adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · web viewiii. nguyÊn tẮc vÀ trÁch...

40
TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC Đề tài : Các biện pháp tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. 1

Upload: others

Post on 22-Jan-2020

19 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

TIỂU LUẬN

MÔN: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC

Đề tài:

Các biện pháp tăng cường kỷ luật lao

động trong doanh nghiệp.

1

Page 2: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................3

NỘI DUNG.......................................................................................................4

I. Những vấn đề chung về kỷ luật lao động.......................................................4

II. Các nguyên nhân dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động....................................8

III. Nguyên tắc và trách nhiệm kỷ luật lao động...............................................11

IV. Các biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp......14

KẾT LUẬN......................................................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................26

2

Page 3: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

MỞ ĐẦU

Kỷ luật lao động trong doanh nghiệp là những tiêu chuẩn quy định hành

vi cá nhân của người lao động mà doanh nghiệp xây dựng nên dựa trên cơ sở

pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội.

Kỷ luật lao động là cơ sở, nền tảng của quan hệ lao động trong doanh

nghiệp, dựa vào những quy định, chuẩn mực chung của kỷ luật lao động mà các

thành viên trong doanh nghiệp thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình từ đó

giúp họ thực hiện công việc một cách hiệu quả với năng suất và chất lượng cao.

Chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ làm cho thời gian lao động hữu ích tăng lên.

Các quy trình công nghệ được bảo đảm, máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu…

được sử dụng tốt hơn vào mục đích sản xuất từ đó quá trình sản xuất diễn ra liên

tục tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật kinh nghiệm tiên tiến

vào sản xuất.

Do vậy các doanh nghiệp cần phải hết sức coi trọng công tác kỷ luật lao

động, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc củng

cố mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp và cần đưa ra các chính sách quy

định hợp lý về kỷ luật lao động và các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện kỷ

luật lao động một cách có hiệu quả.

Xuất phát từ vai trò của kỷ luật lao động trong doanh nghiệp và trước đòi

hỏi thực tiễn em xin chọn đề tài: "Các biện pháp tăng cường kỷ luật lao động

trong doanh nghiệp" để đưa ra một số ý kiến chủ quan của cá nhân em về kỷ

luật lao động trong doanh nghiệp.

Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thuỳ Anh đã

tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em. Rất mong được sự giúp đỡ của Thầy Cô và các

bạn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

3

Page 4: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

NỘI DUNG

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1. Khái niệm

Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người

lao động mà doanh nghiệp xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các

chuẩn mực đạo đức xã hội.

2. Vai trò, nội dung của kỷ luật lao động trong doanh nghiệp

2.1. Phân biệt kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa với kỷ luật lao động

trong xã hội khác.

Kỷ luật lao động là nền tảng để xây dựng xã hội, không có kỷ luật thì

không thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và

các hoạt động của họ trong các tổ chức xã hội. Kỷ luật lao động là những tiêu

chuẩn quy định hành vi của con người trong xã hội, nó được xây dựng dựa trên

cơ sở pháp lý hiện hành và những chuẩn mực đạo đức xã hội. Ngoài kỷ luật nói

chung trong sản xuất, xã hội còn có kỷ luật bộ phận như: kỷ luật lao động, tổ

chức của các tổ chức đảng, các đoàn thể.

Tính chất của kỷ luật trong quá trình lao động là do quan hệ sản xuất

thống trị xã hội mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định.

Mỗi khi phương thức sản xuất xã hội thay đổi thì bản chất và hình thức kỷ luật

lao động cũng thay đổi. Dưới chế độ nô lệ kỷ luật lao động được đặc trưng bằng

tính chất mất nhân quyền và sự phụ thuộc hoàn toàn của người nô lệ vào chủ nô.

Tổ chức lao động phong kiến dựa vào kỷ luật roi vọt cưỡng bức một cách thô

bạo quần chúng nông dân. Tổ chức lao động tư bản dựa vào kỷ luật chết đói;

vào cưỡng bức kinh tế đối với công nhân làm thuê. Sự ra đời của phương thức

sản xuất xã hội chủ nghĩa kèm theo sự ra đời và phát triển của kỷ luật lao động

sản xuất mới. Kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là biểu hiện quan hệ sản xuất

4

Page 5: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

dựa trên chế độ công hữu tư liệu sản xuất và quan hệ xã hội hợp tác tương trợ

của những người công nhân đã thoát khái ách áp bức bóc lét, quan hệ sản xuất

đó tạo ra và khuyến khích mối quan hệ tự nguyện tự giác đối với lao động là

nghĩa vụ đối với xã hội. Lênin đã viết rằng: "Tổ chức lao động cộng sản chủ

nghĩa mà bước đầu tiên là chủ nghĩa xã hội thì dựa vào và ngày càng dựa vào

kỷ luật tự nguyện tự giác của chính ngay những người lao động". Tính tự

nguyện tự giác của kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là điểm khác nhau cơ

bản so với kỷ luật lao động của các hình thái xã hội có đối kháng giai cấp. Kỷ

luật lao động là cơ sở để thông qua đó xây dựng nên những quan hệ lao động

mới chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa, là động lực cho sự phát triển nhân

cách con người. Kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là do những người lao động

xây dựng nên và tự nguyện tự giác chấp hành nó. Do vậy, xây dựng và củng cố

kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của mọi thành viên trong tập

thể. Lênin đã tiên đoán rằng: việc xác lập kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là

một quá trình lâu dài và liên quan chặt chẽ với việc đấu tranh khắc phục những

tàn dư của văn hoá, đời sống thói quen tập tục và quan trọng nhất là trong quan

hệ giữa con người với con người với tài sản xã hội, trách nhiệm của người lao

động với đồng đội và chính bản thân mình. Quá trình đó không thể hình thành

một cách tự phát mà phải được tiến hành bằng một công việc về chính trị và tổ

chức to lớn của những người lao động. Quá trình đó gắn liền với cuộc đấu tranh

không khoan nhượng với bất kỳ một biểu hiện vô kỷ luật nào.

Từ những vấn đề trên có thể đi đến kết luận là kỷ luật lao động xã hội

chủ nghĩa là sự tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc tự nguyện, tự giác

của những người lao động đối với các nội quy lao động trong các cơ quan, xí

nghiệp và tổ chức, đồng thời đó cũng là thước đo đạo đức và lối sống xã hội

chủ nghĩa của người lao động.

2.2. Nội dung của kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là một khái niệm rộng. Về mặt nội dung bó bao hàm kỷ

luật về lao động, kỷ luật lao động về quy trình công nghệ và kỷ luật về sản xuất.

5

Page 6: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

Kỷ luật lao động được quy định trong pháp luật của Nhà nước. Bao gồm:

* Nghĩa vụ chấp hành thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.

* Nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh của

người sử dụng lao động.

* Nghĩa vụ chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về an toàn lao

động, vệ sinh lao động.

* Nghĩa vụ chấp hành bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật

công nghệ của doanh nghiệp.

2.3. Vai trò của kỷ luật lao động trong doanh nghiệp.

Kỷ luật lao động có một vai trò rất to lớn trong sản xuất. Bất kỳ một nền

sản xuất xã hội nào còng không thể thiếu được kỷ luật lao động. Bởi vì để đạt

được mục đích cuối cùng của sản xuất thì phải thống nhất mọi cố gắng của công

nhân, phải tạo ra một trật tự cần thiết và phối hợp hành động của mọi người

tham gia vào quá trình sản xuất. Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội việc tôn

trọng kỷ luật lao động một cách thường xuyên là một trong những điều kiện tất

yếu để phát triển kinh tế và trên cơ sở đó nâng cao đời sống công nhân lao động.

Chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ làm cho thời gian lao động hữu ích tăng lên.

Các quy trình công nghệ được đảm bảo, máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật

liệu… được sử dụng tốt hơn vào mục đích sản xuất… tất cả những cái đó làm

tăng số lượng sản phẩm. Tăng cường kỷ luật lao động sẽ giúp cho quá trình sản

xuất được tiến hành một cách liên tục và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp

dụng các tiến bộ kỹ thuật, những kinh nghiệm trên vào sản xuất. Ngoài ra tăng

cường kỷ luật lao động còn là một biện pháp để giáo dục và rèn luyện con người

lao động mới phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể và góp phần xây

dựng một xã hội kỷ cương trật tự.

3. Các hình thức kỷ luật lao động

Có 3 hình thức kỷ luật lao động đó là:

6

Page 7: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

* Kỷ luật lao động ngăn ngừa (phê bình) dựa trên cơ sở đưa ra những sự

nhắc nhở và phê bình nhẹ nhàng có tính xây dựng. Người lao động thấy bản thân

không tự bôi xấu xỉ nhục.

Trong kỷ luật lao động ngăn ngừa, thông qua những người quản lý trực

tiếp sẽ giải thích rõ những sai sót, sử dụng cách tiếp cận hữu ích không chính

thức và cho phép người dưới quyền tự chủ làm việc.

* Kỷ luật lao động khiển trách là hình thức kỷ luật chính thức hơn và

được tiến hành tế nhị, kín đáo "phía sau cánh cửa". Mục đích là tiếp cận tích cực

nhằm tạo cơ hội cho người vi phạm sửa chữa vấn để và tránh lặp lại trong tương

lai làm cho người lao động hiểu rõ điều họ đang làm không được chấp nhận

nhưng mọi việc có thể sẽ đủ thoả mãn nếu họ thực sự có chuyển biến theo

hướng mong đợi của doanh nghiệp.

Người quản lý phải có trách nhiệm trong việc đạt được sự nhất trí với

những người dưới quyền bằng những thủ tô và phải giám sát họ.

* Kỷ luật trừng phạt: là cách cuối cùng áp dụng đối với người vi phạm kỷ

luật. Đôi khi còn được gọi là kỷ luật đúng đắn hoặc "kỷ luật tiến bộ" bởi nó đưa

ra những hình phạt nghiêm khắc hơn, tăng theo thời gian đối với những người bị

kỷ luật.

Thông thường, các mức nối tiếp của kỷ luật trừng phạt như sau:

- Cảnh báo miệng

- Cảnh báo bằng văn bản

- Đình chỉ công tác

- Sa thải

Trị những sai phạm rất nghiêm trọng như ăn cắp hoặc làm giả tài liệu cơ

quan, một người mắc lỗi rất hiếm khi bị sa thải ngay khi mắc lỗi lần đầu. Bởi

vậy khi áp dụng hình thức sa thải người quản lý cần chứng tỏ được rằng đã cố

gắng giáo dục người phạm lỗi nhưng không có chuyển biến tích cực.

7

Page 8: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

4. Các loại vi phạm kỷ luật lao động

Việc vi phạm kỷ luật lao động cũng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau

như:

* Người lao động vi phạm các quy định và nội dung của doanh nghiệp đã

được niêm yết và thông báo.

* Người lao động thực hiện công việc không đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn

thực hiện công việc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của bộ phận và của doanh

nghiệp.

* Người lao động có biểu hiện các hành vi thiếu nghiêm túc, và phạm

pháp chống đối doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị

trường.

II. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1. Nguyên nhân về phía người lao động

1.1. Do người lao động chưa nắm được các chính sách, quy định về kỷ

luật lao động của doanh nghiệp.

Các chính sách, nội quy lao động là văn bản cụ thể hoá những quy định,

của pháp luật doanh nghiệp về nghĩa vụ lao động trong một đơn vị sử dụng lao

động nhất định.

Nếu người lao động không nắm vững những quy định này thì một cách vô

ý thức họ sẽ vi phạm các quy định đó.

1.2. Do người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong lúc thể trạng

không tốt

Khả năng lao động, năng suất lao động, chất lượng công việc của người

lao động phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ

xảo, điều kiện làm việc, nhân viên phục vụ… nhưng cũng có một nhân tố rất

quan trọng quyết định đến mực hoạt động của người lao động là thể trạng của

họ. Thể trạng của người lao động là tổng hợp các nhân tố sau: sức cơ bắp, tâm

8

Page 9: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

lý, tâm trạng của người lao động khi người lao động có thể trạng không tốt (cơ

thể khoẻ mạnh, tâm trạng vui vẻ) thì họ sẽ làm việc với tinh thần hăng say, tập

trung mọi hoạt động đạt kết quả cao, ngược lại khi người lao động cảm thấy mệt

mỏi, buồn phiền vì một vấn đề nào đó thì họ sẽ mất tập trung trong công việc,

làm việc kém năng suất dễ xảy ra tai nạn lao động và không thực hiện đúng quy

trình công nghệ và dẫn đến vi phạm kỷ luật.

1.3. Do người lao động bất bình với người quản lý và có ý chống đối với

người quản lý.

Bất bình của người lao động là sự không đồng ý, là sự phản đối của người

lao động đối với người sử dụng lao động về các mặt: thời gian lao động, tiền

lương, điều kiện lao động…

Bất bình có thể có nguyên nhân rõ ràng, bất bình tưởng tượng hoặc bất

bình im lặng và bất bình được bày tỏ. Nguyên nhân có thể là do lỗi của người

quản lý hoặc cũng có thể do người lao động tưởng tượng ra người quản lý đối

xử bất công với mình. Tuy nhiên, vì với bất cứ lý do nào khi bất bình xảy ra

cũng gây cho người lao động tâm lý không tốt và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh

thần thái độ của họ đối với tổ chức, từ đó dễ dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động.

1.4. Do trình độ chuyên môn của người lao động còn hạn chế.

Trình độ chuyên môn của người lao động là kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm

của người lao động về thực hiện công việc quy trình công nghệ, nếu trình độ

không tốt sẽ dẫn đến thực hiện công việc thiếu năng suất, không đảm bảo chất

lượng, vi phạm quy trình công nghệ và dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động.

2. Nguyên nhân từ phía người quản lý

2.1. Thiếu sót trong công tác thiết kế, ban hành các chính sách, quy

định về kỷ luật lao động.

Chính sách, nội quy kỷ luật lao động là những văn bản cụ thể hoá những

tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà doanh nghiệp xây

dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội.

9

Page 10: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

Nội dung của các chính sách đó bao gồm các điều khoản quy định về

hành vi của người lao động trong các lĩnh vực liên quan đến thực hiện nhiệm vụ

lao động như: số lượng và chất lượng công việc, quy trình công nghệ, thời gian

làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… các hình thức kỷ luật lao động và trách nhiệm vật

chất.

Nếu các chính sách, quy định đó thừa hoặc thiếu một trong những nội

dung trên hoặc vi phạm các nguyên tắc kỷ luật lao động sẽ dẫn đến người lao

động không hiểu, không phục, thực hiện không đúng dễ dẫn đến vi phạm kỷ luật

lao động.

2.2. Do việc truyền tải thông tin đến người lao động không kịp thời và

đẩy đủ.

2.3. Do thiếu sót trong công tác quản lý nhân sự. Đó là thiếu sót trong

các khâu:

* Tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực. Nếu cán bộ nhân sự

tuyển mộ, tuyển chọn sai hoặc đào tạo không đúng đối tượng sẽ dẫn đến tuyển

được người lao động kém chất lượng không đáp ứng được yêu cầu công việc,

thái độ không tốt dễ dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động.

* Bố trí công việc, phục vụ nơi làm việc. Đây là những khâu nhằm đảm

bảo cho mỗi người lao động thực hiện một công việc phù hợp và giúp cho dây

chuyền sản xuất diễn ra liên tục. Nếu bố trí công việc phục vụ nơi làm việc

không tốt sẽ dẫn đến ngõng dây chuyền sản xuất.

* Tiền lương là động lực chủ yếu của người lao động. Nó kích thích người

lao động tích cực làm việc và thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Nếu tiền

lương không đảm bảo, không chính xác thì người lao động không có động lực

làm việc tốt và thực hiện công việc không đạt năng suất, hiệu quả có thể dẫn đến

vi phạm kỷ luật lao động.

* Điều kiện làm việc: là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có

ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động.

10

Page 11: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

Cải thiện các điều kiện lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong doanh

nghiệp. Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu

quả các quá trình lao động. Cải thiện điều kiện lao động còn nâng cao hứng thú

trong lao động, tạo điều kiện cho việc giáo dục tinh thần lao động, điều kiện lao

động là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến duy trì kỷ luật lao động

trong doanh nghiệp.

III. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1. Nguyên tắc

Nền tảng của kỷ luật trong quản lý nguồn nhân lực là việc giáo dục, đào

tạo và chỉ dẫn tốt. Ban quản lý phải luôn luôn giúp người lao động hiểu rằng,

nếu mọi việc không được thực hiện đúng quy tắc đã định thì những hình phạt sẽ

được áp dụng.

Chính vì vậy người quản lý phải hướng dẫn các quy tắc và những hình

phạt áp dụng trong trường hợp sai phạm một cách kịp thời, để họ hiểu rằng ban

quản lý có quyền áp dụng những hình phạt. Một người giữ gìn kỷ luật tốt là

người biết tâm lý của một người, họ tiến hành công việc đúng yêu cầu chỉ dẫn

thì vấn đề kỷ luật lao động trong doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt.

Muốn kỷ luật có hiệu quả trong doanh nghiệp cần tuân thủ theo những

nguyên tắc sau:

* Xây dựng hệ thống kỷ luật một cách rõ ràng hợp lý và cơ thể không dựa

vào ý muốn cá nhân, trong đó quy định rõ các điều khoản kỷ luật, mức độ vi

phạm kỷ luật và các hình thức kỷ luật tương ứng, đồng thời phải xây dựng cơ

chế khiếu nại tạo điều kiện cho việc thông tin hai chiều trong kỷ luật một cách

dân chủ, công khai, công bằng với người lao động.

Để xây dựng, doanh nghiệp cần căn cứ vào tính chất và bản chất hành vi

tính chất nghề nghiệp, vị trí công việc mà họ đảm nhận cũng như trình độ hiểu

biết của người lao động.

11

Page 12: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

* Phải quy định rõ trách nhiệm của người có liên quan đến kỷ luật lao

động, nhằm tránh tình trạng û lại, thụ động chồng chéo và đổ lỗi cho nhau khi vi

phạm kỷ luật lao động và xử lý lao động.

* Phải thông tin đẩy đủ và xử lý kịp thời các điều khoản của kỷ luật lao

động đến mọi người lao động nhằm khuyến khích ý thức tốt tự thực hiện giữ gìn

kỷ luật trong từng người lao động và kỷ luật tổ, nhóm trong các tổ nhóm làm

việc.

* Việc phổ biến các điều khoản của kỷ luật đến mọi người lao động có thể

thông qua các cuốn số tay hướng dẫn giới thiệu về doanh nghiệp qua các văn

bản, công văn, hợp đồng, thoả ước tập thể, hay niêm yết trên bảng thông báo của

doanh nghiệp.

* Khi thông báo các nội dung của kỷ luật lao động, điều khôn khéo là phải

thông báo những xử phạt đối với những hành vi vi phạm tuy nhiên kỷ luật không

được cướp đi lòng tự trọng của người lao động ở bất cứ nơi nào, lúc nào việc

giải thích rõ lý do đối với mỗi điều khoản trong kỷ luật cần thiết.

* Trước khi tiến hành kỷ luật, cần phải tiến hành điều tra xác minh được

các vi phạm, mức độ vi phạm và các hình thức kỷ luật tương ứng đã được quy

định và thông báo cho người vi phạm biết.

* Trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt trong việc sa thải, người quản lý

phải chứng minh rõ ràng người lao động đã phạm lỗi hoặc bị coi là tội phạm.

Khi đã xác định rõ các sai phạm vì việc xử lý kỷ luật phải được thực hiện một

cách nhất quán và công minh theo đúng nội quy quy chế đã đề ra và thông báo

cho người lao động biết về hình thức kỷ luật họ phải chịu và giới hạn về thời

gian đối với hình thức kỷ luật đó.

2. Trách nhiệm đối với kỷ luật lao động

Kỷ luật là trách nhiệm của mọi người trong hoạt động của một tổ chức,

một doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau đều có một trách

nhiệm với kỷ luật khác nhau trong việc giữ gìn kỷ luật trong tập thể lao động.

12

Page 13: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

Việc phải định trách nhiệm với kỷ luật càng rõ ràng càng tạo điều kiện cho việc

duy trì kỷ luật trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh

doanh. Dưới đây là trách nhiệm đặc biệt đối với việc duy trì kỷ luật trong nội bộ

doanh nghiệp:

* Người quản lý bộ phận: họ là người thay mặt cho doanh nghiệp tiếp xúc

hàng ngày với người lao động trong bộ phận quản lý là người đương nhiên chịu

trách nhiệm chính và trực tiếp về kỷ luật lao động.

Do đó, người quản lý bộ phận phải hiểu biết về kỷ luật lao động, các quy

tắc, thông lệ cần thiết để quản lý tốt, phải hiểu rõ nhân cách của mọi người dưới

quyền và có cách thức đối xử công bằng, đúng mực.

Người quản lý bộ phận cần đào tạo cho nhân viên của mình về kỷ luật lao

động trong doanh nghiệp, để họ biết điều gì nên hay không nên làm, khi gia

nhập vào nhóm làm việc với các đặc tính cá nhân là phải tuân theo kỷ luật lao

động chứ không thể theo lề thói thông thường của bản thân.

Đây thực sự là một thử thách lớn, một trách nhiệm nặng nề với người

quản lý bộ phận.

* Phòng quản trị nhân lực: phải là người đào tạo và hướng dẫn cho ngêi

quản lý bộ phận về những vấn đề liên quan đến kỷ luật nhằm giúp họ làm quen

với những khía cạnh của công tác kỷ luật. Phòng quản trị nhân lực chịu trách

nhiệm chính về việc thiết kế chính sách, thủ tục và thực hiện kỷ luật lao động

trong doanh nghiệp.

* Công đoàn là một lực lượng hỗ trợ trong việc thi hành kỷ luật như hỗ

trợ giáo dục ý thức kỷ luật và xử trí các vụ việc vi phạm kỷ luật, cũng như hỗ trợ

trong việc đề ra các chính sách đúng đắn về kỷ luật lao động. Được thể hiện

trong các hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể ban hành nội quy lao

động.

* Ban quản lý cấp cao: hội đồng quản trị thông qua giám đốc doanh

nghiệp phải ủng hộ và hỗ trợ phát triển và duy trì hệ thống kỷ luật trong doanh

13

Page 14: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

nghiệp. Ban quản lý cấp cao đại diện là Giám đốc là người chủ trì việc xây

dựng và phê duyệt các chính sách và thủ tục hợp lý trong doanh nghiệp, trực tiếp

tổ chức thực hiện tốt các quy chế này.

* Người lao động có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc, quy chế làm việc

để đạt tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.

IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT LAO

ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1. Soạn thảo, đề ra các chính sách, quy định về kỷ luật lao động trong

doanh nghiệp một cách hợp lý.

2. Biện pháp tác động đến nhận thức của người lao động.

Biện pháp giáo dục thuyết phục đối với những người đã vi phạm kỷ luật

lao động đóng một vi trò hết sức quan trọng. Biện pháp này được xuất phát từ

bản chất kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là dựa trên cơ sở quan hệ tự nguyện

tự giác của người lao động đối với việc chấp hành kỷ luật lao động. Trong giáo

dục thuyết phục cần đặc biệt chú ý giáo dục nhận thức về kỷ luật lao động cho

các thành viên mới bước vào cuộc sống lao động. Có nhiều hình thức để tiến

hành giáo dục nhận thức về kỷ luật lao động như:

* Tuyên truyền phổ biến các nội quy lao động trong xí nghiệp.

* Thảo luận kiểm điểm tình hình kỷ luật lao động ở các cuộc họp tổ sản

xuất phân xưởng, bộ phận sản xuất và toàn xí nghiệp.

* Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo kịp thời tình

hình kỷ luật lao động trong nội bộ xí nghiệp.

* Tâm sự gặp gì của các công nhân tiên tiến lâu năm có uy tín đối với các

công nhân trẻ về kỷ luật lao động. Trong biện pháp giáo dục thuyết phục các tập

thể lao động có vai trò quyết định. Các tập thể lao động là những đơn vị, cơ bản

của nền sản xuất xã hội. Là nơi giáo dục đào tạo hình thành nhân cách con

người mới xã hội chủ nghĩa. Là nơi trực tiếp phát hiện và đấu tranh với những

14

Page 15: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

hiện tượng vi phạm kỷ luật lao động. Trong điều kiện nước ta về vấn đề kỷ luật

lao động các tập thể lao động có quyền sau đây:

- Qua đại hội công nhân viên chức và tổ chức công đoàn tập thể lao động

có quyền thông qua nguyên tắc trật tự nội quy lao động của tập thể đơn vị mình.

- Có quyền bàn bạc về tình hình kỷ luật lao động và đề ra các biện pháp

nhằm tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị.

- Có quyền dùng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần như

bình xét các danh hiệu, đề nghị khen thưởng cho những công nhân gương mẫu

về kỷ luật lao động.

- Có quyền thi hành kỷ luật lao động và đề nghị chính quyền thi hành kỷ

luật lao động đối với công nhân vi phạm kỷ luật.

Trong trường hợp biện pháp giáo dục thuyết phục không có tác dụng đối

với người lao động vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm kỷ luật lao động ở mức độ

nặng thì phải sử dụng biện pháp hành chính cưỡng bức. Biện pháp này có cơ sở

pháp lý là luật lệ lao động và các văn bản pháp quy của Nhà nước về lao động.

Các hình thức kỷ luật có thể áp dụng là:

+ Phê bình.

+ Cảnh cáo.

+ Hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật chuyển sang làm công việc khác.

+ Buộc thôi việc.

Tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, mức độ tái phạm và sự thành khẩn của người vi

phạm mà hội đồng kỷ luật xí nghiệp xem xét và quyết định áp dụng hình thức kỷ

luật thích hợp. Bên cạnh hình thức kỷ luật về hành chính cũng cần áp dụng hình

phạt về kinh tế đối với công nhân vi phạm kỷ luật như cắt các phần thưởng, bồi

thường một phần hoặc toàn bộ phần giá trị vật chất nếu làm hư hại đến tài sản xã

hội chủ nghĩa và tài sản tập thể. Để củng cố kỷ luật kỷ luật lao động cần phải kết

hợp chặt chẽ hợp lý các biện pháp giáo dục, thuyết phục và hành chính cưỡng

bức. Việc lựa chọn biện pháp nào là tuỳ thuộc ở mức độ vi phạm và nguyên 15

Page 16: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

nhân dẫn đến sai lầm. Biện pháp giáo dục rất có hiệu lực và là phương tiện chủ

yếu để giáo dục thái độ tự giác đối với lao động, ngăn ngừa các vi phạm kỷ luật

lao động. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không tránh khỏi dùng các biện

pháp hành chính cưỡng bức. Cũng cần phải thấy rằng hình phạt chỉ hợp lý khi

nó cần thiết.

3. Các biện pháp ngăn ngừa vi phạm kỷ luật lao động.

Muốn ngăn ngừa vi phạm kỷ luật lao động cần phải thực hiện tốt các khâu

trong công tác quản trị như:

Tăng cường kỷ luật lao động là một phương hướng của tổ chức lao động

khoa học. Kỷ luật lao động được duy trì nghiêm túc là cơ sở để áp dụng các

phương hướng khác của tổ chức lao động khoa học. Đồng thời tổ chức lao động

khoa học là điều kiện, là phương tiện để củng cố kỷ luật lao động tổ chức quá

trình lao động có ảnh hưởng đến tập quán, tâm lý thói quen của con người đến

tinh thần trách nhiệm trước tập thể và xã hội. Tổ chức lao động ở trình độ cao

sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công việc của

mình, xoá bỏ các điều kiện có thể dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động. Ngược lại,

nếu tổ chức lao động còn nhiều thiếu sót sẽ là điều kiện thuận lợi để đưa công

nhân tới vi phạm kỷ luật lao động. Các phương hướng chủ yếu sau đây của tổ

chức lao động khoa học có ảnh hưởng tới kỷ luật lao động.

* Cải tiến tổ chức và phục vụ nơi làm việc.

Tại nơi làm việc có đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất như sức lao

động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Chính tại nơi làm việc quá trình kết hợp giữa yếu tố đã diễn ra hay nói

cách khác nơi làm việc là nơi diễn ra quá trình lao động. Nơi làm việc còn là nơi

thể hiện kết quả cuối cùng của mọi hoạt động về tổ chức sản xuất và tổ chức lao

động trong xí nghiệp. Vì thế nơi làm việc là khâu đầu tiên; khâu cơ sở là một bộ

phận cấu thành xí nghiệp. Về mặt xã hội nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất tài

năng, trí sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Nơi làm việc cũng là nơi góp

16

Page 17: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

phần rèn luyện, giáo dục và đào tạo người lao động nhiệm vụ của tổ chức phục

vụ nơi làm việc là:

+ Tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các

nhiệm vụ sản xuất với năng suất cao.

+ Bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục và nhịp nhàng.

+ Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động

và tạo hứng thú tích cực cho người lao động.

+ Bảo đảm khả năng thực hiện các động tác và thao tác lao động tiên tiến.

Nơi làm việc được tổ chức phục vụ hợp lý là nơi làm việc thoả mãn đồng

bộ các yêu cầu về sinh lý, vệ sinh lao động tâm lý và xã hội học lao động, về

thẩm mỹ sản xuất và về kinh tế.

Nếu nơi làm việc không được tổ chức và phục vụ theo khoa học sẽ dẫn

đến lãng phí thời gian làm việc lãng phí công suất máy móc thiết bị, ảnh hưởng

tới quy trình công nghệ, tạo điều kiện cho vi phạm kỷ luật lao động. Cải tiến tổ

chức và phục vụ nơi làm việc sẽ góp phần củng cố tăng cường kỷ luật lao động

và nâng cao trình độ tổ chức lao động xã hội.

* Cải hiện các điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi cho người

lao động.

Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có

ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động.

Điều kiện lao động thực tế rất phong phú và đa dạng, điều kiện lao động

chia thành 5 nhóm:

- Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động: sự căng thẳng về thể lực, sự căng

thẳng về thần kinh, nhịp độ lao động tư thế lao động, tính đơn điệu của lao động.

- Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường: vì khí hậu, tiếng

ồn, rung động, siêu âm, môi trường không khí, tia bức xạ, tia hồng ngoại, ion

hoá và chiếu sáng chất độc.

17

Page 18: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

- Nhóm điều kiện thẩm mü của lao động, bố trí không gian sản xuất và sự

phù hợp của trang thiết bị với yêu cầu thẩm mü, âm nhạc, màu sắc.

- Nhóm điều kiện tâm lý xã hội.

- Nhóm điều kiện chế độ làm việc nghỉ ngơi: sự luân phiên giữa làm việc

và nghỉ giải lao, độ dài thời gian nghỉ ngơi, hình thức nghỉ.

Các nhân tố trên đến có tác động ảnh hưởng đên sức khỏe khả năng làm

việc của con người trong quá trình lao động nhiệm vụ của cải thiện điều kiện lao

động là tính hết tất cả những nhân tố điều kiện lao động vào trạng thái tối ưu để

chóng không dẫn đến vi phạm các hoạt động sống của con người mà ngược lại

tác động thúc đẩy củng cố sức khoẻ, nâng cao khả năng làm việc. Để đạt được

mục tiêu đó các xí nghiệp cần phải tiến hành cải thiện điều kiện lao động và áp

dụng các tiêu chuẩn quy định của nhà nước về vệ sinh, an toàn lao động trong

điều kiện nước ta hiện nay là:

+ Thay thế các thiết bị quy trình công nghệ phát sinh ra các yếu tố độc hại

bằng thiết bị, các quy trình công nghệ mới ít phát sinh ra các yếu tố độc hại hơn.

+ Tách công nhân ra khỏi môi trường độc hại bằng cơ khí hoá, tự động

hoá và sử dụng các phương tiện điều khiển từ xa.

+ Cải thiện các điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường đảm bảo các

yêu cầu về thẩm mü lao động và tâm lý lao động.

+ Sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác

động của các nhân tố đến cơ thể con người.

+ Hạn chế mức độ tác hại của các nhân tố bằng cách tăng cường sức khoẻ

của công nhân.

Cải thiện các điều kiện lao động có liên quan đến việc tạo ra một vùng khí

hậu trong sạch, giảm bớt các động tác xấu của môi trường lao động đến người

công nhân tăng thêm niềm hứng thú của công nhân đối với công việc giảm bớt

các hiện tượng vi phạm kỷ luật lao động.

18

Page 19: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

* Cải thiện tiền lương, tiền thưởng có vai trò rất quan trọng đối với kỷ luật

lao động.

Tiền công là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào lượng thời gian

làm việc thực tế hay số lượng sản phẩm được sản xuất.

Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường

xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm).

Tiền lương, tiền công trả cho người lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

kết quả thực hiện công việc, sử dụng ngày công giờ công, thuyên chuyển lao

động và do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến kỷ luật lao động của tổ chức.

Vì vậy khi đưa ta một hệ thãng thù lao cần phải đáp ứng được các yêu cầu

sau:

* Hệ thống thù lao phải hợp pháp, hệ thống thù lao phải tuân thủ các

khoản của bộ luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ví dụ:

điều 56 qui định về tiền lương tối thiểu, điều 59 , điều 61 về trả lương cho người

lao động khi làm thêm giờ…

+ Hệ thống thù lao phải có tác dụng kích thích người lao động: tiền lương,

tiền công phải là đòn bẩy kinh tế tạo động lực và kích thích người lao động

hoàn thành công việc có hiệu quả cao.

+ Hệ thống thù lao phải thoả đáng hệ thống thù lao phải đủ lớn để thu hút

lao động có chất lượng cao vào làm việc cho tổ chức vì sự hoàn thành công việc

của họ có vai trò rất quan trọng giúp tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra và phát

triển tổ chức.

+ Hệ thống thù lao phải công bằng. Nếu công trình thù lao không công

bằng sẽ triệt tiêu động lực lao động. Công băng đối với bên ngoài và công bằng

trong nội bộ.

+ Hệ thống thù lao phải bảo đảm nghĩa là người lao động cảm thấy thu

nhập hàng tháng của họ được bảo đảm và có thể đoán trước được thu nhập của

họ.

19

Page 20: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

+ Hệ thống thù lao phải hiệu quả, tính hiệu quả của hệ thống thù lao lao

động trước hết đòi hỏi tổ chức phải quản lý nó một cách có hiệu quả, vừa đảm

bảo tính hiệu quả giữa chi phí sản xuất và lợi ích đạt được của tổ chức, vừa đảm

bảo cho tổ chức có nguồn tài chính ổn định tiếp tục kinh doanh trong thời kỳ

dài.

Xây dựng một chế độ và các hình thức tiền lương, tiền thưởng công bằng

hợp lý, dễ hiểu đối với người công nhân sẽ làm tăng tính tích cực lao động, chấp

hành nghiêm chỉnh kỷ luật về lao động, về công nghệ và về sản xuất.

* Hoàn thiện công tác định mức lao động. Các mức lao động lạc hậu sẽ

tạo ra một kết quả bề ngoài giả tạo che dấu những thiếu sót về kỷ luật lao động.

Vì vậy tăng cường áp dụng các mức lao động có căn cứ khoa học theo dõi

thường xuyên việc hoàn thành mức lao động của công nhân sẽ làm cho kỷ luật

lao động được duy trì và củng cố.

* Hoàn thiện các hình thức phân công và hợp tác lao động.

Phân công lao động trong xí nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc

của xí nghiệp để giao cho từng người, từng nhóm người lao động thực hiện.

Phân công lao động hợp lý là điều kiện để nâng cao năng suất lao động, năng

cao hiệu quả sản xuất và duy trì kỷ luật lao động của doanh nghiệp.

Do vậy, để có được tác dụng tích cực đó, yêu cầu đặt ra đối với phân công

lao động là:

+ Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công lao

động với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, với những yêu cầu cụ thể

của kỹ thuật và công nghệ, với các tư lệ khách quan trong sản xuất.

+ Để đảm bảo sự phù hợp giữa những khả năng và phẩm chất con người

với những yêu cầu công việc, phải lấy yêu cầu của công việc làm tiêu chuẩn để

lựa chọn con người làm phương hướng phấn đấu đào tạo con người.

+ Đảm bảo sự phù hợp giữa công việc với đặc điểm và khả năng của con

người, phân công lao động phải nhằm mục đích phát triển toàn diện con người

20

Page 21: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

và làm nội dung lao động phong phú, hấp dẫn, phát huy tính sáng tạo trong lao

động.

Hoàn thiện các hình thức phân công và hợp tác lao động sẽ làm cho mỗi

người lao động xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong lao động tạo

ra một tập thể lao động tốt đoàn kết nhất trí thương yêu giúp đỡ lẫn nhau chân

tình. Điều đó làm cho kỷ luật lao động được chấp hành tự giác và nghiêm chỉnh

hơn.

* Nâng cao trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật cho công nhân cũng có

ảnh hưởng tới kỷ luật lao động. Trình độ nâng cao sẽ tạo điều kiện để công nhân

hiểu rõ quy trình công nghệ, tính năng tác dụng của mày móc thiết bị, kỹ thuật

an toàn. Do vậy, những vụ vi phạm kỷ luật lao động cũng bị hạn chế.

Các loại biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động trên đây cần được

tiến hành đồng thời. Tác động đến con người bằng cách giáo dục, thuyết phục và

hành chính cưỡng bức nhằm môch đích nâng cao nhận thức, rèn luyện tính tổ

chức và kỷ luật của người công nhân. Đây là những biện pháp trực tiếp nhằm

nâng cao kỷ luật lao động. Tổ chức lao động khoa học là biện pháp ngăn ngừa từ

xa nhằm xoá bỏ những điều kiện có thể dẫn tới vi phạm kỷ luật lao động.

TCLĐKH sẽ góp phần củng cố vững chắc kỷ luật lao động. Kỷ luật lao động

được tăng cường lại tạo điều kiện để tổ chức lao động được tốt hơn.

3. Xử lý vi phạm kỷ luật lao động

3.1. Thi hành kỷ luật bằng trừng phạt, răn đe.

Theo cách này người quản lý cảnh báo trước với người dưới quyền rằng

nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt. Cách thức mô tả như sau:

Phỏng tay ngay: tức là cần phải thi hành kỷ luật ngay nếu có vi phạm,

nếu bỏ qua người phạm lỗi thường có khuynh hướng tự thuyết phục mình rằng

lỗi đó nhẹ hoặc không có lỗi.

Cảnh cáo: cần cảnh cáo trước cho nhân viên nên vi phạm sẽ bị phỏng

như lò lửa nóng.

21

Page 22: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

Hình phạt phù hợp: giống như khi ta chạm tay vào lò lửa nóng, tuỳ theo

thời gian và mức độ chạm vào lò lửa mà người ta chạm vào sẽ bị phỏng khác

nhau.

Phỏng tay với bất kỳ ai: bất kỳ ai vi phạm đều bị hình phạt không loại

trừ, thiên vị ai bất kỳ ai chạm tay vào lửa đều bị phỏng.

3.2. Thi hành theo trình tự

Việc thi hành kỷ luật nhân viên phải theo một trình tự khoa học và hợp lý,

đúng theo thủ tục. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà việc thi hành kỷ luật phải theo

đúng trình tự xử phạt từ thấp lên cao. Trước khi ra quyết định thi hành kỷ luật

lao động. Người quản lý cần thiết phải đặt ra một câu hỏi cân nhắc trước xem

nên làm gì? Rà soát lại những hành vi đã thể hiện của nhân viên và tính khách

quan khi ra quyết định thi hành kỷ luật của nhà quản lý.

Thi hành luật theo trình tự

không

không

không

Nguồn: Philip c.wright (1996)

22

Hành vi không đúng

Vi phạm có đáng bị thi hành kỷ luật

không thi hành kỷ luật

Vi phạm có đáng bị nặng hơn là cảnh cáo

Cảnh cáo miệng

Vi phạm có đáng bị nặng hơn là đình chỉ

Cảnh cáo bằng văn bản

Sa thải Đình chỉ công tác

Page 23: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

Một quá trình kỷ luật chung trải qua 5 bước:

Bước 1: Khiển trách bằng miệng.

Người cán bộ chịu trách nhiệm về kỷ luật lao động nói cho người lao

động hiểu hành vi sai trái của họ, đưa ra lời khuyên về cách thức sửa chữa. Đồng

thời tạo điều kiện giúp đỡ họ sửa chữa, tuy nhiên, khi áp dụng hình thức này

không cần ghi vào văn bản.

Bước 2: Cảnh cáo bằng miệng.

Khi một người vi phạm những tiêu chuẩn hoặc quy tắc thì việc cảnh cáo

miệng là thích hợp. Người quản lý bộ phận thông báo cho người lao động biết

tình trạng hành vi của họ là không thể chấp nhận được và yêu cầu họ phải sửa

chữa tuy nhiên chưa ghi vào hồ sơ nhân sự.

Bước 3: Cảnh cáo bằng văn bản.

Văn bản cảnh cáo là văn bản mô tả tình trạng của vấn đề vi phạm phát

sinh và hình thức kỷ luật tương ứng. Văn bản này có thể là chứng cứ cho việc

trõng phạt nặng hơn nếu người vi phạm tái phạm sai lầm, hoặc trong việc phán

xử của trọng tài lao động. Chính vì vậy, người quản lý phải làm rất cẩn thận

trước hết người quản lý phải tiếp xúc, thảo luận với người vi phạm, tạo điều kiện

cho họ được nói và giải thích về nguyên nhân vi phạm. Nội của cuộc tiếp xúc

được ghi vào văn bản và cần có chữ ký của 3 bên người lao động, người quản lý

và công đoàn vào văn bản kỷ luật.

Bước 4: Đình chỉ công tác.

Đây là sự ngừng tạm thời đối với những lao động tái vi phạm chính sách

hoặc qui tắc của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ không cho phép người lao động

làm việc một khoảng thời gian nhất định và tiền lương (tiền công) của họ sẽ bị

giảm đi tương ứng.

Bước 5: Sa thải.

23

Page 24: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

Sa thải là việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người

sử dụng lao động. Khi áp dụng hình thức này người quản lý phải có đầy đủ

chứng cứ chứng minh mức độ vi phạm nặng của người lao động.

Thực tế, hình thức này ngày càng được sử dụng ít hơn và được coi là giải

pháp cuối cùng. Khi ra quyết định áp dụng người quản lý cần bình tĩnh, sáng

suốt cân nhắc tác động của nó đối với người lao động và chi phí phát sinh để

tuyển dụng và đào tạo lao động mới.

Theo điều 84.1 của Bộ luật Lao động Việt Nam tuỳ theo mức độ vi phạm,

có 3 hình thức xử lý:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức.

- Sa thải.

Điều 85 của Bộ luật lao động Việt Nam quy định, hình thức sa thải chỉ áp

dụng khi:

+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật hoặc có hành

vi làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản lợi ích của doanh nghiệp.

+ Trong thời hạn bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương, hoặc

chuyển làm công việc khác lại tái phạm hoặc bị cách chức mà tái phạm.

+ Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong

1 năm mà không có lý do chính đáng.

Khi áp dụng sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho

cơ quan quản lý nhà nước và lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

biết.

24

Page 25: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

KẾT LUẬN

Kỷ luật lao động là một nội dung của quan hệ lao động và là một phần

quan trọng trong công tác quản trị nhân lực. Kỷ luật lao động có vai trò rất lớn

trong việc duy trì nề nếp, trật tự làm việc, điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành

viên trong tổ chức, từ đó giúp cho tổ chức thực hiện tốt công việc và đạt được

các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay công tác

kỹ thuật lao động còn chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện ở việc các chính

sách, nội quy về kỷ luật lao động xây dựng thiết kế chưa đầy đủ, chưa hoàn

chỉnh, ý thức thái độ của nhân viên còn mang nặng tư tưởng của sản xuất tiểu

nông, chưa có tác phong công nghiệp. Thái độ coi nhẹ kỷ luật, kỷ cương như đi

muộn về sớm, vi phạm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, vi phạm tiêu chuẩn

chất lượng công việc, quy trình công nghệ còn khá phổ biến. Đặc biệt là công

tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về ý thức kỷ luật lao động còn hạn chế, công

tác xử lý vi phạm kỷ luật có nhiều bất cập.

Do đó ngay từ bây giờ và trong thời gian tới theo kiến nghị của bản thân

em rất mong các cơ quan cán bộ có thẩm quyền hãy chỉnh đốn công tác kỷ luật

lao động, áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động trong tổ

chức mình nhằm ngày càng thực hiện tốt hơn công tác kỷ luật lao động từ đó

thúc đẩy thái độ, ý thức, bầu không khí làm việc tổ chức tốt hơn, sẽ thực hiện tốt

các nhiệm vụ đề ra.

25

Page 26: Adulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewIII. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ luật

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị nhân lực

Tác giả: ThS: Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS : Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên)

Nhà xuất bản lao động - xã hội 2004. (Trang 291 - 295)

2. Giáo trình tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp

Tác giả: Bộ môn kinh tế lao động trường Đại học kinh tế quốc dân

Nhà xuất bản giáo dục - 1994. (Trang 233 - 237)

3. Bộ luật lao động Việt Nam sửa đổi bổ sung 2002

4. Tìm hiểu về tuyển dụng, thôi việc, kỷ luật trách nhiệm vật chất của cán

bộ, công chức và người lao động.

Tác giả: Đào Thanh Hải. Nhà xuất bản lao động 1999.

26