luỒng ĐƯỜng thỦy nỘi ĐỊa tiÊu chuẨn thiẾt kẾtcqc.viwa.gov.vn/file/12.pdf ·...

26
TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Class if of Inland Waterways - Rules for Technical HÀ NỘI 2014

Upload: vanthuan

Post on 24-Mar-2018

775 views

Category:

Documents


166 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 03: 2014/CĐTNĐ

LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

- TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Class if of Inland Waterways

- Rules for Technical

HÀ NỘI 2014

MỤC LỤC

Page 2: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

2

MỤC LỤC

PHẦN I: QUY ĐỊNH CHUNG 4

1. Phạm vi áp dụng 4

2. Tài liệu viện dẫn 5

3. Thuật ngữ và định nghĩa 6

PHẦN II: BỐ TRÍ TUYẾN LUỒNG 8

4. Bố trí tuyến luồng 8

4.1 Tham số định hướng 8

4.2 Luồng nạo vét không kết hợp công trình chỉnh trị sông 8

4.3 Luồng nạo vét có kết hợp công trình chỉnh trị sông 9

4.4 Các đoạn giao nhau 9

PHẦN III: XÁC ĐỊNH CÁC KÍCH THƯỚC LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA 10

5. Tham số thiết kế luồng 10

5.1 Mức độ ổn định của luồng 10

5.2 Kích thước chủ yếu của tàu 10

5.3 Dòng chảy 11

5.4 Sóng 12

5.5 Gió mạn 12

5.6 Tầm nhìn 12

5.7 Thủy triều 12

5.8 Mức độ nguy hiểm của hàng hóa 13

6 Kích thước luồng thiết kế 14

6.1 Chiều dài luồng 14

6.2 Chiều rộng luồng 14

6.2.1 Chiều rộng luồng trong vùng nước thiên nhiên 15

6.2.2 Chiều rộng luồng của kênh chạy tàu nhân tạo 19

6.3 Chiều sâu luồng 20

6.4 Bán kính cong luồng tàu 20

7 Luồng qua khu vực có công trình 22

7.1 Luồng tại các cảng, bến trên tuyến đường thủy nội địa 22

7.2 Luồng tại các âu 23

7.2.1 Luồng dẫn và vùng tàu xếp hàng chờ vào âu 23

7.2.2 Kích thước luồng dẫn ra vào âu 23

7.3 Luồng tại những khoang thông thuyền có cửa 24

7.4 Luồng dưới cầu 24

7.4.1 Chiều cao tĩnh không 24

7.4.2 Chiều rộng luồng dưới cầu 24

7.4.3 Các mặt cắt ướt 25

7.4.4 Cầu bắc qua các đoạn sông cong 25

7.5 Các đoạn luồng phục vụ cho tàu khách 25

Page 3: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 - Định nghĩa các kích thước chủ yếu của tàu

Bảng 2 - Vệt chạy tàu (dải hoạt động cơ bản)

Bảng 3 - Khoảng cách lưu dư đến bờ

Bảng 4 - Khoảng cách an toàn giữa hai tàu đối với luồng tàu hai làn

Bảng 5 - Tỉ số giữa chiều rộng đáy kênh/chiều rộng tàu cho các kênh chạy tàu nhân tạo

Bảng 6 - Dự phòng chiều sâu nước chạy tàu yêu cầu đối với lòng sông có cấu tạo địa

chất bề mặt là cát, bùn

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1 - Các kích thước chủ yếu của tàu

Hình 2 - Nối tiếp các đoạn thẳng và đoạn cong của tuyến luồng

Hình 3 - Các thành phần của chiều rộng luồng

Hình 4 - Chiều rộng mặt cắt kênh chạy tàu nhân tạo

Hình 5 - Mở rộng luồng tại đoạn cong

Hình 6 - Bán kính cong chỗ luồng phân nhánh và giao nhau

Hình 7 - Tầm nhìn thông suốt từ tim luồng đến cảng trong bờ

Hình 8 - Sơ đồ bố trí điển hình của âu và lối ra vào âu

Page 4: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

4

Phần I

Qui định chung

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chu n này phục vụ cho công tác quản l , lập quy hoạch và thiết kế luồng tàu

dành cho phương tiện thủy nội địa Tiêu chu n này không áp dụng để thiết kế luồng

tàu biển, luồng chạy v n biển, giữa các hải đảo và những luồng đường thủy nội địa

dùng cả cho tàu biển.

1.2. Tiêu chu n này quy định việc thiết kế các kích thước luồng chạy tàu, không đề cập

việc thiết kế kết cấu các công trình phục vụ giao thông thủy như âu tàu, cảng, bến

và các công trình chỉnh trị

Page 5: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

5

2. Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chu n này được sử dụng đồng thời và có trích dẫn các tài liệu sau:

- Luật của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 23/2004/QH11 ngày

15/6/2004 về Giao thông Đường thủy nội địa.

- Tiêu chu n Quốc gia TCVN 5664 - 2009 Phân cấp kỹ thuật Đường thủy nội địa

- Approach Channels A Guide for Design – PTC 30 Final report of the joint Working

Group PIANC and IAPH, in cooperation with IMPA and IALA Supplement to Bulletin

no 95 (June 1997)

- Waterway Guidelines 2011 – Ministerie van Infrastructuur en Milieu

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tại Tiêu chu n này, các khái niệm được hiểu là:

Page 6: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

6

1) Đường thuỷ nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác

trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, v n bờ biển, ra đảo,

nối các đảo thuộc nội thủy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức

quản l , kha thác giao thông vận tải.

2) Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ

thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn

3) Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc

không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa

4) Trọng tải toàn phần của phương tiện là khối lượng tính bằng tấn của hàng hóa,

nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước trong khoang két, lương thực, thực ph m, hành khách

và hành l , thuyền viên và tư trang của họ.

5) Độ sâu luồng thi t là khoảng cách thẳng đứng tính từ mực nước thấp thiết kế

đến mặt đáy luồng.

6) Chiều rộng luồng thi t là khoảng cách nằm ngang, vuông góc với tim luồng

được giới hạn giữa hai đường biên tại mặt cắt đáy luồng.

7) Bán ính cong luồng thi t là bán kính cung tròn của đường tim luồng

8) Tĩnh hông thông thuyền thi t là khoảng cách thẳng đứng tính từ điểm có cao

trình thấp nhất của công trình vượt sông trên không đến cao trình mực nước cao

thiết kế Nếu công trình vượt sông trên không là đường điện thì phải cộng thêm độ

dư an toàn th o quy định của ngành điện.

9) Bề rộng hoang thông thuyền dưới cầu là khoảng cách nằm ngang nhỏ nhất giữa

hai mép ngoài của trụ (mố trụ) cầu hay giữa hai mép ngoài của trụ bảo vệ.

10) Cấp đường thủy nội địa là mức độ cho phép lớn nhất đối với loại phương tiện lưu

thông trên luồng được xác định theo TCVN 5664:2009 Phân cấp kỹ thuật đường thủy

nội địa.

11) Mặt cắt luồng hai làn là mặt cắt ngang của luồng cho phép:

- Chạy tàu hai làn (ngược chiều nhau hoặc vượt nhau);

- Hai tàu thiết kế đầy tải tránh nhau mà không cần giảm hoặc ít giảm tốc độ;

- Hai tàu đầy tải vượt nhau một cách thận trọng;

- Một tàu thiết kế đầy tải tránh nhau với một tàu thiết kế không tải trong tình huống

có gió ngang gây trở ngại

12) Mặt cắt luồng một làn là mặt cắt ngang của luồng cho phép trong cùng một thời

gian tàu chỉ chạy th o một hướng.

13) Âu tàu là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện qua nơi

có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa

14) Kênh chạy tàu là đường thủy trên kênh đào mà trên đó chiều rộng và chiều sâu của

luồng tương ứng với bề rộng và chiều sâu của kênh đào

Page 7: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

7

15) Luồng vào cảng, cầu cảng là đoạn luồng nối từ luồng chạy tàu thuyền đến vùng

nước trước cầu cảng, bến thủy nội địa

16) Vùng nước cảng thủy nội địa là vùng nước trước cầu cảng, vùng n o đậu phương

tiện và luồng vào cảng, vùng nước dành cho dịch vụ cung ứng, vùng chuyển tải hàng

hóa (nếu có)

17) Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền n o đậu,

xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

18) Dải hoạt động cơ bản (vệt chạy tàu): là phần chiều rộng luồng mà tàu thiết kế cần

có để chạy tàu an toàn và vận hành thuận lợi trong những điều kiện môi trường

19) Dải quét: là phạm vi do mũi và đuôi tàu khi vận hành Khi tàu chạy trên đoạn cong và

khi có gió và dòng chảy ngang, dải quét này thường rộng hơn khi tàu chạy trên đoạn

thẳng Dải quét này cũng rộng hơn ở trong vùng nước sâu với một loạt các điều kiện

nhất định so với trong vùng nước nông

20) Góc cong: Góc giữa 2 tim luồng thẳng gặp nhau tại một khúc cong thường được

biểu thị bằng sự thay đổi tương ứng hướng đi của tàu chạy trên khúc cong.

21) Hiệu ứng bờ: Hiệu ứng thuỷ động lực học gây ra do tàu đi vào gần bờ Các áp lực

không đối xứng tác động lên tàu có thể hút tàu vào hoặc đ y tàu xa bờ Hiệu ứng bờ phụ

thuộc vào tốc độ, khoảng cách, kích cỡ tàu, chiều cao bờ và tỷ số chiều sâu/mớn tàu.

22) Khoang thông thuyền có cửa: Công trình quản l nước có cửa, bình thường thì mở

ra và chỉ đóng lại trong những điều kiện cá biệt như có nguy cơ bị lũ hoặc xâm nhập

mặn Trong những điều kiện như vậy thì phải chấp nhận ngừng chạy tàu.

23) Kích thước tàu 50% là kích thước chiều dài, chiều rộng, mớn nước lớn nhất của tàu

đầy tải khi có 50% số tàu trong cùng cấp có kích thước tương ứng lớn hơn kích

thước này.

24) Kích thước tàu 90% là kích thước chiều dài, chiều rộng, mớn nước lớn nhất của tàu

đầy tải khi có 10% số tàu trong cùng cấp có kích thước tương ứng lớn hơn kích

thước này

25) Luồng ngoài, tại vùng hông được che chắn : Là luồng thuộc vùng nước bị ảnh

hưởng trực tiếp của sóng, nhũng ảnh hưởng này gây ra các tác động trực tiếp lên

chuyển động của tàu

26) Luồng trong, tại vùng nước được che chắn : là luồng thuộc vùng nước được ch

chắn và không bị ảnh hưởng của sóng.

27) Luồng trong vùng nước thiên nhiên: là luồng trên vùng hồ, sông tự nhiên

28) Luồng của ênh chạy tàu nhân tạo: là luồng đường thủy nội địa trên kênh đào

Phần II

Page 8: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

8

Bố trí tuy n luồng

4. Bố trí tuy n luồng

4.1 Tham số định hướng

Các số liệu khảo sát đầu vào, số liệu quy hoạch trong từng giai đoạn là tài liệu cần

thiết để phục vụ việc nghiên cứu thiết kế luồng đường thủy nội địa gồm:

- Kích thước phương tiện.

- Mật độ giao thông.

- Lượng hàng hóa thông qua.

- Các số liệu khảo sát điều kiện tự nhiên: Địa chất, địa hình, thủy văn...

Yêu cầu về cấp kỹ thuật đường thủy nội địa cũng là căn cứ để triển khai việc xác định

các kích thước luồng tàu Về nguyên tắc thiết kế luồng cần tận dụng hết các điều

kiện luồng tự nhiên s n có để bố trí luồng chạy tàu Trong trường hợp các yêu cầu về

chạy tàu trên luồng thiên nhiên không đáp ứng được thì phải nạo vét và chỉnh trị để

đáp ứng được các kích thước luồng chạy tàu.

4.2 Nạo vét luồng hông t hợp công trình chỉnh trị sông

Nếu nạo vét mà không chỉnh trị sông thì luồng chỉ ổn định tạm thời Động lực hình

thái của một hệ thống sông có xu hướng lập lại trạng thái cân bằng ban đầu Nhịp độ

lập lại trạng thái cân bằng cũng phụ thuộc vào tuyến luồng nạo vét

Việc nạo vét luồng không kết hợp với công trình chỉnh trị thường chỉ tiến hành đối với

các luồng tương đối ổn định hình thái. Trong trường hợp phục vụ đảm bảo giao thông

cấp bách thì có thể x m xét giải pháp nạo vét đối với luồng kém ổn định Sự ổn định

của một lòng dẫn nên được đánh giá bằng việc phân tích các tài liệu thuỷ đạc lịch sử,

giải đoán ảnh chụp từ vệ tinh

Trên một đoạn sông ổn định, luồng phải đi th o tuyến lạch sâu tự nhiên để khối lượng

nạo vét cơ bản và nạo vét duy tu là ít nhất Nên dùng phương pháp tiếp cận sau đây:

(1) Dựa vào các tài liệu thuỷ đạc để đánh giá thực trạng luồng tự nhiên đáp ứng

được các yêu cầu chạy tàu về chiều sâu, chiều rộng và bán kính cong (trong

các điều kiện thịnh hành về khí tượng, thủy văn).

(2) Luồng nạo vét (đáp ứng các yêu cầu chạy tàu) cần được xác định sao cho có

khối lượng nạo vét tối thiểu, và các đoạn luồng thiên nhiên được nối với nhau

một cách thích hợp

(3) Việc nạo vét luồng có thể dẫn đến những thay đổi về chế độ thuỷ lực và hình

thái lòng sông ở ngoài phạm vi nạo vét Những tác động đó cần dùng phương

pháp mô hình hóa để đánh giá.

(4) Thiết kế và đánh giá các phương án nạo vét nhằm giảm thiểu chi phí.

Page 9: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

9

4.3 Nạo vét luồng t hợp công trình chỉnh trị sông

- Khi nạo vét luồng trên sông, ngoài việc làm thay đổi điều kiện địa hình, địa mạo thì

còn dẫn đến sự thay đổi về chế độ thủy lực của dòng chảy. Vì vậy, nạo vét luồng cần

kết hợp với các công trình chỉnh trị sông

- Thiết kế các công trình chỉnh trị sông cần thực hiện tuân th o các tiêu chu n thiết kế

công trình chỉnh trị hiện hành.

4.4 Các đoạn giao nhau

- Tại nơi giao nhau giữa một nhánh sông hoặc một kênh đào với một con sông

thường hình thành một ngưỡng cạn chắn ngang gần cửa nhánh sông hoặc tại ngay

hạ lưu của cửa nhánh sông hoặc ở cả hai nơi Ngưỡng chắn ngang như vậy có thể

gây trở ngại cho chạy tàu ra vào nhánh sông Trường hợp không bố trí công trình

chỉnh trị để duy trì luồng ổn định thì có thể nạo vét để có điều kiện chạy tàu cần thiết

- Giống như trường hợp nạo vét luồng trên đoạn sông không chỉnh trị, luồng tự nhiên

tại đoạn giao nhau nên được đánh giá bằng tài liệu thủy đạc lịch sử hoặc các số liệu

quan trắc từ vệ tinh kết hợp các đặc điểm tự nhiên sau đó phân tích tối ưu để chọn

tuyến bằng mô hình.

Phần III

Page 10: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

10

Xác định các ích thước luồng đường thủy nội địa

5. Tham số thi t luồng

5.1 Mức độ ổn định của luồng

Mức độ ổn định của luồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Luồng được gọi là ổn định khi

các yếu tố chính sau đây ổn định:

(1) Chiều sâu bảo đảm cho điều động tàu thuận lợi và không bị mắc cạn.

(2) Chiều rộng và bán kính cong đủ lớn để xử l các tình huống th o thiết kế.

(3) Mặt cắt luồng đủ để giữ cho tàu chạy cách bờ trong giới hạn an toàn và tàu

hàng có thể đạt tốc độ hiệu quả kinh tế

5.2 Kích thước chủ y u của tàu

Luồng chạy tàu nội địa được thiết kế trên cơ sở các kích thước chủ yếu của tàu gồm:

Chiều dài tàu, chiều rộng tàu, chiều cao mạn tàu, chiều chìm tàu và đường nước thiết

kế toàn tải Các kích thước này được định nghĩa như sau:

Bảng 1 – Định nghĩa các ích thước chủ y u của tàu

Chiều dài toàn

phần của tàu (L)

Khoảng cách th o phương dọc từ điểm đầu mũi đến điểm cuối

phía sau lái của tàu tự hành hoặc đoàn sà lan đ y;

Chiều rộng tàu

(Bt)

Khoảng cách lớn nhất th o phương ngang của tàu tự hành

hoặc đoàn sà lan đ y;

Chiều cao tàu

(h)

Khoảng cách th o phương thẳng đứng từ mực nước đến điểm

cao nhất của tàu không tải đứng yên khi các bộ phận dễ dàng

tháo lắp (cột buồm, ăng t n, cột cờ) đã được hạ xuống.

Mớn nước đầy tải

(t)

Khoảng cách th o phương thẳng đứng giữa mực nước và mặt

dưới của sống tàu hoặc đáy tàu, khi tàu chất đầy hàng

- Có hai loại kích thước tàu thiết kế đáng chú sau: các kích thước tàu 50% và 90%.

Để thiết kế kích thước luồng tàu (chiều rộng, chiều sâu và bán kính cong), lấy th o kích

thước tàu 50%. Để thiết kế âu tàu, khoang thông thuyền lấy th o kích thước tàu 90%

Các tàu dài và thon (L/Bt > 6 5) ổn định về hướng hơn các tàu ngắn và có hệ số béo

lớn (L/Bt < 6) Tuy nhiên các tàu có hệ số béo lớn lại có thể điều động rất tốt trên các

đoạn cong.

- Chiều sâu luồng được tính từ mực nước thấp thiết kế Để xác định chiều sâu luồng

cần phải tính đến các yếu tố sau:

+ Độ đằm: Là hiện tượng chìm đều của toàn bộ thân tàu, dẫn đến việc tăng mớn

nước Độ đằm là nguyên nhân của việc thay đổi áp suất của vùng nước quanh thân

tàu Hiện tượng này xảy ra ở tất cả các môi trường nước, cả trên vùng nước sâu lẫn

vùng nước cạn (hạn chế) Đối với vùng nước hạn chế, dòng chảy ngược phải đi qua

Page 11: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

11

một mặt cắt có diện tích nhỏ hơn do đó mực nước hạ thấp hơn và độ đằm nhiều hơn

+ Sức kháng thủy động: Là hiện tượng chìm không đều giữa lái và mũi của một con

tàu Nó hình thành do đặc điểm của dòng chảy ngược sinh ra ở mũi tàu và lái tàu

không giống nhau

Hình 1 – Các kích thước chủ yếu của tàu

5.3 Dòng chảy:

- Vận tốc dòng chảy và trạng thái dòng chảy cần thoả mãn để đảm bảo an toàn cho

tất cả các phương tiện vận tải thủy tham gia giao thông trên tuyến luồng. Số liệu về

dòng chảy phải được thu thập từ quan trắc thực tế hoặc số liệu dự báo cho tuyến

luồng Nếu dòng chảy thay đổi dọc th o tuyến luồng, cần thiết phải tính toán chiều

rộng luồng tàu tại các điểm thay đổi này

- Hướng của luồng được thiết kế cùng với hướng của dòng chảy thịnh hành để giảm

đến mức tối thiểu dòng chảy ngang tác dụng lên thân tàu

- Dòng chảy dọc ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và dừng tàu

- Dòng chảy ngang ảnh hưởng đến khả năng duy trì hướng đi của tàu.

5.4 Sóng:

- Sóng ảnh hưởng đến độ sâu của luồng, nhưng nếu sóng di chuyển chéo qua luồng

thì chúng cũng có ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của tàu và do đó ảnh hưởng đến

chiều rộng của luồng thiết kế. Sóng gây ảnh hưởng trong khoảng thời gian ngắn và làm

tàu tàu trôi giạt chệch ra khỏi hướng đi

- Các số liệu quan trắc hướng sóng, chiều cao, chu kỳ sóng của mỗi vùng cần được

Page 12: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

12

sử dụng để tính toán luồng thiết kế.

- Ở những luồng chịu ảnh hưởng của sóng thì phải cộng thêm độ sâu dự phòng do

các loại chuyển động tác động:

+ Th o phương thẳng đứng

+ Xoay dọc

5.5 Gió mạn

- Gió mạn ảnh hưởng tới tàu ở tất cả các loại tốc độ, nhưng ảnh hưởng lớn nhất ở

tốc độ tàu thấp Nó làm cho tàu trôi giạt sang một bên hoặc tạo ra một góc trôi, cả hai

yếu tố này làm tăng chiều rộng yêu cầu cho tàu hoạt động Ảnh hưởng của gió mạn

tùy thuộc vào: hệ số ảnh hưởng do gió của tàu, tỷ số độ sâu/mớn nước, tốc độ và

hướng tàu, tốc độ và hướng gió

- Số liệu về gió phải được quan trắc trên luồng và là giá trị vận tốc gió thịnh hành

trung bình hàng giờ

- Khi thiết kế nên lấy trường hợp tàu chạy không hàng vì khi đó diện tích chắn gió

mạn khô lớn, khả năng điều động kém

5.6 Tầm nhìn

- Tầm nhìn cần đủ để cho phép người điều khiển các phương tiện vận tải thủy có

những phản ứng kịp thời đối với hoạt động của các phương tiện vận tải thủy khác hay

các trở ngại trên luồng

- Trên tuyến đường thuỷ phải bảo đảm có tầm nhìn không ít hơn 5 lần chiều dài của tàu

thiết kế tính từ buồng lái để có thể chủ động dừng tàu khi phát hiện vật chướng ngại

5.7 Thủy triều

- Sự biến đổi mực nước do thủy triều gây ra làm cho chiều sâu luồng thay đổi Đối với

các tuyến luồng bị ảnh hưởng thủy triều cần phải xác định liệu tuyến luồng đó có sử

dụng được đối với tất cả các mực nước triều hay chỉ dùng được trong một thời kỳ

nhất định quanh đỉnh triều Mực nước ứng với tần suất 100% trên đường tần suất lũy

tích là khả năng sử dụng được tuyến luồng l tưởng nhưng phải chi phí rất đắt cho

việc nạo vét để đạt độ sâu mà tàu thiết kế có thể sử dụng tuyến luồng trong thời kỳ có

mực nước thấp nhất

- Mực nước thấp thiết kế để xác định độ sâu, bề rộng và bán kính cong của luồng tàu

được xác định trong các trường hợp như sau:

+ Vùng không có thủy triều và vùng hồ: là mực nước ứng với tần suất 95% trên

đường tần suất lũy tích mực nước trung bình ngày

+ Vùng có thủy triều: là mực nước ứng với tần suất 98% trên đường tần suất lũy tích

mực nước giờ

+ Vùng giao thoa: tính cho 2 trường hợp trên và lấy giá trị lớn hơn

(ghi chú: số liệu quan trắc 10 năm gần nhất)

- Mực nước cao thiết kế để xác định tĩnh không khoang thông thuyền dưới cầu,

Page 13: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

13

đường ống và đường dây điện bắc qua sông được xác định trong các trường hợp

như sau:

+ Vùng không có thủy triều:

Khoang thông thuyền dưới cầu và dưới đường ống là mực nước ứng với tần suất

5% trên đường tần suất lũy tích mực nước trung bình ngày

Đường dây điện bắc qua sông là mực nước ứng với tần suất 1% trên đường

tần suất lũy tích mực nước trung bình ngày

+ Vùng có thủy triều:

Khoang thông thuyền dưới cầu và đường ống, là mực nước ứng với tần suất 5% trên

đường tần suất lũy tích mực nước giờ

Đường dây điện bắc qua sông, là mực nước ứng với tần suất 1% trên đường tần

suất lũy tích mực nước giờ

+ Vùng giao thoa: tính cho 2 trường hợp trên và lấy giá trị lớn hơn

+ Đối với vùng hồ chứa: mực nước cao thiết kế là mực nước khai thác cao nhất của

hồ (ghi chú: số liệu quan trắc 10 năm gần nhất)

5.8 Mức độ nguy hiểm của hàng hóa:

Dựa vào tính chất của hàng hóa, hàng nguy hiểm được phân loại gồm:

­ Hàng độc hại

­ Hàng dễ cháy

­ Hàng dễ nổ

­ Hàng có nguy cơ gây ô nhiễm

­ Hàng có nguy cơ gây ăn mòn

Dựa vào đặc điểm của hàng hóa, mức độ nguy hiểm được phân loại gồm:

­ Mức nguy hiểm thấp: Hàng khô, hàng rời, contain r, hành khách, các hàng

hóa thông thường

­ Mức nguy hiểm trung bình: Dầu mỏ không đóng thùng

­ Mức nguy hiểm cao: Các chất khí, bốc hơi, khí Gas hóa lỏng (LPG), khí tự

nhiên hóa lỏng (LNG), hóa chất các loại

5.9 Hệ số mặt cắt

Hệ số mặt cắt hay hệ số cản Ac/As (trong đó As là diện tích mặt cắt ngang choán

nước của tàu thiết kế và Ac là diện tích mặt cắt ướt của kênh) không được nhỏ hơn

3,5 đối với mặt cắt luồng một làn, không được nhỏ hơn 5 đối với mặt cắt luồng hai làn

hạn chế và không được nhỏ hơn 7 đối với mặt cắt luồng hai làn.

6 Kích thước luồng thi t

6.1 Tuy n luồng:

Page 14: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

14

Luồng được hình thành bởi các đoạn thẳng, nối với nhau bằng những đoạn cong êm

thuận với góc không quá gấp Mỗi đoạn có thể có chiều rộng, chiều sâu khác nhau và

tầu thuyền qua đó cũng có tốc độ khác nhau Đoạn luồng thẳng nối hai đoạn cong trái

chiều phải có chiều dài không ít hơn 5 lần chiều dài chu n của tàu thiết kế và đảm

bảo tầm nhìn không bị cản trở là 600 mét như thể hiện trong (Hình 2).

Hình 2 – Nối tiếp các đoạn thẳng và đoạn cong của tuyến luồng

6.2 Chiều rộng luồng

Có ba phương pháp có thể dùng để xác định chiều rộng luồng đó là:

(1) Giải tích: là phương pháp cho phép ta phân tích các yếu tố sóng, gió, dòng chảy

cũng như một vài các vấn đề về mật độ của giao thông thủy với sự rủi ro của quá

trình giao thông thủy;

(2) Phương pháp mô phỏng: là các mô hình dựa trên việc ứng dụng máy tính để giải

quyết các bài toán nhiều n số, phức tạp

(3) Phương pháp sử dụng mô hình vật l : là sử dụng các mô hình thí nghiệm vật l

để nghiên cứu sự truyền sóng trong cảng hay mô hình tàu chuyển động qua một địa

hình đáy rất phức tạp

Trong thiết kế cơ sở có thể dùng phương pháp giải tích còn thiết kế chi tiết, thi công

nên dùng phương pháp mô phỏng

Page 15: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

15

6.2.1 Chiều rộng luồng trong vùng nước thiên nhiên

Để tính toán chiều rộng luồng chạy tàu yêu cầu trên các sông, cửa sông và hồ, cần

x m xét các yếu tố sau đây:

(1) Chiều rộng dải hoạt động cơ bản của tàu thiết kế;

(2) Tốc độ tàu;

(3) Gió ngang;

(4) Dòng chảy ngang;

(5) Dòng chảy dọc;

(6) Sóng;

(7) Phao tiêu báo hiệu;

(8) Vật liệu đáy luồng;

(9) Chiều sâu luồng;

(10) Loại hàng;

(11) Khoảng cách tàu tránh nhau;

(12) Khoảng cách đến bờ;

Chiều rộng sơ bộ luồng tàu một làn B1 được xác định như sau:

B11 = Bd + 2b + ∑∆B (1)

Trong đó:

(1) Bd chiều rộng dải hoạt động cơ bản (vệt chạy tàu) như thể hiện

trong Hình 3 và tính th o Bảng 2;

(2) ∆B chiều rộng gia tăng yêu cầu do các ảnh hưởng của các yếu tố

đánh số từ (2) đến (10) nói trên và tính theo Phụ lục;

(3) b khoảng cách lưu dư lần lượt đến bờ bên phải (phao màu đỏ)

và bờ bên trái (phao màu xanh) của luồng như thể hiện trong

Hình 3 và tính th o Bảng 3;

Chiều rộng luồng hai làn B2 được xác định như sau:

B22 = 2Bd + 2b + ∑∆B + a (2)

Trong đó:

(1) Bd chiều rộng dải hoạt động cơ bản (vệt chạy tàu) như thể hiện

trong Hình 3 và tính th o Bảng 2;

(2) ∆B chiều rộng gia tăng yêu cầu do các ảnh hưởng của các yếu tố

đánh số từ (2) đến (10) nói trên và tính th o Phụ lục;

(3) b khoảng cách lưu dư lần lượt đến bờ bên phải (phao màu đỏ)

và bờ bên trái (phao màu xanh) của luồng như thể hiện trong

Hình 3 và tính th o Bảng 3;

Page 16: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

16

(4) a khoảng cách an toàn giữa hai tàu như thể hiện trong Hình 3 và

tính th o Bảng 4.

Hình 3 – Các thành phần của chiều rộng luồng

Bảng 2 – Vệt chạy tàu (dải hoạt động cơ bản)

Khả năng điều động của tàu(1) tốt trung bình kém

Vệt chạy tàu Bd 1,3Bt 1,5Bt 1,8Bt

Page 17: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

17

Bảng 3 – Khoảng cách lưu dư đ n bờ (b)

Điều iện Tốc độ tàu

[m/s]

Khoảng cách lưu dư đ n bờ

Luồng ngoài, tại vùng nước hông được che

chắn

Luồng trong, tại vùng nước được che chắn

Biên của mái dốc luồng và bãi cạn

lớn hơn 4 đến 6 0,5 Bt 0,5 Bt

từ 2 đến 4 0,3 Bt 0,3 Bt

Bờ hoặc kết cấu dốc đứng và cứng

lớn hơn 4 đến 6 1,0 Bt 1,0 Bt

từ 2 đến 4 0,5 Bt 0,5 Bt

Bảng 4 – Khoảng cách an toàn giữa hai tàu (a) đối với luồng tàu hai làn

Y u tố ảnh hưởng

Khoảng cách an toàn giữa hai tàu (WP)

Luồng ngoài, tại vùng nước không được che

chắn

Luồng trong, tại vùng nước được che chắn

Tốc độ tàu (m/s)

- Lớn hơn 4 đến 6 1.6Bt 1.4Bt

- Từ 2 đến 4 1.2Bt 1.0Bt

Mật độ giao thông

- Thưa thớt (0 đến 1 tàu/giờ) 0.0 0.0

- Trung bình (2 đến 3 tàu/giờ) 0.2Bt 0.2Bt

- Đông đúc (lớn hơn 3 tàu/giờ) 0.5Bt 0.4Bt

6.2.2 Chiều rộng luồng của ênh chạy tàu nhân tạo

Chiều rộng mặt cắt của đáy kênh (Bh) không nhỏ hơn hai lần chiều rộng của tàu thiết

kế đối với mặt cắt luồng hai làn và hai làn hạn chế Đối với mặt cắt một làn, chiều

rộng đáy ít nhất phải bằng chiều rộng tàu thiết kế

Chiều rộng của các mặt cắt kênh tại cao độ đáy sống tàu thiết kế đầy tải không được

nhỏ hơn 4 lần chiều rộng tàu thiết kế đối với luồng hai làn, 3 lần chiều rộng tàu thiết

kế đối với luồng hai làn hạn chế và 2 lần chiều rộng tàu thiết kế đối với luồng một làn

Chiều rộng của mặt cắt kênh tại cao độ đáy sống tàu thiết kế không tải được lấy bằng

chiều rộng tại đáy sống tàu chất đầy tải cộng thêm một chiều rộng dự phòng (Bảng 5).

Chiều rộng dự phòng cho gió ngang nên chia cho mỗi bên luồng một nửa (Hình 4)

Page 18: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

18

Hình 4 – Chiều rộng mặt cắt kênh chạy tàu nhân tạo

Bảng 5 - Tỷ số giữa chiều rộng đáy ênh/chiều rộng tàu

cho các ênh chạy tàu nhân tạo

Điều iện Chiều rộng đáy ênh

Hai làn Hai làn hạn ch Một làn

Chiều rộng đáy kênh (Bh) 2 Bt 2 Bt 1 Bt

Chiều rộng kênh tại mức mớn đầy tải (Bdt) 4 Bt 3 Bt 2 Bt

6.3 Chiều sâu luồng

Công thức tính độ sâu yêu cầu chạy tàu tiêu chu n:

H = t + ∆H

Trong đó: H : độ sâu yêu cầu chạy tàu tiêu chu n của luồng (m)

.t : mớn nước tiêu chu n của tàu (m)

∆H : dự phòng chiều sâu nước chạy tàu yêu cầu (m) – nêu trong bảng 6

Page 19: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

19

Bảng 6 – Dự phòng chiều sâu nước (m) chạy tàu yêu cầu đối với lòng sông có

cấu tạo địa chất bề mặt là cát, bùn

Độ sâu yêu cầu chạy tàu (m) < 1,5 1,5 – 3,0 >3,0

Dự phòng chiều sâu (m) 0,2 – 0,3 0,3 – 0,4 0,4 – 0,5

6.4 Bán ính cong luồng tàu

Bán kính cong phải đủ lớn cho các loại phương tiện Bán kính cong phụ thuộc vào

các yếu tố sau:

- Góc lái của tàu

- Tốc độ tàu tại khúc cong

- Kỹ năng xử l của người lái phương tiện

- Tầm nhìn xa

Bán kính cong R của tim tuyến luồng chạy tàu được xác định như sau:

R 6L cho các tuyến luồng với mặt cắt luồng hai làn;

R 4L cho các tuyến luồng với mặt cắt luồng hai làn hạn chế và mặt cắt

luồng một làn

Trong đó: L là chiều dài tiêu chu n của tàu thiết kế

Khi R < 10L và góc cong lớn hơn 300, phải tính chiều rộng gia tăng cho dải chạy tàu:

∆B = CL2/R.

Giá trị C nên lấy như sau:

C = 0,5 đối với tàu không tải, và C = 0,25 đối với tàu chất đầy tải

Cần có chiều rộng gia tăng tại cao độ đáy trên các tuyến luồng thiên nhiên và tại cao

độ đáy sống tàu thiết kế trên các kênh chạy tàu nhân tạo

Chiều rộng gia tăng không nên nhỏ hơn 2 lần ∆B trên các mặt cắt luồng hai làn và

không nên nhỏ hơn ∆B trên các mặt cắt luồng một làn

Khi R 10L, chiều rộng luồng tại đoạn cong không được lấy nhỏ hơn chiều rộng của

các đoạn luồng thẳng liền kề

Phải mở rộng đoạn cong về phía bờ lồi của đường cong Trong trường hợp đặc biệt

có thể mở rộng đoạn cong về phía bờ lõm hoặc cả hai bên của đoạn cong

Sự chuyển tiếp giữa chiều rộng trên mặt cắt đoạn luồng thẳng và chiều rộng trên đoạn

cong cần mở rộng dần dần với một góc có tg = 1/20 Các đoạn thẳng trước và sau

đoạn cong có chiều dài ít nhất bằng 1,5L (Hình 5).

Page 20: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

20

Hình 5 – Mở rộng luồng tại đoạn cong

- Bán kính cong chỗ luồng phân nhánh và giao nhau :

Tầm nhìn của luồng tại chỗ phân nhánh và giao nhau không được ngắn hơn tầm nhìn

yêu cầu tại luồng vào cảng trong bờ (x m phần 5 6).

Bán kính nhỏ nhất của đường cong nối giữa hai tuyến luồng tại chỗ phân nhánh và

giao nhau phải lớn hơn 1,5 lần chiều dài tiêu chu n của tàu thiết kế.

Hình 6 – Bán kính cong chỗ luồng phân nhánh và giao nhau

7 Luồng qua hu vực có công trình

7.1 Luồng tại các cảng, b n trên tuy n đường thuỷ nội địa

Luồng phải được thiết kế sao cho tàu chạy trên luồng không đâm thẳng vào bến Nếu

luồng có hướng vuông góc với mặt bến thì phải bố trí các vùng để tàu quay trở khi cập bến

Các cảng, bến cần bố trí sao cho tàu không đậu chờ trên luồng tàu Vùng chuyển tiếp

giữa cảng, bến và luồng tàu liền kề nên thay đổi dần dần.

Chiều sâu khu vực nước trước cảng, bến và vùng chuyển tiếp giữa cảng, bến và

luồng tàu không được nhỏ hơn chiều sâu của luồng tàu

Page 21: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

21

Tại vùng chuyển tiếp cách luồng một khoảng bằng chiều dài tàu thiết kế, tầm nhìn cần

bảo đảm để thấy được tim luồng thông suốt trên một cự ly ít nhất bằng 5 lần chiều dài

tàu thiết kế th o cả hai phía tính từ vị trí tàu. (Hình 7).

Hình 7 – Tầm nhìn thông suốt từ tim luồng đến cảng, bến trong bờ

7.2 Luồng tại các âu

7.2.1 Luồng dẫn và vùng tàu x p hàng chờ vào âu

- Luồng dẫn ra vào âu cần bố trí thẳng trên suốt chiều dài và trục tim luồng dẫn phải

trùng với trục của âu (x m Hình 8).

- Nếu đường tim của âu không trùng với đường tim luồng dẫn, thì cần bố trí luồng

dẫn sao cho các tàu khi chạy ra âu tránh xa được các tàu đang n o đậu chờ vào âu

- Vùng tàu xếp hàng chờ cần có đủ chỗ cho càng nhiều tàu có thể đồng thời vào âu

càng tốt Chiều rộng của vùng này nên bằng chiều rộng của buồng âu Chiều rộng

của dải tàu ra âu, liền kề với vùng xếp hàng chờ vào âu không nhỏ hơn chiều rộng

mặt cắt luồng hai làn

- Khi vùng tàu sắp hàng và vùng tàu chờ vào âu không đủ chiều dài để các tàu hàng

nguy hiểm đậu cách các tàu đang chờ khác một khoảng th o yêu cầu thì cần có chỗ

tàu chờ riêng dành cho các tàu chở hàng nguy hiểm

7.2.2 Kích thước luồng dẫn ra vào âu

Hình 8 – Sơ đồ bố trí điển hình của âu và lối ra vào âu

Page 22: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

22

Trong đó: Chiều dài luồng dẫn hình phễu Lf;

Chiều dài vùng tàu sắp hàng Ll;

Chiều dài vùng tàu chờ LW (chọn tuỳ );

Chiều dài vùng tự do Lfr.

- Độ sâu dự trữ dưới đáy sống tàu thiết kế có tải tại cửa âu không được nhỏ hơn:

(1) 0,7 m trên các tuyến đường thuỷ Cấp đặc biệt, Cấp I và Cấp II;

(2) 0,6 m trên các tuyến đường thuỷ Cấp III và Cấp IV và

(3) 0,4 m trên các tuyến đường thuỷ Cấp V và Cấp VI

- Chiều rộng tăng thêm của đầu âu so với chiều rộng chu n của tàu thiết kế không

được nhỏ hơn:

(1) 1,5 m trên các tuyến đường thuỷ Cấp đặc biệt, Cấp I và Cấp II;

(2) 1,3 m trên các tuyến đường thuỷ Cấp III và Cấp IV và

(3) 1,0 m trên các tuyến đường thuỷ Cấp V và Cấp VI

- Chiều dài của vùng tự do không nhỏ hơn 2,5 lần chiều dài của tàu thiết kế Phần mở

rộng đáy giữa mặt cắt luồng và vùng tàu xếp hàng chờ vào âu phải mở rộng dần với

tỷ số nhỏ hơn 1:10 – 1:20.

- Đoạn chuyển tiếp giữa công trình hướng dòng và đầu âu thu hẹp dần với tỷ số 1:6

và cần vuốt tròn tại chỗ nối tiếp với đầu âu đối với các tuyến đường thuỷ cấp I, II và III

Chiều sâu của luồng dẫn ra vào âu và vùng tàu xếp hàng chờ vào âu không nhỏ hơn

chiều sâu của luồng, và cần lớn hơn chiều sâu của ngưỡng cửa tại đầu âu

7.3 Luồng tại những hoang thông thuyền có cửa

- Khoang thông thuyền có cửa trong các hệ thống phòng lũ hoặc ngăn mặn cần bảo

đảm sao cho thực hiện được chức năng giữ nước khi đóng cửa và cho tàu đi qua an

toàn khi mở cửa

- Trục của khoang thông thuyền có cửa phải trùng với đường tim luồng Vị trí của

khoang thông thuyền có cửa không được đặt trong khoảng cách hai lần chiều dài tàu

thiết kế kể từ chỗ luồng phân nhánh hoặc giao nhau Đoạn luồng thẳng trước và sau

cửa thông thuyền ít nhất là 1,5 lần chiều dài tàu thiết kế

- Mặt cắt ngang của khoang thông thuyền có cửa nên có dạng hình chữ nhật

- Chiều rộng khoang thông thuyền trên tuyến đường thuỷ một làn không nhỏ hơn 1,6

lần chiều rộng tàu thiết kế Nếu chiều dài của khoang thông thuyền lớn hơn một nửa

chiều dài tàu thiết kế, thì cần gia tăng chiều rộng tương ứng với 0,02 lần chiều dài tàu

thiết kế Các khoang thông thuyền này phải có các kết cấu dẫn luồng như tại nơi giao

nhau với cầu

- Chiều sâu của khoang thông thuyền không nhỏ hơn 1,4 lần mớn nước tàu thiết kế

- Chiều cao tĩnh không của khoang thông thuyền có cửa lấy, ngăn nước đóng mở

th o chiều thẳng đứng từ trên xuống được qui định giống như chiều cao tĩnh không

của khoang thông thuyền dưới cầu

Page 23: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

23

7.4 Luồng dưới cầu

7.4.1 Chiều cao tĩnh không

Tĩnh không dưới cầu cố định không được nhỏ hơn chiều cao của tàu thiết kế tại mực nước

cao thiết kế cộng với 0,5 m.

Tĩnh không phải bảo đảm đạt được trên toàn bộ chiều rộng của luồng

7.4.2 Chiều rộng luồng dưới cầu

Trên các tuyến đường thuỷ hai làn, không bố trí trụ cầu trên luồng Chiều rộng luồng

dưới cầu không được nhỏ hơn 95% chiều rộng của tuyến...

Trên tuyến đường thuỷ hai làn hạn chế, chiều rộng luồng dưới cầu không được nhỏ

hơn 90% chiều rộng của tuyến.

Nếu làm một trụ cầu ở giữa luồng thì mỗi nửa luồng (mỗi khoang cầu) phải đủ rộng

để chạy tàu một làn an toàn và thông suốt

Trục của trụ giữa đặt trùng với đường tim luồng

Chiều rộng chạy tàu của mỗi nửa luồng (mỗi khoang cầu) không lấy nhỏ hơn chiều

ngang của tàu thiết kế cộng thêm 4m, hoặc 1,8 lần chiều rộng tàu thiết kế, lấy trị số

lớn nhất trong hai trị số trên

Chiều rộng chạy tàu dưới các cầu trên tuyến đường thuỷ một làn không được nhỏ

hơn 1,8 lần chiều rộng tàu thiết kế

Trong trường hợp chiều dài một khoang thông thuyền một làn dưới cầu lớn hơn nửa

chiều dài của tàu thiết kế, thì phải tăng thêm chiều rộng tương đương với 0,02L

Chiều rộng luồng của khoang dưới cầu quay, cất trên tuyến đường thuỷ hai làn không

lấy nhỏ hơn trường hợp cầu cố định Trong các tuyến đường thuỷ với mặt cắt luồng

hai làn hạn chế và mặt cắt luồng một làn, chiều rộng này không lấy nhỏ hơn 90%

chiều rộng của cầu cố định trên các tuyến đường thuỷ tương ứng

Những nơi có cầu bắc qua, khi chiều rộng luồng chạy tàu nhỏ hơn 1,8 lần chiều rộng

tàu thiết kế trên tuyến đường thuỷ một làn và nhỏ hơn 2 lần chiều rộng tàu thiết kế

trên tuyến đường thuỷ hai làn cần có các công trình hướng dòng.

7.4.3 Các mặt cắt ướt (dưới nước)

Mặt cắt ướt dưới cầu không lấy nhỏ hơn 85% mặt cắt ngang luồng Khi luồng thu hẹp

tại chỗ cầu bắc qua, thì đoạn chuyển tiếp giữa bờ và khoang cầu nên làm thu lại dần

với tỷ số nhỏ hơn 1:6

Chiều sâu nước yêu cầu phải đạt được trên toàn chiều rộng giữa các trụ cầu

7.4.4 Cầu bắc qua các đoạn sông cong

Cầu cố định đặt tại đoạn cong của tuyến đường thuỷ không đặt trụ trong luồng tàu

Chiều rộng chạy tàu dưới cầu cố định ở một đoạn luồng cong không được nhỏ hơn

chiều rộng chạy tàu trên đoạn luồng thẳng, cộng thêm một chiều rộng gia tăng như đã

nói ở phần 6.4.

Không nên xây dựng cầu quay/cất trên đoạn sông cong

Page 24: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

24

Các trụ của những cầu bắc chéo qua sông nên xây song song với trục tim luồng

Khoảng cách giữa hai cầu cố định không lấy nhỏ hơn 3 lần chiều dài tàu thiết kế

Khoảng cách giữa hai cầu quay/cất không lấy nhỏ hơn 4,5 lần chiều dài tàu thiết kế

7.5 Các đoạn luồng phục vụ cho tàu hách

Các luồng phục vụ cho tàu khách có sức chở ít hơn 100 chỗ được thiết kế như luồng

Cấp V với mặt cắt luồng hai làn

Bán kính cong (th o tim luồng tàu) tùy th o cấp kỹ thuật của sông, kênh nhưng không

nhỏ hơn 60m.

Cần mở rộng luồng tại những đoạn cong có bán kính nhỏ hơn 100m và góc cong trên

20o Độ mở rộng không nhỏ hơn 2m và bố trí ở phía bờ lồi đoạn cong

Đoạn chuyển tiếp giữa đoạn thẳng và đoạn cong mở rộng cần tiếp nối dần trên chiều

dài không nhỏ hơn 40m

Khi mật độ tàu khách vượt quá 30 000 chuyến/năm, thì cứ với mỗi 10 000 chuyến

vượt quá 30 000 chuyến, nên tăng thêm chiều rộng 5m cho các mặt cắt Cấp V Cũng

cần thiết kế tăng thêm 0,3m chiều sâu đối với mật độ nhiều hơn 30 000 chuyến/năm

Khi mật độ chạy tàu khách vượt quá 50 000 chuyến/năm thì phải x m xét thêm

Các đoạn luồng phục vụ cho tàu khách có sức chở trên 100 khách nên thiết kế như

luồng Cấp IV với mặt cắt luồng hai làn

Phụ lục – Chiều rộng gia tăng ∆B đối với luồng thẳng

Page 25: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

25

Điều iện Tốc độ tàu

[m/s]

Chiều rộng gia tăng

Luồng ngoài tại vùng nước hông được che chắn

Luồng trong tại vùng nước

được che chắn

(a) Gió ngang thịnh hành

- Nhẹ: nhỏ hơn cấp 4 B aufort mọi tốc độ 0.0 0.0

- Trung bình: từ cấp 4 đến cấp 7 B aufort

lớn hơn 4 đến 6

0,4 Bt 0,4 Bt

từ 2 đến 4 0,5 Bt 0,5 Bt

- Mạnh lớn hơn cấp 7 B aufort từ 4 đến 6 0,8 Bt 0,8 Bt

(b) Dòng chảy ngang thịnh hành (m/s)

- Không đảng kể (< 0,1) mọi tốc độ 0.0 0.0

- Yếu: từ 0,1 đến dưới 0,25

lớn hơn 4 đến 6

0,2 Bt 0,1 Bt

từ 2 đến 4 0,3 Bt 0,2 Bt

- Trung bình: từ 0,25 đến 0,75

lớn hơn 4 đến 6

0,7 Bt 0,5 Bt

từ 2 đến 4 1,0 Bt 0,8 Bt

- Mạnh: lớn hơn 0,75

lớn hơn 4 đến 6

1,0 Bt 0,8 Bt

từ 2 đến 4 1,3 Bt 0,8 Bt

(c) Dòng chảy dọc thịnh hành (m/s)

- Yếu < 0,75 mọi tốc độ 0.0 0.0

- Trung bình từ 0,75 đến 1,5

lớn hơn 4 đến 6

0,1 Bt 0,1 Bt

từ 2 đến 4 0,2 Bt 0,2 Bt

- Mạnh > 1,5

lớn hơn 4 đến 6

0,2 Bt 0,2 Bt

từ 2 đến 4 0,4 Bt 0,4 Bt

(d) Chiều cao sóng HS và chiều dài sóng (m)

HS < 1 và < L mọi tốc độ 0.0 0.0

3>HS ≥ 1 và ≥ L

lớn hơn 4 đến 6

≈ 1,0 Bt 0.0

từ 2 đến 4 ≈ 0,5 Bt 0.0

Điều iện Tốc độ tàu Chiều rộng gia tăng

Page 26: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾtcqc.viwa.gov.vn/File/12.pdf ·  · 2015-08-10TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 03: 2014/CĐTNĐ LUỒNG ĐƯỜNG

TCCS 03 : 2014/CĐTNĐ

26

[m/s] Luồng ngoài tại vùng nước hông được che chắn

Luồng trong tại vùng nước

được che chắn

(e) Hệ thống thi t bị báo hiệu an toàn Đường thủy nội địa

- Rất tốt, có trạm và thiết bị điều khiển giao thông chạy tàu trên bờ

0.0 0.0

- Tốt 0,1 Bt 0,1 Bt

- Trung bình, tầm nhìn không thường xuyên kém

0,2 Bt 0,2 Bt

- Trung bình, tầm nhìn thường xuyên kém lớn hơn 0,5 Bt lớn hơn 0,5 Bt

(f) Bề mặt đáy luồng

Nếu chiều sâu luồng 1.5T 0.0 0.0

Nếu chiều sâu luồng < 1 5T

- Nh n và mềm 0,1 Bt 0,1 Bt

- Nh n hoặc dốc và cứng 0,1 Bt 0,1 Bt

- Gồ ghề và cứng 0,2 Bt 0,2 Bt

(g) Chiều sâu luồng

- > 1.5T 0.0 0.0

- 1,5T – 1,25 T 0,1Bt 0,2Bt

- < 1,25 T 0,2Bt 0,4Bt

(h) Mức độ nguy hiểm của hàng hoá

- Thấp 0,0 0,0

- Trung bình ~ 0,5 Bt ~ 0,4 Bt

- Cao ~ 1,0 Bt ~ 0,8 Bt