tiẾt 1: Đọc - hiểu văn bản: phong cách hồ chí minh (lê anh

422
TUẦN 1: Bài 1- TIẾT 1: Đọc - Hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Giáo dục - Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. 4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ... II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan… 2. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa.Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản. Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình - Kĩ thuật đặt câu hỏi Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi Hoạt động vận dụng - Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động 2.1.Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới * Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp * Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình,... * Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. * Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ

Upload: khangminh22

Post on 31-Jan-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TUẦN 1: Bài 1- TIẾT 1: Đọc - Hiểu văn bản:Phong cách Hồ Chí Minh

(Lê Anh Trà)I. Mục tiêu 1. Kiến thức:- Học sinh thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể 2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Giáo dục - Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan…2. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa.Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản. Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bàiIII. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động2.1.Hoạt động khởi động:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ

? Trình bày những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh?? Điều gì khiến em yêu quý và trân trọng Bác? - Thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.- Dự kiến sản phẩm:+ Hs có thể trình bày về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp...+ Lòng yêu nước, sự gần gũi, giản dị, tình yêu thiên nhiên, lòng lạc quan... - Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá…

GV( dẫn dắt): Sống, chiến đấu, lao động và học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc giục mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.

2.2 Hoạt động hình thành kiến thứcHoạt động của thày và trò Nội dungHoạt động 1Giới thiệu chung* Mục tiêu: HS nắm được tác giả, tác phẩm, thể thơ* Nhiệm vụ: HS quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề... * Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:- GV: Yêu cầu học sinh đọc chú thích SGK/7.(?) Dựa vào phần chuẩn bị, em hãy giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà và xuất xứ của văn bản?- GV: Giới thiệu thêm cho học sinh một số nét về tác giả.Lê Anh Trà (1927 – 1999) quê xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nguyên viện trưởng viện văn hoá nghệ thuật VN, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá VN và về Hồ Chí Minh.Gv yêu cầu đọc: To rõ ràng, thể hiện sự trang trọng

- Gv đọc mẫu 1 đoạn- Gọi Hs đọc tiếp theo.- Hs đọc phần chú thích.- Gv giảng thêm những chú thích khó.

? Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? -Vấn đề sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.- Phương thức biểu đạt: thuyết minh, - Thuộc loại văn bản nhật dụng.

I .Giới thiệu chung

1.Tác giả: Lê Anh Trà2.Văn bản:

- Xuất xứ: trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị "

- Chủ đề : Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

- Phương thức biểu đạt: nghị luận, tự sự, biểu cảm

? Nêu bố cục của văn bản? Nội dung của mỗi phần?Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”- Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.Phần 2: Còn lại- Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.Hoạt động 2Tìm hiểu văn bản- Mục tiêu: HS nắm được sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.- Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra- Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não...- Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. - Tiến trình tổ chức:+ GV: Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn đầu.? Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động tìm đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài Xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác trở về nước ? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời gian đó?

- Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên, Bác phải làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động

? Chính quãng thời gian gian khổ ấy đã tạo điều kiện gì cho Bác?

- Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới cả ở Phương Đông và Phương Tây.

GV: Giảng thêm: Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan vất vả, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây.? Cách dùng từ của tác giả có gì đặc biệt ?Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì? - Sử dụng điệp từ đã kết hợp với những động từ: tiếp xúc , ghé lại, thăm, sống để nói lên sự chủ động của Bác xuất dương đi tìm con đường CM giải phóng dân tộc . Và đó cũng là điều kiện để Người giao lưu tìm hiểu văn hoá các dân tộc trên thế giới. Để hiểu nền văn hoá các nước , Bác cần phải giao lưu với nhân dân các nước đó. Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng. ? Vậy Bác sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ntn?

- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.GV: Các em ạ, không phải ngẫu nhiên mà Bác có thể nói và viết thạo nhiều thứ tiếng, đó là cả một quá

- Bố cục:

II. TÌM HIỂUVĂNBẢN. 1.Sự tiếp thu tinh hoavăn hoá nhân loại của HồChí Minh.

+ Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới cả ở Phương Đông và Phương Tây

trình nỗ lực, tự giác học tập. Bác vẫn làm việc và vẫn học, thậm chí Bác còn viết chữ ra tay, chân để có thể học cả trong lúc làm việc. Bởi Bác biết rằng ngôn ngữ giúp ích cho việc học hỏi, trau dồi kiến thức được thuận lợi. ? Việc học hỏi của Bác không chỉ đơn thuần là học qua sách vở mà chủ yếu học trong điều kiện nào?- Chính qua công việc, qua lao động mà Người có điều kiện mà học hỏi, tìm hiểu.H? Sự đi nhiều, biết nhiều của Người được tác giả khẳng định qua lời bình nào?“Có thể nói... … Hồ Chí Minh.”? Qua việc tác giả kể và bình luận giúp em hiểu về Bác như thế nào? GV: Trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan vất vả, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá. Từ trong lao động Người học hỏi và am hiểu các dân tộc và văn hoá thế giới sâu sắc như vậy.H? Theo em vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng như vậy?

- “Đi đến đâu… uyên thâm.”Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào?

- Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý…H? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá thế giới của Bác? GV: Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá thế giới nhưng Bác vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển nổi.H? Chính ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được rất được cái gốc văn hóa dân tộc đã tạo nên điều gì ở Bác? GV: Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc màvẫn tiếp thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội nhập với thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc? Từ cách tiếp thu và vốn kiến thức của Bác cho ta thấy vẻ đẹp nào trong phong cách của Bác?

- HCM là người thông minh, yêu lao động có năng lực văn hoá, ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hoá, có quan điểm rõ ràng về văn hoá. Phải nói rằng , HCM là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất về bản lĩnh, ý chí của 1 người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước thương dân và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. HCM đã trở thành một nhân cách VN đẹp nhất mang truyền thống phương Đông nhưng cũng rất mới rất hiện đại.

+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).

+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi(làm nhiều nghề khác nhau), học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Có ý thức học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc,uyên thâm

+ Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại=> Tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt

Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.

2.3 Hoạt động luyện tập* Mục tiêu:HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Từ nội dung em vừa tìm hiểu, hãy cho biết vẻ đẹp trong phong cách của Hồ

Chí Minh là gì?- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Nghe và làm bt+ Dự kiến sản phẩm:Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân

loại - Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả + Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá +Giáo viên nhận xét, đánh giá2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực

tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của

GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Em học tập được gì trong phong cách của Bác?- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.+ Nghe yêu cầu.+ Trình bày cá nhân.+ Dự kiến sp: Hs có thể trả lời những bài học cụ thể về phong cách : ngôn ngữ

giao tiếp, ứng xử, trang phục, thưởng thức nghệ thuật....2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:+ Tìm đọc toàn bộ truyện Kiều của Nguyễn Du - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời

Bài 1- TIẾT 2: Đọc - Hiểu văn bản

Phong cách Hồ Chí Minh( tiếp)( Lê Anh Trà)

I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức:- Học sinh thấy được m ột số biểu hiện của phong cách Hồ Ch í Minh trong đời

sống và trong sinh hoạt- Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể 2 . Kĩ năng:- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụngthuộc chủ đề hội nhập với

thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.3. Giáo dục - Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện

theo gương Bác.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình

bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...II. Chuẩn bị:1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan…2. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa.Tìm đọc những thông tin về tác

giả, văn bản. Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bàiIII. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học theo nhóm…- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động2.1.Hoạt động khởi động:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, trả lời một phút, thuyết

trình,... * Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá. * Cách tiến hành:- Chuyển giao nhiệm vụ: + Gv mở video lời ngâm thơ bài: Thăm cõi Bác xưa của nhà thơ Tố Hữu + Gv hỏi: Cảm xúc của em khi nghe bài thơ này? Vì sao em có cảm nhận như

vậy? - Thực hiện nhiệm vụ + HS nghe, cảm nhận và trả lời miệng.- Dự kiến sản phẩm: Hs có thể trả lời ( xúc động, yêu thích, cảm phục, trân

trọng...). Bài thơ giúp em hiểu được nhiều hơn về lối sống cao đẹp của Người...- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả + Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá + Giáo viên nhận xét, đánh giáGV dẫn dắt:“Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Đó là những lời ca hay nhất mà người Việt Nam ta nói về Người. Và các em cũng hiểu đc vì sao Bác Hồ của chúng ta đc ví như bông sen giữa đồng Tháp Mười, là người Việt Nam đẹp nhất trong những người Việt Nam đẹp nhất. Bởi Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc mà Người còn là một nhà văn hóa lỗi lạc của thế giới. Những nét đẹp trong phong cách văn hóa của Người luôn khiến ta thêm yêu mến và ngưỡng mộ. Trong giờ học hôm nay cô cùng các em tiếp tục tìm hiểu những nét đẹp trong phong cách của Người

2.2 Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thày và trò Nội dungHoạt động 1Nét đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh*Mục tiêu:HS hiểu đc những nét đẹp trong lối sống của Bác* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não, dạy học theo nhóm...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:- Hs đọc lại đoạn từ: “Lần đầu tiên...” đến hết.- Gv đặt câu hỏiH? Là vị lãnh tụ những Hồ Chí Minh có nếp sinh hoạt và làm việc như thế nào? - Gợi: + Nơi ở, nơi làm việcNơi ở, nói làm việc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê quen thuộc; “chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và ngủ”...

I.TÌM HIỂU CHUNGII. TÌM HIỂU VĂN BẢN.1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.

2. Nét đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Trang phục“bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”; + Ăn uống“Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”....+ Tài sản: một chiếc va li, vài bộ quần áo...? Em có cảm nhận gì về nếp sống và sinh hoạt của Bác?- Hs trình bày cá nhân.- Gv nhận xét: lối sinh hoạt và nếp sống rất gần với nếp sống của người làng quê? Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ trong đoạn văn của tác giả?-Ngôn ngữ giản dị với những từ ngữ chỉ sô lượng ít ỏi, cách nói dân dã: chiếc , vài, vẻn vẹn? Cách sử dụng từ ngữ này làm nổi bật vẻ đẹp nào trong phong cách của Bác?- Bác có lối sống giản dị?Tác giả kể ra hàng loạt dẫn chứng về lối sống của HCM, tác giả còn có những lời bình gì?- Tôi dám chắc… và tiết chế như vậy.H? Từ lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của những vị hiền triết nào trong lịch sử?- Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông..H? Qua đây giúp em cảm nhận thêm về điều gì về lối sốngcủa Bác?GV: Chính lối sống giản dị này đã giúp Bác dễ gần gũi tiếp xúc với mọi người. Không chỉ riêng Bác mà các nhà hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, thanh bạch, đạm bạc mà làm cho người đời sau phải nể phục.

Thảo luận nhóm bàn: Có các ý kiến về lối sống của Bác:- Đây là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.- Đây là một cách sống tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn người.- Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.Em đồng ý với ý kiến nào?Vì sao?

- Nơi ở nơi làm việc, nhỏ bé, đơn sơ, mộc mạc

- Trang phục hết sức giản dị

- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã bình dị

=>Bác có lối sống giản dị mà lại vô cùng thanh cao và sang trọng.

- Em đồng ý với ý kiến thứ ba: - Sự bình dị gắn liền với thanh cao trong sạch tâm hồn k chịu đựng những toan tính vụ lợi. - Sự giản dị là một nét đẹp của con người Việt Nam , tự nhiên không phải cầu kỳ phô trương.GV: Qua bài học này ta thấy Bác có kiến thức văn hoá nhân loại sâu rộng, là vị lãnh tụ có lối sống giản dị. Chính điểm này đã làm nên phong cách riêng của Bác mà ít vị lãnh tụ nào có được.GV: Chính tác giả đã khẳng định: “ Nếp sống... thể xác” H? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?- Hs trình bày cá nhân.- Gv nhận xét: lối sống rất dân tộc, rất VN trong phong cách Hồ Chí Minh.H? Để làm nổi bật phong cách của Bác, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?- Kết hợp kể và bình luận đan xen nhau một cách tự nhiên.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Tổng kết*Mục tiêu:HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: H? Nhận xét gì về nghệ thuật?H? Từ những thành công về nghệ thuật giúp làm nổi bật nội dung gì?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý.- Dự kiến sản phẩm:+ Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoá văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.+ Nghệ thuật: Dẫn chứng tiêu biểu có chọn lọc, có đan xen thơ Ngyễn Bỉnh Khiêm để thấy được sự gần gũi của Bác với các bậc hiền triết.Đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.

III, Tổng kết

1, Nghệ thuật2, Nội dung

Ghi nhớ ( SGK) Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cớ xác thực,tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoá văn hóa

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

2.3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập * Nhiệm vụ:thực hiện làm bài tập viết đoạn văn * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. * Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt - GV hướng dẫn HS về nhà làm. 2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực

tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của

GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hiện nay, nhất là trên lĩnh vực văn hóa, thế hệ

trẻ Việt Nam cần chú ý những điều gì?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.+ Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.+ Dự kiến sp: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại , đồng thời phải giữ gìn, phát

huy bản sắc văn hoá dân tộc...2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:- Sưu tầm những bài thơ, câu chuyện viết về lối sống giản dị của Bác Hồ- Bài tập về nhà: Em học tập được gì qua bài “Phong cách HCM” .Soạn bài: “Đấu tranh ... hòa bình”.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lờiRút kinh nghiệm:

Tuần 1- Bài 1- Tiết 3

Các phương châm hôị thoại

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:-Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất.2 . Kĩ năng:-Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong tình huống giao tiếp cụ thể - V ận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp 3. Giáo dục :- Ý thức suy nghĩ trước khi nói để giao tiếp đúng mục đích và đat hiệu quả4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề... Phẩm chất tự tin, tự chủ ...II. Chuẩn bị: -Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan...-Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa,... III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật trả lời một phút

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động: 2.1 Hoạt động khởi động* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới. * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:H? Ở lớp 8 ta đã được học về hội thoại. Em hãy cho biết hội thoại là gì? Có

khi nào trong giao tiếp em không đạt được mục đích như mong muốn? Em có biết vì sao như vậy không?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe và trả lời miệng.

- Dự kiến sản phẩm: hội thoại là nói đến giao tiếp...HS có thể trả lời có/ không. HS có thể còn lúng túng chưa thể lí giải đc rõ ràng

- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giáGVdẫn: Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Nói đến giao tiếp là ít nhất có

người nói/có người nghe hoặc người viết/người đọc.Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ. Nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp thì giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

2.2 Hình thành kiến thứcHoạt động của thày và trò Nội dung

Hoạt động 1 Phương châm về lượng*Mục tiêu:HS nắm được trong giao tiếp, không nên nói thiếu, không nên nói thừa .* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: , nhóm đôi, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não* Yêu cầu sản phẩm: Hs trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ:GV treo bảng phụ . Gọi HS đọc ngữ liệu . Gv hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôia. VD1: Khi An hỏi học bơi ở đâu mà Ba trả lời ở dưới nước thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn biết không ? Vì sao? Cần phải trả lời như thế nào?b. VD2: Theo em truyện gâycười ở chỗ nào (vì sao truyện gây cười?). c. Từ 2 VD trên có thể rút ra bài học gì về giao tiếp ?2.Hs thực hiện: Thảo luận nhóm đôi3. Báo cáo kết quả: * Đại diện trình bàyVD1- Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Vì lời hỏi và lời đáp không ăn khớp với nhau, không hiểu nội dung câu hỏi.- Đúng ra Ba phải trả lờitập bơi ở sông, ở ao hay ở hồ.* Đại diện trình bàyVD2- Vì: các nhân vật đều nói những điều không cần nói, nói thừa như vậy cốt để khoe mẽ rằng tôi có lợn để cưới vợ, tôi có áo mới4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

I, Phương châm về lượng

1. Ví dụ 1

- Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.

2. Ví dụ 2

-Truyện Lợn cưới, áo mới: gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá ghi bảng Hệ thống hóa kiến thức. Gv gọi 1 Hs đọc phần ghi nhớ.

=> Cần nói cho có nội dung, nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa(phương châm về lượng)* Ghi nhớ: SGK

Hoạt động 2 Phương châm về chất*Mục tiêu:HS nắm được trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng, hay không có bằng chứng xác thực .* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv hướng dẫn Hs đọc lại truyện cười Quả bí khổng lồ và yêu cầu các em trả lời câu hỏi:? Truyện có điểm gi đáng cười? Truyện phê phán điều gì?- Cười ở tính khoác lác...- Phê phán anh chàng có tính nói khoác:" quả bí to bằng cái nhà"GV: Đưa tình huống : Một hôm bạn A nghỉ học, cô giáo hỏi:- Có ai biết vì sao bạn A nghỉ học không?Em có thể trả lời như thế nào?- Bạn A nghỉ học vì ốm ạ!- Có lẽ bạn A nghỉ học vì ốm ạ!H? Nhận xét xem hai câu trả lời của hai bạn này đã đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp chưa?- Chưa biết lý do mà bạn1 nói bạn ốm thì không đúng vì không có bằng chứng xác thực... - Bạn thứ hai (có lẽ) chưa chắc chắn lắm - đúng?Trong giao tiếp có điều gì cần tránh2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, - Dự kiến sản phẩm:3. Báo cáo kết quả:Cá nhân HS trình bày 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bản

Gv gọi 1 Hs đọc phần ghi nhớ.

II. Phương châm về chất:

1, Ví dụ: Quả bí khổng lồ

2, Nhận xét:

- Phê phán anh chàng có tính nói khoác: quả bí to bằng cái nhà

=>Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng, hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất)

*Ghi nhớ: SGK

2.3 Hoạt động: Luyện tập* Mục tiêu: HS nắm vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ

thuật động não...* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt

Bài 1:+ Hai Hs phân tích lỗi trong câu.+ Gv nhận xét- Bài 2:+ Mỗi Hs điền 1 câu+ Gv sữa chữa. (phương châm hội thoại về chất).- Bài 3:- Một Hs đọc truyện, và trả lời.Gv nhận xét: Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa.)

III. Luyện tập- Bài 1:a. Thừa cụm từ nuôi ở nhà.b. Thừa cụm từ có hai cánh.- Bài 2a. ... nói có sách, mách...b. ... nói dốic. ... nói mòd. ... nói nhăng nói cuộie. ... nói trạng- Bài 3:

2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS nghe và làm bt.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, kĩ thuật trả lời một phút* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Hãy nêu một vài tình huống trong giao tiếp của bản thân mà ở đó em đã không

tuân thủ phương châm về lượng hoặc chất2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp: VD: Mẹ em là giáo viên làm nghề dạy học. VD: Tình huống học trò nói dối thày cô/ con cái nói dối cha mẹ…2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Hãy sưu tầm những câu chuyện cười, hoặc những tình huống giao tiếp trong

cuộc sống mà ở đó người giao tiếp không tuân thủ một trong hai phương châm hội thoại trên?

? Học bài, làm bài tập 4, 5.? Soạn bài: “Các phương châm hội thoại” tiếp2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời

TIẾT 4

SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬTTRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:Hs:- Nắm được các phương pháp thuyết minh thường dùng- Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật ( BPNT) trong văn bản thuyết

minh 2 . Kĩ năng: - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bảnthuyết

minh - Vận dụng các các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh3. Giáo dục: - Tinh thần tự giác , tích cực trong học tập.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình

bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan...2.Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa,...III. Tiến trình tổ chức hoạt động học:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học theo nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

2.1.Hoạt động khởi động:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hs thực hiện yêu cầu của giáo viên* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề , kĩ thuật động não, nhóm bàn...* Yêu cầu sản phẩm : Hs trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: đưa 2 đoạn văn lên bảng phụ( 1đoạn có kết hợp BPNT + 1đoạn không):Đoạn 1: Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có

loại kim dùng để thêu thùa, lại có kim khâu trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách...Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì nhiều ngành sản xuât gặpkhó khăn đấy!Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!

Đoạn 2: Có nhiều loại Kim: kim khâu vải, kim dùng để thêu, lại có kim khâu trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách...Công dụng của kim là đưa chỉ luồn qua các vật để kết chúng lại. Thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn phải có kim thì mới khâu được.

? Hs đọc và xác định kiểu văn bản chính của 2 đoạn văn trên? Em ấn tượng với cách viết của đoạn văn nào?Vì sao?- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm bàn- Dự kiến sản phẩm:+ Văn bản thuyết minh+ Đoạn 1 ấn tượng vì hấp dẫn cuốn hút hơn. Hoặc đoạn 2 vì ngắn gọn...GVdẫn: Mỗi bạn có sự lựa chọn khác nhau nhưng chúng ta xem sự lựa chọn nào

thỏa đáng nhất. Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay. Gv ghi đầu bài2.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thày và trò Nội dung Hoạt động : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhHoạt động1 : Hướng dẫn học sinh ôn tập văn bản thuyết minh.*Mục tiêu: HS củng cố lại đặc điểm của văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8* Nhiệm vụ: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não...* Phương thức thực hiện:vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não...

* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:1. Gv nêu vấn đề: .? Thế nào là văn bản thuyết minh? Là kiểu văn bản thông dụng trong lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật rong

I.Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

1. Ôn tập văn bản thuyết minh.

* Đặc điểm của văn bản thuyết minh: - Chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn...- Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất của sự việc,

tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.?Qua đây ta thấy đặc điểm nổi bật của văn bản thuyết minh khác các thể loại văn bản khác ở chỗ nào?(Gợi ý: Mục đích của văn bản thuyết minh)- Cung cấp tri thức (hiểu biết, khách quan về những sự vật hiện tượng, vấn đề được chọn làm đối tượng để thuyết minh.H? Em hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã học? Phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh.2.Thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ trả lời.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:*Mục tiêu:HS nắm được hiệu quả của một số BPNT trong VB TM * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ:+ YC HS đọc văn bản và GV đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm lớn:? Nêu đối tượng của văn bản thuyết minh? ? Chỉ ra biện pháp thuyết minh ở văn bản và nêu tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật?

GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 5 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:+ Thuyết minh vẻ đẹp kì lạ của Đá và Nước ở vịnh Hạ Long +Tác giả sử dụng bút pháp miêu tả sinh động, sự liên

hiện tượng,...

* Phương pháp TM : Nêu định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh...

2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

*Ví dụ: HẠ LONG – ĐÁ VÀ NƯỚC

tưởng tưởng tượng về Nước và các đảo đá của Hạ Long + Nhân hoá để tả các đảo đá: chúng là thập loại chúng sinh, là thế giới người, bọn người bằng đá hối hả trở về...- + Tác dụng: Đá và Nước của Hạ Long sống động có hồn,tạo nên sự thú vị của cảnh sắc...3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáGV: Thông thường, khi giới thiệu vẻ đẹp của Hạ Long người ta thường nói đến độ rộng hẹp, bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ, có bao nhiêu động đá, mang hình thù ra sao… Còn Nguyên Ngọc giới thiệu Hạ Long với Đá và nước đã đem đến cho du khách những cảm giác thú vị. Điều đó chứng tỏ tác giả là người có sự quan sát kĩ ở các góc độ và có sự tưởng tượng và liên tưởng tuyệt vời.GV: Như vậy để truyền được cảm xúc và sự thích thú về sự kì lạ của Vịnh Hạ Long tới người đọc tác giả đã sử dụng biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, miêu tả, dùng phép nhân hoá..GV hỏi câu hỏi khái quát để chốt:? Như vậy trong văn bản thuyết minh, ngoài việc sử dụng các phương pháp thuyết minh ta còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng ? ? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh phải đảm bảo yêu cầu gì? - Qua ví dụ chúng ta thấy để thuyết minh rõ đối tượng, ngoài các phương pháp thuyết minh tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn hơn.- Muốn cho ví dụ thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta sử dụng thêm 1 số biện pháp nghệ thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca,...- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, không nên lạm dụng sa đà làm mất tính chất của bài thuyết minh ...->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Thuyết minh vể vẻ đẹp của Đá và Nước ở Hạ Long.

- Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hoá,so sánh, liệt kê, tưởng tượng,liên tưởng, miêu tả...

=>Tác dụng: Các biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh nổi bật, sinh động, hấp dẫn hơn.

*Ghi nhớ: SGK

2.3 Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1* Mục tiêu: HSvận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp đôi* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập,vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Văn bản có tính chất thuyết minh không? Vì sao?Tính chất thuyết minh được

thể hiện ở những điểm nào?? Bài thuyết minh sử dụng phương pháp gì??Tác giả đã sử dụng biên pháp nghệ thuật nào?Tác dụng?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn.- GV hướng dẫn HS.- Dự kiến sản phẩm: + Đây là một văn bản thuyết minh vì đã cung cấp tri thức khách quan về loại

ruồi + Thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi có hệ thống: tính chất chung về họ, giống,

loài, tập tính sinh sống, đẻ, đặc điểm cơ thể tác hại của loài ruồi, ý thức phòng và diệt ruồi...

+ Biện pháp định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu số liệu.... Nghệ thuật: Nhân hoá, có tình tiết như một câu chuyện kể+ Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng, gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa

vui vừa học3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác

nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức Bài 1: Bài 2* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.* Cách tiến hành:GV nêu vấn đề và dự kiến sản phẩm:H? Đọc đoạn văn sau: H? Đoạn văn thuyết minh về đối tượng nào?- Thuyết minh tập tính chim cú.H? Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn này?- Phương pháp nêu định nghĩa.H? Ngoài phương pháp trên tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để

thuyết minh?- Nghệ thuật kể chuyệnGV: Câu chuyện kể lại một ngộ nhận thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp

nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ.2.4. Hoạt động vận dụng: * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: Viết một đoạn văn thuyết minh giới thiệu về công dụng của chiếc nón lá Việt

Nam trong đoạn văn có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị4. Đánh giá kết quả- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá2.5 Hoạt động tìm tòi mở rộng: * Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Hs tìm hiểu* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:- Về nhà sưu tầm những văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật- Tập viết bài thuyết minh về các đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón...

có sử dụng biện pháp nghệ thuật( chuẩn bị cho tiết Luyện tập giờ sau)2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Ngày soạn: Ngày dạy :

Bài 1- TIẾT 5 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINHI. Mục tiêu : 1. Kiến th ức:- Biết cách làm một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng :cái quạt, cái bút,

cái kéo …- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.2 . Kĩ năng: - Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể- Lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh ( có sử dụng

một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng 3. Giáo dục: Tinh thần tự giác , tích cực trong ht.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình

bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan...2.Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa,...III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động2.1 Hoạt động khởi động:* Mục tiêu:- Tạo tâm thế hứng thú cho HS trong tiết luyện tập * Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV mời mời đại diện học sinh của 1 số bàn đứng trình bày bài văn thuyết minh về một trong các đồ dùng: cái quạt, cái bút…(đã chuẩn bị ở nhà từ tiết trước- GV đã giao)

+ GV khen ngợi các sản phẩm chuẩn bị của HS dù có thể sản phẩm của các em chuẩn bị còn chưa ưng ý

+ GV dẫn vào bài: Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành để củng cố khắc sâu hơn về việc vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh nhé!

2.2 Hình thành kiến thức mớiHoạt động của thày và trò Nội dung

Hoạt động: Luyện tập *Mục tiêu:HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để thực hành luyện viết* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm lớn* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. Gv chuyển giao nhiệm vụ- Gv chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm lập dàn ý cho 1 trong 4 đề thuyết minh các đồ dùng: Cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón- GV: Gợi ý đề 1: Tôi thuộc họ bút là một đồ dùng học tập thiết yếu của các cô cậu học trò. Các cô cậu học trò dùng tôi để ghi chép những kiến thức tiếp thu được và để lưu giữ nó lâu hơn, đôi khi các cô cậu ấy dùng tôi để kẻ vẽ. Các bạn thấy không, tôi quả là có ích đấy chứ.+ Bước 1: Cho 1 số Hs ở mỗi nhóm trình bày dàn ý, chi tiết, dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh. Đọc đoạn mở bài.+ Bước 2: Tổ chức cho Hs cả lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung, sửa chữa dàn ý của các bạn vừa trình bày2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: Đề 1A. Mở bài: Giới thiệu về chiếc bút

* Đề bài:Thuyết minh 1 trong các đồ dùng sau: cái quạt, chiếc nón.

Đề 1: Thuyết minh về cái quạtDàn ý:I. Mở bài: Bút là đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh nhằm ghi lại những tri thức tiếp thu được và để lưu giữ tri thức lâu hơn.II. Thân bài:+ Nguồn gốc của chiếc bút + Họ nhà bút bi rất đông đúc và có nhiều loại, nhiều hãng sản xuất.+ Bút bi nổi tiếng của hãng Thiên Long được đông đảo học sinh quen dùng thường có cấu tạo hai phần: Vỏ bút: Ruột bút: Vỏ bút ...+ Cách bảo quản: Tránh va đập mạnh, khi không viết dùng nút bấm đưa ngòi vào trong vỏ khỏi để dây mực.III. Kết bài: Chiếc bút bi là bận đồng hành của học sinh là bạn của tất cả mọi người, mỗi khi con người cần ghi chép

B. Thân bài:+ Nguồn gốc của chiếc bút ra đời tình cờ (phát triển + Họ nhà bút bi rất đông đúc và có nhiều loại, nhiều hãng sản xuất.+ Bút bi nổi tiếng của hãng Thiên Long được đông đảo học sinh quen dùng thường có cấu tạo hai phần: Vỏ bút: có nút bấm và khuy cài Ruột bút: có ống đựng mực và ngòi bút.Phần vỏ làm bằng nhựa và phần ngòi làm bằng kim loại.+ Cách bảo quản: Tránh va đập mạnh, khi không viết dùng nút bấm đưa ngòi vào trong vỏ khỏi để dây mực.C. Kết bài: Khẳng định giá trị,vai trò của bút- Dự kiến sản phẩm: Đề 2A. Mở bài:Giới thiệu về chiếc nón lá.B. Thân bài:- Lịch sử làng nón: + Quê tôi vốn thuần nông nên thường làm theo mùa vụ. + Tháng 3 nông nhàn, làm nón để gópphần thu nhập thêm cho gia đình, nhiều gia đình đã học thêm nghề làm nón. + Đáp ứng nhu cầu sử dụng người dân quê tôi.- Cấu tạo:+ Xương nón: 16 vành làm bằng tre, nứa + Lá nón: hai loại: lá để lót bên trong và lớp lá bên ngoài (lá mo được lấy từ bẹ lá cây măng rừng, lá nón thì lấy từ lá cọ rừng) + Sợi cước, chỉ làm nhôi- Quy trình làm nón:+ Làm vành nón theo khuôn định trước+ Lá bên ngoài được là phẳng: lót một lớp lá xếp đều lên vành, sau đó đến một lớp mo và cuối cùng là một lớp lá bên ngoài. Dùng dây chằng chặt vào khuôn.+ Tiến hành khâu: dùng cước xâu vào

* Đề 2: Thuyết minh chiếc nón lá quê em. Dàn ý:I. Mở bài: Chiếc nón là đồ dùng quen thuộc để che nắng, che mưa cho các bà, các chị, chiếc nón còn góp phần tôn lên vẻ đẹp duyên dáng cho các thiếu nữ quê tôi.II. Thân bài:- Lịch sử làng nón:- Cấu tạo:- Quy trình làm nón:- Giá trị chiếc nón:+ Giá trị kinh tế: rẻ, tiện dụng để che nắng, che mưa cho các bà, các mẹ, các chị đi làm đồng, đi chợ.+ Giá trị thẩm mĩ: Trước kia người con gái đi lấy chồng cũng sắm một chiếc nón đẹp Chiếc nón còn được đi vào trong thơ ca Việt Nam.III. Kết bài: Cảm nghĩ chungvề chiếc nón trong thời gian hiện tại.

Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản này:+ Tự thuật để cho sự vật tự kể về mình

kim và khâu theo vành nón từ trên xuống dưới.+ Chỉ màu dùng để sỏ nhôi+ Lá bên ngoài được là phẳng: lót một lớp lá xếp đều lên vành, sau đó đến một lớp mo và cuối cùng là một lớp lá bên ngoài. Dùng dây chằng chặt vào khuôn.+ Tiến hành khâu: dùng cước xâu vào kim và khâu theo vành nón từ trên xuống dưới.+ Chỉ màu dùng để sỏ nhôi- Giá trị chiếc nón:+ Giá trị kinh tế: rẻ, tiện dụng để che nắng, che mưa cho các bà, các mẹ, các chị đi làm đồng, đi chợ.+ Giá trị thẩm mĩ: Trước kia người con gái đi lấy chồng cũng sắm một chiếc nón đẹp Chiếc nón còn được đi vào trong thơ ca Việt Nam.Kết bài: Khẳng định về lợi ích vai trò của chiếc nón trong thời gian hiện tại.3. Báo cáo kếtquả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá-Cuối cùng Gv nhận xét chung về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật để đạt hiệu quả cao và hướng dẫn cách làm cho Hs.->Giáo viên yêu cầu học sinh tự ghi

+ Đối đáp theo lối nhân hoá: lời đối đáp của hai cái bút than phiền về sự cẩu thả của các cô cậu học trò....

2.4. Hoạt động luyện tâp và vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực

tiễn.* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Đươc là người hướng dẫn viên du lịch em có thể giới thiệu cho du khách biết

đến một trong những thắng cảnh đặc sắc nhất ở Kim Bảng quê em.( Có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật)

? Lưu ý HS được lựa chọn một trong những đặc điểm mình tâm đắc nhất về thắng cảnh để viết thành 1 đoạn văn dài 7-10 câu

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân

+ Dự kiến sp:VD: Đền Trúc được trồng bao quanh là những rặng trúc xanh tươi bốn mùa.

Những thân trúc vàng óng thướt tha trong gió càng làm cho phong cảnh nơi đây thêm thơ mộng. Đền được dựng bằng thân gỗ lim cao đến 6-7m. Nhà tiền đường là một công trình gồm 5 gian. Ba gian hậu cung cũng được xây dựng có kiến trúc như nhà tiền đường. Trên các cửa có trạm trổ theo các đề tài tứ quý( tùng cúc trúc mai/,long li quy phượng)…

VD: Ngũ Động Sơncó năm hang động nối liền nhau thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn100 m trong lòng núi. Trong các động có rất nhiều thạch nhũ hình thù, màu sắc cũng khác nhau. Có cái mọc chồi từ vách động, khe động, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái nhô lên từ mặt nền lên. Những nhũ đá ẩn sâu vào bóng tối, khi có ánh đuốc rọi vào, do hơi nước phản chiếu, nhũ đá ngời lên như màu ngọc châu. Có những thạch nhũ rỗng, khi đánh vào nghe như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chiêng. Không những thế nếu leo lên được đỉnh núi Cấm sẽ được chiêm ngưỡng bàn cờ tiên bằng đá. Tương truyền rằng, vào những đêm trăng sáng, thần tiên thường về đây mở hội, uống rượu, chơi cờ và ngắm cảnh trần thế. Từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa để bao quát toàn bộ vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của vùng non nước nơi đây...

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của mình4. Đánh giá kết quả- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:- Hãy tìm đọc và ghi lại 1 số những văn bản thuyết minh đặc sắc mà em biết ( trong văn bản có sử dụng các biện pháp nghệ thuật)2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà tìm hiểu + Soạn bài: “Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh”.*

Tuần 2 Tiết 6ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH( G. G.Mác- két)

I.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản. - Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại .3. Thái độ:- Tình yêu hòa bình, phê phán chiến tranh4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích và cảm thụ văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Soạn bài.- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.- Học sinh: Soạn bài, nắm bắt những thông tin về chiến sự trên thế giới III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học .

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về nguy cơ chiến tranh hạt nhân và hậu quả của nó.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ ? Tình hình trên thế giới hiện nay có gì đáng chú ý? (Khủng bố ở Mỹ 11/9/2001…. *Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.* Dự kiến sản phẩm: - Khái quát tình hình chiến tranh ở các nước và xung đột ở các khu vực và trên thế giới. - Liên hệ các cuộc xung đột ở Chécnhia, xung đột giữa Mỹ - IRắc, Ixrael - Paletin, Libano..., những vụ khủng bố trên thế giới (ở Mỹ 11/9/2001; ở Đức, Anh, Tây Ban Nha...). Đặc biệt là tuyên bố của IRan, Bình Nhưỡng(CHDCND Triều Tiên) về chiến tranh hạt nhân.. chiến sự ở Li bi .*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá rồi dẫn dắt vào bài

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

B/ Hình thành kiến thứcHoạt động 1: Giới thiệu chung* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả GabrienGacxia Mac-ket và văn bản “Đấu tranh…”(? Nêu xuất xứ của văn bản?Văn bản viết về vấn đề gì ? Thuộc loại văn bản nào ?? Phương thức biểu đạt chính)* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:

I . Giới thiệu chung1)Tác giả:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Chu Quang Tiềm, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…- GabrienGacxia Mac-ket - là nhà văn Côlômbia, - sinh năm 1928, - tác giả của tập tiểu thuyết nổi tiếng " Trăm năm cô đơn"- 1967. - Đạt giải Nôben văn học năm 19823. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Đề xuất cách đọc văn bản?- Đọc chậm rói, cần nhấn giọng để biểu hiện cảm xúc, thái độ của tác giả, nhấn mạnh vào các số liệu, các dữ kiện, con số.

Thảo luận nhóm bàn:? Giải thích nghĩa của một số từ ngữ sau : thanh gươm Đa - mô -clét , dịch hạch , Unicep , fao ...? Vb bàn về vđ gỡ? Vđ đọc sách đc trỡnh bày thành mấy lđ? Tóm tắt ngắn gọn nd của từng lđ?Dự kiến TL:- Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ đó là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại - Để làm rõ luận điểm trên, tác giả đã sử dụng những luận cứ :+ Vũ khí hạt nhân có khả năng phá huỷ cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời .+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng

- GabrienGacxia Mac-ket - là nhà văn Côlômbia, - sinh năm 1928, - tác giả của tập tiểu thuyết nổi tiếng " Trăm năm cô đơn"- 1967. - Đạt giải Nôben văn học năm 19822) Văn bảna. Xuất xứ: Viết tháng 8 -1986- Vấn đề : Chấm dứt chiến tranh ,thủ tiêu vũ khí hạt nhân ,bảo đảm an ninh và hoà bình thế giới .- Văn bản : nhật dụng .- Phương thức biểu đạt chính : nghị luận (+ biểu cảm )b- Đọc – Chú thích – Bố cục

- Đọc:

- Chú thích:

- Bố cục

cải thiện đời sống cho hàng tỉ người .+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của tự nhiên , phản lại sự tiến hoá của loài người + Ngăn chặn nguy cơ chiến tranh ,bảo vệ thế giới hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại .? Xác định bố cục của văn bản ? Gv: Tương ứng với 4 phần của văn bản là 4 luận cứ * Gv: Đó cũng chính là bố cục của vb.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bảnNguy c¬ chiÕn tranh h¹t nh©n.

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu Nguy c¬ chiÕn tranh h¹t nh©n.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bàn(7 phút): Hs theo dõi đoạn đầu của văn bản ? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân được tác giả chỉ ra như thế nào?- Đặt câu hỏi gây chú ý

- Xác định thời gian cụ thể - Sử dụng số liệu + phép tính ? Tác giả đã đưa ra số liệu và phép tính như thế nào để giúp mọi người thấy rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân ?? Nhận xét cách nêu vấn đề đưa số liệu và tính toán của tác giả ?? Ngoài các số liệu ,tính toán tác giả còn đưa ra những ý kiến nhận xét nào ?? Tác dụng của những đánh giá,lời bình luận của tác giả ?

? Qua đó giúp em thấy được gì về nguy cơ chiến tranh hạt nhân ? ? Để làm rõ luận điểm này tác giả đưa ra những dẫn chứng và những so sánh ở lĩnh vực nào ?2.Thực hiện nhiệm vụ: * HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.3. Dự kiến sản phẩm…-Số lượng đầu đạn: hơn 50.000 tương đương 4 tấn

II. Đọc- hiểu văn bản 1. Nguy cơ chiến tranh hạt

nhân.

thuốc nổ / người => biến mất 12 lần dấu vết sự sống => tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời +4 hành tinh khác ...- Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng, số liệu cụ thể, những tính toán đơn giản gây sự chú ý , gây ấn tượng mạnh cho người nghe- gây sự chú ý, gây ấn tượng mạnh cho người nghe

4. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.5. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Tỡm hiểu sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân * Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân * Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bàn(7 phút):? Theo tg, con đường nào để có được học vấn là gì?? Vậy đối với con đường phát triển của nhân loại, sách có 1 ý nghĩa ntn? Tìm dẫn chứng minh họa.? Từ những lí lẽ trên của tác giả, em hiểu gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?? Nhận xét về cách lập luận của nhà văn?2.Thực hiện nhiệm vụ:? Các lĩnh vực mà tác giả đề cập đến có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người.-Đây là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người đặc biệt là các nước nghèo chưa phát triển .? Tác gỉa đã đưa ra những số liệu và những so sánh như thế nào? Nhận xét gì về nhữmg dẫn chứng và những so

- Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng, số liệu cụ thể, những tính toán đơn giản, những liên tưởng thực tế ,có thêm những lời bình luận

=>tính chất hệ trọng của chiến tranh hạt nhân

2) Sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân

sánh của tác giả ? Từ đó nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả ??Với việc sử dụng một loạt dẫn chứng, so sánh thuyết phục, cách lập luận đơn giản, tác giả cho thấy gì về sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ?3.Thực hiện nhiệm vụ: * HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.3. Dự kiến sản phẩm+ 100 máy bay ném bom B. 1B+ Gần 7000 tên lửa vựơt đại châu=> Đủ để chi phí về cứu trợ y tế, giáo dục, cải thiện vệ sinh, tiếp tế thực phẩm nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ.+ Giá của 10 chiếc tàu sân bay...=> Đủ cho 14 năm phòng bệnh, bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi.+ Giá của 27 tên lửa MX... => Đủ để trả tiền nông cụ cho các nước nghèo trong vòng 4 năm.+ 149 tên lửa MX ... => Đủ để cung cấp calo trung bình cho 575 triệu người thiếu chất dinh dư-ỡng.+ Chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. 4. Báo cáo kết quả5. Đánh giá kết quả- Hs nhận xét, bổ sung- Gv đánh giá và bình :Tác giả Mác két đã tiếp tục sử dung những số liệu ,những con số biết nói với những so sánh đầy sức thuyết phục khiến người đọc liên tiếp bất ngờ trước sự tốn kém và tính chất phi lí, giúp người đọc nhận thức đầy đủ sự thật hiển nhiên mà phi lí: chiến tranh hạt nhân đã cướp đi của thế giới những điều kiện để cải

- Dẫn chứng cụ thể, so sánh thuyết phục, cách lập luận đơn giản->chiến tranh hạt nhân vô cùng tốn kém, cướp đi điều kiện để cải thiện cuộc sống con người.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về: Nguy c¬ chiÕn tranh h¹t nh©n.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Hiện nay, trong thời đại chúng ta còn tiềm ấn nguy cơ chiến tranh hạt nhân không? Theo em cần đưa ra giải pháp nào để khắc phục? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp:-Còn tồn tại- GP: chung tay gìn giữ hòa bình...

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Tìm những câu nói nổi tiếng nói về sách và tầm quan trọng của việc đọc sách.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.IV.Rót kinh nghiÖm :

………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………….

Tiết 7ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

ĐẤU TRANHCHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

( G. G.Mác- ket)I.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản .2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.3. Giáo dục - Tình yêu hòa bình, phê phán chiến tranh4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích và cảm thụ văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Soạn bài.- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về chiÕn tranh h¹t nh©n ®i ngîc l¹i lÝ trÝ cña tù nhiªn. 2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ ? Tại sao có thể khẳng định chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí của tự nhiên *Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.* Dự kiến sản phẩm: - Làm mất đi những khả năng sống tốt đẹp của con người....*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá rồi dẫn dắt vào bài

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCHoạt động 1 : Tìm hiểu mục 2 phần bài học* Mục tiêu: HS hiểu đc chiÕn tranh h¹t nh©n ®i ngîc l¹i lÝ trÝ cña tù nhiªn. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm: Hs theo dõi đoạn 3? Trong phần 3 của văn bản, Mác két có đưa ra luận điểm : " Chạy đua vũ trang không những đi ngược lại lý trí của con người mà còn đi ngược lại lí trí của rự nhiên, phản lại sự tiến hoá của tự nhiên “ ? Em hiểu điều đó như thế nào.? Theo em , lý trí tự nhiên có nghĩa là gì ? Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì?? Em có nhận xét gì về những chứng cứ mà tác giả đưa ra trong đoạn văn này -chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất ?Qua đó giúp em thấy gì về tính chất của chiến tranh2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

I.Giới thiệu chungII.Đọc - hiểu văn bản3) Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của tự nhiên.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…- Có thể hiểu là qui luật của tự nhiên , lôgíc tất yếu của tự nhiên - Phải trải qua 380 triệu năm tiến hóa con bướm mới bay được, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, 4kỉ địa chất con người mới hát hay hơn chim và mới biết chết vì yêu > < Chỉ cần bấm nút một cái là cả cái quá trình vĩ đại và tốn kém đó trở về điểm xuất phát của nó.-chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất 4. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.5. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngGvb×nh: Lập luận chặt chẽ với những chứng cứ cụ thể từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất tg đã đưa ra một nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hóa, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân.Với luận điểm này hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân được nhận thức sâu sắc hơn ở tính chất phản tiến hoá ,phản tự nhiên của nó .

* Mục tiêu: HS hiểu đc nhiÖm vô cña mäi ngêi.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm:- Hs theo dõi đoạn 4? Sau khi chỉ ra một cách hết sức rõ ràng hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân , tác giả kêu gọi mọi người phải làm gì ? Để kết thúc lời kêu gọi của mình, tác giả đã đưa ra một đề nghị gì?? Mục đích lập nhà băng lưu trữ trí nhớ để làm gì ? Tình cảm , thái độ của tác giả bộc lộ qua những từ ngữ nào ? nghệ thuật ? tác dụng bộc lộ thái độ gì ?? Liên hệ tình hình thời sự về chiến tranh xung đột

- Chứng cứ khoa học ,nghệ thuật đối lập => Tính chất phản tự nhiên , phản tiến hoá của chiến tranh hạt nhân.

4) Nhiệm vụ của mọi người.

- Lời kêu gọi mọi người đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân ,bảo vệ hoà bình

- Đề nghị : mở nhà băng lưu trữ trí nhớ

và cuộc chạy đua vũ trang thế giới hiện nay ? Em dự định làm gì tham gia vào bản đồng ca của tác giả 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…Điệp ngữ , câu văn dài nhiều vế nhịp nhanh mạnh => thái độ quan tâm lo lắng, công phẫn cao độ => tình yêu hoà bình của tác giả. 4. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.5. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Gv b×nh : “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình “là bức thông điệp của lương tri , nó thức tỉnh con người ở cả hai phía rằng bảo vệ sự sống như bảo vệ con ngươi của mắt mình .Bài văn nghị luận thống thiết và cũng thật hùng hồn có tác dụng kêu gọi loài người đấu tranh cho hoà bình, xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân .Tiếng gọi của hoà bình theo cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm cho ta nghĩ đến một cánh chim câu bay giữa trời xanh báo hiệu một buổi đẹp trời ,một thời đại mà con người được sống trong vòng tay nhân ái và khái niệm chiến tranh không còn trong nhà băng lưu trữ trí nhớ của con người .

* Mục tiêu: HS khái quát được nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Kh¸i qu¸t nh÷ng ®iÓm chÝnh vÒ néi dung vµ nghÖ thuËt cña v¨n b¶n2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Điệp ngữ, câu văn dài nhiều vế nhịp nhanh mạnh => thái độ quan tâm lo lắng, công phẫn cao độ => tình yêu hoà bình của tác giả.

IV/ Tổng kết :1.Nội dung : - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn nhân loại và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.- Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh.2. Nghệ thuật : + Lập luận chặt chẽ+ Chững cứ cụ thể, xác thực + Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức

3. Dự kiến sản phẩm…Néi dung : - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn nhân loại và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.- Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh.NghÖ thuËt : + Lập luận chặt chẽ+ Chững cứ cụ thể ,xác thực + Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo , giàu sức thuyết phục. 4. Báo cáo kết quả5. Đánh giá

* Mục tiêu: HS hiểu và làm được bài tập .* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Viết một đoạn văn( 5-7 câu) trình bày cảm xúc , thái độ của em trước cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới hiện nay 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…4. Báo cáo kết quả5. Đánh giá

thuyết phục.

V. Luyện tập 1. Viờ́t một đoạn văn( 5-7 cõu) tŕnh bày cảm xúc, thái độ của em trước cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới hiện nay

D/ Hoạt động vận dụng* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nếu phải chứng kiến những thảm họa của nhân loại do chạy đua vũ trang gây ra, các em sẽ có thái độ như thế nào, sẽ làm gì?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…4. Báo cáo kết quả5. Đánh giá

E/ Hoạt động tìm tòi mở rộng* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trao đổi với bạn bè, xem thời sự trong và ngoài nước để thấy được cuộc chậy đua vũ trang hiện nay tốn kém và gây hậu quả như thế nào cho con người (VTV1 lúc 19h30)?Ph¸t biÓu c¶m nghÜ cña em sau khi häc bµi "§Êu tranh cho mét thÕ giíi hoµ b×nh?T×m thªm nh÷ng tµi liªu vÒ t¸c h¹i cña chiÕn tranh.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…4. Báo cáo kết quả5. Đánh giáIV/ Rót kinh nghiÖm:

………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………….

Bài 2-Tiết 8 :CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.2. Kĩ năng : - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ , phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể .3. Thái độ: Có cách ứng xử tế nhị lịch sự trong giao tiếp4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Soạn bài.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về các phương châm hội thoại. 2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ - Nêu những phương châm hội thoại đã học? - Những nội dung của các phương châm hội thoại đó

*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.* Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá rồi dẫn dắt vào bài

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

B/ Hoạt động hình thành kiến thức.HĐ tìm hiểu PCQH* Mục tiêu: HS Hiểu được vai trò chức năng của PCQH.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ví dụ* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Thành ngữ “ ông…vịt”này dùng để chỉ tình huống hội thoại nào? Nếu xuất hiện những tình huống như vậy thì điều gì sẽ xảy ra ?? Qua nội dung của câu thành ngữ, chúng ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…- ông =>gà - bà => vịt => Mỗi người nói một đằng không khớp nhau , không hiểu nhau.- Con người sẽ không giao tiếp được với nhau, mọi hoạt động xã hội sẽ trở nên rối loạn .

=> Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp4. Báo cáo kết quả5. Đánh giá HS nhận xét, bổ sung GV nhận xét và kết luận

I. Phương châm quan hệ1)Ví dụ :

2) Nhận xét :- “Ông…vịt” : mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau => con người sẽ không giao tiếp được với nhau => mọi hoạt động xã hội sẽ trở nên rối loạn .3) Ghi nhớ- SGK

II.Phương châm cách thức1) Ví dụ :

HĐ tìm hiểu PCCT* Mục tiêu: HS Hiểu được vai trò chức năng của PCCT.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ví dụ* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Trong tiếng Việt có những thành ngữ như : " Dây cà ra dây muống" " Lúng búng như ngậm hột thị"Hai thành ngữ này dùng để chỉ những cách nói như thế nào?? Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp?? Qua đó chúng ta có thể rút ra được bài học gì khi giao tiếp?? Câu nói trên được hiểu theo mấy cách?Gợi ý: Cách hiểu trên tuỳ thuộc vào việc xác định tổ hợp từ "của ông ấy" bổ nghĩa cho từ ngữ : nhận định hay cho truyện ngắn ? Cách nói như vậy có gây trở ngại gì cho người nghe không?? Bài học cho tình huống này là gì?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…-Trong những tình huống giao tiếp những yếu tố thuộc ngữ cảnh (người nói ,người nghe,thời điểm nói, mục đích nói địa điểm nói) có thể giúp người nghe hiểu đúng ý người nói . Tuy nhiên có nhiều trường hợp người nghe không biết nên hiểu ý của người nói như thế nào. Do vậy khi giao tiếp nếu không vì một lí do đặc biệt nào đó không nên nói những câu khiến người nghe hiểu theo nhiều cách khác nhau =>không hiểu nhau, gây trở ngại trong quá trình giao tiếp => Trong giao tiếp cần tránh cách nói mơ hồ, lấp lửng 4. Báo cáo kết quả5. Đánh giá

2) Nhận xét : - Dây cà ra dây muống. => Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, - Lúng búng như ngậm hột thị: => Nói ấp úng không thành lời, không rõ ràng, rành mạch.=> Người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung đ-

HS nhận xét, bổ sung GV nhận xét và kết luận

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK HĐ tìm hiểu PCCT* Mục tiêu: HS Hiểu được vai trò chức năng của PCCT.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ví dụ* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Gọi HS đọc truyện: Người ăn xin? Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?? Chúng ta rút ra được bài học gì từ câu chuyện này .? Lấy ví dụ về sự tuân thủ hay vi phạm phương châm lịch sự 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…=> Dù ở địa vị xã hội và hoàn cảnh khác nhau nhưng phải tôn trọng người đối thoại.

ược truyền đạt.=> Giao tiếp không đạt kết quả mong muốn Xét câu nói:- Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy. Nhận định Truyện ngắn Của ông ấy

=> Người nghe có thể hiểu theo nhiều cách, không đúng với nội dung người nói cần diễn đạt.3) Ghi nhớ/SGK

III. Phương châm lịch sự1) Ví dụ: “Người ăn xin”.

2. Nhận xét :- Ông lão ăn xin nhận được thái độ tôn trọng tôn trọng từ cậu bé- Cậu bé nhận được thái độ trân trọng, biết ơn từ ông lão ăn xin . => Họ đều nhận được tình cảm 3.Ghi nhớ/SGK

IV. Luyện tập Bài tập 1:- Khuyên chúng ta trong giao tiếp

Không vì họ thấp kém hơn mình mà dùng lời lẽ thiếu lịch sự... Gọi HS đọc ghi nhớ SGK4. Báo cáo kết quả5. Đánh giá HS nhận xét, bổ sung GV nhận xét và kết luận? Hs đọc GN/SGKHĐ tìm hiểu PCCT* Mục tiêu: HS hiểu và làm được bài tập thành thạo* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu lần lượt từng bài tập* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - N1: Bài tập 1 ?Những câu tục ngữ trên khuyên dạy chúng ta điều gì?- Kim vàng ai nỡ uốn câu.? Tìm 5 câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự?- N2: Bài tập 2: Biện pháp tu từ từ vựng liên quan trực tiếp đến P/c lịch sự?

- N3: Bài tập 3:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

- N4: Bài tập 4:Vì sao đôi khi phải dùng cách nói như sau ?a) Nhân tiện đây xin hỏib) Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải....c) Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế...2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…4. Báo cáo kết quả5. Đánh giá

nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn- Không dùng vật quý để làm một việc không tương xứng với giá trị của nó.- Chim khôn kêu tiếng rảnh rangNgười khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. - Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. - Chẳng được miếng thịt miếng xôi Cũng được lời nói cho nguôi tấc lòng. - Một điều nhịn là chín điều lànhBài tập 2:- Biện pháp nói giảm nói tránh- Nó không được thông minh lắm- Chiếc áo này cậu mang không hợp lắm.Bài tập 3:a(nói mát), b(nói hớt), c(nói móc), d(nói leo), e( nói ra đầu ra đũa)Bài tập 4:a) Để tránh người nghe hiểu là mình không tuân thủ P/c quan hệ.b) Để tránh đụng chạm đến thể diện của người đối thoại => tuân thủ P/c lịch sự.c) Báo cho người đối thoại biết là họ đã không tuân thủ P/c lịch sự, cần phải chấm dứt ngay.

HS nhận xét, bổ sung GV nhận xét và kết luận

D/ Hoạt động vận dụng* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Vận dụng kiến thức đã học về PCLS, hãy giải thích thái độ, lời nói, cử chỉ của hai nhân vật trong câu chuyện “Người ăn xin”.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…4. Báo cáo kết quả5. Đánh giáE/ Hoạt động tìm tòi mở rộng* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? GV giao thêm bài tập, hs về làm2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.3. Dự kiến sản phẩm…4. Báo cáo kết quả5. Đánh giáIV/Rót kinh nghiÖm :

………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………….

Tuần 2- Tiết 9- Tập làm vănSỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG

VĂN BẢN THUYẾT MINH

I/ Mục tiêu cần đạt: - Hiểu được vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh. Yếu tố miêu tả làm cho vấn đề thuyết minh sinh động hơn, cụ thể hơn- Biết vận dụng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn TM1. Kiến thức:

- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyets minh: Làm cho đối tượng thuyết minh được hiện lên cụ thể, gần gủi, dễ cảm nhận hoặc nỗi bật, gây ấn tượng.- Vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng thuyết minh.2. Kĩ năng:- Quan sát các sự vật, hiện tượng- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh3. Thái độ: - Tự giác, tích cực học tập4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Khả năng phân tích, quan sát, tạo lập văn bản.II/ Chuẩn bị : - G: N/c tài liệu, soạn bài. - H: Đọc bài văn, trả lời các câu hỏi SGK.III/Tiến trình các hoạt động1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

HĐ khởi động

HĐ hình thành kiến thức mới.

Luyện tập

HĐ vận dụng

HĐ tìm tòi, sáng tạo

Phương pháp

đàm thoại. Thảo luận nhóm.Dự án, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề

Thảo luận nêu và giải quyết vấn đề.

Nêu vấn đề

Kĩ thuật Kĩ thuật đặt câu hỏi.

Đặt câu hỏi; chia nhómkĩ thuật đặt câu hỏi

Kĩ thuật đặt câu hỏi.

Kĩ thuật đặt câu hỏi.

Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động: HĐ 1. HĐ khởi động:* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu bài sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ? Em hãy giới thiệu ngắn gọn về đặc điểm cây chuối nhà em trồng?? HS khác nhận xét cách thuyết minh của bạn? (Có đảm bảo đúng kiểu bài không, có sử dụng biện pháp nghệ thuật ko, ngoài ra còn sử dụng yếu tố nào khác?)2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời:GV từ đó dẫn dắt vào bài học: Trong van bản thuyết minh ngoài việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ra để làm văn bản hay, ấn tượng và thuyết phục người nghe còn sử dụng thêm yếu tố khác để giới thiệu mà hôm nay cô trò cùng tìm hiểu tiếp kiểu bài này. HĐ 2. HĐ hình thành kiến thức

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Mục tiêu Nhiệm Mục vụ

Phương thức thực hiện

Yêu cầu sản phẩm

Giúp HS nắm được kiểu bài sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh

HS tìm hiểu ở nhà và trên lớp

trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*Cách tiến hành:1.Gv chuyển giao nhiệm vụ (C1,2,3,6- HĐ cá nhân, Câu 4,5- HĐ cặp đôi)- HS: Đọc văn bản SGKC1:? Văn bản thuyết minh về đối tượng nào?C2: Những nội dung thuyết minh của đối tượng. C3: Bài văn có thể chia mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn?C4: Em hãy tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?C5: Chỉ ra các yếu tố miêu tả về cây chuối? ? Nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả đóC6: Qua đó em có thể rút ra được bài học gì về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong quá trình làm văn TM 2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận.

I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh1. VD: Văn bản: “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”

2.Nhận xét- Thuyết minh về cây chuối - Nội dung thuyết minh : Đặc điểm sinh học, công dụng của cây chuối, giá trị của quả chuối.

Dự kiến TL: C1: Thuyết minh về cây chuối trong đời sống Việt Nam.C2:Văn bản thuyết minh về đặc điểm,vai trò, tác dụng của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt NamC3: Bố cục: gồm 3 phần: - Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối. - Đoạn 2: Ích lợi của cây chuối. - Đoạn 3: Ích lợi của quả chuối. + Các loại chuối + Cách dùng...C4:"Đi khắp Việt Nam............đến núi rừng" + "Cây chuối rất ưa nước.......trồng bên ao hồ" + "Chuối phát triển..............con đàn cháu lũ" + "Cây chuối là thức ăn........ đến hoa quả"+ "Quả chuối là một món ăn......hấp dẫn" + Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là..da dẻ mịn màng + Chuối xanh là một món ăn thông dụng... chuối xanh có vị chát.......có vị tanh + Người ta có thể chế biến ra...từ quả chuối +Nhưng quả chuối trở thành.....mâm ngũ quả.C5: Những câu miêu tả:+ "... vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp cả núi rừng." + "...vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn." + " ...vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc." + "... buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây."TD: Làm rõ hơn về hình ảnh, công dụng của cây chuối... C6:Yếu tố miêu tả chỉ nhằm mục đích gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh vấn đề... 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị ; hs khác nghe.4. Đánh giá kết quả + Hs trình bày. + Hs khác nhận xét, bổ sung. - Gv giảng, chốt và cho HS đọc ghi nhớ.Hoạt động khắc sâu kiến thức:GV chuyển giao nhiệm vụ Trong phần khởi động đoạn văn của bạn đã có yếu tố miêu tả. Vậy em hãy nêu tác dụng của yếu tó đó trong đoạn văn?

- Có yếu tố miêu tả.

- Tác dụng: + Làm nổi bật về hình dáng, kích thước, vóc dáng…+ Làm cho đối tượng thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn, nổi bật, gây ấn tượng.

3. Ghi nhớ SGK/ 25

- Bổ sung công dụng của : + Thân cây chuối + Lá chuối (khô, tươi) + Nõn chuối + Bắp chuối

? Theo yêu cầu chung của bài thuyết minh thì bài văn này có thể bổ sung những gì?? Hãy cho biết thêm 1 số công dụng của thân chuối, lá chuối, nõn chuối, bắp chuối.HS tiếp nhận nhiệm vụ: Nghe câu hỏi (HĐ cá nhân)Báo cáo kết quả:HS trình bầy, nhận xét, bổ sungĐánh giá kết quả:GV chốt và chuyển sang Luyện tậpHoạt động 3: Luyện tậpMục tiêu Nhiệm

vụPhương thức thực hiện

Yêu cầu sản phẩm

Giúp HS nắm được các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh để vận dụng viết bổ sung và nhận din

HS tìm hiểu từ thực tế cuộc sống và đoạn văn, văn bản có sẵn

hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

phiếu học tập, câu trả lời của HS.

Cách thức thực hiện1.GV chuyển giao nhiệm vụHs làm bài tập 1, 2, 3- Xác định các yêu cầu bài tậpBổ sung câu hỏi cho BT 1: Bài văn này có gì khác so với bài văn miêu tả cây chuối ?

2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ+ Đọc yêu cầu, xác định kiến thức vận dụng+ HHđ cá nhân, HĐ nhóm bài tập 1Dự kiến trả lời: BT1- Thân chuối có hình dáng: to tròn, màu xanh bóng...- Lá chuối tươi: màu xanh nhạt, có xương sống ở giữa...- Lá chuối khô: màu vàng úa...- Nõn chuối: màu xanh nhạt, cuộn tròn lại, rất mềm, dáng thẳng đứng...- Bắp chuối: hình chóp, màu đỏ, nhiều bẹ ghép lại, bên trong có những nải chuối nhỏ xinh xắn...

II/ Luyện tập1. BT1: Bổ sung yếu tố MT về: Hình dáng, màu sắc, tác dụng của các bộ phận của cây chuối.- Thân chuối có hình dáng: to tròn, màu xanh bóng...- Lá chuối tươi: màu xanh nhạt, có xương sống ở giữa...- Lá chuối khô: màu vàng úa...- Nõn chuối: màu xanh nhạt, cuộn tròn lại, rất mềm, dáng thẳng đứng...- Bắp chuối: hình chóp, màu đỏ, nhiều bẹ ghép lại, bên trong có những nải chuối nhỏ xinh xắn...- Quả chuối: tròn, dài, ngả màu vàng khi chín...2. BT2 :

- Miêu tả cái tách (nó có tai), miêu tả động tác mời trà (bưng hai tay mà mời), miêu tả động tác uống (nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống)

3.BT3:-"Khắp làng bản VN rộn ràng tiếng trống hội"- "Miêu tả cách thức tổ chức các trò chơi: múa Lân, kéo co, cờ người, nấu cơm, đua thuyền (trang phục, số người tham gia, không khí buổi lễ hội...) => Làm cho các trò chơi dân gian gần gũi hơn với cuộc sống hiện tại, không khí vui tươi, sôi động hơn. Người đọc hiểu rõ hơn về cách chơi cũng như hình

- Quả chuối: tròn, dài, ngả màu vàng khi chín...- HS: Yếu tố miêu tả là phụ,cơ bản là giới thiệu cây chuối trong mối quan hệ,vai trò của nó đối với đời sống VN.3. Báo cáo kết quả+ HS trình bày+ Hs phản biệnBT2,3: HS ghi yếu tố miêu tả vào phiếu học tập.4. Đánh giá kết quả:GV chốt. GVBT1: Như vậy sử dụng yếu tố miêu tả phảu hợp lí để đảm bảo được tính chất của bài thuyết minh.- GV: Sửa một số phiếu.

thức tổ chức cuộc chơi.

Hoạt động 4: Vận dụng

Mục tiêu Nhiệm vụ Phương thức thực hiện

Yêu cầu sản phẩm

Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành.

HS tìm hiểu trên lớp

Hoạt động cá nhân Phiếu học tập.

Cách thức tiến hành:Gv chuyển giao nhiệm vụHs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài? Em hãy viết hoàn chỉnh bài văn về câu chuối làng quê Việt Nam có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.- Hs trình bày nêu ý cơ bản về BP nghệ thuật sử dụng, phản biện- Gv chốt- HS về nhà hoàn thiệnHoạt động 5: Tìm tòi mở rộngMục tiêu Nhiệm vụ Phương thức thực

hiệnYêu cầu sản phẩm

Giúp HS vận khắc sâu và mở rộng kiến thức về văn thuyết minh đối tương là cảnh đẹp.

HS tìm hiểu ở nhà Hoạt động cá nhân Phieus học tậpcủa hs.

Cách thức tiến hành:1. Gv chuyển giao nhiệm vụ? Hãy thuyết minh về dòng sông quê hương.2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài3. Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập-> giờ sau Gv kiểm tra.IV. Rút kinh nghiệm

Tuần 2-Tiết 10- Tập làm văn:LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I/. Mục tiêu cần đạt: - Biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.1. Kiến thức - Những yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.2. Kĩ năng:- Viết bài văn, đoạn văn sinh động hấp dẫn.3. Thái độ:- Học tập tự giác, sáng tạo hiệu quả4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Khả năng phân tích, quan sát, tạo lập văn bản.II/ Chuẩn bị : - G: N/c tài liệu, soạn bài. - H: Đọc bài văn, trả lời các câu hỏi SGK.III/Tiến trình các hoạt động1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

HĐ khởi động

HĐ hình thành kiến thức mới.

Luyện tập

HĐ vận dụng

HĐ tìm tòi, sáng tạo

Phương pháp

đàm thoại. Thảo luận nhóm.Dự án, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề

Thảo luận nêu và giải quyết vấn đề.

Nêu vấn đề

Kĩ thuật Kĩ thuật đặt câu hỏi.

Đặt câu hỏi; chia nhómkĩ thuật đặt câu hỏi

Kĩ thuật đặt câu hỏi.

Kĩ thuật đặt câu hỏi.

Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Tổ chức các hoạt động: HĐ 1. HĐ khởi động:* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu bài sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ? Trong bài văn thuyết minh, người viết phải trình bày ntn? Khi viết bài văn thuyết minh phải đạt yêu cầu gì ? Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời:HS- Yếu tố miêu tả: +Làm nổi bật về hình dáng, kích thước, vóc dáng…+Làm cho đối tượng thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn, nổi bật, gây ấn tượng.GV từ đó dẫn dắt vào bài học: Để sử dụng có hiệu quả yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh bài học hôm nay giúp các em làm thực hành. HĐ 2. HĐ hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Nội dungKT chuẩn bị ở nhàMục tiêu Nhiệm

vPhương thức thực hiện

Yêu cầu sản phẩm

Giúp HS nắm được kiểu bài sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh

HS tìm hiểu ở nhà

trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*/ Cách tiến hành1.GV chuyển giao nhiệm vụ GV: Hs đọc lại yêu cầu câu hỏi về nhà? Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì? Theo em, với đề bài này cần phải trình bày những ý gì?

Theo em, có thể sử dụng thêm yếu tố nào? Có thể sử dụng những kiến thức gì cho bài văn thuyết minh?- GV: Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý theo nhóm vào bảng phụ.?: Phần MB cần trình bày những gì??: Trong phần TB các em cần giới thiệu những gì về con trâu ở làng quê VN? ?: Phần KB các em sẽ nêu lên điều gì?

2.HS tiếp nhận nhiệm vụ: Nghe câu hỏi (HĐ cá nhân)

3.Báo cáo kết quả:Trình bầy dự án:Thuyết minh về con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam.- Đặc điểm sinh học; vai trò tác dụng trong làm ruộng, trong lễ hội và về giá trị kinh tế, thức ăn

I/ Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam1. Tìm hiểu đề,tìm ý- Kn:Thuyết minh +

- Kt: Con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam.2. Dàn ý:a. Mở bài: Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Namb.Thân bài:- Đặc điểm sinh học của trâu :

+ Là động vật thuộc lớp thú. Trâu VN là giống trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.+ Hình dạng cấu tạo các bộ phận của trâu : Sừng, chân, đuôi, mắt, mũi, da, dạ dày, tai, răng, sinh sản, chăm sóc, tập tính ưa nước...- Vai trò tác dụng :+ Con trâu trong việc làm ruộng : Cày, bừa, kéo xe, trục lúa...(sớm hôm gắn bó với người nông dân, là tài sản của người nông dân)+ Con trâu trong các lễ hội, đình đám : Chọi trâu ( Đồ

dinh dưỡng; với tuổi thơ của con trâu + Thuyết minh kết hợp với BPNT và tả.+ Định nghĩa về con trâu, tả hình dáng, thuyết minh về sức kéo…Dàn ý: + Hình ảnh con trâu ở làng quê VN + Đặc điểm, vai trò của con trâu và kỉ niệm với tuổi thơ. VD: Trong nghề làm ruộng: + Trâu cày ruộng + Trâu bừa ruộng + Trâu kéo xe chở lúa..4. Đánh giá kết quả:HS nhận xét bổ sung- Các nhóm nhận xét ,bổ sung.- GV: nhận xét, thống nhất dàn ý.

Hoạt động 3: Luyện tậpMục tiêu Nhiệm

vụPhương thức thực hiện

Yêu cầu sản phẩm

Giúp HS nắm được các yếu tốmiêu tả trong văn thuyết minh để vận dụng viết thành đoạn văn

HS tìm hiểu từ thực tế cuộc sống và phần đã chuẩn bị ở nhà

hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

phiếu học tập, câu trả lời của HS.

Cách thức thực hiện1.GV chuyển giao nhiệm vụHS viết các đoạn văn và trình bày. + Nhóm 1: Con trâu ở làng quê. + Nhóm 2 : Con trâu trong nghề làm ruộng. + Nhóm 3 : Con trâu trong lễ hội. + Nhóm 4 : Con trâu với tuổi thơ.2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ- HS: Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét.

Sơn- 10/8) thi trâu khoẻ, trâu béo, trâu đẹp ;Đâm trâu(Tây Nguyên) ; Đua trâu ( Đồng bằng sông Cửu Long)+ Con trâu là tài sản lớn, có giá trị kinh tế cao: + Khả năng cho thịt + Khả năng cho sữa + Khả năng cho nghé + Khả năng cho phân bón + Da, sừng...làm đồ mỹ nghệ - Con trâu với tuổi thơ Việt Nam.

c/ Kết bài:- Khẳng định tầm quan trọng...- Hình ảnh đáng nhớ về con trâu VN.

II. Viết đoạn văn thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả.1. Viết đoạn mở bài:- Yếu tố thuyết minh: Trâu là loại động vật thuộc họ bò...bộ guốc chẵn...thú có vú....- Yếu tố miêu tả: Là loài vật gần gũi, gắn bó với người nông dân ở làng quê Việt Nam. Với thân hình vạm vỡ, khoẻ mạnh, trâu đã giúp ích rất nhiều cho người nông dân.2. Viết đoạn thân bài:- Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng + Cày, bừa ruộng + Kéo xe chở lúa, trục lúa=> Giới thiệu thật cụ thể từng việc và miêu tả hình ảnh con trâu trong mỗi việc.- Giới thiệu con trâu trong các lễ hội

- GV: Lưu ý việc sử dụng yếu tố miêu tả và vận dụng một số câu ca dao, tục ngữ về con trâu vào bài.3. Báo cáo kết quả:Dự kiến: Viết đoạn mở bài:- Yếu tố thuyết minh: Trâu là loại động vật thuộc họ bò...bộ guốc chẵn...thú có vú....- Yếu tố miêu tả: Là loài vật gần gũi, gắn bó với người nông dân ở làng quê Việt Nam. Với thân hình vạm vỡ, khoẻ mạnh, trâu đã giúp ích rất nhiều cho người nông dân.Viết đoạn thân bài:- Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng + Cày, bừa ruộng + Kéo xe chở lúa, trục lúa=> Giới thiệu thật cụ thể từng việc và miêu tả hình ảnh con trâu trong mỗi việc.- Giới thiệu con trâu trong các lễ hội + Lễ hội chọi trâu: - Thời gian tổ chức, cách thức tổ chức... - Hình ảnh con trâu to khoẻ, hùng dũng nghênh chiến... + Thi trâu khoẻ, trâu béo, trâu đẹp. + Lễ hội đâm trâu thờ thần (dân tộc thiểu số)- Giá trị kinh tế của trâu: Đem lại giá trị kinh tế cao đối với người nông dân.- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn: Cảnh trẻ chăn trâu, hình ảnh đàn trâu gặm cỏ => Biểu tượng của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam.

4. Đánh giá kết quả:HS trình bầy, nhận xét, bổ sungGV đánh giá chốt ý kiếnGV yêu cầu hoàn thiện kết bài (GV giới thiệu: Con trâu là đầu cơ nghiệp, là loại động vật có giá trị lớn về nhiều mặt. Trâu sẽ mãi là người bạn đồng hành không thể thiếu của người nông dân và nông thôn Việt Nam)

+ Lễ hội chọi trâu: - Thời gian tổ chức, cách thức tổ chức... - Hình ảnh con trâu to khoẻ, hùng dũng nghênh chiến... + Thi trâu khoẻ, trâu béo, trâu đẹp. + Lễ hội đâm trâu thờ thần ( dân tộc thiểu số)- Giá trị kinh tế của trâu: Đem lại giá trị kinh tế cao đối với người nông dân.- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn : Cảnh trẻ chăn trâu, hình ảnh đàn trâu gặm cỏ => Biểu tượng của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam.

3. Viết phần kết bài:

Hoạt động 4: Vận dụng

Mục tiêu Nhiệm vụ Phương thức thực hiện

Yêu cầu sản phẩm

Giúp HS vận dụng sáng tạo

HS tìm hiểu trên lớp

Hoạt động cá nhân Phiếu học tập.

kiến thức đã học làm bài tập thực hành.

Cách thức tiến hành:Gv chuyển giao nhiệm vụHs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài? Em hãy viết hoàn chỉnh bài văn về con trâu làng quê Việt Nam có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.- Hs trình bày nêu ý cơ bản về BP nghệ thuật sử dụng, phản biện- Gv chốt- HS về nhà hoàn thiệnHoạt động 5: Tìm tòi mở rộngMục tiêu Nhiệm vụ Phương thức thực

hiệnYêu cầu sản phẩm

Giúp HS vận khắc sâu và mở rộng kiến thức về văn thuyết minh đối tương là cảnh đẹp.

HS tìm hiểu ở nhà Hoạt động cá nhân Phiếu học tậpcủa hs.

Cách thức tiến hành:1. Gv chuyển giao nhiệm vụ? Hãy thuyết minh về cây lúa Việt Nam.2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài3. Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập-> giờ sau Gv kiểm tra.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 11: Đọc - Hiểu văn bảnTUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.

I/ Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được nội dung cơ bản của văn bản, thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu văn bản nhật dụng , nghị luận chính trị xã hội.3.Tư tưởng: Qua văn bản giáo dục học sinh biết trân trọng cuộc sống, yêu mến bản thân, có ý thức bảo vệ và chăm sóc bản thân mình cũng như trẻ em khác....4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển các năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm, trình bày trước đông người, năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn từ trong văn bản ...

II/ Chuẩn bị- GV: giáo án , một số tranh minh họa về cuộc sống của trẻ em hiện nay.- HS : Đọc , soạn bài theo hướng dẫn SGKIII/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học theo nhóm…- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động2.1 . Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, trả lời một phút, thuyết trình,... * Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. * Cách tiến hành:- Chuyển giao nhiệm vụ:- Gv dán 6 bức tranh lên bảng, 3 tranh có nội dung về trẻ em bị suy dinh dưỡng, đói nghèo, 3 tranh có nội dung về trẻ em được chăm sóc bảo vệ, được vui chơi, học hành. ( Giáo viên không có gợi ý gì trên tranh ngoài hình ảnh)- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và thảo luận các câu hỏi sau:1. Chia các bức tranh thành hai nhóm theo nội dung của tranh.2. Em có thể nói lên những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về một bức tranh ở trong mỗi nhóm?- Thực hiện nhiệm vụ + HS đại diện cho hai nhóm bất kì lên sắp xếp tranh, nêu cảm nhận .- Dự kiến sản phẩm: là bài làm của học sinh - Báo cáo kết quả:+ Mỗi đại diện nhóm lần lượt trả lời theo yêu cầu.- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

+ Giáo viên nhận xét, đánh giáGV dẫn dắt:Trẻ em Việt Nam hôm nay cũng như trẻ em trên toàn thế giới đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc , nuôi dưỡng giáo dục nhưng đồng thời cũng đang gặp phải thách thức, những cản trở không nhỏ ảnh hưởng đến tương lai của các em . Phần văn bản" Tuyên bố thế giới về sự sống còn,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại LHQ ( Mĩ-1990) đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản đó.

2.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của thày và trò Nội dungHoạt động 1: I. Giới thiệu*Mục tiêu:HS nắm được một số nét về xuất xứ văn bản , thể loại, phương thức biểu đạt chính và bố cục văn bản* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não, dạy học theo nhóm...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:- GV: Yêu cầu học sinh đọc chú thích SGK? Dựa vào phần chuẩn bị, em hãy giới thiệu về xuất xứ của văn bản?-Hs: Văn bản này trích trong: Bản tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em của HNCCTG ? Văn bản này bàn về vấn đề gì ? Thuộc loại văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?- Vấn đề trẻ em- Văn bản nhật dụng- Phương thức biểu đạt: nghị luận chính trị-xã hội.Hướng dẫn đọc: Đọc mạch lạc, rõ ràng, khúc triết từng mục .- Đọc phần 1, 2-> gọi HS đọc - Nhận xét HS đọc.?Em hiểu:” Tăng trưởng “là gì?”Vô gia cư “là gì? ?Dựa vào các đề mục của văn bản, có thể chia văn bản ra làm mấy phần? Nội dung từng phần? - Hs: 4 phần:+ Phần 1 (mục1,2): Lí do bản tuyên bố.+ Phần 2 (mục 3,4,5.6.7) :Sự thách thức + Phần 3 (mục 8,9) :Cơ hội+Phần 4 :(mục 10-> 17): Nhiệm vụ -GV Giảng: Nội dung từng phần ứng với đầu đề các

I. Giới thiệu Văn bản- Thể loại: Văn bản nhật dụng, bàn về vấn đề chính trị xã hội.

mục trong Sgk, riêng mục 1và 2 nói về nhận thức của cộng đồng quốc tế về trẻ em và quyền sống của chúng nên có thể đặt tiêu đề là :Lí do bản tuyên bố. ?Em nhận xét gì về bố cục của văn bản.- Bố cục mạch lạc, rõ ràng,liên kết các phần chặt chẽ-GV Giảng: Bản thân các tiêu đề đã nói lên tính chặt chẽ mạch lạc, hợp lí của bố cục bản Tuyên bố. Tuy nhiên toàn văn của văn bản này còn có 2 phần nữa, sau mục 17 là phần “Cam kết” và “Những bước tiếp theo”. Điều này chứng tỏ một sự quan tâm rất toàn diện, sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước vấn đề bảo vệ quyền lợi chăm sóc sự phát triển của trẻ em.

Hoạt động 2: II. 1. Lí do của bản tuyên bố - Mục tiêu: Hs nắm được vì sao cộng đồng thế giới đưa ra bản tuyên bố .- Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra- Phương thức thực hiện: thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não...- Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. - Tiến trình tổ chức:1. Chuyển giao nhiệm vụ:Yêu cầu HS theo dõi mục 1,2 , thảo luận nhóm lớn các ý sau:1. Mục1 chỉ ra việc tham dự hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em nhằm mục đích gì?2. Mục 2 đã khái quát như thế nào về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em, khẳng định về quyền sống của trẻ em ra sao?3. Nêu nhận xét về thái độ tình cảm của cộng đồng TG đối với trẻ em.2. Thực hiện nhiệm vụ:Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất đáp án Dự kiến sản phẩm: là câu trả lời của học sinh:- Mục đích:+cùng nhau cam kết +ra lời kêu gọi khẩn thiết-> "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn” - Đặc điểm tâm sinh lí trẻ: ->trong trắng, hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. -> dễ bị tổn thương, còn phụ thuộc. - Quyền: phải được sống trong vui tươi, thanh bình,

II. Tìm hiểu văn bản1.Lí do của bản tuyên bố

được chơi, học và phát triển; tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ.-> Cộng đồng TG rất tin yêu, có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, chăm sóc sức khoẻ sự phát triển của trẻ em.3. Báo cáo kết quả: Hs đại diện nhóm trả lời4. Đánh giá kết quả:- Học sinh đánh giá- Giáo viên đánh giá.

? Hãy nhận xét cách vào bài(nêu lí do,vấn đề) của bản tuyên bố.? Cách nêu vấn đề đó nhằm khẳng định trẻ em TG có quyền gì ?(Qua mục 1,2 bản TB muốn khẳng định điều gì).. Giảng: Như vậy mục 1,2 khẳng định mục đích và nhiệm vụ của HNCCTG là đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp, đó chính là lí do của bản tuyên bố.

Vậy vì sao phải quan tâm và quan tâm đến quyền trẻ em thì phải như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu vào tiết học sau.

-Nêu vấn đề, lí do ngắn gọn ->Khẳng định:+ Trẻ em thế giới có quyền được bảo vệ, chăm sóc và phát triển. + Nhân loại hãy quan tâm đến trẻ em.

2.3 . Luyện tập:* Mục tiêu:HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Gv cho học sinh chơi trò chơi với :- Nội dung: Nêu những việc làm hiện nay của cộng đồng xã hội nhằm bảo vệ chăm sóc trẻ em.- Hình thức chơi: 4 nhóm , mỗi nhóm cử 1 đại diện lên tham gia viết kết quả lên bảng- Thời gian : 5 phút.Gv cử 1 học sinh bấm đồng hồ.2. Thực hiện nhiệm vụ:- Hs hội ý nhanh trong nhóm, cử đại diện lên viết bảng.3. Báo cáo kết quả:Học sinh đại diện báo cáo nhanh bằng miệng những điều vừa viết trên bảng4. Đánh giá kết quả:- Học sinh đánh giá chéo nhau- Giáo viên đánh giá, cho điểm nhóm làm tốt.

2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:?Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ bản thân cũng như trẻ em nói chung?- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.+ Nghe yêu cầu.+ Trình bày cá nhân.+ Dự kiến sp: Hs có thể trả lời những hành động cần lầm để bảo vệ trẻ em và bản thân như chăm chỉ học tập rèn luyện đạo đức rèn luyện kĩ năng sống, nắm vững các quyền của trẻ em, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè....

2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:+ Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về sự quan tâm của xã hội đến trẻ em.- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời*

Giám hiệu ký duyệt:Ngày ký : /9/2019

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 12: Đọc - Hiểu văn bảnTUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.( Tiếp theo)

I/ Mục tiêu cần đạt1.Kiến thức: Giúp HS : + Tiếp tục đọc hiểu văn bản - thấy được những thực trạng của trẻ em trên thế giới và những cơ hội để giải quyết thách thức. + Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em. + Nghệ thuật của văn bản nhật dụng là viết theo lối nghị luận chính trị- xã hội : mạch lạc, rõ ràng, liên kết chặt chẽ, luận chứng đầy đủ, toàn diện.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc , tìm hiểu , phân tích văn bản nhật dụng , nghị luận chính trị - xã hội.3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh tình yêu thương bè bạn , yêu quý trẻ em từ trong nhưng lời nói và việc làm cụ thể.4. Định hướng phát triển năng lực : giúp học sinh mạnh dạn giao tiếp , phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ trong trình bày trước nhóm, trước tập thể lớp....II/ Chuẩn bị- GV: G/a, bp- HS : Đọc, soạn bài trước theo hướng dẫn SGKIII/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học theo nhóm…- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động2.1 . Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động nhóm: * Phương thức thực hiện: thảo luận nhóm, thuyết trình * Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành:1. Chuyển giao nhiệm vụ:- Gv : hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm: nhóm1,2 thảo luận tìm ra những hiểm họa mà trẻ em trên thế giới đang phải gánh chịu và nhóm 3,4 thảo luận tìm ra những biện pháp để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.- Yêu cầu học sinh thảo luận trong vòng 2 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ:- Các nhóm thảo luận -> thống nhất đáp án ->cử 1 học sinh đại diện sẽ lên trình bày kết quả.- Dự kiến sản phẩm: là kết quả của học sinh Ví dụ:+ Những hiểm họa trẻ em phải đối mặt: bị đói nghèo, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, tai nạn giao thông, mù chữ, bạo lực gia đình, bị bắt cóc....+ Những biện pháp để bảo vệ và chăm sóc trẻ em: chăm sóc tốt bà mẹ mang thai, tiêm chủng cho trẻ , mở trường lớp cho trẻ được học hành, ...3. Báo cáo kết quả:+ Đại diện nhóm 1, 3 trả lời 4. Đánh giá kết quả+ Đại diện nhóm 2,4 nhận xét, bổ sung, đánh giá+ Giáo viên nhận xét, đánh giáGV dẫn dắt:Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu lí do của bản tuyên bố là muốn cho trẻ em trên thế giới được sống,được bảo vệ và phát triển . Nhưng trẻ em trên thế giới vẫn còn đứng trước những thách thức, còn có cơ hội để giải quyết thách thức và nhiệm vụ đối với quyền trẻ em như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn văn bản còn lại .

2.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: II. 2. Sự thách thức mà trẻ em gặp phải- Mục tiêu: Hs nắm được trẻ em trên thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa.- Nhiệm vụ: Quan sát vào phần 2 của văn bảnSGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra- Phương thức thực hiện: thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não...- Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. - Tiến trình tổ chức:1. Chuyển giao nhiệm vụ:

I.II.1. Lí do bản tuyên bố.2. Sự thách thức mà trẻ em trên thế giới còn gặp phải.

Yêu cầu HS theo dõi mục mục 3->7 thảo luận nhóm lớn các ý sau:1. Nêu vai trò vị trí, nội dung từng mục.(G nhóm các mục để HS dễ nhận xét: mục 3; mục 4,5,6; mục 7).2. Quan sát mục 4,5,6 hãy cho biết 3 mục này nêu lên thách thức nào? Theo em, thách thức nào là nguy hiểm nhất đối với trẻ em thế giới hiện nay.3. 3 mục ấy đều bát đầu bằng từ, cụm từ nào? Tác dụng của việc sử dụng các từ cụm từ ấy là gì? 2. Thực hiện nhiệm vụ:Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất đáp án Dự kiến sản phẩm: là câu trả lời của học sinh:1. Mục 3: Giới thiệu khái quát những thách thức. Mục 4,5,6 đưa ra những thách thức cụ thể. Mục Mục 7 : Khái quát về những thách thức.2. Những thách thức:mục 4: trẻ em bị phó mặc cho những hiểm hoạ:chiến tranh, bạo lực..mục 5: hàng triệu trẻ em chịu thảm hoạ: đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnhmục 6: trẻ em chết: suy dinh dưỡng, bệnh tật, suy giảm miễn dịch, thiếu nước sạchThách thức nguy hiểm nhất : do học sinh lựa chọn và lí giải được sự lựa chọn ấy.3. Mở đầu các mục bằng các từ và cụm từ: Hàng ngày, mỗi ngày, vô số, hàng triệu, 4000.=> Nhấn mạnh thách thức mà trẻ em phải đối mặt đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, liên tục và số lượng trẻ em trên thế giới đang phải đối mặt với những hiểm họa ấy là vô cùng lớn.3. Báo cáo kết quả- Đại diện nhóm lên trình bày.4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét nhóm bạn- Gv nhận xét đánh giá chốt.

? Ngoài những thách thức kể trên, theo em hiện nay còn có thách thức nào khác nữa?- Cá nhân hs trả lời.- Gv nhấn mạnh : Ngoài những thử thách như đã kể trên thì trẻ em thế giới còn gặp nhiều thách thức, bất hạnh khác như nạn buôn bán trẻ em qua biên giới cũng đang diễn ra hết sức phức tạp; trẻ em mắc HIV đang ngày một gia tăng đặc biệt ở các nước Nam Phi; ở các nước Nam Á sau động đất, sóng thần tỉ lệ trẻ em phạm tội tăng cao, nhiều trẻ em còn phạm

- Dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ-> trẻ em trở thành nạn nhân của bao hiểm hoạ xã hội.

tội do bị lợi dụng vào buôn bán ma tuý, cướp giật->không còn là những thách thức mà là những thảm hoạ đau lòng. Những thảm hoạ mà trẻ em đang phải gánh chịu cũng chính là những sự thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng->chi tiết này nằm ở mục 7, mục7 kết luận cho phần thách thức.

?Liên hệ: trẻ em Việt Nam còn gặp phải những thách thức nào mà giờ đây vẫn còn để lại di chứng.-Hs : Chiến tranh, bệnh tật vì chất độc da cam....- Gv cho hs quan sát một số tranh minh họa về trẻ em bị nhiễm chất độc da cam từ thế hệ trước di truyền lại.

-Vậy những thách thức đó có điều kiện, cơ hội sửa chữa không? Nếu có thì đó là những điều kiện cơ hội gì ? Đó là điều chúng ta cần tìm hiểu ở mục 3:Hoạt động 2: II. 3. Cơ hội để giải quyết thách thức:- Mục tiêu: Hs nắm được trẻ em trên thế giới đang có rất nhiều cơ hội để vượt qua hiểm họa, thách thức.- Nhiệm vụ: Quan sát vào phần 3 của văn bảnS GK trả lời câu hỏi của GV đưa ra- Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, thuyết trình, nêu vấn đề , - Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. - Tiến trình tổ chức:1. Chuyển giao nhiệm vụ:Yêu cầu HS theo dõi mục mục 8,9 lần lượt trả lời các các câu hỏi gv đưa ra.1. Mục 8,9 đã chỉ ra những cơ hội nào cho nhân loại chúng ta?2. Em có thể nêu những phương tiện, kiến thức cụ thể giúp đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em? Các phương tiện kiến thức đó có tác dụng như thế nào đối với trẻ em.3. Em hiểu”công ước “nghĩa là gì? Công ước có tác dụng gì đối với trẻ em.2. Thực hiện nhiệm vụ:Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu .3. Báo cáo kết quả:1.Cơ hội: có kiến thức, có công cụ, tài chính...2. Ví dụ: có hiểu biết về các căn bệnh ->chữa trị bệnh tật =>rất nhiều trẻ em được cứu sống, được phát triển...3. Công ước là văn bản công bố những điều mà loài người phải làm để bảo vệ chăm sóc trẻ em.Công ước chính là văn bản có tính chất pháp lí để căn cứ vào đó đảm bảo cho trẻ em quyền sống, được chăm sóc

3.Cơ hội (Những điều kiện giải quyết thách thức

và phát triển.4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét nhóm bạn- Gv nhận xét đánh giá chốt.

Hoạt động 3: II. 4. Nhiệm vụ của nhân loại:- Mục tiêu: Hs nắm được những việc cần phải làm để đảm bảo cho trẻ em tương lai tốt đẹp hơn.- Nhiệm vụ: Quan sát vào phần 4 của văn bảnS GK trả lời câu hỏi của GV đưa ra- Phương thức thực hiện: hoạt động cặp đôi, thuyết trình, - Yêu cầu sản phẩm cần đạt: các cặp hs trả lời các câu hỏi gv đưa ra. - Tiến trình tổ chức:1. Chuyển giao nhiệm vụ:Yêu cầu HS theo dõi mục mục 10-15, thảo luận cặp đôi trả lời các các câu hỏi gv đưa ra.1. Quan sát vào các mục 10->15 và cho biết cộng đồng quốc tế đã chỉ ra những nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ nào là quan trọng nhất.2. Nhận xét gì về cách lập luận của ở đoạn văn này? Cách lập luận như vậy nhằm khẳng định điều gì?

2. Thực hiện nhiệm vụ:Cá nhân học sinh trong các cặp đôi suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu .->thống nhất câu trả lời trong cặp.+ Nhiệm vụ:(6 NV)- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng cho trẻ.- Quan tâm đặc biệt đến trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh sống khó khăn.- Đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ(Các em nữ phải được đối xử bình đẳng như em trai).- Xoá nạn mù chữ cho trẻ.- Đảm bảo an toàn cho bà mẹ khi mang thai và sinh đẻ.-Với trẻ sống tha hương phải tạo cơ hội cho chúng tìm biết được nguồn gốc lai lịch,chuẩn bị cho trẻ có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do.-> Khẳng định nhiệm vụ có tính chất cụ thể , quan trọng,cần làm ngay.3. Báo cáo kết quả:- Đại diện cặp đôi trả lời miệng.4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét nhóm bạn

- Có phương tiện, kiến thức.- Có công ước về quyền trẻ em.=> Đảm bảo quyền của trẻ em.

4. Nhiệm vụ:

- Gv nhận xét đánh giá chốt.

? Chúng ta đã làm những công việc gì cho trẻ em. G: Đảng và Nhà nước ta đã làm được những việc cho trẻ như: -về y tế:có bệnh viện nhi, mở các chiến dịch tiêm phòng bệnh cho trẻ-về giáo dục: mở các trường đào tạo cho trẻ em câm điếc, hệ thống các trường mầm non, phổ cập tiểu học- THCS trên phạm vi cả nước-các lĩnh vực khác như xây dựng các công viên, nhà hát, nơi vui chơi giải trí cho trẻ, có nhà xuất bản dành cho thiếu nhi... -Không những thế ở nước ta còn có nhiều tổ chức xã hội cũng tham gia tích cực vào việc chăm sóc bảo vệ trẻ em. - ý thức chăm sóc bảo vệ con em mình của người dân cũng phần nào được nâng cao rõ rệt.-> Chính là việc chúng ta đã thực hiện quyền trẻ em.

? Để thực hiện những nhiệm vụ trên cộng đồng QT đã đề ra những biện pháp nào(Theo dõi 2 mục còn lại).-Các nước cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế để có điều kiện vật chất chăm lo đến đời sống trẻ em.-Tất cả các nước cần có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động vì trẻ em.? Em nhận xét gì về các biện pháp trên(Các bp đó có tính chất như thế nào).G: Đây là những biện pháp rất kịp thời đồng bộ , có tính chất khả thi.

? Qua tìm hiểu bản tuyên bố , em hãy nêu khái quát nội dung và nghệ thuật chính của văn bản-Hs nêu- Hs khác nhận xét. GV nhấn mạnh -> yêu cầu hs đọc SGK.

- Lập luân chặt chẽ, -> nhiệm vụ rất cụ thể, toàn diện, cần làm ngay của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.

4. Biện pháp:

Các biện pháp kịp thời đồng bộ.

III.Tổng kết1.Nghệ thuật:- Luận điểm, luận cứ trình bày rõ ràng, mạch lạc, lôgic.

2.Nội dung

- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo sự phat triển của trẻ.- Khẳng định, cam kềt thực hiện nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ.

2.3 . Luyện tập:* Mục tiêu:HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Gv cho học sinh chơi trò chơi với :- Nội dung: Nêu những việc làm hiện nay của cộng đồng xã hội nhằm bảo vệ chăm sóc trẻ em.- Hình thức chơi: 4 nhóm , mỗi nhóm cử 1 đại diện lên tham gia viết kết quả lên bảng- Thời gian : 5 phút.Gv cử 1 học sinh bấm đồng hồ.2. Thực hiện nhiệm vụ:- Hs hội ý nhanh trong nhóm, cử đại diện lên viết bảng.3. Báo cáo kết quả:Học sinh đại diện báo cáo nhanh bằng miệng những điều vừa viết trên bảng4. Đánh giá kết quả:- Học sinh đánh giá chéo nhau- Giáo viên đánh giá, cho điểm nhóm làm tốt.

2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Nếu chứng kiến một cảnh bạo lực người lớn đánh đập trẻ em trên đường phố, em sẽ làm gì để giúp đỡ người bị đánh?- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.+ Nghe yêu cầu.+ Trình bày cá nhân.+ Dự kiến sp: Nếu có thể vào can thì em sẽ can ngăn người đang đánh dừng tay lại. Nếu không thể ngăn được một mình thì có thể kêu gọi mọi người xung quanh và báo với công an, cảnh sát khu vực....

2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:+ Gv yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm công ước về quyền trẻ em, sưu tầm thêm tranh ảnh để thể hiện được sự quan tâm của xã hội đối với sự phát triển của trẻ em. Khuyến khích cách trả lời sáng tạo = sản phẩm cụ thể như tranh ảnh, vi deo. - HS tiếp nhận và về nhà thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả vào tiết học văn sau.

*

Giám hiệu ký duyệt:Ngày ký : / 9/2019

Ngày soạn: / 9/ 2019Ngày dạy: / 9 / 2019

Tiết 13: Tiếng ViệtCÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

( Tiếp theo)I/ Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:+ Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.+ Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng có hiệu quả các phương châm hội thoại vào thực tế giao tiếp xã hội.3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh có ý thức tốt trong giao tiếp với mọi người xung quanh.4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, năng lực trình bày ý kiến trước tập thể, ...II/ Chuẩn bị:- GV: Giáo án , các câu hỏi thảo luận nhóm.- HS : Chuẩn bị bài trước ở nhàIII/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học theo nhóm…- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động2.1 . Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động nhóm: * Phương thức thực hiện: thảo luận nhóm, thuyết trình * Yêu cầu sản phẩm: đại diện cá nhân trong nhóm trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành:1. Chuyển giao nhiệm vụ:- Gv : hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm: Gv đưa ra tình huống:Một bệnh nhân mắc bệnh nan y không thể chữa khỏi. Bệnh nhân gặp bác sĩ để hỏi về bệnh tình của mình. Vậy nếu em là vị bác sĩ kia em sẽ trả lời bệnh nhân như thế nào?- Yêu cầu học sinh thảo luận trong vòng 2 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ:- Các nhóm thảo luận -> thống nhất đáp án ->cử 1 học sinh đại diện sẽ lên trình bày kết quả.- Dự kiến sản phẩm: là kết quả của học sinh Ví dụ:3. Báo cáo kết quả:+ Đại diện nhóm 1 trả lời 4. Đánh giá kết quả+ Đại diện nhóm 2 nhận xét, bổ sung, đánh giá+ Giáo viên nhận xét, đánh giáGV dẫn dắt vào bài học.

2.2. Hình thành kiến thức:

Hoạt động của thày và trò Nội dung Hoạt động 1: I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp- Mục tiêu: Hs nắm được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp- Nhiệm vụ: Quan sát vào VD SGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra- Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, thuyết trình, nêu vấn đề , - Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. - Tiến trình tổ chức:-GV Gọi HS đọc truyện cười" Chào hỏi"-Hs đọc ?Gặp người đốn củi trên cành cao chàng rể có thái độ cử chỉ gì?-Hs : ra dấu gọi, khi người đốn củi xuống, chàng rể liền chào .? Chàng rể đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?-Hs: chàng rể tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Vì chàng rể đã biết chào hỏi người khác.

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp1. Ví dụ2. Nhận xét:

- Chàng rể trong truyện

?Nếu là người đang đốn củi, được chàng rể hỏi em có hài lòng không ? Vì sao- Hs : không hài lòng vì mình đang làm công việc rất vất vả và nguy hiểm.G: Như vậy chàng rể đã tuân thủ phương châm hội thoại nhưng thực hiện phương châm chưa tốt .

?Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?-Hs : khi giao tiếp cần phải đặt phương châm hội thoại trong những tình huống cụ thể.

Chốt : Khi giao tiếp, không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như :+Nói với ai +Nói khi nào+Nói ở đâu +Nói nhằm mục đích gì. -> Đó chính là quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.Gọi 1 HS đọc ghi nhớ Sgk

Hoạt động 2: Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại* Mục tiêu: HS nắm được những trường hợp cụ thể cần phải tránh khi giao tiếp để thực hiện tốt pcht.* Nhiệm vụ: Hoạt động nhóm: * Phương thức thực hiện: thảo luận nhóm,kĩ thuật mảnh ghép, thuyết trình * Yêu cầu sản phẩm: đại diện cá nhân trong nhóm trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành:1. Chuyển giao nhiệm vụ:- Gv : hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm: 1. Vì sao nhân vật chàng rể trong ví dụ mục I không thực hiện tốt pc lịch sự?2. Ở tình huống 1 sgk mục II, Nhân vật An cần biết điều gì? Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu An mong muốn không?Vậy trong tình huống này, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao?

thực hiện đúng pc lịch sự nhưng chưa thực hiện tốt -> gây sự khó chịu, mệt nhọc cho người nghe.

->Bài học : Khi giao tiếp cần vận dụng phương châm hội thoại đúng với tình huống giao tiếp.

3. Ghi nhớ: SGK.

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại 1. Ví dụ (vd 1,2,3,4)

2. Nhận xét

3. Giả sử có một người mắc bệnh ung thư đang ở giai đoạn cuối, bác sĩ k nói thật bệnh tình cho người ấy biết thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Việc “nói dối" của bác sĩ có được chấp nhận không?Vì sao?4. Khi nói "tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói không tuân thủ phương châm nào? Vì sao lại không tuân thủ?5. Từ tất cả 4 ý trên hãy thống kê những trường hợp ko tuân thủ pcht?

- Yêu cầu học sinh thảo luận trong vòng 6 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ:- Các nhóm thảo luận -> thống nhất đáp án ->cử 1 học sinh đại diện sẽ lên trình bày kết quả.- Dự kiến sản phẩm: là kết quả của học sinh Ví dụ:1. Vì vô ý, thiếu văn hoá giao tiếp.2. An cần biết “chiếc máy bay đầu tiên chế tạo năm nào nhưng Ba không đáp ứng được yêu cầu của An. -> Phương châm về lượng không được tuân thủ (không cung cấp đủ thông tin như An muốn biết).-> Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực) nên Ba phải trả lời chung chung như vậy.3. Bs không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mình không tin là đúng) nhưng có thể chấp nhận được vì có lợi cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống.4. Câu này muốn nhắc mọi người ngoài tiền bạc để duy trì cuộc sống con người còn có những mối quan hệ thiêng liêng khác trong đời sống tinh thần như quan hệ cha con, anh em, bạn bè, đồng nghiệp5. Từ tất cả 4 ý trên hãy thống kê những trường hợp ko tuân thủ pcht?->Vì vậy không nên vì tiền bạc mà quên đi tất cả.

3. Báo cáo kết quả:Gv yêu cầu sau khi thảo luận các nhóm lần lượt dán kết quả lên bảng.+ Nhóm 1: câu 1+ Nhóm 2: câu 2....+ Nhóm 3 : câu 3....+ Nhóm 4: câu 4,54. Đánh giá kết quả+ Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá chéo nhau.+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt. ( lấy ngay kết quả thảo luận của hs để chốt trên bảng, ko cần phải viết)

- Nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại :+ Người nói vô ý vụng

-Yêu cầu hs ghi nhanh vào vở kết quả của câu 5.

-Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ Sgk.

về, thiếu văn hoá giao tiếp. + Người nói phải ưu tiên cho 1 phương châm hội thoại khác, hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.+ Người nói muốn gây sự chú ý , hiểu câu nói theo 1 nghĩa khác .3. Ghi nhớ (Sgk/37).

2.3. Luyện tập* Mục tiêu: HS nắm vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não...* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu, làm bài tập 1,22. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe hướng dẫn và làm bt 1,2.Dự kiến kq.Bài 1: Vi phạm phương châm cách thức - câu nói không rõ ràng, không phù hợp với hoàn cảnh ( 1 cậu bé 5 tuổi không thể đọc được chữ) . Bài 2: Vi phạm phương châm lịch sự - không phù hợp với tình huống giao tiếp 3. Báo cáo kq: Hs trình bày kq4. Đánh giá kq:- Hs đánh giá chéo- Gv nhận xét, chốt:- Người cha đã vi phạm phương châm cách thức - câu nói không rõ ràng, không phù hợp với hoàn cảnh ( 1 cậu bé 5 tuổi không thể đọc được chữ) .

2.4. Vận dụng:Gv nhắc nhở học sinh cần chú ý vận dụng tốt các phương châm hội thoại trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

2.5. Tìm tòi mở rộng:Về nhà tìm thêm một số câu chuyện cười phê phán việc không sử dụng đúng phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp cụ thể.

Ngày soạn: /2019Ngày dạy /2019

Tiết 16: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(TRÍCH “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” - NGUYỄN DỮ)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức:- Học sinh bước đầu làm quen với thể loại truyền kì: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện- Cảm nhận được giá trị hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ- Sự thành công về nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.- Học sinh nắm được mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.2. Kĩ năng:- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để Đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.- Kể lại được truyện.3. Thái độ:- Giáo dục HS có sự cảm thông trân trọng vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ.- GV soạn giáo án- HS chuẩn bị bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C.Hoạtđộng luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm - Dạy học nêu vấn đề và giải - Kĩ thuật đặt câu hỏi

tòi, mở rộng quyết vấn đề

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài họcA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu nhân vật chính trong truyện..2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ Quan sát bức tranh( tranh SGK)? Em có biết đây là bức tranh chụp lại đền thờ ai và ở đâu không?? Bức tranh liên quan đến câu chuyện nào?*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.3. Dự kiến sản phẩm:- Bức tranh chụp lại đền thờ Vũ Nương tại Lý Nhân - Bức tranh liên quan đến câu chuyện“ CNCGNX“?*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá dẫn vào bài.Các em đã phần nào hiểu được thực trạng của đất nước khi có chiến tranh và nỗi khốn khổ của những người dân vô tội. Đằng sau những cuộc chiến tranh phong kiến đầy vô nghĩa ấy, hậu quả mà người dân phải chịu không phải chỉ nơi trận mạc mà ở ngay trong mỗi gia đình mà nặng nề nhất là người phụ nữ. Để hiểu được phần nào số phận người phụ nữ trong chiến tranh, giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu một tác phẩm trích trong tập “ Truyền kì mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ.B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN

THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu chung* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ và văn bản * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Nguyễn Dữ, hoàn cảnh ra đời của văn bản, có tranh minh họa- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…+ Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI. Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà. + “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng Truyện cổ tích VN có tên là “Vợ chàng Trương”.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng- “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng Truyện cổ tích VN có tên là “Vợ chàng Trương”. Gv: Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian? Đề xuất cách đọc văn bản?GV hướng dẫn đọc tác phẩm tự sự văn xuôi cổ: đọc diễn cảm, phân biệt lời kể và lời thoại thể

I. Giới thiệu chung.1, Tác giả: - Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà.

2, Văn bản:a. Xuất xứ: “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng Truyện cổ tích VN có tên là “Vợ chàng Trương”.

b. Đọc - chú thích- bố cục.

hiện tâm trạng của nhân vật; lưu ý các câu văn biền ngẫu (loại văn cổ gồm những cặp câu có hai hoặc nhiều về đối nhau).

Thảo luận nhóm bàn:? Trình bày bằng ptbđ nào? Từ đó xđ kiểu vb của bài viết?? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung từng phần?? Dựa vào bố cục, em hãy tóm tắt tác phẩm?HS tóm tắt

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bàn:? Ngay ở phần đầu truyện, Vũ Nương được giới thiệu là một người con gái ntn?? Việc hôn nhân đã đến với nàng ra sao?? Nhân vật Trương Sinh được giới thiệu qua những chi tiết nào?? Trước tính cách của chồng, Vũ Nương đã cư xử ra sao?? Qua đó, em có nhận xét gì về nàng trong hoàn cảnh này?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…+ Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.+ Con nhà hào phú, không có học, tính đa nghi đối với vợ phòng ngừa quá mức.+ Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

* Bố cục: 2 phần:- P1: Từ đầu...qua rồi: Vũ Nương bị oan.- P2: Tiếp ...hết: Vũ Nương được giải oan* Tóm tắt.

II. Tìm hiểu văn bản.1, Nhân vật Vũ Nương.

a, Trong cuộc sống vợ chồng bình thường.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động cặp đôi? Cuộc sum vầy của hai vợ chồng chưa được bao lâu thì xẩy ra sự việc gì?? Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương có cử chỉ và lời nói ntn? Em có nhận xét gì về lời đưa tiễn chồng của Vũ Nương?? Qua đó em hiểu tình cảm của nàng với chồng ntn?Dự kiến trả lời.- Trương Sinh bị triều đình bắt đi lính đánh giặc Chiêm.- Lời nói: “Chàng …bay bổng”. Cử chỉ: rót chén rượu đầy.- Không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về. Cảm thông trước nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng và thể hiện nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình.GV: Những lời lẽ đầy ân tình, thiết tha, đằm thắm của Vũ Nương xuất phát từ tấm chân tình của nàng khiến cho mọi người đều xúc động ứa hai hàng lệ. “Rồi đó...quan san”. Lời văn như cũng nhuốm nỗi buồn li biệt gợi đến giây phút chia li của người chinh phụ trong “Chinh phụ ngăm khúc” của Đoàn Thị Điểm: “Cùng trông ... hơn ai”.

Thảo luận nhóm ? Trương Sinh đi lính chưa đầy tuần thì VN phải trải qua khó khăn nào? ? Tâm trạng ấy được thể hiện trong câu văn nào?? Vũ Nương đã đối xử với mẹ chồng ntn?? Qua lời trăng trối của bà mẹ chồng, ta hiểu thêm điều gì về Vũ Nương?? Vậy khi chồng đi lính xa nhà, Vũ Nương đã bộc lộ những phẩm chất gì?Dự kiến trả lời:- Vũ Nương sinh một đứa con trai đặt tên là Đản.- Ngày qua tháng lại …ngăn được- Mẹ ốm: nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn.- Mẹ mất: nàng hết lời thương xót, phàm việc

- Vũ Nương là người con gái đẹp người, đẹp nết, một người vợ hiền thục, đoan trang.

b, Khi tiễn chồng đi lính.

- Nàng dặn dò chồng đầy tình nghĩa, chân tình, đằm thắm thể hiện tình yêu chồng, nỗi nhớ nhung da diết và khao khát được sống cuộc sống gia đình bình yên, hạnh phúc.

c, Khi chồng đi lính xa nhà.

- Nàng là người phụ nữ đảm đang,

ma chay tế lễ lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.- Bà ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng. Đó là cách đánh giá thật chính xác và khách quan.GV chốt

tháo vát; hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con.-> Nàng là người phụ nữ có đức hạnh vẹn toàn với những phẩm chất tốt đẹp mang tình truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết đoạn văn tóm tắt lại văn bản.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

IV. Luyện tập:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Đặt câu nêu suy của em về nhân vất Vũ Nương qua phần văn bản đã học.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ+ Nghe yêu cầu.+ Trình bày cá nhân E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Tìm thêm những nhân vật có trong các tác phẩm đã học nói về nỗi bất hạnh của nguời phụ nữ? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.

IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Ngày soạn: /2019Ngày dạy /2019

Tiết 17: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(TRÍCH “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” - NGUYỄN DỮ)I. MỤC TIÊU1. Kiến thức:- Học sinh bước đầu làm quen với thể loại truyền kì: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện- Cảm nhận được giá trị hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ- Sự thành công về nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.- Học sinh nắm được mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.2. Kĩ năng:- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để Đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.- Kể lại được truyện.3. Thái độ:- Giáo dục HS có sự cảm thông trân trọng vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ.- GV soạn giáo án- HS: Tìm đọc và trả lời những câu hỏi về văn bản(t2) Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C.Hoạtđộng luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Biết đồng cảm với nỗi bất hạnh của nhân vật.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ ? Tìm một tác phẩm dân gian trong chương trình Ngữ văn 7 nói về nhân vật nữ bị hàm oan? Tìm điểm chung giữa nhân vật đó với nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.3. Dự kiến sản phẩm:- Quan Âm thị Kính....*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá dẫn vào bài.

Hoạt động 1 Tìm hiểu văn bản* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm lớn. ? Khi Trương Sinh đi lính trở về, gia cảnh chàng có gì thay đổi?? Khi Trương Sinh bế đứa con nhỏ ra thăm mồ mẹ thì tình huống bất ngờ nào xảy ra?? Lời nói của đứa con đã gây cho TS thái độ gì?? Và chàng đã cư xử ntn với vợ?? Em có nhận xét gì về thái độ và cách cư xử của Trương Sinh?? Trước thái độ và cách cư xử của chồng, Vũ Nương đã có những lời nói nào?? Tiếp đó nàng có hành động gì? Em có nhận xét gì về hành động đó?- Đó là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí.? Qua những lời nói và hành động của Vũ Nương, em hiểu thêm điều gì về con người nàng?? Nỗi oan của Vũ Nương sẽ mãi mãi không sáng tỏ nếu không có sự việc gì xảy ra? Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại sự việc đó?? Theo em những nguyên nhân nào dẫn đấn cái chết oan khuất của Vũ Nương?? Từ đó, em cảm nhận ntn về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?? Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình tiết trong đoạn truyện kể về nỗi oan khuất của Vũ Nương? Tác dụng?2.Thực hiện nhiệm vụ:

II. Tìm hiểu văn bản (tiếp)1, Nhân vật Vũ Nương.d, Khi Trương Sinh đi lính trở về.

* HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.* GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất* Dự kiến sản phẩm…- Mẹ đã qua đời, con vừa học nói- Nó không nhận TS là cha và nói “Đêm... cả”- Ngạc nhiên, nổi máu ghen, đinh ninh là vợ hư, mối ghi ngờ ngày càng sâu không có gì gỡ ra được.- La um lên cho hả giận.- Vợ thanh minh, họ hàng làng xóm bênh vực thì không tin; vợ hỏi nguyên nhân thì không nói chỉ một mực mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi.- Thái độ: ghen tuông mù quáng.- Cách cư xử: hồ đồ, độc đoán, tàn nhẫn: không bình tĩnh để phán đoán, phân tích; bỏ ngoại tai những lời phân trần của vợ; không tin cả những nhân chúng bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không nói ra duyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan. Nút thắt ngày càng chặt, kịch tính ngày càng cao.- Ba lời thoại.= Lời thoại 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, Vũ Nương nói đến thân phận mình, đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng của mình. Cầu xin chồng đừng nghi oan nghĩa là hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.+ Lời thoại 2: Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng đến thành hóa đá trước đây cũng không còn có thể làm lại đựoc nữa.+ Lời thoại 3: Thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã không thể hàn gắn, Vũ Nương đã mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ tấm lòng trong trắng của mình. Lời than của nàng như một lời nguyền, xin thần sông chứng giám cho tấm lòng trong trắng của nàng.- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và vũ

- Vũ Nương bị chồng nghi oan là không chung thủy.- Vũ Nương bị chồng đối xử một cách tàn bạo, bất công và vô lí.

- Nàng thanh minh và khẳng định tấm lòng trong trắng, thủy chung của mình; tìm mọi cách cứu vãn hạnh phúc gia đình; đau đớn, tiếc nuối, tuyệt vọng và khi bị dồn vào bước đường cùng nàng đã lấy cái chết để tự minh oan cho mình.

- Vũ Nương trong trắng, thủy chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng lại phải chết một cách oan khuất.

Nương có phần không bình đẳng. Thế của kẻ giàu có và người đàn ông gia trưởng trong XHPK.- Tính cách của TS: đa nghi, thất học; tâm trạng chàng khi về cũng có phần nặng nề, không vui dẫn đến cách sử sự hồ đồ, độc đoán.- Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bênh vực, chở che mà còn bị đối xử bất công, vô lí: chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ, độc đoán của anh chồng hay ghen mà phải tự kết liễu cuộc đời mình- Nỗi oan khuất của VN có nhiều nguyên nhân đã được diễn tả rất sinh động như một màn kịch ngắn, có tạo tình huống xung đột, cao trào, thắt nút, mở nút gây sự hấp dẫn bất ngờ đối với người đọc.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Thảo luận bàn? Theo em, truyện có thể kết ở chỗ nào? Tác giả sáng tạo thêm phần truyện “Vũ Nương được cứu sống dưới thủy cung” với những yếu tố li kì nhằm mục đích gì?? Em hãy tìm những yếu tố kì ảo trong truyện?? Những yếu tố kì ảo giúp em cảm nhận ntn về cuộc sống dưới thủy cung?? Qua những lời nói của VN, em hiểu gì về tâm sự của nàng?? Cảnh VN hiện về được miêu tả ntn? Điều đó có ý nghĩa gì?? Tại sao Vũ Nương chỉ hiện về trong giây lát, nói lời từ biệt rồi ra đi vĩnh viễn?? Câu nói vĩnh biệt của nàng xúc động ở chỗ nào?? Sự việc VN được giải oan chứng tỏ thêm phẩm chất tốt đẹp gì của nàng?? Đưa yếu tố kì ảo vào một câu chuyện

- Bi kịch của VN là lời tố cáo xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ đồng thời bày tỏ thái độ phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca và thương cảm người phụ nữ tiết hạnh nhưng bất hạnh.

e, Dưới thủy cung.

- Vũ Nương gặp lại P.Lang, nàng vẫn nhớ gia đình quê hương da diết; khao khát được giải oan.

quen thuộc, tác giả muốn thể hiện điều gì?* Dự kiến trả lời- Đến …việc trót đã qua rồi.- Đặc điểm của truyện truyền kì không thể thiếu những yếu tố kì ảo để tăng sức hấp dẫn đồng thời làm hoàn chỉnh chủ đề và tính cách của nhân vật.- Yếu tố ký ảo+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.+ P.Lang lạc vào động rùa của L.Phi, được đãi yến tiệc, gặp Vũ Nương - người cùng làng đã chết; được sứ giả của L.Phi rẽ nước đưa về dương thế.+ Vũ Nương hiện về nói lời từ biệt rồi biến mất.+ Cảnh thần tiên đẹp lộng lẫy với những con người nhân nghĩa.- Nàng vẫn đau lòng vì nỗi oan xưa; vẫn nhớ gia đình quê hương da diết; khao khát được giải oan.- Cái thiện, cái tốt được ngợi ca và tôn vinh qua sự trở về lộng lẫy, sang trọng của nàng.- Nàng không thể trở lại nhân gian vì nhân gia đã đem lại cho nàng oan trái và đau khổ; nàng không thể phụ ơn L.Phi và việc đã chết rồi nàng không thể sống lại -> Tố cáo hiện thực xã hội xấu xa, là lời buộc tội chế độ nam quyền và xã hội phong kiến.- Nỗi oan tình đã được giải nhưng âm dương cách trở nàng không thể sum họp gia đình, không có quyền làm vợ, làm mẹ được nữa. Bao nhiêu đau khổ chất chứa trong lời nói của nàng.- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương - một con người dù ở thế giới khác vẫn nặng tình với gia đình, quê hương và khao khát phục hồi danh dự.- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời cảu nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù có trải qua bao oan khuất nhưng cuối cùng sẽ được minh oan. Tuy nhiên kết thúc truyện vẫn tiềm ẩn tính bi kịch-> Một lần nữa khẳng định

- Nàng trở về trong cảnh cờ hoa rực rỡ, nói lời từ biệt rồi biến mất.

- Nàng có tấm lòng bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình.

2. Nhân vât Trương Sinh- Là người đa nghi, ít học.

niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ.

Hoạt động 2:* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu nhân vật Trương Sinh* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:? Em thấy TS là người ntn?? Nếu em là TS em sẽ hành động như thế nào trước câu nói của đứa con.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm- Dự kiến sản phẩm…+ Là người đa nghi, ít học.+ Có cách xử sự vũ phu hồ đồ độc đoán.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Có cách xử sự vũ phu hồ đồ độc đoán.->Hiện thân cho xã hội phong kiến nam quyền đọc đoán

Hoạt động 3: Tổng kết* Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý.- Dự kiến sản phẩm:- Nội dung:+ Tầm quan trọng của vc đọc sách.+ Phương pháp đọc sách đúng đắn.

III. Tổng kết.1, Nghệ thuật:- Khai thác vốn văn học dân gian.- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì…- Sáng tạo nên kết thúc tác phẩm không sáo mòn.2, Nội dung:- Truyện ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương và cảm thương trước số phận bất hạnh của họ

- Nghệ thuật: Cách trình bày xác đáng, cách viết sinh động, thú vị, giàu h/ảnh.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nuơng bằng một đoạn văn.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt- GV hướng dẫn HS về nhà làm.Đảm bảo bố cụa 3 phần: MĐ, TĐ, KĐMĐ: GT tác giả, tác phẩm, nhân vật..TĐ: Phân tích ngắn gọn phẩm chất, số phận nvKĐ: Kđ lại giá trị văn bản, nv...

IV. Luyện tập

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Qua nỗi bất hạnh của Vũ Nương, Nguyễn Dữ muốn nhắn gửi điều gì? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sản phẩm - Nguyễn Dữ gửi gắm niềm cảm thông, thương xót với những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ.- Nhắc nhở người đời: Hãy tỉnh táo sáng suốt để suy xét giải quyết những mâu

thuẫn trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng và với mọi người để tránh được những sai lầm đáng tiếc.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Tìm thêm những nhân vật có trong các tác phẩm đã học nói về nỗi bất hạnh của nguời phụ nữ? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.

* Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: .2019Ngày dạy :

Tiết 18: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠII- Mục tiêu 1, Kiến thức:- Học sinh hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô Tiếng Việt.- Nắm được đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong TV.2, Kĩ năng:- Học sinh biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.- Biết sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. 3, Thái độ:- Học sinh có ý thức sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.4. Năng lực: + Phát triển các năng lực như: Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tỏc,…+ Năng lực chuyên biệt: tạo lập văn bản.II.Chuẩn bị:- GV soạn giáo án. - HS chuẩn bị bài.

1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.2. Học sinh:- Soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài họcA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu cách xưng hô trong hội thoại.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:? Em thử nhớ xem trong giao tiếp, đã bao giờ em gặp tình huống không biết dùng từ ngữ xưng hô ntn chưa?HS:- Xưng hô với bố mẹ là giáo viên ở trường mình trước mặt các bạn trong lớp trong giờ chơi, giờ học.- Xưng hô với người em họ, cháu họ đã nhiều tuổi.B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:Hoạt động 1: Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng

I, Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.

từ ngữ xưng hô.* Mục tiêu: Giúp HS nắm được Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:Thảo luận nhóm lớn( thời gian 7 phút).

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Em hãy nêu một số từ dùng để xưng hô trong Tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?? Em hãy so sánh hệ thống từ ngữ xưng hô của TV với từ ngữ xưng hô trong môn ngoại ngữ mà em đang học và rút ra nhận xét?? Qua đó, em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt?- HS đọc 2 đoạn trích trong “Dế mèn phiêu lưu kí”? Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?? Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong 2 đoạn trích? Vì sao có sự thay đổi đó?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: Phân tích cách thay đổi cách xưng hô của DM, DC+ Đoạn 1: Xưng hô bất bình đẳng của 1 kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn cần nhờ vả người khác và 1 kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch.+ Đoạn 2: Có sự thay đổi: là cách xưng hô bình đẳng (tôi - anh) không ai cao hoặc thấp hơn người đối thoại. Vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của 2 nhân vật không còn như trước. Dế Choắt không coi mình là đàn em cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói lời trăng trối, lời khuyên với tư cách một người bạn. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

1, Ví dụ (Sgk)

2, Nhận xét:- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng? Vậy khi sử dụng từ ngữ xưng hô, em cần chú ý điều gì?HS đọc Ghi nhớ

- Cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

* Ghi nhớ/SgkC. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬPBài tập 1:* Mục tiêu: HS xác định lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ntn? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu.+ Xác định lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ntn? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:- Nhầm lẫn trong cách dùng từ “chúng tôi” với “chúng ta”. Vì do sự khác biệt của ngôn ngữ nước ta và ngôn ngữ Châu Âu.

Bài tập 2:* Mục tiêu: HS biết được Vì sao trong các văn bản khoa học, tác giả của văn bản chỉ là một người vẫn xưng “chúng tôi” chứ không xưng “tôi”?.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu bài tập.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:- Việc dùng từ “chúng tôi” nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong VB. Ngoài ra việc xưng hô này còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.Bài tập 6:* Mục tiêu: HS phân tích sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.

II, Luyện tập.Bài 1:- Nhầm lẫn trong cách dùng từ “chúng tôi” với “chúng ta”. Vì do sự khác biệt của ngôn ngữ nước ta và ngôn ngữ Châu Âu.

Bài 2:- Việc dùng từ “chúng tôi” nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong VB. Ngoài ra việc xưng hô này còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.

Bài 6:- Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích này là của một kẻ có vị thế,

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu bài tập.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:- Cách xưng hô của cai lệ thể hiện sự trịch thượng, hống hách.- Cách xưng hô của chị dậu ban đầu thì hạ mình nhẫn nhục (nhà cháu - ông) nhưng sau đó thay đổi hoàn toàn (tôi - ông) rồi (bà - mày)-> Thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của nhân vật: sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng.

quyền lực (cai lệ) và một người dân bị áp bức (chị Dậu).

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ?Trong giao tiếp chúng ta có nên thay đổi từ ngữ xưng hô không? Lấy VD có sự thay đổi về việc sd từ ngữ xưng hô, phân tích sự thay đổi. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.\ + Dự kiến sp: Có nên thay đổi từ ngữ xưng hô( phù hợp)-> tạo sắc thái biểu cảm

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Tìm các ví dụ về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn trọng nguời đối thoại.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:* Rút kinh nghiệm.

Ngày soạn: 7. 9.2019Ngày dạy :

Tiết 19: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

I- Mục tiêu :1, Kiến thức:- Học sinh nắm được cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp .2, Kĩ năng:- Học sinh nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản3, Thái độ:- Học sinh có ý thức sử dụng đúng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.4 Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII- Chuẩn bị:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ2. Học sinh:- Soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ: Nó cứ nằm im như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão cư xử với tôi như thế này à?” ? Phần chữ trong dấu ngoặc kép là thành phần gì? Vì sao em biết?GV: Phần chữ trong dẫu ngoặc kép là lời dẫn trực tiếp. Và ngoài lời dẫn TT, trong khi nói và khi viết chúng ta còn sd lời dẫn gián tiếp. Tn là dẫn TT và Gt => Bài học hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:Hoạt động 1: Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách dẫn trực tiếp* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm( 7 phút)? Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?? Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?? Trong cả 2 đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì 2 bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?

I. Cách dẫn trực tiếp.1, Ví dụ (Sgk)

- Có thể thay đổi vị trí của 2 bộ phận . Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.? Qua ví dụ, em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp lời của một người hoặc một nhân vật?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:+ Ví dụ a: phần in đậm là lời nói vì trước đó có từ “nói” trong phần lời của người dẫn. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.+ Ví dụ b: phần in đậm là ý nghĩ vì trước đó có từ “nghĩ”. Dấu hiệu tách 2 phần câu cúng là dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng? Em hiểu dẫn Tt là gì?? Đặt câu có sd lời dẫn TT?

2, Nhận xét:

- Ví dụ a: phần in đậm là lời nói vì trước đó có từ “nói” trong phần lời của người dẫn. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.- Ví dụ b: phần in đậm là ý nghĩ vì trước đó có từ “nghĩ”. Dấu hiệu tách 2 phần câu cúng là dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách dẫn gián tiếp* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm( 7 phút)? Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?? Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay thế từ đó bằng từ gì?? Qua ví dụ, em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật?2.Thực hiện nhiệm vụ:

II. Cách dẫn gián tiếp.1, Ví dụ (Sgk)

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:+ Ví dụ a: phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. + Ví dụ b: phần in đậm là ý nghĩ vì trước đó là từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”; có thể thay bằng từ “là”.+ Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng? Đặt câu có sd lời dẫn GT?

Hoạt động cặp đôi? Em hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?? Muốn chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp hay ngược lại, ta cần lưu ý điều gì?

Dự kiến trả lời:- Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.+ Thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp.+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.+ Thêm từ “rằng” hoặc từ “là” trước lời dẫn.+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải đúng về ý.- Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ nhân xưng, thêm bớt các từ ngữ cần thiết…)+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép

2, Nhận xét:- Ví dụ a: phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. - Ví dụ b: phần in đậm là ý nghĩ vì trước đó là từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”; có thể thay bằng từ “là”.- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

* Ghi nhớ/Sgk

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬPBài tập 1:* Mục tiêu: HS Tìm lời dẫn, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là lời dẫn trựuc tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

II. Luyện tập

Bài 1: là lời dẫn trực tiếp.- VD (a): là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu.? Tìm lời dẫn, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:- VD (a): là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó.- VD (b): là ý nghĩ của nhân vật.

Bài tập 2:* Mục tiêu:? Viết 1 đoạn văn nghị luận, trích dẫn 3 ý kiến dưới đây theo 2 cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp?* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm hs* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu.? Viết 1 đoạn văn nghị luận, trích dẫn 3 ý kiến dưới đây theo 2 cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm btGV chia học sinh làm theo 3 nhóm.Đại diện các nhóm đọc trước lớp.

- VD (b): là ý nghĩ của nhân vật.

Bài 2: - Dẫn trực tiếp: Trong ...Chủ tịch HCM nêu rõ “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng ”.- Dẫn gián tiếp: Trong ...Chủ tịch HCM khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng .

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức về cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.\ + Dự kiến sp:

Cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp.

- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật.- Được đặt trong dấu ngoặc kép

- Thuật lại có điều chỉnh lời nói hay ý nghĩ của nhân vật.- Không đặt trong dấu ngoặc kép.

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn

gián tiếp.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Sửa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp trong một bài viết của bản thân.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:* Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: .9.2019Ngày dạy :

Tiết 20. Làm văn.LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.

( Tự học có hướng dẫn)I- Mục tiêu 1, Kiến thức:- Học sinh biết linh họat trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.- Học sinh nắm được các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện...) và yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.2, Kĩ năng:

- Học sinh biết tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.3, Thái độ:- Học sinh có ý thức tóm tắt một văn bản tự sự trước khi tìm hiểu văn bản.4. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực làm việc độc lập, năng lực hợp tác nhóm.- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.2. Học sinh:- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.- Chuẩn bị một số đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài họcC. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu bài học.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:? Kể tóm tắt một việc làm tốt mà e làm

đuợc trong tuần qua.? Nhận xét cách kể chuyện của bạnGV dẫn vào bài: Ở tiết học trước, các em đã được học cách tóm tắt VB tự sự. Để làm tốt công việc này một cách thành thạo và nhuần nhuyễn, chúng ta sẽ tiến hành làm một số bài tập.B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:Hoạt động 1: Sự cần thiết của tóm tắt văn bản tự sự * Mục tiêu: Giúp HS nắm được Sự cần thiết của tóm tắt văn bản tự sự * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc các tình huống trong Sgk? Trong cả 3 tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự?? Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?? Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự ntn?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.Dự kiến trả lời :- Mục đích+ Dùng để trao đổi vấn đề liên quan đến tác phẩm được tóm tắt.+ Dùng để lưu trữ tài liệu học tập.+ Dùng để giới thiệu tác phẩm tự sự.- Yêu cầu :- VB tóm tắt phải đảm bảo ngắn gọn, phù hợp với mục đích sử dụng.- Các sự việc chính trong truyện được tóm tắt phải được tổ chức thành một chỉnh thể thống nhất, dễ theo dõi, trung

I. Sự cần thiết của tóm tắt văn bản tự sự.1, Theo dõi tình huống/Sgk

2, Nhận xét:- Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.

thành với cốt truyện.- Ngôn ngữ văn bản tóm tắt cần cô đọng với từ ngữ có tính khái quát, câu văn có khả năng bao quát nhiều sự kiện.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngGV: Do tước bỏ những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng nên văn bản tóm tắt làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính. VB tóm tắt thường là ngắn gọn nên dễ nhớ.? Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác mà em thấy cần phải tóm tắt VBTS?

Hoạt động 2: Thực hành tóm tắt văn bản tự sự * Mục tiêu: Giúp HS tóm tắt văn bản tự sự * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm? Em hãy đọc những sự việc và nhân vật chính phần SGK?? Em cho biết các sự việc chính đã đầy đủ chưa? Theo em còn thiếu sự việc nào?? Em bổ sung chi tiết này vào phần nào của các chi tiết?? Sau khi thêm chi tiết vào, em thấy các sự việc nêu ra đã hợp lí chưa?? Vậy em cần điều chỉnh như thế nào?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn.- GV hướng dẫn HS.- Dự kiến sản phẩm: - Các sự việc bạn nêu ra tương đối đầy

II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự.1. Tóm tắt: Chuyện người con gái nam Xương

- Cần bổ sung chi tiết:+ Vũ Nương sinh con sau khi chồng đi lính.+ Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ ngay sau khi nàng tự vẫn.

đủ.- Còn thiếu chi tiết: Tối đó TS và con ngồi bên ngọn đèn, con đã chỉ cái bóng trên tường là cha đêm đêm đến lúc này TS hiểu vợ mình bị oan.- Sau chi tiết: Vũ Nương bị oan- Chi tiết: TS nghe Phan Lang kể, biết vợ mình bị oan là chưa hợp lí vì Trương Sinh hiểu ngay sau khi vợ chết chứ không phải đợi đến khi Phan Lang về kể.- TS nghe Phan Lang kể gặp Vũ Nương bèn lập đàn giải oan3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức

* Mục tiêu: Giúp HS tóm tắt văn bản tự sự * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trên cơ sở các sự việc chính em hãy tóm tắt văn bản tự sự?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Đọc, làm cá nhân, hđ nhóm - GV hướng dẫn HS.- Dự kiến sản phẩm: Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết,

* Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

một đêm hai cha con Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là cha nó vẫn đến đêm đêm. Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* Mục tiêu: Giúp HS tóm tắt văn bản tự sự * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động các nhân* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nếu bây giờ em phải tóm tắt ngắn gọn hơn mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính em phải làm như thế nào?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Đọc, làm cá nhân- GV hướng dẫn HS.- Dự kiến sản phẩm: Xưa có chàng Trương Sinh phải đi lính khi vừa cưới vợ xong. Lúc trở về, chàng nghe lời con dại nghi oan cho vợ không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình tự vẫn ở sông Hoàng Giang. Một đêm khi ngồi với con trai bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng nói đấy là cha nó vẫn

*Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn hơn.

đến đêm đêm. Trương Sinh vỡ lẽ ra là vợ mình bị oan ức. Phan Lang gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung. Phan Lang được trở về trần gian, kể lại lời nhắn của Vũ Nương. Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ bên sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện lên nhưng không về trần gian nữa.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá? Qua việc tìm hiểu và tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và các tình huống khác. Em cho biết việc tóm tắt văn bản nhằm mục đích gì? GV: chốt lại? Việc tóm tắt phải đảm bảo yêu cầu gì?

2. Nhận xét. - Tóm tắt giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó - Tóm tắt ngắn gọn nhưng đầy đủ nhân vật và sự việc chính,phù hợp với văn bản được tóm tắt.* Ghi nhớ/Sgk

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬPBài 1: * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết tóm tắt văn bản tự sự để làm bài tập* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, hđ cá nhân.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập, vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Tóm tắt 1 văn bản đã học trong chưng trình Văn 8 hoặc văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hoặc Hoàng lê nhất thống chí)2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và về nhà làm bài tập.

2. Bài tập 2:* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết tóm tắt văn bản tự sự để làm bài tập

III. Luyện tập:Bài 1:

Bài 2:

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp đôi* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập, vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Kể tóm tắt trước lớp 1 câu chuyễnayr ra trong cuộc sống.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Tóm tắt miệng trước lớp.Gv:- Chúng ta tóm tắt bằng miệng nhưng các em vẫn phải gạch sự việc và nhân vật chính ra giấy rồi các em trình bày.- Nói rành mạch, rõ ràng và ngắn gọn.- Văn bản tóm tắt phải là một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống.Nhận xét bổ sung.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết 1 đoạn văn tóm tắt một văn bản đã học bằng lời văn của em.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.\E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Tìm 1 số tình huống trong cuốc sống mà theo em cần thiết phải tóm tắt

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.\* Rút kinh nghiệm

Ngµy so¹n: Ngµy d¹y:

TuÇn 5 (TiÕt 21) Sù ph¸t triÓn cña tõ vùng

I. Môc tiªu cÇn ®¹t:1. KiÕn thøc- Sù biÕn ®æi vµ ph¸t triÓn nghÜa cña tõ ng÷- Hai ph­¬ng thøc ph¸t triÓn nghÜa cña tõ ng÷.2. KÜ n¨ng :- NhËn biÕt ý nghÜa cña tõ ng÷ trong c¸c cum tõ vµ trong v¨n b¶n- Ph©n biÖt c¸c ph­¬ng thøc t¹o nghÜa míi cña tõ ng÷ víi c¸c phÐp tu tõ Èn dô, ho¸n dô3. Giáo dục- Hình thành thói quen tự hào và yêu quý tiếng việt, ham học hỏi trau dồi ngôn ngữ.- Vận dụng khi làm bài tập làm văn- BiÕt ph¸t triÓn nghÜa cña tõ ng÷ trong lµm v¨n vµ trong giao tiÕp4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề... Phẩm chất tự tin, tự chủ ...II. Chuẩn bị: 1. Thầy: - Bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu ngữ văn.- Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo. 2. Trò:- Đọc và tìm hiểu các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ.- Chuẩn bị phiếu học tập, sách BT, BTTNIII. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật trả lời một phút

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động: 2.1 Hoạt động khởi động* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới. * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:H? Ở lớp 8 ta đã được học về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Em hãy thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong nhóm từ sau đây:+ trang phục, quần, quần dài, quần đùi, áo, áo sơ mi, áo phông+ xe cộ, xe đạp, xe máy, xe ô tô- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe và trả lời miệng hoặc lên bảng vẽ sơ đồ- Dự kiến sản phẩm: HS tìm đc ra từ ngữ có nghĩa rộng ( trang phục, xe cộ), và từ ngữ có nghĩa hẹp hơn. Hs vẽ đc sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát. HS có thể còn lúng túng chưa thể lí giải đc rõ ràng- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giáGVdẫn: Như vậy chúng ta đã biết trong ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày thì có những từ ngữ có nghĩa rộng hơn và có những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn. Rồi cũng có những từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ này nhưng lại hẹp hơn từ ngữ khác. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội rất phong phú và đa dạng. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Có một từ nhưng trong ngữ cảnh này nó mang nghĩa này nhưng ở ngữ cảnh khác nó lại mang nghĩa khác. Vậy tại sao lại như vậy bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu.2.2 Hình thành kiến thức

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung bµi häcHoạt động 1: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ*Mục tiêu:HS nắm được từ vựng ngôn ngữ không ngừng phát triển.* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: , nhóm đôi, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não* Yêu cầu sản phẩm: Hs trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ:GV treo bảng phụ . Gọi HS đọc ngữ liệu . Gv hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm- Ví dụ 1:? Trong bµi th¬ “Vµo nhµ ngôc Qu¶ng §«ng c¶m t¸c” cña Phan Béi Ch©u cã c©u: “Bña tay

I. Sù biÕn ®æi vµ ph¸t triÓn nghÜa cña tõ.1, VÝ dô (Sgk).a/ ví dụ 1

«m chÆt bå kinh tÕ”. Cho biÕt tõ “kinh tÕ” trong bµi th¬ nµy cã nghÜa g×?? Ngµy nay chóng ta cã hiÓu tõ nµy theo nh­ cô PBC ®· dïng kh«ng?? Qua ®ã, em cã nhËn xÐt g× vÒ nghÜa cña tõ?- Ví dụ 2:HS ®äc vÝ dô 2(chó ý nh÷ng tõ in ®Ëm)? Cho biÕt nghÜa cña tõ “xu©n, tay” trong nh÷ng c©u th¬ trªn? X¸c ®Þnh nghÜa nµo lµ nghÜa gèc, nghÜa nµo lµ nghÜa chuyÓn?? Trong tr­êng hîp cã nghÜa chuyÓn th× nghÜa chuyÓn ®ã ®­îc h×nh thµnh theo ph­¬ng thøc chuyÓn nghÜa nµo?? VËy muèn ph¸t triÓn tõ vùng, ng­êi ta lµm ntn?? Cã mÊy ph­¬ng thøc ph¸t triÓn nghÜa cña tõ?

2.Hs thực hiện: Thảo luận nhóm 3. Báo cáo kết quả: - Ví dụ 1* Đại diện trình bày câu hỏi 1- Tõ “kinh tÕ” trong bµi th¬ lµ h×nh thøc nãi t¾t cña “kinh bang tÕ thÕ” cã nghÜa lµ “trÞ n­íc cøu ®êi”. C¶ c©u th¬ cã ý nãi t¸c gi¶ «m Êp h«µi b·o tr«ng coi viÖc n­íc, cøu ng­êi, gióp ®êi.* Đại diện trình bày câu hỏi 2- Ngµy nay tõ “kinh tÕ” ®­îc hiÓu theo nghÜa “toµn bé ho¹t ®éng cña con ng­êi trong lao ®éng s¶n xuÊt, trao ®æi, ph©n phèi vµ sö dông cña c¶i vËt chÊt lµm ra”.* Đại diện trình bày câu hỏi 3- NghÜa cña tõ kh«ng ph¶i bÊt biÕn. Nã cã thÓ thay ®æi theo thêi gian, cã nh÷ng nghÜa cò bÞ mÊt ®i vµ cã nh÷ng nghÜa míi ®­îc h×nh thµnh.- Ví dụ 2* Đại diện trả lời câu hỏi 1- Xu©n 1: mïa chuyÓn tiÕp tõ ®«ng sang h¹, thêi tiÕt Êm dÇn lªn, th­êng ®­îc coi lµ më ®Çu cña mét n¨m (nghÜa gèc).- Xu©n 2: thuéc vÒ tuæi trÎ (nghÜa chuyÓn).- Tay 1: bé phËn phÝa trªn cña c¬ thÓ, tõ vai ®Õn c¸c ngãn, dïng ®Ó cÇm, n¾m… (nghÜa gèc).- Tay 2: ng­êi chuyªn ho¹t ®éng hay giái vÒ mét m«n, mét nghÒ nµo ®ã (nghÜa chuyÓn).* Đại diện trả lời câu hỏi 2- Xu©n 2: chuyÓn nghÜa theo ph­¬ng thøc Èn dô.- Tay 2: chuyÓn nghÜa theo ph­¬ng thøc ho¸n dô.

b/ Ví dụ 22, NhËn xÐt:

- Tõ vùng cña ng«n ng÷ kh«ng ngõng ph¸t triÓn.

* Đại diện trả lời câu hỏi 34. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá ghi bảng Hệ thống hóa kiến thức. Gv gọi 1 Hs đọc phần ghi nhớ.

1 HS ®äc Ghi nhí/ Sgk2.3 Hoạt động: Luyện tập* Mục tiêu: HS nắm vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não...* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt

HS ®äc vµ nªu yªu cÇu BT1.? Tõ “ch©n” trong c¸c c©u sau lµ tõ nhiÒu nghÜa. X¸c ®Þnh nghÜa gèc, nghÜa chuyÓn theo ph­¬ng thøc Èn dô hoÆc ho¸n dô?

HS ®äc vµ nªu yªu cÇu BT3.? Nªu nghÜa chuyÓn cña tõ “®ång hå”?

HS ®äc vµ nªu yªu cÇu BT5.? Tõ “mÆt trêi” trong c©u th¬ thø hai ®­îc sö dông theo phÐp tu tõ tõ vùng nµo? Cã thÓ coi ®©y lµ hiÖn t­îng mét nghÜa gèc cña tõ ph¸t triÓn thµnh nhiÒu nghÜa ®­îc kh«ng? V× sao?

GV lÊy thªm mét sè vÝ dô t­¬ng tù:“MÆt trêi cña b¾p th× n»m trªn ®åi

- Mét trong nh÷ng c¸ch ph¸t triÓn tõ vùng tiÕng ViÖt lµ ph¸t triÓn nghÜa cña tõ dùa trªn c¬ së nghÜa gèc cña chóng.- Cã hai ph­¬ng thøc ph¸t triÓn nghÜa cña tõ: Èn dô vµ ho¸n dô.

* Ghi nhí (Sgk)II. LuyÖn tËp:

Bµi 1:a, Tõ “ch©n”: nghÜa gèc.b, Tõ “ch©n”: nghÜa chuyÓn theo ph­¬ng thøc ho¸n dô.c, Tõ “ch©n”: nghÜa chuyÓn theo ph­¬ng thøc Èn dô.d, Tõ “ch©n”: nghÜa chuyÓn theo ph­¬ng thøc Èn dô.Bµi 3:- Trong nh÷ng c¸ch dïng nh­: ®ång hå ®iÖn, ®ång hå n­íc… tõ “®ång hå” ®­îc dïng víi nghÜa chuyÓn theo ph­¬ng thøc Èn dô chØ nh÷ng khÝ cô dïng ®Ó ®o, cã bÒ ngoµi gièng ®ång hå.Bµi 5: - Tõ “mÆt trêi” trong c©u th¬ thø

MÆt trêi cña mÑ em n»m trªn l­ng”(Khóc h¸t ru nh÷ng em bÐ lín trªn l­ng mÑ-NK§)

hai ®­îc sö dông theo phÐp Èn dô tu tõ. §©y kh«ng ph¶i lµ hiÖn t­îng ph¸t triÓn nghÜa cña tõ bëi v× sù chuyÓn nghÜa cña tõ “mÆt trêi” trong c©u th¬ chØ cã tÝnh chÊt l©m thêi, nã kh«ng lµm cho tõ cã thªm nghÜa míi (ch­a ®­îc ghi trong tõ ®iÓn)

2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS nghe và làm bt.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, kĩ thuật trả lời một phút* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Hãy nêu một số ví dụ về việc phát triển nghĩa của từ mà em đã sử dụng.(Tìm các nghĩa của từ “Mắt”)2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp: VD: Mắt: - Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể con người - Nghĩa chuyển: Mắt cây, mắt na....2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Hãy sưu tầm những câu tục ngữ ca dao có từ ngữ sử dụng theo nghĩa chuyển? Học bài, làm bài tập ? Soạn bài: “Hoàng Lê Nhất thống chí”2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời

Ngµy so¹n: Ngµy d¹y:TuÇn 5 (TiÕt 22) : đọc – hiểu văn bản

hoàng lê nhất thống chí – hồi 14 (Ng« Gia V¨n Ph¸i)

I- Môc tiªu cÇn ®¹t:1.KiÕn thøc:- Nh÷ng hiÓu biÕt chung vÒ nhãm t¸c gi¶ thuéc Ng« gia v¨n ph¸i vÒ phong trµo T©y S¬n vµ nh­êi anh hïng d©n téc Quang Trung.- Nh©n vËt, sù kiÖn, cèt truyÖn trong t¸c phÈm viÕt theo thÓ lo¹i ch­¬ng håi.- Mét trang sö oanh liÖt cña d©n téc; Quang Trung ®¹i ph¸ 20 v¹n qu©n Thanh, ®¸nh ®uæi giÆc x©m l­îc ra khái bê câi2. KÜ n¨ng:- Quan s¸t c¸c sù viÖc ®­îc kÓ trong ®o¹n trÝch trªn b¶n ®å - C¶m nhËn ®­îc vÎ ®Ñp hµo hïng cña ng­êi anh hïng d©n téc NguyÔn HuÖ trong chiÕn c«ng ®¹i ph¸ qu©n Thanh, c¶m høng yªu n­íc cña t¸c gi¶ tr­íc sù kiÖn lÞch sö träng ®¹i.- Liªn hÖ nh÷ng nh©n vËt, sù kiÖn trong ®o¹n trÝch víi nh÷ng v¨n b¶n liªn quan.3. Giáo dục- Gi¸o dôc tinh thÇn yªu n­íc vµ lßng biÕt ¬n cña häc sinh ®èi víi vÞ anh hïng d©n téc.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan…2. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa.Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản. Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bàiIII. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động2.1.Hoạt động khởi động:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra.

* Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ ?Có ý kiến cho rằng cuộc tấn công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung là cuộc tấn công thần tốc trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam. Hãy tìm một số dẫn chứng lịch sử tiêu biểu để khẳng định. - Thực hiện nhiệm vụ+ HS đọc câu hỏi , trả lời .- Dự kiến sản phẩm:+ Hs dựa vào kiến thức lịch sử trả lời câu hỏi - Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá… GV( dẫn dắt): Chúng ta đã học lịch sử và thấy được vua Quang Trung đại phá quân Thanh như nào. Để có được những chiến thắng hào hùng như vậy thì những vị tướng lĩnh ấy đã làm gì và chỉ huy quân lính của mình ra sao. Tất cả đều được viết trong Hoàng Lê Nhất thống chí. Trong văn học Việt Nam có thể xem Hoàng Lê Nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết. Để giúp các em hiểu được một phần trong tiểu thuyết này chúng ta cùng tìm hiểu hồi thứ 14.( Trước hồi thứ 14, hồi thứ 12,13 đã kể về việc Nguyễn Huệ kéo ra Bắc lần 2 để bắt Vũ Văn Nhậm thì vua Lê Chiêu Thống sợ hãi bỏ kinh thành Thăng long chạy lên phía Bắc để chiêu mộ quân cần Vương để mưu tính sự nghiệp trung hưng nhà Lê, nhưng không đủ sức đối địch với quân Tây Sơn . Lê Chiêu Thống nghe theo quần thần cử hai viên quan là Lê Duy Đản và Trần Danh Án bí mật trốn sang Trung Quốc cầu viện triều đình mãn Thanh, trước hết là viên tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và Tôn Sĩ Nghị nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận huyện, đã xin đi đánh quân Tây Sơn giúp vua Lê Chiêu Thống. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút về vùng núi Tam Điệp. Quân Tôn Sĩ Nghị kéo thẳng vào thành Thăng Long, không gặp sự kháng cự nào nên chúng kiêu căng. Lúc này Lê Chiêu Thống cũng đã trở về nhận sắc phong An Nam Quốc Vương, nhưng những giấy tờ đưa đi các nơi đều dùng niên hiệu Càn Long. Ngày ngày vua Lê phải chờ ở doanh trại của Nghị để nghe truyền việc quân , việc nước. Nghị cũng ngông nghênh không coi ai ra gìvà hồi thứ 14 thể hiện điều đó.)2.2 Hoạt động hình thành kiến thức

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung bµi häcHoạt động 1Giới thiệu chung* Mục tiêu: HS nắm được tác giả, tác phẩm* Nhiệm vụ: HS quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề... * Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:

I. Giíi thiÖu chung.1, T¸c gi¶ (Sgk).

- GV: Yêu cầu học sinh đọc chú thích SGK(?) Dựa vào phần chuẩn bị, em hãy giới thiệu về nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái và xuất xứ của văn bản?- GV: Giới thiệu thêm cho học sinh một số nét về tác giả? Dùa vµo chó thÝch *, em h·y giíi thiÖu nh÷ng nÐt tiªu biÓu vÒ t¸c gi¶?- Ng« gia v¨n ph¸i: mét nhãm t¸c gi¶ thuéc dßng hé Ng« Th× trong ®ã 2 t¸c gi¶ chÝnh lµ Ng« Th× ChÝ vµ Ng« Th× Du.GV giíi thiÖu chung vÒ t¸c gi¶.? Chó thÝch (1) gióp em hiÓu g× vÒ t¸c phÈm “Hoµng Lª nhÊt thèng chÝ”?- T¸c phÈm viÕt theo thÓ chÝ: lµ lèi v¨n ghi chÐp sù vËt, sù viÖc. §©y lµ cuèn tiÓu thuyÕt lÞch sö viÕt theo lèi ch­¬ng håi.- T¸c phÈm viÕt vÒ bèi c¶nh lÞch sö ®Çy biÕn ®éng ë n­íc ta trong kho¶ng h¬n ba thËp kØ cuèi cña thÕ kØ 18 vµ mÊy n¨m ®Çu thÕ kØ 19.GV: Trong v¨n häc ViÖt Nam thêi trung ®¹i, cã thÓ xem “Hoµng Lª nhÊt thèng chÝ” lµ mét t¸c phÈm v¨n xu«i ch÷ H¸n cã quy m« lín nhÊt vµ ®¹t ®­îc nh÷ng thµnh c«ng xuÊt s¾c vÒ mÆt nghÖ thuËt, ®Æc biÖt trong lÜnh vùc tiÓu thuyÕt.GV giíi thiÖu thªm vÒ hiÖn thùc n­íc ta thêi bÊy giê vµ tãm t¾t diÔn biÕn 2 håi tr­íc.GV h­íng dÉn ®äc: H1 ®äc tõ ®Çu…1788; H2 ®äc …nãi kho¸c; H3 ®äc …vµo thµnh; H4 ®äc…hÕt.1 HS ®äc c¸c chó thÝch/Sgk.

? V¨n b¶n cã thÓ chia lµm mÊy phÇn? Nªu giíi h¹n vµ néi dung tõng phÇn?- P1: Tõ ®Çu …1788: §­îc tin b¸o qu©n Thanh ®· chiÕm Th¨ng Long, B¾c B×nh V­¬ng NguyÔn HuÖ lªn ng«i hoµng ®Õ vµ th©n chinh cÇm qu©n dÑp giÆc.- P2: TiÕp …vµo thµnh: Cuéc hµnh qu©n thÇn tèc vµ chiÕn th¾ng lÉy lõng cña vua Quang Trung.- P3: Cßn l¹i: Sù th¶m b¹i cña qu©n t­íng nhµ Thanh vµ sè phËn lò vua t«i b¸n n­íc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản- Mục tiêu: HS nắm được sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.- Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra- Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não...- Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu

2, V¨n b¶n (Sgk)a. Hoàn cảnh:

b, §äc – chó thÝch- bè côc

II, T×m hiÓu v¨n b¶n.1,Quang Trung chuÈn bÞ tiÕn qu©n ra B¾c.

hỏi gv đưa ra. - Tiến trình tổ chức:+ GV: Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn đầu.HS ®äc phÇn 1.? Em h·y tãm t¾t t×nh h×nh n­íc ta lóc bÊy giê?- Nh¾c l¹i …Phó Xu©n.? NguyÔn HuÖ cã th¸i ®é ntn khi ®­îc tin qu©n Thanh ®Õn Th¨ng Long vµ vua Lª thô phong?- GiËn l¾m, bÌn häp c¸c t­íng sÜ, ®Þnh th©n chinh cÇm qu©n ®i ngay.? Th¸i ®é ®ã cho ta thÊy tÝnh c¸ch nµo cña NguyÔn HuÖ?

? Nh­ng c¸c t­íng lÜnh ®· can ng¨n «ng ra sao?- Chóa c«ng…ch­a lµ muén.? NguyÔn HuÖ ®· cã suy nghÜ vµ hµnh ®éng ntn?- ¤ng lÊy lµm ph¶i bÌn cho ®¾p ®µn ë trªn nói B©n, tÕ c¸o trêi ®Êt cïng c¸c thÇn s«ng, thÇn nói, chÕ ra ¸o cæn mò miÖn, lªn ng«i hoµng ®Õ…- Quang Trung tù m×nh ®èc suÊt ®¹i binh c¶ thuû lÉn bé cïng ra ®i.? Nh÷ng viÖc lµm ®ã cho ta thÊy thªm ®iÒu g× ë «ng?

HS ®äc phÇn 2? Khi tiÕn qu©n ra B¾c, Quang Trung ®· lµm nh÷ng viÖc g×? Em h·y liÖt kª nh÷ng sù viÖc ®ã?- GÆp gì ng­êi cèng sÜ ë huyÖn La S¬n.- TuyÓn mé qu©n lÝnh vµ më cuéc duyÖt binh lín ë NghÖ An.- Phñ dô t­íng sÜ.- §Þnh kÕ ho¹ch hµnh qu©n ®¸nh giÆc vµ kÕ ho¹ch ®èi phã víi nhµ Thanh sau chiÕn th¾ng.? Tr­íc khi xuÊt qu©n, QT ®· cã lêi phñ dô qu©n sÜ ntn?- Qu©n Thanh…nãi tr­íc.? Em hiÓu g× vÒ néi dung lêi phñ dô ®ã?- Kh¼ng ®Þnh chñ quyÒn cña d©n téc ta.- Lªn ¸n hµnh ®éng x©m l¨ng phi nghÜa tr¸i ®¹o trêi cña giÆc.- Nªu bËt d· t©m cña giÆc.- Nh¾c l¹i truyÒn thèng chèng giÆc ngo¹i x©m cña d©n téc ta tõ x­a.- Kªu gäi qu©n lÝnh “®ång t©m hiÖp lùc”; ra kØ luËt nghiªm.GV: Lêi phñ dô cã thÓ xem nh­ mét bµi hÞch rÊt ng¾n gän mµ ý tø thËt phong phó, s©u xa, cã t¸c dông kÝch

- ¤ng lµ ng­êi ngay th¼ng, c­¬ng trùc, hµnh ®éng m¹nh mÏ, quyÕt ®o¸n.

- ¤ng biÕt nghe lÏ ph¶i, cã ý chÝ quyÕt t©m ®¸nh ®uæi qu©n x©m l­îc.

2, Quang Trung ®¹i ph¸ qu©n Thanh.

thÝch lßng yªu n­íc vµ truyÒn thèng quËt c­êng cña d©n téc.? Qua ®ã, em hiÓu «ng lµ ng­êi ntn?

G dÉn “H«m sau…chÞu téi”.? QT ®· xö sù víi hä ra sao? C¸ch xö sù ®ã cßn chøng tá ®iÒu g× ë «ng?

GV: Míi khëi binh ®¸nh giÆc ch­a giµnh ®­îc tÊc ®Êt nµo vËy mµ vua QT ®· nãi ch¾c nh­ ®inh ®ãng cét “ph­¬ng l­îc tiÕn ®¸nh ®· cã tÝnh s½n”, l¹i cßn tÝnh s½n c¶ kÕ ho¹ch ngo¹i giao sau khi chiÕn th¾ng ®èi víi mét n­íc lín “gÊp m­êi n­íc m×nh” ®Ó cã thÓ dÑp viÖc binh ®ao, cho ta yªn æn mµ nu«i d­ìng lùc l­îng.? Nh÷ng suy nghÜ ®ã cho em thÊy «ng cßn lµ ng­êi thÕ nµo?

? Qua viÖc khao qu©n vµo ngµy 30 th¸ng ch¹p cïng lêi høa hÑn ®ãn n¨m míi ë Th¨ng Long nµo ngµy 7 tÕt cßn cho ta thÊy «ng cã n¨ng lùc g× ®Æc biÖt?

- ¤ng lµ ng­êi cã trÝ tuÖ s¸ng suèt, nh¹y bÐn.+ S¸ng suèt trong viÖc ph©n tÝch t×nh h×nh thêi cuéc vµ thÕ t­¬ng quan gi÷a ta vµ ®Þch.+ S¸ng suèt, nh¹y bÐn trong viÖc xÐt ®o¸n vµ dïng ng­êi. ¤ng rÊt hiÓu së tr­êng, së ®o¶n cña c¸c t­íng sÜ; khen chª ®óng ng­êi, ®óng viÖc.

- ¤ng lµ ng­êi cã ý chÝ quyÕt th¾ng vµ t©m nh×n xa tr«ng réng cña mét nhµ chÝnh trÞ cã t­ t­ëng yªu chuéng hoµ b×nh.- N¨ng lùc tiªn ®o¸n chÝnh x¸c, sù tù tin cña mét nhµ qu©n sù cã tµi.

2.3 Hoạt động luyện tập* Mục tiêu:HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Từ nội dung em vừa tìm hiểu, hãy cho biết Quang Trung là người như thế nào?- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Nghe và làm bt+ Dự kiến sản phẩm: - Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả + Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá +Giáo viên nhận xét, đánh giá2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Em học tập được gì ở vua Quang Trung- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.+ Nghe yêu cầu.+ Trình bày cá nhân.+ Dự kiến sp: Hs có thể trả lời những ý cụ thể : tính tình quyết đoán, cương trực, yêu nước, thương dân, dũng cảm....2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:+ Tìm đọc và kể lại những chiến thắng khác tong lịch sử dân tộc.- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời*

:

Ngµy so¹n: Ngµy d¹y:

TuÇn 5 (TiÕt 23): ®äc – hiÓu v¨n b¶n

hoµng lª nhÊt thèng chÝ – håi 14 (Ng« Gia V¨n Ph¸i)

I- Môc tiªu cÇn ®¹t:1.KiÕn thøc:- Nh÷ng hiÓu biÕt chung vÒ nhãm t¸c gi¶ thuéc Ng« gia v¨n ph¸i vÒ phong trµo T©y S¬n vµ nh­êi anh hïng d©n téc Quang Trung.- Nh©n vËt, sù kiÖn, cèt truyÖn trong t¸c phÈm viÕt theo thÓ lo¹i ch­¬ng håi.- Mét trang sö oanh liÖt cña d©n téc; Quang Trung ®¹i ph¸ 20 v¹n qu©n Thanh, ®¸nh ®uæi giÆc x©m l­îc ra khái bê câi2. KÜ n¨ng:- Quan s¸t c¸c sù viÖc ®­îc kÓ trong ®o¹n trÝch trªn b¶n ®å - C¶m nhËn ®­îc vÎ ®Ñp hµo hïng cña ng­êi anh hïng d©n téc NguyÔn HuÖ trong chiÕn c«ng ®¹i ph¸ qu©n Thanh, c¶m høng yªu n­íc cña t¸c gi¶ tr­íc sù kiÖn lÞch sö träng ®¹i.- Liªn hÖ nh÷ng nh©n vËt, sù kiÖn trong ®o¹n trÝch víi nh÷ng v¨n b¶n liªn quan.3. Giáo dục- Gi¸o dôc tinh thÇn yªu n­íc vµ lßng biÕt ¬n cña häc sinh ®èi víi vÞ anh hïng d©n téc.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...

II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan…2. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa.Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản. Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bàiIII. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động2.1.Hoạt động khởi động:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ ?Miêu tả lại cuộc tấn công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung?. - Thực hiện nhiệm vụ+ HS đọc câu hỏi , trả lời .- Dự kiến sản phẩm:+ Hs dựa vào kiến thức lịch sử trả lời câu hỏi - Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá…2.2 Hoạt động hình thành kiến thức

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung bµi häc

HS ®äc phÇn v¨n b¶n: “C¶ n¨m…vµo thµnh”.? NÕu h×nh dung cuéc tiÕn qu©n cña vua Qt vµo thµnh TL b»ng mét s¬ ®å ghi nh÷ng trËn th¾ng lín th× vÏ s¬ ®å ntn?- Phó Xuyªn – Hµ Håi – Ngäc Håi – Th¨ng Long.? Em h·y tãm t¾t 2 trËn ®¸nh ë Phó Xuyªn vµ Hµ Håi?

II, T×m hiÓu v¨n b¶n (tiÕp)* C¸c trËn ®¸nh:

- TrËn Phó Xuyªn: võa thÊy bãng qu©n T©y S¬n bän nghÜa binh trÊn thñ ë ®ã cïng qu©n Thanh ®i do th¸m tan vì bá ch¹y. Qu©n TS b¾t sèng ®­îc hÕt.- TrËn Hµ Håi: nöa ®ªm, qu©n ta bÝ mËt v©y kÝn lµng, bÊc loa truyÒn gäi, qu©n lÝnh thay phiªn d¹ ran khiÕn ®Þch trong ®ån ho¶ng sî xin hµng.? Em cã nhËn xÐt g× vÒ c¸ch ®¸nh cña vua QT ë 2 trËn nµy?

? Cßn trËn Ngäc Håi diÔn ra ntn? Em h·y kÓ l¹i: mòi tiÕn c«ng chÝnh, phô; c¸ch ®¸nh; kÕt qu¶?- Mòi tiÕn c«ng chÝnh do vua QT ®èc thóc dïng v¸n ghÐp che tr­íc, qu©n lÝnh theo sau, tiÕn s¸t ®Þch ®¸nh gi¸p l¸ cµ.- C¸c mòi phô bao v©y ®­êng rót cña qu©n Thanh cho voi giµy.- KÕt qu¶: qu©n Thanh bá ch¹y t¸n lo¹n, giµy xÐo lªn nhau mµ chÕt. Th¸i thó SÇm Nghi §èng tù th¾t cæ chÕt.? TrËn Ngäc Håi ®· thÓ hiÖn søc m¹nh cña qu©n T©y S¬n ntn?

? Nªu c¶m nhËn cña em vÒ h×nh ¶nh vua QT trong trËn ®¸nh?- H×nh ¶nh lÉm liÖt cña mét vÞ tæng chØ huy thùc sù.? C¸c trËn ®¸nh Êy ®· kh¼ng ®Þnh tµi n¨ng qu©n sù cña «ng ra sao?? Em cã nhËn xÐt g× vÒ nghÖ thuËt cña ®o¹n v¨n nµy?- §o¹n v¨n trÇn thuËt nµy kh«ng chØ nh»m ghi l¹i nh÷ng sù kiÖn lÞch sö diÔn biÕn gÊp g¸p, khÈn tr­¬ng qua tõng mèc thêi gian mµ cßn chó ý miªu t¶ cô thÓ tõng hµnh ®éng, lêi nãi cña nh©n vËt chÝnh, tõng trËn ®¸nh vµ nh÷ng m­u l­îc tÝnh to¸n; thÕ ®èi lËp gi÷a 2 ®éi qu©n: mét bªn xéc xÖch, trÔ n¶i, run sî; mét bªn th× tæ chøc nghiªm minh, x«ng x¸o, dòng m·nh.? Nªu c¶m nhËn chung cña em vÒ nh©n vËt Quang Trung?

HS ®äc phÇn cßn l¹i.

- TrËn Phó Xuyªn, Hµ Håi: c¸ch ®¸nh bÝ mËt, bÊt ngê, ®¶m b¶o th¾ng lîi mµ kh«ng g©y th­¬ng vong.

- TrËn Ngäc Håi: qu©n ta thÓ hiÖn søc m¹nh toµn diÖn, khÝ thÕ lÉy lõng víi c¸ch ®¸nh c«ng phu, t¸o b¹o, quyÕt liÖt vµ giµnh chiÕn th¾ng gißn gi·.- ¤ng cã tµi dông binh nh­ thÇn: bÝ mËt, bÊt ngê, t¸o b¹o, quyÕt liÖt, ®¶m b¶o th¾ng lîi, tr¸nh th­¬ng tæn.

-> ¤ng lµ h×nh ¶nh ng­êi anh hïng trÝ dòng song toµn ®­îc kh¾c ho¹ ®¹m nÐt víi tÝnh c¸ch qu¶ c¶m, m¹nh mÏ; trÝ tuÖ s¸ng suét, nh¹y bÐn; tµi dông binh nh­ thÇn; lµ ng­êi tæ chøc vµ lµ linh hån cña chiÕn c«ng vÜ ®¹i.

3, Sè phËn bÌ lò c­íp n­íc vµ b¸n n­íc.

? Trong khi qu©n T©y S¬n tiÕn ®¸nh nh­ vò b·o th× cuéc sèng c¶u qu©n Thanh vµ vua t«i nhµ Lª diÔn ra ntn?- Chóng chØ ch¨m chó vµo viÖc yÕn tiÖc, vui mõng kh«ng hÒ lo chi ®Õn viÖc bÊt tr¾c.? §iÒu nµy nh­ b¸o tr­íc sè phËn cña chóng. §ã lµ sè phËn ra sao?? Trong sè c¸c chi tiÕt kÓ vÒ cuéc th¸o ch¹y cña t­íng lÜnh nhµ Thanh, em thÊy chi tiÕt nµo hµi h­íc nhÊt, chi tiÕt nµo bi th¶m nhÊt?- Chi tiÕt hµi h­íc nhÊt: T«n SÜ NghÞ…ch¹y.- Chi tiÕt bi th¶m nhÊt: qu©n sÜ… ch¶y ®­îc n÷a.? NÕu lÝ gi¶i nguyªn nh©n thÊt b¹i mau chãng vµ th¶m b¹i qu¶ qu©n Thanh th× em gi¶i thÝch ntn?- Qu©n Thanh hÌn nh¸t, chñ quan, khinh ®Þch.- Qu©n T©y S¬n m­u trÝ, dòng c¶m, hïng m¹nh.? Vua t«i nhµ Lª cã hµnh ®éng g× khi nghe tin ®ån Ngäc Håi thÊt thñ?- Véi v· rêi cung ®iÖn ®Ó ch¹y trèn.- GÊp rót ch¹y, c­íp c¶ thuyÒn ®¸nh c¸.- Lu«n mÊy ngµy kh«ng ¨n ai nÊy ®Òu mÖt lö.? Em cã nhËn xÐt g× vÒ sè phËn vua t«i nhµ Lª?

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Tổng kết*Mục tiêu:HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: H? Nhận xét gì về nghệ thuật?H? Từ những thành công về nghệ thuật giúp làm nổi bật nội dung gì?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý.- Dự kiến sản phẩm:+ Nội dung: Với quan diểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc , các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân thanh.Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.+ Nghệ thuật: Lối văn trần thuật, kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể.Cách miêu tả chân thực, khách quan.

a, T­íng lÜnh nhµ Thanh: th¶m b¹i, nhôc nh·.

b, Vua t«i nhµ Lª: ch¹y trèn khæ së, nhôc nh·.

III. Tæng kÕt.

1. NghÖ thuËt2. Néi dung* Ghi nhí (Sgk)

IV/ LuyÖn tËp* Cñng cè: Theo em, t¹i sao c¸c t¸c gi¶ “Ng« gia v¨n ph¸i” vèn trung thµnh víi nhµ Lª l¹i cã thÓ viÕt thùc vµ viÕt hay nh­ thÕ vÒ Quang Trung?- VÒ quan ®iÓm ph¶n ¸nh hiÖn thùc cña c¸c t¸c gi¶ lµ

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

t«n träng sù thùc lÞch sö vµ ý thøc d©n téc.- ChiÕn c«ng lÉy lõng cña vua Quang Trung lµ hiÓn nhiªn, lµ niÒm tù hµo lín lao cña d©n téc.

2.3 Hoạt động luyện tập* Mục tiêu:HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Theo em, t¹i sao c¸c t¸c gi¶ Ng« gia v¨n ph¸i vèn trung thµnh víi nhµ Lª l¹i cã thÓ viÕt thùc vµ viÕt hay nh­ thÕ vÒ Quang Trung?- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Nghe và làm bt+ Dự kiến sản phẩm:- VÒ quan ®iÓm ph¶n ¸nh hiÖn thùc cña c¸c t¸c gi¶ lµ t«n träng sù thùc lÞch sö vµ ý thøc d©n téc.- ChiÕn c«ng lÉy lõng cña vua Quang Trung lµ hiÓn nhiªn, lµ niÒm tù hµo lín lao cña d©n téc. - Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả + Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá +Giáo viên nhận xét, đánh giá2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 dến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỉ Dậu 1789.- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.+ Nghe yêu cầu.+ Trình bày cá nhân.+ Dự kiến sp: Hs có thể trả lời :Dưới sự chỉ đạo của vua Quang Trung chỉ trong vòng 10 ngày, quân ta đã tạo nên chiến thắng thần tốc, dẹp tan quân Thanh, khiến vua tôi Lê Chiêu Thống phải bỏ trốn trong tình cảnh thảm hại. Trước tiên, quân của vua Quang Trung tấn công nghĩa binh trấn thủ ở sông Gián, bắt sống không để sót một tên, ngăn chúng báo tin chon những đạo quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi, làm điều này cũng là để đảm bảo tính chất bí mật cho trận đánh. Nửa đêm ngày mùng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang

Trung cùng binh lính vây chiếm làng Hà Hồi, tước hết khí giới và lương thực của kẻ thù. Mờ sáng ngày mùng 5, vua quang trung cho quân dàn trận chữ nhất, phòng thủ, tấn công đều chặt chẽ, cộng với kế nghi binh, bủa vây tứ phía, tiến sát đồn Ngọc hồi. Nhờ vào trí lược bày binh bố trận của vua Quang Trung, sự đồng lòng, dũng cảm của binh lính, cùng với sự giúp sức của trời đất, quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, vua quang trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành, vua tôi nhà Lê bất ngờ, tháo chạy trong tình trạng tủi nhục, thảm hại.2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời- Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích : không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian, còn cụ thể miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân: xộc xệch, nhát gan với xông xáo, dũng mãnh có tổ chức- Có sự khác biệt đó là vì: mặc dù mang tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi nhìn nhận, quan sát.*

:

Ngµy so¹n: Ngµy d¹y: TuÇn 5 (TiÕt 24): ®äc thªm:

chuyÖn cò trong phñ chóa trÞnh

(TrÝch “Vò trung tuú bót”- Ph¹m §×nh Hæ)

A- Môc tiªu cÇn ®¹t:1. KiÕn thøcGióp HS:- ThÊy ®­îc cuéc sèng xa hoa cña vua chóa, sù nhòng nhiÔu cña bän quan l¹i thêi Lª-TrÞnh vµ th¸i ®é phª ph¸n cña t¸c gi¶. 2. KÜ n¨ng- B­íc ®Çu nhËn biÕt ®Æc tr­ng c¬ b¶n cña thÓ lo¹i tuú bót ®êi x­a vµ ®¸nh gi¸ ®­îc gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña nh÷ng dßng ghi chÐp ®Çy t×nh hiÖn thùc nµy.3. Giáo dục- Häc sinh cã ý thøc b¶o vÖ vµ x©y dùng ®Êt n­íc.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan…2. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa.Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản. Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bàiIII. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động2.1.Hoạt động khởi động:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ Làm nhanh bài tập vào phiếu học tậpKhoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng1.“Truyện người con gái Nam Xương „ được viết vào thế kỉ nàoA. Thế kỉ XIV B. Thế kỉ XV

C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVII2. Ý nào không chỉ ý nghĩa của các yếu tố truyền kì trong “Chuyện người con gái Nam Xương „? A. Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ NươngB. Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn DữC. Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩmD. Để truyện đúng với thể loại cổ tích3. Theo em vì sao khi chuyển thể chuyện này sang kịch bản chèo, nhà biên kịch lại đặt tên là “Chiếc bóng oan khiên „ - Thực hiện nhiệm vụ+ HS đọc câu hỏi trong phiếu học tập, trả lời .- Dự kiến sản phẩm:+ Hs khoanh vào đáp án đúng+ Trả lời câu hỏi 3 tự luận - Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá… GV( dẫn dắt): Vào thế kỉ XVI – XVII, đất nước ta trải qua hàng trăm năm chiến tranh loạn lạc do cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Mạc- Trịnh- Nguyễn. Ở đàng ngoài các thế lực nhà Trịnh lần lượt lên ngôi chúa (1545 – 1786). Vào năm 1767 Thịnh Vương Trịnh Sâm lên ngôi , ban đầu vốn là con người cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người. Nhưng khi đã dẹp yên các phe phái chống đối, lập lại kỉ cươngthì dần sinh kiêu căng, chỉ ăn chơi sa hoa, say mê tuyên phi Đặng Thị Huệ phế con trưởng Trịnh Tông (là con của quý phi Dương Thị Ngọc Hoàn) lập con thứ, gây nhiều biến động. Vậy chốn phủ chúa với hiện thực cuộc sống diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học.2.2 Hoạt động hình thành kiến thức

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung bµi häcHoạt động 1Giới thiệu chung* Mục tiêu: HS nắm được tác giả, tác phẩm, * Nhiệm vụ: HS quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề... * Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:- GV: Yêu cầu học sinh đọc chú thích SGK.(?) Dựa vào phần chuẩn bị, em hãy giới thiệu về tác giả Phạm Đình Hổ và xuất xứ của văn bản?

- GV: Giới thiệu thêm cho học sinh một số nét về tác giả.

+ PĐH còn gọi là Chiêu Hổ với những giai đoạn họa thơ cùng Hồ Xuân Hương, từng là sinh đồ quốc tử giám, hai tác phẩm có giá trị là “Vũ trung tùy bút” , “Tang thương ngũ lục” + Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) quê làng Đan Loan,

I. Giíi thiÖu chung.1, T¸c gi¶ (Sgk).

huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. + Ông sống trong thời kì chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác văn chương, khảo cứu nhiều lĩnh vực + Thơ văn của ông chủ yếu kí thác tâm sựbất đắc chí của một nho sinh không gặp thời.? Nêu xuất xứ của văn bản

- Vũ trung tùy bút là tập tùy bút đặc sắc của Phạm Đình Hổ được viết khoảng đầu đời Nguyễn. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như nghi lễ, phong tục tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về địa lí, lịch sử, xã hội...

- Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong những áng văn xuôi giàu chất hiện thực trong “Vũ trung tùy bút”

- Hs đọc phần chú thích.- Gv giảng thêm những chú thích khó.

? Em hiểu như thế nào về “Vũ trung tùy bút” và thể loại tùy bút- Tùy bút: ghi chép sự việc, con người theo cảm hứng chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về con người, cuộc sống- thể loại tùy bút: gần với văn bản TS vì ghi chép sự việc con người thật- Phương thức biểu đạt: - Tìm hiểu thêm một số chú thích bổ sung: + Hoạn quan: Viên quan bị hoạn, giúp việc cho hoàng hậu, phi tần + Cung giám: Nơi ở của hoạn quan? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy và có tác dụng gìKể theo ngôi thứ 3 => Đảm bảo tính khách quan

? Nêu bố cục của văn bản? Nội dung của mỗi phần?Phần 1: Từ đầu đến “triệu bất tường”=> Thú ăn chơi của chúa TrịnhPhần 2: Còn lại=> Sự nhũng nhiễu của bọn quan lạiHoạt động 2: Tìm hiểu văn bản- Mục tiêu: HS nắm được thú ăn chơi của chúa Trịnh- Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra- Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não...- Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu

2, V¨n b¶n (Sgk)a.Hoàn cảnh:Là 1/88 mẩu chuyện trích trong “ Vũ trung tùy bút”

b. §äc - chó thÝch - bè côc

II, T×m hiÓu v¨n b¶n.

hỏi gv đưa ra. - Tiến trình tổ chức:+ GV: Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn đầu.HS ®äc phÇn 1.? “ChuyÖn cò trong phñ chóa TrÞnh” ®­îc t¸c gi¶ kÓ trong thêi gian nµo? T×nh h×nh trong n­íc ra sao?- Kho¶ng n¨m Gi¸p Ngä, Êt Mïi (1774-1775), trong n­íc v« sù.? ThÞnh V­¬ng cã thó ¨n ch¬i g×?? §Ó phôc vô thó ¨n ch¬i ®ã, chóa ®· lµm nh÷ng g×?- X©y dùng ®×nh ®µi liªn miªn.- Mçi th¸ng 3-4 lÇn, V­¬ng ra cung Thuþ Liªn trªn bê Hå T©y, binh lÝnh dµn hÇu vßng quanh 4 mÆt hå, c¸c quan néi thÇn ®Òu bÞt kh¨n, mÆc ¸o ®µn bµ bµy hµng ho¸ chung quanh bê hå ®Ó b¸n.- ThuyÒn ngù ... khóc nh¹c.? Tõ ®ã, em h×nh dung mét c¶nh t­îng ¨n ch¬i ntn?

? Ngoµi thó ch¬i ®Ìn ®uèc, chóa cßn cã thó ch¬i nµo n÷a?? Thó ch¬i c©y c¶nh cña chóa ®­îc t¸c gi¶ kÓ qua nh÷ng chi tiÕt nµo?- Bao nhiªu nh÷ng lo¹i tr©n cÇm dÞ thó, cæ méc qu¸i th¹ch, chËu hoa c©y c¶nh ë chèn nh©n gian, chóa ®Òu søc thu lÊy kh«ng thiÕu mét thø g×.- Cã khi lÊy c¶ mét c©y ®a cæ thô rÔ dµi ®Õn vµi tr­îng, ph¶i ®Õn mét c¬ binh míi khiªng næi.? C¶nh trong phñ chóa ®­îc miªu t¶ ra sao?- Trong phñ bµy vÏ nh÷ng nói non bé tr«ng nh­ bÕn bÓ ®Çu non...vì tæ tan ®µn.? Nh÷ng sù viÖc ®ã cho thÊy chóa TrÞnh ®· tho¶ m·n thó ch¬i c©y c¶nh cña m×nh b»ng c¸ch nµo?? Em nghÜ g× vÒ c¸ch h­ëng thô ®ã cña chóa TrÞnh?- §ã kh«ng ph¶i lµ sù h­ëng thô chÝnh ®¸ng.? Tõ c¸c thó ¨n ch¬i cña chóa TrÞnh, em hiÓu g× vÒ c¸ch sèng cña chóa TrÞnh?G ®äc c©u v¨n “Mçi khi...triÖu bÊt t­êng”.? Em h×nh dung ®ã lµ c¶nh t­îng ntn?- C¶nh rïng rîn, bÝ hiÓm gîi c¶m gi¸c ghª rîn tr­íc mét c¸i g× tan t¸c, ®au th­¬ng chø kh«ng ph¶i tr­íc c¶nh t­¬i ®Ñp, thanh b×nh.? Em cã nhËn xÐt g× vÒ nghÖ thuËt miªu t¶ cña t¸c gi¶ ë ®o¹n nµy?- C¸c sù viÖc ®­a ra ®Òu cô thÓ, ch©n thùc, kh¸ch quan kh«ng xen lêi b×nh cña t¸c gi¶, cã lÞªt kª vµ còng cã miªu t¶ tØ mØ vµi sù kiÖn ®Ó kh¾c ho¹ Ên t­îng.? C¶m xóc chñ quan cña t¸c gi¶ ®­îc béc lé ntn qua c©u “kÎ thøc gi¶ biÕt ®ã lµ triÖu bÊt t­êng”?- T¸c gi¶ xem ®ã lµ ®iÒm gë, ®iÒm ch¼ng lµnh. Nã nh­

1,Thó ¨n ch¬i cña chóa TrÞnh.

* Thó ch¬i ®Ìn ®uèc: ®­îc tæ chøc th­êng xuyªn, hao ng­êi tèn cña, tèn kÐm, x« bå, lè l¨ng.

* Thó ch¬i c©y c¶nh:

- Chóa dïng quyÒn lùc c­ìng ®o¹t, ra søc v¬ vÐt nh÷ng cña quý trong thiªn h¹; kh«ng ng¹i tèn kÐm c«ng søc, tiÒn cña cña mäi ng­êi.

-> Chóa chØ lo ¨n ch¬i, sèng cuéc sèng xa hoa, h­ëng l¹c mµ kh«ng lo ®Õn viÖc n­íc.

b¸o tr­íc sù suy vong tÊt yÕu cña mét triÒu ®¹i chØ biÕt ch¨m lo ®Õn chuyÖn ¨n ch¬i, h­ëng l¹c trªn må h«i, n­íc m¾t vµ c¶ x­¬ng m¸u d©n lµnh. Vµ qu¶ thùc, ®iÒu ®ã x¶y ra kh«ng l©u sau khi ThÞnh V­¬ng mÊt (1782).

HS ®äc phÇn 2? T¸c gi¶ ®· ghi l¹i viÖc “nhê giã bÎ m¨ng” cña bän ho¹n quan, cung gi¸m ntn?G: Thêi chóa TrÞnh S©m bän ho¹n quan hÇu cËn trong phñ chóa rÊt ®­îc sñng ¸i bëi chóng cã thÓ gióp ®¾c lùc trong viÖc bµy ra c¸c trß ¨n ch¬i h­ëng l¹c, bëi thÕ mµ chóng û thÕ chóa ®Ó nhòng nhiÔu nh©n d©n.? Em cã nhËn xÐt g× vÒ hµnh ®éng lÊy c©y c¶nh cña bän quan l¹i?- Hµnh ®éng võa ¨n c­íp võa la lµng, ng­êi d©n nh­ thÕ lµ bÞ c­íp tíi 2 lÇn; b»ng kh«ng còng ph¶i tù tay huû bá c©y quý cña m×nh. §ã lµ ®iÒu hÕt søc bÊt c«ng, v« lÝ. Bän ho¹n quan võa v¬ vÐt ®Ó nÝch ®Çy tói tham võa ®­îc tiÕng mÉn c¸n trong viÖc nhµ chóa.? Thñ ®o¹n nµy ®· g©y nªn ®iÒu g× cho d©n lµnh?- Cña c¶i mÊt, tinh thÇn c¨ng th¼ng.? Tõ ®ã, ng­êi ®äc cßn nhËn ra sù thËt nµo kh¸c trong phñ chóa TrÞnh?- Vua nµo t«i Êy, tham lam léng hµnh, mÆc søc v¬ vÐt cña d©n.G: T¸c gi¶ ®· kÕt thóc bµi tuú bót b»ng 1 c©u chuyÖn x¶y ra ngay t¹i nhµ m×nh. §ã lµ sù viÖc g×?- Bµ mÑ cña t¸c gi¶ ph¶i sai chÆt ®i mét c©y lª vµ 2 c©y lùu quý rÊt ®Ñp trong v­ên nhµ m×nh ®Ó tr¸nh tai ho¹.? Sù viÖc ®ã cã t¸c dông g×?- T¨ng søc thuyÕt phôc cho nh÷ng chi tiÕt ch©n thùc mµ t¸c gi¶ ®· ghi chÐp ë trªn ®ång thêi còng lµm cho c¸ch viÕt thªm phong phó, sinh ®éng.? Qua ®ã, em hiÓu t¸c gi¶ muèn bµy tá th¸i ®é g×?

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Tổng kết*Mục tiêu:HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: H? Nhận xét gì về nghệ thuật?H? Từ những thành công về nghệ thuật giúp làm nổi bật nội dung gì?2.Thực hiện nhiệm vụ:

2, Sù nhòng nhiÔu cña bän quan l¹i.

- Bän ho¹n quan, cung gi¸m ®· lîi dông uy quyÒn cña chóa ®Ó hoµnh hµnh, bãc lét nh©n d©n b»ng thñ ®o¹n tr¾ng trîn.

- T¸c gi¶ béc lé th¸i ®é phª ph¸n tr­íc hiÖn thùc x· héi.

III. Tæng kÕt.

- HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý.- Dự kiến sản phẩm:+ Nội dung: Vua chóa sèng xa hoa, quan l¹i nhòng nhiÔu d©n lµnh.+ Nghệ thuật: Ghi chÐp sù viÖc cô thÓ, ch©n thùc, sinh ®éng.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá HS ®äc Ghi nhí

1, NghÖ thuËt:- Ghi chÐp sù viÖc cô thÓ, ch©n thùc, sinh ®éng.2, Néi dung:- Vua chóa sèng xa hoa, quan l¹i nhòng nhiÔu d©n lµnh.

* Ghi nhí/ Sgk

2.3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập * Nhiệm vụ:thực hiện làm bài tập viết đoạn văn * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về thú ăn chơi cuiả chúa Trịnh 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt - GV hướng dẫn HS về nhà làm. 2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người dân dưới thời chúa Trịnh2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.+ Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.+ Dự kiến sp: cuộc sống khổ cực......2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Sưu tầm những câu chuyện viết về cuộc sống của các vua chúa trong thời kì phong kiến và đời sống của nhân dân lúc đó như thế nào?Soạn bài: “ Sự phát triển của từ vựng”.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lờiRút kinh nghiệm:

:

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y:TuÇn 5 (TiÕt 25): sù ph¸t triÓn cña tõ vùng (tiÕp)

I. Môc tiªu cÇn ®¹t:1. KiÕn thøc : Gióp HS:- N¾m ®­îc hiÖn t­îng ph¸t triÓn tõ vùng cña mét ng«n ng÷ b»ng c¸ch t¨ng sè l­îng tõ ng÷ nhê: t¹o thªm tõ ng÷ míi vµ m­în tõ ng÷ cña tiÕng n­íc ngoµi.2. KÜ n¨ng- RÌn kÜ n¨ng nhËn biÕt vµ sö dông tõ ng÷ thÝch hîp.3. Giáo dục :- BiÕt c¸ch sö dông nh÷ng tõ ng÷ míi trong nãi vµ viÕt.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan…2. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa.III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động: 2.1 Hoạt động khởi động* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới. * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:

H? Vẽ sơ đồ phát triển nghĩa của từ? Từ gạch chân trong hai dòng thơ sau được dùng theo nghĩa nào?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh - Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe và trả lời miệng hoặc lên bảng vẽ sơ đồ- Dự kiến sản phẩm: - Báo cáo kết quả

- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giáGv dẫn: Cùng với sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. từ vựng là lĩnh vực dễ thấy được sự thay đổi nhất. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy được sự thay đổi đó.2.2 Hoạt động hình thành kiến thức

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung bµi häcHoạt động 1: Tạo từ ngữ mới*Mục tiêu:HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ.* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: , nhóm đôi, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não* Yêu cầu sản phẩm: Hs trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ:GV treo bảng phụ . Gọi HS đọc ngữ liệu . Gv hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm- Ví dụ 1:HS ®äc vÝ dô 2(chó ý nh÷ng ? H·y cho biÕt trong thêi gian gÇn ®©y, cã nh÷ng tõ ng÷ nµo míi ®­îc t¹o trªn c¬ së c¸c tõ sau: ®iÖn tho¹i, kinh tÕ, di ®éng, së h÷u, tri thøc, ®Æc khu, trÝ tuÖ?- §iÖn tho¹i di ®éng, ®Æc khu kinh tÕ, së h÷u trÝ tuÖ, kinh tÕ tri thøc.? Gi¶i thÝch nghÜa cña nh÷ng tõ ng÷ míi cÊu t¹o ®ã?? Trong tiÕng ViÖt cã nh÷ng tõ ®­îc cÊu t¹o theo m« h×nh: x+tÆc. H·y t×m nh÷ng tõ ng÷ míi xuÊt hiÖn cÊu t¹o theo m« h×nh ®ã?- L©m tÆc, tin tÆc, ®¹o tÆc, kh«ng tÆc, h¶i tÆc…? Qua ®ã em thÊy cã c¸ch nµo ®Ó ph¸t triÓn tõ vùng tiÕng ViÖt?2.Hs thực hiện: Thảo luận nhóm 3. Báo cáo kết quả: - Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với chính sách ưu đaic- Điện thoại di động: Điện thoạivô tuyến nhỏ mang theo người dùng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao..- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với

I, T¹o tõ ng÷ míi.

1. VÝ dô 1:

2, VÝ dô 2:

sáng chế.- Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá ghi bảng

Hoạt động 2: Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài*Mục tiêu:HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng ngôn ngữ bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: , nhóm đôi, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não* Yêu cầu sản phẩm: Hs trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ:GV treo bảng phụ . Gọi HS đọc ngữ liệu . Gv hướng dẫn học sinh thảo luận nhómHS ®äc vÝ dô.? H·y t×m nh÷ng tõ H¸n ViÖt trong hai ®o¹n trÝch?a, Thanh minh, tiÕt, lÔ, t¶o mé, héi, ®¹p thanh, yÕn anh, bé hµnh, xu©n, tµi tö giai nh©n.b, B¹c mÖnh, duyªn phËn, thÇn linh, chøng gi¸m, thiÕp, ®oan trang, tiÕt, trinh b¹ch, ngäc.? TiÕng ViÖt dïng nh÷ng tõ nµo ®Ó chØ c¸c kh¸i niÖm sau?a, AIDSb, maketing? Nh÷ng tõ ng÷ nµy cã nguån gèc tõ ®©u?- Tõ tiÕng n­íc ngoµi (ng«n ng÷ ch©u ¢u)? Qua vÝ dô, em cßn thÊy cã c¸ch nµo ®Ó ph¸t triÓn tõ vùng?G: Bé phËn tõ m­în quan träng nhÊt trong tiÕng ViÖt lµ tõ m­în tõ tiÕng H¸n.2.Hs thực hiện: Thảo luận nhóm 3. Báo cáo kết quả: 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá ghi bảng? Cã mÊy c¸ch ph¸t triÓn tõ ng÷ vÒ sè l­îng?1 HS ®äc Ghi nhí/Sgk2.3 Hoạt động: Luyện tập* Mục tiêu: HS nắm vận dụng kiến thức đã học

3, NhËn xÐt:- T¹o tõ ng÷ míi lµm cho vèn tõ t¨ng lªn.

II, M­în tõ ng÷ cña tiÕng n­íc ngoµi.

1, VÝ dô 1:

2, VÝ dô 2:

3, NhËn xÐt: - M­în tõ ng÷ tõ tiÕng n­íc ngoµi còng lµ mét c¸ch ph¸t triÓn tõ vùng tiÕng ViÖt.

vào làm bài tập* Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não...* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt? T×m 2 m« h×nh cã kh¶ n¨ng t¹o ra nh÷ng tõ ng÷ míi nh­ kiÓu x+ tÆc trªn?

? T×m 5 tõ míi ®­îc dïng phæ biÕn gÇn ®©y vµ gi¶i thÝch nghÜa cña nh÷ng tõ ng÷ ®ã?

? ChØ râ tõ m­în tiÕng H¸n, tõ m­în cña c¸c ng«n ng÷ ch©u ¢u?

Ghi nhí / Sgk

III, LuyÖn tËp.

Bµi 1:- x + tr­êng: chiÕn tr­êng, c«ng tr­êng, n«ng tr­êng, ng­ tr­êng, th­¬ng tr­êng…- x + ho¸: l·o ho¸, c¬ giíi ho¸, « xi ho¸, hiÖn ®¹i ho¸, c«ng nghiÖp ho¸, th­¬ng m¹i ho¸, ®« thÞ ho¸…Bµi 2:- Bµn tay vµng.- CÇu truyÒn h×nh- C¬m bôi- §­êng cao tèc- Th­¬ng hiÖu- C«ng viªn n­ícBµi 3:a, Tõ m­în tiÕng H¸n: m·ng xµ, biªn phßng, tham «, t« thuÕ, phª b×nh, phª ph¸n, ca sÜ, n« lÖ.b, Tõ m­în ng«n ng÷ ch©u ¢u: xµ phßng, « t«, ra-®i-«, «-xi, cµ phª, ca n«.* Cñng cè: HS h×nh thµnh s¬ ®å sù ph¸t triÓn tõ vùng tiÕng ViÖt.

2.4. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS nghe và làm bt.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, kĩ thuật trả lời một phút* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Hãy nêu 5 ví dụ về từ ngữ có nguồn gốc Ấn – Âu, 10 từ ngữ có nguồn gốc Hán Việt.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp: VD: - Ngôn ngữ ấn âu: Xích, líp, ga, ghi đông, phanh -Từ Hán Việt: Sính lễ, gia nhân, ...... 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Hãy sưu tầm những câu tục ngữ ca dao có từ ngữ sử dụng theo nghĩa chuyển? Học bài, làm bài tập ? Soạn bài: “ Truyện Kiều”2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời

Tuần 6- bài 6Tiết 26: VB - TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠTHS cần :1. Kiến thức: Nêu được các nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, con người thi hào Nguyễn Du.- Hiểu được thời đại Nguyễn Du sống có ảnh hưởng ntn tới các tác phẩm của ông , đặc biệt là Truyện Kiều .- Trình bày được cốt truyện,nhân vật, sự kiện của Truyện Kiều.- Nhận biết thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại

-Hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tp2. Kĩ năng: Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại3. Thái độ: HS thêm tự hào về con người Việt Nam.4. Phẩm chất - năng lực:- Phẩm chất : Yêu đất nước, sống có trách nhiệm.- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp,

năng lực hợp tác, năng lực tư duy,thẩm mĩ, ngôn ngữ.II. Chuẩn bị:

1. Thầy:- Soạn bài, tham khảo tài liệu về Nguyễn Du- Chân dung Nguyễn Du ( Ảnh )- Dự kiến phương án tích hợp:

+ Văn - Lịch sử : Đất nước thời Lê - Trịnh, thời nhà Nguyễn2. Trò: - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi SGK, tìm đọc thông tin về Nguyễn Du và '' Truyện Kiều ''

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngA. Hoạt động khởi động:* Mục tiêu:- Tạo tâm thế hứng thú cho HS trong tiết luyện tập * Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:+ GV mời mời đại diện học sinh của 1 số bàn đứng trình bày ? Nêu cảm nhận của em về hình tượng Nguyễn Huệ?…(đã chuẩn bị ở nhà từ tiết trước- GV đã giao)+ GV khen ngợi các sản phẩm chuẩn bị của HS dù có thể sản phẩm của các em chuẩn bị còn chưa ưng ý + GV dẫn vào bài: Gv cung cấp video ngâm thơ hoặc vịnh KiềuNguyễn Du là đại thi hào dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa. Nói đến người , ta không thể nào quên được tác phẩm “Truyện Kiều”. vậy bài hôm nay sẽ giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm nỗi tiếng của ôngB. Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của thày và trò Nội dung HĐ 1: Tác giả Nguyễn Du* Mục tiêu: HS nắm được tác giả

I. Tác giả Nguyễn Du. 1.Tiểu sử

* Nhiệm vụ: HS quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề... * Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:(?) Dựa vào phần chuẩn bị, em hãy giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và xuất xứ của văn bản?- HS trình chiếu và thuyết trình.Dự kiến:Nguyễn Du ( 1765-1820)*. Tên chữ: Tố như, tên hiệu : Thanh Hiên- Quê : Tiên Điền , nghi Xuân, Hà Tĩnh* Gia đình : Cha là Nguyễn Nghiễm đỗ tiến sĩ từng làm chức tể tướng có tiếng là giỏi văn chương.Me : Trần thị Tần một người nổi tiếng đẹp ở trấn Kinh Bắc(Bắc Ninh). Các anh đều học giỏi, đỗ đạt làm quan to. Sinh ra trong một gia đình quý tộc, có truyền thống văn chương.*.Thời đại : Sống trong thời đại có nhiều biến động: - Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn pk tranh giành quyền lực.- Phong trào khởi nghĩa nông dân nổi dậy ở khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩaTây Sơn. --> tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của tg, ông hướng ngòi bút vào hiện thực.* Cuộc đời: - 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với anh là Nguyễn Khản( cùng cha khác mẹ) giỏi thơ phú. Khi trưởng thành : khi thành Thăng Long bị đốt, tư dinh Nguyễn Khản bị cháy , ND phải lưu lạc ra đất Bắc 10 năm.(quê vợ ở Thái Bình) (1786-1796).-1796-1802 : ở ẩn tại quê nhà.- 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, từ chối không được phải ra làm quan triều Nguyễn.-1813 ông đi sứ sang TQ lần thứ nhất. Năm 1820 chuẩn bị đi sứ sang TQ lần 2 bị bệnh ốm mất tại Huế( 16.9.1820)-> Cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, nếm trải và gần gũi với đời sống người nông

- Nguyễn Du ( 1765 - 1820 ), tên tự : Tố Như, hiệu : Thanh hiên, quê ở làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh*. Gia đình : Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.-> Tạo năng khiếu và là cái nôi nuôi dưỡng năng khiếu văn chương của Nguyễn Du* Thời đại : Nguyễn Du sống trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động : xã hội phong kiến khủng hoảng, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục ( tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn ) đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn...*Cuộc đời nguyễn Du+ gặp nhiều sóng gió: 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ,+1786-1796 ; Ông sống phiêu bạt trên đất Bắc.+1796-1802 : Ông về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh+Năm 1802 : Dưới triều vua Gia Long , ông được triệu ra làm quan+ Năm 1813-1814 : Ông được cử làm chánh sử sang Trung Quốc

+Năm 1820 chuẩn bị đi sứ sang TQ lần 2 bị bệnh ốm mất tại Huế( 16.9.1820)-> Cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, nếm trải và gần gũi với đời sống người nông dân.- Là người hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú, có trái tim giàu lòng yêu thương, thông cảm sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân.- Là danh nhân văn hoá thế giới * Sự nghiệp :- Chữ Hán : 243 bài- Chữ Nôm : - Văn chiêu hồn - Truyện Kiều

dân.- Là người hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú, có trái tim giàu lòng yêu thương, thông cảm sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân.- Là danh nhân văn hoá thế giới * Sự nghiệp :- Chữ Hán : 243 bài- Chữ Nôm : - Văn chiêu hồn - Truyện Kiều*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá- GV: Giới thiệu thêm cho học sinh một số nét về tác giả Nguyễn Du.GV: - Trích dẫn lời của Mộng Liên Đường : Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấyHĐ 2: Truyện Kiều* Mục tiêu: HS nắm được tác phẩm* Nhiệm vụ: HS quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề... * Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ HS thảo luận nhóm thời gian 7 phútNhóm 1: ? Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ? Truyện Kiều thuộc thể loại gì ?? Truyện Kiều có mấy phần ?Nhóm 2: ?Tóm tắt ngắn gọn văn bản ?Nhóm 3? Nêu giá trị của Truyện Kiều ? - Thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.- Dự kiến sản phẩm:a. Nguồn gốc : Dựa theo cốt truyện “Kim

II. Tác phẩm: Truyện Kiềua. Nguồn gốc : Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)b. Thể loại : Truyện Nôm theo thể thơ lục bátc. Tóm tắt : Gồm 3254 câu thơ- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước- Phần 2: Gia biến và lưu lạc- Phần 3 : Đoàn tụ

d. Giá trị d1. Nội dung: * Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những người bị áp bức đau khổ* Giá tri nhân đạo :-Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước số phận đau khổ của con người- Lên án tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp con người- Trân trọng đề cao con ngườid2. Nghệ thuật :- Đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật: mang chức năng biểu đạt, biểu cảm, thẫm mĩ..- Nghệ thuật tự sự vượt bậc: Kể chuyện

Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)b. Thể loại : Truyện Nôm theo thể thơ lục bátc. Tóm tắt : Gồm 3254 câu thơ- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước- Phần 2: Gia biến và lưu lạc- Phần 3 : Đoàn tụ

d. Giá trị d1. Nội dung: * Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những người bị áp bức đau khổ* Giá tri nhân đạo :-Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước số phận đau khổ của con người- Lên án tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp con người- Trân trọng đề cao con ngườid2. Nghệ thuật :- Đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật: mang chức năng biểu đạt, biểu cảm, thẫm mĩ..- Nghệ thuật tự sự vượt bậc: Kể chuyện trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp - Miêu tả tâm lí nhân vật, thiên nhiên đặc sắc- Cốt truyện nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ hiểu- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá…

trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp - Miêu tả tâm lí nhân vật, thiên nhiên đặc sắc- Cốt truyện nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ hiểu

C. Hoạt động luyện tập* Mục tiêu:HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ?Qua tìm hiểu sơ lược về tác phẩm Truyện Kiều . Em hãy cho biết số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ được thể hiện như thế nào thông qua tác phẩm Truyện Kiều ?- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe và làm bt+ Dự kiến sản phẩm:- Chọn một số câu thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch và tiếng nói khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con người trong Truyện Kiều.Đau đớn thay thân phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả + Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá +Giáo viên nhận xét, đánh giáD. Hoạt động vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: - Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:?Tìm những câu thơ nói về giá trị của truyện Kiều?

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.+ Nghe yêu cầu.+ Trình bày cá nhân.+ Dự kiến sp: Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.Hạt mưa sa nghĩ phận hèn,

Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.- Thà rằng liều một thân conHoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáE. Hoạt động tìm tòi mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:+ Tìm đọc toàn bộ truyện Kiều của ND? - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời

*

:

Tiết 27 : CHỊ EM THÚY KIỀU( Trích Truyện Kiều ) Nguyễn Du I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠTHS cần :

1. Kiến thức: Trình bày được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du ; sử dụng nghệ thuật ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của chị em Thúy Kiều.- Hiểu được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều : sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người.2. Kĩ năng: Có kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích nhân vật, phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản .Có ý thức liên hệ với vb liên quan để tìm hiểu về nv.3. Thái độ: Biết trân trọng vẻ đẹp, tài năng, phẩm cách của con người.4. Phẩm chất - năng lực:- Phẩm chất : Yêu thương con người.- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tư duy,thẩm mĩ, ngôn ngữ.II. Chuẩn Bị1. Thầy:- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan- Dự kiến phương án tích hợp:

+ Văn - TV : So sánh, ẩn dụ, nhân hóa...+ Văn - TLV : Miêu tả trong văn bản tự sự

2. Trò: - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi SGKIII. Tiến trình tổ chức các hoạt động học:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngA. Hoạt động khởi động:* Mục tiêu:- Tạo tâm thế hứng thú cho HS trong tiết luyện tập * Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:+ GV mời mời đại diện học sinh của 1 số bàn đứng trình bày - Trình bày về Truyện Kiều ?- Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụDự kiến: a. Nguồn gốc : Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)b. Thể loại : Truyện Nôm theo thể thơ lục bátc. Tóm tắt : Gồm 3254 câu thơ- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước- Phần 2: Gia biến và lưu lạc- Phần 3 : Đoàn tụd. Giá trị d1. Nội dung: * Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những người bị áp bức đau khổ* Giá tri nhân đạo :-Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước số phận đau khổ của con người- Lên án tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp con người- Trân trọng đề cao con ngườid2. Nghệ thuật :- Đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật: mang chức năng biểu đạt, biểu cảm, thẫm mĩ..- Nghệ thuật tự sự vượt bậc: Kể chuyện trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp

- Miêu tả tâm lí nhân vật, thiên nhiên đặc sắc- Cốt truyện nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ hiểu*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáGv cung cấp video ngâm thơ đoạn trích trên.

Gv dẫn vào bàiB. Hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài họcHĐ 1: tìm hiểu chungPhương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP phân tích, Dùng lời có nghệ thuật, PP thuyết trình* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi* Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, thẩm mĩ, cảm thụ.

? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích ?? VB cần được đọc với giọng điệu ntn ? GV hướng dẫn đọc diễn cảm -> GV đọc mẫu.Gọi HS đọc -> GV nhận xét

- Yêu cầu HS đọc thầm chú thích SGK GV gọi HS trả lời một số chú thích 2,6,13

? Thể loại của vb ?? Phương thức biểu đạt của đoạn trích là gì.?? VB được chia làm mấy phần , giới hạn và nội dung từng phần?HĐ 2 : Tìm hiểu văn bản- Mục tiêu: HS nắm được bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều.- Nhiệm vụ: Quan sát vào SGK trả lời câu hỏi của GV đưa ra- Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề , kĩ thuật động não...- Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. - Tiến trình tổ chức:

? Vẻ đẹp chung của chị em Kiều được

I. Tìm hiểu chung 1, Vị trí của đoạn trích- Vị trí : Nằm ở phần đầu (gặp gỡ và đính ước )2. Đọc , hiểu chú thích a , Đọc

b. Tìm hiểu chú thích3.Truyện thơ nôm 4. Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp miêu tả5. Bố cục : 4 phần+ Phần 1 ( 4 câu đầu ) : Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều.+ Phần 2 ( 4 câu tiếp ) : Bức chân dung Thúy Vân.+ Phần 3 ( 12 câu tiếp ) : Bức chân dung của Thúy Kiều.+ Phần 4 ( 4 câu còn lại ) : Vẻ đẹp đức hạnh của hai chị em Thúy Kiều.

II. Tìm hiểu văn bản:1. Bức chân dung của chị em Kiều.

Đầu lòng ... Vân

- Tố nga: Người con gái đẹp+ Hình ảnh ẩn dụ-> Thúy Kiều, Thúy Vân là hai người con gái xinh đẹp.-> Giới thiệu vị thứ của chị em Kiều trong gia đình

'' Mai cốt cách tuyết tinh thần

giới thiệu qua lời thơ nào?? '' Tố nga '' là gì? BPNT nào đã được tác giả sử dụng ở hình ảnh này ?? Qua đó em thấy Vân, Kiều là 2 cô gái có hình thức ra sao.?? Câu thơ thứ hai còn giúp ta biết được điều gì ?- GV: Vế 2 đảo ngược với vế 1, hai từ ''chị'', ''em'' đứng gần nhau -> Thể hiện mối tình chị em khăng khít, luôn đi cùng nhau, đồng thời tạo ra sự hài thanh cho dòng thơ.? Trong đoạn thơ, tác giả đánh giá khái quát vẻ đẹp hai nhân vật này ra sao?

? Dựa vào lời thơ em hãy diễn tả lại vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều bằng lời văn của em ?? Tác giả dùng nghệ thuật gì ở những lời thơ trên ?

? Em cảm nhận ntn vẻ đẹp của chị em Kiều ?- GV: Bốn câu thơ vừa khái quát được vẻ đẹp chung lại vừa khẳng định vẻ đẹpriêng của từng người- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi? Sắc đẹp của Thúy Vân được đặc tả qua những câu thơ nào. ?

? Hãy tả lại vẻ đẹp của Thúy Vân qua cách miêu tả của tác giả. ?? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng khi nói về vẻ đẹp đó của Thúy Vân. ?? Qua đây em hình dung như thế nào về nhan sắc của Thúy Vân. ?- HS thảo luận, trình bày, bổ sung.? Vẻ đẹp ấy ntn với thiên nhiên tạo hóa?? Với cách miêu tả này, tác giả như dự báo gì về cuộc đời Thúy Vân. ?- GV giảng

? Câu thơ nào khái quát vẻ đẹp của Kiều ?

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

- Dáng người thanh tao, mảnh dẻ như cây mai.- Tâm hồn trong sáng như tuyết- Song mỗi người lại có vẻ đẹp riêng toàn vẹn, toàn mĩ.

+ NT :- Hình ảnh ước lệ tượng trưng, thành ngữ

=> Hai chị em Kiều đẹp hoàn mĩ, thanh cao, trong trắng, đẹp từ hình dáng đến tâm hồn .

2. Bức chân dung Thúy Vân- Trang trọng : Cao sang, quí phái.- khuôn mặt tròn đầy như trăng rằm.- lông mày đẹp như mày ngài ( con bướm tằm)

- Nụ cười của Thuý Vân tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc.- Tóc mền hơn mây, da trắng hơn tuyết

+ NT : Hình ảnh ẩn dụ mang tính ước lệ, liệt kê, từ ngữ chọn lọc ( từ Hán việt , từ chỉ mức độ)-> Thúy Vân có vẻ đẹp quí phái, phúc hậu, cao sang

-> vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên tạo hóa=> Dự báo trước cuộc sống êm đềm, bình lặng, suôn sẻ của Thúy Vân.

3. Bức chân dung của Thúy KiềuKiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn+ NT : So sánh-> Khẳng định vẻ đẹp vượt trội cả tài lẫn sắc của Thúy Kiều ( Sắc sảo về trí tuệ . Mặn mà về tâm hồn )

* Nhan sắcLàn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một tài đành họa hai

- Mắt trong như làn nước mùa thu- lông mày đẹp như núi mùa xuân- Tươi thắn, trẻ trung, hoa ghen

? Nghệ thuật gì được tác giả sử dụng, tác dụng ?

? Em hãy tìm những câu thơ miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều. ?

? Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của Kiều qua lời thơ trên ?

? Cách miêu tả của tác giả về Thúy Kiều có gì khác với cách miêu tả vềThúy Vân?? Trong khi đặc tả vẻ đẹp Thúy Kiều tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì.?? Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đó đã diễn tả được vẻ đẹp của Thúy Kiều như thế nào?.- Gv yêu cầu HS thảo luận cặp đôi? BPNT được tác giả sử dụng ?? Em hãy cho biết Thúy Kiều có những tài năng gì.??Em hiểu gì về tài năng của Kiều ?- HS thảo luận, trình bày, bổ sung? Thiên bạc mệnh mà Kiều sáng tác khiến ai nghe cũng thấy não nề giúp em hiểu về tâm hồn nàng Kiều ?? Qua phần phân tích, em thấy bức chân dung của Kiều được khắc họa ở những khía cạnh nào ?- Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi? Trong hai bức chân dung Kiều và Vân, Theo em bức chân dung nào nổi bật hơn. Vì sao.? Qua đó, em hiểu gì về BPNT được tác giả sử dụng ? tác dụng

- GV gọi HS trình bày , NX? Với vẻ đẹp ấy, tài năng ấy, chân dung Thúy Kiều mang tính cách, số phận ra sao?

- GV: Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân tạo hóa chấp nhận ( thua, nhường ) còn Thúy Kiều thì tạo hóa ( ghen, hờn ). Chính Nguyễn Du từng viết : ''

,liễu hờn- Người nhìn say mê- Tác giả tập trung miêu tả đôi mắt của Thúy Kiều ( đôi mắt thể hện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ )

+NT : hình ảnh ước lệ tượng trưng, điển tích, nhân hóa , thành ngữ=> Thúy Kiều có vẻ đẹp lộng lẫy, đài các, kiêu sa - một tuyệt thế giai nhân .

*Tài năng

+NT: liệt kờ, từ ngữ chỉ mức độ-> Thúy Kiều thông minh thiên bẩm : cầm, kì, thi, họa .-> Tài năng đạt tới mức lí tưởng( theo quan niệm thẩm mĩ.)* Tâm hồn

- Một trái tim đa sầu, đa cảm trước cung đàn '' Bạc mệnh ''

Vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình.

- Bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn vì tác giả sử dụng 12 dòng thơ, ngoài sắc còn tả tài, tình của Thúy Kiều, tả Vân trước làm nền cho vẻ đẹp của Thúy Kiều

+ NT đòn bẩy-> Nổi bật bức chân dung Thúy Kiều

<=> Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho tạo hóa '' ghen '', '' hờn '' . Kiều tài năng quá, trái tim đa sầu đa cảm quá -> dự báo một số phận éo le, đau khổ, bạc mệnh.

4. Vẻ đẹp đức hạnh của Thúy Vân và Thúy Kiều

Phong lưu rất mực hồng quần Xuân xanh sấp sỉ tới tuần cập kê-> Là hai cô gái đẹp, đã đến tuổi trưởng thành yêu đương, hò hẹn.Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai-> Đứng đắn, giữ gìn nền nếp gia

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen '' hay '' Chữ tài liền với chữ tai một vần ''. Đặc biệt Nguyễn Du còn ái ngại cho tài sắc của Kiều : '' Một vừa hai phải ai ơi. Tài tình chi lắm cho trời đất ghen ''

-> Kiếp người tài hoa bạc mệnh? Cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân được miêu tả qua hình ảnh nào?? Em hiểu gì về cuộc sống của hai chị em Kiều?? Hai câu cuối cùng, tác giả giới thiệu đức hạnh 2 chị em như thế nào ?? Từ hai bức chân dung của Thúy Kiều và Thúy Vân, em nhận xét như thế nào về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du?? Với nghệ thuật đó, đoạn trích trên đã thể hiện điều gì ?Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Tổng kết*Mục tiêu:HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Đoạn trích thể hiện thái độ gì của tác giả.?? Giá trị nghệ thuật của đoạn trích.? Giá trị nội dung của đoạn trích.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý.C: Luyện tập.1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều?

phong với cuộc sống của thiếu nữ phòng khuê

+ Miêu tả nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lý tưởng hóa nhân vật (Nhân vật chính diện)Bức chân dung của chị em kiều mang tính cách, số phận.=> Tác giả trân trọng vẻ đẹp, tài năng , nhân phẩm của con người ( Biểu hiện của giá trị nhân đạo)

III. Tổng kết1. Nghệ thuật- Miêu tả nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ2. Nội dung

* Ghi nhớ ( SGK

-Vẻ đẹp đó dự báo về cuộc đời của Thúy Kiều ra sao.?- Học sinh tiếp nhận… *Học sinh thực hiện nhiệm vụ- Học sinh làm việc cá nhân- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém- Dự kiến sản phẩm:Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn+ NT : So sánh-> Khẳng định vẻ đẹp vượt trội cả tài lẫn sắc của Thúy Kiều ( Sắc sảo về trí tuệ . Mặn mà về tâm hồn )

* Nhan sắcLàn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một tài đành họa hai

- Mắt trong như làn nước mùa thu- lông mày đẹp như núi mùa xuân- Tươi thắn, trẻ trung, hoa ghen ,liễu hờn- Người nhìn say mê- Tác giả tập trung miêu tả đôi mắt của Thúy Kiều ( đôi mắt thể hện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ )

+NT : hình ảnh ước lệ tượng trưng, điển tích, nhân hóa , thành ngữ=> Thúy Kiều có vẻ đẹp lộng lẫy, đài các, kiêu sa - một tuyệt thế giai nhân .*Tài năng

+NT: liệt kờ, từ ngữ chỉ mức độ-> Thúy Kiều thông minh thiên bẩm : cầm, kì, thi, họa .-> Tài năng đạt tới mức lí tưởng( theo quan niệm thẩm mĩ.)* Tâm hồn

- Một trái tim đa sầu, đa cảm trước cung đàn '' Bạc mệnh ''

Vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình.

- Bức chân dung Thúy Kiều nổi bật

hơn vì tác giả sử dụng 12 dòng thơ, ngoài sắc còn tả tài, tình của Thúy Kiều, tả Vân trước làm nền cho vẻ đẹp của Thúy Kiều

+ NT đòn bẩy-> Nổi bật bức chân dung Thúy Kiều

<=> Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho tạo hóa '' ghen '', '' hờn '' . Kiều tài năng quá, trái tim đa sầu đa cảm quá -> dự báo một số phận éo le, đau khổ, bạc mệnh.*Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu hs trình bầy*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

D. Hoạt động vận dụng1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân,3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống xử lí4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của chị em Kiều.

*Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu hs trình bầy*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáE. Hoạt động tìm tòi mở rộng* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm đọc các bài viết về đoạn trích.* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành: * GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm đọc các bài viết về đoạn trích.- Học thuộc lòng đoạn thơ- Phân tích hai nhân vật.- Soạn bài : Cảnh ngày xuân

+Đọc vb , trả lời các câu hỏi

148

Tuần 6 - bài 6Tiết 29 : TV - THUẬT NGỮ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠTHS cần :

1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.2. Kĩ năng: Có kĩ năng tìm hiểu nghĩa thuật ngữ và sử dụng thuật ngữ một cách chính xác.3. Thái độ: Có thái độ yêu thích bộ môn.4. Phẩm chất - năng lực:- Phẩm chất : trung thực- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tư duy,thẩm mĩ, ngôn ngữ.

II. Chuẩn Bị1. Thầy:- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, phiếu học tập

- Dự kiến phương án tích hợp:+ Tích hợp liên môn : Địa lí, Hóa học, Ngữ văn..+ Tích hợp với môi trường : Các thuật ngữ về môi trường

2. Trò: - Đọc và chuẩn bị theo các câu hỏi SGK

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngA. Hoạt động khởi động* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới. * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:Câu 1 : Có mấy cách phát triển từ vựng? Đó là những cách nào? Lấy ví dụ minh họa.?

149

Câu 2 : Từ '' yến anh '' trong câu '' Gần xa nô nức yến anh '' nghĩa là gì? Có thể coi đó là cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc không? Phát triển theo cách nào.?- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe và trả lời miệng hoặc lên bảng vẽ sơ đồ- Dự kiến sản phẩm: Câu 1 :

- Có hai cách phát triển từ vựng :+ Theo phương thức ẩn dụ+ Theo phương thức hoán dụ

- Lấy ví dụ ( mỗi cách một VD ) Câu 2 :- Yến anh : chỉ từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân- Đây là cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc- Theo phương thức ẩn dụ

- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá-Thuật ngữ là lớp từ vựng đặc biệt của của một ngôn ngữ .Lớp từ vựng này bao gồm các từ và ngữ cố định gọi chung là từ ngữ , biểu thị các khái niệm khoa học công nghệ. Chúng có đặc điểm cơ bản sau :tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế. B. HĐ hình thành kiến thức:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạtHĐ 1: Thuật ngữ là gì ?Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP phân tích* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tácGV yêu cầu HS đọc cách giải thích SGK

- GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm :

? Cách giải thích thứ nhất cho ta hiểu về đặc điểm nào của muối và nước.?? Cách giải thích này dựa trên cơ sở nào.?? Cách giải thích thứ hai cho em hiểu gì về muối và nước.?? Cách giải thích đó đựa vào đâu để giải thích? Cụ thể cần có kiến thức môn gì.?

I. Thuật ngữ là gì ?1. Xét ví dụ/sgk

a. Ví dụ 1 ( SGK/87 )

- Cách giải thích 1 : Cho ta biết về dạng thức tồn tại, màu sắc, mùi vị, có ởđâu, từ đâu của nước và muối.-> Dựa vào quan sát thực tế đặc điểm bên ngoài.- Cách giải thích 2 : Cho ta biết muối và nước được cấu tạo như thế nào, mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên nó...-> Dựa vào nghiên cứu khoa học ( kiến thức hóa học ) về đặc tính bên trong.=> Những đặc điểm nêu ở Cách 1 có thể nhận biết qua kinh nghiệm và

150

- GV gọi HS trình bày, NX? Từ đây em thấy cách giải thích thứ 1 và cách giải thích thứ 2 có gì khác nhau.?

- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi :

? Các từ in đậm trên được sử dụng trong lĩnh vực nào?

- GV gọi HS trình bày, NX? Những từ được in đậm ( được định nghĩa ) chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào.?? Các từ trong cách giải thích 2 ( VD1) và các từ in đậm ( được định nghĩa ) trong VD2 là thuật ngữ. Vậy theo em hiểu thuật ngữ là gì.?- GV đưa ra bài tập tích hợp môi trường : Bằng cách đưa ra các khái niệm và yêu cầu HS điền từ vào ( Dùng bảng phụ ).Hoặc tổ chức 2 đội chơi yêu cầu HStìm từ ( thuật ngữ ) chỉ thời tiết, tự nhiên, môi trường -> Đội nào tìm được nhiều từ thì thắng.

HĐ: Đặc điểm của thuật ngữ:Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP phân tích, PP thuyết trình

* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi* Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học

? Các thuật ngữ : thạch nhũ, ba-rơ, ẩn dụ, phân số thập phân chúng còn có nghĩa nào khác không.?? Từ đó em có nhận xét gì.?? Mỗi khái niệm đã trình bày ở mục I(2) ngoài các từ ngữ đã nêu còn được biểu thị bằng thuật nào khác không.?? Theo em trong 2 trường hợp trên, trường hợp nào là thuật ngữ? Từ đó em có nhận xét gì?? Từ việc phân tích VD1, VD2 em thấy thuật ngữ có những đặc điểm gì?

- GV: gọi HS đọc ghi nhớ

qua cảm tính. Cách 2 phải trải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp KH nếu thiếu kiến thức hóa học thì không hiểu đượcb. Ví dụ 2 ( SGK/87 )+ Thạch nhũ -> Địa lí

+ Ba-rơ -> Hóa học

+ ẩn dụ -> Văn học

+ Phân số thập phân -> Toán học

-> Các từ : thạch nhũ, ba-rơ, ẩn dụ, phân số thập phân được dùng trong văn bản khoa học - công nghệ2. Ghi nhớ/28

II. Đặc điểm của thuật ngữ:a. Ví dụ 1 ( Các từ ở mục I )- Không còn nghĩa nào khác

-> Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm

- Mỗi khái niệm ở mục I (2) ngoài các thuật ngữ đã nêu không được biểu thị bằng thuật thuật ngữ nào khác.

-> Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ

b. Ví dụ 2 ( SGK/88 )

- Từ muối trong (a) không có sắc thái biểu cảm -> Thuật ngữ- Từ muối trong (b) có sắc thái biểu cảm

151

- Các từ ba-rơ, hiđơrô, ... có phải là những thuật ngữ chỉ được sử dụng riêng ở một quốc gia nào không?? Như vậy ngoài 2 đặc điểm trên, thuật ngữ có thêm đặc điểm gì?C: Luyện tập.1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụBài tập 1, Bài tập 2, Bài tập 3 - Học sinh tiếp nhận… *Học sinh thực hiện nhiệm vụ- Học sinh làm việc cá nhân- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém- Dự kiến sản phẩm:Bài tập 1: Lực ,xâm thực, hiện tượng hóa học, trường từ vựng, di chỉ, thụ phấn,lưu lượng, trọng lực,khí áp,đơn chất,thị tộc phụ hệ ,đường trung trực. Bài tập 2 :Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí,có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy,thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.Bài 3:a)Từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữb) Từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường. *Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu hs trình bầy*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Thuật ngữ không có tính biểu cảm

152

D. Hoạt động vận dụng1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân,3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống xử lí4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ-Tìm thuật ngữ liên quan đến ngành y?

*Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu hs trình bầy*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáE. Hoạt động tìm tòi mở rộng* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ các cách thực hiện tự rèn luyện sức khỏe nhất là thời gian nghỉ hè sao cho hữu ích* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: * GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Sưu tầm các bài tập liên quan.- Học thuộc ghi nhớ- Hoàn chỉnh các bài tập trong SGK

Tuần 7 - Bài 5Tiết 30 : TLV - TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:- Nắm vững kiểu văn thuyết minh và hiểu rõ tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

-Học sinh thấy được những kiến thức còn hổng của mình về việc sử dụng yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng : Có kĩ năng nhận biết, sửa chữa các lỗi sai trong bài viết.3. Thái độ : Có ý thức tự giác rút kinh nghiệm.4. Phẩm chất - năng lực:- Phẩm chất : trung thực

153

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: - Lập dàn bài chi tiết, nhận xét ưu điểm, nhược điểm bài viết.- Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp , đặt vấn đề, thảo luận...2. Trò: - Xem lại bài viết tập làm văn số 1 của mình

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạtHĐ 1: Tìm hiểu đề và đáp ánPhương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP phân tích, Dùng lời có nghệ thuật, PP thuyết trình* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi* Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác

-Yêu cầu HS nhắc lại đề bài

? Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh ?

I. Tìm hiểu đề, đáp án1. Đề bài

Câu 1 : Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh ?Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn ?Câu 3: Cây tre trong đời sống người dân Việt Nam2. Đáp án

Câu1 (1đ) : Yếu tố miêu tả giúp đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Bài văn thuyết minh cụ thể , sinh động và hấp dẫn.Câu 2( 2đ) : Yếu tố miêu tả - câu 4 (1đ)- Biện pháp nghệ thật nhân hóa : Cái kim- họ nhà kim chúng tôi (1đ)Câu 3 :* Kĩ năng, hình thức :

154

? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn sau ?? Yêu cầu về bố cục của bài viết ?

? Bài viết thuộc thể loại nào ?? Đối tượng thuyết minh là gì.?

? Ngoài yếu tố thuyết minh là chính, đề bài yêu cầu kết hợp yếu tố nào.?? Ngoài ra bài viết còn yêu cầu gì về cách diễn đạt và trình bày?? Đối với phần mở bài chúng ta cần phải làm gì.?

- Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi

? Phần thân bài nêu những ý chính nào.- GV gọi đại diện HS trình bày, NX

- Bài văn có bố cục ba phần : mở bài, thân bài, kết bài

- Đúng thể loại văn thuyết minh.- Đối tượng thuyết minh : cây tre trong đời sống của người dân Việt Nam- Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả hợp lí.

-Diễn đạt lưu loát, trình bày khoa học , không mắc lỗi các loại.2. Dàn ý:

a. Mở bài :- Giới thiệu chung về cây tre ở làng quê Việt Namb. Thân bài- Nguồn gốc ra đời và sự phân bố của cây tre

+ Chẳng biết từ bao giờ cay tre đã xuất hiện trên khắp mọi miền quê của đất nước VN ...“ Tre xanh , xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh “

- Nêu đặc điểm cây tre+ Cây cao khoảng 10m, thân cây thẳng đứng , có nhiều đốt tre . Tre có rễ chùm cắm sâu xuống lòng đất. Rễ tre cần cù và nhẫn lại để hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể .+ Tre sống thành từng bụi, từng lũy, cành lá đan xen vào nhau như cùng bảo vệ nhau trước những cơn giông tố.+ Lá tre nhỏ, dài và nhọn ở đầu lá . lá non có màu xanh mát rượi.Theo thời gian lá có màu xanh đậm và khi lá già có màu vàng nhạt. Theo cơn gió những chiếc là già nhẹ thả hồn mình xuống đám cỏ hay mặt ao trong vắt+ Từ lòng đất, măng tre nhọn hoắt đâm thẳng lên bầu trời để bắt đầu gia nhập với dòng họ nhà mình.

- Các chủng loại nhà tre : tre Đồng

155

? Nhiệm vụ của phần kết bài?

-GV trả bài cho HSHoạt động 2: Trả bài.Hoạt động 3: (10 phút) Nhận xét bài làm của hs

-GV Yêu cầu HS tự nhận xét-GV nhận xét chung :

Nai, Tre ngà , nứa , mai , vầu , trúc ...

- Công dụng :+ Mang lại giá trị kinh tế -> mặt hàng xuất khẩu+ làm các đồ dùng trong gia đình , sx+ Tán cây che bóng mát+ Lá cây rụng phơi khô, đun .măng tre làm món ăn- Hình ảnh cây tre trong đời sống người dân Việt Nam+ Tre cùng người dân tham gia chiến đấu : Thánh Gióng chống gặc Ân, trong kháng chiến chống Pháp , chống Mĩ , tre cũng tham gia giữ làng, giữ nước ...+ Cây tre gắn bó với người dân : tuổi ấu thơ thổi sáo – thả diều , các bác nông dân ngồi nghỉ dười bóng tre đầu làng . Với những cơn gió mát từ chiếc quát nan , mẹ đưa con vào giấc ngủ . Trên chiếc chõng tre bà đã kể cho cháu nghe biết bao câu chuyện cổ tích ...cây tre canh gác cho Bác ngủ...+ Cây tre tượng trưng cho tâm hồn đôn hậu , chất phác, cho tư thế hiên ngang và khí phách kiên cường của con người VN

c. Kết bài- Khẳng định lại giá trị của cây tre- Cây tre luôn gắn liền với người dân VN cho dù ngay nay là thế kỉ của sắt , thép , xi măngII. Trả bàiIII. Nhận xét

Ưu điểm- 100% bài viết đảm bảo bố cục

- Cơ bản nêu được đặc điểm tri thức đối tượng- Nhiều em làm đủ những ý về đặc điểm, phân loại, công dụng- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng- Một số bài đã vận dụng yếu tố

156

Hoạt động 4: (07 phút) Gọi HS đọc bài và rút kinh nghiệm.GV. Gọi một học sinh làm bài tốt đọc để học sinh khác học và rút ra được kinh nghiệm.- Gọi học sinh làm bài kém đọc cho nhận xét những sai sót và tự bổ sung.

miêu tả, các biện pháp nghệ thuật trong bài VD: Quỳnh, Huyền, Hạnh, Hương( 9a) Mạnh ( 9b)* Nhược điểm :- Một số em không vận dụng yếu tố miêu tả...- Phần nội dung sắp xếp còn lộn xộn- Một số bài viết quá sơ sài- Sai lỗi chính tả nhiều

Một số bài viết còn quá lạm dụng văn tham khảo dẫn đến tình trạng nhiều bàiGọi HS đọc bài và rút kinh nghiệm

4) Củng cố: (02 phút)- Chú ý các lỗi và rút kinh nghiệm cho bài sau.- Chú ý lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.- Một số phương pháp thuyết minh cho những bài viết và đối tượng thuyết

minh cụ thể.

5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau: (03 phút)- Đọc lại bài viết, sửa chữa lỗi sai.- Viết lại bài vào vở bài tập.- Chuẩn bị: Soạn Kiều ở lầu Ngưng Bích

157

Tuần 7Ngày soạn: /10/2019Ngày giảng: /10/2019 Bài 7 - Tiết: 31

TRAU DỒI VỐN TỪI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:1. Kiến thức : - HS hiểu tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ cần phải biết cách làm tăng vốn từ.2. Kĩ năng :- Rèn kỹ năng mở rộng vốn từ, chính xác hóa vốn từ.3. Giáo dục : - Giáo dục ý thức sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. - Tình yêu và giữ gìn ngôn ngữ tiếng Việt.4. Năng lực: - Năng lực trau dồi vốn từ : Mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ để làm phong phú vốn từ - Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (nói và viết )II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.2. Học sinh:- SGK, tài liệuIII. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm - Dạy học nêu vấn đề và giải - Kĩ thuật đặt câu hỏi

158

tòi, mở rộng quyết vấn đề

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dungA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ Chuyện vui: Khi còn là biên tập cho một tờ báo, Khương Hữu Dụng có nhận được một bài thơ của bạn ,mình là Hoàng Tố Nguyên, Khương Hữu Dụng muốn chữa lại một từ trước khi đăng nên hỏi ý kiến của tác giả. Hoàng Tố Nguyên liền gửi đến cho bạn mình, một mẩu giấy: “ Nguyên vẫn giữ nguyên”. Hôm sau, tác giả nhận được câu trả lời của người bạn làm công tác biên tập: “ dụng không sử dụng” ? Những giai thoại như vậy gợi cho em những suy nghĩ gì về cách trau dồi vốn từ của mình? *Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.3. Dự kiến sản phẩm:- HS tự do phát biểu: Tìm hiểu, suy nghĩ, tra từ điển, học hỏi mọi lúc, mọi nơi...- Muốn nói hay, viết hay, mỗi cá nhân cần trau rồi vốn từ cho chính mình.- Để có thể thêm vốn từ cá nhân ta cần rèn luyện để biết thêm.- Ai học hỏi được nhiều từ vựng hơn thì người đó nắm dược vốn từ nhiều hơn. *Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả

159

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáGV: - Những giai thoại như vậy không những thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam mà còn thể hiện sự phong phú, tinh tế, giàu đẹp của người Việt. GV Vậy có những biện pháp trau dồi vốn từ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ* Mục tiêu: Giúp HS nắm được nghĩa của từ và cách sử dụng từ ngữ đúng văn cảnh* Nhiệm vụ: HS đọc và tìm hiểu ý kiến của Phạm Văn Đồng.* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Tiếng Việt có khẳ năng đáp ứng yêu cầu giao tiếp của chúng ta không?? Muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi chúng ta cần làm gì?? Qua ý kiến của PVĐ tác giả muốn nói gì?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày theo yêu cầu của 2 câu trả lời.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…+ TV có khả năng bởi TV rất giàu đẹp và luôn luôn phát triển.+ Mỗi người cần không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng một cách nhuẫn nhuyễn trong nói và viết. Vì đó là cách giữ gìn sự trong sáng của TV có hiệu quả nhất. Nó thể hiện lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, thông qua lời ăn tiếng nói của mỗi người.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ1. VD:

160

- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn.

Thảo luận nhóm bàn:GV cho HS tìm 3 lỗi diễn đạt trong 3 ví dụ SGK. Đọc các câu a, b, c, phần 2 ? Xác định lỗi diễn đạt trong các câu đó?? Vì sao lại có các lỗi này?? Muốn sử dụng tốt tiếng Việt chúng ta phải làm gì?? Qua đó em rút ra kết luận gì?* Dự kiến TL:a/ Thừa từ “đẹp” -Từ thắng cảnh = cảnh đẹp b/ Sai từ “dự đoán” (phỏng đoán,ước đoán ,ước tính) - Dự đoán : đoán trước tình hình sự việc nào đó ,có thể xảy ra tron tương lai -> phỏng đoán ,ước đoán ,ước tínhc/ Sai từ “đẩy mạnh” (mở rộng ,thu hẹp) - Đẩy mạnh : Thúc đẩy cho phát triển nhanh lên thay = từ mở rộng -> nói về quy mô ? Vì sao lại có các lỗi này?- Do người viết không biết nghĩa của từ sử dụng.? Muốn sử dụng tốt tiếng Việt chúng ta phải làm gì?- Trau dồi vốn từ? Qua đó em rút ra kết luận gì?Không phải do tiếng ta nghèo mà do người Việt ta không biết sử dụng tiếng ta. - Gv gọi Hs trả lời - Hs trình bày - nhận xét bài của bạn - Gv khái quát - Chốt ? Đọc ghi nhớ SGK?

2. Nhận xét- Trau dồi ngôn ngữ bằng cách trau dồi vốn từ

- Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh .3. Ghi nhớ : sgk

161

Hoạt động 2: Rèn luyện để làm tăng vốn từ * Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:? Đọc ý kiến của tác giả Tô Hoài?? Em hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài như thế nào?? Cách trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến ở đây có gì khác so với phần I ?? Để có vốn từ vựng chúng ta phải làm gì

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày theo yêu cầu của 3 câu hỏi.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sp: + Ý kiến của Tô Hoài: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân+ Ở phần I là rèn luyện để biết đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng của từ .- Còn nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng hình thức học hỏi thêm những từ mà mình chưa biết + Học hỏi mọi lúc ,mọi nơi ,để biết thêm những từ ngữ mà mình chưa biết.+ Học hỏi thêm những từ mình chưa biết. 3. Báo cáo kết quả:HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Hs đọc ghi nhớ

II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ

1. VD: 2. Nhận xét :

- Học hỏi mọi lúc, mọi nơi, để biết thêm những gì mình chưa biết- Học hỏi thêm những từ mình chưa biết * Ý kiến của Tô Hoài- Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân

162

3. Ghi nhớ: SGKC. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần I, II để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS chọn cách hiểu đúng nghĩa của từ.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở BT.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Xác định yêu cầu bài tập 1, 2 và hoàn thiện trong vở BT2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt- GV hướng dẫn HS làm.

III. Luyện tậpBT 1. Chọn cách giải thích đúng (Gọi 1 số em giải thích nghĩa của từng từ)+ Hậu quả là kết quả xấu + Đoạt: chiếm được phần thắng + Tinh tú: Sao trên trời (nói khái quát)2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt a. Tuyệt - Dứt, không còn gì (tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực) - Cực kì, nhất (tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần) b. Đồng: Cùng nhau, giống nhau (đồng âm, đồng bào, đồng đội, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự). - Trẻ em (đồng ấu, đồng dao, đồng thoại )- Chất (đồng) (trống đồng)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: Tìm trong văn bản Truyện Kiều của Ndu có sử dụng hình thức trau dồi vốn từ. * Phương thức thực hiện: HS chia nhóm thảo luận cách dùng từ của Nguyễn Du * Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Các em học được (trau dồi) những từ gì ở văn bản: Hai chị em Thuý Kiều ; Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu ngưng bích trích " Truyện Kiều" của Nguyễn Du 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. 3. Dự kiến sp: - Cách dùng từ ngữ,hình ảnh chọn lọc, gợi cảm tinh tế . - Các biện pháp nghệ thuật : ước lệ, nhân hóa, nói quá, điệp từ ...

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

163

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở BT.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Tìm trong các bài văn có sử dụng hình thức trau dồi vốn từ 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà tìm các văn bản trả lời. IV. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: /10/2019Ngày giảng: /10/2019 Bài 7 - Tiết: 32

TRAU DỒI VỐN TỪI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:1. Kiến thức : - HS hiểu tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ cần phải biết cách làm tăng vốn từ.2. Kĩ năng :- Rèn kỹ năng mở rộng vốn từ, chính xác hóa vốn từ.3. Giáo dục : - Giáo dục ý thức sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. - Tình yêu và giữ gìn ngôn ngữ tiếng Việt.4. Năng lực: - Năng lực trau dồi vốn từ : Mở rộng vốn từ ,hiểu nghĩa của từ để làm phong phú vốn từ - Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (nói và viết )II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.2. Học sinh:

164

- SGK, tài liệuIII. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcC. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

A/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về phương pháp đọc sách.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:? Muốn nắm vững nghĩa của từ và các dùng từ ta phải làm thế nào?? Những biện pháp trau dồi vốn từ có ý nghĩa như thế nào đối với em? Dự kiến TL:

- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.

- HS tự do phát biểu: GV dẫn dắt vào bài: Giờ trước chúng ta đi tìm hiểu các cách phát triển nghĩa của từ. Vậy bài học hôm nay chúng ta đi luyện tập củng cố kiến thức về các cách phát triển nghĩa của từ trong tiếng Việt . B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Đã học ở tiết 1 C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ 3: Luyên tập:* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các cách trau dồi vốn từ.* Nhiệm vụ: HS học bài ở nhà.

I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từII. Rèn luyện để làm tăng vốn từ

III. Luyện tập

165

* Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, * Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1.GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?- Chỉ ra và sửa các lỗi dùng từ trong từng trường hợp .? Muốn thực hiện được yêu cầu này ta phải làm gì??Nghĩa của từng từ trong từng văn cảnh có chính xác hay không?? Căn cứ vào đó em hãy thực hiện yêu cầu bài tập?2.HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ? Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 3? Cho học sinh thảo luận và thực hiện yêu cầu bài tập.

Đọc bài tập 4 ? Yêu cầu bài tập??Nêu nội dung ý kiến? Chế Lan Viên muốn nói với chúng ta điều gì?

Đọc bài tập 5? Yêu cầu bài tập?

? Đọc? Xác định yêu cầu- Làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét cho điểmBài tập 6? Đọc? Xác định yêu cầu- Làm bài

BT 1. Chọn cách giải thích đúng BT 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt

BT 3. Sửa lỗi dùng từ a. Sai từ "im lặng" nên dùng: yên tĩnh, vắng lặng b. Sai từ "thành lập" nên dùng : thiết lập c. Sai từ "Xúc cảm" dùng: xúc động, cảm động, cảm phục

BT 4. Bình luận ý kiến của Chế Lan ViênMuốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói từ nhân dân.

BT 5..Cách làm tăng vốn từChú ý quan sát lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh…..Đọc sách báo……Ghi chép lại những từ ngữ mới…..

BT 6.Chọn từ ngữ thích hộp với mỗi chỗ trống

a. điểm yếub. Mục đích cuối cùngc. Đề đạtd. Láu táu

166

- Nhận xét- Gv nhận xét cho điểm

Bài tập 7GV: Hướng dẫn HS phân biệt nghĩa của những từ ngữ trong 4 câu

Bài tập 8? Đọc? Xác định yêu cầu- Làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét cho điểm

GV chuyển thành trò chơi tìm từ:? Tìm các DT, ĐT, TT có đặc điểm: Đảo trật tự các thành tố, nghĩa từ không thay đổi.Ba đội chơi: Thi xem đội nào tìm được nhiều từ, đúng yêu cầu trong cùng một thời gian.

Bài tập 9? Đọc ? Xác định yêu cầu bt

GV: Chia lớp thành 2 nhóm xem nhóm náo tìm được nhiều từ nhấtNhóm 1: Tìm 5 từ ghépNhóm 2: Tìm 5 từ láyGV-HS quan sát nhận xét * Giáo viên cho một số bài tập

e. Hoảng loạnBT 7. Phân biệt nghĩa của các từ ngữ a. Nhuận bút: tiền trả cho người viết một tác phẩm. Thù lao: trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ rab. Tay trắng: không có chút vốn liếng của cải gì. Trắng tay: bị mất hết tất cả..c. Kiểm điểm: xem xét đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có một nhận định chung.Kiểm kê: kiểm lại từng cái từng món để xác định số lượng và chất lượng8. Tìm từDT ĐT TTThôn xómCửa nhàQuần áoBạn bèDanh lợiHàng xóm

Ao ướcBàn luậnCa ngợiCầu khẩnĐấu tranhGào thétĐợi chờDựng xây

Bảo đảmDiệu kìDịu hiềnĐơn giảnÊm ấmGhê gớmÍch lợiKhổ cựcMàu nhiệmXa gầnTả tơiNhiều ít

BT 9. Tìm 2 từ ghép có yếu tố Hán Việt cho trước- Vô:(Không, không có): vô biên, vô bổ, vô giá, vô hình….- Thủy: ( nước): thủy chiến, thủy điện, thủy lợi,thủy sản

*Bài tập thêm ngoài sgk Phân tích cái hay của việc dùng từ của đại thi hào Nguyễn Du trong 4 câu thơ sau đây: “ Ngày xuân con én đưa thoi ……………………………….. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

167

nâng cao thêm ngoài sgk để hs phân tích

- Gọi hs đọc , xác định yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn

- Gọi hs đại diện nhóm trình bày.

- Hs nhóm khác nhận xét

- Gv nhận xét cho điểm.

( Truyện Kiều) * Gợi ý:a.- Đưa thoi : Vừa gợi thời gian vừa gợi không gian.Không gian : Những cánh chim én rộn ràng chao liệng trên bầu trời xuânThời gian : Trôi qua nhanh.- Tận : Gợi thảm cỏ xanh tươi trải dài xa tít tắp đến chân trời, không gian mùa xuân thoáng rộng, sức sống mùa xuân phơi phới.- Điểm : Cảnh vật trở nên thanh thoát, có hồn chứ không tĩnh tại.

4/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNGMục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Nhiệm vụ: HS biết vận dụng kiến thức đã học về trau dồi vốn từ để làm bài tập. Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS. Cách tiến hành *GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Phân tích cái hay của việc dùng từ của đại thi hào Nguyễn Du trong 4 câu thơ sau đây:“ Kiều càng sắc sảo mặn mà ……………………………… Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.” ( Truyện Kiều)

1. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ2. Dự kiến sản phẩm:

- Các từ so sánh : Càng, so bề, lại là -> Khẳng định vẻ đẹp hơn hẳn của TK so với TV.- Các tính từ : sắc sảo mặn mà khái quát vẻ đẹp TK- Các từ so sánh : Ghen, hờn lí tưởng hóa vẻ đẹp TK, vẻ đẹp của nàng khiến thiên nhiên phải ghen ghét đố kị-> Dự báo một cuộc đời sóng gió, nhiều trắc trở.5/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

168

Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS vào vở Cách tiến hành GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Tập thói quen tra từ điển. Ghi lại những từ

1. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụĐọc yêu cầuVề nhà làm* Dặn dò - Đọc trước bài Miêu tả trong văn bản tự sự- Tự ôn tập, chuẩn bị viết bài TLV số 2. IV. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: /10/2019Ngày giảng: /10/2019 Bài 7 - Tiết: 33 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:1. Kiến thức :- Hs hiểu sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản .- Nắm được vai trò , tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự .2. Kĩ năng :- Phát hiện và phân tích được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự .3. Giáo dục lòng yêu con người, yêu thiên thiên.4. Năng lực: tiếp nhận, tạo lậpII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập.2. Học sinh:- SGK, tài liệu,III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

169

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dungA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ HS nhắc lại: Thế nào là văn bản tự sự? Thế nào là văn bản miêu tả? Theo em trong văn tự sự cần có yếu tố miêu tả không? Tại sao? (Hoặc đặt CH khác: Theo em có thể vừa tự sự vừa miêu tả trong một văn bản được không? Nếu có thì kết hợp hai phương thức biểu đạt này trong một văn bản như thế nào?)*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng. Dự kiến sản phẩm:-Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sv này nối tiếp... - Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất

170

nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.- Trong văn tự sự có cần yếu tố miêu tả vì yếu tố miêu tả sẽ làm cho bài văn tự sự hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn.- Hs phát biểu tự do:*Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáGV kết nối vào bài học: Trong văn bản tự sự, để cho câu chuyện kể được cụ thể, sinh động, người kể thường kết hợp với yếu tố miêu tả. Ở chương trình Ngữ văn 8, các em cũng đã làm quen với vấn đề này, tiếp theo, ở tiết này nhằm củng cố kỹ năng kết hợp miêu tả vào văn bản tự sự.B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.* Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự* Nhiệm vụ: - Yêu cầu HS đọc kỹ đoạn văn (SGK trang 91)* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân/ nhóm* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Đoạn trích kể về sự việc (trận đánh) nào? ? Sự việc ấy diễn ra như thế nào?( Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào? để làm gì?? Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích ? So sánh đoạn văn 2( đv chỉ nêu các sự việc chính của 1 bạn hs) với đoạn văn của tác giả Ngô Gia Văn Phái, cho biết đoạn văn nào hay hơn, sinh động hơn, vì sao?? Từ đó cho biết yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày theo yêu cầu của câu hỏi.

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.1. Xét ví dụ :

171

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…- Đoạn trích kể về trận Ngọc Hồi (Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi).- Vua Quang Trung là người trực tiếp chỉ huy và đốc thúc quân lính tấn công -> Nổi bật hình ảnh Quang Trung -Nguyễn Huệ - Các SV:+ Vua QT cho ghép..+ Quân Thanh bắn ra..+ Quân của vua QT xông lên+ Quân Thanh chống đỡ không nổi.. quân Thanh đại bại.-Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích+ Sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức.+ Lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí, dàn thành trận chữ "Nhất", khói toả mù trời cách gang tấc không trông thấy gì ,Vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, thây nằm ... + Nhân có gió bắc…tự làm hại mình.+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy toán loạn..chết+ Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung...đại bại.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Để cho văn bản tự sự hấp dẫn, sinh động,cuốn hút người đọc thì chúng ta nên đưa các yếu tố miêu tả vào.

2. Nhận xét :- Đoạn trích kể về trận Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.- Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích

->Tác dụng : Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.3. Ghi nhớ : SGK

172

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về lý thuyết để làm bài tập.* Nhiệm vụ: Tìm và nêu đựơc tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân. Viết được đoạn văn* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân/ nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập, Sách Bài tập của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm và nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả trong 2 đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" và “ Cảnh ngày xuân)? Nhận xét?(GV gợi ý: Ở BT 1 để tái hiện chân dung 2 chị em Thuý Kiều N.Du đã chú ý tả ở những phương diện nào? So sánh, ví von với những gì? Tác dụng?Ở BT 2 N.Du đã lựa chọn những chi tiết gì để miêu tả và làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân?)

Nhóm 1,2:Làm BT 1: Tìm yếu tố miêu tả người trong đoạn trích CETK

Nhóm 3,4: Làm BT 2: Yếu tố miêu tả cảnh trong đoạn trích: Cảnh ngày xuân

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm btDự kiến SP:Nhóm 1,2: Chị em Thúy Kiều "Vân xem trang ...... liễu hờn kém xanh" nổi bật hình ảnh của nhân vật làm đoạn văn sinh động, hấp dẫn giàu giá trị thẩm mĩ.Nhóm 3,4: - Cỏ non ..... hoa.- Tà tà bóng ...................... bắc ngang" Nổi bật cảnh đẹp ngày xuân 1 cách sinh động cụ thể hấp dẫn3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức

* GV hướng dẫn HS làm BT 3: Cả lớp( nếu còn thời gian)

II. Luyện tập

BT 1:Chị em Thúy Kiều "Vân xem trang ...... liễu hờn kém xanh" nổi bật hình ảnh của nhân vật làm đoạn văn sinh động, hấp dẫn giàu giá trị thẩm mĩ.

BT 2:- Cỏ non ..... hoa.- Tà tà bóng ...................... bắc ngang" Nổi bật cảnh đẹp ngày xuân 1 cách sinh động cụ thể hấp dẫn

Bài tập 3: Viết đoạn văn

173

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm các bài tập, cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: Viết đoạn văn * Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân * Sản phẩm: Bài làm của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Viết đoạn văn ngắn kể lại 1 kỉ niệm của em với người bạn thân trong đv có sử dụng yếu tố miêu tả. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.3. Báo cáo kết quả: 2 HS lên bảng viết đoạn văn.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở BT.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Tìm đọc các câu chuyện về tình bạn, tình thầy trò, tình gia đình.. * Dặn dò Hoàn thành các bài tập, chuẩn bị bài mới : Viết bài TLV số 22. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà tìm đọc các câu chuyện về tình bạn, tình thầy trò, tình gia đình.. IV. RÚT KINH NGHIỆM Đoạn văn tham khảo:Đoạn 1: Giới thiệu vẻ đẹp chị em Thúy Kiều .- Trong gia đình họ Vương Thúy Kiều là chị Thúy Vân là em . Cả hai đều là những cô gái đẹp đều duyên dáng thanh cao trong sáng , Thúy Vân với vẻ đẹp trang trọng khác vời khuôn mặt đầy đặn như mặt trăng rằm mắt ngài mày phượng . Vẻ đẹp của Thúy Vân đoan trang quý phái miệng cười tươi thắm như hoa , giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng trắng ngà ngọc . Mái tóc Vân đen óng nhẹ hơn

174

mây , làn da trắng mịn màng hơn tuyết , Thúy Vân đẹp khiến hoa phải thua , tuyết phải nhường - So với Thúy Vân , Thúy Kiều lại sắc sảo mặn mà hơn cả về tài lẫn sắc. Đôi mắt Kiều trong sáng long lanh linh hoạt , hơn làn nước mùa thu dợn sóng . Đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung đẹp như dáng núi mùa xuân . Kiều đẹp đến nước phải nghiêng , thành phải đổ , khiến cho hoa phải ghen liễu phải hờn . Đoạn 2:- Ngày xuân chim én bay liệng như thoi đưa chín chục ngày xuân thì nay đã 60 ngày , đó qua tháng giêng , tháng 2 , bước sang tháng 3 . tháng cuối cùng của mùa xuân Trong tiết thanh minh có cỏ non bên đường mọc xanh rợn đến tận chân trời . Trên cành lê vài bông hoa trắng điểm . Ba chị em rủ nhau đi tảo mộ , đi hội đạp thanh . Đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én chim oanh bay ríu rít . Trong lễ hội mựa xuân tấp nập nhất là nam thanh nữ tú tài tử giai nhân - Cảnh vẫn mang cái thanh cái dịu của mùa xuân . nắng nhạt khe nước nhỏ, Một nhịp cầu nhỏ bắc ngang . Mặt trời từ từ ngả bóng về tây bước chân người thơ thẩn , dòng nước uốn quanh , Cái nhộn nhịp của lễ hội đang nhạt dần lặng dần . Chị em Thúy Kiều đang bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui đang còn mà sự linh cảm về điều gì sắp xảy ra đó xuất hiện . Dòng nước nao nao như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên sẽ gặp chàng thư sinh : „ phong tư tài mạo tót vời „Kim Trọng .

Tuần 7 Ngày soạn: /10 /2019 Ngày dạy: / 10 /2019 Bài 7 - Tiết 34,35

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.II. CHUẨN BỊ:- GV hướng dẫn HS tự ôn tập, ra đề, đáp án, biểu điểm.- HS: tự ôn tập, chuẩn bị giấy( vở) kiểm tra.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số, nêu yêu cầu của tiết kiểm tra2. GV chép đề, quan sát HS làm bài

175

* Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. * Đáp án, biểu điểm Yêu cầu chung: - Hình thức bài viết là một lá thư gửi bạn học cũ. Nội dung kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách. Có nghĩa là học sinh phải tưởng tượng mình đã trưởng thành, đóng vai một người có 1 vị trí, công việc nào đó, nay trở lại thăm trường.- HS có thể có nhiều cách viết, song cần kết hợp được tự sự với yếu tố miêu tả, bài viết cần nêu được những ý sau:Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: (1đ)+ Địa danh+Lí do trở lại thăm trường, thăm lớp vào buổi nào? đi với ai2.Thân bài: (7 điểm) + Đến trường gặp ai? (cần kết hợp miêu tả) (0,5đ)+ Quang cảnh trường lúc ấy như thế nào? (Miêu tả) (0,5đ)+ Nhớ lại cảnh ngày xưa ngôi trường mình ra sao? Nay có gì khác trước, những gì vẫn còn như xưa? (Kết hợp miêu tả) (2đ) +Đến thăm trường những gì gợi lại cho mình những kỷ niệm buồn, vui của tuổi học trò (1,5đ) + Kể lại một vài kỷ niệm với thầy cô, bè bạn để câu chuyện thêm sinh động(1,5đ)+ Cảm xúc khi ra về(0,5đ)+ Tâm trạng khi đã trở về cuộc sống ngày thường(0,5đ)

2. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về thăm lại trường xưa để bạn cùng mình trở về một thời trẻ trung, thú vị (1đ)

Yêu cầu hình thức : 1đ - Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, bố cục rõ ràng, mạch lạc( 0,25đ) - Đúng hình thức một bức thư (0,25đ)- Tách đoạn phù hợp (0,25đ)- Sd yếu tố miêu tả . (0,25đ) - GV thu bài về chấm, linh hoạt tùy theo cách diễn đạt của HS. Với mỗi ý nêu HS trình bày chặt chẽ, rõ ràng thì cho điểm tối đa, nếu có HS trình bày theo cách khác nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đề ra thì vẫn cho điểm tối đa.- Những bài viết quá sơ sài thì cho điểm dưới 5 để HS chịu khó rèn luyện. 3. GV quan sát HS làm bài, thu bài chấm

4. Dặn dò HS chuẩn bị bài mới: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Ngày soạn : Ngày dạy :

Bài 8.Tiết 36: Đọc- hiểu văn bản

Kiều ở lầu Ngưng Bích

176

(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Hiểu tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều cảm nhận được lòng chung thuỷ, hiếu thảo của nàng. - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của ND qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc thơ lục bát- Thái độ: Cảm thông với nỗi buồn của người con gái trong xã hội phong kiến, trân trọng những giá trị nghệ thuật mà Nguyễn Du đã xây dựng nên.- Năng lực : - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học - Năng lực làm việc cá nhân, năng lực hợp tác...II. Chuẩn bị :- GV: soạn bài PP: Đàm thoại, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề- HS : Học bài cũ, soạn trước bàiIII.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

1. Giới thiệu chung: - PP Vấn đáp, thuyết trình,

- Kĩ thuật học tập hợp tác….

2. Đọc – Hiểu văn bản:- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình, - PP TL nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi…- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn…B. Hoạt động

hình thành kiến thức

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Dạy học theo nhóm- Thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật công đoạn….

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2.Tiến trình hoạt động

177

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, cả lớp- PP nêu vấn đề3. Sản phẩm hoạt động- HS trả lời miệng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ ?Tóm tắt phần 2 tác phẩm truyện Kiều*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh trả lời:- Giáo viên: hướng dẫn…- Dự kiến sản phẩm: - Kim Trọng về quê chịu tang chú, GĐ kiều mắc oan- Kiều bán mình chuộc cha và em- Kiều lần thứ nhất bị lừa gạt vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu giúp- Kiều bị Hoạn Thư đanhg ghen đầy đọaKiều lần thứ 2 bị vào lầu xanh và được Từ Hải cứu giúp và lấy làm vợ- Từ Hải chết oan,Kiều bị ép hầu đàn, hầu rượu…- Kiều uất ức trầm mình xuống sông, được sư giác Duyên cứu giúp*Báo cáo kết quả: - Kim Trọng về quê chịu tang chú, GĐ kiều mắc oan- Kiều bán mình chuộc cha và em- Kiều lần thứ nhất bị lừa gạt vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu giúp- Kiều bị Hoạn Thư đanhg ghen đầy đọaKiều lần thứ 2 bị vào lầu xanh và được Từ Hải cứu giúp và lấy làm vợ- Từ Hải chết oan,Kiều bị ép hầu đàn, hầu rượu…- Kiều uất ức trầm mình xuống sông, được sư giác Duyên cứu giúp

178

*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá:GV : Sau khi bán mình cứu cha và em. Thuý Kiều biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh. Kiều uất ức định tự tử, Tú Bà vờ hứa đợi khi nào Kiều bình phục sẽ gả chồng tử tế cho nàng. Rồi đem Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Tâm trạng của Thuý Kiều ra sao ? Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và cảnh vật của Nguyễn Du như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản hôm nayB. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(32 phút)Hoạt động 1 : Giới thiệu chung 1. Mục tiêu:HS nắm được vị trí đoạn trích 2. Phương thức thực hiện:- PP Vấn đáp, thuyết trình,- Kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, …3. Sản phẩm hoạt độngHS TL miệng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động*Chuyển giao nhiệm vụ?Cho biết đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc phần nào tác phẩm TK*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh lên trình bày…- Giáo viên quan sát, lắng nghe…- Dự kiến sản phẩm: Thuộc phần 2: gia biến và lưu lạc *Báo cáo kết quả: HS lên trình bày*Đánh giá kết quả- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng- GV hướng dẫn đọc- GV đọc mẫu đoạn 1, gọi HS đọc tiếp các phần còn lại.? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ ? Từ đó chia bố cục của bài ? *) Đọc và giải thích các chú thích:? Khoá xuân là gì? Xuân ở đây được phát triển nghĩa từ vựng trên cơ sở nào, theo phương thức nào?

I. Giới thiệu chung( 10p)1. Vị trí: Nằm ở phần 2 (gia biến và lưu lạc) của tác phẩm.

179

- Nghĩa gốc=> pt ẩn dụ? khi bị giam lỏng ở lầu NB Kiều có tâm trạng bẽ bàng, nửa tình nửa cảnh. Em hiểu bẽ bàng là ntn?? Trong tâm trạng buồn tủi cô đơn, đầu tiên Kiều đã tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Chén đồng chỉ điều gì? Kiều đã thề nguyền với ai?- Kim TrọngHĐ cặp đôi? Đoạn trích chia thành mấy phần? ý của mỗi phần? * 3 phần + 6 câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên.+ 8 Câu tiếp: Nỗi nhớ của Thuý Kiều+ 8 câu còn lại: Tâm trạng của TK.

? Theo em đoạn thơ nào gợi thương cảm nhất?- 8 câu cuối? Trong văn bản này TK được miêu tả ở phương diện nào?

- Nội tâm( tâm trạng)

HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.ND 11.Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên rợn ngợp heo hút nơi lầu Ngưng Bích 2. Phương thức thực hiện:- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp…3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm? Khung cảnh thiên nhiên ở lầu NB đc miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào ? ? Theo em, đây là cảnh thực hay cảnh mang tính ước lệ? ? Qua đó, em cảm nhận thế nào về ko gian và tâm trạng của TK* Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt độngcá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận…- Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS- Dự kiến sản phẩm

2. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục

II. Tìm hiểu đoạn trích

1. Khung cảnh thiên nhiên xung quanh lầu Ngưng Bích:

180

* Hình ảnh: - Non xa, trăng gần- Bốn bề bát ngát xa trông- Cát vàng bụi hồng.Các từ ngữ “non xa”, “trăng gần” cát vàng” “ bụi hồng.. giúp hình dung về cảnh thiên nhiên ởlầu Ngưng Bích thật chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi, ko một bóng ng, ko giao lưu giữa ng với ng.- Sd biện pháp tả thực và những hình ảnh mang tính ước lệ.Kiều có tâm trạng :Bẽ bàng mây sớm đèn khuyaNửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.- Bẽ bàng=>tủi hổ, cay đắng“mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như ko gian giam hãm con ng. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều “ thui thủi quê ng một thân”. Sáng thì làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. - nỗi niềm, nỗi lòng tan nát, đau thương- Trực tiếp bày tỏ tâm trạng=> cô đơn, buồn tủi, nỗi niềm, nỗi lòng tan nát, đau thương*Báo cáo kết quảHS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.(Trình trên bảng phụ)*Đánh giá kết quảHS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngGv bình: GV:Với cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, thiếu vắng sự sống của con người, Kiều càng trở nên cô đơn, buồn tủi, chán chường.Nàng buồn về cảnh 1 phần, 1 phần khác buồn hơn vì tình.Đó là 2 nỗi buồn chia xé tâm hồn nàng. Lúc này Thuý Kiều nghĩ đến aỉ Tâm trạng của Kiều sẽ thay đổi ra sao khi nghĩ về những điều đó.

ND2 1.Mục tiêu: Cảm nhận được nỗi nhớ người thân của TK khi ở LNB

- Sd biện pháp tả thực và những hình ảnh mang tính ước lệ.- Cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, thiếu vắng sự sống của con người

*)C/S quẩn quanh, tâm trạng cô đơn, buồn tủi, chán chường của nàng Kiều.

181

2. Phương thức thực hiện:- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp…3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của cặp đôi4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóma. Nỗi nhớ Kim Trọng được thể hiện qua những dòng thơ nào? Tâm trạng TK ntn?b. Sau nỗi nhớ ng yêu, Kiều đã nhớ về ai? Đc diễn tả bằng những lời thơ nào?c. Nhận xét nghệ thuật tác giả sử dụng khi miêu tả?

* Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS- Dự kiến sản phẩm.a. Nỗi nhớ Kim Trọng được diễn tả bằng những câu thơ

Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những dày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?. - Nhớ KT, trước hết nàng nhớ tới chén rượu thề nguyền dưới trăng, Kiều cảm thương cho chàng Kim (không biết Kiều đã bán mình đi xa) vẫn uổng công mà chờ đợi . Câu thơ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” đc hiểu theo hai nghĩa: Tấm son là tấm lòng nhớ thương KT ko bao giờ nguôi, hoặc tấm lòng trong trắng của Kiều bị vùi dập, hoen ố biết bao giờ gột rửa- Kiều nhớ Kim Trọng với tâm trạng nhớ thương đau đớn, xót xab. Sau nỗi nhớ ng yêu, Kiều đã nhớ về cha mẹ đc diễn tả bằng những lời thơ:

“ Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân lai cách mấy nắng mưaCó khi gốc tử đã vừa người ôm.”

- Nghĩ đến song thân, K thương và xót. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức

2.Nỗi nhớ người thân(10’)a. Nhớ chàng Kim:

- Sử dụng miêu tả nội tâm- Kiều nhớ Kim Trọng với tâm trạng nhớ thương đau đớn, xót xa=> Kiều là người tình chung thủy, son sắt.

182

yếu mà nàng ko đc tự tay chăm sóc và hiện thời ai ng trông nom. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là “ gốc tử đã vừa ng ôm”, nghĩa là cha mẹ ngày một thêm già yếụ

c. Sử dụng NT miêu tả nội tâm Thành ngữ, điển cố điển tích

*Báo cáo kết quảHS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.(Trình trên bảng phụ)*Đánh giá kết quảHS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng* Trong cảnh ngộ hiện tại, K là ng đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên bản thân để nghĩ về ng yêu và cha mẹ. Kiều là có t/yêu thuỷ chung, người con hiếu thảo, có 1tấm lòng vị tha đáng trọng. Một lần nữa, ta lại bắt gặp những nét đẹp chuẩn mực của ng phụ nữ VN.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 PHÚT)1.Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- HS nhận xét đánh giá- GV đánh giá.5. Cách tiến hành:*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)? Miêu tả nỗi nhớ của Kiều, vì sao ND lại mt K nhớ chàng Kim trước? Như vậy có hợp lí không?

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Học sinh: thực hiện cá nhân- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn - Dự kiến sản phẩm…

- Kiều nhớ chàng Kim trước, điều đó đi ngược lại với đạo lí thông thường của người á Đông (chữ hiếu đặt

b. Nỗi nhớ cha mẹ:

- Thành ngữ, điển cố- Ngôn ngữ độc thoại

Kiều là người con hiếu thảo

- Có tấm lòng vị tha đáng trọng,

183

trước chữ tình) song vẫn phù hợp với quy luật tâm lý và còn thể hiện quan niệm tiến bộ, sự tinh tế của ngòi bút ND. + Bởi vì, trong cơn gia biến, K đã hi sinh mối tình đầu để cứu gđ, K đã phần nào đền đáp “công ơn sinh thành” cho cha mẹ. Còn với KT nàng luôn mặc cảm mình là kẻ phụ bạc, thấy có lỗi vì đã phụ lời thề ước đêm trăng thiêng liêng.+ Và có lẽ, hình ảnh tấm trăng gần là ng bạn duy nhất của Kiều ở lầu Ngưng Bích đã khơi gợi Kiều nhớ đến lời thề nguyền tình yêu dưới trăng với chàng Kim ngày nào+ K vừa bị MGS làm nhục và đang bị ép tiếp khách làng chơi nên nỗi đau lớn nhất của K là ô tấm son gột rử bao giờ cho phai, nên trong tình cảnh này K nhớ chàng K trước.- Để K đặt nỗi nhớ ng yêu lên trước nỗi nhớ cha mẹ, ta cảm nhận đc sự thấu hiểu và cảm thông của ND với sự đổ vỡ dang dở của mối tình cao đẹp. *Báo cáo kết quả: HS trình bày*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (03 PHÚT)1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS5. Cáchtiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Em đã làm gì để thể hiện tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của mình

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Suy nghĩ trả lời. + 2 HS trả lời.- GV nhận xét câu trả lời của HS.- GV khái quát

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (02 PHÚT)

184

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.* Phương thức hoạt động: cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: ? Tìm đọc các đoạn trích khác trong tác phẩm TK và khái quát nội dung2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu.+ Về nhà sưu tầm.

Ngày kí: / /

Ngày soạn : Ngày dạy :

Bài 8.Tiết 37: Đọc- hiểu văn bản

Kiều ở lầu Ngưng Bích(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)

I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Hiểu tâm trạng cô đơn, buồn tủi củaTK khi ở LNB- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của ND qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc thơ lục bát- Thái độ: Cảm thông với nỗi buồn của người con gái trong xã hội phong kiến, trân trọng những giá trị nghệ thuật mà Nguyễn Du đã xây dựng nên.- Năng lực : - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học - Năng lực làm việc cá nhân, năng lực hợp tác...II. Chuẩn bị :- GV: soạn bài PP: Đàm thoại, bình giảng, nêu và giải quyết vấ đề- HS : Học bài cũ, soạn trước bàiIII.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

185

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

1. Giới thiệu chung: - PP Vấn đáp, thuyết trình

- Kĩ thuật học tập hợp tác….

2. Đọc – Hiểu văn bản:- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình, - PP TL nhóm,

- Kĩ thuật đặt câu hỏi…- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn…

B. Hoạt động hình thành kiến thức

3. Tổng kết- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình,

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Dạy học theo nhóm- Thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật công đoạn….

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2.Tiến trình hoạt động

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, cả lớp- PP nêu vấn đề3. Sản phẩm hoạt động- HS trả lời miệng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:

I. Giới thiệu chung

II. Tìm hiểu đoạn trích:1.Khung cảnh thiên nhiên LNB2. Nỗi nhớ thương của TK

186

*Chuyển giao nhiệm vụ Đọc những câu thơ miêu tả nỗi nhớ thương của TK khi ở LNB?Cho biết trật tự nỗi nhớ thương đó *Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh trả lời:- Giáo viên: hướng dẫn…- Dự kiến sản phẩm: *Nỗi nhớ Kim Trọng được diễn tả bằng những câu thơ

Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những dày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?* Kiều đã nhớ về cha mẹ đc diễn tả bằng những lời thơ:

“ Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân lai cách mấy nắng mưaCó khi gốc tử đã vừa người ôm.”

* Trật tự nỗi nhớ: Nhớ Kim Trọng trước sau đó nhớ đến cha mẹ

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(32 phút)ND3 : Nỗi buồn của TK

1.Mục tiêu: Cảm nhận được nỗi buồn của TK khi ở LNB2. Phương thức thực hiện:- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp…3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm. 1. Hãy tìm những ý thơ gợi tả cảnh vật ở 8 câu cuối2. ở mỗi cảnh vật đều bộc lộ tâm trạng và thân phận nàng Kiều, em hãy ghi lại tâm trạng đó?Từ đó hãy nhận

3.Nỗi buồn của TK:

187

xét về thân phận nàng Kiều3. Nhận xét cách miêu tả của ND* Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS- Dự kiến sản phẩm. 1,2.

Cảnh vật Tâm trạng- Một cánh buồm thấp thoáng xa xa nơi cửa bể chiều hôm

=> gợi lên một nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách.

- Một cánh “hoa trôi man mác” giữa dòng nước mênh mông

=> là nỗi buồn về số phận hoa trôi bèo dạt, lênh đênh vô định của nàng.

- “Nội cỏ dầu dầu” nơi chân mây, mặt đất một màu xanh mù xa tít tắp

=> là nỗi bi thương, vô vọng, kéo dài ko biết đến bao giờ.

- Thiên nhiên dữ dội “ gió cuốn mằt duềnh”. “ ầm ầm tiếng sóng”

=> là tâm trạng hãi hùng lo sợ trước những tai họa đang rình rập, sẵn sàng ậpxuống.

3. Cách miêu tả rõ nét với nhiều mức độĐiệp từ; điệp cấu trúc; ngôn ngữ độc thoại; từ láỵ- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: - Có đến bốn cụm từ “buồn trông” đặt ở đầu câu mở ra bốn cặp câu lục bát tạo âm hưởng trầm buồn, như mở ra một nỗi buồn chất chứa tầng tầng lớp lớp lâu nay nén chặt trong lòng. Buồn trông trở thành điệp khúc tuổi thơ cũng

- Cách miêu tả rõ nét với nhiều mức độ: từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu kinh sợ- Điệp từ; điệp cấu trúc; tả

188

là điệp khúc tâm trạng- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: cả đoạn thơ kết thành một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh, nhưng mỗi hình ảnh thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng và số phận con ng.*Báo cáo kết quảHS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.(Trình trên bảng phụ)*Đánh giá kết quảHS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

ND 4 : Tổng kết

* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)? Nêu nt và nd đặc sắc của đoạn trích?? Từ đó em hiểu thêm điều đáng quý nào trong chủ nghĩa nhân đạo của ND?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + HS làm việc cá nhân.- GV nhận xét câu trả lời của HS.- GVchốt trên bảng phụ bằng bản đồ tư duy1 Nghệ thuật :- Bút pháp tả cảnh ngụ tình- Nghệ thuật miêu tả nội tâm2.Nội dung:Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Thúy Kiều* Nguyễn Du đồng cảm với nỗi buồn khổ và khát vọng hạnh phúc của con người

cảnh ngụ tình; ngôn ngữ độc thoại; từ láỵ- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:

=> Sự cô đơn, thân phận nhỏ bé chìm nổi vô định, nỗi nhớ quê nhà, sự kinh hoàng lo sợ trước tai biến của nàng Kiềụ

*) 1 tâm hồn bị hành hạ, 1 số phận bơ vơ lạc lõng bị đe doạ.

III. Tổng kết(5p)1. Nghệ thuật:- Bút pháp tả cảnh ngụ tình- Nghệ thuật miêu tả nội tâm2. Nội dung :Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Thúy Kiều3( Ghi nhớ)

189

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 PHÚT)1.Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- HS nhận xét đánh giá- GV đánh giá.5. Cách tiến hành:*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)? Câu hỏi: Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? 8 câu thơ cuối ND đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Cho biết tác dụng

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Học sinh: thực hiện cá nhân- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn - Dự kiến sản phẩm…Tả cảnh ngụ tình là miêu tả cảnh thiên nhiên để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của con nguời.8 câu cuối trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích đã sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để làm nổi rõ tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (03 PHÚT)1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS5. Cáchtiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Suy nghĩ trả lời.

IV.Luyện tập

190

+ 2 HS trả lời.- GV nhận xét câu trả lời của HS.- GV khái quát

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (02 PHÚT)* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.* Phương thức hoạt động: cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: ? Tìm đọc các đoạn trích khác trong tác phẩm TK và khái quát nội dung2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm. I. Giới thiệu chung( 10p)1. Vị trí: Nằm ở phần 2 (gia biến và lưu lạc) của tác phẩm.

trọ Ký duyệt: Ngày / /2019

Ngày soạn Ngày dạy :

Bài 8 Tiết 38: Đọc- hiểu văn bản

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.- Thấy được n/ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của ND. (Kiều ở lâu Ngưng Bính).- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, cứu đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật LVT và KNN.- Hiểu được đặc trưng phương thức khắc họa t/cách nhân vật của truyện.- Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng đọc thơ lục bát- Thái độ:- Bồi dưỡng GD, bài học về tình người, ý thức giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn.

191

- Trân trọng những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện thơ, đồng thời thêm yêu quý tác giả Nguyễn Đình ChiểụII. Chuẩn bị :- GV: Sưu tầm tác phẩm LVT và một số bài viết về NĐC. PP: Đàm thoại, gợi mở, bình giảng, thuyết trình- HS : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

1. Giới thiệu chung: - PP Vấn đáp, thuyết trình,dự án

- Kĩ thuật học tập hợp tác….

2. Đọc – Hiểu văn bản:- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình, - PP TL nhóm,

- Kĩ thuật đặt câu hỏi…- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn…B. Hoạt động

hình thành kiến thức 3. Tổng kết

- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình,

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Dạy học theo nhóm- Thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật công đoạn….

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động của thầy và trò Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, cả lớp- PP nêu vấn đề3. Sản phẩm hoạt động

192

- HS trả lời miệng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ ?Trình bày cảm nhận 8 câu cuối văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh trả lời:- Giáo viên: hướng dẫn…. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(32 phút)Hoạt động 1 : Giới thiệu chung 1. Mục tiêu:HS nắm được một số nét chính về tác giả, tác phẩm. 2. Phương thức thực hiện:- PP Vấn đáp, thuyết trình,dự án.- Kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, …3. Sản phẩm hoạt độngHS TL miệng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động*Chuyển giao nhiệm vụ?Dựa vào sản phẩm dự án hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh lên trình bày…- Giáo viên quan sát, lắng nghe…- Dự kiến sản phẩm: Thuộc phần chú thích SGK. *Báo cáo kết quả: HS lên trình bày*Đánh giá kết quả- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Trong các nhà văn, nhà thơ xưa và nay, ông là nhà thơ đau khổ nhất, mù lòa, học vấn dở dang, nghèo khổ, sống trong cảnh loạn lạc khi TDP xâm lược nước tạ

I. Giới thiệu chung(25p)1. Tác giả: Cuộc đời:- NĐC (1822 - 1888) sinh ở quê mẹ: Gia Định, quê cha: Thừa Thiên – Huế, tục gọi là Đồ Chiểu- Là nhà thơ mù yêu nước- Sáng tác thơ văn truyền bá đạo lí làm người, khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ.

193

- Đỗ tú tài ở Gia Định năm 1943 (năm 21 tuổi) con một viên quan nhỏ, học giỏi, hiếu thảo cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa yêu nước thương dân ...- Cuộc đời riêng bi kịch: Bị mù, công danh dở dang (lỡ thi vì chịu tang mẹ); tình duyên trắc trở (bị bội ước); sống trong cảnh nước mất nhà tan; NB dần rơi vào tay TDP- NĐC vượt qua tất cả để sống có ích cho đời: Làm thầy giáo; thầy thuốc và là nhà thơ.? NĐC có vị trí ntn trong nền văn học dân tộc? Tại sao ông lại được coi là nhà thơ lớ của dân tộc?- Sáng tác nhiều tác phẩm?? Kể tên 1 số tác phẩm tiêu biểu của NĐC ?- HS kể theo SGK

? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?? TG những năm 50 nhà thơ đang làm gì?- Dạy học và làm nghề thuốc chữa bệnh.? TP này được viết bằng thể loại thơ gì? Đọc, tóm tắt truyện trong SGK

- Tóm tắt truyện: chia làm 4 phần:+ LVT đánh cướp cứu KNN.+ LVT gặp nạn được thần và nhân dân cứu giúp.+ NN gặp nạn được Phật Bà và nhân dân cứu giúp vẫn một lòng chung thủy với VT.+ Vân tiên và NN gặp lại nhaụ? Nhận xét kết cấu của truyện?- Kết cấu truyện theo từng chương hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính có t/c truyện kể.? Truyện được viết ra nhằm mục đích gì?? Đạo lí làm người mà NĐC muốn truyền đạt tới mọi người là những đạo lí gì?- HS nêu, GV giải thích và chứng minh.? Đánh giá gì về tác phẩm nàỷ*) ở thời đại đó chế độ pk khủng hoảng trầm trọng, kỉ cương trật tự XH lỏng lẻo, đạo đức suy vi, 1 tp như thế đã đáp ứng nguyện vọng của nd, cho nên mới ra đời nó đã được nd Nam Bộ tiếp nhận nồng nhiệt.? Hãy tìm và so sánh sự giống nhau giữa cuộc đời NĐC và LVT?- Giống nhau:( cùng đi thi, được tin mẹ mất, bỏ thi về chịu tang, khóc bị mù 2 mắt, bộin hôn)

-> Là nhà thơ tiêu biểu nhất của nước ta và của NB cuối TK XIX, là ngọn cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp trong giai đoạn này

b. Các tác phẩm: Viết bằng chữ nôm:* Truyện thơ: Truyện LVT, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.* Các bài thơ: Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh.

2. Tác phẩm truyện LVT:- H/C ra đời: Đầu những năm 50 thế kỉ XIX.- Thể loại: Truyện thơ Nôm gồm 2082 câu thơ lục bát.- Kết cấu : Theo kiểu chương hồi

- Mục đích: Truyền dạy đạo lí làm ngườị*) Là 1 truyện thơ Nôm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

194

- Khác nhau:+ VT sáng mắt, thi đỗ, thắng giặc, gặp lại NN hưởng hạnh phúc.+ NĐC vĩnh viễn mù loà, sống nghèo qua đời trong ốm đaụ? Qua sự khác nhau đó cho ta thấy NĐC muốn gửi gắm ở nhân vật yêu quý của mình điều gì?

? Có ý kiến cho rằng tác phẩm có tính tự truyện, em thấy có đúng không? Tại saỏ* Tác phẩm có tính chất tự truyện chỉ là một phần nhưng không phải là tất cả bởi nó còn thể hiện mơ ước của tác giả (LVT được tiên ông chữa sáng mắt trở lại, hưởng hạnh phúc cùng NN; Còn NĐC thì vĩnh viễn mù lòa, suốt đời sống nghèo, qua đời trong ốm đau, bệnh tật, ...)? Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm*) Đọc đoạn trích.- H/d h/s tìm hiểu chú thích trong SGK? QS phần cuối khi LVT cứu KNN, nàng đã nghĩ đến câu gì? Báo đức thù công là gì?Trước hành động của NN, LVT nhớ đến câu gì? Cụm từ này có nghĩa ntn?? V/b chia thành mấy phần, nêu ý của từng phần?? Xác định n/ vật chính của v/b nàỷ Vì sao em lại x/đ như thế?Bố cục: 2 phần+ Từ đầu _> thân vong: VT đánh tan bọn cướp+ Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN- N/ vật chính: LVT là nhân vật của cả 2 sự việc đánh cướp và trò chuyện cùng KNNHĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.ND 11.Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được những nét đẹp trong phẩm chất của Lục Vân Tiên.2. Phương thức thực hiện:- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp…3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm-

*) LVT là nhân vật thể hiện lí tưởng khát vọng của nhà thơ về người anh hùng trung hiếu, tiết nghĩa, người anh hùng vì dân trừ bạo phò đời giúp nước.

IỊ Tìm hiểu văn bản1. Nhân vật LVT:(15p)ạ LVT đánh cướp:

195

Gọi h/s đọc đoạn 1- Đọc trích dẫn mấy câu thơ trước đoạn trích dẫn (SGV 117)- GV giới thiệu về LVTCó người ở quận Đông ThànhTu nhân tích đức sớm sinh con hiềuĐặt tên là LVTTuổi vừa 2*8 (16) nghề chuyên học hành? Trên đường về nhà VT gặp chuyện gì ??Vân Tiên đã hành động ra sao trước tình huống đó?

? Em hãy miêu tả lại hình ảnh VT khi đánh cướp qua những lời thơ đó?

? Khi kể lại việc VT đánh cướp tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?? Có phải ai gặp chuyện bất bình cũng có hành động như LVT không? Vì saỏ- K. Vì có thể nguy đến tính mạng.? Qua đó ta thấy hành động của VT chứng tỏ điều gì?

? Từ hành động đó cho thấy VT là người ntn?? Hành động VT khi đánh cướp cứu KNN gợi liên tưởng hình ảnh nv nào trong truyện cổ tích?- Tsanh giết chằn tinh? Theo mô típ này, tác giả xây dựng nhân vật để thể hiện ước mơ gì của tác giả cũng như của nd lao động?

* Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt độngcá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận…- Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS- Dự kiến sản phẩm- Bọn cướp có gươm giáo quân đông tướng mạnh, thanh thế lẫy lừng “người đều sợ nó có tại không đương <-> Vân Tiên có một mình, cây gậy bên đường làm vũ khí.- So sánh VT có sức khoẻ võ nghệ cvao cường như Triệu Tử Long một tướng trẻ của Lưu Bị thời Tam quốc đã dũng cảm 1 mình phá vòng vây quân Tào ở

- So sánh=> Khẳng định tài năng, khí phách, dũng cảm của VT

*) VT là người coi trọng lẽ phải căm ghét kẻ áp bức bất công, không sợ hiểm nguỵ

*) Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời.

196

trận Tương Dương để bảo vệ A Đẩu, con của Lưu Bị, hay Thạch Sanh (VN)* Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mụ tớp quen thuộc ở truyện nụm truyền thống: 1 chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêụNiềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân trong thời buổi hỗn loạn, người ta trụng mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 PHÚT)1.Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- HS nhận xét đánh giá- GV đánh giá.5. Cách tiến hành:*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)? Hình ảnh Lục Vân Tiên khiến em nhớ đến những con người như thế nào trong cuộc sống ?

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Học sinh: thực hiện cá nhân- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn - Dự kiến sản phẩm…* Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mụ tớp quen thuộc ở truyện nụm truyền thống gợi nhớ đến những anh hùng hiệp sĩ đường phố.. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (03 PHÚT)1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS5. Cáchtiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Suy nghĩ trả lời.

197

+ 2 HS trả lời.- GV nhận xét câu trả lời của HS.- GV khái quát

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (02 PHÚT)* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.* Phương thức hoạt động: cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: ? Tìm đọc các đoạn trích khác trong tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên” và khái quát nội dung2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm.

Ký duyệt: ....../...../2019

Ngày soạn :Ngày dạy :

Bài 8Tiết 39: Đọc -hiểu văn bản

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (tiếp) (Trích truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)I. Mục tiêu: - Kiến thức:

198

- Hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất 2 nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Ngạ- Hiểu được đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.- Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng đọc thơ lục bát- Thái độ:- Bồi dưỡng GD, bài học về tình người, ý thức giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn.- Trân trọng những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện thơ, đồng thời thêm yêu quý tác giả Nguyễn Đình ChiểụII. Chuẩn bị :- GV: Soạn, nghiên cứu tài liệuPP: Đàm thoại, gợi mở, bình giảng- HS : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

1. Giới thiệu chung: - PP Vấn đáp, thuyết trình

- Kĩ thuật học tập hợp tác….

2. Đọc – Hiểu văn bản:- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình, - PP TL nhóm,

- Kĩ thuật đặt câu hỏi…- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn…

B. Hoạt động hình thành kiến thức

3. Tổng kết- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình,

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Dạy học theo nhóm- Thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật công đoạn….

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

199

Hoạt động của thầy và trò Nội dungA.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, cả lớp- PP nêu vấn đề3. Sản phẩm hoạt động- HS trả lời miệng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ Đọc những câu thơ miêu tả cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp? Qua đó em thấy Lục Vân Tiên là một chàng trai như thế nào? *Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh trả lời:- Giáo viên: hướng dẫn…- Dự kiến sản phẩm:HS đọc thuộc 14 dòng thơ đầu đoạn trích và rút ra cảm nhận về Lục Vân Tiên.GV: Tiết trước các em đã nắm được cốt truyện LVT, LVT trên đường đi thi trở về thăm cha mẹ giữa đường gặp bọn cướp, chàng đánh tan bọn cướp cứu KNN.Sau đó chàng có cuộc trò chuyện thú vị với KNN. Sự việc ấy diễn ra ntn? Chúng ta tìm hiểu bài ngày hôm naỵB. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(32 phút)ND3 : LVT trò chuyện với KNN

1.Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của LVT và KNN.2. Phương thức thực hiện:- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp…3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm

IIỊ Tìm hiểu đoạn trích1. Nhân vật LVT:(20p)

b. LVT trò chuyện với KNN

200

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm

- Gọi h/s đọc tiếp: từ dẹp rồi -> nói ra ? Đánh xong bọn cướp LVT có hành động gì?? Vân Tiên hỏi họ điều gì? Chàng có thái độ ra sao?? Em có cảm nhận gì về lời hỏi han của LVT ?? ? Nghe cô gái trong xe kêu khóc, van xin LVT “động lũng”, em hiểu LVTđộng lòng vì lẽ gì? ? Vậy VT núi “ Ta đó trừ dòng lâu la” nhằm mục đích gì? ? Hãy nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ n/v trong đoạn trích này có gì đáng lưu ý? Tác dụng khắc họa t/ cách của nhân vật LVT ntn?

? Qua đó ta thấy VT là 1 người ntn?

? Qua nhân vật LVT, em rút ra bài học gì cho mình?6. Dự kiến sản phẩm:- Ai, con ai, đi đâu, việc gì, ai thầy, ai tớ- Thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng, chàng động lòng an ủi: “ Ta đó trừ… phận trai”.- Chàng là người dễ xúc động, dễ cảm thông. Luôn quan tâm đến người khác. - Vì chàng thương người gặp nạn là hai cô gái.- Xúc động trước lời kêu xin của cô tì nữ. Chàng thấyhai cô gái dặm trường gặp tai ương khụng phương cứu thoát mà thấy xúc động và cảm thụng.- Chàng an ủi, trấn an họ sau? Những lời núi, cử chỉ đú giỳp em hiểu thờm gỡ về LVT? -> cảm thụng với người bị nạn? Khi hai cô gái muốn tỏ ý ra ngoài tạ ơn, VT có thái độ như thế nào?- Chàng vội vó can ngăn “Khoan… trai”.? Vì sao VT ngăn cản việc làm đó của hai cô gái?- Chàng không tiếp xúc trực tiếp với người khác giới.

-> Cư xử tế nhị có học, biết giữ lễ nghĩa

- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị.- Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói và được đặt trong tình huống cụ thể.-> Vân Tiên là người anh hùng hào hiệp, trọng nghĩa kinh tài nhưng cũng rất từ tâm, nhân hậụ- Làm việc nghĩa không vì để được trả ơn.- Phải vô tư khi làm việc nghĩạ

201

- Chàng muốn để cho hai cụ gỏi bỡnh tĩnh trở lạị? Theo em ý kiến nào đúng? VT khụng muốn tiếp xúc với người khỏc giới vỡ đú phộp GV: Trong câu nói, VT nói nàng là phận gái, ta là phận traị ? Câu nói đó chứng tỏ chàng là người ntn?? Khi KNN có nhã ý muốn trả ơn, VT có thái độ như thế nào trước nhã ý đó?- Nghe núi liền cười: “Làm ơn…..trả ơn”.? Em hiểu gỡ về thỏi độ và lời núi của LVT? - VT từ chối sự trả ơn.? Vỡ sao VT lại từ chối trước lời đề nghị đú của NN?- Đú là cỏi cười lạ lựng, ngạc nhiờn trước lời đề nghị.? ý nghĩa này được VT khẳng định bằng quan niệm nàỏ- “ Nhớ cõu… anh hùng”? Nờu ý nghĩa của hai câu thơ? - Thấy việc nghĩa mà khụng không phải là người anh hùng.? Em có cảm nhận gì trước suy nghĩ đó của LVT? -1 quan niệm nhân sinh hào hiệp vô tư, không mảy may tính toán thiệt hơn.- Thấy việc nghĩa là làm, không tính toán thiệt hơn, không đợi chờ báo đáp.* GV: Đó cũng chính là một lối sống cao đẹp mà NĐC gửi gắm ở LVT. Đạo lí ấy đã trải qua hơn một trăm năm vẫn hết sức cần thiết trong lối sống của chúng ta.2. Nhân vật KNN (12p) 1.Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của LVT và KNN.2. Phương thức thực hiện:- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp…3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:

2. Nhân vật KNN (12p)

- Nhân vật tự bộc lộ qua cử chỉ , lời nói

202

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm *) Theo dõi những câu thơ kể về cách trả lời của KNN? KNN được miêu tả qua những mặt nàỏ? Khi được VT hỏi han Nguyệt Nga tự giới thiệu về mình ntn? ? Cách xưng hô có gì đặc biệt? em thấy lời lẽ và cách ăn nói của KNN ntn?? Với cách trả lời xưng hô đó cho ta thấy KNN là người con gái ntn?? Được VT cứu thoát khỏi tay bọn cướp, nàng đã cư xử ra saỏ? Lời bộc bạch của KNN “của tiền chẳng có bạc vàng thì không ... tấm lòng cùng người” tâm trạng của nàng ntn?- áy náy, băn khoăn tìm cách đền ơn.? Đối với VT thì việc trả ơn, đền ơn là hoàn toàn không cần thiết. Xong theo em, việc KNN có ý tha thiết muốn trả ơn là cần thiết hay không? Vì sao?6.Dự kiến sản phẩm:- Là con gái quan tri phủ ở Tây Xuyên “Làm con đâu dám cãi cha ... cũng đành”, “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy ... bỏ đi 1 hồi”? Cách xưng hô có gì đặc biệt? em thấy lời lẽ và cách ăn nói của KNN ntn?- Xưng hô: Quân tử, tiện thiếp.- Lời lẽ khiêm nhường, nói năng văn vẻ, dịu dàng mực thước, trình bày khúc triết rõ ràng? Với cách trả lời xưng hô đó cho ta thấy KNN là người con gái ntn?? Được VT cứu thoát khỏi tay bọn cướp, nàng đã cư xử ra saỏ- Xúc động- mời VT về để trả ơn..? Lời bộc bạch của KNN “của tiền chẳng có bạc vàng thì không ... tấm lòng cùng người” tâm trạng của nàng ntn?- áy náy, băn khoăn tìm cách đền ơn.? Đối với VT thì việc trả ơn, đền ơn là hoàn toàn không cần thiết. Xong theo em, việc KNN có ý tha thiết muốn trả ơn là cần thiết hay không? Vì saỏ- Rất cần. Vì đó là đạo lí làm người: được giúp đỡ phải biết trả ơn

-> Nguyệt Nga là cô gái khuê các thùy mị, nết na có học thức,

- Là người cư xử đúng mực, ân tình biết trọng ơn nghĩa.

203

*) Hơn nữa với NN lại là 1 cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng( mà đối với ngươì con gái, điều đó còn quý hơn cả tính mạng)? Qua lời lẽ của KNN, em nhận ra t/cách cao đẹp gì của nàng?GV: Nếu được người khác giúp đỡ mà không biết nhớ ơn, đền ơn thì đó là con người bất nhân, bất nghĩạ KNN đã biết xử sự đúng đạo lí làm ngườị Nhưng có điều ở đây nàng chẳng có gì để đền ơn. Vì vậy, KNN thực sự thấy lúng túng. Dù biết rằng đền đáp bao nhiêu cũng là chưa đủ.Và cũng chính vì thế mà KNN đã tự nguyện suốt đời giữ gìn, nâng niu bảo vệ cái tình cảm ấy, ơn nghĩa cao đẹp ấỵ? Qua nhân vật này em rút ra bài học gì cho bản thân?- Phải biết đền ơn những người đã giúp đỡ mình. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc VN.

1.Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của LVT và KNN.2. Phương thức thực hiện:- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp…3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm

? Qua đoạn trích, em thấy tình của của NĐC đối với 2 nhân vật này như thế nàỏ ? Qua văn bản vừa học, em rút ra nội dung gì?6.Dự kiến sản phẩm: - Yêu mến, trân trọng.- Ca ngợi sự thủy chung, ca ngợi ân nghĩa, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa khinh tàị- HS đọc ghi nhớ SGKC. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 PHÚT)1.Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm

III:Tổng kết(4p)( Ghi nhớ: SGK)

204

bài2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- HS nhận xét đánh giá- GV đánh giá.5. Cách tiến hành:*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)? Hình ảnh Lục Vân Tiên khiến em nhớ đến những con người như thế nào trong cuộc sống ?

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Học sinh: thực hiện cá nhân- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn - Dự kiến sản phẩm…* Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mụ tớp quen thuộc ở truyện nụm truyền thống gợi nhớ đến những anh hùng hiệp sĩ đường phố.. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (03 PHÚT)1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS5. Cáchtiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Suy nghĩ trả lời. + 2 HS trả lời.- GV nhận xét câu trả lời của HS.- GV khái quát

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (02 PHÚT)* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.* Phương thức hoạt động: cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

IV- Luyện tập: SGKĐọc diễn cảm đoạn thơ.

205

? Tìm đọc các đoạn trích khác trong tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên” và khái quát nội dung2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm.

Ký duyệt: ......./...../2019

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 40 : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sựI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:1. Kiến thức:- Hs hiểu vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.- Nắm được các biện pháp miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật.- Kỹ năng viết đoạn văn miêu tả nội tâm trong văn tự sự.3. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực làm việc độc lập, năng lực hợp tác nhóm.- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.2. Học sinh:- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.- Chuẩn bị một số đoạn văn tự sự có miêu tả nội tâm..III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

206

- Thuyết trình, vấn đáp.C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngHĐ 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG* Mục tiêu:- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS hiểu được thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:GV: Cho các ý sau: ? Trong VB tự sự, sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào, có ý nghĩa gì ?? Khi miêu tả về nhân vật, người ta thường chú ý đến việc miêu tả những yếu tố nào? - Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời miệng câu hỏi- Dự kiến sản phẩm:+yếu tố miêu tả chỉ là yếu tố phụ trong văn bản tự sự nhưng có ý nghĩa làm cho sự việc, sự vật, nhân vật....được cụ thể, sinh động.+ Miêu tả nhân vật, ngoài miêu tả hình thức bên ngoài người ta còn miêu tả nội tâm bên trong.GV: Vậy vai trò quan trọng của việc miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự

là gì? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự * Mục tiêu: Giúp HS nắm được bản chất của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1.Ví dụ: Đoạn “Kiều ở lầu NB”

207

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: + Cho HS đọc đoạn trích Kiều lầu Ngưng Bích, sau đó yêu cầu trả lời câu hỏi :? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng cuả Thuý Kiều ? ?Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu tả cảnh, đoạn sau tả nội tâm ??Từ những nhận xét trên, yêu cầu HS liên hệ với một số đoạn văn miêu tả khác đó học để có thể rút ra nhận xét thế nào là miêu tả bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm?Cho VD GV: Với câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 8 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:CH1:+ Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài - Trước lầu Ngưng Bích…dặm kia - Hoặc: Bụồn trông …ghế ngồi+ Những câu thơ miêu tả nội tâm - Bên trời góc bể bơ vơ …cho phai - Xót người tựa cửa … người ômCH 2: Đoạn sau : tả suy nghĩ của Kiều . Nàng thầm nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ quê nhà.CH 3: -HS nêu được ý cơ bản như ghi nhớ.-Những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều, chẳng hạn :

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !

Ngại ngùng dợn gió e sương,Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngCách miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của n/vật bằng liên tưởng, tưởng tượng--> người ta gọi là miêu tả nội tâm nhân vật.

- tả cảnh để bộc lộ tâm trạng n/v

* Tác dụng của miêu tả nội tâm- Nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của n/vật- Tái hiện ~ trăn trở dằn vặt, ~ rung động tinh tế trong tư tưởng tình cảm của n/v. (Những điều này nhiều khi không thể tái hiện được bằng ngoại hình)→ Tác dụng khắc hoạ đặc điểm tính cách n/v.

VD 2.- Miêu tả nội tâm n/v lão Hạc : đau khổ, dằn vặt vì bán con Vàng- Cách miêu tả gián tiếp : thông qua nét mặt, cử chỉ

2, Nhận xét:

- Miêu tả bên ngoài : cảnh vật

208

? Em hiểu miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?

Hoạt động nhóm cặp:?) Miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong nội tâm nhân vật có gì khác nhau??) Để miêu tả được nội tâm bên trong người viết phải làm gì??) Miêu tả nội tâm có vai trò gì trong văn tự sự?- Đọc ghi nhớ

thiên nhiên, ngoại hình con người...→ cảm nhận trực tiếp = các giác quan.(quan sát đc)-Miêu tả nội tâm : ~ suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của n/vật → tưởng tượng, óc suy luận phong phú và lôgich (k quan sát đc)

* Ghi nhớ: sgk

Hoạt động 2: Luyện tập:Bài 1: * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp đôi* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập, vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Yêu cầu HS chuyển thành văn xuôi đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều. Người kể có thể ở ngôi thứ nhất, có thể ở ngôi thứ ba 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn.- GV hướng dẫn HS.- Dự kiến sản phẩm: Kể lại đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôiChú ý những câu mtả nội tâm Kiều : Nỗi mình thêm tức .... mặt dày”3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức Bài 2: * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.

209

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi, vở bài tập.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Đóng vai Thúy Kiều kể chuyện báo ân, báo oán?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn.- GV hướng dẫn HS.- Dự kiến sản phẩm: Đóng vai Kiều kể đoạn báo ân báo oán. Chú ý tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư(HS dựa vào đoạn trích "Thúy Kiều báo ân báo oán")3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của mình, các hs khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức Bài 3: * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi cặp đôi.* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi, vở bài tập.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn.- GV hướng dẫn HS.- Dự kiến sản phẩm: việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gi, diễn ra như thế nào, đặc biệt lưu ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của mình, các hs khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

210

Chỉ ra yếu tố miêu tả nội tâm trong bài văn của em?( bài văn ở bài tập 3 phần luyện tập) 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Tìm những đoạn văn tiêu biểu sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong các văn bản văn học em đã được học.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.

Tuần 9 Bài 9 Tiết 41:

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG – PHẦN VĂN

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS nắm được 1.Kiến thức - Sự hiểu biết về các nhà văn nhà thơ ở địa phương; - Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương; - Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975. 2. Kỹ năng - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương; - Đọc, hiểu và bình thơ văn viết về địa phương; - So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn. 3.Thái độ: GD Hs biết trân trọng VH địa phương.4. Năng lực:

- Khái quát, liên hệ để thấy nét chung- riêng của chương trình văn học dân tộc với chương trình văn học địa phương;

- Cảm nhận được nét đẹp của mỗi văn bản.II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:

211

- Soạn bài. Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản địa phương.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về các tác giả địa phương cùng những văn bản của họ.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ ? Thế nào là văn học địa phương? Lấy 1 VB ĐP để CM ý hiểu ấy của em ?*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.- Dự kiến sản phẩm:+Văn học địa phương là các sáng tác ngôn từ mang dấu ấn riêng của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. +Cung cấp vốn tri thức văn học địa phương. VD….*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

212

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của HS-GV Nội dung1/ Một số tác giả, văn bản địa phương:* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những TG địa phương, tác phẩm viết về địa phương trong chương trình* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án (theo nhóm)* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả dự án nhóm, phiếu học tập* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về TG,VB địa phương có sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay?( lập tiếp bảng ở lớp 8- bài 14)2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả, VB ĐP. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:

STT Họ tên Bút danh Tác phẩm chính1 Nguyễn Khuyến Nguyễn

Thắng Bạn đến chơi nhà, Vịnh mùa thu(Thu vịnh), Câu cá mùa thu( Thu điếu), Uống rượu mùa thu( Thu ẩm),..

2 Nam Cao( tên thật: Trần Hữu Tri)

Nam Cao, Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt

Lão Hạc, Chí Phèo, Đôi mắt,..

3 Dương Soái Gửi em ở cuối sông Hồng, (Đất lạ),..

4 Bàng Bá Lân (quê Bắc Giang)

Cổng làng

5 Nguyễn Duy(quê Thanh Hóa)

Hơi ấm ổ rơm,( Bầu trời vuông, Tre Việt Nam),..

6 Xuân Diệu Xã Mỹ Nhân làm đường đồng chiêm,

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung vào bảng thống kê tên những VB, TG còn thiếu.- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

2. Cảm nhận về VB địa phương

1/ Một số tác giả, văn bản địa phương:

( Lập bảng như bên)

2. Cảm nhận về VB địa phương “ Gửi em ở cuối sông Hồng- Dương Soái”

213

“ Gửi em ở cuối sông Hồng- Dương Soái”

Hoạt động 1: Giới thiệu chung* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về vb “ Gửi em ở cuối sông Hồng” và tác giả Dương Soái”/ Tài liệu địa phương Ngữ văn 8-9/ 37.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về TG,VB?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả DS, hoàn cảnh ra đời của VB- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…1/ Tác giả :-D. Soái sinh 1950, quê Chuyên Ngoại – Duy Tiên – Hà Nam.- Thơ D.Soái nặng tình nghĩa, đạt nhiều giải thưởng văn học ở tỉnh và trung ương.2/ Văn bản : * Hoàn cảnh sáng tác : Tháng 2- 1979, khi D.Soái làm phóng viên ở mặt trận biên giới Lào Cai khốc liệt.* Đại ý : Nỗi nhớ khắc khoải của người lính biên cương với người thương yêu ở hậu phương.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2:Đọc- hiểu văn bản:1.Nỗi nhớ của người lính biên cương* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu nỗi nhớ của người lính biên cương* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành:

a/ Giới thiệu chung:

* Tác giả:-D. Soái sinh 1950, quê Chuyên Ngoại – Duy Tiên – Hà Nam.- Thơ D.Soái nặng tình nghĩa, đạt nhiều giải thưởng văn học ở tỉnh và trung ương.

* Văn bản:- Hoàn cảnh sáng tác : Tháng 2- 1979, khi D.Soái làm phóng viên ở mặt trận biên giới Lào Cai khốc liệt.- Đại ý : VB là nỗi nhớ tha thiết của người lính biên cương với người thương yêu ở hậu phương.

b/ Đọc- hiểu văn bản:1.Nỗi nhớ của người lính biên cương

214

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:Thảo luận nhóm bàn(7 phút):

? Tìm những hình ảnh, chi tiết thể hiện nỗi nhớ của người lính với người em gái thương yêu nơi hậu phương ?? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh đó ?? Qua những chi tiết đó, em cảm nhận được tình cảm người lính với người em gái hậu phương, về con sông Hồng như thế nào ?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…* HS : chỉ ra các chi tiết, hình ảnh :+ ngày ngày xuống sông Hồng+ chưa cấy hết+ tay em ngập dưới bùn+ nước ngàu đỏ, niềm thương anh gửi về em.*Lời thơ sử dụng từ chất liệu của Ca dao dân ca : ngày ngày, chiều chiều, hỡi,….* Khắc khoải, nhớ nhung, đau đáu về người em gái yêu thương nơi hậu phương.Yêu quý dòng sông Hồng quê hương- nhớ quê da diết.* Nỗi nhớ khắc khoải về người em gái hậu phương luôn hoà quyện trong tình yêu quê hương đất nuớc.-> Là động lực thôi thúc người lính hoàn thành nhiệm vụ vì Tổ quốc thiêng liêng3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá_->GV bình về tình cảm quê hương của người lính : Tình quê hương là tình cảm luôn thương trực trong mỗi con người, đặc biệt là những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.….2.Hình ảnh người em gái hậu phương qua nỗi nhớ của người lính.* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về hình ảnh người em gái hậu phương qua nỗi nhớ của người lính* Nhiệm vụ: HS quan sát tài liệu, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.

-Sử dụng chi tiết bình dị, gần gũi, dễ hiểu- Lời thơ giàu nhạc điệu, đậm chất ca dao dân ca. Nỗi nhớ nhung, đau đáu về người em gái yêu thương nơi hậu phương

Nỗi nhớ da diết về người em gái hậu phương hoà quyện trong tình yêu quê hương đất nuớc.-> Là động lực thôi thúc người lính hoàn thành nhiệm vụ vì Tổ quốc thiêng liêng.

2.Hình ảnh người em gái hậu phương qua nỗi nhớ của người lính.

215

* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bàn(7 phút): ?Tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người em gái hậu phương ? ? Qua những chi tiết đó, em cảm nhận được tình cảm của người em gái hậu phương đối với người lính như thế nào ?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…* Chi tiết thể hiện+ chưa cấy hết+ tay em ngập dưới bùn+ nước ngàu đỏ - niềm thương anh gửi về em.+ năm tháng ngóng chờ+ chiều chiều gánh nước+ thương anh gặp rét…->Người em gái hậu phương luôn mong ngóng, chờ đợi, lo lắng ,nhớ nhung người lính biên cương.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáHoạt động 3: tổng kết* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ.* Nhiệm vụ: HS quan sát tài liệu, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bàn(3 phút):?Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ ?

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…1.Nghệ thuật- Ngôn ngữ bình dị nhưng lãng mạn.- Lời thơ giàu nhạc điệu, đậm chất ca dao dân ca.2.Nội dung :

-Người em gái hậu phương luôn mong ngóng, chờ đợi,nhớ nhung, lo lắng vềngười lính biên cương.Cô tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam đảm đang, chung thuỷ, làm hậu phương vững chắc cho người lính biên cương tiền tuyến.

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật- Ngôn ngữ bình dị nhưng lãng mạn.- Lời thơ giàu nhạc điệu, đậm chất ca dao dân ca.2.Nội dung :

216

Nỗi nhớ của người lính biên cương về người em gái hậu phương.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Nỗi nhớ tha thiết của người lính biên cương về người em gái hậu phương.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về VB VHĐP để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm & cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đv trình bày cảm nhận của em về 2 đoạn thơ em thích trong vb “ Gửi em ở cuối sông Hồng- Dương Soái”2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS chọn 1 vbđp mình thích, viết thành bài cảm nhận theo yêu cầu.- GV: Quan sát, giúp đỡ hs thực hiện nhiệm vụ.- Dự kiến sản phẩm… + Hs tự chọn vb đp mình thích + viết được đv cảm nhận về ND-NT đặc sắc của 2 đoạn thơ em thích theo yêu cầu. + Yêu cầu: ND bài viết sâu sắc, đúng cấu trúc bài CN3. Báo cáo kết quả: Các nhóm chọn sản phẩm tốt nhất để trình bày, các nhóm khác lắng nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chọn bài viết hay nhất, yêu cầu lớp ghi nhanh.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về VHĐP để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Hãy hệ thống các VBĐP em biết theo bảng sau:

STT VB-TG Nội dung chính Địa phương được nhắc đến1

217

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS hệ thống theo yêu cầu.- GV: Quan sát, giúp đỡ hs thực hiện nhiệm vụ.- Dự kiến sản phẩm…STT VB-TG Nội dung chính Địa phương được nhắc đến1 “GEƠCSH-DS” Nỗi nhớ tha thiết của người

lính biên cương về người em gái hậu phương.

Duy Tiên- Hà Nam

2 ... 3. Báo cáo kết quả: Các nhóm chọn sản phẩm tốt nhất để trình bày, các nhóm khác lắng nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- GV đánh giá, chốt đúng, yêu cầu hs chép bài.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI- MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời, bài làm của hs của HS .* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Sưu tầm một số tác phẩm hay ( thuộc bất kì thể loại nào) viết về địa phương mình ( kể cả những VB của tác giả không phải người địa phương)?

? Tìm nghe bài hát “ Gửi em ….” Được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.V. ...........................................................................................................................

Ký duyệt 11 / 10/ 2019

Ngày soạn: 5 / 10 / 2019 Ngày dạy: / 10 / 2019Tuần 9 Bài 9 Tiết 42 - Tiếng Việt:

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh cần nắm một số khái niệm liên quan đến từ vựng: từ đơn- từ phức, Thành ngữ, Nghĩa của từ.

218

2. Kỹ năng - Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói viết, đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3.Thái độ: GD Hs:+ biết cách khái quát kiến thức theo hệ thống hoặc chủ đề..+ yêu quý tiếng Việt. 4 Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

D. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Giúp HS ôn lại kiến thức về TĐ-TP, TN, Nghĩa của từ2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng / bảng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ ? Lấy một thành ngữ em thích rồi trả lời câu hỏi sau:

- nêu ý nghĩa của thành ngữ ấy?

219

- tìm từ đơn, từ phức trong đó? giải thích ý nghĩa của một từ em vừa tìm?*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời.- Dự kiến sản phẩm:HS tự do chọn TN mình thích và thực hiện yêu cầu trên*Báo cáo kết quả: hs trình bầy sản phẩm của mình trên bảng*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬPHoạt động của HS- GV Nội dung

Hoạt động 1: Nhắc lại lý thuyết về TĐ-TP, TN, NCT* Mục tiêu: Giúp HS nhớ được kiến thức về TĐ-TP, TN, NCT* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại khái niệm về TĐ-TP, TN, NCT? Mỗi kiến thức lấy 1VD?GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 7 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: 1/. Từ đơn là từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành: hoa Từ phức là từ do 2 hay nhiều tiếng tạo thành, trong đó có: +Từ ghép + Từ láy= láy toàn bộ + láy bộ phận( láy âm+ láy vần)VD: hoa nhài, xanh xanh,..

2/ Thành ngữ:Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh VD: chó cắn áo rách * Phân biệt thành ngữ và tục ngữ: +TN: Một cụm từ cố định biểu thị 1 khái niệm +Tục ngữ : Thường là một câu biểu thị 1 phán đoán nhận định 3/. Nghĩa của từ: Là nội dung mà từ biểu thịVD: Nghĩa của từ „mẹ“: là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả

A/ Lý thuyết

a/ Từ đơn- từ phức

b/ Thành ngữ

c/ Nghĩa của từ

220

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Luyện tậpa/ Từ đơn, từ phức* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập về TĐ- TP..* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 2 nhóm: ? Nhóm 1: bài 2/ 122 ? Nhóm 2: bài 3/ 122GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 7 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: + Bài 2/ 122:

TG TL Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đẩy, rơi rụng mong muốn

Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh

+ .Bài tập 3/ 123- Giảm nghĩa: Đèm đẹp, trăng trắng, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp- Tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

b/ Thành ngữ* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập về TN.* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.

B/ Bài tập

a/ Từ đơn, từ phức:

+ Bài 2/ 122:

+ .Bài tập 3/ 123

b/ Thành ngữ

221

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: -Lượt 1: bài 2/ 123 - Lượt 2: bài 3/ 123 - Lượt 3: bài 4./ 123 ( thi tìm nhanh)GV: Với mỗi bài trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 3 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: a/ Bài 2/ 123

Thành ngữ Nghĩa của thành ngữ Tục ngữ Nghĩa của tục ngữĐánh trống bỏ dùi

Làm việc không đến nơi đến chốn thiếu trách nhiệm

Gần mực…

Hoàn cảnh môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến nhân cách đạo đức của con người.

Được voi đòi tiên

Lòng tham vô độ có cái này lại đòi cái khác

Chó treo mèo đậy

Muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo với mèo thì phải đậy.

Nước mắt cá sấu

Hành động giả dối, che đậy một cách tinh vi, đánh lừa người cả tin

Bài 3/ 123: *2 thành ngữ có yếu tố chỉ động vật ?- Như chó với mèo- Như mèothấy mỡ* 2 thành ngữ chỉ thực vật- Dây cà ra dây muống- Xanh vỏ đỏ lòng

Bài 4/ 123: Hai thành ngữ dùng trong văn chương?+ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non…” ( Bánh trôi nước- HXH) Nghĩa: Chỉ cuộc sống gian truân lênh đênh vất vả của ai đó.

+ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá… ( Đồng chí- Chính Hữu) ->Chỉ vùng đồng bằng ven biển, vùng chiêm trũng, đất cằn khó canh tác, thiên nhiên khắc nghiệt,3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

Bài 2/ 123

Bài 3/ 123

Bài 4/ 123

222

4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

c/ Nghĩa của từ:* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập về NCT* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập liên quan.* Phương thức thực hiện: thi nhóm bàn làm đúng, nhanh nhất.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Lớp làm 2 bài, 2 lượt,: + Lượt 1: bài 2/ 123 + Lượt 2: bài 3/ 123, 124 GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm bàn trong thời gian 4 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: Bài 2/ 123: Đáp án đúng: b Bài 3/ 123, 124: Đáp án đúng: a 3. Báo cáo kết quả: - HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm.+ Nhóm nào xong trước nhất, đúng nhất sẽ thắng.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm khuyến khích nhóm bàn thắng.->Giáo viên chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi bài.

c/ Nghĩa của từ:

Bài2/ 123Bài 3/ 123,..

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập thực tế.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm 2 thành ngữ chỉ những hiện tượng xảy ra ở xung quanh em?Nêu ý nghĩa ?? Tìm một số từ thông dụng rồi giải nghĩa chúng? Những từ đó là TĐ hay TG? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.

223

+ Dự kiến sp: a/ VD: Nước đổ lá khoai- không chịu tiếp thu lời góp ý của người khác

VD: Rắn đầu rắn mặt- chỉ những người lì lợm, bướng bỉnh, cố chấp, không chịu tiến bộ b/ Từ ghép: lá khoai, rắn đầu, rắn mặt

Từ đơn: nước, đổ3. Báo cáo kết quả: - HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm.+ Nhóm nào xong trước nhất, đúng nhất sẽ thắng.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm khuyến khích nhóm bàn thắng.->Giáo viên chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi bài.

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm, giải thích ý nghĩa của những thành ngữ, những từ khó liên quan đến học tập, thày cô, bạn bè2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.V. ....................................................................................................................................

Ký duyệt 11 /11/2019

224

Ngày soạn: 5 / 10 / 2019 Ngày dạy: / 10 / 2019Tuần 9 Bài 9 Tiết 43- Tiếng Việt:

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh cần nắm một số khái niệm liên quan đến từ vựng: Từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Từ đồng âm , Từ đồng nghĩa. 2. Kỹ năng - Cách sử dụng các loại từ trên hiệu quả trong nói viết, đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3.Thái độ: GD Hs:+ biết cách khái quát kiến thức theo hệ thống hoặc chủ đề..+ yêu quý tiếng Việt. 4 Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

225

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Giúp HS ôn lại kiến thức về Từ nhiều nghĩa…, Từ đồng âm, Từ đồng nghĩa2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng / bảng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ

? Em hiểu ntn về nghĩa của các từ „ xuân“ trong VD sau, nhận xét gì về các nghĩa cua chúng?

Mùa xuân(1) là tết trồng câyLàm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).

*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe & trả lời câu hỏi.- Dự kiến sản phẩm:+ xuân(1) : chỉ mùa đầu tiên của 4 mùa trong năm( xuân-hạ-thu-đông)+xuân(2): chỉ sự phát triển không ngừng, sức sống mãnh liết của đất nước

-> 1 từ, có 2 nghĩa….*Báo cáo kết quả: hs trình bầy sản phẩm của mình trên bảng*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬPHoạt động của GV- HS Nội dung

Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết về TNN…, TĐÂ, TĐN* Mục tiêu: Giúp HS nhớ được kiến thức về TNN…, TĐÂ, TĐN* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại khái niệm về TNN…, TĐÂ, TĐN? Mỗi kiến thức lấy 1VD?GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 4 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

A/Lý thuyết

226

- Dự kiến sản phẩm: 1/ Từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ: *Từ nhiều nghĩa: Từ có 2 nghĩa trở lên VD: Trường Dài ( trường ca) Nơi dạy học ( trường học) * Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. HTCNCT = Nghĩa gốc + nghĩa chuyển VD: mùa xuân ( nghĩa gốc- chỉ mùa của sự sôi, nảy nở) Tuổi xuân (nghĩa chuyển- chỉ tuổi trẻ của con người)

2/ . Từ đồng âm - Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau. - Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm:- Hiện tượng từ đồng âm là một số từ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.- Hiện tượng từ nhiều nghĩa : 1 từ có âm giống nhau nhưng lại chứa nhiều nét nghĩa khác nhau.

3/ Từ đồng nghĩa- Là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.- TĐN = TĐN hoàn toàn+ TĐN không hoàn toàn.

Hoạt động 2: Luyện tậpa/ Từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ:* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập về từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ:* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Làm bài tập 2/ 124GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 5 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:

Đáp án Giải thíchTừ “ hoa” dùng theo nghĩa chuyển nhưng không phải là

Vì nó chỉ là nghĩa lâm thời chư-a được cố định hóa trong từ

1/ Từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

2/ Từ đồng âm

3/ Từ đồng nghĩa.

B/ Luyện tập

a/ Từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

227

hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa

hoa và chưa được chú giải trong từ điển.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

b/ Từ đồng âm* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập về từ ĐÂ.* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Làm bài tập 2/ 124GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 3 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: + “ Lá” Hiện tượng nhiều nghĩa. Vì:

Lá xa cành..- chỉ lá cây ( nghĩa gốc) Lá phổi xanh...- chỉ công viên có công dụng lọc

sạch không khí cho thành phố như chiếc lá... + “ Đường” là hiện tượng đồng âm. Vì:

Đường ra trận.. – chỉ đường đi lại Ngọt như đường.- chỉ loại thức ăn,... có vị ngọt

giống đường... .. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

c/ Từ đồng nghĩa:* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập về từ đồng nghĩa:* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm., hoạt động nhóm

b/ Từ đồng âm

-Từ nhiều nghĩa:

- Từ đồng âm

+ Lá:+ đường

c/ Từ đồng nghĩa.

228

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: lớp làm 2 lượt, mỗi lượt 1 bài: - Bài tập 2/ 125 ( HĐ nhóm) - Bài 3/ 125 ( HĐ cá nhân)GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 5 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: a/ Bài 2/ 125:Chọn cách hiểu đúng

ý đúng sai Lí doa x đồng nghĩa là hiện tượng chung của tất cả các

ngôn ngữ trên thế giớib x đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc

nhiều hơn 3 từ.c x Vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng

có nghĩa hoàn toàn giống nhaud x Vì các từ đồng nghĩa với nhau có thể không

thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp.

b/ Bài 3/125

Cơ sở thay thế từ xuân cho từ tuổi Tác dụng diễn đạtDựa trên cơ sở: 1 năm = 4 mùa, từ xuân chỉ một mùa, 1 năm lại tương ứng với 1 tuổi. Vậy lấy một mùa để chỉ 4 mùa là phép hoán dụ,( 1mùa = 1 tuổi là phép so sánh ngang bằng).

+ Tránh lặp từ tuổi (tác)

+ Hàm ý chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

a/ Bài 2/ 125Chọn cách hiểu đúng:

b/ Bài 3/125-Cơ sở thay thế từ:

-Tác dụng:

C.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

229

* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ?Tìm những câu thơ, ca dao có dùng kiến thức về TĐÂ, TĐN, TNN& HTCNCT? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp: VD1 về từ đồng nghĩa: Chẳng phải liu điu cũng giống nhà

Rắn đầu biếng học rát cổ cha....VD2:...

(HS tự phân tích tác dụng của từ ngữ chứa kiến thức trong VD mình lấy.)3. Báo cáo kết quả: - HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm.+ Nhóm nào xong trước nhất, đúng nhất sẽ thắng.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm khuyến khích nhóm bàn thắng.->Giáo viên chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi bài.

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Chọn 1 trong những VD trên phân tích để thấy cái hay cái đẹp của tiếng Việt?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.V. ....................................................................................................................................

Ký duyệt 11 /11/2019

230

Ngày soạn: 5 / 10 / 2019 Ngày dạy: / 10 / 2019Tuần 9 Bài 9 Tiết 44- Tiếng Việt:

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh cần nắm một số khái niệm liên quan đến từ vựng: Từ trái nghĩa, Cấp độ khái quát nghĩa của từ, Trường từ vựng. 2. Kỹ năng - Cách sử dụng các loại từ trên hiệu quả trong nói viết, đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3.Thái độ: GD Hs:+ biết cách khái quát kiến thức theo hệ thống hoặc chủ đề..+ yêu quý tiếng Việt. 4 Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

231

A. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - HS ôn lại kiến thức Từ trái nghĩa, Cấp độ khái quát nghĩa của từ, Trường từ vựng.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.- HS nào tìm đúng nhất, nhanh nhất, thưởng điểm3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng / bảng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ? tìm nhanh 5 thành ngữ có dùng từ trái nghĩa?*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe & trả lời câu hỏi.- Dự kiến sản phẩm:+gần nhà xa ngõ + xa thơm gần thối+ mắt nhắm mắt mở + vô thưởng vô phạt+ buổi đực buổi cái…*Báo cáo kết quả: hs trình bầy sản phẩm của mình trên bảng*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬPHoạt động của GV- HS Nội dung

Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết về Từ trái nghĩa, Cấp độ khái quát nghĩa của từ, Trường từ vựng.* Mục tiêu: Giúp HS nhớ được kiến thức về Từ trái nghĩa, Cấp độ khái quát nghĩa của từ, Trường từ vựng.

A/Lý thuyết

232

* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại khái niệm về Từ trái nghĩa, Cấp độ khái quát nghĩa của từ, Trường từ vựng.? Mỗi kiến thức lấy 1VD?GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 4 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: 1/ Từ trái nghĩa: Là từ có nghĩa trái ngược nhau VD: Đẹp- xấu,.. 2/ Cấp độ khái quát nghĩa của từ - - Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác VD: Từ + T.đơn +T.phức 3/ Trường từ vựng- Là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa- VD:+ Các bộ phận của tay: Bàn tay,.. + Hình dáng của tay: To, nhỏ,dày… + Hành động của tay: Sờ nắm cầm,..

Hoạt động 2: Luyện tậpa/ Từ trái nghĩa:

Bài 2/ 125* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập,khắc sâu kiến thức về TTN.* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, HS nào có đáp án đúng, nhanh nhất sẽ có thưởng.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Làm bài tập 2/ 125GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em làm trong 1 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: Cặp từ có quan hệ trái nghĩa:

1/ Từ trái nghĩa:

2/ Cấp độ khái quát nghĩa của từ:

3/ Trường từ vựng

B/ Luyện tậpa/ Từ trái nghĩa:

*/ Bài 2/ 125

-Cặp từ có quan hệ trái

233

+Xấu - đẹp, + xa – gần +rộng – hẹp3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của mình, lớp nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

*/Bài 3/ 125* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập về TTN ở cấp độ cao hơn.* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Làm bài tập 3/ 125GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 3 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: TTN chia theo 2 nhóm sau:

Biểu thị 2 khái niệm trái đối lập nhau

Biểu thị 2 khái niệm có tính chất thang độ

-Sống- chết-chiến tranh- hòa bình- chẵn- lẻ

-Già - trẻ -cao- thấp-yêu – ghét -nông - sâu

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

b/ Cấp độ khái quát nghĩa của từ* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập về từ cấp độ khái quát nghĩa của từ:* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:

nghĩa:

*/Bài 3/ 125

Phân nhóm các TTN sau:

b/ Cấp độ khái quát nghĩa của từ

234

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Làm bài tập 2/ 126GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 5 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: Từ= Từ đơn + T.đơn +Từ đơn + Từ phức : ->TG = TGĐL + TGCP ->TLTLBP=Láy âm + Láy vần TLTB3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

c/ Trường từ vựng:* Mục tiêu: Giúp HS dùng kiến thức đã học để làm bài tập về TTV.* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm., hoạt động nhóm* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Vận dụng KT về TTV, phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở VD cho ở bài tập 2/ 126? GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 3 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:

Từ thuộc TTV Tác dụng của cách dùng từ“ tắm”, “ bể” Tăng giá trị biểu cảm, có sức tố cáo

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả

c/ Trường từ vựng

Bài 2/ 126

-Từ thuộc TTV:

-Tác dụng:

235

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

C.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Chỉ ra kiến thức, TD của nó trong ví dụ sau:

Áo đỏ em đi giữa phố đôngCây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắtAnh đứng thành tro em biết không?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp: -KTTV: Trường từ vựng: lửa( lửa, tro), màu sắc(đỏ, hồng,xanh) - TD: sự hấp dẫn,lôi cuốn của cô gái..3. Báo cáo kết quả: - HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm.+ Nhóm nào xong trước nhất, đúng nhất sẽ thắng.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm khuyến khích nhóm bàn thắng.->Giáo viên chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi bài.

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm đoạn thơ, văn có dùng 3 kiến thức vừa ôn trong3 tiết trên? Viết đoạn văn ngắn nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về cách sử dụng ngôn ngữ tài tình của tác giả trong những VD đó?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.

236

Ngày soạn:Ngày giảng:Tuần 10- Tiết 46: Đọc - Hiểu văn bản ĐỒNG CHÍ ( Chính Hữu)I/ Mục tiêu cần đạt1.Kiến thức- Giúp H:+ Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí dồng đội và hình ảnh người lính cách mạch được thể hiện trong bài thơ.+ Nắm dược đặc sắc NT của bài thơ: chi tiết chân , hình ảnh gợi cảmcô dúc giàu ý nghĩa biểu tượng.2.Kĩ năng-Rèn kuyện năng lực cảm nhận và phân tichd các chi tiết NT, các hình ảnh trong 1 tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.3.Thái độ-Giáo dục lòng yêu quý anh bộ đội.4.Năng lực Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Soạn bài.- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

237

- Thuyết trình, vấn đáp.C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động Tiến trình hoạt độngHoạt động của giáo viên- học sinh Nội dungA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ Kể tên một số bài thơ viết trong kháng chiến chống pháp mà em được học và đọc thêm.*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.3. Dự kiến sản phẩm:Cảnh khuya.- Hồ Chí MinhĐêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáGV: Đúng vậy các em ạ. Đó là hai bài thơ viết trong kháng chiến chống Pháp giai đoan đầu của cuộc kháng chiến của dân tộc. Những người lính trong giai đoạn ấy thật khoa khăn gian khổ nhưng cũng thật đẹp. Để hiểu thêm về các anh hôm nay chúng ta tìm hiểu qua văn bản.....

238

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu chung* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Chính Hữu và văn bản Đồng chí* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Chính Hữu, hoàn cảnh ra đời .- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…- Tên: Trần Đình Đắc- Năm sinh: 1926- Quê : Can Lộc - Hà Tĩnh.- Hoạt động trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngThảo luận cặp đôiBài thơ viết theo thể thơ gì?Có thể chia ra làm mấy phần?Nêu nội dung từng phần?

I. Giới thiêu chung1.Tác giả:- Tên: Trần Đình Đắc- Năm sinh: 1926- Quê : Can Lộc - Hà Tĩnh.- Hoạt động trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến.2.Văn bản

a. Hoàn cảnh

- 1948- thời kì kháng chiến chống Pháp.

b. Đọc , chú thích , bố cục.. Đọc. Chú thích

. Bố cục

* Bố cục : 3 phần- P1( 6 câu đầu)ND: Cơ sở hình thành tình đồng chí- P2:( Tiếp-> lấy bàn tay)ND: những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.-P3: ( còn lại)NMD: hình ảnh người lính trong phiên gác.

239

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu được cơ sở hình thành tình đồng chí.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:? Tìm những chi tiết diễn tả hoàn cảnh xuất thân của hai người lính?? Tác giả sử dụng biện pháp NT gì? ? Hình ảnh nước " nước ...đá " gợi cho ta cuộc sống ntn? ? Nhận xét hoàn cảnh sống của những người lính? Đọc" Anh với ...quen nhau"? Em hiểu hai câu thơ trên ntn?? Vì ao mà họ lại cùng gặp nhau? Qua 4 câu thơ chúng ta vừa phân tích ta đã thấy được những nét chung của họ? Vậy họ còn có những điểm chung nào nữa-tìm chitiết?? Qua những chi tiết đó ta thấy họ gắn bó với nhau ở những lĩnh vực nào?? Họ còn có nét chung nào nữa mà tác giả diễn tả qua câu thơ" áo anh...chân không giày"? ? Như vậy chúng ta rút ra được cơ sở thứ 3 hình thành tình đồnh chí là2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.- Cùng là nông dân ra đi từ miền quê nghèo.- Cùng chung lí tưởng đánh Pháp để bảo vệ Tổ quốc.- Cùng chịu những thiếu thốn gian khổ trong cuộc sống và trong chiến đấu.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngThảo luận nhóm bàn:Thảo luận nét đặc sắc của câu thơ thứ 7.-Hình thức-Nội dung

II. Tìm hiểu văn bản.1.Cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội

- Cùng là nông dân ra đi từ miền quê nghèo.- Cùng chung lí tưởng đánh Pháp để bảo vệ Tổ quốc.- Cùng chịu những thiếu thốn gian khổ trong cuộc sống và trong chiến đấu.-> Hình thành tình đồng chí.

240

Hoạt động : Tìm hiểu văn bản* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được biểu hiện của tình đồng chí.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Tìm những chi tiết diễn tả hoàn cảnh sống của người lính?? Nhận xét hoàn cảnh sống của họ?? Hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn nhưng có thái độ ntn? ? Hình ảnh" Tay nắm ...tay" muốn thể hiện điều gì?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.- biết từng cơn ớn lạnh- Sốt run người- áo rách , quần vá , chân không giày.- Chung chăn.- Gian khổ thiếu thốn , bệnh tật.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

2.Biểu hiện của tình đồng chí.

- Chia sẻ trong gian khổ , gắn bó , đoàn kết bên nhau.

Hoạt động : Tìm hiểu văn bản* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:Thảo luân nhóm:Ba câu thơ cuối vẽ lên một bức tranh như thế nào?Chỉ ra chất hiện thực và lãng man ở ba câu thơ?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm

3.Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí đồng đội

241

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.3 câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về tình đông chí trong chiến đấu : 3 hình ảnhngười lính- khẩu súng- vầng trăng. Câu thơ gợi ra hình ảnh thực và mối liên tưởng bất ngớ của nhà thơ. Mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, súng - trăng, gần- xa, thực tại - mơ mộng- hiện thực - lãng mạn. Đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ - thi sĩ vả đẹp của cuộc đời anh bộ đội cụ Hồ.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Bức tranh một đêm phục kích chờ giặc đến để tiêu diệt-Hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn.

Hoạt động : Tổng kết* Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý.- Dự kiến sản phẩm:3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả - Thể thơ tự do- Lời thơ giản dị , mộc mạc- Chi tiết hình ảnh đơn giản nhưng cô đọng , vừa gợi tả , vừa gợi hình. Nội dung Ca ngợi tình đông chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính đánh Pháp.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

IV.Tổng kết1. NT

- Thể thơ tự do- Lời thơ giản dị , mộc mạc- Chi tiết hình ảnh đơn giản nhưng cô đọng , vừa gợi tả , vừa gợi hình.2. Nội dung

Ca ngợi tình đông chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính đánh Pháp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

242

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về hình ảnh người lính thờ kì đầu kháng chiến.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt- GV hướng dẫn HS về nhà làm.D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào bài thơ vừa học em hãy kể lại cuộc sống chiến đấu của người lính năm xưa . 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Tìm những bài thơ, tranh ảnh về người lính đầu kháng chiến.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu.+ Về nhà suy nghĩ trả lời.Rút kinh nghiệm:

243

Ngày soạn:Ngày giảng:Tuần 10- Tiết 47: Đọc - Hiểu văn bản BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH ( Phạm Tiến Duật)

I/ Mục tiêu cần đạt1.Kiến thức+ Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xeẻTường Sơn hiên ngang , dũng cảm sôi nổi trong bài thơ.+ Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ bài thơ.2.Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ.

3Thái độ:Giáo dục lòng yêu nước căm thù giặc.4.Năng lực4.Năng lực Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Soạn bài.- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

244

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt độngHoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung1.Hoạt động khởi động:* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về phương pháp đọc sách.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:Từ sau khi giành chính quyển 1945 đất nước ta trải qua mấy cuộc kháng chiến?Hình ảnh người lính anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp qua bài ĐC-CH hiện lên như thế nào?Vậy người lính trong kháng chiến chống Mĩ ra sao chúng ta cùng đi xem băng tư liệu:(mở đĩa)Đoạn video nói về sự việc gì?Em thấy hình ảnh người lính như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu chung* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Phạm Tiến Duật và văn bản Bài thơ....* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản, năm sáng tác..2.Thực hiện nhiệm vụ:

I. Giới thiệu chung1. Tác giả

- Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

245

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Phạm Tiến Duật, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…- Sinh: 1941- Quê: Phú Thọ - Tham gia quân đội hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

2. Văn bảna. Xuất xứ- Trích " vầng trăng quàng lửa"

ST 1969

b. Đọc , chú thích , bố cục . Đọc

. Chú thích

Bố cục:Hình ảnh xe không kínhHình ảnh người chiến sĩ lái xe.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu được hình ảnh xe không kính.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:Theo dõi khổ 1 và cho biết tác giả miêu tả xe qua các chi tiết nào?Nguyên nhân nào khiến cho xe như vậy?Theo dõi khổ cuối và cho biết tác giả miêu tả xe qua các chi tiết nào?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả?Tác giả miêu tả như vậy nhằm mục đích gì?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…

II. Tìm hiểu văn bản1.Hình ảnh xe không kính.

246

Khổ 1:Không kínhNguyên nhân: bom giật bom dungKhổ cuối: không kính, không đèn, không mui, thùng xướcNguyên nhân: Chiến trang quá ác liệtNghệ thuật: Miêu tả chân thực, điêp ngữ,dùng động từ mạnh, liệt kê, đối lập...Xe tiều tụy trần trụi xơ xác mang đầy thương tích của chiến tranh.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Miêu tả chân thực, điêp ngữ,dùng động từ mạnh, liệt kê, đối lập...Xe tiều tụy trần trụi xơ xác mang đầy thương tích của chiến tranh.

Hoạt động : : Tìm hiểu phần 2* Mục tiêu: HS hiểu đc hình ảnh người chiến sĩ lái xe.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- trả lời câu hỏi* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trên những chiếc xe không kính ấy các chiến sĩ lái xe đã xuết hiện ntn?? Vậy theo các em những chiến sĩ trong bài thơ này còn nổi bật với tính cách gì?? Cuộc sống sinh hoạt của các chiến sĩ được diễn đạt ntn?? Nhận xét NT trong việc diễn tả các chiến sĩ lái xe?? Qua những chi tiết trên ta thấy các chiến sĩ hiện lên với tư thế ntn?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…+ Ung dung...thảng

2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.

247

+ ừ thì có bụi- Bụi phun tóc trăng- chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc- Mặt lấm cười ha ha- Ướt áo - chưa cần thay- lái trăm cây số- Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ.-Chung bát đũaCười ha ha...NT: Điệp từ , nhịp thơ đồn dập , giọng điệu khoẻ khoắn ->Tư thế ung dung hiên ngang , bình tĩnh tự tin và thanh thản, lạc quan dũng cảm.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

NT: Điệp từ , nhịp thơ đồn dập , giọng điệu khoẻ khoắn ->Tư thế ung dung hiên ngang , bình tĩnh tự tin và thanh thản, lạc quan dũng cảm.

Hoạt động : Tổng kết* Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý.- Dự kiến sản phẩm:- Thể thơ tự do- Hình ảnh chân thật- Điệp từ- Giọng điệu thơ ngang tàngCa ngợi tư thế ungdung hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm của các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS thời kì kháng chiến chống Mĩ.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả

III. Tổng kết1 NT- Thể thơ tự do- Hình ảnh chân thật- Điệp từ- Giọng điệu thơ ngang tàng2.NDCa ngợi tư thế ung dung hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm của các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS thời kì kháng chiến chống Mĩ.

248

4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngC. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: So sánh điểm giống nhau hình ảnh người lính trong BTVTĐXKK và ĐC2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt- GV hướng dẫn HS về nhà làm.D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Tưởng tượng gặp gớ trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ...2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.Dự kiến sp:Gặp ở đâu?Hình dángTâm sự,cảm xúcRa về...E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm các bài thơ viết về người lính trong kháng chiến chống Mĩ.

249

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu.+ Về nhà suy nghĩ trả lời.V.RKN:

Ký duyệt

Ngày soạnNgày dạy

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

I/ Mục tiêu cần đạt1.kiến thức- Giúp H hệ thống hoá 1 cách vững chắc những kiến thức cơ bản về truyện trung đại VN: những thể loại tiêu biểu , giá trị nội dung và NT của 1 số tác phẩm tiêu biểu.- Qua bài thơ H tự đánh giá kết qủa học tập, trình độ tiếp nhận và nắm vững các mặt kiến thức về truyện trung đại và năng lực diễn đạt.2.kĩ năng- Rèn kĩ năng hệ thống hoá , phân tích , so sánh và trình bày vấn đề dưới những hình thức khác nháu: trả lời câu hỏi , bài viết ngắn.3.Tư tưởngGiáo dục tình yêu quê hương đất nước,con người thông qua kiểm tra.4.Năng lựcRèn năng lực tự học, tự kiểm tra, đánh giá.II/ Chuẩn bị- G: giáo án, đề bài- H: học , ôn bàiIII/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và họcMa trận:Mức độNội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số

Truyện trung đại

Nắm tác giả và thể loại 1đ

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chép đúng thơ. 1đNắm nội dung câu thơ

Giải thích 2đ

250

Cảnh ngày xuân

Nêu suy nghĩ

Tổng4đ 1đ 5đ 10đ

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KIM BẢNG TRƯỜNG THCS ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2019- 2020Môn : Ngữ Văn lớp 9

( Thời gian làm bài 45 phút )

I. Trắc nghiệm:Sắp xếp các thông tin sau đây sao cho phù hợp:STT Tên văn bản Tác giả Thể loại1 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Dữ Truyện nôm2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Nguyễn Du Truyện nôm3 Chuyện người con gái Nam

XươngNguyễn Đình Chiểu

Tuỳ bút

4 Truyện Kiều Phạm Đình Hổ Truyện truyền kìII. Tự luậnCâu 1 Trong Truyện Kiều có câu: “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”

a. Hãy chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo câu thơ trên.b. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai ?c. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương trong đoạn thơ có hợp lí không ? Vì sao

?Câu 2. Nêu suy nghĩ của em về hai câu thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( Trích “ Truyện Kiều – Nguyễn Du )

----------Hết----------- Đáp án và biểu điểmTrắc nghiệm 2 đ

TT Tên văn bản Tác giả Thể loại Biểu điểm

1 Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ Truyệntruyền kì

0,25đ

2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Phạm Đình Hổ

Tuỳ bút 0,25đ

251

3 Truyện Kiều Nguyễn Du Truyện nôm 0,25đ4 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn

Đình ChiểuTruyện nôm 0,25đ

Tự luậnCâu 1:4đ

ý câu

Nội dung cần trả lời Điểm

a Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo trong bài….( không sai quá 1 lỗi chính tả)

b Đoạn thơ vừa chép nói lên tình cảm nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thuý Kiều trong những ngày sống cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

c Trật tự diễn tả tâm trạng của Thuý kiều thoạt đầu là không hợp lí nhưng đặt trong hoàn cảnh của Kiều lúc đó là rất hợp lí.Vì:

- Vầng trăng trong câu thơ thứ hai gợi lời thề nguyện…

- Đau đớn xót xa trước mối tình đầu đẹp đẽ mà tan vỡ- Cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được lời hẹn

ước…- Cách diễn đạt phù hợp với qui luật tâm lí của nhân

vật….

0,5

0,25đ0,25đ0,5đ0,5đ

Câu 2. 4 đý Nội dung cần trình bày Điểm

Về kiến thức:Bức tranh phong cảnh ngày xuân đẹp,tươi vui đầy sức sống. Cảnh được miêu tả về hình ảnh quen thuộc, ánh sáng tươi đẹp của mùa xuân, thời gian hết tháng hai sang tháng ba, không gian mênh mông thoáng đạt, màu sắc kết hợp hài hòa...Đó là một bức tranh đẹp dân dã khêu gợi hồn thơ.Nghệ thuật miêu tả sáng tạo,phương diện vận dụng thơ cổ Trung Quốc...Nghệ thuật đảo ngữ làm cho bông hoa lê nổi bật....Về kĩ năng:Viết thành bài cảm nhận, đủ 3 phần không sai quá 3 lỗi chính tả.

1đ1đ

- G: Thu bài. Dặn dò- Chuẩn bị tổng kết từ vựng , soạn theo câu hỏi SGK

252

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạnNgày dạyTuần 10- Tiết 49: Tiếng Việt TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( sự phát triển của từ vựng, trau dồi ...)

I/ Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức:- Ôn lại các kiến thức về từ vựng sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ...2. Kỹ năng:- Nhận biết từ Hán Việt, biết một số nghĩa của từ.- Biết đặt những câu có sử dụng từ cho đúng nghĩa.3. Thái độ: - HS có ý thức sử dụng từ trong đặt câu, viết đoạn văn.4 Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.2. Học sinh:- Soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

253

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động Tiến trình hoạt độngHoạt động của giáo viên Nội dung

E. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về khởi ngữ.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ:Kể tên một số từ Hán Việt mà em biết?Ngoài tiếng Hán thì tiếng Việt còn mượn ngôn ngữ từ vùng nào?+ Châu ÂuĐó là một trong những cách phát triển của từ vựng.Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ...B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát triển của từ vựng * Mục tiêu: Giúp HS nắm được các cách phát triển của từ vựng.* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Tại sao từ vựng phát triển?? Nêu các cách phát triển từ vựng? ? Lấy VD minh hoạ?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:

I. Sự phát triển của từ vựng *Lí do phát triển từ vựng:

Do nhu cầu giao tiếp *Các cách phát triển từ vựng- Phát triển về nghĩa- Phát triển số lượng từ ngữ

254

Do nhu cầu giao tiếp Các cách phát triển từ vựng- Phát triển về nghĩa- Phát triển số lượng từ ngữ

+Tạo từ ngữ mới+Mượn tiếng nước ngoài3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

+Tạo từ ngữ mới+Mượn tiếng nước ngoài

Hoạt động : Tìm hiểu về từ mượn* Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số từ mượn* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Em hiểu thế nào là từ mượn? Lấy VD?Chon nhân định đúng trong các nhân định ở ý 2.Các từ mượn săm, lốp,, ga xăng có gì khác so với các từ: a xít, ra-đi o, vi -ta -min.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: Vay mượn tiếng nước ngoàiÝ cCác từ nhóm 1 đã thuần việt.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

II. Từ mượn

Hoạt động : Tìm hiểu về từ Hán việt* Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số từ Hán Việt* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.

255

* Phương thức thực hiện: hoạt động cặp đôi* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Thế nào là từ Hán Việt.Chon quan niệm đung trong các ý phần 2 sgk.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:Là từ mượn gốc HánÝb3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động : Tìm hiểu về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.* Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số thuật ngữ và biệt ngữ xã hội* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Thế nào là thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.Nêu vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay?Liệt kê một số biệt ngữ xã hội mà em biết.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niêm khoa hoc....Biệt ngữ xã hội chỉ dùng trong một nhóm người...Trong thờ kì phát triển thuật ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng.Một số biệt ngữ: cam pu chia, lệ quyên...3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

256

4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động : Tìm hiểu về trau dồi vốn từ* Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số nghĩa của từ* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh làm bài tập trong sgk bài 2,32.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm:- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa ghi đầy đủ các ngành.- Bảo hộ mậu dịch: (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài.- Dự thảo : thảo ra để đưa thông qua- Đại sứ quán : cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của nhà nước ở nước ngoài.- Hậu duệ: con cháu người đã mất

- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(đã tiến hành)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để trả lời câu hỏi của GV.

257

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đoạn văn suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt. Gạch chân dưới từ đó. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.\ + Dự kiến sp: Nội dung:Đẹp ngườiĐẹp nết: Trong trắng thủy chung, yêu thương chồng conSố phận bát hạnh...Hình thức :Đúng đoạn văn, sử dụng từ HV và chỉ đúng.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên kê* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Tìm các từ HV trong văn thơ.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:Ngày dạy:

Bài 10 – Tiết 50: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰI.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức- HS hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.- Mục đích và tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.2. Kỹ năng- Luyện tập nhận diện các yếu tố NL và viết đoạn văn có yếu tố NL...- NGhị luận trong văn bản tự sự3. Thái độ: Nghiêm túc học tập

258

4. Năng lực:Bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực hợp tác...II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: Kế hoạch bài học; ngữ liệu minh hoạ.2. Học sinh: Các yêu cầu chuẩn bị cho tiết học đã nêu.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài

học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp......

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kỹ thuật “khăn trải bàn”- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật công đoạn

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngHoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung (ghi bảng)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3 phút)1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích trí nhớ của HS về tên các kiểu văn bản(tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đến lớp 92. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cặp đôi3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ:- Gv nêu nhiệm vụ: + Thế nào là văn nghị luận?

259

+Nêu đặc điểm của văn tự sự?- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh trao đổi, thảo luận với bạn tìm câu trả lời- Giáo viên q/s, theo dõi, đôn đốc hs- Dự kiến sản phẩm:+ Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.+Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.*Báo cáo kết quảĐại diện các nhóm Hs b/cáo kq> GV và Hs khác lắng nghe*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học … ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

( 25 phút)Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

1. Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.- Mục đích và tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, nhóm…3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày ra giấy4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ

I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

260

- Giáo viên yêu cầu:+ Trong mỗi đoạn trích, nhân vật nêu ra những luận điểm gì?+ Chỉ rõ luận cứ? + Lập luận như thế nào?+ Các câu văn trong đoạn trích thường là loại câu gì?...+ Vai trò của yếu tố nghị luận?

- Thảo luận nhóm: 2 nhóm tương ứng với 2 ví dụ : - Học sinh tiếp nhận y/c *Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh thảo luận tìm ra câu trả lời- Giáo viên q/s, hỗ trợ Hs làm việc- Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Các nhóm lần lượt b/c KQĐoạn 1: Đoạn trích "Lão Hạc"

- Luận điểm: Suy nghĩ của ông Giáo thuyết phục người đọc và chính mình : Cố tìm hiểu những người xung quanh để cảm thông và yêu thương họ; vợ mình không ác.

- Luận cứ và lập luận: Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tình hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện…Phát triển vấn đề: Vợ mình không ác nhưng thị khổ quá rồi. + Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình ( từ quy luật tự nhiên ). + Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa ( như quy luật tự nhiên trên mà thôi).+ Vì cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất ( quan hệ giữa bản chất và hiện tượng ) Kết thúc vấn đề:Tôi biết vậy nên chỉ buồn nhưng không nỡ giận.- Các câu văn: Câu khẳng định, câu ghép, sử dụng cặp quan hệ từ nhân – quả: Nếu ... thì, các quan hệ từ: Nhưng, thì vậy, nên- Vai trò của yếu tố nghị luận:Với việc lập luận như trên, tác giả đã diễn tả nỗi giằng xé, trăn trở về quan điểm nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời của nhân vật Ông Giáo. Đoạn 2: Lập luận trong đoạn trích Thúy Kiều

* Đoạn 1: Đoạn trích "Lão Hạc"- Các câu văn: Câu khẳng định, câu ghép, sử dụng cặp quan hệ từ nhân – quả: Nếu ... thì, các quan hệ từ: Nhưng, thì vậy, nên- Vai trò của yếu tố nghị luận: Với việc lập luận như trên, tác giả đã diễn tả nỗi giằng xé, trăn trở về quan điểm nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời của nhân vật Ông Giáo. Đoạn 2: Lập luận trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.- Các câu văn: Câu khẳng định, câu phủ định, cặp từ hô ứng: càng ... càng- Vai trò của yếu tố nghị luận: lập luận của Hoạn Thư - bị cáo, tự bào chữa và Thuý Kiều - quan toà, phán xét khắc hoạ tình huống truyện, tô đậm tính cách nhân vật.* Ghi nhớ ( SGK )

261

báo ân báo oán.- Lập luận của Kiều thể hiện ở mấy câu đầu.

Đó là những lời mỉa mai đay nghiến: Xưa nay, đàn bà có mấy người ghê ghớm, cay nghiệt như mụ + Càng cay nghiệt càng chuốc nhiều oan trái (Đây là kiểu câu khẳng định).

- Lập luận của Hoạn Thư thể hiện ở tám dòng sau:

+ Thứ nhất: mình là đàn bà, ghen tuông là chuyện bình thường. + Thứ hai: mình đã đối xử rất tôt với Kiều khi cho chép kinh ở "Quan Âm Các". + Thứ ba: mình và Kiều đều là cánh chồng chung nên chẳng nhường cho nhau được ... + Thứ tư: dù sao mình đã gây ra nhiều đau khổ cho Kiều, giờ đây mình chỉ còn trông vào lòng khoan dung rộng lớn của Kiều ( chịu nhận tội và tỏ ra tâng bấc Kiều )Với lập luận trên của Hoạn Thư, Kiều phải công nhận Hoạn Thư là một người "khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời". Kiều phải băn khoăn và sau cùng đã tha bổng cho Hoạn Thư.- Các câu văn: Câu khẳng định, câu phủ định, cặp từ hô ứng: càng ... càng- Vai trò của yếu tố nghị luận:lập luận của Hoạn Thư - bị cáo, tự bào chữa và Thuý Kiều - quan toà, phán xét khắc hoạ tình huống truyện, tô đậm tính cách nhân vật.*Đánh giá kết quả:- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức, cho Hs ghi bảngGv: Vai trò của yếu tố nghị luận:

- Trong văn bản tự sự, để người đọc ( người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết ( người kể ) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng các lí lẽ, dẫn chứng.

- Diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần ý nghĩa.

Gv: Các từ thường được dùng lập luận ở đây là: Nếu ... thì, không những ... mà còn, trước hết, tóm lại...

262

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 PHÚT)1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học2. Phương thức thực hiện:- Hỏi - đáp- Viết3. Sản phẩm hoạt động: bài viết của HS4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ- Giáo viên nêu y/c:- Học sinh tiếp nhận… *Học sinh thực hiện nhiệm vụ- Học sinh suy nghĩ, thảo luận- Giáo viên q/s, định hướng- Dự kiến sản phẩm:Bài 1:- Lời văn trong đoạn trích (a) là lời của nhân vật ông giáo - người kể chuyện xưng "tôi", một trí thức,… - Ông giáo thuyết phục bạn đọc, thuyết phục về điều cố tìm hiểu những người xung quanh để cảm thông và yêu thương họ. Nếu có ai vì quá khổ mà mất khả năng cảm thông, không có khả năng đồng cảm với người khác – như là vợ ông giáo – thì ta cũng không vì thế mà giận họ.Bài 2:- Lúc đầu, Hoạn Thư cũng hồn lạc phách xiêu, nhưng với bản chất khôn ngoan, lọc lõi, ngay trong hoàn cảnh ấy, Hoạn Thư vẫn đủ bình tĩnh để liệu điều kêu ca. - Những điều Hoạn Thư kêu ca thực chất là lí lẽ để Hoạn Thư tự gỡ tội cho mình. + Trước hết, Hoạn Thư đưa ra giải thích sự ghen tuông là tâm lý chung của đàn bà. + Sau đó, Hoạn Thư kín đáo kể công đã chạnh lòng thương xót mà cho Kiều ra chép kinh ở Quan Âm Các, dẫu biết mà không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn. + Cao tay hơn, cuối cùng Hoạn Thư nhận hết tội lỗi về mình và xin Kiều khoan dung. + Trước những lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều phải thừa nhận rằng "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời" . Hoạn Thư đẩy Kiều tới chỗ khó xử.

II. Luyện tậpBài 1:- Lời văn trong đoạn trích (a) là lời của nhân vật ông giáo - người kể chuyện xưng "tôi", một trí thức,… - Ông giáo thuyết phục bạn đọc, thuyết phục về điều cố tìm hiểu những người xung quanh để cảm thông và yêu thương họ. Nếu có ai vì quá khổ mà mất khả năng cảm thông, không có khả năng đồng cảm với người khác – như là vợ ông giáo – thì ta cũng không vì thế mà giận họ.

263

- Cho nên dù đã nghiêm khắc răn đe Hoạn Thư nhưng rồi Kiều lại tha bổng.*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo kq*Đánh giá kết quả:- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 5 PHÚT)1. Mục tiêu: Hs biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi2. Phương thức thực hiện: cá nhân3. Sản phẩm hoạt động: bài viết4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy viết đoạn văn tự sự với chủ đề tự chọn trong đó sử dụng yếu tố nghị luận. - HS tiếp nhận, suy nghĩ, viết bài

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (02 PHÚT)

1. Mục tiêu: Giúp Hs mở rộng vốn kiến thức đã học qua việc tìm tòi2. Phương thức thực hiện: cá nhân- về nhà tìm hiểu3. Sản phẩm hoạt động: bài làm của HS4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Hs trả lời GV chuẩn xác5. Tiến trình hoạt động:- Gv nêu y/c: Tìm trong các văn bản đã học, các đoạn trích có sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?

Tuần 11 - Tiết 51: Đọc - Hiểu văn bản ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( Huy cận)

NS: 25.10.2019ND: 10.2019

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đàu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

264

- Những cảm xúc của nhà thơ trứoc biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hìnhảnh tráng lệ2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố NT vừa cổ điển vừa hiện đại.3. Thái độ: Yêu thiên nhiên , yêu lao động.4. Năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, nghe, nói, đọc, viết và tạo lập văn

bản.II/ CHUẨN BỊ- G: giáo án , BP- H: đọc và soạn bài theo câu hỏi SGKIII. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

2. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

1. Giới thiệu chung: - PP Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo dự án;

- Kĩ thuật học tập hợp tác….

2. Đọc – Hiểu văn bản:- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình, - PP TL nhóm,

- Kĩ thuật đặt câu hỏi…- Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật khăn phủ bàn…

B. Hoạt động hình thành kiến thức

3. Tổng kết- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình,

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Dạy học theo nhóm- Thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật công đoạn….

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

3. Tiến trình hoạt động

265

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp nên thơ của vùng biển Quảng Ninh và cs của người dân đánh bắt thủy sản2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, cả lớp- PP nêu vấn đề3. Sản phẩm hoạt động- HS trả lời miệng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ - Hãy nêu những hiểu biết của em về vùng biển Hạ Long? Những điều em biết được là nhờ đâu? Em nghĩ của em về vẻ đẹp nơi đây?*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh suy nghĩ trả lời: - Giáo viên: Quan sát hướng dẫn…- Dự kiến sản phẩm: + Vị trí địa lí: Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long... + Ý nghĩa: Là danh lam thắng cảnh nổi tiếng được bình chọn là một kì quan thiên nhiên Thế giới. Hạ Long là một vùng biển mang lại nhiều tiềm năng cho đất nước ở lĩnh vực kinh tế, du lịch...+ Cảm xúc: yêu mến tự hào...*Báo cáo kết quả: HS trình bày*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá:- Vào bài: Vịnh Hạ Long là cảm hứng dồi dào trong thơ ca tg Huy Cận đã cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên của Hạ Long cũng như cs của những con người mới thời kì đầu xây dựng CNXH qua bài thơ: “ Đoàn thuyền...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32 phút)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung (ghi bảng)

Hoạt động 1 : Giới thiệu chung 1. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả và

I. Giới thiệụ:1. Tác giả:- Huy Cận tên thật là

266

văn bản.….2. Phương thức thực hiện:- PP Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo dự án; Kĩ

thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, …3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của cá nhân4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động*Chuyển giao nhiệm vụ? Giới thiệu vài nét về nhà thơ Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền…?*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh lên trình bày…- Giáo viên quan sát, lắng nghe…- Dự kiến sản phẩm: Những nét chính về Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền….*Báo cáo kết quả: HS lên trình bày*Đánh giá kết quả- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng- GV hướng dẫn đọc : Cần đọc giọng vui phấn chấn, từ khổ 2 -, 3 và bảy đọc giọng cao lên một chút,chú ý đọc đúng nhịp 4 /3,2/5 ,2/2/3 - GV đọc mẫu đoạn 1, gọi HS đọc tiếp các phần còn lại.? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ ? Từ đó chia bố cục của bài ? * GV gợi ý thêm : Mạch cảm xúc theo trình tự thời gian của một cuộc đánh bắt cá từ khi ra khơi vào ,lúc hoàng hôn -> khi đánh bắt cá vào ban đem và khi trở về trời sáng-> Bố cục chặt chẽ theo 3 phần:P1: 2 khổ đầuCảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng của người đi biểnP2: 4 khổ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển vào ban đêm P3: Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh.

HĐ 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

Cù Huy Cận ( 1919-2005) quê Hà Tĩnh- Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới

2. Văn bảna. Hoàn cảnh, xuất xứ, thể loại- Sáng tác năm 1958 thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Quảng Ninh

- In trong tập “ Trời mỗi ngày lại sáng”- Thể loại: Thơ tự do

b. Đọc - chú thích - bố cục

267

ND 11.Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được bức tranh ra khơi đầy hứng khởi của đoàn thuyền đánh cá trong khung cảnh hoàng hôn tráng lệ của vùng biển Hạ Long2. Phương thức thực hiện:- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp…3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóma. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào ? Cảnh thiên nhiên được gợi tả qua những chi tiết nào? ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật sử dụng và nêu tác dụng? Qua cách miêu tả trên em có cảm nhận gì về cảnh hoàng hôn trên biểnb. Giữa khung cảnh ấy thì con người được miêu tả như thế nào ? Chỉ ra nghệ thuật sử dụng và nêu tác dụng? Qua đó ta thấy đoàn thuyền ra khơi trong khí thế ntn?

* Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận…- Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS- Dự kiến sản phẩma. - Thời điểm: Hoàng hôn + H/a mặt trời lặn, đêm tối bao trùm, sóng vỗ…Chi tiết- Mặt trời………sập cửaNT: - Mặt trời so sánh như một hòn lửa khổng lồ đang lăn xuống biển - Hình ảnh nhân hóa liên tưởng: Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, những lượn sóng dài là những như những then cài và đêm tối bao trùm trời đất như cánh cửa khổng lồ klheps lại ngôi nhà vũ trụ…- Hai vần lửa- cửa liền nhau nối nhau gây ấn tượng đột ngột nhanh chóng của đêm tối bao trùmb. – Con người lao động : “Đoàn thuyền”- một tập thể lớn hùng hậu hát vang mặt biển

II. Tìm hiểu văn bản1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

a. Cảnh thiên nhiên

268

- chữ “lại”: Diễn tả công việc của những người dân chài đều đặn thường xuyên, không phải hôm nay mới ra khơi mà ngày nào cũng vậy họ lại tiếp tục công việc của mình khi màn đêm buông xuống…- Nghệ thuật + Nói quá : Câu hát của họ như có sức mạnh đưa thuyền ra khơi xa+ Liệt kê:cá bạc, cá thu; so sánh; nhân hóa: cá bạc, cá thu, dệt biển -> sự giàu đẹp của biển+ Ẩn dụ: Câu hát thể hiện Niềm vui, tinh thần hăng say hào hứng và khát vọng chinh phục biển cả của những con người đi lao động mới

*Báo cáo kết quảHS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.(Trình trên bằng phiếu)*Đánh giá kết quảHS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm->Giáo viên bình: Bức tranh ra khơi thật mĩ lệ. Thiên nhiên chuyển mình vào trạng thái nghỉ ngơi, con người bắt tay vào làm việc với khí thế hào hứng lạc quan tràn đầy lời ca tiếng hát. Đoạn thơ khơi gợi cho mỗi chúng tatinhf yêu lao động và niềm tự hào về biển Việt Nam

NT: So sánh, nhân hóa, liên tưởng tưởng tượng- Cảnh hoàng hôn hiện lên vừa đẹp tráng lệ vừa hùng vĩ bí ẩn bước vào trạng thái nghỉ ngơi.

b. Hình ảnh con người

- Nghệ thuật nói quá, ẩn dụ, so sánh nhân hóa

- Con người ra khơi trong khí thế hào hùng lạc quan, tinh thần hay say lao động với khát vọng chinh phục thiên nhiên, làm giàu cs

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 PHÚT)1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- HS nhận xét đánh giá- GV đánh giá.5. Cách tiến hành:*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)Câu 1: 1. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng 8.

269

B. Trong chuyến đi thực tế của Huy Cận về vùng mỏ Quảng Ninh giữa năm 1958.

C. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.D. Sau năm 1975 khi đất nước được giải phóng.

2. Nhận xét sau đây đúng hay sai: “Qua hai khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá” cho ta thấy sự gần gũi, gắn bó giữa con người và thiên nhiên biển cả. Biển đêm vốn mênh mông, bí hiểm trở nên gần gũi ấm áp nh một ngôi nhà lớn.” A. Đúng B. Sai

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: thực hiện cá nhân - Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn - Dự kiến sản phẩm… *Báo cáo kết quả: HS trình bày*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (03 PHÚT)1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS5. Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Hãy chỉ ra và phân tích những biện pháp tu từ trong khổ thơ đầu bài thơ 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: * Phương thức hoạt động: cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm - Các b pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, nói quá...- Tác dụng: + B p so sánh -> h/a mặt trời lặn...vẻ đẹp hoàng hôn+ Nhân hóa ẩn dụ: sóng biên, màn đêm...+ Nói quá: Câu hát căn buồm...E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (02 PHÚT)* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.* Phương thức hoạt động: cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Tìm thêm những câu chuyện, bài thơ, bài hát về biển đảo * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

270

Viết đoạn văn ngắn (7 dòng) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh ra khơi đánh cá2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu.+ Về nhà sưu tầm.IV. ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

10/2019

Tuần 11 - Tiết 52: Đọc - Hiểu văn bản ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( Huy cận)

NS: 25.10.2019ND: 10.2019

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT2. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đàu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh sáng tác bài thơ- Những cảm xúc của nhà thơ trứoc biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hìnhảnh tráng lệ.2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố NT vừa cổ điển vừa hiện đại.3. Thái độ: Yêu thiên nhiên , yêu lao động.4. Năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, nghe, nói, đọc, viết và tạo lập văn

bản.II/ CHUẨN BỊ- G: giáo án , BP- H: đọc và soạn bài theo câu hỏi SGKIII. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :

271

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

1. Giới thiệu chung: - PP Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo dự án;

- Kĩ thuật học tập hợp tác….

2. Đọc – Hiểu văn bản:- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình, - PP TL nhóm,

- Kĩ thuật đặt câu hỏi…- Kĩ thuật học tập hợp tác - Thảo luận nhóm

B. Hoạt động hình thành kiến thức

3. Tổng kết- PP Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề- PP vấn đáp, thuyết trình,

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Dạy học theo nhóm- Thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật công đoạn….

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, cả lớp3. Sản phẩm hoạt động: Bài hát : chủ đề về biển, hò kéo lưới...4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ Hát bài hát có chủ đề về biển, hò...*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh tìm, hiểu trả lời: - Giáo viên: Quan sát hướng dẫn…- Dự kiến sản phẩm:

272

HS có thể hát tập thể hoặc cá nhân...*Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, vào bài. Bức tranh đánh cá của ngư dân được nhà thơ Huy Cận miêu tả như, chúng tìm hiểu tiếp bài họcB. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung (ghi bảng)

Hoạt động 1 : Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển

1. Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên trên biển vào đêm: lung linh, huyền ảo; và cảnh lao động đầy hăng say nhiệt tình, niềm vui và hạnh phúc lớn lao trước những thành quả lao động lớn2. Phương thức thực hiện:- PP Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm- Hoạt động cá nhân, nhóm3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- GV nhận xét, đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóma. Cảnh thiên nhiên:? Cảnh thiên thiên về đêm được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? ? Nhận xét cách lựa chọn màu sắc, không gian cảnh vật được tác giả miêu tả trong đoạn thơ này? Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên về đêm của biển Hạ Long?b. Vẻ đẹp ng lao động ?Hình ảnh những con người lao động trên biển được miêu tả qua những chi tiết nào? ? phân tích vẻ đẹp được thể hiện qua những chi tiết đó? Cảm nhận về khung cảnh lao động của những ngư dân trên biển?

* Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận…- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS- Dự kiến sản phẩm

2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển

a. Cảnh thiên nhiên

- Điệp từ, liệt kê, ẩn dụ, nhân hóa tính từ chỉ màu sắc- Cảnh biển đêm đẹp lung linh huyền ảo, thơ mông, bao dung hiền hòa .b. Vẻ đẹp ng lao động

- BP tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn- Đoàn thuyền vốn nhỏ bé trở lên kì vĩ khổng lồ hòa nhập với kích thước rộng lớn

273

a. + Các hình ảnh, chi tiết: Gió, trăng, sao, mây, trời, biển, đặc biệt các loài cá+ Khung cảnh đêm nhưng sáng lung linh bởi sắc màu của trăng, sao trên trời, và các loài cá dưới biển. Không gian cao rộng bao la; thiên nhiên hiền hòa thơ mộng, biển giàu có bao dung+ Sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh, liệt kê và tính từ chỉ màu sắc-> Bức tranh biển cả ban đêm lung linh huyền ảo, thơ mộng, boa dung…b.- Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc:+ Thuyền.. lái gió với buồm giăng; Lướt giữa mây cao- biển bằng; đậu …dò bụng biển, dàn…thế trận…+ Ta hát… gọi cá+ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng - Cách nói quá: đoàn thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm phóng như bay trên biển; cuộc đánh bắt cá giống như một trận chiến có quy mô có tổ chức mục tiêu là chinh phục biển”dò bụng biển”+ Khí thế lao động hăng say vui tươi tràn ngập lời ca tiếng hát+ Tả thực cảnh kéo cá đầy vất vả thể hiện sức mạnh khỏe khoăn, tinh thần lạc quan hp của ngư dân với những thành quả lao động lớn-> Bức tranh lao động khỏe khoắn hào hùng, người lao động hiện lên như nhưng dũng sĩ trong hành trinh chinh phục vũ trụ. Thiên nhiên hòa hợp góp sức làm nên chiến thắngGV nhận xét, chốt kiến thức*Báo cáo kết quảHS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.(Trình trên bảng phụ), hoặc trên máy chiếu*Đánh giá kết quảHS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm->Giáo viên chốt kiến thức

HĐ 3: Cảnh đoàn thuyền trở về

1. Mục tiêu: Cảm nhân khung cảnh bình minh trên biển và vẻ đẹp tâm hồn của những ngư dân trong niềm vui chiến thắng trở về

của thiên nhiên vũ trụ.- Trình độ đánh bắt cá có tổ chức, quy mô...

- Cảnh lao động vất vả nhưng rất vui tươi thơ mộng, con người say mê nhiệt tình , lạc quan yêu lao động.

3. Cảnh đoàn thuyền trở về

274

2. Phương thức thực hiện:- kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, cặp đôi3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cặp đôi? Đoàn thuyền đánh cá trở về vào thời gian nào ?Cảnh trở về miêu tả qua những hình ảnh nào?Cụm từ nào được lăp lại ở khổ đầu? Tác dụng?Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ?* Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh: phân tích câu hỏi và dự kiến trả lời …- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS- Dự kiến sản phẩm:- Thời gian: Bình minh báo hiệu một ngày mới bắt đầu, là sự khởi đầu của niềm vui hạnh phúc mà người lao động có được sau một đêm lao động- Cảnh trở về miêu tả qua những hình ảnh :Câu hát căng buồm...gióĐoàn thuyền chạy đua với mặt trời / Mặt trời đội biển…- Cụm từ được lăp lại ở khổ đầu Câu hát căng buồm...-> Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn, tinh thần lao động hăng say của người dân chài ...- Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ? Nói quá và những hình ảnh sóng đôi: Con thuyền và mặt trời được nhân hóa. Đoàn thuyền giống như bay về bến, diễn tả không khí lao động khẩn trương.. BP hoán dụ trong việc miêu tả mắt cá đã vẽ lên cảnh được mùa cá và cuộc sống hạnh phúc ấm no của người dân vùng biển.* Báo cáo kết quả: HS trình bày*Đánh giá kết quả- Giáo viên nhận xét, đánh câu trả lờicủa HS->Giáo viên chốt

HĐ 3 tổng kết:

- Thời gian: Bình minh, bóa hiệu sự khởi đầu mới

- Cấu trúc song hành, cách nói khoa trương, biện pháp nhân hóa, hoán dụ- Cảnh thiên nhiên rực rỡ tươi sáng, đoàn thuyền trở về trong không hí khẩn trương với niềm vui vô tận

275

* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV* Phương thức thực hiện: - PP vấn đáp, thuyết trình.- Kĩ thuật bản đồ tư duy- Hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS* Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Nêu khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc phân tích câu hỏi yêu cầu. + HS làm việc cá nhân .- Dự kiến sản phẩm: - GV nhận xét câu trả lời của HS.- GVchốt trên bảng phụ:

bởi thành quả lao động

III, TỔNG KẾT1, Nghệ thuật- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh nhân hóa phóng đại.- Cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh sáng tạo sự tưởng tượng thú vị giàu sức lãng mạn.2, Nội dung

- Bài thơ ca ngợi sự giàu đẹp của biển quê hương, tinh thần lao động hăng say của những con người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.3. Ghi nhớ: SGK

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 PHÚT)1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- HS nhận xét đánh giá- GV đánh giá.5. Cách tiến hành:*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 1 Nhận xét nào nói đúng nhất về chủ đề bài thơ ?HĐ cặp đôiA. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển đêmB. Bài thơ là bức tranh tráng lệ và hào hùng về đoàn thuyền đánh cá.C. Bài thơ là khúc tráng ca ngợi thiên nhiên đất nước.D. Bài thơ là khúc tráng ca ngợi thiên 2. Hãy chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ qua đoạn thơ:HĐ cá nhân“ Cá nhụ, cá chim.......nước Hạ Long” * HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

276

- Học sinh: thực hiện cá nhân, trao đổi với bạn - Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn *Báo cáo kết quả: HS trình bàyHS tự do trình bảy theo cảm nhận của cá nhân GV khuyến khích những cảm nhận có sáng tạo thể hiện những cảm nhận sâu sắc*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (04 PHÚT)1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS5. Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 dòng nêu cảm nhận của em về một khổ thơ mà em thích nhất của bài 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Xác định yêu cầu. + Suy nghĩ trả lời. + 2 HS trả lời.- GV nhận xét câu trả lời của HS.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (01 PHÚT)* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.* Phương thức hoạt động: cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: 1.Tìm thêm những câu chuyện, bài thơ, bài hát về biển2. Vẽ tranh minh họa cho một cảnh trong bài thơ* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: - Sưu tầm những bài thơ, bài hát viết về biển- HS có thể vẽ tranh tự chọn cảnh trong thơ2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu.+ Về nhà sưu tầm.IV. .

10/2019

277

NS: /10/2019ND: / /2019 Tuần 11 Tiết 53 Tiếng việt TỔNG KẾT TỪ VỰNG

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Học sinh cần nắm - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình, phép tu từ so sánh, ẩn dụ nhân hóa, hoán dụ nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ chơi chữ. - Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kỹ năng - Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng thanh, tượng hình trong văn bản. - Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ , chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể 3.Thái độ - Có thái độ củng cố kiến thức 4. Năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ , cảm thụ văn chương, năng lực khái quan tổng hợp II. CHUẨN BỊ

GV: Giáo án + bảng phụ HS: chuẩn bị bài

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Đàm thoại, tái hiện hệ thống khái quát hóa Kt,

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ năng trình bày một phút

1.Ôn tập về từ tượng hình tượng thanhPP tái hiện, giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ năng trình bày một phút

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Các biện pháp tu từ- Dh theo dự án- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề- Dạy học theo nhóm- Vấn đáp, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi

278

luyện tập - Thuyết trình, vấn đáp - Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật công đoạn

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình đàm thoại.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngHOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tái hiện lại kiến thức đã học 2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, cả lớp3. Sản phẩm hoạt động- HS trả lời miệng4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ ? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong những câu văn sau:“Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôiCon chó khóc đứng khoác ngồiMẹ ơi đi chợ mua tôi hào giềng”?*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh tìm hiểu trả lời: - Dự kiến sản phẩm: + Từ tượn gthanh: cục tác, ủn ỉn -> gợi tả âm thanh loài vật+ Biện pháp tu từ nhân hóa: con lợn...mua hành cho tôiCon chó khóc....mẹ ơi...*Báo cáo kết quả: HS trình bày theo ý kiến của cá nhân*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét và dẫn vào bàiB. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 : từ tượng hình, tượng thanh1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về từ

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

279

tượng hình tượng thanh, vận dụng giải quyết các bài tập2. Phương thức thực hiện:- PP Kĩ thuật đặt câu hỏi…- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, …3. Sản phẩm hoạt động: - Khái niệm về từ tượng hình tượng thưnh- Giải đáp các bài tập SGK4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động*Chuyển giao nhiệm vụ? Nhắc lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh- HĐ cả lớp? Giải BT 1,2 – HS HĐ cặp đôi*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh lên trình bày viết bảng- Giáo viên quan sát, lắng nghe…- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS*Báo cáo kết quả: HS lên trình bày*Đánh giá kết quả- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức

Hoạt động 2: Ôn các biện pháp tu từ1. Mục tiêu: Củng cố hệ thống lại kiến thức về các biện pháp tu từ; vận dụng giải các bài tập về các biện pháp tu từ2. Phương thức thực hiện: Sử dụng PP- DH theo dự án- Thảo luận theo nhóm- Vấn đáp, thuyết trình3. Sản phẩm hoạt động: - Trình bày kết quả dự án: khái niệm các biện pháp tu từ- Trình bày kết quả thảo luận nhóm: giải các bài tập về biện pháp tu từ4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

1. Khái niệm - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái của sự vật-Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người

2. Bài tập 1. Tên loài vật là từ tượng thanh- Lợn, chó, mèo, dê3. Bài tập 2- Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng- Miêu tả hình ảnh đám mây 1 cách cụ thể và sống động.

II. Một số biện pháp tu từ từ vựng1. Khái niệm

280

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân, HĐ nhóm

a. Em đã được học các biện pháp tu từ nào? Hãy trình bày lại từng khái niệm các biện pháp tu từ đó ( Giao dự án về nhà)b. Vận dụng lí thuyết làm các bài tập mục 2 ( HĐ cặp đôi)c. Đọc yêu cầu và giải bài tập 3 ( mỗi nhóm làm 1 ý)* Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh: HS thực hiện nhiệm vụ theo YC- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS- Dự kiến sản phẩm+ KN các BP tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá. Nói giảm nói tránh… + Lên bảng giải BT 2+ Trình bày nhóm bằng phiếu học tập BT 3*Báo cáo kết quảHS trình bày kết quả đã được phân công*Đánh giá kết quả- HS tự đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh câu trả lời của HS

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG (7 PHÚT)1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức ôn tập để làm một số bài tập luyện tập2. Phương thức thực hiện: HĐ cả lớp, nhóm3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập4. Phương án kiểm tra, đánh giá:- HS nhận xét đánh giá- GV đánh giá.5. Cách tiến hành:*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI - Tìm 5 từ tượng thanh mô phỏng tiếng khóc, tiếng cười, tiếng chim…đặt câu minh họa- Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng điệu của con người. Đặt câu phù hợpHĐ CÁ NHÂN:Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp tu từ khỏ thơ cuối bài” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến Duật)

281

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: thực hiện cá nhân, trao đổi với bạn - HS suy nghĩ trịnh bày vào vở - Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn *Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng hoặc lên bảng viết.*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (02 PHÚT)* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học để tự đặt những đề bài tương tự và thực hiện đúng các bước để tạo lập văn bản* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.* Phương thức hoạt động: cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: Đọc lại bài thơ:” Đoàn thuyền đánh cá” ( Huy Cận)a. Tác giả điệp lại nhiều lần từ “hát” trong bài thơ có ý nghĩa gìb. Chỉ ra và phân tích cac biện pháp tu từ đoạn 1 bài thơ2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu.+ Về nhà thực hiện.IV. Rút kinh nghiệm …

/2019

NS: /10/2019 ND: / /2019 Tuần 11 tiết 54 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Học sinh cần nắm: đặc điểm của thể thơ 8 chữ 2. Kỹ năng - Nhận biết thơ 8 chữ - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ 8 chữ 3. Thái độ - Giáo dục học sinh lòng yêu thích làm thơ4. Năng lực: bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ ca, năng khiếu làm thơ II. CHUẨN BỊ

GV: Giáo án + bảng phụ

282

HS: chuẩn bị bài

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Đàm thoại, thuyết trình - Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ năng thuyết trinh, ca hát

1.Nhận diện thơ 8 chữ- PP quan sát, phát hiện- Tư duy khái quát

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ năng trình bày một phút

B. Hoạt động hình thành kiến thức

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học theo nhóm- Thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình đàm thoại.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

A. HĐ KHỞI ĐỘNG:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ ? GV cho HS đọc 1 đoạn thơ tám chữ mình thuộc hoặc chuẩn bị ra giấy?

Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó? - Thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.- Dự kiến sản phẩm:- HS lựa chọn đọc- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

283

+Giáo viên nhận xét, đánh giá… GV( dẫn dắt): bổ sung đi vào bài.Sau đó GV đi vào bài ở bài trước các em đã tìm hiểu các đặc điểm của thể thơ tám chữ. Hôm nay chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu, làm thơ 8 chữ .

B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV & HS Nội dungHĐ 1: Nhận diện thơ 8 chữ1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được thơ 8 chữ2. Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.3. Phương thức thực hiện: trình bày dự án (theo nhóm)4. Yêu cầu sản phẩm: Kết quả dự án nhóm, phiếu học tập5. Cách tiến hành:Hoạt động cá nhân, nhóm .1 - GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại đặc điểm thể thơ 8 chữ?2- HS thực hiện nhiệm vụ.- GV lần lượt cho HS nhắc lại các ý sau :+ Số chữ.+ Số câu.+ Gieo vần.+ Ngắt nhịp. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung còn thiếu.- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức

HĐ 2:Hoàn thiện khổ thơ

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được thơ 8 chữ* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án (theo nhóm)* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả dự án nhóm, phiếu học tập* Cách tiến hành:Hoạt động cá nhân, nhóm .1 - GV chuyển giao nhiệm vụ: Treo bảng phụ ghi 4 khổ thơ còn trống câu cuối.

I. Nhận diện thể thơ tám chữ- Số chữ : 8 chữ/ dòng.- Số câu : Không hạn định (Thường chia thành khổ, mỗi khổ 4 dòng).- Gieo vần : Vần chân (Cuối câu).+ Vần liên tiếp : 1, 2, 3, 4.+ Vần gián cách : 1, 3, 5, 7…. Hoặc : 2, 4, 6, 8. Hoặc : 1, 2, 4, 6.- Ngắt nhịp : 3/ 3/ 2. Hoặc : 2/ 3/ 3. Hoặc : 4/ 4.

II. Luyện tập1. Viết thêm để hoàn thành khổ thơ

284

? Viết thêm để hoàn thành khổ thơPhát phiếu HT, hs thảo luận làm bài.

- Khổ 1: N1; Khổ 2: N2- Khổ 3: N3; Khổ 4: N4

2- HS thực hiện nhiệm vụ.- Dự kiến sản phẩmGọi từng nhóm đọc đáp án.Nhận xét chéo giữa các nhómG nhận xét kết luận cung cấp đáp án.- Khổ 1: Cành mùa xuân đã mùa xuân nảy lộcHoa gạo nở rồi , nở đỏ bên sôngTôi cũng khác tôi sau lần gặp trướcMà sông bình yên nước chảy theo dòng.- Khổ 2:Biết làm thơ chưa hắn là thi sĩNhư người yêu khác hắn với tình nhânBiển dù nhỏ không phải là ảo mộngMột cành đào chưa thể gọi mùa xuân- Khổ 3:Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờPhố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắngVà mưa rơi thật dịu dàng, êm lặngCho một người nào đó ngạc nhiên hoa.- Khổ 4:Trời trong biếc không qua mây gợn trắngGió nồm nam lộng thổi cánh diều xaHoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắngLũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung còn thiếu.- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức

? Đọc diễn cảm các khổ thơ.? Gv đọc một số bài mẫu.- Đề tài nhà trường:

Nhớ trường Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông Khăng quàng tung bay rực rỡ nắng hồng Xa bè bạn, sao bỗng thấy bâng khuâng.

285

- Đề tài bạn bèNhớ bạn

Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trờiNhớ những ngày rộn rã tiếng cười vuiVà nhớ những đêm lửa trại tuyệt vờiQuây quần bên nhau long lanh lệ rơi.

- Đề tài: Quê hươngCon sông quê hương

Con sông quê ru tuổi thơ trong mơGiữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt

Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thậtĐể mai này thao thức viết thành thơ.

*GV hướng dẫn HS làm thơ 8 chữ theo đề tài.- GV tổ chức cho HS luyện tập theo nhóm. - GV nêu các đề tài cho HS tham khảo :+ Tình bạn.+ Mái trường.+ Thầy cô.+ Đảng, Bác…1.GV giao nhiệm vụ.Làm theo nhóm bàn2- HS thực hiện nhiệm vụ.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung còn thiếu.- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức- GV đánh giá, định hướng cho HS sửa chữa theo đúng nội dung, đúng vần, luật.

C,D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm & cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Tiếp tục hoàn chỉnh bài thơ của nhóm mình.- Tập làm các bài thơ theo đề tài khác..Thực hiện nhiệm vụ: - HS chọn 1 trong 2 đề bài trên để viết.- GV: Quan sát, giúp đỡ hs thực hiện nhiệm vụ.- Dự kiến sản phẩm… + Hs tự chọn

286

+ viết được + Yêu cầu: ND bài viết sâu sắc, đúng cấu trúc.. Báo cáo kết quả: Các nhóm chọn sản phẩm tốt nhất để trình bày, các nhóm khác lắng nghe.. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chọn bài viết hay nhất, yêu cầu lớp ghi nhanh.E. Hoạt động 5: : Tìm tòi mở rộngTiếp tục tập làm thơ tám chữ, sưu tầm những bài thơ 8 chữ hay.

IV. Rút kinh nghiệm

NS: /10/2019ND: /11/2019

Tuần 11 Tiết 55TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1.Kiến thức: - Thấy được yêu cầu của bài kiểm tra, biết được ưu điểm, khuyết điểm của bài làm. - Có ý thức học bài nghiêm túc để bảo đảm kiến thức cơ bản về văn học hiện đại2.Kỹ năng: - Biết sửa các lỗi trong bài làm .3.Thái độ:- Có ý thức học bài nghiêm túc để bảo đảm kiến thức cơ bản về văn học hiện đại- Yên văn học.4. Năng lực: Biết sửa lỗi sai, làm bài hay hơn.II.Chuẩn bị:- Giáo viên: Bài đã chấm, chuẩn bị nhận xét.- Học sinh: Học bài cũ, Nắm chắc các tác phẩm văn học hiện đại. II. CHUẨN BỊ

GV: Giáo án + Chấm bài HS: Sách vở

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG

I. Đề bàiYC HS nhắc lại đề bài1. Hoàn thiện bảng hệ thống về tác giả, văn bản2. Câu thơ nào trong đoạn trích chị em Thúy Kiều ngầm dự báo số phận của TK,TV? Em hiểu những câu thơ đó như nào?

287

3. Bằng đoạn văn khoảng 10 câu, tóm tắt lại tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương” ? Chỉ ra điểm thắt nút và mở nút của truyện? nhận xét nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Dữ qua tác phẩm: “ Chuyện người con g?ái Nam xương”. 4.. Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” .

II. Đáp án và biểu điểmCâu 1: 1 điểm STT Văn bản Tác giả Chữ viết 1 Chuyện người…. Nguyễn Dữ Chữ Hán 2 Hoàng lê nhất….( hồi 14 Ngô Gia Văn Phái Chữ Hán 3 Truyện Kiều Nguyễn Du Chữ Nôm4 Lục Vân Tiên cứu KNN NĐC Chữ NômCâu 2: (2 điểm)- Câu thơ cho biết số phận của TV “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”-> dự báo cuộc đời suôn sẻ hạnh phúc - Câu thơ dự bào số phận TK: “ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” - > Dự báo một số phận gặp nhiều sóng gió, vì sự ghen ghét đố kị của cuộc đời Câu 3: (3 điểm) * Tóm tắt cốt truyện - HT: ( 0,25 điểm): đoạn văn với số dòng quy định - Nội dung: (0,75 điểm): Tóm tắt được những chi tiết chính của truyện* Điểm thắt nút và mở nút của truyện:1 điểm Hình ảnh cái bóng xuất hiện qua lời bé Đản khi Trương Sinh mãn hạn lính trở về: “ Ô hay…. Chẳng bao giờ bế Đản cả”; và sau khi VN mất, bé Đản lại chỉ bóng TS nhận là cha…* Nghệ thuật(1 điểm)+ Xây dựng tình huống độc đáo, kịch tính hấp dẫn+ Diễn biến tâm lí , hành động nhân vật phù hợp thể hiện tính cách nhân vật..+ Sự đan xen giữa yếu tố thực với yếu tố kì ảo làm câu chuyện vừa gần gũi cs thực vừa mang tính chất hoang đường thường gặp trong truyện dân gian, khiến câu chuyện hấp dẫn.+ Cách kết thúc truyện sáng tạo thể hiện được ước mơ nhân dân về sự công bằng trong xã hội vừa có ý nghĩa tố cáo sâu sắc..Câu 4: 4 điểm

* Yêu cầu: - HT:( (0,5 điểm) 1 đoạn văn, không sai lõi chính tả, diễn đạt- ND: ( 3,5 điểm) HS viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tâm trạng của

Thúy Kiều đảm bảo các nội dung sau: - Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” gợi nỗi buồn triền miên day dứt trong lòng

Kiều.

288

- Tả cảnh ngụ tình, từ láy gợi hình ảnh gợi tâm trạng : Cảnh vật được nhìn qua tâm trạng của Kiều, mỗi cảnh vật khơi gợi trong lòng Kiều một tâm trạng khác nhau.+ Nhìn con thuyền thấp thoáng xa gợi nỗi buồn lưu lạc, nỗi nhớ nhà, nhớ quê.+ Nhìn cánh hoa trôi… nàng liên tưởng đến bản thân mình trôi dạt, lênh đênh giữa dòng đời vô định (hình ảnh ẩn dụ).+ Nhìn nội cỏ dầu dầu giữa chân mây mặt đất vô cùng rộng lớn xa xăm hay chính là tâm trạng bi thương trước tương lai mờ mịt của nàng+ Tiếng sóng “ầm ầm” xô bờ dữ dội gợi lên trong lòng nàng tâm trạng lo sợ, hãi hùng trước những tai hoạ lúc nào cũng rình rập ập xuống đầu nàng. * Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần , trình bày khoa học 1đ

1.Ưu điểm:

3. Tồn tại

3. Chữa lỗi sai GV chữa lỗi học sinh mắc phải trong bài GV gọi điểm vào sổ

III. Nhận xét1.Ưu điểm:

2.Tồn tại

IV. Chữa lỗi sai

V. Gọi điểm vào sổKết quảG: K: TB: Y: K:

Chuẩn bị bài thơ “ Ánh trăng”

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tuần: 12TIẾT 56: Ánh trăng

(Nguyễn Duy) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức:

- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.. - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản thơ được sáng tác năm 1975.

289

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.3. Thái độ: - Sống “ Uống nước nhớ nguồn”, ân tình, thuỷ chung .

* Tích hợp giáo dục môi trường: Phân tích mục 1, sự gắn bó giữa thiên nhiên, môi trường và con người. Liên hệ: môi trường và tình cảm.

* Kỹ năng sống: biết ơn4. Năng lực:

- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm................II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Soạn bài.- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dungA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Khơi dậy ở HS những cảm xúc, suy nghĩ về hình

290

ảnh vầng trăng và thái độ sống ân tình thủy chung, dẫn vào tác phẩm.2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ * GV cho học sinh quan sát tranh và yêu cầu các em đọc một bài thơ, một đoạn thơ hoặc hát một bài hát phù hợp với chủ đề của bức tranh.

*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.3. Dự kiến sản phẩm:- Học sinh đọc những câu thơ trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu…. hoặc những câu thơ trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáGV: Đúng vậy các em ạ. Đề tài về trăng được đi vào thơ ca không mới rất gần gũi, thân thuộc nhưng trong thơ Nguyễn Duy lại rất mới lạ bởi vì nó thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu chung* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Duy và văn bản “Ánh trăng”.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm (hoặc dự án nhóm) bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?

I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả- Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở tỉnh Thanh Hoá.- Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

2. Tác phẩma. Hoàn cảnh, chủ đề:

291

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Nguyễn Duy, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, có tranh minh họa- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…+ Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở tỉnh Thanh Hoá.- Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, ông về làm việc tại báo Văn nghệ của hội nhà văn Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.- Sáng tác năm 1978 tại thành phố HCM, ba năm sau ngày đất nước giải phóng.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Đề xuất cách đọc văn bản?- Hướng dẫn HS đọc bài thơ.+ Ba khổ thơ đầu : giọng kể, nhịp thơ chảy trôi bình thường.+ Khổ thơ 4 : giọng thơ đột ngột cất cao.+ Khổ thơ 5 : giọng tha thiết, trầm lắng.- GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại. Thảo luận nhóm bàn:? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Bố cục của bài thơ? Nội dung chính của từng phần.Dự kiến TL:- Thể thơ: Năm chữ- Bố cục: 3 phần+ 2 khổ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.+ 2 khổ tiếp: Vầng trăng trong hiện tại.+ 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Sáng tác năm 1978 tại thành phố HCM, ba năm sau ngày đất nước giải phóng.

- Chủ đề: Thông qua hình tượng nghệ thuật “áng trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm

b. Đọc, chú thích, bố cục:

* Kết cấu, bố cục- Bố cục: 3 phần

292

+ 2 khổ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.+ 2 khổ tiếp: Vầng trăng trong hiện tại.+ 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản1. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. * Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về hình ảnh vầng trăng trong quá khứ và cảm nhận về mối quan hệ giữa người và trăng.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:- Đọc lại 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:

Thảo luận bằng kĩ thuật khăn phủ bàn(7 phút):

1.Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ được miêu tả như thế nào.2. Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc của tác giả.3. Qua đó, em có em nhận xét gì về mối quan hệ giữa người và trăng?

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả.- GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời.- Dự kiến sản phẩm… ** TrăngTrăng trongtrong quáquá khứkhứ-- HồiHồi nhỏ:nhỏ: ++ đồngđồng ++ sôngsông ++ bểbể=>Sống=>Sống hòahòa hợp,hợp, thânthân thiếtthiết vớivới thiênthiên nhiên.nhiên.-- HồiHồi chiếnchiến tranh:tranh: ởở rừngrừng=>=> TrăngTrăng làlà tritri kỉ.kỉ.

II. Tìm hiểu văn bản1. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.

NT: ĐiệpĐiệp ngữ,ngữ, nhânnhân hóa,hóa, soso sánhsánh

=>=> TrăngTrăng vớivới ngườingười làlà đôiđôi bạnbạn tritri kỉ,kỉ, thânthân thiết,thiết, ânân tình,tình, gắngắn bóbó vớivới nhữngnhững thăngthăng trầm,trầm, giangian laolao củacủa đấtđất nước.nước.

293

** BiệnBiện pháppháp nghệnghệ thuật:thuật:-- ĐiệpĐiệp ngữ,ngữ, nhânnhân hóa,hóa, soso sánhsánh** MốiMối quanquan hệ:hệ:-- TrăngTrăng vớivới ngườingười làlà đôiđôi bạnbạn tritri kỉ,kỉ, thânthân thiết,thiết, ânân tình,tình, gắngắn bóbó vớivới nhữngnhững thăngthăng trầm,trầm, giangian laolao củacủa đấtđất nước.nước.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngGV: - Thời thơ ấu: trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên vĩnh hằng, là bầu bạn của tuổi thơ, trăng ngập tràn trên cánh đông, dòng sông, bãi bể- Khi trưởng thành: Người lính chiến đấu ở rừng sâu vầng trăng thành tri kỉ. Tình cảm giữa trăng và người vốn đẹp đẽ lại càng đẹp hơn.=> Trăng và người đến với nhau chân thành, tình nghĩa... Trăng trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống. Vậy vầng trăng trong hiện tại như thế nào cô cùng với các em chuyển sang tìm hiểu phần tiếp theo.

2. Vầng trăng hiện tại.* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về hình ảnh vầng trăng trong hiện tại và cảm nhận về thái độ của người với trăng.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:- Đọc lại 2 khổ thơ 3,4 và trả lời câu hỏi:

Thảo luận cặp đôi(5 phút):

1. Cuộc sống hiện tại của nhân vật trữ tình như thế nào.2. Nhân vật trữ tình gặp lại trăng trong tình huống nào.3. Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn

2. Vầng trăng hiện tại.

294

thơ.4. Qua đó, em có cảm nhận gì về thái độ của người với trăng?

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả.- GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời.- Dự kiến sản phẩm… ** CuộcCuộc sốngsống hiệnhiện tại:tại: ++ ĐấtĐất nướcnước hòahòa bìnhbình ++ HoànHoàn cảnhcảnh sốngsống thaythay đổi:đổi: NgườiNgười maymay mắnmắn từtừ rừngrừng sâusâu trởtrở vềvề nơinơi thànhthành phố.phố. CuộcCuộc sốngsống đầyđầy đủđủ vănvăn minhminh** TìnhTình huốnghuống gặpgặp lạilại trăng:trăng:-- MấtMất điện,điện, phòngphòng tốitối om,om, vộivội vàngvàng mởmở tungtung cửacửa sổsổ=>=> ĐộtĐột ngộtngột gặpgặp lạilại cốcố nhân.nhân.** NghệNghệ thuật:thuật: NhânNhân hóa,hóa, soso sánh,sánh, hoánhoán dụ,dụ, đốiđối lập….lập….=>=> TháiThái độđộ củacủa ngườingười vớivới trăngtrăng lạnhlạnh nhạtnhạt coicoi trăngtrăng nhưnhư mộtmột ngườingười xaxa lạ…lạ…

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Chiến tranh qua đi cuộc sống bình yên trở lại, người lính trở về nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, con người thay đổi……Phải đến khi đèn tắt, con người mới nhìn thấy và nhận ra trăng vẫn thủy chung, tình nghĩa, vẫn là thứ ánh sáng trong ngần như xưa.

3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.

- Nhân hoá, so sánh.=> Người coi trăng như người dưng- Con ng vô tình.

- Hình ảnh đối lập => Vầng trăng xuất hiện bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình. Trăng vẫn thủy chung, tình nghĩa.

3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.

295

* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:- Đọc lại 2 khổ thơ 5,6 và trả lời câu hỏi:

Thảo luận nhóm bàn(5 phút):

1. Nhận xét tư thế, tâm trạng của nhân vật trữ tình khi bất ngờ gặp lại trăng.2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào.3. Hình ảnh vầng trăng tròn và im phăng phắc có ý nghĩa gì.4. Tại sao “ta” phải giật mình.

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả.- GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời.- Dự kiến sản phẩm… ** TưTư thế,thế, tâmtâm trạng:trạng: ++ TưTư thế:thế: ngửangửa mặtmặt ->-> nhìnnhìn nhậnnhận lạilại nhữngnhững giágiá trịtrị đãđã từngtừng bịbị lãnglãng quên..quên.. ++ TâmTâm trạng:trạng: XúcXúc độngđộng khôngkhông nóinói đượcđược lênlên lời,lời, thổnthổn thứcthức xótxót xa…..xa…..** NghệNghệ thuật:thuật: SoSo sánh,sánh, điệpđiệp ngữngữ =>=> nhấnnhấn mạnh,mạnh, khắckhắc sâusâu nhữngnhững hìnhhình ảnhảnh củacủa quáquá khứ,khứ, đánhđánh thứcthức quáquá khứkhứ tươitươi đẹp..đẹp..++ NhânNhân hóa,hóa, ẩnẩn dụ,dụ, đốiđối lậplập =>=> tượngtượng trưngtrưng chocho quáquá khứkhứ vẹnvẹn nguyênnguyên khôngkhông phaiphai mờmờ nhưngnhưng cũngcũng rấtrất khoankhoan dung,dung, vịvị thatha vàvà nghiêmnghiêm khắc…khắc…** ÝÝ nghĩa:nghĩa:-- VầngVầng trăngtrăng làlà hìnhhình ảnhảnh tượngtượng trưngtrưng chocho vẻvẻ đẹpđẹp quáquá khứkhứ tròn,tròn, vẹnvẹn nguyênnguyên khôngkhông phaiphai mờmờ nhưngnhưng cũngcũng rấtrất khoankhoan dung,dung, vịvị thatha vàvà nghiêmnghiêm khắckhắc nhắcnhắc nhởnhở concon ngườingười đừngđừng quênquên điđi quáquá khứkhứ=>=> GiậtGiật mìnhmình làlà phảnphản xạxạ củacủa ngườingười biếtbiết suysuy nghĩ,nghĩ, tựtự nhậnnhận rara sựsự vôvô tìnhtình bạcbạc bẽobẽo củacủa mình.mình. ĐóĐó làlà sựsự ănăn năn,năn, tựtự nhắcnhắc nhởnhở bảnbản thânthân

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Từ láy, so sánh, điệp ngữ => Vầng trăng đột ngột xuất hiện làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu với cảm xúc rưng rưng thành kính.- Trăng biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng, vẹn nguyên không thể phai mờ.- Nhân hoá.=> Nhắc nhở nhà thơ, mọi người không được vô tình, lãng quên quá khứ.

296

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tổng kết* Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản bằng bài tập điền khuyết?* Nghệ thuật:- Thể thơ....- Ngôn ngữ- Giọng điệu....* Nội dung:- Bài thơ là lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng...- Thái độ sống...2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi- Dự kiến sản phẩm:* Nghệ thuật:- Thể thơ năm chữ- Ngôn ngữ: giản dị, hàm xúc...- Giọng điệu: tâm tình..* Nội dung:- Là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính....- Thái độ sống thủy chung, ân nghĩa...

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

III. Tổng kết.1. Nghệ thuật2. Nội dung

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

IV. Luyện tập:

297

* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Câu hỏi: Tại sao trong cả bài thơ “ Ánh trăng” tác giả đều dùng từ “vầng trăng” nhưng đến cuối bài thơ lại viết “ ánh trăng”.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:+ Vầng trăng là hình ảnh của tự nhiên vĩnh hằng, tượng trưng cho sự viên mãn trọn vẹn, không bao giờ thay đổi. Vầng trăng được nhân hóa trở thành người bạn thân của nhân vật trữ tình, thủy chung trong mọi hoàn cảnh.+ Ánh trăng: là ánh sáng của vầng trăng chiếu tỏa xuống trần gian. Ánh sáng ấy không chỉ soi tỏ không gian nơi thành phố, soi vào phòng buyn- đinh mà còn soi tỏ cả góc khuất trong lòng người, cảm hóa và thức tỉnh con người, giúp con người giật mình nhận ra lỗi lầm trong cánh cư xử. Đó là ánh sáng của lương tri, của đạo làm người nên nhà thơ đặt nhan đề là ánh trăng.=> Cả bài thơ dùng từ “ vầng trăng” để chỉ đối tượng khách quan và biểu tượng ẩn dụ. Khổ cuối dùng “ ánh trăng” với ý nghĩa chỉ sự cảm hóa, thức tỉnh con người như một điểm nhấn của toàn bài.

4. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.5. Đánh giá kết quả

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Trong cuộc đời của mỗi con người khi nào cần có cái giật mình như vậy? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.

298

+ Dự kiến sp: + Con người có những lúc giật mình trước, trong, và sau khi làm một việc gì đó có ảnh hưởng không tốt đến mọi người đến cuộc sống. Từ đó mỗi người tự rút ra cho mình một lối sống đẹp, biết giật mình đúng lúc để hoàn thiện mình hơn.+ Liên hệ bản thân: Đã mắc lỗi gì, đã biết giật mình và sửa chữa ntn?

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ. Em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.

Ký duyệtNgày soạn:Ngày giảng:

Tuần: 12TIẾT 56: Bếp lửa

(Bằng Việt) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.2.Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

299

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.3. Thái độ:

- Giáo dục tình yêu thương những người thân 4. Năng lực:

- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm................II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.2. Học sinh:- Soạn bài.- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dungA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Khơi dậy ở HS những cảm xúc, suy nghĩ về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh đối với cn cháu.2. Phương thức thực hiện:

300

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ - Tìm từ còn thiếu điền vào dấu (…) trong câu thơ sau: “(…) như quả ngọt chín rồiCàng thêm tuổi tác, càng thêm lòng vàng.”*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.3. Dự kiến sản phẩm:- Từ còn thiếu: “ Bà”*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáGV giao tiếp nhiệm vụ cho học sinh? Trong chương trình Ngữ văn THCS em đã học bài thơ nào viết về bà? Của ai?Nêu nội dung bài thơ?Tình cảm của em với bà của mình như thế nào?Em có thể kể một vài kỉ niệm của em với bà?- HS thực hiện nhiệm vụ- Dự kiến sản phẩm+ Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh+ Bài Bếp lửa của Bằng ViệtGV: Đúng vậy các em ạ. Trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, anh lính trẻ trên đường hành quân xa, nghe tiếng gà gáy trưa lại trợt nhớ tới bà mình khun khun soi trứng và mắng yêu cháu đứng nhìn gà đẻ mà lang mặt. Vậy bằng Việt trong bài thơ Bếp lửa đã thể hiện tình yêu bà như thế nào khi xa quê. Cô cùng với các em sẽ đi tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu chung* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Bằng Việt và văn bản “Bếp lửa”.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt

I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả

301

động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm (hoặc dự án nhóm) bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Bằng Việt, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, có tranh minh họa- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…- Bằng Việt tên thật Nguyễn Việt Bằng, nguyên quán xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây ,sinh tại Huế và học tại Hà Nội. Sau khi tn khoa Pháp lý, Đh Tổng hợp Kiev - 1965, (về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Ubkhxh Việt Nam. Đến năm 1969, ông công tác ở Hội Nhà văn VN. Năm 1970, ông công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, ( phóng viên chiến trường). Sau khi về Hội Vhnt Hà Nội, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội VHNT Hà Nội (1983-1989) và người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985)

- Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô và bắt đầu làm thơ.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Đề xuất cách đọc văn bản?- Hướng dẫn HS đọc bài thơ.+ Giọng đọc tình cảm, chậm rãi và lắng đọng, xúc động bồi hồi.- GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại. Thảo luận cặp đôi:? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Bố cục của bài thơ? Nội dung chính của từng phần.Dự kiến TL:

- Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh ngày 15/6/1941.- Quê: Hà Nội- Thơ ông trong trẻo, mượt mà, thường gắn với kỉ niệm tuổi thơ và ước mơ của tuổi trẻ.

2. Tác phẩma. Hoàn cảnh, chủ đề:

- Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô và bắt đầu làm thơ.

- In trong tập “Hương cây- Bếp lửa”

b. Đọc, chú thích, bố cục:

302

- Thể thơ: 8 chữ- Bố cục: 3 phần+ khổ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm hứng.+ 4 khổ tiếp: Dòng hồi tưởng về bà và tình bà cháu.+ 2 khổ cuối: Những suy ngẫm về bà và bếp lửa quê hương.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* Kết cấu, bố cục- Bố cục: phần+ khổ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm hứng.+ 4 khổ tiếp: Dòng hồi tưởng về bà và tình bà cháu.+ 2 khổ cuối: Những suy ngẫm về bà và bếp lửa quê hương.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc. * Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về hình ảnh khơi dòng hồi tưởng của tác giả về bà và quê hương.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:- Đọc lại khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:

Thảo luận bằng kĩ thuật khăn phủ bàn(7 phút):

1. Hình ảnh bếp lửa được hình dung trong trí nhớ của tác giả qua những chi tiết nào.2. Tìm từ láy và hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn thơ và nêu tác dụng.3. Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh bếp lửa trong tâm trí của tác giả?

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả.- GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào

II. Tìm hiểu văn bản1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.

NT: Từ láy, ẩn dụ

303

gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời.- Dự kiến sản phẩm… ** ChiChi tiếttiết-- BếpBếp lửalửa chờnchờn vờnvờn-- BếpBếp lửalửa ấpấp iuiu** BiệnBiện pháppháp nghệnghệ thuật:thuật:-- TừTừ láy:láy: ++ chờnchờn vờnvờn =>=> HìnhHình ảnhảnh quenquen thuộc,thuộc, gầngần gũi.gũi. ++ ấpấp iu=>iu=> gợigợi hìnhhình ảnhảnh bànbàn taytay ngườingười bàbà kiênkiên nhẫn,nhẫn, khéokhéo léo.léo.-- ẨnẨn dụ:dụ: “Biết“Biết mấymấy nắngnắng mưa”=>mưa”=> cuộccuộc đờiđời lolo toan,toan, vấtvất vảvả củacủa bàbà ** CảmCảm nhận:nhận:-- BếpBếp lửalửa gắngắn vớivới nỗinỗi lolo toantoan vấtvất vảvả củacủa bàbà nơinơi vùngvùng quê,quê, đểđể từtừ đóđó nỗinỗi nhớnhớ tìnhtình thươngthương vớivới ngườingười bàbà cứcứ ùaùa về.về.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.2. Dòng hồi tưởng về bà và tình bà cháu.* Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được những kỉ niệm của cháu với bà và tình cảm nồng ấm của hai bà cháu.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm sơ đồ tư duy (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Nhắc lại yêu cầu của dự án.1. Tìm những chi tiết khắc họa những kỉ niệm của cháu với bà và ý nghĩa của nó (thuở ấu thơ, thuở thiếu niên)2. Từ hình ảnh bếp lửa, đến cuối đoạn xuất hiện điệp ngữ một ngọn lửa là có dụng ý nghệ thuật gì.3.Qua đây em hình dung như thế nào về tuổi thơ của tác giả và hình ảnh người bà hiện lên như thế nào trong tâm trí nhà thơ.2. Thực hiện nhiệm vụ:

=>=> Hình ảnh gần gũi quen thuộc, .

=> Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà

2. Dòng hồi tưởng về bà và tình bà cháu.

- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn

304

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm trong thời gian khoảng 2 phút, hs trình bày sản phẩm nhóm.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm .- Dự kiến sản phẩm…

STT Kỉ niệm Chi tiết, hình ảnh

Ý nghĩa

1 Thuở ấu thơ (4 tuổi)

- Đói mòn, đói mỏi.- Khói hun

- Cuộc sống nghèo khó

2 Thuở thiếu niên (8 năm trong kháng chiến chống Pháp

- Tu hú kêu

- Bà gắn với những công việc: dạy cháu làm……- Giặc đốt làng…

- Khơi dậy những kỉ niệm nhớ mong bà- Bà âm thầm tần tảo, yêu thương- Bà giàu đức hi sinh

-- NT:NT: TừTừ hìnhhình ảnhảnh bếpbếp lửalửa cụcụ thể,thể, kháchkhách quanquan chuyểnchuyển sangsang hìnhhình ảnhảnh ngọnngọn lửalửa trừutrừu tượng,tượng, chủchủ quan.quan. ĐóĐó làlà ngọnngọn lửalửa củacủa tấmtấm lònglòng ấmấm ápáp tìnhtình yêuyêu thươngthương concon cháu,cháu, ngọnngọn lửalửa củacủa niềmniềm tintin daidai dẳngdẳng vàvà bềnbền chặt…chặt…=>=> - Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn (nạn đói năm 1945, cuộc chiến tranh chống Pháp).- Hình ảnh người bà tần tảo, kiên cường, là chỗ dựa tinh thần vững chắc.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngGV: Trong kí ức của tác giả luôn có hình ảnh người bà, hình ảnh bếp lửa. Vậy người cháu đã có những suy ngẫm gì về bà và lời tự bạch của mình ra sao chúng ta cùng tìm hiểu….3. Những suy ngẫm về bà và bếp lửa quê hương.* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận

(nạn đói năm 1945, cuộc chiến tranh chống Pháp).

- Hình ảnh người bà tần tảo, kiên cường, là chỗ dựa tinh thần vững chắc.

3. Những suy ngẫm về bà và bếp lửa quê hương.

a. Suy ngẫm về bà

305

nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:- Đọc lại khổ thơ 6 và trả lời câu hỏi:

Thảo luận nhóm bàn(5 phút):

1. Từ lòng biết ơn bà vô hạn Bằng Việt đã suy ngẫm về cuộc đời bà như thế nào.2. Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả .3. Bà đã nhóm lên điều gì từ bếp lửa ấy.4. Tại sao tác giả lại viết “ Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả.- GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời.- Dự kiến sản phẩm… -- SuySuy ngẫmngẫm vềvề cuộccuộc đờiđời bà:bà: CuộcCuộc đờiđời lậnlận đậnđận vẫnvẫn theotheo bàbà đếnđến tậntận bâybây giờ,giờ, bàbà vẫnvẫn giữgiữ thóithói quenquen dậydậy sớmsớm đểđể nhómnhóm bếpbếp lửalửa ….….-- NT:NT: điệpđiệp từ,từ, hìnhhình ảnhảnh ẩnẩn dụdụ-- Bà nhóm dậy cả một cuộc đời mới ấm no hạnh phúc và niềm tin những kỉ niệm ngọt ngào tuổi thơ.- Câu cảm thán vừa bộc lộ tình cảm kính yêu bà đồng thời câu thơ như một phát hiện mới mẻ của tác giả cái vật tưởng chừng giản dị ấy lại chứa đựng biết bao điều cao đẹp. Bếp lửa thắp sáng niềm tin thổi bùng tình cảm sưởi bùng hành trình cuộc đời cháu.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. GV chuyển giao nhiệm vụHọc sinh đọc khổ cuối và trả lời câu hỏi?Em cảm nhận gì về cuộc sống của BV hiện tại? Vì sao với cuộc sống hiện tại như vậy mà cháu lại nhớ về bà và bếp lửa.

-- NT:NT: điệpđiệp từ,từ, hìnhhình ảnhảnh ẩnẩn dụdụ=> Bà nhóm dậy cả một cuộc đời mới ấm no hạnh phúc và niềm tin những kỉ niệm ngọt ngào tuổi thơ

306

? Cháu tự nhắc nhở mình điều gì qua lời thơ? Cảm nhận của em về tình bà cháu. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm náo khác2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả.- GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời.- Dự kiến sản phẩm…- Cuộc sông đầy đủ……- Vì trong tiềm thức cháu luôn có ánh sáng, hơi ấm của bà.- Không bao giờ được quên quá khứ- Cháu luôn nhớ về bà với lòng biết ơn vô hạn. Tình cảm ấy được gắn liền với tình yêu quê hương đất nướcHoạt động 2: Tổng kết* Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi- Dự kiến sản phẩm:* Nghệ thuật:- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm, miêu tả, tự sự, bình luận- Ngôn ngữ: giản dị, hàm xúc...- Giọng điệu: tâm tình..* Nội dung:- Bài thơ thể hiện những yêu thương sâu nặng, những suy nghĩ chân thành của tác giả về cuộc đời, quê hương, đất nước.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

III. Tổng kết.1. Nghệ thuật2. Nội dung

307

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Viết một đoạn văn từ 5- 7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:- Hình ảnh bếp lửa trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ là sợi dây xâu chuỗi cảm xúc và ý nghĩa toàn bài. Nó soi sáng chân dung, vóc dáng, nghĩa tình của bà với con cháu với xóm làng với quê hương, đất nước. Từ hình ảnh bếp lửa của tuổi thơ BV đã giúp người đọc nhận ra những kỉ niệm của tuổi thơ luôn có sức tỏa sáng và nâng đỡ cuộc đời con người, để con người biết thêm yêu gia đình, quê hương, đất nước.4. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.5. Đánh giá kết quả

IV. Luyện tập:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Có ý kiến cho rằng hình ảnh người bà của BV cũng là hình ảnh người bà của tất cả chúng ta”. Ý kiến của em như thế nào? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong

308

vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thỏ VN hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy, ghi rõ tên tác giả.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.

Ký duyệt

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tuần: 12TIẾT 56: Đọc thêm

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức:

- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu thương con và khát vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuôc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì này

- Giọng điệu thơ thiết tha ,ngọt ngào của NKĐ qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ2.Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, và biểu cảm trong bài thơ.

- Kĩ năng đọc khúc hát ru, hình ảnh trong bài thơ- hát ru trữ tình3. Thái độ:

- Giáo dục tình yêu thương, kính trọng và biết ơn mẹ. 4. Năng lực:

- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm................

309

II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.2. Học sinh:- Soạn bài.- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngTiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dungA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Khơi dậy ở HS những cảm xúc, suy nghĩ về tình mẫu tử thông qua bài thơ..2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ

310

- HS nghe một đoạn nhạc và trả lòi câu hỏi:? Nêu xuất xứ của đoạn nhạc em vừa được nghe? Đoạn nhạc viết về chủ đề gì? Cảm nhận như thế nào về nội dung của những ca từ đó?*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.3. Dự kiến sản phẩm:- Trong bài hát “Lời ru trên nương” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc của bài thơ “Khúc hát…” của NKĐ- Viết về hình ảnh người mẹ Tà- ôi..- Một người mẹ, người phụ nữ VN dũng cảm, yêu thương con…*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu chung* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm (hoặc dự án nhóm) bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, có tranh minh họa- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…

- Sinh năm 1943, quê làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế. Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả

- Sinh năm 1943, quê làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế. Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2. Tác phẩma. Hoàn cảnh, chủ đề:

- Bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” sáng tác năm 1971, khi ông đang công tác ở

311

- Bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” sáng tác năm 1971, khi ông đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.- Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc

thành bài hát nổi tiếng “Lời ru trên nương”.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Đề xuất cách đọc văn bản?- Hướng dẫn HS đọc bài thơ.+ Giọng đọc tình cảm, chậm rãi và lắng đọng, xúc động bồi hồi.- GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại. Thảo luận cặp đôi:? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Bố cục của bài thơ? Bố cục ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của tác giả.Dự kiến TL:- Thể thơ: Tự do- Bố cục: 3 phần- Kết cấu, bố cục cân đối với nhiều điệp khúc rất phù hợp với thể loại hát ru3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

chiến khu miền Tây Thừa Thiên.

b. Đọc, chú thích, bố cục:

* Kết cấu, bố cục- Bố cục: 3 phần

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản1. Nhan đề bài thơ . * Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về nét độc đáo trong nhan đề bài thơ.* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.

II. Tìm hiểu văn bản1.Nhan đề bài thơ.

312

* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động cặp đôi 1. Có ý kiến cho rằng nhan đề bài thơ “Khúc….” Rất độc đáo. Theo em nhận định trên có đúng không? Vì sao?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả.- GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời.- Dự kiến sản phẩm… ++ NhanNhan đềđề trêntrên rấtrất độcđộc đáođáo vìvì nónó đemđem lạilại chocho ngườingười đọcđọc cảmcảm giácgiác vừavừa quenquen thuộcthuộc vừavừa lạlạ lùng.lùng. KhúcKhúc háthát ruru làlà quen,quen, nhữngnhững emem bébé lớnlớn trêntrên lưnglưng mẹmẹ cũngcũng khôngkhông thậtthật xaxa lạ.lạ. NhưngNhưng khikhi ghépghép 22 cụmcụm từtừ lạilại thànhthành mộtmột câucâu thìthì lạilại gâygây rara sựsự tòtò mòmò chocho ngườingười đọc,đọc, khókhó hiểuhiểu vàvà ngạcngạc nhiênnhiên vìvì mớimới mẻ.mẻ. AiAi cũngcũng muốnmuốn biếtbiết nhànhà thơthơ sẽsẽ háthát ruru nhữngnhững gì?gì? NgườiNgười mẹmẹ địuđịu concon ấyấy sẽsẽ ruru concon nhưnhư thếthế nào?nào?3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.2. Hình ảnh người mẹ Tà- ôi.* Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.....* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm sơ đồ tư duy (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Nhắc lại yêu cầu của dự án.1. Tìm những câu thơ miêu tả công việc của người mẹ Tà- ôi qua 3 đoạn.2. Phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong những câu thơ vừa tìm được?3. Những công việc của mẹ ở đoạn 3 có gì khác so

2. Hình ảnh người mẹ Tà- ôi.

a. Công việc

313

với 2 đoạn đầu4. Em có nhận xét gì về những công việc của mẹ 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm trong thời gian khoảng 2 phút, hs trình bày sản phẩm nhóm.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm .- Dự kiến sản phẩm…* Đoạn 1“ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội ............... Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối.” - Hình ảnh gợi cảm- Người mẹ vừa địu con, vừa giã gạo nuôi bộ đội. * Đoạn 2: -“ Mẹ đang tỉa bắp…... Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” - Nghệ thuật so sánh- Người mẹ vừa địu con, vừa tỉa bắp cực khổ. * Đoạn 3: - “ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng ............ Mẹ địu em đi để giành trận cuối.” - Nghệ thuật điệp từ- Người mẹ vừa địu con, vừa tham gia chiến đấu để bảo vệ căn cứ. - Công việc của mẹ ở 2 đoạn đầu chủ yếu là công việc của người hậu phương còn ở khổ 3 là công việc của người chiến sĩ- mẹ là chiến sĩ trên mặt trận đánh Mĩ…=> Công việc vất vả. Nhưng người mẹ Tà-ôi bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động, trong cuộc kháng chiến của dân tộc.3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngGV: Đó là người mẹ chiến khu vất vả, nghèo khổ nhưng một lòng một dạ với cách mạng và kháng chiến…b. Tình thương con và ước mong của người mẹ.* Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ Tà- ôi trong

NT: Hình ảnh gợi cảm, so sánh, điệp ngữ

=> Công việc vất vả. Nhưng người mẹ Tà-ôi bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động, trong cuộc kháng chiến của dân tộc.

314

cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.....* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm sơ đồ tư duy (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Nhắc lại yêu cầu của dự án.1. Tìm những câu thơ thể hiện tình yêu thương con của người mẹ Tà- ôi qua 3 đoạn.Trong những câu thơ ấy câu thơ nào đặc sắc nhất? Vì sao?2. Những câu thơ nào thể hiện mong ước của người mẹ qua từng lời hát ru. Chỉ ra cụ thể từng mong ước?3. Qua từng lời hát ru em thấy tình cảm và mơ ước của mẹ đối với con như thế nào?2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm trong thời gian khoảng 2 phút, hs trình bày sản phẩm nhóm.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm .- Dự kiến sản phẩm…- “ Mẹ thương A-Kay, mẹ thương bộ đội” - “ Mẹ thương A-Kay, mẹ thương làng đói” -“ Mẹ thương A-Kay, mẹ thương đất nước”- “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” -> Hình ảnh ẩn dụ. Thương con, thương bộ đội, thương quê hương đất nước và quyết tâm kháng chiến giành được tự do cho đất nước. + Khúc ru 1: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân...” Qua giã gạo - mong con về sau lớn lên trong no đủ. + Khúc ru 2: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi ” Qua tỉa bắp - mong con khôn lớn về sau có sức khỏe. + Khúc ru 3: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự do” Qua tham gia chiến đấu - mong con khôn lớn

b. Tình thương con và ước mong của người mẹ.

- Nghệ thuật điệp cấu trúc câu, giọng điệu thiết tha làm nổi bật tình yêu con tha thiết gắn liền với tình yêu bộ đội, quê hương, đất nước

315

trong đất nước tự do.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngGV: Đó là người mẹ chiến khu vất vả, nghèo khổ nhưng một lòng một dạ với cách mạng và kháng chiến…

Hoạt động 2: Tổng kết* Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV* Phương thức thực hiện: hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Qua bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” tác giả muốn ngợi ca ai và ngợi ca về điều gì? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi- Dự kiến sản phẩm:=> Ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

=> Mong con khôn lớn, mạnh khỏe và khát vọng thống nhất đất nước

III. Tổng kết.1. Nghệ thuật2. Nội dung

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:

IV. Luyện tập:

316

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau? A. Với giọng điệu ngọt ngào trìu mến, bài thơ đã thể hiện tthành công tình yêu con thiết tha gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây Thừa Thiên.B. Bằng giọng kể chân thành, bài thơ đã thể hiện rõ cuộc sống vất vả cực nhọc và tình yêu con, yêu bộ đội, đất nước của người mẹ Tà Ôi. C. Thể thơ tự do, tình cảm tha thiết, nhà thơ đã phản ánh thành công hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Tây Thừa Thiên. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:- Đáp án: A4. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.5. Đánh giá kết quả

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Học xong bài thơ em có tình cảm như thế nào với hình ảnh người mẹ Tà-ôi - Người mẹ Việt Nam? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. 3. Dự kiến sản phẩm:-> Khâm phục, kính trọng và luôn ghi nhớ công ơn của những người mẹ Việt Nam.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

317

? Viết một đoạn văn khoảng 15 dòng thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.

Ký duyệt

Ngày soạn:Ngày dạy:Tuần 12:

Bài 12- Tiết 59: Tiếng ViệtTỔNG KẾT TỪ VỰNG

(Luyện tập tổng hợp)

I. MỤC TIÊU:giúp Hs1.Kiến thức: Tiếp tục hệ thống hoá những kiến thức đã học về từ vựng .2. Kĩ năng:HS biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.3. Thái độ:Bồi dưỡng cho Hs lòng yêu tiếng Việt.4. Năng lực: Phát triển các năng lực: + Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,… + Năng lực chuyên biệt: Khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, năng lực tạo lập văn bản.II. CHUẨN BỊ:1. Chuẩn bị của giáo viên:Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, máy chiếu, tranh ảnh về mùa xuân Hà Nội...phiếu học tập.2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động luyện tập

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

318

C. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ - Gv:

Cho câu thơ: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. (Truyện Kiều, Nguyễn Du) Từ “hoa” nào được dùng với nghĩa gốc, từ “hoa” nào được dùng với nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?- Học sinh: tiếp nhận: * Thực hiện nhiệm vụ - Hs: nghe câu hỏi, trả lời miệng.- Gv: quan sát, giúp đỡ Hs - Dự kiến sản phẩm:Từ "hoa" trong "thềm hoa" được dùng theo nghĩa gốc. Từ "hoa" trong "lệ hoa" được dùng theo nghĩa chuyển. Nghĩa này xuất hiện tạm thời trong văn cảnh, vì vậy không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa.* Báo cáo kết quả:

Học sinh báo cáo kết quả trả lời của cá nhân.* Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau- Giáo viên nhận xét, đánh giá:Các em ạ, kiến thức về nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ là

một trong những kiến thức về từ vựng mà chúng ta đã ôn tập lạ ở những tiết trước, tiết này chúng ta sẽ đi luyện tập tổng hợp.B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

1. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ2.Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

319

4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên nhận xét, đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên :1. Bài tập 1:? So sánh hai dị bản của câu ca dao : - Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. - Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon. Cho biết trong trường hợp này “gật đầu” hay “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt ? Vì sao ?2. Bài tập 2:? Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười ?3. Bài tập 3:? Trong các từ “vai”, “miệng”, “chân”, “tay”, “đầu” ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ- Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ- Hs: nghe câu hỏi, trả lời miệng phần dự án đã chuẩn bị.- Gv: quan sát, giúp đỡ Hs- Dự kiến sản phẩm:1. Bài tập 1:- Gật đầu: Cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.- Gật gù: Gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.Từ “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa biểu đạt : Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.2. Bài tập 2:- Trong câu “Đội này chỉ có một chân sút” từ “chân” trong câu này được dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ. Cả đội bóng chỉ có

1. Bài tập 1Từ “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa biểu đạt : Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.2. Bài tập 2: Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “chỉ có một chân sút”. Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một

320

một người giỏi ghi bàn.- Còn câu “Có một chân thì chơi bóng làm gì”: từ “chân” trong câu này được hiểu theo nghĩa gốc. Cầu thủ đó chỉ có 1 chân. Người vợ đã hiểu sai ý chồng.3. Bài tập 3: Đầu (súng): dùng theo nghĩa chuyển của phương thức ẩn dụ- Miệng, chân, tay: dùng theo nghĩa gốc. Miệng, chân, tay (người)- Vai (áo): dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ.*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về trường từ vựng2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân3. Sản phẩm hoạt động: bài làm của cá nhân4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên nhận xét, đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên :Bài tập 4:? Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ trong bài thơ ?- Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ- Hs: nghe câu hỏi, trả lời miệng phần dự án đã chuẩn bị.- Gv: quan sát, giúp đỡ Hs- Dự kiến sản phẩm:* Các từ : (áo ) “đỏ”, (cây) “xanh”, (ánh ) “hồng”,“lửa”, “cháy”, “tro” tạo thành 2 trường từ vựng : + Nhóm từ : “đỏ”, “xanh”, “hồng” nằm cùng trường nghĩa “mầu sắc” + Nhóm từ : “lửa”, “cháy”, “tro” nằm cùng trường nghĩa “các sự vật, hiện tượng có liên quan đến lửa”.*Các từ trong 2 trường từ vựng liên quan chặt chẽ

người giỏi ghi bàn thôi. Người vợ hiểu cầu thử đó chỉ có một chân thôi3. Bài tập 3: Đầu (súng): dùng theo nghĩa chuyển của phương thức ẩn dụ- Miệng, chân, tay: dùng theo nghĩa gốc. Miệng, chân, tay (người)- Vai (áo): dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ.

4. Bài tập 4:

* Các từ : (áo ) “đỏ”, (cây) “xanh”, (ánh ) “hồng”, “lửa”, “cháy”, “tro” tạo thành 2 trường từ vựng : + Nhóm từ : “đỏ”, “xanh”, “hồng” nằm cùng trường nghĩa “mầu sắc” + Nhóm từ : “lửa”, “cháy”, “tro” nằm cùng trường nghĩa “các sự vật,

321

với nhau: màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong anh, làm anh đắm say, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và nhuộm hồng cả không gian, làm không gian cũng như biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng) – bài thơ xây dùng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về cách sử dụng từ liên quan đến nghĩa của từ2. Phương thức thực hiện: Hoạt độngcặp đôi3. Sản phẩm hoạt động: phiểu học tập của cặp đôi4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên nhận xét, đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên :1. Bài tập 5:? Đọc đoạn trích trong sgk?? Các sự vật hiện tượng được đặt tên theo cách nào ( đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật hiện tượng đó hay dùng những từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới)? Hãy tìm năm ví dụ về những sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng?2. Bài tập 6: Đọc truyện cười và cho biết truyên phê phán điều gì?- Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ- Hs: nghe câu hỏi, trả lời miệng phần dự án đã chuẩn bị.- Gv: quan sát, giúp đỡ Hs- Dự kiến sản phẩm:

hiện tượng có liên quan đến lửa”.* Các từ trong 2 trường từ vựng liên quan chặt chẽ với nhau: màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ... – bài thơ xây dùng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.5. Bài tập 5:

* Các sự vật, hiện tượng trong đoạn văn được đặt tên theo cách : + Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới : rạch,

322

1. Bài tập 5:* Các sự vật, hiện tượng trong đoạn văn được đặt tên theo cách : + Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới : rạch, rạch Mái Giầm + Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên : kênh Bọ Mắt.* 1 số tên gọi theo cách trên : con bạc má, rắn dọc dưa, khỉ mặt ngựa, gấu chó, cà tím, ớt chỉ thiên, cây xương rồng, chè móc câu .2. Bài tập 6:Thay vì dùng từ “Bác sĩ”, kẻ sắp chết còn nết không chừa, cứ một mực đòi dùng chữ “Đốc tờ”.->Truyện phê phán thói sính dùng từ nước ngoài.*Báo cáo kết quả*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

rạch Mái Giầm + Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên : kênh Bọ Mắt.* 1 số tên gọi theo cách trên : con bạc má, rắn dọc dưa, khỉ mặt ngựa, gấu chó, cà tím, ớt chỉ thiên, cây xương rồng, chè móc câu.6. Bài tập 6:Thay vì dùng từ “Bác sĩ”, kẻ sắp chết còn nết không chừa, cứ một mực đòi dùng chữ “Đốc tờ”.->Truyện phê phán thói sính dùng từ nước ngoài.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân3. Sản phẩm hoạt động: bài làm của Hs.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên:?Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu)nêu suy nghĩ của em về việc một số bạn học sinh thường sử dụng lẫn lộn Tiếng Anh và Tiếng Việt khi giao tiếp hiện nay. - Học sinh: tiếp nhận: * Thực hiện nhiệm vụ

- Hs: trả lời.- Gv:Quan sát, giúp đỡ Hs.

- Dự kiến sản phẩm:........... * Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả

* Đánh giá kết quả:- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau- Giáo viên nhận xét, đánh giá.-> Giáo viên chốt kiến thức

E. TÌM TÒI, MỞ RỘNG:1. Mục tiêu:HS mở rộng vốn kiến thức đã học2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

323

3. Sản phẩm hoạt động: bài làm của học sinh. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động:* Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên:? Tìm những câu – bài thơ, ca dao có nét đặc sắc về ngôn ngữ, nghệ thuật. Chỉ ra sự đặc sắc đó.- Học sinh: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ

- Hs: sưu tầm, ghi chép.- Gv:thu bài.

- Dự kiến sản phẩm:.... * Báo cáo kết quả: nộp bài

* Đánh giá kết quả:- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau- Giáo viên nhận xét, đánh giá.-> Giáo viên chốt kiến thức

IV. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... : / /2019

Ngày soạn 1/11/2019

324

Ngày dạy / 11/2019Tuần 12- Bài 12- Tiết 60- Tập làm văn:

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học sinh nắm được 1. Kiến thức- Củng cố lí thuyết sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự - Biết cách đa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí- Tích hợp với tiết lí thuyết và các văn bản tự sự đã học 2. Kĩ năngRèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận 3. Thái độ: GD Hs có ý thức sử dụng kiến thức đã học vào thực tế. 4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủ ...

II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan...2.Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa,...III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngI. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

* Mục tiêu:- Tạo tâm thế hứng thú cho HS trong tiết luyện tập * Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:

325

- GV chuyển giao nhiệm vụ:+ GV mời đại diện học sinh của 1 số bàn trình bầy đv tự sự có yếu tố nghị

luận…(đã chuẩn bị ở nhà từ tiết trước- GV đã giao)+ GV khen ngợi các sản phẩm chuẩn bị của HS dù có thể sản phẩm của các

em chuẩn bị còn chưa ưng ý + GV dẫn vào bài: Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành để củng cố

khắc sâu hơn về việc sử dụng yếu tố NL trong VB TS!II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động của GV-HS Nội dungHĐ 1: Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự *Mục tiêu:HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự .* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm lớn* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. Gv chuyển giao nhiệm vụ-?Yếu tố NL được thể hiện tỏng những câu văn nào? Vai trò của yếu tố ấy trong việc làm nổi rõ nội dung đv?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: + Câu mang yếu tố NL: “Những điều khắc trên cát……trong lòng người.” “ Vậy mỗi chúng ta hãy học……ân tình lên đá.”+ Tác dụng của yếu tố trên: - Làm câu chuyện thêm sâu sắc, giầu tính triết lí, mang tính giáo dục cao. 3. Báo cáo kếtquả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá-Cuối cùng Gv nhận xét chung về cách sử dụng yếu tố NL để đạt hiệu quả cao cho đv TS.->Giáo viên yêu cầu học sinh tự ghi kiến thức trên vào vở.

HĐ 2:Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. *Mục tiêu:HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

I.Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự 1.Ví dụ*Đoạn văn

2.Nhận xétYếu tố nghị luận:+ làm nội dung đoạn văn chặt chẽ +làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục rất cao.

II.Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. *Bài tập

326

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ: chia lớp thành 2nhóm làm 2 bài:- Bài 1: Viết đoạn văn…phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người tốt.-Bài 2: ? Viết đoạn văn kể những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động. (Có sử dụng yếu tố nghị luận trong đoạn văn )2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm: + Bài 1: -Thời gian địa điểm ai là người điều khiển? Không khí của buổi sinh hoạt ra sao?( VD: Tiết 5 ngày thứ 7.Phòng học lớp 9c…..) -Bạn lớp trưởng điều khiển - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn?(Không khí buổi sinh hoạt lớp sôi nổi…) - ? Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em sẽ phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phải phát biểu về vấn đề đó? -( Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt.Nam vốn là người ít nói lại không mấy khi chịu thanh minh cho mình. Một lần Nam mách cô về việc các bạn tự ý bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu nhầm. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô là một việc nên làm. Có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm....) (Có phải bao che khuyết điểm cho bạn mới là ng-ời tốt không? Bạn Nam đã nêu cao tinh thần đấu tranh giúp bạn nhận ra lỗi. Đó mới là con người đáng quí, đáng tốt) ? lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn văn ntn?( ở cuối đoạn văn,...)

+ Bài 2: Có thể là: -bà nội? Bà ngoại? -Việc làm... -Lời nói: Một lần nói dối… - Từ cuộc đời- lời dăn dạy của bà, em suy nghĩ gì?

Bài tập 1-Viết đoạn văn…phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người tốt.

Bài tập 2*Lời nhận xét suy nghĩ của tác giả-Người ta bảo: “con hư tại mẹ…”*Thông qua lời dạy của bà: dạy con… những câu trên đã nêu ý kiến nhận xét

327

-Yếu tố nghị luận: có ý nghĩa giáo dục ntn? 3. Báo cáo kếtquả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá-Cuối cùng Gv nhận xét chung về cách sử dụng yếu tố NL để đạt hiệu quả cao cho đv TS.->Giáo viên yêu cầu học sinh tự ghi bài vào vở.

có lập luận chặt chẽ nêu nên một chân lí qua câu tục ngữ rồi từ đó suy ra kết luận tất yếu bằng nhận xét phán đoán.

III. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kt đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Hãy viết 1 đv ngắn ( 10-15 dòng) kể lại cuộc va chạm giao thông em gặp

trên đường đi học về. Qua đó, rút ra cho mình bài học cần thiết?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân + Dự kiến sp:

- kể lại ngắn gọn nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc va chạm. - nêu ra bài học..3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của mình4. Đánh giá kết quả- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, ghi nhanh bài đã chữa vào vở.

IV. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI- MỞ RỘNG* Mục tiêu: giúp HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:- Hãy tìm đọc và ghi lại 1 số đv tự sự có dùng yếu tố nghị luận.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu. + Về nhà tìm hiểu

*

Tuần 13 Ngày soạn : Ngày dạy :

328

Bài 13. Tiết 61 : Đọc –Hiểu văn bản

LÀNG ( Kim Lân)

I. Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức- Cảm nhận được tình yêu làng yêu quê hương thắm thiết sâu nặng thống nhất với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai qua đó thấy dược biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.- Nắm được các các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp các yêu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.2. Kỹ năng:- Kỹ năng tự nhận thức quan niệm của tác giả về tinh thần yêu làng quê của nhân vật ông Hai.- Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, nhận xét vấn đề.3.Thái độ: -Yêu quý, trân trọng và tự hào về phẩm chất của người nông dân Việt Nam- Giáo dục lòng yêu làng xóm, tình yêu quê hương đất nước4. Năng lực: + Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. CHUẨN BỊ:1. Gv: So¹n gi¸o ¸n, s­u tÇm tµi liÖu Phương pháp: vấn đáp, nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò... Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật đọc hợp tác2. Trò: Sgk, vở ghi, chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi sgk. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm - Dạy học nêu vấn đề và giải - Kĩ thuật đặt câu hỏi

329

tòi, mở rộng quyết vấn đề2. Tổ chức các hoạt độngA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu tác phẩm* Nhiệm vụ: HS nghe* Phương pháp: Thuyết trình* Cách tiến hành:1. Chuyển giao nhiệm vụ:? Em có yêu ngôi làng của mình không?? Em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với ngôi làng?2. Dự kiến TL: Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.- GV thuyết trình Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình , nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị . Sống ở làng, chết nhờ làng . Không gì khổ bằng phải bỏ làng tha phương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách, chết chôn quê người ... Tình cảm đặc biệt đó đó được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt : Kháng chiến chống Pháp, để viết lên truyện ngắn đặc sắc : Làng B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu chung* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Kim Lân và văn bản Làng* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ:

I. Giới thiệu chung1. Tác giả:- Kim Lân 1920- Quê: Bắc Ninh- Là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và hầu như chỉ viết về sinh hoạt của làng quê.2. Văn bảna. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp in trên tạp chí

330

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…-Tên thật:Nguyễn văn Tài-Gắn bó,am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn.- In trên tạp chí văn nghệ 1948. (truyện đã lược bỏ phần đầu giới thiệu về hoàn cảnh phải dời làng lên nơi tản cư và cái tính hay khoe làng của ông Hai).3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng-GV hướng dẫn đọc: lưu loát, chú ý những từ ngữ địa phương, cần chuyển giọng khi đọc những đoạn đối thoại diễn tả trực tiếp tâm trang nhân vật ông Hai.-GV đọc 1 đoạn, gọi hs đọc.-Cho hs tóm tắt đoạn trích.

?Giải thích từ “bông phèng”?-Nói đùa, không cần có ý nghĩa.1.GV chuyển giao nhiệm vụ: HĐ NHÓM (3 phút):

a. Nêu PTBĐ chính của văn bản?b. Bố cục ?c. Nêu tình huống truyện? Ý nghĩa?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.- Dự kiến TL:

- 3 đoạn+Từ đầu đến” ruột gan ông lão cứ múa cả lên , vui quá ”: ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. +Tiếp đến “ nỗi khổ trong long ông cũng vơi đc đôi phần ”:Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

văn nghệ 1948.

b. PTBĐC: Tự sực. Đọc, chú thích, bố cục: 3 phần

331

+Còn lại:tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.* Tình huống truyện :-ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã trở thành việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến phản lại Cụ Hồ.-Đây là tình huống truyện đặc sắc.-Tạo nên một cái nút thắt của câu chuyện gây ra một câu chuyện gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão, tạo ra điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất tính cách của nhân vật.-Góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam.

* HĐ 2: Tìm hiểu văn bản:* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về 2 con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: * Họat động cặp đôi(3p)? Ở nơi tản cư, ông Hai đã nhớ những gì về làng, với thái độ ra sao? ? Qua đó ta thấy được tình cảm gì của ông Hai với làng?- Nhớ cái chòi gác;- Nhớ những buổi đào hào, đắp ụ..- Những đường hầm bí mật.- Ông cảm thấy rất vui.Vì làng ông là làng tích cực kháng chiến.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận.- Đại diện trỡnh bày.- Dự kiến TL:- Nhớ cái chòi gác;- Nhớ những buổi đào hào, đắp ụ..

*Tình huống truyện: ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính miệng của những người tản cư .

=>Tạo nên nút thắt của câu chuyện.

=> Bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng yêu nước của ông Hai.

II. Tìm hiểu văn bản:(17p)1. Ông Hai trước khi nghe tin làng theo giặc

332

- Những đường hầm bí mật.- Ông cảm thấy rất vui.Vì làng ông là làng tích cực kháng chiến.- Ông luôn nhớ về làng;- Ông yêu quí và rất tự hào về làng.

- HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi => trình bày kết quả. NXét

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:THẢO LUẬN NHÓM(3p)*)Hs Chú ý đoạn “ ông Hai đi nghênh ngang” đến hết đoạn 1.? Cách quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai có những biểu hiện đặc biệt nào?? Em thấy lời văn của đoạn này có gì đặc biệt?? Từ tâm trạng đó giúp em hiểu gì về tình cảm của ông Hai đối với kháng chiến 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận.- Đại diện trỡnh bày.- Dự kiến TL-Mong nắng cho thằng Tây chết mệt( Nắng này thì bỏ mẹ chúng nó...)- Nghe lỏm đọc báo thường xuyên ở phòng thông tin để biết tin tức kháng chiến.- Đầy lòng tin kháng chiến( Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi,...làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm)- Không giấu nổi cảm xúc vui mừng( Ruột gan ônglão cứ múa cả lên, vui quá)- Ngôn ngữ: khẩu ngữ quần chúng: giữ chịt lấy; cơ chừng; khiếp thật; dăm khẩu- Độc thoại của nhân vật: (đấy cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã = chúng nó chưa? Cứ thế, chỗ này giết 1 tí, chỗ kia giết 1 tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm GV khái quát:C. HĐ luyện tập* Mục tiêu: Củng cố lại kỹ năng tóm tắt văn bản* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

- Ông luôn nhớ về làng;- Ông yêu quí và rất tự hào về làng.

- Ngôn ngữ quần chúng, độc thoại -> Ông Hai có tình yêu kháng chiến thiết tha, nồng nhiệt.

333

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tóm tắt tác phẩm.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Nghe và trả lời câu - GV nhận xét câu trả lời 1 của HS.

D: HĐ vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Viết đoạn văn cảm nhận của em về tâm trạng ông Hai trước khi nghe tin làng theo giặc - 3 HS trả lời. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. - GV chốt: E: Tìm tòi, mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Tìm hiểu về nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc và nghe tin cải chính- Học thuộc bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời. IV.Rút kinh nghiệm:

334

Ngày soạn: Ngày dạy:

Bài 13. Tiết 62 : Đọc –Hiểu văn bản:LÀNG

( Kim Lân)I. Mục tiêu cần đạt1. Kiến thứcGiúp học sinh :- Cảm nhận được tình yêu làng yêu quê hương thắm thiết sâu nặng thống nhất với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai qua đó thấy dược biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.- Nắm được các các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp các yêu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.2. Kỹ năng: Rèn các kỹ năng:- Kỹ năng tự nhận thức quan niệm của tác giả về tinh thần yêu làng quê của nhân vật ông Hai.- Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, nhận xét vấn đề.3. Thái độ: -Yêu quý, trân trọng và tự hào về phẩm chất của người nông dân Việt Nam- Giáo dục lòng yêu làng xóm, tình yêu quê hương đất nước4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ:1.Gv: So¹n gi¸o ¸n, s­u tÇm tµi liÖu Phương pháp: vấn đáp, nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò... Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật đọc hợp tác2 Trò: Sgk, vở ghi, chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi sgk. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động - Dạy học nêu vấn đề và giải - Kĩ thuật đặt câu hỏi

335

luyện tập quyết vấn đề.

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình huống truyện* Nhiệm vụ: HS theo dõi hình ảnh và thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ: Trong giờ học trước, các em đã được tìm hiểu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Làng. Đọng lại trong cô và các em là tình yêu và nỗi nhớ làng da diết của ông Hai. Tuy vậy nhà văn Kim Lân không để cho người nông dân ấy dễ dàng thực hiện được lòng mong mỏi sớm quay trở về làng mà tác giả đã đặt ông Hai vào một tình huống gay cấn.? Hãy cho cô biết, ông Hai được đặt vào một tình huống như thế nào?? Việc đặt nhân vật ông Hai vào tình huống đó nhà văn muốn thể hiện điều gì?- Dự kiến TL:

- Ông Hai tình cờ nghe được tin làng chợ Dầu của ông theo Tây.- Đặt ông Hai vào tình huống gay cấn để bộc lộ rõ sâu sắc tình cảm yêu làng,

yêu nước của ông Hai.Để hiểu rõ hơn tình cảm ấy của ông Hai cũng như cũng như tình cảm của những người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cô mời các em cùng tìm hiểu: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung* HĐ 1: Tìm hiểu mục 2 phần bài học* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:THẢO LUẬN NHÓM(7p) ? Tìm những chi tiết miêu tả thái độ và hành động,

I.Giới thiệu chung.II.Tìm hiểu văn bản.1.Ông Hai trước khi nghe tin làng theo giặc 2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

336

của ông Hai khi mới nghe tin làng theo giặc và những ngày sau đó? -Nhóm 1, 2: tìm những chi tiết miêu tả ông Hai khi vừa nghe tin.- Nhóm 3, 4: Tìm những chi tiết miêu tả hành động, thái độ, dáng vẻ của ông Hai trong những ngày sau đó.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm… - Những chi tiết miêu tả của ông Hai khi vừa nghe tin làng theo giặc+ Thái độ:- Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như không thở được. - Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì đó vướng vào cổ, cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi…+ Hành động, dáng vẻ: . Đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt, nói : - Hà, nắng gớm, về nào… - Cúi gằm mặt xuống mà đi.- Nằm vật ra giường, tủi thân, nước mắt giàn ra- Chửi đổng : Chúng mày ăn miếng cơm…..- Kiểm điểm lại từng người trong óc…- gắt gỏng, trằn trọc không ngủ được, nghe tiếng mụ chủ mà trống ngực ông đập thình thịch, nín thở, nằm im không nhúc nhích.- Những chi tiết miêu tả thái độ, hành động của ông Hai trong những ngày sau đó.* Hành động : Không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật chội mà nghe ngóng.* Thái độ:- Một đám đông túm tụm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa cũng làm ông chột dạ, nơm nớp lo sợ- Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam- nhông là ông lủi ngay ra góc nhà và nín thít.- Ông ngồi lặng trên góc giường khi mụ chủ nhà nói khéo đuổi đi, bao nhiêu ý nghĩ, đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời, nước mắt ông giàn ra…3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

* Khi mới nghe tin làng theo giặc:

- Bàng hoàng, xấu hổ, đau đớn và tủi nhục.

337

4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng*GV: Cái tin làng chợ Dầu theo giặc là một cái tin chấn động với ông, làm thay đổi hoàn toàn tính cách của ông, giờ đây, ông mặc cảm như một kẻ tội đồ phải trốn chui, trốn lủi Nỗi sợ hãi đẩy cao hơn nữa khi ông nghe mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi. ? Em có nhận xét gì về tình cảnh của ông Hai lúc đó?- Bế tắc, tuyệt vọng. ( trình chiếu)( Thật là tuyệt đường sinh sống)? Có phải ông không có nơi nào để sống nữa không? Vì sao ông lại có suy nghĩ như vậy?- ông xấu hổ vì là người dân của cái làng Việt gian ấy.? Diễn biến tâm trạng ông Hai lúc này ra sao?- Một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt: về làng hay không về làng. Ông định quay về làng nhưng vừa chớm nghĩ ông lập tức phản đối ngay “ làng thì yêu thật nhưng làng theo tây thì phải thù”? Vì sao ông lập tức phản đối ngay cái ý nghĩ của mình? - Vì làng đã theo Tây. Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, về làng là phải chịu làm nô lệ.? Ở đây, kiểu ngôn ngữ nào được sử dụng?

- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.? Nhân vật ông Hai đã bộc lộ tâm trạng ntn qua những độc thoại của mình? ( Ghi bảng ) ? Qua đó ta thấy tình yêu làng của ông Hai đã phát triển ntn? * GV: - Đây chính là sự thay đổi về nhận thức và tình cảm, yêu ghét rõ ràng của ông Hai.Trước đây, ông Hai yêu làng, ông khoe cả cái tốt, cái xấu, khoe cả cái sinh phần của kẻ đã từng hà hiếp những con người lầm than như ông. Giờ thì ông xác định rõ: “ Ông không thể về cái làng ấy được nữa… Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã bao trùm lên tình cảm yêu làng của ông Hai.Ông tỉnh táo như thế là do ánh sáng của cách mạng, của kháng chiến soi đường. Đây là sự chuyển biến mới về tư tưởng, tình cảm của người nông dân Việt Nam sau cách mạng

* Những ngày sau đó

- Đau khổ, bế tắc, tủi nhục và uất hận. Ông đã lựa chọn cho mình con đường đi đúng đắn.=> Tình yêu nước đã bao trùm lên tình cảm yêu làng của ông Hai.

338

Gv: Dù đã chọn cách không về làng nhưng trong ông Hai vẫn có nỗi đau khổ ngấm ngầm. ? Tại sao ông Hai lại nói chuyện với đứa con?- ông muốn minh oan cho mình? Ông Hai đã hỏi và nói với con những gì? ( 2 điều) * Ông hỏi

- Thế nhà con ở đâu? Thế con ủng hộ ai?Con trả lời:

- Nhà ta ở làng chợ Dầu- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm

( nước mắt ông giàn ra) (Gv trình chiếu)? Tại sao ông Hai lại hỏi và nói với con những điều như thế?- Ông muốn con ghi nhớ mình là người dân làng chợ Dầu=>Khẳng định ông vẫn yêu làng chợ Dầu tha thiết.- Khẳng định: Tin tưởng tuyệt đối vào cụ Hồ. Thủy chung một lòng với cách mạng. Gv trình chiếu? Qua những lời trò chuyện với người con, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, với đất nước và với cuộc kháng chiến?

- Ở ông Hai, tình yêu làng luôn hòa quện thống nhất trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.

- Gv ghi bảngGv chốt Trên đây là toàn bộ, diễn biến tâm trạng đau khổ của ông Hai khi nhận được tin dữ. Nhà văn Kim Lân đã sử dụng rất đắc dụng ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ đọc thoại nội tâm, nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc, giúp ta cảm nhận được nét đẹp đáng trân trọng bên trong những người nông dân chân lấm tay bùn ấy. Đó là tình yêu làng quê cháy bỏng hòa quện, thống nhất trong tình yêu đất nước tình yêu nước, thủy chung với cuộc kháng chiến được thể hiện một cách chân thực mà bền vững, sâu nặng và thiêng liêng. Hoạt động 2: : Tìm hiểu mục 3 phần bài học* Mục tiêu: HS hiểu tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu được cải chính.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- trả lời câu hỏi* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung,

=>Tình yêu làng sâu nặng luôn hòa quện thống nhất trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.

339

hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Hãy chú ý vào phần cuối của văn bản sgk trang 170-171, các em hãy c thực hiện kỹ thuật “đọc hợp tác” để trả lời các các câu hỏi sau: Gv trình chiếu câu hỏi? Tìm các chi tiết kể, tả về dáng vẻ, cử chỉ, ngôn ngữ của ông Hai khi nghe tin đồn về làng được cải chính ? Các em đọc và trả lời câu hỏi trong thời gian 5p- Hs đọc cá nhân- Hs trả lời câu hỏi ra phiếu học tập- Hs trao đổi chia sẻ với các bạn theo nhóm 2 hoặc 4 để thống nhất ý kiến- Gv gọi học sinh trình bày trên máy- Các chi tiết kể, tả về dáng vẻ, ngôn ngữ, cử chỉ của ông Hai khi nghe tin đồn về làng được cải chính:Hs trình bày: - Dáng vẻ: Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy…- Ngôn ngữ: Nói bô bô…Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!….Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính…Toàn là sai sự mục đích cả.- Cử chỉ:Lật đật đi thẳng sang bên nhà bác Thứ; lật đật bỏ lên nhà trên; lật đật bỏ đi nơi khác; múa tay lên mà khoe; vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông….? Khi tin làng theo giặc cải chính tâm trạng ông Hai thay đổi ra sao?

? Khi đọc phần này, em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?- HS tự trình bày…Hoạt động 3: Tổng kết* Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

3. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu được cải chính.

- Vui sướng vì làng ông vẫn là làng trung thành với kháng chiến.

340

* Phương thức thực hiện: hđ cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản?2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý.- Dự kiến sản phẩm:

- Diễn biến câu chuyện hợp lý, - Tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật…Ngôn ngữ ( ngôn ngữ nhân và ngôn ngữ trần thuật). 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngC. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Em còn nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu những nét riêng của truyên Làng so với những tác phẩm ấy?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt- Dự kiên sp:- Một số bài thơ viết về tình yêu quê hương, đất nước : Quê hương (Tế Hanh), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Bếp lửa (Bằng Việt )…- Nét riêng đó là tình yêu làng quê trở thành niềm say mê, hãnh diện, hồn nhiên, biểu hiện qua tính hay khoe về làng mình. Tình yêu làng quê gắn với tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị giặc xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành kháng chiến chống giặc

III.Tổng kết1. Nghệ thuật:-Tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc, lời ăn tiếng noi gần gũi với người lao động.2. Nội dung* Ghi nhớ (sgk/ 174)IV Luyện tập:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

341

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Trong giai đoạn hiện nay, thế hệ thanh niên cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp:

-- LòngLòng yêuyêu nướcnước cócó khikhi khôngkhông phảiphải làlà cáicái gìgì lớnlớn lao,lao, trừutrừu tượng;tượng; nónó cócó thểthể làlà tata yêuyêu cáicái câycây trongtrong vườnvườn nhà,nhà, chămchăm sócsóc bôngbông hoahoa trongtrong vườnvườn trường,trường, thuộcthuộc vàvà háthát quốcquốc ca,ca, viếtviết đúngđúng chínhchính tảtả vàvà phátphát âmâm chuẩnchuẩn TiếngTiếng Việt…Việt… đóđó làlà biểubiểu hiệnhiện củacủa lònglòng yêuyêu nước.nước.

- DùDù điđi xaxa vẫnvẫn nhớnhớ vềvề quêquê hương,hương, yêuyêu lànglàng quêquê nơinơi mìnhmình sinhsinh rara vàvà lớnlớn lên…lên… Hs suy nghĩ và trả lời- Gv nhận xétE. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Sưu tầm thêm những tác phẩm văn học viết về tình yêu quê hương, yêu đất nước. - Cách thức thực hiện: Hs làm việc ở nhà.IV. Rút kinh nghiệm

342

Tuần 13 Ngày soạn: Ngày dạy:

Bài 13 . Tiết 63:CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG - PHẦN TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức- HS hiểu và nhận diện được từ ngữ địa phương ( phương ngữ ) chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tình chất,....ở Hà Nam và nhiều địa phương khác, từ đó thấy được sự phong phú của các phương ngữ2. Kỹ năng - Biết cách sử dụng hợp lí từ ngữ địa phương khi nói và viết, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng địa phương phát triển đúng định hướng của ngôn ngữ văn hóa. - Rèn luyện năng lực giải thích ý nghĩa của các từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản.3. Thái độ Bồi dưỡng lòng yêu mến, say mê tìm hiểu từ ngữ địa phương Hà Nam, yêu mến quê hương cùng với sự giữ gìn trong sáng tiếng Việt.4. Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.II. ChuÈn bÞ 1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập.2. Học sinh:- Soạn bài.- Tìm đọc những thông tin về chương trình địa phương.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài họcTên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

343

- Thuyết trình, vấn đáp. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngA. Hoạt động khởi động:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ ? Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn thơ sau:

Bầm ơi có rét không bầmHiu hiu gió núi lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm runChân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.

? Từ đó ở vùng miền nào trên đất nước ta, tìm từ ngữ thay thế. - Thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.- Dự kiến sản phẩm:+ Bầm->miền trung+Từ thay thế: mẹ - Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá… GV: Trong cuộc sống, ngoài vốn từ toàn dân, nd ta còn sử dụng 1 vốn từ địa phương hết sức phong phú. Vậy bản thân các em đã có những hiểu biết gì về từ địa phương, chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.B. Hoạt động hình thành kiến thứcC. Hoạt động luyện tập

H§ cña GV- HS Néi dung * Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu các phương ngữ khác* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm* Yêu cầu sản phẩm: đại diện trình bày các câu hỏi gv đưa ra.

1. Bài tập 1:

344

* Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ Chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu học tập cho từng nhóm:N1,4- câu hỏi 1N2,5- câu hỏi 2N3,6- câu hỏi 3 1.Tìm 1 số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng.. Không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.2. Tìm 1 số từ đồng nghĩa nhưng khác về âm với nhữngtừ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân3. Tìm những từ ngữ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân. - Thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm.- Dự kiến sản phẩm:1.- Chẻo: Nước chấm- Nốc: chiếc thuyền Nghệ An- Mắc: Đắt- Reo: Kích động Nam Bộ- Sương: Gánh- Bọc: Cái túi áo TT Huế2.Phương ngữ bắc

Phương ngữ trung

Phương ngữ nam

Bố Bọ Tía,baMẹ Bầm MáBát Tô ChénNgã Bổ Té

… - Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kq- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá…

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân- Nhút: ( miền Trung) tiếng Nghệ Tĩnh chỉ món ăn được muối từ xơ mít trộn lẫn vài thứ gia vị khác.- Bồn bồn: một loại cây thân mềm, sống ở dưới nước, có thể làm dưa hoặc xào, phổ biến ở vùng Tây Nam bộ.- Chẻo: Nước chấm- Nốc: chiếc thuyền Nghệ An- Mắc: Đắt- Reo: Kích động Nam Bộ- Sương: Gánh- Bọc: Cái túi áo TT Huếb. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dânPhương ngữ bắc

Phương ngữ trung

Phương ngữ nam

Bố Bọ Tía,baMẹ Bầm MáBát Tô chénNgó Bổ té

345

* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu các phương ngữ khác* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm* Yêu cầu sản phẩm: đại diện trình bày các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ ? BT y/c ta phải chỉ ra được vì sao những từ ngữ ở BT1 – Ý a không có phương ngữ tương đương. Và từ ngữ toàn dân. Việc xuất hiện những từ ngữ này phản ánh điều gì.- Thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe câu hỏi, thảo luận cặp đôi.- Dự kiến sản phẩm: Một số p/ngữ chỉ xuất hiện ở 1 số địa phương nhất định. Điều đó chứng tỏ Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miền về ĐK tự nhiên, đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán. Tuy nhiên sự khác biệt đó ko nhiều vì những từ nhóm này rất ít.- Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kq- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá…G : Như vậy là do sự thích nghi với những điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục, tập quán của 1

c. Đồng âm nhưng khác nghĩa...Phương ngữ bắc

Phương ngữ trung

Phương ngữ nam

ốm (bị bệnh)

ốm( gầy)

ốm( gầy)

Mắc (đồ dung treo quàn áo0

Mắc (đắt)

Mắc (đắt)

Hòm (dụng cụ chứa đồ vật)

Hòm (quan tài)

Hòm (quan tài)

2. Bài tập 2

- Vì có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

346

số vùng miền khác nhau nên có 1 số sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện ở nơi này nhưng lại không xuất hiện ở những địa phương khác. -vd : BT 1, 2 là 1 món ăn có tên là "nhút" – món ăn này được làm bằng xơ mít, muối trộn với 1 vài thứ khác được dùng phổ biến ở 1 số vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.- BT3, 4 là cây bồn bồn- Đây là loại cây thân mềm sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu. Phổ biến ở 1 số vùng Tây Nam Bộ. - Ngoài ra còn 1 số loại quả chỉ phù hợp với khí hậu ở Nam Bộ đó là chôm chôm, sầu riêng, măng cụt.

* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu các phương ngữ khác* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: trình bày các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ Gọi HS đọc BT. ? Những từ ngữ nào ở trường hợp ( b) và cách hiểu nào ở trường hợp c được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân ? Nhận xét về phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng việt- Thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe câu hỏi làm việc cá nhân.- Dự kiến sản phẩm:- Cá. quả, lợn, ngã, ốm( bị bệnh)- ngôn ngữ toàn dân- Từ toàn dân là phương ngữ Bắc Bộ ( được lấy làm chuẩn của Tiếng Việt)- Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kq- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá…G : Hiện nay, địa phương : Đại Cương, Lê Hồ, Khả Phong của chúng ta và 1 số xã lân cận cũng sử dụng rất nhiều từ địa phương : nhầy, nhông, nhớ. VD nói : Cầm hộ quyển sách này nhé. Nhưng lại nói ‘Cầm hộ quyển sách này nhông, nhé, nhớ..’ Đây chỉ là 1 số từ ngữ địa phương của HN thôi, còn rất nhiều những từ ngữ địa phương khác nữa. Các em hãy tìm hiểu để trau dồi vốn từ địa phương cho mình. Qua đây chúng ta thấy được sự giàu đẹp của phương ngữ Hà Nam.

- VN là 1 đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miêng về điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán.

3. Bài tập 3

347

* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu các phương ngữ khác* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: trình bày các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ ? Chỉ ra những từ ngữ địa phương trong đoạn trích?? Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào?? Việc sử dụng từ ngữ có tác dụng gì trong đoạn thơ?( Bài thơ viết về một bà mẹ Quảng Bình)- Thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe câu hỏi làm việc cá nhân.- Dự kiến sản phẩm:- Các từ ngữ địa phương: Chi, rứa, nờ, tui, có ràng, ưng mụ- Miền Trung- Góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh 1 vùng quê và tình cảm suy nghĩa tính cách của người mẹ- làm tăng sự sống động gợi cảm của tác giả- Báo cáo kết quả: hs trình bày kq- Đánh giá kết quảG : Mẹ suốt là bài thơ Tố Hữu viết về 1 bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương trên đây góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của 1 người mẹ, 1 vùng quê Trung Bộ. Đồng thời cho hiểu rõhơn về tình cảm suy nghĩ của 1 người mẹ gan dạ, dũng cảm trên vùng quê ấy. Những từ địa phương còn góp phần làm cho đoạn thơ sinh động, gợi cảm.

4. Bài tập 4

- Các từ ngữ địa phương: Chi, rứa, nờ, tui, có ràng, ưng mụ- Miền Trung- Góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh 1 vùng quê và tình cảm suy nghĩa tính cách của người mẹ- làm tăng sự sống động gợi cảm của tác giả

D. Hoạt động vận dụng* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào c/s.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Em biết bài thơ nào có dùng từ ngữ địa phương. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp:

348

- HS nêu: Ví dụ " Bà bủ", " Bầm ơi!"Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...Bầm ơi có rét không bầm!

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùnBầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ nonMạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầmCon đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. E: Tìm tòi, mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết 1 đoạn văn hoặc dựng 1 đoạn hội thoại trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. hs về nhà làm Gv chốt, dặn dò IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

349

Tuần 13 Ngày soạn: Ngày dạy:

Bài 13. Tiết 64: Tập làm vănĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.- Thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm2. Kỹ năng- Phân tích được vai trò của đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .3. Thái độ - Giáo dục học sinh có ý thức đưa yếu tố đối thạo độc thoại và đọc thoại nội tâm khi viết văn bản tự sự.4. Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.II. ChuÈn bÞ 1. Giáo viên:- Kế hoạch bài học- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập.2. Học sinh:- Soạn bài.- Tìm đọc những thông tin về chương trình địa phương.- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

350

2. Tổ chức các hoạt độngA. Hoạt động khởi động:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỡ diệu sẽ mở ra`` Câu "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỡ diệu sẽ mở ra`` là ai nói với ai? Được đặt trong dấu gì?- Thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.- Dự kiến sản phẩm: Lời người mẹ nói với con được đặt trong dấu ngoặc kép và sau dâú 2 chấm - Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá…Gv :Nói đến văn tự sự ta không thể không nói tới nhân vật. Nhân vật trong văn tự sự là linh hồn của câu chuyện. Nhân vật trong văn tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện: ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, hành động, trang phục… việc xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nôi tâm nhân vật có ý nghĩa rất lớn.Vậy đối thoại, độc thoại và độc thoại nôi tâm là gì? Dấu hiệu để nhận biết là gì?Chúng ta sẽ tìm hiêủ bài học này. B. Hoạt động hình thành kiến thức:

H§ cña GV- HS Néi Dung* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nôi tâm trong vbts.

* Nhiệm vụ: Hoạt động nhóm, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện:chia lớp thành 6 nhóm, nêu vấn đề, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: đại diện nhóm trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.

I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nôi tâm trong vbtự sự.

1. Ví dụ

351

- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành:- Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhómNhóm 1,4? Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn trích cho ta biết điều gì?? Trong 3 câu đầu đoạn trích là lời của ai nói với ai?? Tham gia vào câu chuyện có ít nhất là mấy người ?? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện, trao đổi qua lại?? Em hiểu thế nào là đối thoại?Nhóm 2,5? Chỉ ra những lời nói của ông Hai?? Câu " hà, nắng gớm, về nào" ông Hai nói với ai? ? Câu nói có phát ra thành lời ko?? Đây có phải là đối thoại không? Vì sao ? ? Vậy ông Hai nói với chính mình để làm gì?? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ? Em hãy chỉ rõ ?? Nhân vật có cất thành tiếng không ? Phía trước lời nói nv có dấu hiệu gì ?? Em hiểu độc thoại là gì ?Nhóm 3,6? Những câu" chúng nó... đầu? " là câu ai hỏi ai? Những câu hỏi này có phát ra thành lời ko? Nó thể hiện ở đâu?? Trước những câu hỏi này có sử dụng hình thức gạch đầu dòng ko?? Em hiểu thế nào là độc thoại nội tâm?? Theo em các hình thức trên có tác dụng ntn.? Những lời độc thoại và độc thoại nội tâm đã có tác dụng gì khi bộc lộ diễn biến nhân vật ông Hai?Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn khắc hoạ sâu sắc tâm trạng của NV ( Tâm trạng dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặcDự kiến sp:N1,4:-Làng- Kim Lân

352

-Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng ông việt gian theo Tây- 2 người phụ nữ tản cư- ít nhất là 2 người- Gồm 2 lượt lời- Nội dung của hai người đều hướng tới một câu chuyện- Trong mỗi lượt lời đều có gạch đầu dòng- Ko vì nội dung câu nói ko hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào cả cũng chẳng liên quan gì đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi hơn nữa sau câu nói to của ông cũng chẳng có ai đáp lại.N2,5- Nói bâng quơ, đánh trống lảng để tìm lối rút lui- Ông lão nắm tay mà rít lên "chúng bay..."- Cất thành tiếng, có gạch đầu dòng.N3,6- Là lời của ai đó nói với chính mình. Được đánh dấu gạch ngang và thụt đầu dòng- Ko phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Haitrong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ?Hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận... tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nv.- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá… Gv: Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn khắc hoạ sâu sắc tâm trạng của NV ( Tâm trạng dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặcC. Hoạt động luyện tập:* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nôi tâm trong vbts.* Nhiệm vụ: Hoạt động cặp đôi, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, thuyết trình,...

2. Nhận xét+ ít nhất có 2 người tham gia trò chuyện+ ít nhất có 2 lượt lời+ Mỗi lượt lời đều được đánh dấu gạch ngang thụt đầu dòng-> Đối thoại.- Ông Hai nói với chính mình thành lời- Phía trước câu nói có gạch đầu dòng-> Lời độc thoại

- Ông Hai hỏi chính mình – ko thành lời.

- Ko có gạch đầu dòngĐộc thoại nội tâm

* Ghi nhớ : SGK

II. LUYỆN TẬP

353

* Yêu cầu sản phẩm: đại diện nhóm trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành:Gọi Hs đọc và xđ y/c bt - Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm? Đoạn trích gồm mấy lượt lời?? Cuộc đối thoại của ai với ai? ? Đối thoại trong hoàn cảnh nào ? Có mấy lượt lời trao và đáp?? Tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích? Dự kiến sp:- 5 lượt lời- Bà Hai báo tin cho ông Hai- Có 3 lời trao nhưng chỉ có 2 lượt lời đáp- Làm nổi bật tâm trạng buồn chán thất vọng của ông Hai trước tin làng chợ Dầu theo giặc- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá+Giáo viên nhận xét, đánh giá…

* Mục tiêu: HS hứng thú sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nôi tâm trong đvts. * Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành:Gọi Hs đọc và xđ y/c bt - Chuyển giao nhiệm vụ ?Viết đoạn văn theo đề tài tự chọn có sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

1. Bài tập 1

Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại.- Cuộc đối thoại này diễn ra trong hoàn cảnh không bình thường- Có 3 lời trao nhưng chỉ có 2 lượt lời đáp- Nhằm nổi bật tâm trạng uất ức, tủi hổ của ông Hai.2. Bài tập 2

354

- Dự kiến sp: Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi dược ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:- Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!- Ừ.Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:- Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé!- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá +Giáo viên nhận xét, đánh giá… GV nhËn xÐtD.Hoạt động vận dụng* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm bvts.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Xác định yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong đoạn trích sau: Sáng nay trời rét, Nam dậy sớm hơn mọi ngày, cu cậu lò mò mãi mới ra đợc khỏi giờng, vệ sinh cá nhân xong, cậu ăn sáng, vừa ăn vừa xoa tay xuýt xoa . Nam khoác cặp sách đi học, vừa mở cửa, Nam rên lên và nói to - Hà trời rét quá nhỉ( độc thoại ) Chả mấy chốc đã đi ra đến ngoài đờng, cậu vừa đi vừa nghĩ giá nh mà hôm nay đợc nghỉ học thỡ hay biết mấy . ( Độc thoại nội tâm ) Vừa lúc đó, Nam gặp Hùng. - Nam à , đi học sớm vậy ? - Ừ . (Đối thoại ) - 3 HS trả lời.

355

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. - GV chốt: E: Tìm tòi, mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Sưu tầm thêm một số đoạn thơ, đoạn văn… có sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

356

Tuần 13 Ngày soạn: Ngày dạy:

Bài 13. Tiết 65: Tập làm vănLUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN

VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức- Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.- Nhận biết được các yếu tố tự sự , nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản. 2. Kỹ năng- Biết kết hợp tự sự với nghị lụân và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.- Sử dụng các yếu tố tự sự , nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện. 3.Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm khi làm bài văn kể chuyện. 4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.II. ChuÈn bÞ:1.Gv: So¹n gi¸o ¸n, s­u tÇm tµi liÖu Phương pháp: vấn đáp, nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò... Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật đọc hợp tác2. Trò: Sgk, vở ghi, chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi sgk. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

357

2. Tổ chức các hoạt độngA. Hoạt động khởi động * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS sử dụng yếu tố nghị luận với miêu tả nội tâm trong vbts* Nhiệm vụ: HS nghe* Phương pháp: Thuyết trình* Cách tiến hành:1. Chuyển giao nhiệm vụ:?Nói lên tâm trạng của em khi em đạt kết quả cao trong học tập.

1. Dự kiến TL: Hôm ấy, cô Hoa lôi tập bài kiểm tra văn 45' hôm trc trong cặp ra. Mặt cô có vẻ vui vui. cô nói :điểm của lớp ta lần này có tiến bộ. đặc biệt có một số bạn đã có thành tích vượt bậc so vs lần kt trc. Lớp trưởng lên trả lài cho các bạn đi e" Nghe cô ns , cả lớp xôn xao. Tôi mong sao lần này điểm tôi mặc dù ko cao nhưng có thể qua đc điểm trung bình vì bài này tôi đã cố gắng rất nhiều. khi lớp trưởng ik đến bàn tôi, tim tôi đập thình thịch. tôi ngơ ngác nhìn con 8 đỏ ở trên trang giấy. tôi lật đi lật lại. đúng là bài của tôi rồi. lúc đó tôi thật sự vui mừng. Tôi tự hứa lầm sau sẽ cố gắng để đc điểm cao như thế này nữa.- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá +Giáo viên nhận xét, đánh giá…GV cho hai, ba HS nói lên tâm trạng của mình sau đó dẫn vào bài. GV thuyết trình: Các em đã được học các yếu tố nghị luận, các yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để giúp các em luyện tập sử dụng kết hợp 2 yếu tố này trong văn bản tự sự hôm nay chúng ta có tiết luyện nói.B. Hoạt động hình thành kiến thức:

HĐ của GV- HS Nội dung

* Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong đvts.* Nhiệm vụ: Hoạt động cặp đôi, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: hs trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành:Gäi Hs ®äc và xđ y/c bt - Chuyển giao nhiệm vụ:? Xđ thể loại, ngôi kể

I. Đề bài và yêu cầu ( 10')

- Văn tự sự- Kể theo ngôi thứ 1, 3Đề 1:(Bài tập 1/ 179.)Kể lại tâm trạng của em sau

358

? y/c của từng đề? Khi trình bày trước tập thể chúng ta cần lưu ý điều gì.- Dự kiến sp:- Văn tự sự- kể theo ngôi thứ 1, 3Đề 1:Yêu cầu: - Kể qua về sự việc xảy ra.- Bộc lộ tâm trạng.-> Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâmĐề 2:Yêu cầu- Thời gian diễn ra.- Nội dung và không khí cuộc họp.- Em đã phát biểu ntn ...-> Tự sự + nghị luận. Đề 3:- Thay đổi ngôi kể.- Kể sự việc < tóm tắt >- Tâm trạng ...Khi trình bày cần lưu ý:- Chào, giới thiệu mình và nội dung cần nói- Trình bày các nội dung theo yêu cầu ( đó chuẩn bị ở nhà)Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.Nói tự nhiên, rõ ràng, rành mạch, mắt hướng vào nghe.- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá +Giáo viên nhận xét, đánh giá…c. Hoạt động luyện tập* Mục tiêu: HS hứng thú sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong bvts.* Nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, HĐ cả lớp* Phương thức thực hiện: nêu vấn đề, thuyết trình,...* Yêu cầu sản phẩm: đại diện nhóm trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.* Cách tiến hành:Gäi Hs ®äc và xđ y/c bt

khi để xảy ra một việc có lỗi với bạn.Đề 2:(Bài tập 2/ 179.)Đề 3:(Bài tập 3/ 179.)

II- LUYỆN NÓI1- Đề 1: Tâm trạng của em khi gây ra 1 chuyện không hay với bạna. Diễn biến của sự việcb. Tâm trạng

359

- Chuyển giao nhiệm vụ:GV phân học sinh thành 3 nhóm. Luyện nói trong nhóm và luyện nói trước lớp. N1: Đề 1 N2: đề 2 N3: đề 3- Dự kiến 1sp:- Đề 1:a. Diễn biến của sự việc- Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc sai trái của em- Gây cho bạn chuyện gì? Khi nào? ở đâu? Hậu quả ra sao?b. Tâm trạng- Sau khi gây ra chuyện tâm trạng của em ntn ( Ân hận day dứt khổ tâm nhưng khó nói lời xin lỗi - Sau đó em đã xử sự ntn?- Lời tự nhủ với bản thân ra sao?- Đề 2:a. Không khí chung của buổi sinh hoạt - Là một buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất- Buổi sinh hoạt đó có nội dung ntn? ( để phê bình hay góp ý bạn Nam)- Thái độ của các bạn đối với Nam ntn?b. Nội dung ý kiến của em- Em đưa ra ý kiến bác bỏ khẳng định Nam là người bạn tất em phải lập luận kể về lí do vì sao Nam lại sơ xuất trong công việc ( giúp đỡ 1 bạn trong tường vô tình mắc khuyết điểm)- Khẳng định Nam là người bạn tốt ( kết quả học tập cao luôn nghiêm túc , kỷ luật cao giúp đỡ bạn bè 1 cách vô tư, quan hệ với bạn bè đúng mực

3. Đề 3Kể đảm bảo các sự việc sau:- Vì sao tôi lấy Vũ Nương làm vợ- Tính tình tôi ra sao ? Vũ Nương ra sao ?- Tôi phải đi lính- cuộc chia tay với mẹ và vợ.- Khi trở về, tôi đã đối xử với Vũ Nương ra sao - Nàng không chịu nổi đã vẫn- Sau khi biết nỗi oan của nàng, tôi ân hận vô cùng.

2- Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp trong đó em có phát biểu ý kiến Nam là người bạn tốta. Không khí chung của buổi sinh hoạt b. Nội dung ý kiến của em

3. Đề 3: Đóng vai Trương sinh kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhấtKể đảm bảo các sự việc sau:- Giới thiệu về cuộc hôn nhân. - Tính tình, lí do phải đi lính, khi chia tay vợ và mẹ,...- Khi trở về, diễn biến nỗi oan khuất,... - Hậu quả gây ra. Tâm trạng, nỗi ân hận, bài học,..

360

- Báo cáo kết quả- Đánh giá kết quả+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá +Giáo viên nhận xét, đánh giáGv chốt cách trình bày trước tập thể về nội dung, hình thức

D.Hoạt động vận dụng* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm bvts.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ mãi. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. - GV chốt: E: Tìm tòi, mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Sưu tầm một số câu chuyện làm em xúc động.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.Hình thức tổ chức: Yêu cầu HS về nhà làm.IV. Rót kinh nghiÖm,bổ sung

Bài văn tham khảo

Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được thầy cô dạy rằng: "Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình". Câu nói đó đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến tận bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp 2. Năm học này của tôi có điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu tạo cho tôi một cảm giác thật khó hiểu, bởi lẽ trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn một

361

ít buồn bã, cậu có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, cậu ngồi cùng một bàn với tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu, nhưng có vẻ mọi cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là những suy nghĩ không mấy hay ho về cậu.Và rồi một ngày nọ, thầy đã trao cho chúng tôi một nhiệm vụ, đó là làm một bài thuyết trình về môn Hóa, một môn mà tôi dở nhất, còn cậu ta thì đứng trong top đầu của trường. Tôi đành phải đến nhà cậu ta để cùng làm bài thuyết trình, và việc này đã vô tình giúp tôi và cậu ta trở thành những người bạn thân thiết, hoặc hơn cả thế. Tôi đến nhà cậu, trong một buổi chiều thu, khi những chiếc lá mang sắc vàng đang dần dần rơi xuống và che phủ lấy con đường đi. Theo sự hướng dẫn của cậu, tôi đã tìm ra địa điểm mà mình cần đến, nó nằm trên một con phố nhỏ hẹp, vắng vẻ và thật yên tĩnh. Nhà của cậu ta khá to, mang nét cổ kính. Xung quanh nhà cậu là những hàng cây kiểng, với đủ loại, được tạo dáng rất đẹp, tôi chắc là nó phải do một bàn tay tài hoa làm nên. Tôi bước đến bậc thềm và gõ nhẹ vài tiếng lên cánh cửa bằng gỗ, cậu bước ra, vẫn với một vẻ mặt vẫn lạnh lùng như mọi khi. Cậu lịch sự mời tôi bước vào nhà. Tôi lặng lẽ bước theo. Tôi nhận ra căn nhà hoàn toàn không có người thứ ba, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm bằng cách bày trí trong nhà cậu. Nó được bày trí hoàn toàn theo phong cách của quý tộc phương Tây, tôi thầm nghĩ có lẽ cha mẹ cậu ta phải là những người rất tinh tế và lãng mạn. Vào phòng cậu, tôi lại càng bất ngờ hơn khi căn phòng rất bình thường, không hề có gì khác biệt mấy so với những cậu bạn mà tôi từng biết đến. Và chúng tôi bắt đầu làm bài, với sự hướng dẫn của cậu, tôi nhận ra cậu thật sự thông minh, ít ra là hơn tôi rất nhiều trong môn học này. Khi chúng tôi hoàn thành được khoảng 1/3 bài viết, thì có tiếng chuông điện thoại reo, cậu tất tả chạy xuống nhà, và nhanh chóng quay lại. Cậu ta bảo rằng, cậu ta có chuyện gấp cần phải ra ngoài, nếu muốn, tôi có thể ở lại, khi ra về hãy nhớ khóa cửa lại giùm cậu, và tôi đã ở lại, một mình trong phòng cậu.Trong phòng cậu, không có quá nhiều thứ khiến tôi để tâm đến, chỉ trừ một thứ, đó là một cuốn sổ nhỏ, màu đen, được xếp cẩn thận ở trên bàn, tôi đoán nó là một cuốn nhật ký. Tôi tự nhủ là không xem, vì điều đó là xâm phạm đến sự riêng tư của cậu ta. Nhưng sự đời mấy ai có thể cưỡng lại trí tò mò của chính bản thân, tôi đã lật ra những trang giấy đầu tiên của cuốn nhật ký, và những gì được ghi trong đó đã khiến tôi hết sức kinh ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang của mình.Những trang nhật ký đầu tiên cùng với những hàng chữ nhỏ nhắn, ngay hàng hiện lên trước mắt tôi. Ngày...tháng...năm...Hôm nay, lần đầu tiên mình viết nhật ký, và cũng có lẽ, cuốn nhật ký này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, mẹ đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà mẹ không phải là người có lỗi. Mất đi mẹ, mình cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, rồi đây, sẽ còn ai đánh thức mình dậy vào những buổi sớm mai, sẽ còn ai làm những bữa ăn ngon dành riêng cho mình, và còn ai cho mình ôm vào lòng mỗi khi cảm thấy yếu

362

đuối...Mất mẹ, mình như mất tất cả, bởi vì người cha chưa từng một lần bế đứa con, cũng như chưa từng một lần ôm hôn đứa con này, ông chỉ biết làm một việc duy nhất, đó là gửi tiền về cho mẹ con mình. Có lẽ đối với ông như thế là đã hoàn thành trách nhiệm một người cha....Đọc đến đây, bất giác đôi hàng mi của tôi lại hơi ươn ướt, bởi tôi là một đứa con gái đa cảm nên dễ bị rung động vì những chuyện như thế này. Tôi lại tiếp tục lật sang những trang nhật ký khác, những dòng chữ tâm sự chân thật của cậu ta ghi sâu vào tâm trí tôi."Hôm nay buồn thật, những việc xảy ra trong cuộc sống tại sao lại cứ ngoài ý muốn của mình? Giờ đây, mình chỉ ước ao có một người có thể ngồi bên cạnh và nghe mình tâm sự, có một bàn tay để mình nắm lấy để có mình thêm chỗ dựa...Nhưng có lẽ tất cả sẽ không bao giờ trở thành hiện thực".Tôi vẫn tiếp tục, trong sự tò mò và thương hại người bạn của mình."Thật đáng sợ, mình dần nhận ra mình không còn là chính mình, không biết từ bao giờ, mình đã trở nên xa lánh với bạn bè, trở nên là một kẻ ít nói, vô cảm với mọi thứ xung quanh, nụ cười và nước mắt đã bắt đầu rời xa khỏi gương mặt mình... Có những lúc, mình chỉ muốn được khóc thật to nhưng lại không thể, liệu trên đời có gì đau khổ hơn thế không?"Và đến những trang cuối cùng của cuốn nhật ký, tôi như òa khóc, vì đã hiểu nhầm người bạn của mình."Ngôi trường mới, lớp học mới, bạn bè mới,... tất cả dường như đều muốn trở nên thân thiện với mình, nhưng chẳng hiểu sao mình không thể cười đùa và hòa đồng với tất cả, có lẽ bởi vì từ lâu mình đã quên cười như thế nào rồi. Đặc biệt là đối với cô bạn cùng bàn, đôi khi, mình cảm thấy thật không phải khi đã vô hình từ chối mọi cô gắng của cô ta, nhưng chẳng biết làm thế nào nữa đây..." Những dòng nhật ký này, như những lời tâm tình của một người bạn thân, nó thật tha thiết, chân thành và đầy những suy nghĩ của cậu ta, hình ảnh về cậu ta trong tâm trí tôi dần thay đổi theo từng trang nhật ký. Đọc xong, tôi lặng lẽ khóa cửa lại, và bước về nhà trong một tâm trạng khó tả. Kể từ lúc đó, tôi đã nỗ lực hơn rất nhiều để có thể trở thành người chia sẻ với cậu ta mọi điều, và dường như cậu ta cũng nhận ra điều đó, thế là một tình bạn ra đời, và có thể còn hơn thế nữa. Giờ thì còn ai bảo đọc trộm nhật ký người khác là xấu nào, bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó mà thôi

363

TIẾT 66 Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long.)

I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

+ Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.3. Thái độ: Có thái độ trân trọng những người lao động bình thường.4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. Chuẩn bị của thầy và trò:- Thầy: Chân dung nhà văn và tranh vẽ cảnh Sa Pa .+ PP: đàm thoại, giải quyết vấn đề...- Trò: Đọc bài, kể tóm tắt, chuẩn bị phần đọc hiểu văn bản.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động

Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngA.Hoạt động khởi động:Mục tiêu : Tạo tâm thế cho HS trước khi vào bài mớiNhiệm vụ : HS hoàn thành nhiệm vụ GV giao

364

Phương thức hoạt động : HĐ cá nhânPhương tiện :Thông tin trong cuộc sốngSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt độngGV nêu câu hỏi, HS trả lời, dẫn vào bài:1) Đỉnh núi cao nhất Việt Nam?( Phanxipang).2) Tên một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, nổi tiếng với hoa ban trắng muốt, ( có 6 chữ cái).( Lào Cai)

3) […] Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên cácvòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái,...

Những câu hỏi và hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến địa danh nổi tiếng nào trên đất nước ta?( Sa Pa)

GV: Các em ạ ! Nhà khoa học A.Einstein từng nói: Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý. Điều đó khiến ta phải trăn trở, suy nghĩ về cuộc sống, về bổn phận của mỗi con người trong cuộc đời này. Lời ngụ ý ấy đựơc nhà văn Nguyễn Thành Long gởi gắm qua một tác phẩm bàng bạc chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình- “ Lặng lẽ Sa Pa”. Đến với truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”, ta không chỉ thán phục những con người làm việc quên mình vì người khác, vì Tổ quốc mà còn say sưa, ngây ngất trong chất men say trữ tình lãng mạn của một thiên nhiên nên thơ qua những trang viết rất mực tài hoa. B.Hoạt động hình thành kiến thức:Hoạt động 1: Giới thiệu chung Mục tiêu : HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản, tóm tắt văn bản, nhân vật chính... Nhiệm vụ : HS tìm hiểu những nét chính về tác giả và văn bản. Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong SGK Sản phẩm : Nội dung trả lời của HS

Tiến trình hoạt độngHoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt.

Hoạt động 1Giới thiệu chung* Mục tiêu: HS nắm được tác giả, tác phẩm, * Nhiệm vụ: HS quan sát vào SGK trả lời câu hỏi.

I. Giới thiệu chung.1. Tác giả. + Tác giả (1925-1991)

365

* Phương thức thực hiện: vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề... * Yêu cầu sản phẩm cần đạt: cá nhân trả lời các câu hỏi gv đưa ra. * Cách tiến hành:- HS đọc chú thích SGK.- HS làm việc độc lập.H? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long?(Giáo viên bổ sung thêm)-> Thành công hơn khi viết về cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc những năm 60-70 của thế kỉ XX.-> Giản dị, mộc mạc như một ghi chép về cuộc gặp gỡ những con người bình thường mà lắng động tình người, để lại dư âm trong lòng bạn đọc.

? Hoàn cảnh ra đời của văn bảnGiáo viên hướng dẫn đọc.- Chú ý : chậm, lắng sâu.-Học sinh đọc đoạn đầu-đoạn giữa kể-đọc đoạn cuối H? Có thể tóm tắt thật ngắn gọn nội dung câu chuyện bằng một câu như thế nào ?Qua đó em có nhận xét gì về cốt truyện ?-> Đoạn trích kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già và bác lái xe, cô gái với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.GV : Kiểm tra một vài từ khó SGK.H? Tình huống cơ bản của truyện này là gì ?(Cuộc gặp …)- HS làm việc theo nhóm( bàn)H? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào ?? Tác dụng của lối kể này ?=> Tác dụng : Câu chuyện chân thật, khách quan-> chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.H? Nhân vật chính của truyện là ai ?Hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ?( Qua cái nhìn của 3 nhân vật phụ)

H? Theo tác giả: Truyện ngắn này là “một bức chân dung”, theo em đúng hay sai? Đó là bức chân dung của ai?

- Quê: Quảng Nam.- Chuyên viết truyện ngắn, bút kí.

- Phong cách văn xuôi, nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ

2. Văn bản : Sáng tác năm 1970.In trong tập "Giữa trong xanh".

* Đọc,tóm tắt truyện:

*Tìm hiểu từ khó.

*Hệ thống nhân vật trong truyện.- Ngôi kể: ngôi thứ 3- Từ điểm nhìn của ông hoạ sĩ già.

- Nhân vật chính: Anh thanh niên.

- Các nhân vật phụ: Ông hoạ sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư.Ngoài ra: ông kĩ sư ở trại rau, anh cán bộ kĩ thuật nghiên cứu về sét( không xuất hiện trực tiếp).

366

- Giáo viên bổ sung-> chuyển ý 2.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản1. Thiên nhiên Sa Pa

Mục tiêu : HS nắm được những nét cơ bản về thiên nhiên nơi Sa Pa thơ mộng qua đoạn đầu văn bản. Nhiệm vụ : HS tìm hiểu những nét đẹp của thiên nhiên Sa Pa trong văn bản. Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong SGK Sản phẩm : Nội dung trả lời của HS

Tiến trình hoạt độngHoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt.

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh theo các gợi ý sau:- Giáo viên treo tranh vẽ Sa Pa.H? Em biết gì về Sa Pa. Hãy giới thiệu về Sa Pa theo sự hiểu biết của em?- HS trả lời theo sự hiểu biết.

Thảo luận nhóm:1)Vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên Sa Pa hiện lên qua những chi tiết nào?2) Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? Tác dụng?Chú ý vào đoạn " Trong lúc mọi người xôn xao.. cô gái sẽ nói.HS chỉ ra các câu văn trong SGK.- Những rặng đào, đàn Bò lang cổ đeo chuông ở các đồng cỏ.- Cây trồng "rung tít trong nắng".- Những cây tử kinh màu hoa cà.- Mây bị nắng xua cuộn tròn từng cục...- Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.- Nắng chiều làm cho bó hoa..... rực rỡ hơn.H? Em có nhận xét như thế nào về cảnh Sa Pa qua trang văn của Nguyễn Thành Long .- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét. GV chốt.

II. Tìm hiểu văn bản.1. Thiên nhiên Sa Pa:

=> Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, sosánh => Thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, tráng lệ, hữu tình đầy chất thơ, trữ tình -> như mời gọi, cuốn hút, hấp dẫn du khách.

C.Hoạt động luyện tập: Mục tiêu : HS thực hành làm bài tập sau khi nắm được nội dung của tiết học.Nhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong SGK

367

Sản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động?Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên Sa Pa trong phần đầu văn bản?D.Hoạt động vận dụng: Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống các vấn đề liên quanNhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong cuộc sốngSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động? Vận dụng kiến thức vừa học trong văn bản, tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa hiện tại qua các kênh thông tin và nêu cảm nhận của em?E.Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vừa học vào tìm hiểu các vấn đề mang tính cập nhật trong xã hộiNhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong cuộc sốngSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động- Sưu tầm các tác phẩm khác viết về đề tài tình yêu tniên nhiên, đát nước.- Chuẩn bị T2.* Rút kinh nghiệm , ngày 15/11/

Ngày soạn: 14/11/ Ngày dạy: 22 /11(9AB)

TIẾT 67 Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long.)

I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

+ Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.2. Kỹ năng:

368

- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.3. Thái độ: Có thái độ trân trọng những người lao động bình thường.4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bảnII. Chuẩn bị của thầy và trò:- Thầy: Chân dung nhà văn và tranh vẽ cảnh Sa Pa .+ PP: đàm thoại, giải quyết vấn đề...- Trò: Đọc bài, kể tóm tắt, chuẩn bị phần đọc hiểu văn bản.III. Tổ chcứ các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức: GV ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:

? Kể tóm tắt truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới:

A.Hoạt động khởi động:Mục tiêu : Tạo tâm thế cho HS trước khi vào bài mớiNhiệm vụ : HS hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhânPhương tiện :Thông tin trong cuộc sốngSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động? Ngoài cảnh thiên nhiên thơ mộng, trong tác phẩm còn giới thiệu với chúng ta hình ảnh của những ai? Em biết gì về những con người này?B.Hoạt động hình thành kiến thức:Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản2. Con người ở Sa Pa: Mục tiêu : HS nắm được những phẩm chất đáng quý của anh thanh niên; những nét cơ bản của các nhân vật phụ như: nhà họa sĩ, ông lái xe, cô kĩ sư... Nhiệm vụ : + Nhiệm vụ 1: HS tìm hiểu các phẩm chất đáng quý của anh thanh niên.+ Nhiệm vụ 2: HS tìm hiểu các nét cơ bản của các nhân vật phụ. Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong SGK Sản phẩm : Nội dung trả lời của HS

Tiến trình hoạt độngHoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt.

Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS theo các gợi ý sau:Nhiệm vụ 1H? Con người xuất hiện trong tình huống

I. Tìm hiểu chung.II. Tìm hiểu văn bản.1. Thiên nhiên Sa Pa:2. Con người ở Sa Pa:a. Anh thanh niên:- Xuất hiện: trong cuộc gặp gỡ

369

nào? ( không xuất hiện ngay từ đầu)H? Anh thanh niên sống trong hoàn cảnh như thế nào? Làm việc ra sao?-> Hình ảnh anh thanh niên hiện lên rõ nét và đáng mến hơn.H? Theo lời kể của anh, ta biết được anh làm công việc gì? Trong hoàn cảnh nào? ( Chi tiết trang 181, 183)(nửa đêm, mưa tuyết, giá lạnh cũng phải trở dậy để làm việc ..)-> công việc phục vụ sx, phục vụ chiến đấu.Giáo viên : Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người- một hoàn cảnh thật đặc biệt. ? Vậy cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?( chi tiết: khi biết một lần do phát hiện thấy một đám mây khô…( tr.185)-> thấy mình thật hạnh phúc.H? Suy nghĩ của anh về công việc và về cuộc sống như thế nào? ( tr. 185)

-> Nào trồng hoa, nuôi gà…H? Trong cuộc gặp gỡ của anh thanh niên với cô hoạ sĩ và cô kĩ sư, ta còn thấy anh có những nét đẹp phẩm chất gì nữa?-> Cảm thấy những đóng góp của mình thật nhỏ bé ( tr.186)H? Chi tiết anh về trước hái hoa tặng cô gái, trước khi chia tay lại nhắc cô quên khăn mùi xoa, tặng làn trứng, nhưng lại không tiễn đưa… nói lên điều gì?-> lịch sự, chu đáo; thật thà không nhận ra tình ý của cô gái; ân cần, chu đáo, hiếu khách;, rất xúc động.H? Tóm lại có thể khái quát về nhân vật anh thanh niên như thế nào?-> Đó là một trong những con người trẻ tuổi, làm công việc bình thường, lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất

giữa các nhân vật phụ với anh ( khi xe của họ dừng lại nghỉ).-> Hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của họ.

* Hoàn cảnh sống và làm việc:- Một mình trên đỉnh núi cao.- Công việc: đo gió, mưa, nắng, tính mây, dự báo thời tiết ... -> đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.

-> Dù gian khổ, vất vả anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ : yêu nghề, thấy công việc có ích cho cuộc sống, cho con người.

-> Suy nghĩ về công việc và cuộc sống thật đúng và sâu sắc:+ Anh không cô đơn- có niềm vui đọc sách.+Sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động.

-> Là người cởi mở, chân thành, hiếu khách, khiêm tốn.

=> Đẹp về tinh thần, tình cảm sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

370

nước, cho cuộc chiến đấu vì độc lập của dân tộc, dưới bầu trời SaPa lặng lẽ.Nhiệm vụ 2H? Nhân vật ông hoạ sĩ có vai trò, vị trí như thế nào trong truyện.- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét. GV chốt.

H? Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên?-> Bằng sự từng trải nghề nghiệp…ông cảm nhận được anh chính là đối tượng ông cần, là nguồn khơi gợi sáng tác: Đó chính là niềm say mê lao động và vẻ hồn nhiên của anh.H? Ông họa sĩ suy nghĩ gì về nghề nghiệp, về nghệ thuật,về cuộc sống của con người?- HS làm việc độc lập.

H? Các nhân vật bác lái xe, cô kĩ sư,…có vai trò như thế nào trong truyện?-HS suy nghĩ trả lời, nhận xét. GV chốt.

H? Vì sao nhà văn đưa nhân vật cô gái vào câu chuyện?-> Câu chuyện về người thanh niên mếm hẳn đi, coá dáng dấp một câu chuyện tình yêu…Đó là sự đồng cảm của thế hệ, của lí tưởng thanh niên VN thời chống Mĩ.

b. Ông hoạ sĩ (nhà văn ẩn mình).- Điểm nhìn trần thuật, thể hiện những suy nghĩ,, tình cảm của tác giả.-> đặc biệt quan trọng sau nhân vật chủ chốt.

- Xúc động, bối rối khi gặp anh thanh niên. - Suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, cuộc sống, về sức mạnh và sự bất lực của nghệ thuật.-> cùng với nhân vật chính đã góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm .c, Các nhân vật khác:- Nhân vật bác lái xe, cô gái (anh kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu sét vắng mặt)-> góp phần làm nổi bật nhân vật chính, thể hiện phẩm chất con người Sa Pa say mê lao động, thầm lặng cống hiến.

Hoạt động 2: HD tổng kết Mục tiêu : HS nắm được đặc điểm nghệ thuật chính cảu văn bản cũng như ý nghĩa, nội dung của văn bản. Nhiệm vụ : + Nhiệm vụ 1: HS tìm hiểu các đặc điểm nghệ thuật chính.+ Nhiệm vụ 2: HS tìm hiểu ý nghĩa, nội dung của văn bản. Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong SGK Sản phẩm : Nội dung trả lời của HS

Tiến trình hoạt độngHoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt.

Nhiệm vụ 1- HS làm việc độc lập.

III. Tổng kết:* Nghệ thuật:

371

H? "Lặng lẽ Sa Pa" như một bài thơ giàu chất trữ tình? Vậy chất trữ tình đó được tạo ra bởi những yếu tố nào?-> -Từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng.- Từ cuộc gặp gỡ tình cờ,..- Từ những câu chuyện anh kể- Từ những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở ở ông hoạ sĩ, cô kĩ sư.

Nhiệm vụ 2H? Phát biểu chủ đề, nội dung của truyện?

- Học sinh đọc to ghi nhớ.

- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là cócuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già,cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làmcông tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại mộtấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườnrau, nhà nghiên cứu sét.- Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại đượcđánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắchọa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế. - Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bàica, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bứctranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ýnghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạccủa lối sống mà nhân vật chính gợi ra.

* Nội dung:- Ngợi ca những con người lao động thầm lặng mà cao cả.- Gợi ra những vấn đề ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.

C.Hoạt động luyện tập: Mục tiêu : HS thực hành làm bài tập sau khi nắm được nội dung của tiết học.Nhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong SGKSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động? Viết một đv ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh TN?D.Hoạt động vận dụng: Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống các vấn đề liên quanNhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong cuộc sốngSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động

372

Câu 1: Thảo luận nhanh trong nhóm bàn:? Lý giải tại sao lại đặt tên truyện là Lặng lẽ Sa Pa ?HS trình bày – GV chốt-Nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây.? Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có không ít những tấm gương có lí tưởng sống đẹp giống như anh thanh niên, giống như cô kĩ sư…Em có biết họ là những ai không?- chị lao công- những chiến sĩ nơi biên giới hải đảo xa xôi- những thanh niên tình nguyện…? Thế còn em, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân?Câu 2: Cho HS nghe bài hát nhẳn nhủ tới thế hệ trẻ hôm nay: đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay….? Cảm nghĩ cảu em khi nghe giai điệu này?E.Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vừa học vào tìm hiểu các vấn đề mang tính cập nhật trong xã hộiNhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong cuộc sốngSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động- Sưu tầm các tác phẩm khác viết về người lao động* Rút kinh nghiệm , ngày 15/11/

Ngày soạn: 18/11/ Ngày làm: 23/11(9A) 24/11(9B)

TIẾT 68-69. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3:Văn tự sự.

373

I. Yêu cầu tiết kiểm tra:1. Kiến thức : Giúp HS ôn tập và khắc sâu kiến thức về bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.2. Kỹ năng :

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.

- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày ...3. Thái độ : HS có thía độ làm bài nghiêm túc.II. Chuẩn bị: + Thầy: nghiên cứu ra đề+ Trò : ôn tậpIII. Lên lớp

1. Tổ chức2. Kiểm tra3. Bài mới

Đề bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác

phẩm " Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Yêu cầu: - HS viết được bài văn tự sự có yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. - Đảm bảo bố cục (3 phần), không mắc lỗi cơ bản về chính tả, dùng từ, diễn đạt câu,… - Cần đảm bảo các ý :+ Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ : Trên Trường Sơn, lúc nghỉ ngơi,…+ Nhân vật người chiến sĩ lái xe : ngoịa hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động+ Diễn biến cuộc gặp gỡ, trò chuyện : Nội dung nói về những vấn đề gì ? Những suy nghĩ, tình cảm của em về người chiến sĩ lái xe, về cuộc chiến tranh, về tương lai ( miêu tả nội tâm)+ Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước( nghị luận).4. Củng cố :Thu bài5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà : - Tiếp tục ôn tập. * Rút kinh nghiệm , ngày 19/11/

Ngày soạn : 18/11/ Ngày dạy : /11(9A) /11(9B)TIẾT 70

374

Người kể chuyện trong văn bản tự sự. ( Tự học có HD)

I. Mục tiêu cần đạt:1. Kiến thức :

- Học sinh hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.2. Kỹ năng :

- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.II. Chuẩn bị của thầy và trò : - Thầy : Bảng phụ.- Trò : Chuẩn bị các yêu cầu SgK.III. Tổ chức các hoạt động dạy học :

- GV ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ:Trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" ngôi kể là ngôi thứ mấy? Tác giả nhìn sự việc từ

góc độ nào? Người kể-ngôi kể có quan hệ không? - Giới thiệu bài mới.

A.Hoạt động khởi động:Mục tiêu : Tạo tâm thế cho HS trước khi vào bài mớiNhiệm vụ : HS hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhânPhương tiện :Thông tin trong cuộc sốngSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động? Văn tự sự thường kể chuyện theo những ngôi nào? Thế nào là k. chuyện theo ngôi 1? Ngôi 3? Td của mỗi loại ngôi kể

- Ngôi 1: Người kể chuyện xưng tôi, có thể kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nhằm tăng tính thuyết phục

- Ngôi 3: Người kể tự dấu mình, gọi tên các NV bằng tên gọi của chúng, người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với NV 3. Bài mới * Đvđ (1’)

Ai cũng biết TS là kể lại sự việc, thuật lại sự việc diễn ra ntn? Nhưng ai là người kể? Người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì? Có nghĩa là sự việc ấy được nhìn nhận qua con mắt của ai? Người đó là người ntn, là người trong cuộc hay ngoài cuộc? Cũng là sự việc và CN ấy, nhưng nếu thay đổi ngôi kể, thay đổi người kể thì ND hiện thực được phản ánh và YN câu chuyện rất khác nhau. Vậy để tìm hiêủ các VĐ trên chúng ta cùng đi tìm hiểu bài: “Người kể chuyện trong VB TS”.B.Hoạt động hình thành kiến thức:Mục tiêu : HS nắm được vai trò của người kể trong văn bản tự sựNhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhânPhương tiện :Thông tin trong SGK

375

Sản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạtHoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về người kể trong văn bản tự sự.Giáo viên treo bảng phụ có chép đoạn văn ở SGK? - Học sinh đọc đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa".H? Chuyện kể về ai và về việc gì?- Học sinh đọc đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa".H? Ai là người kể câu chuyện đó? Vì sao? - HS làm việc độc lập.H? Dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?( Nếu người kể chuyện là một trong 3 nhân vật thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi: phải xưng tôI hoặc tên nhân vật đó)H? Yêu cầu c) SGK?-> Của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.H? Yêu cầu d) SGK?-> Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.H? Như vậy trong văn bản tự sự có những hình thức kể chuyện nào?- HS làm việc độc lập.H? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì?- HS đọc ghi nhớ.Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.GV HD học sinh làm bài tập với đáp án như sau:

I. Vai trò của người kể trong văn bản tự sự.* Trích đoạn: "Lặng lẽ Sa Pa"

- Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên .

- Người kể vắng mặt.-> Cả 3 nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả.

* Ghi nhớ: SGK.

C.Hoạt động luyện tập: Mục tiêu : HS thực hành làm bài tập sau khi nắm được nội dung của tiết học.Nhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong SGKSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt độngII. Luyện tập:. Đoạn trích "Trong lòng mẹ". * Người kể chuyện: nhân vật “tôI” ( ngôit hứ nhất)- chú bé trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.

376

* Ngôi kể này có:- Ưu điểm:+ Diễn tả được cảm xúc, tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí phức tạp.+ Nhân vật bộc lộ suy nghĩ về sự việc-> chủ quan.- Hạn chế: Không miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều-> gây sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.b. HS chọn một trong ba nhân vật ( ông hạo sĩ,anh thanh niên, cô kĩ sư) là người kể chuyện, ngôi thứ nhất.D.Hoạt động vận dụng: Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống các vấn đề liên quanNhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong cuộc sốngSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt độngCâu hỏi: Ai là người kể chuyện trong đoạn văn sau:

“ Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xashc cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo….tận xe nhỉ…vẫn im lặng”( tác giả)E.Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vừa học vào tìm hiểu các vấn đề mang tính cập nhật trong xã hộiNhiệm vụ : HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Phương tiện :Thông tin trong cuộc sốngSản phẩm : Nội dung trả lời của HSGợi ý tiến trình hoạt động? Lựa chọn một tác phẩm văn học em thích và phân tích vai trò của ngôi kể trong tác phẩm đó?

Tiết 71. Đọc hiểu văn bảnCHIẾC LƯỢC NGÀ

(Trích) - Nguyễn Quang Sáng -

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:- Cảm nhận được nhân vật Thu là cô bé cá tính, mạnh mẽ, hồn nhiên, có tình yêu ba chân thật, sâu sắc.

377

- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý NV, đặc biệt là NV bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.- Biết cách phân tích, tìm giá trị của chi tiết trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật trong một truyện ngắn.3. Thái độ:- Giáo dục cho HS tình cảm gia đình, tình cha con sâu nặng.- Lên án chiến tranh.4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.II. Chuẩn bị:

1. GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, máy chiếu, hình ảnh cha con, đoạn phim tư liệu về chiến tranh, phiếu học tập.

2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.III. Tổ chức các hoạt động. 1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động: HĐ 1. HĐ khởi động:* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

378

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ: + GV chiếu video 2 nhóm ảnh cha và con: Màu và đen trắng.? Em cảm nhận được điều thiêng liêng nào đằng sau những bức ảnh?- Dự kiến TL: Tình cảm cha con.? Quan sát tổng thể 2 nhóm ảnh cha và con em thấy có những sự khác biệt nào?-Dự kiến TL: Khác nhau về màu sắc, khung cảnh, tâm trạng… GV dẫn dắt vào bài: Sống trong hòa bình sẽ không cảm nhận hết được những bất hạnh của các em bé sinh ra trong chiến tranh. Nguyễn Quang Sáng đã ghi lại một câu chuyện rất cảm động về tình cha con mà cô và các em sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay…-HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Xem đoạn video.+ Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân.HĐ2. Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Quang Sáng và văn bản Chiếc lược ngà.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Nguyễn Quang Sáng.- Dự kiến TL: + Nguyễn Quang Sáng : 1932 – 2014. + Quê: Chợ Mới - An Giang. + Bắt đầu viết văn năm 1954. + Nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim… + Đề tài: cuộc sống và con người Nam Bộ. + Phong cách: mộc mạc, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ. + Năm 2000 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. + Một nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức:

I. Giới thiệu chung.1. Tác giả:

Phong cách mộc mạc, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.

379

? Nêu những hiểu biết về văn bản?- 1 HS trả lời.- Dự kiến TL: + Sáng tác 1966, trong kháng chiến chống

Mĩ. + Đề tài: Tình cha con.

- GV chiếu đoạn tư liệu kháng chiến chống Mĩ.- GV chốt:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: HĐ NHÓM (3 phút):d. Nêu PTBĐ chính của văn bản?e. Ngôn ngữ kể chuyện?f. Ngôi kể? Tác dụng?g. Có mấy tình huống truyện? Ý nghĩa?

3. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.- Dự kiến TL:

+ Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. + Ngôn ngữ: Giản dị, tự nhiên, đậm màu sắc Nam Bộ+ Ngôi kể: Thứ nhất (bằng lời của bác Ba) => câu chuyện tin cậy, khách quan,…+ Hai tình huống: 1. Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng Thu không nhận ra cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi. 2. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.+ Ý nghĩa: Tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- 1HS phản biện.- GV đánh giá Quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm

của HS.- GV chốt trên máy chiếu:

2. Văn bản.

- Sáng tác 1966, trong kháng chiến chống Mĩ.

- Đề tài: Tình cha con.

380

? Liệt kê các sự việc chính?- HS trả lời.- Nhận xét, bổ sung.- GV chốt.1. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, sau 8 năm ông mới được về phép thăm nhà.

2. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt. 3. Ba ngày nghỉ phép, Thu đối xử với ba như người xa lạ. 4. Khi chia tay, em nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. 5. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược ngà. 6. Trong một trận càn, ông Sáu đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà cho người bạn mang về cho con gái.? Tóm tắt?

- HS tóm tắt.? Bố cục?

- HS trả lời.- Nhận xét.- GV chốt:- Đoạn 1: Từ đầu đến từ từ tuột xuống.

=> Tình cảm của cha con ông Sáu trong ba ngày ông được nghỉ phép.

- Đoạn 2: Còn lại => Ở khu căn cứ, ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con và sự hi sinh của ông Sáu.

? Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?- HS trả lời : Ông Sáu, bé Thu, bác Ba, mẹ Thu, bà

ngoại…. Ông Sáu và bé Thu là nhân vật chính.

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tính cách và phẩm chất

II. Tìm hiểu văn bản:1.Nhân vật bé Thua. Bé Thu khi

381

của nhân vật bé Thu.* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN(5 phút) a. Tìm chiết miêu tả phản ứng của bé Thu đối với ông Sáu? b. Nhận xét về những phản ứng đó? c. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật có trong đoạn truyện? d. Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận.- Đại diện trình bày.- Dự kiến TL:1. Các chi tiết:- Lúc mới gặp: + giật mình, + tròn mắt, ngơ ngác, + lạ lùng, mặt tái mét, + chạy vụt đi, kêu thét lên,-Ba ngày nghỉ phép: + vỗ về - đẩy ra, + không chịu gọi ba, + mẹ dọa đánh - nói trổng, + cơm sôi – tự chắt nước, + hất tung trứng cá, + bị đánh không khóc, bỏ sang ngoại..2. Phản ứng tự nhiên, hợp lý.3. Nghệ thuật:- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.- Tình huống bất ngờ.4. Thu cá tính, mạnh mẽ, yêu ba sâu sắc.- 2 HS phản biện.- GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.- GV chốt kiến thức

HĐ cặp đôi: Thái độ và hành động ngang bướng của Thu có đáng trách không? Vì sao?

chưa nhận ông Sáu là cha

- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế

- Tình huống bất ngờ Cá tính,

mạnh mẽ, hồn nhiên

Yêu ba sâu sắc, chân thật

382

HĐ 4: HĐ vận dụng:* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về nhân vật bé Thu để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Nếu muốn thể hiện tình cảm với cha mẹ em sẽ thể hiện bằng cách nào? - 3 HS trả lời. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. - GV chốt: Tình cảm gia đình rất thiêng liêng => Cần gìn giữ - Cả lớp hát bài Ba ngọn nến lung linhHĐ 5: Tìm tòi, mở rộng:* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân

- HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi => trình bày kết quả.

- GV giảng – bình:+ Phản ứng tăng dần => Kiên quyết không nhận ông Sáu là cha.+ Thái độ và hành động ngang bướng của Thu là biểu hiện của tình yêu ba.

HĐ 3. HĐ luyện tập* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về nhân vật Thu để làm bài tập.* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: a. Bằng một câu văn, hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thu.b. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Thu.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Nghe và trả lời câu 1.+ Về nhà làm câu 2.- GV nhận xét câu trả lời 1 của HS.- GV hướng dẫn HS về nhà làm câu 2.

III. Luyện tập

383

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Từ câu chuyện của cha con bé Thu em có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong chiến tranh?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời. IV.

------------------------------------------------------Ngày soạn : 18/11/2019Ngày dạy: 28 /11/2019

Tiết 72. Đọc hiểu văn bảnCHIẾC LƯỢC NGÀ

(Trích) - Nguyễn Quang Sáng -

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:- Cảm nhận được tình cha con thiêng liêng, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý NV( NV bé Thu trong cảnh chia tay, nhân vật ông Sáu), nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. - Biết cách phân tích, tìm giá trị của chi tiết trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng phát hiện chi tiết, đặc sắc nghệ thuật trong một truyện ngắn.3. Thái độ:- Giáo dục cho HS tình cảm gia đình, tình cha con sâu nặng.- Lên án chiến tranh.4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

384

II. Chuẩn bị 1. GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, máy chiếu, clip tình cảm gia đình,

phiếu học tập.2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. Tổ chức các hoạt động. 1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động:

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

- Đóng vai.- Đàm thoại, - Nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác- Kĩ thuật khăn phủ bàn

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động: HĐ 1. HĐ khởi động:* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu tiếp diễn biến câu chuyện về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.* Nhiệm vụ: HS đóng vai.* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.* Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh.* Cách tiến hành:- Nữ (Phóng viên): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình: Trò chuyện với nhân chứng...- Nam( bác Ba): Đến tham dự chương trình, tóm tắt lại phần đầu câu chuyện => Xúc động không thể kể hết được câu chuyện => Nhờ cô giáo kể tiếp => GV bắt dẫn vào bài: Chiến tranh đã qua đi, có những người lính được trở về bên gia đình nhưng cũng có những người lính mãi mãi nằm lại nơi chiến trường ác liệt.Ông Sáu nhân vật chính trong câu chuyện của bác Ba đã được trở về thăm nhà thăm con sau 8 năm xa cách nhưng thật buồn là con gái ông lại không nhận ra ông là cha nó đối xử với ông như người xa lạ. Cuối cùng cha con người lính ấy có nhận ra nhau không

385

tâm trạng cảm xúc của cô bé với cha như thế nào, chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học ngày hôm nay... HĐ 2. HĐ hình thành kiến thức

Ho¹t ®éng cña GV & HS Néi dung

HĐ 1. Nhân vật bé Thu khi nhận ông Sáu là cha* Mục tiêu: Giúp HS:- Phát hiện các chi tiết, đặc sắc nghệ thuật trong đoạn truyện miêu tả cảnh chia tay.- Cảm nhận được tình cảm mãnh liệt của Thu dành cho cha* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn truyện trả lời câu hỏi* Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, đàm thoại* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS* Cách tiến hành:- Đọc đoạn truyện: “ Đến lúc chia tay… hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó nữa”.1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN( 5 phút) a. Tìm chi tiết miêu tả thái độ và hành động của bé Thu trong giây phút chia tay? Theo em chi tiết nào ấn tượng nhất? Vì sao?

b. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong đoạn trích?

c. Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.- Dự kiến TL: 1. Các chi tiết:- đôi mắt mênh mông…- kêu thét lên: Ba…a…ba

I. Giíi thiÖu chung:II. Tìm hiểu văn bản1. Nhân vật bé Thu.a. Khi chưanhận ông Sáu là cha.b. Khi nhận ông Sáu là cha.

386

- chạy xô tới, ôm chặt, - nói trong tiếng khóc…- hôn cùng khắp, câu chặt,- ao ước có một cây lược,2. Nghệ thuật:- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.- Tình huống bất ngờ.3. Thu giàu tình cảm, rất yêu ba.

- 2 HS phản biện.- GV đánh giá quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.- GV chốt :

- GV bình chi tiết tiếng gọi ba của Thu: Đó là tiếng lòng

mà cô bé cất giữ kìm nén trong suốt 8 năm qua, là tiếng nói thiêng liêng cao quý....

- Dẫn chuyểnHĐ 2. Nhân vật ông Sáu* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tính cách và phẩm chất của nhân vật ông Sáu* Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà* Phương thức thực hiện: Dự án, đàm thoại * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi HS* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ NHÓM (5 phút): a. Tìm những chi tiết khắc họa tình cảm của ông Sáu: - Đối với đất nước - Đối với con: + Khi mới gặp + Ba ngày nghỉ + Khi chia tay + Khi trở lại chiến trườngb. Nhận xét gì về tâm trạng của ông Sáu đối với con trong từng thời điểm?c. Nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn có gì đặc biệt?d. Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu.

- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế ; tình huống bất ngờ=> Hồn nhiên, giàu tình cảm=> Yêu thương, kính trọng ba

2. Nhân vật ông Sáu

387

+ HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận.3. Dự kiến trả lời:1. Các chi tiết: - Đối với đất nước: đi kháng chiến tám năm, bị thương, sống gian khổ, hi sinh…=> Yêu nước.- Đối với con:+Lúc mới gặp: nhảy thót lên, xô xuồng, lặp bặp gọi…=> Khao khát gặp con.+Ba ngày phép: vỗ về, quan tâm, mong nghe con gọi, gắp trứng cá, giận - đánh con…=> Khổ tâm.+Khi chia tay: nhìn con trìu mến, buồn rầu, ôm con, rút khăn lau nước mắt…=> Hạnh phúc.+ Khi ở chiến khu: day dứt, ân hận vì đánh con, làm chiếc lược ngà tặng con, trước khi mất – không trăng trối nhưng đủ sức trao lược cho bạn gửi về tặng con.=> Day dứt, ân hận.2. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lý tinh tế.- Tình huống bất ngờ.3. Người lính yêu nước; người cha yêu con.4. Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày. - 2 HS phản biện.5. Gv đánh giá quá trình hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.

- GV giảng: tình huống bất ngờ: Ông Sáu làm lược tặng con, chưa kịp trao thì ông hi sinh.- GV chốt:

- GV bình chi tiết ánh mắt ông Sáu trước lúc hi sinh

* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)

- Người lính yêu nước, dũng cảm.- Người cha yêu con tha thiết.

III. Tổng kết1.Nghệ thuật:- Kể chuyện ở ngôi thứ 1- Tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên, hợp lí- Ngôn ngữ : bình dị đậm chất Nam Bộ- Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc2. Nội dung :

388

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + HS làm việc cá nhân.3.HS trình bày kết quả 4.GV nhận xét câu trả lời của HS.- GVchốt trên máy chiếu

3. HĐ luyện tập* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày * Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút) Giải thích nhan đề Chiếc lược ngà 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Trao đổi cặp đôi- GV nhận xét câu trả lời của HS.- GV định hướng:

Thể hiện cảm động tình cha con thắm thiết sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh

IV. Luyện tập

HĐ 4. HĐ vận dụng* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

389

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Sau khi chứng kiến câu chuyện cảm động của cha con ông Sáu, em có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện nay? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Suy nghĩ trả lời. + 2 HS trả lời.- GV nhận xét câu trả lời của HS.- GV khái quát – chiếu clip về tình cảm gia đình – nhắc nhở HS về đạo làm con HĐ 5. HĐ tìm tòi, sáng tạo* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.* Phương thức hoạt động: cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: tên những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình cha con.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình cảm cha con.2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu.+ Về nhà sưu tầm.IV.

TUẦN 15 Ngày soạn: 20 /11 /2019 Ngày dạy: / 11 / 2019 Tiết73:

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:Học sinh nắm được1. Kiến thức- Các phương châm hội thoại- Xưng hô trong hội thoại- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp2. Kỹ năng:- Rèn KN tổng hợp kiến thức theo hệ thống, nội dung.3. Thái độ: Tạo thái độ hứng thú cho HS khi học những bài tổng hợp4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:

390

+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản, khái quát và tổng hợp hóa kiến thức.II. Chuẩn bị

1. GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, máy chiếu, clip tình cảm gia đình, phiếu học tập.

2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.III. Tổ chức các hoạt động. 1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động:

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

- Đàm thoại, - Nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức ( Ôn tập kiến thức)

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động: HĐ 1. HĐ khởi động:* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu khái quát nội dung KT đã học* Nhiệm vụ: Hoàn thiện câu trả lời* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: TL miệng* Cách tiến hành: 1. Chuyển giao NV: Kể tên những kiến thức tiếng việt mới mà em đã học ở lớp 9? Đơn vị kiến thức nào làm em ấn tượng nhất?

3. Thực hiện NV: – HS nghe và trả lời4. Đánh giá câu trả lời của HS

391

GV chuyển ý: Trong phạm vi tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫ các em ôn tập lại 3 Đơn vị KT về PCHT, Xưng hô trong hội thoại và các dẫn.

HĐ CỦA GV-HS ND GHI BẢNGHĐ ÔN TẬP KTNhắc lại nội dung phần lý thuyết* Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc hơn những kiến thức cơ bản về phần tiếng Việt* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập đã giao* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân.* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: a. Kể tên và nêu hoàn chỉnh khái niệm các TPBL?b. Em có nhận xét gì về từ ngữ xung hô trong TV? Cho VD minh họac. Có mấy cách dẫn lại lời hay ý nghĩ của người hay nhân vật? Phân biệt cách dẫn TT và cách dẫn gián tiếp?GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 8 phút.2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Làm việc cá nhân, nhất kết quả trong nhóm- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất-> mời HS trình bày.3. Dự kiến sản phẩm:

+ .Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.+ .Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ Phương châm về quan hệ: Khi giao tiếp

I. Lí thuyết: 1. Các phương châm hội thoại. 1.Phương châm về lượng: -Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp. Không thiếu, không thừa.

2.Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

3.Phương châm về quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề.

4.Phương châm về cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn rành mạch tránh nói mơ hồ.

5.Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác

2. Xưng hô trong hội thoại

- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xung hô phong phú đa dạng và giàu sắc thái biểu cảm- Khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp.

3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Dẫn TT là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật lời dẫn để trong ngoặc kép.-Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có

392

cần nói đúng đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề.

+.Phương châm về cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn rành mạch tránh nói mơ hồ.

+ .Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác

b. - Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xung hô phong phú đa dạng và giàu sắc thái biểu cảm- Khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp.

c.- Dẫn TT là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật lời dẫn để trong ngoặc kép.-Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh và không đặt trong dấu ngoặc kép.4. Báo cáo kết quả dự án5. Nhận xét đánh giá...

Hoạt động Luyện tậpBài tập 1:* Mục tiêu: HS biết xác định được trong giao tiếp không phải lúc nào các PCHT cũng được tuân thủ* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời, quan sát các ví dụ sgk * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, hđ nhóm* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; bảng phụ.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: . Kể tên một vài tình huống giao tiếp trong đó có một vài PCHT nào đó không được tuân thủ2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

điều chỉnh và không đặt trong dấu ngoặc kép.

II. Luyện tậpBài 1. Kể tên một vài tình huống giao tiếp trong đó có một vài PCHT nào đó không được tuân thủ

393

- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:- Bác sĩ nói chuyện với người nhà mắc bệnh nan y...- ...4. Báo cáo kết quả: HS trình bày5. Đánh giá: HS nhận xét, GV khái quát lại...

Bài tập 2:* Mục tiêu: HS nắm được Phương châm xưng hô trong tiếng việt* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời, quan sát các ví dụ sgk * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, hđ nhóm* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; bảng phụ.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Trong tiếng việt xưng hô thường tuân thủ phương châm “xưng hô tôn khiêm” em hiểu phương châm đó ntn? Cho ví dụ minh hoạ ? Vì sao trong TV phải chú ý đến từ ngữ xưng hô.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:-Giải thích : Khi xưng hô người nói tự xư-ng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. - Trong TV có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, đa dạng. Tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối qhệ giao tiếp (thân hay sơ, khinh hay trọng…) mà chọn từ ngữ xưng hô cho hợp lí đạt kết quả giao tiếp như mong muốn hay giao tiếp không tiến triển được nữa.- Trong TV để xưng hô thường dùng: Đại từ xưng hô; DTừ chỉ qhệ thân thuộc; DT

Bài 2.- Giải thích : Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. VD: -Vua-> quả nhân, tiểu đệ, bần tăng => Khiêm tốn- Tiên sinh,cao tăng, đại ca=>Tôn kính

- Trong TV có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, đa dạng. Tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối qhệ giao tiếp (thân hay sơ, khinh hay trọng…) mà chọn từ ngữ xưng hô cho hợp lí đạt kết quả giao tiếp như mong muốn hay giao tiếp không tiến triển được nữa.- Trong TV để xưng hô thường dùng: Đại từ xưng hô; DTừ chỉ qhệ thân thuộc; DT chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng.

394

chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng Ví dụ: cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ lúc van nài hắn tha cho chồng mình cũng thể hiện như trên

4. Báo cáo kết quả: HS trình bày5. Đánh giá: HS nhận xét, GV khái quát lại...

Bài tập 3:* Mục tiêu: HS nắm được cách dẫn TT và gián tiếp và sự thay đổi từ ngữ xưng hô khi thay đổi cách dẫn* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời, * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; bảng phụ.* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Y.c bài tập 2 sgk(191).

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt3. Dự kiến sản phẩm:-Phiếu trả lời của HS

4. Báo cáo kết quả: HS trình bày5. Đánh giá: HS nhận xét, GV khái quát lại...

Bài tập3* Chuyển sang lời dẫn gián tiếp:

- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hơn thua ntn- Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không lòng người tan dã quân Thanh ở xa tới không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Vua Quang Trung ra Bắc không qúa 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

*.Phân tích những thay đổi về lời lẽ xưng hô

Trong lời đối thoại

Trong lời dẫn gián tiếp

Từ xưng hô

Tôi (I) chúa công (II)

Nhà vua (III) vua Quang Trung (III)

Từ chỉ địa điểm

Đây Lược bỏ

Từ chỉ thời gian

Bây giờ Bấy giờ

D. Hoạt động vận dụng* Mục tiêu: HS viết được đoạn HT có sử dụng các KT đã học* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

395

* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đoạn hội thoại ngắn về chủ đề học tập cho biết PCHT nào đã được tuân thủ hay vi phạm? Chỉ ra từ ngữ xưng hô ?2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:- Nghe và làm bt- GV hướng dẫn HS về nhà làm.3. Dự kiến sản phẩm:A: Cậu học bài chưa?B: Tớ đang xem ti vi=>Vi phạm phương châm quan hệ4. Báo cáo và đánh giá kết quả.E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Đọc lại VB “ Tức nước vỡ bờ- Tắt đèn – Ngô Tất Tố” để thấy phương châm “ xưng khiêm, hô tôn”

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:+ Đọc yêu cầu.+ Về nhà suy nghĩ tìm đoạn văn.

IV.RÚT KINH NGHIỆM & BỔ SUNG GIỜ DẠY………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày soạn: 24 /11/2019Ngày dạy / 11/2019Tiết 74:

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học sinh nắm được1. Kiến thức-Trên cơ sở ôn tập học sinh nắm vững các nội dung phần Tiếng Việt để làm tốt bài kiểm tra 1 tiết tại lớp.

396

- Qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về tri thức kỹ năng thái độ để có định hướng giúp học sinh khắc phục những điểm còn yếu.2. Kĩ năng-Rèn kĩ năng làm bài, sử dụng Tiếng Việt3. Thái độ- Giáo dục ý thức tự lập, thái độ nghiêm túc trong học tậpB. CHUẨN BỊ: Gv : Ra đề đáp án biểu điểm-soạn giáo án Hs : ôn tập theo nội dung yêu cầu.CTIẾN TRÌNH LÊN LỚP1.ổn định lớp. 1’ KT sĩ số 9A: ................................2.Kiểm tra bài cũKiểm tra sự chuẩn bị của học sinh3.Bài mới I MA TRẬN

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mức độ

Chủ đề TN TL TN TL Thấp cao

Tổng

Phương châm hội thoại

Nhận ra khái niệm về PC về lượng

Nguyên nhân khiến người nói không tuân thủ PCHT

Viết được đoạn hội thoại chỉ ra các PCHT đã được tuân thủ

Số câuSố điểm

1 0.5

1 0.5

1 2.0

3 3đ

Sự phát triển của từ vựng

Nhận biết được từ vựng

Số câuSố điểm

2 1.0

2 1.0

Cách dẫn câu văn

Nhận biết được các cách dẫn

Biết dẫn câu văn theo các cách đã học

Số câuSố điểm

1 0.5

1 1.0

2 1.5

397

Các BPTT đã học

Chỉ ra được biện pháp tu từ

Hiểu được tác dụng của biện pháp TT trong câu thơ

Chỉ ra tác dụng của BPNT trong đoạn thơ cụ thể

Số câuSố điểm

1 0.5

1 0.5

1 2.0

3 3,0

Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Nhận biết được thuật ngữ

Phân biệt TN và BNXH

Số câuSố điểm

1 0.5

10,5

1 0,5

Tổng số câuTổng số điểmTỉ lệ

6 câu3.0 điểm 30%

2 câu 1điểm 10%

2 câu3 điểm30 %

2 câu3 điểm30 %

12 câu10điểm100%

I.Trắc nghiệm: ( 4 đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng (0,5đ)1.Phương châm về lượng là:A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa.B.Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có

bằng chứng xác thực.C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.D. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.2. Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn3. Từ nào yếu tố “Tuyệt” có nghĩa là dứt, không còn gì:A. Tuyệt mật B. Tuyệt tác C. Tuyệt trần D. Tuyệt giao4.Nguyên nhân nào khiến người nói vi phạm PCHT ?: A. Người nói vô ý vụng về thiếu văn hóa giao tiếpB. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại quan trọng hơn.C. Người nói muốn người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý khácD. Tất cả các đáp án trên đều đúng.5.Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau:A. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng ViệtB. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc HánC. Từ Hán Việt không phải là bộ phận của vốn từ tiếng Việt D. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán 6. Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ sau đây là gì? Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa.( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)

398

A. So sánh,ẩn dụ B. Nhân hóa,ẩn dụ. C. So sánh, nhân hóa. D. So sánh, hoán dụ.

7.Biện pháp Hoán dụ trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” đã diễn tả?

A. Người lính lái xe.B. Tình yêu quê hương của nhân dân ta.C. Lòng căm thù giặc.D. Tình yêu Tổ quốc và ý chí quyết tâm chiến đấu với kẻ thù của người lính lái xe. 8. Từ nào dưới đây là từ thuật ngữ:A. Bàn ghế B. Thì thầm C. Công nghiệp hóa D. Nước ngọtII. Tự luận: ( 6đ)

Câu 9<2đ>: Viết một đoạn hội thoại ngắn về chủ đề học tập cho biết phương châm hội thoại nào được tuân thủ?Câu 10<1,0đ>: Cho câu nói của Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập tự do

Hãy viết lại câu trên theo 2 cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp? Câu 11<2đ>: Vận dụng những kiến thức về biện pháp tu từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau: <2đ>

“Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe,thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” < “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” -Phạm Tiến Duật>

Câu 12<1đ>: Phân biệt thuật ngữ với biệt ngữ xã hội ? lấy VD minh họa?

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂMI. TRẮC NGHIỆM: 4Đ Mỗi câu đúng 0,5đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8P.ánđúng A B D D B C D C II Tự luận :Câu 1. Viết được đoạn hội theo về chủ đề học tập 1,0đ

- Chỉ ra được đúng PCHT được tuân thủ 1.0đCâu 2: Chuyển sang 2 cách dẫn( mỗi cách đúng 0,5đ)

a. Bác Hồ nói " Không có gì quý hơn độc lập tự do".b. Bác Hồ nói độc lập tự do là quý nhất.- Trình bày sạch sẽ, khoa học

Câu 3: (2điểm) -NT :+Điệp ngữ - Hoán dụ- 1đ-Td :khẳng định tình yê Tổ quốc sự quyết tâm, sẵn sàng hy sinh vì miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất đất nước của những người lính lái xe Trường Sơn.-1đ*Viết thành đoạn văn, diễn đạt trôi chảy. Không sai chính tả, sai từ.. Không viết thành đv : trừ 0,5 đ

399

Câu 4:1đ -Phân biệt : +TN: những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học,công nghệ 0,25đ +BNXH: là các từ ngữ được dùng hạn chế trong phạm vi 1 nhóm xã hội nhất định 0,25đ - HS lấy ví dụ đúng mỗi ý 0,25đ 4. Dặn dò - Học bài cũ - Chuẩn bị bài kiểm tra văn IV.RÚT KINH NGHIỆM & BỔ SUNG GIỜ DẠY

--------------------------------------

Tuần 15 Ngày soạn 24 / 11 / 2019

Ngày dạy: / 12 / 2019

TIẾT 75 ÔN TÂP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

I. Mục tiêu cần đạt- Hệ thống lại và nắm được những kiến thức về ác văn bản thơ và truyện

hiện đại đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 tập 1. Nắm chắc kiến thức cơ bản về tác giả - văn bản thơ truyện hiện đại1.Kiến thức:

Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ, truyện đã học.2.Kĩ năng: -Tổng hợp, hệ thống hoá kiến htức về các tác phẩm thơ đã học .3. Thái độ: - Nghiêm túc học tập.

400

4. Năng lực: + Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị

Thầy: Hệ thống hoá kiến thức.Trò: Soạn bài theo các câu hỏi SGK.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học.

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

- Đàm thoại, - Nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức ( Ôn tập kiến thức)

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động.A. Hoạt động khởi động : ( 3 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. 2. Phương thức hoạt động: Cá nhân. 3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh. 4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá. 5. Tiến trình hoạt độngGV giao nhiệm vụ? Kể tên những tác phẩm thơ, truyện hiện đại mà em đã học trong chương trình NV9 t1?HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ- Dự kiến: HS kể tên các bài thơ: Bếp lửa..........- HS khác bổ sung:..................- GV nhận xét- GV đi vào bài thơ ....... . Hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại những tác phẩm

thơ truyện hiện đại học trong chương trình NV9.B. Hoạt động Ôn tập kiến thức.

401

Hoạt động thày trò Nội dung

* HĐ1: Bảng hệ thống các tác phẩm thơ

1. Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học theo giai đoạn sáng tác.2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm.3. sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của nhóm4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá.5. Tổ chức thực hiện.GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

- GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại tên các bài thơ đã học theo trình tự các bài học của SGK. Nêu yêu cầu các kiến thức tối thiểu cần nhớ được về mỗi tác phẩm (theo các mục ở bảng thống kê).

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân.HS đại diện trình bày.- HS khác nhận xét, bổ sung- Với những nội dung chưa được thống nhất cao, GV tổ chức cho HS thảo luận rồi định hướng, chốt ý.

I. Thống kê các tác phẩm thơ, truyện hiện đại Việt Nam

Stt TÁC PHẨM

T. loại

TÁC GIẢ NỘI DUNG CHÍNH

NGHỆ THUẬT

1 Đồng chí – 1948 ( Đầu súng trăng treo)

Thơtựdo

Chính HữuSáng tác về những người lính trong 2 cuộc kháng chiến

Ca ngợi tình đồng chí của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp

Hình ảnh, ngôn ngữ bình dịBút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn

2 Bài thơ về Phạm Tiến Ca ngợi người - Lựa chọn chi tiết độc

402

tiểu đội xe không kính (Vầng trăng và những quầng lửa 1969)

Thơtựdo

DuậtLà gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.

đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực.- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch.

3 Đoàn thuyền đánh cá 1948( Ngày mai trời lại sáng)

Thơ 7 chữ

Huy CậnLà nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ Mới.

Bài thơ thể hiện nguồn cảm lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.

- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các BPNT đối, so sánh, nhân hóa, phóng đại+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời ngư dân và đoàn thuyền + Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh , nhạc điệu, gợi sự liên tưởng.

4Bếp lửa – 1963 ( Hương cây bếp lửa)

Thơ 8 chữ

Bằng Việtlà nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Từ những kỉ niệm của tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.

- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi,liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.- Thơ tám chữ ,giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm- Kết hợp miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm

6 Ánh trăng – 1978 , thành phố Hồ Chí Minh

Thơ 5 chữ

Nguyễn Duylà nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ

Bài thơ là một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, thủy chung sau trước. Ánh trăng là hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, là bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng..

- Kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.- Sáng tạo kết hợp hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa

7Làng – Viết đầu kháng chiến chống

Truyện ngắn

Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn

Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước

- Tạo tình huống truyện gay cấn tin :làng Chợ Dầu theo giặc- Miêu tả tâm lí nhân

403

Pháp, in trên Tạp chí văn nghệ 1948

Đề tài: cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê

của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

vật Thông qua suy nghĩ, hành động, lời nói ( đối thoại và độc thoại)

8Lặng lẽ Sa Pa(Là kết quả của chuyến đi Lào Cai, rút trong tập Giữa trong xanh 1972)

Truyện ngắn

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký.

Là câu chuyện gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.

Tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn - Kết hợp giữa tự sự, trữ tình với nghị luận .- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm- Tạo tính trữ tình trong tác phẩm

9Chiếc lược ngà(Viết 1966 ở chiến trường Nam Bộ)

Truyện ngắn

Nguyễn Quang Sáng, nhà văn Nam Bộ Đề tài chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình

Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Tạo tình huống éo le- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ .- Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.- Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật.

3/ HĐ LUYỆN TẬP1. Mục tiêu: HS nắm được những kiến thức cơ bản về nội dung của các tác phẩm thơ, truyện kiến thức đã học theo giai đoạn sáng tác.2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm.3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của nhóm4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá.5. Tổ chức thực hiện. * Chuyển giao nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung? Các tác phẩm thơ, truyện kể trên đã tập trung phản ánh những nội dung nào ? Ở mỗi nội dung trên, hãy lấy dẫn chứng tiêu biểu từ các bài thơ đã học để minh hoạ ? * HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

HS hoạt động cá nhân-> HĐ nhóm HS đại diện trình bày.Nội dung chính của các tác phẩm thơ , truyện

404

1. Tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng 8/1945 qua nhiều giai đoạn :- Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.- Công cuộc lao động xây dựng đất nước với những quan hệ tốt đẹp của con người. 2. Tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc.- Tình yêu nước, tình yêu quê hương.- Tình đồng chí, sự gắn bó với Cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.- Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người : tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung, rộng lớn.* Đánh giá: HS khác nhận xét, bổ sung* Đánh giá kết quả

4. HĐ VẬN DỤNG:1. Mục tiêu: HS bày tỏ tình cảm cảm xúc, cảm nhận của mình về bài thơ, đoạn thơ, hay một nhân vật...2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, 3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá.5. Tổ chức thực hiện. * Chuyển giao nhiệm vụ.

? So sánh hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong “ Đồng chí- Chính Hữu„ & “ BTVTĐXKK- PTD „? ? Chọn một nhân vật hay một đoạn thơ em thích trong những VB trên để nêu cảm xúc, suy nghĩ?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân-> HĐ nhóm HS đại diện trình bày? HS viết đoạn văn -> đọc trước lớp HS khác nhận xét đánh giá GV chốt lại và cho điểm (GV thu bài về chấm lấy điểm)5/ TÌM TÒI & MỞ RỘNG? Tìm đọc, sưu tầm những VB của Nguyễn Quang Sáng, Phạm Tiến Duật. Viết về con người VN trong hai cuộc kháng chiến chông sPhaps và chống Mỹ.

Ngµy so¹n : 1.12.2019Ngµy d¹y: .12.2019

TUẦN 16 TiÕt 76: kiÓm tra th¬ vµ truyÖn hiÖn ®¹i A/ Môc tiªu 1. KiÕn thøc: Kh¾c s©u kiÕn thøc vÒ th¬ vµ truyÖn hiÖn ®¹i ®· häc

405

2. KÜ n¨ng: Häc sinh cã kÜ n¨ng nhËn biÕt, tãm t¾t, ph©n tÝch.......3. Th¸i ®é: Häc sinh cã ý thøc lµm tèt bµi kiÓm tra4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực trình bày, năng lực tự học,

năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủB/ ChuÈn bÞ

- Gv: Nghiªn cøu chuÈn bÞ ®Ò- Hs: ¤n tËp

C/ Ho¹t ®éng d¹y häc1. æn ®Þnh tæ chøc : 2. KiÓm tra

*§Ò bµi

*Ma trậnNhận biết Thông hiểu Vận dụngChủ đề/

Mức độ nhận thức

TN TL

TN TL vd thấp

vd cao

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Số điểm:1

Vẻ đẹp anh TN

LàngSố điểm1

Nhận biết tình huống truyện

Số điểm Chiếc lược ngà

Số điểm4

Anh trăng

Nêu tình huống ,ý

nghĩa ,đặc điểm tình

huốngTrình bày

được nội dung

Chép chính xác khổ thơ

Trình bày được những dặc sắc về

nội dung nghệ thuật đoạn thơ

406

/ Tr¾c nghiÖm : C©u 1: NhËn ®Þnh nµo nãi ®óng nhÊt vÎ ®Ñp cña ng­êi lÝnh l¸i xe trong “Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh” - Ph¹m TiÕn DuËt

A. Cã t­ thÕ hiªn ngang, tinh thÇn dòng c¶mB. Cã nh÷ng niÒm vui s«i næi cña tuæi trÎ trong t×nh ®ång ®éiC. Cã ý chÝ chiÕn ®Êu v× MiÒn Nam ruét thÞtD. C¶ ba ý trªn ®Òu ®óng

C©u 2: T¸c gi¶ ®Æt nh©n vËt «ng Hai trong “Lµng” vµo t×nh huèng nµo ®Ó béc lé t×nh yªu lµng, yªu n­íc cña «ng?

A. ¤ng Hai kh«ng biÕt ch÷ ph¶i nghe nhê ng­êi kh¸c ®äcB. Tin lµng chî DÇu theo giÆc mµ t×nh cê «ng nghe ®­îc tõ nh÷ng ng­êi t¶n

c­.C. Bµ chñ nhµ hay nãi bãng vî chång «ng HaiD. ¤ng Hai lóc nµo còng nhí tha thiÕt vÒ c¸i lµng chî DÇu cña m×nh

II/ Tù luËnC©u 1: TruyÖn “ChiÕc l­îc ngµ” cña NguyÔn Quang S¸ng cã mÊy t×nh huèng? Nªu c¸c t×nh huèng vµ ý nghÜa cña c¸c t×nh huèng ®ã? Nªu chñ ®Ò cña truyÖn?C©u 2: ChÐp thuéc lßng khæ cuèi bµi th¬ “¸nh tr¨ng” cña NguyÔn Duy vµ nªu c¶m nhËn cña em?

*Yªu cÇu ®¸p ¸n biÓu ®iÓm : I.Tr¾c nghiÖm: C©u 1: D (1 ®iÓm ) C©u 2: B (1 ®iÓm )

II.Tù luËn C©u 1:- Cã 2 t×nh huèng truyÖn (1®)+/ T×nh huèng 1: ¤ng S¸u ë nhµ cã 3 ngµy phÐp nh­ng bÐ Thu c­¬ng quyÕt kh«ng chÞu nhËn «ng S¸u lµ ba, em ®èi xö víi «ng nh­ ng­êi xa l¹. Khi em nhËn ba còng lµ lóc ba ph¶i ra chiÕn tr­êng . +/ T×nh huèng 2 : ë khu c¨n cø ¤ng S¸u dån hÕt t×nh yªu th­¬ng con vµo viÖc lµm c©y l­îc nh­ng ch­a kÞp trao cho con th× «ng ®· hi sinh . (1®)* ý nghÜa cña 2 t×nh huèng : Béc lé s©u s¾c t×nh c¶m cña con ®èi víi cha vµ t×nh c¶m cña cha dèi víi con ( 1 ®iÓm )* Chñ ®Ò truyÖn : Hs tr¶ lêi nh­ phÇn ghi nhí : (1 ®iÓm ) c©u 2 : - HS chÐp chÝnh x¸c th¬ : Cho 1 ®iÓm ( NÕu sai tõ 2 lçi trë lªn th× kh«ng cho ®iÓm )- C¶m nhËn : Yªu cÇu Hs viÕt thµnh ®o¹n hoµn chØnh. Bµi viÕt ph¶i cã c¸c ý sau :

Số điểm4

Tổng điểm: 10đ

407

+ Tr¨ng lµ biÓu t­îng cho thiªn nhiªn qua khø nghÜa t×nh , tr¨ng kh«ng hÒ thay ®æi chØ cã ng­êi ®· l·ng quªn tr¨ng còng nh­ quªn ®i qu¸ khø ®Ñp ®Ï cña chÝnh m×nh. ( 1,5 ®iÓm ) +NghÖ thuËt nh©n ho¸ tr¨ng nh­ ng­ßi b¹n nh©n chøng nghÜa t×nh mµ nghiªm kh¾c ®ang nh¾c nhë nhµ th« vµ c¶ mçi chóng ta...( 1,5 ®iÓm ) Céng ®iÓm c¸c phÇn thµnh ®iÓm toµn bµi.

.Cñng cè DÆn dß: Gv nhËn xÐt ý thøc lµm bµi cña HS . . Rót kinh nghiÖm, bæ sung:

_________________________________________________________________Ngµy so¹n : 6.12.2019 Ngµy d¹y: .12.2019 TiÕt 77 : §äc- HiÓu v¨n b¶n : Cè h­¬ng (TrÝch - Lç TÊn)A/ Môc tiªu 1. KiÕn thøc: - Nh÷ng ®ãng gãp cña Lç TÊn vµo nÒn v¨n häc Trung Quèc vµ v¨n häc nh©n lo¹i. - Tinh thÇn phª ph¸n s©u s¾c x· héi cò vµ niÒm tin trong s¸ng vµo sù xuÊt hiÖn tÊt yÕu cña cuéc sèng míi x· héi míi. - ThÊy ®­îc mµu s¾c tr÷ t×nh ®Ëm dµ cña t¸c phÈm viÖc sö dông thµnh c«ng c¸c biÖn ph¸p nghÖ thuËt so s¸nh vµ ®èi chiÕu, viÖc kÕt hîp nhuÇn nhuyÔn nh÷ng ph­¬ng thøc biÓu ®¹t trong t¸c phÈm. 2. KÜ n¨ng

- §äc - hiÓu v¨n b¶n truyÖn hiÖn ®¹i.- VËn dông kiÕn thøc vÒ thÓ lo¹i vµ sù kÕt hîp c¸c ph­¬ng thøc biÓu ®¹t trong

t¸c phÈm tù sù ®Ó c¶m nhËn mét v¨n b¶n truyÖn hiÖn ®¹i.- KÓ vµ tãm t¾t ®­îc truyÖn.

3.Th¸i ®é: - Häc sinh cã th¸i ®é c¶m th«ng víi nçi khæ cùc cña ng­êi n«ng d©n Trung Quèc trong x· héi cò.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủB/ ChuÈn bÞ

- Gv: Nghiªn cøu chuÈn bÞ bµi - Hs: So¹n bµi ë nhµ.

C/ Ho¹t ®éng d¹y häc:1. æn ®Þnh tæ chøc : Gv kiÓm tra sÜ sè .

408

2. KiÓm tra bµi cò : KiÓm tra vë so¹n bµi cña HS1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt độngA. Ho¹t ®éng 1: Khëi ®éng1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về - Nh÷ng ®ãng gãp cña Lç TÊn vµo nÒn v¨n häc Trung Quèc vµ v¨n häc nh©n lo¹Þ.N Ðt ®Æc s¾c trong truyÖn Cè h­¬ng2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.5. Tiến trình hoạt động:*Chuyển giao nhiệm vụHiÓu biÕt cña em vÒ Lç TÊn*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.3. Dự kiến sản phẩm:*Báo cáo kết quả- Lç TÊn ( 1881-1936 ) lµ nhµ v¨n næi tiÕng cña Trung Quèc.- Lµ thµy thuèc sau chuyÓn sang lÜnh vùc viÕt v¨n, «ng kiªn ®Þnh sím cã t­ t­ëng tiÕn bé. - C«ng tr×nh nghiªn cøu vµ t¸c phÈm v¨n häc cña Lç TÊn rÊt ®a d¹ng vµ ®å sé .

409

*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giáB. Ho¹t ®éng 2: H×nh thµnh kiÕn thøc

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục 1 phần bài học* Mục tiêu: - Nh÷ng ®ãng gãp cña Lç TÊn vµo nÒn v¨n häc Trung Quèc vµ v¨n häc nh©n lo¹i.* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: - Lç TÊn ( 1881-1936 ) lµ nhµ v¨n næi tiÕng cña Trung Quèc.- Lµ thµy thuèc sau chuyÓn sang lÜnh vùc viÕt v¨n, «ng kiªn ®Þnh sím cã t­ t­ëng tiÕn bé. - C«ng tr×nh nghiªn cøu vµ t¸c phÈm v¨n häc cña Lç TÊn rÊt ®a d¹ng vµ ®å sé .Cố hương* Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nªu hiÓu biÕt cña em vÒ nhµ v¨n Lç TÊn ? ? Giíi thiÖu nh÷ng nÐt chÝnh vÒ t¸c phÈm ? Thảo luận nhóm:2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm… - Lç TÊn ( 1881-1936 ) lµ nhµ v¨n næi tiÕng cña Trung Quèc.- Lµ thµy thuèc sau chuyÓn sang lÜnh vùc viÕt v¨n, «ng kiªn ®Þnh sím cã t­ t­ëng tiÕn bé. - C«ng tr×nh nghiªn cøu vµ t¸c phÈm v¨n häc cña Lç TÊn rÊt ®a d¹ng vµ ®å sé .- Cè h­¬ng lµ truyÖn ng¾n tiªu biÓu trÝch trong tËp “ Gµo thÐt ”.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

I. Giíi thiÖu chung 1, T¸c gi¶ :

2, T¸c phÈm :

* Bè côc : 2 phÇn :+PhÇn 1 : ( Tõ ®Çu ... nh­ qu¸t ) : T©m tr¹ng cña nh©n vËt t«i trong nh÷ng ngµy ë quª. +PhÇn 2 : ( Cßn l¹i ) : T©m tr¹ng cña nh©n vËt t«i trªn ®­êng rêi quª.

410

- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngHoạt động 2 : Tìm hiểu mục 2 phần bài học* Mục tiêu: * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý

T©m tr¹ng nh©n vËt t«i khi vÒ quª T©m tr¹ng nh©n vËt t«i trong nh÷ng ngµy ë quª.

Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Khi trë vÒ quª t«i ®· gÆp nh÷ng c¶nh g× ?? C¶nh ®ã gîi cho nh©n vËt t«i cã c¶m gi¸c nh­ thÕ nµo ?Thảo luận nhóm:2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…- S¸ng tinh m¬ trªn m¸i ngãi mÊy cäng r¬m kh« phÊt ph¬.- C¸c gia ®×nh kh¸c ®· dän ®i nhiÒu nªn cµng hiu qu¹nh. _ Buån

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

II. §äc hiÓu v¨n b¶n : 1, T©m tr¹ng nh©n vËt t«i khi vÒ quª.

- C¶nh hoang v¾ng hiu qu¹nh=> Gîi c¶m gi¸c buån.

C.Ho¹t ®éng LuyÖn tËp* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học : ng«i kÓ. T¸c dông cña ng«i kÓ * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

411

* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: : ng«i kÓ. T¸c dông cña ng«i kÓ 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.\ + Dự kiến sp:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết 1 đoạn vănvề Nhuận Thổ 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.\ + Dự kiến sp:

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: T×m ®äc t¸c phÈm cña Lç TÊn Nªu c¶m nghÜ cña em vÒ nh©n vËt TÊn2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời.V.RKN: . Rót kinh nghiÖm, bæ sung:

Ngµy so¹n :6.12.2019 Ngµy d¹y: .12.2019 TiÕt 78: §äc- HiÓu v¨n b¶n :

412

Cè h­¬ng (TrÝch - Lç TÊn)A/ Môc tiªu : - Nh­ tiÕt 77B/ ChuÈn bÞ

- GV: Nghiªn cøu chuÈn bÞ bµi - HS: So¹n bµi ë nhµ.

C/ TiÕn tr×nh1. æn ®Þnh tæ chøc : Gv kiÓm tra sÜ sè.2. KiÓm tra bµi cò : ? Tãm t¾t ng¾n gän truyÖn ng¾n Cè h­¬ng cña nhµ v¨n Lç TÊn ? Gi¶ng bµi míi : 1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy họcA. Hoạt động khởi động

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án- Dạy học theo nhóm- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

3. Tổ chức các hoạt độngA. Hoạt động khởi động

4. 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS - Kích thích HS tìm hiểu về về tâm trạng nhân vật tôi và các so sánh đối chiếu giữa hồi ức và hiện tại2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.

413

5. *Chuyển giao nhiệm vụ : HS tìm hiểu về về tâm trạng nhân vật tôi và các so sánh đối chiếu giữa hồi ức và hiện tại*Thực hiện nhiệm vụ- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng. Dự kiến sản phẩm:

5. *Báo cáo kết quả6. *Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá

B. Ho¹t ®éng 2: H×nh thµnh kiÕn thøc

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dungHoạt động 1 : Tìm hiểu mục 2 phần bài học* Mục tiêu: - T©m tr¹ng nh©n vËt t«i trong nh÷ng ngµy ë quª. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm: ë quª t«i gÆp ai ? §ã lµ con ng­êi nh­ thÕ nµo ? ? Em cã nhËn xÐt g× vÒ nçi buån cu¶ mÑ ? ? Ng­êi mµ t«i nh¾c tãi nhiÒu nhÊt lµ ai ? ? Em h·y so s¸nh m¶ng ®êi khi cßn nhá vµ sau 20 n¨m cña NhuËn Thæ ? ? Em cã nhËn xÐt g× h×nh ¶nh NhuËn Thæ lóc cßn bÐ vµ sau 20 n¨m ? ? Nguyªn nh©n nµo khiÕn NhuËn Thæ thay ®æi nhanh nh­ vËy ? ? NhËn xÐt vÒ c¸ch x­ng h« cña NhuËn Thæ? Theo em trong con ng­êi NhuËn Thæ ®iÒu duy nhÊt kh«ng thay ®æi lµ g×? T©m tr¹ng cña nh©n vËt t«i nh­ thÕ nµo ? ? ChØ ra ®o¹n v¨n cã ®éc tho¹i néi t©m xen kÏ víi ®o¹n tù sù miªu t¶ ®Æc s¾c?

? H·y nªu c¶m nhËn cña em vÒ nh©n vËt NhuËn Thæ ? NhËn xÐt vÒ biÖn ph¸p nghÖ thuËt ®­îc sö dông trong ®o¹n ?

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại

2, T©m tr¹ng nh©n vËt t«i trong nh÷ng ngµy ë quª.

* MÑ : Mõng rì, buån

* Nh©n vËt NhuËn Thæ

- Lóc cßn bÐ : Lµ cËu bÐ khoÎ

414

diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…- MÑ mõng rì, nÐt mÆt Èn chøa 1 nçi buån.- Nçi buån cña mét ng­êi s¾p tõ gi· quª h­¬ng ch­a hÑn ngµy gÆp l¹i, nçi buån khã nãi thµnh lêi( Tr­íc sù thay ®æi cña thêi gian ).- Ch¸u Hoµng nh×n chßng chäc v× ch­a gÆp t«i lÇn nµo .

- NhuËn Thæ .

Khi cßn nhá Sau 20 n¨m - Khu«n mÆt trßn trÜnh , n­íc da b¸nh mËt.- §Çu ®éi mò l«ng chiªn.- Cæ ®eo vßng b¹c s¸ng lÊp l¸nh.- BÉy chim giái , kÓ nhiÒu chuyÖn l¹.- T×nh c¶m b¹n bÌ : Ch¬i víi t«i rÊt th©n : Ch­a ®Çy nöa ngµy chóng t«i ®· th©n nhau .- Khi chia tay : Khãc to , h¾n lÈn trong bÕp còng kh«ng chÞu vÒ ….- Göi quµ cho nhau.

- Cao gÊp 2 tr­íc , da vµng s¹m .- M¾t viÒn ®á hóp lªn , mò r¸ch b­¬m.- Tay nÆng nÒ th« kÖch.

- X­ng h« t«n kÝnh, c¸ch th­a bÈm, nãi n¨ng thiÓu n·o , ch¸n ng¸n , mÖt.

- Hµnh ®éng : hót thuèc, ¨n c¬m xong nhÆt nh¹nh vËt thõa.

Con ®«ng , mïa mÊt thuÕ m¸ nÆng , quan l¹i th©n hµo ®Çy ®o¹ anh …=> Ph¶n ¸nh hiÖn thùc ®Çy ®au khæ cña n«ng th«n Trung Quèc thêi phong kiÕn. NhuËn Thæ lµ h×nh ¶nh kh¸i qu¸t cña ng­êi d©n Trung Quèc.- ThÓ hiÖn sù ph©n biÖt giai cÊp giµu nghÌo v× lÔ gi¸o phong kiÕn.§©y lµ ®iÒu lµm t¸c gi¶ ®au xãt- T×nh b¹n cña 2 ng­êi, t×nh c¶m s©u s¾c kh«ng thay ®æi. §ã lµ nÐt ®¸ng quý cña ng­êi n«ng d©n. ( Gäi ®Õn ngay, tÆng quµ gãi ®Ëu xanh, kh«ng tham lam chØ xin mét sè thø cÇn thiÕt )

m¹nh lanh lîi th¸o v¸t , hiÓu biÕt nhiÒu , cã t×nh b¹n trong s¸ng ®Ñp .- Sau 20 n¨m : thay ®æi nhiÒu lµ ng­êi n«ng ®©n giµ nua nghÌo khæ , ®Çn ®én mô mÉm , cam chÞu.

- NghÖ thuËt : Håi øc, ®èi chiÕu , so s¸nh.

- T©m tr¹ng t«i buån xãt xa tr­íc c¶nh vµ ng­êi thay ®æi.

415

-NhuËn Thæ lµ h×nh ¶nh ®iÓn h×nh cña ng­êi n«ng d©n Trung Qu«c víi cuéc sèng vÊt v¶ nghÌo khæ an phËn ®au th­¬ng cïng t×nh tr¹ng tinh thÇn mu muéi c¶u d©n chóng trong x· héi phong kiÕn ®Çu thÕ kû 20- Khi gÆp NhuËn Thæ : ®iÕng ng­êi buån th­¬ng ( Theo chiÒu h­íng lôi tµn cña quª h­¬ng vµ tr­íc t×nh tr¹ng l¹c hËu mô mÉm cña d©n chóng )=> Ký øc vÒ NhuËn Thæ lµ nh÷ng kû niÖm ®Ñp vÒ t×nh b¹n hån nhiªn trong s¸ng. Sèng l¹i qu¸ khø gÆp l¹i b¹n ®Þnh kÓ nhiÒu chuyÖn nh­ng võa vui võa buån. NghÖ thuËt : Håi øc, ®èi chiÕu , so s¸nh. - T©m tr¹ng t«i buån xãt xa tr­íc c¶nh vµ ng­êi thay ®æi.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảngHoạt động 2 : Tìm hiểu mục 3 phần bài học* Mục tiêu: - T©m tr¹ng nh©n vËt t«i trong nh÷ng ngµy rêi quª. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.* Yêu cầu sản phẩm: * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm:? Nh©n vËt t«i cïng gia ®×nh rêi quª h­¬ng trong thêi ®iÓm nµo ? ? Suy nghÜ cña nh©n vËt t«i trªn con ®­êng rêi xa quª h­¬ng ®­îc miªu t¶ nh­ thÕ nµo ? §äc ®o¹n v¨n cuèi truyÖn? Nªu suy nghÜ cña vÒ h×nh ¶nh con ®­êng ®­îc nh¾c ®Õn ë cuèi truyÖn

2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.- Dự kiến sản phẩm…

3. T©m tr¹ng nh©n vËt t«i trªn ®­êng rêi xa quª

416

- Thêi gian : Buæi chiÒu khi hoµng h«n bu«ng xuèng.GV : Mét con ng­êi ®Çy nh÷ng t©m t­ trë vÒ quª h­¬ng khi hoµng h«n bu«ng xuèng trªn mét chiÕc thuyÒn th× bÇu trêi vµng óa vµ còng rêi xa quª h­¬ng vµo buæi chiÒu khi hoµng h«n bu«ng xuèng trªn thuyÒn. - Ngæn ngang víi bao suy t­, tr¨n trë, nghÜ vÒ NhuËn Thæ vµ t×nh b¹n cña 2 ng­êi l¹i cµng buån. Mong ­íc hy väng con ch¸u ( Thuû Sinh vµ Hoµng ) th©n thiÕt h¬n kh«ng nh­ NhuËn Thæ vµ t«i kh«ng khæ nh­ bao ng­êi kh¸c.- H×nh ¶nh con ®­êng ®­îc hiÓu theo nhiÒu nÐt nghÜa:+ §ã lµ con ®­êng ®i, con ®­êng ®­a nh©n vËt “t«i” vÒ quª, dêi quª+ Con ®­êng ®i ®Õn tù do h¹nh phóc cña con ng­êi, nã kh«ng tù nhiªn cã mµ do chÝnh con ng­êi t¹o dùng, con ®­êng ®i lªn cho tÊt c¶ h×nh ¶nh t­¬ng lai ®æi míi=> Lµ niÒm hi väng vÒ ngµy mai t­¬i s¸ng 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.4. Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 3 : Tìm hiểu mục III phần bài học* Mục tiêu: - T©m tr¹ng nh©n vËt t«i trong nh÷ng ngµy rêi quª. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: * Cách tiến hành:1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Nªu nh÷ng biÖn ph¸p nghÖ thuËt ®­îc sö dông ­ªr lµm næi bËt sù thay ®æi cña NhuËn Thæ vµ cña c¸c nh©n vË? Nªu nh÷ng nÐt chÝnh vÒ nghÖ thuËt kh¸c trong truyÖn? ? Gi¸ trÞ néi dung cña t¸c phÈm ?

* Yêu cầu sản phẩm:

=> Nh©n vËt t«i suy t­ tr¨n trë hy väng cuéc sèng míi, cuéc ®êi míi tèt ®Ñp.

III/ Tæng kÕt :1, NghÖ thuËt :

2, Néi dung :

* Ghi nhí :

417

- BiÖn ph¸p : Håi øc vµ ®èi chiÕu.=> Lµm næi bËt sù thay ®æi cña c¶nh vµ ng­êi. +/ Thay ®æi cña lµng quª : kinh tÕ, ®ãi nghÌo .+/ Thay ®æi diÖn m¹o tinh thÇn ( NhuËn Thæ ) => §au xãt cho mèi quan hÖ gi÷a t«i vµ NhuËn Thæ. - Bè côc chÆt chÏ ; x©y dùng sinh ®éng thñ ph¸p nghÖ thuËt håi øc ®èi chiÕu , ®Çu cuèi t­¬ng øng.- NghÖ thuËt miªu t¶ diÔn biÕn t©m lý nh©n vËt ®éc ®¸o => kh¾c ho¹ tÝnh c¸ch nh©n vËt vµ chñ ®Ò cña truyÖn. - KÕt hîp : tù sù, miªu t¶, biÓu c¶m vµ nghÞ luËn.

- Th«ng qua viÖc thuËt l¹i chuyÕn vÒ th¨m quª lÇn cuèi cña nh©n vËt t«i nh÷ng rung c¶m cña t«i tr­íc sù ®æi thay cña lµng quª ®Æc biÖt cña NhuËn Thæ… T¸c gi¶ ph¶n ¸nh phª ph¸n x· héi phong kiÕn ®­¬ng thêi - ®Æt ra vÊn ®Ò con ®­êng ®i cho ng­êi n«ng d©n vµ x· héi ®Ó mäi ng­êi cïng suy ngÉm

. C.Ho¹t ®éng LuyÖn tËp* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học : ng«i kÓ. T¸c dông cña ng«i kÓ * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Nhan đề: Cố hương 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.\ + Dự kiến sp:

IV/ LuyÖn tËp , cñng cè

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân* Sản phẩm: Câu trả lời của HS* Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Nêu ý nghĩa hình ảnh con đường ở cuối truyện 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

418

+ Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.\ + Dự kiến sp:

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ* Phương thức hoạt động: cá nhân* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.* Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: T×m ®äc t¸c phÈm cña Lç TÊn Nªu c¶m nghÜ cña em vÒ nh©n vËt TÊn2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời..RKN:

_________________________________________________________________Ngµy so¹n:6.12.2019Ngµy d¹y: 12.2019 TiÕt 79: Tr¶ bµi kiÓm tra tËp lµm v¨n sè 3 A. Môc tiªu :1. KiÕn thøc:- Häc sinh n¾m v÷ng h¬n c¸ch lµm bµi v¨n tù sù kÕt hîp víi miªu t¶, miªu t¶ néi t©m... nhËn ra ®­îc nh÷ng chç m¹nh, chç yÕu cña m×nh khi viÕt lo¹i bµi nµy2 KÜ n¨ng:- RÌn kÜ n¨ng t×m hiÓu ®Ò, t×m ý vµ viÕt bµi v¨n tù sù hoµn chØnh cã kÕt hîp víi c¸c yÕu tè miªu t¶ , miªu t¶ néi t©m nghÞ luËn. 3. Th¸i ®é:- Gi¸o dôc häc sinh ý thøc tù gi¸c, s¸ng t¹o trong lµm bµi.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủB. ChuÈn bÞ:- GV so¹n gi¸o ¸n.- HS chuÈn bÞ bµi.C. TiÕn tr×nh :1. æn ®Þnh tæ chøc.2. KiÓm tra bµi cò : trong giê.3. Bµi míi:

419

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dungGV yªu cÇu häc sinh ®äc l¹i ®Ò bµi : “H·y t­ëng t­îng m×nh gÆp gì vµ trß chuyÖn víi ng­êi lÝnh l¸i xe trong t¸c phÈm Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh cña Ph¹m TiÕn DuËt. ViÕt bµi v¨n kÓ l¹i cuéc gÆp gì vµ trß chuyÖn ®ã”. - ThÓ lo¹i: V¨n tù sù kÕt hîp yÕu tè miªu t¶, miªu t¶ néi t©m, nghÞ luËn. - Néi dung: KÓ l¹i cuéc gÆp gì vµ trß chuyÖn víi ng­êi lÝnh l¸i xe trong t¸c phÈm Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh cña Ph¹m TiÕn DuËt.- GV yªu cÇu häc sinh th¶o luËn, x©y dùng dµn ý cho bµi viÕt.- GV nhËn xÐt, bæ sung cho hoµn chØnh dµn ý. ( BiÓu ®iÓm tiÕt 68,69)- HS ®èi chiÕu bµi viÕt víi dµn ý ®Ó tù nhËn xÐt vÒ ­u ®iÓm vµ nh­îc ®iÓm trong bµi lµm cña m×nh.- GV nhËn xÐt ®¸nh gi¸ bµi lµm cña häc sinh ®Ó HS biÕt lçi söa.

- Nh×n chung c¸c bµi lµm phï hîp víi yªu cÇu cña bµi v¨n tù sù: KÓ l¹i cuéc gÆp gì vµ trß chuyÖn víi ng­êi lÝnh l¸i xe trong t¸c phÈm Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh cña Ph¹m TiÕn DuËt. Cã t×nh huèng gÆp gì víi ng­êi lÝnh, miªu t¶ ng­êi lÝnh, ng­êi lÝnh nãi cho em biÕt vÒ nh÷ng khã kh¨n khi l¸i chiÕc xe kh«ng kÝnh..(HS biÕt dùa vµo bµi th¬ ®Ó viÕt bµi.) - Mét sè bµi sö dông kh¸ tèt yÕu tè miªu t¶, diÔn ®¹t râ rµng, sinh ®éng, giµu c¶m xóc.(... )- §a sè c¸c bµi cã ®Çy ®ñ bè côc 3 phÇn: MB, TB, KB.

- VÒ néi dung: Mét sè bµi cßn cã néi dung s¬ sµi, thiÕu s¸ng t¹o, kh« khan; viÖc sö dông yÕu tè miªu t¶ cßn Ýt...(...) - VÒ h×nh thøc: cßn nhiÒu em sai lçi chÝnh t¶, ch÷ viÕt xÊu; bè côc ®Çy ®ñ ch­a ®¸p øng néi dung yªu cÇu cña v¨n tù sù., ...) - Mét sè HS viÕt th©n bµi lµ 1 ®o¹n, ch­a cã sù chuyÓn ý gi÷a c¸c ý, c¸ch x­ng h« ch­a thèng nhÊt.*GV h­íng dÉn HS ch÷a lçi sai trong bµi

1.T×m hiÓu ®Ò, x©y dùng ®¸p ¸n :- T×m hiÓu ®Ò

- X©y dùng ®¸p ¸n

2. NhËn xÐt

*­u ®iÓm:

* Nh­îc ®iÓm:

420

3. Tr¶ bµi4. KÕt qu¶ §iÓm trung b×nh:9a9b

DÆn dß: HS häc bµi; so¹n bµi míi. Rót kinh nghiªm, bæ sung:

__________________________________________________-______________ Ngµy so¹n : 6.12.2019 Ngµy d¹y: .12.2019 TiÕt 80: Tr¶ bµi kiÓm tra TiÕng ViÖtA. Môc tiªu cÇn ®¹t:1. KiÕn thøc: - TiÕt tr¶ bµi nh»m gióp häc sinh n¾m v÷ng h¬n kiÕn thøc tiÕng viÖt vµ c¸c kü n¨ng lµm bµi TiÕng ViÖt ®· häc trong ch­¬ng tr×nh Ng÷ V¨n líp 9. 2. KÜ n¨ng: -Häc sinh ¸p dông kiÕn thøc lµm c¸c d¹ng bµi tËp trong SGK, s¸ch tham kh¶o 3. Th¸i ®é: -Häc sinh cã ý thøc lµm tèt bµi kiÓm tra.4. Phẩm chất và năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...Phẩm chất tự tin, tự chủB. ChuÈn bÞ: - GV so¹n gi¸o ¸n. - HS chuÈn bÞ bµi.C. Ho¹t ®éng d¹y häc:1. æn ®Þnh tæ chøc.2. KiÓm tra bµi cò :Xen trong giê.3. Bµi míi:

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung

GV yªu cÇu HS ®äc l¹i ®Ò bµi kiÓm tra X©y dùng ®¸p ¸n

1.§äc l¹i ®Ò ,§¸p ¸n ®Ò kiÓm tra

X©y dùng ®¸p ¸n * Tr¾c nghiÖm:

421

. GV nhËn xÐt ­u khuyÕt ®iÓm

GV yªu cÇu HS ch÷a bµi

C©u 1: B (1,5®) C©u 2: C (1,5®)* Tù luËn C©u1 (4®)

- Kh¸i niÖm lêi dÉn trùc tiÕp (1®)- Kh¸i niÖm lêi dÉn gi¸n tiÕp (1®)- ThuËt l¹i ®­îc theo c¸ch dÉn

gi¸n tiÕp (2®) + Kh«ng cã dÊu g¹ch ®Çu dßng + Thay t«i b»ng Vò N­¬ng + Thªm vµo nh÷ng tõ ng÷ thÝch hîp C©u 2 (3®)

- PhÐp Èn dô: MÆt trêi trong c©u 2 chØ em bÐ trªn l­ng mÑ

- ThÓ hiÖn t×nh yªu th­¬ng con cña mÑ: con lµ nguån sèng, lµ niÒm tin, hi väng cña mÑ…

2. NhËn xÐt * ­u ®iÓm : - PhÇn lín HS ®Òu ®­îc ®iÓm kiÓm tra trªn 5 - HÇu hÕt HS lµm tèt phÇn tr¾c nghiÖm, kh¸i niÖm vÒ lêi dÉn trùc tiÕp vµ lêi dÉn gi¸n tiÕp - C¸c em hÇu nh­ ®Òu biÕt chuyÓn tõ lêi dÉn trùc tiÕp sang lêi dÉn gi¸n tiÕp … * Nh­îc ®iÓm : - Mét sè HS ch­a chØ ra ®­îc bpnt trong c©u th¬. - PhÇn ph©n tÝch t¸c dông cña nghÖ thuËt Èn dô mét sè HS cßn s¬ sµi. - Mét sè HS nhËn thøc qu¸ chËm nªn ch­a biÕt c¸ch chuyÓn tõ lêi dÉn trùc tiÕp sang lêi dÉn gi¸n tiÕp.(TuyÕt, Kh¶i, Kh¸nh…)* GV yªu cÇu HS ch÷a bµi. 3. Tr¶ bµi 4. KÕt qu¶: §iÓm trªn trung b×nh

DÆn dß: HS chuÈn bÞ bµi míi.

422