trƯỜng ĐẠi hỌc cẦn thƠ chuyên đ 3 1e a2 1e ca 1e e6 nhóm th c hi n: cao h c qtkd k21...

66
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Học phần Học phần QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Chuyên đề 3 QUẢN TRỊ RỦI RO Giáo viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện: PGS. TS. BÙI VĂN TRỊNH Nhóm 1 Cao học QTKD K21 DANH SÁCH NHÓM Cần Thơ, 2015

Upload: independent

Post on 23-Nov-2023

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Học phầnHọc phầnQUẢN TRỊ TÀI CHÍNHQUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Chuyên đề 3

QUẢN TRỊ RỦI RO

Giáo viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện:

PGS. TS. BÙI VĂN TRỊNH Nhóm 1

Cao học QTKD K21

DANH SÁCH NHÓM

Cần Thơ, 2015

STT MSHV HỌ VÀ TÊNĐánh giá (%)

Tham gia Đóng gópM1415083 Hồ Ngọc Kiển M1415083 100 100M1415090 Nguyễn Phạm

Quỳnh NhưM1415090 100 90

M1415106 Trần Thị Mỹ Trinh

M1415106 100 100

M1415111 Trần Phương Yến

M1415111 100 90

M1415112 Tường Thị Yến

M1415112 100 90

M1415108 Bùi Quang Vinh

M1415108 100 90

Nhóm trưởng: Hồ Ngọc Kiển

Nhóm phó: Nguyễn Phạm Quỳnh Như

................................................................................................................MỤC LỤC

i

.....................................................................3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO

.......................................................................................................................1

.................................................................................3.1.1 Khái niệm rủi ro

.......................................................................................................................1

...................................................................................3.1.2 Phân loại rủi ro

.......................................................................................................................3

........ 3.1.2.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống

.......................................................................................................................3

..................................... 3.1.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro

.......................................................................................................................3

............................. 3.1.2.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động

.......................................................................................................................6

................................................. 3.1.2.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro

.......................................................................................................................6

.......................... 3.1.2.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động

.......................................................................................................................6

..................................................................3.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro

.......................................................................................................................7

.......................................................... 3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan

.......................................................................................................................7

.............................................................. 3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

.....................................................................................................................11

................................3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP

.....................................................................................................................14

............................................................................................ 3.2.1 Khái niệm

.....................................................................................................................14

.............................. 3.2.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào

.....................................................................................................................14

....................................... 3.2.3 Các loại rủi ro trong doanh nghiệp hiện nay

.....................................................................................................................15

ii

.................................................................................... 3.2.4 Rủi ro tài chính

.....................................................................................................................15

........................................................................... 3.2.4.1 Rủi ro tín dụng

.....................................................................................................................18

............................................................................ 3.2.4.2 Rủi ro lãi suất

.....................................................................................................................26

......................................................................... 3.2.4.3 Rủi ro ngoại hối

.....................................................................................................................35

..................................................... 3.2.5 Rủi ro trên thị trường chứng khoán

.....................................................................................................................41

...................................................................3.3 VÍ DỤ QUẢN TRỊ RỦI RO

.....................................................................................................................52

.............................................3.4 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO

.....................................................................................................................55

............................................................................................... 3.4.1 Mục tiêu

.....................................................................................................................55

............................................ 3.4.2 Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro

.....................................................................................................................55

. 3.4.3 Những dấu hiệu thường thấy để nhận biết một hệ thống quản lý rủi

ro kém hiệu quả...........................................................................................55

.............................................. 3.4.4 Những nỗ lực kiểm soát rủi ro của DN

.....................................................................................................................56

........................................................... 3.4.5 Các biện pháp kiểm soát rủi ro

.....................................................................................................................57

iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả xuất hiện khi biến cố xảy ra......................................2

Bảng 3.2 Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai............................16

Bảng 3.3: Quy mô dự án.........................................................................17

Bảng 3.4: Bảng cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại A................27

Bảng 3.5: So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai....................33

Bảng 3.6: Rủi ro tỷ giá Đô la Mỹ của Công ty........................................56

iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Nguyên nhân gây ra rủi ro.......................................................7

Hình 3.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước......................20

Hình 3.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế.....................................21

Hình 3.4: Sơ đồ tình hình công ty A và công ty B...........................................27

Hình 3.5: Một số chiến lược và minh họa các phương pháp đối phó

rủi ro thị trường thường gặp....................................................................60

Hình 3.6: Chiến lược giảm thiểu rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài

tại Việt Nam............................................................................................64

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt

DN : Doanh nghiệpNH : Ngân hàngBTT : Bao Thanh toánRRTD : Rủi ro tín dụngRRTC : Rủi ro tài chínhĐVXK : Đơn vị xuất khẩuĐVNK : Đơn vị nhập khẩuĐVBTTNK : Đơn vị bao thanh toán nhập khẩuĐVBTTXK : Đơn vị bao thanh toán xuất khẩuĐVBTT : Đơn vị bao thanh toán

vi

Chuyên đề 3

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.1.1 Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời và rủi ro

3.1.1.1 Khái niệm tỷ suất sinh lời và rủi ro

a. Khái niệm tỷ suất sinh lờiTỷ suất sinh lời là lợi nhuận có được từ một đồng vốn đầu tư, thường được

biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm giữa mức lợi nhuận thu được và giá trị khoản đầu tư bỏ ra.

Ví dụ: Một người đầu tư mua kỳ phiếu của ngân hàng, ông ta bỏ ra 1.000.000 đồng để mua một kỳ phiếu, thời hạn ký phiếu một năm. Sau một năm kỳ phiếu đến hạn, nhà đầu tư nhận được số tiền 1.100.000 đồng, trong đó tiền gốc là 1.000.000 đồng và tiền lãi là 100.000 đồng. Tỷ suất sinh lời nhà đầu tư có được khi đầu tư vào kỳ phiếu ngân hàng là: 100.000/1.000.000 = 10%/năm.b. Khái niệm rủi ro

Rủi ro là một sự không chắc chắn, hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên không

phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc

chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình

trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra được xem là sự bất trắc, chứ không phải là

rủi ro. Cách định nghĩa rủi ro trên đây giúp chúng ta có thể phân biệt được rủi ro và sự

bất trắc nhưng không cho phép đo lường được rủi ro.

Để có thể đo lường, rủi ro được định nghĩa như một sự khác biệt giữa giá trị

thực tế và giá trị kỳ vọng. Giá trị kỳ vọng chính là giá trị trung bình có trọng số của một

biến nào đó chính là xác suất xảy ra giá trị của biến đó. Sự khác biệt giữa giá trị thực tế

và giá trị kỳ vọng được đo lường bằng độ lệch chuẩn. Do vậy độ lệch chuẩn hay phương

sai chính là thước đo của rủi ro. Nói đến rủi ro tức là nói đến mối quan hệ giữa giá trị

thực tế và giá trị kỳ vọng của một biến số.

Rủi ro là sự không chắc chắn hay sự sai lệch giữa tỷ suất sinh lời thực tế đạt

được so với tỷ suất sinh lời kỳ vọng. Những khoản đầu tư nào có khả năng có sự sai

lệch càng lớn được xem như có rủi ro lớn hơn.

Ví dụ: Một nhà đầu tư với số tiền 100 triệu đồng đang dự định với một kế hoạch

đầu tư với hai phương án đầu tư:

- Phương án 1: Đầu tư 100 triệu đồng vào trái phiếu của chính phủ với tỷ

suất lợi tức là 10%/năm, cuối năm thứ nhất nhà đầu tư chắc chắn có số tiền 110 triệu

đồng và việc đầu tư coi như có rủi ro thấp nhất.

1

- Phương án 2: Đầu tư 100 triệu đồng vào một dự án chăn nuôi gia cầm

với quy mô nhỏ, tỷ suất sinh lời trung bình là 25% nhưng có nhiều khả năng xảy ra:

+ Khả năng xấu nhất: Nhà đầu tư chỉ thu lại được số tiền 50 triệu đồng.

+ Khả năng tốt nhất: Nhà đầu tư có thể thu được 200 triệu đồng.

Ta có:

+ Tỷ suất sinh lời trong trường hợp xấu nhất:

-50%

+ Tỷ suất sinh lời trong trường hợp tốt nhất: :

100%

Mặc dù tỷ suất sinh lời kỳ vọng là 25% nhưng khả năng nhận được lợi nhuận

còn chưa chắc chắn. Đầu tư theo phương án 1 được xem như không có rủi ro, trong khi

đầu tư theo phương án 2 rủi ro hơn rất nhiều vì khả năng sai lệch giữa tỷ suất sinh lời

thực tế và tỷ suất sinh lời kỳ vọng ở phương án 2 cao hơn so với phương án 1.

3.1.2 Phân loại rủi ro

3.1.2.1. Rủi ro trong vấn đề huy động vốn

Vốn là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được hình

thành và tiến hành hoạt động kinh doanh.

3.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro

Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro. Qua nghiên cứu và phân tích

quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy các nhân tố ảnh hưởng

và nguyên nhân gây ra rủi ro, tổn thất có thể được chia thành 2 nhóm như

hình sau:

2

Nguyên nhân gây ra rủi ro

Khách quan:Môi trường tự nhiên Môi trường chính trịMôi trường xã hộiMôi trường pháp lýMôi trường kỹ thuậtChu kỳ kinh doanhCạnh tranhLạm phátCung cầu và giá cảTài chínhTỷ giá hối đoáiThiêu thông tinKhách hàng hoặc người thứ ba

Chủ quan:Thái độ đối với rủi ro- Sai lầm trong lựa chọn chiến

lược- Yếu kém về trình độ, năng lực- Thiếu đạo đức- Sự sơ suất, bất cẩn- Rủi ro văn hoá- Mâu thuẫn trong nội bộ doanh

nghiệp…

Hình 3.1: Nguyên nhân gây ra rủi ro

Nguồn: [5, 25]

Qua hình trên ta thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra rùi ro. Vì vậy, ta lần

lượt tìm hiểu từng nguyên nhân để nắm rõ hơn.

3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp là

những nhân tố thuộc môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội, kỹ thuật, đặc

biệt là những nhân tố thuộc môi trường kinh tế tác động và nằm ngoài sự

kiểm soát của tổ chức.

Môi trường tự nhiên: hoạt động kinh doanh không thể tách rời môi

trường tự nhiên bởi môi trường tự nhiên vừa là tiền đề cho sự phát triển

kinh tế, nhưng đôi khi môi trường tự nhiên lại là nhân tố tác động làm gia

tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh thông qua những hiện tượng tự nhiên

bất lợi.

Ví dụ: Rủi ro trong môi trường tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán,

động đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên... Các rủi

ro này thường có hai đặc điểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy

ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại trên quy mô lớn; không chỉ cho một

vùng miền, một ngành hàng, một cộng đồng mà cho cả một nền kinh tế,

một số quốc gia hoặc cả thế giới. Nói dự đoán, dự báo là khó nhưng các

hiện tượng thiên nhiên này cũng hoạt động theo quy luật, do đó, các doanh

3

nghiệp cũng có thể chủ động phòng tránh hoặc lựa chọn giải pháp thích

hợp.

Môi trường chính trị: môi trường chính trị bất định là nguyên nhân

gây ra nhiều rủi ro không lường trước và thường là rất khó phòng tránh bởi

nó thường là những rủi ro bất khả kháng. Hậu quả của những loại rủi ro này

thường là nghiêm trọng bởi rủi ro chính trị là nguyên nhân của nhiều

nguyên nhân và kéo theo hàng loạt các rủi ro khác.

Ví dụ:  Rủi ro từ môi trường chính trị như nơi thiếu các thiết chế để

bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói

chung, doanh nghiệp nói riêng. Môi trường chính trị bao gồm sự ổn định về

chính trị, an ninh, an toàn cho doanh nghiệp, người dân. Một quốc gia

thường xuyên thay đổi chính sách, thường xuyên có đảo chính, chiến tranh,

bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi công, đình công, thường xuyên có

sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích

mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng... đều gây nguy

cơ rủi ro cho các doanh nghiệp khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất

động lực đầu tư gây hại cho cả nền kinh tế, xã hội.

Môi trường xã hội: Trong kinh doanh ngày nay không thể không đề

cập đến môi trường xã hội, nếu kinh doanh mà thiếu tri thức về xã hội

thường gặp nhiều bất trắc và rủi ro. Sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo,

phạm trù đạo đức, tập quán luôn làm gia tăng tính bất định trong quan hệ

kinh tế giữa các doanh nghiệp với khách hàng.

Ví dụ: Các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, dân số, dân

cư như sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá

trị trong xã hội... Một xã hội bao cấp về kinh tế, một xã hội với cộng đồng

dân cư đông nhưng không mạnh, chất lượng dân số thấp, sức mua kém, tỉ lệ

dân số trẻ thấp... đều có thể là nguồn gốc rủi ro cho các hoạt động thương

mại, đầu tư của doanh nghiệp. Ngược lại, một xã hội biết khuyến khích

nuôi dưỡng các giá trị sáng tạo, các cảm hứng đầu tư, chắc chắn sẽ là lá

4

chắn bảo vệ tốt cho các doanh nghiệp. Một xã hội nơi có dân trí thấp, thiếu

các chuẩn mực văn hóa, đạo đức không được đề cao thì đó pháp luật không

được thực thi hiệu quả thì ngàn vạn rủi ro có thể xảy ra. Các loại tội phạm

như trộm cắp, cướp bóc, bạo loạn, lừa đảo kinh tế ngầm, bội ước hợp đồng,

hàng giả, hàng nhái, kích động tôn giáo, sắc tộc, hận thù... Hệ quả sẽ là các

loại kinh doanh chụp giật, lừa đảo, dối trá...

Môi trường pháp lý: Sự thay đổi thất thường, thường xuyên theo

hướng bất lợi của các quy phạm, quy định của văn bản pháp lý hoặc có sự

chồng chéo giữa các văn bản pháp luật là nguyên nhân làm tăng tính bất

định, rủi ro trong kinh doanh, làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp.

Ví dụ: Các rủi ro có nguyên nhân từ môi trường pháp lý thiếu minh

bạch trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây cũng là

hiểm họa của kinh doanh lành mạnh. Một hệ thống văn bản pháp luật được

ban hành với sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp, theo

các tiêu chí bền vững, thống nhất, thân thiện, công bằng, dễ áp dụng; một

hệ thống hành pháp hoạt động theo phương châm hỗ trợ, thúc đẩy và phục

vụ kinh doanh; một hệ thống tư pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo

đảm pháp luật thực thi hiệu quả cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức,

pháp luật sẽ là một môi trường lý tưởng để khuyến khích đầu tư và phát

triển doanh nghiệp. Ngược lại, nơi pháp luật không thống nhất, mâu thuẫn,

chồng chéo, thay đổi đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luật thiếu minh bạch,

công khai, hiệu quả, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan,

các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại

hoặc chi phí quá cao... đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho

doanh nghiệp.

Môi trường kỹ thuật: Xét trên phương diện nào đó, phát triển của

khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng

cũng tạo ra những rủi ro mới trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh.

Trong kinh doanh, đôi khi công nghệ, kỹ thuật mới ra đời và nhanh chóng

5

được áp dụng sẽ là nguy cơ rủi ro trong đầu tư cho nhiều doanh nghiệp

đang áp dụng công nghệ, kỹ thuật cũ, làm cho sản phẩm làm ra nhanh

chóng bị loại bỏ.

Chu kỳ kinh doanh: Kinh doanh thường phát triển theo chu kỳ. Một

trong những biểu hiện của chu kỳ kinh doanh là khủng hoảng kinh tế, đây

là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp. Nhận thức

được chu kỳ kinh doanh là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằm

điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, qua đó hạn chế được rủi ro trong kinh

doanh.

Cạnh tranh: Cạnh tranh là những thủ pháp về kinh tế, chính trị, kỹ

thuật…để giành giật thị trường và không tránh khỏi phải sử dụng những

biện pháp quyết liệt thậm chí có khi còn thiếu lành mạnh “cá lớn nuốt cá

bé”, dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau. Từ đó, cho thấy cạnh tranh luôn tiềm ẩn

những rủi ro cho mọi doanh nghiệp.

Lạm phát: Lạm phát ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước sẽ ảnh

hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, làm tăng mức độ rủi ro trong kinh

doanh.

Cung cầu và giá cả hàng hoá: Sự biến đổi thất thường của giá cả

hàng hoá dựa trên mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu trên thị

trường là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra nhiều rủi ro cho các

doanh nghiệp trong kinh doanh và cũng là một nguyên nhân rất khó chống

đỡ cho các doanh nghiệp như: tăng giá điện, tăng giá xăng dầu…

Tài chính: Biến động bất lợi về tài chính sẽ làm gia tăng mối hiểm

hoạ của môi trường kinh doanh, giảm sút đầu tư, giảm sút tăng trưởng kinh

tế, gây biến động tiền tệ vượt qua mức kiểm soát của Nhà nước.

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự thể hiện một đơn vị tiền tệ này

đổi được bao nhiêu đơn vị tiền tệ khác, sự biến động của tỷ giá hối đoái

cũng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

6

Thiếu thông tin: không tiếp cận được nguồn thông tin hoặc thu nhận

thông tin sai lệch sẽ dẫn đến những sai lầm trong công tác xây dựng chiến

lược, đầu tư, lựa chọn thị trường, ngành hàng, vay vốn và đưa ra những

quyết định kinh doanh không phù hợp…

Khách hàng hoặc người thứ ba gây ra: Trong hoạt động sản xuất

kinh doanh, cá nhân và doanh nghiệp thường phải quan hệ với rất nhiều

người và nhiều tổ chức khác nhau. Chính từ mối quan hệ đã phát sinh các

nhân tố có thể gây ra rủi ro, tổn thất cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đây là

những nguyên nhân rủi ro, tổn thất từ hành vi của đối tác trong kinh doanh

hoặc của người thứ ba gây ra (như tham nhũng, quan liêu, khủng bố…)

3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thái độ của doanh nghiệp với rủi ro: thái độ của doanh nghiệp với

rủi ro cũng là một nhân tố quan trọng làm tăng hoặc giảm rủi ro trong kinh

doanh. Nếu như doanh nghiệp chủ quan, không quan tâm, mất cảnh giác…

thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả của nặng nề hơn. Ngược

lại, nếu như doanh nghiệp luôn quan tâm, cảnh giác thì rủi ro sẽ ít xảy ra

hơn. Khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và có

biện pháp phòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra.

Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, chính sách và cơ chế

quản lý doanh nghiệp: những sai lầm của cá nhân, doanh nghiệp về việc

lựa chọn chiến lược kinh doanh thường gây ra những hậu quả nặng nề, kéo

dài. Những sai lầm trong việc lựa chọn chính sách, mô hình, cơ chế quản lý

của doanh nghiệp thường dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả. Những

sai lầm trong lựa chọn phương thức, phương án, mặt hàng, thị trường, đối

tác kinh doanh… cũng dẫn đến thất bại trong kinh doanh.

Sự yếu kém về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ,

tay nghề của người lao động: Trình độ, năng lực quản lý của các nhà quản

trị doanh nghiệp không tương xứng với trách nhiệm được phân công, với

quy mô của tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, tay

7

nghề của công nhân không đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh cũng luôn

là những nguyên nhân gây ra rủi ro và sự thất bại của các doanh nghiệp.

Thiếu đạo đức kinh doanh: tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề

nghiệp…của mọi thành viên trong tổ chức không theo chuẩn mực chung

cũng luôn đe doạ đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thiếu

tinh thần trách nhiệm thường không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,

gây trở ngại đến công việc chung, làm mất uy tín cho doanh nghiệp. Không

có đạo đức dẫn đến bảo thủ, lừa đảo, chiếm dụng, vi phạm cam kết trong

hợp đồng kinh doanh.

Sự sơ suất, bất cẩn của các thành viên trong doanh nghiệp: Do sự

thiếu tập trung hoặc sự căng thẳng thường xuyên quá mức của các thành

viên trong doanh nghiệp cũng dẫn đến những hành vi sai lầm trong các

quyết định quan trọng của doanh nghiệp và là nguyên nhân dẫn đến rủi ro

và thất bại trong kinh doanh. Chẳng hạn, tai nạn lao động, cháy nổ hay do

thiếu chú ý về xử lý vấn đề môi trường dẫn tới sự phản đối của dân chúng,

sự trừng phạt của luật pháp…

Rủi ro về văn hoá: Sự khác biệt về văn hoá cũng làm tăng cơ hội

hiểu lầm đáng tiếc có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ bị mất thị phần tại các

thị trường mục tiêu. Rủi ro về văn hoá thường do: không am hiểu về phong

tục, tập quán địa phương, quốc gia; không am hiểu về lối sống, cách sống

và ngôn ngữ sử dụng, khai thác, quảng cáo hình ảnh để kích thích sự quan

tâm của người tiêu dùng nhưng lại thể hiện quá mức gây tác dụng phản

cảm.

Nghiên cứu cẩn trọng về thị trường và văn hoá cộng đồng địa

phương, quốc gia nơi doanh nghiệp dự định hoạt động sẽ hạn chế những rủi

ro văn hoá này. Sự nghiên cứu về phương diện thực hành quản lý tại Mỹ,

Nhật Bản, các quốc gia phương Tây và châu Á có thể giúp cho chúng ta

hiểu được phần nào về cách quản lý để giảm thiểu rủi ro.

8

Các mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là một loại nguyên

nhân hết sức quan trọng gây ra các rủi ro cả thuần túy lẫn suy đoán trong

mỗi doanh nghiệp, bao gồm:

+ Động cơ làm việc của người lao động;

+ Cách tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp;

+ Lỗi lầm của người lao động;

+ Mối quan hệ, bầu không khí trong doanh nghiệp;

+ Sức khoẻ và bệnh tật của người lao động;

+ Bản thân giám đốc doanh nghiệp (sức khoẻ, tri thức, trình độ, nhân

cách, kinh nghiệm, sự học hỏi, mối quan hệ với gia đình và xã hội, tài sản

được thừa kế, các mối quan hệ huyết thống…).

9

3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP

3.2.1 Khái niệm

Quan điểm thứ nhất: Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quy trình

được thực thi bởi một Hội đồng bao gồm những người quản lý, người điều

hành và những người khác, được áp dụng trong việc xây dựng chiến lược

quản lý doanh nghiệp, được thiết lập để xác định các sự kiện có khả năng

tác động đến doanh nghiệp đồng thời quản lý các rủi ro và các đảm bảo họp

lý nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. [5, 13]

Quan điểm thứ hai: Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một phương thức

để quản lý các bất ổn thông qua việc đánh giá các bất ổn và xây dựng chiến

lược xử lý để giảm thiểu tác hại của các bất ổn đó. [5, 14]

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như: qui

mô DN lớn hay nhỏ; tiềm lực DN mạnh hay yếu; môi trường DN hoạt động

đơn giản hay phức tạp; nhận thức của lãnh đạo DN…

3.2.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau: [5,

17]

- Qui mô DN lớn hay nhỏ: Nếu doanh nghiệp càng lớn, hoạt động

trong phạm vi rộng lớn thì mức độ rủi ro nguy hiểm sẽ càng lớn và khó

kiểm soát. Ngược lại, một doanh nghiệp nhỏ tuy lợi nhuận mỗi năm không

nhiều bằng các doanh nghiệp lớn khác cũng ngành nghề với họ nhưng khả

năng gặp phải rủi ro trong doanh nghiệp rất thấp, giúp doanh nghiệp hoạt

động ổn định trong thời gian dài.

- Tiềm lực DN mạnh hay yếu: Tiềm lực doanh nghiệp mạnh hay yếu

tức là sức mạnh doanh nghiệp. Khi rủi ro xảy ra trong một doanh nghiệp,

nếu doanh nghiệp nào có sức mạnh tài chính, có sức mạnh về tri thức về

kinh nghiệm quản lý sẽ mau chóng tìm ra được phương án giải quyết, giúp

giảm thiểu rủi ro nhanh chóng. Nếu sức mạnh doanh nghiệp quá thấp, quản

lý lỏng lẻo sẽ là nguyên nhân giúp cho rủi ro ngày càng phát sinh nhiều

hơn.

10

- Môi trường DN hoạt động đơn giản hay phức tạp: Mỗi doanh

nghiệp có qui trình hoạt động và phương thức hoạt động khác nhau tùy

ngành nghề phát triển. Doanh nghiệp nào có quy trình sản xuất phức tạp,

nhiều giai đoạn phức tạp thì khả năng gặp rủi ro sẽ phát sinh nhiều hơn

những doanh nghiệp buôn bán nhỏ, lẻ có quy trình mua bán đơn giản hơn.

Quan trọng hơn cả là nhà quản trị có nắm được tình hình hoạt động của

từng giai đoạn, mà phát hiện kịp thời những rủi ro có khả năng xảy ra hay

không.

- Nhận thức của lãnh đạo DN: Một doanh nghiệp có tài chính vững

mạnh, có lợi nhuận ngày càng cao thì bao giờ doanh nghiệp đó cũng phải

có một nhà lãnh đạo tài giỏi. Nhận thức của nhà lãnh đạo sẽ giúp cho doanh

nghiệp thoát khỏi những rủi ro không cần thiết hoặc là có thể không giải

quyết được gì hay sẽ không đạt được mục tiêu đề ra khi nhà lãnh đạo không

có kinh nghiệm trong ngành.

3.2.3 Các loại rủi ro trong doanh nghiệp hiện nay

Quản trị rủi ro doanh nghiệp ngày nay được coi như một bộ phận

không thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chiến

lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn

kết của quản trị rủi ro. Những rủi ro đó sẽ làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ

và dẫn đến thiệt hại ảnh hưởng đến mục tiêu của DN nếu như chúng không

được DN lường trước. Tất cả những vấn đề đó đều được thiết kế và soi rọi

trong lăng kính của quản trị rủi ro DN. Có nhiều loại rủi ro khác nhau được

xâm nhập từ bên ngoài doanh nghiệp cũng như phát minh bên trong doanh

nghiệp. [2, 58]

3.2.4 Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính nói chung có thể chia thành ba loại: rủi ro tín dụng,

rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối

xác suất với hai tham số đo lường phổ biến là kỳ vọng và độ lệch chuẩn. [2,

62]

- Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn

11

Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau:

n

E(R) = ∑ (Ri) (Pi)

i=1

Trong đó, Ri lợi nhuận ứng với biến cố i, Pi là xác suất xảy ra biến

cố i và n là số biến cố có thể xảy ra. Như vậy lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua

là trung bình gia quyền của các lợi nhuận có thể xảy ra với trọng số chính

là xác suất xảy ra. Ví dụ bảng 3.1 dưới đây mô tả các lợi nhuận có thể xảy

ra và cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai:

Bảng 3.2: Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai.

Lợi nhuận

(Ri)

Xác suất (Pi) (Ri)(Pi) [Ri – E(R)]2(Pi)

-0,10 0,05 -0,0050 (-0,10 – 0,09)2(0,05)

-0,02 0,10 -0,0020 (-0,02 – 0,09)2(0,10)

0,04 0,20 0,0080 (0,04 – 0,09)2(0,20)

0,09 0,30 0,0270 (0,09 – 0,09)2(0,30)

0,14 0,20 0,0280 (0,14 – 0,09)2(0,20)

0,20 0,10 0,0200 (0,20 – 0,09)2(0,10)

0,28 0,05 0,0140 (0,28 – 0,09)2(0,05)

Tổng = 1,00 Lợi nhuận kỳ

vọng

E(R) = 0,090

Phương sai

σ2 = 0,00703

Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi

nhuận kỳ vọng, người ta dung độ lệch chuẩn (σ). Độ lệch chuẩn chính là

căn bậc 2 của phương sai:

σ =

Trong ví dụ trên nếu chúng ta lấy căn bậc 2 của phương sai σ2=

0,00703 thì sẽ có được giá trị của độ lệch chuẩn là 0,0838 hay 8,38%. Điều

12

này có nghĩa là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng là

8,38%.

- Hệ số biến đổi (Coefficient of variation)

Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác

khi so sánh rủi ro của hai dự án nếu như chúng rất khác nhau về quy mô. Ví

dụ xem xét hai dự án đầu tư A và B có phân phối xác suất như sau:

Bảng 3.3: Quy mô dự án

Dự án A Dự án B

Lợi nhuận kỳ vọng

E(R)

0,08 0,24

Độ lệc chuẩn σ 0,06 0,08

Hệ số biến đổi CV 0,75 0,33

Theo số liệu trong bảng 3.3, nếu nhìn vào độ lệch chuẩn chúng ta

thấy rằng độ lệch chuẩn của B lớn hơn A. Liệu có thể kết luận rằng dự án B

rủi ro hơn A hay không? Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào độ lệch chuẩn có thể

kết luận như vậy, nhưng vấn đề ở đây là cần so sánh xem quy mô lợi nhuận

kỳ vọng của hai dự án này như thế nào. Dự án B có độ lệch chuẩn là 8%

trong khi dự án A chỉ có 6% nhưng lệch 8% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng

là 1000$ sẽ rất nhỏ so với lệch 6% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng triệu $.

Để khắc phục tình trạng này chúng ta dùng chỉ tiêu hệ số biến đổi CV

(coefficient of variation):

CV =

Trong ví dụ trên, dự án A có CV = 0,75 trong khi dự án B có CV =

0,33. Có thể nói dự án A rủi ro hơn dự án B.

Tóm lại, rủi ro là sự không chắc chắn, nó chính là sự sai biệt giữa giá

trị thực tế so với giá trị kỳ vọng, xét về phương diện lợi nhuận, rủi ro ở đây

chính là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo

13

lường được rủi ro trước hết chúng ta phải xác định được lợi nhuận kỳ vọng,

kế đến xác định độ lệch chuẩn của lợi nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng.

Ngoài ra, cần lưu ý loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố quy mô bằng cách sử

dụng hệ số biến đổi CV để so sánh mức độ rủi ro khác nhau khi quy mô lợi

nhuận kỳ vọng khác nhau đáng kể.

Trong những phần dưới đây chúng ta sẽ lần lượt nhận dạng từng loại

rủi ro.

3.2.4.1 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng (Credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách nợ

không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của công ty rủi ro tín dụng

phát sinh khi công ty bán chịu hàng hóa và khách hàng mua chịu thất bại

trọng việc trả nợ. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi

khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Lưu ý rằng trong

hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới

chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là

hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản cho vay cả gốc và lãi.

Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch tín dụng ngân hàng không biết chắc

được giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có khả năng hoàn thành

cũng có khả năng không hoàn thành. Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả

năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó. [2, 192]

- Đo lường rủi ro tín dụng đối với hoạt động bán chịu của doanh

nghiệp

Đối với doanh nghiệp, chính sách tín dụng thể hiện ở chính sách bán

chịu của doanh nghiệp, nếu không bán chịu hàng hóa sẽ mất đi cơ hội bán

hàng, do đó mất đi lợi nhuận, nếu bán chịu quá nhiều thì chi phí cho khoản

phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro

không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng

chính sách bán chịu phù hợp.

Khoản phải thu của doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều

yếu tố như: tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và

14

chính sách bán chịu của doanh nghiệp, trong đó chính sách bán chịu ảnh

hưởng mạnh nhất thông qua sự kiểm soát của giám đốc doanh nghiệp. Khi

xây dựng chính sách bán chịu cần phải xem xét: xem xét các khoản phải

thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận chi phí và rủi ro; xây

dựng tiêu chuẩn bán chịu (credit standards), điều khoản bán chịu (credit

terms), chính sách và quy trình thu nợ (collection policy và procedures).

Nói chung chính sách bán chịu của DN có thể chia thành một trong

hai trạng thái: chính sách thắt chặt và chính sách mở rộng.

+ Chính sách thắt chặt: tiêu chuẩn bán chịu trở nên khó khăn hơn,

thời hạn thanh toán ngắn hơn và quy trình theo dõi thu hồi nợ chặt chẽ hơn.

+ Chính sách mở rộng: tiêu chuẩn bán chịu dễ dàng hơn, thời hạn

bán chịu kéo dài hơn và quy trình thu hồi nợ thoáng hơn.

Đối với doanh nghiệp việc lựa chọn chính sách nào, liên quan đến sự

đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nhờ ngân

hàng tư vấn giúp khi xây dựng chính sách bán chịu vì ngân hàng tập trung

nhiều thông tin hơn doanh nghiệp về khả năng trả nợ của các doanh nghiệp

khác, do đó ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá và

quyết định chính sách bán chịu đối với từng khách hàng.

- Sử dụng các công cụ để quản lý rủi ro tín dụng

Thông qua ngân hàng, doanh nghiệp có thể được hỗ trợ cho quản lý

rủi ro tín dụng của doanh nghiệp bằng cách cung cấp công cụ phòng ngừa

rủi ro tín dụng. Trước hết ngân hàng chấp nhận rủi ro tín dụng thay cho

doanh nghiệp, sau đó bằng lợi thế trung gian tài chính của mình, ngân hàng

có thể hóa giải hay trung hòa rủi ro đó. Hiện nay, bao thanh toán trong

nước và quốc tế được xem là công cụ hữu hiệu phòng ngừa rủi ro tài chính.

+ Bao thanh toán trong nước (BTT nội địa) – công cụ phòng ngừa

rủi ro bán chịu: Là dịch vụ liên quan đến các khoản phải thu phát sinh

trong quan hệ bán chịu hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp và khách

hàng. Ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ sau: Đánh giá uy tín, tín dụng

người mua, theo dõi thu hồi nợ người mua, nhận vốn ứng trước từ ngân

15

hàng và bảo hiểm rủi ro tín dụng từ ngân hàng, đổi lại ngân hàng có thể

nhận từ doanh nghiệp các khoản phí dịch vụ và lãi ứng trước vốn.

Bên dưới là quy trình bao thanh toán trong nước được sơ đồ hóa:

Quy trình thực hiện: Người bán Người mua

(6) (3) (2) (4) (5)

Hình 3.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước

Nguồn: [2, 198]

Theo hình 3.2, quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước bao

gồm 06 bước như sau:

Bước 1: Bên bán giao hàng cho bên mua.

Bước 2: Bên bán xuất trình chứng từ tại ngân hàng.

Bước 3: Ngân hàng ứng trước tiền cho bên bán.

Bước 4: Ngân hàng tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến

hạn.

Bước 5: Bên mua thanh toán tiền cho ngân hàng.

Bước 6: Ngân hàng tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn

lại cho bên bán.

+ Bao thanh toán xuất khẩu (BTT quốc tế)– công cụ phòng ngừa rủi

ro xuất khẩu trả chậm: Là dịch vụ liên quan đến các khoản phải thu phát

sinh trong quan hệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trả chậm giữa doanh

nghiệp và khách hàng. Ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ sau: Đánh

giá uy tín, tín dụng bên nhập khẩu, theo dõi thu hồi nợ người nhập khẩu,

16

(1)

NGÂN HÀNG

nhận vốn ứng trước từ Ngân hàng và bảo hiểm rủi ro tín dụng từ Ngân

hàng, đổi lại Ngân hàng có thể nhận từ doanh nghiệp các khoản phí dịch vụ

và lãi ứng trước vốn. Quy trình thực hiện như sau:

Hình 3.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế

Nguồn: [2, 203]

Theo hình 3.3, quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế gồm 13

bước như sau:

Bước 1: Đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng mua hàng

hóa.

Bước 2 : ĐVXK yêu cầu tín dụng đối với đơn vị BTT.

Bước 3: Đơn vị BTT tại nước XK yêu cầu tín dụng từ đơn vị BTT

nước NK.

Bước 4: ĐVBTTNK kiểm tra uy tín về mặt tín dụng của nhà NK.

Bước 5: ĐVBTTNK trả lời tín dụng cho ĐVBTTXKP.

Bước 6: ĐVBTT ký hợp đồng BTT với đơn vị NK.

Bước 7: Đơn vị xuất khẩu giao hàng.

17

2

(1)

(7)

5 6 8 9 13

3

5

8

12

EXPORTER(Client)

IMPORTER(Client)

EXPORTFACTOR

IMPORTERFACTOR

4 10 11

Bước 8: ĐVXK chuyển nhượng hóa đơn cho ĐVBTTXK và

ĐVBTTXK chuyển nhượng hóa đơn cho ĐVBTTNK.

Bước 9: ĐVBTT ứng trước tiền cho ĐVNK.

Bước 10: Vào ngày đáo hạn hoặc sau ngày đáo hạn một thời gian,

ĐVBTT đòi nợ ĐVNK.

Bước 11: ĐVNK thanh toán tiền cho đơn vị BTT.

Bước 12: ĐVBTTNK thanh toán tiền cho ĐVBTTXK.

Bước 13: ĐVBTTXK thanh toán phần còn lại cho ĐVXK.

- Đo lường rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân

hàng

Rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động cho vay của Ngân hàng có thể

xuất phát từ phía người đi vay là các doanh nghiệp và cả ở người cho vay là

các Ngân hàng, nên rủi ro tín dụng được nhìn nhận dưới hai góc độ là rủi

ro chủ quan và rủi ro khách quan.

+ Rủi ro khách quan: Khi khách hàng nhận khoản giải ngân từ ngân

hàng, họ sẽ dùng đồng vốn vào mục đích kinh doanh như: Đầu tư vào dây

chuyền sản xuất, đầu tư mua nguyên vật liệu… Trong quá trình sản xuất

kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh những rủi ro không mong muốn mà đôi khi

các doanh nghiệp không lường trước được như:

Rủi ro do nền kinh tế không ổn định: Khi tiến hành quá trình sản xuất

kinh doanh, bao giờ doanh nghiệp cũng tiến hành đánh giá tình hình thị

trường cũng như đưa ra những dự báo phát triển thị trường, dự báo tăng

trưởng doanh số. Nếu nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế quốc nội

vận hành theo quỹ đạo đã dự báo thì doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt các kế

hoach đề ra.

Tuy nhiên, ta biết rằng: nền kinh tế nước ta hiện giờ đang phụ thuộc

nhiều vào các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục

vụ nông nghiệp. Mà những ngành này lại phụ thuộc nhiều vào rủi ro thời

tiết.

18

Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn

đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Những mặt hàng mà Việt Nam có thế

mạnh như dệt may, xuất khẩu hàng nông sản (xuất khẩu café, hạt điều, xuất

khẩu cá basa,..) có nguy cơ không bán được khi nền kinh tế thế giới bị

khủng hoảng. Hoặc một sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu (tăng thuế,

giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu) tại các nước sở tại ảnh

hưởng đến sản lượng xuất khẩu.

Rủi ro do các thủ tục pháp lý ở các địa phương rườm rà: Sự chậm

trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiều

lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Ta biết

rằng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp có tính thời điểm, nhưng nó sẽ

không thể thực hiện nhanh chóng nếu không được “cởi trói” bởi các thủ tục

pháp lý. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh

tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lòng” phải “treo” trên giấy. Điều này

gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp vay vốn.

Rủi ro do thị trường bị bóp méo bởi hàng hóa nhập lậu: Hàng hóa

nhập lậu vào Việt Nam qua các con đường vùng biên từ lâu đã là nỗi “ám

ảnh” của các doanh nghiệp nội địa. Hàng hóa nhập lậu có ưu điểm rẻ hơn

về giá, loại hình phong phú đánh mạnh vào nhu cầu của đại bộ phận người

tiêu dùng có thu nhập thấp. Các mặt hàng về đồ điện tử, kim khí, quần áo,

mỹ phẩm là một minh chứng cho hiện tượng trên. Như vậy, Các rủi ro cơ

bản trên đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp. Một khi các đồng vốn mà doanh nghiệp đi vay đổ vào sản xuất

kinh doanh mà không thu lại được, tất yếu sẽ đẩy doanh nghiệp tới việc

mất dần khả năng trả nợ. Ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồi

lại khoản cho vay này.

+ Rủi ro chủ quan: Rủi ro chủ quan đến từ cả hai phía là ngân hàng

và doanh nghiệp đi vay:

Đối với Ngân hàng: Ngân hàng thực hiện cho vay đối với các doanh

nghiệp. Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay là rất đa dạng: Đa

19

phần các cán bộ tín dụng ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng

như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư

kinh doanh. Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định được

số liệu tài chính do các doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác

tuyệt đối hay không. Ta đã biết, hiện tại các doanh nghiệp, công tác kế toán

chi phí chưa được thực hiện hóa chuyên nghiệp, ghi chép liên tục rõ ràng.

Vì thế, khi các cán bộ ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính do doanh

nghiệp cung cấp để phân tích trong công tác thẩm định sẽ đưa ra cái nhìn

lệch lạc thiếu chuẩn xác. Chính vì rất khó khăn trong việc đánh giá tình

hình tài chính doanh nghiệp, nên ngân hàng thường có xu hướng ưu tiên

các hồ sơ vay vốn có tài sản thế chấp, đảm bảo. Tuy nhiên, khi dẫn đến

việc xử lý thu hồi nợ cũng rất khó khăn. Theo các văn bản hướng dẫn

cưỡng chế thu hồi nợ đều ghi rõ: "Trong trường hợp doanh nghiệp không

đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có quyền xử lý tài sản nợ vay".

Trên thực tê, ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là một cơ quan

quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng thực

hiện nghĩa vụ trả nợ. Hơn nữa, các thủ tục pháp lý kiện ra tòa án để thực

hiện xử lý tài sản thế chấp cũng rất rườm rà, gây mất chi phí đối với ngân

hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng đôi khi còn khá hạn chế. Ngoài ra còn

có một số cán bộ tín dụng vì những lợi ích vật chất sẵn sàng tiếp tay cho

các doanh nghiệp làm giả hồ sơ giấy tờ để xin vay vốn. Chính điều này đã

dẫn đến những rủi ro rất lớn ngay từ khâu giải ngân. Hơn nữa, các doanh

nghiệp này phần nhiều có tình hình tài chính không minh bạch, không đáp

ứng được những điều kiện giải ngân từ phía ngân hàng đề ra.

Đối với doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được

những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả

năng sinh lợi của đồng vốn. Đa phần các doanh nghiệp khi dùng vốn trong

quá trình sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất,

đầu tư vào cơ sở vật chất mà cái quan trọng nhất là đầu tư phát triển kỹ

năng của lực lượng nhân lực của công ty. Khi doanh nghiệp mở rộng quy

20

mô mà tư duy quản lý không thay đổi, trình độ của đội ngũ quản lý không

được đảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về

khả năng quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết

định quản lý kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục

đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ xin vay vốn. Đồng vốn không sử dụng

đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trong việc kiểm soát dòng vốn cũng như

kiểm soát rủi ro của đồng vốn.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi vay vốn về đã sử

dụng một phần vốn đi vay để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Khi thị

trường chứng khoán tụt dốc, tất yếu sẽ làm “thua lỗ” phần vốn đã rót vào.

Hệ quả là doanh nghiệp sẽ không thu được lãi từ sự đầu tư, lãi từ lĩnh vực

sản xuất không đủ bù. [4, 47]

- Quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng

[5, 168]

Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng.

Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những

bước thực hiện cụ thể:

+ Tính toán xác định rủi ro: Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng

khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích

đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả

năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên

thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế. Đánh giá

năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp;

+ Lượng hóa rủi ro: Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo

phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro được thể hiện qua các con số;

+ Quản lý, giám sát: Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng

vốn. Nếu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, ngưng việc

giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam

kết trong hợp đồng giải ngân. Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro:

không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài

21

chính; không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (tài sản thế chấp

không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng…).

3.2.4.2 Rủi ro lãi suất

a) Khái niệm

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại

rủi ro này thường phát sinh trong quan hệ tín dụng của các công ty đa quốc

gia, của các tổ chức tín dụng, và của các công ty lớn có những khoản đi vay

hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu công ty đi vay theo lãi suất thả nổi,

khi lãi suất tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu công ty cho

vay hay có các khoản đầu tư được thu nhập từ lãi của công ty giảm. Rủi ro

lãi suất đặc biệt quan trọng khi huy động vốn thông qua phát hành trái

phiếu, hoặc đầu tư tài chính với khối khá lớn và thời gian khá dài [5, 293]

b) Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất liên quan đến việc thay đổi lãi suất trong hoạt động

huy động vốn hoặc đầu tư của công ty. Chẳng hạn công ty A có một khoản

đầu tư dài hạn với lợi suất cố định 13,25% và huy động vốn với lãi suất thả

nổi bằng LIBOR (London Interbank Offer Rate) cộng điểm cơ bản (basic

points)1. Khả năng sinh lợi của A tùy thuộc vào lãi suất thr nổi thực tế mà

A phải trả trong thời kỳ dài. Lãi suất tăng là gánh nặng chi phí và A sẽ lỗ

nếu lãi suất LIBOR vượt quá 12,75% (3,25 – 0,50) vào ngày thanh toán.

Biết rằng rủi ro có thể đe dọa khả năng sinh lợi và ngay cả khả năng trả nợ

của công ty nên nhà quản lý phải tìm cách cát giảm rủi ro.

Giả sử rằng công ty B có một khoản vay 100 triệu USD trong thời hạn

5 năm với lãi suất cố định. B là một công ty có danh mục đầu tư với lãi suất

bằng LIBOR cộng 75 điểm. Khả năng sinh lợi của B, do đó, tùy thuộc vào

lãi suất thả nổi mà nó có thể kiếm được từ danh mục đầu tư. Nếu LIBOR ít

hơn 10,25% vào ngày thanh toán thì B sẽ lỗ. Tình hình của A và B được

mô tả trên sơ đồ dưới đây:

1 Một điểm cơ bản (basic point) bằng 0,01%.

100 triệu USD

Thời hạn trung

bình 5 năm22

Danh mục đầu tư

Cty A

Đơn vị cho vay lãi suất thả nổi

Danh mục đầu tư

Cty B

Phát hành trái phiếu

Hình 3.4: Sơ đồ tình hình của công ty A và công ty B

Nguồn: [2, 294]

Tình hình của công ty A:

Thu lãi = 13,25%.

Chi lãi = LIBOR + 0,5.

Ngân hàng A lỗ nếu LIBOR + 0,5 > 13,25 hay LIBOR > 12,75%.

Tình hình của ngân hàng B:

Thu lãi = LIBOR + 0,75.

Chi lãi = 11%

Ngân hàng B lỗ nếu LIBOR + 0,75 < 11% hay LIBOR < 10,25%.

Qua phân tích trên đây chúng ta thấy rằng công ty A gặp rủi ro khi

lãi suất thả nổi LIBOR tăng trong khi công ty B khi lãi suất thả nổi giảm.

Nói tóm lại, do lãi suất thu được là lãi suất cố định (hoặc thả nổi) và lãi

suất chi trả là lãi suất thả nổi (hoăc cố định) nên sự biến động của lãi suất

trên thị trường làm phát sinh rủi ro lãi suất và ảnh hưởng đến khả năng sinh

lợi của A và B [2, 294].

LIBOR + 0,75%

LIBOR + 0,5%

100 triệu USD

Thời hạn trung

bình 5 năm

100 triệu USD

Thời hạn trung

bình 5 năm

23

c) Các mô hình định lượng rủi ro lãi suất

- Mô hình kỳ hạn đến kỳ hạn (The Maturity Model)

Thông thường, các số liệu kế toán trong bảng cân đối tài sản của

ngân hàng thương mại là giá trị ghi sổ. Giá trị ghi sổ là giá trị lịch sử đồng

thời cũng là giá thị trường của thời điểm mua bán và cho vay. Giá cả của

tài sản đem cho vay luôn biến động theo thị trường và do vậy giá trị ghi sổ

phản ánh không kịp thời, không đúng giá trị của tài sản mà ngân hàng nắm

giữ.

Mô hình áp dụng phân tích sự không cân xứng giữa kỳ hạn của tài

sản và nguồn vốn là phương pháp đơn giản để lượng hóa rủi ro lãi suất

trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một tài sản ta có công thức:

P1=

Trong đó:

P1: là mệnh giá trái phiếu

F: là giá thanh toán khi đến hạn

C: lãi suất Coupon

R: lãi suất thị trường

Nhận xét:

Khi lãi suất trên thị trường tăng R thì tỷ lệ % tổn thất tài sản là

P1 trong khi đó giá trị ghi sổ của trái phiếu vẫn là P1. Như vậy, thưc tế

ngân hàng đã bị lỗ do biến đổi lãi suất.

Với các nhân tố không đổi, đối với trái phiếu có kỳ hạn đến hạn là 2

và 3 năm khi lãi suất thị trường tăng thì giá của trái phiếu sẽ giảm nhiều

hơn.

Ví dụ về mô hình kỳ hạn đến hạn: Giả sử ngân hàng giữ một trái

phiếu đến kỳ hạn đến hạn là một năm, mức lợi tức không đổi là 10%/ năm

(C), mệnh giá trái phiếu được thanh toán khi đến hạn là 100 USA (F), mức

24

lãi suất đến hạn một năm hiện hành của thị trường là 10% năm (R), giá trái

phiếu là PB.

Khi lãi suất thị trường tăng ngay lập thức từ 10% đến 11%, giá thị

trường của trái phiếu giảm

Vậy, ngân hàng phải chịu tổn thất tài sản là 0,9 USD trên 100 USD

giá trị ghi sổ. Gọi AP1 là tỉ lệ % tổn thất tài sản.

AP1= 99,1% - 100 = -0,9%

AP1/AR = -0,9%/0,01 = -0,9 <0

Khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị của chứng khoán có thu nhập

cố định giảm. Nếu trái phiếu có kỳ hạn đến kỳ 2 năm, các yếu tố khác như

trên. Trước khi lãi suất thị trường tăng

Khi lãi suất thị trường tăng ngay lập tức từ 10% lên 11%

AP2 = 98,28 – 100 = 1,72%

AP2 – AP1 = -1,72% - (-0,9%) = -0,82%

Mức giảm giá của trái phiếu có kỳ hạn 2 năm nhiều hơn là trái phiếu

có kỳ hạn 1 năm. Tương tự đối với trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, khi lãi suất

thị trường tăng từ 10% lên 11%, giá của nó sẽ giảm - 2,24% và do đó:

Nếu kỳ hạn của tài sản càng dài thì mức độ thiệt hệ tài sản tuyệt đối

tăng lên, nhưng tỉ lệ % thiệt hại giảm dần.

Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản

Quy tắc chung trong quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng

có giá trị đối với một danh mục tài sản:

25

+ Sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng)

giá trị của danh mục tài sản.

+ Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạn

dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn.

- Mô hình thời lượng (The Duration Model)

Mô hình lượng hóa mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn đối

với lãi suất đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như

kỳ hạn đến hạn của tài sản và nguồn vốn. Khái niệm thời lượng của một tài

sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản này, được tính

trên cơ sở giá trị của nó. Thực chất đây chính là việc áp dụng cách tính quy

đổi ra kỳ hạn trung bình của các khoản mục thuộc tài sản và các khoản mục

thuộc nguồn vốn.

D =

Trong đó:

D: Thời lượng

PV1: Giá trị hiện tại của luồng tiền ban đầu

PVt: Giá trị hiện tại của luồng tiền xảy ra tại thời điểm t

R: Mức lãi suất thị trường hiện hành (%/ năm)

Nhận xét:

Thời lượng D chính là phép đo độ nhạy cảm của thị giá chứng khoán.

Độ co giãn của thị giá có mối quan hệ với độ co giãn của lãi suất, khi lãi

suất thay đổi thì tỷ giá của trái phiếu biến động ngược chiều theo tỷ lệ

thuận với độ lớn của thời lượng. Thời lượng càng lớn mức dộ biến động

ngược chiều của thị giá càng cao và ngược lại.

Ví dụ mô hình thời lượng: Ngân hàng huy động vốn bằng phát hành

chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá là 100USD, kỳ hạn 1 năm với lãi suất đơn

15%/ năm. Giả sử ngân hàng dùng vốn huy động cho các công ty vay với

mức lãi suất 15%/ năm với điều kiện gốc được thanh tóan ½ sau 06 tháng,

26

phần còn lại được thanh toán vào thời điểm đến hạn. Kỳ hạn đến hạn của

khoản tín dụng bằng kỳ hạn đến hạn của vốn huy động là 1 năm, luồng tiền

ngân hàng cho vay tín dụng có thể là lớn hơn hay nhỏ hơn 115USD là phụ

thuộc vào sự thay đổi lãi suất trong 06 tháng cuối năm.

Ta có luồng tiền thu về từ khoản tín dung ½ năm là CF ½ = 57,5 triệu

và luồng tiền thu về từ khoản tín dụng 1 năm là CF1 = 53,75 triệu.

Để có thể tính thời lường cả 2 luồng tiền CF ½ và CF1 ta phải quy giá

trị của chúng về cùng 1 thời điểm, đó là thời điểm 0, ta có:

CF1/2 = 57,5

CF1 = 53,75

PV1/2 + PV1 = 100 triệu

Để tính thời lượng của 2 luồng tiền này, ta tính giá trị hiện tại của

luồng tiền, tỷ trọng giá trị hiện tại của CF ½ tại thời điểm t = ½ năm và

CF1 tại thời điểm t=1 năm. Gọi X là tỉ trọng

X ½ + X1 = 1Thời lượng D của khoản tín dụng

DL =1/2 x X ½ + 1 x X1

DL= 1/2 x 0,5349 + 1x 0,4651 = 0,7326 năm

Như vậy, trong khi kỳ hạn của khoản tín dụng là 1 năm thì thời

lượng của nó chỉ là 0,7326 năm.

Tính thời lượng của chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn 1 năm. Giá trị hiện

tại của CF1 là PV1 = CF1/ (1+15%) = 115/1,15 = 100

X1 = PV1 / PV1 = 1

27

DD = X1 x1 = 1 năm

- Mô hình định giá lại

Mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên

tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ các

khoản mục thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán và lãi suất thanh

toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định.

Công thức áp dụng: NHi = (CGAPi) x Ri = (RSAi – RSLi) x

Ri

Trong đó:

NHi: là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i

CGAPi: là chênh lệch giá trị giữa tài sản và nguồn vốn của nhóm i

Ri: là mức thay đổi lãi suất của nhóm i

RSAi: Số dư ghi sổ của tài sản thuộc nhóm i

RSLi: Số dư ghi sổ của nguồn vốn thuộc nhóm i

d) Các nghiệp vụ phòng tránh rủi ro lãi suất [6, 145]

- Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng

tương lai.

Hợp đồng giao ngay (Spot Contract): Là sự thoả thuận giữa người

mua và người bán tại thời điểm t = 0, khi người bán đồng ý giao tài sản cho

người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bán theo giá cả thị

trường ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Thời gian thanh toán có thể là t+j,

với j=0>2 tính theo ngày làm việc.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract): Là sự thoả thuận giữa người

mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho

người bán theo giá kỳ hạn đã dược thoả thuận tại thời điểm t = 0 và người

bán sẽ trao hàng cho người mua tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Hợp đồng tương lai (Futures Contract): Là sự thoả thuận giữa người

mua và người bán tại thời điểm t = 0, rằng việc thanh toán và giao nhận

hàng hoá được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai. Như

28

vậy, hợp đồng tương lai khá giống với hợp đồng kỳ hạn dựa theo bảng so

sánh ben dưới:

Bảng 3.5: So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai

Là thoả thuận song phương giữa các

bên liên quan

Được giao dịch có tổ chức trên sàn

giao dịch, là công cụ phái sinh trên

thị trường chứng khoán

Giá được ấn định theo thoả thuận

của các bên tham gia

Giá được điều chỉnh hàng ngày theo

điều kiện của thị trường.

Là những hợp đồng tuỳ ý, phụ thuộc

vào người mua, người bán

Là hợp đồng được tiêu chuẩn hoá

Độ rủi ro cao Độ rủi ro giảm đáng kể bởi sự đảm

bảo của sàn giao dịch.

Nguồn [5, 145]

Qua bảng so sánh trên ta thấy cả hai loại hợp đồng kỳ hạn và hợp

đồng tương lai đều có những rủi ro nhất định, nếu như hợp đồng kỳ hạn qui

định rõ ràng giá thỏa thuận trong hợp đồng do đó không bị ảnh hưởng bởi

sự biến động giá của thị trường, trong khi hợp đồng tương lai lại chịu sự

chi phối của giá cả thị trường nhưng vì là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa

nên mức độ rủi ro giảm đáng kể. Vì vậy, tùy thuộc vào khả năng phán đoán

của nhà đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro mà họ sẽ lựa chọn loại hợp

đồng phù hợp để tiến hành giao dịch

- Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn: hợp đồng này cho phép người nắm giữ chứng

khoán được quyền: nếu là hợp đồng quyền chọn bán người đó sẽ được bán

chứng khoán cho một nhà đầu tư khác tại một mức giá xác định trước vào

ngày đáo hạn của hợp đồng. Nếu là hợp đồng quyền chọn mua người đó sẽ

29

được mua chứng khoán từ một nhà đầu tư khác tại mức giá xác định trước

vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Nhưng đồng thời họ sẽ phải trả quyền phí

tức là chi phí để mua quyền hay được nhận quyền phí từ việc bán quyền.

Ngân hàng có thể sử dụng quyền chọn lãi suất như:

+ Giao dịch Caps (giao dịch mua quyền chọn mua lãi suất)

Khái niệm: Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí

quyền chọn và được nhận quyền căn cứ vào một kỳ lãi nhất định, yêu cầu

bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối đa

đã thoả thuận và lãi suất so sánh (Là lãi suất hiện hành tại ngày giá trị của

hợp đồng – tức là ngày mà ngân hàng mua Caps có quyền yêu cầu ngân

hàng bán Caps thanh toán) nếu lãi suất này cao hơn lãi suất tối đa đã thoả

thuận (Là giá trị mà ngân hàng mua Caps muốn phòng ngừa rủi ro lãi suất).

Mục đích: Phòng ngừa rủi rỏ lãi suất tăng, khi giá trị các khoản mục

bên tài sản nhạy cảm với lãi suất nhỏ hơn giá trị các khoản mục bên nguồn

huy động nhạy cảm với lãi suất hay thời hạn của khoản mục thuộc bên tài

sản lớn hơn thời hạn các khoản mục bên nguồn vốn.

+ Giao dịch Floors (Hợp đồng mua quyền bán lãi suất)

Khái niệm: Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí

lựa chọn và được nhận quyền cứ vào cuối một kỳ lãi nhất định, yêu cầu bên

bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã

thoả thuận và lãi suất so sánh nếu lãi suất so sánh này thấp hơn lãi suất tối

thiểu thoả thuận.

Mục đích: Ngược lại với giao dịch Caps, giao dịch này được sử dụng

để phòng ngừa rủi rỏ lãi suất giảm. Khi giá trị các khoản mục thuộc bên tài

sản nhạy cảm với lãi suất lớn hơn giá trị các khoản mục thuộc bên nguồn

vốn, khi thời hạn của tài sản có nhỏ hơn thời hạn của tài sản nợ.

+ Giao dịch Collar – Hợp đồng mua và bán lãi suất

Khái niệm: Là hợp đồng mà ngân hàng thực hiện đồng thời cả hai

giao dịch mua Caps và bán Floors

30

Mục đích: Phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng , thu được phí từ hợp đồng

Floor để tài trợ cho chi phí hợp đồng Caps.

- Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất (Swap)

Một số khái niệm: Giao dịch hoán đổi lãi suất được sử dụng như một

là một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãi suất. Hoán đổi lãi suất là một hợp

đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải trả tính trên một số tiền nhất định

trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định trong khi

bên kia trả lãi suất thả nổi theo thoả thuận trong suốt thời hạn hợp đồng.

Kết luận: Đây là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi

suất của một tổ chức, hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn. Các

bên tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất có thể chuyển lãi suất cố định

thành lãi suất thả nổi hay ngược lại. Giá trị của khoản gốc tín dụng không

được trao đổi. Mỗi bên trong hợp ồng vẫn phải hoàn trả toàn bộ các khoản

nợ riêng của mình, thực chất các bên chỉ tiến hành chuyển phần chênh lệch

giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn.

3.2.4.3 Rủi ro ngoại hối (Foreign exchange rish)

Theo Henni van Greunung - Sonja Brajovic Bratanovic (1996) cho

rằng: "rủi ro ngoại hối là rủi ro xuất phát từ thay đổi tỉ giá hối đoái giữa

tiền bản địa và ngoại tệ". Còn Peter S.Rose (1999) định nghĩa: "rủi ro ngoại

hối là khả năng thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu do biến động giá cả

tiền tệ trên thị trường thế giới".

Tóm lại, rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá

làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro ngoại hối có thể

phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của công ty. Trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của công ty thì hoạt động xuất nhập khẩu là chịu ảnh

hưởng rủi ro ngoại hối lớn nhất. Do đó, phân tích rủi ro ngoại hối ở đây chủ

yếu tập trung vào ba mặt hoạt động chính của công ty là hoạt động xuất

nhập khẩu, hoạt động đầu tư và hoạt động tín dụng.

- Rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu

31

Có thể nói rủi ro ngoại hối trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi

ro ngoại hối thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công

ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội

tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong

tương lai, khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng

kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. Mặc dù

trên thực tế một công ty có thể vừa hoạt động xuất khẩu vừa hoạt động

nhập khẩu nhưng để dễ dàng hình dung và tiện phân tích, chúng ta phân

tích tác động của rủi ro ngoại hối một cách riêng biệt đối với từng loại hợp

đồng xuất khẩu và nhập khẩu.

Ví dụ: nếu một nhà nhập khẩu Úc mua ô tô từ Nhật, thì việc thanh

toán cho nhà xuất khẩu Nhật có thể được tiến hành bằng đồng yên Nhật.

Nhà nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro tỷ giá đã cam kết thanh toán với nhà

xuất khẩu một lượng ngoại tệ cố định. Nếu tỷ giá giữa AUD và JPY giảm,

thì khi đó chi phí bằng AUD để mua JPY sẽ tăng, nhà nhập khẩu Úc sẽ

phải chịu lỗ. Còn ngược lại, đối với nhà xuất khẩu Việt Nam, nếu ngoại tệ

lên giá sẽ phát sinh lãi, nếu ngoại tệ giảm giá sẽ lỗ, vì vậy nếu không tiến

hành bảo hiểm rủi ro tỷ giá thì thu nhập bằng VND của nhà xuất khẩu Việt

Nam sẽ không chắc chắn. [6, 151]

- Đối với hoạt động đầu tư

Rủi ro ngoại hối trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với

công ty đa quốc gia (multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu

tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hóa trên bình diện quốc tế. Bên

cạnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp như vừa phân tích, rủi ro

ngoại hối cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư gián tiếp, tức là đầu

tư trên thị trường tài chính.

- Đối với hoạt động tín dụng

Bên cạnh rủi ro ngoại hối trong hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu

như vừa phân tích trên đây, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng rủi ro ngoại

hối rất lớn. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng bằng

32

ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Ví dụ như Ngân hàng huy động

vốn bằng ngoại tệ cũng chịu ảnh hưởng rủi ro tỷ giá. [6, 161]

Trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp có liên quan đến ngoại

tệ khiến cho ngân lưu thu về và chi ra phát sinh không cùng một loại tiền

đều chứa đựng rủi ro ngoại hối. Rủi ro ngoại hối đưa đến tổn thất ngoại hối

cho doanh nghiệp. Tổn thất này nhiều hay ít, đáng kể hay không tùy thuộc

vào (1) mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ, (2) trị giá tài sản hay trị giá

các khoản thu chi lơn hay nhỏ.

Đối với quyết định ngăn ngừa rủ ro tỷ giá, tùy theo điều kiện và khả

năng thực hiện công ty có thể lựa chọn một trong những phương pháp sẽ

trình bày chi tiết dưới đây.

- Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành: Đây là phương pháp

tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một

lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương

đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử

dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần

tổn thất do biến động tỷ giá của hợp đồng nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD

giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi nhuận do biến động tỷ

giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp

đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD có tăng giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá

luôn được trung hòa.

- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá: Nếu công ty không thể kiếm

được cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có thời hạn và

giá trị tương đương nhau.

- Sử dụng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn: Nghiệp vụ mua bán ngoại

hối có kỳ hạn là một loại giao dịch trong đó mọi điều khoản của hợp

đồng mua bán được định ra trong hiện tại, nhưng việc thực hiện các

điều khoản đó sẽ xảy ra trong tương lai. Nói cách khác, đó là nghiệp vụ

mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ tiến hành sau một thời gian nhất

định, theo một tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng. Tỷ giá giao ngay

33

và tỷ giá có kỳ hạn thường chênh lệch nhau và mức chênh lệch này phụ

thuộc vào sự biến động của sức mua tiền tệ và tình hình lãi suất của n

ước có các đồng tiền đó. Chúng ta có thể lượng hóa được sự tác động của

lãi suất đối với tỷ giá có kỳ hạn.

Cụ thể tỷ giá có kỳ hạn sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao

ngay, thời hạn g iao dịch và lãi suất của hai đồng tiền đó. Ta có công thức

sau:

Tf = Ts x [(1+ KLB)/(1 + KLA)]

Trong đó: A là đồng tiền yết giá, B là đồng tiền định giá

Tf: tỷ giá có kỳ hạn của đồng tiền A so với đồng tiền B K: thời gian,

thời hạn thỏa thuận (ngày, tháng, năm)

LA: lãi suất của đồng tiền A (ngày, tháng, năm)

LB: lãi suất của đồng tiền B (ngày, tháng, năm)

Ts: tỷ giá giao ngay (A/B)

Ví dụ: Một công ty Pháp cần mua 100,000USD có kỳ hạn 3 tháng,

tức là sau 3 tháng kể từ ngày giao dịch đơn vị mới cần tới số tiền này.

Hỏi ngân hàng Pháp sẽ đồng ý bán USD với t ỷ giá bao nhiêu? Biết tỷ

giá giao ngay là Ts = 0.8110. Lãi suất đồng EUR là 6%/năm, USD là

5%/năm. Đầu tiên, để hạn chế rủi ro, ngân hàng Pháp sẽ đi vay đồng EUR

trên thị trường thời hạn 3 tháng với lãi suất là 6%/năm, số tiền cần vay là

81,100EUR. Sau đó, ngân hàng sẽ mua USD theo điều kiện giao ngay.

Như vậy để mua 100,000USD, ngân hàng phải chi là 81,100EUR. Số

USD vừa mua ngân hàng chưa cần phải giao ngay cho đơn vị, ngân

hàng sẽ đem gửi trên thị trường tiền gửi thời hạn 3 tháng với lãi suất

5%/năm. Vậy sau 3 tháng, để an toàn vốn và hạn chế rủi ro thì tổng số thu

phải bằng tổng số chi. Tổng số thu của ngân hàng về việc gửi

100,000USD là: {100,000 + [(100,000 x 5% x 3 tháng)/12 tháng]} USD =

100,000 x (1 + KLA) (pt1). Tổng số chi của ngân hàng về việc vay

34

81,100EUR trong 3 tháng là: (100,000 x 0.8110) + (100,000 x 0.8110 x 3

x 6)/(100 x 12)= 100,000 x 0.8110 x (1 + KLB) EUR (pt2). Để bảo đảm

tổng thu bằng tổng chi thì (pt1) phải bằng (pt2), ta có: 100,000(1 +

KLA)Tf = 100,000Ts (1 + KLB)

Nói cách khác, nếu đồng tiền yết giá có lãi suất thấp hơn đồng tiền

định giá thì được hưởng điểm gia tăng vào tỷ giá có kỳ hạn và ngược lại

thì sẽ bị khấu trừ vào tỷ giá có kỳ hạn.

- Nghiệp vụ hoán đổi: Là nghiệp vụ hối đoái kép gồm 2 nghiệp vụ

giao ngay (spot) và nghiệp vụ có kỳ hạn (forward). Hai nghiệp vụ này

được tiến hành cùng một lúc với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo 2

hướng ngược nhau. Lợi dụng cơ chế tín dụng SWAP, ngân hàng phối

hợp mua và bán ngoại tệ giao ngay với mua bán ngoại tệ có kỳ hạn theo

hướng ngược lại nhằm kiếm lãi hoặc bảo tồn vốn. Ví dụ: Một công ty

Hồng Kông dùng vốn bằng HKD của mình để mua 1,000,000USD đầu

tư vào nước ta. L ãi suất của USD ở Việt Nam là 7.25%/năm, lãi su ất của

HKD l à 5%/năm. Công ty sẽ thực hiện hai nghiệp vụ: mua 1 triệu USD

theo tỷ giá giao ngay Ts = USD/HKD = 7.4626 và bán 1 triệu USD kỳ

hạn 1 năm theo tỷ giá Tf = USD/HKD = 7.7025. Ví dụ khác về một công

ty XYZ đến ngân hàng ABC xin vay 150,000EUR, thời hạn vay 3 tháng.

Ngân hàng đồng ý cho vay, nhưng trong ngân qu ỹ chỉ có USD. Do vậy,

ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ SWAP bằng cách bán số USD đi để đổi

lấy EUR rồi cho công ty XYZ vay nhằm kiếm lời.

- Nghiệp vụ quyền chọn mua/chọn bán

Nghiệp vụ quyền chọn mua: Người mua quyền chọn mua có được

quyền, nhưng không b ắt buộc, mua một l ượng ngoại tệ nhất định, theo

một tỷ giá định trước vào m ột ngày đã được xác định trong tương lai

hoặc trước ngày đó. Người bán quyền chọn mua ngoại tệ có trách

nhiệm phải bán một số ngoại tệ nhất định, theo một giá định trước tại

một ngày xác định hoặc trước ngày đó khi người mua muốn thực hiện

quyền chọn mua của mình. [8, 304 – 309]

35

Nghiệp vụ quyền chọn bán: Người mua quyền chọn bán có quyền,

nhưng không b ắt buộc, bán một lượng ngoại tệ nhất định, theo một tỷ

giá định trước vào một ngày đã xác định trong tương lai hoặc trước

ngày đó. Người bán quyền chọn bán có trách nhiệm phải mua một số

ngoại tệ nhất định, theo một giá định trước tại một ngày xác định hoặc

trước ngày đó khi người mua quyền chọn bán muốn thực hiện quyền của

mình. [8, 304 – 309]

Giá của quyền chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ giá giao

ngay, tỷ giá thỏa thuận trên hợp đồng, thời hạn thỏa thuận, tỷ giá có kỳ

hạn, lãi suất, tỷ giá dự đoán. Ví dụ: Công ty A hỏi mua quyền chọn

mua của ngân hàng B về lượng ngoại tệ là 100,000USD, theo giá thỏa

thuận là USD/EUR = 0.8125; thời hạn là 3 tháng, giá quyền chọn mua là

0.002 EUR cho 1 USD. Tỷ giá giao ngay là USD/EUR = 0.8115. Giả sử

tỷ giá vào thời điểm đến hạn hợp đồng giảm xuống 0.8110. Hỏi công ty

A có thực hiện quyền chọn mua của mình không? Tại sao? Giả sử tỷ giá

tăng lên 0.8135 thì công ty có thực hiện quyền chọn mua của mình

không? Tại sao? Trên thực tế, các nh à xuất khẩu thường mua quyền chọn

bán hoặc bán quyền chọn mua vì họ muốn có sự đảm bảo chắc chắn về số

ngoại tệ mà họ thu được từ số hàng đã bán. Ngược lại, các nhà nhập

khẩu thì lại thường bán quyền chọn bán hoặc mua quyền chọn mua. Các

nhà đầu tư cũng thường mua quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua vì họ

muốn có sự đảm bảo về tỷ giá đối với cam kết bằng ngoại tệ của họ.

Ngoài ra, tham gia vào các nghiệp vụ này còn có các nhà đầu cơ ngoại tệ

nhằm mong kiếm lời. [8, 304 – 309]

- Sử dụng hợp đồng tương lai: Hợp đồng tương lai (Future

Contract) là một sự thoả thuận bán hoặc mua một số lượng ngoại tệ nhất

định theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển

giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định

bởi sở giao dịch. Khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng tương lai chỉ sẵn

sàng cung cấp một số loại ngoại tệ. Được thực hiện tại sở giao dịch

36

mua bán của thị trường, thông qua môi giới (Broker). Phần lớn các

hợp đồng thường được kết thúc trước thời hạn. Trong khi hợp đồng có

kỳ hạn thì đa số các hợp đồng đều được thanh toán bằng việc giao

hàng chính thức. Đối với hợp đồng tương lại thì tỷ giá thay đổi hằng ngày,

các khoản lời lỗ (loss or profit) được ghi nhận hàng ngày thông qua

phòng giao hoán. Hợp đồng tương lai sẵn sàng cung cấp những hợp đồng

có giá trị nhỏ và cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng hợp đồng

ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. [8, 293]

+ Sử dụng thị trường tiền tệ: Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo

hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán

ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay và cho

vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao

cho chúng khỏi thuộc vào sự biến động tỷ giá. Trường hợp đối với công ty

có số dư tiền mặt dư thừa, thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách họ

có thể tạo ra món tiền gửi ngắn hạn bằng ngoại tệ mà họ cần trong tương

lai. Ví dụ như một công ty Mỹ có khoản thu 400,000 EUR sau 90 ngày.

Họ có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách vay EUR để sử dụng trước đúng

bằng khoản phải thu. [8, 310]

3.2.5.2 Rủi ro trên thị trường chứng khoán

Như chúng ta đã biết, không có bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào

không có nguy cơ gặp rủi ro. Và hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng

không nằm ngoài quy luật này. Rủi ro trên thị trường chứng khoán được

hiểu là khả năng (hay xác suất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến,

cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong

tương lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu; hay nói cách khác rủi ro

trên thị trường chứng khoán thể hiện qua sự sụt giảm, thua lỗ hoặc những

biến động thất thường về mức sinh lời của chứng khoán.

Phân loại rủi ro trên thị trường chứng khoán: Có rất nhiều rủi ro có

thể gặp phải trên thị trường chứng khoán và ta có thể chia những rủi ro này

thành 2 loại đó là: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.

37

- Rủi ro hệ thống (systematic risk): Là những rủi ro do các yếu tố

nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả

thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán. Do đó, rủi ro này còn đươc gọi

là rủi ro không phân tán được hay rủi ro không thể đa dạng hoá (non-

diversifiable risks).

Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành công

nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như: chiến tranh, lạm phát,

sự kiện kinh tế và chính trị... Đa dạng hóa đầu tư cũng không thể loại bỏ

loại rủi ro này. Những công ty chịu ảnh hưởng cao của rủi ro hệ thống là

những công ty mà doanh số, lợi nhuận và giá chứng khoán thường theo sát

các diễn biến kinh tế và những diễn biến trên tại trường chứng khoán.

Phần lớn các công ty trong những ngành công nghiệp cơ bản và khai

khoáng, những ngành có định phí lớn hay những ngành liên quan đến sản

xuất ô tô chịu ảnh hưởng rất cao của rủi ro hệ thống, ví dụ ngành thép, cao

su, kính,... Rủi ro hệ thống bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro

sức mua và rủi ro chính trị.

+ Rủi ro thị trường: là sự biến động giá chứng khoán do tâm lý của

các nhà đầu tư. Giá chứng khoán có thể dao động mạnh trong một khoảng

thời gian ngắn mặc dù thu nhập của DN vẫn không thay đổi. Nguyên nhân

của hiện tượng này khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của

các nhà đầu tư về thị trường nói chung và một nhóm cổ phiếu nói riêng. Sự

nhìn nhận khác nhau này sẽ tác động vào giá chứng khoán và làm mức

sinh lời của chứng khoán thay đổi. Rủi ro thị trường xuất hiện khi có

những phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện có thể là hữu hình

hoặc vô hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Các sự kiện vô hình

nảy sinh do tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường. Yếu tố tâm lý làm thị

trường phản ứng với mức độ vượt quá tác động của các sự kiện hữu hình.

Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối

với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn và sau đó kéo theo những phản

ứng dây chuyền (domino) làm tăng vọt số lượng bán, giá cả chứng khoán

38

sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. Phản ứng dây chuyền làm cho thị

trường luôn biến động, thiếu ổn định. Nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng yếu tố

tâm ký này để thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Mức độ rủi ro

thị trường ở các nước khác nhau là khác nhau. Ở các thị trường phát triển,

thị trường là nơi dành cho các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có tổ chức nên

rủi ro thị trường sẽ không lớn. Ngược lại ở những thị trường mới nổi và

đang phát triển, thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với quy mô

nhỏ, thiếu kiến thức và bản lính đầu tư, tâm lý ăn theo lớn làm cho rủi ro

thị trường rất cao. Để giảm rủi ro thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước

cần tăng cường hoạt động đào tạo ,bồi dưỡng kiến thức cho nhà đầu tư,

đồng thời cần minh bạch hóa về thông tin, kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn

chế các hành vi phi đạo đức như thao túng giá, kinh doanh nội gián, đầu

cơ. Cần phát triển hoạt động tư vấn của các công ty chứng khoán cũng như

tăng số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư có tổ chức nhằm tăng chất

lượng đầu tư;

+ Rủi ro lãi suất: là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi

của lãi suất gây ra. Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định,

nếu lãi suất thị trường tăng lên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi

tức cao hơn sẽ mất đi. Trong đó sự tăng lên của lãi suất, giá thị trường của

tài sản đã đầu tư sẽ bị giảm và nhà đầu tư sẽ bị thiệt về giá khi bán các tái

sản đó. Thời hạn của các tài sản đầu tư càng lớn, ảnh hưởng của lãi suất tới

giá thị trường của nó sẽ càng lớn, mức độ tổn thất giá trị của chủ đầu tư sẽ

càng cao. Điều này ít xảy ra với các chứng khoán có thu nhập biến đổi,

chẳng hạn trái phiếu có lãi suất thả nổi. Lãi suất thay đổi làm cho chi phí

và doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào cơ

cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của DN. Nếu DN sử dụng nhiều nợ, lãi

suất tăng lên làm tăng chi phí lãi vay phải trả và làm cho lợi nhuận của DN

sụt giảm, giá thị trường chứng khoán giảm và ngược lại. Để hạn chế rủi ro

lãi suất, nhà đầu tư cần nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lãi

suất bao gồm: chu kỳ kinh tế, lạm phát, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ

39

của CP, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tài chính…. Để dự báo

được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai; sử dụng các công cụ dẫn suất

như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn…;

+ Rủi ro về sức mua: là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do

sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát

dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm và làm cho giá trị thực của

khoản đầu tư bị giảm giá trị. Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng

ngay, một người mua chứng khoán đã bỏ lỡ cơ hội mua hàng hóa hoặc

dịch vụ trong suốt thời gian đầu tư. Trong khoảng thời gian đó, nếu giá cả

dịch vụ tăng, nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Thông thường các

nhà đầu tư dự kiến trước mức độ mất giá của đồng tiền qua tỷ lệ lạm phát

dự kiến và họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư khi lợi tức thu được bù đắp cho họ

tổn thất này. Khi lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến, rủi ro

sức mua sẽ phát sinh. Nói một cách khác. Cả giảm phát và lạm phát đều

tác động tới giá chứng khoán do đó nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi tức khác

đi;

+ Rủi ro chính trị: Là sự bất ổn giá chứng khoán do sự thay đổi về

môi trường chính trị xã hội, chẳng hạn: chiến tranh, bãi công, biểu tình, sự

thay đổi về thể chế, chính sách… Sự thay đổi này sẽ tác động tới thu nhập

và rủi ro của luồng thu nhập của các DN, từ đó thay đổi giá trị của chứng

khoán. Sự thay đổi của chính trị cũng tác động đến tâm lý của các nhà đầu

tư, từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua bán chứng khoán của họ.

Theo mô hình đánh giá rủi ro quốc gia (ICRG), có 5 nguyên nhân

chủ yếu tạo nên rủi ro chính trị là sự ổn định chính phủ, các điều kiện kinh

tế - xã hội, hồ sơ đầu tư, xung đột trong nội bộ quốc gia và xung đột với

các nước khác. Dữ liệu lịch sử của các thị trường chứng khoán trên thế

giới cho thấy rủi ro chính trị liên quan đến ổn định chính phủ và các xung

đột trong và ngoài nước là một nguyên nhân quan trọng khiến thị trường

chứng khoán giảm điểm. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này thường chỉ xảy ra

trong ngắn hạn.

40

Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 3 năm tại Ai Cập là một ví

dụ. Ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình chính trị từ đầu năm 2011, chỉ số

EGX30 (đại diện cho 30 công ty có mức vốn hóa và thanh khoản cao nhất

trị trường) đã giảm hơn 35% trong nửa cuối năm 2011. Tuy nhiên, từ mức

đáy 3 năm cho đến thời điểm hiện tại, chỉ số này đã tăng 2,2 lần do môi

trường chính trị tại Ai Cập đã ổn định trở lại.

Tại Đông Nam Á, căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc liên

quan đến bãi cạn Scarborough đã nóng lên từ năm 2013. Khi Philippines

đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế từ tháng 5 cho đến cuối

năm ngoái, chỉ số chứng khoán PASHR của nước này đã giảm 22%. Tuy

nhiên, từ đầu năm đến nay, chỉ số PASHR đã phục hồi mạnh khi tăng hơn

14%, theo Bloomberg. Nguyên do là các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt hơn đã

lấn át mối lo ngại về tranh chấp lãnh hải trên biển Đông. [10]

- Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk): Là những rủi ro có nguyên

nhân xuất phát từ nội tại của một công ty, một ngành nào đó mà không ảnh

hưởng gắn liền đến toàn bộ thị trường. Do đó ảnh hưởng của các rủi ro phi

hệ thống chỉ ảnh hưởng đến phạm vi một công ty, một ngành hay một loại

chứng khoán nào đó. Những yếu tố gây ảnh hưởng này có thể là những

biến động về lực lượng lao động, đình công, năng lực quản trị, thị hiếu tiêu

dùng, kiện tụng... và nhiều yếu tố khác nữa.

Rủi ro phi hệ thống là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một

công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể nào đó, ngoài những rủi ro gắn

liền với toàn bộ thị trường. Rủi ro phi hệ thống có thể phân tán giảm thiểu

rủi ro được thông qua mở rộng danh mục đầu tư. Do vậy, rủi ro phi hệ

thống còn được gọi là rủi ro có thể đa dạng hoá (diversifiable risks). Rủi ro

phi hệ thống thường bao gồm các loại như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài

chính , rủi ro quản lý...

+ Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là những rủi ro về sự không

ổn định của thu nhập trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do

những bất lợi về môi trường kinh doanh hoặc cung cầu hàng hóa trên thị

41

trường. Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: bên ngoài

và nội tại;

Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt

động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ

thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động;

Mỗi công ty có một kiểu rủi ro bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các

yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ

chi phí tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng

đến sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh. .., và có lẽ yếu tố quan trọng nhất

là chu kỳ kinh doanh. Các chính sách chính trị cũng là một phần của rủi ro

bên ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm ảnh hưởng đến thu

nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn;

+ Rủi ro tài chính: là những rủi ro về khả năng thanh toán lợi tức

chứng khoán hoặc hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán do việc lựa

chọn cơ cấu tài chính không hợp lý hoặc có sự mất cân đối giữa doanh thu

và chi phí của doanh nghiệp. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc

vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi mà phải được thanh toán

cho chủ nợ trước khi trả cổ tức cho cổ đông nên nó có tác động lớn đến thu

nhập của họ. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà

các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty

không vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính. Bằng việc đi vay, công

ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếu thường. Cụ thể là, việc sử

dụng tỷ lệ vay nợ gây những hệ quả quan trọng đối với những người nắm

giữ cổ phiếu thường, đó là làm tăng mức biến động trong thu nhập của họ,

ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập, và làm tăng rủi ro của họ.;

+ Rủi ro quản lý: Là rủi ro do tác động của các quyết định quản lý

không hợp lý từ các nhà quản trị doanh nghiệp.

3.2.5.3 Một số rủi ro phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt

Nam

- Các yếu tố rủi ro từ thị trường

42

+ Rủi ro chính trị

Các nhà đầu tư vốn quen với sự ổn định chính trị ở Việt Nam đã

phản ứng một cách mạnh mẽ trước những xung đột trên biển Đông - rủi ro

lần đầu tiên phải đối mặt - xảy ra vào năm 2014, khi Trung Quốc ngang

nhiên triển khai giàn khoan HD-981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt

Nam.

Sau cuộc họp báo của Chính phủ về hành động khiêu khích của

Trung Quốc tại Hoàng Sa vào cuối ngày 7.5, thị trường chứng khoán đã có

phiên điều chỉnh mạnh nhất kể từ năm 2001. Chỉ số VN-Index đã giảm tới

5,9% hôm 8.5. Các cổ phiếu với yếu tố cơ bản tốt như Vinamilk (VNM) đã

ghi nhận mức giảm lớn nhất trong một ngày khi rớt 6,7%. Dược Hậu Giang

(DHG) cũng có mức giảm kỷ lục 6,5%. Sau chu kỳ tăng trưởng tốt 3 tháng

đầu năm, sự kiện Biển Đông bắt đầu tác động từ cuối tháng đã khiến Vn-

Index giảm hơn 11% chỉ trong 7 phiên, HNX-Index mất hơn 13%. Đây là

những phiên sụt giảm liên tục cấp kỳ mạnh nhất kể từ tháng 8/2012. [10]

+ Lừa đảo trên thị trường: Hiện tượng lừa đảo trên các thị trường

chứng khoán tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: làm giả các số liệu tài

chính, đánh bóng công ty; che giấu không cho nhà đầu tư biết các rủi ro

hay các tin xấu; rút ruột công ty; trò Ponzi (hút tiền của các nhà đầu tư mới

để trả cho các nhà đầu tư cũ và một phần bỏ túi, chứ doanh nghiệp không

tạo lợi nhuận thật sự); lũng đoạn giá chứng khoán trên thị trường; giao dịch

nội gián; cò mồi kích động các nhà đầu tư mua bán bằng các tin đồn, phân

tích giả, v.v... Trong tất cả các vụ lừa đảo như vậy, người bị thiệt hại là các

nhà đầu tư. Một khi các nhà đầu tư đã bị lừa đảo mất tiền thì có rất ít khả

năng đòi lại được số tiền bị mất đó. Năm 2011, thị trường chứng khoán tiếp

đà sụt giảm mạnh cả về giá các loại cổ phiếu cũng như số lượng nhà đầu tư.

Trước tình thế khó khăn, để thu hút nhà đầu tư, một số công ty chứng

khoán đã cố tình vi phạm các quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

như “làm giá” một số cổ phiếu, ứng khống trước cổ phiếu cho một số nhà

đầu tư “ruột”, bảo lãnh khống cho một số nhà đầu tư vay tiền ngân hàng…

43

Đồng thời, một số nhà đầu tư đã có hành vi tung tin thất thiệt tạo sốt ảo một

số cổ phiếu,thao túng giá cổ phiếu nhằm trục lợi, tiêu biểu là sự kiện Tổng

Giám đốc Công ty Dược Viễn Đông thao túng giá cổ phiếu DHT - Dược

Hà Tây, khai khống, tạo doanh thu ảo cho Công ty. Do đó, Công ty đã phải

chấm dứt hoạt động vào cuối tháng 9/2011 và bị xử lý hình sự. Đây là vụ

khởi tố hình sự đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam; [10]

+ Rủi ro về hoạt động của doanh nghiệp đầu tư

Đây là rủi ro rất phổ biến hiện nay do ảnh hưởng từ của cuộc khủng

hoảng kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí

phá sản. Chỉ tính riêng quý 1/2012 đã có hơn 12.000 doanh nghiệp đóng

cửa và ngừng hoạt động. Do vậy, nếu nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu

của những doanh nghiệp này thì sẽ đứng trước nguy cơ “mất trắng”. Từ

giữa năm 2008, thị trường bất động sản Việt Nam “đóng băng”, giao dịch

hết sức trầm lắng… Kết quả là, giá cổ phiếu thuộc các nhóm ngành này

cùng bị “vạ lây” - giảm hơn 80% so với đầu năm 2008. Chẳng hạn, cổ

phiếu TDH (Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức) đã giảm xuống còn 28.900

đồng từ mức 14.000 đồng/cổ phiếu; [3]

Năm 2014, giá dầu thế giới giảm cũng tác động đến quá trình định

giá lại triển vọng nhóm cổ phiếu dầu khí, chiếm quy mô vốn hóa rất lớn

trên thị trường. Vn-Index chỉ trong 15 phiên cuối tháng 11 và đầu tháng 12

đã giảm 28% và HNX-Index mất 7%, trong đó những cổ phiếu tiêu biểu

như GAS sụt tới 30%, PVD giảm 28%, PVS giảm 33%...; [10]

+ Rủi ro về chính sách

Các cơ quan chính phủ có thể ban hành nhiều loại chính sách khác

nhau ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư, ví dụ như: mức thuế cho lợi

nhuận từ đầu tư, các quy định về việc được mua bán chứng khoán, quy

định về chuyển ngoại tệ ra nước ngoài,... Các chính sách đó có thể khiến

các nhà đầu tư không thể thực hiện được các chiến lược đầu tư đáng lẽ có

thể thực hiện được. Đặc biệt là khi chính sách đột ngột thay đổi, nhà đầu tư

44

có thể bị mắc kẹt, thậm chí trở thành phạm pháp nếu không kịp thời thay

đổi theo chính sách;

Ngày 20/11/2014, Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) quy

định giới hạn cho vay và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ

chức tín dụng, trong đó các quy định sẽ khắt khe hơn bắt buộc các tổ chức

tín dụng phải tuân thủ, có hiệu lực từ ngày 01/02/2015. Tinh thần chính của

Thông tư 36 là làm minh bạch dòng tiền chảy vào chứng khoán và gỡ

vướng trong các xử lý về sở hữu chéo. Những quy định tác động trực tiếp

lên thị trường chứng khoán bao gồm: Giới hạn cho vay 5% vốn điều lệ đối

với đầu tư kinh doanh chứng khoán; Điều kiện cho vay phải đạt tỷ lệ nợ

xấu dưới 3% cùng các quy định liên chặt chẽ quan đến cho vay công ty

con, công ty liên kết, người có liên quan… 

Ngoài ra, cũng trong tháng 11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị

quyết số 78 trong đó có quy định từ năm 2015 sẽ không phát hành trái

phiếu kỳ hạn dưới 5 năm. Điều này được dự báo sẽ có tác động không nhỏ

tới dòng tiền vào thị trường trái phiếu chính phủ; [10]

+ Rủi ro về thông tin

Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu

tư lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn

diện, cập nhật và chính xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián

tiếp như đầu tư chứng khoán. Chân dung nhà đầu tư chứng khoán điển hình

là người luôn háo hức trước mọi tin đồn và hăng hái góp phần vào tin đồn;

luôn cảnh giác đề phòng và cũng rất nhẹ dạ, cả tin; ranh ma và nhạy cảm;

quen biết nhiều, nhưng không kết bạn thân với ai trong làng chứng khoán.

Và trong số họ, ai nắm được thông tin tốt hơn cả thì sẽ dễ dàng chiến thắng

và giảm thiểu được nhiều rủi ro. Nói cách khác, rủi ro trong kinh doanh

chứng khoán có nguồn gốc rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng thông tin

mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư. Rủi ro luôn

rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ,

khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất

45

liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thị

trường... Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm

định bởi các tổ chức độc lập, chuyên nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên

môn cao; một thông tin đến chậm hoặc bị cắt xén, không chính xác về hoạt

động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu, về môi trường pháp lý và

về các nhà đầu tư khác trên cùng sân chơi, hoặc đơn giản là về tình hình

thời tiết hay dịch bệnh nào đó... đều có thể gây ra thiệt hại khôn lường cho

nhà đầu tư chứng khoán;

Vấn đề “thông tin bất cân xứng” là vấn đề nổi cộm trong đầu tư

chứng khoán ở Việt Nam. Rất khó khăn để biết được tình trạng kinh doanh

thực thật sự của doanh nghiệp, bởi các thông tin trên báo cáo tài chính

thường thiếu tin cậy. Hơn nữa, một số “tay trong” nắm được thông tin tốt

hơn và sớm hơn, mua bán dựa trên các thông tin đó, còn những người khác

không hề nhận được thông tin, hoặc chỉ nhận được khi đã muộn. Ví dụ,

thông tin về việc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Khu Công

nghiệp Sông Đà (SJS) “sập sàn” do báo Tiền phong điện tử đăng ngày

12/1/2007 thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện

tại nên giá cổ phiếu của Công ty giảm tương ứng từ 728.000 đồng/cổ phiếu

xuống còn 190.000 đồng/cổ phiếu. Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư cá

nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể tìm được

nguồn mua do các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì

cũng không thể bán được do thị trường bão hòa.

- Các yếu tố rủi ro từ bản thân nhà đầu tư

+ Rủi ro về khả năng quản lý

Việc quản lý danh mục đầu tư nói chung và quản lý rủi ro nói riêng

đòi hỏi nhiều công sức, kiến thức, kinh nghiệm, v.v... Khi quyết định đầu

tư vào bất kỳ chứng khoán nào, người đầu tư cũng phải thu thập thông tin,

phân tích, quyết định đầu tư, theo dõi và xử lý,... Một người riêng lẻ có thể

không đủ khả năng để làm tất cả những việc đó một cách hiệu quả, dễ dẫn

đến nhiều sai lầm gây thiệt hại, đồng thời bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt;

46

+ Rủi ro về ước lượng sai giá trị

Việc ước lượng giá trị thực của cổ phiếu không đơn giản. Những

người khác nhau có thể đưa ra các ước lượng chênh nhau đến vài lần, trong

đó có những người quá lạc quan và những người quá bi quan. Nếu lạc quan

quá, ước lượng giá trị cao quá so với giá trị thực, thì có thể dễ dẫn đến mua

cổ phiếu đắt hơn so với giá trị thực, và nếu sau đó giá cổ phiếu giảm về giá

trị thực thì thua lỗ;

Vào khoảng thời gian tháng 3-4/2011, thị trường chứng khoán nằm

trong bối cảnh chịu đựng nhiều thông tin xấu về kinh tế vĩ mô như chỉ số

lạm phát và giá một số mặt hàng thiết yếu tăng liên tục. Tình hình kinh

doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng trở nên khó khăn;

Có đến 1/3 số công ty chứng khoán báo lỗ. Trong khi đó, nhiều phiên

giao dịch nối tiếp nhau với thanh khoản lên xuống thất thường vẫn không

phát ra một tín hiệu rõ ràng nào về xu hướng thị trường. Hiển nhiên, đây là

giai đoạn mua vào mang tính đánh cược rất cao và quá rủi ro đối với nhà

đầu tư. Hệ quả của sự rủi ro đó đã đến vào tuần đầu tháng 5/2011, khi cả

hai sàn chứng khoán đồng loạt lao dốc mạnh, tạo nên hiệu ứng “tuần lễ

kinh hoàng”. Niềm tin đánh cược với thị trường đã bị đổ vỡ hoàn toàn;

+ Rủi ro về tâm lý

Nhà đầu tư Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn của “tâm lý bầy

đàn.”. Nhà đầu tư có thể rất dễ bị kích động theo xu hướng chung của thị

trường, mua lúc đáng lẽ không nên mua, bán lúc đáng lẽ không nên bán,

mua bán quá nhiều, v.v...;

Khi thị trường chứng khoán trong trạng thái giá bị thổi phồng lên rất

cao, là lúc có rủi ro cao, thì các nhà đầu tư lại tranh nhau mua vào theo tâm

lý bầy đàn, để rồi sau đó thua lỗ thảm hại khi thị trường đi xuống. Ngược

lại, khi thị trường ở mức thấp, rất rẻ so với giá trị thực, là cơ hội hấp dẫn,

thì nhà đầu tư lại sợ không dám mua vào. Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng

tới các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà còn ảnh hưởng đến các quỹ đầu tư và doanh

nghiệp lớn. [10]

47

3.3 VÍ DỤ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT DOANH NGHIỆP

Ví dụ về các yếu tố rủi ro tài chính của công ty cổ phần Dược Hậu

Giang. Công ty phải chịu các rủi ro sau khi sử dụng các công cụ tài chính:

- Rủi ro thị trường

- Rủi ro tín dụng

- Rủi ro thanh khoản

3.3.1 Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro giá trị hợp lý hoặc lưu chuyển tiền tệ tương

lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo sự biến động của giá thị

trường. Rủi ri thị trường bao gồm 3 loại rủi ro: rủi ro tiền tệ, rủi ro giá và

rủi ro lãi suất. Mục tiêu của việc quản lý rủi ro thị trường là quản lý và

kiểm soát mức độ rủi ro trong giới hạn chấp nhận được trong khi vẫn tối đa

hóa lợi nhuận.

- Rủi ro tiền tệ

Công ty chịu rủi ro tỷ giá trên các giao dịch mua và bán bằng các

đồng tiền tệ không phải là đồng Việt Nam. Các ngoại tệ có rủi ro này chủ

yếu là đồng Đô la Mỹ (USD). Ví dụ, ta có bảng Rủi ro tỷ giá dodola Mỹ

của công ty A được trình bày như sau:

48

Bảng 3.6: Rủi ro tỷ giá Đô la Mỹ của Công ty A

Ngoại tệ gốc - USD Quy đổi sang VNĐ

31.12.2014 31.12.2013 31.12.2014 31.12.2013

Tài sản tài chính

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng 331.670 558.065 7.206.417.284 11.789.127.351

Phải thu khách hàng và phải thu

khác

15.615 188.825 334.235.136 3.988.933.744

352.285 746.890 7.540.652.420 15.778.061.095

Nợ tài chính

Phải trả người bán và phải trả khác. 4.991.674 5.106.128 106.846.788.391 107.866.940.903

Mức độ rủi ro ngoại tệ thuần (4.639.389) (4.359.238) (99.306.135.971) (92.088.879.808)

56

Qua bảng 3.6, ta xem xét vào ngày 31 tháng 12 năm 2014, nếu Đô la

Mỹ đã mạnh lên/yếu đi 10% so với Đồng Việt Nam trong khi mọi biến số

khác (kể cả thuế suất) giữ nguyên không đổi, thì lợi nhuận sau thuế của

công ty năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2014 sẽ thấp hơn /cao

hơn một khoáng là 7.745.878 đồng Việt Nam do lỗ/lãi quy đổi tỷ giá trên

số dư của các công cụ tài chính có gốc đô la Mỹ còn lại.

- Rủi ro giá: trong năm, công ty không chịu rủi ro về giá chứng

khoán do công ty không phát sinh các khoản giao dịch chứng khoán nào.

Công ty cũng không chịu rủi ro đáng kể về giá của hàng hóa.

- Rủi ro lãi suất: công ty không phải chịu rủi ro đáng kể về lãi suất vì

phần lớn các khoản vay của tập đoàn là vay ngắn hạn từ ngân hàng và có

lãi suất cố định.

3.3.2 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro khi khách hàng hoặc các đối tác trong các

giao dịch công cụ tài chính không thực hiện được các nghĩa vụ hợp đồng

gây tổn thất tài chính cho công ty. Chính sách của công ty là chỉ giao dịch

với các khách hàng có lịch sử tín dụng thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tín

dụng. [11]

3.3.3 Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro công ty sẽ gặp khó khăn và không thể

thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến các khoản nợ tài chính. Chính sách

của công ty là thường xuyên giám sát các yêu cầu thanh khoản hiện tại và

tương lai nhằm đảm bảo công ty có thể duy trì dự trữ tiền mặt đầy đủ để có

thể đáp ứng các yêu cầu thanh khoản trong ngắn hạn và trung hạn.

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2014, công ty có khoản nợ tài chính bao

gồm phải trả người bán và phải trả khác với số tiền là 876.109.980.252

đồng (31.12.2014: 799.235.212.628 đồng) là dòng tiền theo hợp đồng

không chiết khấu có thời hạn đáo hạn trong vòng 1 năm.

57

3.4 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO

Biện pháp kiểm soát rủi ro đó là những kỹ thuật, những công cụ,

những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức

thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần

suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.

3.4.1 Mục tiêu

- Việc giám sát và kiểm soát rủi ro hướng tới kết quả cuối cùng là

điều chỉnh hoạt động, yêu cầu thay đổi dự án, cập nhật những kế hoạch

mới.

- Kiểm soát đối phó rủi ro liên quan đến việc chấp hành những qui

trình quản lý rủi ro và kế hoạch rủi ro để đối phó với những sự kiện rủi ro.

- Rủi ro phải được kiểm soát cơ bản theo đặc điểm từng giai đoạn cụ

thể, có sự quyết định đối với những rủi ro và có chiến lược làm giảm nhẹ

rủi ro.

3.4.2 Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro

Các thức bảo vệ tốt nhất là

- Quản trị tốt: Lực lượng bảo vệ quan trọng nhất đối với các nguy cơ

của doanh nghiệp có thể là một ban giám đốc có trách nhiệm cùng với

nhiều kỹ năng quản lý.

- Chính sách nhân sự tốt: Các chính sách luôn được đổi mới để điều

chỉnh mối quan hệ nhân sự. Các vụ kiện liên quan đến việc cho thôi việc,

sự đối xử không công bằng, không đồng tình về các qui định tiền lương và

thăng tiến…. đang ngày càng tăng lên.

- Bảo hiểm tốt: Theo cách hiểu truyền thống, quản lý rủi ro được coi

là việc xác lập một chiến lược bảo hiểm có hiệu quả.

3.4.3 Những dấu hiệu thường thấy để nhận biết một hệ thống quản

lý rủi ro kém hiệu quả

- Doanh nghiệp không xây dựng chính sách quản lý rủi ro

- Doanh nghiệp không thực hiện những nỗ lực để ngăn chặn rủi ro

- Không có người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

58

- Quản lý rủi ro không được xác định là vấn đề ưu tiên của doanh

nghiệp

- Doanh nghiệp ít quan tâm đến rủi ro hoặc quan tâm quá muộn

- Không có khuôn khổ đánh giá rủi ro thống nhất trong doanh nghiệp

- Doanh nghiệp không gắn kết quản lý rủi ro với những quy trình hay

chuỗi giá trị của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý rủi ro một cách rời rạc

- Doanh nghiệp thực hiện quản lý rủi ro một cách thiếu tập trung

- Công tác quản lý rủi ro ngày càng bị coi nhẹ trong doanh nghiệp

- Không có sự đồng nhất trong cách diễn đạt ngôn ngữ rủi ro trong

doanh nghiệp

- Thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong doanh nghiệp

- Hệ thống kiểm soát chiến lược của doanh nghiệp hoạt động kém

hiệu quả

- Trong doanh nghiệp tồn tại “những vị trí đáng tin cậy” không được

kiểm soát

- Phân công trách nhiệm không phù hợp

- Doanh nghiệp không gắn kết quản lý rủi ro với những qui trình hay

chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

3.4.4 Những nỗ lực kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp

Những vấn đề cốt lõi của nỗ lực kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp

được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây (Nguồn: Viện nghiên cứu rủi ro

tài chính quốc tế (IFRI))

1. Doanh nghiệp có quan điểm như thế nào đối với các rủi ro tài

chính?

2. Các thành viên ban giám sát có hiểu các công cụ tài chính mà

doanh nghiệp sử dụng hoặc sở hữu, đặc biệt là các công cụ phái sinh hay

không?

3. Ai là người hình thành các hướng dẫn và chính sách về việc sử

dụng các công cụ tài chính của doanh nghiệp

59

4. Ban giám đốc đã thông qua những chính sách này chưa?

5. Ban giám đốc duy trì văn hóa quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

như thế nào?

6. Ban giám đốc đảm bảo tính trung thực của hệ thống kiểm soát rủi

ro như thế nào?

7. Hệ thống giới hạn có được đặt đúng chỗ không?

8. Các công cụ tài chính sẽ dẫn tới rủi ro cơ bản nào?

9. Các cán bộ quản lý và ban giám đốc có theo kịp các nguy cơ rủi ro

tài chính đối với doanh nghiệp trong bất kì hoàn cảnh nào không?

3.4.5 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

Có nhiều cách để giảm thiểu rùi ro, hạn chế rùi ro. Do đó, ta có thể

tổng hợp những cách này lại thành 4 nhóm như trình bày hình bên dưới:

Hình 3.5: Một số chiến lược và minh họa các phương pháp đối phó

rủi ro thị trường thường gặp

Dựa theo hình 3.5 thì ta có 4 nhóm giảm thiểu hạn chế rủi ro, từng nhóm

sẽ có thể phân chia ra nhiều cách nữa. Để hiểu rõ ta xem xét lần lượt từng

nhóm.

60

3.4.5.1 Né tránh rủi ro

Né tránh các họat động của con người, tài sản làm phát sinh tổn thất

có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi lọai bỏ nguyên

nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. Có hai biện pháp né tránh rủi ro:

- Chủ động né tránh rủi ro: né tránh rủi ro trước khi rủi ro xảy ra. Ví

dụ như Công ty hóa chất muốn tiến hành hàng loạt các cuộc thí nghiệm tại

một vùng nông thôn, tuy nhiên qua nghiên cứu thấy được rằng nó có khả

năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng. Do được yêu cầu mua bảo

hiểm với chi phí quá cao nên công ty ngừng lại việc thí nghiệm này. Hay

một ví dụ khác, trong công viên với những chiếc xe ngựa sắt đã cũ có thể

gây ra nguy hiểm cho trẻ em được những nhà điều hành công viên tặng cho

chính quyền. Chính quyền đã cải tạo thành công viên lớn hơn với đường đi

dạo, vòi phun nước …Ở đây chúng ta thấy chính quyền đã không chủ động

né tránh nguồn gốc rủi ro mà chỉ né tránh nguyên nhân gây ra rủi ro.

- Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Ví dụ: Một công ty quản

lý chung cư quyết định dời hồ bơi ra khỏi khu vực chung cư này vì phần

lớn những người thuê nhà đều có con nhỏ.

- Ưu điểm: Biện pháp né tránh rủi ro: là giải pháp khá đơn giản, triệt

để và chi phí thấp, không phải chịu những tổn thất tìm ẩn hoặc bất định mà

rủi ro có thể gây ra.

- Nhược điểm:

+ Rủi ro và lợi ích song song tồn tại vì vậy nếu né tránh rủi ro cũng

có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó.

+ Rủi ro là bất định tồn tại trong mọi hoạt động của con người và tổ

chức, vì vậy tránh rủi ro này thì không hẳn sẽ tránh được rủi ro khác.

Ví dụ : Để vào thành phố A phải đi qua 2 cây cầu, nhưng 1 trong 2

cây cầu bị hỏng nên thành phố mới cho lưu thông trên cây cầu còn lại để

sửa chữa cây cầu kia. Vì số lượng lưu thông trên cầu quá nhiều làm cho cây

cầu xuống cấp nhanh hơn, thế là sau 1 thời gian 2 cây cầu bị sập (tránh

được rủi ro này nhưng lại gặp rủi ro khác).

61

- Trong nhiều tình huống không thể đặt ra giải pháp né tránh, hoặc

nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động do vậy không thể

chỉ loại bỏ nguyên nhân mà không loại bỏ hoạt động

3.4.5.2 Giảm nhẹ rủi ro

Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại

khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Những hoạt

động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra. Mặc

dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất

hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm

giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất.

- Ưu điểm: làm giảm bớt giá trị hư hại do tổn thất gây ra.

- Nhược điểm: thực hiện khi rủi ro đã xảy ra.

Ví dụ: Trong các công ty người ta trang bị hệ thống chữa cháy tự

động, khi có cháy hệ thống sẽ tự phun nước chữa cháy và báo động. Lắp

đặt hệ thống này không làm giảm nguy cơ xảy ra cháy nhưng nó làm giảm

tổn thất khi có cháy xảy ra.

3.4.5.3 Chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể

khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Giảm thiểu rủi ro

bằng cách chia sẻ tác hại khi chúng xảy ra. Chẳng hạn:

- Đề nghị với khách hàng chấp nhận và chia sẻ rủi ro (tăng thời gian,

chi phí...)

- Báo cáo ban lãnh đạo để chấp nhận tác động và chi phí đối phó rủi

ro

- Mua bảo hiểm để chia sẻ chi phí khi rủi ro xảy ra.

- Ngoài ra, chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng 2 cách sau

đây:

+ Thứ nhất: Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến một người hay

một nhóm người khác. Ví dụ : Khi thực hiện hợp đồng, thông thường một

công ty gánh chịu tổn thất là sự gia tăng giá cả lao động và nguyên vật liệu,

62

do đó để đảm bảo cho nhà máy của công ty hoạt động công ty có thể thuê

các hợp đồng phụ có giá ổn định. Hình thức chuyển giao rủi ro này có liên

quan mật thiết với một biện pháp né tránh rủi ro là loại bỏ những nguyên

nhân gây rủi ro. Đây là một biện pháp kiểm soát rủi ro vì nó loại bỏ những

tổn thất tiềm ẩn gây hại cho tổ chức, đồng thời tránh bị hủy bỏ hợp đồng vì

rủi ro của hợp đồng đã được chuyển đến cá nhân hoặc tổ chức khác;

+ Thứ hai: Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước: chỉ chuyển giao rủi

ro, không chuyển giao tài sản và hoạt động của nó đến người nhận rủi ro.

Ví dụ : Người đi thuê nhà phải chịu trách nhiệm thiệt hại về căn nhà mình

thuê. Người bán lẻ chịu trách nhiệm về thiệt hại sản phẩm sau khi nhà sản

xuất đã giao hàng cho dù nhà sản xuất lẽ ra phải chịu trách nhiệm. Người

tiêu thụ có thể không khiếu nại về những thiệt hại tài sản và con người do

lỗi của sản phẩm hay dịch vụ.

- Ưu điểm: cho phép dự báo tốt hơn về những trường hợp tổn thất có

thể xảy ra. Từ đó có những biện pháp cảnh giác, phòng ngừa.

- Nhược điểm: có thể gây ra những hoang mang, lo lắng, lãng phí khi

nguồn tin không chính xác.

3.4.5.4 Chấp nhận rủi ro

Đành chấp nhận “sống chung” với rủi ro trong trường hợp chi phí

loại bỏ, phòng tránh, làm nhẹ rủi ro quá lớn (lớn hơn chi phí khắc phục tác

hại), hoặc tác hại của rủi ro nếu xảy ra là nhỏ hay cực kỳ thấp. Doanh

nghiệp cũng có thể chấp nhận rủi ro khi rủi ro đó không thể chuyển cho

người khác hoặc không thể tránh được. Kế hoạch đối phó có thể là:

- Thu thập hoặc mua thông tin để có kế hoạch kiểm soát tốt hơn

- Lập kế hoạch khắc phục tác hại khi rủi ro xảy ra.

rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Dưới đây là ví dụ về chiến lược giảm thiểu rủi ro của các nhà đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam.

63

Hình 3.6: Chiến lược giảm thiểu rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài

tại Việt Nam

Nguồn: [12]

Với hình 3.6 ta thấy các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tập trung chiến

lược giảm thiểu rủi ro vào các cách như liên kết liên doanh với doanh nghiệp địa

phương là được ưu tiên nhiều nhất, kế đến là biện pháp hạn chế giải ngân vốn

đầu tư đã cấp phép cho đến khi DN thấy tin tưởng hơn, ngoài ra còn có cách khác

như đặt phân xưởng sản xuất quan trọng ở ngoài để hạn chế rủi ro bị thu hồi…

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ái Kết, 2013. Căn bản về Quản trị tài chính, Nxb Đại học Cần Thơ;

2. Nguyễn Minh Kiều (2012). Tài chính doanh nghiệp cơ bản. Nxb. Lao

động xã hội;

3. Trịnh Thị Phan Lan (2012). Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Góc

nhìn từ phía nhà đầu tư cá nhân. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và

Kinh doanh 28 Tr 209 ‐ 215;

4. Bùi Hữu Phước (Chủ biên), Lê Thị Lanh - Lại TIến Dĩnh - Phan Nhi

Hiếu, 2009. Tài chính doanh nghiệp. Nxb. Tài chính;

5. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Phan Kinh Chiến, TS. Vũ Trọng Lâm (chủ

biên), 2008. Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Nxb Khoa học và kĩ

thuật.

6. Nguyễn Văn Tiến, 2008. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,

Nxb Thống kê

7. Trần Ngọc Thơ, 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nxb Thống kê.

8. Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nxb Tài

chính.

9. Nghiêm Sĩ Thương, 2010. Giáo trình cơ sở quản lý tài chính. Nxb Giáo

dục Việt Nam.

10. Chứng khoán, 2014 đối mặt với những rủi ro chưa từng có

<http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/chung-khoan-

2014-doi-mat-voi-nhung-rui-ro-chua-tung-co-3125736.html>. [Truy cập

21/01/2015].

11. Công ty dược Hậu Giang < http://dhgpharma.com.vn > [Truy cập ngày

15/01/2015];

12. Doanh nghiệp Việt Nam kém lạc quan <http://vov.vn/kinh-te/doanh-

nghiep-fdi-kem-lac-quan-251821.vov >. [Truy cập ngày 16/01/2015].

65