tỔ chỨc thỰc hiỆn dỰ Án.doc

93
TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN A. Vai trò và trách nhiệm Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong dự án được trình bày dưới đây. Ban Chỉ đạo (BCĐ): BCĐ dự án được thành lập tại Quyết định số 1968/QD-BKH ngày 12/11/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. BCĐ dự án được thành lập để định hướng về chiến lược, chính sách cho dự án, đồng thời hỗ trợ điều phối các hoạt động giữa các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện dự án. Trưởng BCĐ dự án là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư. Các thành viên Ban chỉ đạo dự án bao gồm đại diện từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. WB sẽ phối hợp làm việc cùng với BCĐ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Cơ quan chủ quản và Chủ dự án sẽ chịu trách nhiệm chung về quản lý, thực hiện, theo dõi và giám sát, bao gồm cả quản lý hành chính và tài chính, đấu thầu và giải ngân của dự án PPTAF và có các biện pháp đảm bảo rằng các CQCQ/CQTH thực hiện các Tiểu dự án Hỗ trợ kỹ thuật (Tiểu dự án HTKT) tuân thủ theo đúng Sổ tay hướng dẫn thực hiện và kế hoạch đã được thống nhất. Ban Điều phối dự án (Ban ĐPDA): Ban ĐPDA thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được thành lập theo các Quyết định số 505/QĐ-BKH ngày 07/4/2010, số 1095/QĐ-BKH ngày 07/7/2010 và số 1977/QĐ-BKH ngày 16/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Điều phối viên, Tư vần trưởng và cán bộ của Ban ĐPDA. Ban ĐPDA có trách nhiệm phối hợp và thực hiện dự án – bao gồm các công việc đấu thầu tuyển chọn tư vấn cho hợp phần B và C, quản lý tài chính cho dự án, giám sát và đánh giá, tuân thủ chính sách bảo đảm chất lượng và an toàn chung của dự án, quản trị dự án, minh bạch và khung chống tham nhũng. Ban ĐPDA sẽ tổ chức đấu thầu để tuyển tư vấn trong nước và quốc tế cần thiết cho dự án và mở một tài khoản chỉ định cho dự án. Ban ĐPDA chịu trách nhiệm sàng lọc và làm rõ đề xuất của các CQCQ/CQTH thông qua mục tiêu của dự án là cải thiện tiến độ giải ngân và tính sẵn sàng của các tiểu dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (với sự nhất trí của WB) sẽ xem xét mức độ phân bổ kinh phí cho các CQCQ. Việc chuẩn bị và thực hiện từng TDA là trách nhiệm của các CQCQ. Ban ĐPDA sẽ không chịu trách nhiệm phê duyệt hay xác nhận các giao dịch của CQCQ. Cơ quan chủ quản/Cơ quan thực hiện (CQCQ/CQTH) và Ban Quản lý Tiểu dự án HTKT (Ban QLTDA): CQCQ/CQTH Tiểu dự án HTKT hoạt động thông qua Ban QLTDA của mình, chịu trách nhiệm xin cấp kinh phí tài trợ, đấu thầu dịch vụ tư vấn để thực hiện các hoạt động chuẩn bị dự án đầu tư tương ứng, quản lý tất cả các hợp đồng, và chuẩn bị cho khoản vay đầu tư sau đó.

Upload: minhchieu1970

Post on 16-Feb-2015

61 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

A.  Vai trò và trách nhiệm

Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong dự án được trình bày dưới đây.

Ban Chỉ đạo (BCĐ): BCĐ dự án được thành lập tại Quyết định số 1968/QD-BKH ngày 12/11/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. BCĐ dự án được thành lập để định hướng về chiến lược, chính sách cho dự án, đồng thời hỗ trợ điều phối các hoạt động giữa các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện dự án. Trưởng BCĐ dự án là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư. Các thành viên Ban chỉ đạo dự án bao gồm đại diện từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. WB sẽ phối hợp làm việc cùng với BCĐ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Cơ quan chủ quản và Chủ dự án sẽ chịu trách nhiệm chung về quản lý, thực hiện, theo dõi và giám sát, bao gồm cả quản lý hành chính và tài chính, đấu thầu và giải ngân của dự án PPTAF và có các biện pháp đảm bảo rằng các CQCQ/CQTH thực hiện các Tiểu dự án Hỗ trợ kỹ thuật (Tiểu dự án HTKT) tuân thủ theo đúng Sổ tay hướng dẫn thực hiện và kế hoạch đã được thống nhất.

Ban Điều phối dự án (Ban ĐPDA): Ban ĐPDA thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được thành lập theo các Quyết định số 505/QĐ-BKH ngày 07/4/2010, số 1095/QĐ-BKH ngày 07/7/2010 và số 1977/QĐ-BKH ngày 16/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Điều phối viên, Tư vần trưởng và cán bộ của Ban ĐPDA. Ban ĐPDA có trách nhiệm phối hợp và thực hiện dự án – bao gồm các công việc đấu thầu tuyển chọn tư vấn cho hợp phần B và C, quản lý tài chính cho dự án, giám sát và đánh giá, tuân thủ chính sách bảo đảm chất lượng và an toàn chung của dự án, quản trị dự án, minh bạch và khung chống tham nhũng. Ban ĐPDA sẽ tổ chức đấu thầu để tuyển tư vấn trong nước và quốc tế cần thiết cho dự án và mở một tài khoản chỉ định cho dự án.

Ban ĐPDA chịu trách nhiệm sàng lọc và làm rõ đề xuất của các CQCQ/CQTH thông qua mục tiêu của dự án là cải thiện tiến độ giải ngân và tính sẵn sàng của các tiểu dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (với sự nhất trí của WB) sẽ xem xét mức độ phân bổ kinh phí cho các CQCQ. Việc chuẩn bị và thực hiện từng TDA là trách nhiệm của các CQCQ. Ban ĐPDA sẽ không chịu trách nhiệm phê duyệt hay xác nhận các giao dịch của CQCQ.

Cơ quan chủ quản/Cơ quan thực hiện (CQCQ/CQTH) và Ban Quản lý  Tiểu dự án HTKT (Ban QLTDA): CQCQ/CQTH Tiểu dự án HTKT hoạt động thông qua Ban QLTDA của mình, chịu trách nhiệm xin cấp kinh phí tài trợ, đấu thầu dịch vụ tư vấn để thực hiện các hoạt động chuẩn bị dự án đầu tư tương ứng, quản lý tất cả các hợp đồng, và chuẩn bị cho khoản vay đầu tư sau đó. 

Ban QLTDA của CQCQ/CQTH cũng sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn với việc bảo đảm rằng các khoản tài trợ được quản lý theo đúng Sổ tay hướng dẫn (POM/FMM) cũng như các chính sách, hướng dẫn của WB và chịu trách nhiệm phê duyệt và kiểm soát các giao dịch của Tiểu dự án HTKT. Ban QLTDA của CQCQ/CQTH sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhóm công tác Tiểu dự án của WB trong suốt quá trình chuẩn bị tiểu dự án. Ban QLTDA của CQCQ/CQTH có thể mở một Tài khoản chỉ định, nếu cần thiết, cho các Tiểu dự án HTKT của mình.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Page 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Ngân hàng Thế giới (WB): WB sẽ giám sát quá trình thực hiện dự án PPTAF của Bộ KHĐT và các Tiểu dự án HTKT của các CQCQ. Nhóm công tác dự án PPTAF của WB sẽ chịu trách nhiệm chung về hỗ trợ quản lý và giám sát toàn bộ dự án PPTAF, còn Nhóm công tác Tiểu dự án của WB sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ quản lý và giám sát hoạt động chuẩn bị của các CQCQ trong khuôn khổ dự án này. Vai trò và trách nhiệm của WB và Chính phủ được thể hiện trong Sơ đồ 1.

Ở cấp dự án PPTAF, Nhóm công tác Dự án của WB sẽ hỗ trợ và giám sát:

Việc điều hành dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm việc thông qua tất cả các hoạt động của tư vấn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý;

Đảm bảo dự án tuân thủ các yêu cầu về ủy thác;

Theo dõi và đánh giá toàn bộ danh mục;

Các đoàn công tác đánh giá.

Ở cấp tiểu dự án, Nhóm công tác Tiểu dự án của WB sẽ có trách nhiệm giám sát chuẩn bị đầu tư và giám sát toàn bộ hoạt động chuẩn bị của CQCQ, bao gồm:

Page 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Giám sát tất cả các hoạt động (đánh giá năng lực, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý tài chính, đấu thầu, an toàn, đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng, theo dõi và đánh giá, v.v…) do CQCQ thực hiện;

Đánh giá kỹ thuật và chất lượng đối với tất cả các kết quả giao nộp;

Báo cáo tiến độ cho Nhóm công tác Dự án của WB;

Chuẩn bị khoản vay đầu tư tiếp theo cho các tiểu dự án đầu tư.

Sơ đồ tổ chức của Ban điều phối Dự án PPTAF hỗ trợ cho Vụ Kinh tế Đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Page 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc
Page 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TÀI TRỢ

Ban Điều phối Dự án PPTAF (Ban ĐPDA) đã được huy động đầy đủ để sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ đăng ký tiểu dự án sử dụng vốn dự án “Quỹ Chuẩn bị dự án” từ đầu năm 2011. Căn cứ Quyết định số 716/QĐ-BKHĐT ngày 12/06/2012 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về việc phê duyệt điều chỉnh Mẫu đăng ký tiểu dự án, quy trình thủ tục xét duyệt Hồ sơ đăng ký tiểu dự án và Thỏa thuận Tài chính cho tiểu dự án sử dụng vốn dự án “Quỹ Chuẩn bị dự án” do WB tài trợ - Các Cơ quan chủ quản có thể tải về các tài liệu liên quan đến Quy trình thủ tục và các Biểu mẫu đăng ký tài trợ ở dưới đây. Quy trình nộp hồ sơ, xem xét và phê duyệt bao gồm 5 bước chủ yếu đã được tổng hợp lại thành Quy trình thủ tục đăng ký tài trợ. Tiêu chí xét tính hợp lệ đã được đưa ra trong Biểu mẫu đăng ký tài trợ cũng như tại trang thông tin điện tử này. Lưu ý rằng các hồ sơ đăng ký sử dụng vốn PPTAF yêu cầu phải được trình nộp bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Tên tài liệu Tiếng anh Tiếng Việt

    Tải về tài liệu Quy trình thủ tục đăng ký tài trợ (5 bước) Tải về Tải về

    Mẫu đăng ký tiểu dự án Tải về Tải về

    Mẫu Thỏa thuận Tài chính (SFA) Tải về Tải về

Để biết thêm thông tin chi tiết về Thủ tục đăng ký sử dụng vốn PPTAF, xin liên hệ với Ban điều phối Dự án PPTAF tại Vụ Kinh tế Đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nhóm công tác Tiểu dự án tương ứng của WB.

Chúng tôi mong muốn được hợp tác với quý Cơ quan!

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ TÀI TRỢ

Để biết thông tin hoặc tải về để tham khảo chúng tôi cung cấp dưới đây một bảng tổng hợp các hồ sơ đăng ký sử dụng vốn PPTAF hoặc hồ sơ bày tỏ quan tâm mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư/ Ban Điều phối dự án PPTAF đã nhận được từ các Cơ quan chủ quản tính đến thời điểm hiện tại. Tổng giá trị vốn ước tính của các hồ sơ đăng ký hiện đã nhận được vào khoảng 40 triệu USD.

Tải về Bảng tổng hợp hiện trạng công tác đăng ký sử dụng vốn PPTAF:

Bằng tiếng Anh Bằng tiếng Việt

A. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠOTính đến thời điểm hiện tại dự án PPTAF đã tổ chức được các khóa đào tạo sau đây:STT Thời gian Nội dung đào tạo Địa điểm

125-26-28/2/2011 & 1/3/2011

-        Giới thiệu về PPTAF;

-        Thủ tục đấu thầu của WB (trong 2 ngày);

-        Thủ tục quản lý tài chính và kế toán theo quy định của Chính phủ Việt Nam và WB;

-        Giới thiệu về quy định của Việt Nam liên quan đến quản lý các dự án ODA

Hà Nội

Page 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

2 4-7/4/2011 Như trên TP Hồ Chí Minh

3 5-8/4/2011 Như trên Đà Nẵng

413-15/4/2011

Hội thảo về đấu thầu theo quy định của WB Hà Nội

523-24/5/2011

Hội thảo về đấu thầu theo quy định của WB Đà Nẵng

626-27/5/2011

Hội thảo về đấu thầu theo quy định của WB TP Hồ Chí Minh

7 27/7/2011 Hội thảo về thủ tục quản lý tài chính Hà Nội

817-18/11/2011

Khóa đào tạo hướng dẫn thực hiện dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Việt Nam

Nghệ An

914-16/03/2012

Hướng dẫn Thực hiện Dự án do Ngân hàng Thế giới Tài trợ tại Việt Nam

Ninh Bình

1011-12/04/2012

Khóa đào tạo hướng dẫn thực hiện dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Việt Nam

Hà Nội

 B. CÁC HỌC VIÊN THAM DỰHiện có khoảng 180 đại diện của các Cơ quan chủ quản/ Cơ quan thực hiện trên cả nước đã tham dự các khóa đào tạo do PPTAF tổ chức. Danh sách một số các Cơ quan chủ quản/ Cơ quan thực hiện đã cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo bao gồm:

▪       Bộ Xây dựng;

▪       Các Ban quản lý dự án “Phát triển các đô thị loại vừa” – TP Lào Cai (Tỉnh Lào Cai), TP Vinh (Tỉnh Nghệ An, TP Phủ Lý (Tỉnh Hà Nam);

▪       Ủy ban nhân dân các TP Rạch Giá và Đông Hà;

▪       Sở Giao thông TP Hồ Chí Minh;

▪       Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

▪       Tổng công ty đường bộ Việt Nam

▪       Trung tâm phòng chống lũ lụt thiên tai;

▪       Các Ban quản lý dự án Vệ sinh môi trường các TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đồng Hới, Quy Nhơn;

▪       Ban quản lý dự án Thu gom và xử lý nước thải TP Tam Kỳ

▪       Ban quản lý dự án Cấp thoát nước Quảng Nam

▪       Ban quản lý dự án các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng;

▪       Ban quản lý dự án xây dựng đô thị TP Đông Hà;

▪       Các Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau), TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), TP Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và TP Cần Thơ.

▪        Ban quản lý dự án Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp – Bộ KHĐT

▪        Ban quản lý dự án Thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa học và Công nghệ - Bộ KHCN

Page 7: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

▪        Ban quản lý dự án Quản lý tài sản đường bộ - Bộ GTVT

▪        Ban quản lý dự án Hỗ trợ Y tế ĐBSH và Đông Bắc

▪        Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị TP Đà Nẵng

▪        Ban quản lý dự án Đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết

▪        Ban quản lý dự án Đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi

▪        Ban quản lý dự án Phục hồi nâng cấp hệ thống thủy lợi – Bộ NN&PTNT

▪        Ban quản lý dự án Giao thông xanh TPHCM

 

D. CÁC KHÓA ĐÀO TẠO DỰ KIẾN ĐƯỢC TỔ CHỨC TRONG THỜI GIAN TỚI

Các khóa đào tạo tiếp theo PPTAF dự kiến sẽ tổ chức bao gồm:

Thời gian: 27-29 tháng 8/2012,Địa điểm: Đà NẵngNội dung:

Hướng dẫn chuẩn bị Hồ sơ đăng ký Tiểu Dự án PPTAF theo mẫu mới, Mẫu báo cáo quý Tiểu dự án PPTAF 

Hướng dẫn về các vấn đề liên quan tới An toàn xã hội và môi trường 

Hướng dẫn về quản lý tài chính và các vấn đề liên quan đến Thỏa thuận tài chính 

Hướng dẫn về quản lý đấu thầuĐối tượng học viên dự kiến: Đại diện các Cơ quan chủ quản/ Cơ quan thực hiện ở miền Trung và miền Nam có hồ sơ đăng ký sử dụng vốn PPTAF đã/dự kiến sẽ được phê duyệt.

E. TÀI LIỆU ĐÀO TẠO

Tài liệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt của các khóa đào tạo kể trên có thể được tải về như sau:

  Tài liệu Tiếng Anh Tiếng Việt

1   Giới thiệu về dự án PPTAF Tải về Tải về

2   PPTAF Financial Management Procedures Tải về Tải về

3  Bài giảng số 1 – Thủ tục đấu thầu cho các dự án do WB tài trợ

Tải về Tải về

4  Bài giảng số 2 – Đấu thầu tư vấn – Quy trình và phương pháp tuyển chọn

Tải về Tải về

5   Bài giảng số 3 – Đánh giá đề xuất dự thầu (QCBS) Tải về Tải về

6   Bài giảng số 4 – Gian lận và tham nhũng Tải về Tải về

7   Bài giảng số 5 – Các tài liệu tham khảo Tải về Tải về

 

              SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Sơ đồ tổ chức

Page 8: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Tên gọi đầy đủ: Ban Quản Lý đầu tư và kinh doanh Tòa nhà EVN.

Tên giao dịch quốc tế: EVN Building Operation and Investment Management Board.

Page 9: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Tên Viết tắt: EVNBOIMB.

Địa chỉ: Số 11 Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+84-4)22131539; (+84-4) 22131780 

Fax: (+84-4) 37162789

Cơ cấu tổ chức quản lý:   

1. Lãnh đạo: 

- Trưởng Ban - Phụ trách chung

- Các Phó Trưởng Ban trong đó:

01 Phó Trưởng Ban phụ trách quản lý đầu tư 01 Phó Trưởng Ban phụ trách quản lý kinh doanh Tòa nhà EVN.

2.Các phòng chức năng: 

+ Phòng Tổ chức hành chính+ Phòng Kế hoạch+ Phòng Kỹ thuật + Phòng Tài chính kế toán + Phòng Quản lý và khai thác Tòa nhà

Page 10: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc
Page 11: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

              TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Tư vấn quản lý dự án

Thực hiện các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, giao nhận đất, xin giấy phép xây dựng các dự án; Thẩm tra, trình duyệt hồ sơ thiết kế, khối lượng xây dựng công trình để các cấp có thẩm quyền phê duyệt

theo quy định; Tham gia lập hồ sơ mời thầu phần thuyết minh kỹ thuật và tiên lượng mời thầu; Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định; Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;

Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá

trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.

Page 12: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Mục lục

  [ẩn] 

1   Các định nghĩa khác

2   Các chức năng chính của quản lý dự án

3   Các hình thức và mô hình tổ chức quản lý dự án

o 3.1   Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

o 3.2   Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án

o 3.3   Hình thức chìa khóa trao tay

o 3.4   Mô hình tổ chức quản lý dự án theo các bộ phận chức năng

o 3.5   Mô hình tổ chức quản lý dự án có ban quản lý dự án chuyên trách

o 3.6   Mô hình tổ chức quản lý dự án theo ma trận

4   Các bí quyết quản lý dự án

5   Lịch sử của quản lý dự án

6   Các chủ đề quản lý dự án

o 6.1   Nhà quản lý dự án

o 6.2   Tam giác Quản lý dự án

o 6.3   Cơ cấu phân chia công việc

7   Thuật ngữ trong quản lý dự án

o 7.1   Quản lý (Management)

o 7.2   Đầu mục công việc(task list)

o 7.3   Ban quản lý dự án(Project Management Unit )

o 7.4   Lập kế hoạch (Planning)

o 7.5   Thay đổi(Changes)

o 7.6   Gói công việc (Work package)

Page 13: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

o 7.7   Dự án(Project)

o 7.8   Các bên liên quan (Stakeholder)

[sửa]Các định nghĩa khác

Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của

dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Quản lý dự án là việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của

dự án để dự án đạt được những mục tiêu đề ra.

Một dự án là một nỗ lực đồng bộ, có giới hạn (có ngày bắt đầu và ngày hoàn thành cụ thể), thực hiện một

lần nhằm tạo mới hoặc nâng cao khối lượng, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu

của khách hàng hay của xã hội.

Thách thức chính của quản lý dự án là phải đạt được tất cả các mục tiêu đề ra của dự án trong điều kiện

bị ràng buộc theo một phạm vi công việc nhất định(khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật), nhưng phải đạt

thời gian hoàn thành đề ra(tiến độ thực hiện), đúng ngân sách (mức vốn đầu tư) cho phép và đáp ứng

các chuẩn mực (chất lượng) mong đợi.

[sửa]Các chức năng chính của quản lý dự án

Chức năng lập kế hoạch, bao gồm việc xác định mục tiêu, công việc và dự tính nguồn lực cần

thiết để thực hiện dự án;

Chức năng tổ chức, tiến hành phân phối nguồn lực gồm tiền, lao động, trang thiết bị, việc điều

phối và quản lý thời gian;

Chức năng lãnh đạo;

Chức năng kiểm soát, là quá trình theo dõi kiểm tra tiến độ dự án, phân tích tình hình thực hiện,

tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp giải quyết các khó khăn trong

quá trình thực hiện dự án;

“Quản lý điều hành dự án” hay chức năng phối hợp.

[sửa]Các hình thức và mô hình tổ chức quản lý dự án

[sửa]Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Chủ đầu tư sử dụng bộ máy sẵn có của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư lập

ra ban quản lý dự án riêng để quản lý việc thực hiện các công việc của dự án.

[sửa]Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án

Chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều

kiện, năng lực chuyên môn đứng ra quản lý toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Ban quản lý

Page 14: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

dự án là một pháp nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về toàn bộ quá trình

chuẩn bị và thực hiện dự án.

[sửa]Hình thức chìa khóa trao tay

Chủ đầu tư giao cho một nhà thầu (có thể do một số nhà thầu liên kết lại với nhau) thay mình thực hiện

toàn bộ các công việc từ lập dự án đầu tư đến thực hiện dự án và bàn giao toàn bộ dự án đã hoàn thành

cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng.

[sửa]Mô hình tổ chức quản lý dự án theo các bộ phận chức năng

Là mô hình trong đó chủ đầu tư không thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách mà thành viên của

ban quản lý dự án là các cán bộ từ các phòng ban chức năng làm việc kiêm nhiệm; Hoặc chức năng

quản lý dự án được giao cho một phòng chức năng nào đó đảm nhiệm.

[sửa]Mô hình tổ chức quản lý dự án có ban quản lý dự án chuyên trách

Chủ đầu tư thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ các

công việc của dự án.

[sửa]Mô hình tổ chức quản lý dự án theo ma trận

Là mô hình trong đó thành viên của nhóm dự án được tập hợp từ các cán bộ của các bộ phận chức năng

khác nhau dưới sự điều hành của nhóm trưởng còn gọi là giám đốc (chủ nhiệm) dự án. Mỗi cán bộ có

thể tham gia cùng lúc vào hai hoặc nhiều dự án khác nhau và chịu sự chỉ huy đồng thời của cả trưởng

nhóm dự án và trưởng bộ phận chức năng.

[sửa]Các bí quyết quản lý dự án

1. Xây dựng một đội nhóm đoàn kết cùng giải quyết vấn đề. Nếu không bạn sẽ khó có thể đưa ra giải

pháp đúng đắn hoặc sẽ tạo ra nhiều tranh cãi về mục tiêu của dự án.

2. Hãy luôn ghi nhớ và tuân theo các mục tiêu đã đề ra trong suốt quá trình dự án.

3. Xây dựng một chiến lược để đạt được tất cả các mục tiêu của dự án.

4. Giám sát và kiểm tra định kỳ để bảo đảm rằng dự án luôn nằm trong mục tiêu ban đầu đã đề ra.

5. Xác định rõ các cột mốc và chuẩn đánh giá: kết quả mong muốn, các trở ngại, lập ra các chính sách sẽ

giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi.

6. Cập nhật thông tin từ tất cả các Stakeholders (là những người có liên quan, dính líu hoặc bị tác động

bởi các hoạt động của dự án) để tránh mâu thuẫn về mặt lợi ích sau này.

7. Lựa chọn thành viên thích hợp cho dự án – là những người có thể đóng góp những nhận định và

thông tin có ích cho dự án chứ không chỉ đơn thuần là người có thể hợp tác làm việc nhóm.

8. Làm việc theo nhóm. Nếu tất cả các thành viên của một đội/nhóm làm việc độc lập, sản phẩm sau

cùng sẽ không ăn khớp cũng giống như những gì nhóm đã thể hiện.

9. Hãy thực tế về số lượng dự án mà bạn hoặc tổ chức của bạn có thể đảm trách và các mục tiêu đã đề

ra.

10. Lập kế hoạch dự án theo cách trả lời các câu hỏi như: phải làm những gì ? Ai làm ? Bao nhiêu ? Khi

nào ? Làm như thế nào ? …

Page 15: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

11. Đưa ra thật nhiều giải pháp lựa chọn (brainstorming), sau đó chọn ra cái tối ưu nhất dựa trên các

thông số đã thiết lập ban đầu (Vd: dựa trên chi phí, thời gian, mục tiêu …)

12. Hãy thương lương khi cần những nguồn lực/tài nguyên/yếu tố có rất ít hoặc khó tìm kiếm.

13. Hãy bàn giao những phần có thể theo từng cột mốc chính của dự án, nhờ vậy mà tiến trình sẽ có thể

được đo lường dễ dàng hơn.

14. Đưa ra chuẩn đánh giá, định lượng, đặc tả tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị của các

chuẩn này.

15. Đừng lập thời gian biểu cho bất kỳ công việc nào có thời gian nhiều hơn từ 4 đến 6 tuần. Thay vì vậy,

hãy chia nhỏ ra thành nhiều tác vụ để dễ quản lý.

16. Tiếp tục đặt ra những câu hỏi. Càng có nhiều câu hỏi, bạn sẽ càng tìm ra nhiều cách giải quyết các

vấn đề hoặc khám phá ra những vấn đề đối lập với những gì đã định nghĩa ban đầu.

17. Tránh sự “cám dỗ” cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi việc – điều đó sẽ dành cho phiên bản sau của

sản phẩm hoặc bộ phận dịch vụ.

18. Hãy dành thời gian dự phòng trong trường hợp xảy ra những tình huống không mong đợi hoặc

những vấn đề chưa được dự tính.

19. Làm tất cả mọi thứ mà bạn có thể để giữ cho các tác vụ theo đúng lịch trình, một sự sai lầm nào đó ở

đây có thể làm sa lầy dự án hiện tại

20. Luôn cảnh giác các rào cản “phong tỏa” trong quá trình dự án (roadblocks) và hãy hướng đến hoạt

động chuyên nghiệp (pro-active), đừng phản ứng lại chúng mà hãy giúp các thành viên trong dự án hoàn

thành nhiệm vụ của họ.

21. Xem như các thành viên trong nhóm đang thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, do đó, họ sẽ không thể

cố gắng liên tục để thực hiện thêm các công việc khác.

22. Đề cử ra những thành viên có thể thực thi nhiều vai trò khác nhau trong qui trình quản lý dự án.

23. Đừng để các thành viên đợi đến “sát nút” mới bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Khi đó, nếu vấn đề phát

sinh, sẽ không còn thời gian trống để sửa chữa và sẽ bị trễ hạn bàn giao.

24. Hãy luôn ghi nhớ 3 lần sức ép: hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, kinh phí, mục tiêu và mong đợi

của khách hàng.

25. Hãy ghi nhận lại kết quả của các dự án: xem xét lại cả nhóm làm việc và các nhiệm vụ thực thi.

Các chủ đề quản lý dự án

[sửa]Nhà quản lý dự án

Một người quản lý dự án là một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án. Nhà quản lý dự án có thể có

trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc bất kỳ dự án, thuộc các ngành công nghiệp xây

dựng, kiến trúc, mạng máy tính, viễn thông hay phát triển phần mềm.

[sửa]Tam giác Quản lý dự án

Là một tam giác mà ba cạnh thể hiện ba yếu tố khống chế của dự án là: chất lượng công việc (bao gồm

cho cả khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật), thời gian hoàn thành (tiến độ thực hiện) và ngân sách đề ra

Page 16: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

mức vốn đầu tư). Đảm bảo được sự cân đối giữa ba yếu tố này để tam giác không bị hở ở bất kỳ góc

nào chính là thể hiện chất lượng, thành quả của công tác quản lý dự án. Vì vậy, người ta còn gọi đây là

tam giác chất lượng.

[sửa]Cơ cấu phân chia công việc

Cơ cấu phân chia công việc (work breakdown structure - WBS) là biểu liệt kê (bóc tách, thống kê), trong

đó thể hiện đầy đủ các công việc cần thực hiện để dự án được hoàn thành toàn bộ, đạt được các mục

tiêu đề ra. Tùy theo mục đích sử dụng mà biểu liệt kê này có phạm vi và mức độ chi tiết khác nhau.

[sửa]Thuật ngữ trong quản lý dự án

[sửa]Quản lý (Management)

Định hướng, dẫn dắt và sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong khuôn

khổ quyền hạn được giao phó

[sửa]Đầu mục công việc(task list)

Danh sách các công việc thực hiển để đưa dự án đến mục đích cuối cùng.

[sửa]Ban quản lý dự án(Project Management Unit )

Đội công tác được thành lập và giao phó trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động của dự án.

[sửa]Lập kế hoạch (Planning)

Lập kế hoạch là việc cung cấp thông tin để trả lời các câu hỏi: Ai? Làm cái gì? Khi nào? Trong bao nhiêu

lâu? Làm thế nào ? và các mối quan hệ giữa chúng ra sao?

[sửa]Thay đổi(Changes)

Các công việc đã được xác định và thực hiện trong bảng kế hoạch của dự án do một số vấn đề nào đó

mà công việc đó cần thay đổi đấy được gọi là thay đổi.

[sửa]Gói công việc (Work package)

Gói công việc là hợp phần nhỏ nhất của cấu trúc phân chia công việc.

[sửa]Dự án(Project)

Dự án là tập hợp các hoạt động nối tiếp nhau và nỗ lực của con người được tổ chức trong một thời gian

nhất định để hoàn thành những mục tiêu xác định như cung cấp các dịch vụ, sản phẩm mong muốn.

SƠ ĐỔ TỔ CHỨC

 

Page 17: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

 

TỔ CHỨC BỘ MÁY Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố có Giám đốc và một số Phó

Giám đốc. Các chức danh này do Chủ tịch UBND Thành phố bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của Thành phố và theo các quy định hiện hành có liên quan của Nhà nước.Hiện nay, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố có cơ cấu tổ chức bộ

máy gồm các phòng chuyên môn, nghiệp vụ sau:1.    Văn phòng SởVăn phòng Sở có chức năng tham mưu và thực hiện các công việc

do Ban Giám đốc Sở giao về công tác tổ chức nhân sự, đào tạo; công tác hành chính, quản trị, tài vụ, kế hoạch - tổng hợp; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; pháp luật - pháp chế; tin học  -

Page 18: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

bản đồ; thư ký tổng hợp; thư ký thường trực các hội đồng khoa học và xử lý hồ sơ.

2.    Phòng Pháp chếPhòng Pháp chế có chức năng tham mưu tổng hợp giúp Ban giám

đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng; rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý ngành; kiểm tra văn bản văn pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi cơ quan quản lý.

3.    Thanh tra SởThanh tra Sở là đơn vị thuộc Sở, có con dấu riêng, thực hiện nhiệm

vụ theo Luật Xây dựng, Luật Khiếu nại và Tố cáo, Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật, có chức năng giúp Ban Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra thực hiện  quy hoạch trên địa bàn Thành phố.

4.    Phòng Quản lý Quy hoạch Khu trung tâmPhòng Quản lý quy hoạch khu Trung tâm có chức năng tham mưu

và thực hiện các công việc do Ban Giám đốc Sở giao về công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại các quận 1, 2, 3, 4 và Bình Thạnh, ngoại trừ các khu vực có Ban Quản lý khu vực đã được phân cấp quản lý theo quy định.

5.    Phòng Quản lý quy hoạch Khu vực 1Phòng Quản lý quy hoạch Khu vực 1 có chức năng tham mưu và

thực hiện các công việc do Ban Giám đốc Sở giao về công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại các quận - huyện : 5, 6, 7, 8, 10, 11, Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ (sau đây gọi là Khu vực 1), ngoại trừ các khu vực có Ban Quản lý khu vực đã được phân cấp quản lý theo quy định.Nhiệm vụ chính :- Thẩm định phần kiến trúc và giao thông các nhiệm vụ quy

hoạch, đồ án QHCT tỷ lệ 1/500 và 1/2000;         - Cung cấp các thông tin về quy hoạch kiến trúc cho các công

trình, cụm công trình và các dự án xây dựng trên địa bàn 10 quận được phân công.

6.    Phòng Quản lý Quy hoạch Khu vực 2Phòng Quản lý quy hoạch Khu vực 2 có chức năng và tham mưu

và thực hiện các công việc do Ban Giám đốc Sở giao về công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại các quận - huyện: 9, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn và Củ Chi, ngoại trừ các khu vực có Ban Quản lý khu vực đã được phân cấp

Page 19: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

quản lý theo quy định.7.    Phòng Quản lý Quy hoạch chungPhòng Quản lý Quy hoạch chung có chức năng tham mưu và thực

hiện các công việc do Ban Giám đốc Sở giao về công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ngoại trừ các khu vực có Ban quản lý khu vực đã được phân cấp quản lý theo quy định.

8.    Phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô thịPhòng Quản lý Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị có chức năng

tham mưu và thực hiện các công việc do Ban Giám đốc Sở giao về công tác quản lý quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ngoại trừ các khu vực có Ban quản lý khu vực đã được phân cấp quản lý theo quy định.

 9.   BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNGBan Quản lý Dự án Quy hoạch Xây dựng trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, được

thành lập theo Quyết định 3829/QĐ-SQHKT ngày 31/12/2009, có quy chế tổ chức và hoạt động được ban hành theo Quyết định số 3830 /QĐ-SQHKT ngày 31/12/2009. Đây là là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng theo quy định. Chủ đầu tư là  Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

* Nhiệm vụ:   Ban quản lý dự án quy hoạch xây dựng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Chủ đầu tư

ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền.

   - Được chủ đầu tư giao làm chủ dự án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư về tổ chức thực hiện và quản lý các dự án lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố theo kế hoạch năm của Ủy ban nhân dân thành phố giao, quản lý vốn, chi phí lập quy hoạch xây dựng của các dự án từ giai đoạn lập kế hoạch đến công tác đấu thầu, chỉ định thầu, chuẩn bị lập đồ án, nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán công trình.  - Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Sở Quy hoạch – Kiến trúc xem xét thẩm định tổng dự toán các đồ án lập quy hoạch xây dựng của các Quận Huyện, Sở - Ngành thuộc thành phố phê duyệt và các công việc liên quan trong công tác lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố.* Tổ chức bộ máy hoạt động:   1. Ban lãnh đạo.   2. Phòng Kế hoạch - Hành chính.   3. Phòng Kế toán.   4. Phòng Kỹ thuật.

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SỐ 3

I. Những thông tin chung:

1. Quá trình hình thành:

Ban quản lý dự án số 3/Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị BQP

Trụ sở chính: Tổ 5 phường Thạch Bàn - Quận Long Biên - Hà Nội.

Điện thoại: 043.36757344   Fax: 043.36757345

Được thành lập theo Quyết định số 62/QĐ-CT ngày 15/01/2010 của Giám đốc Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô

Page 20: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

thị Bộ Quốc Phòng về việc giao nhiệm vụ đối với Ban quản lý dự án số 3, quyết định số 63/QĐ-CT của Giám đốc

Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc Phòng về việc đưa Ban quản lý dự án số 3 vào hoạt động.

2. Chức năng nhiệm vụ:

Ban quản lý dự án số 3 đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị

BQP nhằm thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Công ty giao và các hoạt động sản xuất khinh doanh khác gồm:

Tìm kiếm cơ hội đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu nhà ở, khu đô thị mới phục vụ chính sách nhà

ở cho cán bộ Quân đội và một phần được kinh doanh. Thực hiện các dự án táI định cư. Quản lý, vận hành khai thác

dịch vụ nhà ở, khu đô thị mới sau đầu tư.

3. Tổ chức,  biên chế của Ban QLDA:

3.1. Chỉ huy Ban:

- Giám đốc.

- Phó Giám đốc.

3.2. Các phòng trực thuộc:

- Phòng Kế hoạch kỹ thuật.

- Phòng Tài chính kế toán.

- Ban Tổ chức hành chính.

3.3. Biên chế Ban quản lý dự án:

Đội ngũ cán bộ và công nhân viên của Ban quản lý dự án có phẩm chất chính trị tốt, năng lực thực tế cao. Có trình

độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm triển khai và quản lý Dự án đầu tư, quản lý chất lượng thi

công công trình.

Hiện tại tổng số lao động của Ban quản lý dự án là 20 người. Trong đó có: 17 cán bộ, công nhân viên trong biên chế

chính thức và 03 cán bộ, công nhân viên làm việc theo chế độ lao động hợp đồng.

II. Các Dự án đang triển khai thực hiện:

1. Tình hình sản xuất kinh doanh:

Ban quản lý dự án luôn coi công tác phát triển quỹ nhà ở phục vụ chính sách nhà ở cho cán bộ Quân đội và nhiệm

vụ bán nhà theo NĐ 61/CP là 2 nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt nhằm giúp Bộ Quốc Phòng giải quyết một

phần bức xúc về nhà ở cho sỹ quan và người hưởng lương trong Quân đội. Trước những khó khăn về nhiều mặt: số

lượng cán bộ mỏng, khối lượng công việc nhiều, Ban quản lý dự án đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất và

tranh thủ sự chỉ đạo của Thủ trưởng Tổng Công ty và các cơ quan Bộ Quốc Phòng, bám các cơ quan chức năng

của địa phương, đọng viên được đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ban quản lý tích cực làm công tác chuẩn bị đầu tư

tổ chức và quản lý thực hiện Dự án.

Ban quản lý đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc. tình hình tài chính lành

mạnh, bảo toàn và phát triển được vốn Chủ sở hữu.

2. Tình hình thực hiện các dự án:

2.1. Các dự án đang và chuẩn bị thực hiện:

- Dự án Khu nhà ở Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội

- Dự án cải tạo chung cư cũ nhà máy Z133 Ngọc Thụy - Gia Lâm - Hà Nội

- Dự án khu nhà ở tại khu đất Bệnh viện 105/TCHC thị xã Sơn Tây - Hà Nội.

2.2. Dự án đang tổ chức thi công:

Dự án Khu nhà ở Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội diện tích đất: 14,2 ha

2.3. Dự án đang trong giai đoạn triển khai công tác chuẩn bị đầu tư:

- Dự án cải tạo chung cư cũ nhà máy Z133 Ngọc Thụy - Gia Lâm - Hà Nội

- Dự án khu nhà ở tại khu đất Bệnh viện 105/TCHC thị xã Sơn Tây - Hà Nội.

Page 21: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Giới thiệu về Ban QLDA Cát Bà AmatinaI. Thông tin chung

Ông Nguyễn Văn HiếuGiám đốc Ban QLDA

 

  Ban QLDA Cát Bà Amatina trực thuộc Công ty VINACONEX-ITC được thành lập để thay mặt Công ty tổ chức, quản lý, thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, triển khai thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đựa công trình “Dự án khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà” vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, tuân thủ các quy định của Công ty và pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Ban QLDA Cát Bà Amatina là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Công ty Vinaconex-ITC, thực hiện các nhiệm vụ do công ty giao phù hợp với các quy định của Công ty và pháp luật hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Ban QLDA Cát Bà Amatina được sử dụng con dấu pháp nhân của Công ty trong phạm vi công việc được uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước Công ty và trước pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền. 

BQLDA có đặc điểm sau:

Tên gọi : BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁT BÀ AMATINA

Địa chỉ : Thị trấn Cát Bà, Huyện Cát Hải, TP Hải Phòng.

•    Điện thoại : (84 313) 688352         Fax : (84 313) 887702•    Email :[email protected]

•    Website : http://www.catbaresort.com.vn                              

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁT BÀ AMATINA được thành lập ngày 02/11/2010 theo quyết định số 0063/QĐ-VITC-

HĐQT của Hội đồng quản trị Công ty Vinaconex – ITC.

II. Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA Cát Bà Amatina

- Tham mưu, đề xuất các biện pháp giúp Công ty Vinaconex-ITC quản lý vốn đầu tư xây dựng tại Dự án Khu đô thị

du lịch Cái Giá - Cát Bà (Cát Bà Amatina) đạt hiệu quả cao nhất.

- Tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động đầu tư xây dựng để đảm bảo xây dựng đồng bộ khu đô thị du lịch Cái Giá-

Cát Bà (Cát Bà Amatina) phù hợp các quy định hiện hành của Nhà nước cũng như của TP Hải Phòng về công tác

quản lý chất lượng công trình, quản lý đầu tư và xây dựng.

III. Cơ cấu tổ chức BQLDA

Ban QLDA Cát Bà Amatina được tổ chức bộ máy theo nguyên tắc chuyên nghiệp, gọn nhẹ và hiệu quả trên cơ sở

tạo ra cơ cấu bộ máy và nhân lực đủ để thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu mà Công ty VINACONEX-

ITC đã đặt ra.

Page 22: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

IV. Các chức danh chính trong cơ cấu tổ chức của Ban QLDA đến ngày 20.11.2010

-    Giám đốc Ban : Ông Nguyễn Văn Hiếu 

Sinh ngày : 14/12/1977

Nơi sinh : Hà Nội

Năm tốt nghiệp : 2001

Chuyên ngành tốt nghiệp : Kỹ sư cầu đường bộ - Trường ĐH Giao thông vận tải

Kinh nghiệm công tác : 9 năm

Kinh nghiệm quản lý Dự án : 5 năm

-    Phó Giám đốc Ban : Ông Đỗ Đức Phương 

Sinh ngày : 10/10/1977

Nơi sinh : Bắc Ninh

Năm tốt nghiệp : 2001

Chuyên ngành tốt nghiệp : Thạc sỹ kỹ thuật Xây dựng CTGT - Trường ĐH GTVT Hà Nội

Kinh nghiệm công tác: 10 năm

Page 23: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

-    Trưởng Phòng Tổng hợp : Ông Nguyễn Anh Nghĩa 

Sinh ngày : 17/6/1978

Nơi sinh : Hà Nội

Năm tốt nghiệp : 2001

Chuyên ngành tốt nghiệp: Kỹ sư XD Đ&CN - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

Kinh nghiệm công tác: 9 năm

Kinh nghiệm quản lý Dự án: 5 năm

1.     Lãnh đạo CPO:Trưởng ban, các Phó trưởng ban do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy đinh hiện hành.a) Trưởng ban quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của CPO, chịu trách

nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, trước pháp luật về mọi hoạt động của CPO.

b) Phó trưởng ban giúp việc cho Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Trưởng ban phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.2.     Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Phòng Tổ chức, hành chính;b) Phòng Kế hoạch, tổng hợp;c) Phòng Thẩm định chế độ, dự toán;d) Phòng Tài chính, kế toán;đ) Phòng Môi trường, tái định cư.

Phòng có Trưởng, Phó phòng, các viên chức và các tổ chuyên môn, nghiệp vụ do Trưởng ban CPO quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng theoquy định của Pháp luật và hướng dẫn của Bộ.3.     Ban quản lý dự án trực thuộc:

Ban quản lý dự án được thành lập và giải thể theo quy định của pháp luật.a) Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA, gồm Giám đốc Ban QLDA, Phó Giám đốc

(nếu có), kế toán và cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ.Giám đốc Ban QLDA: Do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban CPO, giúp việc cho Trưởng ban CPO và chịu trách nhiệm toàn diện trước Trưởng ban, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền; được ký, đóng dấu các văn bản giao dịch liên quan đến hoạt động của dự án.

Cán bộ, viên chức của Ban QLDA, gồm: cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và kế toán dự án được điều động biệt phái từ các Phòng trực thuộc CPO và bổ sung cán bộ hợp đồng mới để đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án theo đề nghị của Giám đốc Ban QLDA.

Mỗi chức danh, vị trí công tác trong Ban Quản lý dự án phải có bản mô tả công việc do Giám đốc Ban QLDA xây dựng được công bố công khai trong Ban Quản lý chương trình dự án và chủ dự án.

Page 24: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

b) Nhiệm vụ của Ban QLDA: Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Thông tư 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý chương trình, dự án ODA; khoản 1 Điều 35 và các điều có liên quan của Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức để tổ chức, thực hiện dự án theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Ban CPO giao.

PHÂN TÍCH HOÀ VỐN TRONG LẬP DỰ ÁN ĐÂU TƯ.

09/02/2010 13:18:47

Phân tích độ nhạy thì hữu dụng trong việc xác định biến số chính yếu, và doanh số thì luôn là một trong những biến số chính đó. Phân tích hòa vốn thu nhập hoặc dòng tiền tập trung vào mối quan hệ giữa doanh số và khả năng sinh

lợi hoặc dòng tiền. Điểm hòa vốn NPV mở rộng khả năng phân tích dòng tiền và tập trung vào mối quan hệ giữa doanh số, dòng tiền, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi và NPV. 

Để hiều về hòa vốn, chúng ta cần nhớ rằng trong dạng phân tích này, mọi chi phí đều được chia thành biến phí hoặc định phí. Biến phí là chí phí mà tổng chi phí sẽ thay đổi cùng với số lượng sản phẩm hoặc là mức biến phí trên một sản phẩm không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Ví dụ, một biến phí của hamburger chính là thịt bò. Khi cửa hàng bán thêm 1 hamburger với giá 99 cent thì đồng thời họ sẽ gánh chịu 1 chi phí thịt bò hết 10 cent. Khi số lượng hamburger tiêu thụ tăng lên, chi phí thịt bò cũng tăng lên. Nhưng chi phí này là một hằng số nếu xét theo khía cạnh chi phí/1 đơn vị sản phẩm. Như trong ví dụ trên, khi cửa hàng gia tăng số lượng Hamburger tiêu thụ thì cứ trong 

10% giá bán chính là chi phí dành cho thịt bò và nó không đổi. Vì thế, đây chính là biến phí. 

Định phí là những chi phí mà tổng chi phí không đổi khi mức độ doanh số thay đổi nhưng định phí/đơn vị sản phẩm sẽ giảm dần khi doah số tăng lên trong một phạm vi nào đó. Lương của nhà quản trị của một doanh nghiệp nào đó là một ví dụ của định phí. Quay lại ví dụ trên, giả định nhà quản trị nhận được 40.000 USD năm kể cả các khoản thưởng. Cửa hàng trên có thể tiêu thụ từ 0 đến 500.000 hamburger mỗi năm dưới sự điều hành của nhà quản trị này. Như vậy ở mức tiêu thụ 160.000 hamburger thì tổng định phí là 40.000 USD/năm hay là 25% trên giá bán của mỗi hamburger. Nhưng nếu cửa hàng gia tăng sản phẩm tiêu thụ là 500.000 hamburger mỗi năm, tổng định phí vẫn không thay đổi là 40.000 USD, bây giờ định phí/1 đơn vị sản phẩm chỉ còn là 8% giá bán của mỗi hamburger. Không phải trùng hợp rằng định phí trên mỗi đơn vị sản phẩm là thấp nhất khi doanh nghiệp sử dụng tài sản ở mức tối đa năng suất của chúng (trong ví dụ này là năng lực của nhà quản trị). Đó chính là một trong những lý do phân tích hòa vốn là phương pháp tốt đo lường rủi ro của một dự án riêng lẽ. Phụ thuộc vào việc bạn kỳ vọng doanh số ở đâu và sự biến động trong doanh số phân tích hòa vốn có thể xác định được doanh số cần thiết để chuyển từ thu nhập âm sang thu nhập dương hay nói cách khác là điểm hòa vốn. 

Điểm hòa vốn thu nhập hoặc điểm hòa vốn dòng tiền là mức doanh số cần thiết để bắt đầu tạo ra lợi nhuận hoặc dòng tiền bắt đầu dương. Điểm hòa vốn trong số lượng sản phẩm tiêu thụ (BEPq) là: 

BEPq = Định phí / (Giá bán – Biến phí) Điểm hòa vốn về doanh số (BEP$) là BEP$ = Định phí /(1- %biến phí/đơn vị sản phẩm) 

Công thức tính hòa vốn thu nhập và hòa vốn dòng tiền là như nhau, nhưng những con số được đưa vào có thể khác nhau. Đặc biệt, định phí kế toán có thể khác định phí tiền mặt. Khấu hao được tính là một định phí trong phân tích hòa vốn thu nhập nhưng nó không phải là một khoản tiền chi ra và vì thế không được tính trong phân tích hòa vốn dòng tiền. 

Page 25: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Ví dụ: Biến phí của RC là 50% doanh thu và chi phí tiền mặt cố định là 500.000 USD. Giá của mỗi sản phẩm là 40$ vì thế biến phí sẽ là 20$. Điểm hòa vốn và doanh thu hòa vốn trong phân tích hòa vốn dòng tiền sẽ là: BEPq= 500.000/(40-20) = 25.000 sản phẩm. BEP$ = 500.000/(1-0,5) = 1.000.000 $. 

Để mở rộng phân tích này và tính được điểm hòa vốn NPV, chúng ta cần nhớ rằng dòng tiền hàng năm của RC là: 

CF = 0,5 x Doanh thu – 500.000 

Với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi là 10% và giá trị thu hồi là ở mức từ 1 triệu USD đến 3 triệu USD. Điểm hòa vốn trong khía cạnh NPV được tính như sau: 

Trong trường hợp giá trị thu hồi 1.000.000 USD: 

NPV = CF x PVFA(5,10%) + 1.000 x PVF(5,10%) -5.000 = 0 

Suy ra doanh thu bằng 3.306.000 USD. 

Trong trường hợp giá trị thu hồi 3.000.000 USD: 

NPV = CF x PVFA(5,10%) + 3.000 x PVF(5,10%) -5.000 = 0 

Suy ra doanh thu bằng 2.655.000 USD. 

Hòa vốn dòng tiền cho chúng ta biết rằng mức doanh thu cần thiết để dòng tiền bắt đầu từ 0 USD, một con số hữu dụng để tiên đoán khả năng của chúng ta có đáp ứng những nhu cầu tiền mặt trong tương lai. Ví dụ, nó có thể có lợi tức nhưng những khế ước nợ sẽ dẫn đến một số tình trạng mất kiểm soát nếu công ty không kiếm ra tiền mặt. Nhưng nhìn chung, phân tích điểm hòa vốn NPV là điểm phân tích thường được sử dụng cho mục tiêu hoạch định ngân sách vốn đầu tư. Nó nói cho chúng ta mức doanh số mà dự án bắt đầu tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. 

Nhà quản trị thỉnh thoảng muốn biết điểm hòa vốn ở góc độ thu nhập của một tỷ suất sinh lợi phi rủi ro. Điều này sẽ chỉ cho chúng ta mức doanh số mà chúng ta có thể tốt hơn đầu tư vào những chứng khoán phi rủi ro như kỳ phiếu chính phủ. Ở mức tỷ suất sinh lợi phi rủi ro 6% sau thuế, mức doanh số mà nó cung cấp một tỷ suất sinh lợi phi rủi ro với giá trị thu hồi là 3 triệu USD là: 

NPV = CF x PVFA(5,6%) + 3.000 x PVF(5,6%) -5.000 = 0 

Suy ra doanh thu bằng 2.310.000 USD. 

Phân tích hòa vốn thường xuyên được thể hiện bằng đồ thị. Bởi vì trục ngang trong đồ thị ở hình 4.1 là doanh thu nên hình 4.1là hình thể hiện phân tích hòa vốn

Một giới hạn của phân tích độ nhạy, bao gồm cả phân tích hòa vốn là nó thường cho thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với 1 hoặc 2 biến số trong khi các biến số khác là không đổi. Một bảng tính NPV cho mười mức độ khác nhau của 6 nhân tố có thể đòi hỏi 1.000.000 lần nhập liệu và sự thể hiện bằng đồ thị là điều không thể. Vì thế, phân tích độ nhạy thì có thể hữu dụng trong xác định nhân tố chính yếu và đo lường sự nhạy cảm đối với các nhân tố đó “một cách tách biệt” hoặc giới hạn một con số kịch bản nhất định. Những phương pháp dựa trên xác suất thì thường khó và phức tạp nhưng nó cho phép phát triển một sự thấu hiểu toàn bộ về rủi ro, đặc biệt khi dự án đối mặt với nhiều nguồn của sự không chắc chắn.

Page 26: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ODA.

09/02/2010 13:07:36

Quản lý tài chính, kế toán trong dự án ODA 

Quản lý tài chính dự án là quá trình kết hợp các hoạt động lập kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm soát, kiểm toán, chi tiêu, mua sắm... của dự án nhằm quản lý các nguồn lực của dự án một cách có hiệu quả nhất. Qua đó bảo thực hiện các mục tiêu phát triển của dự án. 

• Quản lý tài chính dự án ODA là nhân tố quan trọng đối với sự thành bại của dự án. Các thông tin tài chính phù hợp và kịp thời về hoạt động của dự án là cơ sở cho các quyết định đúng đắn, góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo nguồn vốn dự án đầy đủ, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự vận hành của dự án. • Hệ thống quản lý tài chính dự án ODA được tổ chức tốt sẽ góp phần: Tạo sự yên tâm, tin tưởng cần thiết của các bên liên quan như nhà tài trợ, cơ quản chủ quản, ngân hàng…Để cho các nhà tài trợ và chính phủ có thể tin tưởng là các nguồn vốn dự án đều được sử dụng đúng mục đích đã định. Là cơ sở cung cấp thông tin tài chính hữu dụng phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát tiến độ giải ngân của dự án. Là cơ sở phòng tránh, giảm thiểu những hành vi làm trái, những sai sót trong quá trình thực hiện dự án, cả vô tình lẫn hữu ý. Nhờ hệ thống kiểm soát có thể xác định một cách nhanh chóng những hoạt động bất thường trong việc thực thi dự án 

Yêu cầu đối với hệ thống quản lý tài chính dự án ODA 

Quản lý tài chính dự án có thể được hiểu theo những nghĩa khác nhau và được áp dụng dưới các giác độ khác nhau, phụ thuộc vào người ra quyết định chính, bao gồm: • Cơ quản chủ quản • Nhà tài trợ Trong các dự án ODA thì hệ thống quản lý tài chính dự án được vận hành bởi đơn vị quản lý dự án (thường là các Ban QLDA), trong khi nó phải đáp ứng những yêu cầu khác nhau về quản lý tài chính dự án của các bên liên quan, trong đó chủ yếu là chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ. Thông thường trong khi chuẩn bị dự án thì cả hai bên đều thống nhất về các mục tiêu chung mà dự án cần đạt được, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn thống nhất về cách thức quản lý và đánh giá hiệu quả dự án. Mỗi bên đều có những yêu cầu riêng về quản lý và sử dụng tiền chi cho dự án, thậm chí mỗi nhà tài trợ lại có yêu cầu quản lý nguồn tài chính mà họ cung cấp một kiểu. Do vậy quản lý tài chính dự án áp dụng cho các dự án ODA phải thật sự là sự kết hợp hài hòa yêu cầu của cả hai phía, tiếp nhận dự án (chính phủ, cơ quan chủ quản) cũng như nhà tài trợ. Đây là trách nhiệm của Ban QLDA và cơ quản chủ quản trong việc xác định một cơ chế tài chính phù hợp với dự án. Các quy định của chính phủ Việt Nam về công tác quản lý tài chính, kế toán cho dự án ODA. Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, kế toán đối với các dự án ODA có tính pháp lệnh, tại điều 2 Nghị định 17/2001/NĐ-CP ) có ghi rõ: “1. ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên. 2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan quản lý ngành và địa phương.” • Yêu cầu của các nhà tài trợ đối với hoạt động quản lý tài chính, kế toán của dự án. Các nhà tài trợ thường có cách thức quản lý tài chính theo kiểu riêng của họ phù hợp với yêu cầu về quản lý ngân sách của chính phủ nước họ, hoặc phù hợp với chính sách quản lý toàn cầu (nếu là tổ chức phi chính phủ). Vì vậy với nguồn vốn cho các dự án ODA thực hiện tại Việt Nam, họ cũng có những yêu cầu quản lý cho phù hợp với hệ thống thống nhất. Điều 2 Nghị định 17/2001/NĐ-CP ([1] – Tài liệu Tham khảo) cũng quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết giữa Nhà nước hoặc Chính phủ với Nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.” • Ngoài ra Ban QLDA còn phải xem xét cụ thể các yếu tố khác như tính chất, hình thức của dự án, và đặc biệt là điều kiện vật chất và khả năng cán bộ của dự án. 

Page 27: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Các nội dung chính của công tác quản lý tài chính dự án ODA 

Hoạt động quản lý tài chính dự án ODA bao gồm nhiều công việc cụ thể khác nhau, nhưng chung quy lại đều thuộc một trong các nội dung chủ yếu sau: • Lập kế hoạch tài chính và dự toán dự án • Hệ thống kế toán dự án • Báo cáo tài chính dự án và • Quyết toán và Kiểm toán dự án Các nội dung này đan xen vào nhau hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau, chất lượng của công tác quản lý tài chính dự án ODA do đó là chất lượng tổng hợp của toàn bộ 4 nội dung trên. Các nội dung chủ yếu trong hoạt động quản lý tài chính, kế toán dự án ODA kể trên sẽ được lần lượt giới thiệu ở bộ tài liệu này qua các mođun sau: • Mođun TC2: “Lập kế hoạch tài chính dự án ODA” • Mođun TC3: “Kế toán dự án ODA” • Mođun TC4: “Quyết toán và Kiểm toán dự án ODA” 

Các vấn đề cần lưu lý trong công tác chuẩn bị xây dựng hệ thống quản lý tài chính dự án ODA 

Mô hình quản lý tài chính dự án ODA rất đa dạng, được hình thành cho từng dự án với sự tham gia của nhà tài trợ và cơ quan chủ quản. Như đã nói ở phần trên mỗi nhà tài trợ có các quy định riêng về các thủ tục như giải ngân, thanh toán, kế toán, báo cáo tài chính. Việt nam cũng có quy định riêng trong các hoạt động đó. Bên cạnh đó tính chất, loại hình, quy mô, mục tiêu đầu tư, mô hình tổ chức các dự án cũng khác nhau khiến cho mô hình quản lý tài chính của từng dự án ODA cũng khác nhau. Khi bắt tay vào tổ chức hệ thống quản lý tài chính cho dự án, cán bộ quản lý dự án và các cơ quan hữu quan cần phải tìm hiểu kỹ từng yếu tố tạo ra sự khác biệt đó, cụ thể như sau: • Nhà tài trợ. Với vai trò là người cung cấp phần lớn nguồn vốn cho các dự án, nên có một điều không thể phủ nhận là ảnh hưởng của người tài trợ đối với hoạt đông quản lý của dự án ODA rất cao. Nhà tài trợ có mong muốn đồng tiền của họ tài trợ phải được sử dụng đúng với mục đích đề ra, theo đúng cách thức quản lý của họ. Các yêu cầu chính đáng của nhà tài trợ thường được ghi nhận trong điều ước ký kết giữa nhà tài trợ với Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam. Bởi vậy trong quá trình chuẩn bị thực hiện dự án, cán bộ dự án cần phải tìm hiểu rõ về đặc điểm của nhà tài trợ và các yêu cầu của họ đối với hoạt động quản lý tài chính dự án chẳng hạn có nhà tài trợ có truyền thống tự quản lý về tài chính hoặc thông qua Tư vấn quốc tế; nhưng có nhà tài trợ lại chọn cách thức trao quyền chủ động cho phía Việt Nam trong hoạt động quản lý tài chính, họ chỉ thực hiện sự giám sát v.v. Một số nhà tài trợ ODA chủ yếu hiện nay bao gồm: Chính phủ nước ngoài như Nhật Bản, Úc, Đan Mạch, Thụy Điển, Pháp…(Nhà tài trợ song phương). Tài trợ của chính phủ các nước thường được thực hiện thông qua một số các quỹ hoặc cơ quan viện trợ phát triển nhất định. Chẳng hạn Chính phủ Úc tài trợ qua Cơ quan viện trợ Úc (AusAID), Chính phủ Thụy Điển tài trợ thông qua cơ quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA)… Vốn tài trợ từ chính phủ các nước thường được yêu cầu quản lý phù hợp với hệ thống quản lý. ngân sách nhà nước của nước cấp vốn. Bên cạnh đó mỗi nước lại có thể có những hiệp định về việc tài trợ ODA ký kết riêng với Chính phủ Việt Nam. Các tổ chức liên chính phủ, liên quốc gia (Nhà tài trợ đa phương)  Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc như: Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP); Ngân hàng thế� giới (WB); Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF); Chương trình Lương thực Thế giới (WFP); Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO); Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA); Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)…  Các tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng Phát triển Châu�  Á (ADB); Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB)…  Các tổ chức như Liên minh Châu Âu (EC); Tổ chức hợp tác�  Kinh tế và Phát triển (OECD)… Các tổ chức liên chính phủ, liên quốc gia đều có những quy định và yêu cầu riêng về hoạt động quản lý tài chính đối

Page 28: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

với nguồn vồn tài trợ từ các cơ quan thuộc hệ thống của mình, chẳng hạn những quy định về hệ thống tài khoản kế toán; quy định về hoạt động thanh toán, mua sắm... Bên cạnh đó một số tổ chức hoạt động mạnh trong lĩnh vực tài trợ ODA như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng phát triển những quy định, chính sách chi tiết đối với hoạt động quản lý tài chính các dự án ODA từ nguồn vốn của họ. Các tài liệu của họ thường được các tổ chức, quốc gia tiếp nhận vốn sử dụng như là tài liệu tham khảo cho hoạt động quản lý tài chính dự án của mình. Nguyên tắc trong tổ chức hệ thống quản lý tài chính dự án ODA là: Ban QLDA cần cố gắng xác định những yêu cầu đồng thời thỏa mãn cả hai phía, Nhà tài trợ và chính phủ. Những vấn đề có sự khác biệt thì ưu tiên cho những gì đã được ký kết trong văn kiện dự án, nếu không thì phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý tài chính, kế toán Phải có sự phối hợp giữa hai bên trong khâu chuẩn bị, tổ chức hệ thống quản lý tài chính dự án cho dù hiệp định ký kết trao quyền tuyệt đối cho bất kể phía nào. Điều này là hết sức cần thiết để tìm tiếng nói chung trong quá trình thực hiện dự án. Nếu có thể thì nên có sự tham gia, tư vấn của các chuyên gia quản lý tài chính từ nhà tài trợ trong tất cả các khâu từ chuẩn bị, thực hiện cho đến quyết toán dự án. Hình thức tài trợ. Các hình thức ODA khác nhau sẽ có những yêu cầu quản lý về mặt tài chính khác nhau, cả từ phía nhà tài trợ lẫn phía tiếp nhận là Chính phủ Việt Nam. Những sự khác biệt rõ nhất có thể thấy trên các giác độ như ưu đãi về chế độ thuế; hay các quy định cụ thể như giải ngân, mua sắm, thanh toán, kế toán. Để chuẩn bị cho hệ thống quản lý tài chính thì quản lý dự án cần phải tìm hiểu kỹ sự khác biệt trong yêu cầu về quản lý tài chính đối với các hình thức tài trợ ODA chủ yếu sau: Dự án ODA vay ưu đãi Dự án ODA không hoàn lại Viện trợ ODA phi dự án • Nội dung tài trợ. Những dự án có nội dung tài trợ khác nhau thường có yêu cầu về mô hình tổ chức quản lý tài chính khác nhau chẳng hạn trao quyền quản lý cho phía Việt Nam hay thông qua cơ quan tư vấn quốc tế... Các nội dung tài trợ ODA thường thấy bao gồm: Hỗ trợ kỹ thuật Đầu tư Hỗn hợp vừa hỗ trợ kỹ thuật, vừa đầu tư • Tính chất chi dự án (Mục tiêu đầu tư). Yếu tố không kém phần quan trọng tác động tới việc thiết kế và hoạt động của hệ thống quản lý tài chính dự án ODA là mục tiêu đầu tư của dự án. Mục tiêu đầu tư khác nhau thường dẫn tới sự khác nhau của các dự án trong áp dụng chế độ kế toán dự án, báo cáo tài chính dự án; hay các quy định về giải ngân, chi tiêu, mua sắm. Theo tính chất chi thì dự án ODA có thể gồm những loại sau: Dự án đầu tư xây dựng cơ bản Dự án chi hành chính sự nghiệp Dự án hỗn hợp Đòi hỏi sự quản lý khác nhau đối với các dự án có tính chất chi khác nhau hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu quản lý tài chính của phía Chính phủ Việt Nam, tuân thủ theo quy định quản lý tài chính ngân sách nhà nước. Trong khi đó các nhà tài trợ không phân biệt nguồn vốn cho các dự án ODA mà họ tài trợ là XDCB hay HCSN. Bốn vấn đề trên cần được cán bộ quản lý dự án xem xét một cách kỹ lưỡng, trước khi quyết định các vấn đề về tổ chức hệ thống quản lý tài chính cho một dự án ODA cụ thể. Các thông tin cụ thể về bốn vấn đề kể trên có thể tham khảo tại các tài liệu liên quan đến dự án như Hiệp định, Nghị định thư, hay văn kiện chương trình dự án đã được ký kết giữa Chính phủ và nhà tài trợ. Trong đó văn kiện dự án là tài liệu chi tiết và quan trọng nhất. 

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án Tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án ODA là quá trình hình thành nên một cơ cấu để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của quản lý tài chính dự án. Trong quá trình tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án, quản lý dự án và các cơ quan liên quan phải giải quyết những nội dung cơ bản sau: 

• Lựa chọn mô hình tổ chức quản lý tài chính, kế toán phù hợp với dự án 

Xuất phát từ tính đa dạng trong yêu cầu quản lý tài chính dự án ODA như đã phân tích ở trên, nên trên thực tế các mô hình quản lý tài chính dự án cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, mô hình quản lý tài chính dự án ODA thường được xây dựng trên cơ sở đặc thù về mô hình tổ chức thực hiện dự án. Và thường các bên hữu quan như Cơ quan chủ quản,

Page 29: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Nhà tài trợ, Ban QLDA sẽ dựa vào mô hình tổ chức đã được xác định của dự án để thiết kế một mô hình quản lý tài chính phù hợp. Qua thực tế thực hiện các dự án ODA tại Việt Nam, tới nay có thể tổng kết các mô hình quản lý tài chính dự án điển hình như sau: Mô hình quản lý tập trung, không phân cấp Mô hình phân cấp quản lý theo các cấp độ khác nhau Mô hình áp dụng cho các dự án tín dụng sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại Mô hình áp dụng cho các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại Dựa trên mô hình quản lý tài chính dự án điển hình được lựa chọn, quản lý dự án sẽ có những điều chỉnh chi tiết nhất định sao cho phù hợp với đặc thù riêng của dự án mình quản lý. Tổ chức nhân sự cho hoạt động quản lý tài chính, kế toán của dự án Mô hình quản lý tài chính dự án được lựa chọn sẽ là khung tổ chức chung, bước tiếp theo các cơ quan quản lý của dự án sẽ căn cứ vào việc phân tích chi tiết yêu cầu đối với các nhiệm vụ mà công tác quản lý tài chính đòi hỏi để bố trí nhân sự phù hợp. Công tác tổ chức nhân sự cho hoạt động quản lý tài chính dự án ODA bao gồm hai nội dung: Bố trí nhân sự (ai vào vị trí nào?) và Phân công công việc cho cán bộ (ai làm công việc gì? Phối hợp với ai?) • Phân định thẩm quyền về phê duyệt, ra quyết định đối với hoạt động quản lý tài chính kế toán Một yếu tố quan trọng nữa trong công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án ODA là xác định thẩm quyền trong hoạt động quản lý tài chính của dự án. Bao gồm những nội dung: Xác định chi tiết về thẩm quyền phê duyệt và ra các quyết định về tài chính Phối hợp giữa cán bộ dự án với chuyên gia đại diện cho nhà tài trợ Đặc biệt, đối với các dự án thực hiện cơ chế đồng quản lý về tài chính cần xác định rõ ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án thẩm quyền và trách nhiệm của các cán bộ có trách nhiệm trong hoạt động quản lý tài chính để có thể tránh được các bất đồng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

Để thành công trong việc quản lý dự án thì các yếu tố quan trọng nhất có thể gây ra những thất bại cho một dự án cần phải được quan tâm với sự chú ý và ưu tiên cao nhất.

27/10/2009 07:59:01

  

1. Các hoạt động của dự án cần phải được hình dung rõ và kết nối với các chi tiết quan trọng. Tóm lại, quản lý dự án và quản lý nhóm cần sự chú trọng trong việc biết được đâu là ưu tiên và mong đợi của dự án. Tránh sự miêu tả mập mờ ở tất cả các chi phí.

2. Quản lý dự án phải chú trọng đến 3 mặt. Điều đó có nghĩa là hoàn thành tất cả các dự án đúng giờ, trong ngân sách đã định và trong mức độ khả năng đạt được về chất lượng được sự đánh giá, nhất trí của các nhà đầu tư. Quản lý dự án phải tạo được sự chú ý của nhóm khi chú trọng đến việc đạt được những mục tiêu đã định

3. Quản lý dự án phải biết thiết lập những ưu tiên một cách linh động. Ngày nay, các thành viên nhóm quản lý dự án đóng vai trò tích cực trong nhiều dự án cùng lúc là rất phổ biến. Mặc dù nguồn nhân lực có giới hạn nhưng vẫn có thể hoàn thành được nếu người quản lý biết sắp xếp một cách hợp lý.

Một số công ty đã thiết lập phòng quản lý dự án đề hoạt động giống như một ngân hàng hối đoái cho những yêu cầu của dự án. Phòng Dự án xem lại toàn bộ nhiệm vụ, chiến lược của công ty, những tiêu chuẩn được thiết lập cho việc lựa chọn dự án, kiểm tra khối lượng công việc, xác định rõ dự án nào là ưu tiên hàng đầu, tránh việc làm cùng lúc đa

Page 30: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

dự án.

4. Quản lý dự án phải bắt buộc đúng deadline và có sự thúc giục về thời gian. Bởi vì mọi dự án đều có sự hạn chế, giới hạn về thời gian, tiền bạc và những nguồn có giá trị khác. Họ phải không ngừng đảm bảo tiến độ dự án thực hiện liên tục. Vì thế, người quản lý dự án phải luôn giữ nhân viên chú trọng đến tiến trình dự án và deadline. Việc thường xuyên kiểm tra hiện trạng, họp và nhắc nhở luôn luôn cần thiết và không thể làm việc mà không có chúng.

5. Trách nhiệm của người quản lý dự án phải phù hợp với quyền của họ. Người quản lý dự án có quyền đánh giá để thực hiện trách nhiệm của họ khi điều hành bất kỳ dự án nào. Đặc biệt nhà quảnl ý phải có quyền phối hợp các nguồn lực, thiết lập mong đợi, đưa ra những lời chỉ dẫn, thiết lập ưu tiên và giải quyết bất kỳ tranh cãi nào trong nhóm. Anh ta cũng được ưu tiên để đưa ra các quyết định có ảnh hưởng lớn đến thành công của dự án.

6. Một người quản lý tốt là một người giao tiếp tốt. Nếu bạn có khả năng quản lý, bạn phải có các kỹ năng cá nhân để khơi gợi những ý tưởng của người khác nhằm tạo kết quả tốt nhất cho hoạt động của các dự án.

7. Quản lý giỏi trong việc phân phối các nguồn lực: làm thế nào để có hiệu quả (chất lượng), rẻ (tiền bạc và các nguồn hữu hình khác) và nhanh (deadline và sự thuận lợi nhận thấy) khi phối hợp một dự án. Mỗi nguồn lực của dự án cần phải phối hợp tương đương với tỉ lệ ngang nhau. Tỉ lệ này đôi khi gọi là những mong đợi của dự án. Nếu có bất kỳ vấn đề nào với một trong những nguồn lực trên, có thể báo cho các nhà quản lý cấp cao hơn về vấn đề sớm ngay khi có thể và bạn cũng cần gợi ý những lựa chọn khác để giải quyết vấn đề và hạn chế nó. Những lựa chọn khác có thể đề xuất sử dụng các nguồn bổ sung cao hơn cả ngân sách hiện tại.

8. Người quản lý dự án giỏi là người biết lắng nghe và thấu cảm: đây là một phần quan trọng trong giao tiếp. Một người có thể lắng nghe, và hiểu những gì đang diễn ra. Thấu cảm là mặt nhẹ hơn của lắng nghe và sự tin tưởng. Bạn có thể hiểu họ cảm thấy như thế nào, tại sao họ cảm thấy điều đó và bạn có thể làm chúng cảm thấy sự khác biệt như thế nào. Sự thấu cảm đặc biệt quan trọng khi bạn ứng phó với khác hàng để họ quay trở lại với dịch vụ của bạn.

9. Phân chia công việc. Đây là một hoạt động nhằm tách những nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ dàng quản lý. Những nhiệm vụ nhỏ này được giao cho các nhóm nhân viên. Theo nguyên tắc, bạn phải chỉ ra được hoàn thành một mục tiêu như thế nào. Tuy nhiên, bạn cũng cần cung cấp sự chú ý để tương tác lẫn nhau ở mỗi khúc công việc và tiếp cận cẩn thận mỗi điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên theo cách tốt nhất.

I. Sơ đồ tổ chức Công ty 

 

Page 31: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

1. Ban Hành Chính Nhân Sự a. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC : 

 b. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ BAN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ :1 – CHỨC NĂNG:Ban HCNS là Bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, hành chính, pháp chế, công nghệ thông tin, mua sắm và quản lý tài sản của Công ty.2 – NHIỆM VỤ:

-    Công tác tổ chức nhân sự: Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn công ty; xây dựng các  quy trình, quy chế hoạt động nhân sự và tổ chức các hoạt động       nhân sự: phân tích & mô tả công việc, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, thực hiện các chế độ quyền lợi, kỷ luật khen thưởng…-    Công tác hành chính: Văn thư, lễ tân, hành chính văn phòng, hậu cần phục vụ, lái xe, PCCC…-    Công tác pháp chế: Dự báo xu hướng pháp luật, cung cấp thông tin pháp luật, thực hiện thủ tục hành chính cơ bản, xây dựng biểu mẫu pháp lý, kiểm tra văn bản, tư vấn pháp lý, tham gia xử lý sự cố phát sinh…-    Công tác IT: Nghiên cứu, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan tới quản lý hệ thống máy tính, thiết bị văn phòng, hệ thống nghe nhìn, hệ thống mạng, dữ liệu số, an ninh mạng, hệ thống website…-    Công tác mua sắm: Tổ chức mua sắm các loại tài sản, dịch vụ theo nhu cầu.-    Công tác quản lý tài sản: Tổ chức quản lý tất cả các loại tài sản cơ bản của công ty.  

2. Ban Quản Lý Dự Án a. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC : 

Page 32: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

 b. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN :1 – CHỨC NĂNG:-    BQLDA là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc về tất cả các dự án của công ty:-    Thực hiện dự án hiệu quả, chất lượng tốt nhất.-    Tổ chức, điều phối, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện của các nhà thầu  thi công và các đơn vị tư vấn thiết kế đúng tiến độ, đúng chất lượng.-    Đảm bảo an toàn lao động cho từng dự án.2 – NHIỆM VỤ:-    Đảm bảo kiểm soát việc thực thi của các tổ chức tham gia dự án tuân thủ đúng qui định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng (NĐ209/ND-CP). -    Thực hiện đúng qui trình quản lý chất lượng ISO của công ty.-    Phát hành các chỉ thị nhắc nhở, cảnh báo hoặc yêu cầu thực thi các hình thức xử lý để hạn chế sai sót về chất lượng ở mức thấp nhất trong công tác thi công.-    Kiểm tra và phê duyệt kế hoạch nhập, xuất vật tư của dự án nói chung (Nếu có) và của các nhà thầu trực tiếp nói riêng cho phù hợp với tiến độ tổng thể, tiến độ chi tiết, đáp ứng đúng yêu cầu công việc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nhân sự, vật tư, trang thiết bị trong quá trình thi công.-    Xem xét, hoạch định tổng tiến độ chung của dự án, phê duyệt chấp thuận, theo dõi tiến độ chi tiết hàng tháng của các đơn vị tư vấn thiết kế cũng như các nhà thầu trực tiếp thi công.

Page 33: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

-    Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến trình thực hiện, nếu không đạt như kế hoạch phải tìm hiểu nguyên nhân và chỉ đạo biện pháp khắc phục.-     Xác nhận khối lượng kịp thời cho nhà thầu, đảm bảo tính chính xác trong hồ sơ trước khi phê duyệt chấp thuận.-    Tổ chức quản lý công tác ATLĐ đúng qui định hiện hành

 

3. Ban Tài Chính Kế Toán a. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC : 

 b. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN :1 – CHỨC NĂNG:-    Hoạch định, tham mưu và đề xuất chiến lược tài chính công ty: dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm; lên kế hoạch chi tiêu. Tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính dựa trên kế hoạch kinh doanh của Công ty và tổ chức theo dõi, đôn đốc việc thưc hiện các kế hoạch tài chính đã xây dựng. Tham mưu đề xuất việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho kinh doanh đúng theo các quy định.-    Thực hiện quản lý danh mục đầu tư, quản lý rủi ro tài chính.-    Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, nguồn vốn theo đúng qui định hiện hành.-    Tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn áp dụng việc hạch toán kế toán. Tổ chức kiểm tra việc hạch toán kế toán theo đúng Chế độ kế toán hiện hành.2 – NHIỆM VỤ:-    Đề xuất chiến lượt tài chính công ty phù hợp cho từng giai đoạn, từng thời kỳ.-    Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty. Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.-    Thực hiện so sánh, phân tích những sai biệt giữa kế hoạch tài chính – kế hoạch chi tiêu; thực hiện động tác điều chỉnh phù hợp.-    Giám sát thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược tài chính đề ra.-    Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm.-    Thực hiện phân tích đầu tư và quản lý danh mục đầu tư, phân tích rủi ro và quản lý rủi ro tài chính.-    Đề xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ tiêu chuẩn, định mức thu, chi.-    Đề xuất dự toán ngân sách hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh đề ra.

Page 34: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

-    Thực hiện đầy đủ công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước; phát hành, luân chuyển, lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo quy định.-    Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý cấp thẩm quyền theo đúng quy định phục vụ cho việc quản lý, điều hành Công ty.-    Thiết lập & duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan.-    Nắm bắt & theo dõi thị trường, các thông tin liên quan đến các hoạt động công ty từ đó có sự điều chỉnh kịp thời hợp lý đối với kế hoạch tài chính đã đề ra.-    Phối hợp các phòng ban chức năng trong Công ty nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tài chính của Công ty. 

4. Ban Kinh Doanh Tiếp Thị a. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC : 

 b. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ BAN KINH DOANH TIẾP THỊ :1 – CHỨC NĂNG:-    Hoạch định chiến lược kinh doanh tiếp thị sản phẩm bất động sản do công ty làm chủ đầu tư  : bán hoặc Cho thuê-    Hoạch định cụ thể chiến lược tiêu thụ sản phẩm và hoàn thành mục tiêu doanh thu từ hoạt động bán hàng.-    Tối đa hoá doanh thu từ tất cả các sản phẩm bất động sản do công ty làm chủ đầu tư.-    Hoạch định chiến lược và điều phối các hoạt động marketing nhằm tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu.-    Tổ chức, điều hành, hướng dẫn, hỗ trợ, vận hành và phát triển hệ thống các sàn kinh doanh bất động sản và bộ phận marketing hiệu quà-    Tuyển mới, đào tạo, huấn luyện, khen thưởng, kỷ luật,.., các nhân sự trong hệ thống kinh doanh tiếp thị.2 – NHIỆM VỤ:-    Hoàn thành mục tiêu doanh số do Ban Tổng Giám Đốc đề ra.-    Hoạch định, kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ mọi hoạt động Kinh doanh tiếp thị trong toàn hệ thống.-    Phát triển doanh thu, phát triển khách hàng, phát triển thương hiệu-    Đề xuất các giải pháp và mô hình kinh doanh tiếp thị mới hiệu quà hơn cho công ty.-    Hoạch định các chương trình marketing bằng những công ty hữu hiệu nhằm kéo khách hàng và hỗ

Page 35: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

trợ kinh doanh bán hàng hiệu quả.-    Quan hệ rộng với các đối tác liên quan môi giới, đầu tư bất động sản,.., mở rộng kênh tiệu thụ sản phảm.-    Quan hệ báo đài và các cơ quan truyền thông nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu công ty.-    Báo cáo và chịu trách nhiệm các báo cáo phân tích hoạt động kinh daonh tiếp thị toàn hệ thống cho Ban Tổng giám Đốc.CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN

Thiết kế kiến trúc - Nội thất công trình

Thiết kế kiến trúc - Nội thất hay còn gọi là thiết kế kiến trúc - Nội thất công trình là các công việc thiết kế của Giai đoạn thực hiện đầu tư theo quy định hiện hành tại Việt Nam. Quá trình

thiết kế thường bắt đầu từ thiết kế ý tưởng và kết thúc bởi thiết kế chi tiết và tất cả quá trình này là nhằm đưa ra các giải pháp thiết kế phục vụ cho mục đích thi công xây dựng công trình.

Thiết kế kiến trúc - Nội thất ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các công việc thiết kế để tạo nên hình dáng kiến trúc và trang trí nội thất công trình, không chỉ giới hạn trong phạm vi công việc của kiến trúc sư hay họa sĩ thiết kế. Nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành như kiến trúc, kết cấu, cấp điện và chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hoà và thông gió, ... trong đó kiến trúc sư đóng vai trò thiết yếu.

Sản phẩm của thiết kế kiến trúc, nội thất công trình có thể là hồ sơ hồ sơ thiết kế sơ bộ, hồ sơ thiết kế cơ sở , hồ sơ thiết kế kỹ thuật hay hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư và giai đoạn thiết kế.

Nội dung thành phần hồ sơ bản vẽ:

Sản phẩm của thiết kế kiến trúc - nội thất bao gồm từng phần hay toàn bộ các hồ sơ sau: Hồ sơ thiết kế cơ sở (kèm theo dự án đầu tư), hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tùy theo đặc thù công việc. Hồ sơ bao gồm các bản vẽ, thuyết minh được trình bầy riêng hoặc thể hiện ngay trên bản vẽ, dự toán. Nội dung, thành phần hồ sơ bản vẽ được quy định tại Luật Xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể như sau: 

a. Hồ sơ thiết kế cơ sở

+ Các bản vẽ thiết kế cơ sở

Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng;Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ. ..+ Thuyết minh thiết kế cơ sở

Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng;Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục

Page 36: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng;Thuyết minh xây dựng. b. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

 Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng;Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư;Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. c. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Bản vẽ thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình;Thuyết minh được trình bầy riêng hoặc trực tiếp trên bản vẽ giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;Dự toán thi công xây dựng công trình.

Thiết kế cơ sở - Lập dự án đầu tư

Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư (CĐT) phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế - Xã hội của

dự án và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dự án đầu tư xây dựng công trình còn có tên gọi khác là báo cáo nghiên cứu khả thi

Tại Việt Nam, dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm: Đặc biệt, A, B, C theo tổng mức đầu tư và tính chất dự án. Việc phân loại này sẽ quyết định một dự án sẽ phải được sự cho phép của Quốc hội (nhóm đặc biệt), phải thông qua bước lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình trước khi lập dự án (nhóm A), lập dự án đầu tư xây dựng công trình (nhóm B, C), báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (một số công trình đặc biệt) hay chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng (nhà ở riêng lẻ).

Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thiết kế cơ sở và phần thuyết minh dự án. Dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thỏa thuận là cơ sở pháp lý để triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật  và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.

Công ty ACO có thế mạnh đặc biệt trong việc lập các dự án đầu tư xây dựng công trình cho các dự án có mục đích sản xuất kinh doanh. Rất nhiều dự án sản xuất kinh doanh, bao gồm cả nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn

Page 37: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

doanh nghiệp đã được chúng tôi thực hiện.

Thiết kế Quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng bao gồm quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết. Quy hoạch chi tiết xây dựng (thường được gọi tắt là quy hoạch chi

tiết) là bước đầu tiên của quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng, có tính chất định hướng về tổ chức không gian kiến trúc - cảnh quan, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Theo quy định của Chính phủ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị. Nội dung của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng bao gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan- Thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở pháp lý để lập dự án đầu tư xây dựng (trước đây gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi ) và quản lý xây dựng đô thị. Vì vậy, một đồ án quy hoạch chi tiết phải đáp ứng được hai tiêu chí lớn:- Có chất lượng cao về chuyên môn và phù hợp với sự phát triển của đô thị.- Đáp ứng yêu cầu đầu tư hay nói cách khác là phải có tính khả thi cao.

Tư vấn đánh giá và cấp chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

Nội dung công việc:

A. Kiểm tra hồ sơ pháp lý:

-   Kiểm tra dự án đầu tư xây dựng công trình và quyết định phê duyệt dự án đầu tư-   Kiểm tra các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến công trình: thỏa thuận kiến trúc quy hoạch, thoả thuận cấp điện, cấp nước, thoát nước, PCCC-   Kiểm tra các quyết định phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế KTTC.-    Kiểm tra hồ sơ pháp nhân và năng lực của các cá nhân thực hiện các công tác tư vấn, xây lắp,

Page 38: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

kiểm định độc lập.

B. Kiểm tra an toàn về khả năng chịu lực của công trình

-    Kiểm tra hồ sơ khảo sát xây dựng; -     Kiểm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật, TKKTTC, các báo cáo thẩm tra TKKT và TKKTTC, thẩm định.-     Kiểm tra sự phù hợp về công tác giám sát của nhà thầu TVGS-     Kiểm tra sự phù hợp về công tác giám sát tác giả-     Kiểm tra công tác định vị công trình-     Kiểm tra sự phù hợp về hệ thống quản lý chất lượng thi công xây dựng của Nhà thầu xây lắp, Nhà thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị theo từng giai đoạn thi công;-     Kiểm tra sự phù hợp chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng thực tế so với yêu cầu thiết kế-     Kiểm tra sự phù hợp của các kết quả kiểm định độc lập: Nén tĩnh, thí nghiệm hiện trường…-     Kiểm tra sự phù hợp về kết quả quan trắc lún .

C. Kiểm tra an toàn sử dụng, khai thác vận hành công trình

-     Kiểm tra sự phù hợp về các điều kiện đảm bảo tiện nghi và an toàn cho người sử dụng: thang bộ, lối đi, lan can cầu thang, ban công, lô gia, lan can che chắn, kính an toàn..-     Kiểm tra sự phù hợp chất lượng công tác hoàn thiện bề mặt công trình, nội thất công trình, sự đảm bảo về khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm… tình trạng vật liệu gỗ, kính an toàn, khoá cửa… sử dụng vào công trình phù hợp với yêu cầu tính năng kỹ thuật thiết kế.-     Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng hệ thống điện, hệ thống ga, sân vườn, đường nội bộ, nước cấp, nước thoát, thông gió, chiếu sáng, hệ thống đường dây phục vụ nghe nhìn.-     Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng của hệ thống thang máy, hệ thống chống sét, thiết bị phát điện dự phòng...-     Kiểm tra sự phù hợp của quy trình bảo trì phần xây dựng, phần thiết bị do nhà thiết kế xây dựng, nhà cung cấp thiết bị lập.-     Kiểm tra sự phù hợp về hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo từng giai đoạn thi công; hồ sơ nghiệm thu các giai đoạn; hồ sơ hoàn công;

D. Kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy:

-     Kiểm tra sự phù hợp về hệ thống PCCC: do Cơ quan chức năng chuyên môn kiểm tra cấp chứng nhận đủ điều kiện về PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty Kiến trúc công trình ACO chỉ kiểm tra sự phù hợp và đầy đủ về mặt pháp lý của các công tác trên.

E. Kiểm tra an toàn về môi trường:

-     Kiểm tra sự phù hợp về công tác đảm bảo môi trường: do Cơ quan chức năng chuyên môn kiểm tra cấp chứng nhận đủ điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty Kiến trúc công trình ACO chỉ kiểm tra sự phù hợp và đầy đủ về mặt pháp lý của các

Page 39: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

công tác trên.

F. Cấp chứng nhận

  -    Tổng hợp hồ sơ, lập báo cáo đánh giá chất lượng, chứng nhận sự phù hợp chất lượng của công trình.Tư vấn Quản lý dự án

Nội dung các công việc quản lý dự án của dự án như sau:

- Tổ chức lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư .- Tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư; - Tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Tổ chức đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường của công trình; - Tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Tổ chức kiểm tra chất lượngvật liệu, kiểm định chất lượngcông trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Tổ chức nghiệm thu, bμn giao công trình; - Các công việc liên quan đến công tác khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo; - Tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác. TVQLDA đảm bảo quản lý dự án đúng thiết kế, với chất lượng cao, khối lượng đầy đủ và chính xác, đúng tiến độ đã được duyệt; đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ; thực hiện quản lý dự án phù hợp với các qui định của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về xây dựng. Phạm vi công việc của TVQLDA được thể hiện nhưng không giới hạn các công việc cụ thể sau: - Quản lý việc thực hiện tất cả các hợp đồng xây dựng của các nhà thầu khác đã ký kết với Chủ đầu tư - Xem xét, kiểm tra tiến độ do các nhà thầu khác lập và hiệu chỉnh, lập lại tiến độ thực hiện dự án (nếu cần thiết) nhưng phải phù hợp với tổng tiến độ (tiến độ tổng thể) và các mốc quan trọng đã được duyệt; - Đánh giá tình trạng hiện tại của việc thực hiện dự án và nắm rõ các qui trình thực hiện dự án để lập kế hoạch quản lý và kiểm soát dự án; - Đánh giá các thay đổi liên quan đến thiết kế; thi công xây dựng; mua sắm vật tư thiết bị; an toàn lao động, vệ sinh mội trường và phòng chống cháy, nổ; chạy thử, nghiệm thu và bàn giao công trình; đào tạo vận hành; đề xuất cho Chủ đầu tư các biện pháp thích hợp để đảm bảo các thay đổi trên không ảnh hưởng đến an tòan, chất lượng và tiến độ thực hiện dự án; - Giúp Chủ đầu tư lập và xem xét, đánh giá các tiêu chí lựa chọn nhà thầu; - Kiểm tra, báo cáo, theo dõi việc cung cấp nhân lực, thiết bị của các nhà thầu; 

Page 40: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

- Theo dõi, đánh giá và báo cáo mức độ hoàn thành tiến độ của các nhà thầu; - Báo cáo các khiếm khuyết, chậm trễ các công việc tiến độ thực hiện của các nhà thầu khác và yêu cầu các nhà thầu này có biện pháp khắc phục và có biện pháp xác thực nhằm hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết với Chủ đầu tư. Căn cứ vào các biện pháp của các nhà thầu đưa ra, TVQLDA đánh giá và đưa ra những biện pháp theo ý kiến của chính mình nhằm hoàn thành dự án đúng kế hoạch đã đề ra; - Báo cáo tiến độ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ đầu tư, mỗi báo cáo bao gồm các nội dung chính: tình trạng tổng thể của dự án; khối lượng, chất lượngcủa từng công việc đã thực hiện và so sánh với kế hoạch đã đặt ra hoặc các hợp đồng đã ký; các vướng mắc và đề xuất biệp pháp để xử lý; - Đánh giá tình hình chất lượng của dự án; - Tư vấn giúp chủ đầu tư hệ thống hoá và kiểm soát tài liệu của dự án; - Giúp Chủ đầu tư quản lý rủi ro liên quan đến dự án. - Giúp Chủ đầu tư kiểm tra, điều hành tiến độvà chất lượng của thiết kế theo đúng hợp đồng thiết kế xây dựng công trình đã ký; - Kiểm tra, báo cáo, tổng hợp các thay đổi hoặc phát sinh thiết kế trong quá trình thực hiện dự án. - Giúp Chủ đầu tư xem xét, kiểm tra, kiểm soát việc lập, thực hiện kế hoạch thi công; - Xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến công tác thi công xây dựng công trình; - Các công tác chuẩn bị công trường của các nhà thầu như : thi công các công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình (văn phòng công trường; kho bãi tập phục vụ thi công; hệ thống điện, nước tạm phục vụ thi công; hệ thống đường tạm, hàng rào tạm phục vụ thi công, ...) ...; - Xem xét việc huy động lực lượng, máy móc thiết bị thi công của các nhà thầu; - Biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu; - Tiến độ thi công của các nhà thầu; - Kế hoạch chất lượng công trình của nhà thầu; - Kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị của các nhà thầu; - Các kế hoạch khác phục vụ thi công công trình; - Giúp Chủ đầu tư kiểm tra, giám sát, điều hành các nhà thầu, các nhà thầu tư vấn khác tham gia thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, an tòan, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ; - Xem xét, kiểm tra và ghi chép nhật ký công trình; - Xem xét, kiểm tra các tài liệu của các nhà thầu, các nhà tư vấn khác theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư; - Tổ chức, chủ trì các buổi họp giao ban tại công trường và tham gia các buổi họp do Chủ đầu tư chủ trì; - Xem xét, kiểm tra các báo cáo định kỳ (ngày, tuần, tháng) và các báo cáo khác của các nhà thầu; - Thực hiện việc xem xét và đánh giá các công việc phát sinh hoặc thay đổi so với kế hoạch, tài liệu đã được phê duyệt; - Giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện các công việc phù hợp với các mốc và các khoảng thời gian quan trọng của dự án; - Thông báo cho Chủ đầu tư về tính đầy đủ của các công việc trước khi tiến hành nghiệm thu; - Lập và điều hành kế hoạch thí nghiệm, kiểm định, chạy thử, nghiệm thu cho phù hợp với tổng tiến độ; - Kiểm tra kế hoạch và các điều kiện để tiến hành việc thí nghiệm, kiểm định, chạy thử, nghiệm thu và bàn giao; - Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lập và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm công tác an toan

Page 41: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ của các nhà thầu; - Giúp Chủ đầu tư và người sử dụng công trình nắm và hiểu rõ cơ chế vận hành và các thao tác cần thiết liên quan đến vận hành công trình; - Kiểm tra kế hoạch đào tạo của các nhà thầu đào tạo; - Điều hành quá trình đào tạo và hướng dẫn vận hành; - Kiểm tra, giám sát việc chuyển giao công nghệ của các nhà thầu; 

Tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị

Nội dung chính của TVGS bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau:

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp luật; - Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; - Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; - Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất . - Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: + Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất ượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình; + Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì TVGS báo cáo chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:+ Giám sát, kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng đệ trình ; + Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; + Xác nhận bản vẽ hoàn công; + Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu theo quy định; + Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; + Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu

Page 42: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

thiết kế điều chỉnh; + Báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư để tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; + Báo cáo Chủ đầu tư và phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.+ Các yêu cầu cụ thể khác:- Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu( trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ; - Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng. - Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên Chủ đầu tư. - Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt. - Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu. - Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh , phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành. - Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan. - Thực hiện cho Chủ đầu tư việc Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu , biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan. - Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án. - Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan. - Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công. - Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp ( Bản vẽ triển khai, bản vẽ biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình. - Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư. - Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần. - Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình. - Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng. - Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu bàn giao. - Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa. - Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.

Page 43: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Thẩm tra dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán, quyết toán các công trình xây dựng

Đánh giá về tính hợp lý của giải pháp thiết kế:

+ Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, tư vấn thẩm tra đưa ra các nhận xét, đánh giá về giải pháp thiết kế các hạng mục và toàn bộ công trình.

+ Đối chiếu với dự án đầu tư, xem xét sự phù hợp của giải pháp thiết kế với dự án đầu tư được duyệt.

+ Đối chiếu với các tiêu chuẩn chuyên môn, đánh giá sự phù hợp của giải pháp thiết kế với các quy định trong tiêu chuẩn.

- Đánh giá về chất lượng bản vẽ thiết kế và thuyết minh thiết kế:

+ Xem xét các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, các chi tiết cấu tạo. Đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật chuyên ngành.

+ Xem xét sự thống nhất của các chi tiết cấu tạo giữa các phần khác nhau của hồ sơ thiết kế.

+ Đánh giá cách trình bày, thể hiện bản vẽ.

+ Xem xét các tiêu chuẩn do thiết kế áp dụng trong quá trình tính toán.

+ Xem xét tính đầy đủ, phù hợp các bước tính toán trong thuyết minh tính toán.

+ Đánh giá tính chính xác của viếc áp dựng các công thức tính toán và kết quả các phép tính.

+ Đánh giá tính thống nhất giữa kết quả tính toán trong thuyết minh tính toán và giải pháp lựa chọn khi thể hiện bản vẽ thiết kế.

- Đánh giá mức độ an toàn chịu lực của công trình:

+ Tư vấn thẩm tra sẽ tiến hành tính toán lại các thông số do thiết tính toán và các thông số khác nếu thấy nghi ngờ.

+ Trên cơ sở kết quả tính toán độc lập, tư vấn thẩm tra đưa ra đánh giá về mức độ an toàn của các cấu kiện chịu lực cơ bản và của toàn bộ công trình.

- Đánh giá về tính hợp lý, khả thi của các hệ thống kỹ thuật:

+ Đánh giá việc lựa chọn giải pháp, công nghệ của các hệ thống kỹ thuật.

+ Đánh giá sự phù hợp của hệ thống kỹ thuật với các giải pháp thiết kế phần xây dựng và các

Page 44: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

phần liên quan khác.

- Đánh giá về tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán             

- Đánh giá về sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng trong dự toán

- Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau:

+ Chi phí xây dựng:+ Chi phí thiết bị:+ Chi phí khác:+ Chi phí dự phòng:+ Tổng cộng:

Khảo sát Xây dựng

Nội dung kết quả khảo sát xây dựng gồm:

- Nội dung chủ yếu của Nhiệm vụ khảo sát.

- Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.

- Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng.

- Tiêu chuẩn về khảo sat xây dựng được áp dụng.

- Khối lượng khảo sát.

- Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát.

- Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát.

- Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình.

- Kết luận và kiến nghị.

- Tài liệu tham khảo.

- Các phụ lục kèm theo.

Page 45: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

Cụ thể :Khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500: Thành lập lưới đường chuyền cấp II; Khống chế cao độ thuỷ chuẩn hạng IV; Đo vẽ hiện trạng khu đất tỷ lệ 1/500; Lập báo cáo kết quả khảo sát đo đạc bản đồ.Khảo sát địa chất công trình: Khoan thăm dò khảo sát địa tầng; Lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu cơ lý...; Lập báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình.

Các vị trí chủ chốt trong Sơ đồ hoạt động của Tư vấn Quản lý dự án1. Giám đốc dự án:Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc quản lý và thực hiện về mặt kỹ thuật dự án.2. Phó giám đốc dự án:- Thực hiện chức năng của Giám đốc dự án khi giám đốc dự án vắng mặt.- Giúp Giám đốc dự án kiểm soát các hoạt động của những người quản lý theo chức năng được qui định trong văn phòng tư vấn quản lý dự án theo sự uỷ quyền của giám đốc dự án.3. Kỹ sư trưởng kỹ thuật dự án (quản trị kỹ thuật dự án):- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc dự án về chất lượng thực hiện kỹ thuật của toàn bộ dự án.- Quản lý việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng của các hoạt động.- Quản lý các công việc của Kỹ sư quản lý thiết kế dự án và Kỹ sư quản lý xây dựng dự án.- Kiểm tra, xem xét chất lượng của hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu cho xây dựng và dịch vụ.4. Kỹ sư trưởng dự án (quản trị kiểm soát dự án):Chịu trách nhiệm trước Giám đốc dự án về việc kinh doanh và kiểm soát các nhiệm vụ quản lý dự án trong Văn phòng quản lý dự án. Các nhiệm vụ này bao gồm:- Phân tích tiến độ, chi phí dự án;- Quản lý việc thực hiện các kích thước, đấu thầu của dự án và chọn người cung cấp thiết bị cho ban quản lý dự án;- Quản lý chi phí dự án và quản lý dự án.5. Người quản trị thiết kế dự án:Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc thực hiện toàn bộ các công việc thiết kế kỹ thuật của dự án, bao gồm:- Chất lượng quản lý và các diễn giải về hợp đồng từ tư vấn thiết kế và các tư vấn kỹ thuật xây dựng khác;- Hướng dẫn kỹ thuật về phạm vi các khái niệm trong chỉ dẫn kỹ thuật, các tài liệu hợp đồng xây dựng, lắp đặt, chấp thuận đối với các dự thảo và các file thay đổi thiết kế.6. Người quản trị xây dựng dự án:Chịu trách nhiệm:- Quản lý chất lượng thực hiện các công việc xây dựng và lắp đặt.- Chuẩn bị và hướng dẫn nghiệm thu bàn giao dự án cho CĐT và điều phối các hoạt động tiếp theo cùng với Người quản trị thiết kế dự án.7. Người quản trị đấu thầu:- Chịu trách nhiệm trước Kỹ sư trưởng dự án về toàn bộ công việc đấu thầu của dự án bao gồm đấu thầu các dịch vụ tư vấn, xây dựng, lắp đặt và các dịch vụ nhà thầu và hàng hoá (thiết bị và vật liệu) và chịu trách nhiệm về việc mua sắm thiết bị, những người cung cấp và các dịch vụ cho ban quản lý dự án.8. Chuyên gia tiến độ dự án:- Chịu trách nhiệm trước Kỹ sư trưởng dự án về việc lập và cập nhật tiến độ dự án, phân tích và kiểm tra các đề xuất liên quan đến tiến độ của dự án.9. Chuyên gia chi phí dự án: - Chịu trách nhiệm trước Kỹ sư trưởng dự án về dự toán chi phí và phát triển ngân sách dự án, phân tích và kiểm soát các đề xuất liên quan tới chi phí dự án và khả năng nguồn vốn.

Page 46: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

10. Kế toán dự án: - Chịu trách nhiệm trước Kỹ sư trưởng dự án về việc ghi chép và báo cáo về chi phí dự án, việc thực hiện những công việc kinh doanh quan trọng như các hoá đơn thanh toán, các bảng kê khối lượng, các uỷ thác, lưu giữ các ghi chép.- Quản lý các sổ sách kế toán, sổ chi tiêu tiền mặt, sổ cái kế toán, báo cáo kế toán và chuẩn bị các báo cáo tài chính dự án hàng năm. 11. Người quản trị hành chính dự án: - Chịu trách nhiệm trước Kỹ sư trưởng dự án về hành chính, về các ghi chép, các file và điều chỉnh, bao gồm các dữ liệu quản lý về chi phí dự án, báo cáo tiến độ của các nhà thầu, những thay đổi về phạm vi sửa đổi hợp đồng, kiểm soát hành chính các thủ tục, báo cáo phát sinh và phổ biến của dự án, các file hành chính hợp đồng và quản lý văn phòng quản lý dự án.12. Người quản trị văn phòng quản lý dự án:Chịu trách nhiệm về các hoạt động thường ngày của Văn phòng cơ quan, bao gồm lưu giữ các ghi chép về lịch biểu làm việc của Văn phòng quản lý dự án, đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho văn phòng như mua sắm trang thiết bị và các dịch vụ (các vật dụng, trông giữ, an ninh,…), sửa chữa xe máy văn phòng, làm thư ký văn phòng các dịch vụ khác cho bộ máy. Hoạt động dưới quyền Kỹ sư trưởng dự án và chịu sự giám sát hành chính của Người quản trị hành chính dự án.

QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.    MỤC ĐÍCH:

Thủ tục thiết kế xây dựng này được thiết lập để quy định thực hiện việc đầu tư XDCB của Công ty nhằm:

-  Quản lý các hoạt động đầu tư XDCB của Công ty theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

-  Đảm bảo các hoạt động đầu tư XDCB phù hợp với chiến lược và qui hoạch phát triển chung của Công ty.

-  Sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB đạt hiệu quả cao nhất.

2.    PHẠM VI ÁP DỤNG:

v  Đối tượng quản lý của thủ tục này bao gồm các dự án đầu tư và xây dựng mới; dự án cải tạo, sữa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng của Công ty.

v  Aùp dụng cho các phòng nghiệp vụ khối văn phòng Công ty: CNĐT, HCTH,

Page 47: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

KTHH, ĐT, KTTC và PCTT.

v  Aùp dụng cho các đơn vị trực thuộc  TKXDNB: KTCN, KTTV, Kho A, Kho B, Kho C và CKCT

v  Aùp dụng cho các phòng ban, đơn vị trực thuộc XNBL: KT, SCLĐ, KTBL.

3.    ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT:

v  XDCB : Xây dựng cơ bản

v  TB :Thiết bị

v  XL : Xây lắp

v  TK : Thiết kế

v  QT : Quyết toán.

v  DT: Dự toán

v  Đơn vị : Xí nghiệp bán lẽ xăng dầu, Tổng kho xăng dầu Nhà Bè.

v  QLKT : Các phòng quản lý kỹ thuật, là KT của XNBL,  KTCN của TKXDNB

v  Phòng  Kế toán: KTTC của Công ty, KTTV của TKXDNB, KTBL của XNBL

v  LĐPT: Lãnh đạo phụ trách dự án được phân công phụ trách trong từng giai đoạn của dự án.

v  NVTH: Nhân viên thực hiện, là nhân viên được phân công thực hiện trong từng giai đoạn của dự án làm việc dưới  sự chỉ đạo trực tiếp của LĐPT.

v  Bên A: là bên giao thầu, giao công việc, giao dịch vụ thường là chủ đầu tư.

v  Bên B: là bên nhận thầu, nhận việc, nhận thực hiện dịch vụ như đơn vị thi công, tư vấn,….

4. LƯU ĐỒ:

5. NỘI DUNG:

Page 48: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

QLKT, Lãnh đạo Đơn vị.

 

 

 

 

 

CNĐT

 

Lập kế hoạch  đầu tư XDCB

1.1 Đối với Đơn vị :

- QLKT lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch đầu tư điều chỉnh theo qui định của thủ tục KTTC-TT-03: Xây dựng và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch.

- Trường hợp đặc biệt cần bổ sung dự án có tính đột xuất, lãnh đạo Đơn vị báo cáo Công ty bằng văn bản và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Công ty.

1.2 Đối với Công ty :

- Phòng CNĐT lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch đầu tư điều chỉnh theo qui định của thủ tục KTTC-TT-03: Xây dựng và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch.

- Phòng CNĐT kiểm tra, rà soát và thống nhất với các Đơn vị về kế hoạch đầu tư và kế hoạch đầu tư điều chỉnh.

- Trường hợp đặc biệt cần bổ sung dự án có tính đột xuất, Phòng CNĐT phải báo cáo Giám đốc công ty để báo cáo TCT bằng văn bản và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của TCT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CNĐT, QLKT

 

Trình duyệt kế hoạch đầu tư XDCB

2.1 Phòng CNĐT, QLKT phối hợp Tổ Kế hoạch trình cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư hàng năm, kế hoạch đầu tư điều chỉnh theo qui định của thủ tục KTTC-TT-03: Xây dựng và kiểm soát việc thực hiện kế

 

 

 

Page 49: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

CNĐT, QLKT

hoạch.

2.2 Các dự án không được Tổng công ty phê duyệt kế hoạch đầu tư ( không đủ điều kiện ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm ) Phòng CNĐT, QLKT trở lại bước 1 để điều chỉnh, sửa đổi

 

 

 

 

CNĐT, QLKT

 

 

LĐPT

 

 

LĐPT, NVTH

 

 

LĐPT, NVTH

 

LĐPT

 

 

LĐPT, NVTH

P. Kế toán

Lập dự án đầu tư – Thiết kế sơ bộ

3.1 Căn cứ vào kế hoạch được giao, phòng CNĐT, QLKT phân công thực hiện. Trong mỗi giai đoạn của dự án phải có lãnh đạo phụ trách dự án ( LĐPT ) và nhân viên thực hiện ( NVTH ).

3.2 Căn cứ vào phân công thực hiện, LĐPT nghiên cứu tổ chức thực hiện dự án theo đúng quy định, trình tự XDCB hiện hành của Nhà nước .

3.3 Đối với các kế hoạch đầu tư chưa xác định rõ địa điểm xây dựng, LĐPT, NVTH tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng báo cáo cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt.

3.4  LĐPT, NVTH liên hệ các cơ quan chức năng xin thỏa thuận địa điểm.

3.5  Trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án đầu tư, LĐPT chọn đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của dự án, để lập đề cương, dự toán và hợp đồng lập dự án đầu tư, thiết kế sơ bộ.

3.6 NVTH phối hợp phòng Kế toán kiểm tra đề cương, dự toán, hợp đồng theo quy định hiện hành trình LĐPT xem xét trình cấp thẩm quyền duyệt ký hợp đồng lập dự án đầu tư , thiết kế sơ bộ. Hồ sơ bao gồm:

-  Đề cương

-  Dự toán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 50: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

LĐPT, NVTH

 

 

LĐPT, NVTH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Hợp đồng ( dự thảo ).

-  Giấy phép  kinh doanh, chứng chỉ hành nghề.

3.7 Sau khi Hợp đồng được cấp thẩm quyền ký, NVTH lưu giữ bộ hồ sơ trình ký hợp đồng và chuyển cho phòng Kế toán 01 bộ để theo dõi, quản lý.

3.8 Căn cứ hợp đồng lập dự án đầu tư, thiết kế sơ bộ, LĐPT, NVTH theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm:

- Theo dõi, kiểm tra các nội dung hồ sơ báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

-  Tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến tham gia của các phòng ban, đơn vị có liên quan (nếu cần thiết).

-          Nghiệm thu khối lượng công việc tư vấn hoàn thành. Việc nghiệm thu lập dự án đầu và thiết kế sơ bộ được lập thành biên bản theo CNĐT-BM-09.

- Phối hợp với phòng Kế toán theo dõi, kiểm tra và trình cấp thẩm quyền duyệt tạm ứng và thanh toán khối lượng công tác tư vấn hoàn thành. Hồ sơ trình duyệt bao gồm:

Tờ trình tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành ( theo CNĐT-BM-10)

Văn bản đề nghị tạm ứng, thanh toán của cấp thẩm quyền của đơn vị tư vấn.

Giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán theo mẫu của Công ty, Đơn vị.

Hợp đồng lập dự án, thiết kế sơ bộ (bản chính cho lần tạm ứng đầu tiên).

Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc tư vấn hoàn thành.

        Sau mỗi lần tạm ứng và thanh toán , NVTH lưu giữ 01 bộ hồ sơ và cập nhật số liệu vào Phiếu theo dõi thực hiện và thanh toán hợp đồng (theo CNĐT-BM-13).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 51: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LĐPT, NVTH

 

 

 

Mỗi hợp đồng đều có phiếu theo dõi và được tập hợp thành sổ theo dõi thực hiện và thanh toán hợp đồng. Sổ  này được lưu giữ độc lập với hồ sơ công trình.

3.9 Trong từng trường hợp cụ thể, đối với các dự án có qui mô nhỏ, nội dung đầu tư đơn giản và được người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao nhiệm vụ lập dự án, các LĐPT, NVTH nghiên cứu viết báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-09

 

 

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-10

 

 

 

 

 

 

 

Page 52: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-13

 

 

 

LĐPT, NVTH,

P. Kế toán

 

 

 

 

 

 

 

 

Trình duyệt dự án đầu tư

4.1 LĐPT, NVTH phối hợp phòng Kế toán, lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền duyệt dự án đầu tư. Hồ sơ trình duyệt gồm có:

- Tờ trình duyệt dự án đầu tư.

- Thỏa thuận địa điểm và ý kiến của các cơ quan chức năng ( nếu dự án yêu cầu )

-  Các văn bản cần thiết về quyền sử dụng đất, văn bản phê quy hoạch của các cơ quan có thẩm quyền ( nếu dự án yêu cầu ).

-  Dự án đầu tư có đầy đủ nội dung theo quy định.

-  Hợp đồng lập dự án đầu tư, thiết kế sơ bộ.

-  Biên bản nghiệm thu khối lượng tư vấn hoàn thành

4.2 Trình duyệt dự án đầu tư:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 53: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

LĐPT, NVTH, Lãnh đạo Cty, Đơn vị

 

 

 

 

Lãnh đạo Cty, CNĐT, KTTC, LĐPT, NVTH

 

 

 

 

 

 

 

LĐPT, NVTH

 

LĐPT, NVTH,

P, Kế toán

 

-  Lãnh đạo Công ty trình Tổng công ty các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền Tổng công ty hoặc cấp trên quyết định

-  Lãnh đạo Đơn vị, LĐPT của Công ty trình Công ty các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Công ty hoặc cấp trên quyết định.

4.3 Thẩm định và phê duyệt các dự án thuộc quyền quyết định của Công ty do đơn vị trình:  phòng CNĐT phân công LĐPT và NVTH phối hợp với Phòng KTTC xem xét, thẩm định dự án theo qui định hiện hành trình Lãnh đạo công ty phê duyệt. Hồ sơ phê duyệt dự án gồm có:

-  Các hồ sơ như đã nêu tại điểm 4.1.

-  Ý kiến thẩm định dự án của đơn vị tư vấn (nếu có )

-  Ý kiến thẩm định dự án đầu tư của phòng CNĐT và KTTC  (nếu có).

-   Văn bản phê duyệt dự án (dự thảo).

4.4 Sau khi dự án được phê duyệt, NVTH lưu giữ bộ hồ sơ trình duyệt dự án và chuyển cho phòng Kế toán 01 bản phê duyệt dự án.

4.5 Căn cứ vào văn bản phê duyệt dự án, NVTH phối hợp phòng Kế toán kiểm tra quyết toán và thanh lý hợp đồng tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế sơ bộ trình LĐPT và lãnh đạo phòng Kế toán xem xét trình cấp thẩm quyền duyệt, bao gồm:

-  Quyết toán kinh phí lập dự án đầu tư, TK sơ bộ.

-  Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng (dự thảo).

4.6 NVTH phối hợp phòng Kế toán lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền duyệt thanh toán hợp đồng. Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị  thanh toán của người có thẩm quyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 54: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

NVTH,

P. Kế toán

 

 

 

 

NVTH

 

 

LĐPT, NVTH

của đơn vị tư vấn.

- Giấy đề nghị thanh toán (mẫu của Công ty, Đơn vị).

- Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

- Hoá đơn hợp lệ.

4.7 NVTH tiến hành lập và lưu giữ 01 bộ hồ sơ  cho giai đoạn lập dự án đầu tư, thiết kế sơ bộ theo quy định và chuyển cho phòng Kế toán 01 bộ , lập danh mục giao nhận hồ sơ theo CNĐT-DM-02.

4.8 Đối với các dự án đầu tư  không đủ điều kiện phê duyệt ,  LĐPT, NVTH điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi dự án đầu tư theo chỉ đạo của cấp phê duyệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 55: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

CNĐT-DM-02

 

 

 

 

 

LĐPT, NVTH

 

LĐPT, NVTH

Xin giấy phép xây dựng ( Nếu dự án yêu cầu ).

5.1 Liên hệ các cơ quan chức năng xin giấy phép PCCC, môi trường, xây dựng,…

5.2 Theo dõi quá trình xin cấp giấy phép; kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt thiết kế để bổ sung, chỉnh sửa báo cáo nếu có yêu cầu thay đổi thiết kế của các cơ quan chức năng.

 

LĐPT

 

Khảo sát thiết kế xây dựng- Lập dự toán

6.1 LĐPT chọn đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị khảo sát xây dựng có tư cách pháp nhân, đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của công trình, để lập đề cương, dự toán và

 

 

 

Page 56: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 NVTH,

P.Kế toán

 

 

 

 

 

 

 

NVTH

 

 

 

 

NVTH

 

 

LĐPT, NVTH

hợp đồng thiết kế, khảo sát xây dựng.

6.2  NVTH phối hợp phòng kế toán kiểm tra đề cương, dự toán, hợp đồng thiết kế, khảo sát xây dựng theo quy định hiện hành, trình LĐPT, lãnh đạo phòng kế toán xem xét trình cấp thẩm quyền duyệt ký hợp đồng thiết kế, khảo sát xây dựng. Hồ sơ bao gồm:

-  Đề cương. Đối với đề cương thiết kế phải nêu rõ yêu cầu về khảo sát xây dựng.

-  Dự toán.

-  Hợp đồng (dự thảo).

-  Giấy phép  kinh doanh, chứng chỉ hành nghề.

6.3 Quá trình chọn đơn vị thiết kế và đơn vị khảo sát có thể tiến hành song song, nhưng khảo sát xây dựng phải thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về khảo sát  xây dựng và yêu cầu của thiết kế. NVTH căn cứ vào yêu cầu khảo sát xây dựng ( trong đề cương thiết kế được duyệt ) để kiểm tra đề cương, dự toán, hợp đồng khảo sát xây dựng.

6.4 Sau khi hợp đồng thiết kế, hợp đồng khảo sát được cấp thẩm quyền ký, NVTH lưu giữ bộ hồ sơ trình ký hợp đồng và chuyển cho phòng Kế toán 01 bộ để theo dõi, quản lý. 

6.5 Căn cứ Hợp đồng thiết kế, khảo sát, LĐPT, NVTH theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm:

-  Theo dõi, kiểm tra các nội dung hồ sơ thiết kế, khảo sát xây dựng thực hiện theo đúng qui định của hiện hành của Nhà nước.

-  Tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến tham gia của các phòng ban, đơn vị có liên quan ( nếu cần thiết).

-  Nghiệm thu các công tác khảo sát xây dựng, thiết kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 57: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

do bên B thực hiện và nghiệm thu sản phẩm công tác khảo sát xây dựng hoàn thành ( theo CNĐT-BM-11), sản phẩm công tác thiết kế hoàn thành ( theo CNĐT-BM-12).

-   hối hợp với phòng Kế toán theo dõi, kiểm tra và trình cấp thẩm quyền duyệt tạm ứng, thanh toán khối lượng công tác thiết kế, khảo sát xây dựng hoàn thành. Hồ sơ trình duyệt bao gồm:

Hợp đồng thiết kế, khảo sát ( bản chính cho lần tạm ứng đầu tiên )

Tờ trình tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành ( theo CNĐT-BM-10)

Văn bản đề nghị tạm ứng, thanh toán của cấp thẩm quyền của đơn vị thiết kế, khảo sát.

Giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán theo mẫu của Công ty, Đơn vị.

Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc thiết kế, khảo sát hoàn thành.

Sau mỗi lần tạm ứng và thanh toán khối lượng khảo sát, thiết kế hoàn thành, NVTH phải lưu giữ 01 bộ hồ sơ và cập nhật vào Phiếu theo dõi tạm ứng và thanh toán ( theo CNĐT-BM-13 ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-11

 

CNĐT-BM-12

 

 

Page 58: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-13

LĐPT, NVTH.

 

Trình duyệt thiết kế – dự toán

7.1 NVTH phối hợp phòng Kế toán kiểm tra hồ sơ thiết kế – dự toán theo quy định hiện hành, trình LĐPT và lãnh đạo phòng Kế toán xem xét trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ trình duyệt thiết kế- dự toán bao gồm:

 

 

 

Page 59: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lãnh đạo Cty, Đơn vị, LĐPT, NVTH

 

 

 

 

 

 

 

Lãnh đạo Cty, CNĐT, KTTC, LĐPT, NVTH

-  Tờ trình phê duyệt thiết kế và dự toán ( theo CNĐT-BM-14). 

-   Bản sao văn bản phê duyệt dự án đầu tư.

-   Hồ sơ khảo sát, thiết kế và dự toán.

-   Hợp đồng, biên bản nghiệm thu cùng các hồ sơ có liên quan đến khảo sát, thiết kế, lập dự toán.

-   Văn bản thẩm định thiết kế dự toán (nếu cần thiết)

-   Hợp đồng và các biên bản về mua đất, thuê đất, đền bù đất  (nếu có).

7.2 Trình duyệt hồ sơ thiết kế – dự toán:

-  Cấp quyết định đầu tư là cấp phê duyệt thiết kế và dự toán. Lãnh đạo Công ty trình Tổng công ty các hồ sơ thiết kế - dự toán thuộc thẩm quyền Tổng công ty hoặc cấp trên quyết định. Lãnh đạo đơn vị, LĐPT của Công ty trình Công ty các hồ sơ thiết kế – dự toán thuộc thẩm quyền của Công ty hoặc cấp trên quyết định.

-   Đối với công trình thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc Đơn vị theo phân cấp, Đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự , thủ tục lập, phê duyệt thiết kế dự toán theo quy định hiện hành.

7.3 Các hồ sơ thiết kế, dự toán thuộc quyền quyết định của Công ty, phòng CNĐT phân công LĐPT và NVTH phối hợp với Phòng KTTC xem xét, thẩm định thiết kế và dự toán theo qui định hiện hành trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt. Hồ sơ trình duyệt thiết kế, dự toán gồm có:

-  Các hồ sơ như đã nêu tại điểm 7.1.

-  Ý kiến thẩm định của đơn vị tư vấn (nếu có).

-   Ý kiến thẩm định của phòng CNĐT, KTTC

 

 

 

 

CNĐT-BM-14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 60: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

NVTH

 

 

Lãnh đạo Cty, Đơn vị, NVTH, LĐPT

 

 

 

 

 

NVTH

 

 

 

 

-   Văn bản  phê duyệt thiết kế – dự toán  (dự thảo)

7.4 Sau khi hồ sơ thiết kế- dự toán được phê duyệt, NVTH lưu giữ bộ hồ sơ được phê duyệt, chuyển cho phòng Kế toán, Đơn vị ( nếu có liên quan ) tờ văn bản phê duyệt thiết kế- dự toán.

7.5 Căn cứ văn bản phê duyệt thiết kế – dự toán, NVTH phối hợp phòng Kế toán kiểm tra quyết toán và thanh lý hợp đồng thiết kế, khảo sát trình LĐPT, lãnh đạo phòng Kế toán xem xét trình cấp thẩm quyền duyệt, bao gồm:

-  Quyết toán kinh phí .

-   Biên bản thanh lý hợp đồng.

-   Bản phê duyệt thiết kế – dự toán.

7.6 NVTH phối hợp phòng Kế toán lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền duyệt thanh toán hợp đồng thiết kế, khảo sát. Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị  thanh toán của cấp thẩm quyền của đơn vị thiết kế, khảo sát.

- Giấy đề nghị thanh toán (mẫu của Công ty, Đơn vị).

- Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

- Hoá đơn hợp lệ.

7.7 NVTH tiến hành lập và lưu giữ 01 bộ hồ sơ  cho giai đoạn khảo sát – thiết kế theo quy định và chuyển cho phòng Kế toán 01 bộ hồ sơ , lập danh mục giao nhận theo CNĐT-DM-02

7.8 Các hồ sơ Thiết kế- Dự toán không đủ điều kiện phê duyệt, LĐPT chỉ đạo NVTH phối hợp bộ phận Kế toán- Tài chính  trở lại bước 6 để điều chỉnh, bổ sung, sữa đổi theo yêu cầu của cấp phê duyệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 61: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

NVTH

 

 

LĐPT, NVTH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 62: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

CNĐT-DM-02

 

 

 

 

 

 

LĐPT

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức đấu thầu

8.1 Cấp có thẩm quyền quyết định hình thức  chọn thầu: Đấu thầu hoặc Chỉ định thầu. Nếu chọn thầu bằng hình thức chỉ định thầu thì chuyển qua bước 10. Nếu chọn thầu bằng hình thức đấu thầu thì chuyển qua bước 8.

8.2 Căn cứ Quy chế đấu thầu hiện hành, LĐPT nghiên cứu thực hiện đấu thầu công trình theo đúng trình tự và qui định của Nhà nước. Trình tự tổ chức đấu thầu trong bước 8 như sau:

-  Lập kế hoạch đấu thầu.

-  Sơ tuyển nhà thầu ( nếu có )

-  Lập hồ sơ mời thầu.

-  Gởi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu.

-   Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu.

-   Mở thầu.

-   Đánh giá xếp hạng nhà thầu.

8.3 LĐPT, NVTH lập kế hoạch đấu thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung kế hoạch đấu thầu theo

 

Page 63: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

LĐPT, NVTH

 

LĐPT, NVTH

 

 

 

 

 

 

LĐPT

 

 

 

 

LĐPT, NVTH

 

 

 

LĐPT, NVTH

quy định của Quy chế đấu thầu hiện hành.

8.4  Hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu:

-          Tờ trình duyệt kế hoạch đấu thầu thể hiện được các nội dung phần công việc sẽ tổ chức đầu thầu và kế hoạch đấu thầu kèm theo.

-  Bản sao Quyết định đầu tư dự án.

-  Dự toán xác định giá gói thầu.

-  Bản sao giấy phép xây dựng (nếu có), các văn bản pháp lý có liên quan.

8.5 Trong trường hợp hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu hạn chế, LĐPT chọn một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực thực hiện gói thầu, lập danh sách trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp số nhà thầu thực tế chỉ có ít hơn 5, LĐPT báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định.

8.6 Căn cứ trên kế hoạch đấu thầu được duyệt, LĐPT, NVTH theo dõi, kiểm tra hồ sơ mời thầu (trường hợp thuê chuyên gia thực hiện ) hoặc lập hồ sơ mời thầu căn cứ theo nội dung quy định của Quy chế đấu thầu hiện hành, trình cấp thẩm quyền phê duyệt .

8.7 Trình duyệt và phê duyệt hồ sơ mời thầu:

-  Hồ sơ mời thầu được trình cấp thẩm quyền phê duyệt ( cấp phê duyệt kế hoạch đấu thầu là cấp phê duyệt hồ sơ mời thầu ).

-   LĐPT, NVTH lập hồ sơ trình duyệt hồ sơ mời thầu, bao gồm:

Tờ trình duyệt hồ sơ mời thầu nêu rõ các nội dung trong hồ sơ mời thầu phải gởi cho nhà thầu và các nội dung không phải gởi.

Hồ sơ mời thầu có phân ra hai phần, phần phải gởi cho nhà thầu và phần không phải gởi.

Page 64: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

LĐPT

 

 

 

 

 

 

 

Tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc

 

 

Tổ chuyên viên giúp việc

8.8 Trình duyệt danh sách hội đồng xét chọn thầu và tổ chuyên viên giúp việc:

-   LĐPT lập danh sách hội đồng xét chọn thầu và tổ chuyên viên giúp việc trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

-   Tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc do bên mời thầu quyết định và được cấp thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợp và chuẩn bị các báo cáo đánh giá hoặc tài liệu có liên quan khác.

8.9  Tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc kiểm tra các điều kiện thực hiện đấu thầu bao gồm:

-  Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư .

-   Kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

8.10 Gởi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu; phát hồ sơ mời thầu:

-  Tổ chuyên viên giúp việc gởi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu đến nhà thầu và lưu lại bút tích ký nhận (có thời gian ký nhận ) thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu của nhà thầu hoặc của bưu điện.

-  Chuyên viên giúp việc làm các thủ tục để nhà thầu đóng tiền lệ phí dự thầu.

-  Chuyên viên giúp việc phát hồ sơ mời thầu ( phần gởi cho nhà thầu). Các nội dung trong hồ sơ mời thầu gởi cho nhà thầu phải được tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc kiểm tra và lập thành biên bản giao nhận với nhà thầu.

8.11 Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu: Tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc thực hiện:

-  Tiếp nhận nguyên trạng hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn và lập biên bản giao nhận.

Page 65: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc.

 

 

 

Tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc.

 

 

 

 

 

-  Quản lý hồ sơ dự thầu theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.

8.12      Mở thầu:

- Tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc có trách nhiệm tổ chức cuộc họp mở thầu. Việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày giờ và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu.

-  Thành phần cuộc họp mở thầu bao gồm: Hội đồng xét chọn thầu, các nhà thầu, tổ chuyên viên giúp việc .

-   Tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc lập biên bản mở thầu. Đại diện của bên mở thầu và các nhà thầu được mời tham dự phải ký vào biên bản mở thầu. Các nội dung chủ yếu của biên bản mở thầu bao gồm:

Tên gói thầu.Ngày giờ, địa điểm mở thầu.Tên và địa chỉ các nhà thầu.Giá dự thầu, bảo lãnh dự thầu và tiến độ thực hiện.Các nội dung liên quan khác.

8.13  Đánh giá xếp hạng nhà thầu:

-  Tổ chuyên viên giúp việc thực hiện việc đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu đã được mở căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy trình đánh giá thực hiện theo quy định của Quy chế đấu thầu hiện hành.

-  Tổ chuyên viên giúp việc tổng hợp quá trình đấu thầu và trình kết quả đấu thầu lên cấp thẩm quyền để xem xét phê duyệt.

 

Page 66: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chuyên viên giúp việc.

 

 

 

 

 

 

Tổ chuyên viên giúp việc.

 

 

 

Trình duyệt kết quả đấu thầu

9.1 Tổ chuyên viên giúp việc lập hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu, bao gồm:

Tờ trình duyệt kết quả đấu thầu.Tài liệu kèm theo tờ trình:

+ Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên viên giúp việc.

 

Page 67: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chuyên viên giúp việc

+ Quyết định đầu tư .

+ Văn bản phê duyệt  kế hoạch đấu thầu, danh sách các nhà thầu, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ thầu.

+ Quyết định thành lập tổ chuyên viên giúp việc

+ Biên bản mở thầu, các văn bản liên quan đến việc bên mời thầu yêu cầu và nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu ( nếu có ).

+ Dự thảo hợp đồng ( nếu có ).

+ Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

+ Các tài liệu có liên quan khác.

9.2  Nếu kết quả đấu thầu không đủ điều kiện phê duyệt, Tổ chuyên viên giúp việc căn cứ vào yêu cầu của cấp phê duyệt trở lại bước 8.

10 

Tổ chuyên viên giúp việc 

 

 

 

NVTH

 

 

Đàm phán và ký kết hợp đồng

10.1 Công bố kết quả đấu thầu: Ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu,  Tổ chuyên viên giúp việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự về kết quả đấu thầu. Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc hủy đấu thầu, cũng phải thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu biết.

10.2 NVTH lưu giữ bộ hồ sơ đấu thầu và chuyển cho phòng Kế toán Tờ trình duyệt kết quả đấu thầu và Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu.

10.3  LĐPT đàm phán và hoàn thiện hợp đồng bao gồm các nội dung nhằm giải quyết các vần đế còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh về hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu trên nguyên tắc giá trị hợp đồng không vượt giá

 

Page 68: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

LĐPT

 

 

 

Lãnh đạo Cty, Đơn vị, LĐPT

 

 

LĐPT

 

 

 

 

trúng thầu được duyệt.

10.4      Trước khi trình ký hợp đồng, LĐPT yêu cầu nhà thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và chỉ trình người có thẩm quyền ký hợp đồng, hoàn trả bảo lãnh dự thầu ( nếu có ) khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

10.5  Trong trường hợp chỉ định thầu, LĐPT thương thảo giảm giá theo  quy định của TCT về việc thực hiện công tác đấu thầu và chỉ định thầu thi công công trình.

  Trong trường hợp do điều kiện thi công không thể giảm giá theo quy định, LĐPT lập tờ trình xin không tiết giảm giá nêu rõ lý do trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

11 

LĐPT, NVTH

 

 

 

 

 

LĐPT, NVTH

 

Tiến hành thi công XL và quản lý chất lượng xây dựng

11.1      Căn cứ hợp đồng giao thầu xây lắp được ký, LĐPT,   NVTH có trách nhiệm theo dõi, thực hiện :

-  Quản lý chất lượng thi công xây lắp của chủ đầu tư

-   Nghiệm thu công trình xây dựng .

-   Phối hợp với bộ phận kế toán tài chính quản lý, tạm ứng, thanh toán khối lượng xây lắp.

11.2 LĐPT, NVTH quản lý chất lượng thi công xây lắp:

11.2.1 LĐPT kiểm tra các điều kiện khởi công công trình, bao gồm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 69: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

LĐPT

 

 

 

 

 

 

 

 

LĐPT, Lãnh đạo Cty, Đơn vị

NVTH

 

 

 

 

LĐPT, NVTH

 

 

 

 

-  Giấy phép xây dựng ( đối với các dự án phải có giấy phép xây dựng ).

-  Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.

-  Phương án thi công ( nếu cần )

-  Phương án bảo vệ – PCCC được phê duyệt đối với các công trình thi công tại TKXDNB. 

-  Hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sử dụng đất.

-  Vốn thanh toán theo tiến độ thực hiện hợp đồng.

11.2.2  Sau kiểm tra công trình có đầy đủ điều kiện khởi công, LĐPT lập Lệnh khởi công, trình người có thẩm quyền ký.

11.2.3  NVTH lập sổ nhật ký theo dõi thi công xây dựng công trình có xác nhận của LĐPT và dấu giáp lai các trang. Sổ nhật ký công trường nhằm ghi lại những diễn biến hằng ngày của công trường, quá trình kiểm tra tại công trường, các ý kiến của các đơn vị tham gia quản lý thi công tại công trường.

11.2.4  Trong giai đoạn thực hiện thi công xây lắp, NVTH cần thực hiện các việc sau:

-  Kiểm tra sự phù hợp của thiết bị thi công và nhân lực của doanh nghiệp xây dựng được chọn với những cam kết trong hợp đồng

-  Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng chính tại hiện trường.

-  Kiểm tra thiết bị công trình và thiết bị công nghệ trước khi lắp đặt.

-  Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho công trình và an toàn cho các công trình lân cận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 70: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị sử dụng, NVTH

 

-  Kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc ( xây lắp ) từng bộ phận, giai đoạn xây lắp, từng hạng mục công trình, công trình để thực hiện nghiệm thu .

-  Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng.

-   Đề xuất với LĐPT để chủ trì phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vướng mắc, phát sinh.

-   Báo cáo LĐPT xử lý khi phát hiện thiết bị thi công, nhân lực, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ không phù hợp với hợp đồng thi công.

-   Báo cáo LĐPT thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng, đánh giá khi phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi nghiệm thu.

11.2.5  Đơn vị sử dụng có trách nhiệm cử cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng NVTH giám sát các công trình và đề xuất kịp thời các kiến nghị trong quá trình xây lắp để đảm bảo chất lượng công trình.

11.3  Nghiệm thu công trình xây dựng:

11.3.1  NVTH nghiệm thu các công việc do đơn vị thi công thực hiện. Các công việc quan trọng như: Công tác lắp đặt thiết bị, đường ống, đường dây kỹ thuật, công tác đất, công tác cốp pha, bê tông, khối xây, lắp đặt các cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, các bộ phận bị che khuất của công trình phải được NVTH nghiệm thu và lập biên bản.

11.3.2  Các giai đoạn xây lắp, thiết bị chạy thử tổng hợp sau khi lắp đặt phải được LĐPT, NVTH nghiệm thu trước khi triển khai giai đoạn xây lắp tiếp theo. Tuỳ theo tính chất và yêu cầu đối tượng nghiệm thu, LĐPT có thể trình người có thẩm quyền quyết định tổ chức hội đồng nghiệm thu, tổ nghiệm thu cơ sở. Biên bản nghiêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 71: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

NVTH

 

 

 

 

 

NVTH, LĐPT, Tổ nghiệm thu cơ sở, Hội đồng nghiệm thu.

 

 

NVTH, LĐPT

 

 

 

 

 

 

 

NVTH, LĐPT

thu theo CNĐT-BM-15).

11.3.3  Trong các giai đoạn xây lắp, LĐPT, NVTH phải nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành của tất cả các công việc do đơn vị thi công thực hiện theo CNĐT-BM-16 và nghiệm thu khối lượng vật tư sử dụng cho khối lượng xây lắp hoàn thành này theo CNĐT-BM-17. Biên bản nghiệm thu vật tư phải kèm theo cơ sở xác định khối lượng vật tư sử dụng (Phân tích vật tư, kiểm tra vật tư sử dụng thực tế…) Biên bản nghiệm thu khối lượng là cơ sở cho việc thanh, quyết toán công trình.

11.4  Quản lý tạm ứng, thanh toán khối lượng xây lắp:

11.4.1  Tạm ứng vốn đầu tư: NVTH lập hồ sơ đề nghị tạm ứng trình LĐPT ký chấp thuận và chuyển đến phòng Kế toán giải quyết, bao gồm:

Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu hoặc được chỉ định thầu ( chỉ chuyển 01 bản chính cho lần tạm ứng vốn đầu tiên ).

Chứng từ thanh toán bao gồm:

+ Văn bản đề nghị tạm ứng của nhà thầu có nêu rõ hình thức nhận tiền và tài khoản ngân hàng nếu chuyển khoản.

+ Giấy giới thiệu nhân viên nhận tiền ( nếu nhận tiền mặt ) của người có thẩm quyền của nhà thầu.

+Tờ trình tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn   thành ( theo CNĐT-BM-10 ).

11.4.2 Thanh toán vốn đầu tư:

- Đối với khối lượng xây lắp hoàn thành:

Biên bản nghiệm thu ( hoặc xác nhận ) khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành.

Chứng từ thanh toán nêu tại điều 11.4.1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 72: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NVTH, LĐPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Đối với khối lượng thiết bị:

Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( đối với hàng hoá mua trong nước ), bộ chứng từ nhập khẩu ( đối với thiết bị nhập khẩu ).

Phiếu nhập kho ( đối với thiết bị không cần lắp ) hoặc biên bản nghiệm thu khối lượng lắp đặt thiết bị ( đối với thiết bị cần lắp ).

Các chứng từ vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho.

Chứng từ thanh toán nêu tại điều 11.4.1.

11.4.3  Việc tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư theo qui định hiện hành và những thỏa thuận trong hợp đồng thi công. LĐPT, NVTH không được tạm ứng 100% giá trị hợp đồng ( giữ lại khoản tiền thích hợp ) khi chưa có văn bản phê duyệt quyết toán để ràng buộc trách nhiệm bên B đẩy nhanh tiến độ quyết toán công trình.

11.4.4  Sau mỗi lần tạm ứng và thanh toán khối lượng tư vấn hoàn thành, ngoài việc lưu giữ hồ sơ tại phòng Kế toán, NVTH phải lưu giữ 01 bộ hồ sơ và cập nhật số liệu vào Phiếu theo dõi tạm ứng và thanh toán ( theo CNĐT-BM13 ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-15

 

 

 

 

CNĐT-BM-16

 

CNĐT-BM-17

 

Page 73: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

LĐPT, NVTH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-10

 

 

Page 74: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 75: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-13

 

12 

LĐPT, NVTH

 

 

 

 

 

LĐPT

 

 

Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng

12.1 Các hạng mục hoàn thành và công trình hoàn thành chỉ được đưa vào sử dụng khi đã được Hội đồng nghiệm thu ( nếu có, theo điều khoản của hợp đồng giao thầu ), LĐPT, NVTH nghiệm thu và lập thành biên bản ( Theo CNĐT-BM-18). Biên bản nghiệm thu hoàn thành là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và quyết định tăng tài sản.

12.2 Đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có yêu cầu phòng chống cháy nổ hoặc khi khai thác sử dụng có tác động xấu đến môi trường và an toàn vận hành, khi nghiệm thu đưa vào sử dụng, LĐPT phải mời cơ quan quản lý chuyên ngành kỹ thuật của Nhà nước nghiệm thu và chỉ đưa công trình vào sử dụng khi có văn bản chấp thuận của các cơ quan này.

12.3  LĐPT, NVTH chuẩn bị tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản lý, chế độ duy tu bảo dưỡng công trình ( nếu

 

 

 

 

 

 

CNĐT-BM-18

Page 76: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

LĐPT, NVTH

 

 

LĐPT, NVTH

có ) để bàn giao cho đơn vị sử dụng.

12.4  Trong trường hợp hạng mục công trình, công trình không được nghiệm thu hay được yêu cầu sủa chữa, thi công bổ sung, LĐPT, NVTH tổ chức thi công, quản lý chất lượng công trình theo bước 11.

13 

Đơn vị, phòng ban quản lý sử dụng

Quản lý khai sử dụng công trình

  Sau khi công trình được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, đơn vị, phòng ban được giao nhận quản lý có trách nhiệm quản lý , khai thác công trình theo qui định hiện hành và có hiệu quả nhất.

 

14 

LĐPT, NVTH.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyết toán – Trình duyệt quyết toán

14.1  NVTH phối hợp phòng Kế toán kiểm tra hồ sơ quyết toán do đơn vị thi công lập theo quy định hiện hành, bao gồm:

-  Tập biên bản nghiệm thu kỹ thuật: bao gồm các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp, giai đoạn xây lắp, thiết bị chạy thử tổng hợp sau khi lắp đặt…., biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

-  Tập biên bản nghiệm thu khối lượng bao gồm biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành của các giai đoạn xây lắp, biên bản nghiệm thu khối lượng vật tư.

-  Tập bản vẽ hoàn công phải có chử ký xác nhận của NVTH, cán bộ kỹ thuật đơn vị thi công, chử ký và dấu của đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị thi công.

-  Nhật ký công trình.

-  Tập các hồ sơ, văn bản, công văn, biên bản có liên

Page 77: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

NVTH, LĐPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CNĐT, LĐPT, NVTH

quan đến quá trình thi công.

- Tập quyết toán công trình phải có chử ký và dấu của đại diện đơn vị thi công.

14.2  NVTH lập hồ sơ trình duyệt quyết toán công trình trình LĐPT, lãnh đạo phòng kế toán xem xét, ký chấp thuận và trình cấp thẩm quyền ( cấp duyệt dự toán ) phê duyệt. Hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình duyệt  quyết toán (the

Page 78: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

 

 

 

 

 

NVTH, Phòng Kế toán

 

 

NVTH, LĐPT

 

 

 

 

NVTH

 

 

 

 

 

 

Page 79: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.doc

T.T Trách nhiệm Nội dung hoạt động Hồ sơ

NVTH

 Các tin khác: