dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông hậu: chắc chắn...

4
Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu: Chắc chắn khả thi Cập nhật, 06:11, Thứ Năm, 07/11/2013 (GMT+7) Trao đổi với PV Báo Giao thông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công khẳng định, Dự án đã được các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước có năng lực, kinh nghiệm đánh giá cao tính khả thi, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công Không thể nạo vét luồng Định An Cải thiện luồng vào sông Hậu, tại sao ta không nạo vét tuyến luồng đang khai thác qua cửa Định An, thưa Thứ trưởng? Luồng qua cửa Định An là tuyến luồng trên cửa sông chính của sông Hậu, thường xuyên chịu tác động giao thoa khắc nghiệt của các yếu tố động lực cả từ phía sông và phía biển bao gồm dòng chảy, bùn cát, mưa lũ từ phía sông và gió mùa, sóng, thủy triều từ phía biển, rất không ổn định cho luồng tàu. Tuyến luồng bị sa bồi mạnh, lại thường xuyên dịch chuyển. Thực tế luồng Định An đã từng được nạo vét với quy mô lớn. Năm 1983, khối lượng nạo vét 1,45 triệu m3, năm 1991 là trên 700.000 m3 để luồng đạt độ sâu -4,5m HĐ, kinh phí tương ứng tính theo thời điểm hiện nay là khoảng 140 tỷ đồng và 65 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ 1,5 - 2 tháng sau nạo vét, độ sâu luồng trở lại như cũ. Bộ GTVT đã chỉ đạo thực hiện nhiều nghiên cứu về tuyến luồng Định An. Sau hơn 20 năm nghiên cứu bởi các nhà khoa học, các chuyên gia, các công ty tư vấn chuyên ngành trong và ngoài nước có uy tín, năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh trị cửa sông ven biển… kết quả đều khẳng định việc nạo vét, cải tạo luồng Định An cho tàu biển có trọng tải lớn trên 10.000 tấn là không khả thi. Ngay cả nạo vét duy tu luồng cho tàu từ 5.000 - 10.000 tấn thôi thì chi phí cũng rất lớn. Như vậy, thực tiễn công tác nạo vét duy tu luồng Định An cũng như kết quả nghiên cứu nhiều năm của các cơ quan đã khẳng định, việc nạo vét duy tu luồng Định An cho tàu trọng tải lớn là không hiệu quả, không thể là lối ra, vào ổn định, lâu dài cho hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Upload: dinhxuyen

Post on 13-Feb-2018

216 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu: Chắc chắn ... · PDF fileDự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu ... đáp ứng được

Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu: Chắc chắn khả thiCập nhật, 06:11, Thứ Năm, 07/11/2013 (GMT+7)

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công khẳng định, Dự án đã được các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước có năng lực, kinh nghiệm đánh giá cao tính

khả thi, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công

Không thể nạo vét luồng Định An

Cải thiện luồng vào sông Hậu, tại sao ta không nạo vét tuyến luồng đang khai thác qua cửa Định An, thưa Thứ trưởng?

Luồng qua cửa Định An là tuyến luồng trên cửa sông chính của sông Hậu, thường xuyên chịu tác động giao thoa khắc nghiệt của các yếu tố động lực cả từ phía

sông và phía biển bao gồm dòng chảy, bùn cát, mưa lũ từ phía sông và gió mùa, sóng, thủy triều từ phía biển, rất không ổn định cho luồng tàu. Tuyến luồng bị sa bồi

mạnh, lại thường xuyên dịch chuyển.

Thực tế luồng Định An đã từng được nạo vét với quy mô lớn. Năm 1983, khối lượng nạo vét 1,45 triệu m3, năm 1991 là trên 700.000 m3 để luồng đạt độ sâu -4,5m

HĐ, kinh phí tương ứng tính theo thời điểm hiện nay là khoảng 140 tỷ đồng và 65 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ 1,5 - 2 tháng sau nạo vét, độ sâu luồng trở lại như cũ.

Bộ GTVT đã chỉ đạo thực hiện nhiều nghiên cứu về tuyến luồng Định An. Sau hơn 20 năm nghiên cứu bởi các nhà khoa học, các chuyên gia, các công ty tư vấn

chuyên ngành trong và ngoài nước có uy tín, năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh trị cửa sông ven biển… kết quả đều khẳng định việc nạo vét, cải tạo luồng

Định An cho tàu biển có trọng tải lớn trên 10.000 tấn là không khả thi. Ngay cả nạo vét duy tu luồng cho tàu từ 5.000 - 10.000 tấn thôi thì chi phí cũng rất lớn.

Như vậy, thực tiễn công tác nạo vét duy tu luồng Định An cũng như kết quả nghiên cứu nhiều năm của các cơ quan đã khẳng định, việc nạo vét duy tu luồng Định

An cho tàu trọng tải lớn là không hiệu quả, không thể là lối ra, vào ổn định, lâu dài cho hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Page 2: Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu: Chắc chắn ... · PDF fileDự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu ... đáp ứng được

Cảng Cần Thơ vắng tàu thuyền tải trọng lớn do luồng tuyến không thuận

tiện

Phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu

Vậy dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu có đảm bảo được tính ổn định cho luồng tàu theo thiết kế không?

Quá trình lập dự án, Bộ GTVT đã chỉ đạo tư vấn trong và ngoài nước đánh giá, phân tích các khía cạnh kỹ thuật công trình, đánh giá tác động môi trường, hiệu quả

kinh tế, tài chính... Kết quả nghiên cứu cho thấy, dự án có tính khả thi cao, đáp ứng được các yêu cầu về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn...

Liên danh Tư vấn SNC Lavalin (Canada) - Royal Haskoning (Hà Lan) - Portcoast (Việt Nam) đã khẳng định vị trí cửa ra kênh Tắt là nơi có tính ổn định đường bờ

cao nhất. Luồng đi qua kênh Tắt và kênh Quan Chánh Bố có chiều rộng chỉ 220 - 250m, chỉ là nhánh rất nhỏ của sông Hậu, tiếp thu rất ít lưu lượng dòng chảy từ

sông Hậu, hạn chế ảnh hưởng yếu tố sông, cửa kênh nhỏ, được đê chắn sóng bảo vệ, mở ra tại khu vực đường bờ ổn định nhất, hạn chế được các yếu tố ảnh

hưởng từ biển, đảm bảo được sự ổn định của luồng với khối lượng sa bồi trên luồng khoảng 1,1 triệu m3/năm.

Với dự án này, hiệu quả kinh tế mang lại là gì, thưa Thứ trưởng?

Thống kê cho thấy, sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 là 6,67 triệu tấn/tổng số 30 triệu tấn cần vận chuyển. Theo

quy hoạch, đến 2015, sẽ là 16,5 triệu tấn và đến 2020 khoảng 44 triệu tấn, tương đương 20% tổng số lượng hàng hóa cần vận chuyển của khu vực này.

Trong khi đó, khoảng 80% lượng hàng xuất, nhập khẩu phải chuyển qua các cảng khu vực TP HCM do hiện các luồng tàu trên sông Hậu chỉ đáp ứng cho tàu 5.000

tấn. Tổng chi phí phát sinh hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD.

Nếu luồng tàu qua Quan Chánh Bố sớm đưa vào khai thác, sẽ giúp hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL được vận chuyển thẳng bằng tàu lớn từ sông Hậu đi các

nơi. Không phải tiếp chuyển lên các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh. Điều này giúp nâng cao thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của ĐBSCL,

giảm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh hàng hóa của khu vực, giảm áp lực, chi phí vận tải đường bộ từ ĐBSCL lên TP Hồ Chí Minh, giảm tai nạn, ùn tắc,

nâng cao ATGT đường bộ, nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, giao thông khu vực ĐBSCL...

Dự án sau khi đưa vào khai thác sẽ phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, các trung tâm

nhiệt điện Hậu Giang, An Giang, Long Phú... Với năng lực thông quan luồng tàu 22 triệu tấn/năm, luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu sẽ đóng vai trò là lối ra,

huyết mạch ổn định lâu dài, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH bức thiết của khu vực.

Page 3: Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu: Chắc chắn ... · PDF fileDự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu ... đáp ứng được

WB rất thiện chí với Dự án

Có ý kiến cho rằng,Ngân hàng Thế giới đã từ chối tài trợ vốn vay cho dự án do không đảm bảo tính khả thi, ảnh hưởng đến môi trường?

Đúng là năm 2007, Bộ GTVT đã làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) về việc tài trợ vốn vay để thực hiện dự án này. Phía WB rất thiện chí với dự án vì WB rất

ưu tiên thực hiện các dự án phát triển giao thông thủy, đặc biệt tại khu vực ĐBSCL. Không có văn bản nào, ý kiến nào của WB từ chối tài trợ vốn do dự án không

khả thi và ảnh hưởng tới môi trường.

Thực tế là quy trình thẩm định tài trợ của WB đối với bất cứ dự án nào đều đòi hỏi thời gian kéo dài. Như dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cùng được

WB xem xét tại thời điểm đó, nhưng đến nay chưa một gói thầu xây lắp nào của Hợp phần sử dụng vốn WB được khởi công. Do tính quan trọng, cấp bách của Dự

án, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và sau đó được đưa vào

danh mục dự án sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2010 và khi đó đã được Quốc hội thông qua.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Thanh Bình (Thực hiện)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường đúng quy định

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, thẩm định

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) sơ bộ của dựán, Bộ Tài nguyên & Môi trường khẳng định: Báo cáo “có chấtlượng tốt, đáp ứng yêu cầu ở giai đoạn nghiên cứu khả thi theo

quy định hiện hành”. Trên cơ sở đánh giá này, Bộ GTVT đã chỉđạo các đơn vị nghiên cứu hoàn chỉnh Báo cáo ĐTM chi tiết(được Bộ GTVT thẩm định và phê duyệt tại Quyết định số

3153/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2009). Điều 21 Luật Bảo vệmôi trường 2005 quy định rõ: “Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ

chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trườngđối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của

mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh”. Dự án Luồng cho tàu biểntrọng tải lớn vào sông Hậu đi qua các xã: Định An, Dân Thành,Long Vĩnh, Long Khánh, Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh, vì vậy,Bộ GTVT chịu trách nhiệm phê duyệt Báo cáo ĐTM là đúngquy định.

Nên tiếp tục bố trí vốn hợp lý để triển khai dự án

Trong báo cáo thẩm tra phương án phát hành trái phiếu củaChính phủ giai đoạn 2014 - 2016, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách QH Phùng Quốc Hiển cho biết: Nhiều ý kiến đồngtình với đề nghị của Chính phủ đồng ý bố trí vốn TPCP ở mứchợp lý để triển khai dự án. Mặc dù dự án này thuộc diện giãn,

Page 4: Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu: Chắc chắn ... · PDF fileDự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu ... đáp ứng được

hoãn đầu tư sau năm 2015 song do đã thi công dở dang khoảng4,2km trên tổng số 9km tuyến kênh đào mới, đồng thời dự áncó vai trò đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển vùngĐBSCL và phối hợp để đảm bảo hoạt động cho cảng than củaTrung tâm nhiệt điện Duyên hải.

T.B Ông Đào Anh Dũng - Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ:

Rất cấp bách, không thể tiếp tục kéo dài

Thời gian qua các cảng trên sông Hậu chỉ đón nhận được tàutrọng tải dưới 10.000 tấn, phần lớn là chỉ 5.000 tấn vì luồng vào

sông Hậu qua cửa Định An bị bồi lắng liên tục. Nạo vét thườngxuyên nhưng vẫn không thể kịp so với tốc độ bồi lắng. Do đó,khối lượng lưu chuyển hàng hóa bằng đường biển rất khiêm tốn,chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của vùngĐBSCL, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT - XH củatoàn vùng ĐBSCL, trong đó có Cần Thơ. Việc mở luồng cho

tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu đang là vấn đề rất cấp báchvà cần thiết. Là một địa phương ở ĐBSCL, TP Cần Thơ cũngnhư các tỉnh khác trong khu vực luôn mong muốn dự án sớmđược bố trí vốn để triển khai tiếp tục.

Hồng Thủy (Ghi)

Bài viết trên Giao thông Vận tải online