diem tin so51 copy

128
1 ðIM TIN MY NGÀY QUA S51 ðÔI ðIU SUY NGHĨ NHÂN CHUYN CÔNG DU HOA KSP TI CA ÔNG CHTCH NƯỚC Tương Lai Sau chuyến thăm Trung Quc thì chuyến công du Hoa Ksp ti ca ông Chtch Nước là mi bn tâm ca rt nhiu người ñang trĩu nng suy tư vvn nước. Nhng hot ñộng ngoi giao dn dp trong thi gian qua càng làm cho mi bn tâm y thêm bc xúc trước nhng din biến mi ca thi cuc trong nước và thế gii. Nhng hot ñộng ñối ngoi gn lin máu tht vi hot ñộng ñối ni, mà vthc cht thì ni lc ca dân tôc, thế ñứng ca ñất nước là nhân tquyết ñịnh chiến lược và sách lược ñối ngoi. Tiếng chuông ñánh nước người vang ñến ñâu là tùy thuc vào sdn sc, góp lc ca ctoàn dân. ðương nhiên, khôn khéo và thông minh ñể nm bt thi cơ, khai thác và phát huy ti ña hp lc ñược to ra thot ñộng ñối ngoi vi nhn thc rng, blthi cơ là sblñáng tiếc nht mà ri cái giá mà dân tc phi trlà không sao tính xu! Chng thế mà Nguyn Trãi tng căn dn "Thi! Thi! Thc không nên l". Vchăng, chúng ta li ñang sng trong mt thế gii ñầy biến ñộng. Cuc cách mng thông tin vi mng lưới internet phsóng khp nơi ñã khiến cho thế gii rng ln ñược thu hp li trong "ngôi nhà toàn cu", làm cho nht c, nht ñộng ca mi mt ai ñó, nht là ca các "chính khách" ñều hin rõ mn mt trước ñôi mt tinh anh ca công lun. Chính cái ñó ñem li mt sc mnh mi, cách suy nghĩ mi cho mi con người. Người ta hiu ra rng, kiu tư duy tuyến tính theo li mòn không bt kp vi thi ñại mà chun mc chính là sthay ñổi. Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù qúy báu ñến ñâu, cũng không còn ñủ cho hành trình ca dân tc ñi vphía trước. Không thkhông có tri thc mi, kinh nghim mi ñể hình thành mt kiu tư duy tương thích vi nhp sng ñương ñại ca nn văn minh trí tuñang làm cho tiến trình phát trin ñưa ti nhng bước hp tri, to ra nhng ñột biến không thnào dbáo trước ñược hết. Hin tượng Mianma là mt ví dtht hp dn. Ngoài ra, nhng bài hc trnước và cu nước ca ông cha ta vn n cha nhng nguyên lý ng xvi dân vi nước, vi bn vi thù theo li "mãn chiêu tn, khiêm thích" (cái ñầy gi cái vơi, võng xung thì ñược làm cho ñầy trli,) vn có ý nghĩa sâu sc trong hot ñộng ñối ni và ñối ngoi. Dòng sông cuc sng ñang ñẩy con thuyn ñất nước ñi vào ñon nước xoáy, người lèo lái chmt chút sơ sy, thiếu bn lĩnh, thiếu hiu biết skhiến cho dân tc phi trgiá ñắt. Vì xét ñến cùng, cái quyết ñịnh vn con người. Thì chng thế sao? "ðại Vit Ský toàn thư. Knhà Trn" có chép li tên tướng Ô Mã Nhi nhn xét vðỗ Khc Chung, người ñược vua Nhân Tông cñến tri gic dò xét tình hình : "Có thnói là [người này] không nhc mnh vua. Nước nó còn có người gii, chưa dmưu tính ñược". Sai người ñui theo nhưng không kp". "Sai người ñui theo" là ñể bt mà giết ñi ñể mà còn liu "dbmưu tính". Tên tướng Tàu này qulà biết xét ñoán người và hiu ñược thi cuc ñể thc thi ñường li ctruyn nht quán ca chúng : không khut

Upload: dangnguyetanh1941

Post on 21-Jun-2015

776 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Diem tin so51 copy

1

ðIỂM TIN M ẤY NGÀY QUA

SỐ 51

ðÔI ðIỀU SUY NGHĨ NHÂN CHUY ẾN CÔNG DU HOA K Ỳ SẮP TỚI CỦA ÔNG CHỦ TỊCH NƯỚC

Tương Lai

Sau chuyến thăm Trung Quốc thì chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới của ông Chủ tịch

Nước là mối bận tâm của rất nhiều người ñang trĩu nặng suy tư về vận nước. Những hoạt ñộng ngoại giao dồn dập trong thời gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc tr ước những diễn biến mới của thời cuộc trong nước và thế giới. Những hoạt ñộng ñối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt ñộng ñối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc, thế ñứng của ñất nước là nhân tố quyết ñịnh chiến lược và sách lược ñối ngoại. Tiếng chuông ñánh ở nước người vang ñến ñâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân. ðương nhiên, khôn khéo và thông minh ñể nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối ña hợp lực ñược tạo ra từ hoạt ñộng ñối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ ñáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải tr ả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi t ừng căn dặn " Thời! Thời! Thực không nên lỡ".

Vả chăng, chúng ta lại ñang sống trong một thế giới ñầy biến ñộng. Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi ñã khiến cho thế giới r ộng lớn ñược thu hẹp lại trong "ngôi nhà toàn cầu", làm cho nhất cử, nhất ñộng của mỗi một ai ñó, nhất là của các "chính khách" ñều hiện rõ mồn một tr ước ñôi mắt tinh anh của công luận. Chính cái ñó ñem lại một sức mạnh mới, cách suy nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến tính theo lối mòn không bắt k ịp với thời ñại mà chuẩn mực chính là sự thay ñổi.

Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù qúy báu ñến ñâu, cũng không còn ñủ cho hành trình của dân tộc ñi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới ñể hình thành một ki ểu tư duy tương thích với nhịp sống ñương ñại của nền văn minh trí tu ệ ñang làm cho tiến trình phát tri ển ñưa tới những bước hợp tr ội, tạo ra những ñột biến không thể nào dự báo trước ñược hết. Hiện tượng Mianma là một ví dụ thật hấp dẫn.

Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn với thù theo lối "mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" (cái ñầy gọi cái vơi, võng xuống thì ñược làm cho ñầy tr ở lại,) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong hoạt ñộng ñối nội và ñối ngoại. Dòng sông cuộc sống ñang ñẩy con thuyền ñất nước ñi vào ñoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải tr ả giá ñắt. Vì xét ñến cùng, cái quyết ñịnh vẫn ở con người.

Thì chẳng thế sao? "ðại Việt Sử ký toàn thư. Kỷ nhà Trần" có chép lời tên tướng Ô Mã Nhi nhận xét về ðỗ Khắc Chung, người ñược vua Nhân Tông cử ñến tr ại giặc dò xét tình hình : " Có thể nói là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính ñược". Sai người ñuổi theo nhưng không kịp". "Sai người ñuổi theo" là ñể bắt mà giết ñi ñể mà còn liệu " dễ bề mưu tính". Tên tướng Tàu này quả là biết xét ñoán người và hiểu ñược thời cuộc ñể thực thi ñường lối cổ truy ền nhất quán của chúng : không khuất

Page 2: Diem tin so51 copy

2

phục, mua chuộc ñược ñối phương thì tìm cách mà trừ ñi! Bản lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp ñầu của ðỗ Khắc Chung là biểu hiện khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam ñánh tan tác kẻ thù từng xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII. Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, vì thế, phải biết học cha ông, không ñể nhục quốc thể.

Quan hệ Nước lớn-Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộc

Có một ñiều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta gần ñây hay nói ñến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. ðiều ấy có cái lý của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một ñiều nữa là, một nước ñứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng ñã từng ñược cả thế giới biết ñến như là một dân tộc từng ñánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX ñể hiên ngang tồn tại bên bờ Thái Bình Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối ASEAN, mà cứ vẫn mang tâm lý "nước nhỏ" trong ứng xử thì e cũng có chỗ chưa thỏa ñáng.

Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số 48 triệu người, là "n ước nhỏ" nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên tr ường quốc tế thì cũng không "nhỏ" nh ư người ta tưởng. Vì sao? Vì nhờ vào thực lực kinh tế, khoa học công nghệ và thành tựu về văn hóa nghệ thuật mà họ ñạt ñược có thể ngang ngửa canh tranh với nhiều nước công nghiệp phát tri ển! Rồi Singapore, với diện tích 697.7km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TPHCM và dân số chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 thì ñúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ ngày tuyên bố ñộc lập 9 tháng 8 năm 1965 thì họ chỉ mới có gần 50 năm phát tri ển từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu ñều phải nhập từ bên ngoài. Nhưng cũng chính vì thế, họ nhanh nhạy ñi ñầu trong việc chuyển ñổi sang nền kinh tế tri th ức và theo dự tính thì ñến 2018 Singapore sẽ là một ñầu mối của mạng lưới năng ñộng trong nền kinh tế châu Á và toàn cầu với tính ña dạng nhạy bén trong hoạt ñộng kinh doanh. Thế ñứng của ñất nước này, vì thế, ñâu kém những nước diện tích lớn, dân số ñông!

Còn ta, vì sao Việt Nam ta từ ñỉnh cao chiến thắng lại tr ở thành lạc hậu và lạc ñiệu với thế giới. ðây là câu chuyện dài chưa thể trong vài dòng nói hết, nhưng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó. Muốn thế, phải ñặt vận mệnh của tổ quốc lên trên hết và trước hết, thực hiện sự hòa giải và hòa hợp dân tộc, gạt bỏ những mâu thuẫn về lợi ích riêng tư, chấm dứt những hành vi và thủ ñoạn tranh giành quyền lực ñể ñồng tâm hiệp lực xây dựng ñất nước. Có như vậy mới tạo nên ñược một thế ñứng Việt Nam trong những mối liên hệ phụ thuộc và tác ñộng lẫn nhau của các mối quan hệ quốc tế, vấn ñề có ý nghĩa sống còn trong hoạt ñộng ñối ngoại, tránh ñược nguy cơ thao túng của nước lớn. ðiều chua chát ñáng nói nhất khi sử dụng khái niệm "n ước nhỏ" chính là sự nếm tr ải vị ñắng của thân phận một dân tộc từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "n ước lớn"!

Bản lĩnh và khí phách của dân tộc trước kẻ thù ngoại xâm ñã giục giã nhiều thế hệ Việt Nam lên ñường cứu nước, không ngại hy sinh. Máu người không phải nước lã. Và máu ñã chảy thành sông, xương ñã chất thành núi từ Ải Nam Quan ñến Mũi Cà Mâu. Tổ quốc ñời ñời vinh danh những người con yêu ñã ngả xuống ñể giữ gìn từng thước núi, tấc sông của non sông gấm vóc ông cha bao ñời gây dựng và bảo vệ ñể trao lại cho con cháu hôm nay. Vì thế, quyết không ñể cho mạng sống của người Vi ệt, vận mệnh của tổ quốc bị lợi ích của những nước lớn với ñủ thứ "nhân danh" ñể biến thành những quân cờ trong cuộc chơi của họ.

Page 3: Diem tin so51 copy

3

Quân cờ ấy, khi cần thiết thì người ta ñánh bóng mạ kền, hoặc thổi lên thành một chiếc bong bóng sặc sỡ sắc màu huyền thoại ñể mà vui vẻ nhận lãnh những vinh quang vô ích : " Nếu lịch sử chọn ta làm ñiểm tựa, Vui gì hơn làm người lính ñi ñầu". ðể rồi, trong "ni ềm vui" ấy, những núi xương, sông máu của "người lính ñi ñầu" ñổ ra tạo thành khoảng cách an toàn cho Mao "ñại nhảy vọt" (nh ư cách trước ñó cuộc "kháng M ỹ viện Tri ều" t ạo ra một Bắc Tri ều Tiên làm trái ñộn) và ñến một ngày ñẹp tr ời thì Chu vui vẻ bắt tay Ních ở Thượng Hải ñể mặc cả trên ñầu người bạn láng giềng "núi li ền núi, sông liền sông, chung một biển ðông" v ề nước cờ "thí t ốt, ñẩy xe", bật ñèn xanh cho B52 rải thảm Hà Nội.

Quyền lực và Tội lỗi

Chiếc bong bóng sặc sỡ kia vỡ tan, nhưng không chỉ là một ảo ảnh tan vỡ mà là một hệ lụy lịch sử nặng nề với những vết thương hằn sâu trong lòng dân tộc khi non sông ñã quy về một mối. Thay vì làm lành vết thương, người ta lại khoét sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo ñiều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục thực thi quan ñiểm" ñấu tranh giai cấp là ñộng lực của sự phát triển " ñể rồi tạo ra một xã hội bất an và xáo ñộng, hệ thống giá trị bị ñảo lộn, văn hóa dân tộc với cốt lõi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm hồn Việt, bị băng hoại. ðó chính là hệ lụy nặng nề vừa nhắc ñến. Liều thuốc chữa trị cho sự bất an ấy, bi ñát thay, lại là một chế ñộ toàn trị phản dân chủ ñang ñược ñẩy tới ngày càng hung hãn như không có ñiểm dừng. Cái gọi là " nhà nước pháp quyền" ñược rao giảng là "của dân, do dân và vì dân" ñang quay lưng lại với dân. Cán cân công lý chao ñảo trước vòng xoáy lợi ích của các nhóm quyền lực với những bản án bỏ túi theo Nghị quyết. ðó là lý do giục giã những "bàn chân nổi giận" của nông dân, của thanh niên sinh viên, của trí thức rầm rập xuống ñường bất chấp mọi thủ ñoạn tr ấn áp và sự xuyên tạc, lừa mị.

Chưa bao giờ người ta thấy cái nguyên lý khủng khiếp vận hành trong xã hội từng ñược trí tuệ loài người ñúc kết : " Quyền lực thúc ñẩy việc mở rộng vô hạn ñộ quyền lực, và hầu như không có ñiểm dừng. Nhưng "quyền lực lại có xu hướng tham nhũng và quyền lực tuyệt ñối thì tham nhũng cũng tuyệt ñối” (Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely). Chế ñộ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện " quyền lực tuyệt ñối thì tham nhũng cũng tuyệt ñối " ấy. Liệu lịch sử loài người ñã biết có bao nhiêu thứ "quy ền lực tuyệt ñối" nh ư chê ñộ toàn trị hiện hành? Vừa rồi, báo cáo của Tổ chức theo dõi tình trạng tham nhũng trên toàn thế giới [Transparency International]cho biết "K ết quả khảo sát cho thấy là giới công an cảnh sát bị người dân Việt Nam ñánh giá là tham nhũng nhất, ñứng ñầu danh sách"!

Vì vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người, cho dù là cần thiết ñi chăng nữa, thì chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da ñể mong ñẩy lùi căn bệnh ñã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Chính cái ñó ñang hủy hoại sức sống của dân tộc, ñặc biệt là thế hệ tr ẻ. Cho nên, nỗi bức xúc lớn ñang chứa chất trong lòng xã hội là cải cách thể chế ñể lập lại tr ật tự và thúc ñẩy kinh t ế phát tri ển, cải thi ện ñời sống của mọi tầng lớp nhân dân, ñặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Dân chủ là liều thuốc ñặc trị ñể chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này.

Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước ñang ngày càng phình to. Mà phình to mãi vì lộ trình chạy chức chạy quyền ñang ñược cải ti ến và rất gọn nhẹ. Chẳng hạn như, nếu nhìn vào con số thì ñồng lương của viên chức nhà nước không sống ñược, nhưng người ta vẫn sống, mà sống ñàng hoàng nên vẫn ñua chen vào biên chế nhà nuớc!

Page 4: Diem tin so51 copy

4

Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ñể ðảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới r ộng khắp cả nước, tự chỉnh ñốn mình nhằm ñáp ứng ñòi hỏi bức xúc của dân và của cả ñông ñảo ñảng viên của ñảng. Những phong trào từng ñược phát ñộng rầm rộ và tiêu phí bao nhiêu sức lực và tiền của lấy từ ngân sách, cũng là tiền thuế của dân, sở dĩ không có kết quả vì không dám mở rộng dân chủ trong ñảng và thực thi dân chủ trong dân một cách thực chất.

Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên ñây vì chúng liên quan mật thi ết với gương mặt ñất nước trước thế giới. Nói cách khác, liên quan ñến sức mạnh của dân tộc, thế ñứng của ñất nước trong hoạt ñộng ñối ngoại. Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật r ừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng ñược niềm tin chiến lược với các ñối tác trên tr ường quốc tế khi Vi ệt Nam tuy ñã công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá tr ị phổ dụng, ñã ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính tr ị,Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh t ế, Xã hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội ñồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế thì làm ngược lại ? Cái chuyện nhân danh "ñặc thù" của mỗi nước về văn hóa, chính trị ñể phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế giới tôn tr ọng ñã trở nên kệch cỡm và lạc ñiệu. Cần quan niệm rằng thực thi dân chủ, cải thi ện ñiều kiện ñể quyền con người ñược thực hiện một cách công khai và lành mạnh, chính là ñòi hỏi của sự phát tri ển, tăng cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể là một sự áp ñặt.

Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm

Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc ñưa ñất nước ñi vào quỹ ñạo của thế giới ti ến bộ và văn minh là thời ñiểm lấy ý kiến toàn dân về sửa ñổi Hi ến Pháp. Biết bao tâm huyết và trí tu ệ chân thành, thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia ñại sự này ñã bị lãng phí một cách vô ích mà Kiến nghị của giới trí th ức, nhân sĩ (gọi tắt là Ki ến nghị 72) góp vào xây dựng Hiến Pháp là một bằng chứng sống ñộng. Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử của Tập Cận Bình khi ông ta khẳng ñịnh : " Tôi cho rằng ñiều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy trì ñược hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì ñược cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng” [ tin vào ñường lối, tin vào lý

luận, tin vào chế ñộ] mà thực sự không thể ñụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không ñược ñụng tới".

Không ñược ñụng tới vì chính ñây là tử huyệt của chế ñộ toàn trị phản dân chủ ñang thống trị Trung Quốc. Nếu ñiều dẫn ra ở trên ñúng là tư tưởng của người giữ vai trò nguyên thủ của ñất nước Trung Hoa thì rất ñáng phải suy nghĩ về tác ñộng không nhỏ của tư tưởng này ñối với một số ai ñó ñang nuôi dưỡng ảo mộng "ñi với Trung Quốc thì bảo vệ ñược ñảng, giữ ñược chế ñộ XHCN"! (Nói "n ếu ñúng" vì có thông tin cho biết là nhiều khả năng ñây là bài phát biểu ngụy tạo, tuy nhiên nó phản ánh rất thực hiện tr ạng TQ ngày nay).

Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là khi Trung Qu ốc diễu võ dương oai bên ngoài là nhằm ñánh lạc hướng những mâu thuẫn gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé ñấu ñá trong nội bộ ñảng cầm quyền, những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ñang ngày càng gay gắt, ñẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng ñã cho thấy Trung Quốc ñang trên ñà suy thoái khó lòng cứu vãn. Như vậy, vội vã hớp lấy " liệu pháp giữ nguyên" của Trung Quốc, ñể rồi " thực sự không thể ñụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không ñược ñụng tới", chính là ngăn chặn sự phát

Page 5: Diem tin so51 copy

5

tri ển của ñất nước, duy trì sự lạc hậu và lạc ñiệu với thế giới ñể "ông bạn láng giềng"d ễ bề thao túng chứ không có gì khác.

ðây là ý ñồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh ñang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa ðại Hán. Nếu tìm ñược người cùng hội cùng thuyền, cùng chung cái gọi là "ý th ức hệ" thì "d ễ mưu tính" nh ư cách Ô Mã Nhi xưa kia mưu toan, sẽ không phải ñiều binh khiển tướng hết sức tốn kém,lại phải ñương ñầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ ñược cái xương ñang mắc ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi ñược cả vùng tài nguyên và con ñường huyết mạch ở Biển ðông và khu vực ðông Nam Á.

Lựa chọn “li ệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc cũng là quên mất r ằng một khi “ ñiểm tựa duy nhất” này sụp ñổ chế ñộ ăn theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận.

Sinh lộ duy nhất: Dân chủ

Nếu Việt Nam quyết li ệt cải cách thể chế, thực thi dân chủ hóa, ñịnh hình một mô hình phát tri ển,sẽ tạo ra một nội lực hùng hậu, nhân tố quyết ñịnh thành công của hoạt ñộng ñối ngoại và làm phá sản thủ ñoạn "b ất chiến tự nhiên thành" trong mưu ñồ nham hiểm của Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện ñiều này.

Ngăn cản còn là vì họ không muốn có hình ảnh một quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ! Hình ảnh này sẽ khơi gợi và thúc ñẩy thêm phong trào ñấu tranh dòi dân chủ và nhân quyền trong ñất nước họ. Một Mianma láng giềng là ñã quá ñủ ñối với nhà cầm quyền Trung Quốc ñang cố duy trì chế ñộ toàn trị phản dân chủ. Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn ñàn Shangri La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt ñộng ñối ngoại sắp tới.

ðương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co mình lại, không dám chủ ñộng tạo ra một thế liên kết mới trên tr ường quốc tế. Chính mối liên kết ñó sẽ tạo nên một thế ñứng Việt Nam trong khu vực ðông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Chỉ có thể tạo ñược thế ñứng ấy khi Vi ệt Nam thoát ra khỏi quỹ ñạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng ðại Hán ñang cố thít chặt ñể dễ bề kiềm tỏa và thao túng. Chẳng thế mà Trung Quốc ñã không úp mở vừa dụ dỗ vừa ñe dọa khi Việt Nam thiết lập một quan hệ mới với M ỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam ñứng vững trên tư thế ñộc lập ñể thực thi một chính sách ñối ngoại thân thiện và bình ñẳng với tất cả các nước, trong ñó có Trung Quốc.

Trong l ịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta ñã từng thực hiện việc "giải Hán hóa" một cách khôn ngoan ñể gìn giữ bản sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, ñúng như Tr ần Quốc Vượng nhận xét, "cuộc ñấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho ñến khi phong kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...". Trong cuộc ñấu tranh ấy, " tìm về dân tộc" và " thân dân" là ph ương cách hiệu nghiệm nhất ñể thực hiện việc "giải Hán hóa", và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ ñạo Trung Quốc ñể ñến với thế giới văn minh, tiến bộ.

Vì thế, xin mượn cách diễn ñạt (và chỉ là cách diễn ñạt thôi) của Lê Quý ðôn trong " Quần thư khảo biện" nh ằm thâu tóm những nghĩ suy và dẫn giải dài dòng trên ñây nhân chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước ñể chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quý ðôn ñã viết: "Kinh D ịch nói : "Biến ñộng trong thiên hạ chính ñáng chỉ có một [lý] thôi. Chí lý thay chữ "một". L ấy chữ "một" ấy mà xuyên suốt mọi việc thì dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm ñời xa xôi, mọi trao qua ñổi lại, mọi xem xét ñánh giá ñều vẫn rõ ràng như bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy"!

Chữ "m ột" ñây chính là “DÂN CHỦ”.

Page 6: Diem tin so51 copy

6

Vietnam's President Visiting the White House to Talk Strategy

Murray Hiebert / CSIS http://csis.org/files/publication/130711_SoutheastAsia_Vol_4_Issue_14.pdf

• President Barack Obama is scheduled to host Vietnamese president Truong Tan Sang at the White House on July 25.

o Sang’s first-ever visit to Washington will provide a platform for the leaders to explore closer cooperation between the two historically linked countries.

• Within ASEAN, Vietnam may be the country most focused on geostrategic balancing. o Given its proximity to, history with, and unique understanding of China, Vietnam

has become one of the region’s most effective proponents for strengthening relations, building institutions, and convincing China to emerge as a regional power with respect for its neighbors.

o While it thinks regionally, Vietnam itself is evolving politically. • Sang’s visit comes at a particularly critical time at home.

o The government is struggling with how to allow more political space for its citizens, who have become empowered through the economic benefits of its reform efforts.

o Vietnam expert Jonathan London of City University of Hong Kong points out that � Over the past six months, a much more vibrant and open political debate

has emerged in the country on issues such as revising the constitution. � The Communist Party of Vietnam has allowed higher levels of access to

government decision-making and accountability, including allowing National Assembly members to evaluate the performance of top government leaders.

http://csis.org/publication/southeast-asia-corner-18th-k-streets-vietnams-president-visiting-white-house-talk-strate http://csis.org/files/publication/130711_SoutheastAsia_Vol_4_Issue_14.pdf

Ngày 25 tháng 7 tới ñây, Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc. Chuyến ñi Washington lần ñầu tiên này của ông Sang sẽ mang lại một nền tảng cho hai nhà lãnh ñạo khám phá mối hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước từng có những liên kết lịch sử.

Trong các nước ASEAN, Việt Nam có thể là quốc gia chú trọng nhất ñến việc cân bằng ñịa chiến lược. Căn cứ vào lịch sử, vị trí gần gũi và sự hiểu biết ñặc thù với Trung Quốc, Việt Nam ñã trở thành một trong những người cổ vũ có hiệu quả nhất cho việc tăng cường quan hệ, xây dựng thể chế và thuyết phục Trung Quốc nổi lên như một cường quốc khu vực với sự tôn trọng các nước láng giềng của mình trong khu vực.

Trong suy tính về khu vực, bản thân Việt Nam ñang xoay chuyển về chính trị. Chuyến ñi của Sang ñến vào thời ñiểm ñặc biệt quan trọng ở trong nước. Chính phủ ñang vất vả trong việc mở ra một không gian chính trị lớn hơn cho công dân, những người ñã trở nên ñược mạnh mẽ hơn từ lợi ích

Page 7: Diem tin so51 copy

7

kinh tế của các nỗ lực cải cách. Jonathan London, chuyên gia Việt Nam của ðại học Thành phố Hồng Kông chỉ ra rằng trong sáu tháng qua, một cuộc tranh luận chính trị sôi ñộng và cởi mở hơn ñã nổi lên trong cả nước về các vấn ñề như sửa ñổi hiến pháp. ðảng Cộng sản Việt Nam ñã cho phép các cấp cao hơn ñược tiếp cận và có trách nhiệm với các cấp quyết ñịnh của chính phủ, bao gồm cho phép các thành viên Quốc hội ñược ñánh giá hiệu quả các nhà lãnh ñạo hàng ñầu của chính phủ.

Hầu hết các cuộc tranh luận này ñã diễn ra trong một thế giới blog năng ñộng ñồng thời với việc những người viết blog ở Việt Nam ñang bị bắt giữ nhiều hơn. ðiều thú vị là, cuộc tranh luận này ñã xuất hiện tại một thời ñiểm khi nền kinh tế trong nước bị chậm lại và các cuộc xung ñột trong nội bộ ñảng cầm quyền ñã vỡ ra công khai.

Mặc dù có những biến chứng như thế ở trong nước, và một phần cũng vì những diễn biến ấy, nhà lãnh ñạo Việt Nam ñã phát ñộng một loại tấn công bằng ngoại giao trong những tháng gần ñây. Sang ñến Washington ngay sau khi vừa ñi Bắc Kinh gặp gỡ với nhà lãnh ñạo mới của Trung Quốc và ñi Indonesia ñể ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược. Cuộc hội kiến với Obama của vị chủ tịch nước Việt Nam sẽ ñến trong ít hơn hai tháng sau khi thủ tưóng Nguyễn Tấn Dũng, ñối thủ chính trị của Sang, thực hiện ñược những gì mà Jonathan London gọi là "một bài thuyết trình có hiệu quả bất thường về quan ñiểm của Việt Nam trên trường quốc tế" khi ông ñã ñưa ra một bài phát biểu về an ninh khu vực tại hội nghị ðối thoại Shangri-La ở Singapore vào ñầu tháng Sáu.

Việc cạnh tranh cá nhân và những ý tưởng tốt của giới lãnh ñạo Việt Nam chẳng phải là một ñiều xấu ñối với các ñối tác của nước này, trong ñó có cả Hoa Kỳ. Lên nắm quyền vào năm 2009, chính phủ Obama ñã tìm cách tái cân bằng trọng tâm chính sách ñối ngoại của Mỹ ñối với một khu vực Ấn ðộ-Thái Bình Dương rộng hơn với khu vực ðông Nam Á. Một ñề nghị bàn thảo về quan hệ ñối tác chiến lược với Vi ệt Nam ñã ñược ñề xuất từ một phần của nỗ lực ñó. Tuy nhiên quan hệ ñối tác chiến lược ấy chưa bao giờ ñược thực sự cất cánh.

Vì lo sợ sẽ chọc giận ñến Trung Quốc, một ñất nước mà ðảng và quân ñội Cộng sản Việt Nam ñã hưởng ñược mối quan hệ lâu dài nhưng thường xuyên căng thẳng, các phe nhóm bảo thủ ở Việt Nam có vẻ không muốn ñi quá xa, quá nhanh với Hoa Kỳ. Tại Washington, quốc hội ngày càng gây áp lực với chính quyền ñể phải giải quyết những vi phạm nhân quyền tại Vi ệt Nam, vốn ñã trở nên tồi tệ cùng với thời ñiểm các cải cách chính trị ñáng kể ở Myanmar ñã thu hút sự quan tâm tại Washington.

Chuyến ñi ñến tòa Bạch Ốc của Sang sẽ cung cấp cho cả hai bên một cơ hội ñể ñiều chỉnh lại mối quan hệ song phương. Sự việc hai ñối tác này có tin rằng ñây là thời ñiểm tốt ñể ñể phục hồi lại quan hệ ñối tác chiến lược hay không là ñiều chưa rõ ràng, nhưng các cuộc thảo luận dự kiến sẽ là toàn diện, bao gồm các mối quan hệ kinh tế và thương mại, các vấn ñề chính trị an ninh và các mối quan hệ giữa dân chúng hai nước.

ðối với Vi ệt Nam, chuyến thăm này sẽ là một cơ hội ñể theo ñuổi những vấn ñề như quan hệ ñối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tăng cường quan hệ quân sự với quân sự và một cuộc thảo luận về vấn ñề an ninh ở châu Á, ñặc biệt là trong các tranh chấp ở Biển ðông mà cả Trung Quốc và Việt Nam là các nước cùng có yêu sách.

Page 8: Diem tin so51 copy

8

ðối với Hoa Kỳ, chuyến thăm này sẽ mang lại cơ hội ñể thảo luận về mối quan tâm ñến nhân quyền và tự do tôn giáo. Theo các quan chức hai bên, những vấn ñề này, vốn từng là những cuộc thảo luận một chiều, ñã trở nên tương tác hơn. ðáng buồn là không loại trừ ñược nguồn gốc của các vấn nạn, nhưng một nền tảng cho sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau bắt ñầu ñược hình thành.

"Nhân quyền nên là một phần chiến lược (lớn hơn) của Hoa Kỳ, nhưng không nên trở thành tâm ñiểm, làm ngăn cản trở tiến bộ trong các lĩnh vực khác," Carlyle Thayer, một học giả hàng ñầu về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ñã lập luận.

Quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ñã ñược cải thiện ñáng kể kể từ sau khi bình thường hóa 17 năm trước ñây. Hiện nay, hai nước ñang tận hưởng nền thương mại hai chiều mạnh mẽ, ñạt 25 tỷ USD năm 2012 (với Mỹ bị thâm hụt thương mại gần 16 tỷ), và hai nước là những ñối tác trong các cuộc ñàm phán về hiệp ñịnh thương mại TPP gồm 12 quốc gia. Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân hai nước ñã phát triển với việc Việt Nam hiện nay là nhà cung cấp sinh viên nước ngoài lớn hàng thứ tám cho các trường học Mỹ.

Một quan hệ ñối tác kinh tế tốt ñẹp là then chốt cho mối quan hệ Mỹ-Việt Nam. Washington ñã rất nỗ lực ñể ñưa Việt Nam, một trong những nước kém phát triển nhất trong ñàm phán TPP vào ñược thỏa thuận này. Việt Nam muốn ñăng nhập vào TPP vì các quan chức nghĩ rằng sẽ gia tăng ñược tốc ñộ hội nhập của ñất nước vào thị trường toàn cầu và ñẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước. Nhiều nhà phân tích tin rằng Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhất từ TPP.

Trong chuyến thăm của mình, Sang sẽ tìm một tín hiệu từ Tổng thống Mỹ về việc Hoa Kỳ sẽ gia tăng khả năng tiếp cận thị trường cho ngành công nghiệp dệt may ñang bùng nổ của Việt Nam, một ñiều kiện quan trọng ñể Hà Nội ñồng ý với các quy ñịnh khác của TPP. Một số ñối tác ñàm phán TPP ñang âm thầm thúc giục Hoa Kỳ phải xem xét vấn ñề kỹ lưỡng hơn vì nó là nền tảng cho Việt Nam tham gia vào một thỏa thuận hoàn toàn có thể sắp xếp lại các luật lệ và cách tiếp cận của mình ñể tham gia về thương mại với các ñối tác trong TPP.

Mặt khác, Washington sẽ tìm kiếm một cam kết từ Việt Nam rằng ñất nước này sẽ mang lại một sân chơi cân bằng với các doanh nghiệp nhà nước và hành ñộng nhiều hơn ñể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Obama cũng có thể sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam ñể giải quyết các vấn ñề thương mại và ñầu tư mới mà ñất nưóc này sẽ phải ñối ñầu trong TPP.

Tranh chấp Biển ðông là một chủ ñề nóng khác sẽ ñược thảo luận trong cuộc họp. Cả hai người lãnh ñạo có thể dự kiến sẽ ủng hộ các nỗ lực ñàm phán về quy tắc ứng xử giữa các nước ASEAN và Trung Quốc ñể tránh xung ñột ngoài ý muốn trong vùng biển Nam Trung Hoa.

Thayer khuyến cáo rằng Hoa Kỳ nên xem xét các phương cách hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải thông qua việc bán công nghệ radar ven biển, hỗ trợ giám sát trên không và thúc ñẩy hợp tác giữa Lực lượng tuần tra bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ (US Coast Guard) và Cảnh sát biển của Việt Nam.

Về quan hệ quân sự với quân sự, Việt Nam ñã chú trọng nhưng cẩn thận, vì mối lo lắng của mình rằng sự hợp tác với Hoa Kỳ có thể làm phức tạp mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể

Page 9: Diem tin so51 copy

9

có sự bớt dè dặt hơn sau cuộc họp gần ñây tại Washington giữa Trung tướng ðỗ Bá Tỵ, thứ trưởng Bộ Quốc phòng VN và tướng Martin Dempsey, tham mưu Liên quân Hoa Kỳ

Sau chuyến thăm của tướng Tỵ, Thayer cho rằng Washington nên xem xét cung cấp nhiều học bổng hơn cho các sĩ quan Việt Nam tại các cơ sở quốc phòng Mỹ và trợ cấp kinh phí cho Việt Nam trong việc tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế có lợi chung cho cả hai nước. Trước ñó, Washington ñã hỗ trợ Việt Nam với cam kết gia tăng sự tham gia vào công cuộc gìn giữ hòa bình quốc tế.

Cả Việt Nam và Hoa Kỳ ñều nhận ra rằng chính vì lợi ích chiến lược của mình ñể phải duy trì quan hệ chặt chẽ. Cuộc viếng thăm của Sang sẽ tái khẳng ñịnh niềm tin chung này và tạo tiền ñề cho quan hệ ñối tác Mỹ-Việt Nam tăng cường hơn trong những thập kỷ tới

Phát tri ển quan hệ Mỹ-Việt: Thời cơ ñang thuận lợi

RFI – Việt ngữ. Trọng Nghĩa

15-07-2013

GS Ngô Vĩnh Long: “… là một nguyên thủ quốc gia, ông Sang nên tiến thêm một số bước nữa trong quan hệ kinh tế với Mỹ, và trong các lãnh vực khác. Tôi nghĩ rằng ông Trương Tấn Sang có thể bàn thêm với Mỹ về hồ sơ nhân quyền, và chứng minh với dân chúng Mỹ – vì ñây là cơ hội rất tốt – rằng Việt Nam là một nước tôn trọng nhân quyền.

Bởi vì trong vấn ñề ngoại giao, thì ngoài ngoại giao giữa hai nước, còn có ngoại giao nhân dân, mà Mỹ là nước dân chủ, cho nên sức ép hay sự ủng hộ của nhân dân rất quan trọng ñối với chính phủ Mỹ trong vấn ñề ngoại giao.

Thành ra nếu một nguyên thủ, một lãnh tụ nước ngoài khi ñến nước Mỹ mà có thể chinh phục ñược sự ủng hộ của dân chúng Mỹ, thì sẽ là một việc rất quan trọng, không những cho Việt Nam, mà còn cho cả khu vực…

Việt Nam, như chúng ta mới vừa nói, là nước lớn thứ nhì, thứ ba trong khu vực, cho nên phải tỏ rõ vai trò lãnh ñạo của mình hay ít ra là vai trò thúc ñẩy quan hệ tốt hơn cho khu vực”.

Page 10: Diem tin so51 copy

10

Ngoại tr ưởng Mỹ John Kerry và Ngoại tr ưởng Việt Nam Phạm Bình Minh

Hôm 11/07/2013, do một trùng hợp ngẫu nhiên hay tính toán ngoại giao kỹ lưỡng, Nhà Trắng Hoa Kỳ cùng lúc chính thức nêu bật thái ñộ quan tâm ñến vùng châu Á với thông báo về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ ñón tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, bên cạnh cảnh báo Trung Quốc là không nên sử dụng các biện pháp cưỡng ép hay hù dọa trong tranh chấp biển ñảo với các lân bang.

Trong bản thông cáo về chuyến công du của ông Trương Tấn Sang, Thư ký Báo chí phủ Tổng thống Mỹ ñã nêu bật nội dung các vấn ñề sẽ ñược hai bên bàn bạc nhân cuộc gặp thượng ñỉnh ngày 25/07 tại Nhà Trắng : « Cách thức tăng cường hơn nữa quan hệ ñối tác (song phương) về các vấn ñề chiến lược trong khu vực và tăng cường hợp tác với ASEAN ; nhân quyền ; những thách thức ñang nổi lên như biến ñổi khí hậu ; và tầm quan trọng của việc hoàn tất một thỏa thuận ðối tác xuyên Thái Bình Dương với tiêu chuẩn cao ».

Trong cùng một ngày, Nhà Trắng cũng công bố bản lược ghi về phát biểu của Tổng thống Obama trong buổi hội kiến ñặc biệt với Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc ñặc trách ñối ngoại Dương Khiết Trì, nhân dịp hai nhân vật này ñến Washington ñồng chủ trì cuộc ðối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung thường kỳ.

ðáng chú ý trong các vấn ñề ñược nêu lên với hai lãnh ñạo Trung Quốc là lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ ñối với Bắc Kinh liên quan ñến việc giải quyết tranh chấp biển ñảo tại châu Á : « Tổng thống (Hoa Kỳ) thúc giục Trung Quốc xử lý các tranh chấp trên biển với các láng giềng một cách hòa bình, không dùng ñến các biện pháp cưỡng ép hay hù dọa ».

ðộng thái của Hoa Kỳ quan tâm trở lại ñến Biển ðông ñã ñược giới quan sát ñặc biệt chú ý vì lẽ một vài tháng sau khi Ngoại trưởng John Kerry lên thay thế bà Hillary Clinton, ngành ngoại giao Mỹ như ñã có dấu hiệu tương ñối lơ là khu vực ðông Nam Á trước sức ép của các hồ sơ nặng ký khác như các hành ñộng hung hăng của Bắc Triều Tiên, tình hình căng thẳng Trung-Nhật trên Biển Hoa ðông, và nhất là các vấn ñề nóng bỏng tại vùng Trung Cận ðông.

Một loạt những cuộc tiếp xúc cấp cao Mỹ Việt trong hai tháng

Page 11: Diem tin so51 copy

11

Riêng ñối với Vi ệt Nam, sau một vài tháng im ắng, Hoa Kỳ ñã có những biểu hiện tích cực hơn, với những cuộc gặp song phương giữa các lãnh ñạo bên lề các hội nghị khu vực.

Cụ thể là vào ngày 31/05/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ñã có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bên lề ðối thoại Shangri-la tại Singapore. Theo các nguồn tin báo chí, trong số những hồ sơ ñược hai bên ñề cập ñến, có vấn ñề quan hệ quốc phòng quân sự Mỹ-Việt.

Quan hệ giữa hai quân ñội sau ñó cũng ñã ñược Tổng tham mưu trưởng Quân ñội Vi ệt Nam bàn bạc với phía Mỹ vào hạ tuần tháng Sáu 2013, nhân dịp Thượng tướng ðỗ Bá Tỵ ñược tiếp ñón tại Lầu Năm Góc Mỹ. ðược biết là tháp tùng theo tướng ðỗ Bá Tỵ nhân chuyến ghé thăm Lầu Năm Góc ñầu tiên của một người ñứng ñầu Quân ñội Nhân dân Việt Nam, còn có hai lãnh ñạo cao cấp ngành Tình báo Quân ñội và Hải quân Việt Nam.

Trên bình diện ngoại giao cũng thế, ñầu tháng Bẩy 2013, như thông lệ từ thời cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, ông John Kerry ñã ñến Brunei tham gia các Hội nghị Ngoại trưởng thường niên do khối ASEAN tổ chức. Và cũng như thông lệ từ thời bà Clinton, cùng với năm ñồng nhiệm Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Thái Lan và Miến ðiện, tân Ngoại trưởng Mỹ ñã tham gia liên tiếp hai cuộc họp của nhóm Sáng kiến vùng Hạ nguồn Mêkông (Lower Mekong Initiative) và nhóm Bạn của khối Sáng kiến vùng Hạ nguồn Mêkông (Friends of Lower Mekong Initiative), ñược tổ chức bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ðông Nam Á.

Riêng ñối với Vi ệt Nam, ngày 02/07/2013, bên lề hội nghị ngoại trưởng của Diễn ñàn An ninh Khu vực ARF ở Brunei, ông John Kerry ñã có cuộc hội ñàm riêng với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh ñể thảo luận về các vấn ñề song phương cũng như khu vực và thế giới. Trước ñó, Ngoại trưởng Mỹ còn cho biết là sắp tới ñây, ông sẽ công du Việt Nam.

Chủ tịch Việt Nam ñến Nhà Trắng vào lúc Mỹ tái khẳng ñịnh mối quan tâm ñến Biển ðông

Chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới ñây của chủ tịch nước Việt Nam phải ñược lồng vào trong bối cảnh Washington tái khẳng ñịnh mối quan tâm ñối với khu vực ðông Nam Á, với tình hình ổn ñịnh ngoài Biển ðông nói chung, và với Vi ệt Nam nói riêng như kể trên.

Theo ghi nhận của giáo sư Ngô Vĩnh Long, thường xuyên theo dõi các vấn ñề quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc, ñặc biệt trong tương quan với hồ sơ tranh chấp Biển ðông, lúc này, Việt Nam ñang có thời cơ thuận lợi ñể củng cố thêm quan hệ với Mỹ nhằm giải tỏa sức ép của Bắc Kinh, ñặc biệt nặng nề trên vấn ñề tranh chấp chủ quyền biển ñảo.

Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Long trước hết nêu bật vi trí ñịa lý chiến lược quan trọng của Việt Nam trong chính sách xoay trục qua châu Á Thái Bình Dương ñang ñược chính quyền Obama triển khai.

« Vùng ðông Nam Á rất quan trọng ñối với chính sách ñối ngoại của Mỹ. Về dân số, Việt Nam lại là nước lớn thứ hai, thứ ba, và là một nước có lãnh thổ, lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển ðông. Cho nên khi Mỹ muốn ‘xoay trục’, hay là có một chính sách tích cực hơn ở Á ðông, thì nhất ñịnh vai trò của Việt Nam rất quan trọng ñối với Mỹ và các nước ở Á Châu… »

Page 12: Diem tin so51 copy

12

Trung Quốc ñang trong thế cần ñến Mỹ

Cho dù trong những tháng qua, Hoa Kỳ ñã liên tiếp tung tín hiệu cho thấy chủ trương thiết lập một quan hệ hòa hoãn hơn với Trung Quốc – mà biểu hiện rõ nhất là cuộc họp thượng ñỉnh Obama-Tập Cận Bình thượng tuần tháng Sáu vừa qua tại California – giáo sư Long cho rằng Việt Nam cần tranh thủ thực tế có thể gọi là « Trung Quốc cần Mỹ » vào lúc này ñể thúc ñẩy mạnh mẽ hơn quan hệ với Hoa Kỳ. Ông giải thích :

« Hiện nay Trung Quốc « quậy » rất nhiều ở Biển ðông, và trong khu vực, làm cho hầu hết các nước Á châu lo ngại, trong ñó có cả các ñồng minh của Mỹ như Nhật, Philippines, và cả Thái Lan, nước gần gũi với Trung Quốc. Gần ñây, Indonesia cũng tỏ ra lo ngại.

Trong bối cảnh này và trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ñang bị khó khăn – GDP ñang xuống, xuất khẩu chậm lại, ñặc biệt ñối với Mỹ và Châu Âu – Bắc Kinh cần có quan hệ tốt với Mỹ, vì vậy khó mà bắt nạt các nước khác muốn có quan hệ tốt với Mỹ.

Nếu Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Mỹ, và Mỹ muốn có quan hệ tốt với Việt Nam, thì những ñộng thái khiêu khích của Trung Quốc sẽ không có lợi cho họ.

Thật ra từ 2008 ñến nay, Hoa Kỳ rất kiên nhẫn với Trung Quốc. Một trong những lý do là vì Hoa Kỳ phải từ từ lo về vấn ñề kinh tế trong nước. Hiện nay, kinh tế Mỹ ñang hồi phục, mà có thể nói là trong các nước phát triển kinh tế Mỹ ñang hồi phục tốt hơn các nước khác.

Mỹ bắt ñầu rảnh tay ñể nghĩ ñến châu Á

Lý do thứ hai là Mỹ bận tay ở Trung ðông, ñặc biệt là ở Afghanistan. Tôi nghĩ bây giờ là Mỹ ñã quyết ñịnh rút sớm khỏi Afghanistan. Vì Mỹ có thể rút khỏi Trung ðông, hay dàn xếp ñược các vấn ñề Trung ðông, Mỹ sẽ rảnh tay lo vấn ñề Á Châu.

Do ñó, Mỹ bây giờ muốn nói với các ñồng minh của mình, cũng như với Trung Quốc là Mỹ muốn có ổn ñịnh trong khu vực, ñể khu vực phát triển và ñiều ñó sẽ có lợi cho Mỹ. Nếu Trung Quốc quá khích, Mỹ phải nói rõ cho Trung Quốc biết.

Gần ñây Trung Quốc ñã quá khích, cho nên tôi nghĩ rằng Mỹ muốn răn ñe Trung Quốc, nói rằng ‘anh làm như thế thì lợi ích của tất cả mọi người trong khu vực sẽ bị khó khăn’. »

Xin nhắc lại là hôm 11/07 vừa qua, chính Tổng thống Mỹ Barack Obama ñã có tuyên bố thẳng thắn với Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương và lãnh ñạo ngành ñối ngoại Trung Quốc Dương Khiết Trì, theo ñó Bắc Kinh không nên có biện pháp « cưỡng ép hay hù dọa » ñối với các nước ñang tranh chấp chủ quyền biển ñảo với Trung Quốc.

ðể châu Á ñừng tưởng lầm là Mỹ ‘ñi ñêm’ với Trung Quốc

Theo giáo sư Long cho rằng mục tiêu của Washington khi lưu ý Bắc Kinh về tranh chấp biển ñảo là nhằm xóa bỏ cảm giác sai lầm của các nước khác tưởng rằng Mỹ « ñi ñêm » với Trung Quốc.

Page 13: Diem tin so51 copy

13

« Hoa Kỳ không muốn cứng rắn, mà cũng không muốn dọa nạt Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại muốn Hoa Kỳ có quan hệ ñặc biệt với Trung Quốc, và chứng tỏ quan hệ ñó với Trung Quốc.

Trung Quốc ñã ñe dọa Philippines, gây thêm căng thẳng như bắn vào tàu cá Việt Nam hai, ba lần từ ñó ñến nay, nếu Mỹ im lặng thì các nước khác trong khu vực và các ñồng minh của Mỹ tưởng là Mỹ bây giờ ñã ‘ñi ñêm’ với Trung Quốc, ñã ñồng ý là có quan hệ ñặc biệt với Trung Quốc, không có lợi cho các nước khác trong khu vực, nhất là các nước nhỏ như Philippines, Việt Nam v.v…

Thành ra Mỹ bắt buộc phải nói rõ cho mọi người biết – hay là muốn chứng minh – là không có việc ñó, không có việc ñi ñêm với Trung Quốc, rằng nếu Trung Quốc muốn có quan hệ tốt với Mỹ, thì cũng phải ñể cho các nước khác có quan hệ tốt với Mỹ… »

Chính sách xoay trục không thay ñổi

ðối với giáo sư Long mối quan tâm của Chính quyền Mỹ hiện nay ñối với châu Á và ðông Nam Á vẫn cao, không có gì thay ñổi so với thời bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng. Riêng Việt Nam còn có thêm hai yếu tố thuận lợi là cả Ngoại trưởng lẫn bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hiện thời ñều là những nhân vật rất có thiện cảm với Vi ệt Nam : « ðể có thể rảnh tay ñể tăng cường quan hệ với ðông Nam Á hay là với khu vực Á Châu, Mỹ phải giải quyết các vấn ñề khác, những vấn ñề cần giải quyết nhanh như ở Trung ðông, hay là một số vấn ñề khó khăn với các ñồng minh ở Âu Châu – mà Châu Âu bao giờ ñối với Mỹ cũng là quan trọng hàng ñầu.

Tại Á Châu thì có Nhật. Có lúc Mỹ không lưu ý ñến Nhật nhưng bây giờ do vấn ñề Nhật Bản căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ phải lưu ý ñến vấn ñề khó khăn của Nhật cũng như khó khăn của Á Châu.

Theo tôi, chính sách của Mỹ, nếu nói trước sau như một thì không ñúng, nhưng có bài bản. Chính sách xoay trục qua Á Châu ñã ñược phân tích kỹ trong nhiều năm, chứ không phải là mới…

Nhưng phải nhớ rằng Kerry là người có quan hệ rất tốt ñối với Việt Nam trong nhiều năm và ñã cùng với nhiều người khác thúc ñẩy vấn ñề mở cửa với Việt Nam.

Ngoài ra còn có Chuck Hagel. Ông Chuck Hagel cũng là một người ngày xưa ñi lính bên Việt Nam, cũng lưu ý ñến Việt Nam và khu vực ðông Nam Á. Khi hai người, một ngoại trưởng và một bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ ñang nhậm chức có quan hệ tốt với khu vực ðông Nam Á, tôi nghĩ rằng chính sách của Mỹ không những không thay ñổi, mà sẽ phát triển thêm.

Ông Hagel ñã ñi dự ðối thoại Shangri-la và ñã có một số tuyên bố mà theo tôi, mặc dầu cẩn thận, nhưng rõ ràng là nói cho mọi người biết là chính sách của Mỹ không thay ñổi. »

Chủ tịch nước Việt Nam phải cố tranh thủ công luận Hoa Kỳ

Trong bối cảnh như kể trên, Việt Nam cần phải khéo tranh thủ thời cơ thuận lợi, thúc ñẩy cho quan hệ Việt-Mỹ ñược tiến triển thêm nhân chuyến ñi thăm sắp tới ñây của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Giáo sư Long ñặc biệt lưu ý ñến nhu cầu tranh thủ ñược công luận Hoa Kỳ :

Page 14: Diem tin so51 copy

14

« Trước hết ông Trương Tấn Sang là người có trách nhiệm về Quốc phòng Việt Nam, thì lẽ dĩ nhiên chính phủ Mỹ sẽ chú trọng ñến việc này. Tôi nghĩ ñây là một cái bước thêm vào quan hệ quốc phòng hai nước.

Nhưng theo tôi, là một nguyên thủ quốc gia, ông Sang nên tiến thêm một số bước nữa trong quan hệ kinh tế với Mỹ, và trong các lãnh vực khác. Tôi nghĩ rằng ông Trương Tấn Sang có thể bàn thêm với Mỹ về hồ sơ nhân quyền, và chứng minh với dân chúng Mỹ – vì ñây là cơ hội rất tốt – rằng Việt Nam là một nước tôn trọng nhân quyền.

Bởi vì trong vấn ñề ngoại giao, thì ngoài ngoại giao giữa hai nước, còn có ngoại giao nhân dân, mà Mỹ là nước dân chủ, cho nên sức ép hay sự ủng hộ của nhân dân rất quan trọng ñối với chính phủ Mỹ trong vấn ñề ngoại giao.

Thành ra nếu một nguyên thủ, một lãnh tụ nước ngoài khi ñến nước Mỹ mà có thể chinh phục ñược sự ủng hộ của dân chúng Mỹ, thì sẽ là một việc rất quan trọng, không những cho Việt Nam, mà còn cho cả khu vực…

Việt Nam, như chúng ta mới vừa nói, là nước lớn thứ nhì, thứ ba trong khu vực, cho nên phải tỏ rõ vai trò lãnh ñạo của mình hay ít ra là vai trò thúc ñẩy quan hệ tốt hơn cho khu vực. »

Tóm lại ñối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyến ñi thăm Nhà Trắng của nguyên thủ Nhà nước Việt Nam săp tới ñây có thể ñược coi là một thành công của ngành ngoại giao Việt Nam. Do tình hình ñặc thù của Việt Nam, vấn ñề là toàn thể giới lãnh ñạo tại Hà Nội phải thống nhất ñược ý kiến trên sự cần thiết phải tăng cường quan hệ với Mỹ.

Theo giới phân tích, nếu chuyến ñi thăm Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang thành công, khả năng Tổng thống Mỹ Barack Obama ñi thăm Việt Nam trong thời gian ngắn sắp tới ñây là một ñiều có thực.

Nguồn: RFI – Việt ngữ

Lợi ích chung Mỹ – Việt ðồng pha hay lệch pha ?

Posted by basamnews on July 18th, 2013

“N ếu Việt Nam có quá nhiều ñối tác chiến lược, sẽ không ai biết nhà nước này muốn gì. Bắt cá nhiều tay là một chiến lược nguy hiểm, bởi không ai muốn can thiệp khi Việt Nam bị lâm nguy vì sợ làm phật lòng những ñối tác chiến lược khác.” .

“N ếu chiếu theo cách nhìn của khá nhiều nghị sĩ Mỹ, Hoa Kỳ ñã ñủ thời gian và bài học về thành tích “thụt lùi sâu sắc” của Việt Nam về mặt nhân quyền trong sáu năm qua, kể từ ngày quốc gia này mở tiệc ăn mừng do ñược chấp thuận tham gia vào WTO.”

Page 15: Diem tin so51 copy

15

RFI tiếng Việt

Thụy My phỏng vấn Nhà báo Phạm Chí Dũng

(Nghe âm thanh)

Gần ñây các hoạt ñộng ngoại giao của Việt Nam hết sức nhộn nhịp với các chuyến công du nước ngoài của nhiều nhân vật lãnh ñạo, ñặc biệt là ñến Trung Quốc và Hoa Kỳ, khiến cho dư luận rất chú ý. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, nhà báo Phạm Chí Dũng ở TP Hồ Chí Minh ñã ñưa ra những nhận ñịnh về vấn ñề này.

RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Theo anh, thì nguyên nhân những chuyển ñộng ngoại giao có tính ñột biến của Việt Nam là gì?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Có một ñiểm tương ñồng thú vị và rất nhiều ẩn ý là tính bất ngờ cùng xảy ra trước hai chuyến ñi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ñến Bắc Kinh và Washington. Nếu cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ñược thông báo khoảng một tuần trước khi diễn ra, thì “ñộ sớm” trước buổi tiếp kiến của Tổng thống Barack Obama với ông Sang là ñúng hai tuần.

Tiếp theo sự bất ngờ ñó là bầu tâm tư ngỡ ngàng của phần ñông dư luận trong nước.

Hai chuyến ngoại giao con thoi của ông Sang ñến Trung Quốc và Mỹ, chưa kể chuyến ñi trước ñó của vị nguyên thủ này ñến Indonesia và cần tính luôn cả cuộc gặp người Thái và nhận bằng tiến sĩ danh dự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không ñi ñâu cả, hẳn phải là một ñộng thái khá ñột ngột về chính trị, như nhen nhóm ánh lửa nào ñó cho không khí chính trường Việt Nam song ánh với bầu khí quyển quốc tế.

Trước ñó, vào tháng 5/2013 và ñược bình luận là trong lúc Hội nghị trung ương 7 còn chưa kết thúc, một tân ủy viên Bộ Chính trị là ông Nguyễn Thiện Nhân ñã bất ngờ mở màn chuyến tốc hành tới Bắc Kinh – dường như mang ý nghĩa một cử chỉ có tính diện kiến hơn là một cuộc làm việc thực chất.

Page 16: Diem tin so51 copy

16

ðộng thái ñối ngoại cấp tập của giới lãnh ñạo Việt Nam lại càng ñáng ñược mổ xẻ nếu quay ngược về cuộc tiếp xúc Mỹ – Trung vào ñầu tháng 6/2013. Chỉ khoảng một tuần sau cuộc gặp thượng ñỉnh khá hữu hảo này, một quan chức cao cấp của quân ñội Vi ệt Nam là tướng ðỗ Bá Tỵ ñã dẫn ñầu một phái ñoàn quân sự cao cấp ñi thăm Mỹ, theo lời mời của ñại tướng Martin E. Dempsey, chủ tịch Hội ñồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ.

Mối liên quan giữa các con thoi ngoại giao như thế hẳn phải có tính logic với nhau, ñể cuối cùng dẫn ñến chuyến ñi Mỹ của ông Trương Tấn Sang mà không tránh khỏi lời ñồn ñoán của dư luận về một “quyết ñịnh” nào ñó nảy sinh từ cuộc gặp giữa Obama và Tập Cận Bình vào tháng 6/2013.

RFI : Anh có thể cho biết ý kiến của anh cũng như dư luận trong nước về chuyến ñi Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang ?

Khi người Trung Quốc mỉm cười trên bàn ñàm phán, có thể là lúc ngoài hành lang dấy lên một mưu mô nào ñó. Sau nụ cười của Tập Cận Bình ở Tòa Bạch Ốc, giữa Wasinhton và Bắc Kinh vẫn không tìm thấy một tiếng nói chung, ít nhất liên quan ñến một âm mưu khó hóa giải ở Biển ðông.

Gần như cùng thời ñiểm tin tức về chuyến ñi Mỹ của ông Sang ñược chính thức xác nhận vào ngày 11/7, tàu cá Việt Nam ñã bị những bộ sắc phục Trung Nam Hải ñập phá, còn cờ Việt Nam bị chặt ñốn. Hành vi xâm hại mới nhất này lại gần như ñồng thời với hoạt ñộng tổ chức họp báo của ñại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu, trong ñó nhắc lại kết quả thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Hà Nội ñã xảy ra ñến gần một tháng trước ñó.

Nhưng trước thái ñộ vừa ti tiện vừa trịch thượng của người bạn có tên “Bốn Tốt”, ñiều không thể hiểu nổi là cơ quan tuyên giáo Việt Nam vẫn trung hiếu với “M ười sáu chữ vàng”, ñến mức có thông tin về việc vụ trưởng báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương là Vũ ðình Thường còn nhắn tin cho các báo trong nước, yêu cầu ngưng ñưa tin tiếp về việc ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ và ñánh ñập vừa qua.

Người ta ñang tự hỏi: hàng chục văn bản ñược ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc trong chuyến ñi của ông Trương Tấn Sang ñến Bắc Kinh mới ñây còn có ý nghĩa gì, khi ngày càng phát sinh nhiều dư luận cho rằng Nhà nước Việt Nam bị tha lụy quá nhiều vào lịch sử ngàn năm Bắc thuộc, và chuyến ñi của ông Sang ñã không có tác dụng nào, ít nhất ñối với việc kềm chế chiến dịch gây hấn của người bạn “môi hở răng lạnh” này.

Trong một buổi tiếp xúc cử tri của ông Sang ở Sài Gòn, một doanh nhân là ông Nguyễn Văn ðực còn truy vấn thẳng thừng: “Người Tàu ñã cai trị chúng ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, ñồng bằng, cao nguyên, bờ biển… Bây giờ chúng ta cho người Tàu ñầu tư cái vịnh Bắc Việt. Tôi ñề nghị chủ tịch phải hỏi lại Ban chấp hành trung ương ñảng có ñồng ý hay không? Hỏi lại Quốc hội có ñồng ý hay không?”.

RFI : ðó là chuyến ñi Trung Quốc, còn mục ñích chuyến ñi M ỹ của ông Trương Tấn Sang là gì, theo anh?

Page 17: Diem tin so51 copy

17

Theo tôi, có ít nhất bốn mục tiêu mà giới lãnh ñạo Việt Nam ñang tính toán, xếp theo thứ tự ưu tiên là an ninh và chủ quyền tại khu vực biển ðông, nhu cầu ñối tác chiến lược với Hoa Kỳ, sự bức thiết tham dự vào bàn tiệc TPP (Hiệp ñịnh ðối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương), và kể cả kỳ vọng về một chuyến thăm ñáp của Tổng thống Obama tới Vi ệt Nam.

Với tất cả những gì mà người tự nhận là “láng giềng tốt” thể hiện một cách ñầy kiên ñịnh và không thiếu xảo thuật, giới chức cầm quyền Việt Nam có ñầy ñủ lý do ñể lo lắng về một tương lai cám cảnh nếu biển ðông không còn an toàn, chí ít không còn là nơi mà các ngư dân không run ñợi về sự xuất hiện của “tàu lạ”. Ngược lại, Philippines là một minh họa mẫu mực về tinh thần bất tuân trước sức ép của Trung Quốc. Mà Manila có ñược thái ñộ can trường như thế không chỉ do lòng tự trọng bẩm sinh của dân tộc, mà còn ñược hiểu là quốc gia này nhận ñược sự hậu thuẫn có trách nhiệm từ phía Washington.

Và nếu Việt Nam cũng tự tìm cho mình một sự hậu thuẫn tương tự thì sự thể có ñược cải thiện hay không?

Chủ ñề Biển ðông tất nhiên cũng nằm trong ñường hướng chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương. ðó là một ñiểm chung về lợi ích quân sự có tầm nhìn chiến lược. Vậy thì tại sao lại không nhân cái cơ may ấy ñể biến cơ hội thành hai chiều có qua có lại? Vấn ñề này, nếu ñược nhân lên thì cũng có thể liên ñới với một hình ảnh “ñối tác chiến lược” nào ñó giữa Việt Nam và Mỹ.

Chỉ có ñiều, tục ngữ Việt Nam có câu “liệu cơm gắp mắm”, sức tới ñâu làm tới ñó – một cụm từ mà giới lãnh ñạo Việt Nam khá ưa dùng. Nhưng thực tế ñến nay, Việt Nam ñã “gắp mắm” quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh, và còn tham vọng “ña phương hóa” ở cấp ñộ tương tự với cả Pháp và Mỹ. Tuy thế, một số nhà phân tích ñộc lập ñã phản biện rằng mấu chốt là Việt Nam không có cùng ñịnh nghĩa về “ñối tác chiến lược”. Một quốc gia có thể có nhiều ñối tác chiến lược về kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng không thể có nhiều ñối tác về quốc phòng. Nếu Việt Nam có quá nhiều ñối tác chiến lược, sẽ không ai biết nhà nước này muốn gì. Bắt cá nhiều tay là một chiến lược nguy hiểm, bởi không ai muốn can thiệp khi Việt Nam bị lâm nguy vì sợ làm phật lòng những ñối tác chiến lược khác.

Còn về TPP, mục tiêu này lại gắn bó quá sâu nặng với hiện trạng kinh tế ñình ñốn. Hiện thời, nền kinh tế Việt Nam ñang ở vào ñiểm trũng sâu nhất kể từ ñầu thập kỷ 1990. Về cơ bản và trong sâu thẳm, nhiều nguồn tài nguyên của ñất nước ñã gần cạn kiệt, còn sức bật của nền kinh tế ñã trở nên yếu ớt ñến mức người dân ñang nhìn thấy một triển vọng sụp ñổ cận kề. ðứng trước miền tương lai ñặt một chân vào hố khủng hoảng như thế, TPP ñược xem là một trong những lối thoát khả dĩ. Nếu biết “ñi dây” ñịnh chế này, Việt Nam sẽ là nước ñược hưởng lợi ích nhiều nhất trong hoạt ñộng xuất nhập khẩu, thu hút ñầu tư nước ngoài và quan hệ chặt chẽ hơn với chuỗi sản xuất quốc tế và còn có cơ may thoát khỏi khủng hoảng kinh tế mà không rơi vào cơn khủng hoảng xã hội.

Cuối cùng, không thể không nói ñến việc bất cứ một nguyên thủ quốc gia nào trở thành bạn của Tổng thống Mỹ cũng sẽ khiến cho nhân vật ñó ít nhất hiển danh vị thế trong chính giới quốc nội. Là một trong những chính khách cao cấp có tư cách nhất và chưa hề bị chứng minh sở hữu quá một căn nhà, ông Sang ít ra cũng có ñủ tư cách khi tuyên bố sẽ không lấy của ngân khố quốc gia một milimét ñất nào.

Page 18: Diem tin so51 copy

18

Vào kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội khóa XIII vừa qua, ông Sang ñã nhận ñược 66% số phiếu tín nhiệm cao, vượt hơn khá nhiều khối quan chức của Chính phủ. ðó cũng có thể là một kết quả theo tôi là khá khả quan mà theo một số dư luận, sự nghiệp chính trị của ông Sang sẽ còn “nâng lên một tầm cao mới” trong những năm tới ñây. Cũng có dư luận cho rằng nếu ñiều này xảy ra sẽ ñồng nghĩa với một kỳ vọng chiến lược nào ñó của ông Tập Cận Bình.

RFI : Còn ñối với phía Mỹ thì quyền lợi của họ là gì nếu Hoa Kỳ tr ở thành “ñối tác chiến lược” với Vi ệt Nam?

Quyền lợi của họ phụ thuộc nhiều vào hệ tư tưởng của họ. John Kerry – tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ – ñã có tiếng là người thực dụng khi phát ngôn “Ở ñâu có quyền lợi chung thì cả Mỹ và Việt Nam có thể làm việc cùng nhau”.

Vậy ñiều ñược xem là lợi ích chung ñó là cái gì?

Dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam ñã ñạt hơn 24 tỉ ñô la trong năm 2012, nhưng con số này chỉ chiếm chưa ñầy 3% so với 646 tỷ euro kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Mỹ và khối EU. Tức không có gì ñáng kể ñối với Mỹ trong mối quan hệ kinh tế với Vi ệt Nam, mà ý nghĩa của mối quan hệ thương mại này chỉ ñáng ñược Việt Nam xem trọng.

Tại Little Sài Gòn vào tháng 6/2013 vừa qua, ñại sứ Hoa Kỳ tại Vi ệt Nam là David Shear cho biết bốn mục tiêu của Hoa Kỳ trong quan hệ với Vi ệt Nam là “quan hệ kinh tế và thương mại; hợp tác về ngoại giao và an ninh khu vực; giáo dục, y tế, môi trường; ñối thoại rất nghiêm khắc và rất mạnh mẽ về nhân quyền.”

Tất nhiên, ñó là cách nói ngoại giao và cách sắp xếp thứ tự mục tiêu ưu tiên của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nhưng tôi tin rằng Biển ðông và chiến lược quân sự khu vực Thái Bình Dương mới là lợi ích chủ yếu của người Mỹ, và cũng là ñiểm chung lớn nhất về lợi ích giữa Mỹ và Việt Nam. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho ñiểm chung này là kể cả sau cuộc gặp thượng ñỉnh Mỹ – Trung, phía Mỹ vẫn tiếp tục ñề cập ñến vấn ñề kềm chế xung ñột tại Biển ðông như một biểu hiện khó hàn gắn giữa Trung Quốc với các nước ñồng minh của Mỹ.

Một biểu hiện khác dù nhỏ, nhưng không thiếu ẩn ý là vào tháng 4/2013, hai chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ ñã cập cảng ðà Nẵng trong chuyến thăm và hoạt ñộng “trao ñổi Hải quân” kéo dài 5 ngày với Hải quân Việt Nam.

Theo một blogger giấu tên ở Sài Gòn, với tư cách là “người bảo trợ thế giới”, M ỹ hoàn toàn không muốn nhìn thấy cận cảnh các lực lượng Trung Quốc sẽ tràn xuống phía Nam châu Á. Tất nhiên, Việt Nam ñược xem là một trong những tiền ñồn ngăn chặn nạn triều cường ấy.

Tuy nhiên, như ñã từng trần tình”Ý kiến của giới lãnh ñạo Việt Nam về Hoa Kỳ rất là phức tạp”, ñại sứ Hoa Kỳ David Shear ñã không dám chắc chắn về quan ñiểm trước sau như một của giới lãnh ñạo Việt Nam, nhất là trong bối cảnh dư luận ñang ñồn ñoán sôi nổi về những ngã rẽ bất ngờ có thể hiện ra ngay trong nội bộ. Vì thế, ông David Shear ñã nêu ra một khái niệm liên quan ñến thái ñộ “chọn Mỹ hay Trung Quốc” của Việt Nam là “ñi một ñường tế nhị” (a delicate line).

Page 19: Diem tin so51 copy

19

RFI : Khái ni ệm về một sự “l ựa chọn tế nhị” nh ư thế có liên quan gì với lời khẳng ñịnh sẽ “ ñối thoại r ất nghiêm khắc và rất mạnh mẽ về nhân quyền” cũng của ñại sứ David Shear tr ước ñây?

ðó là quan ñiểm và thái ñộ có thật của người Mỹ, cho thấy sau cuộc ñối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào tháng 4/2013, chưa bao giờ Hoa Kỳ bỏ qua hạng mục dân chủ và nhân quyền trong ñồ án ñối thoại với Vi ệt Nam.

Một giáo sư của trường ñại học George Mason ở Mỹ là ông Nguyễn Mạnh Hùng từng phân tích: “Chính sách ñối ngoại của Mỹ luôn hướng tới ba mục tiêu khác nhau: quyền lợi chiến lược, quyền lợi kinh tế và quyền lợi về giá trị. Cái cuối cùng chính là tự do, dân chủ và nhân quyền”.

Nếu giới ngoại giao Hoa Kỳ gần ñây luôn cho rằng Mỹ sẽ “ñối thoại rất nghiêm khắc và rất mạnh mẽ về nhân quyền”, thì chủ ñề dân chủ và nhân quyền, dù không phải là quyền lợi trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam, cũng ñang gây sức ép không quá khiêm tốn ñối với chính quyền Obama, ñòi hỏi phải gia tăng can thiệp ñể cải thiện tình hình ở Việt Nam.

Trong nội tình người Mỹ, nếu trước cuộc ñối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, Phó trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer là nhân vật cứng rắn ñặc biệt ñối với Vi ệt Nam, thì gần ñây một trong những tiếng nói gay gắt tiêu biểu nhất lại ñến từ dân biểu Frank Wolf của ñảng Cộng hòa khi ông này nêu ra kết luận: “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng ñáng ñược hưởng ñiều kiện tốt hơn những gì mà ðại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama ñã làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm ñến nhân quyền và tự do tôn giáo”.

Có lẽ ñó cũng là lý do tại sao gần ñây hai văn bản về nhân quyền ñối với Vi ệt Nam lại gấp rút ñược soạn thảo và trình lên Hạ nghị viện và Thượng nghị viện.

Văn bản thứ nhất là Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897, ñưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc ñiều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân ñạo dành cho chính phủ Việt Nam, ñồng thời cổ súy thái ñộ cứng rắn hơn ñối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.

Còn bản Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam lại hàm chứa một nội dung rất “nhạy cảm” là “Tổng thống sẽ ñóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan ñến tất cả các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách ñược quy ñịnh ở ñiểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức ñó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người Mỹ”.

Nếu ñược cả hai viện thông qua, hai dự luật này sẽ ñược trình lên tổng thống, và người ta cho rằng ñiều ñó sẽ tạo nên một sức ép ñáng kể ñối với Hà Nội trong thời gian tới, chẳng kém thua sức ñè của Trung Nam Hải trên Biển ðông.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà mới ñây Tổ chức Phóng viên Không biên giới ñã tung ra một danh sách 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam, như một bằng chứng hối thúc thái ñộ cần quyết liệt hơn của chính phủ Mỹ.

Page 20: Diem tin so51 copy

20

RFI : ðặt giả thiết nếu chính phủ Mỹ tỏ ra quyết li ệt hơn thì tương lai về một hiệp ñịnh TPP ñối với Vi ệt Nam theo anh sẽ ra sao?

ðó là một câu hỏi, một ẩn số. Cần nhắc lại là vào tháng 5/2013, ông David Shear, ñại sứ Hoa Kỳ tại Vi ệt Nam, ñã không kém ẩn ý về mối quan hệ giữa hiệp ước TPP và chủ ñề nhân quyền: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ ñặt câu hỏi về vấn ñề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước ñó (TPP) lên, chúng tôi không thể tránh ñược thực tế chính trị ñó”. Ông David Shear còn giải thích thêm là nếu Việt Nam không có tiến bộ về mặt dân chủ, nhân quyền thì sẽ rất khó ñể có ñược sự ủng hộ chính trị ở Quốc hội ñể thông qua hiệp ước này; và cam kết sẽ tiếp tục nêu lên vấn ñề nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam vì “ñất nước Hoa Kỳ có ưu thế ñể ñưa ra những vấn ñề này.”

Nếu chiếu theo cách nhìn của khá nhiều nghị sĩ Mỹ, Hoa Kỳ ñã ñủ thời gian và bài học về thành tích “thụt lùi sâu sắc” của Việt Nam về mặt nhân quyền trong sáu năm qua, kể từ ngày quốc gia này mở tiệc ăn mừng do ñược chấp thuận tham gia vào WTO.

Còn vào tháng 10/2013 tới là thời ñiểm chốt ñàm phán TPP và cũng là chuẩn bị cho cuộc ñối thoại nhân quyền Việt Mỹ tiếp theo.

Dĩ nhiên từ ñây ñến ñó còn nhiều việc cho chính quyền Việt Nam phải lo lắng và suy tính, nhất là những việc liên quan ñến quyền lợi kinh tế gắn với ñiều kiện chính trị.

Trong khi ñó, những người phương Tây lại hy vọng rằng nếu các tác ñộng ñối ngoại có ảnh hưởng ở mức ñộ nào ñó ñối với vấn ñề dân chủ và nhân quyền, bầu không khí nội chính ở Việt Nam sẽ trở nên êm ái hơn vào thời gian tới, ít nhất về mặt chiến thuật.

Vào ngày 9/7/2013, phiên xử án một luật sư Công giáo và cũng ñược xem là nhà bất ñồng chính kiến là Lê Quốc Quân ñã bất ngờ bị hoãn lại. Hai ngày sau ñó, người dân ñược biết chính thức về chuyến ñi Mỹ sẽ diễn ra của ông Trương Tấn Sang.

Có lẽ trong con mắt giới quan sát phương Tây và các nhóm hoạt ñộng dân chủ trong nước, cuộc gặp Obama – Sang dù có thể không trình ñạt một thỏa thuận nào về nhân quyền, nhưng ít nhất vẫn khơi gợi không khí dân chủ hơn cho hoạt ñộng tự do ngôn luận và ñặc biệt là hoạt ñộng phản biện ôn hòa ở Việt Nam trong thời gian tới, ít ra cho ñến khi bài toán TPP có ñáp số rõ ràng.

Chưa kể ñến phương trình ứng cử một ghế nhân quyền của nhà nước Việt Nam vẫn còn nhiều ẩn số vào tháng Giêng năm 2014…

MÀU C ỦA CA VÁT

Mình « vớ » ñược bức ảnh này trên mạng, thấy hay quá nên cóp về Phây. Hai vị Ngoại trưởng Việt Nam và Mỹ trông ñều tươi tắn, thân thiện và nhất là ñều ñeo ca vát màu xanh da trời. Mà theo phong thủy, xanh da trời là biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị. Xanh da trời cũng luôn ñem lại cảm giác an toàn, yên bình cho mọi người. Không biết ñây là hoàn toàn ngẫu nhiên, hay Trời

Page 21: Diem tin so51 copy

21

sắp ñặt, hay có sự thỏa thuận trước của hai bên, hay là hai Ngài Ngoại trưởng có “thần giao cách cảm” nên “ñọc” ñược ý nghĩ của nhau ? Người ta cũng thường hay bảo ñó là « những tư tưởng lớn gặp nhau » trong những trường hợp tương tự. ðại sứ Hồ ðắc Minh Nguyệt sau khi xem ảnh có nhận xét hiện màu xanh da trời ñang là màu mode! Trong tình hình hiện nay, bất luận ñó là nguyên nhân gì, chúng ta có quyền hy vọng vào kết quả tốt ñẹp của chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Từ ch ỉnh ñảng ñến chuy ến thăm Trung Qu ốc của Chủ tịch Sang

Trong bài “Chỉnh ñảng, âm mưu gì của Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc” xuất bản ñầu tháng 3/2012, khi chỉnh ñảng mới nhen nhóm, khi vẫn chưa ai hiểu thực chất của chỉnh ñảng là gì, tôi ñã ñưa ra nhận ñịnh:

Page 22: Diem tin so51 copy

22

Chỉnh ñảng nhằm “…sắp xếp lại lực lượng, chuẩn bị ñưa các nhân vật là “bạn” của Trung Quốc, là phe cánh của Nguyễn Phú Trọng lên nắm các vị trí then chốt của nhà nước Việt Nam… Then chốt nhất, ñứng sau các sắp xếp nhân sự của ðCS VN, lại là ý ñồ của Trung Quốc: ðảm bảo Việt Nam là hậu thuẫn, là phên dậu, là thuộc quốc của Trung Quốc trong ván cờ toàn cầu mà Trung Quốc ñang chơi với Hoa Kỳ.”/xem [1]/ Hôm nay, sau một năm rưỡi Nguyễn Phú Trọng tiến hành chỉnh ñảng, lấy thời ñiểm chốt cuối cùng là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ 19 ñến 21/6/2013, tôi xin phân tích một số sự kiện và các nhân vật chính của chỉnh ñảng ñể chứng minh cho nhận ñịnh vừa nêu ở ñoạn trên. ðến thời gian 7-8/2012, khi Bộ chính trị ðCS VN tiến hành tự kiểm ñiểm, không cần phải sử dụng suy diễn, hay phương pháp qui nạp, phương pháp loại trừ …, thì những người quan tâm ñến tình hình chính trị ñã có thể nắm ñược mục ñích chính của chỉnh ñảng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua chính những thông tin trên báo chí “lề ñảng”. Kết thúc của ñợt kiểm ñiểm tại Bộ chính trị, sau ñó phải dùng ñến phiên họp toàn thể của Ban chấp hành trung ương tại hội nghị 6 ñể nhằm ñánh ñổ Thủ tướng là thất bại của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang. Chính Tổng bí thư ñã phải nước mắt cá sấu hòng gỡ lại chút thể diện của mình. Còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì ñi rêu rao về 1 ñồng chí X, một ngón ñòn dưới thắt lưng. 1. ðánh ñổ Thủ tướng là mục ñích của cuộc phê và tự phê tại BCT ðCS VN, là có lệnh từ Trung Quốc. Mũi nhọn chĩa vào Nguyễn Tấn Dũng là cáo buộc công khai về Tham nhũng và ðiều hành kinh tế kém. Thế nhưng những lỗi mà Thủ tướng mắc phải về ñiều hành kinh tế hoàn toàn có thể ñổ lỗi ngược trở lại lên BCT vì nguyên tắc cơ bản của BCT là ñiều hành tập thể. Về cáo buộc Tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang không tìm ra ñược 1 bằng chứng ñắt giá nào, mặc dù hậu thuẫn Tổng bí thư là Tổng cục 2 Bộ quốc phòng. Thực ra buộc tội Thủ tướng tham nhũng và ñiều hành kém thì Thường trực Trương Tấn Sang ñã làm trong ðại hội ñảng cộng sản VN XI với vụ chìm xuồng Vinashin, nhưng không thành công. Tuy ở thời gian tháng 4-5/2013, vụ Vinalines vỡ lở với kết luận thất thoát do lỗ và lãng phí trên 2000 tỷ ñồng, nhưng trách nhiệm chung vẫn thuộc về BCT, thuộc về ñường lối xây dựng những tập ñoàn kinh tế khổng lồ do BCT ñề ra. Tại sao hôm nay họ lại lặp lại những cáo buộc này mặc dù trong tay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể? Ở ñây ta phải sử dụng ñến phương pháp phân tích và phải chú ý ñến yếu tố Trung Quốc. Cần nhắc lại rằng năm 2009, Trung Quốc ñệ trình lên Liên Hợp Quốc bản ñồ vẽ ñường lưỡi bò trên Biển ðông. Cuối năm ấy, ðới Bỉnh Quốc tuyên bố ñây là “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Giới ngoại giao thế giới hiểu cụm từ này rằng: phần lãnh hải tại Biển ðông nằm trong “ðường lưỡi bò” ñược coi là phần lãnh hải quan trọng ñối với Trung Quốc như lãnh thổ Tây Tạng hay Tân Cương của Trung Quốc, nơi Trung Quốc vẫn coi là lợi ích cốt lõi của họ. Việc Trung Quốc tuyên bố gần 80% lãnh hải Biển ðông thuộc chủ quyền của Trung Quốc ñã gây nên phản ñối gắt gao của những nước Asean có lãnh hải bị ñường 9 ñoạn chồng lấn lên. Nhằm

Page 23: Diem tin so51 copy

23

dành phần lợi cho mình trong các ñàm phán tranh chấp, phía Trung Quốc chủ trương: chỉ ñàm phán song phương giữa Trung Quốc và nước có lãnh hải bị xâm phạm. Nếu tình hình tại Châu Á không xẩy ra sự kiện thay ñổi chiến lược quay về Thái Bình Dương của Mỹ (Tuyên bố Hà Nội của Hillary Clinton 24/7/ 2010 tại Hà Nội), thì chắc chắn với ban lãnh ñạo Việt Nam gồm Trọng, Sang, Dũng, Trung Quốc cũng không có yêu cầu gì hơn. Trung Quốc muốn thắng thầu EPC thì họ dành ñược 90% các gói thầu. Trung Quốc muốn ñưa người vào các cánh rừng chiến lược của Việt Nam thì chính phủ Việt Nam cũng ñã tạo ñiều kiện ñể họ ñược thuê các cánh rừng ấy. Trung Quốc muốn ñưa ô nhiễm môi trường và khống chế yết hầu Tây Nguyên, thì Bộ Chính Trị ðCS VN cũng giở mọi thủ ñoạn, như chia nhỏ dự án ñể tránh thông qua Quốc hội Vi ệt Nam, ñể họ vào ñược Tây Nguyên. Trung Quốc muốn không một người Vi ệt Nam nào ñược ghét Trung Quốc, ñược công khai bầy tỏ sự bất bình trước xâm lăng của Trung Quốc thì Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, ðinh Nguyên Kha,…ñều bị bắt vào tù, mặc dù hành vi của họ không cấu thành tội… Việc Hoa Kỳ quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương là khởi nguồn chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ tại Biển ðông. Tuyên bố Hà Nội Clinton có những nét cơ bản sau: 1. Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia ñối với tự do hàng hải, trong tiếp cận mở ñối với các không gian hàng hải quốc tế và với việc tôn trọng luật biển quốc tế của các nước có duyên hải với Biển ðông. 2. Hoa Kỳ ủng hộ, thúc ñẩy các ñàm phán ña phương ñể giải quyết các tranh chấp chủ quyền tại Biển ðông. 3. Hoa Kỳ thẳng thừng phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Biển ðông. /xem http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/2017-2017/ Rõ ràng, Tuyên bố Hà Nội Clinton là một chiến lược ngoại giao nhằm chế ngự tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển ðông. Truyền thông thế giới ñã mô tả sự hồ hởi của các nước Asean hoan nghênh Tuyên bố này. Trung Quốc bị bất ngờ Họ không ngờ Thủ tướng Việt Nam ñi một nước cờ ngoại giao không nằm trong dự tính của họ. Hoa Kỳ tuyên bố một chiến lược ngoại giao nhằm chế ngự tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển ðông, ngay tại thủ ñô của 1 quốc gia mà bấy lâu nay Trung Quốc ñã coi là thuộc quốc của họ. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì ñã tức sùi bọt mép, chỉ tay vào ñại diện Singapore, lúc ñó ñang hoan nghênh Tuyên bố của bà Clinton, mà nói rằng: Các anh chỉ là 1 tiểu quốc, sau ñó bỏ ra ngoài phòng họp. Sau Hội nghị Diễn ñàn khu vực Asean lần thứ 17 này, ñã có bàn luận công khai trên báo chí Trung Quốc về việc cách chức Dương Khiết Trì khỏi chức Bộ trưởng Bộ ngoại giao. Nhưng sự dũng cảm của cặp ñôi Nguyễn Tấn Dũng- Phạm Gia Khiêm vì lợi ích quốc gia Việt Nam, cũng phải trả giá. Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm ñã bị mất nghế ủy viên TW ðCS VN tại ñại hội ñảng 11. Còn nhiều sự kiện về vai trò của Thủ tướng trong việc phản ñối chính sách bành trướng của Trung Quốc tại Biển ðông, thí dụ như:

Page 24: Diem tin so51 copy

24

- Phát biểu của Thủ tướng tại Quốc hội Vi ệt Nam 25/11/2011, khẳng ñịnh khúc chiết : “… Việt Nam chúng ta khẳng ñịnh có ñủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng ñịnh rằng quần ñảo Hoàng Sa và quần ñảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta ñã làm chủ thực sự ít nhất là từ Thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ khi 2 quần ñảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta ñã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình. Nhưng ñối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc ñưa quân chiếm ñóng các ñảo phía ðông của quần ñảo Hoàng Sa. ðến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực ñánh chiếm toàn bộ quần ñảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa ñã lên tiếng phản ñối, lên án việc làm này và ñề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc ñó cũng ñã ra tuyên bố phản ñối hành vi chiếm ñóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần ñảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có ñủ căn cứ lịch sử và pháp lý ñể khẳng ñịnh ñiều này. Nhưng chúng ta chủ trương ñàm phán giải quyết ñòi hỏi chủ quyền ñối với quần ñảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.” - Cuộc họp báo 26/5/2011 của PVN về vụ cắt cáp tầu Bình Minh2 và cuộc họp báo 30/5/2011 của Bộ ngoại giao VN khẳng ñịnh viêc Trung Quốc ngang ngược cắt cáp tầu Bình Minh 2 trong hải phận EEZ của Việt Nam . Do vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng không tránh ñược trả thù của Trung Quốc. ðây chính là lý do Trung Quốc của Chỉnh ñảng do Tổng bí thư ðCS VN phát ñộng tháng 2/1011. Như vậy, Chỉnh ñảng là ñợt Trung Quốc trả thù Thủ tướng Dũng vì ñã tạo ñiều kiện cho Hoa Kỳ triển khai 1 chiến lược kiềm chế bành trướng Trung Quốc tại Biển ðông, nhằm loại trừ Nguyễn Tấn Dũng qua bàn tay Nguyễn Phú Trọng với hậu thuẫn của 1 trang mạng mới lập, ñây là ủng hộ cụ thể của Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh dành ngôi vị bá chủ thế giới, Trung Quốc muốn có 1 thuộc quốc tin cậy, muốn có 1 phên dậu chắc chắn, muốn có 1 Việt Nam không có người chống lại chính sách của Trung Quốc. Trung Quốc muốn Nguyễn Tấn Dũng phải ra ñi. 2. Chỉnh ñảng tiến hành dựa theo mô hình mẫu của Cách mạng văn hóa vô sản do Mao phát ñộng vào những năm 60-70 thế kỷ tr ước. Mao che lấp mục ñích thực sự của mình là ñánh ñổ tập ñoàn cộng sản Lưu Thiếu Kỳ bằng kích ñộng quần chúng tiến hành Cách mạng văn hóa vô sản, tiến hành cách mạng không ngừng chống sự trở lại của tư tưởng tư sản. Chỉnh ñảng che lấp mục ñích ñánh ñổ Thủ tướng Dũng bằng khẩu hiệu chống tham nhũng nhằm xây dựng ñảng. ðiểm khác là Mao dùng lực lượng hồng vệ binh ñánh ñổ chóp bu cộng sản ñối ñịch với Mao, nhuộm ðCS TQ từ hồng sang Chủ nghĩa ñại hán bành trướng cực ñoan, mà sau này ðặng Tiểu Bình là người kế tục trung thành tư tưởng bành trướng của Mao. Chỉnh ñảng do uy tín mỏng manh của Nguyễn Phú Trọng nên ñấu ñá diễn ra chủ yếu trong BCT ðCS VN và chỉ xuống ñến hội nghị TW 6 ðCS VN là mất sinh khí. Nguyễn Phú Trọng ñã không ñánh ñổ ñược Nguyễn Tấn Dũng, người có tư tưởng kháng Trung Quốc cao nhất trong BCT, người có xu hướng chính trị hướng về Hoa Kỳ rõ ràng nhất trong BCT. Nguyễn Phú Trọng ñã thất bại.

Page 25: Diem tin so51 copy

25

3. Thủ tướng Dũng là người kích thích tính cạnh tranh của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang. Ta lấy ví dụ ñiển hình nhất làm chứng minh cho nhận ñịnh trên. Ngày 24/11/2011, tại Quốc hội Vi ệt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ñã phát biểu khẳng ñịnh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa. Phát biểu này có tính bản lề cho ñối sách của Việt Nam với Trung Quốc về vấn ñề chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Từ 14/9/1958, ngày Phạm Văn ðồng ký công hàm công nhận lãnh hải Trung Quốc bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa tới ngày 24/11/2011, không có 1 lãnh tụ cao cấp Việt Nam nào tuyên bố dõng dạc trước Quốc hội Vi ệt Nam Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh hải thiêng liêng của Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam sau 11 cuộc xuống ñường của nhân dân Hà Nội, Sài Gòn phản ñối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa, mùa hè 2011 ñã hiểu rằng không ñược im lặng thêm nữa trước vấn ñề chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa. Sau phát biểu của Thủ tướng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng cũng ganh ñua với Nguyễn Tấn Dũng trong thể hiện lòng “yêu nước” của mình. Ông Sang thì làm 1 tua du lịch lên Thác Bản Giốc. Còn Nguyễn Phú Trọng thì lắp bắp ñôi ñiều ñại ý: Chủ quyền quốc gia là rất quan trọng tại 1 số hội nghị. 4. Tuyên bố Shangri-La của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong bài phát biểu tại Shangri-La ngày 31/05/2013, Thủ tướng Việt Nam ñã ñề cập ñến một số vấn ñề quan trọng, nhưng tôi lưu ý ñến các dòng sau: - “ðâu ñó ñã có những biểu hiện ñề cao sức mạnh ñơn phương, những ñòi hỏi phi lý, những hành ñộng trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp ñặt và chính trị cường quyền”, nói về Trung Quốc. - “Chúng ta trông ñợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng ñộc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa ñem lại lợi ích cho chính mình, ñồng thời ñóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn ñịnh, hợp tác và thịnh vượng chung”. - “Tôi cũng muốn ñề cập trường hợp của Mi-an-ma như một ví dụ sinh ñộng về kết quả của việc kiên trì ñối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính ñáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Mi-an-ma mà cho cả khu vực chúng ta”. Những câu này không phải là nội dung quan trọng nhất của bài phát biểu, nhưng là những câu mà Chủ tịch Sang và Tổng bí thư Trọng không bao giờ nói ñược. Kết luận. Phát biểu Shangri-La của Thủ tướng Việt Nam ñã làm Trung Quốc phật ý. Ông Trương Tấn Sang vội vã sang Trung Quốc sau 19 ngày kết thúc Shangri-La. Những ký kết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Trung Quốc thực tế là dọn ñịa bàn, chuẩn bị cho Trung Quốc hoàn toàn chinh phục, thống trị Việt Nam. ðây là phiên bản của Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc do Nguyễn Phú Trọng và phái ñoàn của ông ta ký khi thăm Trung Quốc, qua chữ ký của CT nước Việt Nam. Sự kiện Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là vấn ñề an ninh quốc gia, quyết không thể là vấn ñề chỉ của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Page 26: Diem tin so51 copy

26

Rõ ràng Luật Biển Việt Nam ghi: ðiều 1. Phạm vi ñiều chỉnh Luật này quy ñịnh về ñường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng ñặc quyền kinh tế, thềm lục ñịa, các ñảo, quần ñảo Hoàng Sa, quần ñảo Trường Sa và quần ñảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; Quốc hội Trung Quốc trong tháng 7/2012 ñã thông qua quyết ñịnh thành lập thành phố Tam Sa gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Như vậy Trung Quốc ñã xâm lược Việt Nam. ðây không phải là tranh chấp lãnh hải, mà là Xâm lược lãnh hải. Hợp tác với quốc gia xâm lược nước mình, ông Trương Tấn Sang còn thanh minh, trước các cử tri ñã bầu ông ta vào Quốc hội, là không làm mất chủ quyền sao? Chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới thực tế là 1 ganh ñua sáng kiến chính trị của CT Sang với ông Dũng. Vấn ñề Hoa Kỳ rất quan tâm là Nhân quyền sẽ không ñược CT Sang ñưa ra 1 thỏa thuận nào. Rõ ràng, nếu muốn có chuyển biến về Nhân quyền, phải có 1 nhân vât khác Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang thăm Mỹ. Người ñó có thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chăng? © Nguyễn Nghĩa © ðàn Chim Việt —————————————– Tham khảo. [1]. Chỉnh ñảng, âm mưu gì của Nguyễn Phú Trọng-Trung Quốc. http://www.danchimviet.info/archives/77493/tu-chinh-dang-den-chuyen-tham-

trung-quoc-cua-chu-tich-sang/2013/07 http://www.danchimviet.info/archives/77493/tu-chinh-dang-den-chuyen-tham-trung-quoc-cua-chu-tich-

sang/2013/07

Dân chủ là niềm tin chiến lược hợp lý duy nhất giúp thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn

Hán hóa ñã ñược lập trình! André Menras – Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

«Chẳng có cách gì giúp cho con nhím ñược nhẵn nhụi cả» (Aristophane)

Ta nghĩ gì ñây về hàng trăm ngư dân Thanh Hóa ñã ñi làm thuê cho chủ tàu ñánh cá Trung Hoa ñể có ñồng lương tốt hơn? Liệu họ có là những phần tử duy nhất ñáng bị buộc tội? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về nỗi ô nhục thực sự của tình trạng này? ðâu là những hứa hẹn phát triển kinh tế vùng ven biển ñược Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tuyên bố rùm beng ở Lý Sơn hơn hai năm trước? ðâu là những công trình ñiện khí hóa cho Lý Sơn ñược cũng cái ông lãnh ñạo cấp cao ñó hứa hẹn? Có tin tức gì không về lời hứa hẹn xây dựng ñội tàu ñánh cá có ñộng cơ mạnh có vỏ sắt ñủ

Page 27: Diem tin so51 copy

27

sức chống lại những cú thúc bằng gót sắt của bọn giả danh ngư dân Tàu và chống lại ñược những trận bão kinh hồn? Tất cả những thông tin về các chủ ñề nêu trên ñều là thông tin ma.

André Menras Hồ Cương Quyết

Trải nghiệm sống hàng ngày thường xuyên xác nhận một chân lý có giá trị lịch sử bất biến: nước Việt Nam ñang dấn sâu vào một tình trạng lệ thuộc bi thảm vào Trung Hoa. Rất nhiều người cho rằng ñó là mối nguy hiểm nặng nề nhất hạng ñang ñè lên nước Việt Nam hôm nay. ðến ñộ có thể làm cho ñất nước này ngạt thở. Họ ñã phác họa thấy rất rõ và vô cùng chi tiết cảnh lệ thuộc này. Chẳng cần phải nói lại những ñiều ñó ở ñây. Tình trạng cúi ñầu cam chịu này ngày càng gia tăng và sâu sắc thêm. Tình trạng lệ thuộc ñó ñược chính thức hóa sau mỗi cuộc gặp cấp cao ở các thứ bậc của hai ñảng Cộng sản, và sau mỗi lần họ ñặt bút ký kết công khai hay bí mật.

Thất vọng thật ñấy…, nhưng liệu cứ hy vọng thì có ngây thơ chăng?

Một công dân Việt Nam ñã biểu ñạt lại một cách sáng sủa tình hình khi chất vấn Chủ tịch Trương Tấn Sang sau chuyến ông này mới ñi Bắc Kinh về: “… Chúng ta hợp tác với người Tàu. Người Tàu ñã cai trị chúng ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, ñồng bằng, cao nguyên, bờ biển… » (Nguyên văn trích dẫn bằng tiếng Việt của A.M. Hồ Cương Quyết – ND).

Lẽ ra người chất vấn nên nói thêm: «Người Tàu không chỉ có mặt mà trong nhiều trường hợp họ còn xua ñuổi chúng ta, còn ngược ñãi chúng ta và ngăn cấm chúng ta kiếm miếng ăn ngay trên mảnh ñất quê hương mình». ðó chính là hoàn cảnh ñặc biệt của hàng ngàn bà con ngư dân miền Trung Việt Nam.

(Hình minh họa do André Menras – Hồ Cương Quyết chọn)

Nhưng ông Chủ tịch là con người của «Chân lý». Người công dân ở trong Trương Tấn Sang biết khá rõ cái «thực tế khách quan» này (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Người cộng sản ở trong Trương Tấn Sang có quá ñủ thời gian ñể nhìn thấy cái thực tế khách quan ñó nảy nở phát triển suốt dọc hành trình ông ngoi lên trong bộ máy của ðảng. Và ñiều ñó vẫn chẳng ngăn cản ông Trương Tấn Sang vị Chủ tịch ñại diện cho nhân dân Việt Nam cất công ñi cúi ñầu trước ñám cận vệ Tàu mặt vênh lên, vênh cao lên như những dùi cui bọn lính rằn ri Tàu lại ñã một lần nữa giơ cao và ñập

Page 28: Diem tin so51 copy

28

xuống ñầu những ngư dân Lý Sơn và Bình Châu của Việt Nam ñang ñánh cá ở Hoàng Sa. Ngài Chủ tịch hiểu rõ những vết thương này vì bà con ngư dân ñã nói với Ngài về những vết thương ấy, nói tại chỗ, nói ở ngay Lý Sơn, nói trực tiếp, nói ñúng lúc Ngài sắp du hành sang Tàu. Khi ấy, Ngài Chủ tịch ñã công khai nói cho họ yên lòng(1). Ngài biết rõ rằng trong lòng những nạn nhân những vết thương ấy còn sâu xa ñau ñớn hơn nhiều so với những vết thương nằm trên thân thể bên ngoài, những vết thương không chỉ của ngư dân Việt Nam mà là những vết thương của toàn thể nhân dân Việt Nam. Ngài Chủ tịch biết rằng những vết thương ấy rồi còn kéo dài và toang hoác thêm trong khuôn khổ những mối quan hệ “ñối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) giữa hai ðảng và ñược ñảng của bên Trung Hoa rất mong ñợi. Ấy vậy nhưng rồi ông Chủ tịch vẫn cúi ñầu chấp nhận… Lúc ông bay ñi Bắc Kinh, dù muốn dù không thì ông cũng thủ sẵn trong bọc cái mà ñồng chí Chủ tịch Tàu của ông hẳn sẽ ñánh giá cao hơn là một dấu hiệu tỏ lòng tôn kính, mà hơn cả thế, ñó thực sự là một món quà tỏ lòng quy thuận: có những công dân Việt Nam hãnh diện và xứng danh Công Dân Việt ñã bị trói chân và trói tay, ñã lại mới bị mất tự do vì ñã «nói không hay về Trung Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Có những công dân rất trẻ trong số ñó ñã bị người ta cướp mất những năm tháng ñẹp ñẽ nhất, và có những công dân khác bớt trẻ hơn trong số ñó ñã bị người ta cướp mất sức khỏe ñang tàn tạ trong cuộc tuyệt thực kéo dài hoặc trong cảnh bệnh tật mà không ñược chăm sóc tử tế…

Và rồi sau chuyến du hành hữu nghị, ông Chủ tịch ñã ñem về những gì cho nhân dân Việt Nam? Những cam kết ñể cho phép những cuộc xâm nhập mới của nền văn hóa ðại Hán, cho một sự «hợp tác» ở những chốn biên thùy, chắc chắn không phải là hợp tác ở Biển ðông như ta ñã thấy ñối với những chiến sĩ Biên Phòng tội nghiệp ở Thanh Hóa, Huế, Thừa Thiên, ðà Nẵng, Quảng Ngãi… ñang không ngừng xua ñẩy cả bầy ñàn tàu ñánh cá Trung Quốc cứ mỗi ngày lại tiến sát hơn vào bờ biển Việt Nam. Ông Chủ tịch cũng mang về trong bọc của mình một chiếc «ñiện thoại nóng» «made in China» (tiếng Anh trong nguyên văn – ND) ñể nói chuyện với bọn cá mập và gọi chúng tới cấp cứu. Ông Chủ tịch cũng mang về một «ñặc quyền ñẹp ñẽ» nữa ñể ñược ngập sâu hơn nữa và dài lâu hơn nữa vào cảnh nợ nần. Ông chủ tịch cũng mang về một dự án ñẹp như trong mơ ñôi bên cùng thăm dò trong Vịnh Bắc Bộ, tay trong tay cùng với những chuyên gia trong nghệ thuật cắt cáp … ðó là những món quà ñẹp ơi là ñẹp ông Chủ tịch ñã mang về. Không thấy một dòng nào, không hề có một từ nào về những ñiều cơ bản cốt tử: những ñòi hỏi về chủ quyền của nhân dân Việt Nam trên biển và trên các ñảo. Tất cả ñều biến hết sau những rùm beng «dũng cảm và sáng suốt» tại Shangri-La! Chúng ta hãy giữ lại ñem dùng nội bộ cái bài diễn văn làm cho ta tức ñiên người ñó. Hãy ñể bài diễn văn ñó cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao chẳng hạn. Tại cuộc họp báo ngày 11 tháng 7 ở Hà Nội, viên ðại sứ Trung Quốc chỉ còn có thể vỗ tay hoan hộ: «chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ñã tạo ñộng lực thúc ñẩy sự phát triển toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) Một «ñộng lực» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) chết người cho Việt Nam. Một sự thất vọng cay ñắng. Một nỗi buồn to lớn… Thực sự chân thành ñấy. Thưa Ngài Chủ tịch nước, nếu ngay bây giờ Ngài không nói «Sự thật» ra, cái sự thật Ngài mong muốn nói ra ñến vô cùng, vâng, nếu ông không nói ra thì ai sẽ nói?

Tìm ñâu ra ánh sáng?

Kể từ bây giờ, biết tin vào ai nữa? Chắc chắn là không còn tin vào những lời lẽ tốt ñẹp của các nhà lãnh ñạo nữa! ðó là những lời lẽ hình như ñược nói ra ở những cuộc ñấu giá tranh nhau nói hay cho chính quyền, phần nhiều là nói có tính cách trình diễn chính trị hơn là phát biểu một lập trường chính trị nghiêm túc có giá trị cam kết ñáng tin cậy trước toàn thể nhân dân. Những cam kết không

Page 29: Diem tin so51 copy

29

ñược thực hiện ñó, những lời nói gió bay ñó, những quay ngoắt 180 ñộ ñó, chúng ñem lại một hình ảnh gì về các nhà lãnh ñạo Việt Nam trước con mắt nhà quan sát nước ngoài? Như Giáo sư Carl Thayer ñã nói về một nhà lãnh ñạo cấp cao khác của Việt Nam: «… lời hứa duy nhất ông ta thực hiện, ñó là việc ñàn áp các chủ trang blog». Ấy thế nhưng những tuyên bố của nhà lãnh ñạo cấp cao ấy ñã ñược rõ ràng và trịnh trọng xác nhận … ðó là những lời tuyên bố có tầm cỡ «chiến lược»!

Và thế là, với người công dân Việt Nam bình thường, biết tin cậy vào ai bây giờ, biết trông ñợi ánh sáng từ ñâu bây giờ? Từ nước Tàu ư? Từ ðảng Cộng sản Việt Nam ư? Từ Hoa Kỳ ư?

ðối với Bắc Kinh, ñặt ra câu hỏi ñã là hàm ý câu trả lời rồi. Rành rành là những con diều hâu ñang nắm quyền hành ở ñó sẽ không bao giờ ký vào một bản quy tắc hành xử COC hoặc một văn kiện bất kỳ nào khác khả dĩ ép buộc họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế và từ bỏ cái «ñường lưỡi bò» xâm lấn của họ. Nghĩ như thế là ñiên rồ hoặc là lòe bịp. Cuộc xâm lăng Hán tộc ñã bắt ñầu và sẽ tiếp tục trừ phi có sự kháng cự mạnh mẽ lại. Rõ ràng là nhà cầm quyền Trung Hoa ñã ñặt niềm tin chiến lược của họ vào ðảng Cộng sản Việt Nam, chứ không ñặt vào nhân dân Việt Nam. Họ e sợ như sợ nạn dịch nếu xuất hiện nền dân chủ ở xứ «Yuè Nán» (phiên âm tiếng Tàu trong nguyên văn – ND) vì họ biết rằng nền dân chủ ñó mang trong nó sự kháng cự, thậm chí là sự ñộc lập thực sự – mà Bắc Kinh coi như một tội ác cao nhất.

Còn với ðảng Cộng sản Việt Nam thì sao? Họ ñối xử với khát vọng dân chủ ñó như thế nào?

Việc gia tăng giam cầm những người có vấn ñề về chính trị, việc giở trò thô bạo trong vụ lấy ý kiến toàn dân nhằm dân chủ hóa Hiến pháp và tiến tới một xã hội dân sự, sự im lặng ñáng khinh khi không trả lời ñòi hỏi trưng cầu dân ý minh bạch về vấn ñề sở hữu ñất ñai, tất cả những ñiều ñó cho thấy rõ ðảng Cộng sản Việt Nam sẽ không chịu giải quyết thách thức dân chủ hóa ñất nước. Nhất hạng là không chịu giải quyết xóa bỏ ñiều 4 trong Hiến pháp. Ngược lại là khác. Và chuyện biển ðông, vấn ñề lá phổi chiến lược cốt tử ñối với Vi ệt Nạm: nói chi những chuyện ñó nữa! Ngư dân liệu có ñược thực sự trợ giúp hay không? Hẳn nhiên là có sự trợ giúp ñể tuyên truyền rộng khắp, nhưng ñó là sự trợ giúp lố bịch nếu ñem so với những nhu cầu có tầm quan trọng chiến lược của chuyện này. Chuyện trợ giúp chủ yếu ñược ñem ñặt lên ñôi vai cấp tỉnh và sự trợ giúp của vài doanh nhân. Liệu những người ngư dân có ñược che chở như ñược tuyên bố nghiêm chỉnh bởi ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh?(2). Thực vậy không? Ngay cả lá quốc kỳ Việt ñang tung bay trên những thuyền ñánh cá cũng bị các «ñối tác chiến lược» mặc ñồ nhà binh rằn ri xé rách và vứt xuống biển! Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giời, nếu những hành ñộng xâm lấn cố ý như vậy mà lặp ñi lặp lại với mức ñộ cực kỳ trầm trọng, và khi có những chứng cớ không chối cãi ñược như những chứng cứ thu ñược trong những ngày vừa qua, thì như thế là ñủ ñể ñổ xuống ñường hàng trăm nghìn người biểu tình phẫn nộ. Ở Việt Nam thì ngược lại, những ai có gan ñi biểu tình liền bị bỏ vào nhà tù. «ði thôi, ñi ñi thôi, có chuyện vì mà xem! Ổn ñịnh chính trị!» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).

Mức sống của ñại ña số người lao ñộng trên biển liệu có khuyến khích họ «bám lấy ngư trường truyền thống»? Ta nghĩ gì ñây về hàng trăm ngư dân Thanh Hóa ñã ñi làm thuê cho chủ tàu ñánh cá Trung Hoa ñể có ñồng lương tốt hơn?(3) Liệu họ có là những phần tử duy nhất ñáng bị buộc tội? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về nỗi ô nhục thực sự của tình trạng này? ðâu là những hứa hẹn phát triển kinh tế vùng ven biển ñược Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tuyên bố rùm beng ở Lý Sơn

Page 30: Diem tin so51 copy

30

hơn hai năm trước? ðâu là những công trình ñiện khí hóa cho Lý Sơn ñược cũng cái ông lãnh ñạo cấp cao ñó hứa hẹn? Có tin tức gì không về lời hứa hẹn xây dựng ñội tàu ñánh cá có ñộng cơ mạnh có vỏ sắt ñủ sức chống lại những cú thúc bằng gót sắt của bọn giả danh ngư dân Tàu và chống lại ñược những trận bão kinh hồn? Tất cả những thông tin về các chủ ñề nêu trên ñều là thông tin ma. Chắc chắn ñó là những thông tin không ñủ chất «chính trị» theo thị hiểu của ông Nguyễn Thế Kỷ và các ñồng chí của ông này tại Ban Tuyên giáo TW ñể có thể loan báo cho ñông ñảo nhân dân.

Cần nhận rõ ñiều này: không phải cái ðảng Cộng sản Việt Nam hiện nay sẽ ñưa ñất nước ra khỏi cái hố lệ thuộc vào nước Tàu!

Vậy thì, hay là bám vào ông Obama chăng? Sẽ là không công bằng nếu cứ nằm lỳ ở nơi ñau lòng của Lịch sử và chẳng chịu giở cho nó sang trang. Ta cần thừa nhận rằng Hoa Kỳ luôn luôn nói vô cùng hay về quyền Con Người. Hoa Kỳ tiếp tục công việc ñó một cách kiên quyết và có kiềm chế. Tuy nhiên, tính kiên quyết ñó ñã ñược ñổi thay tùy theo hoàn cảnh và tùy theo tầm quan trọng của những hiệp nghị ñược ký kết hoặc dự phòng ký kết với những chính quyền ñang thiếu những quyền ñó. Ta hãy nói thẳng ñi, xa hơn ngôn từ, trong những hành ñộng trước sau như một, cái chú Sam tử tế kia luôn luôn biết nương nhẹ tay với những kẻ vi phạm Nhân quyền – nương tay với con dê vào vườn ăn trộm bắp cải. ðó là chuyện bình thường: chú Sam tôn sùng sữa dê. ðó là quy tắc bất khả biến của «quyền lợi quốc gia»: ñối với các doanh nghiệp và các nhà băng Hoa Kỳ, thì ñô-la ñã rồi mới ñến quyền con người … Hoặc là không có gì hết. «Chúng tôi ñang kinh doanh: yêu cầu không quấy rầy!». Ta chớ nên mơ mộng: Chúa cũng chẳng dùng business ñể cứu chúng ta một cách tự nhiên và vô tư ñâu.

Niềm tin chiến lược duy nhất hợp lý

Không, nhân dân Việt Nam không hề thay ñổi gì ở gốc rễ ñể ñến nỗi trông ñợi vào những cuộc du hành «tái cấu tạo thăng bằng» của anh này anh nọ tới thăm chốn nọ chốn kia. Mấy anh ấy sẽ chẳng giải quyết ñược vấn ñề cốt lõi, sống còn của ñất nước: vì ñất nước ñang cần có một sự dân chủ minh bạch và chính danh. Chỉ duy nhất dân chủ mới có thể giải phóng những trái núi năng lượng và trí khôn ñang bị vùi lấp ở trong vùng sâu xa nhất của một dân tộc có một Lịch sử phi thường ñang ñược thừa kế bởi thế hệ trẻ Việt Nam bên trong bên ngoài ñất nước. Chỉ duy nhất dân chủ mới ñủ sức làm lay ñộng các phòng tuyến và ñem lại cái mới. Duy nhất cái ánh sáng dân chủ ñó là có thể bảo vệ ñược di sản quốc gia và giải thoát một cách tích cực những kho báu tự nhiên chứa ñựng trong lòng ñất và ngoài biển nhằm hiện ñại hóa lành mạnh và bền vững ñất nước với những chọn lựa cho ñất nước.

Niềm tin chiến lược hợp lý cho nước Việt Nam hôm nay là niềm tin của một nhân dân ñã trưởng thành và kiêu hãnh, trong từng cá nhân và trong toàn thể mọi người, sẵn sàng chiến ñấu kháng cự, một cuộc chiến ñấu mang tính công dân, hòa bình và giải phóng. Những thành tựu sẽ tới khi dân tộc này cùng tiến bước, và cùng ñi với họ là vô số người bạn cũ và mới.

(1) «Chủ tịch nước khẳng ñịnh, ðảng, Nhà nước luôn theo sát những hoạt ñộng của bà con, làm tất cả ñể bà con yên tâm hoạt ñộng trên biển. (VOV)» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn – ND).

(2) Vietnamnet 29-5-2013 «Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân »… « Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn kể cả chữ in to và in ñậm – ND).

(3) Người lao ñộng 21 05 2013

Page 31: Diem tin so51 copy

31

Bà Dương Thị Tân: Tuyệt thực ñã 25 ngày, ðiếu Cày ñang cực kỳ nguy kịch

RFI – Việt ngữ. Thụy My.17-07-2013

Nghe audio Phỏng vấn bà Dương Thị Tân

Theo như cảm nhận của tôi, phán ñoán của tôi, tình hình ông Hải cực kỳ nguy kịch. ðang ở cái mức ñộ nguy hiểm lắm, thì ông Nghĩa mới li ều ñể mà nói ra ! Biết rằng nói ra sẽ bị người ta khủng bố, người ta ñe dọa hoặc là kỷ luật, ở trong cái chốn lao tù không ai biết, nhưng ông buộc phải nói ra !

ðã từng tuyệt thực một lần 28 ngày. Cái ngày cao ñiểm, ngày sau cùng ấy họ buộc phải ñưa ông ấy ñi cấp cứu vì ông ñã giống như một trạng thái chết lâm sàng ! Ông còn không dung nạp ñược bất kỳ thứ gì mà họ ñổ cho ông ấy. Có nghĩa là khi vào bệnh viện, người ta ñổ sữa, ñổ nước cho ông ấy là hoàn toàn ông không nuốt ñược. Tức là cơ thể không tiếp nhận ñược bất cứ một cái gì nữa, thì họ vội vàng phải ñưa vào cấp cứu tích cực, mất bốn ngày ông ấy mới tỉnh dậy.

Theo tin chúng tôi vừa nhận ñược hôm nay 17/07/2013, blogger ðiếu Cày, ñã tuyệt thực trong trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, cho ñến hôm nay ñã là ngày thứ 25. Bà Dương Thị Tân, vợ ông ra thăm nhưng không ñược gặp, vừa về ñến Thành phố Hồ Chí Minh thì nhận ñược tin dữ từ vợ một người bạn tù. Gia ñình ñang rất hoảng loạn vì như vậy tính mạng ðiếu Cày ñang bị ñe dọa.

Blogger ðiếu Cày tên thật là Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1952, bị giam giữ từ ngày 19/04/ 2008 vì tội « trốn thuế ». Sau hai năm rưỡi tù giam, khi ñược mãn hạn vào tháng 10/2010, ông không ñược trả tự do mà bị truy tố tiếp vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » theo ñiều 88 Luật Hình sự. Ngày 24/09/2012, ông bị ra tòa cùng vói các blogger Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, và lãnh bản án 12 năm tù cộng thêm 5 năm quản chế.

Là người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, blogger ðiếu Cày ñã từng viết nhiều bài ñấu tranh chống bất công xã hội, và là một trong những người tích cực xuống ñường rất sớm ngay từ cuối

Page 32: Diem tin so51 copy

32

năm 2007 ñể biểu thị lòng yêu nước, phản ñối các hành ñộng xâm lấn của Trung Quốc tại Biển ðông.

ðược biết trước ñây khi bị giam ở trại B34 của Bộ Công an, blogger ðiếu Cày ñã từng tuyệt thực 28 ngày. ðiều ñáng chú ý là sự kiện tù nhân lương tâm nổi tiếng này tuyệt thực diễn ra sau vụ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong trại giam số 5 của Bộ Công an ở Yên ðịnh, Thanh Hóa vào tháng Sáu mới ñây. ðến ngày 30/6 lại xảy ra vụ hàng trăm tù nhân ở phân trại 1 ở Xuân Lộc, ðồng Nai nổi loạn, bắt giám thị làm con tin ñể ñòi hỏi ñáp ứng những yêu cầu của họ về ñiều kiện giam giữ.

Những sự cố liên tiếp xảy ra cho thấy tình trạng các nhà tù ở Việt Nam ñang có nhiều vấn ñề. ðặc biệt là cách ñây một năm, vào ngày 02/05/2012 nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, ông Barack Obama ñã từng nhắc nhở « ñừng quên những người như blogger ðiếu Cày ». Vào thời ñiểm chỉ trước chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang có một tuần, chắc chắn Tổng thống Mỹ sẽ không quên ñề cập ñến vấn ñề nhân quyền trong cuộc hội ñàm sắp tới.

Trả lời RFI Việt ngữ qua ñiện thoại tối nay, bà Dương Thị Tân ñã cho biết những cảm xúc của gia ñình khi ñột ngột biết tin ông Nguyễn Văn Hải ñã tuyệt thực từ 25 ngày qua.

Bà Dương Thị Tân : Từ lúc bốn giờ chiều ñến giờ khi nghe cái tin này cả tôi lẫn các con ñều rất hoảng loạn, thực sự trong gia ñình giờ này chưa ai ăn uống ñược gì. Nếu tính ra là ñã bảy tiếng ñồng hồ rồi mà chưa ăn nổi cái gì, vì rất là hoang mang, rất là lo lắng. ðâu có phải ở gần ngay ñây ñể mình chạy ñến chất vấn, hỏi người ta cho nó rõ chuyện ñâu. Mà trong khi ñó tôi vừa từ Nghệ An về hôm qua, hôm nay tôi mới về ñến nhà.

Tôi ñi thăm ông Hải ngày hôm qua. ðến nơi họ ñể tôi chờ từ 13 giờ rưỡi cho ñến tận 16 giờ rưỡi, tức là bốn tiếng ñồng hồ. Hơn bốn tiếng ñồng hồ ở ngoài nắng, sau ñó họ mới vào, họ chỉ trả lời rất là ngắn gọn. Và họ nói ào ào cho nhanh ñi, là ông Hải bị kỷ luật, không ñược cho thăm gặp.

Tôi có chất vấn là anh giải thích cho tôi về luật pháp, thì anh cũng phải cho tôi biết là tại sao ông Hải bị kỷ luật, và bị kỷ luật từ lúc nào ? Vòng vo mãi mấy câu thì người ta cũng buộc phải nói là, à, ông ấy gây rối ở trong trại giam, cho nên bị kỷ luật. Khi tôi hỏi là bị từ bao giờ thì ông ta không biết trả lời làm sao cả ! Và loanh quanh một lúc thì nói ñại là – tôi nghĩ là nói ñại thôi – là một tuần rồi.

Tôi bảo luật pháp quy ñịnh rõ ràng là khi bị kỷ luật không quá một tuần, thì ông ta có chữa lại là mười ngày. Tôi có bằng chứng cho việc ông ta nói. Ông nói mỗi một ñợt kỷ luật là mười ngày. Tôi bảo vậy thì tôi sẽ ra ngoài, tôi thuê nhà trọ ở lại ba ngày ñể tôi sẽ vào ñây sau khi hết mười ngày, thì ông ta có nói với một câu là có thể lần này như thế này, lần sau thì cũng chưa biết ñể nói. Sau ñó ông ta ñi rất nhanh, ñể lại cho một, hai cậu phụ tá ñể kiểm tra những món ñồ mà tôi gởi.

Trong buổi gặp gỡ rất là ngắn ngủi như thế, ông ta giải thích về chuyện này chuyện kia và ñồng thời nói rất nhiều về tình người, về ñạo lý, là chúng tôi có tình người cho nên chúng tôi sẽ ñể cho chị gửi những ñồ này. Nhưng tôi ñâu có biết rằng ñấy chỉ là một hình thức che ñậy.

Page 33: Diem tin so51 copy

33

Tôi hoàn toàn ngỡ ngàng, hoàn toàn choáng váng khi nghe chị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói, em ơi, anh Hải tuyệt thực 25 ngày rồi ! Anh Nghĩa nói với chị, vừa nói vừa khóc, và mới nói ñược một câu ñấy là nó bịt miệng anh Nghĩa lôi ñi, sau ñó giữ chị lại lập biên bản vi phạm nội quy của trại giam.

Thấy thế quá bức xúc nên chị mới nói với mấy người lập biên bản chị, là các cậu các cô mới là những người không có kỷ luật. Các cậu các cô vi phạm kể cả về luật pháp cũng như về ñạo lý làm người, cho nên ñừng bao giờ bảo tôi ký vào những thứ biên bản của các cậu các cô. Chị cũng lớn tiếng mắng cho như thế, cho nên sau ñó họ tự lập biên bản ra thôi chứ chị cũng chẳng ký, chị ñi về.

Cho chị gặp chồng ñược mười lăm, hai mươi phút gì ñấy, nhưng khi anh ấy nói cái câu « Anh Hải tuyệt thực » một cái là bịt miệng lôi ñi luôn, thì chẳng biết là ñã nói ñủ những chuyện gì của gia ñình hay chưa.

Theo như cảm nhận của tôi, phán ñoán của tôi, tình hình ông Hải cực kỳ nguy kịch. ðang ở cái mức ñộ nguy hiểm lắm, thì ông Nghĩa mới li ều ñể mà nói ra ! Biết rằng nói ra sẽ bị người ta khủng bố, người ta ñe dọa hoặc là kỷ luật, ở trong cái chốn lao tù không ai biết, nhưng ông buộc phải nói ra !

RFI : Tr ước ñây vào năm 2011 anh Hải ñã từng tuyệt thực một lần rồi phải không chị ?

ðã từng tuyệt thực một lần 28 ngày. Cái ngày cao ñiểm, ngày sau cùng ấy họ buộc phải ñưa ông ấy ñi cấp cứu vì ông ñã giống như một trạng thái chết lâm sàng ! Ông còn không dung nạp ñược bất kỳ thứ gì mà họ ñổ cho ông ấy. Có nghĩa là khi vào bệnh viện, người ta ñổ sữa, ñổ nước cho ông ấy là hoàn toàn ông không nuốt ñược. Tức là cơ thể không tiếp nhận ñược bất cứ một cái gì nữa, thì họ vội vàng phải ñưa vào cấp cứu tích cực, mất bốn ngày ông ấy mới tỉnh dậy.

Bây giờ ngày hôm nay ở cái trại Thanh Chương này ñã là ngày thứ 25. Trước ñó là 28 ngày, và bây giờ là 25 ngày, mà ở cái chỗ Thanh Chương này, từ trại giam ñó ñến nơi có bệnh viện phải 70 cây số. ðường khó ñi, chứ không phải như trong thành phố, ở ñây người ta hụ còi lên chạy một tí khoảng mươi, mười lăm phút ñến bệnh viện. Ở nơi ñó có thể họ phải ñi hai tiếng ñồng hồ thì mới tới ñược bệnh viện.

Tôi chắc chắn một ñiều rằng tính mạng ông Hải ñang bị ñe dọa nghiêm trọng ! Các cháu từ chiều ñến giờ mỗi ñứa một xó không nói năng gì, tội nghiệp lắm.

RFI : Nhưng có lẽ Nhà nước cũng không dại gì ñể xảy ra chuyện xấu nhất cho anh Hải ?

Trời ơi, họ ñã từng tuyên bố mà, họ sẽ ñánh cho bác sĩ nhìn không ra, luật sư tìm không thấy ! Họ tuyên bố rõ ràng ở trong cái ñồn công an như thế, mà rõ ràng họ biết ông Hải ñược biết ñến như thế mà còn làm như vậy.

Con người ta ở cái ñất nước này, và ở trong tay của họ nữa ! ðang là một cái gai trong mắt họ nữa thì nói thật với cô, ñã từng nhiều người chết rồi cô thấy không. Rất, rất là nhiều người rồi.

Page 34: Diem tin so51 copy

34

Chết thảm luôn mà nó ñổ vạ cho người ta thế nọ thế kia, tự tử rồi là…Nói chung là « tự chết », chứ không phải nó làm chết !

Thế thì cô nghĩ thử xem là gia ñình có lo hay không. Con người khỏe mạnh như thế, bảy tám chục ký lô, vào trong ñồn công an một lúc ra thành cái xác không hồn, thì thử hỏi rằng ai mà không lo. Hang hùm miệng sói mà ! Chúng nó giết người có bảo kê. Cho nên nói thật với cô, các cháu nó lo không phải là không ñúng, mà chính bản thân tôi cũng rất là lo.

RFI : Xin r ất cảm ơn bà Dương Thị Tân, cầu mong bình an cho ông Nguyễn Văn Hải và gia ñình.

Nguồn: RFI – Việt ngữ

ðâu rồi Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Không phải vô ý khi người ta ñưa câu "Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm" trở thành khẩu hiệu phải thuộc nằm lòng, bởi có ý thức ñược danh dự của Tổ quốc mình người ta mới biết trách nhiệm của mình nằm ở ñâu và bản thân mình phải làm gì ñể bảo toàn danh dự của Tổ quốc. Mất danh dự là mất tất cả, Việt Nam không thể giáo dục tinh thần yêu nước cho công dân mình khi danh dự Tổ quốc không ñược bảo toàn. Và Tổ quốc không nên, không thể, không là sự ñồng hóa với những sản phẩm ñược góp nhặt và tái chế... * Cách ñây hơn 3 tháng hàng loạt báo trong nước cùng ñưa tin "các ngư dân tàu cá QNg 96382 quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc dù bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy nóc cabin tại quần ñảo Hoàng Sa". Nhiều tờ báo cùng ñăng bức ảnh lá cờ rách bươm ñược những người ngư dân vừa trở

Page 35: Diem tin so51 copy

35

về từ cõi chết nâng niu trân quý như sinh mạng mình, có báo còn chạy tiêu ñề "Tàu cháy nhưng quyết không ñể cháy cờ Tổ quốc" (1) "ðó là lòng yêu nước, là danh dự của Tổ quốc và là trách nhiệm của công dân". Báo ñã ñưa tin như vậy. Xiển dương những người ngư dân bình thường cận kề với cái chết bởi bàn tay xâm lược của kẻ láng giềng xấu bụng Trung Quốc như ngợi ca "những người anh hùng áo vải, tay không giữ dáng hình ñất nước", ừ thôi cũng ñược. Tự hào, tự tôn và tự sướng vốn là "nét văn hóa" của xứ sở này. Báo chí cần có anh hùng ñể ngợi ca, ñể quên ñi trách nhiệm bảo vệ lãnh hải, bảo vệ người dân và bảo vệ lá cờ màu ñỏ sao vàng là của quân ñội, chứ không phải chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của những ngư dân ñang ngày ñêm bám ñảo, giữ biển kia. Tổ quốc là của chung, nhưng những lúc như thế này người ta cần khái niệm ấy ñể khoả lấp trách nhiệm, che giấu bớt những ñiều không thể nói trên mặt báo ñể ñảm bảo ñường lối ngoại giao. Và sự thật mà chúng ta phải thừa nhận là sau văn kiện "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ ñạo giải quyết vấn ñề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" ñược ký vào ngày 11/10/2011 bởi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Hồ Cẩm ðào thì tàu cá Việt Nam vẫn bị bắn, ngư dân Việt Nam vẫn bị ñánh ñuổi, bị cướp bóc trên chính ngư trường của mình. Ai chịu trách nhiệm cho tất cả những việc này? Ngư dân và người ñọc tự hào vì bảo vệ ñược "lá cờ Tổ quốc" cháy xém, rách nát, còn những người ñặt bút ký vào những văn kiện, những tuyên bố chung có cảm thấy danh dự của ñất nước mình bị chà ñạp hay không? Người ta lưu giữ lá cờ rách bươm ñược bảo vệ bởi mạng sống của những người ngư dân trẻ tuổi "ở Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển ñảo của ñất nước cho thế thệ trẻ." Nhưng người trẻ sẽ nghĩ gì khi bạn bè họ ñi biểu tình chống các hành vi xâm lược ngang ngược của Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội bị ñạp vào mặt, bị ñánh, bị quăng quật trên xe và bị ñưa vào trại phục hồi nhân phẩm? Giáo dục tinh thần yêu nước bằng cách kêu gọi công dân của mình hết năm này qua tháng khác, tiếp tục im lặng chờ ñợi người phát ngôn của Bộ Ngoại giao lên tiếng, im lặng chờ ñợi các công hàm ñược trao ñi một cách thành khẩn và cũng hết năm này qua tháng khác tiếp tục chứng kiến máu và nước mắt của ngư dân mình vẫn tiếp tục ñổ xuống trên chính ngư trường quê hương ư? ðâu rồi danh dự của Tổ quốc này khi người dân không ñược biết tin tức thực trạng của nó?

Page 36: Diem tin so51 copy

36

Danh dự là thứ không thể ñịnh hình ñược nên chắc là nó vẫn còn ñó thôi, nhà nước khuyến khích ngư dân ra biển, khuyến khích những người tay không giữ ñảo bằng cách trao tiếp cho họ những lá cờ mới ñể cắm lên nóc tàu của mình. Và ngư dân Việt Nam lại tiếp tục ra khơi bằng niềm tin rằng ñây chính là ngư trường lâu ñời của cha ông ñể lại. Có người huyễn hoặc rằng Tổ quốc vẫn còn ñó qua những lá cờ màu ñỏ có ngôi sao vàng trên những con tàu bám biển ngày ñêm, nhưng thực tế lịch sử Việt Nam ñã chứng minh, Việt Nam ñã không còn vẹn nguyên kể từ ngày ñảng cầm quyền nhận về hai lá cờ ñỏ máu của thế giới cộng sản ñại ñồng. Ngày hôm nay, và bao ngày ñã qua, hệ thống tuyên truyền của ñảng ñã ñồng hóa rất nhiều sản phẩm của Tàu, của Liên Xô, ñược ñảng tái chế lại, ñánh tráo nó với các khái niệm tổ quốc, nhân dân, dân tộc... Và người dân sau bao nhiêu năm ñã vô tình ñồng ý, tự nhận, và hãnh diện về những sản phẩm trên. Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm ñồng nghĩa với việc bảo vệ một lá cờ màu ñỏ sao vàng sao bản lá cờ cộng sản từ bên Phúc Kiến nước Tàu? Cách ñây 3 ngày, ngày 10/07/2013, "tàu cá Việt Nam bị tấn công, chặt cờ" bởi một "chiếc tàu sơn màu trắng mang số hiệu 306 của Trung Quốc", báo chí trong nước không nói gì ñến chi tiết tàu cá bị tấn công bởi những người mặc ñồ sỹ quan hải quân Trung Quốc và hầu như rất ít báo nhắc ñến chi tiết "bị chặt cờ". (3) Tại sao? Danh dự của Tổ quốc ñã bị rơi rụng ngay sau "Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2013" ñược ký sau chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang? (4) "Hai bên trao ñổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn ñề trên biển, nhất trí việc Lãnh ñạo hai ðảng, hai nước duy trì trao ñổi và ñối thoại thường xuyên về vấn ñề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ ñạo và thúc ñẩy giải quyết ổn thỏa vấn ñề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và ñại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ ñạo giải quyết vấn ñề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như ñàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và ñàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên ñều có thể chấp nhận ñược, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá ñộ không ảnh hưởng ñến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn ñề hợp tác cùng phát triển." Mồ hôi công sức và nước mắt của ngư dân Việt Nam vẫn ñổ sau các tuyên bố!!! Tệ hơn nữa là sau lễ xiển dương tinh thần yêu nước bảo vệ "lá cờ Tổ quốc" của ngư dân Việt Nam thì cột cờ bị chặt, Có ai cảm thấy ñắng nghét sau khi ñọc những bản tin trên không?

Page 37: Diem tin so51 copy

37

Không phải vô ý khi người ta ñưa câu "Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm" trở thành khẩu hiệu phải thuộc nằm lòng, bởi có ý thức ñược danh dự của Tổ quốc mình người ta mới biết trách nhiệm của mình nằm ở ñâu và bản thân mình phải làm gì ñể bảo toàn danh dự của Tổ quốc. Mất danh dự là mất tất cả, Việt Nam không thể giáo dục tinh thần yêu nước cho công dân mình khi danh dự Tổ quốc không ñược bảo toàn. Và Tổ quốc không nên, không thể, không là sự ñồng hóa với những sản phẩm ñược góp nhặt và tái chế. Mẹ Nấm. danlambaovn.blogspot.com __________________________________ Chú thích: (1) http://www.tienphong.vn/xa-hoi/619371/Tau-chay-nhung-quyet-khong-de-chay-co-To-quoc-tpp.html (2) http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130328/tang-thuong-ngu-dan-va-thuyen-truong-dung-cam-bao-ve-co-to-quoc.aspx (3) - http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Hai-tau-ca-cua-ngu-dan-Ly-Son-bi-tau-Trung-Quoc-tan-cong-thu-tai-san/306603.gd - http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/tau-ca-thiet-hai-400-trieu-sau-khi-bi-tan-cong-o-hoang-sa-2847065.html - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130709_fishing_boat_vn_attacked.shtml (4) http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-trung-quoc-ra-tuyen-bo-chung-2835745.html

Việt - Mỹ trở thành ñối tác chi ến lược (ðời sống) - ðối tác chiến lược vẫn là cái ñích phía trước, tuy cả hai bên còn phải vượt qua một số tr ở lực ñể ñi tới, vì lợi ích mỗi nước, vì hoà bình, ổn ñịnh và phồn vinh của khu vực.

Trong chuyến thăm Mỹ tháng 6.2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Tri ết ñã chứng kiến lễ ký kết giữa hai tổ chức Việt – Mỹ nhằm giúp giảm nạn ñánh cắp bản quyền phần mềm. Ảnh: microsoft.com

Ngày 25/7 tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng, Washington, D.C. ðó là nội dung nổi bật trong tuyên bố của thư ký báo chí Nhà Trắng về chuyến thăm Hoa Kỳ cuối tháng 7 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. ðại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tuần qua vừa phát ñi tin này trên trang web của mình. Trả lời phỏng vấn truyền thông quốc tế hôm 12/7, TS Lê ðăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, nói: “Tổng

Page 38: Diem tin so51 copy

38

thống Obama ñã ñề nghị Việt Nam thiết lập quan hệ ñối tác chiến lược với Hoa Kỳ, và tôi hy vọng kỳ này hai bên có thể tăng cường mối quan hệ ấy và nâng cao tầm hợp tác lên ñối tác chiến lược”. Những tháng 7 lịch sử Tổng thống Obama sẽ thảo luận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm thế nào ñể củng cố hơn nữa quan hệ ñối tác giữa hai nước trong các vấn ñề chiến lược ở khu vực và tăng cường hợp tác với ASEAN. ðây là chuyến thăm lần thứ hai của Chủ tịch nước Việt Nam tới Mỹ. Tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ñã có chuyến thăm Washington dưới thời Tổng thống George W. Bush. Như vậy là thêm một tháng 7 nữa – tháng 7/2013 có thể ñược ghi như một mốc mới trong bang giao giữa hai cựu thù? Sau 20 năm kể từ 1975, hai nước lấy ngày 12/7/1995 làm ngày bình thường hoá quan hệ. Từ ñấy ñến nay 18 năm nữa ñã trôi qua… Theo thư ký báo chí Nhà Trắng, Tổng thống Obama trông ñợi thảo luận hàng loạt lĩnh vực song/ña phương như vấn ñề nhân quyền, tầm quan trọng của việc hoàn tất hiệp ñịnh TPP và các thách thức phát sinh như biến ñổi khí hậu. Nhân quyền là nội dung quan trọng nhưng không thể nào là yếu tố áp ñảo các quan hệ khác. Trong một trao ñổi mới ñây, ñại sứ Mỹ tại Hà Nội David Shear thừa nhận: “Cả Việt Nam lẫn Mỹ ñều ñòi hỏi nhau khá nhiều nên quá trình ñàm phán TPP rất thách thức…”. Lợi ích kinh tế và chiến lược Các nhà phân tích cho rằng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trông ñợi Tổng thống Obama ñồng ý ñể ngành công nghiệp dệt may ñang nở rộ của Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thị trường Mỹ, vốn là ñiều kiện chủ yếu ñể Hà Nội chấp thuận với một số ñiều khoản khác trong TPP. Một số ñối tác ñang thương lượng muốn Mỹ cân nhắc kỹ lưỡng hơn về việc này, vì cho rằng Việt Nam cần sắp xếp lại một số luật lệ mới và phương thức giao tiếp thương mại với các thành viên trong khối. Washington muốn Việt Nam cam kết tạo ñiều kiện ñể các doanh nghiệp Mỹ có thể cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Mỹ cũng muốn Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. ðề tài nổi bật khác sẽ ñược ñề cập trong các cuộc hội ñàm là vấn ñề Biển ðông. Hai bên tán thành những nỗ lực giữa ASEAN với Trung Quốc ñể tiến tới bộ Quy tắc ứng xử COC mang tính ràng buộc pháp lý. Theo GS Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc: “Hoa Kỳ nên xem xét cách thức hỗ trợ Việt Nam nâng cao công tác tuần tra biển, hỗ trợ công tác tuần tra biển trên không và phát huy hợp tác giữa lực lượng tuần duyên Mỹ với cảnh sát biển Việt Nam”. Tại chuyến thăm này, ñối tác chiến lược vẫn là cái ñích phía trước, tuy cả hai bên còn phải vượt qua một số trở lực ñể ñi tới, vì lợi ích mỗi nước, vì hoà bình, ổn ñịnh và phồn vinh khu vực. Theo GS Nguyễn Mạnh Hùng từ ñại học George Mason (Hoa Kỳ), có một số nguyên tắc ñể hình thành lên quan hệ ñối tác chiến lược. “Một trong những nguyên tắc ấy là sự tin cậy lẫn nhau. Mà muốn tin cậy lẫn nhau thì phải có những giá trị tương ñồng”, GS Hùng nói. Nếu các cuộc hội ñàm tại Mỹ của Chủ tịch nước lần này ñưa ra ñược phương hướng cải thiện tình hình thì có thể mở ñường cho một mối quan hệ ñối tác mới.

Page 39: Diem tin so51 copy

39

GS Jonathan London từ ñại học Hong Kong nhận xét, chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tăng khả năng tiếp cận thị trường và thu hút thêm ñầu tư của Mỹ vào Việt Nam. “Quan hệ sâu rộng hơn với Mỹ sẽ giúp giải quyết một số khó khăn về kinh tế và giải toả bớt áp lực trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ”, GS Jonathan nói. Còn theo GS Thayer, chuyến ñi này là một nỗ lực mới nhằm có ñược thoả thuận về hợp tác chiến lược. “Thành công ñến ñâu, tuỳ thuộc vào quyết tâm từ cả hai phía. Mỹ có quyền lợi trong chiến lược toàn cầu, Việt Nam có nhu cầu của mình”, GS Thayer nhận ñịnh. Chuyến ñi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ mở sang một trang mới về bang giao, hay chỉ là một chuyến thăm thông thường, dư luận sẽ biết rõ hơn từ thông cáo chung ngày 25/7 này.

• (Theo SGTT) ========================================== http://phiatruoc.info/thiet-lap-nen-tang-cho-moi-quan-he-viet-my/

Thiết lập nền tảng cho mối quan hệ Việt-M ỹ Vũ ðức Khanh và Võ Tấn Huân Theo VOA Tin tức về chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới Thủ ñô Hoa Thịnh ðốn vào ngày 25 tháng 7 tới ñây ñã ñược một số cơ quan truyền thông quốc tế ñưa tin trong vài ngày vừa qua. ðây là lần thứ hai Chủ tịch nước Việt Nam chính thức thăm Hoa Kỳ sau lần thăm ñầu tiên dưới thời Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hồi năm 2007.

Các chủ ñề sẽ mang ra thảo luận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bao gồm vấn ñề nhân quyền, an ninh khu vực, thương mại và biến ñổi khí hậu. Những vấn ñề lớn của khu vực như thương mại và biến ñổi khí hậu có thể sẽ không gây nhiều trở ngại trong các cuộc ñàm phám giữa hai nước. Tuy nhiên, nút thắt lớn nhất trong mối quan hệ Việt–Mỹ là tình trạng nhân quyền chưa một lần ñược cải thiện từ rất nhiều năm qua tại Việt Nam. Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam ñã dẫn ñến việc trì trệ trong các cuộc ñàm phán cũng như tiến ñến mối quan hệ ñối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Mối quan hệ không cân xứng

Page 40: Diem tin so51 copy

40

ðối với Vi ệt Nam, ðảng Cộng sản ñang tiếp tục tìm kiếm cơ hội ñể nâng cao mối quan hệ với Hoa Kỳ lên thành ñối tác chiến lược. Trong khi ñó, Hoa Kỳ muốn thấy Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, hệ thống pháp quyền và mở ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp tư nhân. Tuy quan hệ giữa hai nước ñạt ñược nhiều tiến bộ trong thời gian qua nhưng trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục ñàn áp những tiếng nói bất ñồng chính kiến, thì việc xây dựng mối quan hệ lòng tin chiến lược Việt–Mỹ vẫn còn khá nhiều khó khăn và chông gai ñang chờ phiá trước. ðối với Hoa Kỳ, Việt Nam là một ñối tác tiềm năng trong chính sách châu Á–Thái Bình Dương. Vị trí ñịa-chính trị cũng như vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN ñã giúp nâng cao tầm quan trọng của nước này, do ñó thông qua ‘trục châu Á’ Hoa Kỳ muốn tìm cơ hội hợp tác với Vi ệt Nam ñể gia tăng sự hiện diện của họ trong khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ ñơn thuần là một nước có tiềm năng chứ chưa hẳn là một giải pháp tối ưu của Hoa Kỳ. Với sự khác biệt này, Tổng thống Obama có rất ít lý do ñể mời Vi ệt Nam ngồi vào bàn thảo luận sâu hơn, trừ khi Chủ tịch Sang chuẩn bị các chính sách và hành ñộng cụ thể ñể cải thiện tình trạng nhân quyền thay vì những lời hứa suông như trong nhiều năm qua. Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang có thể sẽ trao ñổi và tìm giải pháp tốt nhất ñể giải quyết vấn ñề phức tạp này mà không phải áp ñặt bất kỳ nước nào vào thế tiến thoái lưỡng nan. Do ñó, nếu hai nước tiến tới thỏa thuận quan hệ ñối tác chiến lược thì việc ký kết có nhiều khả năng sẽ diễn ra ở Hà Nội thay vì Washington. Mặc dù vậy, việc chấp nhận lời mời của Tổng thống Obama ít ra cũng cho thấy Việt Nam ñã sẵn sàng ngồi vào bàn thảo luận, không chỉ riêng về những vấn ñề an ninh-quốc phòng, kinh tế-thương mại mà còn bao gồm cả chủ ñề nhân quyền – mối quan tâm cốt lõi của Hoa Kỳ. Tuy ñây là một bước tiến nhỏ và cũng là bước ñầu tiên, nhưng là bước quan trọng ñể giúp hai nước vượt qua những nghi ngại và ñặt ra các mục tiêu chung. Hợp tác cùng có lợi Trong khi Hoa Kỳ có thể không ñặt nặng tầm quan trọng của Việt Nam trong các chính sách ñối ngoại của Washington, thì ngược lại Hoa Kỳ có khả năng ñóng vai trò quan trọng trong chính sách ñối ngoại của Việt Nam. Về mặt ngoại giao, dù các lãnh ñạo cộng sản Hà Nội có ý ñịnh tôn trọng mối quan ngại về tình hình nhân quyền Việt Nam của Hoa Kỳ hay không thì họ cũng không có nhiều lựa chọn. Nếu các lãnh ñạo Việt Nam hy vọng sẽ có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía Hoa Kỳ thì ít nhiều họ phải ñáp ứng một số yêu cầu của Washington, ñặc biệt là vấn ñề nhân quyền và tù nhân chính trị. Dù các lãnh ñạo Việt Nam nghĩ thế nào về Hoa Kỳ ñi chăng nữa thì Washington cũng không phải là mối ñe dọa tiềm tàng ñối với Vi ệt Nam. Thay vào ñó, mối nguy trước mặt cũng như trong tương lai của Việt Nam là nước láng giềng phương Bắc. Trung Quốc ñang gây nhiều sức ép cũng như ảnh hưởng lên nền chính trị của Việt Nam. Hai nước có mấy nghìn năm lịch sử chiến tranh và hiện nay vẫn tiếp tục tranh chấp chủ quyền ở Biển ðông. Trung Quốc cũng là ñối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khi Hoa Kỳ chỉ ñứng hạng thứ hai. Về mặt kinh tế, Việt Nam có lợi hơn khi hợp tác thương mại với Hoa Kỳ. Trong năm 2012, Việt Nam ñạt mức thặng dư thương mại 15,6 tỷ USD với Hoa Kỳ, trong khi ñó trong cùng một năm, Việt Nam lại bị thâm hụt thương mại 16,4 tỷ USD với Trung Quốc. Nếu không có lý do khác, Hoa Kỳ vẫn là lựa chọn hàng ñầu ñể Việt Nam ñối trọng lại ñà gia tăng của Trung Quốc trong các chính sách ngoại giao, quốc phòng cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc tuy ñã ký kết quan hệ ñối tác hợp tác chiến lược toàn diện nhưng hiện vẫn còn nhiều ñiều bất cập. Về thể chế chính trị, ý thức hệ cộng sản ñã góp phần lợi thế cho Trung

Page 41: Diem tin so51 copy

41

Quốc ñể khuynh loát nền chính trị lẫn kinh tế ở Việt Nam. Trong bối cảnh này, hợp tác và tiến ñến quan hệ ñối tác chiến lược với Hoa Kỳ ít nhiều vẫn làm giới lãnh ñạo Việt Nam yên tâm hơn. Tuy nhiên, tính hữu ích của sự hợp tác như vậy phần lớn phụ thuộc vào các chi tiết hành ñộng của Việt Nam cũng như sự nhượng bộ của cả hai nước. Lợi ích của Việt Nam trong mối quan hệ Việt–Mỹ hiện nay ñã vượt qua vấn ñề kinh tế, vì ñây không chỉ mang lại lợi ích cho các lãnh ñạo chóp bu mà còn mang lại nhiều lợi chung cho cả nhân dân Việt Nam. Nút thắt nhân quyền Nhưng ñể tiến tới những thỏa thuận kinh tế cũng như các cuộc ñàm phán về Hiệp ñịnh ðối tác Kinh tế Xuyên-Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership hay TPP), ‘kinh tế quốc doanh là chủ ñạo’ vẫn còn là rào cản khá lớn không những gây trở ngại trong mối quan hệ Việt–Mỹ mà còn gây bất bình ñẳng trong nền kinh tế nội ñịa dẫn ñến những thiệt hại lớn cho nền kinh tế của ñất nước. ðể xây dựng và chia sẻ những giá trị chung, Việt Nam nên tôn trọng quyền chính trị của nhân dân Việt Nam bằng cách xây dựng cơ chế nhà nước minh bạch với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Các cuộc thảo luận gần ñây về cải cách hiến pháp ở Việt Nam cũng ñã cho thấy vấn ñề mà nhiều người dân quan tâm chính là dân chủ. ðảng Cộng sản Việt Nam hiện vẫn nhất quyết duy trì quyền lực tuyệt ñối. Họ vẫn né tránh không thông qua bất kỳ sự trao quyền chính thức nào từ nhân dân qua việc tổ chức các cuộc bầu cử công bằng, tự do. Hệ thống chính trị không chính danh của Việt Nam ñã dẫn ñến tình trạng không một lãnh ñạo nào ñứng ra chịu trách nhiệm về những chính sách sai lầm. Nhiều vấn nạn vẫn làm xã hội nhức nhối, bao gồm việc chính phủ quản lý nền kinh tế kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan và ñàn áp, như bỏ tù những người bất ñồng chính kiến. Bản án 7 năm tù của ñảng viên ðảng Dân chủ Việt Nam Nguyễn Tiến Trung, bản án 16 năm tù của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, hay gần ñây nhất là bản án 14 năm tù cho hai bạn sinh viên yêu nước ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là những trường hợp cụ thể. Xây dựng các giá trị phổ quát về quyền con người hay tinh thần thượng tôn pháp luật rất khó thực hiện nếu Việt Nam vẫn tiếp tục ñàn áp những tiếng nói ñối lập ôn hòa.Việt Nam cần cải thiện tình trạng này và sớm trả tự do cho những nhà báo tự do, những thanh niên công giáo yêu nước, và những nhà hoạt ñộng bảo vệ nhân quyền, dân chủ, chính trị ñối kháng. Thiết lập nền tảng Hiện nay các lãnh ñạo cộng sảnViệt Nam ñang phải ñối mặt với nhiều sự bất mãn trong xã hội, từ kinh tế ñến giáo dục cũng như chính trị. Trong nỗ lực ñể vượt qua cơn bão, có thể trong chuyến công du này Chủ tịch Sang sẽ ñưa ra một vài nhượng bộ về vấn ñề nhân quyền bằng cách trả hoặc hứa hẹn trả tự do cho một số tù nhân chính trị. Hoặc có thể Chủ tịch Sang hy vọng sẽ sử dụng chuyến thăm này nhằm xoa dịu sự bất mãn ñối với dư luận trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, nếu thông qua cuộc gặp này chỉ ñể Việt Nam trả tự do cho một vài nhân vật bất ñồng chính kiến thì vẫn chưa ñủ. Vì suy cho cùng, một tù nhân chính trị cũng ñã quá nhiều trong một xã hội luôn ñề cao xã hội công bằng và tự do. Vấn ñề dân chủ luôn là nỗi ám ảnh ñối với các lãnh ñạo Việt Nam vì họ luôn lo sợ rằng việc này sẽ gieo mầm và mở ra một thế chế ña ñảng tại Vi ệt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, nếu ðảng Cộng sản Việt Nam có ý ñịnh muốn ñảm bảo mối quan hệ ñối tác chiến lược với Hoa Kỳ, hoặc có ý ñịnh chống lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh từ Trung Quốc, thì họ buộc phải cải tiến bằng những

Page 42: Diem tin so51 copy

42

hành ñộng cụ thể. Trì trệ việc cải cách chỉ làm Việt Nam mất thêm những cơ hội hợp tác cũng như sự ủng hộ của nhân dân.

Xây d ựng thế chế dân chủ ñích thực khởi ñầu bằng nền tảng hiến pháp toàn dân và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân là cần thiết, và như vậy Việt Nam mới có thể phát triển toàn diện và bền vững. ________ Vũ ðức Khanh là luật sư và giáo sư luật bán thời gian tại ðại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế. Võ Tấn Huân là Bác sỹ Dược khoa tại Hoa Kỳ.

Việt Nam trong ván cờ quyền lực Mỹ - Trung Quốc

Liệu Việt Nam có thể vun ñắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?

ðầu năm 1833, một phái ñoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn ñầu ñã tới Vi ệt Nam trên chiếc chiến

hạm nhẹ USS Peacock neo ñậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một "ñiệp viên bí mật ñặc biệt" của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts ñã ñề xuất ký kết một hiệp ñịnh thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra. Hai nước ñã phải mất 166 năm sau mới có thể ñi ñến một hiệp ñịnh thương mại song phương. Nhiệm vụ dang dở của Roberts là một trong nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, mà ngay từ ngày ñầu hai bên bắt ñầu có những sự tiếp xúc, ñã ngăn cản Việt Nam và Mỹ tạo dựng một mối quan hệ vững chắc hơn. Thế kỷ 20, việc các tương tác kinh tế nghèo nàn cùng những ñiều kiện bất lợi trong thời kỳ Chiến

Page 43: Diem tin so51 copy

43

tranh lạnh ñã càng ñẩy hai nước rời xa nhau. Việt Nam ñã không may mắn khi ở giữa một cuộc ñối ñầu chiến lược cam go giữa hai khối ðông - Tây khi Chiến tranh lạnh diễn ra mạnh mẽ hơn vào những năm 1950. Khi các chiến sĩ Cộng sản Việt Nam ñánh bại quân Pháp và tiến tới thống nhất cả nước vào năm 1954, họ ñã vấp phải một chính sách kiềm chế chống cộng sản của phương Tây mà Mỹ là người ñứng ñầu. Trong khi ñó, khối Cộng sản tiếp nhận Việt Nam như một "tiền ñồn chống chủ nghĩa ñế quốc" ở ðông Nam Á. Cuối cùng, Việt Nam và Mỹ ñã rơi vào một cuộc chiến khốc liệt ñể lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử hai nước. Kết thúc chiến tranh, hai nước phải mất thêm hai thập niên nữa ñể hàn gắn và bình thường hóa quan hệ, ñiều mà chỉ ñạt ñược vào năm 1995. Kể từ khi ñó, mối quan hệ ñã phát triển với tốc ñộ khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ. Mỹ hiện ñang là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhà ñầu tư nước ngoài lớn thứ 10 của Việt Nam. Quan hệ chính trị cũng vươn tới tầm cao mà cải hai bên ñều mong muốn nâng lên tầm quan hệ ñối tác chiến lược. Trong khi ñó, quan hệ quân sự dù còn khiêm tốn nhưng cũng ñang ñược thắt chặt. Chuyến thăm lịch sử của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới vịnh Cam Ranh hôm 3/6/2012 chứng minh cho mối quan hệ ñang ngày một nồng ấm giữa hai nước. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh lịch sử, với bất cứ ai quan tâm ñến mối quan hệ Việt - Mỹ cũng nên xem xét hai câu hỏi quan trọng. Trước hết, do vịnh Cam Ranh cách không xa vịnh Vũng Lắm, chuyến thăm của Panetta gợi lại sứ mệnh của Roberts năm 1833. Liệu Việt Nam sẽ chớp lấy cơ hội từ sự tái quan tâm của Mỹ ñến mình ñể ñảm bảo một mối quan hệ vững chắc hơn với siêu cường số một thế giới, hay sẽ lại ñể nó trôi qua, như những gì triều ñình Huế ñã làm vào năm 1833? Thứ hai, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ñang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, một mối quan hệ Việt-Mỹ mạnh mẽ hơn sẽ khó tránh khỏi gây tổn hại ñến quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Vậy Việt Nam sẽ rơi vào cuộc Chiến tranh lạnh 2.0 và lại trở thành nạn nhân của một cuộc chơi quyền lực mới? Không giống như thời nhà Nguyễn, Việt Nam ngày nay ñã là một quốc gia mở cửa hơn nhiều. Cải cách kinh tế từ những năm 1980 ñưa ñất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Về mặt này, Việt Nam coi Mỹ là một trong những ñối tác kinh tế quan trọng hàng ñầu. ðầu tư từ các tập ñoàn công nghệ cao của Mỹ như Intel ñã mở ñường cho các nhà ñầu tư nước ngoài muốn giúp Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong chuỗi giá trị và tạo dựng một nền kinh tế sáng tạo, hiệu quả. Do vậy, Việt Nam muốn thúc ñẩy quan hệ kinh tế với Mỹ. Quyết ñịnh tham gia ñàm phán về Hiệp ñịnh ñối tác xuyên Thái Bình Dương là một minh chứng cho ñiều ñó. Tuy nhiên, việc Việt Nam tích cực cải thiện quan hệ với Mỹ là một chuyện, nhưng mối quan hệ ñó sẽ tiến triển bao xa vẫn là ñiều chưa ai rõ. Trước hết, những khác biệt trong hệ thống chính trị giữa hai nước luôn khiến Việt Nam phải thận trọng. ðảng Cộng sản Việt Nam (ðCSVN) vẫn coi chiến lược "diễn biến hòa bình" là mối ñe dọa lớn ñối với sự an nguy của chế ñộ. Một bộ phận trong giới lãnh ñạo ðCSVN tin rằng chiến lược ñó ñang ñược các nước phương Tây, ñặc biệt là Mỹ, sử dụng ñể từng bước cản trở và làm thay ñổi ðảng. Những lo ngại ñó càng sâu sắc hơn bởi những chỉ trích thường xuyên của họ về vấn ñề nhân quyền tại Vi ệt Nam. Nhiều chính trị gia Mỹ thậm chí còn nêu cải thiện tình hình nhân quyền là ñiều kiện tiên quyết ñể thúc ñẩy xa hơn mối quan hệ song phương. Trong khi ñó, Việt Nam cũng thận trọng ñể không ñể những diễn triển trong quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng ñến sự gắn kết với Trung Quốc. Chênh lệch sức mạnh, vị trí ñịa lý gần gũi, và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như sự tương ñồng ý thức hệ giữa hai ðảng Cộng sản ñều có xu hướng khiến cho các nhà hoạch ñịnh chính sách Việt Nam phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có bất kỳ ñộng thái nào có thể gây khó khăn cho mối quan

Page 44: Diem tin so51 copy

44

hệ của Việt Nam với người láng giềng phương bắc. Ngoài ra, một mối quan hệ xấu ñi với Trung Quốc cũng không tránh khỏi gây bất ổn cho môi trường bên ngoài và phát triển kinh tế trong nước của Việt Nam. Do tăng trưởng kinh tế trở thành nguồn lực quan trọng nhất ñảm bảo ổn ñịnh ñất nước, Việt Nam không muốn ñi ngược lại con ñường ñã ñi. ðiều này chỉ ra một ñiểm: mặc dù muốn thúc ñẩy trao ñổi kinh tế với Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn do dự tăng cường quan hệ chính trị và quân sự với ñất nước từng là kẻ thù này. Tuy nhiên, diễn biến thực tế trong mối quan hệ song phương trong vài năm qua cho thấy một hướng ñi trái ngược; mối quan tâm củng cố quan hệ chính trị và quân sự với Mỹ của Việt Nam dường như càng sâu sắc hơn ngay cả khi những nỗ lực như vậy có thể khiến Trung Quốc không hài lòng và gây mất tự tin cho một bộ phận lãnh ñạo ðảng. Mặc dù các nhà ngoại giao Việt Nam nói mối quan hệ Việt - Mỹ tốt ñẹp hơn ñược ñặt trong khuôn khổ chính sách ñối ngoại chung của Việt Nam là ña dạng hóa và ña phương hóa, hầu hết các nhà quan sát bên ngoài ñều cho rằng ñộng cơ chính ñằng sau quyết ñịnh nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết hơn ñó chủ yếu liên quan ñến những căng thẳng ñang gia tăng trên Biển ðông, nơi Trung Quốc trở nên ngày càng ngông cuồng trong cách thực thi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ của mình. Với những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên quần ñảo Hoàng Sa, Trường Sa và các ranh giới biển, Việt Nam và Trung Quốc là hai bên ñối lập chính trong tranh chấp Biển ðông. Việt Nam nhìn chung coi cuộc xâm lược chiếm quần ñảo Hoàng Sa của Trung Quốc năm 1974, cuộc ñụng ñộ hải quân với Trung Quốc tại quần ñảo Trường Sa năm 1988, và tuyên bố chủ quyền biển dựa trên ñường 9 ñoạn là bằng chứng cho thấy chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, thứ mà trong quá khứ Việt Nam ñã từng là nạn nhân. Việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong thời gian gần ñây - như thể hiện trong vụ việc của tàu Bình Minh 2 hồi tháng 5/2011 (khi tàu Trung Quốc tấn công tàu khảo sát ñịa chất của Việt Nam), và việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa vừa qua (một thành phố cấp tỉnh trực thuộc tỉnh Hải Nam ñể quản lý các ñảo và bãi ñá trên Biển ðông), và việc Trung Quốc mời thầu các nhà thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí ngay trong vùng ñặc quyền của Việt Nam hồi tháng 6 - càng báo ñộng Việt Nam về ý ñồ của Trung Quốc ở Biển ðông. .... Trước sự hiện ñại hóa quân sự nhanh chóng ở quy mô lớn hơn nhiều của Trung Quốc, khoảng cách quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục nới rộng. Vì thế, ngay cả khi Việt Nam không ngừng nhấn mạnh chính sách quốc phòng tự lực, Việt Nam cũng vẫn cần làm sâu sắc mối quan hệ chiến lược với các cường quốc ñể bổ trợ cho những sự yếu thế ñáng kể trong quan hệ với Trung Quốc. Trong kịch bản ñó, Mỹ trở thành ñối tác ñược ưu tiên hơn của Việt Nam. Trước hết, Mỹ là cường quốc duy nhất có khả năng thách thức và kiềm chế hiệu quả tham vọng quân sự của Trung Quốc. Thứ hai, trong khi mối ñe dọa "diễn biến hòa bình" ñược cho là âm mưu của các nước phương Tây, chưa mang ñến những nguy cơ thực sự ñối với sự cầm quyền của ðảng, mối ñe dọa mang tên Trung Quốc ñối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ñang hiện hữu hơn nhiều. Và thứ ba, trong khi thực tế mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ có thể khiến Trung Quốc khó chịu và mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam, cơ sở chính cho sự cầm quyền của ðảng - chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống ngoại xâm - cũng có nghĩa là nếu nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc và ñể cho sự toàn vẹn lãnh thổ gặp nguy thì nó sẽ thậm chí còn gây thiệt hại hơn nhiều cho uy tín và tính chính danh của ðảng. Quyết ñịnh chuyển hướng trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ vừa qua... cũng sẽ làm diễn biến cuộc tranh chấp thay ñổi theo hướng có lợi cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn. Xét về chiến lược, tranh chấp Biển ðông ñang ñược cấu thành bởi ba lớp mâu thuẫn gắn bó chặt

Page 45: Diem tin so51 copy

45

chẽ với nhau. Lớp trong nhất là cuộc ñối ñầu giữa Trung Quốc với từng bên tuyên bố chủ quyền Biển ðông trong ASEAN, bao gồm Việt Nam. Lớp ở giữa là cuộc cạnh tranh giữa ASEAN với Trung Quốc. Lớp ngoài cùng là cuộc cạnh tranh chiến lược mới nổi lên rõ rệt trong thời gian gần ñây giữa Trung Quốc và Mỹ, trong ñó Biển ðông là một trong những sân khấu diễn ra. Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp, nhưng tham vọng khó chấp nhận và sự gia tăng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển ðông tạo cho Mỹ cái cớ ñể can dự vào. ðiều mà Mỹ muốn ñảm bảo thông qua tham gia vào cuộc tranh chấp không phải chỉ là hòa bình hay tự do hàng hải trên Biển ðông, mà có vẻ như tranh chấp còn ñang ñược siêu cường này sử dụng như một công cụ tiện lợi ñể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở tầm khu vực và trên phạm vi toàn cầu. ðộng thái của Mỹ rõ ràng phù hợp với lợi ích của Việt Nam, tức là ñưa tranh chấp với Trung Quốc ra lớp ngoài cùng ñể hóa giải sức mạnh vượt trội hơn của Trung Quốc. Sự tham gia của Mỹ dù là gián tiếp cũng có thể buộc Trung Quốc phải hành ñộng thận trọng hơn và ít sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn. Ngoài ra, toan tính chiến lược của Mỹ ñối với Trung Quốc cũng sẽ làm giảm áp lực trong vấn ñề nhân quyền ñối với Vi ệt Nam và tạo cơ hội thúc ñẩy quan hệ song phương bước lên tầm cao mới. Việt Nam và Mỹ vừa có những bước ñi thúc ñẩy xa hơn mối quan hệ song phương, ñặc biệt trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Hai nước từng là kẻ thù ñang tổ chức các cuộc ñối thoại an ninh, quốc phòng và nhân quyền hằng năm. Trong chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh, Bộ trưởng Benetta ñược cho là ñã bày tỏ rằng Mỹ sẵn sàng giúp nâng cấp cảng và kêu gọi Vi ệt Nam cho phép tàu hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu chiến, có quyền tiếp cận lớn hơn tới cơ sở này. Và nếu xu hướng hợp tác ñó còn tiếp tục, Mỹ có thể sẽ xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai gần. Bên cạnh ñó, hai nước cũng có nhiều ñộng thái xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau hơn nữa. ðơn cử, từ tháng 8/2012, một dự án do Mỹ tài trợ ñã bắt ñầu ñược triển khai ñể thanh trừ các chất hóa học ñộc hại còn sót lại từ chất ñộc màu da cam do Mỹ dải thảm tại một ñịa ñiểm gần sân bay ðà Nẵng. Dự án ñược ñại sứ Mỹ David Shear miêu tả là ñộng thái cụ thể của hai nước nhằm chôn lấp di sản của quá khứ. Tuy nhiên, mặc dù mang lại những lợi ích chiến lược quan trọng, việc nối lại tình hữu nghị Việt-Mỹ trong bối cảnh cuộc ñối ñầu ñịa chính trị ngày càng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc cũng mang ñến cho Việt Nam những rủi ro, mà nghiêm trọng nhất là có thể kéo Việt Nam vào một cuộc chơi quyền lực mới. Khi Trung Quốc ñang từng bước hướng ñến trở thành một siêu cường, một cuộc chiến tranh lạnh 2.0 có thể sẽ xuất hiện trong tương lai không xa. Lý thuyết thông thường, ñặc biệt từ quan ñiểm chủ nghĩa hiện thực, sẽ dự ñoán rằng nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc ñe dọa nghiêm trọng ñến lợi ích toàn cầu của Mỹ, Mỹ sẽ phản ứng lại bằng cách kiềm chế Trung Quốc. Thực tế, sự chuyển hướng trọng tâm quân sự từ châu Âu về châu Á, theo như tuyên bố của Panetta tại Singapore hồi tháng 6 năm nay, có thể ñược coi là dấu hiệu ban ñầu của chính sách kiềm chế. Tương tự, ở cấp ñộ khu vực, sự can dự nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp Biển ðông từ năm 2010 cho thấy Mỹ ñang tìm cách ngăn cản Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng biển của mình. Tóm lại, Mỹ ñang sử dụng "mối ñe dọa Trung Quốc" ở Biển ðông ñể tập hợp lực lượng và sự ủng hộ nhằm ñối phó với Trung Quốc. Việc Mỹ nối lại quan tâm ñối với Vi ệt Nam, một quốc gia có vị trí ñịa lý quan trọng và là kẻ thù của Trung Quốc trong lịch sử, do ñó ñược ñịnh hình trong bối cảnh này. Nếu cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ tiếp tục diễn triển quyết liệt hơn, Việt Nam, với tư cách là một nước láng giềng của Trung Quốc và một bên trong tranh chấp Biển ðông, sẽ ở vào thế rất khó trong việc duy trì cân bằng giữa hai cường quốc và tránh những ñiều không mong muốn. Khi Mỹ tái cân bằng lực lượng về phía châu Á - Thái Bình Dương và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các nước trong khu vực, Trung Quốc sẽ không thể ñứng yên. Theo ñó, Trung Quốc sẽ cố gắng gây

Page 46: Diem tin so51 copy

46

áp lực lên Việt Nam, nhắc nhở Việt Nam về tâm quan trọng của mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. ðơn cử, trong mấy tháng trở lại ñây, ñã có những báo cáo về việc Trung Quốc ngừng hoặc trì hoãn nhập khẩu một số hàng hóa của Việt Nam vì những nguyên do còn chưa xác ñịnh rõ. Như ñã nói ở trên, Trung Quốc vừa thành lập một ñơn vị quân sự ñồn trú tại cái gọi là thành phố Tam Sa mới thành lập ñể phụ trách theo dõi khu vực tranh chấp ở Biển ðông. ðộng thái này rõ ràng nhằm vào Việt Nam và Philippine. Chưa hết, Trung Quốc cũng ngấm ngầm thực hiện chiến dịch ngoại giao gây ảnh hưởng lên Campuchia, láng giềng hữu nghị từ nhiều năm của Việt Nam. Việc Campuchia, ñược cho là dưới áp lực của Bắc Kinh, phản ñối ñưa vấn ñề Biển ðông vào thông cáo chung kết thúc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Phnom Penh năm nay có thể ñược coi là ñộng thái của Trung Quốc nhằm chia rẽ Việt Nam và Campuchia. Một mối quan hệ tốt với Campuchia cũng có ý nghĩa thiết yếu ñối với an ninh của Việt Nam, nên dường như Trung Quốc ñã biết phải làm ñau Việt Nam như thế nào nếu không dành cho Bắc Kinh sự quan tâm thích ñáng. Tuy nhiên, khả năng Việt Nam bị lôi kéo vào một cuộc chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc không nên bị phóng ñại. Khả năng ấy vẫn phụ thuộc một số diễn biến khác. Quan trọng nhất là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên khốc liệt ñến mức nào. Không giống như thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ và phức tạp về kinh tế ñang có xu hướng hạn chế các cường quốc theo ñuổi kiểu ñối ñầu thời Chiến tranh lạnh. Diễn biến tương lại trong chính sách ñối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, và Việt Nam cũng có vai trò nhất ñịnh. ðơn cử, nếu có ñược sự nhượng bộ từ Trung Quốc, và bộ Quy tắc ứng xử trên Biển ðông ñược thông qua, Việt Nam sẽ thấy ít sẵn sàng làm sâu sắc quan hệ với Mỹ hơn nếu nó ñồng nghĩa với việc gây tổn hại cho quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam ngày nay không giống như ñất nước của Triều ñại nhà Nguyễn gần hai thế kỷ trước, không muốn bỏ qua cơ hội củng cố quan hệ với Washington. Tuy nhiên, khi mà cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ tăng nhiệt, nhân tố Trung Quốc cũng nổi lên là vấn ñề thách thức nhất ñối với các nhà chiến lược và hoạch ñịnh chính sách ñối ngoại của Việt Nam. Việt Nam bị giằng xé giữa hai lựa chọn: duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc và thúc ñẩy quan hệ vững chắc hơn với Mỹ. Là một nước nhỏ và láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Hậu quả của mỗi lựa chọn như thế ai cũng rõ, nên hiển nhiên, nếu phải quyết ñịnh thì ñó sẽ là một lựa chọn ñầy khó khăn cho Việt Nam. Theo TUẦN VIỆT NAM / AMERICAN REVIEW MAGAZINE

*

NHỮNG THÁCH TH ỨC ðỐI V ỚI QUÂN ðỘI TRUNG QUỐC

(Tạp chí The Washington Quarterly, số Thu 2012)

Bất chấp sự gia tăng mạnh mẽ sức mạnh quân sự của Trung Quốc từ ñầu những năm 1990, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), như tất cả các ban ngành của lực lượng vũ trang Trung

Page 47: Diem tin so51 copy

47

Quốc ñược biết nói chung, vẫn bị kéo quá căng khi nó tìm cách thực hiện hàng loạt rộng rãi các sứ mệnh mà nó ñược yêu cầu thực hiện.

Các nhà lý luận về “mối ñe dọa Trung Quốc” lo ngại rằng PLA gây ra một thách thức ñáng kể hơn ñối với Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc so với nó ñã làm 20 năm trước, và họ ñã ñúng. Tuy nhiên, quân ñội Trung Quốc chưa ñủ khả năng thực hiện thành công tất cả các nhiệm vụ quân sự cấp bách nhất của mình bên trong các ñường biên giới của Trung Quốc và ở các nước láng giềng liền kề của mình, và chỉ bắt ñầu triển khai lực lượng ñáng kể vượt ra ngoài châu Á – Thái Bình Dương. Thử thách thực sự ñối với PLA sẽ là mức ñộ thành thạo mà nó thể hiện trong việc kết hợp ñồng thời các hệ thống vũ khí mới, thiết bị, và các ñội hình ñể ứng phó với một hoặc hơn những sự kiện nghiêm trọng của thời chiến hay các trường hợp bất ngờ thời bình – một loạt rộng rãi những ñòi hỏi mà Trung Quốc gọi là “các Nhiệm vụ Quân sự ða dạng”.

Từ những ngày ñầu của mình, PLA không chỉ là một lực lượng chiến ñấu. Nó luôn phải gánh vác các trách nhiệm kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, cho ñến bài phát biểu quan trọng năm 2004 của Tổng tư lệnh của Trung Quốc Hồ Cẩm ðào, chưa bao giờ có một sáng kiến gắn kết ñể ñưa các nhiệm vụ phi chiến ñấu vào bộ sưu tập học thuyết của PLA. Phát biểu với Quân ủy Trung ương (CMC), Hồ Cẩm ðào ñã chính thức nói rõ về một loạt bốn lĩnh vực sứ mệnh hết sức rộng lớn ñối với các lực lượng vũ trang, sau ñó ñược gọi là những “Sứ mệnh Lịch sử mới”: “ ñảm bảo” “v ị trí cai trị” của ðảng Cộng sản Trung Quốc; ñảm bảo “sự phát triển quốc gia” của Trung Quốc; bảo vệ “những lợi ích quốc gia” của Trung Quốc; và duy trì “hòa bình thế giới”. Nhũng nhiệm vụ này ñã nhanh chóng trở thành một phần của từ ngừ trong các văn kiện quốc phòng chính thức và các bài viết có thẩm quyền của Trung Quốc.

Việc dùng từ “mới” ở ñây là sai theo nghĩa những nhiệm vụ này thực sự không phải là mới ñối với quân ñội Trung Quốc. Phần mới có nghĩa là những nhiệm vụ thời bình này không còn bị liệt vào loại còn dư lại, khi trong thế kỷ 21, PLA tập trung vào việc chuẩn bị tham gia các cuộc “Chiến tranh cục bộ trong các ñiều kiện thông tin hóa”, hoặc làm thế nào các lực lượng quân sự của Trung Quốc ñược cho là tiến hành các cuộc chiến tranh có giới hạn trong kỷ nguyên thông tin. Quả thực, nhiều binh lính lo ngại rằng những sứ mệnh “mới” này có nghĩa là PLA sẽ bị kéo theo quá nhiều hướng khác nhau. Các nhà lãnh ñạo cấp cao, từ Chủ tịch CMC Hồ Cẩm ðào trở xuống, ñều có nỗ lực phối hợp ñể ñảm bảo với cấp dưới của họ rằng việc chú ý nhiều hơn tới các sứ mệnh không tham chiến sẽ không làm giảm tinh thần sẵn sàng chiến ñấu của họ: chiến tranh vẫn sẽ là nhiệm vụ “cốt lõi” của PLA.

Những nhiệm vụ rộng rãi mà Hồ Cẩm ðào ñã phác thảo có thể ñược hiểu một cách ñúng hơn khi ñúc kết lại thành ba sứ mệnh cụ thể mà PLA ñược trông chờ thực hiện, cộng với sứ mệnh thứ 4 có thể có trong tương lai. Trước hết, bên trong các ñường biên giới của Trung Quốc, PLA phải có khả năng tham gia với các cơ quan khác nhằm duy trì sự ổn ñịnh trong nước. Thứ hai, ở các ñường biên giới, PLA phải sẵn sàng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này, ñiều có nghĩa là bảo vệ lành thổ mà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ñã nắm giữ khỏi bị tấn công. Lực lượng này còn tham gia ngăn chặn các hành ñộng của các nước ñối thủ ñòi chủ quyền nhằm củng cố sự kiểm soát ñối với vùng lãnh thổ mà PLA ñã ñòi chủ quyền nhưng chưa chiếm giữ ñược, như ðài Loan. Thứ ba, bên ngoài các ñường biên giới, PLA ñược giao nhiệm vụ duy trì khả năng ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ hoặc bất cứ cường quốc hạt nhân nào khác. Khi ba loại khả năng này ñược củng cố, PLA có thể thực hiện sứ mệnh thứ 4 về việc triển khai sức mạnh ñến các khu vực bên

Page 48: Diem tin so51 copy

48

ngoài vùng ngoại vi li ền kề của Trung Quốc. Các nhà lãnh ñạo tương lai xác ñịnh ñược sứ mệnh thứ 4 như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự ñánh giá của họ về nhũng thách thức ñịa chiến lược mà Trung Quốc phải ñối mặt vào thời ñiểm ñó.

Những sứ mệnh này ñều là ưu tiên hàng ñầu ñối với PLA. Tuy nhiên, trong khi thực hiện chúng, PLA ñược chờ ñợi ñảm nhận một số nhiệm vụ tại hoặc vượt ra ngoài các ñường biên giới của nước này. Tác ñộng toàn bộ là sứ mệnh quá nặng nề và quân ñội bị kéo căng.

“V ật cản trong nước” của PLA

Bắt ñầu vào những năm 1980, vai trò an ninh trong nước của PLA ñã ñược hệ thống hóa trong các văn kiện pháp lý. Hiến pháp năm 1982 cho phép Quốc vụ viện hay ủy ban Thường vụ ðại hội ðại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) áp ñặt tình trạng thiết quân luật, nhưng không ñưa ra hướng dẫn nào thêm về các hoạt ñộng của binh lính nhằm duy trì thiết quân luật. Vào năm 1996 và 1997, NPC lần lượt thông qua Luật về Thiết quân luật và Luật Quốc phòng. Luật thứ nhất cho phép áp ñặt thiết quân luật trong các trường hợp “rối loạn, bạo loạn hay náo loạn nghiêm trọng gây phương hại cho sự thống nhất, an ninh quốc gia, hay an ninh công cộng”, luật thứ hai nêu bật rằng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP) có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì trật tự, nhưng nói rằng PLA “có thể giúp ñỡ duy trì trật tự công cộng”. Năm 2004, việc sửa ñổi hiến pháp thay thế thuật ngữ pháp lý thiết quân luật, với hành trang tiêu cực ñè nặng từ năm 1989, bằng tình trạng khẩn cấp nghe có vẻ vô hại hơn. Ba năm sau, NPC ñã thông qua Luật ứng phó trong tình trạng khẩn cấp, xác ñịnh các trường hợp khẩn cấp ở mức ñộ ñủ rộng ñể bao gồm không chỉ các sự kiện phi chính trị mà còn các mối ñe dọa ñối với sự ổn ñịnh xã hội. ðạo luật này cho phép PLA khi cần thiết thành lập các hàng rào và các trạm kiểm soát an ninh; kiểm soát giao thông; bảo vệ các cơ sở then chốt; kiểm soát các nguồn cung cấp nhiên liệu, ñiện và nước; và sử dụng vũ lực ñể dập tắt sự kháng cự.

Sứ mệnh hàng ñầu và ưu tiên cao nhất của PLA ñối với các nhà lãnh ñạo cộng sản của Trung Quốc – ñứng ñầu danh sách trong các Sứ mệnh Lịch sử Mới – là giữ cương vị hỗ trợ cuối cùng cho các lực lượng an ninh khác ñể bảo vệ chế ñộ cầm quyền chống lại những thách thức trong nước. Trách nhiệm này tạo ra “một vật cản trong nước” ngăn chặn khả năng của PLA tập trung vào các sứ mệnh ở nước ngoài. Bất chấp việc cắt giảm ñáng kể về sức mạnh trên ñất liền của PLA trong suốt mấy thập kỷ qua, năm 2012 quân ñội Trung Quốc vẫn mang tính chất sử dụng nhiều nhân lực và nặng nề trên mặt ñất, ñiều hầu như không có ý nghĩa ñối với một lực lượng PLA ñang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh công nghệ cao trong ñó các tài sản dùng cho không quân, hải quân, không gian vũ trụ và không gian mạng có tầm quan trọng ngày càng tăng. Theo những số liệu chính thức của Trung Quốc, chi phí cho nhân sự chiếm khoảng 1/3 tổng ngân sách quốc phòng.

Sự nổi bật của sứ mệnh trong nước của PLA thể hiện trong việc triển khai của lực lượng này. Các lực lượng lục quân chiếm khoảng 70% tổng quân số (1,6 triệu trong 2,25 triệu quân). Mặc dù mỗi ñại quân khu trong số 7 ñại quân khu của Trung Quốc ñối mặt với một mặt trận tiềm tàng trực tiếp bên kia biên giới của mình, bao gồm Ấn ðộ và Nga trong số các nước khác, phần lớn binh lính không ñược triển khai gần các ñường biên giới mà ñược bố trí rộng rãi khắp khu vực trong các doanh trại ñóng ở trong và quanh các trung tâm dân cư ñông ñúc của Trung Quốc. Bên trong mỗi thành phố lớn, ban chỉ huy ñơn vị ñồn trú liên lạc với các nhà chức trách dân sự ñịa phương và phối hợp với các ñơn vị ñóng ở trong và quanh thành phố, bao gồm các ñơn vị bán quân sự PAP, các thành phần dự bị, và các lực lượng dân quân.-

Page 49: Diem tin so51 copy

49

Các cơ quan khác có những trách nhiệm trực tiếp hơn trong sứ mệnh này, như Bộ Công an, Bộ An ninh Nhà nước, và PAP bán quân sự (quân ñội ñã vui vẻ giao các nhiệm vụ an ninh trong nước cho PAP dưới sự lãnh ñạo của ðặng Tiểu Bình vào những năm 1980) nhưng PLA vẫn phục vụ như tuyến phòng thủ cuối cùng trong nước. ðây là lực lượng bảo vệ cuối cùng sự tồn tại của chế ñộ. Chẳng hạn, quân ñội ñã nhiều lần ñược huy ñộng ñể hành ñộng hoặc ñược bố phòng ñể hỗ trợ cho PAP. Việc này ñã diễn ra vào năm 1989 khi PLA hỗ trợ các ñơn vị bán quân sự ñàn áp các cuộc biểu tình ở Lhasa (Tây Tạng), và sau ñó ở Bắc Kinh. Trong trường hợp thứ hai, binh lính PLA ñã thay thế các ñơn vị kiểm soát bạo loạn PAP không xử lý ñược tình hình. Cảnh kiểm soát giao thông; bảo vệ các cơ sở then chốt; kiểm soát các nguồn cung cấp nhiên liệu, ñiện và nước; và sử dụng vũ lực ñể dập tắt sự kháng cự.

Sứ mệnh hàng ñầu và ưu tiên cao nhất của PLA ñối với các nhà lãnh ñạo cộng sản của Trung Quốc – ñứng ñầu danh sách trong các Sứ mệnh Lịch sử Mới – là giữ cương vị hỗ trợ cuối cùng cho các lực lượng an ninh khác ñê bảo vệ chế ñộ cầm quyền chống lại những thách thức trong nước. Trách nhiệm này tạo ra “một vật cản trong nước” ngăn chặn khả năng của PLA tập trung vào các sứ mệnh ở nước ngoài. Bất chấp việc cắt giảm ñáng kể về sức mạnh trên ñất liền của PLA trong suốt mấy thập kỷ qua, năm 2012 quân ñội Trung Quốc vẫn mang tính chất sử dụng nhiều nhân lực và nặng nề trên mặt ñất, ñiều hầu như không có ý nghĩa ñối với một lực lượng PLA ñang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh công nghệ cao trong ñó các tài sản dùng cho không quân, hải quân, không gian vũ trụ và không gian mạng có tầm quan trọng ngày càng tăng. Theo những số liệu chính thức của Trung Quốc, chi phí cho nhân sự chiếm khoảng 1/3 tổng ngân sách quốc phòng.

Sự nổi bật của sứ mệnh trong nước của PLA thể hiện trong việc triển khai của lực lượng này. Các lực lượng lục quân chiếm khoảng 70% tổng quân số (1,6 triệu trong 2,25 triệu quân). Mặc dù mỗi ñại quân khu trong số 7 ñại quân khu của Trung Quốc ñối mặt với một mặt trận tiềm tàng trực tiếp bên kia biên giới của mình, bao gồm Ấn ðộ và Nga trong số các nước khác, phần lớn binh lính không ñược triển khai gần các ñường biên giới mà ñược bố trí rộng rãi khắp khu vực trong các doanh trại ñóng ở trong và quanh các trung tâm dân cư ñông ñúc của Trung Quốc. Bên trong mỗi thành phố lớn, ban chỉ huy ñơn vị ñồn trú liên lạc với các nhà chức trách dân sự ñịa phương và phối hợp với các ñơn vị ñóng ở trong và quanh thành phố, bao gồm các ñơn vị bán quân sự PAP, các thành phần dự bị, và các lực lượng dân quân.

Các cơ quan khác có những trách nhiệm trực tiếp hơn trong sứ mệnh này, như Bộ Công an, Bộ An ninh Nhà nước, và PAP bán quân sự (quân ñội ñã vui vẻ giao các nhiệm vụ an ninh trong nước cho PAP dưới sự lãnh ñạo của ðặng Tiểu Bình vào những năm 1980) nhưng PLA vẫn phục vụ như tuyến phòng thủ cuối cùng trong nước. ðây là lực lượng bảo vệ cuối cùng sự tồn tại của chế ñộ. Chẳng hạn, quân ñội ñã nhiều lần ñược huy ñộng ñể hành ñộng hoặc ñựợc bố phòng ñể hỗ trợ cho PAP. Việc này ñã diễn ra vào năm 1989 khi PLA hỗ trợ các ñơn vị bán quân sự ñàn áp các cuộc biểu tình ở Lhasa (Tây Tạng), và sau ñó ở Bắc Kinh. Trong trường hợp thứ hai, binh lính PLA ñã thay thế các ñơn vị kiểm soát bạo loạn PAP không xử lý ñược tình hình. Cảnh sát bán quân sự kể từ ñó ñã ñược tăng cường và thường ñược huy ñộng ñể xử lý các vụ rối loạn ở các ñịa phương trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, ñặc biệt trong các trường hợp nghiêm trọng, như vụ rối loạn năm 2008 ở Lhasa và các vụ lộn xộn năm 2009 ở Urumqi, Tân Cương, PAP tiếp tục yêu cầu PLA.

Những nhiệm vụ an ninh này ở bên trong các ñường biên giới của Trung Quốc, và các lực lượng tại ñịa bàn mà họ cần, ñặt gánh nặng quá mức và kéo căng quá mức PLA ở trong nước. ðến lượt

Page 50: Diem tin so51 copy

50

ñiều này làm xao lãng các sứ mệnh tại hoặc vượt ra ngoài các ñường biên giới của Trung Quốc do làm giảm các ñơn vị quân ñội và nguồn tài trợ có thể sử dụng cho các trường hợp bất ngờ.

Dàn mỏng ñể bảo vệ lãnh thổ quốc gia

PLA còn ñối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện các sứ mệnh tại các ñường biên giới của Trung Quốc. Vì chiều dài và bản chất tranh chấp của các ñường biên giới ñó và một loạt ñáng gờm những kẻ thù tiềm tàng của Trung Quốc, PLA phải bảo vệ những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ñối với một loạt các vùng lãnh thổ xung quanh khu vực ngoại vi của Trung Quốc – diện tích này là gần 14.000 dặm biên giới trên ñất liền và 9.000 dặm bờ biển.

Thách thức ñầu tiên là sứ mệnh bảo vệ theo chiều sâu mang tính lịch sử của PLA, ñiều chiến sự chú ý chủ yếu trong Chiến tranh Lạnh, trong ñó có cuộc tranh chấp Trung – Xô, và tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của PLA. Kẻ thù tương lai tiềm tàng – có khả năng nhất là phản ứng của Mỹ ñối với một cuộc tấn công của Trung Quốc vào ðài Loan, nhưng có thể một kịch bản có liên quan ñến Nhật Bản, Ấn ðộ, hay thậm chí Nga – ñược coi là ít có khả năng xâm lược bằng lục quân hơn và có nhiều khả năng hơn sử dụng lực lượng không quân ñể tấn công các căn cứ không quân và hải quân, các trạm tên lửa, và các mục tiêu khác nằm sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Vì vậy các quân khu chú ý nhiều tới việc huấn luyện sử dụng pháo phòng không và phát triển các hệ thống phòng không phối hợp. Thông qua một hệ thống rộng rãi trong cả nước các Ủy ban ðộng viên Quốc phòng, ñược thành lập năm 1994, các chính quyền ñịa phương cũng như các bên tương ứng của họ ở các quân khu phối hợp lực lượng dân quân với các lực lượng PAP và PLA trong việc huấn luyện ñể chống lại cuộc tấn công hoặc xâm lược.

Thách thức thứ hai có liên quan ñến việc chuẩn bị tấn công ngăn chặn trước. PLA sẵn sàng tấn công các lực lượng bên ngoài ñường biên giới của Trung Quốc, mà ñược coi là thể hiện mối ñe dọa tấn công sắp xảy ra, hoặc ñã và ñang tiến hành các cuộc thăm dò trên vùng lãnh thổ mà Trung Quốc kiểm soát. Trong Chiến tranh Lạnh, PLA ñã triển khai lực lượng ñánh chặn như vậy 4 lần: chống lại quân ñội Mỹ ở Triều Tiên năm 1950; Ấn ðộ năm 1962; Liên Xô năm 1969; và Việt Nam năm 1979. Hiện nay, các mối ñe dọa biên giới trên ñất liền vẫn còn, mặc dù chúng ñã giảm ñáng kể. Trong khi các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi ñã tan băng và các biện pháp xây dựng lòng tin ñã làm giảm những căng thẳng, các cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa ñược giải quyết và các sự kiện biên giới diễn ra theo ñịnh kỳ. Trung Quốc cũng nhạy cảm về ñường biên giới của mình với Bắc Triều Tiên, nơi hết sức sơ hở trong những năm gần ñây. Hơn nữa, Bắc Kinh phải sẵn sàng tiến hành ít nhất một cuộc can thiệp quân sự có giới hạn vào Bắc Triều Tiên ñể bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc nếu chế ñộ Bình Nhưỡng sụp ñổ. Các ñường biên giới khác trên ñất liền cũng phải ñược bảo vệ chống lại những kẻ xâm nhập và ngăn chặn người tị nạn, bao gồm các ñường biên giới với ba nước Trung Á tiếp giáp với Tân Cương – Cadắcxtan, Táteikixtan, và Cưrơgưxtan – và với Mianma, Lào, và Nêpan. Trách nhiệm chủ yếu ñối với an ninh biên giới trong thời bình là việc của Bộ Công an và PAP, nhưng một lần nữa PLA ñóng một vai trò hỗ trợ then chốt. Mỗi quân khu phải duy trì khá năng xử lý các trường hợp bất ngờ nghiêm trọng hơn bằng cách ứng phó hoặc ñể bảo vệ hoặc ñể ngăn chặn trước. Những can thiệp có giới hạn vào các nước xung quanh khu vực ngoại vi của Trung Quốc là có thể hiểu ñược nếu những lợi ích sống còn – như sự an toàn của các công dân Trung Quốc hay việc tiếp cận các nguồn năng lượng – bị ñe dọa.

Page 51: Diem tin so51 copy

51

Thứ ba, PLA phải sẵn sàng bảo vệ những ñòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ñối với các vùng lãnh thổ tranh chấp. Mặc dù một số trong các vùng lãnh thổ ñó là ở trên ñất liền (như bang Arunachal Pradesh, do Ấn ðộ nắm giữ, nhưng Trung Quốc ñòi chủ quyền), phần lớn ñều ở Biển Hoa ðông và Biển Nam Trung Hoa (Biển ðông). Lực lượng Hải quân ñã ñụng ñộ với các lực lượng của Việt Nam ở vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa năm 1974 và 1988, ñối ñầu với các lực lượng của Philíppin vào những năm 1990, tiến hành các cuộc tập trận ở khu vực xung quanh quần ñảo Senkaku vào những năm 1990 và những năm 2000, và tiến hành một loạt các hoạt ñộng khác ở Biển Nam Trung Hoa trong suốt thập kỷ qua. Một cuộc ñối ñầu gần ñây cũng ñã diễn ra giữa tàu hải quân Trung Quốc và Philíppin vào giữa năm 2012 gân Bãi cạn Scarborough.

Hỗ trợ lực lượng Hải quân PLA trong sứ mệnh này là một loạt các thực thể khác, bao gồm lực lượng Cảnh vệ bờ biển, Cục Ngư nghiệp Nhà nước, Cục Hải dương học Nhà nước, và Cơ quan Giám sát Hàng hải (và ñôi khi các tàu thuyền thương mại mà một số nhà phân tích cho rằng có thể dưới sự chỉ huy của Hải quân PLA). Một ưu tiên quan trọng dọc bờ biển là ñẩy lùi những gì mà Trung Quốc tin là các cuộc xâm nhập trái phép của máy bay thuộc lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ ở vùng ðặc quyền Kinh tế (EEZ) của nước này. Trung Quốc giữ lập trường rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) cấm cường quốc khác tiến hành giám sát quân sự ở bất cứ nơi nào bên trong EEZ trong vòng 200 hải lý hoặc dọc theo thềm lục ñịa của mình, mà theo Bắc Kinh kéo dài ñến tận phía Tây qua Okinawa. Mỹ, quốc gia không phê chuẩn công ước này nhưng nói rằng nước này tuân thủ những ñiều khoản của nó, cho rằng UNCLOS tạo cho nước này quyền tự do rộng rãi ñể tiến hành các hoạt ñộng giám sát trên cùng các vùng nước ñó. Những giải thích khác nhau về UNCLOS cũng ñã gây ra một loạt các cuộc ñối ñầu giữa các lực lượng an ninh Trung Quốc và máy bay của không quân cũng như hải quân Mỹ. Các sự kiện nổi bật nhất là cuộc ñụng ñộ trên không năm 2001 giữa một máy bay phản lực chiến ñấu Trung Quốc và một máy bay giám sát EP-3 của Hải quân Mỹ cách ñảo Hải Nam 70 dặm, và vụ một loạt tàu an ninh của Trung Quốc gây rối tàu USNS Impeccable năm 2009 cách bờ biển Trung Quốc khoảng 75 dặm.

Trung Quốc ở trong một khu vực lân cận ñầy khó khăn: 20 nước liền kề. Không có nước nào khác trừ Nga có nhiều nước láng giềng tiếp giáp ñến thế. Các nước láng giềng này bao gồm 7 trong số 15 nước ñông dân nhất thế giới (Ấn ðộ, Pakixtan, Nga, Nhật Bản, Philíppin, Inñônêxia, và Việt Nam – mỗi nước có dân số trên 89 triệu người) và 5 nước mà Trung Quốc ñã tiến hành chiến tranh trong 70 năm qua (Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, và Ấn ðộ). Trung Quốc cũng ñã có các cuộc tranh chấp biên giới dưới dạng nào ñó từ năm 1949 với mỗi nước trong số 20 nước láng giềng liền kề của nước này. Với việc không có ñồng minh chính thức nào cứu giúp (một Bắc Triều Tiên chỉ quan tâm ñến mình), PLA không thể dựa vào sự giúp ñỡ của các nước khác trong việc bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Nắm giữ ðài Loan: một cầu nối quá xa?

Có lẽ thách thức nhất trong tất cả các thách thức ñối với PLA là lực lượng này phải ñơn thương ñộc mã chuẩn bị ñể Trung Quốc khẳng ñịnh chủ quyền ñối với ðài Loan, trong trường hợp chiến lược thống nhất hòa bình lâu dài của Bắc Kinh không phát huy tác dụng. Cho ñến khi vấn ñề ðài Loan ñược giải quyết, PLA coi ðài Loan là kịch bản tiến hành chiến tranh chủ yếu của mình. Việc chuẩn bị cho nhiệm vụ này ñã chiếm phần lớn trong nỗ lực hiện ñại hóa quân sự từ giữa những năm 1990.

Page 52: Diem tin so51 copy

52

Thách thức này ñang làm nản chí, ðịa lý gây trở ngại ñầu tiên. Giành quyền kiểm soát không phận, ñảm bảo tiếp cận ñường biển khắp Eo biển ðài Loan hỗn loạn rộng 100 dặm – với ñặc trưng là những ñợt thủy triều và thời tiết xấu thường xuyên – và tiến hành các cuộc ñổ bộ lên các bờ biển lởm chởm ñá của ðài Loan ñều là những thách thức ñáng kể ñối với hoạt ñộng tác chiến.

Thứ hai, PLA có thể phải ñối mặt với sự phản kháng của các lực lượng Trung Hoa Dân Quốc (ROC). Bất chấp việc giảm quân số, quân ñội ðài Loan vẫn là một trong 20 lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, với khoảng 270.000 quân thường trực và ngân sách quốc phòng khoảng 10 tỉ USD. Vài trăm tên lửa ñất ñối không PAC-2 và PAC-3 hiện ñại, do Mỹ chế tạo bảo vệ hòn ñảo này chống lại cuộc tấn công bằng tên lửa. ðài Loan có hơn 50 máy bay phản lực chiến ñấu Mirage của Pháp, khoảng 150 máy bay F-16 của Mỹ, và 130 máy bay chiến ñấu phòng thủ nội ñịa ñể bảo vệ không phận của hòn ñảo này. Hải quân ROC tiếp tục phát triển các phiên bản hiện ñại hơn của tên lửa chống hạm Hùng Phong III và mua từ Mỹ máy bay sử dụng trong chiến tranh ñiện tử và cảnh báo sớm trinh sát. Hòn ñảo này còn có một lực lượng khiêm tốn nhưng có khả năng là tàu khu trục do Mỹ và Pháp chế tạo (4 chiếc) và khinh hạm (22 chiếc), tàu ñược trang bị tên lửa (61 chiếc), và một số tàu ngầm chạy bằng ñiêzen.

Thứ ba, PLA lường trước một sự can thiệp của Mỹ, mà bất chấp chính sách “mơ hồ chiến lược” của Mỹ, ñược hầu hết các nhà vạch quyết ñịnh Washington hiểu là ñược “ủy quyền của ðạo luật Quan hệ ðài Loan năm 1979 và những tuyên bố khác về chính sách. Tối thiểu, sự can thiệp này có thể sẽ bao gồm việc phái các nhóm tàu sân bay tấn công và máy bay từ các căn cứ của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương ñể ñẩy lùi một cuộc tấn công vào ðài Loan. PLA cũng không thể giám sát khả năng leo thang ngoài dự tính vượt ra ngoài những phạm vi của Eo biển ðài Loan sang các khu vực thuộc ñại lục hoặc các nước láng giềng liên minh với Mỹ. ðể chống lại sự can thiệp có thể có của Mỹ, Trung Quốc ñã phát triển cái mà Lầu Năm Góc gọi là chiến lược “chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực”(A2AD) sử dụng nhiều vũ khí hiện ñại ñể ngăn chặn các lực lượng Mỹ tiếp cận Tây Thái Bình Dương. Mặc dù A2AD của Trung Quốc sẽ gây ra một thách thức thực sự ñối với các lực lượng của Mỹ, các chiến lược của nó khó thực hiện và sẽ bị chống lại bởi những khả năng ñược nâng cấp của Mỹ vốn ñang ñịnh hình dưới khái niệm ñã ñược tuyên bố gần ñây của Lầu Năm Góc về “Cuộc chiến trên không-trên biển”.

ðối mặt với những trở ngại này, nếu phải tấn công ðài Loan, PLA ñã chuẩn bị cho mình sử dụng sự kết hợp các yếu tố từ 3 lựa chọn chiến dịch tổng quát: phong tỏa hòn ñảo này, tấn công bằng tên lửa, và ñổ bộ. Một số người tin rằng PLA có thể cũng ñã chuẩn bị một lựa chọn “chặt ñứt ñầu” – một cuộc ñảo chính chống ban lãnh ñạo ROC của các ñiệp viên ñóng trước trên hòn ñảo này – nhưng không có cách nào ñể biết. Bất cứ sự kết hợp nào của bốn chiến lược này không chỉ gây ra những khó khăn quân sự to lớn mà còn gây ra những rủi ro chính trị nghiêm trọng cho Trung Quốc kể cả việc làm cho dân chúng ðài Loan nhất quyết quay sang chống lại bất cứ hình thức thống nhất nào, gây ra sự chuyển hướng của Mỹ sang chính sách kiềm chế nhiều hơn can dự, góp phần tái quân sự hóa Nhật Bản, ñẩy phần lớn ðông Nam Á vào tay Mỹ, và khiến cho Ấn ðộ quyết tâm nâng cao cảnh giác. Các nhà hoạch ñịnh chính sách của Trung Quốc vẫn muốn, và quả thực hy vọng, những khía cạnh chính trị, ngoại giao, và kinh tế trong chiến lược của họ phát huy tác dụng, nhưng không tin họ sẽ ñạt ñược sự thành công mà không cần sự lựa chọn quân sự mạnh mẽ và hoàn toàn ñáng tin cậy mà PLA phải chuẩn bị.

Kéo căng “vượt ra ngoài ðài Loan”

Page 53: Diem tin so51 copy

53

Nếu và khi vấn ñề ðài Loan ñược giải quyết có lợi cho Trung Quốc, thì vị thế của PLA xem ra sẽ khác hẳn: quân ñội này sẽ sở hữu bất cứ những gì còn lại về những khả năng quân sự ñầy ấn tượng ñược tạo ra cho cuộc chiến giành hòn ñảo này, và trở ngại chủ yếu trong việc triển khai sức mạnh hải quân và không quân ở phía Nam và phía ðông ñại lục sẽ ñược loại bỏ. Phụ thuộc vào bản chất của việc dàn xếp với các nhà chức trách ðài Loan, PLA có thể sử dụng các hải cảng và các sân bay của ðài Loan ñể mở rộng tầm với của lực lượng hải quân và không quân vượt qua 200 dặm ñến phía Tây Thái Bình Dương. PLA có thể hợp tác với – hoặc thậm chí thu hút – các lực lượng vũ trang của ROC, bao gồm các máy bay chiến ñấu và phi công, tên lửa chống hạm và các tên lửa khác, tàu khinh hạm, và công nghệ thông tin tiên tiến. Nói tóm lại, như các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ nhìn nhận ñiều này, một chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc (dù cố tình hay không) sẽ chấm dứt vào thời ñiểm này.

Làm thế nào Trung Quốc tận dụng ñược cơ hội tiềm tàng này sẽ phụ thuộc vào việc vấn ñề ðài Loan ñược giải quyết như thế nào. Nếu nó ñược giải quyết bằng vũ lực, nhiều phương tiện của PLA và ðài Loan sẽ bị phá hủy. Các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ coi Trung Quốc là mối nguy hiểm và sẽ thống nhất mạnh mẽ hơn ñể chống lại những hành ñộng tiếp theo của Bắc Kinh. Nếu vấn ñề ðài Loan ñược giải quyết một cách hòa bình bằng thương lượng – kết quả mà chiến lược của Trung Quốc nhằm vào – các phương tiện của PLA ñược tăng cường cho cuộc tấn công vào ðài loan sẽ có sẵn ñầy ñủ. Các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận bước nhảy vọt về vị thế chiến lược của Trung Quốc như là ñiều không thể tránh ñược và hợp pháp.

PLA ñã và ñang hướng vượt ra khỏi ðài Loan trong khoảng 3 thập kỷ qua. Một số trong các nhà chiến lược của lực lượng này ñã hình dung những sử dụng trong tương lai cho ngành hàng hải ngày càng có khả năng – chẳng hạn, năm 1982 tư lệnh lúc ñó của lực lượng Hải quân PLA, ðô ñốc Lưu Hoa Thanh, ñã nói về tầm nhìn chiến lược lớn theo ñó lực lượng Hải quân Trung Quốc sẽ mở rộng tầm với của mình vào Tây Thái Bình Dương và vượt ra ngoài khu vực này. Lưu Hoa Thanh ñã khẳng ñịnh rằng các mục tiêu của chiến lược này là mang tính phòng thủ, nhằm bảo vệ Trung Quốc tránh cuộc tấn công bờ biển và bảo vệ những yêu sách chủ quyền lãnh hải của nước này. Ông cho rằng trong giai ñoạn ñầu, vào năm 2000, lực lượng Hải quân PLA sẽ mở rộng khu vực hoạt ñộng của mình ở các vùng biển gần ñến “Chuỗi ñảo thứ nhất”, bao gồm quần ñảo Kuril, Nhật Bản, quần ñảo Ryukyu, ðài Loan, Philíppin, ðảo Borneo, và ñảo Natuna Besar. Trong giai ñoạn 2, vào năm 2020, lực lượng Hải quân PLA sẽ mở rộng tầm hoạt ñộng của mình sang “Chuỗi ñảo thứ hai”, vươn tới quần ñảo Bonin, Mariana, và Caroline. Cuối cùng, vào năm 2050, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc biển toàn cầu sánh ngang với Hải quân Mỹ. Hiện nay, các hoạt ñộng của Hải quân PLA và sự hiện diện thực sự vưọt ra ngoài biển Hoa ðông và Biển Nam Trung Hoa ñã giữ mốc thời gian mà Lưu Hoa Thanh dự kiến. Trong tương lai có thể nhìn thấy trước, việc triển khai sức mạnh quân sự ra Thái Bình Dương và vượt ra ngoài khu vực này có thể sẽ ñòi hỏi một sự hiện diện phần lớn mang tính tượng trưng – thể hiện bàng lá cờ thông qua các chuyến thăm hải cảng ñịnh kỳ và giúp ñỡ nhân ñạo trên quy mô khiêm tốn.

PLA cũng bắt ñầu xem xét vượt ra ngoài các hoạt ñộng tác chiến ñể chú ý ñến các nhiệm vụ phi tiến hành chiến tranh bên trong và bên ngoài các ñường biên giới của mình gây ảnh hưởng chính trị và tăng cường thiện chí. Về các hoạt ñộng này, lực lượng này chấp nhận thuật ngữ “các chiến dịch quân sự thay vì chiến tranh” (MOOTW), do quân ñội Mỹ ñưa ra, nhưng ñã giải thích khái niệm này thậm chí theo nghĩa rộng hơn bao gồm các nhiệm vụ ñáng kể trong nước phù hợp với

Page 54: Diem tin so51 copy

54

truyền thống của PLA. Các nhà lãnh ñạo quân sự ñã nắm lấy MOOTW như một phương tiện nhắc nhở ðảng Cộng sản Trung Quốc và toàn thể người dân Trung Quốc về vị trí trung tâm của PLA trong sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ở trong nước, PLA ñã tích cực trong những nỗ lực giúp ñỡ nhân ñạo trong các thảm họa như lũ lụt, bão tuyêt, và ñộng ñât ở Tứ Xuyên năm 2008. Ở nước ngoài, MOOTW ñã góp phần minh chứng cho việc tiếp tục chi phí quốc phòng trên quy mô lớn ngay cả khi khả năng xảy ra chiến tranh ñã giảm, thúc ñẩy hình ảnh tích cực ñể PLA chống lại những nhận thức của nước ngoài về mối ñe dọa quân sự Trung Quốc ñang gia tăng, góp phần xử lý các mối ñe dọa an ninh phi truyền thống, và cung cấp kinh nghiệm tác chiến thời bình có giá trị. Chẳng hạn, một tàu bệnh viện 300 giường, Peace Ark, ñẵ ñược ñưa vào sử dụng năm 2008, chạy dọc các bờ biển Nam Á và ðông Phi năm 2010 và ñi ñến khu vực Mỹ Latinh năm 2011, ñiều trị cho người dân ñịa phương và bày tỏ sự thiện chí.

Các nhà lãnh ñạo Trung Quốc có thể muốn PLA tiến hành các hoạt ñộng vũ trang trên khắp khu vực ngoại vi của nước này trong tương lai. Rối loạn, nội chiến, hay sự thất bại của nhà nước ở Bắc Triều Tiên, Mianma, hay Trung Á có thể khiến cho Trung Quốc phải sơ tán công dân của mình, việc bảo vệ các khoản ñầu tư của nước này vào cảc mỏ dầu hay ñường ống dẫn khí ñốt dường như mang tính sống còn ñối với an ninh quốc gia, ngăn chặn các dòng người tị nạn, hay ổn ñịnh các chính quyền ñịa phương. Hoặc Trung Quốc có thể can thiệp nhằm ngăn chặn nước lớn khác “ Mỹ, Ấn ðộ, hoặc Nga – không lợi dụng một cuộc khủng hoảng hay sự thay ñổi chính phủ ở ñâu ñó trong khu vực ngoại vi của Trung Quốc.

PLA có thể ngày càng ñược lệnh thực hiện các sứ mệnh ở xa Trung Quốc – có lẽ thậm chí bên ngoài châu Á – ñể bảo vệ những lợi ích kinh tế và các khu tập trung ñồng dân cư. Từ năm 1992, Trung Quốc ñã triển khai hơn 17.000 quân tham gia 19 sứ mệnh gìn giữ hòa bình trên khắp thế giới. Mặc dù các ñơn vị này là nhỏ, họ ñã ñúc kết ñược kinh nghiệm ban ñầu nào ñó về hoạt ñộng ở những khoảng cách khá xa ñất nước. Năm 2006, Bộ Ngọai giao ñã thuê 4 máy bay ñể ñưa khoảng 400 công dân Trung Quốc bị mắc kẹt ở quần ñảo Solomon do bất ổn xã hội. Năm 2008, Trung Quốc ñã triển khai 2 tàu khu trục và một tàu tiếp viện tham gia sứ mệnh ña quốc gia ñể bão vệ các tàu chở dầu và vận chuyển buôn bán của Trung Quốc và các nước khác khi họ ra vào Vịnh Aden. Năm 2011, nước này ñã sử dụng vài phương tiện vận tải của Lực lượng Không quân cũng như hàng chục máy bay và tàu thương mại ñược thuê ñể sơ tán khoảng 30.000 công nhân xây dựng Trung Quốc ra khỏi Libi bị tàn phá bởi xung ñột. Tất cả những sứ mệnh này ñều khiêm tốn về quy mô, không liên quan ñến chiến sự, và chỉ tìm cách bảo vệ những lợi ích kinh tế và nhân viên. Nhưng khi các khoản ñầu tư của Trung Quốc gia tăng ở ngoài châu Á, có thể có thêm những ñịa ñiểm mà ở ñó những sứ mệnh như vậy trở nên cần thiết, và những sứ mệnh này có thể cần phại có lực lượng.

Hơn nữa, PLA có thể thấy mình ñược giao nhiệm vụ bảo ñảm an toàn cho việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc và phần còn lại của ngoại thương nước này. Dòng chảy thương mại này phụ thuộc vào các tuyến ñường biển ñến Trung Quốc từ Trung ðông và bờ biển châu Phi ở phía Tây, cũng như từ các bờ biển Bắc và Nam Mỹ ở phía ðông. Dễ bị gây rối nhất – cũng như gần Trung Quốc nhất – là các Eo biển Malacca, Sunda, và Lombok, mà giao thông từ phía Tây thường qua ñây ñi vào Biển Nam Trung Hoa. Tất nhiên, tàu thuyền có thể ñi vòng qua vùng nước này, nhưng thời gian ñi lại sẽ kéo dài nhiều ngày, về an ninh ñường biển, Trung Quốc phụ thuộc vào Hải quân Mỹ, ñược hỗ trợ bởi các dịch vụ hàng hải của các nước ven biển (Inñônêxia, Malaixia, và Xinhgapo) và ôxtrâylia. Trong khi ñi qua Ấn ðộ Dương, việc vận tải bằng tàu biển của Trung

Page 55: Diem tin so51 copy

55

Quốc phụ thuộc vào sự bảo vệ của các lực lượng hải quân Mỹ và Ấn ðộ. Việc Trung Quốc thay thế các lực lượng hải quân khác này sẽ không phải là thực tế, nhưng các nhà hoạch ñịnh chính sách của Trung Quốc có thể nhận thấy những lý do ñể tìm cách ñóng một vai trò trong việc bảo vệ các tuyến ñường thương mại của riêng họ, như họ ñang thực hiện trong sứ mệnh chống cướp biển ở Vịnh Aden. Hải quân Trung Quốc có thể gia tăng ảnh hưởng của mình ở Ấn ðộ Dương bằng cách sử dụng cái mà hiện nay là các thương cảng mà Trung Quốc ñang xây dựng tại Kyaukphyu ở Mianma, Hambantota ở Xrilanca, và Gwadar ở Pakixtan – một loạt cơ sở mà các nhà phân tích Mỹ ñã gán cho cái mác “chuỗi ngọc trai”.

Không có viên nào trong số “những viên ngọc trai” này sánh ñược về tầm cỡ hay sự hiện ñại với căn cứ quân sự của Mỹ ñược duy trì trên ñảo Diego Garcia ở Ấn ðộ Dương, chúng cũng không bằng về số lượng các hải cảng mà Hải quân Mỹ tiếp cận khắp Trung ðông, Nam Á, và ðông Nam Á. Tàu sân bay ñầu tiên của Hải quân PLA, Varyag, có thể sớm ñược ñưa vào sử dụng, sẽ không có khả năng như các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Tàu Varyag có thể ban ñầu sẽ chỉ phục vụ như một tàu huấn luyện, và trong những năm tới có thể sẽ chỉ hoạt ñộng ở các vùng nước gần. Trong tương lai có thể nhìn thấy trước, bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng tầm với của lực lượng hải quân của mình, Mỹ sẽ tiếp tục chi phối.

Sự răn ñe hạt nhân: vấn ñề ñang trở nên phức tạp

Cuối cùng, sự răn ñe hạt nhân trước ñây thường là tương ñối ñơn giản ñối với Bắc Kinh. Trong Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc tập trung vào việc ngăn chặn một hoặc cả hai siêu cường; trong thập kỷ ñầu tiên sau ñó, nước này trập trung vào việc ngăn chặn Mỹ. Nhưng vào ñầu thế kỷ 21, sự răn ñe hạt nhân ñã trở nên phức tạp hơn. Có thêm các cường quốc hạt nhân – bao gồm Ấn ðộ, Bắc Triều Tiên, và Pakixtan, tất cả các nước này ñều giáp giới với Trung Quốc – và phổ biến tên lửa ñạn ñạo nhiều hơn. Nhật Bản và ðài Loan ñang triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa. Những diễn biến này cùng nhau ñe dọa làm xói mòn hoặc làm nảy sinh vấn ñề sức mạnh và hiệu quả của khả năng răn ñe của Trung Quốc.

Trung Quốc ñã phát triển một lực lượng tên lửa ñạn ñạo xuyên lục ñịa (ICBM) loại nhỏ nhưng có khả năng mang ñầu ñạn hạt nhân mà chức năng duy nhất của nó dường như là nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân, dễ thấy nhất là của Mỹ, nhưng tiềm tàng là của Ấn ðộ, Nga (nếu các mối quan hệ trở nên xấu ñi), hoặc Nhật Bản hay ðài Loan (nếu cả hai ñều phát triển sự lựa chọn hạt nhân). Ngoài các lực lượng này, lực lượng Pháo binh số 2, lực lượng tên lửa chiến lược của PLA, hiện kiểm soát hàng trăm tên lửa thông thường tầm ngắn và tầm trung – hơn 1.000 tên lửa ñạn ñạo tầm ngắn (SRBM) ñã ñược triển khai chỉ riêng ở vùng xung quanh khu vực Eo biển ðài Loan. Do ñó, cùng với các quân chủng khác của PLA, lực lượng Pháo binh số 2 có nhiều trách nhiệm khác nhau.

Tất cả kho vũ khí hạt nhân có hiệu quả của Trung Quốc ñều ñược ñặt trên mật ñất; từ năm 2012, hai lớp tàu ngầm về mặt lý thuyết có thể ñược sử dụng ñể phóng ICBM dường như chưa ñi vào hoạt ñộng. Trung Quốc có ước tính 40 ICBM có khả năng bắn ñến lãnh thổ Mỹ. số lượng này vẫn tương ñối ổn ñịnh trong một khoảng thời gian, cho thấy Trung Quốc không tìm cách mở rộng quy mô của kho ICBM, nhưng nước này ñang tiến tới gia cố các hầm chứa, sử dụng nhiên liệu rắn (làm cho thời gian phóng nhanh hơn), và chế tạo các loại ICBM mới có khả năng ñược ñặt trên các bệ phóng di ñộng với thiết bị hướng dẫn ñược cải tiến và ñầu ñạn nhỏ hơn. Một khi lực lượng tàu

Page 56: Diem tin so51 copy

56

ngầm hạt nhân chiến lược ñược nâng cấp của Hải quân PLA ñi vào hoạt ñộng, có tới tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn sẽ tăng cường khả năng tấn công giáng trả của nước này, có thể mở rộng tầm hoạt ñộng của Trung Quốc lên tới 4.000 hải lý.

Mặc dù ý ñịnh ngăn chặn là rõ ràng, học thuyết hạt nhân thực tế của Bắc Kinh thì không. Trung Quốc chưa bao giờ ñưa ra lời nói chính thức về việc nước này tin tưởng sự răn ñe sẽ có tác dụng như thế nào. Quan ñiểm ñược chấp nhận nhất trong các nhà phân tích bên ngoài là nước này có ý ñịnh sử dụng cái gọi là “sự răn ñe tối thiểu”- có nghĩa là gia tăng lực lượng ñủ lớn và có khả năng tồn tại ñể ngăn chặn không ñể một cường quốc ñược vũ trang tốt hơn bắt ñầu một cuộc tấn công hạt nhân. Nhưng những người khác lập luận rằng Trung Quốc tìm cách tạo ra cái gọi là “sự răn ñe có giới hạn”, có nghĩa là ñủ lớn ñể ngăn chặn việc phát ñộng hoặc sự leo thang chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào – không chỉ hạt nhân – của một kẻ thù. Chẳng hạn, sự răn ñe có giới hạn có thể ngăn chặn không ñể Mỹ tham gia một cuộc chiến tranh ở Eo biển ðài Loan, về lý thuyết, cũng có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ñể tiến hành chiến tranh thực sự ở Triều Tiên hoặc ðài Loan, hoặc là một yếu tố của chính sách ngoại giao cưỡng ép chống lại Ấn ðộ hoặc thậm chí Mỹ, nhưng những khả năng này dường như xa vời. Trung Quốc chính thức giữ vững cam kết không sử dụng trước vũ khí hạt nhân. Mặc dù có cuộc tranh luận bên trong bộ máy quân sự của Trung Quốc về những giá trị của ñường hướng này và liệu nó có cần ñược giải thích lại hay không, cam kết này không làm cho Trung Quốc tốn kém gì, thúc ñẩy một hình ảnh tích cực, và làm cho quân ñội có ý thức về một cường quốc có ít vũ khí hạt nhân hơn so với các ñối thủ chính của mình.

PLA có quá nhiều việc phải giải quyết?

Nói chung, PLA bị thách thức nghiêm trọng bởi tất cả những gì mà nó phải trải qua. An ninh trong nước sẽ tiếp tục ñòi hỏi một phần ñáng kể nỗ lực của quân ñội, và do ñó quân ñội sẽ ñược triển khai phần lớn bên trong ñường biên giới của Trung Quốc. Việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia khỏi xâm lược và hỗ trợ những tuyên bố ñòi chủ quyền lãnh thổ bằng những lựa chọn quân sự ñáng tin cậy sẽ vẫn ở vị trí cao trong danh sách nhiệm vụ của quân ñội, vấn ñề ðài Loan ở trên tất cả những lựa chọn khác. Những sứ mệnh vượt ra ngoài ðài Loan, bất kể chúng sẽ là gì chăng nữa, ñều có nhiều khả năng hơn tập trung vào các khu vực gần vùng ngoại vi của Trung Quốc hơn và ít có khả năng hơn diễn ra trên quy mô lớn ở các chiến trường xa xôi hơn. Sự răn ñe hạt nhân vẫn sẽ là một ưu tiên và trở nên phức tạp hơn nếu các nước láng giềng của Trung Quốc tiếp tục phát triển các kho vũ khí và các hệ thống phòng thủ tên lửa của họ. Ngay cả khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng, nó bị ràng buộc bởi nhiều thách thức ở gần. Nó không thể trở thành một thách thức trên các quy mô ñịa chiến lược ñối với quân ñội của các ñối thủ lớn trừ phi các ñối thủ ñó ñưa ra những quyết ñịnh riêng của họ không nhún nhường.

Ngay cả khi PLA hiện ñại hóa, các quân ñội khác trong và ngoài khu vực cũng ñang cải thiện công nghệ, gia tăng những khả năng, nâng cấp huấn luyện, và ñiều chỉnh các chiến lược. Nhật Bản nổi lên là một nước ñã lặng lẽ phát triển một loạt công nghệ không gian tiên tiến: ngoài những khả năng Phòng thủ Tên lửa ðạn ñạo ñược phát triển có sự hợp tác với Mỹ, Nhật Bản ñang chế tạo các phương tiện phóng có thể sử dụng lại (tức là, máy bay trên không gian); vệ tinh ña chức năng cung cấp những cảnh báo sớm cho tên lửa và trợ giúp ngành hàng hải, thông tin liên lạc, và nhằm vào mục tiêu; các công nghệ ñầu ñạn tái hồi có thể phát triển việc sử dụng tên lửa; máy bay không người lái; và các công nghệ theo dõi tình hình trong không gian chứng tỏ sự lo ngại về cuộc xung ñột có thể diễn ra trong tương lai trên không gian. Hàn Quốc ñang hiện ñại hóa quân ñội của mình,

Page 57: Diem tin so51 copy

57

bao gồm cả hải quân của nước này, mặc dù tập trung những nỗ lực của họ vào mối ñe dọa từ Bắc Triều Tiên. Ấn ðộ ñang nâng cấp lực lượng hải quân của nước này, mặc dù phần lớn những nỗ lực phòng thủ của nước này ñược tập trung vào việc ứng phó với Pakixtan. Việt Nam và các nước thành viên khác của Hiệp hội các nước ðông Nam Á (ASEAN) ñang nâng cấp các quân ñội của họ. Các nước ven biển quanh Eo biển Malacca, Sunda, và Lombok ñang cải thiện lực lượng hải quân của họ, không muốn nhường phần lớn trách.nhiệm cho các nước bên ngoài ñối với an ninh dọc theo bờ biển của họ.

ðặc biệt, Mỹ tiếp tục cải thiện những khả năng của mình trong khu vực xung quanh Trung Quốc bất chấp sự căng thẳng do các hoạt ñộng ở nơi khác trên thế giới gây ra. Trong chuyển thăm ðông Á năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta khẳng ñịnh với các ñồng minh của Mỹ rằng sau một thập kỷ chiến tranh. Ở Ápganixtan và Irắc, Mỹ “sẽ luôn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Thái Bình Dương”. Cũng vào năm 2011, Tổng thống Barak Obama ñã ñưa ra những ñảm bảo thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong chuyến thăm Ôxtrâylia, khẳng ñịnh rằng Mỹ là một “cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi ở ñây”. Ông hậu thuẫn lời nói này bằng tuyên bố về một hiệp ñịnh ñóng lính thủy ñánh bộ Mỹ ở miền Bắc Ôxtrâylia. Theo Báo cáo Quốc phòng 4 năm một (QDR) năm 2010, tư thế phòng thủ của Mỹ ở châu Á – Thái Bình

Dương và các nơi khác vẫn sẽ “là bố trí ở phía trước và với các lực lượng, những khả năng và thiết bị, ñã ñược triển khai luân phiên; một mạng lưới cơ sở hạ tầng và các cơ sở hỗ trợ; (và) một loạt hiệp ñịnh, tiếp cận, quá cảnh, và các hiệp ñịnh bảo vệ quy chế và những dàn xếp với các ñồng minh và các ñối tác then chốt”. Những ñổi mới về học thuyết và công nghệ trên mạng tăng cường ñáng kể tính chính xác và mở rộng tầm với của những khả năng tình báo, giám sát, trinh sát, và tấn công của Mỹ.

Trên thực tế, châu Á – Thái Bình Dương ñang trải qua một cuộc chạy ñua vũ trang thường xuyên, gần như theo thông lệ, ña phương trong ñó sự phát triển của quân ñội Trung Quốc ñược thảo luận nhiều chỉ là một phần. Trong môi trường thay ñổi này, các vụ xung ñột giữa các quân ñội sẽ tiếp tục diễn ra và những thay ñổi sẽ diễn ra trong sự cân bằng quyền lực tương ñối ở các chiến trường khác nhau. Nhưng trừ phi các nước khác rút khỏi các chương trình phát triển quân sự của họ, việc quân ñội Trung Quốc bị kéo quá căng ñơn giản không thể ñây các quân ñội lớn khác ra khỏi khu vực riêng của Trung Quốc, còn ít khả năng hơn ra khỏi các khu vực xa xôi hơn./.

Trung Qu ốc bối rối trước “Thanh ki ếm sắc ẩn sau 2 chu ỗi ñảo” c ủa Mỹ

Thứ bảy 13/07/2013 16:10

ANTð - Trong chuyên mục “Giải mã tình hình quân sự” của ðài truyền hình Bắc Kinh, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lương Phương ñã phân tích những nguyên nhân Trung Quốc cần phải ñột phá qua chuỗi ñảo thứ nhất và thứ 2, ñồng thời ñưa ra những cảnh báo và các biện pháp thực hiện.

Hiện nay, Mỹ ñang xây dựng hàng loạt căn cứ hải quân, không quân ở 2 chuỗi ñảo chiến lược, nắm giữ toàn bộ các vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương và không chế tất cả các cụm ñảo, vùng

Page 58: Diem tin so51 copy

58

biển, eo biển và các luồng ñường huyết mạch, biến chúng trở thành những ñầu cầu chiến lược ñể Mỹ xây mộng bá chủ châu Á - Thái Bình Dương.

“Chuỗi ñảo” là một bộ phận trong lý luận chiến lược ñịa lý hình thành trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Khái niệm “chuỗi ñảo” ñược cựu ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles ñưa ra lần ñầu tiên vào năm 1951. ðầu tiên, nó ñược Mỹ sử dụng trong chiến lược ñối phó với Liên Xô, ñặc biệt là ngăn chặn tàu ngầm của Hạm ñội Thái Bình Dương của họ.

Chuỗi ñảo thứ nhất ñược chia làm 3 bộ phận nối li ền nhau, bắt ñầu từ phía bắc với quần ñảo Aleutian, quần ñảo Kuril, quần ñảo Nhật Bản, quần ñảo Ryukyu, mắt xích ở giữa chính là ñảo ðài Loan, nối tiếp xuống phía nam là quần ñảo Philippines, quần ñảo Indonesia.

Trung Quốc ñang xây dựng biên ñội tàu sân bay ñể ñối chọi với tàu sân bay Mỹ

Còn chuỗi ñảo thứ 2 chạy từ bắc ñến nam, bắt ñầu ở phía bắc bởi ñảo Honshu của Nhật Bản, quần ñảo Ogasawara, quần ñảo Iwo Jima, quần ñảo Mariana và cuói cùng là quần ñảo Palau. Trong chuỗi ñảo này có một mắt xích rất quan trọng, ñó chính là ñảo Guam - một căn cứ quân sự rất quan trọng của Mỹ.

Phía sau 2 chuỗi ñảo này còn có cụm căn cứ quân sự rất lớn ñóng tại ñảo Hawaii - 1 trong 2 tiểu bang nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ (cùng với Alaska). ðây là trung tâm ñầu não của quân ñội Mỹ ở Thái Bình Dương và cũng ñại bản doanh của lực lượng dự bị chiến lược Mỹ. Căn cứ hải quân nổi tiếng Trân Châu Cảng là căn cứ hải quân lớn nhất, có vị trí ñịa lý quan trọng nhất và cũng là nơi ñặt trụ sở của hạm ñội Thái Bình Dương.

Căn cứ Smith trên ñảo Hawaii chính là nơi ñặt trụ sở Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và Bộ chỉ huy lực lượng hải quân ñánh bộ. Bộ chỉ huy lục quân Thái Bình Dương ñóng tại Fort Shafter, còn Bộ chỉ huy không quân Thái Bình Dương ñóng ở căn cứ không quân Hickam. Ngoài ra, ñảo Midway và ñảo Johnston cũng có các sân bay và căn cứ hải quân quan trọng.

Page 59: Diem tin so51 copy

59

Bản ñồ thể hiện chuỗi ñảo thứ nhất và thứ 2 của Mỹ

Hiện nay, tổng số quân Mỹ ñóng tại châu Á - Thái Bình Dương vào khoảng 150.000 quân, trong ñó lục quân là 50.000, bao gồm 1 tập ñoàn quân và 2 sư ñoàn; không quân có khoảng 39.000 người, biên chế thành 4 liên ñội (25 chi ñội) với 370 máy bay các loại; hải quân và hải quân ñánh bộ có 60.000 quân, ñược biên chế 1 tàu sân bay hạt nhân, 19 chiến hạm và 390 máy bay.

Khi bàn ñến vấn ñề vì sao phải xuyên phá qua chuỗi ñảo thứ nhất và chuỗi ñảo thứ 2, chuyên gia Lương Phượng nói, nguyên nhân ñầu tiên xuất phát từ yêu cầu phát triển của Trung Quốc. Hiện nay mậu dịch ñối ngoại của Trung Quốc 90% là thông qua con ñường vận tải biển. Tuyến ñường phía Nam chủ yếu là nhập khẩu quặng sắt từ Australia và các tuyến ñường phía tây chủ yếu nhập khẩu dầu chất lượng cao từ Trung ðông.

ðể ñảm bảo thông suốt 2 tuyến ñường ñó, Trung Quốc phải ñột phá qua chuỗi ñảo thứ nhất, khai thông tuyến ñường qua eo biển Malacca và Ấn ðộ Dương. ðây chính là một yêu cầu tối quan trọng ñặt ra cho quân ñội Trung Quốc, bảo ñảm cho ñất nước duy trì ñà phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.

Hải quân Mỹ ñang lắp ñặt tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu ngầm

Nguyên nhân thứ 2 mà ông Lương Phương ñề cập ñến là xuất phát từ yêu cầu bảo ñảm an ninh quốc gia và chiều sâu phòng ngự trên biển. Cải cách, mở cửa ñã hình thành chuỗi trung tâm kinh tế duyên hải rất mạnh của Trung Quốc như Quảng Châu, Thâm Quyến, Chiết Giang, Thượng Hải…, chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Page 60: Diem tin so51 copy

60

Tuy nhiên, xét về góc ñộ quân sự thì các khu trung tâm kinh tế ven biển rất yếu ớt trước sự tấn công của các ñối thủ. Ví dụ như vũ khí dẫn ñường tấn công chính xác tầm xa của quân ñội Mỹ có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh hiện ñại. Tên lửa ñạn ñạo phóng từ tàu ngầm có phạm vi tấn công bao trùm 60% diện tích ñịa cầu, hoặc tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm lớp Virginia có tầm bắn xa tới 2500km. ðây chính là mũi kiếm sắc bén của Mỹ ẩn nấp sau 2 chuỗi ñảo, rình rập tấn công Trung Quốc.

ðiều này có nghĩa là người Mỹ chẳng cần tiến vào phạm vi của chuỗi ñảo thứ nhất mà chỉ cần ñứng ngoài ranh giới của chuỗi ñảo này, từ hải phận quốc tế trực tiếp tấn công khu vực duyên hải ñông nam Trung Quốc, thậm chí là tận sâu trong ðại Lục. ðiều này có ảnh hưởng vô cùng lớn ñối với chiến lược an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Tên lửa ðông Phong DF-21D - sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc

Ông Lương Phương cho biết, hiện nay Trung Quốc mới chỉ mon men trong phạm vi chuỗi ñảo thứ nhất, ñiều này là không ñủ ñáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia. Hải quân Trung Quốc cần xuyên phá quá chuỗi ñảo thứ nhất, tiến ra biển xa và rất xa ñể bảo vệ lợi ích quốc gia, ñây cũng chính là ñã ñẩy các mối ñe dọa ra xa lãnh thổ Trung Quốc.

Chính vì vậy, mở rộng chiều sâu phòng ngự trên biển, phát triển các phương tiện tác chiến cỡ lớn và các loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa là vô cùng quan trọng ñể chống lại sự uy hiếp từ các chuỗi ñảo của ñối phương. Thời gian qua, việc Trung Quốc phát triển tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tên lửa ñạn ñạo phóng từ tàu ngầm, tên lửa ñạn ñạo chống tàu sân bay… chính là nhằm mở rộng chiều sâu phòng ngự trên biển, ñẩy các mối ñe dọa ra xa lãnh thổ.

Nguyễn Ngọc Theo “Nhân Dân nhật báo”

Nga không d ễ “m ắc mưu” Trung Qu ốc ñể ñối ñầu với Mỹ

ANTð - Ngày 07/07 vừa qua, cùng với hàng loạt tờ báo khác, “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc có một bài viết ca ngợi những thành công trong hợp tác quân sự Nga - Trung, ñồng thời khẳng ñịnh 2 nước cần chung tay hợp tác ñể ñối phó với áp lực quân sự cực lớn của Mỹ. Thế nhưng, ñiều ñó không hề dễ dàng.

Page 61: Diem tin so51 copy

61

Bắt ñầu từ ngày 05 vừa qua, cuộc diễn tập quân sự lớn nhất trong lịch sử 2 nước Trung - Nga mang tên “Liên hợp trên biển 2013” ñã chính thức khai mạc tại Vịnh “Peter ñại ñế” trên biển Nhật Bản. Sau ñó, từ ngày 27/07 ñến 15/08, hải quân 2 nước tiếp tục triển khai cuộc diễn tập thứ 2 với nội dung chống khủng bố tại khu vực Chelyabinsk – Nga.

2 cuộc diễn tập quân sự liên tiếp không chỉ thể hiện xu hướng thể chế hóa và chuẩn hóa trong hợp tác quân sự giữa 2 nước mà còn thể hiện quyết tâm và khả năng của quân ñội 2 nước trong việc duy trì, hòa bình, ổn ñịnh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng ñã nối tiếp một chuỗi những cuộc diễn tập quân sự giữa quân ñội Trung Quốc với quân ñội nước ngoài.

ðây cũng là cuộc diễn tập mà hải quân Trung Quốc phái nhiều tàu chiến tham gia nhất, gồm: Tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115), Thạch Gia Trang (116); tàu khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (169); tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170); tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Yên ðài (538), Diêm Thành (546) và tàu tiếp tế Hồng Trạch Hồ (881).

Hình ảnh tuyên truyền về diễn tập Nga – Trung của các trang mạng Trung Quốc

Còn phía Nga cũng ñiều ñộng một lực lượng tàu chiến rất tinh nhuệ, gồm hơn 20 tàu với nòng cốt là tuần dương hạm, kỳ hạm của Hạm ñội Thái Bình Dương Varyag, tàu khu trục chống ngầm cỡ

lớn “Nguyên soái Saposnikov”, tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “ðô ñốc Vinogradov”, ñặc biệt là Nga ñã lần ñầu tiên cử máy bay tiêm kích bom Su-24M cùng tham gia diễn tập.

Các phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng, diễn tập quân sự liên hợp Trung - Nga có tác dụng chống lại sức ép từ sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ và răn ñe ý ñồ thách thức quân sự của Nhật Bản. Về vấn ñề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, Nga và Trung Quốc không có ý nhằm vào nước thứ 3, tuy nhiên 2 nước cũng có ý hợp tác ñối phó với áp lực quân sự ngày càng lớn của Mỹ.

Chuyên gia Doãn Trác còn cho biết, các khoa mục diễn tập chính bao gồm: Liên hợp phòng không, giải cứu tàu bè trong tay hải tặc, tấn công các mục tiêu trên biển và ñặc biệt là chống ngầm. Ông còn cho biết, trong quá trình diễn tập, hải quân 2 nước ñã tăng cường hợp tác, giao lưu quân sự, ñạt ñược hiệu quả cao và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau.

Page 62: Diem tin so51 copy

62

Tàu khu tr ục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115) và Thạch Gia Trang (116) của Trung Quốc

Doãn Trác nói: “một ñiều hết sức rõ ràng là diễn tập quân sự Nga - Trung không nhằm vào nước thứ 3 nào. ðây ñơn thuần chỉ là sự trao ñổi, học hỏi lẫn nhau trên phương diện vận dụng tác chiến một số công nghệ hoặc vũ khí mới phát triển, ngoài ra còn ñể xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa hải quân 2 nước.

Nga và Trung Quốc không phải là ñồng minh quân sự nhưng cũng có 1 số thách thức chung trên biển. Ngoài các mối ñe dọa an ninh phi truyền thống, còn có những mối ñe dọa mang tính truyền thống ví dụ như mưu ñồ hùng bá khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Washington cũng gây ra áp lực lớn ñối với Bắc Kinh và Moscow. Trong hoàn cảnh ñó, viêc 2 bên có những cuộc diễn tập quân sự liên hợp ñể ñối phó cũng là xu thế tất yếu”.

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông Trung Quốc rầm rộ ñưa tin về hoạt ñộng quân sự chung giữa 2 nước, song song với nó là những thông tin liên tiếp về những thương vụ vũ khí thành công, ñiển hình là việc truyền thông Trung Quốc ñưa tin 2 nước ñã ñạt ñược thỏa thuận mua bán 100 chiếc máy bay chiến ñấu thế hệ thứ 4++ Su-35. Rõ ràng là hiện nay, Nga ñã trở thành ñối tác quân sự lớn nhất mà Trung Quốc muốn lôi kéo ñể lập trục ñồng minh ñối ñầu với Mỹ.

Tàu khu tr ục tên lửa Bystryy (715) của hải quân Nga

Thời gian qua, Bắc Kinh “trỗi dậy hòa bình” một cách ồn ào, ñe dọa, chèn ép các nước nhỏ, tranh chấp lợi ích, tranh ñoạt lãnh thổ phi lý với láng giềng, thách thức và ñối ñầu với Mỹ. ðặc biệt là hiện giờ Bắc Kinh ñang ồ ạt chạy ñua vũ trang, dốc sức phát triển tiềm lực quân ñội, bỏ quên những mâu thuẫn nội tại.

Trong thời gian qua Bắc Kinh ñã sử dụng chiêu bài kinh tế ñể khôi phục quan hệ với Myanmar, xây dựng quan hệ với Lào, Cambodia, Pakistan và một số nước châu Phi, và quan hệ với Nga cũng không phải là ngoại lệ.

Thế nhưng, hiện Nga không phải là Liên Xô ngày trước. Trên con ñường tìm lại ánh hào quang xưa, Nga luôn cứng rắn với những nguyên tắc cốt lõi nhưng cũng không thiếu những “thủ ñoạn” mềm dẻo ñể vừa không mất lòng ai, mà vẫn giữ ñược vị thế của một cường quốc. Họ thực hiện

Page 63: Diem tin so51 copy

63

chính sách ngoại giao ña phương nhưng có trọng tâm, chú trọng ñến những ñối tác cần ưu tiên ñể giành ñược lợi ích cao nhất cho mình nhưng cũng không “kết bè, kéo cánh”.

Tàu tiếp tế hậu cần Hồng Trạch Hồ (881) của Trung Quốc

Chính vì vậy, trong bài viết ñăng tải trên Tạp chí “National” của Mỹ, chuyên gia Michael Hersh cho biết, Nga vẫn là ñối thủ ñịa - chính trị lớn nhất của Mỹ. Ông viết: “một sự thật quan trọng là dưới sự lãnh ñạo của ông Putin, Nga ñã tìm lại vị thế quan trọng trên thế giới. Hiện nay trên trường quốc tế, ñịa vị của Nga rất ñược coi trọng, vượt qua Trung Quốc ñể trở thành ñối thủ lớn nhất của Mỹ.”

Dưới bàn tay lèo lái của ông Putin, chắc chắn Nga sẽ không dại gì mà ñi vào vết xe ñổ ngày trước, tham gia vào trục ñồng minh Nga - Trung như Trung Quốc ñang mơ tưởng, ñể rồi lại lao vào vòng xoáy chạy ñua vũ trang ñối ñầu với Mỹ như Liên Xô trước ñây. Trên con ñường tìm lại vinh quang của Liên bang Xô viết, nước Nga của ông Putin ñã tìm cho mình một con ñường ñi riêng, giàu bản sắc.

Chính Trung Quốc hiện nay ñã gợi cho người ta nhớ ñến thời kỳ “Chiến tranh lạnh” trước ñây, khi họ liên tiếp thách thức và chạy ñua vũ trang với Mỹ, bỏ quên những mâu thuẫn tiềm tàng trong nước. Nếu Bắc Kinh không thấm thía bài học vĩ ñại của thế kỷ 20, chắc chắn họ sẽ phải trả giá và rất có thể người ta sẽ thấy một “bài học Liên Xô” thứ 2.

Nguyễn Ngọc

Tổng hợp

Bài nói chuyện nội bộ của Tập Cận Bình bị lộ: “Tôi còn biết làm thế nào?”

Posted by basamnews on July 14th, 2013

Page 64: Diem tin so51 copy

64

ðôi lời: Tài liệu dưới ñây do một ñộc giả thân thiết gửi tới. Do không xác thực ñược nguồn, bản gốc tiếng Trung và về người dịch, nên chúng tôi ñã phải nhờ cậy cộng tác viên Quốc Thanh, người từng dịch các bài báo tiếng Trung, ñăng trên trang Ba Sàm này. Theo CTV Quốc Thanh, một số trang mạng bất ñồng chính kiến của Trung Quốc có ñăng lại bài này, như trang holihua.com, boxun.com.

Ngoài ra, CTV Quốc Thanh còn nhận xét về bản dịch: ”có nhiều ñoạn, cấu trúc của bài không trung thành với nguyên bản, tựa ñề và các tiểu mục do người dịch tự ñặt (?). Nhìn chung ñã chuyển tải ñược ñúng ý. Nhưng nếu ñề là dịch thì chưa thỏa ñáng, nên ñể là phỏng dịch”, ñồng thời sửa lại tựa và câu cuối của bài cho ñúng với nguyên bản tiếng Trung trên mạng.

Bổ sung, hồi 9h50′, CTV Quốc Thanh vừa email cho biết:

“Tôi l ại vừa tìm ra ñược bài viết cho là bài này ñược ngụy tạo có tổ chức từ tầng cấp cao Trung

Quốc: 习近平近期的几个习近平近期的几个习近平近期的几个习近平近期的几个“内部内部内部内部讲话讲话讲话讲话”为有组织的编造为有组织的编造为有组织的编造为有组织的编造 - “Mấy ‘Bài nói chuyện nội bộ” của Tập Cận Bình gần ñây là sự ngụy tạo có tổ chức“.

Trích: “Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ñã có rất nhiều sự ñồn ñoán về ñường hướng chấp chính của ông ta. Thông tin về tầng cấp cao gần ñây hết sức hỗn loạn, truyền thông tiết lộ mấy Bài nói chuyện nội bộ của Tập Cận Bình, có khẩu khí và phong cách rất giống với Tập Cận Bình. Theo tiết lộ của ban biên tập các cơ quan truyền thông có liên quan, nguồn cung cấp những “Bài nói” này là ñáng tin cậy, ñược truyền ñi từ cấp tương ñối cao. Cộng thêm mấy bài ñược lưu truyền gần

ñây như “Thất bất giảng”(“ 七不讲”), “Tân tam phản” (“ 新三反”), một giọng nói lạnh lùng của TQ ñại lục, những nhân vật vốn giữ thái ñộ lạc quan với ñường hướng chấp chính của Tập Cận Bình bắt ñầu thấy dao ñộng, kiểu nói Tập Cận Bình sẽ chuyển sang tả, thậm chí là Tập Cận Bình “sùng Mao” ñược lưu truyền khắp nơi. Một nhân vật có tiếng ở Bắc Kinh qua quan sát mới ñây ñã kết luận: Tập Cận Bình sẽ ñi theo “ðường lối Bạc Hy Lai” mà không có Bạc Hy Lai. Những người tả phái tỏ ra phấn chấn về ñiều này, còn những nhân vật hi vọng TQ ñi theo pháp chế dân

Page 65: Diem tin so51 copy

65

chủ, thực hiện các giá trị phổ quát trên thế giới cho xã hội thì thấy ñại thất vọng. Nguồn thạo tin chính trường Bắc Kinh nói với PV boxun.com, mấy “Bài nói chuyện nội bộ” của Tập Cận Bình gần ñây là sự ngụy tạo có tổ chức, với mục ñích ñể các giới cho là Tập Cận Bình không thể kiểm soát ñược tình hình (“liệu cơm gắp mắm”), sẽ ñi theo con ñường cũ thời Mao Trạch ðông. (…)”

.BS nên nói mấy lời rồi gỡ bỏ ñi thôi. (Trang boxun.com có cách làm tin rất giống với tinh thần trang BS ñấy, rất ñứng ñắn).”

.Tuy nhiên, chúng tôi quyết ñịnh sẽ không gỡ bài này, mà ñể lại cùng ñầy ñủ thông tin ở trên ñể ñộc giả biết thêm một thực tế chính trị kiểu Tàu Cộng (biết ñâu nó ñã và sẽ diễn ra ở VN?), cũng ñể một số trang mạng cùng rút kinh nghiệm khi ñã vội vã ñăng bài này mà không cố công tìm cách kiểm chứng.

****

Tại sao chính quy ền ưa bắt lu ật sư? Cập nhật: 15:39 GMT - thứ bảy, 13 tháng 7, 2013

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang, luật sư Nguyễn Văn ðài nói về xu hướng chính quyền ưa bắt giữ giới luật sư như một chính sách với hy vọng 'dập tắt tiếng nói' của những thành lũy cuối cùng bảo vệ công lý.

Trao ñổi với BBC từ Hà Nội, luật sư ðài cho rằng chính sách này của chính quyền không những không làm giới luật sư vì công lý im tiếng mà trái lại làm cho phong trào bất ñồng chính kiến có những phát triển ñược cho là mạnh hơn.

Luật sư ðài tổng kết ñiểm giống, khác của các vụ án mà chính quyền bắt giữ các luật sư, từ trước cho tới thời kỳ nhóm Nguyễn Văn ðài - Lê Thị Công Nhân bị bắt giữ, xử tù, ñến các vụ khác như với các luật sư, luật gia Lê Công ðịnh, Cù Huy Hà Vũ v.v... và gần nhất là Lê Quốc Quân, một luật sư theo công giáo từng tu nghiệp tại Mỹ.

Nhân dịp này ông ðài cũng bình luận về ñiều ñược cho là "sai lầm" mà luật sư Lê Công ðịnh ñã mắc phải khi bị chính quyền bắt giữ vài năm trước ñây.

Page 66: Diem tin so51 copy

66

Luật sư Lê Quốc Quân trong mắt người ñồng ñạo

14/07/13 4:04 PM

Việc tòa án Tp.Hà Nội hoãn phiên xử Ls. Lê Quốc Quân tội ‘tr ốn thuế’ vào ‘phút 89’ với lý do “th ẩm phán Lê Thị Hợp sau khi giao ban bị cảm ñột xuất phải ñi cấp cứu…” tuy có gây bất ngờ cho dư luận, nhưng mọi người thừa biết lý do sức khỏe chẳng qua chỉ là cái cớ che ñậy sự ‘lúng túng’ của nhà cầm quyền trong những toan tính xử lý vụ án sao cho có lợi nhất với họ.

Number of View: 1795

Tr ốn thuế hay tránh sự thật?

Tội danh ‘trốn thuế’ trước ñây ñã từng tống blogger ‘ðiếu Cày’ Nguyễn Văn Hải vào tù hồi 2008. Mặc dù bản thân anh chẳng kinh doanh gì to tát ngoài việc có nhà ở cho thuê, một dạng kinh doanh phổ biến khắp các tỉnh thành VN, từ mặt tiền ñường cho ñến tận hẻm sâu, mà nếu bị kiểm tra dễ có cả vạn người cùng phạm tội ‘tr ốn thuế’ như anh. Thế nhưng thiên hạ vẫn ‘bình chân như vại’ cứ thoải mái lượm tiền chả mất ñồng xu thuế nào, trong khi anh Hải thì giờ này ñang ngồi tù!!!

Chẳng qua chỉ vì họ không viết blog, không quan tâm ñến những vấn ñề nhức nhối của xã hội, ñất nước và nhất là không xuống ñường biểu tình lên án TQ chiếm các ñảo Hoàng Sa – Trường Sa của VN. Trốn thuế và không trốn thuế chỉ khác nhau bấy nhiêu thôi!

Trong một báo cáo bị rò rỉ bởi Wikileaks ñại sứ Mỹ tại VN khi ấy là Michael Michalak không hề có dòng nào là ðiếu Cày bị bắt vì ‘Tax Evasion’ (trốn thuế) mà vì ‘Anti-Olympics Blogger Arrested’ chống rước ñuốc Thế Vận hội Olympic 2008 do TQ tổ chức ñi ngang qua Sàigòn.

Cho nên việc Ls.Quân bị bắt vì ‘trốn thuế’ không còn là ‘chuyện lạ’ với mọi người. Bởi chẳng những anh ñã nhiều lần biểu tình chống TQ mà còn có những hoạt ñộng khác gây ‘khó chịu’ cho nhà cầm quyền, như ñấu tranh chống bất công xã hội, bênh vực dân nghèo dân oan mất ñất v.v…

Chỉ có ñiều tái diễn trò ‘trốn thuế’ ñ/v Ls.Quân chẳng những không ‘dễ ăn’ không chừng chỉ chuốc thêm tai tiếng vào mình mà thôi. Là người am hiểu luật, biết mình luôn nằm trong ‘tầm ngắm’ của an ninh, do ñã 2 lần bị bắt, lại ñang là giám ñốc một công ty kinh doanh, lẽ nào anh lại sơ xuất ñến mức quên bài trốn thuế của ðiếu Cày?

Page 67: Diem tin so51 copy

67

Và sự thật ñúng như vậy. Mới ñây em trai anh, Lê Quốc Quyết qua trả lời phỏng vấn ñài RFI hôm 4/7 cũng ñã khẳng ñịnh, chẳng những anh Quân không trốn thuế, mà ngược lại, với những tài liệu ñang có trong tay nhà nước còn ñang nợ lại công ty Giải Pháp Việt Nam của anh Quân số tiền (hoàn thuế) lên ñến 172 triệu ñồng!

Phải chăng chính việc tiết lộ này chỉ vài ngày trước phiên tòa ñã khiến nhà cầm quyền ‘lúng túng’ mà phải hoãn?

Cũng vì quá rõ cái tội ‘tr ốn thuế’ chỉ là cái cớ kiếm chuyện (ñã thế chứng cớ có khi lại ‘hớ hênh’?) nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế ñã lên tiếng yêu cầu phóng thích Ls.Quân ngay khi anh vừa bị bắt. Chỉ tiếc rằng áp lực của cộng ñồng quốc tế có vẻ như như ñang ngày một kém tác dụng?

Chẳng những anh không ñược thả, mà 6 tháng qua lại có thêm vài vụ bắt bớ ‘ầm ĩ’ khác. Bất chấp cả những dự ñoán mà nhiều người tin ‘chắc như ñinh ñóng cột’ vi ệc ñàm phán xin gia nhập TPP mà VN ñang tiến hành ñến ñoạn cuối sẽ buộc chính quyền phải ‘t ử tế’ hơn ñể tránh gây thêm những ‘tai tiếng’ không cần thiết.

Thế nhưng mọi chuyện ñã diễn ra ngược lại. dư luận càng lên án bắt bớ càng mạnh tay hơn! Trong tình hình có vẻ bi quan hiện nay, liệu số phận Ls.Quân cũng như bloggers khác sắp tới sẽ ra sao?

Không chỉ là người ‘b ất ñồng’

Không như phần lớn những người bất ñồng chính kiến bị bắt khác, ñây ñã là lần thứ 3 Ls.Lê Quốc Quân bị chính quyền bắt!

Lần ñầu là vào ngày 08/3/2007 khi anh vừa từ Mỹ trở về khóa nghiên cứu ngắn hạn của Tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy, NED) tại Washington và bị giam tại trại của bộ Công an vì bị qui vào tội 79 Bộ luật Hình sự ‘âm mưu lật ñổ chính quyền nhân dân’. Tuy nhiên sau khi có sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ anh ñược trở về nhà vào ngày 13/7/2007. Còn lần thứ 2 là khi anh ‘lân la’ ñến phiên xử Ls.Cù Huy Hà Vũ hồi tháng 4/2011 nhưng nhanh chóng ñược thả sau chỉ vài ngày.

Việc một người bị bắt giam ñến 3 tháng với những tội danh liên quan ñến an ninh chính trị, thế nhưng bỗng dưng sau ñó lại ñược trả tự do, có thể nói ñó là những chuyện ‘hiếm có’ xưa nay ở VN. Gần ñây, chúng ta chỉ mới thấy 2 trường hợp, ngoài Ls.Lê Quốc Quân là nhà báo tự do Phạm Chí Dũng với tội ‘làm tiết lộ bí mật an ninh quốc gia’.

Ls Lê Quốc Quân bị bắt và ñánh ñập tại Tòa Khâm sứ chiều 25/1/2008

Page 68: Diem tin so51 copy

68

Chi tiết này cho thấy việc anh Quân bị bắt ñến lần 3 (12/2012) và tội danh bây giờ chuyển sang ‘trốn thuế’ là việc ‘chẳng ñặng ñừng’ vì lý do này hoàn toàn không chút thuyết phục, mặc dù vậy chắc chắn cũng ñã ñược các ñạo diễn cân nhắc kỹ lưỡng.

Chỉ có ñiều bắt ñã ‘vất vả’ thế thì biết xử thế nào ñây?

Lý do của sự ‘gai góc’ nằm ở chỗ, Lê Quốc Quân không như những người bất ñồng khác. Chẳng phải anh tài giỏi hay tài cao ñức ñộ hơn người, ñược biết anh là người rất khiêm cung dễ mến, mà ñơn giản chỉ vì ngoài những hoạt ñộng ñấu tranh ngoài xã hội, anh còn là một giáo dân nhiệt thành ñược nhiều người biết tiếng.

Cũng như J.B (Joan Baotixita) Nguyễn Hữu Vinh dù chẳng là tu sĩ nhưng cái tên Giuse Lê Quốc Quân ñã trở nên quen thuộc với giáo hội kể từ sau biến cố cố Tòa Khâm Sứ ñầu năm 2008 khi anh bị an ninh hành hung trong sân tòa nhà này. Hiện Ls.Quân là thành viên ban Công Lý Hòa Bình giáo phận Vinh (quê anh) và tham gia Cộng ðoàn Doanh Nhân Trí thức Công giáo cùng nhiều hoạt ñộng khác của cả giáo phận Vinh lẫn nhà thờ Thái Hà.

Trong những ngày qua ñã có rất nhiều buổi lễ hiệp thông cầu nguyện cho anh cùng các nạn nhân khác bị chính quyền bắt vô cớ ñược tổ chức tại nhiều nhà thờ trên cả nước. Trong ñó, nổi bật hơn cả là tại nhà thờ DCCT Sàigòn và giáo xứ Thái Hà với số giáo dân có hôm lên ñến hàng ngàn người, tạo nên một bầu không khí rất ñặc biệt. Một cảm giác lành thánh, an bình tuyệt ñối không còn chỗ cho nỗi cô ñơn, sự sợ hãi v.v… Nhiều nhân sĩ trí thức, các bloggers tên tuổi ñến cũng ñã ñến ñây ñể cùng chia sẻ nỗi thống khổ với các gia ñình có người thân con em bị chính quyền ‘xách nhiễu’ bắt giam vô cớ, bất kể họ là ai, ở ñâu, tuổi tác, ñịa vị xã hội, tôn giáo ra sao v.v…

Tóm lại, việc bắt Ls.Quân không còn ñơn giản là chuyện giữa chính quyền và công dân, một cá nhân mà là ñụng chạm ñến niềm tin của cả cộng ñồng tôn giáo liên quan ñến những giá trị thiêng liêng cần ñược bảo vệ.

Ngoài áp lực quan trọng này vụ bắt bớ này còn khiến chính quyền phải ñối mặt với những chỉ trích phê bình của nhân sĩ trí thức, các tổ chức phi chính phủ nhiều nơi. Như ñài Á châuTự Do (RFA) ñã lập hẳn trang thỉnh nguyện thư cho mọi người ký tên yêu cầu nhà cầm quyền VN trả tự do cho Ls.Quân. Một số buổi thắp nến cầu nguyện cũng ñã ñược cộng ñồng người Vi ệt hải ngoại tổ chức tổ chức v.v… nhưng chính áp lực từ trong nước mới là ñiều khiến nhà cầm quyền e ngại hơn cả.

ðiển hình như phát biểu của tiến sĩ Lê ðăng Doanh trên BBC hôm 5/7 cho rằng bắt bớ giới luật sư (như Lê Quốc Quân) là nhà nước VN ñang tấn công vào những “thành lũy cuối cùng” bảo vệ công lý cho người dân.

Tiến sĩ Nguyễn ðăng Doanh là trí thức ‘tầm cỡ’ trong nước ñược nhiều người nể trọng, kể cả từ giới lãnh ñạo cấp cao. Những phát biểu thẳng thắn của ông về quản lý kinh tế chúng ta ñã ñược nghe nhiều. Trong ñó nổi tiếng là bài thuyết giảng trước Bộ Chính Trị ñảng CSVN về thực trạng ñất nước từ năm 2005. Tuy nhiên, về các vụ bắt bớ thì ñây là lần ñầu tiên ông lên tiếng và lên tiếng một cách ‘mạnh miệng’ lại ngay trước phiên tòa xử Ls.Quân chỉ vài hôm. Không biết có phải ‘sự lạ’ này cùng áp lực từ giáo hội khiến phiên tòa 9/7 phải tạm hoãn hay không, nhưng rõ ràng phát biểu của Ts. Lê ðăng Doanh ñã cho thấy mức ñộ bức xúc trong giới trí thức ñã dâng cao hơn kể từ

Page 69: Diem tin so51 copy

69

sau vụ bắt nhà báo Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Viết ðào. ðây là lời cảnh báo nghiêm túc cho nhà cầm quyền về những hệ lụy có thể xảy ra nếu họ tiếp tục làn sóng bắt bớ.

Cuối cùng, một khả năng khác khiến phiên tòa phải hoãn có thể vì việc ông chủ tịch nước ông Trương Tấn Sang sắp sang thăm chính thức Mỹ theo lời mời của ông Obama vào cuối tháng 7 này, trong ñó có bàn về nhân quyền, hoãn xử ñể chuyến ñi của ông Sang ñược bớt ‘sóng gió’ hơn?

“không còn gì ñể mất…”

Tất cả những ñiều trên chỉ là suy ñoán của người viết dựa trên những gì quan sát ñược quanh việc chính quyền bắt tội Ls.Quân và dưới cái nhìn của người có ñạo. ðúng hoặc sai không quan trọng bằng việc bày tỏ sự quan tâm ñến thân phận tù tội của anh Quân hiện nay, cùng những gì mà gia ñình anh ñang gánh chịu, mà ngoài anh ra còn 2 thành viên khác nữa, ñặc biệt là Cụ thân mẫu anh.

Tìm hiểu về chuyện bắt bớ Ls.Quân ñược nghe lại ñoạn phỏng vấn của ñài RFA với mẹ Quân hôm 30/12/2012, vài ngày sau khi anh bị bắt. Chất giọng ‘trọ trẹ’ ñầy ñau khổ của Cụ bà Nguyễn Thị Trâm khiến chúng ta ai nghe xong khó mà cầm ñược nước mắt “Gia ñình tôi ñến nay có ba người bị bắt. Một người cháu của tôi mới có bầu hơn hai tháng bị bắt. Lê ðình Quản bị bắt cách ñây hai tháng rồi, nay ñến Lê Quốc Quân. Nhà nước này phức tạp quá, họ không tìm ra lý do gì ñể bắt; tự nhiên họ xông vào cướp giấy tờ, máy tính … Không có gì nay họ vu cho tội trốn thuế… Tôi ñau ñớn quá. Tôi là người mẹ của bảy ñứa con, chồng mất sớm, nên cũng cay ñắng lắm. Giờ chỉ nhờ các cơ quan truyền thông lên tiếng, chứ tôi chẳng còn gì ñể mất nữa”

Chỉ trong một thời gian ngắn ba người con cùng bị lâm vào vòng ñao lý, cơ sở làm ăn của các con vốn là ‘nồi cơm’ nuôi gia ñình nay ñã tan tành, tơi tả… với một gia ñình, thử hỏi còn ‘ñại họa’ nào hơn?

Nếu các con bà như bao người khác chỉ biết lao vào kiếm tiền ‘thu vén’ lo cho gia ñình, với hai công ty tư vấn Giải pháp Việt Nam và VietNam Credit không khó ñể các con cụ ñược xã hội tôn vinh là ‘những người thành ñạt’ còn Cụ ñâu phải khốn khổ như hiện nay!

Có lẽ hơn lúc nào gia ñình Cụ ñang rất cần sự quan tâm của mọi người có lương tri mọi nơi, nhất là từ giáo hội. Cho ñến nay cả Ủy ban Công Lý – Hòa Bình giáo phận Vinh, Tòa TGM Hà Nội lẫn Hội ðồng Giám Mục VN vẫn chưa nơi nào chính thức lên tiếng bênh vực Ls.Quân, nhưng ñiều này hẳn giáo hội ñang ‘làm ngơ’, mà có thể do sự thận trọng nào ñó khi án chưa tuyên. Chí dám hy vọng các ðấng bậc trong giáo hội, bằng cách nào ñó, sẽ không quên anh. ðược biết trong tù Ls.Giuse Lê Quốc Quân từng nhiều lần yêu cầu nhận quyển kinh thánh do gia ñình gởi vào nhưng ñã bị từ chối. Là những ñồng ñạo với anh hơn ai hết chúng ta hiểu vì sao anh cần kinh thánh lúc này? Chỉ có ở kinh thánh mới có những lời ủi an vô giá mà Chúa Jésus 2 ngàn năm trước ñã cảnh tỉnh các môn ñệ theo Ngài trên con ñường ñi tìm chân lý sự thật “Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ ñã bắt bớ Thầy thì họ cũng sẽ bắt bớ các con” (Ga 15,18-21)

Thế nhưng ”Ai ra ñi trong nước mắt, sẽ gặt giữa vui mừng!” Chắc chắn tương lai anh Giuse Lê Quốc Quân cũng sẽ tươi sáng như vậy.

Sàigòn, 12/7/2013. Alf. Hoàng Gia Bảo

Page 70: Diem tin so51 copy

70

Lối ra nào có hậu cho vụ Ls Lê Quốc Quân Phần I

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Bắt bằng ñược – ðỏ như vang

Như vậy, cuối cùng thì Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hoãn phiên xử Ls Lê Quốc Quân cái rụp chỉ mấy tiếng ñồng hồ trước khi bắt ñầu. Nhiều người thấy hẫng, vì công lao chuẩn bị mấy ngày ñể ñi dự phiên tòa lại chưa thực hiện ñược, nhỡ một số việc. Một số bà con từ quê hương, từ Nghệ An, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác ñã ñến Hà Nội âm thầm bằng nhiều cách, lại coi như làm chuyến ñi thăm Thủ ñô nhân dịp nông nhàn ñể lần sau có ra thì ñã thông thạo ñường sá. Một số nữa thì thở phào: Cũng may, ñợt này chưa thu xếp ñược ra HN không thì nhỡ mất không ñi dự tòa ñược, hẹn sẽ có mặt khi có lịch xử ñàng hoàng. (Và hi vọng không bị… hoãn tiếp).

Có thể có người tin là bà thẩm phán Lê Thị Hợp bị cảm ñột ngột hoặc ñột quỵ là có thật. Tôi cũng tin có thể là như thế. Nhưng nếu vì chỉ một bà thẩm phán này ñột quỵ mà phiên tòa công phu như vậy không thể xảy ra, thì tôi lại không tin.

Bởi nếu chỉ vì chuyện ruồi bâu vậy mà phải hoãn, thì chắc phải hoãn ngay từ quá trình ñiều tra phiên tòa khi cô Oông, em họ Ls Lê Quốc Quân bị bắt ñi ñột ngột khi ñang mang thai. ðây là hành ñộng vi phạm pháp luật và ñạo ñức nghiêm trọng. Và sau khi ñược thả ra, thì cái thai, niềm hi vọng của ñôi vợ chồng trẻ cũng ñã không thể tồn tại. Vậy mà vụ án vẫn tiếp tục như không hề có vấn ñề gì. Thậm chí, phiên tòa này sẽ không thể có khi mà cơ quan ñiều tra vào ñiều tra Công ty Giải pháp Việt Nam sẽ nhận ñược thông tin là Cơ quan Thông tra Thuế ñã dành hẳn một thời gian dài thông tra Công ty của Ls Lê Quốc Quân và cuối cùng thì không tìm ra ñiều gì khuất tất ñã phải có quyết ñịnh ñình chỉ cuộc thông tra. Rồi khi tiếp xúc với các hồ sơ, hợp ñồng, hóa ñơn… những chứng lý trong quá trình hoạt ñộng ñược thể hiện bằng chữ ký sống, hóa ñơn ñàng hoàng, hợp ñồng ñầy ñủ… thì hẳn các nhà thi hành luật pháp cũng hiểu rằng ñưa thành một vụ án, dù là cái cớ cũng không phải dễ dàng ñể bóp nó theo khuôn khổ cái gọi là “luật pháp” trong Nhà nước pháp quyền.

Nhưng, vấn ñề cuối cùng vẫn là ý chí thắng thực tiễn, nhất ñịnh phải có cớ nào ñó ñể Lê Quốc Quân phải vào tù. Và phiên tòa ñã ñược chuẩn bị sẵn sàng.

Một lần phải “làm việc” với một công an, anh ta hỏi tôi: - Ông biết chúng tôi vừa bắt Lê Quốc Quân chứ”? - Tôi biết và cả thế giới ñều biết. - ðấy, hôm nay ông không lên làm việc, chúng tôi sẽ có biện pháp, ông có tin không? Hôm

nay chúng tôi sẽ làm việc với ông về vấn ñề liên quan Lê Quốc Quân. - Tin chứ. Tôi tin là các ông có thể vác súng xuống bắn chết tôi tại nhà. Nhưng tôi tưởng Lê

Quốc Quân bị bắt vì trốn thuế thật. Hóa ra lại làm trò mèo này à? - Không, bắn thì không. Nhưng chúng tôi có biện pháp. - Ồ, bắt bớ thì có khó gì ñâu, mọi người có trốn ñi ñâu ñâu. Chúng tôi, tin các anh làm ñược

mọi việc, kể cả làm lại một Thiên An môn. Nhưng ñừng ñem nó ra dọa.

Page 71: Diem tin so51 copy

71

ðấy vụ Lê Quốc Quân ñược chuẩn bị kỹ càng, công phu là thế và ñã hàng năm tr ời nay.

Người ta biết ñiều ñó khi bỗng dưng Lê Quốc Quân bị ñánh chí tử từ nơi gửi xe về nhà mà ñến giờ lực lượng công an tài giỏi của ta không tài nào tìm ra thủ phạm dù Quân ñã nhận mặt ñược một số ñứa ñánh ông. Thậm chí ông còn khẳng ñịnh là có bàn tay của chính quyền, trừ trường hợp cơ quan công an ñưa ra ñược bằng chứng ngược lại. Thế mà chịu.

Người ta biết ñiều ñó, khi cách ñây hàng năm, hàng ñoàn người bí mật, hoặc công khai theo dõi, bám sát Lê Quốc Quân.

Người ta cũng biết ñiều ñó, khi mà công ty của Quân mỗi lần thuê nhà xong, lại bị buộc phải di chuyển hết lần này ñến lần khác.

Và khi phiên tòa ñã sẵn sàng, mọi thứ ñã chuẩn bị thì lại bị hoãn vì một lý do rất… “trốn thuế”.

Công phu là thế, tốn kém là thế, kỹ càng là thế… vậy thì ñâu phải chỉ vì một chiếc ñinh ốc là cơn ñau của bà thẩm phán lại dừng lại ñược cỗ máy ñang vận hành hùng hổ?

Bắt xong rồi – Vàng như nghệ

Một buổi cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân

Với Ls Lê Quốc Quân, bắt giữ ông ta không có gì là khó. Nhà nước Việt Nam thừa kinh nghiệm khi bắt giữ ông ta. Lần thứ nhất, ông bị bắt vì tội khủng khiếp là “Tổ chức lật ñổ chính quyền nhân dân” – một tội tầy ñình có thể mất mạng. Vậy nhưng, nhà nước ñã thả ông rất ñơn giản, chỉ vì “Lê Quốc Quân ñã thành khẩn, xin ñược khoan hồng và có ñơn trình bày”. Thật tuyệt vời. Có lẽ, ñây là lý do hài hước nhất trong mọi khả năng hài hước có thể ñược sử dụng. Bởi với tội ñó, chỉ cần ñơn trình bày, thì tội như thế này, chỉ cần cười khẩy cũng ñược tha?

Lần thứ hai, ông bị bắt cũng chỉ vì nhà nước thấy… thích bắt. Người dân có ñủ bằng chứng rằng ông không hề vi phạm pháp luật khi ñi tham dự phiên tòa công khai. Và khi ñó, lòng dân nổi giận. Hàng vạn người cất tiếng phẫn uất hàng vạn lời cầu nguyện ñược dâng lên… tất cả ñứng bên

Page 72: Diem tin so51 copy

72

ông, nguyện ñồng hành với ông trong cơn khốn khó. Và nhà nước ñã phải thả ông sau 10 ngày giam giữ.

Và lần này, ông lại bị bắt vì “trốn thuế”. Xem ra, cái lý do “trốn thuế” dễ nghe và dễ tin hơn là “tổ chức lật ñổ chính quyền nhân dân” hoặc “gây rối trật tự công cộng”. Bởi ở Việt Nam, ñã làm ăn, thì ai ai chẳng trốn thuế? Cơ quan, ñơn vị nào chẳng trốn thuế… nó nhiều và nhan nhản ñến mức ai cũng hiểu, chẳng người nào không hiểu. ðể chứng minh ñiều này. Trên trang ñiện tử ðảng Cộng sản Việt Nam, ông Phạm Sĩ Liêm, Chủ tịch Hội Xây dựng Việt Nam cho biết: “T ổng Hội Xây dựng Việt Nam ñang nghiên cứu ñánh giá toàn diện và có cơ sở khoa học, trước mắt cho rằng mức thất thoát trên dưới 10% là gần với thực tế”. Nhưng, có ñốt ñuốc tìm từ cơ quan cấp ngân sách ñến cơ quan chi tiêu, có ai tìm ra ñược một ñồng không có hóa ñơn, chứng từ ñể chứng minh con số 10% của hàng trăm ngàn tỷ ñồng kia bị xà xẻo, tham nhũng và ăn cắp. Nghĩa là hàng chục ngàn tỷ ñồng gọi là thất thoát kia, ñều là trốn, lậu hoặc giả mà không có một ai bị bắt, nếu ông vẫn làm, ăn, chia… ñầy ñủ. Do vậy, khi buộc cho cái tội trốn thuế, người dân dễ nghe, dễ tin và dễ thông cảm với… cơ quan ñiều tra hơn, vì ñã có “lý do chính ñáng”.

Thế nhưng, ñiều mà họ không ngờ, là khác với trước ñây, ngay thời kỳ ðức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận phải ñi tù ñến 9 năm biệt giam, 4 năm quản chế mà không cần có án. Hàng loạt linh mục, tu sĩ, giáo dân, văn nghệ sĩ ñược ưu tiên cho ñi tù mút mùa, thậm chí chết mất xác vẫn không cần án, chỉ cần một quan chức cộng sản thấy ghét mặt cũng có thể cho ñi tù. Thì bây giờ ñã khác.

Nhà nước ñang ra sức hô hào “xây dựng nhà nước pháp quyền” ñể tránh ñi cái nhãn hiệu thực tế không hề tốt ñẹp mà họ không muốn mang chút nào, ñó là nhà nước ñộc tài cộng sản. Vì thế, nên cũng có luật, có các cơ quan và luật sư, tòa án… ñủ cả.

Nhưng dù có ñủ cả, thì cũng ñều do ñảng cộng sản lãnh ñạo tuyệt ñối. Dù ñảng có lãnh ñạo tuyệt ñối, thì người dân vẫn biết họ có quyền gì. Vì vậy, nhiều vấn ñề

rắc rối cho nhà nước trong vụ án này. (Còn tiếp)

Page 73: Diem tin so51 copy

73

ðoàn Văn Vươn thứ hai? Nguyễn Ngọc Già

.

Phiên xử ông Nguyễn Viết Tr ương tại Tòa án tỉnh Khánh Hòa sáng 24/6/2013

ðoàn Văn Vươn thứ nhất.

Theo tin cho hay, ñại gia ñình ðoàn Văn Vươn chuẩn bị hầu tòa vào ngày 28/7 tới ñây [1]. Bà Nguyễn Thị Thương và bà Phạm Thị Báu vợ của ông ðoàn Văn Vươn và ông ðoàn Văn Quý cho biết, gia ñình họ ñã bị gây khó [2] trong việc chuẩn bị cho phiên phúc thẩm.

Mới ñây, ðỗ Hữu Ca – Giám ñốc Công an Hải Phòng – vừa ñược thăng chức thiếu tướng [3] cùng với nhiều ông (bà) khác. Trang phunutoday trích lời Trần ðại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu ý nghĩa quan trọng cho lần phong tướng công an kỳ này:

“Quyết ñịnh thăng cấp bậc hàm Tướng cho các ñồng chí sỹ quan cấp cao của lực lượng CAND hôm nay thể hiện sự ghi nhận, biểu dương và ñánh giá cao của ðảng, Nhà nước và nhân dân ñối với những thành tích, công lao ñóng góp to lớn của lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT, ñánh dấu sự trưởng thành, phát triển của lực lượng CAND nói chung, các ñồng chí ñược thăng cấp bậc hàm Tướng nói riêng. Niềm vinh dự, tự hào này không chỉ thuộc về các ñồng chí ñược thăng cấp bậc hàm cấp Tướng hôm nay, mà là niềm vinh dự, tự hào chung của toàn lực lượng CAND”.

ðỗ Hữu Ca – Tân thiếu tướng công an – bỗng chốc “nổi tiếng” sau khi chỉ huy tổng tấn công bằng sức người và sức chó cùng vô số súng ống vào ñại gia ñình “Người nông dân nổi dậy” – ñã ñược nhiệt liệt chúc mừng từ các “ñồng chí” của ông ta.

May mắn ñã xảy ra trong trận “san bằng bình ñịa” gia ñình người cựu quân nhân ðoàn Văn Vươn: một số công an viên bị dính ñạn bông cải với thương tật không nặng lắm, riêng ðỗ Hữu Ca bình an ñể thuyết giảng về người Tiên Lãng “rất thuần” [4] – chữ dùng cho thú hoang dã.

Page 74: Diem tin so51 copy

74

Thật khó ñể tin vụ án gia ñình ông ðoàn Văn Vươn có kết quả tốt ñẹp, với chỉ dấu ðỗ Hữu Ca vừa ñược thăng tướng, dù trong phiên sơ thẩm ông Vươn ñã ngỏ lời cám ơn “ñảng và nhà nước” ñã quan tâm ñến gia ñình ông (!).

ðoàn Văn Vươn thứ hai?

Nguyễn Viết Trương, giám ñốc Công ty TNHH Sông Mã, người vừa bị kết án – qua phiên sơ thẩm mở ngày 15/7/2013 – 23 năm tù vì 2 tội: “gi ết người” – 19 năm, “tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ” – 4 năm, dù ông Trương nhất quyết bản thân vô tội [5].

Phiên tòa kết án ông Trương lẽ ra ñược xử vào 24/6/2013, tuy nhiên nó ñược hoãn lại [6] vì lý do ông Trương ñề nghị Giám ñốc công an tỉnh Khánh Hòa cần có mặt ñể ñối chất làm rõ vụ việc.

Theo diễn biến trong phiên tòa, ông Trương ñã ñặt chất nổ mưu sát giám ñốc công an tỉnh Khánh Hòa – ñại tá Trần Ngọc Khánh, 49 tuổi, làm cho ông này bị thủng hai màng nhĩ với thương tật vĩnh viễn ñược cho là 41%.

Tuy nhiên, trước ñó, trang xaluan.com cho hay [7]:

“Rất may, vào thời ñiểm xảy ra vụ nổ, gia ñình ông Khánh ñang có mặt trong ngôi nhà nhưng không có thiệt hại gì về người”.

Hình ảnh người ñàn ông gầy gò, 57 tuổi, xuất hiện trước vành móng ngựa với nét mặt ngùn ngụt sự phẫn hận không cần che giấu, khiến người viết lần tìm thêm các nguồn thông tin trong quá khứ.

Trang “Pháp Luật Việt Nam” số ra ngày 20/2/2012 có bài “Một vụ án 3 lần xử… vẫn sai” [8], ñã ñưa ra nhiều chứng cứ và luận ñiểm khách quan mô tả mâu thuẫn giữa Công ty TNHH Sông Mã do ông Nguyễn Viết Trương làm giám ñốc cùng với công ty Kiệt Việt (ñối tác với ông Trương).

Trong bài báo này, cho thấy ông Trương ñã bị phía công an và tòa án huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa “xử ép”. Ngoài việc bài báo cho rằng ông Trương phản ñối và kháng cáo, bài còn dẫn ra thương tật mà ông Trương ñã bị một số người hành hung rất nặng: gãy răng cửa, gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi.

Hung thủ gây thương tật cho ông Trương là Nguyễn Trung Trực bị 6 tháng tù giam và Văn Thị Kim Sang (mẹ của Trực) bị 6 tháng tù treo.

Luật sư Lê Văn Kiện ñược dẫn lời “Phải hủy án ñể ñiều tra, xét xử lại”.

Liên quan ñến việc ông Nguyễn Viết Trương bị “xử ép”, trang xaluan.com cũng có bài “Nổ mìn ở Khánh Hòa: Nghi phạm từng tố cáo công an nhiều lần” [9] với nhiều tình tiết ñáng chú ý:

Ông Nguyễn Viết Trương là giám ñốc Công ty TNHH Sông Mã, từng viết nhiều ñơn tố cáo lãnh ñạo, ñiều tra viên Công an tỉnh Khánh Hòa.

Page 75: Diem tin so51 copy

75

Ngày 29-4-2009, ông Trương tố cáo hai ñiều tra viên N.L.T. và T.M.H. thuộc Cơ quan cảnh sát ñiều tra Công an Khánh Hòa ñã “cướp và cưỡng ñoạt tài sản là chiếc xe cẩu của ông nhưng Cơ quan cảnh sát ñiều tra Công an tỉnh bao che không giải quyết”.

Bài báo cho hay: “Ông Trương bức xúc cho rằng lẽ ra việc thu hồi xe trong vụ tranh chấp này phải do tòa án phán quyết chứ không phải công an”.

Tiếp sau ñó:

Ngày 8-5-2009, Cơ quan cảnh sát ñiều tra Công an tỉnh Khánh Hòa có thông báo trả lời cho ông Trương, nêu rõ ñã “nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác minh và ñã xác ñịnh những nội dung tố cáo của ông ñối với hai ñiều tra viên N.L.T. và T.M.H. là hoàn toàn không ñúng sự thật. Hai ñiều tra viên hoàn toàn vô tư và khách quan trong quá trình ñiều tra”.

Ông Nguyễn Viết Trương không chấp nhận.

Do ñó, ngày 26-3-2010 ông Trương lại gửi ñơn ñến phòng tiếp công dân tỉnh Khánh Hòa tiếp tục khiếu nại.

Ngày 21-4-2010, ñại tá Trần Quang Họa – thủ trưởng Cơ quan cảnh sát ñiều tra Công an tỉnh Khánh Hòa – có văn bản trả lời, khẳng ñịnh: “Lần nữa thông báo cho ông biết: trong quá trình ñiều tra, hai ñiều tra viên N.L.T. và T.M.H. hoàn toàn khách quan”.

Ngoài ra ông Trương còn tố cáo: “…năm 2007 ông bị Công ty KV lừa ñảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm ñoạt tài sản của ông gồm 892 triệu ñồng, bốn chiếc xe các loại, hai máy nén khí và nợ lương 104 triệu ñồng, tuy nhiên các phòng PC15, PC16 Công an tỉnh Khánh Hòa có dấu hiệu bao che tội phạm nên không xử lý hình sự ñối với Công ty KV”.

Sau nhiều sư việc nghiêm trọng xảy ra suốt từ 2007 và nhiều lần cầu viện ñến công lý, sau cùng, ông Trương ñã viết ñơn gởi ñến Trần ðại Quang – Bộ trường Bộ Công an vào ngày 24-3-2012.

Ngày 17/4/2012, thanh tra Bộ Công an có văn bản gửi ông Trương cho biết vụ việc của ông không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ công an và hướng dẫn ông gửi ñơn này ñến viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa ñể thực hiện khiếu nại theo quy ñịnh pháp luật.

Uất ức ñến cùng cực?

Sau nhiều lần thất bại, khi ông Trương ñề nghị Giám ñốc công an tỉnh Khánh Hòa tiếp dân, vụ nổ ñã xảy ra sáng ngày 30/7/2012. Theo ông, vụ nổ nhằm “gây tiếng vang dư luận ñể các cơ quan chức năng can thiệp những khiếu nại của mình trong các vụ tranh chấp mà chưa ñược giải quyết thỏa ñáng”.

Mâu thuẫn và tranh chấp trong kinh doanh của ông Nguyễn Viết Trương cùng các ñối tác diễn ra suốt hơn 5 năm và ông cũng ñã cầu viện ñến “pháp luật XHCN” nhiều lần ñể nhận ñược sự trả lời vô trách nhiệm từ cấp cao nhất – Bộ công an, cho ñến công an tỉnh Khánh Hòa và huyện Cam Lâm

Page 76: Diem tin so51 copy

76

trong những bài báo thượng dẫn, phải chăng ñã ép ông ñến “bước ñường cùng” trong mảnh ñời lăn lóc của phận dân ñen?

Người dân ñịa phương cho biết, ông Trương sống khép kín, lặng lẽ với một gia ñình tan vỡ. Người vợ ly thân của ông không xuất hiện trong phiên tòa.

Những lời bình luận của hàng xóm vẽ ra hình ảnh người ñàn ông bị thất bại trong cuộc sống gia ñình, cùng với những công việc làm ăn bị lừa ñảo, nợ nần ngập ñầu mà các chủ nợ réo ñòi, trong khi chính ông cũng bị nợ và bị quỵt nợ, cướp ñoạt tài sản cùng với sự tiếp tay của công an ñịa phương huyện và tỉnh ñã làm ông trở nên ñiên cuồng trong hành ñộng ñặt chất nổ nhà Trần Ngọc Khánh – giám ñốc công an Khánh Hòa?

Rất có thể là như thế, bởi Nguyễn Viết Trương cho biết ñã nhiều lần gọi ñiện ñề nghị ñược Khánh nói chuyện, nhưng Khánh từ chối.

Dù không ai chấp nhận hành ñộng ñặt chất nổ của ông Trương, nhưng cả công an, viện kiểm sát cho ñến tòa án cùng hàng chục trang báo lên án, phỉ báng và miệt thị ông như một tên sát nhân máu lạnh lại không gắn kết với nỗi oan khuất và bị “pháp luật XHCN” chà ñạp suốt hơn 5 năm qua, ñó không thể gọi là khách quan khi thiếu liên hệ với nội tâm một người ñàn ông bế tắc và quẫn trí ñến cùng tận?

Có phải như thế, luật sư ñược chỉ ñịnh – Phan Tấn Hùng cho rằng: quá trình phạm tội của bị cáo là có nguyên nhân. Vì trong quá trình giải quyết tranh chấp các vụ việc có liên quan ñến cơ quan công an, dù phía công an nói ñã giải quyết nhưng vì sao vẫn khiếu nại kéo dài. Do ñó, cần phải ñiều tra hành vi phạm tội của bị cáo bắt nguồn từ ñâu?

TỰ DO BÁO CHÍ KIỂU VIỆT NAM July 17, 2013

Bản dịch của Hoàng Kim Phượng

(Defend the Defenders) Pham Doan Trang Asia Sentinel | 16 July 2013 | Làm báo ở Việt Nam là một công việc nguy hiểm, chắc chắn vậy. Cứ mỗi tuần, ở Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương của ðảng Cộng sản Việt Nam, và ở

TP.HCM thì bộ phận phía nam của ban này, lại tổ chức các cuộc họp “ñịnh hướng” với lãnh ñạo của những tờ báo lớn trong nước.

Page 77: Diem tin so51 copy

77

Không phải là ngẫu nhiên khi tất cả các lãnh ñạo báo ñều là ñảng viên. Quan chức Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an cũng có mặt. Những cuộc họp tương tự diễn ra ở tất cả các tỉnh, và là những cuộc họp ñiển hình cho thấy hoạt ñộng quản lý báo chí ở Việt Nam hoàn hảo tới mức nào. Tại các cuộc họp này, ai ñó ở Ban Tuyên giáo sẽ ñánh giá hoạt ñộng của các báo trong tuần vừa qua, biểu dương tờ nào biết phục tùng, khiển trách và ñôi khi phạt những tờ nào ñi chệch hướng.

Theo kiểu “ñứa ñập ñứa xoa”, hoạt ñộng giám sát của ñảng là sự pha trộn giữa khuyên nhủ và thuyết phục với ñe dọa và một chút trấn áp. Mặc dù chẳng có cơ sở pháp lý nào, nhưng ñảng vẫn xem báo chí như là “lực lượng tuyên truyền”, phải chịu sự hướng dẫn và chỉ ñạo của ñảng. Có lẽ bản thân ñảng cũng hiểu cái sự vô lý của hành ñộng nô dịch hóa này, vốn giẫm ñạp lên các nguyên tắc pháp luật và báo chí.

Một mặt, Ban Tuyên giáo chỉ ñạo “các ñồng chí biên tập, lãnh ñạo báo chí” phải ñảm bảo rằng các phóng viên ở tòa soạn “ñược ñịnh hướng ñầy ñủ”, trong khi một mặt khác, ñảng lại muốn tất cả mọi người giữ bí mật tuyệt ñối về các chỉ ñạo của ñảng.

Thông tin về sự tồn tại của những cuộc họp hàng tuần như thế, và nội dung của chúng, ñôi khi cũng bị rò rỉ ra giới blog – diễn ñàn trên mạng nằm ngoài tầm kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2011, hình như các nhà báo ñã ñược chỉ thị là không ñược ñưa tin về chuyện diễn viên Hồng Ánh ñộc lập tranh cử ñại biểu Quốc hội; không ñược gọi nhà hoạt ñộng bất ñồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ là “Tiến sĩ Vũ” – ông Vũ khi ñó ñang sắp bị xét xử vì tội tuyên truyền chống nhà nước; hạn chế ñưa tin về sự cố 9 khách du lịch nước ngoài chết trong một vụ chìm tàu ở Hạ Long, và tránh có các bài ñiều tra về quyết ñịnh xây nhà máy ñiện hạt nhân của chính phủ.

Phiên xử ông Vũ ñã là ñối tượng của sự ñịnh hướng ñặc biệt chặt chẽ. Các nhà báo viết về ñề tài này ở các báo lớn ñều nhận ñược một văn bản không con dấu, không chữ ký, ra lệnh cho họ phải ca ngợi tính công minh của tòa án và sự ñúng ñắn của bản án, và không ñược mở rộng bình luận, phân tích sâu.

Còn có những cú ñiện thoại và chỉ thị miệng ñịnh hướng cụ thể ñến các tổng biên tập về các chủ ñề nhạy cảm. ðừng ñưa tin về vụ này – họ ñược dặn như thế; không làm ñậm vụ kia, hạn chế viết về các ñề tài ñó. Do không có bằng chứng vật chất nào về những ñịnh hướng như thế, cho nên khi bị chỉ trích là bịt miệng báo chí về chuyện này chuyện nọ, các quan chức của Bộ Thông tin Truyền thông có thể trả lời một cách rất nghiêm túc rằng Việt Nam bị “các thế lực thù ñịch” vu khống, bôi nhọ.

Trong một ñoạn băng ghi âm bí mật, ñược lan truyền ngay sau một cuộc họp ñịnh hướng vào tháng 12 năm 2012, Phó Ban Tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ bị ghi âm là ñang chỉ trích báo chí vì ñã ñưa tin về vụ tàu Trung Quốc cắt cáp ñịa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Các báo có trích nguồn từ tập ñoàn dầu khí quốc doanh lẫn Bộ Ngoại giao thì cũng vậy thôi. “Các ñồng chí phải làm rõ là tàu Trung Quốc chỉ vô tình gây ñứt cáp” – ông Kỷ nói – “chứ không phải là cắt cáp, không chủ ý phá hoại chúng ta”.

Bản ghi âm ngay lập tức bị tung lên các blog bất ñồng chính kiến và sau ñó lên trang tiếng Việt của BBC. ðược ñề nghị bình luận, ông Kỷ nói với BBC rằng ông chỉ “trao ñổi nghiệp vụ” với các báo thôi.

Rõ ràng Ban Tuyên giáo rất bối rối vì vụ rò rỉ này. Nghe nói vào cuộc họp ñịnh hướng tuần sau ñó, các nhà báo gần như bị khám người ñể tìm thiết bị ghi âm lén.

Hệ thống thẻ nhà báo là một biện pháp tinh vi ñể kiểm soát các phóng viên. Không có thẻ thì không ñược tiếp cận thông tin. Không có thẻ, phóng viên có thể phỏng vấn thường dân, nhưng ñừng hy vọng ñược gặp quan chức cấp cao, tiếp xúc với ñầu mối thông tin ở các cơ quan nhà nước hay ñưa tin về các hội nghị, hội thảo chính thống.

Page 78: Diem tin so51 copy

78

Hệ thống này ñã vận hành từ lâu. Vào năm 2007 nó ñược luật hóa bằng một thông tư của chính phủ. Thông tư này chỉ thị cho các quan chức cấp thẻ báo chí phải chứng nhận – như là một trong các ñiều kiện – rằng người ñược cấp thẻ nhà báo ñã ñược tờ báo, tạp chí hay cơ quan phát thanh, truyền hình nơi người ñó công tác, Sở Văn hóa-Thông tin ñịa phương và Hội nhà báo chi nhánh ñịa phương cùng ñề nghị cấp thẻ, và “không bị xử lý kỷ luật trong thời hạn 12 tháng tính ñến thời ñiểm cấp thẻ”.

Hệ thống thẻ nhà báo minh họa cái ranh giới rất mờ nhạt giữa khu vực nhà nước, ñảng cầm quyền và xã hội dân sự của Việt Nam. Bề ngoài báo chí là một ñịnh chế xã hội dân sự, và báo, tạp chí, ñài phát thanh, truyền hình không phải cơ quan công vụ.

Nói theo ngôn ngữ pháp lý, căn cứ ðiều 69 Hiến pháp Việt Nam, ñảm bảo công dân có quyền “tự do ngôn luận, tự do báo chí; [và] có quyền ñược thông tin”, nhà nước không có cơ sở nào ñể quy ñịnh việc ai là nhà báo, ai không phải nhà báo, tất nhiên chỉ trừ phi lời hứa ñó bị ñè bẹp bởi nghĩa vụ của nhà nước ở ðiều 33, rằng nhà nước “nghiêm cấm những hoạt ñộng văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia…”.

Trong mọi trường hợp, Ban Tuyên giáo ñều vơ lấy cho mình cái quyền ñó, và họ mặc ñịnh báo chí Việt Nam là “cơ quan ngôn luận của các tổ chức của ðảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội”. Luật Báo chí Việt Nam còn buộc các nhà báo phải “tuyên truyền, phổ biến ñường lối, chủ trương, chính sách của ðảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục ñích của cơ quan báo chí”.

Kết quả là rất nhiều nhà báo phải chịu sự ñịnh hướng của một lực lượng công chức mà năng lực truyền thông dứt khoát là thua xa họ.

Không có thẻ nhà báo, người ta không ñược coi là nhà báo và có thể bị cấm tiệt khỏi việc tham dự các sự kiện, mà không cần lời giải thích nào và chỉ theo yêu cầu bất chợt của ban tổ chức, cơ quan công an, cơ quan nhà nước.

Chính quyền Việt Nam cố ý tận dụng ñiều ñó. Họ tìm cách gây ñối ñầu giữa “lề phải” (nhà báo có thẻ) và “lề trái” (phóng viên tự do, bao gồm cả blogger). Không phải lúc nào họ cũng thành công. Bộ máy tuyên truyền và an ninh của ñảng biết rõ hơn ai hết về sức mạnh của sự bí mật. Công khai và minh bạch là kẻ thù. Tuy nhiên giờ ñây những kẻ kiểm soát thông tin ñang phải ñối ñầu với một mối nguy mới: các nhà báo có thẻ rò rỉ thông tin – những ñề tài bị cấm ñoán – ra cho các ñồng nghiệp của họ ở môi trường blog.

Vào ngày 30-10 năm ngoái, Huyền Trang bị bắt và thẩm vấn trong một ñồn công an ở TP.HCM. Khi cô nói rằng cô là phóng viên của Dòng Chúa Cứu Thế, một trang tin của nhà thờ Công giáo, nhân viên công an quát vào mặt cô: “Ai công nhận chúng mày là nhà báo hả? Thẻ tác nghiệp của chúng mày ñâu? Một lũ ăn không ngồi rồi, rồi rủ nhau phản ñộng hả?”.

Trang không phải trường hợp duy nhất. Các nhà báo tự do thường bị hạch sách quấy nhiễu, thậm chí hành hung bởi công an hoặc côn ñồ. ðơn thư tố cáo, khiếu nại của họ bị phớt lờ bởi vì họ không phải là “nhà báo ñang thi hành công vụ” trong mắt chính quyền. ðiếu Cày và Tạ Phong Tần hiện ñang phải chịu án tù dài dài, chủ yếu bởi vì họ ñã thành lập ra “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do”.

Tr ương Duy Nhất bỏ nghề báo chính thống ñể làm blogger. Ông bị bắt vào ngày 26-5 vì tội “l ợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo ðiều 258 Bộ luật Hình sự.

Nghe tin Nhất bị bắt tạm giam, nhà báo chính thống ðức Hiển bình luận trên trang Facebook cá nhân rằng “vấn ñề của một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi ñổng mà nếu giống là a dua…”.

Page 79: Diem tin so51 copy

79

Bình luận kiêu ngạo của ông Hiển là không chấp nhận ñược ñối với các blogger bất ñồng chính kiến, nhưng phải thừa nhận rằng nhìn từ giác ñộ chính quyền thì ông ñúng. Khả năng tiếp cận thông tin làm nên sự khác biệt lớn giữa nhà báo và blogger, giữa nhà báo có thẻ và nhà báo tự do.

Việt Nam không nằm trong số các nước nguy hiểm ñối với nhà báo. Nhà nước không cần phải giết nhà báo ñể có thể kiểm soát truyền thông, bởi vì nói chung, các nhà báo có thẻ của Việt Nam không ñược phép làm việc gì ñể ñến mức phải bị giết. Các phóng viên hầu như không ñộc lập, không ñiều tra; không có cái gì tương tự như báo chí chống tham nhũng, và do ñó, báo chí chẳng gây ñược mối nguy hiểm nào ñối với các nhóm lợi ích.

Một bình luận gần ñây trên Anh Ba Sàm – một trang blog ñối kháng – cho rằng “Trên ñất nước xã hội chủ nghĩa tươi ñẹp này, có hai nơi ñược giữ bí mật như cung cấm. ðó là phòng họp Ban Chấp hành Trung ương/ Bộ Chính trị ðảng Cộng sản Việt Nam, và… nhà tù”. Bình luận hoàn toàn chính xác.

Mọi vấn ñề có khả năng làm suy mòn tính chính danh của chính quyền, hoặc ñe dọa sự tồn tại của ñảng, ñều ñược coi là bí mật quốc gia hoặc ñược xem như “trường hơp ñặc biệt”. Mấy năm gần ñây, nổi bật trong các chủ ñề này là chuyện quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

Báo chí sẽ không bao giờ tìm thấy một văn bản nào cho biết lập trường của ñảng ñối với các ñồng chí Trung Quốc của họ, hoặc một tài liệu nào hướng dẫn việc quản lý báo chí trong vấn ñề này. Giỏi nhất thì dư luận cũng chỉ có thể ñoán rằng ñây là một vấn ñề hết sức nhạy cảm, thể hiện qua những vụ xử lý các cơ quan báo chí ñi chệch một sợi chỉ ñỏ vô hình nào ñó, hoặc thể hiện qua công sức các nhà tổ chức bỏ ra ñể ngăn chặn phóng viên tiếp cận các hội thảo khoa học quốc tế về tranh chấp chủ quyền trên Biển ðông, hoặc qua những quy ñịnh rằng tin bài liên quan ñến biểu tình chống Trung Quốc phải “v ạch trần âm mưu của các thế lực phản ñộng lợi dụng lòng yêu nước”.

Báo chí chính thống có thể nhìn thấy rõ hơn sự bất an của chính quyền. Tâm lý bất an ñó bộc lộ trong vô số những cú ñiện thoại gọi tới các tổng biên tập, chủ bút, thậm chí cả tới các phóng viên thường, ñể nhắc nhở họ mỗi khi có diễn biến mới. Báo chí bị cấm truyền tải sự bất an này tới công chúng, cho dù các ñộc giả có thèm khát ñược biết nhiều hơn – về cuộc khủng hoảng ñang ngày càng sâu sắc với Trung Quốc – ñến mức nào chăng nữa.

Khi cung về thông tin không ñáp ứng ñược cầu, các hậu quả sau ñây là tất yếu: Tin vỉa hè, tin ñồn thống trị các diễn ñàn. Thuyết âm mưu tràn ngập, chẳng hạn chuyện thường

ñược người ta rỉ tai nhau rằng “ñảng ñã bán nước cho Tàu”. Phóng viên nào cố gắng duy lý và cởi mở ñều muốn có thông tin ñể họ sử dụng nhằm bác bỏ các tin ñồn ñó. Quả thật, khi mà báo chí bị cấm ñưa tin, viết bài về tất cả những gì họ biết, cùng với việc báo chí bị dội bom “ñịnh hướng” bằng hàng loạt tin nhắn, ñiện thoại gọi ñến và các chỉ thị mơ hồ, thì một nhà báo thật sự duy lý sẽ khó mà không tự hỏi mình: “Thật sự thì chính quyền ñang làm gì?”.

Việc ñưa tin, viết bài về tranh chấp Biển ðông trở thành một thứ trái cấm hấp dẫn ñến mức một số báo và nhà báo bị cám dỗ phải vượt qua ranh giới ñể viết, mặc dù họ có thể chưa chuẩn bị kỹ càng. Tranh chấp chủ quyền vốn dĩ là một chủ ñề khó, mà báo chí lại chỉ có rất ít chuyên gia và tài liệu ñáng tin cậy ñể tham khảo.

Do ñó, cũng ñúng thôi khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, phàn nàn rằng “một số tờ báo có vẻ như xem chủ quyền quốc gia là chủ ñề nóng ñể câu kéo ñộc giả và tăng doanh số quảng cáo”.

Tít giật gân, những giai thoại không thể kiểm chứng, cùng các “dữ kiện” sai lệch át ñi các bài viết có chất lượng. Phóng viên ñi tìm các nguồn nhân vật có ñịnh kiến nặng chống Trung Quốc. Chất lượng tồi tệ của báo chí chính thống khiến cho chính quyền càng có thêm lý do ñể bao biện cho việc họ duy trì kiểm soát chặt chẽ báo chí, ñặc biệt trong vấn ñề khủng hoảng Biển ðông.

Page 80: Diem tin so51 copy

80

Những người bảo vệ chế ñộ thường lập luận rằng người nào thật sự muốn có thông tin thì ñều sẽ có ñược những câu trả lời rõ ràng, tức là, nếu ai thật lòng lo lắng về khuynh hướng quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc thì phải chăm chỉ học tập hơn. Nói như thế thì chế ñộ không còn nghĩa vụ nào là phải minh bạch, công khai thông tin trong quan hệ của họ với công luận hay với báo chí quốc gia nữa.

(Tác giả Phạm ðoan Trang là phóng viên không có thẻ nhà báo. Một phiên bản dài hơn của bài viết này ñã ñược ñăng tải làm ba phần trên blog của cô, www.phamdoantrang.com vào tháng 6 năm 2013.)

(Defend the Defenders)

Nguồn: Asia Sentinel http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/07/17/tu-do-bao-chi-kieu-viet-nam/

RFA 16-7-13

Tại sao Chính thống thành Lá cải? Kính Hòa, phóng viên RFA Nhiều người, thậm chí cấp lãnh ñạo cao cấp của bộ máy quản lý truyền thông của nhà nước ñề cập ñến khuynh hướng lá cải của truyền thông trong thời gian gần ñây. Kính Hòa tìm hiểu khuynh hướng ấy trong bài sau ñây.

Báo VN tràn ngập tin lá cải hay chính thống?

Hôm 20 tháng sáu vừa rồi ông Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son, có nhắn nhủ báo chí Việt Nam những ñiều sau ñây,

“Báo chí phải ñịnh hướng dư luận và phải tìm các giải pháp ñể tăng nguồn thu hợp pháp.”

Lời nhắn nhủ này có vẻ xuất phát từ nhận ñịnh của ông Son trong buổi nói chuyện cùng ngày,

“Báo chí hiện có khuynh hướng dễ dãi lá cải khiến bạn ñọc bức xúc.”

Và cũng cần nhắc lại ông Son ñã hơn một lần gọi những thông tin mà các tờ báo và ñài của ông là thông tin chính thống. Vậy báo chí của ông Son vừa là chính thống mà lại vừa là lá cải chăng?

Ông Son không nêu cụ thể thế nào là lá cải và dễ dãi. Có lẽ ông cho rằng các tin, bài về cướp của giết người, về tình dục, về scandal giới Showbiz…? Quả thực các thông tin lọai ñó ñang tràn ngập hơn 700 tờ báo mà ông Son ñang quản lý.

Cách ñây không lâu tin ñồn về việc ngôi sao tình dục Nhật Bản Maria Ozawa ñến Việt Nam ñã ñược một số báo in lẫn báo mạng ñưa tin. Một cô bé muốn nổi tiếng là Huyền Anh tung lên mạng những Video clip khoe thân thể quảng cáo cho bản thân mình cũng ñược các báo nhà nước (mà

Page 81: Diem tin so51 copy

81

báo nào mà chẳng của nhà nước trong chế ñộ hiện hành!) rộn ràng nhắc tới. Không kể ñến vô vàn tin tức về các vụ án từ lớn tới nhỏ, trừ các vụ án chính trị!

Như ñể chứng minh cho nhận ñịnh của ông Son về cái gọi là khuynh hướng lá cải này, trong một lần trả lời phỏng vấn Mặc Lâm, nhà văn và nhà báo Vi Thùy Linh hiện sống ở Hà Nội nói,

“những chuyện giật gân lá cải gần như bằng với chính thống mặc dầu không ai tôn vinh nó cả nhưng nó ñang nhiều ñến mức ñộ nếu tính theo thói quen ở Việt Nam thì ña số hơn thiểu số. Cái ña số này ñang gần như trở thành dòng chủ lưu rẻ tiền. Nó trở thành chủ lưu vì nó không bị tiểu trừng, không bị lên án và nó cứ hoành hành như thế.”

Viết theo kiểu ñịnh hướng dư luận

Nhưng không rõ ông Nguyễn Bắc Son và nhà văn Vi Thùy Linh có quan niệm khác nhau về thế nào là chính thống hay không. Có vẻ như nhà báo Thùy Linh cho rằng các thông tin về chính trị xã hội, những gì quan trọng trong việc vận hành của một xã hội là thuộc cái chủ lưu, cái chính thống. Còn ông Son có vẻ không bận tâm ñiều ñó lắm, ông nói ñến chính thống khi mà truyền thông nhà nước ñược huy ñộng ñể chỉ trích một vấn ñề gì ñó. Trong thời gian gần ñây có thể kể ra vài chiến dịch như thế: Phê bình 72 nhân sĩ trí thức ký kiến nghị ñòi thay ñổi Hiến Pháp, Phê bình việc cho xuất bản quyển Trại Súc Vật tại Vi ệt Nam, Tấn công những người ñang ủng hộ cuộc thuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ trong tù…ðiều này ñược những người cai quản hệ thống truyền thông ở Việt Nam gọi là ñịnh hướng dư luận.

Nhưng nếu viết về những vấn ñề chính thống như nhà báo Thùy Linh quan niệm thì có nhiều rủi ro quá. Trong vài năm gần ñây, nhiều nhà báo, do theo ñuổi những vấn ñề chính thống ấy như chống tham nhũng, chống Trung quốc xâm lược, phê bình các phát biểu chính trị của các lãnh ñạo ñảng cộng sản…lần lượt phải nghỉ việc, thậm chí tù tội. Có thể kể ñến việc các tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, tờ báo lớn ở phía Nam và cả nước, lần lượt phải ra ñi, các nhà báo bị cầm tù như Việt Tiến, Hòang Khương, bị nghỉ việc như Nguyễn ðắc Kiên…nhà báo Trung Dân gặp rắc rối khi tờ báo Du lịch của ông ñăng bài chống thái ñộ xâm lược của Trung quốc, …

Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh, người ñược giải Netizen về tự do Internet và gần ñây nhất bị cấm ra nước ngòai, ñã phát biểu như sau,

“Vi ết những chuyện chính trị theo quan ñiểm nhà nước thì không ai ñọc, viết lạng quạng lại bị kỷ luật, vậy người ta viết về những chuyện dân sinh, chuyện sốc, tầm bậy tầm bạ thì không ñộng chạm tới ai mà còn bán ñược báo! Tờ báo cũng cần phải sống nữa.”

Và chưa có nhà báo nào viết về những chuyện tầm bậy tầm bạ như thế bị truy tố hay ñuổi việc bao giờ. Không có các tội danh tuyên truyền chống phá, lật ñổ…ñối với những bài báo ñược cho là tầm bậy tầm bạ ñó. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi những bài viết cùng hình ảnh phiên tòa hoa hậu Mỹ Xuân cầm ñầu ñường dây môi giới mại dâm tràn ngập các trang báo với rừng ống kính phóng viên, còn phiên tòa xử hai sinh viên Nguyên Kha và Phương Uyên chống Trung quốc xâm lược chỉ ngắn gọn vài dòng.

Page 82: Diem tin so51 copy

82

Như vậy lối thóat cho các nhà báo Việt Nam ñã rõ, không nên ñụng chạm ñến những vấn ñề nhạy cảm như: Trung quốc, ðất ñai, Dân oan, Tham nhũng…Còn khuynh hướng lá cải thì…không sao cả. Trong tình hình như vậy chức năng quan trọng của truyền thông ñã bị làm nhẹ ñi, vì rất nhiều chuyện xảy ra cần phải ñưa tin, nhưng nhạy cảm nên phải ñưa vắn tắt, hoặc ñưa theo cách nói gần nói xa.

Ngày 30/6 năm nay, một ngày trước ngày thành lập ñảng cộng sản Trung quốc, một chỉ thị từ cơ quan quản lý báo chí bị rò rỉ, có nội dung sau ñây,

“Các báo chú ý: Ngày mai, 1/7, là ngày thành lập ðảng Cộng sản Trung Quốc. Các báo tuyệt ñối không ñưa tin về biểu tình, về tranh chấp chủ quyền Việt Nam-Trung Quốc”.

Thế còn việc viết theo kiểu ñịnh hướng dư luận? Chắc là ông Nguyễn Bắc Son không khuyên các các nhà báo ñịnh hướng theo khuynh hướng lá cải rồi. Nhưng ñịnh hướng theo kiểu ông muốn, tức là chỉ nói cái gì nhà nước mong muốn, nhà nước cho là tốt thì cũng không dễ dàng. Làm nhà báo tại Vi ệt Nam là một công việc vô cùng khó chịu, những tin tức liên quan ñến vận mệnh quốc gia như trong chỉ thị trên kia mà bị cấm. Nhưng tư cách nhà báo cũng không dễ dàng cho phép họ nói cái ñiều mà mình cho là không trung thực, hoặc không xảy ra ñược, vì theo lời cụ Hùynh Thúc Kháng chủ bút tờ báo Tiếng Dân thời thuộc ñịa Pháp,

Nếu chúng ta không có quyền ñược nói lên sự thật thì chúng ta có quyền không nói lên sự dối trá!

****

ðức Giám mục Vinh: một nỗ lực cải cách từ người Công giáo cho sự phát tri ển toàn vẹn của Việt Nam

AsiaNews - Bản dịch của Luna Nguyen (Defend the Defenders) - Với tư cách những giám mục, nhưng chủ yếu là với tư cách người Việt Nam, “sứ mạng của chúng tôi” là ñóng góp cho sự phát triển của ñất nước này. Sự phát triển ñi qua sự “thay ñổi tâm lý”, loại bỏ vai trò trung tâm

Page 83: Diem tin so51 copy

83

của “ý thức hệ Marxist” và ủng hộ “sự quay lại văn hóa truyền thống” . ðây là những ñiều ðức giám mục Paulo Nguyễn Thái Hợp nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với AsiaNews. ðức giám mục Paulo là người ủng hộ kiên ñịnh cho chiến dịch cải cách hiến pháp – thông qua việc thúc ñẩy các kiến nghị và thu thập chữ ký - ñể kết thúc quyền lãnh ñạo của hệ thống ñộc ñảng của ñảng Cộng Sản. Vị giám chức, chủ tịch Ủy ban Giám mục Công lý và Hòa bình khẳng ñịnh sự nhất trí của mục ñích này gắn kết hàng giáo sĩ Việt Nam với những phong trào của giới trí thức ủng hộ sự thay ñổi này, bởi vì “ ñây là nhiệm vụ của tất cả mọi người khi suy nghĩ về vận mệnh dân tộc.” Ngài cảnh báo rằng mục tiêu chỉ có thể thành công thông qua “một nền giáo dục ñặc biệt dành riêng cho thanh niên và sinh viên” những người ñược xem là tác nhân thật sự của sự phát triển thực tế không chỉ ảnh hưởng ñến ñền kinh tế, mà còn liên quan ñến “xã hội, chính trị và tôn giáo.” ðối với tín ñồ dòng Dominic 68 tuổi - năm 2010, Giáo hoàng Benedict XVI bổ nhiệm Ngài làm giám mục chỉnh tòa giáo phận Vinh - Việt Nam ñang sống trong “hoàn cảnh lịch sử khó khăn”, ñặc trưng bởi “những vấn ñề với Trung Quốc” bắt ñầu từ việc giành ñộc lập và xung ñột “trên Biển ðông”. Nó là “mối ñe dọa” cho sự toàn vẹn của một quốc gia mà từ thập niên 80 ñã có tiến bộ to lớn “trong lĩnh vực kinh tế”, tuy nhiên các lĩnh vực “xã hội, chính trị, tôn giáo” lại không ñược ảnh hưởng theo cùng cách thức như vậy. ðức Paulo nói thêm “Hôm nay những giới hạn cho sự thay ñổi này ñang ngày càng hiện lên rõ ràng. Và ñó là vì sao sự thay ñổi cơ bản là cần thiết ñối với vận mệnh ñất nước” . Ngài nói, tất cả các giám mục ñều “nhất trí quan ñiểm này.” Giáo phận Vinh là một lãnh thổ riêng biệt, tại miền Bắc Việt Nam, ñặc trưng bởi các cuộc xung ñột giữa giáo dân và chính quyền mà hậu quả thường thấy là sự ñàn áp, bắt bớ, các phiên tòa và các án tù. Tuy nhiên, số lượng giáo dân ñang tăng lên: Hơn 500 ngàn người Công giáo trên tổng số 6 triệu dân cư (số liệu năm 2010) và chia thành 179 giáo xứ. ðức giám mục Pauo nói rằng “Chúng tôi ñang gặp nhiều khó khăn nhưng ñức tin kiên ñịnh. Chúng tôi cũng có nhiều ơn gọi, vì vậy có nhiều người trẻ ngày hôm nay không chỉ tìm thấy ñược ở Vinh mà còn những giáo phận và trong nhiều cộng ñồng khác trên khắp ñất nước.” Việc truyền bá Phúc Âm có cả “ánh sáng và bóng tối”, b ởi vì nếu sự thật rằng “Người Công giáo rất mạnh mẽ”, thì giới hạn vẫn còn tồn tại, vì vậy “chúng tôi không thể nói lời Chúa một cách dễ dàng, như ở những quốc gia khác.” Xung ñột giữa Công giáo và Cộng Sản “r ất mạnh mẽ”. Ngài nói thêm ñiều này có nghĩa cần ñối thoại một cách ñặc biệt về “các cuộc xung ñột”, chứ không phải mở ra “các cuộc ñàn áp” ñối với tín hữu, “th ậm chí các cuộc ñàn áp ngày hôm nay là rất rõ ràng và ñối thoại không diễn ra mạnh mẽ như nó nên có.” Ngài lên án việc thiếu các phương tiện truyền thông cơ bản (“chúng tôi không có truyền hình, truyền thanh, báo chí...”) tuy nhiên “việc xuất hiện của internet ñã mang lại những thay ñổi, vì vậy mỗi giáo phận, mỗi cộng ñoàn ñều có website riêng.” Vì thế hơn bao giờ hết, ưu tiên hàng ñầu ngày hôm nay là “tào ñạo cán bộ” những người không giống trong quá khứ có thêm ñủ ñiều kiện. “C ả hai ñiều ñó ñều liên quan ñến việc truyền bá phúc âm và sự phát triển xã hội. Chúng tôi muốn hình thành ñặc biệt là ở giới trẻ, sinh viên, cái nhìn về tương lai và ñể làm việc và ñóng góp cụ thể và hiệu quả cho sự phát triển xã hội Việt Nam.”

Page 84: Diem tin so51 copy

84

ðức giám mục Vinh ñang chuẩn bị cho chuyến ñi ñến Nam Mỹ ngày hôm nay, nơi ông ñã giảng dạy nhiều năm, ñể tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD), ñược tổ chức tại Rio de Janeiro vào cuối tháng Bảy. “Sẽ có một phái ñoàn nhỏ của Việt Nam” Ngài khẳng ñịnh, “phái ñoàn không lớn vì khủng hoảng kinh tế ñã bắt ñầu ñược cảm nhận tại Việt Nam. Nhưng cũng sẽ có cơ hội ñể gặp Giáo hoàng Francis, những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới, tụ hội một lần nữa, ở Brazil và Peru và với nhiều người bạn cũ”.

ðức giám mục Paulo Nguyễn Thái Hợp sinh tại Làng Anh, Nghệ An vào ngày 2 tháng 2 năm 1945. Ngài theo học tại Trung tâm Nghiên cứu Dòng Dominic và ðại học Văn khoa Sài Gòn, nơi Ngài lãnh bằng Triết học ðông Phương (1970). Ngài tốt nghiệp Tiến sĩ Triết học Tây Phương tại ñại học Fribourg, Thụy Sĩ (1978). Sau ñó Ngài tốt nghiệp tiến sĩ thần học luân lý tại Phân khoa Thần học São Paolo, Brazil. Ngài thụ phong linh mục ngày 8 tháng 8 năm 1972. Sau khi thụ phong, Ngài dạy tại phân khoa thần học ở Lima, Peru trong thập niên 1980 và tại ðại học Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas ở Roma (1997-2003). Từ năm 2000, Ngài dạy một khóa học về ñạo ñức và học thuyết xã hội của Giáo hội tại Trung tâm Nghiên cứu dòng Dominic và trong vài học viên tôn giáo khác, và một khóa học về nghiên cứu tôn giáo tại ðại học Thành phố Hồ Chí Minh. (Defend the Defenders). Nguồn: AsiaNews

Công an ñang lo s ợ các tôn giáo ñoàn k ết

ðăng bởi lúc 1:09 Sáng 13/07/13

VRNs (13.07.2013) – Vĩnh Long – Sáng ngày 10.07.2013, sau hai lần mời, quý Hiền huynh và Hiền tỷ chánh trị sự Nguyễn Kim Lân và Nguyễn Bạch Phụng ñã ñến trụ sở công an phường 4, thành phố Vĩnh Long, ñể làm việc với công an các cấp từ Bộ, xuống Tỉnh, thành phố và Phường.

Page 85: Diem tin so51 copy

85

Trong buổi làm việc, công an tỏ ra lo sợ về sự ñoàn kết của các tôn giáo và răn ñe việc góp ý sửa ñổi Hiến pháp 1992. Cả hai ñiều này ñều ñi ngược lại với ñường lối và pháp luật của Việt Nam ñã công khai cho mọi người biết. Nhà cầm quyền thường kêu gọi toàn dân phải “ ðoàn kết, ñoàn kết, ñại ñoàn kết”, nhưng các tôn giáo ñoàn kết thì công an tìm cách chia rẽ, nói xấu. Như vậy công an ñại diện cho nhà cầm quyền thực hiện sai chủ trương ñường lối. Và nhất là Quốc hội ñã ra Nghị quyết (giá trị như luật) kêu gọi mọi thành phần dân chúng góp ý sửa ñổi Hiến pháp, khi các chức sắc lên tiếng góp ý thì lại uy hiếp và lấy việc ñó ra ñể ñe dọa. ðây là việc làm sai trái với pháp luật của ngành công an.

VRNs xin gởi ñến quý ñộc giả bản tường trình về buổi làm việc của hai vị Chánh trị sự là hiền huynh Nguyễn Kim Lân và hiền tỷ Nguyễn Bạch Phụng ñể quý vị ñược tường.

TƯỜNG TRÌNH BU ỔI LÀM VI ỆC GIỮA CÔNG AN VỚI CTS NGUYỄN KIM LÂN VÀ CTS NGUY ỄN BẠCH

PHỤNG

Kính Quý Chư Chức Sắc Thiên Phong, Quý Chư Chức Sắc Các tôn giáo, Quý Chức Việc và ñồng ñạo bảo thủ chơn truyền trong và ngoài nước.

Hôm nay vào lúc 8g ngày 03 – 06 – Quý Tỵ (dl 10 – 07 – 2013) Công an Phường 4 mời H/H CTS Nguyễn Kim Lân và H/Tỷ CTS Nguyễn Bạch Phụng ñến UBND Phường 4 ñể Công an làm việc.

Thành phần làm việc:

Về phía Công an gồm có:

- Ông Nguyễn Phan Hải Trung – Thiếu Úy – Công an Phường 4

- Ô. Nguyễn Văn Hiếu – Thiếu Tá – Phòng an ninh xã hội tỉnh Vĩnh Long

- Ô. Khương – Công an của Bộ

- Ô. Dũng – Công an của Bộ.

- Ô. Trãi – Cục an ninh xã hội – Sài Gòn

Về phía ñạo:

Page 86: Diem tin so51 copy

86

- Hiền Huynh CTS Nguyễn Kim Lân

- Hiền Tỷ CTS Nguyễn Bạch Phụng.

Trước khi ñi vào buổi làm việc, Công an Hiếu bảo rằng: “Thư mời chú Lân làm việc buổi sáng, cô Phụng làm việc buổi chiều, nhưng cô Phụng sao lại có mặt ở ñây?”.

H/Tỷ CTS Bạch Phụng trả lời: “Theo thư mời mấy chú làm việc với tôi buổi chiều, nhưng trải qua 13 năm nay, mấy chú mời tôi cũng có một nội dung hoạt ñộng tôn giáo, mấy chú mời anh Lân và Tôi làm việc cùng giờ, cùng ngày nhưng ñến ñó mấy chú tách ra mỗi người một phòng ñể ñiều tra hỏi cung, lập biên bản rồi bắt ký biên bản, mấy chú coi tôi như là một tội phạm”.

Vậy hôm nay tôi xin hỏi chú Dũng: “Làm việc với anh em chúng tôi với tư cách là công dân hay là tội phạm”.

Công an Dũng trả lời: “ Tư cách công dân, trao ñổi với Chú, Cô về một số vấn ñề hoạt ñộng tôn giáo”.

H/Tỷ Bạch Phụng nói: “Tôi rất tự ái và cảm thấy bị mất danh dự, bởi vì mấy chú coi tôi như tội phạm mới tách ra phòng riêng ñể làm việc, nếu vấn ñề tôn giáo thì cứ ngồi tại ñây trao ñổi, chú hỏi anh Lân, anh Lân trả lời, còn hỏi tôi thì tôi trả lời”.

Lúc bấy giờ có một cán bộ công an ở ngoài bước vào phòng bảo: “Anh ñưa thư mời ra ñây chúng tôi xem coi như thế nào? Mời những ai?”

Huynh Kim Lân nói: “Tôi có mang theo ñây nhưng không ñưa, vì mời tôi thì tôi có quyền giữ thư nầy”.

Công an Hiếu bảo: “Là công dân chính quyền mời ai thì người ñó ñi”.

H/Tỷ Bạch Phụng: “Tôi biết ñiều ñó, nhưng ở ñây ñã bao nhiêu lần rồi, Chú Hiếu, Duy, Nguyên, Nghĩa…ñã làm việc với tôi và biết tôi quá nhiều, tôi không phải là tội phạm, nên không thể tách riêng ñể ñiều tra, và tôi cũng có nhân quyền của tôi nữa chứ”.

Sự việc giằng co khá lâu, sau ñó Công an Dũng hội ý với ông Trãi – Cục an ninh xã hội Sài Gòn và ñồng ý ñể cho H/Tỷ Bạch Phụng cùng H/Huynh Kim Lân làm việc chung buổi sáng.

Page 87: Diem tin so51 copy

87

Công an Dũng ñề cập ñến việc lên mạng phải trung thực không ñược xuyên tạc nhà nước, mấy anh phải tuân thủ luật pháp nhà nước, Cao ðài Tây Ninh chỉ có một Pháp Nhân, ông Tám sai là cá nhân ông Tám, chứ ñâu phải Giáo Hội sai, còn anh Lân theo Hội Thánh nguyên thủy phải không?

Hiền Huynh Kim Lân nói: “ðúng vậy! Chúng tôi theo Hội Thánh nguyên thủy của ðức Chí Tôn lập ra, còn HðCQ quốc doanh nầy tôi không theo”.

Hiền Tỷ Bạch Phụng bổ sung: “Qua Kế Hoạch 01 của Tỉnh Ủy tỉnh Tây Ninh do ông Nguyễn Văn Rốp ký năm 1996 ñã xác ñịnh:

- Xác ñịnh Cao ðài Tây Ninh là một chi phái

- Không sử dụng cơ bút

- Giáo Hội 2 cấp

- Từ ngữ rõ ràng tránh hiểu lầm.

Do ñó chính ông Tỉnh Ủy tỉnh Tây Ninh ñã xác ñịnh Cao ðài Tây Ninh là chi phái, theo luật ñạo thì chi phái là bàn môn tả ñạo nên tôi không theo, chúng tôi bảo thủ chơn truyền của ðức Chí Tôn”.

Hiền Huynh Kim Lân chỉ ra nguyên do từ ñâu có sự bất ổn nầy, chính là do nhà nước. Mỗi khi cán bộ ñảng viên ra ứng cử, loa phát thanh hằng ngày, ñọc tiểu sử, công nghiệp của từng cán bộ, ñảng viên luôn luôn người nào cũng không tôn giáo. Tranh cử mà xưng tôn giáo không thì có nghĩa không tôn giáo là một chuẩn mực ñạo ñức hoàn hảo nhất, mọi người dân nên bỏ phiếu cho những người nầy, họ sẽ ñảm bảo cuộc sống tốt ñẹp nhất cho cử tri, như vậy ñương nhiên ngầm ý bảo rằng: Những người có tôn giáo là không tốt.

ðó là nguyên do của mọi nguyên do dẫn ñến mâu thuẩn gay gắt giữa nhà nước với những người dân có tôn giáo thuần túy.

Công an Dũng cho rằng: “N ội bộ ñạo chưa thống nhứt thì ngồi lại góp ý”.

H/H CTS Kim Lân: “Chúng tôi ñã gởi không biết bao nhiêu văn bản cho HðCQ (Hội ðồng Chưởng Quản) ñể góp ý về luật ñạo, cho chính phủ về vấn ñề luật pháp của ðạo Cao ðài và yêu cầu nhà nước ñừng xen vào nội bộ tôn giáo, HðCQ và nhà nước vẫn cứ làm thinh không trả lời”.

Công an Dũng: “Mấy anh thành lập Ban ðại Diện Khối Nhơn Sanh là sai?”.

H/H Kim Lân: “ðây là việc nội bộ chúng tôi, trong thời kỳ ñạo loạn, chúng tôi lập ra ñể ñòi quyền ñạo, bởi vì ñạo tôi có Pháp Chánh Truyền và Tân Luật.

- Pháp Chánh Truyền là can tính Hiến Pháp bất di bất dịch

Page 88: Diem tin so51 copy

88

- Tân Luật là nhu tính Hiến Pháp có thể sửa ñổi theo trình ñộ tiến hóa của nhơn sanh, nhưng phải qua 3 Hội Lập Quyền Vạn Linh mới ñược sửa ñổi.

Ngày nay ông Nguyễn Thành Tám HðCQ quốc doanh tự chuyên, tự quyền sửa ñổi Pháp Chánh Truyền, phá luật lệ ðạo Cao ðài, nên chúng tôi lập ra BðDKNS ñể cứu ñạo chúng tôi”.

Công an Dũng: “Lập ra là không ñúng luật ñạo, ñối với ñời nhà nước có cho phép chưa? ðúng pháp luật không? Anh kết hợp với những thành phần tôn giáo khác ñể chống phá nhà nước, rồi lập ra Hội ðồng Liên Tôn nữa?”.

H/H CTS Kim Lân: “ðạo chúng tôi ñã có ñủ Pháp Nhân, Hiến Chương rồi và sinh hoạt tôn giáo từ năm 1926 – 1975, gần 50 năm. Sau 1975 do nhà nước giải thể Hội Thánh của chúng tôi, lập ra HðCQ dưới sự lãnh ñạo của nhà nước CSVN, tiêu diệt ðạo Cao ðài của ðức Thượng ðế. Do ñó việc lập ra BðDKNS chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm nầy. ðây là việc nội bộ của tôn giáo.

Còn vấn ñề HðLT ñã có từ lâu vào năm 1954 khi ðức Hộ Pháp giáo chủ ðạo Cao ðài còn sanh tiền, và trước năm 1975 Hội Thánh chúng tôi có cử Trưởng Huynh Thừa Sử Lê Quang Tấn tham gia HðLT .

HðLT không phải tự chúng tôi ñặt ra. Về mặt tín ngưỡng ðạo Cao ðài chủ trương Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt, cho nên việc liên kết các tôn giáo là Thiên Ý của ðức Thượng ðế”.

H/Tỷ Bạch Phụng bổ sung: “Mục ñích của HðLT là Bảo Vệ, Bênh Vực cho các quyền Tự Do căn bản của các tôn giáo, thực thi Nhơn Nghĩa giúp ích cho xã hội. Mục ñích hoàn toàn trong sáng như vậy, do nhà nước hiểu lầm cho rằng lập Liên Tôn là chống phá nhà nước là sai”.

H/H Kim Lân: “Giữa chính quyền và các tôn giáo thuần túy còn mâu thuẩn quá xa, do các lãnh ñạo từ trung ương xuống tới ñịa phương ña số ñều không có tôn giáo, chừng nào các anh khai thông vấn ñề nầy thì xã hội không còn bất công, xáo trộn, mâu thuẩn to lớn và người dân ñược sống yên ổn”.

Công an Dũng: “Anh là Chức việc có ñại diện cho tôn giáo ñược hay không? Anh không ñủ tư cách ñại diện ñể lập Liên Tôn”.

H/H Kim Lân: “Chúng tôi không ñại diện cho ai hết, chúng tôi là người ñạo Cao ðài, chúng tôi ñại diện cho ý chí, nguyện vọng của những ñồng ñạo bảo thủ chơn truyền của chúng tôi mà thôi”.

Công an Dũng: “Các anh không chấp hành pháp luật nhà nước, từng bước nhà nước cũng có thay ñổi”.

H/H Kim Lân: “Tôi rất hoan nghinh việc nhà nước ñổi mới, nhưng chưa ñủ, hãy ñổi mới hơn nữa, cho người dân các tôn giáo tự do hành ñạo, tôn giáo giúp ích cho xã hội, tôn giáo kềm chế sự ñộc ác, gian tham, dạy dỗ con người biết làm ñiều thiện, xã hội ít có tội phạm”.

Page 89: Diem tin so51 copy

89

Công an Hiếu: “Chú nhìn nhận vấn ñề còn quá chủ quan”.

H/H Kim Lân: “Chúng tôi là những thành phần phản biện xã hội ñể ñóng góp xây dựng xã hội cho tốt ñẹp hơn, chứ không phải là kẻ nghịch thù, nhà nước chớ hiểu lầm mà phải nên lắng nghe”.

Cuộc ñối thoại qua lại giữa công an Dũng, CA Hiếu, với H/H CTS Nguyễn Kim Lân và H/Tỷ CTS Nguyễn Bạch Phụng cũng gần kết thúc thì ông Trãi – Cục an ninh Sài Gòn ñứng bên ngoài phòng làm việc bước vào ngồi xuống và tiếp tục làm việc.

Ông Trãi nói: “ðáng lẽ chúng tôi không mời 2 vị ñến ñây, nhưng vì việc Liên Tôn nên tôi muốn trao ñổi một số vấn ñề. Về ðạo giữa anh với Hội Thánh (HðCQ) không thống nhứt với nhau, rồi các anh lập ra BðDKNS ñó là việc của Giáo Hội, nhưng có những cái anh vượt ra ngoài Giáo Hội như: Từ việc lập ra BðDKNS, rồi kéo về Tòa Thánh cầu nguyện gây mất an ninh tr ật tự, kéo tới những nơi nhạy cảm như Thánh Thất An Ninh Tây, TT Long Bình, anh ñến ñể bênh vực cho quyền lợi của ñạo, nhưng ñến ñó vận ñộng, tập hợp, lập ñoàn ñi các nơi vận ñộng lôi kéo một nhóm người hoạt ñộng không mang tính tích cực, gây mâu thuẩn với chính quyền, anh còn góp ý sửa ñổi Hi ến Pháp, rồi tổ chức lập HðLT. Tôi cho anh biết chủ tr ương của nhà nước là không cho lập cái nầy.

Lập Liên Tôn ñể thực hiện từ thiện phải xin phép nhà nước, những thành phần ñó như thế nào anh có biết không? Tôi biết rõ hơn anh, nên nói ñể anh hiểu, người ta lợi dụng anh ñó. Liên Tôn ngày xưa khác, Liên Tôn ngày nay khác. Lập HðLT là trái phép, nhà nước không chấp nhận. Tôi muốn giữa tôi và anh hiểu nhau, tôi nói rõ quan ñiểm của tôi ñể anh hiểu, cái nào không ñúng anh phản ánh ñể tôi trình lên cấp trên”.

H/H Kim Lân: “Chúng tôi liên kết anh em các tôn giáo trên tinh thần trong sáng, còn quí vị nào làm sai mục ñích trong sáng ñó thì nhà nước có bộ phận công an chìm, nổi, cứ theo dõi có chứng cứ thì xử lý theo pháp luật, còn chúng tôi liên kết ñể bảo vệ, bênh vực quyền lợi lẫn nhau thì ñiều ñó là tốt, là ñúng.

Tôi lấy ví dụ: Hi ện tại ñây, tất cả tôi và các anh ñang ngồi trong phòng nầy, tự nhiên có một thế lực nào ñó ngang nhiên ập vào hành hung, ñe dọa sinh mạng của chúng ta thì ñương nhiên tôi và mấy anh phải kết thành một khối, siết chặt tay nhau ñể bảo vệ mạng sống cho nhau, vì bản năng sinh tồn của con người ñương nhiên là phải vậy”.

Công an Trãi: “Tôi rất chân tình trao ñổi vấn ñề Liên Tôn, anh phải xét lại, còn vấn ñề bản Tuyên Bố Chung vừa qua, trong ñó có ngầm ý chính trị, cụ thể là ñòi ñổi Hi ến Pháp mới”.

H/H Kim Lân: “Vấn ñề Hiến Pháp khi nhà nước ban hành, trong quá trình thực hiện thì ñương nhiên phải có những thuận lợi, khó khăn, nhưng những khó khăn trở ngại ñó, người dân góp ý kiến nhà nước không chịu lắng nghe, cứ cho là chống phá. Ở ñây nhà nước ñưa về từng ñịa phương xin ý kiến từng người dân ñể góp ý. ðó là do nhà nước yêu cầu tôi mới nói, lời nói của tôi là trung thực, góp ý kiến xây dựng cho dân tộc Việt Nam tốt ñẹp, nếu tôi nói nịnh theo nhà nước thì nhà nước không thấy ra cái sai ñể sửa, tôi là tôn giáo, hướng dẫn tinh thần, giúp ích

Page 90: Diem tin so51 copy

90

cho xã hội, cho dân tộc. Các anh cho rằng lập Liên Tôn, hay bản Tuyên Bố Chung có liên quan chính trị gì ñó thì ñó là chủ quan của các anh”.

Cuối cùng CA Trãi kết luận và hỏi có yêu cầu gì không?

H/H Kim Lân: “Yêu cầu nhà nước phải thật sự biết lắng nghe ý kiến của người dân, phải ñổi mới hơn nữa.

H/Tỷ Bạch Phụng: “Yêu cầu nhà nước không ñược can thiệp vào nội bộ tôn giáo và hãy trả lại các quyền tự do cho người dân, nhứt là tự do tôn giáo”.

Cuộc họp ñược kết thúc vào lúc 10g15 phút cùng ngày.

NHẬN ðỊNH:

Qua buổi làm việc giữa công an Phường, Tỉnh, Bộ, Cục, với H/H CTS Nguyễn Kim Lân và H/Tỷ CTS Nguyễn Bạch Phụng, chúng tôi có nhận ñịnh như sau:

Nguồn gốc sinh ra mọi sự bất công xã hội, mọi sự thù hận, ñánh ñập, hành hung, tù tội, giết hại, bất nhân… cũng là do ý thức hệ.

Trong chiến tranh do ý thức hệ giữa Tư Bản và Cộng Sản mà tàn hại lẫn nhau, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, nhìn lại cũng ñồng là người Vi ệt Nam da vàng máu ñỏ.

Ngày nay trong hòa bình do ý thức hệ Duy Vật và Duy Tâm.

ðối với ðời, nhà nước CSVN không tin có Thượng ðế, có Thần, Thánh, Tiên, Phật.

ðối với ðạo thì tin có Thượng ðế, có Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Do vậy giữa hai quan ñiểm như hai ñường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.

ðức Thượng ðế biết ñiều nầy, Ngài mở ra các mối ñạo ñể nhờ tinh thần cao thượng của những vị lãnh ñạo tinh thần các tôn giáo dạy dỗ, truyền giáo cho chúng sinh biết vật chất tinh thần là một, Duy Tâm, Duy Vật là một không thể loại trừ hay triệt hạ cái nầy hoặc cái kia.

Nguyên nhân bất ổn xã hội hiện nay về vấn ñề tôn giáo, do ý thức vật chất nặng hơn tinh thần, muốn xóa bỏ Duy Tâm ñể Duy Vật tồn tại. ðây là một sự hiểu lầm quá to lớn của nhà nước ñối với các tôn giáo. Do ñó các tôn giáo càng ngày càng phải xích gần lại với nhau ñể sinh tồn.

Muốn giải quyết sự bất ổn nầy nhà nước phải thật sự biết “Tôn Sư trọng ðạo”, phải cho các tôn giáo tự do hành ñạo, tự do phát triển theo các ñiều luật của tôn giáo mình qui ñịnh thì xã hội sẽ ñược bình ổn, tôn giáo không còn là nạn nhân của chủ nghĩa duy vật, tôn giáo ñược khai thông, Hồn Thiêng Sông Núi của Dân Tộc ñược sống lại, nước Việt Nam ñược phú cường, người dân ñược tự do như chính ñược tự do hít thở không khí trong bầu Trời mà không bị một ai cản ngăn, trù dập, bắt bớ, ñánh ñập, tù ñày.

Page 91: Diem tin so51 copy

91

Chúng tôi rất mong mỏi người dân Việt Nam, cũng như người dân của các dân tộc khác trên thế giới, hãy sớm biết ðức Thượng ðế Toàn Năng và luôn luôn sống trong tình yêu thuơng của Ngài, thì hòa bình hạnh phúc sẽ ở trong tầm tay./.

Kính.

Ban ñại diện Khối nhơn sanh – Cao ðài giáo

ðIỀU "88" THI HÀNH CHÍNH SÁCH "C ẤM SÁCH VỞ, GIAM H ỌC TRÒ"

ðỗ Thành Công 14-07-2013

Lãnh tụ CS Joseph Stalin từng nói "T ư tưởng mạnh hơn súng. Chúng ta không cho kẻ thù có súng thì tại sao lại ñể bọn chúng có tư tưởng chứ" .(1) Trung Tướng Trần ðộ, trong cuốn nhật ký Rồng Rắn, ñã viết "Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thuỷ Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế ñộ phát xít, ñộc tài." Một người cả ñời ñi theo ñảng, từng giữ những trọng trách cao cấp nhưng cuối ñời ñã dũng cảm quay lại phê phán ñảng. Nhận xét của Tướng Trần ðộ ñáng cho chúng ta suy gẫm. Nhắc ñến Tần Thủy Hoàng, là nhắc ñến chế ñộ "ñốt sách vở, chôn sống học trò". Một chế ñộ tàn ác trên cả tận cùng của tội ác. Tâm ñiểm chính sách tàn bạo ñời Tần là "dùng tất cả tài nguyên trong thiên hạ ñể phụng sự cho sự cai trị của Hoàng ðế". ðể ñạt ñược mục tiêu, Tần Thủy Hoàng ñã gieo rắc sự khủng khiếp trong nhân dân, sử dụng luật lệ tàn bạo, tra tấn và trừng phạt nhằm trấn áp những ai dám chống lại chính sách của Tần. Chính sách ñàn áp, tra tấn và trừng phạt nhà Tần không những chỉ nhắm chính vào người phạm tội mà luôn cả gia ñình, thân nhân, dòng họ của kẻ phạm tội, nhằm gây khiếp ñãm trong thiên hạ, giử chế ñộ Tần Thủy Hoàng ñược tồn tại. Nổi bật lên trên sự dã man của nhà Tần là chủ trương triệt ñể kiểm soát tư tưởng, ñộc quyền chân lý, cấm tất cả những chính kiến ngược lại quan ñiểm của Hoàng ðế. Dưới nhà Tần, những ai dám phê phán triều ñình ñều bị giết. ðể cho chắc ăn, bảo ñảm không bất cứ ai có thể gieo rắc tư tưởng ngược lại quan ñiểm của Hoàng ðế, Tần Thủy Hoàng ra lệnh "ñốt sách vở và chôn sống học trò". Những kẻ phản kháng, những kẻ ñối nghịch hay có hành ñộng nguy hiểm cho triều ñình, nặng thì bị giết, nhẹ thì bị tù, thân bị ñày ñi làm nô lệ. Thời Tần, dân số chừng 10 triệu, thì ñã có hơn hai triệu người bị bắt làm nô lệ, bị ñày ải, bị chết thãm bên bờ tường Vạn Lý Trường Thành. Sử sách

Page 92: Diem tin so51 copy

92

ghi nhận, số học trò bị giết nhiều ñến nỗi quan chức nhà Tần phải ñẩy ra biển cho chết, thay vì ñem chôn sống. ðời Tần, tội nặng nhất là "Tự Do Tư Tưởng". Các sách như Tứ Thư, Ngũ Kinh ñều bị ñem ñi ñốt hết. Cả nước chỉ ñược lưu truyền sách bói toán, sách trồng trọt, sách kỷ thuật v.v...Kẻ nào dám lưu trữ, truyền bá các sách bị cấm. Nếu bị bắt sẽ bị truy tố tội "phản nghịch", chịu hình phạt bêu ñầu. Một chế ñộ cai trị tàn ñộc, dã man nhất cũng không ñứng vững ñược 100 năm. Nhà Tần xụp ñổ chỉ trong vòng 15 năm (221 TCN - 206 TCN), kết thúc trang sử ñẫm máu của vị Hoàng ðế tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại. Chế ñộ ñộc tài CS cai trị Việt Nam từ năm 1945-2013. Trải qua bao thăng trầm, chế ñộ CS ñã tồn tại 68 năm. Mặc dù không lộ liễu "chôn sống học trò", nhưng nhà cầm quyền Hà Nội, vào những ngày ñầu chiếm chánh quyền ở Miền Nam, ñảng CSVN từng thì hành chính sách, tịch thu và "ñốt sách vở Ngụy", ñối với các viên chức, trí thức của chế ñộ cũ thì "bị ñày ải, giam cầm" cho ñến chết, thân tàn ma dại nơi rừng sâu nước ñộc. Gần ñây, bước vào kỷ nguyên của thế kỷ 21, trước sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản, chính sách cai trị ðảng CSVN tinh vi hơn, nhưng mục tiêu vẫn là tìm mọi cách ñể kiềm soát và ñộc quyền tư tưởng. Từ chính trị, kinh tế, tôn giáo ñến xã hội, văn hoá, truyền thông, giáo dục, báo chí, giải trí v.v..Không lãnh vực nào không có sự hiện diện và kiểm soát chặt chẽ của ñảng CSVN. ðiều này, không khác gì tư tưởng chủ ñạo của Tần Thuỷ Hoàng, "lấy hết của cải trong thiên hạ mà phụng sự cho ngai vàng của Hoàng ðế". ðối với Tần Thủy Hoàng, tội nặng nhất là tự do tư tưởng thì ñối với ðảng CSVN, không có sự khác biệt. Những vụ án Nhân văn Giai phẩm, những cuộc ñàn áp các nhà bất ñồng chính kiến như bắt giữ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng, nhà thơ Trần ðức Thạch, sinh viên Ngô Quỳnh, chị Phạm Thanh Nghiên... v..v , những bản án tù cáo buộc vi phạm ñiều "88" tức "làm ra và tàng trử tài liệu chống chế ñộ" dành cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn ðài, bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Trần Quốc Hiền, Nguyễn Bắc Truyễn, ký giả Huỳnh Nguyên ðạo, luật sư Cù Huy Hà Vũ, ðiếu Cày, nhạc sĩ Việt Khang v.v....ñều nằm trong phạm trù không chấp nhận quyền "Tự do Tư tưởng". Nếu chế ñộ CSVN khác ñời Tần, thay vì dã man "ñốt sách vở, chôn sống học trò" thì CSVN tinh khôn và tàn ñộc hơn, ñảng CSVN ñã và ñang thi hành chính sách "hậu" T ần "cấm sách vở, giam học trò" qua ñiều "88". Mục tiêu của chế ñộ toàn trị vẫn là triệt hết các tư tưởng ñối nghịch, ngược lại quan ñiểm "chủ nghĩa xã hội" của ñảng cầm quyền. ðảng CSVN tận dụng mọi phương tiện trong tay như công an, nhà tù, luật pháp ñể huỷ diệt hết những mầm móng phản kháng, nhằm giữ chính quyền ñộc tài từ ñời này sang ñời khác. ðảng CSVN bất kể hậu quả của ñộc quyền tư tưởng, bất kể tương lai ñất nước ñi về ñâu, bất kể nhân dân phẩn uất, căm hận, khinh bỉ chế ñộ ñến mức ñộ nào. Nếu ở Việt Nam không có cảnh "cha truyền con nối" thô bỉ như ở Bắc Hàn, hoặc phẩn nộ kiểu "anh nhường ngôi cho em" như ở Cuba; thì sự liên tục cai trị của chế ñộ ñộc ñảng, hết Tổng bí thư CS này, ñến ñời Tổng bí thư CS khác cũng là hình thức ñánh tráo quyền lực. Từ khuôn mẫu dòng họ truyền ngôi, chế ñộ trá hình hậu phong kiến CSVN ñã ma mãnh, biến thái qua mô thức truyền vai trò lãnh ñạo cho người trong ðảng suốt 68 năm qua.

Page 93: Diem tin so51 copy

93

Lãnh tụ CS Joseph Stalin từng nói "Tư tưởng mạnh hơn súng. Chúng ta không cho kẻ thù có súng thì tại sao lại ñể bọn chúng có tư tưởng chứ". (1) Stalin, chủ trương tiêu diệt hết mọi tư tưởng ñộc lập, phản kháng, dám chỉ trích chế ñộ Sô Viết. Thời Stalin, biết bao kẻ vô tội, trong và ngoài ñảng, ñã chết thảm vì bị ñày ải từ các nhà tù ở vùng băng tuyết Tây Bá Lợi Á. Văn hào Nga, Alexander Solzhenitsyn, người từng ñoạt giải Nobel Văn Chương năm 1970, ñã là nhân chứng sống cho nhân loại trước sự tàn ác khủng khiếp của chế ñộ nhà tù thời Stalin. "Ai dám cưỡng lại và tìm cách chứng tỏ rằng mình ñúng, kẻ ñó phải rời hàng ngũ lãnh ñạo và sau ñó sẽ bị tiêu diệt về tinh thần và thể xác. Ðiều này ñã xảy ra sau Ðại hội thứ XVII của ñảng, khi rất nhiều lãnh tụ xuất sắc của ñảng và các ñảng viên nòng cốt - biết bao chiến sĩ trung thực và ngay thẳng của sự nghiệp cộng sản - ñã là nạn nhân của sự bạo ngược của Stalin." ðó là bản báo cáo Mật mà chính Tổng bí thư ðảng CS Liên sô Khrushop ñã báo cáo về Stalin. Dù vậy, chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Bang Sô Viết, sau nhiều năm gieo rắt tai hoạ cho nhân loại, ñã kéo dài 73 năm, bằng tuổi thọ của một ñời người. Các chế ñộ từ phong kiến, thực dân ñến phát xít, cộng sản qua ñộc tài toàn trị ñều sợ hãi quyền "tự do tư tưởng". Một quyền tự nhiên, khi sinh ra con người ñã có. Nó là hơi thở của sự sống, trong ñó con người ñúng nghĩa phải ñược quyền tư duy ñộc lập, không bị chi phối và kiểm soát bởi bất cứ quyền lực ñộc ñoán nào. Tự do tư tưởng không phải là thứ xa xí phẩm mà chế ñộ ñộc tài dành quyền ban phát cho con người. Tự bản thân, giá trị của "tự do tư tưởng" ñã hình thành khi nhân loại hiện hữu, như cách nói "tôi tư duy tức là tôi hiện hữu". Một sự hiện hữu trọn vẹn, ñộc lập không bị trói buộc bởi những quyền lực giả hình. Trong bản Hiến chương Quốc tế Nhân Quyền, quyền tự do tư tưởng và phát biểu quan ñiểm, ñiều 19 ghi "Ai cũng có quyền tự do tư tưởng và phát biểu chính kiến của `ình, ñược quyền tự do giữ vững quan ñiểm mà không bị người khác can thiệp. Ai cũng có quyền tdìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tin tức và sư kiện về mọi vấn ñề, bằng mọi phương tiện truyền thông không phân biệt biên giới quốc gia" Tự do tư tưởng là một quyền căn bản nằm trong nhiều quyền, gọi chung là Nhân Quyền. Bao gồm quyền tự do báo chí, tự do lập hội, tư do ñi lại, tự do tôn giáo v.v... Tuy nhiên, ñể cai trị và bảo vệ chế ñộ, những nhà nước toàn trị, tìm mọi cách kiểm soát chặt chẽ quyền tự do tư tưởng. Việc này, Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền trong phần mở ñầu ñã cảnh báo các chế ñộ ñộc tài... "việc coi thường và khinh miệt nhân quyền ñă ñưa tới những hành ñộng dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc ñạt tới một thế giới trong ñó mọi người ñược tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, ñược giải thoát khỏi sự sợ hãii và khốn cùng, ñược tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người". Tự do tư tưởng là quyền bẩm sinh, nó hiện hữu và hình thành trước các chế ñộ chính trị. Và nhiều chế ñộ chính trị ñã nhờ rao giảng quyền "tự do tư tưởng" này ñể nắm ñược chính quyền. Ông Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà nội, khi ñọc bản Tuyên Ngôn ðộc Lập, ñã từng nhắc nhở"Tất cả mọi người sinh ra ñều bình ñẳng. Trời cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm ñược; trong những quyền ấy, có quyền ñược sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên Ngôn ðộc Lập năm 1776 của nước Mỹ, suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra ñều bình ñẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Page 94: Diem tin so51 copy

94

Bản tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình ñẳng về quyền lợi và phải luôn luôn ñược tự do và bình ñẳng về quyền lợi. ðó là những lẽ phải không ai chối cải ñược". ðúng vậy, "ñó là những lẽ phải không ai chối cải ñược" kể cả ðảng CSVN. Nhưng ñến khi nắm ñược chính quyền thì ông Hồ và ðảng CS của ông lại phản bội ngay mục tiêu ñã từng chiến ñấu và cổ xuý. Một chế ñộ, cai trị nhân dân chỉ biết dựa vào sức mạnh của bạo lực, chế ñộ ñó, tự bản chất sẽ không ổn ñịnh và bền vững lâu dài. Khi sức mạnh của công an, mật vụ, pháp luật rừng và nhà tù không còn là nỗi sợ hãi của nhân dân, chế ñộ sẽ nhanh chóng sụp ñổ. Khi ñám ñông khốn cùng dám ngẩng cao ñầu ñi ñến lao tù, chấp nhận bị ñày ải; ñó cũng là lúc tiếng chuông vang báo tử của chế ñộ ñộc tài, toàn trị. ðỗ Thành Công Trí Nhân Media ---------- (1) Joseph Stalin (1879-1953) "Ideas are far more powerful than guns. We don't allow our enemies to have guns, why should we allow them to have ideas?"

Kỷ niệm ngày 27/7, ngậm ngùi nhớ ngày 17/2

Hữu Quả, nguyên phóng viên biên tập qua các thời kỳ: VNTTX, TTXGP, TTXVN.

Năm nay, kỷ niệm lần thứ 66, ngày TBLS (27/71947 – 27/72013). Theo truyền thống uống nước nhớ nguồn, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc; Mặc dầu là năm lẻ, nhưng các ñịa phương và nhân dân ta khắp nơi trong cả nước, vẫn có các hoạt ñộng thiết thực, ñầy tình nghĩa, tri ân và tôn vinh những người con ñã hy sinh tính mạng và một phần xương máu của mình; Chiến ñấu bảo vệ quê hương, cho ñất nước ñược ñộc lập, tự do; Cho nhân dân ñược hưởng bình yên, hạnh phúc.

Kỷ niệm ngày 27/7 năm nay, chúng ta không khỏi có chút chạnh lòng, ngậm ngùi nhớ về ngày 17/2, ngày mà Trung Quốc xua 60 vạn quân, ồ ạt tràn sang bắn giết, ñốt phá, gây vô vàn tội ác có tính hủy diệt, ñối với nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. ðể ngăn chặn bàn tay hung bạo, xâm lược của kẻ bành trướng, hàng vạn chiến sĩ và ñồng bào ta, ñã không tiếc máu xương, chiến ñấu ngoan cường, chịu hy sinh tổn thất to lớn, ñể bảo vệ từng tấc ñất thiêng liêng của Tổ quốc. ðây quả thực là một cuộc chiến tranh chống xâm lược ñính thực, có bóng dáng lịch sử ngàn năm của Tổ tiên chúng ta. Cuộc chiến tranh 17/2 kết thúc chưa xa; và mầm họa của cuộc chiến tranh này, vẫn như còn ñang lởn vởn ñâu ñây, mà sao có vẻ im ắng lạ, như bị ru ngủ, như bị lãng quên ñến vậy?!

ðầu năm nay, nhân dịp 17/2, tôi có nhận ñược tin nhắn của một người bạn, ñang công tác ở xa. Anh là một cựu chiến binh, từng tham gia nhiều trận chiến ñấu, bảo vệ biên giới phía Bắc. Là tin

Page 95: Diem tin so51 copy

95

nhắn, nên không thể nói ñược dông dài, mà chỉ là một sự chia sẻ nỗi niềm của người trong cuộc, mong tìm một sự giải tỏa, ñể vợi nhẹ trong lòng. Tôi hiểu rằng, ñây không chỉ là tâm trạng của riêng anh, mà cũng là nỗi niềm chung của nhiều người, nhất là những người ñã tường có mặt tham gia chiến ñấu, chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ biên giới phía Bắc. Anh nói rằng, ñã mấy chục năm rồi, cứ ñến ngày 17/2 hàng năm, vừa có chút tự hào, anh lại vừa có cảm giác ngậm ngùi, xa xót, nhớ thương anh em ñồng ñội ñã hy sinh, ñến nay, có người vẫn chưa tìm ñược cốt, có người có mộ rồi, bia vẫn ñể trắng, chưa có tên… Chiến tranh ñã qua ñi mấy chục năm, mà sao người thân và gia ñình của họ vẫn chưa ñược nhận hưởng các chế ñộ, chính sách tối thiểu; Một sự trì hoãn “nợ máu xương” kéo dài, thật khó hiểu?! ðọc mấy dòng tin nhắn của anh, lòng tôi cũng thấy nhói ñau, và tự vấn, mình có nằm trong sự vô cảm này không? Vì ñã nghỉ hưu lâu, sợ không cập nhật ñược thông tin chính xác về chính sách, tôi ñã thận trọng tìm gặp 3 cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này, ñể hỏi và ñược trả lời, sự thật ñúng như vậy. Một sự thật cay ñắng!

Thật bất hạnh cho dân tộc ta, chặng ñường lich sử chỉ trong vòng 66 năm, ñất nước ñã phải trải qua 4 cuộc chiến tranh; chiến tranh chống Pháp; chiến tranh chống Mỹ; chiến tranh phía Tây nam, ñánh ñuổi bọn diệt chủng Pôn-pôt; và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, chống quân Trung Quốc xâm lược. Dù tính chất, quy mô, cường ñộ và thời gian, mỗi cuộc chiến tranh có khác nhau, nhưng sự hy sinh xương máu, thì hoàn toàn giống nhau, sao có thể khác ñược. Ấy vậy mà, hình như người ta muốn tách cuộc chiến tranh ngày 17/2 ra, như một dạng ñặc thù; tìm mọi cách làm mờ nhòa lịch sử, không nhắc nhở ñến, không thông luận. Người ta có những chủ trương, chỉ thị nội bộ, cấm mọi hình thức tuyên truyền, tọa ñàm, hội thảo, nêu gương vinh danh các anh hùng liệt sỹ; không ñược tố cáo, lên án tội ác trước dư luận, ñể làm xấu mặt kẻ xâm lược trong cuộc chiến tranh ngày 17/2; ñể cho cuộc chiến tranh này ñi dần vào quên lãng, phục vụ cho mục ñích chính trị, ngoại giao bất bình ñẳng, ñã ñược thỏa thuận ngầm, với lời thề thốt bằng những mỹ từ “cạm bẫy”. Với thỏa thuận ngầm này, dù bất bình ñẳng; trong khi chúng ta răm rắp, hăm hở thực hiện, làm ñẹp lòng “ñối tác”, ñể khỏi bị “ñối tác” quở trách; thì chính họ (Trung Quốc), kể từ khi chịu nhịn nhục rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh này, ñến nay, họ chưa hề ngừng nghỉ việc tuyên truyền xuyên tạc, ñổi trắng thay ñen, bóp méo sự thật cuộc chiến tranh do họ gây ra; bôi nhọ, nói xấu, ñe dọa ñất nước và nhân dân ta một cách bỉ ổi, trắng trợn, bằng giọng lưỡi côn ñồ sặc mùi hiếu chiến. Chúng ta như người vừa bị ñánh, vừa bị trói tay bịt mồm, không ñược kêu la, ñể giữ thể diện cho bọn ác quỷ. Thậm chí, ngày 17/2 năm nay, tại một số ñài tưởng niệm các liệt sỹ, nhân dân ñến ñặt hoa, dâng hương, cũng bị làm khó dễ, cản ngăn. Thật là phản cảm hết chỗ nói! Thực ra những ñiều nói trên, không phải nhân dân ta không biết, nhưng cũng chỉ cố nén chặt trong lòng, biết làm sao ñược?!

Kỷ niệm ngày 27/7, và nhớ về ngày 17/2 năm nay, chúng ta nhìn rõ những thảm trạng ñáng buồn nói trên, không chỉ làm thất vọng, làm tổn thương tinh thần tự tôn dân tộc, làm xói mòn niềm tin của những người ñang sống; mà còn như là một sự bội phản, làm tủi hờn vong linh của bao người ñã từng chiến ñấu hy sinh, vì một lý tưởng thiêng liêng cao ñẹp: “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền ðất Nước”.

H.Q.

Page 96: Diem tin so51 copy

96

Từ chuyện bộ bản ñồ Hoàng Sa, Trường Sa 13.000 USD

- 5 tháng vùi ñầu vào mạng ebay, kỹ sư Việt ki ều bất ngờ về kho bản ñồ cổ của phương Tây và Trung Quốc, cho thấy cực nam của quốc gia này chỉ giới hạn ñến ñảo Hải Nam…

5 tháng nửa cuối năm 2012, Trần Thắng vùi ñầu vào máy tính trong phòng làm việc ở Mỹ. Không phải tìm kiếm, nghiên cứu thông tin cho công việc liên quan sản xuất ñộng cơ máy bay mà anh ñang làm cho hãng Pratt&Whitney của Mỹ. Mà ñể… mua bản ñồ.

Một cuốn atlas do Trung Quốc xuất bản, trong ñó chỉ rõ cực nam của nước này là ñảo Hải Nam

Trong chừng ñó thời gian, kỹ sư cơ khí Việt kiều Mỹ này “vét” ñược 150 bản ñồ xịn nhất từ những nhà sưu tập bản ñồ cổ khắp nơi trên thế giới bán trên mạng ebay. Anh tự hào về thành quả: 150 bản ñồ kéo dài khoảng 400 năm từ 1618 ñến 2008, gồm trên 100 nhà xuất bản từ 7 quốc gia: Hà Lan, Anh, Pháp, ðức, Ý, Mỹ và Nga. Trong 100 bản ñồ cổ về lãnh thổ Trung Quốc chào bán, anh mua ñược 80 chiếc.

Bản ñồ vẽ Hoàng Sa của Việt Nam có 70 cái, anh mua ñược 50 và sở hữu 3 cuốn atlas (tập bản ñồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1919 và 1933.

Ý tưởng tìm mua bản ñồ cổ của phương Tây và cả Trung Quốc về lãnh thổ Trung Quốc như những bằng chứng xác thực chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc chủ quyền của nước này ñến bất ngờ với kỹ sư Việt kiều này.

Tr ần Thắng - nhà sưu tầm bản ñồ cổ về chủ quyền Việt Nam

Cuối tháng 7/2012, khi ñọc tin trên mạng TS Mai Hồng tặng bản ñồ cổ của Trung Quốc mà ông sưu tầm ñược cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, anh ñã thử vào ebay và bất ngờ thấy kho bản ñồ cổ về lãnh thổ Trung Quốc rất phong phú.

Page 97: Diem tin so51 copy

97

Bất ngờ nữa, những bản ñồ này ñều vẽ cương giới cực nam của quốc gia này chỉ giới hạn ñến ñảo Hải Nam, mà không hề nhắc ñến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam như nước này luôn tự nhận chủ quyền ñầy phi lý. Trong số ñó có những bản ñồ hiếm như hai cuốn atlas 1919 và 1933 mà Trần Thắng ñồ rằng “chưa chắc có ở Trung Quốc”.

Có một chuyện vui là người bán cuốn atlas 1919 ở Ba Lan cho anh ñã sưu tầm và sở hữu nó 10 năm. Anh là người ñầu tiên hỏi mua cuốn này. Họ hét giá 10.000 USD do giá trị cổ.

“Thấy mắc quá nhưng nếu mình không mua thì có thể họ lại bán cho ai ñó ở Trung Quốc. Vậy là tôi nhờ người ta ñể dành ñể kiếm ñủ tiền thì mua ñứt. Hay như cuốn atlas 1933 rao bán ở ðài Loan, vừa ñến New York hai tuần tôi tình cờ biết ñược và tới mua ngay” - Trần Thắng kể.

Giá trị nhất trong 150 bản ñồ lẻ là bản ñồ về Năng lượng khí ñốt và tài nguyên của lãnh thổ Trung Quốc, do Cục Môi trường và Bộ Nội vụ Mỹ phát hành năm 1975.

Bản ñồ giá trị nhất trong bộ sưu tập 150 bản ñồ do Việt ki ều Tr ần Thắng tặng

Thời ñiểm ñó, Mỹ ñến Trung Quốc nghiên cứu thời kỳ phát triển công nghiệp, bản ñồ này ghi tất cả các nguồn khoáng sản, nguồn năng lượng ñặt trên lãnh thổ Trung Quốc. Theo anh, bản ñồ này có giá trị về mặt khoa học, pháp lý và lịch sử. Tổng số tiền anh bỏ ra mua bản ñồ 13.000 USD, trong ñó 3.000 USD là của huyện Hoàng Sa quyên, 5.000 USD của bạn bè quyên và phần còn lại tiết kiệm từ thu nhập cá nhân. Hòm hòm kho bản ñồ, anh liên lạc với giới nghiên cứu ở Việt Nam ñể tặng toàn bộ. Toàn bộ 150 bản ñồ, 3 cuốn atlas này sau khi ñược các nhà nghiên cứu thẩm ñịnh giá trị ñã ñược Bộ Thông tin và Truyền thông gom như một phần tư liệu cho cuộc trưng bày tài liệu, thư tịch cổ liên quan ñến Hoàng Sa, Trường Sa lớn nhất từ trước ñến nay, ñang trưng bày tại triển lãm của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội. Tư liệu phong phú

Tại cuộc triển lãm, các nguồn bản ñồ và tư liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây ñược ñặt cùng nhau dễ dàng có thể kiểm chứng, làm tăng thêm giá trị, ñộ chuẩn xác.

Page 98: Diem tin so51 copy

98

Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị ñô hộ, xâm lược, ñến nay ñã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia ñối với hai quần ñảo Hoàng Sa và Trường Sa. ðó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, ñược ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, ñặc biệt là những tư liệu, bản ñồ ñược biên soạn, xuất bản từ thế kỷ 16 ñến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, bộ tư liệu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa hết sức phong phú, ña dạng. Trong ñó, mảng tư liệu bản ñồ và thư tịch cổ của phương Tây, tuy sưu tập chưa hết, cũng ñã có ñến vài trăm bản. Ông Ngọc kể trong một chuyến công tác tại Pháp, ông từng chụp ñược hơn 100 bản ñồ có liên quan ñến việc khẳng ñịnh chủ quyền của Việt Nam ở hai quần ñảo ñể nghiên cứu, do thiếu kinh

Page 99: Diem tin so51 copy

99

phí chưa mua ñứt ñược. Ông hy vọng trong thời gian sớm nhất Nhà nước có thể mua lại ñể có thể tham khảo, thẩm ñịnh và ñưa ra trưng bày cho công chúng. TS Trần ðức Anh Sơn, Viện phó Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội ðà Nẵng kể, sau khi kỹ sư Việt kiều Trần Thắng liên hệ với anh ñể ñưa bộ sưu tầm bản ñồ, tư liệu về Việt Nam, các kiều bào ở Hà Lan, ðức cũng gửi bản ñồ về. Có lẽ với các nhà nghiên cứu Việt Nam, ñiều thiếu nhất không phải là nguồn tư liệu, thư tịch ở cả trong và ngoài nước. Vấn ñề lớn là thời gian. Thời gian ñể sưu tầm và thẩm ñịnh vì nguồn tư liệu quá phong phú.

Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các cơ quan chức năng sẽ ñưa các bản sao về ñầu mối và ñặt trong tổng thể ñể ñánh giá ñầy ñủ các giá trị, nghiên cứu và giám ñịnh.

Bộ cũng sẽ sớm hoàn thành “mềm hóa” bộ tư liệu, thư tịch, bản ñồ về chủ quyền của Việt Nam ñối với hai quần ñảo này dưới dạng CD ñể làm tài liệu bỏ túi cho bất cứ người dân, cơ quan, tổ chức ban ngành nào có thể sử dụng.

Một số hình ảnh tại tri ển lãm:

Page 100: Diem tin so51 copy

100

Linh Th ư - Hồng Nhì- Ảnh: Lê Anh Dũng

Viết cho người nằm xuống 12/7/1984 – 12/7/2013

12/07/2013 Cầu Nhật Tân

Cách ñây tròn 29 năm, ngày 12/7/1984, ta mở chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm ñánh bật quân bành trướng bá quyền Trung Quốc khỏi ñiểm cao 1509 (Vị Xuyên – Hà Giang), 4 sư ñoàn

Page 101: Diem tin so51 copy

101

ñược tung vào trận. Ngoài những người con quả cảm và kiên cường ñất Nghệ An, lính Từ Liêm (Hà Nội) cũng ñược tham chiến. Giao tranh ác liệt ñã diễn ra, cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc chịu tổn thất lớn về quân số. Riêng phía ta, số cán bộ chiến sỹ hy sinh trong chiến dịch này lên ñến hàng nghìn ñể rồi 29 năm sau, không một dòng thông tin nào ñề cập sự hy sinh vẻ vang, to lớn và ñầy ý nghĩa này. Tệ hơn, mẹ liệt sỹ tham gia chiến ñấu trong chiến dịch này còn bị chính quyền quận Tây Hồ (HN) ñối xử bất công.

Khu vực cầu Nhật Tân cũng có một ñồng chí tham gia chiến ñấu tái chiếm ñiểm cao trên tại Hà Giang. ðồng chí Hoa Hạ, quê Từ Liêm (lúc ñó chưa thành lập quận Tây Hồ). Trước chiến dịch, ñồng chí là Trung ñội trưởng, ñược giao nhiệm vụ chỉ huy một mũi tấn công mang lá cờ Tổ quốc cắm lên ñiểm cao 772. Mặc dù bị sốt rét cấp tính, ñã có lệnh cho chuyển ñồng chí về tuyến sau ñiều trị, nhưng ñứng trước nhiệm vụ ñầy vẻ vang, ñồng chí ñã không từ nan và xung phong ở lại cùng ñồng ñội chiến ñấu giành lại tấc ñất yêu thương của Tổ quốc từ tay bọn bành trướng bá quyền. ðồng chí ñã anh dũng hy sinh trong trận chiến ñẫm máu nhất này khi tuổi ñời vừa tròn 20.

Chiến dịch quân sự này với nhiều gương chiến ñấu hy sinh dũng cảm ñã nhanh chóng rơi vào lãng quên. Số phận các thương binh, liệt sỹ cùng gia ñình họ cũng hẩm hiu không kém. Gia ñình ñồng chí Hoa Hạ có mảnh ñất ở tại ngách 7/9 ñường An Dương Vương quận Tây Hồ (tổ 47 A, cụm 7, phường Phú Thượng) mặc dù là ñất ở ñã bao nhiêu năm, vẫn bị các quan tham quận Tây Hồ xếp vào ñất “không xác ñịnh ñược nguồn gốc” và cho cưỡng chế mẹ liệt sỹ Hoa Hạ lấy mặt bằng phục vụ nhà thầu thi công cầu Nhật Tân. Tuy nhiên, ngay sát nhà liệt sỹ Hoa Hạ là thửa ñất của Công ty Cổ phần ðầu tư Phát triển Vận tải bỏ hoang bao năm thì bỗng chốc ñược UBND quận Tây Hồ xác ñịnh ngay ñược nguồn gốc và phù phép thành mấy chục suất ñất ở cho các quan chức Bộ GTVT, quan chức quận nhằm hưởng trái phép tiền ñền bù và suất tái ñịnh cư (xem chi tiết).

Cùng anh dũng hy sinh trong chiến dịch này có liệt sỹ Phạm Hữu Tạo, em trai nhà văn/blogger Phạm Viết ðào – người bỏ công sức trong suốt gần 30 năm qua, sưu tầm & nghiên cứu tư liệu về cuộc chiến ñấu chống quân bành trướng của quân và dân ta. Vừa rồi, ngay trước chuyến ñi Bắc Kinh ñể gặp Tập Cận Bình của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cây viết chính về ñề tài chiến tranh chống bá quyền Trung Quốc, nhà văn Phạm Viết ðào, ñã bị An ninh bỏ ngục.

Nhân 29 năm chiến dịch tái chiếm ñiểm cao 1509 (12/7/1984 – 12/7/2013), xin tưởng niệm những cán bộ, chiến sỹ và nhân dân ñã anh dũng ngã xuống vì Tổ quốc.

Nguyên lý nào cho phạt vi phạm hành chính trong gia ñình ?

TS Nguyễn Sỹ Phương – CHLB ðức. 15-07-2013

Page 102: Diem tin so51 copy

102

Posted by adminbasam on July 17th, 2013. ðôi lời: Bài viết này ñã ñược ñăng trên báo Tia Sáng, nhưng ñã bị cắt mất phần quan trọng nhất. Chúng tôi xin ñăng lại nguyên bản của tác giả, ñể ñộc giả tiện theo dõi.

Phần I Từ phạt vi phạm hành chính trong gia ñình ở ta…

Bộ Công an ñang lấy ý kiến ñóng góp cho dự thảo Nghị ñịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; và phòng, chống bạo lực gia ñình. Mục 4, các vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia ñình, Dự thảo quy ñịnh:

- Người bắt thành viên trong gia ñình nhịn ăn, nhịn uống, mặc rách, chịu rét sẽ bị phạt tiền từ 1,5 ñến 2 triệu ñồng.

- Việc bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia ñình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ cũng bị phạt tương tự.

- Người thường xuyên dọa nạt thành viên gia ñình bằng các hình ảnh, con vật, ñồ vật làm người ñó hoảng sợ, ảnh hưởng ñến tinh thần; ép buộc xem, nghe, ñọc văn hóa phẩm ñồi trụy, kinh dị cũng bị phạt từ 1,5 ñến 2 triệu ñồng.

- Người chửi bới, chì chiết thành viên trong gia ñình sẽ bị quy vào nhóm hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự và bị phạt từ 1 ñến 1,5 triệu ñồng. Nếu tiết lộ và phát tán tư liệu thuộc bí mật ñời tư thì mức phạt tăng thêm 500.000 ñồng.

- Hành vi cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý như cấm ra khỏi nhà, không cho làm việc, không tiếp cận thông tin ñại chúng sẽ bị phạt 100.000-300.000 ñồng. Mức này cũng áp dụng với người theo dõi thành viên gia ñình vì lý do ghen tuông gây tổn hại ñến danh dự, uy tín, nhân phẩm của nạn nhân.

- Ai buộc thành viên trong gia ñình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục, ép uống thuốc kích dục, cưỡng ép thực hiện các hành ñộng khiêu dâm sẽ bị phạt từ 500.000 ñến một triệu ñồng. ðặc biệt người “có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng mà vợ hoặc chồng không muốn” cũng bị xử lý cùng mức.

Phần II … ðến câu chuyện ñau lòng của một người Vi ệt ở ðức

Cách 2 năm trước một toà án ñiạ phương ở ðức ñã ra một án trát khẩn không cần mở phiên xét xử cho bắt ñi 2 bé gái L 3 tuổi và S 10 tuổi, con của bà Nguyễn và ông Lê ñã ly dị (danh tính ñã ñổi). Lệnh Toà phán, 1- Tạm thời tước quyền cha mẹ ñối với 2 con của họ. Cha mẹ không ñược phép chăm lo việc ăn ở, khám chữa bệnh, học hành, giáo dục và giao dịch với chúng. 2- Chừng nào quyền cha mẹ vẫn bị tước, thì quyền ñó ñược chuyển cho Sở Thanh thiếu niên ñiạ phương và tìm cha mẹ giám hộ thay thế. Cho phép áp dụng biện pháp cưỡng chế chuyển giao 2 bé cho cha mẹ giám hộ, bằng cách lục soát nhà ở cha mẹ ñẻ, sử dụng lực lượng cảnh sát mở cổng ra vào và cửa các phòng, ñể tìm chúng. 3- Cử Luật sư bảo vệ quyền lợi cho 2 bé khi xét xử chính thức. Toà ra án trát chỉ 5 ngày sau khi nhận ñược ñơn ñệ nghị của Ủy ban thành phố chiểu theo ðiều 8a ñoạn 3,

Page 103: Diem tin so51 copy

103

Bộ Luật Xã hội SGB VIII, ðiều 1666 Bộ luật Công dân BGB, ñể bảo vệ trẻ em. ðơn ñề nghị của Ủy ban giải trình:

- Tình cảnh gia ñình. Vợ chồng Lê-Nguyễn ly dị, người mẹ giữ quyền một mình nuôi 2 con nhỏ, sống trong một căn hộ chừng 70 m2. Bé S học lớp 3 trường phổ thông cơ sở cạnh nhà, buổi chiều chơi trong vườn trẻ. Bé L, do nhà trẻ thiếu chỗ không nhận, ở nhà với mẹ cả ngày. Hai bên ly dị khi người mẹ ñang có thai bé thứ 2, phải mang theo bé lớn S vào nhà bảo hộ phụ nữ sống ở ñó một năm, ñể tránh nạn bạo hành cả 2 mẹ con như cơm bữa của người chồng vũ phu. Bé S lớn lên trong cảnh sợ hãi, dúm dó trước những cơn thịnh nộ của người cha sáng xỉn chiều say, ñánh ñập vô cớ 2 mẹ con triền miên; người mẹ luôn ñau khổ uất ức tới mức phải tìm ñến nhà bảo hộ phụ nữ trốn tránh, ñâu còn mấy tâm trí ñể ý ñến bé, mặc dù lòng mẹ nào chẳng thương con. Một bàn tay vuốt ve, một cử chỉ cưng nựng, một lời trìu mến của cha lẫn mẹ, bé hiếm khi có. Thay vào ñó, giận cá chém thớt, mọi bực bội, phẫn uất của mẹ từ bố lại trút xuống ñầu bé, làm bé khiếp ñảm trước cả cha lẫn mẹ. Cảnh trốn chạy và sống trong nhà bảo hộ phụ nữ, một mặt giúp bé dần ý thức ñược sự phản kháng trước mọi hà hiếp áp bức của người khác, nhưng mặt khác trí óc non nớt của bé không thể hiểu hết nổi nỗi lòng người mẹ, ngày một trở nên khó bảo làm mẹ bé cũng ngày càng thêm bẳn tính khó chịu, hay doạ dẫm, quát nạt, bợp tai bé. Cái gì phải ñến tất ñến !

- Khởi ñầu. Giữa năm trước, nhà trẻ báo cáo với Sở Thanh thiếu niên về tình hình bạo hành trong gia ñình bé S và khả năng người mẹ bị qúa tải trong chăm nuôi con cái. Họ phát hiện ở cả trường lẫn nhà trẻ, bé S luôn mệt mỏi, kêu ñau ñầu, khám bác sỹ không phát hiện ñược nguyên nhân. Từ mấy tháng trước ñó, nhiều lần bé tỉ tê kể cho cô nuôi dạy trẻ, cả hai chị em bị mẹ nhốt ở nhà, bỏ ñi ñâu cả ngày, ñiều bị pháp luật ðức cấm, làm họ lo ngại. Họ còn phát hiện ñược cả vết bầm tím trên cánh tay bé, rồi vết sứt trên môi, hỏi nguyên nhân, bé không nói. Tháng tiếp theo, cô giáo trông thấy nhiều vết thâm tím trên tay, dỗ hỏi, bé mới thành thật trả lời bị mẹ dùng ñũa ăn cơm ñánh ñòn. Lập tức, họ mời người mẹ tới làm việc. Tại ñó, người mẹ ñồng ý ký ñơn nhờ Sở Thanh thiếu niên giúp ñỡ, ñược họ cử cô giáo tới nhà hướng dẫn, ñỡ ñần bớt công việc chăm sóc dạy dỗ 2 bé vốn quá tải so với khả năng người mẹ. Thoạt ñầu, nhà trẻ, trường học cùng Sở Thanh thiếu niên hài lòng, nhận thấy người mẹ có tiến bộ dần nhận biết ñược nhu cầu của trẻ, chọn ñược biện pháp thích ứng xử sự, theo hướng dẫn của cô giáo. Tuy nhiên sau 6 tháng, tới tháng 4.2011, Sở Thanh thiếu niên buộc phải ngừng cử người tới giúp ñỡ, bởi người mẹ cảm giác mất tự do, luôn bị xét nét, một mực từ chối, bỏ các lịch họ hẹn gặp giúp ñỡ, sau khi tuyên bố với họ ñã học ñược cách chăm sóc giúp ñỡ con cái, hưá giáo dục chúng bằng tình yêu, không bao giờ dùng roi vọt nữa. Sở Thanh thiếu niên ñành buộc phải chấp nhận, sau khi ñánh giá tình hình không nghiêm trọng tới mức phải viện ñến toà án chế tài, chỉ khuyên người mẹ, bất cứ lúc nào cần cứ viện ñến họ, họ sẵn sàng giúp ñỡ. Trong biên bản hai bên ký kết ñồng ý chấm dứt hỗ trợ, phiá Sở Thanh thiếu niên nhấn mạnh, nếu xảy ra tình hình nghiêm trọng ñe doạ trẻ như trước, họ sẽ viện ñến toà án cưỡng chế người mẹ phải nhận giúp ñỡ. Họ cẩn thận mời cả phiên dịch có mặt ñể tránh người mẹ không hiểu thấu ñáo tiếng ðức.

- Tình hình nghiêm trọng. Cách tháng trước, bé S mách với cô giáo dạy trẻ bị mẹ ñánh mắng liên tục, cô giáo báo tiếp lên trường và nhà trẻ. Nhà trường lập tức tổ chức gặp gỡ bé gợi hỏi thực hư. Ra ñường hỏi già, về nhà hỏi trẻ, bé S ñược dịp kể lể 2 chị em thường xuyên bị mẹ ñánh ñòn, tới mức không nhớ ñược mỗi tuần bị mấy trận. Khi ñược cô giáo dỗ dành khơi gợi, ñánh nhiều thế chắc bé ñau lắm phải không, bé bắt ñầu kể các kiểu ñòn bé phải chịu ñựng, khi thì bằng ñôi ñũa ăn, khi thì dùng ñũa bếp, lúc thì sẵn tay bợp, khi thì dùng giày, nghĩa là gặp bất cứ thứ gì. Cô giáo

Page 104: Diem tin so51 copy

104

không hiểu ñũa bếp Việt Nam như thế nào, hỏi lại, bé giải thích loại ñũa dùng vào 2 việc, vừa ñể khuấy ñảo nồi cơm, vừa ñể ñánh ñòn con cái cho tiện. Rồi bé sải thẳng 2 cánh tay miêu tả nó dài tới 1 m như này, như này ! Trả lời câu hỏi bị ñánh như thế nào, bé diễn tả bị bắt nằm sấp xuống, giơ mông và ñùi cho mẹ ñánh. Có lúc ñể nguyên cả quần còn ñỡ ñau, có lúc bắt tụt cả quần, ñau lắm. Cả ngón tay, cánh tay cũng bị ñánh, tóc cũng bị túm giật. Bé hồn nhiên kể lại rằng, cô giáo tới nhà giúp ñỡ trước ñây giải thích với nó ở ðức trẻ em không ai ñược phép ñánh ñập. Nhưng khi cô giáo nói ñiều ñó với mẹ bé, thì mẹ bé liền bảo, chúng tôi là người Vi ệt phải giáo dục theo kiểu Việt Nam. Cô giáo hỏi kiểu ñó như thế nào, bé thản nhiên trả lời nghĩa là trẻ con sẽ bị ăn ñòn nếu làm sai. Thấy cô giáo lắc ñầu không hiểu như thế nào ñược coi là làm sai, bé kể chẳng hạn ăn không hết cơm, chải ñầu không kỹ, bài tập về nhà không làm hết, sáng uể oải gọi không dậy ngay. Cô giáo hỏi xem mẹ bé xử sự với em gái bé như thế nào, bé trả lời, cũng vậy, bị la ñánh, nếu ăn không hết, không ñúng cách, hoặc ñể rơi quần áo xuống sàn. Mẹ bé thường ñưa em của bé vào phòng tắm ñể trừng phạt, tránh nó khóc to hàng xóm biết; hết thảy mấy cô giáo ngồi nghe ñều rùng mình. Hỏi bé nghĩ như thế nào về thời kỳ ñược cô giáo tới nhà giúp ñỡ, bé S cho ñó là những ngày ñẹp ñẽ nhất, và rất thích thú khi ñược cô ñưa ñi dã ngoại. Nhưng sau này, mẹ bé tỏ ra khó chịu. Thành ra, cô giáo không giúp ñỡ ñược gì ñể mẹ bé thay ñổi cách ñối xử với con cái.

Cuối buổi gặp gỡ, cô giáo cho bé biết muốn mang 2 bé tách ra khỏi mẹ, ñến ở một nơi khác, bé bỗng trở nên già dặn như người lớn, lập tức giải thích rất lo ngại, không thể bế ñược ñưá em ñi. Bởi bé L hàng ngày do bạn của mẹ bé nhận chăm sóc, nó lại không hề biết tiếng ðức. Bé cũng cảnh giác, biết ñâu cha mẹ giám hộ cũng có thể ñánh bé, bởi khi ñánh mắng, người lớn rất kín ñáo làm như không hề ñánh mắng, chẳng ai biết.

Muốn giúp bé thì phải ñược bé ñồng ý, luật ðức quy ñịnh cụ thể như vậy; cô giáo hỏi rõ ràng, bé thích ở với mẹ như hiện nay hay muốn thay ñổi, ñến một nơi ở mới, có cha mẹ giám hộ chăm sóc. Bé trả lời dứt khoát muốn thay ñổi. Nhưng khi ñược giải thích tới chỗ mới, bé phải thay ñổi cuộc sống, trường học mới, bạn bè mới, cha mẹ mới, một vùng ñất mới, mẹ ñẻ chỉ tới thăm, thì lòng bé bỗng rối bời, xao xuyến, không nỡ từ giã nơi ở cũ, liền hỏi, liệu người ta có thể ñưa mẹ bé ra khỏi nhà ñể bé ñược ở lại, cha mẹ giám hộ sẽ về ở với bé, bé ñã quen sống nơi này rồi không muốn rời xa. Các cô giáo nghe bé thổ lộ, rơm rớm nước mắt, một ñưá trẻ tha thiết với ngôi nhà mình ñến nhường ấy, mà rốt cuộc lại không tỏ ra một dấu hiệu vương vấn gì với người mẹ từng chăm bẵm mang nặng ñẻ ñau ra bé. Chẳng người mẹ nào không thương con, nhưng liệu thế giới này có bao nhiêu người mẹ ñã không thấu hiểu nổi nỗi lòng của chúng ?

*Thi hành án: Cảnh sát ñiạ phương ñã khôn khéo thực hiện trát khẩn của toà, bắt mang ñi 2 bé gái L 3 tuổi và S 10 tuổi, một cách nhẹ nhàng, êm thấm, không xảy ra bất cứ sự cố gì. Bị mất con hoàn toàn bất ngờ, bà Nguyễn thất thần, khóc hết nước mắt, vái trời, lạy ñất thảm thiết, thực qúa ñỗi thương tâm. “Của ñau, con xót“, bị mất cùng lúc 2 ñưá con còn thơ dại, người mẹ nào chẳng ñứt ruột, lià gan, bà tức tốc chạy ngược xuôi, tìm ñến luật sư cầu cứu, ñến những ñịa chỉ tư vấn tin cậy, ñến Thời báo Việt ðức, ñến các cơ quan hữu trách, nhất mực bác bỏ cáo buộc tố bà qúa ñáng tội ñánh ñập con cái, quyết tâm tìm mọi cách, bằng mọi giá, cứu chúng trở về. Nhưng tất cả ñã qúa muộn, hai con bà ñã bị pháp luật kéo tuột khỏi bàn tay chở che, nắm giữ của bà. Án trát khẩn ñã ñược thi hành, mọi ý kiến tư vấn chỉ còn ñặt hy vọng vào phiên toà xét xử chính thức sẽ trả lại con cho bà, nếu thực sự hai con bà không thể sống thiếu tình mẫu tử dứt ruột ñẻ ra chúng, và bà chứng minh ñược cho cơ quan công quyền tin tưởng tình mẹ con không thể chia lià ñó.

Page 105: Diem tin so51 copy

105

*V ề phiá bé S, ngày ñầu tiên ñược ñưa ñến gia ñình giám hộ, sau những giờ phút ngỡ ngàng làm quen ban ñầu, bé bắt ñầu chờn chợn cảm giác trống vắng, không giống như giờ khắc bé xăm xăm theo cảnh sát bỏ nhà ra ñi, mơ về một mái nhà thoả ước, không còn bị ñánh mắng. Tới ñêm, khi bước vào phòng ngủ lạ, bé bỗng bừng tỉnh, nhận ra thực tại, ñây không phải nhà của bé, rồi bật khóc nức nở như một ñưá trẻ bỗng dưng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi bấu víu, chở che. Suốt ñêm, ñưá em bé bỏng cứ giật mình thức giấc cuống cuồng, khóc lóc, gọi mẹ thảng thốt, lòng dạ bé càng rối bời, loay hoay không biết phải làm gì. Hai chị em mặt ướt ñẫm úp vào nhau, thút thít, nước mắt cả hai cứ thế ràn rụa chảy vòng quanh sang nhau.

Bao quan tâm, chiều chuộng, chăm sóc của cha mẹ giám hộ không hề vơi ñi ở bé bản năng nhớ mẹ ngày một chồng chất. Bé bắt ñầu thấm thiá, tiếc nuối, khát khao bóng hình mẹ, khóc bất cứ lúc nào trống vắng. Bức thư ñầu tiên bé viết thấm ñẫm nước mắt, tới tay người mẹ cũng ñược ñọc trong nước mắt chan hoà. ðầu bức thư, bé vẽ một bầu trời cuồn cuộn những ñám mây trắng, từ ñó thả xuống bao trái tim non nớt, phiá trên là khuôn mặt 2 bé gái nhỏ nhoi thẫn thờ ngóng xuống, như ñang tìm kiếm bóng hình mẹ chúng ẩn náu ñâu ñó, sau những búp hoa ñang chờ nở. “Mẹ thương yêu của con ! con không ñược khoẻ, bởi nhớ mẹ quá. Bất kể như thế nào, mẹ vẫn là người mẹ của hai con tốt nhất trên trần gian này. ðối với chúng con, thế giới này không người mẹ nào tốt hơn và ñẹp hơn mẹ cả. Con gửi tặng mẹ những nụ hôn nồng thắm nhất, ñặt lên má mẹ, bé L cũng vậy, con hôn bên phải, bé L bên trái. Con ñã khóc, rất, rất, rất… nhiều, vào mỗi tối ñến, trong từng buổi chiều, khi sáng sớm thức dậy. Con mong ñược nhìn thấy mẹ ngay bây giờ, ñược ôm chặt lấy người mẹ vô cùng yêu dấu của chúng con. Em L luôn miệng hỏi con, mẹ ñâu rồi, con chỉ biết trả lời, mẹ ñang bận ñi làm…“. ðọc thư con, bà Nguyễn lòng dạ ngổn ngang, ân hận ñã trót ñòn roi phạt chúng, sung sướng hạnh phúc bởi con mình dù ở ñâu mãi mãi vẫn con mình, tuyệt vọng trong nỗi bất lực không biết cách nào cứu chúng trở lại. Viết thư gửi con, bà Nguyễn nghẹn ngào, nức nở như khi chúng viết thư cho bà, mỗi chữ viết ra, là mỗi dòng nước mắt lả chã tuôn theo. “Thương gửi 2 con gái yêu! Mẹ… cô ñơn biết dường nào. Nhìn vào cái gì, mẹ cũng nhớ ñến các con nhiều hơn, nước mắt mẹ rưng rưng các con có biết không ?… Cuộc sống của 3 mẹ con mình biết bao thăng trầm buồn khổ, những lúc các con gặp trái nắng trở trời, những quãng ñời mẹ nghiệt ngã éo le trắc trở, gia ñình tan nát. Nhưng chính các con ñã tiếp sức cho mẹ, mẹ kiên quyết phải sống chỉ vì các con của mẹ bé bỏng còn ñó, chúng không thể thiếu ñược tình mẫu tử của mẹ. Vậy mà giờ ñây, các con ñang rời xa mẹ. Mỗi một ñêm về là thêm một ñêm mẹ sợ hãi, mở mắt ra mẹ rùng mình, nhắm mắt lại mẹ hoảng hốt hơn, mẹ lo và thương 2 con mẹ còn bé bỏng ñang ñâu ñó ngóng lòng mong mẹ. Chỉ khi nào các con lớn khôn, có con cái như mẹ bây giờ, mới hiểu hết nỗi lòng mẹ lúc này, tan nát xót xa dường nào khi buộc phải xa lìa những ñứa con mình dứt ruột ñẻ ra.

“X ứ người ơi…! / Ki ếp tha hương thật phũ phàng tàn nhẫn, / Xô ñẩy tôi chới với giữa biển ñời. / Con tôi ñâu ? hỡi ñất trời câm lặng. / Có thấu không ? tình mẫu tử vĩnh hằng…“.

Ngày các con ra ñi là một cơn ác mộng hãi hùng. Liệu ñến bao giờ giấc mơ của mẹ ñón các con trở về, thành hiện thực ? Hỡi hai con thiên thần của mẹ, mẹ yêu các con hơn mọi thứ trên ñời này, kể cả bản thân mẹ…“.

Bức thư thứ nhất vừa gửi ñi, ngày hôm sau, bé S gửi tiếp mẹ bức thư thứ 2. Lần này là một bài thơ tiếng ðức dài cả một trang giấy. Người ðức nào ñược ñọc, cũng không khỏi xúc ñộng ñến lặng người. Thơ là tiếng lòng, có nghiã bé ñã trăn trở thai nghén nó, ít nhất từ khi viết bức thư thứ nhất. „Cha mẹ thương yêu! Con nhớ cha mẹ tới nhường nào, mong sao mau chóng ñược gặp lại cha mẹ.

Page 106: Diem tin so51 copy

106

Cha mẹ là duy nhất và tất cả. Mẹ nghe bài thơ con viết kính tặng cha mẹ nhé: “Con nhớ cha mẹ lắm ! / Cha mẹ biết hay không ? / Con mơ cha mẹ từng ñêm ròng… / Nỗi nhớ dày vò tới mức, / Lòng con gào thét ñau thắt ngực, / Cha mẹ có nghe cùng ? / Không một tiếng trả lời, / Nó cuống cuồng kêu cứu, / Còn ai không, hỡi trời ! / Nỗi nhớ con có còn ? / Cái gì ñã xảy ra / Thật ñau xé lòng con. / Tâm can con lửa ñốt, / Con yêu cha mẹ nhất, / Chẳng ai hơn trên ñời. / Không ai thay mẹ nổi, / Dù vật ñổi, sao dời !“.

Xin tạm biệt cha mẹ bằng những nụ hôn nồng thắm“. Cuối bức thư, bé S thêm dòng tái bút: „Mẹ viết cho con công thức nấu món bún nhé, ñể con lại ñược thưởng thức món ăn thuần Việt. Hôn mẹ nhiều !“. Chữ: bún, bé viết bằng tiếng ðức thành: Pún.

Ngày thứ 3, bé S tiếp tục trải lòng trên trang giấy gửi mẹ, cũng vẫn bắt ñầu bằng hình vẽ bầu trời ñầy mây trắng bồng bềnh thả xuống những trái tim mỏng manh run rẩy, xa xa ñiểm các nhụy hoa. „Con nhớ mẹ lắm lắm. Ăn uống ở ñây khá ngon. Nhưng con không thể quên những bữa ăn mẹ nấu. Con không tài nào ngủ yên, bởi con rất nhớ, rất nhớ mẹ. Con thành thật xin mẹ tha thứ, mong từng ngày ñược gặp lại cha mẹ, lúc ñó sung sướng biết chừng nào. Em L ngày nào cũng hỏi, mẹ ñâu rồi, con chỉ biết trả lời, mẹ bận ñi làm. Con yêu, yêu mẹ vô cùng, người mẹ tốt nhất trên ñời này của con ! Một nụ hôn tạm biệt nồng thắm nhất, con chỉ ñể dành tặng riêng mẹ“.

Bức thư thứ 4, bé viết bằng máy tính cẩn thận, không còn bóng mây, quả tim, nụ hoa với hai khuôn mặt bé gái thẫn thờ. “Mẹ thân yêu của con ! Con nhớ mẹ lắm lắm. Bé L cũng rất nhớ, rất nhớ. Cả bé L và con ñều nghĩ, trong quãng ñời qua, chưa bao giờ mẹ con chúng ta lại rời xa nhau lâu tới vậy. Chúng con nhớ mẹ và mong chóng ñược gặp lại goị mẹ bằng tiếng Việt: mẹ ơi, bởi mẹ là duy nhất và tất cả, bởi ñơn giản, không có mẹ, con không thể sống nổi. Con luôn khóc chỉ vì nhớ mẹ. ðể mẹ luôn nhớ và nhớ nhiều, con gửi mẹ kèm theo một thiên thần luôn mang lại hạnh phúc cho con. Nếu mẹ có ước muốn gì, mẹ hãy viết vào mảnh giấy cho vào bộ cánh của nó. Tới tối, trứơc lúc ñi ngủ, mẹ hãy mở giấy ra ñọc và cài trở lại thiên thần như cũ. ðể mẹ không quên con, con gửi mẹ tấm hình kèm theo !

Gửi tới mẹ nụ hôn tạm biệt nồng thắm nhất !

Những bức thư thấm ñẫm nước mắt cả mẹ lẫn con, vừa cào xé ruột gan bà Nguyễn khôn cùng, vừa mang lại cho bà niềm hy vọng, tại phiên toà xét xử chính thức, sẽ ñược trả lại 2 ñưá con bà mang nặng ñẻ ñau, từng vì chúng mà bà vượt qua ñược nỗi éo le duyên nợ vợ chồng ñày ñoạ mình. Vốn tâm hồn nhạy cảm, hầu như bức thư nào gửi mẹ, bé S cũng vẽ vài hình ngộ nghĩnh, ñủ mọi thứ tưởng tượng, khi thì ông mặt trời, hoa, lá, khi thì ñầu bé gái bím tóc ñuôi sam, lúc thì nụ cười chỉ mỗi ñôi môi gắn các quả tim, không thư nào quên kèm theo dòng tít ñầu thư bằng tiếng ðức: Con yêu mẹ, hoặc con nhớ mẹ lắm. Trước ngày toà xét xử chính thức, bé gửi thư cho mẹ, nghĩ gì viết nấy: „M ẹ kính yêu ! Con rất nhớ mẹ. Chắc mẹ cũng nhớ con như vậy. Vắng mẹ, cuộc sống con không còn gì hạnh phúc. Con hy vọng sắp tới ñược gặp mẹ. Con phải ñi học ñây. Cô giáo mới của con là bà Müller. Con nhớ cả thôn xóm mình ghê lắm. Cho con gửi lời chào tới bạn Zehra của con nhé“. Rồi bé lại viết tưng tửng, ñúng con trẻ, kiểu „chưa cười ñã khóc“: „Nếu có thời gian, mẹ ñến trường dạy nhảy, hỏi cô giáo xem con nên học bộ môn nào nhé. Con ñã ñi khám tai. Bác sỹ bảo chẳng nguy hiểm gì ñâu“. Cuối thư bé lại trải lòng với mẹ bằng những vần thơ tiếng ðức, tha thiết:

“Con nhớ mẹ lắm ! / Mẹ có biết, mẹ là người tốt nhất, / Dù ñiều gì xảy ra. / Con nhớ diết da /

Page 107: Diem tin so51 copy

107

Bàn tay mẹ vuốt xoa / Mắt mẹ ngắm mắt con. / Con nhảy tới ñịnh ôm / Nhưng xa quá chẳng còn. / Mẹ ñâu rồi sớm hôm ? / Mẹ có còn nhớ con ? / Còn con nhớ mỏi mòn ! / Mẹ là người tốt nhất / Con không thể nào mất. / Cuộc ñời con chỉ còn / Mẹ chính là kho báu ! Khắc hình mẹ trong tim“.

Ngày 12.5.2011, toà án ñiạ phương Amtsgericht mở phiên xử chính thức, mời 2 vợ chồng ông bà Lê Nguyễn, Luật sư của 2 ông bà, bé L và S cùng luật sư ñược ủy nhiệm ñại diện cho 2 bé. Phiên toà ñược tách biệt xét xử ñối với 2 con trước, lấy ñó làm cơ sở cho việc xét xử ñối với bố mẹ tiếp theo. Hai bên không ñược gặp nhau tại toà.

*Phân vân, giằng xé. Trước các câu hỏi toà ñặt ra ñể tìm hiểu xem thực sự bé muốn gì, bé S không khỏi phân vân, giằng xé trả lời ngập ngừng, nửa vẫn muốn ở lại gia ñình giám hộ, bởi không còn bị ñánh mắng, nửa nhớ mẹ khôn nguôi bởi tình mẫu tử. Trường mới, bé vẫn chưa quen còn lạ lẫm. Bé cũng không tránh khỏi hay cãi nhau với các con nuôi và con ñẻ của cha mẹ giám hộ. Bé bênh mẹ, giải thích những vệt bầm tím trước ñây không phải hoàn toàn do mẹ ñánh, mà thỉnh thoảng do cãi lộn với bạn bè. Nhưng rồi cũng không thể giấu ñược, khi bé tường trình, hồi ñó mẹ ñánh bé không chỉ ở tay mà khắp mình mẩy, bạ ñâu ñánh ñó. Mặc dù vậy, thực lòng bé vẫn muốn về nhà hơn là tiếp tục ở với cha mẹ giám hộ. Bé kể tiếp, em gái của bé cũng bị mẹ ñánh, chẳng hạn khi ăn không ñúng hoặc ñể rơi cả ñiã cơm xuống sàn. Lúc ñó mẹ cáu kỉnh mang vào phòng tắm ñánh, làm chính bé cũng sợ hãi. Mẹ bé bảo bản thân mẹ hồi nhỏ cũng bị ñánh như vậy, bởi ở Việt Nam ñó là chuyện bình thường. Thậm chí, mẹ bé còn bị ñánh bằng sống dao, nhưng may mẹ bé ñã không ñánh bé như vậy. Toà hỏi tới khoảng thời gian Sở Thanh thiếu niên ñến nhà giúp ñỡ, bé kể vanh vách, rồi nói khẽ, mẹ bé dặn không ñược kể cho ai bị mẹ ñánh, và nếu có ai hỏi thì phải trả lời do ñánh nhau với bạn bè hoặc bị ngã. Luật sư tìm hiểu thêm có ñúng là bé bị thương thường do bé chơi trượt ba tanh như mẹ bé giải thích hay không. Bé thật thà kể ñúng một lần như vậy. Còn những lần khác là do mẹ ñánh, thường nhiều lần trong tuần, nhất là vào dịp cuối tuần hoặc các ngày lễ, ngày nghỉ. Khi ñược luật sư giải thích ñiều kiện phải tuân thủ khi mẹ con gặp nhau là phải nói bằng tiếng ðức ñể người giám sát biết, ñề phòng bé bị mẹ doạ dẫm, bé băn khoăn trả lời, không biết có cần người khác bên cạnh hay không. Nhưng trong mọi tình huống, bé thích nói tiếng Việt với mẹ. Bé cam ñoan dịch lại những ñiều theo luật ñịnh bị cấm mà mẹ bé vẫn nói. Phiên toà thẩm vấn bé kéo dài 20 phút ñược ghi âm và lập biên bản gửi cho 2 ông bà Lê Nguyễn. Rốt cuộc, Toà vẫn phải tiếp tục kéo dài thời gian tước quyền hai vợ chồng chăm sóc con cho tới khi chúng hoàn toàn ưng thuận trở về.

III) Nhà n ước và gia ñình

Từ phạt vi phạm hành chính trong gia ñình ở ta… ñến câu chuyện ñau lòng của một người Vi ệt ở ðức, bất cứ ai quan tâm tới hạnh phúc gia ñình mình không thể không so sánh, bức xúc, suy ngẫm; và nếu thừa nhận chức năng của mọi nhà nước ngày nay ñều do dân vì dân thì người làm luật phải thấu hiểu ñược tâm tư ñó của họ vốn ñóng vai trò hồn cốt, tính người trong mọi văn bản luật.

Hành vi bị phạt hành chính ở ta ñược ñịnh nghĩa trong chính Dự thảo, là những “hành vi có lỗi, của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy ñịnh của pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự mà không phải là tội phạm“. ðịnh nghĩa trên cho thấy, nhà làm luật ở ta ñã ñương nhiên coi quan hệ nội bộ gia ñình cũng thuộc phạm vi “quản lý nhà nước“, nên mới áp dụng phạt hành chính vào lĩnh vực gia ñình theo danh mục vi phạm, tương tự như trong giao thông công cộng. Dư luận bức xúc là ñương nhiên bởi không ai muốn tổ ấm riêng tư của mình trở thành giao thông công cộng

Page 108: Diem tin so51 copy

108

luôn có cảnh sát tuần tra. Ở các nước hiện ñại tổ ấm ñó ñược hiến ñịnh, hoặc mặc ñịnh, là quyền cơ bản thiêng liêng bất khả xâm phạm, nhà nước phải bảo ñảm. Nó chỉ bị giới hạn khi phạm tội hình sự. Lúc ñó hoặc Viện kiểm sát hoặc nạn nhân, hoặc cả hai phải viện ñến toà, và hình phạt do toà xét xử công khai, chứ không thể ấn ñịnh sẵn như phạt hành chính.

Ở ñây liên quan tới câu hỏi mang tính nguyên lý, nhà nước có vai trò gì ñối với quan hệ trong gia ñình ? Câu trả lời trong dự luật trên là biến quan hệ gia ñình thành quan hệ nhà nước, phạt hành chính kẻ không chấp hành quy ñịnh của nhà nước ñể răn ñe. Trong khi ñó, thế giới hiện ñại phân biệt rõ ràng nhà nước là nhà nước mang quan hệ hành chính, nên mới áp dụng phạt hành chính, không thể áp dụng hình phạt ñó cho gia ñình vốn mang quan hệ tình cảm ruột thịt, hay cho thị trường mang quan hệ trao ñổi tiền hàng, hoặc xã hội dân sự mang quan hệ tự nguyện bất vụ lợi. Vai trò nhà nước họ là bảo hộ nạn nhân như trường hợp giúp bà Nguyễn tránh chồng bạo hành, hay mang 2 con bà ñi chăm nuôi. Chính vì vậy luật phạt hành chính ở họ không áp dụng ñối với thủ phạm như ta, mà ñối với nhà chức trách nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ bảo hộ ñó. Năm ngoái tại thành phố Leipzig ðức, một cô gái ñơn thân nghiện chích, nuôi con lên 3, Sở thanh thiếu niên phải cung cấp dịch vụ hỗ trợ; nửa chừng vì tin lời cô gái khai báo chuyển hộ khẩu sang thành phố khác nên cắt. Chẳng may sau ñó, cô gái chích quá liều chết tại nhà, tận 7 ngày sau mới phát hiện ñược, bên cạnh là xác ñưá con bị bỏ chết khát. Giám ñốc Sở thanh thiếu niên bị phạt hành chính thải hồi, và cùng Chủ tịch thành phố bị Viện kiểm sát ra quyết ñịnh ñiều tra hình sự. Ở ta, các hoạt ñộng phường xóm xây dựng gia ñình văn hoá mới, hay sinh hoạt dòng họ, gia tộc, nếu coi ñó như những hiệp hội tự nguyện và ủy ban ñịa phương có trách nhiệm hành chính trong vai trò công bộc của người dân, thì mục ñích “chống bạo lực gia ñình“ sẽ ñạt ñược, không cần và không thể dùng “tiền bạc“ ñể “chống bạo lực gia ñình“ thuộc tình cảm.

Áp dụng nguyên lý phạt hành chính sai ñối tượng sẽ lợi bất cập hại hậu hoạ khôn lường và không một nhà nước nào kiểm soát nổi. Trước hết, phạt hành chính trong giao thông hậu hoạ xấu nhất mà người vi phạm phải gánh chịu, là cùng lắm thì chọn phương tiện giao thông khác hoặc áp dụng cách thức ñược phép khác. Trong khi ñó ở gia ñình, cả thủ phạm lẫn nạn nhân không còn ñường lựa chọn nào khác ngoài việc vẫn phải chung sống với nhau nếu chưa hết tình cảm và trách nhiệm; hình phạt hành chính vì vậy sẽ phản tác dụng; họ ñã không ñược chia sẻ hoàn cảnh, còn bị gây thêm thiệt hại, làm tăng mâu thuẫn, thúc ñẩy ñổ vỡ. Tiếp theo, tiền phạt hành chính do vi phạm quản lý hành chính tức tốn công sức nhà nước nên ñưa vào thu ngân sách là ñúng, còn tiền phạt thủ phạm gây thiệt hại cho người nhà của mình rõ ràng không hề gây tổn thất cho ngân sách nhà nước mà ñưa vào thu ngân sách là vô lý mang tính cưỡng ñoạt. Còn nữa, mức phạt hàng triệu ñồng dựa trên căn cứ khoa học kinh tế nào ? Không nộp phạt giao thông có thể bị giữ xe, còn với mức thu nhập của giới nghèo nhất Việt Nam dưới 1 ñô la / ngày, thì chẳng nhẽ bắt nhốt họ ? Nguy hại hơn, quốc nạn tham nhũng, vụ lợi, làm tiền, trong phạt hành chính giao thông hiện ở ta ñang bất lực, chắc chắn sẽ lan tràn sang gia ñình, doạ dẫm, nhiễu nhương, ñe doạ gia ñình họ vốn không phải lúc nào cũng phẳng lặng, “chồng bát còn có khi xô“, khi ðiều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy ñịnh: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản ñược áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền ñến 250.000 ñồng ñối với cá nhân, 500.000 ñồng ñối với tổ chức, và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết ñịnh xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Mỗi chức danh xử phạt sẽ có nhiều mức phạt tối ña khác nhau, tùy thuộc vào từng nhóm hành vi vi phạm. Chủ tịch UBND cấp xã ñược phạt tiền ñến 3 triệu ñồng ñối với l ĩnh vực phòng, chống bạo lực gia ñình; chủ tịch UBND cấp huyện ñược phạt tiền ñến 15 triệu ñồng, 20 triệu ñồng, chủ tịch UBND

Page 109: Diem tin so51 copy

109

cấp tỉnh ñược phạt tiền ñến 30 triệu ñồng. Nghiã là phạt hành chính ñối với gia ñình tùy thuộc chủ quan người hành xử, như trong giao thông !

Ở ñây không nhằm so sánh, nhưng rất cần biết ñể hiểu mối quan hệ giữa gia ñình và nhà nước ở mức cực ñoan nhất như thế nào: Lịch sử loài người ñã chứng kiến nhà nước ðức vì mong muốn xây dựng một dân tộc ðức thượng ñẳng, nhất thế giới, chỉ trong mấy năm ñầu cầm quyền, Hitler ñã cho giết chết bằng hơi ngạt chừng nửa triệu người ðức thiểu năng, bệnh kinh niên không thể chữa, ñồng tính luyến ái, nghiện ngập gây bạo lực gia ñình… không cần xét xử (tức phạt hành chính); ñiều ñáng chú ý lại ñược ñông ñảo dân chúng cuồng tín hưởng ứng, thậm chí tự giác thực hiện, khai nộp người nhà mình cho chính quyền giết.

Xã hội nào cũng lấy gia ñình làm tế bào, ñều muốn nó tốt ñẹp cả. Nhưng gia ñình là tình, không phải lúc nào cũng yên ả, nên càng cần nhà nước bảo hộ. Nó không phải một chiếc xe tham gia giao thông, hay một cơ quan nhà nước, chỉ cần áp dụng phạt hành chính răn ñe hoặc cách chức thành viên sai phạm hay tịch thu phương tiện là tốt lên. Nếu chúng ta không làm ñược hơn thế giới thì ít nhất cũng phải học hỏi ñược họ, bởi với thời ñại toàn cầu hoá không thể dị biệt !

._,_.___

THƯ CỦA TS VŨ QUANG VI ỆT : Thưa các anh chị,

Hôm nay trên tờ báo New York Times có hai bài về kế hoạch thành thị hóa của TQ, mà tôi thấy thú vị, nên viết giới thiệu ngắn. ðây là kế hoạch mà Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trương. Theo kế hoạch này, cứ mỗi năm 21 triệu người từ nông thôn sẽ ñược ñưa vào thành thị và ñến năm 2025, 250 triệu nông dân sẽ ñược ñưa vào thành thị nâng tổng số dân thành thị lên 70% dân (gồm 900 triệu người). Lý Khắc Cường dự ñịnh chi mỗi năm 600 tỷ USD cho chương trình này, trong ñó có việc xây hạ tầng cơ sở, trường học, nhà thương, nhà ở. Và chương trình này thật ra ñã bắt ñầu rồi. Theo bài báo, nông dân sẽ ñược cấp nhà (1/4 cho không, 1/4 vay không lãi suất, còn lại 2/4 là phải tự trả). Không rõ phần ñất nông thôn sẽ ñược ñền bù như thế nào. Như vậy là TQ qua việc thành thị hóa (họ gọi là thành trấn hóa) này sẽ ñẩy mạnh ngành công nghiệp xây dựng và hàng hóa tiêu dùng như tv, tủ lạnh, v..v. Lý Khắc cương coi ñây là chính sách chuyển ñầu tư sang tiêu dùng. Tôi thì nghĩ ngược lại. Câu hỏi ñược ñặt ra là: 1. Nếu những người bị thành thị hóa này không có việc làm ở thành phố thì họ lấy tiền ñâu ñể trả và chi tiêu ở mức cao hơn này (kế hoạch chạy theo số người bị ñẩy vào thành phố hình như không ñi với kế hoạch tạo việc làm?) 2. Chính sách có thật sự tự nguyện không? (Theo bài báo thì không vì nhiều nông dân ñã bị bắt

Page 110: Diem tin so51 copy

110

buộc rồi). 3. Nhà nước lấy tiền ñâu ñể chi như vậy? Sẽ có tham nhũng, lạm phát không? 4. Nhà nước làm gì với ñất nông nghiệp (ñại nông canh tác?) Về vấn ñề này, tôi nghĩ TQ có cái nhìn ñúng là: phát triển ñi li ền với thành thị hóa, và nếu thành thị hóa ñược hoặch ñịnh thì nông dân sẽ không tự chạy ồ ạt vào một vài thành phố. ðất nông nghiệp do ñó có thể sử dụng hiệu quả hơn bởi những nông dân còn ở lại. ðiều này anh ðặng Thọ Xương, Ngô Vĩnh Long và tôi ñã viết và ñược Nhà Xuất bản chính trị quốc gia xuất bản từ lâu rồi. Tuy nhiên ta thấy TQ ñang làm một cách áp ñặt, khác hẳn với phương tây. Ở phương tây, quá trình thành thị hóa rất tự nhiên, vì sức hút của các trung tâm thành thị do thu nhập cao hơn. Vai trò của nhà nước ở phương tây là cả trăm năm trước họ ñã nhìn thấy vấn ñề và ñã hoặch ñịnh thành phố rất tốt. Ngược lại, ở VN và nhiều nước châu Á, thành thị hóa hoàn toàn vô tổ chức và hầu hết là ñể các thành phố cũ tự mở rộng như vết dầu loang một cách vô tổ chức. Chúng ta nên theo dõi kế hoạch thành thị hóa này của TQ, không phải ñể bắt chước nó mà ñể tìm ra cách làm hay hơn, nhân ñạo hơn và phù hợp với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Nếu không thế chúng ta sẽ bịt mắt chạy theo anh cả một cách ñiên rồ. Việt

****

Cách mạng Pháp năm 1789 Phan Thành ðạt

Cách mạng Pháp năm 1789 ñã mở ra một giai ñoạn mới trong lịch sử nước Pháp. Cuộc cách mạng góp phần thay ñổi thể chế chính trị ở Pháp, ñã xóa bỏ chế ñộ phong kiến chuyên chế tồn tại trong suốt 1300 năm. Cách mạng Pháp năm 1789 là nguồn khích lệ tinh thần cho các dân tộc khao khát tự do dân chủ.

Các lãnh tụ phát ñộng phong trào giải phóng thuộc ñịa trong những năm 60 của thế kỷ 20 tin rằng các dân tộc nhược tiểu thuộc thế giới thứ ba cần phải theo con ñường của nhân dân Pháp năm 1789 ñể ñòi lại các quyền cơ bản của con người trong ñó có quyền ñược sống, quyền bình ñẳng, quyền ñược tôn trọng về danh dự và nhân phẩm. Các nhà trí thức và những người tranh ñấu cho

Page 111: Diem tin so51 copy

111

dân chủ ñều ngợi khen cuộc cách mạng năm 1789. Họ coi ñó là tấm gương sáng cho các dân tộc bị áp bức.

Trong thực tế, cách mạng Pháp 1789 nổ ra vì cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị bắt ñầu từ năm 1788. ðây là cuộc cách mạng ñể chống lại cái ñói. Vào thời ñiểm ñó, giá lương thực tăng gấp 5 lần, nhân dân Pháp phải sống trong tình trạng thiếu thốn. Nạn ñói là mối ñe dọa lớn nhất ở Pháp khi ñó.

Người Pháp không muốn lật ñổ chế ñộ quân chủ vì nhà vua luôn có một chỗ ñứng vững chắc trong ñời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân. Vua giữ quyền lực hợp pháp khi ñược truyền ngôi và ñược ðức Giáo Hoàng phong vương, vua là người bảo vệ lợi ích chung của mọi người. Nhân dân chờ ñợi một cuộc cải cách kinh tế và chính trị quan trọng có lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.

Hội nghị của các giai tầng trong xã hội Pháp ñược vua Louis XVI triệu tập theo sáng kiến của bộ trưởng tài chính Jacques Necker, hơn 1000 ñại biểu ñại diện cho ba tầng lớp trong xã hội Pháp : Giai cấp quý tốc, tầng lớp giáo sĩ và nhân dân lao ñộng. Các ñại diện mang ñến Hội nghị nhiều bản kiến nghị phản ánh tâm tư và nguyện vọng của nhân dân. ðại biểu của ba giai cấp mong muốn triều ñình sẽ chú ý ñến các yêu sách của họ.

Giai cấp quý tộc muốn ñược tham gia vào các lĩnh vực thương mại và kinh tế vì nhiệm vụ của họ là bảo vệ ñất nước và tham gia chiến tranh, họ không ñược phép buôn bán. Tầng lớp tăng lữ giáo ñồ muốn có thêm các quyền về chính trị và giữ các chức vụ quan trọng, nhiệm vụ của họ trước ñây là giáo dục và nuôi dưỡng tinh thần cho người dân. Giai cấp thứ 3 là nhân dân lao ñộng, bao gồm tầng lớp tư sản, nông dân, công nhân, chiếm 97 % dân số, họ phải làm việc cực nhọc ñể nuôi sống hai giai cấp trên. Giai cấp thứ 3 mong muốn nhà vua sẽ tiến hành cải cách, giảm bớt các thứ thuế và bãi bỏ các quyền lợi của giai cấp quý tộc và tăng lữ.

Người nông dân Pháp phải nuôi giai cấp quý tộc và tăng lữ

Vua Louis XVI triệu tập Hội nghị các giai cấp với ý ñịnh duy nhất là tăng thêm các khoản thuế ñể bù vào ngân quỹ của triều ñình bị khánh kiệt. Bài phát biểu của vua khiến toàn thể Hội nghị thất vọng, ñặc biệt là giai tầng thứ 3. Các bản kiến nghị của nhân dân không khiến nhà vua quan tâm, vua và giai cấp quý tộc chỉ nghĩ ñến quyền lợi của họ.

Page 112: Diem tin so51 copy

112

Các ñại biểu của giai tầng thứ 3 ñòi hỏi nhà vua phải ñáp ứng các yêu sách của người dân. Họ quyết ñịnh thành lập Hội nghị lập Hiến ñể viết một bản Hiến pháp quy ñịnh vai trò và trách nhiệm của nhà vua trong hoàn cảnh mới.

Nhân dân chờ ñợi những thay ñổi từ phía Nhà nước ñể ñời sống của họ ñỡ khó khăn vì thiên tai và khủng hoảng kinh tế trong suốt hai năm 1788 và 1789. ðời sống của nhân dân trở nên cơ cực. Nhưng họ không thấy tín hiệu cải cách nào từ phía nhà vua. Nhân dân bị ñói và rét trong mùa ñông năm 1788. Họ sẽ nổi dậy, sẽ phá ngục Bastille ñể thách thức nhà vua và tầng lớp thống trị.

Tình hình kinh tế khó khăn năm 1788 và 1789 ở Pháp, ñã khiến nhân dân vùng dậy (I), người dân tấn công ngục Bastille và giải phóng các tù nhân bị giam giữ tại ñây (II).

I. Hoàn cảnh lịch sử của Pháp trước cách mạng 1789

Nước Pháp tham gia chiến tranh bên cạnh 13 thuộc ñịa của Anh, 30 nghìn quân ñã ñược ñưa tới Bắc Mỹ ñể chiến ñấu ủng hộ những người nổi dậy. Pháp luôn coi ñế chế Anh là ñối thủ lớn nhất. Quân ñội Pháp-Mỹ ñã giành ñược nhiều chiến thắng, nhiều vùng rộng lớn tại Bắc Mỹ ñã ñược giải phóng. Các tàu chiến của Pháp gây nhiều tổn thất cho quân ñội Anh trên các ðại dương. ðể duy trì ñược lực lượng mạnh phục vụ cho bộ máy chiến tranh, Pháp ñã phải chi nhiều khoản tiền ñầu tư cho quân ñội, khiến ngân sách Nhà nước bị kiệt quệ.

Các khoản chi tiêu vô bổ của triều ñình cũng góp phần làm cho ngân sách cạn kiệt. Vua Louis XVI sống tại cung ñiện Versailles với 16.000 cận thần, ông là người thích tổ chức các buổi tiệc và dạ hội. Ý thức ñược các khoản chi tiêu tốn kém mà không cần thiết, bộ trưởng tài chính Necker ñã cấp báo với vua về tình hình ngân sách, nhưng Louis XVI không quan tâm. Hoàng hậu Marie Antoinette cũng là người thích tổ chức các bữa tiệc và các trò chơi, bà thích mua sắm nhiều ñồ trang sức quý hiếm. Người dân ghét Marie-Antoinette và gọi hoàng hậu bằng cái tên “quý bà gây thâm hụt ngân khố”. Người dân quan niệm rằng mọi khổ ñau của nước Pháp ñều xuất phát từ tính tình ñỏng ñảnh và thích lãng phí của Marie-Antoinette. Cần phải ñuổi Marie-Antoinette về Áo.

ðối lập với cuộc sống ñầy ñủ vật chất và giàu sang trong triều ñình của vua Louis XVI là cuộc sống nghèo khổ của người dân. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1788 và 1789 ñã khiến nhiều công nhân mất việc làm, nhiều gia ñình sống trong tình trạng ñói kém. Nông dân Pháp bị mất mùa do thiên tai, họ không có tiền mua hạt giống vì giá tăng gấp 5 lần. Ngành sản xuất bông sợi bị phá sản vì không cạnh tranh ñược với nước ngoài. Nhân dân phải hứng chịu ñói rét trong suốt mùa ñông năm 1788. Ở vùng quê ñã xảy ra nhiều vụ cước bóc. Tình hình kinh tế nước Pháp ngày càng xấu ñi. Người dân rất thất vọng.

Nông dân Pháp muốn nhà vua xóa bỏ thuế muối, thuế ñinh, và các hình thức lao ñộng không công nhưng bắt buộc cho quý tộc và tăng lữ. Người nông dân từ bao ñời phải nuôi sống hai giai cấp ăn trên ngồi trốc, phải ñóng nhiều thứ thuế vô lí, họ bị khai thác và bóc lột tối ña. Nông dân sản xuất ra lương thực, nhưng họ lại là những người bị ñói khi mùa màng thất bát. Các yêu cầu cải cách của nông dân ñược ghi lại trong 50.000 bản kiến nghị, ñược các ñại biểu của giai tầng thứ 3 gửi ñến nhà vua. Nhưng những ñòi hỏi của họ bị rơi vào quên lãng vì vua và tầng lớp thống trị có nhiều ñiều ñáng quan tâm hơn. Nông dân ở nhiều nơi ñã nổi dậy, họ trang bị vũ khí, ñốt phá hàng trăm lâu ñài của giới quý tộc.

Page 113: Diem tin so51 copy

113

Người dân Paris cũng phải sống trong cảnh thiếu ñói. Với số dân khoảng 660.000 người, có hơn 60.000 người phải ăn mày, họ sống trong lo sợ vì chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Họ muốn có bánh mì ñể sống và có tự do ñể thoát khỏi không khí ngột ngạt ñè nặng lên mọi người. Câu khẩu hiệu “tự do và bánh mì” xuất hiện trong hoàn cảnh ñó. Nông dân và công nhân trở thành lực lược tiên phong trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.

Quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước trở nên căng thẳng, khi Vua Louis XVI mắc sai lầm bằng cách ra lệnh ñưa 30.000 quân ñến vùng ngoại ô Paris, trong số này có các ñoàn lính ðức và Thụy Sĩ. Người dân Paris phản ñối sự có mặt của lính ngoại quốc, nhiều tin ñồn về một cuộc tàn sát quy mô như vụ Saint-Barthélemy sẽ diễn ra. Nhân dân Paris lo lắng, họ tìm kiếm vũ khí ñể chống lại. Giai cấp tư sản lập ra các lực lượng tự vệ ở thủ ñô. Luật sư Camille Desmoulins kêu gọi nhân dân nổi dậy và cướp lấy vũ khí. Bạo loạn bắt ñầu vào ñầu giờ chiều ngày 14 tháng 7.

II. Phá ngục Bastille ngày 14 tháng 7 năm 1789

Người dân Paris chiếm l’Hotel des Invalides, họ thu ñược 3000 khẩu súng và hàng chục khẩu ñại bác, nhưng họ không tìm thấy thuốc súng. Họ ñi bộ ñến pháo ñài Bastille ở thị trấn Saint-Antoine ñể tìm thuốc súng. Nhà ngục Bastille với 8 ngọn tháp nằm ở phía ñông Paris, là hiện thân của chế ñộ quân chủ chuyên chế. Sự kiện phá ngục Bastille sau này trở thành biểu tượng của tự do chống lại chế ñộ chuyên chế áp bức, là chiến thắng của nhân dân ñối với chế ñộ quân chủ. Tuy nhiên, phá ngục Bastille chỉ là hình thức tự vệ của nhân dân Paris khi ñó, họ không có ý ñịnh lật ñổ chế ñộ quân chủ, ñó chỉ là phản ứng nhất thời của họ. Sau cuộc cách mạng năm 1789, vua vẫn là nhà lãnh ñạo tối cao, nhưng nhiều quyền ñã ñược chuyển giao cho Quốc hội. Chế ñộ quân chủ chỉ chấm dứt tại Pháp, khi phái Jacobin chính thức nắm quyền năm 1793, vua và hoàng hậu ñều bị ñưa lên máy chém.

Người chỉ huy pháo ñài Bastille là hầu tước Launay, với một tiểu ñoàn 115 lính, khi Launay nhìn thấy những người nổi dậy ñang tiến ñến ngục Bastille, ông muốn thương lượng và chấp nhận

Page 114: Diem tin so51 copy

114

kéo các khẩu ñại bác khỏi các vị trí trên pháo ñài, nhưng ông không ngăn ñược những người nổi loạn ùa vào trong sân, một người lính bắn vào ñám ñông, một số khác ñứng về phía những người nổi dậy, họ chĩa các khẩu ñại bác về phía các ngọn tháp cao. Trận chiến giữa hai bên diễn ra trong sân và trên pháo ñài trong suốt 4 giờ. Quân lính bị bao vây, một số bị giết, tướng Launay ñầu hàng, với lời hứa sẽ ñược tha. Về phía nhân dân nổi dậy, khoảng 100 người bị giết. Những người nổi dậy giải thoát cho 7 tù nhân trong ngục Bastille, trong số ñó có hai kẻ ñiên, một kẻ bị kết án vì phạm tội tình dục, bốn kẻ chuyên làm hàng giả. ðám ñông giải Launay và 6 người lính về tòa thị chính Paris, họ chặt ñầu, treo trên các cây gậy và diễu hành trên phố.

Nhân dân Paris phá ngục Bastille

Vua Louis XVI biết tin khá muộn vì sáng ngày 14 tháng 7 năm 1789, nhà vua vẫn ghi trong sổ: “Thứ 3, ngày 14 tháng 7, không có gì cả”. Khi vua và ñoàn tùy tùng ñi săn về ngày 15 tháng 7, có người cấp báo việc nhà ngục Bastille bị thất thủ, Louis XVI phản ứng: “Có nổi loạn à?”, những người cấp dưới trả lời : ”Không, thưa bệ hạ, ñó là một cuộc cách mạng”. Nhà vua lo sợ bạo lực sẽ lan rộng, ông giao cho Necker ñến tòa thị chính ñể thảo luận với những người nổi dậy.

Mấy hôm sau, nhân dân ñi bộ ñến Versailles ñể yêu cầu vua và hoàng hậu về Paris, ban ñầu nhà vua phản ñối, nhưng trước áp lực mạnh mẽ của ñám ñông, vua ưng thuận, ông ñến tòa thị chính Paris, ñồng ý kéo lá cờ ba màu, một biểu tượng mới của nước Pháp, thể hiện nhiều hứa hẹn thay ñổi.

Sự kiện phá ngục Bastille gây tiêng vang khắp nước, nhân dân Pháp nổi dậy ở mọi nơi, họ cướp phá lâu ñài của các quý tộc. Họ ñòi tự do và bình ñẳng như hai giai cấp thống trị là quý tộc và tăng lữ. Họ muốn tài sản ñất ñai phải ñược phân chia lại. Cần phải bãi bỏ tất cả các ñặc quyền ñặc lợi của giới quý tộc như quyền ñược săn bắn, quyền ñược thu thuế, quyền ñược gắn gia huy. ðể giải quyết những căng thẳng với nông dân, một nhóm các quý tộc họp lại theo sáng kiến của tử tước Pierre Nouailles và công tước Aiguillon. ðêm mùng 4 tháng 8, họ ñi ñến quyết ñịnh xóa bỏ vĩnh viễn các quyền lợi của giai cấp ñã tồn tại từ nhiều ñời.

Page 115: Diem tin so51 copy

115

Sau cách mạng năm 1789, nền chính trị ở Pháp luôn trong tình trạng mất ổn ñịnh, nổi loạn vẫn diễn ra ở nhiều vùng. Thời kỳ Convention năm 1793, những người Jacobin thiết lập Nhà nước chuyên chính và gieo rắc bạo lực, khiến 30.000 người bị ñưa lên máy chém. Tình hình trở lại ổn ñịnh, sau khi Napoléon Bonaparte tiến hành ñảo chính năm 1799, thiết lập ñế chế ñầu tiên.

Cách mạng Pháp ñã tạo ra những thay ñổi lớn lao trong ñời sống chính trị xã hội ở Pháp? ðối với Alexis de Tocqueville, Cách mạng Pháp không phải là quá trình thay ñổi hoàn toàn về chính trị, ñó là sự tiếp nối các chính sách cải cách hành chính, nhằm chuyển dần quyền lực từ trung ương ñến ñịa phương. Các chính sách này ñã ñược các vị vua thực hiện trước năm 1789, và sẽ tiếp tục ñược thực hiện sau cuộc cách mạng (Alexis de Tocqueville, Chế ñộ cũ và cuộc cách mạng).

Một số nhận xét về cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789

Trước cách mạng 1789, nước Pháp có số dân vào khoảng 25 triệu người, trong ñó có 200.000 quý tộc, 150.000 giáo sĩ, 700.000 tư sản và 24 triệu nông dân, công nhân và lao ñộng tự do. Giai tầng thứ 3 chiếm 97 % dân số. Cuộc cách mạng năm 1789 ñã chuyển 1/3 số tài sản của nước Pháp từ tay giai cấp quý tộc sang tay tầng lớp tư sản. 24 triệu người Pháp không ñược hưởng lợi gì từ cuộc cách mạng. Tuy nhiên, nông dân và công nhân là những người có công lớn nhất, họ trở thành lực lượng làm thay ñổi chế ñộ, nhưng không ñược hưởng lợi. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, ngày 26 tháng 8 năm 1789 nhằm bảo vệ trước hết quyền lợi của giai cấp tư sản. Tầng lớp này chỉ nghĩ ñến lợi ích của họ, trong khi 97 % dân số là những người lao ñộng không có gì cả.

Karl Marx có lí khi nhận xét Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền là một sản phẩm thuần túy của giai cấp tư sản, ñể bảo vệ các quyền lợi của họ ñạt ñược sau cách mạng. Những người chiến thắng ñược hưởng lợi nhất từ cuộc cách mạng phải chăng là nhân dân lao ñộng? Chính giai cấp tư sản mới là những người chiến thắng thực sự. Phải mất thêm 84 năm nữa, ñể nhân dân ñược thừa hưởng các quyền cơ bản nêu ra trong Bản Tuyên ngôn này.

Lời phê phán của Karl Marx chỉ có cơ sở ñến thời kì nửa sau thế kỷ 19. Hôm nay, nó không còn phù hợp nữa, vì Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền có ý nghĩa phổ quát. Tất cả các quyền cơ bản ñều có giá trị ñối với mỗi người. Nhà nước dân chủ có nghĩa vụ ñảm bảo các quyền tự do và bình ñẳng cho con người. Vì vậy, tinh thần của cuộc cách mạng Pháp thể hiện qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền vẫn còn tỏa sáng ñến hôm nay và cả mai sau.

P.T.ð.

Kể bằng hí họa: Câu chuyện Snowden

Mặt Tròn Xoe bình luận

Page 116: Diem tin so51 copy

116

1. Câu chuyện Snowden sẽ không tréo ngoe ñến thế, nếu mới trước ñó, Mỹ không tố cáo Trung Quốc chuyên cài gián ñiệp mạng, ñánh cắp bí mật công nghệ và những mẫu thiết kế vũ khí hiện ñại của Mỹ! Trong hí họa này của Harry Harrison (Washington Post), chú Sam và Gấu Trúc làm biên bản ghi nhớ: “Tóm tắt lại, dùng mấy biểu tượng mặt cười, quăng mấy cái videos mèo con vui vui thì tốt, nhưng ăn cắp bí mật của chính phủ và doanh nghiệp thì xấu nhé.” Trung Quốc rất cay mũi trước thái ñộ này của Mỹ…

2. Thế rồi Edward Snowden, cựu ñiệp viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ NSA (tổ chức nghe lén khủng nhất thế giới) ñã ñào tẩu tới Hong Kong, trú tại một khách sạn bí mật rồi gửi thông tin cho các tờ báo lớn, tố cáo Chính phủ Mỹ ñã tổ chức chặn bắt thư ñiện tử, nghe lén trên quy mô lớn, từ dân thường ñến nguyên thủ quốc gia, từ ñối thủ ñến ñồng minh thân cận. Những tiết lộ này của Snowden ñã khiến Mỹ bẽ mặt, quyết săn Snowden bằng ñược. Nhưng chẳng ai rõ anh ta ở ñâu. Trong hí họa này của Sinann, câu hỏi là: “Liệu Edward Snowden có thể núp ñâu ở HongKong?” ðáp án: Snowden núp ngay sau con vịt cao su bày ở Art Basel HongKong!

Page 117: Diem tin so51 copy

117

3. Việc “Kẻ lộ mật” E.Snowden tiết lộ rằng chính NSA cũng xâm nhập mạng của Trung Quốc quả là một cơ hội vàng ñể Bắc Kinh phản ñòn, cho rằng Mỹ vừa ăn cướp vừa la làng. Trong một hí họa của Luo Jie, Tượng nữ thần Tự do của Mỹ với ngọn ñuốc tự do trong tay, nhưng bóng của Nữ thần là một gã ñiệp viên ñội mũ phớt ñeo tai nghe, một tay ôm máy ghi âm, tay kia giương cao ăng ten ñể bắt sóng!

4. Và việc Snowden ở Hongkong, tức lãnh thổ Trung Hoa, là một mối nguy hiểm với Mỹ, vì Trung Quốc có thể khai thác viên cựu ñiệp viên này. Chính quyền Hong Kong rất lừ ñừ trong việc truy tìm Snowden hộ Mỹ. Trong hí họa trên của Harry, khi một nhân viên Trung Quốc báo cáo với thượng cấp rằng vẫn chưa thấy Snowden ñề ñạt thỉnh nguyện, thượng cấp vẫn nhẩn nha: “Cứ từ từ!”. (Có bạn nào biết vì sao thượng cấp này lại ñội mũ sinh nhật, thổi kèn giấy, uống champagne, trong một bối cảnh rất “trẻ con” không?)

Page 118: Diem tin so51 copy

118

5. Bản thân Snowden cũng sợ bị chính quyền Hong Kong bắt. Theo tờ Wall Street Journal, quyết ñịnh rời Hong Kong của anh này diễn ra rất nhanh, chỉ một ngày trước khi khởi hành. Chính Assange – ông chủ WikiLeaks – khuyên Snowden nên rời Hong Kong sớm kẻo bị chính quyền nơi này giữ lại. Theo tiết lộ của một người thân, nghe thế Snowden lo lắm, vì bị bắt thì sẽ không vào ñược Internet – mối liên lạc sống còn của anh với phần còn lại của thế giới! Trong hí họa này của Dave Granlund, Assange và Snowden tổ chức một show diễn, Assande hỏi: “Vậy quý vị có thực sự tin là ñằng sau những gì anh ấy nói có bàn tay của tôi không?” Có bàn tay của Assange không thì không biết, nhưng chắc chắn Assange rất quý Snowden, và ñã khuyên Snowden nên chọn các nước Mỹ Latin mà tị nạn, vì ñó là những nơi “an toàn và biết thúc ñẩy nhân quyền”.

Page 119: Diem tin so51 copy

119

6. Và thế là, trong khi Mỹ ñang bối rối thì Snowden bất thần bí mật rời Hồng Kong sang Nga. Vừa tới sân bay quốc tế Sheremtyevo của Nga thì Mỹ hủy hộ chiếu của Snowden, khiến cựu ñiệp viên này bị kẹt lại tại khu vực quá cảnh sân bay. Chỉ làm ñược ñến thế nhưng chưa tóm ñược kẻ “phản bội” nên Mỹ rất cú cả Trung Quốc và Nga, cho rằng Trung Quốc cố tình ñể Snowden rời Hong Kong, còn Nga thì chứa chấp. Trong bức hí họa này của Shreyas Navare, thần Tự do Mỹ hung hãn thúc giục: “Không ai bắt nó cho ta sao?”, khi con chuột Snowden quắp chiếc hamburger từ ñĩa của thần, phóng chạy ngang bàn Tàu, bàn Nga, và từ ñó nhảy ñi tiếp. Tay Nữ thần vẫn ôm máy nghe lén, dưới gầm bàn của Nga và Trung Quốc ñều có người nghe lén…

7. Các nhà phân tích ñoán rằng việc Snowden bị kẹt lại ở sân bay Nga là một cơ hội bằng vàng cho giới chức tình báo Nga khai thác thông tin mật từ cựu ñiệp viên này. Trong căn phòng hỏi cung, với ảnh Putin treo tường, kính một chiều có camera, một nhân viên Cục phản gián Liên bang Nga bảo Snowden: “Nào, hãy kể thêm cho chúng tôi về chương trình nghe lén kinh khủng ấy ñi! ” (Tranh: Jamil M. Shawwa)

8. Snowden nộp ñơn xin tị nạn ở Nga, nhưng tổng thống Nga V.Putin, ñúng là dân tình báo lõi ñời, ñã ra ñiều kiện ñể Snowden có thể ở lại là nếu anh này ngừng tiết lộ những thông tin làm hại “ ñối tác” Mỹ. Với tuyên bố khôn khéo này, V.Putin vừa khiến Mỹ không trách ñược, vừa không làm

Page 120: Diem tin so51 copy

120

phật lòng những người ủng hộ Snowden, vừa làm cho Snowden cụt hứng, hủy ñơn xin tị nạn tại Nga.

9. ðã có vô số giả thuyết về nơi Snowden sẽ xin tị nạn, trong ñó có quốc gia Mỹ Latin là Ecuador – nơi chứa chấp Assange của Wikileaks. Biếm họa này của Danziger mô tả Snowden ñang nhảy từ một chiếc máy bay của hàng không Nga Aeroflot sang một máy bay của Ecuador, tức chọn Ecuador ñể ñi tị nạn. Nhưng Ecuador ñã từ chối.

10. Trước mắt Snowden ñâu ñâu cũng cạm bẫy, chỉ còn những miếng pho mát trong bẫy chuột. ðâu ñâu cũng là hiểm họa rình rập viên cựu ñiệp viên Mỹ. ðã có lúc, trong số những cái bẫy ấy, Snowden chọn một cái bẫy có vẻ “ñỡ” hơn là ðức – một nước mà chính anh cũng biết là “chung giường” với Mỹ trong chương trình do thám. Tuy nhiên, ðức cũng từ chối ñơn xin tị nạn của Snowden… (Tranh: Marian Kamensky)

Page 121: Diem tin so51 copy

121

11. Snowden thì loay hoay tìm nước tị nạn. Mỹ thì loay hoay bắt Snowden. Trong hí họa này của Jack Ohman, hai viên chức Mỹ ñang bàn luận với nhau. Một ông khoe: “Với công nghệ trị giá hàng ngàn tỷ dollar này, chúng ta có thể làm ñược mọi thứ”. Ông kia tiếp lời: “Ngoại trừ việc bắt ñược Snowden!”

12. Giờ thì theo tờ Salon, Snowden ñang cân nhắc tị nạn tại một trong ba quốc gia Mỹ Latin (trớ trêu thay, lại là những nước rất tệ về internet): Venezuela khá nhất trong ñám, 40% dân số có internet; Bolivia là 30%, và Nicaragua thì chỉ 10.6%. Trong biếm họa này của Steve Bell, máy bay chở tổng thống Evo Morales của Bolivia ñã bị chiếc vòi tai kéo dài lôi xuống (vì Mỹ nghi có chở theo Snowden sau khi Morales ñi họp ở Moscow về). ðến chuyên cơ của tổng thống mà nghi chở Snowden còn bị giữ, nữa là máy bay dân dụng. Cho nên dù Snowden có ñạt ñược thỏa thuận tị nạn với Venezuela, việc tới ñược nước này cũng là cả một vấn ñề: hộ chiếu Mỹ của Snowden ñã bị hủy, các nước ñồng minh của Mỹ có thể từ chối cho bất kỳ chuyến bay nào nghi chở Snowden bay qua không phận mình.

Page 122: Diem tin so51 copy

122

13. Chính hoàn cảnh khó khăn ñó ñã chia thế giới làm hai phe quanh việc theo dõi số phận của Snowden. Trong hí họa này của Walt Handelsman, Snowden như người ñi dây trên vực, một bên là những người chỉ muốn anh dấn tới (xem mọi việc ra sao), một bên là những người chỉ muốn anh ngã xuống mà chết ñi.

14. Nhưng dù thế nào, ñiều mà ai cũng chắc chắn là nếu ñể rơi vào tay Mỹ, số phận của Snowden sẽ như bức hí họa sau: trong ñêm thanh vắng, tổng thống B.Obama một ñầu, ngoại trưởng John Kerry một ñầu chiếc xe thường dùng chở xác, trên ñó là Snowden bị trói chặt, ñưa vào một nơi thoạt nhìn tưởng là căn phòng ở, với tủ quần áo (thật ra chỉ là một bức vách giả), một cái giường (nhưng nằm lên ñó thì nóc giường với chông nhọn sẽ cắm phập xuống). Kerry cười ñầy âm mưu, Obama dặn Snowden: “Chúng tôi ñã chuẩn bị sẵn cho ông căn phòng này, thưa ông Snowden. Nếu có cần gì, ông cứ thét lên!” ðúng, chỉ còn có nước “thét lên”.

Page 123: Diem tin so51 copy

123

TU LIEUTU LIEUTU LIEUTU LIEU

THAM KHAOTHAM KHAOTHAM KHAOTHAM KHAO

Vài nét về thơ Việt Nam hiện ñại Tr ần ðăng Khoa

LTS: Nhà thơ Trần ðăng Khoa vừa tham dự cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới tổ chức tại Pháp từ ngày 22-5 ñến 2-6 năm 2013. ðoàn Việt Nam có nhà thơ Trần ðăng Khoa và nhà thơ Nguyễn Bảo Chân. Sáng 31-5, nhà thơ Trần ðăng Khoa ñược mời thay mặt cho các nhà thơ tham dự Liên hoan thơ trồng cây lưu niệm. Bên cạnh cây “Tự do” của nước Pháp là cây “Hòa bình” của nhà thơ Trần ðăng Khoa. Dưới gốc cây là bài thơ của Trần ðăng Khoa viết trong ngày ký Hiệp ñịnh Paris về Việt Nam, ngày 27-1-1973. Nguyên văn bài thơ như sau:

Mây trắng lại về với sắc trời xanh

Hương về với hoa tươi quả ngọt

Chồi biếc về nảy sinh vườn tược

Nụ cười về mặn chát làn môi...

Hòa bình về, cháu thỏa thích vui chơi

Mùa xuân về da non lành vết ñạn

Nhưng ñừng hỏi, cháu ơi, sao ñầu bà bạc trắng

Page 124: Diem tin so51 copy

124

Lại chẳng bao giờ về lại mái tóc xanh...

Ngày ký Hiệp ñịnh Paris 27-1-1973

Nhân dịp này, Tạp chí Hồn Việt xin giới thiệu bài phát biểu của nhà thơ Trần ðăng Khoa trong cuộc gặp mặt này. ðây cũng có thể xem như một quan ñiểm của anh về một mảng của loại hình văn học nghệ thuật phức tạp nhất và cũng sinh ñộng nhất.

Trước hết thay mặt cho các nhà thơ Việt Nam, những người tài hơn tôi, nổi tiếng hơn tôi nhưng lại không có mặt ở ñây, tôi xin vái chào các quý ông quý bà. Thật thú vị khi tôi ñược nói ñiều này. Bởi ngay sau cánh cửa kia thôi là một thế giới quay ñảo ñến chóng mặt. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Nạn khủng bố kinh hoàng và chiến tranh ñẫm máu ở nhiều khu vực. Không ngày nào hành tinh của chúng ta không có máu ñổ. Chỉ bật radio lên là thấy trái ñất nóng bỏng. Nóng ñến mức có cảm giác chỉ cần ñánh rơi một tàn lửa là cả hành tinh bùng cháy. Vậy mà giữa thủ ñô Paris hoa lệ, các nhà thơ ñại diện cho nhiều vùng văn hóa lại gặp nhau ở ñây, lại nói với nhau bằng ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ của tình yêu và hòa bình. Nếu vị tổng thống nào, nếu vị tướng lĩnh phụ trách các bộ máy chiến tranh nào cũng là nhà thơ như ông Phrăngxít Cômbét, như các nhà thơ và những người yêu thơ ngồi ñây thì tình yêu sẽ tràn ngập thế gian. Không có chiến tranh. Không có máu chảy. Không có những kiếp người bị ñọa ñày. Nếu có xung ñột thì chỉ là cuộc giao chiến của các nhà phê bình thơ. Nhưng ñó lại là những cuộc giao chiến hòa bình. Các nhà thơ chúng ta có thể mỉm cười ngồi xem họ, như xem các ngài Hiệp sĩ ðôngkisốt chiến ñấu với những cái cối xay gió.

Xin cám ơn các quý ông quý bà và các bạn ñã dành cho tôi ít phút nói về thơ Việt Nam tại diễn ñàn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn ông Phrăngxít Cômbét và Hiệp hội thơ vùng Van ñơ Mác ñã tạo ñiều kiện cho tôi có dịp ñược ñến thăm nước Pháp, một ñất nước tươi ñẹp và văn minh, mà ở thời ñại nào cũng có những con người khổng lồ trên nhiều lĩnh vực, ñặc biệt là trong văn chương và nghệ thuật.

Nhà thơ Trần ðăng Khoa (thứ hai từ phải sang) trong một buổi giao lưu tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp

Page 125: Diem tin so51 copy

125

Ở ñất nước chúng tôi, những ai từng ham mê văn chương, nghệ thuật, từ trẻ ñến già, không ai không biết tên tuổi và tác phẩm của các nhà văn Víchto Huygô, Ônôrê ñơ Bandắc, Ghi ñơ Môpátxăng, Anphông ðôñê, Xtăngñan, Guýtxta Phlôbe, Alếchxăng ðuyma..., các nhà thơ Rimbô, Véclen, Apôline, Lui Aragông... và còn rất nhiều, rất nhiều các nhà văn nhà thơ khác từ lâu ñã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp ñộc giả nước tôi.

Tôi ñến với thơ ca từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước, khi còn là một cậu bé 8 tuổi ñang học lớp 2 trường làng. Lúc bấy giờ bom ñạn mù mịt, ñất nước tôi ñang ở trong giai ñoạn căng thẳng nhất của lịch sử hiện ñại, bọn trẻ chúng tôi ăn ñói, mặc rét, sống ngày nào biết ngày ấy, vì cái chết có thể ập ñến bất cứ lúc nào. Bởi thế, không phải chỉ người già, mà ngay cả trẻ con cũng chẳng ñứa nào dám nghĩ mình có thể sống ñược ñến ngày không còn bom ñạn, ñược chạy nhảy vui chơi trên mặt ñất, ñược ñi thung thăng dưới ánh nắng mặt trời. Và cũng từ những năm gian nan vất vả ấy, tôi bắt ñầu làm thơ. Và tôi cũng không ngờ những bài thơ thuở thơ ấu của mình từ một làng quê bé nhỏ hẻo lánh lại ñược bạn ñọc của nước tôi ñón nhận nồng nhiệt và ñược dịch ra trên 40 thứ tiếng trên thế giới. Và nước ñầu tiên dịch thơ tôi, may mắn thay lại là nước Pháp, ñất nước mà tôi coi là kinh ñô của nền văn chương thế giới. Bắt ñầu là chùm thơ in trên báo Nhân ðạo năm 1968, do nhà thơ nhà báo Mañơlen Rípphô dịch, giới thiệu và sau ñó là tập thơ Tiếng hát kế tục, mà tôi có tới 35 bài. Cũng năm ñó, hãng Truyền hình pháp ñã làm một cuốn phim tài liệu dài 30 phút về tôi. Bộ phim mang tên Thế giới nhỏ của Khoa (Le petit monde de Khoa) do ñạo diễn Giêra Ghiôm trực tiếp viết kịch bản và lời bình. Bộ phim này ñã ñược phát trên các kênh truyền hình Pháp và châu Âu theo lời giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, vào thời ñiểm giao thừa ngày 1-1-1969. Sau 40 năm, cuốn phim tài liệu ñó mới xuất hiện trên kênh truyền hình ðài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và thành một hiện tượng có sức ám ảnh rất mạnh ñối với khán giả, ñặc biệt là những người dân ở quê tôi. Nhiều người xem ñã khóc vì bất ngờ gặp lại người thân của mình. Hầu hết các nhân vật của phim ñã chết. Trong ñó, có nhiều liệt sĩ mà bây giờ vẫn chưa tìm ñược hài cốt. Bộ phim ñã hóa thành một viện bảo tàng, lưu giữ những vẻ ñẹp sống ñộng của con người và cảnh sắc một làng quê Bắc Bộ, mà giờ ñây không còn nữa.

Từ diễn ñàn này, cho phép tôi ñược cám ơn ñạo diễn Giêra Ghiôm, nhà thơ Phrăngxoa Côdơ, nhà thơ, nhà báo Mañơlen Rípphô, nhà thơ Clốt ñơ Pari, nhà thơ Misen Sulivăng... và nhiều nhà thơ khác, ñã ñưa thơ tôi ñến với bạn ñọc Pháp. Tôi cũng cám ơn họa sĩ ðôminích ñơ Mítxcôn gần ñây cũng ñã biến thơ tôi thành những bức tranh góp mặt trong triển lãm nghệ thuật ở thủ ñô Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và thủ ñô Paris.

Tôi xin lỗi là ñã lạm dụng sự ưu ái của các quý vị, ñã lan man quá dài những chuyện ngoài lề. Bây giờ, tôi xin ñi vào chuyện chính. Tôi xin góp ñôi lời giới thiệu một cách tổng quát về thơ ca hiện ñại Vi ệt Nam, theo sự cảm nhận của riêng tôi. ðây là một ñề tài rất cụ thể nhưng cũng vô cùng phức tạp. Và ở ñất nước tôi, trong suốt mấy thập kỷ qua ñã diễn ra nhiều cuộc tranh luận thậm chí rất gay gắt và dường như chẳng bao giờ có tiếng nói cuối cùng ở mảng ñề tài này.

Thưa các quý vị!

Như trên tôi ñã nói, ñất nước tôi liên miên trải qua các cuộc chiến tranh, nên các nhà thơ, ñặc biệt là các nhà thơ hiện ñại ñã chọn cho mình một con ñường chính chủ ñạo là lấy thơ làm phương tiện phục vụ ñất nước, phục vụ cuộc kháng chiến của toàn dân. Dường như ñây là tâm thức của toàn bộ dân tộc chúng tôi thời bấy giờ. Nên rất khó có thể nảy sinh những con ñường khác. Một số tác giả

Page 126: Diem tin so51 copy

126

cũng cố cưỡng lại nhưng nhanh chóng thành lạc lõng nên cuối cùng họ cũng lại hòa theo cái dòng chảy cuồn cuộn ấy. Tuy vậy trong nền thơ chúng tôi bấy giờ, cũng có những cánh cửa sổ trổ ra hướng khác, như một số tác phẩm của các thi sĩ sống trong các vùng ñô thị miền Nam trước ñây, hay phong trào Thơ Mới giai ñoạn 1932-1945, mà ai cũng nhận ra những ảnh hưởng rất tốt ñẹp của nền thơ ca vĩ ñại của Pháp.

Phong trào Thơ Mới rất rực rỡ này có nhiều thành tựu ñặc sắc, trong ñó có không ít tác giả, tác phẩm có sức sống vĩnh cửu với thời gian. Nhưng ñó vẫn không phải là âm hưởng chủ ñạo của cả nền thơ trong những năm chiến tranh. Bởi chính những nhà Thơ Mới ấy sau này cũng lại tự chuyển hướng, ñể hòa chung vào dòng chảy cuồn cuộn của toàn dân tộc. Tất nhiên, ñối với thơ ca, hay văn học nói chung, một phong trào rầm rộ với số lượng tác phẩm ñồ sộ cũng sẽ chẳng nói lên ñược ñiều gì cả, nếu như tác phẩm không hay. Chúng tôi cũng rất hiểu thế nào là nghệ thuật ñích thực, nhưng cao hơn nghệ thuật lúc bấy giờ lại là sự sống còn của Tổ quốc. Nhân dân khi ấy rất cần sự ñộng viên, an ủi, kể cả sự cổ ñộng. Có một nhà thơ rất nổi tiếng của chúng tôi là ông Chính Hữu ñã nói thẳng ra trong một bài thơ rằng:

Tôi viết bài thơ

Ghép bằng khẩu hiệu

Tất nhiên ñó là những khẩu hiệu viết bằng tâm hồn, chứ không phải lý trí. Cũng không phải chỉ có Chính Hữu, rất nhiều nhà thơ khác nữa cũng rất sung sướng làm cái công việc ñi ghép khẩu hiệu như thế. Bởi người dân lúc bấy giờ cần khẩu hiệu hơn là những nỗi niềm vân vi mây gió. Có khi chỉ vịn vào một khẩu hiệu là ñã có ñược một niềm tin, một sức mạnh có thể vượt qua gian lao, vượt qua cả cái chết. Chúng tôi phải hy sinh rất nhiều ñể có ñược những tác phẩm thực sự có ích như thế ñối với nhân dân. Chúng tôi cũng lấy sự có ích, sự trung thành với Tổ quốc và nhân dân trong việc phục vụ những nhiệm vụ trước mắt làm thước ño ñánh giá mọi tác phẩm ở trong thời ñiểm cụ thể ấy. Trong số những sáng tác ấy, cũng có không ít tác giả, tác phẩm vượt qua các sự kiện báo chí ñể có sức sống lâu bền. Một nhà thơ rất lớn của chúng tôi là ông Chế Lan Viên, người ñã từng nhiều lần sang Pháp và có nhiều thơ ñược dịch sang tiếng Pháp, ñã viết:

Những năm ñất nước có chung tâm hồn, có chung gương mặt

Nụ cười tiễn ñưa con ngàn bà mẹ in nhau...

Một ñất nước có chung tâm hồn là cái bên trong, chung gương mặt là cái bên ngoài, lại chung cả những nỗi niềm riêng tư là nụ cười tiễn ñưa con ra trận, thì thơ ca tất sẽ rất giống nhau. ðiều ấy cũng dễ hiểu. Bởi vậy, Tế Hanh, một nhà thơ cũng rất nổi tiếng của chúng tôi, một người rất thực thà, ñã viết một câu thơ, như là một phát hiện về một ñiều hiển nhiên mà ai cũng thấy:

ðọc câu thơ ñồng chí ngỡ thơ mình

Ấy là nói một cách tổng quát. Còn cụ thể trong từng trường hợp, ở những nhà thơ lớn có cá tính sáng tạo ñặc sắc thì vẫn có những giọng ñiệu hoàn toàn khác nhau, nhưng âm hưởng vẫn rất gần nhau. Và như thế, có thể nói, trong những năm chiến tranh, dường như chúng tôi chỉ có một dòng thơ chính. Và ñó cũng là dòng văn học lớn của nhân loại: dòng văn học yêu nước, bảo vệ Tổ quốc,

Page 127: Diem tin so51 copy

127

và chống lại các thế lực xâm lăng. ðây là mặt mạnh của chúng tôi và ñồng thời cũng là mặt có phần nào hạn chế của chúng tôi khi hội nhập toàn cầu. ðặc ñiểm này kéo dài cho ñến tận năm 1975.

Sau khi thống nhất ñất nước, ñặc biệt trong công cuộc ñổi mới ñất nước từ năm 1986, thơ ca của chúng tôi ñã có những bước phát triển mới rất ña dạng về giọng ñiệu cũng như phong cách. Bây giờ, ở ñất nước tôi có bao nhiêu nhà thơ thì có từng ñấy cách quan niệm về thơ. Không ai giống ai. Nội dung thơ cũng thay ñổi. Có ñiều trước ñây hay ñược quan tâm, bây giờ thấy nhạt. Có những vấn ñề trước ñây e ngại bây giờ lại ñược khám phá. Nghệ thuật thơ cũng thay ñổi rất nhiều. Có thơ truyền thống. Có thơ hiện ñại. Rồi thơ hậu hiện ñại. Thơ không vần trước ñây xuất hiện dè dặt, bây giờ ra ñời ào ạt và trở thành tiếng nói chủ ñạo. Có nhà thơ còn quan niệm thơ hay phải là thơ không thể hiểu ñược. Càng bí hiểm càng tốt. Không ít bài thơ cứ như những câu ñố không có lời giải. Hỏi, tác giả cũng không biết gì hơn. Ông bảo, nếu ông biết bài thơ nói gì thì ông ñã nói toẹt ra rồi, còn làm thơ làm gì nữa. Ngược lại, có nhà thơ lại tìm ñến sự giản dị, khai thác những số phận riêng của mỗi con người. Có bài thơ như truyện ngắn, hoặc như cả một cuốn tiểu thuyết, có cốt truyện, có nhân vật, có mở, có thắt. Nếu nhà tiểu thuyết có thể triển khai thành một cuốn sách dày ñến mấy trăm trang, thì nhà thơ chỉ viết hơn chục câu thơ, vỏn vẹn chừng vài chục chữ. Vậy mà bài thơ vẫn không bị văn xuôi hóa, vẫn tự sống ñược. Cốt truyện, nhân vật chỉ là cái cớ ñể thi sĩ bộc lộ tài thơ của mình. Cũng có nhà thơ không quan tâm lắm ñến cấu tứ, ngôn ngữ. Ông chỉ muốn bài thơ mang ñến cho bạn ñọc một ấn tượng gì ñó. Và chỉ thế là ñược rồi. Rồi thơ tượng trưng, thơ siêu thực, thơ ấn tượng, thơ vị lai… Nói như một nhà thơ và nhà nghiên cứu thì tất cả các trường phái và phương pháp của thơ ca thế giới trong suốt một thế kỷ qua ñều chen chúc thử nghiệm và gây ảnh hưởng ở Việt Nam trong một quãng thời gian rất ngắn. Và thơ xuất hiện rất nhiều. Tính trung bình mỗi ngày, tôi nhận ñược từ hai ñến ba tập thơ của các tác giả gửi tặng. Rồi thơ trên truyền hình. Thơ trên ñài phát thanh. Thơ trong câu lạc bộ hưu trí, câu lạc bộ của các nhà khoa học, của các tầng lớp học sinh, sinh viên. Rồi thơ trên các báo. Nước chúng tôi có ñến trên 800 tờ báo. Hầu như tờ báo nào cũng dành riêng một ít trang ñể ñăng thơ, kể cả những tờ báo chuyên ngành, rất xa với văn học. Ở Quảng Ninh, một tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, nơi có Vịnh Hạ Long rất nổi tiếng ñược UNESCO hai lần công nhận là di sản thế giới, còn có một ngày hội dành riêng cho Thơ và các nhà thơ. ðó là ngày 29 tháng 3 hằng năm, từ năm 1988. Ngày ñó, thơ ngự trị trên mọi phương tiện truyền thông và trên khắp mọi ñịa bàn trong tỉnh. Ngày thơ ấy, 15 năm sau, từ năm 2003, ñã ñược nhân rộng ra thành một lễ hội thi ca của cả nước. ðó là ngày Rằm tháng Giêng hằng năm. Việc xuất bản thơ ở ñất nước chúng tôi bây giờ cũng rất dễ dàng. Tác giả chỉ cần bỏ ra vài triệu ñồng tiền Việt Nam, khoảng 200-300 euro là ñã có thể có ñược một tập thơ với gần 1.000 bản in rồi. Ấy là chưa kể hàng loạt các trang Blog, có thể xem như những tờ báo tư nhân, có thể công bố thơ trên ñó. Nhiều tác giả còn tự dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, in song ngữ. Và như thế, chỉ một bước, tác giả ñã ñến thẳng với bạn ñọc thế giới. Trước ñây, nhà thơ Trần Dần của chúng tôi có câu thơ rất ñau xót:

Tôi khóc những chân trời không có người bay

Lại khóc những người bay không có chân trời…

Bây giờ thì ở ñâu cũng là “chân trời” cả. Chân trời ở ngay dưới chân mình. Chỉ có ñiều, mình có ñủ sức ñể mà bay hay không?

Page 128: Diem tin so51 copy

128

Việc ñánh giá thơ ở ñất nước tôi bây giờ cũng rất khó. Hầu như không tìm ñược tiếng nói chung. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt dẫn ñến cãi vã cũng thường bắt ñầu từ thơ. ðó là sự va ñập giữa các khuynh hướng nhằm muốn tự khẳng ñịnh, gây ảnh hưởng trước công chúng, có khi gay gắt dẫn ñến triệt tiêu nhau. Tất cả các cuộc tranh luận này rốt cuộc dường như vẫn bỏ ngỏ, không có kết luận và cũng không có tiếng nói cuối cùng.

Trong cái sự ồn ào có tính báo chí ñó, cũng có không ít các nhà thơ của chúng tôi chỉ im lặng sáng tạo và quan tâm ñến những vấn ñề lớn hơn, là giữ gìn bản sắc dân tộc và tìm cách hòa nhập với thế giới rộng lớn. ðây là một vấn ñề cấp bách, mang tính toàn cầu. Nhưng làm thế nào ñể ñến ñược với thế giới rộng lớn? ðó lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Qua những nhà thơ lớn thế giới, chúng ta thấy những tác phẩm còn lại ñược với thời gian, thành di sản văn hóa của nhân loại, ñều rất giản dị, trong sáng, mang những buồn vui, khát vọng của nhân dân và của nhân loại. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, R.Tago, A.Puskin, V.Huygô, A.Rimbô, Pôn Véclen, Apôline, Sile, Gớt, Henrích Hainơ, Béctôn Brếch… ñều là những nhà thơ như thế. ðọc những bậc thiên tài ấy, tôi ñều thấy họ học nhiều, ñọc nhiều, biết nhiều, ñi cũng nhiều và ñặc biệt là nghĩ rất nhiều. Giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là cứ ñóng cửa, thở mỗi bầu khí quyển của riêng mình, mà là mở rộng mọi cánh cửa ñể ñi ra với thế giới rộng lớn. Và rồi bằng con mắt của thế giới rộng lớn có tầm vóc nhân loại ấy mà nhìn lại cảnh sắc thiên nhiên và con người của quê hương mình, ñất nước mình.

Chỉ có như thế, những tác phẩm cụ thể viết về những con người cụ thể, những cảnh sắc cụ thể của quê hương mình mới vượt qua ñược biên giới riêng của mỗi quốc gia, thậm chí mọi biên giới của thời gian mà ñến ñược với toàn nhân loại…

Paris, 25-5-2013