nhóm 15 ca12t6

19
1 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BÀI THẢO LUẬN NHÓM 15 CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Giảng viên hướng dẫn: Th.s Vũ Thị Kim Oanh Danh sách nhóm (Ca 1,2 thứ 6) Lê Phạm Thị Hoà Dương Thu Trang Nguyễn Hồng Liên Bùi Thanh Mai Vũ Kim Oanh

Upload: independent

Post on 13-Nov-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 15CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Vũ Thị Kim OanhDanh sách nhóm (Ca 1,2 thứ 6)

Lê Phạm Thị HoàDương Thu TrangNguyễn Hồng Liên

Bùi Thanh MaiVũ Kim Oanh

2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH NGÀNH DỆT MAY.................................................3

1.1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM........................................3

1.2. MÔ HÌNH 5 LỰC CẠNH TRANH..........................................................5

1.2.1. Các rào cản gia nhập ngành................................................................5

1.2.2. Mức độ cạnh tranh trong ngành..........................................................6

1.2.3. Vị thế thương lượng nhà cung cấp.....................................................6

1.2.4. Vị thế thương lượng của khách mua..................................................7

1.2.5. Sản phẩm thay thế..............................................................................7

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP....................................................8

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY..................................................8

CHƯƠNG 3 CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.........................................................................................................11

3.1. RỦI RO KINH TẾ...................................................................................11

3.1.1. Rủi ro tăng trưởng............................................................................11

3.2. RỦI RO PHÁP LUẬT.............................................................................11

3.3. RỦI RO NGÀNH....................................................................................11

CHƯƠNG 4 HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU BÔNG.............................................13

4.1. CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG GỐC........................................13

4.2. CÁC RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG GỐC.............................................14

4.3. BA PHƯƠNG ÁN PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO HỢP ĐỒNG GỐC...........................................................................................................................14

4.3.1. Sử dụng hợp đồng tương lai.............................................................16

4.4. SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TỶ GIÁ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO CHO HỢP ĐỒNG GỐC.............................................................................19

3

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH NGÀNH DỆT MAY

1.1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAMNgành dệt may là một trong những ngành đã truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước.

Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua. Năm 2014, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc giavà vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạchxuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn2008-2014 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độtăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.

Bảng 1: Thống kê số lượng các doanh nghiệp dệt may Việt NamChỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Số lượng công ty Công ty 6.000

Quy mô doanh nghiệp Người SME 200-500 chiếm chủ yếu

Cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu

Tư nhân (84%), FDI (15%), nhà nước (1%)

Cơ cấu công ty theo hoạt động May (70%), se sợi (6%), dệt/đan (17%),nhuộm (4%), công nghiệp phụ trợ (3%)

Vùng phân bổ công ty Miền Bắc (30%), miền Trung và cao nguyên(8%), miền Nam (62%).

Số lượng lao dộng Người 2,5 triệu

Thu nhập bình quân công nhân

VND 4,5 triệu

Giá trị nhập khẩu dệt may USD 13,5 tỷ

Giá trị xuất khảu dệt may (không tính xơ sợi)

USD 17,9 tỷ

Thị trường xuất khẩu chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thị trường nhập khẩu chính Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam

4

Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%).

Bảng 2: Giá trị xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2005 – 2014(đơn vị: tỷ USD)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 20140

5

10

15

20

25

4.8 5.97.8 9.1 9.1

11.214 15.1

17.920.95

Nguồn: Tổng cục thống kêKim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ hai và tăng đều qua các năm. Năm

2013 giá trị xuất khẩu tăng lên 17.9 tỷ USD, tăng 18.5% so với cùng kì năm trước, chiếm 13.6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2014 giá trị xuất khẩu của ngành dệt may tăng gần xấp xỉ 21 tỷ USD, tăng 13.75% so với năm trước. Càng chứng tỏ được vị thế của ngành dệt may đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo như nhận định của công ty chứng khoán FPTS - “Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm trong giai đoạn 2008 – 2014, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới.”

Mặc dù giá trị xuất khẩu của ngành dệt may lớn nhưng đi kèm với nó thì giá trị nhập khẩu của ngành dệt may cũng tăng mạnh.

Bảng 3: Giá trị nhập khẩu ngành dệt may giai đoạn 2007 – 2014(đơn vị: tỷ USD)

5

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 20140

2,0004,0006,0008,000

10,00012,00014,00016,00018,000

6,356 7,064 6,422

8,91111,209 11,363

13,54715,800

Trên đây là bảng số liệu tổng cộng giá trị nhập khẩu của ngành dệt may từ năm 2007-2008 bao gồm cả vải, xơ, sợi, bông và nguyên phụ liệu. Trong đó nhập khẩu vải chiếm tỷ tọng lớn nhất. Đấy chính là yếu tố bất lợi của ngành dệt may, khi các yếu tố đầu vào lại phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nước ngoài và có xu hướng ngày càng tăng đến năm 2013 tăng lên 13,547 tỷ USD và vào năm 2014 là 15,8 tỷ USD. 1.2. MÔ HÌNH 5 LỰC CẠNH TRANH1.2.1. Các rào cản gia nhập ngành

Chính sách của chính phủ: Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp mới đầu tư vào ngành dệt may, đặc biệt là về các yếu tố đầu vào của ngành. Tuy nhiên có chút khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp nhuộm do các vấn đề về môi trường. Nhưng điều này chỉ ảnh hưởng nhỏ đến khả năng gia nhập ngành.

Tính kinh tế theo quy mô: chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp may và thường có quy mô vừa và nhỏ. Vậy nên khi tăng quy mô các doanh nghiệp sẽ có thể giảm được chi phí đầu vào do mua được nguyên vật liệu rẻ hơn do đơn hàng lớn từ đó giá thành của sản phẩm rẻ hơn tăng lợi nhuận cho công ty. Cùng với đó là thú hút thêm được nhiều đơn hàng lớn và các nhà đầu tư nhờ quy mô doanh nghiệp tăng lên.

Khả năng tiếp cận vào các yếu tố đầu vào: khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào cao do có nhiều nhà cung cấp. Như đã phân tích ở trên, ngành dệt may có giá trị nhập khẩu rất lớn từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc,…. Đây là những quốc gia có các yếu tố đầu vào cho ngành dệt may rất lớn.

Khả năng tiếp cận kênh phân phối, khách hàng: đây là một thị trường sôi động, nhộn nhịp với khối lượng các nhà buôn lớn. Do đó yêu cầu doanh nghiệp cần phải có đủ nguồn lực để đáp ứng các đơn hàng lớn. Tuy nhiên cũng gặp phải khó khăn vì đã có những doanh nghiệp đã có từ lâu đời và có mạng lưới phân phối rộng khắp. Đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp khi gia nhập ngành.

6

Yêu cầu về vốn: Hoạt động chủ yếu của các công ty dệt may Việt Nam là sản xuất gia công nên yêu cầu đầu tư vào tài sản cố định tương đối lớn.

Yêu cầu về kĩ thuật,công nghệ: Yêu cầu về công nghệ với hoạt động may không cao như đối với hoạt động dệt và nhuộm. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp may đang chiếm khoảng 70% số doanh nghiệp trong ngành.

Đối với rào cản gia nhập ngành dệt may là không cao. Với các chính sách khuyến khích của nhà nước, các yếu tố đầu vào dễ dàng, yếu tố kĩ thuật không cao…… Đây cũng là lời giải thích vì sao nước ta có hơn 6000 doanh nghiệp dệt may.1.2.2. Mức độ cạnh tranh trong ngành

Mức độ tập trung của ngành: mức độ tập trung của ngành thấp. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp trong ngành nhưng lại không có doanh nghiệp nào lớn hẳn hoặc nổi trội hẳn.

Tình trạng tăng trưởng của ngành: Với những kỳ vọng từ các Hiệp đinh thương mại tự do và lợi thế về nguồn nhân công, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may cao nhất thế giới.

Khả năng áp đặt giá: khả năng áp đặt giá thấp vì ngành có mức độ phân tán và mức độ khác biệt hóa không cao.

Khác biệt hóa sản phẩm: Sự khác biệt giữa các sản phẩm là tương đối do các nhà sản xuất có quy trình sản xuất, dịch vụ tương đối khác nhau, tùy thuộc vào khả năng và kinh nghiệm

Tình trạng dư thừa công suất: Hiện tại, đa số các doanh nghiệp dệt may đang hoạt động với công suất tối đa do tình hình khả quan về các đơn hàng.

Khác biệt giữa các sản phẩm: Sự khác biệt giữa các sản phẩm là tương đối do các nhà sản xuất có quy trình sản xuất, dịch vụ tương đối khác nhau, tùy thuộc vào khả năng và kinh nghiệm.

Mặc dù nhu cầu đối với ngành lớn nhưng sự cạnh tranh trong ngành cao. Sự cạnh tranh không chỉ đối với các khách hàng lớn mà còn ở thị trường nguyên liệu đầu vào và lao động. Hiện tại, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ đối với các yếu tố đầu vào, do đó các doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ để có thể tiếp cận nguồn.1.2.3. Vị thế thương lượng nhà cung cấp

- Sự khác biệt của các nhà cung cấp: không lớn, ở mức trung bình.- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản

phẩm: Cao. Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 60-70% giá vốn hàng bán và nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt hóa sản phẩm.

7

- Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp: Số lượng và thông tin về nhà cung cấp nhiều dẫn đến chi phí chuyển đổi nhà cung cấp ở mức thấp.

- Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp: ở mức thấp, do số lượng nhà cung cấp tương đối lớn và mức độ độc quyền thấp nên nguy cơ này là không cao.

- Số lượng nhà cung cấp lớn, sự khác biệt không quá cao và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp dẫn đến vị thế thương lượng của các nhà cung cấp thấp. Để có thể hưởng các ưu đãi từ TPP và FTA-EU Việt Nam, các nhà sản xuất phải dịch chuyển các nhà cung cấp về Việt Nam hoặc các nước nội khối. Đây sẽ là thách thức lớn do ngành công nghiệp phụ trợ ở những khu vực này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu.1.2.4. Vị thế thương lượng của khách mua

Số lượng người mua: số lượng người mua có nhu cầu đặt hàng tại Việt Nam là rất cao.

Thông tin người mua có được: ở mức trung bình, do thông tin mà người mua có được về các doanh nghiệp trong ngành không nhiều do hệ thống thông tin về các doanh nghiệp không chi tiết.

Tính nhạy cảm đối với giá: bên cạnh vấn đề về giá, các vấn đề khác liên quan đến chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, an toàn lao động, tuân thủ pháp lý,... cũng quan trọng không kém đối với các khách mua.

Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành: ở mức thấp. Lợi thế thương lượng của khách mua không quá cao do nhu cầu lớn và công

suất sản xuất của các doanh nghiệp còn thấp. Đặc biệt trong giai đoạn cao điểm vào Q2 và Q3 hằng năm, các doanh nghiệp thường hoạt động ở công suất tối đa. Với xu hướng tăng lên của giá nhân công Trung Quốc và kỳ vọng từ các hiệp định thương mại, dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục nâng cao vai trò của mình trong chuỗi dệt may toàn cầu.1.2.5. Sản phẩm thay thế

- Các chi phí trong chuyển đổi sản phẩm: ở mức thấp.- Tương quan giá cả và chất lượng của các sản phẩm thay thế: ở mức cao. Các

sản hàng may mặc rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau. Do đó, người mua dễ dàng tìm thấy các sản phẩm thay thế tương quan về giá cả và chất lượng.

- Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng: ở mức cao, tương ứng với những thay đổi về độ tuổi, thu nhập, xu hướng…

8

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TYTóm tắt quá trình phát triểnCông ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn tiền thân là Công ty sản xuất

xuất nhập khẩu may Sài Gòn, thành lập vào năm 1993 và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM vào tháng 12/2006.

Hoạt động kinh doanh chínhMua bán, sản xuất, xuất khẩu nguyên phụ liệu, các mặt hàng may mặc. Ngoài ra

công ty cũng kinh doanh bất động sản và lĩnh vực vận tải. Tình hình sản xuất kinh doanhDoanh thu

Bảng 4: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 3 năm gần nhất(đơn vị: tỷ)

Doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế

0200,000400,000600,000800,000

1,000,0001,200,0001,400,0001,600,000

Năm 2014Năm 2013Năm 2012

Nguồn: GMC- Doanh thu thuần duy trì xu hướng tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2012-

2014. Trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm ~ 90% tổng doanh thu của GMC và liên tục tăng trưởng.

- Thị trường xuất khẩu chính của công ty là EU, Mỹ và Nhật Bản với 3 khách hàng lớn là Decathlon (Pháp), New Wave (Thụy Điển) và Columbia (Mỹ).

- Phương thức xuất khẩu của GMC là: CMP(Gia công), FOB, ODM.Trong đó sản xuất theo phương thức FOB chỉ chiếm 30% năng lực sản xuất

nhưng lại đạt hơn 85% doanh thu. Từ năm 1997 - 1998, May Sài Gòn 3 đã là một trong những công ty tiên phong sản xuất theo hình thức FOB.

Bảng 5: Biểu đồ cơ cấu doanh thu trong doanh thu bán hàng (đơn vị: USD và VNĐ)

9

USDDoanh thu xuất khẩu FOB

Doanh thu xuất khẩu CMP

Doanh thu nội địa

VNĐDoanh thu xuất khẩu FOB

Doanh thu xuất khẩu CMP

Doanh thu nội địa

Nguồn: số liệu BCTC nửa đầu năm 2015 của GMCPhương thức xuất khẩu FOB mang lại sự chủ động cho doanh nghiệp,đem lại tỷ

suất lợi nhuận cao gấp 4 lần so với phương thức thủ công Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm thay đổi theo hướng tập trung vào sản phẩm cao cấp cũng là một yếu tố nữa giúp công ty duy trì lợi nhuận. Đơn hàng FOB không phải luôn đều đặn mà còn tùy thuộc thời tiết, mùa vụ.

Theo yếu tố mùa vụ, quý II và quý III hàng năm thường là thời gian cao điểm về doanh thu và lợi nhuận. Điều này dựa trên những cơ sở sau: (1) Doanh thu giảm do các đơn hàng xuất khẩu dự kiến giảm; (2) Biên lợi nhuận gộp giảm do quý 4 công ty chủ yếu sản xuất các đơn hàng xuất khẩu xuân hè (biên lợi nhuận thấp hơn sản phẩm thu đông) và hàng nội địa. việc tập trung khai thác thị trường nội địa khi đơn hàng xuất khẩu giảm sẽ là yếu tố dẫn dắt doanh thu nội địa tăng trưởng, tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm sản xuất phục vụ thị trường nội địa chỉ chiểm khoảng 10% khó bù đắp phần sụt giảm từ doanh thu xuất khẩu.

Chi phíCông ty đã quản lý các chi phí hoạt động rất hiệu quả trong bối cảnh giá cả

nguyên vật liệu đầu vào và chi phí nhân nhân công liên tục tăng nhưng giá cả sản phẩm đầu ra không thể tăng với tỷ lệ tương ứng.

Cụ thể, tỷ trọng tổng chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần giảm từ 18,2% năm 2009 xuống còn 10% năm 2013. Con số này cũng thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành cho thấy hiệu quả quản lý chi phí của công ty liên tục tăng qua các năm và cao hơn so với các doanh nghiệp dệt may khác. Đáng chú ý, mặc dù doanh thu thuần liên tục tăng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp đang trong xu hướng giảm từ 118 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 90,8 tỷ đồng năm 2013.

Trong chi phí sản xuất theo yếu tố, chi phí nguyên liệu vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất.

10

Bảng 6: Tỷ trọng các chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Chi phí nguyên liệu vật liệuChi phí nhân công Chi phí khấu hao TSCĐChi phí dịch vụ mua ngoàiChi phí bằng tiền khác

Nguồn: GMCChi phí NVL chiếm khoảng65% giá vốn hàng bán. Năm 2010, 70%-75%

nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan, tỷ lệ này liên tục giảm và đạt khoảng 60%-65% trong năm 2014. Công ty chủ động tăng tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu do các nhà cung cấp vải và phụ liệu đã từng bước tổ chức được năng lực sản xuất tại Việt Nam. Khách hàng cũng chủ trương tăng cường nội địa hóa để tiết kiệm thời gian vận chuyển và tận dụng cơ hội khi TPP có hiệu lực.

Kết luận: Điểm mạnh điểm yếu của công ty theo mô hình SWOTĐiểm mạnh Điểm yếu

Có nhiều kinh nghiệm và lợi thế trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may

Doanh thu tăng trưởng dần qua các năm

Sản xuất được sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, khó cạnh tranh

Tỷ lệ cổ tức cao, ổn định

Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu mới của phương thức sản xuất ODM

Thiếu đội ngũ quản lý các đơn vị sản xuất. Sản phẩm chưa đa dạng nên khó thâm nhập được nhiều thị trường mới.

11

CHƯƠNG 3 CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

3.1. RỦI RO KINH TẾ3.1.1. Rủi ro tăng trưởng

Rủi ro về tăng trưởng kinh tế Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục từ ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh

tế thế giới 2008, tuy tốc độ tăng trưởng khả quan và dần ổn định nhưng vẫn còn chậm.Cầu tiêu dung suy giảm sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu hàng nội địa của công ty.

Rủi ro về tỷ giáDoanh thu chủ yếu của công ty đến từ hoạt động xuất khẩu nên tỷ giá là một

yếu tố rất quan trọng tác động đến hiệu quả SXKD của công ty. Nếu như trong năm 2012, 2013, 2014 tỷ giá ổn định tương đối vững chắc nhờ

các giải pháp điều hành nhất quán, sự kết hợp đồng bộ giữa các chính sách tỷ giá, lãi suất và các công cụ chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước thì sang đến nửa đầu năm 2015, tỷ giá đã có những biến động bất thường, mà ảnh hưởng trực tiếp từ việc Trung Quốc phá giá đồng NDT khi Ngân hàng NN đã phải liên tục nới biên độ tỷ giá lên đến mức 2%.

Những diễn biến khó lường của tỷ giá là một trong những rủi ro đối với doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cần có những dự báo cũng như biện pháp để phòng ngừa rủi ro này.3.2. RỦI RO PHÁP LUẬT

Là một doanh nghiệp hoạt động theo mô hình CTCP, Công ty chịu sự điều chỉnh bởi các quy định pháp Luật Doanh Nghiệp, chứng khoán và thị trường chứng khoán (Luật Chứng Khoán), Thuế (Thu Nhập Doanh Nghiệp), lĩnh vực hoạt động (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật xây dựng, Luật kinh doanh bất động sản…) mà các văn bản luật này đang trong quá trình hoàn thiện nên khi có thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty.3.3. RỦI RO NGÀNH

Rủi ro nguyên vật liệu đầu vàoCông ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn tham gia vào 3 mắt xích

trong chuỗi dệt may:- Sản xuất vải dệt kim, dệt thoi, đan móc và hoàn thiện sản phẩm dệt.- May gia công cho các hãng lớn.

12

- Bán lẻ hàng may mặc, giày dép,hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.

* Các mắt xích đều chịu rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vàoThứ nhất, do thị trường NVL trong nước không đủ đáp ứng.Điều này gây rủi ro

rất lớn khi doanh nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu nhưng lại không tận dụng được nguồn nguyên phụ liệu trong nước.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro về thời gian và chất lượng nguyên phụ liệu trong quá trình vận chuyển, rủi ro về thời gian khi tìm nguyên liệu thay thế trong trường hợp sản phẩm bị lỗi dẫn tới ảnh hưởng hợp đồng giao hàng.

Thứ hai, trên 90% đơn hàng của công ty được sản xuất theo phương thức FOB và phần lớn theo phương pháp FOB chỉ định ( nhà nhập khẩu chỉ định nhập nguyên liệu từ nguồn nào). Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu thêm trách nhiệm về tài chính để thu mua và vận chuyển nguyên liệu, gây ra sự bị động cho doanh nghiệp.

Rủi ro về nhân côngMột trong những khó khăn của công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài

Gòn là tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao, nhất là cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang phương thức sản xuất ODM ( thiết kế, tự tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất, phân phối).

Trong ngành dệt may,gần 80% lao động là nữ, tình trạng dịch chuyển lao động luôn diễn ra bởi lao động chủ yếu là tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp, chỉ có 15% lao động có trình độ từ trung cấp trở lên. Khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, dòng vốn FDI sẽ ồ ạt chảy vào Việt Nam, các công ty nước ngoài thay vì thuê các doanh nghiệp Việt Nam gia công sản phẩm dệt may sẽ tự mình mở nhà máy để tận dụng các lợi thế, thu hút nguồn lao động chất lượng, vì thế nguồn cung nguồn lao động có trình độ sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Rủi ro về các rào cản thuế quan và phi thuế quan từ các thị trường xuất khẩuThị trường chính của công ty là Mỹ và EU- những nơi có những quy định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm nhập khẩu cũng như những quy định khắt khe để bảo vệ nền sản xuất dệt may trong nước. Vì vậy có nhiều trường hợp hàng xuất sang đến các thị trường này nhưng lại bị trả lại, gây thiệt hại lớn.

13

CHƯƠNG 4 HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU BÔNG

4.1. CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG GỐCHợp đồng nhập khẩu bông

Số : 12/HDGDNgày : 25/7/2015

Chúng tôi gồm cóBên A: SUMITEX INTERNATIONAL CO., LTD- Địa chỉ : 3-24 Kandanishiki, Chiyoda-ku, Tokyo, 101-8465 Japan.- Điện thoại: 81-3-3518-8461 Fax: 81-3-3518-8477.- Đại diện là: Shinichi Tanaka Chức vụ: Giám đốc điều hành.- Đây là bên xuất khẩu hàng.Bên B: Công ty cổ phần sản xuất thương mại May Sài Gòn- Địa chỉ: 252 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Q. Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh,

Việt Nam.- Điện thoại: 848 3984 4822 (6 lines). FAX: 848 3984 4746.- Đại diện là: Nguyễn Ân Chức vụ : Tổng giám đốc.- Đây là bên nhập khẩu hàng.Ngày 17/9/2015, cả hai bên đã bàn và thỏa thuận kí kết hợp đồng nhập khẩu này

cho đợt giao hàng vào ngày 17/12/2015 mặt hàng bông với những điều khoản và điều kiện sau:

A. Chi tiết về hợp đồngTên hàng Đơn giá Số lượng TổngBông 1.7USD/pound 10.000 pounds 17.000 USDNgày đặt hàng 17/9/2015Ngày giao hàng 17/12/2015Thời hạn 3 thángVới tỷ giá giao ngay của USD/VND = 22.430

B. Giao hàngGiao hàng vào ngày 17/12/2015 chậm nhất là sau 5 ngày tức ngày 22/12/2015.- Cảng đi ( cảng bốc hàng): ...........................- Cảng đến (cảng dỡ hàng): ..........................C. Thanh toán

14

- Bằng thư tín dụng không hủy ngang trả ngay cho toàn bộ số hàng đã giao, việc thanh toán bằng thư tín dụng này do yêu cầu của bên công ty cố phần sản xuất thương mại May Sài Gòn.

-Ngân hàng thông báo ( ngân hàng bên báo ) EXIMBANK TPHCM. - Thanh toán được thực hiện khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ hợp lệ:+ Hóa đơn thương mại đã kí.+ Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng Thương Mại Việt Nam cấp với 1 bản gốc

và 3 bản sao.+ Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng đóng gói với 1 bản gốc và bản

sao do OMIC/SGC cấp ở cảng đi trước khi bốc hàng lên tàu.Hợp đồng này được làm thành 4 bản tiếng anh, mỗi bên giữu 2 bản và có hiệu

lực như nhau.

Người mua ký Người bán ký4.2. CÁC RỦI RO TRONG HỢP ĐÔNG GỐC

Rủi ro tỷ giá

Với hợp đồng trên, công ty rất dễ gặp phải vấn đề rủi ro tỷ giá gây bất lợi cho công ty khi số tiền phải trả bằng USD sau khi quy đổi từ VND sang. Nếu tỷ giá USD/VND tăng trong vòng 2 tháng tới có nghĩa là công ty sẽ phải trả nhiều VND hơn với cùng một lượng USD. Ngược lại nếu tỷ giá giảm công ty sẽ phải trả ít VND hơn.

Giả sử tỷ giá sau 3 tháng nữa là 23.000 thì số tiền công ty bị thiệt hại sau khi quy đổi từ USD sang VND là:

17.000*(22.430- 23.000) = - 9.690.000 VND Rủi ro về nguyên liệu đầu vào

Đối với một đơn đặt hàng lớn như thế này, nguyên vật liệu dự trữ là rất quan trọng . Nhưng có thể doanh nghiệp không có đủ số lượng nguyên vật liệu trong kho. Trong khi đó số lượng nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp lại được cung cấp từ phần lớn các nhà cung ứng nước ngoài. Do đó nếu không cung ứng đủ số nguyên vật liệu đầu vào có thể dẫn đến gián đoạn quá trình sản xuất, gây ra sự chậm trễ trong giao hàng. Nhưng đây là yếu tố chủ quan của doanh nghiệp khi không có sự chuẩn bị chu đáo.4.3. BA PHƯƠNG ÁN PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO HỢP ĐỒNG GỐC

Trong hợp đồng gốc, giá cả và số lượng đã được hai bên kí kết và thống nhất. Tuy nhiên, công ty lo sợ rằng tỷ giá giao ngay tại thời điểm thanh toán (17/12/2015) sẽ tăng giá. Lúc đó, công ty sẽ cần nhiều VND hơn để chi trả cho số tiền 17.000 USD

15

này. Vì vậy, công ty quyết định phân tích 3 hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho hợp đồng gốc.4.3.1. Sử dụng hợp đồng kì hạn

Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tăng trong tương lai nên công ty mua hợp đồng kì hạn tại thời điểm hiện tại. Công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn nhập khẩu bong nên rủi ro mà công ty phải đối mặt trong tương lai đó là tỷ giá giữa USD/VND tăng. Do đó làm cho tăng chi phí và giảm lợi nhuận của công ty.

Tại thời điểm ký hợp đồng 17/09/2015 nhập khẩu bông với đối tác của Nhật, công ty đồng thời ký hợp đồng kỳ hạn 17000 USD tại mức giá xác định USD/VND = 22.100 với Vietcombank đáo hạn sau 3 tháng kể từ ngày ký kết. Sau tháng Công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn phải thực hiện hợp đồng với Vietcombank.

Số tiền công ty phải trả sau 3 tháng nữa theo hợp đồng: 17.00022.100 = 375.700.000 VND.

Gỉa sử sau 3 tháng nữa tỷ giá thị trường tăng lên USD/VND = 22.670. Nếu như công ty không ký kết hợp đồng kỳ hạn thì sau 3 tháng nữa số tiền công ty phải trả là : 17.00022.670 = 385.390.000 VND.

Vậy việc thực hiện hợp đồng kỳ hạn sẽ giúp công ty tiết kiệm được một khoản (385390..000375.700.000 = 9.690.000 VND ) so với việc không thực hiện hợp đồng.

Gỉa sử sau 3 tháng nữa tỷ giá thị trường giảm xuống USD/VND = 21.060. Nếu như công ty không ký kết hợp đồng kỳ hạn thì sau 3 tháng nữa số tiền công ty phải trả là : 17.00021.060 = 358.020.000 VND.

Vậy việc thực hiện hợp đồng kỳ hạn làm tăng thêm số tiền phải trả của công ty (375.700.000358.020.000 = 17.680.000 VND) so với việc không thực hiện hợp đồng.

Ưu điểm:- Giúp công ty bảo hiểm sự biến động của tỷ giá.- Công ty cố định được chi phí phải trả hoặc bảo vệ giá trị các khoản thu được

trong tương lai.- Luồng tiền chỉ phát sinh vào ngày đáo hạn.- Gía trị của hợp đồng kỳ hạn không được định giá lại trong suốt thời gian hiệu

lực của hợp đồng nên sẽ không làm xuất hiện các khoản ký quỹ bổ xung.- Tài sản cơ sở của HĐ kỳ hạn không bị ràng buộc bởi những tiêu chuẩn về khối

lượng, chủng loại (trong HĐ giao sau, tài sản cơ sở giao dịch phải đạt những tiêu chuẩn của thị trường mới được giao dịch). Cho nên, nguồn cung cho HĐ kỳ hạn rất phong phú.

Nhược điểm:

16

- Hợp đồng kỳ hạn không thể hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả hai đối tác. Giao dịch kỳ hạn là bắt buộc, chịu rang buộc pháp lý chặt chẽ. Nên khi đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng (mỗi bên phải chấp nhận rủi ro tín dụng của bên kia, mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác) , trừ khi hai bên thỏa thuận hủy hợp đồng.

- Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua/bán ngoại tệ trong tương lai.Lúc này hợp đồng kỳ hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu và được thay thế bởi các hợp đồng hoán đổi.

Do đây là HĐ bắt buộc thực hiện, nên tính linh hoạt trong việc chấm dứt HĐ nhằm hạn chế thiệt hại do thực hiện HĐ rất kém.4.3.2. Sử dụng hợp đồng tương lai

Ưu điểm của hợp đồng tương lai+ Phòng ngừa rủi ro: Hợp đồng tương lai đem lại cho những người muốn quản

lý rủi ro biến động giá cơ hội chuyển rủi ro đó sang cho những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro với hy vọng không ngừng gia tăng lợi nhuận – Quá trình chuyển rủi ro này được gọi là phòng ngừa rủi ro. Trên thực tế, việc phòng ngừa rủi ro được thực hiện bằng cách bù trừ rủi ro về giá hiện hữu trên thị trường giao ngay thông qua việc giữ một vị thế trái ngược nhưng có giá trị tương đương trên thị trường hợp đồng tương lai. Bằng cách này, người phòng ngừa rủi ro sẽ cố định được mức giá hay là mức lãi suất mà họ có thể chấp nhận được và hạn chế, thậm chí loại bỏ, những thiệt hại do biến động bất lợi của giá gây ra.

+ Tính thanh khoản cao: Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết và được chuẩn hóa. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, những người tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể (hoặc sẽ) mua - bán cái gì, vào thời điểm nào trong tương lai và giao dịch đó được thực hiện như thế nào. Với tính chất nhất quán của sản phẩm, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường có thể mở và đóng vị thế khi cần một cách dễ dàng. Điều này làm cho thị trường hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích khác nhau.

+ Đòn bẩy tài chính: Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở). Một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹ với tính chất là khoản cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị

17

thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ. Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở.

Nhược điểm của hợp đồng tương lai+ Phòng ngừa rủi ro làm giảm tiềm năng gia tăng lợi nhuận: Khi sử dụng hợp

đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro cho một vị thế đối với tài sản cơ sở, nhà đầu tư có thể giảm được những thiệt hại hay thua lỗ có thể xảy ra với vị thế cơ sở của mình khi giá trên thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Kết quả này có được nhờ sự đối lập giữa vị thế tài sản cơ sở và vị thế hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư nắm giữ đồng thời khiến cho lãi/lỗ phát sinh từ hai vị thế này bù trừ (và có thể triệt tiêu) lẫn nhau. Tuy nhiên, khi thị trường diễn biến theo xu hướng có lợi, nhà đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai không có khả năng tận dụng biến động có lợi đó để gia tăng lợi nhuận hay thu nhập cho mình do hiện tượng bù trừ (lãi/lỗ) giữa các vị thế đối lập vẫn tiếp tục diễn ra. Đây là một điểm hạn chế của việc sử dụng hợp đồng tương lai trong phòng ngừa rủi ro.

+ Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy: Đòn bẩy tài chính là một trong những đặc điểm nổi bật tạo nên sức hấp dẫn cho hợp đồng tương lai nói riêng và nhiều loại chứng khoán phái sinh nói chung. Tuy nhiên, hiệu ứng đòn bẩy sẽ chỉ tạo ra con số lợi nhuận ấn tượng trong thực tế nếu dự báo (hay kỳ vọng) của người sử dụng hợp đồng tương lai về chiều hướng biến động giá tài sản cơ sở trở thành hiện thực. Trong trường hợp sự thay đổi về giá tài sản cơ sở trên thị trường không đúng với dự đoán làm căn cứ cho giao dịch hợp đồng tương lai ban đầu, thua lỗ sẽ xảy ra và do tác động đòn bẩy, mức độ thua lỗ tính theo tỷ lệ phần trăm trên “số vốn đầu tư ban đầu” sẽ lớn hơn rất nhiều (so với đầu tư trên thị trường giao ngay).

+ Yêu cầu ký quỹ bổ sung: Như ta đã biết cơ chế thanh toán hợp đồng tương lai là thanh toán hàng ngày, các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hợp đồng tương lai được hiện thực hóa hàng ngày và phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư xuống bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì. Điều này đòi hỏi khi tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư phải có sự chuẩn bị nhất định về năng lực tài chính, bởi nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu thì vị thế của nhà đầu tư trên thị trường hợp đồng tương lai sẽ bị đóng lại, gây thua lỗ và có thể dẫn nhà đầu tư tới việc phá sản.

18

4.3.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọnSau 3 tháng nữa, công ty sẽ phải trả 1 khoản mua bông là 17.000 USD mà

không biết trước tỷ giá sẽ như thế nào. Công ty sẽ mua hợp đồng quyền chọn mua USD để bảo hiểm rủi ro tỷ giá tăng lên.

Hợp đồng quyền quyền chọn mua (Call Option) tuân thủ các đặc điểm như sau:Tên: USDKhối lượng 1 HĐ: 1000 USDGiá của tài sản cơ sở: 22500VND/1USDGiá của quyền chọn: 100VND/1USDThời hạn của hợp đồng: 3 thángSố lượng cần phòng ngừa rủi ro: 17.000 USDSố lượng HĐ là: 17.000 : 1000= 17 (HĐ)Giá của 1 HĐ là: (22.500+100) *1000= 22.600.000 VNDTại ngày 17/12/2015Tỷ giá giao ngay So của USD/VND=22671 > 22500Công ty sẽ mua bông theo giá quyền chọn và bánsố bông trên thị trường theo

giá giao ngay. Dùng số tiền thanh toán nhận được thay toán cho hợp đồng nhập khẩu.Khi đó số tiền mà công ty phải bỏ ra là tỷ giá quyền chọn và phí quyền chọn là:

22.600.000*17 = 384.200.000 VND (Số tiền phải bỏ ra nếu không mua hợp đồng quyền chọn là: 22.671*17.000= 385.407.000 VND)

Ưu điểm khi sử dụng hợp đông quyền chọnPhòng ngừa rủi ro: Công ty có quyền thực hiện hay không thực hiện quyền

chọn của mình theo giá ghi trên hợp đồng đó. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa hợp đông quyền chọn với hợp đồng kì hạn, tương lai hay hoán đổi: Đó là bên nắm quyền chọn có thể thực hiện hay không thực hiện hợp đồng khi đáo hạn. Như vậy, khi tỷ giá giao ngay tăng sẽ có lợi cho công ty. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, việc thực hiện giao dịch khiến công ty bị lỗ. họ sẽ không thực hiện quyền, chính vì vậy, hợp đồng quyền chọn được gọi là hợp đồng cắt lỗ. Mức tổn thất lớn nhất bên mua gánh chịu chính là phí mua hợp đồng.

Tăng lợi nhuận: Cho phép công ty thu được tỷ lệ % lợi tức trên số vốn đầu tư là cao nhất, do công ty chỉ bỏ ra chi phí nhỏ là giá quyền chọn và một số phí liên quan trong quá trình giao dịch và thanh toán như phí môi giới, phí thanh toán,… Nếu tài sản cơ sở (ở đây là tỷ giá) biến động theo như kỳ vọng của Công ty thì khi đó khoản lợi nhuận là rất lớn.

19

Nhược điểmCông ty phải bỏ chi phí ra mua quyền chọn, cho dù có thực hiện hay không thực

hiện quyền chọn. Khi tỷ giá ít biến động công ty là người mua hợp đồng quyền chọn mua sẽ bị mất khoản phí không đáng có. Vì vậy, khi chắc chắn về tỷ giá thì không nên chọn hợp đồng quyền chọn mà chọn hợp đồng kỳ hạn.4.4. SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TỶ GIÁ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO CHO HỢP ĐỒNG GỐC

Công ty lo sợ USD/VND tăng giá trong tương lai nên mua hợp đông tương lai để bảo hiểm cho khoản tiền phải thanh toán khi đáo hạn hợp đồng. (trong file đính kèm)

- Sàn giao dịch: CME- Đặc điểm hợp đông tương lai trên sàn CME* Hàng hoá cơ sở: bông* Quy mô hợp đồng: pound (1 pound = 0.45359237 kg; 1 kg = 2.20462262

pound)* Báo giá: USD cho mỗi pound* Thời gian giao dịch: - CME Globex: Thứ sáu – Chủ nhật bắt đầu từ 17h15 – 18h (45 phút cho mỗi

ngày)- CME ClearPort: Thứ hai – Thứ sáu bắt đầu từ 17h15 – 18h (45 phút mỗi ngày)* Giới hạn biến động giá tối thiểu: 0.0001 USD cho mỗi pound.* Mã sản phẩm: CME Globex: TTCME ClearPort: TTClearing: TTTAS: TTT* Hợp đồng niêm yết: Giao dịch được thực hiện trong tháng 3, 5, 7, 10, 12. Chu

kì 24 tháng tiếp theo.Tính số lượng hợp đồng gốc cần muaTheo hợp đồng gốc: NA = 10.000 poundsTheo thực tế trên sàn: QF = 50,000 pounds h = 0,997488747 (tính trong file ecxel đính kèm)Số lượng hợp đồng tối ưu để phòng ngừa rủi ro: N = (0,997488747 x 10000)/50

=199,4977Vậy ngân hàng cần mua 200 hợp đồng như trên để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.