũ bạn ăn thi yaourt Ty công chánh, những chiều

mưa lặn lội bún riêu cư xá Trần quý Cáp, những buổi học được nghỉ một tiết giữa chừng, bọn tôi lang thang con đường tình ta đi, lạc vào Dân y viện rồi lại lạc qua Quân cảnh tư pháp, cuối cùng thì ngồi nghỉ chân bên bờ hồ của Viện Tuyên úy Phật giáo, tôi quên sao được những chiều mưa rả rích trong quán café Văn, nhạc tình Trịnh công Sơn lãng đãng, tôi thêm đường hoài mà ly café vẫn đắng…

Tôi nhớ những đêm hè oi ả, cùng ai đếm bước dưới những tàng cây đầy bóng tối ngang trường Nam, rồi những tràng cười bất tận ở rừng thông, những đĩa tiết canh vịt hấp dẫn ở Phú Thọ… những chiều đông gió rất lộng, áo len khăn quàng cổ, trên đường đi bộ từ trường về nhà, bọn tôi sôi nổi dệt nên bao ước

mộng tương laiThỉnh thoảng thơ cho nhỏ bạn

thân, tôi thường ví Gia long cổ điển như hoa hồng, còn Pleime hoang dã như hoa cúc quỳ, và phải đính kèm tấm hình tôi cười toe toét giữa một rừng hoa quỳ vàng lai láng…

“Rồi ngày qua, qua đi, qua đi, qua đi…”

Rồi thì cũng qua đi, những tháng ngày binh lửa…

Tôi lại thấy mình ngồi trên xe đò, về lại phố xưa… Xe chạy ngang qua Rừng thông, xe chạy gần Phú thọ, hồn tôi rưng rưng nhớ…”chim ơi... về đâu?...”

Trời ơi! Phố núi trước mắt tôi sao mà tiêu điều và buồn bã quá... chẳng thấy xe Honda lạng qua lạng lại, không thấy những chiếc Jeep chạy loanh quanh lên xuống, đâu rồi những tà áo màu thiết tha,

những ánh mắt sáng ngời rạng rỡ… Phố bây giờ nhiều màu đen của áo bà ba, nhiều cửa tiệm đóng cửa, nhiều xe đạp cùng cuốc xẻng, nhiều lo âu trên những gương mặt gầy vì cơm áo, nhiều gồng gánh tất tả bán mua…

Những ngày sau đó, tôi theo cha mẹ đi rẫy. Lũ con gái chúng tôi, nón lá, áo bà ba đen, xe đạp, xuống Trà Bá, trồng bắp trồng khoai trồng lúa… Qua con dốc ngắn tới con dốc dài, hết con dốc dài là con dốc ngắn, có ngày còn bị công an tập xe honda tông trúng té lọi tay nữa chứ, bàn tay ngày nào vừa ôm đàn guitar vừa hát nay đã chai lên từng cục, mồ hôi làm xót xa đôi mắt nâu tôi ướt át, nhỏ từng giọt thánh thót xuống mảnh đất cầy… Ngày làm cỏ lúa mới biết thật sự đau lưng, ngày gặt lúa mới biết

Page 18: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 18

quý từng hạt lúa lép, khi nằm ngả lưng trên đống rạ êm ái, ngửi mùi rơm thơm lừng hương nếp mới, ăn củ khoai lang nóng hổi vừa đào, tôi thấy đời cũng không đến nỗi nào tệ lắm. Lại nữa, từ đám rơm tôi nằm mơ mộng, bầu trời thu xanh biếc trên kia, và chung quanh vườn tôi, màu vàng hoang dã của cúc quỳ… kéo dài ngút tầm mắt…

Mùa tựu trường năm đó, lũ học trò chúng tôi… như một đàn chim sau cơn bão, đứa còn đứa mất… gặp lại nhau tại trường Minh Đức, bấy giờ là trường trung học đệ nhị cấp duy nhất của tỉnh.

Tôi vào lớp 12 ban D, vì mê làm bác sĩ. Bọn con trai từ anh Minh già dặn làm lớp trưởng đến hai tên nhỏ xíu là Quang với Mẫn phá như quỷ sứ, có Hải to con lao động giỏi, Dũng hay chơi với con gái, Bé trưởng ban văn nghệ ít nói hay cười, Đoàn Bích lười vào lớp học…

Bọn con gái chúng tôi Thủy Cận, Bí Lé, Lệ Châu, Nguyệt lùn, Thư chè… quần đen áo sơ mi, ngày ngày đến trường, học thì ít mà phá thì nhiều, cãi nhau với đám con trai, nhõng nhẽo với anh M lớp trưởng, ngọt ngào dụ dỗ Tạ tấn Hải làm lao động giùm, xin tiền T, lớp 11 bé bỏng để mua kẹo cà; buồn ngủ thì lấy phấn tạc hình cô giáo môn Văn, chuyền nhau xem. Học kỳ đầu, tôi không nhét được chữ nào vô bụng vì chương trình thay đổi, thầy cô phần lớn từ ngoài Bắc vào, ngôn từ mới kỳ cục, những giờ chính trị dài lê thê…

Thầy Huy chủ nhiệm, dạy môn Văn, thầy rất thương tôi, sau này không hiểu vì lý do gì, thầy đổi đi đâu không rõ, cô giáo mới người Tày ngoài Bắc vào, giảng Chí Phèo của Nam Cao mà tôi buồn ngủ cách gì đâu…

Lao động là thứ nhiều nhất mà chúng tôi đã học năm ấy. Chúng tôi cuốc gốc trà ở Biển hồ trà, trồng dừa vòng quanh Biển hồ, và phát hoang

ở Gia lu... Các bạn tôi ơi, các bạn giờ ở phương trời nào? (Thư thì đã leo lên bàn thờ ngồi từ những năm còn rất trẻ), có ai còn nhớ 7 ngày lao động trong rừng tre mùa Giáng sinh năm 75 đó không?

Riêng tôi vẫn nhớ như in nhát rựa đầu tiên từ ngoài đường quốc lộ, đốn ngã cây tre thứ nhất và mỗi ngày chúng tôi tiến sâu hơn vào trong rừng, với vắt và muỗi đói.

Đám học trò chúng tôi, những thanh niên đã góp phần đầu tiên trên sự hình thành của những làng Gia lu 1,2,3. Mỗi khi có dịp đi Kontum, ngang qua Gia lu, tôi thường đắm mình trong ký ức xa xưa, hình ảnh cánh rừng tre bạt ngàn, bên kia là núi, bên này là lều, lửa đốt sưởi ấm suốt đêm cũng không xua hết cái lạnh của khí núi tuôn ra, tiếng đàn guitar bập bùng của Bé, phin café bên bếp lửa, tôi sợ vắt trong lều nên ra bếp lửa giành túi ngủ với Quang nhí, cảnh Đoàn Bích ngồi dưới đất ôm đàn hát San Francisco trong buổi chiều đông đầu tiên dựng trại, bọn Thư, Nguyệt xách nước dưới suối về nấu cơm la chí chóe…

Đêm cuối cùng trình diễn văn nghệ toàn khối, bài nhạc Nga con kênh xanh xanh, mà ông bí thư hiệu trưởng nhầm là nhạc vàng, và gương mặt buồn bã của thầy Huy khi bị kiểm điểm…

Và... tôi mỉm cười tiếc nuối, dẫu gì thì những tháng ngày đó cũng đã nằm trong tuổi trẻ của chúng tôi, thời tuổi trẻ mà có lần thầy S đã bảo “thật là tội nghiệp”. Tuy nhiên, trong chuyến đi lao động đó, tôi đã học nhiều bài học về tình đồng đội, tình bạn, lòng hảo tâm của những bạn trai, làm xong phần mình rồi làm giùm phần cho bạn nữ, mà anh lớp trưởng Minh già đã phê bình là còn tư tưởng tiểu tư sản !!!???

Các bạn tôi ơi, nơi tôi ở bên này bờ biển, cũng gió lốc và bụi đỏ không khác gì Pleiku cả, mùa đông với những trận bão tuyết tơi

bời, nhiệt độ lúc nào cũng dưới độ không. Hôm nay tôi ngồi trước lò sưởi, mơ màng nhìn ngọn lửa ấm áp nhảy nhót, mà hồi tưởng lại ngọn lửa trong rừng năm nào. Ngọn lửa của tuổi thanh niên vô tư lự…

Và rồi những tháng ngày sau đó, không được vào đại học, tôi đã đau buồn biết bao nhiêu, tôi nhớ những ngày nộp đơn xin việc làm bị từ chối vì lý lịch, những đợt công tác khác của địa phương mà tôi không bao giờ tham gia, vì ba tôi đã mướn người đi làm thay... Khi bước chân về nhà ai, với những hệ lụy trần gian, Phố núi với tôi không còn là nơi chốn dung thân nữa, với tôi nó là sự cô đơn, những giọt nước mắt, và sự trốn chạy...

Rất nhiều năm sau này, khi trở về ”qua đó một lần”, với tôi, Pleiku không còn chút gì để nhớ nữa, không còn một chút gì rất riêng tư của một Phố núi ngày nào, Phố bây giờ với những con đường mở rộng thẳng băng và mặt tiền những ngôi nhà lầu đúc khập khễnh, nó trông giống hệt như mọi thị xã bình thường khác mà tôi đã đi qua…

Tuy nhiên, tôi thấy rằng con người thì vẫn không có gì thay đổi, những gương mặt cũ kỹ ngày nào tôi thấy họ buổi sáng dọn hàng ra chợ, buổi chiều đẩy hàng về nhà, từ khi tôi còn bé đến lúc tôi trưởng thành và bây giờ tôi đã già đi, tôi vẫn nhận ra ánh mắt và nụ cười của họ, tất cả đều không khác đi, không mất đi… có ai biết vì sao không?

Và… tôi ước gì Phố núi vẫn cứ đi dăm phút đã về chốn cũ như xưa, thì một trăm năm sau, không chừng chúng ta sẽ có một Phố cổ Pleiku giống như Phố cổ Hội an vậy, lúc đó chúng ta sẽ tha hồ mà làm du lịch, phải không các bạn?

Thu Phong - Cựu Học Sinh Pleime

- Giáng Sinh 2009

Page 19: MỘT CHÚT PLEIKU - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 1.pdf · trung học và cũng đã dự kỳ thi Tú tài IBM như các bạn 12-A. Mấy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 19