· web viewdi truyỀn vÀ biẾn dỊ. chương 1: các thí nghiệm của men Đen. bài 1: men...

66
.. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen Bài 1: Men Đen và di truyền học A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức : - Nêu được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của DTH. - Trình bày được phương pháp phân tích cơ thể lai của Men Đen. - Hiểu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong DTH. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. - Rèn kỹ năng liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức vươn lên trong học tập, có niềm tin vào khoa học, vào bản thân. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Ảnh chân dung của Men đen, D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. II.Kiểm tra bài cũ: III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Tại sao gà chỉ đẻ ra gà mà không đẻ ra vịt? Hiện tượng đó gọi là gì? Ngành khoa học nào nghiên cứu những hiện tượng đó? 2/ Triển khai bài. hoạt động của thầy và trò nội dung kiến thức Hoạt động 1: 1. Di truyền học Tiết 1

Upload: others

Post on 28-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

.. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Chương 1: Các thí nghiệm của Men ĐenBài 1: Men Đen và di truyền học

A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Nêu được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của DTH.- Trình bày được phương pháp phân tích cơ thể lai của Men Đen.- Hiểu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong DTH.

2. Kỹ năng:- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.

3. Thái độ:- Có ý thức vươn lên trong học tập, có niềm tin vào khoa học, vào bản thân.

B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYGiải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.

C/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Ảnh chân dung của Men đen,D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: III. Nội dung bài mới:1/ Đặt vấn đề.

Tại sao gà chỉ đẻ ra gà mà không đẻ ra vịt? Hiện tượng đó gọi là gì? Ngành khoa học nào nghiên cứu những hiện tượng đó?2/ Triển khai bài.

hoạt động của thầy và trò nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV: Hãy thử dự đoán xem hiện tượng con cái sinh ra mang những đặc điểm giống bố mẹ là di truyền hay biến dị?HS suy nghĩ, trả lời từ đó GV khái quát thành khái niệm di truyền và biến dị.GV thông báo: DT và BD là 2 hiện tượng song song, gắn liền với nhau và với quá trình sinh sản. Từ đó GV

1. Di truyền học

- Di truyền là hiện tượng con cái sinh ra mang những đặc điểm giống bố mẹ, tổ tiên.

Tiết 1

Page 2:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

cho HS thử xác định nhiệm vụ, ý nghĩa của DTH.Liên hệ bản thân:GV phát phiếu học tập cho mỗi HS yêu cầu hoàn thành

Tính trạngBản thân học sinh

Bố Mẹ

Màu mắtMàu daHình dạng taiHình dạng mắt...HS hoàn thành phiếu, trình bày trước lớp, tự rút ra những đặc điểm di truyền, biến dị của bản thân.

Hoạt động 2:GV cho HS xem ảnh chân dung của Men đen, nói sơ lược về tiểu sử, nghiên cứu của Men đen.GV nhấn mạnh phương pháp nghiên cứu đọc đáo của Men đen.GV chiếu tranh H.1.2 cho HS quan sát, nêu những ưu điểm của đậu Hà Lan thuận lợi cho công tác nghiên cứu của Men đen.GV: Có nhận xét gì về đặc điểm của mỗi cặp tính trạng?Các nhóm thảo luận, trình bàyGV thống nhất ý kiến của các nhóm. HS tự rút ra kết luận.

Hoạt động 3GV đưa ra các ví dụ, yêu cầu HS khái quát thành khái niệm và lấy thêm một vài ví dụ cho mỗi thuật ngữ.

- Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra mang những đặc điểm khác nhau và khác với bố mẹ, tổ tiên ở nhiều chi tiết.

2.Men đen - Người đặt nền móng cho DTH (1822 - 1884)

* Kết luận: Các tính trạng trong cùng một cặp có sự tương phản với nhau gọi là cặp tính trạng tương phản.

3. Một số kí hiệu và thuật ngữ cơ bản của DTH.* Một số thuật ngữ:- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể. Ví dụ: Mắt đen, hạt vàng,...- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại

Page 3:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

GV có thể giải thích xuất xứ của từng kí hiệu để giúp HS dễ nhớ.

1-3 HS đọc kết luận chung SGK.

tính trạng. Ví dụ: Hạt trơn và hạt nhăn,...- Nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa,... - Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất thế hệ sau giống thế hệ trước.* Một số kí hiệu:P (parentes): Thế hệ bố mẹ.Dấu X kí hiệu phép lai.G (gamete): Giao tửF (filia): Thế hệ con♀: Cá thể (giao tử) cái♂: Cá thể (giao tử) đực* Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:- Lấy ví dụ về các cặp tính trạng tương phản ở người?

V. Dặn dò:- Học bài theo câu hỏi SGK.- Đọc: "Em có biết?".- Đọc bài: "Lai một cặp tính trạng".

Page 4:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Ngày soạn: ..../..../....... Tiết 2 Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNGA/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen.- Nêu được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.- Phát biểu được nội dung qui luật phân li và giải thích được qui luật theo quan điểm

của Men Đen.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích số liệu và kênh hình.- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.

3. Thái độ:- Quan điểm duy vật biện chứng, tình yêu và lòng tin vào khoa học.

B/ Phương phápGiải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: Bảng phụD/ Tiến trình bài dạy:I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: Đậu Hà lan có những cặp tính trạng tương phản nào?III. Nội dung bài mới:1/ Đặt vấn đề.

Khi nghiên cứu đối tượng đậu Hà lan Men đen đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm. Một trong những thí nghiệm cơ bản đầu tiên giúp ông tìm ra các qui luật di truyền là phép lai một cặp tính trạng. Vậy lai một cặp tính trạng là phép lai như thế nào? Men đen đã phát biểu định luật ra sao?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcGV: chiếu hình 2.1 SGK, giới thiệu cách thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà lan.GV: Vì sao phải cắt nhị trên hoa của cây chọn làm mẹ? Vì sao không cần cắt nhụy trên hoa của cây chọn làm bố?

Hoạt động 1: Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2

GV yêu cầu HS nghiên cứu phần thông tin SGK mục 1 và nội dung bảng 2 thảo luận nhóm trả lời các câu

1. Di truyền học

- Kiểu gen là tổ hợp tất cả các

Page 5:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

hỏi:Kiểu gen là gì? Kiểu hình là gì? Tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 như thế nào?GV lưu ý cho HS khái niệm KG, KH trong thực tế nghiên cứu.

Hoạt động 2: Điền từ vào ô trốngDựa vào kết quả hoạt động 1, GV phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thảo luận điền các cụm từ thích hợp vào ô trống để hoàn thiện nội dung định luật.GV cho HS đọc lại nội dung khái niệm.GV đưa qua các quan niệm về sự di truyền đương thời Men đen. Men đen có quan điểm như thế nào?

Hoạt động 3: Xác định tỉ lệ GF1 và F2 GV yêu cầu HS thảo luận tìm tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ kiểu gen ở F2.Vì sao ở F2 tỉ lệ kiểu hình là 3:1GV chiếu hình 2.3 chốt lại cách giải thích kết quả thí nghiệm của Men đen.1-3 HS đọc kết luận chung SGK.

gen của cơ thể.- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

Đáp án: Từ cần điền1/ Đồng tính2/ 3 trội : 1 lặn

2.Men đen giải thích kết quả thí nghiệm

- Nhân tố di truyền.- Giao tử thuần khiết.* Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:- Đọc nội dung định luật phân li?- Làm bài tập 4 SGK?

V. Dặn dò:- Học bài theo câu hỏi SGK.- Đọc bài: "Lai một cặp tính trạng" (tt). Kẻ bảng 3 vào vở bài tập.

------------------------------------------------------------------------ Duyệt ngày: 13/8/2012 P. hiệu trưởng

Nguyễn Quốc LĩnhNgày soạn: ..../..../.......

Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TT)A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Hiểu, trình bày được mục đích, nội dung và ứng dụng của phép lai phân tích.

Tiết 3

Page 6:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

- Giải thích được các điều kiện nghiệm đúng của ĐLPL, biết được ý nghĩa của định luật trong sản xuất.

- Phân biệt được sự di truyền tội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ phân tích, so sánh.- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.

3. Thái độ:- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, ý thức đúng trong lao động sản xuất.

B/ Phương phápGiải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: Bảng phụ hình 3 SGK trang 12D/ Tiến trình bài dạy:I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: 1/ Phát biểu nội dung qui luật phân li? 2/ Viết sơ đồ lai giải thích qui luật phân li của Men đen?III. Nội dung bài mới:1/ Đặt vấn đề.

Trong kết quả lai một cặp tính trạng của Men đen xuất hiện 3 kiểu hình trội. Làm thế nào để biết cá thể nào thuần chủng, cá thể nào không?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV chiếu lại H.2.3, lưu ý HS các khái niệm: Thể đồng hợp, thể dị hợp.GV yêu cầu HS xác định kết quả 2 phép lai ở lệnh▼ thứ nhất?Cá nhân HS nghiên cứu, hoàn thành lệnh. GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày.

3. Lai phân tích

* PL1: P: Hoa đỏ X Hoa trắng AA aaGP: A aF1: Aa (Hoa đỏ)* PL2: P: Hoa đỏ X Hoa trắng Aa aaGP: A,a a

Page 7:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Từ kết quả trên, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ.

GV cho HS đọc lại nội dung phép lai phân tích.

Hoạt động 2: GV lấy một vài ví dụ về tương quan trội lặn trên vật nuôi, cây trồng và con người.GV nhấn mạnh: Muốn xác định tương quan trội lặn của một cặp tính trạng cần tiến hành phương pháp phân tích thế hệ lai của Men đen. GV: Muốn xác định độ thuần chủng của một giống thì phải sử dụng phép lai nào?Hãy nêu rõ nội dung của phép lai đó?

Hoạt động 3: GV đưa ra ví dụ:Pt/c: Hoa đỏ X Hoa trắng AA aaF1 Aa (Hoa hồng) Hãy nhận xét về kết quả của phép lai và tính trạng xuất nhiện ở F1?Hãy cho biết kết quả ở F2 sẽ như thế nào nếu cho F1 tự thụ phấn? Kết quả này có đúng với đụnh luật phân li của Men đen hay không?GV chiếu tranh H.3 SGK yêu cầu HS thực hiện lệnh.Lớp thống nhất ý kiến. GV giúp HS hoàn thiện

F1: 1Aa (Hoa đỏ) : 1aa (Hoa trắng)* Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.4. Ý nghĩa tương quan trội lặn

- Dùng phép lai phân tích, tức là đem cơ thể mang tính trạng trội lai với cơ thể mang tính trạng lặn để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội5. Trội không hoàn toàn

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1

biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1.

Page 8:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

1-3 HS đọc kết luận chung SGK. Kết luận chung: SGKV. Củng cố:

- Hoàn thành bảng 3 SGK trang 13V. Dặn dò:

- Học bài theo câu hỏi SGK, làm bài tập 4 trang 13 SGK- Đọc bài: "Lai hai cặp tính trạng". Kẻ bảng 4 vào vở bài tập.

Ngày soạn: ..../..../.......

Bài 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (T1)A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen, biết phân tích thí nghiệm

- Phát biểu được nội dung quy luật PLĐL, giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ phân tích kết quả nhận định.3. Thái độ:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.B/ Phương pháp

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.C/ Chuẩn bị:Giáo viên: Bảng phụ hình 4 SGK.Học sinh: Kẻ phiếu học tập trang 15 SGK.D/ Tiến trình bài dạy:I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: Muốn biết một cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen như thế nào thì phải làm gì? Làm như thế nào?III. Nội dung bài mới:1/ Đặt vấn đề.

Khi lai hai cặp tính trạng thì sự di truyền của mỗi cặp tính trạng sẽ như thế nào? Chúng có phụ thuộc vào nhau hay không?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV giới thiệu qua tranh phóng to H.4 SGK toàn bộ thí nghiệm của Men đen.

1. Thí nghiệm của Men đena/ Thí nghiệm:

Tiết 4

Page 9:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Yêu cầu HS tóm tắt thí nghiệm bằng sơ đồ.Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 4 SGK.

GV yêu cầu và hướng dẫn HS phân tích sự di truyền của từng cặp tính trạng:Xác định các cặp tỷ lệ:

?Vang

Xanh

?NhanTron

Tỷ lệ mỗi cặp tính trạng ở F2 như thế nào? Có giống với quy luật phân li không?Từ hoạt động phân tích, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trang 15 SGK. Từ đó rút ra nội dung của quy luật phân li.

GV gọi 1 - 2 HS đọc lại nội dung quy luật.

Hoạt động 2: Trong 4 nhóm kiểu hình ở F2 những nhóm nào không có ở thế hệ bố mẹ.HS suy nghĩ trả lời.GV: Vàng, nhăn và xanh, trơn là các kiểu hình khác với bố mẹ và người ta gọi đó là các biến dị tổ hợp.GV lấy thêm một vài ví dụ về biến dị tổ hợp trong đời sống sản xuất.Biến dị tổ hợp là gì?Biến dị tổ hợp xuất hiện trong những trường hợp nào?

1-3 HS đọc kết luận chung SGK.

Pt/c: Vàng, trơn X Xanh, nhăn F1: 100% Vàng, trơn F1 x F1: 315 Vàng, trơn 108 Vàng, nhăn 101 Xanh, trơn 32 Xanh, nhănb/ Phân tích:- Tỷ lệ kiểu hình F2: 9/16 Vàng, trơn 3/16 Vàng, nhăn 3/16 Xanh, trơn 1/16 Xanh, nhăn- Tỷ lệ từng cặp tính trạng:

13Vang

Xanh

13

NhanTron

c/ Nội dung:Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập thì F2 có tỷ lệ kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó.2.Biến dị tổ hợp

- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.- Biến dị tổ hợp xuất hiện ở các loài sinh

Page 10:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

sản hữu tính (Loài giao phối).Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:- Sự di truyền của các cặp trính trạng có phụ thuộc vào nhau không?- Trả lời câu hỏi 1 SGK trang 16.

V. Dặn dò:- Học bài theo câu hỏi SGK, - Đọc bài: "Lai hai cặp tính trạng"(tt). Kẻ bảng 5 vào vở bài tập.

------------------------------------------------------------------------ Duyệt ngày: 17/8/2012 P. hiệu trưởng

Nguyễn Quốc Lĩnh --------------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: ..../..../.......

Bài 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (T2)A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Giải thích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen.- Phát biểu được nội dung quy luật PLĐL, phân tích được ý nghĩa của quy luật đối

với chọn giống và tiến hoá.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ quan sát, phân tích kênh hình.3. Thái độ:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.B/ Phương pháp

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.C/ Chuẩn bị:Giáo viên: Bảng phụ hình 5 SGK.Học sinh: Kẻ phiếu học tập bảng 5 SGK.D/ Tiến trình bài dạy:I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.

Tiết 5

Page 11:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

II.Kiểm tra bài cũ: Căn cứ vào đâu mà Men Den cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau?III. Nội dung bài mới:1/ Đặt vấn đề.

Men đen đã giải thích kết quả của mình như thế nào để đi đến kết luận về nội dung quy luật? Quy luật của Men đen có ý nghĩa như thế nào? 2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV chiếu tranh phóng to H.5 SGK, nghiên cứu SGK. Yêu cầu HS thảo luận:- Giải thích tại sao ở F2 có 16 hợp tử?GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi phụ để hướng dẫn cho HS:+ Khi nào thì hợp tử được hình thành?+ F1 có kiểu gen giống nhau vậy thì số loại giao tử của chúng có bằng nhau không?+ Số 16 là tích của 2 số giống nhau nào?+ Vì sao F1 lại tạo ra 4 loại giao tử?+ Tỷ lệ các loại giao tử của F1 có bằng nhau không? Vì sao?- Điền nội dung phù hợp vào bảng 5?GV có thể gợi ý:+ Thống kê tất cả các kiểu gen giống nhau.+ Những kiểu gen nào cùng quy định một kiểu hình thì cộng lại với nhau.Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 5 SGK.GV chiếu bảng 5 (phần phụ lục)

Hoạt động 2GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục IV SGK. Trả lời các câu hỏi:+ Vì sao ở các loài giao phối số lượng biến dị tổ hợp rất phong phú?

3. Men đen giải thích kết quả thí nghiệm

- Do các nhân tố di truyền phân li độc lập nên F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau.- 4 loại giao tử đực kết hợp với 4 loại giao tử cái trong quá trình thụ tinh tạo thành 16 kiểu tổ hợp (16 hợp tử).

4. ý nghĩa của định luật PLĐL

+ ở các loài giao phối (SV bậc cao) kiểu gen gồm rất nhiều gen và các gen thường tồn tại ở trạng thái dị hợp nên tạo ra rất nhiều loại giao tử khác nhau. Sự tổ hợp

Page 12:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

+ Biến dị tổ hợp phong phú có ý nghĩa gì? Vì sao?GV đưa thêm một số thông tin ở phần thông tin bổ sung (SGV) để làm rõ thêm.

GV có thể lấy một vài ví dụ về sự nghèo nàn biến dị tổ hợp trong cuộc sống cũng như trong tự nhiên để làm rõ ý nghĩa này.1-3 HS đọc kết luận chung SGK.

ngẫu nhiên của các loại giao tử này tạo nên nguồn biến dị tổ hợp rất phong phú.+ Số biến dị tổ hợp càng nhiều tạo ra càng nhiều cơ hội lựa chọn cho con người trong chọn giống. Đối với một loài trong tự nhiên thì càng có nhiều cơ hội để tồn tại.Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:- Làm bài tập số 4 SGK.

V. Dặn dò:- Học bài theo câu hỏi SGK - Đọc kỹ bài thực hành.

KH F2

Tỷ lệHạt Vàng, trơn Hạt Xanh, trơn Hạt Vàng, nhăn Hạt Xanh, nhăn

Tỷ lệ của mỗi kiểu gen F2

1AABB2 AaBB2 AABb4 AaBb9 A-B-

1 aaBB2 aaBb

3 aaB-

1 AAbb2 Aabb

3A-bb

1 aabb

1aabbTỷ lệ kiểu hình ở F2

9 3 3 1

Ngày soạn: ..../..../....... Bài 6: Thực hành:

TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI

A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Biết cách xác định xác suất của 1 và 2 sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo đồng kim loại

- Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỷ lệ các loại giao tử và tỷ lệ KG ở F2 trong phép lai một cặp tính trạng của Men đen.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ quan sát, phân tích.

Tiết 6

Page 13:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

- Rèn kỹ năng thực hành.3. Thái độ:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.- Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.

B/ Phương pháp dạy họcGiải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: Chuẩn bị đồng kim loại 2 mặt đủ cho các nhóm.Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.D/ Tiến trình bài dạy:I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II. Nội dung bài mới:1/ Đặt vấn đề.MenDen đã làm thế nào để phân tích kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả đó?2/ Triển khai bài.

hoạt động của thầy và trò nội dung kiến thức

GV cho 1 - 2 HS đọc phần I. SGK.

Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS gieo đồng xu và thu thập số liệu: + Cầm đứng cạnh, thả rơi tự do từ một độ cao xác định.+ Quan sát, xác định mặt trên của đồng kim loại là sấp (S) hay ngữa (N).+ Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1 và liên hệ với tỷ lệ các loại giao tử sinh ra từ F1: Aa

Hoạt động 2GV yêu cầu HS thực hiện như hoạt động 1:+ Gieo đồng thời 2 đồng kim loại.

I. Mục tiêu: - SGKII. Chuẩn bị:Như đã dặn ở bài trước.III. Nội dung:1. Gieo 1 đồng xu

P(S) = 1/2P(N) = 1/2

P(A) = 1/2 P(a) = 1/22. Gieo hai đồng kim loại

Page 14:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

+ Theo dõi, xác định 1 trong 3 trường hợp có thể xuất hiện trong 1 lần gieo: SS, SN, NN.+ Thống kê kết quả vào bảng 6.2 và liên hệ với tỷ lệ các kiểu gen ở F2 trong phép lai 1 cặp tính trạng.GV lưu ý HS số lần gieo trong mỗi thí nghiệm được lặp lại từ 100 - 200 lần.

GV hướng dẫn và yêu cầu HS viết bài thu hoạch vào vở theo mẫu SGK.GV kiểm tra bài thu hoạch của từng HS . Nhận xét, cho điểm một số bài thực hành có chất lượng.

P(SS) = P(S).P(S) = 1/2 . 1/2 = 1/4P(SN) = P(S).P(N) = 1/2 . 1/2 = 1/4P(NN) = P(N).P(N) = 1/2 . 1/2 = 1/4 KG F2:P(AA) = P(A).P(A) = 1/2 . 1/2 = 1/4P(Aa) = 2.P(A).P(a) = 2. 1/2 . 1/2 = 1/2P(aa) = P(a).P(a) = 1/2 . 1/2 = 1/4IV. Thu hoạch

V. Củng cố:- GV cho HS trả lời câu hỏi đặt ra từ đầu bài.

V. Dặn dò:- Làm các bài tập chương I

- ----------------------------------------------------------------------- Duyệt ngày: 24 /8/2012 P. hiệu trưởng

Nguyễn Quốc Lĩnh ------------------------------------------------------------------------

Page 15:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Ngày soạn: ..../..../....... Bài 7: BÀI TẬP

A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Vận dụng được lý thuyết vào giải bài tập2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ phân tích dạng bài, giải bài tập trắc nghiệm.3. Thái độ:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân. Trung thực, khách quan.B/ Phương pháp dạy học

Hợp tác nhómC/ Chuẩn bị:Giáo viên: Bài tập, đáp án.Học sinh: Làm trước bài tập ở nhà.D/ Tiến trình bài dạy:I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại nội dung các quy luật di truyền của Men đen?III. Nội dung bài mới:1/ Đặt vấn đề.

Để hiểu các quy luật di truyền của Men đen cũng như vận dung để giải các bài toán thì trước hết cần rèn luyện kỹ năng giải bài tập.2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV chia bảng, gọi 4 HS lên bảng làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 22 - 23 SGK4 HS lên bảng hoàn thành bài tập. Cả lớp làm vào giấy, chú ý quan sát, nhận xét, bổ sung.GV nhận xét, cho điểm

1. Bài tập lai một cặp tính trạng

Đáp án:1 - a2 - d3 - d4 - b hoặc c

Tiết 7

Page 16:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Hoạt động 2GV rèn luyện cho HS cách viết giao tử của các kiểu gen khác nhau bằng các bài tập:Viết giao tử của các cơ thể có kiểu gen sau:a/ AaBbb/ AABbc/ AaBbDdd/ AaBBddGV gọi 4 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm vào giấy nháp. Xác định tỷ lệ các loại giao tử trong các trường hợp trên.GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 4 trang 19 và 5 trang 23 SGK.GV yêu cầu HS lý giải sự lựa chọn của mình.GV cho điểm.

2. Bài tập lai hai cặp tính trạng

a. AB : Ab : aB : abb. AB : Abc. ABD : ABd : AbD : Abd : aBD : aBd : abD : abdd. ABd : aBd

BT 4 (Trang 19): AABB.BT 5 (Trang 23): d: Aabb x aaBB

V. Củng cố:- GV nhận xét tinh thần chuẩn bị, thái độ học tập của HS.

V. Dặn dò:- GV giao bài tập về nhà cho HS.- Đọc bài 8: Nhiễm sắc thể..................................................................................................................................

Ngày soạn: ..../..../.......

Chương II: NHIỄM SẮC THỂNHIỄM SẮC THỂ

A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài. - Mô tả được cấu trúc điển hình và chức năng của NST đối với sự di truyền các tính

trạng.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.3. Thái độ:

Tiết 8

Page 17:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.B/ Phương pháp

Hợp tác nhóm, đàm thoại, giải quyết vấn đề.C/ Chuẩn bị:Giáo viên: Bảng 8, ảnh bộ NST người, cấu trúc hiển vi của NST.D/ Tiến trình bài dạy:I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II. Nội dung bài mới:1/ Đặt vấn đề.

GV giới thiệu về chương II. Các loài khác nhau được đặc trưng về những đặc điểm nào của bộ NST?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV chiếu bảng 8 SGK: Số lượng bộ NST của một số loài. Đưa ra hệ thống câu hỏi:+ Bộ NST lưỡng bội của loài có số lượng như thế nào?+ Số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài đó không.HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:GV cho HS quan sát H.8.2. Nhận xét về hình dạng của NST.HS quan sát, nhận xét, tự rút ra kết luận.

Hoạt động 2GV yêu cầu HS quan sát H.8.4 - 5, đọc thông tin SGK.Xác định thành phần cấu trúc của NST ở số 1 và số 2.HS tự rut ra kết luận sau khi thảo luận.

1. Tính đặc trưng của bộ NST

- Trong tế bào xôma, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm hai NST giống nhau về hình thái, cấu tạo, kích thước tạo nên bộ NST lưỡng bội có số lượng đặc trưng cho mỗi loài (2n). Trong tế bào giao tử, bộ NST chỉ còn lại một nửa: bộ NST đơn bội (n).- Bộ NST của mỗi loài còn được đặc trưng về hình dạng: Hình hạt, hình que, hình dấu phẩy,... Tế bào của mỗi laòi sinh vật được đặc trưng về số lượng và hình dạng.2. Cấu trúc của NST

Quan sát dưới kính hiển vi quang học ở kì giữa của quá trình phân bào, NST có cấu trúc điển hình như sau:+ Mỗi NST gồm 2 crômatit (1) gắn với nhau ở tâm động (2) (eo thứ nhất). Một số NST còn có eo thứ 2 (thể kèm).

Page 18:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Hoạt động 3GV thuyết giảng để gợi lên mối quan hệ giữa nhân tố di truyền - gen - NST.

1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

+ Mỗi Crômatit gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và Prôtêin loại Histon.3. Chức năng của NST+ NST là cấu trúc mang gen (Nhân tố di truyền). Mỗi gen nằm ở vị trí xác định trên NST.+ Gen có bản chất là ADN. ADN có khả năng tự sao và nhờ vậy NST mới tự nhân đôi được trong quá trình phân bào. Qua đó các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.*Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:- Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

V. Dặn dò:- Học, trả lời câu hỏi SGK

- Đọc bài Nguyên phân. Kẻ bảng 9.1, bảng 9.2 (Cột 1 và 3). ------------------------------------------------------------------------ Duyệt ngày: 07/9/2012 P. hiệu trưởng

Nguyễn Quốc Lĩnh.............................................................................................................................

Bài 9: NGUYÊN PHÂNA/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Trình bày được sự biến đổi hình thái của NST trong chu kỳ phân bào. Các diễn biến của NST qua các kỳ của quá trình NP.

Tiết 9

Page 19:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

- Phân tích được ý nghĩa của NP đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.3. Thái độ:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.B/ Phương pháp

Hợp tác nhóm, đàm thoại.C/ Chuẩn bị:Giáo viên: H.9.2 - 3, bảng 9.2.Học sinh: Kẻ bảng 9.1 - 2 vào vở bài tập.D/ Tiến trình bài dạy:I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu trúc hiển vi của NST?III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề.

Trong kỳ giữa của quá trình phân bào NST có cấu trúc đặc trưng. Nhưng các kỳ khác thì NST có sự biến đổi như thế nào?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcGV chiếu bảng H.9.1 SGK: + Quá trình phân chia tế bào diễn ra qua mấy giai đoạn chính?

Hoạt động 1:GV chiếu H.9.2 SGK , lưu ý HS về mức độ đóng, duỗi xoắn và trạng thái đơn, kép của NST. Hoàn thành bảng 9.1.HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:

Quá trình phân chia tế bào gồm 2 giai đoạn chính:+ Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Chiếm 90% thời gian của quán trình phân bào.+ Giai đoạn phân chia: Gồm 4 kỳ (Đầu, giữa, sau, cuối).1. Biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào.

Tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng về số lượng và hình dạng.

Page 20:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Hoạt động 2GV yêu cầu HS quan sát H.9.3, nhấn mạnh sự nhân đôi và hình thái của NST qua các kỳ, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, xác định các diễn biến cơ bản của NST ở các kỳHS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành bảng. GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận.

Hoạt động 3GV nêu câu hỏi:+ Bộ NST ở tế bào con như thế nào so với tế bào mẹ?+ NP làm cho số lượng tế bào trong cơ thể biến đổi như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?+ Cơ sở khoa học của các biện pháp giâm, chiết, ghép ở thực vật là gì?HS dựa vào kết quả của quá trình NP cũng như kiến thức thực tế trả lời. GV bổ sung thêm. Từ đó rút ra kết luận.1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

2. Những diễn biến của NST trong chu kỳ tế bào

Kết luận: Bảng (Phần phụ lục)3. Ý nghĩa của nguyên phân

+ Quá trình nguyên phân sao chép nguyên vẹn bộ NST của TB mẹ cho 2 TB con.+ Số lượng TB tăng lên giúp cơ thể sinh trưởng.+ Đối với các loài sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, nguyên phân giúp tạo ra cơ thể hoặc cơ quan mới.

*Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:- Sử dụng bài tập 2, 3, 4 SGK.

V. Dặn dò:- Học, trả lời câu hỏi SGK và bài tập cuối bài vào vở bài tập.- Đọc bài Giảm phân. Kẻ bảng 10 vào vở.

VI. Phụ lục:Kỳ Những diễn biến cơ bản của NST

Đầu - NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt.- Các NST kép đính với nhau và với các sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động.

Giữa- Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài.- Các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

Sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về mỗi cực của

Page 21:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

TB.Cuối - Các NST đơn dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc...........................................................................................................................................

Bài 10: GIẢM PHÂNA/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Trình bày được sự biến đổi hình thái của NST trong các kỳ của quá trình giảm phân. Các diễn biến của NST qua các kỳ của quá trình GP.

- Nêu được đặc điểm khác nhau giữa GPI, GPII và NP.- Phân tích được ý nghĩa của hiện tượng tiếp hợp.

2. Kỹ năng:- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.- Có quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng.

B/ Phương phápHợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: H.10 SGKHọc sinh: Kẻ bảng 10 vào vở bài tập.D/ Tiến trình bài day:I.Ổn định lớp:

Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: III.Nội dung bài mới: Trình bày những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ của quá trình NP?1/ Đặt vấn đề.

Trong bài 8 chúng ta đã biết ở tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội (2n), tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội (n). Vậy, tế bào đơn bội được tạo ra như thế nào? Quá trình đó coá gì giống và khác so với quá trình NP mà chúng ta vừa được học?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcGV giảng giải: + Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân

Tiết 10

Page 22:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

chia liên tiếp (giảm phân I và giảm phân II), nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kỳ trung gian trước lần phân bào thứ nhất. Mỗi lần phân bào đều diễn ra qua 4 kỳ: đầu, giữa, sau, cuối.

Hoạt động 1:GV chiếu H.10 SGK. Yêu cầu HS: Quan sát hình, đọc thông tin SGK cho biết những diễn biến cơ bản của GPI?HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:

GV lưu ý cho HS: Trong cặp NST kép tương đồng, một NST kép có nguồn gốc từ bố, một NST kép có nguồn gốc từ mẹ.

+ Em có nhận xét gì về nguồn gốc bộ NST kép đơn bội ở 2 tế bào con của GPI?

Hoạt động 2GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi: Những diễn biến của NST trong GPII?HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận.

1. Những diễn biến cơ bản của NST trong GPI.

+ Kỳ đầu: NST đóng xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiến lại gần nhau, bắt chéo nhau (Sự tiếp hợp), có thể xảy ra trao đổi một đoạn NST cho nhau sau đó tách ra.+ Kỳ giữa: Các NST đóng xoắn cực đại, tập trung thành 2 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.+ Kỳ sau: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về mỗi cực của tế bào.+ Kỳ cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới hình thành tạo nên 2 tế bào có bộ NST kép đơn bội (n NST kép). 2. Những diễn biến cơ bản của NST trong GPII

+ Kỳ đầu: NST co lại, thấy rõ số lượng NST kép trong bộ NST đơn bội.+ Kỳ giữa: NSt tập trung thành 1 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc mới.

Page 23:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

+ Kỳ sau: Mỗi NST đơn trong NST kép tách nhau ra và phân li độc lập về mỗi cực của tế bào.+ Kỳ cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (n NST đơn) * Kết quả: Từ một tế bào lưỡng bội (2n) qua quá trình giảm phân tạo thành 4 tế bào đơn bội (n)*Kết luận chung: SGK

V.Củng cố:- Sử dụng bài tập 4 SGK.

VI.Dặn dò:- Học, trả lời câu hỏi SGK.- Đọc bài Giảm phân. Kẻ bảng sau vào vở.

Giai đoạn Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực

GPI

GPII

Kết quả

.............................................................................................................................. Duyệt ngày : 14 thỏng 9 năm 2012 P. Hiệu trưởng

Nguyễn Quốc Lĩnh.............................................................................................................................

Page 24:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Bài 11: SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINHA/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Nêu được quá trình phát sinh giao tử ở động vật và thực vật có hoa- Phân biệt được quá trình phát sinh giao tử đực và cái.- Hiểu và giải thích được bản chất của quá trình thụ tinh.

2. Kỹ năng:- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.- Có quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng.

B/ Phương phápHợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: H.11 SGK Học sinh: Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập.D/ Tiến trình bài dạy:I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phútCõu 1: Nêu diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì giảm phân.Cõu 2: So sánh nguyên phân và giảm phânIII. Nội dung bài mới:

Tiết 11

Page 25:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

1/ Đặt vấn đề.Các tế bào con được tạo ra qua giảm phân đã gọi là giao tử chưa? Quá trình hình

thành giao tử như thế nào? sau khi hình thành các giao tử kết hợp với nhau như thế nào để tạo nên hợp tử? Bản chất của quá trình này là gì?

2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Page 26:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Hoạt động 1:GV chiếu H.11 SGK. Yêu cầu HS: Quan sát hình, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:Quá trinh phát sinh giao tử đực và cái có đặc điểm gì giống và khác nhau?HS độc lập tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện đáp án:

Hoạt động 2GV yêu cầu HS quan sát lại hình 11 SGK, nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi:+ Bản chất của quá trình thụ tinh là gì?+ Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và cái lại tạo được hợp tử chứa các tổ họp NST khác nhau về nguồn gốc.HS tự nghiên cứu trả lời.GV bổ sung, chốt:

Hoạt động 3GV yêu cầu HS nghiên cứu lại hoạt động 1 và 2. Nêu ý nghĩa của quá trình GP và thụ tinh?

1. Những diễn biến cơ bản của NST trong GPI.

* Giống nhau:- Các tế bào mầm đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần để tạo ra noãn nguyên bào và tinh nguyên bào.- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử.* Khác nhau: (Bảng phần phụ lục)

2. Quá trình thụ tinh

+ Bản chất của quá trình thụ tinh là sự kết họp 2 bộ nhân đơn bội (n) hay tổ hợp 2 bộ NST của giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.+ Các hợp tử chứa bộ NST khác nhau về nguồn gốc vì trong quá trình phát sinh giao tử các NST trong cặp tương đồng phân li độc lập và trong quá trình thụ tinh các giao tử lại tổ hợp một cách ngẫu nhiên.

3. ý nghĩa của quá trình GP và thụ tinhTB1 GP GT♂ TT Hợp tử NP Cơ thểNB1 GP GT♀

Sự kết hợp của 3 quá trình NP, GP và thụ tinh có ý nghĩa gì đối với các loài sinh

- Gp tạo ra các giao tử có bộ NST khác

Page 27:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

sản hữu tính?

1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

nguồn gốc.- Thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử tạo nên các hợp tử khác nhau. Từ đó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú đóng góp vào quá trình chọn giống và tiến hoá.*Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:- Sử dụng bài tập 4 SGK.

V. Dặn dò:- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập SGK.- Đọc mục "Em có biết?"- Đọc kỹ bài 12

VI. Phụ lụcPhát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực

GPI- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho 1 thể cực thứ nhất và 1 noãn bào bậc 2.

- Tinh bào bậc 1 qua GPI cho 2 tinh bào bậc 2

GPII

Noãn bào bậc 2 qua GPII tạo ra 1 thể cực thứ 2 (nhỏ) và 1 tế bào trứng (lớn); Thể cực 1 cho 2 thể cực nhỏ

Tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh trùng

Kết quả

Từ 1 noãn bào bậc 1 qua GP cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng. Trong đó, cỉ có 1 tế bào trứng tham gia vào quá trình thụ tinh

Từ 1 tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 tinh trùng, cả 4 tinh trùng này đều tham gia vào quá trình thụ tinh

Page 28:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Bài 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNHA/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Nêu được đặc điểm của NST giới tính.- Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính.- Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.

2. Kỹ năng:- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.- Có quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng.- Phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến

B/ Phương pháp.Hợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: H.12.1 - 2 SGKHọc sinh: Đọc bài trước ở nhà.D/ Tiến trình bài dạy:I.Ổn định lớp:

Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: III.Nội dung bài mới: 1/ Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật? 2/ Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính bộ NST lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?1/ Đặt vấn đề.

Tại sao ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính lại có hai giới? Giới đực và giới cái? Vậy yếu tố nào quy định tính đực và tính cái? Sự phân hoá giới tính có chịu tác động của các nhân tố trong môi trường hay không?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV chiếu H.12.1 SGK. Yêu cầu HS: 1. NST giới tính

Tiết 12

Page 29:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Quan sát hình, đọc thông tin SGK cho biết những đặc điểm cơ bản của NST giới tính?GV nhấn mạnh: không chỉ tế bào sinh dục mới có NST giới tính mà tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có NST giới tính.HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:GV nêu vấn đề: Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự coá mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào:ĐV có vú, ruồi giấm, cây gai: Cái: XX Đực: XYBò sát, ếch nhái, chim: Cái: XY Đực: XX

Hoạt động 2GV chiếu H.12.2 SGK, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:+ Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?+ Sự thụ tinh giữa các trứng và tinh trùng nào để tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?+ Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1?HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận.

Hoạt động 3

GV yêu cầu HS đọc SGK mục III, nêu

- Trong tế bào lưỡng bội (2n), ngoài các NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng còn có 1 cặp NST giới tính XX (tương đồng) hoặc XY (không tương đồng).- NST giới tính mang gen qui định tính đực (cái) và các tính trạng thường liên quan với giới tính. 2. Cơ chế NST xác định giới tính

- Qua giảm phân người mẹ cho một loại trứng chứa NST X, còn người bố cho hai loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau.- Sự thụ tinh giữa tinh trùng chứa NST X với trứng tạo thành hợp tử XX phát triển thành con gái. Còn tinh trùng chứa NST Y thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử XY phát triển thành con trai.- Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1 vì hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau và tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính- Sự phân hoá giới tính không hoàn toàn

Page 30:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính của sinh vật?

1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

phụ thuộc vào cặp NST giới tính mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, hoá chất, ánh sáng,...- Ví dụ: + Dùng Mêtyl Testosteron có thể biến cá vàng cái thành cá vàng đực.+ Rùa: t0 ≤ 280C trứng phát triển thành rùa đực, t0 ≥ 320C trứng phát triển thành rùa cái.*Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:- Sử dụng bài tập 5 SGK.

V.Dặn dò:- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.- Làm thêm hai bài tập sau:BT: ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng trội so với gen a qui định hạt xanh. B -

hạt trơn, b - hạt nhăn. Lai giữa 2 cây đậu Hà lan T/c Vàng, trơn với Xanh, nhăn. Hỏi:a. F1 có KG, KH như thế nào? Sơ đồ lai?b. Lai phân tích F1 thì kết quả sẽ như thế nào? Sơ đồ lai?.............................................................................................................................. Duyệt ngày: 21 tháng 9 năm 2012 P. hiệu trưởng

Nguyễn Quốc Lĩnh

Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾTA/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Giải thích được thí nghiệm của Morgan.- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt đối với chọn giống.

2. Kỹ năng:- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

Tiết 13

Page 31:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

3. Thái độ:- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.

B/ Phương phápHợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuârn bị:Giáo viên: H.13 SGK; Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.D/ Tiến trình bài daỵ:I.Ổn định lớp:

Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ:

Làm bài tập 1 và 2 đã cho ở bài trước.III.Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề.

Từ bài toán nhận thức ở phần kiểm tra bài cũ, tuỳ vào kết quả làm bài của HS mà GV có thể hướng HS vào các tình huống có vấn đề cần giải quyết.2/ Triển khai bài.

hoạt động của thầy và trò nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV chiếu chân dung Morgan và H.13 SGV, giới thiệu sơ lược về tiểu sử của Morgan và đối tượng nghiên cứu của ông: Ruồi giấm. GV gọi 1 HS đọc lại thí nghiệm của Morgan.+ Thế nào là lai phân tích?GV chiếu H.13 SGK, Yêu cầu HS: Quan sát hình, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:+ Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1 : 1, Morgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một cặp NST?+ Hiện tượng di truyền liên kết là gì?HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:

1. Thí nghiệm của Morgan

- Ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử là bv còn ruồi đực F1 cũng chỉ cho 2 loại giao tử là BV và bv mà không phải là 4 loại giao tử như ở quy luật phân li độc lập. Do đó các gen quy định màu sắc thân và dạng cánh phải cùng nằm trên 1 NST và liên kết với nhau.- DT liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính

Page 32:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

ở quy luật PLĐL, ngoài các KH giống bố mẹ còn xuất hiện các biến dị tổ hợp. Trong thí nghiệm của Morgan các em có thấy xuất hiện các biến dị tổ hợp không? Điều này có ý nghĩa gì?

Hoạt động 2GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK trả lời câu hỏi:DT liên kết có ý nghĩa gì?GV lấy ví dụ: ở ruồi giấm chỉ có 4 cặp NST nhưng có đến 5000 gen. Vậy các gen nằm như thế nào trên các NST?+ Các gen cùng nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết. Khi phát sinh giao tử thì cùng phân li về 1 giao tử.HS nghiên cứu SGK, dựa vào các gợi ý của GV cùng thảo luận, thống nhất ý kiến.GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận. GV lấy một vài ví dụ về kinh nghiệm dân gian trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

trạng được quy định bởi các gen trên cùng một NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.

2. Cơ chế NST xác định giới tính

- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bèn vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau hoặc loại bỏ những tính trạng xấu đi kèm với nhau.

*Kết luận chung: SGK

V.Củng cố:- So sánh kết quả lai phân tích trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền

liên kết.V.Dặn dò:

- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.- Ôn lại kiến thức về sử dụng kính hiển vi.

Bài 14: THỰC HÀNHQUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ

A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

Tiết 14

Page 33:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

- Nhận dạng được NST ở các kỳ của quá trình phân bào.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, vẽ hình, kỹ năng sử dụng KHV.3. Thái độ:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, ý thức nghiêm túc, trung thựcB/ Phương pháp

Thực hành.C/ Chuẩn bị:Giáo viên: Kính hiển vi, tiêu bản đủ cho các nhómHọc sinh: Đọc bài trước ở nhà, ôn lại kiến thức về sử dụng và bảo quản KHV.D/ Tiến trình baì daỵ:I.Ổn định lớp:

Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là di truyền liên kết? DTLK có ý nghĩa gì?III.Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề.

Nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức về quá trình phân bào. Hôm nay chúng ta cùng quan sát sự biến đổi hình thái của NST qua các kỳ của quá trình nguyên phân2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcGV nêu yêu cầu bài thực hành và giới thiệu các dụng cụ thực hành. Yêu cầu một vài HS nêu lại cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi.HS nhớ lại kiến thức cũ, trình bày.

Hoạt động 1:GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (5-6 HS), giao cho mỗi nhóm một KHV và 1 hộp tiêu bản.GV yêu cầu các nhóm tổ chức quan sát dưới sự quản lý của nhóm trưởng. Thư kí nhóm có nhiệm vụ ghi chép lại kết quả hoạt động của nhóm.HS tiến hành quan sát. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm chưa quan sát được.

1. Quan sát tiêu bản

Page 34:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

GV lưu ý: Trong tiêu bản có các tế bào ở các kỳ khác nhau và có thể nhận biết được các kỳ dựa vào vị trí NST trong tế bào. Ví dụ: - NST giàn hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thì tế bào đó đang ở kỳ giữa.- NST tách làm hai nhóm thì tế bào đó đang ở kỳ sau.- Màng tế bào ở giữa eo thắt lại, NST tách làm hai nhóm nằm ở hai cực tế bào thì đó là kỳ cuối....GV kiểm tra cách sử dụng kính của các nhóm, kiểm tra khả năng xác định các kỳ của quá trình phân bào.

Hoạt động 2GV yêu cầu HS vẽ hình quan sát được vào vở bài tập. GV có thể chọn mẫu tiêu bản rõ nhất của các nhóm cho cả lớp quan sát.HS quan sát, vẽ lại hình quan sát được vào vở.GV kiểm tra kết quả của một vài nhóm, cho điểm nếu đạt kết quả tốt.

2. Thu hoạchHS làm bài thu hoạch theo mẫu:Bài thu hoạch thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.Học sinh:........................Nhóm:.............Lớp:................................Trường:............I/ Mục tiêuII/ Dụng cụIII/ Tiến hànhIV/ Kết quả

V. Củng cố:- GV đánh giá ý thức chuẩn bị và thái độ học tập của HS

V.Dặn dò:- Ôn lại toàn bộ kiến thức về NST............................................................................................................................... Duyệt ngày: 28 tháng 9 năm 2012 P. hiệu trưởng

Nguyễn Quốc Lĩnh.............................................................................................................................

Page 35:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

ÔN TẬPI. Mục tiêu:Hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương: Các thí nghiệm của MenDen, chương nhiễm sắc thể.II. Chuẩn bị1. Giỏo viờn: Bảng phụ2. Học sinh: Ôn lại toàn bộ kiến thức chương 1,2.III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.1. Ổn định tổ chức- Kiểm tra sĩ số.2.. Bài mới. Hoạt động 1: Hệ thống hoỏ kiến thức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS- GV chia lớp thành 10 nhúm nhỏ và yờu cầu:+ 2 nhúm cựng nghiờn cứu 1 nội dung.- GV nhận xét, đánh giá giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- Cỏc nhúm kẻ sẵn bảng theo mẫu do GV hướng dẫn.- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành nội dung cỏc bảng.- HS tự sửa chữa và ghi vào vở.

Bảng 1 – Túm tắt cỏc quy luật di truyền

Tờn quy luật

Nội dung Giải thớch í nghĩa

Phõn li Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp.

Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.

- Xác định tính trội (thường là tính trạng

Tiết 15

Page 36:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

- Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.

tốt).

Phân li độc lập

Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.

F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

Tạo biến dị tổ hợp.

Di truyền liên kết

Các tính trạng do nhóm nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau.

Các gen liên kết cũng phân li với NST trong phân bào.

Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi.

Di truyền liên kết với

giới tính

Ở các loài giao phối tỉ lệ đực; cái xấp xỉ 1:1

Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính.

Điều khiển tỉ lệ đực: cái.

Bảng 2 – Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân.

Cỏc kỡ Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II

Kì đầu

NST kộp co ngắn, đúng xoắn và đớnh vào sợi thoi phân bào ở tâm động.

NST kép co ngắn, đúng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.

NST kép co ngắn lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội).

Kì giữa

Cỏc NST kộp co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Các NST kộp xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.

Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.

Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.

Kì cuối

Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ.

Cỏc NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n (kép) bằng 1 nửa ở tế bào mẹ.

Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn).

Bảng 3 – Bản chất và ý nghĩa của các quátrình

Page 37:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Cỏc quỏ trỡnh

Bản chất ý nghĩa

Nguyên phânGiữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n NST giống như mẹ.

Duy trỡ ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở loài sinh sản vô tính.

Giảm phân

Làm giảm số lượng NST đi 1 nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) bằng 1/2 của tế bào mẹ.

Gảm phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.

Thụ tinh

Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n).

Gảm phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.

Hoạt động2: Hướng dẫn làm một số bài tập.: Giả sử chỉ có 1 nguyên bào bậc 1 chứa 3 cặp NST AaBbCc giảm phân sẽ cho ra mấy trứng? Hãy chọn câu trả lời đúng:

a. 1 loại trứng c. 4 loại trứng b. 2 loại trứng d. 8 loại trứng (Đỏp án a: 1 tế bào sinh trứng chỉ cho ra 1 trứng và 3 thể cực, trứng đó là một

trong những loại trứng sau: ABC, ABc, AbC, Abc, aBC, aBc, abC, abc).IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ

- Học bài và trả lời cừu hỏi, làm bài tập 4 vào vở bài tập.

Tiết 16

Page 38:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Chương III: ADN VÀ GENBài 15: ADN

A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Xác định được thành phần hoá học của ADN.- Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN.- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN.

2. Kỹ năng:- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.

B/ Phương pháp:Hợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: H.15 SGK; Chân dung Watson - CrickHọc sinh: Đọc bài trước ở nhà.D/ Tiến trình bài giảng:I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: KhôngIII. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề.

Như chúng ta đã biết ở bài 8, NST được cấu tạo từ ADN và protein. Nhờ khả năng tự sao của ADN mà NST mới có thể tự nhân đôi được. Vậy ADN là gì? Nó có cấu tạo, tính chất và chức năng như thế nào?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV chiếu H.15 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:+ Yếu tố nào quy định tính đặc thù của ADN?+ Tính đa dạng của ADN được giải thích như thế nào?GV gợi ý: ADN là một đa phân tử, cấu tạo từ 4 đơn phân: A, T, G, X.Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở

1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN

Page 39:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

cho tính đa dạng và đặc thù của loài. ADN chủ yếu tập trung trong nhân tế bào và có khối lượng ổn định, đặc trưng cho loài.HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:

Hoạt động 2GV chiếu chân dung hai nhà khoa học Watson và Crick, giới thiệu sơ lược tiểu sử và thành công của hai ông để tạo niềm tin và hứng thú cho HS.GV cho HS quan sát lại H15 SGK, phân tích: ADN là một chuổi xoắn kép, gồm hai mạch đơn song song, xoắn đều quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải (Ngược chiều kim đồng hồ)Mỗi chu kỳ xoắn cao 34A0 gồm 10 cặp nu...Đường kính vòng xoắn là 20 A0

GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK.HS nghiên cứu SGK, dựa vào các gợi ý của GV cùng thảo luận, thống nhất ý kiến.GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận.

1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

- Tính đặc thù của ADN là do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nu... qui định- Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nu... tạo nên tính đa dạng của ADN. 2. Cấu trúc không gian của ADN

- Các loại nu... giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung.A = T; G ≡ X và ngược lại.

1

XTGA

Tỷ lệ: XGTA

trong các ADN khác nhau

thì khác nhau và đặc trưng cho loài.*Kết luận chung: SGK

Page 40:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

V. Củng cố:- Làm các bài tập 4, 5, 6 SGK

V. Dặn dò:- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.- Đọc mục "Em có biết?".............................................................................................................................. Duyệt ngày: 05 tháng 10 năm 2012 P. hiệu trưởng

Nguyễn Quốc Lĩnh

Bài 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GENA/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Nêu được nguyên tắc tự nhân đôi của ADN.- Xác định được bản chất hoá học của ADN.- Giải thích được chức năng của ADN.

2. Kỹ năng:- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:

Tiết 17

Page 41:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.B/ Phương pháp

Hợp tác nhóm, đàm thoại.C/ Chuẩn bị:Giáo viên: Máy chiếu; phim trong H.16 SGK.Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.D/ Tiến trình bài giảng:I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu trúc không gian của ADN?III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề.

Do có cấu trúc hai mạch bổ sung cho nhau nên ADN có khả năng tự nhân đôi theo đúng nguyên mẫu. Vậy, quá trình này xảy ra như thế nào? Theo nguyên tắc nào? Để làm gì?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV chiếu H.16 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:+ Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?+ Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra như thế nào?+ Sự hình thành mạch mới ở ADN con diễn ra như thế nào?+ Có nhận xét gì về cấu tạo của hai ADN con với ADN mẹ?HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:

1. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc

- Thời gian: Kỳ trung gian- Địa điểm: Nhân tế bào, tại NST- Diễn biến: + Hai mạch đơn tháo xoắn, tách nhau ra, các nu.. trên mạch đơn liên kết với các nu… trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung.

Page 42:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Hoạt động 2GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: Bản chất của gen là gì? HS nghiên cứu SGK, dựa vào các gợi ý của GV, cùng thảo luận, thống nhất ý kiến.GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận.

Hoạt động 3+ ADN là những mạch dài chứa gen, mà gen có chức năng di truyền. Vậy, chức năng của ADN là gì?+ Do có khả năng tự nhân đôi, phân li đồng đều về mỗi giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh mà ADN còn có thêm chức năng gì?HS độc lập suy nghĩ trả lời, GV ghi nhận ý kiến của HS.

+ Các nu… trên mạch mới của ADN con được hình thành dần dần trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.- Kết quả: 2 ADN con giống nhau và giống hệt ADN mẹ.- Nguyên tắc: + Bổ sung.+ Bán bảo toàn.2. Bản chất của gen

- Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Có nhiều loại gen. - Gen cấu trúc là một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc một loại phân tử protein.3. Chức năng của ADN

- Lưu trữ thông tin di truyền.- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tếbào và thế hệ cơ thể.*Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:- Làm bài tập 4 SGK

V. Dặn dò:- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.- Kẻ bảng trang 51 vào vở bài tập.

Tiết 18

Page 43:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARNA/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Mô tả được cấu tạo của ARN.- Xác định được chức năng của ARN.- Phân biệt được ARN với ADN cũng như giữa các ARN khác nhau.

2. Kỹ năng:- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.

B/ Phương phápHợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: H.17.1 -2 SGK.Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, kẻ bảng 17 trang 51 SGK.D/ Tiến trình bài giảng:I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ:

Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN? Bản chất hoá học của gen là gì?III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề.

Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc protein nhưng gen ở trong nhân còn quá trình tổng hợp protein diễn ra ở ngoài tế bào chất. Vậy, làm thế nào để thông tin di truyền được truyền đạt? Quá trình này liên quan đến một cấu trúc trung gian là các loại ARN. Giữa gen và các ARN có mối quan hệ như thế nào?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV chiếu H.17.1 SGK, giải thích: ARN là một trong hai loại axit Nucleic, cũng được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Tuỳ theo chức năng người ta chia ARN thành 3 loại. GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, quan sát H17.1 SGK, hoàn thành

1. ARN

+ mARN: ARN thông tin - mang thông tin quy định cấu trúc protein cần tổng hợp.+ tARN: ARN vận chuyển - Vận chuyển

Page 44:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

bảng 17 SGK. HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh bảng.

Hoạt động 2GV chiếu H.17.2 SGK cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: + ARN được tổng hợp từ mấy mạch đơn của ADN?+ Các loại nu… nào liên kết với nhau trong quá trình tạo nên mạch ARN?+ Nhận xét trình tự của các nu.. trên ARN so với trên từng mạch đơn của gen?HS nghiên cứu SGK, dựa vào các gợi ý của GV, cùng thảo luận, thống nhất ý kiến.GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?

GV giải thích thêm: - Khi bắt đầu tổng hợp ARN, gen tháo xoắn, tách mạch, đồng thời các nu… trên mạch khuôn của gen liên kết với các nu… trong môi trường nội bào theo NTBS để tạo thành mạch ARN.- Khi kết thúc quá trình này, phân tử ARN được hoàn thiện cấu trúc, đi ra tế bào chất để thực hiện chức năng của chúng.1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

a.a đến nơi tổng họp protein.+ rARN: ARN riboxom - Cấu tạo nên Riboxom, nơi tổng hợp protein.2. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?

Kết luận: + ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen (mạch khuôn).+ Trong quá trình tổng hợp ARN, các nu… của ADN liên kết với các nu… trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T - A, G - X và ngược lại.+ Trình tự các nu… trên ARN giống với trình tự các nu… trên mạch bổ sung của mạch khuôn, chỉ khác T được thay bằng U.

*Kết luận chung: SGKV. Củng cố:

- Làm bài tập 2, 3 SGKV. Dặn dò:

- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.

Page 45:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

- Đọc mục "Em có biết?".............................................................................................................................. Duyệt ngày: 12 tháng 10 năm 2012 P. hiệu trưởng

Nguyễn Quốc Lĩnh

Bài 18: PRÔTEIN A/ Mục tiệu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Xác đinh được thành phần hoá học của prôtein, lý giải được tính đa dạng và đặc thù của prôtein.

- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtein, nêu được chức năng của prôtein.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.3. Thái độ:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.- Có quan điểm duy vật biện chứng.

B/ Phương phápHợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: H.18 SGKHọc sinh: Đọc bài trước ở nhà.D/ Tiến trình bài dạy:I.Ổn định lớp:

Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ:

ARN cấu tạo theo nguyên tắc nào? Trình bày chức năng của ARN?III.Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề.

Tất cả các tính trạng của cơ thể đều do prôtein qui định. Vậy, prôtein có cấu tạo và chức năng như thế nào?

Tiết 19

Page 46:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

2/ Triển khai bài.Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:GV giới thiệu cá thành phần hoá học cấu tạo nên phân tử prôtein, các nguyên tắc cấu tạo của prôtein. GV nêu câu hỏi: Tính đa dạng và đặc thù của prôtein được qui định bởi yếu tố nào?HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:

Đặc điểm cấu trúc nào của prôtein tạo nên tính đa dạng và đặc thù của nó?Ngoài yếu tố được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, còn có yếu tố nào có thể tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtein?GV giải thích trên H.18 SGK: Prôtein có 4 bậc cấu trúc không gian tạo nên tính đa dạng và đặc thù của nó. Tính đa dạng và đặc thù của prôtein thể hiện như thế nào trong cấu trúc không gian?

Chúng ta đều biết prôtein qui định các tính trạng của cơ thể. Nhưng cụ thể đó là những chức năng gì?

Hoạt động 2GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi lệnh trang 55 SGK.

1. Cấu trúc của prôtein a. Cấu tạo hoá học

- Prôtein được cấu tạo từ 4 nguyên tố hoá học chủ yếu là C, H, O, N.- Prôtein là đại phân tử, có kích thước (0,1àm), khối lượng phân tử (Hàng chục triệu đ.v.C) lớn.- Prôtein cấu trúc theo nguyên tác đa phân, đơn phân là các a. amin, có hơn 20 loại a. amin khác nhau.- Tính đa dạng và đặc thù của prôtein được qui định bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các a. amin trong chuổi pôlipeptit.b. Cấu trúc không gian- Bậc 1: Chuổi polipeptit mạch thẳng.- Bậc 2: Chuổi polipeptit cuộn xoắn như lò xo hoặc gấp nếp song song tạo thành sợi.- Bậc 3: Các prôtein bậc 2 cuộn gấp nếp theo kiểu đặc trưng cho từng loại prôtein.- Bậc 4: Gồm hai hay nhiều chuổi polipeptit cùng hay khác loại liên kết với nhau.- Cấu trúc bậc 3 và 4 tạo nên tính đặc trưng cho từng loại prôtein.2. Chức năng của prôtein

Chức năng của prôtein:- Cấu tạo nên các bộ phận của tế bào và cơ

Page 47:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

HS nghiên cứu SGK, thảo luận, thống nhất ý kiến.GV chốt.

thể.- Xúc tác cho các quá trình trao đổi chất (enzim)- Điều hoà quá trình trao đổi chất (Hoocmon).- Ngoài ra prôtein còn có nhiều chức năng khác như: Bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận động của tế bào và cơ thể; cung cấp năng lượng khi cần thiết;…-Tóm lại, prôtein đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cơ thể, biểu hiện tính trạng của cơ thể. *Kết luận chung: SGK

V.Củng cố:- Làm các bài tập 3, 4 SGK

V.Dặn dò:- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.- Đọc mục "Em có biết?"

Bài 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức :

- Nêu lên được mối quan hệ giữa ARN và protêin thông qua những hiểu biết về sự hình thành chuổi a.a.

- Giải thích được mối quan hệ giữa gen, mARN, protein và tính trạng.2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.- Có tư duy logic về mối quan hệ biện chứng giữa gen và tính trạng.

3. Thái độ:- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.- Có quan điểm duy vật biện chứng.

B/ Phương phápHợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuẩn bị:Giáo viên: Mô hình quá trình tổng hợp prôtêin

Tiết 20

Page 48:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.D/ Tiến trình bài dạy:I.Ổn định lớp:

Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II.Kiểm tra bài cũ:

Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào quy định?Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng với tế bào và cơ thể?

III.Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề.

Tính trạng của cơ thể do yếu tố nào quy định? Gen quy định tính trạng bằng cách nào?2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHoạt động 1:

GV: Gen mang thông tin qui định cấu trúc protêin ở trong nhân trong khi đó protêin lại được tổng hợp ở tế bào chất. Vậy, giữa gen và protêin phải chăng cần có một dạng vật chất trung gian? Vật chất trung gian đó là gì? Vai trò của nó trong mối quan hệ này như thế nào?GV biểu diễn mô hình quá trình tổng hợp protêin. Yêu cầu HS đọc thêm thông tin SGK để trả lời lệnh trang 57.HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:

Như vậy, chúng ta thấy giữa gen và protêin có mối quan hệ chặt chẽ thông quan mARN. Mà protêin thì qui định tính trạng của sinh vật, vậy giữa gen và tính trạng có mối quan hệ như thế nào?

1. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin

- mARN là dạng vật chất trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protêin, có vai trò tuyền đạt thông tin về cấu trúc protêin.

*Kết luận:- Các nu… trên mARN liên kết với các nu… trên tARN theo NTBS: A – U, G – X, và ngược lại.- Cứ 3 nu… kế tiếp trên mARN xác định 1 axit amin trong phân tử protêin. Do đó trình tự các a.a trong phân tử protêin được qui định bởi trình tự các nu… trên mARN.2. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng* Kết luận:

Page 49:  · Web viewDI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương 1: Các thí nghiệm của Men Đen. Bài 1: Men Đen và di truyền học. A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Hoạt động 2GV chiếu hình 19.2, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi lệnh trang 58 SGK.HS nghiên cứu SGK, thảo luận, thống nhất ý kiến.GV chốt.

1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

- Gen là khuôn mẫu tổng hợp mARN, mARN lại là khuôn mẫu để tổng hợp protêin. Protêin biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.- Bản chất của mối quan hệ giữa gen mARN Protêin là trình tự các nu… trên gen qui định trình tự các nu… trên mARN, qui định trình tự các a.a trong phân tử protêin.*Kết luận chung: SGK

IV.Củng cố:- Giải thích sơ đồ: ADN mARN Protêin Tính trạng?

V.Dặn dò:- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.- Ôn lại kiến thức về cấu trúc phân tử ADN............................................................................................................................... Duyệt ngày: 19 tháng 10 năm 2012 P. hiệu trưởng

Nguyễn Quốc Lĩnh