welink truyền thông về tâm lý học

73
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK 19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel NHỮNG BIỂU THỊ VÀ TRÁCH NHIỆM TRUYỀN THÔNG: CÁC KHÍA CẠNH TÂM LÝ HỌC Media Representations 1 and Responsibilities: Psychological Perspectives Báo cáo của Hiệp Hội Tâm lý học Úc, do tổ công tác (gồm Ann Sanson, Julie Duck, Glen Cupit, Judy Ungerer, Carl Scuderi và Jeanna Sutton) thuộc Ban Quản trị các vấn đề xã hội, soạn thảo năm 2000 và cập nhật năm 2013 (bởi Brock Bastian, Mark Nielsen, Damien Riggs, Clemence Due, Winnifred Louis, Susie Burke, Hoa Pham và Heather Gridley). Tháng 3/2013 Người dịch: J. M. Nguyễn Trung Hiếu. Cử nhân tâm lý học. Cựu sinh viên Khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM. Đọc lại và điều chỉnh: Ngô Minh Uy, chuyên gia tâm lý. Giám đốc TT. Tâm lý Chuyên nghiệp WE Link Bản tiếng Việt được xuất bản điện tử dạng file pdf., mà chưa có sự hỏi ý kiến xin phép của Hiệp hội Tâm lý học Úc do tính cấp thiết của vấn đề trong xã hội nói chung và nói riêng cho những anh chị em đang hành nghề tâm lý và các anh chị sinh viên ngành tâm lý học tại Việt Nam 1 (nd.) Biểu thị truyền thông là những phương cách mà truyền thông mô tả các nhóm, các cộng đồng, trải nghiệm, ý tưởng hay chủ đề đặc biệt nào đó từ một ý thức hệ đặc thù hoặc một quan điểm giá trị nhất định. (“Media representations are the ways in which the media portrays particular groups, communities, experiences, ideas, or topics from a particular ideological or value perspective nguồn: http://www.tc.umn.edu/~rbeach/teachingmedia/module5/2.htm)

Upload: we-link-professional-psychology-center

Post on 16-Apr-2017

704 views

Category:

Education


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

NHỮNG BIỂU THỊ VÀ TRÁCH NHIỆM TRUYỀN THÔNG:

CÁC KHÍA CẠNH TÂM LÝ HỌC

Media Representations1 and Responsibilities: Psychological Perspectives

Báo cáo của Hiệp Hội Tâm lý học Úc, do tổ công tác (gồm Ann Sanson, Julie

Duck, Glen Cupit, Judy Ungerer, Carl Scuderi và Jeanna Sutton) thuộc Ban Quản

trị các vấn đề xã hội, soạn thảo năm 2000 và cập nhật năm 2013 (bởi Brock

Bastian, Mark Nielsen, Damien Riggs, Clemence Due, Winnifred Louis, Susie

Burke, Hoa Pham và Heather Gridley).

Tháng 3/2013

Người dịch:

J. M. Nguyễn Trung Hiếu.

Cử nhân tâm lý học. Cựu sinh viên Khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM.

Đọc lại và điều chỉnh:

Ngô Minh Uy, chuyên gia tâm lý. Giám đốc TT. Tâm lý Chuyên nghiệp WE Link

Bản tiếng Việt được xuất bản điện tử dạng file pdf., mà chưa có sự hỏi ý kiến xin

phép của Hiệp hội Tâm lý học Úc do tính cấp thiết của vấn đề trong xã hội nói

chung và nói riêng cho những anh chị em đang hành nghề tâm lý và các anh chị

sinh viên ngành tâm lý học tại Việt Nam

1 (nd.) Biểu thị truyền thông là những phương cách mà truyền thông mô tả các nhóm, các cộng đồng, trải nghiệm, ý

tưởng hay chủ đề đặc biệt nào đó từ một ý thức hệ đặc thù hoặc một quan điểm giá trị nhất định. (“Media representations are the ways in which the media portrays particular groups, communities, experiences, ideas, or topics from a particular ideological or value perspective – nguồn: http://www.tc.umn.edu/~rbeach/teachingmedia/module5/2.htm)

Page 2: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Lời giới thiệu và cám ơn

của Ngô Minh Uy, giám đốc Trung tâm Tâm lý chuyên nghiệp WE Link

Thưa quý anh chị em đồng nghiệp, sinh viên chuyên ngành tâm lý học, và các

bạn. Tôi vui mừng giới thiệu tập tài liệu nhỏ nhưng rất hữu ích này đến quý vị,

dù chưa chính thức hỏi ý kiến hoặc đợi thư cho phép xuất bản bản tiếng Việt từ

Hội Tâm lý học Úc nhưng tôi tin rằng tài liệu này được giới thiệu không vì mục

tiêu thương mại, lợi nhuận và mang lại hữu ích cho ngành nghề nên chúng tôi

quyết định công bố bản dịch này. Trong thời gian tới, tôi sẽ hỏi ý kiến và xuất

bản chính thức. Dù vậy, tôi xin được gởi lời cám ơn chân thành đến Hội Tâm lý

học Úc về tập tài liệu này.

Đây là phần việc mà lẽ ra đã có được trao đổi trong Hội thảo khoa học về Tâm lý

học đường quốc tế lần thứ 5 của Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường thế giới

(CASP-I) vừa qua tại Đà Nẵng, từ lời đề nghị của TS. Lê Nguyên Phương, chủ

tịch CASP-I, nhưng vì lý do sức khỏe tôi đã không triển khai được, dù trước đó

đã có mời những anh chị làm việc trong lĩnh vực báo chí và tâm lý học tham gia

cùng để bàn luận.

Tôi đặc biệt cám ơn đến Anh J. M. Nguyễn Trung Hiếu, người đã dành thời gian

và công sức để hoàn thành bản dịch này. Tôi thật sự thán phục anh về khả năng

dịch thuật, và đặc biệt việc dùng từ ngữ tiếng Việt rất rõ ràng khiến cho người

đọc cảm thấy dể hiểu và dể tiếp nhận.

Quý vị sẽ tìm thấy những thông tin và hướng dẫn hữu ích của hoạt động truyền

thông liên quan đến tâm lý học, có thể tạo nên những ảnh hưởng như thế nào

trên trẻ em của chúng ta. Những hướng dẫn này đồng thời cũng còn là một sự

cảnh báo đối với người lớn, với giới truyền thông, và với những người đang hành

nghề tâm lý tại Việt Nam.

Kính chúc quý vị mọi điều tốt đẹp và không ngừng làm việc nhằm nâng cao đời

sống và sức khỏe tâm thần cho mọi người, đặc biệt là trẻ em tại Việt Nam

Mọi thắc mắc về bản dịch tiếng Việt cũng như góp ý cho bản dịch xin vui lòng

liên hệ với Trung tâm WE Link theo địa chỉ email: [email protected], số điện

thoại: 08-62912900

Ngày 14 tháng 09 năm 2016

Ngô Minh Uy

Page 3: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Mục lục

Khái lược (Executive Summary)

1. Dẫn nhập (Introduction)

2. Những giải thích lý thuyết về tác động của truyền thông: ví dụ về bạo lực

trên truyền hình (Theoretical explanations for the impact for media: The

example of TV violence)

3. “Điều đó làm con thấy sợ!”: nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông bạo

lực đối với trẻ em (‘It frightens me’: Research on the effects of violent media

on children)

4. Quảng cáo truyền hình và trẻ em (Television advertising and children)

5. Biểu thị truyền thông về tội ác (Media representations of crime)

6. Biểu thị truyền thông về bệnh tâm thần (Media representations of mental

illness)

7. Biểu thị truyền thông về tính đa dạng: ví dụ về các nhóm sắc tộc (Media

representations of diversity: The example of ethnic groups)

8. Những nhận định chung cuộc (Concluding comments)

9. Khuyến nghị (Recommendations)

Các nguồn tham khảo thêm và các tổ chức liên quan.

Phụ lục A: Tổng quan về ảnh hưởng của bạo lực truyền thông lên trẻ em theo

năm và theo quốc gia.

Tài liệu tham khảo.

Page 4: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Đôi lời của người dịch:

Vì bản báo cáo này sử dụng nhiều thuật ngữ đồng nghĩa/gần nghĩa nhau, song

song với những từ chuyên ngành truyền thông, nên người dịch tạm thống nhất

thế này để quý độc giả tiện theo dõi:

- Từ “effect” chủ yếu được dịch là “ảnh hưởng”, chỉ một số ngoại lệ là “hiệu

ứng”. Còn những từ tương tự khác như “influence”, “impact”,… thì tùy bối

cảnh sẽ được dịch là “tác động” hay “ảnh hưởng”;

- Từ “media” chủ yếu được dịch là “truyền thông”, đôi chỗ là “phương tiện

truyền thông” (tùy văn cảnh)

- Danh từ “review” chủ yếu được dịch là “tổng quan” hay “báo cáo tổng quan”,

còn động từ tương ứng thì đôi chỗ được dịch là “xem xét”;

- Nhóm từ “exposure, expose” được dịch là “phơi nhiễm”, theo nghĩa người dịch

thấy là phù hợp nhất của Cambridge Advanced Learners’ Dictionary (“khi ai

đó trải nghiệm thứ gì đó hoặc bị thứ đó ảnh hưởng khi họ ở trong 1 tình

huống/nơi chốn đặc thù nào đấy”)

- Và một số thuật ngữ khác thì người dịch có ghi chú từ nguyên bên cạnh hoặc

dưới cước chú, kèm theo những trích dẫn tham khảo bên ngoài để tiện cho

quý độc giả xem xét ý nghĩa.

- Ngoài ra, một số đoạn dịch có dấu [], đó là phần người dịch tự thêm vào để

câu văn suôn hơn và giải nghĩa rõ hơn.

Vì giới hạn ngôn từ nên bản dịch chắc chắn vẫn còn những thiếu sót, kể cả lỗi

đánh máy hay câu cú, mong quý độc giả thông cảm.

Page 5: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Khái lược (Executive Summary)

Báo cáo này nhằm hưởng ứng với mối quan ngại cộng đồng về tác động của

truyền thông lên các cá nhân và xã hội. Tiền đề của nó chính là: các biểu thị

truyền thông (MR – Media Representations) không đơn thuần chỉ là sự phản

chiếu xã hội, nhưng đúng hơn, chúng là những “bức tranh minh họa” (“bức chân

dung” – portrayals) được dàn dựng và chọn lọc ở mức độ cao. Ở đây, điều đang

được xem xét chính là khả năng của những minh họa này trong việc định hình

(shape) và đóng khung (frame) nhận thức của chúng ta về thế giới. Mặc dù vẫn

thừa nhận rằng truyền thông có nhiều vai trò tích cực, nhưng ở đây chúng tôi

chú trọng đến 5 lãnh vực mà truyền thông đã gây ra những mối lo ngại [cho

cộng đồng]:

Minh họa về bạo lực trong lãnh vực truyền thông cho trẻ em (the portrayal

of violence in children’s media);

Quảng cáo, nhất là khi nó hướng trực tiếp đến trẻ em (advertising,

especially when it is directed at children);

Minh họa về tội ác (the portrayal of crime);

Những minh họa về bệnh tinh thần (portrayals of mental illness); và

Những biểu thị về tính đa dạng sắc tộc và xung đột giữa các nhóm sắc tộc

(representations of ethnic diversity and conflict between ethnic groups).

Về phương diện lịch sử, có một lượng đồ sộ các nghiên cứu tâm lý học về truyền

thông dính dáng tới truyền hình (TV). Gần đây hơn cả là làn sóng nghiên cứu

đáp ứng lại các mối lo ngại liên quan đến ảnh hưởng của những trò chơi điện tử

mang tính bạo lực, và sự phơi nhiễm (exposure) đối với internet. Chúng tôi tập

trung vào từng lãnh vực nghiên cứu trong số này, dù vẫn đề cập tới mọi hình

thức truyền thông [khác nữa]. Báo cáo này nỗ lực tóm kết các bằng chứng trong

nghiên cứu, và đề xướng một chuỗi các khuyến nghị về những cách thức đáp lại

các vấn đề đã được khơi lên.

Để diễn giải nghiên cứu này, báo cáo bắt đầu với một tổng quan về các lý thuyết

tâm lý học, nỗ lực giải thích làm thế nào mà sự phơi nhiễm đối với truyền hình

(exposure to television) có thể dẫn tới những thay đổi trong các giá trị, niềm tin,

thái độ và hành vi. Điều này bao gồm:

Lý thuyết “gieo cấy” (Cultivation theory): lý thuyết này cho rằng truyền

thông có khuynh hướng gieo cấy sự tiếp nhận đối với các niềm tin, giá trị

và quan điểm mà nó mô tả, ở cấp độ lớn về mặt văn hóa.

Lý thuyết học tập xã hội và mô hình nhận thức-xã hội (Social learning

theory and social-cognitive models): những lý thuyết này nhắm vào cách

thức các cá nhân đi đến việc bắt chước các hành vi quan sát được trên

truyền thông, và đến việc phát triển ‘sự dung dưỡng’ tinh thần cũng như

các ‘kịch bản’ tinh thần (mental ‘primes’ and ‘scripts’) từ ‘chất liệu’

(material) xem trên truyền hình: những ‘chất liệu’ này có thể điều hướng

hành vi sau này của họ. Các mô hình này cũng nhắm đến những cách thức

mà trong đó sự phơi nhiễm đối với các ‘chất liệu’ bạo lực có thể dẫn đến

Page 6: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

việc người ta dần trở nên vô cảm đối với bạo lực, và không còn thấy ức

chế đối với việc hành xử hung hăng nữa.

Các mô hình thuyết phục (Models of persuasion): những mô hình này mô

tả tiến trình mà khán giả có thể bị các quảng cáo truyền thông ‘thuyết

phục’.

Giả thuyết về sự tác động phi-nhân-vị và hiệu ứng người-thứ-ba

(Impersonal impact hypothesis and third-person effect): các lý thuyết này

nhắm đến việc giải thích tại sao nhiều người tin rằng chính bản thân họ

miễn nhiễm khỏi tác động của truyền thông, trong khi những người khác

thì dễ bị ảnh hưởng.

Mô hình học tập tổng quát (The General Learning Model) được khai triển

nhằm lý giải những ảnh hưởng của các hình thức truyền thông đa dạng,

bao gồm âm nhạc và các trò chơi điện tử bạo lực. Mô hình này dựa trên

các mô hình trước đó về học hỏi và liên tưởng.

Hai vấn đề đầu tiên được tổng quan liên hệ tới ảnh hưởng của truyền thông lên

trẻ em. Vấn đề thứ nhất là bạo lực trong truyền thông. Các nghiên cứu tâm lý

học về truyền thông có liên quan đến ảnh hưởng của bạo lực trên truyền hình và

bạo lực trong các trò chơi điện tử lên trẻ em chiếm số lượng nhiều nhất. Thật

vậy, bởi đã có hàng ngàn nghiên cứu được tiến hành, nên chúng tôi cố gắng làm

rõ lượng tài liệu đồ sộ này bằng cách gom lại những kết luận mà các bài tổng

quan tài liệu có thẩm quyền hiện hành đã thực hiện. Tính phức tạp của các vấn

nạn liên quan đến lĩnh vực này khiến việc đạt tới những kết luận rõ ràng và dứt

khoát là rất khó khăn; tuy nhiên, vẫn có sự đồng thuận hợp lý về một số vấn đề

trọng yếu. Lấy ví dụ, nhìn chung [người ta] có sự đồng thuận rằng việc phơi

nhiễm kéo dài đối với bạo lực truyền thông là một trong nhiều yếu tố tương tác

dẫn đến việc trẻ em ngày càng dễ thể hiện hơn những hành vi gây hấn trong

thời gian dài. Bên cạnh đó, [người ta] cũng đồng ý rằng bối cảnh xã hội quan

trọng trong việc quyết định các ảnh hưởng của việc phơi nhiễm đối với truyền

thông bạo lực, như: nếu một người lớn giúp đứa trẻ diễn giải và phê phán các

‘chất liệu’ trẻ xem thì các ảnh hưởng tiêu cực được giảm nhẹ. Những nghiên cứu

muộn hơn về các trò chơi điện tử bạo lực đã xác minh những ảnh hưởng này của

truyền thông bạo lực trên quy mô lớn, chỉ ra rằng việc phơi nhiễm đối với bạo

lực trong các trò chơi điện tử dẫn đến việc gia tăng tính gây hấn, ảnh hưởng này

được diễn giải cả như hậu quả ngắn hạn lẫn ảnh hưởng dài hạn của việc phơi

nhiễm quá mức.

Lãnh vực thứ hai được tổng quan liên hệ tới quảng cáo. Các bậc phụ huynh

thường biểu lộ mối lo ngại về việc quảng cáo hướng trực tiếp đến trẻ em, nhìn

nhận nó như nguồn gây ra xung đột giữa họ với con cái, khi con cái đòi hỏi

những sản phẩm quảng cáo mà các bậc phụ huynh lại có thể cảm thấy là không

thích hợp. Họ cũng e ngại rằng quảng cáo có thể dẫn con trẻ đến việc tiếp nhận

những giá trị duy vật quá mức. Chúng tôi tổng quan lại những tài liệu về việc

liệu trẻ em có thể phân biệt được quảng cáo khỏi các hình thức chương trình

khác hay không, và khi nào thì trẻ làm được điều ấy, cũng như mức độ mà việc

ấy tác động lên những mong muốn của chúng về sản phẩm và hành vi mua sắm

Page 7: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

của chúng. Điều này cho thấy rằng, mặc dù các trẻ còn rất nhỏ đã có thể phân

biệt được quảng cáo với các chương trình khác, nhưng chỉ đến lứa tuổi học

đường thì chúng mới nhận thức được các ý định thuyết phục cách rõ rệt, đặc

trưng, của quảng cáo mà thôi. Cũng thế, dường như quảng cáo có thể tác động

đến việc lựa chọn sản phẩm, cho dẫu có đó hàng loạt các yếu tố trung hòa

(moderating factors), tương tự như với hầu hết các ảnh hưởng [khác] của truyền

thông (media effects). Nghiên cứu về các mối bận tâm khác, như tiềm năng của

quảng cáo (về các thực phẩm không lành mạnh) đóng góp vào bệnh béo phì,

cũng được xem xét. Kết luận là, mặc dù có những lỗ hổng trong tài liệu nghiên

cứu, vẫn có chứng cứ cho thấy rằng trẻ em bị tác động bởi quảng cáo, và rằng

sự điều chỉnh về thể loại (nature) và việc phân bổ thời gian (timing) của quảng

cáo hướng trực tiếp đến trẻ em là được đảm bảo (warranted).

Mối bận tâm trong hai lãnh vực cuối cùng được tổng quan thì không giới hạn vào

các ảnh hưởng lên trẻ em, nhưng nhắc tới các ảnh hưởng tác động lên mọi người

ở bất cứ độ tuổi nào, cũng như lên xã hội trên diện rộng. Nghiên cứu về những

minh họa truyền thông về tội ác đã chỉ ra rằng: nhìn chung, người ta đánh giá

quá cao mức độ tội ác trong cộng đồng của mình, và các biểu thị truyền thông

về tội ác thường được cho là phải chịu một phần trách nhiệm đối với việc này.

Các phân tích đưa ra những chứng liệu rõ ràng rằng truyền thông biểu thị quá

mức cả mức độ của một số loại tội ác, lẫn mức độ dính dáng đến tội ác của các

nhóm đặc thù trong xã hội. Lấy ví dụ, những tội ác gây ra bởi giới trẻ và những

người mắc bệnh tinh thần thì bị thổi phồng quá mức (over-reported). Có khá ít

nghiên cứu đạt chất lượng cao về cách thức việc xuyên tạc (biểu thị không đúng

– misrepresentation) tội ác này ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người ta

như thế nào, nhưng có một vài chứng cứ cho rằng việc phơi nhiễm với các bản

tin về tội ác trên truyền thông thì liên can tới mối e sợ chung cũng như sự đánh

giá quá mức về tình trạng nguy hiểm của xã hội. Hơn nữa, tính chọn lọc của các

bản tin truyền thông, với khuynh hướng trình bày nặng tính duy cảm và ít bao

hàm các nguyên nhân sâu xa của tội ác, nhắm tới việc khuyến khích sự tiếp

nhận các phản ứng chú-tâm-vào cảnh-sát và luật-lệ-trị-an đối với tội ác, hơn là

[khuyến khích] cách tiếp cận rộng hơn, toàn diện hơn, vốn kết hợp với quan

điểm về phòng ngừa tội ác và sức khỏe cộng đồng.

Lãnh vực cuối cùng được tổng quan chính là những biểu thị truyền thông về các

nhóm sắc tộc. Trong khi việc phân tích về tính biểu thị của các nhóm thiểu số

thua thiệt trên truyền thông thì bao hàm hàng loạt các nhóm như những người

khuyết tật và các nhóm tôn giáo đặc thù, thì ở đây chúng tôi chú trọng đến việc

minh họa về các nhóm sắc tộc, bởi các vấn đề về phân biệt chủng tộc (racism),

phân biệt đối xử (discrimination) và kiếm tìm viện trợ, cứu tế, là những vấn nạn

nổi cộm hiện nay tại Úc. Truyền hình trước đây đã minh họa về một thế giới

trung lưu da trắng (white middle-class world). Kể từ thập niên 1990, đã có sự

chuyển đổi hướng đến việc bao gồm cả sự hiện diện của các thành viên thuộc

các nhóm khác, mặc dù các thành viên này vẫn hiếm khi chiếm tỉ lệ cân xứng

với dân số chung. Hơn nữa, vai trò mà các thành viên của nhóm thiểu số được

mô tả lại nhắm tới việc củng cố các định kiến về họ. Đáng ngạc nhiên là đã có

Page 8: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

khá ít nghiên cứu về ảnh hưởng của các biểu thị nặng tính thiên kiến này về các

thành viên của cả nhóm thiểu số lẫn nhóm đa số. Tuy nhiên, có chứng cứ cho

thấy các chương trình cố ý nỗ lực minh họa phi thiên kiến về tính đa sắc tộc

(như Sesame Street) đã thành công trong việc làm giảm đi những thành kiến về

các nhóm khác.

Một khía cạnh khác của việc biểu thị tính đa dạng sắc tộc chính là cách thức

trình bày xung đột giữa các nhóm sắc tộc. Phổ biến thì truyền thông trình bày

các phân tích một chiều quá đơn thuần về xung đột, mà ở các phân tích này, sự

khác biệt sắc tộc lại được đưa ra như một nguyên nhân gây xung đột. Những

phân tích công bằng hơn suy xét đến các vấn đề tiềm tàng như những lo hãi và

quan ngại đến từ hai phía, cũng như thăm dò tỉ mỉ các giải pháp khả dĩ, thì lại

hiếm thấy.

Hết thảy chúng ta đều là những người tiêu thụ truyền thông (khách hàng của

truyền thông – media consumers). Trên nền tảng các chứng cứ được tổng quan

ở đây, chúng tôi trình bày một chuỗi các khuyến nghị trực tiếp hướng tới các

nhóm với những vai trò khác nhau trong xã hội. Các khuyến nghị này được phác

thảo nhằm khuyến khích các nỗ lực chủ động hơn nữa trong việc chỉ ra những

vấn nạn đã được xác định về việc biểu thị truyền thông hiện nay. Cho dẫu một

vài khuyến nghị thậm chí có vẻ quá hiển nhiên, và một số khác thì đã được

nhiều người đề xướng đi nữa, thì việc các mối lo âu quan ngại vẫn còn tiếp diễn

thể hiện rằng các khuyến nghị ấy là quan trọng cần phải tiến hành cũng như cần

được nhắc đi nhắc lại.

Khuyến nghị (Recommendations)

Người tiêu thụ: để đóng vai trò chủ động trong việc hình thành/tác động đến

(affecting) chế độ ‘kiêng cữ truyền thông’ (media diet) mà họ được đề nghị,

chúng tôi khuyến nghị những người tiêu thụ truyền thông [những điều sau]:

Giám sát và kiểm duyệt các chương trình (ví dụ như mức độ bạo lực được

minh họa, cách thức tội ác được trình bày, việc minh họa các nhóm sắc tộc

khác nhau, cũng như việc phân bổ thời lượng và thể loại của các quảng

cáo);

Nêu rõ quan điểm của họ đối với các ban điều hành (regulating bodies)2 và

ngành công nghiệm truyền thông bằng cách than phiền về các chất liệu

hay chính sách mà họ không tán thành, cũng như tán thưởng những điều

họ thích;

Tẩy chay các chương trình hay các đại lý truyền thông nào đó (và thông

báo đến đại lý đó về hành động của họ); và

Tham gia hay hỗ trợ các nhóm vận động hành lang (lobby groups).

2 (nd.) “Regulating bodies”, hay được dùng nhiều hơn trong đây là “regulatory bodies”, được dịch thoáng nghĩa là ‘đoàn

thể điều hành’. Nghĩa này do chữ “regulatory”, có nghĩa là ‘có quyền hành kiểm soát một lãnh vực kinh doanh hay ngành công nghiệp nào đó và bảo đảm rằng nó hoạt động ngay thẳng’ (“having the power to control an area of business or industry and make sure that it is operating fairly.” – nguồn: Oxford Advanced Learner's Dictionary)

Page 9: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Phụ huynh: có thể con trẻ đặc biệt dễ nhiễm những ảnh hưởng tiêu cực từ

truyền thông. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các bậc phụ huynh:

Đảm đương trách nhiệm điều chỉnh thói quen xem TV, chơi trò chơi điện tử

và sử dụng internet của con cái họ;

Bảo đảm rằng họ biết con mình đang xem gì, tải gì hay chơi gì, cũng như

thiết đặt và bắt chúng tuân thủ các luật lệ rõ ràng về số lượng và thể loại

chương trình truyền hình mà chúng xem, các trang mạng chúng theo dõi,

và thời lượng chúng chơi trò chơi điện tử;

Khi con cái họ đang xem TV hay các phương tiện truyền thông khác, cố

gắng xem chung với chúng bao nhiêu có thể, và khuyến khích chúng lượng

giá có phê phán điều chúng xem; và

Giúp con cái họ tìm kiếm các hoạt động khác hấp dẫn, hứng thú và phi

bạo lực thay cho việc xem TV, sử dụng internet hay chơi điện tử, bao gồm

các hoạt động với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình.

Các nhà làm chính sách giáo dục và các nhà giáo dục: bởi lẽ nghiên cứu chỉ ra

rằng ảnh hưởng của truyền thông lên thái độ và hành vi được trung hòa theo

cách người xem diễn giải và xây dựng nên điều họ xem, nên chúng tôi khuyến

nghị rằng:

Mọi con trẻ nên được giáo dục truyền thông như một phần của chương

trình tiểu học và trung học (primary and secondary school). Các yếu tố

chính yếu của những chương trình thế này nên là việc cung cấp các kỹ

năng trong việc giám sát (monitoring) và phân tích nội dung truyền thông,

cũng như trong việc truyền đạt các ý kiến cách hữu hiệu đến các nhà điều

chỉnh và ngành công nghiệp truyền thông;

Nên mở các khóa phát triển nghề nghiệp về giáo dục truyền thông cho các

giáo viên một cách rộng rãi;

Các giáo viên nên sử dụng truyền thông như một công cụ giảng dạy, nên

làm gương (model) và khuyến khích việc theo dõi có phê phán phản tỉnh;

Giáo viên nên kéo sự chú ý của con trẻ và phụ huynh vào các hình thức

truyền thông hứng thú, phi bạo lực và không định khuôn thiên kiến, đồng

thời biểu lộ sự hào hứng của chính họ đối với các điều ấy; và

Giáo dục truyền thông nên được mở rộng rãi cho cả phụ huynh cũng như

trẻ nhỏ.

Các nhà tâm lý học: vì phơi nhiễm với truyền thông ảnh hưởng đến thái độ và

hành vi, nên các nhà tâm lý học trong môi trường nghiên cứu, thực hành lâm

sàng và trong các vai trò hỗ trợ cộng đồng, cần có những đóng góp chính yếu.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà tâm lý học:

Xác định các lãnh vực nghiên cứu vốn đã bị phớt lờ và tiến hành nghiên

cứu nhắm đến chúng;

Báo cho các nhà tâm lý học đang tập huấn về tiềm năng nghiên cứu của

lĩnh vực này;

Tỉnh táo để nhận ra ảnh hưởng của truyền thông trong việc định hình quan

niệm của thân chủ cũng như tính đa cảm của họ, nhất là đối với giới trẻ;

Page 10: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Cập nhật nghiên cứu mới nhất (‘theo kịp các nghiên cứu đương đại’ – stay

abreast of the research); và

Khi nhận ra tính phức tạp của các vấn nạn, tránh đưa ra những quả quyết

toàn cục đơn thuần thái quá khi được yêu cầu đưa ra những bình luận có

căn cứ về ảnh hưởng của truyền thông.

Các nhà báo và các nhà giáo dục ngành báo: Tổng quan này nêu bật những cách

thức mà trong đó, việc trình bày các vấn nạn như bạo lực, tội ác và tính đa sắc

tộc, của truyền thông, có tiềm năng gây ra những ảnh hưởng có hại, đồng thời

tổng quan cũng đề xuất rằng việc trình bày các vấn nạn cần tinh vi và phức tạp

hơn để tránh hiện trạng này. Thế nên, chúng tôi khuyến nghị rằng:

Như một bước tiến hướng tới nền giáo dục hoàn thiện hơn dành cho các

nhà báo, cần tạo ra một tập hợp các ví dụ về phương-pháp-thực-hành-

hữu-hiệu-nhất (best-practice)3 bao quát các vấn nạn xã hội quan trọng và

sử dụng chúng trong việc giáo dục ngành báo;

Những khóa huấn luyện dành cho các nhà báo nên bao hàm các yếu tố

liên quan đến các nhóm thiểu số và các vấn đề văn hóa, nhất là những

vấn đề bản xứ; và

Nên có các khóa phát triển nghề nghiệp nhắm tới các vấn nạn nêu ra ở

trên và nên khuyến khích sự tham dự từ các nhà báo đang tác nghiệp

đương thời.

Các nhà làm chính sách về truyền thông và các đoàn thể điều hành (Media

policy makers and regulatory bodies): Chúng tôi khuyến nghị các nhà làm chính

sách và các đoàn thể điều hành:

Cập nhật các văn liệu nghiên cứu và dùng chúng để định khung cho chính

sách;

Trong những đòi hỏi mang tính lượng giá về sự kiểm soát theo luật đối với

việc thiết lập chương trình và việc phát triển, cần chân nhận rằng tự do

ngôn luận không phải là giá trị tuyệt đối, nhưng bắt buộc phải cân bằng

với các giá trị cộng đồng khác;

Bảo đảm rằng có đưa “consumer input”4 vào trong nội dung của truyền

hình và trò chơi điện tử dành cho trẻ em, nhất là những giá trị và thái độ

chúng biểu hiện ra cho con trẻ;

Phát triển và kiểm soát (police) các luật lệ hữu hiệu để áp dụng chúng

vào quảng cáo trực hướng đến trẻ em; và

Bảo đảm rằng hệ thống phân loại được dựa trên các chứng cứ nghiên cứu,

và được ứng dụng, giám sát và cưỡng chế cách hiệu quả.

3 (nd.) Theo nghĩa gốc thì ‘best-practice’ là ‘một phương pháp làm việc, hay một tập hợp các phương pháp làm việc mà

được công nhận chính thức như phương pháp tốt nhất để sử dụng trong một ngành kinh doanh hay công nghiệp đặc thù nào đó, thường được mô tả cách chính quy và chi tiết’ (‘a working method, or set of working methods, which is officially accepted as being the best to use in a particular business or industry, usually described formally and in detail.’ – nguồn: Cambridge Advanced Learner's Dictionary) 4 (nd.) Consumer Input là một pa-nô do những người muốn bộc lộ ý kiến của mình về các sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa

nhất đối với họ tạo ra. (Consumer Input is a panel made up of people like you who want to express their opinions about the products and services that matter most to them. – nguồn: https://www.consumerinput.com/)

Page 11: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Các nhà sản xuất truyền thông và ngành công nghiệp truyền thông: về việc đưa

tin phóng sự (news reporting) và về các sự vụ hiện nay, có lẽ nhóm các chính

sách nổi bật nhất chính là những chính sách được các nhà sản xuất và chủ sở

hữu truyền thông tiếp nhận. Chúng tôi khuyến nghị các nhà sản xuất và ngành

công nghiệp truyền thông:

Cổ võ sự chuyển đổi trong việc nhấn mạnh, từ các ý tưởng giản dị thái quá

về “tính đáng-đưa-tin của tin tức” (newsworthiness) (chú trọng đến tốc

độ, sự lôi cuốn về mặt hình ảnh, tính đơn giản dễ hiểu…) sang việc cam

kết sẽ gia tăng độ-bao-phủ (coverage) về các yếu tố bối cảnh xã hội, hầu

khán giả có thể ‘hiểu’ cách chính xác hơn về các tình tiết của bản tin;

Bảo đảm rằng việc minh họa các nhóm sắc tộc và văn hóa phản ánh tính

đa dạng và thế mạnh của họ, tránh những miêu tả mang tính rập khuôn

và hạ giá về họ;

Học tập các ví dụ về việc sử dụng truyền thông để gợi ra những thay đổi

tích cực về các thái độ xã hội, và dùng những điều này như các chỉ dẫn

cho việc thiết lập chương trình và phát triển của chính họ trong tương lai;

Hưởng ứng đối với các mối quan ngại cộng đồng về bạo lực truyền thông,

nghe thấy sự ưu ái mà trẻ em thực sự biểu lộ, và sử dụng các nguồn tài

nguyên của mình để sản xuất các ‘chất liệu’ truyền thông hứng thú mà

không lệ thuộc vào bạo lực.

Page 12: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

1. Dẫn nhập (Introduction)

Ngày nay, khắp nơi người ta thừa nhận rằng truyền thông không phải là tấm

gương phản chiếu xã hội cách đơn thuần, tức là sự phản ánh về một “thế giới

ngoài đó” (the world out there). Bởi nếu như thế, các phóng viên chỉ cần hướng

máy quay hay máy thu âm theo một hướng ngẫu nhiên nào đó và cho nó chạy

là được. Nhưng đúng hơn, các quyết định chủ động được đưa ra tại mỗi giai

đoạn của tiến trình sản xuất và chuyển giao các ‘chất liệu’ truyền thông, liên

quan đến thứ nên có và thứ nên bỏ, cũng như cách thức và thời gian mà nội

dung nên được trình bày. Do đó, người ta có thể tranh luận rằng truyền thông có

tiềm năng đóng một vai trò chủ động trong việc định hình và đóng khung nhận

thức của chúng ta về thế giới, và cả trong việc ảnh hưởng đến chính bản chất

của thế giới nữa.

Trong thời đại gần đây, ảnh hưởng của truyền thông lên xã hội đã phát triển

theo cấp số nhân, thành những hình thức đa dạng hơn bao giờ hết. Internet đã

đánh dấu một bước nhảy đầy tiến bộ về khả năng truy cập của truyền thông và

về năng lực của con người trong việc tham gia tích cực vào truyền thông. Thật

vậy, truyền thông giải trí đã ‘nhảy ra khỏi’ màn hình lớn và thoát khỏi vòng tay

các nhà sản xuất TV mà bước vào trò chơi điện tử, YouTube và các ứng dụng

cho điện thoại di động. Việc gia tăng sự đa dạng hóa này và tính truy cập của

truyền thông cũng đã dẫn tới việc tiêu giảm luật lệ về nội dung truyền thông.

Trong mọi hình thức đa dạng của mình, truyền thông ngày nay đang định hình

thế giới chúng ta theo nhiều cách hơn bao giờ hết.

Vai trò của truyền thông trong cuộc sống hiện đại là không thể thiếu, vì nó cung

cấp thông tin, giáo dục và cả giải trí. Tuy nhiên, ý định của chúng tôi không phải

là tổng quan về bản chất hay tầm mức của các ảnh hưởng tích cực này, mà

đúng hơn, trọng tâm của báo cáo này là về các tác động tiêu cực tiềm tàng của

truyền thông. Những tranh luận về bản chất và tầm mức các tác động tiêu cực

của một số khía cạnh truyền thông lên các giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi

của các cá nhân, cũng như các tác động lên xã hội nói chung, đã và đang diễn ra

gay gắt. Hơn nữa, mối lo ngại về vai trò của truyền thông trong việc ảnh hưởng

đến diễn tiến (course) của các biến cố cộng đồng cũng gia tăng, như các cuộc

tranh luận quốc tế và các phiên tòa xử án tội phạm. Đồng thời, tranh luận cũng

phản ánh về cuộc đấu tranh da dẳng trong việc tìm kiếm sự cân bằng xứng hợp

giữa việc kiểm soát truyền thông (mà “kiểm duyệt” (censorship) được xem như

là hình thức kiểm soát cực đoan nhất) với quyền tự do bộc lộ cảm xúc và tự do

chọn lựa.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông là một nghiên cứu đa hướng, liên

quan đến nhiều chủ đề khác nhau (multi-disciplinary), với những đóng góp từ

các ngành khác nhau như học thuật truyền thông (communications studies), ký

hiệu học (semiotics), xã hội học và chính trị học. Tuy nhiên, xét tự bản chất,

nhiều vấn nạn chủ chốt về ảnh hưởng của truyền thông vẫn thuộc về tâm lý

học.

Page 13: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Cho dẫu các nghiên cứu trong tâm lý học cũng như các ngành khác về nhiều

phương diện khác nhau của những ảnh hưởng truyền thông là khá phong phú,

nhưng vẫn chưa có lấy một bức tranh rõ ràng nổi bật nào về cách thức và thời

gian mà truyền thông gây ra tác động lên cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, xét thấy

cuộc tranh luận về các phản ứng thích hợp đối với “vấn nạn truyền thông” vẫn

còn đang tiếp diễn, thiết nghĩ thật đúng lúc để tổng quan lại các tài liệu nghiên

cứu tâm lý học với ý định cung cấp những khuyến nghị dựa-trên-nghiên-cứu đối

với các nhóm khác nhau có liên quan. Các nhóm (parties) này bao gồm người

tiêu thụ (các bậc phụ huynh và cả những người khác), các nhà giáo dục, các

đoàn thể điều hành, các nhà sản xuất và các nhà phát thanh. Cũng có những gợi

ý về các nghiên cứu hiện có, hỗ trợ cho việc nghiên cứu và thực hành tâm lý

học.

Hạn từ ‘truyền thông’ (‘the media’) bao hàm cả các ấn bản (như báo, tạp chí) và

phiên bản điện tử (TV, phim ảnh, radio) cũng như các dạng khác như

video/DVD, trò chơi điện tử, internet, điện thoại thông minh… Đã có nhiều

nghiên cứu liên quan đến phần lớn các hình thức truyền thông này. Trong quá

khứ, tranh luận chủ yếu tập chú vào TV; nhưng gần đây hơn thì lại có sự gia

tăng mối quan ngại cộng đồng về các vấn nạn liên quan đến trò chơi điện tử bạo

lực và nội dung không-bị-hạn-chế của internet (unrestricted) với lượng truy cập

gia tăng đối với mọi dạng thức truyền thông số (digital media). Bằng nhiều cách

khác nhau, TV là phương tiện truyền thông đầu tiên ‘bước vào phòng khách của

chúng ta’ với sự gần gũi và ảnh hưởng to lớn. Còn bây giờ, chúng ta lại đối diện

với sự truy cập ngày càng tăng đang thâm nhập vào nhiều khía cạnh đời sống

thường nhật của chúng ta hơn. Do đó, trong báo cáo này, chúng tôi chú trọng

đến các nghiên cứu trước đây về TV, nhưng mở rộng nỏ với việc tổng quan về

các hình thức truyền thông khác như trò chơi điện tử và internet. Mặc dù trong

lãnh vực này thì các nghiên cứu ở Mỹ có phần trội hơn, nhưng [trong báo cáo

này] chúng tôi cũng tổng quan các nghiên cứu liên quan (gần đây) ở Úc và bất

cứ nơi nào khác có thể.

Các hình thức truyền thông mới hơn, bao gồm trò chơi điện tử và internet, đang

ngày càng trở nên tương tác hơn. Chúng gợi ra sự ràng buộc chủ động đối với

người theo dõi (chẳng hạn như người chơi dùng một ‘khẩu súng’ điện tử cầm tay

để ‘giết’ các nhân vật trên màn hình và sẽ được chương trình tán thưởng khi làm

thế). Ngày càng nhiều chứng cứ chỉ ra rằng việc đồng nhất bản thân

(identification) với các nhân vật trong truyền thông tương tác bạo lực sẽ gây ra

ảnh hưởng lớn hơn so với việc chỉ đơn thuần xem bạo lực trên màn hình TV.

Chúng tôi tổng quan và nêu bật lên tầm quan trọng của việc khám phá các ảnh

hưởng của những hình thức tương tác mới đang gia tăng này của truyền thông.

Trong báo cáo này, chúng tôi bắt đầu bằng việc xem xét lại các khung lý thuyết

đã được sử dụng để dự đoán và giải thích các ảnh hưởng của truyền thông nói

chung, để hướng độc giả đến những phương cách diễn giải các dữ liệu nghiên

cứu. Ở đây, chúng tôi chủ yếu dựa vào các giải thích lý thuyết về cách thức bạo

Page 14: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

lực truyền thông có thể tác động đến hành vi gây hấn, bởi đây là lĩnh vực được

nhiều nghiên cứu chú ý nhất. Kế đó, chúng tôi chuyển sang xem xét kỹ các

nghiên cứu hiện thời về những ảnh hưởng của bạo lực trên truyền thông, với

việc đặc biệt nhấn mạnh đến các ảnh hưởng của chúng lên trẻ em; đây cũng là

khía cạnh ảnh hưởng truyền thông đã gây ra những lo hãi lớn nhất về các hậu

quả nguy hại lâu dài, cũng như đã dậy lên những tranh luận sôi nổi nhất. Phần

tiếp theo cũng tập trung vào trẻ em, nhưng ở đây chúng tôi tổng quan các

chứng cứ về ảnh hưởng của quảng cáo lên các giá trị, thái độ và hành vi của trẻ,

đây cũng là một lãnh vực phổ biến khác gây lo ngại. Hai phần kế đó bao hàm

các phương diện và việc đưa tin truyền thông (media reporting) vốn thường bị

nghi là bóp méo nhận thức xã hội, làm mạnh thêm những nỗi lo hãi, thiên kiến

và thành kiến phi lý bất chính. Ở đây trọng tâm được chuyển dần từ trẻ em sang

người thuộc mọi lứa tuổi, và nhấn mạnh về ảnh hưởng của truyền thông lên các

giá trị, niềm tin và thái độ xã hội nói chung. Chúng tôi bàn luận cách thức các

hành vi tội ác được biểu thị trên truyền thông, và tổng quan các chứng cứ về

ảnh hưởng của những biểu thị này. Theo sau đó là những bàn luận về cách thức

các nhóm thiểu số được biểu thị. Những phần tổng quan này dẫn đến phần kết

luận, cung cấp một chuỗi các khuyến nghị trực hướng đến các thành phần khác

nhau của cộng đồng, với mục tiêu làm giảm nhẹ các ảnh hưởng tiêu cực đã được

nhận diện và làm tăng các tiềm năng tích cực của truyền thông. Một danh mục

các tổ chức và các nguồn tham khảo thêm cũng được bổ sung vào báo cáo dành

cho những ai muốn khám phá các vấn đề này sâu hơn.

2. Những giải thích lý thuyết về tác động của truyền thông lên bạo lực

(Theoretical explanations for the impact of the media on violence)

Truyền thông hẳn nhiên không phải là yếu tố góp phần duy nhất hay quan trọng

nhất đến hành vi xã hội của con người, nhưng không thể nghi ngờ rằng truyền

thông là một nguồn ảnh hưởng xã hội quan trọng. Cho dù mối liên hệ giữa việc

phơi nhiễm và tác dụng của truyền thông không hề đơn giản, cũng không trực

tiếp, nhưng hơn 40 năm nghiên cứu đã chỉ ra rằng: TV, trò chơi điện tử và nội

dung internet có thể và rất ảnh hưởng đến cảm xúc, thái độ và hành vi của

chúng ta (ví dụ như, Anderson et al., 2010; Anderson & Bushman, 2002;

Johnson, et al., 2002; Wartella, Olivarez, & Jennings, 1998). Cả dài hạn lẫn

ngắn hạn, trải nghiệm của chúng ta về các hình ảnh của truyền thông góp phần

đáng kể vào những cách thức mà chúng ta nghĩ, làm và cảm nhận, cũng như

vào niềm tin bao quát hơn của chúng ta về thế giới và thực tại xã hội.

Có nhiều mô hình và cách tiếp cận lý thuyết giúp cho việc giải thích mối liên kết

phức tạp giữa việc phơi nhiễm với truyền thông và ảnh hưởng của nó. Trong

dòng lịch sử, nhiều nghiên cứu dạng này chủ yếu dính tới tác động của bạo lực

trên TV lên trẻ em. Tuy nhiên, gần đây hơn, các lý thuyết tổng quát hóa về

những cách thức mà truyền thông ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc và hành

vi, đã bắt đầu nở rộ. Các giải thích lý thuyết ngày càng gia tăng nhấn mạnh đến

hàng loạt các yếu tố bối cảnh, bao gồm các đặc trưng của thông điệp, của người

theo dõi, và của các bối cảnh xã hội rộng hơn, có ảnh hưởng đến phản ứng của

Page 15: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

khán thính giả. Đặc biệt, các lý thuyết đương đại đã tranh luận về cách tiếp cận

‘người-tiếp-nhận-trọng-tâm’ (‘receiver-centred’) mà trong đó, người theo dõi

được xem là một tham-dự-viên chủ động diễn giải ý nghĩa từ điều mình xem.

Những lý giải như thế ngày càng thừa nhận rằng tính chọn lọc (selectivity) và sự

chủ tâm chọn lựa, chú ý và dự phần, là những hình thức hoạt động tạo điều kiện

cho các ảnh hường của truyền thông (Kim & Rubin, 1997). Như thế, các mô hình

tâm lý học về ảnh hưởng của truyền thông sẽ dự báo độ biến thiên giữa các cá

nhân với ảnh hưởng họ gặp phải, trong khi vẫn công nhận các kiểu mẫu chung

được thể hiện ra.

2.1. Lý thuyết gieo cấy (Cultivation theory)

Một cách tiếp cận lý thuyết chính yếu là lý thuyết gieo cấy (Gerbner, Gross,

Morgan, & Signorielli 1994; Signorielli & Morgan, 1990). Đây là một nỗ lực để

hiểu và giải thích tầm ảnh hưởng của TV như một nguồn các hình ảnh và thông

điệp được chia sẻ rộng rãi về thế giới và con người. Lý thuyết này tập trung vào

các hậu quả phổ biến và dai dẳng trong việc trưởng thành và sống chung với TV.

Gebner và cộng sự chỉ ra rằng, với mức độ mà TV chi phối các nguồn giải trí và

thông tin của trẻ em thì sự phơi nhiễm cứ liên tục tích lũy của trẻ đối với các

thông điệp của chúng dường như được lặp đi lặp lại, củng cố và dung dưỡng

(hay gọi khác đi là ‘gieo cấy’) các niềm tin, kế hoạch, giá trị và viễn cảnh mà nó

mô tả (Signorielli & Morgan, 1990). Từ lập trường này, TV là một lực văn hóa

mạnh mẽ sản sinh ra các giả định (assumptions), hình ảnh, giá trị và quan niệm

bền vững, kháng-cự-lại-sự-thay-đổi và được chia sẻ rộng rãi. Nó gieo cấy một

‘xu thế nhìn’ về điều gì mới là quan trọng (như tội ác, môi trường, hình ảnh cơ

thể) và về thế giới trông như thế nào (chẳng hạn, nguy hiểm). Hơn nữa, nó còn

gieo cấy các hệ thống giá trị, các ý thức hệ, và các quan điểm (như duy vật, duy

tiêu thụ (consumerism), thuyết vị chủng (ethnocentrism), chủ nghĩa cá nhân,

chủ nghĩa tư bản, trách nhiệm xã hội).

Tầm quan trọng của việc gieo cấy truyền thông được nhấn mạnh bởi việc có

nhiều sự thiếu nhất quán (discrepancies) đáng phê phán giữa thế giới ‘thực’ và

thế giới được mô tả trên TV, phim ảnh và internet… Lấy ví dụ, bởi vì có nhiều tội

ác trên TV hơn trên đời thực nên TV có thể gieo cấy một cái nhìn về thế giới như

một nơi hèn hạ và đáng sợ (xem phần 5). Điều này đặc biệt đúng với những

người sống trong các khu thành thị có mức độ tội ác cao, và với những nhóm

thiểu số mà các bản sao hư cấu của họ thường được mô tả như những nạn nhân

(nạn-nhân-hóa, victimised) trên TV, phim ảnh và trò chơi điện tử. Thông điệp

minh họa này được cho là cộng hưởng mạnh nhất với những khán giả như vậy.

TV cũng cung cấp một nguồn thông tin chính yếu về các nhóm chủng tộc, sắc

tộc và giới tính (Greenberg & Brand, 1994; xem phần 6). Lấy ví dụ, nếu phụ nữ,

những người cao tuổi và các nhóm chủng tộc thiểu số bị miêu tả không đúng

mức trên TV và/hoặc bị minh họa thành hàng loạt các vai diễn và hoạt động

tương đối hạn hẹp và rập khuôn định kiến, thì việc phơi nhiễm với TV dễ gieo

cấy các định kiến về vai trò liên quan tới giới tính, dân tộc thiểu số và độ tuổi.

Theo lý thuyết gieo cấy, TV, trò chơi và các thứ tương tự thậm chí còn gieo cấy

Page 16: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

‘ý nghĩa’ về các bối cảnh xã hội, con người và văn hóa nữa (Gerbner et al.,

1994). Chẳng hạn như độ tuổi, giới tính và tầng lớp của khán giả vốn gây ra sự

khác biệt cho quan điểm của họ, nhưng việc theo dõi truyền thông cũng có thể

giúp xác định xem ý nghĩa của một độ tuổi, giới tính và tầng lớp nhất định là gì

(như một trẻ gái vị thành niên thuộc tầng lớp trung lưu). Nói ngắn gọn, thông

tin truyền thông về các nhóm xã hội được cho là định hình quan niệm của khán

giả về căn tính của chính họ và của người khác.

Một vài nghiên cứu (như Comstock & Paik, 1991; Potter, 1993; Wilson, 1995) đã

chỉ ra rằng lý thuyết gieo cấy quá đơn giản và không đủ nhấn mạnh đến các yếu

tố trung gian ảnh hưởng đến sự gieo cấy. Hơn nữa, Gunter (1994) cho rằng ảnh

hưởng gieo cấy có lẽ mang tính đặc-trưng-liên-quan-đến-chương-trình hay đặc-

trưng-liên-quan-đến-nội-dung, hơn là hệ quả hoàn toàn của việc xem truyền

thông, và nó cũng có lẽ lệ thuộc vào việc chú-ý-có-chọn-lọc đến các chương

trình củng cố quan điểm của một người về thế giới. Đặc biệt trong việc truy cập

truyền thông xã hội, một quan điểm cho rằng khán giả có quyền chọn lựa củng

cố thế giới quan riêng của mình và rút khỏi việc phơi nhiễm với các nội dung chi

phối họ. Tuy nhiên, những tu bổ của lý thuyết này đã gắng ‘uốn nắn’ lại các phê

phán như thế và gia tăng nhấn mạnh lên sự tương tác giữa khán giả và truyền

thông.

2.2. Lý thuyết học tập xã hội và các lý giải về nhận thức xã hội (Social learning

theory and social-cognitive accounts)

Trong khi lý thuyết gieo cấy cố gắng lý giải các ảnh hưởng của truyền thông lên

xã hội nói chung, thì các thuyết tâm lý học khác lại liên hệ tới những hiểu biết

về hậu quả dài hạn và ngắn hạn của việc phơi nhiễm với truyền thông, nhất là

bạo lực trên TV, lên thái độ và hành vi của các cá nhân, nhất là trẻ em.

Có lẽ cách lý giải được chấp nhận rộng rãi nhất về cách thức mà các nội dung

trên TV ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của trẻ đang phát triển chính là lý

thuyết học tập xã hội của Bandura (1971, 1986). Bandura lập luận rằng người ta

học được những phản xạ hành vi như gây hấn, hoặc nhờ trải nghiệm trực tiếp

mà trong đó, hành vi gây hấn của chính bản thân họ được củng cố, hoặc nhờ

quan sát thấy rằng hành vi như thế được người khác tưởng thưởng (thông qua

củng cố thứ cấp nhờ nghe nhìn – vicarious reinforcement). Hơn nữa các nhân

vật truyền thông – cùng với cha mẹ, đồng bạn và những người khác – là những

nguồn cung cấp đề mục cho việc mô hình hóa (modelling) các thái độ và hành vi

đặc thù, mà những thái độ và hành vi nào học được ở tuổi trẻ, thông qua thói

quen phơi nhiễm với các mô hình như thế, lại được cho là tương đối khó thay

đổi. Lấy ví dụ, thông qua quan sát hành vi của các hình mẫu trên TV, trẻ em học

được những thái độ và hành vi nào là được chấp nhận và tưởng thưởng, cũng

như những cái nào là bị phạt, và chúng sẽ bị thôi thúc bắt chước các hình mẫu

truyền thông mà hành vi của họ được tán thưởng.

Page 17: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Theo cách này, lý thuyết học tập xã hội nhấn mạnh đến cả hệ quả bắt chước

(imitative) lẫn hệ quả giải thể ức chế (disinhibitive) của bạo lực truyền thông.

Việc phơi nhiễm lặp đi lặp lại với sự gây hấn trên TV, trò chơi điện tử hay lên

mạng có thể dạy trẻ những hành vi hung hăng mới, những hành vi này dần trở

thành một phần trong cấu trúc nhận thức và tổ hợp các hành vi của chúng. Việc

phơi nhiễm đó cũng có thể làm giảm sự ức chế của khán giả đối với sự gây hấn.

Lấy ví dụ, trẻ em có thể bắt chước những hành vi gây hấn đặc thù nào đó hữu

ích trong việc giành được những kết quả đáng mong đợi đối với người khác

(Bandura, Ross, & Ross, 1961). Chúng cũng có thể học được rằng nếu những

người khác có thể hành xử hung hăng mà không bị bắt hay trừng phạt, thì hoàn

toàn đúng nếu chúng cũng hành xử như thế. Điều này có nghĩa là chúng có thể

học được rằng gây hấn là một phương thế điển hình và được cho phép để giải

quyết các rắc rối hay để đạt được mục tiêu (Bandura, 1973; xem phần 3).

Hơn nữa, trong phiên bản chỉnh sửa mới nhất (Bandura, 1986, 1994), lý thuyết

học tập xã hội cho rằng việc diễn giải của khán giả về thông điệp trên TV trung

hòa việc bắt chước và học tập. Ví dụ như, Bandura lập luận rằng việc lý giải là

một chức năng gợi ra bối cảnh (a function of contextual cues), như kiểu người

mẫu nào tham gia vào bạo lực kèm với các hệ quả xảy đến cho người mẫu đó,

chẳng hạn.

Các mô hình sau này cũng tập trung vào việc dung dưỡng nhận thức (cognitive

priming) (như Berkowitz, 1990; Jo & Berkowitz, 1994; cũng xem Bushman,

1998). Những điều này bổ sung cho lý thuyết học tập xã hội bằng việc nhấn

mạnh vè các ảnh hưởng tức thời và ngắn hạn của việc phơi nhiễm với truyền

thông. Chúng tập trung vào phương thức mà các nội dung truyền hình kích hoạt

(activate) hay ‘dung dưỡng’ (primes) các tư tưởng và phản xạ hành vi liên quan.

Lấy ví dụ, việc xem những sự hung hăng trên TV có thể kích hoạt các cảm xúc

tiêu cực (như giận dữ và sợ hãi), mà khi đến lượt mình, những cảm xúc này lại

dung dưỡng những cảm xúc, tư tưởng, ký ức và khuynh hướng hành vi gây hấn

khác. Một khi mạng lưới liên hệ nhận thức được kích hoạt hay khởi phát, thì cách

thức các cá nhân tri nhận tình huống (thẩm định nhận thức – cognitive

appraisals) và những gì họ tự nói với mình (tự biện – self-statements) cùng

những nhận thức khác ở bậc cao hơn sẽ quyết định xem việc gây hấn có xảy ra

hay không. Điều này nghĩa là những biến số này ảnh hưởng đến mối liên kết

giữa các tư tưởng bị kích hoạt bởi truyền thông và hành vi thực tế (xem Jo &

Berkowitz, 1994).

Một yếu tố quan trọng tác động đến mối liên hệ giữa các sự kiện truyền thông

và hành vi sau đó của khán giả là ý nghĩa thông truyền (communication’s

meaning) cho khán thính giả. Các tư tưởng liên quan đến sự gây hấn sẽ không

bị kích hoạt nếu không có những cảnh mô tả mà khán giả suy xét là có tính gây

hấn – chẳng hạn là nhiều khán giả có thể không xem việc chơi mạnh bạo trong

các môn thể thao tiếp xúc nhiều như bóng đá là có tính gây hấn. Hơn nữa, các

tư tưởng và khuynh hướng gây hấn được kích hoạt bới các minh họa cũng có thể

bị ngăn trở nếu khán giả nghĩ rằng sự gây hấn mình quan sát được là hành vi

Page 18: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

bất công và mạo hiểm, dẫn tới những hậu quả tiêu cực. Cuối cùng, những khán

giả nào đồng nhất mình với thủ phạm gây hấn hay xem gây hấn như cái gì đó

thực tế (realistic) thì đặc biệt dễ có những tư tưởng liên quan đến việc gây hấn

bị kích hoạt khi xem chúng.

Do đó, cách lý giải dung dưỡng nhận thức đã định vị những ảnh hưởng của bạo

lực trên TV trong tiến trình xử lý thông tin và trong việc dung dưỡng các ý nghĩ

liên quan về mặt ngữ nghĩa (semantically). Hơn nữa, mặc dù các lý giải này chú

trọng vào các ảnh hưởng tức thời và ngắn hạn của việc phơi nhiễm với truyền

thông, thì chúng cũng cho rằng việc phơi nhiễm lặp đi lặp lại đối với bạo lực

truyền thông dẫn tới việc các ý tưởng và khuynh hướng gây hấn sẽ bị kích hoạt

với một xác suất lớn hơn bởi hậu quả của việc học tập ưu tiên (prior learning).

2.3. Mô hình phát triển xã hội (Social-developmental model)

Về cơ bản, cả những lý giải về việc mô hình hóa lẫn việc dung dưỡng nhận thức

đều mang tính một chiều. Nội dung truyền thông được tin là ảnh hưởng đến

khán thính giả. Còn mô hình phát triển xã hội (Huesmann & Miller, 1994) mang

tính hội nhất hơn (integrative). Mô hình này mô tả nền tảng nhận thức của các

khuôn mẫu hành vi xã hội đã học được và nhấn mạnh hơn đến mối quan hệ hỗ

tương giữa khán giả và phương tiện truyền thông.

Tương tự như lý thuyết học tập xã hội, Huesmann lập luận rằng hành vi xã hội

được kiểu soát bởi các ‘chương trình’ (programs) hay ‘kịch bản’ (scripts) tinh

thần đạt được thời thơ ấu, chúng vốn được lưu trữ trong ký ức và được sử dụng

sau đó như một chỉ dẫn cho hành vi. Huesmann cũng cho rằng nội dung TV có

tác động quan trọng đến việc hình thành, phát triển và duy trì các kịch bản nhận

thức về cách thức ứng xử trong các tình huống khác nhau (như việc phản ứng lại

với một biến cố bạo lực, hay khi cố gắng dàn xếp một cuộc xung đột giữa các cá

nhân, chẳng hạn). Về cơ bản, một kịch bản là một chuỗi các ‘họa tiết’

(vignettes) nối tiếp nhau – đó có thể là việc một người đánh một người khác khi

giận dữ về điều gì đó mà người kia đã làm. Chính kịch bản gợi ra biến cố nào sẽ

dễ xảy ra trong một bối cảnh, cũng như cách thức người ta nên hành xử để đáp

ứng với các biến cố này và hệ quả khả dĩ của những hành vi như thế (Huesmann

& Miller, 1994).

Khi đối diện với một tình huống xã hội, người ta có thể lựa chọn một kịch bản từ

ký ức để biểu thị tình huống đó và khoác lấy một vai trò trong kịch bản. Hơn

nữa, một kịch bản sẽ dễ được truy hồi như những chỉ dẫn cho hành vi khi tình

huống hiện tại gần giống với tình huống đã được mã hóa. Chẳng hạn như các

hành động gây hấn được xem là thực tế, cũng có thể được xem là có liên hệ

nhiều hơn đến việc giải quyết các xung đột trong tương lai, so với các hành động

ít thực tế hơn.

Huesmann nhấn mạnh sâu hơn nữa về tầm quan trọng của các yếu tố nhân vị

và liên nhân vị, xem chúng như các biến can thiệp (intervening variables) nối

kết việc phơi nhiễm truyền thông và các hành vi sau đó của khán giả với sở

Page 19: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

thích của khán giả ấy đối với một nội dung truyền thông đặc thù nào đó. Tỉ dụ

như, Huesmann cho rằng kiêng khem quá đỗi việc xem bạo lực dẫn đến một

chuỗi các tiến trình dựa trên các yếu tố nhân vị và liên nhân vị này, hệ quả là

nhiều khán giả không chỉ trở nên gây hấn hơn mà còn phát triển một cơn khát

gia tăng đối với nội dung bạo lực ở mức cao hơn. Các yếu tố như kỹ năng học

tập kém, ít được ưa chuộng về mặt xã hội, tính đồng nhất hóa với các nhân vật,

niềm tin vào tính duy thực của các nội dung trình chiếu trên TV, và việc nhắc lại

(rehearsal) hay huyễn tưởng (fantasy) về các nội dung này, có lẽ quan trọng

trong việc duy trì mối quan hệ giữa việc xem bạo lực và gây hấn nơi trẻ em. Do

đó, những khán giả gây hấn thì dễ xem các chương trình bạo lực hơn, dễ có

mạng lưới rộng lớn về các liên tưởng gây hấn vốn được dung dưỡng qua việc

xem chúng, và dễ truy hồi các kịch bản gây hấn khi đương đầu với các tình

huống liên can tới xung đột trong đời thực hơn.

Cách lý giải này ngầm giả định rằng trẻ em, nhất là những trẻ dưới 7,8 tuổi, có

lẽ đặc biệt nhạy bén với việc học tập từ TV bởi cách mà chúng nhận thức về các

kịch bản truyền hình. Dựa vào mức độ phát triển và trưởng thành, có thể các trẻ

nhỏ hơn được mong đợi sẽ diễn giải các kịch bản này theo cách thức hơi khác

biệt một chút so với các trẻ lớn hơn hay so với người lớn. Mặc dù có sự biến

thiên đáng kể về cách thức và thời gian mà các trẻ phát triển các kỹ năng khác

nhau, nhưng những khác biệt rõ ràng giữa các trẻ khác độ tuổi cũng đã được

nhận thấy trong các phương cách chúng sử dụng để nhận thức thông tin mới,

cũng như trong giới hạn ký ức khống chế lượng thông tin mà chúng có thể tiếp

thu (Kail, 1990; Siegler, 1991). Như thế, các trẻ nhỏ hơn có lẽ sẽ khó khăn hơn

trong việc kết nối các khung cảnh (scenes) và trong việc rút ra kết luận về việc

thưởng – phạt của một hành vi (Wilson, et al., 1996). Các trẻ này cũng có thể

gặp khó khăn hơn trong việc phân biệt thực tại với huyễn tưởng và có thể có

khuynh hướng bắt chước và đồng nhất hóa chính mình với các nhân vật trên

truyền hình nhiều hơn.

Trẻ em cũng có thể nhạy hơn với việc bắt chước các minh họa trên truyền thông

nếu nội dung chúng theo dõi phù hợp với các trải nghiệm chúng gặp phải trong

gia đình và môi trường xã hội, và nếu việc cùng xem chung với ba mẹ hay anh

chị lại ngầm chứa sự tán đồng rằng nội dung ấy là quan trọng, hữu ích và đáng

chú ý (xem Nathanson, 1999). Trái lại, việc chủ động thu nhận được rằng cha

mẹ hay những người khác đưa ra những bình phẩm tiêu cực về nội dung bạo

lực, và đặt ra những luật lệ liên quan đến việc xem nội dung bạo lực, có thể sẽ

thông truyền cho trẻ ý tưởng rằng nội dung như thế là phi thực, không đáng tin

về mặt luân lý, không quan trọng và/hoặc không đáng để duy trì chú ý. Điều

này cũng sẽ giảm các khuynh hương gây hấn phát sinh từ TV (xem Desmond,

Singer, & Singer, 1990; Nathanson, 1999;). Việc giáo dục truyền thông dạy trẻ

các kỹ năng xem truyền hình có phê phán, như khả năng nhận ra rằng các tình

tiết chỉ là bịa đặt và các chương trình được phát là nhằm thu lợi, cũng cho phép

trẻ lượng giá tốt hơn về nội dung mà chúng theo dõi (Dorr, Graves, & Phelps,

1980).

Page 20: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

2.4. “Gây tê” (Desensitisation)

Để hiểu được ảnh hưởng của nội dung truyền thông, đặc biệt là các minh họa về

bạo lực và gây hấn, lên thái độ và hành vi, thêm một tiếp cận lý thuyết nữa đã

chú ý đến vai trò tiềm năng của cảm xúc. Theo giả thuyết về sự “gây tê”, việc

xem đi xem lại bạo lực dẫn đến sự giảm thiểu mức độ đáp ứng (độ nhạy –

responsiveness) về mặt cảm xúc đối với bạo lực trên màn hình và sự gia tăng

chấp nhận đối với bạo lực trong đời thường. Lấy ví dụ, dù có thể lúc đầu, trẻ nhỏ

bộc lộ những phản ứng hãi sợ dữ dội đối với nội dung chương trình bạo lực (vd,

Cantor, 1994), nhưng chúng có thể trở nên ngày càng quen dần với bạo lực

trong các chương trình và có thể ao ước gia tăng các nội dung bạo lực khi chúng

đã tập quen (habituated) hay bị “gây tê” (Drabman & Thomas, 1974). Việc xem

bạo lực lâu dài ở trẻ em và cả người lớn có thể dẫn tới sự giảm thiểu mức độ đáp

ứng về mặt cảm xúc đối với bạo lực trong thế giới thực, và tới sự gia tăng chấp

nhận đối với bạo lực trong đời thường, cũng như tới sự phát triển của các thái độ

chai lì vô cảm đối với nạn nhân bị bạo hành.

2.5. Các mô hình thuyết phục (Models of persuasion)

Các mô hình lý thuyết ở trên đã cố gắng lý giải ảnh hưởng của giải trí và các

chương trình đương thời lên cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người theo dõi.

Một vài tài liệu cũng đã chú trọng vào ảnh hưởng của các thông điệp TV hay các

chiến dịch truyền thông minh nhiên có ý thay đổi thái độ và hành vi. Trong một

vài trường hợp, mục đích của các chương trình quảng cáo trên TV (TV

commercials) có thể được xem như đáng ao ước về mặt xã hội, như các dạng

khuyến khích thăng tiến lối sống lành mạnh chẳng hạn. Tuy nhiên, mục đích và

kết quả của các chương trình khác, như hầu hết các dạng quảng cáo sản phẩm

hiện nay, thì lại gây tranh cãi hơn nhiều.

Các mô hình thuyết phục kinh điển (như Hovland, Janis, & Kelley, 1953) kết nối

các đặc tính của nguồn tin (như tính hấp dẫn và tính khả tín), sự khích lệ của

các thông điệp kêu gọi (như sợ hãi, sự chấp nhận về mặt xã hội, kiến thức đúng

đắn) với việc lặp đi lặp lại và bố trí sắp đặt các thông điệp, để giải thích những

thay đổi có thể có trong thái độ và hành vi. Lý thuyết học tập xã hội (như

Bandura, 1973) cũng dự đoán rằng khán giả dễ bộc lộ hành vi giống với các vai

diễn đáng tin cậy (các vai diễn này làm mẫu cho hành vi đã định trước cách rõ

ràng, cũng như đã nhận được sự khích lệ tương xứng). Các mô hình thuyết phục

khác (như mô hình elaboration-likelihood, Petty & Cacioppo, 1986) cũng đã được

dùng để dự đoán các ảnh hưởng dài hạn của các thông điệp mang tính thuyết

phục theo như những biến đổi khác biệt trong động cơ xử lý nội dung thông

điệp.

Để hiểu về các ảnh hưởng tiềm tàng của quảng cáo thương mại lên trẻ em,

những mối quan tâm đặc biệt đã nổi lên do có các vấn nạn về phát triển nhận

thức ảnh hưởng đến việc hiểu thông điệp. Ví dụ như, trẻ em trong độ tuổi nhà

Page 21: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

trẻ đổ lại thường không nhận thức rõ hoặc nhận thức được rất ít về các nội dung

bán buôn và mưu lợi cá nhân của các quảng cáo sản phẩm (xem Phần 4).

2.6. Các giả thuyết về tác động phi-nhân-vị và hiệu ứng người-thứ-ba (The

impersonal impact hypothesis and third-person effect)

Cuối cùng, trong việc hiểu các ảnh hưởng của truyền thông, người ta đã chú ý

đến cái gọi là giả thuyết về tác động phi-nhân-vị (Tyler & Cook, 1994), cho

rằng: nhìn chung, những mối liên kết giữa việc xem TV với tri giác thì rõ ràng

đối với những phán đoán ở cấp độ xã hội (như việc lượng giá tỉ lệ tội phạm

chẳng hạn) hơn là đối với những phán đoán ở cấp độ cá nhân (như lượng giá về

nguy cơ cá nhân mình trở thành nạn nhân). Xu hướng gần đây, người ta cũng

tranh luận rẳng con người thừa nhận và hành động trên tiền đề này là: người

khác sẽ bị ảnh hưởng bởi các thông điệp truyền thông đại chúng trong khi chính

họ sẽ duy trì sự miễn nhiễm hoặc tương đối lãnh đạm (hiệu ứng người-thứ-ba,

Duck & Mullin, 1995; Perloff, 1993). Điều này có thể bắt nguồn từ khuynh

hướng các cá nhân quá đề cao ảnh hưởng của thông điệp lên người khác trong

khi quá xem nhẹ ảnh hưởng hưởng của thông điệp đó lên chính mình – những

khuynh hướng này là hệ quả từ việc kết hợp các thiên kiến về nhận thức và

động cơ (cognitive and motivational biases) (xem Perloff, 1993). Chẳng hạn

như, người ta có thể cảm thấy họ đang kiểm soát được thái độ và hành vi của

chính mình trong khi tin rằng đại đa số quần chúng là khờ dại.

Do đó, người ta đã đề xướng rằng: một phần đáng chú ý của việc lĩnh hội về ảnh

hưởng của nội dung truyền thông ‘hữu hại’ như bạo lực và quảng cáo thương

mại là hệ quả của các niềm tin về ảnh hưởng của truyền thông lên người khác

(Lasorsa, 1992; Rojas, Shah, & Faber, 1996). Điều này cần được nhận ra trong

việc định hình các chính sách; buộc phải có sự nhấn mạnh đến việc đo lường và

trình báo về các ảnh hưởng thực sự của truyền thông và các ảnh hưởng khác

chưa nhận thấy được, cũng như đến việc suy xét về các hệ quả của việc tri nhận

theo lối ‘người-thứ-ba’, để kêu gọi các cơ quan kiểm duyệt truyền thông bảo vệ

người khác cũng như phục vụ cho việc sử dụng truyền thông mang tính cách cá

nhân.

2.7. Mô hình học tập tổng quát (The General Learning Model)

Mô hình nổi trội hơn cả về việc lý giải ảnh hưởng của truyền thông bạo lực lên

nhận thức và hành vi hiện nay là Mô hình học tập tổng quát (GLM, trước đây là

Mô hình gây hấn tổng quát, GAM). Mô hình này được phát triển trên nền tảng

một vài mô hình trước đó về học tập và liên tưởng, bao gồm các yếu tố ‘kịch

bản’ của lý thuyết học tập xã hội, lý thuyết liên tưởng mới về mặt nhận thức và

lý thuyết ‘dung dưỡng’ (Anderson & Bushman, 2002; Anderson et al., 2004;

Anderson, Gentile, & Buckley, 2007; Anderson & Huesmann, 2003). Theo mô

hình này, hành vi của một người được điều khiển bởi các thuộc tính (properties)

về tình trạng nội tại của họ (internal state), mà các thuộc tính này bị ảnh hưởng

bởi các biến ngoại lai theo ít nhất một trong ba phương thế chính yếu: thứ nhất

Page 22: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

là dung dưỡng nhận thức hiện tại (priming current cognitions), kế đó là các tình

trạng cảm xúc (affective states), và cuối cùng là sự khuấy động về mặt sinh lý

(physiological arousal). Như thế, GLM giải thích ảnh hưởng của truyền thông bạo

lực lên suy nghĩ, cảm xúc và/hoặc mức độ khuấy động sinh lý của một người.

Nhiều nghiên cứu dạng phân tích tài liệu (meta-analysis) trong thập kỷ gần đây

đã chứng thực rằng việc phơi nhiễm với các trò chơi điện tử bạo lực làm gia tăng

nhận thức gây hấn, cảm xúc hung hăng và sự khuấy động sinh lý ngắn hạn

(Anderson, 2004; Anderson & Bushman, 2001; Anderson et al., 2010; Sherry,

2001). Mô hình này lý giải về sự gia tăng gây hấn dài hạn lẫn ngắn hạn bằng

việc thừa nhận rằng các ‘kịch bản’ hay ‘chương trình’ ảnh hưởng đến các hành vi

xã hội (như đã trình bày ở các lý giải nhận thức xã hội trước đó). Các kịch bản

đạt được qua học tập, như học cách tri nhận, diễn giải, phán đoán và phản ứng

lại các biến cố trong môi trường vật lý và xã hội. Các kịch bản có thể ảnh hưởng

đến hành vi một khi chúng được mã hóa và nhắc lại, sau đó được triệu hồi và

tận dụng trong một biến cố nào đó tương thích về mặt bối cảnh. Sự gia tăng gây

hấn ngắn hạn được lý giải như một tiến trình học tập tích lũy, trong đó những

quan sát của một người về bạo lực thực sự sẽ dẫn người đó đến việc tiếp thu

thêm các kịch bản hành vi mang tính gây hấn nhiều hơn nữa.

2.8 Tóm lại (Summary)

Một loạt các lý giải đã được đề xuất về cách thức truyền thông ảnh hưởng lên

các cá nhân và xã hội trên diện rộng. Các lý giải này đều liên quan đến những

khía cạnh về thông điệp, khán giả, và bối cảnh mà thông điệp được xem. Sự

hiểu biết lý thuyết có được từ các lý giải này giúp giải thích các chứng cứ nghiên

cứu về ảnh hưởng của truyền thông sẽ được xem xét phía dưới.

3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông bạo lực lên trẻ em

(Research on the effects of violent media on children)

3.1 Đâu là các mối quan ngại? (What are the concerns?)

Một cách nhất quán, nghiên cứu trình bày về các mức độ phơi nhiễm rất cao với

bạo lực thông qua các phương tiện truyền thông điện tử. Từ xưa đến nay, các

mối lo ngại về việc phơi nhiễm truyền thông bạo lực đã chú trọng vào bạo lực

trên TV (Brown & Hamilton-Giachritsis, 2005; Dietz & Strasburger, 1991;

Johnson, Cohen, Smailes, Kasen, & Brook, 2002; Mediascope, 1995, 1997),

nhưng việc ‘tiêu thụ’ (consumption) với truyền thông bạo lực gần đây hơn, dưới

hình thức trò chơi điện tử, đang dần trở nên ngày càng đáng chú ý (Anderson et

al., 2003; 2010; Anderson & Bushman, 2001; Bushman, & Anderson, 2009;

Bastian, Jetten, & Radke, 2012; Bushman, & Huesmann, 2006; Carnagey,

Anderson, & Bushman, 2007; Greitemeyer, & McLatchie, 2011). Cũng có một vài

chú ý (có giới hạn) đến ảnh hưởng của các lời bài hát mang tính bạo lực

(Anderson, Carnagey, & Eubanks, 2003). Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên

rằng có mối lo ngại rộng khắp về những ảnh hưởng của truyền thông bạo lực lên

thái độ, giá trị và hành vi của cá nhân cũng như của xã hội. Mối lo ngại này tập

Page 23: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

trung vào các ảnh hưởng lên trẻ em, người ta e ngại có hàng loạt các hậu quả

không đáng mong đợi cho đối tượng này. Điều này bao hàm các mức độ gia tăng

của hành vi gây hấn, sự chấp nhận tăng cao đối với bạo lực, xem đó như một

phần bình thường trong đời sống và như một phương cách hữu hiệu để đạt mục

tiêu, và cuối cùng là sự suy diễn quy nạp về nỗi sợ và lo âu cũng như về niềm

tin rằng thế giới là ‘một nơi hèn hạ và đáng sợ’. Những trích dẫn dưới đây của

các trẻ trong một nghiên cứu của Cupit (1986) đã minh họa một vài trong số các

phản ứng này: ‘Con thực sự ghét cái cảnh những người đang chèo thuyền ngoài

trời mà tự nhiên có một con cá mập nhảy bật lên khỏi mặt nước. Con không

thích chúng và chẳng thể nào gạt chúng ra khỏi tâm trí con được.’ ‘ Con không

thể quên được phân cảnh một người đàn ông đang nằm trên giường và một con

dao dài đâm xuyên qua giường và cổ người đàn ông đó. Giờ lúc nào con cũng

phải nhìn xuống gầm giường hết cả!’

3.2 Đâu là chứng cứ? (What is the evidence?)

Nghiên cứu nhắm đến việc chứng minh xem liệu các mối quan ngại như thế có

được bảo đảm hay không quả thật đầy khó khăn. Các nhà nghiên cứu phải quyết

định nên nói về ‘ảnh hưởng’ nào: ví dụ như trò chơi gây hấn (aggressive play),

bạo lực tâm bệnh (psychopathic violence); lo âu; những ký ức bấn loạn

(disturbing memories); sự ‘gây tê cảm giác’ (desensitisation), hay việc thưởng

thức bạo lực (enjoyment of violence). Các ảnh hưởng này nên được đo lường

trong bối cảnh nào? Liệu nhìn đến các hệ quả ngắn hạn hay các ảnh hưởng dài

hạn là đã đủ rồi chăng? Loại truyền thông nào nên được xem xét: phát thanh

truyền hình, phim ảnh (videos), trò chơi trên máy tính, các thể loại đặc thù, các

chương trình đặc biệt, các trích đoạn hay phân cảnh đơn lẻ? Cái gì mới được tính

như ‘bạo lực truyền thông’: việc công kích thể lý đơn thuần hay có bạo hành về

lời nói; các chấn thương vô ý hay chỉ những hành động có chủ ý? Các nhân tố

nào nên được nghiên cứu bởi vì chúng có thể kiện cường hoặc làm suy yếu ảnh

hưởng của các ‘chất liệu’ truyền thông?

Bởi lẽ các nhà nghiên cứu đã đi đến những quyết định khác nhau về những vấn

nạn này cũng như các vấn nạn liên quan, nên không có gì ngạc nhiên khi các kết

quả tìm được khác nhau trong các nghiên cứu. Điều này gây nên cuộc tranh luận

học thuật lành mạnh về việc diễn giải nghiên cứu (Anderson et al., 2010; 2003;

Freedman, 1994; Ferguson 2007; Ferguson & Kilburn, 2009; Murray, 1994). Lấy

dí dụ, Hodge (1992) kết luận rằng: ‘… bởi lẽ một nỗ lực nghiên cứu mang tầm

vóc quốc tế trên quy mô lớn suốt hơn một thập kỷ qua đã không thể minh chứng

được những ảnh hưởng nhất quán và chính xác của bạo lực trên truyền hình,

nên không chắc là những ảnh hưởng này có tồn tại’ (tr.73). Brown và Hamilton

Giachritsis (2005) cũng đã ghi nhận tương tự về sự bất đồng chứng cứ đối với

tác động tiêu cực của truyền thông bạo lực lên trẻ em. Thậm chí ngay cả các

nghiên cứu tài liệu meta-analysis cũng rút ra những kết luận thiếu nhất quán,

với một vài trong số đó nhận định rằng trò chơi điện tử bạo lực ảnh hưởng đến

tính gây hấn, sự thấu cảm và hành vi cống hiến cho xã hội cả trong văn hóa

Đông – Tây (Anderson et al., 2010). Thay vào đó, số khác lại đặt nghi vấn về

quan hệ nhân quả và tầm quan trọng của các ảnh hưởng này (Ferguson 2007;

Page 24: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Ferguson & Kilburn, 2009; Sherry, 2001; 2007). Tuy nhiên, vẫn có nhiều người

tranh luận rằng thất bại trong việc tìm kiếm những ảnh hưởng ‘nhất quán và

chính xác’ không có nghĩa là chúng không tồn tại, mà chỉ có nghĩa là chúng

[quá] phức tạp mà thôi. Luận điểm này tương tự với luận điểm về việc liệu sự

phong phú của các nghiên cứu chứng minh tỉ lệ ung thư cao hơn nơi những

người hút thuốc có xác thực được mối quan hệ ‘nhân quả’ nào đó [giữa việc hút

thuốc và ung thư] hay không.

Giả dụ rằng nhiều nghiên cứu chỉ suy xét một vài khía cạnh nào đó của bạo lực

trên TV hay trò chơi điện tử, trong mối liên hệ với một nhóm các ảnh hưởng

nhất định, giữa một phân nhóm trẻ em đặc thù, trong một bối cảnh riêng biệt,

thì sự biến thiên giữa các kết quả tìm thấy gần như là được bảo đảm. Trong khi

có nhiều nghiên cứu có thể bị chỉ trích về nền tảng phương pháp luận, thì cũng

có phong phú các nghiên cứu được tiến hành tốt đẹp từ nhiều quốc gia và

chuyên ngành. Các nghiên cứu này nhắm tới việc tiết lộ các khuynh hướng đồng

nhất (convergent trends) sẽ được mô tả dưới đây.

Khái quát về việc tổng quan các nghiên cứu: Thật vậy, đã có hàng ngàn nghiên

cứu về ảnh hưởng của bạo lực truyền thông lên trẻ em. Do đó, thật là phi thực

tế nếu chúng tôi cố gắng tổng quan từng nghiên cứu một. Thay vào đó, chúng

tôi nỗ lực rút ra các kết luận nổi lên từ nhiều bản tóm lược nghiên cứu mang tính

lượng giá đáng chú ý. Trong số này, không có nghiên cứu nào tự nó là bao hàm

toàn diện, nhưng kết hợp với nhau, chúng cho phép chúng tôi xác định điều gì

đã trổi lên như những kết quả và khuynh hướng quan trọng. Các kết luận này

dựa trên 57 bài báo tổng quan (review papers): 11 bài trước năm 1980, 19 bài

được xuất bản trong thập niên 1980, 14 bản khác thuộc thập niên 1990, và 13

bài được xuất bản kể từ năm 2000 (xem phụ lục A). Trong khi các bài tổng quan

chủ yếu bao hàm các nghiên cứu ở Mỹ, chúng cũng rút ra từ các nghiên cứu

thuộc nhiều phần Châu Âu cũng như Nhật Bản và New Zealand. Các nghiên cứu

của Úc cũng được nhận thấy trong các tổng quan này (như Cupit, 1987; Knowles

& Nixon, 1990; Palmer, 1986; Sanson & DiMuccio, 1993; Sheehan, 1986). Hầu

hết các nghiên cứu trong năm 2000 đều nhấn mạnh đến TV (như Barlow & Hill,

1985; Cupit, 1986), nhưng kể từ năm 2000 trở đi, các nghiên cứu về trò chơi

điện tử đã dần trở nên nổi bật hơn cả (như Anderson et al., 2001; 2010;

Ledingham, Ledingham, & Richardson, 1993; Sneed & Runco, 1992).

Mặc dù có khác biệt về trọng tâm, nhưng hầu hết các bài tổng quan khá là nhất

quán trong cách diễn giải các nghiên cứu khác nhau mà chúng xem xét. Các kết

luận dưới đây đã được các bài tổng quan này xác nhận một cách phổ quát:

Hầu hết trẻ em đều phơi nhiễm với việc theo dõi truyền thông bạo lực ở

mức độ đáng kể trong thời gian dài, và một vài trẻ thì mức độ phơi nhiễm

là cực cao (extreme);

Các vấn nạn rất phức tạp, và chúng tôi chưa hiểu chúng đủ rõ ràng để hỗ

trợ đưa ra các quả quyết giáo điều giản dị thái quá;

Các trẻ khác biệt trong cách thức chúng bị ảnh hưởng bởi bạo lực trên TV

hay trên trò chơi điện tử;

Page 25: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Các dạng khác nhau về bạo lực hay các ‘chất liệu’ gây hấn có những ảnh

hưởng khác nhau; và

Mọi ảnh hưởng lệ thuộc mạnh vào bối cảnh và bị tác động bởi các nhân tố

trung hòa như thái độ của cha mẹ và việc giáo dục truyền thông.

Dầu có những phức tạp thế này nhưng hầu hết các nhà tổng quan cũng kết luận

rằng có những nhận định khái quát đồng nhất với nhau trổi lên với đầy đủ tính

nhất quán để chỉ cho các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục, các nhà lập luật và

ngành công nghiệp truyền thông phải chú ý. Các ảnh hưởng đó có thể được tóm

tắt như sau:

Trẻ xem bạo lực trên TV hay phơi nhiễm với bạo lực trong trò chơi điện tử

có khả năng hành xử hung hăng cao hơn trong thời gian ngắn (ngắn hạn);

Việc tiêu thụ lâu dài truyền thông bạo lực có liên hệ đến sự gia tăng khả

năng hành xử hung hăng trong thời gian dài (dài hạn) và trong vài trường

hợp, điều này có thể bao hàm cả bạo lực tội phạm nghiêm trọng;

Việc tiêu thụ truyền thông bạo lực chỉ là một trong số nhiều yếu tố đóng

góp vào khuynh hướng bạo lực và gây hấn, và đóng góp này chỉ từ nhỏ

đến khá (moderate) mà thôi (cũng như trường hợp các chỉ báo bạo lực

khác được đo lường)

Một vài trẻ thích thú, và phát triển sự thèm muốn đối với việc xem các

‘chất liệu’ bạo lực;

Xem bạo lực trên TV dẫn đến sự đau buồn và sợ hãi tức thời ở nhiều trẻ;

Nhiều trẻ duy trì các ký ức bấn loạn trở đi trở lại trong thời gian dài hơn từ

lúc xem bạo lực;

Mức độ xem bạo lực cao có liên hệ đến sự gia tăng hãi sợ nói chung về

cuộc sống;

Các ảnh hưởng này là nhất quán trong văn hóa Đông cũng như Tây;

Bên cạnh sự gia tăng tính gây hấn và hãi sợ, các ảnh hưởng còn bao gồm

việc giảm thiểu lòng thấu cảm và tính cống hiến cho xã hội;

Việc phơi nhiễm liên lỉ với bạo lực truyền thông làm gia tăng khả năng trẻ

bị gây tê cảm giác đối với bạo lực thực sự;

Lứa tuổi và giới tính có những tác động quan trọng lên bản chất của các

ảnh hưởng này;

Bé trai có khuynh hướng bị tác động trực tiếp hơn bé gái;

Các ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực truyền thông được thấy cách nhất

quán hơn nơi các trẻ nhỏ tuổi hơn (so với những trẻ lớn hơn);

Hầu hết sở thích của các trẻ là truyền thông hài hước và gây hào hứng, và

bạo lực nhìn chung sẽ không được chào đón trừ khi chúng gắn với (liên hệ

tới – association) những mức độ hành động bậc cao; và

Có mối lo ngại cộng đồng rộng khắp, đặc biệt là nơi phụ huynh và giáo

viên, đặt nền phần nào trên các trải nghiệm trực tiếp về các ảnh hưởng

của truyền thông bạo lực lên trẻ em.

Một phần nhỏ các kết quả tìm thấy trái ngược với các khuynh hướng đặc thù.

Freedman (1994) tranh luận về việc liệu các kết quả nghiên cứu về mối liên hệ

liên tưởng giữa việc xem bạo lực trên TV với hành vi gây hấn sau đó có diễn tả

Page 26: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

về một quan hệ nhân quả hay không. Freedman cũng nhấn mạnh sự khó khăn

trong việc kiểm soát nhiều biến ảnh hưởng khác không thể phủ nhận được. Các

nghiên cứu tài liệu meta-analysis gần đây, như của Ferguson (2007), Ferguson

và Kilburn (2009), và Sherry (2001), cũng đặt nghi vấn về mối liên kết giữa

truyền thông bạo lực và các hệ lụy hành vi và nhận thức tiêu cực. Hodge và

Tripp (1986) cho rằng trẻ có lẽ ít bị tác động bởi bạo lực truyền thông bởi chúng

có một sự hiểu biết rắc rối (sophisticated understanding) về ‘thực tại’ của TV.

Tuy nhiên, hầu hết các lý thuyết tổng quát về sự phát triển nhận thức và nhiều

nghiên cứu chuyên biệt khác đều cho rằng trẻ nhận thấy khá khó để phân biệt

giữa huyễn tưởng trên TV với đời thực (như Flavell, 1986; Wright, Huston, Reitz,

& Piemyat, 1994).

Không có sự hòa hợp chung nào về các tiến trình tâm lý ngầm ẩn dưới những

ảnh hưởng này, cho dù mọi khung lý thuyết được mô tả ở phần 2 được rộng rãi

chấp nhận. Qua thời gian, sự nhấn mạnh đã dần chuyển từ việc lý giải mang

tính cơ chế, xem đứa trẻ là người học thụ động, sang các phát biểu mang tính

nhận thức có hệ thống hơn, trong đó đứa trẻ được xem như đóng vai trò chủ

động trong việc rút ra ý nghĩa và giá trị từ truyền thông.

Trò chơi điện tử bạo lực: các hình thức truyền thông mới hơn, bao gồm những

thứ liên quan đến trò chơi điện tử và internet, ngày càng cho trẻ một vai trò chủ

động. Nhiều trong số này có bạo lực như chủ đề trọng tâm, và trẻ thường cần

thực hiện các hành động bạo lực để đạt mục tiêu cuối cùng của trò chơi (như

dùng một ‘khẩu súng’ điện tử cầm tay để ‘giết’ các nhân vật trên màn hình). Bởi

đứa trẻ được chủ động khuyến khích đồng nhất mình với ‘nhân vật chính’ (hay

‘anh hùng’ – hero) hung hăng, và thực hiện các hành động gây hấn, rồi được tán

thưởng khi làm thế, nên dường như các tiến trình được xác định trong lý thuyết

học tập xã hội và các mô hình liên quan đến việc ‘dung dưỡng’ và ‘kịch bản’

(như GLM) thậm chí còn rõ thấy hơn nữa. Thực tế thì, nghiên cứu đã cung cấp

tư liệu cho rằng việc chơi các trò chơi điện tử bạo lực sẽ gây nên mức độ cao

hơn về hành vi gây hấn (Anderson & Bushman, 2001; Irwin & Gross, 1995), sự

khuấy động sinh lý (Segal & Dietz, 1991), khí sắc hung hăng (Fleming &

Rickwood, 1999), gây tê cảm giác (Bushman & Anderson, 2009) và các thay đổi

trong việc tự nhận thức (Bastian, Jetten, & Radke, 2012). Người ta cũng tranh

cãi rằng sự ràng buộc hăng say (engagement) với các trò chơi điện tử bạo lực có

thể có những ảnh hưởng nguy hại hơn so với các phương tiện truyền thông khác

ít đòi hỏi sự ràng buộc cá nhân hơn (Anderson, Gentile, & Buckley, 2007;

Polman, Orobio de Castro, & Van Aken, 2008).

Có thực các ảnh hưởng của bạo lực truyền thông đã được minh chứng bằng tài

liệu có ý nghĩa thực tế? Như đã lưu ý, bất cứ mối liên hệ nào tìm thấy giữa việc

phơi nhiễm với truyền thông và thái độ hay hành vi đều chắc chắn thấp, bởi có

nhiều biến số khác liên quan. Điều này đã khiến một số nhà tổng quan cho rằng

có rất ít hệ quả thực tiễn. Vấn đề này được Rosenthal (1986) chỉ ra trực tiếp.

Rosenthal đã làm rõ mối liên hệ giữa các ảnh hưởng rất nhỏ mang tính thống kê

và số người thực sự bị tác động. Rosenthal làm lại các ảnh hưởng ít ỏi mà

Page 27: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Huesmann, Eron, Lefkowitz, và Walder (1984) đã tìm thấy để minh họa rằng các

mối liên hệ họ đo được giữa tính gây hấn ở trẻ và tội phạm ở người lớn (xoay

quanh hệ số tương quan 0.12) có nghĩa là ‘với mỗi 100 trẻ có chỉ số gây hấn

thời thơ ấu dưới mức trung bình thì chỉ 44 trẻ có chỉ số phạm tội khi là người lớn

cao hơn trung vị, còn trong số 100 trẻ có chỉ số gây hấn thời thơ ấu cao hơn

mức trung bình thì lại có đến 56 trẻ có chỉ số phạm tội khi lớn cao hơn trung vị’

(tr.148).5 Ông nhận định rằng: ‘ sự khác biệt 12% đó có thể biến thành những

khác biệt về con người, kinh tế và xã hội rộng lớn [hơn]’ (tr.148). Tiếp đó, ông

áp dụng phân tích tương tự đối với những mối liên hệ giữa việc phơi nhiễm với

bạo lực truyền thông và hành vi gây hấn trong 32 mẫu trẻ từ 4 quốc gia để đưa

ra kết luận: ‘… chúng ta có thể gia tăng độ chính xác của việc lựa chọn các trẻ

có mức gây hấn cao và thấp từ việc biết được sự phơi nhiễm cao hay thấp [của

các trẻ đó] đối với bạo lực truyền thông, hầu hết mọi lúc là từ 16 đến 30%’

(tr.149). Gần đây hơn, một nghiên cứu chiều dọc kéo dài 17 năm đã khảo sát

việc xem TV và hành vi gây hấn trong một mẫu cộng đồng gồm 707 cá nhân

(Johnson, et al., 2002). Có mối liên hệ đáng chú ý giữa thời lượng xem TV trong

giai đoạn vị thành niên và mới lớn (early adulthood) với khả năng có những

hành động gây hấn sau đó đối với người khác. Mối liên hệ này vẫn là đáng kể

(significant) sau khi các biến về hành vi gây hấn, việc bị phớt lờ thời thơ ấu, thu

nhập gia đình, bạo lực khu xóm, giáo dục của cha mẹ, và các rối loạn tâm thần

đã được kiểm soát về mặt thống kê. Nghiên cứu này minh họa rằng việc tiêu

dùng (xem) TV tự nó có lẽ có hàng loạt các hệ quả tiêu cực lâu dài.

3.3. Kết luận (Conclusion)

Ít nhất 30 năm kể tử 1980, đã có sự đồng thuận giữa hầu hết các cộng đồng

nghiên cứu tâm lý liên quan đến việc nghiên cứu về truyền thông rằng bạo lực

trên TV góp phần vào hành vi gây hấn, vào mối lo âu trở thành nạn nhân và vào

sự nhẫn tâm trước những tác động của bạo lực lên người khác. Phần lớn các

nghiên cứu (chứ không riêng nghiên cứu nào) chú trọng đến trẻ em như khách

hàng tiêu thụ và đến TV như phương tiện truyền thông. Chứng cứ cho các liên

hệ này đủ mạnh để đóng góp cho bất cứ ai có chủ tâm cống hiến cho vấn đề bạo

lực cộng đồng. Nhiệm vụ của các nhà tâm lý học không còn là chứng minh ảnh

hưởng nữa, nhưng là gỡ rối những phức tạp của nó và phát triển các tiến trình

cải thiện (amelioration) và sửa chữa lỗi lầm đã có (remediation).

4. Quảng cáo TV và trẻ em (Television advertising and children)

4.1 Đâu là các mối quan ngại? (What are the concerns?)

Ở Mỹ ước lượng phải thanh toán đến 30 tỷ đôla trong việc chi dùng trực tiếp

hằng năm cho trẻ em (Calvert, 2008). Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên để

nhận thấy rằng trong khi xem TV, trẻ đã phơi nhiễm với xấp xỉ 40,000 quảng

5 (nd.) Dịch giải nghĩa. Nguyên văn là: ‘For every 100 children below average in childhood aggression, only 44 will be

above the median in adult criminality compared to the 56 we would find among the 100 children above average in childhood aggression’

Page 28: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

cáo mỗi năm (Kunkel, 2001), và rằng số lượng quảng cáo đồ chơi nhắm đến trẻ

em đã nhiều hơn gấp đôi trong 25 năm qua (Larson, 2001). Mức độ phơi nhiễm

này gây ra những mối lo ngại bởi lẽ trẻ được cho là đặc biệt dễ bị quảng cáo

đánh lừa và lợi dụng, vì chúng thiếu các kỹ năng nhận thức để bảo vệ chính

mình khỏi các ý định thuyết phục (persuasive intent). Trẻ nhỏ gặp khó khăn

trong việc phân biệt giữa quảng cáo trên TV với nội dung các chương trình khác,

cũng như trong việc nhận ra các ý định thuyết phục của quảng cáo và thấu hiểu

thứ ngôn ngữ quảng cáo (Dickinson, 1997). Không có những khả năng này,

những thái độ và ước vọng của trẻ, và đặc biệt nhất là hành vi của chúng, được

cho là dễ bị uốn nắn bởi nội dung của quảng cáo truyền thông. Điều này có thể

dẫn tới xung đột trong gia đình khi trẻ gây áp lực đòi cha mẹ phải mua các sản

phẩm như đồ chơi mà cha mẹ có thể nghĩ là không cần thiết, không phù hợp hay

quá đắt đỏ, hoặc thực phẩm mà cha mẹ nghĩ là không tốt cho sức khỏe. Thêm

vào đó, một mối lo ngại khác nữa, đặc biệt đối với các trẻ lớn hơn và các trẻ vị

thành niên, chính là việc phơi nhiễm tích lũy đối với quảng cáo sẽ tác động lên

các giá trị chung của trẻ, qua việc xã hội hóa chúng vào trong những đường

hướng quá đỗi duy vật (socialising them into over-materialistic ways) (Gunter &

McAleer, 1997) và qua việc khích lệ chúng tiếp nhận các giá trị có thể xung đột

với các giá trị của cha mẹ chúng (xem phần 2.1).

Gần đây hơn, các mối lo ngại nghiêm trọng về ảnh hưởng của các hình ảnh

mang màu sắc tính dục trong quảng cáo cũng đã nổi lên. Việc tính-dục-hóa

(sexualisation) trực tiếp đối với trẻ xảy ra khi trẻ bị trình bày trên quảng cáo

theo cách thức mà những người lớn khiêu gợi làm mẫu. Trẻ được mặc trang

phục và làm điệu bộ theo những cách thế vốn dành để thu hút sự chú ý, với các

đặc điểm đậm màu sắc tính dục người lớn mà trẻ chưa hề có. Việc tính-dục-hóa

ít rõ ràng hơn đối với trẻ xảy ra qua các quảng cáo đậm chất tính dục nhan nhản

khắp nơi cũng như qua thứ văn hóa phổ biến hướng đến người lớn. Mặc dù có ít

chứng cứ từ các mẫu nghiên cứu ở Úc, nhưng Hiệp hội Tâm lý học Mỹ APA đã

triệu tập một lực lượng đặc nhiệm (task force) về vấn đề tính-dục-hóa trẻ nữ

năm 2007, lượng giá các chứng cứ đề xướng rằng việc tính-dục-hóa có các hệ

lụy tiêu cực đối với trẻ nữ và phần còn lại của xã hội. Theo báo cáo của APA

(APA, 2007) việc phơi nhiễm tích lũy của trẻ và thanh niên với các hình ảnh và

chủ đề đậm nét tính dục có ảnh hưởng tiêu cực trong nhiều lãnh vực, bao gồm

việc khách-thể-hóa-chính-mình (self-objectification), liên kết với các rối loạn ăn

uống, lòng tự trọng thấp, trầm cảm hay khí sắc trầm, và sức khỏe tính dục suy

giảm.

4.2. Đâu là chứng cứ? (What is the evidence?)

Liệu trẻ có nhận thức được quảng cáo trên TV hay các phương tiện truyền thông

khác không? Để có thể lượng giá cách phê phán các quảng cáo, trẻ buộc phải

nhận thức được khi nào chúng bị phơi nhiễm với các thông điệp quảng cáo.

Nghiên cứu chỉ ra rằng nhìn chung, trẻ có thể phân biệt các mẩu quảng cáo với

các chương trình ở độ tuổi lên 5, hoặc thập chí sớm hơn (Moore, 2004). Lấy ví

dụ, Dorr (1986) báo cáo rằng phần đông các trẻ 5-7 tuổi có thể giơ tay hay la

Page 29: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

lớn khi có quảng cáo thương mại xuất hiện trong một buổi phát hình. Tuy nhiên,

có thể phân biệt được các mẩu quảng cáo khỏi các ‘chất liệu’ chương trình khác

không nhất thiết có nghĩa là trẻ nhận thức được các ý định thuyết phục của

quảng cáo. Đối với nhiều trẻ nhỏ, khả năng xác định các mẩu quảng cáo của

chúng phụ thuộc đơn thuần vào sự nhận thức về các đặc điểm tri giác phổ biến

đối với nhiều mẩu quảng cáo, như thời lượng ngắn hơn, lặp lại thường xuyên

hơn, nhạc và âm lượng to hơn, và các đặc điểm sản xuất ở nhịp độ nhanh chẳng

hạn (Cupitt, Jenkinson, Ungerer, & Waters, 1998; Gunter & Furnham, 1998).

Trong khi các kết quả nghiên cứu liên quan đến nhận thức của trẻ về quảng cáo

trên TV cho đến nay là nhất quán cách hợp lý, thì có vẻ như các thay đổi gần

đây về hình thức ‘chuẩn’ (‘standard’ format) của quảng cáo và các chất liệu

chương trình đã làm cho nhiệm vụ phân biệt quảng cáo với nội dung chương

trình của trẻ lại khó hơn nữa. Một thể loại gọi là ‘các chương trình đặt nền trên

sản phẩm’ (‘product-based programs’) hay ‘các quảng cáo thương mại có thời

lượng như một chương trình’ (‘programlength commercials’) ngày nay rất phổ

biến trên truyền thông dành cho trẻ, trong đó các vật thể hay các nhân vật

trung tâm của nội dung chương trình được ‘rao bán’ rộng rãi như những món đồ

chơi. Dưới chiêu bài một trò chơi truyền hình (TV show), phim ảnh hay trò chơi

điện tử/máy tính, hàng loạt các sản phẩm được phô ra cho trẻ, với mục đích kích

thích doanh số bán các sản phẩm này và duy trì tính phổ biến ưa thích của

chương trình. Khi các mẩu quảng cáo về các đồ chơi như thế xuất hiện đồng thời

vời các chương trình liên hệ, trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc phân biệt chương

trình với các ‘chất liệu’ quảng cáo thương mại (Wilson & Weiss, 1992). Hơn nữa,

sau khi xem các chương trình đặt nền trên sản phẩm, thì khi có thể tiếp cận

những đồ chơi liên quan, trẻ sẽ chơi mà ít tưởng tượng hơn (Fletcher & Nielsen,

2012). Ngoài ra, còn có các chương trình ‘host-selling’ dành cho trẻ mà tại đó

các sản phẩm như đồ chơi, dụng cụ thể thao và thức ăn nhanh được đặc biết

khuyến khích (ABA, 1996). Ngược lại, các hình thức chương trình (program

formats) cũng đang xâm nhập vào các mẩu quảng cáo, khiến chúng bây giờ bao

gồm cả các yếu tố như kịch quảng cáo (soap opera), phim tài liệu, và hài kịch

trào phúng (skit-based comedy) (Dickinson, 1997). Do đó, nhiệm vụ phân biệt

quảng cáo với ‘chất liệu’ chương trình ngày càng trở nên khó khăn hơn, và điều

này đã gây nên mối lo ngại về tiềm năng gia tăng các tác động của quảng cáo

lên trẻ.

Trẻ có hiểu được ý định của quảng cáo không? Điểm khác biệt quan trọng nhất

của quảng cáo với các nội dung chương trình khác chính là ý định thuyết phục

của nó. Quảng cáo tồn tại để bán sản phẩm, và có mối lo ngại rằng những trẻ

không hiểu được ý định này có thể dễ vấp phải những luận điệu khai thác của

quảng cáo (advertising claims). Mặc dù trẻ có thể phân biệt các mẩu quảng cáo

khỏi các chương trình TV nhờ các dấu hiệu nghe nhìn (auditory and visual cues)

vào độ tuổi lên 5 (Moore, 2004), nhưng hầu hết các trẻ không nhận ra ý định

thuyết phục của quảng cáo trên TV cho đến khi lên 8, và thậm chỉ có một số trẻ

lên 10 vẫn không hiểu rõ điều này (Kunkel, 2001; Oates, Blades, Gunter & Don,

2003). Khi trẻ hiểu được các ý định thuyết phục của quảng cáo thì chúng dễ suy

Page 30: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

nghĩ về ý định ấy một cách có phê phán và đặt nghi vấn về tính trung thực của

các luận điệu quảng cáo hơn. Trái lại, trẻ không hiểu biết điều này dễ tin rằng

các mẩu quảng cáo trên TV luôn luôn nói sự thật (Gunter & McAleer, 1997).

Cho rằng khả năng của trẻ nhỏ là có giới hạn trong việc lượng giá tính khả tín

của các luận điệu quảng cáo, nhiều ‘bình luận viên’ tin rằng các nhà quảng cáo

có trách nhiệm đặc biệt trong việc [loại ra mà] không bao hàm các nội dung lừa

dối trong những quảng cáo trực hướng đến trẻ em. Trong bối cảnh này, nội dung

lừa dối (deceptive content) nên được hiểu theo nghĩa rộng, tức là không chỉ bao

hàm việc đưa thông tin sai lạc (misinformation) nhưng còn bao hàm việc trình

bày thông tin theo những cách có thể gây lẫn lộn cho trẻ, như sử dụng các hiệu

ứng đặc biệt để gợi ra rằng những sản phẩm (nhất là đồ chơi) có các đặc điểm

mà chúng không có (Gunter & Furnham, 1998; Van Evra, 1998), hay như trình

bày nhiều thông tin hơn khả năng một đứa trẻ có thể xử lý trong thời lượng giới

hạn của quảng cáo, hoặc sử dụng ngôn ngữ quá phức tạp mà trẻ nhỏ không thể

hiểu nổi, như trong việc từ bỏ gì đó (disclamers) (vd, ‘some assembly required’,

Gunter & Furnham, 1998).

Trẻ phản ứng lại quảng cáo thế nào? Quảng cáo có tiềm năng gây ra hàng loạt

ảnh hưởng lên trẻ, như gia tăng nhận thức của trẻ về sản phẩm, gia tăng các

thái độ tích cực của chúng đối với một sản phẩm hay sự nghiêng chiều về việc

mua sản phẩm đó hoặc thực tế làm thế, và đối với các trẻ nhỏ tuổi hơn, quảng

cáo có thể gia tăng khuynh hướng đòi hỏi cha mẹ mua đồ cho chúng (Gunter &

Furnham, 1998). Tuy nhiên, các nỗ lực chứng minh những ảnh hưởng đặc biệt

của quảng cáo lên trẻ đã mang đến những kết quả lẫn lộn với nhau.

Về thái độ đối với sản phẩm, Riecken và Yavas (1990) báo cáo rằng các trẻ 8-12

tuổi mà họ điều tra nhìn chung có những ý kiến tiêu cực về các mẩu quảng cáo,

và đặt nghi vấn về tính chân thực của các mẩu quảng cáo này, nhưng thái độ

của chúng về các sản phẩm đặc thù thì khác nhau hơn nhiều. Những thái độ đối

với các mẩu quảng cáo đồ chơi thì ít tiêu cực hơn so với thái độ về các mẩu

quảng cáo liên quan đến ngũ cốc hay các loại thuốc bán thẳng không cần qua

bác sĩ kê toa (over-the-counter drug). Những kết quả này cho thấy rằng trẻ là

những khán giả và những người diễn giải chủ động đối với TV, và rằng sở thích

cũng như động cơ riêng của chúng có thể dẫn tới những phản ứng phân biệt đối

với quảng cáo (Gunter & Furnham, 1998).

Tuy nhiên, rõ ràng thì sở thích của trẻ là đối tượng nhắm đến và khai thác của

các nhà quảng cáo. Những cuộc điều tra về nội dung quảng cáo trực hướng đến

trẻ em minh họa cách nhất quán rằng các mẩu quảng cáo về thực phẩm giàu

đường, chất béo và muối cũng như các mẩu quảng cáo về đồ chơi là chiếm ưu

thế hơn hẳn (dominated). Đôi lúc cũng đã có những mối lo ngại đáng kể trong

số những người bảo vệ khách hàng, các chuyên gia sức khỏe, và các nhóm phụ

huynh ở Úc, về tác động tiêu cực dài hạn của những quảng cáo như thế lên sức

khỏe con trẻ và hành vi khách hàng (Parliament of Victoria, 1998; Young Media

Australia, 1997). Lấy ví dụ, Đại học Vật lý Hoàng Gia Úc (1999) đã nỗ lực gia

Page 31: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

tăng nhận thức cộng đồng về mối liên kết mạnh mẽ giữa thời gian dành để xem

TV với bệnh béo phì ở trẻ em. Họ ghi nhận rằng việc xem TV có liên hệ tới sự gia

tăng trong hành vi ăn uống qua loa vội vàng của trẻ (snacking behavior) và

trong các đòi hỏi của trẻ đối với các thực phẩm được quảng cáo trên TV, cùng

với việc giảm tham gia trong các hoạt động thể thao.

Bởi mục tiêu của quảng cáo là bán sản phẩm, nên đâu là chứng cứ [chứng minh]

rằng những lựa chọn thực tế của trẻ hay hành vi mua sắm sản phẩm đó là bị

quảng cáo tác động? Nhìn chung, các trẻ nhỏ không có phương tiện để thực sự

mua sản phẩm đó, nhưng chúng có thể và đã hành xử như những khách hàng

qua việc đòi hỏi ba mẹ mua cho mình những sản phẩm đặc thù nào đó. Lấy ví

dụ, một nghiên cứu ở Anh (Greenberg, Fazal, & Wober, 1986) báo cáo rằng có

85% trong mẫu nghiên cứu gồm các trẻ 4-13 tuổi thừa nhận rằng chúng đã đòi

ba mẹ mua các sản phẩm quảng cáo, và 66% yêu cầu ba mẹ phải đáp ứng đòi

hỏi của chúng. Đại thể và quan trọng hơn, việc phơi nhiễm với quảng cáo trên

TV có liên hệ với việc gia tăng các giá trị duy vật chất và xung đột nhiều hơn

giữa cha mẹ và con cái, gây nên bởi việc trẻ đưa ra những đòi hỏi mua hàng

[ngày một] nhiều hơn (Buijzen & Valkenburg 2003).

Khi trẻ có phương án lựa chọn sản phẩm tự mình, thì liệu các ảnh hưởng của

quảng cáo có còn không? Pine và Nash (2003) đã đề nghị các trẻ ở dưới độ tuổi

đến trường (pre-school aged) chọn một sản phẩm mà một trẻ cùng giới ở độ

tuổi của chúng sẽ thích. Các trẻ này được chỉ cho thấy những bức hình về các

món hàng với thương hiệu đã được quảng cáo rầm rộ trên TV trong suốt thời

gian nghiên cứu, và những món hàng tương tự mà không có thương hiệu. Các

trẻ đã chọn những sản phẩm có thương hiệu được quảng cáo nhiều hơn 2/3 lần

so với các sản phẩm tương đương nhưng không có thương hiệu.

Borzekowski và Robinson (2001) đã khảo sát cách thức quảng cáo tác động lên

sở thích về thức ăn của các trẻ trong độ tuổi 2-6. Sử dụng thử nghiệm kiểm soát

ngẫu nhiên (randomised control trial), trẻ [được cho] xem một phim hoạt họa có

hoặc không ‘nhúng’ (embeded) các mẩu quảng cáo về thực phẩm, được chỉ cho

thấy những cặp hình về các thực phẩm giống nhau (một trong hai hình là thứ

chúng đã thấy trên quảng cáo), rồi chúng được yêu cầu chỉ ra loại nào chúng

thích hơn. [Kết quả là] trẻ dễ ưa thích các món thực phẩm mà chúng đã thấy

trên quảng cáo hơn, và sự ưa thích này được khuếch đại lên nếu chúng càng

thấy được nhiều mẩu quảng cáo. Trong các nghiên cứu bổ sung, ảnh hưởng của

quảng cáo thực phẩm được thấy là có gia tăng khi trẻ phơi nhiễm với tín hiệu

củng cố từ người lớn hay đồng bạn cùng lúc với việc phơi nhiễm với quảng cáo

(Stoneman & Brody, 1981). Trong khi việc cùng xem với người lớn là một yếu tố

trung hòa quan trọng đầy tiềm năng đối với các ảnh hưởng của quảng cáo, thì

thật quan trọng để lưu ý rằng vài nghiên cứu của Úc đã chỉ ra: việc cùng xem

với trẻ nhỏ ít có khả năng xảy ra nhất khi trẻ đang xem các chương trình (và các

mẩu quảng cáo) được thiết kế đặc biệt cho các nhóm nhỏ tuổi (Cupitt et al.,

1998). Do đó, đối với phần lớn việc xem TV của trẻ thì ảnh hưởng mang tính

trung hòa quan trọng từ phía người lớn lại thường dễ vắng mặt.

Page 32: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

4.3. Các vấn đề phương pháp luận đối với nghiên cứu (Methodological issues for

research)

Một hiểu biết đầy đủ hơn về ảnh hưởng của quảng cáo đòi hỏi phải có một số

nâng cấp trong thiết kế nghiên cứu. Tác động của quảng cáo thường được đánh

giá trong các bối cảnh phỏng thí nghiệm và/hoặc sau việc phơi nhiễm ngắn hạn.

Cần có nhiều nghiên cứu ‘xác đáng về mặt sinh thái’ (‘ecologically valid’) hơn,

mô phỏng được các điều kiện phơi nhiễm có trong đời thực cho trẻ, điển hình là

bao hàm bối cảnh gia đình và việc xem đi xem lại (repeated viewing) trong thời

gian lâu hơn. Các ảnh hưởng ngắn hạn của quảng cáo có thể không được duy trì

liên tục qua các thời kỳ lâu hơn, trong khi những ảnh hưởng khác có lẽ chỉ trở

nên rõ ràng trong thời gian dài hơn mà thôi. Cho đến nay, hầu hết các nghiên

cứu là nghiên cứu tương quan (correlational), nên khó để xác định liệu các mẩu

quảng cáo có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của trẻ hay không, hay liệu thái

độ và hành vi có quyết định loại chương trình TV nào mà trẻ xem hay không.

Một vấn nạn sâu hơn xoay quanh các lượng giá về tính xác thực (validity) của

các nghiên cứu đã được tiến hành và cấp vốn bởi những người nắm giữ tài chính

(như các công ty đồ chơi chẳng hạn) mà không trải qua tiến trình khảo cứu đồng

đẳng thông thường (peer review). Cuối cùng, có vài điều không thỏa đáng với

các nghiên cứu ‘ảnh hưởng’ có nền tảng hạn hẹp (narrowly-based ‘effects’

research); các tiếp cận nặng về định tính hơn, nỗ lực hiểu các trải nghiệm của

trẻ đối với TV và ý nghĩa chúng rút được từ đó, có thể cung cấp cái nhìn sâu hơn

vào mối quan hệ giữa trẻ với quảng cáo TV cũng như cách thức quảng cáo TV

tác động lên sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, trong khi các mối bận tâm về

phương pháp luận trên đây liên quan đến các nhà nghiên cứu trong lãnh vực

này, thì những kết quả chung của các nghiên cứu về trẻ và quảng cáo, vốn sử

dụng nhiều luận thuyết khác nhau, đã cho thấy nhiều tính nhất quán hơn là

tương phản. Nói chung, các tài liệu nghiên cứu cung cấp chứng cứ rằng trẻ bị

ảnh hưởng bởi các mẩu quảng cáo, và rằng việc điều chỉnh bản chất và thời

lượng của các mẩu quảng cáo trực hướng đến trẻ em phải được đảm bảo (Brand,

2007).

4.4 Kết luận (Conclusions)

Quảng cáo trên TV có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống trẻ và đã được chỉ ra

rằng có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi tiêu thụ của chúng. Trong khi các trẻ

nhỏ có thể đặc biệt dễ bị tổn thương bởi chúng gặp khó khăn trong việc phân

biệt quảng cáo với các nội dung chương trình khác và không hiểu được ý định

thuyết phục của quảng cáo, thì thái độ phê phán và phân biệt cao hơn của

những trẻ lớn tuổi hơn cũng không nhất thiết bảo vệ chúng khỏi những ảnh

hưởng thuyết phục của quảng cáo nhiều hơn, so với [thái độ phê phán và phân

biệt ở] người lớn (xem phần 2.5). Cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu các

tiến trình ảnh hưởng của quảng cáo. Với các phương tiện truyền thông mới có

nhúng các mẩu quảng cáo theo những cách phức tạp hơn thì các nghiên cứu về

quảng cáo trên các phương tiện truyền thông mới này là khẩn thiết. Việc thiết

lập các chuẩn mực phù hợp đối với quảng cáo trẻ em và việc cung cấp giáo dục

Page 33: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

truyền thông cho trẻ em và phụ huynh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc

giảm thiểu tiềm năng gây ra những ảnh hưởng quảng cáo tiêu cực. Giờ đây,

chúng tôi chuyển từ tác động của truyền thông lên trẻ em sang vai trò của

truyền thông trong xã hội phổ quát hơn. Cách thức tội ác và các sắc tộc được

biểu thị trên truyền thông chính là hai vấn đề cần được phân tích

5. Biểu thị truyền thông về tội ác (Media representations of crime)

5.1 Đâu là những mối quan ngại? (What are the concerns?)

Người ta rộng rãi cho rằng truyền thông, nhất là TV, báo chí và intertnet là

những nguồn kiến thức và hiểu biết chính về các vấn nạn tội ác (Fields & Jerin,

1996; Nguyen, Ferrier, Western, & McKay, 2005). Tuy nhiên, có một mối lo ngại

rộng khắp rằng mức độ và thể loại tội ác được trình bày trên truyền thông biểu

thị một cái nhìn méo mó về mức độ tội ác thực sự trong cộng đồng (Fields &

Jerin, 1996; Windschuttle, 1988). Windschuttle (1988) chỉ ra sự ngắn gọn

(brevity) của các bản tin trên TV, sự tập chú vào các hình ảnh thị giác, và mức

độ chọn lựa bậc cao trong những điều được thuật lại, như là những nguyên nhân

của vấn đề này.

Mối lo ngại chính là những biểu thị sai lạc này có thể định hình thái độ công

chúng về những vấn nạn sau đây:

Đâu là phạm vi (extent) và bản chất của tội ác và của ‘nguy hiểm tính’

(‘dangerousness’) trong xã hội?

Ai là thủ phạm của tội ác? Và

Những phản ứng nào là hữu hiệu và cần thiết đối với tội ác?

Lấy ví dụ, nếu việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông dẫn công chúng

tin rằng tội ác đang ‘mất kiểm soát’ và việc gây ra tội ác là do một thành phần

đặc biệt nào đó trong xã hội, thì điều này có thể dẫn đến các định kiến tiêu cực

về nhóm người đó, và ủng hộ những cách xử trí hà khắc đối với họ. Hơn nữa,

nếu người ta tin tưởng mê lầm rằng họ đang sống trong một xã hội hay khu xóm

có tỉ lệ tội phạm và bạo lực cao, thì họ có thể phản ứng bằng cách trở nên cách

ly khỏi cộng đồng mình, giảm thiểu phúc lợi cá nhân cũng như giảm thế mạnh

của xã hội dân sự (Mazerolle, Wickes, & McBroom, 2010). Dưới đây, chúng tôi

cung cấp một bản tổng quát ngắn các chứng cứ về việc liệu truyền thông có đưa

tin chính xác về tội ác trong đời thực hay không, và về các hậu quả khả dĩ của

việc biểu thị sai lạc tội ác. Lẽ dĩ nhiên, tội ác cũng đáng chú ý trong các chương

trình hư cấu, như một loạt các phim về cảnh sát và trinh thám, cũng như các

cảnh tội ác đời thực được sản xuất như phần giải trí cho các chương trình ‘truyền

hình thực tế’ (‘reality television’ shows) (Fishman & Cavender, 1998). Tuy nhiên,

do những hạn chế về mặt không gian và sự giới hạn của các nghiên cứu nhắm

tới tác động của những minh họa mang tính hư cấu (fictional) và đặt nền trên

giải trí (entertainment-based) về tội ác, nên chúng tôi không bàn tới loại truyền

thông này ở đây.

Page 34: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

5.2 Đâu là chứng cứ (What is the evidence?)

Liệu truyền thông có đưa ra biểu thị chính xác về số lượng và thể loại tội ác hay

không? Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa độ-bao-phủ về tội ác của truyền

thông (media coverage of crime) với các dữ liệu tội ác chính thức (official crime

data) minh chứng rằng độ-bao-phủ của các tin tức về tội ác ‘cung cấp một sơ đồ

thế giới về các biến cố tội ác, khác nhiều phương diện so với cái mà các thống

kê chính thức cung cấp’ (Sacco, 1995, p.143). Skogan và Maxfield (1981) cho

rằng những thay đổi trong tổng lượng mức phủ sóng tin tức về tội ác dường như

ít có liên hệ với những biến lượng trong khối lượng thực tế về tội ác giữa các nơi

hay qua các thời. Trong khi những thống kê chính thức về tội ác chỉ ra rằng hầu

hết các tội ác là phi bạo lực, thì các bản tin truyền thông trong nhiều trường hợp

lại nói điều ngược lại (Garofalo, 1981). Một vài nghiên cứu chú trọng vào việc

điều trị truyền thông đối với các bản tin về tội ác (media treatment of crime

news) đã chứng minh rằng họ có khuynh hướng biểu thị thái quá các tội ác về

bạo lực và đưa ra những đánh giá thổi phồng về các nguy cơ, mạo hiểm.

Nghiên cứu này bao gồm khảo sát về các ấn bản truyền thông địa phương (local

print media) (e.g., Marsh, 1991; Windhauser, Seiter & Winfree, 1990), cũng như

các phân tích về bản tin tội ác trên TV (Surette,1992). Weatherburn, Matka &

Land (1996) báo cáo rằng có sự khác biệt thực chất giữa các mức độ tội ác bạo

lực trên thực tế trong cộng đồng với nhận thức của cộng đồng về bản chất của

tội ác loại này. Lấy ví dụ, Schwartz (1999) lưu ý rằng những minh họa về các tội

ác bạo lực trong trường học ở Mỹ đã tạo ra nhận thức rằng trường học là nơi

nguy hiểm, nhưng khi suy xét trong tương quan với 114 triệu trẻ em trong các

trường học ở Mỹ, thì tỉ lệ bạo lực thực sự rất thấp (cũng xem Kupchick & Bracy,

2009). Tại Úc, trong giai đoạn từ 1990-2007, tỉ lệ (trên dân số 100,000 người)

các vụ giết người giảm dần từ 1.9 năm 1990-1991 đến 1.3 năm 2006-2007

(Viện Tội phạm học Úc, 2012), cho dù nhận thức cộng đồng về vấn đề này lại

cho là có tăng lên. Trong một điều tra tại Úc về 82 bản tin TV được tiến hành bởi

Rendell (1997), số lượng và thể loại đưa tin về tội ác được so sánh với các con

số dữ liệu của Cục Báo cáo Thống kê về Tội ác của Úc. Nghiên cứu này tìm ra

rằng có một vài khác biệt giữa tội ác được đưa tin trên TV và tội ác trong thực

tế. Rất nhiều tội ác nghiêm trọng như giết người, cướp của có vũ trang, bắt cóc

và bao vây đã được biểu thị quá mức trên các bản tin. Trẻ em và người già đã bị

biểu thị quá mức như các nạn nhân của tội ác khi so sánh với những thống kê

thực tế.

Rendell (1997) cũng tìm ra rằng giới trẻ bị biểu thị quá mức trên truyền thông

như kẻ gây ác. Dầu cho trọng tâm của truyền thông về tội ác giới trẻ đang gia

tăng, nhưng hơn 5 năm kể từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2011, số thanh thiếu

niên (juveniles) từ 10-17 tuổi bị khởi tố cách nào đó (không tính những cảnh

báo) bởi Cảnh sát NSW rơi vào 8 nhóm tội chính, thì chỉ có một nhóm tăng, còn

7 nhóm khác thì duy trì tình trạng ổn định (Cục Thống kê và Nghiên cứu Tội

phạm NSW, 2012). Các kết quả như vậy đề xướng rằng nếu khán giả tin là các

tin tức trên TV phản ánh chính xác thế giới thực thì họ rất dễ đưa ra những ước

Page 35: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

đoán không chính xác về mức độ và thể loại tội ác thực sự đang diễn ra trong

cộng đồng của mình. [Nhưng] đối với hầu hết chúng ta, truyền thông lại là

nguồn thông tin chính sẵn có.

Đâu là vai trò của truyền thông trong việc định hình cấu trúc tư tưởng công

chúng (public constructions) về tội ác và tình trạng tội phạm? Đã có nhiều tranh

cãi về cách thức mà công chúng cấu thành ý nghĩa từ các minh họa truyền

thông về tội phạm (Barlow, Barlow, & Chirocus, 1995). Các chứng cứ nghiên cứu

chỉ ra rằng truyền thông gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng lên nhận thức của

chúng ta về mức độ tội ác trong cộng đồng (Hans & Dee, 1991; Schlesinger,

Tumber, & Murdoch, 1991), cho dẫu kiến thức và hiểu biết về tội ác cũng có liên

kết với thái độ cá nhân và các biến nhân khẩu như độ tuổi, giới tính, sắc tộc,

cũng như những gì suy ra từ nhiều nguồn đa dạng khác như gia đình và bè bạn

(Rountree & Land, 1996). Khi những trải nghiệm cá nhân trong tư cách nạn

nhân hay kẻ thủ ác xuất hiện, báo hiệu về một vấn nạn xã hội lớn hơn, thì

những biểu trị truyền thông đóng vai trò quyết định trong việc làm nảy sinh các

cấu trúc tư tưởng (construction), chuyển nghĩa (translation) và chuyển đổi

(transformation) các mối lo âu riêng tư thành các vấn nạn công chúng. Nhất

quán với lý thuyết gieo cấy (xem phần 2.1) cho rằng TV là nguồn chính yếu các

giá trị, lịch trình và quan điểm, TV và các phương tiện truyền thông khác giúp

cấu trúc và định hình ý nghĩa về tội ác và tình trạng phạm tội cho công chúng.

Sacco (1995) cho rằng các vấn nạn tội ác đặc thù thường được cơ cấu (framed)

với hàm ý về những nhu cầu đặc biệt nào đó, như gia tăng đội tuần tra cảnh vệ,

điều tra tốt hơn, khởi tố hữu hiệu hơn, hay kết án cứng rắn hơn, và gần đây là

việc giám sát công chúng mạnh hơn qua các camera CCT. Các cơ cấu (frames)

khác cũng có thể hàm ý những nhu cầu như kiểm soát súng ống tốt hơn, công

bằng xã hội cao hơn, chú ý hơn đến các tội ít thấy như bạo lực gia đình, hay chú

tâm vào việc cải tạo (rehabilitation), lại ít xuất hiện thường xuyên trên các

phương tiện truyền thông. Trong quá khứ, hệ quả của dạng tiến trình cơ cấu này

lên cấu trúc tư tưởng về tội ác đã được hiểu thông qua các ý niệm như ‘kinh hãi

luân lý’ (moral panic), và sau này là chữ ‘siêu thú’ (superpredator).

Ý niệm về kinh hãi luân lý được giới thiệu lần đầu trong thập niên 1970 để diễn

tả sự giận dữ hay xúc phạm trực tiếp đối với những nhóm nhất định nào đó

trong cộng đồng. Sự giận dữ này được tạo nên cách rộng khắp bởi những biểu

thị và những hình ảnh tiêu cực về những nhóm này trên truyền thông (Cohen,

1972). Simpson (1997) cho rằng truyền thông tiếp tục đóng vai trò cốt yếu

trong việc tạo ra kinh hãi luân lý qua việc mô tả tội ác dưới hình thức của các

nhà duy cảm (sensationalist) và qua việc trình bày tin tức theo những cách ưu

tiên cho việc thu hút bạn xem đài hơn là đưa tin chính xác về sự việc (cũng xem

Critcher, 2003). Kinh hãi luân lý, trong những nhóm chịu trận nhất định

(scapegoating groups) (như giới trẻ, băng đua xe máy, hay các nhóm sắc tộc),

khiến làm trệch hướng chú ý đối với các nguyên nhân phức tạp hơn, rộng lớn

hơn của các vấn đề xã hội như tội ác, và giúp thu hẹp phạm vi của những cuộc

tranh luận đầy ý nghĩa trong cộng đồng, nơi kinh hãi xảy ra.

Page 36: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Ý niệm về một cơ cấu hay kịch bản ‘siêu thú’ được Gilliam và Iyengar (1998) đề

xuất như hệ quả của việc gia tăng các mức độ chú ý đến tội ác của truyền

thông. Trong tiến trình này, việc đưa tin tức về tội ác ảnh hưởng đến nhận thức

về sự lan tràn (prevalence) tội ác do các nhóm khác nhau trong cộng đồng thực

hiện. Trong một nghiên cứu có kiểm soát (controlled study), Gilliam và Iyengar

(1998) tìm ra rằng việc bao hàm những tấm ảnh chụp cận cảnh nghi phạm

thuộc một tộc người đặc thù nào đó làm gia tăng mức độ sợ hãi nơi các khán giả

theo dõi tình tiết tội ác. Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng sự gia tăng sợ hãi

đối với tội ác bị chuyển thành sự gia tăng tán thành đối với các án phạt nghiêm

khắc hơn giữa những người da trắng và sự gia giảm hỗ trợ giải quyết vấn đề này

giữa những nhóm sắc tộc bị lên ảnh (pictured ethnic groups). Nghiên cứu này

mạnh dạn đề nghị thừa nhận tầm quan trọng của các minh họa truyền thông về

tội ác trong sự hình thành ý kiến công chúng về tội ác, cũng như thừa nhận tác

động mà tội ác đã gây ra cho những nhóm nói trên trong một cộng đồng vốn

đang trở thành tâm điểm của một kịch bản ‘siêu thú’.

Liệu bạo lực truyền thông có góp phần vào hoạt động phạm tội? Rất ít nghiên

cứu liên quan đến mối liên hệ giữa các vụ giết người và bạo lực truyền thông.

Cantor và Sheehan (1996) đã chỉ ra khó khăn trong việc tách riêng các ảnh

hưởng của những bản tin truyền thông về các vụ giết người, bởi lẽ chúng tương

đối chung chung. Cantor và Sheehan (1996) ghi nhận vài điểm tương đồng giữa

các vụ giết người ở Clifton Hill, Melbourne và Hungerford, UK, xấp xỉ nhau về

thời gian, và cho rằng các bản tin truyền thông có lẽ khiến một người có tiềm

năng gây án (potential perpetrator) đồng nhất mình với một hình mẫu (người

mẫu – model), và sự đồng nhất đó sau này có thể ảnh hưởng hoặc kích phát các

hành vi chống đối xã hội tương tự. Một vài giả thuyết về sự bắt chước (copycat

hypotheses) tương tự như thế cũng đã được phát biểu, nối kết những vụ việc ở

Port Arthur năm 1996 với các vụ ám sát tại Dunblane, Scotland, chì vài tuần

trước đó (Brown, 1996).

Một cách tiếp cận khác chính là trực tiếp hỏi kẻ gây án xem liệu tội của họ có

phải là do bắt chước hay không. Surette (2002) đã điều tra 81 thanh niên, ¼

trong số đó nói rằng tội mình phạm là do bắt chước (copycat crimes). Các

nghiên cứu về lãnh vực này thì phức tạp, và thật khó để xác minh xem phơi

nhiễm đến mức độ nào với bạo lực truyền thông mới góp phần vào các hoạt

động phạm tội ở người lớn. Quá nhiều biến số có thể tác động lên mối liên hệ

này đến nỗi không thể có một chỉ báo vững chắc về mối liên hệ như thế nếu

không có những nghiên cứu chiều dọc.

‘Tính đáng-đưa-tin của tin tức’ (‘Newsworthiness’): Sercombe (1997) lập luận

rằng các tình tiết tội ác đáp ứng được vài tiêu chuẩn kinh tế trong việc ‘sản xuất

tin tức’ (news production) và tính đáng-đưa-tin của tin tức. Việc báo cáo về tội

ác có sức lôi cuốn sự phấn khích của con người và thường có thể bị khán giả

đồng hóa vào trong các định kiến cá nhân đã có trước đó. Phóng sự truyền

thông thường nhấn mạnh đến các tội ác thình lình, ngẫu nhiên, hệ quả là cá

nhân có thể đồng nhất chính mình với những người có tiềm năng là nạn nhân và

Page 37: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

tin rằng họ bị đặt vào một tình huống đe dọa tương tự. Điều này góp phần vào

mối liên hệ xác đáng đã được tri nhận về tội ác, làm gia tăng sức lôi cuốn của

các tình tiết phạm tội. Sercombe (1997) cũng chỉ ra rằng bản chất ‘bị-giới-hạn-

thời-gian’ (time-limited) của các tình tiết phạm tội đã bổ sung thêm cho tính

đáng-đưa-tin của chúng, bởi ‘chất liệu’ [tức là nội dung các tình tiết này] có thể

dễ dàng bị đưa sang dạng thức trình bày tin tức. Các phóng sự điều tra liên quan

đến việc thu thập và phát biểu thông tin cách sâu sắc (intensive) cũng như việc

tìm kiếm những bài nghị luận (discourse) có thẩm quyền có thể ít được tiếp

nhận hơn so với việc thu thập tin tức từ các nguồn cơ quan chức năng như cảnh

sát.

Chú ý của các nhà nghiên cứu cũng đã chuyển sang hướng phát triển các mô

hình lý thuyết giải thích bản chất chọn lựa của tiến trình ra quyết định của giới

báo chí về phóng sự liên quan đến tội ác. Pritchard và Hughes (1997) đã nỗ lực

phát triển một mô hình như thế, định nghĩa về 4 dạng thiên lệch (forms of

deviance) được cho là sẽ lý giải được nhiều sự do dự khác nhau về việc cần đưa

tin về tội ác nào. Trong một nghiên cứu diện rộng về 100 vụ giết người ở một

bang tại Mỹ, họ tìm ra rằng chỉ báo nhất quán nhất cho tính đáng-đưa-tin chính

là [xem thử xem] liệu nạn nhân có nằm trong độ tuổi dưới 18 hay trên 62 hay

không. Các vụ giết người liên quan đến các nghi phạm hay nạn nhân da trắng,

và những vụ có nạn nhân là phái nữ, cũng được cho là đáng-đưa-tin nhất. Một

vụ giết người với nghi phạm là phái nữ lại làm giảm đi tính đáng-đưa-tin này.

Pritchard và Hughes (1997) kết luận rằng cánh nhà báo lượng giá một tình tiết

tội ác sử dụng các thông tin sẵn có, như chủng tộc, giới tính và độ tuổi, kết hợp

với nhau để đưa ra tình trạng (status) và thiên lệch văn hóa của tội ác, và chính

những dạng thiên lệch này đã quyết định tính đáng-đưa-tin cách rõ ràng nhất.

Gruenewald, Pizarro và Chermak (2009) cũng khảo sát các tiêu chí mà truyền

thông tin tức sử dụng để lượng giá tính đáng-đưa-tin của các vụ giết người xảy

ra ở Newark, New Jersey trong những năm 1997-2005. Kết quả họ có được hỗ

trợ cho luận thuyết rằng tính điển hình văn hóa (cultural typification) dựa trên

chủng tộc và giới tính là tiêu chí chính yếu của tính đáng-đưa-tin.

Phóng sự truyền thông có ảnh hưởng đến hãi sợ về tội ác không? Các kết quả

nghiên cứu liên quan đến sức mạnh của mối liên hệ giữa việc phơi nhiễm với các

phóng sự truyền thông về tội ác và nỗi sợ đối với tội ác đều bỏ lửng (Sparks,

1992). Vài chứng cứ cho rằng phóng sự truyền thông đóng vai trò quan trọng

trong việc gieo cấy nỗi sợ đối với tội ác trong lòng cộng đồng (Dowler, Romer,

Jamieson, & Aday, 2003), cho dẫu mối liên hệ này thi thoảng là yếu (Dowler,

2003) và bị quyết định bởi các yếu tố bối cảnh (Banks, 2005). Mối liên hệ giữa

việc xem TV và nỗi sợ đối với tội ác cũng đã được báo cáo [liên quan tới] các tin

tức về tội ác trên TV, nhưng không liên quan tới các phim hình sự (phim truyền

hình về tội ác) hay việc xem TV nói chung (O’Keefe & Reid-Nash, 1987).

Coleman (1993) thấy rằng các tin tức về tội ác làm gia tăng mức độ hãi sợ của

khán giả đối với thế giới rộng lớn chứ không phải đối với địa phương cạnh bên

mình. Kết quả tìm thấy ở các nghiên cứu khác cũng đã thất bại trong việc thiết

lập mối quan hệ giữa độ-bao-phủ về tội ác trên TV và nỗi sợ đối với tội ác, khi

Page 38: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

các biến trùng hợp khác nhau như độ tuổi, giáo dục và thu nhập đã được kiểm

soát (về ví dụ, xem Gomme, 1986). Vài nghiên cứu cũng đã báo cáo không có

mối liên hệ giữa việc phơi nhiễm với độ-bao-phủ về tội ác trên báo chí với nỗi sợ

(như Chadee & Ditton, 2005), trong khi các nghiên cứu khác đã thiết lập được

một liên hệ đáng kể giữa chúng (như Schlesinger, et al., 1991; Williams &

Dickinson, 1993). Heath và Gilbert (1996) kết luận rằng mối liên hệ giữa việc

phơi nhiễm với truyền thông và nỗi sợ đối với tội ác sẽ mạnh hơn khi đo lường

nỗi sợ tầm mức xã hội hơn là tầm mức cá nhân hay tầm mức địa phương, và khi

đo lường nỗi sợ đối với bạo lực hơn là xác suất bị nạn nhân hóa tầm mức cá

nhân (personal victimisation).

Nhiều yếu tố có thể đóng góp cho các kết quả nghiên cứu lập lờ nước đôi này.

Weiten (1992) cho rằng nỗi sợ đối với tội ác bắt nguồn từ những tri thức cá nhân

về tội ác, bao gồm những thành tố: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Bởi lẽ người

tiêu thụ truyền thông chủ động tiến hành việc cấu trúc ý nghĩa cho riêng mình

từ ‘vùng’ tội ác mà họ có thể tiếp cận, nên khả dĩ là có nhiều khác biệt mang

tính cá nhân về các ý nghĩa được rút ra. Williams và Dickinson (1993) cho rằng

một người sợ hãi trở thành nạn nhân là do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao

gồm: sự lo lắng về an toàn cá nhân mình, các kinh nghiệm trước đó về tội ác

hay bạo lực, tính khả tín của các nguồn truyền thông và các thông tin thu được

từ những người quan trọng khác. Viano (1995) ghi nhận rằng: khó mà thiết kế

các nghiên cứu có-kiểm-soát, bởi lẽ có rất ít nhóm dân số không bị phơi nhiễm

với truyền thông có thể làm nhóm đối chứng. Những khác biệt trong phương

pháp luận cũng khiến cho kết quả tìm thấy qua các nghiên cứu khó so sánh

được với nhau.

Truyền thông biểu thị những nạn nhân của tội ác như thế nào? Trong những

năm gần đây, có sự gia tăng mối lo ngại về quyền lợi của các nạn nhân trong tội

ác, cùng với sự phát triển của nhiều dịch vụ và chương trình hỗ trợ cho nạn

nhân. Một hệ lụy của việc này chính là sự chú trọng gia tăng về sự căng thẳng

giữa mối quan tâm của các nạn nhân, những người ủng hộ họ (advocates) và

truyền thông. Vấn đề quan trọng trổi lên ở đây đã làm gia tăng sự chú ý đến

việc làm sao hòa hợp được cánh báo chí vốn có trách nhiệm và tính chính xác,

với nhu cầu riêng tư, nhân phẩm và sự tôn trọng đối với các nạn nhân và gia

đình họ (Viano, 1995). Đã có một cuộc tranh luận lớn giữa truyền thông tin tức

với các nạn nhân và những người ủng hộ họ về tính thích hợp của độ-bao-phủ

truyền thông đối với các tội ác nhất định. Khi tổng quan và lượng giá về việc

minh họa và điều trị của các nạn nhân của tội ác trong các ấn bản truyền thông

và truyền thông điện tử, Viano (1995) trích ra một vài mối lo ngại bao gồm việc

xuất bản các thông tin về việc nạn-nhân-hóa trước khi thông báo cho gia đình

nạn nhân, cung cấp hồ sơ chi tiết của các nạn nhân, phỏng vấn nạn nhân

và/hoặc thân nhân tại những thời điểm không thích hợp, trình bày những mô tả

sinh động về nỗi đau đớn cùng khổ, tính không chính xác khi mô tả các nạn

nhân, đưa tin về những lời nói bóng gió không xác thực, hăm dọa hay lừa dối

nạn nhân, và cuối cùng là các phóng sự về diễn tiến điều tra. Vụ tai tiếng trong

việc xâm nhập vào đường dây điện thoại (phone-hacking) trong The News of the

Page 39: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

World cho ta một ví dụ đáng buồn mới đây về các mối quan ngại như thế (xem

Muller, 2011).

Điều gì còn thiếu trong độ-bao-phủ truyền thông về tội ác? Hầu hết các phóng

sự truyền thông về tội ác đều ít chú ý tới các yếu tố xã hội vốn có thể ẩn bên

dưới việc thực hiện các hành vi tội ác và duy trì tội ác, hay tới các khả năng

phòng tránh vốn có thể theo sau những quan điểm về sức khỏe cộng đồng đối

với tội ác. Những lý giải về tội ác tập trung vào tính phi lý và bệnh lý của cá

nhân những kẻ thủ ác, hay vào tư cách thành viên của họ trong một nhóm đặc

thù nào đó, bóp méo thực tế xã hội của tội ác và làm trệch hướng chú ý khỏi các

lực lượng xã hội/cơ cấu vốn có tác động lên tội ác và tình trạng phạm tội. Việc

tận dụng các nguồn từ phía cảnh sát như những nhà cung cấp thông tin chính về

tội ác cũng có nghĩa là quan điểm của cảnh sát về tội ác đã được đặt ưu tiên, và

giải pháp cảnh sát đưa ra dễ được đề xướng hơn (Fishman, 1981). Các phản ứng

theo trật tự và luật lệ truyền thống có khuynh hướng được tái xác nhận như

phương cách hữu hiệu nhất để quản lý các vấn nạn về tội ác (Sacco, 1995). Độ-

bao-phủ [thông tin] tập chú vào cảnh sát thế này (police-focused coverage) đã

thu hẹp các ‘tham biến’ (parameters) của các cuộc thảo luận và tranh cãi về vấn

nạn tội ác cũng như các phương pháp thay thế khác để kiểm soát nó (Ericson,

1991). Sự phát triển các giá trị giải trí (entertainment value) của phóng sự tội ác

và những ràng buộc đặt lên vai cánh báo chí điều tra (investigative journalism)

cũng kéo theo hệ quả là sẽ chỉ có những khoảng trống cực kỳ giới hạn trên các

bản tin dành cho việc trình bày các yếu tố nhân quả, hay các yếu tố xã hội liên

hệ tới những tội ác được đưa tin mà thôi.

Hơn hai thập kỷ qua, đã có sự gia tăng chú ý nơi các nghiên cứu đối với bạo lực

như một vấn đề về sức khỏe cộng đồng, tương đương với các vấn đề sức khỏe

khác như ung thư hay bệnh tim. Cách tiếp cận này điều tra sự tương tác giữa

nạn nhân, tác nhân của chấn thương và tử vong, với môi trường, để giúp xác

định các yếu tố nguy cơ và phát triển các phương pháp phòng tránh hành vi

(Stevens, 1998). Cách tiếp cận về sức khỏe cộng đồng như thế sẽ khiến cho sự

nhấn mạnh thay đổi từ việc cưỡng chế luật lệ sang một hướng khác, liên quan

tới tội ác bạo lực như [một biến] có thể tiên đoán và phòng tránh được.

Trong một nghiên cứu của Dorfman, Woodruff, Chaver và Wallack (1997), chỉ 1

trên khoảng 1800 tình tiết tin tức trên TV (từ 214 giờ đồng hồ tin tức trên TV địa

phương) ở Mỹ có sử dụng kết cấu về sức khỏe cộng đồng (public health frame)

cách minh nhiên. Dorfman et al. (1997) cho rằng nếu hầu hết các nguồn tin tức

phổ thông tiếp tục đưa tin về bạo lực và tội phạm chủ yếu cách ly khỏi bối cảnh

xã hội, thì cơ hội để những hỗ trợ đối với các giải pháp về sức khỏe cộng đồng

được lan rộng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Stevens (1998) cũng suy xét về sự

chuyển đổi (shift) theo cách mà cánh nhà báo sẽ đưa tin về tội ác quay sang

hướng nhấn mạnh hơn về khía cạnh phòng tránh và sức khỏe cộng đồng.

Stevens, Dorfman, Thorson và Houston (1998) đề xướng một Dự án Phóng sự

về bạo lực ở Mỹ (U.S. Violence Reporting Project), cung cấp cho cánh nhà báo

Page 40: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

những đề xuất về cách thức trình bày các vụ bạo lực trong bối cánh một lối tiếp

cận về sức khỏe cộng đồng. Những đề xuất này bao hàm các tập hợp các dữ liệu

từ một vài chuyên ngành; các tập hợp dữ liệu này sẽ cho phép các phóng sự về

tội ác tính đến bối cảnh của các tội ác bạo lực, các yếu tố nguy cơ, và các phóng

sự theo sát hậu quả của tội ác, bao gồm cả phí tổn (costs) cho cộng đồng.

5.3. Kết luận (Conclusions)

Cho dẫu các nghiên cứu của Úc về đề tài này là khá khan hiếm, nhưng mối lo

ngại rằng truyền thông đã đưa ra cái nhìn méo mó về số lượng và thể loại tội ác

trong cộng đồng dường như có căn cứ chính đáng (well-founded). Rõ ràng là cả

số lượng tội ác và số lượng bạo lực bao hàm trong đó đều đã bị thổi phồng quá

mức. Truyền thông cũng đã đưa ra bức tranh méo mó về những người có khả

năng là kẻ thủ ác và là nạn nhân – ‘hiện tượng Jill Meagher’ ở Melbourne năm

2012 là một trường hợp điển hình (xem Stephens, 2012). Truyền thông là nguồn

thông tin chính yếu của công chúng về những vấn đề này, do đó, dường như

những biểu thị sai lạc này phải có trách nhiệm đối với những tri nhận sai lạc

cách minh nhiên trong cộng đồng về mức độ và bản chất của tội ác, như lý

thuyết gieo cấy đã dự đoán trước (xem phần 2.1)

Việc nghiên cứu về tác động trực tiếp của truyền thông lên thái độ công chúng,

như nỗi sợ đối với tội ác và những phản ứng thích hợp với nó, thì còn khó hơn

nữa. Tuy nhiên, kết cấu thông thường của các tình tiết tội ác có xu hướng đặt ưu

tiến một số cách diễn giải hơn so với những cách khác. Chỉ chấp nhận các tiêu

chí hạn hẹp của ‘tính đáng-đưa-tin’ không những dẫn đến một tiến trình nặng

tính chọn lựa về việc quyết định xem cái nào nên bao quát (cover) [tức là nên

đưa tin] và cái nào không, mà còn dẫn tới sự thiếu chú ý đến các yếu tố nguyên

nhân trong bối cảnh xã hội hoặc đến hàng loạt các lựa chọn trong việc phản ứng

lại vấn đề [xảy ra]. Một cách tiếp cận rộng hơn, toàn diện hơn, đặt ưu tiên hơn

cho độ bao phủ thông tin như thế có thể tạo điều kiện cho những suy xét về các

phản ứng phòng tránh khả dĩ hay các phản ứng liên quan đến sức khỏe cộng

đồng đối với vấn đề tội ác.

6. Biểu thị truyền thông về các bệnh tâm thần (Media representations of

mental illness)

6.1 Đâu là các mối quan ngại? (What are the concerns?)

Những người có bệnh tinh thần đã được minh họa cách nhất quán trên truyền

thông như những đối tượng bạo lực, không đoán được và nguy hiểm (Mindframe

2012; Wahl, 2003; Coverdale, Nairn, & Claasen, 2002). Điều này đã được chỉ ra

cách đặc biệt trong trường hợp tâm thần phân liệt (schirzophrenia), với trầm

cảm là vấn đề được đưa tin cách xác thực và đáng thông cảm nhất về bệnh tâm

thần (Mindframe 2012). Mindframe cho rằng kết cấu chung của những minh họa

này chính là sự phân tách giữa ‘chúng ta với họ’ (‘us versus them’ dichotomy),

với rất ít những phóng sự bao gồm các mẩu chuyện về ngôi thứ nhất [như

Page 41: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

người] có bệnh lý. Nghiên cứu của Thornton và Wahl (1996) cho rằng các phóng

sự truyền thông tiêu cực góp phần vào những thái độ tiêu cực đối với những

người có bệnh tâm thần. Thú vị là họ cũng tìm ra rằng việc bao gồm các thông

tin chính xác về việc các tội ác bạo lực xảy ra tương đối hiếm trong số những

người bị bênh tâm thần lại làm giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực này. Trái lại,

Wahl và Lefkowits (1989) tìm thấy rằng một ‘trailer’ (đoạn phim ngắn quảng cáo

một phim mới) đúng đắn không làm thay đổi gì thái độ của khán giả. Mối lo ngại

thứ hai được bộc lộ ra xoay quanh các biểu thị truyền thông về bệnh tâm thần

chính là: các phóng sự về tự sát, giết người và các hoạt động phạm tội sẽ dẫn

tới việc bắt chước hay hành vi nhái lại nơi người khác (Coleman, 2004). Với sự

xuất hiện của truyền thông xã hội, người ta đã nhấn mạnh rằng ‘sự lây lan

truyền thông’ (media contagion) có thể xảy ra, với các mẩu tin ‘như virus’ lan

tràn (going viral) khắp thế giới chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi.

6.2 Đâu là những chứng cứ? (What is the evidence?)

Truyền thông minh họa bệnh tâm thần trong tương quan với các hành vi tội ác

như thế nào? Gần đây, vấn nạn về việc liệu những người có bệnh tâm thần

trong thực tế có dễ gây ra tội ác bạo lực hơn những người không có bệnh hay

không đã trở thành trọng tâm của các nghiên cứu (Fazel & Gran, 2006), và điều

này được khảo sát thường xuyên nhất trong mối liên hệ với bệnh tâm thần phân

liệt. Một bản tổng quan của Levey và Howells (1994) đề xướng rằng những

người khác, tức các phân nhóm đông đảo hơn, nhất là những người lạm dụng

chất và rượu bia, là những hung thủ phổ biến hơn của các tội bạo lực. Mullen

(1998) kết luận rằng tỷ lệ gây án của những người nam bị tâm thần phân liệt

mà không lạm dụng chất chỉ khoảng tương đương với tỉ lệ gây án chung chung

của những thanh niên nam khác không có tiền sử lạm dụng chất mà thôi. Các

nghiên cứu gần đây hơn xác nhận những kết quả này, mối liên hệ liên tưởng

giữa bệnh tâm thần phân liệt với tội ác bạo lực phần nào được lý giải bởi việc gia

tăng lạm dụng chất (Fazel, Langstrom, Hjern, Grann, Lichtenstein, 2009). Việc

biểu thị thái quá về những người bị tâm thần phân liệt trong các phóng sự

truyền thông về tội ác có lẽ phần nào vì họ dính dáng đến các tội ác bất thường

hay kỳ quặc hơn, mà truyền thông dễ đưa tin hơn, do đó lại củng cố định kiến

của công chúng rằng những người bị tâm thần phân liệt là nguy hiểm.

Liệu truyền thông có đóng vai trò gì trong hành vi ‘nhái lại’ (‘copycat’ behavior)

hay không? Mặc dù vài nghiên cứu đã không tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa

hành vi tự sát với phóng sự về tự sát, nhưng những nghiên cứu khác đã chỉ ra

rằng số lượng người tử vong do tự sát ghi nhận được đã gia tăng sau những

phóng sự truyền thông về tự sát, nhất là khi phóng sự đưa tin chi tiết về cách

thức thực hiện việc tự sát (modus operandi) (Yang et al 2013, Hassan, 1996).

Joo, Kim, Ho, Yun & Lee (2012) tìm ra rằng tỉ lệ tự sát cao nhất xảy ra sau các

phóng sự truyền thông về tự sát và rằng ‘kích cỡ’ của ảnh hưởng này tỉ lệ với

mức độ công khai [những phóng sự đó].6 Một nghiên cứu tài liệu meta-analysis

6 (nd.) Dịch thoát nghĩa. Nguyên văn là “…the effect size was proportional to the publicity generated.”

Page 42: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

của Stack (2003) về 42 nghiên cứu đã nhận thấy rằng việc tự sát ‘nhái lại’ dễ

xảy ra hơn gấp 14.3 lần nếu việc tự sát được đưa tin là của một người nổi tiếng

(celebrity), và các tình tiết thực của việc tự sát (so với các tính tiết hư cấu) có lẽ

liên quan tới các ảnh hưởng nhái lại đến hơn 4.03 lần.7 Cuối cùng, họ tìm ra

rằng những nghiên cứu dựa trên mẩu chuyện trên TV có đưa tin về hiệu ứng

nhái lại ít hơn 82% so với các nghiên cứu dựa trên các phóng sự báo chí. Một vài

nghiên cứu sợ bộ về sự lây lan truyền thông cũng đã được xuất bản liên quan

đến các địa chỉ [trang web] về tự sát và tự hủy (self-harm). Trong khi người ta

quan sát thấy rằng các bảng thông tin và các diễn đàn có thể hỗ trợ và ngăn

chặn những hành vi tự hủy đang xem xét này, vẫn có một nguy cơ rõ ràng rằng

việc mô tả và minh họa về các hành vi tự hủy có thể kích phát các tác động cảm

xúc không mong muốn đối với những ai dễ bị tổn thương (Luxton et al 2012).

Một tổng quan gần đây về các trang mạng đã cho thấy 74% trang mạng ‘nghèo’

các thông tin chính xác về bệnh tâm thần các các rối loạn cảm xúc nói chung

(Mindframe 2012). May mắn là các nghiên cứu khác chỉ ra rằng hầu hết người ta

chỉ xem internet như một nguồn thông tin không đáng tin cậy (như Lam-Po

Tang & MacKay, 2010). Các nhà nghiên cứu khuyến khích các tổ chức sức khỏe

cộng đồng sử dụng internet và truyền thông xã hội để vươn xa hơn tới những ai

cần đến cũng như cung cấp những thông tin hữu ích khác vốn không ủng hộ tự

sát hay tự hủy (Luxton et al 2012, Mindframe 2012). SANE của Úc đã phát triển

một chương trình StigmaWatch phản ánh và hành động trên những mối lo âu

cộng đồng về các mẩu chuyện truyền thông, các mẩu quảng cáo và các biểu thị

khác vốn bêu riếu người có bệnh tinh thần hay vốn có thể xúc tiến việc tự hủy

hay tự sát. Một tâm điểm quan trọng của StigmaWatch là cung cấp các phản hồi

tích cực cho truyền thông có những minh họa chính xác và có trách nhiệm về

bệnh tâm thần và tự sát (StigmaWatch 2012).

6.3 Kết luận (Conclusions)

Người ta đã chỉ ra rằng nhận thức của công chúng về những người mắc bệnh

tâm thần bị ảnh hưởng bởi các minh họa tích cực trong các bài tường thuật

(narratives) liên quan đến các cá nhân, nhất là những người nổi tiếng, đã ‘vượt

qua’ (‘come out’ with) các bệnh tâm thần8 (Nessler 2011, Mindframe 2012). Ở

Úc, các chiến dịch vận động nhận thức công chúng beyondblue9 (dùng những cá

nhân có hồ sơ lý lịch tốt mắc bệnh tâm thần) đã khiến cho trầm cảm được chấp

nhận rộng rãi hơn, với những bang tiếp nhận sự phơi nhiễm cao hơn [đối với các

7 (nd.) Nguyên văn là “A large meta-analysis by Stack (2003) of 42 studies found that copycat suicides were 14.3 times

more likely if the reported suicide was of a celebrity, and real stories of suicide (compared to fictional stories) were 4.03 times more likely to be associated with copycat effects.” 8 (nd.) Chỗ này có thể hiểu lầm nghĩa. Nguyên văn là “…in narratives concerning individuals, especially of celebrities who

have “come out” with mental illness.” Riêng chữ ‘come out’ vì để trong ngoặc nên có thể có nghĩa là ‘vượt qua’, nhưng vì giới từ ‘with’ đi kèm nên có thể mang nghĩa là “nói điều gì đó, nhất là những gì gây ngạc nhiên hay thô lỗ” (theo Oxford Advanced Learner’s Dictionary). Trong bối cảnh ở đây, nghĩa thứ nhất có lẽ phù hợp hơn, nên người dịch chọn cách dịch nghĩa này, nhưng cũng nêu ra nghĩa thứ hai để độc giả tham khảo. 9 (nd.) Beyondblue là một sáng kiến quốc gia Úc trong việc nâng cao nhận thức về lo âu và trầm cảm, cung cấp những

nguồn lực giúp khôi phục, quản lý và phục hồi đối với những vấn đề này. (beyondblue is the national initiative to raise awareness of anxiety and depression, providing resources for recovery, management and resilience – nguồn: http://www.beyondblue.org.au)

Page 43: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

cá nhân có trầm cảm] cho thấy có ý thức nhiều hơn so với những bang ít phơi

nhiễm hơn đối với những điều này (Jorm et al 2007). Các bài tổng quan tài liệu

được Mindframe (2012) tiến hành đã chỉ ra rằng các chiến dịch giáo dục truyền

thông đại chúng về bệnh tinh thần có thể hữu ích trong việc chống lại sự bêu

riếu và thông tin sai lạc trong phạm vi công chúng. Các nguồn tư liệu và thước

phim tài liệu về sức khỏe tâm thần trên nền tảng web, nhất là những nguồn liên

quan đến các trình bày (accounts) cá nhân ở ngôi thứ nhất về bệnh tâm thần,

được cho là đặc biệt hữu ích. Người ta cũng đề xướng rằng các chuyên gia về

sức khỏe tâm thần, như các nhà tâm lý học, nên làm việc chặt chẽ với truyền

thông về những mẩu chuyện liên quan đến bệnh tâm thần, và đặc biệt các nhóm

khách hàng tiêu thụ truyền thông có thể cung cấp các bài tường trình ở ngôi thứ

nhất cần để đấu tranh với nạn bêu riếu (Mindframe 2012). Những nguyên tắc

chỉ đạo cho phóng sự truyền thông ở Úc nhờ Mindframe mà đã có hiệu lực, đề

nghị rằng các ‘nhãn’ (labels) phải bị giảm đến mức tối thiểu thông qua việc nhấn

mạnh rằng ai đó ‘có chứng tâm thần phân liệt’ (“has schizophrenia”) hơn là ai đó

‘là một kẻ tâm thần phân liệt’ (being a “schizophrenic”). Ở Úc, Patrick McGorry

gần đây đã đề xuất rằng tự sát nên được nói rộng rãi như một vấn đề về sức

khỏe cộng đồng trong liên hệ với bệnh tinh thần như một nhân tố góp phần vào

ý tưởng tự sát. Điều này ngược với lẽ thông thường rằng các phóng sự tự sát

nên tối thiểu đưa tin về phương tiện tự sát (Mindframe 2012). Liên quan đến các

mẩu chuyện truyền thông về bệnh tâm thần và tự sát, đã có đề nghị về số điện

thoại các đường dây hỗ trợ (helplines), ít nhất thì có lẽ đây là nguyên tắc mà

truyền thông in ấn đã chọn.

7. Biểu trị truyền thông về tính đa dạng: trường hợp của những người Úc

bản xứ và những người tị nạn (Media Representations of Diversity: The

Cases of Indigenous Australians and Refugees)

7.1 Đâu là những mối quan ngại? (What are the Concerns?)

Các nghiên cứu cho thấy rằng những người thuộc sắc tộc hay nhóm chủng tộc

trội hơn có khuynh hướng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc các

nhóm chủng tộc bị xem là yếu thế hơn10 (Human Rights and Equal Opportunity

Commission [HREOC], 1991; Fowler, 1991; Meadows, 2001). Hệ quả là, nhiều

thông tin liên quan đến các nhóm yếu thế này mà những thành viên các nhóm

trội hơn có được thường là thu nhận từ luồng truyền thông chủ đạo (mainstream

media) (xem Fowler, 1991; Meadows, 2001; Jakubowicz, et al., 1994). Do đó,

có vẻ đúng là luồng truyền thông chủ đạo đóng vai trò quan trọng trong việc

định hình nhận thức công chúng về các nhóm yếu thế, bị đẩy ra bên lề xã hội

(Blackman & Walkerdine, 2001; Fowler, 1991).

7.2 Đâu là chứng cứ? (What is the Evidence?)

10

(nd.) Chữ “marginalized” có thể hiểu là “yếu thế hơn, không quan trọng”, nhưng cũng có thể hiểu là “bị cách ly khỏi đà phát triển của xã hội, bị đẩy ra bên lề xã hội.” Hai nghĩa này đều phù hợp với bối cảnh. Trong báo cáo này, người dịch sẽ dùng cả hai nghĩa, tùy vào văn cảnh.

Page 44: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Các nghiên cứu thường xuyên thấy rằng cả những người Úc bản xứ và những

người tị nạn được biểu thị trên luồng tin tức truyền thông chủ đạo (mainstream

news media) theo những cách thức phần lớn là tiêu cực. Lấy ví dụ, cả người Úc

bản xứ lẫn người tị nạn hay những người tìm cứu tế thường được biểu thị dưới

những phương thức nhấn mạnh đến bạo lực, hành vi đe dọa, vô kỷ luật và tội

phạm tự bản chất (inherent criminality) (về ví dụ cho những nghiên cứu này,

xem Cunneen, 2001; Simmons & LeCouteur, 2009; Hollinsworth, 2005;

Meadows, 2004; HREOC, 1991; Jakubowicz, et al., 2004; Hartley & McKee,

2000; Mickler, 1992; Mickler & McHoul 1998; Sercombe, 1995; McCallum, 2007;

Windle, 2008; Marlowe, 2010; Hanson-Easey & Augoustinos, 2010; Due &

Riggs, 2011; 2012). Đặc biệt trong mối liên hệ với những người Úc bản xứ, các

nhà nghiên cứu truyền thông đã nhiều lần nhận thấy rằng những người này

thường xuyên bị ‘tội-phạm-hóa’ [đưa tin thành tội phạm] trong luồng truyền

thông tin tức chính yếu. Lấy ví dụ, Báo cáo Điều tra của Hội đồng Hoàng gia về

những cái chết của người Thổ dân bị giám sát (Royal Commission Inquiry into

Aboriginal Deaths in Custody Report (RCIADIC)) (1991) đã thấy rằng các phóng

sự về tội ác mà những người bản xứ thực hiện đã dựng nên hình ảnh về những

người Úc bản xứ như những ‘rắc rối’ (problem) và như kẻ ‘chống đối, hư hỏng

hay tội phạm’ (RCIADIC, 1991, phần 12.6.7). Báo cáo này cũng bình luận về sự

kiện rằng: nơi đâu có người bản xứ thực hiện một tội ác thì các phóng sự truyền

thông thường sẽ đưa tin về chủng tộc của kẻ thủ ác, nhưng nếu kẻ thủ ác không

phải người bản xứ thì các phóng sự ấy sẽ không đưa tin như thế. Trong khi

RCIADIC (1991) ghi nhận rằng việc phân biệt chủng tộc và tội-phạm-hóa trên

các luồng truyền thông chủ đạo dường như giảm dần qua từng năm mà báo cáo

được viết, thì gần đây hơn, Meadows (2001), Hollingsworth (2005), Jakubowicz

et al. (2004) và Due & Riggs (2011) đã lập luận rằng các vấn nạn của người bản

xứ thường chỉ được đưa tin11 nếu họ có mang yếu tố phạm tội. Những kết quả

này được hỗ trợ bởi Simmons & LeCouteur (2009) trong nghiên cứu liên quan

đến 2 cuộc bạo động (riots) ở Úc (một dính tới người Úc bản xứ, và một thì

không). Nghiên cứu này thấy rằng những người Úc bản xứ bị biểu thị là có các

thuộc tính bền vững khiến họ hành xử bạo lực, trong khi những người Úc không

phải bản xứ lại được thấy là có khả năng ‘thay đổi’. Các vấn đề tương tự cũng

được Goodall (1993) và Morris (2005) nhận thấy trong nghiên cứu của mình về

những biểu thị truyền thông liên quan tới ‘vụ bạo động’ Brewarrina, còn

Cunneen (2007), Budarick & King (2008) và Due & Riggs (2011) thì là những vụ

bạo động ở Redfern. Một ví dụ khác về những biểu thị mang nghĩa xấu về những

người Úc bản xứ trong luồng truyền thông tin tức chủ đạo chính là những biểu

thị liên quan tới việc lạm dụng tính dục trẻ em trong các cộng đồng bản xứ hẻo

lánh.

Trong khi bất kỳ phóng sự nào về lạm dụng tính dục trẻ em cũng thường có

ngôn ngữ tiêu cực, Langton (2007) lại cho rằng những biểu thị truyền thông về

lạm dụng tính dục trẻ em trong những cộng đồng người bản xứ lại cấu thành

11

(nd.) Nguyên gốc là chữ “covered”, nhưng chữ này không thể hiểu là ‘bị che đậy’, vì như thế sẽ trái với mạch văn. Thế nên, người dịch chọn nghĩa ‘bao-phủ’, trong sự tương ứng về nghĩa với các thuật ngữ ‘coverage’ ở trên, chỉ về ‘mức độ bao hàm [một nội dung nào đó] trong thông tin được minh họa’ của [một phương tiện] truyền thông.

Page 45: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

một dạng thức như một ‘war porn’, mà trong đó nỗi đau của những người bản

xứ bị nhại lại [theo nghĩa xấu] và “bị phô diễn (play out) trong một ‘chương

trình thực tế’ lớn qua truyền thông, nghị viện, dịch vụ công chúng và thế giới

thổ dân” (tr.1). Langton lập luận rằng: “quang cảnh tục tĩu và khiêu dâm này đã

chuyển sự chú ý ra xa khỏi các khủng hoảng trong mỗi ngày sống mà nhiều

người Thổ dân phải chịu đựng…” Nhiều nhà bình luận khác về chủ đề này cũng

giữ quan điểm đó, như Stringer (2007) đã diễn tả những hình ảnh này như

‘mang tính cách khiêu dâm’ (voyeuristic), và như Cowlishaw (2004) đã cho rằng

độ-bao-phủ truyền thông về ‘cộng đồng bản xứ rối loạn chức năng’

(dysfunctional) đã dẫn đến sự kinh hãi luân lý vốn lệ thuộc vào những định kiến

(những định kiến này giúp đơn giản hóa các vấn đề phức tạp). Còn về những

người tìm cứu tế (asylum seekers), tài liệu đã chứng minh rõ rằng nhiều phản

ứng mà truyền thông dành cho những người này ở Úc, nhất là những người đến

bằng thuyền bè, mang đặc điểm sợ hãi và kinh hoàng (xem Saxton, 2003;

Pickering, 2001; O’Doherty & LeCouteur, 2007; O’Doherty & Augoustinos, 2008;

Klocker & Dunn, 2003). Lấy ví dụ, Pickering (2001) cho rằng độ-bao-phủ truyền

thông [tức là việc đưa tin] về những người tìm cứu tế thường xem những người

này như là một ‘rắc rối’ (problem), và Mares (2001) nói rằng những người tìm

cứu tế đến bằng thuyền bè ở Úc thường bị dán nhãn là ‘khủng hoảng’ (crisis).

Trong thực tế, các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng những thuật ngữ được

dùng phổ biến trong giới truyền thông khi mô tả những người tìm cứu tế và

những người tị nạn nhằm cố phân loại nhóm người này như lệch lạc, tội phạm,

hay hạ nhân (sub-human), nhất là quy chiếu đến tính vô luật [mà người ta] cho

là có ở họ bằng những thuật ngữ như “dân nhập cư bất hợp pháp’ (‘illegal

immigrants’), ‘những kẻ vô luật’ (illegals) hay ‘những kẻ nhảy hàng’ (queue

jumpers) (O’Doherty & LeCouteur, 2007; Saxton 2003). Như Every (2006) và

Every & Augoustinos (2007; 2008) chỉ rõ, những thuật ngữ tiêu cực này vận

hành để che giấu sự thật rằng trong nhiều trường hợp, đây là những người trốn

lánh đe dọa, mà [người ta] xem họ như chính mối đe dọa, qua đó mà biện chính

cho những can thiệp trừng trị nhẫn tâm. Cùng với những biểu thị tiêu cực lan

tràn về những người tìm cứu tế, các nghiên cứu trước đó cũng nhấn mạnh sự

thật này là: luồng truyền thông chủ đạo hiếm khi nêu lên tiếng nói của những

người tìm cứu tế này (Due, 2008). Lấy ví dụ, Pickering (2001) quan sát thấy

rằng tiếng nói của những người tìm cứu tế hầu như hoàn toàn vắng mặt trong

phân tích của cô về các bản tin khoảng cuối thập niên 1990, và nghiên cứu của

Klocker & Dum (2003) về độ-bao-phủ truyền thông liên quan tới những người

tìm cứu tế và những người tị nạn năm 2000-2001 cũng ghi nhận sự thiếu vắng

này. Hoenig (2009) cũng tìm thấy kết quả tương tự trong phân tích của mình về

luồng truyền thông chủ đạo ở Úc, trong phân tích đó, thậm chí cả những hình

ảnh tích cực của những người tìm cứu tế cũng hiếm khi bao hàm tiếng nói của

chính họ. Những biểu thị tiêu cực về những người tìm cứu tế thậm chí còn lan ra

tới những người đã từng công nhận tình trạng tị nạn của mình mà giờ đây đã là

công dân Úc. Nhiều nghiên cứu trong lãnh vực này đã tập trung vào sự tội-

phạm-hóa của những người nhập cư và tị nạn đến từ vùng Trung Đông (e.g.,

Pugliese, 2003; Osuri, 2006; Collins, Noble, Poynting & Tabar, 2000); tuy nhiên,

Page 46: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Marlowe (2010) cũng đã xem xét trường hợp những người tị nạn đến từ Sudan,

cho rằng có sự hiềm thù tiềm ẩn đối với những người tị nạn trên luồng truyền

thông chủ đạo, cùng với một “sự mê hoặc khiêu dâm với những sang chấn”

(tr.9) (“voyeuristic fascination with trauma”). Marlowe lập luận rằng truyền

thông cung cấp những ký hiệu nhận diện về đời sống của những người tị nạn

đến từ Sudan, các ký hiệu này bị đóng khung đơn thuần trong những hạn từ như

‘nghèo khổ’, ‘xung đột’ và ‘bạo lực’, mà không chân nhận tính phức tạp và

những trải nghiệm khác nhau của những người đã di cư đến Úc. Những kết quả

này cũng lặp lại trong Windle (2008), cho rằng những người đến từ các quốc gia

Phi Châu thường được biểu thị tại Úc như đến từ một ‘nền văn hóa bạo lực’, do

đó càng dẫn tới những định kiến sâu sắc hơn về châu Phi như nếp sống bộ lạc

(tribal) và ‘bị chiến tranh xâu xé’ (‘war-torn’).

7.3 Kết luận (Conclusions)

Nói tóm lại, những phân tích về truyền thông đã nhận thấy rằng những người Úc

bản xứ thường được biểu thị như những người ‘bạo-lực-tự-trong-máu’

(inherently violent) và như những người nghiện rượu, rằng những người này

thường xuyên bị coi là phải chịu trách nhiệm đối với bạo lực dưới hình thức các

cuộc bạo động, và rằng những hình ảnh về tính dục và các hình thức lạm dụng

khác trong các cộng đồng bản xứ bị sử dụng nặng tính cách khiêu dâm trên

truyền thông theo lối tạo nên một ‘quang cảnh’ méo mó về các cộng đồng bản

xứ và đời sống những người bản xứ. Tương tự, các nghiên cứu trước đó liên

quan đến những biểu thị của luồng truyền thông chủ đạo về những người tìm

cứu tế cũng đã tìm thấy rằng họ bị hạ nhân phẩm qua những tham chiếu về

‘tính-bất-chân-thực’ [mà người ta] cho là có nơi họ, và rằng họ bị biểu thị như

một ‘mối đe dọa’. Rất ít những biểu thị nhân văn được tìm thấy trong nghiên cứu

này, và những người tìm cứu tế hiếm khi được lên tiếng trong luồng truyền

thông chủ đạo, cho dẫu sự thật là họ và những di dân đã nói công khai về tình

cảnh họ bị đối xử cũng như kinh nghiệm của chính mình (về ví dụ, xem Mares,

2001 và Perera, 2006). Những biểu thị đã được phác họa trên đây kéo theo

hàng loạt những gợi ý về các nhóm yếu thế bị đẩy ra bên lề xã hội, mà đặc biệt

ở đây là những người Úc bản xứ và những người tị nạn. Lấy ví dụ, nghiên cứu đã

nối kết tình trạng bêu riếu còn đang tiếp diễn (như được thấy trong luồng truyền

thông tin tức chính yếu) với các hậu quả tiêu cực về sức khỏe thể lý và tinh thần

(Nairn, Pega, McCreanor & Rankine, 2006), với các hệ lụy tiêu cực về mặt vật

chất như nghèo khó (Mickler, 1992), với sự sinh sôi nảy nở của chủ nghĩa phân

biệt chủng tộc vốn có thể dẫn đến bách hại (Mickler, 1992; HREOC, 2004), và

với sự căng thẳng tăng cao giữa các cộng đồng với nhau (HREOC, 2004). Thêm

vào đó, đối với những người Úc bản xứ, những biểu thị như thế vận hành để

‘đảm bảo’ sự can thiệp sâu hơn của người da trắng vào đời sống của họ.

8. Những nhận định chung cuộc (Concluding comments)

Phân tích này không nhắm đến việc làm giảm uy tín của ngành công nghiệp

truyền thông. Bone (1998) nhận định rằng ‘thật kỳ lạ là nhiều người mắng nhiếc

Page 47: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

truyền thông vì đã ‘định khuôn thành kiến’ (stereotyping) về các nhóm người

(như người khuyết tật, người Thổ dân hay các nhóm sắc tộc) lại không chùn

bước chút nào khi họ định khuôn thành kiến về truyền thông’ (tr.51). Với sự tập

trung quyền sở hữu các đài truyền thông chính yếu ở Úc trong tay một số khá ít

người thì thực sự có thể hiểu được việc định khuôn thành kiến này một cách nào

đó. Tuy nhiên, không có giả định nào được đưa ra ở đây với ý là mọi nhà sản

xuất truyền thông hay mọi nhà báo đều như nhau, hay hết thảy đều thất bại

trong việc biểu thị các vấn đề như bạo lực, tội ác và các nhóm sắc tộc một cách

công thẳng và chính xác. Đúng hơn, mục đích ở đây là xem xét lạii các lý thuyết

và nghiên cứu tâm lý đã có về cách thức truyền thông tác động lên đời sống

chúng ta mà thôi.

Hơn nữa, như đã lưu ý từ đầu, báo cáo này không cố gắng tổng quan những

chứng cứ về các ảnh hưởng tích cực của truyền thông trong việc cung cấp giải

trí, thông tin và giáo dục. Những vai trò này thì miễn bàn cãi rồi. Ở đây, khi

chọn chỉ tổng quan một vài lãnh vực lo ngại liên quan đến truyền thông, chúng

tôi bị thôi thúc giúp cho việc chuyển cán cân ảnh hưởng của truyền thông hướng

xa hơn về phía những tác động tích cực này, đồng thời cũng tránh khỏi những

tác động tiêu cực liên quan.

Bài tổng quan này đã minh chứng rắng, trong khi việc dẫn chứng những khuynh

hướng bao-phủ của truyền thông (có hay không phản ánh ‘thực tại’) là tương đối

đơn giản, thì việc nghiên cứu về cách thức các biểu trị truyền thông như thế

ảnh hưởng đến thái độ, giá trị và hành vi cá nhân lại khó hơn nhiều. Có thể hiểu

rằng công chúng (cả các bậc phụ huynh) và những nhà lập luật muốn có một

câu trả lời đơn giản về tác động của truyền thông. Các nhà nghiên cứu không

thể hòa hợp được bởi tính phức tạp của các vấn đề liên quan. Thật là không hữu

lý khi mong đợi một nghiên cứu đơn lẻ, hay thậm chí một cách tiếp cận nào đó,

sẽ cung cấp một câu trả lời quyết định cho các vấn nạn xung quanh sự phức tạp

này. Rõ ràng là các ảnh hưởng được xác định nhiều hơn nhiều. Ví dụ với bạo lực

trên TV, rõ ràng đây không phải trường hợp mà mọi thứ (vốn có thể được gọi

dưới cái tên ‘bạo lực TV’) sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể; cũng không phải

mọi tác động (được giả định là có hại) sẽ xảy ra trong mỗi trường hợp; hay các

ảnh hưởng sẽ xảy ra bất chấp đặc tính của khán giả hay bối cảnh lớn hơn.

Bài tổng quan cũng đã xác định nhiều lãnh vực mà cơ sở nghiên cứu vẫn chưa

đủ, nhất là những lãnh vực liên quan tới bối cảnh nước Úc. Nhìn chung, có nhiều

tài liệu về sự không tương xứng giữa thực tại và minh họa về nó trên truyền

thông. Điều này đúng ngang qua những minh họa về bạo lực, tội ác và tính đa

dạng sắc tộc, và cũng đi thẳng vào bản chất ‘chỉ sai đàng, dẫn sai lối’

(misleading) của một số mẩu quảng cáo. Tuy nhiên, trừ một phần ngoại lệ về

bạo lực truyền thông ra thì còn có những khoảng trống quan trọng trong những

nghiên cứu về tác động của sự bất tương xứng này lên khán giả. Đây có lẽ là

một vài nguyên nhân dẫn tới sự khan hiếm các nghiên cứu, nhất là vấn nạn về

việc ai sẽ đứng ra thu lợi từ nó (và do đó tài trợ cho nó). Như đã lưu ý, nhiều

yếu tố tương tác quyết định đến việc liệu việc phơi nhiễm với truyền thông đặc

Page 48: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

thù nào đó có tác động đến cá nhân hay không, và cách thức của việc đó là như

thế nào, đã khiến cho nhiệm vụ nghiên cứu trở nên thật khó khăn.

Hơn nữa, truyền thông thay đổi nhanh hơn khả năng thích nghi của các nghiên

cứu, do đó sẽ luôn luôn có những vấn nạn mới để suy xét. Về lo ngại đặc biệt

thời điểm này chính là tác động của các hình thức tương tác trên truyền thông,

các hình thức liên quan tiêu biểu với mức độ bạo lực bậc cao. Việc sử dụng và

các tác động ‘bùng nổ’ của truyền thông xã hội dưới mọi dạng thức vẫn chưa

được nghiên cứu cho đủ, và nằm ngoài phạm vi của báo cáo này. Cũng vậy, hiện

tượng ‘cuồng’ (crazes) các chương trình và các nhân vật [truyền thông] vốn

thường đặt nền cho các chiến lược tiếp thị sinh lợi nhưng cũng có thể gây ra sự

căng thẳng giữa con trẻ và cha mẹ, giáo viên hay những trẻ khác, vẫn chưa

được nghiên cứu trọn vẹn (under-researched). Hiện nay chúng tôi có rất ít hiểu

biết đạt được từ nghiên cứu về hiệu lực quyến rũ (seductive efficacy) của các

chương trình như thế.

Cho dẫu có sự phức tạp rối rắm của các nghiên cứu trong lĩnh vực này, chúng tôi

vẫn cho rằng truyền thông đã là một khía cạnh trung tâm của đời sống hiện đại

đến nỗi mà các nhà tâm lý học và những vị khác không nên thoái chí trong việc

tham gia vào các nghiên cứu chất lượng cao. Ngoài ra, hết thảy những người

tiêu thụ truyền thông nên cố gắng mang lấy một hứng thú tích cực (active

interest) đối với sản phẩm mà họ đang tiêu thụ. Dưới đây, chúng tôi vạch ra một

vài đề xuất cho các nhóm với những vai trò khác nhau trong xã hội về ‘hình

dạng’ (shape) mà một hứng thú tích cực như thế nên mang lấy. Một vài khuyến

nghị có thể [đã quá] hiển nhiên, còn số ít là hoàn toàn mới. Tuy vậy, những

khuyến nghị ấy đang không được thực hiện ở mức độ hay tần số tương xứng.

Bởi chúng dựa trên các nghiên cứu tâm lý hiện tại và phản ánh những nghiên

cứu hay nhất, nên chúng tôi tin rằng thật là quan trọng để khởi phát và lặp lại

những nghiên cứu như thế.

9. Khuyến nghị (Recommendations)

Hầu như mọi thành viên trong xã hội ngày nay đều là những người tiêu thụ

truyền thông. Do đó, nhóm các khuyến nghị rộng nhất được dành để nhắm tới

tất cả chúng ta trong vai trò là những khách hàng tiêu thụ, đề xuất những cách

thức mà chúng ta có thể đóng vai trò chủ động hơn trong việc tác động đến chế

độ kiêng cữ truyền thông vốn có giá trị cho chúng ta. Một vài chủ đề được giới

thiệu ở đây, như việc giám sát, cho phản hồi, và vận động hành lang (lobbying)

lặp lại trong những khuyến nghị cho nhiều nhóm đặc thù. Trước là phụ huynh,

sau là các nhà giáo dục, được kể ra theo như những mối lo ngại và trách nhiệm

đặc thù của họ đối với trẻ em. Kế đó, khuyến nghị hướng trực tiếp đến những

người với những trách nhiệm đặc biệt hay các chuyên gia liên quan đến truyền

thông – các nhà làm chính sách cho truyền thông, các nhà làm luật và các nhà

tâm lý học. Cuối cùng, chúng tôi hướng tới một chuỗi các khuyến nghị cho chính

ngành công nghiệp truyền thông.

Page 49: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

9.1. Khách hàng/Người tiêu thụ (Consumers)

Có hàng loạt những hoạt động mà khách hàng truyền thông có thể thực hiện –

như giám sát và kiểm duyệt các chương trình; than phiền với các đoàn thể điều

hành và ngành công nghiệp truyền thông về các chất liệu và chính sách mà họ

không tán thành, và khen ngợi những chính sách mà họ thích; tẩy chay những

chương trình hay các đài phát thanh truyền thông nào đó và tham gia hay ủng

hộ các nhóm vận động hành lang.

1). Giám sát (monitoring):

Thường thì chúng ta xem TV và các phương tiện truyền thông khác mà không đủ

chú ý chặt chẽ đến các mẫu lặp đi lặp lại trong ‘chất liệu’ được trình bày. Chúng

có khả năng đã bị ảnh hưởng bởi các tiến trình nêu bật ở Phần 2 – gia giảm độ

nhạy cảm với bạo lực truyền thông qua tiến trình ‘gây tê cảm giác’, và khuynh

hướng cho rằng truyền thông tác động lên người khác chứ không phải lên chính

chúng ta, như đã đề cập ở giả thuyết về hiệu ứng người-thứ-ba. Các khía cạnh

có vấn đề của chất liệu truyền thông có thể dễ dàng thoát khỏi chú ý của chúng

ta. Bằng việc giữ các danh sách kiểm kê (checklists) đơn giản về các khía cạnh

chọn lọc về chương trình truyền thông, chúng ta có thể nâng cao ý thức và thu

thập các thông tin có giá trị để hướng đạo cho những hành động và quyết định

tương lai của chúng ta. Do đó, chúng tôi khuyến nghị rằng khách hàng nên giám

sát mọi dạng thức chương trình mà họ xem (bao gồm cả tin tức, thời sự, phim

dài tập, thể thao và các mẩu quảng cáo) để xác định:

Số lượng và bản chất của các hành động bạo lực được minh họa;

Cách thức mà tội ác và các tội phạm được minh họa, bao gồm cả việc liệu

hàng loạt những lý do và giải pháp đối với tội ác có được khảo sát hay

không, liệu các loại tội ác và tội phạm đặc thù có được biểu thị quá mức

hay dưới mức hay không, và liệu bản chất chung của các minh họa có

phản ánh chính xác mức độ tội ác trong cộng đồng hay không;

Cách thức các nhóm sắc tộc được minh họa, bao gồm cả tần số xuất hiện

của các thành viên trong những nhóm này, vai trò mà họ xuất hiện, và

cách thức xung đột giữa các nhóm được biểu thị; và

Thời lượng và bản chất của các mẩu quảng cáo, nhất là những mẩu quáng

cáo trực hướng đến trẻ em, chú trọng đến việc liệu chúng có đang chỉ sai

đàng, dẫn sai lối hay khuyến khích các hành vi và giá trị đáng hay không

đáng ngưỡng vọng hay không.

2). Cho phản hồi (Providing feedback):

Truyền thông và các đoàn thể điều hành (regulatory bodies)12 đáp ứng lại đòi

hỏi của khách hàng. Do đó chúng tôi khuyến nghị rằng khách hàng bày tỏ quan

điểm của mình bằng những than phiền trực tiếp về các lãnh vực chương trình ở

trên, và khen ngợi những chương trình tốt, đến các nhà cầm quyền điều hành

(như Australian Communications and Media Authority) cũng như đến các đài

12

(nd.) Xem lại cước chú số 2 ở trên.

Page 50: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

phát thanh có liên quan. Chi tiết liên hệ đối với một vài tổ chức có liên quan

được cung cấp trong Phần 9.

3). Tẩy chay (Boycotting):

Số lượng khán giả xem đài là động lực thúc đẩy mạnh mẽ trong việc xác định

nội dung truyền thông. Do đó chúng tôi khuyến nghị các khách hàng hoàn thiện

điều này với những phản đối của mình về các chất liệu chương trình bằng cách

tẩy chay các chương trình liên quan và thông báo cho các đài liên quan biết về

hành động của mình.

4). Vận động hành lang (Lobbying):

Các nhóm thường có thành tựu lớn hơn nhiều cá nhân hoạt động độc lập; điều

này cũng giảm các nỗ lực đòi buộc đối với bất kì cá nhân nào. Do đó chúng tôi

khuyến nghị rằng khách hàng tham gia các nhóm hành lang và/hay các nhóm

hỗ trợ hành động vì những chương trình truyền thông chính xác và hữu ích hơn,

như những chương trình được liệt kê ở phần 9; hoặc tự lập nhóm cho riêng

mình.

9.2. Các bậc phụ huynh (Parents)

Ngoài các hoạt động đã nêu ở phần 8.1, còn một vài hoạt động đặc thù mà các

bậc phụ huynh có thể thực hiện để giúp bảo đảm cho con cái họ có những trải

nghiệm tích cực về truyền thông.

1). Giám sát và đặt giới hạn (Monitoring and setting limits):

Với những chứng cứ về các ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng lên con trẻ qua việc

xem một vài chất liệu truyền thông, đặc biệt là các chất liệu nặng tính bạo lực,

các bậc phụ huynh cần đảm đương trách nhiệm kiểm soát thói quen xem của

con mình, như họ nên làm đối với bất kỳ hoạt động nguy hại tiềm tàng khác

(như đạp xe mà không đội nón bảo hiểm chẳng hạn). Do đó chúng tôi khuyến

nghị rằng các bậc phụ huynh nên bảo đảm rằng họ biết con mình đang xem gì,

và đặt ra cũng như củng cố các luật lệ rõ ràng về thời lượng và bản chất/thể loại

chương trình mà chúng xem. Họ cũng nên ý thức về loại trò chơi điện tử nào mà

trẻ được chơi và loại nội dung nào mà trẻ có thể tiếp xúc trên internet.

2). Chia sẻ và thảo luận (Share and discuss):

Một trong những kết quả quan trọng nhất trong những nghiên cứu về ảnh hưởng

của truyền thông lên trẻ em chính là những ảnh hưởng tiêu cực có thể được

phòng tránh hay giảm mạnh nếu đứa trẻ có cơ hội chia sẻ việc xem truyền hình

của chúng với một người lớn, và [đôi bên] thảo luận có phê phán về cái đang

xem. Chúng tôi khuyến nghị rằng khi con trẻ đang xem TV hay DVD, cha mẹ

nên cố gắng xem với chúng bao nhiêu có thể, và khuyến khích chúng lượng giá

có phê phán điều chúng xem. Cùng xem với trẻ là điều quan trọng, thậm chí đối

với các chương trình thiếu nhi, khi nhiều mẩu quảng cáo hướng trực tiếp đến

chúng.

Page 51: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

3). Khuyến khích các hoạt động thay thế khác (Encourage alternative activities):

Trong khi việc xem TV rõ ràng là có một vị trí quan trọng trong đời sống con trẻ,

thì hiện nay có rất ít chương trình chất lượng cao dành cho chúng, và việc xem

TV không nên làm đứa trẻ quên đi việc tham gia vào các thú vui năng động và

sáng tạo hơn. Xem TV thường là ‘lựa chọn dễ dãi’ khi con trẻ không thể ngay lập

tức nghĩ đến điều gì khác để làm. Do đó chúng tôi khuyến nghị các bậc phụ

huynh giúp đứa trẻ tìm kiếm các hoạt động thú vị, lôi cuốn và phi bạo lực khác

thay thế việc xem TV. Trong số này, việc tham gia vào các hoạt động thư giãn

thoải mái với cha mẹ và các thành viên khác là quan trọng. Việc cung cấp những

hoạt động thay thế như thế có lẽ hiệu quả hơn việc nhờ vào các ‘sửa chữa’ công

nghệ (technological ‘fixes’) (như kiểu ‘V-chip’ chặn trẻ truy cập các trang mạng).

Khuyến nghị tương tự này cũng thay thế cho việc sử dụng rộng rãi các trò chơi

điện tử, bởi các trò chơi này có thể bị cha mẹ sử dụng như đường tắt để thay thế

các hoạt động giải trí sáng tạo khác. Cuối cùng, mặc dù internet rõ ràng là một

nguồn thông tin quan trọng, nhưng nó không thể thay thế các hoạt động đòi hỏi

sức khỏe thể lý và tính liên vị vốn tạo điều kiện cho các yếu tố quan trọng trong

sự phát triển của một đứa trẻ.

9.3. Các nhà giáo dục (Educators)

1). Việc giáo dục truyền thông (Media education):

Truyền thông rõ ràng đóng vai trò nổi bật trong đời sống chúng ta. Nghiên cứu

chỉ ra rằng ảnh hưởng của truyền thông lên thái độ và hành vi được trung hòa

bởi cách thức bạn xem đài diễn giải và cấu trúc điều họ xem. Do đó, thật khẩn

thiết là khách hàng phải có khả năng phân tích và lượng gia điều họ xem. Do đó

chúng tôi khuyến nghị rằng việc giáo dục truyền thông nên chiếm một phần

quan trọng việc giáo dục mỗi đứa trẻ. Chương trình giáo dục truyền thông nên

được phát triển và phổ biến rộng rãi trong các trường tiểu học và trung học cơ

sở. Một yếu tố chủ chốt của những chương trình như thế nên là việc cung cấp

các kỹ năng giám sát và phân tích nội dung truyền thông theo những chiều kích

được thảo luận ở đây (như nhận ra rằng truyền thông minh họa một thế giới đã

bị cấu-trúc-hóa hơn là một thế giới ‘thật’, hay như đánh giá minh họa về bạo

lực, tội ác và tính đa dạng sắc tộc, và lượng giá độ chính xác và các giá trị ngầm

ẩn phía sau các mẩu quảng cáo). Những chương trình ấy cũng nên thăng kiến

các kỹ năng truyền đạt quan điểm cách hữu hiệu đối với các nhà điều hành

truyền thông và ngành công nghiệp truyền thông. Những kỹ thuật mới đã khiến

cho việc giáo dục truyền thông trở nên khả dĩ trong việc tích hợp hoạt động làm-

truyền-thông cách chủ động (active media-making).

2). Việc phát triển nghề nghiệp (Professional development):

Để trình bày giáo dục truyền thông cho sinh viên của mình (dù là các khóa giáo

dục truyền thông được thiết kế chính quy hay khi được tích hợp vào các khóa

học khác), thì chính bản thân các giáo viên cần có những kỹ năng truyền thông

tốt. Do đó chúng tôi khuyến nghị rằng các hội nghị chuyên đề và các khóa phát

triển nghề nghiệp luôn sẵn có cách rộng rãi cho các giáo viên, và rằng các giáo

Page 52: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

viên nên tham dự các khóa này để gia tăng kỹ năng truyền thông của chính

mình.

3). Mô hình hóa (Modelling):

Bởi mô hình hóa là một phương pháp giảng dạy hữu hiệu, nên chúng tôi khuyến

nghị rằng các giáo viên nên sử dụng truyền thông như một công cụ dạy học, và

dùng nó để mô hình hóa và khuyến khích việc xem truyền hình có phản tỉnh và

phê phán.

4). Việc điều hướng chú ý (Directing attention):

Chúng tôi khuyến nghị rằng các giáo viên ở mọi bậc học, từ nhà trẻ đến trung

học cơ sở, sử dụng tầm ảnh hưởng và gương mẫu của chính mình để thu hút sự

chú ý của trẻ và phụ huynh đến các truyền thông thông hào hứng, phi bạo lực,

phi định kiến, cũng như biểu lộ niềm đam mê nhiệt tình của chính mình đối với

chúng.

5). Việc giáo dục truyền thông cho phụ huynh (Media education for parents):

Tầm quan trọng của bối cảnh xã hội lên hiểu biết của con trẻ về quảng cáo trên

TV và các tác động của nó nhấn mạnh sự cần thiết rằng: các bậc phụ huynh

phải có khả năng trợ giúp con trẻ trong việc lượng giá có phê phán các chất liệu

quảng cáo. Kết luận tương tự cũng được áp dụng cho bạo lực truyền thông. Do

đó chúng tôi khuyến nghị rằng cũng nên có rộng rãi việc giáo dục truyền thông

cho các bậc phụ huynh cũng như con trẻ.

9.4. Các nhà tâm lý học (Psychologists)

1). Việc nghiên cứu (Research):

Bởi lẽ việc phơi nhiễm với truyền thông ảnh hưởng đến thái độ và hành vi, nên

các nhà tâm lý học đóng vai trò chính yếu trong việc nghiên cứu về các cơ chế

xảy ra những ảnh hưởng này. Như đã lưu ý xuyên suốt báo cáo, việc các ảnh

hưởng là phức tạp thì rõ ràng rồi. Bởi sự phức tạp rối rắm này, cùng các nghị

trình chính trị liên quan, và mức độ bàn luận công chúng cao về bất cứ kết quả

nghiên cứu nào, nên nhiều nhà tâm lý học đã dự định sẽ tránh khỏi việc tiến

hành các nghiên cứu trong lĩnh vực này. Vâng, rõ là xuyên suốt báo cáo này, có

nhiều vấn nạn mà chúng ta chưa có được câu trả lời. Do đó chúng tôi khuyến

nghị các nhà tâm lý học trong bối cảnh nghiên cứu nên:

Cảnh báo các nhà tâm lý học đang tập huấn về tiềm năng nghiên cứu của

lãnh vực này ;

Xác định các lãnh vực nghiên cứu đã bị phớt lờ, và tiến hành nghiên cứu

nhắm tới chúng. Bên cạnh những lãnh vực nghiên cứu đã được xác định

xuyên suốt báo cáo này thì vẫn còn những lãnh vực khác như: Đâu là mối

liên hệ giữa bạo lực truyền thông với việc bắt nạt (bullying)? Truyền thông

tác động đến các lứa tuổi khác nhau (như người quá lớn tuổi và kẻ quá

trẻ) như thế nào? Loại giáo dục truyền thông nào là hữu hiệu nhất, ví dụ

như trong việc phát triển các thái độ có phê phán đối với quảng cáo trên

Page 53: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

TV ở những lứa tuổi khác nhau, hay trong việc thay đổi các kiểu xem TV

trong gia đình?

Chuẩn bị sẵn sàng để trình bày các chứng cứ kinh nghiệm hầu có thể bác

bỏ các khẳng quyết chẳng-được-ủng-hộ rằng truyền thông không có ảnh

hưởng gì.

2). Việc thực hành tâm lý (Psychological practice):

Các lý thuyết và nghiên cứu đề xuất rằng ảnh hưởng của truyền thông dễ trở

nên phổ biến rộng khắp (như lý thuyết gieo cấy đề cập) cũng như khác biệt

đáng kể từ người này đến người khác. Thỉnh thoảng thì ảnh hưởng có thể dẫn

đến những nhận thức, cảm xúc và hành vi không-thích-nghi (non-adaptive) của

cá nhân. Do đó chúng tôi khuyến nghị các nhà tâm lý học cần tỉnh táo để nhận

ra sự ảnh hưởng của truyền thông trong ý niệm và cảm xúc của thân chủ, nhất

là giới trẻ.

3). Nhận định trước công chúng (Public comment):

Trong vai trò cộng đồng và nghề nghiệp của mình, các nhà tâm lý học thường

được hỏi về những nhận định/bình luận có căn cứ về các vấn nạn như liệu TV có

hại cho trẻ em hay không. Để hoàn thành vai trò này một cách có trách nhiệm,

chúng tôi khuyến nghị rằng các nhà tâm lý học nên:

Đồng hành với các nghiên cứu; và

Nhận ra tính phức tạp của các vấn đề mà tránh đưa ra những quả quyết

toàn cục đơn thuần.

9.5. Các nhà báo và những nhà giáo dục ngành báo (Journalists and journalism

educators)

1). Những thí dụ về phương-pháp-thực-hành-hữu-hiệu-nhất (Best-practice

examples)13:

Báo cáo này đã nhấn mạnh những phương thức mà việc trình bày của truyền

thông về các vấn nạn như bạo lực, tội ác, và tính đa dạng sắc tộc có tiềm năng

gây ra những ảnh hưởng nguy hại, bao gồm: ‘gây tê cảm giác’ đối với bạo lực,

các niềm tin phi-thực-tế về tội ác, định kiến và thành kiến, cùng các phản ứng

đơn giản thái quá đối với các xung đột và các vấn nạn xã hội. Chúng tôi chỉ rõ

rằng việc trình bày các vấn nạn này một cách phức tạp và tinh vi hơn là cần

thiết. Chúng tôi thừa nhận rằng điều này thường xung khắc với nhu cầu đã biết

về độ-bao-phủ ngắn gọn, giàu hình ảnh và ‘tác động mạnh’ (‘punchy’) về các

vấn nạn. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nói rõ rằng việc cải thiện giáo dục sẽ thúc

đẩy một sự chuyển đổi tích cực trong các phóng sự điển hình. Do đó, như một

bước hướng tới một nền giáo dục cải thiện, chúng tôi khuyến nghị rằng một tập

hợp các thí dụ về phương-pháp-thực-hành-hữu-hiệu-nhất liên quan đến độ-bao-

phủ của các vấn nạn xã hội cần được thực hiện và sử dụng trong việc giáo dục

ngành báo. Một vài đặc tính của các thí dụ này sẽ là: tránh các phân cảnh bạo

lực quá mức, tránh việc định khuôn thành kiến về các phân nhóm đặc thù trong

13

(nd.) Xem lại cước chú số 3 ở trên.

Page 54: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

xã hội; trình bày các quan điểm khác nhau mà không đặt chúng tương phản

nhau; nói ra các mối lo ngại ngầm ẩn hợp lý của các đảng phái liên quan mà

không tô vẽ thêm (tức là nói ai như ‘kẻ thù’ hay ‘côn đồ’); nỗ lực phân tích các

yếu tố nguyên nhân; và đề xướng các giải pháp tiềm năng. Ngoài việc được

dùng trong huấn luyện nhập môn, chúng tôi khuyến nghị rằng tập hợp này cũng

được dùng trong các khóa phát triển nghề nghiệp dành cho các nhà báo đang

tác nghiệp nữa.

2). Huấn luyện về các vấn đề Bản xứ (Training in Indigenous issues):

Việc tránh phân biệt chủng tộc và thăng tiến hiểu biết là một vấn đề quan trọng

trong độ-bao-phủ truyền thông của những người Thổ dân và cư dân trên đảo

Torres Strait. Báo cáo của RCIADIC (1991) thấy rằng định kiến về chủng tộc

trên truyền thông mang tính tổ chức (institutional) hơn là cá nhân, và định kiến

này là do các giá trị của tin tức, các chính sách biên tập và các thông lệ thu thập

tin tức. Báo cáo trình bày một chuỗi những khuyến nghị về vai trò của truyền

thông trong việc tạo ra (creating), xác nhận/củng cố (confirming) và phủ nhận

(negating) nhận thức công chúng về người bản xứ. Đặc biệt, báo cáo khuyến

nghị rằng các khóa huấn luyện nhà báo nên bao gồm các thành tố về vấn đề

bản xứ. Chúng tôi tán thành khuyến nghị này.

9.6. Các nhà sản xuất truyền thông và ngành công nghiệp truyền thông (Media

producers and media industry)

1). Độ-bao-phủ bối cảnh xã hội (Coverage of social context):

Về việc đưa tin và thời sự, có lẽ yếu tố dễ thấy nhất chính là chính sách được

tiếp nhận đối với phóng sự của các nhà sản xuất và chủ sở hữu truyền thông.

Chúng tôi khuyến nghị nên có sự chuyển đổi trọng tâm nhấn mạnh, từ các ý

tưởng đơn thuần về ‘tính-đáng-đưa-tin’ (chú trọng đên tốc độ, sự lôi cuốn về

hình ảnh, tính đơn giản…) sang việc cam kết sẽ gia tăng độ-bao-phủ về các yếu

tố bối cảnh xã hội, hầu khán giả có thể ‘hiểu’ cách chính xác hơn về các tình tiết

của bản tin. Lấy ví dụ, các tình tiết tội ác có thể kết hợp độ-bao-phủ thông tin

về các yếu tố ngầm ẩn tiềm tàng như sự nghèo khó, sự phân biệt đối xử, phân

biệt chủng tộc, nỗi sợ hãi và thất nghiệp. Nhiều khía cạnh nên được trình bày,

thừa nhận rằng không có một ‘sự thật’ nào là có giá trị hơn hẳn mọi khía cạnh

khác.

2). Những minh họa về sự đa dạng (Portrayals of diversity):

Báo cáo tổng quan này đã chỉ ra rằng những giới hạn trong việc minh họa về các

nhóm sắc tộc và văn hóa khác nhau trên truyền thông vẫn còn tiếp diễn. Chúng

tôi khuyến nghị rằng các nhà sản xuất truyền thông phải bảo đảm việc minh họa

các nhóm sắc tộc và văn hóa phản ánh được tính đa dạng và các thế mạnh của

họ, tránh những mô tả rập khuôn định kiến và hạ giá họ. Nội dung chương trình

nên phản ánh sự đa dạng văn hóa của xã hội Úc và quốc tế, trình bày thành

viên của các nhóm văn hóa khác nhau trong hàng loạt những vai trò xã hội và

nghề nghiệp đa dạng.

Page 55: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

3). Nhắm đến các vấn đề xã hội (Addressing social problems):

Như đã lưu ý, báo cáo này đã chú trọng đến những nguồn lo âu liên quan đến

truyền thông, và đã không gắng tổng quan những vai trò tích cực tiềm tàng đã

biết của nó. Tuy nhiên, có một số thí dụ về việc sử dụng truyền thông để điều

chỉnh lại các vấn đề xã hội trực tiếp liên quan đến những mối lo ngại được xác

định ở đây, và cung cấp các mẫu hình về một vài cách thức đi tới. Ví dụ như, về

các mối tương quan sắc tộc, những chương trình thiếu nhi như Sesame Street

(được đặc biệt thiết kế để công kích các định kiến rập khuôn) có thể thành công

(Gorn et al., 1976). Một nghiên cứu khác của Donovan & Leivers (1993) về cuộc

vận động truyền thông đại chúng, sử dụng các mẩu quảng cáo trên TV ở

Kalgoorlie, WA, để khuyến khích các ông chủ đối xử công bằng với những người

Thổ dân.14 Người ta thấy rằng cuộc vận động đã thay đổi niềm tin cộng đồng về

tỉ lệ người Thổ dân được thuê mướn có thù lao và còn duy trì trong công việc.

Mares & Woodard (2007) tổng quan nhiều nghiên cứu, trong bối cảnh thực

nghiệm và bối cảnh tại gia, về trẻ em xem các nội dung về sự cống hiến cho xã

hội (prosocial) trên TV và phim ảnh. Họ thấy rằng TV có tiềm năng dung dưỡng

những tương tác xã hội tích cực và làm giảm gây hấn. Nhưng đáng tiếc thay, họ

cũng ghi nhận rằng những nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo lực vẫn tiếp diễn

mau lẹ, trong khi số lượng nghiên cứu về hành vi cống hiến cho xã hội lại giảm

dần mỗi năm. Chúng tôi khuyến nghị các nhà sản xuất truyền thông và công

nghiệp truyền thông nói chúng nghiên cứu những ví dụ tích cực này và sử dụng

chúng như những chỉ dẫn cho các chương trình trong tương lai của mình.

4). Trách nhiệm đối với cộng đồng (Responsiveness to the community):

Báo cáo tổng quan này đã minh chứng bằng tư liệu rằng khách hàng tiêu thụ, kể

cả trẻ em, có khuynh hướng không thích số lượng bạo lực trên TV. Dường như

bạo lực thường được dùng như một phương cách dễ dàng để truyền dẫn hành

động và hứng thú trong các chương trình. Chúng tôi khuyến nghị rằng ngành

công nghiệp truyền thông, khi thừa nhận trách nhiệm của mình như một công

dân (corporate citizen), nên có phản hồi với các mối lo ngại cộng đồng về bạo

lực trên TV trong các chương trình hư cấu cũng như trong các tin tức thời sự,

nên lắng nghe điều trẻ thực sự biểu lộ rằng mình ưa thích hơn, và sử dụng các

nguồn phong phú những kỹ năng cững như trí tuệ của mình để sản xuất ra các

chất liệu truyền thông hào hứng không dựa dẫm vào bạo lực.

9.7. Những nhà làm chính sách và các đoàn thể điều hành (Policy makers and

regulatory bodies)

1). Sử dụng các chứng cứ nghiên cứu để định khung chính sách (Using research

evidence to frame policy):

Cho dẫu có sự phức tạp trong nghiên cứu về lĩnh vực này và nhiều lập trường

triết học khác nhau được tiếp nhận, chúng tôi cho rằng có những khuynh hướng

nhất quán trong một ‘khối to lớn’ (large body) các nghiên cứu dựa trên kinh

14

(nd.) Dịch thoát nghĩa. Nguyên văn là “Another study by Donovan and Leivers (1993) reported on a mass media campaign using TV advertisements in Kalgoorlie, WA, to encourage employers to give Aboriginal people a ‘fair go’.”

Page 56: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

nghiệm, vốn có thể đưa ra chỉ dẫn cho những người làm chính sách và các đoàn

thể điều hành. Do đó chúng tôi khuyến nghị rằng những người làm chính sách

và các đoàn thể điều hành trở nên thân thuộc hơn với các nghiên cứu và dùng

chúng để định khung chính sách.

2). Thừa nhận các mối quan ngại cộng đồng (Acknowledging community

concerns):

Các chứng cứ được tổng quan trong báo cáo này cho thấy rằng thật là thích hợp

khi có những kiểm soát về một vài khía cạnh truyền thông, bao gồm bạo lực

truyền thông. Luôn luôn có mối căng thẳng giữa tự do ngôn luận và tự do chọn

lựa với sự điều chỉnh đối với các mối quan tâm tốt nhất của cộng đồng. Chúng

tôi khuyến nghị những người làm chính sách và các đoàn thể điều hành công

nhận rằng quyền tự do ngôn luận không phải là giá trị tuyệt đối, nhưng phải cân

bằng với các giá trị cộng đồng khác, ở đây là có trách nhiệm đặc biệt đối với việc

bảo vệ trẻ em, vốn đang trong tiến trình định hình thế giới quan của mình, khỏi

các truyền thông nguy hại tiềm tàng.

3). Consumer input15

Như đã lưu ý trong báo cáo tổng quan này, các bậc phụ huynh biểu lộ những

mối lo ngại đáng kể về chế độ kiêng cữ TV mà đứa trẻ được đặt vào. Do đó

chúng tôi khuyến nghị rằng nên có ‘consumer input’ vào trong nội dung chương

trình TV mà trẻ xem rộng rãi, nhất là về những giá trị và thái độ chúng biểu hiện

ra cho con trẻ. Các mối lo ngại về bạo lực trong các trò chơi điện tử và bản chất

gây nghiện của những trò chơi này cũng đang gia tăng, và chúng tôi khuyến

nghị rằng những điều này nên được xem xét trong việc điều chỉnh tính khả dụng

của các trò chơi nhất định, đặc biệt là những trò có nội dung bạo lực.

4). Chính sách quảng cáo liên quan đến trẻ em (Advertising policy regarding

children):

Chúng tôi khuyến nghị rằng nên phát triển và định thành chính sách những điều

chỉnh hữu hiệu được áp dụng cho quảng cáo trực hướng đến trẻ em. Quảng cáo

cho trẻ em không nên bao gồm nội dung dối trá, hay nội dung quá phức tạp

khiến trẻ không thể hiểu, hoặc nội dung có hại đến sức khỏe và phúc lợi của trẻ.

5). Việc phân loại và dán nhãn (Classification and labelling):

Các chính sách hướng dẫn việc phân loại và dán nhãn các chương trình truyền

thông và trò chơi điện tử là một phần tích hợp của việc bảo vệ khách hàng tiêu

thụ. Chúng tôi khuyến nghị rằng những chính sách này, như những điều khác,

nên dựa trên các chứng cứ nghiên cứu và được áp dụng, giám sát và củng cố

cách hữu hiệu.

15

(nd.) Xem lại cước chú số 4 ở trên.

Page 57: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Các nguồn tham khảo thêm và các tổ chức liên quan.

Các tổ chức:

The Australian Communications and Media Authority

Purple Building, Benjamin Offices, Chan Street, Belconnen ACT 2617

PO Box 78, Belconnen ACT 2616

Tel: 02 6219 5555; Fax: 02 6219 5353

Level 44 Melbourne Central Tower,

360 Elizabeth Street, Melbourne Vic. 3000

PO Box 13112 Law Courts, Melbourne Vic 8010

Tel: 03 9963 6800; Fax: 03 9963 6899; TTY: 03 9963 6948

Level 5 The Bay Centre, 65 Pirrama Road, Pyrmont NSW 2009

PO Box Q500, Queen Victoria Building NSW 1230

Tel: 02 9334 7700; Fax 02 9334 7799

Free TV Australia

First Floor, 44 Avenue Road

Mosman NSW 2088 Australia

Tel: 61 2 8968 7100; Fax: 61 2 9969 3520

[email protected]; [email protected]

Commercials Advice

Ground Floor, 44 Avenue Road

Mosman NSW 2088

Tel: 61 2 8968 7200; Fax: 61 2 9969 8147

[email protected]

Australian Council on Children and the Media (tích hợp với Young Media Australia)

cam kết thăng tiến các lựa chọn lành mạnh và lên tiếng mạnh mẽ hơn trong truyền

thông trẻ em. Có nhiều dịch vụ đa dạng như tổng quan về phim ảnh dành cho trẻ nhằm

hỗ trợ hướng dẫn cho phụ huynh chọn lựa.

E-mail: [email protected]

Children and Media Helpline for parents and caregivers

1800 700 357

All other inquiries including media calls

Phone: +61 8 8376 2111; Fax: +61 8 8376 2122

Mail: PO Box 447 Glenelg SA 5045

Website: http://childrenandmedia.org.au

Mindframe – National Media Initiative

Sáng kiến Truyền thông Quốc gia của Chính phủ Úc (Mindframe) nhằm khuyến khích

các biểu thị nhạy cảm, chính xác và có trách nhiệm về bệnh tinh thần và tự sát trên

truyền thông đại chúng ở Úc. Sáng kiến này bao gồm việc xây dựng mối quan hệ hợp

tác với truyền thông và các khu vực khác ảnh hưởng đến truyền thông (như các nguồn

tin tức chính yếu)

Website: http://himh.clients.squiz.net/mindframe

Page 58: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Phụ lục A: Tổng quan về ảnh hưởng của bạo lực truyền thông lên

trẻ em theo năm và theo quốc gia.

Ferracuti, F. & Lazzari, R. La violenza nei mezzi di communicazione di

massa. Rome: Quaderni del Servizio Opinioni. 1968 Italy

Baker, R.K.& Ball, S.J. Mass media and violence. A staff report to the

National Commission on the Causes and Prevention of Violence.

Washington: U.S. Government Printing Office.

1969 United

States

Halloran, J.D. (Ed) The effects of television. London: Panther. 1970 Great Britain

Glucksman, A. Violence on the screen: A report on research into the

effects on young people of scenes of violence in films and television.

London: The British Film Institute Education Department.

1971 France

Gerbner, G. Violence in television drama: Trends and symbolic functions.

In G.A. Comstock & E.A.Rubinstein (Eds.) Television and social

behaviour, Vol 1. Media content and control. Washington: U.S.

Government Printing Office.

1972 United

States

Surgeon General’s Scientific Advisory Committee on Television and

Social Behaviour. Television and growing up: The impact of televised

violence. Washington: U.S. Government Printing Office.

1972 United

States

Stein, A H. & Friedrich, L.K. Impact of television on children and youth.

In E.M. Hetherington (Ed.) Review of child development research (Vol

5). Chicago: University of Chicago Press.

1975 United

States

Royal Commission on Violence in the Communications Industry. Violence

in television films and news. (Vol. 3) Toronto: Author. 1976 Canada

Greagg, L. Children and television violence – A survey of the literature.

Unicorn, 3(1), 62-68. 1977 Australia

Andison, F.S. TV violence and viewer aggression: A cumulation of study

results 1956-1976. Public Opinion Quarterly, 41, 314-331. 1977

United

States

Eysenck, H.J. & Nias, D.K.B. Sex, violence and the media. London:

Maurice Temple Smith. 1978 Great Britain

Dorr, A. & Kovaric, P. Some of the people some of the time- but which

people? In E. Palmer & A. Dorr (Eds.) Children and the faces of

television. New York: Academic Press.

1980 United

States

Lefkowitz, M.M. & Huesmann, L.R. Concomitants of television violence

viewing in children. In E. Palmer & A Dorr (Eds). Children and the faces

of television. New York: Academic Press.

1980 United

States

Busby, L.J. Research questions, methods and theoretical perspectives

represented in television content research. Paper presented to the

Annual Meeting of the Speech Communication Association, Anaheim.

1981 United

States

Pearl, D., Bouthilet, L. & Lazar, J. Television and behaviour: Ten years of

scientific progress and implications for the eighties, Vol 2: Technical

reviews (National Institute of Mental Health). Washington: U.S.

Government Printing Office.

1982 United

States

Honig, A.S. Research in review: Television and young children. Young

Children, 38(4), 63-76. 1983

United

States

Freedman, J.L. Effect of television violence on aggressiveness.

Psychological Bulletin, 96, 227-246. 1984

United

States

Murray, J.P. A soft response to hard attacks on research. Media

Information Australia, 33, 11-16. 1984

United

States

American Psychological Association. Violence on TV: A social issue

release from the Board of Social and Ethical Responsibility for

Psychology. Washington: Author.

1985 United

States

Barlow, G. & Hill, A. Video violence and children. London: Hodder &

Stoughton. 1985

United

States

Chaffee, S.H., Gerbner, G., Hamburg, B.A., Pierce, C.M., Rubinstein,

E.A., Siegel, A.E. & Singer, J.L. Defending the indefensible. Social

Science and Modern Society, 21, 30-35.

1986 United

States

Page 59: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Friedrich-Cofer L. & Huston, A.C. Television violence and aggression:

The debate continues. Psychological Bulletin, 100, 364-371. 1986

United

States

Groebel, J. International research on television violence: Synopsis and

critique. In L.R. Huesmann & L.D. Eron (Eds.) Television and the

aggressive child: A cross- national comparison. Hillsdale: Lawrence

Erlbaum.

1986 United

States

Hearold, S. A synthesis of 1043 effects of television on social behaviour.

In G.L. Comstock (Ed.) Public communication and behaviour. Vol 1.

Orlando: Academic Press.

1986 United

States

Huesmann, L.R. & Eron, L.D. (Eds.) Television and the aggressive child:

A cross-national comparison. Hillsdale: Lawrence Erlbaum. 1986

United

States

Huesmann, L. R. Psychological processes promoting the relation

between exposure to media violence and aggressive behaviour by the

viewer. Journal of Social Issues, 42, 125-140.

1986 United

States

Report of the Joint Select Committee on Video Material. (Vols. 1&2).

Canberra: Australian Government Publishing Service. 1988 Australia

Singer, J.L. & Singer, D.G. Some hazards of growing up in a television

environment. In S. Oskamp (Ed.) Television as a social issue. California

Sage.

1988 United

States

Gerbner, G. Violence and terror in the mass media. (Reports and Papers

on Mass communication No 102) Paris: UNESCO. 1988 International

Australian Broadcasting Tribunal. TV violence in Australia: Report to the

Minister for Transport and Communication (Vols 1-4). Sydney: Author. 1990 Australia

Barwick, H. Research into the effects of television violence: An overview.

Paper prepared for the Broadcasting Standards Authority, New Zealand. 1990

New

Zealand

Wilson, B.J., Linz, D. & Randall, B. Applying social science research to

film ratings: A shift from offensiveness to harmful effects. Journal of

Broadcasting and Electronic Media, 34(4), 443-468.

1990 United

States

Van Evra, J. Television and child development. Hillsdale: Lawrence

Erlbaum. 1990

United

States

Atkinson, D. & Gordeau, M. Summary and analysis of various studies on

violence and television. Canada: Canadian Radio, Television and

Telecommunication Commission.

1991 Canada

Huston, A.C., Donnerstein, E., Fairchild, H., Feshbach, N.D., Katz, P.A.,

Murray, J.P., Rubinstein, E.A., Wilcox, B. & Zuckerman, D. Big World,

Small Screen: The Role of Television in American Society. Lincoln, NE:

University of Nebraska Press.

1992 United

States

Martinez, A. Scientific knowledge about television violence. Ottawa:

Canadian Radio Television and Telecommunications Commission. 1992 Canada

Television violence: Fraying the social fabric. Hull: Canadian House of

Commons Standing Committee on Communications and Culture, House

of Commons, Canada.

1993 Canada

Freedman, J. Viewing television violence does not make people more

aggressive. Hofstra Law Review, 22, 833-854. 1994

United

States

Murray, J. The impact of televised violence. Hofstra Law Review, 22,

809-825. 1994

United

States

Paik, H. & Comstock, G. The effects of television violence on antisocial

behaviour: A meta-analysis. Communication Research, 21(4), 516-546. 1994

United

States

Paik, H., & Comstock, G. The effects of television violence on antisocial

behavior: A meta-analysis. Communication Research, 21, 516–539. 1994

Josephson, W.L. Television violence: A review of the effects on children

of different ages. Ottawa: National Clearinghouse on Family Violence. 1995 Canada

Brown, M. The portrayal of violence in the media: Impacts and

implications for policy. Trends and Issues in Crime and Criminal Justice,

55. Australian Institute of Criminology.

1996 Australia

Anderson, C. A., & Bushman, B. J. Effects of violent video games on

aggressive behavior, aggressive cognition, aggressive affect,

physiological arousal, and prosocial behavior: A meta-analytic review of

2001 International

Page 60: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

the scientific literature. Psychological Science, 12, 353–359.

Anderson, C. A., & Bushman, B. Human aggression. Annual Review of

Psychology, 53, 27-51. 2002 International

Anderson, C. A., Berkowitz, L., Donnerstein, E., Huesmann, L. R.,

Johnson, J., Linz, D., & Wartella, E. The influence of media violence on

youth. Psychological Science in the Public Interest, 4, 81–110.

2003 International

Anderson, C. A., & Huesmann, L. R. Human aggression: A social-

cognitive view (pp. 296-323). In M. A. Hogg & J. Cooper (Eds.), The

Sage Handbook of Social Psychology. London: Sage Publications.

2003 International

*Anderson, C. A. An update on the effect of playing violent video games.

Journal of Adolescence, 27, 113-122. 2004 International

Anderson, C. A., & Carnegey, N. L., Flanagan, M. Benjamin, A. J.,

Eubanks, J., & Valentine, J. Violent video games: Specific effects of

violent content on aggressive thoughts and behavior. Advances in

Experimental Social Psychology, 36, 199-249.

2004 International

Brown, K. D., & Hamilton-Giachritsis, C. The influence of violent and

nonviolent games on implicit measures of aggressiveness. Aggressive

Behavior, 36, 702-710.

2005 International

Anderson, C. A., Gentile, D. A., & Buckley, K. E. Violent video game

effects on children and adolescents: Theory, research, and public policy.

New York, NY: Oxford University Press.

2007 International

Ferguson, C. J. The good, the bad and the ugly: A meta-analytic review

of positive and negative effects of violent video games. Psychiatric

Quarterly, 78, 309–316.

2007 International

Sherry, J. Violent video games and aggression: Why can’t we find links?

In R. Preiss, B. Gayle, N. Burrell, M. Allen, & J. Bryant (Eds.), Mass

media effects research: Advances through meta-analysis (pp. 231–248).

Mahwah, NJ: Erlbaum.

2007 International

Savage, J., & Yancey, C. The effects of media violence exposure on

criminal aggression: A meta-analysis. Criminal Justice and Behavior, 35,

1123–1136.

2008 International

Savage, J., & Yancey, C. The effects of media violence exposure on

criminal aggression: A meta-analysis. Criminal Justice and Behavior, 35,

1123–1136.

2008 International

Ferguson, C. J., & Kilburn, J. The public health risks of media violence: A

meta-analytic review. Journal of Pediatrics, 154, 759–763. 2009 International

Anderson, C. A., Shibuya, A., Ihori, N., Swing, E. L., Bushman, B. J.,

Sakamoto, A., & Saleem, M. Violent video game effects on aggression,

empathy, and prosocial behavior in Eastern and Western countries.

Psychological Bulletin, 136, 151–173.

2010 International

Page 61: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Tài liệu tham khảo

Abeles, R.P. (1980). Beyond violence and children. In S. B. Withey & R.P. Abeles (Eds.),

Television and social behaviour: Beyond violence and television (pp. 1-8). Hillsdale, NJ:

Erlbaum.

American Psychological Association. (2007). Report of the APA Task Force on the Sexualization

of Girls. Washington, DC: Author. Retrieved from www.apa.org/pi/wpo/sexualization.html

Anderson, C. A. (2004). An update on the effect of playing violent video games. Journal of

Adolescence, 27, 113-122.

Anderson, C. A., Berkowitz, L., Donnerstein, E., Huesmann, L. R., Johnson, J., Linz, D., &

Wartella, E. (2003). The influence of media violence on youth. Psychological Science in the

Public Interest, 4, 81–110.

Anderson, C. A., & Bushman, B. J. (2001). Effects of violent video games on aggressive

behavior, aggressive cognition, aggressive affect, physiological arousal, and prosocial behavior:

A meta-analytic review of the scientific literature. Psychological Science, 12, 353–359.

Anderson, C. A., & Bushman, B. (2002). Human aggression. Annual Review of Psychology, 53,

27-51.

Anderson, C. A., Carnagey, N. L., & Eubanks, J. (2003). Exposure to violent media. The effects

of songs with violent lyrics on aggressive thoughts and feelings. Journal of Personality and Social

Psychology, 84, 960-971. Anderson, C. A., & Carnegey, N. L., Flanagan, M. Benjamin, A. J.,

Eubanks,

J., & Valentine, J. (2004). Violent video games: Specific effects of violent content on aggressive

thoughts and behavior. Advances in Experimental Social Psychology, 36, 199-249.

Anderson, C. A., Gentile, D. A., & Buckley, K. E. (2007). Violent video game effects on children

and adolescents: Theory, research, and public policy. New York, NY: Oxford University Press.

Anderson, C. A., & Huesmann, L. R. (2003).

Human aggression: A socialcognitive view (pp. 296-323). In M. A. Hogg & J. Cooper (Eds.), The

Sage Handbook of Social Psychology. London: Sage Publications.

Anderson, C. A., Shibuya, A., Ihori, N., Swing, E. L., Bushman, B. J., Sakamoto, A., & Saleem,

M. (2010). Violent video game effects on aggression, empathy, and prosocial behavior in Eastern

and Western countries. Psychological Bulletin, 136, 151–173.

Australian Broadcasting Authority (1996, November). Investigation report: Agro’s cartoon

connection. Sydney.

Australian Institute of Criminology (2012). Homicide Statistics. Retrieved 10/10/12 from

http://www.aic.gov.au/statistics/homicide.aspx.

Bandura, A. (1971). Social learning theory. New York: General Learning Press.

Bandura, A. (1973). Aggression: A social learning analysis. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.

Bandura, A. (1986). Social foundation of thought and action: A social cognitive theory.

Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.

Bandura, A. (1994). Social cognitive theory of mass communication. In J. Bryant & D. Zillman

(Eds.), Media effects: Advances in theory and research (pp. 61-90). Hillsdale, NJ: Erlbaum.

Bandura, A., Ross, D., & Ross, S.A. (1961). Transmission of aggression through imitation of

aggressive models. Journal of Abnormal and Social Psychology, 63, 575-582.

Page 62: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Banks, M. (2005). Spaces of (in)security: Media and fear of crime in a local context. Crime,

Media, Culture: An international Journal, 1, 169-187.

Barlow, M.H., Barlow, D.E., & Chirocus, T.G. (1995). Economic conditions and ideologies of

crime in the media: A content analysis of crime news. Crime and Delinquency, 41, 3-19.

Barlow, G., & Hill, A. (1985). Video violence and children. London: Hodder & Stoughton.

Bastian, B., Jetten, J., & Radke, H. (2012). Cyber-Dehumanisation: Violent video game play

diminishes our humanity. Journal of Experimental Social Psychology, 48, 486-491.

Berkowitz, L. (1990). On the formation and regulation of anger and aggression: A cognitive-

neoassociationist analysis. American Psychologist, 45, 494-503.

Blackman, L. & Walkerdine, V. (2001). Mass hysteria: Critical psychology and media studies.

Hampshire: Palgrave.

Bone, P. (1998). The role of the media in a secular democratic society. In D. Bretherton (Ed) No

longer black and white. (pp. 51-58). The University of Melbourne, Victoria: The International

Conflict Resolution Centre.

Borzekowski, D., & Robinson, T. (2001). The 30-Second effect: An experiment revealing the

impact of television commercials on food preferences of preschoolers. Journal of the American

Dietetic Association, 101, 42-46.

Brand, J.E. (2007). Television advertising to children: A review of contemporary research on the

influence of television advertising directed to children. Published by the Australian

Communications and Media Authority.

http://www.acma.gov.au/webwr/_assets/main/lib310132/tv_advertising_to_children.pdf

accessed 24 April 2013.

Bretherton, D. (Ed.) (1998). No longer black and white. The University of Melbourne, Victoria:

The International Conflict Resolution Centre.

Brown, K.D., & Hamilton-Giachritsis, C. (2005). The influence of violent and nonviolent games

on implicit measures of aggressiveness. Aggressive Behavior, 36, 702-710.

Brown, M. (1996). The portrayal of violence in the media: Impacts of implications for policy.

Trends and Issues in Crime and Criminal Justice, No. 55, June, Canberra, ACT: Australian

Institute of Criminology

Buckingham, D. (1993). Children talking television: The making of television literacy. London:

Palmer Press.

Budarick, J. & King, D. (2008). Framing ideology in the niche media: The Koori Mail’s

construction of the Redfern riots. Journal of Sociology, 44, 355-371.

Buijzen, M., & Valkenburg, P. M. (2003). The unintended effects of television advertising: A

parent-child survey. Communication Research, 30, 483- 503.

Bushman, B.J. (1998). Priming effects of media violence on the accessibility of aggressive

constructs in memory. Personality and Social Psychology Bulletin, 24, 537-545.

Bushman, B. J., & Anderson, C. A. (2009). Comfortably numb: Desensitizing effects of violent

media on helping others. Psychological Science, 20, 273–277.

Bushman, B. J., & Huesmann, L. R. (2006). Short-term and long-term effects of violent media

on aggression in children and adults. Archives of Pediatric and Adolescent Medicine, 160, 348–

352.

Cain, B., Currie, R. Danks, E., Du, F., Hodgson, E., May. E., O'Loghlen, K., Phan, Y., Powter, J.,

Rizwan, N., Shahim, S., Simsion, D., Loughnan, S., & Haslam, N. “Schizophrenia" in the

Page 63: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Australian print and online news media. Psychosis: Psychological, Social and Integrative

Processes (In Press).

Calvert, S. L. (2008). Children as consumers: Advertising and marketing. The Future of Children,

18, 205-234.

Cantor, N. (1994). Fright reactions to mass media. In J. Bryant & D. Zillman (Eds.), Media

effects: Advances in theory and research (pp. 213-246). Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum.

Cantor, C.H., & Sheehan, P.W. (1996). Violence and media reports: A connection with

Hungerford. Archives of Suicide Research, 2, 255-266.

Carnagey, N. L., Anderson, C. A., & Bushman, B. J. (2007). The effect of video game violence on

physiological desensitization to real-life violence. Journal of Experimental Social Psychology, 43,

489–496.

Chadee, D., & Ditton, J. (2005). Fear of crime and the media: Assessing the lack of relationship.

Crime, Media, Culture: An international Journal, 1, 322-332.

Chappell, D. & Wilson, P. (eds), (1993) The Australian Criminal Justice Systems - the mid 90s,

Sydney.

Cohen, S. (1972). Folk devils and moral panics: The creation of the mods and rockers. London:

MacGibbon & Kee.

Coleman, C .L. (1993). The influence of mass media and interpersonal communication on

societal and personal risk judgments. Communication Research, 20, 611-628.

Coleman, C. L. (2004). The copycat effect: How the media and popular culture trigger mayhem

in tomorrow’s headlines. Paraview, New York, NY

Collins, J., Noble, G., Poynting, S. & Tabar, P. (2000). Kebabs, kids, cops and crime: Youth,

ethnicity and crime. Annandale, NSW: Pluto Press.

Comstock, G., & Paik, H. (1991). Television and the American child. New York, NY: Academic

Press.

Coverdale, J., Nairn, R., & Claasen, D. (2002). Depictions of mental illness in print media: A

prospective national sample. Australian and New Zealand Journal of Psychiatry, 36, 697-700.

Cowlishaw, G. (2004). Racial positioning, privilege and public debate. In A. Moreton-Robinson

(Ed.), Whitening Race (pp. 59-74). Canberra: Aboriginal Studies Press.

Critcher, C. (2003). Moral panics and the media. Open University Press.

Cunneen, C. (2001). Conflict, Politics and Crime: Aboriginal People and the Police. St. Leonards:

Allen and Unwin.

Cunneen, C. (2007). Riot, resistance and moral panic: Demonising the colonial Other. In S.

Poynting and G. Morgan, (Eds.), Outrageous! Moral Panics in Australia, (pp. 20-29). Hobart,

TAS: ACYS Publishing.

Corea, A. (1995). Racism and the American way of media. In J. Downing, A. Mohammadi, & A.

Sriberny-Mohammadi (Eds) Questioning the media: A critical introduction (pp. 255-266).

Thousand Oaks, CA: Sage. Cupit, C.G. (1986). Kids and the scary world of video: A study of

video viewing among 1498 primary school children in South Australia. Adelaide: South

Australian Council for Children’s Films and Television.

Cupit, C.G. (1987). The child audience: A guide to child development for writers and producers

of children’s television. Canberra: Australian Government Publishing Service.

Page 64: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Cupitt, M., Jenkinson, D., Ungerer, J., & Waters, B. (1998). Infants and television. Sydney:

Australian Broadcasting Authority.

Desmond, R. J., Singer, J. L., & Singer, D. G. (1990). Family mediation: Parental communication

patterns and the influences of television on children. In J. Bryants (Ed.), Television and the

American family. Communication (pp. 293-309). Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.

Dickinson, D. (1997). A critical literature review in the area of children’s advertising. Report for

The Australian Association of National Advertisers. Sydney: Macquarie Research Ltd.

Dietz, W.H., & Strasburger, V.C. (1991). Children, adolescents, and television. Current Problems

in Paediatrics, Jan,, 8-31.

Dodson, M. (1998). Address. In D. Bretherton (Ed.), No longer black and white. (pp. 74-82). The

University of Melbourne, Victoria: The International Conflict Resolution Centre.

Donohue, T., Hencke, L., & Donohue, W. (1980). Non-verbal assessment of children’s

understanding of television commercial content and programme market segmentation. Journal

of Advertising Research, 20, 7.

Donovan, R.J., & Leivers, S. (1993). Using paid advertising to modify racial stereotype beliefs.

Public Opinion Quarterly, 57, 205-218.

Dorfman, L., Woodruff, K., Chavez, V., & Wallack, L. (1997). Youth and violence on local

television news in California. American Journal of Public Health. 87, 1311-1316.

Dorr, A., Graves, S.B., & Phelps, E. (1980). Television literacy for young children. Journal of

Communication, 30, 71-83.

Dorr, A. (1986). Television and children: A special medium for a special audience. Beverly Hills,

CA: Sage.

Dowler, K. (2003). Media consumption and public attitudes toward crime and justice: The

relationship between fear of crime, punitive attitudes, and perceived police effectiveness. Journal

of Criminal Justice and Popular Culture, 10, 109-126.

Drabman, R., & Thomas, M. (1974).Does media violence increase children’s toleration of real-life

aggression? Developmental Psychology, 10, 419-421.

Duck, J.M., & Mullin, B.A. (1995). The perceived impact of the mass media: Reconsidering the

third-person effect. European Journal of Social Psychology, 25, 77-93.

Due, C. (2008). ‘Who are strangers?’: ‘Absorbing’ Sudanese refugees into a white Australia.

ACRAWSA e-journal 4 (1).

Due, C. & Riggs, D.W. (2011). Representations of Indigenous Australians in the Mainstream

News Media. Teneriffe, QLD: Post Pressed.

Due, C. & Riggs, D.W. (2012). The terms on which child abuse is made to matter: Media

representations of the Aurukun case. Australian Feminist Studies, 27(71), 3-18. Ericson, R.

(1991). Mass media, crime law and justice. British Journal of Sociology, 31, 219-249.

Every, D. (2006). The Politics of Representation: A Discursive Analysis of Refugee Advocacy in

the Australian Parliament. Unpublished PhD Thesis. The University of Adelaide.

Every, D. & Augoustinos, M. (2007). Constructions of racism in the Australian parliamentary

debates on asylum seekers. Discourse and Society, 18(4), p. 411-436.

Every, D. & Augoustinos, M. (2008). ‘Taking advantage’ or fleeing persecution? Opposing

accounts of asylum seekers. Journal of Sociolinguistics, 12, p. 648-667.

Fazel, S., & Gran, M. (2006). The population of severe mental illness on violent crime. American

Journal of Psychiatry, 163, 1397-1403.

Page 65: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Fazel, S., Langstrom, N., Hjern, A., Grann, M., & Lichtenstein, P. (2009). Schizophrenia,

substance abuse, and violent crime. JAMA, 301, 2016- 2023.

Federation of Australian Commercial Television Stations (1992). Attitudes to the media.

Mosman: FACTS

Ferguson, C. J. (2007). The good, the bad and the ugly: A meta-analytic review of positive and

negative effects of violent video games. Psychiatric Quarterly, 78, 309–316.

Ferguson, C. J., & Kilburn, J. (2009). The public health risks of media violence: A meta-analytic

review. Journal of Pediatrics, 154, 759–763.

Fields, C., & Jerin, R. (1996). Murder and mayhem in the media: Public perceptions (and

misperceptions) of crime and criminality. In R. Muraskin, & A. Roberts (Eds.), Visions for

change: Crime and justice in the twentyfirst century (Ch. 4). New Jersey: Prentice Hill Inc.

Fishman, M. (1981). Police news: Constructing an image of crime. Urban Life, 9, 371-394.

Fishman, M., & Cavender, G. (1998). Entertaining Crime: Television Reality Programs. Walter de

Gruyter, Hawthorne, New York.

Flavell, J.H. (1986). The development of children’s knowledge about the appearance-reality

distinction. American Psychologist, 41, 418-425.

Fletcher, R., & Nielsen, M. (2012). Product-based television and young children's pretend play in

Australia. Journal of Children and Media, 6, 5- 17.

Fleming, M.E. & Rickwood, D.J. (1999). Effects of violent versus non-violent video games on

children’s arousal, aggressive mood, and positive mood. Journal of Applied Social Psychology,

31, 2047-2071.

Fowler, R. (1991). Language in the news: Discourse and ideology in the press. London:

Routledge.

Freedman, J. (1994). Viewing television violence does not make people more aggressive. Hofstra

Law Review, 22, 833-854.

Garofalo, J. (1981). Crime and mass media: A selective review of research. Journal of Research

in Crime and Delinquency, 18, 319-350.

Gerbner, G., Gross, L., Morgan, M., & Signorielli, N. (1994). Growing up with television: The

cultivation perspective. In J. Bryant & D. Zillman (Eds.), Media effects: Advances in theory and

research (pp.17-42). Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum.

Gilliam, F.D., & Iyengar, S. (1998). The superpredator script. Nieman Reports, 52, 45-46.

Gomme, F. D. (1986). Fear of crime among Canadians: A multivariate analysis. Journal of

criminal justice, 14, 249-258.

Goodall, H. (1993). Constructing a riot: Television news and Aborigines. Media Information

Australia, 68, 70-77. 8 0 MEDIA REPRESENTATIONS AND RESPONSIBILITIES Gorn, G., &

Goldberg, M. (1982). Behavioral evidence of the effects of televised food messages on children.

Journal of Consumer Research, 9, 200-205.

Gorn, G., Goldberg, M., & Kanungo, R. (1976). The role of educational television in changing the

intergroup attitudes of children. Child Development, 47, 277-280.

Greenberg, B.S., & Brand, J.E. (1993). Cultural diversity on Saturday morning television. In G.

Berry & J.K. Asamen (Eds.), Children and television in a changing socio-cultural world. (pp.132-

142). Newbury Park, CA: Sage.

Page 66: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Greenberg, B.S., & Brand, J. E. (1994). Minorities and the mass media: 1970s to 1990s. In J.

Bryant & D. Zillman (Eds.), Media effects: Advances in theory and research (pp.273-314).

Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum.

Greenberg, B., Fazal, S., & Wober, M. (1986). Children’s views on advertising. London:

Independent Broadcasting Authority, Research Report.

Greitemeyer, T., & McLatchie, N. (2011). Denying humanness to others: A newly discovered

mechanism by which violent video games increase aggressive behaviour. Psychological Science,

22, 659-665.

Gruenewald, J., Pizarro, J., Chermak, S.M. (2009). Race, gender, and the newsworthiness of

homicide incidents. Journal of Criminal Justice, 37, 3, 262-272.

Gunter, B. (1994). The question of media violence. In J. Bryant & D. Zillman (Eds.), Media

effects: Advances in theory and research (pp. 163-211). Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum.

Gunter, B., & Furnham, A. (1998). Children as consumers. London: Routledge.

Gunter, B., & McAleer, J. (1990). Children and television: The one-eyed monster? London:

Routledge.

Gunter, B., & McAleer, J. (1997). Children and television (2nded.). London: Routledge.

Hans, V.P., & Dee, J.L. (1991). Media coverage of law: Its impact on juries and the public.

American Behavioural Scientist, 35, 136-149.

Hassan, R. (1996). Social factors in suicide in Australia. Trends and Issues in Crime and Justice,

no. 52, Canberrra, ACT: Australian Institute of Criminology.

Hanson-Easey, S. & Augoustinos, M. (2010). Out of Africa: Accounting for refugee policy and the

language of causal attribution. Discourse and Society, 21, 295-323.

Hartely, J. & McKee, A. (2000). The Indigenous public sphere: The reporting and reception of

Indigenous issues in the Australian media 1994-1997. New York: Oxford University Press.

Hawthorne, L. (1998). Representing difference? The Australian media soap opera in a

multicultural Australia: ‘Heartbreak High’ versus ‘Home and Away’. In D. Bretherton (Ed.), No

longer black and white. (pp. 99-103). The University of Melbourne, Victoria: The International

Conflict Resolution Centre.

Heath, L. & Gilbert, K. (1996). Mass media and fear of crime. American Behavioral Scientist, 39,

379-386.

Hodge, B. (1992). Is there a case for regulating children’s TV? Media Information Australia, 65,

70-75.

Hodge, B., & Tripp, D. (1986). Children and television. Cambridge: Polity Press.

Hovland, C.I., Janis, I.L., & Kelley, H.H. (1953). Communication and persuasion: Psychological

studies of opinion change. New Haven, CT: Yale University Press.

Hoenig, R. (2009). Reading alien lips: Accentuating the positive? An analysis of some positive

media depictions of asylum seekers. Australian Critical Race and Whiteness Studies e-journal,

5(1).from

http://www.acrawsa.org.au/ejournalFiles/Volume%205,%20Number%201,%202009/acrawsa51

4.pdf Retrieved 6 May, 2010.

Hollinsworth, D. (2005). ‘My island home’: Riot and resistance in media representations of

Aboriginality. Social Alternatives, 24(1), 16-20.

Huesmann, L. R., Eron, L. D., Lefkowitz, M.M., & Walder, L.O. (1984). The stability of aggression

over time and generations. Developmental Psychology, 20, 1120-1134.

Page 67: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Huesmann, L. R., & Miller, L. (1994). Long-term effects of repeated exposure to media violence

in childhood. In L. Rowell Huesmann (Ed.), Aggressive behavior: Current perspectives (pp. 153-

186). New York: Plenum Press.

Human Rights and Equal Opportunity Commission. (1991). Racist violence: Report of the

national inquiry into racist violence in Australia. Canberra: AGPS.

Human Rights and Equal Opportunity Commission. (2004). Isma – Listen: National Consultations

on Eliminating Prejudice against Arab and Muslim Australians. Sydney: Human Rights and Equal

Opportunity Commission.

Indermaur, D. (1996). Violent crime in Australia: Interpreting the trends. Trends and Issues in

Crime and Criminal Justice, no. 61. Canberra, ACT: Australian Institute of Criminology.

Irwin, A.R. & Gross, A.M. (1995). Cognitive tempo, violent video games, and aggressive

behavior in young boys. Journal of Family Violence, 10, 337- 350.

Jakubowicz, A., Goodall, H., Martin, J., Mitchell, T., Randall, L. & Seneviratne, K. (1994).

Racism, ethnicity and the media. St. Leonards, NSW: Allen and Unwin.

Jo, E., & Berkowitz, L. (1994). A priming effect analysis of media influences: An update. In J.

Bryant & D. Zillman (Eds.), Perspectives on media effects (pp. 43 - 60). Hillsdale, NJ : Lawrence

Erlbaum.

Johnson, J. G., Cohen, P., Smailes, E. M., Kasen, S., & Brook, J. S. (2002, July 5). Television

viewing and aggressive behavior during adolescence and adulthood. Science, 295, 2468–2471.

Joo, J., Sang, S., Kim, H., Yun, H. & Lee, E. (2012). The effects of celebrity suicide on copycat

suicide attempt: a multi-center observational study. Social Psychiatry & Psychiatric

Epidemiology, 47(6), 957-965.

Jorm, A., Christensen, H. & Griffiths, K. (2007). Changes in depression awareness in Australia:

the impact of beyondblue the national depression initiative. Australia and New Zealand Journal

of Psychiatry. 40, 42-46.

Kail, R. (1990). The development of memory in children. New York, NY: Freeman.

Kim, J., & Rubin, A.M. (1997). The variable influence of audience activity on media effects.

Communication Research, 24, 107-135.

Klocker, N. & Dunn, K. (2003). Who’s driving the debate?: Newspaper and government

representations of asylum seekers. Media International Australia Incorporating Culture and

Policy, 109, 71-92.

Knowles, A.D., & Nixon, M.C. (1990). Children’s comprehension of a television cartoons

emotional theme. Australian Journal of Psychology, 42, 115-121.

Kunkel, D. (2001). Children and television advertising. In D. G. Singer, & J. L. Singer. (Eds.),

Handbook of children and the media (pp. 375-393). Thousand Oaks, CA: Sage Publications.

Kupchick, A., & Bracy, N. L. (2009). The news media on school crime and violence: Constructing

dangerousness and fueling fear. Youth Violence and Juvenile Justice, 7, 136-155.

Lam-Po Tang, J, & Mackay D. (2010). Dr Google MD: A survey of mental health internet use in a

private practice sample. Australasian Psychiatry, 18, 130-133.

Langton, M. (1993). Well, I heard it on the Radio and I saw it on the Television… Sydney:

Australian Film Commission Langton, M. (2007). Trapped in the Aboriginal reality show. Griffith

Review, 19. Retrieved 15 June, 2010, from http://www.griffithreview.com/edition19/1-

essay/701.html

Page 68: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Larson, M. (2001). Interactions, activities and gender in children’s television commercials: A

content analysis. Journal of Broadcasting & Electronic Media, 45, 41-56.

Lasorsa, D. (1992). Policymakers and the third-person effect. In J.D. Kennamer (Ed.), Public

opinion, the press, and public policy (pp. 163- 175). New York: Praeger.

Ledingham, J.E., Ledingham, C.A., & Richardson, J.E. (1993). The effects of media violence on

children: A background paper. Ottawa: Health and Welfare, Canada.

Levey, S., & Howells, K. (1994). Accounting for the fear of schizophrenia. Journal of Community

and Applied Social Psychology, 4, 313-328.

Liebert, R.M., & Wicks Poulos, R. (1974). Television and personality development: The

socializing effects of an entertainment medium. In Developmental Psychology, Englewood Cliffs,

NJ: Prentice Hill.

Luxton, D., June, J.; & Farrell, J. (2012). Social media and suicide: a public health perspective.

American Journal of Public Health, 102: S195–S200.

Mares, M. & Woodard, E.H. (2007). Positive effects of television on children’s social interaction:

a meta-analysis. In R.W. Preiss, B.M. Gayle, N. Burrell, M.Allen, J. Bryant (Eds). Mass Media

Effects Research: Advances Through Meta-Analysis. (281-300). Lawrence Erlbaum Associates.

New Jersey.

Mares, P. (2001). Borderline. Sydney: University of New South Wales Press.

Marlowe, J.M. (2010). Beyond the discourse of trauma: Shifting the focus on Sudanese refugees.

Journal of Refugee Studies, 23(2), 183-198.

Marsh, H. (1991). A comparative analysis of crime coverage in newspapers in the US and other

countries from 1960 to 1989. A review of the literature. Journal of Criminal Justice, 19, 67-80.

Masian, S. (1998). Media as battleground: Community relations among ethnic communities with

a history of overseas conflict. In D. Bretherton (Ed.) No longer black and white. (pp. 136-140).

The University of Melbourne, Victoria: The International Conflict Resolution Centre.

Mazerolle, L., Wickes, R., & McBroom, J. (2010). Community variations in violence: the role of

social ties and collective efficacy in comparative context. Journal of Research in Crime

Delinquency, 47, 3-30.

McCallum, K. (2007). Indigenous violence as mediated public crisis. In Communications, Civics,

Industry – ANZCA 2007 Conference Proceedings. Melbourne: LaTrobe University. Retrieved 19

September, 2010, from http://www.latrobe.edu.au/ANZCA2007/

McDermott, S., & Greenberg, B. (1984). Parents, peers and television as determinants of black

children’s esteem. In R. Bostrom (Ed.), Communication yearbook, 8 (pp. 164-177).

McGorry, P. (2012). “A deadly silence that has to end”. The Age. 10/9/12.

http://www.theage.com.au/opinion/society-and-culture/a-deadly-silencethat-has-to-end-

20120909-25m58.html. Accessed 21/2/13.

Meadows, M. (2001). Voices in the wilderness: Images of Aboriginal people in the Australian

media. Westport, USA: Greenwood Press.

Mediascope. (1995). National television violence study, 1994-1995 Studio City: Author.

Mediascope. (1997). National television violence study, 1994-1995. Studio City: Author.

Mickler, S. (1992). Visions of Disorder: Aboriginal People and Youth Crime Reporting. Cultural

Studies, 6(3), 322-336.

Mickler, S. and McHoul, A. (1998). Sourcing the Wave: Crime Reporting, Aboriginal Youth and

the Perth Press, Feb. 1991 to Jan. 1992. Media International Australia, 86, 122-152.

Page 69: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Mindframe (2012). Mental illness in the news and information media: A critical review.

Commonwealth of Australia.

Moore, E. S. (2004). Children and the changing world of advertising. Journal of Business Ethics,

52, 161-167.

Morris, B. (2005). A crisis in identity: Aborigines, media, the law and politics – Civil disturbance

in an Australian town. Critique of Anthropology, 25(1), 59-85.

Mullen, P.E. (1998). Violently ill. Journal of Contemporary Analysis, 70, 30-32.

Muller, D. (2011). ‘Deplorable and indefensible’: the ethics of the News of the World. The

Conversation, 7 July. Accessed 19 March 2013 from http://theconversation.edu.au/deplorable-

and-indefensible-the-ethics-ofthe-news-of-the-world-2215

Murray, J. (1994). The impact of televised violence. Hofstra Law Review, 22, 809-825.

Nairn, R., Pega, F., McCreanor, T. & Rankine, J. (2006). Media, racism and public health

psychology. Journal of Health Psychology, 11(2), 183-196.

Nathanson, A. I. (1999). Identifying and explaining the relationship between parental mediation

and children’s aggression. Communication Research, 26, 124-143.

New South Wales Dept of Juvenile Justice (2012). Is Juvenile Crime increasing? NSW Bureau of

Crime Statistics and Research. Accessed on 10/10/2012 at

http://www.bocsar.nsw.gov.au/lawlink/bocsar/ll_bocsar.nsf/pages/bocsar_fastfact_03

Nessler, T. (2011). Narrated truths :the image of psychiatry in the media. European Archive

Psychiatry Clinical Neuroscience 261 (Suppl 2): S124– S128.

Nguyen, A., Ferrier, E., Western, M. & McKay, Susan (2005) Online News in Australia: Patterns

of Use and Gratification. Australian Studies in Journalism, 15: 5-34.

Oates, C., Blades, M., Gunter, B., & Don, J. (2003). Children‟s understanding of television

advertising: A qualitative approach. Journal of Marketing Communications, 9, 59-71.

O’Doherty, K. & Augoustinos, M. (2008). Protecting the nation: Nationalist rhetoric on asylum

seekers and the Tampa. Journal of Community and Applied Social Psychology, 18, 576-792.

O’Doherty, K. & LeCouteur, A. (2007). ‘Asylum seekers’, ‘boat people’ and ‘illegal immigrants’:

Social categorization in the media. Australian Journal of Psychology, 59, 1-12.

O’Keefe, G. J., & Reid-Nash, K. (1987). Crime news and real world blues: The effects of the

media on social reality. Communication research, 14, 147- 163.

Osuri, G. (2006). Media necropower: Australian media reception and the somatechnics of

Mamdouh Habib. Borderlands e-journal, 5(1). Retrieved 4 June, 2008, from

http://www.borderlands.net.au/vol5no1_2006/osuri_necropower.htm

Paik, H., & Comstock, G. (1994). The effects of television violence on antisocial behavior: A

meta-analysis. Communication Research, 21, 516– 539.

Palmer, P. (1986). The lively audience: A study of children around the TV set. Sydney: Allen &

Unwin.

Parliament of Victoria (1998, June). Inquiry into the effects of television and multimedia on

children and families in Victoria.

Perloff, R.M. (1993). Third person effect research 1983-1992: A review and synthesis.

International Journal of Public Opinion Research, 5, 167-184.

Page 70: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Petty, R.E., & Cacioppo, J.T. (1986). The elaboration likelihood model of persuasion. In L.

Berkowitz (Ed.), Advances in experimental social psychology (Vol. 19, pp. 123-205). San Diego,

CA: Academic Press.

Pickering, S. (2001). Commonsense and original deviancy: News discourses and asylum seekers

in Australia. Journal of Refugee Studies, 14(2), 170- 186.

Pickering, S. (2004). Border terror: Policing, forced migration and terrorism. Global Change,

Peace and Security, 16, 211-226.

Pine, K., & Nash, A. (2003). Barbie or betty? Preschool children‟s preference for branded

products and evidence for gender-linked differences. Journal of Developmental and Behavioral

Pediatrics, 24, 219-224.

Polman, H., Orobio de Castro, B., & Van Aken, M. A. G. (2008). Experimental study of the

differential effects of playing versus watching violent video games on children's aggressive

behavior. Aggressive Behavior, 34, 256– 264.

Potter, W.J. (1993). Cultivation theory and research: A conceptual critique. Human

Communication Research, 19, 564-601.

Pritchard, D., & Hughes, K.D. (1997). Patterns of deviance in crime news. Journal of

Communication, 47, 49- 67.

Pugliese, J. (2003). The locus of the non: the racial fault-line "of MiddleEastern appearance".

Borderlands e-journal, 2(3). Retrieved 26 April, 2007, from

http://www.borderlandsejournal.adelaide.edu.au/vol2no3_2003/pugliese_non.htm

Quilty, M. (1998). Construction of the Filipina in the Australian media. In D. Bretherton (Ed) No

longer black and white (pp. 120-135). The University of Melbourne, Victoria: The International

Conflict Resolution Centre.

Rendell, P. (1997). Youth and crime in television news bulletins. In J. Bessant & R.Hill (Eds.),

Youth, crime and the media (pp 109-122). Hobart: National Clearing House for Youth Studies.

Riecken, G., & Yavas, U. (1990). Children’s general product and brand-specific attitudes towards

television commercials: Implications for public policy and advertising strategy. International

Journal of Advertising, 9, 136-148.

Rodd, H., & Leber, S. (1998). Beyond gangs, drugs and gambling. In D. Bretherton (Ed.), No

longer black and white. (pp. 83-98). The University of Melbourne, Victoria: The International

Conflict Resolution Centre.

Rojas, H., Shah, D.S., & Faber, R.J. (1996). For the good of others: Censorship and the third-

person effect. International Journal of Public Opinion Research, 8, 172-186.

Romer, D., Jamieson, K. H., & Aday, S. (2003). Television news and the cultivation of the fear of

crime. Jounral of Communication, 53, 88-104.

Rosenthal, R. (1986). Media violence, antisocial behaviour, and the consequences of small

effects. Journal of Social Issues, 42, 141-154.

Rountree, P.W., & Land, K.C. (1996). Burglary victimisation, perceptions of crime, risk and

routine activities: A multilevel analysis across Seattle neighbourhoods and census tracts. Journal

of Research in Crime and Delinquency, 33, 147-180.

Royal Australian College of Physicians. (1999). Getting in the picture: A parents’ and carers’

guide for the better use of television for children. Sydney: RACP.

Royal Commission into Aboriginal Deaths in Custody (1991). Final Report. Canberra: Australian

Government Publishing Service.

Page 71: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Rubenstein, R., Botes, J., Dukes, P., & Stephens, J. (1994). Frameworks for interpreting conflict:

A handbook for journalists. Fairfax, Virginia: Institute for Conflict Analysis and Resolution,

George Masson University.

Sacco,V. (1995). Media construction of crime. ANNALS, AAPSS, 539 May, 141-154.

SANE Australia. (2012). StigmaWatch: A program of the SANE Media Centre. Accessed 19 March

2013 at: http://www.sane.org/stigmawatch.

Sanson, A., & Bretherton, D. (2001). Conflict resolution : Theoretical and practical issues. In R.

V. Wagner, D. Christie, & D. Winfer (Eds.), Peace, conflict and violence: Peace psychology for

the 21st century. Prentice Hall

Sanson, A., & DiMuccio, C. (1993). The influence of aggressive and neutral cartoons and toys on

the behaviour of preschool children. Australian Psychologist, 28, 93-99.

Sanson, A., Augoustinos, M., Gridley, H., Kyrios, M., Reser, J., & Turner, C. (1998). Racism and

prejudice: An Australian Psychological Society position paper. Australian Psychologist, 33, 161-

182.

Savage, J., & Yancey, C. (2008). The effects of media violence exposure on criminal aggression:

A meta-analysis. Criminal Justice and Behavior, 35, 1123–1136.

Saxton, A. (2003). ‘I certainly don’t want people like that here’: The discursive construction of

‘asylum seekers’. Media International Australia Incorporating Culture and Policy, 109, 109-120.

Schlesinger, P., Tumber, H., & Murdoch, G. (1991). The media of politics, crime and criminal

justice. British Journal of Sociology, 42, 397-420.

Schwartz, M.D. (1999.) Why are we so afraid? The Age, 14th October.

Segal, K.R., & Dietz, W.H. (1991), Physiologic responses to playing a video game. American

Journal of Diseases of Children, 145, 1034-1036.

Sercombe, H. (1995). The face of the criminal is Aboriginal. Journal of Australian Studies,

19(43), 76-94.

Sercombe, H. (1997). Youth crime and the economy of news production. In J. Bessant & R.Hill

(Eds.), Youth, crime and the media. (pp 43-53). Hobart: National Clearing House for Youth

Studies.

Sheehan, P.W. (1986). Television viewing and its relation to aggression among children in

Australia. In L.R. Huesmann & L.D. Eron (Eds.), Television and the aggressive child: A cross-

national comparison. Hillsdale: Lawrence Erlbaum.

Sherry, J. (2007). Violent video games and aggression: Why can’t we find links? In R. Preiss, B.

Gayle, N. Burrell, M. Allen, & J. Bryant (Eds.), Mass media effects research: Advances through

meta-analysis (pp. 231–248). Mahwah, NJ: Erlbaum.

Sherry, J. L. (2001).The effects of violent video games on aggression: Ameta-analysis. Human

Communication Research, 27, 409–431.

Siegler, R.S. (1991). Children’s thinking (2nd ed.). Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.

Signorielli, N., & Morgan, M. (Eds.). (1990). Cultivation analysis: New directions in media effects

research. Newbury Park, CA: Sage.

Simpson, B. (1997). Youth crime, the media and moral panic. In J. Bessant & R.Hill (Eds.),

Youth, crime and the media. (pp 9-15). Hobart: National Clearing House for Youth Studies.

Simmons, K. & LeCouteur, A. (2008). Modern racism in the media: Constructions of the

‘possibilities of change’ in accounts of two Australian ‘riots’. Discourse and Society, 19, 667-687.

Page 72: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Skogan, W.G., & Maxfield, M.G. (1981). Coping with crime: Individual and neighbourhood

reactions. Beverley Hills, CA: Sage.

Sneed, C., & Runco, M.A. (1992). The beliefs adults and children hold about television and video

games. The Journal of Psychology, 126, 273-284.

Sparks, R. (1992). Television and the drama of crime. Buckingham, UK: Open University Press.

Stack, S. (2003). Media coverage as a risk factor in suicide. Journal of Epidemiology &

Community Health, 57, 238-240.

Stein, A.H. & Friedrich, L.K. (1975). Impact of television on children and youth. In E.M.

Hetherington, J.W. Hagen, R. Kron, & A.H. Stern (Eds.), Review of child development research,

Vol 5, (pp. 183-256). Chicago: University of Chicago.

Stephens, J. (2012). RIP Jill Meagher: but let’s not forget the other female victims of violence.

The Conversation, 6 October. Accessed 19 March 2013 from: http://theconversation.edu.au/rip-

jill-meagher-but-lets-notforget-the-other-female-victims-of-violence-9977

Stevens, J.E. (1998). Integrating the public health perspective into reporting on violence.

Nieman Reports, 52, 38.

Stevens, J.E., Dorfman, L., Thorson, E., & Houston, B. (1998). The violence reporting project: A

new approach to covering crime. Nieman Reports, 52, 37-38.

Stoneman, Z., & Brody, G. (1981). Peers as mediators of television food advertising aimed at

children. Developmental Psychology, 17, 853-858.

Stringer, R. (2007). A nightmare of the neo-colonial kind: Politics of suffering in Howard’s

Northern Territory Intervention. Borderlands ejournal 6(2). Retrieved 19 August, 2008, from

http://www.borderlands.net.au/vol6no2_2007/stringer_intervention.htm

Surette, R. (1992). Media, crime and criminal justice: Images and realities. Belmont, CA West:

Wadsworth Publishers.

Surette, R. (2003). Self-reported copycat crime among a population of serious and violent

juvenile offenders. Crime and Delinquency, 48, 46-69.

Taylor, C.R., & Stern, B.B. (1997). Asian-Americans: Television advertising and the ‘model

minority’ stereotype. Journal of Advertising, 26, 47-61.

Thornton, J.A., & Wahl, O.F. (1996). Impact of a newspaper article on attitudes toward mental

illness. Journal of Community Psychology, 24, 17-25.

Tyler, T.R., & Cook, F.L. (1994). The mass media and judgements of risk: Distinguishing impact

on personal and societal level judgements. Journal of Personality and Social Psychology, 39,

806-820.

Van Evra, J. (1998). Television and child development.

Mahwah, NJ: Erlbaum. Viano, E. (1995). Victims, crime and the media: Competing interests in

the electronic society. Communications and the Law, 17, 41-65.

Wahl, O.F., & Lefkowits, J.Y. (1989). Impact of a television film on attitudes towards mental

illness. American Journal of Community Psychology, 7, 521-528.

Wartella, E., Olivarez, A., & Jennings, N. (1998). Children and television violence in the United

States. In U. Carlsson & C.von Feilitzen (Eds.), Children and media violence (pp. 55-62).

Goteborg, Sweden: UNESCO International Clearinghouse on Children and Violence on the

Screen.

Wasserman, I. (1984). Imitation and suicide: An examination of the Werther effect. American

Sociological Review, 49, 427-436.

Page 73: WELink truyền thông về tâm lý học

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ TÂM LÝ CHUYÊN NGIỆP WE LINK

19006239 | 08-62912900 | contact@welink | www.welink.vn |facebook.com/welinkchannel

Weatherburn, D., Matka, E., & Lind, B. (1996). Crime perceptions and reality: Public perceptions

of the risk of criminal victimization in Australia. Crime and Justice Bulletin, 28, 1-8. Weigel, R., &

Howes, P. (1982).

Race relations on children’s television. Journal of Psychology, 111, 109-112. Weiten, W. (Ed)

(1992).

Psychology: Themes and variations, California: Brooks/Cole. Williams, P., & Dickinson, J. (1993).

Fear of crime: Read all about it.

The relationship between newspaper reporting and the fear of crime. British Journal of

Sociology, 33, 34. Wilson, B.J. (1995). Effects of media violence: Aggression, desensitization,

and fear.

Les Cahairs de la sécurité Intérieure, 20, 21.37. Wilson, B., Kunkel, D., Linz, D., Potter, J.,

Donnerstein, E., Smith, S, Blumenthal, E., & Gray, T. (1996).

Part 1: Violence in television programming overall: University of California, Santa Barbara study.

National Television Violence Study Volume 1 (pp. 1-268). Thousand Oaks, CA: Sage.

Wilson, B.J., & Weiss, A.J. (1992). Developmental differences in children’s reactions to a toy

advertisement linked to a toy-based cartoon. Journal of Broadcasting and Electronic Media, 36,

371-394.

Windle, J. (2008).The racialization of African youth in Australia. Social Identities, 14(5), 553-

566.

Windhauser, J., Seiter, J., & Winfree, L. (1990). Crime news in the Louisana Press, 1980 vs.

1985. Journalism Quarterly, 67, 72-78.

Windschuttle, K. (1988). The media: A new analysis of the press, television, radio and

advertising in Australia. Ringwood, Victoria: Penguin.

Wahl, O. F. (2003). News media portrayal of mental illness implications for public policy.

American Behavioral Scientist, 46, 1594-1600.

Wright, J.C., Huston, A.C., Reitz, A.L., & Piemyat, S. (1994). Young children’s perceptions of

television reality: Determinants and developmental differences. Developmental Psychology, 30,

229-239

Yang, A., Tsai, S., Yang, C., Shia, B., Fuh, J., Wang, S., Peng, C., & Huang, N. (2013). Suicide

and media reporting: a longitundal and spatial study. Social Psychiatry & Psychiatric

Epidemiology 48(3), 427-435

Young Media Australia (1997, July). Parents: Turn off the ‘fat & sugar shows.’ Media release.

Bản dịch tiếng Việt này được xuất bản nội bộ theo hình thức xuất bản điện tử

bởi Trung tâm Tâm lý chuyên nghiệp WE Link.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ [email protected].

Xin vui lòng trích dẫn khi dẫn lại nguồn thông tin từ bản dịch này.