ttrong srong sỐ nÀynÀy -...

48
Thông tin - Thi sThông tin - Thi sz Tết trng cây li nhđến Người. z y ban Mt tr n Tquc Vi t Nam các cp trong t nh vi Cuc vn động “Làm thay đổi nếp nghĩ , cách làm trong đồng bào dân t c thi u sđể t ng bước vươn lên thoát nghèo bn vng”. z Mt s k ế t qu quan tr ng c a k h p th 7, HĐND t nh khóa XI, nhi m k 2016 - 2021. z Ghi nhn tnhng nlc gim thiu tai nn giao thông, bo đảm trt tan toàn giao thông trên địa bàn tnh năm 2018. Thông tin đối ngoi Thông tin đối ngoi z Kế t qu chuy ế n th ă m chính th c Hàn Qu c c a Ch t ch Qu c h i Nguy n Th Kim Ngân. z Mt s k ế t qu chính chuy ế n th ă m chính th c Vi t Nam c a Th t ướ ng Campuchia. z Gia Lai - Nh ng d u n quan tr ng trong công tác xúc ti ế n đầ u t ư . Ý Đảng - Lòng dân Ý Đảng - Lòng dân z Hc t p, rèn luy n đứ c tính khiêm t n theo g ươ ng Bác H. z Kế t qu gi i quy ế t vi c làm cho thanh niên dân t c thi u s trên đị a bàn t nh Gia Lai. z Công tác dân v n trong vi c th c hi n ch ươ ng trình mc tiêu Qu c gia v xây d ng nông thôn mi Gia Lai. Đời sng văn hóa Đời sng văn hóa z Đẩ y mnh vi c s d ng ngôn ng dân t c thi u s trên các ph ươ ng ti n truy n thông Gia Lai. z Hi Ch th p đỏ Gia Lai làm theo l i Bác d y. z Nét mi trong thay đổ i thói quen c a ng ườ i dân t c thi u s trên đị a bàn t nh Gia Lai. z Th thao Gia Lai: Mt n ă m và nh ng thành t u. Thông tin cơ sThông tin cơ sz Xây d ng làng nông thôn mi Phú Thi n. z Krông Pa th c hi n hi u qu công tác dân v n chính quy n. Mô hình kinh nghim Mô hình kinh nghim z Hi u qu c a mô hình cánh đồ ng mu l n. z S n xu t đ ông trùng h th o - k thu t nhân gi ng c p I và môi tr ườ ng nuôi tr ng. Chính sách - Pháp lut Chính sách - Pháp lut nh bìa 1: Toàn cnh Núi Hàm Rng. nh: Đức Thy. * In 3.200 cun kh19 x 27 cm ti Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giy phép xut bn s: 05/GP-XBBT - do SThông tin và Truyn thông tnh Gia Lai cp ngày 20/4/2018 * In xong và np lưu chiu tháng 01/2019. Trình bày: THANH LÂM Chu trách nhim xut bn LÊ PHAN LƯƠNG y viên Thường vTrưởng Ban Tuyên giáo Tnh y Ban Biên tp TRN ĐÌNH HIP TRN ĐỨC HÙNG HOÀNG THANH HƯƠNG Địa ch: 02 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, Gia Lai ĐT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] 2 5 8 10 13 14 15 18 21 24 27 30 33 35 40 44 46 48 Trang TRONG SNÀY TRONG SNÀY

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

Thông tin - Thời sựThông tin - Thời sự Tết trồng cây lại nhớ đến Người. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh với Cuộc

vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Một số kết quả quan trọng của kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XI,

nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ghi nhận từ những nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo

đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2018.Thông tin đối ngoạiThông tin đối ngoại

Kết quả chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Một số kết quả chính chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ

tướng Campuchia. Gia Lai - Những dấu ấn quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư.

Ý Đảng - Lòng dânÝ Đảng - Lòng dân Học tập, rèn luyện đức tính khiêm tốn theo gương Bác Hồ. Kết quả giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa

bàn tỉnh Gia Lai. Công tác dân vận trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc

gia về xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai.Đời sống văn hóaĐời sống văn hóa

Đẩy mạnh việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trên các phương tiện truyền thông ở Gia Lai. Hội Chữ thập đỏ Gia Lai làm theo lời Bác dạy. Nét mới trong thay đổi thói quen của người dân tộc thiểu số trên địa

bàn tỉnh Gia Lai. Thể thao Gia Lai: Một năm và những thà nh tự u.

Thông tin cơ sở Thông tin cơ sở Xây dựng làng nông thôn mới ở Phú Thiện. Krông Pa thực hiện hiệu quả công tác dân vận chính quyền.

Mô hình kinh nghiệm Mô hình kinh nghiệm Hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn. Sản xuất đông trùng hạ thảo - kỹ thuật nhân giống cấp I và môi

trường nuôi trồng.Chính sách - Pháp luật Chính sách - Pháp luật

Ảnh bìa 1: Toàn cảnh Núi Hàm Rồng. Ảnh: Đức Thụy.

* In 3.200 cuốn khổ 19 x 27 cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai.* Giấy phép xuất bản số:05/GP-XBBT - do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 20/4/2018* In xong và nộp lưu chiểu tháng 01/2019.

Trình bày: THANH LÂM

Chịu trách nhiệm xuất bảnLÊ PHAN LƯƠNGỦy viên Thường vụ

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Ban Biên tập

TRẦN ĐÌNH HIỆP

TRẦN ĐỨC HÙNG

HOÀNG THANH HƯƠNG

Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng,

TP. Pleiku, Gia Lai

ĐT: 0269.3824101

Fax: 0269.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

2

5

8

10

13

14

15

18

21

24

2730

33

35

4044

46

48

Trang

TRONG SỐ NÀYTRONG SỐ NÀY

Page 2: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

2 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin Thông tin --Thời sựThời sự

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY

Chúc mừng năm mới!Chúc mừng năm mới!

TẾT TRỒNG CÂY - LẠI NHỚ ĐẾN NGƯỜI

HUỲNH VĂN KÍNHHUỲNH VĂN KÍNHGĐ Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh GL-KTGĐ Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh GL-KT

Bác Hồ trồng cây đa tại xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội, mùa xuân 1969. Bác Hồ trồng cây đa tại xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội, mùa xuân 1969. Ảnh tư liệu.Ảnh tư liệu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn yêu thiên nhiên,

sống gần gũi với thiên nhiên nên từ những ngày hoạt động cách mạng, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn luôn chú trọng tới việc xây dựng môi trường để bảo đảm cho điều kiện sống và công tác bí mật trong kháng chiến. Người coi việc hòa mình với thiên nhiên như một cách để nuôi dưỡng tâm hồn và hơn thế nữa là lợi ích của cây xanh với bảo vệ con

người, môi trường tự nhiên và quang cảnh đất nước trở nên tươi đẹp hơn. Với tầm nhìn chiến lược lâu dài trong mối

quan hệ trồng cây - trồng người, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đến thăm, nói chuyện với giáo viên cấp 2, 3 toàn miền

Page 3: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

3SINH HOẠT NHÂN DÂN

vài ba cây và chăm sóc cho tốt. Tại thời điểm đó, Bác đã tính “ở miền Bắc có khoảng 14 triệu, trong số đó độ 3 triệu là trẻ em thơ ấu, còn 11 triệu người từ tám tuổi trở lên đều có thể trồng cây… Như vậy, mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến 1965, chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà. Và trong hai mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Cuối bài báo, Người đã viết Tết trồng cây “cũng là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người - từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia”. Điều đó có thể thấy, ý nghĩa của “Tết trồng cây” là hết sức thiết thực và lớn lao.

Sáng ngày 11/1/1960, không khí Tết trồng cây đầu tiên mừng Đảng, mừng Xuân thật sôi nổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Thủ đô đã trồng cây ở Công viên

Thống Nhất. Người đã tự tay cầm xẻng, xúc đất vun cho một cây đa nhỏ. Trồng cây xong, Bác nói chuyện thân mật với mọi người về lợi ích của việc trồng cây. Người nói đại ý rằng, mấy năm trước nơi đây còn là bãi rác, nhờ có lao động của mọi người mà nay cây đã lên xanh tốt. Ngày nghỉ, các cô, các chú dẫn con cái ra đây hóng mát, xem hoa, ngắm cây vui chơi. Đây chính là vườn hoa của các cô, các chú. Vậy chúng ta phải lao động cho thật tốt, ta làm cho ta và cho con cháu đời sau.

Quan tâm đến môi trường thiên nhiên và hiểu được ý nghĩa sâu sắc, giá trị thiết thực của môi trường sống, Bác đã động viên và kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước:

“Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”.

Câu thơ của Bác Hồ đã thấm sâu vào tâm trí của hàng triệu trái tim con người Việt Nam, kể từ đó cho tới nay đã thành một truyền thống tốt đẹp, mỗi dịp Xuân về “Tết trồng cây” thực

Bắc dự lớp bồi dưỡng chính trị tại trường Bổ túc văn hoá công nông Trung ương. Người đã nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (Báo Nhân dân 15/9/1958).

Ngày nay cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, chúng ta lại nhớ tới cái “Tết” khác, một cái tết do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu khởi xướng, đó là “Tết trồng cây”. Ngày 30/5/1959 với bút danh Trần Lực, Người đã viết bài: “Nông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở”, đăng trên Báo Nhân dân số 1901, trong đó Bác chỉ ra: “Muốn làm cửa nhà tốt, phải ra sức trồng cây, chúng ta chuẩn bị từ nay, dăm năm sau, sẽ bắt tay dựng nhà”. Ngày 28/11/1959, trên Báo Nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tết trồng cây” và đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây để thiết thực kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Trong bài viết, Bác nêu rõ tác dụng của việc trồng cây là công việc đó “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc

Page 4: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

4 SINH HOẠT NHÂN DÂN

sự trở thành ngày hội của nhân dân ta. Truyền thống đó đã mang lại giá trị thực tiễn, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường như hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải đấu tranh chống lại những tai họa của thiên nhiên, “quan tâm đến việc trồng cây” và bảo vệ rừng, cấm phá rừng. Người đã nêu giá trị của việc trồng cây và chỉ rõ những hậu quả và thiệt hại khi chặt phá rừng bừa bãi, khai thác không hợp lý “Ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều” và “ nếu rừng kiệt thì không còn gì và mất nguồn nước thì ruộng mất màu, gây ra lụt và hạn hán”. Chính vì thế Người đã ví rừng là vàng và căn dặn “chớ lãng phí vàng mà phải bảo vệ vàng của chúng ta, phải có kế hoạch trồng rừng và tích cực bảo vệ rừng.

Mùa Xuân năm 1969, sức khỏe của Bác yếu nhiều, việc bố trí để Bác trồng cây ở một địa phương nào đó theo ý của Bác là một vấn đề hết sức khó khăn. Những

người phục vụ Bác rất lo lắng nên nhiều lần đề nghị Bác hoãn lại việc trồng cây. Nhưng Bác rất kiên quyết. Người nói: “Đây là dịp kỷ niệm 10 năm ngày phát động Tết trồng cây nên các chú phải bố trí cho Bác trồng cây ở một địa phương nào đó có nhiều thành tích...”. Sau đó, Bác gợi ý chọn xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) là nơi có phong trào trồng cây tốt.

Người đến địa điểm trồng cây, đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đứng trên những đồi cây đón Bác. Bác trực tiếp trồng thêm một cây đa. Nhìn những xẻng đất, bình nước Bác tưới mát cho cây, mọi người ai cũng xúc động. Trồng cây xong, Bác cùng mọi người quây quần dưới tán bạch đàn và thân mật hỏi chuyện và chúc Tết mọi người. Bác căn dặn: “Đất nước này là của chúng ta nên phải thi đua sản xuất giỏi, trồng cây giỏi”. Trong “Di chúc” của Người cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta phải tiếp tục trồng cây gây rừng. Người viết: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến

thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.

Ngày nay “Tết trồng cây” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta gìn giữ qua nhiều đời. Từ lời Người dạy, phong trào trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc luôn được toàn Đảng, toàn dân ta ra sức hưởng ứng bằng nhiều hành động cụ thể. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, điều đó nói lên sự nỗ lực tích cực của toàn dân ta trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó có sự đóng góp tích cực của công tác bảo vệ môi trường. Tấm gương về cuộc sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên, tư tưởng, triết lý tiến bộ về bảo vệ cảnh quan môi trường và tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nan cho các thế hệ hôm nay và mãi về sau./.

H.V.K

Page 5: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

5SINH HOẠT NHÂN DÂN

“Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”

HỒ VĂN ĐIỀMHỒ VĂN ĐIỀMUVBTV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnhUVBTV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh

Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào

dân tộc thiểu số luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh cần quan tâm giải quyết. Trước yêu cầu thực tiễn đổi mới công tác của Mặt trận trong giai đoạn mới và xuất phát từ những vấn đề trên, để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiếu số nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát ng-hèo bền vững”, với mục tiêu thông qua công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những tập tục lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, biết tự lực vươn lên trong tổ chức lao động sản xuất; biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết quản lý chi tiêu kinh tế gia đình để tái đầu tư sản xuất từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Phát huy những kết quả đạt được từ năm 2011 đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và nội dung của cuộc vận động đến các tầng lớp nhân dân thông qua Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới lồng ghép trong các cuộc họp tổ tự quản, sinh hoạt các đoàn thể nhân dân; tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề, phát huy vai trò của dòng họ, người

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP TRONG TỈNH VỚI CUỘC VẬN ÐỘNG

Ủy ban MTTQVN thị xã An Khê triển khai cuộc vận động Ủy ban MTTQVN thị xã An Khê triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ảnh: Hồng Thi.để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ảnh: Hồng Thi.

Page 6: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

6 SINH HOẠT NHÂN DÂN

tiêu biểu, người có uy tín ở cộng đồng khu dân cư trong việc vận động nhân dân tham gia thực hiện. Kết quả, đã triển khai lồng ghép tuyên truyền, vận động trên 2.032 với 114.624 lượt người tham dự; có 02 đơn vị: MTTQ huyện Kbang và huyện Chư Pưh đã tham mưu cấp ủy ban hành văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp triển khai cuộc vận động. Năm 2018, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 11 cuộc hội nghị tập huấn về công tác triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho 1.412 đại biểu đại diện cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn và Trưởng Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh; đồng thời tiếp tục phối

hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh nâng cao chất lượng chuyên mục “Đại đoàn kết” trên sóng truyền hình tỉnh để tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; giới thiệu những mô hình hay, những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động ở địa phương, cơ sở.

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 12/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa XV) về giảm nghèo nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025; Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ

Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2018, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã lồng ghép Cuộc vận động và hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức triển khai thực hiện, với mục tiêu 17/17 huyện, thị xã, thành phố lồng ghép thực hiện Cuộc vận động với các nội dung xây dựng làng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; chủ động lựa chọn những nội dung cụ thể, thiết thực tổ chức triển khai thực hiện; huy động và phát huy sức mạnh nội lực của từng hộ gia đình xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng khu dân cư xanh, sạch, đẹp, có kinh tế - xã hội phát triển, an ninh trật tự được bảo đảm, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” trích từ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh hỗ trợ xây dựng 04

Page 7: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

7SINH HOẠT NHÂN DÂN

mô hình nuôi bò sinh sản tại huyện Đak Pơ, Mang Yang, Chư Prông và Chư Păh với tổng số tiền 450 triệu đồng.Ủy ban MTTQ Việt

Nam các cấp trong tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan và các tổ chức đoàn thể rà soát các đối tượng đoàn viên, hội viên nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số để hỗ trợ kinh phí, tư vấn, hướng dẫn sản xuất, chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình; vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và môi trường. Kết quả năm 2018, toàn tỉnh đã xây dựng mới 128 mô hình, tiếp tục duy trì 211 mô hình và nhân rộng 64 mô hình tư vấn, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số nghèo áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiêu biểu huyện Kbang với các mô hình: “Nuôi dê sinh sản”, “Trồng mía cao sản”, mô hình “Điện thắp sáng ngoài ngõ tại xã Kông Lơng Khơng”, mô hình “Không có người tảo hôn” tại làng Groi, xã

Kông Bờ La; thị xã Ayun Pa với mô hình “Nuôi dê lai bách thảo”; huyện Chư Prông với mô hình hỗ trợ sinh kế cho 9 hộ người dân tộc Jrai ở làng Xom, xã Ia Me... Cuộc vận động đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, bỏ dần tư tưởng không muốn thoát nghèo, nhiều hộ gia đình đã tự lực vươn lên bằng chính nội lực của mình; nhiều làng thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bỏ dần những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và môi trường; nhiều hộ gia đình đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc nuôi, dạy con cháu, tự nguyện đưa con, em trong độ tuổi đến trường, tham gia các lớp học bổ túc văn hóa, xóa mù chữ; thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, để có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn. Nhiều hộ gia đình đã thay đổi dần cách

thức trong lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn; biết tiếp thu, học hỏi cái mới, tiến bộ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và năng lực tổ chức sản xuất của gia đình; biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư cho tái sản xuất…

Từ thực tiễn triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh và kết quả đạt được cho thấy Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” là một cuộc vận động có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc; tạo được mối quan hệ đoàn kết gắn bó, tương trợ giúp nhau cùng phát triển kinh tế; duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh./.

H.V.Đ

Page 8: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

8 SINH HOẠT NHÂN DÂN

MHĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021

Kỳ họp thứ Bảy, HĐND tỉnh khóa XI (được

tổ chức tại Hội trường 2/9 thành phố Pleiku trong thời gian 03 ngày, từ ngày 04/12 đến ngày 06/12/2018) đã bàn và quyết định một số nội dung quan trọng:

Thứ nhất, quyết định nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế:

Trong năm 2018, tỉ nh đã tậ p trung lã nh đạ o, chỉ đạo, điều hành, tổ chứ c, triể n khai thự c hiệ n toàn diện cá c mặ t công tá c đạ t và vượ t 20/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh chủ yế u mà Nghị quyết HĐND tỉnh khó a XI, Kỳ họ p thứ Năm đề ra. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP đạt 8%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. GRDP bình quân đầu người đạt 45,36 triệu đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.456 tỷ đồng, bằng 106,1% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 5% so với cùng kỳ. Công tác xúc

tiến thương mại và thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc; các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông tiếp tục được quan tâm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất một số lĩnh vực còn khó khăn như giá cả một số mặt hàng nông sản ở mức thấp; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế; công tác quản lý theo quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường còn bất cập, nhất là việc san lấp, phân lô, tách thửa, bán nền, xây dựng không đúng quy định; một bộ phận cán bộ, công chức vẫn chưa tận tâm phục vụ, cần được chấn chỉnh kịp thời; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, hoạt động mang yếu tố “tín dụng đen”, đòi nợ thuê diễn biến phức tạp...

Về các chỉ tiêu cụ thể

về kinh tế, xã hội và môi trường năm 2019:

(1) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP): 8,1 - 8,2%.

(2) Cơ cấ u kinh tế + Ngành nông - lâm

nghiệp - thủy sản: 37,32 - 37,31%.

+ Ngành công nghiệp - Xây dựng: 28,44 – 28,44

+ Ngành dịch vụ: 34,24 - 34,25%.

(3) GRDP bì nh quân đầ u ngườ i 49,78 - 49,83 triệ u đồ ng/người.

(4) Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 11 xã (lũy kế 71 xã).

(5) Kim ngạ ch xuấ t khẩ u: 500 triệ u USD, tăng 6,38%.

(6) Tổ ng thu ngân sá ch nhà nướ c trên đị a bà n: 4.905 tỷ đồ ng trở lên.

(7) Tổ ng vố n đầ u tư toà n xã hộ i: 26.000 tỷ đồ ng, tăng 15,56%.

(8) Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: 68.300 tỷ đồng, tăng 17,15%.

(9) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,2%.

(10) Số lao động được

ột số kết quả quan trọng của kỳ họp thứ 7,

Page 9: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

9SINH HOẠT NHÂN DÂN

tạo việc làm mới: 25.200 người.

(11) Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 52%.

(12) Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn: 7,84% (theo chuẩ n nghè o đa chiều).

(13) Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổ i đi họ c mẫ u giá o: 88,5%.

(14) Tỷ lệ trườ ng đạ t chuẩ n quố c gia: 42%.

(15) Số giườ ng bệ nh/vạ n dân: 26,8.

(16) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới 2011 - 2020): 83%

(17) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 89%.

(18) Tỷ lệ che phủ của rừng (kể cả cây cao su): 46,45%.

+ Diện tích trồng rừng trong năm: 5.015 ha.

(19) Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 93,8%.

(20) Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch: 99%.

(21) Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 93,5%.

Thứ hai, thông qua các Nghị quyết quan trọng:

HĐND tỉnh đã thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡ ng và thông qua 35 nghị quyết quan trọng: thành

lập các Đoàn giám sát về “Tình hình tổ chức thực hiện việc thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, đất rừng không còn rừng trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến thời điểm giám sát” và “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh”; kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh khóa XI năm 2019; giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp; quyết định biên chế công chức trong các cơ quan hành chính, tổ chức hành chính của tỉnh Gia Lai năm 2019; về việc chia, sáp nhập để thành lập và đặt tên mới thôn, tổ dân phố...

Thứ ba, chất vấn và lấy phiếu tín nhiệm:

Kỳ họp đã dành thời gian hai ngày để thảo luận tổ và thảo luận chung tại Hội trường. Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn các đại biểu HĐND thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri và trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Các đại biểu đã đó ng gó p nhiề u ý kiế n cụ thể, bổ sung và o cá c bá o cá o, tờ trì nh để xây dự ng hoà n

thiệ n và nhất trí thông qua 35 Nghị quyết quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, làm cơ sở cho UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện.

Một nội dung quan trọng tại Kỳ họp này, HĐND tỉnh đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 30 người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu. Với ý thức trách nhiệm cao và sự chuẩn bị chu đáo, việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành nghiêm túc, khách quan, công tâm mang tính xây dựng. Kết quả lấy phiếu đã phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng đồng chí được lấy phiếu tín nhiệm.

Thứ tư, kiện toàn nhân sự Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021:

HĐND tỉnh đã tiến hành miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Phan Xuân Vũ - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (nghỉ hưu) và bầu bổ sung ông Trần Ngọc Nhung - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch vào Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021./.Nguyễn Ánh (Tổng hợp).

Page 10: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

10 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Ghi nhận từ những nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2018

LÊ VĂN HẠNHLÊ VĂN HẠNHPhó Trưởng Ban Thường trực Ban ATGT tỉnhPhó Trưởng Ban Thường trực Ban ATGT tỉnh

Triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) năm 2018 trong điều kiện thuận lợi, tai nạn giao thông (TNGT) giảm hai năm liên tiếp; được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban

nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao; các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm TTATGT với các giải pháp trọng tâm theo chủ đề "An toàn giao thông cho trẻ em"; ý thức chủ động phòng ngừa tai nạn của nhân dân được nâng lên.

Mặc dù trong điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh còn nhiều bất cập; mật độ phương tiện và người tham gia giao thông ngày

một tăng cao; công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai một số giải pháp của các cơ quan, đơn vị, địa phương có

thời điểm còn thiếu quyết liệt; hiện tượng thanh thiếu niên càn quấy, chạy xe mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng còn xảy

Lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, Phòng Giao thông Công an tỉnh Gia Lai, công ty Honda Việt Nam Lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, Phòng Giao thông Công an tỉnh Gia Lai, công ty Honda Việt Nam tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Khuyến, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ảnh: H.D.tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Khuyến, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ảnh: H.D.

Page 11: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

11SINH HOẠT NHÂN DÂN

ra; tình trạng xe độ chế, xe máy kéo nhỏ, xe mô tô không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, người lái xe không có giấy phép lái xe vẫn điều khiển phương tiện tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn; xe quá khổ , quá tả i, "xe dù", "bến cóc" ở một số địa phương chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương tình hình trật tự ATGTđược giữ vững, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí: Toàn tỉnh xảy ra 395 vụ, làm chết 232 người và làm bị thương 425 người; so với cùng kỳ năm 2017, giảm 18 vụ (-4,36%; 395/413 vụ), giảm 01 người chết (-0,43%; 232/233 người), giảm 61 người bị thương (-12,55%; 425/486 người). Đây là năm thứ ba liên tiếp tỉnh Gia Lai giảm được cả 03 tiêu chí TNGT.

Công tác định hướng và chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao; các mô hình về

an toàn giao thông được triển khai rộng khắp trong cả tỉnh và ngày càng đi vào chiều sâu. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT trong cộng đồng.

Ban ATGT tỉnh đã ban hành Kế hoạch chuyên đề về tuyên truyền, xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ ký kết các Chương trình phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn... thực hiện công tác bảo đảm TTATGT giai đoạn 2018 - 2023 và theo chủ đề năm 2018; đồng thời triển khai các dự án an toàn giao thông như: tăng cường ATGT khu vực 26 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Pleiku dự án "Giảm tốc độ - Trường học an toàn" Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em năm học 2018 - 2019 từ nguồn vốn của Ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT tỉnh và các quỹ tài trợ khác; đã phân bổ đã tặng hơn 39.000 mũ cho học sinh lớp 1 toàn tỉnh; phối hợp với Quỹ AIP trao tặng 2.000 mũ

bảo hiểm cho các em học sinh, thầy cô giáo 03 trường tiểu học trên địa bàn huyện Ia Grai. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình an toàn giao thông đường bộ để phối hợp tuyên truyền vận động khi Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên - Quốc lộ 19”.

Ngành giao thông vận tải tích cực thúc đẩy chuẩn bị đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm như: Đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh đô thị Pleiku, đoạn tránh thị trấn Chư Sê; cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25; xử lý sụt trượt đèo Tô Na, Quốc lộ 25; dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp QL.19); đườ ng liên huyệ n Chư Păh - Ia Grai - Đứ c Cơ - Chư Prông... Bên cạnh đó, đã chú trọng công tác bảo trì và rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên hệ thống đường bộ hiện hữu.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động

Page 12: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

12 SINH HOẠT NHÂN DÂN

kinh doanh vận tải, đăng kiểm, xe ô tô đưa đón học sinh và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ được tiếp tục đẩy mạnh; các đoàn kiểm tra liên ngành xử lý “xe dù”, "bến cóc", xe vòng vo đón trả khách không đúng nơi quy định đạt được một số kết quả nhất định.

Công tác kiểm soát tải trọng xe được tiếp tục triển khai có hiệu quả. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở GTVT xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố cả nước, xếp thứ 02/19 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung Tây Nguyên, góp phần bảo vệ hệ thống quốc lộ, đường tỉnh và phòng ngừa nguy cơ tai nạn từ các phương tiện có tải trọng lớn .

Công an tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; triển khai nhiều kế hoạch chuyên đề tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn, khu vực trọng điểm, trong thời gian cao điểm, phức tạp về TTATGT... Kết quả, số trường hợp vi phạm đã phát hiện tăng 5,5%; số xử phạt tăng 7,59% so với năm 2017 .

Những nỗ lực của các ngành, các cấp, các đoàn thể đã góp phần

kéo giảm TNGT cả 3 tiêu chí, nhưng những tồn tại, hạn chế, nguy cơ tiềm ẩn TNGT chưa được giải quyết một cách căn cơ làm cho kết quả đạt được thiếu bền vững, có một số thời điểm tình hình TNGT diễn biến phức tạp, khó lường; số vụ TNGT liên quan đến người dân tộc thiểu số tăng 13%, số vụ tai nạn liên quan đến xe công nông tăng 11,11% so với cùng kỳ năm 2017.

Triển khai kế hoạch năm ATGT 2019 với chủ đề: "An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy“, Ban An toàn giao thông tỉnh sẽ tích cực tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành và các đoàn thể tiế p tụ c quán triệt, triể n khai thự c hiệ n có hiệ u quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Chỉ thị số 02-CT/TU ngà y 22/12/2015 củ a Ban Thườ ng vụ Tỉ nh ủ y

về tăng cườ ng sự lã nh đạ o của Đả ng đố i vớ i công tá c bả o đả m TTAT-GT trên đị a bà n tỉ nh và các chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh; khắc phục những tồn tại, hạn chế; đặc biệt triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch cao điểm tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật và bảo đảm TTATGT trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội đầu Xuân năm 2019 theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh nhằm phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả TNGT ngay từ đầu năm, nhất là tai nạn liên quan đến xe công nông, tai nạn liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung vào công tác quản lý hoạt động xe máy kéo nhỏ chở người; xe ô tô khách liên tỉnh chạy đường dài; tăng cường kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng phương tiện cơ giới; đẩy mạnh việc đào tạo, cấp GPLX hạng A1 cho người dân vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; năm 2019 tiếp tục phấn đấu kéo giảm cả 3 tiêu chí TNGT trên địa bàn tỉnh./.

L.V.H

Page 13: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

13SINH HOẠT NHÂN DÂN

KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC HÀN QUỐC CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Từ ngày 04 - 07/12/2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức

Hàn Quốc. Tại các cuộc hội đàm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên nhấn mạnh cần tiếp tục duy trì thường xuyên giao lưu và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa các cấp, các ngành, các địa phương nhằm tạo môi trường thuận lợi để mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực như trong “Tuyên bố chung Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới tương lai”.

Về quan hệ giữa hai Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng trong nhiệm kỳ vừa qua, hai bên đã duy trì tốt việc trao đổi đoàn các cấp theo nội dung Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội ký tháng 7/2013. Quốc hội Việt Nam luôn mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Quốc hội Hàn Quốc để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước thông qua kênh ngoại giao nghị viện. Hai bên tiế p tụ c phá t huy vai trò cầ u nố i củ a Nhó m Nghị sĩ hữ u nghị để thú c đẩ y trao đổ i đoà n, trao đổi thông tin, mở rộ ng cá c hì nh thứ c giao lưu hợ p tá c mớ i có hiệ u quả thiế t thự c.

Về cá c vấ n đề quố c tế , Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Việ t Nam hoan nghênh “Chính sá ch hướng Nam mớ i” của Hàn Quốc.

Việt Nam sẵ n sàng làm cầu nối thúc đẩy hợp tác nhiề u mặt giữa Hà n Quốc và các nước ASEAN. Việ t Nam đánh giá cao và ủng hộ các nỗ lực của Hàn Quốc nhằm giảm căng thẳng, thúc đẩy đối thoại, hợp tác trong vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và quan hệ liên Triều. Việt Nam đá nh giá cao lậ p trườ ng củ a Hà n Quố c về vấ n đề Biể n Đông, đề nghị Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ lập trườ ng củ a Việt Nam và ASEAN trong việ c duy trì hò a bì nh, ổ n đị nh, giả i quyế t tranh chấ p ở Biể n Đông bằ ng biệ n phá p hò a bì nh phù hợ p vớ i luậ t phá p quố c tế , thự c hiệ n đầ y đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớ m đạ t đượ c Bộ Quy tắ c ứ ng xử ở Biển Đông (COC).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhận bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học do Trường Đại học Quốc gia Pukyong trao tặng; nói chuyện với sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường; tiếp đại diện dòng họ Lý tại Hàn Quốc, trao Huân chương Hữu nghị tặng Giáo sư An Ki-âng Hoan, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Việt Nam học tại Hàn Quốc; chứng kiến Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc về chương trình hành động hướng đến mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2020 theo hướng cân bằng./.

Quốc Huy (Tổng hợp Nguồn BTGTW).

Thông tin đối ngoạiThông tin đối ngoại

Nguyễn Thị Kim Ngân Nguyễn Thị Kim Ngân

Page 14: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

14 SINH HOẠT NHÂN DÂN

MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNHMỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNHCHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM

CỦA THỦ TƯỚNG CAMPUCHIACỦA THỦ TƯỚNG CAMPUCHIA

Theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ

Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen thăm chính thức Việt Nam từ ngày 06 - 08/12/2018.

Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Campuchia có quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp, kề vai sát cánh cùng đấu tranh cho độc lập dân tộc. Mối quan hệ này cần không ngừng giữ gìn và phát triển, không chỉ vì lợi ích trước mắt mà còn cho các thế hệ mai sau.

Hai bên nhất trí tổ chức trọng thể các hoạt động ở cả hai nước để kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2019; nhất trí về những phương hướng lớn nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai

nước theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”; tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh nhằm bảo vệ vững chắc môi trường hòa bình, an ninh và ổn định của mỗi nước; kiên định nguyên tắc không cho thế lực thù địch sử dụng lãnh thổ nước này để gây phương hại đến an ninh của nước kia; phối hợp chặt chẽ phòng chống các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trên toàn tuyến biên giới; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nâng cao năng lực, hợp tác nông - lâm nghiệp và thủy sản, văn hóa - nghệ thuật và giao lưu nhân dân.

Hai bên nhất trí tiếp tục xử lý tốt những vấn đề còn tồn tại trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau; phấn đấu ký hai văn kiện để chính thức

pháp lý hóa thành quả 84% công tác phân giới cắm mốc vào năm 2019, xây dựng đường biên giới giữa hai nước hòa bình, hữu nghị, vì hợp tác và phát triển; tăng cường trao đổi, phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia sinh sống ổn định, thuận lợi, bảo đảm địa vị pháp lý, tham gia đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia cũng như trở thành cầu nối hữu hiệu cho quan hệ hai nước.

Hai bên khẳng định phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn khu vực, quốc tế. Trước mắt, hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ cho năm 2020 khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN và Campuchia đăng cai Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM)./.

Thành Tuấn (Tổng hợp Nguồn BTGTW).

Page 15: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

15SINH HOẠT NHÂN DÂN

- những dấu ấn quan trọng

Gia Lai là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có lợi thế lớn về địa kinh tế - chính trị, nằm ở vị trí chiến lược trong trung tâm Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Tỉnh có hệ thống hạ tầng giao thông

đồng bộ, tạo sự liên kết thuận lợi cả về liên vùng, liên tỉnh hay liên quốc gia, với tuyến Quốc lộ 14, Quốc lộ 19, Quốc lộ 78, Quốc lộ 25 đi qua, sân bay Pleiku với các chuyến bay hàng ngày đi Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Nghệ An và ngược lại. Do đó, thời gian qua, Gia Lai là điểm thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến địa phương đầu tư các dự án.

Ông Hồ Phước Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai cho biết, có thể nói trong năm 2018, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Gia Lai đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Kết quả thu

hút đầu tư năm 2018 đạt kết quả rất khả quan, toàn tỉnh có 58 dự án được UBND tỉnh phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký 6.018 tỷ đồng. Có 42 DA hoàn thành và đưa vào hoạt động,

vốn thực hiện 5.095 tỷ đồng. Các DA tiêu biểu như: Nhà máy nước sạch công suất 9.000m3/ngày đêm tại huyện Chư Sê (vốn đăng ký 125 tỷ); Nhà máy nước sạch công suất 9.500m3/ngày đêm tại An Khê (vốn đăng

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các nhà đầu tư. Ảnh: Hà Duy. Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các nhà đầu tư. Ảnh: Hà Duy.

Gia Lai Gia Lai trong công tác xúc tiến đầu tưtrong công tác xúc tiến đầu tư

Page 16: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

16 SINH HOẠT NHÂN DÂN

ký 160 tỷ); Nhà máy chế biến nước ép trái cây tại Mang Yang (vốn đăng ký 247 tỷ); Dự án thủy điện Plei Keo công suất 10,5 MW (vốn đăng ký 381 tỷ); Dự án thủy điện Ayun Trung công suất 13 MW (vốn đăng ký 375 tỷ đồng); Dự án Bệnh viện Mắt Cao Nguyên (vốn đăng ký 98 tỷ đồng); Dự án Khu điều trị dịch vụ chất lượng cao (vốn đăng ký 118 tỷ đồng)...Các dự án đã góp phần giải quyết cho gần 15 ngàn lao động tại địa phương.Đáng chú ý nhất là tại

hội Hội nghị “Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2018” diễn ra tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, Văn phòng UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh phối hợp với Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình hợp tác toàn diện giữa Trường Đại học Tôn Đức Thắng và tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020. Trường Đại học Tôn Đức Thắng cam kết đồng hành cùng tỉnh Gia Lai để xây dựng mối

liên kết Đại học - Doanh nghiệp - Địa phương một cách hiệu quả, góp phần tích cực hơn cho sự phát triển bền vững của Tỉnh. Qua Hội nghị, nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, các dự án trọng điểm, cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của tỉnh Gia Lai đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hội nghị thu hút 150 doanh nghiệp trong nước và 60 doanh nghiệp đến từ 11 quốc gia khác tham gia; đặc biệt là các do-anh nghiệp đến từ Cộng hòa Czech, Ba Lan và Slovakia. Hội nghị đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ký hợp đồng dự án sau đấu thầu cho 04 dự án của 04 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3.344 tỷ đồng. 02 dự án ký kết hợp tác ghi nhớ: ký kết giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Tomas Bata về việc thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm về Polymer tại Khu công nghiệp nam Pleiku tỉnh Gia Lai; lễ ký kết ghi

nhớ hợp tác triển khai dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, tỉnh Gia Lai. Ký kết biên bản ghi nhớ 04 dự án với tổng vốn đăng ký 5.570 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Gia Lai đang nổi lên như “thủ phủ” mới của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Qua khảo sát của một số nhà đầu tư, Gia Lai hiện có 4 khu vực tiềm năng điện gió rất lớn với công suất khoảng 1.800 MW. Trong đó, khu vực phía Đông có thể đạt công suất 700 MW, khu vực phía Đông Nam là 400 MW, khu vực phía Tây là 600 MW. Ngày 01/12/2018 vừa qua, Tập đoàn TTC và Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) đã tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa, đây là công trình điện năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam tại xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 9 tháng thi công (được khởi công xây dựng từ tháng 3/2018) trên diện tích hơn 70 ha, công suất 49 MW với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng,

Page 17: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

17SINH HOẠT NHÂN DÂN

tầng, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn. Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh do-anh. Ngoài các cơ chế, chính sách chung, tỉnh còn có các cơ chế chính sách riêng nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Với tiềm năng, lợi thế của mình, tỉnh mong muốn kết nối, mở ra cơ hội hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

K.L

Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Minh. Chủ tịch HĐND tỉnh trao Quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Minh.

với gần 7.000 khung lắp và hơn 209.000 tấm pin mặt trời (loại 330 Wp), công trình này sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia 103 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho khoảng 47.000 hộ dân và giúp giảm phát thải khí CO2 khoảng 29.000 tấn/năm. Việc khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa là bước tiến lớn trong việc tận dụng năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường.

Riêng về lĩnh vực viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, trong giai đoạn 2007- 2017, tỉnh đã tiếp nhận 36 dự án với tổng

kinh phí thực hiện là 10,63 triệu USD; trong năm 2018, có 8 dự án với tổng kinh phí giải ngân là 300 ngàn USD. Số lượng dự án, giá trị giải ngân tuy không nhiều nhưng đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai, giúp chăm sóc sức khỏe của người dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, những năm qua tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ

Page 18: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

18 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Ý Đảng Ý Đảng -- Lòng dân Lòng dân

TRẦN QUANG HỒNG

Học tập, rèn luyện đức tính khiêm tốn

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại. Người là tấm gương suốt đời hy sinh phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cứu nước, cứu dân, hết lòng thương yêu nhân dân, Người để lại cho mỗi chúng ta bao điều cần

học tập. Bên cạnh phong cách giản dị, Hồ Chí Minh còn có một đặc điểm rất nổi bật đó là sự khiêm tốn, khiêm nhường. Đây là những đức tính cao quý nhất của Hồ Chí Minh mà chúng ta cần học tập và noi gương.

Đức tính khiêm tốn của Bác được thể hiện một cách tự nhiên, sinh động chính ngay trong cuộc sống đời thường, không những mọi người dân Việt Nam đều biết mà nhiều người trên thế giới đều biết đó là từ cách ăn

mặc, đi lại đến lời nói, cách viết, cách tiếp xúc với mọi người, mọi tầng lớp, lứa tuổi… Là vị Chủ tịch nước với những năm tháng sống và làm việc ngay trong lòng thủ đô Hà Nội, nhưng ngôi nhà sàn Bác ở cũng rất khiêm

nhường tại một góc vườn chỉ vài ba phòng đơn giản, vật dụng sinh hoạt và làm việc hết sức đơn sơ: chiếc bàn với vài đồ dùng tối thiểu để đọc, viết, cạnh đó là giá sách, tủ quần áo, giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan... Một vị

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm đoàn đại biểu đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm đoàn đại biểu đặc biệt Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hà Nội (12/6/1969). Ảnh tư liệu.Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hà Nội (12/6/1969). Ảnh tư liệu.

theo gương Bác Hồ theo gương Bác Hồ

Page 19: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

19SINH HOẠT NHÂN DÂN

lãnh tụ nhưng Bác có lối sống thân thiện, hòa đồng và rất gần gũi với mọi người dù bất kể đó là ai, việc gì có thể làm được Bác không phiền đến ai, kể cả người đó là nhân viên phục vụ, có món gì ngon Bác cũng san sẽ dùng chung với anh em, đồng chí. Điều đáng trân trọng là khi về cơ sở lại biết xuống ruộng làm việc cùng mọi người, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho người nông dân được biết. Là người đi nhiều, hiểu nhiều, biết rộng, một nhà báo chuyên nghiệp, cây bút sắc sảo được đăng trên nhiều tờ báo nổi tiếng nhưng Bác chỉ cho rằng mình "có ít nhiều kinh nghiệm làm báo" mà thôi… Khi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước, Người đã tuyệt đối khẳng định: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào…” và Người ví mình như “người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận”..!

Sức mạnh giáo dục của Người đối với mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân là ở lời nói đi đôi với việc làm; tự mình nêu gương trước, từ việc lớn đến việc nhỏ, lúc gian khổ khó

khăn cũng như khi đạt đến đỉnh cao quyền lực. Suốt cả cuộc đời làm cách mạng Người không hề “dính líu gì với vòng danh lợi”, mà chỉ luôn hết lòng, hết sức “phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Những năm tháng hoạt động cách mạng trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, khó khăn tại Pắc Bó (Cao Bằng) nhưng Bác luôn tạo cho mình sự lạc quan trong cuộc sống, niềm tin vào cách mạng:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Hòn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

(Tố Hữu) Bác khuyên mọi người

phải biết sống cao đẹp đó là: “Điều gì phải thì cố làm cho được dù là nhỏ, điều gì trái thì hết sức tránh dù là điều nhỏ nhất”. Đối với cán bộ lãnh đạo, Bác nhắc nhở: “Không nên tự cao, tự tôn, mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới” và “ngoài kinh nghiệm của mình, người lãnh đạo còn phải dùng kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng

để thêm cho kinh nghiệm của mình”. Bác yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần phải có đức tính khiêm tốn; khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của đồng chí, của mọi người và thực hành khiêm tốn đem lại cho bản thân nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Trong cuộc sống nếu có những kẻ tham ô, hối lộ, làm những việc “đổi trắng thay đen” thì Bác Hồ phê phán nhưng cũng cho họ cơ hội sửa chữa, không miệt thị (đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại). Đức tính khiêm tốn của

Bác Hồ là cốt cách của bậc trượng phu, Bác từng dạy mọi người "thắng không kiêu, bại không nản"; Bác luôn đặt cao vai trò sức mạnh của nhân dân, điều này được khái quát bằng chân lý “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, với Bác “Không có gì quý bằng nhân dân”. Bác gần gũi với mọi người, mọi nhà,

Page 20: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

20 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Bác là vị lãnh tụ của nhân dân, là vị Cha già dân tộc. Bác sống thân thiện, chan hòa, không có gì là cao siêu, thánh nhân, như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

Ôi giữa lòng ta Bác đến tự hồi nào

Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc

Một buổi sáng nhìn lòng ta, ta thấy Bác

Nước mắt ràn, ta cảm hết ơn sâu.Đức tính khiêm

nhường, giản dị của Bác Hồ không những cảm hóa đến cán bộ, nhân dân trong nước mà còn lan tỏa ra thế giới, như lời một Nhà thơ nước ngoài từng viết:

Bác Hồ đứng Người sau không bị

khuất Ta đứng thường quên Che mất bạn mình ! Ngày nay học tập và

làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, thiết nghĩ trau dồi, rèn luyện đức tính khiêm tốn là điều hết sức cần thiết và luôn cần có ở mỗi người, nhất là đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Rèn luyện tính khiêm tốn phải được thực hiện trong cuộc sống thường ngày, từ những việc nhỏ nhất. Trước hết cán bộ phải sâu sát cơ sở,

chân thành, gần gũi với nhân dân, tôn trọng lắng nghe và trăn trở với ý kiến tâm tư của quần chúng nhân dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; luôn luôn học hỏi, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Khiêm tốn trong phát ngôn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ “đao to búa lớn”. Trong thái độ ứng xử, luôn thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác. Khi được người khác góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lí. Đức tính khiêm tốn, mỗi người phải luôn có sự tu dưỡng, rèn luyện, khiêm tốn nhưng không tự ti hoặc “dĩ hòa vi quý” mà bản thân phải có chính kiến trước những vấn đề. Thực hành đức tính khiêm tốn trong tình hình hiện nay là việc làm hết sức cần thiết để thực hiện có hiệu

quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; qua đó mỗi cán bộ, đảng viên tự soi rọi và phòng ngừa việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần phòng chống, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong bộ máy Nhà nước… giúp mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa”.

Học tập và tu dưỡng đức tính khiêm tốn của Bác Hồ, chúng ta cũng cần suy ngẫm lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về Bác: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp”. Bản lĩnh cách mạng “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục” trong cuộc đời Bác Hồ thực sự là tấm gương và là bài học cho mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta tự soi xét mình trước cám dỗ của đồng tiền và quyền lực trong xã hội ngày nay. Đức khiêm tốn của Bác sẽ mãi sáng ngời cho các thế hệ tương lai học tập, noi theo./.

T.Q.H

Page 21: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

21SINH HOẠT NHÂN DÂN

KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊNDÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Giải quyết việc làm là một trong những

chính sách quan trọng của mỗi quốc gia có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, Đả ng và Nhà nướ c ta luôn chú trọng, quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, coi đây là mộ t trong nhữ ng nhiệm vụ

trung tâm trong quá trì nh phá t triể n kinh tế – xã hộ i góp phần ổ n đị nh và phá t triể n đấ t nướ c. Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới mục tiêu việc làm cho người lao động, cho thanh niên nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ và đặc biệt là thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số.Đối với tỉnh Gia Lai,

đồng bào dân tộc thiểu

số chiếm đến 44,37% so với dân số toàn tỉnh, phần đông sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn. Tính đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 86,5% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, vì vậy công tác giải quyết việc làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số đặt ra nhiều khó khăn thách thức. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: chính sách hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách tuyển dụng lao động vào làm việc trong các dự án chuyển rừng

LÊ VĂN THÀNHLÊ VĂN THÀNHPhó Giám đốc Sở LĐ,TB&XHPhó Giám đốc Sở LĐ,TB&XH

Ksor Thuyên - Đại diện gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động Ksor Thuyên - Đại diện gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động tại Arập Xê út phát biểu tại Hội nghị XKLĐ năm 2018 do Sở Lao động tại Arập Xê út phát biểu tại Hội nghị XKLĐ năm 2018 do Sở Lao động - TB&XH tổ chức. Ảnh: V.T.- TB&XH tổ chức. Ảnh: V.T.

Page 22: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

22 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nghèo sang trồng cao su, các chính sách tín dụng ưu đãi từ nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội như: cho vay ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động… các chính sách hỗ trợ đi xuất khẩu lao động theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BLĐTBXH - BTC ngày 16/6/2016 của Liên Bộ LĐTBXH - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ - CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ và Thông tư 15/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; chính sách đào tạo nghề theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; các dự án chương trình cho thanh niên khởi nghiệp, tổ chức các hội nghị xúc

tiến, kêu gọi đầu tư tại tỉnh… Nhờ đó, trong năm 2018 công tác giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả tích cực, trong năm đã giải quyết việc làm cho 25.550 lao động, đạt 102,2% kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 1,9%, trong đó: Giải quyết việc làm trong nước 24.120 lao động và xuất khẩu lao động là 1.430 người, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 2.812 người, đạt 104,1% kế hoạch, trong đó dân tộc thiểu số 2.586 người. Đối với công tác giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số, trong năm 2018 đã giải quyết cho 9.648 lao động, trong đó: thông qua các nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần giải quyết việc làm cho 7.947 lao động, xuất khẩu lao động được 241 lao động, tuyển dụng lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp 1.460 lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số cũng gặp nhiều khó khăn như: người lao động chủ yếu sinh sống

ở vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các ngành dịch vụ và công nghiệp chưa phát triển nên chưa tạo được nhiều việc làm cho lao động; trình độ tay nghề của người lao động còn thấp, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp, phong tục tập quán sinh sống theo cộng đồng, không muốn đi làm việc xa nhà nên khó khăn trong việc tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động; Một bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số còn ỷ lại, chưa tích cực tự chuyển đổi việc làm…Để công tác giải quyết

việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số trong những năm tiếp theo đạt được những kết quả khả quan, các cấp, các ngành và địa phương cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp sau:

- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề theo Quyết định 702/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn

Page 23: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

23SINH HOẠT NHÂN DÂN

2017-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón để người dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên thoát nghèo theo Chương trình 135. Trong đó tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc về đời sống, sản xuất. Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số ng-hèo, hộ nghèo ở vùng khó khăn, góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác của tỉnh.

- Nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp theo Kế hoạch 4506/KH-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh về thực hiện đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của

Thủ tướng Chính phủ.- Đẩy mạnh huy động

nguồn vốn địa phương để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, nhất là nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm để tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động một cách hiệu quả. Đẩy mạnh cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, nâng dần mức cho vay bình quân/hộ, tập trung vốn cho vay vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu vốn để hộ ng-hèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.

- Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có dự án chuyển rừng nghèo sang trồng cao su; làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu lao động trên thị trường; Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm thông

qua các sàn giao dịch việc làm lưu động để người lao động biết đến đăng ký tham gia.

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường xuất khẩu lao động miễn phí như Ả Rập Xê Út, để thanh niên dân tộc thiểu số có thêm nhiều cơ hội tham gia xuất khẩu lao động, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đi xuất khẩu lao động theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT - BLĐTBXH- BTC ngày 16/6/2016 của Liên Bộ LĐTBXH - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mộ số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ - CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ và Thông tư 15/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020./.

L.V.T

Page 24: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

24 SINH HOẠT NHÂN DÂN

CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở GIA LAI

BÙI XUÂN TIẾNBÙI XUÂN TIẾNTrường Chính trị tỉnh Gia LaiTrường Chính trị tỉnh Gia Lai

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ đời sống kinh tế - xã hội của Gia Lai, tạo đà cho những thay đổi lớn. Một trong những điều kiện thúc đẩy tạo ra sự

chuyển biến là việc thực hiện công tác vận động quần chúng nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh nội lực đến từ hệ thống chính trị và nhân dân toàn tỉnh Gia Lai.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 368 tham gia tu sửa đường giao thông, Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 368 tham gia tu sửa đường giao thông, góp phần giúp địa phương xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hồng Thi.góp phần giúp địa phương xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hồng Thi.

1. Những thay đổi mạnh mẽ đến từ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trong những năm qua, Mặt trận và các đoàn thể đã xác định trọng tâm chương trình của mình, cụ thể: trong công tác chung thực hiện việc

bám sát địa bàn bằng việc thực hiện chủ trương của tỉnh ủy “Hằng tuần có 04 ngày làm việc ở cơ quan, 01 ngày làm việc ở cơ sở”, nhiều cán bộ cơ sở đã không ngại “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và “cùng nói” để nắm địa bàn, gây dựng uy tín với nhân dân; nhiều cơ

quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở được phân công hoặc chủ động xây dựng chương trình kết nghĩa với những xã, làng khó khăn để thực hiện công tác dân vận; Đoàn Thanh niên đẩy mạnh các phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, trong đó tập trung giải quyết vấn đề

Page 25: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

25SINH HOẠT NHÂN DÂN

việc làm, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đáng chú ý năm 2018 là năm thứ hai Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp, có sự tham gia của chuyên gia tư vấn về khởi nghiệp; Hội Phụ nữ phát triển mạnh các mô hình cho vay vốn và khởi nghiệp với phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” nhất là trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) góp phần làm thay đổi nhiều tập quán sản xuất trong nhân dân, bắt đầu từ việc thay đổi thói quen tiết kiệm đến cách đầu tư sản xuất.

Chính quyền cơ sở nhiều nơi đang nỗ lực dùng quyết tâm của cả hệ thống chính trị để thực hiện những bước bứt phá có trọng tâm nhằm tạo ra những thay đổi lớn. Với sự nỗ lực đó, hiện nay tỉnh ta đã có 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2018 các sở, ngành đang thẩm tra, đánh giá dự kiến sẽ đạt chuẩn thêm 11 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 60 xã. Đời sống kinh tế của người dân được cải thiện, số hộ nghèo khu vực nông thôn cuối năm 2017, chiếm tỉ lệ 17,06% so với tổng số hộ dân cư

khu vực nông thôn và tỷ lệ giảm 4,1% so với cuối năm 2016 . Kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc với định hướng xây dựng lợi thế cạnh tranh là phát triển nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng cao, với những điển hình như: trong năm 2018 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định 11 dự án cánh đồng lớn: 06 cánh đồng cây mía, 03 cánh đồng lúa, 02 cánh đồng cà phê, kết hợp việc thực hiện chuỗi liên kết với doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của nông dân, hứa hẹn sẽ tạo ra những đột phá trong tương lai của tỉnh.

Những điều tích cực trên còn đến từ việc vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chuyển đổi tập quán sản xuất, từ một nền sản xuất nhỏ, manh mún dần chuyển sang một nền sản xuất lớn; dần dần loại bỏ các phong tục, nếp sinh hoạt lạc hậu để xây dựng thói quen sinh hoạt văn hóa văn minh.

2. Từ những kết quả trên, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần có những

giải pháp vận động sau:Thứ nhất, về mặt chính

sách cần khuyến khích xu hướng cạnh trạnh lành mạnh trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ưu tiên đầu tư trước

những địa phương, những thôn, làng mà người dân đồng lòng ủng hộ đóng góp sức người, sức của, nhằm để các thôn, làng cùng cạnh tranh hoàn thành các chỉ tiêu, trước hết phải là các chỉ tiêu chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân, mà dễ thấy nhất là việc xây dựng đường giao thông nông thôn, di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà (đối với vùng DTTS), xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn... Đồng thời, cần có những phần thưởng đủ sức khuyến khích dành cho những địa phương đi đầu.

Thứ hai, cần nghiên cứu việc sử dụng lợi ích trước mắt để thực hiện các mục tiêu lâu dài.

Việc thay đổi nhận thức và hành động của người dân là việc thay đổi thói quen hàng ngày, điều đó tạo ra sự bất tiện và khó chịu, ngay cả khi người dân nhìn thấy được lợi ích dài hạn của chương trình. Nên việc khuyến khích các lợi ích trước

Page 26: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

26 SINH HOẠT NHÂN DÂN

mắt có thể cho người dân lý do - động lực đề không “trì hoãn” thực hiện hành động mới. Khi người dân đã thấy và quen với lợi ích của các chương trình mang lại, họ sẽ tiếp tục các chương trình này mà không cần thêm sự “khuyến khích” nào nữa.

Ví dụ: những khu vực quy hoạch nông thôn mới trong vùng làng DTTS các đơn vị bộ đội đã thực hiện mô hình trồng rau sạch, có rào lưới B40 bảo vệ, trồng cây xanh che bóng mát, khi người dân đã quen với sự tiện lợi, dù sau này không được cung cấp miễn phí nữa thì người dân cũng sẽ làm theo vì họ đã quen với môi trường sinh hoạt mới. Từ những cách làm như thế này hoàn toàn có thể thay đổi nhiều tập quán lạc hậu.Đối với những vùng

người dân còn có tập quán lạc hậu, việc xây dựng nông thôn mới không thể đốt cháy giai đoạn, mà phải lùi lại làm từ những bước căn bản nhất đó là việc thay đổi thói quen, tập quán sản xuất đó rồi mới có thể hướng tới những mục tiêu xa hơn.

Thứ ba, huy động tối đa các nguồn lực

sẵn có của địa phương để hỗ trợ những khu vực còn gặp khó khăn.

Trong đó Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đóng vai trò nòng cốt. Trước hết là việc huy động ngày công của nhân dân, của các hội viên, đoàn viên Mặt trận và đoàn thể, các đơn vị bộ đội đóng chân trên địa bàn trong việc giảm chi phí xây dựng, kế đến là huy động các “mạnh thường quân” là những doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn. Ngoài ra, với sự năng động của Đoàn Thanh niên có thể kết nối với cả các nguồn lực ngoài địa bàn tỉnh để hỗ trợ những nơi còn khó khăn. Điều cần làm được chính là để người dân cùng tham gia vào quá trình này, cho họ thấy được rằng bằng sức mình có thể thay đổi hoàn cảnh sống của mình, lấy được sự tự tin trong nhân dân.

Thứ tư, việc xây dựng đời sống văn hóa mới trong nhân dân, cần vận dụng khéo léo sức mạnh của cả cộng đồng.

Việc bài trừ các phong tục tập quán lạc hậu cần phải huy động được sức mạnh của cả cộng đồng, trước hết là những người

có uy tín, già làng, các chức sắc trong tôn giáo, đưa ra được tuyên bố chung trong cộng đồng bằng hương ước, luật tục và bằng chính sự đồng thuận của phần đa người dân. Ví như trong việc xóa nạn tảo hôn, chính quyền nhiều nơi đã thực hiện việc vận động người dân đưa vào trong lệ làng, luật tục việc “phạt vạ” những gia đình có con em tảo hôn và tẩy chay không dự những đám cưới tảo hôn. Đương nhiên, việc thay đổi nếp sống, cách nghĩ cần phải thực hiện theo phương châm “mưa dầm thấm lầu”, ở đâu có dân thì ở đó cán bộ tới tuyên truyền.

Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới từ thực tiễn ở Gia Lai cho thấy rằng việc thay đổi cách nghĩ, các tổ chức lại đời sống và tổ chức sản xuất của người dân, làm cho người dân bằng chính sức mình thay đổi hoàn cảnh của bản thân quan trọng không kém gì việc đạt được các tiêu chí Nông thôn mới, đó cũng là cách tạo ra những những bước chuyển bền vững “chậm nhưng chắc”./.

B.X.T

Page 27: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

27SINH HOẠT NHÂN DÂN

NGUYỄN THANH

Đời sống Đời sống -- Văn hóa Văn hóa

ĐẨY MẠNH VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẨY MẠNH VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG Ở GIA LAI

Trong quá trình lãnh đạo và thực hiện

chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chính sách phát triển tiếng nói, chữ viết của đồng bào thiểu số cũng đặc biệt quan tâm. Từ những chủ trương, chính sách đó, các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số cả nước nói chung và Tây Nguyên đã ra đời, theo đó các chương trình phát thanh bằng tiếng Jrai, Bahnar được phát sóng, đồng thời là những ấn phẩm báo ảnh Dân tộc và Miền núi song ngữ Việt - Bahnar, Việt - Jrai của Thông tấn xã Việt Nam được in ấn và phát hành trong toàn quốc. Sự ra đời của chương trình phát thanh tiếng Jrai,

Bahnar và báo ảnh Dân tộc miền núi là bước khởi đầu cho việc hình thành chương trình phát thanh, truyền hình và tờ báo ảnh tiếng dân tộc Jrai, Bahnar ở Gia Lai hiện nay.

Sau ngày giải phóng đất nước, năm 1976 với chính sách khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước, trọng tâm vào việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, một bộ phận cán bộ người dân tộc thiểu số Tây Nguyên công tác tại miền Bắc trước đây, đã được tổ chức điều động trở lại Tây Nguyên tiếp tục thực hiện các chương trình phát thanh tiếng dân tộc trên chính quê hương mình, đồng thời thực hiện tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng ngôn ngữ mẹ đẻ đến với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Thực hiện Quyết định số 48/CT-UB ngày

27/7/1976 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum lúc bấy giờ, chương trình phát thanh tiếng dân tộc được tổ chức thực hiện và khởi phát tại Gia Lai nhằm giúp đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu rõ thêm về pháp luật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện vệ sinh y tế thôn bản trong quá trình xây dựng, phát triển và kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Với tần suất một tuần một thứ tiếng, các chương trình phát thanh lúc bấy giờ đã tập trung chủ yếu vào các nội dung, đề tài về pháp luật, nông nghiệp, y tế... mở rộng thêm việc sưu tầm các loại hình dân ca, truyện cổ vào nội dung để đưa vào phát sóng với mục tiêu làm giàu thêm trong kho tàng nghệ thuật dân gian các dân tộc, đồng thời góp phần phát huy, bảo tồn và phát triển tiếng nói của các dân tộc

Page 28: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

28 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và hai thứ tiếng của đồng bào Jrai, Bahnar ở Gia Lai nói riêng.

Sau 25 năm thực hiện phát sóng, nhằm đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân các dân tộc về một chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ở Gia Lai, năm 2001, chương trình truyền hình đầu tiên bằng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar chính thức được lên sóng truyền hình ở Gia Lai. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển trong công tác thông tin tuyên truyền của tỉnh cũng như sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai dành cho hai chương trình phát sóng tiếng dân tộc từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Các buổi phát sóng truyền hình đầu tiên được thực hiện vào thứ ba, thứ năm hàng tuần với thời lượng mười phút cho mỗi chương trình. Sau đó nâng lên bốn chương trình, sáu chương trình trên tuần cho cả hai thứ tiếng và phát lại vào ngày hôm sau. Kênh truyền hình này ra đời đã đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân trong tỉnh

và được đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số vui mừng đón nhận, hoan nghênh.

Năm 2011, trước tình hình thực tế ở địa phương và nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời tăng cường và mở rộng thêm diện phủ sóng nhằm quảng bá tiềm năng thế mạnh và những thành tựu của tỉnh Gia Lai qua quá trình xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai đã chính thức phát sóng các chương trình truyền hình lên vệ tinh Vinasat. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong việc nỗ lực nhằm đưa sóng truyền hình đến 100% các vùng trong tỉnh và khán giả trên mọi miền Tổ quốc, mở rộng phủ sóng với chất lượng, âm thanh, hình ảnh chuẩn, tăng số lượng khán giả xem chương trình. Ngoài ra, sáu chương trình tổng hợp cho cả hai thứ tiếng cũng được thực hiện với các nội dung khai thác từ chuyên mục, chuyên đề, phóng sự, phóng sự tài liệu, ca nhạc và sản xuất các chương trình phát sóng trên kênh VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam. Cùng với đó là

chương trình của các Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện KBang, Krông Pa, Đức Cơ, Phú Thiện, Chư Sê thực hiện việc biên dịch bản tin thời sự từ tiếng phổ thông sang tiếng Jrai, Bahnar phát sóng phát thanh hằng ngày. Các chương trình tập trung vào các nội dung hoạt động sản xuất, phong tục tập quán, lễ hội văn hóa, gương điển hình tiên tiến... đã đáp ứng nhu cầu nghe và xem các chương trình truyền hình bằng tiếng mẹ đẻ của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng thời góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, mở rộng diện phủ sóng, đưa chương trình truyền hình Gia Lai đến được với tất cả các vùng miền Tổ quốc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Song song với chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc, các ấn phẩm bằng tiếng Jrai, Bahnar cũng là một kênh truyền thông được đặc biệt chú trọng. Tháng 01/1991, Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi của Thông tấn xã Việt Nam ra

Page 29: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

29SINH HOẠT NHÂN DÂN

đời số đầu tiên. Ấn phẩm đã được đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng đón nhận và đánh giá cao bởi đáp ứng được tư duy trực quan đơn giản và dễ hiểu của đồng bào, giúp đồng bào sử dụng các thông tin kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, chăn nuôi, vệ sinh y tế... nhất là trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở những vùng đặc thù, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, đồng thời bảo tồn vốn ngôn ngữ mẹ đẻ trong việc dạy và học chữ cho con em của mình ở buôn làng.

Từ hiệu quả đem lại của tờ báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, năm 2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao cho Báo Gia Lai tổ chức xuất bản Báo ảnh Gia Lai bằng ba ngôn ngữ: Kinh, Jrai, Bahnar, 2 kỳ/tháng, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2006, Báo ảnh Gia Lai

tiếp tục tăng từ 2 kỳ lên 3 kỳ/tháng, đến ngày 3-1-2008, tiếp tục tăng lên 4 kỳ/tháng, phát hành vào thứ hai hàng tuần. Nhằm phát huy hiệu quả và thực hiện các chính sách hỗ trợ, cấp không thu tiền, năm 2003 ấn phẩm Bản tin Dân tộc Miền núi của Thông tấn xã Việt Nam được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Báo Gia Lai thực hiện việc biên dịch từ ngôn ngữ phổ thông sang hai ngữ Jrai và Bahnar xuất bản, phát hành trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhằm đưa thông tin kịp thời, tăng hiệu quả tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Hiện nay, trước xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của các phương tiện truyền thông nói chung và truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nói riêng có tác dụng tích cực trong xã hội. Không chỉ là kênh thông tin đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, các chương trình phát thanh, truyền hình, ấn phẩm báo ảnh còn

góp phần phát huy bảo tồn vốn văn hóa truyền thống nhất là tiếng nói và chữ viết của dân tộc theo tinh thần Chỉ thị 525-TTg ngày 02/11/1993 về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế- xã hội miền núi, và Quyết định 53- CP ngày 22/2/1980 về chủ trương đối với chữ viết các dân tộc thiểu số. Đến nay, truyền hình

bằng tiếng Jrai, Bahnar đã được Đài Phát thanh- Truyền hình Gia Lai phát sóng mỗi ngày 120 phút các chương trình phát thanh tổng hợp mỗi ngày, phát 30 phút thời sự cho mỗi thứ tiếng. Các ấn phẩm báo ảnh Gia Lai, báo ảnh Dân tộc Miền núi hai thứ tiếng Jrai, Bahnar dịch từ báo ảnh dân tộc Miền núi của Thông tấn xã Việt Nam phát hành một kỳ một tuần cho cả hai ngữ. Đây là thành quả nỗ lực không ngừng của những người làm công tác thông tin truyền thông trong những năm qua, và là nhịp cầu nối đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân các dân tộc trong tỉnh một cách hiệu quả nhất./.

N.T

Page 30: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

30 SINH HOẠT NHÂN DÂN

XUÂN QUỲNHXUÂN QUỲNHHội Chữ thập đỏ tỉnh Gia LaiHội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai

4040 năm qua kể từ khi đ ư ợ c

thành lập năm 1978, Hội chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai học tập và làm theo lời Bác dạy: “Phải xuất phát từ tình thương yêu nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc

có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã quan tâm xây dựng tiêu chí phẩm chất đạo đức của cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: (1) Thấm nhuần sâu sắc quan điểm, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Thực hiện tốt lời dạy của

Người: “Phải xuất phát từ tình yêu nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt nỗi đau cho họ” làm phương châm, làm lẽ sống của người làm công tác Chữ thập đỏ. (2) Rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao năng lực

Đồng chí Võ Ngọc Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong các phong trào chữ thập đỏ. Ảnh Hoàng Minh.

30 SINH HOẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠẠT NHÂN DÂN

Hội Chữ thập đỏ Gia Lai

làm theo lời Bác dạylàm theo lời Bác dạy

Page 31: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

31SINH HOẠT NHÂN DÂN

chuyên môn, kỹ năng công tác Hội, tận tụy với công việc được giao. Trung thực, thật thà, đoàn kết, thân ái, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. (3) Có phương pháp vận động quần chúng tốt, khéo léo, linh hoạt trong tiếp xúc, ứng xử với các nhà doanh nghiệp, người hảo tâm, cảm thông, chia sẻ với người bị tổn thương, không cửa quyền, ban ơn, thể hiện tình cảm và nhân cách của người làm công tác Chữ thập đỏ. (4) Có lối sống lành mạnh, giản dị, chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, qui chế cơ quan, nói đi đôi với làm, không tham ô, lãng phí. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”. Tư chất của người làm công tác Chữ thập đỏ là: Trí lớn, tài cao, đức sáng, lòng trong, tâm thiện. Tình thương, trách nhiệm, đoàn kết, hợp đồng, lập công tập thể.

Bên cạnh việc xây dựng tiêu chí để học tập, làm theo gương Bác, Hội Chữ thập đỏ các cấp đã tập trung tuyên truyền,

phổ biến đến cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác nhân đạo nói chung và về hoạt động Chữ thập đỏ nói riêng, tập trung vào việc tuyên truyền các giá trị nhân đạo, truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam; phổ biến, quán triệt tinh thần cơ bản Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Luật Hoạt động Chữ thập đỏ, các nghị định của Chính phủ và văn bản phối hợp, chỉ đạo của cơ quan chức năng; đặc biệt là Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới”. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể các cấp để đa dạng các hoạt động nhân đạo. Chú trọng tuyên

truyền và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020 với phương châm: “Đổi mới tư duy - Tạo dựng vị thế - Bảo vệ sự sống”; triển khai Nghị quyết Đại hội X Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ 2017 - 2022, một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.

Thông qua việc xây dựng tiêu chí để phấn đấu làm theo và tuyên truyền nâng cao nhân thức về công tác nhân đạo, về truyền thống nhân ái của dân tộc, Hội Chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức, động viên mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên và thanh thiếu niên Chữ thập đỏ toàn tỉnh nêu cao tính thiện nguyện trong hoạt động nhân đạo, tất cả họ đều hăng hái góp sức mình vào các phong trào có ý nghĩa sâu sắc như “Uống nước nhớ nguồn”, “Xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa”; “Áo lụa tặng bà”, “Xuân biên giới”, “Phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, “Gây quỹ vì người nghèo” và các phong trào, các cuộc vận

Page 32: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

32 SINH HOẠT NHÂN DÂN

động lớn do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động như: Phong trào “Tết vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam’’; phong trào “Hiến máu tình nguyện”; Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Dự án “Ngân hàng bò”, “Ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ, lụt”…Giá trị nhân đạo 40 năm qua ước đạt 249 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 1,1 triệu người có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da cam và những người yếu thế khác trong xã hội. Vận động xây dựng được gần 1.000 công trình nhân đạo trị giá trên 25 tỷ đồng. Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” từ 2009 đến nay đã tặng gần 200 ngàn suất quà tết trị giá trên 80 tỷ đồng. Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đã có hàng ngàn địa chỉ được giúp đỡ thường xuyên. Phong trào hiến máu tình nguyện từ 2006 đến nay, đã vận động và tiêp nhận được trên 123 ngàn đơn vị máu, trị giá hàng

chục tỷ đồng, đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân nặng thoát khỏi bàn tay tử thần với thông điệp “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống”. Trong những năm gần đây, giá trị hoạt động nhân đạo năm sau luôn cao hơn năm trước, đã góp phần không nhỏ trong thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước. Điều đáng quý nữa là ngoài vận động ủng hộ đồng bào trong nước bị thiên tai, lũ lụt, Hội Chữ thập đỏ các cấp còn vận động và gửi nhiều chuyến hàng, tiền để giúp đỡ nhân dân các nước bị động đất, sóng thần hung dữ tàn phá khốc liệt ở châu Á như ở Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Indonesia hay ở Mỹ...góp phần không nhỏ vào thắng lợi trong công tác đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước ta.

Bên cạnh phong trào chung, cán bộ, nhân viên cơ quan Thường trực Hội tỉnh đã thực hiện tốt Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, mỗi

người mỗi tháng tiết kiệm từ 20 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng để hỗ trợ cho hai em học sinh nghèo tại địa bàn Thành phố Pleiku (mỗi tháng 300.000 đồng). Để đáp ứng yêu cầu

và nhiệm vụ của công tác nhân đạo trong giai đoạn mới với phương châm: “Cứu trợ khẩn cấp kịp thời - Hỗ trợ để phát triển bền vững”, Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Gia Lai sẽ luôn phấn đấu, rèn luyện đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên và thanh thiếu niên Chữ thập đỏ học tập và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu, phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp nhân đạo, thực sự là địa chỉ tin cậy, xứng đáng với vai trò nòng cốt, cầu nối và điều phối trong hoạt động nhân đạo, nhằm mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người kém may mắn trong cuộc sống, góp phần xứng đáng vào thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, xây dựng tỉnh Gia Lai ngày càng giàu đẹp./.

Page 33: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

33SINH HOẠT NHÂN DÂN

NÉT MỚI TRONG THAY ĐỔI THÓI QUEN TẬP TỤC LẠC HẬU NÉT MỚI TRONG THAY ĐỔI THÓI QUEN TẬP TỤC LẠC HẬU CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAICỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

TẠ NGỌC ĐIỆPTẠ NGỌC ĐIỆPTrường Cao đẳng nghề tỉnhTrường Cao đẳng nghề tỉnh

Bằng những hoạt động hướng về

cộng đồng, giảng viên và sinh viên ngành Công tác xã hội trường Cao đẳng nghề Gia Lai đã có những hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng để giúp bà con người dân tộc thiểu số (DTTS) xây dựng nếp nghĩ, cách làm mới thay đổi thói quen sinh hoạt giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con trên địa bàn tỉnh.

Lần đầu tiên đưa sinh viên xuống cộng đồng thực tế tại làng Bui, xã IaKa, huyện Chư Pah là khi sinh viên cùng với bà con phát triển cộng đồng. Phát triển cộng đồng là một khái niệm còn khá mới đối với cách tiếp cận nông thôn ở nước ta, đặc biệt là trong nhóm người DTTS. Phát triển cộng đồng được hiểu là sự nỗ

lực của người dân, của cộng đồng kết hợp với sự thay đổi của chính quyền để cải thiện điều kiện kinh tế, văn hóa của cộng đồng, giúp cộng đồng đóng góp và hòa nhập vào đời sống chung. Sinh viên cùng với người dân tổ chức họp, thành lập nhóm nòng cốt, lựa chọn gia đình sẵn sàng tham gia rồi bàn bạc phương án. Nhóm sinh viên hỗ trợ mỗi gia đình 400.000 đồng tiền tôn làm mái lợp, hộ gia đình sẽ góp công, cây, đinh… để làm chuồng bò, nhằm đưa gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, thay đổi thói quen nuôi gia súc ở dưới gầm nhà sàn, vừa mất vệ sinh vừa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù mới bắt tay vào làm, cả sinh viên và bà con ai cũng e ngại, dò xét nhau. Tuy nhiên, qua trò chuyện,

trao đổi trong quá trình làm, người dân đã cởi mở, tự tin hơn, và họ trở thành chủ nhân thực sự của chuồng bò mà sinh viên đứng ra hỗ trợ khi họ nhờ bà con, anh em trong làng đến làm phụ và năm cái chuồng bò, không cái nào giống cái nào vì tùy theo tình hình sử dụng của gia đình mà bà con “tự thiết kế” cho phù hợp. Điều ngạc nhiên hơn là sau 2 tuần, khi sinh viên quay lại lượng giá kết quả hỗ trợ thì thấy có thêm 7 hộ gia đình đã làm chuồng bò để di dời gia súc ra khỏi gầm sàn. Đó là một thí dụ sinh động về tính bền vững và hiệu quả của một dự án nhỏ trong việc thay đổi suy nghĩ, cách làm, thói quen của người DTTS. Ông Trần Công Sơn, lúc đó là chủ tịch UBND xã Iaka đánh giá “dù chính quyền đã tuyên truyền

Page 34: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

34 SINH HOẠT NHÂN DÂN

rất nhiều lần nhưng người dân ngại thay đổi nên không có sự chuyển biến, không ngờ một dự án nhỏ lại có sức lan tỏa như vậy, đây chính là mô hình mà xã nên nhân rộng để thay đổi thói quen của bà con”.

Lần thứ hai, sinh viên chọn địa bàn xã Chư Á với dự án hỗ trợ người dân làm hố xí hợp vệ sinh. Mỗi hộ gia đình được hỗ trợ một nắp bê tông trị giá 150.000 đồng. Gia đình phải bỏ công đào hố theo quy cách, chuẩn bị cây, tôn lợp. Lúc đầu khi triển khai dự án tại cộng đồng, người dân không quan tâm, họ cho rằng đó là việc không quan trọng, “bao đời nay cha ông tụi tui vẫn đi lung tung, có sao đâu”, nhưng sau khi nghe phân tích đã có 5 hộ gia đình đồng ý tham gia. Họ tham gia với thái độ miễn cưỡng nhưng khi thấy các bạn sinh viên làm nhiệt tình giữa trời mưa, họ đã giúp đi mượn dụng cụ, phụ làm, đến gần trưa, khi thấy sinh viên tập trung đông người làng tập trung lại, bàn tán, phụ giúp và sau khi

hoàn thành đã có thêm 13 hộ đăng ký tham gia làm hố xí để thuận tiện cho việc sinh hoạt và bảo vệ môi trường sống.

Gần đây nhất là đưa sinh viên xuống thực tế tại xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ và làng Ếch, xã Ia Khai, huyện Iagrai. Bằng kinh nghiệm của những lần đi trước và thực tiễn khó khăn của địa phương. Các sinh viên đã xây dựng kế hoạch truyền thông về “ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong cộng đồng người DTTS” và kế hoạch truyền thông về “chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng tránh thai an toàn cho trẻ vị thành niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản”. Những chương trình được thiết kế dí dỏm, vui nhộn, được các bạn sinh viên viết kịch bản, biên dịch sang tiếng địa phương được bà con tham gia thích thú. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức về những vấn đề mà người DTTS thường gặp phải, nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng người DTTS trên địa bàn tỉnh nhà.

Với phương châm “bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để dẫn đến những thành công nhỏ”. Mỗi đợt đưa sinh viên đi thực tế tại cộng đồng là một đợt dân vận ngắn, giúp sinh viên tìm hiểu thêm thực tế, tâm tư nguyện vọng của bà con, lắng nghe người dân nói, qua đó tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với bà con người DTTS trên các địa bàn vùng khó khăn. Việc gắn lý thuyết với thực hành, gắn đào tạo giảng đường với quan sát thực tiễn, hỗ trợ cộng đồng là cách làm mà các nền giáo dục tiên tiến đang hướng tới. Đối với tỉnh ta, đặc thù là một tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người DTTS chiếm tỷ lệ cao thì việc áp dụng khoa học vào cuộc sống thực tiễn giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thói quen sinh hoạt từ những hoạt động, mô hình nhỏ là điều đáng phát huy và áp dụng sâu rộng./.

T.N.Đ

Page 35: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

35SINH HOẠT NHÂN DÂN

TThShS. NGUYỄN VĂN Ý. NGUYỄN VĂN ÝGĐ Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh GĐ Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh

N ăm 2018, ngà nh thể dụ c thể thao tí ch cự c đẩy mạ nh cuộ c vậ n độ ng “Toà n dân rè n luyệ n thân thể theo gương Bá c Hồ vĩ đạ i”, vớ i nhiệ m vụ trọ ng tâm là tổ chứ c “Ngà y chạ y Olympic vì sứ c khỏ e

toà n dân”; tổ chứ c thành công Đạ i hộ i Thể dụ c thể thao toà n tỉ nh và hướ ng đế n Đạ i hộ i Thể thao toà n quố c lầ n thứ VIII năm 2018 tạ i Thủ đô Hà Nộ i.

Về thể dụ c thể thao quầ n chú ng

Ngà nh đã chủ độ ng phối hợp tố t với các cơ quan, đơn vị , ngành có liên quan triể n khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020; Chiến lược phát triển Thể dục thể thao đến năm 2020; các nội dung trong Quy hoạch phát triển TDTT tỉnh Gia

Lai đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; tăng cường công tác quản lý nhà nước về TDTT với các Hội, Liên đoàn thể thao của tỉnh, tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động TDTT, qua đó kị p thờ i đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT, nhu cầ u giả i trí và hưở ng thụ nghệ thuậ t thể thao của đông đả o quầ n chú ng nhân dân trên đị a bà n toà n tỉ nh.

Năm 2018, toà n ngà nh thể dụ c thể thao cơ bả n

đã hoà n thà nh tố t cá c tiêu chí cơ bả n như: Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 32%; số hộ gia đình tập luyện thể thao thường xuyên là 24,4%; số giải thể thao cấp tỉnh tổ chức là 13 giải; số giải tham gia thi đấu khu vực, toàn quốc là 28 giải; số lớ p bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn dà nh cho hướ ng dẫ n viên, cộ ng tá c viên và cá n bộ TDTT cơ sở là 05 lớp. Đặ c biệ t là tham mưu,

Thể thao Gia Lai:Thể thao Gia Lai:Một năm và những thà nh tự u Một năm và những thà nh tự u

Page 36: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

36 SINH HOẠT NHÂN DÂN

tổ chức thành công Đại hội TDTT tỉnh Gia Lai lần thứ VIII năm 2018, tại Đại hội 18 môn thể thao được tổ chức thi đấu gồm: Bóng đá, Bóng chuyền, Điền kinh, Chạy cà kheo, Bắn nỏ, Đẩy gậy, Kéo co, Cầu lông, Bóng bàn, Cờ tướng, Cờ vua, Việt dã, Billiards snooker, Võ cổ truyền, Taekwondo, Karate, Vovinam và Quần vợt; với 158 bộ huy chương được trao cho các cá nhân và tập thể đạt thành tích xuất sắc tại Đại hội; Đại hội đã thu hút 1.963 vận động viên đến từ các huyện, thị xã, thành phố và các ngành Giáo dục - Đạo tào, Công an và Quân đội trên địa bàn tỉnh. Kết quả Đại hội: Đoàn thành phố Pleiku đạt giải nhất, ngành Giáo dục - Đào tạo đạt giải nhì và huyện Ia Grai đạt giải ba toàn đoàn.

Tham mưu, thành lập nhiề u đoàn cán bộ, vận động viên tham gia thi đấu các giải thể thao quần chúng khu vực và toàn quốc như: Giải Vô địch Đẩy gậy và Kéo co toàn quốc năm 2018, đạt đượ c 06 huy chương đồng; Giải Vô địch trẻ Thiếu niên Võ thuật cổ truyền toà n quố c, đạt được 02 huy chương đồng; Giải thể thao người

khuyết tật toàn quốc, đạt được 04 huy chương bạc và 07 huy chương đồng; Giải Võ thuật cổ truyền học sinh các trường phổ thông khu vực phía Nam, đạt được 01 huy chương bạc và 01 huy chương đồng…

Về thể thao thà nh tí ch cao

Tiếp tục quan tâm đầ u tư tốt cho cá c môn thể thao trọng điểm, thế mạ nh củ a tỉ nh: Thà nh lậ p 19 đoà n thể thao tham gia thi đấ u thể thao thành tích cao cấ p khu vự c và toà n quố c, kế t quả đạt đượ c 17 huy chương và ng, 22 huy chương bạ c và 36 huy chương đồ ng; thà nh lậ p đoà n vậ n độ ng viên, huấ n luyệ n viên tham gia 09 môn thể thao trong chương trình Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 tạ i Thủ đô Hà nộ i gồm: Wushu, Vovinam, Điền kinh, TaeKwondo, Karate, Boxing, Billiards Snooker, Bóng đá trong nhà (Fusal) và Võ thuậ t cổ truyền với 143 huấn luyện viên và vận động viên, kế t quả đạ t đượ c 01 huy chương đồ ng, sế p vị trí 62/65 tỉ nh, thà nh, ngà nh tham dự Đạ i hộ i.Đội tuyển Bóng đá

Hoàng Anh - Gia Lai tiếp tục đạt được nhiều thành

tích tốt, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người hâm mộ cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng; mô hình xã hội hóa thể thao thành tích cao môn Bóng đá của Công ty cổ phần Thể thao Hoàng Anh - Gia Lai, được xác định là mô hình ưu việt trong giai đoạn hiện nay trên toàn quốc.

Phối hợp với Tổng cục TDTT, cá c Liên đoà n thể thao quố c gia, cá c đơn vị , doanh nghiệ p trên toà n quố c đăng cai tổ chức thành công nhiề u giải thể thao cấ p khu vự c và toà n quố c như: Giải Billiards Snooker các CLB toàn quốc (vòng 1); giải Taekwondo học sinh khu vục miền Trung - Tây Nguyên; giải Vô địch các câu lạc bộ mạnh Katatedo quốc gia; giải Vô địch Kich Boxing trẻ quốc gia và giải Vô địch Câu các thể thao; giải Bóng đá U19 quốc tế Cúp Báo Thanh niên; giải Vô địch Bó ng đá quốc gia, Cúp quốc gia, vòng loại giải U21; U17 và U15 quốc gia; giả i đua Xe đạp quốc tế VTV Cúp (chặng đua tạ i Gia Lai); giải đua Xe đạp truyền thống Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Tranh Cúp phát thanh VOH mở rộng lần thứ 21 năm 2018

Page 37: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

37SINH HOẠT NHÂN DÂN

(chặng đua đi qua Gia Lai) đã để lạ i nhiề u ấ n tượ ng tố đẹ p trong lò ng ngườ i hâm mộ thể thao Gia Lai, đồ ng thờ i gó p phầ n không nhỏ trong việ c quả n bá , giớ i thiệ u hì nh ả nh, đấ t nướ c, con ngườ i và tì m năng du lị ch Gia Lai.

Bên cạ nh nhữ ng kế t quả đạ t đượ c, công tá c thể dụ c, thể thao củ a tỉ nh trong năm 2018 cò n mộ t số hạ n chế nhất định như: Phong trào TDTT quần chúng phát triển chưa đều, chất lượng chưa cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sân bãi tập luyện TDTT và đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT cơ sở còn thiếu; số người tập luyện TDTT tăng nhưng không đồng đều so với các vùng dân cư. Thể dụ c thể thao trong nhà trườ ng đã đượ c cá c cấ p, cá c ngà nh và xã hộ i quan tâm; sân bã i, cơ sở , vậ t chấ t, trang thiế t bị dụ ng cụ dà nh cho hoạ t độ ng thể dụ c thể thao từ ng bướ c chú trọ ng; độ i ngũ cá n bộ , giá o viên dạ y thể dụ c dầ n đượ c kiệ n toà n… Tuy nhiên, kế t quả đạ t đượ c chưa như kỳ vọ ng, có kế hoạ ch, chương trì nh cò n bỏ ngõ , phong trà o thể thao học đường chưa đượ c thườ ng xuyên…. Đầu tư

cho thể thao thành tích cao còn hạn chế, việ c ứ ng dụ ng khoa họ c công nghệ và y họ c thể thao để nâng cao thà nh tí ch cho cá c vậ n độ ng viên không đượ c thự c hiệ n…

Phương hướng, nhiệm vụ năm 2019

Năm 2019 là năm thứ chín thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 của Chính phủ, năm thứ tám triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/ 2011 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, năm 2019 cũng năm thứ ba thực hiện kế hoạch trung hạn 5 năm (2017 - 2021), đây cũng là năm toàn ngành thể dục thể thao phải tập trung đổi mới mạnh mẽ, phát huy những thành tựu đã đạt được tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012 - 2020 và triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Quy hoạch phát triển TDTT tỉnh Gia Lai đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh, phấn đấu số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 32,5%; số hộ gia đình tập luyện thể thao thường xuyên đạt 24,7%; số giải thể thao cấp tỉnh được tổ chức là 14 giải.

Tập trung hỗ trợ tổ chức thành công Hội khỏe Phù đổng các cấp năm 2019, hướng đến Hội khỏe Phù đổng toàn tỉnh và Hội khỏe Phù đồng toàn quốc lần thứ X năm 2020 tại Nam Định.

Tham mưu thành lập 28 đoàn thể thao của tỉnh tham gia thi đấu tại các giải thể thao khu vực, toàn quốc; phối hợp đăng cai, tổ chức 05 giải thể thao cấp khu vực và toàn quốc tại Gia Lai.

Tiếp tục nâng cao thành tích các môn thể thao trọng điểm của tỉnh như: Wushu, Vovinam, Điền kinh, Taekwondo, Karatedo, Boxing, võ thuật cổ truyền... từng bước sánh vai với các địa phương trong khu vực và toàn quốc; phấn đấu đạt Top 3 tại Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II năm 2019./.

N.V.Y

Page 38: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

38 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin cơ sởThông tin cơ sở

Xây dựng làng nông thôn mới ở

CHÍ KIÊNCHÍ KIÊN

Phú Thiện là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai. Toàn huyện có 09 xã, 01 thị trấn, 109 thôn, làng (trong đó có 90 làng đồng bào dân tộc thiểu số) và 21 tổ dân phố. Xác định việc xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu là

một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, Ban Thường vụ huyện ủy đã chỉ đạo các xã, thị trấn quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy,

chính quyền và nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong xây dựng làng nông thôn mới. Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo các xã rà soát, lựa chọn đăng ký làng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020; xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Năm 2017 - 2018, theo Đề án phát triển kinh tế 04 làng Đồn, xã Chư A Thai đã thực hiện cơ bản tại hai làng Pông và làng Hek. Đến nay, đời sống của bà con nhân dân nới đây cơ bản ổn định. Trong năm 2018, toàn huyện tập trung

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên

địa bàn tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực triển khai thực hiện. Đến nay, nhiều địa phương đã xây dựng thành công làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Phú Thiện là một trong những huyện tiêu biểu thực hiện tốt công tác này.

Xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần đổi thay diện mạo làng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N.

Phú Thiện

Page 39: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

39SINH HOẠT NHÂN DÂN

cho việc tổ chức sắp xếp, quy hoạch và di dời làng Hek theo Đề án phát triển kinh tế xã hội 04 làng Đồn xã Chư A Thai, đồng thời vận động 13 hộ tại núi Cheng Leng về định cư tại làng Hek. Nhà ở của các hộ dân được tu sửa, đất vườn được phân lô rộng 600m2/một hộ, đảm bảo các hộ đều có đất vườn và nơi bố trí chuồng trại, hàng rào ngăn cách bằng lưới B40, nhà vệ sinh đã dần được người dân có ý thức xây dựng, chuồng trại vật nuôi được di dời ra khỏi gầm sàn, cảnh quan môi trường đảm bảo sạch sẽ.Đối với làng Pông:

Đã tổ chức quy hoạch thành 12 khu, 140 lô đất (600m2/1 lô) với 105 hộ được cấp đất, đất còn lại là đất dự phòng. Di dời, sắp xếp 62 nhà chính, 11 nhà phụ, di dời 01 nhà Rông truyền thống theo quy hoạch; vận động di dời chuồng trại 74/74 hộ, hướng dẫn bà con làm 100 vườn rau. Hiện đã có 02 nhà Rông (01 nhà Rông truyền thống, 01 nhà Rông văn hóa); hệ thống đường điện được cải tạo nâng cấp, các tuyến đường chính đã được bê tông hóa, hệ thống nước sinh hoạt được đầu tư bài bản

và đến từng hộ dân.Đối với làng Hek: Đã

tổ chức quy hoạch thành 7 khu, 130 lô đất (600m2/1 lô) với 102 hộ được cấp đất, đất còn lại là đất dự phòng. Di dời sắp xếp 64 hộ với 74 nhà, tiến hành cấp tôn cho 71 hộ; vận động làm 57 chuồng bò, 54 vườn rau, cấp 324 cây gỗ để làm dàn bầu, mướp cho 81 hộ dân, hướng dẫn và cấp 648 cây ăn quả các loại.

Bên cạnh đó, xã Ia A Ke và xã Ia Piar là 02 xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2018. Xã Ia A Ke đã chọn làng Glung B để xây dựng làng nông thôn mới. Làng Glung B có dân số là 146 hộ, 646 nhân khẩu, có 06 hộ nghèo. Năm 2018, đã có 81 hộ rào vườn, trồng 32 vườn rau, làm 73 nhà vệ sinh, di dời 65 chuồng trại (đạt 100%); hệ thống đường giao thông nông thôn được duy tu, sữa chữa nâng cấp, điện chiếu sáng được lắp ở các trục đường chính, hệ thống nước sinh hoạt của làng đảm bảo hợp vệ sinh. Còn đối với xã Ia Piar đã chọn 02 làng nông thôn mới là làng Rbai A và Rbai B với dân số là 341 hộ, 1788 khẩu, hộ nghèo là 34 hộ. Năm 2018, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn vận động 19 hộ trồng

rau, xây dựng nhà tắm 07 hộ, nhà vệ sinh 03. Đến nay, 02 làng đã có nhà vệ sinh, 220 hộ có nhà tắm; 100% con đường được lắp điện chiếu sáng, đang hoàn thành việc xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.

Nhìn chung, việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU đã từng bước làm thay đổi nhận thức của đa số người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, đã chuyển sang sự chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới và thực sự tạo thành phong trào sâu rộng trên địa bàn huyện, nhất là tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều xã đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, của tỉnh, của huyện, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Hệ thống hạ tầng nông thôn ở một số làng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển mạnh mẽ; sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân./.

C.K

Page 40: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

40 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thực hiện hiệu quả công tác dân vận chính quyềnHOÀNG VĂN VĨNH HOÀNG VĂN VĨNH

Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân

dân và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân, hàng năm, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Krông Pa không ngừng đổi mới phương pháp, nội dung công tác dân vận chính quyền theo hướng “Trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”.

Đồng chí Ksor Ngát, HUV, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Mặt trận TQVN huyện cho biết: Để thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền, huyện Krông Pa thường xuyên quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận. Đồng thời, xây dựng chương trình, kế hoạch, phân công nhiệm vụ đến từng cán bộ, đảng viên,

gắn việc thực hiện công tác dân vận với nhiệm vụ chuyên môn; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; thường xuyên giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng...và phục vụ nhân dân tốt hơn.Để triển khai hiệu quả

công tác cải cách hành chính, UBND huyện giao trách nhiệm cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh những hạn chế; chú trọng đạo đức công vụ của cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa. Hướng đến sự hài lòng của công dân, tổ chức, doanh nghiệp về việc giải quyết thủ tục hành chính. Cùng với đó, các địa phương quan tâm đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng, phát huy quyền

làm chủ và nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong hoạt động giám sát. UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, trong năm qua, có 95 đơn được tiếp nhận (trong đó cấp huyện 63 đơn thư, cấp xã 32 đơn), đơn thuộc thẩm quyền giải quyết 75 đơn (cấp huyện 47 đơn, cấp xã 28 đơn). Kết quả giải quyết được 58 đơn/75 đơn, thư (cấp huyện 37 đơn, cấp xã 21 đơn), đạt tỷ lệ 77%. Nội quy tiếp công dân được niêm yết công khai, minh bạch; bố trí cán bộ phụ trách trực tiếp tiếp công dân vào tất cả các ngày trong tuần. Vì vậy, những vấn đề bức xúc, nổi cộm như: tranh chất về đất đai, môi trường, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

Krông Pa

Page 41: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

41SINH HOẠT NHÂN DÂN

đền bù giải phóng mặt bằng... được giải quyết triệt để. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở các xã, thị trấn tiếp tục đi vào nền nếp, có chiều sâu. Với phương châm “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai tại trụ sở UBND, nhà văn hóa các thôn, buôn, tổ dân phố để nhân dân biết các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, thu chi ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng các công trình công cộng... Từ đó, nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước của địa phương.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, nhờ quan tâm xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo”, huyện đã huy động được sự tham gia tích cực của nhân dân. Tiêu biểu như: Vận động nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí, công sức, hiến đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

có năng suất cao. Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, thông qua dân vận khéo ở cơ sở đã khơi dậy tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng dân cư các dân tộc trên địa bàn huyện. Nhiều mô hình, cách làm hay đã thực sự lan tỏa trong cộng đồng, như: Mô hình “5 không, 3 sạch”, “nói không với tệ nạn xã hội”... vừa mang đậm ý nghĩa xã hội, vừa có ý nghĩa chính trị sâu sắc đã nhận được sự quan tâm, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng, các cấp ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang chủ động phối hợp, nắm tình hình cán bộ, đảng viên và nhân dân, định hướng tư tưởng, hành động, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự thông qua việc triển khai, nhân rộng các mô hình “Tổ nhân dân tự quản về an ninh trật tự”; mô hình “tiếng kẻng an ninh” (thôn Chư Đông, xã Chư Gu), “Công an huyện Krông Pa xây dựng hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ vì nhân dân phục vụ”...

Thông qua đó, đã phát huy trách nhiệm của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện.

Bằng những việc làm thiết thực, hướng mạnh về cơ sở, công tác dân vận chính quyền huyện Krông Pa đã ngày càng khẳng định được hiệu quả tích cực. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của các cấp về công tác dân vận chính quyền; đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động quần chúng tham gia các phong trào thi đua yêu nước; tăng cường phối hợp với các địa phương, ban, ngành liên quan kịp thời nắm bắt tình hình, tư tưởng nhân dân để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trên địa bàn..., góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội./.

H.V.V

Page 42: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

42 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Mô hinh kinh nghiệmMô hinh kinh nghiệm

Hiệu quả của mô hìnhHiệu quả của mô hình

Để có được cánh đồng mẫu lớn, giải pháp tối ưu

là phải kiến thiết lại đồng ruộng thành những vùng sản xuất tập trung, từ đó ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra những mặt hàng nông sản chất lượng cao với khối lượng lớn, nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia vào tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xuất hiện nhiều cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả cao đáng ghi nhận.

HƯƠNG TRÀ HƯƠNG TRÀ

Từ vụ Đông Xuân năm 2015, huyện Chư Pưh đã triển khai thực hiện việc sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở thị trấn Nhơn Hòa, với tổng diện tích 50 ha do 73 hộ dân của thôn Djrêk và Ky Phun trồng. Mô hình này tập hợp những nông hộ sản xuất lúa riêng lẻ thành một cánh đồng lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa hoạt động sản xuất lúa, từng bước tiến đến hình thành ngành

sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn…

Khi tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ giống lúa OM4900 trên từng cánh đồng, áp dụng đồng loạt các biện pháp khoa học kỹ thuật, thay đổi cơ cấu giống lúa kém hiệu quả mà lâu nay nông dân vẫn sử dụng như tập quán canh tác sạ dày, tự để giống lại cho vụ sau để đưa giống lúa có năng suất và chất lượng cao, gieo sạ đồng loạt, cùng một giống, cùng cánh đồng. Đồng thời, chuyển

Mô hình cánh đồng mẫu lớn tại thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh. Ảnh: Ngọc Thu.

CÁNH ĐỒNG MẪU LỚNCÁNH ĐỒNG MẪU LỚN

Page 43: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

43SINH HOẠT NHÂN DÂN

giao chương trình quản lý dinh dưỡng ICM trên cây lúa nước giúp cho nông dân biết đầu tư một cách hợp lý. Hiệu quả rõ nhất là trong vụ lúa Đông Xuân nông dân thu hoạch với năng suất trung bình 6,5 tấn/ha, tăng 15% so với giống lúa cũ.

Mới đầu, mô hình cánh đồng mẫu lớn mới hỗ trợ giống lúa ML48 và OM 4900 được triển khai tại 3 điểm là cánh đồng Ia Dreng (xã Ia Dreng), cánh đồng Ia Blang (xã Ia Ròng) và cánh đồng Plei Thơ Ga (xã Chư Don) với diện tích 150 ha (trong đó Nhà nước hỗ trợ 70% và dân đóng góp 30%). 289 hộ nông dân đã được cấp 22.500 kg lúa giống tham gia mô hình. Thực hiện mô hình, cây lúa sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh..

Sau nhiều năm triển khai, huyện Chư Pưh đã xây dựng và nhân rộng mô hình thâm canh lúa áp dụng đồng loạt các biện pháp khoa học kỹ thuật, thay đổi cơ cấu giống lúa kém hiệu quả, giúp bà con nông dân đưa giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, đưa năng suất lúa từ 4-4,5 tấn/ha lên 6-6,5 tấn/

ha. Đồng thời, thay đổi tập quán gieo sạ của bà con từ 200 đến 220 kg/ha xuống 150 kg/ha, giảm chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Kết quả thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn năng suất lúa tăng hơn so với diện tích nông dân sản xuất theo cách truyền thống là 30% (tương đương 1,3 tấn lúa/ha), nông dân lợi nhuận tăng thêm 8 triệu đồng/ha.

Tại Nhà máy Đường An Khê triển khai từ vụ mía 2011 - 2012. Đến nay, Nhà máy đã thực hiện được nhiều điểm trồng mía cánh đồng mẫu lớn tại các huyện Kbang, Đak Pơ, Kông Chro và thị xã An Khê với tổng diện tích trên 1.000 ha.

Trong quá trình thực hiện mô hình trồng mía cánh đồng mẫu lớn, Nhà máy hỗ trợ 50 tấn phân bã bùn/1 ha và sử dụng cơ giới thực hiện khâu cày, bừa đất, xới cỏ, bón phân… Năng suất mía thực thu qua các vụ bình quân của ruộng mía cánh đồng lớn đạt 116,33 tấn/ha, cao hơn những diện tích làm cơ giới hóa nhỏ lẻ và trồng truyền thống

từ 10 tấn đến 40 tấn/ha…Kết quả mang lại là vụ thu hoạch mía tơ nông dân lãi 23-28 triệu đồng/ha…Đây sẽ là điều kiện

vô cùng thuận lợi để các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư thu lợi nhuận. Vì khi đó, họ có được nguồn cung nguyên liệu lớn, đảm bảo chất lượng và ổn định lâu dài. Doanh nghiệp sẽ giúp cung ứng vật tư đầu vào với giá gốc, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân đồng thời bao tiêu sản phẩm theo giá thỏa thuận.

Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, để mô hình ngày càng được nhân rộng có hiệu quả như ý nghĩa của nó, có nhiều bài toán cần được giải quyết đó là: cần phải làm tốt công tác quy hoạch cải tạo đồng ruộng kết hợp dồn điền đổi thửa, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng; thu hút, liên kết với nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, công tác thông tin tuyên truyền vận động nông dân tham gia...

H.T

Page 44: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

44 SINH HOẠT NHÂN DÂN

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CẤP I VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNGKỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CẤP I VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNGTThShS. TRƯƠNG XUÂN PHÚ . TRƯƠNG XUÂN PHÚ

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Gia LaiTrung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Gia Lai

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) được

biết đến là một loại nấm có giá trị dược liệu quý, trong Đông trùng hạ thảo có chứa nhiều hoạt chất có giá trị dược tính như: Cordycepin, Adenosine, Polysaccharides, Ergosterol và các khoáng chất. Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh rằng, Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt trong bồi bổ sức khỏe và phòng một số bệnh như: hạ đường huyết, chống viêm, ức

chế sự phát triển của tế bào ung thư, điều hòa hệ miễn dịch, chống oxi hóa, tăng cường sinh lực,...

Trong Chi nấm Cordyceps có hơn 200 loài khác nhau, tuy nhiên, hiện nay hai loài có phổ thích nghi rộng và đã được đưa vào nuôi trồng nhân tạo là loài Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. và loài Cordyceps militaris (L. ex Fr) Link. Trong chương trình nghiên cứu nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc về nấm Đông trùng hạ thảo

Cordyceps militaris, các tác giả đã nghiên cứu và xác định được 3 loài nấm Đông trùng hạ thảo hiện có ở Việt Nam, đó là: loài Cordyceps nutans ở Cúc Phương, Ninh Bình và Tam Đảo, Vĩnh Phúc; loài Cordyceps militaris ở Vũ Quang, Hà Tĩnh; và loài Cordyceps sp1 ở Sơn Động, Bắc Giang.

Trong tự nhiên, Đông trùng hạ thảo được biết đến nhiều nhất có xuất xứ từ Tây Tạng, Trung Quốc, loài nấm này có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis. Tên gọi “Đông trùng hạ thảo” đã thể hiện chu kỳ sống rất đặc trưng của loài nấm dược liệu này, quan sát thực tế chu kỳ sinh trưởng loài nấm này cho thấy, vào mùa Đông loài nấm này ký sinh trong ấu trùng sâu non, đến khi thời tiết ấm dần lên vào mùa Hạ loài nấm này sẽ mọc chồi từ đầu của con sâu non và nhô lên khỏi mặt đất. Với những đặc tính sinh học,

Sản phẩm Nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris ) Sấy khô bằng phương pháp sấy thăng hoa. Ảnh: Xuân Phú.

SẢN XUẤT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO SẢN XUẤT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Page 45: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

45SINH HOẠT NHÂN DÂN

chu kỳ sống rất đặc trưng và giá bán trên thị trường rất cao nên số lượng Đông trùng hạ thảo được khai thác trong tự nhiên ngày một khang hiếm.

Hiện nay, việc nuôi trồng Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) trong môi trường nhân tạo là hoàn toàn khả thi nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học và kỹ thuật chăm sóc. Để có nguồn vật liệu giống ban đầu phục vụ cho các công đoạn sản xuất giống cấp I cần phải nhập giống gốc từ một số đơn vị cung cấp giống gốc như: Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Dược liệu,...

1. Nhân giống cấp I và giống sản xuất Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris):

Giống gốc được nhân sinh khối trên môi trường nuôi cấy để tạo giống cấp I và giống sản xuất dùng để cấy vào các bình phôi nuôi trồng.

Nhân giống cấp I: Mục đích của việc nhân giống cấp I là để tăng nhanh sinh khối hệ sợi nấm cho giai đoạn nhân giống sản xuất. Để nhân giống cấp

I trong môi trường thạch nghiêng PDA (Potato Dextrose Agar) từ giống gốc cần tiến hành cấy chuyền trong tủ cấy vô trùng (hệ số nhân giai đoạn này khoảng 25x), nuôi sợi trong điều kiện tối hoàn toàn ở nhiệt độ 210C, độ ẩm 60%; Sau mỗi ba ngày kiểm tra để loại bỏ ống nghiệm bị nhiễm và tiếp tục nuôi sợi; Sau khoảng 10 ngày, hệ sợi ăn kín ống nghiệm thì chuyển sang bảo quản trong tủ bảo ôn ở nhiệt độ 50C để sử dụng dần.

Nhân giống sản xuất: Giống sản xuất được nhân lên sau khi cấy chuyền từ giống cấp I đã được tuyển chọn. Giống sản xuất có thể được sử dụng ở hai dạng, dạng dịch thể hoặc dạng ống nghiệm thạch nghiêng.Đối với dạng môi

trường thạch nghiêng, sử dụng môi trường PDA cải tiến, thành phần môi trường bao gồm: 20g Agar, 20g Glucose, 200g Khoai tây, 100ml nước dừa và bổ sung thêm nước cất vừa đủ 1 lít.Đối với dạng dịch thể,

sử dụng môi trường SDAY (Sabouraud Dextrose Agar Yeast) hoặc môi trường YMK (Yeast

Magnesium Potassium). Thành phần môi trường SDAY bao gồm: 20g Agar, 40g Glucose, 10g Pepton, 2g Yeast extract, 1g KH2PO4, 0,5g MgSO4.7H2O và bổ sung thêm nước cất vừa đủ 1 lít. Thành phần môi trường YMK bao gồm: 20g Agar, 20g Glucose, 5g Yeast extract, 2g KH2PO4, 1g MgSO4.7H2O và thêm nước cất vừa đủ 1 lít. Nhân giống sản xuất dạng dịch thể yêu cầu độ pH = 6,0; nhiệt độ 210C; tốc độ lắc 150 vòng/phút; thời gian nhân giống 120 giờ.

2. Môi trường cơ chất sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris):

Sau khi nhân giống cấp I và giống sản xuất thành công để sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris), cần được tiến hành theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Ươm tơ nấm

Đây là giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo, trong giai đoạn này hệ sợi tơ phát triển lan kín môi trường, phân hủy cơ chất

Page 46: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

46 SINH HOẠT NHÂN DÂN

để hấp thụ, tích lũy chất dinh dưỡng để tạo quả thể sau này. Điều kiện môi trường

để ươm tơ nấm là các bình phôi được đặt trong môi trường tối hoàn toàn, có nhiệt độ 21oC, độ ẩm 70%, trong thời gian 7-14 ngày.

Trong giai đoạn này, cứ mỗi ba ngày cần tiến hành kiểm tra theo dõi quá trình phát triển hệ sợi và tiến hành loại bỏ các bình phôi bị nhiễm để tránh lây lan mầm bệnh.

- Giai đoạn 2: Chăm sóc quả thể

Sau giai đoạn ươm tơ sợi là giai đoạn chăm sóc quả thể, sau khi hệ sợi tơ nấm đã ăn lan hết bề mặt cơ chất thì tiến hành chuyển sang giai đoạn chăm sóc để cho quả thể nấm phát triển. Điều kiện môi trường

cho giai đoạn này phát triển là phải đảm bảo đủ ánh sáng, độ sáng từ 700 - 1000 lux, thời gian chiếu sáng 12h/ngày, nhiệt độ giữ ổn định khoảng 210C, độ ẩm 80%.

3. Về môi trường cơ chất nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris):

Thành phần môi trường cơ chất đóng vai

trò rất quan trọng, vì môi trường cơ chất là nguồn dinh dưỡng chủ yếu để nấm hấp thu và phát triển. Tùy từng loài nấm khác nhau sẽ có nhu cầu bổ sung nguồn C/N trong môi trường khác nhau để giúp quá trình hình thành hệ sợi nấm phát triển, hệ sợi nấm phát triển tốt thì sẽ giúp khả năng cho ra quả thể tốt; đồng thời môi trường cơ chất nuôi cấy cũng có tác động đến sự sinh tổng hợp và hình thành các hoạt chất sinh học đặc trưng của nấm Đông trùng hạ thảo như: Cordycepin, Adenosine...

Các kết quả thử nghiệm môi trường cơ chất nuôi trồng Đông trùng hạ thảo cho thấy, thành phần môi trường cơ chất nuôi trồng, gồm: 40% gạo lức, 40% bắp, 10% nhộng tằm tươi, 9,9% nước dừa, 1g/l pepton, 1g/l cao nấm men, 2g/l KH2PO4, 1g/l MgSO4.7H2O là phù hợp cho sự phát triển hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo.

Sau khi phối trộn các thành phần môi trường trên, tiến hành hấp khử trùng môi trường ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1,2 atm trong thời gian 01 giờ đồng hồ. Sau khi hấp khử

trùng xong để nguội tự nhiên, bắt đầu cấy giống trong tủ cấy vô trùng và tiến hành chăm sóc qua hai giai đoạn: ươm tơ và chăm sóc quả thể.

Trong giai đoạn chăm sóc quả thể, hàng ngày vào buổi tối và sáng sớm nên mở cửa phòng nuôi trồng trong khoảng 30 phút để tạo sự thoáng khí. Trong quá trình nuôi trồng chăm sóc quả thể cần thường xuyên kiểm tra theo dõi hàng ngày để loại bỏ các bình mốc, nhiễm khuẩn. Thời gian hình thành và phát triển quả thể khoảng 6 - 8 tuần, khi trên ngọn quả thể nấm chuyển từ hình dạng nhọn sang dạng hình chùy là quả thể đã già và có thể thu hoạch, không nên thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Sau khi thu hoạch, có thể sử dụng Đông trùng hạ thảo ở dạng tươi hoặc dạng khô, nếu sấy khô tốt nhất nên sấy Đông trùng hạ thảo bằng phương pháp sấy thăng hoa ở nhiệt độ -370C, áp suất 0,37 mmHg để đảm bảo màu sắc và chất lượng sản phẩm./.

X.P

Page 47: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

47SINH HOẠT NHÂN DÂN

Ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo

hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm đến 29 năm 06 tháng.Mức điều chỉnh sẽ được tính bằng mức lương hưu theo quy định của Luật Bảo

hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu.

Cụ thể:- Nếu nghỉ hưu năm 2018, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 12,3%; thấp nhất là

1,08%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.- Nếu nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là

0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH….Nghị định này có hiệu lực từ ngày 24/12/20180./.

Ánh Hồng (Tổng hợp).

Ngày 25/10/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT sửa đổi một số Thông tư liên tịch về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Cụ thể, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập ngoài việc được xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 02 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) như quy định trước đây tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, còn có thể được xếp vào các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các ký tự đầu của mã số hạng là V.07).

Riêng đối tượng giáo viên thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ Tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành… thì không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/12/2018./.Khánh Ly (Tổng hợp).

Nghị định điều chỉnh lương hưu cho người lao động nữNghị định điều chỉnh lương hưu cho người lao động nữ

Quy định mới về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trường công lập Quy định mới về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trường công lập

Chính sách Chính sách -- Pháp luật Pháp luật

Page 48: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/2.11.pdf · LÊ PHAN L ƯƠNG Ủy viên Th ... Trần Lực, Người đã viết bài:

48 SINH HOẠT NHÂN DÂN

ĐỂ ChÓ, MÈO TẤN CÔNG NGƯỜI KHÁC, CHỦ NUÔI PHẢI BỒI THƯỜNG ĐỂ ChÓ, MÈO TẤN CÔNG NGƯỜI KHÁC, CHỦ NUÔI PHẢI BỒI THƯỜNG

Luật chăn nuôi 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 19/11/2018, quy định: Chủ nuôi chó, mèo phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp chó, mèo mình nuôi

tấn công, gây thiệt hại.Ngoài ra, chủ nuôi chó, mèo cũng cần lưu ý một số quy định khác như:- Phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật

về thú y;- Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban

nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;

- Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.

Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020./.Phương Thư (Tổng hợp).

Theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09/11/2018 của Quốc hội thì từ ngày 01/7/2019, mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc với người lao động (NLĐ) đồng loạt tăng để phù hợp với mức lương cơ

sở mới. Cụ thể:- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng

447.000 đồng (mức hiện hành là 417.000 đồng).- Lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2.980.000 đồng (mức hiện hành là 2.780.000 đồng);

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2.980.000 đồng (mức hiện hành là 2.780.000 đồng) cho mỗi con.

- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày bằng:

+ 372.500 đồng (mức hiện hành là 347.500 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

+ 596.000 đồng (mức hiện hành là 556.000 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung./.

Đức Phát (Tổng hợp).

NĂM 2019, ĐỒNG LOẠT TĂNG MỨC NĂM 2019, ĐỒNG LOẠT TĂNG MỨC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BHXH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNGHƯỞNG CHẾ ĐỘ BHXH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG