trong sỐ nÀy -...

48
Thông tin - Thời sự l Thực hiện “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại đoàn kết toàn dân tộc. l Cách mạng tháng Tám 1945 - Những dấu mốc lịch sử. Tin tức nổi bật trong tỉnh, trong nước và Quốc tế l Tăng cường trao đổi, hợp tác giữa Quốc hội hai nước Việt Nam - Australia. l Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thăm và làm việc tại Gia Lai. l Những tín hiệu từ cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2018. Ý Đảng - Lòng dân l Báo ảnh Gia Lai: Tiếng nói của đồng bào Jrai - Bahnar. l Tuổi trẻ Gia Lai ý thức bảo tồn văn hóa cồng chiêng dân tộc. Đời sống - Văn hóa l Kết quả kỳ thi THPT Quốc gia tại Gia Lai năm 2018. l Vang mãi bài ca giữ nước thời bình. l Kiên trì vận động loại bỏ nạn tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số. l Giải pháp phòng, chống đuối nước mùa hè cho trẻ em. l Công an huyện Mang Yang tăng cường công tác vận động quần chúng góp phần đấu tranh xóa bỏ tà đạo “Hà mòn” trên địa bàn huyện. l “Chia của” cho người chết như thế nào để gánh nặng không oằn vai người sống. Mô hình - Kinh nghiệm l Điểm sáng về xây dựng mô hình trường bán trú đặc thù của huyện Phú Thiện. l Tiếng kẻng an ninh giữ bình yên thôn xóm. l Đại úy Nguyễn Văn Đăng điển hình làm theo lời Bác. l Xu hướng phát triển cây ăn quả ở Gia Lai. Chính sách - Pháp luật Ảnh bìa 1: Toàn cảnh Lễ diễu binh, diễu hành cấp Quốc gia tại Quảng trường Ba Đình ngày 02/9/2015. Ảnh: QH * In 3.200 cuốn khổ 19 x 27 cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giấy phép xuất bản số: 05/GP-XBBT - do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 20/4/2018 * In xong và nộp lưu chiểu tháng 7/2018. Trình bày: THANH LÂM Chịu trách nhiệm xuất bản LÊ PHAN LƯƠNG Ủy viên Thường vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ban Biên tập TRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG NGUYỄN QUANG CƯỜNG HOÀNG THANH HƯƠNG Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, Gia Lai ĐT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] 2 5 8 10 12 13 16 19 21 23 25 28 31 34 37 41 43 45 47 Trang TRONG SỐ NÀY

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

Thông tin - Thời sựl Thực hiện “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại đoàn kết toàn dân tộc.l Cách mạng tháng Tám 1945 - Những dấu mốc lịch sử.

Tin tức nổi bật trong tỉnh, trong nước và Quốc tế l Tăng cường trao đổi, hợp tác giữa Quốc hội hai nước Việt Nam - Australia.l Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thăm và làm việc tại Gia Lai.l Những tín hiệu từ cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2018.

Ý Đảng - Lòng dânl Báo ảnh Gia Lai: Tiếng nói của đồng bào Jrai - Bahnar.l Tuổi trẻ Gia Lai ý thức bảo tồn văn hóa cồng chiêng dân tộc.

Đời sống - Văn hóal Kết quả kỳ thi THPT Quốc gia tại Gia Lai năm 2018.l Vang mãi bài ca giữ nước thời bình.l Kiên trì vận động loại bỏ nạn tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số.l Giải pháp phòng, chống đuối nước mùa hè cho trẻ em.l Công an huyện Mang Yang tăng cường công tác vận động quần chúng góp phần đấu tranh xóa bỏ tà đạo “Hà mòn” trên địa bàn huyện.l “Chia của” cho người chết như thế nào để gánh nặng không oằn vai người sống.

Mô hình - Kinh nghiệml Điểm sáng về xây dựng mô hình trường bán trú đặc thù của huyện Phú Thiện.l Tiếng kẻng an ninh giữ bình yên thôn xóm.l Đại úy Nguyễn Văn Đăng điển hình làm theo lời Bác.l Xu hướng phát triển cây ăn quả ở Gia Lai.

Chính sách - Pháp luật

Ảnh bìa 1: Toàn cảnh Lễ diễu binh, diễu hành cấp Quốc gia tại Quảng trường Ba Đình ngày 02/9/2015. Ảnh: QH

* In 3.200 cuốn khổ 19 x 27 cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai.* Giấy phép xuất bản số:05/GP-XBBT - do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 20/4/2018* In xong và nộp lưu chiểu tháng 7/2018.

Trình bày: THANH LÂM

Chịu trách nhiệm xuất bảnLÊ PHAN LƯƠNG

Ủy viên Thường vụTrưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Ban Biên tậpTRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG

NGUYỄN QUANG CƯỜNGHOÀNG THANH HƯƠNG

Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng,TP. Pleiku, Gia LaiĐT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

2

5

8

10

12

13

1619

2123

25

28

31

34

37

41434547

Trang

TRONG SỐ NÀY

Page 2: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

2 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin -Thời sự

Già làng, trưởng thôn tiêu biểu tỉnh Gia Lai chụp ảnh lưu niệm tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: Đức Thụy.

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, cũng như đa số

người Việt Nam, Bác viết Di chúc để dặn dò các thế hệ đi sau. Điều mong muốn cuối cùng của Bác là “toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết…”. Từ năm 1965, Bác đã viết “Di chúc”. Bản Di chúc năm 1969, là bản “Di chúc” cuối cùng Bác để lại cho chúng ta, điều tâm huyết nhất cũng là “đoàn kết”: “Đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng

Thực hiện “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minhvà Đại đoàn kết dân tộc

HUỲNH VĂN KÍNH Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Gia Lai - Kon Tum

và dân tộc ta. Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Bản “Di chúc” khoảng 1.000 từ với bao nhiêu lời căn dặn của Bác trên mọi lĩnh vực đối với mọi tầng lớp nhân dân mà Bác đã 8 lần nhắc đến hai từ “đoàn kết”.

Trước hết, Bác căn dặn phải đoàn kết trong Đảng. Người coi đoàn kết trong Đảng là cơ sở,

là hạt nhân cốt lõi của đoàn kết nhân dân, dân tộc và quốc tế, là nguồn cội của mọi thắng lợi to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Khi nói về đoàn kết trong Đảng, trong “Di chúc” Người đã 5 lần nhắc đến cụm từ "đoàn kết". Bác dặn điểm đầu tiên là “từ trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Người chỉ rõ vai trò của đoàn kết đối với Đảng rằng: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".

Cùng với việc nhấn

Page 3: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

3SINH HOẠT NHÂN DÂN

thành, tận tụy của nhân dân”. Hiện nay, trước những tác động mặt trái của xã hội, nhiều cán bộ suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng… làm giảm lòng tin của nhân dân, gây khó khăn cho công tác tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bác luôn nhắc nhở chúng ta phải chống bằng được giặc nội xâm, như Bác nói, đó là chủ nghĩa cá nhân. Suốt đời, Bác bận tâm việc phải chống bằng được giặc nội xâm, quét sạch bằng được chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Theo Bác, thực hành dân chủ càng triệt để bao nhiêu càng có sức mạnh chống tham nhũng bấy nhiêu. Tức là phải dựa vào ý chí, sức mạnh của dân để chống tham nhũng. Phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng thì mới có thể bảo vệ được lợi ích chung của dân tộc và bảo vệ được lợi ích của người dân. Bác còn nói phải dựa vào dân để xây dựng Đảng. Bây giờ Đảng phải dựa vào sức dân để dân có khả năng kiểm soát quyền lực, vì

quyền lực là của dân, do dân ủy quyền. Phải đem quyền lực mà dân ủy quyền đó để phục vụ cho lợi ích chính đáng của nhân dân.

Cùng với đoàn kết và thực hành đoàn kết, Bác còn căn dặn chúng ta phải thực hành rộng rãi dân chủ trong Đảng để thúc đẩy dân chủ trong xã hội phát triển, để thực hiện cho được quyền làm chủ của người dân. Đảng ta cũng khẳng định mục tiêu: “Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh”. Trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thì tư tưởng đoàn kết gắn liền với dân chủ cần phải được phát huy, nhằm tạo ra sức mạnh đồng thuận để phát triển.

Cách mạng nước ta đã bước sang giai đoạn mới có sự khác biệt về chất so với thời kỳ đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ xây dựng đất nước, thậm chí cũng đã khác rất nhiều so với thời kỳ những năm sau đổi mới. Hơn bao giờ hết tinh thần đại đoàn kết

mạnh sự đoàn kết trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Để thực hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên đồng bào các dân tộc phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, xóa bỏ những bất đồng, mặc cảm, tôn trọng và có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Đoàn kết trên nguyên lý phải có sự đồng nhất giữa Đảng với nhân dân theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong “Di chúc”, Người dặn dò muốn đoàn kết dân tộc, Đảng ta phải chăm lo được cho dân, phải tạo được niềm tin vững chắc trong lòng dân.

Thực hiện lời di huấn của Bác, từ năm 1969 đến nay, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đem hết tinh thần và nghị lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đi đến thắng lợi vang dội. Chúng ta đã thực hiện việc “chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, làm cho Đảng thực sự là một Đảng chân chính, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung

Page 4: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

4 SINH HOẠT NHÂN DÂN

toàn dân tộc phải được phát huy mạnh mẽ nhằm xây dựng đất nước trong bối cảnh mới.

Để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo Di chúc của Bác, thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt tư tưởng, quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương "Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"; "Về công tác Dân tộc"; "Về công tác tôn giáo" đến mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân thông qua các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đồng thời luôn

luôn lắng nghe ý kiến, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để phản ảnh, kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền, bảo đảm thực hiện tốt vai trò đại diện của mình trước nhân dân.

Tiếp tục phát huy tốt vai trò của các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước, công tác từ thiện xã hội; đoàn kết các dân tộc.

Thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020.

Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức đan xen nhau, thường xuyên tác động đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khi công cuộc đổi mới đang

đi vào chiều sâu những hiện tượng tiêu cực từ bên trong và độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đang bị các thế lực bên ngoài xâm phạm, thì làm theo “Di chúc” của Bác về đại đoàn kết toàn dân tộc và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác vào lúc này càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Tiếp nối tinh thần và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm giải quyết các vấn đề về dân tộc và tôn giáo bằng những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền xuôi với miền núi, bình đẳng và đoàn kết các dân tộc.

Để xứng đáng với tình cảm của Bác Hồ kính yêu, đồng bào các dân tộc Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung, nguyện một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, không ngừng nâng cao cảnh giác, phòng chống âm mưu phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh./.

H.V.K

Page 5: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

5SINH HOẠT NHÂN DÂN

Cách mạng tháng Tám 1945Những dấu mốc lịch sử

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, tình hình quốc

tế có nhiều chuyển biến mau lẹ. Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên; trong hai ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, buộc Nhật thông báo chấp nhận đầu hàng phe Đồng minh ngày 11/8/1945…, tạo khí thế phong trào cách mạng trong nước phát triển rộng khắp, tình thế của một cuộc khởi nghĩa đã đến lúc chín muồi.

Trước tình hình đó, ngày 12/8, Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu G.F1

phát Mệnh lệnh Khởi nghĩa; đêm 13/8, Ủy ban khởi nghĩa đã ban bố lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước với bản “Quân lệnh số 1”.

Trong hai ngày 14 và 15/8/19450, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng

nhóm họp tại Tân Trào có sự tham dự của đại biểu các Đảng bộ trên cả ba miền, cùng đại biểu của Lào và kiều bào ở nước ngoài. Nội dung Hội nghị đã đề cập đến tình hình thế giới, tình hình Đông dương, đề ra chủ trương của ta cũng như những

TUYỀN LÊ

1 G.F: Giải phóng2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t.7, tr. 425.

Toàn cảnh lễ đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn. Ảnh Tư liệu.

Page 6: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

6 SINH HOẠT NHÂN DÂN

vấn đề khác như: tuyên truyền cổ động, quân sự, kinh tế, giao thông, các đảng phái, vấn đề cán bộ, vấn đề tổ chức Đảng; đồng thời, đề ra chủ trương, nhất trí giành sự chủ động cho mỗi địa phương, tùy vào điều kiện cụ thể để tiến hành phát động quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền theo phương châm: “Đánh chiếm những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê. Thành lập những ủy ban nhân dân ở những nơi ta làm chủ”2.

Ngày 16/8/1945, tại Đình Kim Long (Tân Trào), Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập. Đại hội nhất trí chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi toàn quốc của Đảng và ban bố 10 chính sách lớn của Việt Minh; Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trần Huy liệu-Phó Chủ tịch và 13 ủy viên khác; quyết định định Quốc Kỳ, Quốc ca...

14 giờ ngày 16/8/1945, đúng lúc khai mạc Quốc

dân Đại hội, Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa chỉ huy từ Tân Trào tiến xuống giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng Tháng Tám.

Ngày 17/8/1945, cùng với cuộc khởi nghĩa ở Hà Tĩnh, Quảng Nam, Mỹ Tho, lực lượng cách mạng tiến hành khởi nghĩa ở Bắc Giang, Hải Dương giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.

Tại Hà Nội, ngày 16/8, Tỉnh hội Công chức (do chính quyền thân Nhật dựng lên) thông báo về việc tổ chức cuộc mít tinh quần chúng vào chiều ngày 17/8 ở trước Nhà hát lớn để bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ Trần Trọng Kim. Biết được tin này, Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội quyết định chuẩn bị cướp lấy diễn đàn cuộc mít tinh này để huy động quần chúng nhân dân: “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập”, “Đả đảo bù nhìn”!. Kết quả, phần lớn lực lượng đã nhanh chóng ngả theo cách mạng.

Sáng ngày 19/8, dưới sự lãnh đạo của Việt

Minh, hàng vạn người ở nội thành cũng như các vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Đông, Bắc Ninh mang theo gậy dao, súng, mã tấu… tiến về Quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức.

Cuộc mít tinh bắt đầu lúc 11 giờ trưa với sự tham gia của khoảng 200.000 người. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến quân ca vang lên, đại biểu Uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh.

Cuộc mít tinh phát triển nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng biểu tình chia thành nhiều đoàn, có các đơn vị tự vệ chiến đấu, tiến về các ngả đường, chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn: Phủ Khâm sai, Toà Thị chính, Sở cảnh sát, Trại bảo an binh…

Trước khí thế sục sôi của quần chúng khởi nghĩa, Nhật dù có hơn một vạn quân cũng không thể làm gì được. Binh lính và cảnh sát ngụy cũng bất lực và cuối cùng ngả theo cách

Page 7: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

7SINH HOẠT NHÂN DÂN

mạng. Chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.

Ngày 20/8/1945, tại Bắc Bộ phủ, trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân, Ủy ban nhân dân cách mạng Bắc Bộ được thành lập.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã có tiếng vang nhanh trong cả nước, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ các tỉnh và các thành phố khác, làm tăng thêm cuộc khủng hoảng trong hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền lan rộng trên phạm vi cả nước:

- Miền Bắc: các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương (ngày 18/8); Thái Bình, Phúc Yên (ngày 19/8); Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An (ngày 22/8); Hải Phòng, Hà Đông, Hòa Bình (23/8); Hà Nam, Quảng Yên (24/8); Lạng Sơn, Phú Thọ (25/8)…

- Miền Trung: các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam (18/8); Khánh Hòa (19/8); Thanh Hóa (20/8); Nghệ An, Ninh Thuận (21/8); Quảng Ngãi (23/8); Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị (23/8).

- Các tỉnh Nam kỳ và Tây Nguyên: Ngày 23/8, các tỉnh lỵ Gia Lai, Bình Thuận, Lâm Viên, Tân An, Bạc Liêu đã tiến hành khởi nghĩa và giành chính quyền; Đắk Lắk, Bình Thuận và Gò Công, Mỹ Tho (24/8); Gia Định, Chợ Lớn, Long Xuyên, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bà Rịa, Trà Vinh, Thủ Dầu Một, Bến Tre, Tây Ninh, Sa Đéc… (25/8); Châu Đốc, Biên Hòa, Cần Thơ (26/8); Rạch Giá (27/8); Đồng Nai Thượng, Hà Tiên (28/8)...

Như vậy, chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945), quyền thống trị, áp bức của bọn đế quốc Pháp, phát xít Nhật được xây dựng suốt gần một trăm năm và chế độ quân chủ chuyên chế phản tiến bộ tồn tại hàng nghìn năm đã bị nhân dân ta lật đổ hoàn toàn. Lần đầu tiên, chính quyền cả nước thực sự thuộc về nhân dân.

Chiều 30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế), Bảo Đại - ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, đọc lời thoái vị và trao ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ. Về

phía Việt Minh, ông Trần Huy Liệu đọc diễn văn tuyên bố xoá bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền phong kiến ở Việt Nam.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh khổng lồ của gần 1 triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

Bản Tuyên ngôn khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”, cho nên “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với bản Tuyên ngôn Độc lập và sự kiện diễn ra ngày 2/9/1945 trên Quảng trường Ba Đình, Cách mạng tháng Tám chính thức kết thúc, khép lại trang sử cũ và mở ra một trang sử mới của đất nước Việt Nam./.

T.L

Page 8: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

8 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Tin tức nổi bật trong tỉnh, trong nước và Quốc tế

TĂNG CƯỜNG TRAO ĐỔI, HỢP TÁC GIỮA

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội

Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn đại biểu cấp cao Hạ viện Australia do ngài Tony Smith, Chủ tịch Hạ viện dẫn đầu bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 25/7.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, tại buổi tọa đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với Chủ tịch Hạ viện Australia hai bên đều khẳng định, quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng tin cậy, gần gũi. Đặc biệt là việc duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao nhằm củng cố sự gắn kết, tin cậy chính trị và phát triển hợp tác toàn diện và tin

tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, ghi dấu ấn quan trọng góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đồng thời, mong muốn, trong thời gian tới, hai bên sẽ thúc đẩy việc kết nối giữa Quốc hội và Chính phủ hai nước qua các chuyến thăm cấp cao.

Về kinh tế - thương mại - đầu tư, Australia hiện là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch thương mại tăng trên 7% mỗi năm, đạt gần 6,5 tỉ USD năm 2017 và 6 tháng năm nay đã đạt 3,62 tỉ

USD. Hiện Australia có 416 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 1,8 tỉ USD, đứng thứ 20/126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao việc Australia tiếp tục tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Chủ tịch Hạ Viện Tony Smith nhấn mạnh hiện Australia có nhiều doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp và mong muốn đẩy mạnh mục tiêu này trong tương lai; bày tỏ được tìm hiểu về ngành nông nghiệp của Việt Nam. Phía Việt Nam ủng hộ việc doanh nghiệp Australia tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu

Quốc hội hai nước Việt Nam - Australia

Page 9: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

9SINH HOẠT NHÂN DÂN

cầu cao như năng lượng, hạ tầng, viễn thông, tài chính - ngân hàng, khai khoáng, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, du lịch...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao Australia tiếp tục dành ưu tiên về viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam. Đặc biệt, cầu Cao Lãnh được khánh thành vào ngày 27/5 vừa qua là minh chứng về sự hỗ trợ hiệu quả của Australia cho phát triển kinh tế - xã hội của các

địa phương ĐBSCL; đồng thời, đề nghị trong thời gian tới Australia tiếp tục hỗ trợ trong các lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu như hạ tầng cơ sở, phát triển nông nghiệp - nông thôn, xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, hai Chủ tịch đều nhất trí cho rằng quan hệ hai nước ngày càng đi vào thực chất, tin cậy và ổn định, nhất là

về phối hợp tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, đào tạo tiếng Anh...

Về tình hình Biển Đông, hai Chủ tịch đều ủng hộ và nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế./.

Trần Đức (Tổng hợp).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Australia Tony Smith. Ảnh: Trọng Đức.

Page 10: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

10 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Trong 2 ngày 21 - 22/7, đồng chí Trần Quốc

Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việc tại tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh.

Sau khi nghe đồng chí Dương Văn Trang - Ủy

viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh báo cáo kết quả hai năm rưỡi thực hiện hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh, đồng chí Trần Quốc Vượng đánh giá cao tinh thần đoàn kết trong tập thể lãnh đạo tỉnh, từ đó phát huy sức mạnh trong toàn Đảng bộ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ

trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

Đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ đạt được nhiều kết quả tích cực, có sự chuyển biến. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp ủy đảng của tỉnh đã phát triển được gần 7.000 đảng viên, không còn thôn, buôn "trắng"

thăm và làm việc tại Gia Lai

Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thưlàm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, ngày 22/7/2018. Ảnh: Đức Thụy.

Đồng chí Trần Quốc VượngỦy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư

Page 11: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

11SINH HOẠT NHÂN DÂN

đảng viên. An sinh xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm với việc hoàn thành xóa nhà hư hỏng, dột nát cho các hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Đồng thời, biểu dương tỉnh có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, trong đó tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2018 tăng khá, bình quân đạt 7,7% năm. Nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai tốt các Nghị quyết của Đảng, trong đó, đảng viên phải là nhân tố nòng cốt, gương mẫu đi đầu để người dân tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng tỉnh Gia Lai giàu mạnh về kinh tế, bảo đảm về quốc phòng an ninh; tiếp tục kiên trì, bám sát thời cơ hướng đến phát triển kinh tế toàn diện trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đặc biệt, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao,

xây dựng cánh đồng lớn; tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Tỉnh cần đặc biệt chú ý bảo vệ môi trường, quyết liệt trồng rừng, nâng cao hơn nữa độ che phủ rừng; quan tâm giải quyết đất sản xuất, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tránh tình trạng phân hóa giàu nghèo quá xa gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Về kiến nghị của tỉnh trong việc thiếu biên chế giáo viên so với định mức, đồng chí Trần Quốc Vượng ghi nhận và sẽ trao đổi với các ban, ngành Trung ương tìm giải pháp

gỡ khó cho Gia Lai. Trước đó, đồng chí

Trần Quốc Vượng cùng đoàn công tác đã làm việc với huyện Chư Pưh và thành phố Pleiku. Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, đồng chí Trần Quốc Vượng đã đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku; tặng 10 căn nhà tình nghĩa và quà cho các gia đình chính sách; tặng 100 suất học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó và 500 triệu đồng cho Quỹ bảo trợ xã hội của tỉnh Gia Lai./.

Thanh Lâm(Tổng hợp).

Đồng chí Trần Quốc Vượng-Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tặng 10 nhà tình nghĩa cho người có công. Ảnh: Đức Thụy.

Page 12: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

12 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Những tín hiệu

Tổng thống Mỹ Donald Trumpvà Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ngày 16/7/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp

gỡ Tổng thống Vladimir Putin tại thủ đô Helsinki (Phần Lan). Đây là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo và là cơ hội để hai bên giảm bớt căng thẳng, góp phần cải thiện quan hệ song phương. Tuy Thượng đỉnh Trump-Putin không ra Thông Cáo Chung mà chỉ có cuộc họp báo chung. Tại cuộc họp báo chung, hai nguyên thủ quốc gia Mỹ - Nga đều tuyên bố lạc quan về quan hệ sẽ được cải thiện ngày một tốt đẹp, có lợi trong quan hệ song phương cũng như quan hệ đa phương toàn cầu trong tương lai.

Tín hiệu tích cực những khó tạo được sự đột phá

Tại cuộc gặp, Tổng thống hai nước đã đề cập hàng loạt các vấn đề quan trọng như về chống khủng bố, vấn đề Syria, hợp tác kinh tế, vụ cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016..., đưa ra những tín hiệu tích cực đầu tiên

về hy vọng cải thiện quan hệ song phương. Song, kết quả cuộc gặp vẫn mang tính biểu tượng, mới chỉ có những cam kết chung chung và không tạo được sự đột phá vì những mâu thuẫn khó giải quyết giữa Nga và Mỹ.

Gây chia rẽ nội bộ Mỹ và tăng rạn nứt với các đồng minh ở Châu Âu

Cuộc gặp lần này có thể làm tăng nguy cơ khủng hoảng chính trị nội bộ Mỹ. Sau khi thượng đỉnh kết thúc, hàng loạt nghị sỹ Mỹ cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa và nhiều chính trị gia đã tổ chức họp báo, lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống D. Trump; phê phán ông đã yếu mềm và hèn nhát. Cộng đồng tình báo Mỹ tỏ ra bất bình khi ông D. Trump lên tiếng bênh vực Nga trước những cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 và ra thông báo đáp trả tuyên bố của D. Trump cũng như các nỗ lực phá hoại nền dân chủ nước này.

Trước khi cuộc gặp Nga - Mỹ diễn ra, các

nước thành viên NATO tỏ ra nghi ngờ về sự không chắc chắn trong thái độ và sự gắn bó của Tổng thống Mỹ D. Trump với châu Âu, lo ngại Mỹ sẽ có xu hướng nghiêng về quan hệ với Nga bởi quan hệ Mỹ với các đồng minh đang xuất hiện những rạn nứt và bất đồng trong một số khía cạnh sau.

Về quan điểm, Tổng thống Mỹ Trump chỉ coi NATO là một lực lượng cần thiết khi nó có lợi cho Mỹ. Trong khi đó, nhiều đồng minh của Mỹ ở Châu Âu đang nghi ngờ Trump quay lưng với các giá trị cốt lõi của EU.

Về kinh tế, trong những tháng qua, ông Trump liên tục chỉ trích EU về vấn đề thương mại, cho rằng, chính sách của EU đã gây khó khăn cho nhà sản xuất Mỹ; gộp chung EU với Trung Quốc và Nga là những đối thủ kinh tế của Mỹ.

Về vấn đề đảm bảo an ninh châu Âu, Tổng thống Trump giảm dần chi tiêu ngân sách cho các nước đồng minh (hiện Mỹ đang phải gánh đến 70% chi tiêu quân sự tại NATO, tức khoảng 706 tỷ USD), đồng thời yêu cầu các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng ở mức 2% khiến các nước Châu Âu lo ngại./.

Đức Phát (Tổng hợp).

từ cuộc gặp Thượng đỉnh giữa

Page 13: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

13SINH HOẠT NHÂN DÂN

nước đạt 2.251 tỷ đồng, bằng 53,6% Nghị quyết, tăng 3,25% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đều tăng so với cùng kỳ; các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ kịp thời; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục được cải thiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 của tỉnh xếp thứ 43 toàn quốc với 60,91 điểm; đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên (Đăk Lăk xếp thứ 31, Lâm Đồng xếp thứ 22) tăng 03 bậc so với năm 2016.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Tỉnh đã chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018.

2.200 ha mía; 02 dự án lập 02 cánh đồng lớn với 199,3 ha cà phê; 02 dự án lập 02 cánh đồng lớn với 192 ha lúa; tổng kinh phí dự kiến là 761,36 tỷ đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 cho 19 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lên 49 xã. Hiện nay có 51 xã đạt 19 tiêu chí; 02 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 29 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 102 xã đạt từ 05 - 09 tiêu chí. Thành phố Pleiku đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Thu ngân sách nhà

* Kết quả 6 tháng đầu năm 2018

Sáu tháng đầu năm 2018, kinh tế - xã hội có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,39%. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,48%, công nghiệp - xây dựng tăng 8%, dịch vụ tăng 8,58%, thuế sản phẩm tăng 9,78%. Việc tái canh cây cà phê, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất... được quan tâm chỉ đạo. Năm 2018 toàn tỉnh dự kiến xây dựng 33 cánh đồng lớn, với diện tích 2.936 ha. Đến nay có 06 tổ chức (03 doanh nghiệp và 03 hợp tác) liên kết với nông dân để lập 08 dự án xây dựng cánh đồng lớn, tổng quy mô 2.591 ha/23 cánh đồng lớn. Có 05 dự án lập 18 cánh đồng lớn với

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

Page 14: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

14 SINH HOẠT NHÂN DÂN

tỉnh diễn ra tương đối ổn định, các đạo lạ xuất hiện trên địa bàn được lực lượng chức năng chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tình trạng dựng tượng trái phép, cơi nới, xây dựng cơ sở thờ tự, chuyển nhượng đất đai chưa được giải quyết dứt điểm; hoạt động tán phát tài liệu, tuyên truyền Pháp luân công xảy ra ở nhiều địa bàn. Lực lượng chức năng phát hiện 13 đối tượng ở 06 huyện, thị xã, thành phố tin, tham gia Hội thánh “Đức Chúa trời” và 04 đối tượng từ nơi khác đến tạm trú tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia; Ban Thường vụ Tỉnh ủy kịp thời ban hành Công văn số 1697-CV/TU, ngày 10 tháng 5 năm 2018 chỉ đạo một số nội dung liên quan đến hoạt động của Hội thánh “Đức Chúa trời” để ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của Hội thánh “Đức Chúa trời” vào địa bàn tỉnh.

Tình hình an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Tình trạng cho mua nợ hàng

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 tại tỉnh có 12.825 thí sinh đăng ký (trong đó: Có 12.151 học sinh trung học phổ thông, 674 học viên giáo dục thường xuyên, 1.182 thí sinh tự do), được tổ chức tại 37 điểm thi.

Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo; ngành y tế thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; công tác xã hội hóa y tế được quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 3.870 giường bệnh (tuyến tỉnh 1.630 giường, tuyến huyện 1.200 giường, tuyến xã 1.040 giường), đạt tỷ lệ 24,56 giường bệnh/vạn dân; có 4.483 cán bộ y tế (trong đó có 887 bác sỹ, 328 dược sĩ), 2.082 nhân viên y tế thôn bản; đạt tỷ lệ 7,69 bác sĩ/vạn dân; 87,4% số xã có bác sỹ; 100% số xã có nữ hộ sinh. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 73%. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, nhất là

trong đồng bào dân tộc thiểu số. Giải quyết việc làm cho 12.800 lao động, đạt 51,2% Nghị quyết, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và người lao động.

An ninh chính trị trên địa bàn tỉnh cơ bản được giữ vững ổn định. Công tác đấu tranh, xóa bỏ hoạt động tà đạo “Hà Mòn” đạt kết quả nhất định. Lực lượng chức năng triển khai 02 đợt, bắt được 16 đối tượng tham gia tà đạo “Hà Mòn”, nuôi giấu, tiếp tế, trong đó có 02 đối tượng cầm đầu lẩn trốn vào rừng hoạt động từ năm 2012, hiện còn 08 đối tượng lẩn trốn ngoài rừng hoạt động (Mang Yang 07, Đak Pơ 01). Hoạt động trốn, vượt biên sang Thái Lan, Campuchia có biểu hiện tăng trở lại (Phát hiện 27 người dân tộc thiểu số ở 11 làng, 10 xã, 07 huyện, thị xã (Chư Sê, Chư Pưh, Ia Grai, Phú Thiện, Ayun Pa, Đức Cơ, Krông Pa) trốn sang Thái Lan). Hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn

Page 15: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

15SINH HOẠT NHÂN DÂN

hóa, vay tiền lãi suất cao (tín dụng đen) ngoài hệ thống ngân hàng có dấu hiệu phát triển mạnh gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Qua rà soát, thống kê sơ bộ, hiện có 509 đầu mối cho vay tiền, mua nợ hàng hóa với lãi suất 2 - 5%/tháng (Ia Pa 52, Chư Prông 59, Phú Thiện 118, Kbang 07, Ayun Pa 37, Đak Pơ 03, Đak Đoa 33, Chư Sê 30, Chư Pưh 22, Krông Pa 90, Pleiku 45, Chư Păh 13); có hơn 9.292 người dân tộc thiểu số ở 09 huyện, thị xã, thành phố vay tiền để phục vụ sản xuất, làm nhà, cưới hỏi, chữa bệnh...

*Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018

Tập trung các nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn; triển khai kế hoạch tái canh cây cà

phê; ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh; thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, tập trung chỉ đạo giảm nghèo theo chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu và hộ nghèo là người có công với cách mạng. Đẩy mạnh thực hiện công tác tư vấn, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động.

Các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai

thực hiện nghiêm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, bảo đảm an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định tình hình trong mọi tình huống. Tổ chức diễn tập phòng thủ cấp huyện năm 2018 đảm bảo yêu cầu đề ra. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn; bảo vệ an ninh biên giới, chủ động công tác phòng ngừa, đấu tranh các hoạt động xâm nhập, móc nối, vượt biên, bảo vệ tốt các cột mốc, góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Triển khai các biện pháp đấu tranh, xử lý hoạt động nhen nhóm phục hồi FULRO, “Tin lành Đê Ga”, các tà đạo; phòng, chống vượt biên; chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời các vụ việc an ninh nông thôn, tranh chấp, lấn chiếm đất đai, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh đấu tranh trấn áp tội phạm; đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn./.

Khánh Ly (Tổng hợpnguồn VPTU).

Page 16: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

16 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Ý Đảng - Lòng dân

Mang thông tin đến với bà con dân tộc thiểu số bằng chính tiếng mẹ đẻ là nhiệm vụ luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Gần 18 năm qua, Báo Ảnh Gia Lai đã thực hiện và làm tốt vai trò đó.

Gia Lai có 17 huyện, thị, thành phố với

nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó người dân tộc Jrai, Bahnar chiếm hơn 45%, trong đó người

Jrai chiếm 30,3% khoảng 395.000 người. Bahnar chiếm khoảng 12,4% khoảng 160.000 người. còn lại là các dân tộc ít người khác chiếm 2% khoảng 28.000 người.

Nhiều xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại không thuận tiện, số lượng người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa biết tiếng phổ thông chưa nhiều, nên việc tiếp nhận thông tin, hưởng thụ văn hóa của đồng bào bị hạn chế. Trước thực tế ấy, đầu năm 2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai chỉ đạo Báo Gia Lai thực hiện thêm nhiệm vụ xuất bản

TIẾNG NÓI CỦA ĐỒNG BÀO JRAI-BAHNARBÍCH NGA

BÁO ẢNH GIA LAIBạn đọc Báo Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy.

Page 17: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

17SINH HOẠT NHÂN DÂN

ấn phẩm Báo ảnh Gia Lai với 3 ngữ Kinh, Bahnar và Jrai để phục vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, ngày 21/6/2001, tờ Báo ảnh Gia Lai số 1 gồm 4 trang, in 4 màu khổ 29 x 41 với 03 ngữ Kinh, Jrai, Bahnar chính thức ra mắt và thu hút ngay sự quan tâm của bạn đọc. Trong giai đoạn đầu (từ tháng 6/2001 đến tháng 3-2003) chỉ xuất bản 2 kỳ/tháng, với số lượng 2.000 tờ/kỳ phát hành miễn phí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Ban biên tập cũng đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ biên dịch viên, cố vấn thẩm định nội dung các ngữ Jrai, Bahnar với những người có uy tín, có trình độ cao nhằm đảm bảo tốt nhất nội dung thông tin đến bạn đọc.

Thời điểm này, bên cạnh việc kịp thời đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức khoa học-kỹ thuật, ánh sáng văn hoá đến với người dân; cổ vũ, động viên, thúc đẩy các phong trào thi đua lao động, sản

xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống, xã hội... thì ấn phẩm còn góp phần giúp đồng bào thay đổi về nhận thức, xóa bỏ những hủ tục, mê tín dị đoan, không du canh du cư, không chặt phá rừng làm rẫy...

Đặc biệt, trong giai đoạn này, sự vào cuộc tuyên truyền phản bác luận điệu xuyên tạc, lợi dụng dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; vận động người dân không nghe theo lời kẻ xấu xúi dục, kích động vượt biên, biểu tình, bạo loạn…của ấn phẩm Báo ảnh Gia Lai đã góp phần nâng cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cho người dân thêm tin yêu Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Ngoài ra, với hình thức in 4 màu, nhiều hình ảnh đẹp nên sau khi đọc, người dân đã lấy dán lên vách nhà sàn để trang trí, chính việc làm này đã giúp cho số người tiếp cận Báo ảnh Gia Lai ngày càng nhiều và hiệu quả tuyên truyền cũng vì vậy mà lan rộng trong cộng đồng…

Nhận thấy hiệu quả

tuyên truyền của ấn phẩm đặc biệt này, ngày 10/3/2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã chỉ đạo tăng 3 kỳ/tháng để thông tin nhanh hơn. Lúc này, vẫn chỉ với 4 trang báo, nhưng nhờ việc cải tiến cách đưa tin, trình bày nên đã đảm bảo thông tin đầy đủ trên mọi lĩnh vực của tỉnh, các phóng sự ảnh phản ánh khá sinh động về cuộc sống sinh hoạt, lao động, sản xuất của đồng bào. Thời điểm này, nhằm thu hút bạn đọc, bộ phận biên tập còn xây dựng các chuyên đề, chuyên mục như: Bạn của nhà nông; Gương người tốt; Bạn với an toàn giao thông; Cùng học tiếng Jrai-Bahnar…

Ngoài ra, để làm tốt ấn phẩm này, Ban Biên tập cũng tổ chức lớp học tiếng dân tộc Bahnar, Jrai cho đội ngũ cán bộ, phóng viên của cơ quan, đồng thời quán triệt các phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên tham gia thực hiện ấn phẩm phải thường xuyên bám sát địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới để “nói cho đồng bào nghe và nghe đồng bào nói” nhằm phản ánh đúng, trúng và sát

Page 18: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

18 SINH HOẠT NHÂN DÂN

với nhu cầu thông tin của đồng bào.

Có thể nói, ở giai đoạn mà thông tin báo chí ít, hệ thống phát thanh truyền hình, internet còn hạn chế trong việc phủ sóng, điều kiện văn hóa xã hội chưa phát triển mạnh thì tờ Báo ảnh Gia Lai đã góp phần không nhỏ trong việc bổ sung thông tin cho bà con ở vùng khó khăn của tỉnh, các đối tượng là cán bộ lãnh đạo xã, thôn, làng; các giáo viên dạy tại những vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống có thêm điều kiện, cơ hội học và trau dồi tiếng dân tộc thông qua Báo, lấy Báo làm tư liệu, làm “dụng cụ” hỗ trợ cho công tác chuyên môn, nâng cao kỹ năng công tác cơ sở của mình... Bên cạnh đó, những bản dịch trên Báo còn tạo ra sự hấp dẫn, hào hứng cho các cháu học sinh bậc tiểu học ở vùng sâu đang trong thời gian học chữ viết Jrai, Bahnar. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi đồng bào Jrai, Bahnar được biết rằng, tiếng nói, chữ viết của mình đang được quan tâm gìn giữ và phát huy, phát triển.

Đến năm 2010, Tỉnh ủy

bổ sung kinh phí để tăng kỳ xuất bản ấn phẩm Báo ảnh Gia Lai mỗi tuần một kỳ, với số lượng phát hành 3.000 tờ/kỳ. Giai đoạn này, vẫn với cách tuyên truyền ngắn gọn, súc tích, nhiều ảnh đẹp nhưng nội dung tuyên truyền được cập nhật nhanh hơn và mở rộng ra các vùng miền Tổ quốc, biên giới, hải đảo, cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tin trong nước và thế giới… Đồng thời những thông tin tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, sản xuất, các điển hình về kinh nghiệm làm ăn được thể hiện cụ thể, chi tiết hơn…đã góp phần quan trọng tạo nên thành công trong sự đổi mới về tập quán sản xuất lâu đời, giúp đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất…

Quan trọng hơn, việc rút ngắn thời gian xuất bản đã giúp cho bạn đọc tiếp cận những thông tin mới hơn, sớm hơn về thời gian, nên những câu chuyện đến với đồng bào đã trở nên gần gũi hơn, nhờ vậy mà ấn phẩm đã thu hút được sự quan tâm của không những đối

tượng bạn đọc là người dân tộc thiểu số mà cả những đối tượng bạn đọc khác trong xã hội.

Từ khi ra đời cho đến nay, Báo ảnh Gia Lai luôn có bước phát triển không ngừng và luôn là người bạn đồng hành gắn bó với đồng bào dân tộc Jrai- Bahnar trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, trong suốt 18 năm qua, Báo ảnh Gia Lai đã và đang góp phần cùng các loại hình, ấn phẩm của Báo Gia Lai làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến với cơ sở, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nâng cao dân trí, thúc đẩy kinh tế, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

Nhằm phát huy những hiệu quả mà ấn phẩm này đã đạt được, thời gian tới Ban Biên tập Báo Gia Lai tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng ấn phẩm, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên của cơ quan và xúc tiến việc làm đề án đề nghị Thường trực Tỉnh ủy cho phép và bổ sung kinh phí để tăng từ 4 lên 8 trang nhằm phục vụ đồng bào tốt hơn./.

B.N

Page 19: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

19SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nhận thức thực trạng một số văn hóa truyền thống

tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang dần bị mai một, thế hệ trẻ Jrai, Bahnar ngày càng thờ ơ, quên lãng văn hóa truyền thống, trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng, thời gian qua Đoàn Thanh niên tỉnh đã tập trung triển khai nhiều nội dung, giải pháp thiết thực góp phần phát huy, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Theo đó, chỉ đạo Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh duy trì tổ chức Liên hoan cồng chiêng và hát dân ca trong thanh thiếu niên 2 năm/lần, thông qua liên hoan góp phần giáo dục thế hệ trẻ Jrai, Bahnar nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đồng thời

Tuổi trẻ Gia Lai ý thức bảo tồn văn hóa cồng chiêng dân tộc

chung tay góp sức của các ban, ngành, đoàn thể liên quan, đặc biệt là đội ngũ nghệ nhân chỉnh chiêng, dạy đánh cồng chiêng trong việc quan tâm hỗ trợ các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động bảo tồn văn hóa dân tộc. Đến nay, Hội Liên hiệp tỉnh đã duy trì tổ chức 3 đợt liên hoan cồng chiêng thu hút hơn 1.500 thanh thiếu niên Jrai, Bahnar tham gia. Cùng với việc tổ chức liên hoan cồng chiêng cấp tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp bộ Đoàn-Hội chủ động với Phòng Thông tin văn hóa tại địa phương duy trì tổ chức liên hoan cồng chiêng tại cơ sở, trong đó chú trọng mở các lớp dạy đánh cồng chiêng dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân có kinh nghiệm về chỉnh chiêng, tiêu biểu trong các hoạt

động này phải kể đến các đơn vị như: K’bang, Đak Đoa, Chư Păh, Pleiku, Đak Pơ...

Phát huy tính chủ động, sự linh hoạt, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên các làng thuộc xã Yang Bắc, An Thành (Đak Pơ). Bằng việc mượn đất trống do xã quản lý thanh niên các làng Bahnar đã tập trung huy động công sức, kinh phí quyên góp của anh em trong chi đoàn để trồng các loại cây nông nghiệp như mì, mía, ngô lai, đậu xanh trên diện tích từ 5 sào đến 1.8 ha, mỗi vụ thu hoạch, trừ các chi phí đầu tư thu được trên 20 triệu đồng, riêng vụ thu hoạch mía lên tới 100 triệu đồng, số tiền thu được chi đoàn thống nhất gây quỹ hoạt động Đoàn, trong đó ưu tiên mua bộ cồng, chiêng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ

HÀ THỊ GIANG THẢO Phó Bí thư Tỉnh đoàn Gia Lai

Page 20: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

20 SINH HOẠT NHÂN DÂN

tại địa phương. Đến nay, xã Yang Bắc đã duy trì được 10 đội cồng chiêng thanh thiếu niên. Không chỉ chơi cồng chiêng trong các mùa lễ, hội tại làng, xã, huyện, đội cồng chiêng của làng còn tham gia thi liên hoan cồng chiêng cấp tỉnh và đạt giải cao, đặc biệt được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh mời, giới thiệu tham gia biểu diễn tại các sự kiện, lễ hội cấp tỉnh, trung ương.

Cùng với việc trích quỹ Đoàn mua cồng, chiêng, nhiều chi đoàn ở các làng, như làng H’Le Kơtu (Thị trấn Kông Chro), Làng Biên (An Trung), làng Tơ Pôn 2 (Chơ Long)... còn huy động thêm ngày công thanh niên làm nhà rông truyền thống để làm nơi sinh hoạt, hội họp tập thể.

Không chỉ đoàn viên, thanh niên dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, ngay những bạn trẻ sống ngay giữa lòng phố núi Pleiku cũng đã và đang nỗ lực giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là đội nhạc cụ dân tộc thanh thiếu niên do anh Siu Thưm ở Pleiku Roh,

(Chư Á, Pleiku) khởi xướng, thành lập. Hiện tại, đội nhạc cụ dân tộc Pleiku Roh có 35 thành viên, độ tuổi từ 7 đến 17, các thành viên có thể chơi tốt các nhạc cụ dân tộc như đàn T’rưng, cồng chiêng, đàn goong, sáo... Bên cạnh việc biểu diễn các bài truyền thống, như lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả... đội còn tham gia thi, trình diễn trong các lễ hội, sự kiện lớn, nhỏ do thành phố, tỉnh tổ chức và đạt rất nhiều giải cao về cho làng. Với riêng anh Siu Thưm, việc thành lập, duy trì sinh hoạt của đội nhạc cụ dân tộc trong bối cảnh hiện nay khi mà thế hệ trẻ Jrai ngày càng ít mặn mà với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đó niềm hạnh phúc, hãnh diện vì góp một phần công sức nhỏ bé, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời truyền lửa đam mê về nhạc cụ dân tộc cho lớp người trẻ Jrai.

Từ sự chủ động gây quỹ Đoàn-Hội mua cồng, chiêng sinh hoạt, làm nhà rông truyền thống, tích cực học cách sử dụng nhạc cụ dân tộc, duy trì

tham gia sinh hoạt lễ, hội truyền thống,... những hành động, việc làm ý nghĩa đó đã minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo của các bạn trẻ Jrai, Bahnar trong hành trình giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có văn hóa cồng chiêng.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số trong tỉnh, thời gian đến, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên thông qua việc duy trì tổ chức liên hoan cồng chiêng và hát dân ca trong thanh thiếu niên định kỳ 2 năm/lần; phối hợp với ngành văn hóa tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng cho thanh thiếu niên Jrai, Bahnar…; phát động các tổ chức cơ sở Đoàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số mua cồng chiêng phục vụ sinh hoạt truyền thống tại địa phương./.

H.T.G.T

Page 21: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

21SINH HOẠT NHÂN DÂN

Đời sống - Văn hóa

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm

2018, Gia Lai là cụm thi số 38, Hội đồng thi do sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì có sự phối hợp

Ảnh minh họa.

DUY HÙNG

với các trường Đại học, cao đẳng thực hiện. Ban Chỉ đạo thi Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia cấp tỉnh do đồng chí Huỳnh Nữ Thu Hà, Ủy viên Ban Thường vụ

Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban cùng với các thành viên khác. Toàn tỉnh có 37 điểm thi, giảm 01 điểm so với năm 2017, với 548 phòng

Kết quảkỳ thi THPT Quốc gia tại Gia Lai năm 2018

Page 22: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

22 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thi, giảm 06 phòng thi so với năm 2017, được phân bố trên 17 huyện, thị xã, thành phố.

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 20/4/2018, toàn tỉnh có 12.825 thí sinh (trong đó có 12.151 học sinh THPT, 674 học viên GDTX. Thí sinh tự do: 1.182) đăng ký dự thi, tăng 361 em so với năm 2017.

Tỉnh đã huy động 1.149 cán bộ, giáo viên; các trường đại học, cao đẳng huy động 698 cán bộ, giảng viên tham gia công tác thi. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Kỳ thi, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở Y tế triển khai các nhiệm vụ trong thời gian diễn ra Kỳ thi. Cùng với đó, các địa phương đã hỗ trợ cho thí sinh có hoàn cảnh khó khăn trung bình 500.000 đồng/thí sinh, góp phần khuyến khích,

động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh yên tâm tham gia dự thi tốt nghiệp.

Kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Gia Lai cụ thể như sau: có 11.433/11.992 thí sinh dự thi đỗ tốt nghiệp THPT năm 2018 (trước phúc khảo) đạt tỷ lệ 95,34%, tăng 2,48% so với năm 2017. Trong đó, hệ Giáo dục phổ thông đạt tỷ lệ 98,02%, tăng 1,36% so với năm 2017; hệ Giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ 49,85%, tăng 0,04% so với năm 2017. 07 trường có tỷ lệ tốt nghiệp THPT 100% (Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai, Trường THPT Trần Hưng Đạo, Trường Quốc tế Châu Á TBD, Trường THPT Phạm Hồng Thái, Trường THPT Y Đôn và Trường THPT Trần Phú), giảm 02 trường so với năm 2017.

Có thể nói, Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Gia Lai diễn ra nghiêm túc, đúng quy định, không có trường hợp thí sinh hoặc cán bộ coi thi vi phạm. Việc tổ chức coi thi tại các Điểm thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế. Công tác chuẩn bị, công tác phối hợp tổ chức kỹ lưỡng, không có tình huống bất ngờ xảy ra. Các ngành, địa phương, đơn vị chuẩn bị đủ các điều kiện để phục vụ Kỳ thi. Việc bố trí cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị tại các Điểm thi đầy đủ. Các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng công an và các đơn vị trường học có sự phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm chung tay hỗ trợ, phục vụ thí sinh dự thi, góp phần Kỳ thi thành công tốt đẹp./.

D.H

Ảnh minh họa

Page 23: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

23SINH HOẠT NHÂN DÂN

Chiến tranh đã lùi xa 43 năm, những người

lính năm xưa một thời “binh đao, hoa lửa” trên chiến trường nay đã già, hoặc không còn nữa, song dân tộc Việt Nam luôn biết ơn họ. Bởi chính họ đã góp phần đưa Tổ quốc thống nhất, đất nước thanh bình trong cuộc trường chinh vệ quốc của dân tộc. Sự chiến đấu anh dũng và những máu xương mà họ đã đổ xuống trên chiến trường, chính là nguồn cội của sức mạnh, để thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp bài ca giữ nước.

MAI THẮNG

Vang mãi bài ca giữ nước thời bình

Bố tôi là một người lính. Ông bước vào cuộc chiến chống Mỹ khi đang là sinh viên của Đại học Tổng hợp. Ngày ấy, những chàng trai “xếp bút nghiên theo việc đo cung” như bố tôi nhiều lắm. Có rất nhiều người đã viết cả huyết thư để được ra trận. Họ đã hòa mình vào đoàn quân điệp trùng ra trận tuyến với tinh thần “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

Sau những đêm hành quân không ngủ trong rừng sâu và trận chiến đấu đầu tiên mà bố tôi “nếm trải”, ông viết thư về nhà

cho mẹ tôi: “Em ơi, đừng buồn. Anh đi rồi anh sẽ về với em trong ngày hòa bình, thống nhất. Nếu anh không về thì đất nước ta nhất định sẽ có được hòa bình”. Lá thư ấy đến giờ vẫn còn nguyên vẹn. Nó được giữ lại như một báu vật của gia đình. Mẹ tôi bảo “Thời chiến trận luôn cần những người xung phong ra trận. Bố con là một trong nhiều thanh niên lúc đó đã viết thư bằng máu để được đến chiến trường. Giữ lá thư này để các con hiểu rằng, thời đại nào, Tổ quốc cũng cần những con người quên mình, biết sống đẹp, sẵn sàng xả thân vì nước”. Mẹ tôi ấp lá thư lên ngực, nước mắt trào ra, ánh mắt nhìn lên di ảnh của bố đặt giữa bàn thờ.

Trước khi tôi vào quân đội, tôi đã từng hỏi mẹ: “Sao bố lại không đi học mà lại chọn ra chiến trường chiến đấu?”, mẹ tôi đã trả lời giản dị: “Không ai muốn chọn chiến trường con ạ. Nhưng nếu bố và các

Hành tiến trên đảo Trường Sa. Ảnh: Mai Thắng.

Page 24: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

24 SINH HOẠT NHÂN DÂN

chú bộ đội không ra trận tuyến, thì bầu trời trên kia không phải là của con, và cũng chẳng bao giờ có ngày độc lập. Máu xương đổ xuống năm xưa, là hòa bình của ngày hôm nay. Cuộc sống phồn thịnh bây giờ, được đổi bằng hy sinh của những người lính Cụ Hồ ngày trước”. Ngày bố tôi nằm xuống, tôi còn nằm trong bụng mẹ. Mẹ tôi kể lại, ông hy sinh tại Chiến trường Đ. Nhiều đồng đội đã đến tiễn ông. Họ mặc quân phục, mắt rưng rưng đưa tay chào bố trước giờ tiễn biệt. Giọt nước mắt bùi ngùi tiễn bố tôi ngày ấy đã biến thành sức mạnh, để rồi ngày đất nước thống nhất, họ lại khóc. Chỉ khác, khóc trong vui sướng, hân hoan, tự hào hòa cùng dân tộc.

Tiếp nối truyền thống gia đình, tôi vào bộ đội. Nhớ lời bố dặn trong thư, tôi đi học sĩ quan phục vụ quân đội lâu dài. Sau 5 năm luyện rèn, đèn sách, tôi trở thành sĩ quan và xung phong ra Nhà giàn DK1 làm nhiệm vụ. Hành trang mang theo là tình yêu biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Giữa ngàn khơi sóng gió, giữa cái nắng cháy da cháy thịt, nỗi nhớ đất liền luôn gào xé trong

lòng. 11 năm ròng ở Nhà giàn DK1, tôi không nhớ bao đêm không ngủ, cùng đồng đội căng mắt theo dõi mục tiêu lạ xuất hiện trên biển, bao lần xuống tàu tránh bão, nhưng mỗi lần một đồng đội nằm lại ngàn khơi thì không thể nào quên. Năm 1990, cơn lốc lúc nửa đêm đã nhấn chìm Nhà giàn Phúc Tần 3 kéo xuống biển đen 9 cán bộ, chiến sĩ. Ba chiến sĩ đã hy sinh. Đó là Trung úy Chính trị viên Nguyễn Hữu Quảng, Hạ sĩ Trần Văn Là và quân y sĩ Hồ Văn Hiền. Trước lúc ngã vào lòng biển, Nguyễn Hữu Quảng đã nhường mảnh áo phao và miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội. Sau đó một năm, Thuyền phó Quân sự Phạm Tảo và máy trưởng Lê Tiến Cường đã bị sóng nhấn chìm khi tàu HQ 666 trực tại Nhà giàn Tư Chính 1A trong đêm 30 Tết. Cơn bão quốc tế có tên Fathes đã cướp đi 3 người lính ưu tú là: Đại úy Vũ Quang Chương, chuẩn úy Lê Đức Hồng, thiếu úy Nguyễn Văn An rạng sáng 13/12/1998 tại Nhà giàn DK1/6 (Phúc Nguyên 2A) để lại bao tiếc thương cho gia đình và đồng đội. Mới đây nhất, đại úy Dương Văn Bắc đã ngã xuống trong khi làm

nhiệm vụ kiểm tra chân đế Nhà giàn DK1/11, để lại hậu phương người vợ trẻ và hai con trai nhỏ.

Nghĩ tưởng thời bình không có mất mát hy sinh, không ai muốn cuốn sổ truyền thống của Nhà giàn DK1 thêm trang mới, chẳng ai mong những người lính Trường Sa ngã xuống rạn đá san hô, để máu đào của các anh hòa vào sóng biển; lịch sử cũng không muốn nhắc lại quá khứ đau thương trong trận hải chiến Trường Sa tháng 3/1988 với 64 người con bất tử nằm lại đảo đá Gạc Ma, song trong dặm dài trường chinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự hy sinh mất mát là điều không tránh khỏi. Đó là sự hy sinh kiêu hãnh của người lính thời bình, vì dân xả thân, vì biển đảo hy sinh, vì Tổ quốc quên mình.

Sự hy sinh của người lính hôm nay, chính là để viết tiếp bài ca giữ nước thời bình của những người đi trước. Bài ca ấy đang chảy trong tim những người lính trẻ. Bài ca ấy không bao giờ tắt, bởi nó được thắp sáng từ sự hy sinh anh dũng kiên cường của thế hệ cha ông được truyền từ thế hệ này, sang thế hệ khác./.

M.T

Page 25: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

25SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

tồn tại trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai như một tập quán cố hữu, không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Trong những năm

iên trì vận động loại bỏ nạn tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số K

SƠN TÙNG

qua, tỉnh ráo riết triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS gia đoạn 2015 - 2025”, nhưng tình trạng này chưa có dấu hiệu giảm xuống, kéo theo những hệ lụy cho gia đình và xã hội.

Nhói lòng những “bà mẹ trẻ con”

Huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) mỗi năm có khoảng 200 cặp tảo hôn và gần 40 cặp hôn nhân cận huyết thống. Nhiều em gái mới tuổi 14, 15 đã nghỉ học để đi lấy chồng. Đói khổ, nheo nhóc,

Tuyên truyền về Luật Luật Hôn nhân và Gia đình ở vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Thanh Nhật.

Page 26: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

26 SINH HOẠT NHÂN DÂN

bế tắc đó là hoàn cảnh chung của những cặp “vợ chồng trẻ con”. Em Ksor H’Nam ở xã Uar, huyện Krông Pa, năm nay mới 17 tuổi nhưng đã làm vợ được hơn 2 năm và là mẹ của đứa con gần 2 tuổi. Nhìn đứa bé còi cọc, xanh xao vì thiếu dinh dưỡng mà Ksor H’Nam đang bế trên tay, tôi không khỏi chạnh lòng, H’Nam còn chưa lo nổi cho mình thì làm sao chăm sóc con. Em Rơ Lan H’Da, ở xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, cũng tương tự. Lấy chồng lúc mới 16 tuổi và giờ đã có con gái hơn 3 tuổi, sống trong căn nhà tạm bợ, khoảng 10m2. Hằng ngày, phải lo kiếm ăn từng bữa, lấy đâu ra thời gian và điều kiện để chăm sóc con. Những trường hợp như H’Nam hay H’Da ở Krông Pa không hiếm.

Chúng tôi ghé xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vào một ngày đầu năm mới và đưa vấn đề tảo hôn trong đồng bào DTTS trao đổi với chị Đinh Nhôm, Chủ tịch Hội LHPN xã, thì nhận được những cái lắc đầu ngao ngán: “Chúng tôi không thể thống kê

hết các trường hợp tảo hôn. Nhưng những con số hiện có thì lúc nào cũng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016 chỉ có 12 trường hợp, đến 2017, thống kê chưa đầy đủ đã có hơn 20 trường hợp. Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS gia đoạn 2015 - 2025” chúng tôi cũng đã triển khai thực hiện và thành lập 3 câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống”, nhưng hiệu quả còn thấp”.

Theo số liệu thống kê của Ban dân tộc tỉnh, năm 2016, toàn tỉnh có 824 cặp tảo hôn và 35 cặp

hôn nhân cận huyết thống người đồng bào DTTS, thì đến năm 2017, số cặp tảo hôn đã là 1.339 và 50 cặp hôn nhân cận huyết thống. Những huyện “nóng” về vấn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống phải kể đến: Krông Pa, Chư Sê, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông, Chư Pưh, Phú Thiện…

Phải kiên trì tuyên truyền, vận động

Được sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Loan, giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) chúng tôi đến gặp các trường hợp học sinh lớp 8, lớp 9, bỏ học và có ý định kết hôn. Các em

Em Siu H’Len, làng Kla, xã Bar Măih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lailàm mẹ khi chưa đủ tuổi kết hôn. Ảnh: Sơn Tùng.

Page 27: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

27SINH HOẠT NHÂN DÂN

đều hồn nhiên “muốn bắt chồng” ở tuổi 14, 15 đã đành, các bậc phụ huynh cũng khuyến khích, động viên con mình nghỉ học ở nhà lấy chồng. Họ xem đó như một “nghĩa vụ” làm cho xong. Chị Gin, ở xã Bar Măih, huyện Chư Sê, mẹ của cháu Hi, 16 tuổi nói với chúng tôi: “Nó không đi học nữa đâu, ở nhà lấy chồng thôi. Chỉ chờ bên nhà trai đồng ý nữa là xong”. “Sao bắt cháu lấy chồng sớm vậy?” - Chúng tôi hỏi và nhận được câu trả lời. “Nó thích lấy chồng mà. Ở tuổi nó ngày trước tôi cũng lấy chồng rồi”. Hỏi ra thì mới biết, chị Gin cũng chỉ mới hơn 30 tuổi.

Theo đồng chí Kpăh Đô, Trưởng ban dân tộc tỉnh Gia Lai, nguyên nhân của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống một phần do những tập tục và nhận thức lạc hậu của người đồng bào DTTS, còn do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các gia đình muốn con gái mình lấy chồng sớm để có thêm lao động trong nhà. Điều kiện học tập, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội của các em cũng hạn chế, thiếu thốn, nên nhiều

em chỉ muốn nghỉ học, lấy chồng, làm rẫy kiếm sống. “Để từng bước loại bỏ vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các địa phương, đặc biệt là ở cơ sở phải vào cuộc đồng bộ, kiên trì tuyên truyền, vận động. Ngoài ra phải xử lý nghiêm theo pháp luật để giáo dục, răn đe và đẩy nhanh công cuộc xây nông thôn mới, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người đồng bào DTTS” - Đồng chí Kpăh Đô khẳng định.

Theo sự hướng dẫn của đồng chí Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, chúng tôi đến xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động loại bỏ vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng chí Nguyễn Đức Tuần, Chủ tịch UBND xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê), cho biết, Bờ Ngoong có 8 làng người DTTS, năm 2017, toàn xã có 5 cặp tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống. Đây được xem là một trong những xã có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ít nhất huyện

Chư Sê. “Bờ Ngoong trước đây cũng là một điểm nóng về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nhưng những năm gần đây, chúng tôi kiên trì tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và hỗ trợ pháp lý cho nhân dân, từng bước tiến tới xóa bỏ hoàn toàn vấn nạn này” - Đồng chí Nguyễn Đức Tuần khẳng định.

Ngoài việc triển khai câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống” để tập hợp chị em sinh hoạt, xã Bờ Ngoong còn xây dựng kế hoạch, thành lập tổ chuyên trách với sự tham gia của các lực lượng, như: công an, tư pháp, phụ nữ, cán bộ dân số, đoàn thanh niên, già làng, trưởng thôn… hằng tháng tổ chức tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề về Luật hôn nhân và gia đình, các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, bà mẹ, trẻ em… Ngoài ra, khi phát hiện những trường hợp có ý định kết hôn không đúng pháp luật thì tổ chuyên trách đến tận nhà tuyên truyền, vận động, hỗ trợ pháp lý để đồng bào từ bỏ ý định./.

S.T

Page 28: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

28 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Giải pháp phòng, chống đuối nước mùa hè cho trẻ em

* Đuối nước - thực trạng báo động về tai nạn thương tích ở trẻ em.

Đuối nước ở trẻ em luôn là vấn đề "nóng" mỗi dịp hè. Theo các chuyên gia, đuối nước là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến

tai nạn thương tích cho trẻ em ở nước ta. Thống kê, hàng năm nước ta có khoảng 3000 trẻ em bị đuối nước, tỉ lệ cao nhất Đông Nam Á, gấp 8 lần so với mức trung bình ở các nước đang phát triển mà nguyên nhân chính

là do điều kiện sống và sinh hoạt của các em gặp nhiều khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội, đặc biệt là các em không biết bơi cũng như thiếu kiến thức, kỹ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước.

NGUYỄN VĂN Ý Giám đốc Trung tâm huấn luyện thi đấu thể thao tỉnh

Trao giấy khen cho các em đạt giải cao trong giải bơi thanh thiếu nhi, học sinh hè năm 2018. Ảnh: NVY.

Page 29: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

29SINH HOẠT NHÂN DÂN

Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để phòng, chống đuối nước ở trẻ em. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 5/2/2016, về phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh phong trào tập luyện bơi lội, trang bị các kĩ năng phòng chống đuối nước trong thanh, thiếu niên, học sinh. UBND các tỉnh, thành phố, năm nào cũng có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành cùng với chính quyền, tổ chức đoàn thể - xã hội các huyện, thị xã, thành phố tăng cường đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống tại nạn đuối nước cho trẻ em.

Trên cơ sở đó, thời gian qua, công tác

phòng, chống đuối nước cho trẻ em đã có chuyển biến tích cực, nhưng phần lớn vẫn dừng lại ở các văn bản chỉ đạo. Nhận thức của các cấp, các ngành, của cộng đồng, của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ vẫn còn hạn chế. Việc dạy bơi cho trẻ gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên dạy bơi và thiếu bể bơi, đặc biệt là các xã nghèo, vùng khó khăn. Môi trường sống vẫn còn nhiều nguy cơ gây đuối nước, vẫn còn nơi nước sâu nguy hiểm chưa có biển báo, rào chắn, làm cho trẻ ngã xuống bị đuối nước, tử vong... Vì vậy, việc phát triển chương trình trẻ em học bơi và trang bị những kiến thức kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em là giải pháp hết sức cấp thiết để giảm thiểu tối đa tình trạng đuối nước trên cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng trong mỗi dịp hè về.

Năm 2018, lễ phát động trẻ em toàn quốc học bơi an toàn, phòng chống đưới nước diễn ra tại Ninh Bình vào giữa tháng 5 vừa qua đã khởi

đầu cho chuỗi hoạt động chương trình bơi an toàn phòng chống đuối nước trẻ em do Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hội đồng Đội Trung ương tổ chức. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy trách nhiệm của các ngành, các cấp, gia đình và toàn xã hội trong việc dạy bơi cho trẻ em, vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các em thiếu nhi, học sinh tích cực tham gia học bơi để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực và phòng, chống đuối nước cho bản thân.

Tại tỉnh ta ngày 14, 15/7/2018 vừa qua, tại Bể bơi Nhà thi đấu thể thao tỉnh Gia Lai, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thao tỉnh đã phối hợp với Thành đoàn Pleiku, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Văn hóa Thể thao thành phố Pleiku tổ chức buổi phổ cập bơi và tổ chức giải bơi…. Nhằm mục đích hướng dẫn những kĩ năng bơi, thực hành các xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm dưới nước,

Page 30: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

30 SINH HOẠT NHÂN DÂN

cách cấp cứu người bị đuối nước. Đây là việc làm tích cực, đã tạo được sân chơi lành mạnh bổ ích cho các em thiếu niên, học sinh trong dịp hè 2018, thành công hoạt động này đã giúp cho mỗi em học sinh, thiếu niên không chỉ tích cực luyện tập môn bơi và tìm hiểu kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước mà còn tuyên truyền viên tích cực vận động bàn bè của mình cùng bơi và tập luyện bơi, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước.

* Giải phápĐể chương trình

phòng, chống đuối nước thương tích trẻ em đạt được mục tiêu đề ra, cần phải tăng cường, triển khai các giải pháp đồng bộ như:

1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức của trẻ em và toàn xã hội về vai trò, tác dụng và sự cấp thiết của việc học bơi đối với phát triển thể lực, tầm vóc và phòng, chống đuối nước trẻ em.

2- Các cấp ngành địa phương (Sở Lao động TBXH, Giáo dục

– Đào tạo, Đoàn TNCS HCM, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) cần có sự phối hợp chặc chẽ, thường xuyên mở các khóa tập bơi và kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước; xây dựng và nhân rộng những mô hình hoạt động hiệu quả về phòng, chống tai nạn đuối nước; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn đuối nước đến các xã, phường, thị trấn.

3- Hàng năm cử tham gia hoặc tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn công tác phòng, chống đuối nước cho đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên; hỗ trợ tài liệu chuyên môn và hướng dẫn các địa phương xây dựng, lắp đặt các mô hình bể bơi đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất cho việc tổ chức dạy bơi.

4- Cần có chế độ khuyến khích cho học sinh tham gia học bơi, tham gia các hoạt động bơi khi đạt kết quả (đề xuất phương án thưởng điểm rèn luyện cho những học sinh tham gia tập luyện bơi thường xuyên); mở rộng và tăng cường các

hoạt động thi đấu bơi trong học sinh giữa các trường, địa phương.

5- Tăng cường nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống tai nạn đuối nước; đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực cho chương trình bơi an toàn phòng chống đuối nước cho trẻ em.

6- Bên cạnh giải pháp của các cơ quan chức năng thì cha mẹ, những người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo... cần hợp tác chặt chẽ các cơ quan chức trách và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, giáo dục và giám sát con em mình để góp phần chủ động phòng, chống và giảm thiếu tại nạn đuối nước; thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa, xử lý, nhận biết những nơi nguy hiểm để tránh xa… Có như vậy mới hạn chế được tối đa tai nạn thương tích cho trẻ, đảm bảo cho trẻ một mùa hè vui khỏe, lành mạnh và an toàn./.

N.V.Y

Page 31: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

31SINH HOẠT NHÂN DÂN

Một số ngôi làng trên địa bàn huyện

Mang Yang đã không còn giữ được vẻ bình lặng vốn có, những quy tắc ứng xử, những nếp sống hiền lành, chân chất, quen thuộc của người dân nơi đây vốn sinh sống hiền hòa hàng trăm năm trên mảnh đất Tây Nguyên giàu truyền thống cách mạng đã dần đổi thay bỡi một số người nhẹ dạ, cả tin đi theo tà đạo “Hà Mòn”.

Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin và tâm lý đám đông của người dân tộc thiểu số, từ năm 2008, qua sự liên lạc móc nối, tuyên truyền của những đối tượng chủ chốt theo tà đạo “Hà mòn” tại tỉnh Kon Tum đã lây lan đến nhiều buôn làng của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng,

Công an huyện Mang Yang tăng cường công tác vận động quần chúng góp phần đấu tranh xóa bỏ tà đạo “Hà mòn” trên địa bàn huyện

TẠ QUANG NGUYÊN Đội An ninh Công an huyện Mang Yang

trong đó có địa bàn huyện Mang Yang, các đối tượng tà đạo “Hà mòn” được tuyên truyền đã phát triển hoạt động tại 06 làng thuộc 02 xã, gồm: làng Jơ Long, Kret Krot, Kdung1, Bơ Chăc (xã Hra); làng Alao, DRăh (xã Lơ Pang). Từ năm 2009 đến năm 2013 đã có 233 hộ/1318 khẩu tại các làng tham gia tà đạo “Hà mòn”, trong đó có 120 đối tượng trốn ra rừng và thường xuyên lánh mặt tại địa phương. Tại đây, những người nông dân chân chất, thiếu hiểu biết đã bị kẻ xấu dụ dỗ, rời buôn làng, bỏ vợ con, nương rẫy để đi theo con đường mà Tà đạo Hà mòn vẽ ra, chúng còn xúi giục người dân tụ tập đông đọc kinh, cầu nguyện trái phép trong làng và ngoài rừng, gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự

trên địa bàn huyện.Trước tình hình trên,

dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND, Lãnh đạo Công an tỉnh, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện, Công an huyện Mang Yang đã tham mưu cho lãnh đạo cấp trên quyết định thành lập 04 tổ công tác phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức vận động quần chúng, đấu tranh xóa bỏ Tà đạo Hà mòn trên địa bàn huyện. Cán bộ, chiến sĩ tăng cường bám địa bàn, nắm tình hình phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng của huyện, Đảng ủy, UBND xã Hra, Lơ Pang và hệ thống chính trị làng có hoạt động tà đạo “Hà mòn”, đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động

Page 32: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

32 SINH HOẠT NHÂN DÂN

quần chúng bằng nhiều hình thức khác nhau. Đã tổ chức đưa 109 thư của Giám đốc Công an tỉnh; Bí Thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và của Trưởng Công an huyện cho 1.397 lượt thân nhân gia đình các đối tượng; tiếp xúc 1.833 lượt người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc trong tôn giáo; tổ chức 180 buổi phát động quần chúng với 18.359 lượt người dân tham gia để kêu gọi các đối tượng về trình diện; vận động số cơ sở bên trong không tổ chức nhóm họp, đọc kinh cầu nguyện trái phép trong làng và ngoài rừng, quay lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy.

Hệ thống chính trị của làng và người có uy tín trong cộng đồng đã kết hợp tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ Tà đạo “Hà mòn”; thành viên của tổ công tác thường xuyên đến từng nhà thăm hỏi, động viên thân nhân gia đình kêu gọi thân nhân của mình đang lánh mặt về trình diện chính quyền. Các chiến sỹ còn giúp người làng làm mùa màng, nương rẫy, dựng nhà, thường xuyên giao lưu văn hóa văn nghệ,

thể dục thể thao với đoàn thanh niên làng. Bên cạnh đó tổ công tác còn định hướng cho bà con về chính sách tôn giáo của Đảng nhà nước cho mọi người dân. Nhà nước không cấm người dân theo, hoặc không theo tôn giáo nào, miễn đó là tôn giáo chính thống, khuyến khích người dân sống tốt đời đẹp đạo.

Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của lãnh đạo cấp trên, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ chiến sĩ thuộc tổ công tác, từ đầu năm 2009 đến nay, đã vận động được 60 đối tượng trốn ngoài rừng về trình diện, 15 hộ/27 khẩu quay lại sinh hoạt Công giáo; 215 hộ/1284 khẩu cam kết không tham gia tà đạo “Hà mòn” và không theo tôn giáo nào. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn 09 hộ/17 khẩu còn tư tưởng tin theo tà đạo “Hà mòn”, trong đó 07 đối tượng trốn ngoài rừng và 10 cơ sở bên trong (giảm 224 hộ/1301 khẩu so với năm 2013); giảm 113 đối tượng trốn và lánh mặt ngoài rừng.

Đến nay, tình hình hoạt động tại các làng có hoạt động tà đạo “Hà

mòn” cơ bản ổn định tình hình quần chúng nhân dân ở các làng có tà đạo “Hà mòn” nhìn chung ổn định, chăm lo lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia đông đủ trong các buổi họp dân, phát động quần chúng; đại bộ phận quần chúng nhân dân đều hiểu rõ bản chất của tà đạo “Hà mòn” là bị FULRO lợi dụng để thực hiện âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống chính quyền nhân dân nên đã đồng tình, ủng hộ ta trong việc xử lý các đối tượng, xóa bỏ hoạt động FULRO lợi dụng tà đạo “Hà mòn”; tích cực hưởng ứng, tham gia nhiệt tình các hoạt động của cộng đồng do các cơ quan, ban ngành, tổ công tác của huyện và Cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức.

Hiện nay, hệ thống chính trị ở các làng có tà đạo “Hà mòn” hoạt động đã từng bước được củng cố, kiện toàn, có nhiều đóng góp tích cực trong công tác vận động quần chúng, quản lý, giáo dục đối tượng tại cộng đồng;

Page 33: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

33SINH HOẠT NHÂN DÂN

phục vụ công tác phát động quần chúng, vận động cá biệt thân nhân kêu gọi các đối tượng lẩn trốn về trình diện; tại làng Làng KDung I, đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị làng đã mạnh dạn đứng lên đấu tranh chính trị, phản bác lại các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các đối tượng tà đạo “Hà mòn”, kiểm điểm, giáo dục đối tượng, làm chỗ dựa tin cậy cho quần chúng nhân dân.

Các ngành, đoàn thể liên quan đã phân công cán bộ xuống bám làng, bám dân, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị cơ sở triển khai các mặt công tác vận động quần chúng, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, tư tưởng thái độ tiếp xúc của quần chúng với số cơ sở bên trong.

Để thực hiện công tác vận động quần chúng trong công tác đấu tranh giải quyết tà đạo “Hà mòn” đạt hiệu quả, thời gian tới cần tập trung các mặt công tác sau:

Thứ nhất, Tuyên truyền về chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, luôn giúp đỡ và động viên

những người sai phạm ổn định tư tưởng, sớm tái hòa nhập cộng đồng và tạo mọi điều kiện để các đối tượng và gia đình sớm ổn định cuộc sống tái hòa nhập cộng đồng, được hỗ trợ vật chất vay vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Thứ hai, Tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế; văn hóa, xã hội, giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các chương trình hỗ trợ vay vốn, giống, kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi.

Thứ ba, Động viên thân nhân, gia đình đối tượng trốn, số còn tin theo tà đạo “Hà mòn” thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và những quy định của chính quyền địa phương. Tham gia sinh hoạt đầy đủ các hoạt động của làng, các lễ, hội truyền thống của dân tộc; luôn tạo điều kiện để họ quay về với phong tục truyền thống.

Thứ tư, Tuyên truyền nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân, nhất là số cơ sở bên trong, số còn tin theo tà đạo

“Hà mòn” về bản chất của tà đạo “Hà mòn” là bị FULRO lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng đến ANTT tại địa phương và lao động sản xuất của đồng bào.

Thứ năm, Tuyên truyền nói rõ quan điểm cam kết của chính quyền, Công an là không xử lý (không bắt gọi hỏi ra xã, huyện làm việc) nếu các đối tượng về trình diện và chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương là sẽ khoan hồng.

Thứ sáu, Vận động người có uy tín, cốt cán tôn giáo tích cực phối hợp lực lượng Công an, các tổ chức tham gia tuyên truyền, vận động đối với số thân nhân, gia đình đối tượng lẩn trốn để họ tích cực kêu gọi số đối tượng lẩn trốn về trình diện.

Thứ bảy, Vận động người có uy tín, cán bộ trong hệ thống chính trị tích cực tham gia quản lý số đối tượng đang quản lý, giáo dục tại cộng động, tạo điều kiện để họ xóa bỏ tâm lý tự ti, mặc cảm để quay lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy./.

T.Q.N

Page 34: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

34 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Với quan niệm cái chết không phải là thời

điểm kết thúc "hành trình" của sự sống, mà đó mới là điểm khởi đầu để người chết "hồi sinh" ở thế giới atâu - thế giới của ông bà, tổ tiên, nên khi có người thân qua đời, người Jrai, Bahnar luôn chuẩn bị cho người chết những điều kiện tốt nhất, những mong họ có

cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia. Trước kia, trong điều kiện kinh tế khó khăn, những tài sản được chia cho người chết của đồng bào Jrai, Bahnar khá giống nhau, đó là đồ dùng cá nhân, là dụng cụ sản xuất và đồ gia dụng truyền thống, là muối, gạo và hạt giống các loại. Nhưng những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, giao

lưu xã hội, việc chia của cho người chết trong đám tang của người Bahnar, Jrai cũng có những chuyển biến cần được quan tâm điều chỉnh.

Những ngày đầu năm 2018, trên mạng xã hội xuất hiện video clip của một chủ facebook có tên Khoi Kim. Với việc ghi lại đầy đủ quy trình chôn cất trong một đám tang ở Tây Nguyên, video clip

“CHIA CỦA” CHO NGƯỜI CHẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ GÁNH NẶNG KHÔNG OẰN VAI NGƯỜI SỐNG

Một lễ bỏ mả tại huyện Chư Pah. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc.

NGUYỄN THỊ KIM VÂN Bảo tàng tỉnh

Page 35: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

35SINH HOẠT NHÂN DÂN

đã làm nhiều người kinh ngạc. Sau nửa năm đăng tải, video này đã có hơn 12.000 lượt chia sẻ, cùng rất nhiều bình luận theo những chiều hướng khác nhau, trong đó có không ít lời bình luận khiếm nhã của một số cá nhân vốn rất xa lạ với văn hóa Tây Nguyên.

Thông tin từ video clip này cho biết: đám tang diễn ra trong một buổi chiều ngập nắng, tại một khu nhà mồ của người dân tộc thiểu số trên vùng đất đỏ bazan. Huyệt mộ được đào hình chữ nhật, khá sâu và rộng . Toàn bộ lòng huyệt được lát gạch hoa (cả đáy và 4 vách). Sau khi quan tài được hạ xuống, người ta bắt đầu chôn theo những tài sản được chia cho người chết gồm: 1 xe máy (còn mới); 1 quạt máy (mới mua, chưa bóc lớp nilon bọc bên ngoài); dụng cụ lao động (bình phun thuốc trừ sâu, máy cắt cỏ, cuốc xẻng, dao, rựa, cưa...); đồ gia dụng và lương thực, thực phẩm (ghè rượu, nồi cơm điện, gạo, dầu ăn, thịt nướng, đồ dùng nướng thịt, thau chậu, chổi quét nhà...); nhiều bao tải (có lẽ là quần áo, tấm đắp...). Cuối cùng,

một người phụ nữ (mà sau này chúng tôi mới biết là vợ người chết) đưa xuống mộ 2 nhánh cà phê chi chít trái xanh.

Sau khi xem kỹ video clip, xác định được vùng đất có đám tang này, ngày 24/4/2018, chúng tôi đi khảo thực tế. Đó là khu vực cư trú của đồng bào Jrai ở vùng tiếp giáp giữa 3 huyện Chư Sê, Chư Pưh và Chư Prông tỉnh Gia Lai. Hiện ở vùng này, đồng bào Jrai và người Kinh mới đến lập nghiệp đều sinh sống chủ yếu bằng việc trồng cà phê, cao su. Người chết trong đám tang được ghi lại trong video clip là một người đàn ông sinh năm 1963 (chúng tôi xin phép được giấu tên). Ông bị chết do tai nạn giao thông vào tháng 9/2017, trong lúc đi mời các đảng viên trong làng họp chi bộ. Gia đình cho chúng tôi biết, khi lo đám tang này, ngoài số đồ đạc “chia” cho người chết, gia đình ông còn “đốt” 2 con bò, bà con họ hàng mang đến “đốt” cho ông hơn 10 con heo. Một cán bộ xã cho chúng tôi biết, ở làng này, từ lâu bà con Jrai đã không còn làm lễ pơthi (bỏ mả), nên việc chia

của cho người chết được dồn hết vào đám tang.

Sau khi khảo sát trong phạm vi nhiều xã cận kề, chúng tôi biết rằng, đám tang được ghi hình trong video clip không phải là một đám đặc biệt trong vùng. Đồ vật được “chia” cho người chết cũng không phải là nhiều nhất. Bà con địa phương cho biết, tại làng O Grưng, xã Ia Kor, huyện Chư Sê, đám ma của ông Siu Kôn (chết cách đây khoảng 4 năm) là đám được chôn theo rất nhiều đồ đạc. “Cái gì trong nhà có là chia hết cho Kôn” - đó là lời dân làng nói với chúng tôi. Khi được hỏi cụ thể gia đình Kôn đã chia cho ông những gì, nhiều người trong làng cùng kể: Xe máy, tivi, tủ lạnh, cuốc xẻng... nhiều lắm.

Trong chuyến khảo sát này, được sự chỉ dẫn của người địa phương, buổi trưa, chúng tôi tìm đến một gia đình ở làng O Grưng khi cả nhà vừa hoàn thành việc chôn cất người thân vào sáng hôm đó. Người tiếp chuyện chúng tôi là chị Siu Seng, sinh 1978 - chị gái của người đàn ông có tên Siu Meng, sinh năm 1980,

Page 36: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

36 SINH HOẠT NHÂN DÂN

vừa bị tai nạn giao thông chết lúc 4 giờ chiều, ngày 22/4/2018, bỏ lại vợ và 3 đứa con. Tuy không giàu, nhưng trong đám ma này, gia đình Meng đã “đập” 1 bò (của nhà), 1 con dê (của nhà), 6 heo (do bà con mang đến). Gia đình cũng đã cho Siu Meng “mang đi” toàn bộ áo quần của anh ta, tivi mới mua, dầu ăn, rìu, ghè, gạo (10kg)... Cô con gái lớn (15 tuổi) của Siu Meng nói với chúng tôi: “Nhà không còn tivi nữa, vì cho bố rồi!”.

Rời làng O Grưng, chúng tôi đến làng Gran, xã Ia H’lốp. Ở đây, chúng tôi được nghe câu chuyện về Rơlan Plin: vì đi xe máy gây tai nạn, bị gia đình la mắng, Plin (khoảng 16 tuổi) đã tự tử. Tài sản lớn nhất của gia đình em là chiếc xe công nông phục vụ sản xuất. Khi còn sống, Plin hay lái chiếc xe này, lúc em chết, bởi quá thương con nên mẹ Plin và gia đình có ý định “chia” cho em chiếc xe công nông – vừa là tài sản, vừa là phương tiện làm ăn của gia đình. Cuối cùng, do bà con làng xóm quyết liệt ngăn cản nên gia đình này đã không chôn chiếc xe

công nông theo Plin. Nhưng ngoài đồ dùng cá nhân và dụng cụ sản xuất, gia đình Plin cũng đã “chia” cho em chiếc xe máy SYM mới mua.

Cũng ở làng Gran, đám ma của ông Siu Vai, sinh năm 1954, chết năm 2017 (vì ung thư gan), gia đình cũng “đập” 1 con bò, họ hàng mang đến khoảng 10 con heo. Nhà có 2 chiếc xe máy cũng đã “chia” chôn theo cho ông chiếc đắt tiền nhất cùng tivi, quạt điện, đồ gia dụng, lương thực, thực phẩm; dụng cụ sản xuất…

Nếu như ở khu vực tiếp giáp giữa các huyện Chư Sê, Chư Pưh và Chư Prông, lễ vật chia cho người chết được lấp hết trong huyệt mộ cùng quan tài người chết, thì ở huyện Chư Păh và vùng người Jrai tỉnh Kon Tum (tiếp giáp với khu vực người Jrai tỉnh Gia Lai), lễ vật chia cho người chết thường được để trên đầu và quanh mộ. Khi đến khu nhà mồ làng Bloi, xã Ia Ly, huyện Chư Pah vào ngày 24/3/2018, chúng tôi thấy ở đây có chiếc xe máy đã trơ khung.

Cũng là việc chia của cho người chết của người

Bahnar, Jrai, nhưng ở một số vùng, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt đáng kể trong cách làm: Một số làng của người Jrai Aráp, người ta không chia cho người chết những vật thật, mà là những vật thay thế, được đẽo gọt bằng tay rồi trang trí rất đẹp mắt. Còn người Bahnar ở Đak Pơ và Kbang cũng chia xe máy cho người chết, nhưng không chôn luôn cái xe mà chỉ cạo 1 chút sơn, hoặc cắt 1 khúc dây điện, hay bẻ 1 cái gương… gói vào giấy chôn theo. Với những đồ dùng khác đồng bào cũng làm tương tự như vậy.

Trong điều kiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, rất cần sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể các cấp và cả hệ thống trường học để giải thích cho bà con hiểu về sự lãng phí khi chôn gần như toàn bộ số tài sản có giá trị mà gia đình có được cho người chết; cũng rất cần tuyên truyền, nhân rộng các hình thức chia của bằng vật thay thế hay chia của tượng trưng đã được đồng bào ở một số địa phương trong tỉnh thực hiện./.

N.T.K.V

Page 37: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

37SINH HOẠT NHÂN DÂN

Điểm sángvề xây dựng mô hình trường bán trú đặc thù

ThS. TRẦN ĐÌNH HIỆP Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

của huyện Phú Thiện

Trong nhiều năm qua dù đã có sự vào cuộc của hệ thống chính

trị và sự tham gia tích cực của đội ngũ giáo viên nhưng tình trạng học sinh, nhất là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học là mối lo chung ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên cả nước nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do giao thông đi lại chưa thuận tiện, nhận thức của phụ huynh đối với việc cho con em đi học còn hạn chế, phương pháp giáo dục đối với học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số chưa hợp lý… Nhưng có lẽ nguyên nhân hàng đầu là kinh tế, khi các em phải phụ giúp cha

mẹ để tham gia lao động sản xuất để kiếm kế sinh nhai, thậm chí các em có thể là lao động chính trong gia đình. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị chưa thực sự vào cuộc để vận động, chăm lo cho các em học sinh đến trường.

Xuất phát từ thực tế ấy, nhiều địa phương trong tỉnh đã có những mô hình, cách làm hay trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì sĩ số học sinh đến trường, một trong những điển hình hiện nay là mô hình trường bán trú đặc thù của huyện Phú Thiện. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện, năm học 2017 – 2018 trên địa bàn huyện có 8 trường tiểu học và 3 trường trung học cơ sở đang triển khai mô hình

bán trú với 4.876 học sinh tham gia, trong đó có 947 học sinh dân tộc thiểu số. Các em sẽ được học, nghỉ, ăn trưa tại trường với chất lượng bữa ăn được đảm bảo và học phụ đạo vào buổi chiều. Trong đó Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm cơ sở vật chất, bếp ăn bán trú. Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, chính quyền địa phương phối hợp với nhà trường, phụ huynh học sinh làm công tác tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục. Dù chỉ mới triển khai, tuy nhiên đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục, nhất là trong các môn toán, Tiếng Việt, nhiều nơi tỷ lệ học sinh bỏ học giảm 100%.

Mô hình - Kinh nghiệm

Page 38: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

38 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Có thể nói, mô hình trường bán trú không mới mà đã được triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Gia Lai, điển hình là chương trình SEQAP1. Nhưng nét mới của huyện Phú Thiện chính là việc vận dụng linh hoạt trong xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện mô hình này gắn với điều kiện đặc thù của địa bàn, có thể khái quát như sau:

Về chủ trương xây dựng mô hình trường bán trú đặc thù, xuất phát từ thực tiễn khó khăn của một huyện miền núi có đến 90/130 là thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó 40 thôn, làng đặc biệt khó khăn, cấp ủy, chính quyền huyện Phú Thiện đã xác định quyết tâm tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục, thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với giáo dục tại các địa bàn khó khăn.

“Có thực mới vực được đạo” là câu cửa miệng của ông cha ta khi muốn nói đến những việc thiết thực. Cắt nghĩa ngắn gọn thì “Thực” là ăn, “Đạo” là con đường, là những gì lý tưởng. Như vậy để có đôi chân khỏe mạnh, sải bước tự tin vững chãi

trên đường đời, làm được những việc lớn, trước hết đòi hỏi con người ta phải có cái ăn để đảm bảo đủ sức khỏe, năng lượng; hàm ý trong cuộc sống cần quan tâm trước hết tới những điều thiết thực nhất. Nhân dân ta, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số luôn coi trọng tính hiệu quả gắn với việc làm cụ thể.

Ở địa bàn huyện Phú Thiện, câu chuyện lo chỗ nghỉ, nơi ăn trưa cho các em học sinh ở lại trường để duy trì sĩ số, tăng thêm thời lượng giảng dạy, củng cố kiến thức, thoạt nhìn tưởng chừng rất đơn giản nhưng để làm được điều giản dị ấy chính là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện chứ không phải dừng lại ở những phát biểu hay khẩu hiệu suông. Bởi các em chỉ có thể gắn bó với nhà trường nếu được chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ.

Công tác xã hội hóa y tế, giáo dục hiểu nôm na là huy động các nguồn lực khác nhau của xã hội, có sự tham gia công sức, trí tuệ của cộng đồng và đồng thời phải có chính sách xã hội để bảo đảm công bằng xã hội với khả năng tiếp cận dịch vụ giáo

dục, y tế được tốt hơn. Do đó, luôn cần có sự lãnh đạo, dẫn dắt, tập hợp, tham gia trực tiếp của những người làm công tác lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, địa phương, đơn vị. Những ý kiến phát biểu tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình trường bán trú theo đặc thù của huyện” do Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai phối hợp với UBND huyện Phú Thiện tổ chức vừa qua cho thấy chính tâm huyết, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu hệ thống chính trị huyện đã tạo động lực cho đội ngũ cán bộ các cấp và người dân tin tưởng, nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng mô hình trường bán trú đặc thù của huyện.

Chủ trương xây dựng mô hình trường bán trú đặc thù của huyện Phú Thiện mang tính nhân văn sâu sắc, là việc làm vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa xã hội. Nhờ đó chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và được sự tham gia thực hiện từ các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cho đến từng hộ gia đình. Đối tượng học sinh được

1 Chương trình “Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010 - 2015” (SEQAP) được thực hiện từ năm học 2010 - 2011 từ Hiệp định Tài trợ giữa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB).

Page 39: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

39SINH HOẠT NHÂN DÂN

hỗ trợ bữa trưa bán trú đặc thù là những học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, mồ côi cha/mẹ hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ; học sinh là con gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn; học sinh có hoàn cảnh khó khăn và nhà ở cách xa trường học từ 02 km trở lên đối với học sinh tiểu học và 03 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở. Học sinh được hỗ trợ một phần bữa trưa bán trú là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng không có việc làm ổn định thu nhập dưới mức bình quân chung của hộ nghèo, cận nghèo. Ngoài các đối tượng thuộc điều kiện nêu trên, nếu cha mẹ phụ huynh học sinh có nhu cầu cho con ăn bữa trưa tại trường, nhà trường thỏa thuận với phụ huynh học sinh để tổ chức bữa trưa tại trường.

Trên cơ sở chủ trương của Huyện ủy, công tác tổ chức thực hiện mô hình trường bán trú đặc thù trên địa bàn huyện Phú Thiện đã được triển khai đồng bộ cả về chiều rộng (từ cấp ủy - chính quyền - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội) và chiều sâu (từ cấp huyện

xuống đến cấp xã và từng hộ gia đình). Công tác chỉ đạo được thực hiện thống nhất, bài bản, có hệ thống, từ xác định chủ trương, ban hành nghị quyết của huyện ủy đến kế hoạch triển khai thực hiện của Ủy ban nhân dân huyện, trong đó có kế hoạch đến năm 2020, đồng thời có kế hoạch triển khai cụ thể để giải quyết ngay những vấn đề trước mắt.

Để triển khai hoàn thành các nhiệm vụ, đạt mục đích, yêu cầu đề ra, Thường trực, Ban Thường vụ huyện ủy đã phân công cụ thể nhiệm vụ của từng cơ quan, địa phương, đơn vị trong tham gia xây dựng mô hình trường bán trú đặc thù, với 6 nhóm công việc: (1) Phòng Giáo dục và Đào tạo, MTTQ và một số tổ chức chính trị - xã hội, UBND các xã trên địa bàn có trách nhiệm huy động kinh phí thực hiện chương trình (nguồn của huyện và vận động xã hội hóa); (2) Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện - xã, Liên đoàn Lao động huyện, UBND xã và các trường đảm bảo bữa ăn, giấc ngủ, giáo dục ý thức tổ chức cho các em; (3) Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nội vụ phối hợp cùng Phòng Giáo

dục và Đào tạo cấp huyện hướng dẫn cơ chế, bố trí con người để triển khai thực hiện mô hình; (4) Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện tập trung tuyên truyền kết quả, biểu dương cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện mô hình; (5) Phòng Y tế, Trung tâm y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng, vệ sinh bữa ăn; (6) Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì chỉ đạo các trường học xây dựng chương trình giảng dạy gắn với yêu cầu đặc thù, chú trọng ôn tập cho học sinh chưa hoàn thành ở bậc tiểu học, học sinh yếu kém ở bậc trung học cơ sở, tăng cường dạy tiếng Việt, Toán đối với học sinh dân tộc thiểu số kết hợp các hoạt động ngoài giờ trong nhà trường phù hợp với từng đối tượng học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng học tập, từng bước giảm chênh lệch giữa vùng thuận lợi và khó khăn. Bên cạnh việc phân công cụ thể cho từng cơ quan, địa phương, đơn vị, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tham gia điều hành việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, khó khăn kịp thời, tuyên truyền, vận

Page 40: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

40 SINH HOẠT NHÂN DÂN

động nguồn xã hội hóa và trực tiếp kiểm tra kết quả thực hiện tại các trường bán trú đặc thù.

Một điểm nổi bật nữa đó là huyện Phú Thiện đã thực hiện tốt việc tận dụng có hiệu quả các nguồn lực địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài trong công tác xã hội hóa mô hình trường bán trú đặc thù. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chịu trách nhiệm khảo sát các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất và tổng hợp báo cáo UBND huyện. Trên cơ sở đó, xác định nhóm cơ sở vật chất huyện phải đầu tư, nhóm cơ sở vật chất cần phải huy động xã hội hóa… Các trường học vận động cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm hỗ trợ chén bát, các vật dụng khác cùng với sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước để trang bị các đồ dùng, vật dụng cần thiết cho nhà bếp. Để tổ chức bữa ăn trưa tại các trường cho học sinh bán trú đặc thù, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tổ chức vận động công tác xã hội hóa theo chỉ đạo của UBND huyện. Đồng thời phân bổ kinh phí, hiện vật, hàng hóa theo số lượng học sinh của

từng trường, bàn giao các nguồn hỗ trợ trực tiếp đến các trường học trước ngày 25 hàng tháng và thông tin đến Phòng Giáo dục & Đào tạo để theo dõi, tổng hợp. Các trường học thực hiện mô hình bán trú theo đặc thù của huyện cũng tiến hành vận động các cơ quan, đơn vị, phụ huynh học sinh hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ bữa ăn của học sinh; vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia phục vụ, quản lý, hướng dẫn các em học sinh tổ chức bữa ăn (xếp hàng rửa tay, nhận cơm, ăn cơm, tự giác dọn dẹp); trồng vườn rau xanh tại trường để đảm bảo tự túc rau sạch cho bữa ăn. Bên cạnh đó huyện đã tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các cơ quan cấp tỉnh như Sở Giao thông – Vận tải, Tỉnh đoàn,… và các công ty, doanh nghiệp, những "Mạnh Thường Quân" trong và ngoài huyện.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế theo hướng nâng cao hàm lượng tri thức và khoa học công nghệ hiện nay của tỉnh, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu cho sự phát triển toàn diện, ổn định và bền vững.

Xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của xã hội. Đây cũng là "kế sâu rễ bền gốc" trong xây dựng hệ thống chính trị ổn định, phát triển. Từng em học sinh trong đối tượng được chăm lo, thụ hưởng chính là những công dân tương lai của đất nước. Một khi các em được tạo các điều kiện tốt nhất để bình đẳng về cơ hội trong giáo dục, các em có thể phấn đấu, vươn lên, đóng góp tích cực cho địa phương và xã hội. Hiện nay, khi mà điều kiện khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước cho giáo dục trên cả nước và địa bàn tỉnh có hạn, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về xã hội hóa giáo dục nhằm huy động tối đa nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn để đầu tư xây dựng mô hình trường bán trú ở huyện Phú Thiện là giải pháp hiệu quả, cần được tiếp tục ủng hộ, tuyên truyền vận động và nghiên cứu nhân rộng trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo dựng nền tảng để xây dựng đội ngũ lao động tại mỗi địa phương đồng thời làm tiền đề, xương sống của phát triển bền vững./.

T.Đ.H

Page 41: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

41SINH HOẠT NHÂN DÂN

T uy mới thực hiện được 02 năm qua, nhưng âm thanh của những tiếng kẻng an ninh đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân thôn 2 Chư Đông, xã Chư Gu (huyện

Krông Pa). Đến nay, hiệu quả mô hình này mang lại đã chứng minh cho sức mạnh của sự đoàn kết của người dân trong việc tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn dân cư.

Là địa bàn giáp ranh với nhiều xã, những năm trước đây, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Chư Gu có nhiều diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra các vụ việc trộm cắp tài sản, đánh nhau gây mất an ninh trật tự... làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Từ thực tế đó, để đảm bảo ANTT trên

địa bàn, đầu năm 2017, Công an xã Chư Gu phối hợp với Công an huyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai xây dựng mô hình “Tiếng kẻng an ninh” và chọn thôn 2 Chư Đông làm điểm. Đây là thôn nằm trên tuyến đường Quốc lộ 25, thường xuyên có nhiều phương tiện và người qua

lại nên vấn đề an ninh trật tự cũng tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Để thống nhất trong thực hiện, Ban Công an xã Chư Gu đã xây dựng quy chế hoạt động của mô hình “Tiếng kẻng an ninh”; phối hợp với Ủy ban MTTQ xã và các đoàn thể các thôn, buôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân về

HOÀNG VĂN VĨNH Ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Pa

Tiếng kẻng an ninh ở thôn 2 Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa. Ảnh: Văn Vĩnh.

Page 42: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

42 SINH HOẠT NHÂN DÂN

lợi ích khi thực hiện mô hình, từ đó huy động sự hưởng ứng, vào cuộc của mọi người.

Chúng tôi đến thôn 2 Chư Đông để tìm hiểu rõ hơn về mô hình “Tiếng kẻng an ninh” thì được ông Nguyễn Đăng Tuấn, thôn trưởng, người trực tiếp quản lý kẻng cho biết: Toàn thôn có 87 hộ dân với 210 khẩu. Sau khi được UBND xã chọn làm điểm để thực hiện mô hình “Tiếng kẻng an ninh”, trong thôn đã đề ra quy chế về thực hiện mô hình này. Đồng thời, cùng với các đoàn thể trong thôn làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể nhân dân về lợi ích của tiếng kẻng, việc sử dụng và tuân thủ hiệu lệnh kẻng khi có việc xảy ra. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát nhằm bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn của thôn.

Trước kia, chưa có mô hình trên, tình hình an ninh trật tự ở thôn 2 Chư Đông diễn ra khá phức tạp, hay có tình trạng thanh niên trong và ngoài xóm đi chơi khuya, la cà, tụ tập rồi dẫn đến xích mích, xô xát; tại các đám hiếu, hỉ, vui chơi thường có những hoạt động kéo dài đến nửa đêm gây ảnh hưởng đến làng xóm...

Nhưng từ khi mô hình này được triển khai thì tình trạng trên đã giảm hẳn. Hiện nay, tiếng kẻng ở thôn 2 Chư Đông không chỉ được sử dụng để báo động khi có vụ việc khẩn cấp xảy ra mà còn dùng thường nhật để thông báo các cuộc họp của thôn khi cần thiết. Đúng 22 giờ đêm, tiếng kẻng vang lên 1 hồi 3 tiếng để thông báo cho nhân dân trong thôn biết đã đến giờ tắt loa đài, dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh; kiểm tra khóa cổng, khóa cửa xung quanh nhà để tránh sơ hở dẫn đến mất trộm. Sau 22 giờ đêm, tổ tự quản của thôn (gồm 6 người) sẽ đi tuần tra để nắm tình hình an ninh và nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm. Khi phát hiện đối tượng lạ mặt, khả nghi vào địa bàn của thôn, thì lực lượng tuần tra báo cho người canh kẻng đánh 3 tiếng liên tục, dồn dập để huy động người dân trong thôn tham gia ứng phó, phối hợp với lực lượng chức năng giải quyết sự việc theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Phạm Hữu Lê, một người dân ở thôn 2 Chư Đông chia sẻ: Tiếng kẻng an ninh của thôn như là một chiếc “đồng

hồ” tạo cho gia đình tôi thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc. Khi tiếng kẻng lúc 22 giờ vang lên, công việc được mọi người trong nhà gác lại để dành thời gian nghỉ ngơi. Tình trạng thanh niên đi chơi khuya gây mất an ninh trật tự trong thôn cũng giảm hẳn.

Nói về ưu điểm của mô hình “Tiếng kẻng an ninh”, ông Ksor Nhói, Trưởng Công an xã Chư Gu cho biết: Sự ra đời của “tiếng kẻng an ninh” có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm trên địa bàn xã. Thành công lớn nhất của mô hình chính là ý thức tự giác, trách nhiệm về phòng, chống tội phạm của mỗi người dân được nâng lên, tích cực tham gia phát hiện, tố giác, truy bắt tội phạm, giúp đỡ lực lượng công an hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dự kiến trong thời gian tới, Ban Công an xã Chư Gu sẽ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện ở các thôn khác trên địa bàn xã./.

H.V.V

Page 43: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

43SINH HOẠT NHÂN DÂN

Đại uý Nguyễn Văn Đăng điển hình làm theo lời Bác

Đại uý Nguyễn Văn Đăng, Chính trị viên Đại đội Xe Tăng 19, Trung đoàn Bộ binh cơ giới 48, Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 được mọi người biết đến không chỉ sở hữu nhiều phần thưởng, mà anh còn là người

cán bộ mẫu mực, điển hình làm theo lời Bác trong việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở đơn vị.

Tôi gặp Đăng vào buổi sáng thứ 7 khi anh mới trở về đơn vị công tác sau Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ V giai đoạn 2016-2018. Đại uý Nguyễn Văn Đăng bày tỏ niềm vui, vinh dự tự hào

khi là 1 trong 26 đại biểu của Quân đội được có mặt, chia sẻ những câu chuyện tâm huyết từ Đại hội.

Với đặc thù đại đội xe tăng trực thuộc trung đoàn cơ giới, yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao; cán

bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp tuổi quân, tuổi đời chênh lệch. Trên cương vị trực tiếp duy trì, quản lý, huấn luyện, Nguyễn Văn Đăng luôn trăn trở làm sao để khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng huấn luyện,

VŨ DUY HIỂN

Đại úy Nguyễn Văn Đăng cùng bộ đội chăm sóc cảnh quan môi trường tại đơn vị. Ảnh D.H.

Page 44: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

44 SINH HOẠT NHÂN DÂN

khả năng sẵn sàng chiến đấu, chấp hành pháp luật, kỷ luật của đơn vị. Anh chủ động xây dựng mối đoàn kết trong đơn vị, đề xuất nhiều biện pháp, trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là trưởng xe và trung đội trưởng.

Quá trình giáo dục chính trị anh thường xuyên chủ động nghiên cứu xây dựng giáo án chặt chẽ, khoa học, lấy các ví dụ sát nội dung bài học để người học dễ hiểu, dễ nhớ kết hợp trình chiếu powpoint và định hướng tư tưởng cho bộ đội sau từng nội dung huấn luyện. Qua kiểm tra, đánh giá hàng năm của các cấp, Đại đội 19 luôn được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu về kết quả huấn luyện chính trị, rèn luyện kỷ luật và thực hiện nhiệm vụ.

Trong đời sống hàng ngày, anh luôn quan tâm giúp đỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ, nhất là các đồng chí có hoàn cảnh khó khăn. Binh nhất Nguyễn Hữu Tú, cho biết: “Vừa rồi, khi biết tin ba em bệnh nặng, Chính trị viên Đăng

thường xuyên liên lạc hỏi thăm, động viên em và gia đình, em thấy anh ấy rất gần gũi và quan tâm đến mọi người”.

Là chính trị viên, Bí thư chi bộ, Đại uý Đăng luôn xây dựng kế hoạch cụ thể, ngoài việc thường xuyên tự học tập nâng cao trình độ kiến thức, kinh nghiệm qua cấp trên, bạn bè, tài liệu. Bên cạnh làm tốt chuyên ngành công tác Đảng, công tác chính trị, anh còn luôn đi đầu trong nghiên cứu sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện đơn vị. Năm 2016, sáng kiến “Hộp báo thao trường” đạt giải nhất cấp Sư đoàn, Quân đoàn và giải B toàn quân trong Hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình trang thiết bị huấn luyện. Năm 2017, sáng kiến “Giá tháo lắp đạn đa năng”. Năm 2018 cải tiến “kính kiểm tra đường ngắm AK ban đêm”, “Bảng cổ động thao trường” được lãnh đạo, chỉ huy các cấp đánh giá cao.

Thiếu tá Lê Trung Thành, Phó Chính uỷ Trung đoàn 48 nhận xét: “Mặc dù tuổi đời còn trẻ song Đại uý Nguyễn Văn Đăng đã thể hiện rõ

là người cán bộ có trình độ, năng lực tốt, nhiệt tình trách nhiệm, trong sinh hoạt luôn gần gũi, thương yêu bộ đội, biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi người để hoàn thiện bản thân”.

Sự cố gắng nỗ lực của Đại úy Nguyễn Văn Đăng trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thời gian qua đã góp phần giúp Đại đội 19 ba năm liền đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng cấp Quân đoàn. Bản thân anh, trong hai năm 2016, 2017 được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Quân đoàn 3 tặng danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu giai đoạn 2012-2017; bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện phong trào “Thanh niên Quân đội vươn tới những đỉnh cao”, “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ” giai đoạn 2012 - 2017 và nhiều khen thưởng khác trong thực hiện các phong trào thi đua đột kích, cao điểm, hội thi, hội thao các cấp./.

V.D.H

Page 45: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

45SINH HOẠT NHÂN DÂN

Xu höôùng phaùt trieån caây aên quaû ôû Gia lai

Gia Lai có tiềm năng lớn trong việc phát triển

ngành trồng trọt. Có quĩ đất dồi dào, trù phú, có chế độ khí tượng thủy văn phù hợp; đặc biệt tốt với các cây công nghiệp, cây nguyên liệu như: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía, sắn... Cây ăn quả đã từng được trồng ở vùng đất này khá sớm, song đến nay sức cạnh tranh với các loại cây trồng khác vẫn còn hạn chế, chưa khẳng định được thế mạnh.

Có thể thấy những hạn chế lớn của cây ăn quả ở Gia Lai như: Độ mùn của đất thấp, dễ rửa trôi. Đây là một đặc điểm lớn,

hạn chế đến chất lượng của trái cây. Với sinh học nói chung, cây trồng nói riêng, yếu tố đa lượng quyết định năng suất, yếu tố vi lượng quyết định chất lượng (hương vị, độ ngon ...). Những chân đất phù sa ven sông, ven bãi bao giờ cũng cũng chứa nhiều mùn bã, cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng cho cây trồng, tạo cho trái cây những hương vị ngon, chất lượng tốt. Những vùng cao ở Gia Lai luôn thiếu hụt yếu tố này. Đồng thời đất đỏ ba zan mặc dù có tầng canh tác sâu, tuy nhiên luôn ở trong tình trạng thiếu nước. Nước tưới là một yếu tố rất cần thiết cho

sự sinh tồn và tạo năng suất của cây ăn quả. Cây ăn quả nhu cầu nước tưới cao hơn nhiều lần cây công nghiệp và cây nguyên liệu. Ngoài ra cây ăn quả có một điểm yếu so với cây công nghiệp là chế biến, bảo quản lưu trữ rất khó khăn, đa số phải tiêu dùng tươi như các loại rau quả. Từ những hạn chế trên, từ trước tới nay, đa phần cây ăn quả ở Gia Lai đều sản xuất nhỏ lẻ theo kiểu tự cung tự cấp, tự thỏa mãn nhu cầu người trồng, chưa tạo được vùng hàng hóa lớn, chưa tạo được thị trường lớn; từ đó việc canh tác cũng nặng về quảng canh, trồng một cách tự

Kĩ sư PHẠM VĂN LONGẢnh minh họa.

Page 46: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

46 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nhiên như cây rừng, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp.

Gần đây khi thị phần của các cây công nghiệp đã đến ngưỡng bão hòa, người làm nông đã nghĩ đến việc phát triển cây ăn quả hàng hóa. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại cây ăn quả, đặc biệt là mô hình cây ăn quả xen canh trong vườn cây công nghiệp cà phê, hồ tiêu. Mô hình trồng xen cây ăn quả trên thực tế đã được chứng minh có hiệu quả trên vùng đất trồng cây công nghiệp lâu năm ở Gia Lai. Nhiều hộ gia đình đã gặt hái được nhiều thành công từ những hình thức trang trại xen canh này.

Ông Hà Văn Thuận ở xã Ia Pết, huyện Ia Grai, năm 2008 đã trồng xen 80 cây sầu riêng Monthong trên 1ha cà phê 3 tuổi. Đến năm 2017, gia đình ông thu được 7 tấn quả sầu riêng, trị giá 350 triệu đồng.

Ông Lê Bách Chiến ở thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, năm 2009 trồng xen 78 cây bơ sáp trên 1 ha cà phê 9 tuổi. Đến năm 2017, gia đình ông đã thu được 6 tấn quả bơ, trị giá 250 triệu đồng.

Ông Đào Văn Chủy ở xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh trồng xen 150 cây sầu riêng Monthong và 80 cây bơ Booth trên vườn cà phê 2,4 ha. Đến năm 2017, gia đình ông đã thu được 5 tấn bơ, trị giá khoảng 250 triệu đồng.

Các nguồn thu trên hoàn toàn là những nguồn thu phụ, tăng thêm ngoài nguồn thu từ cây trồng chính.

Đây là mô hình vừa có lợi về sinh thái, che bóng cho cây công nghiệp; vừa có lợi về kinh tế, cho thêm nguồn thu nhập, rải vụ thu, chống khủng hoảng giá; đồng thời giúp người nông dân tăng thị phần, đa dạng hóa nguồn thu. Việc trồng xen còn tạo ra sự đa dạng hóa về sinh học trên một vùng đất, góp phần hạn chế các loại dịch bệnh của những vùng cây trồng chuyên canh hàng hóa.

Tuy nhiên việc trồng xen cây ăn quả trong cây công nghiệp dài ngày cũng cần phải nghiên cứu một hệ sinh thái phù hợp. Theo các chuyên gia nông nghiệp, loại cây ăn quả trồng xen nên tập trung vào một số cây như bơ (bơ Booth, bơ Sáp, bơ Hass), sầu riêng (Dona,

Monthong, Ri6), mít (mít Thái, mít Nghệ). Cũng theo các chuyên gia kỹ thuật, mật độ phù hợp để trồng xen các loại cây ăn quả trên vườn cây công nghiệp là 12mx12m. Như vậy cây ăn quả trồng xen vào khoảng 70 cây/1 ha là hợp lý.

Ngoài ra, việc trồng xen cũng yêu cầu qui trình canh tác phù hợp với nhiều đối tượng cây trồng trên cùng một diện tích như việc tưới nước, bón phân, tạo tán tỉa canh. Đặc biệt việc tưới nước phải phù hợp với sinh lý từng loại cây trồng. Lượng nước tưới và lượng phân bón cũng phải đầu tư cao hơn trong trồng độc canh.

Như vậy có thể nói việc trồng xen cây ăn quả trong vườn cây công nghiệp dài ngày đã mở ra một hướng canh tác bền vững cả về sinh học và cả về kinh tế, thị trường; tạo ra sự đa dạng hóa sinh học, đa dạng về thu nhập cho người làm nông, làm gia tăng lợi ích trên cùng một đơn vị canh tác. Một hướng đi đầy hứa hẹn cho những người làm vườn ở Gia Lai./.

P.V.L

Page 47: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

47SINH HOẠT NHÂN DÂN

Chính sách - Pháp luật

và những vấn đề cần biếtLuật an ninh mạng

Luật An ninh mạng vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, có hiệu lực từ đầu năm 2019 là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, Luật cũng là hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ người dân, doanh nghiệp và trẻ em trên không gian mạng.

* Việc ban hành Luật An ninh mạng có thật cần thiết hay không?RẤT CẦN THIẾT! Vì ban hành Luật An ninh mạng để đáp ứng yêu cầu cấp

thiết về bảo về an ninh mạng trong tình hình hiện nay, vì: (1) Nước ta đang phải đối phó với hàng chục nghìn cuộc tấn công mạng với

quy mô lớn, cường độ cao mỗi năm, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, gây tổn thất nặng nề về kinh tế.

(2) Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng dụng trên không gian mạng đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng để tán phát thông tin kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép phá rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn, khủng bố, lật đổ chính quyền nhân dân, xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia.

(3) Tình trạng đăng tải thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xúc phạm tôn giáo; lan truyền thông sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân… diễn ra tràn lan trên

Page 48: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG82018.pdf · l Tình hình kinh tế xã hội và an ninh chính trị, trật tự an

48 SINH HOẠT NHÂN DÂN

không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần; hoạt động sử dụng không gian mạng để xâm trật tự an toàn xã hội ngày càng gia tăng và phức tạp như: đánh bạc, lừa đạo, đánh cắp tài khoản ngân hàng, rửa tiền, mại dâm, ma túy...

(4) Năng lực, tiềm lực quốc gia về an ninh mạng chưa có chính sách điều chỉnh phù hợp, kịp thời; sự phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông tin có nguồn gốc nước ngoài... đặt yêu cầu bức thiết phải xây dựng, hình thành nền công nghiệp an ninh mạng.

(5) Công tác quản lý nhà nước về an ninh thông tin, an ninh mạng tại các Bộ, Ban, ngành, địa phương còn tồn tại những bất cập, hạn chế, thiếu đồng bộ, nhất quán do chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vấn đề này cho đến khi Luật An ninh mạng được ban hành.

* Luật An ninh mạng có bảo vệ quyền con người không?CÓ! Luật An ninh mạng bảo về quyền con người khi tham gia hoạt động trên

không gian mạng.Luật An ninh mạng phù hợp với tinh thần của Hiến chương Liên hợp quốc,

Tuyên ngôn về quyền con người của Đại hội đồng Liên hợp quốc (1948) và các văn bản khác có liên quan, phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự Việt Nam.

Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ 05 quyền con người sau đây:(1) Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp

luật và được pháp luật bảo vệ;(2) Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín;(3) Quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân;(4) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân;(5) Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân.Luật An ninh mạng còn giúp phòng ngừa, xử lý các hành vi sử dụng không

gian mạng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.* Luật An ninh mạng có ngăn cản, xâm phạm quyền tự do ngôn luận không?KHÔNG! Luật An ninh mạng không ngăn cản, xâm phạm quyền tự do ngôn

luận của công dân.Các hoạt động liên lạc, trao đổi, đăng tải, chia sẻ thông tin, mua bán, kinh

doanh, thương mại vẫn diễn ra bình thường trên không gian mạng, không hề bị ngăn cản, cấm đoán miễn là những hoạt động đó không vi phạm pháp luật của Việt Nam.

Công dân có thể làm bất cứ điều gì trên không gian mạng mà pháp luật Việt Nam không cấm.

Ngược lại: Luật An ninh mạng bảo vệ cho các hoạt động tự do ngôn luận, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khi mua bán, kinh doanh, trao đổi, thương mại trên không gian mạng./.

Phương Thư (Tổng hợp).