a vĂn phÒng chÍnh phỦ cỤc kiỂm soÁt thỦ tỤc hÀnh...

32
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 26 tháng 6 năm 2018

Upload: others

Post on 04-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 26 tháng 6 năm 2018

Bộ, ngành

1. Nâng cao nhận thức về đánh giá tác động chính sách

2. Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp… không rõ ràng

3. Tiếp tục đà cắt giảm thủ tục hành chính

4. DN kiến nghị về quy định tăng cường vi chất trong chế biến thực phẩm

5. Cải thiện môi trường kinh doanh: Bộ Công Thương chưa đạt 1/3 yêu cầu

6. Sau quyết định của Bộ GTVT, Grab có được mở rộng địa bàn?

7. Bản danh sách bất hợp lý, chậm cải cách vừa được gửi lên Thủ tướng

Địa phương

8. Khai trương Trung tâm Hành chính công huyện Can Lộc

9. Chi cục Hải quan Bu P'răng: Đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng chỉ số hài lòng cho doanh nghiệp

10. “Ghi dấu” nhờ cải cách hành chính

11. Phú Yên: Bưu điện được ủy nhiệm thu thuế khoán

12. Yên Khánh thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính

13. Quảng Ninh: Cà phê doanh nhân chuyên đề về đất đai xây dựng

1. Nâng cao nhận thức về đánh giá tác động chính sách

Chính sách đúng đắn mới tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ảnh: Trần Hải

Phương pháp đánh giá tác động pháp luật hay còn gọi là đánh giá tác

động chính sách (Regulatory Impact Accessment - RIA) đã được nói đến

nhiều hơn trong thời gian qua, song thói quen sử dụng RIA trong quá

trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế được nhận

định là lý do nhiều văn bản pháp luật có chất lượng thấp khi được ban

hành.

Vai trò của RIA

RIA lần đầu tiên được vận dụng ở Mỹ vào năm 1978 sau đó là đến giữa

thập niên 1990 của thế kỷ trước, đã có khoảng 12 nước của Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vận dụng RIA dưới những hình

thức nhất định, dù có sự khác biệt khá lớn trong quy mô phân tích mà

mỗi quốc gia yêu cầu. Đến năm 2000, 20 trong số 28 nước OECD đã áp

dụng RIA, và hiện nay, RIA đã rất phổ biến tại tất cả các nước thành

viên OECD. Với Ngân hàng Thế giới, RIA cũng là một thước đo đáng tin

cậy và được khuyến khích tại những quốc gia thụ hưởng các hoạt động

của Ngân hàng. Nhờ đó, hiện ngày càng có nhiều nước đang phát triển

ứng dụng cách tiếp cận đánh giá tác động này.

Vào những giai đoạn ban đầu của chu trình chính sách, khi các mục tiêu

chính sách được thiết kế nhưng có nhiều phương án hành động trong

tầm tay, RIA là một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ để đưa ra quyết sách. Mặc

dù RIA không thay thế cho việc hoạch định chính sách nhưng góp phần

hỗ trợ thiết kế chính sách hiệu quả hơn nhờ mang lại những thông tin

vững chắc, và sự biện minh nhất quán, vững vàng cho hành động của

chính phủ.

Như vậy, mục đích chung của RIA là giúp chính phủ các nước hoạch

định chính sách hiệu quả hơn. Do đó, lợi ích của việc sử dụng RIA là

nâng cao chất lượng văn bản pháp luật, qua đó góp phần nâng cao tính

cạnh tranh của nền kinh tế và nâng cao tính công bằng xã hội; giảm

thiểu rủi ro pháp lý; nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với hành động và

kết quả của chính sách (trong quan hệ giữa các cơ quan chính phủ với

công chúng); đồng thời, giảm bớt các lỗi chính sách qua việc: hỗ trợ xác

định rõ ràng hơn mục tiêu của thay đổi về chính sách, đánh giá đầy đủ

các thay đổi dự kiến, bao gồm cả tác động không dự kiến với các nhóm

không nằm trong đối tượng mục tiêu của chính sách, bảo đảm tính thống

nhất đối với các công cụ chính sách, các văn bản pháp luật khác, đánh

giá lợi ích mang lại có xứng đáng với chi phí không, bảo đảm quá trình

tham vấn được thực hiện minh bạch và có hiệu quả, và bảo đảm tuân

thủ các thỏa thuận quốc tế.

Trường hợp áp dụng tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác về Cải cách thể chế APEC-OECD,

Việt Nam lần đầu tiên tham dự hội thảo giới thiệu về RIA tháng 9 năm

2001. RIA sau đó được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

(UNDP), Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), Bộ Tư pháp, Ban Nghiên

cứu của Thủ tướng Chính phủ (PMRC), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế

Trung ương giới thiệu chi tiết và áp dụng vào quá trình hoạch định và

ban hành chính sách của Việt Nam. Với việc xuất hiện của chế định RIA

trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Việt Nam đã trở

thành quốc gia đầu tiên trong ASEAN chính thức áp dụng RIA trong

công tác xây dựng pháp luật... RIA đã trở thành một yêu cầu bắt buộc

sau khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Nghị

định 24/2009/NĐ-CP có hiệu lực.

Theo các chuyên gia sở dĩ cần áp dụng RIA tại Việt Nam vì trong những

năm gần đây, số lượng văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam tăng

nhanh (trong giai đoạn 2005-2008, trung bình mỗi năm có khoảng 860

văn bản quy phạm pháp luật và gần 2.560 văn bản không mang tính quy

phạm (công văn, thông báo, chỉ thị) được ban hành). Dù đã trở thành

quy định bắt buộc nhưng theo các chuyên gia, RIA vẫn chưa thật sự

được coi trọng. Thực tế cho thấy khá nhiều trường hợp dự thảo báo cáo

RIA đã không được công khai để lấy ý kiến đóng góp theo quy định.

Kết quả khảo sát về RIA tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010 cho biết, hầu

hết những người tham gia khảo sát đều cho rằng họ đã từng nghe nói

đến RIA, nhưng hiểu biết về RIA chưa đầy đủ. Chỉ có 65,2% số cán bộ

soạn thảo và 76,3% cán bộ thẩm tra, thẩm định trả lời đúng câu hỏi trắc

nghiệm lựa chọn “RIA như một văn bản” và 51,1% cán bộ soạn thảo và

59,5% cán bộ thẩm tra, thẩm định trả lời đúng.

“RIA cũng là một quá trình nghiên cứu, phân tích chính sách”. Điều này

cho thấy, các cơ quan soạn thảo không có thói quen sử dụng RIA trong

quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Theo các chuyên gia,

đó chính là lý do nhiều văn bản pháp luật có chất lượng thấp đã được

ban hành. Nhìn chung, chất lượng phần lớn các báo cáo RIA còn kém,

thường có bố cục không rõ ràng, các mục tiêu chính sách và đánh giá

tác động phương án quá chung chung, mang tính khẩu hiệu, không có

tính thuyết phục.

Các chuyên gia cho rằng, khi không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng

của RIA trong xây dựng luật, không chỉ dẫn tới việc ban hành chính sách

kém hiệu quả, tạo những gánh nặng chi phí cho Nhà nước và người dân

(chi phí xây dựng, chi phí thực thi) mà còn sẽ gây tác động tiêu cực, hậu

họa khó lường đối với những nhóm đối tượng chịu tác động, bị điều

chỉnh bởi quy định đó. Do vậy, cần nâng cao nhận thức về RIA cũng như

áp dụng RIA trong tất cả cấp ngành trong xây dựng luật.

Thực tế thời gian qua chúng ta mới chỉ áp dụng RIA ở cấp trung ương,

trong khi các loại văn bản quy phạm pháp luật từ cấp Thủ tướng trở

xuống lại không bị bắt buộc phải thực hiện RIA trong quy trình soạn

thảo. Đây là một lỗ hổng trong chính sách. Bởi có rất nhiều văn bản

pháp luật của các bộ, ngành, địa phương được ban hành xuất phát từ

nhu cầu điều hành, quản lý. Những văn bản này tác động rất nhanh, rất

mạnh đến đời sống của doanh nghiệp và người dân. Do vậy, nếu không

có “bộ lọc” RIA thì sẽ khó ngăn chặn được những chính sách pháp luật

có chất lượng kém, gây tác động tiêu cực cho xã hội.

Một số giải pháp, kiến nghị

Theo các chuyên gia cần nhận thức rõ, những chính sách quan trọng,

liên quan đến những vấn đề cấp thiết nhất của đời sống, đến lợi ích của

nhiều người thì việc đánh giá chính sách là rất cần thiết để hoàn thiện

chính sách, tránh các rủi ro lãng phí xảy ra, đặc biệt là tránh những phản

ánh ngược lại những mong muốn của Chính phủ. Thứ hai, xây dựng các

tiêu chí đánh giá một cách đầy đủ và đúng đắn. Tùy theo từng lĩnh vực,

sẽ có các tiêu chí đánh giá chính sách khác nhau.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo quan tâm đến dư luận xã hội, ý kiến,

nguyện vọng của nhân dân để thấy được các bất cập trong hoạch định

và quá trình thực thi chính sách. Các phương tiện thông tin đại chúng,

dư luận xã hội và ý kiến đóng góp của các tổ chức quần chúng là các

kênh phản hồi quan trọng về chính sách. Việc quan tâm theo dõi và tiếp

nhận những thông tin này sẽ giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước

định hướng việc xây dựng chính sách. Những ý kiến nói trên cũng sẽ tạo

cơ sở để hình thành các đề xuất nhằm tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung

chính sách.

Cuối cùng, dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho việc đánh giá chính sách.

Việc bỏ ra một khoản kinh phí cần thiết và sử dụng hiệu quả kinh phí đó

cho đánh giá chính sách sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho quá trình tiếp tục

vận hành chính sách trong giai đoạn tiếp theo, khắc phục những hạn chế

bất cập của chính sách và bảo đảm cho chính sách đáp ứng các yêu

cầu của cuộc sống.

Theo nhandan.com.vn

2. Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp… không rõ ràng VCCI vừa có văn bản trả lời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện đầu tư,

kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhiều khái niệm định tính

Về giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều

3.1 vầ Điều 4.1 của Nghị định 66/2016/NĐ-quy định người lao động trực

tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và người trực tiếp quản lý, người

trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có Giấy chứng nhận do cơ quan

quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo vệ thực vật hoặc hoá chất cấp.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng đối với nhiều doanh nghiệp lớn, số lượng lao

động tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật có thể lên đến hàng

chục, thậm chí hàng trăm người.

“Vào thời điểm mới thành lập, các doanh nghiệp này không thể tiến hành

ký hợp đồng với hàng chục, hàng trăm người khi chưa biết chắc mình có

được cấp. Vào thời điểm mới thành lập cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ

thực vật, cơ sở kinh doanh; chủ doanh nghiệp chưa thể tiến hành tuyển

dụng lao động trước đó. Do vậy, nếu yêu cầu doanh nghiệp phải cung

cấp toàn bộ các Giấy chứng nhận tập huấn vào thời điểm nộp hồ sơ xin

giấy phép thành lập cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh là bất khả thi”,

VCCI khẳng định.

Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo chuyển điều kiện này thành những

quy định trong quá trình thực thi.

VCCI cho rằng việc yêu cầu cơ sở chăn nuôi gia súc phải cách xa khu

dân cư sẽ khiến cho người kinh doanh buộc phải vận chuyển gia súc,

gia cầm trên đường phố, vừa gây tốn kém chi phí, lại vừa không bảo

đảm vệ sinh.

Địa điểm giết mổ gia súc, gia cầm theo quy định tại điều 20.2 của Nghị

định 66/2016/NĐ-CP quy định “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải cách

biệt với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung

đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt,

trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm

như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hoá chất độc hại”

Tuy nhiên, theo VCCI các cụm từ “cách biệt” “nơi thường xuyên tập

trung đông người” “nhà máy thải bụi và hoá chất độc hại” là những khái

niệm định tính, không rõ ràng.

“Doanh nghiệp và cơ quan quản lý sẽ không có cơ sở khách quan để

xác định các khái niệm này, từ đó dẫn đến mâu thuẫn, bất đồng trong

quá trình áp dụng pháp luật, thậm chí cả những nguy cơ tham nhũng,

tiêu cực. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ những khái niệm này

hoặc loại bỏ khỏi dự thảo. Hơn nữa, việc yêu cầu cơ sở giết mổ gia súc,

gia cầm phải ở xa trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm dường

như không hợp lý", VCCI khẳng định.

VCCI cho rằng quy định này sẽ khiến cho người kinh doanh buộc phải

vận chuyển gia súc, gia cầm (chưa hoặc đã qua giết mổ) trên đường

phố, vừa gây tốn kém chi phí, lại vừa không bảo đảm vệ sinh.

Trong khi đó, Việt Nam đang có chính sách khuyến khích chăn nuôi tập

trung, giết mổ tập trung, thậm chí hình thành những địa điểm giao dịch

mua bán tập trung, từ đó dẫn đến nhu cầu kết hợp các hình thức kinh

doanh này trở thành một chuỗi liên hoàn. Do đó, đề nghị cơ quan soạn

thảo cân nhắc quy định này, các vấn đề về an toàn thực phẩm đã có các

quy định pháp luật tương ứng (như quy tắc một chiều)”, VCCI nhấn

mạnh.

Quy định không đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng

Điều kiện sản xuất thuốc thú y được quy định tại một số quy định tại

Nghị định 35/2016/NĐ-CP chưa bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng như:

Điều 12.2.a: “phải có thiết kế phù hợp với quy mô và loại thuốc sản

xuất…”; Điều 12.2.e: “có hệ thống cấp và xử lý nước, khí bảo đảm cho

sản xuất…”; Điều 12.5.c: “phải có trang thiết bị phù hợp”.

Nhận xét về điều khoản này VCCI cho rằng các quy định này định tính,

không có cơ sở khách quan để xác định, có thể dẫn đến mâu thuẫn,

xung đột giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, cũng như

nguy cơ tham nhũng, tiêu cực.

Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh

vực nông nghiệp có khá nhiều quy định sẽ làm khó người kinh doanh.

Theo VCCI thì cơ quan soạn thảo làm rõ những khái niệm này hoặc loại

bỏ chúng khỏi dự thảo.

Về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản được quy định tại

điều 7.1 của nghị định 39/2017/NĐ-CP quy định: “địa điểm sản xuất, gia

công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải, hoá chất

độc hại; nơi sản xuất phải ngăn cách với các khu vực khác.”

Tuy nhiên, VCCI cho rằng các khái niệm “chất thải”, “các khu vực khác”

không minh bạch và rõ ràng. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo quy định

rõ các khái niệm này hoặc loại bỏ khỏi dự thảo.

Theo enternews.vn

3. Tiếp tục đà cắt giảm thủ tục hành chính Thời gian gần đây, một “tín hiệu” vui cho người dân và doanh

nghiệp là nhiều bộ, ngành và các địa phương đã mạnh dạn cắt giảm

nhiều thủ tục hành chính rườm rà tại các cơ quan công quyền.

Ảnh: TBKTSG

Nhìn lại một thời gian dài trước đây, nhiều thủ tục hành chính được ban

hành và có không ít thứ rườm rà, phi lý, đã gây khó khăn, làm tốn kém

thời gian, công sức, tiền bạc của người dân và doanh nghiệp. Thậm chí,

nhiều thủ tục còn tạo kẽ hở làm nảy sinh nạn hạch sách, nhũng nhiễu

trong giới cán bộ, công chức. Việc hàng loạt các thủ tục hành chính

được cắt giảm trong thời gian gần đây cho thấy tinh thần cầu thị, biết

lắng nghe của các cơ quan quản lý nhà nước, đem lại ít nhiều sự phấn

khởi cho người dân và doanh nghiệp nên tôi cũng muốn góp tiếng nói ở

góc độ của người thụ hưởng.

Liên quan trực tiếp đến công việc của tôi, có thể kể đến những nỗ lực

cắt giảm thủ tục hành chính của cơ quan BHXH Việt Nam. Nếu như

trước đây, việc thực hiện các thủ tục về công tác thu bảo hiểm, thực

hiện chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí... phải mất rất nhiều thời gian với

bộn bề giấy tờ thì nay đã đơn giản hơn nhiều. Hiện các thủ tục hành

chính về BHXH đều đã được công khai trên trang web của BHXH Việt

Nam.

Tôi cho rằng việc cắt giảm thủ tục hành chính công cũng là tiền đề để

nâng cao hiệu quả, chỉ số năng lực cạnh tranh của quốc gia nhằm thu

hút nhiều hơn các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới,

Nhà nước cần tiếp tục rà soát và ban hành thêm các quyết định cắt giảm

thủ tục hành chính nhằm tạo sự thuận lợi hơn nữa cho người dân và

doanh nghiệp trong việc tiếp cận các dịch vụ công. Và để các cơ quan

hữu quan có thể làm việc này một cách hiệu quả hơn, người dân và

doanh nghiệp cần tiếp tục phản biện, góp ý chính sách như Thủ tướng

Nguyễn Xuân Phúc đã nói trong cuộc gặp gỡ các bộ ngành và doanh

nghiệp gần đây.

Theo thesaigontimes.vn

4. DN kiến nghị về quy định tăng cường vi chất trong chế biến thực phẩm Các doanh nghiệp (DN) thực phẩm kiến nghị Bộ Y tế khẩn trương

sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ về

tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo nội dung

được nêu trong Nghị quyết 19-2018/NQ-CP.

Ảnh: VGP/Lê Anh

Ngày 25/6, tại TPHCM, Hội Lương thực thực phẩm TPHCM phối hợp với

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và một số

hiệp hội tổ chức hội thảo “Trao đổi một số thông tin và đánh giá tác động

của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm” theo

quy định tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP.

Theo đó, các hiệp hội ngành nghề và nhiều DN kiến nghị chỉ nên khuyến

khích chế biến thực phẩm bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng vào thực

phẩm

Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/1/2016 (Nghị định 09)

quy định “Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm

phải được tăng cường I ốt” (có hiệu lực từ ngày 28/1/2017). Tuy nhiên,

thực tế khi áp dụng quy định này, theo phản ánh của nhiều DN, một số

loại thực phẩm không thể sử dụng muối I ốt làm nguồn nguyên liệu để

chế biến do tạo ra trạng thái cảm quan, màu sắc, mùi vị không bằng so

với việc sử dụng muối thường (không bổ sung I ốt).

Theo phản ánh của Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TPHCM và nhiều

DN chế biến thực phẩm, đối với sản phẩm thủy sản, nước mắm, nước

chấm; rau củ quả sấy khô, thịt gia cầm sấy, các sản phẩm từ ngũ cốc

sấy; các loại bột gia vị, bột chế biến sẵn để làm các loại bánh ngọt và

dùng trong chế biến các loại thực phẩm; các sản phẩm ăn ngay, ăn

liền... sử dụng muối I ốt sẽ làm các sản phẩm có nguy cơ bị biến mùi, vị,

ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm.

Ông Lâm Bá Nhĩ, Giám đốc Quản lý chất lượng Công ty cổ phần Việt

Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN), một DN lớn trong ngành chế biến thực

phẩm cho rằng, đối với muối dùng trong chế biến thực phẩm không nên

bắt buộc phải sử dụng muối có bổ sung I ốt, bởi khi quá trình gia nhiệt

trong chế biến thực phẩm sẽ làm phân hủy hết lượng I ốt trong sản

phẩm nên thành phẩm cuối cùng đã không còn I ốt tồn tại và không đáp

ứng được kỳ vọng của Nghị định 09 về bổ sung I ốt cho người dân, gây

lãng phí.

Vấn đề này cũng được Tổ công tác của Thủ tướng đề cập khi làm việc

tại Bộ Y tế ngày 20/9/2017. Tới ngày 4/10/2017, Văn phòng Chính phủ

đã ban hành văn bản số 849/TB-TCTTTg thông báo ý kiến kết luận của

Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra tháng 9/2017 của Tổ công tác,

trong đó nêu rõ: Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn chỉ kiểm tra các doanh

nghiệp sản xuất muối I ốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất

thực phẩm có sử dụng muối I ốt theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng

Vũ Đức Đam để không gây bức xúc cho doanh nghiệp và các Hiệp hội

chế biến thực phẩm.

Sau khi có ý kiến của Thủ tướng, ngày 27/10/2017, Bộ Y tế đã ban hành

công văn 6134, trong đó nêu rõ "chỉ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất

muối I ốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử

dụng muối I ốt".

Bên cạnh đó, Nghị định 09 cũng quy định khi thực hiện quy định bột mỳ

dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm (có

hiệu lực từ ngày 28/1/2018), DN cũng gặp rất nhiều khó khăn từ khâu

nhập nguyên liệu, vì Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn bột mỳ từ

các quốc gia khác.

Ở các nước xuất khẩu bột mỳ không có quy định phải bổ sung sắt, kẽm

vào bột nên khi các DN nhập khẩu đề nghị bổ sung thêm vi chất sắt và

kẽm, thì không được nhà cung cấp chấp thuận. DN phải nhập bột mỳ và

bổ sung vi chất sắt, kẽm trước khi đưa vào sản xuất, đã làm gia tăng chi

phí và giá thành của sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất một

số sản phẩm từ bột mỳ có bổ sung sắt và kẽm, thành phẩm sẽ bị biến

màu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm.

Đại diện Công ty Cổ phần Aecook Việt Nam cho biết, việc bổ sung thêm

vi chất sắt và kẽm trong bột mì làm cho mì có nguy cơ bị xỉn màu, không

được bắt mắt. Trong khi đó, Công ty Acecook xuất khẩu 40 nước trên

thế giới, rất nhiều nước cấm cho bỏ sắt hoặc kẽm trong sản phẩm, một

số nước muốn bổ sung thêm vi chất sắt và kẽm vào sản phẩm thì phải

đăng ký, xin giấy phép vô cùng khó khăn.

Mới đây, ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-

2018/NQ-CP (Nghị quyết 19) về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ,

giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực

cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong đó, tại

điểm b khoản 15 mục III, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế “Nghiên cứu, sửa

đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2016

của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo

hướng: (i) bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải

được tăng cường I ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; (ii) bãi bỏ quy định “Bột

mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại

điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp

chế biến thực phẩm sử dụng”.

Chính vì vậy, các hội ngành nghề thống nhất kiến nghị Bộ Y tế khẩn

trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo đúng tinh thần Nghị quyết 19

Chính phủ vừa ban hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN yên tâm

sản xuất và phát triển.

Theo chinhphu.vn

5. Cải thiện môi trường kinh doanh: Bộ Công Thương chưa đạt 1/3 yêu cầu Tính đến tháng 6, Bộ Công Thương thực sự bãi bỏ 600 điều kiện kinh

doanh trong khi yêu cầu cần bãi bỏ trên 2.000 điều kiện kinh doanh.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế

Trung ương đánh giá, mặc dù các bộ, ngành đã rất tích cực trong rà

soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực mình quản lý song

việc triển khai nghị quyết 19 vẫn diễn ra chậm với chất lượng chưa thực

sự đáp ứng yêu cầu mà Chính phủ đặt ra.

Cho đến nay là tháng 6, mới có Bộ Công Thương thực sự là bãi bỏ 600

điều kiện kinh doanh, trong khi số điều kiện cần bãi bỏ trên 2.000 và

nhiều bộ hiện nay đang xếp hàng để ra các Nghị định trình Chính phủ

ban hành các Nghị định có liên quan.

"Tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh quá chậm. Qua khảo sát, chúng

tôi thấy các bộ, ngành có lược bỏ, tuy nhiên thực sự chỉ gọi là gạch một

vài cụm từ trong quy định về điều kiện kinh doanh", Tiến sỹ Nguyễn Đình

Cung nhấn mạnh.

Cải thiện môi trường kinh doanh thực hiện quá chậm so với yêu cầu.

Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh,

nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp

theo đặt ra mục tiêu hết năm nay sẽ bãi bỏ được 50% điều kiện kinh

doanh đang trói doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy kinh doanh.

Nhiều Bộ, ngành đã tuyên bố cắt bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh bất

hợp lý, tạo thuận lợi nhiều hơn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, việc cắt

giảm thực chất hay không mới là vấn đề./.

Theo vov.vn

6. Sau quyết định của Bộ GTVT, Grab có được mở rộng địa bàn? Theo quy định hiện hành, Grab liệu có thể mở rộng các dịch vụ của mình

ra các địa bàn trên toàn quốc?

Vừa qua, Bộ GTVT đã có văn bản trả lời các Sở GTVT và Công ty

TNHH Grab về việc triển khai dịch vụ GrabTaxi cho doanh nghiệp vận tải

taxi trên địa bàn.

Theo Bộ GTVT, đơn vị luôn ủng hộ việc ứng dụng khoa học công nghệ

nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, trong đó khuyến khích các doanh

nghiệp vận tải chủ động ứng dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ và

tạo sự thuận tiện cho người dân. Tuy nhiên, việc ứng dụng chỉ được áp

dụng đối với các đơn vị vận tải đã được cấp giấy phép kinh doanh và

phương tiện đã được cấp phù hiệu vận tải. Đồng thời, phải chấp hành

các điều kiện kinh doanh vận tải, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh,

công khai, minh bạch và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà

nước.

Thời gian qua xảy ra không ít tranh cãi về việc định danh đối với loại hình

Grab. Ảnh: VIẾT LONG

Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh nêu trên phối hợp với công an tỉnh

và cơ quan chức năng làm việc với các đơn vị vận tải taxi, hiệp hội vận

tải trên địa bàn để làm rõ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt

động vận tải hành khách đảm bảo đúng các điều kiện. Căn cứ vào tình

hình thực tế hoạt động vận tải và an toàn giao thông trên địa bàn để

tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo việc ứng dụng khoa học công nghệ

trong vận tải.

Với công ty TNHH Grab, Bộ GTVT yêu cầu đơn vị này không triển khai

thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý kết nối vận tải

hành khách theo hợp đồng (xe hợp đồng điện tử - GrabCar) trên địa bàn

các tỉnh nêu trên. Riêng đối với dịch vụ GrabTaxi, Grab không được làm

việc trực tiếp với lái xe taxi để cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công

nghệ hỗ trợ quản lý vận tải khi chưa được sự đồng ý của đơn vị kinh

doanh vận tải và Sở GTVT địa phương.

Hiện Grab cung cấp dịch vụ kết nối vận tải cho ba loại phương tiện, xe

hợp đồng điện tử (GrabCar), xe taxi và xe máy. Như vậy, với quyết định

trên Công ty TNHH Grab vẫn tiếp tục triển khai ở các tỉnh theo giấy phép

đã được đăng ký với Bộ Công Thương là ứng dụng sàn giao dịch

thương mại điện tử có phạm vi hoạt động trên toàn quốc và được vận

hành hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Nghị định số 52/2013 của

Chính phủ về thương mại điện tử.

Theo đó, đơn vị này cung cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh

doanh taxi thêm một phương thức kết nối thuận tiện giữa hành khách

với tài xế taxi, bên cạnh các phương thức kết nối trực tiếp và gọi tổng

đài.

Theo LS Trương Thanh Đức, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

(VIAC), Grab đang triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt

động vận tải hành khách theo giấy phép của Bộ Công Thương. Theo đó,

đơn vị này có thể làm việc với các doanh nghiệp, hãng taxi trên toàn

quốc để ký kết hợp tác cung cấp ứng dụng phần mềm gọi xe cho các

hãng taxi tại Việt Nam. Vì vậy việc cấm hay hạn chế hoạt động

của Grab là không phù hợp. “Grab đang thực hiện một số công đoạn mà

pháp luật hiện hành chưa quy định. Nên muốn quản Grab không thể

điều chỉnh bằng nghị định mà phải sửa luật" - luật sư Đức nói.

Theo một chuyên gia giao thông, việc ra đời của các công ty công nghệ,

đặc biệt là Grab đã mang lại nhiều lợi ích và người dân đón nhận. Điều

này được thể hiện rõ khi thời gian qua một địa phương đã có văn bản

gửi Bộ GTVT xin thí điểm Grab. “Tôi nghĩ hiện nay còn rất nhiều người

dân ở các địa phương muốn Grab đi vào hoạt động để cạnh tranh

với taxi truyền thống nhằm mang lại một dịch vụ tốt và rẻ hơn, vì vậy nếu

ai đó ra quyết định cấm đơn vị này phối hợp với các doanh nghiệp để

ứng dụng công nghệ là vi phạm quy định pháp luật” - vị này khẳng định.

Theo plo.vn

7. Bản danh sách bất hợp lý, chậm cải cách vừa được gửi lên Thủ tướng

Những cơ quan, tổ chức bị mất quyền, mất lợi luôn chống lại

những cải cách. Còn những cơ quan, tổ chức không muốn bị mất

quyền, mất lợi cũng không muốn cải cách, thay đổi; càng không

muốn tạo áp lực buộc các cơ quan, cá nhân bị mất quyền lợi phải

thay đổi.

9 luật, 37 vướng mắc

Trong Tờ trình gửi Thủ tướng, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính

phủ đã chỉ ra nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong thực

hiện dự án đầu tư. Theo đó, kết quả rà soát của Tổ tư vấn cho thấy, các

quy định hiện hành trong 9 luật và các văn bản dưới luật đang gây ra 37

vướng mắc phổ biến đối với doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị và

triển khai các dự án đầu tư.

Trong đó, có 6 vướng mắc do chồng chéo giữa các quy định; 16 vướng

mắc do những mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa các quy định; 8

vướng mắc do quy định không rõ ràng, thiếu cụ thể; 7 vướng mắc do

quy định bất hợp lý.

Tổ tư vấn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành rà soát các quy

định nói trên và xem xét, đề xuất chỉnh sửa.

Cải thiện môi trường đầu tư là nỗ lực của Chính phủ.

Báo cáo chi tiết về 37 vướng mắc này do TS Nguyễn Đình Cung, thành

viên tổ tư vấn và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

thực hiện, gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

9 luật được rà soát là Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi

trường, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật

Đấu thầu, Luật Dân sự, Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào

sản xuất kinh doanh tại DN.

Báo cáo do CIEM thực hiện đánh giá: Khó khăn, vướng mắc trong thực

hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai,... gây nhiều phiền hà, tốn

kém về thời gian và tiền bạc, làm mất cơ hội kinh doanh của doanh

nghiệp. Đó là một điểm trừ đáng kể của môi trường kinh doanh nước ta.

Tuy vậy, khác với cải cách, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh hay kiểm tra

chuyên ngành, cho đến nay cơ bản những điều bất hợp lý, không còn

phù hợp trong lĩnh vực này chưa được bãi bỏ, chưa được đơn giản

hóa,...

Một trong những nguyên nhân, theo CIEM, là do mỗi một cải cách, thay

đổi đều làm một hay một số cơ quan có liên quan bị mất hoặc giảm thẩm

quyền, tác động bất lợi đến quyền và lợi ích của cơ quan đó.

“Thực tế cho thấy, những cơ quan, tổ chức bị mất quyền, mất lợi luôn

chống lại những cải cách. Còn những cơ quan, tổ chức không muốn bị

mất quyền, mất lợi cũng không muốn cải cách, thay đổi; càng không

muốn tạo áp lực buộc các cơ quan, cá nhân bị mất quyền lợi phải thay

đổi”, CIEM nhấn mạnh.

Bộ ôm đồm dẫn đến ách tắc

Trong số 37 vướng mắc, CIEM phản ánh Bộ Xây dựng ôm đồm dẫn đến

ách tắc, chậm trễ quá mức trong thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư.

Cụ thể, Điều 57 Luật Xây dựng 2014 quy định cơ quan chuyên môn về

xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở. Tiếp đó, Điều

10 Nghị định số 59 quy định đối với dự án đầu tư từ vốn nhà nước ngoài

ngân sách, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng hoặc

Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định thiết kế

cơ sở với dự án nhóm A, còn dự án từ nhóm B trở xuống do Bộ, cơ

quan ngang bộ, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu

tư chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở.

Doanh nghiệp cần được tạo điều kiện kinh doanh tốt nhất.

Tuy vậy, trên thực tế các bộ, cơ quan ngang bộ, các tập đoàn, tổng công

ty không có cơ quan chuyên môn về xây dựng. Do đó, theo phản ánh

của các DN và của các đơn vị khác, việc này đều phải trình Bộ Xây dựng

thẩm định thiết kế cơ sở.

“Điều đó dẫn đến dồn ứ hồ sơ, ách tắc thẩm định tại Cục quản lý hoạt

động xây dựng - Bộ Xây dựng, gây tốn kém và kéo dài quá mức thời

gian thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng; làm chậm trễ, thậm chí mất

cơ hội đầu tư kinh doanh của DN. Ngoài ra, bất kỳ nội dung điều chỉnh

thiết kế nào trong quá trình triển khai dự án đều phải trình Bộ Xây dựng

thẩm định lại, tiếp tục gây thêm khó khăn, lãng phí thời gian và tiền bạc

đối với DN”, CIEM đánh giá.

Mâu thuẫn giữa thông tư và Nghị định, Nghị định với luật

Tại báo cáo về 37 vướng mắc, CIEM cũng chỉ ra mâu thuẫn giữa Nghị

định 42 năm 2017 với Luật số 33 về phân cấp thẩm định dự án đầu tư

đến mức không thể thực hiện được.

Nghị định 42 quy định Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành quyết định

việc phân cấp, ủy quyền cho Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tổ

chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng với dự án nhóm B, nhóm C,...

thuộc chuyên ngành do Bộ quản lý chuyên ngành quản lý.

Theo CIEM, trong Chính phủ không có bộ có chức năng được gọi là bộ

quản lý xây dựng chuyên ngành, khái niệm quen thuộc là bộ chuyên

ngành. Vậy Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành và bộ chuyên ngành

khác nhau ở điểm nào? Trong các bộ chuyên ngành, thì bộ nào được

gọi là bộ quản lý xây dựng chuyên ngành? Trong khi đó, Luật tổ chức

chính phủ quy định bộ trưởng chỉ được phân cấp, ủy quyền cho các đơn

vị trực thuộc.

“Như vậy, quy định nói trên không thể thực hiện được trên thực tế, vì Bộ

Xây dựng không thể ủy quyền cho các tập đoàn, tổng công ty không trực

thuộc Bộ Xây dựng”, CIEM đánh giá.

Ngoài ra, CIEM cũng chỉ ra mâu thuẫn giữa thông tư và nghị định về tính

thuế, phí,... trong giá dự thầu đến mức nếu thực hiện theo thông tư thì

trái với Nghị định. Đáng lưu ý là bất cập này khiến nhiều người không

hiểu cơ quan quản lý nhà nước sẽ ưu tiên lựa chọn văn bản nào để áp

dụng.

Theo vietnamnet.vn

8. Khai trương Trung tâm Hành chính công huyện Can Lộc Chiều 25/6, UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tổ chức khai trương

Trung tâm Hành chính công huyện.

Trung tâm Hành chính công huyện Can Lộc được thành lập theo Quyết

định ngày 1340/QĐ-UBND ngày 7/5/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, trực

thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện; chịu sự chỉ đạo, điều hành

trực tiếp của Chủ tịch UBND huyện.

Lễ cắt băng khai trương Trung tâm hành chính công huyện Can Lộc

Đại biểu tham quan nơi giao dịch hồ sơ thủ tục hành chính tại Trung tâm

hành chính công huyện Can Lộc

Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của

đơn vị trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện; tiếp nhận,

hướng dẫn, phối hợp giải quyết hồ sơ và trả kết quả hồ sơ, thủ tục hành

chính cho cá nhân, tổ chức; kiểm tra, theo dõi, giám sát, xử lý kiến nghị

việc giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị; theo dõi,

đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại trung tâm; tiếp nhận,

xử lý hoặc báo cáo cơ quan thẩm quyền những phản ánh, kiến nghị liên

quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính.

Việc đưa Trung tâm Hành chính công huyện Can Lộc đi vào hoạt động

giúp nhân dân và các tổ chức trên địa bàn thuận lợi trong việc thực hiện

các giao dịch, góp phần làm tăng sự hài lòng của người dân đối với các

cơ quan hành chính Nhà nước trong việc giải quyết các thủ tục hành

chính.

Theo baohatinh.vn

9. Chi cục Hải quan Bu P'răng: Đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng chỉ số hài lòng cho doanh nghiệp Đến nay, số doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan trong kỳ tại Chi

cục Hải quan Bu P'răng là 25 doanh nghiệp, tăng 150% doanh nghiệp so

với cùng kỳ năm 2017.

Số tờ khai điện tử cấp độ 3, 4 thực hiện tại đơn vị là gần 400 tờ khai,

tăng 74,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 120,6 triệu USD,

tăng 102,6% so với năm 2017. Số thuế, phí, lệ phí nộp vào ngân sách

nhà nước cho địa phương là hơn 67 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch.

Cán bộ Chi cục Hải quan Bu P'răng giải quyết hồ sơ thông quan hàng

hóa cho doanh nghiệp

Có được kết quả đó trước hết là đơn vị đã không ngừng đẩy mạnh ứng

dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho

doanh nghiệp như ứng dụng hệ thống thông quan tự động, các phần

mềm quản lý rủi ro và những ứng dụng khác đạt tiêu chuẩn quốc tế...

Theo ông Trương Cao Thạch, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bu

P'răng thì để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan, cũng

như tăng chỉ số hài lòng của doanh nghiệp khi thông quan, đơn vị đã đẩy

mạnh cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là áp dụng thủ

tục hải quan điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

(VNACCS/VCIS).

Cùng với việc áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS, với mục tiêu tạo thuận

lợi tối đa cho hoạt động thương mại, phù hợp với các cam kết quốc tế

trong lĩnh vực hải quan, chi cục đã áp dụng các nguyên tắc quản lý hải

quan hiện đại như: quản lý rủi ro, áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Đến

nay, đơn vị đã chính thức triển khai 100% việc khai báo hải quan đối với

hàng hóa xuất, nhập khẩu từ xa qua mạng máy vi tính. Nhờ đó, giữa

doanh nghiệp và chi cục đã tìm được tiếng nói chung trong giải quyết

các vấn đề vướng mắc.

Hệ thống internet và trang thông tin điện tử nội bộ luôn được cán bộ,

viên chức ứng dụng hiệu quả, phục vụ hữu ích cho việc cập nhật văn

bản chính sách, giảm thời gian cho việc sao lục, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ,

cũng như xử lý công việc nhanh chóng.

“Trong quá trình cải cách hành chính, việc xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức đóng vai trò hết sức quan trọng. Xác

định được điều này, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường công tác

đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo chuyên

sâu lĩnh lực chuyên môn nghiệp vụ như: công tác xác định trị giá, phân

tích, phân loại, xuất xứ, kiểm tra sau thông quan… Công tác nhận xét,

đánh giá cán bộ, công chức, hợp đồng lao động dựa trên năng lực, hiệu

quả công việc, làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp, khen thưởng kỷ luật

sẽ được đơn vị thực hiện hiệu quả hơn nữa”, ông Thạch chia sẻ thêm.

Theo baodaknong.org.vn

10. “Ghi dấu” nhờ cải cách hành chính

Những năm qua, BHXH tỉnh Bình Định thường xuyên đứng trong

danh sách những đơn vị đi đầu trong công tác CCHC, ứng dụng

CNTT và nâng cao chất lượng phục vụ…

Vì lý do khách quan, chị Nguyễn Thị Bích Phương (phường Nhơn Phú,

TP.Quy Nhơn) khá lo lắng, ngần ngại khi phải đến trụ sở BHXH tỉnh để

làm thủ tục thanh toán BHYT. Thế nhưng, tới nơi, chị Phương cảm thấy

khá hài lòng vì được cán bộ ở bộ phận “Một cửa”hướng dẫn rất nhiệt

tình.

Ông Võ Năm- Phó Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định tư vấn cho người dân

Ông Võ Năm- Phó Giám đốc BHXH Bình Định cho biết, với phương

châm đổi mới phục vụ, BHXH tỉnh luôn cố gắng mang đến sự hài lòng

cho người dân bằng cách thực hiện công khai, đúng quy định các TTHC.

Đồng thời, chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ CCVC, ứng dụng CNTT,

để giải quyết nhanh nhất các hồ sơ thủ tục so với quy định. Hiện nay,

nhiều thủ tục đã được giải quyết sớm hơn so với quy định như: Cấp đổi

thẻ BHYT được giải quyết ngay trong ngày; rút ngắn thời gian cấp thẻ

BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 7 ngày xuống còn 5 ngày…

BHXH tỉnh cũng chủ động, thường xuyên kiểm tra công tác cải cách

TTHC tại BHXH các huyện, thành phố, qua đó chỉ ra những hạn chế

trong thực hiện nhiệm vụ và đề ra giải pháp khắc phục kịp thời. Bên

cạnh đó, tổ chức khảo sát đo lường sự hài lòng của các đơn vị, người

dân, NLĐ về chất lượng công việc và tinh thần, thái độ phục vụ của

CCVC trong Ngành để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những mặt hạn

chế. Thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại, cung cấp thông tin

cho các cơ quan báo chí, nhằm tuyên truyền, giải đáp kịp thời các thông

tin liên quan đến hoạt động của Ngành cũng như việc giải quyết chế độ

chính sách. Kết quả khảo sát năm 2017 cho thấy, có trên 98% người

được hỏi hài lòng với chất lượng công việc và tinh thần, thái độ phục vụ

của đơn vị.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết:

Tỉnh Bình Định hiện có 104.000 người tham gia BHXH và khoảng 1,4

triệu người tham gia BHYT. Những năm qua, công tác an sinh xã hội

của tỉnh được đảm bảo, trong đó ngành BHXH và các cấp, các ngành

liên quan đã chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình

triển khai chính sách BHXH, BHYT.

“Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của BHXH tỉnh trong việc ứng

dụng CNTT, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện an sinh xã hội trên

địa bàn… Những điều này thể hiện rõ qua chỉ số CCHC được UBND tỉnh

đánh giá hàng năm. Lãnh đạo tỉnh sẽ luôn đồng hành cùng ngành BHXH

và các cơ quan để thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT trên

địa bàn”- ông Thanh chia sẻ.

Theo baohiemxahoi.vn

11. Phú Yên: Bưu điện được ủy nhiệm thu thuế khoán Đại diện Cục Thuế Phú Yên cho biết, đơn vị và Bưu điện tỉnh Phú

Yên vừa tổ chức lễ ký kết hợp đồng ủy nhiệm thu thuế (UNTT) cá

nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (kể cả doanh

thu theo hóa đơn) qua hệ thống bưu điện.

Đại diện Chi cục Thuế huyện Phú Hòa và Bưu điện huyện Phú Hòa ký

kết hợp đồng ủy nhiệm thu thuế. Ảnh: Thế Bảy

Việc ủy nhiệm thu thuế sẽ chính thức triển khai thực hiện kể từ ngày

1/7/2018. Theo hợp đồng, Cục Thuế Phú Yên có trách nhiệm cung cấp

đầy đủ mã số thuế của cá nhân kinh doanh cho đơn vị nhận UNTT; cung

cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm về dữ liệu nghĩa vụ thuế của

người nộp thuế…

Bên cạnh đó, Cục Thuế Phú Yên có trách nhiệm tập huấn cho cán bộ

làm công tác UNTT về kỹ năng giao tiếp theo chuẩn mực của cán bộ,

công chức thuế và nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến thu nộp tiền

thuế; phân công cán bộ quản lý thu thuế ở các địa bàn trực tiếp hướng

dẫn, giúp đỡ, bàn giao cho nhân viên UNTT bằng nhiều hình thức, đảm

bảo cho nhân viên UNTT thực hiện tốt nhiệm vụ thu.

Về phía Bưu điện tỉnh Phú Yên sẽ bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, hệ

thống công nghệ thông tin đảm bảo để thực hiện thu thuế do cơ quan

thuế ủy nhiệm. Đồng thời, cán bộ bưu điện được UNTT cung cấp thông

tin kịp thời trường hợp người nộp thuế phát sinh mới hoặc không còn

kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, gửi đơn tạm ngưng,

nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh thông qua việc tổ chức đi

thu thuế phát hiện ra...

Hàng tháng, Cục Thuế và Bưu điện tỉnh Phú Yên tổ chức tổng kết, đánh

giá kết quả việc thực hiện UNTT, qua đó, rút kinh nghiệm trong công tác

điều hành, phối hợp đồng thời giải quyết kịp thời các vướng mắc phát

sinh.

Ông Công Văn Lãnh - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thuế Phú Yên cho

biết, việc UNTT cho bưu điện sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính

thuế; đa dạng hóa các hình thức thu, nộp thuế; giảm thời gian thực hiện

nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp giữa

cán bộ thuế và người dân, tránh các rủi ro, tiêu cực./.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

12. Yên Khánh thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính

Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) trên địa

bàn huyện Yên Khánh đã có chuyển biến rõ nét, đáp ứng tốt nhu cầu

của cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch.

Các thủ tục hành tục hành chính được công khai niêm yết tại bộ phận một cửa

Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, lịch trực, hồ sơ, biễu,

phí, lệ phí và thời gian giải quyết cụ thể đối với từng lĩnh vực, công việc

tại Bộ phận một cửa của UBND huyện và các xã, thị trấn để người dân

biết khi đến làm các thủ tục giấy tờ…

Bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn,

năng lực thi hành nhiệm vụ làm việc tại bô phận một cửa – một cửa liên

thông là một trong những giải pháp được các địa phương trên địa bàn

huyện Yên Khánh thực hiện trong công tác cải cách thủ tục hành chính

để đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi đến

giao dịch.

Để đẩy mạnh công tác CCTTHC ngoài các giải pháp trên, huyện Yên

Khánh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tập trung rà soát cắt

giảm về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.

Trong năm 2017, Yên Khánh đã thực hiện cắt giảm 59 thủ tục thuộc 5

lĩnh vực đang thực hiện tại bộ phận một cửa cấp huyện và 1 thủ tục

thuộc lĩnh vực tư pháp. Đối với bộ thủ tục hành chính cấp xã đã cắt giảm

về thời gian thực hiện đối với 37 thủ tục thuộc 10 lĩnh vực. Đồng thời tiếp

tục chỉ đạo bộ phận một cửa của huyện và các xã, thị trấn tổ chức làm

việc ngày thứ 7 hàng tuần để giải quyết công việc của tổ chức, công dân

theo từng lĩnh vực cụ thể.

Giao dịch tại Trung tâm một cửa liên thông huyện Yên Khánh

Bên cạnh đó, huyện Yên Khánh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước.

Đến nay, tất cả các phòng, đơn vị trực thuộc UBND huyện và UBND các

xã thị trấn đã sử dụng phần mềm VNPT – eOffice để gửi, nhận văn bản.

Vì vậy, việc cập nhật thông tin về chủ trương, chính sách, các văn bản,

quy định, thủ tục hành chính luôn kịp thời nhanh chóng.

Năm 2017, Trung tâm một cửa liên thông cấp huyện đã tiếp nhận

6.402 hồ sơ và có tới 6.386 hồ sơ được giải quyết đúng hạn, trong đó

chủ yếu là lĩnh vực tư pháp hộ tịch. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp

xã đã giải quyết 76.458 thủ tục hành chính, đạt trên 90%, trong đó chủ

yếu là lĩnh vực tư pháp, chứng thực.

Vì vậy, trong năm 2017, theo kết quả xếp hạng chỉ số CCHC của Sở

nội vụ công bố thì huyện Yên Khánh xếp thứ 2/8 huyện, thành phố về

điểm chỉ số CCHC.

Theo nbtv.vn

13. Quảng Ninh: Cà phê doanh nhân chuyên đề về đất đai xây dựng

Ngày 23/6, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức hình

thức cà phê doanh nhân nhằm gặp gỡ, trao đổi cùng các doanh

nghiệp với chuyên đề tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai xây

dựng cơ sở sản xuất.

Chủ tịch Hội doanh nhân Quảng Ninh cho biết, cà phê doanh nhân là nhịp cầu

cho doanh nghiệp gặp gỡ cơ quan Nhà nước trong hoạt động kinh tế.

Cuộc gặp mặt có 20 câu hỏi của doanh nghiệp, kiến nghị những vướng

mắc trong việc làm thủ tục xin thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho cơ sở sản xuất, thuê đất xây dựng trụ sở, cách thức làm

thủ tục thuê đất mở mang nhà xưởng… Lãnh đạo Sở TN&MT đã lắng

nghe, tiếp thu ý kiến và chỉ đạo ngay các phòng chuyên môn cùng dự

giải đáp cụ thể từng nội dung theo thẩm quyền.

Cán bộ chuyên trách hướng dẫn tại chỗ các doanh nghiệp cách hành tự

văn bản tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục hành chính.

Sở TN&MT nâng cao hiệu quả cổng thông tin điện tử nội bộ, đẩy mạnh

cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục; nâng cao

nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về vai trò,

tầm quan trọng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Sở TN&MT đã hoàn thiện cơ chế chính sách về đất đai, kịp thời tham

mưu UBND tỉnh thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật không còn

hiệu lực, các văn bản không phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển

của địa phương; tiếp tục đẩy mạnh công khai, minh bạch các thông tin

về tài nguyên và môi trường; chấn chỉnh công tác thanh, kiểm tra…

Trước những ý kiến xác đáng mà doanh nghiệp đưa ra, Sở TN&MT hứa

tiếp thu, cùng với việc giải đáp tại chỗ, sẽ có văn bản trả lời thấu tình đạt

lý, thiết thực giúp doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc; đồng thời còn có

một hình thức tiện lợi là đối thoại trực tuyến trên cổng thông tin điện tử

nội bộ của Sở, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận

thông tin, cơ hội đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Giám đốc Sở TN&MT tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, hứa trả lời bằng

văn bản sớm các nội dung mà doanh nghiệp quan tâm.

Theo baoxaydung.com.vn