phong cách bản sac của học sinh

17
PHONG CÁCH BẢN SAC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỐ THÔNG Nguyễn Thị Anh Thư Nguyễn Thị cẩm Đoàn Thị Hằng Khoa Tâm học, Trường Đại học Khoa học hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Nội. TÓM TẮT Phong cách bản sắc sự khác biệt trong cách các nhân xảy dựng sửa đôi hoặc duy trì ý thức về bản thân của họ (Berzonsky, 1992; 2005). Việc tìm hiểu phong cách bản sắc thê giúp các nhân nhìn nhận chính xác về bản thân, tự tin đối mặt với các vấn đề trong cuộc sổng. Dựa trên sở này, một nghiên cứu được thực hiện trên 269 học sinh trung học phổ thông từ 16 đến 18 tuổi tại một trường THPT tỉnh Băc Ninh nham tìm hiêu về thực trạng phong cách bản sắc của học sinh mối quan hệ giữa phong cách bản sac này với các biến nhân khẩu học, bao gồm tuôi, giới tính, kết quả học tập. Nghiên cứu sử dụng Bản kiểm phong cách bản sắc (Identity Style Inventory-5 - ISI-5) của Berzonsky các cộng sự (2013). Kết quả chỉ ra rang trong ba phong cách bản sắc, bao gồm: phong cách bản sắc Thông tin, phong cách bân sắc Chuân mực phong cách bản sắc tránh - khuếch tán thì phong cách bản sắc Chuấn mực phố biến nhất trong mẫu nghiên cứu, tiếp theo phong cách tránh - khuếch tán cuối cùng phong cách Thông tin. Nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thong về các phong cách bản sắc khi so sánh theo giới tính, kết quả học tập của học sinh, trong khỉ đó, không sự khác biệt mang ý nghĩa thống về phong cách bản sắc khi so sánh theo độ tuổi của học sinh. Từ khóa: Phong cách bản sắc; Giới tính; Tuổi; Ket quả học tập; Học sinh trung học phổ thông. Ngày nhận bài: 1/6/2021; Ngày duyệt đăng bài: 25/6/2021. 1. Đặt vấn đề VỊ thành niên một giai đoạn đầy sóng gió bất cứ ai cũng phải trải qua. Đây giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em người lớn với không ít những biến đổi cả về sinh lý, tâm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện. 52 TẠP CHÍ TÂM HỌC, số 7 (268), 7 -2021

Upload: khangminh22

Post on 04-May-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

PHONG CÁCH BẢN SAC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỐ THÔNG

Nguyễn Thị Anh ThưNguyễn Thị cẩm TúĐoàn Thị HằngKhoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TÓM TẮT

Phong cách bản sắc là sự khác biệt trong cách các cá nhân xảy dựng và sửa đôi hoặc duy trì ý thức về bản thân của họ (Berzonsky, 1992; 2005). Việc tìm hiểu phong cách bản sắc có thê giúp các cá nhân nhìn nhận chính xác về bản thân, tự tin đối mặt với các vấn đề trong cuộc sổng. Dựa trên cơ sở này, một nghiên cứu được thực hiện trên 269 học sinh trung học phổ thông từ 16 đến 18 tuổi tại một trường THPT ở tỉnh Băc Ninh nham tìm hiêu về thực trạng phong cách bản sắc của học sinh và mối quan hệ giữa phong cách bản sac này với các biến nhân khẩu học, bao gồm tuôi, giới tính, kết quả học tập. Nghiên cứu sử dụng Bản kiểm kê phong cách bản sắc (Identity Style Inventory-5 - ISI-5) của Berzonsky và các cộng sự (2013). Kết quả chỉ ra rang trong ba phong cách bản sắc, bao gồm: phong cách bản sắc Thông tin, phong cách bân sắc Chuân mực và phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán thì phong cách bản sắc Chuấn mực là phố biến nhất trong mẫu nghiên cứu, tiếp theo là phong cách Né tránh - khuếch tán và cuối cùng là phong cách Thông tin. Nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thong kê về các phong cách bản sắc khi so sánh theo giới tính, kết quả học tập của học sinh, trong khỉ đó, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về phong cách bản sắc khi so sánh theo độ tuổi của học sinh.

Từ khóa: Phong cách bản sắc; Giới tính; Tuổi; Ket quả học tập; Học sinh trung học phổ thông.

Ngày nhận bài: 1/6/2021; Ngày duyệt đăng bài: 25/6/2021.

1. Đặt vấn đề

VỊ thành niên là một giai đoạn đầy sóng gió mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn với không ít những biến đổi cả về sinh lý, tâm lý có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện.

52 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7 -2021

Trong giai đoạn này, theo lý thuyết phát triền tâm lý xã hội của Erikson, vị thành niên trải qua thời kỳ tìm kiếm bản sắc cá nhân (identity), tìm hiểu bản thân mình là ai, những giá trị niềm tin nào mình theo đuổi, định hướng tương lai của bản thân ra sao? (Erikson, 1968). Việc tìm kiếm và xác định được bản sắc có vai trò quan trọng, giúp cá nhân có được niềm tin và sự tự tin để đối mặt với những giai đoạn tiếp theo của cuộc đời. Ngược lại, những cá nhân cố gắng xoay sở hoặc thất bại trong tìm kiếm bản sắc có thể dần đến tình trạng lẫn lộn vai trò.

Có nhiều hướng tiếp cận về bản sắc cá nhân. Nếu như Marcia (1966) khám phá mô hình các trạng thái bản sắc và kết quả của nó, bao gồm trạng thái thành tích (achievement identity), trạng thái kế thừa (foreclosure identity), trạng thái trì hoãn (moratorium identity) và trạng thái khuếch tán (confusion/ diffusion identity), thì dưới góc nhìn của quan điểm nhận thức - xã hội về quá trình phát triển bản sắc cá nhân, Berzonsky (1989) đã đề xuất một mô hình phong cách bản sac (identity style). Ông cho rằng sự phát triển bản sắc nên được khái niệm hóa thông qua quan điểm nhận thức xã hội và nhấn mạnh vào quá trình khám phá của cá nhân. Berzonsky lập luận rằng trong giai đoạn khám phá, các cá nhân thường đối phó và thích nghi với các cuộc khủng hoảng nhằm tạo ra và xây dựng bản sắc cá nhân. Thông qua nhận thức xã hội này, vị thành niên nhận thức và xử lý các vấn đề thực tế (dần theo Williams, 2011).

Theo Erikson (1968), bản sắc đóng vai trò là hệ quy chiếu mà mọi người sử dụng đế diễn giải trải nghiệm cá nhân, khám phá về ý nghĩa, mục đích và hướng đi cuộc đời. Năm 1989, trong nghiên cứu “Phong cách bản sắc: khái niệm hóa và đo lường”, Berzonsky đã đề xuất rằng những phong cách bản sắc là cách tiếp cận nhận thức - xã hội nhằm quyết định và giải quyết các vấn đề của cá nhân, đó là những thông tin và kinh nghiệm có liên quan đen bản thân được mã hóa, xử lý, tổ chức và sửa đổi. Phong cách bản sắc là những chiến lược đặc trưng mà cá nhân sử dụng hoặc muốn sử dụng (Berzonsky, 1989). Phong cách bản sắc đề cập đến sự khác biệt trong cách các cá nhân xây dựng, sửa đổi hoặc duy trì ý thức về bản thân của họ (Berzonsky, 1992; 2005). Hiểu một cách chung nhất, phong cách bản sắc là phương thức đặc trưng của thanh thiếu niên trong việc tiếp cận vấn đề có liên quan đến bản sắc cá nhân hoặc ý thức về bản thân họ, sự khác biệt trong phong cách phản ánh sự khác biệt trong quá trình nhận thức - xã hội mà các cá nhân sử dụng để xây dựng các cảm giác về bản sắc (APA). Phong cách bản sắc theo quan điểm của Berzonsky biểu thị những cách mà cá nhân tiếp nhận quá trình ra quyết định, đặc biệt liên quan đến những quyết định có ý nghĩa, tác động lớn đến bản sắc cá nhân và sự phát triển sau này của cá nhân. Berzonsky chia phong cách bản sắc thành ba loại, gồm phong cách bản sắc Thông tin, phong cách bản sắc Chuẩn mực và phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021 53

Phong cách bản sắc Thông tin (information identity style) đề cập đến việc cá nhân đối mặt với các vấn đề bản sắc bằng việc chủ động tìm kiếm và đánh giá các giá trị, mục tiêu hoặc cơ hội trước khi đưa ra cam kết. Khi đối mặt với những thông tin khác với nhận thức của họ về bản thân, những người theo phong cách bản sắc Thông tin thường xem xét, đánh giá lại một cách kỹ càng nhưng quan niệm về bản thân họ (dẫn theo Williams, 2011). Phong cách bản sắc Thông tin là phong cách được xây dựng dựa trên việc kết hợp tìm kiếm thông tin, đối phó tập trung vào vấn đề (Berzonsky, 1992), thăm dò tích cực (Schwartz, 1996), cam kết linh hoạt (Berzonsky và Neimeyer, 1994), nhu cầu nhận thức (Berzonsky, 1994) và mức độ lòng tự trọng cao. Những cá nhân thuộc phong cách bản sắc này thường rất chú trọng vào việc tìm kiếm các thông tin liên quan một cách đầy đủ đế giải quyết vấn đề. Các cá nhân tuân theo phong cách xử lý này đưa ra quyết định nhanh chóng, tận tâm, hướng ngoại, cởi mở, ít hoảng sợ, ít né tránh, ít hành vi hợp lý hóa và tính chịu trách nhiệm cao hơn (Berzonsky, 1992; Berzonsky và Ferrari, 1996; Dollinger, 1995). Phong cách bản sắc Thông tin thể hiện dưới các trạng thái tạm hoãn (diffusion identity) và trạng thái thành tích (achievement identity) (Berzonsky, 1989).

Phong cách bản sắc Chuẩn mực/Quy chuẩn (normative identity style) thể hiện ở những người xử lý các vấn đề về bản sắc theo những chuẩn mực xã hội và kỳ vọng của người khác khi đối mặt với những khủng hoảng bản sắc (Williams, 2011). Những cá nhân theo phong cách bản sắc này là những người có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, đặc biệt là những người có vai trò quan trọng trong cuộc đời họ, như cha mẹ, giáo viên, đồng nghiệp... (Berzonsky, 1989). Họ là những người có xu hướng chấp nhận những quan điểm, niềm tin của người khác hơn là tự mình đưa ra quan điểm cá nhân. Khi đưa ra những quyết định quan trọng, họ chịu sự ảnh hưởng hoặc tìm kiếm sự tư vấn từ những người quan trọng với họ. Những người có phong cách bản sắc Chuẩn mực là những người có tính cam kết cứng nhắc và giáo điều (Berzonsky và Neimeyer, 1994), có quan niệm ổn định (Nurmi và cộng sự, 1997) và kim hãm sự khám phá (Schwartz, 1996). Do tính khép kín và cứng nhắc của nó, phong cách bản sắc như Chuẩn mực tương ứng gần nhất với trạng thái kế thừa (foreclosure identity) mặc dù nó cũng có phần nào gắn liền với trạng thái thành tích (achievement identity) (Berzonsky, 1989).

Phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán (diffuse - avoidant identity style) là phong cách được đặc trưng bởi cách cá nhân cố gắng né tránh hoặc trì hoãn các quyết định cho đến khi các nhu cầu môi trường quyết định hành vi của họ, điều này thường dẫn đến một cấu trúc bản sắc bị phân mảnh (Williams, 2011). Họ sẽ không tìm kiếm giải pháp tốt nhất và thông tin thích hợp để giải quyết một vấn đề, họ hiếm khi lập kế hoạch dài hạn để thực hiện mục tiêu (Ọelen và cộng sự, 2009). Phong cách bản sắc này được mô tả là phong cách

54 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021

tiếp cận cuộc sống theo từng tình huống và liên quan đến chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc (Schwartz, 2001). Phong cách liên quan đến mức độ cam kết thấp (Berzonsky, 1993; Berzonsky và Neimeyer, 1994) cũng như lòng tự trọng thấp và quan niệm về bản thân không ổn định (Nurmi và cộng sự, 1997). Phong cách bản sắc này dường như làm nền tảng cho trạng thái khuếch tán (confusion/diffusion identity) (Berzonsky, 1989). Các cá nhân Né tránh - khuếch tán thường ít chú ý đến tương lai của họ hoặc hậu quả lâu dài của sự lựa chọn của họ. Theo quan điểm của Berzonsky, mồi cá nhân đều có thể sử dụng ba kiểu phong cách bản sắc, nhưng có xu hướng phát triển một phong cách bản sắc đặc trưng của riêng mình (Phillips và cộng sự, 2007).

Như vậy, Erikson là người tiên phong nghiên cứu bản sắc nhưng những đóng góp của các tác giả sau này làm cho hệ thống lý thuyết bản sắc ngày càng hoàn thiện hơn. Marcia (1966) đã chỉ ra các trạng thái bản sắc (identity status) dựa trên lý thuyết bản sắc của Erikson. Berzonsky cũng nghiên cứu về bản sắc nhưng lại đề cập đến việc các cá nhân khám phá và đưa ra các quyết định liên quan đến bản sắc của mình. Sự phát triển các lý thuyết về bản sắc với nhiều đóng góp của những cá nhân như Erikson, Marcia hay Berzonsky đã góp phần quan trọng vào việc xem xét sự ảnh hưởng cũng như quá trình hình thành bản sắc của mỗi cá nhân. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu phong cách bản sắc của thanh thiếu niên dựa trên mô hình phong cách bản sắc của Berzonsky.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, phong cách bản sắc có mối liên hệ với các yếu tổ khác như: mối liên hệ với hành vi nguy cơ (Adams và cộng sự, 2005; Zabihi và cộng sự, 2019); với sức khỏe tâm thần (White và cộng sự, 2003; Vleioras, 2005; Jorgensen, 2009); với các đặc điểm của tính cách (Dollinger, 1995; Bart Duriez, Bart Soenens, Wim Beyers, 2004); với kết quả học tập (Hejazi và cộng sự, 2009; Cadely, 2011; Negru-Subtirica, 2017); với giới tính (Phillips và cộng sự, 2007; Hejazi và cộng sự, 2009; Berzonsky, 1993); độ tuổi (Phillips và cộng sự, 2008); chiến lược ứng phó (Berzonsky, 1992); cảm nhận hạnh phúc tâm lý (Phillips và cộng sự, 2007)... Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra phong cách bản sắc của trẻ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ với cha mẹ hay cách cha mẹ ứng xử với trẻ (Smits và cộng sự, 2008; Berzonsky, 2004).

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về bản sắc khá khiêm tốn và dường như chưa có nghiên cứu về phong cách bản sắc. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Hà dựa trên lý thuyết trạng thái bản sắc của James Marcia (1966) trên mẫu khách thể là 502 thanh thiếu niên Việt Nam từ 15 - 25 tuổi cho thấy trạng thái bản sắc của thanh thiếu niên chủ yếu là trạng thái tạm hoãn, tiếp đến là bản sắc mơ hồ, bản sắc bị lấy mất và bản sắc đạt được. Nghiên cứu cũng chỉ ra

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021 55

lòng tự trọng được xem xét như một yểu tố dự báo tiêu cực cho bản sắc mơ hồ với sự điều tiết của biến số độ tuổi (Nguyễn Minh Hà, 2021).

Như vậy, qua các nghiên cứu thực tiễn của các nhà nghiên cứu thực hiện cho thấy phong cách bản sắc tác động đến nhiều vấn đề phát triển của thanh thiếu niên: kết quả học tập, các định hướng giá trị, các hành vi nguy cơ và hành vi vi phạm pháp luật cũng như vai trò của phong cách bản sắc với các yếu tố tính cách, hành vi phục hồi. Việc hình thành phong cách bản sắc cũng cho thấy sự hồ trợ lớn từ phía xã hội và đặc biệt là từ phía người thân, những người có tác động to lớn đến việc hình thành bản sắc của thanh thiếu niên.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn tập trung làm sáng tỏ thực trạng phong cách bản sắc của học sinh THPT và mối quan hệ giữa phong cách bản sắc với các biến nhân khẩu.

2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Khách thể nghiên cứuKhách thể trong nghiên cứu của chúng tôi là 269 học sinh THPT tuổi từ

16-18 tuổi đang học lóp 10, lớp 11 và lớp 12 của Trường THPT G.B.l thuộc tỉnh Bắc Ninh. Mầu được chọn theo cách thuận tiện để phục vụ cho việc lấy số liệu phục vụ nghiên cứu.

Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu của mầu nghiên cứu

Tiêu chí phân loại Số lượng (N) Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam 104 38,6Nữ 164 61,0

Khuyết 1 0,4

Tổng 269 100

Học lực

Giỏi 77 28,6Khá 169 62,8

Trung bình và yếu 23 8,6

Tổng 269 100

Tuổi

16 122 45,4

17 92 34,2

18 55 20,4

Tổng 269 100

56 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021

2.2. Công cụ nghiên cứuNghiên cứu này sử dụng Bản kiểm kê các Phong cách bản sắc (Identity

Style Inventory 5 - ISI-5) của Berzonsky, Soenens, Luyckx, Smits và Papini (2013). Bản kiểm kê các Phong cách bản sắc 5 là phiên bản mới nhất được Berzonsky và các cộng sự giới thiệu, sau 6 phiên bản khác nhau. Trước đó, vào năm 1989, phiên bản đầu tiên của thang đo được sử dụng trong các nghiên cứu. Bản kiểm kê các Phong cách bản sắc được cho là một công cụ hữu ích trong việc đo lường các phong cách bản sắc của thanh thiếu niên và được thích ứng tại nhiều nước trên thế giới như Australia, Bỉ, Đức, Iran, Italia, Pakistan... (Hassan và cộng sự, 2018) và mới nhất gần đây là Indonesia (Muttaqin, 2021). Bản kiểm kê các Phong cách bản sắc 5 bao gồm 36 mệnh đề, được chia thành 3 tiểu thang về phong cách bản sắc bao gồm Thông tin, Chuẩn mực, Né tránh - khuếch tán và tiểu thang Cam kết bản sac (identity commitment scale). Sự cam kết bản sắc là sự trung thành của cá nhân với những giá trị, niềm tin và mục tiêu đã lựa chọn. Sự cam kết đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bản sắc cá nhân. Theo quan điểm của Berzonsky, sự cam kết thúc đẩy các cá nhân có định hướng và mục đích để có thế đối mặt với bất cứ sự trì trệ hay thất bại nào, sự cam kết bản sắc cũng có chức năng hỗ trợ đánh giá việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. Cuối cùng, cam kết bản sắc giúp cá nhân có được sự tự tin trong phương án bản sắc đã lựa chọn (dẫn theo Muttaqin, 2021). Những thanh thiếu niên sử dụng phong cách bản sắc Thông tin và Chuẩn mực có cam kết bản sắc chắc chắn hơn, có cấu trúc bản sắc hợp nhất và rõ ràng hơn so với những cá nhân có phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán (Berzonsky, 2003). Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiếu về phong cách bản sắc của trẻ vị thành niên, chính vì vậy các mệnh đề trong Bản kiểm kê các Phong cách bản sắc 5 sẽ bao gồm 27 mệnh đề (item) thuộc ba phong cách bản sắc. Việc chỉ sử dụng ba tiểu thang trong Bản kiểm kê các Phong cách bản sắc 5 cũng được tìm thấy trong một số nghiên cứu trước đó (ví dụ, Adams và cộng sự, 2001; Muttaqin và cộng sự, 2016; Russell Klumpp, 2018). Theo đó, người được hỏi sẽ trả lời về mức độ đồng ý của họ với các mệnh đề được nêu ra theo thang điểm từ 1- Hoàn toàn không giống tôi đến 5- Hoàn toàn giống tôi.

Điểm của thang đo được tính bằng việc cộng tổng các mệnh đề tương ứng với từng tiểu thang, tính điểm so z (z-score) và lấy điểm z cao nhất, thể hiện khách thể có phong cách bản sắc tương ứng. Việc sử dụng điểm z theo khuyến nghị của tác giả Berzonsky và Sullivan (1992) nhằm hạn chế sự thiên vị về phong cách bản sắc bởi theo thống kê, những khách thể tự báo cáo về phong cách bản sắc theo Bản kiểm kê các Phong cách bản sắc sẽ thường có mức điểm thô thuộc phong cách bản sắc Thông tin hoặc Chuẩn mực cao hơn so

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021 57

với phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán. White và các cộng sự (1998) đã khẳng định rằng: “Cách tiếp cận điểm theo điểm z sẽ tạo ra một biến phân loại về phong cách bản sắc và cần thiết cho những nhà nghiên cứu sử dụng để tìm hiểu mối liên hệ giữa các biến với phong cách bản sắc (ví dụ như sử dụng Anova đế so sánh sự khác biệt giữa các nhóm phong cách bản sắc trên một biến phụ thuộc liên tục hoặc thông qua phân tích hàm phân biệt với các biến liên tục có thế dự đoán phong cách bản sắc)”. Nhóm tác giả này cũng nói thêm, việc đổi điểm z sẽ tạo ra độ chệch cho từng mẫu nghiên cứu cụ thể và khoảng 1/3 khách thế của bất kỳ mẫu nào cũng sẽ thuộc một trong ba kiếu phong cách bản sắc. Sự chuyến đổi này sẽ tạo ra một phân phối chuẩn giữa 3 kiểu phong cách bản sắc.

Độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả là 0,77 cho tiểu thang Phong cách bản sắc Thông tin, 0,75 cho tiểu thang Phong cách bản sắc Chuẩn mực và 0,79 cho Phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán (Berzonsky và cộng sự, 2013). Trong nghiên cứu này, sau khi phân tích độ tin cậy ổn định bên trong của toàn thang và từng tiểu thang theo thang đo lý thuyết của tác giả, kết quả cho thấy hệ số Alpha của Cronbach của thang đo ở mức đủ điều kiện sử dụng đến mức sử dụng tốt, cụ thể như sau:

Bảng 2: Độ tin cậy của thang đo ISI-5

Thang đo Độ tin cậy

Bản kiểm kê Phong cách bản sắc - 5 0,67

Tiểu thang Phong cách bản sắc Thông tin 0,70

Tiểu thang Phong cách bàn sắc Chuẩn mực 0,54

Tiểu thang Phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán 0,68

Trong các hệ số Alpha của Cronbach của từng tiểu thang về Phong cách bản sắc, tiếu thang Chuẩn mực có hệ số là 0,54 thấp hơn so với độ tin cậy của các tiểu thang khác. Tuy nhiên, theo một sổ tài liệu chỉ ra rằng, hệ số Alpha của Cronbach từ 0,5 đến 0,7 cho thấy hệ số ở mức độ vừa phải và có thể sử dụng được (Perry và cộng sự, 2004).

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

3.1. Thực trạng phong cách bản sắc của học sinh trung học phổ thông

Đe tìm hiểu thực trạng phong cách bản sắc của học sinh, chúng tôi sử dụng Bản kiểm kê Phong cách bản sắc (ISI-5) của Berzonsky và các cộng sự

58 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021

(2013). Theo nhóm tác giả, các cá nhân có quá trình bản sắc thuộc một trong ba phong cách là phong cách bản sắc Thông tin, phong cách bản sắc Chuẩn mực và phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán. Kết quả được thể hiện trong biểu đồ 1 dưới đây:

Biếu đồ 1: Phong cách bản sắc của học sinh THPT

Số liệu từ biểu đồ 1 cho thấy, học sinh đánh giá bản thân có phong cách bản sắc Chuẩn mực chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 38%; N = 102), tiếp đến là phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán (chiếm 33%; N = 88) và thấp nhất là tỷ lệ khách thể có phong cách bản sắc Thông tin (chiếm 29%; N = 79). số liệu này có những khác biệt nhất định với số liệu trong các nghiên cứu của Ratner (2013); Phillips và cộng sự (2007). Theo đó, trong cả hai nghiên cứu, tỷ lệ khách thể có điểm phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán đều lớn nhất so với hai phong cách bản sắc còn lại. Trong khi, ở nghiên cứu này của chúng tôi, nhóm phong cách bản sắc chiếm ưu thế lại là phong cách bản sắc Chuẩn mực. Sự khác biệt này có thể đến từ độ tuổi trong mẫu nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Ratner (2013), mẫu khách thể là từ 14 đến 19 tuổi, còn trong nghiên cứu của Phillips và cộng sự (2007), mẫu nghiên cứu đều trong độ tuổi từ 11 đến 20 tuổi, cả hai mẫu đều có độ tuổi trải dài, trong khi đó, nghiên cứu này của chúng tôi thực hiện trên những khách thể là học sinh THPT từ 16 đến 18 tuổi. Sự khác biệt này cũng có thể được lý giải dựa vào góc độ bối cảnh văn hóa, bởi theo Berzonsky (1989, 1992), phong cách bản sắc Thông tin là kiểu phong cách mà những người thuộc về thường là những người xem xét, tham khảo các thông tin

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021 59

trước khi đưa ra một lựa chọn hoặc quyết định. Những người thuộc phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán là những người thường né tránh, trì hoãn khi phải đứng trước một quyết định quan trọng nào đó. Trong khi những người thuộc về phong cách bản sắc Chuẩn mực thì những quyết định của họ thường dựa trên sự tham khảo hoặc là bị ảnh hưởng bởi những người có quyền lực hoặc những người quan trọng đối với họ (bố, mẹ, giáo viên, anh/chị, người hướng dần...). Ớ nền văn hóa Việt Nam, tôn trọng là một giá trị văn hóa truyền thống. Những đứa trẻ được dạy rằng cần phải hoàn thành vai trò, trách nhiệm, bốn phận với gia đình thay vì những mong muốn của bản thân, chúng cần phải vâng lời bố mẹ và không được có thắc mắc gì về quyền lực của họ (Mestechkina và cộng sự, 2014). Chính vì vậy, những ý kiến hay đánh giá cua những người có quyền lực trong gia đình rất quan trọng. Do đó những quyết định của những người này thường được cho là đúng và thường được lựa chọn. Mặt khác, việc đưa ra một quyết định quan trọng ở tuổi vị thành niên trong văn hóa Việt Nam vẫn chưa được hoàn toàn chấp nhận mà các quyết định này thường được thông qua bởi phụ huynh hoặc giáo viên. Đứng từ góc độ văn hóa cũng có thể giải thích được tại sao trong nghiên cứu của nhóm thì phong cách bản sắc Chuẩn mực lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong các phong cách bản sắc.

Bên cạnh đó, chúng tôi cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa ba phong cách bản sắc của học sinh THPT. Kết quả được thể hiện trong mô hình 1 dưới đây:

Ghi chủ: *: p < 0,05; **: p < 0,01.

MÔ hình 1: Mô hình mối quan hệ giữa các phong cách bản sắc

Nhìn vào mô hình có thể thấy rằng, các phong cách bản sắc đều có mối quan hệ với nhau mang ý nghĩa thống kê với các mức từ thấp đến trung binh. Phong cách bản sắc Chuẩn mực có mối tưomg quan thuận với phong cách bản sắc Thông tin (r = 0,14; p < 0,05), với phong cách bản sắc Né tránh - khuếch

60 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021

tán (r = 0,36; p < 0,01). Điều này cho thấy, học sinh có xu hướng thuộc phong cách bản sắc Chuẩn mực cao thì phong cách bản sắc Thông tin và phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán của họ cũng cao. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phong cách bản sắc Thông tin có mối quan hệ nghịch chiều với phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán (r = -0,19; p < 0,01), có nghĩa là với những học sinh có phong cách bản sắc Thông tin cao thường có phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán thấp, bởi những học sinh này thường chủ động tìm kiếm và đánh giá các giá trị, mục tiêu hoặc cơ hội trước khi đưa ra quyết định. Khi đối mặt với những thông tin khác với nhận thức của họ về bản thân, những người theo phong cách bản sắc Thông tin thường xem xét, đánh giá lại một cách kỹ càng những quan niệm về bản thân của chính họ cho nên học sinh sẽ ít né tránh hoặc trì hoãn các quyết định.

Kết quả này có sự tương đồng nhất định với các nghiên cứu về mối liên hệ này được tìm thấy của các tác giả khác, như trong nghiên cứu của Ợelen và cộng sự (2009) cũng chỉ ra, phong cách bản sắc Chuẩn mực có mối tương quan thuận với phong cách bản sắc Thông tin và phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán, nhưng phong cách bản sắc Thông tin lại có mối quan hệ nghịch chiều với phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng chỉ có một hoặc hai phong cách bản sắc có mối quan hệ với nhau trong mô hình ba phong cách. Ví dụ như trong nghiên cứu của Terrance và cộng sự (2004), kết quả chỉ ra mối tương quan thuận chiều giữa phong cách bản sắc Chuân mực với phong cách bản sắc Thông tin và Né tránh - khuếch tán nhưng phong cách bản sắc Thông tin và phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán lại không có mối quan hệ với nhau. Nghiên cứu của Monacis và cộng sự (2016) chỉ ra, phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán có tương quan nghịch với phong cách bản sắc Thông tin và tương quan thuận chiều với phong cách bản sắc Chuẩn mực, trong khi đó, phong cách bản sắc Thông tin và Chuẩn mực lại không có tương quan với nhau. Cá biệt, trong nghiên cứu của Vleioras và cộng sự (2005), nhóm tác giả không tìm thấy bất cứ mối quan hệ mang ý nghĩa thống kê nào giữa các phong cách bản sắc với nhau. Như vậy, chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa các nghiên cứu có thể là do sự khác biệt trong mẫu và bối cảnh văn hóa khiến cách thức nhìn nhận của học sinh trong các nền văn hóa khác nhau về phong cách bản sắc của bản thân là khác nhau.

3.2. Sự khác biệt về phong cách bản sắc với các biến nhân khấuBên cạnh việc tìm hiểu về thực trạng các phong cách bản sắc của học

sinh, trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi cũng tìm hiểu về sự khác biệt về phong cách bản sắc xét theo các biến nhân khẩu học, bao gồm giới tính, độ

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021 61

tuôi và kết quả học tập của học sinh. Kết quả nghiên cứu được phản ánh trong bảng 3.

Bảng 3: Sự khác biệt giữa các phong cách bản sắc xét theo các biến nhăn khấu học

Ghi chú: M: Điểm trung bình; SD: Độ lệch chuẩn.

Các biến nhân khẩu

Phong cách bản sắcThông tin

Phong cách bản sắcChuẩn mực

Phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán

M (SD)

t/F, df, p M (SD)

t/F, df, p M (SD)

t/F, df, t

Giới tính

Nam 32,2 (4,9) t(266) = 2,ll;

p = 0,036

27,1(5,6) t(266) = 1,11;

p = 0,269

28,3 (4,5) t(266) = 2,55;

p = 0,011Nữ 33,6 (5,1)

26,4 (5,7)

26,8 (4,8)

Tuổi

16 32,5 (5,6)

F(2; 266) = 1,39; p = 0,251

26,2 (5,5)

F(2; 266) = 1,47; p = 0,231

27,2 (4,7)

F(2; 266) = 0,25; p = 0,772

17 33,5 (4,8)

27,5 (5,9)

27,6 (4,6)

18 33,5 (4,2)

26,5 (5,5)

27,5 (4,9)

Kết quả học tập

Giỏi 34,6 (5,2)

F(2; 266) = 6,39; p = 0,002

27,2 (4,6)

F(2; 266) = 1,33; p = 0,26

25,6 (6,3)

F(2; 266) = 3,51; p = 0,031

Khá 32,5 (4,9)

27,6(4,7)

26,8 (5,4)

Trung bình và

yếu

31,1 (5,0)

26,0 (3,9)

29,1(4,4)

3.2.1. Khác biệt theo giới tính

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 chỉ ra sự khác biệt phong cách bản sắc Thông tin và phong cách bản sắc Chuẩn mực xét theo giới tính có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó, phong cách bản sắc Thông tin ở học sinh nữ (M = 33,6; SD = 5,1) cao hơn học sinh nam (M = 32,2; SD = 4,9); nhưng ở phong cách bản sắc Chuẩn mực lại ghi nhận điều ngược lại, học sinh nam (M = 28,3; SD = 4,5) cao hơn học sinh nữ (M = 26,8; SD = 4,8); phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và học sinh nữ.

62 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7 -2021

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hejazi và cộng sự (2009), các học sinh nữ có phong cách bản sắc Thông tin nhiều hơn học sinh nam và không có sự khác biệt về giới trong mối liên hệ với phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán. Phillips và cộng sự (2007) cũng báo cáo rằng nữ giới có xu hướng bản sắc Thông tin nhiều hơn và nam giới là những người có bản sắc Né tránh - khuếch tán cao hơn. Sự khác biệt giữa nam và nữ trong các phong cách bản sắc được cho là do trẻ em gái bắt đầu quá trình trưởng thành sớm hơn trẻ em trai.

3.2.2. Khác biệt theo độ tuôiTrong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy kết quả mang ý nghĩa

thống kê về mối liên hệ giữa phong cách bản sắc với độ tuổi của học sinh. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phillips và cộng sự (2007). Các tác giả đã tiến hành khám phá về phong cách bản sắc trên hai nhóm mẫu bao gồm những học sinh từ 11 đến 18 tuổi (nhóm 1) và từ 12 đến 20 tuổi (nhóm 2). Kết quả chỉ ra không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về các phong cách bản sắc xét theo tuổi ở cả hai mẫu. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác của Phillips (2008), thực hiện trên hai mẫu là sinh viên đại học và học sinh phổ thông, tác giả đã báo cáo rằng những học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông có phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán cao nhất trong ba phong cách, trong khi đó, nhóm sinh viên đại học, phong cách bản sắc Thông tin là phổ biến. Tác giả khẳng định rằng, độ tuổi càng cao thì cá nhân có phong cách bản sắc Thông tin càng cao, trong khi càng trẻ tuôi thì phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán càng phổ biến (Phillips, 2008).

3.2.3. Khác biệt theo kết quả học tậpDo số lượng học sinh có học lực yếu quá ít nên chúng tôi đã gộp các em

có học lực yếu với các em có học lực trung bình thành một nhóm đế so sánh khác biệt theo kết quả học tập. Kết quả xử lý số liệu cho thấy, không có sự khác biệt về phong cách bản sắc Chuẩn mực khi xét theo kết quả học tập (p > 0,05) nhưng phong cách bản sắc Thông tin và phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán có sự khác biệt khi xét theo kết quả học tập (p < 0,05). Cụ thể, ở phong cách bản sắc Thông tin, những học sinh có học lực giỏi có điểm số cao nhất (M = 34,6; SD = 5,2), tiếp đến là những học sinh có học lực khá (M = 32,5; SD = 4,9) và cuối cùng là những học sinh có học lực trung bình và yếu (M = 31,1; SD = 5,0). Ngược lại, ở phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán, những học sinh có học lực trung bình và yếu có điểm số cao nhất (M = 29,1; SD = 4,4), tiếp đến là những học sinh có học lực khá (M = 26,8; SD = 5,4) và cuối cùng là những học sinh có học lực giỏi (M = 25,6; SD = 6,3).

Nhóm nghiên cứu đã phân tích sâu hơn sự khác biệt này theo từng cặp nhóm học sinh bằng kiểm định Post-Hoc. Ket quả cho thấy ở phong cách bản

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, sổ 7 (268), 7-2021 63

sắc Thông tin có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm học sinh giỏi với nhóm học sinh khá và giữa nhóm học sinh giỏi với nhóm học sinh trung bình và yếu (p đều là 0,003). Ở phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán, nhóm học sinh có học lực trung bình và yếu có điểm trung bình cao hon so với nhóm học sinh có học lực giỏi và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhưng sự khác biệt giừa nhóm học sinh trung bình và yếu với nhóm học sinh khá; giữa nhóm học sinh khá với nhóm học sinh giỏi không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).

Kết quả này có nhừng nét tưong đồng với những nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, như nghiên cứu của Hejazi và các cộng sự (2009) đã báo cáo phong cách bản sắc Thông tin, Chuẩn mực có tương quan tích cực với kết quả học tập của học sinh với hệ số tương quan lần lượt là 0,39 và 0,23, trong khi đó, phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán có mối tương quan nghịch với kết quả học tập với r = -0,2. Trong nghiên cứu của Cadely (2011) cũng cho thấy kết quả tương tự về mối liên hệ giữa kết quả học tập với hai phong cách bản sắc Thông tin, Chuẩn mực nhưng lại không có mối liên hệ với phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán. Sự khác biệt này có thể đến từ sự khác biệt về mầu khách the, thời gian đo lường và cả văn hóa của các vùng hay quốc gia, khiến cách nhìn nhận của những cá nhân có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, xét về mặt tống thể, các kết quả này được đánh giá là phù hợp với những quan điếm lý thuyết về phong cách bản sắc cùa Berzonsky. Theo Berzonsky (1989), những cá nhân được cho là có phong cách bản sắc Thông tin là những người có mức độ thu thập và đánh giá các thông tin, các vấn đề họ gặp phải ở mức độ cao, trước những tình huống khó khăn, họ luôn nồ lực tìm kiểm các thông tin một cách đầy đủ nhất và tìm kiếm việc thực hiện theo những giải pháp tốt nhất. Trong học tập, các cá nhân có kết quả học tập cao thường là những người nồ lực hơn trong việc tìm kiếm các tài liệu, cách thức để giải quyết những bài toán khó, lối tư duy logic để tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Đó là lý do khiến các cá nhân có phong cách bản sắc Thông tin có kết quả học tập cao hơn. Trong khi đó, những cá nhân có phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán có đặc trưng là cố gắng trì hoãn hoặc né tránh việc đưa ra các quyết định cho các vấn đề của bản thân cho đến khi môi trường thực tế buộc họ phải đưa ra quyết định đó (Williams, 2011). Chính những đặc điểm này có thể làm cho các cá nhân trì trệ hơn trong quá trình học tập, thực hiện và tìm kiếm các giải pháp cho các bài tập khó, điều này dẫn đến thành tích học tập kém hơn.

4. Kết iuậnNhư vậy, nghiên cứu về phong cách bản sắc của học sinh THPT Việt

Nam dựa trên thang đo của Berzonsky và cộng sự (2013) cho thấy, học sinh đánh giá chiếm ưu thế nhất là phong cách bản sắc Chuẩn mực (cá nhân xử lý các

64 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021

vấn đề theo những chuẩn mực xã hội và kỳ vọng của người khác), tiếp đến là phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán (cá nhân cố gắng né tránh hoặc trì hoãn các quyết định cho đến khi các nhu cầu môi trường quyết định hành vi của họ) và cuối cùng là phong cách bản sắc Thông tin (cá nhân đối mặt với các vấn đề bằng việc chủ động tìm kiếm và đánh giá các giá trị, mục tiêu hoặc cơ hội trước khi đưa ra lựa chọn hoặc quyết định). Ket quả này có sự khác biệt với một số nghiên cứu ở phương Tây (phong cách Né tránh - khuếch tán chiếm ưu thế). Sự khác biệt này có thể được lý giải từ góc độ văn hóa. Ớ Việt Nam, tôn trọng, vâng lời là giá trị văn hóa truyền thống được đề cao cho nên khi đứng trước sự lựa chọn hay ra quyết định, trẻ em nói chung thường tham chiếu theo những ý kiến, kỳ vọng hay đánh giá của những người có quyền lực như cha mẹ hoặc giáo viên. Chính vì vậy mà học sinh đánh giá phong cách bản sắc Chuẩn mực chiếm tỷ lệ cao nhất trong các phong cách bản sắc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm được một số sự khác biệt giữa phong cách bản sắc liên quan đến các biến nhân khẩu học. Cụ thể, phong cách bản sắc có sự khác biệt về mặt giới tính. Học sinh nữ có phong cách bản sắc Thông tin cao hơn học sinh nam, trong khi đó, học sinh nam báo cáo mình có phong cách bản sắc Chuẩn mực cao hơn học sinh nữ. Ket quả học tập của học sinh cũng có mối liên hệ với phong cách bản sắc khi học sinh báo cáo có phong cách bản sắc Thông tin thường có kết quả học tập tốt hơn. Ngược lại, các học sinh báo cáo có phong cách bản sắc Né tránh - khuếch tán thường có kết quả học tập thấp hơn. Trong khi đó, chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê của phong cách bản sắc xét theo độ tuổi của học sinh. Những kết quả này cũng có những nét tương đồng nhất định với một số nghiên cứu được tìm thấy trên thế giới.

Vị thành niên là độ tuổi có nhiều sóng gió và việc các em xác định một cách đúng đắn bản sắc cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào những định hướng của tương lai. Cha mẹ và thầy cô hay bạn bè có thể trở thành những người quan trọng đóng vai trò hồ trợ, giúp đỡ, tạo ra một môi trường thuận lợi đế các em có thể tự tin khám phá về thế giới bản thân, góp phần hình thành những phong cách bản sắc tích cực như phong cách bản sắc Thông tin hay Chuẩn mực.

Nghiên cứu dù tìm được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế như mẫu khách thể nhở và chỉ nằm trong một khu vực nên sẽ thiếu tính đại diện. Mặc dù vậy, nghiên cứu này tiến hành tìm hiếu một chủ đề khá mới mẻ ở Việt Nam, nó mở ra hướng nghiên cứu về bản sắc và phong cách bản sắc ở thanh thiếu niên Việt Nam. Trong tương lai, các nghiên cứu có thể mở rộng về độ tuổi và tìm hiểu về những biến số khác có thể có mối quan hệ với các phong cách bản sắc như phong cách giáo dục của bố mẹ, niềm tin vào năng lực bản thân, sự hài lòng trong cuộc sống... hay sự khác biệt văn hóa trong phong cách bản sắc của thanh thiếu niên Việt Nam và những quốc gia khác.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 7 (268), 7-2021 65

Tài liệu tham khảoTài liệu tiếng Việt1. Nguyễn Minh Hà (2021). Trạng thái bản sắc ở thanh thiếu niên và mối quan hệ của nó với lòng tự trọng. Tạp chí Tâm lý học. số 1 (262). Tr. 60 - 75.Tài liệu tiếng Anh2. Adams G.R., Munro B., Doherty-Poirer M., Munro G., Petersen A.M.R. and Edwards J. (2001). Diffuse-avoidance, normative, and informational identity styles: Using identity theory to predict maladjustment. Identity: An International Journal of Theory and Research. Vol. 1 (4). p. 307 - 320.3. Adams G.R., Munro B., Munro G., Doherty-Poirer M. and Edwards J. (2005). Identity processing styles and Canadian adolescents' self-reported delinquency. Identity. Vol. 5(1). p. 57 -65.4. American Psychological Association. Identity style. In APA Dictionary of Psychology. Retrieved 28/05/2021, from .https://dictionary.apa.org/identity-style5. Bart Duriez, Bart Soenens, Wim Beyers (2004). Personality, identity styles, and religiosity: An integrative study among late adolescents in flanders (Belgium). Journal of Personality. Vol. 72 (5). p. 877 - 910.6. Berzonsky M.D. (1989). Identity style: Conceptualisation and measurement. Journal of Adolescent Research. Vol. 4 (3). p. 268 - 282. DOI: 10.1177/074355488943002.7. Berzonsky M.D. (1992). Identity style and coping strategies. Journal of Personality. Vol. 60 (4). p. 771 - 788. DOI: 10.1111/j. 1467-6494.1992.tb00273.x.8. Berzonsky M.D. and Sullivan c. (1992). Social-cognitive aspects of identity style: Need for cognition, experiential openness, and introspection. Journal of Adolescent Research. Vol. 7 (2). p. 140 - 155.9. Berzonsky M.D. (1993). Identity style, gender, and social-cognitive reasoning. Journal of Adolescent Research. Vol. 8 (3). p. 289 - 296. DOI: 10.1177/074355489383004.10. Berzonsky M.D. (1994). Self-identity: The relationship between process and content. Journal of Research in Personality. Vol. 28 (4). p. 453 - 460. DOI: 10.1006/jrpe. 1994.1032.11. Berzonsky M.D. and Ferrari J.R. (1996). Identity orientation and decisional strategies. Personality and Individual Differences. Vol. 20 (5). p. 597 - 606.12. Berzonsky M.D. and Neimeyer G.J. (1994). Ego identity status and identity processing orientation: The mediating role of commitment. Journal of Research in Personality. Vol. 28. p. 425 - 435.13. Berzonsky M.D. (2004). Identity style, parental authority, and identity commitment. Journal of Youth and Adolescence. Vol. 33 (3). p. 213 - 220.14. Berzonsky M.D. (2005). Identity processing style and self-definition: Effects of a priming manipulation. Polish Psychological Bulletin. Vol. 36 (3). p. 137 - 143.

66 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 7 (268), 7-2021

15. Berzonsky M.D., Soenens B., Luyckx K., Smits L, Papini D.R. and Goossens L. (2013). Development and validation of the revised Identity Style Inventory (ISI-5): Factor structure, reliability, and validity. Psychological Assessment. Vol. 25 (3). p. 893 - 904. D01:10.1037/a0032642.16. Cadely H.S.E., Pittman J.F., Kerpelman J.L. and Adler-Baeder F. (2011). The role of identity styles and academic possible selves on academic outcomes for high school students. Identity. Vol. 11 (4). p. 267 - 288.17. Ọelen, Hacer Nermin and Ku§dil, Muharrem Ersin (2009). Parental control mechanisms and their reflection on identity styles of Turkish adolescents. Paideia (Ribeirão Preto). Vol 19 (42). p. 7 - 16. DOI: 10.1590/S0103-863X2009000100003.18. Dollinger s. (1995). Identity styles and the five-factor model of personality. Journal of Research in Personality. Vol. 29 (4). p. 475 - 479.19. Duriez B., Soenens B. and Beyers w. (2004). Personality, identity styles, and religiosity: An integrative study among late adolescents in Flanders (Belgium). Journal of Personality. VoL 72 (5). p. 877 - 910. DOI: 10.111 l/j.0022-3506.2004.00284.x.20. Erikson E.H. (1968). Identity: Youth and crisis. Norton and Co.21. Hassan, Bushra, Vignoles, Vivian and Schwartz, Seth J. (2018). Researching identity styles in Pakistan: Confirmatory factor analysis and associations with commitment and value priorities. Identity. Vol. 18 (3). p. 232 - 246. ISSN: 1528-3488.22. Hejazi E., Shahraray M., Farsinejad M. and Asgary A. (2009). Identity styles and academic achievement: Mediating role of academic self-efficacy. Social Psychology of Education. Vol. 12 (1). p. 123 - 135.23. Jorgensen C.R. (2009). Identity style in patients with borderline personality disorder and normal controls. Journal of Personality Disorders. Vol. 23 (2). p. 101 - 112.24. Marcia J.E. (1966). Development and validation of ego identity status. Journal of Personality and Social Psychology. Vol. 5 (3). p. 551 - 558. DOI: 10.177/0044118X 850160030.25. Mestechkina T., Son N.D. and Shin J.Y. (2014). Parenting in Vietnam. In Parenting across cultures, p. 47 - 57. Springer, Dordrecht.26. Monacis L., De Palo V., Sinatra M. and Berzonsky M.D. (2016). The revised identity style inventory: Factor structure and validity in Italian speaking students. Frontiers in Psychology. Vol. 7. p. 883. DOI: 10.3389/fpsyg.2016.00883.27. Muttaqin D. (2021). Psychometric properties of Identity Style Inventory-5 Indonesian version: Factor structure, reliability, and criterion validity. Journal Psikologi. Vol. 48 (1). p. 23 - 40. DOI: 10.22146/jpsi.46179.28. Muttaqin D. and Ekowami E. (2016). Pembentukan identitas remaja di Yogyakarta. Journal Psikologi Vol. 43 (3). p. 231 - 247. DOI: 10.22146/jpsi.l2338.29. Negru-Subtirica o., Pop E.I. and Crocetti E. (2017). A longitudinal integration of identity styles and educational identity processes in adolescence. Developmental Psychology. Vol. 53 (11). p. 2 127 - 2.138.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 7 (268), 7-2021 67

30. Nurmi J.E., Berzonsky M.D., Tammi K. and Kinney A. (1997). Identity processing orientation, cognitive strategies, and well-being. International Journal of Behavioural Development. Vol. 21. p. 555 - 570.31. Perry R.H., Charlotte B., Isabella M. and Bob c. (2004). SPSS explained.32. Phillips T.M. and Pittman J.F. (2007). Adolescent psychological well-being by identity style. Journal of Adolescence. Vol. 30 (6). p. 1.021 - 1.034.33. Phillips T.M. (2008). Age-related differences in identity style: A cross-sectional analysis. Current Psychology. Vol. 27 (3). p. 205 - 215.34. Ratner K. (2013). The role of parenting and attachment in identity style development.35. Russell Klumpp (2018). Identity style preference and marriage among black Americans.36. Schwartz S.J. (1996). Ego identity, personal expressiveness, and identity style. Unpublished master’s thesis. Florida State University. Tallahassee.37. Schwartz S.J. (2001). The evolution of Eriksonian and, neo-Eriksonian identity theory and research: A review and integration. Identity: An International Journal of Theory and Research. Vol. 1 (1). p. 7 - 58.38. Smits I., Soenens B., Luyckx K., Duriez B., Berzonsky M. and Goossens L. (2008). Perceived parenting dimensions and identity styles: Exploring the socialization of adolescents' processing of identity-relevant information. Journal of Adolescence. Vol. 31 (2). p. 151 - 164.39. Terrance G. Jakubowski and Myron H. Dembo (2004). The relationship of self- efficacy, identity style, and stage of change with academic self-regulation. Journal of College Reading and Learning? Vol. 35 (1). p. 7 - 24. DOI: 10.1080/10790195.2004. 10850165.40. Vleioras G. and Bosma H.A. (2005). Are identity styles important for psychological well-being?. Journal of Adolescence. Vol. 28 (3). p. 397 - 409. DOI: 10.1016/j.adolescence. 2004.09.001.41. White J.M., Montgomery M.J., Wampler R.s. and Fischer J.L. (2003). Recovery from alcohol or drug abuse: The relationship between identity styles and recovery behaviors. Identity: An International Journal of Theory and Research. Vol. 3 (4). p. 325 - 345.42. White J.M., Wampler R.s. and Winn K.I. (1998). The identity style inventory. Journal of Adolescent Research. Vol. 13 (2). p. 223 - 245. DOI: 10.1177/ 07435548 98132007.43. Williams S.A. (2011). Identity styles. In: Goldstein s., Naglieri J.A. (eds) Encyclopedia of Child Behavior and Development. Springer. Boston MA. DOI: 10.1007/978-0-387-79061 -9-1446.44. Zabihi A., Amiri S.R.J., Hosseini S.R. and Padehban V. (2019). The association of high-risk behaviors and their relationship with identity styles in adolescents. Journal of Education and Health Promotion. Vol. 8. p. 1 - 7.

68 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 7 (268), 7-2021