chuong 2 ktbh

52
Kinh tế bảo hiểm (30, 3, 9, 3*)

Upload: elsa-do

Post on 22-Jul-2015

2.705 views

Category:

Automotive


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuong 2   ktbh

Kinh tế bảo hiểm

(30, 3, 9, 3*)

Page 2: Chuong 2   ktbh

Kinh tế bảo hiểm

Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm và kinh tế BH

Chương 2: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển

Chương 3: BH vật chất các phương tiện vận chuyển

Chương 4: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Chương 5: Bảo hiểm tiền gửi

Page 3: Chuong 2   ktbh

Chương 2: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển2.1 Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

2.1.1 Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng

đường biển

2.1.2 Điều kiện bảo hiểm

2.1.3 Giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm

2.1.4 Bồi thường tổn thất

2.2 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa

2.2.1 Phạm vi của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa

2.2.2 Phí bảo hiểm

2.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

2.2.4 Bồi thường tổn thất

Page 4: Chuong 2   ktbh

2.1 Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển

2.1.1 Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm

hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển

2.1.2 Điều kiện bảo hiểm

2.1.3 Giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm

2.1.4 Bồi thường tổn thất

Page 5: Chuong 2   ktbh

2.1.1 Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển

Page 6: Chuong 2   ktbh

(1) Rủi ro

Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên

tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm

hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên

chở.

Rủi ro hàng hải có nhiều loại:

Theo nguyên nhân

Theo nghiệp vụ bảo hiểm

Page 7: Chuong 2   ktbh

Theo nguyên nhân Rủi ro do thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra

như biển động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu … mà con người

không chống lại được

Rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, đắm, bị phá

huỷ, cháy, nổ, mất tích, đâm va với tàu hoặc một vật thể cố

định hay di động khác không phải là nước, phá hoại của thuyền

trưởng và thuỷ thủ trên tàu, …

Rủi ro do hành động của con người: ăn trộm, ăn cắp hàng,

bị cấp cướp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu …

Rủi ro lúc xếp dỡ: hàng bị nhiễm mùi, lây bẩn …

Page 8: Chuong 2   ktbh

Theo nghiệp vụ bảo hiểm Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Là rủi ro được bảo hiểm

trong những điều kiện bảo hiểm hàng hoá thông thường. bao gồm

các rủi ro mắc cạn, chìm đắm, cháy, đâm va, ném hàng xuống biển,

mấy tích, và các rủi ro phụ như rách, vỡ, gỉ, cong vênh, hấp hơi, mất

mùi, lây hại, lây bẩn, va đập vào hàng hoá khác, nước mưa, hành vi

ác ý, trộm, cắp, cướp, móc cẩu …

Rủi ro không được bảo hiểm (rủi ro loại trừ): Là những rủi ro

thường không được bảo hiểm trong mọi trường hợp. Bao gồm: buôn

lậu, tịch thu, các hành vi sai lầm cố ý của người tham gia bảo hiểm,

bao bì không đúng qui cách, vi phạm thể lệ XNK hoặc vận chuyển

chậm trễ làm mất thị trường, sụt giá, tàu không đủ khả năng đi biển,

tàu đi chệch hướng, chủ tàu mất khả năng tài chính …

Page 9: Chuong 2   ktbh

Theo nghiệp vụ bảo hiểm

Rủi ro phải bảo hiểm riêng: là những rủi

ro loại trừ đối với bảo hiểm hàng hải, đó là

các rủi ro đặc biệt, phi hàng hải như: chiến

tranh, đình công, bạo loạn …

Page 10: Chuong 2   ktbh

(2) Tổn thất

Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá XNK là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra

Các loại tổn thất:Căn cứ vào quy mô, mức độ của tổn thấtCăn cứ vào trách nhiệm bảo hiểm

Page 11: Chuong 2   ktbh

Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất

+ Tổn thất bộ phận: là một phần của đối tượng được bảo

hiểm theo một hợp dồng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng,

thiệt hại. TTBP có thể là tổn thất về số lượng, trọng

lượng, thể tích, phẩm chất hoặc giá trị.

Ví dụ: Xi măng bị mất 2 bao (100kg), gạo bị ướt giảm giá trị

thương mại 20%, chất lỏng (xăng, dầu) rò rỉ, bay hơi …

+ Tổn thất toàn bộ: là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm

theo một HĐBH bị hư hỏng mất mát, thiệt hại

Page 12: Chuong 2   ktbh

Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất Tổn thất toàn bộ có 2 loại: TTTB thực tế và TTTB ước tính

TTTB thực tế: là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một HĐBH bị hư hỏng, mất

mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới được bảo hiểm

hay bị mấy đi, bị tước đoạt không lấy lại được nữa. Chỉ có “TTTB thực tế” trong 4

trường hợp sau:

* Hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn

* Hàng hoá bị tước đoạt không lấy lại được

* Hàng hoá không còn vật thể bảo hiểm

* Hàng hoá ở trên tàu mà tàu được tuyên bố mất tích

Ví dụ: một tàu chở cà phê xuất khẩu từ Hải Phòng sang Nhật Bản. Trên hành trình, tàu

gặp bão lớn. Cà phê bị ướt và vón cục. Nếu tiếp tục chở đến Nhật Bản thì cà phê sẽ

bị hỏng toàn bộ (không còn giá trị thương mại). Trong trường hợp này, khi hàng đến

Nhật Bản thì TTTB là không thể tránh khỏi.

Page 13: Chuong 2   ktbh

Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất Tổn thất toàn bộ có 2 loại: TTTB thực tế và TTTB ước tính

TTTB ước tính: là trường hợp đối tượng được bảo hiểm bị thiệt

hại, mấy mát chưa tới mức độ TTTB thực tế, nhưng không thể

tránh khỏi TTTB thực tế; hoặc nếu bỏ thêm chi phí ra cứu chữa

thì chi phí cứu chữa có thể bằng hoặc lớn hơn GTBH

Ví dụ: Một tàu chở sắt thép xây dựng bị đắm trên hành trình do

gặp bão. Nếu tiến hành trục vớt thì chi phí trục vớt có thể bằng

hoặc lớn hơn giá trị ban đầu của lô hàng.

Page 14: Chuong 2   ktbh

Căn cứ vào trách nhiệm bảo hiểm Tổn thất riêng: Tổn thất chung

Page 15: Chuong 2   ktbh

Tổn thất riêng TTR: là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một số

quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu. Như

vậy TTR chỉ liên quan đến từng quyền lợi riêng biệt. Trong

TTR, ngoài thiệt hại vật chất, còn phát sinh các chi phí liên

quan đến TTR nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra,

gọi là tổn thất chi phí riêng.

TT chi phí riêng: là những chi phí bảo quản hàng hoá để

giảm bớt hư hại hoặc để khỏi hư hại thêm, bao gồm chi phí

xếp, dỡ, gửi hàng, đóng gói lại, thay thế bao bì ... ở bến khởi

hành và dọc đường. Có tổn thất chi phí riêng sẽ làm hạn chế

và giảm bớt TTR.

Page 16: Chuong 2   ktbh

Tổn thất chung (TTC): General average

TTC: là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến

hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu

tàu và hàng hoá chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy

nhiểm chung, thực sự đối với chúng. TTC bao gồm 2

bộ phận:

Hy sinh TTC

Chi phí TTC

Page 17: Chuong 2   ktbh

TTC Hy sinh TTC: là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp

của một hành động tổn thất chung. Ví dụ: Tàu gặp bão lớn, buộc

phải vứt hàng của chủ hnàg A xuống biển để cứu toàn bộ hành

trình.Hàng A bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung.

Chi phí TTC: là các chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu

tàu, hàng, cước phí thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành

trình. Bao gồm: Chi phí tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho bãi

tại cảng lánh nạn, chi phí tạm thời sửa chữa những hư hại của tàu,

chi phí tăng thêm về nhiên liệu ... do hậu quả của hành động tổn thất

chung.

Page 18: Chuong 2   ktbh

TTCTheo quy tắc York Antwerp 1994, có hành

động TTC khi và chỉ khi có sự hy sinh

hoặc chi phí bất thường được tiến hành

một cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung

nhằm cứu các tài sản khỏi một tai hoạ

trong một hành trình chung trên biển.

Page 19: Chuong 2   ktbh

Các thiệt hại, chi phí hoặc hành động được coi là TTC:

- Hành động TTC phải là hành động tự nguyện, hữu ý của những

người trên tàu theo lệnh của thuyền trưởng hoặc người thay

mặt thuyền trưởng.

- Hy sinh hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả

các quyền lợi trong hành trình.

- Nguy cơ đe doạ toàn bộ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế

- Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành

động TTC

- TTC phải xảy ra trên biển

Page 20: Chuong 2   ktbh

Điểm khác nhau giữa TTC và TTR TTR xảy ra một cách ngẫu nhiên trong khi TTC là cố tình cố ý. TTR chỉ

ảnh hưởng đến quyền lợi cá biệt, vì vậy TTR của người nào thì người

đó chịu mà không có sự đóng góp của các bên như TTC.

TTR có thể xảy ra trên biển hoặc bất kỳ địa điểm nào khác trong khi

TTC chỉ xảy ra trên biển.

Đặc biệt TTR có thuộc trách nhiệm bồi thường của DNBH hay không là

tuỳ vào điều kiện bảo hiểm trong khi với mọi điều kiện bảo hiểm, DNBH

đều chịu trách nhiệm bồi thường về mức đóng góp TTC của chủ hàng.

Page 21: Chuong 2   ktbh

Các bước tiến hành phân bổ TTC Bước 1: Xác định giá trị TTC (Gt) Bước 2: Xác định tỷ lệ phân bổ TTC (t) Bước 3: Xác định mức đóng góp TTC của

mỗi bên

Page 22: Chuong 2   ktbh

Bước 1: Xác định giá trị TTC (Gt)Giá trị TTC bao gồm giá trị tài sản hy sinh

và các chi phí liên quan đến hành động TTC được xác định theo các đặc trưng đã nêu ở trên.

Page 23: Chuong 2   ktbh

Bước 2: Xác định tỷ lệ phân bổ TTC (t) Tỷ lệ phân bổ TTC (t) là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị tài

sản và chi phí TTC với giá trị chịu phân bổ TTC

Tỷ lệ phân bổ TTC (%) = Giá trị TTC (Gt)/Giá trị chịu

phân bổ TTC (Gc) x 100

Trong đó, giá trị chịu phân bổ TTC (Gc) là giá trị của tất

cả các quyền lợi có mặt trên tàu ngay trước khi xảy ra

hành động TTC. Như vậy, nếu TTR xảy ra sau TTC thì

giá trị TTR vẫn phải đóng góp chịu phân bổ TTC ; nếu

xảy ra trước khi không tham gia phân bổ.

Page 24: Chuong 2   ktbh

Công thức xác định giá trị chịu phân bổ TTC:

Giá trị TTR xảy ra trước TTC

- Giá trị của tàu,

hàng khi chưa có tổn thất

= Giá trị chịu

phân bổ TTC

Giá trị TTC + Giá trị TTR

xảy ra sau TTC

+ Giá trị của tàu, hàng

khi về đến bến= Giá trị chịu

phân bổ TTC

Page 25: Chuong 2   ktbh

Bước 3: Xác định mức đóng góp TTC của mỗi bên

Tỷ lệphân bổ

TTC

xGiá trị chịu

phân bổ TTCcủa mỗi bên

(Gci)

= Số tiền

đónggóp TTC

củamỗi bên (Mi)

Page 26: Chuong 2   ktbh

Ví dụ: Một chiếc tàu thuỷ trị giá 2.000.000 USD, chở

một lô hàng xuất khẩu trị giá 500.000 USD.

Trong quá trình vận chuyển, tàu bị mắc cạn. Để

thoát nạn, thuyền trưởng ra lệnh ném một số

hàng trị giá 65.000 USD xuống biển. Đồng thời

cho tàu làm việc hết công suất, làm hỏng nồi hơi,

chi phí sửa chữa nồi hơi là 34.600 USD. Các chi

phí khác có liên quan là 400 USD. Đến cảng

đích, thuyền trưởng tuyên bố đóng góp TTC

Page 27: Chuong 2   ktbh

Các bước phân bổ TTC Bước 1: Xác định giá trị TTC

Gt = 65.000 + 34.600 + 400 = 100.000

Bước 2: Xác định tỷ lệ phân bổ TTC

Trước hết, xác định giá trị chịu phân bổ TTC

Gc = 2.000.000 + 500.000 = 2.500.000 USD

Sau đó, xác định tỷ lệ phân bổ TTC:

T = 100.000/2.500.000 x 100 = 4 (%)

Page 28: Chuong 2   ktbh

Các bước phân bổ TTC Bước 3: Xác định mức đóng góp TTC của mỗi bên:

M tàu: 2.000.000 x 4% = 80.000 (USD)

Mhàng: 500.000 x 4% = 20.000 (USD)

Chủ tàu phải đóng góp TTC là 80.000 USD, nhưng trong hành

động TTC, chủ tàu đã hy sịnh thực tế: 34.600 + 400 = 35.000

USD. Do đó, chủ tàu phải đóng thêm: 80.000 – 35.000 = 45.000

(USD)

Chủ hàng đã hy sinh 65.000 USD trong hành động TTC, trong

khi số tiền đóng góp TTC của chủ hàng chỉ là 20.000 USD. Vì

vậy, chủ hàng được thu về: 65.000 – 20.000 = 45.000 (USD)

Page 29: Chuong 2   ktbh

2.1.2 Điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của DNBH đối với tổ thất của hàng hoá. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường.

Điều kiện bảo hiểm về bản chất là phạm vi BH, bao gồm các rủi ro được bảo hiểm và các rủi ro loại trừ.

Page 30: Chuong 2   ktbh

Điều kiện bảo hiểm

Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ. Bao gồm:Điều kiện bảo hiểm CĐiều kiện bảo hiểm BĐiều kiện bảo hiểm A

Page 31: Chuong 2   ktbh

Điều kiện bảo hiểm C Phạm vi bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm C bao gồm:

Tổn thất hay tổn hại của hàng hoá được bảo hiểm có nguyên nhân hợp lý do

cháy hoặc nổ ; tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật ; đâm va ; dỡ hàng tại cảng

lánh nạn

Tổn thất chung

Phần trách nhiệm mà người tham gia bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai

tàu đâm va nhau đều lỗi.

Các rủi ro loại trừ

Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người tham gia bảo hiểm

Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự

nhiên của đối tượng được bảo hiểm

Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá

Tổn thất hoặc tổn hại do đóng gói bao bì không đủ điều kiện, không thích hợp

Page 32: Chuong 2   ktbh

Điều kiện bảo hiểm C Các rủi ro loại trừ (tiếp)

Tổn thất hoặc tổn hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ

Tổn thất hoặc tổn hại do không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu,

người quản lý, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu

Tổn thất hoặc tổn hại do việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh nào có dùng

phản ứng hạt nhân, phản ứng hoá học, chất phóng xạ ...

Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm

pháp của bất kỳ người nào.

Do tàu không đủ khả năng đi biển, hoặc không thích hợp cho việc vận chuyển hàng

hoá mà người tham gia bảo hiểm đã biết tình trạng đó vào lúc hàng hoá được xếp

lên phương tiện vận tải

Tổn thất xảy ra do chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, hành động thù địch, tịch thu, bắt

giữ, quản chế, giam cầm ...

Tổn thất do mìn, thuỷ lôi, bom và các loại vũ khí chiến tranh khác

Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những

người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc rối loạn

Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị

Page 33: Chuong 2   ktbh

Điều kiện bảo hiểm B Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo

hiểm theo điều kiện C, DNBH còn bồi thường tổn

thất hay tổn hại đối với hàng hoá được bảo hiểm

do:

Động đất, núi lửa, sét đánh, bị nước biển cuốn khỏi

tàu; nước biển, nước sông, hồ xâm nhập vào hầm

tàu, vào Congtenor hoặc nợ để hàng; tổn thất nguyên

kiện hàng trong qú trình xếp dỡ, chuyển tải

Page 34: Chuong 2   ktbh

Điều kiện bảo hiểm A

Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hoá, kể cả rủi ro cướp biển, chỉ trừ những rủi ro loại trừ theo quy định và không áp dụng mức miễn thường.

(Như vậy, ba điều kiện bảo hểim C<B<A theo ICC 1982 đều không phân biệt TTTB và TTBP, chủ hàng đều có trách nhiệm chứng minh tổn thất là thuộc rủi ro được bảo hiểm. Nhưng điều kiện BH A có phạm vi bảo hiểm rộng nhất và chỉ điều kiẹn bảo hiểm B có áp dụng mức miễn thường.

Page 35: Chuong 2   ktbh

2.1.3 Giá trị bảo hiểm, số tiền BH và phí bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm

Page 36: Chuong 2   ktbh

Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm của hàng hoá XNK được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của lô hàng, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.

Ngoài ra DNBH có thể nhận BH thêm cả phần lãi dự tính, tức là mức chênh lệch giữa giá mua ở cảng đi và giá bản ở cảng đến.

Page 37: Chuong 2   ktbh

Giá trị bảo hiểm Công thức xác định giá CIF:

CIF = (C+F)/(1-R)

GTBH được xác định theo công thức:

Gb = (C+F)/(1 – R)

Hoặc Gb = [(C+F)x(a+1)]/(1-R)

Trong đó:

Gb: Giá trị BH,

F: Cước phí BH,

C: Giá FOB của hàng hoá,

a: Tỷ lệ phần trăm lãi dự tính,

R: Tỷ lệ phí bảo hiểm

Page 38: Chuong 2   ktbh

Số tiền bảo hiểm Số tiền BH là số tiền được đăng ký bảo hiểm và được

ghi trong HĐBH.

STBH được xác định dựa trên cơ sở GTBH

Nếu STBH bằng GTBH, đó là “BH ngang giá trị”, còn gọi là “BH

toàn phần”

Nếu STBH cao hơn GTBH, đó là “BH trên giá trị”, còn gọi là “BH

vượt mức”

Nếu STBH thấp hơn GTBH, đó là “BH dưới giá trị”, còn gọi là

“BH dưới mức”

Page 39: Chuong 2   ktbh

Phí bảo hiểm

Phí BH là một khoản tiền do người tham gia bảo hiểm nộp

cho DNBH để hàng hoá được BH

Phí BH được xác định trên cơ sở GTBH hoặc STBH và tỷ

lệ phí BH. Phí BH (P) được xác định như sau:

P = SbxR hoặc P = Sb x (a+1)xR

Trong đó: Sb: Số tiền bảo hiểm

a: Tỷ lệ phần trăm lãi dự tính

R: Tỷ lệ phí BH

Page 40: Chuong 2   ktbh

2.1.4 Bồi thường tổn thất

* Giám định

* Bồi thường tổn thất

Page 41: Chuong 2   ktbh

* Giám định

Giám định là việc làm của DNBH hoặc người được uỷ thác nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng được bảo hiểm để làm cơ sở cho việc tính toán tiền bồi thường. Khi hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất, yêu cầu giám định trong thời gian quy định. Sau khi giám định xong, cán bộ giám định sẽ cấp chứng từ giám định, trong đó có xác định mức độ tổn thất hoặc mức giảm giá trị thương mại của hàng hoá làm cơ sở cho việc bồi thường

Page 42: Chuong 2   ktbh

Nguyên tắc bồi thường Nguyên tắc 1: STBH là giới hạn tối đa của STBT của DNBH. Tuy nhưng

khoản chi phí như: chi phí chi ra để cứu vớt hàng, chi phí cứu nạn, phí

giám định, chi phí bán đấu giá hàng bị hư, tiền đóng góp TTC dù tổng

STBT vượt quá STBH

Nguyên tắc 2: Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật

Nguyên tắc 3: Khi trả tiền bồi thường, DNBH sẽ khấu trừ các khoản tiền

mà người tham gia bảo hiểm đã đòi được ở người thứ ba.

Page 43: Chuong 2   ktbh

* Tiến hành bồi thường

Bồi thường tổn thất chung Bồi thường tổn thất riêng

Page 44: Chuong 2   ktbh

Bồi thường tổn thất chung

DNBH bồi thường cho người tham gia bảo hiểm phần đóng góp vào TTC dù hàng được bảo hiểm theo điều kiện nào và bất kỳ tỷ lệ nào nhưng không vượt quá số tiền BH

Không bồi thường trực tiếp cho người tham gia BH mà thanh toán cho người tính toán TTC do hãng tàu (người chuyên chở chỉ định)

STBH này được cộng thêm hay khấu trừ phân chênh lệch giữa số tiền thực tế đã đóng góp vào TTC và số tiền phải đóng góp vào TTC.

Page 45: Chuong 2   ktbh

Bồi thường TTR

Đối với TTTB thực tế: bồi thường toàn bộ STBH Đối với TTTB ước tính: bồi thường toàn bộ

STBH nếu người tham gia BH từ bở hàng Đối với TTBP: bồi thường số tiền, số bao hàng

bị thiếu, mất hoặc bồi thường theo mức giảm giá trị thương mại của phần hàng bị tổn thất.

Page 46: Chuong 2   ktbh

2.2 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa

2.2.1 Rủi ro

2.2.2 Giá trị bảo hiểm

2.2. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm

Page 47: Chuong 2   ktbh

2.2.1 Rủi ro2.2.1.1 Rủi ro được bảo hiểm

Cháy hoặc nổ

Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần, sét đánh

Phương tiện vận chuyển bị đắm, lật đổ, rơi, mắc cạn, đâm va vào vật thể khác,

trật bánh

Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ

Phương tiện chở hàng mất tích

Các chi phí sau:

Chi phí hợp lý cho việc phòng tránh hay giảm nhẹ tổn thất hàng hoá được bảo hiểm

tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm BH

Các chi phí hợp lý cho việc giám định tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm BH

Page 48: Chuong 2   ktbh

2.2.1 Rủi ro2.2.1.2 Rủi ro loại trừ

Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn …

Hậu quả của phóng xạ hay nhiễm phóng xạ

Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của người được BH hay người làm công

cho họ

Mất mát, hư hỏng do khuyết tật vốn có hoặc nội tỳ của hàng hoá

Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn về hàng hoá nguy hiểm

Đóng gói sai quy cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng trước khi xếp lên

phương tiện vận chuyển

Hao hụt tự nhiên của hàng hoá

Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao

thông

Tổn thất có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ đó do một rủi ro được BH

Trộm cắp, giao thiếu hàng, không giao hàng

Page 49: Chuong 2   ktbh

2.2.2 Giá trị bảo hiểm

GTBH và STBH được xác định tương tự như hàng hoá XNK

Phí BH được xác định theo công thức:P = SbxR

Nếu là hàng thương mạiP = Sbx (a+1)xR

Trong đó: Sb: STBHR: Tỷ lệ phí BHa: Tỷ lệ lãi dự tính (%)

Page 50: Chuong 2   ktbh

2.2.2 Giá trị bảo hiểm

Phí BH gồm hai phần

Phí chính: Tính theo phương thức vận chuyển

(đường sắt, đường sông, ven biển, đường bộ). Tỷ

lệ phí BH chính đối với đường bộ là thấp nhất, đối

với đường ven biển là cao nhất

Phí phụ: Tính theo tuyến đường (Bắc Nam, miền

núi, sang các nước lân cận …)

Page 51: Chuong 2   ktbh

2.2.3 Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm

Doanh nghiệp BH sau khi xác định tổn thất thuộc trách nhiệm BH sẽ tiến hàng tính toán bồi thường. Tổn thất của hàng hoá vận chuyển nội địa chủ yếu được chia làm tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ. Tổn thất riêng, tổn thất chung chỉ được áp dụng đối với vận chuyển bằng đường biển.

Page 52: Chuong 2   ktbh

2.2.3 Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm Đối với tổn thất bộ phận

Số tiền bồi thường = STBH x Tỷ lệ tổn thất

Tổng GT hàng còn lại - khi hàng bị tổn thất

Tổng GT hàng khi còn nguyên vẹn X 100

Tổng GT hàng còn nguyên vẹn Tỷ lệ

tổn thất =

Đối với tổn thất toàn bộ, có thể là tổn thất toàn bôj thực tế hoặc tổn thất toàn bộ ước tính

ST bồi thường TTTB = STBH