dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

48
Dch thc bnh truyn nhim TS. Lê Thanh Hin Phn 1Bnh cá th

Upload: others

Post on 15-Oct-2021

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

TS. Lê Thanh Hiền

Phần 1– Bệnh ở cá thể

Page 2: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Thế nào là bệnh?

DISEASE: Literally, dis-ease, the opposite of ease,

when something is wrong with a bodily function

Bệnh là bất kỳ sự thay đổi không bình thường nào

của cấu trúc hay chức năng của bất kỳ bộ phận,

cơ quan, hay hệ thống của cơ thể mà có thể biểu

hiện bằng những đặc tính và dấu hiệu và nguyên

nhân; cơ chế, tiên lượng có thể được biết hay

không biết

Page 3: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Phân loại bệnh

Bệnh không lây (không truyền nhiễm) Bệnh về dinh dưỡng Bệnh nội khoa Bệnh ngộ độc

Bệnh lây (truyền nhiễm) Prion Virus Vi khuẩn Nấm Protozoa Ký sinh trùng

Page 4: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Phân loại bệnh

Đối tượng của dịch tễ là bệnh hay nói chung là một tình trạng liên quan đến sức khỏe.

Tuy nhiên đối với thú nuôi nông nghiệp, tầm quan trọng của bệnh lây là rất lớn. Do đó đối tượng của môn học chủ yếu là bệnh lây

Page 5: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Theo WHO

Bệnh truyền nhiễm được gây ra do vi sinh vật gây

bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh vật, nấm

Bệnh được truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ cá thể

này sang cá thể khác

Từ tiếng Anh: Communicable disease; Infectious

disease; Contagious disease

So sánh với bệnh không truyền nhiễm

Di truyền, ngộ độc, chuyển hoá, dinh dưỡng

Từ tiếng Anh: non-infectious diseases

Page 6: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Bệnh là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố trong tháp:

Yếu tố mầm bệnh (Agent Factor); Yếu tố vật chủ (Host); Yếu tố

môi trường (Environment).

Yếu tố quản lý – chăn nuôi (Husbandry/management) liên quan

tất cả các yếu tố khác, Yếu tố vector liên quan sự truyền lây

Tháp dịch tễ - Epidemiologic triad

Page 7: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Sự tồn tại của bệnh truyền nhiễm trong

quần thể

Thú nhiễm

bệnh

Bài xuất mầm

bệnh

Truyền lây mầm bệnh

cho thú khác

MB Xâm

nhập

MB nhân lên/ vật chủ có biểu

hiện lâm sàng

Kết quả của nhiễm

trùng

Đặc tính vật chủ/ mầm bệnh

“Cửa” bài xuất

Hình thức truyền lây

“Cửa” xâm nhập/ hình thức Xâm

nhập

Vật chủ – Các giai đoạn bệnh/

MB – Các giai đoạn nhiễm

Tình trạng con thú

Page 8: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Phân loại vật chủ

Vật chủ (host):

Thú (người, hay thực vật) có thể bị nhiễm một mầm bệnh nào đó

Vật chủ khuyếch đại (amplifier host)

Nhân lên và giải phóng một lượng lớn mầm bệnh

VD: heo – FMD

Vật chủ tích trữ (reservoir host)

Như là nơi mà mầm bệnh tồn tại thời gian dài

Là nguồn bệnh (source of infection) cho các loài khác

VD: Dơi- Nipah virus

VD. Cáo – Bệnh dại ở châu Âu

Page 9: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Phân loại vật chủ

Nhạy cảm (Susceptible)

Cá thể mà dễ dàng mắc bệnh nếu tiếp xúc với một

nguồn bệnh nào đó

Truyền nhiễm (Infectious)

Cá thể đang mang mầm bệnh (infected) và có thể

truyền mầm bệnh cho cá thể khác

Đề kháng (Resistance)

Cá thể có khả năng chống lại sự xâm nhập của mầm

bệnh

Page 10: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Phân loại vật chủ

Sự đề kháng (resistance):

Các cơ chế phòng chống sự nhiễm trùng của cơ thể

Đề kháng tự nhiên (inherent/natural resistance):

Những yếu tố đề không liên quan đến miễn dịch dịch thể

và miễn dịch qua trung gian tế bào. Bao gồm sự nguyên

vẹn của da, acid dạ dày, chất sát khuẩn trong dịch tiết

Miễn dịch thu được (acquired Immunity):

Sức đề kháng liên quan đến các tế bào miễn dịch và

kháng thể

Miễn dịch chủ động (Active Immunity): Do nhiễm hay

vaccine

Miễn dịch thụ động (Passive Immunity) : Miễn dịch thông

qua việc truyền kháng thể từ bên ngoài (serum,

colostrum). Miễn dịch này có thời gian bảo hộ ngắn

Page 11: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Phân loại vật chủ- thuật ngữ dùng trong ký

sinh trùng

Ký chủ xác định (Definitive host)

Nơi ký sinh vật trưởng thành và sinh sản hữu tính

Ký chủ trung gian (Intermediate host)

Nơi ký sinh vật phát triển và có hay không sinh sản

vô tính

Ký chủ “ngẫu nhiên” (Paratenic host)

Không có sự phát triển, truyền cơ giới

Có thể truyền cho vật chủ xác định hay không (dead-

end host)

Page 12: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Vòng đời Echinococcus granulosus

Page 13: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Mầm bệnh truyền nhiễm

Phân loại

Prions

Viruses

Vi khuẩn (Bacteria)

Nấm (Fungi)

Nguyên bào (Protozoa)

Giun sán (Helminthes)

Page 14: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Đặc tính của mầm bệnh truyền nhiễm

Độc lực (virulence)

Khả năng của mầm bệnh gây nên bệnh về mặt mức

độ biểu hiện lâm sàng, độ trầm trọng (severity)

Khả năng gây bệnh (pathogenicity)

Khả năng của mầm bệnh gây nên bệnh về mặt tỉ lệ

thú tiếp xúc nguồn bệnh mắc bệnh lâm sàng

Không đề cập đến độ nặng của bệnh (not consider

severity of disease)

VD: FMD trâu bò ____ cao; trong khi đó FMD trên ngựa

____ thấp; Những chủng khác nhau của virus cúm gia cầm có

độc lực khác nhau

Page 15: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Đặc tính của mầm bệnh truyền nhiễm

Độc lực và khả năng gây bệnh

Độc lực thể hiện mức gây hại của bệnh trên cá thể. Có thể

đánh giá thông qua tỉ lệ chết trong tổng số nhiễm. Trong

ptn, Lethal dose – LD50: Liều gây chết 50% thú thí nghiệm

Khả năng gây bệnh có thể đo lường thông qua tỉ lệ nhiễm

trong tổng số tiếp xúc. Đơi khi dùng như khả năng gây

nhiễm (infectivity) Trong ptn, Infective dose50 - ID50: liều gây

nhiễm 50% thú thí nghiệm

Độc lực và khả năng gây bệnh được kiểm soát bởi các gen

khác nhau

Thuật ngữ đôi khi sử dụng không thống nhất

Page 16: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Đặc tính của mầm bệnh truyền nhiễm

Sức đề kháng – khả năng tồn tại (viability-

stability)

Khả năng tồn tại của mầm bệnh trong môi trường

Tuỳ thuộc bản chất mầm bệnh

Quan trọng khi mầm bệnh phải trãi qua giai đoạn

trong mồi trường

Leptospira – nhạy cảm với môi trường~ labile

Anthrax – Đề kháng cao trong môi trường ~ stable

Page 17: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Sự tồn tại của bệnh truyền nhiễm trong

quần thể

Thú nhiễm

bệnh

Bài xuất mầm

bệnh

Truyền lây mầm bệnh

cho thú khác

MB Xâm nhập

MB nhân lên/ vật chủ có

biểu hiện lâm sàng

Kết quả của nhiễm

trùng

Đặc tính vật chủ/ mầm bệnh

“Cửa” bài xuất

Hình thức truyền lây

“Cửa” xâm nhập/ hình thức

Xâm nhập

Vật chủ – Các giai đoạn

bệnh/ MB – Các giai đoạn

nhiễm

Tình trạng con thú

Page 18: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

“Cửa” bài xuất mầm bệnh

Page 19: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Các hình thức truyền lây

Truyền lây trực tiếp (Direct Transmission):

Trực tiếp, ngay lập tức truyền mầm bệnh từ thú nhiễm

sang thú nhạy cảm

Phương thức này có thể do: tiêm truyền (transplacental);

thông qua đường mũi (nose to nose) do các giọt khí dung

từ ho hay nước tiểu; tiếp xúc trực tiếp, giao phối, vết cắn

đốt, hay tiếp xúc trực tiếp với lưu cữu (reservoir)

Mầm bệnh truyền lây trực tiếp không nhất thiết phải tồn

tại trong môi trường để truyền lây xảy ra

Truyền dọc (Vertical Transmission):

Là một dạng truyền lây trực tiếp

Truyền từ con bố mẹ sang con cái thông qua nhiễm mầm

bệnh vào tinh, hay buồng trứng, nhiễm vào nhau thai, đường

sinh dục, hay qua sữa

Page 20: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Các hình thức truyền lây

Truyền lây gián tiếp (Indirect Transmission): Truyền lây bằng một trong các cách sau

Không khí (Airborne): Truyền bằng các hạt khí dung (aerosols), bụi chứa mầm bệnh. Mầm bệnh trong những hạt này có thể tồn tại một thời gian dài trong môi trường

Vật mang, cơ giới (Fomite): Truyền mầm bệnh dạng tĩnh hay đang nhân lên bằng các vật mang chẳng hạn như nứic, thức ăn, sinh phẩm, dụng cụ, quần áo, xô

Truyền qua vec-tơ (Vector Transmission): Truyền lây bằng con vật khác, thường đề cập đến côn trùng qua các dạng sau

Vectơ cơ giới (Mechanical vector): Mầm bệnh bên trong khoang miệng hay trên chân của côn trùng. Không nhất thiết mầm bệnh nhân lên trong côn trùng. Mầm bệnh co thể truyền ngay sau khi côn trùng mang mầm bệnh

Vectơ sinh học (Biological vector): Cần có thời gian để mầm bệnh phát triển qua giai đoạn nào đó trong cồn trùng

Page 21: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Các hình thức truyền lây

Truyền ngang (Horizontal Transmission):

Có thể trực tiếp hay bất cứ các dạng nào của truyền

mầm bệnh không phải truyền dọc

Thường thông qua tiếp xúc với vật nhiễm

Page 22: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Các hình thức truyền lây

Page 23: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Hình thức truyền lây nào?

Bệnh nấm da (Ringworm) do một loài nấm sinh

bào tử Trichophyton verrucosum

Bò khoẻ sống chung bò bệnh có thể mắc bệnh

Bào tử nấm có thể bám trên các vật dụng truyền

cho bò khác

Page 24: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Hình thức truyền lây nào?

Foot-and-mouth disease (FMD) là bệnh do virus

truyền lây rất nhanh xảy ra trên trâu-bò, heo,

cừu

Sốt và nhưng bọng nước trên miệng, chân, núm

Thú khoẻ tiếp xúc với thú bệnh có thể mắc bệnh

Không khí có thể mang virus đi xa để truyền từ

vùng này sang vùng khác

Chim không mắc bệnh nhưng có thể mang virus

từ trại này rang trại khác

Trâu có thể không biểu hiện bệnh nhưng mang

virus trong một thời gian rất dài

Page 25: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Bệnh viêm não Nhật Bản

Page 26: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Bệnh sốt Tây sông Nile

Page 27: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
Page 28: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
Page 29: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Toxocariasis is caused by Toxocara canis (dog roundworm), nematode parasites

Page 30: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

“Cửa” xâm nhập

Page 31: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

“Cửa” xâm nhập

Page 32: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Các hình thức Xâm nhập

Qua giao phối: Tritrichomas fetus, Brucella ovis.

Niêm mạc: Leptospirosis, Brucella abortus.

Tiêu hoá (do ăn phải)

Hô hấp (do hít phải): Respiratory viruses

Qua tuyến vú: Contagious mastitis pathogens

Quan tử cung- nhau thai: toxoplasmosis,

Mycobacterium paratuberculosis, Brucella

Trực tràng: khám trực tràng

Qua da: vết cắn của bệnh qua vectơ, vết thương (kim

tiêm), cắn (rabies)

Page 33: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Nguy cơ và yếu tố nguy cơ của bệnh

Nguy cơ là khả năng có thể mắc một bệnh nào đó, nguy cơ được định nghĩa là xác suất xuất hiện một biến cố có liên quan đến sức khỏe của mỗi cá thể hay quần thể

Trong khi đó bất kỳ yếu tố nào, thuộc bản chất nào (lý học, hoá học, sinh học, di truyền, xã hội...) góp phần vào việc làm cho cơ thể đang khoẻ mạnh trở nên mắc bệnh thì yếu tố đó được gọi là yếu tố nguy cơ

Page 34: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Yếu tố môi trường

Mật độ thú nuôi

Sự di chuyển thú trong các nhóm

Chuồng trại (ví dụ như thông thoáng, vệ sinh sát

trùng)

Điều kiện môi trường (vd: nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ

gió)

Dinh dưỡng (protein, năng lượng, khoáng chất)

Page 35: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Lưu cữu căn bệnh (reservoir) là nơi mà mầm bệnh có thể nhân lên và phát triển để truyền lây cho ký chủ nhạy cảm

Tình trạng mang trùng là tình trạng mà con vật có mầm bệnh hiện diện và bài xuất chúng ra bên ngoài.

Page 36: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Nhiễm (infection) vs. Bệnh

Thú có thể bị nhiễm nhưng không có bất cứ dấu

hiệu lâm sàng nào

Nhiễm – mầm bệnh xâm nhập vào và phát triển

trong cơ thể vật chủ

Bệnh

– Lâm sàng (Clinical) – biểu hiện bất thường trên thú

– Cận lâm sàng (Subclinical) – Những bất thường chỉ

phát hiện được bằng xét nghiệm

Thuật ngữ tương đối

Sự thay đổi về năng suất có thể liên quan đến bệnh

Ứng dụng trong kiểm soát bệnh

Page 37: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Các thể bệnh

Khoảng thời gian và mức độ bệnh

Quá cấp

Xảy ra rất nhanh và nghiêm trọng, vd: Nhiệt thán, bệnh do Clostridia

Cấp tính

Biểu hiện nặng, thời gian ngắm, vd leptospirosis trên chó

Bán cấp

Biểu hiện lâm sàng kéo dài và ít nghiêm trọng, vd FMD trên cừu

Mãn tính

Bệnh kéo dài (tháng - năm) biểu hiện nhẹ và không rõ ràng, vd bệnh MH trên heo

Tiềm ẩn

Không có dấu hiệu lâm sàng, cần phương pháp chẩn đoán xét nghiệm để phát hiện, vd. Tuberculosis trên bò

Page 38: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Bệnh lâm sàng và bệnh tiềm ẩn

Bệnh lâm sàng

là những thể bệnh

có thể nhận biết

được thông qua các

triệu chứng và có

thể xác định bằng

các phương pháp

kiểm tra nhanh.

Bệnh tiềm ẩn

là những thể bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, người quan sát thường không nhận ra thú bệnh.

Tuy nhiên khi kiểm tra bằng phương pháp lab thì có thể nhận biết là con thú có thể đã mắc bệnh

Page 39: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Bệnh tiềm ẩn

Bệnh lâm sàng

Đáp ứng của vật chủ Đáp ứng ở mức độ tế bào

Có tiếp xúc với mầm bệnh nhưng chưa

nhiễm trùng

Có nhiễm trùng nhưng không biểu

hiện bệnh

Bệnh vừa và nhẹ

Bệnh nặng Xâm nhập làm tế bào bị

chuyển dạng, hư hại hoặc rối loạn chức năng

Có sự nhân lên của vi rút nhưng chưa làm thay đổi tế bào, hay vi rút

chưa đủ mạnh

Tiếp xúc với vi rút, có thể xâm nhập vào cơ thể

nhưng chứa xâm nhập vào tế bào

Page 40: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Các thể bệnh

Bệnh lâm sàng trên đỉnh của tảng băng

Page 41: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
Page 42: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Các thể bệnh

Dấu hiện và triệu chứng

Dấu hiện - Sign

– Những bất thường của cơ thể được quan sát hay đánh

giá bởi người kiểm tra, BSTY, hay người chủ nuôi

– vd: sốt, thở khó, xuất huyết

Triệu chứng - Symptom

– Biểu hiện bệnh cảm nhận được từ người bệnh: chóng

mặt, nhức đầu, buồn nôn…

– Liên quan bệnh trên người

Syndrome (hội chứng) - A complex of signs and symptoms that tend to occur together, often characterizing a disease.

Page 43: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Các giai đoạn của bệnh và nhiễm

Susceptible

Latent /

prepatent

period

Infectious

period Non-Infectious

Susceptible Incubation

period

Period of

clinical signs

Cảm

nhiễm

Expose

d

Recoverd /

Death

Nhạy cảm

Thời kỳ tiền

phát Truyền nhiễm

Không truyền nhiễm

Nhạy cảm Thời kì ủ bệnh Bệnh lâm sàng Khỏi / Chết

Page 44: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Từ khi nhiễm mầm bệnh cho đến xuất hiện những triệu chứng đầu tiên gọi là giai đoạn ủ bệnh.

Giai đoạn phát triển các triệu chứng điển hình được chia thành hai giai đoạn là tiền chứng (các triệu chứng đã xuất hiện, đôi khi kéo dài nhưng không

phải là triệu chứng điển hình của bệnh),

giai đoạn toàn phát (triệu chứng điển hình, bệnh thường có triệu chứng ảnh hưởng toàn thân);

cuối cùng là giai đoạn kết thúc, con thú trở nên lành bệnh hoặc chết hoặc chống cự lại bệnh không đủ và dẫn đến tình trạng bệnh mãn tính

Page 45: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
Page 46: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Kết quả của nhiễm

Cảm nhiễm

Không nhiễm Lâm sàng Cận lâm sàng Mang trùng

Chết Mang trùng Miễn dịch Không miễn

dịch

Page 47: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Thú mang trùng (carrier)

Bị nhiễm nhưng không thể hiện dấu hiệu lâm sàng

Trong suốt thời gian ủ bệnh

Nhiễm nhưng không phát triển bệnh

Sau khi khắc phục dấu hiệu lâm sàng

Có thể

Truyền nhiễm

Không truyền nhiễm

Truyền nhiễm không liên tục

Ví dụ: heo nái nhiễm Mycoplasma không có biểu hiện lâm

sàng nhưng có thể nhiễm cho heo con tron suốt giai đoạn

nuôi con

Page 48: Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm

Tóm tắt

Thú nhiễm

bệnh

Bài xuất mầm

bệnh

Truyền lây mầm bệnh

cho thú khác

MB Xâm nhập

MB nhân lên/ vật chủ có

biểu hiện lâm sàng

Kết quả của nhiễm

trùng

Đặc tính vật chủ/ mầm bệnh

“Cửa” bài xuất

Hình thức truyền lây

“Cửa” xâm nhập/ hình thức Xâm

nhập

Vật chủ – Các giai đoạn bệnh/

MB – Các giai đoạn nhiễm

Tình trạng con thú