trong sỐ nÀy - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/files/image/1.86.pdf · 2...

52
Thông tin - Thời sự l Chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng. l Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai chú trọng công tác đối ngoại nhân dân. Thông tin đối ngoại l Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây. l Tiếp xúc song phương bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73. Ý Đảng lòng dân l Gia Lai, 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo: Thành tựu và thách thức. l Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức, hành vi trong thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Sinh hoạt tư tưởng l Cảnh giác với âm mưu lôi kéo, kích động biểu tình của các thế lực thù địch. Đời sống văn hóa l Gia Lai phấn đấu đến cuối năm 2018 có trên 90% dân số tham gia BHYT. l Công tác quản lý hoạt động xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp tham gia giao thông ở Gia Lai. l Tình quân dân nơi đầu sóng ngọn gió. l Cảnh báo nạn trẻ em bị xâm hại tình dục ở tỉnh ta. Thông tin cơ sở l Thành phố Pleiku với hoạt động chăm lo người cao tuổi. l Thoát nghèo nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm. l Nam Yang tiếp tục giữ vững xã nông thôn mới. Mô hình - Kinh nghiệm l Câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin” - giúp người lầm lỗi quay về nẻo thiện. l Hướng làm giàu của lão nông vùng biên. l Liên kết làm ăn mang lại nhiều lợi ích cho người dân. l Mô hình kết nghĩa xã K’Dang trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chính sách - Pháp luật l Tăng mức trợ cấp cho người có công với Cách mạng. l Luật an ninh mạng và những vấn đề cần biết. Ảnh bìa 1: Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa Ban Chấp hành TƯ Hội LHPNVN (khóa XII). * In 3.200 cuốn khổ 19 x 27 cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giấy phép xuất bản số: 05/GP-XBBT - do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 20/4/2018 * In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2018. Trình bày: THANH LÂM Chịu trách nhiệm xuất bản LÊ PHAN LƯƠNG Ủy viên Thường vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ban Biên tập TRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG HOÀNG THANH HƯƠNG Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, Gia Lai ĐT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] 2 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 33 36 38 41 44 47 49 51 52 Trang TRONG SỐ NÀY

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Thông tin - Thời sựl Chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.l Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai chú trọng công tác đối ngoại nhân dân.

Thông tin đối ngoại l Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây.l Tiếp xúc song phương bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73.

Ý Đảng lòng dân l Gia Lai, 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo: Thành tựu và thách thức.l Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức, hành vi trong thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Sinh hoạt tư tưởng l Cảnh giác với âm mưu lôi kéo, kích động biểu tình của các thế lực thù địch.

Đời sống văn hóal Gia Lai phấn đấu đến cuối năm 2018 có trên 90% dân số tham gia BHYT.l Công tác quản lý hoạt động xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp tham gia giao thông ở Gia Lai.l Tình quân dân nơi đầu sóng ngọn gió.l Cảnh báo nạn trẻ em bị xâm hại tình dục ở tỉnh ta.

Thông tin cơ sởl Thành phố Pleiku với hoạt động chăm lo người cao tuổi.l Thoát nghèo nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm.l Nam Yang tiếp tục giữ vững xã nông thôn mới.

Mô hình - Kinh nghiệml Câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin” - giúp người lầm lỗi quay về nẻo thiện.l Hướng làm giàu của lão nông vùng biên.l Liên kết làm ăn mang lại nhiều lợi ích cho người dân.l Mô hình kết nghĩa xã K’Dang trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chính sách - Pháp luậtl Tăng mức trợ cấp cho người có công với Cách mạng.l Luật an ninh mạng và những vấn đề cần biết.

Ảnh bìa 1: Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa Ban Chấp hành TƯ Hội LHPNVN (khóa XII).

* In 3.200 cuốn khổ 19 x 27 cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai.* Giấy phép xuất bản số:05/GP-XBBT - do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 20/4/2018* In xong và nộp lưu chiểu tháng 9/2018.

Trình bày: THANH LÂM

Chịu trách nhiệm xuất bảnLÊ PHAN LƯƠNG

Ủy viên Thường vụTrưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Ban Biên tậpTRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG

HOÀNG THANH HƯƠNGĐịa chỉ: 02 Hai Bà Trưng,

TP. Pleiku, Gia LaiĐT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

2

4

7

10

13

16

19

22

25

28

31

33

3638

41

44

47

49

51

52

TrangTRONG SỐ NÀY

2 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Chính trị -Thời sự

CHÍ SỸ YÊU NƯỚC

HUỲNH THÚC KHÁNG

Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876 tại xã Tiên

Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, giàu truyền thống văn hóa, văn hiến và đấu tranh cách mạng. Ngay từ nhỏ, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã tỏ rõ tố chất thông minh và sớm đạt giải cao trong các kỳ thi. Mặc dù là một đại khoa với học vị tiến sĩ, nhưng cụ Huỳnh Thúc Kháng không “bén duyên” với chốn quan trường. Cụ đã cùng các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp,… tiên phong khai mở Phong trào Duy Tân “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, khơi dậy cao trào yêu nước rộng khắp từ Bắc chí Nam, đỉnh điểm là phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, làm rung động bộ máy thống trị của thực dân Pháp.

Huỳnh Thúc Kháng vốn nổi tiếng thông minh, học giỏi và sớm đạt giải cao trong các kỳ thi. Năm 1900, Huỳnh Thúc Kháng đỗ đầu kỳ thi Hương, năm 1904, đỗ tiến sĩ kỳ thi Hội, trở thành một người nổi tiếng của xứ Quảng thời ấy. Vốn không tham quyền chức nên sau khi đỗ tiến sĩ, Huỳnh Thúc Kháng không ra làm quan mà đi dạy học, tìm đọc nhiều sách báo có nội dung tư tưởng mới, nuôi ý chí canh tân đất nước. Năm 1905, Huỳnh Thúc Kháng cùng với Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp đi tìm hiểu tình hình thực tế ở phía Nam, xem xét dân tình, sĩ khí, đề xướng tân học và tìm bạn cùng chí

hướng. Năm 1906, trở về Quảng Nam khởi xướng, lãnh đạo phong trào Duy Tân (1906-1908).

Do tham gia khởi xướng cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ, rồi phát triển thành một phong trào đấu tranh sôi nổi của quần chúng nhân dân, trong đó có phong trào chống thuế năm 1908, nên Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921). Sau khi được trả tự do, Huỳnh Thúc Kháng lại tích cực hoạt động đòi quyền lợi cho dân, cho nước.

Tháng 7/1926, Huỳnh Thúc Kháng trúng cử Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tuy

3SINH HOẠT NHÂN DÂN

nhiên, sau khi thấy Viện Dân biểu không thực sự đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân nên Huỳnh Thúc Kháng xin từ chức (năm 1927), tập trung vào nghiệp báo chí, văn chương, làm chủ nhiệm đồng thời là chủ bút Báo Tiếng dân suốt 16 năm (1927-1943).

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trân trọng tài năng, đức độ của cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cụ tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Từ năm 1946 làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt), rồi làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp (31/5/1946-20/10/1946), điều hành quốc sự theo lợi căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (tháng

12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh cử cụ Huỳnh làm Đặc phái viên của Chính phủ đi kinh lý miền Trung để giải thích đường lối kháng chiến, kêu gọi toàn dân ủng hộ Chính phủ, ủng hộ cách mạng.

Đầu năm 1947, tiếp tục hành trình đi kinh lý miền Trung, do tuổi cao, sức yếu và lâm bệnh nặng, cụ Huỳnh qua đời tại tỉnh Quảng Ngãi ngày 21/4/1947 (hưởng thọ 71 tuổi) trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước. Ngày 29/4/1947, Chính phủ tổ chức Lễ truy điệu Huỳnh Thúc Kháng theo nghi thức Quốc tang. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thư gửi tới toàn thể đồng bào để nêu gương chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.

Trong bức thư gửi toàn thể đồng bào, Hồ Chủ tịch viết:

“Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đầy ra Côn Đảo, mười mấy

năm trường gian nan cực khổ. Nhưng lòng son, dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ Huỳnh chắc chắn không sờn lại thêm kiên quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm siêu lòng, nghèo khổ không nản chí, oai vũ không làm sờn gan.

Cả đời cụ Huỳnh không màng danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan.

Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập.

Và Bác Hồ kêu gọi toàn dân:

“Theo gương dũng cảm, nối chí quật cường của Cụ để “hoàn thành sự nghiệp cứu nước, cứu dân mà Cụ đã ra sức đeo đuổi suốt đời”.

Tri ân và ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của cụ Huỳnh Thúc Kháng, ngày 27/12/2012, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 2308/QĐ-CTN, truy tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước cho cụ Huỳnh./.

Khánh Ly (Tổng hợp).

4 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai chú trọng công tác đối ngoại nhân dân

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai ra đời từ tháng 8/1994 trên cơ sở tiền thân là

Hội hữu nghị với nhân dân các nước tỉnh Gia Lai, là thành viên của Liên hiệp Hữu nghị Trung ương. Trong những năm trước đây, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Liên hiệp hữu nghị tỉnh Gia Lai đã đạt được một số kết quả nhất định, hoạt động đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng và trong khu vực được phát huy nhất là với nhân dân Lào và Campuchia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do có biến động về mặt nhân sự tham gia Ban chấp hành Liên hiệp, nhiều đồng chí đã nghỉ hưu và không tham gia trực tiếp vào điều hành hoạt động của Liên hiệp, dẫn đến thực trạng tổ chức bộ máy của cơ quan thường trực Liên hiệp không còn nữa. Liên hiệp hầu như không còn hoạt động và chỉ có 01 công chức của Phòng Ngoại vụ thuộc Văn phòng UBND tỉnh (tiền thân của Sở Ngoại vụ hiện nay) được giao kiêm nhiệm theo dõi mảng đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh. Công tác đối ngoại nhân dân của tỉnh được thực hiện lồng ghép trong hoạt động chung của công tác đối ngoại tại địa phương, chủ yếu trên một số lĩnh vực như hợp tác hữu nghị với các tỉnh Đông Bắc Campuchia và Nam Hạ Lào, phi Chính phủ nước ngoài, thông tin tuyên truyền đối ngoại.

Ngày 04/7/2013, Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do đồng chí Trần Đình Đàn - Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Ủy viên BTV Đoàn Chủ tịch Liên hiệp đã đến làm việc với UBND tỉnh và đề nghị chỉ đạo kiện toàn bộ máy tổ chức Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai.

Ngày 16/01/2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 52/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban chấp hành lâm thời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai. Theo đó, Ban chấp hành lâm thời thực hiện nhiệm vụ của Ban vận động thành lập hội để hoàn chỉnh các thủ tục tổ chức đại hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai.

Ngày 8/8/2018, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai tổ chức họp với đại diện lãnh đạo các Ban: Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, đại diện lãnh đạo các Sở: Ngoại vụ, Tài chính, Nội vụ cùng các Ủy viên BCH lâm thời của Liên hiệp tại phòng họp Sở ngoại vụ để thống nhất chương trình đại hội và các nội dung cụ thể chuẩn bị cho đại hội dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 10/2018 tại khách sạn Pleiku Palace với 130 đại biểu tham dự. Hiện tại, số lượng hội viên mới vận động gồm 58 người là cán

THANH HƯƠNG

5SINH HOẠT NHÂN DÂN

bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và một số cán bộ hưu trí của các đơn vị Tỉnh đoàn, Sở TT&TT, Hội Chữ Thập đỏ, Hội LHPN, Sở Y tế, Sở VH,TT&DL, Công an tỉnh, Hội Nông dân, đại diện lãnh đạo các huyện biên giới Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông… BCH lâm thời hiện có 17 người, trong đó đồng chí Lâm Thế Tổng - nguyên PCT UBMTTQ Việt Nam tỉnh là Chủ tịch, đồng chí Hoàng Minh Việt - PGĐ Sở ngoại vụ là Phó Chủ tịch.

Trong thời kỳ đất nước hội nhập và quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng, quan hệ ngoại giao nhân dân ngày càng mở rộng. Công tác đối ngoại nhân dân ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc; tạo dựng, củng cố hình ảnh và vị thế quốc tế của Việt Nam. Với tinh thần đó, trong những năm tới, hoạt động của Liên hiệp hữu nghị tỉnh sẽ bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2015 - 2020) và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để triển khai thực hiện những nhiệm vụ:

Thứ nhất, nâng cao nhân thức vê vị tri, vai tro công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mơi: Tổ chức quán triệt, triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương trong công tác đối ngoại nhân dân ở địa phương theo tinh thần Chỉ thị số 28-CT/TW, Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương

Đảng nhăm nâng cao nhận thức về về vị trí, vai trò của công tác đối ngoại nhân dân. Xác định đối ngoại nhân dân là một bộ phận hợp thành của công tác đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, có quan hệ gắn kết với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Đảng, góp phần xây dựng Gia Lai trong mắt bạn bè quốc tế về hình ảnh thân thiện, mến khách, giúp cho nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài thực sự đặt niềm tin khi đầu tư vào Gia Lai và xem đây là địa chỉ tin cậy để tăng cường hợp tác phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tích cực phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, địa phương liên quan, cơ quan báo chí địa phương, Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh để tổ chức các hoạt động thông tin với nhiều hình thức thích hợp giới thiệu về hoạt động đối ngoại nhân dân, các trang mạng xã hội phục vụ các đối tượng, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong tỉnh và bạn bè quốc tế.

Thứ hai, xây dựng quan hệ, tổ chức các hoạt động hoa bình, hữu nghị và hợp tác nhân dân có hiệu quả theo phương châm “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, chú ý kết hợp chặt chẽ vơi công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nươc: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị với thành phần và nội dung phong phú nhân dịp các ngày lễ, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nước bạn và nhân các sự kiện chính trị lớn. Tích cực làm tốt vai trò cầu nối hữu nghị, giao lưu cho việc hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội theo khả năng và phạm vi hoạt động của mình. Tham gia tích cực trong hoạt động hữu

6 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nghị, hợp tác theo Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tỉnh, thành khu vực miền Trung Tây Nguyên. Xây dựng, củng cố quan hệ với các tổ chức bạn bè truyền thống và láng giềng gần gũi, đặc biệt là quan hệ đoàn kết hữu nghị với nhân dân Lào (các tỉnh Hạ Lào như Attapeu, Champasak) và nhân dân Campuchia (các tỉnh Đông Bắc như Ratanakiri, Stung Treng, Preah Vihear). Mở rộng quan hệ với các tổ chức nhân dân các nước nhất là trong Cộng đồng ASEAN và theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị đối ngoại của tỉnh. Triển khai công tác người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là với cộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Campuchia băng những hoạt động thiết thực theo tinh thần Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị.

Thứ ba, vân động viện trợ phi chinh phủ nươc ngoài (PCPNN): Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện vai trò đầu mối trong công tác PCPNN. Thiết lập quan hệ với các tổ chức PCPNN nhất là các tổ chức có thiện chí, đang có Giấy đăng ký hoạt động, thực hiện dự án tại tỉnh Gia Lai. Kết hợp công tác vận động viện trợ PCPNN với hoạt động hữu nghị nhân dân và hoạt động kêu gọi xúc tiến đầu tư vào tỉnh Gia Lai.

Thứ tư, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngu cán bộ, coi trong việc phát triên tổ chức thành viên phục vụ nhiệm vụ chinh trị địa phương: Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách Liên hiệp theo Quyết định số 41/2013/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách

đối với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Có kế hoạch bồi dương, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên trách cơ quan thường trực Liên hiệp và các Hội thành viên với hình thức thích hợp nhăm nâng cao năng lực và trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng xây dựng các Hội thành viên như Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Đại hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai sắp diễn ra, tin tưởng răng với tài năng và tâm huyết của BCH cùng sự góp sức trách nhiệm của các hội viên, Liên hiệp Hội sẽ làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đơn vị, các tổ chức, cá nhân hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học và các lĩnh vực khác có liên quan để xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân tỉnh Gia Lai với nhân dân các nước trên thế giới; làm đầu mối phối hợp trong một số hoạt động đối ngoại nhân dân, là đầu mối cho công tác phi chính phủ nước ngoài. Gia Lai là tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia, việc triển khai các hoạt động của Liên hiệp hữu nghị tỉnh sẽ góp phần cùng đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác, hữu nghị với nhân dân các nước nói chung và nhân dân Campuchia nói riêng, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình giữa hai nước./.

T.H

7SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin đối ngoại

Ngày 26/9/2018, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp Đoàn đại biểu cấp

cao Lào, Trung Quốc, Hoàn Quốc sang dự Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

1. Giữ gìn và phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Ngày 26/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Phăn-khăm Vị-pha-văn, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dẫn đầu sang dự Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Đồng chí Phăn-khăm Vị-pha-văn trân trọng chuyển lời chia buồn sâu sắc, lòng tiếc thương vô hạn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Lào Xây dựng đất nước tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Đồng chí Phăn-khăm Vị-pha-văn đánh giá cao sự đóng

góp của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam; việc đồng chí Trần Đại Quang từ trần không chỉ là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến, mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào cũng mất đi một người bạn thân thiết và gần gũi; đồng chí Trần Đại Quang là nhà lãnh đạo có đóng góp quan trọng vào việc phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào - Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Lào Xây dựng đất nước

đã gửi Điện chia buồn về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, đặc biệt đã cử Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Phăn-khăm Vị-pha-văn dẫn đầu sang dự Lễ tang; đánh giá cao việc Lào để Quốc tang hai ngày, thể hiện sâu đậm mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bày tỏ chia sẻ và gửi lời thăm hỏi tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào về những mất mát, thiệt hại to lớn về người và tài sản của nhân dân tỉnh A-ta-pư do sự cố vơ đập thủy điện và những thiệt hại do mưa lũ gây ra gần đây. Tổng Bí thư khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng với Đảng, Nhà

Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây

8 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nước và nhân dân Lào giữ gìn và phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, vì sự phát triển phồn vinh của hai dân tộc cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.

2. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển tích cực, lành mạnh, ổn định lâu dài.

Chiều 26/9, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp đồng chí Triệu Lạc Tế, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã gửi điện chia buồn đến Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về việc đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần; cảm ơn đồng chí Triệu Lạc Tế và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Chủ tịch Quốc hội cho răng, chuyến thăm Việt Nam của đồng chí Triệu Lạc Tế thể hiện sự coi

trọng của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc; khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn củng cố quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc; nhấn mạnh, hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống và cùng đang tiến hành đổi mới, hội nhập và cải cách mở cửa, chia sẻ nhiều lợi ích chung.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ trong hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, trong đó có sự phát triển quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc; đề nghị hai bên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và những thỏa thuận đã đạt được, xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước; nỗ lực củng cố và tăng cường quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển tích cực, lành mạnh, ổn định lâu dài.

Tại cuộc tiếp, đồng chí Triệu Lạc Tế trân trọng chuyển tới Chủ tịch Quốc

hội Nguyễn Thị Kim Ngân lời chia buồn sâu sắc của đồng chí Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lật Chiến Thư về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần; bày tỏ tin tưởng Đảng, Nhà nước Việt Nam sẽ biến đau thương thành sức mạnh, tiếp tục đạt thành quả mới trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Triệu Lạc Tế đánh giá cao những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của Việt Nam, năm nay là vừa tròn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước; quan hệ giữa hai Đảng, hai nước tiếp tục phát triển tích cực. Đồng chí Triệu Lạc Tế khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam; mong muốn hai bên tăng cường tin cậy chính trị, trao đổi chiến lược; mong muốn Quốc hội hai nước tiếp tục đẩy mạnh giao lưu và hợp tác thiết thực, quan tâm làm tốt hơn nữa việc củng cố nền tảng xã hội cho quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lên tầm cao mới.

3. Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt

9SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nam - Hàn QuốcNgày 26/9/2018, Thủ

tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yeon.

Tại buổi tiếp, thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sâu sắc việc Tổng thống Hàn Quốc Mun Che In và Phu nhân đã có Điện chia buồn, Thủ tướng Lee Nak Yeon sang Việt Nam viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nhấn mạnh đây là tình cảm và sự coi trọng đặc biệt của Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đối với Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trước những thành tựu đạt được trong quan hệ hai nước thời gian qua: giao lưu tiếp xúc cấp cao được duy trì, tin cậy chính trị không ngừng được tăng cường; giao lưu nhân dân đã trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẵn sàng cùng Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước phát triển ngày càng toàn diện

và sâu sắc hơn, phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, nhất là Tuyên bố chung Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới tương lai ký tháng 3 năm 2018; đề nghị hai bên tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực để thực hiện những mục tiêu đề ra.

Thay mặt Tổng thống Mun Che In, Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yeon bày tỏ chia buồn sâu sắc về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, cho răng đây là tổn thất lớn đối với quan hệ hai nước; khẳng định Tổng thống, Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đặc biệt coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng Việt Nam nỗ lực để phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

* Cùng ngày, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã hội kiến với Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yeon. Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cảm ơn chân thành về tình cảm sâu sắc mà Tổng thống Mun Che In và Phu nhân, Thủ tướng Li Nác Yên và nhân dân Hàn Quốc đã dành cho Chủ tịch nước Trần Đại

Quang; nhấn mạnh, sinh thời, Chủ tịch nước Trần Đại Quang rất coi trọng và có nhiều đóng góp quý báu vào việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ hài lòng trước những thành tựu quan trọng trong quan hệ hai nước thời gian qua, cho răng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn; đánh giá cao việc Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong chính sách hướng Nam mới; khẳng định Nhà nước Việt Nam sẵn sàng cùng Nhà nước Hàn Quốc tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển ngày càng đi vào chiều sâu.

Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yeon đã bày tỏ chia buồn sâu sắc của Nhà nước và nhân dân Hàn Quốc về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, khẳng định Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, tin tưởng với sự quan tâm của Lãnh đạo và nỗ lực chung của nhân dân hai nước, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ./.

Đức Phát (Tổng hợp).

10 SINH HOẠT NHÂN DÂN

TIẾP XÚC SONG PHƯƠNG BÊN LỀ

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại

giao Phạm Bình Minh chủ trì cuộc gặp vận động các nước ủng hộ Việt Nam ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và có các cuộc gặp song phương với Bộ

trưởng ngoại giao các nước Australia, Ucraina, Slovakia, Slovenia, Uganda, Ecuador và tiếp Phó Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 73, ngày 26/9/2018, tại thành phố

New York (Hoa Kỳ), Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì cuộc gặp vận động các nước ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc, và có các cuộc gặp song phương

Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi gặp gỡ, vận động. Ảnh: Hoài Thanh.

11SINH HOẠT NHÂN DÂN

với Bộ trưởng ngoại giao các nước Australia, Ucraina, Slovakia, Slovenia, Uganda, Ecuador và tiếp Phó Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Phát biểu tại buổi vận động với sự tham dự của hơn 100 lãnh đạo cấp cao, Bộ trưởng Ngoại giao và Đại sứ, đại diện các nước thành viên Liên hợp quốc để vận động ủng hộ Việt Nam ứng cử làm uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc ứng cử vào HĐBA thể hiện đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ, cũng như mong muốn của Việt Nam được đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hoà bình, an ninh và phát triển bền vững. Phó Thủ tướng khẳng định nếu trúng cử, Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác nhăm phòng ngừa xung đột, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, bảo vệ thường dân trong xung đột và xử lý hậu quả chiến tranh, để xây dựng một nền hoà bình bền vững; đồng

thời, tăng cường hợp tác giữa HĐBA với các tổ chức khu vực. Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng với sự ủng hộ của các nước, Việt Nam sẽ hoàn thành trọng trách của một thành viên HĐBA, đóng góp vào bảo đảm hoà bình, an ninh ở khu vực và trên thế giới. Cùng với các cuộc tiếp xúc song phương liên tiếp với lãnh đạo các nước, có thể nói đây là cuộc vận động nước rút ở cấp cao có ý nghĩa quan trọng đối với chiến dịch ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Việt Nam. Trong trao đổi tại cuộc gặp, các nước đều bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công vai trò là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và sẽ có những đóng góp tích cực đối với các công việc chung của Liên hợp quốc cũng như của cộng đồng quốc tế.

Tại các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Australia, Slovakia, Slovenia, Uganda, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cám ơn các

nước đã gửi lời chia buồn sâu sắc về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng khẳng định với những thành tựu về đối ngoại và kết quả thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam sẵn sàng đảm đương và hoàn thành tốt trọng trách làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ, thúc đẩy việc sớm ký chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Trong trao đổi, các nước đều đánh giá cao vai trò, vị trí và những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào các công việc chung của khu vực và cộng đồng quốc tế; khẳng định sẽ xem xét tích cực các đề nghị của Việt Nam và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam cùng góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, đóng góp cho ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trao đổi về các nội

12 SINH HOẠT NHÂN DÂN

dung hợp tác cụ thể, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne nhất trí tiếp tục duy trì việc trao đổi đoàn, nhất là các đoàn cấp cao, trao đổi về các biện pháp thúc đẩy kinh tế, thương mại giữa 2 nước, trong đó có xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản; thúc đẩy tự do hóa thương mại và liên kết kinh tế khu vực; Australia hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào lực lượng gìn giữ hòa bình, xây dựng Chính phủ điện tử, tăng cường trao đổi phối hợp tại các diễn đàn ASEAN, APEC, Liên hợp quốc ....

Tại cuộc trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak, hai bên cho răng cần tiếp tục có các biện pháp duy trì và thúc đẩy hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đep giữa 2 nước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đề nghị Slovakia tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Slovakia, cho

cộng đồng người Việt Nam sinh sống và kinh doanh ổn định, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội Slovakia.

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Slovenia Karl Erjavec, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị hai bên tiến hành đàm phán, ký kết một số văn kiện hợp tác khung, trong đó có Hiệp định tránh đánh thuế trùng và Hiệp định công nhận băng cấp, chứng chỉ tương đương; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như vận tải biển, du lịch, dược phẩm, đồ gia dụng…

Tại cuộc tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Uganda Henry Oryem Okello, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Chính phủ Uganda ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và Uganda có nhu cầu; tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Uganda, trong đó có Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) thăm dò thị trường đầu tư trong lĩnh vực viễn thông tại

Uganda. Hai bên nhất trí sẽ sớm đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ để tạo khuôn khổ pháp lý cho hợp tác song phương.

Tiếp Phó Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Sullivan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ trên các trụ cột kinh tế, thương mại, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật… Hướng tới kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2020, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp và duy trì phối hợp chặt chẽ giữa hai bộ ngoại giao. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là sớm triển khai Dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa./.

Thu Phương (Tổng hợp, nguồn Báo điện tử ĐCSVN).

13SINH HOẠT NHÂN DÂN

Ý Đảng lòng dân

Sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/

TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận và các đoàn thể, sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân... sự nghiệp

giáo dục đào tạo của tỉnh từng bước phát triển và gặt hái được nhiều thành quả quan trọng.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, ngành giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai, quán triệt đầy đủ, kịp thời các nội dung đến toàn thể cán

5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo: Thành tựu và thách thức

LAM GIANG

Gia Lai,

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường của Thành phố Pleiku dự hội nghị tổng kết công tác năm học 2017-2018. Ảnh:T.N.

14 SINH HOẠT NHÂN DÂN

bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Nhìn chung, việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW trên địa bàn tỉnh cơ bản kịp thời, nghiêm túc, giúp các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ và người dân nhận thức được sự cần thiết, nội dung, yêu cầu, vấn đề cốt lõi của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chuyển từ nền giáo dục chủ yếu truyền thụ kiến thức sang bồi dương, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; xây dựng một nền giáo dục mở, tạo cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ dân trí giữa các đối tượng, các vùng trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, quy mô giáo dục, hệ thống trường, lớp của tỉnh phát triển phù hợp với từng địa bàn dân cư và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng

nhu cầu học tập của người dân. Đến nay, toàn tỉnh có 837 trường ở bậc học mầm non và phổ thông (gồm 270 trường mầm non, 278 trường tiểu học, 241 trường trung học cơ sở, 48 trường trung học phổ thông), trong đó có 269 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 32,18%. Có 02 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh; 17 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; 25 trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; 01 phân hiệu đại học; 03 trường cao đẳng; 04 trường trung cấp chuyên nghiệp; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 16 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên cấp huyện (riêng thành phố Pleiku không thành lập); 15 trung tâm ngoại ngữ, tin học và 222 trung tâm học tập cộng đồng. Ngoài hệ thống giáo dục chính quy đang phát triển về mọi mặt, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng phát triển cả về quy mô và chất lượng, với 28 trường mầm non ngoài công lập; ở bậc học phổ

thông, có 01 trường tiểu học dân lập, 01 trường phổ thông cơ sở tư thục, 01 Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương với 3 cấp học.

Công tác duy trì sĩ số học sinh được cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là các lớp bổ túc trung học cơ sở, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho người lớn ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, năm 2016, Gia Lai được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có 221/222 xã, phường; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 có 222/222 xã, phường, thị trấn. Đó là những kết quả quan trọng thể hiện sự cỗ gắng, nỗ lực của toàn ngành giáo dục tỉnh nhà nói riêng và cả hệ thống chính trị tỉnh nói chung.

Cùng với việc phát triển hệ thống trường, lớp, duy trì sĩ số học sinh. Ngành giáo dục đã không ngừng hoàn thiện

15SINH HOẠT NHÂN DÂN

hệ thống giáo dục theo hướng mở; đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, việc tự chủ, trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Đồng thời, chú trọng thực hiện đổi mới hình thức thi, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo theo hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học theo hướng đánh giá năng lực người học ở cả 4 mức độ: Nhận biết (40%), thông hiểu (30%), vận dụng (20%), vận dụng cao (10%), đáp ứng yêu cầu cơ bản và nâng cao, bảo đảm phân hóa trình độ học sinh. Nội dung kiểm tra bám sát chuẩn kiến thức - kỹ năng, phân phối chương trình. Kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình… nhăm đánh giá toàn diện, khách quan, trung thực, giúp giáo viên, học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học, đồng thời, hạn chế các hiện tượng tiêu

cực trong kiểm tra, thi cử.

Những năm qua, tỉnh đã luôn quan tâm củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo. Toàn tỉnh hiện có 25.198 cản bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bậc mầm non, phổ thông. Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: Mầm non 96,3% (trên chuẩn 32%); tiểu học 99,1% (trên chuẩn 68%); trung học cơ sở 98% (trên chuẩn 57,1%); trung học phổ thông 100% (trên chuẩn 12,1%) cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Các chế độ, chính sách đối với ngành giáo dục của tỉnh được thực hiện cơ bản đầy đủ, đúng và kịp thời, đảm bảo quyền lợi, tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và dạy học.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đổi mới giáo dục vần còn không ít những khó khăn, thách thức như: Hạ tầng cơ

sở vật chất, thiết bị, đồ dùng ngành giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Tỷ lệ trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia chưa đạt mục tiêu đề ra (có 269/837 trường, đạt tỷ lệ 32,18%), mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 40% trường đạt chuẩn là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục và chính quyền các địa phương vì nguồn kinh phí đầu tư còn thấp. Hiện tại, đội ngũ giáo viên trên toàn tỉnh còn thiếu, song lại không được bố trí đủ theo định mức vị trí việc làm, gây khó khăn lớn trong công tác giảng dạy, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về nguồn tuyển sinh; có ngành không đủ chỉ tiêu, không đủ số lượng mở lớp… những khó khăn, thách thức nêu trên đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng hơn nữa của toàn xã hội nhăm từng bước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đạo tạo trong những năm tới./.

L.G

16 SINH HOẠT NHÂN DÂN

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THAY ĐỔI NHẬN THỨC, HÀNH VI

ÁNH HỒNG

Gia Lai là tỉnh miền núi với tỷ lệ người

đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao (gần 45% tổng dân số toàn tỉnh), trình độ nhận thức còn hạn chế, còn nặng tập quán muốn có đông con, phải có con trai hoặc con gái, trong khi thu nhập kinh tế thấp là nguyên nhân cản trở việc thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 - 2 con, bảo đảm cân băng giới tính và nâng cao chất lượng dân số. Do đó, việc điều chỉnh quy mô dân số mà cụ thể là giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là một trong những mục tiêu quan trọng được cụ thể hóa tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,2%. Nghị quyết hăng năm của tỉnh đều đề ra chỉ tiêu giảm mức sinh từ 0,6% đến 0,8%.

Do đó, thời gian qua

các cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhất là việc phối hợp tuyên truyền, giáo dục vận động để các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, nhất là vùng đồng bào DTTS, vùng có mức sinh cao nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Nhiều chủ trương, chính sách đã tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy hoạch tại các địa phương, tạo điều kiện hình thành vùng dân cư, tạo công ăn việc làm cho lao động vùng sâu, vùng xa… Phân bố lại dân cư, tạo sự ổn định dân cư, giảm thiểu sự di dân tự do, đảm bảo việc

thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được tốt hơn. Việc xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ như: Phụ nữ không sinh con thứ ba, câu lạc bộ tiền hôn nhân, cụ thể hóa chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình vào hương ước, quy ước của thôn, làng, tổ dân phố, gắn với việc thực hiện gia đình có từ 01 đến 02 con..., góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức, hành vi của nhân dân về chính sách dân số.

Bên cạnh đó, các chương trình mục tiêu về y tế được triển khai hiệu quả, tình hình dịch, bệnh giảm nhiều, nhất là các bệnh sốt rét, phong, bướu cổ. Nhận thức của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đã có những chuyển biến rõ rệt, hạn chế tình trạng

17SINH HOẠT NHÂN DÂN

tảo hôn, hôn nhân cận huyết và giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên. Việc đầu tư hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản từ ngân sách Trung ương và hỗ trợ ngân sách địa phương hăng năm là nguồn lực quan trọng đảm bảo cho các hoạt động thực hiện mục tiêu dân số và kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số.

Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số đã được quan tâm chỉ đạo kịp thời. Trong tuyên truyền, đã chú trọng đổi mới về phương pháp, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và nâng cao chất lượng thông tin phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trong từng thời kỳ. Hoạt động truyền thông được tiến hành thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng và phát triển

các loại mô hình truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng… góp phần tích cực vào việc nâng cao hiểu biết về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trong nhân dân. Bên cạnh đó, ngành chức năng đã chú trọng đưa các hoạt động truyền thông giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vào các trường phổ thông, các trường giáo dục chuyên nghiệp góp phần nâng cao nhận thức về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trong học sinh, sinh viên.

Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được tổ chức định kỳ mỗi năm 02 lượt, đã tuyên truyền, chuyển tải nhiều thông tin bổ ích, thiết thực, giúp người dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn thấy được lợi ích, tầm quan trọng của việc giảm sinh và những tác động xấu đến đời sống, kinh tế, sức khỏe của việc gia tăng dân số. Các cơ quan thông tin đại chúng đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình với nhiều tin, bài chất lượng.

Các ngành, đoàn thể tích cực phối hợp với ngành chức năng trong công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện chủ trương, chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đã có nhiều mô hình tốt trong tuyên truyền thay đổi nhận thức và hành vi mang lại hiệu quả thiết thực.

Bộ máy chuyên trách làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở từng bước được củng cố, hoàn thiện. Toàn tỉnh hiện có 222 cán bộ chuyên trách dân số cấp xã và 2.920 cộng tác viên dân số ở các thôn, làng, tổ dân phố. Tỉnh đã quan tâm đầu tư, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận cơ sở, toàn tỉnh có trên 90% trạm y tế xã và 100% trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố được trang bị dụng cụ và thực hiện các biện pháp kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình. Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được đáp ứng đầy đủ tại các vùng thuận lợi; vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài việc cấp miễn phí các phương tiện tránh thai cho các đối tượng

18 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thuộc diện thụ hưởng, thông qua kênh tiếp thị xã hội, việc cung ứng các phương tiện tránh thai đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân.

Triển khai đồng bộ, đa dạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nhăm tạo điều kiện để các đối tượng tham gia, hiện nay, hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu người sử dụng, thực hiện đa dạng hóa các phương tiện tránh thai. Hăng năm, ngoài triển khai các đợt Chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số có mức sinh cao và vùng khó khăn”; thì việc cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Các mô hình, dự án chăm sóc sức khỏe sinh

sản, kế hoạch hóa gia đình phát triển đa dạng, phong phú, như: Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, đã tác động đến các vùng dân cư về giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết, nâng cao nhận thức cho thanh niên, nhất là vùng dân tộc thiểu số; Mô hình Cung cấp phương tiện tránh thai phi lâm sàng (viên uống tránh thai và bao cao su); Mô hình nâng cao chất lượng dân số dân tộc ít người đã giúp đồng bào các dân tộc ít người nhận thức, hiểu biết những tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe bà me mang thai và nuôi con khỏe mạnh; Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai từ năm 2011, đến nay đã có 148/222 xã, phường và 17/17 huyện, thị xã, thành phố tham gia; Đề án kiểm soát mất cân băng giới tính khi sinh giai đoạn 2017 - 2020... đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình của người dân...

Với sự tích cực vào cuộc trong thực hiện

chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình được nâng lên rõ rệt, quy mô gia đình ít con được chấp nhận, giảm đáng kể tình trạng sinh con sớm trong nhân dân. Tốc độ gia tăng dân số được khống chế, duy trì mức giảm tỷ lệ sinh 0,6‰/năm theo chỉ tiêu được giao (giai đoạn 2011 - 2016); tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 17,73‰ năm 2008 xuống còn 12,16‰ năm 2017; tỷ lệ sinh con thứ ba giảm từ 32,5% năm 2008 xuống còn 23% năm 2017. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hăng năm đều tăng, từ 64% năm 2008 lên 70,5% năm 2017; tỷ số giới tính khi sinh duy trì trong giới hạn cho phép. Quy mô gia đình có từ 01 đến 02 con đã được cộng đồng xã hội chấp nhận. Chất lượng dân số được nâng lên cả về thể chất trí tuệ và tinh thần, giảm tỷ lệ suy dinh dương trẻ em, nâng cao tuổi thọ bình quân lên 70,5 tuổi (năm 2017)./.

A.H

19SINH HOẠT NHÂN DÂN

Sinh hoạt tư tưởng

Cảnh giác với âm mưu lôi kéo,

NGUYỄN QUANG CƯỜNG

Phát động quần chúng tại buôn Chai (xã Chư Drăng), huyện Krông Pa. Ảnh: H.V.V.

kích động biểu tình của các thế lực thù địch

Với mưu đồ tiếp tục gây hỗn loạn về chính

trị tư tưởng, từng bước làm tan rã niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, các đối tượng phản động trong và ngoài nước triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và quốc tế; các sự kiện phức tạp, nhạy cảm liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội, “đụng chạm” tới lòng yêu nước của nhân dân, nhất là các sự

việc phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự, những vấn đề khó khăn, bức xúc, khiếu kiện của quần chúng nhân dân, những hạn chế, yếu kém trong thực thi nhiệm vụ của một số tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị của ta… để lừa mỵ, lôi kéo, kích động người dân tụ tập đông người, xuống đường biểu tình chống phá chính quyền các cấp.

Âm mưu, thủ đoạn này không có gì mới nhưng hết sức nguy hiểm, vì chúng tận dụng được ưu thế của mạng xã hội để lan truyền

thông tin thất thiệt, đánh lừa dư luận, nếu không tỉnh táo dễ bị chúng lôi kéo, dụ dỗ, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật. Cụ thể như, chúng lấy những tin, bài, những hình ảnh trên các báo chí chính thống của ta ở trong nước, viết lại thành những nội dung xuyên tạc, bịa đặt để thu hút những người thiếu thông tin, tò mò cảm thấy nửa tin, nửa ngờ. Gần đây, chủ đề chính mà các đối tượng thù địch đăng lên mạng xã hội là sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội

20 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nhạy cảm, phức tạp (như Luật An ninh mạng, Dự luật Đặc khu…); những hạn chế yếu kém trong quản lý kinh tế, xã hội, công tác cán bộ, sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung vừa qua; các sự việc phức tạp trong công tác cương chế thu hồi đất, đấu tranh chống tham nhũng, việc bắt và xử lý một số đối tượng chống đối để gia tăng các hoạt động chống Đảng, Nhà nước. Chúng sử dụng trên 3000 trang web phản động và hàng trăm đài phát thanh, truyền hình, báo chí phản động kết hợp các công cụ, phương tiện truyền thông của Mỹ và phương Tây như BBC, RFI, VOA… đưa tin xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Trên cơ sở phá rã niềm tin, tạo sự nghi ngờ trong xã hội, chúng sử dụng nhiều trang web phản động với hàng nghìn tài khoản facebook để tán phát lời kêu gọi biểu tình, hướng dẫn cách thức biểu tình, cách thức đối phó với cơ quan an ninh, thậm chí hướng dẫn mang theo cả hung khí, quay phim, chụp ảnh để đối phó, chống trả khi bị ngăn cản.

Manh động hơn, các tổ chức phản động còn cử số cơ sở nội địa đưa thành viên bên ngoài xâm nhập về nước, đến các địa bàn phức tạp, móc nối kích động hỗ trợ người biểu tình. Ngoài hình thức kêu gọi liên tục qua mạng xã hội Facebook, tin nhắn SMS, "rải truyền đơn điện tử", chúng còn viết các khẩu hiệu kêu gọi biểu tình lên tờ tiền mệnh giá thấp và cho lưu thông trên thị trường. Chúng cho răng, hình thức này có ưu điểm là nhanh, phạm vi tác động rộng và đồng loạt đến nhiều đối tượng lại khó truy xuất nguồn gốc người phát tán. Trong dịp kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 vừa qua, chúng hướng dẫn người dân biểu tình băng cách chiếm giữ các vị trí quan trọng như đài truyền hình, ngân hàng, kho xăng dầu...; tiến hành “biểu tình gây ket xe”, gây ách tắc giao thông các tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ trong cả nước, nhất là các tuyến giao thông trọng điểm; kêu gọi học sinh, công nhân, tiểu thương đình công, bãi khóa, bãi thị trên toàn quốc; tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, phá hủy,

đốt các doanh nghiệp của Trung Quốc tại Việt Nam; chúng sử dụng các phần mềm phát lại video cũ dưới dạng “trực tiếp” để đánh lừa cộng đồng, gây nhầm tưởng là đang có biểu tình, xuống đường nhưng thực chất là các sự kiện, thông tin cũ, không có thật...

Với các âm mưu, thủ đoạn trên, từ năm 2015 đến nay, chúng đã kích động, lôi kéo, tổ chức cả trăm cuộc tập trung đông người biểu tình gây rối an ninh trật tự với hàng nghìn người tham gia tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, vùng đông giáo dân, đặc biệt là các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Tại một số địa bàn như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Thuận các đối tượng đã tổ chức, lôi kéo hàng nghìn người bao vây trụ sở chính quyền, đập phá tài sản, bắt giữ trái phép, chống người thi hành công vụ, tuần hành biểu tình gây rối an ninh trật tự. Thành phần tham gia các vụ tụ tập, biểu tình ngày càng đa dạng, phức tạp, trong đó nòng cốt là số đối tượng cơ hội chính trị, chống đối, tù phản động phản cách mạng (đã được

21SINH HOẠT NHÂN DÂN

tha), số đối tượng quá khích trong tôn giáo, số đối tượng khiếu kiện quá khích và những đối tượng dễ bị kích động khác như xã hội đen, nghiện hút, nhiễm HIV...

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong những năm qua, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, cực đoan chính trị cũng đã tăng cường lợi dụng các trang mạng xã hội để hoạt động chống phá. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong thực hiện kỷ luật phát ngôn; chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình khi tiếp cận, sử dụng thông tin trên các mạng xã hội. Điển hình là việc một số cá nhân (có cả cán bộ, công chức, giáo viên, phóng viên, hưu trí…) đăng tải, chia sẻ, bình luận trên facebook những thông tin phiến diện, thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng hoặc thông tin về những vụ việc đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận chính thức, thậm chí có một số trường hợp biểu thị đồng thuận với những quan điểm sai trái,

thù địch... dẫn đến tâm lý hoang mang, phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch và các đối tượng phản động, cực đoan chính trị tuyên truyền xuyên tạc, chống phá gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thực chất việc hô hào, kích động, kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình vừa qua chỉ là kịch bản cũ được dàn dựng lại. Thủ đoạn lôi kéo, kích động được sử dụng vẫn là: trước hết một số tổ chức, cá nhân lên mạng xã hội làm rùm beng một số vấn đề do họ bịa đặt, vu khống, dựng chuyện nhưng thu hút được dư luận thiếu tỉnh táo; khi đã thu hút được sự chú ý của một số người, bước tiếp theo là kích động tụ tập đông người trái pháp luật nhăm thực hiện hành vi chống đối. Bản chất của các cuộc gây rối, biểu tình này là một dạng thức nhăm thực hiện các cuộc “Cách mạng màu” với mục đích chính vẫn là nhăm chống đối Đảng và Nhà nước hay xa hơn là tiến tới một cuộc cách mạng lật đổ chế độ - Cách mạng không tiếng súng – Cách mạng màu

như đã diễn ra ở một loạt nước Trung - Đông Âu và Trung Á vào đầu những năm 2000. Trong đó nổi bật là "Cách mạng 5 tháng 10" ở Serbia (năm 2000), "Cách mạng hoa hồng" ở Gruzia (2003), "Cách mạng cam" ở Ukraina (2004), "cách mạng Tulíp" ở Kyrgyzstan (2005)… Vì vậy, mỗi người dân chúng ta cần nâng cao cảnh giác hơn nữa với các thông tin xấu, độc trên mạng Internet, mạng xã hội để không mắc mưu các thế lực xấu lợi dụng lòng yêu nước chân chính của nhân dân để thực hiện mưu đồ đen tối; không tin, không nghe theo sự xúi giục, lôi kéo kích động của các phần tử xấu; không tham gia biểu tình, tụ tập gây rối, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; không ủng hộ, tán phát thông tin, cổ xúy cho các hoạt động quá khích, bạo lực, chống phá Đảng, Nhà nước; đấu tranh phê phán, lên án các phần tử quá khích tiếp tay cho các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lợi dụng, kích động, lôi kéo cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện các hoạt động phi pháp./.

N.Q.C

22 SINH HOẠT NHÂN DÂN

T rong những năm gần đây, công tác phát triển đối tượng tham gia (BHYT) luôn được BHXH tinh Gia Lai xác định là một trong những nhiêm vu trọng tâm. Toàn ngành đang nỗ lực triển khai

thực hiên Quyết định 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về điều chinh giao chi tiêu thực hiên bao phủ BHYT trên địa bàn tinh.

Triển khai hiệu qua bao phu BHYT

Theo thống kê đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có trên 88% dân số tham gia BHYT, vượt 7,8% so với kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến 30/6/2018, toàn tỉnh có 1.278.219 người tham gia BHYT, tăng 5,1% so cùng kỳ, đạt 99,39% kế hoạch, chiếm 87,54% dân số toàn tỉnh, vượt 2,5% kế hoạch Thủ tướng Chính

phủ giao. Năm 2018, các nhóm đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh đều tăng so năm 2017, nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình tăng cao 18,94%, điều này cho thấy người tham gia BHYT theo hộ gia đình đã được quan tâm, đây là tín hiệu đáng mừng trong thực hiện chính sách BHYT tại tỉnh. Tuy nhiên, nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước

đóng, hỗ trợ đóng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số người tham gia BHYT, đối tượng NSNN đóng BHYT chiếm 65,97% tổng số người tham gia BHYT. Năm 2017, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh, công tác huy động các nguồn lực hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng yếu thế xã hội, nhất là sử dụng có hiệu quả từ nguồn kết

Gia Lai phấn đấu đến cuối năm 2018 có trên 90% dân số tham gia BHYT

Ảnh minh họa.

TRẦN NGỌC TUẤN

Đời sống - Văn hóa

23SINH HOẠT NHÂN DÂN

dư BHYT năm 2016 để lại cho địa phương trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT. Năm 2017, toàn tỉnh có 25.618 người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc hộ nông nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ thêm mức đóng từ quỹ kết dư BHYT năm 2016 theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh, với số tiền hỗ trợ 4.098 triệu đồng. Năm 2018, Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Nghị quyết số 77/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về tiếp tục sử dụng quỹ kết dư năm 2016 sử dụng hỗ trợ thêm mức đóng cho 4 nhóm đối tượng, người nghèo đa chiều không thiếu hụt tiêu chí BHYT, tiêu chí thu nhập theo Nghị quyết số 40-NQ/TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; người thuộc hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên thuộc gia đình đông con khó khăn về kinh tế. Tính đến ngày 08/6/2018, toàn tỉnh có 30.135 người được hỗ trợ thêm mức đóng,

chiếm 19,20% tổng số người tham gia theo đối tượng NSNN hỗ trợ thêm mức đóng BHYT. Có thể nói quỹ kết dư BHYT năm 2016 để lại cho địa phương đã phát huy hiệu quả trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT, các đối tượng yếu thế xã hội được thụ hưởng chính sách BHYT, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Còn khó khăn trong công tác phát triển đối tượng

Bên cạnh điểm sáng tích cực từ quá trình mở rộng diện bao phủ BHYT, triển khai những quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, công tác tổ chức thực hiện chính, sách pháp luật BHYT trên địa bàn tỉnh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn mới, đó là: nhóm đối tượng do đơn vị và người lao động cùng đóng tăng chậm, tình trạng trốn đóng BHYT diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; một số đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT nhưng

tỷ lệ tham gia BHYT chưa đầy đủ như: HSSV, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; nhóm đối tượng được quỹ kết dư hỗ trợ đóng BHYT theo Nghị quyết số 7 7 / 2 0 1 7 / N Q - H Đ N D ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh ở một số địa phương chưa tham gia đầy đủ, nhất là đối tượng hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên gia đình đông con khó khăn về kinh tế, tần suất khám chữa bệnh BHYT còn thấp so với bình quân chung cả nước, trang thiết bị y tế cơ sở nhất là tuyến xã chưa đáp ứng được yêu cầu KCB BHYT của nhân dân, việc điều chỉnh giá dịch vụ, quy định xếp tương đương của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC cũng làm tăng số lượng dịch vụ kỹ thuật được quỹ BHYT thanh toán và tăng các loại vật tư y tế được bổ sung ghi chú thanh toán ngoài giá dịch vụ kỹ thuật, cơ sở khám, chữa bệnh tăng cung ứng

24 SINH HOẠT NHÂN DÂN

dịch vụ y tế để tăng thu, đặc biệt các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện trên máy xã hội hóa; tăng chỉ định nhập viện điều trị nội trú khi chưa cần thiết; kéo dài ngày điều trị, lựa chọn chỉ định các dịch vụ kỹ thuật có mức giá cao nhưng chi phí thấp như nội soi tai mũi họng, các dịch vụ phục hồi chức năng, y học cổ truyền, răng hàm mặt, ảnh hưởng đến công tác quản lý quỹ BHYT và quyền lợi của người tham gia BHYT.

Vượt khó, cán đích 90% dân số tham gia BHYT

Để đạt được kết quả bao phủ 90% dân số tham gia BHYT, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục chủ động tích cực tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ mở rộng diện bao phủ BHYT trên địa bàn, phối hợp với các cơ quan, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia BHYT, hướng đến mục đích nhân văn cao cả “BHYT toàn dân, chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, đổi mới hình thức phổ biến tuyên truyền chính sách BHYT, tập

trung tuyên truyền trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân và nhân dân, nhất là các đối tượng lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, số lao động hợp đồng, thành lập các tổ công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT tại các địa bàn, rà soát cung cấp danh sách, thông tin nhóm đối tượng được hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho người nghèo đa chiều không thiếu hụt tiêu chí thu nhập, tiêu chí BHYT; người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên gia đình đông con khó khăn về kinh tế chưa tham gia, tiếp tục phối hợp với Sở Lao động TB&XH, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo; thực hiện tốt BHYT cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh công tác kiện toàn mở rộng hệ thống đại lý thu BHYT tại 222 xã, phường, tại Bưu điện tỉnh và có kế hoạch mở rộng đại lý đến các hội đoàn thể ở

xã, phường, thị trấn, duy trì thường xuyên chế độ sinh hoạt đại lý thu, cung cấp đầy đủ thông tin mới về chính sách BHXH, BHYT cho đại lý thu, triển khai giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, đúng quy định, không để hồ sơ trễ hen hoặc xảy ra khiếu kiện về BHYT, đẩy mạnh công tác thanh tra - kiểm tra để chấn chỉnh sai phạm, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan; tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn đề nghị UBND huyện xử lý hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT nhiều lần, nợ đọng, lạm dụng, trục lợi các quỹ BHXH, BHTN, BHYT; chỉ đạo Công an huyện xử lý những đơn vị không chấp hành quyết định xử phạt hành chính của UBND huyện, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện thường xuyên tuyên truyền các Điều 215, 216 của Bộ luật Hình sự năm 2015 về xử lý hình sự đối với hành vi trốn đóng, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN./.

T.N.T

25SINH HOẠT NHÂN DÂN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XE MÁY NÔNG NGHIỆP

Những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng

về kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện giao thông đường bộ, cộng với những bất cập trong quản lý, về kết cấu hạ tầng, hoạt động vận tải…, và nhất là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế, làm cho tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, kết quả kiềm chế tai nạn chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, trong đó có sự tác động của xe máy phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp kéo rơ-moóc (máy kéo nhỏ) tham gia giao thông như một loại phương tiện vận tải cơ giới.

Hiên trạng hoạt động của máy kéo nhỏ trên địa bàn tinh Gia Lai

Hiện nay, thuật ngữ “xe công nông” không

còn được dùng chung cho các loại xe công nông đầu dọc, đầu ngang, xe độ chế..., mà được phân định thành hai loại:

Loại thứ nhất là xe công nông được lắp ráp từ các động cơ diezen một xi lanh và tận dụng các tổng thành ô tô, còn được gọi là xe đầu ngang, xe độ chế; một số xe còn được độ thêm kích ben vận chuyển hàng, hoặc lắp thêm tời và giá chữ A để kéo, vận chuyển gỗ. Loại phương tiện này đã bị đình chỉ tham gia giao thông từ ngày 01/01/2008.

Loại thứ hai là máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp có tính năng đa dụng như làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển, được phép tham gia giao thông nhưng phải thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật, đăng ký, cấp biển số cho phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy

phép lái xe (GPLX) cho người điều khiển; đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương, quy định cụ thể phạm vi và thời gian hoạt động.

Tính đến cuối năm 2017, tỉnh Gia Lai có khoảng 39.000 xe công nông và máy kéo nhỏ, gần băng tổng số xe ô tô các loại, chiếm khoảng 5% tổng số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe ô tô, máy kéo, xe mô tô, xe gắn máy...) và xe máy chuyên dùng trên địa bàn.

Máy kéo nhỏ và người lái phương tiện này có nhiều "điểm không": xe không đảm bảo yêu cầu an toàn kỹ thuật; hầu hết không còi, không hệ thống chiếu sáng ban đêm, không có đăng ký, đăng kiểm; thùng kéo theo xe được đóng theo nhiều kích cơ khác nhau, không có tiêu chuẩn chung; người điều khiển hầu hết không có GPLX

PHAN HỮU HIẾU

LÂM NGHIỆP THAM GIA GIAO THÔNG Ở GIA LAI

26 SINH HOẠT NHÂN DÂN

hoặc chứng nhận điều khiển phương tiện, số người biết và chấp hành tốt quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) không nhiều.

TNGT liên quan đến máy kéo nhỏ luôn hiên hữu

Một loại phương tiện nhiều "điểm không" như vậy chạy trên đường giao thông hỗn hợp lại còn chở người thì quá nguy hiểm cho tính mạng người lái xe, người ngồi trên xe và người đi đường. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm nhiều người chết và bị thương.

TNGT liên quan đến máy kéo nhỏ giai đoạn 2008 – 2017 chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 7,5% số vụ, 7,5% số người chết và 6,3% số người bị thương so với tổng số TNGT trên địa bàn tỉnh. Khi xảy ra tai nạn thường là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng bởi việc chở người trên rơ-moóc kéo theo. Kéo giảm đến mức thấp nhất tai nạn liên quan đến phương tiện này sẽ góp phần kéo giảm TNGT trên địa bàn tỉnh.

Ngay sau vụ tai nạn

ngày 27/11/2015 tại xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, giữa xe ô tô tải và máy kéo nhỏ chở 13 người trên thùng xe làm 05 người chết, 08 người bị thương, UBND tỉnh ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND chỉ đạo một số giải pháp về cấm xe máy kéo nhỏ chở người, lưu thông trên quốc lộ, đường tỉnh, trong đô thị và đã đạt được hiệu quả cao; các ngành, các cấp thực hiện việc tuyên truyền, nhắc nhở, vận động chủ xe viết cam kết không vi phạm và lắp tấm phản quang để dễ nhận biết khi hoạt động ban đêm; lực lượng chức năng đẩy mạnh việc xử lý vi phạm chở người trên rơ-moóc. Qua đó, TNGT liên quan đến phương tiện này đã giảm mạnh hai năm liên tiếp 2016, 2017. Tuy vậy, tai nạn chết người vẫn còn xảy ra, gây lo lắng trong dư luận nhân dân; nguy cơ xảy ra TNGT đến từ phương tiện này vẫn là mối lo thường trực khi chưa có giải pháp căn cơ để quản lý.

Khó khăn trong quản lý hoạt động của máy kéo nhỏ

Thứ nhất, về đăng ký, cấp biển số phương tiện. Theo Luật Giao thông đường bộ, xe máy nông, lâm nghiệp là loại xe máy chuyên dùng, nhưng thực tế hầu hết loại máy này đều có kéo theo rơ-moóc để tham gia giao thông; khi đó, nó trở thành máy kéo và chịu sự điều chỉnh của các quy định về xe cơ giới. Điều này tạo ra bất cập trong công tác quản lý; xe máy nông, lâm nghiệp do ngành giao thông vận tải quản lý, cấp đăng ký và biển số nhưng muốn kéo rơ-moóc lưu thông trên đường bộ thì phải được cơ quan công an cấp đăng ký và biển số, tuy nhiên, để thực hiện việc này thì trước đó phương tiện phải được cơ quan đăng kiểm cấp chứng nhận kiểm định an toàn kỷ thuật và bảo vệ môi trường; trong khi theo quy định hiện hành, máy kéo nhỏ không bắt buộc phải kiểm định. Do đó, hầu hết máy kéo nhỏ hiện nay đều không có đăng ký.

Thứ hai, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe tốn nhiều thời gian và chi phí. Chi phí học, sát hạch, cấp GPLX hạng A4 khá cao so với thu nhập

27SINH HOẠT NHÂN DÂN

của người dân vùng nông thôn. Mặc dù nhu cầu lớn nhưng số GPLX hạng A4 lái máy kéo nhỏ được cấp đạt rất thấp so với số lượng phương tiện; những năm gần đây hầu như không có người đăng ký học, thi lấy GPLX.

Thứ ba, quy định về phạm vi và thời gian hoạt động của máy kéo nhỏ không chỉ vướng về mặt pháp lý mà còn vướng về thực thi. Sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình ở Gia Lai phân tán; điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện địa hình đồi núi phức tạp, nhiều địa phương có quốc lộ và đường tỉnh là đường độc đạo đi qua, chưa xây dựng được đường gom dành cho máy kéo nhỏ, dẫn đến loại phương tiện này vẫn di chuyển trên quốc lộ, đường tỉnh.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT chưa được thực hiện quyết liệt và thường xuyên. Hàng ngày vẫn bắt gặp máy kéo nhỏ chở người lưu thông trên các tuyến đường, nguy cơ gây ra TNGT nghiêm trọng luôn hiện hữu.

Có thể khẳng định răng, xe máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là loại phương tiện có tính năng đa dụng, tiện lợi, chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt gia đình, phục vụ sản xuất nội đồng, di chuyển ở cự ly ngắn, theo thời vụ, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất; phù hợp với điều kiện địa hình, điều kiện về kết cấu hạ tầng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do đó, là phương tiện hết sức cần thiết đối với đời sống và sản xuất của người nông dân Tây Nguyên, trong tương lai gần chưa có phương tiện thay thế được phương tiện này.

Do vậy, đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008; xếp máy kéo vào loại xe máy chuyên dùng, quy định chỉ do một bộ, ngành tổ chức quản lý để phù hợp với yêu cầu thực tiễn; người lái tham gia lớp bồi dương điều khiển xe máy chuyên dùng và kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép.

Đồng thời, ban hành đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn ngành về phương tiện và thùng hàng kéo theo làm cơ sở cho việc sản xuất, lắp ráp, đăng ký, lưu hành; phân cấp cho cấp huyện, cấp xã, tạo thuận lợi cho đăng ký, quản lý, quy định phạm vi và thời gian hoạt động phù hợp điều kiện địa phương. Trước mắt, tiếp tục thực hiện Công điện số 13 của UBND tỉnh, đặc biệt là tuyệt đối không cho phép chở người trên thùng xe bởi đơn giản loại xe này không phải là xe chở người. Bên cạnh đó, phải thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về cấm xe độ chế tham gia giao thông, xử lý tịch thu nếu phát hiện vi phạm, và ngăn chặn để không tiếp tục sản xuất, lắp ráp trái phép xe độ chế; địa phương có điều kiện cần đẩy nhanh việc xây dựng đường gom, đường dân sinh song song quốc lộ, đường tỉnh để tách phương tiện ra khỏi thành phần dòng xe, ngăn ngừa TNGT đối với loại phương tiện này./.

P.H.H

28 SINH HOẠT NHÂN DÂN

MAI THẮNG

Cứu dân mọi lúc, mọi nơi

Từ đầu tháng bảy tới nay, không chỉ bộ đội Hải quân ngoài các đảo, điểm đảo Trường Sa tích cực cứu giúp bà con ngư dân các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tiền Giang, Hậu Giang, Quảng Nam gặp nạn khi ra đây đánh bắt thủy hải sản; mà cả những người lính “áo văn cánh sóng” cơ động, trực tuần tiễu trên biển cũng trở thành “người hùng” của ngư dân. Câu chuyện cứu ngư dân giữa trùng khơi sóng gió của cán bộ chiến sĩ tàu 744 của Hải đoàn 129, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn ngày 12/7 ngoài vùng biển Nhà giàn DK1/6 vẫn còn lay động.

Thiếu tá Hoàng Văn

Tới, Chính trị viên tàu 744 kể lại: Tàu 744 của anh thực hiện nhiệm vụ trực tuần tiễu tại khu vực Nhà giàn DK1 thì nhận được lệnh đi cứu hộ tàu cá ở Tuy Hòa (Phú Yên) có biển hiệu PY 95139 TS ở tọa độ cách Nhà giàn DK1/6 cách 6 hải lý. Không ngần ngại trước những sóng to gió lớn, tàu 744 hải trình khẩn cấp đến tọa độ tàu cá gặp nạn. Sau khi các ngư dân của tàu cá PY 95139 TS cho biết nguyên nhân tàu bị phá nước tràn vào khoang máy, thuyền trưởng tàu 744 đã nhanh chóng lệnh chuyển bơm điện chìm di động của tàu mình sang tàu cá, và huy động lực lượng hút nước khỏi khoang máy. Mặc cho gió lớn, sóng cả, cán bộ chiến sĩ tàu 744 cùng

các ngư dân làm cật lực nhiều giờ liên tục để cứu tàu thoát chìm. Đúng lúc khoang tàu cá được bơm hết nước biển cũng là lúc trời đổ mưa. Cơn mưa giữa biển như trút nước. hai con tàu nhỏ bé như “lá tre” giữa vòng lốc tố, phải nhanh chóng lai dắt tàu cá về gần nhà giàn để tránh sóng kẻo không kịp nữa. Thuyền trưởng tàu 744 cho tàu tiến ba, và lai dắt tàu cá PY 95139 TS hướng tọa độ Nhà giàn DK1/6 thẳng tiến. Song, trước những cơn sóng lừng mạnh từ lòng biển, lỗ thủng ở đáy tàu cá ngày càng rộng, nước tràn ập vào các khoang, chỉ trong chớp nhoáng tàu cá PY 95139 TS chìm nhanh xuống đáy biển. Trước khi tàu chìm, 7 ngư dân trên tàu cá đã kịp

Hàng trăm lượt ngư dân gặp nạn trong khi đánh bắt hải sản ở khu vực biên đảo Trường Sa, DK1 đêu được bộ đội Hải quân Việt Nam có mặt cứu giúp kịp thời. Điêu đó khẳng định rằng, cứu dân vừa là trách nhiệm, vừa thê hiện nghĩa tình quân dân và làm tốt công tác dân vân nơi đầu sóng ngon gió.

Tình quân dânnơi đầu sóng ngọn gió

29SINH HOẠT NHÂN DÂN

thời chuyển sang tàu 774 an toàn và được tắm, giặt, ăn, uống, khám bệnh cấp thuốc miễn phí.

Thiếu tá Hoàng Văn Tới cho biết, ngoài nhiệm vụ trực tuần tra, tuần tiễu bảo vệ khu vực được phân công, cứu hộ cứu nạn ngư dân là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Trong bất kỳ tình huống nào, dù sóng to gió lớn hay lốc tố, ngư dân gặp nạn là phải cứu vớt, hỗ trợ. “Chúng tôi coi đó vừa là nhiệm vụ, vừa tình nghĩa. Ở giữa biển khơi mênh mông, chỉ có ngư dân và bộ đội hải quân, cứu ngư dân là mệnh lệnh”, Thiếu tá Tới, chia sẻ.

Điểm tựa giữa trùng khơi

Những ngày trung tuần tháng 7, vùng biển, đảo Trường Sa, DK1 luôn có thời tiết bất lợi, sóng to gió lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Hàng trăm lượt bà con ngư dân khai thác đánh bắt thủy hải sản ngoài khu vực biển, đảo Trường Sa gặp nạn đều được cán bộ, y, bác sĩ, chiến sĩ các đảo chìm, đảo nổi có mặt kịp thời cứu hộ cứu nạn. “Hành động ấy là một nghĩa cử cao đep, thể hiện tình

quân dân như cá với nước. Chúng tôi luôn biết ơn các anh bộ đội”- ông Lê Minh Hùng, tài công của tàu cá BT 97688 TS nói như vậy khi được cán bộ chiến sĩ đảo Thuyền Chài cứu tàu cá của ông gặp nạn giữa trùng khơi.

Đã hàng chục lần cứu hộ ngư dân gặp nạn trên biển, song Thượng úy Lường Văn Hợp, Chính trị viên Điểm C, đảo Thuyền Chài vẫn “ấn tượng” lần anh và các chiến sĩ thuộc quyền cứu giúp hai ngư dân của tàu cá Bình Thuận có số hiệu BT 97688 TS bị tai nạn gãy xương chân trong lúc lao động. Khi nhận được lệnh tiếp nhận, cứu chữa ngư dân gặp nạn, các chiến sĩ đã khẩn cấp triển khai và tổ chức cứu hộ ngay. Tất cả công việc để lại, ưu tiên cho việc cứu người là trên hết.

Đó là sáng sớm ngày 16/7, cán bộ chiến sĩ đang chuẩn bị cho một ngày huấn luyện mới thì nhìn thấy phía trước đảo có một “chấm nhỏ” ngụp lặn trong sóng gió. Qua quan sát của trắc thủ radar xác định, đó là một tàu cá của ngư dân đang tiến vào đảo mỗi lúc một gần. Theo kinh nghiệm

và linh cảm, Thượng úy Lường xác định “đó là tàu cá gặp nạn”. Một cuộc hội ý nhanh chóng ngay sau đó và tổ cấp cứu được triển khai.

Đúng như phán đoán, tàu cá BT 97688 TS mỗi lúc một rõ dần. Khi cách đảo chừng 100 mét, giọng tài công tàu cá ông Lê Minh Hùng hô lớn: “Ới các anh ơi cứu chúng tôi với. Có người gặp nạn”. Chỉ ít phút sau, tàu cá BT 97688 TS cập vào mép đảo Thuyền Chài. Được sự hỗ trợ của các chiến sĩ, hai ngư dân gặp nạn nhanh chóng chuyển lên đảo. Qua thăm khám ban đầu của bác sĩ, ngư dân Lê Văn Tĩnh, sinh năm 1980 bị gãy hở độ 3 đầu dưới 2 xương cẳng chân phải, chấn thương vùng bụng kín, huyết áp tục; còn ngư dân Phạm Thanh Băng, sinh năm 1997 bị gãy đầu dưới 2 xương cẳng chân phải, sai khớp cổ chân. Sau khi băng bó vết thương, cố định gãy chân, cho thuốc kháng sinh, động viên tinh thần và ăn uống, hai ngư dân đã tỉnh táo. Song do chấn thương nặng, ngoài khả năng cứu chữa của đảo, Ban chỉ huy đảo đã điện báo cáo và đề nghị xin

30 SINH HOẠT NHÂN DÂN

máy bay ra cứu hộ đưa về đất liền điều trị.

Trước tình thế nguy cấp của hai ngư dân, Bộ Quốc phòng đã điều động máy bay trực thăng 619 của Binh đoàn 18, tiếp nhận dụng cụ y tế, chở kíp bác sĩ của Viện Quân y 175 bay thẳng ra đảo điểm C đảo Thuyền Chài ngay sáng 16/7. Hai ngư dân được nhanh chóng chuyển lên máy bay và đưa về sân bay Tân Sơn Nhất, chuyển đến Viện quân y 175 Bộ Quốc phòng. Xúc động trước nghĩa cử của bộ đội Hải quân, người thân của ngư dân Phạm Thanh Băng xúc động nói: “Nếu không có các anh bộ đội, cháu Băng nhà tôi sẽ chẳng biết có chuyện gì xảy ra. Nghề đi biển cực nhọc lắm, không biết bỏ mạng lúc nào. Được các anh cứu giúp, cả đời chúng tôi mang ơn các anh”.

Tình người giữa biểnVới những người lính

Hải quân đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, còn có một nhiệm vụ quan trọng là cứu hộ cứu nạn, giúp đơ

ngư dân trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Nhiệm vụ ấy không chỉ là bản chất truyền thống “bộ đội của dân”, mà cao cả hơn là tình đời, tình người, tình quân dân giữa bạt ngàn sóng gió.

Đã qua rồi thời khắc cam go vất vả, nhưng cán bộ chiến sĩ đảo Đá Tây - Trường Sa chưa quên lần cứu giúp 11 ngư dân tàu cá Khánh Hòa (KH 95779 TS) gặp nạn.

Cũng như mọi ngày, sáng 15/7/2018, cán bộ chiến sĩ đảo Đá Tây đang huấn luyện chiến đấu thì nhận được tin cứu hộ tàu cá ngư dân gặp nạn trên biển. Một tổ cấp cứu khẩn cấp triển khai ngay sau đó, đảo bố trí các phòng nhỏ để sẵn sàng tiếp đón ngư dân. 11 ngư dân trên tàu cá KH 95779 TS được đưa vào đảo Đá Tây có sự hỗ trợ của cán bộ chiến sĩ. Tại đây, các y, bác sĩ và bộ đội đảo Đá Tây đã tổ chức khám sức khỏe, hỗ trợ các ngư dân gạo, mì tôm, thịt hộp và rau xanh và động viên tinh thần các ngư dân yên tâm, sẽ có tàu ra đưa về đất liền.

Xúc động trước nghĩa cử của cán bộ chiến sĩ

đảo Đá Tây, ông Võ Văn Phúc (sinh năm 1979 quê xã Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) làm tài công của tàu kể lại. Tàu của ông đang khai thác đánh bắt hải sản ở khu vực đảo Đá Tây sáng 15/7 thì gặp sóng to gió lớn, nước biển tràn vào khoang làm chết máy. Mặc dù đã cố gắng sửa chữa, nhưng máy không nổ, nên thả tàu trôi tự do.

Sau 6 tiếng lênh đênh trên biển, tàu cá KH 95779 TS chị chìm trước những đợt sóng gió cách đảo Đá Tây A khoảng 2 hải lý về hướng bắc, 11 lao động trên tàu bơi trên biển, sau đó được tàu cá KH 99829 TS cứu vớt, đưa vào đảo Đá Tây và được các y bác sĩ thăm, khám, bố trí chỗ ăn nghỉ, chờ tàu đưa về đất liền. “Ở giữa biển khơi chỉ có ngư dân và bộ đội Hải quân. Khi gặp nạn, chúng tôi chỉ biết nhờ vào bộ đội chứ không còn các nào khác. Chúng tôi chỉ biết nói lời cảm ơn bộ đội Trường Sa. Nếu không có các anh, rất nhiều tàu cá sẽ không trở về, và sẽ chẳng có ngư dân đánh bắt xa bờ thường xuyên nữa”, ông Phúc chia sẻ./.

M.T

31SINH HOẠT NHÂN DÂN

NHÂN KIỆT

CẢNH BÁO NẠN TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TỈNH TA

Ảnh minh họa.

Việt Nam là quốc gia cam kết và tích

cực hành động thực hiện Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh thế giới “Về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ em” (năm 1990) và Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về “Một thế giới phù hợp với trẻ em” (năm 2002). Việt Nam là một trong những nước trong khu vực thông qua Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em rất sớm (Ngày 12 tháng 8 năm 1991), Luật này được sửa

đổi, bổ sung năm 2004.Theo khảo sát của

Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), có gần 80% trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị cha me hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt băng bạo lực. Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Bộ Công an cũng cho biết, mỗi năm, trung bình có từ 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện (kể cả xâm hại tình dục).

Còn theo số liệu mới nhất, mỗi năm nước ta có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được phát hiện và xử lý. Năm 2016, có 1.724 em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 1.155 trẻ em bị xâm hại tình dục, chiếm 67%. Năm 2017, có 1.642 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 1.397 em bị xâm hại tình dục, chiếm 85,1%. Trong 06 tháng đầu năm 2018, có 790 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 605 em bị xâm hại tình dục, chiếm 76,6%.

Ở tỉnh ta, từ đầu năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 102 vụ/115 đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em, với tổng số 103 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm (88/102 vụ - chiếm 86,27%). Lực lực cảnh sát điều tra, Công an tỉnh đã điều tra làm rõ các vụ xâm hại trẻ em. Từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2018, đã điều

32 SINH HOẠT NHÂN DÂN

tra, làm rõ 100/102 vụ, với 115 đối tượng. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân truy tố 79 vụ/43 đối tượng; xử lý hành chính 06 vụ/15 đối tượng.

Trao đổi với 1 vị cán bộ Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh, được biết: Các con số ở trên chưa phản ánh thực trạng xâm hại trẻ em, thực tế số lượng trẻ em bị bạo lực, xâm hại còn nhiều hơn do trẻ em và gia đình của nạn nhân không cung cấp thông tin, tố giác vì e ngại lộ thông tin, ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình; bị thủ phạm đe dọa hoặc dùng tiền để hòa giải, mua chuộc, gây sức ép.

Để trẻ em không bị xâm hại, thiết nghĩ phải đổi mới tư duy, không xem trách nhiệm này là của riêng cơ quan chuyên trách mà phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Theo đó, cần có những giải pháp sau đây:

Một là, tuyên truyền sâu rộng các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Cụ thể Chỉ thị 20/CT-TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về việc “Tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”; Chương trình số 52-CTr/TU ngày 18/4/2013 của Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và Quyết định 178/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013 - 2020. Trong đó, yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phải quán triệt và thực hiện tốt 7 nhiệm vụ trọng tâm về công tác trẻ em.

Hai là, triển khai có hiệu quả các nội dung, hoạt động của chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020; chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020. Hạn chế thấp nhất các vụ trẻ em bị xâm hại tình dục.

Ba là, tạo các sân chơi lành mạnh cho trẻ em, hạn chế tiếp xúc với các môi trường độc hại như: game bạo lực, các trang web đen...thường xuyên giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bốn là, thường xuyên phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là kiến thức về giáo dục giới tính, kỹ năng phòng tránh bị xâm hại.

Năm là, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tuyên truyền pháp luật, xử lý nghiêm minh các vụ xâm phạm tình dục trẻ em nhăm răn đe, phòng ngừa; kịp thời động viên, thăm hỏi, tạo điều kiện để trẻ em bị xâm hại hòa nhập cộng đồng, được bảo vệ kịp thời. Gia đình, nhà trường hoặc cá nhân phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về tình dục trẻ em cần kịp thời tố giác với các cơ quan chức năng, để được xem xét, giải quyết, không thông đồng, thỏa hiệp hoặc thờ ơ trước cái xấu, cái ác./.

N.K

33SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin cơ sở

Thành phố Pleiku hiện có 23 Hội cơ sở, 254 chi hội ở các thôn, làng, tổ dân phố. Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho NCT. Các chính sách an sinh xã hội đối với NCT đều được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện chu đáo, chính xác, đầy đủ kịp thời như:

chính sách bảo trợ xã hội, chính sách cho NCT nghèo, người có công, công tác chúc thọ, mừng thọ...

Người cao tuổi trên địa bàn thành phố đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đep của dân tộc, các cụ luôn phát huy vai trò tuổi cao gương sáng trong lao động sản xuất, trong phát triển kinh tế, trong hỗ trợ, chăm lo cho hội viên NCT có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật

người cao tuổi, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước băng nhiều hình thức phong phú, đa dạng thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt chi, tổ hội trên địa bàn dân cư nhăm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT.

Thực hiện phong trào thi đua “Tuổi cao -

LÊ ĐÌNH CHẤP Phó Ban đại diện Hội NCT TP. Pleiku

Thành phố Pleiku với hoạt động chăm lo người cao tuổi

Phát huy tinh thần “Tuổi cao - gương

sáng”, “Tuổi cao chí càng cao”, những năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) thành phố Pleiku có nhiều cố gắng trong việc vận động mọi nguồn lực hỗ trợ, chăm lo đối với người cao tuổi, nhất là người cao tuổi thuộc diện chính sách, người cao tuổi có hoàn canh khó khăn, góp phần giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích.

Bác sĩ kiểm tra mắt cho ông Byin, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa. Ảnh: N.N.

34 SINH HOẠT NHÂN DÂN

gương sáng” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội NCT thành phố đã bám sát các nội dung của phong trào, đặc biệt là nội dung “Nêu gương sáng góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào trong nông nghiệp và nông thôn”. Hoạt động chăm lo đời sống cho người cao tuổi không ngừng được quan tâm, đổi mới, đến nay, toàn thành phố có khoảng 8.780 NCT (đạt 60%) đang tham gia trực tiếp hoặc hướng dẫn con, cháu lao động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh dịch vụ…, trong đó có 178 cụ làm chủ trang trại, doanh nghiệp, góp phần đáng kể trong công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là NCT làm chủ hộ giảm đáng kể (năm 2012, thành phố có 478 hộ nghèo là người cao tuổi, đến cuối năm 2017 giảm xuống còn 203 hộ); số hộ khá, hộ giàu tăng lên gắn với việc làm kinh tế giỏi, nhiều NCT đã tự nguyện tham gia các hoạt động

công tác xã hội, từ thiện, giúp đơ những người có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhơ, tạo công ăn việc làm cho con cháu, tích cực truyền thụ kiến thức cho thế hệ trẻ trong quá trình khởi nghiệp làm giàu, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa X) về “Đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020”, nhiều cụ đã tự nguyện và vận động con cháu hiến 13.840m² đất và hàng ngàn ngày công trong xây dựng kết cấu hạ tầng chỉnh trang đô thị. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn, hăng năm số gia đình NCT là chủ hộ đạt gia đình văn hóa hơn 99%, đã góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đô thị văn minh.

Việc kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ hội luôn được quan tâm, đến nay 23 Hội NCT xã,

phường đều có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 254 thôn, làng, tổ dân phố đều có chi hội; chất lượng hoạt động của Hội cơ sở và chi hội ngày càng được nâng lên. Trong năm 2017, đã tuyên truyền, vận động kết nạp được 585 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn thành phố lên 14.710 hội viên (chiếm tỷ lệ 86% so với người cao tuổi toàn thành phố). Hội đã thường xuyên chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên, qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy vai trò gương mẫu trong thực hiện các phong trào ở khu dân cư ngày càng có hiệu quả, tổ chức các hoạt động tọa đàm kỷ niệm nhân ngày Người cao tuổi Việt Nam có ý nghĩa thiết thực.

Công tác chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi ngày càng đi vào nền nếp, tổ chức trang trọng, chu đáo, hầu hết đều được tổ chức ở các xã, phường và thôn, làng, tổ dân phố, kịp thời động viên khích lệ tinh thần các cụ sống vui, sống khỏe, tạo khí thế vui tươi phấn khởi. Năm 2018 có 1.894 cụ trong độ tuổi

35SINH HOẠT NHÂN DÂN

được mừng thọ, trong đó: trên 100 tuổi có 48 cụ; tròn 100 tuổi có 9 cụ; 95 tuổi có 67 cụ; 90 tuổi có 147 cụ. Hội các cấp đã tham mưu cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến các xã, phường tặng 958 suất quà nhân dịp Tết nguyên đán. Hội đã phối hợp với các ngành tổ chức khám, tư vấn sức khỏe mỗi năm hàng ngàn cụ, thực hiện tốt các chế độ chính sách cho người cao tuổi. Đồng thời thường xuyên chăm lo, thăm hỏi các cụ lúc ốm đau và phối hợp tổ chức tang lễ cho các cụ khi qua đời trang trọng, chu đáo. Đã phối hợp với các tổ chức sửa chữa, xây mới 20 căn nhà cho người cao tuổi trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Việc xây dựng Quỹ chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi luôn được chú trọng. Đến nay, 23/23 xã, phường đã tranh thủ mọi nguồn lực, huy động các tổ chức, cá nhân xây dựng quỹ chăm sóc người cao tuổi. Thường xuyên chú trọng quản lý và sử dụng có hiệu quả việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, nhăm có nguồn vốn giúp nhau trong phát triển kinh tế, giải quyết

những khó khăn của hội viên. Đến nay, hầu hết các chi hội đã xây dựng được chân quỹ, tổng chân quỹ toàn thành phố hơn 3,6 tỷ đồng. Ngoài ra, một số Hội, chi hội còn chủ động xây dựng các loại quỹ khác như quỹ bảo thọ, quỹ phụng dương ông bà, cha me… với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, góp phần không nhỏ để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích.

Với những kết quả trong hoạt động chăm lo người cao tuổi, hầu hết NCT trên địa bàn thành phố đã phát huy uy tín, kinh nghiệm tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, các phong trào hoạt động của địa phương. Đến nay, toàn thành phố có 232 cụ NCT được công nhận là Người cao tuổi sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, trong đó cấp cơ sở 163 cụ, cấp thành phố 42 cụ, cấp tỉnh 24 cụ, cấp Trung ương 3 cụ theo tiêu chí của Trung ương. Nhiều xã, phường có nhiều người cao tuổi được công nhận sản xuất – kinh doanh giỏi như: phường Tây Sơn, phường Diên Hồng, phường Yên Thế,

xã Biển Hồ, xã Gào…. trong đó có nhiều tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới Hội NCT thành phố tiếp tục thi đua thực hiện tốt phong trào “Tuổi cao gương sáng”; tiếp tục duy trì “Quỹ chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi”, quản lý sử dụng quỹ đúng mục đích. Đồng thời, hăng năm tiếp tục vận động hội viên xây dựng chân quỹ nhăm giúp nhau, hỗ trợ nhau trong phát triển sản xuất nâng cao đời sống; kịp thời biểu dương, khen thưởng “Người cao tuổi sản xuất, kinh doanh giỏi”; phối hợp rà soát đối tượng và thực hiện tốt các chính sách của Người cao tuổi theo quy định của luật NCT, đảm bảo 100% người cao tuổi trong độ tuổi được chúc thọ, mừng thọ, được khám và chăm sóc sức khỏe, không ngừng quan tâm chăm lo, phát huy vai trò của người cao tuổi trong thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

L.Đ.C

36 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm Thoát nghèoNGUYỄN ÁNH

Triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, trong 2 năm qua, huyên Kbang đã chi đạo các cấp ủy đảng, chính

quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng Cuộc vận động và phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Nhờ tích cực hưởng ứng Cuộc vận động nên đã có 678 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tuc lạc hậu, biết chủ động tự lực vươn lên thoát nghèo.

Để người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, Mặt trận Tổ quốc huyện Kbang đã phối hợp tổ chức 242 buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nắm vững mục đích, ý nghĩa, nội dung Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp

nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, gắn với thực hiện phong trào thi đua “Kbang chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, nhăm từng

bước thay đổi nhận thức, tư duy, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thói quen sản xuất cũ; vận động bà con mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời triển khai áp dụng các mô hình điểm để người dân phát triển

37SINH HOẠT NHÂN DÂN

kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Cụ thể, trong 2 năm (2016-2018), Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, Đảng ủy các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã triển khai, đăng ký, xây dựng 54 mô hình điểm, trong đó Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đăng ký xây dựng 13 mô hình; Hội Nông dân huyện đăng ký xây dựng 12 mô hình; Mặt trận các xã, thị trấn đăng ký 29 mô hình. Qua kiểm tra, đánh giá có 29 mô hình giảm nghèo tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số mang lại hiệu quả cao với 555 hộ nghèo tham gia, tiêu biểu tại các địa phương như: xã Kông Bờ La, xã Nghĩa An, xã Kon Pne… Một số mô hình điểm được đánh giá đạt chất lượng, hiệu quả tiếp tục được nhân rộng cho bà con học tập làm theo như: mô hình trồng chuối ghép mô tại Làng Nák, thị trấn Kbang; mô hình nuôi dê sinh sản tại làng Đầm, xã Tơ Tung; nuôi heo đen tại làng Bróch, xã Đông; trồng sa nhân tím tại làng Hà Nừng, xã Sơn Lang ...

Anh Lê Văn Quang

- Phó chủ tịch xã Kon Pne cho biết, triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, xã đã vận động 100 hộ dân trồng hơn 40 ha cây bời lời và sa nhân tím. Đồng thời tập huấn, giao khoán cho bà con trồng và chăm sóc. Bước đầu cho thấy cây đang sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với thổ nhương và tập quán canh tác của bà con người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, cứ hướng phát triển như vậy chắc chắn sẽ cho thu nhập cao, giúp người dân phát triển kinh tế.

Cùng với đó, Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện còn vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng 08 cánh đồng lớn chuyên canh cây mía với tổng diện tích 305,25 ha với 240 hộ tham gia, trong đó có 07 cánh đồng mía lớn với 208 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham. Qua đó cho thấy, Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân

tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã có nhiều chuyển biến tích cực và có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

Bà Đinh Thị Nghen, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận huyện Kbang cho biết: Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo chuyển biến quan trọng về nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số trong sản xuất và đời sống, giúp bà con từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện thực tế. Đến nay, trên địa bàn đã có 855 hộ gia đình trong tổng số 2.419 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có đời sống vật chất và tinh thần nâng lên một bước, trong đó có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, góp phần đáng kể trong công tác giảm nghèo của huyện. Có thể nói, hiệu quả bước đầu đạt được từ cuộc vận động là rất quan trọng./.

N.A

38 SINH HOẠT NHÂN DÂN

THANH NHẬT

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, xã Nam Yang huyên Đak Đoa, đã đạt nhiều thành quả trong thực hiên các chi tiêu, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã lần

thứ X nhiêm kỳ 2015-2020 trên các lĩnh vực, đặc biêt là những thành tựu về phát triển kinh tế, đã góp phần xây dựng xã ngày càng phát triển.

* Thực hiên các tiêu chí nâng cao

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trung - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Nam Yang đã được UBND tỉnh công nhận xã

đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Để tiếp tục giữ vững thành tích xã đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nâng cao, xã tập trung triển khai thực hiện công tác

bảo hiểm y tế toàn dân, đồng thời xây dựng môi trường và an toàn thực phẩm, chú trọng thu gom và xử lý đúng quy định đối với rác thải từ vỏ chai lọ, bao bì đựng thuốc bảo

Nam Yang tiếp tục giữ vững xã nông thôn mới

Trụ sở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật.

39SINH HOẠT NHÂN DÂN

vệ thực vật, đảm bảo môi trường tại khu vực có nhà máy xay xát. Về cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tiếp tục thi công hoàn thành công trình hệ thống mương thoát nước trục đường chính tại các khu vực công cộng từ nguồn kinh phí khen thưởng cho xã có thành tích tiêu biểu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng công trình cổng chào của xã, lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền cho xây dựng khu vui chơi và giải trí cho người già và trẻ em, đồng thời tiếp tục vận động nhân dân đồng thuận trong công tác quy hoạch xây dựng khu chợ mới của xã, đến năm 2020 xã tiếp tục giữ vững 19/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới”.

Trong giai đoạn 2016-2018 từ nguồn kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp gần 219 triệu đồng, đã đầu tư xây dựng các công trình nhà sinh hoạt cộng đồng Thôn 1 và Thôn 2, xây dựng mương thoát nước trục đường chính tại các khu vực công cộng. Ngoài ra nhân dân còn tự bỏ vốn để sửa chữa các tuyến đường liên đội, mở

đường với số tiền trên 100 triệu đồng. Đặc biệt, mô hình “góp của, góp công xây dựng nông thôn mới” được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Đầu năm 2017 nhân dân tự đóng góp vét mương thoát nước trên trục đường chính của xã và bê tông hóa vỉa hè trực đường chính, nhân dân một số thôn còn góp kinh phí sữa chữa nhà văn hóa thôn, làm mương thoát nước, làm trụ cờ mẫu góp phần tạo cảnh quan nông thôn mới của xã…

Ông Nguyễn Công Phương – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã bộc bạch: “Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, luôn gắn với xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua yêu nước, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân... Tiêu biểu nông dân thi đua sản xuất giỏi có ông Ngô Văn Tiên và ông Đoàn Thâm... Phụ nữ có chị Nguyễn Thị Vân, Mai Thị Kim Phượng, chị Võ Thị Nga, Mai Thị Hăng được UBND huyện khen về công tác hội và phát triển kinh tế gia đình.

Tiêu biểu phong trào phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự có ông Nguyễn Ban và ông Nguyễn Trung kiên, Dương Tấn Trọng... Về xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu như hộ ông Bùi Tương là gia đình hạnh phúc với 3 thế hệ, hộ ông Trần Thanh Dân là gia đình hiếu học nuôi dạy con cháu thành đạt...”.

* Đẩy mạnh phát triển kinh tế

Thời gian qua, Đảng ủy xã Nam Yang chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020. Riêng lĩnh vực kinh tế đã tập trung hướng dẫn và tạo điều kiện để nông dân chuyển cây trồng, vật nuôi phù hợp, mang hiệu quả kinh tế, ổn định và phát triển đời sống. Gắn với phát triển chăn nuôi luôn, địa phương luôn quan tâm công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo ổn định hiệu quả đầu ra sản phẩm. Hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã hơn 11 nghìn con, trong đó đàn heo

40 SINH HOẠT NHÂN DÂN

3.450 con, đàn bò hơn 600 con (bò lai chiếm hơn 60,7%), đàn gia cầm hơn 6.000 con…

Cùng với đó, nhiều loại cây trồng có giá trị hàng hoá đã được sản xuất theo hướng tập trung, khai thác tối ta tiềm năng thế mạnh của địa phương về đất đai và lao động, đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời, quan tâm phát triển cây công nghiệp dài ngày và chuyển đổi cây trồng phù hợp ở những diện tích thường xuyên xảy ra hạn hán… Hiện tổng diện tích cây trồng toàn xã là 1.117 ha, trong đó cà phê là 660 ha, hồ tiêu 358 ha, diện tích gieo trồng cây hàng năm 99 ha… Bà con nông dân trên địa bàn đã thực hiện việc trồng tái canh 27ha cây cà phê.

Ông Nguyễn Xuân Tùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Tại địa bàn xã đã thành lập tổ liên kết sản xuất kinh doanh hồ tiêu sạch, với trên 50 hộ tham gia, thành lập được

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ xã Nam Yang vào quý IV-2017. Qua hoạt động, Hợp tác xã đã xây dựng thương hiệu Tiêu Lệ Chí với các sản phẩm tiêu sọ, tiêu đen, tiên đỏ, tiêu ngũ sắc… Bộ sản phẩm Tiêu Lệ Chí – Tiêu hữu cơ, tiêu đỏ, tiêu sọ, tiêu đen được UBND tỉnh Gia Lai cấp Chứng nhận sản phẩm Công Nghiệp Nông Thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2018. Hợp tác xã còn liên kết với một số đơn vị, doanh nghiệp để quảng bá, giới thiệu thương hiệu tiêu Lệ Chí, trưng bày giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua các hội chợ nông sản...”. Mặt khác, hoạt động thương mại - dịch vụ nơi đây có 1 chợ là trung tâm giao lưu buôn bán của người dân trong và ngoài xã. Bên cạnh đó, tại địa bàn có 250 hộ tham gia vào các ngành nghề dịch vụ vừa và nhỏ, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của xã.

Đề câp về một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thời gian tới, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Tùng nhấn mạnh: “Xã tiếp tục quan

tâm chỉ đạo nhân dân phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn sản xuất với sơ chế, tiêu thụ sản phẩm, từng bước tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động phòng chống dịch bệnh, thiên tai. Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ lai cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn heo. Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chăn nuôi, thực hiện tái canh cây cà phê nhăm nâng cao năng suất vườn cây. Đặc biệt cùng với tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí nâng cao, xã Nam Yang còn tập trung các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, phát triển dịch vụ theo hướng đa ngành nghề, mở rộng mạng lưới thương mại với các xã lân cận...”. /.

T.N

41SINH HOẠT NHÂN DÂN

GIÚP NGƯỜI LẦM LỖI QUAY VỀ NẺO THIỆN HÀ ĐỨC THÀNH

CÂU LẠC BỘ “THẮP SÁNG NIỀM TIN” - Mô hình - Kinh nghiệm

Câu lạc bộ (CLB) “Thắp sáng niềm tin” xã Ia Lốp

huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai ra đời được 2 năm. Đây

được xem là CLB đầu tiên của huyện hướng đến các đối tượng thanh niên hoàn lương, trở về sau lầm lỗi, thanh niên chậm tiến. Sau

hai năm đi vào hoạt động CLB đã đem lại sự chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt ở lứa tuổi

Các em nhỏ hào hứng cùng nhau đến nhận cháo từ các anh chị tình nguyện viên CLB Thắp sáng niềm tin. Ảnh: Huy Hoàng.

42 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thanh thiếu niên trên địa bàn.

Anh Lâm Thanh Vũ sinh năm 1988 ở xã Ia Hlop huyện Chư Sê cũng chỉ vì chút nông nỗi mà phải trả giá cho hơn 3 năm tù vì trộm cắp tài sản, do chấp hành tốt nên Vũ cũng được mãn hạn tù sớm, khi trở về địa phương Vũ cũng rất ngại khi tiếp xúc với bạn bè và người thân. Lúc ấy các bạn trong câu lạc bộ thắp sáng niềm tin của Đoàn TN xã đến nhà trò chuyện và động viên nhờ vậy mà dần dà Vũ bớt mặc cảm và bắt đầu tham gia các hoạt động của Đoàn TN xã, ngoài ra Vũ còn tham gia phát triển kinh tế gia đình như trồng 800 cây cà phê, 1.000 trụ tiêu, Vũ cùng với gia đình mở dịch vụ cưới hỏi như: cho thuê khung rạp, bàn ghế và nhận nấu nướng. Hay như bạn Đỗ Văn Thành ở thôn 1 cũng vì chút nông nỗi của tuổi trẻ mà phải trả giá gần 5 năm tù, sau khi cải tạo tốt trở về địa phương Thành cũng rất ngại tiếp xúc với mọi người, tuy nhiên các bạn TN trong CLB đến nhà trò chuyện, tư vấn dần dà

Thành đã bớt mặc cảm tham gia tốt các hoạt động của Đoàn xã, CLB còn giới thiệu cho Thành làm bảo vệ ở chợ xã Ia Lốp. Bên cạnh đó CLB còn chú trọng hỗ trợ giúp đơ các thành viên của CLB thuộc đối tượng TN chậm tiến, TN chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương. Trong năm 2017 đã giới thiệu việc làm thường xuyên cho 2 TN, giới thiệu 4 TN chậm tiến tham gia các lớp học sơ cấp nghề kỹ thuật trồng Nấm, trồng và chăm sóc cây cà phê, Tiêu, sửa chữa máy nông nghiệp.

Quay đầu là bờ, trở về quê sau khi từ giã trại giam, ai cũng mong sớm có được cơ hội làm lại cuộc đời. Thế nhưng “đường về” của những mảnh đời lầm lỗi ấy luôn gập ghềnh chông gai, chỉ những ai có nghị lực mới vượt qua được, những thanh niên như Vũ, như Thành thật đáng trân trọng. Nhớ lại những ngày đầu CLB mới thành lập, chị Nguyễn Thị Hoài Thu, Bí đoàn xã Ia Lốp kiêm chủ nhiệm CLB cho biết: Hàng tháng CLB duy trì

việc họp định kỳ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các thành viên. Hiện nay các thành viên trong CLB đều đã tiến bộ, tham gia phụ giúp gia đình phát triển kinh tế và công tác tại các xã. Về lý thuyết, mọi thứ đều dễ dàng nhưng thực tế để tập hợp được các đối tượng ra tù, hoàn lương không phải dễ. Bản thân những người lầm lỗi trở về địa phương sinh sống, hòa nhập cộng đồng đều không muốn nhắc đến quá khứ phạm tội của mình. Mặt khác, bản thân họ cũng mặc cảm, rất e ngại khi làm việc, tiếp xúc với cán bộ, công an hay cán bộ đoàn thể nói chung. “Chính vì khoảng cách này đã tạo khó khăn cho chúng tôi trong việc tiếp cận. Thời gian đầu, chúng tôi đã kiên trì gặp gơ, trò chuyện với từng người. Từ chỗ đã thân thiết, chúng tôi động viên các anh tham gia CLB làm những việc tốt, giúp ích cho địa phương”. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các thành viên trong CLB chính là góp phần cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên

43SINH HOẠT NHÂN DÂN

chậm tiến tại địa phương. Chỉ 2 năm sau khi thành lập CLB đã tiếp cận và giúp đơ 12 TN hoàn lương trở về địa phương và 4 TN chậm tiến. Hiện nay CLB có 68 thành viên, là nơi các bạn thể hiện tinh thần xung kích, thiện nguyện đóng góp sức mình với những hoạt động thiết thực ý nghĩa đầy tính nhân ái với các hoạt động thường xuyên hướng đến cộng đồng khó khăn như: vận động quyên góp tặng quần áo cũ cho đồng bào vùng lũ lụt và đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn với hơn 10.000 bộ quần áo, thường xuyên duy trì tổ chức định kỳ hàng tháng chương trình “Nồi cháo yêu thương” cho các em đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay đã có hơn 1.500 suất cháo, 300 bộ sách giáo khoa và hơn 1.500 quyển vở mới tặng cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức 50 buổi đi cắt tóc, hướng dẫn cho các em thiếu nhi đồng bào dân tộc thiểu số vệ sinh đúng cách, tránh bệnh tật. Tổ chức vận động quyên góp quần áo ấm cho chương trình “ Đông ấm 2017”.

với 300 áo ấm mới và 500 áo ấm cũ tặng cho trẻ em và người già có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó CLB còn phối hợp với hội thiện nguyện Hoa Sen Thành phố Pleiku thăm tặng các gia đình nghèo các gia đình Thương binh, liệt sỹ, gia đình có công, và 30 bệnh nhân bị bệnh phong tại 2 làng Tel Yố, Tel Ngó với 60 xuất quà trị giá 18.000.000, Phối hợp với Hội thiện nguyện Yêu kim chỉ của công ty may Toàn Lộc TP. Hồ Chí Minh tặng 400 áo ấm mới và các nhu yếu phẩm phục vụ mùa đông cho các em đồng bào dân tộc thiểu số tại các làng Sơr, làng Tol, Làng Á, làng Plong 1 và Plong 2.

Biết răng con người không ai trong đời không một lần lầm lỗi, nhưng quan trọng là biết nhận ra và đứng lên làm lại như thế nào. Từ những thay đổi trong cách suy nghĩ và hành động của những thanh niên đã từng lầm lỗi, chúng ta tin răng các bạn sẽ thành công cho dù còn đó nhiều trắc trở, gập ghềnh trong cuộc sống. Chính các bạn là tấm gương để

những thanh niên từng lầm lơ có thêm niềm tin và sức mạnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trên con đường "hoàn lương". CLB "Thắp sáng niềm tin" xã Ia Lốp ra đời là cơ hội tốt để thanh niên hoàn lương, thanh thiếu niên chậm tiến có điều kiện được học tập, học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, vay vốn phát triển sản xuất; tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh của tuổi trẻ, các hoạt động do Đoàn - Hội tổ chức. Qua đó nhăm giúp thanh niên hoàn lương, thanh niên chậm tiến xóa đi mặc cảm, tích cực tái hòa nhập cộng đồng, góp phần kiềm chế, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên, mong muốn tất cả những thanh niên chậm tiến trên địa bàn xã cố gắng vươn lên, nhìn vào những gương thanh niên hoàn lương mà soi rọi lại bản thân để ngày càng tiến bộ, vươn tới một cuộc sống tốt đep hơn./.

H.Đ.T

44 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Sống giữa đại ngàn Tây Nguyên, giữa vùng đất đỏ bazan màu mỡ thì vơi những người nông dân, giấc mơ làm giàu từ cây Công nghiệp đã trở thành nỗi trăn trở. Từng bươc đầu tư, mạnh mẽ chuyên đổi đã trở thành bươc đệm

đê những người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn chuyên mình thành … tỷ phú.

* Hành trình khai sơn phá thạch

Khởi nghiệp từ 10 triệu đồng vốn vay, Phan Thanh Sơn (SN 1967, xã Ia Dom, Đức Cơ) bắt đầu cho sự nghiệp của mình băng việc đầu tư đồng

vốn vào cây cao su. Hai hecta cao su giữa vùng đất mua lại của người địa phương, ông Sơn nhớ lại “thuở hàn vi”: ngày đầu mới vào vùng này, quả thật chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Đất đai mua

lại rồi nhưng chỉ như một mớ hỗn độn. Vợ chồng phải ngày đêm bám rẫy, làm không biết mệt mới khai phá xong khoảnh đất đã mua. Tiếp đó lại phải đầu tư cây giống, chăm sóc tất bật bất kể

Höôùng laøm giaøu cuûa laõo noâng vuøng bieânMỘNG THƯỜNG

Ông Phan Thanh Sơn bên vườn cà phê vừa được tái canh. Ảnh: M.T.

45SINH HOẠT NHÂN DÂN

ngày đêm. Chờ mãi mới đến hồi thu hoạch. Lúc đó giá cả cây cao su cao nên nguồn thu trở nên dồi dào và dư giả.

Trả hết nợ ngân hàng, vợ chồng lại mạnh dạn đầu tư, mua đất mở rộng sản xuất. Mua máy móc về phụ trợ canh tác. Rồi thì cứ lấy ngắn nuôi dài, ban đầu là cây cao su, sau đó đến cà phê, hồ tiêu, điều, chuối và cả cây ăn trái… 2 hecta từ thuở sơ khai lập nghiệp, tính đến nay, diện tích đất nông nghiệp mà ông Sơn sở hữu lên đến gần 60 hecta, đó là chưa kể đến khu vực chờ đền bù từ thủy điện Ia Krel…

Nghe qua lời kể của ông, chúng tôi có cảm giác công cuộc làm giàu có vẻ nhe nhàng. Thế nhưng, trong mỗi người chúng tôi đều đoán chắc “chả có gì là dễ dàng cả!”. Nhìn nét cười đôn hậu của ông Sơn, một anh trong đoàn không khỏi chặc lươi: “Nhìn ông ấy cười thấy dáng dấp của một nông dân làm ăn lớn thời thị trường mở cửa… ”

Hỏi về câu chuyện đa canh cây trồng, ông Sơn cho biết: độc canh khỏe

thì có khỏe nhưng rủi ro lớn: được giá được mùa thì ổn, có năm mất giá thì toi cả đám, chẳng đủ tiền thuê mướn người làm.

Gần 20 chục năm gắn bó với nghiệp nhà nông, ông Sơn đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm và hướng bản thân vào việc đa canh giống cây trồng, đặc biệt là với cây công nghiệp.

* Đa canh, đa dạng nguồn thu

Từ cao su, hồ tiêu, điều, cà phê cho đến các loại cây ăn quả được xen canh với nhau. Mùa nào thức nấy, khu vườn của ông Sơn hầu như được chăm bẵm để thu hoạch quanh năm. Với ông: Khi trồng xen canh, đa canh, cao su giảm giá đã có tiêu đơ, tiêu rớt có điều phụ trợ, còn chưa kể nhiều cây ăn quả nữa chung sức gánh nên doanh thu ổn định. Đa canh cũng giúp đất đơ bị căn cỗi hơn. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm quanh năm.

Từ nhiều năm nay, số lao động bình quân trên diện tích đất sản xuất của ông Sơn cứ dao động từ 7 - 10 người. Vào vụ thu hoạch rộ thì số lượng

tăng lên nhiều, còn như bình thường thì có 4-5 lao động thường xuyên làm việc, coi sóc cây trồng vật nuôi thay ông. Mỗi tháng ông Sơn trả 4,5 triệu đồng, cơm nước được bao nuôi.

Việc chăm sóc đối với ông Sơn đến thời điểm hiện tại chỉ ở mức độ quản lý. Công việc đã có người lao động xử lý, ông Sơn chỉ đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn và đi thăm vườn để coi sóc tiến độ. Đưa chúng tôi dạo một vòng quanh vườn băng ô tô, ông Sơn nói vui: ngày xưa không dám nghĩ đến, bây giờ thì đi thăm rẫy phải băng ô tô chứ đi bộ không nổi nữa rồi.

Chỉ vào vườn chuối rộng khoản 5ha phía xa xa, ông Sơn cho biết, nguồn thu từ chuối chắc chỉ được cơ hơn trăm triệu/năm. Phía đó sát nguồn nước nên trồng chuối cho vui, kiếm thêm nguồn thu để mua thức ăn và trả tiền lương cho nhân công. Còn với các loại cây trồng, đến nay, các công đoạn đầu tư cơ bản đã hoàn thành, các loại cây đều vào độ sung sức nên chỉ tốn công

46 SINH HOẠT NHÂN DÂN

hái, chi phí nhe, nên lợi nhuận thu về khoản 3-4 tỷ mỗi năm.

Đến thời điểm hiện tại, bên cạnh việc đầu tư cho nông nghiệp ông Sơn còn hướng đi mới đó là thầu xây dựng. Nhận thầu các ngôi nhà của người dân quanh vùng để xây cất, sau đó cho người dân nợ lại, đến mùa thu hoạch mới hoàn trả công nợ tiền nhà. Vừa tạo điều kiện cho bà con quanh vùng lại vừa có thêm nguồn thu cho bản thân.

* Tất cả là nhờ ngân hàng Nông nghiêp

Nhìn lại nửa đời người, điều ông Phan Thanh Sơn trân quý nhất, cảm ơn nhất đó là nhờ có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Ngân hàng Nông nghiệp/ Agribank – PV) Chi nhánh Đức Cơ (Gia Lai).

“10 triệu vốn vay ban đầu của gia đình tôi là từ Ngân hàng Nông nghiệp. Không có ngân hàng chắc tôi chẳng dám mạnh tay đầu tư chứ đừng nói đến cơ ngơi bây giờ. Trước đây, vùng đất dọc biên giới này có gì đâu, khai

phá, đầu tư mà không có ngân hàng thì cũng bỏ không…”, ông Sơn khẳng định chắc nịch.

Nói về hoạt động vay vốn tín dụng trên địa bàn, ông Trần Đình Bảy, Giám đốc Agribank Chi nhánh Đức Cơ Gia Lai thông tin: Mặc dù Agribank Đức Cơ năm trên địa bàn huyện biên giới, có nhiều thuận lợi và tiềm năng cho việc phát triển kinh tế, được sự quan tâm, giúp đơ, ủng hộ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế có sự tăng trưởng chậm, không ổn định và chưa thực sự bền vững; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi tập quán sản xuất của người dân địa phương còn chậm…. Vượt qua những khó khó khăn và tận dụng các yếu tố thuận lợi, Ngân hàng Nông nghiệp khảo sát thị trường và đầu tư vốn tín dụng đúng đối tượng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của cá nhân, hộ gia đình. Bên cạnh việc cho vay vốn đầu tư, Ngân hàng cũng luôn tạo cho các đối tượng vay, giao dịch

đồng vốn có cảm giác thoải mái và tin tưởng vào ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp cũng áp dụng lãi suất một cách linh hoạt, góp phần tích cực vào phát triển hai đầu… Hộ ông Phan Thanh Sơn cũng là một trong những đối tượng khách hàng lâu năm của Ngân hàng Nông nghiệp.

Bên cạnh việc cho vay vốn để đa dạng hóa hoạt động phát triển sản xuất kinh tế, Agribank Đức Cơ cũng thường xuyên gặp gơ, thăm hỏi, động viên….

Đơn cử như hộ ông Sơn, đến thời điểm hiện tại, dù đã phát triển sản xuất đa canh các loại cây trồng nhưng vẫn một lòng tin đối với Agribank. Điều này đã phần nào khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp đối với nhân dân.

Nói về vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp, ông Sơn cười khề khà: “Ngày xưa vay vốn 10 triệu, giờ vay lên đến hơn 4 tỷ rồi. Nói chung là nhờ Ngân hàng Nông nghiệp./.

M.T

47SINH HOẠT NHÂN DÂN

Trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia

Lai thời gian qua đã đẩy mạnh và giúp đơ người dân trồng cà phê và tiêu liên kết xây dựng cánh đồng lớn tại xã Nam Yang. Mô hình đang thu hút nhiều hộ tham gia, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân và địa phương.

Đak Đoa là một trong những địa phương có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh với 27.383ha. Trong

đó, cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh khoảng 18.500ha, năng suất bình quân đạt 2,52 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt 46.620 tấn cà phê nhân. Tuy vậy, nhưng các hộ trông cà phê và tiêu sản xuất độc lập nên còn gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Trước thực tế đó, huyện Đak Đoa chủ trương và vận động nhân dân liên kết làm ăn xây dựng cánh đồng lớn trên cây cà phê và hồ tiêu ở xã Nam Yang và xã Kdang, sau đó nhân

rộng ra các xã khác.Mô hình cánh đồng lớn

mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nông dân. Vì vậy, việc huyện Đak Đoa tiên phong triển khai thực hiện mô hình cánh đồng lớn trên cây cà phê là tiền đề quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển trong những năm tới.Triển khai thực hiện mô hình, các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân xã Nam Yang

Liên kết làm ăn mang lại nhiều lợi ích cho người dân

HƯƠNG TRÀ

Trồng cà phê mô hình cánh đống mẫu lớn. Ảnh: Thanh Lâm.

48 SINH HOẠT NHÂN DÂN

liên kết sản xuất, tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn trên cây cà phê và hồ tiêu. Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang sau đó được thành lập làm đầu mối thu hút người dân tham gia. Đến nay, toàn xã đã có 117 hộ trồng cà phê và hồ tiêu liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích 42ha cà phê và 20ha hồ tiêu. Đây được xem là bước đột phá trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Tấn Công- Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, cho biết: Do mới thành lập nên HTX gặp không ít khó khăn. Được bà con hưởng ứng và nhiệt tình ủng hộ nên HTX phấn đấu hoạt động ổn định, mang lại niềm tin và lợi ích cho thành viên tham gia. Mục đích lớn nhất của HTX là gom về một đầu mối để mua bán, trao đổi và giao dịch các sản phẩm cà phê cũng như phân bón, vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, giúp bà con yên tâm sản xuất. Trước mắt, HTX tập trung củng

cố và quyết tâm thực hiện thành công cánh đồng lớn trên cây cà phê, đồng thời xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, tiêu thụ và chế biến.

Ông Nguyễn Phi Yến là hộ trồng 5 sào cà phê thôn 3, xã Nam Yang tham gia mô hình phấn khởi nói: mô hình cánh đồng lớn có nhiều lợi ích, nhất là sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho bà con sản xuất đảm bảo chất lượng, được hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản phẩm làm ra được tiêu thụ ổn định. Nông dân chúng tôi rất yên tâm tham gia mô hình này.

Ông Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy Đak Đoa, cho răng, xây dựng cánh đồng lớn trong sản xuất nông nghiệp là một chủ trương lớn và đúng đắn. Huyện đã chỉ đạo quyết liệt và vận dụng lồng ghép các chương trình để thực hiện, khuyến khích người dân tham gia. Bước đầu, nhiều hộ đã nhận thức được lợi ích của việc tham gia cánh đồng lớn sẽ giảm được nhiều chi phí phụ trong

sản xuất, tận dụng các nguồn lực đầu tư hạ tầng điện, đường, nước tưới… phục vụ chương trình. Hiện nay, tại huyện đang hình thành 2 cánh đồng lớn trên cây cà phê và hồ tiêu tại 2 xã Nam Yang và Kdang.

Được biết: Trong thời gian tới, huyện sẽ nhân rộng thêm cánh đồng lớn trên cây lúa nước tại xã Glar... Địa phương sẽ hỗ trợ dân xây dựng đường vào khu sản xuất, công nghệ tưới tiết kiệm, cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với các HTX tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh, cách bón phân phù hợp. Mục tiêu cao nhất là tập trung xây dựng HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang thành công về cách làm, từ đó nhân rộng sang những xã khác trên các cây trồng có thế mạnh. Theo kế hoạch phát triển cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025 của UBND tỉnh, đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ phát triển 259 cánh đồng lớn với tổng diện tích 33.694ha trên 6 loại cây trồng chủ lực gồm: cà phê, hồ tiêu, mía, mì, lúa và rau./.

H.T

49SINH HOẠT NHÂN DÂN

làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Xã K’Dang, huyên Đak Đoa có diên tích tự nhiên hơn 7641,81 ha, với dân số 10.418 nhân khẩu, 2.345 hộ chủ yếu là dân tộc Bahnar. Xã có 12 thôn, làng, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu là cây lúa nước,

cây công nghiêp dài ngày như: Cao su, cà phê, hồ tiêu và một số loại hoa màu khác. Hiên nay, Đảng bộ xã K'Dang có 218 đảng viên, cơ cấu 17 chi bộ trực thuộc, trong đó 12 chi bộ thôn làng, 04 chi bộ giáo duc và 01 chi bộ quân sự.

Trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) “về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Xã K’Dang, huyện Đak Đoa ngày càng xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm mới, kinh nghiệm quý; xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, trong các tầng lớp nhân dân, khắp các địa bàn trong xã; nhiều cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác. Nhìn lại 2 năm qua, có thể khẳng định, việc học tập và làm theo Bác đã dần dần trở thành thường xuyên, thành thói quen, ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên và nhiều người dân trong xã,

Đảng ủy xã K’Dang cũng đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Ðảng, hệ thống chính trị, đổi mới về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Duy trì tốt kỷ luật, kỷ cương, nề nếp làm việc tại địa phương, đơn vị, tinh thần thái độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với công việc, nhất là ý thức phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, giảm được phiền hà, nhũng nhiễu trong việc tiếp xúc và giải quyết những vướng mắc, bức xúc của nhân dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giải quyết công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm các mô hình hay, cách

làm sáng tạo trước đây Đảng ủy đã xây dựng mô hình làm theo gương Bác đó là “mô hình kết nghĩa giữa doanh nghiệp, chủ rẫy, chủ trang trại với thôn, làng liền kề” mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Việc triển khai mô hình trên được nhân dân trong làng cũng như các hộ làm kinh tế đồng tình hưởng ứng kết nghĩa, các hộ làm kinh tế đã trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn cho nhân dân trong làng về kỷ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng để mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, nhân dân trong làng cùng với các hộ làm kinh tế đã bảo vệ vườn cây, bảo vệ mùa màng khi thu hoạch của nhân dân trong làng cũng như của các hộ làm kinh tế. Đến nay, trên địa bàn xã

VŨ VĂN

50 SINH HOẠT NHÂN DÂN

đã có 8 làng đồng bào với 488 hộ kết nghĩa với các hộ làm kinh tế, các doanh nghiệp (Làng Mrăh: có 53 hộ; Làng Rhươg: có 75 hộ; Làng Tleo: có 63 hộ; Làng Ktăng: có 42 hộ; Làng Hnap: có 57 hộ; Làng Bla: có 62 hộ; Làng Trek: có 72 hộ; Làng Aluk: có 64 hộ).

Hộ làm kinh tế đã giúp đơ các làng vay vốn để đầu tư sản xuất, chăm sóc cây trồng, điển hình như: Ông Đức Cường đã cho nhân dân các làng trên địa bàn xã vay trên 12 tỷ đồng, bà con không phải làm hồ sơ thủ tục, không gây phiền hà cho nhân dân, chỉ cần già làng, thôn trưởng đứng ra tín chấp là bà con vay được vốn. Doanh nghiệp cà phê Đức Cường đã cùng với nhân dân làng KTăng làm được 2 km đường bê tông tạo thuận lợi cho bà con đi lại sản xuất và vận chuyển nông sản trong mùa thu hoạch. Các chủ trang trại đã hướng dẫn, tư vấn cho bà con nhân dân tái canh cà phê trên những rẫy cà phê già cỗi, tổng diện tích tái canh trong 8 làng đồng bào dân tộc thiểu số ước khoảng 25 ha (trong 2 năm 2017 và 2018); hướng dẫn bà con trồng xen cây ăn quả có

thu nhập cao và các vườn cà phê như: cây bơ, cây sầu riêng (khoảng 2.000 cây) và khoảng 10.000 trụ tiêu được trồng xen trong vườn cà phê.

Phong trào phát triển sản xuất và tổ chức sản xuất được nhân dân hưởng ứng cao, như: phong trào cải tạo vườn tạp, chỉnh trang khuôn viên nhà vườn, phát triển chăn nuôn, phát triển ngành nghề ở nông thôn đã được người dân tham gia thực hiện; phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới tại địa phương (Trong 05 năm nhân dân trong xã đã đóng góp trên 109 tỷ đồng cùng với kinh phí hỗ trợ của nhà nước để xây dựng nông thôn mới và trên 12,9 tỷ đồng để làm đuờng giao thông nông thôn, nhân dân thôn Cây Điệp đóng góp 250 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn, nhân dân thôn Hà Lòng 1 và Hà Lòng 2 đóng góp 500 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa liên thôn…). Ngoài ra, nhân dân góp vốn tự đầu tư 7 trạm biến áp để phục vụ nhu cầu sử dụng điện sản xuất và sinh hoạt.

Những kết quả đạt được trong học tập và làm theo ttư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần nâng cao nhận thức về tu dương rèn luyện tác phong, đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, đồng thời đẩy lùi những tiêu cực, những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống xa hoa, thực dụng, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Đảng ủy xã tiếp tục quán triệt, tuyên truyền về nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), xem đây là nội dung sinh hoạt chính trị thường xuyên và là tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng; chú trọng phát hiện, bồi dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời tăng cường công tác giám sát, kiểm tra để việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào thực chất, trở thành công việc thường xuyên, lan tỏa mạnh mẽ trong cuộc sống./.

V.V

51SINH HOẠT NHÂN DÂN

Chính sách - Pháp luật

Theo đó, từ 01/07/2018, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với Cách mạng là 1.515.000 đồng; thay cho mức 1.417.000 đồng trước đây.

Như vậy, mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 01 liệt sĩ là 1.515.000 đồng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1.270.000 đồng; bệnh binh được hưởng trợ cấp từ 1.581.000 - 3.859.000 đồng, tùy mức suy giảm khả năng lao động; riêng bệnh binh bị suy giảm từ 81% trở lên còn được hưởng thêm mức phụ cấp từ 760.000 - 1.515.000 đồng/tháng.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 27/08/2018.

Điều chỉnh mức trợ cấp với cán bộ xã đã nghỉ việc

Tăng mức trợ cấp

Theo Thông tư 08/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ, từ 01/07/2018, điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng với cán bộ xã già yếu nghỉ việc.

Cụ thể, mức trợ cấp hàng tháng từ 01/07/2018 của đối tượng nêu trên = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6/2018 x 1,0692.

Như vậy, mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã là 1.974.000 đồng/tháng; đối với Phó bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 1.910.000 đồng/tháng.

Các chức danh còn lại được hưởng trợ cấp 1.768.000 đồng/tháng.

Thông tư này ban hành ngày 28/06/2018, có hiệu lực từ ngày 15/08/2018.

Khánh Ly (Tổng hợp).

N gày 12/07/2018, Chính phủ đã ra Nghị định 99/2018/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phu cấp ưu đãi đối với người có công với Cách mạng.

cho người có công với Cách mạng

52 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Luật an ninh mạng và những vấn đề cần biếtLuật An ninh mạng được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, bao gồm 7

chương, 43 điều, có hiêu lực từ ngày 01/01/ 2019 là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vê an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời, Luật cũng là hành lang pháp lý vững chắc để bảo vê người dân, doanh nghiêp và trẻ em trên không gian mạng.

* Doanh nghiệp có trách nhiệm gì theo quy định cua Luật An ninh mạng? (1) Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 Luật An ninh mạng;(2) Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về an ninh mạng xử lý thông tin và

hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng;

(3) Lưu trữ một số loại dữ liệu theo quy định của Chính phủ.* Doanh nghiệp có quyền lợi gì theo quy định cua Luật An ninh mạng? (1) Được bảo vệ tốt hơn trước các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng như

tung tin thất thiệt về sản phẩm, dịch vụ, cạnh tranh không lành mạng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh, chiếm đoạt tài sản, tấn công từ chối dịch vụ…

(2) Bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài về thủ tục pháp lý, từ đăng ký kinh doanh, xin cấp phép dịch vụ, thanh tra, kiểm tra, thuế, có điều kiện cạnh tranh công băng, chống độc quyền, thao túng giá.

(3) Cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông và an ninh mạng khi Luật An ninh mạng hướng đến xây dựng nền công nghệ an ninh mạng tự chủ, sáng tạo (Điều 28). Do đó, đây là điều kiện thuận lợi và rất rõ ràng cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên.

* Quy định lưu trữ dữ liệu có gây can trở và khiến Facebook, Google rút khỏi Việt Nam không?

KHÔNG! Quy định trên không cản trở hoạt động của Facebook, Google, bởi các lý do sau:(1) Google, Facebook đều đã thuê máy chủ tại nước ta. Theo thống kê sơ bộ, Google thuê

khoảng 1781 máy chủ, Facebook thuê khoảng 441 máy chủ tại 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.

(2) Việc lưu trữ dữ liệu người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp này tiết kiệm chi phí kinh doanh, tăng mức tốc độ truy cập và nâng cao chất lượng dịch vụ; giúp các nhà mạng trong nước tiết kiệm kinh phí khi phải mua băng thông quốc tế.

(3) Về kỹ thuật, việc lưu trữ dữ liệu trong nước được tiến hành dễ dàng khi công nghệ cho phép, nhất là áp dụng công nghệ điện toán đám mây và các doanh nghiệp này đã có sẵn kinh nghiệm và thiết bị do áp dụng tương tự ở nhiều quốc gia khác.

Hiện có gần 50 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook và trên 60 triệu người Việt Nam sử dụng Google. Có thể thấy, Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và các doanh nghiệp này đã thu lợi nhuận hàng trăm triệu đô la mỗi năm từ người dùng Việt Nam, vì vậy, không có lý gì mà họ lại rời bỏ thị trường Việt Nam. Cũng chưa có thông tin chính thức nào về việc này.

Phương Thư (Thực hiện).