ttrong srong sỐ nÀynÀy -...

48
Thông tin - Thi sThông tin - Thi sz Tng Bí thư Nguyn Văn Linh - Người khi xướng công cuc đổi mi. z Nguyn Văn C- Người cng sn kiên trung ca Đảng ta. z Hip định Giơnevơ - thng li to ln ca cách mng Vit Nam. z Hot động đối ngoi ni bt ca Đảng và Nhà nước trong thi gian gn đây. z Thc hi n công tác chính sách và phong trào “Đền ơn đáp nghĩ a” Gia Lai. z Mt sni dung cơ bn vLut An ninh mng. Ý Đảng - Lòng dân Ý Đảng - Lòng dân z Đồng bào các dân tc tnh Gia Lai thi đua làm theo li Bác Hdy. z Phát huy vai trò ca nhân dân trong đấu tranh chng suy thoái “tdin biến”, “tchuyn hóa”. z Công tác bo v, chăm sóc và nâng cao sc khe nhân dân trên địa bàn tnh Gia Lai. Đời sng - Văn hóa Đời sng - Văn hóa z Nâng cao cht lượng giáo dc vùng đồng bào dân tc thiu sGia Lai. z Vlàng thăm nhà rông. Thông tin cơ sThông tin cơ sz Công tác dân vn trên địa bàn 2 xã biên gii huyn Ia Grai. z Đăk Pling - nhng khó khăn còn đó. Mô hình - Kinh nghim Mô hình - Kinh nghim z Hiu qutmô hình liên kết hĐăk Đoa. z Nhng đi u mt thy, tai nghe, t tay strên cánh đồng Nht Bn. z Hiu quca vic thành lp hp tác xã trên nhóm hsn xut cà phê theo chui giá tr. z Kthut nuôi gà ta đạt hiu qukinh tế. Chính sách - Pháp lut Chính sách - Pháp lut nh bìa 1: T ng Bí thư Nguyn Văn Linh đọc báo Nhân Dân. nh tư li u: Thư vi n Quc gia. * In 3.200 cun kh19 x 27 cm ti Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giy phép xut bn s: 05/GP-XBBT - do SThông tin và Truyn thông tnh Gia Lai cp ngày 20/4/2018 * In xong và np lưu chiu tháng 7/2018. Trình bày: THANH LÂM Chu trách nhim xut bn LÊ PHAN LƯƠNG y viên Thường vTrưởng Ban Tuyên giáo Tnh y Ban Biên tp TRN ĐÌNH HIP TRN ĐỨC HÙNG NGUYN QUANG CƯỜNG HOÀNG THANH HƯƠNG Địa ch: 02 Hai Bà Tr ưng, TP. Pleiku, Gia Lai ĐT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] 2 5 7 10 14 16 18 20 22 25 28 31 34 37 39 42 44 47 Trang nh bìa 1: T ng Bí thư NguynVăn Linh TRONG SNÀY TRONG SNÀY

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

Thông tin - Thời sựThông tin - Thời sự Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Người khởi xướng công cuộc

đổi mới. Nguyễn Văn Cừ - Người cộng sản kiên trung của Đảng ta. Hiệp định Giơnevơ - thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam. Hoạt động đối ngoại nổi bật của Đảng và Nhà nước trong thời

gian gần đây. Thực hiện công tác chính sách và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

ở Gia Lai. Một số nội dung cơ bản về Luật An ninh mạng.

Ý Đảng - Lòng dânÝ Đảng - Lòng dân Đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai thi đua làm theo lời

Bác Hồ dạy. Phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh chống suy thoái

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

trên địa bàn tỉnh Gia Lai.Đời sống - Văn hóaĐời sống - Văn hóa

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Về làng thăm nhà rông.

Thông tin cơ sởThông tin cơ sở Công tác dân vận trên địa bàn 2 xã biên giới huyện Ia Grai. Đăk Pling - những khó khăn còn đó.

Mô hình - Kinh nghiệmMô hình - Kinh nghiệm Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những điều mắt thấy, tai nghe, tự tay sờ trên cánh đồng

Nhật Bản. Hiệu quả của việc thành lập hợp tác xã trên nhóm hộ sản xuất

cà phê theo chuỗi giá trị. Kỹ thuật nuôi gà ta đạt hiệu quả kinh tế.

Chính sách - Pháp luậtChính sách - Pháp luật

Ảnh bìa 1: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đọc báo Nhân Dân. Ảnh tư liệu: Thư viện Quốc gia.

* In 3.200 cuốn khổ 19 x 27 cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai.* Giấy phép xuất bản số:05/GP-XBBT - do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 20/4/2018* In xong và nộp lưu chiểu tháng 7/2018.

Trình bày: THANH LÂM

Chịu trách nhiệm xuất bảnLÊ PHAN LƯƠNGỦy viên Thường vụ

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Ban Biên tậpTRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG

NGUYỄN QUANG CƯỜNGHOÀNG THANH HƯƠNGĐịa chỉ: 02 Hai Bà Trưng,

TP. Pleiku, Gia LaiĐT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

2

57

10

1416

18

20

22

2528

3134

3739

424447

Trang

Ảnh bìa 1: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

TRONG SỐ NÀYTRONG SỐ NÀY

Page 2: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

2 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin Thông tin --Thời sựThời sự

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, công nhânlàm việc tại Liên doanh Dầu khí Việt - Xô (Vũng Tàu), tháng 4 năm 1987. Ảnh Tư liệu.

TT ổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc (Mười Cúc), ông sinh ngày 01/7/1915 tại làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ. Tuổi thơ ông chịu nhiều buồn thương khi 5 tuổi đã mồ côi mẹ, 11

tuổi, thân phụ qua đời. Từ đó ông sống nhờ vào sự đùm bọc của người chú ruột là Nguyễn Văn Hùng - một người có học thức, làm ở Sở dây thép Hải Phòng. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, ông đã sớm có tinh thần yêu nước và tham gia vào các tổ chức cách mạng của Ðảng. Sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, nhưng suốt cuộc đời ông chủ yếu hoạt động và gắn bó với miền Nam, giữ các trọng trách: Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn; Ủy viên Thường vụ xứ ủy Nam Bộ trong kháng chiến; Bí thư Thành ủy TP. HCM sau ngày thống nhất đất nước rồi được giao trọng trách làm Tổng bí thư Ðảng năm 1986, năm Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới. Ông được đánh giá là người bắt nhịp, làm nên dấu ấn đậm nét trong suốt tiến trình của cách mạng miền Nam.

NGUYỄN VĂN LINHNGUYỄN VĂN LINHTổng Bí thưTổng Bí thư

Người khởi xướng công cuộc đổi mớiNgười khởi xướng công cuộc đổi mới

Page 3: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

3SINH HOẠT NHÂN DÂN

* Mạnh dạn vận dụng những kinh nghiệm từ địa phương kiến thiết cho công cuộc đổi mới đất nước

Khi trở thành Tổng Bí thư Đảng vào tháng 12/1986, ông đã ngoài 70 tuổi. Lúc này, Việt Nam bị khó khăn bủa vây tứ phía. Cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền trước đó bộc lộ nhiều khuyết điểm khiến nền kinh tế xuống dốc. Xuất nhập khẩu thu hẹp, đình đốn, lạm phát có thời gian lên tới trên 700% khiến hơn 7 triệu người thiếu đói. Viện trợ của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cắt giảm, đất nước bị cấm vận. Yêu cầu đặt ra là “đổi mới thì sống, không đổi mới thì chết”. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhìn thấu yêu cầu của đổi mới, nhất là kinh tế. Ông khẳng định: “Không có con đường nào khác là phải kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật, mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Đại hội đã quyết định đường lối đổi mới, tập

trung đổi mới từ nền kinh tế quốc doanh, tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần; bãi bỏ chế độ tem phiếu khiến nhiều mô hình làm ăn được “bung” ra, đời sống nhân dân dần khởi sắc. Nghị quyết 10 (Khoán 10) về khoán sản phẩm tạo ra một cú hích mạnh mẽ làm nông nghiệp bừng tỉnh sau một thời gian dài “ngủ đông”. Vụ mùa năm 1988, nông nghiệp được mùa lớn và chỉ một năm sau đó, Việt Nam từ nước thiếu đói, nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới.

* Vừa đổi mới vừa quan tâm đến những việc cần làm ngay, đề ra phương châm nói và làm

Trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, ông đã khởi xướng công cuộc đấu tranh chống tiêu cực trên mặt trận báo chí với phương châm: Báo chí không được uốn cong ngòi bút. Ngày 25/5/1987, trang nhất báo Nhân dân đăng bài Những việc cần làm ngay. Bài viết đi thẳng vào vấn đề khi đó là giá cả tăng vọt của tác giả ký tên N.V.L khiến nhiều người quan tâm. Từ ngày 25/5/1987 đến 28/9/1990 có 27 bài báo với nhan đề Những việc cần làm ngay,

đề cập chủ yếu đến việc chống tiêu cực, phê phán việc ngăn sông cấm chợ, những bất hợp lý trong sản xuất phân phối và lưu thông, nhắc đến đời sống hàng nghìn giáo viên quá chật vật... Loạt bài viết tạo ra một luồng sinh khí mới trong xã hội: công khai, dám nói thẳng, nói thật trong những năm đầu đổi mới. Sau này, khi được hỏi về bút danh N.V.L, Tổng bí thư giải thích đó là “nói và làm”, nhưng cũng không ít người dịch ra là “nhảy vào lửa”.

* Nhắc nhở người lãnh đạo nhiều bài học sâu sắc

Những năm đầu đổi mới, ông thẳng thắn chỉ ra những căn bệnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở nghiêm khắc nhiều người làm cán bộ, như bệnh “kiêu ngạo, coi khinh dân gian, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt quan cách mạng lên, không biết rằng, thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của Chính phủ”. Ông nhắc, “càng được giao chức quyền lớn bao nhiêu thì càng phải nhớ lại, phải được giáo dục lại bài học cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân. Cần phải nhớ rằng

Page 4: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

4 SINH HOẠT NHÂN DÂN

tất cả chính sách của Nhà nước có thực hiện được hay không là do dân chứ không phải do cán bộ chính quyền mà thực hiện được. Một sai lầm nghiêm trọng của nhiều cán bộ chính quyền hiện nay là xa dân, không dựa vào dân, không chú ý công tác của dân”.

Về công tác quy hoạch cán bộ, ông nói thẳng “Hình như bây giờ các đồng chí lớn tuổi ít chú ý đào tạo các đồng chí trẻ, cứ tưởng rằng mình có thể sống mãi để làm cách mạng…Vì quy hoạch cán bộ chúng ta kém quá nên tôi mới phải làm Tổng bí thư. Đáng lẽ nếu Đảng ta có quy hoạch cán bộ tốt thì có đồng chí trẻ hơn tôi làm Tổng bí thư”. Ông tâm sự “Nay mai chúng ta đều sẽ già đi, sẽ nghỉ thì phải có người trẻ thay thế. Muốn thế, chúng ta phải đào tạo các đồng chí trẻ tuổi”. Ông nói và đã làm đúng như vậy. Năm 1991, sau một nhiệm kỳ làm Tổng bí thư lèo lái đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng, ông tự nguyện rút lui, không tham gia Trung ương khóa mới.

Ghi nhận công lao của ông, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đánh giá:

“Suốt nhiệm kỳ Đại hội VI, với cương vị là Tổng bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng tập thể lãnh đạo nhạy bén, chủ động, sáng tạo khôn khéo, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua những bước hiểm nghèo của thời kỳ xảy ra những biến động to lớn trên thế giới; đẩy mạnh công cuộc đổi mới và thu được những thành tựu rất quan trọng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã từng trải biết bao gian khổ về vật chất và tinh thần, đã bình tĩnh trước mọi hiểm nguy và biến cố, có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, có tầm nhìn chiếc lược và tình thương yêu đồng bào, đồng chí sâu sắc nên ở bất cứ cương vị nào, ông cũng mang hết sức lực cống hiến cho Đảng, cho dân. Trong cuộc sống hàng ngày, ông luôn thẳng thắn, trung thực, sâu sát với thực tế. Ông là một mẫu mực về

sự giản dị, liêm khiết, dân chủ và kiên quyết chống tham ô, lãng phí, phô trương hình thức. Ông rất được đồng bào, đồng chí tin yêu, kính phục.

Kỷ niệm 103 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, chúng ta học tập và noi gương đồng chí về lòng trung thành với lý tưởng cộng sản, kiên trì mục tiêu cá ch mạ ng, năng động, sáng tạo trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nhất là về tinh thần đổi mới; phát huy dân chủ, gắn bó máu thịt với nhân dân; tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Chỉ thị Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; kiên quyết thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh./.

Phú Hà (Tổng hợp).

Page 5: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

5SINH HOẠT NHÂN DÂN

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912, tại xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là hậu duệ đời thứ 17 của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Mới 17 tuổi đời, khi còn là học sinh trường Bưởi, đồng chí đã tham gia Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và trở thành một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến.

Trong những năm bị thực dân đế quốc giam giữ,

tra tấn, đày ải trong các địa ngục trần gian - Hỏa Lò, Côn Đảo, với quyết tâm “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, đồng chí đã tự trang bị cho mình lý luận cách mạng Mác-Lênin, cũng như bản lĩnh chính trị và phẩm chất trí tuệ. Sau khi ra tù, đầu năm

1937, đồng chí được cử làm Xứ ủy viên Bắc kỳ và cũng năm đó, đồng chí được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Tháng 3/1938, đồng chí trở thành Tổng Bí thư của Đảng khi chưa tròn 26 tuổi.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, Đảng ta đã có sự chuyển hướng chiến lược đúng đắn, kịp

thời, đặc biệt là đẩy mạnh phong trào đòi dân sinh, dân chủ sôi sục trong cả nước, tạo ra cục diện mới của cách mạng Việt Nam, làm tiền đề cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.Đồng chí Nguyễn Văn

Cừ đã chủ trì hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6, vạch ra sự chuyển hướng cực kỳ quan trọng trong chiến lược và sách

người cộng sản kiên trung của Đảng taNGUYỄN VĂN CỪNGUYỄN VĂN CỪ Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941), Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941),

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1938 - 1940. Ảnh Tư liệu.giai đoạn 1938 - 1940. Ảnh Tư liệu.

người cộng sản kiên trung của Đảng tangười cộng sản kiên trung của Đảng ta

Page 6: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

6 SINH HOẠT NHÂN DÂN

lược cách mạng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 do đích thân đồng chí Nguyễn Văn Cừ khởi thảo đã khắc phục nhược điểm “giáo điều, tả khuynh” khó tránh khỏi ở thời kỳ đầu còn non trẻ của Đảng ta. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã nhận thức và xử lý hết sức đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ, thể hiện sự nhất quán với tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.Để tuyên truyền, vận

động cách mạng, tập hợp lực lượng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phẩm “Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương”. Đây là một tác phẩm lý luận chính trị quan trọng, trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng về vấn đề tự do dân chủ, khẳng định bản chất tốt đẹp của tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ viết tác phẩm “Tự chỉ trích” giúp Đảng ta kịp thời đấu tranh uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng, vạch mặt bọn

giả danh cách mạng, xây dựng và củng cố Đảng trên phạm vi cả nước.

Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, kẻ thù ráo riết săn lùng các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng ta. Ngày 18/01/1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sa vào tay giặc. Mặc dù bị tra tấn dã man, nhưng kẻ thù không lay chuyển được khí tiết cách mạng của người cộng sản kiên trung Nguyễn Văn Cừ. Ngày 28/8/1941, tại trường bắn Hóc Môn - Gia Định, đồng chí Nguyễn Văn Cừ cùng một số lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta đã ngã xuống dưới họng súng quân thù khi mới 29 tuổi đời, 11 tuổi Đảng và 2 năm trên trọng trách Tổng Bí thư của Đảng.Đồng chí Nguyễn Văn

Cừ là người chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất khuất. Trong mọi hoàn cảnh, đồng chí luôn giữ vững chí khí của người chiến sĩ cộng sản, vượt qua mọi gian nguy, thử thách, tin tưởng vào lý tưởng của Đảng, vững tin vào thắng lợi cuối cùng. Đồng chí đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân. Những cống hiến to lớn

và sự hy sinh oanh liệt của đồng chí, góp phần làm rạng danh Tổ quốc, tô thắm lịch sử, truyền thống vẻ vang của Đảng.Đồng chí Nguyễn Văn

Cừ - Tổng Bí thư của Đảng ta thời kỳ 1938 - 1941 là nhà lãnh đạo trẻ tuổi đầy tài năng của cách mạng Việt Nam, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người con ưu tú của dân tộc, chiến sĩ cách mạng kiên cường, người cộng sản mẫu mực, suốt đời chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí đã nêu tấm gương sáng tận trung với nước, tận hiếu với dân; luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đặt lợi ích của Đảng, Tổ quốc và nhân dân lên trên hết. Tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Văn Cừ mãi mãi được nhân dân ta ghi nhớ và tôn vinh. Sự hy sinh oanh liệt và những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Cừ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đã trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam./.

Khánh Ly (Tổng hợp).

Page 7: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

7SINH HOẠT NHÂN DÂN

1. Bối cảnh lịch sử Qua 8 năm tiến hành

chiến tranh xâm lược lần thứ hai (1945 - 1953), thực dân Pháp ngày càng sa lầy vào chiến tranh Việt Nam và Đông Dương. Đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân, tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng. Quân Pháp trên chiến trường ngày càng rệu rã, suy yếu, các chiến dịch liên tục bị

ta đánh bại và rơi vào thế bị động. Khủng hoảng tài chính do chi phí cho chiến tranh xâm lược ngày càng cao làm cho nền kinh tế Pháp bị kiệt quệ, tình hình chính trị, xã hội tại chính quốc liên tục bất ổn, đời sống nhân nhân Pháp ngày càng khổ cực...

Trước nguy cơ bị tiêu diệt và để cứu vãn tình thế, ngày 22/6/1953, Thủ tướng Pháp là J.Laniel

đã phê chuẩn cử tướng Henri Navarre - Tham mưu trưởng lục quân Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương với hy vọng có thể xoay chuyển được cục diện trận chiến đang ở thế bất lợi. Ngày 02/7/1953, Navarre đã vạch ra “Kế hoạch Navarre”, gồm 2 bước nhằm giành thắng

THẮNG LỢI TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAMHIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠHIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠHIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠHIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ

LÊ TUYỀN - TRUNG HIẾU

Toàn cảnh Hội nghị Giơnevơ. Ảnh Tư liệu.Toàn cảnh Hội nghị Giơnevơ. Ảnh Tư liệu.

Page 8: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

8 SINH HOẠT NHÂN DÂN

lợi quyết định, tạo ra “những điều kiện quân sự để làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có danh dự”1.

Nhận rõ âm mưu của Pháp - Mỹ tiến hành trong tình hình mới, cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn về nhiệm vụ Đông - Xuân (1953 - 1954). Tại cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh… Không sợ. Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”. Người kết luận: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Về phương châm “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”; nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến là “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sở hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng”2.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Chính trị, bước vào chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, ta liên tục tổ chức các chiến dịch tiến công trên khắp chiến trường ba nước Đông

Dương và giành được nhiều thắng lợi to lớn, làm phá sản kế hoạch tập trung quân của Navarre.

Ngay khi quân chủ lực của ta tiến công hướng Tây Bắc, thực dân Pháp vội vã điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên để đối phó. Biết không thể giữ được mặt trận Tây Bắc, ngày 03/12/1953, Navarre quyết định phải giữ lấy cứ điểm Điện Biên Phủ bằng mọi giá nên tăng cường quân đội và xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh để sẵn sàng giao chiến với quân chủ lực của ta. Với binh lực mạnh và hình thức phòng ngự theo kiểu tập đoàn cứ điểm liên hoàn, tướng lĩnh Pháp và Mỹ đều cho rằng đây là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, là “Verdum của Đông Nam Á”, là “cối xay thịt người” để nghiền nát bộ đội chủ lực của ta.

Trước hành động trên của Pháp và Mỹ, ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ

huy trưởng, đồng thời gấp rút chuẩn bị mọi mặt cho trận chiến quyết định. Điện Biên Phủ trở thành “trận quyết chiến lịch sử” mang tính chất quyết định giữa ta và địch.

Ngày 13/3/1954, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu với 3 đợt tiến công chiến lược của quân và dân ta, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã bị san phẳng, toàn bộ địch bị tiêu diệt và bắt sống.

Với chiến thắng Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, “Lần đầu tiên trong lịch sử một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh”3, đế quốc Pháp phải chấp nhận thất bại và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Giơnevơ.

2. Kết quả và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ

Chiến thắng Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của quân và dân ta chính là nhân tố quyết định đối với diễn biến và kết quả

1 Lịch sử Việt Nam, tập 11: Từ năm 1951 đến năm 1954, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 2017, tr 359, 360.2 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi ký, Nxb QĐND, HN.2006, tr 876.3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10 (1960 - 1962), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2002, tr 12.

Page 9: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

9SINH HOẠT NHÂN DÂN

của Hội nghị Giơnevơ năm 1954, làm tăng vị thế cho đoàn Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ, buộc Pháp và các nước khác phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam.

Với chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp trên thế giới bằng thương lượng hòa bình, ngày 08/5/1954, Hội nghị Giơnevơ diễn ra tại thành phố Genève (Giơnevơ), Thụy Sĩ, gồm 9 đoàn đại biểu tham dự (trong đó có 5 nước lớn: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) nhằm thảo luận vấn đề chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. Hội nghị Giơnevơ diễn ra trong 75 ngày (từ ngày 08/5/1954 đến ngày 21/7/1954) đàm phán quyết liệt với 31 phiên họp, trong đó có 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp theo cấp trưởng đoàn. Đến ngày 21/7/1954,

Hiệp định Giơnevơ (bao gồm các văn bản: Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào và Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao Miên) chính thức được ký kết với những nội cơ bản như: Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền

và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh, Việt Nam sẽ thống nhất sau cuộc tổng tuyển cử tự do tổ chức vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban Quốc tế,…

Việc ký kết Hiệp Định Giơnevơ là thắng lợi to lớn và có ý nghĩa quan trọng của cách mạng Việt Nam trên mặt trận ngoại giao, trở thành văn bản pháp lý Quốc tế đã ghi nhận các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam, khẳng định chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. Hiệp định đánh dấu sự thắng lợi trong 9 năm kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh và rút quân về nước. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng tạo điều kiện tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, giới tuyến quân sự tạm thời không được coi là biên giới quốc gia và cả nước sẽ thống nhất sau cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 7/1956.

Như vậy, với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, tiêu biểu là đường lối kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn. Trong đó, cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ để lại nhiều bài học quý. Đó là các bài học về phát huy tinh thần độc lập, tự chủ trong đàm phán ngoại giao; về kết hợp sức mạnh tổng hợp giữa đấu tranh chính trị - quân sự - ngoại giao, tận dụng tốt nhất những thắng lợi trên chiến trường để tạo thế mạnh trên bàn Hội nghị; bài học về kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những đòi hỏi vô lý của đối phương... Những bài học này, không chỉ được vận dụng thành công trong Hội nghị Pari (năm 1973), buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận thất bại và rút quân về nước, tạo bước ngoặt quan trọng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, thu non sông về một mối mà còn có giá trị thực tiễn cao trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.

L.T-TH

Page 10: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

10 SINH HOẠT NHÂN DÂN

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NỔI BẬTHOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NỔI BẬTCỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bun-nhăng Vo-la-chít và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào thăm Việt Nam từ ngày 03-07/7/2018.

Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bun-nhăng Vo-la-chít đã hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và có các cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tại các cuộc tiếp xúc, trong bầu không khí thắm tình hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, hai bên thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, cùng tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược

của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào; nhất trí cho rằng quan hệ đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng, gắn bó, tin cậy và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng,

1 Việt Nam - Lào: tiếp tục thắt chặt và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống,tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm vớiTổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bun-nhăng Vo-la-chít. Ảnh: TTXVN.

Page 11: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

11SINH HOẠT NHÂN DÂN

hai Nhà nước và nhân dân hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông kính yêu cùng các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, đã không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành tài sản chung vô giá, yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của hai dân tộc, nguồn lực bảo đảm cho thắng lợi của mỗi nước vì sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân dân hai nước, nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao vị thế quốc tế của hai Đảng, hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Hai bên chúc mừng những thành tựu quan trọng đạt được ở mỗi nước thời gian qua, nhất là sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Đại hội X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; nhất trí cho rằng thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống

nhất đất nước trước đây và thành công trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay ở mỗi nước có sự giúp đỡ to lớn, quý báu, chí tình, chí nghĩa và hiệu quả mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau; tin tưởng mạnh mẽ rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, hai nước sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành quả mới, to lớn hơn nữa trên con đường đi tới phồn vinh theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội, có vai trò và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.

Hai bên bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trên mọi lĩnh vực trong thời gian qua, đặc biệt là thành công của Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2017, tạo cơ sở thuận lợi để hai Đảng, hai nước tiếp tục thắt chặt và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào lên tầm cao mới.

Hai bên cũng trao đổi thống nhất về các chủ trương, biện pháp nhằm tiếp tục đưa quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của mỗi Đảng, chiến lược phát triển của mỗi nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau cùng phát triển vì sự phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước; đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, đảm bảo định hướng cho tổng thể quan hệ hợp tác giữa hai nước, tăng cường hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, tiếp tục duy trì các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh

Page 12: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

12 SINH HOẠT NHÂN DÂN

2 Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Ru-ma-ni đi vào chiều sâu, hiệu quả

Nhận lời mời của Chính phủ Ru-ma-ni, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phu nhân thăm chính thức Ru-ma-ni từ ngày 6-7/7/2018. Chuyến thăm có ý nghĩa chính trị quan trọng nhằm tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam, đưa quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn nữa, đáp ứng lợi ích và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước.

Trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Ru-ma-ni Viorica Dancila, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm đất nước Ru-ma-ni tươi đẹp; chúc mừng những thành tựu mà Nhà

nước và nhân dân Ru-ma-ni đã đạt được trong công cuộc hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội, với tăng trưởng GDP năm 2017 đạt mức kỷ lục 7% (cao nhất EU). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thông báo đã có cuộc hội đàm thành công với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ru-ma-ni, hai bên đã trao đổi nhiều biện pháp cụ thể cũng như nhất trí hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực, nhất là về hợp tác kinh tế-thương mại - đầu tư, nông nghiệp, giáo dục - đào tạo, giao lưu văn hoá, hợp tác giữa các địa phương... và mở rộng sang các lĩnh vực hợp tác khác như lao động, du lịch...

Thủ tướng Ru-ma-ni đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam và cho rằng hai nước có rất nhiều cơ hội để nâng tầm quan hệ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư cũng như khoa học - công nghệ; Việt Nam có tiềm năng trong lĩnh vực đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật cao, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường Ru-ma-ni.

Hai bên nhất trí để đưa quan hệ kinh tế - thương mại tương xứng với quan hệ chính trị - đối ngoại cũng như tiềm năng và nguyện vọng của hai bên, cần tháo gỡ những vướng mắc trong hợp tác kinh tế, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế Ủy ban hợp tác Liên chính phủ hai nước, củng cố khuôn

đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước dưới nhiều hình thức; củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước; mở rộng hợp

tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các ban của Đảng, bộ, ngành, các Ủy ban của Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức nhân dân và các địa phương của hai nước; đồng thời,

đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.

Page 13: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

13SINH HOẠT NHÂN DÂN

khổ pháp lý trong đó có đàm phán, ký kết các văn bản pháp lý về hợp tác kinh tế, nông nghiệp, văn hoá - giáo dục...

Trước đó, tại cuộc hội đàm giữa với Bộ trưởng Ngoại giao Ru-ma-ni Teodor Melescanu, Bộ trưởng Ngoại giao Ru-ma-ni cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; khẳng định Việt Nam đã và đang là đối tác quan trọng của Ru-ma-ni tại châu Á và Đông Nam Á; mong muốn hai bên sẽ cùng nỗ lực để đưa quan hệ hợp tác hai nước phát triển hiệu quả và thực chất trên tất cả các mặt.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Ru-ma-ni Teodor Melescanu đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua, nhất là trên phương diện chính trị - ngoại giao, thể hiện qua việc trao đổi nhiều đoàn các cấp, các ngành và các địa phương. Tuy nhiên quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư vẫn chưa tương xứng:

kim ngạch hai chiều năm 2017 đạt 207 triệu USD và Ru-ma-ni có 2 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn 1,2 triệu USD; hai nước còn nhiều tiềm năng và lợi thế có thể khai thác và phát triển: Ru-ma-ni có kinh nghiệm và công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, khai khoáng, dược phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, nông nghiệp và chế biến thực phẩm…có thể chia sẻ và hợp tác với Việt Nam; Việt Nam có thể xuất khẩu thuỷ hải sản, trái cây nhiệt đới, sản phẩm dệt may vào thị trường Ru-ma-ni. Hai bên đánh giá cao và cho rằng cần duy trì trao đổi các đoàn nghệ thuật dân gian, sản xuất phim, phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, tham dự các lễ hội tại mỗi nước. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác về du lịch, khoa học - kỹ thuật, xem xét khả năng đưa lao động tay nghề cao của Việt Nam sang làm việc tại Ru-ma-ni. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trong đó Ru-ma-ni nhất trí tăng học bổng cho Việt Nam

và mời Việt Nam cử cán bộ ngoại giao trẻ sang Ru-ma-ni tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn.

Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp trên các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM)... cũng như trong các vấn đề hai bên cùng quan tâm như quản lý bền vững nguồn nước (sông Đa-nuýp và sông Mê-công); và việc duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các Công ước của Liên hợp quốc trong đó có Công ước về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Với vai trò là Chủ tịch EU trong 6 tháng đầu năm 2019, Ru-ma-ni khẳng định ủng hộ quan hệ Việt Nam với EU trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Việt Nam sẵn sàng là cầu nối cho Ru-ma-ni với ASEAN và các nước thành viên./.

Phương Thư(Tổng hợp).

Page 14: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

14 SINH HOẠT NHÂN DÂN

THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHÍNH SÁCH VÀ PHONG TRÀO“Đền ơn đáp nghĩa” ở Gia Lai

* Người có công với cách mạng luôn được quan tâm

Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Gia Lai luôn làm tốt công tác chăm sóc thương binh, liệt sĩ, người có công, tri ân những người đã cống hiến, hy sinh một phần xương máu vì nền độc lập dân tộc. Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công.

Thời gian qua, tỉnh ta luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các

chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Hiện tỉnh đang chi trả trợ cấp hàng tháng cho trên 23 ngàn đối tượng người có công, gồm các thương bệnh binh, các đối tượng hưởng tuất liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người có công giúp đỡ cách mạng… Phụng dưỡng và chăm sóc chu đáo 12 mẹ Việt Nam Anh hùng. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm lo cho các đối tượng người có công được quan tâm và thực hiện đầy đủ, kịp thời. Hàng năm, nhân các dịp lễ, tết và kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7), tỉnh đều tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” như: tổ chức

tốt công tác thăm hỏi, động viên, tặng quà đến người có công và gia đình người có công; tham gia chỉnh trang, viếng nghĩa trang liệt sỹ, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, công chức, đoàn viên thanh niên thắp nến tri ân các liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh, tổ chức các hoạt động về nguồn, thăm các khu căn cứ cách mạng…

Công tác xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã được xã hội hóa sâu rộng, luôn được các cấp, các ban, ngành, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, người lao động và toàn thể nhân dân trong tỉnh nhiệt tình hưởng ứng. Bình quân số tiền đóng góp hơn 2 tỷ đồng/năm để hỗ trợ cho người có công khi ốm đau, hoạn nạn, khó khăn. Ngoài sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phong trào thực hiện chính sách

NGUYỄN ÁNH

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong thời gian qua ở Gia Lai đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng, được nhân dân đồng tình ủng hộ và có hiệu quả thiết thực.

Page 15: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

15SINH HOẠT NHÂN DÂN

“Đền ơn đáp nghĩa” còn được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các tập thể, cá nhân thông qua các hoạt động thiết thực, đến nay, toàn tỉnh đã xây mới gần 1.000 nhà ở và sửa chữa hàng trăm ngôi nhà cho người có công theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài việc xây mới nhà, sửa chữa nhà theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ, từ nguồn quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, đã vận động sự tham gia đóng góp của các cơ quan, doanh nghiệp tặng hàng trăm sổ tiết kiệm tình nghĩa cho đối tượng người có công. Hằng năm, tỉnh đều tổ chức Lễ đón, truy điệu và an táng các liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia về nước an táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Đức Cơ; các nghĩa trang liệt sĩ đều được đầu tư cải tạo, nâng cấp để các liệt sĩ được “mồ yên mả đẹp”, yên lòng thân nhân liệt sĩ, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc đối với thế hệ trẻ.

* Tiếp tục tri ân người có công với cách mạng

Thời gian này, cùng cả nước, tỉnh đang chuẩn bị tốt để tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh,

liệt sĩ như: thăm tặng quà cho các đối tượng người có công; thăm viếng các nghĩa trang liệt sĩ; tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách; trao nhà tình nghĩa; tu sửa các nghĩa trang liệt sĩ nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với Tổ quốc. Các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ như: Tiếp tục xác định việc quan tâm, làm tốt công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm lo và nâng cao đời sống cho các gia đình chính sách là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Thực hiện kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công và giải quyết trợ cấp ưu đãi học sinh, sinh viên cho con của thương binh, liệt sỹ và người có công. Tiếp tục tiến hành rà soát các đối tượng chính sách; những người có công đang sinh sống tại địa phương chưa được hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ; đồng thời, thực hiện tốt chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và các chế độ chính sách đối với các đối tượng khác. Tăng cường công tác tuyên

truyền các chế độ chính sách về ưu đãi của Đảng và Nhà nước cho người có công với cách mạng và tuyên truyền giáo dục cho các tầng lớp nhân dân về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về công tác đền ơn đáp nghĩa. Đặc biệt là thực hiện 5 chương trình chăm sóc người có công của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục và huy động thế hệ trẻ tham gia giúp đỡ các thương binh, thân nhân liệt sỹ già cả neo đơn, tham gia đảm nhận gìn giữ, vệ sinh các đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ của địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” nhằm kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm cá nhân, tập thể và thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia chung tay giúp đỡ cho những gia đình thương binh, liệt sỹ.Đền ơn đáp nghĩa là một

việc làm thường xuyên, liên tục của cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân Gia Lai. Chiến tranh giờ đã cách xa nhưng sự hy sinh hay những chiến công của các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng mãi mãi được thế hệ hôm nay và mai sau lưu danh, trân trọng và tri ân./.

N.A

Page 16: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

16 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Luật An ninh mạng gồm 07 chương, 43 điều,

quy định những nộ i dung cơ bả n về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Luật An ninh mạng. Quy định đầy đủ các biện pháp, hoạt động bảo vệ tương xứng với mức độ quan trọng của hệ thống thông tin này, trong đó nêu ra tiêu chí xác định, lĩnh vực liên quan, quy định các biện pháp như thẩm định an ninh mạng, đánh giá điều kiện, kiểm tra, giám sát an ninh và ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ

thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.Để bảo vệ tối đa quyền

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Luật An ninh mạng đã dành 01 chương (Chương III) quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm: phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng; phòng ngừa, xử lý hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự; phòng, chống

tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng, chống chiến tranh mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; đấu tranh bảo vệ an ninh mạng. Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên tâm buôn bán, kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng.

Chương IV của Luật An ninh mạng tập trung quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, trọng tâm là các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, quy định rõ các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức này. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế cũng là một trong những đối tượng được bảo vệ trọng điểm. Với các quy định chặt chẽ, sự tham gia đồng bộ của cơ quan nhà

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀMỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀLUẬT AN NINH MẠNG

Page 17: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

17SINH HOẠT NHÂN DÂN

nước, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân, việc sử dụng thông tin để vu khống, làm nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ được xử lý nghiêm minh. Các hoạt động nghiên cứu, phát triển an ninh mạng, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng, nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cũng được quy định chi tiết trong Chương này.

Hiện nay, dữ liệu của nước ta trên không gian mạng đã và đang bị sử dụng tràn lan với mục đích lợi nhuận mà Nhà nước chưa có đủ hành lang pháp lý để quản lý, thậm chí là bị sử dụng vào các âm mưu chính trị hoặc vi phạm pháp luật. Để quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu của nước ta trên không gian mạng, Luật An ninh mạng đã quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ giá trị gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng

dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của công tác bảo vệ an ninh mạng. Chương V Luật An ninh mạng đã quy định đầy đủ các nội dung bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng, xác định lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng chất lượng cao, chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về an ninh mạng.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng được quy định rõ trong Luật An ninh mạng, tập trung vào trách nhiệm của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành chức năng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện đồng bộ các biện pháp được phân công để hướng tới một không gian mạng ít nguy cơ, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Mặc dù được chuẩn bị kỹ lưỡng, được đa số Đại biểu Quốc hội tán thành, nhưng do đây là đạo luật có quy định về phòng ngừa, đấu tranh, xử lý trực tiếp các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng nên vẫn còn có những ý kiến băn khoăn về nội dung Luật. Một số đối tượng chống đối đã có hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc với những luận điệu như “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “tạo rào cản kinh doanh”, “tăng chi phí cho doanh nghiệp”, “thêm giấy phép con”, “lạm quyền”, “cấm sử dụng Facebook, Google”. Đây là những thông tin hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc, với mục đích cản trở hoặc gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh mạng. Luật An ninh mạng không có những quy định nêu trên, không tạo rào cản, không tăng thủ tục hành chính, không cấp giấy phép con và không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân./.

Nguyễn Hoàng(Tổng hợp).

Page 18: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

18 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Ý Đảng Ý Đảng -- Lòng dân Lòng dân

Chị Y Byen (28 tuổi), ca sĩ Nhà hát ca múa nhạc Đam San, trú

tại làng Piơm, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắc Đoa là người con ưu tú của tỉnh Gia Lai được tuyên dương trong lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, tổ chức tại Hà Nội ngày 3/6 vừa qua. Y Byen người con gái Bahnar không đầu hàng trước hủ tục lạc hậu chôn sống con khi mẹ chết của dân tộc mình, cũng như định kiến của xã hội về một cô gái chưa chồng mà nuôi con và những khó khăn, vất vả của cuộc sống để cứu sống, nuôi dạy 2 đứa con không do mình đẻ ra khôn lớn.

Bên cạnh Y Byen còn có hàng nghìn tấm gương khác là con em đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai khắc sâu lời Bác Hồ dạy âm thầm cống hiến, hy sinh vì sự bình yên, no

ấm, hạnh phúc của cộng đồng. Người dân Gia Lai không bao giờ quên tấm gương xả thân cứu người của Thiếu úy Bùi Minh Quý, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khu vực An Khê, cảm phục trước cô gái Jrai khuyết tật Rmah H’Blao, mở lớp dạy miễn

phí cho các em nhỏ tại xã Ia Phang (huyện Chư Pưh) gần 10 năm nay; kính trọng nghĩa cử cao đẹp thầy giáo Trần Vũ Luân, trú tại xã Ia Hrung (huyện Ia Grai) khi đang thất nghiệp, cuộc sống khó khăn vẫn tìm cách trả lại gần 90 triệu đồng cho người đánh rơi...

SƠN TÙNG

Tình yêu nghề, yêu học sinh đã tạo động lực giúp cô giáo Rmah H’Blao(xã Ia Phang, Chư Pưh) khuyết tật mở lớp học miễn phí. Ảnh: Phạm Hoàng.

Ðồng bào các dân tộc tỉnh Gia LaiÐồng bào các dân tộc tỉnh Gia Laithi đua làm theo lời Bác Hồ dạythi đua làm theo lời Bác Hồ dạy

Page 19: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

19SINH HOẠT NHÂN DÂN

Những tấm gương bình dị mà cao quý đó đã minh chứng cho sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu của phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai, tạo động lực hoàn thành các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ở mức cao, quy mô kinh tế được mở rộng, triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Chỉ tính riêng năm 2017, tốc độ tăng trưởng (GRDP) đạt 8,42%; cơ cấu chuyển dịch tích cực, GRDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 42,5 triệu đồng; Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả tốt, tổ chức đảng các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.

Già làng Siu Quý (76 tuổi, dân tộc Jrai), ở làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ - người đã chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, nói như rút ra từ gan ruột: “Nhờ đi theo

Đảng, đi theo Bác Hồ mà cuộc sống của bà con thay đổi rất nhiều. Nhà ai cũng có cơm no, áo ấm, bọn trẻ được đến trường, đau ốm được khám chữa bệnh”. Theo lời kể của Thượng tá Phan Văn Phú, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty 72 (Binh đoàn 15) thì làng Tung trước đây rất nghèo, đời sống của bà con hết sức khó khăn, rồi Công ty 72 với phong trào thi đua lao động, sản xuất giỏi, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, các mô hình “gắn kết hộ”, “cánh đồng tình nghĩa quân - dân” và chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ đã làm thay đổi bộ mặt của làng Tung nói riêng và 3 xã: Ia Nan, Ia Pnôn và Ia Dom (huyện Đức Cơ) - nơi công ty đứng chân nói chung.

Chị Rơ Lan H’Blơn, công nhân Đội 9 (Công ty 74, Binh đoàn 15), ở làng Đo, xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ) với thành tích 5 năm liên tục (2013 - 2017) đạt Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở bộc bạch: “Thi đua yêu nước theo tư tưởng của Bác Hồ trước hết phải vượt lên mọi hoàn cảnh để hoàn thành nhiệm vụ được

giao. Thi đua là mình về đích và giúp người khác cùng về đích”. Lời nói đó được chứng minh bằng kết quả chăm sóc, khai thác các vườn cây công ty giao đạt và vượt kế hoạch của chị. Vườn cây riêng của gia đình chị gần 4ha điều, cao su, cà phê cũng được chăm sóc tốt, cho thu nhập mỗi năm hơn 70 triệu đồng. Trên cương vị Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Đội 9, chị còn truyền cảm hứng và giúp chị em, đặc biệt là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Với phương châm “đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã tạo ra được những điểm nhấn và động lực mới. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo từ thực tiễn thi đua đã góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng con người mới giàu lòng yêu nước và khát vọng lập thân, lập nghiệp, cống hiến, hy sinh vì cộng đồng./.

S.T

Page 20: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

20 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Phát huy vai trò của nhân dântrong đấu tranh chống suy thoái

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Ngày 03/10/2017, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy

viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư, thành viên Thường trực Ban Bí thư đã ký Quyết định 99-QĐ/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Hướng dẫn khung của Ban Bí thư T.Ư Đảng nhằm mục đích thống nhất về nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết, góp ý và giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII. Việc phát huy vai trò của nhân dân phải được tiến hành sâu rộng, thường

xuyên, kiên trì, thiết thực, hiệu quả. Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện, cầu thị lắng nghe ý kiến, chịu sự giám sát của nhân dân.

Các nội dung công khai để nhân dân biết, góp ý và giám sát bao gồm: 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; 19 điều quy định đảng viên không được làm; các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI, khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; các chủ trương, chính sách, quy chế, quy định để thể chế hóa, cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII. Kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra; kết quả giải

quyết những vấn đề bức xúc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân; kết quả xử lý các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đã được kết luận; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật)... kể cả bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người phải kê khai theo quy định.

Nhân dân thực hiện góp ý và giám sát đối với cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về rất nhiều nội dung, kể cả việc tiếp thu và khắc phục, sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII; công tác tổ chức, cán bộ; công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra; hoạt động và kết quả

TRẦN ĐÌNH

Page 21: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

21SINH HOẠT NHÂN DÂN

điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật)...

Các hình thức công khai gồm: công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng; cổng thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị; thông qua họp báo, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ; thông qua hoạt động của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác... Nhân dân thực hiện việc góp ý bằng các hình thức: Trực tiếp gặp cấp ủy, lãnh đạo MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội để phản ánh; thông qua hòm thư góp ý đặt công khai, hệ thống thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng; tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng với nhân dân; tiếp xúc cử tri; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; kiểm điểm hằng năm; kiểm điểm tập thể cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân theo Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII; khi chuẩn bị làm quy trình đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu đề cử, ứng cử đối với cán bộ, đảng viên.

Nhân dân cũng thực hiện giám sát thông qua

MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị khóa XI về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; thông qua gửi đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; qua phản ánh của các phương tiện truyền thông đại chúng; qua phản ánh của người có uy tín trong cộng đồng dân cư; thông qua ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ nhân dân tự quản.

Các cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm tuyên truyền, quán triệt để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nắm rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII, xác định trách nhiệm và tự giác thực hiện. Vận động, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về quyền, trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; nhận diện đúng 27 biểu hiện và tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi

sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên. Lãnh đạo, chỉ đạo việc công khai, minh bạch thông tin; chống lợi dụng dân chủ để gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước...

Các ý kiến góp ý đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm tiếp nhận, tiếp thu, giải trình trực tiếp thông qua tiếp xúc, đối thoại hoặc bằng văn bản... Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng được giám sát; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát; yêu cầu đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám sát khi cần thiết; tổ chức thực hiện, trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát. Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, phản ánh, kiến nghị của nhân dân theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước... Kiên quyết xử lý người có hành vi cản trở hoạt động giám sát hoặc trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh./.

T.Đ

Page 22: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

22 SINH HOẠT NHÂN DÂN

ThS. DƯƠNG TRUNG KIÊNThS. CAO THỊ VÂN ANH*

Công tác bảo vệ, chăm sócvà nâng cao sức khỏe nhân dân

trên địa bàn tỉnh Gia Laitrên địa bàn tỉnh Gia Lai

Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân

dân là đầu tư cho phát triển. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Thời gian qua, trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Gia Lai đã tạo được sự chuyển biến về chất lượng phục vụ và đang dần lấy lại niềm tin đối với người dân. Qua số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ người dân khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm Y tế trên tổng số khám chữa bệnh chung năm sau cao hơn năm trước (năm 2016: 67,6%; năm 2017: 70,5%)[1].

Mạng lưới y tế toàn tỉnh Gia Lai có 08 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa khu vực An Khê, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ayun Pa, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần kinh, Bệnh viện 331, Bệnh viện Nhi; 02 Chi cục: Dân số - KHHGĐ và An toàn vệ sinh thực phẩm; 07 đơn vị thuộc hệ dự phòng; Trường Trung cấp y tế; Trung tâm Giám định Y khoa; Trung tâm Pháp y. Cấp huyện có 17 Phòng Y tế; 17 TTYT huyện; 17 Trung tâm DS - KHHGĐ; 14 phòng khám đa khoa

khu vực và 208 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh được tiếp cận với dịch vụ y tế dễ dàng hơn. Công tác khám chữa bệnh ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên Gia Lai là tỉnh miền núi địa bàn rộng, phân bố dân cư thưa thớt, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, nên công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Do đó, trong thời gian tới

cần tăng cường đổi mới trên các phương diện sau:

1. Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Những ưu điểm được ghi nhận ở ngành y tế là sự chuyển biến rõ rệt về tinh thần thái độ phục vụ; trang phục của cán bộ y tế chỉnh tề gọn gàng, sạch đẹp; điều kiện cơ sở vệ sinh, môi trường bệnh viện sạch sẽ hơn... đáng chú ý là tình trạng cán bộ

* Trường Chính trị tỉnh Gia Lai1. Báo cáo Tình hình thực hiện công tác y tế năm 2017.

y tế vòi vĩnh, gây phiền hà cho người bệnh giảm rõ rệt. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, vẫn chưa có sự chuyển biến toàn diện trong đội ngũ cán bộ y tế. Đâu đó có những trường hợp cán bộ y tế chưa tốt, chưa thực hiện đúng quy định của ngành. Thái độ ứng xử của một số nhân viên y tế ở một số bộ phận chưa đúng mực, thiếu thân thiện hoặc quát mắng, không nhiệt tình trong đáp ứng kịp thời nhu cầu cần được hỗ trợ

của người bệnh, chưa hướng dẫn người bệnh chi tiết về quy trình khám chữa bệnh, cách điều trị bệnh; vẫn còn hiện tượng chen ngang trong khám chữa bệnh...Để khắc phục tình

trạng trên, cần tiếp tục tổ chức tập huấn kỹ năng, giao tiếp ứng xử cho cán bộ y tế. Thực hiện Quy tắc ứng xử gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tạo sự

Page 23: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

23SINH HOẠT NHÂN DÂN

chuyển biến, thay đổi nhận thức, phong cách, kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối với người bệnh và nhân dân.

Duy trì thực hiện công khai niêm yết số điện thoại “đường dây nóng”, hộp thư điện tử của đơn vị và cá nhân lãnh đạo theo Chỉ thị số 09/CT-BYT ngày 22/11/2013, đồng thời duy trì, củng cố hòm thư góp ý tại các đơn vị khám chữa bệnh. Kịp thời xác minh rõ các trường hợp được phản ánh và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Triển khai đổi mới phong cách thái độ phục vụ phải được gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất và mức thu nhập cho cán bộ y tế; nâng cấp cơ sở vật chất, môi trường làm việc tại các bệnh viện; đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại... đồng thời tiếp tục quan tâm đổi mới cơ chế tài chính tại các bệnh viện, đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, tài chính...

2. Cải cách hành chính, cải tiến quy trình khám bệnh nhằm giảm thủ tục, thời gian cho người dân khi đến khám, chữa bệnh

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính

trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.Đáng chú ý, tại một số

điểm khám chữa bệnh trên địa bàn, thời gian chờ đợi khám bệnh và chờ nhận kết quả cận lâm sàng còn lâu. Trong khi đó, thời gian khám bệnh của bác sĩ dành cho người bệnh còn ngắn. Thủ tục quy trình còn phức tạp, chưa thuận tiện cho người bệnh; hệ thống biển báo, chỉ dẫn chưa rõ ràng... Các dịch vụ hỗ trợ trong quy trình khám chữa bệnh, phổ biến về chính sách, hỗ trợ cho người bệnh chưa đầy đủ...

Vì vậy, cần thống nhất quy trình khám bệnh của các bệnh viện; Hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế khi đến khám tại bệnh viện; Công khai và phổ biến quy trình khám, chữa bệnh để người bệnh biết rõ quy trình để cùng phối hợp với bệnh viện trong quá trình khám, chữa bệnh.

Sửa đổi và bãi bỏ thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý theo hướng có lợi cho người dân. Một số thủ tục hành chính cần cắt giảm tạo điều kiện tốt hơn cho người bệnh như: bệnh viện phải phô tô giấy tờ cần thiết thay vì yêu cầu người bệnh phải tự phô tô. Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, không phải đóng tiền tạm ứng (trừ trường hợp người bệnh đề nghị được khám theo hình thức khám chữa bệnh theo yêu cầu). Bệnh viện phải bố trí người tiếp đón, chỉ dẫn, kèm theo công khai quy trình khám bệnh, bảng giá viện phí ở nơi dễ quan sát. Sau khi làm xét nghiệm, người bệnh không phải chờ để tự lấy kết quả xét nghiệm (trừ kết quả chẩn đoán hình ảnh) và cắt giảm 2/5 chữ ký trong phiếu thanh toán viện phí khi ra viện. Bên cạnh đó, các bệnh viện phải tăng số bàn khám để giảm số lượng khám trên mỗi bàn khám và giúp bác sỹ có thể tăng thời gian khám, tư vấn cho người bệnh, đồng thời, tại Khoa Khám bệnh bố trí điều dưỡng, bác sĩ giỏi để hướng dẫn phân luồng bệnh nhân kịp thời và hợp lý để giảm ách tắc.

Page 24: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

24 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, trong đó đối với cán bộ y tế phải quán triệt tính tất yếu phải thực hiện các nội dung đổi mới về nhận thức và hành động; đối với người bệnh và người dân phải đẩy mạnh hoạt động truyền thông trong và ngoài bệnh viện về các quy định của bảo hiểm y tế, các chế độ chính sách về khám chữa bệnh, quy trình thủ tục khám chữa bệnh, nội quy bệnh viện, nghĩa vụ và trách nhiệm của người bệnh... để tăng cường sự hợp tác của người bệnh trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện.

3. Phát triển nhân lực và khoa học - công nghệ y tế, đặc biệt chú trọng việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ y tế, dược, y sinh học

Trong những năm qua, sở y tế đã có những bước phát triển, đó là nhờ có vai trò không nhỏ của việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào công tác y tế dự phòng, khám chữa bệnh, sản xuất thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế. Với sự trợ giúp của các trang thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại, nhiều kỹ thuật mới đã được ứng dụng vào công tác khám

2. Báo cáo Tình hình thực hiện công tác y tế năm 2017.

chữa bệnh, công tác y tế dự phòng, sản xuất dược phẩm - vật tư y tế. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành, 100% các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện thanh toán trực tuyến Bảo hiểm y tế; đồng thời 100% các bệnh viện/Trung tâm y tế đã triển khai phần mềm quản lý bệnh viện và giám sát dịch; đã xóa bỏ tối đa việc gửi công văn, tài liệu bằng giấy qua đường bưu điện[2].

Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh với mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ phục vụ hoạt động khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế.

Trong lĩnh vực dược - vật tư, trang thiết bị y tế cần tiếp tục tiếp thu ứng dụng các công nghệ mới trong vào sản xuất thuốc và vật tư tiêu hao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

của nhân dân, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; Nghiên cứu cải tiến các phương pháp sản xuất, bào chế thuốc để tăng năng suất và hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm.

Tăng cường đào tạo bác sĩ định hướng chuyên khoa sâu như: Sản, Ngoại, Hồi sức cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh, Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Tâm thần kinh... ở trung tâm y tế huyện để bảo đảm nhân lực cho việc khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trạm y tế, đào tạo nhân viên y tế thôn bản theo tiêu chuẩn đào tạo của Bộ Y tế.

Thực hiện chế độ luân phiên hai chiều phù hợp: Các bác sĩ của Trung tâm y tế huyện luân phiên 02 ngày/tuần xuống các xã vùng 3 (chưa có bác sĩ hoặc bác sĩ trẻ mới ra trường) để khám chữa bệnh cho nhân dân và hướng dẫn thực hành cho các cán bộ y tế tại chỗ. Các bác sĩ của Trạm y tế luân phiên 01 tuần/quý lên Trung tâm y tế để được đào tạo nâng cao về kỹ năng chuyên môn và tiếp thu kỹ thuật mới./.

D.T.K - C.T.V.A

Page 25: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

25SINH HOẠT NHÂN DÂN

Đời sống Đời sống -- Văn hóa Văn hóa

Gia Lai là tỉnh miền núi có gần 50% là người

dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó đa số là người Jrai và Bahnar. Là tỉnh có diện tích rộng, địa bàn phân bố dân cư phân tán, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, do đó công tác giáo dục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng có đông người DTTS sinh sống. Xác định được vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh DTTS, trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Gia Lai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh DTTS.

UBND tỉ nh đã chỉ đạo Sở GD&ĐT và các huyện, thị xã, thành phố xây dự ng kế hoạ ch nâng cao chất lượng giá o dụ c dân tộ c giai đoạ n 2016-

2020 trên đị a bà n tỉ nh Gia Lai. Ngành GD&ĐT có sự quan tâm đặc biệt trong việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh, ưu tiên đầ u tư cơ sở vật chất - thiế t bị dạy học, đảm bả o điề u kiện tố i thiể u cho dạy học. Hệ thống mạng lưới trường, lớp phát triển rộng khắp ở tất cả các vùng dân tộc thiểu số, 100% số xã đã có trường, lớp mẫ u giá o, tiể u họ c, trung học; không còn tình trạng phòng học tạm.

Cá n bộ quản lý giá o dục, giáo viên đủ về số luợng. Đội ngũ nhà giáo nhận thức đú ng đắ n, có trách nhiệm và ý thức cao về nghề nghiệp trong việc nuôi dạy, chăm sóc giáo dục học sinh, có nhiề u giả i pháp nâng cao chấ t lượng dạ y học; tạo điều kiện để học sinh tham gia họ c tậ p, hò a nhậ p vớ i cộ ng đồ ng. Đa số cá c cơ sở giá o

dụ c mầ m non ở vùng

DTTS đã ý thức xây dựng môi trường giao tiếp, mọi nơi, mọi lúc phù hợ p vớ i từ ng lứ a tuổ i; thực hiện trang trí trường, lớp sạch đẹp, thân thiện, gần gũi với học sinh. Đội ngũ CBQL và giá o viên có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều sáng kiến trong công tác giáo dục học sinh DTTS, nhiệt tình, tâm huyết, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với học sinh DTTS. Hầu hết trẻ trong độ tuổ i mẫ u giá o 5 tuổ i đượ c ra lớ p hoà n thà nh Chương trì nh Giáo dục Mầm non đã nhậ n biế t và phá t âm đú ng bộ chữ cái tiế ng Việ t, có kĩ năng cơ bản khi đến trường, đến lớp cũng như tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi. Kĩ năng số ng củ a trẻ em ngườ i dân tộ c thiể u số đượ c nâng cao hà ng năm, trẻ biế t vệ

LÊ DUY ĐỊNHPhó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCVÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở GIA LAI

Page 26: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

26 SINH HOẠT NHÂN DÂN

sinh tự phụ c vụ , biế t lễ phé p chà o hỏ i, sử dụ ng tiế ng Việ t thà nh thạ o hơn nhữ ng năm trướ c.

Công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ là vấn đề then chốt đối với chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 về việc Phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” đã đượ c Bộ GD&ĐT và UBND tỉ nh ban hà nh kế hoạ ch chỉ đạ o triể n khai thự c hiệ n. Sở GD&ĐT xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng nên những năm gần đây đã triển khai một cách quyết liệt, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức Hội thảo chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS’’.

Nhiều chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước tạo điều kiện học tập cho con em học sinh DTTS được đến trường. Do đó , đã huy động tối đa trẻ 5 tuổi DTTS ra lớp. Các phòng GD&ĐT đã chú trọng tham mưu các cấp quan tâm đến giá o dụ c

dân tộc, mô hình trường, lớp học 2 buổi/ngày, tổ chứ c ăn trưa bá n trú cho trẻ ngày càng phát triển ở nhữ ng vùng khó khăn tạ o điề u kiệ n để tăng cường tiếng Việt nâng cao chất lượng giá o dụ c.

Việc dạy học 2 buổi/ ngày, dạy học nhiều hơn 5 buổi/tuần đã không ngừng phát triển ở hầu hết cả vùng trên địa bàn tỉnh. Các trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tại Công văn số 7291/BGD&ĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học; Quy định quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/2/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường, các phòng GD&ĐT tổ chức phụ đạo cho học sinh có học lực yếu, kém. Các trường tiểu học đã triển khai công tác bàn giao chất lượng vào cuối năm học và giao chất lượng vào đầu năm học. Yêu cầu

giáo viên cam kết đăng kí chất lượng đầu năm học, chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh lớp/môn học mình phụ trách trong suốt năm học. Giao trách nhiệm cho giáo viên thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ học sinh trong mọi hoạt động; khen thưởng, động viên kịp thời những học sinh tiến bộ.

Chỉ đạo và khuyến khích tất cả các trường cần tổ chức dạy học nhiều hơn 5 buổi/tuần. Đối với những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tập trung củng cố cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn Tiếng Việt, Toán; trong đó ưu tiên tăng thời lượng dạy tiếng Việt. Thờ i gian cò n lạ i tổ chứ c cá c hoạ t độ ng ngoà i giờ lên lớ p, tạ o không khí vui tươi nhằ m thu hút họ c sinh thí ch đế n trườ ng. Đối với những vùng

có điều kiện kinh tế- xã hội phát triển ngoài việc tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức, kỹ năng theo chuẩn cần tăng thời lượng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, tổ chức dạy Tiếng Anh, Tin học. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ nhằm

Page 27: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

27SINH HOẠT NHÂN DÂN

giáo dục toàn diện cho học sinh.

Tổ chứ c phụ đạ o cho họ c sinh yế u ké m ở cá c khố i lớ p bậ c THCS, THPT, đặ c biệ t quan tâm đế n họ c sinh lớ p 9 và lớ p 12. Qua đó , chấ t lượ ng họ c sinh ngà y cà ng nâng lên, tỷ lệ họ c sinh DTTS đỗ tố t nghiệ p THPT có nhiề u chuyể n biế n tí ch cự c.

Các trường tổ chức khảo sát phân loại năng lực học tập của học sinh ngay từ đầu năm học để xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng đúng đối tượng học sinh; đổi mới phương pháp dạy học bộ môn phù hợp đối tượng học sinh DTTS; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên phù hợp tình hình thực tế để nâng cao chất lượng dạy học.

Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá xếp loại học sinh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phù hợp đối tượng học sinh DTTS; thực hiện tốt việc phân tích kết quả đánh giá, xếp loại các môn học của học sinh, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS nói riêng là ngành GD&ĐT đã chỉ đạo đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp đối tượng học sinh. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục hiện hành, điều chỉnh lại chương trình, nội dung dạy học đảm bảo phù hợp với từng trường, từng địa phương. Qua đó, các nhà trường đã chủ động điều chỉnh, cập nhật nội dung dạy học theo hướng tinh gọn, giảm tải.Để nâng cao chất lượng

giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai, thời gian tới Sở Giáo dục sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua “Duy trì sĩ số và huy động học sinh ra lớp”; phong trào thi đua “Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT”; phong trào xây dựng trường học “Xanh,

sạch, đẹp, an toàn”… trong các nhà trường. Tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng, tinh thần đoàn kết các dân tộc, rèn luyện kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh. Coi trọng việc bảo tồn văn hóa dân tộc và tri thức địa phương.

Sở GD&ĐT tiế p tụ c chỉ đạ o công tá c xây dự ng hệ thố ng trườ ng phổ thông dân tộc bán trú ở nhữ ng vù ng đồ ng bà o dân tộ c thiể u số . Đầu tư cơ sở vậ t chấ t, trang thiế t bị dạ y họ c, đồ dù ng dạ y họ c, đồ chơi cho họ c sinh mầ m non.

Tổ chứ c nghiên cứ u biên soạ n tà i liệ u, họ c liệ u, tranh ả nh, băng đĩ a thự c hiệ n tăng cườ ng tiế ng Việ t cho họ c sinh DTTS vớ i nộ i dung nhữ ng câu giao tiế p hà ng ngà y giữ a giá o viên và họ c sinh. Tổ chứ c bồ i dưỡ ng tiế ng dân tộ c thiể u số , khai thá c tà i liệ u biên soạ n cho độ i ngũ cá n bộ quả n lý và giá o viên dạ y vù ng đồ ng bà o dân tộ c thiể u số . Thực hiện tốt việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục. Thực hiện đầy đủ và kịp thời mọi chế độ, chính sách hiện hành đối với cán bộ, giáo viên và học sinh./.

L.D.Đ

Page 28: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

28 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Cộng đồng người Jrai và Bahnar ở Gia Lai đang sở

hữu 1 nền văn hóa đặc sắc, được thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, y phục và nhạc cụ. Đặc biệt “Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các làng đồng bào dân tộc bản địa trên địa bàn tỉnh đều có một tài sản chung, quý giá, đó

chính là ngôi nhà rông kỳ vĩ, uy nghi giữa làng.

Một điểm đến đã trở thành điểm du lịch về nguồn, về với vùng căn cứ cách mạng anh hùng một thuở chính là khu di tích lịch sử làng kháng chiến Stơr, quê hương người anh hùng của đại ngàn Tây Nguyên nằm trên địa bàn xã Tơ Tung, huyện K’bang, cách thành phố Pleiku gần 80km. Khi đến với khu di tích, du khách được thăm quan Nhà lưu niệm Anh Hùng Núp, thưởng thức

các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Bahnar, hòa cùng những điệu múa soang rộn ràng, cùng những âm điệu cồng chiêng ngân vang khắp buôn làng, cùng những món ăn dân dã đặc trưng... Đó thật sự là một trải nghiệm thú vị.

Là một trong những ngôi làng xa nhất của huyện Chư Păh, làng Kon Sơ Lăl thuộc xã Hà Tây cách thành phố Pleiku khoảng chừng 50km là nơi có ngôi nhà rông lớn nhất khu vực Tây

Nhà rông tại làng Kon Sơ Lăl(xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).Ảnh: Thiên Ân.

Về làng thăm nhà rông…Về làng thăm nhà rông…VÕ THANH THẢOVÕ THANH THẢO

Trung tâm VH, ĐA&DL tỉnhTrung tâm VH, ĐA&DL tỉnh

Page 29: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

29SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nguyên. Nó được dựng lên bởi chính bàn tay, khối óc, sức lực và tiền của mà dân làng Kon Sơ Lăl đóng góp làm nên. Không chỉ là nơi linh thiêng, là biểu tượng sức mạnh, nơi đây còn biểu trưng cho tinh thần cộng đồng và tình đoàn kết của đồng bào dân tộc Bahnar sinh sống. Nơi đây còn có những đội cồng chiêng nhí luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch. Sáng sớm nơi làng xa, không gian trong trẻo, yên bình đến lạ. Phía bên kia, bên trong ngôi nhà rông cao vút, hiên ngang giữa ánh nắng ban mai đội cồng chiêng nhí của làng với những cô gái, cậu bé tươi tắn đang khẩn trương thay trang phục truyền thống, chuẩn bị cồng, chiêng, trống… để đánh những bài chiêng hay phục vụ du khách đến thăm làng.

Làng Ốp là ngôi làng đồng bào dân tộc Jrai giữa Phố núi, nằm trên đường Bùi Dự nối dài thuộc trung tâm thành phố Pleiku. Mặc dù làng nằm ngay giữa lòng thành phố nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng vốn có với nếp sinh hoạt đặc trưng của cộng đồng dân cư tại

điểm đến. Ngôi nhà rông to đẹp uy nghi giữa làng như dấu ấn, tài sản thể hiện tinh thần đoàn kết, thể hiện tín ngưỡng tâm linh của cả làng.

Cùng nằm trên địa bàn xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh là hai ngôi làng đồng bào dân tộc Jrai thanh bình, là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tìm về với những buôn làng đậm đà bản sắc địa phương. Đến với làng Phung du khách có thể hiểu hơn về cuộc sống văn hóa của đồng bào dân tộc Jrai hoang sơ, mộc mạc giữa đại ngàn. Làng Kép nằm đối diện làng Phung còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên như khu nhà mồ với các tượng gỗ được đẽo đục công phu với nhiều hình thù, thần thái đặc trưng mang hồn và chất vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ giữa bao la núi rừng. Thêm vào đó còn có nhiều giọt nước còn nguyên vẹn dấu ấn sinh hoạt của đồng bào dân tộc Jrai.

Làng Đê’Ktu nằm ở trung tâm thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang cách thành phố Pleiku

khoảng 35km đi theo quốc lộ 19. Làng Đê’Ktu đã được công nhận là làng Văn hóa truyền thống kiểu mẫu trong số các làng tiêu biểu của dân tộc Bahnar theo quyết định số 4331/QĐ-BVHTT, ngày 16/12/2002 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Nơi đây đã phục vụ khá đông khách du lịch khi đến thăm Gia Lai.

Không thể bỏ qua ngôi làng Ơi (Plei Ơi) nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 60km đi theo hướng quốc lộ 14 thuộc xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện. Trước đó, Plei Ơi, ngôi làng các vua lửa sinh sống cũng đã được Bộ VH-TT (Nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Nhiều thế kỷ qua, các vị vua lửa vẫn tồn tại trong lòng người Jrai cùng niềm tin về sự linh thiêng của những người gìn giữ thanh gươm thần được giấu kín như một báu vật để giữ cho cuộc sống được bình yên, hạnh phúc./.

V.T.T

Page 30: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

30 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Cả cuộc đờiMẹ tần tảo hy sinhchắt chiu từng dòng sữa ngọtNgày qua ngày mong con khôn lớnĐem tuổi xuân giúp ích cho đời

Hơn bốn mươi mùa xuân về Lòng mẹ chơi vơiCon của mẹ vẫn cứ hoài ngây ngô như đứa trẻChất độc da cam đã ngấm vào da thịtKhi mẹ còn là cô thanh niên xung phong

Tháng năm miệt mài vất vả mưu sinhMẹ yêu conKhông một lời oán than số phậnDành trọn cuộc đờiƯơm cho con mầm sốngNghe những lời nói ngây ngô của con mìnhnhư có ai giằng xé trong tim

Mẹ yêu con(Kính tặng các mẹ có con nhiễm chất độc da cam)

PHAN LAN HƯƠNG

Chiến tranh xa rồiCuộc sống đã trở lại bình yênMà trong mẹ niềm đau không kể xiếtNỗi đau mẹ chịu đựng không gì đo đếm đượcChất chứa trong lòng bao hoài bão khát khao

Đêm tan dầnÁnh mặt trời lên caoCon của mẹ đón thêm ngày tuổi mớiThời gian ơiXin hãy đừng qua vộiĐể mẹ con mình được gần nhau nhiều hơn...

P.L.H

Không biết tự bao giờKhông biết tự bao giờnhững người mẹ quê tôinhững người mẹ quê tôisinh con trong nước mắtsinh con trong nước mắtnuôi con giọt giọt mồ hôinuôi con giọt giọt mồ hôichúng lớn khôn vừa đủ, rủ nhau đi đánh giặcchúng lớn khôn vừa đủ, rủ nhau đi đánh giặcmẹ thân cò lặn lội bước cong congmẹ thân cò lặn lội bước cong congdáng lưng còng mẹ tôi bóng núidáng lưng còng mẹ tôi bóng núichớp ánh đông vai quằn đôi thúng nhảychớp ánh đông vai quằn đôi thúng nhảycầu vồng bảy sắc mắt trổ đóa chiều hècầu vồng bảy sắc mắt trổ đóa chiều hèmẹ ngó lên rừngmẹ ngó lên rừngđom đóm tuổi thơ ngheđom đóm tuổi thơ nghegiai điệu mẹ - congiai điệu mẹ - con

LÊ BÁ TUẾ

là dòng sông biết hátlà dòng sông biết hátru kiếp người ru Đất nước thành thơ... ru kiếp người ru Đất nước thành thơ... Tóc mẹ tôi bay chiều sángTóc mẹ tôi bay chiều sángrợp bóng mát Trường Sơn rợp bóng mát Trường Sơn chúng con đi gồng đá quét lũchúng con đi gồng đá quét lũtheo ánh sao vẫy gọi phía trời xatheo ánh sao vẫy gọi phía trời xaphía người xưa còn nằm lại thanh thản rừng giàphía người xưa còn nằm lại thanh thản rừng giàvà đôi mắt hạnvà đôi mắt hạnmẹ tôi đau đáu giếng sâu lòng đấtmẹ tôi đau đáu giếng sâu lòng đấtmẹ ngồi tóc bạc lá xanh...mẹ ngồi tóc bạc lá xanh...

L.B.TL.B.T

Hát về mẹ Trường Sơn

Page 31: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

31SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin cơ sởThông tin cơ sở

Huyện Ia Grai có 2 xã biên giới Ia Chiă, Ia O, có

12km đường biên giới tiếp giáp với huyện Đôn Mia (Campuchia) với dân số 4.416 hộ, 17.851 khẩu gồm 11 dân tộc cư trú ở 19 là ng, trong đó DTTS

có 2.657 hộ, 12.586 khẩu (dân tộc Jrai chiếm gần 95%). Là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, nơi có 2 Đồn Biên phòng Ia Chiă, Ia O đóng quân chuyên trách nòng cốt trong công tác bảo vệ

chủ quyền biên giới quốc gia; có 3 Công ty Cao su (Công ty 74, 75, 715 - Binh đoàn 15) với 23 đội sản xuất; 2 Nhà máy Thủy điện (Sê San 4, Sê San 4A) đứng chân.

Nơi đây, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản

CÔNG TÁC DÂN VẬN TRÊN ĐỊA BÀN 2 XÃ BIÊN GIỚIHUYỆN IA GRAI

TRẦN QUANG HỒNGBan Dân vận Huyện ủy Ia Grai

Tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ảnh: Đức Thụy.

Page 32: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

32 SINH HOẠT NHÂN DÂN

xuất nông nghiệp thâm canh cao su, điều, tiêu…, những năm qua giá sản phẩm mủ cao su, hồ tiêu giảm sâu đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu nên các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ngấm ngầm lôi kéo, móc nối đưa đón người DTTS vượt biên sang Campuchia để đi nước thứ 3 vẫn tiềm ẩn.

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể 2 xã Ia Chiă, Ia O đã quan tâm tăng cường triển khai làm tốt công tác dân vận nơi địa bàn biên giới và đạt được những kết quả, thể hiện:

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: Từ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và huyện, trên địa bàn 2 xã biên giới đã xây dựng, sửa chữa 22.527m đường giao thông liên thôn với tổng kinh phí 16.033 triệu đồng; xây dựng mới 5 nhà sinh hoạt cộng đồng trị giá 1.144

triệu đồng tại 5 làng (mỗi nhà rộng 80m2);... Trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” về xây dựng nông thôn mới, Khối dân vận 2 xã đã vận động nhân dân đóng góp gần 60 triệu đồng làm 3,5km đường điện thắp sáng; tự nguyện hiến 7.248m2 đất, 560 cây công nghiệp lâu năm để mở rộng đường giao thông liên thôn và huy động tham gia hàng trăm ngày công lao động.

Các đồn Biên phòng Ia Chiă, Ia O duy trì thực hiện có hiệu quả chương trình “Nâng bước em tới trường”, “Địa chỉ đỏ nơi biên giới”, đã trích tiền lương cán bộ, chiến sĩ trên 42 triệu đồng giúp đỡ cho 15 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo học.

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Cấp ủy, chính quyền 2 xã biên giới đã phối hợp với các Đồn Biên phòng tổ chức tốt việc tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh. Triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp, duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng dân quân thường trực 2 xã

tuần tra kiểm soát địa bàn biên giới và các khu vực trọng điểm, phòng chống vượt biên, xâm nhập; củng cố 19/19 Tổ tự quản an ninh trật tự; 2 Tổ tự quản đường biên, cột mốc; 1 Tổ tự quản tàu thuyền làm nòng cốt phát động các phong trào “Xây dựng làng an toàn, khu dân cư an toàn; cơ quan doanh nghiệp an toàn về an ninh biên giới” và “Phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn làng ở khu vực biên giới”. Phối hợp tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới, về công tác phân giới, cắm mốc; quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng; các quan điểm, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng. Triển khai việc đăng ký điểm, nhóm Tin lành Việt Nam. Vận động người đứng đầu điểm nhóm, tín đồ luôn nâng cao tinh thần cảnh giác đấu tranh chống lại các hoạt động lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo; hoạt động tái hồi phục “Tin lành Đêga”. Do làm tốt công tác quản lý địa bàn, nên những năm gần đây tình

Page 33: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

33SINH HOẠT NHÂN DÂN

trạng vượt biên trái phép đã giảm mạnh (chỉ xảy ra 2 vụ, 4 đối tượng, hiện đang ở trại tị nạn Campuchia), tình hình hoạt động tôn giáo ổn định, trên địa bàn biên giới không có vụ việc gì nổi cộm liên quan về an ninh chủ quyền biên giới giữa 2 huyện Ia Grai và Đôn Mia (Campuchia).

Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị: Đã phối hợp với các Đồn Biên phòng quan tâm xây dựng hệ thống chính trị, củng cố, kiện toàn cấp ủy, duy trì nề nếp và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ, chi đoàn quân sự và các tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến thôn, làng; bồi dưỡng, phát huy vai trò già làng, người có uy tín… đóng góp về công tác dân vận, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nắm tình hình các đối tượng trong diện quản lý và theo dõi chặt chẽ việc qua lại thăm thân, phòng, chống vượt biên, xâm nhập. Duy trì phong trào tổ chức kết nghĩa giữa các làng đồng bào DTTS với các đội sản xuất; các hộ dân địa phương gắn kết với hộ công nhân, qua đó tạo sự đoàn kết giúp

nhau phát triển sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo, bài trừ các hủ tục lạc hậu… nhằm hạn chế tình trạng mâu thuẫn, xích mích, củng cố tình đoàn kết cộng đồng giữa các thôn, làng, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng địa phương yên bình, phát triển ổn định.

Tuy địa bàn 2 xã biên giới vẫn còn nhiều khó khăn, song nhờ làm tốt công tác dân vận, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã có sự cải thiện tiến bộ. Đến nay, trên địa bàn 2 xã đều có trường học khang trang, có điểm bưu điện văn hóa xã; 100% hộ được sử dụng điện sinh hoạt, 98% số hộ có phương tiện đi lại bằng xe gắn máy và phương tiện nghe nhìn, gần 100% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đã tăng dần theo các năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 2 Trạm y tế xã được đầu tư, cơ bản phục vụ đáp ứng công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, 100% thôn làng có y tế cộng đồng. Đến nay

trên địa bàn 2 xã còn 712 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,12% số hộ (xã Ia Chiă 346 hộ/1.375 khẩu; xã Ia O 366 hộ/1.563 khẩu) và 495 hộ cận nghèo. Trong phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn 2 xã xuất hiện nhiều gương làm kinh tế giỏi, điển hình xã Ia Chiă có hộ gia đình ông Ksor Tuyên (làng Nú 1), ông Ksor Ju, Rơ Măh Jếu, ông Ksor BLất (làng Kom Yố); xã Ia O có hộ gia đình ông Vi Xuân Hụy (làng Dăng), ông Puih Han (làng Kom II), ông Rơ Châm Bơng (làng Lân)… đều thâm canh cà phê, cao su, điều thu nhập từ 120 - 200 triệu đồng/năm. Trong phong trào “Đội kết nghĩa với làng”, ông Cao Văn Hiền, công nhân đội 12 (Công ty 75) ở làng Kom Ngó đã tự nguyện cấp 200 suất quà và 01 con bò giống cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã với tổng trị giá 70 triệu đồng. Hiện nay 2 xã đã cơ bản đã giải quyết về tình trạng hộ thiếu đất sản xuất. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được ổn định./.

T.Q.H

Page 34: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

34 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Từ thà nh phố Pleiku đế n trung tâm huyệ n Kông Chro

hơn 120 cây số , từ thị trấ n Kông Chro đế n xã Đăk Pling thêm 47 cây. Xã nghè o, vù ng sâu vù ng xa, nằ m giữ a mộ t thung lũ ng nhỏ , bao quanh là đồ i nú i thấ p cằ n cỗ i đá sỏ i và đấ t bạ c mà u, khí hậ u khắ c nghiệ t, 6 thá ng mù a khô nó ng nắ ng như nung, 6 thá ng mù a mưa dầ m dề , sụ t ú ng. Xã có 4 là ng: Mè o Lớ n, là ng Mè o Nhỏ , Tbưng, Brang. Là ng xa nhấ t đi hơn 4 cây số đườ ng đấ t, đấ y cũ ng là mộ t trong nhiề u lý do khiế n trẻ em lườ i đế n trườ ng và hay bỏ họ c ngang chừ ng mỗ i khi mù a mưa đế n, vì đa số chú ng phả i đi bộ từ là ng tớ i trườ ng.

Xã thà nh lậ p năm 2005, hiệ n dân số hơn 2.000 ngườ i, dân tộ c Bahnar chiế m 95% cò n lạ i là dân tộ c Kinh. Toà n

xã có 438 hộ , trong đó số hộ nghèo là 234 hộ vớ i 1.038 khẩu, chiếm 53,42%, và hộ cận nghèo 27 hộ vớ i 114 khẩu. Nhữ ng con số đã nó i rõ mứ c số ng vậ t chấ t củ a bà con vù ng Đăk Pling. Sở hữ u diệ n tí ch tự nhiên trên 100.000ha nhưng năm nà o tỉ lệ hộ nghè o cũ ng cao, vậ y đâu là nguyên nhân?. Ông Đinh Văn Cư - PBT Đả ng ủ y xã tâm sự thậ t bụ ng rằ ng: Việ c gì bà con là m đượ c thì bà con tự là m chứ không trông chờ ỷ lạ i và o nhà nướ c đâu, cá i gì khó quá mớ i nhờ nhà nướ c hỗ trợ nhưng khó khăn thì cò n nhiề u lắ m bở i đấ t ở đây rộ ng nhưng cằ n cỗ i, thờ i tiế t nắ ng nó ng khắ c nghiệ t, nướ c sinh hoạ t, sả n xuấ t không đủ mỗ i khi mù a khô đế n, bà con Bahnar nhậ n thứ c về lao độ ng sả n xuấ t không đượ c nhanh, nhạ y, thiế u tư duy tí ch lũ y, phầ n do

lườ i biế ng, phầ n do đồ ng bà o thiế u vố n để mua giố ng cây trồ ng vậ t nuôi lạ i không rà nh rẽ về kĩ thuậ t chăm só c cây, con vậ t nên cá n bộ về chỉ bà y tỉ mỉ , nhớ lú c đấ y nhưng khi là m lạ i quên í t nhiề u và thiế u kiên trì . Tậ p quá n canh tá c củ a bà con vẫ n chủ yế u dự a và o đồ i, rẫ y nên năng suấ t không cao, mù a thu hoạ ch chuyể n đượ c hoa mà u xuố ng chân đồ i, nú i đã khó khăn vì đị a hì nh vừ a cao vừ a dố c lạ i thêm chi phí vậ n chuyể n ra trung tâm để bá n cho cá c đầ u mố i thu mua nông sả n cao nên thu chẳ ng đủ bù chi. Cá i nghè o cứ loanh quanh bá m riế t lấ y ngườ i nông dân ở Đăk Pling khi tiề n nợ giố ng cây trồ ng, vậ t nuôi từ lú c mua chị u đế n lú c thu hoạ ch trả nợ cả gố c lẫ n lã i luôn gấ p nhiề u lầ n (mua mộ t cây giố ng giá và o vụ khoả ng từ 300-500đ/cây, sau vụ thu

Ðăk Pling

HOÀNG THANH HƯƠNG

những khó khăn còn đó

Page 35: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

35SINH HOẠT NHÂN DÂN

hoạ ch trả khoả ng 3.000-5.000đ/cây). Chí nh quyề n tuyên truyề n, vậ n độ ng, hướ ng dẫ n bà con trồ ng rừ ng để cả i tạ o đờ i số ng, cả i thiệ n môi trườ ng phủ xanh đấ t trố ng đồ i trọ c. Bà con muố n trồ ng rừ ng lắ m nhưng phả i vay vố n để đầ u tư, vậ y là nả y sinh tâm lý ngạ i vay, ngạ i nợ gố c nợ lã i, ngạ i chuyệ n đầ u ra, giá cả bấ p bênh, thờ i gian chăm só c lâu/mau… thế là sinh ra lườ i là m, lườ i tư duy là m ăn thoá t nghè o. Năm 2017 xã trồ ng đượ c 100ha rừ ng. Hiệ n cây nông nghiệ p chí nh trên đị a bà n là lú a nướ c, lú a rẫ y, mì , mí a, ớ t nhưng năm đượ c giá thì mấ t mù a và ngượ c lạ i. Toà n xã chỉ có 247ha bắp lai, lúa nước 30ha, lúa rẫy 390ha; mì cao sản 183/ha; mỳ gòn 15 ha, đậu các loại 133ha, cây ăn quả 19ha. Đàn gia súc, gia cầm củ a xã được 2.027 con chủ yế u là bò sẻ , bò lai, lợ n, trâu, dê. Tổ ng thu ngân sá ch trên đị a bà n năm 2017 chỉ đượ c hơn 54 triệ u đồng. Mừ ng nhấ t là cá c giá trị văn hó a truyề n thố ng củ a dân tộ c Bahnar ở cả 4 là ng đề u đang đượ c giữ gì n và phá t huy tố t vớ i không

gian kiế n trú c là ng nà o cũ ng cò n nhà rông, nhà sà n truyề n thố ng trang trí mỹ thuậ t, điêu khắ c dân gian khá tinh tế , cồ ng chiêng và cá c độ i cồ ng chiêng vẫ n đượ c duy trì tậ p luyệ n, trì nh diễ n khi có tổ chứ c lễ hộ i, nghề dệ t, đan lá t, tạ c tượ ng, là m rượ u cầ n vẫ n đượ c bà con là m thườ ng xuyên song chủ yế u để phụ c vụ đờ i số ng sinh hoạ t hà ng ngà y chứ chưa biế t cá ch bá n ra thị trườ ng để thu lợ i. Đặ c biệ t nghề dệ t và cá c sả n phẩ m từ dệ t củ a ngườ i Bahnar ở Đăk Pling rấ t đặ c sắ c, nế u tì m đượ c đầ u ra sẽ vừ a quả ng bá đượ c né t đẹ p văn hó a truyề n thố ng đị a phương vừ a cả i thiệ n đờ i số ng cho bà con nơi đây. Cà ng vui hơn khi nhiề u năm nay trong cá c là ng không cò n hiệ n tượ ng ma lai, thuố c thư, tự tử . Nạ n tả o hôn đã í t đi nhiề u, năm 2017 chỉ cò n xả y 3 vụ và 5 năm nay đã không cò n tì nh trạ ng hôn nhân cậ n huyế t. Anh Đinh Nhân - Bí thư Đả ng ủ y xã chia sẻ : “Từ ngà y tỉ nh là m cho con đườ ng bê tông nố i từ trung tâm huyệ n và o xã , việ c đi lạ i thuậ n lợ i nhiề u, xã hiệ n có mộ t

trườ ng TH, THCS Bù i Thị Xuân khang trang, đủ phò ng cho hơn 300 chá u theo họ c, có 1 trạ m y tế vớ i 1 y sĩ , 3 điề u dưỡ ng, bà con đượ c chăm só c sứ c khỏ e đầy đủ theo cá c chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, năm 2017 có 1.466 trường hợ p đượ c khám và chữa bệnh tại chỗ , công tác duy trì sĩ số học sinh ở các bậc học đạt trên 95%. Trong năm đã mở đượ c 01 lớp đào tạo nghề nông thôn về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp...”. Những niềm vui ấy phải trả bằng mồ hôi, tâm sức của bao anh em làm công tác đảng, chính quyền ở cơ sở, quanh năm chịu cực bám dân, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân.

Có mộ t ngườ i thầ y gắ n bó vớ i đấ t nà y hơn 10 năm, anh là thầ y giá o Nguyễ n Văn Hà o - hiệ u trưở ng trườ ng TH, THCS Bù i Thị Xuân, anh khoe vớ i tôi rằ ng họ c sinh ở Đăk Pling đa số ngoan, hiế u họ c, năm 2017 cả xã có 20 em tố t nghiệ p lớ p 9, 11 em và o họ c THPT nhưng vẫ n buồ n vì giữ gì n vậ n độ ng mã i cuố i năm vẫ n cò n 6

Page 36: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

36 SINH HOẠT NHÂN DÂN

em bỏ họ c, từ đầ u năm đế n nay 2 em nữ a cũ ng không chị u trở lạ i trườ ng dù thầ y cô tì m mọ i cá ch vậ n độ ng. Nỗ i niề m củ a ngườ i thầ y vù ng sâu ấ y hiệ n rõ qua đôi mắ t buồ n thẳ m củ a anh khi nó i về nhữ ng họ c sinh nghỉ họ c ngang chừ ng vì nghè o, vì phả i lao độ ng giú p mẹ cha kiế m số ng dù mớ i chỉ tuổ i 13 -14. Thầ y cô vù ng sâu, vù ng xa 5h30 đã phả i và o là ng lôi ké o trò đế n lớ p, cuố i buổ i đi tì m phụ huynh, họ c sinh tuyên truyề n thuyế t phụ c trở lạ i họ c. Vẫ n biế t việ c thay đổ i nhậ n thứ c trong đồ ng bà o DTTS tạ i chỗ là khó là khổ nhưng đã “tró t mang lấ y nghiệ p và o thân” thì phả i thương phả i theo nghề , bá m lớ p đế n cù ng. Anh Hà o chỉ mong chí nh quyề n và cá c cấ p ngà nh củ a tỉ nh tạ o điề u kiệ n tuyể n dụ ng, phân công chí nh con em củ a xã đã tố t nghiệ p cá c hệ đà o tạ o sư phạ m và cá c ngà nh họ c khá c về lạ i chí nh quê hương củ a mì nh giả ng dạ y, công tá c để vừ a tạ o điề u kiệ n cho họ có công ăn việ c là m ổ n đị nh vừ a nâng cao đượ c hiệ u quả tuyên truyề n họ c sinh tạ i xã

phấ n đấ u họ c hà nh theo gương thế hệ anh chị chú ng mà ham họ c thà nh ngườ i, thà nh nghề .

So vớ i nhiề u năm trướ c đây, đờ i số ng ngườ i dân ở Đăk Pling đã khá hơn nhưng số lượ ng ngườ i nghè o vẫ n chiế m hơn nử a. Vẫ n cò n đó bao khó khăn cho Đăk Pling chặ ng đườ ng phí a trướ c. Anh Đinh Ong - chủ tị ch xã nó i rằ ng: Từ nay đế n cuố i năm 2018, sẽ tập trung chỉ đạo nhân dân mở rộng diện tích các loại cây trồng, hướng dẫn dân bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thực hiện các mô hình làm điểm và quy hoạch khu trồng rau sạch để cung ứng ra các thị trường lớn trong nước như Đà Nẵng. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, hướng dẫn bà con chung tay xây dựng nông thôn mới từ các tiêu chí nhỏ đến hình thành tiêu chí lớn, đế n cuố i năm phả i hoà n thà nh 9 tiêu chí , bóc tách các hộ nghèo có nhiều khẩu sinh sống chung để định hướng xây dựng, phát triển kinh tế thoát nghèo.

Anh cũ ng như bà con xã Đăk Pling đề u mong muố n cá c cấ p ngà nh hỗ

trợ là m nhà cho cá c hộ nghè o đặ c biệ t khó khăn trên đị a bà n xã , là m nhà văn hó a xã cho bà con tiệ n sinh hoạ t cộ ng đồ ng, cử bá c sĩ về khá m chữ a bệ nh cho nhân dân, hỗ trợ phương tiệ n đi lạ i cho cá c chá u họ c sinh nghè o hiế u họ c và đặ c biệ t mong nhà nướ c tiế p tụ c là m đườ ng kiên cố nố i giữ a cá c là ng trong xã và nố i Đăk Pling vớ i xã Canh Liên, huyệ n Vân Canh, tỉ nh Bì nh Đị nh 11km, xã Phú Mỡ , huyệ n Đồ ng Xuân, tỉ nh Phú Yên 15km để bà con tiệ n đi lạ i giao lưu, buôn bá n trao đổ i hà ng hó a.

Về nhữ ng là ng, xã vù ng xa vù ng sâu, thấ y rõ nhữ ng khó khăn cò n đó. Vì vậ y, chỉ mong cá n bộ đị a phương dố c lò ng dố c sứ c cù ng bà con xây dự ng quê hương và cá c cấ p ngà nh liên quan có thêm nhiề u chí nh sá ch thiế t thự c, ưu đã i hỗ trợ bà con tăng gia sả n xuấ t giả m nghè o và thoá t nghè o bề n vữ ng. Và quan trọ ng hơn cả , đó chí nh là ý thứ c và nộ i lự c vươn lên củ a chí nh nhữ ng ngườ i dân tạ i chỗ mớ i là m cho cuộ c số ng hôm nay và tương lai đủ đầ y, no ấ m hơn./.

H.T.H

Page 37: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

37SINH HOẠT NHÂN DÂN

Mô hình Mô hình -- Kinh nghiệm Kinh nghiệm

Dẫn chúng tôi ra thăm vườn tiêu hơn 1.000 trụ đã

cho thu bói, hứa hẹn một mùa bội thu của gia đình, vợ chồng ông Rơ Lan Bak, dân tộc Jrai, làng Weh, xã Hà Bầu, không giấu được niềm vui, luôn miệng nói cười. Đó là kết quả mối quan hệ liên kết sản xuất sau ba năm giữa gia đình ông với gia đình ông Võ Thanh Hà (thôn 5, xã Hà Bầu). Ông Bak vui vẻ cho biết: Trước đây, diện tích này vợ chồng mình trồng cà phê. Nhưng do thiếu vốn đầu tư, lại không có kinh nghiệm chăm sóc nên năng suất cà phê đạt rất thấp. Vốn quen biết nhau, thấy vườn cà phê của mình chất lượng thấp, vợ chồng ông Hà đã gợi ý liên kết chuyển sang trồng tiêu. Mới đầu, mình thấy chưa yên tâm vì trong làng chưa ai làm cách này. Song, được sự động viên, khích lệ, tạo điều kiện của chính quyền, đoàn thể, địa phương nên vợ chồng mình quyết định phá bỏ cà phê chuyển sang liên kết trồng tiêu với gia đình ông Hà. Sau 3 năm cùng nhau đầu tư, chăm sóc, vườn tiêu đã cho kết quả bước đầu. Vụ thu bói năm

2016, hai gia đình bán được trên 60 triệu đồng, nếu so với trồng cà phê thì giá trị kinh tế mang lại cao gấp đôi. Qua tìm hiểu được biết, bản thỏa thuận liên kết được ký kết trong 20 năm, gia đình ông Bak có đất; gia đình ông Hà đầu tư trụ, lưới, kẽm, giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, hai gia đình cùng bỏ công

cùng nhau chăm sóc đến khi thu tiêu thì chia đôi lợi nhuận. Trong khi đó, theo tính toán của ông Hà thì, 1.000 trụ tiêu trên đất của gia đình ông Bak được trồng theo kỹ thuật cao hết gần 400 triệu đồng, nếu giá tiêu như hiện nay, sau 5 năm là ông thu hồi vốn. “Như vậy, còn 15 năm sau là tôi thu lời. Với kinh nghiệm gần 20 năm

PHAN HÒA

HHiệu quả từ mô hìnhiệu quả từ mô hìnhliên kết hộ ở Đăk Đoaliên kết hộ ở Đăk Đoa

Nhờ liên kết hộ nên mô hình trồng tiêu và chanh dây của anh Đinh Kinh(làng Hlang, xã Hnol, huyện Đăk Đoa) cho thu nhập cao. Ảnh: V.H

Page 38: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

38 SINH HOẠT NHÂN DÂN

trồng tiêu của mình, tôi tự tin việc liên kết này” ông Hà cho biết thêm.

Cũng bằng hình thức hợp tác như trên, gia đình ông Hyưr (làng Ia Mút) chủ đất và hộ ông Hoàng Thanh Cam (thôn 76), cùng nhau trồng 1.300 trụ tiêu vào tháng 10-2015. Bản hợp đồng thỏa thuận hợp tác giữa hai gia đình (có sự chứng kiến ký kết của chính quyền địa phương) ghi rõ: Trong 3 năm đầu, mọi chi phí đầu tư đều do gia đình ông Cam đảm nhận; công chăm bón vườn tiêu thì cả hai gia đình có trách nhiệm phối hợp cùng làm. Sau ba năm, khi vườn tiêu cho thu bói, lợi nhuận sau khi trừ chi phí đầu tư, còn bao nhiêu sẽ chia đôi. Một trường hợp khác, là gia đình ông En ở làng Dung Rơ, xã Đác Krong. Là người có hoàn cảnh khó khăn, bản thân lại bị mù lòa nên nhiều năm nay chỉ trồng ít bắp và mì trên hơn 3 sào đất của mình. Thu nhập thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, chính vì thế, khi có chủ trương liên kết để sản xuất, ông đã đồng ý cùng anh Đặng Văn Danh đầu tư trồng hồ tiêu. Ông cho biết: “Nhờ cách liên kết này mà rẫy mình được cải tạo để trồng loại cây mang lại hiệu quả, giờ đây hồ

tiêu phát triển rất tốt, hy vọng ít năm nữa khi thu hoạch, cuộc sống mình sẽ bớt khó khăn”…Tìm hiểu thêm, đồng chí Y Pren, Chủ tịch UBND xã Hà Bầu cho biết: Việc liên kết đầu tư giữa hộ đồng bào dân tộc thiểu số (chủ đất) với hộ người Kinh (có vốn) để trồng tiêu trên địa bàn xã Hà Bầu xuất phát từ việc các gia đình quen biết nhau đã lâu. Hai gia đình thống nhất quan điểm, đoàn kết cùng làm, cùng hưởng. Từ một vài hộ làm điểm, đến nay xã đã triển khai đến 13 thôn, làng. Quan trọng hơn, qua liên kết sản xuất, nhiều hộ người dân tộc thiểu số đã từng bước tiếp cận cách sản xuất hiện đại, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, từng bước thay đổi tập quán canh tác ở các địa phương.

Trao đổi thêm về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Bí thư Huyện ủy Đăk Đoa cho biết: Xuất phát từ thực tế, đồng bào người dân tộc thiểu số do còn hạn chế về trình độ, thiếu hiểu biết về pháp luật, thời gian qua trên địa bàn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Đoa nhiều đối tượng vào dụ dỗ để mua bán, sang nhượng đất trái phép. Phần lớn những hộ bán và sang nhượng

đất trên địa bàn là các hộ thuộc diện hộ nghèo, khó khăn, không biết cách tổ chức cuộc sống hoặc thiếu vốn sản xuất. Có không ít trường hợp bán đất xong chủ hộ lại làm thuê ngay trên chính mảnh đất của mình. Từ thực trạng này, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ra Nghị quyết chuyên đề về ngăn chặn tình trạng bán, sang nhượng đất trái phép trong đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình cặp hộ người Kinh và hộ đồng bào dân tộc thiểu số liên kết giúp nhau làm kinh tế là một trong những việc làm cụ thể hóa cho việc thực hiện Nghị quyết này. Qua triển khai, mô hình đã cho thấy mang lại hiệu quả lớn, không chỉ góp phần ngăn chặn tình trạng bán, sang nhượng đất trái phép, mà còn giúp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 28 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia liên kết sản xuất với hộ người Kinh, tổng diện tích hơn 13ha. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này đến các hộ khác và không chỉ trên cây tiêu mà trên nhiều cây trồng khác nữa./.

P.H

Page 39: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

39SINH HOẠT NHÂN DÂN

Vừa qua tôi được Báo Nông thôn ngày nay mời đi

Nhật Bản nghiên cứu, học kinh nghiệm của nông dân Nhật Bản làm nông nghiệp.

Tại tỉnh Chiba (được gọi là cái dạ dày của đất nước Nhật Bản), đoàn chúng tôi được gặp ông Nguyễn Hùng Lâm, người con Việt Nam đã có 38 năm sinh sống trên

đất nước Nhật Bản, là một doanh nhân thành đạt, gia đình ông có cửa hàng bán hoa, rau, gốm sứ Việt Nam, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Chúng tôi đã được ông

Những điềumắt thấy, tai nghe, tự tay sờ

trên cánh đồng Nhật Bảntrên cánh đồng Nhật BảnĐỖ VĂN LUÂN

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Gia Lai

Đồng chí Đỗ Văn Luân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Gia Laiđi thăm ruộng dâu tây của nông dân Nhật Bản ở tỉnh Chiba. Ảnh: ĐVL.

Page 40: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

40 SINH HOẠT NHÂN DÂN

dẫn đi xem cơ sở sản xuất nông nghiệp như trang trại trồng rau công nghệ cao, chăn nuôi gà lấy trứng, trồng cam, quýt... ngay tại tỉnh Chiba. Sau những điều mắt thấy, tai nghe, tay sờ trên cánh đồng của Nhật Bản, tôi thấy rằng:

Người nông dân thường truyền nhau câu nói có ĐẤT và có TÂM. Cánh đồng của nông dân Nhật Bản tại tỉnh Chiba không lớn song cũng có vùng, bờ thửa như dáng dấp ruộng đồng nông thôn Việt Nam, nhỏ nhỏ, xinh xinh, thẳng lô theo lô vài chục mét chiều rộng, hơn trăm mét chiều ngang, giúp cho việc điều thoát nước phù hợp. Nông dân Nhật Bản có cách cải tạo đất như sau: khi làm xong bờ vùng, họ bắt đầu hốt đất cũ, đất nền khoảng 40cm, (vì người Nhật có cơ quan nghiên cứu tác động của độ sâu rễ cây khoảng 40 cm). Nông dân trộn lá cây với đất, phân bò, đào hố sâu, ủ trong vòng ba năm. Trong khi ủ đất với hỗn hợp, lá cây, như rơm, cỏ phải đậy kín, không cho nước thâm nhập, sau ba năm mới đào lên chở đất đã ủ với hỗn hợp trải

xuống nơi mình cần trồng cây. Sau khoảng 10 năm lại thay đất khác.

Bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu cho cây, họ cũng sử dụng phân bón nhưng đúng theo quy trình và xét nghiệm đất thiếu chất gì thì bổ sung vi lượng đó. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

Kiên trì bảo vệ môi trường và màu xanh, luôn quan tâm giữ cây xanh. Đường giao nông thôn đi đến từng cánh đồng là đường bê tông xi măng và đường nhựa, ngay trong mảnh ruộng nhà mình có một bụi tre nhỏ, bụi trúc, hồ nước nhỏ. Các nhà xây cất ở nông thôn rất đẹp nhưng hàng rào là

cây xanh, có chút đất là họ trồng cây. Đi đến đâu cũng thấy rừng cây, màu xanh ngút ngàn, các loại động vật như heo rừng, chim, cò, thỏ sống trong rừng, xung quanh bên những ruộng cà rốt, củ cải... nhưng họ có cách phòng chống thú rừng là dùng điện giăng xung quanh ruộng, bằng tấm phin mặt trời nhỏ, với một bình tích điện và khi tối rời khỏi ruộng thì mắc vào để hệ thống điện năng lượng mặt trời ngăn thú phá, tuyệt nhiên không có hiện tượng săn bắt thú hoang dã, luật pháp Nhật Bản phạt rất nặng khi ai vi phạm săn bắt thú hoang dã trái phép.

Quy trình sản xuất nghiêm ngặt của người Nhật. Ảnh: ĐVL.

Page 41: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

41SINH HOẠT NHÂN DÂN

Tính tự giác và tính kỷ luật của người Nhật Bản được giáo dục, rèn luyện tự nhỏ, tính tự lập, kiên trì, trách nhiệm với chính bản thân mình và đất nước. Người Nhật khi làm việc gì họ cũng đều thiết kế một quy trình nghiêm ngặt và tuân thủ quy trình, khi được giao làm việc gì, dù nhỏ đến lớn thì chỉ chuyên tâm làm công việc đó (không quan tâm đến xung quanh) tập trung cho hoàn thành, ra sản phẩm cuối cùng được xã hội chấp nhận. Khi trồng cây gì thì họ nghiên cứu kỹ về cây đó, họ chăm sóc theo quy trình riêng của họ, sáng ra họ hát, mở nhạc, vỗ về cây, tưới nước, và họ giới thiệu sản phẩm của họ nên họ bán sản phẩm với giá rất cao. Bởi vậy cho nên có nông dân kiên trì lai tạo trồng táo sau nhiều lần thất bại đạt thành công, quả táo khi đem bán giá đến 1 triệu đô, đối tượng mua là những người ca sĩ, hay thương gia.Đất nước Nhật Bản rất

sạch, không thấy rác từ nông thôn, đến thành thị, người vứt rác không đúng quy định bị phạt rất nặng.

Thùng đựng rác được trang bị từ nông thôn đến đô thị, người dân thực hiện phân loại rác ngay từ đầu với 4 ngăn, 01 ngăn bỏ chai lọ thủy tinh, 01 ngăn bỏ nhựa, (ngay chai nhựa khi sử dụng xong bỏ vào thùng rác, thì phải vặn nắp chai ra bỏ vào ngăn riêng), 01 ngăn bỏ rác như giấy, rau, lá… và 01 ngăn bỏ sắt như vỏ lon bia, nước ngọt. Vào thăm nhà nông dân đúng là sạch nhà, sạch đường, sạch phố. Về nước sinh hoạt gia đình thải ra quy định mỗi gia đình phải mua một bể đựng nước thải sinh hoạt được chôn sâu, có chế phẩm sinh học bỏ vào để sử lý khi đủ tiêu chuẩn nước sạch mới xả vào môi trường chung. Đến thăm nuôi cơ sở chăn nuôi 2.500 con gà, không thấy mùi hôi từ phân gà, hỏi ra mới biết là phân gà được thu gom ngay tại chuồng và sấy khô, đưa vào ủ, nước rửa chuồng đều đưa ra bể xử lý đạt tiêu chuẩn mới đưa nước hòa nhập vào hồ chung. Công trình vệ sinh cho người làm nông nghiệp được lắp đặt ngay tại từng lô ruộng, có nước dội, không có hiện tượng

như ở ta gặp đâu đi vệ sinh ở đấy.

Không có hiện tượng sử dụng bia rượu, hút thuốc lá tràn lan, quan sát thấy ngay ở nông thôn giữa cánh đồng có nơi dành riêng cho người hút thuốc. Người nông dân không được uống trong giờ làm việc, chỉ vào buổi tối mới thấy nông dân vào quán bia, rượu, nhưng uống với dung lượng vừa đủ cho từng người, không thấy hiện tượng mời ép nhau, không ồn ào.

Bữa ăn của người Nhật thường có 06 món cho mỗi người, khẩu phần ăn ít cơm, các món rau, đậu khuôn, đồ ăn sống cá (sushi), sữa chua và trái cây, (mỗi người có một phần riêng trong khi ăn, không dọn theo mâm như người Việt). Nhật Bản là đất nước sản xuất bột ngọt nhưng người Nhật không sử dụng bột ngọt, nước mắm.

Mấy điều rút ra tôi xin mạnh dạn trao đổi để bà con nông dân nước ta cùng nhau suy nghĩ, có thể áp dụng vào đời sống./.

Đ.V.L

Page 42: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

42 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Kỹ sư HƯƠNG TRÀ

Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Trung tâm

Khuyến nông tỉnh triển khai Chương trình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và hợp tác công tư (PPP). Mục tiêu của Chương trình là tập hợp nông dân sản xuất cà phê thành các nhóm, hướng dẫn các nhóm sản xuất cà phê bền vững và tiến tới thành lập hợp tác xã (HTX) kiểu mới.

Tỉnh Gia Lai là tỉnh phát triển mạnh cây cà phê với diện tích 93.500ha, chủ yếu là do nông dân tự trồng, tập trung ở 10 huyện, thành phố. Đây là thuận lợi cho việc thực hiện Chương trình và đẩy nhanh phát triển HTX.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, kết quả thực hiện Chương trình PPP về cà phê ở Gia Lai: Bắt đầu từ năm 2013, Chương trình được triển khai đầu tiên ở Bàu Cạn (huyện Chư Prông) và xã

Ia Hrung (Ia Grai), sau 6 năm đã nhân rộng thêm nhiều huyện và thành phố trong tỉnh. Các hoạt động của Chương trình bao gồm:

Lập vườn mẫu có diện tích 0,25ha/vườn để thực hiện quy trình bón phân và sử dụng thuốc BVTV theo bộ quy tắc 4C. Việc chọn vườn mẫu do Trung tâm Khuyến nông và các thành viên PPP thực hiện. Phân bón cho vườn

mẫu được Chương trình hỗ trợ bằng phân của Công ty Yara.Đào tạo các chủ vườn

mẫu thành những tập huấn viên có khả năng tập huấn kỹ thuật tại hiện trường cho người khác (Tập huấn FFS). Công tác đào tạo do tổ kỹ thuật của nhóm PPP thực hiện.

Các chủ vườn mẫu có nhiệm vụ tập hợp các hộ xung quanh thành các nhóm hộ nông dân,

Hiệu quả của việc thành lập

theo chuỗi giá trịtheo chuỗi giá trị

Trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây cà phê. Ảnh: N.D.

hợp tác xã trêhợp tác xã trên nhóm hộ sản xuất cà phên nhóm hộ sản xuất cà phê

Page 43: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

43SINH HOẠT NHÂN DÂN

hướng dẫn họ thực hành sản xuất cà phê theo bộ quy tắc 4C như vườn mẫu. Việc thành lập nhóm, sinh hoạt nhóm do Trung tâm Khuyến nông trực tiếp giám sát. Hàng tháng các nhóm được hỗ trợ 500.000-1.000.000 đồng tùy theo quy mô nhóm 50-100 hộ.

Các nhóm nông dân thực hiện mua chung vật tư đầu vào (Phân bón, thuốc BVTV…) và bán cà phê được chứng nhận 4C để được cộng thưởng 300đ/kg. Sau một thời gian hoạt động các tổ hợp tác này sẽ được Chương trình hỗ trợ phát triển đi lên thành HTX.Đến nay, nhiều huyện,

thành phố được triển khai đã có hàng ngàn thành viên. Cụ thể các nhóm thuộc huyện Ia Grai, Chư Prông đã tiến hành mua chung phân bón các loại. Việc mua chung phân bón giúp nông dân giảm chi phí 500.000-1.000.000 đồng/tấn tùy thuộc vào từng loại phân bón. Ngày 8/9/2016 các nhóm ở huyện Ia Grai đã tiến hành mở hội nghị thành lập HTX, lấy tên là HTX Tâm Thành và đặt tại trụ sở tại xã Ia Hrung. Các nhóm thuộc huyện

Chư Prông tổ chức hội nghị thành lập HTX ngày 16/12/2016, trụ sở đặt tại xã Bàu Cạn…

Ông Trịnh Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh trao đổi: Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại trên thế giới thì vấn đề thách thức nhất là phải sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn theo các bộ quy tắc, các bộ tiêu chuẩn có tính chất toàn cầu. Bộ quy tắc 4C là một trong các bộ quy tắc cho sản xuất cà phê được áp dụng trên toàn cầu hiện nay. Tính đến nay, diện tích cà phê đạt chuẩn 4C của tỉnh Gia Lai mới đạt 20% trên tổng diện tích cà phê của tỉnh. Đây là vấn đề cần phải xúc tiến số diện tích còn lại thực hiện sang sản xuất có chứng nhân trong thời gian tới. Thực hiện nhanh chương trình này sẽ tăng thu nhập cho người nông dân trồng cà phê và cà phê có chất lượng tốt đảm bảo xuất khẩu. Từ những nhóm hộ có chung mục đích sẽ hướng dẫn, hỗ trợ họ thành lập HTX nhanh chóng, dễ dàng. Trong khuôn khổ Chương trình PPP cà phê, Trung tâm

Khuyên nông tỉnh tiếp tục xúc tiến việc thành lập và sinh hoạt nhóm ở các điểm mới để các nhóm nông dân này sản xuất cà phê theo bộ quy chuẩn 4C và cùng hướng tới hành lập nhiều HTX như ở hại huyện Ia Gai, Chư Prông ra toàn tỉnh.

Việc tổ chức nông dân thành HTX phải có giai đoạn quá độ là tổ chức các nhóm nông dân. Giai đoạn này cần có đơn vị trung gian để thành lập nhóm nông dân và tổ chức sinh hoạt nhóm để tạo niềm tin giữa nông dân với nhau, đồng thời đơn vị trung gian này cũng là cầu nối giữa nhóm nông dân với các doanh nghiệp để tạo niềm tin giữa nhóm nông dân với doanh nghiệp. HTX được thành lập nhằm mục đích mua chung sản phẩm đầu vào giảm giá thành và bán chung sản phẩm đầu ra đảm bảo chất lượng và giá cạnh tranh. Thành lập HTX là góp phần đạt một trong các mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các xã nói riêng và toàn tỉnh nói chung nên được các ngành các cấp quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ./.

H.T

Page 44: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

44 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Kỹ sư PHẠM VĂN LONG

Gà ta là con vật nuôi truyền thống phổ biến

của Người Việt, cùng với trâu bò, heo. Gà ta chất lượng thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao, giá trị hàng hóa tiêu dùng lớn. Chi phí thức ăn cho gà vào loại thấp nhất trong các con vật nuôi truyền thống trên cạn (gà chi phí 2 kgTA/1kg tăng trọng; heo chi phí 3 kg, bò chi phí 5 kg). Tuy nhiên gà là động vật nhỏ, sức đề kháng yếu, dễ cảm nhiễm dịch bệnh và nhạy cảm với yếu tố tác động của ngoại cảnh. Ngoài ra, con gà có đặc điểm là tự ăn phân mình và phân đồng loại, dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa.

Việc nuôi gà ta tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian truyền thống vì vậy hiệu quả thấp, rủi ro

cao. Nuôi gà ta tự nhiên có thể gặp 3 loại rủi ro lớn là: (1) Rủi ro do thiên tai, dịch họa; (2) rủi ro do mất mát, thất lạc, trộm cắp; (3) rủi ro về giá cả thị trường. Trong đó 2 rủi ro đầu con người có thể khắc phục được nhờ cải tiến phương thức chăn nuôi.Để nâng cao hiệu quả

chăn nuôi gà ta, nhất thiết phải có cải tiến so với phương pháp chăn thả tự do truyền thống.

1. Về giốngNuôi gà ta số lượng

lớn, nhất thiết phải ấp bằng phương pháp nhân tạo; cho nở đồng loạt, trên cơ sở nguồn trứng có chọn lọc, chất lượng tốt, con giống đồng đều.

Chọn đàn bố mẹ điển hình, ngoại hình đẹp (chân vàng, da vàng, lông tốt mượt, mồng cao), đồng đều, chất lượng

thịt ngon, nhanh lớn, khả năng chống chịu bệnh tốt. Nên tránh đàn gà bố mẹ bị 1 số bệnh ở thể mãn tính, có khả năng lây truyền qua trứng là Phó thương hàn, E.cô li, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB).

Loại bỏ những con khoèo chân, hở rốn, bết đít, dị tật, quá nhỏ.

Nên úm gà muộn, đạt trên 3 tháng tuổi mới thả ra môi trường. Tốt nhất là úm theo 2 giai đoạn, úm lồng và thứng nền. Đảm bảo đàn gà giống cứng cáp, đủ lông mới thả tự do. Nếu có điều kiện chỉ nên cho gà ra vườn trong thời gian 1 tháng trước khi xuất bán giết thịt.

Nên chọn giống gà mọc lông nhanh, vừa có khả năng chịu rét, vừa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng khi bán thịt.

Vận chuyển gà giống

KỸ THUẬT NUÔI GÀ TAKỸ THUẬT NUÔI GÀ TAĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ

Page 45: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

45SINH HOẠT NHÂN DÂN

đi xa, không nên cho ăn quá no, cho uống đủ nước trước khi đi và sau khi đến. Nếu có điều kiện nên cho uống nước dung dịch điện giải, nước sinh tố để tăng sức khỏe, giảm stress. Thùng đựng gà cần thoáng, không quá chật quá nóng, gà con không chồng đè lên nhau gây chết ngạt. Tốt nhất nên vận chuyển gà từ 1 ngày tuổi khi chưa ăn thức ăn.

2. Thức ănGà ta nên nuôi bằng

thức ăn nền cơ bản là lúa, bắp, cám gạo, cám bắp, trộn cám đậm đặc theo tỷ lệ hợp lý.

Cần định kỳ bổ sung đầu cá nấu chín, trộn cám sống cho đàn gà ăn.Định kỳ cho gà ăn

thêm thức ăn xanh, xơ thô. Thiếu thức ăn xơ thô, gà thường có hiện tượng vặt lông nhau để ăn.

Với gà thịt, cần bổ sung đủ nguồn đạm, có thể là đạm thực vật, phế thải giàu đạm để tránh hiện tượng gà mổ thịt nhau.

Có thể phối trộn một tỷ lệ hợp lý các thức ăn tổng hợp trong khẩu phần.

Có thể sử dụng phối hợp các chế phẩm sinh học (thức ăn men, dược thảo...) ủ với cám bắp

cám gạo, (trộn thêm bột cá, hoặc thức ăn đậm đặc) cho gà ăn để tăng sức chống chịu bệnh, tăng khả năng tiêu hóa hấp thu và tăng hương vị thịt, tránh hôi thối ô nhiễm chuồng trại.

Với gà trưởng thành, gà đẻ, cần đảm bảo đủ 1 lạng thức ăn (100 gam) thức ăn/con/ngày đêm.

Pha viên thảo mộc Cocola vào nước cho gà uống thường xuyên hoặc định kỳ.

3. Chuồng trạiTùy điều kiện cụ thể,

có thể bố trí chuồng nuôi gà ta một cách hợp lý. Tuy nhiên việc nuôi gà ta buộc phải đủ ánh sáng tự nhiên, có nơi để đàn gà dạo chơi, sưởi nắng. Chuồng phải kín gió vào mùa lạnh, khô ráo vào mùa mưa.

Cần có chuồng cách li để nhốt gà mới nhập đàn, gà ốm đau điều trị.

Cần có chuồng để cai ấp gà đẻ.

Cần có vườn cho gà dạo chơi. Đất rộng nên làm vườn hình vuông, có thể chia làm 2 lô để chăn thả luân phiên tránh ô nhiễm vườn. Đất hẹp nên thiết kế vườn dài, dích dắc để gà đỡ đánh nhau. Trong vườn nên

có trồng cây bóng mát. Mặt vườn nên có độ dốc thoát nước tốt, tránh lầy lội. Có thể trồng các cây che bóng vừa lấy lá cho gà ăn, vừa giúp phân hủy nguồn phân hữu cơ giảm ô nhiễm như: Chè khổng lồ (trà đại), là giống cây nhập từ Cô lôm bia, có tỷ lệ đạm rất cao; cây vông nem (cây trụ tiêu), có năng suất lá cao, tỷ lệ dinh dưỡng tốt.

(Với cây trồng vật nuôi, yếu tố đa lượng cho năng suất sản lượng, các yếu tố vi lượng sẽ cho hương vị và chất lượng sản phẩm thơm ngon).

4. Phương thức chăn nuôi

Gà ta nuôi bán thâm canh, cần có đầu tư thỏa đáng, nhất là khâu úm.Đối với gà thịt: Cùng

với ngày tuổi tăng dần, cần thay đổi thức ăn, chế độ vận động phù hợp. Tuần tuổi đầu tiên cần cho ăn 100% thức ăn tổng hợp cho gà con. Sau đó trộn hỗn hợp cám gạo, cám bắp và cám đậm đặc, (có thể ủ men) cho gà ăn. Trước khi thả gà ra môi trường, cần chêm dần lúa, bắp mảnh trong khẩu phần ăn; thức ăn đầu cá, phụ phẩm nấu chín trộn cám cho quen. Giai đoạn

Page 46: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

46 SINH HOẠT NHÂN DÂN

gà dò cần cho ăn 1 bữa là lúa hoặc bắp mảnh, 1 bữa là thức ăn nấu, trộn cám. Hàng ngày bổ sung thêm chất thô xanh, chất xơ. Gà là động vật có nhu cầu ăn xơ, nếu thiếu xơ chúng sẽ sinh hội chứng vặt lông.

Về nhiệt độ: Tháng tuổi đầu tiên, nên thắp điện cả ngày đêm. Tháng tuổi thứ 2, 3 chỉ cần thắp điện ban đêm mùa lạnh. Gà lớn ngừng hẳn việc chiếu sáng và sưởi ấm bằng điện.

Về không gian: Giai đoạn nuôi nhốt cần chú ý tới mật độ, không để gà quá chật chội, nóng bức, ngột ngạt, thiếu khí.

Nơi có điều kiện, có thể nuôi đàn số lượng lớn theo lứa, cùng tuổi nhau, “cùng vào, cùng ra”. Sau mỗi lứa, “treo chuồng” khoảng 1 tháng.Đối với gà đẻ: Nên

cho ăn 1 bữa lúa hoặc bắp mảnh, 1 bữa thức ăn nấu, thức ăn trộn (hoặc ủ men). Trước mỗi bữa ăn nên cho ăn thức ăn thô xanh để bổ sung sinh tố vi lượng và hạn chế mập. Định kỳ bổ sung thêm can xi ADE, Tetra trứng…Đối với gà cai ấp: Nên

cho nhịn ăn 1 ngày khi mới cai; cho uống đủ nước có vi ta min ADE.

Cho chiếu sáng cưỡng bức; cho uống ADE cưỡng bức. Nếu có điều kiện cho ăn thóc mầm cưỡng bức.

Sau 1 tuần, thả gà cai ấp cho nhập đàn.

5. Vệ sinh phòng bệnhCần chọn nguồn giống

tốt, có sức kháng bệnh tự nhiên. Gà nở tỷ lệ đạt cao, bung lông đều, khỏe mạnh.

Trong thời gian úm, cần phòng đủ 3 loại vác xin: Niu cát sơn (tả gà), IB (viêm phế quản truyền nhiễm) và Gum brô.

Khi khí hậu đổi mùa, trở trời cần cho gà ra muộn; ngày mưa lớn, chỉ thả gà khi trời tạnh ngớt, khô vườn. Cho gà uống các loại kháng sinh tổng hợp phòng bệnh như: Gentatylo, ampi, chloramphenicol, tetraciline, bactrim... Gặp lúc xấu trời, gà có biểu hiện mệt mỏi, có thể hòa 1 viên tetraciline w cộng với 1 viên chloroxit (chloramphenicol)/ 1 lít nước cho toàn đàn uống; liều trị bệnh tăng gấp 3 lần liều phòng. Trường hợp động trời, đàn gà có 1 số con có triệu chứng rù, có thể tiêm bắp 1 cc thuốc nước Marbovitryl 250/1 gà; liên tục 2-3 mũi/

2-3 ngày. Có thể dùng thuốc dự phòng thảo mộc Cocola thay kháng sinh cho gà uống theo định kỳ, vừa rẻ tiền, vừa không gây hậu quả kháng thuốc, tồn dư kháng sinh...

Gà đau có thể cho uống các loại kháng sinh trên ở liều cao gấp liều phòng 2-3 lần. Các thuốc thông dụng trị bệnh gà gồm tetraciline, bactrim, cloroxit…Định kỳ tẩy uế chuồng

trại, vườn bằng vôi bột, các thuốc khử trùng.

Mỗi lứa gà thịt cần “treo chuồng” 1 tháng trước khi thả lứa kế tiếp ra vườn.

Tuyệt đối không nhập đàn gà lạ, không rõ nguồn gốc; không mua gà chợ về giết thịt trong khu vực chăn nuôi. Khi đưa dụng cụ, lồng gà từ ở chợ về cần để riêng, sát trùng kỹ sau đó mới cất vào khu vực chăn nuôi gà./.

P.V.L

Lưu ý: Để gà ta có chất lượng thịt thơm ngon, nhất thiết phải có vườn cho gà đi dạo; phải bổ sung các loại thảo dược vào khẩu phần ăn uống hàng ngày.

Page 47: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

47SINH HOẠT NHÂN DÂN

Chính sách - Pháp luậtChính sách - Pháp luật

Từ 01/7/2018, công khai rộng rãi 15 loại thông tin đến Nhân dânTừ ngày 01/7/2018, Luật tiếp cận thông tin 2016 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, 15 loại thông tin sau sẽ được công khai rộng rãi đến Nhân dân.1. Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung;

điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;

2. Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;

3. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước mà đưa ra lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;

4. Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;

5. Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước;

6. Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ;

7. Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;

8. Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

Page 48: TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/SHNDTHANG72018.pdf · Hiệu quả từ mô hình liên kết hộ ở Đăk Đoa. Những

48 SINH HOẠT NHÂN DÂN

9. Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động;

10. Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành;

11. Báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; cơ sở dữ liệu quốc gia ngành, lĩnh vực; thông tin về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;

12. Danh mục thông tin phải công khai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 của Luật này; tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;

13. Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;14. Thông tin về thuế, phí, lệ phí;15. Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Hoàng (Tổng hợp).

Điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã đã nghỉ việcNội dung này được ban hành tại Thông tư 08/2018/TT-BNV hướng dẫn thực

hiện mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP năm 1975 và Quyết định 111-HĐBT năm 1981.

Theo đó, từ ngày 01/7/2018, cán bộ xã già yếu nghỉ việc được điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng theo công thức như sau:

Mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2018 = Mức trợ cấp được hưởng tại tháng 6/2018 x 1,0692

Trên cơ sở công thức trên, mức trợ cấp cụ thể (đã làm tròn số) của cán bộ xã già yếu nghỉ việc như sau:

- Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã: 1.974.000 đồng/tháng;

- Đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên Thư ký UBND, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng, Trưởng Công an xã: 1.910.000 đồng/tháng;

- Đối với các chức danh còn lại: 1.768.000 đồng/tháng.Thông tư 08/2018/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/08/2018, những chế độ trên

được thực hiện kể từ ngày 01/7/2018.Đức Phát (Tổng hợp).