chúa giêsu đi trên mặt nước

31
CHÚA GIÊSU ĐI TRÊN MẶT NƯỚC Được đăng T.7, 13/08/2011 - 08:34 bởi Nguyen Ba Nga Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.23 Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình.24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió.25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy! ", và sợ hãi la lên.27 Đức Giê-su liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! "28 Ông Phê-rô liền thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài."29 Đức Giê-su bảo ông: "Cứ đến! " Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su.30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! "31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? "32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay.33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! " (Mt 14,22-33) Suy niệm: Giữa lúc dân chúng định tôn Ðức Giêsu làm Vua, sau khi đã được no nê bánh và cá, thì Ngài lại giải tán họ, và buộc các môn đệ phải chèo thuyền qua bờ bên kia. Yên lặng trở lại với nơi hoang vắng.

Upload: peter-hoang-nguyen

Post on 11-Jun-2015

400 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chúa giêsu đi trên mặt nước

CHÚA GIÊSU ĐI TRÊN MẶT NƯỚCĐược đăng T.7, 13/08/2011 - 08:34 bởi Nguyen Ba Nga

Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.23 Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình.24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió.25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy! ", và sợ hãi la lên.27 Đức Giê-su liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! "28 Ông Phê-rô liền thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài."29 Đức Giê-su bảo ông: "Cứ đến! " Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su.30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! "31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? "32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay.33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! "(Mt 14,22-33)

Suy niệm:

Giữa lúc dân chúng định tôn Ðức Giêsu làm Vua,

sau khi đã được no nê bánh và cá,

thì Ngài lại giải tán họ,

và buộc các môn đệ phải chèo thuyền qua bờ bên kia.

Yên lặng trở lại với nơi hoang vắng.

Chỉ còn một mình Ðức Giêsu, cầu nguyện.

Ngài chìm sâu trong gặp gỡ Cha, Ðấng sai Ngài.

Nhưng Ðức Giêsu không quên các môn đệ.

Ngài biết họ đang vật lộn với sóng gió, một mình.

Kinh nghiệm cam go này thật cần cho họ.

Mãi gần sáng, Ngài mới đi trên mặt nước mà đến.

Page 2: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Các môn đệ tưởng là ma, nên kêu la sợ hãi.

Ðức Giêsu trấn an họ: “Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ.”

Tuy còn ngờ vực, Phêrô đã dám liều đề nghị:

“Nếu quả là Thầy, thì xin cho con

được đi trên mặt nước mà đến với Thầy.”

Thật là một lời đề nghị làm ta kinh ngạc.

Phêrô có thể chỉ cần nói:

Nếu quả là Thầy, thì xin cho sóng gió yên lặng.

Nói như thế dễ hơn nhiều, ít nguy hiểm hơn nhiều.

Nhưng Phêrô đã chấp nhận dấn thân nghiêm túc.

Nếu không phải là Thầy, thì thật là dại dột.

Nhưng nếu đúng là Thầy,

thì ông tin mình cũng đi được trên mặt nước như Thầy.

Ðức Giêsu chấp nhận đề nghị của Phêrô: “Cứ đến.”

Thế là Phêrô bước ra, đi trên mặt nước, đến với Ðức Giêsu.

Thật không thể tưởng tượng nổi,

mặt nước trở nên cứng như đá,

hay con người có đức tin trở nên nhẹ bổng.

Phêrô đi được bao xa, ta không rõ,

nhưng lòng ông thì cứ reo lên sau mỗi bước đi:

“Ðúng là Thầy rồi!”

Phải tin thì mới dám xin đi trên mặt nước,

nhưng phải dám đi trên mặt nước, thì mới tin trọn vẹn.

Cần ngắm nhìn những bước chân của Phêrô,

những bước chân của lòng tin mạnh mẽ.

Nhưng khi gió lồng lên dữ dội, nỗi sợ hãi ùa vào,

lòng tin bị chao đi với sóng,

lúc đó Phêrô thấy mình bị hút xuống lòng biển.

Ông chỉ kịp kêu lên: “Lạy Thầy, xin cứu con.”

Bàn tay Chúa đưa ra nắm lấy ông và đưa ông về thuyền.

Page 3: Chúa giêsu đi trên mặt nước

“Người kém tin, tại sao lại hoài nghi!”

Hoài nghi và sợ hãi đã làm Phêrô trở nên nặng nề,

và nhận chìm ông xuống.

Chúng ta chỉ bắt đầu hiểu tin là gì

khi phải chịu lênh đênh giữa sóng gió và đêm tối

chỉ vì Chúa buộc phải ra đi,

khi dám xin đi trên mặt nước

dù Chúa chỉ là cái bóng trước mặt.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu,

con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô,

nhưng nhiều khi con cảm thấy

sống đức tin giữa lòng cuộc đời

chẳng khác nào đi trên mặt nước.

Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.

Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.

Cả sự nặng nề của thân xác con

cũng kéo ghì con xuống.

Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng.

Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.

Xin cứu con khi con hầu chìm.

Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.

Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con,

để con trở nên nhẹ tênh

mà bước những bước dài hướng về Chúa. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Page 4: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Chúa đi trên biển

R. Veritas

Đứng bên cạnh con đang chuẩn bị qua cơn giải phẫu nguy hiểm, người cha không ngừng trấn an con mình với những lý luận dựa trên tài năng nổi tiếng của nhóm bác sĩ giải phẫu với những phương tiện tối tân, ông còn trấn an con là sẽ hiện diện bên cạnh để cung ứng mọi nhu cầu cho con.

Nghe xong lời cha khuyên, người con trả lời cho cha:

Xin cha đừng lo lắng nhiều, con không sợ đâu, con tin tưởng phó thác mọi sự cho Chúa Giêsu, Người hiện diện bên con và giúp con chịu đựng, hy sinh âm thầm trong tâm trí.

Người cha cảm phục lòng tin của con, vừa hổ thẹn vì mình không có được thái độ tin Chúa như con mình.

Chúng ta cũng thường hành xử như vậy khi gặp những thử thách xảy ra cho anh chị em xung quanh, cũng như và nhất là cho chính chúng ta. Phản ứng tự nhiên trước những thử thách, chúng ta thường nghĩ ngay đến những phương thế, những tài năng riêng của con người mà quên đi phần đóng góp tích cực và quan trọng của Chúa.

Bài Phúc Âm của Chúa Nhật 19 mùa thường niên năm A, trích từ Phúc Âm Thánh Mátthêu hôm nay trình bày cho chúng ta một toàn cảnh thật ý nghĩa. Ở đây chúng ta thấy hai khía cạnh: trước hết, Chúa Giêsu cầu nguyện trên núi, xem ra như Ngài xa cách không còn quan tâm gì đến những nguy hiểm mà các Tông Đồ đang gặp sóng to gió lớn trên mặt biển hồ Galilêa. Mặt hồ của toàn cảnh là cảnh tượng các Tông Đồ đang trên thuyền và phải tận lực chiến đấu với những nguy hiểm. Các ngài là những ngư phủ trên biển hồ Galilêa này, và có thể nói là đã quen thuộc với những cơn sóng to gió lớn. Hai khía cạnh này xem ra như không có gì liên hệ với nhau; Thiên Chúa xem ra như hoàn toàn xa lạ, vắng mặt khỏi hoàn cảnh sống của con người, xa lạ, lạnh lùng với những thử thách của con người đang gặp phải.

Là môn đệ của Chúa Giêsu, các ngài cũng có thể bị cám dỗ có những suy nghĩ như vậy. Chúa ở đâu mà tôi không nhìn thấy Ngài đâu cả? Nhưng thật sự không phải như vậy. Thiên Chúa không vắng mặt, không rời xa con người. Các Tông Đồ đang gặp sóng to gió lớn là vì tuân lệnh Chúa Giêsu mà chèo thuyền vượt biển cực khổ giữa ban đêm để qua bên kia bờ. Ban đêm thường có sóng to gió lớn, các Tông Đồ biết như thế, vì là những ngư phủ trong vùng.

Thông thường các ngài có thể lý luận với Chúa để ở lại với Chúa chờ qua ngày hôm sau đi lại ít nguy hiểm hơn, và cũng để được nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc vì bận rộn

Page 5: Chúa giêsu đi trên mặt nước

lo cho hơn năm ngàn người ăn uống khi nghe Chúa giảng dạy. Thế nhưng lý do gì mà Chúa ra lệnh cho các Tông Đồ lên thuyền chèo qua bên kia bờ biển hồ và giữa đêm khuya như vậy?

Các Tông Đồ gặp thử thách nguy hiểm kia là vì tuân lệnh Chúa, và chúng ta thấy Chúa không để cho những người vâng phục Chúa bị thiệt hại. Phải, bị thử thách và chịu thử thách nhưng không bị đè bẹp, Chúa để cho các Tông Đồ phải chiến đấu với thử thách trong một thời gian mãi đến ba giờ sáng rồi Chúa mới đến với các ngài. Sau biến cố, sau kinh nghiệm và có thể nói được là hai kinh nghiệm, tập thể các Tông Đồ đi trên thuyền và Phêrô muốn đi trên mặt nước đang nổi sóng. Sau kinh nghiệm đó, Chúa Giêsu rút ra bài học cho các ông: "Tại sao các con kém tin thế?", tại sao không tin rằng Chúa hằng hiện diện bên cạnh, Ngài không xa vắng, Ngài không ngủ quên hay bỏ mặc những kẻ Ngài đã chọn.

Đó là bài học cho các Tông Đồ sau này khi lãnh nhận sứ mạng chính thức sau khi Chúa phục sinh: "Thầy đã được mọi quyền năng trên trời dưới đất, chúng con hãy ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân". Đây không phải là lời hứa suông, mà là một bảo đảm mạnh hơn mọi thứ bảo đảm do con người đặt ra trong xã hội hôm nay. Những bảo hiểm của con người sẽ vô ích nếu như không có sự bảo đảm của Thiên Chúa, dù con người không chấp nhận hay không biết đến sự bảo đảm này, hơn ai hết, sau khi đã trải qua kinh nghiệm trên biển hồ nổi sóng, các Tông Đồ sẽ xác tín hơn sau này cho sứ mạng làm chứng cho Chúa: "Không gì có thể tách rời tôi ra khỏi tình yêu Chúa".

Mọi gian nan thử thách đều trở nên tốt đẹp, hữu ích cho những ai yêu mến Chúa. Chúng ta hãy nhìn lại xem mình đã có kinh nghiệm sống như bài học của Phúc Âm hôm nay Chúa đã dạy các Tông Đồ chưa? Cùng với các ngài vâng lệnh Chúa vào thuyền, và sau cơn giông tố chúng ta tuyên xưng: "Thầy là Con Thiên Chúa", Chúa sống với chúng ta thì chúng ta còn lo sợ chi nữa.

Nơi ẩn náu duy nhất

Achille Degeest

(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)

Phép lạ bước đi trên mặt nước xảy ra sau phép lạ hoá bánh ra nhiều. Chúng ta con nhớ những gì thánh Gioan tường thuật về các phản ứng của đám đông: họ muốn tôn Chúa Giêsu làm vua. Có lẽ các môn đệ không phải là không đồng ý với phản ứng của dân chúng… Vì thế Chúa Giêsu, để kéo họ khỏi sự lôi cuốn ấy, buộc họ sang bên kia hồ. Về phần Ngài, Ngài lui vào nơi hoang vắng để cầu nguyện. Tàn đêm, giữa 3 giờ và 6 giờ, Ngài trở lại với các môn đệ trong những điều kiện lạ lùng, làm nổi bật một trong những ý tưởng chính của đoạn Phúc Âm này: các môn đệ còn lại một mình với những cơn gian

Page 6: Chúa giêsu đi trên mặt nước

nguy chỉ có một chỗ ẩn náu: Chúa Giêsu. Chúng ta ghi nhận vài trò nổi bật dành cho Phêrô. Ông nhảy xuống nước để đi đến Chúa Giêsu, nhưng đức tin của ông chưa được vững chắc như sau này khi Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho ông. Nó chưa đủ sức để ‘củng cố đức tin anh em’, nó vẫn còn yếu đuối, nhưng vừa đủ để Đức Kitô đưa tay nắm lấy ông. Chúng ta hãy để ý các điểm này:

1) Chúa Giêsu bày tỏ trước mắt các môn đệ một quyền phép dành riêng cho Thiên Chúa. Chỉ mình Thiên Chúa có quyền năng sai khiến thiên nhiên. Kinh Thánh thường nhắc nhở việc này, từ bài tường thuật việc tạo dựng cho đến nhiều đoạn Thánh Vịnh qua biến cố vượt Biển Đỏ. Tâm lý của các môn đệ được đào tạo bởi tinh thần Kinh Thánh, nên tự nhiên sau phép lạ có khuynh hướng nhìn nhận nơi Chúa Giêsu, Đấng làm chủ thiên nhiên, một vị được nhuần thấm hoàn toàn sự hiện diện của Thiên Chúa. Thực sự đức tin của họ vào Đức Giêsu – Thiên Chúa chỉ phát triển hoàn toàn nhờ tác động của Thánh Thần nơi họ. Nhưng ngay từ lúc này họ phục lạy và thưa: Ngài thực là con Thiên Chúa.

2) Phải lượng định làm sao cách hành động của các môn đệ và của Phêrô? Trước hết người ta hiểu việc các ông hoảng sợ khi thấy hiện ra trong ánh sáng nhợt nhạt lúc trời mới rạng đông, điều mà các ông tưởng là ma. Từ lúc Chúa Giêsu nói với họ và trấn an họ, đức tin của các ông được khích động. Khi ấy người ta thấy Phêrô lẫn lộn vừa hăng hái vừa tin tưởng. Lòng hăng hái thúc đẩy ông nhảy xuống nước và lòng tin không giữ vững ông đủ; vì thế ông chìm xuống. Nhưng, với một phản ứng có tầm quan trọng tối cao, ông kêu cầu Chúa Giêsu đưa tay nắm lấy ông. Việc này chẳng tiêu biểu cho một vài lúc trong cuộc sống Kitô hữu chúng ta sao? Bài học cần ghi nhớ: khi cuộc sống Kitô hữu chúng ta xem ra giống như đi trên mặt nước nổi giông bão, hãy kêu đến Đức Kitô. Đức tin là một ân sủng, một quà tặng. Vậy phải là điều chúng ta cầu xin. Bắt chước thánh Phêrô trong một trường hợp khác, chúng ta phải thưa nhiều lần: ‘Lạy Chúa con tin, nhưng xin tăng thêm đức tin cho con’ sao?

3) … tại sao lại ngờ vực? Câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô đáng cho chúng ta sy nghĩ. Tại sao có lúc chúng ta ngờ vực? Chúng ta có thể thưa với Chúa mọi khó khăn đang bủa vây đức tin chúng ta. Đáng lẽ chúng ta phải nói với Ngài sự yếu đuối và các đòi hỏi của tâm trí chúng ta, các xao động của lòng chúng ta, các nỗi đau khổ đầy ứ của chúng ta. Nhưng có một cách hỏi không có ý nghĩa, đó là cách hỏi mang ẩn ý rằng Chúa Kitô xa cách chúng ta hay Ngài không hiện diện. Chúa Giêsu nói với Phêrô: Tại sao lại ngờ vực, nghĩa là tại sao có giây phút ngươi sinh lòng sợ hãi làm như thể Ta không có ở đó? Nếu có một nỗi ngờ vực trổi lên trong lòng chúng ta, chớ gì nó giống như bàn tay chúng ta đưa lên Chúa Kitô và đừng ngờ vực mà chắc chắn rằng Chúa Kitô có ở đó để nắm lấy.

Page 7: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Xin cho con đi trên mặt nước

(Trích trong ‘Manna’)

Suy Niệm

Giữa lúc dân chúng định tôn Đức Giêsu làm Vua, sau khi đã được no nê bánh và cá, thì Ngài lại giải tán họ, và buộc các môn đệ phải chèo thuyền qua bờ bên kia.

Yên lặng trở lại với nơi hoang vắng.

Chỉ còn một mình Đức Giêsu, cầu nguyện. Ngài chìm sâu trong gặp gỡ Cha, Đấng sai Ngài. Nhưng Đức Giêsu không quên các môn đệ. Ngài biết họ đang vật lộn với sóng gió, một mình. Kinh nghiệm cam go này thật cần cho họ.

Mãi gần sáng, Ngài mới đi trên mặt nước mà đến. Các môn đệ tưởng là ma, nên kêu la sợ hãi. Đức Giêsu trấn an họ: "Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ."

Tuy còn ngờ vực, Phêrô đã dám liều đề nghị: "Nếu quả là Thầy, thì xin cho con được đi trên mặt nước mà đến với Thầy."

Thật là một lời đề nghị làm ta kinh ngạc.

Phêrô có thể chỉ cần nói: Nếu quả là Thầy, thì xin cho sóng gió yên lặng. Nói như thế dễ hơn nhiều, ít nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng Phêrô đã chấp nhận dấn thân nghiêm túc.

Nếu không phải là Thầy, thì thật là dại dột.

Nhưng nếu đúng là Thầy, thì ông tin mình cũng đi được trên mặt nước như Thầy.

Đức Giêsu chấp nhận đề nghị của Phêrô: "Cứ đến."

Thế là Phêrô bước ra, đi trên mặt nước, đến với Đức Giêsu.

Thật không thể tưởng tượng nổi, mặt nước trở nên cứng như đá, hay con người có đức tin trở nên nhẹ bổng.

Phêrô đi được bao xa, ta không rõ, nhưng lòng ông thì cứ reo lên sau mỗi bước đi: "Đúng là Thầy rồi!"

Phải tin thì mới dám xin đi trên mặt nước, nhưng phải dám đi trên mặt nước, thì mới tin trọn vẹn.

Cần ngắm nhìn những bước chân của Phêrô, những bước chân của lòng tin mạnh mẽ.

Page 8: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Nhưng khi gió lồng lên dữ dội, nỗi sợ hãi ùa vào, lòng tin bị chao đi với sóng, lúc đó Phêrô thấy mình bị hút xuống lòng biển. Ông chỉ kịp kêu lên: "Lạy Thầy, xin cứu con". Bàn tay Chúa đưa ra nắm lấy ông và đưa ông về thuyền.

"Người kém tin, tại sao lại hoài nghi!"

Hoài nghi và sợ hãi đã làm Phêrô trở nên nặng nề, và nhận chìm ông xuống.

Chúng ta chỉ bắt đầu hiểu tin là gì khi phải chịu lênh đênh giữa sóng gió và đêm tối chỉ vì Chúa buộc phải ra đi, khi dám xin đi trên mặt nước dù Chúa chỉ là cái bóng trước mặt.

Gợi Ý Chia Sẻ

Qua đoạn Tin Mừng trên đây, bạn có thấy Đức Giêsu là một nhà huấn luyện giỏi để cho các môn đệ trưởng thành hơn trong đức tin không?

Thánh Phêrô đã có kinh nghiệm đi trên mặt nước. Trong đời bạn, bạn có một kinh nghiệm kinh khủng tương tự như thế không?

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu,

Con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô, nhưng nhiều khi con cảm thấy sống đức tin giữa lòng cuộc đời chẳng khác nào đi trên mặt nước.

Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.

Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.

Cả sự nặng nề của thân xác con cũng kéo ghì con xuống.

Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng. Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.

Xin cứu con khi con hầu chìm.

Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.

Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con, để con trở nên nhẹ tênh mà bước những bước dài hướng về Chúa. Amen.

Page 9: Chúa giêsu đi trên mặt nước

SỐNG TRƯỚC SỰ HIỆN DIỆN UY QUYỀN CỦA THIÊN CHÚA

1. Tin lúc an bình và khi gặp sóng gió

Hai hình ảnh về một lòng tin đã được thánh Máthêu nối kết với nhau, như một đối trọng, nói lên sự hiện diện của “Thiên Chúa ở cùng" luôn là điều cần thiết cho các môn đệ năm xưa, cũng như cho mỗi người chúng ta hôm nay. Lòng tin của chúng ta vào Thiên Chúa như một mặt hồ phản chiếu. Có những lúc phẳng lặng trong suốt soi rõ những vẻ đẹp thiên nhiên. Nhưng nhiều khi chỉ một làn gió nhẹ làm gợn sóng, mặt hồ liền xao động, bao nhiêu vẻ đẹp đều tan biến.

Nhìn lại những thăng trầm cuộc đời, mỗi khi chúng ta được sống trong bầu khí an vui, được hài lòng với mọi sở nguyện, chúng ta dễ dàng xác tín và cảm nhận mạnh mẽ sự quan phòng của Chúa. Thế nhưng khi gặp phải những khó khăn thử thách, những điều bất ưng, những nghịch cảnh - như các môn đệ xưa giữa cơn sóng gió - Chúng ta cũng dễ dàng hoang mang lo sợ và không nhận ra Ngài. Bởi lẽ chúng ta đã quá lo lắng về cuộc sống và chỉ biết tự lo liệu lấy một mình. Nhưng "phúc thay ai bước đi không phải nhờ cái nhìn, mà nhờ sự phó thác của niềm tin" (Sh Roger). Quả thật, lòng tin của chúng ta đã nhiều lúc yếu ớt, mong manh - một khi chúng ta không biết tín thác vào Đức Kitô để có sự bình an, không cùng chia xẻ con đường thập giá, như một phương tiện để hưởng nhờ vinh quang với Ngài.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đón nhận thử thách như những cơ hội để trưởng thành lòng tin. Và xin cho chúng con luôn suy gẫm lời dạy của Thánh Bênađô: "Khi bạn được tràn đầy ơn phúc thì chớ có nói ‘Không gì làm tôi nao núng’. Như thế bạn sẽ không phải rên siết: Chúa vừa dấu Tôn nhan, lòng tôi đã bàng hoàng"

2. Sợ và Tin

Tâm trạng và cảm xúc của Phêrô trong bài Tin Mừng này cho ta thấy liên hệ giữa Sợ và Tin:

- Ban đầu khi thuyền gặp bão và không có Đức Giêsu trong thuyền thì Phêrô và tất cả các môn đệ khác đều sợ.

- Đến khi nhận ra cái bóng kia đang đi trên mặt nước là Đức Giêsu thì Phêrô tin, dám xin Thầy cho mình cũng bước trên mặt nước được như Thầy.

Page 10: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Nhưng khi thấy sóng to gió lớn, đức tin của ông suy giảm, ông liền sợ và bắt đầu chìm. Lúc đó ông nhớ tới Chúa, giục lòng tin lại và kêu xin "Lạy Thầy, xin cứu con". Đức Giêsu đưa tay nắm lấy ông. ông không còn sợ nữa.

- Cuối cùng khi Thầy trò đã ở trên thuyền, Phêrô và các môn đệ không sợ nữa, họ tuyên xưng đức tin "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa".

Bài học ở đây là: Chúng ta sợ khi chúng ta không tin hay khi đức tin yếu kém; nhưng khi tin thì không còn sợ nữa.

3. Những người đi trên mặt nước

Đức tin không bảo đảm cho người tin khỏi gặp sóng gió nhưng thêm sức cho người ấy có thể bước đi trên mặt nước giữa sóng gió tơi bời. Hiểu như thế thì không phải chỉ một mình Phêrô, mà còn rất nhiều người có thể đi trên mặt nước:

- A là một sinh viên sống xa gia đình và ở nhà trọ. Sáng Chúa nhật, trời lạnh, chăn ấm. A không muốn ngồi dậy đi lễ. Vả lại anh cũng ngại bị những bè bạn ngoại đạo thấy anh đi lễ và chê cười anh còn mê tín dị đoan. Sau vài phút dằng co, A cương quyết tung chăn ngồi lên chuẩn bị đi lễ. Nghĩa là A bắt đầu bước đi trên mặt nước, bất chấp sóng gió của cơn mê ngủ và sự dị nghị của bạn bè.

- B là một cô gái độc thân, sau một lần nhẹ dạ đã phải mang thai. Nếu gia đình hay được, nếu hàng xóm biết được thì... Ôi thôi, cô không dám nghĩ tiếp. Cô định đi phá thai. Nhưng rồi cô can đảm giữ lại bào thai ấy. B cũng đang bước đi trên mặt nước bất chấp bao sóng gió phũ phàng của dư luận.

- C là một cảnh sát. Một tên bán ma túy hứa cho anh một số tiền lớn, chỉ cần anh làm ngơ cho việc làm của hắn; nếu không hắn sẽ sai đồng bọn đến tính sổ với anh. Nhưng anh cương quyết chối từ. C cũng đang đi trên mặt nước, đi ngược với sức quyến rũ của đồng tiền và sóng gió của đe dọa.

Chúng ta còn có thể nghĩ ra thêm rất nhiều thí dụ khác trong đó có thí dụ hợp với hoàn cảnh của chính mình. Quả thật, nếu có đức tin sống động, ai cũng có thể bước đi trên mặt nước giữa bao sóng gió của cuộc đời.

4. Chúa hiện diện trong làn gió hiu hiu

Cách viết của tác giả bài đọc I hàm chứa một bài học sâu sắc về sự hiện diện của Chúa. Khi ngôn sứ Elia đứng trong một hốc núi Horép, ông thấy một luồng gió mạnh xé núi xé non, nhưng Chúa không ở trong đó; ông lại thấy một cơn bão rất mạnh làm cho đất bị động, nhưng Chúa không ở trong bão; ông còn thấy lửa, nhưng Chúa cũng không ở trong lửa. Cuối cùng ông thấy một làn gió hiu hiu: ông được soi sáng cho biết có Chúa ở

Page 11: Chúa giêsu đi trên mặt nước

trong đó, ông liền cung kính lấy khăn che mặt đại để bước ra khỏi hang diện kiến Thiên Chúa.

Bài học là: Thiên Chúa không thích hiện diện trong những thứ ồn ào, uy phong, vĩ đại. Ngài thường hiện diện cách êm ả, âm thầm và nhẹ nhàng trong cái rất bình thường của đời thường.

Chúng ta không nhận ra được sự hiện diện của Chúa bởi vì chúng ta cứ mãi tâm Ngài trong những sự phi thường.

5. Chuyện minh họa

a/ Nếu tin, hãy buông tay ra

Một người vô thần rất mê leo núi. Ngày kia trượt chân té ngã lăn từ đỉnh núi xuống. Nhưng may thay ông bám được một cành cây nằm chơ vơ giữa đỉnh cao và vực thẳm. Giữa lúc chỉ còn biết chờ chết, một ý nghĩ chợt đến với ông: Tại sao không gọi Chúa đến cứu giúp. Thế là lấy hết sức lực, người vô thần la lớn: "Lạy Chúa". Tuy nhiên bốn bề chỉ có thinh lặng và ông chỉ nghe được tiếng dội của lời kêu van. Một lần nữa, người vô thần lại kêu xin tha thiết hơn: "Lạy Chúa, nếu quả thật Chúa hiện hữu thì xin hãy cứu con. Con hứa sẽ tin Chúa và dạy cho những người khác cũng tin Chúa? Sau một hồi thinh lặng, bỗng người vô thần nghe một tiếng vang dậy cả vực thẳm và núi cao : "Gặp hoạn nạn thì ai cũng cầu xin như thế?". “Không, lạy Chúa, nghìn lần không. Con không giống như những người khác Chúa không thấy sao, con đã bắt đầu tin từ khi nghe tiếng Chúa phán. Nào bây giờ xin Chúa hãy cứu con đi, và con sẽ cao rao danh Chúa cho đến tận cùng trái đất? Tiếng ấy trả lời: "Được lắm, Ta sẽ cứu ngươi. Vậy nếu ngươi tin thì hãy buông tay ra?” Người vô thần thất vọng thốt lên: "Buông tay ra ư, bộ Chúa tưởng tôi điên sao!" (Trích "Món quà giáng sinh")

b/ Đức tin lớn lao

Có một bà nổi tiếng đạo đức, nhân hậu và luôn bình tâm trước mọi thử thách. Một bà khác ở cách xa ít dặm, nghe nói thì tìm đến, hi vọng học được bí quyết để sống bình tâm và hạnh phúc. Bà hỏi:

- Thưa bà, có phải bà có một đức tin lớn lao? Ồ không, tôi không phải là người có đức tin lớn lao, mà chỉ là người có đức tin bé nhỏ đặt vào một Thiên Chúa lớn lao.

Sưu tầm

Page 12: Chúa giêsu đi trên mặt nước

GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN - A

Mt 14,22-33

Câu chuyện Tin Mừng chúng ta vừa nghe rất thích hợp với mỗi người chúng ta. Cuộc đời thường được ví như một chiếc thuyền đang đi giữa biển, bị sóng gió tròng trành. Nhất là trong xã hội hôm nay, một xã hội bị đảo lộn từ trong ra ngoài. Con người trở thành nạn nhân của chính mình. Một xã hội mạnh được yếu thua. Một xã hội gần như không có con tim, chỉ có lợi nhuận, quyền thế, tiện nghi. Đua nhau kiếm tiền, bất cần lương tâm. Công bằng bác ái như một thứ xa xỉ dành cho một hạng người nào đó dại khờ còn đeo đuổi mộng mơ đạo đức.

Đời sống đạo đức chúng ta phải phải chống chọi với những làn sóng vô đạo, đang đe dọa đắm chìm chúng ta.

Các tông đồ, theo lệnh Chúa, xuống thuyền để sang bờ bên kia. Nếu có gió thuận họ sẽ căng buồm, nếu không phải chèo. Lần nầy thì gió ngược sóng to họ phải chèo chống và khoảng cách đôi bờ có thể hơn mười cây số, và Chúa Giê-su không cùng đi với họ.

Vì gió ngược sóng to, họ phải hết sức cực khổ mới không bị trôi dạt theo chiều gió.

Biển hồ Galilê như một đứa trẻ tinh nghịch, là một biển hồ rất nguy hiểm, vì những cơn gió lốc thường từ sa mạc thổi về, không báo trước. Những cơn giận bất ngờ của Biển hồ là một mối đe dọa thường xuyên cho các ngư phủ.

Chúa Giê-su biết các môn đệ đang khó nhọc chèo chống, Ngài đến với họ. Ngài đã chứng tỏ quyền uy của Ngài khi Ngài ra tay cứu giúp những người bệnh hoạn tật nguyền, Ngài đã có lần ra lệnh cho sóng biển lặng im, Ngài xua trừ ma quỉ…

Page 13: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Môsê xưa kia chỉ cần giơ gậy lên truyền cho Biển Đỏ tách ra làm hai cho dân đi qua. Êlia cũng không kém uy quyền.

Chúa Giê-su vượt xa những khuôn mặt thần thoại ấy của Cựu Ước. Bóng dáng Ngài đơn thường như mọi người, lời nói Ngài uy nghiêm quyền phép, bàn tay Ngài vun vãi những việc diệu kỳ.

Ngài đến với các môn đệ trong đêm tối. Bằng cách nào?

Ngài xuất hiện từ xa, và lúc ấy độ canh ba. Giữa trời với nước, các môn đệ nhìn thấy một bóng hình xuất hiện, và dần dần, bóng hình cứ lớn thêm và gần hơn…

Giữa trời với nước, đêm khuya, bóng hình đó là gì? Đối với các môn đệ lúc bấy giờ thì chỉ có thể là ma. Họ la hoảng lên và càng cố la to trông cậy có thể làm cho bóng ma hoảng sợ và không đến gần.

Tại sao Chúa không dùng một hình thức nào dễ chấp nhận hơn?

Chúng ta không thể biết được ý định của Ngài. Có lẽ Ngài muốn cho các môn đệ và cả chúng ta hiểu rằng, chúng ta không thể nhận ra Ngài dễ dàng, mà phải qua nhiều giai đoạn, chậm rãi và đôi khi phải sợ sệt. Ngài cho chúng ta cảm nhận rằng chúng ta nhỏ bé trước cuộc sống, phải chống chọi để sống còn, để khỏi phải lún chìm, nhưng Ngài không để chúng ta một mình. Ngài đến với chúng ta qua nhiều hình thức.

Khởi đầu, chúng ta không nhận ra Ngài, nhưng dần dần, Ngài cho chúng ta khám phá ra Ngài, ngay giữa những cơn bão tố.

Đó là hồng ân tuyệt diệu Ngài dành cho chúng ta.

Hơn nữa, Ngài muốn chúng ta liều với Ngài. Chúng ta thấy thái độ của Phêrô:

“Nếu là Thầy thì xin cho đi trên mặt nước đến với Thầy…”

“Đến đây !”

Page 14: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Lời mời gọi của Thầy làm Phêrô vững dạ, bước ra khỏi thuyền không e ngại… Nhưng chỉ một vài giây sau: “Xin Thầy cứu con với !”

Chúng ta luôn có nguy cơ đắm chìm và sa ngã. Chỉ một giây phút nghi ngờ, chúng ta có thể lún sâu.

Muốn giữ vững niềm tin, phải phấn đấu và, trên hết: cậy tin.

Phêrô dám liều, khi đã nhận ra Thầy. Bất chấp mọi sự, Phêrô bước đi trên mặt nước. Đúng là con người liều mạng. Điều đó chứng tỏ niềm tin của Phêrô thật vững chắc và vô điều kiện. Có Chúa đó thì mọi sự đều có thể.

Chúng ta dám tin vô điều kiện như thế không?

Chúng ta đòi điều kiện mới tin. Chúng ta không dám liều. Chúng ta đòi có những bảo đảm cần thiết. Đời sống yên ổn mới có thể lo việc thờ phượng.

Không! Chúa là bảo đảm duy nhất, vì Ngài là Thiên Chúa, là Đấng nắm quyền trên trời dưới đất, là chủ của lịch sử. Ngài đã bỏ mọi sự để đến trong trần gian nầy, không phải để làm trò cười cho thiên hạ.

Các thánh đã tin và không bao giờ thất vọng.

Thánh Phaolô đã tin mãnh liệt và ngài đã thắng tất cả mọi trở lực trên con đường truyền giáo.Thánh Clêmentê Hopbauer, nuôi một đám trẻ mồ côi. Bà bếp báo cáo là không còn gì để ăn… Thánh nhân bình tỉnh đáp: “Cứ tin thôi.” Ngài vào trước nhà tạm cầu nguyện, và đến trưa, một chiếc xe chở đủ thứ đồ ăn vào và mọi người được ăn no… Thánh Gioan Boscô cũng nuôi một bầy thiếu niên bụi đời, bị đuổi từ nơi nầy sang nơi nọ, không ai chấp nhận lũ trẻ tinh nghịch của Ngài, Ngài chỉ tin vào sự quan phòng của Chúa, và mọi sự được giải quyết ổn thỏa. Mẹ Têrêxa Calcutta cũng thế. Bị xua đuổi, gặp đủ thứ gian nan, Mẹ chỉ tin và hôm nay, Mẹ đã mang lại cho thế giới một làn sóng yêu thương không ai ngờ.

Chúng ta không dám tin, chúng ta chẳng làm gì được. Thế giới quanh ta vẫn sa đọa, gia đình chúng ta kém yêu thương…

Page 15: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Chúng ta hãy tin vững chắc rằng, Chúa không bao giờ thua chúng ta, nếu chúng ta tin.

Dù muốn dù không, chúng ta đã đã bước vào con thuyền của Phêrô, nghĩa là chúng ta đã dấn thân vào con đường Nước Trời, chúng ta không còn thuộc về thế gian. Chúng ta là của Chúa: “Thế gian sẽ ghét các con vì nó đã ghét Thầy trước.”

Bão tồ của thế gian sẽ vây bọc chúng ta. Chúng ta cứ chèo chống, Chúa Giêsu sẽ đến trong bão tố.

Còn Chúa, chúng ta còn hy vọng. Ngài cho Phêrô đi trên mặt biển, Ngài cũng gọi chúng ta liều mạng như thế. Dù chúng ta có sợ sệt, hồ nghi, chúng ta vẫn có thể kêu đến Ngài.

Điểm tựa vững chắc của chúng ta là Chúa Giêsu mà thôi: “Ngoài Chúa ra, chúng con không tìm đâu được hạnh phúc”. Thánh vịnh luôn dạy chúng ta cầu nguyện như thế.

Tất cả trên trần gian nầy không có gì vững chắc cả. Cá nhân chúng ta lệ thuốc mọi thứ: môi sinh, xã hội, kinh tế… Gia đình chúng ta cũng bấp bênh. Giáo Hội cũng tròng trành vì những cuộc tấn công của ma quỉ, của những trào lưu vô đạo, vì sự yếu đuối của con cái mình. Nguy hiểm bên ngoài, nguy hiểm bên trong. Thế nhưng Giáo Hội vẫn tin tưởng vào Đấng đã tạo lập nên mình trên nền đá Phêrô. Chỉ có niềm tin bảo vệ chúng ta.

Chúa Giêsu bước lên thuyền. Tất cả đều thay đổi. Sự yên lành trở lại. Sóng gió im lặng.Thầy trò gặp nhau. Các môn đệ đến thờ lạy Ngài: “Thầy thật là Con Thiên Chúa”.

Chúa Giêsu hôm nay và mãi mãi vẫn ở với chúng ta nhờ tấm Bánh Hằng Sống. Hãy đến với Ngài, thờ lạy Ngài, đưa Ngài vào con thuyền nhỏ bé của chúng ta. Thờ lạy và yêu mến Ngài, mặc cho bão tố thế gian vẫn đe dọa. Ngài vẫn mãi mãi là bảo đảm vững chắc cho chúng ta.Ngài đến và:” Bình an cho chúng con.”

Page 16: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Lm Trầm Phúc

SUY NIỆM LỜI CHÚA - CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN

Con tưởng ! (Mt.14,22-33)Bài hát “Con tưởng rằng con vững tin…” của Linh Mục nhạc sĩ Nguyễn Duy quả là suy niệm thật thích hợp cho chủ đề Lời Chúa của tuần 19 thường niên năm A. Câu chuyện “Chúa đi trên mặt biển” và sự kiện “chìm nghỉm” của Phêrô đã nói lên thực tại thân phận con người khi phải đối diện với những sức ép của mãnh lực thiên nhiên,thế lực trần gian và cả chính sự yếu đuối tự thân của mỗi người.

“Con tưởng rằng con vững tin, khi đời sống tòan những hoa hồng”. Nhiều khi, chúng ta tưởng rằng mình đã đủ lớn,lớn cả thể xác, lớn cả chức vị nhưng thực ra chúng ta cũng chỉ là một tạo vật thật tầm thường, bé nhỏ và yếu đuối giữa biển đời mênh mông, đầy bão tố.Sức ép của những cơn gió ngược đến từ thiên nhiên. Những đợt sóng dữ, dồn dập vỗ tứ bề, con thuyền thì chòong chành sắp chìm, bầu trời phủ một màu đen tối, chẳng thấy đâu là bến bờ. Tất cả làm nên sức mạnh của thiên nhiên khiến cho con người phải hỏang sợ và mất hết phương hướng, mặc cho những kinh nghiệm từng trải của đời ngư phủ. Sức ép về tâm lý đã làm cho các môn đệ cảm thấy chới với, mệt mỏi và buông xuôi, hỏang hốt bảo nhau “Ma đấy !” Mất hết niềm tin ! Sức ép của những cơn gió ngược đến từ con người. Những cơn bão tố đến từ quyền lực, trù dập, phe cánh xem ra thời nào cũng tràn ngập xã hội và cả ngay trong lòng giáo hội, làm mất “lửa tông đồ” và gây tác hại mất cả niềm tin. Biết đâu là chân lý, còn đâu là tình anh em huynh đệ hay chỉ là chập chùng thử thách và đêm tối. Chẳng còn ai có nhuệ khí mà chống chèo, chẳng còn ai nhiệt tâm phục vụ,t rước những cơn bão quyền lực, hay cái tôi nội bộ làm thui chột tính chiến đấu. Hỏang hốt và sợ hãi là tâm trạng chung của các tông đồ ngày xưa và cả ngày nay trước sức ép ngược gió đến từ con người! Mất hết niềm tin ! Sức ép của những cơn gió ngược đến từ chính bản thân: Bệnh tật, yếu đuối và cả những cơn “cám dỗ ngọt ngào” của xác thịt, quyền lực, tình cảm đang làm cho mọi người ngày càng mất hết phương hướng giữa chợ đời đầy dẫy những cạm bẫy. Gía trị của con người đang bị đảo lộn bởi những thách thức của nếp sống văn minh hưởng thụ, bởi trào lưu chạy theo thành tích bề ngòai ,“yêu cuồng sống vội đầy thác loạn”. Con người cứ luôn phải đối diện với những “cơn sóng ngược” khi sống niềm tin của mình. Mất hết niềm tin ! Không có Chúa trên thuyền cùng đồng hành, các môn đệ một mình đương đầu với những cơn sóng dữ. Cảm giác bị bỏ rơi và cô độc, lẻ loi sẽ mãi là những cơ hội làm cho các tông đồ cảm thấy hỏang hốt, sợ hãi và đánh mất hết phương hướng .Con người đang dần dần tự đánh mất hết niềm tin vào những gía trị tôn gíao và chỉ cần những thử thách nho nhỏ,

Page 17: Chúa giêsu đi trên mặt nước

những khó khăn hay những đòi hỏi hy sinh , con người sẽ bị chao đảo, và chìm nghỉm trong vực thẳm của đam mê dục vọng .“Sao con lại hoài nghi”. Chúa đang tra hỏi từng người chúng ta về sự tín thác,tin cậy vào Ngài . Trong mọi nơi mọi lúc, Thiên Chúa, Ngài vẫn luôn ở bên cạnh, đồng hành với kiếp người, bởi Ngài hiểu rất rõ thân phận con người thật mong manh và yếu hèn của chúng ta. Chúa đã từng trấn an Phêrô “cứ yên tâm, Thầy đây, đừng sợ” nhưng rồi “ông vẫn sợ” “Sao con lại hoài nghi”. Đó chính là thực tại của con người chúng ta hôm nay khi mà trước mắt bầy ra biết bao cơn “cám dỗ ngọt ngào” khiến chúng ta không còn vững tin vào Chúa. Tiền bạc,dục vọng, quyền lực đang ngày càng làm lu mờ con mắt đức tin của chúng ta. Lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con kẻo chết mất”. Mang thân phận con người với sự giới hạn vì “gió ngược”, niền tin của chúng con dễ choòng chành giữa biển đời với biết bao thử thách. Xin Chúa hãy là “núi đá” là “điểm tựa” để chúng con cậy trông và tín thác. “Thưa Thầy, xin cứu con với”…..“Vì lạy Chúa, Chúa biết con yếu đuối và đổi thayCon đang cần đến Chúa từng phút giây,khi an vui cũng như khi sầu đầy”….Amen. Lm Gioan B.Phan Kế Sự

FRIDAY, 12 AUGUST 2011 21:52 LM ANTÔN NGUYỄN CAO SIÊU, SJ

(14.8.2011 – Chúa nhật 20 Thường niên, Năm A)

Lời Chúa: Mt 15, 21-28

Hôm ấy, Ðức Giêsu lui về miền Tia và Xiđôn, thì này có một người đàn bà Canaan, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: “Lạy Ngài là con vua Ðavít, xin dủ lòng thương tôi. Ðứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” Nhưng Người không đáp lại một lời. Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!” Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Israel mà thôi.” Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!” Người đáp: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.” Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” Bấy giờ Ðức Giêsu đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.” Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.

Suy niệm:

Một người mẹ có đứa con gái bị quỷ ám.

Bà là dân ngoại, còn Ðức Giêsu là người Do Thái.

Page 18: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Ít khi Ngài đến vùng đất quê hương của bà.

Không rõ nhờ đâu mà bà biết được Ðức Giêsu.

Khi thấy Ngài, bà tin rằng cơ may đã đến,

con bà hoàn toàn có hy vọng khỏi bệnh.

Ðức Giêsu khen bà là người có lòng tin lớn lao.

Khi đọc lại đoạn Tin Mừng trên, chúng ta thấy điều đó.

Lòng tin lớn lao biết kiên trì khi Chúa thinh lặng.

Bà xin Ngài nhìn đến nỗi đau của người mẹ,

đau vì nỗi đau của đứa con.

Nhưng Ðức Giêsu không đáp lại một lời.

Phải chăng Ngài lạnh lùng trước nỗi đau,

lãnh đạm trước điều Ngài có thể làm được?

Lắm khi chúng ta cũng gặp sự thinh lặng như thế.

Chúng ta khắc khoải tự hỏi:

Chúa có nghe gì không? Chúa có thấy gì không?

Lòng tin lớn lao biết kiên trì khi bị từ chối.

Bà chẳng ngã lòng trước sự thinh lặng của Ðức Giêsu.

Bà cứ đi sau mà kêu, kêu hoài, kêu mãi.

Rồi bà trực tiếp giáp mặt Ngài,

và nài xin Ngài cứu giúp.

Kết quả là một lời từ chối không khoan nhượng:

“Không nên lấy bánh của con cái mà ném cho chó con.”

Bà có bị sốc không

khi Ðức Giêsu ví dân ngoại với chó con nuôi trong nhà

không đáng được hưởng phần bánh của con dân Israel?

Chắc chắn bà đã chẳng thất vọng trước lời từ chối này.

Lòng tin lớn lao là lòng tin khiêm tốn.

Bà chấp nhận lối so sánh của Ðức Giêsu.

Bà chấp nhận mình chỉ là chó con,

chỉ dám trông chờ những vụn bánh từ bàn rơi xuống.

Page 19: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Bà không dám mong được phần ăn của các con.

Sức mạnh của lòng tin ở nơi sự khiêm tốn.

Tin không phải là đòi hỏi.

Tin là chờ đợi tất cả từ tay Chúa,

và đón lấy tất cả như hồng ân nhưng không.

Ðức Giêsu từ chối giúp người phụ nữ dân ngoại

vì Ngài thấy rõ sứ vụ Cha giao cho Ngài:

Ngài chỉ được Cha sai đến với người Israel thôi.

Nhưng Ðức Giêsu không cứng nhắc trong nguyên tắc.

Ngài tin Cha vẫn nói với Ngài qua mọi cảnh ngộ,

nên Ngài cứ để cho trái tim Ngài được tự do mở ra,

ngỡ ngàng và ngây ngất trước lòng tin của người phụ nữ.

Ngài để cho mình bị chinh phục

và chấp nhận thay đổi quyết định ban đầu.

Thay đổi không phải là phản bội hay thiếu ý chí.

Thay đổi là trung thành và uyển chuyển

để có thể nắm bắt được ý Cha mới hé lộ cho ta.

Ước gì chúng ta để Cha dẫn đi từng ngày,

và mở chúng ta ra trước những chân trời mới.

Cầu nguyện:

Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,

những ơn con thấy được,

và những ơn con không nhận là ơn.

Con biết rằng

con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,

biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.

Con thường đau khổ vì những gì

Cha không ban cho con,

và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.

Tạ ơn Cha vì những gì

Page 20: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Cha cương quyết không ban

bởi lẽ điều đó có hại cho con,

hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.

Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha

dù con không hiểu hết những gì

Cha làm cho đời con.

Đ C THÁNH CHA CH S THÁNH L B M C NGÀY Ứ Ủ Ự Ễ Ế ẠQU C T GI I TR Ố Ế Ớ ẺMONDAY, 22 AUGUST 2011 20:29 G TRẦN ĐỨC ANH, OP

MADRID. Sau 1 tuần lễ tiến hành khẩn trương tại Madrid, Ngày Quốc Tế giới trẻ thứ 26 đã kết thúc tốt đẹp với Thánh lễ do ĐTC Biển Đức 16 chủ sự tại Sân Bay Cuatro Vientos sáng chúa nhật 21-8-2011 trước sự hiện diện của 2 triệu người.

Sáng sớm 21-8-2011, các bạn trẻ đã được đánh thức với nhạc Mêhicô được truyền qua các loa phóng thanh, và một lát sau đó, các tu sĩ nam nữ đã nguyện kinh sáng. Nhiều HY và GM cũng đã có mặt từ lúc này để tham dự. Bầu trời tươi sáng trở lại và có phần mát hơn so với hôm trước. Số người hiện diện tại khu vực phi trường đã lên tới 2 triệu người.

ĐTC đến đây vào lúc 9 giờ sáng, rồi dùng xe bọc kính tiến vào khu vực phi trường, đi qua các lối đi để chào thăm các bạn trẻ và tín hữu, trong bầu không khí rất tưng bừng.. rất nhiều nhóm vẫy cờ quốc gia của họ.

Khu vực trước lễ đài được dành cho hàng ngàn linh mục đồng tế. Các vị cũng mặc áo lễ trắng giống như 800 vị Hồng Y và GM, nhưng hai giải đằng trước và đằng sau có các thánh giá màu đỏ đơn sơ. Hiện diện trong thánh lễ cũng có Quốc vương Juan Carlos và Hoàng hậu Sofia của Tây Ban Nha.

Bài giảng

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã nhấn mạnh tới cách thức sâu xa để biết Chúa Kitô và nhắc nhở các bạn trẻ về lòng gắn bó với Giáo Hội là điều rất cần thiết để nhân biết đích thực về Chúa. Ngài nói:

“Các bạn trẻ thân mến, với thánh lễ này, chúng ta đạt tới tột đỉnh của Ngày Quốc Tế giới trẻ. Khi thấy các bạn đến đây đông đảo từ các nơi, tâm hồn tôi đầy vui mừng và nghĩ tới lòng quí mến đặc biệt mà Chúa Giêsu nhìn các bạn. Đúng vậy, Chúa Giêsu yêu thương và gọi các bạn là bạn hữu của Ngài (Xc Ga 15,15). Chúa đến gặp gỡ các bạn và muốn tháp tùng các bạn trên đường đời, để mở cho các bạn những cánh cửa dẫn

Page 21: Chúa giêsu đi trên mặt nước

đến sự sống sung mãn và làm cho các bạn tham dự vào quan hệ thân mật với Chúa Cha. Về phần chúng ta, ý thức về sự cao cả của tình yêu Chúa, chúng ta muốn hết sức quảng đại đáp lại dấu chỉ yêu thương đặc biệt ấy với quyết tâm chia sẻ với tha nhân niềm vui mà chúng ta đã nhận lãnh. Chắc chắn là nhiều người ngày nay cảm thấy được hình ảnh Chúa Kitô thu hút và muốn biết Ngài rõ hơn. Họ cảm thấy Ngài là câu trả lời cho nhiều băn khoăn bản thân của họ. Nhưng Chúa Kitô là ai? Làm sao một người đã sống trên trái đất này cách đây bao nhiêu năm lại có điều liên hệ gì với tôi ngày nay?”

Từ câu hỏi đó, ĐTC giải thích các bài đọc trong thánh lễ, đặc biệt là cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các môn đệ, “Người ta bảo Con Người là ai?”, và Phêrô đã tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. ĐTC nhận xét rằng có hai cách thức nhận biết Chúa Kitô: cách thứ I là biết Chúa một cách bề ngoài, theo ý kiến thịnh hành. Cách thứ hai là niềm tin đi xa hơn những dữ kiện thực nghiệm hoặc lịch sử và có thể hiểu được mầu nhiệm về con người của Chúa Kitô trong chiều sâu.

ĐTC nói: “Nhưng đức tin không phải là kết quả của cố gắng nhân trần, của lý trí con người, nhưng là một ơn Chúa: ”Phúc cho con, hỡi Simon, con Giona, vì không phải xác thịt, hay máu huyết tỏ cho con điều đó, nhưng là Cha Thầy ở trên trời”. Đức tin có nguồn gốc nơi sáng kiến của Thiên Chúa, Đấng tỏ cho chúng ta cuộc sống thân mật của Ngài và mời gọi chúng ta tham phần vào chính đời sống thần linh của Ngài.

ĐTC nói thêm rằng: “Các bạn trẻ thân mến, ngày hôm nay Chúa cũng hỏi các bạn cùng một câu hỏi như với các Tông Đồ: “Vậy các con nói Thầy là ai?”. Các bạn hãy quảng đại và mạnh dạn trả lời Chúa, như con tim trẻ trung của các bạn. Các bạn hãy nói với Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, con biết rằng Chúa là Con Thiên Chúa, Đấng đã hiến mạng sống cho con. Con muốn trung thành theo Chúa và xin để cho Lời Chúa hướng dẫn con. Chúa biết và yêu thương con. Con tín thác vào Chúa và con đặt trọn cuộc sống của con trong tay Chúa. Con muốn Chúa là sức mạnh nâng đỡ con, là niềm vui không bao giờ bỏ con”.

“Khi đáp lại lời tuyên xưng của Phêrô, Chúa Giêsu nói về Giáo Hội: 'Và Thầy bảo con: Con là Phêrô, và trên đá này Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội của Thầy'. Điều này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội trên đá tảng niềm tin của Phêrô, Người đã tuyên xưng thiên tính của Chúa Kitô.

Đúng vậy, Giáo Hội không phải là một tổ chức phàm nhân như bất kỳ tổ chức nào khác, nhưng được liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa. Chính Chúa Kitô gọi Giáo Hội là của Ngài. Không thể tách biệt Chúa Kitô ra khỏi Giáo Hội, cũng như không thể tách rời đầu ra khỏi thân mình (Xc 1 Cr 12,12). Giáo Hội không sống bằng chính mình, nhưng nhờ Chúa. Chúa hiện diện giữa Giáo Hội, ban sự sống, lương thực và sức mạnh cho Giáo Hội”.

Tiếp tục bài giảng ĐTC nhắn nhủ các bạn trẻ:

“Hỡi các bạn trẻ thân mến, xin hãy để tôi, trong tư cách là Người Kế Vị Thánh Phêrô, mời gọi các bạn củng cố niềm tin được các Tông Đồ truyền lại, hãy đặt Chúa Kitô, Con

Page 22: Chúa giêsu đi trên mặt nước

Thiên Chúa, ở trung tâm cuộc sống của các bạn. Nhưng các bạn cũng hãy để tôi nhắc nhở rằng theo Chúa Giêsu trong niềm tin, đó là đồng hành với Chúa trong tình hiệp thông của Giáo Hội. Không thể theo Chúa Giêsu một mình. Ai chiều theo cám dỗ đi theo ý riêng mình, hoặc sống đức tin theo não trạng duy cá nhân chủ nghĩa, - một điều rất thịnh hành trong xã hội,- thì gặp nguy cơ là sẽ không bao giờ gặp được Chúa Giêsu Kitô, hoặc rốt cục chỉ theo một hình ảnh sai lạc về Chúa.

“Có đức tin có nghĩa là dựa vào đức tin của các anh chị em mình, và niềm tin của bạn một cách nào đó cũng là điểm dựa cho niềm tin của tha nhân. Các bạn thân mến, tôi xin các bạn hãy yêu mến Giáo Hội đã sinh ra các bạn trong đức tin và giúp các bạn biết rõ Chúa Kitô hơn, giúp các bạn khám phá vẻ đẹp của tình yêu Chúa. Để tình bạn của các bạn với Chúa Kitô được tăng trưởng, thì các bạn cần nhận biết rằng một điều quan trọng là các bạn hội nhập vào các giáo xứ, các cộng đoàn và phong trào, cũng như tham dự thánh lễ mỗi ngày chúa nhật, siêng năng lãnh nhận bí tích hòa giải và vun trồng kinh nguyện, suy niệm Lời Chúa. Từ tình bạn này với Chúa Kitô sẽ nảy sinh một động lực dẫn tới sự làm chứng về niềm tin trong các môi trường rất khác nhau, kể cả nơi mà Chúa Giêsu bị phủ nhận hoặc bị dửng dưng lãnh đạm. Không thể gặp Chúa Kitô mà lại không làm cho người khac biết Chúa. Vì thế, các bạn đừng giữ riêng Chúa Kitô cho các bạn mà thôi! Hãy thông truyền cho tha nhân niềm vui đức tin của các bạn. Thế giới đang cần chứng tá đức tin của các bạn, chắc chắn là đang cần Thiên Chúa. Tôi nghĩ rằng sự hiện diện của các bạn tại đây, những người trẻ đến từ 5 châu, là một bằng chứng tuyệt vời về sự phong phú của mệnh lệnh mà Chúa Giêsu ban cho Giáo Hội: “Các con hãy đi khắp thế giới và loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15). Cả các bạn cũng có nhiệm vụ đặc biệt là trở thành môn đệ và thừa sai của Chúa Kitô tại các lãnh thổ và quốc gia trong đó có nhiều người trẻ đang khao khát những điều lớn lao hơn, và nhận thấy trong tâm hồn họ có khả năng về những giá trị chân chính hơn, không để cho mình bị cám dỗ vì những lời hứa hẹn giả dối của một lối sống không có Thiên Chúa”.

Trong phần rước lễ, ĐTC đã đích thân cho hàng chục các bạn trẻ rước lễ, các LM đã mang Mình Thánh cho hàng ngàn bạn trẻ khác. Nhưng rất tiếc là nhiều bạn trẻ khác chỉ được rước lễ thiêng liêng trong lễ này, vì cơn giông tố tối thứ bẩy vừa qua đã làm sập 10 trên tổng số 14 nhà nguyện được bố trí trong Phi trường để các bạn trẻ có thể chầu Mình Thánh Chúa ban đêm và rước Mình Thánh được giữ tại đây. Mình Thánh bị hư hại, và vì lý do an ninh không cho phép các bạn trẻ di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, ngoài ra, nhiều căn lều có nguy cơ bị sụp đổ thêm, nên việc cho rước lễ trong thánh lễ không thể thực hiện được. Đây là quyết định của ban chỉ huy tối cao của cảnh sát Tây Ban Nha. Các bạn trẻ được yêu cầu khi rời phi trường, hãy ghé lại một thánh đường ở Madrid để xin rước Mình Thánh Chúa.

Nghi thức sai đi

Cuối thánh lễ, ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ Tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, đã ngỏ lời cám ơn ĐTC và xin ngài trao thánh giá với với sứ mạng truyền giáo cho các bạn trẻ. 5 bạn trẻ đại diện mọi người tiến lên nhận thánh giá truyền giáo từ tay ĐTC, rồi ngài nhắn nhủ tất cả các bạn trẻ:

Page 23: Chúa giêsu đi trên mặt nước

“Giờ đây các bạn sẽ trở về nơi cư ngụ thường xuyên. Bạn hữu của các bạn muốn biết điều gì đã thay đổi nơi các bạn sau khi đã ở nơi thành phố cao quí này với Đức Giáo Hoàng và hàng trăm ngàn bạn trẻ khác trên thế giới: các bạn sẽ nói gì với họ? Tôi mời gọi các bạn hãy mạnh dạn làm chứng về đời sống Kitô trước mặt người khác. Như thế các bạn là men của các Kitô hữu mới và làm cho Giáo Hội mạnh mẽ tái sinh trong tâm hồn nhiều người. Trong những ngày này, tôi đã nghĩ bao nhiêu người đang chờ đợi các bạn trở về! Hãy thông truyền cho họ lòng quí mến, đặc biệt là những người kém may mắn, và gia đình, các cộng đoàn Kitô của các bạn.

ĐTC đặc biệt cám ơn Đức TGM Giáo Hạt quân đội và không quân Tây Ban Nha đã quảng đại cho sử dụng Phi trường Cuatro Vientos này, trùng vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập không lực Tây Ban Nha. Rồi ĐTC chính thức tuyên bố Ngày Quốc Tế giới trẻ lần tới sẽ được cử hành tại thành phố Rio de Janeiro bên Brazil vào năm 2013. Ngài nói: “Tôi cầu xin Chúa ngay từ lúc này mạnh mẽ giúp đỡ những người có nhiệm vụ tổ chức và dọn đường cho các bạn trẻ thế giới để họ có thể tái họp mặt với ĐGH tại thành phố đẹp đẽ này của Brazil”.

Các bạn trẻ Brazil hiện diện tại Sân bay Cuatro Vientos reo hò phất cờ quốc gia, nhảy mừng vì tin này. Và đoàn trẻ Tây Ban Nha đã chuyển giao thánh giá giới trẻ cho một đoàn các bạn trẻ Brazil cùng với ảnh Đức Mẹ.

ĐTC lần lượt chào thăm các bạn trẻ bằng nhiều thứ tiếng và nhắn nhủ họ hãy trở thành những chứng nhân can trường của Chúa Kitô. Và sau kinh Truyền Tin, ngài ban phép lành cho mọi người.

G. Trần Đức Anh, OP